Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáo Lý về Kẻ Chết Sống Lại và Sự Sống Đời Sau
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:19 06/11/2010
Giáo Lý về Kẻ Chết Sống Lại và Sự Sống Đời Sau
2 Maccabê 7:1-2, 9-14, TV 17:1, 5-6, 8, 15, 2 Thessalônica 2:16-3:5, Luca 20:27-38
Gần hết năm Phụng Vụ, Hội Thánh nhắc nhở chúng ta về việc kẻ chết Sống Lại và sự Sống Đời sau.
Việc kẻ chết sống lại được Thiên Chúa mặc khải từng bước và rất trễ trong các sách Khôn Ngoan, Ðaniel và Maccabê 2, là những sách cuối cùng của Cựu Ước [x. GLCG 992], cho nên nhiều người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng rất mù mờ về chân lý này.
Người Pharisêu và nhiều người đương thời với Chúa Giêsu tin vào sự sống lại. Còn phái Xa Đốc tuy là các tư tế, nhưng vì chỉ tin những điều trong năm cuốn sách đầu của Cựu Ước hay Ngũ Kinh, và không công nhận các sách khác, nên họ cho rằng chết là hết, vì Thiên Chúa chưa mặc khải về sự sống lại và sự sống đời sau trong các sách ấy. Chính vì thế mà họ đem câu chuyện bảy anh em có chung một vợ ra vừa để thử Chúa Giêsu, vừa chế nhạo Người và tất cả những ai tin vào sự sống lại, kể cả người Pharisêu.
Chúa Giêsu nhân dịp này dùng chính Ngũ Kinh để xác quyết rằng có sự sống đời sau. Trong Tim Mừng Thánh Luca Người còn nói: "Vì các ông không biết Thánh Kinh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm" (Mc 12,24). Ðức tin về sự sống lại dựa trên đức tin vào "Ðấng không phải là Chúa của kẻ chết nhưng là Chúa của kẻ sống" (Mc 12,27) [x. GLCG 993]. Người còn liên kết đức tin về sự phục sinh với bản thân của Người: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11:25). Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, các tín hữu đã liên kết đức tin vào Người với sự sống lại của chúng ta lại với sự sống đời đời [x. GLCG 992-996]. Cách liên kết đức tin hoàn hảo nhất với Chúa là chết vì Chúa hay Tử vì Đạo.
Sau khi chết - Ngay khi lìa khỏi xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời; tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Ðức Ki-tô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc được hưởng phúc trên trời, hoặc sa địa ngục vĩnh viễn [GLCG 1022]. Các đề tài về cánh chung này sẽ được bàn đến sau. Trong bài này chúng ta đặt trọng tâm vào niềm hy vọng sống lại của chúng ta.
Cách sống lại - Khi chết, hồn lìa xác, thân xác bị hư nát và linh hồn đến gặp Thiên Chúa trong tình trạng chờ được tái hợp với thân xác. Thiên Chúa toàn năng sẽ làm cho thân xác chúng ta vĩnh viễn không còn hư nát nữa khi hợp nhất nó với linh hồn nhờ hiệu năng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Mọi người đã chết đều sẽ sống lại [x. GLCG 997-1001].
Sống lại với Đức Kitô - Nhờ Chúa Thánh Thần, các Kitô hữu đã dự phần vào cái chết và sự Phục Sinh của Ðức Kitô ngay từ đời này. Ðược kết hợp với Ðức Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu thật sự tham dự vào đời sống trên trời của Ðức Kitô Phục Sinh, nhưng sự sống này còn "ẩn tàng với Ðức Kitô trong Thiên Chúa" (Eph 2:6). Khi chúng ta được phục sinh vào ngày sau hết, chúng ta sẽ "xuất hiện với Người và cùng Người hưởng phúc vinh quang" (Col 3:4). Thiên Chúa đã làm cho Ðức Kitô sống lại, cũng sẽ cho chúng ta sống lại [x. GLCG 1002-1004].
Chết trong Đức Giêsu Kitô - Muốn được phục sinh với Ðức Kitô, chúng ta phải cùng chết với Người. Chết là chấm dứt cuộc đời dương thế, nhưng không phải là hết. Đức tin cho chúng ta biết rằng chết là "tiền công của tội lỗi" (Rom 6:23). Mặc dù theo bản tính tự nhiên con người phải chết, nhưng Thiên Chúa đã muốn nó không phải chết. Ðối với những người chết trong ân sủng Ðức Kitô, chết là được biến đổi trong Đức Kitô, vì chết là tham dự vào cái chết của Người để được cùng sống lại với Người. Nhờ vâng phục, Ðức Kitô đã biến đổi cái chết thành lời chúc lành cho chúng ta [x. GLCG 1005-1009].
Cái chết của Kitô hữu mang một ý nghĩa tích cực nhờ Ðức Kitô - Qua bí tích Thánh Tẩy, các Kitô hữu đã cùng chết với Người cách bí nhiệm để sống một đời sống mới. Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa cho ta sống ở thế gian để làm theo ý Chúa và quyết định số phận đời đời của mình. Qua cái chết, Thiên Chúa gọi ta về với Ngài. Hội Thánh khuyên chúng ta chuẩn bị cho giờ chết như chúng ta phải chết ngay hôm nay. Chúng ta xin Ðức Mẹ bầu cử cho chúng ta trong giờ chết, và phó mình trong tay Thánh Giuse, quan thày của những người chết lành [x. GLCG1010-1019].
Tóm lại, chết vì đức tin như bảy anh em trong Cựu Ước hôm nay hay như các vị tử đạo là cách làm chứng cho đức tin hùng hồn nhất. Nhưng phần lớn chúng ta đang phải đương đầu với một cái chết âm thầm và thông thường hơn, đó là chấp nhận mọi thử thách và gian nan ở đời vì Chúa. Không có ơn Chúa khó mà chúng ta có thể đứng vững giữa trào lưu vật chất, thế tục và vô thần ngày nay. Muốn bền vững thì chúng ta phải cầu nguyện cho nhau để “xin Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho lòng chúng ta bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành” (2 Tx 15:3). Có như thế chúng ta mới chắc “được sống lại trong cuộc sống đời đời” (2 Mac 7:9) và sẽ được “no thỏa chiêm ngưỡng chân dung Chúa” (Tv 17:15).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà thờ Sagrada Familia ở Tây ban nha
Phụng Nghi
10:52 06/11/2010
Ngày Chủ nhật 7 tháng 11, Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ thánh hiến ngôi nhà thờ nổi tiếng Sagrada Familia và nâng lên hàng vương cung thánh đường trong dịp ngài tông du Santiago de Compostela và Barcelona (Tây ban nha). 6500 khách mời, trong đó có 100 giám mục, 1000 linh mục, sẽ cầu nguyện dưới một rừng cột đứng nghiêng giống hình những cây đang mọc. Trên đầu, tín hữu sẽ thấy những vòm cao vút bằng gạch mầu xanh và vàng kim loại, nghe tiếng đàn phát ra từ chiếc đại phong cầm có 2000 ống.
Nhân dịp này, chúng tôi xin trình bầy một số nét đại cương về công trình kiến trúc độc đáo này.
Templo Expiatorio de la Sagrada Familia (Nhà thờ Ngoại hiệu Thánh Gia), thường được gọi đơn giản là Sagrada Família, là một thánh đường Công giáo nổi tiếng ở Barcelona được khởi công xây cất từ năm 1882 và cho đến nay vẫn chưa hòan thành.
Được coi là một kỳ công về kiến trúc của Antoni Gaudi (1852-1926), dự án vĩ đại và độc đáo này đã thu hút hàng triệu du khách tới thăm trong những năm qua, và có một số ý kiến cho đây là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Lịch sử xây cất
Năm 1882, Francesc del Villar được yêu cầu vẽ kiểu một ngôi thánh đường ở địa điểm hiện nay. Một năm sau đó, ông từ nhiệm và công trình này được Antoni Gaudi kế tục. Gaudi vẽ lại toàn bộ đồ án và tận tâm suốt 15 năm cuối đời vào sự nghiệp này. Sau khi Gaudi mất vào năm 1926, công trình được tiếp tục thực hiện do Domènech Sugranyes cho đến khi bị đình trệ do cuộc nội chiến Tây ban nha năm 1936. Một phần trong công trình còn dang dở và các bản mẫu của Gaudi đã bị những nhóm chủ trương vô chính phủ người Catalan phá hủy trong cuộc chiến này.
Bản họa hiện nay được tái tạo dựa theo những sơ đồ đã bị thất lạc cũng như các canh tân theo thời đại mới. Từ năm 1940, các kiến trúc sư Francesc Quintana, Isidre Puig Boada, Lluís Bonet i Gari và Francesc Cardoner đã đảm nhiệm việc thực hiện. Giám đốc công trình hiện nay là Jordi Bonet i Armengol, đã đưa máy tính vào công trình đồ họa và tiến trình được tiếp tục thực hiện từ thập niên 1980. Các tác phẩm điêu khắc của J. Busquets, Etsuro Sotoo và Josep Subirachs được dùng trang trí các mặt tiền.
Vòm mái trung tâm nhà thờ được hoàn tất năm 2000, sau đó công trình tiếp tục xây dựng vòm mái trên cung thánh và hai khu vực tạo thành cánh thánh giá của nhà thờ. Từ 2006, công việc được đặt trọng tâm vào ngọn tháp chính (tháp Chúa Giêsu Kitô) và mặt tiền phía nam (gọi là mặt Vinh quang)
Năm 2004 đã có 2.26 triệu người đến thăm viếng ngôi thánh đường còn đang xây cất giở dang, một phần hấp dẫn du khách chính vì các công tác kiến thiết đang thức hiện: Họ đến để xem các nghệ sĩ và công nhân xây cất đang tiếp tục hoàn tất kiệt tác phẩm của Gaudi
Các ngọn tháp
Gaudi muốn ngôi thánh đường này sẽ là “cung thánh vĩ đại của Kitô giáo”, nên họa đồ mang nhiều biểu tượng đạo Chúa. Đặc sắc nhất là 18 ngọn tháp hình con suốt quay tơ, biểu tượng từ thấp đến cao cho 12 tông đồ, 4 thánh sử chép Phúc âm, Đức Mẹ và ngọn tháp cao nhất là Chúa Giêsu. Trên đỉnh tháp 4 thánh sử có những điêu khắc tượng trưng theo truyền thống: con bò (thánh Luca), phượng hoàng (thánh Gioan), sư tử (thánh Marcô) và người có cánh (thánh Matthêu). Tháp Chúa Giêsu, cao nhất với 170 met, trên ngọn có một cây thánh giá lớn. Ý muốn của Gaudi là công trình của ông sẽ là ngôi thánh đường cao nhất thế giới với ngọn tháp cao nhất thế giới. Trên ngọn các tháp thấp có hình bánh thánh với chùm bông lúa, chén lễ và chùm nho, biểu tượng của phép Thánh Thể.
Các mặt tiền
Thánh đưòng có ba mặt tiền lớn: Mặt Giáng sinh ở hướng đông, được xây trước nhất giữa những năm từ 1894 đến 1930 và mang nhiều ảnh hưởng của Gaudi, trang trí bằng những hình tượng yếu tố của cuộc sống. Chẳng hạn, ba vòm cổng tượng trưng cho các nhân đức đối thần (tin, cậy, mến) được phân cách bằng hai cột lớn, mỗi chân cột nằm trên một con rùa (một con tượng trưng cho đất, một con tượng trưng cho biển, cả hai biểu tượng vào thời đó cho những gì bất biến). Hai con tắc kè hoa ở hai bên mặt tiền này tượng trưng cho đổi thay. Trên cửa là hình cây hằng sống. Bốn ngọn tháp ở mặt tiền này dâng kính các thánh tông đồ Matthia, Barnaba, Giuđa và Simon.
Lúc đầu Gaudi muốn sơn toàn bộ mặt tiền này để làm sống động những hình tượng người và cây cỏ. Ông cũng muốn mặt này biểu tượng cho toàn bộ cấu trúc và trang trí của cả ngôi thánh đường. Ông chọn xây cất trước vì coi đây là mặt hấp dẫn nhất trước công chúng, và đặt làm mẫu mực nghệ thuật và kiến trúc cho người sau này sẽ kế nhiệm hoàn tất công trình nếu chẳng may ông không hoàn thành được.
Mặt Thương khó ở hướng tây, khác biệt với mặt Giáng sinh vì khắc khổ, thường và giản dị, với những phiến đá trần trụi được khắc họa những nét thẳng trông giống bộ xương. Được dâng kính cuộc khổ nạn của Chúa, mặt này có mục đích nói lên tội lỗi của con người. Công trình được khởi sự năm 1954 theo những bản vẽ và chỉ dẫn của Gaudi để lại. Các tháp được hoàn tất năm 1976, và năm 1987, một nhóm các điêu khắc gia, đứng đầu là Josep Maria Subirachs bắt đầu khắc họa các cảnh trí và chi tiết ở mặt tiền này, họ muốn dùng những hình thể cứng ngắc có góc cạnh để tạo ra hiệu ứng bi thương. Chính Gaudi đã muốn mặt tiền này tạo ra mối lo sợ cho người thưởng ngoạn, bằng cách dùng hiệu ứng phối hợp sáng tối (chiaroscuro) với những bóng tối có góc cạnh để tương phản với thứ ánh sáng thô tháp và cứng cỏi để trình bầy sự tàn bạo và bi thương trong sự hy sinh của Chúa Kitô.
Quay về hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho cái chết của Chúa Kitô, mặt tiền này được nâng đỡ bằng 6 cột lớn và nghiêng, giống những thân cây cổ thụ. Phía trên có trán tường hình kim tự tháp tạo bằng 18 cột hình cái xương, trên đỉnh có một thánh giá lớn và mạo gai. Bốn ngọn tháp tượng trưng các tông đồ Giacôbê, Tôma, Philiphê và Bartolomeo, và cũng có ba vòm lớn tượng trưng cho ba nhân đức.
Các bức điêu khắc ở mặt này có thể chia làm ba cấp độ. Thấp nhất là cảnh đêm trước ngày Chúa bị đóng đinh, gồm có Bữa tiệc ly, cái hôn của Giuđa, Ecce Homo (Này là Người), và phiên tòa xử Chúa. Ở trung độ là cảnh tượng đồi Canvê, gồm có ba bà Maria, Thánh Veronica, Thánh Longimo. Ở cấp độ ba là cái chết, cảnh an táng và phục sinh của Chúa. Một tượng Chúa Giêsu bằng đồng đứng trên cây cầu nối giữa hai tháp Thành Batolomeo và Thánh Tôma, tượng trưng sự Thăng Thiên của Chúa.
Mặt Vinh quang ở hướng nam, có cửa chính dẫn vào trung tâm nhà thờ, bắt đầu xây cất từ năm 2002 đến nay vẫn chưa hoàn tất; đây là mặt tiền vĩ đại và hoành tráng nhất, tượng trưng cho đường đi của con người đến với Thiên Chúa: Sự chết, Phán xét chung và Vinh quang, với Hỏa ngục dành cho những kẻ không tuân phục thánh ý Chúa. Gaudi biết mình không thể sống đến ngày hoàn tất được mặt này nên chỉ phác họa những nét chính.
Mặt này sẽ được trang trí với hình tượng các quỷ dữ, tà thần, lạc giáo, và cũng còn những cảnh như Hỏa ngục, Luyện tội. Bẩy cột lớn tượng trưng các ơn Chúa Thánh thần. Chân các cột có hình ảnh mô tả 7 mối tội đầu, và trên đỉnh cột là 7 nhân đức.
Những con số
Họa đồ thánh đường này là hình một thánh giá kiểu Latinh có 5 cánh. Vòm trung tâm cao 45 met, các vòm bên cạnh cao 30 mét. Các cột cao 7.5 met.
Trục chính có 4 đường lòng nhà thờ (nave), mỗi đường rộng 7.5 mét, còn đường lòng chính rộng 15 met, tổng cộng toàn bộ là 45 met.
Chiều dài nhà thờ là 95 met. Cánh thánh giá hai bên tạo thành bởi 3 đường lòng nhà thờ có chiều rộng 30 met và chiều dài 60 met. Hai cánh thánh giá này một mở ra cổng Giáng sinh và một mở ra cổng Thương khó. Lòng chính nhà thờ mở ra cổng Vinh quang
Hiện trạng
Toàn bộ công trình Sagrada Familia được dự tính hoàn thành vào năm 1926, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của Gaudi. Hiện nay, kỹ thuật đồ họa CAD (Computer Aided Design) được sử dụng để làm tăng tiến công việc, và hy vọng ngôi thánh đường này, với công trình xây dựng tưởng chừng bất tận, có thể khánh thành vào năm 2017.
Nhân dịp này, chúng tôi xin trình bầy một số nét đại cương về công trình kiến trúc độc đáo này.
Templo Expiatorio de la Sagrada Familia (Nhà thờ Ngoại hiệu Thánh Gia), thường được gọi đơn giản là Sagrada Família, là một thánh đường Công giáo nổi tiếng ở Barcelona được khởi công xây cất từ năm 1882 và cho đến nay vẫn chưa hòan thành.
Được coi là một kỳ công về kiến trúc của Antoni Gaudi (1852-1926), dự án vĩ đại và độc đáo này đã thu hút hàng triệu du khách tới thăm trong những năm qua, và có một số ý kiến cho đây là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Lịch sử xây cất
Năm 1882, Francesc del Villar được yêu cầu vẽ kiểu một ngôi thánh đường ở địa điểm hiện nay. Một năm sau đó, ông từ nhiệm và công trình này được Antoni Gaudi kế tục. Gaudi vẽ lại toàn bộ đồ án và tận tâm suốt 15 năm cuối đời vào sự nghiệp này. Sau khi Gaudi mất vào năm 1926, công trình được tiếp tục thực hiện do Domènech Sugranyes cho đến khi bị đình trệ do cuộc nội chiến Tây ban nha năm 1936. Một phần trong công trình còn dang dở và các bản mẫu của Gaudi đã bị những nhóm chủ trương vô chính phủ người Catalan phá hủy trong cuộc chiến này.
Xây cất mái |
Bản họa hiện nay được tái tạo dựa theo những sơ đồ đã bị thất lạc cũng như các canh tân theo thời đại mới. Từ năm 1940, các kiến trúc sư Francesc Quintana, Isidre Puig Boada, Lluís Bonet i Gari và Francesc Cardoner đã đảm nhiệm việc thực hiện. Giám đốc công trình hiện nay là Jordi Bonet i Armengol, đã đưa máy tính vào công trình đồ họa và tiến trình được tiếp tục thực hiện từ thập niên 1980. Các tác phẩm điêu khắc của J. Busquets, Etsuro Sotoo và Josep Subirachs được dùng trang trí các mặt tiền.
Cần trục xây cất |
Năm 2004 đã có 2.26 triệu người đến thăm viếng ngôi thánh đường còn đang xây cất giở dang, một phần hấp dẫn du khách chính vì các công tác kiến thiết đang thức hiện: Họ đến để xem các nghệ sĩ và công nhân xây cất đang tiếp tục hoàn tất kiệt tác phẩm của Gaudi
Các ngọn tháp
Gaudi muốn ngôi thánh đường này sẽ là “cung thánh vĩ đại của Kitô giáo”, nên họa đồ mang nhiều biểu tượng đạo Chúa. Đặc sắc nhất là 18 ngọn tháp hình con suốt quay tơ, biểu tượng từ thấp đến cao cho 12 tông đồ, 4 thánh sử chép Phúc âm, Đức Mẹ và ngọn tháp cao nhất là Chúa Giêsu. Trên đỉnh tháp 4 thánh sử có những điêu khắc tượng trưng theo truyền thống: con bò (thánh Luca), phượng hoàng (thánh Gioan), sư tử (thánh Marcô) và người có cánh (thánh Matthêu). Tháp Chúa Giêsu, cao nhất với 170 met, trên ngọn có một cây thánh giá lớn. Ý muốn của Gaudi là công trình của ông sẽ là ngôi thánh đường cao nhất thế giới với ngọn tháp cao nhất thế giới. Trên ngọn các tháp thấp có hình bánh thánh với chùm bông lúa, chén lễ và chùm nho, biểu tượng của phép Thánh Thể.
Các mặt tiền
Thánh đưòng có ba mặt tiền lớn: Mặt Giáng sinh ở hướng đông, được xây trước nhất giữa những năm từ 1894 đến 1930 và mang nhiều ảnh hưởng của Gaudi, trang trí bằng những hình tượng yếu tố của cuộc sống. Chẳng hạn, ba vòm cổng tượng trưng cho các nhân đức đối thần (tin, cậy, mến) được phân cách bằng hai cột lớn, mỗi chân cột nằm trên một con rùa (một con tượng trưng cho đất, một con tượng trưng cho biển, cả hai biểu tượng vào thời đó cho những gì bất biến). Hai con tắc kè hoa ở hai bên mặt tiền này tượng trưng cho đổi thay. Trên cửa là hình cây hằng sống. Bốn ngọn tháp ở mặt tiền này dâng kính các thánh tông đồ Matthia, Barnaba, Giuđa và Simon.
Mặt tiền Giáng sinh |
Lúc đầu Gaudi muốn sơn toàn bộ mặt tiền này để làm sống động những hình tượng người và cây cỏ. Ông cũng muốn mặt này biểu tượng cho toàn bộ cấu trúc và trang trí của cả ngôi thánh đường. Ông chọn xây cất trước vì coi đây là mặt hấp dẫn nhất trước công chúng, và đặt làm mẫu mực nghệ thuật và kiến trúc cho người sau này sẽ kế nhiệm hoàn tất công trình nếu chẳng may ông không hoàn thành được.
Mặt tiền Thương khó |
Quay về hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho cái chết của Chúa Kitô, mặt tiền này được nâng đỡ bằng 6 cột lớn và nghiêng, giống những thân cây cổ thụ. Phía trên có trán tường hình kim tự tháp tạo bằng 18 cột hình cái xương, trên đỉnh có một thánh giá lớn và mạo gai. Bốn ngọn tháp tượng trưng các tông đồ Giacôbê, Tôma, Philiphê và Bartolomeo, và cũng có ba vòm lớn tượng trưng cho ba nhân đức.
Các bức điêu khắc ở mặt này có thể chia làm ba cấp độ. Thấp nhất là cảnh đêm trước ngày Chúa bị đóng đinh, gồm có Bữa tiệc ly, cái hôn của Giuđa, Ecce Homo (Này là Người), và phiên tòa xử Chúa. Ở trung độ là cảnh tượng đồi Canvê, gồm có ba bà Maria, Thánh Veronica, Thánh Longimo. Ở cấp độ ba là cái chết, cảnh an táng và phục sinh của Chúa. Một tượng Chúa Giêsu bằng đồng đứng trên cây cầu nối giữa hai tháp Thành Batolomeo và Thánh Tôma, tượng trưng sự Thăng Thiên của Chúa.
Mặt Vinh quang ở hướng nam, có cửa chính dẫn vào trung tâm nhà thờ, bắt đầu xây cất từ năm 2002 đến nay vẫn chưa hoàn tất; đây là mặt tiền vĩ đại và hoành tráng nhất, tượng trưng cho đường đi của con người đến với Thiên Chúa: Sự chết, Phán xét chung và Vinh quang, với Hỏa ngục dành cho những kẻ không tuân phục thánh ý Chúa. Gaudi biết mình không thể sống đến ngày hoàn tất được mặt này nên chỉ phác họa những nét chính.
Mặt này sẽ được trang trí với hình tượng các quỷ dữ, tà thần, lạc giáo, và cũng còn những cảnh như Hỏa ngục, Luyện tội. Bẩy cột lớn tượng trưng các ơn Chúa Thánh thần. Chân các cột có hình ảnh mô tả 7 mối tội đầu, và trên đỉnh cột là 7 nhân đức.
Những con số
Họa đồ thánh đường này là hình một thánh giá kiểu Latinh có 5 cánh. Vòm trung tâm cao 45 met, các vòm bên cạnh cao 30 mét. Các cột cao 7.5 met.
Trục chính có 4 đường lòng nhà thờ (nave), mỗi đường rộng 7.5 mét, còn đường lòng chính rộng 15 met, tổng cộng toàn bộ là 45 met.
Họa đồ bên trong thánh đường |
Chiều dài nhà thờ là 95 met. Cánh thánh giá hai bên tạo thành bởi 3 đường lòng nhà thờ có chiều rộng 30 met và chiều dài 60 met. Hai cánh thánh giá này một mở ra cổng Giáng sinh và một mở ra cổng Thương khó. Lòng chính nhà thờ mở ra cổng Vinh quang
Hiện trạng
Toàn bộ công trình Sagrada Familia được dự tính hoàn thành vào năm 1926, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của Gaudi. Hiện nay, kỹ thuật đồ họa CAD (Computer Aided Design) được sử dụng để làm tăng tiến công việc, và hy vọng ngôi thánh đường này, với công trình xây dựng tưởng chừng bất tận, có thể khánh thành vào năm 2017.
Gần 200 ngàn người sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha tại Santiago de Compostela
LM Trần Đức Anh OP
12:14 06/11/2010
SANTIAGO DE COMPOSTELA. Theo chính quyền thành phố Santiago de Compostela, Tây Ban Nha, gần 200 ngàn người sẽ đón tiếp ĐTC khi ngài đến hành hương và viếng thăm tại đây trong ngày thứ bẩy 6-11-2010.
Con số vừa nói nhiều gấp đôi dân số địa phương. Rất nhiều người đến từ các nơi ở miền Galicia, tây bắc Tây Ban Nha, và từ Bồ đào nha láng giềng.
Nhiều người sẽ chỉ thấy ĐTC dọc theo các lộ trình 11 cây số ngài sẽ đi qua, từ phi trường về trung tâm thành phố, vì Quảng trường Obradoiro nơi ngài cử hành thánh lễ chiều hôm nay chỉ chứa được 8 ngàn người. Mỗi giáo xứ trong giáo phận được dành một số chỗ riêng dọc theo lộ trình của ĐTC.
10 màn hình khổng lồ đã được bố trí để các tín hữu có thể thấy và tham dự thánh lễ với ĐTC. Cuộc viếng thăm này của ngài cũng có tính chất lịch sử vì lần đầu tiên có đông đảo các tín hữu hành hương như thế dồn về Đền thánh Giacôbê tông đồ.
Để giữ an ninh trật tự, 4.600 cảnh sát quốc gia và 1.200 thành viên cảnh sát thành phố được sự hỗ trợ của 5 ngàn người thiện nguyện.
Ngoài ra, Tòa TGM Santiago de Compostela cho biết đồng tế với ĐTC trong thánh lễ chiều hôm nay có 9 HY, 15 TGM và hàng trăm GM, cùng với gần 600 LM thuộc giáo tỉnh Santiago.
Có 1.200 ký giả đăng ký với phòng báo chí địa phương để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của ĐTC tại đây.
Tại thành phố Barcelona, cách Santiago 884 cây số, nơi ĐTC sẽ tới lúc 9 tối ngày 6-11, công việc chuẩn bị đã sẵn sàng để đón tiếp ngài, nhất là cho thánh lễ ngài cử hành lúc 10 giờ sáng chúa nhật 7-11-2010 để thánh hiến Đền thờ Thánh Gia.
Chỉ có 7 ngàn người được vào nhà thờ, 37 ngàn người khác có vé mời tham dự thánh lễ từ các quảng trường bên ngoài cùng với hàng chục ngàn người khác. 800 ca viên thuộc 3 ca đoàn sẽ đảm nhận phần thánh ca. Ngoài ra có gần 2 ngàn người thiện nguyện phụ giúp các lực lượng an ninh để giữ trật tự.
Tuy chương trình chính thức của ĐTC tại Barcelona chỉ bắt đầu từ sáng chúa nhật này, nhưng có nhiều nhóm bạn trẻ, các gia đình, tu sĩ nam nữ và linh mục sẽ tụ họp gần tòa TGM Barcelona. Họ đọc kinh mân côi, hát thánh ca và nghe chứng từ, để chuẩn bị chào đón ĐTC khi ngài đến đây để nghỉ đêm. (Zenit 4-11-2010)
Con số vừa nói nhiều gấp đôi dân số địa phương. Rất nhiều người đến từ các nơi ở miền Galicia, tây bắc Tây Ban Nha, và từ Bồ đào nha láng giềng.
Nhiều người sẽ chỉ thấy ĐTC dọc theo các lộ trình 11 cây số ngài sẽ đi qua, từ phi trường về trung tâm thành phố, vì Quảng trường Obradoiro nơi ngài cử hành thánh lễ chiều hôm nay chỉ chứa được 8 ngàn người. Mỗi giáo xứ trong giáo phận được dành một số chỗ riêng dọc theo lộ trình của ĐTC.
10 màn hình khổng lồ đã được bố trí để các tín hữu có thể thấy và tham dự thánh lễ với ĐTC. Cuộc viếng thăm này của ngài cũng có tính chất lịch sử vì lần đầu tiên có đông đảo các tín hữu hành hương như thế dồn về Đền thánh Giacôbê tông đồ.
Để giữ an ninh trật tự, 4.600 cảnh sát quốc gia và 1.200 thành viên cảnh sát thành phố được sự hỗ trợ của 5 ngàn người thiện nguyện.
Ngoài ra, Tòa TGM Santiago de Compostela cho biết đồng tế với ĐTC trong thánh lễ chiều hôm nay có 9 HY, 15 TGM và hàng trăm GM, cùng với gần 600 LM thuộc giáo tỉnh Santiago.
Có 1.200 ký giả đăng ký với phòng báo chí địa phương để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của ĐTC tại đây.
Tại thành phố Barcelona, cách Santiago 884 cây số, nơi ĐTC sẽ tới lúc 9 tối ngày 6-11, công việc chuẩn bị đã sẵn sàng để đón tiếp ngài, nhất là cho thánh lễ ngài cử hành lúc 10 giờ sáng chúa nhật 7-11-2010 để thánh hiến Đền thờ Thánh Gia.
Chỉ có 7 ngàn người được vào nhà thờ, 37 ngàn người khác có vé mời tham dự thánh lễ từ các quảng trường bên ngoài cùng với hàng chục ngàn người khác. 800 ca viên thuộc 3 ca đoàn sẽ đảm nhận phần thánh ca. Ngoài ra có gần 2 ngàn người thiện nguyện phụ giúp các lực lượng an ninh để giữ trật tự.
Tuy chương trình chính thức của ĐTC tại Barcelona chỉ bắt đầu từ sáng chúa nhật này, nhưng có nhiều nhóm bạn trẻ, các gia đình, tu sĩ nam nữ và linh mục sẽ tụ họp gần tòa TGM Barcelona. Họ đọc kinh mân côi, hát thánh ca và nghe chứng từ, để chuẩn bị chào đón ĐTC khi ngài đến đây để nghỉ đêm. (Zenit 4-11-2010)
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Santiago di Compostella Tây Ban Nha
Linh Tiến Khải
12:15 06/11/2010
Santiago di Compostella -- Sáng thứ bẩy mùng 6-11-2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lên đường viếng thăm Tây Ban Nha hai ngày và dừng lại hai thành phố là Santiago de Compostella thủ phủ vùng Galizia, nhân kết thúc Năm Thánh Giacôbê, và Barcelona, nơi Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ thánh hiến nhà thờ Thánh Gia. Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 18 ngoài Italia, với khẩu hiệu là ”Người hành hương đức tin. Một chứng nhân của Chúa Kitô phục sinh”.
Đức Thánh Cha đã đi trực thăng từ Vaticăng tới phi trường Fiumicino để lấy máy bay đi Tây Ban Nha. Chuyến bay A 320 của hãng hàng không Alitalia chở Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã cất cánh rời phi trường lúc 8.30 sáng và đến phi trường quốc tế Santiago de Compostella sau 3 giờ bay.
Santiago de Compostella có 93 ngàn dân, là thành phố gốc Celtic. Tên thành phố phát xuất từ truyền thuyết ”cánh đồng sao”, theo đó có ngôi sao xuất hiện tại đây chỉ chỗ cất giữ hài cốt thánh Giacôbê, tử đạo và được chôn cất tại Giêrusalem, nhưng được đưa tới đây một cách lạ lùng. Năm 813 Alfonso II, vua vùng Asturia và Galizia cho xây một nhà thờ tại nơi tìm thấy hài cốt và giao cho các đan sĩ Biển Đức trông coi. Năm 997 nhà thờ và thành phố bị đạo binh hồi của al Manssùr tàn phá, nhưng được vua Bermudo II tái thiết và biến thành nơi hành hương nổi tiếng thứ ba sau Giêrusalem và Roma. Vào thế kỷ XVI có một đại học được thành lập tại đây và vẫn còn tồn tại cho tới nay. Năm 1985 thành phố và Lộ trình hành hương Santiago được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc tuyên bố là ”Gia sản của nhân loại”. Năm 1993 Santiago de Compostella đã cử hành Năm Thánh Giacôbê.
Tổng giáo phận Santiago de Compostella rộng hơn 8.500 cây số vuông có hơn 1,3 triệu dân, 92% theo công giáo, với 1.069 giáo xứ và 3 cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của giáo phận gồm 593 linh mục triều, 203 linh mục dòng, 301 tu huynh và 1090 nữ tu, 4 phó tế và 25 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 849 cơ sở giào dục và 17 trung tâm bác ái.
Tiếp đón Đức Thánh Cha tại phi trường có hoàng thái tử Filipe Tây Ban Nha, và công nương Letizia Ortiz Rocasalano, Đức Cha Julián Barrio Barrio, Tổng Giám Mục Santiago de Compostella, và các giới chức chính quyền trung ương, vùng và địa phương, cũng như các Hồng Y Tây Ban Nha và vài trăm tín hữu không ngừng hoan hô Đức Thánh Cha.
Hoàng thái tử Filipe sinh năm 1968 đậu tiến sĩ luật và kinh tế tại đại học Madrid, rồi theo học ngành liên lac quốc tế tại đại học Georgetown bên Hoa Kỳ. Từ năm 1996 hoàng thái tử hiện diện thay thế vua cha Juan Carlos trong các lễ nghi tiếp đón, khi nhà vua không thể hiện diện được. Năm 2004 hoàng tử thành hôn với nữ nhà báo Letizia Ortiz Rocasalano và có hai con gái.
Hoàng Thái Tử và công nương đã đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay. Ban nhạc đã cử quốc thiều Vaticăng và Tây Ban Nha. Trời Santiago de Compostella nhiều sương mù. Tại khán đài hoàng thái tử đã giới thiệu với Đức Thánh Cha các giới chức chính quyền quốc gia vùng miền và địa phương cũng như các Hồng Y và Giám Mục tới chào Đức Thánh Cha.
Đáp lời chào của hoàng thái tử, Đức Thánh Cha đã cám ơn hoàng thái tử công nương, các giới chức đạo đời quốc gia vùng miền địa phương và dân chúng toàn nước Tây Ban Nha, về sự tiếp đón trìu mến dành cho ngài. Đề cập tới con đường hành hương trong cuộc sống con người Đức Thánh Cha nói:
Trong tận cùng thẳm của mình, con người luôn luôn tiến bước, nó kiềm tìm sự thật. Giáo Hội tham dự vào ước vọng sâu thẳm đó của con người, và tiến bước đồng hành với con người đang khát khao đạt tới sự viên mãn của nó. Đồng thời Giáo Hội cũng bước đi trên con đường nội tâm của riêng mình ngang qua đức tin đức cậy và đức mến để phản chiếu trong sáng Chúa Kitô cho thế giới. Luôn ngày càng là sự hiện diện của Chúa Kitô giữa con người: đó là sứ mệnh và con đường của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nói ngài cũng đến đây như người hành hương trong Năm Thánh Compostella, và cũng mang trong con tim ước mong của thánh Phaolô muốn du hành đến Tây Ban Nha để loan báo Tin Mừng (Rm 15,22-29). Hiệp ý với hàng ngũ đông đảo tín hữu đến từ khắp nơi trong nước Tây Ban Nha cũng như từ khắp Âu châu và trên thế giới để được chứng tá đức tin tông đồ của thánh Giacôbê biến đổi. Các vết chân đầy hy vọng của họ đã tạo ra một con đường của nền văn hóa, cầu nguyện thương xót và hoán cải, được cụ thể hóa nơi các nhà thờ và nhà thương, nhà trọ, cầu cống và đan viện. Như thế, Tây Ban Nha và Âu châu phát triển diện mạo tinh thần của mình với dấu vết không phai mờ của Tin Mừng.
Như là sứ giả và chứng nhân Tin Mừng, Đức Thánh Cha nói ngài cũng viếng thăm Barcelona để củng cố đức tin của người dân tại đây, một đức tin đã được gieo vãi ngay từ đầu trong lịch sử của Kitô giáo, đã lớn lên và sinh nhiều tấm gương thánh thiện, cũng như làm nảy sinh ra biết bao nhiêu cơ cấu bác ái, văn hóa và giáo dục. Đức tin đã khiến cho kiến trúc sư Antoni Gaudi xây cất nhiều công trình trong đó có nhà thờ Thánh Gia tuyệt đẹp được thánh hiến sáng Chúa Nhật 7-11-2010.
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ niềm vui được viếng thăm Tây Ban Nha lần nữa, là đất nước đã cống hiến cho thế giới đoàn ngũ đông đảo các thánh, các vị sáng lập dòng và thi sĩ như: Ingatio thành Loyola, Terexa của Chúa Giêsu, Gioan Thánh Giá, Phanxicô Xavêriô và biết bao nhiêu vị thánh khác. Trong thế kỷ XX Tây Ban Nha cũng đã khơi dậy biết bao nhiêu cơ cấu mới, các nhóm và cộng đoàn tông đồ kitô; và trong nhiều thập niên qua đã tiến bước trong hòa hợp và hiệp nhất, trong tự do và hòa bình, và nhìn về tương lai với niềm hy vọng và tinh thần trách nhiệm.
Rồi Đức Thánh Cha dưa ra lời khích lệ tín hữu và nhân dân Tây Ban Nha như sau:
Như vị Tôi Tớ Chúa Đức Gioan Phaolô II từ Compostella đã khích lệ Đại lục già nua củng cố sức mạnh gốc rễ kitô của mình, tôi cũng muốn khích lệ Tây Ban Nha và Âu châu xây dựng hiện tại và dự phóng tương lai, bắt đầu từ chân lý đích thật về con người, từ sự tự do tôn trọng chân lý đó và không bao giờ gây thương tích cho nó, cũng như từ công lý cho tất cả mọi người, bắt đầu từ những người nghèo túng và bị bỏ rơi nhất. Một Tây Ban Nha và Âu châu không chỉ biết lo lắng cho các nhu cầu vật chất của con người, mà cũng lo lắng cho các nhu cầu luân lý xã hội, tinh thần và tôn giáo nữa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc diễn văn bàng tiếng Galiziano bầy tỏ lòng biết ơn của ngài đối với sự tiếp đón nồng hậu mà dân chúng vùng Galizia dành cho ngài.
Sau khi kết thúc các lễ nghi chào đón, Đức Thánh Cha đã hội kiến riêng với hoàng thái tử và công nương trong phòng khánh tiết của phi trường. Sau đó lúc 12.20 ngài lên xe đến viếng thăm nhà thờ chính tòa Santiago de Compostella, cách đó 10 cây số.
Bên ngoài phi trường và đặc biệt hai bên đường phố đã có nhiều tín hữu, nhất là người trẻ, vẫy cờ và giơ cao biểu ngữ chào mừng và gọi tên Đức Thánh Cha.
Vào thế kỷ thứ X Đền thánh này đã được nới rộng và hàng năm tiếp đón tín hữu đến từ khắp nơi trong nước Tậy Ban Nha cũng như từ các nước khác. Bị tàn phá trong hai đợt xâm lăng của người Normand và người Hồi, vào thế kỷ XII đền thánh được tái thiết. Các lễ nghi và lộ trình hành hương được thiết định và có cả một đạo binh thánh Giacôbê được thành lập để bảo vệ tín hữu hành hương. Phong trào hành hương này lan tràn khắp Âu châu cho tới thế kỷ XVI thì giảm bớt.
Năm 1952 phong trào hành hương lại tái sinh do sáng kiến của một số trí thức công giáo thành lập Hiệp hội bạn Lộ trình hành hương Santiago de Compostella.
Nhà thờ hiện nay duy trì kiểu kiến trúc roman trộn lẫn với kiểu barốc, mặt tiền thuộc thế kỷ XVIII. Nhà thờ gồm ba gian dọc hình thánh giá latinh. Mái tròn của đền thánh cao 32 mét có treo một bình xông hương khổng lồ gọi là ”alcachofa”, được sử dụng trong các dịp lễ trọng. Cuối gian giữa là nhà nguyện lớn nơi có mộ và một bức tượng đồng của thánh Giacôbê, được tín hữu có thói quen ôm hôn kính.
Tiếp đón Đức Thánh Cha tại cửa vào có Kinh sĩ đoàn nhà thờ chính tòa. Bên trong có khoảng 1.000 người gồm các giới chức chính quyền, các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, đại diện giới cao niên và các bệnh nhân. Đức Thánh Cha đã qùy viếng Mình Thánh Chúa một lát, rồi lên viếng mộ thánh Giacôbê và ôm hôn tượng thánh nhân.
Đáp lời Đức Tổng Giám Mục Julián Barrio Barrio, Đức Thánh Cha nói ngài đến như một người hành hương, và ngài đào sâu ý nghĩa của cuộc hành hương như sau:
Đi hành hương không chỉ đơn sơ là thăm viếng bất cứ nơi nào đó để ca ngợi các kho tàng thiên nhiên, nghệ thuật hay lịch sử. Đi hành hương, đúng hơn, có nghĩa là ra khỏi chính mình để đến gặp gỡ Thiên Chúa ở nơi đâu Người tỏ hiện ra, ở nơi đâu ơn thánh được biểu hiện trong ánh quang đặc biệt và đã sinh hoa trái hoán cải và thánh thiện phong phú giữa các tín hữu. Các tín hữu đến hành hương tại những nơi gắn liền với cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa là Thánh Địa, rồi Roma là thành phố nơi Phêrô và Phaolô tử đạo, cũng như Compostella gằn liền với việc tưởng niệm thánh Giacôbê, để củng cố tinh thần với chứng tá đức tin.
Trong năm Thánh Giacôbê này, như Người Kế Vị thánh Phêrô, tôi cũng muốn đến hành hương nhà ”thánh Giacôbê” sắp sửa mừng kỷ niệm 800 năm thánh hiến, để củng cố đức tin của anh chị em và để làm sống dậy niềm hy vọng của anh chị em, cũng như để phó thác các khát vọng, sự mệt nhọc và công việc rao truyền Tin Mừng của anh chị cho sự bầu cử của thánh nhân.
Khi ôm hôn tượng thánh nhân, tôi đã cầu nguyện cho mọi con cái của Giáo Hội bắt nguồn từ mầu nhiệm sự hiệp thông là Thiên Chúa. Qua đức tin, chúng ta được đưa vào mầu nhiệm tình yêu là Thiên Chúa Ba Ngôi, và trong một cách thế nào đó, được Thiên Chúa ôm hôn và biến đổi bởi tình yêu của Người. Giáo Hội là vòng ôm hôn đó của Thiên Chúa, trong đó con người tập ôm hôn các anh chị em khác và khám phá ra nơi họ hình ảnh của Thiên Chúa là sự thật sâu xa nhất của bản chất con người và là nguồn gốc của sự tự do đích thật.
Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Giữa sự thật và sự tự do có một tương quan chặt chẽ và cần thiết. Việc tìm kiếm liêm chính sự thật, khát vọng chân lý là điều kiện cho sự tự do đích thật. Không thể sống cái này mà không có cái kia. Giáo Hội ước mong phục vụ con người và phẩm giá của nó với tất cả sức lực của mình, và Giáo Hội phục vụ sự thật cũng như sự tự do. Giáo Hội không thể từ chối làm điều đó vì nó liên quan tới con người, vì tình yêu thương con người thúc đẩy Giáo Hội, vì nếu không có khát vọng sự thật, công lý và sự tự do, thì con người cũng sẽ đánh mất chính mình.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã khuyến khích tín hữu tổng giáo phận Santiago de Compostella và toàn Giáo Hội Tây Ban Nha sống dưới ánh sáng chân lý của Chúa Kitô, tuyên xưng đức tin với niềm vui, sự trung thực và đơn sơ, trong gia đình, giữa nơi làm việc và mọi dấn thân xã hội. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện để có nhiều người trẻ tận hiến cuộc đời cho sứ mệnh thừa tác linh mục và đời thánh hiến. Sau cùng Đức Thánh Cha cám ơn tất cả mọi tín hữu công giáo Tây Ban Nha về lòng quảng đại của họ trong việc hỗ trợ các tổ chức bác ái và thăng tiến xã hội, vì chúng đem lại rất nhiều thiện ích cho xã hội, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay.
Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã đi bộ về tòa Tổng Giám Mục cách đó 50 mét để dùng bữa trưa với các Hồng Y, Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha và đoàn tùy tùng, rồi nghỉ ngơi chốc lát, trước khi đến quảng trường Obradoiro để chủ sự thánh lễ cho tín hữu.
Quảng trường này là nơi xưa kia có các tiệm của thợ đẽo đá xây nhà thờ chính tòa, chứa được khoảng 8.000 người, nằm cách tòa Giám Mục 200 mét. Đức Thánh Cha đã đi xe đến quảng trường và thánh lễ đã bắt đầu lúc 16.30. Tham dự thánh lễ cũng có hoàng thái tử Filipe, công nương Ortiz cũng như các giới chức đạo đời quốc gia, vùng Asturia Galizia và Compostella.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha tiếp tục suy tư về đề tài hành hương như một cuộc tìm kiếm đức tin nơi Chúa Kitô phục sinh, đã được các Tông Đồ truyền lại, như thánh Giacôbê Cả được tôn kính tại Compostella từ thời rất xa xưa. Đức Thánh Cha nói: ”Với sức mạnh lớn lao các tông đồ đã làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu” (Cv 4,33). Điểm khởi hành của tất cả những điều này đó là Kitô giáo đã không phải và tiếp tục không phải là sáng kiến của một dự án của con người, nhưng của Thiên Chúa, là Đấng tuyên bố Đức Giêsu công chính và thánh thiện trước lời tòa án nhân loại kết tội Người là phạm thượng và phản loạn. Thiên Chúa đã giật thoát Đức Giêsu Kitô khỏi cái chết, Người sẽ trả lại công lý cho tất cả những người đã bị hạ nhục một cách bất công trong lịch sử.
Đối với những người theo Chúa Kitô, phục vụ người anh em không còn là một lựa chọn đơn thuần nữa, mà là phần cốt yếu của cuộc sống. Một sự phục vụ không được do lường dựa trên các tiêu chuẩn trần gian của cái tức thì, của vật chất, của vẻ bề ngoài, mà là để cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người và trong tất cả mọi chiều kích của họ được hiện diện, và làm chứng cho Người, cả với những cử chỉ đơn sơ nhất. Khi đề nghị kiểu tương quan mới này trong cộng đoàn, dựa trên thứ luận lý của tình yêu thương và phục vụ, Chúa Giêsu cũng hướng tới các vị lãnh đạo các dân tộc, bởi vì nơi đâu không có sự dấn thân đối với người khác, thì sẽ nảy sinh ra các hình thức áp bức, khai thác, không dành chỗ cho một việc thăng tiến nhân bản toàn diện đích thực. Và tôi đặc biệt muốn sứ điệp này tới với người trẻ: chỉ khi khước từ suy tư một cách ích kỷ, các bạn mới có thể thực hiện tràn đầy được sứ mệnh là hạt giống của niềm hy vọng.
Từ đó Đức Thánh Cha hướng cái nhìn tới Âu châu và hỏi đâu là các nhu cầu lớn, các lo sợ và hy vọng của nó, đâu là phần đóng góp đặc thù nền tảng của Giáo Hội cho Âu châu đang tiến bước tới các hình thể và dự án mới? Việc đóng góp của Giáo Hội tập trung nơi một thực tại đơn sơ và định đoạt: đó là Thiên Chúa hiện hữu và Người đã ban cho chúng ta sự sống. Chỉ có Người là tuyệt đối, là tình yêu trung thành và không thay đổi, là đích điểm vô biên tỏa rạng đàng sau mọi sự chân thiện mỹ tuyệt diệu của thế giới này... Thật là một thảm kịch, đặc biệt trong thế kỷ XIX, khi Âu châu khẳng định và phổ biến xác tín cho rằng Thiên Chúa chống lại con người và là kẻ thù sự tự do của nó. Làm sao con người phải chết có thể xây dựng trên chính mình, làm sao con người tội lỗi có thể hòa giải với chính mình, làm sao có thể công khai thinh lặng về sự thật đầu tiên và nòng cốt của cuộc sống con người, làm sao có thể đóng kín gạt bỏ điều chính yếu trong bóng tối được?
Loài người chúng ta không thể sống trong bóng tối mà không trông thấy ánh sáng của mặt trời. Như thế, làm sao có thể từ chối với Thiên Chúa, là mặt trời của các sự thông minh, sức mạnh của ý chí, điểm thu hút các con tim, quyền đề nghị ánh sáng đánh tan mọi bóng tối? Vì thế Thiên Chúa cần phải trở lại tươi vui vang lên dưới các bầu trời Âu châu này. Ước chi tên thánh thiện của Người không bị kêu lên vô cớ, ước chi nó không bị sử dụng cho các mục tiêu không phải là mục tiêu của Chúa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi sau đây: ”Hãy để cho tôi loan báo vinh quang của con người từ nơi đây, con người cảm nhận được các đe dọa đối với phẩm giá của nó, vì việc mất đi các giá trị và sự phong phú nguyên thủy của nó, vì việc gạt bỏ hay cái chết áp đặt trên những người yếu đuối và nghèo nàn nhất. Không thể thờ phượng Thiên Chúa mà không che chở con người là con của Ngài, và không thể sử dụng con người mà không tự hỏi xem ai là Cha của nó và trả lời cho câu hỏi liên quan tới nó. Âu châu của khoa học và kỹ thuật, Âu châu của nền văn minh và văn hóa phải đồng thời là Âu châu rộng mở cho sự siêu việt và tình huynh đệ với các đại lục khác, rộng mở cho Thiên Chúa hằng sống và đích thật từ con người sống động và đích thật.
Đó là điều Giáo Hội ước mong đem tới cho Âu châu: lo lắng cho Thiên Chúa và lo lắng cho con người, bắt đầu từ việc hiểu biết rằng cả hai được cống hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô”.
Trước khi lên xe ra phi trường để di Barcelona, Đức Thánh Cha đã chào ông Mariano Rajoy Brey, Chủ tịch đảng Nhân Dân và lãnh tụ khối đối lập và phu nhân. Hoàng thái tử Filipe và công nương Ortiz cũng như các giới chức đạo đời Santiago de Compostella đã ra phi trường tiễn chân Đức Thánh Cha.
Máy bay chở Đức Thánh Cha đã rời phi trường lúc sau 19 giớ để trực chỉ Barcelona cách đó 884 cây số và đã đến phi trường quốc tế Barcelona lúc 21 giờ. Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Hồng Y Lluís Martínez Sistach, Tổng Giám Mục Barcelona và các giới chức đạo đời địa phương.
Từ phi trường Đức Thánh Cha đã về tòa Tổng Giám Mục cách đó 15 cây số để nghỉ đêm kết thúc ngày thứ nhất trong chuyến viếng thăm Tây Ban Nha hai ngày. Chúa Nhật 7-11-2010 lúc 10.00 Đức Thánh Cha chủ sự lễ thánh hiến nhà thờ Thánh Gia sau đó vào ban chiều ngài viếng thăm Trung tâm bác ái xã hội Chúa Hài Đồng trước khi ra phi trường trở về Roma.
Đức Thánh Cha đã đi trực thăng từ Vaticăng tới phi trường Fiumicino để lấy máy bay đi Tây Ban Nha. Chuyến bay A 320 của hãng hàng không Alitalia chở Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã cất cánh rời phi trường lúc 8.30 sáng và đến phi trường quốc tế Santiago de Compostella sau 3 giờ bay.
Santiago de Compostella có 93 ngàn dân, là thành phố gốc Celtic. Tên thành phố phát xuất từ truyền thuyết ”cánh đồng sao”, theo đó có ngôi sao xuất hiện tại đây chỉ chỗ cất giữ hài cốt thánh Giacôbê, tử đạo và được chôn cất tại Giêrusalem, nhưng được đưa tới đây một cách lạ lùng. Năm 813 Alfonso II, vua vùng Asturia và Galizia cho xây một nhà thờ tại nơi tìm thấy hài cốt và giao cho các đan sĩ Biển Đức trông coi. Năm 997 nhà thờ và thành phố bị đạo binh hồi của al Manssùr tàn phá, nhưng được vua Bermudo II tái thiết và biến thành nơi hành hương nổi tiếng thứ ba sau Giêrusalem và Roma. Vào thế kỷ XVI có một đại học được thành lập tại đây và vẫn còn tồn tại cho tới nay. Năm 1985 thành phố và Lộ trình hành hương Santiago được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc tuyên bố là ”Gia sản của nhân loại”. Năm 1993 Santiago de Compostella đã cử hành Năm Thánh Giacôbê.
Tổng giáo phận Santiago de Compostella rộng hơn 8.500 cây số vuông có hơn 1,3 triệu dân, 92% theo công giáo, với 1.069 giáo xứ và 3 cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của giáo phận gồm 593 linh mục triều, 203 linh mục dòng, 301 tu huynh và 1090 nữ tu, 4 phó tế và 25 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 849 cơ sở giào dục và 17 trung tâm bác ái.
Tiếp đón Đức Thánh Cha tại phi trường có hoàng thái tử Filipe Tây Ban Nha, và công nương Letizia Ortiz Rocasalano, Đức Cha Julián Barrio Barrio, Tổng Giám Mục Santiago de Compostella, và các giới chức chính quyền trung ương, vùng và địa phương, cũng như các Hồng Y Tây Ban Nha và vài trăm tín hữu không ngừng hoan hô Đức Thánh Cha.
Hoàng thái tử Filipe sinh năm 1968 đậu tiến sĩ luật và kinh tế tại đại học Madrid, rồi theo học ngành liên lac quốc tế tại đại học Georgetown bên Hoa Kỳ. Từ năm 1996 hoàng thái tử hiện diện thay thế vua cha Juan Carlos trong các lễ nghi tiếp đón, khi nhà vua không thể hiện diện được. Năm 2004 hoàng tử thành hôn với nữ nhà báo Letizia Ortiz Rocasalano và có hai con gái.
Hoàng Thái Tử và công nương đã đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay. Ban nhạc đã cử quốc thiều Vaticăng và Tây Ban Nha. Trời Santiago de Compostella nhiều sương mù. Tại khán đài hoàng thái tử đã giới thiệu với Đức Thánh Cha các giới chức chính quyền quốc gia vùng miền và địa phương cũng như các Hồng Y và Giám Mục tới chào Đức Thánh Cha.
Đáp lời chào của hoàng thái tử, Đức Thánh Cha đã cám ơn hoàng thái tử công nương, các giới chức đạo đời quốc gia vùng miền địa phương và dân chúng toàn nước Tây Ban Nha, về sự tiếp đón trìu mến dành cho ngài. Đề cập tới con đường hành hương trong cuộc sống con người Đức Thánh Cha nói:
Trong tận cùng thẳm của mình, con người luôn luôn tiến bước, nó kiềm tìm sự thật. Giáo Hội tham dự vào ước vọng sâu thẳm đó của con người, và tiến bước đồng hành với con người đang khát khao đạt tới sự viên mãn của nó. Đồng thời Giáo Hội cũng bước đi trên con đường nội tâm của riêng mình ngang qua đức tin đức cậy và đức mến để phản chiếu trong sáng Chúa Kitô cho thế giới. Luôn ngày càng là sự hiện diện của Chúa Kitô giữa con người: đó là sứ mệnh và con đường của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nói ngài cũng đến đây như người hành hương trong Năm Thánh Compostella, và cũng mang trong con tim ước mong của thánh Phaolô muốn du hành đến Tây Ban Nha để loan báo Tin Mừng (Rm 15,22-29). Hiệp ý với hàng ngũ đông đảo tín hữu đến từ khắp nơi trong nước Tây Ban Nha cũng như từ khắp Âu châu và trên thế giới để được chứng tá đức tin tông đồ của thánh Giacôbê biến đổi. Các vết chân đầy hy vọng của họ đã tạo ra một con đường của nền văn hóa, cầu nguyện thương xót và hoán cải, được cụ thể hóa nơi các nhà thờ và nhà thương, nhà trọ, cầu cống và đan viện. Như thế, Tây Ban Nha và Âu châu phát triển diện mạo tinh thần của mình với dấu vết không phai mờ của Tin Mừng.
Như là sứ giả và chứng nhân Tin Mừng, Đức Thánh Cha nói ngài cũng viếng thăm Barcelona để củng cố đức tin của người dân tại đây, một đức tin đã được gieo vãi ngay từ đầu trong lịch sử của Kitô giáo, đã lớn lên và sinh nhiều tấm gương thánh thiện, cũng như làm nảy sinh ra biết bao nhiêu cơ cấu bác ái, văn hóa và giáo dục. Đức tin đã khiến cho kiến trúc sư Antoni Gaudi xây cất nhiều công trình trong đó có nhà thờ Thánh Gia tuyệt đẹp được thánh hiến sáng Chúa Nhật 7-11-2010.
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ niềm vui được viếng thăm Tây Ban Nha lần nữa, là đất nước đã cống hiến cho thế giới đoàn ngũ đông đảo các thánh, các vị sáng lập dòng và thi sĩ như: Ingatio thành Loyola, Terexa của Chúa Giêsu, Gioan Thánh Giá, Phanxicô Xavêriô và biết bao nhiêu vị thánh khác. Trong thế kỷ XX Tây Ban Nha cũng đã khơi dậy biết bao nhiêu cơ cấu mới, các nhóm và cộng đoàn tông đồ kitô; và trong nhiều thập niên qua đã tiến bước trong hòa hợp và hiệp nhất, trong tự do và hòa bình, và nhìn về tương lai với niềm hy vọng và tinh thần trách nhiệm.
Rồi Đức Thánh Cha dưa ra lời khích lệ tín hữu và nhân dân Tây Ban Nha như sau:
Như vị Tôi Tớ Chúa Đức Gioan Phaolô II từ Compostella đã khích lệ Đại lục già nua củng cố sức mạnh gốc rễ kitô của mình, tôi cũng muốn khích lệ Tây Ban Nha và Âu châu xây dựng hiện tại và dự phóng tương lai, bắt đầu từ chân lý đích thật về con người, từ sự tự do tôn trọng chân lý đó và không bao giờ gây thương tích cho nó, cũng như từ công lý cho tất cả mọi người, bắt đầu từ những người nghèo túng và bị bỏ rơi nhất. Một Tây Ban Nha và Âu châu không chỉ biết lo lắng cho các nhu cầu vật chất của con người, mà cũng lo lắng cho các nhu cầu luân lý xã hội, tinh thần và tôn giáo nữa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc diễn văn bàng tiếng Galiziano bầy tỏ lòng biết ơn của ngài đối với sự tiếp đón nồng hậu mà dân chúng vùng Galizia dành cho ngài.
Sau khi kết thúc các lễ nghi chào đón, Đức Thánh Cha đã hội kiến riêng với hoàng thái tử và công nương trong phòng khánh tiết của phi trường. Sau đó lúc 12.20 ngài lên xe đến viếng thăm nhà thờ chính tòa Santiago de Compostella, cách đó 10 cây số.
Bên ngoài phi trường và đặc biệt hai bên đường phố đã có nhiều tín hữu, nhất là người trẻ, vẫy cờ và giơ cao biểu ngữ chào mừng và gọi tên Đức Thánh Cha.
Vào thế kỷ thứ X Đền thánh này đã được nới rộng và hàng năm tiếp đón tín hữu đến từ khắp nơi trong nước Tậy Ban Nha cũng như từ các nước khác. Bị tàn phá trong hai đợt xâm lăng của người Normand và người Hồi, vào thế kỷ XII đền thánh được tái thiết. Các lễ nghi và lộ trình hành hương được thiết định và có cả một đạo binh thánh Giacôbê được thành lập để bảo vệ tín hữu hành hương. Phong trào hành hương này lan tràn khắp Âu châu cho tới thế kỷ XVI thì giảm bớt.
Năm 1952 phong trào hành hương lại tái sinh do sáng kiến của một số trí thức công giáo thành lập Hiệp hội bạn Lộ trình hành hương Santiago de Compostella.
Nhà thờ hiện nay duy trì kiểu kiến trúc roman trộn lẫn với kiểu barốc, mặt tiền thuộc thế kỷ XVIII. Nhà thờ gồm ba gian dọc hình thánh giá latinh. Mái tròn của đền thánh cao 32 mét có treo một bình xông hương khổng lồ gọi là ”alcachofa”, được sử dụng trong các dịp lễ trọng. Cuối gian giữa là nhà nguyện lớn nơi có mộ và một bức tượng đồng của thánh Giacôbê, được tín hữu có thói quen ôm hôn kính.
Tiếp đón Đức Thánh Cha tại cửa vào có Kinh sĩ đoàn nhà thờ chính tòa. Bên trong có khoảng 1.000 người gồm các giới chức chính quyền, các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, đại diện giới cao niên và các bệnh nhân. Đức Thánh Cha đã qùy viếng Mình Thánh Chúa một lát, rồi lên viếng mộ thánh Giacôbê và ôm hôn tượng thánh nhân.
Đáp lời Đức Tổng Giám Mục Julián Barrio Barrio, Đức Thánh Cha nói ngài đến như một người hành hương, và ngài đào sâu ý nghĩa của cuộc hành hương như sau:
Đi hành hương không chỉ đơn sơ là thăm viếng bất cứ nơi nào đó để ca ngợi các kho tàng thiên nhiên, nghệ thuật hay lịch sử. Đi hành hương, đúng hơn, có nghĩa là ra khỏi chính mình để đến gặp gỡ Thiên Chúa ở nơi đâu Người tỏ hiện ra, ở nơi đâu ơn thánh được biểu hiện trong ánh quang đặc biệt và đã sinh hoa trái hoán cải và thánh thiện phong phú giữa các tín hữu. Các tín hữu đến hành hương tại những nơi gắn liền với cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa là Thánh Địa, rồi Roma là thành phố nơi Phêrô và Phaolô tử đạo, cũng như Compostella gằn liền với việc tưởng niệm thánh Giacôbê, để củng cố tinh thần với chứng tá đức tin.
Trong năm Thánh Giacôbê này, như Người Kế Vị thánh Phêrô, tôi cũng muốn đến hành hương nhà ”thánh Giacôbê” sắp sửa mừng kỷ niệm 800 năm thánh hiến, để củng cố đức tin của anh chị em và để làm sống dậy niềm hy vọng của anh chị em, cũng như để phó thác các khát vọng, sự mệt nhọc và công việc rao truyền Tin Mừng của anh chị cho sự bầu cử của thánh nhân.
Khi ôm hôn tượng thánh nhân, tôi đã cầu nguyện cho mọi con cái của Giáo Hội bắt nguồn từ mầu nhiệm sự hiệp thông là Thiên Chúa. Qua đức tin, chúng ta được đưa vào mầu nhiệm tình yêu là Thiên Chúa Ba Ngôi, và trong một cách thế nào đó, được Thiên Chúa ôm hôn và biến đổi bởi tình yêu của Người. Giáo Hội là vòng ôm hôn đó của Thiên Chúa, trong đó con người tập ôm hôn các anh chị em khác và khám phá ra nơi họ hình ảnh của Thiên Chúa là sự thật sâu xa nhất của bản chất con người và là nguồn gốc của sự tự do đích thật.
Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Giữa sự thật và sự tự do có một tương quan chặt chẽ và cần thiết. Việc tìm kiếm liêm chính sự thật, khát vọng chân lý là điều kiện cho sự tự do đích thật. Không thể sống cái này mà không có cái kia. Giáo Hội ước mong phục vụ con người và phẩm giá của nó với tất cả sức lực của mình, và Giáo Hội phục vụ sự thật cũng như sự tự do. Giáo Hội không thể từ chối làm điều đó vì nó liên quan tới con người, vì tình yêu thương con người thúc đẩy Giáo Hội, vì nếu không có khát vọng sự thật, công lý và sự tự do, thì con người cũng sẽ đánh mất chính mình.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã khuyến khích tín hữu tổng giáo phận Santiago de Compostella và toàn Giáo Hội Tây Ban Nha sống dưới ánh sáng chân lý của Chúa Kitô, tuyên xưng đức tin với niềm vui, sự trung thực và đơn sơ, trong gia đình, giữa nơi làm việc và mọi dấn thân xã hội. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện để có nhiều người trẻ tận hiến cuộc đời cho sứ mệnh thừa tác linh mục và đời thánh hiến. Sau cùng Đức Thánh Cha cám ơn tất cả mọi tín hữu công giáo Tây Ban Nha về lòng quảng đại của họ trong việc hỗ trợ các tổ chức bác ái và thăng tiến xã hội, vì chúng đem lại rất nhiều thiện ích cho xã hội, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay.
Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã đi bộ về tòa Tổng Giám Mục cách đó 50 mét để dùng bữa trưa với các Hồng Y, Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha và đoàn tùy tùng, rồi nghỉ ngơi chốc lát, trước khi đến quảng trường Obradoiro để chủ sự thánh lễ cho tín hữu.
Quảng trường này là nơi xưa kia có các tiệm của thợ đẽo đá xây nhà thờ chính tòa, chứa được khoảng 8.000 người, nằm cách tòa Giám Mục 200 mét. Đức Thánh Cha đã đi xe đến quảng trường và thánh lễ đã bắt đầu lúc 16.30. Tham dự thánh lễ cũng có hoàng thái tử Filipe, công nương Ortiz cũng như các giới chức đạo đời quốc gia, vùng Asturia Galizia và Compostella.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha tiếp tục suy tư về đề tài hành hương như một cuộc tìm kiếm đức tin nơi Chúa Kitô phục sinh, đã được các Tông Đồ truyền lại, như thánh Giacôbê Cả được tôn kính tại Compostella từ thời rất xa xưa. Đức Thánh Cha nói: ”Với sức mạnh lớn lao các tông đồ đã làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu” (Cv 4,33). Điểm khởi hành của tất cả những điều này đó là Kitô giáo đã không phải và tiếp tục không phải là sáng kiến của một dự án của con người, nhưng của Thiên Chúa, là Đấng tuyên bố Đức Giêsu công chính và thánh thiện trước lời tòa án nhân loại kết tội Người là phạm thượng và phản loạn. Thiên Chúa đã giật thoát Đức Giêsu Kitô khỏi cái chết, Người sẽ trả lại công lý cho tất cả những người đã bị hạ nhục một cách bất công trong lịch sử.
Đối với những người theo Chúa Kitô, phục vụ người anh em không còn là một lựa chọn đơn thuần nữa, mà là phần cốt yếu của cuộc sống. Một sự phục vụ không được do lường dựa trên các tiêu chuẩn trần gian của cái tức thì, của vật chất, của vẻ bề ngoài, mà là để cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người và trong tất cả mọi chiều kích của họ được hiện diện, và làm chứng cho Người, cả với những cử chỉ đơn sơ nhất. Khi đề nghị kiểu tương quan mới này trong cộng đoàn, dựa trên thứ luận lý của tình yêu thương và phục vụ, Chúa Giêsu cũng hướng tới các vị lãnh đạo các dân tộc, bởi vì nơi đâu không có sự dấn thân đối với người khác, thì sẽ nảy sinh ra các hình thức áp bức, khai thác, không dành chỗ cho một việc thăng tiến nhân bản toàn diện đích thực. Và tôi đặc biệt muốn sứ điệp này tới với người trẻ: chỉ khi khước từ suy tư một cách ích kỷ, các bạn mới có thể thực hiện tràn đầy được sứ mệnh là hạt giống của niềm hy vọng.
Từ đó Đức Thánh Cha hướng cái nhìn tới Âu châu và hỏi đâu là các nhu cầu lớn, các lo sợ và hy vọng của nó, đâu là phần đóng góp đặc thù nền tảng của Giáo Hội cho Âu châu đang tiến bước tới các hình thể và dự án mới? Việc đóng góp của Giáo Hội tập trung nơi một thực tại đơn sơ và định đoạt: đó là Thiên Chúa hiện hữu và Người đã ban cho chúng ta sự sống. Chỉ có Người là tuyệt đối, là tình yêu trung thành và không thay đổi, là đích điểm vô biên tỏa rạng đàng sau mọi sự chân thiện mỹ tuyệt diệu của thế giới này... Thật là một thảm kịch, đặc biệt trong thế kỷ XIX, khi Âu châu khẳng định và phổ biến xác tín cho rằng Thiên Chúa chống lại con người và là kẻ thù sự tự do của nó. Làm sao con người phải chết có thể xây dựng trên chính mình, làm sao con người tội lỗi có thể hòa giải với chính mình, làm sao có thể công khai thinh lặng về sự thật đầu tiên và nòng cốt của cuộc sống con người, làm sao có thể đóng kín gạt bỏ điều chính yếu trong bóng tối được?
Loài người chúng ta không thể sống trong bóng tối mà không trông thấy ánh sáng của mặt trời. Như thế, làm sao có thể từ chối với Thiên Chúa, là mặt trời của các sự thông minh, sức mạnh của ý chí, điểm thu hút các con tim, quyền đề nghị ánh sáng đánh tan mọi bóng tối? Vì thế Thiên Chúa cần phải trở lại tươi vui vang lên dưới các bầu trời Âu châu này. Ước chi tên thánh thiện của Người không bị kêu lên vô cớ, ước chi nó không bị sử dụng cho các mục tiêu không phải là mục tiêu của Chúa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi sau đây: ”Hãy để cho tôi loan báo vinh quang của con người từ nơi đây, con người cảm nhận được các đe dọa đối với phẩm giá của nó, vì việc mất đi các giá trị và sự phong phú nguyên thủy của nó, vì việc gạt bỏ hay cái chết áp đặt trên những người yếu đuối và nghèo nàn nhất. Không thể thờ phượng Thiên Chúa mà không che chở con người là con của Ngài, và không thể sử dụng con người mà không tự hỏi xem ai là Cha của nó và trả lời cho câu hỏi liên quan tới nó. Âu châu của khoa học và kỹ thuật, Âu châu của nền văn minh và văn hóa phải đồng thời là Âu châu rộng mở cho sự siêu việt và tình huynh đệ với các đại lục khác, rộng mở cho Thiên Chúa hằng sống và đích thật từ con người sống động và đích thật.
Đó là điều Giáo Hội ước mong đem tới cho Âu châu: lo lắng cho Thiên Chúa và lo lắng cho con người, bắt đầu từ việc hiểu biết rằng cả hai được cống hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô”.
Trước khi lên xe ra phi trường để di Barcelona, Đức Thánh Cha đã chào ông Mariano Rajoy Brey, Chủ tịch đảng Nhân Dân và lãnh tụ khối đối lập và phu nhân. Hoàng thái tử Filipe và công nương Ortiz cũng như các giới chức đạo đời Santiago de Compostella đã ra phi trường tiễn chân Đức Thánh Cha.
Máy bay chở Đức Thánh Cha đã rời phi trường lúc sau 19 giớ để trực chỉ Barcelona cách đó 884 cây số và đã đến phi trường quốc tế Barcelona lúc 21 giờ. Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Hồng Y Lluís Martínez Sistach, Tổng Giám Mục Barcelona và các giới chức đạo đời địa phương.
Từ phi trường Đức Thánh Cha đã về tòa Tổng Giám Mục cách đó 15 cây số để nghỉ đêm kết thúc ngày thứ nhất trong chuyến viếng thăm Tây Ban Nha hai ngày. Chúa Nhật 7-11-2010 lúc 10.00 Đức Thánh Cha chủ sự lễ thánh hiến nhà thờ Thánh Gia sau đó vào ban chiều ngài viếng thăm Trung tâm bác ái xã hội Chúa Hài Đồng trước khi ra phi trường trở về Roma.
Tại Tây Ban Nha, ĐGH nói: Thiên Chúa hiện hữu không phải là kẻ thù của tự do con người
BTGH chuyển ngữ
14:43 06/11/2010
COMPOSTELLA - Đóng góp căn bản của Giáo Hội cho Châu Âu là nhắc với nó rằng “Thiên Chúa hiện hữu và chính Người đã ban sự sống cho chúng ta”. Đó là lời Đức Thánh Cha Biển-Đức nhắc lại trong Thánh Lễ do người chủ tế trên “Quảng Trường ở Obradoiro”, ở Saint-Jacques-de-Compostella,trong khuôn khổ chuyền thăm kéo dài hai ngày tại Tây Ban Nha. Chỉ có khoảng 7.000 người có thể vào bên trong Quảng Trường nầy,nhưng có hàng chục màn hình khổng lồ được đặt ở nhiều chỗ trong thành phố để cho phép khoảng 200.000 khách hành hương theo dõi sự kiện nầy. Buổi lễ được dàn hoà tấu Galicia đệm nhạc.Dàn nhạc ở lại bên trong nhà thờ chính toà, để dành tối đa chỗ ngồi trên Quảng Trường cho người hành hương.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: ” Thật là mỉa mai khi ở Châu Âu,nhất là vào thế kỷ thứ 19, người ta khẳng định và bảo vệ ý tưởng rằng Thiên Chúa là đối thủ của con người và là kẻ thù của tự do con người. Làm như vậy,người ta muốn phủ bóng tối lên đức tin kinh thánh thật sự vào Thiên Chúa, Đấng sai Con Một Người là Chúa Giêsu đến trong thế gian, để không một ai phải chết,nhưng hết thảy mọi người có sự sống đời đời. Thiên Chúa không phải là “đối thủ” của con người”. Đức Thánh Cha tự vấn: ” Làm thế nào Thiên Chúa có thể tạo dựng mọi sự,nếu Người đã không yêu thương chúng, Người là Đấng giàu sang vô biên và không cần đến bất cứ thứ gì? Làm sao Người mạc khải mình cho con người nếu Người đã không muốn bảo vệ chúng? Làm sao sự im lặng về thực thể đầu tiên và chủ yếu nầy của sự sống con người lại có thể được mọi người biết đến? Làm thế nào mà những gì là xác định nhất trong sự sống con người lại bị nhốt kín trong phạm vi riêng tư hoặc bị xếp xó vào trong tranh tối tranh sáng?”. Đức Thánh Cha nói thêm: ” Là con người,chúng ta không thể sống trong bóng tối mà không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Bởi vậy, làm thế nào phủ nhận với Thiên Chúa, - mặt trời soi sáng mọi thông minh duệ trí,sức mạnh mọi ý chí và la bàn chỉ hướng tâm hồn chúng ta,- quyền đưa ra ánh sáng xua tan mọi bóng đen tối tăm nầy?”.
Đức Thánh Cha nói: ” Để làm điều đó, Thiên Chúa cần phải bắt đầu rền vang lại một cách vui vẻ dưới bầu trời Châu Âu”. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở đề phòng chống lại những đe doạ nhân phẩm,với việc nhắc lại rằng người ta “không thể thờ phương Chúa mà lại không bênh vực bảo vệ con người, con của Thiên Chúa” và đặc biệt nêu ra “việc bỏ bên lề hoặc giết hại những người yêu đuối nhất và nghèo khổ nhất”. Đức Thánh Cha khẳng định: “Châu Âu của khoa học và các công nghệ, Châu Âu của văn minh và văn hoá, phải đồng thời là Châu Âu mở ra cho sự vượt trội và hữu hảo với các châu lục khác, mở ra với Thiên Chúa hằng sống và chân thật khởi từ con người sống động và thật sự. Đó chính là những gì Giáo Hội muốn đem cho Châu Âu: chú tâm tới Thiên Chúa, chú tâm tới con người,khởi từ sự nhận thức mà Chúa Giêsu Kitô ban tặng cho chúng ta”.
(Nguồn Zenit 06.11.2010)
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: ” Thật là mỉa mai khi ở Châu Âu,nhất là vào thế kỷ thứ 19, người ta khẳng định và bảo vệ ý tưởng rằng Thiên Chúa là đối thủ của con người và là kẻ thù của tự do con người. Làm như vậy,người ta muốn phủ bóng tối lên đức tin kinh thánh thật sự vào Thiên Chúa, Đấng sai Con Một Người là Chúa Giêsu đến trong thế gian, để không một ai phải chết,nhưng hết thảy mọi người có sự sống đời đời. Thiên Chúa không phải là “đối thủ” của con người”. Đức Thánh Cha tự vấn: ” Làm thế nào Thiên Chúa có thể tạo dựng mọi sự,nếu Người đã không yêu thương chúng, Người là Đấng giàu sang vô biên và không cần đến bất cứ thứ gì? Làm sao Người mạc khải mình cho con người nếu Người đã không muốn bảo vệ chúng? Làm sao sự im lặng về thực thể đầu tiên và chủ yếu nầy của sự sống con người lại có thể được mọi người biết đến? Làm thế nào mà những gì là xác định nhất trong sự sống con người lại bị nhốt kín trong phạm vi riêng tư hoặc bị xếp xó vào trong tranh tối tranh sáng?”. Đức Thánh Cha nói thêm: ” Là con người,chúng ta không thể sống trong bóng tối mà không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Bởi vậy, làm thế nào phủ nhận với Thiên Chúa, - mặt trời soi sáng mọi thông minh duệ trí,sức mạnh mọi ý chí và la bàn chỉ hướng tâm hồn chúng ta,- quyền đưa ra ánh sáng xua tan mọi bóng đen tối tăm nầy?”.
Đức Thánh Cha nói: ” Để làm điều đó, Thiên Chúa cần phải bắt đầu rền vang lại một cách vui vẻ dưới bầu trời Châu Âu”. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở đề phòng chống lại những đe doạ nhân phẩm,với việc nhắc lại rằng người ta “không thể thờ phương Chúa mà lại không bênh vực bảo vệ con người, con của Thiên Chúa” và đặc biệt nêu ra “việc bỏ bên lề hoặc giết hại những người yêu đuối nhất và nghèo khổ nhất”. Đức Thánh Cha khẳng định: “Châu Âu của khoa học và các công nghệ, Châu Âu của văn minh và văn hoá, phải đồng thời là Châu Âu mở ra cho sự vượt trội và hữu hảo với các châu lục khác, mở ra với Thiên Chúa hằng sống và chân thật khởi từ con người sống động và thật sự. Đó chính là những gì Giáo Hội muốn đem cho Châu Âu: chú tâm tới Thiên Chúa, chú tâm tới con người,khởi từ sự nhận thức mà Chúa Giêsu Kitô ban tặng cho chúng ta”.
(Nguồn Zenit 06.11.2010)
Linh mục Ba Lan đã thành công dựng tượng Chúa Kitô Vua lớn nhất thế giới
VietCatholic
15:19 06/11/2010
SWIEBODZIN, Ba Lan (AP) - Ngày hôm nay thứ Bảy (7.11.2010) tượng Chúa Giêsu Kitô Vua lớn nhất thế giới đã được dựng lên một thị trấn nhỏ Swiebodzin với 22,000 dân, nằm ở miền Tây Ba Lan.
Xem hình ảnh
Tượng Chúa Chúa Kitô Vua cao tổng cộng 167ft (51m), tính luôn phần bệ và vương miện đội trên đầu; trong khi tượng Chúa Cứu Thế ở Rio De Janeiro Brazil chỉ cao 125ft (38m). Như vậy sẽ cao hơn tượng tượng ở Rio De Janeiro tới một phần ba. Tượng năng 30 tấn.
Truyền thông Ba Lan nói rằng đề án này tốn đến $1.45 triệu, mà số tiền này nhờ quyên góp được từ mọi giới, từ giới doanh thương cho đến dân nghèo. Ðược biết công trình làm tượng khởi công từ năm 2008. Linh Mục Sylwester Zawadzki là người chủ xướng và nuôi ý định này từ nhiều năm trước, tuy nhiên ý niệm ban đầu chỉ là một pho tượng nhỏ hơn thôi.
Thị Trưởng Dariusz Bekisz rất tự hào, ông nói: “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất thế giới sẽ nằm ở Swiebodzin. Người ta sẽ kéo đến đây chiêm bái và mang tiền lại cho thị xã.”
LM Zawadzki từng gặp nhiều cản trở và sống gió trong dự án này, ngay cả về giáo quyền: Giám mục địa phương đã cố ngăn dự án dựng tượng vì cho là tốn phí, phía chính quyền địa phương đòi rút lại giấy phép xây dựng vì kích thước quá lớn. Linh Mục Zawadzki già nua nhưng luôn luôn kiên trì trong ý định của mình. Cũng có lần vừa mới trải qua một cơn đau tim, nay đã hồi phục.
Khi dựng tượng xong linh mục Zawadzki phát biểu rằng: "Tôi luôn luôn có niềm tin sắt đá, tôi không bao giờ có chút hồ nghi gì cả, dù một phút nghi ngờ!"
Xem hình ảnh
Tượng Chúa Chúa Kitô Vua cao tổng cộng 167ft (51m), tính luôn phần bệ và vương miện đội trên đầu; trong khi tượng Chúa Cứu Thế ở Rio De Janeiro Brazil chỉ cao 125ft (38m). Như vậy sẽ cao hơn tượng tượng ở Rio De Janeiro tới một phần ba. Tượng năng 30 tấn.
Truyền thông Ba Lan nói rằng đề án này tốn đến $1.45 triệu, mà số tiền này nhờ quyên góp được từ mọi giới, từ giới doanh thương cho đến dân nghèo. Ðược biết công trình làm tượng khởi công từ năm 2008. Linh Mục Sylwester Zawadzki là người chủ xướng và nuôi ý định này từ nhiều năm trước, tuy nhiên ý niệm ban đầu chỉ là một pho tượng nhỏ hơn thôi.
Thị Trưởng Dariusz Bekisz rất tự hào, ông nói: “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất thế giới sẽ nằm ở Swiebodzin. Người ta sẽ kéo đến đây chiêm bái và mang tiền lại cho thị xã.”
LM Zawadzki từng gặp nhiều cản trở và sống gió trong dự án này, ngay cả về giáo quyền: Giám mục địa phương đã cố ngăn dự án dựng tượng vì cho là tốn phí, phía chính quyền địa phương đòi rút lại giấy phép xây dựng vì kích thước quá lớn. Linh Mục Zawadzki già nua nhưng luôn luôn kiên trì trong ý định của mình. Cũng có lần vừa mới trải qua một cơn đau tim, nay đã hồi phục.
Khi dựng tượng xong linh mục Zawadzki phát biểu rằng: "Tôi luôn luôn có niềm tin sắt đá, tôi không bao giờ có chút hồ nghi gì cả, dù một phút nghi ngờ!"
Top Stories
Pilgrims gather to see pope, on mission to reclaim Europe
Agence France-Presse
11:36 06/11/2010
SANTIAGO DE COMPOSTELA—Pilgrims, many of whom had walked hundreds of kilometres, gathered Friday in Spain's holiest city of Santiago de Compostela to see Pope Benedict XVI, on a mission to reclaim Europe for the Catholic Church.
The pontiff lands on Saturday in Santiago, the end point of the centuries-old Way of Saint James pilgrimage route, for a weekend visit to Spain that will also take in Barcelona.
He is to pray at the tomb of Saint James the Apostle, whose remains were discovered by a hermit in 813 and became a rallying cry for Christian Spain, pinned by the Moors to the northern strip of the Iberian peninsula.
The Roman Catholic Church appears again to be under attack on many fronts, and Benedict is seeking a new rallying cry.
The Church was an all-powerful presence in the lives of Spaniards during the dictatorship of General Francisco Franco. But with the arrival of democracy Spain tore down many of the regime-imposed restrictions on dress-code, behaviour and sexual mores.
Under the Socialist Party of Prime Minister Jose Luis Rodriguez Zapatero the country has gone dramatically further, allowing gay marriage — in five years 20,000 gay couples have tied the knot — speedier divorce and more access to abortions.
Of particular concern to the Church, women can have an abortion on demand up to 14 weeks of pregnancy, and in case of risk to the life and health of the mother until 22 weeks. Girls of 16 and 17 can get an abortion without their parents' consent if they face a risk of family violence, threats, or pressure.
Benedict will warn against "the idea inherited from the French Revolution that in order to be fully human you have to get rid of religious tradition," Celso Morga, undersecretary for the Congregation of the Clergy, said in the Vatican ahead of the visit.
But in eight years the proportion of Spaniards who describe themselves as Roman Catholic has dropped to 73 percent from 80 percent and those attending weekly mass to 13 percent from 20 percent.
In Santiago, after praying in the sprawling, majestic 12th century cathedral, the pope will embrace the statue of Saint James -- a tradition kept by pilgrims who have visited every year since the Middle Ages.
Benedict will then celebrate mass in the vast Plaza Obradoiro outside the cathedral in the heart of the medieval city — a UNESCO World Heritage site since 1985 — before some 7,000 people.
Yellow and white Vatican flags flew from buildings leading into the Plaza Obradoiro, where a massive soundstage was erected behind rows of purple flowers.
"Welcome Holy Father," said one banner.
Shops leading to the cathedral— whose two towers rise to a height of about 75 metres (250 feet) — were already crammed with souvenirs of the pope's visit.
Shopkeepers said commemorative bracelets and stickers, ceramic thimbles, rosaries and key chains bearing the pope's image were the most sought after items.
But many businesses were also disappointed by the low number of visitors for the papal visit.
"This pope does not have the pull of his predecessor," said Silvia, a shopkeeper at a local gift shop in a reference to the late pope John Paul II who visited Santiago in 1982 and 1989.
The coordinator of the pilgrims' centre, Eduardo Perez, said many people shunned Santiago because of the extra security for the pope and because they feared the hotels would be full or more expensive, while others preferred to see Benedict in Barcelona on Sunday.
A spokesman for the city's hotel association, Aser Alvarez, reported an occupancy rate of about 70 to 80 percent for Friday night.
"We expected a bit more, but not much more. The tourist who normally comes will not come this weekend because they predict there will be huge crowds and it would be difficult to move around," he said.
Portuguese couple Nuno Rocha and Luisa Costa, both 31 and veterinarians, walked 185 kilometres (115 miles) from Barcelos in Portugal. "We timed our visit to coincide with the pope," said Luisa.
But many in Spain are set against the pope's message.
When the pope consecrates the great unfinished masterpiece of Antoni Gaudi, the Sagrada Familia church, in Barcelona on Sunday, hundreds of gays plan to stage a mass kiss-in.
Protesters against the visit rallied Thursday night both in Santiago de Compostela and Barcelona.
The pontiff lands on Saturday in Santiago, the end point of the centuries-old Way of Saint James pilgrimage route, for a weekend visit to Spain that will also take in Barcelona.
He is to pray at the tomb of Saint James the Apostle, whose remains were discovered by a hermit in 813 and became a rallying cry for Christian Spain, pinned by the Moors to the northern strip of the Iberian peninsula.
The Roman Catholic Church appears again to be under attack on many fronts, and Benedict is seeking a new rallying cry.
The Church was an all-powerful presence in the lives of Spaniards during the dictatorship of General Francisco Franco. But with the arrival of democracy Spain tore down many of the regime-imposed restrictions on dress-code, behaviour and sexual mores.
Under the Socialist Party of Prime Minister Jose Luis Rodriguez Zapatero the country has gone dramatically further, allowing gay marriage — in five years 20,000 gay couples have tied the knot — speedier divorce and more access to abortions.
Of particular concern to the Church, women can have an abortion on demand up to 14 weeks of pregnancy, and in case of risk to the life and health of the mother until 22 weeks. Girls of 16 and 17 can get an abortion without their parents' consent if they face a risk of family violence, threats, or pressure.
Benedict will warn against "the idea inherited from the French Revolution that in order to be fully human you have to get rid of religious tradition," Celso Morga, undersecretary for the Congregation of the Clergy, said in the Vatican ahead of the visit.
But in eight years the proportion of Spaniards who describe themselves as Roman Catholic has dropped to 73 percent from 80 percent and those attending weekly mass to 13 percent from 20 percent.
In Santiago, after praying in the sprawling, majestic 12th century cathedral, the pope will embrace the statue of Saint James -- a tradition kept by pilgrims who have visited every year since the Middle Ages.
Benedict will then celebrate mass in the vast Plaza Obradoiro outside the cathedral in the heart of the medieval city — a UNESCO World Heritage site since 1985 — before some 7,000 people.
Yellow and white Vatican flags flew from buildings leading into the Plaza Obradoiro, where a massive soundstage was erected behind rows of purple flowers.
"Welcome Holy Father," said one banner.
Shops leading to the cathedral— whose two towers rise to a height of about 75 metres (250 feet) — were already crammed with souvenirs of the pope's visit.
Shopkeepers said commemorative bracelets and stickers, ceramic thimbles, rosaries and key chains bearing the pope's image were the most sought after items.
But many businesses were also disappointed by the low number of visitors for the papal visit.
"This pope does not have the pull of his predecessor," said Silvia, a shopkeeper at a local gift shop in a reference to the late pope John Paul II who visited Santiago in 1982 and 1989.
The coordinator of the pilgrims' centre, Eduardo Perez, said many people shunned Santiago because of the extra security for the pope and because they feared the hotels would be full or more expensive, while others preferred to see Benedict in Barcelona on Sunday.
A spokesman for the city's hotel association, Aser Alvarez, reported an occupancy rate of about 70 to 80 percent for Friday night.
"We expected a bit more, but not much more. The tourist who normally comes will not come this weekend because they predict there will be huge crowds and it would be difficult to move around," he said.
Portuguese couple Nuno Rocha and Luisa Costa, both 31 and veterinarians, walked 185 kilometres (115 miles) from Barcelos in Portugal. "We timed our visit to coincide with the pope," said Luisa.
But many in Spain are set against the pope's message.
When the pope consecrates the great unfinished masterpiece of Antoni Gaudi, the Sagrada Familia church, in Barcelona on Sunday, hundreds of gays plan to stage a mass kiss-in.
Protesters against the visit rallied Thursday night both in Santiago de Compostela and Barcelona.
Pope in Spain: one can not live without truth, freedom
Asia-News
11:38 06/11/2010
Benedict XVI journey to Spain begins in Santiago de Compostela. Faith and secularism must not clash and Europe must give new force to its Christian roots, taking care not only of the material needs of men, but also the moral and social, spiritual and religious.
Santiago de Compostela (AsiaNews) – Man can not live without freedom, and without truth and " Honestly seeking and aspiring to truth is the condition of authentic freedom." This the first message addressed by Benedict XVI to Spain, where he arrived this morning at 11.30. The first leg of the two day visit is Santiago de Compostela, the culmination of the "Way" that down through the centuries has seen pilgrims from around the world come to pay homage to the Apostle James.
On arrival, a foggy day, the Pope was greeted by the Prince of Asturias, Felipe and Letizia of Spain, with whom, after the welcoming ceremony, he also had a private meeting.
Benedict XVI, from his arrival, called himself a pilgrim. "I wish to join the great host of men and women who down the centuries have come to Compostela from every corner of this peninsula, from throughout Europe and indeed the whole world, in order to kneel at the feet of Saint James and be transformed by the witness of his faith". "In his deepest being, - he continued - man is always on a journey, ever in search of truth. The Church shares this profound human desire and herself sets out, accompanying humanity in its yearning for complete fulfilment. At the same time, the Church pursues her own interior journey which, through faith, hope and love, leads her to become a transparent sign of Christ for the world. This is her mission and her path".
“Like the Servant of God John Paul II, who from Compostela exhorted the old Continent to give a new impulse to its Christian roots, I too wish to encourage Spain and Europe to build their present and to project their future on the basis of the authentic truth about man, on the basis of the freedom which respects this truth and never harms it, and on the basis of justice for all, beginning with the poorest and the most defenceless. A Spain and a Europe concerned not only with people’s material needs but also with their moral and social, spiritual and religious needs, since all these are genuine requirements of our common humanity and only in this way can work be done effectively, integrally and fruitfully for man’s good”.
The new call for Europe to revitalize Christian roots, had a precedent during the flight that brought the Pope in Spain. Meeting, as is custom, the journalists who accompany him, Benedict XVI, speaking of the Spanish situation, called for a "'meeting between faith and secularism that does not clash” as they do today. Referring to the country led by Zapatero, he spoke of a "very strong clash " underway "between faith and modernity" and called for dialogue and not confrontation.
Leaving the airport, the Pope, greeted by a crowds that lined the ten kilometres leading to the cathedral, has travelled, as every pilgrim, the last part of the "Way", entering the cathedral from the Azbacheria Gate. Passing through the “Portico de la Gloria”, he came to greet the faithful gathered in Plaza del Obradoiro and exiting through the Royal door he entered the cathedral through the Holy Door. Inside the cathedral, he descended into the crypt to venerate the tomb of the Apostle and, following an ancient tradition, embraced the statue of St. James, before the high altar.
"In this Holy Year of Compostela, - he then said - I too, as the Successor of Peter, wished to come in pilgrimage to the “House of Saint James”, as it prepares to celebrate the eight-hundredth anniversary of its consecration. "
"As I embraced the venerable statue of the Saint, I also prayed for all the children of the Church, which has her origin in the mystery of the communion that is God. Through faith we are introduced to the mystery of love that is the Most Holy Trinity. We are in some sense embraced by God, transformed by his love. The Church is this embrace of God, in which men and women learn also to embrace their brothers and sisters and to discover in them the divine image and likeness which constitutes the deepest truth of their existence, and which is the origin of genuine freedom".
"Truth and freedom are closely and necessarily related. Honestly seeking and aspiring to truth is the condition of authentic freedom. One cannot live without the other. The Church, which desires to serve unreservedly the human person and his dignity, stands at the service of both truth and freedom. She cannot renounce either, because what is at stake is man himself, because she is moved by love for man, “the only creature on earth which God has wanted for its own sake” (Gaudium et Spes, 24), and because without this aspiration for truth, justice and freedom, man would lose his very self".
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope-in-Spain:-one-can-not-live-without-truth,-freedom-19924.html)
Santiago de Compostela (AsiaNews) – Man can not live without freedom, and without truth and " Honestly seeking and aspiring to truth is the condition of authentic freedom." This the first message addressed by Benedict XVI to Spain, where he arrived this morning at 11.30. The first leg of the two day visit is Santiago de Compostela, the culmination of the "Way" that down through the centuries has seen pilgrims from around the world come to pay homage to the Apostle James.
On arrival, a foggy day, the Pope was greeted by the Prince of Asturias, Felipe and Letizia of Spain, with whom, after the welcoming ceremony, he also had a private meeting.
Benedict XVI, from his arrival, called himself a pilgrim. "I wish to join the great host of men and women who down the centuries have come to Compostela from every corner of this peninsula, from throughout Europe and indeed the whole world, in order to kneel at the feet of Saint James and be transformed by the witness of his faith". "In his deepest being, - he continued - man is always on a journey, ever in search of truth. The Church shares this profound human desire and herself sets out, accompanying humanity in its yearning for complete fulfilment. At the same time, the Church pursues her own interior journey which, through faith, hope and love, leads her to become a transparent sign of Christ for the world. This is her mission and her path".
“Like the Servant of God John Paul II, who from Compostela exhorted the old Continent to give a new impulse to its Christian roots, I too wish to encourage Spain and Europe to build their present and to project their future on the basis of the authentic truth about man, on the basis of the freedom which respects this truth and never harms it, and on the basis of justice for all, beginning with the poorest and the most defenceless. A Spain and a Europe concerned not only with people’s material needs but also with their moral and social, spiritual and religious needs, since all these are genuine requirements of our common humanity and only in this way can work be done effectively, integrally and fruitfully for man’s good”.
The new call for Europe to revitalize Christian roots, had a precedent during the flight that brought the Pope in Spain. Meeting, as is custom, the journalists who accompany him, Benedict XVI, speaking of the Spanish situation, called for a "'meeting between faith and secularism that does not clash” as they do today. Referring to the country led by Zapatero, he spoke of a "very strong clash " underway "between faith and modernity" and called for dialogue and not confrontation.
Leaving the airport, the Pope, greeted by a crowds that lined the ten kilometres leading to the cathedral, has travelled, as every pilgrim, the last part of the "Way", entering the cathedral from the Azbacheria Gate. Passing through the “Portico de la Gloria”, he came to greet the faithful gathered in Plaza del Obradoiro and exiting through the Royal door he entered the cathedral through the Holy Door. Inside the cathedral, he descended into the crypt to venerate the tomb of the Apostle and, following an ancient tradition, embraced the statue of St. James, before the high altar.
"In this Holy Year of Compostela, - he then said - I too, as the Successor of Peter, wished to come in pilgrimage to the “House of Saint James”, as it prepares to celebrate the eight-hundredth anniversary of its consecration. "
"As I embraced the venerable statue of the Saint, I also prayed for all the children of the Church, which has her origin in the mystery of the communion that is God. Through faith we are introduced to the mystery of love that is the Most Holy Trinity. We are in some sense embraced by God, transformed by his love. The Church is this embrace of God, in which men and women learn also to embrace their brothers and sisters and to discover in them the divine image and likeness which constitutes the deepest truth of their existence, and which is the origin of genuine freedom".
"Truth and freedom are closely and necessarily related. Honestly seeking and aspiring to truth is the condition of authentic freedom. One cannot live without the other. The Church, which desires to serve unreservedly the human person and his dignity, stands at the service of both truth and freedom. She cannot renounce either, because what is at stake is man himself, because she is moved by love for man, “the only creature on earth which God has wanted for its own sake” (Gaudium et Spes, 24), and because without this aspiration for truth, justice and freedom, man would lose his very self".
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope-in-Spain:-one-can-not-live-without-truth,-freedom-19924.html)
Archbishop of Santiago de Compostela's Address to Pope
+ Archbishop Julián Barrio Barrio
14:13 06/11/2010
"Bring Us Words of Life, Which Will Renew Our Hope As Pilgrims"
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Spain, NOV. 6, 2010 (Zenit.org).- Here is the address Archbishop Julián Barrio Barrio of Santiago de Compostela delivered today at the Mass presided over by Benedict XVI in the Plaza del Obradoiro.
[Galician:] Welcome, Holy Father, to this Compostelan Archbishopric, to this city of
Santiago, to Galicia, to Spain! The echo of the voice of James the Apostle
continues to resound among us. And multitudes of pilgrims continue to arrive at this church of Santiago de Compostela, which, given its immemorial bonds with the Protomartyr Apostle, deepens its roots in the Gospel of Christ and keeps his memory alive. [These initial lines are pronounced in Galician]
[Spanish:] Your Holiness, thanks to God the wish to have you among us has come true. Here we receive you at dusk like the disciples of Emmaus received the Lord, since those who the truth accompanies in their walk cannot be oblivious to charity. Many thanks for having come. I am sure that I can speak in the names of the whole Archbishopric, of the Cardinals, Archbishops, Bishops and priests; of the members of the religious orders and of the laity from sister dioceses, of their Royal Highnesses and of the national, regional and municipal authorities, when I manifest our happiness to receive you. There is a phrase in ancient Galician literature, which describes the fond expectation for someone special. It goes: "I am attending to my Friend." So thrilled we awaited your arrival.
When we knew you were coming, we found ourselves worshipping God more calmly, in the knowledge that the Successor of Peter would bring us words of life, which will renew our hope as pilgrims on our way to glory. As "Pilgrim of Faith and Witness of the Risen Christ," you join, Holy Father, so many other pilgrims who this year have participated in the Jubilee graces, remembering the apostolic Tradition and procuring spiritual goods.
Here the Way of Saint James arrives, or the ways, in which "new horizons may be contemplated, which make one ponder about the narrowness of one's own existence and about the immensity which the human being has within oneself and outside oneself, preparing him to go in search of what his heart really longs for." A pilgrim always goes back to his roots. Maybe this is why the network of the different ways to Santiago on a map resembles a huge root. And along the way there arise necessary questions, which look for clarifying answers.
Jerusalem, Rome, Santiago … Routes for the spirit of the human being, who rebels against disappearing under the suffocation of materialism. Ways to think and discover why we come to this world. Paths opened by the footsteps of God, giving an answer to the question of why we are not fully happy in our earthly pilgrimage in spite of having tried so many times.
This side of the way of Saint James we need the revitalization of our faith; the ardor and the courage of a new evangelization to announce Christ in fidelity and with pastoral creativity; the strength to continue our pilgrimage; conversion because there are wounds to heal; the profoundness that will rescue us from a dull and anesthetized superficiality which distracts us and makes us forget that the Church in its prophetic mission bears the seal of martyrdom, in order to be a witness of Christ, crucified and resurrected.
Holy Father, we would like to make your agenda go further among us in this beloved land, so welcoming and hospitable, which was once called Finisterre ["land's end"]. In any case we accompany you with our filial affection and support, which spring from our loyalty and gratitude. We love you and we know you love us. We walk with Your Holiness and we know you walk with us. When you go out to labor in the seas of the world in Peter's boat, remember that another small boat will be very close: that of Santiago, attentive to any signal that Peter's boat may send so as to help him as the Gospels tell us.
We want to throw our nets in the name of the Lord like the Twelve did, experiencing once again the astonishment of the results. This afternoon, in union with the successor of Peter, this local Church proclaims that Jesus is the Lord, living synthesis of all our vision of faith, who gives meaning to our life and illuminates our death.
On the Cross, Jesus gave us Mary as mother, whom the beloved disciple, John, welcomed in his house. In the Pilar of Zaragoza, the Apostle Santiago, his brother, was able to confirm in his apostolic anguish and suffering the maternal closeness of the Mother of Jesus. She as a pilgrim always at our side.
Holy Father, when I manifest feelings of profound joy to receive you in Santiago de Compostela, I offer you this House of the Friend of the Lord and in the name of everyone, like the disciples of Emmaus told the Lord, I tell you: "Stay with us, the table is ready," we want to pray with your Holiness, listen to Your word with faith, in order to loyally follow the guidelines that you may want to give us and we prepare ourselves to participate at the Table of the Eucharist, "bread of the pilgrim people," to continue our pilgrimage toward the saints reflected in the Portico of Glory, where we can discover how heaven is anticipated on earth, eternity in history, with everything tending toward what is to come in hope. With all our hearts, we say to you: Many thanks, Your Holiness! [these last lines are pronounced in Galician]
Archbishop of Santiago de Compostela
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Spain, NOV. 6, 2010 (Zenit.org).- Here is the address Archbishop Julián Barrio Barrio of Santiago de Compostela delivered today at the Mass presided over by Benedict XVI in the Plaza del Obradoiro.
[Galician:] Welcome, Holy Father, to this Compostelan Archbishopric, to this city of
Santiago, to Galicia, to Spain! The echo of the voice of James the Apostle
continues to resound among us. And multitudes of pilgrims continue to arrive at this church of Santiago de Compostela, which, given its immemorial bonds with the Protomartyr Apostle, deepens its roots in the Gospel of Christ and keeps his memory alive. [These initial lines are pronounced in Galician]
[Spanish:] Your Holiness, thanks to God the wish to have you among us has come true. Here we receive you at dusk like the disciples of Emmaus received the Lord, since those who the truth accompanies in their walk cannot be oblivious to charity. Many thanks for having come. I am sure that I can speak in the names of the whole Archbishopric, of the Cardinals, Archbishops, Bishops and priests; of the members of the religious orders and of the laity from sister dioceses, of their Royal Highnesses and of the national, regional and municipal authorities, when I manifest our happiness to receive you. There is a phrase in ancient Galician literature, which describes the fond expectation for someone special. It goes: "I am attending to my Friend." So thrilled we awaited your arrival.
When we knew you were coming, we found ourselves worshipping God more calmly, in the knowledge that the Successor of Peter would bring us words of life, which will renew our hope as pilgrims on our way to glory. As "Pilgrim of Faith and Witness of the Risen Christ," you join, Holy Father, so many other pilgrims who this year have participated in the Jubilee graces, remembering the apostolic Tradition and procuring spiritual goods.
Here the Way of Saint James arrives, or the ways, in which "new horizons may be contemplated, which make one ponder about the narrowness of one's own existence and about the immensity which the human being has within oneself and outside oneself, preparing him to go in search of what his heart really longs for." A pilgrim always goes back to his roots. Maybe this is why the network of the different ways to Santiago on a map resembles a huge root. And along the way there arise necessary questions, which look for clarifying answers.
Jerusalem, Rome, Santiago … Routes for the spirit of the human being, who rebels against disappearing under the suffocation of materialism. Ways to think and discover why we come to this world. Paths opened by the footsteps of God, giving an answer to the question of why we are not fully happy in our earthly pilgrimage in spite of having tried so many times.
This side of the way of Saint James we need the revitalization of our faith; the ardor and the courage of a new evangelization to announce Christ in fidelity and with pastoral creativity; the strength to continue our pilgrimage; conversion because there are wounds to heal; the profoundness that will rescue us from a dull and anesthetized superficiality which distracts us and makes us forget that the Church in its prophetic mission bears the seal of martyrdom, in order to be a witness of Christ, crucified and resurrected.
Holy Father, we would like to make your agenda go further among us in this beloved land, so welcoming and hospitable, which was once called Finisterre ["land's end"]. In any case we accompany you with our filial affection and support, which spring from our loyalty and gratitude. We love you and we know you love us. We walk with Your Holiness and we know you walk with us. When you go out to labor in the seas of the world in Peter's boat, remember that another small boat will be very close: that of Santiago, attentive to any signal that Peter's boat may send so as to help him as the Gospels tell us.
We want to throw our nets in the name of the Lord like the Twelve did, experiencing once again the astonishment of the results. This afternoon, in union with the successor of Peter, this local Church proclaims that Jesus is the Lord, living synthesis of all our vision of faith, who gives meaning to our life and illuminates our death.
On the Cross, Jesus gave us Mary as mother, whom the beloved disciple, John, welcomed in his house. In the Pilar of Zaragoza, the Apostle Santiago, his brother, was able to confirm in his apostolic anguish and suffering the maternal closeness of the Mother of Jesus. She as a pilgrim always at our side.
Holy Father, when I manifest feelings of profound joy to receive you in Santiago de Compostela, I offer you this House of the Friend of the Lord and in the name of everyone, like the disciples of Emmaus told the Lord, I tell you: "Stay with us, the table is ready," we want to pray with your Holiness, listen to Your word with faith, in order to loyally follow the guidelines that you may want to give us and we prepare ourselves to participate at the Table of the Eucharist, "bread of the pilgrim people," to continue our pilgrimage toward the saints reflected in the Portico of Glory, where we can discover how heaven is anticipated on earth, eternity in history, with everything tending toward what is to come in hope. With all our hearts, we say to you: Many thanks, Your Holiness! [these last lines are pronounced in Galician]
Archbishop of Santiago de Compostela
Papal Homily at Mass for Compostela Holy Year
+ Pope Benedict XVI
14:15 06/11/2010
"Europe Must Open Itself to God, Must Come to Meet Him Without Fear"
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Spain, NOV. 6, 2010 (Zenit.org).- Here is the homily delivered today by Benedict XVI on the occasion of the Compostelian Jubilee Year. The Mass took place in the Plaza del Obradoiro in Santiago de Compostela.
[In Galician:] My Dear Brothers and Sisters in Jesus Christ,
I give thanks to God for the gift of being here in this splendid square filled with artistic, cultural and spiritual significance. During this Holy Year, I come among you as a pilgrim among pilgrims, in the company of all those who come here thirsting for faith in the Risen Christ, a faith proclaimed and transmitted with fidelity by the apostles, among whom was James the Great, who has been venerated at Compostela from time immemorial.
[In Spanish:] I extend my gratitude to the Most Reverend Julián Barrio Barrio, Archbishop of this local church, for his words of welcome, to their Royal Highnesses the Prince and Princess of Asturias for the kind presence, and likewise to the Cardinals and to my many Brother Bishops and priests here today. My greeting also goes to members of the Camino de Santiago group of the European Parliament, as well as to the national, regional and local authorities who are attending this celebration. This is eloquent of respect for the Successor of Peter and also of the profound emotion that Saint James of Compostela awakens in Galicia and in the other peoples of Spain, which recognizes the Apostle as its patron and protector. I also extend warm greetings to the consecrated persons, seminarians and lay faithful who take part in this Eucharistic celebration, and in a very special way I greet the pilgrims who carry on the genuine spirit of Saint James, without which little or nothing can be understood of what takes place here.
With admirable simplicity, the first reading states: "The apostles gave witness to the resurrection of the Lord with great power" (Acts 4:33). Indeed, at the beginning of all that Christianity has been and still is, we are confronted not with a human deed or project, but with God, who declares Jesus to be just and holy in the face of the sentence of a human tribunal that condemned him as a blasphemer and a subversive; God who rescued Jesus from death; God who will do justice to all who have been unjustly treated in history.
The apostles proclaim: "We are witnesses to these things and so is the Holy Spirit whom God gives to those who are obedient to him" (Acts 5:32). Thus they gave witness to the life, death and resurrection of Christ Jesus, whom they knew as he preached and worked miracles. Brothers and sisters, today we are called to follow the example of the apostles, coming to know the Lord better day by day and bearing clear and valiant witness to his Gospel. We have no greater treasure to offer to our contemporaries. In this way, we will imitate Saint Paul who, in the midst of so many tribulations, setbacks and solitude, joyfully exclaimed: "We have this treasure in earthenware vessels, to show that such transcendent power does not come from us" (2 Cor 4:7).
Beside these words of the Apostle of the Gentiles stand those of the Gospel that we have just heard; they invite us to draw life from the humility of Christ who, following in every way the will of his Father, came to serve, "to give his life in ransom for many" (Mt 20:28). For those disciples who seek to follow and imitate Christ, service of neighbour is no mere option but an essential part of their being. It is a service that is not measured by worldly standards of what is immediate, material or apparent, but one that makes present the love of God to all in every way and bears witness to him even in the simplest of actions. Proposing this new way of dealing with one another within the community, based on the logic of love and service, Jesus also addresses "the rulers of the nations" since, where self-giving to others is lacking, there arise forms of arrogance and exploitation that leave no room for an authentic integral human promotion. I would like this message to reach all young people: this core content of the Gospel shows you in particular the path by which, in renouncing a selfish and short-sighted way of thinking so common today, and taking on instead Jesus’ own way of thinking, you may attain fulfilment and become a seed of hope.
The celebration of this Holy Year of Compostela also brings this to mind. This is what, in the secret of their heart, knowing it explicitly or sensing it without being able to express it, so many pilgrims experience as they walk the way to Santiago de Compostela to embrace the Apostle. The fatigue of the journey, the variety of landscapes, their encounter with peoples of other nationalities - all of this opens their heart to what is the deepest and most common bond that unites us as human beings: we are in quest, we need truth and beauty, we need an experience of grace, charity, peace, forgiveness and redemption. And in the depth of each of us there resounds the presence of God and the working of the Holy Spirit. Yes, to everyone who seeks inner silence, who keeps passions, desires and immediate occupations at a distance, to the one who prays, God grants the light to find him and to acknowledge Christ. Deep down, all those who come on pilgrimage to Santiago do so in order to encounter God who, reflected in the majesty of Christ, welcomes and blesses them as they reach the Pórtico de la Gloria.
From this place, as a messenger of the Gospel sealed by the blood of Peter and James, I raise my eyes to the Europe that came in pilgrimage to Compostela. What are its great needs, fears and hopes? What is the specific and fundamental contribution of the Church to that Europe which for half a century has been moving towards new forms and projects? Her contribution is centred on a simple and decisive reality: God exists and he has given us life. He alone is absolute, faithful and unfailing love, that infinite goal that is glimpsed behind the good, the true and the beautiful things of this world, admirable indeed, but insufficient for the human heart. Saint Teresa of Jesus understood this when she wrote: "God alone suffices".
Tragically, above all in nineteenth century Europe, the conviction grew that God is somehow man’s antagonist and an enemy of his freedom. As a result, there was an attempt to obscure the true biblical faith in the God who sent into the world his Son Jesus Christ, so that no one should perish but that all might have eternal life (cf. Jn 3:16).
The author of the Book of Wisdom, faced with a paganism in which God envied or despised humans, puts it clearly: how could God have created all things if he did not love them, he who in his infinite fullness, has need of nothing (cf. Wis 11:24-26)? Why would he have revealed himself to human beings if he did not wish to take care of them? God is the origin of our being and the foundation and apex of our freedom, not its opponent. How can mortal man build a firm foundation and how can the sinner be reconciled with himself? How can it be that there is public silence with regard to the first and essential reality of human life? How can what is most decisive in life be confined to the purely private sphere or banished to the shadows? We cannot live in darkness, without seeing the light of the sun. How is it then that God, who is the light of every mind, the power of every will and the magnet of every heart, be denied the right to propose the light that dissipates all darkness? This is why we need to hear God once again under the skies of Europe; may this holy word not be spoken in vain, and may it not be put at the service of purposes other than its own. It needs to be spoken in a holy way. And we must hear it in this way in ordinary life, in the silence of work, in brotherly love and in the difficulties that years bring on.
Europe must open itself to God, must come to meet him without fear, and work with his grace for that human dignity which was discerned by her best traditions: not only the biblical, at the basis of this order, but also the classical, the medieval and the modern, the matrix from which the great philosophical, literary, cultural and social masterpieces of Europe were born.
This God and this man were concretely and historically manifested in Christ. It is this Christ whom we can find all along the way to Compostela for, at every juncture, there is a cross which welcomes and points the way. The cross, which is the supreme sign of love brought to its extreme and hence both gift and pardon, must be our guiding star in the night of time. The cross and love, the cross and light have been synonymous in our history because Christ allowed himself to hang there in order to give us the supreme witness of his love, to invite us to forgiveness and reconciliation, to teach us how to overcome evil with good. So do not fail to learn the lessons of that Christ whom we encounter at the crossroads of our journey and our whole life, in whom God comes forth to meet us as our friend, father and guide. Blessed Cross, shine always upon the lands of Europe!
Allow me here to point out the glory of man, and to indicate the threats to his dignity resulting from the privation of his essential values and richness, and the marginalization and death visited upon the weakest and the poorest. One cannot worship God without taking care of his sons and daughters; and man cannot be served without asking who his Father is and answering the question about him. The Europe of science and technology, the Europe of civilization and culture, must be at the same time a Europe open to transcendence and fraternity with other continents, and open to the living and true God, starting with the living and true man. This is what the Church wishes to contribute to Europe: to be watchful for God and for man, based on the understanding of both which is offered to us in Jesus Christ.
Dear friends, let us raise our eyes in hope to all that God has promised and offers us. May he give us his strength; may he reinvigorate the Archdiocese of Santiago de Compostela; may he renew the faith of his sons and daughters and assist them in fidelity to their vocation to sow and strengthen the Gospel, at home and abroad.
[In Galician:] May Saint James, the companion of the Lord, obtain abundant blessings for Galicia and the other peoples of Spain, elsewhere in Europe and overseas, wherever the Apostle is a sign of Christian identity and a promoter of the proclamation of Christ.
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Spain, NOV. 6, 2010 (Zenit.org).- Here is the homily delivered today by Benedict XVI on the occasion of the Compostelian Jubilee Year. The Mass took place in the Plaza del Obradoiro in Santiago de Compostela.
[In Galician:] My Dear Brothers and Sisters in Jesus Christ,
I give thanks to God for the gift of being here in this splendid square filled with artistic, cultural and spiritual significance. During this Holy Year, I come among you as a pilgrim among pilgrims, in the company of all those who come here thirsting for faith in the Risen Christ, a faith proclaimed and transmitted with fidelity by the apostles, among whom was James the Great, who has been venerated at Compostela from time immemorial.
[In Spanish:] I extend my gratitude to the Most Reverend Julián Barrio Barrio, Archbishop of this local church, for his words of welcome, to their Royal Highnesses the Prince and Princess of Asturias for the kind presence, and likewise to the Cardinals and to my many Brother Bishops and priests here today. My greeting also goes to members of the Camino de Santiago group of the European Parliament, as well as to the national, regional and local authorities who are attending this celebration. This is eloquent of respect for the Successor of Peter and also of the profound emotion that Saint James of Compostela awakens in Galicia and in the other peoples of Spain, which recognizes the Apostle as its patron and protector. I also extend warm greetings to the consecrated persons, seminarians and lay faithful who take part in this Eucharistic celebration, and in a very special way I greet the pilgrims who carry on the genuine spirit of Saint James, without which little or nothing can be understood of what takes place here.
With admirable simplicity, the first reading states: "The apostles gave witness to the resurrection of the Lord with great power" (Acts 4:33). Indeed, at the beginning of all that Christianity has been and still is, we are confronted not with a human deed or project, but with God, who declares Jesus to be just and holy in the face of the sentence of a human tribunal that condemned him as a blasphemer and a subversive; God who rescued Jesus from death; God who will do justice to all who have been unjustly treated in history.
The apostles proclaim: "We are witnesses to these things and so is the Holy Spirit whom God gives to those who are obedient to him" (Acts 5:32). Thus they gave witness to the life, death and resurrection of Christ Jesus, whom they knew as he preached and worked miracles. Brothers and sisters, today we are called to follow the example of the apostles, coming to know the Lord better day by day and bearing clear and valiant witness to his Gospel. We have no greater treasure to offer to our contemporaries. In this way, we will imitate Saint Paul who, in the midst of so many tribulations, setbacks and solitude, joyfully exclaimed: "We have this treasure in earthenware vessels, to show that such transcendent power does not come from us" (2 Cor 4:7).
Beside these words of the Apostle of the Gentiles stand those of the Gospel that we have just heard; they invite us to draw life from the humility of Christ who, following in every way the will of his Father, came to serve, "to give his life in ransom for many" (Mt 20:28). For those disciples who seek to follow and imitate Christ, service of neighbour is no mere option but an essential part of their being. It is a service that is not measured by worldly standards of what is immediate, material or apparent, but one that makes present the love of God to all in every way and bears witness to him even in the simplest of actions. Proposing this new way of dealing with one another within the community, based on the logic of love and service, Jesus also addresses "the rulers of the nations" since, where self-giving to others is lacking, there arise forms of arrogance and exploitation that leave no room for an authentic integral human promotion. I would like this message to reach all young people: this core content of the Gospel shows you in particular the path by which, in renouncing a selfish and short-sighted way of thinking so common today, and taking on instead Jesus’ own way of thinking, you may attain fulfilment and become a seed of hope.
The celebration of this Holy Year of Compostela also brings this to mind. This is what, in the secret of their heart, knowing it explicitly or sensing it without being able to express it, so many pilgrims experience as they walk the way to Santiago de Compostela to embrace the Apostle. The fatigue of the journey, the variety of landscapes, their encounter with peoples of other nationalities - all of this opens their heart to what is the deepest and most common bond that unites us as human beings: we are in quest, we need truth and beauty, we need an experience of grace, charity, peace, forgiveness and redemption. And in the depth of each of us there resounds the presence of God and the working of the Holy Spirit. Yes, to everyone who seeks inner silence, who keeps passions, desires and immediate occupations at a distance, to the one who prays, God grants the light to find him and to acknowledge Christ. Deep down, all those who come on pilgrimage to Santiago do so in order to encounter God who, reflected in the majesty of Christ, welcomes and blesses them as they reach the Pórtico de la Gloria.
From this place, as a messenger of the Gospel sealed by the blood of Peter and James, I raise my eyes to the Europe that came in pilgrimage to Compostela. What are its great needs, fears and hopes? What is the specific and fundamental contribution of the Church to that Europe which for half a century has been moving towards new forms and projects? Her contribution is centred on a simple and decisive reality: God exists and he has given us life. He alone is absolute, faithful and unfailing love, that infinite goal that is glimpsed behind the good, the true and the beautiful things of this world, admirable indeed, but insufficient for the human heart. Saint Teresa of Jesus understood this when she wrote: "God alone suffices".
Tragically, above all in nineteenth century Europe, the conviction grew that God is somehow man’s antagonist and an enemy of his freedom. As a result, there was an attempt to obscure the true biblical faith in the God who sent into the world his Son Jesus Christ, so that no one should perish but that all might have eternal life (cf. Jn 3:16).
The author of the Book of Wisdom, faced with a paganism in which God envied or despised humans, puts it clearly: how could God have created all things if he did not love them, he who in his infinite fullness, has need of nothing (cf. Wis 11:24-26)? Why would he have revealed himself to human beings if he did not wish to take care of them? God is the origin of our being and the foundation and apex of our freedom, not its opponent. How can mortal man build a firm foundation and how can the sinner be reconciled with himself? How can it be that there is public silence with regard to the first and essential reality of human life? How can what is most decisive in life be confined to the purely private sphere or banished to the shadows? We cannot live in darkness, without seeing the light of the sun. How is it then that God, who is the light of every mind, the power of every will and the magnet of every heart, be denied the right to propose the light that dissipates all darkness? This is why we need to hear God once again under the skies of Europe; may this holy word not be spoken in vain, and may it not be put at the service of purposes other than its own. It needs to be spoken in a holy way. And we must hear it in this way in ordinary life, in the silence of work, in brotherly love and in the difficulties that years bring on.
Europe must open itself to God, must come to meet him without fear, and work with his grace for that human dignity which was discerned by her best traditions: not only the biblical, at the basis of this order, but also the classical, the medieval and the modern, the matrix from which the great philosophical, literary, cultural and social masterpieces of Europe were born.
This God and this man were concretely and historically manifested in Christ. It is this Christ whom we can find all along the way to Compostela for, at every juncture, there is a cross which welcomes and points the way. The cross, which is the supreme sign of love brought to its extreme and hence both gift and pardon, must be our guiding star in the night of time. The cross and love, the cross and light have been synonymous in our history because Christ allowed himself to hang there in order to give us the supreme witness of his love, to invite us to forgiveness and reconciliation, to teach us how to overcome evil with good. So do not fail to learn the lessons of that Christ whom we encounter at the crossroads of our journey and our whole life, in whom God comes forth to meet us as our friend, father and guide. Blessed Cross, shine always upon the lands of Europe!
Allow me here to point out the glory of man, and to indicate the threats to his dignity resulting from the privation of his essential values and richness, and the marginalization and death visited upon the weakest and the poorest. One cannot worship God without taking care of his sons and daughters; and man cannot be served without asking who his Father is and answering the question about him. The Europe of science and technology, the Europe of civilization and culture, must be at the same time a Europe open to transcendence and fraternity with other continents, and open to the living and true God, starting with the living and true man. This is what the Church wishes to contribute to Europe: to be watchful for God and for man, based on the understanding of both which is offered to us in Jesus Christ.
Dear friends, let us raise our eyes in hope to all that God has promised and offers us. May he give us his strength; may he reinvigorate the Archdiocese of Santiago de Compostela; may he renew the faith of his sons and daughters and assist them in fidelity to their vocation to sow and strengthen the Gospel, at home and abroad.
[In Galician:] May Saint James, the companion of the Lord, obtain abundant blessings for Galicia and the other peoples of Spain, elsewhere in Europe and overseas, wherever the Apostle is a sign of Christian identity and a promoter of the proclamation of Christ.
Pontiff's Address at Tomb of St. James
+ Pope Benedict XVI
14:16 06/11/2010
"The Church. .. Stands at the Service of Both Truth and Freedom"
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Spain, NOV. 6, 2010 (Zenit.org).- Here is the address Benedict XVI delivered today upon visiting the Cathedral of Santiago de Compostela, on the first day of his two-day trip to Spain.
[In Spanish:]
Your Eminences,
Dear Brother Bishops,
Distinguished Authorities,
Dear Priests, Seminarians and Religious,
Dear Brothers and Sisters,
Dear Friends,
[In Galician:] I thank Archbishop Xulián Barrio Barrio of Santiago de Compostela for his kind words. I am happy to greet all of you with affection in the Lord and with gratitude for your presence in this highly significant place.
[In Spanish:] To go on pilgrimage is not simply to visit a place to admire its treasures of nature, art or history. To go on pilgrimage really means to step out of ourselves in order to encounter God where he has revealed himself, where his grace has shone with particular splendour and produced rich fruits of conversion and holiness among those who believe. Above all, Christians go on pilgrimage to the Holy Land, to the places associated with the Lord’s passion, death and resurrection. They go to Rome, the city of the martyrdom of Peter and Paul, and also to Compostela, which, associated with the memory of Saint James, has welcomed pilgrims from throughout the world who desire to strengthen their spirit with the Apostle’s witness of faith and love.
In this Holy Year of Compostela, I too, as the Successor of Peter, wished to come in pilgrimage to the "House of Saint James", as it prepares to celebrate the eight-hundredth anniversary of its consecration. I have come to confirm your faith, to stir up your hope and to entrust to the Apostle’s intercession your aspirations, struggles and labours in the service of the Gospel. As I embraced the venerable statue of the Saint, I also prayed for all the children of the Church, which has her origin in the mystery of the communion that is God. Through faith we are introduced to the mystery of love that is the Most Holy Trinity. We are in some sense embraced by God, transformed by his love. The Church is this embrace of God, in which men and women learn also to embrace their brothers and sisters and to discover in them the divine image and likeness which constitutes the deepest truth of their existence, and which is the origin of genuine freedom.
Truth and freedom are closely and necessarily related. Honestly seeking and aspiring to truth is the condition of authentic freedom. One cannot live without the other. The Church, which desires to serve unreservedly the human person and his dignity, stands at the service of both truth and freedom. She cannot renounce either, because what is at stake is man himself, because she is moved by love for man, "the only creature on earth which God has wanted for its own sake" (Gaudium et Spes, 24), and because without this aspiration for truth, justice and freedom, man would lose his very self.
From Compostela, the spiritual heart of Galicia and at the same time a school of unbounded universality, allow me to exhort all the faithful of this beloved Archdiocese, and those of the Church in Spain, to live their lives enlightened by the truth of Christ, confessing the faith with joy, consistency and simplicity, at home, at work and in their commitment as citizens.
May the joy of knowing that you are God’s beloved children bring you to an ever deeper love for the Church and to cooperate with her in her work of leading all men and women to Christ. Pray to the Lord of the harvest that many young people will devote themselves to this mission in the priestly ministry and in the consecrated life: today, it is as worthwhile as ever to dedicate one’s whole life to the proclamation of the newness of the Gospel.
I cannot conclude without first expressing my appreciation and gratitude to the Catholics of Spain for the generosity with which they support so many institutions of charity and of human development. Continue to maintain these works which benefit society as a whole, and whose effectiveness has been shown in a special way in the present economic crisis, as well as when grave natural disasters have affected certain countries.
[In Galician:] With these sentiments, I ask Almighty God to grant all of you the boldness which Saint James showed in bearing witness to the Risen Christ. In this way, may you remain faithful in the ways of holiness and spend yourselves for the glory of God and the good of our brothers and sisters in greatest need. Thank you.
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Spain, NOV. 6, 2010 (Zenit.org).- Here is the address Benedict XVI delivered today upon visiting the Cathedral of Santiago de Compostela, on the first day of his two-day trip to Spain.
[In Spanish:]
Your Eminences,
Dear Brother Bishops,
Distinguished Authorities,
Dear Priests, Seminarians and Religious,
Dear Brothers and Sisters,
Dear Friends,
[In Galician:] I thank Archbishop Xulián Barrio Barrio of Santiago de Compostela for his kind words. I am happy to greet all of you with affection in the Lord and with gratitude for your presence in this highly significant place.
[In Spanish:] To go on pilgrimage is not simply to visit a place to admire its treasures of nature, art or history. To go on pilgrimage really means to step out of ourselves in order to encounter God where he has revealed himself, where his grace has shone with particular splendour and produced rich fruits of conversion and holiness among those who believe. Above all, Christians go on pilgrimage to the Holy Land, to the places associated with the Lord’s passion, death and resurrection. They go to Rome, the city of the martyrdom of Peter and Paul, and also to Compostela, which, associated with the memory of Saint James, has welcomed pilgrims from throughout the world who desire to strengthen their spirit with the Apostle’s witness of faith and love.
In this Holy Year of Compostela, I too, as the Successor of Peter, wished to come in pilgrimage to the "House of Saint James", as it prepares to celebrate the eight-hundredth anniversary of its consecration. I have come to confirm your faith, to stir up your hope and to entrust to the Apostle’s intercession your aspirations, struggles and labours in the service of the Gospel. As I embraced the venerable statue of the Saint, I also prayed for all the children of the Church, which has her origin in the mystery of the communion that is God. Through faith we are introduced to the mystery of love that is the Most Holy Trinity. We are in some sense embraced by God, transformed by his love. The Church is this embrace of God, in which men and women learn also to embrace their brothers and sisters and to discover in them the divine image and likeness which constitutes the deepest truth of their existence, and which is the origin of genuine freedom.
Truth and freedom are closely and necessarily related. Honestly seeking and aspiring to truth is the condition of authentic freedom. One cannot live without the other. The Church, which desires to serve unreservedly the human person and his dignity, stands at the service of both truth and freedom. She cannot renounce either, because what is at stake is man himself, because she is moved by love for man, "the only creature on earth which God has wanted for its own sake" (Gaudium et Spes, 24), and because without this aspiration for truth, justice and freedom, man would lose his very self.
From Compostela, the spiritual heart of Galicia and at the same time a school of unbounded universality, allow me to exhort all the faithful of this beloved Archdiocese, and those of the Church in Spain, to live their lives enlightened by the truth of Christ, confessing the faith with joy, consistency and simplicity, at home, at work and in their commitment as citizens.
May the joy of knowing that you are God’s beloved children bring you to an ever deeper love for the Church and to cooperate with her in her work of leading all men and women to Christ. Pray to the Lord of the harvest that many young people will devote themselves to this mission in the priestly ministry and in the consecrated life: today, it is as worthwhile as ever to dedicate one’s whole life to the proclamation of the newness of the Gospel.
I cannot conclude without first expressing my appreciation and gratitude to the Catholics of Spain for the generosity with which they support so many institutions of charity and of human development. Continue to maintain these works which benefit society as a whole, and whose effectiveness has been shown in a special way in the present economic crisis, as well as when grave natural disasters have affected certain countries.
[In Galician:] With these sentiments, I ask Almighty God to grant all of you the boldness which Saint James showed in bearing witness to the Risen Christ. In this way, may you remain faithful in the ways of holiness and spend yourselves for the glory of God and the good of our brothers and sisters in greatest need. Thank you.
Giant Jesus statue completed in Polish town
Vanessa Gera/AP
14:50 06/11/2010
SWIEBODZIN, Poland – A gigantic statue of Jesus that Poles claim is the world's largest rose majestically above a small town on Saturday, as the grandiose dream of a local priest finally came to pass.
The white statue with outstretched arms and golden crown rising above the western Polish plains in Swiebodzin provides competition to Rio de Janiero's iconic Christ the Redeemer.
The mayor of the western Polish town, Dariusz Bekisz, claims it is now the world's tallest.
Rev. Sylwester Zawadzki, the 78-year-old priest who created the statue said it rises 108 feet, or 33 meters — one meter for every year that Jesus lived. Other members of the construction team, however, gave differing figures. One said it rises 167 feet (51 meters) if you include a mound it sits on and the crown on the head.
By comparison, the statue in Brazil's Rio is 125 feet (38 meters) tall.
While it wasn't possible to verify the exact height of the new statue, there was no doubt that "Christ the King," as the golden-crowned Polish statue is called, cut an imposing sight as it was finally completed.
It has divided Poles and underlined the deep cultural divide between a deeply Catholic population and an increasingly confident secular society — with many mocking the statue project as tacky.
But many residents in Swiebodzin welcome it. They believe it will put their town of 22,000 on the map for tourists and Roman Catholic pilgrims and bring in needed money to renovate the historic buildings in the tiny town center.
"I am extremely proud," said Danuta Gordzelewska, a 60-year-old who watched as the statue's head was lowered into place.
Gordzelewska has donated money to the statue, which was funded by contributions from as far away as Canada. "It's special to watch something being built that later generations will have."
After many delays, a crane on Saturday morning lifted the arms and shoulders and slowly placed them onto the figure's lower body. Hours later, workers hoisted on the head, which is crowned with a golden king's crown — rather than the crown of thorns favored in Christian iconography.
Hundreds of onlookers then broke into applause, and some prayed, grasping rosaries. Workers in safety helmets and neon vests gathered at the base of the statue for a group photo, and Rev. Sylwester Zawadzki, the 78-year-old priest who created the statue, waded into an adoring crowd.
"I have never been as happy as I am today," he said, beaming but clearly exhausted after seeing through the project that experienced setbacks and delays.
Zawadzki, known in town as "the builder priest" after also erecting two churches and other buildings, said he felt that he was called by Jesus to build the statue.
"This is the culmination of my life's work as a priest," he told onlookers and reporters who pressed around him. "I felt inspired to fulfill Jesus' will, and today I give thanks to him for allowing me to fulfill his will."
The priest, wearing a dark coat over his black robe, turned to walk away and local people flocked after him, some shaking his hand. "We thank you! We thank you!" they chanted.
The project faced numerous problems along the way. A skeptical bishop put the brakes on it at one point and state officials also suspended the project for some time, fearing the size made it unsafe. The priest had a heart attack but recovered.
More recently, an attempt to finally mount the figure had to be aborted because it turned out that the crane at hand was not powerful enough to lift the arms and shoulders — weighing 30 tons (27 metric tons) — onto the standing body. A more powerful crane was obtained but further delays were caused this week by heavy winds.
Zawadzki said he kept the faith all along. "I never had any doubts, not even for a minute," he said.
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/eu_poland_giant_jesus;_ylt=AlgfPxsUt0oS5471ldsFgTUUewgF; _ylu=X3oDMTMzYTZnb2psBGFzc2V0Ay9zL2FwL2V1X3BvbGFuZF9naWFudF9qZXN1cwRjY29kZQNtcF9lY184X
zEwBGNwb3MDNARwb3MDNARzZWMDeW5fdG9wX3N0b3JpZXMEc2xrA2dpYW50amVzdXNzdA--)
The white statue with outstretched arms and golden crown rising above the western Polish plains in Swiebodzin provides competition to Rio de Janiero's iconic Christ the Redeemer.
The mayor of the western Polish town, Dariusz Bekisz, claims it is now the world's tallest.
Rev. Sylwester Zawadzki, the 78-year-old priest who created the statue said it rises 108 feet, or 33 meters — one meter for every year that Jesus lived. Other members of the construction team, however, gave differing figures. One said it rises 167 feet (51 meters) if you include a mound it sits on and the crown on the head.
By comparison, the statue in Brazil's Rio is 125 feet (38 meters) tall.
While it wasn't possible to verify the exact height of the new statue, there was no doubt that "Christ the King," as the golden-crowned Polish statue is called, cut an imposing sight as it was finally completed.
It has divided Poles and underlined the deep cultural divide between a deeply Catholic population and an increasingly confident secular society — with many mocking the statue project as tacky.
But many residents in Swiebodzin welcome it. They believe it will put their town of 22,000 on the map for tourists and Roman Catholic pilgrims and bring in needed money to renovate the historic buildings in the tiny town center.
"I am extremely proud," said Danuta Gordzelewska, a 60-year-old who watched as the statue's head was lowered into place.
Gordzelewska has donated money to the statue, which was funded by contributions from as far away as Canada. "It's special to watch something being built that later generations will have."
After many delays, a crane on Saturday morning lifted the arms and shoulders and slowly placed them onto the figure's lower body. Hours later, workers hoisted on the head, which is crowned with a golden king's crown — rather than the crown of thorns favored in Christian iconography.
Hundreds of onlookers then broke into applause, and some prayed, grasping rosaries. Workers in safety helmets and neon vests gathered at the base of the statue for a group photo, and Rev. Sylwester Zawadzki, the 78-year-old priest who created the statue, waded into an adoring crowd.
"I have never been as happy as I am today," he said, beaming but clearly exhausted after seeing through the project that experienced setbacks and delays.
Zawadzki, known in town as "the builder priest" after also erecting two churches and other buildings, said he felt that he was called by Jesus to build the statue.
"This is the culmination of my life's work as a priest," he told onlookers and reporters who pressed around him. "I felt inspired to fulfill Jesus' will, and today I give thanks to him for allowing me to fulfill his will."
The priest, wearing a dark coat over his black robe, turned to walk away and local people flocked after him, some shaking his hand. "We thank you! We thank you!" they chanted.
The project faced numerous problems along the way. A skeptical bishop put the brakes on it at one point and state officials also suspended the project for some time, fearing the size made it unsafe. The priest had a heart attack but recovered.
More recently, an attempt to finally mount the figure had to be aborted because it turned out that the crane at hand was not powerful enough to lift the arms and shoulders — weighing 30 tons (27 metric tons) — onto the standing body. A more powerful crane was obtained but further delays were caused this week by heavy winds.
Zawadzki said he kept the faith all along. "I never had any doubts, not even for a minute," he said.
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/eu_poland_giant_jesus;_ylt=AlgfPxsUt0oS5471ldsFgTUUewgF; _ylu=X3oDMTMzYTZnb2psBGFzc2V0Ay9zL2FwL2V1X3BvbGFuZF9naWFudF9qZXN1cwRjY29kZQNtcF9lY184X
zEwBGNwb3MDNARwb3MDNARzZWMDeW5fdG9wX3N0b3JpZXMEc2xrA2dpYW50amVzdXNzdA--)
Pope warns of 'aggressive' anti-priest culture in Spain
AFP
19:47 06/11/2010
SANTIAGO DE COMPOSTELA—Pope Benedict XVI warned Saturday of a return to 1930s-style "aggressive" anti-clericism in Spain and urged Europe to embrace God as he embarked on a two-day visit.
Benedict XVI set the tone for his visit even before he landed in Santiago de Compostela, Spain's holiest city, recalling an era when pro-Republicans killed priests and nuns and burned churches.
"Spain saw in the 1930s the birth of a strong and aggressive anti-clericism," the 83-year-old German-born pontiff told reporters aboard the papal plane.
"The clash between faith and modernity is happening again, and it is very strong today."
The comparison of the Spain of Socialist Prime Minister Jose Luis Rodriguez Zapatero with that of 1930s before and during the Civil War shocked the Spanish media.
"With all respect, your Holiness, someone has given you bad advice. Or better said, someone deceived you," said the online edition of the conservative El Mundo.
In Zapatero's Spain "churches are not burned and priests are not persecuted," it said. "On the contrary, the state collects funds for the Church and helps restore cathedrals.
In a homily at a giant open-air mass in Santiago's cobblestone medieval central square, the pope pleaded for Europe to open itself to God, lamenting as a tragedy a belief on the continent that God is an enemy of freedom.
"Europe must open itself to God, must come to meet Him without fear," he told 7,000 pilgrims who greeted him with cries of "Be-ne-dicto!" before he stepped onto a vast white stage, which had been dressed in a sweeping zigzag of purple flowers.
"Tragically, above all in nineteenth century Europe, the conviction grew that God is somehow man's antagonist and an enemy of his freedom," said the spiritual leader of more than one billion Roman Catholics.
Police spotters with binoculars scanned the crowd from atop the 18th-century building that is the seat of the regional government of Galicia on one side of the square.
The pontiff left later in the evening for Barcelona where he will sanctify Sunday Antoni Gaudi's unfinished masterpiece, the Sagrada Familia church, a symbol for the pontiff of the sacredness of family.
Benedict XVI is struggling to halt a retreat from the Catholic Church in Europe, where Spain is on the front line of social shifts allowing more access to abortion, fast-track divorce and gay marriage.
Santiago de Compostela, where a sprawling 12th century cathedral holds the purported remains of Saint James the Apostle, is a fitting venue to launch a revival of Christian values.
The eighth-century discovery of the remains of Saint James, later to be known as the Slayer of the Moors, became a symbol to rally Christian Spain, then pinned down by the Muslim Moors to the northern strip of the Iberian peninsula.
In the glittering crypt believed to hold Saint James' remains, the German pope knelt and prayed alone.
Dressed in a white cassock and a crimson cloak and stole, the pontiff then ascended to the central nave and embraced a painted statue of the first century saint clutching a staff.
The pope enjoyed an ecstatic welcome in the cobbled streets of Santiago de Compostela.
Thousands of pilgrims had lined the 11-kilometre (seven-mile) route from the airport as the papal cavalcade made its way to the centre of the city and its landmark cathedral, pausing at one point to allow the pope to lean forward from a window and kiss several babies carried to him by stewards.
Many cheered and waved flags or threw yellow and white confetti, the colors of the Vatican flag.
The Church was an all-powerful presence in the dictatorship of General Francisco Franco, who defeated the Republicans in the Civil War and died in 1975, but with democracy came an end to restrictions on politics, behavior and sexual mores.
Under Zapatero the country has gone much further, allowing gay marriage, speedier divorce and easier access to abortions, to the consternation of the Church.
(Source: http://newsinfo.inquirer.net/breakingnews/world/view/20101107-301892/Pope-warns-of-aggressive-anti-priest-culture-in-Spain)
Benedict XVI set the tone for his visit even before he landed in Santiago de Compostela, Spain's holiest city, recalling an era when pro-Republicans killed priests and nuns and burned churches.
"Spain saw in the 1930s the birth of a strong and aggressive anti-clericism," the 83-year-old German-born pontiff told reporters aboard the papal plane.
"The clash between faith and modernity is happening again, and it is very strong today."
The comparison of the Spain of Socialist Prime Minister Jose Luis Rodriguez Zapatero with that of 1930s before and during the Civil War shocked the Spanish media.
"With all respect, your Holiness, someone has given you bad advice. Or better said, someone deceived you," said the online edition of the conservative El Mundo.
In Zapatero's Spain "churches are not burned and priests are not persecuted," it said. "On the contrary, the state collects funds for the Church and helps restore cathedrals.
In a homily at a giant open-air mass in Santiago's cobblestone medieval central square, the pope pleaded for Europe to open itself to God, lamenting as a tragedy a belief on the continent that God is an enemy of freedom.
"Europe must open itself to God, must come to meet Him without fear," he told 7,000 pilgrims who greeted him with cries of "Be-ne-dicto!" before he stepped onto a vast white stage, which had been dressed in a sweeping zigzag of purple flowers.
"Tragically, above all in nineteenth century Europe, the conviction grew that God is somehow man's antagonist and an enemy of his freedom," said the spiritual leader of more than one billion Roman Catholics.
Police spotters with binoculars scanned the crowd from atop the 18th-century building that is the seat of the regional government of Galicia on one side of the square.
The pontiff left later in the evening for Barcelona where he will sanctify Sunday Antoni Gaudi's unfinished masterpiece, the Sagrada Familia church, a symbol for the pontiff of the sacredness of family.
Benedict XVI is struggling to halt a retreat from the Catholic Church in Europe, where Spain is on the front line of social shifts allowing more access to abortion, fast-track divorce and gay marriage.
Santiago de Compostela, where a sprawling 12th century cathedral holds the purported remains of Saint James the Apostle, is a fitting venue to launch a revival of Christian values.
The eighth-century discovery of the remains of Saint James, later to be known as the Slayer of the Moors, became a symbol to rally Christian Spain, then pinned down by the Muslim Moors to the northern strip of the Iberian peninsula.
In the glittering crypt believed to hold Saint James' remains, the German pope knelt and prayed alone.
Dressed in a white cassock and a crimson cloak and stole, the pontiff then ascended to the central nave and embraced a painted statue of the first century saint clutching a staff.
The pope enjoyed an ecstatic welcome in the cobbled streets of Santiago de Compostela.
Thousands of pilgrims had lined the 11-kilometre (seven-mile) route from the airport as the papal cavalcade made its way to the centre of the city and its landmark cathedral, pausing at one point to allow the pope to lean forward from a window and kiss several babies carried to him by stewards.
Many cheered and waved flags or threw yellow and white confetti, the colors of the Vatican flag.
The Church was an all-powerful presence in the dictatorship of General Francisco Franco, who defeated the Republicans in the Civil War and died in 1975, but with democracy came an end to restrictions on politics, behavior and sexual mores.
Under Zapatero the country has gone much further, allowing gay marriage, speedier divorce and easier access to abortions, to the consternation of the Church.
(Source: http://newsinfo.inquirer.net/breakingnews/world/view/20101107-301892/Pope-warns-of-aggressive-anti-priest-culture-in-Spain)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lịch sử giáo xứ Liêu Ngạn giáo phận Bùi Chu
LM Vinh Sơn Trần Ngọc Bút
11:21 06/11/2010
Vào khoảng năm 1800, Liêu Ngạn lúc đó là bãi bồi, quen gọi là Bãi cỏ Ngạn cùng giải đất Quần Liêu.
Năm 1820, một số người, điển hình là bốn cụ: Giuse Trần Văn Hưởng, Giuse Vũ Đức Hữu, Giuse Vũ Văn Hợp, Giuse Vũ An Lộc từ làng Lang Ngạn và Quần Liêu đến lập ấp và lấy tên là làng Liêu Ngạn.
Xem hình ảnh
Số tín hữu ngày càng thêm đông, đến năm 1915, Bề trên Giáo Phận ban sắc thành lập Giáo họ Liêu Ngạn thuộc Giáo Xứ Quần Liêu.
Ngày 22 tháng 8 năm 1951,Đức Cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi phong Giáo họ Liêu Ngạn lên hàng Giáo Xứ gồm 5 Giáo họ: Giáo họ Nhà Xứ, Giáo họ Tân Bơn, Giáo họ Giang Liêu, Giáo họ Hàn và Giáo họ Liên Liêu.
Năm 2006 Giáo họ Tân Bơn được Đức Cha Giáo Phận phong Giáo xứ.
Giáo Xứ Liêu Ngạn hiện nay (2010) có 3.350 giáo dân bao gồm 4 Giáo Họ.
1. Giáo họ nhà xứ:
Thành lập năm 1915
Số tín hữu: 1.415
Nhà Thờ xây dựng năm 1915
Nhận Thánh Gia làm Quan Thầy.
Vì Nhà Thờ xuống cấp trầm trọng đã giải hạ năm 1997 và khởi công xây mới năm 1999 - 2005 do Cha cố Đa Minh Phạm Ngọc Đỉnh chỉ đạo.
Ngày 12 -12 - 2005 Cha Đa Minh Nguyễn Văn Thiện về nhiệm sở tiếp tục chỉ đạo thi công đến năm 2009 Công trình hoàn thành.
Ngày 14 - 9 - 2009 Cha cố Vinh Sơn Trần Ngọc Bút về nhiệm sở, mở rộng kiện toàn khuôn viên Thánh Đường, thiết kế cổng tam quan và Toà Vàng mới. Tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn – Làm phép và Cắt băng khánh thành Tân Thánh Đường vào ngày Đại Lễ kính Các Thánh, ngày 01 tháng 11 năm 2010.
2. Giáo họ Giang Liêu:
Thành lập năm 1940
Số tín hữu: 1. 420
Nhà Thờ xây dựng năm 2002
Nhận Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Quan Thầy.
3. Giáo họ Hàn:
Thành lập năm 1875
Số tín hữu: 400
Nhà Thờ xây dựng năm 1995
Nhận Thánh Gioan Baotixita làm Quan Thầy
4 Giáo họ Liên Liêu:
Thành lập năm 1949
Số tín hữu: 115
Nhà Thờ xây dựng năm 2009
Nhận Đức Mẹ Fatima làm Quan Thầy
Quý Cha Xứ
1 Cha Giuse Nguyễn Duy Thống
2 Cha Đa Minh Phạm Cộng Đồng
3 Cha Vinh Sơn Trần Thế Đông
4 Cha Giuse Hoàng Vương Cung
5 Cha Vinh Sơn Trần Đức Huân
6 Cha Đa Minh Cao Viết Thức
7 Cha Đa Minh Đinh Minh Ước
8 Cha Phanxicô Trịnh Xuân Thụ
9 Cha Giuse Nguyễn Đức Vĩnh
10 Cha Phaolô Vũ Văn Phán
11 Cha Phêrô Phạm Thanh Tường
12 Cha Phêrô Cao Viết Khắc
13 Cha Đa Minh Phạm Quang Tấn
14 Cha Phêrô Mai Xuân Ngoạn
15 Cha Giuse Hoàng Sinh Huy
16 Cha Đa Minh Đỗ An Lộc
17 Cha Đa Minh Phạm Ngọc Đỉnh
18 Cha Đa Minh Nguyễn Văn Thiện
19 Cha Vinh Sơn Trần Ngọc Bút
Quý Cha quê hương
1 Cha Giuse Trần Văn Thiêm
2 Cha Giuse Cao Thế Hùng
3 Cha Giuse Trần Thanh Bình
4 Cha Giuse Nguyễn Văn Hải
Quý Thầy xứ
1 Đa Minh Đinh Ngọc Khoan
2 Đa Minh Phạm Văn Rinh
3 Phaolô Ngô Sỹ Liên
4 Giuse Nguyễn ngọc Hảo
Thầy Quê Hương
Giuse Hoàng Đức Dũng (Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn)
Quý Dì Xứ
1 Xêxilia Đinh Thị Hoa
2 Cờlara Nguyễn Thị ánh Mùi
3 Maria Nguyễn Thị Thuỷ
4 Maria Phạm Thị Hoa
5 Maria Ngô Hồng Nhung
Quý Dì quê hương
1 Maria Trần Thị Hương
2 Maria Trần Thị Ngọt
3 Maria Vũ Thị Khuy
4 Maria Lê Thị Thêu
5 Maria Vũ Thị Hồng Lựu
6 Mari a Trần Thị Mừng
7 Maria Trần Thị Oanh
8 Maria Lưu Thị Hoà
9 Maria Đỗ Thị Ngọc
Các hội đoàn đạo đức
1 Hội Kèn Đồng
2 Hội Trống
3 Hội Trắc
4 Hội Gia Trưởng
5 Hội con Đức Mẹ áo Trắng
6 Hội con Đức Mẹ áo Đỏ
7 Hội con Đức Mẹ Vô Nhiễm
8 Hội con Đức Mẹ Mân Côi
9 Giới Trẻ
10 Nghĩa Binh Thánh Thể
11 Hội Khấn
12 Hội ơn gọi
13 Giáo Lý Viên
14 Ca Đoàn
15 Lễ Sinh
16 Đoàn Tông Đồ
17 Huynh Đoàn giáo dân Đa Minh
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô,Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse luôn đồng hành và hướng dẫn Giáo Xứ chúng con ngày càng vững bước trong Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, đoàn kết yêu thương nhau và viết tiếp những trang sử vẻ vang hơn nữa!
Năm 1820, một số người, điển hình là bốn cụ: Giuse Trần Văn Hưởng, Giuse Vũ Đức Hữu, Giuse Vũ Văn Hợp, Giuse Vũ An Lộc từ làng Lang Ngạn và Quần Liêu đến lập ấp và lấy tên là làng Liêu Ngạn.
Xem hình ảnh
Số tín hữu ngày càng thêm đông, đến năm 1915, Bề trên Giáo Phận ban sắc thành lập Giáo họ Liêu Ngạn thuộc Giáo Xứ Quần Liêu.
Ngày 22 tháng 8 năm 1951,Đức Cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi phong Giáo họ Liêu Ngạn lên hàng Giáo Xứ gồm 5 Giáo họ: Giáo họ Nhà Xứ, Giáo họ Tân Bơn, Giáo họ Giang Liêu, Giáo họ Hàn và Giáo họ Liên Liêu.
Năm 2006 Giáo họ Tân Bơn được Đức Cha Giáo Phận phong Giáo xứ.
Giáo Xứ Liêu Ngạn hiện nay (2010) có 3.350 giáo dân bao gồm 4 Giáo Họ.
1. Giáo họ nhà xứ:
Thành lập năm 1915
Số tín hữu: 1.415
Nhà Thờ xây dựng năm 1915
Nhận Thánh Gia làm Quan Thầy.
Vì Nhà Thờ xuống cấp trầm trọng đã giải hạ năm 1997 và khởi công xây mới năm 1999 - 2005 do Cha cố Đa Minh Phạm Ngọc Đỉnh chỉ đạo.
Ngày 12 -12 - 2005 Cha Đa Minh Nguyễn Văn Thiện về nhiệm sở tiếp tục chỉ đạo thi công đến năm 2009 Công trình hoàn thành.
Ngày 14 - 9 - 2009 Cha cố Vinh Sơn Trần Ngọc Bút về nhiệm sở, mở rộng kiện toàn khuôn viên Thánh Đường, thiết kế cổng tam quan và Toà Vàng mới. Tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn – Làm phép và Cắt băng khánh thành Tân Thánh Đường vào ngày Đại Lễ kính Các Thánh, ngày 01 tháng 11 năm 2010.
2. Giáo họ Giang Liêu:
Thành lập năm 1940
Số tín hữu: 1. 420
Nhà Thờ xây dựng năm 2002
Nhận Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Quan Thầy.
3. Giáo họ Hàn:
Thành lập năm 1875
Số tín hữu: 400
Nhà Thờ xây dựng năm 1995
Nhận Thánh Gioan Baotixita làm Quan Thầy
4 Giáo họ Liên Liêu:
Thành lập năm 1949
Số tín hữu: 115
Nhà Thờ xây dựng năm 2009
Nhận Đức Mẹ Fatima làm Quan Thầy
Quý Cha Xứ
1 Cha Giuse Nguyễn Duy Thống
2 Cha Đa Minh Phạm Cộng Đồng
3 Cha Vinh Sơn Trần Thế Đông
4 Cha Giuse Hoàng Vương Cung
5 Cha Vinh Sơn Trần Đức Huân
6 Cha Đa Minh Cao Viết Thức
7 Cha Đa Minh Đinh Minh Ước
8 Cha Phanxicô Trịnh Xuân Thụ
9 Cha Giuse Nguyễn Đức Vĩnh
10 Cha Phaolô Vũ Văn Phán
11 Cha Phêrô Phạm Thanh Tường
12 Cha Phêrô Cao Viết Khắc
13 Cha Đa Minh Phạm Quang Tấn
14 Cha Phêrô Mai Xuân Ngoạn
15 Cha Giuse Hoàng Sinh Huy
16 Cha Đa Minh Đỗ An Lộc
17 Cha Đa Minh Phạm Ngọc Đỉnh
18 Cha Đa Minh Nguyễn Văn Thiện
19 Cha Vinh Sơn Trần Ngọc Bút
Quý Cha quê hương
1 Cha Giuse Trần Văn Thiêm
2 Cha Giuse Cao Thế Hùng
3 Cha Giuse Trần Thanh Bình
4 Cha Giuse Nguyễn Văn Hải
Quý Thầy xứ
1 Đa Minh Đinh Ngọc Khoan
2 Đa Minh Phạm Văn Rinh
3 Phaolô Ngô Sỹ Liên
4 Giuse Nguyễn ngọc Hảo
Thầy Quê Hương
Giuse Hoàng Đức Dũng (Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn)
Quý Dì Xứ
1 Xêxilia Đinh Thị Hoa
2 Cờlara Nguyễn Thị ánh Mùi
3 Maria Nguyễn Thị Thuỷ
4 Maria Phạm Thị Hoa
5 Maria Ngô Hồng Nhung
Quý Dì quê hương
1 Maria Trần Thị Hương
2 Maria Trần Thị Ngọt
3 Maria Vũ Thị Khuy
4 Maria Lê Thị Thêu
5 Maria Vũ Thị Hồng Lựu
6 Mari a Trần Thị Mừng
7 Maria Trần Thị Oanh
8 Maria Lưu Thị Hoà
9 Maria Đỗ Thị Ngọc
Các hội đoàn đạo đức
1 Hội Kèn Đồng
2 Hội Trống
3 Hội Trắc
4 Hội Gia Trưởng
5 Hội con Đức Mẹ áo Trắng
6 Hội con Đức Mẹ áo Đỏ
7 Hội con Đức Mẹ Vô Nhiễm
8 Hội con Đức Mẹ Mân Côi
9 Giới Trẻ
10 Nghĩa Binh Thánh Thể
11 Hội Khấn
12 Hội ơn gọi
13 Giáo Lý Viên
14 Ca Đoàn
15 Lễ Sinh
16 Đoàn Tông Đồ
17 Huynh Đoàn giáo dân Đa Minh
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô,Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse luôn đồng hành và hướng dẫn Giáo Xứ chúng con ngày càng vững bước trong Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, đoàn kết yêu thương nhau và viết tiếp những trang sử vẻ vang hơn nữa!
Hội bạn Người Cùi Việt Nam Úc Châu mừng bổn mạng
FX Trần Văn Minh
11:23 06/11/2010
Melbourne, Vào lúc 11 giờ Ngày 6 Tháng 11 Năm 2010. Tại Nhà thờ Tu viện Thánh Đa Minh (St Dominic’s Church) Số 816 Riversdale Rd, Camberwell. Một Thánh lễ do Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Toàn OP Tuyên uý cuả Hội bạn Người Cùi Việt Nam Úc châu đã hân hoan dâng Thánh lễ mừng Bổn mạng nhân lễ Thánh Martino De Porres mà hội đã sốt mến chọn Ngài làm quan thầy. Như thuờng lệ hằng năm, Ca đoàn Cung chiều phụ trách phần thánh ca trong Thánh lễ.
Xem hình ảnh
Đây là buổi lễ mừng kính bổn mạng cuả hội lần Thứ 19. Hằng năm, cứ vào dịp đầu Tháng 11 khi đến ngày lễ Thánh Martino De Porres. Hội Bạn Người Cùi Việt Nam Úc Châu lại tổ chức mừng bổn mạng cuả hội. Trước là cảm tạ Thiên Chuá, cùng cầu nguyện qua Thánh Martino quan thầy cuả hội đã cầu bầu cùng Chuá thương ban cho mọi người được an bình trong suốt năm qua. Đây cũng là dịp để mọi người trong hội có dịp gặp gỡ nghe báo cáo về tài chánh cùng những công việc mà hội đã làm để giúp đỡ, an ủi những người bạn kém may mắn, bất hạnh đang đau khổ với những căn bệnh hiểm nghèo tại quê nhà.
Sau những ngày mưa dầm, trời hôm nay rất đẹp, lý tưởng cho những buổi lễ và các buổi họp mặt cộng đồng. Nhà thờ Tu viện Thánh Đa Minh cổ kính mỗi năm chỉ có dịp này mới có một Thánh lễ đặc biệt có số người Công giáo Việt Nam đến dự Thánh lễ đông đúc như hôm nay. Những người trong khắp nơi thuộc TGP Melbourne cùng quy tụ về để cùng có cơ hội đóng góp chút ít vào công việc trợ giúp hội, để hội có phương tiện đem niềm vui đến với những người bạn kém may mắn hơn mình.
Những người bạn trong hội bằng mọi cách như, quyên góp tại chỗ, gửi lon tiết kiệm đến từng nhà, hay ương cây, làm bánh bán với cùng mục đích gây quỹ cho hội.
Theo báo cáo được công khai trong bản tin gửi đến mọi người hiện diện trong Thánh đường Thánh Đa Minh tham dự Thánh lễ mừng bổn mạng, thì Năm 2009 hội đã quyên góp được một số tiền. Và toàn thể tổng số tiền đều được chi ra cho các dự án trợ giúp các trại Phong Cùi tại Việt Nam.
Mọi người trong hội đã một lòng, một ý cùng với Linh mục Tuyên uý dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chuá, Thánh Martino quan thầy cuả hội, cùng cầu nguyện cho các ân nhân đã cùng với các hội viên đã và luôn rộng tay đóng góp cho hội, để hội có điều kiện thực hiện các chương trình ngắn cũng như dài hạn nhằm giúp đỡ cho những bệnh nhân Phong Cuì đang sống rải rác trong các trại hoặc sống riêng rẽ khắp nơi trong mọi miền đất nước.
Qua phần chia sẻ, Linh mục tuyên úy kêu gọi mọi người rộng tay hơn, vì năm nay những cơn lũ lớn tàn phá nặng nề nơi quê hương, những người dân thường còn gặp bao cảnh khốn cùng, chắc chắn những người bệnh tật cũng phải gánh chịu nhiều khổ đau hơn nưã!!!
Sau Thánh lễ, Linh mục tuyên uý đã mời cộng đoàn cùng tập trung trước Đài Thánh Martino, bổn mạng cuả hội để đọc kinh cầu nguyện, cùng mời mọi người ở lại dùng bưã ăn nhẹ để hàn huyên và nhận lon tiết kiệm và đóng góp qua các hình thức khác cho quỹ cuả hội.
Buổi lễ kết thúc vào lúc hơn 1 giờ trưa trong tình gia đình, thật ấm lòng cho những người con cái Chuá đã nhận những người kém may mắn hơn làm bạn mình. Cùng hẹn gặp lại nhau năm tới khi hội kỷ niệm năm thứ 20 ngày thành lập.
Xem hình ảnh
Đây là buổi lễ mừng kính bổn mạng cuả hội lần Thứ 19. Hằng năm, cứ vào dịp đầu Tháng 11 khi đến ngày lễ Thánh Martino De Porres. Hội Bạn Người Cùi Việt Nam Úc Châu lại tổ chức mừng bổn mạng cuả hội. Trước là cảm tạ Thiên Chuá, cùng cầu nguyện qua Thánh Martino quan thầy cuả hội đã cầu bầu cùng Chuá thương ban cho mọi người được an bình trong suốt năm qua. Đây cũng là dịp để mọi người trong hội có dịp gặp gỡ nghe báo cáo về tài chánh cùng những công việc mà hội đã làm để giúp đỡ, an ủi những người bạn kém may mắn, bất hạnh đang đau khổ với những căn bệnh hiểm nghèo tại quê nhà.
Sau những ngày mưa dầm, trời hôm nay rất đẹp, lý tưởng cho những buổi lễ và các buổi họp mặt cộng đồng. Nhà thờ Tu viện Thánh Đa Minh cổ kính mỗi năm chỉ có dịp này mới có một Thánh lễ đặc biệt có số người Công giáo Việt Nam đến dự Thánh lễ đông đúc như hôm nay. Những người trong khắp nơi thuộc TGP Melbourne cùng quy tụ về để cùng có cơ hội đóng góp chút ít vào công việc trợ giúp hội, để hội có phương tiện đem niềm vui đến với những người bạn kém may mắn hơn mình.
Những người bạn trong hội bằng mọi cách như, quyên góp tại chỗ, gửi lon tiết kiệm đến từng nhà, hay ương cây, làm bánh bán với cùng mục đích gây quỹ cho hội.
Theo báo cáo được công khai trong bản tin gửi đến mọi người hiện diện trong Thánh đường Thánh Đa Minh tham dự Thánh lễ mừng bổn mạng, thì Năm 2009 hội đã quyên góp được một số tiền. Và toàn thể tổng số tiền đều được chi ra cho các dự án trợ giúp các trại Phong Cùi tại Việt Nam.
Mọi người trong hội đã một lòng, một ý cùng với Linh mục Tuyên uý dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chuá, Thánh Martino quan thầy cuả hội, cùng cầu nguyện cho các ân nhân đã cùng với các hội viên đã và luôn rộng tay đóng góp cho hội, để hội có điều kiện thực hiện các chương trình ngắn cũng như dài hạn nhằm giúp đỡ cho những bệnh nhân Phong Cuì đang sống rải rác trong các trại hoặc sống riêng rẽ khắp nơi trong mọi miền đất nước.
Qua phần chia sẻ, Linh mục tuyên úy kêu gọi mọi người rộng tay hơn, vì năm nay những cơn lũ lớn tàn phá nặng nề nơi quê hương, những người dân thường còn gặp bao cảnh khốn cùng, chắc chắn những người bệnh tật cũng phải gánh chịu nhiều khổ đau hơn nưã!!!
Sau Thánh lễ, Linh mục tuyên uý đã mời cộng đoàn cùng tập trung trước Đài Thánh Martino, bổn mạng cuả hội để đọc kinh cầu nguyện, cùng mời mọi người ở lại dùng bưã ăn nhẹ để hàn huyên và nhận lon tiết kiệm và đóng góp qua các hình thức khác cho quỹ cuả hội.
Buổi lễ kết thúc vào lúc hơn 1 giờ trưa trong tình gia đình, thật ấm lòng cho những người con cái Chuá đã nhận những người kém may mắn hơn làm bạn mình. Cùng hẹn gặp lại nhau năm tới khi hội kỷ niệm năm thứ 20 ngày thành lập.
Lời Chủ Chăn: Chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
11:33 06/11/2010
Ngày 3.11.2010
Chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Con Thiên Chúa mang phận người ở giữa chúng ta, nhằm làm chứng cho sự thật căn bản số một này là: Thiên Chúa là Sự Sống, là Tình Yêu, và đã trao tặng cho gia đình nhân loại hai món quà cao quý nhất là sự sống và tình yêu thương. Tin Mừng cứu độ mà Đức Giêsu loan báo cho loài người là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương, và mời gọi mọi người thiện tâm hãy chung sức kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, vì sự sống và hạnh phúc của mọi người.
2. Trong thư gửi dân Chúa Việt Nam ngày 7.10.2010, HĐGM.VN mời gọi người công giáo Việt Nam hãy chung sức xây đắp mối hiệp thông hiếu trung đối với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông huynh đệ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, nhằm chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước hôm nay.
Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 24.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI cũng kêu gọi người công giáo xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là chìa khoá loan Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, cũng nhằm mục đích phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của xã hội loài người hôm nay.
3. Mười hai năm sống trong thành phố này, tôi nhận thấy, bên cạnh sự phát triển rất nhanh về mặt kinh tế xã hội, có những dấu ấn văn hoá sự chết ngày càng lan rộng, như nạn phá thai hủy diệt sự sống, nạn xì ke ma tuý đưa nhiều bạn trẻ đến cái chết trắng, để lại nhiều bà mẹ, nhiều trẻ thơ sống với HIV, nạn trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, nạn bạo hành và phân hoá trong gia đình, cùng những tệ nạn khác hủy hoại sự sống và phẩm giá con người...
4. Ai chịu trách nhiệm về sự hình thành và phát triển lối sống văn hoá sự chết này? Khoa học xã hội xác định có ba nhân tố chung phần vào sự hình thành nhân cách của mỗi con người: (1) di truyền, (2) môi trường xã hội gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức trong xã hội, đạo đời, truyền thống văn hoá cùng những nét văn hoá du nhập từ thế giới toàn cầu hoá hôm nay, (3) ý thức và ý chí của các đương sự.
5. Kỳ thực, một số tổ chức đạo đời trong thành phố đã có những biện pháp tình thế nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề và không ngừng gia tăng của lối sống văn hoá sự chết. Tuy nhiên, muốn giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau từng bước vượt qua lối sống văn hoá sự chết trong xã hội hôm nay, thiển nghĩ cần có những giải pháp căn cơ hơn. Một đàng, chúng ta không thể thay đổi những yếu tố về di truyền; đàng khác, chúng ta có thể góp phần xây dựng và cải tạo môi trường sống cho tốt đẹp hơn, cũng như góp phần huấn luyện và củng cố ý chí nơi mỗi con người.
Để đạt mục đích trên, ưu tiên là ba giải pháp như sau:
(1) Một là đổi mới cơ chế luật lệ hiện hành, mở ra cho mọi tổ chức đạo đời đồng trách nhiệm tham gia vào việc tổ chức và điều hành công cuộc phục vụ cho sự sống cùng nhân phẩm và nhân quyền, trước tiên là quyền sống và quyền được phát triển, của mọi người trong cộng đồng dân tộc hôm nay, đặc biệt người nghèo khổ, kém may mắn, bị bỏ rơi...
(2) Hai là liên kết mọi thành phần xã hội trong nỗ lực chung: gia đình, nhà trường và nhà giáo, nhà báo và nhà khoa học, nhà thờ và nhà chùa, nhà kinh tế và nhà chính trị, với ý thức trách nhiệm liên đới, quan tâm liên kết, chung sức xác lập định hướng cho nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế hệ trẻ trong xã hội hôm nay.
(3) Ba là nêu gương sáng cho giới trẻ: gia đình, nhà trường cùng giới lãnh đạo các tổ chức đạo đời trong xã hội thể hiện ý thức trách nhiệm nêu gương sáng thuyết phục, và truyền đạt kỹ năng sống nếp sống mới cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
6. Nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương là nếp sống mang những nét văn hoá căn bản như sau:
- Thể hiện ý thức tôn trọng con người là mục đích tối cao của sự phát triển đất nước, không coi họ chỉ là phương tiện sản xuất, là công cụ cho sự phát triển...
- Thể hiện ý thức tôn trọng sự sống, nhân phẩm, nhân quyền, theo truyền thống văn hoá dân tộc, không chỉ dùng luật, lệnh, vũ lực đối xử với con người, hay dùng tiền bạc để mua chuộc họ...
- Thể hiện ý thức tôn trọng lòng nhân và lòng tự trọng theo truyền thống đạo lý của dân tộc, không để mình bị cuốn hút chạy theo tiền tài, quyền lực, danh vọng, thời trang, hưởng thụ vật chất...
- Thể hiện ý thức tôn trọng sự thật cùng tính trung thực và sự trong sáng đáng tin cậy, không chỉ coi là sự thật những gì mang tính thực dụng, đem lại lợi lộc. ..
7. Chung sức xây dựng nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong gia đình, trong cộng đoàn, trong các tổ chức của mình, gia đình giáo phận thể hiện tình hiệp thông với Chúa Kitô, và bước theo Người cùng Giáo Hội của Người, trên đường loan báo Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương, phục vụ cho sự sống cùng phẩm giá của mọi người anh em đồng bào và đồng loại trong thành phố này.
Và điều mỗi người có thể làm trong đời thường là thực hành giáo huấn của Đức cố Gioan Phaolô II và Đức Bênêđitô XVI, mời gọi mọi người tín hữu hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu qua việc cầu nguyện với 20 Mầu Nhiệm Mân Côi, và bước theo Người trên con đường yêu thương cứu nhân độ thế đối với gia đình nhân loại hôm nay.
Xin mọi thành viên trong gia đình giáo phận cầu nguyện đặc biệt, trong tuần lễ từ ngày 14.11-21.11 cũng như trong suốt thời gian Đại Hội, xin Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thương ban cho Đại Hội Dân Chúa trung thành bước theo Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng sự sống và tình thương, cùng phục vụ cho sự sống và phẩm giá của mọi người.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
Chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Con Thiên Chúa mang phận người ở giữa chúng ta, nhằm làm chứng cho sự thật căn bản số một này là: Thiên Chúa là Sự Sống, là Tình Yêu, và đã trao tặng cho gia đình nhân loại hai món quà cao quý nhất là sự sống và tình yêu thương. Tin Mừng cứu độ mà Đức Giêsu loan báo cho loài người là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương, và mời gọi mọi người thiện tâm hãy chung sức kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, vì sự sống và hạnh phúc của mọi người.
2. Trong thư gửi dân Chúa Việt Nam ngày 7.10.2010, HĐGM.VN mời gọi người công giáo Việt Nam hãy chung sức xây đắp mối hiệp thông hiếu trung đối với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông huynh đệ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, nhằm chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước hôm nay.
Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 24.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI cũng kêu gọi người công giáo xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là chìa khoá loan Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, cũng nhằm mục đích phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của xã hội loài người hôm nay.
3. Mười hai năm sống trong thành phố này, tôi nhận thấy, bên cạnh sự phát triển rất nhanh về mặt kinh tế xã hội, có những dấu ấn văn hoá sự chết ngày càng lan rộng, như nạn phá thai hủy diệt sự sống, nạn xì ke ma tuý đưa nhiều bạn trẻ đến cái chết trắng, để lại nhiều bà mẹ, nhiều trẻ thơ sống với HIV, nạn trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, nạn bạo hành và phân hoá trong gia đình, cùng những tệ nạn khác hủy hoại sự sống và phẩm giá con người...
4. Ai chịu trách nhiệm về sự hình thành và phát triển lối sống văn hoá sự chết này? Khoa học xã hội xác định có ba nhân tố chung phần vào sự hình thành nhân cách của mỗi con người: (1) di truyền, (2) môi trường xã hội gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức trong xã hội, đạo đời, truyền thống văn hoá cùng những nét văn hoá du nhập từ thế giới toàn cầu hoá hôm nay, (3) ý thức và ý chí của các đương sự.
5. Kỳ thực, một số tổ chức đạo đời trong thành phố đã có những biện pháp tình thế nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề và không ngừng gia tăng của lối sống văn hoá sự chết. Tuy nhiên, muốn giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau từng bước vượt qua lối sống văn hoá sự chết trong xã hội hôm nay, thiển nghĩ cần có những giải pháp căn cơ hơn. Một đàng, chúng ta không thể thay đổi những yếu tố về di truyền; đàng khác, chúng ta có thể góp phần xây dựng và cải tạo môi trường sống cho tốt đẹp hơn, cũng như góp phần huấn luyện và củng cố ý chí nơi mỗi con người.
Để đạt mục đích trên, ưu tiên là ba giải pháp như sau:
(1) Một là đổi mới cơ chế luật lệ hiện hành, mở ra cho mọi tổ chức đạo đời đồng trách nhiệm tham gia vào việc tổ chức và điều hành công cuộc phục vụ cho sự sống cùng nhân phẩm và nhân quyền, trước tiên là quyền sống và quyền được phát triển, của mọi người trong cộng đồng dân tộc hôm nay, đặc biệt người nghèo khổ, kém may mắn, bị bỏ rơi...
(2) Hai là liên kết mọi thành phần xã hội trong nỗ lực chung: gia đình, nhà trường và nhà giáo, nhà báo và nhà khoa học, nhà thờ và nhà chùa, nhà kinh tế và nhà chính trị, với ý thức trách nhiệm liên đới, quan tâm liên kết, chung sức xác lập định hướng cho nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế hệ trẻ trong xã hội hôm nay.
(3) Ba là nêu gương sáng cho giới trẻ: gia đình, nhà trường cùng giới lãnh đạo các tổ chức đạo đời trong xã hội thể hiện ý thức trách nhiệm nêu gương sáng thuyết phục, và truyền đạt kỹ năng sống nếp sống mới cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
6. Nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương là nếp sống mang những nét văn hoá căn bản như sau:
- Thể hiện ý thức tôn trọng con người là mục đích tối cao của sự phát triển đất nước, không coi họ chỉ là phương tiện sản xuất, là công cụ cho sự phát triển...
- Thể hiện ý thức tôn trọng sự sống, nhân phẩm, nhân quyền, theo truyền thống văn hoá dân tộc, không chỉ dùng luật, lệnh, vũ lực đối xử với con người, hay dùng tiền bạc để mua chuộc họ...
- Thể hiện ý thức tôn trọng lòng nhân và lòng tự trọng theo truyền thống đạo lý của dân tộc, không để mình bị cuốn hút chạy theo tiền tài, quyền lực, danh vọng, thời trang, hưởng thụ vật chất...
- Thể hiện ý thức tôn trọng sự thật cùng tính trung thực và sự trong sáng đáng tin cậy, không chỉ coi là sự thật những gì mang tính thực dụng, đem lại lợi lộc. ..
7. Chung sức xây dựng nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong gia đình, trong cộng đoàn, trong các tổ chức của mình, gia đình giáo phận thể hiện tình hiệp thông với Chúa Kitô, và bước theo Người cùng Giáo Hội của Người, trên đường loan báo Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương, phục vụ cho sự sống cùng phẩm giá của mọi người anh em đồng bào và đồng loại trong thành phố này.
Và điều mỗi người có thể làm trong đời thường là thực hành giáo huấn của Đức cố Gioan Phaolô II và Đức Bênêđitô XVI, mời gọi mọi người tín hữu hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu qua việc cầu nguyện với 20 Mầu Nhiệm Mân Côi, và bước theo Người trên con đường yêu thương cứu nhân độ thế đối với gia đình nhân loại hôm nay.
Xin mọi thành viên trong gia đình giáo phận cầu nguyện đặc biệt, trong tuần lễ từ ngày 14.11-21.11 cũng như trong suốt thời gian Đại Hội, xin Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thương ban cho Đại Hội Dân Chúa trung thành bước theo Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng sự sống và tình thương, cùng phục vụ cho sự sống và phẩm giá của mọi người.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn CGVN Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng và Ngân khánh cộng đoàn..
FX. Trần Văn Minh
19:32 06/11/2010
Melbourne. Vào lúc 17 giờ Ngày 6 Tháng 11 Năm 2010. Một Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng và kỷ niệm 25 năm thành lập cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh VSL. Đã long trọng tổ chức tại Lễ đài Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, số 95 Mount Alexander Rd. Flemington.
Xem hình ảnh
Trong một ngày đẹp trời sau cả một tuần mưa gió. Mọi người hân hoan cùng với các ban ngành, đoàn thể, các hội đoàn, cộng đoàn giáo dân và quan khách cùng về tham dự thánh lễ thật đông đủ để mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng cộng đoàn và cũng để Mừng Ngân Khánh kỷ niêm 25 năm ngày thành lập Trung tâm Công giáo Việt nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Tại khuân viên trung tâm, nơi có lễ đài được trang hoàng đẹp đẽ hơn thường lệ. Ngoài cổng chính, Quốc kỳ Úc và Cờ Vàng ba sọc đỏ Việt Nam phất phới bay cùng với các cờ đuôi nheo giăng dọc theo hàng rào khuân viên và không thể thiếu một băng rôn “Chào mừng ngày lễ hội Thánh Vinh Sơn Liêm 2010.” Trên nóc khán đài chính, cờ Hội Thánh cùng với cờ Thánh Giá với cành Thiên tuế tượng trưng cho các Thánh Tử đạo được trang trí hai bên. Một băng rôn màu đỏ với hai hàng chữ trắng mang nội dung. Cộng đoàn hân hoan mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm.
Trên lễ đài, một bàn thờ với tượng Cha Thánh được trang trí giưã lễ đài với hoa nến thật trang trọng. Giưã sân một đội trắc ăn mặc đồng phục trắng thắt giây lưng vàng đỏ làm hàng rào danh dự đón rước đoàn đồng tế từ cổng tam quan nguyện đường sang lễ đài.
Buổi lễ bắt đầu với phần chào mừng quan khách, phần đọc tiểu sử Cha Thánh Vinh Sơn Liêm, suy tôn và dâng hương lên bàn thờ do ba quan viên mặc quốc phục Việt Nam dâng hương.
Sau đó đoàn Linh mục đồng tế do linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện, cùng với các Linh mục Lê Công Bình, Lê Đình Các, Hoàng Minh Tâm và LM Thinh đồng tế hiệp dâng Thánh lễ cùng cộng đoàn. Trong phần chia sẻ lời Chuá, linh mục quản nhiệm đã nói về gương cha Thánh Vinh Sơn Liêm đã hiên ngang chịu chết vì Đạo Chuá mà cộng đoàn đã vinh dự chọn ngài làm bổn mạng. Đặc biệt, sau 25 năm thành lập đã có những linh mục xuất thân từ những thiếu nhi trong cộng đoàn như Linh mục Lê Công Bình cũng hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Phần thánh nhạc do Ca đoàn Nữ Vương trong đồng phục nữ áo dài xanh bông và nam cũng áo quốc phục trông rất đẹp mắt. Với lời ca tiếng hát thật điêu luyện làm tôn những cung điệu các bản Thánh ca phục vụ cho buổi lễ thật sống động nhịp nhàng.
Phần dâng tiến lễ vật thật ý nghiã, nói lên lịch sử cuả cộng đoàn tỵ nạn và di dân với con thuyền tượng trưng cho lớp người tỵ nạn đến Úc bằng thuyền. Phi cơ tượng trưng cho những người đến Úc trong diện đoàn tụ. Tự điển và nón tốt nghiệp nói về những du học sinh đến Úc tu nghiệp và du học. Và không thể thiếu những hoa quả mà Thiên Chuá đã trao ban cho chúng ta để làm lưong thực nuôi sống, cùng làm nên bánh và rượu dâng tiến lên ngai toà Thiên Chuá để cử hành Thánh lễ tạ ơn Thiên Chuá.
Thánh lẽ mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm hôm nay cũng là Lễ Ngân Khánh kỷ niêm 25 năm ngày thành lập cộng đoàn. Linh mục quản nhiệm và ban mục vụ đã luôn nhắc đến công lao cuả các Linh mục Giuse Bùi Đức Tiến, Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng là những vị linh mục tiền nhiệm đã có công lao chăm sóc và phát triển cùng với những người đã góp công sức, tiền cuả để thành lập một Trung Tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm tại Khu vực Miền Tây cuả Tổng Giáo Phận Melbourne lớn mạnh về mọi phương diện như ngày hôm nay.
Cuối lễ, chiếc bánh sinh nhật thật đẹp với con số 25 nổi bật đã rước lên lễ đài và được các em thiếu nhi Thánh thể tháp tùng bằng hoa và nến dâng lên Thiên Chuá và Cha Thánh thay lời cảm tạ Thiên Chuá mà muôn muôn hồng ân ngài đã ban cho cộng đoàn trong suốt 25 năm qua.
Cuối cùng, Linh mục quản nhiệm cộng đoàn ban phép lành cuối lễ và tuyên bố khai mạc lễ hội với phần ca nhạc do các ca đoàn trong cộng đoàn phụ trách phần văn nghệ và các trò chơi giải trí, các gian hàng bán thức ăn với giá tượng trưng gây quỹ để làm những công việc từ thiện.
Buổi lễ hội mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Năm 2010 và kỷ niệm 25 năm thành lập Trung Tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm kết thúc khi trời đã vào khuya trong một ngày thật đẹp trong niêm hân hoan, vui mừng cuả mọi thành phần Dân Chuá.
Xem hình ảnh
Trong một ngày đẹp trời sau cả một tuần mưa gió. Mọi người hân hoan cùng với các ban ngành, đoàn thể, các hội đoàn, cộng đoàn giáo dân và quan khách cùng về tham dự thánh lễ thật đông đủ để mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng cộng đoàn và cũng để Mừng Ngân Khánh kỷ niêm 25 năm ngày thành lập Trung tâm Công giáo Việt nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Tại khuân viên trung tâm, nơi có lễ đài được trang hoàng đẹp đẽ hơn thường lệ. Ngoài cổng chính, Quốc kỳ Úc và Cờ Vàng ba sọc đỏ Việt Nam phất phới bay cùng với các cờ đuôi nheo giăng dọc theo hàng rào khuân viên và không thể thiếu một băng rôn “Chào mừng ngày lễ hội Thánh Vinh Sơn Liêm 2010.” Trên nóc khán đài chính, cờ Hội Thánh cùng với cờ Thánh Giá với cành Thiên tuế tượng trưng cho các Thánh Tử đạo được trang trí hai bên. Một băng rôn màu đỏ với hai hàng chữ trắng mang nội dung. Cộng đoàn hân hoan mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm.
Trên lễ đài, một bàn thờ với tượng Cha Thánh được trang trí giưã lễ đài với hoa nến thật trang trọng. Giưã sân một đội trắc ăn mặc đồng phục trắng thắt giây lưng vàng đỏ làm hàng rào danh dự đón rước đoàn đồng tế từ cổng tam quan nguyện đường sang lễ đài.
Buổi lễ bắt đầu với phần chào mừng quan khách, phần đọc tiểu sử Cha Thánh Vinh Sơn Liêm, suy tôn và dâng hương lên bàn thờ do ba quan viên mặc quốc phục Việt Nam dâng hương.
Sau đó đoàn Linh mục đồng tế do linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện, cùng với các Linh mục Lê Công Bình, Lê Đình Các, Hoàng Minh Tâm và LM Thinh đồng tế hiệp dâng Thánh lễ cùng cộng đoàn. Trong phần chia sẻ lời Chuá, linh mục quản nhiệm đã nói về gương cha Thánh Vinh Sơn Liêm đã hiên ngang chịu chết vì Đạo Chuá mà cộng đoàn đã vinh dự chọn ngài làm bổn mạng. Đặc biệt, sau 25 năm thành lập đã có những linh mục xuất thân từ những thiếu nhi trong cộng đoàn như Linh mục Lê Công Bình cũng hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Phần thánh nhạc do Ca đoàn Nữ Vương trong đồng phục nữ áo dài xanh bông và nam cũng áo quốc phục trông rất đẹp mắt. Với lời ca tiếng hát thật điêu luyện làm tôn những cung điệu các bản Thánh ca phục vụ cho buổi lễ thật sống động nhịp nhàng.
Phần dâng tiến lễ vật thật ý nghiã, nói lên lịch sử cuả cộng đoàn tỵ nạn và di dân với con thuyền tượng trưng cho lớp người tỵ nạn đến Úc bằng thuyền. Phi cơ tượng trưng cho những người đến Úc trong diện đoàn tụ. Tự điển và nón tốt nghiệp nói về những du học sinh đến Úc tu nghiệp và du học. Và không thể thiếu những hoa quả mà Thiên Chuá đã trao ban cho chúng ta để làm lưong thực nuôi sống, cùng làm nên bánh và rượu dâng tiến lên ngai toà Thiên Chuá để cử hành Thánh lễ tạ ơn Thiên Chuá.
Thánh lẽ mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm hôm nay cũng là Lễ Ngân Khánh kỷ niêm 25 năm ngày thành lập cộng đoàn. Linh mục quản nhiệm và ban mục vụ đã luôn nhắc đến công lao cuả các Linh mục Giuse Bùi Đức Tiến, Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng là những vị linh mục tiền nhiệm đã có công lao chăm sóc và phát triển cùng với những người đã góp công sức, tiền cuả để thành lập một Trung Tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm tại Khu vực Miền Tây cuả Tổng Giáo Phận Melbourne lớn mạnh về mọi phương diện như ngày hôm nay.
Cuối lễ, chiếc bánh sinh nhật thật đẹp với con số 25 nổi bật đã rước lên lễ đài và được các em thiếu nhi Thánh thể tháp tùng bằng hoa và nến dâng lên Thiên Chuá và Cha Thánh thay lời cảm tạ Thiên Chuá mà muôn muôn hồng ân ngài đã ban cho cộng đoàn trong suốt 25 năm qua.
Cuối cùng, Linh mục quản nhiệm cộng đoàn ban phép lành cuối lễ và tuyên bố khai mạc lễ hội với phần ca nhạc do các ca đoàn trong cộng đoàn phụ trách phần văn nghệ và các trò chơi giải trí, các gian hàng bán thức ăn với giá tượng trưng gây quỹ để làm những công việc từ thiện.
Buổi lễ hội mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Năm 2010 và kỷ niệm 25 năm thành lập Trung Tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm kết thúc khi trời đã vào khuya trong một ngày thật đẹp trong niêm hân hoan, vui mừng cuả mọi thành phần Dân Chuá.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người vợ tốt
Trầm Thiên Thu
07:49 06/11/2010
Phụ nữ nào cũng muốn là người vợ tuyệt vời, nhưng điều đó có ý nghĩa gì? Đừng lo. Điều đó tùy bạn và chồng bạn xác định nhu cầu của mối quan hệ và cách thức mà vợ chồng có thể “hoàn thành xuất sắc”. Đây là vài “bí kíp”:
1. Thoải mái. Phụ nữ tự hạ mình hoặc thiếu tự tin về ngoại hình là một cách coi thường “khẩu vị” của anh ấy. Anh ấy ở bên bạn vì anh ấy muốn vậy. Anh ấy thấy bạn hấp dẫn dù bạn không tự cảm thấy vậy. Thái độ và sự sẵn sàng chiếm phần lớn trong việc quyến rũ. Thiếu tự tin là điều tệ hại trong hôn nhân, hãy chắc chắn rằng bạn vui vẻ và thoải mái. Đừng căng thẳng hoặc tỏ ra u buồn mỗi lúc ở bên nhau.
2. Bày tỏ cảm xúc và nhu cầu. Đừng nghĩ chồng có thể hiểu hết ý vợ. Nếu muốn gì, bạn cứ đề nghị. Thấy gì không thích thì cứ bày tỏ, nhưng đừng “kết án” chồng này nọ, cũng đừng làm ngơ những gì anh ấy gợi ý. Giao tiếp và thảo luận về các nhu cầu và mục đích. Hôn nhân tốt khi đồng vợ đồng chồng, cùng bày tỏ cảm xúc thật, nhưng không lải nhải về những gì chồng đã làm. Hãy có cách nói tích cực.
3. Đừng ảo tưởng. Anh ấy muốn thử, bạn cũng muốn thử, nhưng không ai “chuyên nghiệp”. Các hy vọng không thỏa mãn sẽ làm thất vọng cả hai. Tuy nhiên, nếu cả hai cùng cố gắng thì sẽ kết quả. Nếu hy vọng quá cao hoặc hão huyền, hãy chấn chỉnh cho hợp hoàn cảnh thực tế để khả thi hơn.
4. Hòa giải. Cũng như nhiều cuộc xung đột, ôn hòa và nhường nhịn rất cần để vãn hồi hòa bình. Nếu có xung khắc, hãy cố gắng mọi cách để hòa giải càng sớm càng tốt. Có nhiều cách để làm hòa, nhưng trước hết phải biết tha thứ và xin lỗi – đừng câu nệ ai xin lỗi trước. Hôn nhân không thể có khái niệm “thắng và thua”.
5. Đừng “cấm vận”. Có nhiều nguyên nhân để từ chối “chuyện ấy”: Mệt mỏi, bệnh tật, tuổi tác, văn hóa, tôn giáo, tâm lý,…
+ Đối với đa số đàn ông, đây là vấn đề “nóng” trong hôn nhân, có khả năng “xác định” mối quan hệ phu thê. Phụ nữ nên cố gắng hết sức để duy trì và bảo vệ niềm vui hôn nhân – trừ khi chẳng đặng đừng, nhưng hãy cởi mở cùng thỏa thuận.
+ Đa số đàn ông có những mong muốn và nhu cầu về tình cảm (và thể lý), kết hợp với tình dục. Sự sẵn sàng của vợ thường là quan yếu đối với hạnh phúc của chồng và sự thành công hôn nhân của vợ. Nhiều đàn ông muốn ân ái hàng ngày, một số khác vài lần/tuần, nhưng có người 1 lần/tuần là đủ. Nói chung, mỗi người mỗi khác, đàn ông khỏe mạnh bình thường thì muốn 2-4 lần/tuần. Cố gắng thỏa mãn nhau ít nhất 1 lần/tuần.
+ Không thường xuyên thân mật ân ái, đàn ông có thể không thỏa mãn, khó chịu và ức chế rồi họ sẽ tìm vui “bên ngoài”. “Ăn phở” là sai nhưng rất có thể có một phần lỗi của vợ. Vợ làm hồng thỏa mãn thì chồng sẽ vui vẻ, tế nhị và chiều chuộng vợ kiểu khác. Lợi cả đôi.
6. Duy trì hứng thú. Hãy thảo luận vấn đề ân ái với anh ấy. Đừng ngại nói những gì bạn muốn. Trong hôn nhân, sự than mật thể lý quan yếu như sự thân mật tình cảm, cả hai đều phải cố gắng duy trì và nuôi dưỡng. Sự thân mật thể lý có thể không là “chuyện ấy”.
7. Chấp nhận. Chỉ với cách chấp nhận anh ấy là chính anh ấy thì bạn mới tôn trọng anh ấy, đừng bao giờ có ý “thay đổi” anh ấy. Bạn muốn có khoảng riêng, anh ấy cũng vậy. Hãy giúp nhau chọn lựa và tạo cơ hội thay đổi với nhau.
8. Đừng căng thẳng. Nam giới (và nữ giới) phải đối đầu stress suốt ngày và hàng ngày, ở nhà và ở chỗ làm. Hãy làm những gì có thể để giúp nhau xả stress.
GỢI Ý:
- Đừng chỉ trích chồng, khi chồng có mặt hoặc vắng mặt. Nói xấu chồng là một tật xấu của nhiều PN.
- Hãy hỗ trợ, khuyến khích và khen chồng. Như vậy không có nghĩa là bạn bỏ quên mình. Có sự khác biệt giữa việc bày tỏ nhu cầu và chỉ trích chồng vì chồng không làm vừa lòng mình.
- Một số vợ chồng có thể có cách hướng dẫn trong việc xác định vai trò người vợ qua niềm tin tôn giáo:
* Đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo, đức tin quan trọng lắm, vợ và chồng đều phải sống tốt theo đúng cương vị mình.
* Đối với các tín đồ Phật giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, người theo thuyết bất khả tri (Agnostic) thì điều quan trọng là phải thảo luận niềm tin với nhau. Theo thời gian, “vấn đề” có thể thay đổi dần dần.
LỜI KẾT: Nếu bạn phải làm gì, nếu anh ấy “kiểm soát” hoặc coi thường bạn, đó là hôn nhân không tốt. Hãy thảo luận, đấu tranh, hoặc nhờ tư vấn để tìm sự an toàn. Nếu có bạo hành (thể lý hoặc tâm lý) thì chắc chắn nguy hiểm. Hãy tìm mọi cách bảo vệ chính mình, đừng miễn cưỡng chấp nhận hoặc nhu nhược.
(chuyển ngữ từ In.com)
1. Thoải mái. Phụ nữ tự hạ mình hoặc thiếu tự tin về ngoại hình là một cách coi thường “khẩu vị” của anh ấy. Anh ấy ở bên bạn vì anh ấy muốn vậy. Anh ấy thấy bạn hấp dẫn dù bạn không tự cảm thấy vậy. Thái độ và sự sẵn sàng chiếm phần lớn trong việc quyến rũ. Thiếu tự tin là điều tệ hại trong hôn nhân, hãy chắc chắn rằng bạn vui vẻ và thoải mái. Đừng căng thẳng hoặc tỏ ra u buồn mỗi lúc ở bên nhau.
2. Bày tỏ cảm xúc và nhu cầu. Đừng nghĩ chồng có thể hiểu hết ý vợ. Nếu muốn gì, bạn cứ đề nghị. Thấy gì không thích thì cứ bày tỏ, nhưng đừng “kết án” chồng này nọ, cũng đừng làm ngơ những gì anh ấy gợi ý. Giao tiếp và thảo luận về các nhu cầu và mục đích. Hôn nhân tốt khi đồng vợ đồng chồng, cùng bày tỏ cảm xúc thật, nhưng không lải nhải về những gì chồng đã làm. Hãy có cách nói tích cực.
3. Đừng ảo tưởng. Anh ấy muốn thử, bạn cũng muốn thử, nhưng không ai “chuyên nghiệp”. Các hy vọng không thỏa mãn sẽ làm thất vọng cả hai. Tuy nhiên, nếu cả hai cùng cố gắng thì sẽ kết quả. Nếu hy vọng quá cao hoặc hão huyền, hãy chấn chỉnh cho hợp hoàn cảnh thực tế để khả thi hơn.
4. Hòa giải. Cũng như nhiều cuộc xung đột, ôn hòa và nhường nhịn rất cần để vãn hồi hòa bình. Nếu có xung khắc, hãy cố gắng mọi cách để hòa giải càng sớm càng tốt. Có nhiều cách để làm hòa, nhưng trước hết phải biết tha thứ và xin lỗi – đừng câu nệ ai xin lỗi trước. Hôn nhân không thể có khái niệm “thắng và thua”.
5. Đừng “cấm vận”. Có nhiều nguyên nhân để từ chối “chuyện ấy”: Mệt mỏi, bệnh tật, tuổi tác, văn hóa, tôn giáo, tâm lý,…
+ Đối với đa số đàn ông, đây là vấn đề “nóng” trong hôn nhân, có khả năng “xác định” mối quan hệ phu thê. Phụ nữ nên cố gắng hết sức để duy trì và bảo vệ niềm vui hôn nhân – trừ khi chẳng đặng đừng, nhưng hãy cởi mở cùng thỏa thuận.
+ Đa số đàn ông có những mong muốn và nhu cầu về tình cảm (và thể lý), kết hợp với tình dục. Sự sẵn sàng của vợ thường là quan yếu đối với hạnh phúc của chồng và sự thành công hôn nhân của vợ. Nhiều đàn ông muốn ân ái hàng ngày, một số khác vài lần/tuần, nhưng có người 1 lần/tuần là đủ. Nói chung, mỗi người mỗi khác, đàn ông khỏe mạnh bình thường thì muốn 2-4 lần/tuần. Cố gắng thỏa mãn nhau ít nhất 1 lần/tuần.
+ Không thường xuyên thân mật ân ái, đàn ông có thể không thỏa mãn, khó chịu và ức chế rồi họ sẽ tìm vui “bên ngoài”. “Ăn phở” là sai nhưng rất có thể có một phần lỗi của vợ. Vợ làm hồng thỏa mãn thì chồng sẽ vui vẻ, tế nhị và chiều chuộng vợ kiểu khác. Lợi cả đôi.
6. Duy trì hứng thú. Hãy thảo luận vấn đề ân ái với anh ấy. Đừng ngại nói những gì bạn muốn. Trong hôn nhân, sự than mật thể lý quan yếu như sự thân mật tình cảm, cả hai đều phải cố gắng duy trì và nuôi dưỡng. Sự thân mật thể lý có thể không là “chuyện ấy”.
7. Chấp nhận. Chỉ với cách chấp nhận anh ấy là chính anh ấy thì bạn mới tôn trọng anh ấy, đừng bao giờ có ý “thay đổi” anh ấy. Bạn muốn có khoảng riêng, anh ấy cũng vậy. Hãy giúp nhau chọn lựa và tạo cơ hội thay đổi với nhau.
8. Đừng căng thẳng. Nam giới (và nữ giới) phải đối đầu stress suốt ngày và hàng ngày, ở nhà và ở chỗ làm. Hãy làm những gì có thể để giúp nhau xả stress.
GỢI Ý:
- Đừng chỉ trích chồng, khi chồng có mặt hoặc vắng mặt. Nói xấu chồng là một tật xấu của nhiều PN.
- Hãy hỗ trợ, khuyến khích và khen chồng. Như vậy không có nghĩa là bạn bỏ quên mình. Có sự khác biệt giữa việc bày tỏ nhu cầu và chỉ trích chồng vì chồng không làm vừa lòng mình.
- Một số vợ chồng có thể có cách hướng dẫn trong việc xác định vai trò người vợ qua niềm tin tôn giáo:
* Đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo, đức tin quan trọng lắm, vợ và chồng đều phải sống tốt theo đúng cương vị mình.
* Đối với các tín đồ Phật giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, người theo thuyết bất khả tri (Agnostic) thì điều quan trọng là phải thảo luận niềm tin với nhau. Theo thời gian, “vấn đề” có thể thay đổi dần dần.
LỜI KẾT: Nếu bạn phải làm gì, nếu anh ấy “kiểm soát” hoặc coi thường bạn, đó là hôn nhân không tốt. Hãy thảo luận, đấu tranh, hoặc nhờ tư vấn để tìm sự an toàn. Nếu có bạo hành (thể lý hoặc tâm lý) thì chắc chắn nguy hiểm. Hãy tìm mọi cách bảo vệ chính mình, đừng miễn cưỡng chấp nhận hoặc nhu nhược.
(chuyển ngữ từ In.com)
Ly hôn – Con cái lãnh đủ!
Trầm Thiên Thu
07:52 06/11/2010
Duyên đến nhà cha mẹ sau giờ làm ở công ty, mong được thấy cha mẹ đang ngồi bên nhau chờ cô.
Nhìn vào mặt căng thẳng của cha mẹ, cô thấy có điều gì đó bất ổn. Duyên sững sờ khi nghe người cha thản nhiên tuyên bố rằng ông đã quyết định ly hôn. Thế là hết, 30 năm hôn nhân hóa ra mấy khói.
Duyên không dám tin vào tai mình. Cha bỏ đi sau đó một tuần. Mẹ như người mất hồn. Từ hôm đó, bà không muốn ra khỏi nhà, chỉ thu mình trong phòng, bật ti-vi để giết thời gian. Cả năm trôi qua, Duyên vẫn thấy gia đình trống trải và nặng nề. Hai mẹ con lặng lẽ ăn cơm, không ai nói gì với nhau. Bạn bè cũng không biết làm gì để an ủi Duyên. Bà con họ hàng cũng ngại đến thăm mẹ con Duyên. Mọi người chỉ biết khuyên: Thôi, hãy cố vượt qua!”.
Cuộc sống sau ly hôn
Nói dễ hơn làm. Con cái là khổ nhất, nhưng người ta không chú ý đến nỗi khổ của những đứa con lớn, vì họ cứ tưởng “không sao” đối với các các đứa con trưởng thành. Dù những đứa con lớn không phải cấp dưỡng, giúp đỡ và thăm nom, tổn thương tinh thần vẫn rất nặng nề. Ly hôn có thể tạo ra sự mất mát nghiêm trọng, cảm thấy như chết một người thân vậy. Sự mất mát bao trùm cả gia đình!
Những đứa con (nhỏ hoặc lớn) có cha mẹ ly hôn bị khủng hoảng trầm trọng: thất vọng, tức giận, buồn bã và khép kín. Vì đã hiểu biết, những đứa con lớn chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc ly hôn của cha mẹ. Chúng dễ cảm thấy gia đình là vô nghĩa, cha mẹ không còn là mẫu mực hoặc thần tượng của chúng, đặc biệt là một trong hai người có quan hệ “ngoài luồng”.
Thêm vào đó, một số đứa con có cha mẹ ly hôn có thể mất niềm tin vào người khác phái, không tin vào tình yêu và quan hệ hôn nhân. Chúng lo sợ và nghi ngờ mọi người. Các vấn đề tâm lý này rất khó giải quyết, đồng thời khả dĩ ảnh hưởng căng thẳng tới tình yêu hoặc hôn nhân của chính đứa con.
Những đứa con có cha mẹ ly hôn (hoặc không hạnh phúc) sẽ gặp khó khăn về tập trung, học yếu, bướng bỉnh, hỗn láo và dễ sa đà vào các hoạt động xấu hoặc tệ nạn xã hội – vì chúng mất niềm tin vào cuộc sống và “bất cần đới”.
Thích nghi
Khi cha mẹ ly hôn, những đứa con trưởng thành có thể không muốn làm “người trung gian” cho cha và mẹ. Đây là tình huống “gay go”, nhất là các “sứ điệp” chẳng vui vẻ gì. Chúng có thể lo sợ rằng vai trò trung gian sẽ làm căng thẳng thêm, nói hay không nói cũng đều… kẹt! Tuy nhiên, những đứa con này cần xác định rằng chúng có quyền từ chối làm “liên lạc viên”, không có gì sai lỗi. Chúng phải cho cha mẹ biết rằng chúng kính trọng và yêu thương cả hai, nhưng cảm thấy khó xử khi phải làm trung gian.
Cha hoặc mẹ (người “còn lại” khi người kia bỏ đi) có trách nhiệm phân tích và an ủi đứa con đang bị giao động. Những đứa con lớn có thể tìm cách xử lý khi phải chấp nhận “cha dượng” hoặc “mẹ ghẻ”, nếu cha hoặc mẹ “đi bước nữa”. Có thể những đứa con lớn sẽ cảm thấy tức giận đối với thành viên mới, nhất là khi quan hệ phụ tử hoặc mẫu tử vẫn bền chặt và chúng vẫn hy vọng một cơ hội hòa giải.
Những đứa con này đôi khi có thể sợ rằng cha hoặc mẹ mình sẽ không còn thời gian dànhcho con mà chỉ quan tâm đến “người mới”. Nếu ở trường hợp này, chúng cần nhận biết rằng dù có duyên mới nhưng tình mẫu tử hoặc phụ tử vẫn không thay đổi. Chúng cũng cần chấp nhận rằng cha hoặc mẹ cũng cna62 có hạnh phúc riêng, chúng không nên ích kỷ. Chấp nhận và thiết lập quan hệ với “phụ huynh mới” không có nghĩa là mình “quay lưng” với cha hoặc mẹ ruột.
Việc ly hôn của cha mẹ có thể bớt “độc hại” nếu con cái lấy lại được cân bằng tâm lý, giữ được quan hệ bình thường với nhau sau cuộc chia tay buồn bã. Muốn được vậy, mỗi thành viên đều phải nỗ lực duy trì cách giao tiếp cởi mở, cố gắng loại bỏ những động thái tiêu cực mọi nơi và mọi lúc.
Phải khéo léo chọn đúng thời điểm và đúng cách để giao tiếp với nhau, để tránh hiểu lầm hoặc tạo sự xa cách, khi giúp đỡ nhau đồng cảm và cải thiện mối quan hệ gia đình.
Nhìn vào mặt căng thẳng của cha mẹ, cô thấy có điều gì đó bất ổn. Duyên sững sờ khi nghe người cha thản nhiên tuyên bố rằng ông đã quyết định ly hôn. Thế là hết, 30 năm hôn nhân hóa ra mấy khói.
Duyên không dám tin vào tai mình. Cha bỏ đi sau đó một tuần. Mẹ như người mất hồn. Từ hôm đó, bà không muốn ra khỏi nhà, chỉ thu mình trong phòng, bật ti-vi để giết thời gian. Cả năm trôi qua, Duyên vẫn thấy gia đình trống trải và nặng nề. Hai mẹ con lặng lẽ ăn cơm, không ai nói gì với nhau. Bạn bè cũng không biết làm gì để an ủi Duyên. Bà con họ hàng cũng ngại đến thăm mẹ con Duyên. Mọi người chỉ biết khuyên: Thôi, hãy cố vượt qua!”.
Cuộc sống sau ly hôn
Nói dễ hơn làm. Con cái là khổ nhất, nhưng người ta không chú ý đến nỗi khổ của những đứa con lớn, vì họ cứ tưởng “không sao” đối với các các đứa con trưởng thành. Dù những đứa con lớn không phải cấp dưỡng, giúp đỡ và thăm nom, tổn thương tinh thần vẫn rất nặng nề. Ly hôn có thể tạo ra sự mất mát nghiêm trọng, cảm thấy như chết một người thân vậy. Sự mất mát bao trùm cả gia đình!
Những đứa con (nhỏ hoặc lớn) có cha mẹ ly hôn bị khủng hoảng trầm trọng: thất vọng, tức giận, buồn bã và khép kín. Vì đã hiểu biết, những đứa con lớn chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc ly hôn của cha mẹ. Chúng dễ cảm thấy gia đình là vô nghĩa, cha mẹ không còn là mẫu mực hoặc thần tượng của chúng, đặc biệt là một trong hai người có quan hệ “ngoài luồng”.
Thêm vào đó, một số đứa con có cha mẹ ly hôn có thể mất niềm tin vào người khác phái, không tin vào tình yêu và quan hệ hôn nhân. Chúng lo sợ và nghi ngờ mọi người. Các vấn đề tâm lý này rất khó giải quyết, đồng thời khả dĩ ảnh hưởng căng thẳng tới tình yêu hoặc hôn nhân của chính đứa con.
Những đứa con có cha mẹ ly hôn (hoặc không hạnh phúc) sẽ gặp khó khăn về tập trung, học yếu, bướng bỉnh, hỗn láo và dễ sa đà vào các hoạt động xấu hoặc tệ nạn xã hội – vì chúng mất niềm tin vào cuộc sống và “bất cần đới”.
Thích nghi
Khi cha mẹ ly hôn, những đứa con trưởng thành có thể không muốn làm “người trung gian” cho cha và mẹ. Đây là tình huống “gay go”, nhất là các “sứ điệp” chẳng vui vẻ gì. Chúng có thể lo sợ rằng vai trò trung gian sẽ làm căng thẳng thêm, nói hay không nói cũng đều… kẹt! Tuy nhiên, những đứa con này cần xác định rằng chúng có quyền từ chối làm “liên lạc viên”, không có gì sai lỗi. Chúng phải cho cha mẹ biết rằng chúng kính trọng và yêu thương cả hai, nhưng cảm thấy khó xử khi phải làm trung gian.
Cha hoặc mẹ (người “còn lại” khi người kia bỏ đi) có trách nhiệm phân tích và an ủi đứa con đang bị giao động. Những đứa con lớn có thể tìm cách xử lý khi phải chấp nhận “cha dượng” hoặc “mẹ ghẻ”, nếu cha hoặc mẹ “đi bước nữa”. Có thể những đứa con lớn sẽ cảm thấy tức giận đối với thành viên mới, nhất là khi quan hệ phụ tử hoặc mẫu tử vẫn bền chặt và chúng vẫn hy vọng một cơ hội hòa giải.
Những đứa con này đôi khi có thể sợ rằng cha hoặc mẹ mình sẽ không còn thời gian dànhcho con mà chỉ quan tâm đến “người mới”. Nếu ở trường hợp này, chúng cần nhận biết rằng dù có duyên mới nhưng tình mẫu tử hoặc phụ tử vẫn không thay đổi. Chúng cũng cần chấp nhận rằng cha hoặc mẹ cũng cna62 có hạnh phúc riêng, chúng không nên ích kỷ. Chấp nhận và thiết lập quan hệ với “phụ huynh mới” không có nghĩa là mình “quay lưng” với cha hoặc mẹ ruột.
Việc ly hôn của cha mẹ có thể bớt “độc hại” nếu con cái lấy lại được cân bằng tâm lý, giữ được quan hệ bình thường với nhau sau cuộc chia tay buồn bã. Muốn được vậy, mỗi thành viên đều phải nỗ lực duy trì cách giao tiếp cởi mở, cố gắng loại bỏ những động thái tiêu cực mọi nơi và mọi lúc.
Phải khéo léo chọn đúng thời điểm và đúng cách để giao tiếp với nhau, để tránh hiểu lầm hoặc tạo sự xa cách, khi giúp đỡ nhau đồng cảm và cải thiện mối quan hệ gia đình.