Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời kinh
Lm Vũđình Tường
05:53 06/11/2014
Tháng mười một là tháng dành riêng cầu cho các linh hồn. Khởi đầu tháng là ngày lễ mừng và tạ ơn các thánh đã sống cuộc sống anh dũng, chứng tá đức tin cho Tin Mừng. Ngay sau đó ngày mùng hai là lễ cầu cho các linh hồn. Hai ngày lễ khác biệt nhau, một là lễ mừng kính các thánh và hai là lễ tưởng niệm cầu cho các linh hồn. Hai lễ liên kết và cùng chung một niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Liên kết vì các thánh trước tôn nhan Chúa luôn nài van xin Chúa thương các linh hồn. Liên kết vì các linh hồn dù chưa được giải thoát nhưng họ luôn mang niềm hy vọng vào tình thương tha thứ của Thiên Chúa qua lời van nài của các thánh. Cả ngày lễ mừng lẫn tưởng niệm đều chung niềm tin vào Đức Kitô, chung niềm tin về sự sống lại đời sau, chung niềm tin cuộc sống thiên quốc an lành gấp bội cuộc sống trần gian.
Điều nào diễn tả niềm tin tuyệt vời đó? Thưa chính là sự chuẩn bị lâu dài của chúng ta. Cuộc sống trần thế chúng ta được sinh ra rồi mới chuẩn bị cho cuộc sống tương lai; trong khi cuộc sống thiên quốc Kitô hữu chuẩn bị trước khi sinh vào cõi trường sinh. Chuẩn bị đây không phải một hai ngày mà cả một đời chuẩn bị cho cuộc sống đó. Chuẩn bị cách nào? Thưa là tập sống yêu thương, tập đón nhận tình yêu Chúa và tập phân phát tình yêu đó cho tha nhân. Việc lành phúc đức đời này diễn tả tâm tình đáp trả lời mời gọi sống giới luật yêu thương- mến Chúa, yêu người- Đức Kitô đón nhận chúng ta vào thiên quốc bởi cả đời chuẩn bị học sống yêu thương vì thế mà hội nhập dễ dàng vào mầu nhiệm tình yêu thiên quốc. Thiên Chúa mặc khải tình yêu của Ngài qua Đức Kitô và Kitô hữu hưởng mầu nhiệm đó nơi thiên quốc. Mừng kính các thánh trọn đời trung tín với Đức Kitô, trọn đời hiến thân vì nước trời, trọn đời chia xẻ tình thương Chúa cho tha nhân. Các ngài sống trọn đời trong hy vọng, tin yêu, đầy lòng mến. Các Ngài hoàn thành tốt đẹp các điều trên nhờ trông cậy vào ân sủng Chúa ban.
Tưởng niệm và cầu nguyện cho các linh hồn không phải là hành động bác ái suông mà là bác ái trong đức tin. Bác ái của niềm tin, lòng mến và lòng cậy trông. Các linh hồn cần lời cầu của các Kitô hữu khác vì khi còn tại thế họ hoặc nghèo yêu thương tha nhân, hoặc thiếu tha thứ cho đồng loại và mất lòng cậy trông, tín thác hoặc từ chối đón nhận tình yêu Chúa. Giờ đây họ biết rõ cần kết hợp lời van xin của họ với lời cầu của các kitô hữu khác, cùng với họ nài van Chúa thứ tha, đón nhận họ vào thiên quốc. Cầu nguyện cho các linh hồn nói lên niềm tin của các Kitô hữu, tin có sự sống lại, tin có đời sau. Cầu nguyện cho các linh hồn nói lên sự liên kết giữa Giáo Hội đang trên đường lữ hành trần thế là những Kitô hữu còn sống và Giáo Hội đau khổ bao gồm những kẻ qua đời, linh hồn họ chưa được hưởng lòng Chúa thương xót. Cầu nguyện cho các linh hồn xác tín một niềm tin vào tình thương Chúa lớn hơn tội lỗi của ta và tình thương đó có sức ban sự sống trường sinh. Chúng ta cũng xác nhận con người với khả năng, tài trí của ta đều bất lực và ngoài lòng Chúa xót thương không thế lực nào cứu nổi các linh hồn. Cầu nguyện cho các linh hồn diễn tả tâm tình kính trọng, quí mến đến các người quá cố và là cách diễn tả tình yêu chúng ta dành cho người đã ra đi trước chúng ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Điều nào diễn tả niềm tin tuyệt vời đó? Thưa chính là sự chuẩn bị lâu dài của chúng ta. Cuộc sống trần thế chúng ta được sinh ra rồi mới chuẩn bị cho cuộc sống tương lai; trong khi cuộc sống thiên quốc Kitô hữu chuẩn bị trước khi sinh vào cõi trường sinh. Chuẩn bị đây không phải một hai ngày mà cả một đời chuẩn bị cho cuộc sống đó. Chuẩn bị cách nào? Thưa là tập sống yêu thương, tập đón nhận tình yêu Chúa và tập phân phát tình yêu đó cho tha nhân. Việc lành phúc đức đời này diễn tả tâm tình đáp trả lời mời gọi sống giới luật yêu thương- mến Chúa, yêu người- Đức Kitô đón nhận chúng ta vào thiên quốc bởi cả đời chuẩn bị học sống yêu thương vì thế mà hội nhập dễ dàng vào mầu nhiệm tình yêu thiên quốc. Thiên Chúa mặc khải tình yêu của Ngài qua Đức Kitô và Kitô hữu hưởng mầu nhiệm đó nơi thiên quốc. Mừng kính các thánh trọn đời trung tín với Đức Kitô, trọn đời hiến thân vì nước trời, trọn đời chia xẻ tình thương Chúa cho tha nhân. Các ngài sống trọn đời trong hy vọng, tin yêu, đầy lòng mến. Các Ngài hoàn thành tốt đẹp các điều trên nhờ trông cậy vào ân sủng Chúa ban.
Tưởng niệm và cầu nguyện cho các linh hồn không phải là hành động bác ái suông mà là bác ái trong đức tin. Bác ái của niềm tin, lòng mến và lòng cậy trông. Các linh hồn cần lời cầu của các Kitô hữu khác vì khi còn tại thế họ hoặc nghèo yêu thương tha nhân, hoặc thiếu tha thứ cho đồng loại và mất lòng cậy trông, tín thác hoặc từ chối đón nhận tình yêu Chúa. Giờ đây họ biết rõ cần kết hợp lời van xin của họ với lời cầu của các kitô hữu khác, cùng với họ nài van Chúa thứ tha, đón nhận họ vào thiên quốc. Cầu nguyện cho các linh hồn nói lên niềm tin của các Kitô hữu, tin có sự sống lại, tin có đời sau. Cầu nguyện cho các linh hồn nói lên sự liên kết giữa Giáo Hội đang trên đường lữ hành trần thế là những Kitô hữu còn sống và Giáo Hội đau khổ bao gồm những kẻ qua đời, linh hồn họ chưa được hưởng lòng Chúa thương xót. Cầu nguyện cho các linh hồn xác tín một niềm tin vào tình thương Chúa lớn hơn tội lỗi của ta và tình thương đó có sức ban sự sống trường sinh. Chúng ta cũng xác nhận con người với khả năng, tài trí của ta đều bất lực và ngoài lòng Chúa xót thương không thế lực nào cứu nổi các linh hồn. Cầu nguyện cho các linh hồn diễn tả tâm tình kính trọng, quí mến đến các người quá cố và là cách diễn tả tình yêu chúng ta dành cho người đã ra đi trước chúng ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Nhà Thờ Mẹ
Lm Vũđình Tường
06:20 06/11/2014
Vương cung Thánh Đường Lateran là nhà thờ mẹ của mọi nhà thờ Công Giáo trên toàn thế giới. Thánh Đường được Đức Thánh Cha Clemens XII thánh hoá và dâng hiến cho Đức Kitô. Sau này để kính nhớ Hai thánh Gioan Tông Đồ và Gioan Tiền Hô nên nhà thờ được biết đến là Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateran. Ngày lễ kính hoàn vũ liên kết giữa các thánh đường địa phương với Vương Cung Thánh Đường mẹ Lateran. Đây cũng là dấu hiệu liên kết chặt chẽ trong tình yêu Đức Kitô với vị đại diện Ngài nơi trần thế là Đức Thánh Cha.
Lateran là tên của một gia đình quí tộc. Gia đình này có hai người con làm toàn quyền là Sextius and Plautinus đại diện hoàng đế nơi vùng đất mới chiếm đóng, thay mặt hoàng đế điều hành quốc sự. Sau này vua Nerô kết tội Plautinus làm phản và tài sản của gia tộc bị tịch thu. Constantine lúc đó là một tướng quân, theo cha đánh giặc thắng nhiều trận và đạt chức đại diện hoàng đế. Có lần Constantine phải đối diện với một đạo quân hùng hậu và ông rất lo lắng. Trong giấc mơ nghe tiếng nói là khắc hình thánh giá vào khiên thuẫn sẽ thắng trận. Ông hạ lệnh cho quân lính khắc hình thánh giá vào khiên thuẫn và ra trận, lạ lùng thay trên bầu trời cũng cùng dấu hiệu đó nơi đám mây trước mặt và ông thắng trận vẻ vang. Ông trở thành vị vua Thiên Chúa giáo đầu tiên và trở lại đạo ở tuổi 40. Sau khi lên làm vua Constantine thực hành chính sách khoan hồng, ra lệnh tha cho tất cả mọi người từng chống đối ông và đồng thời cho phép tự do tôn giáo. Đạo ai nấy giữ, chấm dứt hơn ba trăm năm Thiên Chúa giáo bị bách hại. Chính sách khoan hồng khôn ngoan này tạo cho ông nhiều uy tín, lấy được lòng tin nơi dân chúng và cảm hoá những kẻ chống đối mà không cần phải học tập, cải tạo. Bởi chính họ nhìn thấy lòng nhân ái của ông mà tự cải hoá. Do lòng đạo đức của người mẹ và vợ Constantine hiến cho Giáo Hội khu đất thuộc gia tộc Lateran làm nơi cư trú cho Đức Thánh Cha và đây là Vương Cung Thánh Đường cổ kính nhất còn sót lại. Đây cũng là nơi sinh ra kinh tin kính hiện nay còn xử dụng thường được biết đến như là kinh tin kính Nicene. Có hai kinh tin kính một là Nicene và hai là kinh tin kính các thánh tông đồ.
Trải qua lịch sự Vương Cung thánh đường bị nhiều biến cố tànphá, ba lần bị cháy, một lần bị động đất và bỏ hoang, thiếu chăm sóc trong thời gian gần 70 năm khi Đức Thánh Cha dời qua sống bên Pháp. Mỗi lần như thế Lateran bị tàn phá nặng nề nhưng rồi như con đường thập tư, mỗi lần đổ xuống lại được vực lên và mỗi lần vực lên như thế lại tiếp tục công bố tình yêu Chúa cho nhân loại và lòng thứ tha cho kẻ đánh phá mình.
Không phải gỗ đá ban sức sống cho thánh đường mà chính là các Kitô hữu họp nhau cầu nguyện tạo nên sức sống cho thánh đuờng qua lời Chúa và các bí tích. Mỗi khi Kitô hữu gặp nhau cầu nguyện thánh đường có sức sốnb bởi chúng ta nhận sức sống từ Lời Chúa và từ Mình và Máu Thánh Đức Kitô và chính sức sống này làm cho thánh đường sống động. Nhiệm vụ của các Kitô hữu là bảo vệ, coi sóc nơi thờ phượng và làm cho nhà Chúa luôn sống động bởi nó là dấu hiệu của đức tin trong ta. Mỗi lần chúng ta phạm tội là chúng ta tự làm hại đền thờ Chúa Thánh Thần trong ta. Vì thế chúng ta cần siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhận Lời Chúa và nhận Mình và Máu Thánh làm sức sống nuôi dưỡng đền thờ Chúa Thánh Thần.
Trong thời gian tại thế Đức Kitô nhiều lần thăm viếng đền thờ và có lần Ngài than con nguời biến đền thờ của Cha Ngài thành nơi buôn bán, lừa đảo, trộm cắp. Tự trong thâm tâm ai cũng biết là khi vào nhà thờ cần phải giữ im lặng, cần phải tôn kính vì đó là nhà Chúa nhưng rất nhiều khi chúng ta bị đám đông cám dỗ, thấy họ bất kính nơi thánh đường chúng ta cũng bắt chước làm theo. Điều cần luôn nhớ là không phải lúc nào đại đa số cũng đúng, nếu không chúng ta vô tình coi thường nơi thờ phương, là nơi thánh, mà coi thường nơi thánh chính là dấu hiệu của một đức tin chưa trưởng thành, thiếu chiều sâu.
Đức Kitô gọi đền thánh Jêrusalem là nhà của Cha Ngài nơi Thiên Chúa ngự trị nơi trần gian và phải dùng con mắt đức tin để chiêm ngắm. Đức Kitô thiết lập Giáo Hội nơi trần thế mà Ngài là đầu và chúng ta là chi thể. Một chi thể phạm tội làm toàn thân nhơ nhuốc. một chi thể đớn đau toàn thân bị ảnh hưởng. Mội chúng ta là đền thờ Chúa Thánh Thần bởi Chúa ở nơi ta và ta ở trong Chúa. Chúng ta liên kết với Chúa qua lời Ngài, qua các bí tích và qua việc đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa làm của ăn nuôi linh hồn. Mừng kính Vương Cung Thánh Đường chúng ta không phải mừng kính gỗ đá, đền đài mà chính là thân xác và linh hồn ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Lateran là tên của một gia đình quí tộc. Gia đình này có hai người con làm toàn quyền là Sextius and Plautinus đại diện hoàng đế nơi vùng đất mới chiếm đóng, thay mặt hoàng đế điều hành quốc sự. Sau này vua Nerô kết tội Plautinus làm phản và tài sản của gia tộc bị tịch thu. Constantine lúc đó là một tướng quân, theo cha đánh giặc thắng nhiều trận và đạt chức đại diện hoàng đế. Có lần Constantine phải đối diện với một đạo quân hùng hậu và ông rất lo lắng. Trong giấc mơ nghe tiếng nói là khắc hình thánh giá vào khiên thuẫn sẽ thắng trận. Ông hạ lệnh cho quân lính khắc hình thánh giá vào khiên thuẫn và ra trận, lạ lùng thay trên bầu trời cũng cùng dấu hiệu đó nơi đám mây trước mặt và ông thắng trận vẻ vang. Ông trở thành vị vua Thiên Chúa giáo đầu tiên và trở lại đạo ở tuổi 40. Sau khi lên làm vua Constantine thực hành chính sách khoan hồng, ra lệnh tha cho tất cả mọi người từng chống đối ông và đồng thời cho phép tự do tôn giáo. Đạo ai nấy giữ, chấm dứt hơn ba trăm năm Thiên Chúa giáo bị bách hại. Chính sách khoan hồng khôn ngoan này tạo cho ông nhiều uy tín, lấy được lòng tin nơi dân chúng và cảm hoá những kẻ chống đối mà không cần phải học tập, cải tạo. Bởi chính họ nhìn thấy lòng nhân ái của ông mà tự cải hoá. Do lòng đạo đức của người mẹ và vợ Constantine hiến cho Giáo Hội khu đất thuộc gia tộc Lateran làm nơi cư trú cho Đức Thánh Cha và đây là Vương Cung Thánh Đường cổ kính nhất còn sót lại. Đây cũng là nơi sinh ra kinh tin kính hiện nay còn xử dụng thường được biết đến như là kinh tin kính Nicene. Có hai kinh tin kính một là Nicene và hai là kinh tin kính các thánh tông đồ.
Trải qua lịch sự Vương Cung thánh đường bị nhiều biến cố tànphá, ba lần bị cháy, một lần bị động đất và bỏ hoang, thiếu chăm sóc trong thời gian gần 70 năm khi Đức Thánh Cha dời qua sống bên Pháp. Mỗi lần như thế Lateran bị tàn phá nặng nề nhưng rồi như con đường thập tư, mỗi lần đổ xuống lại được vực lên và mỗi lần vực lên như thế lại tiếp tục công bố tình yêu Chúa cho nhân loại và lòng thứ tha cho kẻ đánh phá mình.
Không phải gỗ đá ban sức sống cho thánh đường mà chính là các Kitô hữu họp nhau cầu nguyện tạo nên sức sống cho thánh đuờng qua lời Chúa và các bí tích. Mỗi khi Kitô hữu gặp nhau cầu nguyện thánh đường có sức sốnb bởi chúng ta nhận sức sống từ Lời Chúa và từ Mình và Máu Thánh Đức Kitô và chính sức sống này làm cho thánh đường sống động. Nhiệm vụ của các Kitô hữu là bảo vệ, coi sóc nơi thờ phượng và làm cho nhà Chúa luôn sống động bởi nó là dấu hiệu của đức tin trong ta. Mỗi lần chúng ta phạm tội là chúng ta tự làm hại đền thờ Chúa Thánh Thần trong ta. Vì thế chúng ta cần siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhận Lời Chúa và nhận Mình và Máu Thánh làm sức sống nuôi dưỡng đền thờ Chúa Thánh Thần.
Trong thời gian tại thế Đức Kitô nhiều lần thăm viếng đền thờ và có lần Ngài than con nguời biến đền thờ của Cha Ngài thành nơi buôn bán, lừa đảo, trộm cắp. Tự trong thâm tâm ai cũng biết là khi vào nhà thờ cần phải giữ im lặng, cần phải tôn kính vì đó là nhà Chúa nhưng rất nhiều khi chúng ta bị đám đông cám dỗ, thấy họ bất kính nơi thánh đường chúng ta cũng bắt chước làm theo. Điều cần luôn nhớ là không phải lúc nào đại đa số cũng đúng, nếu không chúng ta vô tình coi thường nơi thờ phương, là nơi thánh, mà coi thường nơi thánh chính là dấu hiệu của một đức tin chưa trưởng thành, thiếu chiều sâu.
Đức Kitô gọi đền thánh Jêrusalem là nhà của Cha Ngài nơi Thiên Chúa ngự trị nơi trần gian và phải dùng con mắt đức tin để chiêm ngắm. Đức Kitô thiết lập Giáo Hội nơi trần thế mà Ngài là đầu và chúng ta là chi thể. Một chi thể phạm tội làm toàn thân nhơ nhuốc. một chi thể đớn đau toàn thân bị ảnh hưởng. Mội chúng ta là đền thờ Chúa Thánh Thần bởi Chúa ở nơi ta và ta ở trong Chúa. Chúng ta liên kết với Chúa qua lời Ngài, qua các bí tích và qua việc đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa làm của ăn nuôi linh hồn. Mừng kính Vương Cung Thánh Đường chúng ta không phải mừng kính gỗ đá, đền đài mà chính là thân xác và linh hồn ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tản mản về năm Tân Phúc Âm hóa gia đình : Đến Rồi Đi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:21 06/11/2014
ĐẾN RỒI ĐI !
Tản mạn về năm Tân Phúc Âm hóa gia đình
Thế là năm Tân Phúc Âm hóa gia đình sắp khép lại. Đã có những buổi lễ khai mạc long trọng khí thế ngợp trời nghi thức và phỏng đoán rằng cũng sẽ có một vài nghi lễ bế mạc rất có thể không kém sự hoành tráng vì kết hợp luôn cả khai mạc năm Tân Phúc hóa các cộng đoàn giáo xứ… Dòng thời gian lặng lẽ trôi, chợt đến rồi vội đi, còn lại những gì cho các mái ấm gia đình, cách riêng các gia đình Công Giáo? Đó đây đã có các buổi thường huấn cho hàng linh mục về công việc mục vụ cho đời sống hôn nhân gia đình, một vài cuộc tỉnh huấn hay đại hội cho từng vùng miền rất long trọng nếu nhìn về số lượng thành viên tham dự cũng như hình thức tổ chức lễ hội bên ngoài.Chắc chắn cũng đã có những buổi tỉnh tâm cho các gia đình tại các xứ họ cùng với nghi thức lặp lại lời cam kết hôn nhân cách này cách khác, dĩ nhiên không thiếu những hình thức tặng văn bằng hay chụp hình kỷ niệm. Ngoài ra cũng có thể có một vài hình thức khác tùy sáng kiến của các mục tử cấp giáo phận hay giáo xứ, chẳng hạn như nỗ lực của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm với quyển sách “Gia đình sống Lời Chúa hằng ngày”. Dù rằng không nên chạy theo chủ nghĩa hiệu năng nhưng cũng cần đặt câu hỏi là qua những nỗ lực ấy thì đời sống gia đình gặt hái thêm được những sự gì? Chuyện được cho gia đình thì thật khó kể tỏ tường nhưng bức tranh về đời sống hôn nhân - gia đình hiện nay được Thượng Hội Đồng Giám Mục họp trình bày trong hai tuần đầu tháng 10-2014 vừa qua với nhiều nét không mấy sáng sủa, đặc biệt tình trạng ly dị, ly dị tái hôn và hôn nhân đồng tính đã là đề tài tranh luận sôi nổi giữa các ngài mà chưa đạt được sự đồng thuận cao (tỷ lệ quy định là hai phần ba) khi biểu quyết một vài vấn đề liên hệ đến mục vụ.
Là đoàn con cái, chúng ta tin vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trên các vị mục tử hàng đầu của Giáo Hội. Trong Thánh Lễ bế mạc phiên họp đầu của Thượng Hội Đồng này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vừa khích lệ các nghị phụ vừa nhắc bảo các ngài cẩn trọng với các chước cám dỗ như sau:
* Thứ nhất, cám dỗ bất mềm dẻo một cách thù nghịch, nghĩa là, muốn tự khóa chặt mình bên trong chữ viết và không để mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, Đấng Thiên Chúa của ngạc nhiên, (Thần Khí); khoá chặt mình trong lề luật, trong sự chắc mẩm điều mình biết chứ không phải điều mình vẫn còn cần phải học và đạt cho được. Từ thời Chúa Kitô, vốn đã có cơn cám dỗ của kẻ ghen tương, người quá thận trọng, quá lo lắng và người ngày nay gọi là “duy truyền thống” và của những nhà trí thức nữa.
* Cơn cám dỗ của khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện [tiếng Ý: buonismo], tức là nhân danh lòng từ tâm lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả; là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của “người lo làm điều tốt” (do-gooders), của người sợ sệt, và của cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
* Cơn cám dỗ muốn biến đá thành cơm để đã cơn chay tịnh lâu dài, nặng nề và đau đớn (xem Lc 4:1-4); cũng như biến cơm thành đá và dùng nó liệng vào người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn (x.Ga 8,7), nghĩa là, biến nó thành những gánh nặng không thể nào chịu đựng nổi (x.Lc 11,46).
* Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thập giá, để làm vui lòng người, chứ không chịu ở trên đó, ngõ hầu chu toàn thánh ý Chúa Cha; là rạp mình trước tinh thần thế gian thay vì phải thanh tẩy nó và bắt nó rạp mình trước Thần Trí Thiên Chúa.
* Cơn cám dỗ lãng quên “kho tàng đức tin”, không nghĩ mình là người canh giữ mà là chủ nhân ông hay ông chúa của nó; hoặc, mặt khác, cơn cám dỗ lãng quên thực tại, sử dụng những ngôn ngữ cầu kỳ, những ngôn ngữ êm tai để nói thật nhiều mà cũng là chẳng nói được chi. Người ta gọi họ là “chủ nghĩa Bigiăngtin” (byzantinism), tôi nghĩ thế, đại loại như vậy…
Và Đức Thánh Cha đã kết thúc bài diễn văn bế mạc: “Anh chị em thân mến, giờ đây ta còn một năm nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, ta làm cho các ý niệm đã đề xuất được chín mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và muôn vàn thách thức các gia đình hiện đang phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”
Một năm nữa để làm việc dựa trên Bản Tường Trình của THĐ, vốn là bản tóm lược trung thành và rõ ràng mọi điều đã được nói ra và thảo luận trong phòng họp này và trong các nhóm nhỏ. Nó được trình cho các hội đồng giám mục làm “những nét hướng dẫn chính” (lineamenta)”. (nguồn Vietcatholic.News).
Như thế chúng ta có thể nói rằng chuyện về hôn nhân và gia đình hẳn còn là đề tài nóng bỏng cho cả năm sau và đâu chỉ năm sau mà có lẽ nó là vấn đề của muôn thuở. Tuy nhiên phải chăng các chủ đề được xem như là thời sự thì thường là những vấn nạn và nhiều biện pháp đề xuất hầu như là phương thuốc chữa trị hậu quả một vài hiện tượng không bình thường của đời sống hôn nhân và gia đình mà nói theo ngôn ngữ ngành y là giải quyết phần ngọn của căn bệnh như Đức Phanxicô đã đề cập ở chước cám dỗ thứ hai vừa nêu trên.
Để củng cố và làm thăng tiến đời sống hôn nhân-gia đình mà chỉ loay hoay tìm cách chữa những tật bệnh thì có lẽ sẽ còn gặp nhiều khó khăn và biết đâu lại xuất hiện nhiều vấn nạn khác. Thiết nghĩ rằng cần đào sâu cách thấu đáo về cơ chế hôn nhân và gia đình theo thánh ý Thiên Chúa, đặc biệt dưới ánh sáng của Lời mạc khải thì hy vọng sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận vấn đề.
Sống năm Tân Phúc Âm hóa đời sống hôn nhân gia đình hẳn nhiên có nhiều đề tài được học hỏi, thảo luận tại các giáo xứ, giáo phận và sự thường một mái gia đình mẫu mực luôn được quy chiếu đó là thánh gia Nagiarét, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Không ai phủ nhận vai trò của thánh gia, nhưng theo tôi khuôn mẫu thánh gia hình như chưa phải là điểm tới của lời mạc khải về hôn nhân và gia đình. Xin mạo muội trình bày định chế hôn nhân với chiều kích của một giao ước tình yêu hiệp thông dâng hiến đồng thời khắc họa đôi nét về một mái gia đình khuôn mẫu tạm gọi là “gia đình Phúc Âm”.
I.Hôn Nhân: Một giao ước tình yêu hiệp thông dâng hiến.
Trước hết chúng ta cần xác định rõ định chế hôn nhân là một giao ước chứ không phải là một khế ước theo nghĩa hợp đồng dân sự. Hầu hết các xã hội dân sự đều xem hôn nhân như một hợp đồng không hơn không kém. Dẫu rằng giá trị của một hợp đồng vẫn có đó ý nghĩa của sự đồng thuận hai bên dựa trên sự tự do tự nguyện và năng cách của hai phía, nghĩa là có khả năng thực hiện nội dung những điều được cả hai cam kết. Tuy nhiên một trong những nội dung của hợp đồng dân sự thường luôn có đó là việc hủy bỏ nếu cả hai cùng đồng thuận hoặc một bên tự hủy bỏ cách có điều kiện chẳng hạn như khắc phục hậu quả hay đền bù thiệt hại cho bên kia. Các hợp đồng có thời hạn ngắn dài tùy nội dung yêu cầu được thỏa thuận và với xu thế thời đại thì người ta giới hạn thời gian vì nếu cần thì lại tiếp tục ký kết hay gia hạn thêm. Sự thường các hợp đồng dân sự đều nhằm đến lợi ích của cả hai phía, nói theo kiểu thời nay là đôi bên cùng có lợi. Thế nhưng khi tôi ký kêt hợp đồng mặc dù đối tác sẽ có phần lợi ích nào đó nhưng mục đích chính của tôi là đạt lợi ích của mình.
Nếu nhận định chế hôn nhân theo nhãn quan này thì việc kết hôn, lập gia đình chỉ đơn thuần là một sự thỏa thuận sống chung mặc dù không loại trừ nội hàm là để“đôi bên cùng có lợi”, nhưng xem ra nghiêng về ích lợi riêng của bản thân mình. Như thế tình yêu và sự dâng hiến dù rằng vẫn có nhưng thuộc hàng thứ yếu. Mặc dù không có ai cầm tay người phối ngẫu nói lời cam kết nhận nhau làm vợ làm chồng trong vòng một thời hạn nào đó như ba năm hay mười năm, thế nhưng họ vẫn ngầm hiểu và chấp nhận cái điều có thể xảy ra trong tương lai đó là “vui thì ở, buồn thì đi”, “còn yêu thì gắn bó, hết yêu thì chia tay”. Thế là chuyện ly dị, chia đàn sẻ nghé dù chẳng ai mong nhưng lại có thể tới và hầu như xảy ra nhan nhãn, nhất là khi được nền văn hóa hưởng thụ ích kỷ và sự tự do phóng túng nâng đỡ và ủng hộ. “Trong thế giới ngày nay, khi mà những quan niệm sai lầm về con người, về tự do và tình yêu đang lan tràn, chúng ta không bao giờ được ngưng nghỉ trong việc quảng bá chân lý về định chế gia đình như Thiên Chúa mong muốn ngay từ khi tạo dựng. Thật là không may, con số các cặp vợ chồng ly dị vẫn đang gia tăng” (Đức Bênêđictô XVI –Diễn văn trước Ủy Ban Giáo Hoàng về gia đinh năm 2006)
Bên cạnh sự tôn trọng niềm tin và luật lệ các tôn giáo thì chúng ta có thể nói rằng nhiều chính quyền xã hội dân sự đã quá dài tay khi can thiệp quá sâu vào định chế hôn nhân gia đình vì mục đích chính trị hoặc kinh tế… Có thể nói rằng các chính trị gia luôn lấy số đông làm tiêu chí quan trọng để hoạt động, vì đó là một nền tảng quan trọng bảo đảm cho vị thế chính trị của họ. Khi đã làm chính trị thì không ai lại muốn bị phật lòng bởi một số đám đông nào đó, vì chắc chắn sẽ mất sự ủng hộ, mất phiếu bầu cử. Chính vì thế mà hầu như rất nhiều chính quyền xã hội dân sự đều rất thoáng trong việc ly dị vơi nhiều lập luận xem ra khá hữu lý và có khi là hợp tình, dù rằng vẫn nhìn nhận những hậu quả tai hại và tệ hại do nạn ly dị gây ra. Bên cạnh đó thì còn có dữ kiện thực tế đó là ngay cả đời sống hôn nhân gia đình của nhiều vị quyền cao chức trọng cũng chưa thực sự ấm êm và thuận buồm xuôi gió. Đã từng có đó nhiều xì căng đan trong đời sống hôn nhân gia đình của ngài tổng thống nước cờ hoa, Bill Clinton, hay ngài tổng thống nước Pháp Jacques Chirac, hoặc như gần đây là tổng thống nước Nga, ngài Vladimir Putin. Rồi cả đến nhiều vị tự xưng là cha già dân tộc của nước này nước kia đã từng tự tung hô và tô vẽ mình gần như là thánh sống thế nhưng thực tế minh chứng hầu như là ngược lại.
Trước thực trạng ấy, Kitô hữu chúng ta chắc chắn phải can đảm lội ngược dòng để sống đời hôn nhân gia đình đúng thánh ý Thiên Chúa. Chân lý không đương nhiên thuộc về số đông, nhất là khi lương tri đã bị tội lỗi và sự dữ chi phối. Theo cái nhìn kinh tế, sản phẩm xét như là hàng hóa thì có thể nói khách hàng là thượng đế, nhưng theo niềm tin Kitô giáo dưới ánh sáng lời mạc khải thì chỉ có Đấng dựng nên mọi vật mọi loài mới đích thực là Thượng Đế, tức là người có thẩm quyền phân định điều tốt xấu, đúng sai. “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly”(Mc 10,9). Tính bền vững và bất khả tiêu của giây hôn nhân xuất phát từ thánh ý của Đấng Tạo Thành. Hơn nữa chính Ngài đã chọn mối giây liên kết ấy làm dấu chỉ cho giao ước tình yêu của Ngài với nhân loại. Sau này thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại đã khẳng định thêm về hôn nhân giữa nhưng Kitô hữu chính là một dấu chỉ minh chứng cho giao ước mới là tình yêu của Chúa Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu hoàn toàn nhưng không (x.Eph 5,21-33).
Điểm tới của giao ước chính là vì hạnh phúc của người mình cam kết gắn bó. Khi tự nguyện dưới hình lò lửa đi qua giữa phần thịt các con vật bị xẻ làm đôi thì Thiên Chúa đã cam kết nhận Abraham làm tổ phụ một dân tộc đông như sao trên trời như cát dưới biển và sẽ ban cho ông và con cháu một lãnh thổ làm cơ nghiệp. Ngài chúc lành cho ông và làm cho ông trở thành nguyên cớ của mọi ân phúc. Và phía Thiên Chúa thì dường như không được hưởng quyền lợi gì (x.St 15,1-19). Cũng tương tự như thế, qua giao ước Sinai thì nội dung chủ yếu là vì quyền lợi của dân được tuyển chọn. Đến thời Tân Ước, nội hàm của lời giao ước vĩnh cửu thật rõ ràng: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em. Này là máu Thầy sẽ đổ ra cho anh em và muôn người được tha tội”(x.Mt 26,26-28; Mc 14,22-25; Lc22,19-20, Cr 11,23-25).
Nếu nhìn nhận hôn nhân là giao ước tình yêu thì chắc chắn không thể có chuyện chia đàn xẻ nghé. Lời cam kết hôn nhân trong bí tích hôn phối cũng thể hiện rõ chân lý này. Nhận nhau làm vợ, làm chồng và hứa giữ long thủy chung với nhau trong mọi cảnh huống để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời. Như thế chúng ta có thể nói rằng lấy chồng là vì chồng, lấy vợ là vì vợ hơn là vì mình, nghĩa là để cho người mình chọn làm bạn trăm năm được phát triển, nên hoàn thiện và hạnh phúc. Khi đã là vì nhau thì sẽ không có lý do gì để mà ly dị. lìa bỏ người mà mình tự nguyện kết bạn trăm năm.
Theo tôi, một trong những vất vả của công việc mục vụ của các linh mục quản xứ đó là giải quyết các chuyện “rắc rối hôn nhân-gia đình”. Các vị mục tử thường nghe phân trần là “anh ta ra như thế này, như thế kia hay cô ta thay đổi như thế này như thế nọ…” Sau khi lắng nghe và phân giải sự việc, tôi thường động viên phía xem như là chịu thiệt, phía bị lỗi phạm hay bị xúc phạm rằng: anh ta (hay cô ta) như thế thì mới cần đến con, dĩ nhiên không quên nhắc bảo là hãy liên lỉ cầu nguyện và nếu đã có con cái thì hãy nhìn vào con cái mà kiên trì nhẫn nại. Dù rằng không phải lúc nào cũng thành công nhưng đã có nhiều kết quả đáng phải dâng lời cảm tạ.
II.Mái gia đình Phúc Âm: Tin mừng tường thuật rằng có lần nghe người ta nhắn là mẹ và anh em tìm cách gặp mình thì Chúa Giêsu đã hỏi: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi”(x.Mt 12,48-50, Mc 3,31-35; Lc 8,19-21). Lần khác, “khi Chúa Giêsu đang giảng dạy thì có một phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm!” Nhưng Người đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Như thế chúng ta có thể khẳng định rằng có một kiểu gia đình mà ở đó các thành viên khắng khít với nhau hơn cả mối giây liên hệ huyết nhục đó là những người cùng biết lắng nghe và thực hành thánh ý Thiên Chúa mà cụ thể lúc bấy giờ đó là cộng đoàn Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Cộng đoàn này mới đích thực là gia đình vì đó là mái gia đình Phúc Âm. Chúng ta cùng xem xét một vài nét đặc trưng của gia đình Phúc Âm này.
1.Một cộng đoàn sống thật lòng với nhau trong sự sẻ chia trung thực. “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15). Quả thật không có môi trường nào thuận lợi để người ta sống thực với nhau cho bằng đời sống hôn nhân. Đã là vợ chồng nghĩa thiết như một huyết nhục thì dần dà chẳng còn điều gì là bí nhiệm với nhau. Ngay cả trong cộng đoàn các mục tử của giáo phận, cộng đoàn các dòng tu thì chắc gì bề trên đã tỏ bày mọi sự cho bề dưới và bề dưới đã thành thực tất tần tật với bề trên. Chính nơi đời sống hôn nhân người ta mới cảm nhận điều được gọi là tri âm tri kỷ. Sống kiếp nhân gian này khi có được một người hiểu ta, hiểu lòng ta, hiểu tiếng ta thì quả là một diễm phúc như cảm nhận của một thi nhân: “Rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua”.
2.Một cộng đoàn sống hết lòng với nhau trong sự phục vụ hiến dâng. Việc Chúa Giêsu cúi xuống sống thân phận tôi đòi để rửa chân cho các môn đệ là một minh chứng (x.Ga 13). Trong tình yêu hôn nhân thì hình như vị trí, vai vế không còn là vấn đề. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Người ta có thể tính toán so đo thiệt hơn với ai khác nhưng người ta sẽ có thể sống hết lòng vì chính một nửa của mình trong đời hôn nhân. Hiện thực này chúng ta có thể thi thoảng nhận ra qua nghĩa tình đôi lứa những ngày tháng đầu đời hôn nhân và nhất là qua cái tình của quý bậc cao niên. Hình ảnh cụ ông cụ bà bên nhau dù có khi không một tiếng lời cất lên nhưng lại đong đầy bao ý tình sâu thẳm. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu đã đề cập đến nét ưu việt này của tình đôi lứa so với các loại tình yêu khác như tình phụ tử, mẫu tử, bằng hữu, huynh đệ…( TĐ. số 2).
3.Một cộng đoàn tín nhiệm, sẵn sàng tin tưởng trao phó trách nhiệm trọng đại. “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Có trách nhiệm nào cao trọng cho bằng công trình cứu độ, đặc biệt trong giai đoạn có thể xem như vạn sự khởi đầu nan, thế mà Chúa Giêsu đã tin tưởng trao phó cho nhóm môn sinh tuổi đời khoảng chừng mới trên dưới hai mươi. Nền tảng của hiện thực này chính là sự tín nhiệm. Và chúng ta có thể khằng đinh rằng đây là một yếu tố tất yếu phải có để dệt xây đời sống hôn nhân-gia đình.
4.Một cộng đoàn sẵn sàng liên đới trách nhiệm với nhau cho đến cùng. Khi trao phó trách nhiệm cho các môn sinh thì Chúa Giêsu hứa không bao giờ để các ngài lẻ loi đơn côi trên dòng đời. Người vẫn hằng ở với các vị mọi ngày cho đến tận thế, đăc biệt bằng Thánh Thần sẽ ban tặng. Một mặt Người tìm mọi cách để những người được trao phó trách nhiệm có thể gặt hái những thành quả lớn lao nhiều khi hơn cả Người đã làm khi còn tại thế (x.Ga 14,12) và nếu có điều gì sơ xuất, thất bại hay đổ vỡ thì Người vẫn mãi sẵn sàng liên đới và chịu trách nhiệm, sẵn sàng chịu nộp vì các vị cho đến cùng. Đã là phu phụ tình thâm thì không chỉ có cảnh “của chồng, công vợ” mà còn cần có cảnh “lỗi vợ chồng gánh” và hẳn nhiên là phải có vế ngược lại “tiền vợ, sức chồng”, “tội chồng, vợ chịu”.
TẠM KẾT
Một vài nét đặc trưng của mái gia đình Phúc Âm vừa nêu chắc hẳn vẫn chưa đủ đầy, chẳng hạn còn thiếu đề cập đến nghĩa tình mẹ cha-con cái, huynh đệ…nhưng hy vọng sẽ giúp chúng ta có thêm cái nhìn về cơ chế hôn nhân-gia đình. Năm Tân Phúc Âm hóa gia đình sắp qua và theo chương trình thì năm tới là năm Tân Phúc Âm hóa cộng đoàn giáo xứ. Thiết nghĩ rằng dù là cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn các dòng tu hay cộng đoàn giáo phận thì có lẽ khuôn mẫu cần quy chiếu đó là gia đình. Mối liên hệ giữa giám mục giáo phận với cộng đoàn thường được sánh như mối liên hệ phu thê. Cũng tương tự như thế các linh mục quản xứ được sánh như là phu quân của cộng đoàn được giám mục giao phó cho mình. Và nghĩa tình giữa các thanh viên trong cộng đoàn dòng tu chắc hẳn sẽ thiết thân nếu biết sống với nhau như là anh em, chị em một nhà và cái tính gia đình này được biểu lộ cách rõ nét bằng hiến pháp, luật lệ của nhiều cộng đoàn dòng ẩn tu, chiêm niệm như hội dòng Bênêđictô, Xitô.
Mong sao tinh thần gia đình được lan tỏa khắp các cộng đoàn tín hữu. Khi chúng ta biết sống thật lòng, biết sống hết lòng với nhau, biêt tín nhiệm, tin tưởng trao phó trách nhiệm cho nhau trong tinh thần sẵn sàng liên đới với nhau cho đến cùng. Được như thế thì thiết nghĩ rằng năm Tân Phúc Âm hóa gia đình không bao giờ khép lại, dẫu cho có thể có một vài nghi thức bế mạc đó đây.
Ban Mê Thuột ngày 06-11-2014
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tản mạn về năm Tân Phúc Âm hóa gia đình
Thế là năm Tân Phúc Âm hóa gia đình sắp khép lại. Đã có những buổi lễ khai mạc long trọng khí thế ngợp trời nghi thức và phỏng đoán rằng cũng sẽ có một vài nghi lễ bế mạc rất có thể không kém sự hoành tráng vì kết hợp luôn cả khai mạc năm Tân Phúc hóa các cộng đoàn giáo xứ… Dòng thời gian lặng lẽ trôi, chợt đến rồi vội đi, còn lại những gì cho các mái ấm gia đình, cách riêng các gia đình Công Giáo? Đó đây đã có các buổi thường huấn cho hàng linh mục về công việc mục vụ cho đời sống hôn nhân gia đình, một vài cuộc tỉnh huấn hay đại hội cho từng vùng miền rất long trọng nếu nhìn về số lượng thành viên tham dự cũng như hình thức tổ chức lễ hội bên ngoài.Chắc chắn cũng đã có những buổi tỉnh tâm cho các gia đình tại các xứ họ cùng với nghi thức lặp lại lời cam kết hôn nhân cách này cách khác, dĩ nhiên không thiếu những hình thức tặng văn bằng hay chụp hình kỷ niệm. Ngoài ra cũng có thể có một vài hình thức khác tùy sáng kiến của các mục tử cấp giáo phận hay giáo xứ, chẳng hạn như nỗ lực của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm với quyển sách “Gia đình sống Lời Chúa hằng ngày”. Dù rằng không nên chạy theo chủ nghĩa hiệu năng nhưng cũng cần đặt câu hỏi là qua những nỗ lực ấy thì đời sống gia đình gặt hái thêm được những sự gì? Chuyện được cho gia đình thì thật khó kể tỏ tường nhưng bức tranh về đời sống hôn nhân - gia đình hiện nay được Thượng Hội Đồng Giám Mục họp trình bày trong hai tuần đầu tháng 10-2014 vừa qua với nhiều nét không mấy sáng sủa, đặc biệt tình trạng ly dị, ly dị tái hôn và hôn nhân đồng tính đã là đề tài tranh luận sôi nổi giữa các ngài mà chưa đạt được sự đồng thuận cao (tỷ lệ quy định là hai phần ba) khi biểu quyết một vài vấn đề liên hệ đến mục vụ.
Là đoàn con cái, chúng ta tin vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trên các vị mục tử hàng đầu của Giáo Hội. Trong Thánh Lễ bế mạc phiên họp đầu của Thượng Hội Đồng này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vừa khích lệ các nghị phụ vừa nhắc bảo các ngài cẩn trọng với các chước cám dỗ như sau:
* Thứ nhất, cám dỗ bất mềm dẻo một cách thù nghịch, nghĩa là, muốn tự khóa chặt mình bên trong chữ viết và không để mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, Đấng Thiên Chúa của ngạc nhiên, (Thần Khí); khoá chặt mình trong lề luật, trong sự chắc mẩm điều mình biết chứ không phải điều mình vẫn còn cần phải học và đạt cho được. Từ thời Chúa Kitô, vốn đã có cơn cám dỗ của kẻ ghen tương, người quá thận trọng, quá lo lắng và người ngày nay gọi là “duy truyền thống” và của những nhà trí thức nữa.
* Cơn cám dỗ của khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện [tiếng Ý: buonismo], tức là nhân danh lòng từ tâm lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả; là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của “người lo làm điều tốt” (do-gooders), của người sợ sệt, và của cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
* Cơn cám dỗ muốn biến đá thành cơm để đã cơn chay tịnh lâu dài, nặng nề và đau đớn (xem Lc 4:1-4); cũng như biến cơm thành đá và dùng nó liệng vào người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn (x.Ga 8,7), nghĩa là, biến nó thành những gánh nặng không thể nào chịu đựng nổi (x.Lc 11,46).
* Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thập giá, để làm vui lòng người, chứ không chịu ở trên đó, ngõ hầu chu toàn thánh ý Chúa Cha; là rạp mình trước tinh thần thế gian thay vì phải thanh tẩy nó và bắt nó rạp mình trước Thần Trí Thiên Chúa.
* Cơn cám dỗ lãng quên “kho tàng đức tin”, không nghĩ mình là người canh giữ mà là chủ nhân ông hay ông chúa của nó; hoặc, mặt khác, cơn cám dỗ lãng quên thực tại, sử dụng những ngôn ngữ cầu kỳ, những ngôn ngữ êm tai để nói thật nhiều mà cũng là chẳng nói được chi. Người ta gọi họ là “chủ nghĩa Bigiăngtin” (byzantinism), tôi nghĩ thế, đại loại như vậy…
Và Đức Thánh Cha đã kết thúc bài diễn văn bế mạc: “Anh chị em thân mến, giờ đây ta còn một năm nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, ta làm cho các ý niệm đã đề xuất được chín mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và muôn vàn thách thức các gia đình hiện đang phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”
Một năm nữa để làm việc dựa trên Bản Tường Trình của THĐ, vốn là bản tóm lược trung thành và rõ ràng mọi điều đã được nói ra và thảo luận trong phòng họp này và trong các nhóm nhỏ. Nó được trình cho các hội đồng giám mục làm “những nét hướng dẫn chính” (lineamenta)”. (nguồn Vietcatholic.News).
Như thế chúng ta có thể nói rằng chuyện về hôn nhân và gia đình hẳn còn là đề tài nóng bỏng cho cả năm sau và đâu chỉ năm sau mà có lẽ nó là vấn đề của muôn thuở. Tuy nhiên phải chăng các chủ đề được xem như là thời sự thì thường là những vấn nạn và nhiều biện pháp đề xuất hầu như là phương thuốc chữa trị hậu quả một vài hiện tượng không bình thường của đời sống hôn nhân và gia đình mà nói theo ngôn ngữ ngành y là giải quyết phần ngọn của căn bệnh như Đức Phanxicô đã đề cập ở chước cám dỗ thứ hai vừa nêu trên.
Để củng cố và làm thăng tiến đời sống hôn nhân-gia đình mà chỉ loay hoay tìm cách chữa những tật bệnh thì có lẽ sẽ còn gặp nhiều khó khăn và biết đâu lại xuất hiện nhiều vấn nạn khác. Thiết nghĩ rằng cần đào sâu cách thấu đáo về cơ chế hôn nhân và gia đình theo thánh ý Thiên Chúa, đặc biệt dưới ánh sáng của Lời mạc khải thì hy vọng sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận vấn đề.
Sống năm Tân Phúc Âm hóa đời sống hôn nhân gia đình hẳn nhiên có nhiều đề tài được học hỏi, thảo luận tại các giáo xứ, giáo phận và sự thường một mái gia đình mẫu mực luôn được quy chiếu đó là thánh gia Nagiarét, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Không ai phủ nhận vai trò của thánh gia, nhưng theo tôi khuôn mẫu thánh gia hình như chưa phải là điểm tới của lời mạc khải về hôn nhân và gia đình. Xin mạo muội trình bày định chế hôn nhân với chiều kích của một giao ước tình yêu hiệp thông dâng hiến đồng thời khắc họa đôi nét về một mái gia đình khuôn mẫu tạm gọi là “gia đình Phúc Âm”.
I.Hôn Nhân: Một giao ước tình yêu hiệp thông dâng hiến.
Trước hết chúng ta cần xác định rõ định chế hôn nhân là một giao ước chứ không phải là một khế ước theo nghĩa hợp đồng dân sự. Hầu hết các xã hội dân sự đều xem hôn nhân như một hợp đồng không hơn không kém. Dẫu rằng giá trị của một hợp đồng vẫn có đó ý nghĩa của sự đồng thuận hai bên dựa trên sự tự do tự nguyện và năng cách của hai phía, nghĩa là có khả năng thực hiện nội dung những điều được cả hai cam kết. Tuy nhiên một trong những nội dung của hợp đồng dân sự thường luôn có đó là việc hủy bỏ nếu cả hai cùng đồng thuận hoặc một bên tự hủy bỏ cách có điều kiện chẳng hạn như khắc phục hậu quả hay đền bù thiệt hại cho bên kia. Các hợp đồng có thời hạn ngắn dài tùy nội dung yêu cầu được thỏa thuận và với xu thế thời đại thì người ta giới hạn thời gian vì nếu cần thì lại tiếp tục ký kết hay gia hạn thêm. Sự thường các hợp đồng dân sự đều nhằm đến lợi ích của cả hai phía, nói theo kiểu thời nay là đôi bên cùng có lợi. Thế nhưng khi tôi ký kêt hợp đồng mặc dù đối tác sẽ có phần lợi ích nào đó nhưng mục đích chính của tôi là đạt lợi ích của mình.
Nếu nhận định chế hôn nhân theo nhãn quan này thì việc kết hôn, lập gia đình chỉ đơn thuần là một sự thỏa thuận sống chung mặc dù không loại trừ nội hàm là để“đôi bên cùng có lợi”, nhưng xem ra nghiêng về ích lợi riêng của bản thân mình. Như thế tình yêu và sự dâng hiến dù rằng vẫn có nhưng thuộc hàng thứ yếu. Mặc dù không có ai cầm tay người phối ngẫu nói lời cam kết nhận nhau làm vợ làm chồng trong vòng một thời hạn nào đó như ba năm hay mười năm, thế nhưng họ vẫn ngầm hiểu và chấp nhận cái điều có thể xảy ra trong tương lai đó là “vui thì ở, buồn thì đi”, “còn yêu thì gắn bó, hết yêu thì chia tay”. Thế là chuyện ly dị, chia đàn sẻ nghé dù chẳng ai mong nhưng lại có thể tới và hầu như xảy ra nhan nhãn, nhất là khi được nền văn hóa hưởng thụ ích kỷ và sự tự do phóng túng nâng đỡ và ủng hộ. “Trong thế giới ngày nay, khi mà những quan niệm sai lầm về con người, về tự do và tình yêu đang lan tràn, chúng ta không bao giờ được ngưng nghỉ trong việc quảng bá chân lý về định chế gia đình như Thiên Chúa mong muốn ngay từ khi tạo dựng. Thật là không may, con số các cặp vợ chồng ly dị vẫn đang gia tăng” (Đức Bênêđictô XVI –Diễn văn trước Ủy Ban Giáo Hoàng về gia đinh năm 2006)
Bên cạnh sự tôn trọng niềm tin và luật lệ các tôn giáo thì chúng ta có thể nói rằng nhiều chính quyền xã hội dân sự đã quá dài tay khi can thiệp quá sâu vào định chế hôn nhân gia đình vì mục đích chính trị hoặc kinh tế… Có thể nói rằng các chính trị gia luôn lấy số đông làm tiêu chí quan trọng để hoạt động, vì đó là một nền tảng quan trọng bảo đảm cho vị thế chính trị của họ. Khi đã làm chính trị thì không ai lại muốn bị phật lòng bởi một số đám đông nào đó, vì chắc chắn sẽ mất sự ủng hộ, mất phiếu bầu cử. Chính vì thế mà hầu như rất nhiều chính quyền xã hội dân sự đều rất thoáng trong việc ly dị vơi nhiều lập luận xem ra khá hữu lý và có khi là hợp tình, dù rằng vẫn nhìn nhận những hậu quả tai hại và tệ hại do nạn ly dị gây ra. Bên cạnh đó thì còn có dữ kiện thực tế đó là ngay cả đời sống hôn nhân gia đình của nhiều vị quyền cao chức trọng cũng chưa thực sự ấm êm và thuận buồm xuôi gió. Đã từng có đó nhiều xì căng đan trong đời sống hôn nhân gia đình của ngài tổng thống nước cờ hoa, Bill Clinton, hay ngài tổng thống nước Pháp Jacques Chirac, hoặc như gần đây là tổng thống nước Nga, ngài Vladimir Putin. Rồi cả đến nhiều vị tự xưng là cha già dân tộc của nước này nước kia đã từng tự tung hô và tô vẽ mình gần như là thánh sống thế nhưng thực tế minh chứng hầu như là ngược lại.
Trước thực trạng ấy, Kitô hữu chúng ta chắc chắn phải can đảm lội ngược dòng để sống đời hôn nhân gia đình đúng thánh ý Thiên Chúa. Chân lý không đương nhiên thuộc về số đông, nhất là khi lương tri đã bị tội lỗi và sự dữ chi phối. Theo cái nhìn kinh tế, sản phẩm xét như là hàng hóa thì có thể nói khách hàng là thượng đế, nhưng theo niềm tin Kitô giáo dưới ánh sáng lời mạc khải thì chỉ có Đấng dựng nên mọi vật mọi loài mới đích thực là Thượng Đế, tức là người có thẩm quyền phân định điều tốt xấu, đúng sai. “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly”(Mc 10,9). Tính bền vững và bất khả tiêu của giây hôn nhân xuất phát từ thánh ý của Đấng Tạo Thành. Hơn nữa chính Ngài đã chọn mối giây liên kết ấy làm dấu chỉ cho giao ước tình yêu của Ngài với nhân loại. Sau này thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại đã khẳng định thêm về hôn nhân giữa nhưng Kitô hữu chính là một dấu chỉ minh chứng cho giao ước mới là tình yêu của Chúa Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu hoàn toàn nhưng không (x.Eph 5,21-33).
Điểm tới của giao ước chính là vì hạnh phúc của người mình cam kết gắn bó. Khi tự nguyện dưới hình lò lửa đi qua giữa phần thịt các con vật bị xẻ làm đôi thì Thiên Chúa đã cam kết nhận Abraham làm tổ phụ một dân tộc đông như sao trên trời như cát dưới biển và sẽ ban cho ông và con cháu một lãnh thổ làm cơ nghiệp. Ngài chúc lành cho ông và làm cho ông trở thành nguyên cớ của mọi ân phúc. Và phía Thiên Chúa thì dường như không được hưởng quyền lợi gì (x.St 15,1-19). Cũng tương tự như thế, qua giao ước Sinai thì nội dung chủ yếu là vì quyền lợi của dân được tuyển chọn. Đến thời Tân Ước, nội hàm của lời giao ước vĩnh cửu thật rõ ràng: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em. Này là máu Thầy sẽ đổ ra cho anh em và muôn người được tha tội”(x.Mt 26,26-28; Mc 14,22-25; Lc22,19-20, Cr 11,23-25).
Nếu nhìn nhận hôn nhân là giao ước tình yêu thì chắc chắn không thể có chuyện chia đàn xẻ nghé. Lời cam kết hôn nhân trong bí tích hôn phối cũng thể hiện rõ chân lý này. Nhận nhau làm vợ, làm chồng và hứa giữ long thủy chung với nhau trong mọi cảnh huống để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời. Như thế chúng ta có thể nói rằng lấy chồng là vì chồng, lấy vợ là vì vợ hơn là vì mình, nghĩa là để cho người mình chọn làm bạn trăm năm được phát triển, nên hoàn thiện và hạnh phúc. Khi đã là vì nhau thì sẽ không có lý do gì để mà ly dị. lìa bỏ người mà mình tự nguyện kết bạn trăm năm.
Theo tôi, một trong những vất vả của công việc mục vụ của các linh mục quản xứ đó là giải quyết các chuyện “rắc rối hôn nhân-gia đình”. Các vị mục tử thường nghe phân trần là “anh ta ra như thế này, như thế kia hay cô ta thay đổi như thế này như thế nọ…” Sau khi lắng nghe và phân giải sự việc, tôi thường động viên phía xem như là chịu thiệt, phía bị lỗi phạm hay bị xúc phạm rằng: anh ta (hay cô ta) như thế thì mới cần đến con, dĩ nhiên không quên nhắc bảo là hãy liên lỉ cầu nguyện và nếu đã có con cái thì hãy nhìn vào con cái mà kiên trì nhẫn nại. Dù rằng không phải lúc nào cũng thành công nhưng đã có nhiều kết quả đáng phải dâng lời cảm tạ.
II.Mái gia đình Phúc Âm: Tin mừng tường thuật rằng có lần nghe người ta nhắn là mẹ và anh em tìm cách gặp mình thì Chúa Giêsu đã hỏi: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi”(x.Mt 12,48-50, Mc 3,31-35; Lc 8,19-21). Lần khác, “khi Chúa Giêsu đang giảng dạy thì có một phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm!” Nhưng Người đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Như thế chúng ta có thể khẳng định rằng có một kiểu gia đình mà ở đó các thành viên khắng khít với nhau hơn cả mối giây liên hệ huyết nhục đó là những người cùng biết lắng nghe và thực hành thánh ý Thiên Chúa mà cụ thể lúc bấy giờ đó là cộng đoàn Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Cộng đoàn này mới đích thực là gia đình vì đó là mái gia đình Phúc Âm. Chúng ta cùng xem xét một vài nét đặc trưng của gia đình Phúc Âm này.
1.Một cộng đoàn sống thật lòng với nhau trong sự sẻ chia trung thực. “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15). Quả thật không có môi trường nào thuận lợi để người ta sống thực với nhau cho bằng đời sống hôn nhân. Đã là vợ chồng nghĩa thiết như một huyết nhục thì dần dà chẳng còn điều gì là bí nhiệm với nhau. Ngay cả trong cộng đoàn các mục tử của giáo phận, cộng đoàn các dòng tu thì chắc gì bề trên đã tỏ bày mọi sự cho bề dưới và bề dưới đã thành thực tất tần tật với bề trên. Chính nơi đời sống hôn nhân người ta mới cảm nhận điều được gọi là tri âm tri kỷ. Sống kiếp nhân gian này khi có được một người hiểu ta, hiểu lòng ta, hiểu tiếng ta thì quả là một diễm phúc như cảm nhận của một thi nhân: “Rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua”.
2.Một cộng đoàn sống hết lòng với nhau trong sự phục vụ hiến dâng. Việc Chúa Giêsu cúi xuống sống thân phận tôi đòi để rửa chân cho các môn đệ là một minh chứng (x.Ga 13). Trong tình yêu hôn nhân thì hình như vị trí, vai vế không còn là vấn đề. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Người ta có thể tính toán so đo thiệt hơn với ai khác nhưng người ta sẽ có thể sống hết lòng vì chính một nửa của mình trong đời hôn nhân. Hiện thực này chúng ta có thể thi thoảng nhận ra qua nghĩa tình đôi lứa những ngày tháng đầu đời hôn nhân và nhất là qua cái tình của quý bậc cao niên. Hình ảnh cụ ông cụ bà bên nhau dù có khi không một tiếng lời cất lên nhưng lại đong đầy bao ý tình sâu thẳm. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu đã đề cập đến nét ưu việt này của tình đôi lứa so với các loại tình yêu khác như tình phụ tử, mẫu tử, bằng hữu, huynh đệ…( TĐ. số 2).
3.Một cộng đoàn tín nhiệm, sẵn sàng tin tưởng trao phó trách nhiệm trọng đại. “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Có trách nhiệm nào cao trọng cho bằng công trình cứu độ, đặc biệt trong giai đoạn có thể xem như vạn sự khởi đầu nan, thế mà Chúa Giêsu đã tin tưởng trao phó cho nhóm môn sinh tuổi đời khoảng chừng mới trên dưới hai mươi. Nền tảng của hiện thực này chính là sự tín nhiệm. Và chúng ta có thể khằng đinh rằng đây là một yếu tố tất yếu phải có để dệt xây đời sống hôn nhân-gia đình.
4.Một cộng đoàn sẵn sàng liên đới trách nhiệm với nhau cho đến cùng. Khi trao phó trách nhiệm cho các môn sinh thì Chúa Giêsu hứa không bao giờ để các ngài lẻ loi đơn côi trên dòng đời. Người vẫn hằng ở với các vị mọi ngày cho đến tận thế, đăc biệt bằng Thánh Thần sẽ ban tặng. Một mặt Người tìm mọi cách để những người được trao phó trách nhiệm có thể gặt hái những thành quả lớn lao nhiều khi hơn cả Người đã làm khi còn tại thế (x.Ga 14,12) và nếu có điều gì sơ xuất, thất bại hay đổ vỡ thì Người vẫn mãi sẵn sàng liên đới và chịu trách nhiệm, sẵn sàng chịu nộp vì các vị cho đến cùng. Đã là phu phụ tình thâm thì không chỉ có cảnh “của chồng, công vợ” mà còn cần có cảnh “lỗi vợ chồng gánh” và hẳn nhiên là phải có vế ngược lại “tiền vợ, sức chồng”, “tội chồng, vợ chịu”.
TẠM KẾT
Một vài nét đặc trưng của mái gia đình Phúc Âm vừa nêu chắc hẳn vẫn chưa đủ đầy, chẳng hạn còn thiếu đề cập đến nghĩa tình mẹ cha-con cái, huynh đệ…nhưng hy vọng sẽ giúp chúng ta có thêm cái nhìn về cơ chế hôn nhân-gia đình. Năm Tân Phúc Âm hóa gia đình sắp qua và theo chương trình thì năm tới là năm Tân Phúc Âm hóa cộng đoàn giáo xứ. Thiết nghĩ rằng dù là cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn các dòng tu hay cộng đoàn giáo phận thì có lẽ khuôn mẫu cần quy chiếu đó là gia đình. Mối liên hệ giữa giám mục giáo phận với cộng đoàn thường được sánh như mối liên hệ phu thê. Cũng tương tự như thế các linh mục quản xứ được sánh như là phu quân của cộng đoàn được giám mục giao phó cho mình. Và nghĩa tình giữa các thanh viên trong cộng đoàn dòng tu chắc hẳn sẽ thiết thân nếu biết sống với nhau như là anh em, chị em một nhà và cái tính gia đình này được biểu lộ cách rõ nét bằng hiến pháp, luật lệ của nhiều cộng đoàn dòng ẩn tu, chiêm niệm như hội dòng Bênêđictô, Xitô.
Mong sao tinh thần gia đình được lan tỏa khắp các cộng đoàn tín hữu. Khi chúng ta biết sống thật lòng, biết sống hết lòng với nhau, biêt tín nhiệm, tin tưởng trao phó trách nhiệm cho nhau trong tinh thần sẵn sàng liên đới với nhau cho đến cùng. Được như thế thì thiết nghĩ rằng năm Tân Phúc Âm hóa gia đình không bao giờ khép lại, dẫu cho có thể có một vài nghi thức bế mạc đó đây.
Ban Mê Thuột ngày 06-11-2014
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cung hiến thánh đường Latêranô
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:03 06/11/2014
Mỗi thánh đường thường gợi nhớ và chất chứa bao bao kỷ niệm vui buồn của người Kitô hữu. Đời sống tín hữu
gắn liền với thánh đường. Từ đó, họ lớn lên trong niềm tin và trào dâng niềm hy vọng giữa cuộc đời đầy thách đố.
Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo Hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Đức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma. Qua nhiều thế kỷ, năm Công Đồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Đường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng “Mẹ của các giáo đường khắp thế giới”.
Năm Đức Tin, tôi có đến Roma kính viếng Thánh Đường Latêranô.
1. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATERANO
a. Lịch sử
Vào cuối thế kỷ thứ III, Đế quốc Roma theo chế độ “Tứ đầu chế” tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫu của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio
Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Đây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản.
Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Đền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.
Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Đền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo.
Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Đêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứu chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Đức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Để tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Đền thờ này.
Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế “achiropita”, nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Đền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ.
Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là “Mater et Caput”, là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới.
Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Đền thờ này tượng trưng cho chính Giáo Hội
Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11.
Đền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Đồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Đền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu – mang tên San Giovanni in Oleo). Đức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Đền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Đức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144.
Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ. Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ.
Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo Hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.
Chính tại Đền thờ này, Đức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo Hội được củ hành tại đây.
Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tân hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Đức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học.
b.Kiến trúc
Mặt tiền Đền thờ có từ thế kỷ XVIII trông rất cân đối, và được coi là hùng vĩ uy nga nhất trong số các mặt tiền Đền thờ ở Roma. Kiến trúc sư Alessandro Galilei, người Florence đã thiết kế mặt tiền này vào năm 1735 theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clemente XII. Tất cả đều bằng cẩm thạch, và rất phù hợp với quảng trường phía trước. Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo Hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, tượng trưng sự hiệp nhất giáo lý của Hội Thánh Kitô. Tổng cộng là 15 tượng. Bốn Thánh tiến sĩ Giáo Hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo Hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.
Mặt tiền có ghi hàng chữ: “Sacrosancta Lateranensis ecclesia omnium uthis et othis ecclesiarum mater et caput”. Mẹ và Đầu của tất cả nhà thờ ở Roma và trên thế giới.
Ở giữa mặt tiền Đền thờ, có ban công chính, các Giáo Hoàng thường ban phép lành cho dân chúng trong dịp Năm Thánh. Cũng tại đây Đức Hồng Y Gaspani, nhân danh Đức Piô XI ký hiệp định Laterano với Italia, thành lập Nhà nước Vatican năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh. Từ lúc đó, Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.
Trong hành lang ở tiền đường Đền thờ, ở phía tay trái, có tượng Hoàng đế Constantino
Các hình nổi trên xà cửa Đền thờ diễn tả những biến cố trong cuộc đời thánh Gioan Tẩy Giả.
Từ thời đầu tiên cho đến ngày nay chỉ còn lại sơ đồ 5 gian và Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.
Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc. Bên trên có hình nổi kể lại sự tích Cựu ước và Tân ước.
Trần Đền Thờ bằng gỗ thật huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565), ngài thuộc gia tộc Medici nên có huy hiệu của ngài. Công trình này được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566- 1572). Gần tường lối vào là huy hiệu của Đức Piô VI (1775- 1799) là vị đã cho trùng tu trần đền thờ này.
Tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ là của 2 nghệ nhân Jacopo Torriti và Jacopo da Camerino, thực hiện từ 1288 đến 1294 với chủ đề tuyên dương Thánh Giá. Trên mây là Chúa Cứu Thế, có hình các thiên thần xung quanh. Giữa là Thánh giá có hình chim bồ câu đậu trên. Thánh giá ở trên ngọn đồi bao trùm Jêrusalem thiên quốc từ đó có 4 dòng sông chảy xuống là 4 Phúc Âm, giải khát cho cho các con nai và chiên tượng trưng cho dân Chúa. Bên trái có hình Đức Mẹ và Đức Giáo Hoàng Nicola IV đang quỳ, 2 thánh Phêrô và Phaolô. Bên phải có Thánh Gioan và Anrê. Có hai hình nhỏ là Thánh Phanxico Assisi ở bên trái và Thánh Antôn Padova ở bên phải được vẽ thêm vào theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Nicola IV, vì ngài thuộc dòng Phanxicô.
Toàn bộ bức tranh khảm đá này được tháo gỡ ra trong cuộc trùng tu hồi năm 1896, rồi được ghép trở lại, nhưng vì thế bị mất đi phần lớn giá trị nguyên bản.
Ở cánh ngang Đền thờ, gần cửa ra vào bên phải, có đàn phong cầm vĩ đại với 2 ngàn ống, đây là một trong những đàn phong cầm quan trọng nhất tại Italia, được 2 cột lớn bằng cẩm thạch màu vàng, trang trí bằng gỗ mạ vàng, chống đỡ. Do kiến trúc sư Luca Blasi thiết kế năm 1599.
Có nhiều phần mộ trong Đền thờ này, đặc biệt là của các Hồng Y Rasponi (1670), Casati (1287), Antoni del Portogallo… Các vị Giáo Hoàng Sergio IV (1012), Alexandro III.
Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Đức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).
Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Đức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Đông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.
Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Đức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.
Ngày nay, Đền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Đức Giáo Hoàng làm Giám quản.
c. Giếng Rửa tội
Ở khu vực bên phải Đền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.
d. Tháp Bút
Đây là tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.
Năm 1588 Đức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Đền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: “Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá”.
Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp.
e. Khu vực cạnh Đền thờ
Gần Đền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Đền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Đức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình.
2. ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC
Kỷ niệm ngày thánh hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, tức chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Không thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào ngoài đền thờ này. Người Do thái đã phá hủy đền thờ này. Nhưng nội trong ba ngày Đức Giêsu đã xây dựng lại nhờ quyền lực Thánh linh để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng loại. Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như các thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11) Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” (Ed 47,9). Nếu Đức Giêsu không chết và sống lại, nhân loại không thể đón nhận được nguồn mạch sự sống lớn lao như vậy.
Người được phúc đón nhận sự sống đó đầu tiên phải là tín hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô” (2 Cr 12,27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,16). Nếu thế, tất cả những gì diễn ra trong thân xác Đức Giêsu cũng sẽ tìm thấy nơi con người Kitô hữu. Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao khi biết Thiên Chúa cư ngự trong thân xác chúng ta. Tội lỗi đã phá hủy đền thờ này nhiều lần. Nhưng Thánh linh đã lấy ân sủng tái thiết và trang hoàng lộng lẫy cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ đó, con người có thể tìm lại niềm hy vọng và sự sống mới. Chúa Thánh linh không bao giờ mỏi mệt phục hồi “Đền Thờ của Thiên Chúa”. Cuối cùng Thánh linh sẽ phục sinh thân xác chúng ta cũng như đã phục sinh Đức Giêsu (x. 1 Cr 6,14).
Chính vì niêm tin lớn lao đó, Kitô hữu luôn tràn đầy niềm hy vọng giữa bao nhiêu thăng trầm cuộc đời hôm nay. Trái lại, chỉ những ai không tôn trọng Đền Thờ Thiên Chúa, mới đánh mất niềm hi vọng đó. Nhiều giá trị đảo lộn chỉ vì thân xác đã bị lạm dụng cho những mục tiêu văn hóa, chính trị, kinh tế …Con người đã trở thành công cụ phục vụ chế độ. Người ta sẵn sàng hy sinh con người. Nhưng nên nhớ “ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy là chính anh em” (1 Cr 3,17).
Hôm nay, trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết xây dựng chính đền thờ tâm hồn mình và biết cùng nhau hiệp nhất xây dựng đền thờ Giáo Hội.
Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo Hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Đức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma. Qua nhiều thế kỷ, năm Công Đồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Đường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng “Mẹ của các giáo đường khắp thế giới”.
Năm Đức Tin, tôi có đến Roma kính viếng Thánh Đường Latêranô.
1. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATERANO
a. Lịch sử
Vào cuối thế kỷ thứ III, Đế quốc Roma theo chế độ “Tứ đầu chế” tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫu của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio
Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Đây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản.
Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Đền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.
Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Đền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo.
Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Đêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứu chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Đức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Để tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Đền thờ này.
Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế “achiropita”, nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Đền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ.
Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là “Mater et Caput”, là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới.
Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Đền thờ này tượng trưng cho chính Giáo Hội
Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11.
Đền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Đồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Đền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu – mang tên San Giovanni in Oleo). Đức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Đền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Đức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144.
Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ. Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ.
Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo Hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.
Chính tại Đền thờ này, Đức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo Hội được củ hành tại đây.
Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tân hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Đức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học.
b.Kiến trúc
Mặt tiền Đền thờ có từ thế kỷ XVIII trông rất cân đối, và được coi là hùng vĩ uy nga nhất trong số các mặt tiền Đền thờ ở Roma. Kiến trúc sư Alessandro Galilei, người Florence đã thiết kế mặt tiền này vào năm 1735 theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clemente XII. Tất cả đều bằng cẩm thạch, và rất phù hợp với quảng trường phía trước. Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo Hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, tượng trưng sự hiệp nhất giáo lý của Hội Thánh Kitô. Tổng cộng là 15 tượng. Bốn Thánh tiến sĩ Giáo Hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo Hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.
Mặt tiền có ghi hàng chữ: “Sacrosancta Lateranensis ecclesia omnium uthis et othis ecclesiarum mater et caput”. Mẹ và Đầu của tất cả nhà thờ ở Roma và trên thế giới.
Ở giữa mặt tiền Đền thờ, có ban công chính, các Giáo Hoàng thường ban phép lành cho dân chúng trong dịp Năm Thánh. Cũng tại đây Đức Hồng Y Gaspani, nhân danh Đức Piô XI ký hiệp định Laterano với Italia, thành lập Nhà nước Vatican năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh. Từ lúc đó, Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.
Trong hành lang ở tiền đường Đền thờ, ở phía tay trái, có tượng Hoàng đế Constantino
Các hình nổi trên xà cửa Đền thờ diễn tả những biến cố trong cuộc đời thánh Gioan Tẩy Giả.
Từ thời đầu tiên cho đến ngày nay chỉ còn lại sơ đồ 5 gian và Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.
Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc. Bên trên có hình nổi kể lại sự tích Cựu ước và Tân ước.
Trần Đền Thờ bằng gỗ thật huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565), ngài thuộc gia tộc Medici nên có huy hiệu của ngài. Công trình này được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566- 1572). Gần tường lối vào là huy hiệu của Đức Piô VI (1775- 1799) là vị đã cho trùng tu trần đền thờ này.
Tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ là của 2 nghệ nhân Jacopo Torriti và Jacopo da Camerino, thực hiện từ 1288 đến 1294 với chủ đề tuyên dương Thánh Giá. Trên mây là Chúa Cứu Thế, có hình các thiên thần xung quanh. Giữa là Thánh giá có hình chim bồ câu đậu trên. Thánh giá ở trên ngọn đồi bao trùm Jêrusalem thiên quốc từ đó có 4 dòng sông chảy xuống là 4 Phúc Âm, giải khát cho cho các con nai và chiên tượng trưng cho dân Chúa. Bên trái có hình Đức Mẹ và Đức Giáo Hoàng Nicola IV đang quỳ, 2 thánh Phêrô và Phaolô. Bên phải có Thánh Gioan và Anrê. Có hai hình nhỏ là Thánh Phanxico Assisi ở bên trái và Thánh Antôn Padova ở bên phải được vẽ thêm vào theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Nicola IV, vì ngài thuộc dòng Phanxicô.
Toàn bộ bức tranh khảm đá này được tháo gỡ ra trong cuộc trùng tu hồi năm 1896, rồi được ghép trở lại, nhưng vì thế bị mất đi phần lớn giá trị nguyên bản.
Ở cánh ngang Đền thờ, gần cửa ra vào bên phải, có đàn phong cầm vĩ đại với 2 ngàn ống, đây là một trong những đàn phong cầm quan trọng nhất tại Italia, được 2 cột lớn bằng cẩm thạch màu vàng, trang trí bằng gỗ mạ vàng, chống đỡ. Do kiến trúc sư Luca Blasi thiết kế năm 1599.
Có nhiều phần mộ trong Đền thờ này, đặc biệt là của các Hồng Y Rasponi (1670), Casati (1287), Antoni del Portogallo… Các vị Giáo Hoàng Sergio IV (1012), Alexandro III.
Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Đức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).
Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Đức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Đông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.
Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Đức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.
Ngày nay, Đền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Đức Giáo Hoàng làm Giám quản.
c. Giếng Rửa tội
Ở khu vực bên phải Đền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.
d. Tháp Bút
Đây là tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.
Năm 1588 Đức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Đền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: “Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá”.
Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp.
e. Khu vực cạnh Đền thờ
Gần Đền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Đền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Đức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình.
2. ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC
Kỷ niệm ngày thánh hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, tức chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Không thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào ngoài đền thờ này. Người Do thái đã phá hủy đền thờ này. Nhưng nội trong ba ngày Đức Giêsu đã xây dựng lại nhờ quyền lực Thánh linh để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng loại. Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như các thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11) Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” (Ed 47,9). Nếu Đức Giêsu không chết và sống lại, nhân loại không thể đón nhận được nguồn mạch sự sống lớn lao như vậy.
Người được phúc đón nhận sự sống đó đầu tiên phải là tín hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô” (2 Cr 12,27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,16). Nếu thế, tất cả những gì diễn ra trong thân xác Đức Giêsu cũng sẽ tìm thấy nơi con người Kitô hữu. Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao khi biết Thiên Chúa cư ngự trong thân xác chúng ta. Tội lỗi đã phá hủy đền thờ này nhiều lần. Nhưng Thánh linh đã lấy ân sủng tái thiết và trang hoàng lộng lẫy cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ đó, con người có thể tìm lại niềm hy vọng và sự sống mới. Chúa Thánh linh không bao giờ mỏi mệt phục hồi “Đền Thờ của Thiên Chúa”. Cuối cùng Thánh linh sẽ phục sinh thân xác chúng ta cũng như đã phục sinh Đức Giêsu (x. 1 Cr 6,14).
Chính vì niêm tin lớn lao đó, Kitô hữu luôn tràn đầy niềm hy vọng giữa bao nhiêu thăng trầm cuộc đời hôm nay. Trái lại, chỉ những ai không tôn trọng Đền Thờ Thiên Chúa, mới đánh mất niềm hi vọng đó. Nhiều giá trị đảo lộn chỉ vì thân xác đã bị lạm dụng cho những mục tiêu văn hóa, chính trị, kinh tế …Con người đã trở thành công cụ phục vụ chế độ. Người ta sẵn sàng hy sinh con người. Nhưng nên nhớ “ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy là chính anh em” (1 Cr 3,17).
Hôm nay, trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết xây dựng chính đền thờ tâm hồn mình và biết cùng nhau hiệp nhất xây dựng đền thờ Giáo Hội.
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành thế giới
LM. Trần Đức Anh OP
13:10 06/11/2014
VATICAN. Sáng 6-11-2014, ĐTC đã tiếp kiến phái đoàn Tin Lành thế giới gồm 27 người và ngài mời gọi cố gắng vượt thắng tình trạng chia rẽ ngăn cản việc loan báo Tin Mừng.
Liên hiệp này qui tụ 120 liên minh Tin Lành quốc gia và miền, với khoảng 160 triệu tín hữu tại 111 nước trên thế giới.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến hồng ân quí giá khôn lường mà các tín hữu Công Giáo có chung với các tín hữu Tin Lành, đó là bí tích rửa tội. Ngài nói: ”Nhờ bí tích này, chúng ta không phải chỉ sống trong chiều kích trần thế, nhưng còn ở trong quyền năng của Chúa Thánh Linh.. Bí tích rửa tội nhắc nhớ cho chúng ta một chân lý cơ bản và đầy an ủi, đó là Chúa luôn đi trước chúng ta bằng tình thương và ơn thánh của Ngài. Chúa đi trước các cộng đoàn chúng ta, đi trước và chuẩn bị tâm hồn những người loan báo Tin Mừng và những người đón nhận Tin Mừng”.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”Từ đầu đã có những chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, và đáng tiếc là ngày nay vẫn còn sự cạnh tranh và xung đột giữa các cộng đoàn chúng ta. Tình trạng ấy làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc chu toàn mệnh lệnh của Chúa dạy phải loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước (Xc Mt 28,19-20). Thực tại những chia rẽ của chúng ta làm biến thái vẻ đẹp của chiếc áo chùng duy nhất của Chúa Kitô nhưng không hủy hoại hoàn toàn sự hiệp nhất sâu xa do ơn thánh tạo nên trong tất cả những người đã chịu phép rửa (Xc Unit.redint, 13). Hiệu năng lời loan báo của Kitô giáo chắc sẽ mạnh mẽ hơn nếu các tín hữu Kitô vượt thắng được những chia rẽ với nhau và có thể cùng nhau cử hành các bí tích và cùng phổ biến Lời Chúa, làm chứng tá bác ái” (SD 5-11-2014)
Liên hiệp này qui tụ 120 liên minh Tin Lành quốc gia và miền, với khoảng 160 triệu tín hữu tại 111 nước trên thế giới.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến hồng ân quí giá khôn lường mà các tín hữu Công Giáo có chung với các tín hữu Tin Lành, đó là bí tích rửa tội. Ngài nói: ”Nhờ bí tích này, chúng ta không phải chỉ sống trong chiều kích trần thế, nhưng còn ở trong quyền năng của Chúa Thánh Linh.. Bí tích rửa tội nhắc nhớ cho chúng ta một chân lý cơ bản và đầy an ủi, đó là Chúa luôn đi trước chúng ta bằng tình thương và ơn thánh của Ngài. Chúa đi trước các cộng đoàn chúng ta, đi trước và chuẩn bị tâm hồn những người loan báo Tin Mừng và những người đón nhận Tin Mừng”.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”Từ đầu đã có những chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, và đáng tiếc là ngày nay vẫn còn sự cạnh tranh và xung đột giữa các cộng đoàn chúng ta. Tình trạng ấy làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc chu toàn mệnh lệnh của Chúa dạy phải loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước (Xc Mt 28,19-20). Thực tại những chia rẽ của chúng ta làm biến thái vẻ đẹp của chiếc áo chùng duy nhất của Chúa Kitô nhưng không hủy hoại hoàn toàn sự hiệp nhất sâu xa do ơn thánh tạo nên trong tất cả những người đã chịu phép rửa (Xc Unit.redint, 13). Hiệu năng lời loan báo của Kitô giáo chắc sẽ mạnh mẽ hơn nếu các tín hữu Kitô vượt thắng được những chia rẽ với nhau và có thể cùng nhau cử hành các bí tích và cùng phổ biến Lời Chúa, làm chứng tá bác ái” (SD 5-11-2014)
Thượng hội đồng về gia đình: phúc trình của các nhóm nhỏ (3)
Vũ Văn An
22:10 06/11/2014
IV. Phúc trình của các nhóm nói tiếng Ý
1. Phúc trình của nhóm A, dưới sự phối trí của Đức HY Fernando FILONI
"Một viễn tượng mục vụ đổi mới phải có khả năng giúp các gia đình ý thức được bản chất truyền giáo của họ, một bản chất cần được phát biểu trong các chiều kích của họ (giáo dục đức tin, đào tạo Kitô giáo v.v…) cũng như trong các giao tiếp với toàn bộ cộng đồng xã hội”.
Các nghị phụ THĐ thuộc nhóm A nói tiếng Ý và 2 cặp vợ chồng hiện diện trong tư cách Chuyên Viên và Dự Thính Viên tỏ bày lòng biết ơn đối với Đức HY Peter Erdo về bản tường trình trong đó ngài đã tổng hợp khá nhiều tham luận đa dạng đã trình bày tại Phòng THĐ.
Nhóm đã duyệt xét cả ba phần của bản RPD.
1) Về bối cảnh và các thách đố thời nay đối với gia đình, nói chung nhóm đồng ý với RPD. Tuy nhiên, nhóm cũng cho rằng còn nhiều yếu tố khác nữa gây trở ngại cho cuộc sống gia đình. Hiện tượng di dân chẳng hạn đã phân rẽ gia đình biết bao với nhiều hậu quả rất dễ thấy. Cũng thế, việc ra đời của các kỹ thuật sinh học đã biến gia đình thành nơi để thí nghiệm việc các hệ luận về đạo đức và giáo dục khó có thể giải quyết như thế nào.
Suy nghĩ thêm về bối cảnh sống của gia đình, người ta có đủ bằng chứng cho thấy có sự tách biệt giữa Giáo Hội và thế giới về nhiều chủ đề tế nhị, vì điều đang thiếu là “một lý luận chung” về ý niệm con người, về sự dấn thân của họ và về việc họ thể hiện hoàn toàn trong hai chiều kích thân xác và linh hồn, trong lý tính vốn quá chú trọng tới chủ quan đến ly tán và làm chậm bất cứ năng động tính nào của hiệp thông. Về phương diện này, nhiều ý kiến tu chính (modes) đã được đề nghị nhất là về vai trò phụ nữ, về phẩm giá của họ và thiên tài nhiều hy vọng của họ. Nhóm muốn nhấn mạnh, như một đối cực, tới chứng từ của rất nhiều gia đình đang sống cuộc hôn nhân của họ với một tinh thần hoàn toàn dấn thân.
Bối cảnh và các thách đố của gia đình khiến Giáo Hội phải nhắc lại các lời lẽ của Tin Mừng, phải phối kết sự thật và lòng thương xót với đức cậy, tìm cách đi vào cuộc sống cụ thể của người ta, tìm hiểu việc họ muốn trở về với Thiên Chúa.
2) Về phần thứ hai của RPD, nhóm thấy ý nghĩa của kiểu nói “luật tiệm tiến” khó mà nắm bắt được; nhóm không tìm được trong nó một lối giải thích chung và thoả đáng; việc trích dẫn, tại số 13, đoạn 34 của Familiaris Consortio xem ra không thể áp dụng ở đây vì trong Văn Kiện Huấn Quyền này, luật tiệm tiến chủ yếu áp dụng vào vấn đề luân lý liên quan tới việc làm cha mẹ có ý thức. Kiểu nói này xem ra khó nắm bắt, có nguy cơ khiến người ta nghĩ rằng các khó khăn trong đời sống vợ chồng liều mình hạ thấp ý nghĩa trọn vẹn của chính ơn gọi hôn nhân. Trong diễn trình thảo luận, nhóm gần như đồng thanh thỏa thuận rằng phần này dường như không đưa ra được một đề nghị thỏa đáng nào liên quan tới sự thật của hôn phối. Vì thế theo nhóm, Văn Phòng TTK nên cho viết lại phần này, bằng cách rõ ràng và hân hoan đưa ra một kế hoạch hôn phối như đã được Thiên Chúa Tạo Hóa đề ra trong sách Sáng Thế và được Chúa Kitô tiếp nhận, tìm cách làm nổi bật các điều Chúa Giêsu đã nói về vấn đề này, luôn nhớ tới kinh nghiệm của Thánh Gia Nadarét cũng như các cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria, người đàn bà ngoại tình và cặp vợ chồng thiếu rượu. Về phương diện này, Nhóm đã dấn thân và trình bày một dự thảo lý thuyết mới cho Phần II, lên khuôn lại nội dung và chi tiết hóa các số, qua một loạt các đề nghị tu chính. Điều xem ra hợp thời là tiếp nhận các giáo huấn của Vatican (Gaudium et Spes, 48) và của huấn quyền giáo hoàng (Familiaris Consortio, 11) trong đó, hôn nhân được trình bày như là “việc hiến mình hỗ tương cho nhau”. Nhờ thế, Chúa Kitô sẽ được đề cao một cách mạnh mẽ, như là Phu Quân của Giáo Hội: một cuộc hôn nhân đã được dẫn khởi với việc Nhập Thể, được nên trọn vẹn trên Canvariô và vẫn có tính đương thời đối với nhân loại nhờ hồng ơn của Chúa Thánh Thần trong các bí tích; chỉ bằng cách này, vẻ đẹp và sự quyến rũ của hôn nhân và gia đình mới trở nên chói lọi, tiếp tục là các dấu chỉ của tình yêu Chúa Kitô.
Nhóm đặc biệt quan tâm tới việc không thể áp dụng loại suy được mô tả trong bản văn RPD với bản văn trong Lumen Gentium, 8.
3) Về các viễn ảnh mục vụ, nhóm cho rằng việc đầu tiên là phải nhắc lại các điểm căn bản đối với hành động mục vụ đổi mới: a) gia đình phải được nhìn nhận như là chủ thể mục vụ; b) thừa tác vụ của các người phối ngẫu do chính Bí Tích đem lại; c) cần suy nghĩ lại việc toàn bộ khởi điểm mục vụ phải bắt đầu từ gia đình; d) toàn thể cộng đồng phải đảm nhận vấn đề mục vụ gia đình; e) huấn luyện các linh mục cách thỏa đáng hơn; f) nhìn nhận vai trò của giám mục trong vấn đề mục vụ gia đình, nhất là trong các hoàn cảnh có vấn đề.
Việc chăm sóc mục vụ thông thường khẩn cấp đòi những điều sau: a) cải tổ các giai đoạn phúc âm hóa, bằng cách cho thấy nhiều liên tục tính hơn; b) đánh giá cao vai trò giáo dân cũng như huấn luyện họ thu lượm nhiều khả năng chuyên biệt nhằm phục vụ các gia đình; c) đề xuất một hành trình chung để đào tạo giáo dân và giáo sĩ.
Nhóm đặc biệt xem xét việc chuẩn bị hôn nhân, trong đó, không những chủ đề thành sự cần phải có, mà còn phải bao gồm ơn ích của bí tích, cùng việc đồng hành với vợ chồng.
Một viễn tượng mục vụ đổi mới phải có khả năng giúp các gia đình ý thức được bản chất truyền giáo của họ, một bản chất cần được phát biểu trong các chiều kích của họ (giáo dục đức tin, đào tạo Kitô giáo v.v…) cũng như trong các giao tiếp với toàn bộ cộng đồng xã hội.
Về các vấn đề mô tả trong các số 36-52 của RPD, Nhóm A đề nghị thay đổi tựa đề các đoạn, bằng các luôn sử dụng kiểu nói “chăm sóc mục vụ”, dù là nói về các cuộc kết hợp dân sự và những người sống chung với nhau, hay những người ly thân, ly dị không tái hôn, ly dị và tái hôn, và những người đồng tính. Nói một cách chuyên biệt hơn, về việc chăm sóc mục vụ các cuộc kết hợp dân sự và những người sống chung với nhau, nhóm đề nghị rằng sự mẫn cảm mục vụ khiến ta phải lưu tâm tới các khía cạnh tích cực vốn không thuộc chính kinh nghiệm đang bàn nhưng vẫn tìm thấy trong kinh nghiệm này, lẽ dĩ nhiên với viễn tượng biến cải để họ tiếp nhận hồng ân hôn phối và gia đình. Về việc chăm sóc mục vụ người ly thân, người ly dị nhưng không tái hôn, và người ly dị tái hôn, dù chia sẻ tinh thần mục vụ của bản văn đối với các vấn đề được trình bày, Nhóm A quyết định sẽ đóng góp nhiều tu chính quan trọng.
Nhóm không chia sẻ khả thể để cho giám mục giáo phận trực tiếp hành động trong diễn trình tuyên bố vô hiệu, nhất là trong trường hợp thiếu chuẩn bị chuyên môn; tuy nhiên, Nhóm gợi ý rằng: nên có sự hiệp lực lớn hơn giữa các tòa án, các tham vấn viên và các văn phòng về gia đình của giáo phận. Nhóm hy vọng rằng cộng đồng Kitô hữu sẽ coi việc chăm sóc các tình huống này như là biểu thức và chứng từ của tình bác ái. Về việc cho phép lãnh nhận các bí tích Thống Hối và Thánh Thể, dù mẫn cảm với vấn đề, Nhóm A đề nghị: các luận điểm nên được nghiên cứu lại dưới ánh sáng của đoạn 84 trong tông huấn Familiaris Consortio, để xác định rõ các điều kiện sau cùng vốn khác biệt với kỷ luật hiện thời.
Về việc chăm sóc mục vụ những người đồng tính, cuộc thảo luận của Nhóm tuy có lưu ý tới một số khía cạnh tích cực của những cuộc kết hợp này, nhưng chủ yếu nhấn mạnh rằng không thể đặt những cuộc kết hợp này ngang hàng với cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà; Nhóm cũng muốn bảo vệ quyền lợi con cái, là những người phần lớn chỉ lớn mạnh một cách hòa điệu nhờ tình âu yếm của người cha và người mẹ.
Về việc truyền sinh và việc thiếu sinh sản, nhóm không thêm gì vào bản văn cả, nhưng vẫn hy vọng nó được khai triển và suy nghĩ thêm.
Về thách đố giáo dục và vai trò của gia đình trong công trình phúc âm hóa, Nhóm gợi ý: nên tích nhập 2 điều nhấn mạnh sau đây vào bản văn: liên tục phúc âm hóa trong gia đình và nhu cầu bảo đảm việc phúc âm hóa này với sự can dự của nhiều trải nghiệm khác nhau trong Giáo Hội (các hiệp hội, phong trào và cộng đồng mới) vốn tạo nên sự phong phú cho đời sống Giáo Hội và nói lên các đặc sủng mới trong Giáo Hội.
Để kết luận, Nhóm muốn rằng toàn thể THĐ cần phải đặt mình dưới sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần, Đấng có thể đem lại nhiều mới mẻ giúp Giáo Hội mỗi ngày mỗi trở nên người phục vụ Lời Chúa, một Lời đã được ban cho Giáo Hội để cứu rỗi thế giới.
2. Phúc trình của Nhóm B dưới sự phối trí của Đức HY Angelo Bagnasco
"Chúng tôi tin rằng những người đầu tiên tiếp nhận các suy nghĩ của chúng tôi chính là các gia đình, những chủ thể khẩn thiết cần được hỗ trợ trong chứng từ của họ”.
Cuộc họp của Nhóm B nói tiếng Ý dành nhiều thì giờ cho việc thảo luận, chú trọng tới cả hai khía cạnh: tính thống nhất nền tảng của đối thoại và tính bổ túc của các quan điểm, vốn là hoa trái của kinh nghiệm địa phương và của sự đa dạng về văn hóa nơi các tham dự viên. Công việc thảo luận tại Nhóm gồm hai phần: bắt đầu thảo luận tổng quát về bản Phúc Trình Sau Thảo Luận (RPD) và sau đó phân tích bản văn để đưa ra các đề nghị sửa đổi. Tường trình viên, tuy thế, đã chỉ chú trọng tới các xem xét tổng quát. Sau đây là những điểm nổi bật.
Nhóm nghĩ rằng soạn lại phần hai của bản RPD nói về Tin Mừng Gia Đình là điều quan trọng, vì có thể dùng làm nền tảng để xây dựng toàn bộ tài liệu. Nhóm nhận định rằng có sự bất cân đối giữa phần nói tới Tin Mừng Gia Đình và phần nói tới các tình huống khủng hoảng khác nhau và các thực tại ngoại lai đối với Tin Mừng này, khiến ta không thể lập tức thu lượm được một viễn kiến tích cực về gia đình và vẻ đẹp của nó. Nhóm tin rằng những người đầu tiên tiếp nhận các suy nghĩ của chúng ta hẳn là chính các gia đình, những chủ thể đang khẩn thiết cần được hỗ trợ trong chứng từ của họ, ngõ hầu tìm được sức mạnh để tiếp tục các dấn thân hàng ngày, trong một bối cảnh không hề dễ dàng và thuận lợi cho họ. Do đó, ta không thể tự cho phép mình tạo nên ấn tượng cho rằng gia đình Kitô hữu bị lãng quên trong cuộc đối thoại của THĐ. Về phương diện này, không thể không xem xét việc chứng thực các hoàn cảnh mục vụ khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. Nhóm nghĩ tới gia đình trong phạm vi các đô thị lớn và các thủ phủ, cũng như trong các nước nhỏ và làng mạc. Trong bối cảnh này, cũng là điều cực kỳ hữu ích nếu ta chịu suy nghĩ tới hoàn cảnh người cao niên trong man vàn hoàn cảnh sống của họ hiện nay. Việc kéo dài tuổi thọ đang tạo nên những tình huống cực kỳ khó khăn mà Giáo Hội không nên thiếu chuẩn bị, trái lại phải có cái nhìn xa rộng để đưa ra các cam kết mục vụ làm cho sự hiện diện và sự gần gũi của mình trở nên hiển hiện. Có rất nhiều gia đình cao niên đang lâm cảnh nghèo, có nhiều người cao niên đang cô đơn và bị bỏ xó xa khỏi gia đình nguyên thủy của họ, nhiều gia đình cao niên hiện mất hết hy vọng và chỉ còn niềm khao khát duy nhất là được chết đi cho xong. Những thực tế này đang thách thức chúng ta và đòi một giải đáp khả tín. Sự im lặng của chúng ta hết sức tai hại.
Nhóm cho rằng một số chủ đề của THĐ trình bày một tình thế quá phức tạp đòi phải được các chuyên viên suy nghĩ thêm. Vận tốc đưa ra một số kết luận không luôn luôn đem tới những kết quả mong muốn. Bởi thế, điều cần là phải đạt được một viễn kiến có tính gắn bó và thống nhất cho các vấn đề mà không rơi vào những viễn tượng độc chiều mất hết sự hỗ trợ cần hiết của sử học và thần học. Điều này đúng đối với cả các đề nghị liên quan tới diễn trình thống hối lẫn việc không hưởng ứng các tập tục của riêng các Giáo Hội Chính Thống. Muốn thấy chúng có thể được du nhập qua Giáo Hội La Tinh cách nào thì cần phải được nghiên cứu đắn đo, trình bày cách không tranh chấp và một giải pháp chung trong hiệp thông.
Nhóm cho rằng về phương diện này, bản văn sau cùng nhất thiết phải cho thấy có sự liên tục ra sao trong giáo huấn của Huấn Quyền. Một đàng, đặc điểm mục vụ của THĐ này phải chứng minh hơn nữa rằng không có cắt đứt nào giữa tín lý và mục vụ, trái lại, mục vụ phải dựa trên tín lý và nói lên sự thật trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng Kitô hữu. Như Thánh Grêgôriô Cả từng nói: “cam kết mục vụ là bằng chứng của yêu thương”. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải lấy tâm điểm của Tin Mừng làm nền tảng. Điều này cũng hàm nghĩa: ta cần phải chứng tỏ rằng ta luôn đứng trước sự phát triển tiệm tiến của tín lý. Điều này là một bảo đảm đối với mục vụ để nó luôn mãi có tính năng động và không để mình chiều theo cơn cám dỗ của các sáng kiến, mà theo Đức GH Phanxicô, chỉ nói lên sự lười biếng về mục vụ. Bởi thế, Tin Mừng Gia Đình cần được trình bày trong mọi tính phức tạp cũng như khả tín của nó.
Một đề tài đáng lưu ý là trường hợp các người phối ngẫu đang phải sống trong hoàn cảnh hiếm muộn không con cái, nhưng chấp nhận hoàn cảnh của mình. Họ sẵn sàng mở lòng mình ra cho khả thể nhận những trẻ không gia đình làm con nuôi, một hành vi yêu thương đầy tự nguyện. Quyết định này cho thấy gia đình quả là định chế có khả năng tiếp nhận, sinh sản sự sống mới và đem hy vọng lại cho tương lai. Những gia đình như thế cần được lưu ý cách đặc biệt. Nhóm cũng được chứng kiến nhiều điển hình các gia đình tuy đã có con nhưng vẫn mở lòng ra nhận làm con nuôi nhiều trẻ không có gia đình tự nhiên. Những hình thức nhận con nuôi này cần được hỗ trợ, không những trên bình diện văn hóa vốn thích lối này hơn cái lối dễ dãi hơn là việc làm mẹ nhờ các trợ giúp y khoa. Mà còn vì đây là lời kêu gọi các chính phủ phải lắng nghe các thỉnh cầu này và tích cực hỗ trợ bằng cách ban hành các luật lệ làm dễ việc nhận con nuôi hơn là chặn đứng nó bằng những hình thức bàn giấy ngẹt thở.
Điều quan trọng là việc làm của THĐ phải tiếp tục khẳng định rằng hôn nhân và gia đình, trước nhất, không phải là một cấp bách đạo đức, như hay thấy ở một số điểm trong bản RPD, mà trước hết, là chiều kích hữu thể và bí tích, vốn là nền tảng của chiều kích đạo đức, chứ không ngược lại.
Xem ra có một sự sợ hãi không dám phát biểu bất cứ phán đoán nào đối với một số vấn đề vốn đã trở thành các biểu thức văn hóa đương thịnh. Điều này xem ra không nhất quán với sứ mệnh tiên tri của Giáo Hội. Điều quan trọng là bản văn phải nói lên, một cách tốt nhất, vai trò tiên tri của các Mục Tử và của Cộng Đồng Kitô hữu, vì biết rõ: ta không đi tìm cái thứ dân túy (populism) dễ dãi chuyên xoa dịu và ấp ủ mọi sự, trái lại ta có trách nhiệm phải phát biểu phán đoán, dựa vào Lời Chúa. Trong bối cảnh này, những lời phán với tiên tri Êdêkien đáng được nhắc lại: “Hỡi con người, Ta đã biến ngươi thành kẻ canh gác nhà Israel; bất cứ khi nào nghe được lời miệng Ta nói ra, ngươi phải đem đến cho chúng lời cảnh cáo của Ta. Nếu Ta nói với kẻ ác ‘ngươi chắc chắn phải chết’ mà ngươi không chịu cảnh cáo hắn, cũng không nói để cảnh cáo hắn từ bỏ cung cách xấu xa của hắn, ngõ hầu cứu được mạng sống hắn, thì kẻ ác ấy sẽ chết trong tội lỗi của hắn; nhưng ta sẽ đòi máu hắn từ tay ngươi. Nhưng nếu ngươi cảnh cáo kẻ ác, và hắn không quay mặt khỏi sự ác của hắn hay cách sống ác của hắn, thì hắn sẽ chết trong cái ác của hắn; nhưng ngươi sẽ cứu được mạng sống ngươi” (Ed 3:17-19). Điều này trở nên hiển nhiên nhất là trước các tình huống được coi như cách phá bỏ định chế hôn nhân và gia đình vì quyền lợi cá nhân. Chỉ đưa ra một hiện tượng học đơn thuần về sự kiện xem ra không phù hợp với chức năng tiên tri của Giáo Hội.
Điều cũng tốt là một tiếng nói phê phán đối với các phát biểu của nền văn hóa đương đại do internet chuyên chở. Trong bối cảnh đào tạo, ta cần đề cao các khuyến cáo cho rằng các gia đình và các định chế cần lưu tâm đánh giá nền văn hóa mới phát sinh từ các phương tiện này, đánh giá ngôn ngữ của chúng và các hình thức tác phong từ chúng phát sinh ra. Nghĩ rằng chúng chỉ là phương tiện sẽ không giúp ta đánh giá được chân tướng nền văn hóa mới vốn là nền tảng và điều kiện của các thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu đời. Cần phải phục hồi các liên hệ liên bản ngã và, liên quan tới nền mục vụ gia đình, cần phải đổi mới năng động tính của mối liên hệ giữa các gia đình để gia đình yếu có thể tìm thấy sức mạnh nơi một gia đình khác mạnh hơn.
3. Phúc trình của nhóm C, dưới sự phối trí của Đức TGM Angelo Massafra O.F.M.
Sự thống nhất về đề tài giữa Phiên Họp này và Phiên Họp sắp tới của THĐ cũng như tính mới mẻ của việc thay thế Phúc Trình Của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi) bằng các đề nghị đã dẫn Nhóm C tới chỗ đi tìm sự sáng sủa về bản chất của văn kiện sau cùng, bằng cách phát biểu điều này ngay ở đầu bản văn.
Đa số nghị phụ của Nhóm lấy làm ngạc nhiên đối với việc phổ biến công khai Bản Phúc Trình Sau Thảo Luận (RPD); các vị khác, vì biết đây là tập tục của các phiên họp trước của THĐ, nên gợi ý cho rằng nên tránh việc công bố như thế trong tương lai. Không thiếu các vị coi việc phổ biến này là tích cực, vì các vị cho rằng nó muốn cho báo chí thấy sự thẳng thắn của các nghị phụ THĐ trước khi và, nhất là, trong khi tham dự phiên họp. Thiển nghĩ điều thích hợp là nên trở lại với tập tục công bố các tham luận của từng nghị phụ.
Điều làm nhóm khó biện phân để có thể lên khuôn các đề nghị đã được thỏa thuận là việc chọn viễn tượng thích đáng đối với ngày nay, 30 năm sau THĐ trước đây về cùng một chủ đề, để công bố Tin Mừng cách mới mẻ, vừa hoàn toàn trung thành và tôn trọng nội dung của nó, vừa trung thành và tôn trọng sự tiến bộ nhất thiết mà các đề nghị này có thể đem lại cho việc truyền bá đức tin cách hiệu quả, trong hoàn cảnh có những thay đổi lớn về văn hóa, về xã hội đa dạng và về con người thời đại.
Sự khó khăn trên tiếp tục là đặc điểm của cuộc đối thoại và trao đổi ý kiến về các nội dung đa dạng của bản RPD, với 2 mẫn cảm khác nhau, tuy đều cùng do một nhiệt tâm tông đồ kích thích.
Mẫn cảm thứ nhất phát sinh từ ưu tư này: việc công bố Tin Mừng Gia Đình cách mới mẻ, qua ngôn ngữ sử dụng, qua cung giọng và việc chọn lựa chủ đề, rất có thể vô tình góp phần vào việc khiến người ta càng không chấp nhận nội dung của nó một cách trọn vẹn. Dù nhận rằng khía cạnh chuyên biệt của THĐ đặc biệt lần này là các thách đố mục vụ, Nhóm cũng vẫn tin rằng điều không thể thiếu là bản Phúc Trình phải xác nhận một cách minh nhiên tín lý về hôn nhân, gia đình và tính dục, không chao đảo đối với các phạm trù “tội lỗi”, “ngoại tình” cũng như “hồi tâm” liên quan tới các tình huống đi ngược lại Tin Mừng Gia Đình một cách khách quan. Nhóm nhấn mạnh tới sự kiện này: sử dụng các uyển ngữ (euphemisms) có thể gây hiểu lầm nơi tín hữu, nhất là làm méo mó các giải thích của một phần báo chí không chuyên môn.
Mẫn cảm thứ hai phát sinh từ niềm tin cho rằng cần phải dành ưu tiên cho “ước muốn gia đình” mà Thiên Chúa vốn gieo vào lòng người ta kể cả các tín hữu nào, vì những lý do khác nhau, không trọn vẹn sống phù hợp theo Lời Chúa Kitô. Xét vì trong số những lý do khiến người ta không sống theo Lời Chúa Kitô có việc thiếu ý thức về tội và những điều kiện hóa nặng nề của xã hội, nên Nhóm tin rằng một ngôn ngữ mới có tính khuyến khích là điều cần thiết, một ngôn ngữ, nhờ biết qui hướng những người này tới sứ điệp trọn vẹn của Tin Mừng, có khả năng vận dụng các yếu tố tích cực vốn hiện diện sẵn nơi các kinh nghiệm gia đình bất toàn. Đối với các tình huống tội lỗi khách quan, tuy không quên công bố sự thật, Nhóm vẫn xúc động trước xác tín này: Tin Mừng xót thương là thành phần không thể thiếu trong việc cấu tạo ra sự thật và, do đó, không thể bị giản lược vào việc đơn thuần chỉ cần giữ thái độ mục vụ đối với con người họ.
Bất kể hai mẫn cảm trên, Nhóm vẫn cố gắng nghiêm chỉnh biện phân hòng đưa ra những phát biểu rõ ràng được mọi người chia sẻ , biết chấp nhận các định mức của nhau, nhất là vì thiếu bản văn được đề nghị và, biết từ bỏ một số ý niệm gây tranh cãi, nhằm bảo đảm nội dung. Chứng cớ là đa số các đề nghị tu chính, từng là đối tượng tranh cãi gay gắt, đã được bỏ phiếu nhất trí, nhất là các tu chính liên quan tới phần một và phần hai của bản RPD.
Sau đây là một số biện phân của Nhóm:
Phần dẫn nhập
Khi phân tích bản văn của phần dẫn nhập, một số lớn thành viên của Nhóm nhấn mạnh rằng phải sử dụng các công thức cách nào đó giúp người ta tin chắc rằng mẫu mực gia đình duy nhất, tức mẫu mực tương hợp với tín lý của Giáo Hội, là mẫu mực xây dựng trên cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Phần thứ nhất
Nhóm cho rằng cần chỉ rõ một cách hữu hiệu và chi tiết hơn ý nghĩa văn hóa của cuộc khủng hoảng gia đình và các hậu quả chính của nó.
Nhóm bỏ phiếu nhất trí về sự tan vỡ trông thấy và đầy nguy hiểm của sợi dây nối kết giữa hôn nhân, gia đình và sự sống, vì người ta quá đề cao cá nhân; nhóm cho rằng cái khả thể tái tạo bộ ba này để thoả mãn khoái lạc cá nhân kết cục đã làm cá nhân thành yếu đuối hơn và cô đơn hơn, còn xã hội thì mỏng dòn dễ vỡ hơn vì người ta đã đánh đổ gia đình.
Tính thường hằng của lòng thèm muốn phổ quát đối với gia đình khiến ta không thể nghĩ tới việc bứng nó ra khỏi kinh nghiệm thông thường, cho dù các yếu tố khủng hoảng cho thấy rõ nhu cầu phải cổ vũ các kiểu mẫu gia đình nào biết lưu tâm tới phẩm chất của các mối liên hệ giữa vợ chồng với nhau, giữa vợ chồng với con cái, cũng như các liên hệ và hiệp lực hành động giữa các gia đình với nhau.
Trong số các khó khăn mục vụ, nhóm cho rằng phải kể đến việc thiếu hiểu biết tín lý về gia đình và thiếu sự chăm sóc đầy đủ của các cơ cấu mục vụ thường lệ đối với kinh nghiệm sống và kinh nghiệm đức tin vốn là phận sự của các gia đình cụ thể.
Phần thứ hai
Nhóm tin rằng như một đóng góp tổng quát cho phần này, điều cần là phải minh nhiên nhắc tới tín lý. Riêng với hai mục “Hướng nhìn lên Chúa Kitô” và “Tin Mừng Gia Đình”, cần phải minh nhiên nhắc tới một số trích đoạn của Sách Thánh và huấn quyền nhằm trình bày mẫu mực lý tưởng của hôn nhân và gia đình. Nhóm cũng đề nghị nên đặt số lại cho các mục của phần này dù không thay đổi triệt để cấu trúc của nó. Về việc sống chung và các cuộc phối hợp mới sau khi thất bại, cần thêm một số để minh nhiên và rõ ràng đề cập tới việc khuyến khích những người liên hệ này hồi tâm hướng về việc tạo lập hay tái lập gia đình, sao cho phù hợp với Tin Mừng.
Một số nội dung chuyên biệt của phần này khá khó để thảo luận, đó là a) “chìa khóa giải thích” của Lumen Gentium 8 vốn được đề nghị như một loại suy đối với các tình huống gia đình có vấn đề; b) luật tiệm tiến; c) mức độ hiệp thông với Giáo Hội của những người đang rơi vào các tình huống bất hợp lệ. Đối với nội dung a) và c), nhóm thấy việc sử dụng chúng có thể gây khó khăn cho việc đại kết; đối với nội dung b), nhóm thấy có nguy cơ thay vì luật của tiệm tiến sẽ là tính tiệm tiến của luật.
Sau khi tranh luận gay gắt, cả Nhóm, trong đó có các nghị phụ xác tín hơn ai hết về sự thiện của các ý niệm này, tin rằng tốt hơn là không nên dùng chúng trong bản văn.
Phần thứ ba
Nhóm thảo luận lâu hơn về phần này, và khá chi tiết, quanh các đề nghị dẫn tới một số thay đổi đối với kỷ luật hiện nay liên quan tới các cuộc hôn nhân thất bại. Tuy nhiên, khía cạnh đáng để ý nhất là việc Nhóm lượng giá đoạn nói rằng toàn bộ hoạt động mục vụ phải “bắt đầu trở lại từ gia đình”. Nhóm xác tín rằng Tin Mừng Gia Đình cho ta một dịp tốt đẹp nhất để công bố các nội dung chủ yếu của Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Nhóm cho rằng đoạn trên có một ý nghĩa đặc biệt về văn hóa mà theo Nhóm cần được suy nghĩ thêm. Thực vậy, gia đình là trường học của nhân loại, vì nó là trường dạy tình yêu trong cuộc sống và trong việc lớn mạnh của bản thân, nhờ các mối liên hệ mà hôn nhân vốn đòi hỏi nơi vợ chồng với nhau và nơi cha mẹ và con cái. Nó là trường dạy xã hội hóa, vì nó hỗ trợ con người trong việc khai triển các khả năng phục vụ xã hội của họ. Nó là nơi ấp ủ đời sống Giáo Hội, nơi dạy ta cách sống hiệp thông với Giáo Hội và trở thành các người chủ đạo tích cực trong Giáo Hội. Sau cùng, nó là trường dạy thánh hóa, trong đó, hành trình thánh thiện của vợ chồng và của con cái được diễn tiến và nuôi dưỡng; nó phải là cơ sở huấn luyện đặc biệt của ơn gọi làm linh mục và tu sĩ. Chính vì các lý do này, Giáo Hội công bố giá trị và vẻ đẹp của gia đình, và với việc công bố này đã hữu hiệu phục vụ một thế giới đang van nài được ánh sáng hy vọng soi chiếu.
Liên quan tới việc trên, Nhóm nhấn mạnh một số khía cạnh chuyên biệt hơn, nhằm phong phú hóa các đề nghị đã được đề ra trong bản văn: phải minh nhiên nhắc tới các phong trào về gia đình; phải có một số dành riêng cho việc nhận con nuôi; phải mời gọi các cuộc nghiên cứu về những sự hiện diện mới trong lãnh vực giáo dục; phải trở về với Tài Liệu Làm Việc khi đề cập tới các cuộc kết hợp đồng tính; phải kêu gọi các định chế phát huy các chính sách có lợi cho gia đình.
Về thay đổi kỷ luật, Nhóm nhất trí đề nghị: phải nghiên cứu để mở rộng việc thi hành Quyền Chìa Khóa (Potestas Clavium) và các điều kiện để giải quyết bằng một thủ tục pháp chế đặc biệt các vụ không đòi một phán quyết thông thường; các giám mục được yêu cầu khởi diễn một nền mục vụ có tính pháp chế thận trọng, chuẩn bị đủ các thừa tác viên, cả giáo sĩ lẫn giáo dân.
Về việc cho phép người ly dị lãnh các bí tích, đa số trong Nhóm, dựa vào nguyên tắc vừa coi Thánh Thể như là bí tích giúp người ta lớn lên trong cuộc sống Kitô hữu vừa bám chắc vào tín lý bất khả tiêu của hôn nhân, đã bỏ phiếu tán thành đề nghị cho rằng trong một số hoàn cảnh chuyên biệt và ở những lúc do đời sống Giáo Hội và đời sống gia đình xác định, có thể cho phép việc này.
à
Tuy nhiên, một số nghị phụ vẫn duy trì kỷ luật hiện thời; một số vị khác thấy rằng việc nghiên cứu về nền tảng thần học nhằm cho phép việc thay đổi trên chưa đủ chín mùi.
1. Phúc trình của nhóm A, dưới sự phối trí của Đức HY Fernando FILONI
"Một viễn tượng mục vụ đổi mới phải có khả năng giúp các gia đình ý thức được bản chất truyền giáo của họ, một bản chất cần được phát biểu trong các chiều kích của họ (giáo dục đức tin, đào tạo Kitô giáo v.v…) cũng như trong các giao tiếp với toàn bộ cộng đồng xã hội”.
Các nghị phụ THĐ thuộc nhóm A nói tiếng Ý và 2 cặp vợ chồng hiện diện trong tư cách Chuyên Viên và Dự Thính Viên tỏ bày lòng biết ơn đối với Đức HY Peter Erdo về bản tường trình trong đó ngài đã tổng hợp khá nhiều tham luận đa dạng đã trình bày tại Phòng THĐ.
Nhóm đã duyệt xét cả ba phần của bản RPD.
1) Về bối cảnh và các thách đố thời nay đối với gia đình, nói chung nhóm đồng ý với RPD. Tuy nhiên, nhóm cũng cho rằng còn nhiều yếu tố khác nữa gây trở ngại cho cuộc sống gia đình. Hiện tượng di dân chẳng hạn đã phân rẽ gia đình biết bao với nhiều hậu quả rất dễ thấy. Cũng thế, việc ra đời của các kỹ thuật sinh học đã biến gia đình thành nơi để thí nghiệm việc các hệ luận về đạo đức và giáo dục khó có thể giải quyết như thế nào.
Suy nghĩ thêm về bối cảnh sống của gia đình, người ta có đủ bằng chứng cho thấy có sự tách biệt giữa Giáo Hội và thế giới về nhiều chủ đề tế nhị, vì điều đang thiếu là “một lý luận chung” về ý niệm con người, về sự dấn thân của họ và về việc họ thể hiện hoàn toàn trong hai chiều kích thân xác và linh hồn, trong lý tính vốn quá chú trọng tới chủ quan đến ly tán và làm chậm bất cứ năng động tính nào của hiệp thông. Về phương diện này, nhiều ý kiến tu chính (modes) đã được đề nghị nhất là về vai trò phụ nữ, về phẩm giá của họ và thiên tài nhiều hy vọng của họ. Nhóm muốn nhấn mạnh, như một đối cực, tới chứng từ của rất nhiều gia đình đang sống cuộc hôn nhân của họ với một tinh thần hoàn toàn dấn thân.
Bối cảnh và các thách đố của gia đình khiến Giáo Hội phải nhắc lại các lời lẽ của Tin Mừng, phải phối kết sự thật và lòng thương xót với đức cậy, tìm cách đi vào cuộc sống cụ thể của người ta, tìm hiểu việc họ muốn trở về với Thiên Chúa.
2) Về phần thứ hai của RPD, nhóm thấy ý nghĩa của kiểu nói “luật tiệm tiến” khó mà nắm bắt được; nhóm không tìm được trong nó một lối giải thích chung và thoả đáng; việc trích dẫn, tại số 13, đoạn 34 của Familiaris Consortio xem ra không thể áp dụng ở đây vì trong Văn Kiện Huấn Quyền này, luật tiệm tiến chủ yếu áp dụng vào vấn đề luân lý liên quan tới việc làm cha mẹ có ý thức. Kiểu nói này xem ra khó nắm bắt, có nguy cơ khiến người ta nghĩ rằng các khó khăn trong đời sống vợ chồng liều mình hạ thấp ý nghĩa trọn vẹn của chính ơn gọi hôn nhân. Trong diễn trình thảo luận, nhóm gần như đồng thanh thỏa thuận rằng phần này dường như không đưa ra được một đề nghị thỏa đáng nào liên quan tới sự thật của hôn phối. Vì thế theo nhóm, Văn Phòng TTK nên cho viết lại phần này, bằng cách rõ ràng và hân hoan đưa ra một kế hoạch hôn phối như đã được Thiên Chúa Tạo Hóa đề ra trong sách Sáng Thế và được Chúa Kitô tiếp nhận, tìm cách làm nổi bật các điều Chúa Giêsu đã nói về vấn đề này, luôn nhớ tới kinh nghiệm của Thánh Gia Nadarét cũng như các cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria, người đàn bà ngoại tình và cặp vợ chồng thiếu rượu. Về phương diện này, Nhóm đã dấn thân và trình bày một dự thảo lý thuyết mới cho Phần II, lên khuôn lại nội dung và chi tiết hóa các số, qua một loạt các đề nghị tu chính. Điều xem ra hợp thời là tiếp nhận các giáo huấn của Vatican (Gaudium et Spes, 48) và của huấn quyền giáo hoàng (Familiaris Consortio, 11) trong đó, hôn nhân được trình bày như là “việc hiến mình hỗ tương cho nhau”. Nhờ thế, Chúa Kitô sẽ được đề cao một cách mạnh mẽ, như là Phu Quân của Giáo Hội: một cuộc hôn nhân đã được dẫn khởi với việc Nhập Thể, được nên trọn vẹn trên Canvariô và vẫn có tính đương thời đối với nhân loại nhờ hồng ơn của Chúa Thánh Thần trong các bí tích; chỉ bằng cách này, vẻ đẹp và sự quyến rũ của hôn nhân và gia đình mới trở nên chói lọi, tiếp tục là các dấu chỉ của tình yêu Chúa Kitô.
Nhóm đặc biệt quan tâm tới việc không thể áp dụng loại suy được mô tả trong bản văn RPD với bản văn trong Lumen Gentium, 8.
3) Về các viễn ảnh mục vụ, nhóm cho rằng việc đầu tiên là phải nhắc lại các điểm căn bản đối với hành động mục vụ đổi mới: a) gia đình phải được nhìn nhận như là chủ thể mục vụ; b) thừa tác vụ của các người phối ngẫu do chính Bí Tích đem lại; c) cần suy nghĩ lại việc toàn bộ khởi điểm mục vụ phải bắt đầu từ gia đình; d) toàn thể cộng đồng phải đảm nhận vấn đề mục vụ gia đình; e) huấn luyện các linh mục cách thỏa đáng hơn; f) nhìn nhận vai trò của giám mục trong vấn đề mục vụ gia đình, nhất là trong các hoàn cảnh có vấn đề.
Việc chăm sóc mục vụ thông thường khẩn cấp đòi những điều sau: a) cải tổ các giai đoạn phúc âm hóa, bằng cách cho thấy nhiều liên tục tính hơn; b) đánh giá cao vai trò giáo dân cũng như huấn luyện họ thu lượm nhiều khả năng chuyên biệt nhằm phục vụ các gia đình; c) đề xuất một hành trình chung để đào tạo giáo dân và giáo sĩ.
Nhóm đặc biệt xem xét việc chuẩn bị hôn nhân, trong đó, không những chủ đề thành sự cần phải có, mà còn phải bao gồm ơn ích của bí tích, cùng việc đồng hành với vợ chồng.
Một viễn tượng mục vụ đổi mới phải có khả năng giúp các gia đình ý thức được bản chất truyền giáo của họ, một bản chất cần được phát biểu trong các chiều kích của họ (giáo dục đức tin, đào tạo Kitô giáo v.v…) cũng như trong các giao tiếp với toàn bộ cộng đồng xã hội.
Về các vấn đề mô tả trong các số 36-52 của RPD, Nhóm A đề nghị thay đổi tựa đề các đoạn, bằng các luôn sử dụng kiểu nói “chăm sóc mục vụ”, dù là nói về các cuộc kết hợp dân sự và những người sống chung với nhau, hay những người ly thân, ly dị không tái hôn, ly dị và tái hôn, và những người đồng tính. Nói một cách chuyên biệt hơn, về việc chăm sóc mục vụ các cuộc kết hợp dân sự và những người sống chung với nhau, nhóm đề nghị rằng sự mẫn cảm mục vụ khiến ta phải lưu tâm tới các khía cạnh tích cực vốn không thuộc chính kinh nghiệm đang bàn nhưng vẫn tìm thấy trong kinh nghiệm này, lẽ dĩ nhiên với viễn tượng biến cải để họ tiếp nhận hồng ân hôn phối và gia đình. Về việc chăm sóc mục vụ người ly thân, người ly dị nhưng không tái hôn, và người ly dị tái hôn, dù chia sẻ tinh thần mục vụ của bản văn đối với các vấn đề được trình bày, Nhóm A quyết định sẽ đóng góp nhiều tu chính quan trọng.
Nhóm không chia sẻ khả thể để cho giám mục giáo phận trực tiếp hành động trong diễn trình tuyên bố vô hiệu, nhất là trong trường hợp thiếu chuẩn bị chuyên môn; tuy nhiên, Nhóm gợi ý rằng: nên có sự hiệp lực lớn hơn giữa các tòa án, các tham vấn viên và các văn phòng về gia đình của giáo phận. Nhóm hy vọng rằng cộng đồng Kitô hữu sẽ coi việc chăm sóc các tình huống này như là biểu thức và chứng từ của tình bác ái. Về việc cho phép lãnh nhận các bí tích Thống Hối và Thánh Thể, dù mẫn cảm với vấn đề, Nhóm A đề nghị: các luận điểm nên được nghiên cứu lại dưới ánh sáng của đoạn 84 trong tông huấn Familiaris Consortio, để xác định rõ các điều kiện sau cùng vốn khác biệt với kỷ luật hiện thời.
Về việc chăm sóc mục vụ những người đồng tính, cuộc thảo luận của Nhóm tuy có lưu ý tới một số khía cạnh tích cực của những cuộc kết hợp này, nhưng chủ yếu nhấn mạnh rằng không thể đặt những cuộc kết hợp này ngang hàng với cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà; Nhóm cũng muốn bảo vệ quyền lợi con cái, là những người phần lớn chỉ lớn mạnh một cách hòa điệu nhờ tình âu yếm của người cha và người mẹ.
Về việc truyền sinh và việc thiếu sinh sản, nhóm không thêm gì vào bản văn cả, nhưng vẫn hy vọng nó được khai triển và suy nghĩ thêm.
Về thách đố giáo dục và vai trò của gia đình trong công trình phúc âm hóa, Nhóm gợi ý: nên tích nhập 2 điều nhấn mạnh sau đây vào bản văn: liên tục phúc âm hóa trong gia đình và nhu cầu bảo đảm việc phúc âm hóa này với sự can dự của nhiều trải nghiệm khác nhau trong Giáo Hội (các hiệp hội, phong trào và cộng đồng mới) vốn tạo nên sự phong phú cho đời sống Giáo Hội và nói lên các đặc sủng mới trong Giáo Hội.
Để kết luận, Nhóm muốn rằng toàn thể THĐ cần phải đặt mình dưới sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần, Đấng có thể đem lại nhiều mới mẻ giúp Giáo Hội mỗi ngày mỗi trở nên người phục vụ Lời Chúa, một Lời đã được ban cho Giáo Hội để cứu rỗi thế giới.
2. Phúc trình của Nhóm B dưới sự phối trí của Đức HY Angelo Bagnasco
"Chúng tôi tin rằng những người đầu tiên tiếp nhận các suy nghĩ của chúng tôi chính là các gia đình, những chủ thể khẩn thiết cần được hỗ trợ trong chứng từ của họ”.
Cuộc họp của Nhóm B nói tiếng Ý dành nhiều thì giờ cho việc thảo luận, chú trọng tới cả hai khía cạnh: tính thống nhất nền tảng của đối thoại và tính bổ túc của các quan điểm, vốn là hoa trái của kinh nghiệm địa phương và của sự đa dạng về văn hóa nơi các tham dự viên. Công việc thảo luận tại Nhóm gồm hai phần: bắt đầu thảo luận tổng quát về bản Phúc Trình Sau Thảo Luận (RPD) và sau đó phân tích bản văn để đưa ra các đề nghị sửa đổi. Tường trình viên, tuy thế, đã chỉ chú trọng tới các xem xét tổng quát. Sau đây là những điểm nổi bật.
Nhóm nghĩ rằng soạn lại phần hai của bản RPD nói về Tin Mừng Gia Đình là điều quan trọng, vì có thể dùng làm nền tảng để xây dựng toàn bộ tài liệu. Nhóm nhận định rằng có sự bất cân đối giữa phần nói tới Tin Mừng Gia Đình và phần nói tới các tình huống khủng hoảng khác nhau và các thực tại ngoại lai đối với Tin Mừng này, khiến ta không thể lập tức thu lượm được một viễn kiến tích cực về gia đình và vẻ đẹp của nó. Nhóm tin rằng những người đầu tiên tiếp nhận các suy nghĩ của chúng ta hẳn là chính các gia đình, những chủ thể đang khẩn thiết cần được hỗ trợ trong chứng từ của họ, ngõ hầu tìm được sức mạnh để tiếp tục các dấn thân hàng ngày, trong một bối cảnh không hề dễ dàng và thuận lợi cho họ. Do đó, ta không thể tự cho phép mình tạo nên ấn tượng cho rằng gia đình Kitô hữu bị lãng quên trong cuộc đối thoại của THĐ. Về phương diện này, không thể không xem xét việc chứng thực các hoàn cảnh mục vụ khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. Nhóm nghĩ tới gia đình trong phạm vi các đô thị lớn và các thủ phủ, cũng như trong các nước nhỏ và làng mạc. Trong bối cảnh này, cũng là điều cực kỳ hữu ích nếu ta chịu suy nghĩ tới hoàn cảnh người cao niên trong man vàn hoàn cảnh sống của họ hiện nay. Việc kéo dài tuổi thọ đang tạo nên những tình huống cực kỳ khó khăn mà Giáo Hội không nên thiếu chuẩn bị, trái lại phải có cái nhìn xa rộng để đưa ra các cam kết mục vụ làm cho sự hiện diện và sự gần gũi của mình trở nên hiển hiện. Có rất nhiều gia đình cao niên đang lâm cảnh nghèo, có nhiều người cao niên đang cô đơn và bị bỏ xó xa khỏi gia đình nguyên thủy của họ, nhiều gia đình cao niên hiện mất hết hy vọng và chỉ còn niềm khao khát duy nhất là được chết đi cho xong. Những thực tế này đang thách thức chúng ta và đòi một giải đáp khả tín. Sự im lặng của chúng ta hết sức tai hại.
Nhóm cho rằng một số chủ đề của THĐ trình bày một tình thế quá phức tạp đòi phải được các chuyên viên suy nghĩ thêm. Vận tốc đưa ra một số kết luận không luôn luôn đem tới những kết quả mong muốn. Bởi thế, điều cần là phải đạt được một viễn kiến có tính gắn bó và thống nhất cho các vấn đề mà không rơi vào những viễn tượng độc chiều mất hết sự hỗ trợ cần hiết của sử học và thần học. Điều này đúng đối với cả các đề nghị liên quan tới diễn trình thống hối lẫn việc không hưởng ứng các tập tục của riêng các Giáo Hội Chính Thống. Muốn thấy chúng có thể được du nhập qua Giáo Hội La Tinh cách nào thì cần phải được nghiên cứu đắn đo, trình bày cách không tranh chấp và một giải pháp chung trong hiệp thông.
Nhóm cho rằng về phương diện này, bản văn sau cùng nhất thiết phải cho thấy có sự liên tục ra sao trong giáo huấn của Huấn Quyền. Một đàng, đặc điểm mục vụ của THĐ này phải chứng minh hơn nữa rằng không có cắt đứt nào giữa tín lý và mục vụ, trái lại, mục vụ phải dựa trên tín lý và nói lên sự thật trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng Kitô hữu. Như Thánh Grêgôriô Cả từng nói: “cam kết mục vụ là bằng chứng của yêu thương”. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải lấy tâm điểm của Tin Mừng làm nền tảng. Điều này cũng hàm nghĩa: ta cần phải chứng tỏ rằng ta luôn đứng trước sự phát triển tiệm tiến của tín lý. Điều này là một bảo đảm đối với mục vụ để nó luôn mãi có tính năng động và không để mình chiều theo cơn cám dỗ của các sáng kiến, mà theo Đức GH Phanxicô, chỉ nói lên sự lười biếng về mục vụ. Bởi thế, Tin Mừng Gia Đình cần được trình bày trong mọi tính phức tạp cũng như khả tín của nó.
Một đề tài đáng lưu ý là trường hợp các người phối ngẫu đang phải sống trong hoàn cảnh hiếm muộn không con cái, nhưng chấp nhận hoàn cảnh của mình. Họ sẵn sàng mở lòng mình ra cho khả thể nhận những trẻ không gia đình làm con nuôi, một hành vi yêu thương đầy tự nguyện. Quyết định này cho thấy gia đình quả là định chế có khả năng tiếp nhận, sinh sản sự sống mới và đem hy vọng lại cho tương lai. Những gia đình như thế cần được lưu ý cách đặc biệt. Nhóm cũng được chứng kiến nhiều điển hình các gia đình tuy đã có con nhưng vẫn mở lòng ra nhận làm con nuôi nhiều trẻ không có gia đình tự nhiên. Những hình thức nhận con nuôi này cần được hỗ trợ, không những trên bình diện văn hóa vốn thích lối này hơn cái lối dễ dãi hơn là việc làm mẹ nhờ các trợ giúp y khoa. Mà còn vì đây là lời kêu gọi các chính phủ phải lắng nghe các thỉnh cầu này và tích cực hỗ trợ bằng cách ban hành các luật lệ làm dễ việc nhận con nuôi hơn là chặn đứng nó bằng những hình thức bàn giấy ngẹt thở.
Điều quan trọng là việc làm của THĐ phải tiếp tục khẳng định rằng hôn nhân và gia đình, trước nhất, không phải là một cấp bách đạo đức, như hay thấy ở một số điểm trong bản RPD, mà trước hết, là chiều kích hữu thể và bí tích, vốn là nền tảng của chiều kích đạo đức, chứ không ngược lại.
Xem ra có một sự sợ hãi không dám phát biểu bất cứ phán đoán nào đối với một số vấn đề vốn đã trở thành các biểu thức văn hóa đương thịnh. Điều này xem ra không nhất quán với sứ mệnh tiên tri của Giáo Hội. Điều quan trọng là bản văn phải nói lên, một cách tốt nhất, vai trò tiên tri của các Mục Tử và của Cộng Đồng Kitô hữu, vì biết rõ: ta không đi tìm cái thứ dân túy (populism) dễ dãi chuyên xoa dịu và ấp ủ mọi sự, trái lại ta có trách nhiệm phải phát biểu phán đoán, dựa vào Lời Chúa. Trong bối cảnh này, những lời phán với tiên tri Êdêkien đáng được nhắc lại: “Hỡi con người, Ta đã biến ngươi thành kẻ canh gác nhà Israel; bất cứ khi nào nghe được lời miệng Ta nói ra, ngươi phải đem đến cho chúng lời cảnh cáo của Ta. Nếu Ta nói với kẻ ác ‘ngươi chắc chắn phải chết’ mà ngươi không chịu cảnh cáo hắn, cũng không nói để cảnh cáo hắn từ bỏ cung cách xấu xa của hắn, ngõ hầu cứu được mạng sống hắn, thì kẻ ác ấy sẽ chết trong tội lỗi của hắn; nhưng ta sẽ đòi máu hắn từ tay ngươi. Nhưng nếu ngươi cảnh cáo kẻ ác, và hắn không quay mặt khỏi sự ác của hắn hay cách sống ác của hắn, thì hắn sẽ chết trong cái ác của hắn; nhưng ngươi sẽ cứu được mạng sống ngươi” (Ed 3:17-19). Điều này trở nên hiển nhiên nhất là trước các tình huống được coi như cách phá bỏ định chế hôn nhân và gia đình vì quyền lợi cá nhân. Chỉ đưa ra một hiện tượng học đơn thuần về sự kiện xem ra không phù hợp với chức năng tiên tri của Giáo Hội.
Điều cũng tốt là một tiếng nói phê phán đối với các phát biểu của nền văn hóa đương đại do internet chuyên chở. Trong bối cảnh đào tạo, ta cần đề cao các khuyến cáo cho rằng các gia đình và các định chế cần lưu tâm đánh giá nền văn hóa mới phát sinh từ các phương tiện này, đánh giá ngôn ngữ của chúng và các hình thức tác phong từ chúng phát sinh ra. Nghĩ rằng chúng chỉ là phương tiện sẽ không giúp ta đánh giá được chân tướng nền văn hóa mới vốn là nền tảng và điều kiện của các thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu đời. Cần phải phục hồi các liên hệ liên bản ngã và, liên quan tới nền mục vụ gia đình, cần phải đổi mới năng động tính của mối liên hệ giữa các gia đình để gia đình yếu có thể tìm thấy sức mạnh nơi một gia đình khác mạnh hơn.
3. Phúc trình của nhóm C, dưới sự phối trí của Đức TGM Angelo Massafra O.F.M.
Sự thống nhất về đề tài giữa Phiên Họp này và Phiên Họp sắp tới của THĐ cũng như tính mới mẻ của việc thay thế Phúc Trình Của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi) bằng các đề nghị đã dẫn Nhóm C tới chỗ đi tìm sự sáng sủa về bản chất của văn kiện sau cùng, bằng cách phát biểu điều này ngay ở đầu bản văn.
Đa số nghị phụ của Nhóm lấy làm ngạc nhiên đối với việc phổ biến công khai Bản Phúc Trình Sau Thảo Luận (RPD); các vị khác, vì biết đây là tập tục của các phiên họp trước của THĐ, nên gợi ý cho rằng nên tránh việc công bố như thế trong tương lai. Không thiếu các vị coi việc phổ biến này là tích cực, vì các vị cho rằng nó muốn cho báo chí thấy sự thẳng thắn của các nghị phụ THĐ trước khi và, nhất là, trong khi tham dự phiên họp. Thiển nghĩ điều thích hợp là nên trở lại với tập tục công bố các tham luận của từng nghị phụ.
Điều làm nhóm khó biện phân để có thể lên khuôn các đề nghị đã được thỏa thuận là việc chọn viễn tượng thích đáng đối với ngày nay, 30 năm sau THĐ trước đây về cùng một chủ đề, để công bố Tin Mừng cách mới mẻ, vừa hoàn toàn trung thành và tôn trọng nội dung của nó, vừa trung thành và tôn trọng sự tiến bộ nhất thiết mà các đề nghị này có thể đem lại cho việc truyền bá đức tin cách hiệu quả, trong hoàn cảnh có những thay đổi lớn về văn hóa, về xã hội đa dạng và về con người thời đại.
Sự khó khăn trên tiếp tục là đặc điểm của cuộc đối thoại và trao đổi ý kiến về các nội dung đa dạng của bản RPD, với 2 mẫn cảm khác nhau, tuy đều cùng do một nhiệt tâm tông đồ kích thích.
Mẫn cảm thứ nhất phát sinh từ ưu tư này: việc công bố Tin Mừng Gia Đình cách mới mẻ, qua ngôn ngữ sử dụng, qua cung giọng và việc chọn lựa chủ đề, rất có thể vô tình góp phần vào việc khiến người ta càng không chấp nhận nội dung của nó một cách trọn vẹn. Dù nhận rằng khía cạnh chuyên biệt của THĐ đặc biệt lần này là các thách đố mục vụ, Nhóm cũng vẫn tin rằng điều không thể thiếu là bản Phúc Trình phải xác nhận một cách minh nhiên tín lý về hôn nhân, gia đình và tính dục, không chao đảo đối với các phạm trù “tội lỗi”, “ngoại tình” cũng như “hồi tâm” liên quan tới các tình huống đi ngược lại Tin Mừng Gia Đình một cách khách quan. Nhóm nhấn mạnh tới sự kiện này: sử dụng các uyển ngữ (euphemisms) có thể gây hiểu lầm nơi tín hữu, nhất là làm méo mó các giải thích của một phần báo chí không chuyên môn.
Mẫn cảm thứ hai phát sinh từ niềm tin cho rằng cần phải dành ưu tiên cho “ước muốn gia đình” mà Thiên Chúa vốn gieo vào lòng người ta kể cả các tín hữu nào, vì những lý do khác nhau, không trọn vẹn sống phù hợp theo Lời Chúa Kitô. Xét vì trong số những lý do khiến người ta không sống theo Lời Chúa Kitô có việc thiếu ý thức về tội và những điều kiện hóa nặng nề của xã hội, nên Nhóm tin rằng một ngôn ngữ mới có tính khuyến khích là điều cần thiết, một ngôn ngữ, nhờ biết qui hướng những người này tới sứ điệp trọn vẹn của Tin Mừng, có khả năng vận dụng các yếu tố tích cực vốn hiện diện sẵn nơi các kinh nghiệm gia đình bất toàn. Đối với các tình huống tội lỗi khách quan, tuy không quên công bố sự thật, Nhóm vẫn xúc động trước xác tín này: Tin Mừng xót thương là thành phần không thể thiếu trong việc cấu tạo ra sự thật và, do đó, không thể bị giản lược vào việc đơn thuần chỉ cần giữ thái độ mục vụ đối với con người họ.
Bất kể hai mẫn cảm trên, Nhóm vẫn cố gắng nghiêm chỉnh biện phân hòng đưa ra những phát biểu rõ ràng được mọi người chia sẻ , biết chấp nhận các định mức của nhau, nhất là vì thiếu bản văn được đề nghị và, biết từ bỏ một số ý niệm gây tranh cãi, nhằm bảo đảm nội dung. Chứng cớ là đa số các đề nghị tu chính, từng là đối tượng tranh cãi gay gắt, đã được bỏ phiếu nhất trí, nhất là các tu chính liên quan tới phần một và phần hai của bản RPD.
Sau đây là một số biện phân của Nhóm:
Phần dẫn nhập
Khi phân tích bản văn của phần dẫn nhập, một số lớn thành viên của Nhóm nhấn mạnh rằng phải sử dụng các công thức cách nào đó giúp người ta tin chắc rằng mẫu mực gia đình duy nhất, tức mẫu mực tương hợp với tín lý của Giáo Hội, là mẫu mực xây dựng trên cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Phần thứ nhất
Nhóm cho rằng cần chỉ rõ một cách hữu hiệu và chi tiết hơn ý nghĩa văn hóa của cuộc khủng hoảng gia đình và các hậu quả chính của nó.
Nhóm bỏ phiếu nhất trí về sự tan vỡ trông thấy và đầy nguy hiểm của sợi dây nối kết giữa hôn nhân, gia đình và sự sống, vì người ta quá đề cao cá nhân; nhóm cho rằng cái khả thể tái tạo bộ ba này để thoả mãn khoái lạc cá nhân kết cục đã làm cá nhân thành yếu đuối hơn và cô đơn hơn, còn xã hội thì mỏng dòn dễ vỡ hơn vì người ta đã đánh đổ gia đình.
Tính thường hằng của lòng thèm muốn phổ quát đối với gia đình khiến ta không thể nghĩ tới việc bứng nó ra khỏi kinh nghiệm thông thường, cho dù các yếu tố khủng hoảng cho thấy rõ nhu cầu phải cổ vũ các kiểu mẫu gia đình nào biết lưu tâm tới phẩm chất của các mối liên hệ giữa vợ chồng với nhau, giữa vợ chồng với con cái, cũng như các liên hệ và hiệp lực hành động giữa các gia đình với nhau.
Trong số các khó khăn mục vụ, nhóm cho rằng phải kể đến việc thiếu hiểu biết tín lý về gia đình và thiếu sự chăm sóc đầy đủ của các cơ cấu mục vụ thường lệ đối với kinh nghiệm sống và kinh nghiệm đức tin vốn là phận sự của các gia đình cụ thể.
Phần thứ hai
Nhóm tin rằng như một đóng góp tổng quát cho phần này, điều cần là phải minh nhiên nhắc tới tín lý. Riêng với hai mục “Hướng nhìn lên Chúa Kitô” và “Tin Mừng Gia Đình”, cần phải minh nhiên nhắc tới một số trích đoạn của Sách Thánh và huấn quyền nhằm trình bày mẫu mực lý tưởng của hôn nhân và gia đình. Nhóm cũng đề nghị nên đặt số lại cho các mục của phần này dù không thay đổi triệt để cấu trúc của nó. Về việc sống chung và các cuộc phối hợp mới sau khi thất bại, cần thêm một số để minh nhiên và rõ ràng đề cập tới việc khuyến khích những người liên hệ này hồi tâm hướng về việc tạo lập hay tái lập gia đình, sao cho phù hợp với Tin Mừng.
Một số nội dung chuyên biệt của phần này khá khó để thảo luận, đó là a) “chìa khóa giải thích” của Lumen Gentium 8 vốn được đề nghị như một loại suy đối với các tình huống gia đình có vấn đề; b) luật tiệm tiến; c) mức độ hiệp thông với Giáo Hội của những người đang rơi vào các tình huống bất hợp lệ. Đối với nội dung a) và c), nhóm thấy việc sử dụng chúng có thể gây khó khăn cho việc đại kết; đối với nội dung b), nhóm thấy có nguy cơ thay vì luật của tiệm tiến sẽ là tính tiệm tiến của luật.
Sau khi tranh luận gay gắt, cả Nhóm, trong đó có các nghị phụ xác tín hơn ai hết về sự thiện của các ý niệm này, tin rằng tốt hơn là không nên dùng chúng trong bản văn.
Phần thứ ba
Nhóm thảo luận lâu hơn về phần này, và khá chi tiết, quanh các đề nghị dẫn tới một số thay đổi đối với kỷ luật hiện nay liên quan tới các cuộc hôn nhân thất bại. Tuy nhiên, khía cạnh đáng để ý nhất là việc Nhóm lượng giá đoạn nói rằng toàn bộ hoạt động mục vụ phải “bắt đầu trở lại từ gia đình”. Nhóm xác tín rằng Tin Mừng Gia Đình cho ta một dịp tốt đẹp nhất để công bố các nội dung chủ yếu của Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Nhóm cho rằng đoạn trên có một ý nghĩa đặc biệt về văn hóa mà theo Nhóm cần được suy nghĩ thêm. Thực vậy, gia đình là trường học của nhân loại, vì nó là trường dạy tình yêu trong cuộc sống và trong việc lớn mạnh của bản thân, nhờ các mối liên hệ mà hôn nhân vốn đòi hỏi nơi vợ chồng với nhau và nơi cha mẹ và con cái. Nó là trường dạy xã hội hóa, vì nó hỗ trợ con người trong việc khai triển các khả năng phục vụ xã hội của họ. Nó là nơi ấp ủ đời sống Giáo Hội, nơi dạy ta cách sống hiệp thông với Giáo Hội và trở thành các người chủ đạo tích cực trong Giáo Hội. Sau cùng, nó là trường dạy thánh hóa, trong đó, hành trình thánh thiện của vợ chồng và của con cái được diễn tiến và nuôi dưỡng; nó phải là cơ sở huấn luyện đặc biệt của ơn gọi làm linh mục và tu sĩ. Chính vì các lý do này, Giáo Hội công bố giá trị và vẻ đẹp của gia đình, và với việc công bố này đã hữu hiệu phục vụ một thế giới đang van nài được ánh sáng hy vọng soi chiếu.
Liên quan tới việc trên, Nhóm nhấn mạnh một số khía cạnh chuyên biệt hơn, nhằm phong phú hóa các đề nghị đã được đề ra trong bản văn: phải minh nhiên nhắc tới các phong trào về gia đình; phải có một số dành riêng cho việc nhận con nuôi; phải mời gọi các cuộc nghiên cứu về những sự hiện diện mới trong lãnh vực giáo dục; phải trở về với Tài Liệu Làm Việc khi đề cập tới các cuộc kết hợp đồng tính; phải kêu gọi các định chế phát huy các chính sách có lợi cho gia đình.
Về thay đổi kỷ luật, Nhóm nhất trí đề nghị: phải nghiên cứu để mở rộng việc thi hành Quyền Chìa Khóa (Potestas Clavium) và các điều kiện để giải quyết bằng một thủ tục pháp chế đặc biệt các vụ không đòi một phán quyết thông thường; các giám mục được yêu cầu khởi diễn một nền mục vụ có tính pháp chế thận trọng, chuẩn bị đủ các thừa tác viên, cả giáo sĩ lẫn giáo dân.
Về việc cho phép người ly dị lãnh các bí tích, đa số trong Nhóm, dựa vào nguyên tắc vừa coi Thánh Thể như là bí tích giúp người ta lớn lên trong cuộc sống Kitô hữu vừa bám chắc vào tín lý bất khả tiêu của hôn nhân, đã bỏ phiếu tán thành đề nghị cho rằng trong một số hoàn cảnh chuyên biệt và ở những lúc do đời sống Giáo Hội và đời sống gia đình xác định, có thể cho phép việc này.
à
Tuy nhiên, một số nghị phụ vẫn duy trì kỷ luật hiện thời; một số vị khác thấy rằng việc nghiên cứu về nền tảng thần học nhằm cho phép việc thay đổi trên chưa đủ chín mùi.
Top Stories
Vietnam: « Une seule priorité, l’annonce de l’Evangile » - Interview de Mgr Paul Bui Van Doc
Eglises d'Asie
10:56 06/11/2014
La deuxième assemblée annuelle de la Conférence épiscopale a eu lieu, du 27 aux 30 octobre 2014, dans le diocèse de Nha Trang. A l’issue du rassemblement, Radio Free Asia (émissions en langue vietnamienne) a interrogé son président, l’archevêque de Saigon, Mgr Paul Bui Van Doc. Celui-ci a résumé les débats de la Conférence en insistant sur certains points, comme par exemple, le projet de fondation d’un Institut catholique au Vietnam. En tant que président de la Conférence, il a également présenté l’évangélisation comme la tâche prioritaire du Vietnam, relativisant toutes les autres par rapport à elle.
Le texte vietnamien de l’interview est consultable ici. La traduction en français a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Radio Free Asia : La première question concerne le synode extraordinaire sur la famille qui s’est tenu récemment à Rome et auquel vous y avez participé. En avez-vous fait un compte-rendu devant vos pairs ?
Mgr Paul Bui Van Doc : Je me suis contenté de fournir quelques informations en réponse aux questions des évêques, très peu seulement, car nous avions beaucoup d’autres sujets à débattre…
Quels ont été les autres thèmes débattus lors de cette assemblée ?
Des problèmes importants ont fait l’objet des travaux de cette assemblée. En premier lieu, l’institut catholique qui est sur le point de voir le jour. Nous en avons débattu avec minutie afin de pouvoir réaliser ce projet le plus tôt possible. On a parlé du lieu, du corps professoral… Nous sommes rentrés dans les détails.
La seconde question traitée a été celle de la construction de la basilique de Notre-Dame de La Vang. En ce qui concerne la famille, nous avons seulement procédé à l’élection de l’évêque devant participer au prochain synode, celui qui vient d’avoir lieu étant en effet « extraordinaire » (1). Selon les recommandations du Saint-Siège, les résultats du vote ne peuvent être dévoilés parce qu’ils n’ont pas été encore entérinés par Rome. C’est seulement après cette reconnaissance que l’on pourra faire connaître le nom de celui qui a été élu.
Monseigneur, vous venez de mentionner le problème de la fondation d’un institut catholique. Mais, après que ce projet a été connu, au début de l’année, tous ont considéré qu’il s’agissait seulement d’un institut de théologie catholique et non pas d’une université privée…
Oui, c’est vrai, ce sera d’abord un institut de théologie catholique. Puis, peu à peu, en fonction des circonstances, des ressources financières et de beaucoup d’autres facteurs entrant en ligne de compte, on pensera à le faire évoluer. Ce sera au début, un institut théologique. Mais il sera orienté de façon à devenir une institution semblable à l’« Institut catholique de Paris ». Dans cet établissement, la théologie et la philosophie sont les principales matières ; mais il y a aussi des sciences sociales et plusieurs autres disciplines.
Mais il faudra sans doute longtemps ?
Au début, il n’y aura sans doute que quelques classes débouchant sur le diplôme de bachelier (équivalent de la licence) en théologie. Ensuite, on pourra préparer le diplôme de Master en théologie. Pour la suite, il faudra aller faire des études à l’étranger. Mais, si nous avons le corps enseignant nécessaire et les conditions requises, dans l’avenir notre institut pourra délivrer le diplôme du doctorat. Mais, pour le moment, nous ne songeons qu’aux études préparant aux deux diplômes précédents.
Cela sera-t-il l’équivalent d’une formation dans un grand séminaire ?
Le programme sera le même, mais l’enseignement sera plus approfondi, plus rigoureux. Il exigera des professeurs diplômés, ayant déjà publié, et pratiquant des langues vivantes. Pour que cet institut soit reconnu, il faudra aussi que sa bibliothèque soit très bien fournie. Il devra avoir au moins douze professeurs titulaires du doctorat. Mais au Vietnam, on compte déjà bien plus de douze docteurs !
Il y a donc beaucoup d’éléments à prendre en compte : les ressources financières, le personnel… Autrefois, l’Eglise catholique du Vietnam avait une université catholique et un institut pontifical à Dalat. A cette époque, il y avait 20 000 étudiants. Nous avons donc déjà une expérience. Cette fois-ci, au début, nous n’aurons que quelques centaines d’étudiants. Mais ce chiffre augmentera peu à peu.
En dehors de ce projet d’institut d’études religieuses, qu’en est-il de la participation de l’Eglise à l’éducation et aux soins de santé, à l’heure actuelle ?
Peu à peu, le gouvernement nous permettra de réaliser cette contribution. En réalité, elle est déjà possible d’une manière indirecte si, dans l’Eglise, il y a des laïcs responsables d’entreprises dites à « responsabilité limitée ». En principe, n’importe laquelle de ces entreprises à responsabilité limitée a le droit (si le capital est suffisant et si certaines conditions relatives au capital et au personnel sont remplies) de demander à ouvrir un hôpital ou une école. Le gouvernement actuel exige toujours que l’entreprise à responsabilité limitée ait le statut de personne morale. C’est ainsi qu’en réalité, en matière scolaire, il existe déjà un certain nombre d’établissements. Ce n’est pas l’Eglise qui en assure directement la gestion, mais un laïc par l’intermédiaire d’une entreprise à responsabilité limitée… Cela existe déjà !
Mais, cela ne répond pas encore suffisamment à l’ambition de l’Eglise d’apporter sa contribution au développement de la société vietnamienne !
Cela n’existe pas encore. Nous ne pouvons pas exiger d’être totalement satisfaits en ce domaine. Même à l’étranger, ce n’est pas possible. Il y a la question de la séparation de l’Eglise et de l’Etat, la question de la laïcité qui rend cette contribution de l’Eglise difficile et cela, dans tous les pays. Naturellement, l’Eglise souhaite toujours obtenir davantage, elle attend davantage.
Parmi les conditions de la vie de l’Eglise, il y a les infrastructures matérielles. Autrefois, l’Eglise possédait un certain nombre d’établissements qui ont été confisqués par l’Etat. Jusqu’à présent, ils ne lui ont toujours pas été rendus. Quelle est votre opinion à ce sujet ?
Cela doit se faire peu à peu. Ce n’est pas une priorité absolue. Progressivement, quand il sera possible d’exprimer cette exigence, nous le ferons. La priorité absolue de l’Eglise, c’est l’annonce de l’Evangile. Il en a toujours été ainsi. En ce qui concerne les écoles ou encore la récupération des terrains, procédons progressivement ! Dans les endroits où cela paraît possible, nous réclamerons les anciens biens d’Eglise. Sinon, allons lentement ! Il ne s’agit pas d’une priorité !
Progressivement ? Mais il existe des dossiers brûlants !
Les dossiers brûlants, il ne faut pas y toucher ! Pourquoi faire ? Nous voulons vivre en bonne entente afin d’accomplir notre ministère pastoral. Envenimer les choses ne sert à rien, sinon à créer une de ces guerres comme il y en a tant dans le monde.
Peut-on utiliser les termes « dossiers brûlants » pour désigner des lieux que les habitants sont obligés de quitter sans que cela ne soit nécessaire, comme par exemple à Thu Thiêm ? (2)
A l’heure actuelle, ils ne sont pas encore partis ; ils sont toujours là !
La Conférence épiscopale a-t-elle une opinion pour empêcher ces expulsions ?
Cela dépend des ordinaires des lieux, de chaque diocèse…
Les personnes concernées réclament la justice.
Qui ne souhaite pas la justice ? Tout le monde la demande, sans exception.
Faut-il prendre la parole pour faire advenir cette justice ?
Il faut élever la voix, mais en fonction du moment, des circonstances, et du gain estimé et non pas n’importe quand et quand on veut, dans le seul désir de faire la guerre, comme le fait l’Etat islamique qui sème la mort dans les pays musulmans.
Cela est vrai. Mais on dit aussi que moins on réagit, plus on nous frappe.
Nous savons tout cela. Nous devons faire preuve d’habileté. Les gens croient que nous sommes des naïfs. (eda/jm)
(1) NdT : Le synode extraordinaire de cette année sera suivi par un synode en octobre 2015. Ce synode se réunira dans sa forme « ordinaire », auquel participeront des évêques élus par les conférences épiscopales. Cette nouvelle réflexion, qui aura lieu à Rome entre le 4 et le 25 octobre 2015, aura pour thème : « La vocation et la mission de la famille dans l’Eglise et dans le monde ».
(2) NdT : Il s’agit d’un quartier de Saigon en pleine transformation depuis quelques années, où de nombreux catholiques et communautés religieuses sont menacées d’expulsion.
(source: Eglises d'Asie, le 6 novembre 2014)
Le texte vietnamien de l’interview est consultable ici. La traduction en français a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Radio Free Asia : La première question concerne le synode extraordinaire sur la famille qui s’est tenu récemment à Rome et auquel vous y avez participé. En avez-vous fait un compte-rendu devant vos pairs ?
Mgr Paul Bui Van Doc : Je me suis contenté de fournir quelques informations en réponse aux questions des évêques, très peu seulement, car nous avions beaucoup d’autres sujets à débattre…
Quels ont été les autres thèmes débattus lors de cette assemblée ?
Des problèmes importants ont fait l’objet des travaux de cette assemblée. En premier lieu, l’institut catholique qui est sur le point de voir le jour. Nous en avons débattu avec minutie afin de pouvoir réaliser ce projet le plus tôt possible. On a parlé du lieu, du corps professoral… Nous sommes rentrés dans les détails.
La seconde question traitée a été celle de la construction de la basilique de Notre-Dame de La Vang. En ce qui concerne la famille, nous avons seulement procédé à l’élection de l’évêque devant participer au prochain synode, celui qui vient d’avoir lieu étant en effet « extraordinaire » (1). Selon les recommandations du Saint-Siège, les résultats du vote ne peuvent être dévoilés parce qu’ils n’ont pas été encore entérinés par Rome. C’est seulement après cette reconnaissance que l’on pourra faire connaître le nom de celui qui a été élu.
Monseigneur, vous venez de mentionner le problème de la fondation d’un institut catholique. Mais, après que ce projet a été connu, au début de l’année, tous ont considéré qu’il s’agissait seulement d’un institut de théologie catholique et non pas d’une université privée…
Oui, c’est vrai, ce sera d’abord un institut de théologie catholique. Puis, peu à peu, en fonction des circonstances, des ressources financières et de beaucoup d’autres facteurs entrant en ligne de compte, on pensera à le faire évoluer. Ce sera au début, un institut théologique. Mais il sera orienté de façon à devenir une institution semblable à l’« Institut catholique de Paris ». Dans cet établissement, la théologie et la philosophie sont les principales matières ; mais il y a aussi des sciences sociales et plusieurs autres disciplines.
Mais il faudra sans doute longtemps ?
Au début, il n’y aura sans doute que quelques classes débouchant sur le diplôme de bachelier (équivalent de la licence) en théologie. Ensuite, on pourra préparer le diplôme de Master en théologie. Pour la suite, il faudra aller faire des études à l’étranger. Mais, si nous avons le corps enseignant nécessaire et les conditions requises, dans l’avenir notre institut pourra délivrer le diplôme du doctorat. Mais, pour le moment, nous ne songeons qu’aux études préparant aux deux diplômes précédents.
Cela sera-t-il l’équivalent d’une formation dans un grand séminaire ?
Le programme sera le même, mais l’enseignement sera plus approfondi, plus rigoureux. Il exigera des professeurs diplômés, ayant déjà publié, et pratiquant des langues vivantes. Pour que cet institut soit reconnu, il faudra aussi que sa bibliothèque soit très bien fournie. Il devra avoir au moins douze professeurs titulaires du doctorat. Mais au Vietnam, on compte déjà bien plus de douze docteurs !
Il y a donc beaucoup d’éléments à prendre en compte : les ressources financières, le personnel… Autrefois, l’Eglise catholique du Vietnam avait une université catholique et un institut pontifical à Dalat. A cette époque, il y avait 20 000 étudiants. Nous avons donc déjà une expérience. Cette fois-ci, au début, nous n’aurons que quelques centaines d’étudiants. Mais ce chiffre augmentera peu à peu.
En dehors de ce projet d’institut d’études religieuses, qu’en est-il de la participation de l’Eglise à l’éducation et aux soins de santé, à l’heure actuelle ?
Peu à peu, le gouvernement nous permettra de réaliser cette contribution. En réalité, elle est déjà possible d’une manière indirecte si, dans l’Eglise, il y a des laïcs responsables d’entreprises dites à « responsabilité limitée ». En principe, n’importe laquelle de ces entreprises à responsabilité limitée a le droit (si le capital est suffisant et si certaines conditions relatives au capital et au personnel sont remplies) de demander à ouvrir un hôpital ou une école. Le gouvernement actuel exige toujours que l’entreprise à responsabilité limitée ait le statut de personne morale. C’est ainsi qu’en réalité, en matière scolaire, il existe déjà un certain nombre d’établissements. Ce n’est pas l’Eglise qui en assure directement la gestion, mais un laïc par l’intermédiaire d’une entreprise à responsabilité limitée… Cela existe déjà !
Mais, cela ne répond pas encore suffisamment à l’ambition de l’Eglise d’apporter sa contribution au développement de la société vietnamienne !
Cela n’existe pas encore. Nous ne pouvons pas exiger d’être totalement satisfaits en ce domaine. Même à l’étranger, ce n’est pas possible. Il y a la question de la séparation de l’Eglise et de l’Etat, la question de la laïcité qui rend cette contribution de l’Eglise difficile et cela, dans tous les pays. Naturellement, l’Eglise souhaite toujours obtenir davantage, elle attend davantage.
Parmi les conditions de la vie de l’Eglise, il y a les infrastructures matérielles. Autrefois, l’Eglise possédait un certain nombre d’établissements qui ont été confisqués par l’Etat. Jusqu’à présent, ils ne lui ont toujours pas été rendus. Quelle est votre opinion à ce sujet ?
Cela doit se faire peu à peu. Ce n’est pas une priorité absolue. Progressivement, quand il sera possible d’exprimer cette exigence, nous le ferons. La priorité absolue de l’Eglise, c’est l’annonce de l’Evangile. Il en a toujours été ainsi. En ce qui concerne les écoles ou encore la récupération des terrains, procédons progressivement ! Dans les endroits où cela paraît possible, nous réclamerons les anciens biens d’Eglise. Sinon, allons lentement ! Il ne s’agit pas d’une priorité !
Progressivement ? Mais il existe des dossiers brûlants !
Les dossiers brûlants, il ne faut pas y toucher ! Pourquoi faire ? Nous voulons vivre en bonne entente afin d’accomplir notre ministère pastoral. Envenimer les choses ne sert à rien, sinon à créer une de ces guerres comme il y en a tant dans le monde.
Peut-on utiliser les termes « dossiers brûlants » pour désigner des lieux que les habitants sont obligés de quitter sans que cela ne soit nécessaire, comme par exemple à Thu Thiêm ? (2)
A l’heure actuelle, ils ne sont pas encore partis ; ils sont toujours là !
La Conférence épiscopale a-t-elle une opinion pour empêcher ces expulsions ?
Cela dépend des ordinaires des lieux, de chaque diocèse…
Les personnes concernées réclament la justice.
Qui ne souhaite pas la justice ? Tout le monde la demande, sans exception.
Faut-il prendre la parole pour faire advenir cette justice ?
Il faut élever la voix, mais en fonction du moment, des circonstances, et du gain estimé et non pas n’importe quand et quand on veut, dans le seul désir de faire la guerre, comme le fait l’Etat islamique qui sème la mort dans les pays musulmans.
Cela est vrai. Mais on dit aussi que moins on réagit, plus on nous frappe.
Nous savons tout cela. Nous devons faire preuve d’habileté. Les gens croient que nous sommes des naïfs. (eda/jm)
(1) NdT : Le synode extraordinaire de cette année sera suivi par un synode en octobre 2015. Ce synode se réunira dans sa forme « ordinaire », auquel participeront des évêques élus par les conférences épiscopales. Cette nouvelle réflexion, qui aura lieu à Rome entre le 4 et le 25 octobre 2015, aura pour thème : « La vocation et la mission de la famille dans l’Eglise et dans le monde ».
(2) NdT : Il s’agit d’un quartier de Saigon en pleine transformation depuis quelques années, où de nombreux catholiques et communautés religieuses sont menacées d’expulsion.
(source: Eglises d'Asie, le 6 novembre 2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tháng 11: Đền ơn đáp nghiã các bậc tiền nhân tại xứ Thu Chỉ, GP Vinh
PV Xứ Thu Chỉ
09:36 06/11/2014
THÁNG 11...! ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA TẠI GIÁO XỨ THU CHỈ
Tháng 11 - Với những bài thánh ca buồn vô tận, như những lời ai oán khóc than được thốt lên từ tận cõi lòng đất sâu thẳm, nơi sự sống chỉ thay đổi mà không mất đi, nơi con người thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, để rồi trở về đó cũng trần truồng, và nơi bụi tro trở về tro bụi. Và. .., tháng 11! “Từ chốn chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than...” là một lời than thở, van xin da diết xoáy sâu vào tim của tôi, tim bạn và tất cả mỗi người chúng ta.
Xem Hình
Trong tâm tình “uống nước nhớ nguồn”, đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội, tối ngày 04/11/2014 những người con linh mục của quê hương giáo họ Thu Chỉ (gx Thu Chỉ) hiện đang thi hành sứ vụ linh mục trong Giáo phận Vinh đã quy tụ về nơi thánh đường của giáo họ, để cùng nhau đồng tế thánh lễ cầu cho linh hồn các bậc tiền nhân, nhất là các linh hồn các linh mục quê nhà. Thánh lễ bắt đầu vào lúc 19h30, do cha Phaolô Nguyễn Xuân Hóa chủ sự, đồng tế với ngài có cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, Cha Giuse Trần Văn Phúc, Cha Giuse Trần Đức Ngợi, và cha Phêrô Trần Phúc Cai –qaurn xứ Thu Chỉ, cùng với sự tham dự đông đảo của bà con giáo xứ - giáo họ Thu Chỉ.
Giáo xứ Thu Chỉ là một giáo họ có từ lâu đời thuộc giáo xứ Hòa Thắng, và được Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên nâng lên thành giáo xứ vào ngày 24/04/2007.
Tuy là một giáo họ nhỏ, một giáo xứ mới thành lập, nhưng giáo họ Thu Chỉ đã sản sinh ra nhiều Linh Mục, chủng sinh, tu sĩ cho giáo phận nhà, cũng như những giáo phận khác. Tính đến nay số Linh Mục là 11, trong đó có 9 linh mục thuộc Giáo Phận Vinh, và 3 linh mục thuộc các dòng tu và giáo phận khác. Trong đó có 4 Linh mục đã được Chúa gọi về, thi hài Cha Thu, Cha Lý, Cha Triều được an nghỉ tại quê nhà, còn cha Thuyên- an nghỉ tại giáo xứ La Nham. Hiện còn một chủng sinh năm cuối tại ĐCV Vinh-Thanh, và nhiều tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng tu trong và ngoài nước.
Trong phần khai lễ Cha Phaolô gợi lại những biến cố phát triển thăng trầm của giáo họ Thu Chỉ. Đặc biệt Ngài nhấn mạnh đến biến cố bách hại đau buồn của chiến dịch Văn Thân năm 1864. Khi mà cả làng Thu Chỉ hầu như bị tàn sát hết chỉ còn một vài gia đình sống sót, nhà thờ bị đốt cháy. Tương truyền rằng: sau chiến dịch bách hại này, chính những gia đình còn lại đã đoàn kết yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng lại họ đạo Thu Chỉ và phát triển cho đến hôm nay. Cũng trong phần quãng diễn Lời Chúa, Cha Giuse Trần Đức Ngợi mời gọi mỗi một người con Thu Chỉ luôn biết sống yêu thương nhau, cùng nhau tiếp nối sứ mạng cao cả của cha ông xưa, để quê nhà luôn phát triển, mọi người can đảm sống Đức Tin giữa những thách đố trong thời đại hôm nay. Ngài tiếp tục nhấn mạnh: “tâm tình biết ơn các bậc tổ tiên không chỉ thực hiện trong tháng 11 mà thôi, mà mỗi người chúng ta phải biết sống tâm tình này trong từng giây phút của cuộc đời. Luôn siêng năng cầu nguyện, hãm mình, dâng lễ cầu nguyện cho các ngài, là những người đã anh dũng đổ những giọt máu đào, dám hy sinh cả cuộc đời mình để bảo vệ Đức Tin và xây dựng giáo họ chúng ta.”
Thánh lễ kết thúc với tâm tình sốt sắng và trang nghiêm. Sau thánh lễ quý Cha cùng toàn bà con giáo họ Thu Chỉ tề tựu trước phần mộ của quý cha quê hương, để cùng thắp nén hương, dâng những lời kinh cầu cho các ngài. Ước mong cho mỗi một người con của Thu Chỉ, trong tháng Mười Một này, tích cực làm việc lành phúc đức để cầu nguyện cho các linh hồn. Xin Chúa trả công cho ông bà tổ tiên chúng con, là những người đã vì Chúa mà hy sinh mạng sống mình để có được giáo họ chúng con hôm nay. Và xin Chúa thương tha thứ muôn tội nợ cho các linh hồn mà sớm đưa các ngài về hưởng hạnh phúc với Chúa trên Thiên Đàng
Tháng 11 - Với những bài thánh ca buồn vô tận, như những lời ai oán khóc than được thốt lên từ tận cõi lòng đất sâu thẳm, nơi sự sống chỉ thay đổi mà không mất đi, nơi con người thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, để rồi trở về đó cũng trần truồng, và nơi bụi tro trở về tro bụi. Và. .., tháng 11! “Từ chốn chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than...” là một lời than thở, van xin da diết xoáy sâu vào tim của tôi, tim bạn và tất cả mỗi người chúng ta.
Xem Hình
Trong tâm tình “uống nước nhớ nguồn”, đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội, tối ngày 04/11/2014 những người con linh mục của quê hương giáo họ Thu Chỉ (gx Thu Chỉ) hiện đang thi hành sứ vụ linh mục trong Giáo phận Vinh đã quy tụ về nơi thánh đường của giáo họ, để cùng nhau đồng tế thánh lễ cầu cho linh hồn các bậc tiền nhân, nhất là các linh hồn các linh mục quê nhà. Thánh lễ bắt đầu vào lúc 19h30, do cha Phaolô Nguyễn Xuân Hóa chủ sự, đồng tế với ngài có cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, Cha Giuse Trần Văn Phúc, Cha Giuse Trần Đức Ngợi, và cha Phêrô Trần Phúc Cai –qaurn xứ Thu Chỉ, cùng với sự tham dự đông đảo của bà con giáo xứ - giáo họ Thu Chỉ.
Giáo xứ Thu Chỉ là một giáo họ có từ lâu đời thuộc giáo xứ Hòa Thắng, và được Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên nâng lên thành giáo xứ vào ngày 24/04/2007.
Tuy là một giáo họ nhỏ, một giáo xứ mới thành lập, nhưng giáo họ Thu Chỉ đã sản sinh ra nhiều Linh Mục, chủng sinh, tu sĩ cho giáo phận nhà, cũng như những giáo phận khác. Tính đến nay số Linh Mục là 11, trong đó có 9 linh mục thuộc Giáo Phận Vinh, và 3 linh mục thuộc các dòng tu và giáo phận khác. Trong đó có 4 Linh mục đã được Chúa gọi về, thi hài Cha Thu, Cha Lý, Cha Triều được an nghỉ tại quê nhà, còn cha Thuyên- an nghỉ tại giáo xứ La Nham. Hiện còn một chủng sinh năm cuối tại ĐCV Vinh-Thanh, và nhiều tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng tu trong và ngoài nước.
Trong phần khai lễ Cha Phaolô gợi lại những biến cố phát triển thăng trầm của giáo họ Thu Chỉ. Đặc biệt Ngài nhấn mạnh đến biến cố bách hại đau buồn của chiến dịch Văn Thân năm 1864. Khi mà cả làng Thu Chỉ hầu như bị tàn sát hết chỉ còn một vài gia đình sống sót, nhà thờ bị đốt cháy. Tương truyền rằng: sau chiến dịch bách hại này, chính những gia đình còn lại đã đoàn kết yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng lại họ đạo Thu Chỉ và phát triển cho đến hôm nay. Cũng trong phần quãng diễn Lời Chúa, Cha Giuse Trần Đức Ngợi mời gọi mỗi một người con Thu Chỉ luôn biết sống yêu thương nhau, cùng nhau tiếp nối sứ mạng cao cả của cha ông xưa, để quê nhà luôn phát triển, mọi người can đảm sống Đức Tin giữa những thách đố trong thời đại hôm nay. Ngài tiếp tục nhấn mạnh: “tâm tình biết ơn các bậc tổ tiên không chỉ thực hiện trong tháng 11 mà thôi, mà mỗi người chúng ta phải biết sống tâm tình này trong từng giây phút của cuộc đời. Luôn siêng năng cầu nguyện, hãm mình, dâng lễ cầu nguyện cho các ngài, là những người đã anh dũng đổ những giọt máu đào, dám hy sinh cả cuộc đời mình để bảo vệ Đức Tin và xây dựng giáo họ chúng ta.”
Thánh lễ kết thúc với tâm tình sốt sắng và trang nghiêm. Sau thánh lễ quý Cha cùng toàn bà con giáo họ Thu Chỉ tề tựu trước phần mộ của quý cha quê hương, để cùng thắp nén hương, dâng những lời kinh cầu cho các ngài. Ước mong cho mỗi một người con của Thu Chỉ, trong tháng Mười Một này, tích cực làm việc lành phúc đức để cầu nguyện cho các linh hồn. Xin Chúa trả công cho ông bà tổ tiên chúng con, là những người đã vì Chúa mà hy sinh mạng sống mình để có được giáo họ chúng con hôm nay. Và xin Chúa thương tha thứ muôn tội nợ cho các linh hồn mà sớm đưa các ngài về hưởng hạnh phúc với Chúa trên Thiên Đàng
Giáo xứ Thọ Ninh chầu Thánh Thể tại Nghĩa trang cầu nguyện cho Các Đẳng
Duy Ân Tuấn Anh
12:27 06/11/2014
Hòa nhịp với toàn thể Giáo Hội trong tháng 11 – tháng dành riêng để cầu nguyện cho những người đã khuất. Hôm nay, ngày 5 tháng 11 năm 2014, toàn thể cộng đoàn Giáo xứ Thọ Ninh đã tổ chức một giờ Chầu Thánh Thể hết sức long trọng và sốt sắng để cầu nguyện cho các linh hồn tại nghĩa trang của giáo xứ.
Hình ảnh
Đây là lần đầu tiên giáo xứ tổ chức thắp nến cầu nguyện tại nghĩa trang dành cho các đẳng linh hồn. Toàn thể mọi người đã có một ngày “hội ngộ” giữa những người còn sống và những người đã qua đời. Ngày hội ngộ này gần gũi và ấn tượng biết bao khi cùng nhau hiệp dâng lời cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể để xin Chúa mở rộng lòng thương xót cho các linh hồn được sớm chiêm ngưỡng thánh nhan. Tâm tình đó được thể hiện bằng một giờ cầu nguyện thật sốt sắng và trang nghiêm. Với những ánh nến lung linh trên các ngôi mộ cũng như những ánh nến lung linh trên tay của mỗi người đã hòa quyện vào nhau để gửi lên Thiên Chúa lời tri ân, cảm mến chân thành. Chắc chắn rằng các linh hồn sẽ cảm thấy vui mừng, phấn khởi và bớt đi nổi “cô đơn” khi được những người thân yêu tới viếng thăm và cầu nguyện cho mình.
Để có một giờ cầu nguyện đặc biệt hôm nay tại nghĩa trang thân thương này là không ít sự hy sinh đóng góp của rất nhiều người. Trước hết là công lao to lớn của cha xứ tiền nhiệm Tôma Aquinô Nguyễn Bá Lộc đã quy hoạch, khởi công và xây dựng. Tiếp đến là sự hy sinh của bà con giáo dân trong giáo xứ đã góp công sức, tiền của xây dựng một “Đất Thánh” quy mô và sạch sẽ. Hiện nay, cha xứ đương nhiệm Antôn Nguyễn Xuân Hồng vẫn tiếp tục duy trì và đã tổ chức nhiều chương trình tại đây, đặc biệt là tổ chức giờ chầu ý nghĩa, sốt sắng. Trước đó, ngày 2 tháng 11, cha xứ cũng đã tổ chức thánh lễ long trọng tại nghĩa trang để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Như lời Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất của Cô-rin-tô: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,6). Quả đúng như vậy, đó là một hồng ân mà Chúa ban cho giáo xứ Thọ Ninh để rồi ai nấy cũng cảm nhận được những ơn đặc biệt đó qua sự hy sinh lớn lao của các vị chủ chăn cũng như của tất cả mọi người.
Về lại Thọ Ninh hôm nay nhìn một nghĩa trang không phải là một bãi tha ma đầy sợ hãi, chết chóc mà đó là một “lâu đài” nguy nga tráng lệ, một “thành phố” dành cho những người đã qua đời. Chắc chắn khi nằm xuống ai cũng cảm thấy vui sướng và hạnh phúc khi được yên nghỉ trong vùng “Đất Thánh” của giáo xứ. Hy vọng trong thời gian tới, giáo xứ sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hơn nữa và tiếp tục duy trì, bảo tồn để xây dựng một nghĩa trang đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ và mang đậm nét Công Giáo.
Hình ảnh
Đây là lần đầu tiên giáo xứ tổ chức thắp nến cầu nguyện tại nghĩa trang dành cho các đẳng linh hồn. Toàn thể mọi người đã có một ngày “hội ngộ” giữa những người còn sống và những người đã qua đời. Ngày hội ngộ này gần gũi và ấn tượng biết bao khi cùng nhau hiệp dâng lời cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể để xin Chúa mở rộng lòng thương xót cho các linh hồn được sớm chiêm ngưỡng thánh nhan. Tâm tình đó được thể hiện bằng một giờ cầu nguyện thật sốt sắng và trang nghiêm. Với những ánh nến lung linh trên các ngôi mộ cũng như những ánh nến lung linh trên tay của mỗi người đã hòa quyện vào nhau để gửi lên Thiên Chúa lời tri ân, cảm mến chân thành. Chắc chắn rằng các linh hồn sẽ cảm thấy vui mừng, phấn khởi và bớt đi nổi “cô đơn” khi được những người thân yêu tới viếng thăm và cầu nguyện cho mình.
Để có một giờ cầu nguyện đặc biệt hôm nay tại nghĩa trang thân thương này là không ít sự hy sinh đóng góp của rất nhiều người. Trước hết là công lao to lớn của cha xứ tiền nhiệm Tôma Aquinô Nguyễn Bá Lộc đã quy hoạch, khởi công và xây dựng. Tiếp đến là sự hy sinh của bà con giáo dân trong giáo xứ đã góp công sức, tiền của xây dựng một “Đất Thánh” quy mô và sạch sẽ. Hiện nay, cha xứ đương nhiệm Antôn Nguyễn Xuân Hồng vẫn tiếp tục duy trì và đã tổ chức nhiều chương trình tại đây, đặc biệt là tổ chức giờ chầu ý nghĩa, sốt sắng. Trước đó, ngày 2 tháng 11, cha xứ cũng đã tổ chức thánh lễ long trọng tại nghĩa trang để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Như lời Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất của Cô-rin-tô: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,6). Quả đúng như vậy, đó là một hồng ân mà Chúa ban cho giáo xứ Thọ Ninh để rồi ai nấy cũng cảm nhận được những ơn đặc biệt đó qua sự hy sinh lớn lao của các vị chủ chăn cũng như của tất cả mọi người.
Về lại Thọ Ninh hôm nay nhìn một nghĩa trang không phải là một bãi tha ma đầy sợ hãi, chết chóc mà đó là một “lâu đài” nguy nga tráng lệ, một “thành phố” dành cho những người đã qua đời. Chắc chắn khi nằm xuống ai cũng cảm thấy vui sướng và hạnh phúc khi được yên nghỉ trong vùng “Đất Thánh” của giáo xứ. Hy vọng trong thời gian tới, giáo xứ sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hơn nữa và tiếp tục duy trì, bảo tồn để xây dựng một nghĩa trang đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ và mang đậm nét Công Giáo.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam : Khi văn hóa thiếu văn hóa !
Micae Bùi Thành Châu
09:48 06/11/2014
Việt Nam : KHI VĂN HÓA THIẾU VĂN HÓA
Ngày nay, tấm bảng "Khu phố văn hóa", "gia đình văn hóa" không còn lạ nữa bởi lẽ ai ai cũng mong cho gia đình mình, cho khu mình ở là một gia đình, một khu phố có văn hóa. Thế nhưng, bên cạnh những nổ lực tìm kiếm văn hóa của nhiều người ta chợt thấy chạnh lòng khi văn hóa vẫn còn thiếu ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn.
Thật đáng buồn khi những nơi lẽ ra có văn hóa nhưng lại thiếu văn hóa vì những tệ nạn trộm cướp, móc túi cứ diễn ra hàng ngày.
Vừa qua, TripAdvisor xếp hạng Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về nạn trộm cắp móc túi. Trip Advisor là trang web tư vấn du lịch nổi tiếng thế giới, mới đây họ đưa Hà Nội vào top 10 điểm đen về nạn móc túi trên thế giới. Họ miêu tả Hà Nội xinh đẹp và độc đáo với phố cổ, kiến trúc rất xưa với hơn 600 đền, chùa... nhưng “hãy coi chừng những trò móc túi tinh vi ở đây”.
Cách đây ít ngày, khi trên website The Guide to Sleeping in Airports, họ xếp hạng Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất (Việt Nam) vào danh sách 10 cảng hàng không tệ nhất năm 2014 tại châu Á. Website The Guide to Sleeping in Airpors (tên đầy đủ là Budget Traveller’s Guide to Sleeping in Airports) được ra đời từ 1994 với mục tiêu hướng dẫn những du khách trẻ tuổi du lịch tiết kiệm nhất.
Và, cũng đáng suy nghĩ khi nhìn thấy kết quả một cuộc khảo sát do Liên hiệp Châu Âu tài trợ để thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8-2014, tại Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Huế (Thừa Thiên – Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) cho thấy, chỉ có 6% du khách ngoại quốc muốn quay trở lại Việt Nam. Kết quả cuộc khảo sát vừa kể chắc chắn làm viên chức nhiều ngành và doanh giới Việt Nam – những nơi, những người đang tìm cách thu hút du khách ngoại quốc choáng váng.
Trong khi Việt Nam tìm nhiều cách để lôi kéo du khách ngoại quốc, kể cả đơn phương miễn visa thì chỉ có 6% du khách ngoại quốc muốn quay trở lại Việt Nam thêm một lần nữa.
Có tới 90% những người tham gia cuộc khảo sát là những du khách từ ngoại quốc đến thăm Việt Nam lần đầu.
Lý do khiến du khách ngoại quốc không muốn trở lại Việt Nam lần nào nữa vì dịch vụ yếu kém nhưng phí lại cao, ô nhiễm, phương tiện vận chuyển thiếu tiện nghi, cách thức đầu tư - khai thác du lịch không thích hợp.
Điều đáng lo ngại nhất chính là tình trạng an ninh – trật tự tồi tệ cũng là một trong những lý do khiến du khách ngoại quốc không muốn quay trở lại Việt Nam.
Gần đây, TP.HCM có phát tờ rơi cảnh báo tình trạng cướp giật có thể xảy ra cho du khách khi tới du lịch ở Việt Nam. Nhìn những tờ rơi như thế ắt hẳn ai ai cũng chạnh buồn cho một thành phố lớn mệnh danh là hòn ngọc của Viễn Đông. Vì làm như thế nên Công an quận 1, Sài Gòn bị chỉ trích mạnh mẽ đã làm tổn hại uy tín quốc gia khi phát truyền đơn cảnh báo du khách đề phòng cướp giật dẫu cho thực tế đúng là như vậy.
Không thể không chạnh lòng được khi ta bước vào Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn ta cũng đọc thấy dòng chữ cảnh báo về tệ nạn cướp giật.
Thấy thế, một số người lên tiếng ai oán các vị linh mục đang phục vụ ở Vương Cung Thánh Đường này. Có một số cũng e ngại rằng nếu như các ngài làm như thế sẽ bị những băng nhóm ở khu vực ấy trả thù thế nhưng không còn cách nào khác buộc lòng phải làm như thế để lên tiếng cảnh báo cho du khách hay lui tới Vương Cung Thánh Đường. Đau lòng lắm các linh mục hữu trách mới ghi những hàng chữ cảnh báo nạn cướp giật như thế.
Dĩ nhiên, ở đâu cũng có tình trạng xấu này xảy ra nhưng để góp phần xây dựng một xã hội văn minh nên chăng các cơ quan hữu trách cần nhìn lại mình và chấn chỉnh. Vấn đề là có nhìn lại và chấn chỉnh hay không ? Hay chỉ là xem nạn trộm cướp là không đáng quan tâm, không đáng để bài trừ.
Cổ nhân dạy rằng: “Người chê ta mà chê phải chính là thầy ta. Người khen ta mà khen phải chính là bạn ta. Những kẻ khen để nịnh bợ ta, chính là kẻ thù của ta!”.
Hẳn nhiên, những lời nhận định, những kết quả khảo sát về tình hình an ninh trật tự, văn hóa đó làm cho ta buồn nhưng không phải ngồi đó để mà buồn nhưng phải chung tay góp sức làm sao cho những tệ nạn đó giảm thiểu để giúp du khách vui vẻ khi đến với đất nước này cũng như sẽ có ý tưởng quay lại sau thi tham quan du lịch.
Ước mơ xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa không còn là chuyện của riêng ai. Mỗi người, mỗi gia đình phải là chiếc nôi để sinh dưỡng con cái của mình. Chính khi những chiếc nôi đào luyện ra những con người tốt thì khi ấy xã hội mới là những con người tốt, những con người có văn hóa thật sự.
Micae Bùi Thành Châu
Ngày nay, tấm bảng "Khu phố văn hóa", "gia đình văn hóa" không còn lạ nữa bởi lẽ ai ai cũng mong cho gia đình mình, cho khu mình ở là một gia đình, một khu phố có văn hóa. Thế nhưng, bên cạnh những nổ lực tìm kiếm văn hóa của nhiều người ta chợt thấy chạnh lòng khi văn hóa vẫn còn thiếu ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn.
Thật đáng buồn khi những nơi lẽ ra có văn hóa nhưng lại thiếu văn hóa vì những tệ nạn trộm cướp, móc túi cứ diễn ra hàng ngày.
Vừa qua, TripAdvisor xếp hạng Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về nạn trộm cắp móc túi. Trip Advisor là trang web tư vấn du lịch nổi tiếng thế giới, mới đây họ đưa Hà Nội vào top 10 điểm đen về nạn móc túi trên thế giới. Họ miêu tả Hà Nội xinh đẹp và độc đáo với phố cổ, kiến trúc rất xưa với hơn 600 đền, chùa... nhưng “hãy coi chừng những trò móc túi tinh vi ở đây”.
Cách đây ít ngày, khi trên website The Guide to Sleeping in Airports, họ xếp hạng Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất (Việt Nam) vào danh sách 10 cảng hàng không tệ nhất năm 2014 tại châu Á. Website The Guide to Sleeping in Airpors (tên đầy đủ là Budget Traveller’s Guide to Sleeping in Airports) được ra đời từ 1994 với mục tiêu hướng dẫn những du khách trẻ tuổi du lịch tiết kiệm nhất.
Trong khi Việt Nam tìm nhiều cách để lôi kéo du khách ngoại quốc, kể cả đơn phương miễn visa thì chỉ có 6% du khách ngoại quốc muốn quay trở lại Việt Nam thêm một lần nữa.
Có tới 90% những người tham gia cuộc khảo sát là những du khách từ ngoại quốc đến thăm Việt Nam lần đầu.
Lý do khiến du khách ngoại quốc không muốn trở lại Việt Nam lần nào nữa vì dịch vụ yếu kém nhưng phí lại cao, ô nhiễm, phương tiện vận chuyển thiếu tiện nghi, cách thức đầu tư - khai thác du lịch không thích hợp.
Điều đáng lo ngại nhất chính là tình trạng an ninh – trật tự tồi tệ cũng là một trong những lý do khiến du khách ngoại quốc không muốn quay trở lại Việt Nam.
Gần đây, TP.HCM có phát tờ rơi cảnh báo tình trạng cướp giật có thể xảy ra cho du khách khi tới du lịch ở Việt Nam. Nhìn những tờ rơi như thế ắt hẳn ai ai cũng chạnh buồn cho một thành phố lớn mệnh danh là hòn ngọc của Viễn Đông. Vì làm như thế nên Công an quận 1, Sài Gòn bị chỉ trích mạnh mẽ đã làm tổn hại uy tín quốc gia khi phát truyền đơn cảnh báo du khách đề phòng cướp giật dẫu cho thực tế đúng là như vậy.
Không thể không chạnh lòng được khi ta bước vào Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn ta cũng đọc thấy dòng chữ cảnh báo về tệ nạn cướp giật.
Thấy thế, một số người lên tiếng ai oán các vị linh mục đang phục vụ ở Vương Cung Thánh Đường này. Có một số cũng e ngại rằng nếu như các ngài làm như thế sẽ bị những băng nhóm ở khu vực ấy trả thù thế nhưng không còn cách nào khác buộc lòng phải làm như thế để lên tiếng cảnh báo cho du khách hay lui tới Vương Cung Thánh Đường. Đau lòng lắm các linh mục hữu trách mới ghi những hàng chữ cảnh báo nạn cướp giật như thế.
Dĩ nhiên, ở đâu cũng có tình trạng xấu này xảy ra nhưng để góp phần xây dựng một xã hội văn minh nên chăng các cơ quan hữu trách cần nhìn lại mình và chấn chỉnh. Vấn đề là có nhìn lại và chấn chỉnh hay không ? Hay chỉ là xem nạn trộm cướp là không đáng quan tâm, không đáng để bài trừ.
Cổ nhân dạy rằng: “Người chê ta mà chê phải chính là thầy ta. Người khen ta mà khen phải chính là bạn ta. Những kẻ khen để nịnh bợ ta, chính là kẻ thù của ta!”.
Hẳn nhiên, những lời nhận định, những kết quả khảo sát về tình hình an ninh trật tự, văn hóa đó làm cho ta buồn nhưng không phải ngồi đó để mà buồn nhưng phải chung tay góp sức làm sao cho những tệ nạn đó giảm thiểu để giúp du khách vui vẻ khi đến với đất nước này cũng như sẽ có ý tưởng quay lại sau thi tham quan du lịch.
Ước mơ xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa không còn là chuyện của riêng ai. Mỗi người, mỗi gia đình phải là chiếc nôi để sinh dưỡng con cái của mình. Chính khi những chiếc nôi đào luyện ra những con người tốt thì khi ấy xã hội mới là những con người tốt, những con người có văn hóa thật sự.
Micae Bùi Thành Châu
Bầu cử Mỹ 2014 - Chính trị Việt
Phạm Trần
10:08 06/11/2014
BẦU CỬ MỸ 2014 - CHÍNH TRỊ VIỆT
Đảng Cộng hòa đã kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2007 sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 04/11 (2014), nhưng liệu kết qủa này có ảnh hưởng gì với Việt Nam khi có hai Nghị sỹ Cộng hòa biết qúa nhiều về đảng Cộng sản dự trù sẽ cầm đầu hai Ủy ban đầy quyền lực là Quân viện và Ngọai giao tại Thượng viện, trong khi Chủ tịch Cộng hòa Ed Royce của Ủy ban Ngọai giao Hạ Nghị Viện, vừa tái đắc cử vẻ vang ở quân hạt 39 California lại là người không ngừng chỉ trích Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền nên không đáng được hưởng ưu đãi của nước Mỹ ?
Với kết qủa, ít nhất là 52 ghế tại Thượng viện chống 45 nghị sỹ đảng Dân Chủ và 243 ghế chống 176 Hạ nghị sỹ Dân chủ tại Hạ Nghị Viện, đảng Cộng Hòa, sau 2 lần thất bại tranh chức Tổng thống năm 2008 và 2012, chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho đảng Dân chủ trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Barrack Obama.
Nhưng giữa Việt Nam và Quốc hội Cộng hòa Mỹ thì tình hình ra sao ?
LỊCH SỬ LẬP LẠI
Trước hết, hãy nói về lý do đảng Dân chủ thất bại trong ngày bầu cử 4/11 (2014). Các chuyên gia về bầu cử của nước Mỹ đã quy kết đó là hậu qủa của sự suy gỉam uy tín lãnh đạo của Tổng thống Obama. Khi cử tri đi bỏ phiếu thì ông Obama chỉ còn được từ 35 đến 40% dân Mỹ ủng hộ vì họ bất bình trong các lĩnh vực:
-Kinh tế chưa có khả năng phục hồi đến bền vững để đi lên; Đạo Luật sức khỏe (Obama care) không hội dủ các điều kiện giúp đa số người nghèo và giới trung lưu như lời hứa của phe Dân chủ.
-Uy tín nước Mỷ suy gỉam trên trường Quốc tế, sau khi Nga xâm lăng vùng Crimea của Ukraine không bị ngăn chặn mà một số vùng khác ở đông bộ Ukraine nói tiếng Nga lại muốn ly khai để nhập vào nước Nga.
-Cuộc chiến chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (Islamic State) do Mỹ lãnh đạo ở Iraq và trong lãnh thổ Syria chưa thành công mà còn đe dọa an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Hồi giáo đồng minh khác của Mỹ.
Phe Cộng hòa đã tận dụng những yếu điểm này để tấn công, kể cả việc tố cáo Tổng thống Obama đã không chịu hợp tác để giải quyết những khó khăn về ngân sách và đạo luật di trú liên quan đến người Nam Mỹ nhập cư bất hợp pháp mà ông lại muốn sử dụng quyền Hành pháp để ban hành những quyết định thay luật là việc làm, theo phe Cộng hòa là vi hiến.
Vì vậy đã có một số không nhỏ các ứng cử viên Dân chủ không muốn ông Obama đi vận động giúp họ tranh cử vì sợ bị “vạ lây”. Trong khi đó thì dư luận người Mỹ, nhất là thành phần cử tri độc lập, trung lưu, thiểu số và phụ nữ từng ủng hộ ông Obama và đảng Dân chủ đã bỏ hàng ngũ hay không đi bầu khiến cho các ứng cử viên Dân chủ thua cuộc.
Tuy nhiên các số thống kê về lịch sử tranh cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Tổng thống cầm quyền ở nhiệm kỳ thứ 2 đã có bằng chứng cho thấy, ngọai trừ hai Tổng thống Ronald Reagan (Cộng hòa, 64%) và Bill Clinton (Dân chủ, 65%), từ thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (Bush con) đến thời Tổng thống Dân chủ Obama, số người dân không hài lòng với chính sách cai trị của Tổng thống đương quyền bao giờ cũng xuống thấp sau 2 năm cầm quyền của nhiệm kỳ 2.
Tài liệu của viện Gallup Poll cho thấy vào năm 2006 (trước kỳ bầu cửa Tổng thống năm 2008), ông Bush con chỉ còn được 37% dân Mỹ ủng hộ, tụt xuống từ 67% năm 2002 của nhiệmn kỳ I.
Hậu qủa là trong kỳ bầu cử Quốc hội năm 2006, đảng Cộng hòa đã kém 30 ghế tại Hạ viện và 6 ghế ở Thượng viện.
Đảng Dân chủ của Ông Obama cũng không khá gì trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, sau 2 năm cầm quyền vì tình hình kinh tế vẫn trì trệ và số người thất nghiệp trên 7% khiến Cộng hòa chiếm được 63 ghế Hạ viện và thêm 6 ghế ở Thượng viện, nhưng vẫn thua số ghế của phe đa số Dân chủ (55-45)
Qua cuộc bầu cử Quốc hội năm 2012, đảng Cộng hoà chiếm thêm ghế ở Hạ viện lên tổng số 233 ghế trong khi phe Dân chủ chỉ có 201. Tuy nhiên đảng Dân chủ vẫn duy trì đa số với 55 ghế chống Cộng hòa 45 ghế tại Thượng viện.
Đến cuộc bầu cử ngày 04/11 (2014) thì đảng Cộng hoà chiến thắng kiểm soát cả 2 viện Quốc hội với 7 ghế mới (qúa số cần thiết 1 ghế) ở Thượng viện và trên 10 ghế thêm cho Hạ viện.
Vậy sự thay đổi quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn trong 2 năm tới có ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình ở Biển Đông và Việt Nam khi Hoa Kỳ và ViệtNam kỷ niệm 20 năm bang giao vào năm 2015 ?
CHUYỆN PHẢI ĐẾN
Trước hết hãy nói về 2 chức Chủ tịch quan trọng hàng đầu tại Thượng viện Mỹ Cộng hòa.
Thượng nghị sỹ John McCain, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam dự trù sẽ nắm chức Chủ tịch Ủy ban Quân viện. Ông có quyền kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng, mua bán vũ khí và quyết định về chính sách quân sự của Mỹ ở nước ngòai.
Ông McCain từng là tù nhân 5 năm tại Hỏa Lò (Hà Nội) sau khi máy bay của ông đi oanh tạc Hà Nội bị bắn rơi năm 1967. Ông là ngưòi rất am tường về đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng chính là một trong số cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam, trong đó có Ngọai trưởng John Kerry, cổ võ “hãy quên qúa khứ hướng tới tương lai” để thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội năm 1995, thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.
Ông là người không hài lòng về chủ trương giảm binh bị của Mỹ trên Thế giới như Tổng thống Obama đã thi hành. Nghị sỹ McCain từng chỉ trích quyết định rút quân tác chiến của Mỹ qúa mau của Tổng thống Obama tại chiến trường Iraq, và muốn “quân tác chiến Mỹ” có mặt bên cạnh quân kháng chiến ôn hòa người Syria đang chiến đấu chống chính quyền độc tài Bashar Hafez al-Assad của Syria. Và cũng chính Nghị sỹ John McCain đòi Tổng thống Obama oanh tạc xuống các vị trí quân sự của Tổng thống Assad để mau chóng phế bỏ chính phủ của ông ta, như ông Obama đã làm ở Libya, nhưng bị từ chối.
Tóm lại đối với chính sách Quốc phòng thì ông McCain là một trong số “Diều hâu” hàng đầu tại Quốc hội Mỹ, và tiếng nói của ông có ảnh hưởng sâu rộng cả trong quân đội và chính giới Mỹ.
Đối với Việt Nam, ông đã đi thăm VN nhiều lần, ủng hộ việc Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán “vũ khí sát thương” cho Việt Nam nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải “cải thiện tình hình nhân quyền”.
Chính phủ Mỹ đã làm đúng như thế trong chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn đầu tháng 10 (2014) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.
Nghị sỹ John McCain cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Cộng gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh đem giàn khoang Hải Dương 981 vào tìm kiếm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 17/7/2014.
Trong lần thăm Việt nam sau cùng của hai thượng nghị sỹ John McCain và Sheldon Whitehouse (Dân chủ), ông McCain đã thảo luận về tình hình hai nước và tình hình Biển Đông với tất cả những người đứng đầu chính quyền và đảng CSVN như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyuễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Bản tin của phiá đảng CSVN loan báo trong cuộc gặp hai Nghị sỹ ngày 9/8/2014, ông Trọng khẳng định: “ Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư cũng mong muốn hai bên sẽ có nhiều biện pháp tích cực để triển khai có hiệu quả quan hệ đối tác toàn diện và thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong năm 2015.”
Trong khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: “ Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), có sự linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP; cho rằng việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa hai nước.”
Ông Dũng cũng nói: “ Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh; đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền đất nước; hợp tác, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là khắc phục hậu quả bon mìn, chất độc da cam/dioxin.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của an ninh mạng, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.”
Bản tin của Việt Nam cũng cho biết: “ Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang nỗ lực để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người vì nhân quyền là mục tiêu và cũng là đòi hỏi chính đáng của người dân Việt Nam.
Thủ tướng cho biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng được cải thiện, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Hoa Kỳ về vấn đề này.”
Không có lời bình luận nào từ phía hai Nghị sỹ, nhưng sau đó về Hoa Kỳ, ông John McCain đã lập lại quan điểm của ông là Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Giờ đây lệnh này đã được bãi bỏ nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp những người đòi dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà Bộ Ngọai giao Mỹ đã mau chóng nói rằng việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam phải dựa trên nhu cầu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ an tòan trên biển và bảo vệ bờ biển nhưng cũng theo tiến trình từng giai đọan.
Tất nhiên là ông McCain, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Quân viện sẽ phải duyệt qua danh sách vũ khí bán cho Việt Nam cho nên tiếng nói của ông sẽ ảnh hưởng đến Bộ Quốc phòng và Tòa Bạch Ốc trong hai năm tới.
NHÂN QUYÊN VÀ NHU CẦU CỦA VIỆT NAM
Theo phía Mỹ, nhu cầu hàng đầu của Việt Nam là loại máy bay trinh sát trên biển như P-3 Orion đã qua sử dụng do hãng Lockheed Martin sản xuất và các tầu tuần duyên, tầu truy kích nhanh cho cảnh sát biển và lực lương biên phòng hàng hải.
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số.
Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
Ngòai ra Việt Nam còn phải cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do lập hội, hội họp và ngôn luận.
Có lẽ vì vậy mà hai Nghị sỹ McCain và Whitehouse đều không nói gì về đề nghị của ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Mỹ “linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP.”
Nghị sỹ thứ hai mà Việt Nam phải đặc biệt quan tâm là ông Bob Corker của Tiểu bang Tennessee dự kiến trở thành Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao của Thượng viện khi phe đa số Cộng hòa nắm quyền tại cả 2 viện Khóa Quốc hội thứ 114 ngày 03/01/2015.
Ủy ban này, dưới thời đảng Dân chủ đa số, kể cả khi Ngọai trưởng John Kerry còn làm chủ tịch không chịu đem Dự luật về nhân quyền Việt Nam của Hạ viện ra thảo luận dù đã được đa số Cộng hòa và một số dân biều Dân chủ thông qua.
Nhiều Nghị sỹ phê bình Dự luật có nhiều điều khe khắt không phù hợp với đường lối ngọai giao và thương mại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Tuy nhiên không ai biết lập trường của ông Corker về nhân quyền đối với Việt Nam ra sao vì chưa thấy ông phát biểu công khai lần nào.
Trước bầu cử ngày 4/11 (2014), Ông Corker đã thăm Việt Nam lần đầu tiên và làm việc tại Hà Nội trong hai ngày 4 và 5/8/2014 với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.
Tin chính thức của Việt Nam Thông tấn xã viết: “Cho rằng quan hệ song phương được tăng cường sẽ đáp ứng tốt hơn lợi ích của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên tinh thần đó, ông Bob Corker bày tỏ ủng hộ việc đẩy nhanh triển khai các nội dung hợp tác trong khuôn khổ Đối tác toàn diện; hiểu những quan tâm và lợi ích của Việt Nam trong quá trình đàm phán TPP, mong muốn Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các nước khác sớm hoàn tất đàm phán TPP, xem đây là cơ hội để các nước mở cửa thị trường và đổi mới mô hình phát triển kinh tế.”
Tại buổi họp với ông Trương Tấn Sang, tin của Chính phủ Việt Nam cho biết: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ với Mỹ trên tinh thần đối tác toàn diện đã được ký kết và nhấn mạnh Việt Nam sẽ làm hết sức mình, sẵn sàng trao đổi cả vấn đề còn khác biệt nhằm tạo sự tin cậy giữa hai nước. Ông cũng cam kết Việt Nam sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Mỹ, đồng thời trao đổi thẳng thắn để tránh những trở ngại trong các rào cản thương mại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn kim ngạch thương mại giữa hai nước.”
“Đề cập tới tình hình Biển Đông, Thượng nghị sĩ Bob Corker ủng hộ quan điểm giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên tinh thần luật pháp quốc tế và nhấn mạnh sự đoàn kết thống nhất của các nước ASEAN. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Quốc hội Mỹ đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Tin này viết tiếp: “ Là thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Corker cho rằng mặc dù còn có những tồn tại nhất định từ quá khứ, nhưng nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đang triển khai có hiệu quả và đi vào chiều sâu, trong đó có đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội hợp tác phát triển không chỉ cho mỗi nước mà cả khu vực. Quốc hội Mỹ sẽ sớm tìm kiếm giải pháp nhằm có tiếng nói chung về Hiệp định quan trọng này.”
Đấy là quan điểm của Nghị sỹ Corker đối với Việt Nam khi ông chưa nắm chức Chủ tịch đầy quyền lực tại Ủy ban Ngọai giao vì trách nhiệm chính của ông khi ở vào cương vị Chủ tịch Ủy ban thì ông phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi và đường lối ngọai giao của nước Mỹ được cả Quốc hội và Hành pháp của Tổng thống cầm quyền, không phân biệt đảng phái, cùng đồng ý.
Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận về trọng lượng lập trường của một Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao mỗi khi lên tiếng hay có quyết định về chính sách ngọai giao của nước Mỹ.
Ông Corker là một nhà triệu phú, thành công trong ngành xây dựng và địa ốc. Ông cũng là người ủng hộ nhiều quyết định của phe Cộng hòa cấp tiến và am hiểu tường tận về thuế khoá và thương mại.
Ông cũng là một trong số Thượng nghị sỹ Cộng hòa ôn hòa và có thể dung hòa quan điểm với phe đối lập như ông đã đôi lần ủng hộ quyết định của Tổng thống Dân chủ Barack Obama trong khi các đồng viện Cộng Hoà của ông chống lại.
VIỆT NAM-HẠ VIỆN MỸ
Bên cạnh Nghị sỹ Corker còn có Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao Hạ viện do Cộng hòa chiếm đa số. Ông Ed Royce là một trong số Dân biều nổi tiếng chống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người đấu tranh đòi quyền làm người và các quyền tự do căn bản khác của con người.
Dân biều Ed Royce từng đệ nạp Dự thảo luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các quan chức và những người dính đến xâm phạm quyền con người ở Việt Nam, nhất là đối với “những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.”
Một trong những biện pháp chế tài là “không được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Mỹ.”
Dự luật cũng kêu gọi Bộ Ngọai giao Mỹ “cần đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.”
Đồng viện Cộng hòa của Dân biều Royce là ông Christ Smith (tiểu bang New Jersey) cũng thành công trong việc đưa ra biểu quyết tại Hạ viện đa số Cộng hòa ngày 31/7/2013 Dự luật H.R.1897 đòi Chính phủ Mỹ “gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.”
Tuy nhiên những việc làm của hai dân biểu Cộng hòa Ed Royce và Christ Smith không được quan tâm ở Thượng viện thời đảng Dân chủ chiếm đa số.
Vậy liệu tình hình này có thay đổi sau khi đảng Cộng hòa nắm tòan bộ hai viện Quốc hội từ tháng 1/2015 hay không thì tương lai sẽ trả lời. Nhưng có điều khi chạm đến quyền lợi chung của nước Mỹ thì Quốc hội Cộng hòa hay Dân chủ cũng phải phải dè dặt, họ không bao giờ coi lợi ích riêng nặng hơn trách nhiệm của một đại biểu của cả nước Mỹ. -/-
Phạm Trần
(11/014)
Đảng Cộng hòa đã kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2007 sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 04/11 (2014), nhưng liệu kết qủa này có ảnh hưởng gì với Việt Nam khi có hai Nghị sỹ Cộng hòa biết qúa nhiều về đảng Cộng sản dự trù sẽ cầm đầu hai Ủy ban đầy quyền lực là Quân viện và Ngọai giao tại Thượng viện, trong khi Chủ tịch Cộng hòa Ed Royce của Ủy ban Ngọai giao Hạ Nghị Viện, vừa tái đắc cử vẻ vang ở quân hạt 39 California lại là người không ngừng chỉ trích Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền nên không đáng được hưởng ưu đãi của nước Mỹ ?
Với kết qủa, ít nhất là 52 ghế tại Thượng viện chống 45 nghị sỹ đảng Dân Chủ và 243 ghế chống 176 Hạ nghị sỹ Dân chủ tại Hạ Nghị Viện, đảng Cộng Hòa, sau 2 lần thất bại tranh chức Tổng thống năm 2008 và 2012, chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho đảng Dân chủ trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Barrack Obama.
Nhưng giữa Việt Nam và Quốc hội Cộng hòa Mỹ thì tình hình ra sao ?
LỊCH SỬ LẬP LẠI
Trước hết, hãy nói về lý do đảng Dân chủ thất bại trong ngày bầu cử 4/11 (2014). Các chuyên gia về bầu cử của nước Mỹ đã quy kết đó là hậu qủa của sự suy gỉam uy tín lãnh đạo của Tổng thống Obama. Khi cử tri đi bỏ phiếu thì ông Obama chỉ còn được từ 35 đến 40% dân Mỹ ủng hộ vì họ bất bình trong các lĩnh vực:
-Kinh tế chưa có khả năng phục hồi đến bền vững để đi lên; Đạo Luật sức khỏe (Obama care) không hội dủ các điều kiện giúp đa số người nghèo và giới trung lưu như lời hứa của phe Dân chủ.
-Uy tín nước Mỷ suy gỉam trên trường Quốc tế, sau khi Nga xâm lăng vùng Crimea của Ukraine không bị ngăn chặn mà một số vùng khác ở đông bộ Ukraine nói tiếng Nga lại muốn ly khai để nhập vào nước Nga.
-Cuộc chiến chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (Islamic State) do Mỹ lãnh đạo ở Iraq và trong lãnh thổ Syria chưa thành công mà còn đe dọa an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Hồi giáo đồng minh khác của Mỹ.
Phe Cộng hòa đã tận dụng những yếu điểm này để tấn công, kể cả việc tố cáo Tổng thống Obama đã không chịu hợp tác để giải quyết những khó khăn về ngân sách và đạo luật di trú liên quan đến người Nam Mỹ nhập cư bất hợp pháp mà ông lại muốn sử dụng quyền Hành pháp để ban hành những quyết định thay luật là việc làm, theo phe Cộng hòa là vi hiến.
Vì vậy đã có một số không nhỏ các ứng cử viên Dân chủ không muốn ông Obama đi vận động giúp họ tranh cử vì sợ bị “vạ lây”. Trong khi đó thì dư luận người Mỹ, nhất là thành phần cử tri độc lập, trung lưu, thiểu số và phụ nữ từng ủng hộ ông Obama và đảng Dân chủ đã bỏ hàng ngũ hay không đi bầu khiến cho các ứng cử viên Dân chủ thua cuộc.
Tuy nhiên các số thống kê về lịch sử tranh cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Tổng thống cầm quyền ở nhiệm kỳ thứ 2 đã có bằng chứng cho thấy, ngọai trừ hai Tổng thống Ronald Reagan (Cộng hòa, 64%) và Bill Clinton (Dân chủ, 65%), từ thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (Bush con) đến thời Tổng thống Dân chủ Obama, số người dân không hài lòng với chính sách cai trị của Tổng thống đương quyền bao giờ cũng xuống thấp sau 2 năm cầm quyền của nhiệm kỳ 2.
Tài liệu của viện Gallup Poll cho thấy vào năm 2006 (trước kỳ bầu cửa Tổng thống năm 2008), ông Bush con chỉ còn được 37% dân Mỹ ủng hộ, tụt xuống từ 67% năm 2002 của nhiệmn kỳ I.
Hậu qủa là trong kỳ bầu cử Quốc hội năm 2006, đảng Cộng hòa đã kém 30 ghế tại Hạ viện và 6 ghế ở Thượng viện.
Đảng Dân chủ của Ông Obama cũng không khá gì trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, sau 2 năm cầm quyền vì tình hình kinh tế vẫn trì trệ và số người thất nghiệp trên 7% khiến Cộng hòa chiếm được 63 ghế Hạ viện và thêm 6 ghế ở Thượng viện, nhưng vẫn thua số ghế của phe đa số Dân chủ (55-45)
Qua cuộc bầu cử Quốc hội năm 2012, đảng Cộng hoà chiếm thêm ghế ở Hạ viện lên tổng số 233 ghế trong khi phe Dân chủ chỉ có 201. Tuy nhiên đảng Dân chủ vẫn duy trì đa số với 55 ghế chống Cộng hòa 45 ghế tại Thượng viện.
Đến cuộc bầu cử ngày 04/11 (2014) thì đảng Cộng hoà chiến thắng kiểm soát cả 2 viện Quốc hội với 7 ghế mới (qúa số cần thiết 1 ghế) ở Thượng viện và trên 10 ghế thêm cho Hạ viện.
Vậy sự thay đổi quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn trong 2 năm tới có ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình ở Biển Đông và Việt Nam khi Hoa Kỳ và ViệtNam kỷ niệm 20 năm bang giao vào năm 2015 ?
CHUYỆN PHẢI ĐẾN
Trước hết hãy nói về 2 chức Chủ tịch quan trọng hàng đầu tại Thượng viện Mỹ Cộng hòa.
Thượng nghị sỹ John McCain, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam dự trù sẽ nắm chức Chủ tịch Ủy ban Quân viện. Ông có quyền kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng, mua bán vũ khí và quyết định về chính sách quân sự của Mỹ ở nước ngòai.
Ông McCain từng là tù nhân 5 năm tại Hỏa Lò (Hà Nội) sau khi máy bay của ông đi oanh tạc Hà Nội bị bắn rơi năm 1967. Ông là ngưòi rất am tường về đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng chính là một trong số cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam, trong đó có Ngọai trưởng John Kerry, cổ võ “hãy quên qúa khứ hướng tới tương lai” để thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội năm 1995, thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.
Ông là người không hài lòng về chủ trương giảm binh bị của Mỹ trên Thế giới như Tổng thống Obama đã thi hành. Nghị sỹ McCain từng chỉ trích quyết định rút quân tác chiến của Mỹ qúa mau của Tổng thống Obama tại chiến trường Iraq, và muốn “quân tác chiến Mỹ” có mặt bên cạnh quân kháng chiến ôn hòa người Syria đang chiến đấu chống chính quyền độc tài Bashar Hafez al-Assad của Syria. Và cũng chính Nghị sỹ John McCain đòi Tổng thống Obama oanh tạc xuống các vị trí quân sự của Tổng thống Assad để mau chóng phế bỏ chính phủ của ông ta, như ông Obama đã làm ở Libya, nhưng bị từ chối.
Tóm lại đối với chính sách Quốc phòng thì ông McCain là một trong số “Diều hâu” hàng đầu tại Quốc hội Mỹ, và tiếng nói của ông có ảnh hưởng sâu rộng cả trong quân đội và chính giới Mỹ.
Đối với Việt Nam, ông đã đi thăm VN nhiều lần, ủng hộ việc Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán “vũ khí sát thương” cho Việt Nam nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải “cải thiện tình hình nhân quyền”.
Chính phủ Mỹ đã làm đúng như thế trong chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn đầu tháng 10 (2014) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.
Nghị sỹ John McCain cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Cộng gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh đem giàn khoang Hải Dương 981 vào tìm kiếm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 17/7/2014.
Trong lần thăm Việt nam sau cùng của hai thượng nghị sỹ John McCain và Sheldon Whitehouse (Dân chủ), ông McCain đã thảo luận về tình hình hai nước và tình hình Biển Đông với tất cả những người đứng đầu chính quyền và đảng CSVN như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyuễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Bản tin của phiá đảng CSVN loan báo trong cuộc gặp hai Nghị sỹ ngày 9/8/2014, ông Trọng khẳng định: “ Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư cũng mong muốn hai bên sẽ có nhiều biện pháp tích cực để triển khai có hiệu quả quan hệ đối tác toàn diện và thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong năm 2015.”
Trong khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: “ Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), có sự linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP; cho rằng việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa hai nước.”
Ông Dũng cũng nói: “ Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh; đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền đất nước; hợp tác, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là khắc phục hậu quả bon mìn, chất độc da cam/dioxin.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của an ninh mạng, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.”
Bản tin của Việt Nam cũng cho biết: “ Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang nỗ lực để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người vì nhân quyền là mục tiêu và cũng là đòi hỏi chính đáng của người dân Việt Nam.
Thủ tướng cho biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng được cải thiện, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Hoa Kỳ về vấn đề này.”
Không có lời bình luận nào từ phía hai Nghị sỹ, nhưng sau đó về Hoa Kỳ, ông John McCain đã lập lại quan điểm của ông là Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Giờ đây lệnh này đã được bãi bỏ nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp những người đòi dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà Bộ Ngọai giao Mỹ đã mau chóng nói rằng việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam phải dựa trên nhu cầu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ an tòan trên biển và bảo vệ bờ biển nhưng cũng theo tiến trình từng giai đọan.
Tất nhiên là ông McCain, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Quân viện sẽ phải duyệt qua danh sách vũ khí bán cho Việt Nam cho nên tiếng nói của ông sẽ ảnh hưởng đến Bộ Quốc phòng và Tòa Bạch Ốc trong hai năm tới.
NHÂN QUYÊN VÀ NHU CẦU CỦA VIỆT NAM
Theo phía Mỹ, nhu cầu hàng đầu của Việt Nam là loại máy bay trinh sát trên biển như P-3 Orion đã qua sử dụng do hãng Lockheed Martin sản xuất và các tầu tuần duyên, tầu truy kích nhanh cho cảnh sát biển và lực lương biên phòng hàng hải.
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số.
Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
Ngòai ra Việt Nam còn phải cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do lập hội, hội họp và ngôn luận.
Có lẽ vì vậy mà hai Nghị sỹ McCain và Whitehouse đều không nói gì về đề nghị của ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Mỹ “linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP.”
Nghị sỹ thứ hai mà Việt Nam phải đặc biệt quan tâm là ông Bob Corker của Tiểu bang Tennessee dự kiến trở thành Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao của Thượng viện khi phe đa số Cộng hòa nắm quyền tại cả 2 viện Khóa Quốc hội thứ 114 ngày 03/01/2015.
Ủy ban này, dưới thời đảng Dân chủ đa số, kể cả khi Ngọai trưởng John Kerry còn làm chủ tịch không chịu đem Dự luật về nhân quyền Việt Nam của Hạ viện ra thảo luận dù đã được đa số Cộng hòa và một số dân biều Dân chủ thông qua.
Nhiều Nghị sỹ phê bình Dự luật có nhiều điều khe khắt không phù hợp với đường lối ngọai giao và thương mại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Tuy nhiên không ai biết lập trường của ông Corker về nhân quyền đối với Việt Nam ra sao vì chưa thấy ông phát biểu công khai lần nào.
Trước bầu cử ngày 4/11 (2014), Ông Corker đã thăm Việt Nam lần đầu tiên và làm việc tại Hà Nội trong hai ngày 4 và 5/8/2014 với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.
Tin chính thức của Việt Nam Thông tấn xã viết: “Cho rằng quan hệ song phương được tăng cường sẽ đáp ứng tốt hơn lợi ích của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên tinh thần đó, ông Bob Corker bày tỏ ủng hộ việc đẩy nhanh triển khai các nội dung hợp tác trong khuôn khổ Đối tác toàn diện; hiểu những quan tâm và lợi ích của Việt Nam trong quá trình đàm phán TPP, mong muốn Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các nước khác sớm hoàn tất đàm phán TPP, xem đây là cơ hội để các nước mở cửa thị trường và đổi mới mô hình phát triển kinh tế.”
Tại buổi họp với ông Trương Tấn Sang, tin của Chính phủ Việt Nam cho biết: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ với Mỹ trên tinh thần đối tác toàn diện đã được ký kết và nhấn mạnh Việt Nam sẽ làm hết sức mình, sẵn sàng trao đổi cả vấn đề còn khác biệt nhằm tạo sự tin cậy giữa hai nước. Ông cũng cam kết Việt Nam sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Mỹ, đồng thời trao đổi thẳng thắn để tránh những trở ngại trong các rào cản thương mại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn kim ngạch thương mại giữa hai nước.”
“Đề cập tới tình hình Biển Đông, Thượng nghị sĩ Bob Corker ủng hộ quan điểm giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên tinh thần luật pháp quốc tế và nhấn mạnh sự đoàn kết thống nhất của các nước ASEAN. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Quốc hội Mỹ đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Tin này viết tiếp: “ Là thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Corker cho rằng mặc dù còn có những tồn tại nhất định từ quá khứ, nhưng nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đang triển khai có hiệu quả và đi vào chiều sâu, trong đó có đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội hợp tác phát triển không chỉ cho mỗi nước mà cả khu vực. Quốc hội Mỹ sẽ sớm tìm kiếm giải pháp nhằm có tiếng nói chung về Hiệp định quan trọng này.”
Đấy là quan điểm của Nghị sỹ Corker đối với Việt Nam khi ông chưa nắm chức Chủ tịch đầy quyền lực tại Ủy ban Ngọai giao vì trách nhiệm chính của ông khi ở vào cương vị Chủ tịch Ủy ban thì ông phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi và đường lối ngọai giao của nước Mỹ được cả Quốc hội và Hành pháp của Tổng thống cầm quyền, không phân biệt đảng phái, cùng đồng ý.
Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận về trọng lượng lập trường của một Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao mỗi khi lên tiếng hay có quyết định về chính sách ngọai giao của nước Mỹ.
Ông Corker là một nhà triệu phú, thành công trong ngành xây dựng và địa ốc. Ông cũng là người ủng hộ nhiều quyết định của phe Cộng hòa cấp tiến và am hiểu tường tận về thuế khoá và thương mại.
Ông cũng là một trong số Thượng nghị sỹ Cộng hòa ôn hòa và có thể dung hòa quan điểm với phe đối lập như ông đã đôi lần ủng hộ quyết định của Tổng thống Dân chủ Barack Obama trong khi các đồng viện Cộng Hoà của ông chống lại.
VIỆT NAM-HẠ VIỆN MỸ
Bên cạnh Nghị sỹ Corker còn có Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao Hạ viện do Cộng hòa chiếm đa số. Ông Ed Royce là một trong số Dân biều nổi tiếng chống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người đấu tranh đòi quyền làm người và các quyền tự do căn bản khác của con người.
Dân biều Ed Royce từng đệ nạp Dự thảo luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các quan chức và những người dính đến xâm phạm quyền con người ở Việt Nam, nhất là đối với “những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.”
Một trong những biện pháp chế tài là “không được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Mỹ.”
Dự luật cũng kêu gọi Bộ Ngọai giao Mỹ “cần đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.”
Đồng viện Cộng hòa của Dân biều Royce là ông Christ Smith (tiểu bang New Jersey) cũng thành công trong việc đưa ra biểu quyết tại Hạ viện đa số Cộng hòa ngày 31/7/2013 Dự luật H.R.1897 đòi Chính phủ Mỹ “gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.”
Tuy nhiên những việc làm của hai dân biểu Cộng hòa Ed Royce và Christ Smith không được quan tâm ở Thượng viện thời đảng Dân chủ chiếm đa số.
Vậy liệu tình hình này có thay đổi sau khi đảng Cộng hòa nắm tòan bộ hai viện Quốc hội từ tháng 1/2015 hay không thì tương lai sẽ trả lời. Nhưng có điều khi chạm đến quyền lợi chung của nước Mỹ thì Quốc hội Cộng hòa hay Dân chủ cũng phải phải dè dặt, họ không bao giờ coi lợi ích riêng nặng hơn trách nhiệm của một đại biểu của cả nước Mỹ. -/-
Phạm Trần
(11/014)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Trong Vườn Sớm
Lê Trị
22:21 06/11/2014
Ảnh của Lê Trị
Lũ chim trời không gặt, không kho lẩm,
Chúa quan phòng để chúng hót líu lo.
(Trích Ca khúc của Viễn Xứ)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 31/10 – 05/11/2014: Lễ Các Thánh Nam Nữ tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:42 06/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
- Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ Các Thánh Nam Nữ tại nghĩa trang Verano của Rôma
- Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ cầu hồn cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời năm 2014
- Đức Thánh Cha tiếp Huynh Đoàn Công Giáo canh tân trong Thánh Linh
- Lần đầu tiên sau 125 năm Đức Giáo Hoàng tiếp các Giám Mục Công Giáo Cũ
- Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Chủ tịch Nghị viện châu Âu, trước chuyến thăm của ngài đến Strasbourg
- Số người Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhưng số linh mục giảm
- Những phát hiện kinh hoàng ở Mễ Tây Cơ
- Khánh thành tượng đài Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Paris.
Đó là những tin chính trong chương trình hôm nay của chúng tôi.
1. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ Các Thánh Nam Nữ tại nghĩa trang Verano của Rôma
Cũng như năm ngoái, buổi chiều ngày 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành lễ Các Thánh Nam Nữ tại nghĩa trang Verano của Rôma
Trong bài giảng ứng khẩu Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư rút ra từ bài đọc thứ nhất trích từ sách Khải Huyền. Đức Thánh Cha đã tập trung vào ba hình ảnh. Đầu tiên là hình ảnh bốn vị thiên sứ cảnh báo chống lại sự tàn phá của Trái Đất. Ngài nói rằng có một ngạn ngữ nằm trong trái tim của tất cả chúng ta: "chúng tôi có thể hủy diệt thế giới tàn khốc hơn". Thực vậy, con người có khả năng tàn phá thế giới này hơn các thiên sứ: "tàn phá cuộc sống, văn hóa, các giá trị, và niềm hy vọng".
"Chúng ta cần đến sức mạnh của Chúa biết bao để chúng ta có thể liên kết với tình yêu của Ngài mà ngăn chặn sự phá hủy kỳ công sáng tạo điên rồ này".
Đức Thánh Cha sau đó đề cập đám đông không đếm nổi những con người đề cập đến trong bài đọc. Ngài so sánh các vị với những người bị lãng quên và vứt bỏ trong cuộc sống này. "Có vẻ như những người dân, các trẻ em đói khát và bệnh tật không được tính đến. Họ dường như là những sinh vật khác, không phải loài người. Đám đông cơ man những con người này đứng trước mặt Thiên Chúa ".
Ngài khích lệ chúng ta nghĩ đến các vị thánh chúng ta không biết đến, là "những người đến từ cơn đại nạn ở nhiều nơi trên thế giới, những người đã được Chúa thánh hóa thông qua những hoạn nạn".
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc đến hình ảnh thứ ba là Thiên Chúa: “Chúng ta là con cái Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Nhưng chúng ta hy vọng chúng ta sẽ nên giống như Người. Chúng ta hy vọng Chúa sẽ thương xót dân Người”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu rằng "để hành trình về với Chúa Cha, trong thế giới đầy những tàn phá của chiến tranh, của hoạn nạn, chúng ta phải hành động theo các mối phúc thật. Đó là con đường sẽ cứu chúng ta. Tuy con đường này sẽ dẫn chúng ta đến với những khó khăn và bách hại, nhưng chỉ có con đường này sẽ dẫn chúng ta tiến về phía trước.”
"Những người đi tiếp trên con đường của các mối phúc thật sẽ gặp gỡ Thiên Chúa và nên thánh".
Nghĩa trang rộng lớn Verano được hình thành từ gia đình Verani là một gia đình thế giá trong thời Đế quốc La Mã. Nơi đây đã là một nghĩa trang kể từ thời kỳ này. Kiến trúc sư Ý Giuseppe Valadier đã tạo nên những nét hùng vĩ và đầy ấn tượng của nghĩa trang này.
Nghĩa trang Verano đã được thánh hiến vào năm 1835 và các công trình vẫn được tiếp tục xây dựng nơi đó trong suốt triều đại giáo hoàng Gregôriô thứ 16 và Piô 9 dưới sự giám sát của Virginius, và Ernestus Immanuel là người đã thiết kế một mái che bốn mặt lớn tại lối vào.
Tuy nhiên mái che này đã bị lực lượng Đồng Minh thả bom nhầm vào năm 1943 và công việc phục hồi sau đó đã được thực hiện như ta có thể thấy ngày hôm nay khi vào nghĩa trang này với ba lối vào lớn và bốn bức tượng đá cẩm thạch hùng vĩ mô tả việc chiêm niệm, hy vọng, lòng bác ái và sự im lặng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc tới vụ đánh bom nghĩa trang Verano và vùng lân cận San Lorenzo của Rôma trong bài giảng của ngài khi lên án sự tàn phá các kỳ công sáng tạo, sự sống và các nền văn hóa đang diễn ra trong thế giới ngày nay và cầu xin Chúa giúp đỡ ngăn chặn cơn sốt điên dại hướng tới sự hủy diệt này.
Điều thú vị là nghĩa trang cũng có một đài tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ cầu hồn cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời năm 2014
Sáng thứ Hai 3 tháng 11, Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma đã cử hành Thánh Lễ tưởng nhớ đến tất cả các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời trong năm qua.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài đọc hai trích từ sách Maccabê nói về việc thủ lãnh người Do Thái là ông Giuđa đã quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội cho những chiến binh đã ngã xuống. Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì vững tin rằng người chết sẽ sống lại (2 Mac 12, 43-46 ). Đức Thánh Cha nói chúng ta phải cảm tạ Lời Chúa vì nhờ lời Ngài buổi lễ này được soi sáng bởi đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh.
Toàn bộ Mặc Khải là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong suốt dòng lịch sử, và đức tin của chúng ta cũng hệ tại nơi cuộc đối thoại này.
Đó là lý do tại sao một mầu nhiệm cao cả, quan trọng và siêu phàm như mầu nhiệm Phục Sinh đòi hỏi một cuộc hành trình dài như vậy trong lịch sử từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội cho đến khi Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người.
Chúa Giêsu có thể nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25) bởi vì nơi Ngài mầu nhiệm này không chỉ được mạc khải hoàn toàn, nhưng qua Ngài, lần đầu tiên, mầu nhiệm ấy trở thành hiện thực.
Nhắc lại đoạn Phúc Âm của Thánh Máccô tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu và ngôi mộ trống, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng biến cố này tiêu biểu cho đỉnh cao của cuộc hành trình cứu độ trong lịch sử: biến cố Phục Sinh đáp ứng khát vọng của dân Chúa, của mỗi con người và của toàn thể nhân loại.
Mỗi người chúng ta được mời gọi dự phần trong sự kiện này. Chúng ta được mời gọi để đứng trước Thánh Giá của Chúa Giêsu, như Đức Maria, như những phụ nữ, như viên đội trưởng quân La Mã để nghe tiếng kêu của Ngài, cho đến hơi thở cuối cùng và sau đó là sự im lặng đè nặng suốt ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Để rồi chúng ta được kêu gọi để đi đến ngôi mộ để thấy rằng tảng đá lớn đã được lăn sang một bên và để nghe tin vui: " Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa" (Máccô 16: 6). Đó là nơi nhân loại tìm thấy câu trả lời, đó là nơi là nền tảng, là đá. Nhân loại không thể tìm thấy câu trả lời hay nền tảng đức tin nơi "những từ khôn ngoan và có sức thuyết phục" nhưng trong Lời hằng sống của Thánh Giá và trong mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô.
Những gì Thánh Phaolô Tông Đồ rao giảng là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Nếu Ngài đã chẳng sống lại, đức tin của chúng ta trở nên trống rỗng và không nhất quán. Nhưng Ngài đã sống lại, Ngài là sự sống lại, nên đức tin của chúng ta được tràn niềm vui của chân lý và sự sống đời đời.
Vì vậy, hôm nay chúng ta lặp lại truyền thống dâng lễ hy sinh đền tạ cho các anh em Hồng Y và Giám Mục của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta trong thời gian mười hai tháng qua. Lời cầu nguyện của chúng ta được phong phú hóa bởi những tình cảm, những kỷ niệm, và lòng biết ơn đối với chứng tá của những người chúng ta đã được hân hạnh quen biết, những người mà cùng với họ chúng ta đã chung vai phục vụ Giáo Hội. Nhiều gương mặt của các vị giờ đây tái hiện trước mắt chúng ta, và tất cả các vị đang được Cha trên trời của chúng ta nhìn đến với ánh mắt yêu thương và thương xót.
Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu cho các vị Hồng Y và Giám Mục được hưởng niềm vui nơi thành Jerusalem mới, hiệp cùng với tất cả các tín hữu mà các ngài đã phục vụ trên dương thế.
3. Đức Thánh Cha viếng mộ các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm
Theo truyền thống, hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, Lễ Các Đẳng Linh Hồn, cùng với một số Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm khu hầm mộ của Vatican ngay dưới bàn thờ chính trong Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài.
Đầu tiên, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước mộ của Thánh Phêrô trước khi đến viếng mộ Đức Giáo Hoàng Bênêdictô thứ 15, Đức Piô 11, Đức Piô 12, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
4. Khánh thành tượng đài Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Paris
Sáng ngày 25 tháng 10, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris đã khánh thành tượng thánh Gioan-Phaolô II tại công viên thánh Gioan XXIII.
Lúc 10 giờ 30, Đức Hồng Y Vingt-Trois cùng với đông đảo các Giám Mục Pháp và hàng trăm linh mục đã cử hành Thánh lễ Tạ Ơn tại Vương Cung Thánh đường Đức Bà Paris.
Sau thánh lễ ngài đã khánh thành bức tượng trước sự hiện diện của thị trưởng Paris là bà Anna Hidalgo. Công viên thánh Gioan XXIII nằm giữa Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris và sông Seine.
Bức tượng cao 3 mét 6, nặng 1 tấn rưỡi do nhà điêu khắc Zourab Tsereteli, người Nga gốc Georgia, và là một tín hữu Chính Thống Giáo thực hiện. Ông Tsereteli, là giám đốc một trường Mỹ thuật Nga, cho biết việc dựng tượng đài này là để thể hiện lòng biết ơn của nước Nga đối với thánh Gioan-Phaolô II đã giúp đất nước này thoát được họa cộng sản, tái lập tự do và dân chủ tại Nga và các nước Đông Âu.
Lúc đầu, Đức Ông Stanislas Jez, Giám đốc Giáo xứ Ba Lan tại Paris, có ý định dựng tượng thánh Gioan-Phaolô II trước thềm nhà thờ Đức Bà Thăm Viếng ở quận I Paris. Tuy nhiên, bà thị trưởng đã muốn đặt tượng ở nơi trang trọng hơn là công viên thánh Gioan XXIII. Lựa chọn này cũng được giáo quyền đồng ý vì cả hai vị đều được phong thánh vào cùng ngày 27 tháng Tư vừa qua.
5. Chiến dịch làm giảm tỷ lệ tử vong của các bà mẹ
Có rất nhiều khó khăn đang tác động lên Nam Sudan, một quốc gia trẻ nhất thế giới. Một trong những khó khăn đó là tỷ lệ tử vong quá cao của các bà mẹ.
Cách xa bệnh viện, sự sụp đổ của hệ thống y tế bấp bênh và nội chiến là một số lý do chính cho tình trạng này. Nhiều bà mẹ buộc phải sinh con trong trại tị nạn, với những tài nguyên y tế rất hạn hẹp.
Garang Kur Apiu, Nhân viên y tế và dinh dưỡng của UNICEF cho biết: "Tình hình chung ngay từ đầu là rất xấu, bạn đã thấy những bà mẹ sinh nở như thế mà không có sự trợ giúp, ở đây không có các dịch vụ y tế và rất nhiều điều đau lòng đã xảy ra".
Ở Nam Sudan, cứ 100,000 trẻ được sinh ra thì có đến 2,054 bà mẹ qua đời. Ngoài ra, cứ mỗi 100 trẻ em thì có 10 trẻ chết trước 5 tuổi.
Đất nước này chỉ là một ví dụ về tỷ lệ tử vong cao tác động đến khu vực Phi Châu hạ Sahara. Trong khi ở Âu Châu hoặc Bắc Mỹ cứ 4,700 phụ nữ thì có 1 người tử vong, thì ở Phi Châu, cứ 40 phụ nữ có 1 người tử vong.
Mỗi ngày trên thế giới có 800 trẻ sơ sinh bị mất mẹ sau khi ra đời. Ở Phi Châu có đến 400 phụ nữ tử vong mỗi ngày trong khi sinh nở.
Để chấm dứt những con số thống kê nghiêm trọng này, tổ chức phi chính phủ của các bác sĩ lưu động có tên gọi là Amref Flying Doctors đã đưa ra một chiến dịch "Đừng bao giờ tái diễn việc không có mẹ" với mục tiêu đào tạo y tá để có thể hỗ trợ trong việc sinh nở. Đây là tổ chức y tế quốc tế lớn nhất bắt đầu hoạt động và được điều hành ở Phi Châu.
Với sự chăm sóc y tế đầy đủ, các bà mẹ Phi Châu sẽ có thể sinh nở trong điều kiện an toàn hơn, và giống như các bà mẹ khác trên thế giới, sẽ có thể nhìn thấy con cái của họ trưởng thành.
6. Đức Thánh Cha tiếp Huynh Đoàn Công Giáo canh tân trong Thánh Linh
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh hiệp nhất với nhau trong sự khác biệt và sống linh đạo “hô hấp”.
Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu 31 tháng 10, dành cho 1,000 thành viên Huynh Đoàn Công Giáo các cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh (Catholic Fraternity of Charismatic Covenant Communities and Fellowships), ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây và giải thích rằng “hiệp nhất trong sự khác biệt là công nhận và vui mừng đón nhận các hồng ân, các năng khiếu mà Chúa Thánh Linh ban cho mỗi người, và dùng chúng để phục vụ tất cả mọi người trong Giáo Hội. Đó cũng là biết lắng nghe, chấp nhận những khác biệt, có tự do nghĩ khác và biểu lộ ra bên ngoài. Anh chị em đừng sợ những khác biệt!”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến cách cầu nguyện của các thành viên Phong trào canh tân trong thánh linh, qua kinh nguyện ngợi khen và chuyển cầu. Ngài ví việc cầu nguyện giống như hai giai đoạn của sự hô hấp: hít vào và thở ra.
Đức Thánh Cha nói:
“Đời sống thiêng liêng được nuôi dưỡng trong kinh nguyện và được biểu lộ qua sứ vụ: hít vào và thở ra. Trong kinh nguyện, khi chúng ta hít vào, chúng ta lãnh nhận không khí mới của Thánh Linh và khi thở ra chúng ta loan báo Chúa Giêsu Kitô phục sinh nhờ Thánh Linh. Không ai có thể sống mà không hô hấp. Cũng vậy đối với Kitô hữu. Nếu không có kinh nguyện ngợi khen và không có sứ vụ thì họ không sống như Kitô hữu”
7. Lần đầu tiên sau 125 năm Đức Giáo Hoàng tiếp các Giám Mục Công Giáo Cũ
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi đào sâu quan hệ đại kết và sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Công Giáo cũ để đáp ứng tình trạng khủng hoảng tinh thần trong xã hội ngày nay.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu 30 tháng 10, dành cho Phái đoàn của Hội đồng quốc tế các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo cũ, quen gọi là Liên minh Utrecht. Giáo Hội này qui tụ những tín hữu ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo sau Công đồng chung Vatican I hồi năm 1870 vì không chấp nhận tín điều Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ khi tuyên tín. Đa số tín hữu Công Giáo cũ sống tại Đức, Hòa Lan, Áo, Thụy Sĩ và Cộng hòa Tiệp. Tổng số tín hữu Công Giáo cũ trên thế giới vào khoảng 115 ngàn người, theo thống kê năm ngoái.
Giáo Hội Công Giáo và Công Giáo cũ bắt đầu đối thoại thần học từ 48 năm nay (1966) và đây là lần đầu tiên kể từ 125 năm nay, Đức Giáo Hoàng tiếp kiến một đoàn Giám Mục thuộc Giáo Hội này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ghi nhận những tiến bộ mà Ủy ban đối thoại giữa Công Giáo và Công Giáo cũ đã đạt được, qua việc xác định những điểm đồng thuận và những dị biệt giữa hai bên. Nhưng ngài cũng bày tỏ đau buồn vì qua dòng thời gian đã có thêm những bất đồng nảy sinh.
Đức Thánh Cha nói: “Những vấn đề thần học và Giáo Hội học nảy sinh giữa chúng ta thời chia cách nay lại trở nên khó vượt thắng hơn vì sự cách biệt rộng lớn hơn giữa chúng ta về vấn đề thừa tác vụ và phân định luân lý”.
Theo Đức Thánh Cha, thách đố hiện nay đối với hai bên là kiên trì đối thoại thần học và đồng hành với nhau, cầu nguyện chung và cộng tác trong tinh thần hoán cải sâu xa đối với tất cả những gì Chúa Kitô muốn cho Giáo Hội. Trong sự chia cách này, từ cả hai phía đều có những tội nặng và lỗi lầm phàm nhân. Trong tinh thần tha thứ cho nhau và thống hối, nay chúng ta cần củng cố ước muốn hòa giải và hòa bình.
Đức Thánh Cha cũng cổ võ sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Công Giáo cũ để đáp ứng cuộc khủng hoảng tinh thần sâu đậm đang đè nặng trên các cá nhân và xã hội.
Hiện nay có sự khao khát nồng nhiệt đối với Thiên Chúa, có ước muốn sâu xa phục hồi ý nghĩa cuộc sống và có nhu cầu cấp thiết phải làm chứng tá đầy sức thuyết phục về chân lý và các giá tri Phúc Âm. Trong lãnh vực này chúng ta có thể nâng đỡ và khích lệ nhau, nhất là trên bình diện các giáo xứ và các cộng đoàn địa phương
8. Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum đến thăm Damascus
Từ 28 đến 31 Tháng Mười, thư ký của Hội đồng Giáo hoàng "Cor Unum" là Đức Ông. Giampietro Dal Toso đã đến thăm Damascus để tham dự cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Syria. Đức Ông Toso cũng đã gặp gỡ với các tổ chức khác nhau, đặc biệt là các tổ chức Công Giáo, hiện đang tham gia vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại đây.
Trong các cuộc họp này, các tổ chức Syria đã đánh giá cao sự dấn thân của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh trong việc hỗ trợ các cộng đồng Kitô giáo và người dân Syria nói chung đang gánh chịu những hậu quả bi thảm của cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua, và trong việc khuyến khích đối thoại và hòa giải giữa các bên.
Các cuộc họp cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các tổ chức cứu trợ Công Giáo. Thông qua sự đóng góp hào phóng của cộng đồng quốc tế, trước những nhu cầu ngày càng tăng, sự hỗ trợ này phải được tăng cường trong tương lai.
Cuộc chiến tại Syria đã bắt đầu từ tháng Ba năm 2011. Cho đến này đã có 192,000 người thiệt mạng, hơn 3 triệu người phải bỏ chạy ra nước ngoài và 6.4 triệu người phải lánh nạn bên trong Syria.
9. Tòa Thánh chuẩn y hiến chế mới của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
Tòa Thánh đã phê duyệt hiến chế mới của dòng Đạo Binh Chúa Kitô, được đưa ra trong Tổng Công Nghị kết thúc vào tháng Hai năm nay.
Sau khi nghiên cứu, Tòa Thánh đã yêu cầu một số điều chỉnh chẳng hạn như những đoạn quy chiếu đến để các văn bản của Công Đồng Vatican II. Tòa Thánh cũng yêu cầu việc thêm vào các khoản Giáo Luật sẽ được dùng trong việc giải thích các quy tắc.
Hiến chế mới cũng nêu rõ mối quan hệ giữa dòng Đạo Binh Chúa Kitô và phong trào Regnum Christi , tức “Vương quốc Chúa Kitô”.
Phong trào Đạo Binh Chúa Kitô đã được cha Marcial Maciel Degollado người Mễ Tây Cơ thành lập vào năm 1941 khi ngài mới 21 tuổi. Phong trào đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành một dòng tu. Cha Maciel có thời đã có được một ảnh hưởng rất mạnh mẽ tại Rôma. Tuy nhiên, tháng Năm năm 2006, một số báo chí tại Italia đã cáo buộc cuộc sống hai mặt của ngài.
Sau những cuộc điều tra, ngày 1 tháng 5 năm 2010, Tòa Thánh công bố cha Maciel đã phạm vào những hành vi “nghiêm trọng và vô luân” và bị buộc phải lui về ẩn dật để sám hối tại Hoa Kỳ và sau đó qua đời năm 2008 thọ 87 tuổi.
Tháng 7 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chỉ định Đức Hồng Y Velasio De Paolis, dòng Scalabrini, giám đốc sở tài chính Tòa Thánh, làm đặc sứ của ngài để giải quyết các vấn đề của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.
Ngoài chức giám đốc Sở tài chính Tòa Thánh Đức Hồng Y De Paolis cũng là thành viên Tòa Thượng Thẩm của Tòa Thánh, cố vấn của 3 cơ quan trung ương. Ngài cũng là chuyên viên giáo luật, đặc biệt trong lãnh vực đời tu
Đức Hồng Y De Paolis kết thúc công việc của mình vào tháng 2 năm 2014, sau cuộc bầu cử vị tổng quyền mới của dòng. Tháng Bảy năm nay, Tòa Thánh cử thêm cha Gianfranco Ghirlanda, chuyên viên giáo luật của Tòa Thánh giúp đỡ trong việc chuẩn bị hiến chế mới của dòng.
Theo thống kê vào cuối tháng 12 năm 2012, dòng hiện có 3 Giám Mục, 953 linh mục, 932 thầy, 954 chủng sinh hoạt động tại 22 quốc gia.
10. Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Tân Đại sứ Bỉ... và rất nhiều trẻ em
Hôm thứ Sáu 31 tháng 10, tân Đại sứ Bỉ cạnh Tòa Thánh đã trình quốc thư của ông lên Đức Giáo Hoàng cùng với lời chào:
"Xin dâng lên Đức Thánh Cha những tình cảm trìu mến của bệ hạ chúng tôi, vua Philip và hoàng hậu Matilde".
Tháp tùng cùng ông Bruno Nève de Mévergnies là các thành viên của phái đoàn đại sứ và gia đình ông. Bốn cô con gái của ông, mỗi người tặng cho Đức Giáo Hoàng một hoa hồng trắng. Mặc dù đứa bé nhỏ nhất quá nhỏ phải được dỗ dành một chút. Đức Thánh Cha hỏi bé: "Con sẽ tặng hoa cho Đức Giáo Hoàng chứ?"
Những đứa trẻ tỏ ra rất ngoan trong suốt cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha và thích nghi với các nghi thức chính thức như khi sắp xếp để chụp ảnh. Chúng là những ngôi sao của cuộc tiếp kiến.
11. Chuyện kinh hoàng: Cảnh sát bắt 43 người biểu tình giao cho bọn buôn bán ma tuý đem đi thiêu sống
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 29 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin các tín hữu trên thế giới cầu nguyện cho đất nước Mễ Tây Cơ sau khi chính quyền điều tra ra những gì đã xảy ra với 43 sinh viên của trường Đại Học Sư Phạm Igual sau cuộc biểu tình của họ ngày 26 tháng 9 vừa qua.
Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, cố vấn an ninh quốc gia Monte Alejandro Rubido cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy những chứng cớ mạnh mẽ theo đó bọn cảnh sát địa phương đã bắt cóc các sinh viên biểu tình và trao họ cho những kẻ buôn bán ma túy. Cảnh sát liên bang đã phát hiện ra một ngôi mộ tập thể trong đó 28 thi thể được tin là của các sinh viên bị bắt. Các nhà điều tra tin rằng các sinh viên đã bị thiêu sống.
Thị trưởng của Igual, một thành phố phía Nam Mễ Tây Cơ, là José Luis Abarca Velázquez và vợ là María de los Ángeles Pineda Villa được tin là hoạt động cho bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos trong vùng. Hai vợ chồng đã bỏ trốn sau khi cảnh sát liên bang chiếm được 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này.
Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng trong đó có một sinh viên nằm chết trên đường, đôi mắt bị móc ra mà theo dân địa phương đó là phương thức giết người tiêu biểu của bọn buôn bán ma tuý Guerreros Unidos.
Một số thành viên của bọn buôn bán ma tuý Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma tuý nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma tuý khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos.
Các viên chức cảnh sát bị bắt khai ra hai vợ chồng thị trưởng đã ra lệnh cho họ phải dẹp tan cuộc biểu tình “bằng bất cứ giá nào”.
Trước những tin tức kinh hoàng này, Đức Thánh Cha nói:
"Tôi muốn dâng lên một lời cầu nguyện hướng tâm hồn chúng ta gần gũi với người dân Mễ Tây Cơ, là những người đang đau khổ vì sự mất mát của những sinh viên này và nhiều vấn đề tương tự. Xin cho tâm hồn chúng ta gần gũi với họ trong lời cầu nguyện vào lúc này."
12. Từ Đức đến Rôma để củng cố các gia đình
Tuy tên tuổi chưa được nhiều người biết đến nhưng tổ chức Kolping quốc tế của Đức nổi tiếng với việc giúp đỡ các gia đình từ khắp nơi trên thế giới. Mới đây, một nhóm 25 thành viên đã đến Rôma trong trang phục áo sơ mi màu cam tươi của họ, để tham gia vào buổi triều yết chung của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.
"Chúng tôi đến từ Hiệp hội Gia đình Kolping của Đức. Đó là một tổ chức Công Giáo với nửa triệu thành viên từ khắp nơi trên thế giới và tất cả chúng tôi đến từ một thị trấn và vì thế chúng tôi là một nhóm đến đây để viếng thăm Rôma". "Ý tưởng đầu tiên của chúng tôi, khi chúng tôi đến Rôma, chúng tôi quyết định đến với buổi Triều yết chung".
Họ nói rằng qua chuyến viếng thăm Vatican, họ hy vọng rằng sẽ có thể giúp đỡ và truyền cảm hứng cho hàng ngàn gia đình ở quê hương Đức của họ.
13. Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Chủ tịch Nghị viện châu Âu, trước chuyến thăm của ngài đến Strasbourg
Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Martin Schulz đã có cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một cuộc tiếp kiến riêng, chỉ vài tuần trước chuyến thăm sắp tới của ngài đến Strasbourg.
Theo dự kiến, Đức Giáo Hoàng sẽ phát biểu trước các thành viên của Nghị viện Âu Châu vào ngày 25 tháng 11 tới đây. Trong cuộc hội kiến tại Vatican này, hai vị đã hoàn tất các chi tiết cuối cùng.
Tình trạng di dân ồ ạt ở Địa Trung Hải và tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ là một trong những vấn đề Đức Giáo Hoàng sẽ phát biểu.
Chủ tịch Schulz đã giới thiệu các thành viên trong phái đoàn của ông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Giáo Hoàng đã tặng mỗi người một chuỗi tràng hạt làm quà tặng
Đức Gioan Phaolô là vị Giáo Hoàng cuối cùng nói chuyện trước Nghị viện Âu Châu vào năm 1988. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trùng với kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ.
14. Số người Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhưng số linh mục giảm
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là một điệu vũ Phụng Vụ của người Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Lấy điểm tựa là đôi chân mình, người vũ công quay tít nhiều vòng như một chiếc bông vụ nhưng không té ngã.
Ý tưởng chính của điệu vũ rất gần với bài Lênh Đênh Phận Người của linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh:
Con là chiếc lá khô trôi trên giòng đời rộng. Con là chiếc lá khô bay theo từng cơn gió. Con là chiếc lá khô cuốn mãi theo giòng đời. Con là chiếc lá khô xoay tít trong mù khơi.
Trong tám năm qua từ sau chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đến Thổ Nhĩ Kỳ, dân số Công Giáo của quốc gia đã tăng vọt đến 66% , chủ yếu là từ những người tị nạn chạy trốn cuộc chiến đang tàn phá Syria và Iraq.
Bảy giáo xứ đã được mở thêm, dù cho số lượng các linh mục và tu sĩ đã giảm mạnh.
Năm 2006, có 32,000 người Công Giáo trong tổng số 72,070,000 người Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo Hội tại đây có 68 linh mục và 86 nam nữ tu sĩ phục vụ trong 47 giáo xứ.
Hôm 29 tháng 10, phòng báo chí Tòa Thánh cho biết hiện nay Giáo Hội Công Giáo tại đây có 53,000 tín hữu trong tổng số 76,140,000 người Thổ Nhĩ Kỳ theo thống kê đưa ra vào tháng 12 năm 2013. Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ có 58 linh mục và 54 nam nữ tu sĩ phục vụ trong 54 giáo xứ.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 ngày cuối tháng 11. Ngài sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino ở Rôma vào Thứ Sáu 28 Tháng 11 lúc 9:00 sáng. Ngài sẽ đến Ankara lúc 1:00 trưa và sẽ đến thăm ngôi mộ của Kemal Atatürk, cha đẻ nước Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại.
Lễ đón tiếp sẽ diễn ra tại Phủ tổng thống, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với vị bộ trưởng Tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào ngày thứ Bảy, ngài sẽ đến Istanbul và đó là phần quan trọng nhất trong chuyến đi. Đức Thánh Cha sẽ đến thăm nhà thờ Hagia Sophia, nơi đã từng là một đền thờ của Chính Thống Giáo, sau đó là Vương Cung Thánh Đường Công Giáo, rồi bị Hồi Giáo chiếm làm đền thờ và bây giờ là một viện bảo tàng. Đức Thánh Cha cũng sẽ viếng thăm đền thờ Xanh của Hồi giáo. Sau đó, ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tại Nhà thờ Chúa Thánh Thần của Công Giáo và tham dự một buổi cầu nguyện đại kết với Đức Thượng Phụ Bartholomew Đệ Nhất.
Vào ngày Chúa Nhật, ngài sẽ tham dự buổi Phụng Vụ tại Tòa Thượng phụ Đại kết nhân lễ Thánh Anrê Tông Đồ.
Cùng ngày hôm đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ khởi hành từ Istanbul vào lúc 5 giờ chiều và về đến Rôma khoảng 7 giờ tối.
15. Hội nghị của các phong trào bình dân kết thúc với tuyên bố ''Hệ thống kinh tế hiện nay đặt lợi nhuận lên trên con người''
Hội nghị quốc tế đầu tiên của các phong trào bình dân do Đức Thánh Cha cổ võ đã kết thúc. 150 vị lãnh đạo đại diện cho các nhóm bị loại trừ trong xã hội từ khắp nơi trên thế giới đã đưa ra tài liệu đúc kết sau ba ngày đối thoại và tranh luận.
Họ lên án "các nền dân chủ bị lũng đoạn" như là các hệ thống "đặt lợi nhuận lên trên con người". Họ cũng nói rằng "những người bị loại trừ, bị áp bức, và nghèo đói" cần phải có một vai trò lớn hơn trong chính trị.
Lấy tông huấn Niềm vui Phúc Âm (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxicô làm nền tảng, các đại diện của các nhóm nghèo nhất thế giới đã cùng nhau làm việc để chống lại nền văn hóa vứt bỏ.
Họ cũng nói về sự xuống cấp của môi trường do khai thác thiên nhiên vô trách nhiệm vì đồng tiền.
João Pedro Stedile, thuộc Phong trào Lao động nông thôn không có đất đai (Brazil) cho hay: "Một phần trăm các chủ đất là các chủ nhân ông của một nửa đất nước. Và phần còn lại, có 4 triệu gia đình không có đất đai, không thể làm việc vì không còn đất đai nào dành cho họ trong một đất nước rộng lớn như thế".
Trong suốt hội nghị, họ cũng phải thảo luận về những vấn đề như hoàn cảnh của các lao động bị trả lương bất công hoặc những người không có hợp đồng, những người vô gia cư và những người bị buộc phải rời bỏ quê hương mình.
José Antonio Vives, thuộc phong trào Plataforma Afectados por la Hipoteca (Tây Ban Nha) cho biết: "Có những trường hợp rất bi thảm, thậm chí đẩy đưa con người gần tới bờ vực tự sát".
Sergio Sanchez, thuộc Liên đoàn tái chế Á Căn Đình thì nói: "Đối với những người làm công việc tái chế như chúng tôi, điều duy nhất tất cả các nước phải làm là chính thức công nhận chúng tôi như những người lao động".
Các tham dự viên bày tỏ cam kết của họ trong việc tạo ra một khu vực thường xuyên đối thoại với Giáo Hội và hứa loan truyền hai sứ điệp: "Lá thư từ người bị loại trừ đến người bị loại trừ" và diễn từ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày trong hội nghị
16. Hệ thống ánh sáng mới trong nhà nguyện Sistina làm tăng thêm vẻ đẹp chưa từng có
Nhà nguyện Sistina... giờ đây trông khác hẳn trước đây. 450 năm sau cái chết của danh họa Michelangelo, Viện Bảo tàng Vatican đã lắp đạt hệ thống ánh sáng mới cho kiệt tác mang tính biểu tượng nhất của ông.
Marco Frascarolo, người thiết kế ánh sáng cho nhà nguyện Sistina cho biết: "Đó là ánh sáng xung quanh, theo nghĩa nó lan tỏa một cách nhẹ nhàng xung quanh toàn bộ nhà nguyện Sistina. Nó không chỉ chiếu sáng trên bề mặt của những bức bích họa quan trọng nhất, như bức Ngày Chung Thẩm, mà còn lan tỏa trên toàn bộ khu vực. Giờ đây cảm nhận thị giác trước bức danh họa này rất trung thực".
7,000 chiếc đèn LED làm cho mọi sắc màu nổi bật lên trong nhà nguyện. Trên hết, chúng không làm hỏng các bức tranh cũng như không gây nguy hại cho việc bảo tồn các bức tranh này.
Ngoài ra, hệ thống điều hòa không khí mới sẽ điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm.
Cha Rafael García de la Serrana, phụ trách Dịch vụ kỹ thuật của Vatican cho biết: "Thật không may, mức độ ô nhiễm ở Rôma cao. Vì thế, cần phải xử lý không khí, lọc không khí, làm sạch nó, trước khi cho không khí đi vào nhà nguyện Sistina".
Sau ba năm làm việc, nhà nguyện Sistina ra mắt một hệ thống ánh sáng và không khí "có thể được điều chỉnh" hơn.
Kể từ bây giờ, 2,000 du khách chiêm ngưỡng nhà nguyện mỗi giờ sẽ nhìn thấy kiệt tác của Michelangelo như vẻ vốn có của nó.
Việc phục chế nhà nguyện Sistina bắt đầu vào năm 1980 và kết thúc vào năm 1994. Sau khi thực hiện công việc to lớn này, không ai nghĩ rằng kiệt tác của Michelangelo có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn bao giờ hết.
Với hệ thống chiếu sáng mới được lắp đặt trong nhà nguyện, du khách có thể chiêm nguỡng các bức tranh trong một ánh sáng hoàn toàn mới. Trước khi lắp đặt, một số chi tiết của bức tranh Chúa dựng nên ông Adong rất khó thấy rõ. Bây giờ chúng có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng với màu sắc sống động.
Trước đây, màu xanh của bức Ngày Chung Thẩm chỉ đơn thuần là một phông nền. Giờ đây, sắc thái như thiên đàng làm mạnh thêm quang cảnh được miêu tả sinh động.
Ánh sáng tỏa ra từ bức Chúa Kitô là một ví dụ khác. Nhờ vào 7,000 chiếc đèn LED, tất cả các chi tiết và hình ảnh từ tác phẩm nghệ thuật này tăng thêm sức sống và sự diễn đạt.
Danh họa Michelangelo vẽ nhà nguyện Sistine vào ngày 31/10/1541. Những người đã viếng thăm nhà nguyện hơn 500 năm này có thể nói rằng kiệt tác của ông trông như mới được vẽ xong ngày hôm qua.
17. Joe Zambon bất chấp khó khăn theo đuổi sự nghiệp ca hát của mình
Ba năm trước, Joe Zambon được chẩn đoán bị mắc một dị tật bẩm sinh hiếm gặp trên bàn tay ông. Nhưng sau một số phẫu thuật, ca sĩ Joe Zambon hoàn thành giấc mơ suốt đời ông là học chơi piano.
Sinh ra trong một trang trại ở Ontario, Canada, niềm đam mê của Joe Zambon đối với âm nhạc lớn dần trong suốt những năm đại học. Ông cũng sử dụng âm nhạc để chia sẻ tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa qua lời của những bài hát sâu sắc của ông.
Cho đến nay, ông đã cho ra đời bốn album. Album đầu tiên của ông, "Coming Home" được phát hành vào năm 2005. Album thứ tư của ông, "Brothers" vừa được phát hành trong năm nay.
Ông chia sẻ một phần đời sống của mình với bài hát "Tôi chỉ muốn bình an (I Just Want Peace)", một bài riêng lẻ từ album mới nhất của ông.
Phong cách âm nhạc dân gian của Joe Zambon và danh tiếng ngày càng gia tăng đã đưa ông đến các show diễn trên khắp thế giới, chẳng hạn như Canada, Ấn Độ, Australia và Hoa Kỳ.