Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 33 Mùa Quanh Năm 14/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:25 13/11/2021
BÀI ĐỌC I: Ðn 12, 1-3
“Khi ấy dân ngươi sẽ được cứu thoát”.
Bài trích sách Tiên tri Ðaniel.
Khi ấy, tổng lãnh sứ thần Micae sẽ chỗi dậy can thiệp cho con cái dân ngươi, đó sẽ là thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến từ khi có các dân tộc cho tới bây giờ. Trong thời kỳ ấy dân ngươi, hễ ai đã có ghi tên trong sách, sẽ được cứu thoát.
Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất sẽ chỗi dậy; có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có kẻ phải tủi nhục muôn đời.
Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời.
Ðó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 15, 5 và 8. 9-10. 11
Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).
1) Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Người nắm giữ vận mạng của con. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng.
2) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Người thấy điều hư nát.
3) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh: sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!
BÀI ĐỌC II: Dt 10, 11-14. 18
“Người đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời”.
Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Trong khi mọi tư tế hằng ngày đứng gần bàn thờ chu toàn chức vụ mình và hiến dâng cũng ngần ấy của lễ nhiều lần, nhưng không bao giờ xoá được tội lỗi, còn Người khi dâng xong của lễ duy nhất đền tội, đã ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời, và từ đây, Người chờ đợi cho đến khi thù địch bị đặt làm bệ dưới chân Người. Vì chưng, nhờ việc hiến dâng duy nhất mà Người đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời. Vậy nơi nào tội lỗi được thứ tha, thì không còn việc dâng của lễ đền tội nữa.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: Kh 2, 10c
All. All. – Chúa phán: “Ngươi hãy giữ lòng trung thành cho đến chết, thì Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống”. – All.
PHÚC ÂM: Mc 13, 24-32
“Người sẽ quy tụ những người được tuyển chọn từ khắp bốn phương trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang. Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất. Nhìn vào cây vả, các con hãy tìm hiểu dụ ngôn này. Khi nó đâm chồi nảy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con nhìn thấy tất cả những điều đó xảy ra, thì các con hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi. Thầy bảo thật các con: Thế hệ này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xảy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi.
“Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không một ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con Người cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết thôi”.
Ðó là lời Chúa.
Tận hiến chính mình
Lm. Minh Anh
02:39 13/11/2021
TẬN HIẾN CHÍNH MÌNH
“Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Ngài ‘tuyển chọn’ hằng kêu cứu với Ngài!”.
Những năm gần đây, các cuộc thi hoa hậu đủ mọi danh hiệu mọc lên như nấm: Hoa Hậu Quốc Gia, Hoa Hậu Châu Á, Hoa Hậu Hoàn Vũ… Thế nhưng, để có thể được tuyển chọn vào các cuộc thi này, nào mấy ai biết đoạn trường của các cô gái trẻ; nhất là các cô gái Việt Nam! Các cô không những phải có sắc đẹp bên ngoài, tư chất bên trong; nhưng bên cạnh đó, còn có cả nước mắt lẫn tủi nhục. Vì đôi khi, các giai nhân phải ‘phó mình’ cho người này, người kia để được lọt vào danh sách thí sinh được chọn! Đó là một thực tế xám xịt, mà thi thoảng, báo chí phanh phui!
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá ngạc nhiên khi Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những con người được tuyển chọn, những con người ‘phó mình’, nhưng không phải cho một ai đó, vì một cuộc thi thế tục nào đó, mà là những con người ‘tận hiến chính mình’ cho Thiên Chúa, Đấng tác thành nên nó; Đấng mà Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta kiên trì khẩn nguyện với Ngài mỗi ngày!
Chúa Giêsu dùng hình ảnh một quan toà ngang ngược, không sợ Chúa, chẳng nể người; ông hẹn rày, hẹn mai với một bà goá. Thế nhưng, vì sự quấy rầy nhiều ngày của bà, ông đành xử cho bà. Và Ngài kết luận, “Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Ngài ‘tuyển chọn’ hằng kêu cứu với Ngài đêm ngày sao?”. Là những người được ‘tuyển chọn’, chúng ta không đơn thuần như bao người khác; hay tệ hơn, những con người vô danh; là những tội nhân của bóng tối tội lỗi và sự chết, chúng ta được Chúa Giêsu cứu chuộc để chung hưởng vinh quang Nước Trời; là những học giả thất vọng, những người tình tan vỡ, chúng ta được nâng lên để chia sẻ sự thật và tình yêu vô hạn của thần linh. Tắt một lời, chúng ta là những con trai, con gái ưu tuyển của Chúa Cha, được tạo dựng cho vinh quang Ngài và cho hạnh phúc đời đời của mỗi người. Biết được địa vị cao trọng của mình đến thế, vậy tại sao chúng ta lại cứ nghi ngờ và nản chí khi cầu nguyện?
Trên thực tế, không ít lần, chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi cầu nguyện, vì Thiên Chúa xem ra xa vắng và có vẻ như Ngài không quan tâm đến lời chúng ta cầu. Giáo lý Hội Thánh cho biết, điều này xảy ra khi chúng ta có một ý tưởng sai lệch về việc cầu nguyện, hoặc vì đã áp dụng những quan điểm thế tục khiến cho sự đánh giá các giá trị đích thực của cầu nguyện bị giảm sút; hoặc đơn giản, chúng ta thích nhai lại những trải nghiệm thất bại trong cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện là một quà tặng của Thánh Thần, một hành động của tình yêu, một hành vi của đức tin. Cầu nguyện không phải là một cỗ máy, cũng không phải là một công thức thần kỳ; nhưng là một hành vi đòi hỏi những nỗ lực kiên trì từ phía chúng ta. Đó là phó mình cho Thiên Chúa, và để Ngài tự do hành động. Bấy giờ, cầu nguyện sẽ có hiệu quả, dẫu tác dụng của nó nhiều khi không được thấy; chính lúc ấy, cầu nguyện thật sự là ‘tận hiến chính mình’ trong tay Thiên Chúa, nhảy xổ vào Ngài. Và nguyên việc liên lỉ tìm kiếm Ngài, đã là hoa trái tốt nhất của việc cầu nguyện!
Anh Chị em,
Xác tín mình được ưu tuyển, chúng ta ‘tận hiến chính mình’ và phụ thuộc nhiều hơn vào Thiên Chúa. Vấn đề là chúng ta hiểu biết Ngài như thế nào? Chúng ta chỉ phó mình cho ai chúng ta tin tưởng, và chỉ tin tưởng người đã chứng minh được tình yêu và khả năng của họ vốn có thể hỗ trợ mình. Chúng ta có thực sự tin rằng, Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, yêu thương và toàn năng không? Ngài là Đấng có “Lời toàn năng tựa như một dũng sĩ rắn rỏi xông tới giữa miền đất bị tiêu diệt; tựa như gươm bén mang mệnh lệnh cố định của Chúa, đứng sừng sững, đầu chạm trời, chân đạp đất” như sách Khôn Ngoan hôm nay nói đến! Ngài là một quan toà, phải, nhưng còn nhiều hơn thế! Ngài là một người cha nhân ái, vị cứu tinh quyền phép và là một người tình tận tâm, vô điều kiện. Thiên Chúa biết điều chúng ta cần, Ngài muốn sự tin cậy mỗi người dành cho Ngài hơn là dành cho một ai khác. Bên cạnh đó, cầu nguyện còn là ‘hồi hương, về lại với ký ức’, “Hãy nhớ lại những việc kỳ diệu Chúa làm”, như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nhắn nhủ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng Thánh Thần để Ngài dạy con kiên trì thưa lên “Abba, Cha ơi”. Cho con hiểu, cầu nguyện là ‘tận hiến chính mình’ cho Đấng đã hiến mình vì yêu con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Ngài ‘tuyển chọn’ hằng kêu cứu với Ngài!”.
Những năm gần đây, các cuộc thi hoa hậu đủ mọi danh hiệu mọc lên như nấm: Hoa Hậu Quốc Gia, Hoa Hậu Châu Á, Hoa Hậu Hoàn Vũ… Thế nhưng, để có thể được tuyển chọn vào các cuộc thi này, nào mấy ai biết đoạn trường của các cô gái trẻ; nhất là các cô gái Việt Nam! Các cô không những phải có sắc đẹp bên ngoài, tư chất bên trong; nhưng bên cạnh đó, còn có cả nước mắt lẫn tủi nhục. Vì đôi khi, các giai nhân phải ‘phó mình’ cho người này, người kia để được lọt vào danh sách thí sinh được chọn! Đó là một thực tế xám xịt, mà thi thoảng, báo chí phanh phui!
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá ngạc nhiên khi Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những con người được tuyển chọn, những con người ‘phó mình’, nhưng không phải cho một ai đó, vì một cuộc thi thế tục nào đó, mà là những con người ‘tận hiến chính mình’ cho Thiên Chúa, Đấng tác thành nên nó; Đấng mà Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta kiên trì khẩn nguyện với Ngài mỗi ngày!
Chúa Giêsu dùng hình ảnh một quan toà ngang ngược, không sợ Chúa, chẳng nể người; ông hẹn rày, hẹn mai với một bà goá. Thế nhưng, vì sự quấy rầy nhiều ngày của bà, ông đành xử cho bà. Và Ngài kết luận, “Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Ngài ‘tuyển chọn’ hằng kêu cứu với Ngài đêm ngày sao?”. Là những người được ‘tuyển chọn’, chúng ta không đơn thuần như bao người khác; hay tệ hơn, những con người vô danh; là những tội nhân của bóng tối tội lỗi và sự chết, chúng ta được Chúa Giêsu cứu chuộc để chung hưởng vinh quang Nước Trời; là những học giả thất vọng, những người tình tan vỡ, chúng ta được nâng lên để chia sẻ sự thật và tình yêu vô hạn của thần linh. Tắt một lời, chúng ta là những con trai, con gái ưu tuyển của Chúa Cha, được tạo dựng cho vinh quang Ngài và cho hạnh phúc đời đời của mỗi người. Biết được địa vị cao trọng của mình đến thế, vậy tại sao chúng ta lại cứ nghi ngờ và nản chí khi cầu nguyện?
Trên thực tế, không ít lần, chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi cầu nguyện, vì Thiên Chúa xem ra xa vắng và có vẻ như Ngài không quan tâm đến lời chúng ta cầu. Giáo lý Hội Thánh cho biết, điều này xảy ra khi chúng ta có một ý tưởng sai lệch về việc cầu nguyện, hoặc vì đã áp dụng những quan điểm thế tục khiến cho sự đánh giá các giá trị đích thực của cầu nguyện bị giảm sút; hoặc đơn giản, chúng ta thích nhai lại những trải nghiệm thất bại trong cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện là một quà tặng của Thánh Thần, một hành động của tình yêu, một hành vi của đức tin. Cầu nguyện không phải là một cỗ máy, cũng không phải là một công thức thần kỳ; nhưng là một hành vi đòi hỏi những nỗ lực kiên trì từ phía chúng ta. Đó là phó mình cho Thiên Chúa, và để Ngài tự do hành động. Bấy giờ, cầu nguyện sẽ có hiệu quả, dẫu tác dụng của nó nhiều khi không được thấy; chính lúc ấy, cầu nguyện thật sự là ‘tận hiến chính mình’ trong tay Thiên Chúa, nhảy xổ vào Ngài. Và nguyên việc liên lỉ tìm kiếm Ngài, đã là hoa trái tốt nhất của việc cầu nguyện!
Anh Chị em,
Xác tín mình được ưu tuyển, chúng ta ‘tận hiến chính mình’ và phụ thuộc nhiều hơn vào Thiên Chúa. Vấn đề là chúng ta hiểu biết Ngài như thế nào? Chúng ta chỉ phó mình cho ai chúng ta tin tưởng, và chỉ tin tưởng người đã chứng minh được tình yêu và khả năng của họ vốn có thể hỗ trợ mình. Chúng ta có thực sự tin rằng, Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, yêu thương và toàn năng không? Ngài là Đấng có “Lời toàn năng tựa như một dũng sĩ rắn rỏi xông tới giữa miền đất bị tiêu diệt; tựa như gươm bén mang mệnh lệnh cố định của Chúa, đứng sừng sững, đầu chạm trời, chân đạp đất” như sách Khôn Ngoan hôm nay nói đến! Ngài là một quan toà, phải, nhưng còn nhiều hơn thế! Ngài là một người cha nhân ái, vị cứu tinh quyền phép và là một người tình tận tâm, vô điều kiện. Thiên Chúa biết điều chúng ta cần, Ngài muốn sự tin cậy mỗi người dành cho Ngài hơn là dành cho một ai khác. Bên cạnh đó, cầu nguyện còn là ‘hồi hương, về lại với ký ức’, “Hãy nhớ lại những việc kỳ diệu Chúa làm”, như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nhắn nhủ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng Thánh Thần để Ngài dạy con kiên trì thưa lên “Abba, Cha ơi”. Cho con hiểu, cầu nguyện là ‘tận hiến chính mình’ cho Đấng đã hiến mình vì yêu con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:26 13/11/2021
61. Đức Chúa Giê-su coi nhẹ tất cả mọi sự của trần thế là để chúng ta biết cái gì là đáng khinh chê; Ngài thừa nhận tất cả thế gian đều là bất hạnh, để dạy dỗ chúng ta cái gì thì nên chịu nhẫn nhục, và để nói với chúng ta không được tìm kiếm hạnh phúc từ trong mọi sự của thế gian, cũng không cần sợ hãi đối với những bất hạnh của thế gian.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:35 13/11/2021
8. QUỶ QUAN ĐÒI TIỀN
Có một người trở về cố hương, phải đi qua ngõ Sơn Đông, gặp lúc có nạn đói, người nghèo đói chết rất nhiều, ngay cả các lữ điếm cũng đóng cửa, nên anh ta chỉ biết vào trong chùa ngủ nơi đại điện, đột nhiên thấy phía bên đông để tám quan tài, mà bên tây chỉ để một quan tài.
Nửa đêm canh ba, nhìn thấy các quan tài đều có cánh tay đưa ra, cánh tay nào cũng vàng và xương xẩu, chỉ có tay quan tài ở phía tây đưa ra là trắng và mập.
Khách nhân gan dạ nhìn trái nhìn phải rồi cười nói:
- “Tụi mày là lũ quỷ nghèo xin ta tiền phải không?
Bèn mở bao tiền ra, lấy một đồng tiền lớn thảy vào, mấy quỷ nghèo ở phía đông thì rút tay vào trong quan tài, chỉ có quỷ phía tây là vẫn cứ đưa tay ra. Khách nhân nói:
- “Một đồng tiền không đủ à?
Nói xong thì lấy ra một trăm đồng, cái tay ấy vẫn không nhúc nhích.
Khách nhân nổi giận nói:
- “Mày là con quỷ nghèo có lòng tham vô đáy !”
Bèn lấy hai đồng tiền lớn bỏ vào trong bàn tay của người ấy, con quỷ ấy bèn rút tay vào trong quan tài. Khách nhân quá kinh ngạc, bèn đốt lửa lên soi chung quanh, té ra là quan tài phía đông có viết mấy chữ: nhân dân đói kém, danh mỗ; và cái quan tài duy nhất bên tây viết: huyện mỗ, Điển Sứ (biệt hiêu quan phủ) mỗ công chi cữu”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 8:
Có một thầy đại chủng sinh nọ kể rằng: ban đêm thầy ngủ thì mùng mền tự nhiên treo lên trần nhà, một đêm khác thầy nằm trên giường thì như có ai kéo chân thầy, mới đầu thầy sợ hãi và đọc kinh cầu nguyện, qua đêm thứ hai cũng như vậy, thầy sực nhớ chắc là các đẳng linh hồn trong luyện ngục muốn mình cầu nguyện cho họ, thế là thầy cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi, quả nhiên không còn tình trạng “phá phách” ấy nữa.
Khi còn giúp xứ ở một họ đạo tại Sài gòn, tối nào tôi cũng quỳ sát bên chổ để hài cốt trong nhà thờ để đọc kinh tối, cầu nguyện. Tối nào cũng vậy, tôi nghe tiếng lốc cốc lốc nơi chỗ để hài cốt, mới đầu không để ý vì tưởng là mấy con chuột chạy, nhưng sau nhiều lần thì để ý và đứng dậy coi cái gì kêu vậy, nhưng khi đứng dậy coi thì không thấy không nghe gì cả, tôi tiếp tục đọc kinh thì lại nghe tiếng lốc cốc phát ra nơi hủ hài cốt, tôi kê sát tai vào hài cốt thì không nghe gì, nhưng khi rời tai khỏi hủ hài cốt thì nghe tiếng lốc cốc, tôi biết đó là các linh hồn nhắc nhở mình cầu nguyện cho họ, thế là tôi cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi và các linh hồn đã qua đời trong giáo xứ, thế là từ đó không nghe tiếng lốc cốc nữa...
Các linh hồn trong luyện ngục không cần tiền bạc, không cần ăn uống, không cần vật chất, nhưng các ngài cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, bởi vì có nhiều linh hồn không ai nhớ để cầu nguyện cho họ cả, đó là các linh hồn mồ côi.
Làm người Ki-tô hữu sung sướng thật, được rất nhiều lời cầu nguyện của mọi người sau khi qua đời, đó chính là tín điều các thánh thông công mà Giáo Hội dạy chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người trở về cố hương, phải đi qua ngõ Sơn Đông, gặp lúc có nạn đói, người nghèo đói chết rất nhiều, ngay cả các lữ điếm cũng đóng cửa, nên anh ta chỉ biết vào trong chùa ngủ nơi đại điện, đột nhiên thấy phía bên đông để tám quan tài, mà bên tây chỉ để một quan tài.
Nửa đêm canh ba, nhìn thấy các quan tài đều có cánh tay đưa ra, cánh tay nào cũng vàng và xương xẩu, chỉ có tay quan tài ở phía tây đưa ra là trắng và mập.
Khách nhân gan dạ nhìn trái nhìn phải rồi cười nói:
- “Tụi mày là lũ quỷ nghèo xin ta tiền phải không?
Bèn mở bao tiền ra, lấy một đồng tiền lớn thảy vào, mấy quỷ nghèo ở phía đông thì rút tay vào trong quan tài, chỉ có quỷ phía tây là vẫn cứ đưa tay ra. Khách nhân nói:
- “Một đồng tiền không đủ à?
Nói xong thì lấy ra một trăm đồng, cái tay ấy vẫn không nhúc nhích.
Khách nhân nổi giận nói:
- “Mày là con quỷ nghèo có lòng tham vô đáy !”
Bèn lấy hai đồng tiền lớn bỏ vào trong bàn tay của người ấy, con quỷ ấy bèn rút tay vào trong quan tài. Khách nhân quá kinh ngạc, bèn đốt lửa lên soi chung quanh, té ra là quan tài phía đông có viết mấy chữ: nhân dân đói kém, danh mỗ; và cái quan tài duy nhất bên tây viết: huyện mỗ, Điển Sứ (biệt hiêu quan phủ) mỗ công chi cữu”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 8:
Có một thầy đại chủng sinh nọ kể rằng: ban đêm thầy ngủ thì mùng mền tự nhiên treo lên trần nhà, một đêm khác thầy nằm trên giường thì như có ai kéo chân thầy, mới đầu thầy sợ hãi và đọc kinh cầu nguyện, qua đêm thứ hai cũng như vậy, thầy sực nhớ chắc là các đẳng linh hồn trong luyện ngục muốn mình cầu nguyện cho họ, thế là thầy cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi, quả nhiên không còn tình trạng “phá phách” ấy nữa.
Khi còn giúp xứ ở một họ đạo tại Sài gòn, tối nào tôi cũng quỳ sát bên chổ để hài cốt trong nhà thờ để đọc kinh tối, cầu nguyện. Tối nào cũng vậy, tôi nghe tiếng lốc cốc lốc nơi chỗ để hài cốt, mới đầu không để ý vì tưởng là mấy con chuột chạy, nhưng sau nhiều lần thì để ý và đứng dậy coi cái gì kêu vậy, nhưng khi đứng dậy coi thì không thấy không nghe gì cả, tôi tiếp tục đọc kinh thì lại nghe tiếng lốc cốc phát ra nơi hủ hài cốt, tôi kê sát tai vào hài cốt thì không nghe gì, nhưng khi rời tai khỏi hủ hài cốt thì nghe tiếng lốc cốc, tôi biết đó là các linh hồn nhắc nhở mình cầu nguyện cho họ, thế là tôi cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi và các linh hồn đã qua đời trong giáo xứ, thế là từ đó không nghe tiếng lốc cốc nữa...
Các linh hồn trong luyện ngục không cần tiền bạc, không cần ăn uống, không cần vật chất, nhưng các ngài cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, bởi vì có nhiều linh hồn không ai nhớ để cầu nguyện cho họ cả, đó là các linh hồn mồ côi.
Làm người Ki-tô hữu sung sướng thật, được rất nhiều lời cầu nguyện của mọi người sau khi qua đời, đó chính là tín điều các thánh thông công mà Giáo Hội dạy chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 33 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:37 13/11/2021
8. QUỶ QUAN ĐÒI TIỀN
Có một người trở về cố hương, phải đi qua ngõ Sơn Đông, gặp lúc có nạn đói, người nghèo đói chết rất nhiều, ngay cả các lữ điếm cũng đóng cửa, nên anh ta chỉ biết vào trong chùa ngủ nơi đại điện, đột nhiên thấy phía bên đông để tám quan tài, mà bên tây chỉ để một quan tài.
Nửa đêm canh ba, nhìn thấy các quan tài đều có cánh tay đưa ra, cánh tay nào cũng vàng và xương xẩu, chỉ có tay quan tài ở phía tây đưa ra là trắng và mập.
Khách nhân gan dạ nhìn trái nhìn phải rồi cười nói:
- “Tụi mày là lũ quỷ nghèo xin ta tiền phải không?
Bèn mở bao tiền ra, lấy một đồng tiền lớn thảy vào, mấy quỷ nghèo ở phía đông thì rút tay vào trong quan tài, chỉ có quỷ phía tây là vẫn cứ đưa tay ra. Khách nhân nói:
- “Một đồng tiền không đủ à?
Nói xong thì lấy ra một trăm đồng, cái tay ấy vẫn không nhúc nhích.
Khách nhân nổi giận nói:
- “Mày là con quỷ nghèo có lòng tham vô đáy !”
Bèn lấy hai đồng tiền lớn bỏ vào trong bàn tay của người ấy, con quỷ ấy bèn rút tay vào trong quan tài. Khách nhân quá kinh ngạc, bèn đốt lửa lên soi chung quanh, té ra là quan tài phía đông có viết mấy chữ: nhân dân đói kém, danh mỗ; và cái quan tài duy nhất bên tây viết: huyện mỗ, Điển Sứ (biệt hiêu quan phủ) mỗ công chi cữu”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 8:
Có một thầy đại chủng sinh nọ kể rằng: ban đêm thầy ngủ thì mùng mền tự nhiên treo lên trần nhà, một đêm khác thầy nằm trên giường thì như có ai kéo chân thầy, mới đầu thầy sợ hãi và đọc kinh cầu nguyện, qua đêm thứ hai cũng như vậy, thầy sực nhớ chắc là các đẳng linh hồn trong luyện ngục muốn mình cầu nguyện cho họ, thế là thầy cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi, quả nhiên không còn tình trạng “phá phách” ấy nữa.
Khi còn giúp xứ ở một họ đạo tại Sài gòn, tối nào tôi cũng quỳ sát bên chổ để hài cốt trong nhà thờ để đọc kinh tối, cầu nguyện. Tối nào cũng vậy, tôi nghe tiếng lốc cốc lốc nơi chỗ để hài cốt, mới đầu không để ý vì tưởng là mấy con chuột chạy, nhưng sau nhiều lần thì để ý và đứng dậy coi cái gì kêu vậy, nhưng khi đứng dậy coi thì không thấy không nghe gì cả, tôi tiếp tục đọc kinh thì lại nghe tiếng lốc cốc phát ra nơi hủ hài cốt, tôi kê sát tai vào hài cốt thì không nghe gì, nhưng khi rời tai khỏi hủ hài cốt thì nghe tiếng lốc cốc, tôi biết đó là các linh hồn nhắc nhở mình cầu nguyện cho họ, thế là tôi cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi và các linh hồn đã qua đời trong giáo xứ, thế là từ đó không nghe tiếng lốc cốc nữa...
Các linh hồn trong luyện ngục không cần tiền bạc, không cần ăn uống, không cần vật chất, nhưng các ngài cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, bởi vì có nhiều linh hồn không ai nhớ để cầu nguyện cho họ cả, đó là các linh hồn mồ côi.
Làm người Ki-tô hữu sung sướng thật, được rất nhiều lời cầu nguyện của mọi người sau khi qua đời, đó chính là tín điều các thánh thông công mà Giáo Hội dạy chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người trở về cố hương, phải đi qua ngõ Sơn Đông, gặp lúc có nạn đói, người nghèo đói chết rất nhiều, ngay cả các lữ điếm cũng đóng cửa, nên anh ta chỉ biết vào trong chùa ngủ nơi đại điện, đột nhiên thấy phía bên đông để tám quan tài, mà bên tây chỉ để một quan tài.
Nửa đêm canh ba, nhìn thấy các quan tài đều có cánh tay đưa ra, cánh tay nào cũng vàng và xương xẩu, chỉ có tay quan tài ở phía tây đưa ra là trắng và mập.
Khách nhân gan dạ nhìn trái nhìn phải rồi cười nói:
- “Tụi mày là lũ quỷ nghèo xin ta tiền phải không?
Bèn mở bao tiền ra, lấy một đồng tiền lớn thảy vào, mấy quỷ nghèo ở phía đông thì rút tay vào trong quan tài, chỉ có quỷ phía tây là vẫn cứ đưa tay ra. Khách nhân nói:
- “Một đồng tiền không đủ à?
Nói xong thì lấy ra một trăm đồng, cái tay ấy vẫn không nhúc nhích.
Khách nhân nổi giận nói:
- “Mày là con quỷ nghèo có lòng tham vô đáy !”
Bèn lấy hai đồng tiền lớn bỏ vào trong bàn tay của người ấy, con quỷ ấy bèn rút tay vào trong quan tài. Khách nhân quá kinh ngạc, bèn đốt lửa lên soi chung quanh, té ra là quan tài phía đông có viết mấy chữ: nhân dân đói kém, danh mỗ; và cái quan tài duy nhất bên tây viết: huyện mỗ, Điển Sứ (biệt hiêu quan phủ) mỗ công chi cữu”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 8:
Có một thầy đại chủng sinh nọ kể rằng: ban đêm thầy ngủ thì mùng mền tự nhiên treo lên trần nhà, một đêm khác thầy nằm trên giường thì như có ai kéo chân thầy, mới đầu thầy sợ hãi và đọc kinh cầu nguyện, qua đêm thứ hai cũng như vậy, thầy sực nhớ chắc là các đẳng linh hồn trong luyện ngục muốn mình cầu nguyện cho họ, thế là thầy cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi, quả nhiên không còn tình trạng “phá phách” ấy nữa.
Khi còn giúp xứ ở một họ đạo tại Sài gòn, tối nào tôi cũng quỳ sát bên chổ để hài cốt trong nhà thờ để đọc kinh tối, cầu nguyện. Tối nào cũng vậy, tôi nghe tiếng lốc cốc lốc nơi chỗ để hài cốt, mới đầu không để ý vì tưởng là mấy con chuột chạy, nhưng sau nhiều lần thì để ý và đứng dậy coi cái gì kêu vậy, nhưng khi đứng dậy coi thì không thấy không nghe gì cả, tôi tiếp tục đọc kinh thì lại nghe tiếng lốc cốc phát ra nơi hủ hài cốt, tôi kê sát tai vào hài cốt thì không nghe gì, nhưng khi rời tai khỏi hủ hài cốt thì nghe tiếng lốc cốc, tôi biết đó là các linh hồn nhắc nhở mình cầu nguyện cho họ, thế là tôi cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi và các linh hồn đã qua đời trong giáo xứ, thế là từ đó không nghe tiếng lốc cốc nữa...
Các linh hồn trong luyện ngục không cần tiền bạc, không cần ăn uống, không cần vật chất, nhưng các ngài cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, bởi vì có nhiều linh hồn không ai nhớ để cầu nguyện cho họ cả, đó là các linh hồn mồ côi.
Làm người Ki-tô hữu sung sướng thật, được rất nhiều lời cầu nguyện của mọi người sau khi qua đời, đó chính là tín điều các thánh thông công mà Giáo Hội dạy chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chín Người Kia Đâu ?
LM. Anphong Nguyễn Công Vinh
09:58 13/11/2021
Chín Người Kia Đâu?
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
1.Tôi đã vào hạng U 80, trải qua nhiều chức vụ, ở nhiều nơi, đã hiểu những tình huống bệnh tật, thất bại, già yếu. Những lúc như thế mới hiểu được lòng người, mới thấy được ai thân, ai sơ, ai là người tốt, ai là người hai lòng, ai thương giúp mình thật sự và ai là kẻ nhất thời, lợi dụng mình. Các vị cao niên hơn tôi đang nằm trên giường bệnh hay đang ở trong Nhà Hưu Dưỡng, có kinh nghiệm hơn tôi về điều nầy, vì các vị ấy đã và đang kinh qua sóng gió cuộc đời. Cổ nhân có nói: lúc gian nan mới hiểu được lòng người! Đúng. Kỳ thực, chỉ lúc bạn bệnh tật, gặp khó khăn thất bại, bạn mới hiểu được thế nào là tình bạn, tình yêu, tình thân, tình đồng nghiệp; mới hiểu được cuộc sống nầy không giản đơn. Đừng nói bạn quen biết bao nhiêu người, mà hãy nên xem lúc bạn gặp khó khăn, còn có mấy người quen biết bạn! Trời mưa rồi, mới biết ai là người đưa dù cho bạn che. Có những người chỉ biết thêu hoa trên gấm, chứ không biết đưa than trong những ngày mùa đông lạnh giá. Lại có những người chỉ biết thêm dầu vào lửa, chứ không biết đối đãi chân thành.
2.Thời gian dịch bệnh Covid-19, tôi cảm nghiệm thấm thía. Trong bốn tháng chỉ có chừng 6,7 người lai vãng, người cho ký khoai lang, người cho nải chuối, chục trứng gà, người đưa phong thư vài trăm nghìn giúp trả tiền điện nhà thờ nhà xứ. Điều hi hữu là những người nầy là những người thu nhập khiêm tốn và hầu như không phải là những người bình thường hay lui tới với mình hoặc thân quen. Món đồ họ đem cho chẳng là bao, nhưng lúc nầy thật cảm động vì thấy tấm lòng của họ chân thành. Giữa bao nhiêu lo lắng thiếu thốn trong cơn dịch bệnh mà họ ra ngoài không sợ lây nhiễm,vẫn nhớ mình có thói quen ăn khoai lang, ăn chuối, thì đúng là họ có nhớ đến mình thật, tốt với mình thật. Tình nghĩa đâu có màu mè, đơn giản thôi.
3.Trong những ngày bình yên, bạn la cà, ăn nhậu bia bọt hoành tráng với bạn bè, có khi nhà nghỉ, có khi khách sạn, gà móng trắng móng đỏ có cả. Thật là vui vẻ, bạn chẳng tưởng nhớ đến gia đình, coi thường vợ chồng. cha mẹ. Nhưng xin hỏi mấy tháng trời dịch bệnh vừa qua bạn ở đâu? Khách sạn hay nhà nghỉ, nhà bạn bè ngày trước thân quen, nhà mấy cô nhân tình hay mấy đại gia? Chẳng nhà nào bằng lòng cho bạn ở! Nếu lỡ bạn nhiễm Covid thì có bạn bè, bồ bịch nào đến chăm sóc bạn, chi tiền cho bạn chữa bệnh? Chẳng ai cả! Nhưng nơi mà bạn tìm về là gia đình của bạn, nơi đây lúc nào cũng có vùng trời bình yên. Dầu bạn có bệnh tật, đói nghèo, vợ hoặc chồng vẫn đón nhận và chăm sóc bạn. Thường ngày, bạn chán gia đình của mình, không ưa ba ưa mẹ, luôn khó chịu về những khuyên can nhắc nhở, muốn ra ngoài đến nhà bạn bè. Nhưng những tháng dịch bệnh vừa qua bạn ở đâu? Ở nhà bạn trai, ở nhà bạn gái? Nếu bạn nhiễm bệnh, những đứa bạn thân ấy chăm sóc bạn? Chẳng đứa nào đâu, nhà chúng cửa đóng then cài, học hành online một mình, không muốn bạn học chung, chơi chung! Nơi bạn về, chỉ còn là nhà ba mẹ, là gia đình. Nơi đây là vùng trời bình yên mà mọi người yêu thương chờ đón và chăm sóc bạn. Chẳng có một nơi nào đầy ắp tình thương như thế đâu, đừng có mơ! Hãy xem cuộc di tản vừa qua, hàng trăm ngàn người chạy đi đâu? Đói khổ hay thiếu thốn, họ cũng liều mạng chạy về gia đình cha mẹ, anh em mình, nơi đó có vùng trời bình yên. Vì thế, hãy nhớ những bài học về cuộc đời, về tình bạn đã cay đắng học được, để luôn yêu quý gia đình, vợ chồng, cha mẹ, anh em mình; thay đổi tính tình đi với, đừng quá khắt khe với chồng với vợ, đừng tệ bạc với cha mẹ và hãy cố gắng cùng với mọi người vun đắp cho gia đình mình được tốt đẹp.
4.Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Người muốn tiễn đưa bạn về nhà, đông tây nam bắc đều sẽ thuận đường. Người muốn cùng bạn ăn cơm, dầu là chua ngọt đắng cay hay đạm bạc cũng không sao. Đó chính là tình bạn, tình thân, tình đồng nghiệp. Ở đời, với những người hời hợt đưa đẩy bên ngoài chớ nên quen thân. Những người chân thành, thẳng thắn góp ý, hãy ân cần quý trọng. Những việc gì tốt mà mình thấy nên và phải làm thì quyết tâm mà làm, đừng quan tâm nhiều quá đến những điều người khác nói nầy nói nọ. Bởi lẽ chẳng thiếu gì người không bao giờ muốn bạn thành công hay được người khác khen lao. Những món quà nếu người ta không thật lòng cho, thì cũng không nên nhận và cần chi nuối tiếc. Thời gian thay đổi, con người cũng thay đổi theo mà.
5.Có những chuyện không cần phải giải thích hay thanh minh. Người ta hiểu thì là điều may, người ta không hiểu thì lòng mình ngay chính và có Chúa hiểu là được rồi. Người ta cố tình không hiểu, thì có giải thích bao nhiêu người ta cũng không hiểu. Còn người thông cảm với mình thì không cần giải thích họ cũng đã hiểu. Nhận xét của người đời đâu có giá trị tuyệt đối và thay đổi được đời sống của ta. Sáng nay, một người đến thăm tôi, anh khen tôi kỳ này trông mập khỏe quá, mừng nha! Chiều nay một người khác đến chơi, ồ kỳ này lo lắng gì mà hơi ốm, có vấn đề gì không? Tôi nghĩ mà cười thầm trong lòng, vì không biết bây giờ mình béo hay gầy nữa!
6. Suy cho cùng, lòng người chính là vực thẳm sâu nhất, cái gì cũng có đáy nhưng lòng người thì không, bởi vậy không ai có thể biết nó sâu thế nào và hiểm ác ra sao. Mình sống chân thành và yêu thương hết lòng, nhưng đổi lại được những oán than trách móc. Không làm họ cũng trách, làm họ cũng trách, làm đúng cũng có người trách, làm không đúng thì chẳng ai cảm thông, bỏ qua. Đời thường nói ở hiền gặp lành, câu nầy nhiều khi không đúng. Thiếu gì kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát hay lấy oán trả ơn. Chúa Giêsu có 12 môn đệ thế mà đã có một tên đem Chúa đi bán, còn lại thì thấy Chúa gặp khó, bỏ trốn hết. Tỷ lệ quá lớn so với bạn khi bị phản bội! Chúa Giêsu bị chúng đóng đinh, còn bạn chúng chưa đóng đinh là may hơn Chúa rồi! Đôi khi mình tự hỏi tại sao đều là con Chúa với nhau lại không đối đãi với nhau cho tử tế. Cuộc đời ngắn ngủi sống được bao nhiêu năm đâu mà lại tham lam, thù ghét, hãm hại nhau thế? Nhưng có lẽ đó là một câu hỏi mà không bao giờ có câu trả lời. Do vậy, để tồn tại và an nhiên trong cuộc đời nầy, cần những lần vấp ngã, thất bại; cần những lúc hoạn nạn, bệnh tật, để ta biết được ai mới là bạn? Ai mới là kẻ cơ hội? biết được lòng người sâu đến cỡ nào và có đo được không! Biết như vậy, bạn sẽ gắn bó với Chúa nhiều hơn.
***
Ông Gióp khi bệnh tật, đã thở than về lòng dạ con người:
“Anh em tôi đã phản bội tôi, họ như dòng thác lũ, như lòng suối khi nước đã chảy qua […]. Người quen biết coi tôi như người dưng nước lã. Thân bằng quyến thuộc đều dứt nghĩa đoạn tình, khách trọ nhà cũng lãng quên tôi […].Mọi người thân thiết nhìn tôi mà ghê tởm, đến kẻ mến thương tôi cũng trở mặt với tôi” ( G 6,15.27; 19,13-14.17.19).
(Vinh An, tản mạn mùa Covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác.
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
1.Tôi đã vào hạng U 80, trải qua nhiều chức vụ, ở nhiều nơi, đã hiểu những tình huống bệnh tật, thất bại, già yếu. Những lúc như thế mới hiểu được lòng người, mới thấy được ai thân, ai sơ, ai là người tốt, ai là người hai lòng, ai thương giúp mình thật sự và ai là kẻ nhất thời, lợi dụng mình. Các vị cao niên hơn tôi đang nằm trên giường bệnh hay đang ở trong Nhà Hưu Dưỡng, có kinh nghiệm hơn tôi về điều nầy, vì các vị ấy đã và đang kinh qua sóng gió cuộc đời. Cổ nhân có nói: lúc gian nan mới hiểu được lòng người! Đúng. Kỳ thực, chỉ lúc bạn bệnh tật, gặp khó khăn thất bại, bạn mới hiểu được thế nào là tình bạn, tình yêu, tình thân, tình đồng nghiệp; mới hiểu được cuộc sống nầy không giản đơn. Đừng nói bạn quen biết bao nhiêu người, mà hãy nên xem lúc bạn gặp khó khăn, còn có mấy người quen biết bạn! Trời mưa rồi, mới biết ai là người đưa dù cho bạn che. Có những người chỉ biết thêu hoa trên gấm, chứ không biết đưa than trong những ngày mùa đông lạnh giá. Lại có những người chỉ biết thêm dầu vào lửa, chứ không biết đối đãi chân thành.
2.Thời gian dịch bệnh Covid-19, tôi cảm nghiệm thấm thía. Trong bốn tháng chỉ có chừng 6,7 người lai vãng, người cho ký khoai lang, người cho nải chuối, chục trứng gà, người đưa phong thư vài trăm nghìn giúp trả tiền điện nhà thờ nhà xứ. Điều hi hữu là những người nầy là những người thu nhập khiêm tốn và hầu như không phải là những người bình thường hay lui tới với mình hoặc thân quen. Món đồ họ đem cho chẳng là bao, nhưng lúc nầy thật cảm động vì thấy tấm lòng của họ chân thành. Giữa bao nhiêu lo lắng thiếu thốn trong cơn dịch bệnh mà họ ra ngoài không sợ lây nhiễm,vẫn nhớ mình có thói quen ăn khoai lang, ăn chuối, thì đúng là họ có nhớ đến mình thật, tốt với mình thật. Tình nghĩa đâu có màu mè, đơn giản thôi.
3.Trong những ngày bình yên, bạn la cà, ăn nhậu bia bọt hoành tráng với bạn bè, có khi nhà nghỉ, có khi khách sạn, gà móng trắng móng đỏ có cả. Thật là vui vẻ, bạn chẳng tưởng nhớ đến gia đình, coi thường vợ chồng. cha mẹ. Nhưng xin hỏi mấy tháng trời dịch bệnh vừa qua bạn ở đâu? Khách sạn hay nhà nghỉ, nhà bạn bè ngày trước thân quen, nhà mấy cô nhân tình hay mấy đại gia? Chẳng nhà nào bằng lòng cho bạn ở! Nếu lỡ bạn nhiễm Covid thì có bạn bè, bồ bịch nào đến chăm sóc bạn, chi tiền cho bạn chữa bệnh? Chẳng ai cả! Nhưng nơi mà bạn tìm về là gia đình của bạn, nơi đây lúc nào cũng có vùng trời bình yên. Dầu bạn có bệnh tật, đói nghèo, vợ hoặc chồng vẫn đón nhận và chăm sóc bạn. Thường ngày, bạn chán gia đình của mình, không ưa ba ưa mẹ, luôn khó chịu về những khuyên can nhắc nhở, muốn ra ngoài đến nhà bạn bè. Nhưng những tháng dịch bệnh vừa qua bạn ở đâu? Ở nhà bạn trai, ở nhà bạn gái? Nếu bạn nhiễm bệnh, những đứa bạn thân ấy chăm sóc bạn? Chẳng đứa nào đâu, nhà chúng cửa đóng then cài, học hành online một mình, không muốn bạn học chung, chơi chung! Nơi bạn về, chỉ còn là nhà ba mẹ, là gia đình. Nơi đây là vùng trời bình yên mà mọi người yêu thương chờ đón và chăm sóc bạn. Chẳng có một nơi nào đầy ắp tình thương như thế đâu, đừng có mơ! Hãy xem cuộc di tản vừa qua, hàng trăm ngàn người chạy đi đâu? Đói khổ hay thiếu thốn, họ cũng liều mạng chạy về gia đình cha mẹ, anh em mình, nơi đó có vùng trời bình yên. Vì thế, hãy nhớ những bài học về cuộc đời, về tình bạn đã cay đắng học được, để luôn yêu quý gia đình, vợ chồng, cha mẹ, anh em mình; thay đổi tính tình đi với, đừng quá khắt khe với chồng với vợ, đừng tệ bạc với cha mẹ và hãy cố gắng cùng với mọi người vun đắp cho gia đình mình được tốt đẹp.
4.Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Người muốn tiễn đưa bạn về nhà, đông tây nam bắc đều sẽ thuận đường. Người muốn cùng bạn ăn cơm, dầu là chua ngọt đắng cay hay đạm bạc cũng không sao. Đó chính là tình bạn, tình thân, tình đồng nghiệp. Ở đời, với những người hời hợt đưa đẩy bên ngoài chớ nên quen thân. Những người chân thành, thẳng thắn góp ý, hãy ân cần quý trọng. Những việc gì tốt mà mình thấy nên và phải làm thì quyết tâm mà làm, đừng quan tâm nhiều quá đến những điều người khác nói nầy nói nọ. Bởi lẽ chẳng thiếu gì người không bao giờ muốn bạn thành công hay được người khác khen lao. Những món quà nếu người ta không thật lòng cho, thì cũng không nên nhận và cần chi nuối tiếc. Thời gian thay đổi, con người cũng thay đổi theo mà.
5.Có những chuyện không cần phải giải thích hay thanh minh. Người ta hiểu thì là điều may, người ta không hiểu thì lòng mình ngay chính và có Chúa hiểu là được rồi. Người ta cố tình không hiểu, thì có giải thích bao nhiêu người ta cũng không hiểu. Còn người thông cảm với mình thì không cần giải thích họ cũng đã hiểu. Nhận xét của người đời đâu có giá trị tuyệt đối và thay đổi được đời sống của ta. Sáng nay, một người đến thăm tôi, anh khen tôi kỳ này trông mập khỏe quá, mừng nha! Chiều nay một người khác đến chơi, ồ kỳ này lo lắng gì mà hơi ốm, có vấn đề gì không? Tôi nghĩ mà cười thầm trong lòng, vì không biết bây giờ mình béo hay gầy nữa!
6. Suy cho cùng, lòng người chính là vực thẳm sâu nhất, cái gì cũng có đáy nhưng lòng người thì không, bởi vậy không ai có thể biết nó sâu thế nào và hiểm ác ra sao. Mình sống chân thành và yêu thương hết lòng, nhưng đổi lại được những oán than trách móc. Không làm họ cũng trách, làm họ cũng trách, làm đúng cũng có người trách, làm không đúng thì chẳng ai cảm thông, bỏ qua. Đời thường nói ở hiền gặp lành, câu nầy nhiều khi không đúng. Thiếu gì kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát hay lấy oán trả ơn. Chúa Giêsu có 12 môn đệ thế mà đã có một tên đem Chúa đi bán, còn lại thì thấy Chúa gặp khó, bỏ trốn hết. Tỷ lệ quá lớn so với bạn khi bị phản bội! Chúa Giêsu bị chúng đóng đinh, còn bạn chúng chưa đóng đinh là may hơn Chúa rồi! Đôi khi mình tự hỏi tại sao đều là con Chúa với nhau lại không đối đãi với nhau cho tử tế. Cuộc đời ngắn ngủi sống được bao nhiêu năm đâu mà lại tham lam, thù ghét, hãm hại nhau thế? Nhưng có lẽ đó là một câu hỏi mà không bao giờ có câu trả lời. Do vậy, để tồn tại và an nhiên trong cuộc đời nầy, cần những lần vấp ngã, thất bại; cần những lúc hoạn nạn, bệnh tật, để ta biết được ai mới là bạn? Ai mới là kẻ cơ hội? biết được lòng người sâu đến cỡ nào và có đo được không! Biết như vậy, bạn sẽ gắn bó với Chúa nhiều hơn.
***
Ông Gióp khi bệnh tật, đã thở than về lòng dạ con người:
“Anh em tôi đã phản bội tôi, họ như dòng thác lũ, như lòng suối khi nước đã chảy qua […]. Người quen biết coi tôi như người dưng nước lã. Thân bằng quyến thuộc đều dứt nghĩa đoạn tình, khách trọ nhà cũng lãng quên tôi […].Mọi người thân thiết nhìn tôi mà ghê tởm, đến kẻ mến thương tôi cũng trở mặt với tôi” ( G 6,15.27; 19,13-14.17.19).
(Vinh An, tản mạn mùa Covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác.
Lạy Chúa Xin Thương Xót Con
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:01 13/11/2021
Lạy Chúa Xin Thương Xót Con
Thứ Hai sau Chúa Nhật XXXIII TN- Lc18,35-43
Câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho anh mù thành Giêricô Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc vào Chúa Nhật XXX TN theo Tin Mừng thánh Maccô. Nay sau ba tuần chúng ta lại được nghe câu chuyện này theo thánh sử Luca tường thuật. Các chi tiết câu chuyện không khác gì nhau, dù thánh sử Luca không nói rõ tên của người mù là Bactimê con ông Timê như thánh sử Maccô (x.Mc 10,46-52). Trong khi đó theo Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật thì có đến hai người mù và chi tiết thì ít hơn (x.Mt 20,29-34). Bỏ qua những điểm khác nhau, xin có đôi cảm nghĩ về những điểm chung giữa ba bài tường thuật của các thánh sừ Tin Mừng Nhất Lãm.
1.Nghe tin Chúa Giêsu đi ngang qua thì (hai) người mù kêu lên: “ Lạy Ngài (ông Giêsu), Con vua Đavít, xin thương xót (chúng) tôi”. Khi một người cất lên lời: “xin thương xót tôi” là họ không chỉ ý thức mà còn cảm nghiệm sâu xa sự khốn khổ, bất hạnh cùng cực mà mình đang gánh chịu. Đây là nỗi khốn cùng mà bản thân họ đang bất lực và tha nhân cũng đành bó tay không thể giải gở. Chỉ có Thiên Chúa hay Đấng Người sai đến (Đấng Thiên Sai) mới có thể cứu chữa họ khỏi nỗi bất hạnh khốn khổ này. Trong đức tin Kitô giáo thì chỉ có tội lỗi mới thực là nỗi khốn cùng nhất. Chính vì thế lời khẩn xin: “Xin Chúa thương xót chúng con” (Kyrie, eleison - Lord, have mercy – Seigneur, prends pitié) trước tiên là lời thú nhận về tình trạng bất lực của mình trước món nợ vượt quá khả năng chi trả, tức là tội lỗi (x.Mt 6,12). Đồng thời lời khẩn xin này còn là lời tuyên xưng đức tin rằng chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội, giải thoát nhân loại chúng ta ra khỏi cảnh tình khốn cực bi thương (x.Mc 2,7).
2.Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều tường thuật chi tiết là đám đông dân chúng quát nạt người mù im đi. Dễ dàng đoán rằng số người có thiện ý đến báo tin cho người mù biết Đức Giêsu đang đi qua có lẽ nhỏ hơn số người quát nạt bảo im đi. Hầu chắc những người quát nạt không hẳn là có dã tâm nhưng rất có thể họ đang đặt niềm vui, sự hào hứng hay lợi ích gì đó của họ khi đi theo Chúa Giêsu lên trên nỗi bất hạnh của người mù. Và họ đã chưng hửng trước thái độ của Chúa Giêsu, Đấng yêu thương mọi người, nhưng không bao giờ bỏ qua một tâm hồn bé mọn đang cần đến lòng thương xót của mình. Sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng cánh én nhỏ được nâng lên trên bầu trời xanh. Đức Phật dạy: “cứu một mạng người thì hơn xây bảy tòa tháp (ngôi chùa)”. Với Chúa Giêsu thì tìm được một con chiên thất lạc cả thiên giới vui mừng hơn là vì 99 con khác không thất lạc (x.Lc 15,7).
3. “Anh muốn Ta làm gì cho anh? Xin cho tôi được thấy”. Có phải Chúa Giêsu hỏi một câu “hơi bị thừa” không? Dĩ nhiên không chỉ Chúa Giêsu mà cả đám đông hôm ấy thừa hiểu ước muốn của người mù. Thế nhưng khi hỏi câu ấy và đợi câu trả lời của anh mù thì Chúa Giêsu một mặt giúp anh ta trân quý một chi thể được ví như “cửa sổ của tâm hồn” và mặt khác Người nhắc nhở đám đông rằng dù họ đang có mắt nhưng chưa chắc đã là thấy tức là nhìn nhận sự vật hiện tượng với tâm hồn trong sáng, lành mạnh, ngay thẳng và đầy lòng nhân. Cụ thể là hôm ấy có biết bao người chưa thấy được nỗi khổ của đồng loại nơi người ngồi ăn xin mù lòa.
“Lạy Chúa, xin thương xót con. Lạy Chúa, xin cho con được thấy”. Xin thương xót con vì con đã không thấy nỗi khổ về thể lý và nhất là về tinh thần của nhiều người đang vương cảnh dịch bệnh. Xin thương xót con vì con đã không thấy nhiều quan chức lớn bé đối xử với người nhiễm bệnh như là người có tội, như là người phung cùi. Xin thương xót con vì đã không thấy nhiều chính sách chống dịch thiếu tình người và nhiều khi vừa thái quá, vừa bất cập và cả bất công. Nói với các em thiếu nhi rằng khi đi đường chúng con thấy một viên đã lớn ở giữa đường mà chúng con đi luôn thì đã là thấy chưa và các em đồng thanh trả lời là chưa. Biết dừng lại lượm viên đá, bỏ vào lề đường để người khác đi khỏi bị vấp mới thực sự gọi là thấy.
Xét mình lại xem phản ứng của mình trước các hiện tượng từ trong gia đình ra ngoài xã hội và cả trong Giáo hội thì sẽ biết mình có thấy hay không hay là có mắt vẫn như mù. “Lạy Chúa xin thương xót con, xin cho con được thấy”. Lời khẩn xin này nói lên rằng việc mù lòa tâm hồn hay việc giả mù vì bất cứ lý do gì đều là tội lỗi, là món nợ vượt quá khả năng chi trả của chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thứ Hai sau Chúa Nhật XXXIII TN- Lc18,35-43
Câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho anh mù thành Giêricô Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc vào Chúa Nhật XXX TN theo Tin Mừng thánh Maccô. Nay sau ba tuần chúng ta lại được nghe câu chuyện này theo thánh sử Luca tường thuật. Các chi tiết câu chuyện không khác gì nhau, dù thánh sử Luca không nói rõ tên của người mù là Bactimê con ông Timê như thánh sử Maccô (x.Mc 10,46-52). Trong khi đó theo Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật thì có đến hai người mù và chi tiết thì ít hơn (x.Mt 20,29-34). Bỏ qua những điểm khác nhau, xin có đôi cảm nghĩ về những điểm chung giữa ba bài tường thuật của các thánh sừ Tin Mừng Nhất Lãm.
1.Nghe tin Chúa Giêsu đi ngang qua thì (hai) người mù kêu lên: “ Lạy Ngài (ông Giêsu), Con vua Đavít, xin thương xót (chúng) tôi”. Khi một người cất lên lời: “xin thương xót tôi” là họ không chỉ ý thức mà còn cảm nghiệm sâu xa sự khốn khổ, bất hạnh cùng cực mà mình đang gánh chịu. Đây là nỗi khốn cùng mà bản thân họ đang bất lực và tha nhân cũng đành bó tay không thể giải gở. Chỉ có Thiên Chúa hay Đấng Người sai đến (Đấng Thiên Sai) mới có thể cứu chữa họ khỏi nỗi bất hạnh khốn khổ này. Trong đức tin Kitô giáo thì chỉ có tội lỗi mới thực là nỗi khốn cùng nhất. Chính vì thế lời khẩn xin: “Xin Chúa thương xót chúng con” (Kyrie, eleison - Lord, have mercy – Seigneur, prends pitié) trước tiên là lời thú nhận về tình trạng bất lực của mình trước món nợ vượt quá khả năng chi trả, tức là tội lỗi (x.Mt 6,12). Đồng thời lời khẩn xin này còn là lời tuyên xưng đức tin rằng chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội, giải thoát nhân loại chúng ta ra khỏi cảnh tình khốn cực bi thương (x.Mc 2,7).
2.Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều tường thuật chi tiết là đám đông dân chúng quát nạt người mù im đi. Dễ dàng đoán rằng số người có thiện ý đến báo tin cho người mù biết Đức Giêsu đang đi qua có lẽ nhỏ hơn số người quát nạt bảo im đi. Hầu chắc những người quát nạt không hẳn là có dã tâm nhưng rất có thể họ đang đặt niềm vui, sự hào hứng hay lợi ích gì đó của họ khi đi theo Chúa Giêsu lên trên nỗi bất hạnh của người mù. Và họ đã chưng hửng trước thái độ của Chúa Giêsu, Đấng yêu thương mọi người, nhưng không bao giờ bỏ qua một tâm hồn bé mọn đang cần đến lòng thương xót của mình. Sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng cánh én nhỏ được nâng lên trên bầu trời xanh. Đức Phật dạy: “cứu một mạng người thì hơn xây bảy tòa tháp (ngôi chùa)”. Với Chúa Giêsu thì tìm được một con chiên thất lạc cả thiên giới vui mừng hơn là vì 99 con khác không thất lạc (x.Lc 15,7).
3. “Anh muốn Ta làm gì cho anh? Xin cho tôi được thấy”. Có phải Chúa Giêsu hỏi một câu “hơi bị thừa” không? Dĩ nhiên không chỉ Chúa Giêsu mà cả đám đông hôm ấy thừa hiểu ước muốn của người mù. Thế nhưng khi hỏi câu ấy và đợi câu trả lời của anh mù thì Chúa Giêsu một mặt giúp anh ta trân quý một chi thể được ví như “cửa sổ của tâm hồn” và mặt khác Người nhắc nhở đám đông rằng dù họ đang có mắt nhưng chưa chắc đã là thấy tức là nhìn nhận sự vật hiện tượng với tâm hồn trong sáng, lành mạnh, ngay thẳng và đầy lòng nhân. Cụ thể là hôm ấy có biết bao người chưa thấy được nỗi khổ của đồng loại nơi người ngồi ăn xin mù lòa.
“Lạy Chúa, xin thương xót con. Lạy Chúa, xin cho con được thấy”. Xin thương xót con vì con đã không thấy nỗi khổ về thể lý và nhất là về tinh thần của nhiều người đang vương cảnh dịch bệnh. Xin thương xót con vì con đã không thấy nhiều quan chức lớn bé đối xử với người nhiễm bệnh như là người có tội, như là người phung cùi. Xin thương xót con vì đã không thấy nhiều chính sách chống dịch thiếu tình người và nhiều khi vừa thái quá, vừa bất cập và cả bất công. Nói với các em thiếu nhi rằng khi đi đường chúng con thấy một viên đã lớn ở giữa đường mà chúng con đi luôn thì đã là thấy chưa và các em đồng thanh trả lời là chưa. Biết dừng lại lượm viên đá, bỏ vào lề đường để người khác đi khỏi bị vấp mới thực sự gọi là thấy.
Xét mình lại xem phản ứng của mình trước các hiện tượng từ trong gia đình ra ngoài xã hội và cả trong Giáo hội thì sẽ biết mình có thấy hay không hay là có mắt vẫn như mù. “Lạy Chúa xin thương xót con, xin cho con được thấy”. Lời khẩn xin này nói lên rằng việc mù lòa tâm hồn hay việc giả mù vì bất cứ lý do gì đều là tội lỗi, là món nợ vượt quá khả năng chi trả của chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Cây Vả Đang Đâm Chồi Nảy Lộc
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:03 13/11/2021
Cây Vả Đang Đâm Chồi Nảy Lộc
Chúa Nhật 33 TN B 2021
Mới ngày nào dân Chúa còn hát “Trời cao hãy đổ sương xuống” và những cánh đồng còn lênh láng nước chưa kịp xuống giống vụ Đông-Xuân, thì hôm nay Phụng vụ đã râm ran những trích đoạn Lời Chúa mang âm vang của ngày “tàn cuộc thế giới”, của thuở “cánh chung”, của “bến ga tàu cuối chót” trong chuyến hành hương về vĩnh cửu !
Thật vậy, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 33 Thường niên, Chúa Nhật áp cuối Năm Phụng vụ, có thể nói được, là lời tuyên xưng cuối cùng của Hội Thánh về một chân lý đức tin nền tảng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”.
Vâng, thế giới hữu hạn này, cuộc sống trần gian tạm bợ này rồi sẽ có một ngày “chung cuộc”, “tận thế” mà “ngôn ngữ khải huyền” của Ngôn sứ Đanien trong Cựu Ước hay Thánh sử Máccô của Tân ước đều diễn tả như một cuộc “Phán xét vĩ đại của Đấng Toàn Năng trước một thế giới đang lột xác, đổi thay tột cùng”: “Khi ấy, tổng lãnh sứ thần Micae sẽ chỗi dậy can thiệp cho con cái dân ngươi, đó sẽ là thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến từ khi có các dân tộc cho tới bây giờ. Trong thời kỳ ấy dân ngươi, hễ ai đã có ghi tên trong sách, sẽ được cứu thoát...” (Sách Đanien trong Bđ 1); “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang...” (Tin mừng Máccô).
Phải chăng đó chính là vũ trụ quan và nhân sinh quan của Lời Chúa, của Tin Mừng, một hướng nhìn, một niềm tin không dẫn đến một “cái kết” tan loãng, hay một khoảng mênh mông trống rỗng (như một cõi “Niết Bàn” hư vô tịch diệt…), nhưng là một “cái kết” mở ra một điểm đến, một gặp gỡ ắp đầy hy vọng và tràn trề nhựa sống như cách ví von của chính Chúa Kitô: “Nhìn vào cây vả, các con hãy tìm hiểu dụ ngôn này. Khi nó đâm chồi nảy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con nhìn thấy tất cả những điều đó xảy ra, thì các con hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi”.
Sau bao tháng ngày trụ vững giữa nắng mưa bão tố cùng với những chắt chiu chăm sóc của bàn tay cần mẫn siêng năng…, cây vả đã đâm chồi nảy lộc. Cũng vậy, suốt một cuộc hành trình dài lâu của một Năm Phụng vụ để cử hành các mầu nhiệm đức tin, các mầu nhiệm của Đức Kitô, để lắng nghe và thực hành bao nhiêu lời phán dạy của Chúa…, Chúa Nhật hôm nay chính là thời điểm để mọi người Kitô hữu đặt cuộc đời mình trước sự phán xét của Đức Kitô, Vị Thượng Tế đã hiện diện giữa lòng Hội Thánh suốt Năm Phụng vụ (Bđ 2), xét xem “cây vả đời mình đã đâm chồi nảy lộc làm sao”; có hoàn tất cuộc sống của những người được Thiên Chúa tuyển chọn, quy tụ: “Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất…” (TM), những người mang dáng đứng của chiến thắng, vinh quang, khải hoàn: “Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời” (Đanien); hay trở thành những kẻ đáng thương ngay từ hôm nay hay trong tương lai vĩnh cửu: “Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất sẽ chỗi dậy; … có kẻ phải tủi nhục muôn đời” (Đanien).
Trong một thế giới đầy bất an, lo sợ trước những thiên tai địch họa; nhất là trong cơn đại dịch Covid cứ mỗi ngày mỗi gieo nỗi hoang mang lo lắng cho mọi người khắp nơi trên thế giới, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay đang gióng lên hồi chuông của thức tỉnh và hy vọng: Thức tỉnh trước định mệnh và cùng đích vĩnh cửu của mỗi một cuộc đời; và hy vọng vào một tình thương cứu độ của một Thiên Chúa quyền năng và đầy lòng thương xót.
Riêng đối với những người tín hữu Công Giáo, thời điểm cuối Năm Phụng vụ luôn là “cơ hội ngàn năm một thuở”, là “dịp thuận tiện” để điều chỉnh lại nhịp sống đức tin, để sửa sang lại cách sống và thực hành Lời Chúa; và để thêm lòng tín thác trọn vẹn, niềm trông cậy vững vàng vào sự quan phòng và yêu thương của Chúa trong gian khó hôm nay hay trong cõi phúc vĩnh hằng, như lời cầu nguyện từ xa xưa của tác giả Thánh vịnh 15: “Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Người nắm giữ vận mạng của con. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Người thấy điều hư nát…”.
Vâng, cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu luôn mang dáng đứng của một “cây vả đang đâm chồi nảy lộc”, dáng đứng của một “cuộc lữ hành đầy hy vọng”. Amen.
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật 33 TN B 2021
Mới ngày nào dân Chúa còn hát “Trời cao hãy đổ sương xuống” và những cánh đồng còn lênh láng nước chưa kịp xuống giống vụ Đông-Xuân, thì hôm nay Phụng vụ đã râm ran những trích đoạn Lời Chúa mang âm vang của ngày “tàn cuộc thế giới”, của thuở “cánh chung”, của “bến ga tàu cuối chót” trong chuyến hành hương về vĩnh cửu !
Thật vậy, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 33 Thường niên, Chúa Nhật áp cuối Năm Phụng vụ, có thể nói được, là lời tuyên xưng cuối cùng của Hội Thánh về một chân lý đức tin nền tảng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”.
Vâng, thế giới hữu hạn này, cuộc sống trần gian tạm bợ này rồi sẽ có một ngày “chung cuộc”, “tận thế” mà “ngôn ngữ khải huyền” của Ngôn sứ Đanien trong Cựu Ước hay Thánh sử Máccô của Tân ước đều diễn tả như một cuộc “Phán xét vĩ đại của Đấng Toàn Năng trước một thế giới đang lột xác, đổi thay tột cùng”: “Khi ấy, tổng lãnh sứ thần Micae sẽ chỗi dậy can thiệp cho con cái dân ngươi, đó sẽ là thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến từ khi có các dân tộc cho tới bây giờ. Trong thời kỳ ấy dân ngươi, hễ ai đã có ghi tên trong sách, sẽ được cứu thoát...” (Sách Đanien trong Bđ 1); “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang...” (Tin mừng Máccô).
Phải chăng đó chính là vũ trụ quan và nhân sinh quan của Lời Chúa, của Tin Mừng, một hướng nhìn, một niềm tin không dẫn đến một “cái kết” tan loãng, hay một khoảng mênh mông trống rỗng (như một cõi “Niết Bàn” hư vô tịch diệt…), nhưng là một “cái kết” mở ra một điểm đến, một gặp gỡ ắp đầy hy vọng và tràn trề nhựa sống như cách ví von của chính Chúa Kitô: “Nhìn vào cây vả, các con hãy tìm hiểu dụ ngôn này. Khi nó đâm chồi nảy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con nhìn thấy tất cả những điều đó xảy ra, thì các con hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi”.
Sau bao tháng ngày trụ vững giữa nắng mưa bão tố cùng với những chắt chiu chăm sóc của bàn tay cần mẫn siêng năng…, cây vả đã đâm chồi nảy lộc. Cũng vậy, suốt một cuộc hành trình dài lâu của một Năm Phụng vụ để cử hành các mầu nhiệm đức tin, các mầu nhiệm của Đức Kitô, để lắng nghe và thực hành bao nhiêu lời phán dạy của Chúa…, Chúa Nhật hôm nay chính là thời điểm để mọi người Kitô hữu đặt cuộc đời mình trước sự phán xét của Đức Kitô, Vị Thượng Tế đã hiện diện giữa lòng Hội Thánh suốt Năm Phụng vụ (Bđ 2), xét xem “cây vả đời mình đã đâm chồi nảy lộc làm sao”; có hoàn tất cuộc sống của những người được Thiên Chúa tuyển chọn, quy tụ: “Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất…” (TM), những người mang dáng đứng của chiến thắng, vinh quang, khải hoàn: “Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời” (Đanien); hay trở thành những kẻ đáng thương ngay từ hôm nay hay trong tương lai vĩnh cửu: “Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất sẽ chỗi dậy; … có kẻ phải tủi nhục muôn đời” (Đanien).
Trong một thế giới đầy bất an, lo sợ trước những thiên tai địch họa; nhất là trong cơn đại dịch Covid cứ mỗi ngày mỗi gieo nỗi hoang mang lo lắng cho mọi người khắp nơi trên thế giới, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay đang gióng lên hồi chuông của thức tỉnh và hy vọng: Thức tỉnh trước định mệnh và cùng đích vĩnh cửu của mỗi một cuộc đời; và hy vọng vào một tình thương cứu độ của một Thiên Chúa quyền năng và đầy lòng thương xót.
Riêng đối với những người tín hữu Công Giáo, thời điểm cuối Năm Phụng vụ luôn là “cơ hội ngàn năm một thuở”, là “dịp thuận tiện” để điều chỉnh lại nhịp sống đức tin, để sửa sang lại cách sống và thực hành Lời Chúa; và để thêm lòng tín thác trọn vẹn, niềm trông cậy vững vàng vào sự quan phòng và yêu thương của Chúa trong gian khó hôm nay hay trong cõi phúc vĩnh hằng, như lời cầu nguyện từ xa xưa của tác giả Thánh vịnh 15: “Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Người nắm giữ vận mạng của con. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Người thấy điều hư nát…”.
Vâng, cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu luôn mang dáng đứng của một “cây vả đang đâm chồi nảy lộc”, dáng đứng của một “cuộc lữ hành đầy hy vọng”. Amen.
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:36 13/11/2021
62. Khoái cảm của thế tục có hại cho sự trinh khiết, tiền tài của nó có hại cho đức khiêm tốn, sự nghiệp của nó có hại cho sự nhiệt tâm, ăn nói lịch lãm của nó có hại cho sự chân thành, gian trá của nó có hại cho đức ái.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 13/11/2021
9. KHAI MÔN THẤT SỰ
Vợ rất nghiện rượu, nhiều lần muốn rượu uống nhưng chồng không cho uống, lại còn trách vợ:
- “Trong nhà mở cửa hàng thì có bảy việc là: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà, làm gì thấy có “rượu” hử?”
Vợ nói:
- “Rượu trước khi mở cửa thì đã dùng rồi, nên phải mua trước cách một đêm”.
(Tiếu đảo)
Suy tư 9:
Mở cửa hàng bán tạp hóa tối thiểu là phải có bảy món hàng căn bản này là: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm và trà, bởi vì tất cả đều rất cần thiết cho đời sống bình thường, ít nữa là ở nông thôn.
Làm người Ki-tô hữu thì ít nữa phải chịu các phép bí tích này: Rửa Tội, Thánh Thể và Thêm Sức, bởi vì đây là ba bí tích nhập đạo rất cần thiết của người Ki-tô hữu, sau đó sẽ tùy theo nhu cầu thiêng liêng của mỗi người mà lãnh nhận các bí tích khác như Giải Tội, Xức Dầu Thánh, Hôn Phối và Truyền Chức Thánh. Tất cả đều được Chúa Giê-su chuẩn bị rất chu đáo để chúng ta được ơn cứu độ trong Giáo Hội của Ngài.
Có một vài người Ki-tô hữu trách cha mẹ tại sao phải Rửa Tội cho mình khi mới sinh ra; có vài người Ki-tô hữu ra mặt chống đối cự tuyệt lãnh nhận bí tích Giải Tội và Thánh Thể, họ cho rằng chẳng ích lợi gì cả; lại có người Ki-tô hữu tự cho mình có thể nên thánh mà không cần lãnh các bí tích của Đức Chúa Giê-su...
Xưa nay chưa có bệnh nhân nào không ăn uống, từ chối bác sĩ chữa bệnh, không uống thuốc, không truyền sức mà sống cả nếu không có phép lạ, mà phép lạ thì không hề xảy ra cho những người kiêu ngạo, cố chấp...
Kiêu ngạo và cố chấp là thứ rượu không nên có, và cũng không nên uống trong cuộc sống của người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ rất nghiện rượu, nhiều lần muốn rượu uống nhưng chồng không cho uống, lại còn trách vợ:
- “Trong nhà mở cửa hàng thì có bảy việc là: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà, làm gì thấy có “rượu” hử?”
Vợ nói:
- “Rượu trước khi mở cửa thì đã dùng rồi, nên phải mua trước cách một đêm”.
(Tiếu đảo)
Suy tư 9:
Mở cửa hàng bán tạp hóa tối thiểu là phải có bảy món hàng căn bản này là: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm và trà, bởi vì tất cả đều rất cần thiết cho đời sống bình thường, ít nữa là ở nông thôn.
Làm người Ki-tô hữu thì ít nữa phải chịu các phép bí tích này: Rửa Tội, Thánh Thể và Thêm Sức, bởi vì đây là ba bí tích nhập đạo rất cần thiết của người Ki-tô hữu, sau đó sẽ tùy theo nhu cầu thiêng liêng của mỗi người mà lãnh nhận các bí tích khác như Giải Tội, Xức Dầu Thánh, Hôn Phối và Truyền Chức Thánh. Tất cả đều được Chúa Giê-su chuẩn bị rất chu đáo để chúng ta được ơn cứu độ trong Giáo Hội của Ngài.
Có một vài người Ki-tô hữu trách cha mẹ tại sao phải Rửa Tội cho mình khi mới sinh ra; có vài người Ki-tô hữu ra mặt chống đối cự tuyệt lãnh nhận bí tích Giải Tội và Thánh Thể, họ cho rằng chẳng ích lợi gì cả; lại có người Ki-tô hữu tự cho mình có thể nên thánh mà không cần lãnh các bí tích của Đức Chúa Giê-su...
Xưa nay chưa có bệnh nhân nào không ăn uống, từ chối bác sĩ chữa bệnh, không uống thuốc, không truyền sức mà sống cả nếu không có phép lạ, mà phép lạ thì không hề xảy ra cho những người kiêu ngạo, cố chấp...
Kiêu ngạo và cố chấp là thứ rượu không nên có, và cũng không nên uống trong cuộc sống của người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiến về phía vỉnh cửu
Lm. Minh Anh
22:33 13/11/2021
TIẾN VỀ PHÍA VĨNH CỬU
“Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”.
Trong cuốn sách “The Saint’s Everlasting Rest”, “Sự Yên Nghỉ Vĩnh Hằng Của Vị Thánh”, Richard Baxter, một tác giả thế kỷ 17, viết, “Tại sao trái tim chúng ta không liên tục hướng về thiên đàng? Tại sao không liên lỉ trầm ngâm về nó? Hãy cúi mình nghiên cứu sự vĩnh hằng, bận rộn với bản thân về cuộc sống sắp tới, tập trung vào những suy tư! Đừng để những suy nghĩ đó trở nên viển vông, nhưng hãy tắm mình trong những thú vui thiên đàng, chúng ta đang ‘tiến về phía vĩnh cửu!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy tắm mình trong những thú vui thiên đàng!”. Sở dĩ Richard Baxter nói được như thế, vì ông tin vào Lời Chúa Giêsu; cách riêng, lời hứa của Ngài về sự sống đời đời, về thiên đàng. Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”. Khẳng định này cho thấy sự bền vững của Lời Ngài. Một khi đã hứa, Thiên Chúa luôn giữ lời. Đặc tính này mang lại một sự thay đổi tinh thần có tính quyết định trong cuộc đời chúng ta. Nó quyết định cách chúng ta hiểu về thế giới; nó quyết định đâu là điều chúng ta mong đợi; và quyết định cả cách chúng ta lựa chọn khi ‘tiến về phía vĩnh cửu’.
Trước hết, cách chúng ta hiểu về thế giới chung quanh. “Trời đất sẽ qua đi!”, đó là một sự thật. ‘Thiên đàng’ như nó đang là, trần gian như nó đang là, sẽ qua đi. Các Phúc Âm và Khải Huyền đã nói về điều này. Sự thật này nói với chúng ta rằng, đừng quá gắn bó với những gì thuộc về thế giới đang trôi qua này. Sự thật là, của cải vật chất có thể mang lại sự hài lòng tạm thời cho cuộc sống, nhưng không bao giờ là sự hài lòng vĩnh viễn. Theo thời gian, những thứ này sẽ biến mất. Vậy, nếu chúng ta sống, chỉ để tích lũy những gì thuộc về đất; hãy biết, tất cả cuối cùng, sẽ qua đi. Khi con người gắn bó với một điều gì đó không phải là Thiên Chúa, kết quả luôn là sợ hãi! Đây là nỗi sợ về tương lai, sợ về những điều chưa biết. Thế nhưng, với Chúa, chúng ta, con cái Ngài, biết điểm kết thúc, biết điều gì đang chờ đợi mình, vì biết mình đang ‘tiến về phía vĩnh cửu’.
Thứ đến, đâu là điều chúng ta mong đợi? Chúng ta mong đợi điều Chúa hứa! Ngài hứa cho chúng ta sự sống mới trong ân sủng của Thánh Thần, một sự sống mà Ngài đã đổ máu ra để mua lấy; Ngài hứa cho chúng ta sự sống đời đời ngay hôm nay và mai ngày; đó là trời mới đất mới, là thiên đàng. Chúng ta là những người sẽ được Thiên Chúa cứu thoát, những người đang ‘tiến về phía vĩnh cửu’ như bài đọc Đaniel hôm nay nói đến. Vì thế, đừng sợ hy vọng vào Chúa!
Cuối cùng, chúng ta phải chọn lựa thế nào? “Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”. Khôn ngoan của chúng ta là chọn nắm giữ Lời Chúa; Lời Ngài là sự giàu có thực sự mà chúng ta phải kiếm tìm. Bằng cách nắm lấy Lời Ngài, bám vào Lời Ngài, đi vào Lời Ngài, tin vào Lời Ngài và sống Lời Ngài… Lời Chúa sẽ thay đổi chúng ta, và như thế, chúng ta đang nắm lấy điều vĩnh cửu; nắm lấy ‘của cải’ mà chúng ta sẽ có cho đến đời đời. Đây là một sự thật quan trọng để chúng ta hiểu và sống trên con đường ‘tiến về phía vĩnh cửu’. Ý nghĩa biết bao Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa!”. Đó là lời của một người chỉ biết cậy trông vào Lời Ngài; Đấng là Tư Tế Tối Cao mà “Nhờ việc hiến dâng duy nhất, Ngài đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời” như thư Do Thái hôm nay đề cập.
Anh Chị em,
“Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”. Tất cả những gì chúng ta thấy và tận hưởng sẽ qua đi, nhưng lời Chúa hứa thì không; cụ thể, lời Ngài hứa về thiên đàng. Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý một hình ảnh Chúa Giêsu nói đến hôm nay; đó là cây vả. Ân sủng Chúa đủ cho chúng ta sinh trái và chín mùi. Đừng như một cây vả héo úa, không sinh trái; hãy là một cây vả tốt tươi, và sai quả! Không biết khi nào Chúa Giêsu sẽ đi ngang qua cây vả đời chúng ta để hái trái từ các nhân đức; tuy nhiên, hãy yên tâm về điều này, ngày ấy sẽ đến! Phép Rửa đã làm cho cuộc đời chúng ta trở thành một mùa gặt ngay khi đang trên đường ‘tiến về phía vĩnh cửu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết, đời con đang ‘tiến về phía vĩnh cửu’. Xin giúp con trung thành sống phép Rửa của mình và đặt tất cả hy vọng vào lời Chúa hứa, những lời ‘sẽ chẳng qua đi’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”.
Trong cuốn sách “The Saint’s Everlasting Rest”, “Sự Yên Nghỉ Vĩnh Hằng Của Vị Thánh”, Richard Baxter, một tác giả thế kỷ 17, viết, “Tại sao trái tim chúng ta không liên tục hướng về thiên đàng? Tại sao không liên lỉ trầm ngâm về nó? Hãy cúi mình nghiên cứu sự vĩnh hằng, bận rộn với bản thân về cuộc sống sắp tới, tập trung vào những suy tư! Đừng để những suy nghĩ đó trở nên viển vông, nhưng hãy tắm mình trong những thú vui thiên đàng, chúng ta đang ‘tiến về phía vĩnh cửu!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy tắm mình trong những thú vui thiên đàng!”. Sở dĩ Richard Baxter nói được như thế, vì ông tin vào Lời Chúa Giêsu; cách riêng, lời hứa của Ngài về sự sống đời đời, về thiên đàng. Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”. Khẳng định này cho thấy sự bền vững của Lời Ngài. Một khi đã hứa, Thiên Chúa luôn giữ lời. Đặc tính này mang lại một sự thay đổi tinh thần có tính quyết định trong cuộc đời chúng ta. Nó quyết định cách chúng ta hiểu về thế giới; nó quyết định đâu là điều chúng ta mong đợi; và quyết định cả cách chúng ta lựa chọn khi ‘tiến về phía vĩnh cửu’.
Trước hết, cách chúng ta hiểu về thế giới chung quanh. “Trời đất sẽ qua đi!”, đó là một sự thật. ‘Thiên đàng’ như nó đang là, trần gian như nó đang là, sẽ qua đi. Các Phúc Âm và Khải Huyền đã nói về điều này. Sự thật này nói với chúng ta rằng, đừng quá gắn bó với những gì thuộc về thế giới đang trôi qua này. Sự thật là, của cải vật chất có thể mang lại sự hài lòng tạm thời cho cuộc sống, nhưng không bao giờ là sự hài lòng vĩnh viễn. Theo thời gian, những thứ này sẽ biến mất. Vậy, nếu chúng ta sống, chỉ để tích lũy những gì thuộc về đất; hãy biết, tất cả cuối cùng, sẽ qua đi. Khi con người gắn bó với một điều gì đó không phải là Thiên Chúa, kết quả luôn là sợ hãi! Đây là nỗi sợ về tương lai, sợ về những điều chưa biết. Thế nhưng, với Chúa, chúng ta, con cái Ngài, biết điểm kết thúc, biết điều gì đang chờ đợi mình, vì biết mình đang ‘tiến về phía vĩnh cửu’.
Thứ đến, đâu là điều chúng ta mong đợi? Chúng ta mong đợi điều Chúa hứa! Ngài hứa cho chúng ta sự sống mới trong ân sủng của Thánh Thần, một sự sống mà Ngài đã đổ máu ra để mua lấy; Ngài hứa cho chúng ta sự sống đời đời ngay hôm nay và mai ngày; đó là trời mới đất mới, là thiên đàng. Chúng ta là những người sẽ được Thiên Chúa cứu thoát, những người đang ‘tiến về phía vĩnh cửu’ như bài đọc Đaniel hôm nay nói đến. Vì thế, đừng sợ hy vọng vào Chúa!
Cuối cùng, chúng ta phải chọn lựa thế nào? “Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”. Khôn ngoan của chúng ta là chọn nắm giữ Lời Chúa; Lời Ngài là sự giàu có thực sự mà chúng ta phải kiếm tìm. Bằng cách nắm lấy Lời Ngài, bám vào Lời Ngài, đi vào Lời Ngài, tin vào Lời Ngài và sống Lời Ngài… Lời Chúa sẽ thay đổi chúng ta, và như thế, chúng ta đang nắm lấy điều vĩnh cửu; nắm lấy ‘của cải’ mà chúng ta sẽ có cho đến đời đời. Đây là một sự thật quan trọng để chúng ta hiểu và sống trên con đường ‘tiến về phía vĩnh cửu’. Ý nghĩa biết bao Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa!”. Đó là lời của một người chỉ biết cậy trông vào Lời Ngài; Đấng là Tư Tế Tối Cao mà “Nhờ việc hiến dâng duy nhất, Ngài đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời” như thư Do Thái hôm nay đề cập.
Anh Chị em,
“Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi!”. Tất cả những gì chúng ta thấy và tận hưởng sẽ qua đi, nhưng lời Chúa hứa thì không; cụ thể, lời Ngài hứa về thiên đàng. Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý một hình ảnh Chúa Giêsu nói đến hôm nay; đó là cây vả. Ân sủng Chúa đủ cho chúng ta sinh trái và chín mùi. Đừng như một cây vả héo úa, không sinh trái; hãy là một cây vả tốt tươi, và sai quả! Không biết khi nào Chúa Giêsu sẽ đi ngang qua cây vả đời chúng ta để hái trái từ các nhân đức; tuy nhiên, hãy yên tâm về điều này, ngày ấy sẽ đến! Phép Rửa đã làm cho cuộc đời chúng ta trở thành một mùa gặt ngay khi đang trên đường ‘tiến về phía vĩnh cửu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết, đời con đang ‘tiến về phía vĩnh cửu’. Xin giúp con trung thành sống phép Rửa của mình và đặt tất cả hy vọng vào lời Chúa hứa, những lời ‘sẽ chẳng qua đi’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà truyền giáo Salêdiêng bị bắt ở Ethiopia
Thanh Quảng sdb
00:25 13/11/2021
Các nhà truyền giáo Salêdiêng bị bắt ở Ethiopia
Aleteia 12/11/2021
Chính phủ cho biết có 17 linh mục, tu sĩ và nhân viên tham gia vào việc ủng hộ những người ủng hộ phe Tigrayan đã bị bắt.
Thông tấn Vatican cho hay: “Lực lượng chính phủ ở Ethiopia đã đột kích vào một trung tâm do các tu sĩ Salêdiêng Don Bosco điều hành ở Addis Ababa và bắt giữ 17 người, bao gồm các linh mục, tu sĩ và nhân viên, trong bối cảnh tình hình chung của đất nước đang bất ổn và căng thẳng kéo dài suốt một năm qua qua các xung đột giữa chính phủ và lực lượng Tigrayan.”
Phong trào Tigray nổi dậy từ 3 tháng 11 năm 2020, sau một cuộc xung đột giữa Lực lượng Phòng vệ Tigray địa phương và Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Ethiopia, Cảnh sát Liên bang Ethiopia, cảnh sát khu vực và lực lượng hiến binh của các vùng Amhara và Afar lân cận với sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Eritrean. Tigray là vùng cực bắc của liên bang Ethiopia, là nơi sinh sống của khoảng 7 triệu người.
Khởi nguồn của cuộc xung đột bắt nguồn từ năm 2019, khi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed hợp nhất các đảng dân tộc và khu vực Liên minh Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia và một số đảng phái đối lập thành Đảng Thịnh vượng mới của ông. Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray từ chối gia nhập đảng mới. TPLF cáo buộc Ahmed trở thành người cai trị bất hợp pháp vì cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 8 năm 2020 đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch COVID-19. Ông Debretsion Gebremichael, TPLF, chủ tịch đứng đầu, đã tiến hành các cuộc bầu cử khu vực ở Tigray vào tháng 9 năm 2020 để thách thức chính phủ liên bang, sau đó tuyên bố cuộc tuyển cử ở Tigray là bất hợp pháp.
Sau một thời gian dài xây dựng lực lượng Eritrean và Amhara trên biên giới của Tigray, giao tranh giữa lực lượng Tigray và liên minh Ethiopia-Eritrea-Amhara bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2020.
Omna Tigray, một tập thể các chuyên gia Tigrayan quốc tế ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh, làm mất ổn định cho Ethiopia và phá hoại hòa bình và an ninh ở vùng Châu Phi, tuyên bố “Abiy đã gây ra vô số hành động tàn bạo, tàn phá Tigray, viện trợ nhân đạo hạn chế cho người Tigrayan và sự phát triển kinh tế của Tigray.“ Tại Tigray, ước tính có khoảng 70.000 người đã thiệt mạng, hơn 22.500 người phải chịu đựng bạo lực tình dục, 70.000 người phải chạy sang nước láng giềng Sudan và hơn 2,2 triệu người phải di tản trong nước. Các cơ quan nhân đạo ước tính có 900.000 người đang trong tình trạng đói khổ, với gần 2 triệu người khác đang trên bờ vực của nạn đói ”.
Các nhà truyền giáo Salesian đã làm việc tại Ethiopia từ năm 1975.
Jayne Feeney, một người Mỹ trước đây đã tình nguyện tham gia các công việc Salêdiêng ở Dilla, Ethiopia, nói với Aleteia: “Tình hình thật tồi tệ vì trong lịch sử chưa có mối quan hệ nào tệ hại như của chính phủ Ethiopia với người dân. Cô thường coi các linh mục và nhân viên có liên quan là “bạn bè, như người thân trong gia đình”.
“Chính phủ Ethiopia cho biết họ đang giam giữ những người bị nghi là ủng hộ cho các lực lượng của vùng Tigray. Nhưng các nhóm nhân quyền, luật sư, người thân và Ủy ban Nhân quyền Ethiopia do chính phủ thành lập nói rằng việc giam giữ - bao gồm cả trẻ em và người già - dường như là vì lý do sắc tộc!”
Thông tín viên Vatican cho hay: Hôm thứ Tư, Liên Hợp Quốc cho biết lực lượng an ninh Ethiopia đã bắt giữ khoảng 72 tài xế xe tải vận chuyển hàng cứu trợ cho Chương trình Lương thực Thế giới ở Semera, thủ phủ của khu vực Afar, và là cửa ngõ cho các đoàn xe cứu trợ đang cố gắng tiếp cận khu vực Tigray.
Linh mục Giuseppe Cavallini, một nhà truyền giáo Comboni đã phục vụ ở Ethiopia 30 năm cho Thông tấn xã Vatican hay ngay cả các nhà thờ cũng không được thoát khỏi cuộc đàn áp này của chính phủ.
“Vài ngày trước, quân đội đã tiến vào Nhà thờ Công Giáo Addis Ababa để lục soát những người thuộc sắc tộc Tigrinya. Và những cuộc truy quét này đang được thực hiện trên khắp thủ đô”.
Sau một thời gian dài xây dựng lực lượng Eritrean và Amhara trên biên giới của Tigray, giao tranh giữa lực lượng Tigray và liên minh Ethiopia-Eritrea-Amhara bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2020.
Omna Tigray, một nhóm chuyên gia Tigrayan quốc tế ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh, gây mất ổn định ở Ethiopia và phá hoại hòa bình và an ninh cho toàn vùng Châu Phi, tuyên bố “Abiy đã gây ra vô số hành động tàn bạo, tàn phá Tigray, ngăn cản viện trợ nhân đạo cho dân chúng Tigrayan và sự phát triển kinh tế của Tigray. “Tại Tigray, ước tính có khoảng 70.000 người đã thiệt mạng, hơn 22.500 người bị bạo lực tình dục và 70.000 người phải chạy sang nước láng giềng Sudan, hơn 2,2 triệu người phải di tản trong nước. Các cơ quan nhân đạo ước tính có hơn 900.000 người đang bị đói khổ, và gần 2 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói ”.
Một cuộc đột kích vào ngày 5 tháng 11 đã vây hãm trung tâm Salêdiêng ở Gottera, thủ đô Ethiopia và bắt đi 17 tu sĩ đem đi một điểm đến không được biết đến.
Aleteia 12/11/2021
Chính phủ cho biết có 17 linh mục, tu sĩ và nhân viên tham gia vào việc ủng hộ những người ủng hộ phe Tigrayan đã bị bắt.
Thông tấn Vatican cho hay: “Lực lượng chính phủ ở Ethiopia đã đột kích vào một trung tâm do các tu sĩ Salêdiêng Don Bosco điều hành ở Addis Ababa và bắt giữ 17 người, bao gồm các linh mục, tu sĩ và nhân viên, trong bối cảnh tình hình chung của đất nước đang bất ổn và căng thẳng kéo dài suốt một năm qua qua các xung đột giữa chính phủ và lực lượng Tigrayan.”
Phong trào Tigray nổi dậy từ 3 tháng 11 năm 2020, sau một cuộc xung đột giữa Lực lượng Phòng vệ Tigray địa phương và Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Ethiopia, Cảnh sát Liên bang Ethiopia, cảnh sát khu vực và lực lượng hiến binh của các vùng Amhara và Afar lân cận với sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Eritrean. Tigray là vùng cực bắc của liên bang Ethiopia, là nơi sinh sống của khoảng 7 triệu người.
Khởi nguồn của cuộc xung đột bắt nguồn từ năm 2019, khi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed hợp nhất các đảng dân tộc và khu vực Liên minh Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia và một số đảng phái đối lập thành Đảng Thịnh vượng mới của ông. Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray từ chối gia nhập đảng mới. TPLF cáo buộc Ahmed trở thành người cai trị bất hợp pháp vì cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 8 năm 2020 đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch COVID-19. Ông Debretsion Gebremichael, TPLF, chủ tịch đứng đầu, đã tiến hành các cuộc bầu cử khu vực ở Tigray vào tháng 9 năm 2020 để thách thức chính phủ liên bang, sau đó tuyên bố cuộc tuyển cử ở Tigray là bất hợp pháp.
Sau một thời gian dài xây dựng lực lượng Eritrean và Amhara trên biên giới của Tigray, giao tranh giữa lực lượng Tigray và liên minh Ethiopia-Eritrea-Amhara bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2020.
Omna Tigray, một tập thể các chuyên gia Tigrayan quốc tế ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh, làm mất ổn định cho Ethiopia và phá hoại hòa bình và an ninh ở vùng Châu Phi, tuyên bố “Abiy đã gây ra vô số hành động tàn bạo, tàn phá Tigray, viện trợ nhân đạo hạn chế cho người Tigrayan và sự phát triển kinh tế của Tigray.“ Tại Tigray, ước tính có khoảng 70.000 người đã thiệt mạng, hơn 22.500 người phải chịu đựng bạo lực tình dục, 70.000 người phải chạy sang nước láng giềng Sudan và hơn 2,2 triệu người phải di tản trong nước. Các cơ quan nhân đạo ước tính có 900.000 người đang trong tình trạng đói khổ, với gần 2 triệu người khác đang trên bờ vực của nạn đói ”.
Các nhà truyền giáo Salesian đã làm việc tại Ethiopia từ năm 1975.
Jayne Feeney, một người Mỹ trước đây đã tình nguyện tham gia các công việc Salêdiêng ở Dilla, Ethiopia, nói với Aleteia: “Tình hình thật tồi tệ vì trong lịch sử chưa có mối quan hệ nào tệ hại như của chính phủ Ethiopia với người dân. Cô thường coi các linh mục và nhân viên có liên quan là “bạn bè, như người thân trong gia đình”.
“Chính phủ Ethiopia cho biết họ đang giam giữ những người bị nghi là ủng hộ cho các lực lượng của vùng Tigray. Nhưng các nhóm nhân quyền, luật sư, người thân và Ủy ban Nhân quyền Ethiopia do chính phủ thành lập nói rằng việc giam giữ - bao gồm cả trẻ em và người già - dường như là vì lý do sắc tộc!”
Thông tín viên Vatican cho hay: Hôm thứ Tư, Liên Hợp Quốc cho biết lực lượng an ninh Ethiopia đã bắt giữ khoảng 72 tài xế xe tải vận chuyển hàng cứu trợ cho Chương trình Lương thực Thế giới ở Semera, thủ phủ của khu vực Afar, và là cửa ngõ cho các đoàn xe cứu trợ đang cố gắng tiếp cận khu vực Tigray.
Linh mục Giuseppe Cavallini, một nhà truyền giáo Comboni đã phục vụ ở Ethiopia 30 năm cho Thông tấn xã Vatican hay ngay cả các nhà thờ cũng không được thoát khỏi cuộc đàn áp này của chính phủ.
“Vài ngày trước, quân đội đã tiến vào Nhà thờ Công Giáo Addis Ababa để lục soát những người thuộc sắc tộc Tigrinya. Và những cuộc truy quét này đang được thực hiện trên khắp thủ đô”.
Sau một thời gian dài xây dựng lực lượng Eritrean và Amhara trên biên giới của Tigray, giao tranh giữa lực lượng Tigray và liên minh Ethiopia-Eritrea-Amhara bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2020.
Omna Tigray, một nhóm chuyên gia Tigrayan quốc tế ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh, gây mất ổn định ở Ethiopia và phá hoại hòa bình và an ninh cho toàn vùng Châu Phi, tuyên bố “Abiy đã gây ra vô số hành động tàn bạo, tàn phá Tigray, ngăn cản viện trợ nhân đạo cho dân chúng Tigrayan và sự phát triển kinh tế của Tigray. “Tại Tigray, ước tính có khoảng 70.000 người đã thiệt mạng, hơn 22.500 người bị bạo lực tình dục và 70.000 người phải chạy sang nước láng giềng Sudan, hơn 2,2 triệu người phải di tản trong nước. Các cơ quan nhân đạo ước tính có hơn 900.000 người đang bị đói khổ, và gần 2 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói ”.
Một cuộc đột kích vào ngày 5 tháng 11 đã vây hãm trung tâm Salêdiêng ở Gottera, thủ đô Ethiopia và bắt đi 17 tu sĩ đem đi một điểm đến không được biết đến.
Viên chức chính quyền lại xúi giục dân chúng tấn công nhà thờ chính tòa và Tòa Giám Mục.
Đặng Tự Do
05:52 13/11/2021
Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina của tổng giáo phận Santa Cruz de la Sierra đã ra một tuyên bố than phiền về trường hợp viên chức chính quyền tiểu bang quá khích hô hào dân chúng tấn công nhà thờ chính tòa thành phố và Tòa Giám Mục.
Tóm tắt nội dung câu chuyện.
Tại Santa Cruz de la Sierra, một bé gái 11 tuổi đã bị chính ông ngoại của mình hãm hiếp nhiều lần đến mức mang bầu. Người ông 61 tuổi, người hiện đang bị giam giữ, ở Santa Cruz de la Sierra.
Chính quyền tiểu bang đã gây áp lực buộc cô gái và mẹ cô phải đồng ý phá thai.
Một số tổ chức chính phủ, bao gồm Văn phòng Thanh tra Nhân dân cũng như báo chí Bolivia và quốc tế, cáo buộc rằng Giáo Hội Công Giáo trong nước đã can thiệp hoặc buộc cô gái và mẹ cô từ chối phá thai, tiếp tục mang thai, và Tòa Giám Mục đã chuyển cô bé đến một nơi tạm trú.
Các cáo buộc đã dẫn đến các cuộc biểu tình và phá hoại nhà thờ chính tòa của thành phố và các văn phòng của Tòa Giám Mục.
Theo Đức Tổng Giám Mục, chính Văn phòng Thanh tra Nhân Dân về Trẻ em và Thanh thiếu niên đã chuyển cô gái từ bệnh viện vào trung tâm tạm trú do Tổng giáo phận Santa Cruz de la Sierra điều hành khi cô mang thai được 21 tuần.
Tổng giáo phận hoàn toàn không can thiệp vào vụ việc và nhấn mạnh rằng quyết định chuyển bé gái đến nơi trú ẩn do Giáo Hội điều hành là do chính Văn phòng Thanh tra Nhân Dân về Trẻ em và Thanh thiếu niên quyết định. Tổng giáo phận đón nhận bé gái này vào trung tâm tạm trú của Giáo Hội như đã từng đón hàng ngàn đứa bé bị ngược đãi do Văn phòng Thanh tra Nhân Dân giới thiệu.
Chánh Văn phòng Thanh tra Nhân dân tại Santa Cruz de la Sierra, tên là Nadia Cruz, là một phụ nữ khét tiếng phò phá thai đã vu cáo tổng giáo phận bắt cóc bé gái từ bệnh viện đưa về trại tạm trú để ngăn đứa bé đừng phá thai, trong khi chính y thị là người đã dàn xếp đưa bé gái từ bệnh viện vào trung tâm tạm trú của tổng giáo phận.
Y thị còn đi xa đến mức xách động nhân viên Văn phòng Thanh tra Nhân dân và người dân không hiểu chuyện tấn công nhà thờ chính tòa thành phố và Tòa Tổng Giám Mục.
Tòa án đã yêu cầu Văn phòng Thanh tra Nhân dân của y thị đưa bé gái ra khỏi nơi tạm trú của Tổng giáo phận, và đưa đến một Trung tâm Y tế.
Cả người mẹ của cô bé và chính cô bé đã từ chối phá thai. Theo tờ El Deber của Bolivia, các luật sư của đứa bé, là Néstor Higa và Yovani Cabello, “cáo buộc rằng mẹ của đứa bé đã bị bắt cóc và khủng bố để giữ bà ấy không được đến gần con gái của mình.”
Cô bé đã được chích thuốc kích hoạt quá trình chuyển dạ tại trung tâm y tế vào ngày 5 tháng 11, và vào buổi sáng ngày 6 tháng 11, cô sinh ra một bé trai còn sống, đặt tên là José María, nặng gần nửa kg.
José María đã chết sau đó vài giờ.
Đức Tổng Giám Mục đã hướng dẫn giây phút cầu nguyện vào ngày 7 tháng 11 với tiếng chuông nhà thờ cất lên như một dấu hiệu thương tiếc cho cái chết của José María sau cuộc sinh nở sớm do chính quyền Bolivia dàn xếp.
Trong suy tư của mình, vị Tổng giám mục đặt câu hỏi: “Nếu lý do chính quyền đưa ra là tính mạng của người mẹ trẻ đang gặp nguy hiểm thì tại sao thủ thuật này lại được thực hiện ở bệnh viện hạng nhì, thay vì ở bệnh viện hạng ba có khoa sơ sinh tốt hơn?”
Đức Tổng Giám Mục Gualberti đã thách thức tại sao một thiếu niên dưới 16 tuổi cần chữ ký của cha mẹ để được chủng ngừa COVID, nhưng “họ đã ngăn cản người mẹ đi cùng với cô bé 11 tuổi trong hầu hết các thử thách dài và bi thảm và bị cô lập mà không được thông báo hay hỏi xem bà ấy có đồng ý hay. Họ không làm vậy, vì họ chỉ muốn thực hiện kế hoạch bất chính của mình để giết chết đứa bé”.
“Hãy hoàn toàn chắc chắn về điều này: một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ hỏi tất cả chúng ta, không phân biệt chức vụ trên trần gian này, xem chúng ta đã bảo vệ tất cả sự sống của con người hay chúng ta chỉ là những tay đao phủ,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Source:Catholic News Agency
Giáo Hội tại Ba Lan đang gặp những khó khăn rất lớn sau cái chết của một thai phụ
Đặng Tự Do
05:53 13/11/2021
Bộ Y tế Ba Lan đã đưa ra một tuyên bố hôm Chúa Nhật làm rõ rằng việc phá thai có thể được thực hiện khi tính mạng của người mẹ gặp rủi ro.
Tuyên bố được đưa ra sau các cuộc biểu tình ở một số thành phố trên khắp đất nước sau khi một luật sư cho rằng luật phá thai của nước này phải chịu trách nhiệm cho cái chết của một phụ nữ 30 tuổi khi cô ấy đang mang thai đến tuần thứ 22. Một số nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công.
“Trong trường hợp xảy ra tình huống đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của người phụ nữ ví dụ như nghi ngờ nhiễm trùng khoang tử cung, băng huyết, v.v., việc chấm dứt thai kỳ là hợp pháp”, tuyên bố cho biết như trên khi đề cập đến luật đã được thông qua vào năm 1993, cho phép phá thai trong các trường hợp thứ nhất là hiếp dâm hoặc loạn luân; thứ hai là nếu tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ gặp rủi ro; và thứ ba là thai nhi có những bất thường.
Trong tuyên bố ngày 7 tháng 11, Bộ Y tế cho biết “cần phải nhấn mạnh rằng các bác sĩ không được sợ hãi khi đưa ra các quyết định rõ ràng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức y khoa sẵn có của họ.”
Vào tháng 10 năm 2020, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết rằng việc phá thai đối với trường hợp thứ ba, khi một đứa trẻ có những bất thường, là vi hiến. Việc sửa đổi luật có hiệu lực vào ngày 27 tháng Giêng, khi phán quyết được công bố trên Tạp chí Luật của nước này. Như thế, luật mới của Ba Lan vẫn cho phép phá thai trong 2 trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân; hay nếu tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ gặp rủi ro.
Người phụ nữ, chỉ được gọi là Izabela, đã chết vì nhiễm trùng huyết vào ngày 22 tháng 9 tại một bệnh viện ở Pszczyna. Theo một báo cáo, thai nhi của cô bị thiếu nước ối và cô đã gặp phải các biến chứng trong suốt thai kỳ.
Luật sư của gia đình, Jolanta Budzowska, lập luận rằng các quy định hạn chế chặt chẽ hơn đối với việc phá thai ở Ba Lan kể từ phán quyết tháng 10 năm 2020 khiến các bác sĩ phải “chờ đứa bé chết” thay vì thực hiện phá thai.
“Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông và tiếc thương chân thành đến gia đình của bệnh nhân đã qua đời,” ban quản lý bệnh viện Pszczyna cho biết trong một tuyên bố.
Các cuộc biểu tình im lặng phản đối lệnh cấm phá thai đã được tổ chức ở Krakow, Warsaw và Gdansk vào ngày 1 tháng 11, để đáp lại những cáo buộc của luật sư. Theo BBC, bệnh viện cho biết quyết định của họ dựa trên sự lo lắng cho hai mẹ con.
Bệnh viện ở Pszczyna đã đồng ý “hoàn toàn công khai hợp tác với tất cả các cơ quan có thẩm quyền” trong quá trình điều tra và báo cáo rằng hai bác sĩ làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân đã bị đình chỉ trong khi tình hình đang được xem xét.
Khi luật hiện hành của Ba Lan có hiệu lực vào tháng Giêng năm 2021, Tòa án Hiến pháp khẳng định rằng “một đứa trẻ chưa sinh, với tư cách là một con người - một người được hưởng phẩm giá bẩm sinh và bất khả xâm phạm, một đối tượng có quyền được sống; và hệ thống pháp luật, theo Điều 38 của Hiến pháp, phải bảo bảo đảm sự bảo vệ thích đáng cho lợi ích trung tâm này”.
Trước khi luật mới có hiệu lựv. dữ liệu của Bộ Y tế cho thấy 40% các ca nạo phá thai là do phát hiện thai nhi mắc hội chứng Down.
Source:Catholic News Agency
Đức Giám Mục Ba Lan cử hành thánh lễ nhân kỷ niệm 20 năm thành lập EWTN Đức
Đặng Tự Do
05:54 13/11/2021
Một giám mục Ba Lan đã cử hành thánh lễ vào hôm thứ Bảy đánh dấu 20 năm thành lập EWTN Đức.
Đức Cha Andrzej Siemieniewski của Legnica, tây nam Ba Lan, đã chủ tế Thánh lễ vào ngày 6 tháng 11 tại Niepokalanów, địa điểm của một tu viện do Thánh Maximilian Kolbe thành lập năm 1927.
Khi bắt đầu Thánh lễ, tại Nhà nguyện Thánh Maximilian, Cha Mariusz Słowik, Bề Trên Tu Viện Niepokalanów, đã trao cho Martin Rothweiler, giám đốc điều hành của EWTN Đức, di vật của vị thánh Ba Lan đã chết tại trại tập trung Auschwitz năm 1941.
Các thánh tích sẽ được đặt trong nhà nguyện EWTN ở Köln /kơn/, miền tây nước Đức.
Tổ chức phi lợi nhuận EWTN-TV được thành lập tại Đức vào tháng 7 năm 2000. Các chương trình nói tiếng Đức đầu tiên được phát sóng ở Âu Châu vào tháng 10 năm đó.
EWTN chính thức ra mắt kênh truyền hình Đức EWTN katholisches TV vào ngày 6 tháng 11 năm 2011. Hơn 21 triệu gia đình - khoảng 44 triệu người - hiện có thể nhận EWTN ở Âu Châu bằng tiếng Đức.
Phát biểu sau thánh lễ với sự tham dự của các nhân viên của EWTN Đức và EWTN Ba Lan, Rothweiler cho biết: “Hôm nay chúng ta đã tụ họp tại nơi đáng nhớ này để tạ ơn Chúa trong 20 năm sống ở Đức, 20 năm truyền giáo khắp Âu Châu nói tiếng Đức”.
Ngài lưu ý rằng Thánh lễ là một sáng kiến của Cha Piotr Wiśniowski, giám đốc EWTN Ba Lan, và là một món quà đặc biệt từ những người bạn Ba Lan dành cho EWTN Đức.
“Điều này khiến tôi và chúng tôi vô cùng xúc động. Đại dịch coronavirus đã ngăn cách chúng ta trong một thời gian dài. Nhưng hôm nay chúng ta ở đây”, anh nhận xét.
“Thật là một cử chỉ mang tính biểu tượng, sâu sắc và thật là vinh dự ở nơi đặc biệt này khi được đón nhận thánh tích của Thánh Maximilian Kolbe, ở đây, Niepokalanów, trong nhà nguyện mà Cha Kolbe tự mình xây dựng “.
Đức Cha Siemieniewski kể lại rằng Thánh Maximilian đã giúp biến tu viện Niepokalanów - còn được gọi là Thành phố Vô nhiễm - thành một trung tâm xuất bản lớn của Công Giáo.
Ngài nói rằng vị tu sĩ Dòng Phanxicô được coi như một vị thánh bảo trợ cho các phương tiện truyền thông Công Giáo.
“Tại sao? Bởi vì ngài đã bắt đầu từ một việc rất nhỏ, và ngài đã phát triển nó nhờ ơn Chúa thành một việc lớn”.
Source:Catholic News Agency
Quân đội Miến Điện pháo kích vào nhà thờ chính tòa Giáo phận Phekhone
Đặng Tự Do
17:17 13/11/2021
Một nhà thờ Công Giáo ở Giáo phận Phekhone ở bang Shan của Miến Điện nằm trong số những công trình kiến trúc được tường thuật đã bị trúng đạn pháo của quân đội vào ngày 9 tháng 11 trong bối cảnh các cuộc đụng độ vũ trang giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy đang tiếp diễn.
Đức Hồng Y Charles Bo, tiếng nói bất khuất đấu tranh cho nhân quyền tại Miến Điện đã lên án quân đội trước diễn biến mới nhất này.
Radio Veritas Asia cho biết có ít nhất 5 quả đạn pháo đã rơi xuống nhà thờ chính tòa Thánh Tâm.
“Vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ đã được bắn ra” nhưng “không có ai trong thành phố”, nguồn tin cho biết. Báo cáo cho biết xe của giám mục và xe cấp cứu cũng bị trúng đạn.
Báo cáo cho biết cuộc tấn công bằng pháo trong tuần này là cuộc tấn công thứ ba kể từ khi quân đội Miến Điện được gọi là Tatmadaw lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng Hai.
Cha Hla El đã xác nhận với Radio Veritas Asia rằng một số quả đạn chưa nổ đã được tìm thấy trong nhà thờ vào ngày hôm sau.
Vị linh mục cho biết nhà thờ được xây dựng vào năm 2012 và chỉ mới được cung hiến vào năm 2017 nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cũng cho biết “tên lửa và đạn vũ khí hạng nặng” do quân đội chính phủ đã bắn trúng nhà thờ.
Báo cáo của Fides dẫn lời Linh mục Julio Oo của Giáo phận Pekhon, người đã lên án vụ việc, nói rằng khu phức hợp nhà thờ đã phục vụ như “một nơi ẩn náu” cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.
“Hàng trăm người dân địa phương đang trú ẩn trong khu phức hợp Nhà thờ”.
Ngài cho biết “các hành động bạo lực vô cớ đối với dân thường và những nơi thờ tự” chỉ làm tăng thêm sự tức giận, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi trong khu vực, những người đã tham gia lực lượng dân quân nổi dậy.
Cha Oo bày tỏ lo ngại về những gì ngài mô tả là ngày càng có nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ và nơi thờ phượng.
Ngài nói: “Các nhà thờ ngày càng trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng quân sự”.
Báo cáo của Fides, trích dẫn các nguồn tin địa phương trong cộng đồng Kitô Giáo, cho biết binh lính chính phủ đang nhắm mục tiêu vào các nhà thờ để tiêu diệt hy vọng của người dân.”
Giáo phận Pekhon ước tính có khoảng 340,000 cư dân với khoảng 55,000 người Công Giáo, nhiều người thuộc các bộ lạc dân tộc bản địa.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tuần này đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở Miến Điện và kêu gọi “chấm dứt bạo lực ngay lập tức”.
Một báo cáo trên Đài Á Châu Tự Do cho biết các hoạt động quân sự ở bang Shan phía nam của quốc gia Đông Nam Á và khu vực Sagaing đã buộc gần 40,000 người phải rời bỏ nhà cửa trong hai ngày qua.
Báo cáo cho biết các binh sĩ đã đốt cháy các tòa nhà với lý do chống khủng bố vì các ngôi làng trong khu vực được cho là trung tâm kháng chiến của chế độ quân sự.
Báo cáo tương tự cho biết quân đội đã thừa nhận rằng họ đã đột kích vào một số ngôi làng ở thị trấn Western Depayin bắt đầu từ tối thứ Hai.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên của quân đội đã bác bỏ các báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu dân sự và việc đốt phá các công trình là “cáo buộc vô căn cứ”.
Quan chức quân sự nói với đài RFA rằng quân đội “không có lý do gì để đốt các ngôi làng”.
“Chúng tôi đang làm việc để bảo vệ khu vực ở vùng Sagaing, nhưng chúng tôi đã không đốt cháy bất kỳ ngôi làng nào - không có lý do gì để làm điều đó,” ông nói.
Source:Catholic News Agency
Người nghèo là trọng tâm trong chuyến thăm lần thứ năm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Assisi
Đặng Tự Do
20:03 13/11/2021
Trước chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Assisi vào hôm thứ Sáu, vị giám mục địa phương nói rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha như một lời nhắc nhở về lựa chọn ưu tiên của Giáo hội dành cho người nghèo.
“Với niềm vui vô hạn, chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến thăm, mặc dù là riêng tư, của Đức Thánh Cha Phanxicô, là người đã hành hương năm lần đến Assisi để lay động chúng tôi và nhắc nhở chúng tôi rằng người nghèo là một phần của cuộc sống và phải là một phần trong trái tim của chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino cho biết trong một tuyên bố gửi cho CNA vào ngày 10 tháng 11.
Đức Giáo Hoàng đã tới thăm quê hương của vị thánh cùng tên của mình, Thánh Phanxicô, vào ngày 12 tháng 11 để dành thời gian cho một nhóm 500 người nghèo từ khắp Âu Châu.
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến Assisi, một chiếc áo choàng và quyền trượng tượng trưng của người hành hương đã được người nghèo trao cho Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu một ngày tại Vương cung thánh đường Đức Maria của các Thiên thần vào lúc 9 giờ sáng theo giờ địa phương, nơi ngài đã nghe chứng từ của sáu người sống trong cảnh nghèo khó đến từ Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý.
Sau khi nghe các chứng từ, Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi, trò chuyện với người nghèo, trước khi trở lại Vương cung thánh đường lúc 11 giờ sáng để cầu nguyện một lát và phân phát quà tặng.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã trở về Vatican bằng trực thăng, trong khi những người nghèo sẽ được Đức Giám Mục giáo phận Assisi tổ chức bữa trưa do tổ chức từ thiện Công Giáo Caritas tổ chức.
Đây sẽ là chuyến thăm thứ năm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến thị trấn Assisi kể từ khi trở thành giáo hoàng vào năm 2013. Cuộc gặp gỡ của ngài với người nghèo diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ năm. Năm nay, ngày lễ này rơi vào Chúa Nhật 14 tháng 11.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày Thế giới của Người nghèo vào năm 2016 vào cuối Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo hội. Ngày này được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật thứ 33 Mùa Thường Niên, một tuần trước lễ Chúa Kitô Vua.
“Khi kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót, tôi muốn cung cấp cho Giáo hội một Ngày Thế giới của Người nghèo, để trên khắp thế giới, các cộng đồng Kitô có thể trở thành một dấu chỉ lớn hơn bao giờ hết về lòng bác ái của Chúa Kitô đối với những người yếu nhất và khó khăn nhất,” Đức Giáo Hoàng đã viết trong thông điệp Ngày Thế giới vì Người nghèo đầu tiên vào năm 2017.
Chủ đề của Ngày Thế giới về Người nghèo năm nay là “Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình”, đó là những lời của Chúa Giêsu được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Máccô 14: 7 sau khi một phụ nữ xức dầu quý cho ngài.
Trong thông điệp của mình cho lễ kỷ niệm năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả những gì ngài quan sát thấy là xu hướng ngày càng gia tăng trong việc loại bỏ người nghèo do bối cảnh của cuộc khủng hoảng coronavirus.
“Có vẻ như ngày càng có nhiều quan niệm cho rằng người nghèo không chỉ phải chịu trách nhiệm về tình trạng của họ, mà họ còn là gánh nặng không thể chịu đựng được đối với một hệ thống kinh tế tập trung vào lợi ích của một số nhóm đặc quyền,” Đức Giáo Hoàng nói.
Ngài nhận xét rằng: “Hiện chúng ta đang chứng kiến việc tạo ra những cái bẫy đói nghèo và loại trừ mới, được đặt ra bởi các tác nhân kinh tế và tài chính vô đạo đức, thiếu ý thức nhân đạo và trách nhiệm xã hội”.
Đức Cha Sorrentino, giám mục Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino, nói rằng giáo phận của ngài gần đây đang thực hiện các sáng kiến và dự án phối hợp với các giáo phận khác trong vùng Umbria của Ý để đặt “những giáo phận nghèo nhất ở trung tâm.”
Đức Cha Sorrentino nói: “Chúng tôi muốn trên tất cả là tiếng nói của một sự thay đổi xã hội không thể chờ đợi và Đức Giáo Hoàng đã thúc giục chúng tôi làm điều đó trong một thời gian dài.
“Assisi một lần nữa là thành phố loan báo thông điệp của sự đổi mới này.”
Source:Catholic News Agency
Hồng Y Giám Quản Rôma cấm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống trong Tam Nhật Thánh
Đặng Tự Do
20:07 13/11/2021
Đức Hồng Y Giám Quản Giáo phận Rôma đã cấm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống trong Tam Nhật Thánh như một phần trong việc thực hiện Tự Sắc Traditionis Custodes Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong một lá thư đề ngày 7 tháng 10, nhưng chỉ mới được công bố vào ngày 9 tháng 11, Hồng Y Angelo De Donatis nói rằng Thánh lễ có thể tiếp tục được cử hành theo Sách lễ Rôma năm 1962 tại năm nhà thờ ở Rôma trừ Tam Nhật Thánh, bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh
Đức Hồng Y De Donatis cũng tuyên bố rằng không được cử hành các bí tích hay các á bí tích khác theo sách lễ trước Công đồng Vatican II ngoại trừ Thánh lễ.
Văn phòng báo chí của giáo phận đã xác nhận vào ngày 10 tháng 11 rằng bức thư, gửi cho các linh mục và tín hữu của Giáo phận Rome, là xác thực.
Với tư cách là Đức Giáo Hoàng, Đức Phanxicô cũng là giám mục của Rôma, nhưng vì Đức Giáo Hoàng còn nhiều trách nhiệm khác nên việc coi sóc hàng ngày của Giáo phận Rôma được giao cho một Giám Mục Giám Quản.
Theo giáo luật, một vị Giám Quản được trao quyền hành pháp đối với giáo phận trong mọi hành vi hành chính ngoại trừ những hành vi chỉ dành cho vị giám mục bản quyền, trong trường hợp này là Đức Thánh Cha Phanxicô. Tại Giáo phận Rôma, Hồng Y đại diện có chức năng giống như một giám mục giáo phận trên thực tế.
Hướng dẫn của giáo phận Rôma đã được ban hành để đáp lại Tự Sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô, được công bố hồi tháng 7, trong đó đặt ra những hạn chế chặt chẽ đối với Thánh lễ sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962, được biết đến với tên gọi khác là hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, Thánh lễ Tridentinô và Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Trong một lá thư gửi cho các giám mục trên thế giới giải thích về quyết định của mình, Đức Thánh Cha nói rằng ngài cảm thấy buộc phải hành động vì việc sử dụng Sách Lễ năm 1962 “thường được đặc trưng bởi sự từ chối không chỉ những cải cách phụng vụ, mà còn là chính Công đồng Vatican II, với những khẳng định vô căn cứ và không biện minh được, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'
Đáp lại lời đề nghị của Đức Thánh Cha, vị Hồng Y đại diện của Rôma cho biết “việc tiếp tục thực hiện một lòng bác ái mục vụ nhiệt thành đối với các tín hữu, những người muốn tham gia Thánh lễ Latinh Truyền thống, là điều phù hợp”.
Ngài nói rằng tất cả các linh mục trong giáo phận muốn cử hành Thánh lễ theo Sách lễ năm 1962 phải được phép bằng văn bản của Giám mục giáo phận, như quy định trong Tự Sắc Traditionis Custodes
Đức Hồng Y đã chỉ định Cha Sở của nhà thờ Santissima Trinità dei Pellegrini, một nhà thờ do Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô điều hành, là người chịu trách nhiệm “chuyên trách” vào thời điểm hiện tại cho việc “cử hành trang nghiêm phụng vụ Thánh Thể, như một hành động chăm sóc mục vụ và tâm linh bình thường của các tín hữu”.
Thư của Đức Hồng Y De Donatis cũng nhấn mạnh rằng các bài đọc trong các Thánh lễ Latinh Truyền thống phải được công bố bằng tiếng Ý theo bản dịch năm 2008 của hội đồng giám mục Ý.
Ngài nói thêm rằng với Tự Sắc mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, “không còn có thể sử dụng Nghi lễ Rôma và các sách phụng vụ khác thuộc' nghi thức cổ đại 'để cử hành các bí tích và các á bí tích.”
Được ban hành có hiệu lực ngay lập tức vào ngày 16 tháng 7, Tự Sắc Traditionis Custodes, nghĩa là “Những người bảo vệ truyền thống” đã thực hiện các thay đổi đối với tông thư Summorum Pontificum năm 2007 của Đức Bênêđíctô16, thừa nhận quyền của tất cả các linh mục được cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ Rôma năm 1962.
Với Tự Sắc Traditionis Custodes, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng giờ đây các giám mục có “hoàn toàn thẩm quyền” trong việc cho phép sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống trong giáo phận của mình.
Kể từ khi ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes, một số giám mục đã nói rằng các linh mục có thể tiếp tục dâng Thánh lễ Latinh Truyền thống trong giáo phận của họ, trong khi một số Giám Mục khác đã không cho phép.
Source:Catholic News Agency
Giáo phận Costa Rica ra lệnh đóng cửa tu viện Biển Đức
Đặng Tự Do
20:07 13/11/2021
Giáo phận Cartago đã ra lệnh đóng cửa Tu viện Biển Đức San José, một cơ sở giáo phận đã được cho phép hoạt động thử nghiệm trong một số năm.
“Quyết định đóng cửa cơ sở này được thực hiện như một kết quả của một quy trình hành chính nội bộ của Giáo hội, bắt nguồn từ một chuyến thăm mục vụ đến Tu viện; việc này được thực hiện phù hợp với quyền hạn được trao bởi Bộ Giáo luật, mà kết quả và kết luận đã được Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ Rôma xác nhận,” giáo phận tuyên bố như trên vào ngày 7 tháng 11.
Cha Jorge David Arley Campos, phát ngôn viên của Giáo phận Cartago, nói với ACI Prensa, hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA vào ngày 9 tháng 11 rằng “vì việc đánh giá và điều tra thành quả của thử nghiệm này là một quá trình nội bộ, các lý do cụ thể về việc đóng cửa không được công bố, vì đó là quyết định của ủy ban phụ trách và cha chưởng lý của giáo phận.”
“Quyết định cuối cùng đã được đưa ra nhưng không phải là lý do vì có những yếu tố giữ bí mật trong vấn đề và họ không thể tiết lộ với công luận do tính chất của bí mật được giao phó, để không làm tổn hại lương tâm của các tín hữu và tránh những giải thích không chính xác của các tín hữu”, linh mục nói.
Trên trang Facebook của mình, tu viện tự gọi mình là một “cộng đồng tu viện được điều hành bởi Quy tắc của Thánh Biển Đức, được quản lý theo hiến pháp của chúng tôi và công việc chính của chúng tôi là: cầu nguyện và lao động chân tay.”
“Chúng tôi là một cộng đồng dòng kín, chúng tôi không làm công việc mục vụ bên ngoài tu viện. Chúng tôi không thuộc Giáo phận Cartago”, trang Facebook viết.
Thông cáo chung của giáo phận ngày 7 tháng 11 nói rằng “các thành viên trong chương trình thử nghiệm này đã được cho phép và được đề nghị với tất cả sự cộng tác của chúng tôi trong việc chuyển giao họ sang các cộng đồng khác, nếu họ thấy phù hợp”.
Giáo phận cho biết mặc dù họ đã đóng cửa tu viện và do đó kết thúc sứ mệnh của mình, giáo phận biết rằng tu viện cũng được thành lập như một hiệp hội dân sự được ghi danh trong Cơ quan đăng ký dân sự và vì vậy “họ có toàn quyền xác định tương lai của mình như một hiệp hội dân sự”.
Từ ngày 7 tháng 11 “Tu viện Biển Đức San José sẽ không thuộc Giáo phận Cartago, tương tự như vậy, sẽ không có sự cho phép cử hành các bí tích và á bí tích ở nơi từng được thử nghiệm đó.”
Cha Arley Campos giải thích với ACI Prensa rằng với tư cách là một hiệp hội dân sự, tu viện là “một thực thể hợp pháp mà theo đó họ được bảo vệ hợp pháp như một nhóm.”
“Với tư cách là một hiệp hội, họ có quyền quyết định tương lai của mình, nhưng về mặt nguyên tắc, họ không còn là một phong trào của Giáo Hội Công Giáo nữa”, vị linh mục nói.
Một bài báo xuất bản ngày 1 tháng 11 trên tờ La Nación, một nhật báo San José, nói rằng “các tu sĩ Biển Đức của Tu viện San José, ở Paraíso de Cartago, buộc tội rằng giám mục hiện tại của Cartago, là Đức Cha Mario Enrique Quirós Quirós, đã tìm cách loại bỏ sự hiện diện của họ trong giáo phận và lấy khuôn viên tu viện của họ”.
Tu viện được thành lập cách đây khoảng tám năm dưới thời Đức Cha José Francisco Ulloa Rojas. Đức Cha Quirós kế vị ngài vào năm 2017.
Trong tuyên bố ngày 7 tháng 11, Giáo phận Cartago không đề cập đến bài báo trên tờ La Nación, nhưng lưu ý rằng “khu đất và cơ sở nơi đặt khuôn viên của tu viện nói trên là tài sản của Hiệp hội và chưa bao giờ là chủ đề của các cuộc thảo luận”.
Một phản hồi do Giáo phận Cartago gửi đến La Nación nói rằng “các thành viên của Tu viện San José, được thành lập bởi giáo phận, đã được thông báo về kết quả của thử nghiệm nói trên, do không thu được thành quả như mong đợi trong thời gian này”
Giáo phận cũng lưu ý rằng các thành viên của tu viện “đã được tạo cơ hội để dùng đến giáo luật 50.”
Điều 50 của Bộ Giáo luật quy định rằng “trước khi ban hành một sắc lệnh riêng, một cơ quan có thẩm quyền phải tìm kiếm thông tin và bằng chứng cần thiết và, trong chừng mực có thể, phải lắng nghe những người mà quyền của họ có thể bị tổn hại.”
Source:Catholic News Agency
Văn Hóa
Sự nghiệp đồ sộ của Hans Urs von Balthasar, tiếp theo và hết
Vũ Văn An
18:57 13/11/2021
Những năm cuối
Bất chấp năng lực sáng tạo dường như không hề giảm thiểu, những năm cuối đời của Balthasar ngày càng khó khăn hơn. Trở lại năm 1962, có lần ngài đã viết rằng: "Tôi thường bị cám dỗ đến không còn thích thú điều gì, bởi vì mục tiêu quá xa vời, nhưng sau đó tôi lại tập trung được và bắt đầu lại". Vào những năm bảy mươi, những lời phàn nàn trở nên chuyên biệt hơn:
“Một sự trợ giúp nào đó cho việc xuất bản sẽ làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn. Nếu không có sự giúp đỡ như vậy, những điều căn bản nhất, hết lần này đến lần khác, đơn giản sẽ không thực hiện được. Nhưng nay, đó là hình thức đời sống tôi. Tôi có thể thay đổi nó cách nào được? (1971). Với tất cả các công việc phụ (truyền thanh, các giảng khóa, thư từ bất tận), tôi ít khi đọc được và thực hiện. Ấy thế nhưng tôi muốn đạt được tiến bộ với cuốn "Bi Kịch cần thiết" này (1974). Tôi không đạt được nhiều tiến bộ trong công việc của mình, Quá nhiều công việc lặt vặt ở mọi phía. Việc điểm sách cộng với việc xuất bản là cọng rơm cuối cùng (1976). Về nguyên tắc, tôi tự do, nhưng trên thực tế, ngày càng ít tự do hơn cho bản thân, vì tôi luôn bị mọi người sai khiến, và bạn không thể nói Không với mọi điều (1976)”.
Sau đó, vào năm 1977, bệnh lại tới và kéo dài hơn, và vào năm 1978, ngài lại viết:
“Công việc ở đây ngày càng trở nên khó khăn. Thư từ đang gia tăng khó lường, cả khách khứa nữa v.v... Và chẳng ích gì để bỏ đi nếu bạn không có bất cứ cuốn sách nào. Vì vậy, tôi như bò chậm chạp với cuốn Bi Kịch [Dramatic].
Và một lần nữa vào năm 1979:
“Không có gì mới ở đây. Tôi gần như hoàn toàn bị ràng buộc với các bài diễn giảng và bài báo đủ loại. Điều này ngăn cản tôi lái thẳng đường và tiếp tục với cuốn Bi Kịch của mình. Tốt xấu - có lẽ chẳng quan trọng chi..
Năm 1980/81, ngài bị giải phẫu vì bệnh đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, sau đó ngài phải học "cách nhìn mới." Năm 1983, ngài lại viết: "Đối với một người già như tôi, số lượng gia tăng các cuộc tĩnh tâm và các khóa học khác là điều rất gây mệt mỏi, rồi hàng núi thư từ hầu như không giảm bớt nữa".
Kích thước thư từ và số lượng khách khứa của ngài là một dấu hiệu cho thấy trong những năm cuối cùng này, phạm vi cuộc sống của Balthasar đã mở rộng như thế nào. Ba vòng kết nối bạn bè mới đang được xây dựng. Đầu tiên, là tình bạn của ngài với Don Luigi Giussani và phong trào Hiệp thông và Giải phóng (Communione e Liberazione) của vị này, trong đó Balthasar thấy một điều gì đó tương tự như những gì ngài từng phấn đấu cho các cộng đồng của mình. Ngài đã đề tặng cuốn sách In Gottes Einstatz leben [Sống trong cam kết với Thiên Chúa] năm 1971 của mình cho tổ chức này. Nó cũng có nghĩa là một lời cảnh báo, theo đường hướng của điều chính ngài đã nêu ra trong cuốn Wer ist ein Christ [Kitô hữu là ai].
Sau khi đả phá thái độ đắc thắng phẩm trật [hierarchical triumphalism], vẫn còn thái độ đắc thắng tinh thần, tinh tế hơn, tức thái độ đắc thắng tìm thấy trong ý thức hệ của các cộng đồng hoặc nhóm.... Sự khiêm nhường của các nhóm nhỏ là nhu cầu lớn nhất của Giáo hội ngày nay, nhưng nó cũng là một mối nguy lớn. Một mặt, có cơn cám dỗ muốn can dự quá nhiều vào thế giới; mặt khác, có cơn cám dỗ muốn tự chủ khép kín. Giải pháp duy nhất là cởi mở đối với mạc khải của Thiên Chúa trong tính Công Giáo không rút gọn của nó (53).
Nhóm bạn thứ hai bao gồm các sinh viên tiến sĩ và các linh mục trẻ, những người từ những năm sáu mươi trở đi đã nghiên cứu về thần học của Balthasar. Bây giờ hơn bốn mươi luận án đã được viết ra. Hai bản đầu tiên được đệ trình vào năm 1970 tại Rôma và Milan. Balthasar luôn vui vẻ và không mệt mỏi cung cấp cho họ mọi loại thông tin có thể cung cấp được. Ngài hơi ngạc nhiên khi có quá nhiều nghiên cứu học thuật có thể được rút ra từ công trình hoàn toàn không có tính học thuật của ngài (và hơi buồn khi không ai dám phát triển thêm tư tưởng của ngài). Ngài khen ngợi tác phẩm đã hoàn thành với sự quên mình hết sức và đã làm tất cả những gì có thể để giúp chúng được in ra. Nhiều người trong số các sinh viên tiến sĩ vẫn là bạn lâu dài của ngài.
Vòng bạn hữu thứ ba, vòng rộng lớn nhất, đến với ngài qua tạp chí Communio. Năm này qua năm khác, ngài tổ chức một cuộc họp nhỏ của các ấn bản khác nhau ở Basel. Năm này qua năm nọ, chính ngài là điểm tham chiếu chính không thể tranh cãi của cuộc họp mặt quốc tế lớn lao hơn. Ngài làm cho các gợi ý có tính kích thích về từng chủ đề được đề xuất, chỉ ra các khó khăn, và có thể đề cử các tác giả thích đáng — bất luận còn sống hay đã qua đời. Chỉ có những người bạn của ngài mới biết các khó khăn ngài lãnh chịu để xây dựng và duy trì tình “hiệp thông” (Communio!) này của mười hai nhóm biên tập thuộc các nền văn hóa rất khác nhau. Cũng chỉ có họ mới có thể kể về vô số cuộc đàm đạo bên lề của các cuộc họp mặt.
Sau khi trở về từ cuộc họp mặt của các chủ bút quốc tế năm 1988 tại Madrid, được tổ chức sau một hội nghị chuyên đề về thần học của ngài, tin tức về ngài được bổ nhiệm làm Hồng Y đã đến với Balthasar. Mặc dù bị mệt và ốm đau trở lại, nhưng lần này, ngài chấp nhận, vì vâng lời Đức Giáo Hoàng, điều mà đối với ngài là một vinh dự gây bối rối. Ngài cũng đã lên đường qua Rôma để được đo kích thước cho áo choàng Hồng Y (một điều, cũng như trước đây với áo dài thần học gia của ngài, có thể ngài vẫn đã để ở Rôma). Nhưng trong thâm tâm ngài biết Thiên Đường đã có những kế hoạch khác. Ngài viết cho một người bạn, “Các đấng ở trên cao dường như có một kế hoạch khác". Cái chết nhẹ nhàng đến với ngài. Ngài đã hơn một lần phải chứng kiến những người thân thiết nhất của ngài chiụ cơn hấp hối kéo dài hàng tháng - một cái chết với máy đếm giọt. Nhưng bản thân ngài được phép qua đời trong phút chốc và trong khi ngài vẫn còn hoạt động đầy đủ. Nó xảy ra khi ngài đang chuẩn bị cử hành Thánh lễ buổi sáng. Giống như thánh tổ phụ Inhaxiô của ngài, ngài chết một mình, không ai lưu ý. Đó là ngày 26 tháng 6 năm 1988, chỉ hai ngày trước khi được nâng lên hàng Hồng Y. Trong cuộc nghiên cứu của ngài về Thánh Têrêxa thành Lisieux, ngài đã từng nhận xét: '' Ai có thể chết? Người thấy nó khó nhất có lẽ là người có ý thức tỉnh táo, việc tự chủ đã thấm sâu vào những tầng sâu thẳm nhất của linh hồn họ... ” (54). Cái chết nhẹ nhàng đến với ngài. Trên bàn giấy của ngài là bản thảo đã hoàn tất tặng phẩm Giáng Sinh hàng năm của ngài gửi bạn bè: cuốn Trừ khi Anh em Trở nên giống như Đứa trẻ Này. Đó là di sản thực sự của ngài.
Thánh Gioan
Làm thế nào người ta có thể tóm tắt trong một vài từ ngữ một cuộc sống quá phong phú, một công trình quá dồi dào như trên? Balthasar đã dùng tên "Thánh Gioan" đặt tên cho hai việc sáng lập quan trọng nhất của ngài, cho "tâm điểm công trình của ngài”: Cộng đồng Thánh Gioan và Nhà Xuất Bản Thánh Gioan (Johannesverlag). Đó không phải là tên của vị thánh bổn mạng của ngài. Vì Thánh Quan Thầy của ngài là Thánh Gioan Baotixita, “Bạn của Chàng Rể” (Ga 3:29), cùng với dũng sĩ tử vì đạo Ursus (con gấu!). Không, ngài có ý chỉ Thánh Gioan, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu dấu. Cuối các buổi tĩnh tâm ngài dành cho các sinh viên vào những năm bốn mươi, ngài cũng đã trình bầy chương cuối cùng của Tin Mừng theo Thánh Gioan - với giọng điệu biểu cảm đến nỗi nó vẫn văng vẳng bên tai người thời nay: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?".Hai mươi năm sau, ngài đặt bút viết:
“Hai người họ chạy ‘cùng với nhau’. Đó là điều đầu tiên phải nói. Đó là sự thật tất yếu không bị vô hiệu hóa bởi điểm thứ hai, tức là, tình yêu, một cách ít bị kiềm chế hơn, "chạy trước”, khi đảm nhiệm chức vụ, có nhiều điều cần xem xét, nhưng đến đích sau. Tình yêu nhìn thấy những gì có thể nhìn thấy (từ bên ngoài), nhưng hãy để chức vụ vào trước. Chức vụ xem xét kỹ mọi điều (kể cả những gì không thể nhìn thấy từ bên ngoài) và từ vị trí của chiếc khăn từng đặt trên đầu Người, người ta đã đạt tới một loại ‘Nihil Obstat” (không có gì trở ngại). Chức vụ để tình yêu đi vào, để tình yêu (bằng cách nhìn các dấu hiệu, bằng cách nhìn thấy những gì Pherô đã khám phá ra?) đạt đến niềm tin... Phêrô có nhiệm vụ làm người phục vụ phần còn lại không phải là chuyện của ngài. Nhiệm vụ của ngài không phải là biết chính xác phải tìm thấy ở đâu các ranh giới giữa Giáo hội chính thức và Giáo hội của tình yêu. Giáo hội của tình yêu sẽ "ở lại" cho đến khi Chúa tái lâm, nhưng bằng cách nào và ở đâu, chỉ có Chúa mới biết. Điều cuối cùng nói với đầy tớ Phêrô, lời cuối cùng của Chúa trong Tin Mừng, là khẩu hiệu cho Giáo hội và thần học mọi thời đại: "Việc gì đến anh?" (55).
Balthasar coi sứ mệnh của ngài là trở thành Giáo hội Gioan, cả hai đều đi trước Giáo Hội Phêrô nhưng lại nhường cho nó vào trước. Sự kiện chạy trước nhưng lại nhường bước mỗi điều đều có thể nổi bật vào những thời điểm khác nhau cho thấy tính thống nhất của sứ mệnh. Cả hai đều chỉ khả hữu với thái độ của người môn đệ yêu dấu. Về tình yêu, không cần phải nói nhiều, mặc dù Balthasar đã bao gồm nó vào tựa đề cuốn sách nổi tiếng nhất của ngài. Về mặt con người, tình yêu tự biểu lộ qua cách ngài chuộng "hiệp thông" (Communio), đúng ra là tình bạn, hơn các cơ cấu và tổ chức. Nó nổi bật qua dục lực (eros) thần học của ngài, qua sự ngạc nhiên của ngài trước id quo majus cogitari nequit (Điều mà so với nó không thể nghĩ có điều lớn lao hơn), nhưng cũng qua việc ngài cực kỳ bảo vệ các ưu tính (prerogatives) của Thiên Chúa. Và nó không ngừng tự nuôi dưỡng, không được thế giới và ngay cả bạn bè lưu ý, bằng 'sự im lặng của Lời' (56).
Viết theo Peter Henrici S.J., Communio 16 (Fall) 1989, bản dịch tiếng Anh của John Saward
Ghi chú
(1) Các trích dẫn không có ghi chú lấy từ thông tin riêng. Mọi tác phẩm trích dẫn không ghi tác giả đều của Hans Balthasar.
(2) Unser Auftrag. Bericht und Entwurf [Nhiệm vụ của chúng ta. Báo cáo và bản thảo] (Einsiedeln, 1984), 30
(3) Đd., 31
(4) “Uber amt und Liebe in der Kirch. Ein offener Brief an Alois Schenker” [Về chức vụ và tình yêu trong Giáo Hội. Thư ngỏ gửi Alois Schenker], Neue Zurcher Nachrichten, phụ bản của “Christian Culture” số 29 (17 tháng 7, 1953)
(5) Geschichte des eschatologischen Problems in der modernen deutschen Literatur [Lịch sử Vấn đề Cánh chung trong Văn chương Đức hiện đại] (Luận án tiến sĩ, Zurich, 1930), 221.
(6) Rechenschaft [Trách nhiệm giải trình] 1965 (Einsiedeln, 1965), 34.
(7) Unser Aufrag [Nhiệm vụ của chúng ta], 30
(8) Prufet alles – das Gute behaltet [Kiểm tra mọi thứ - giữ những gì tốt] (Ostfildern, 1986), 8
(9) Geschichte des eschatologischen Problems [Lịch sử vấn đề cánh chung], lời nói đầu.
(10) Pourquoi Je me suis fait prêtre, Témoignages receuillis par Jorge et Ramón Sans Vila [Tại sao tôi trở thành linh mục, các chứng từ thu thập bởi Jorge et Ramón Sans Vila] (Tournai, 1961), 21.
(11) Đd., 22
(12) Herrlichkeit. Eine theologische Asthetik [Vinh quang. Thần học thẩm mỹ], Bd II: Facher der Stile [Đối tượng của phong cách] (Einsiedeln, 1962) 736-741. Bản dịch tiếng Anh dưới tựa đề The Glory of The Lord: A Theological Aesthetics [Vinh Quang của Chúa: Một nền Thẩm mỹ Thần học] (San Francisco, 1983-). Bốn cuốn đã xuất bản cho tới nay.
(13) Rechenchaft [Trách nhiệm giải trình] 1965, 34.
(14) Prufet alles [Kiểm tra mọi thứ - giữ những gì tốt], 9.
(15) Adrienne von Speyr, Erde und Himmel. Ein Tagebuch [Trái đất và bầu trời. Nhật ký]: Zweiter Teil, Die Zeit der grobel Diktate, ed. Và với phần dẫn nhập của Hans Urs von Balthasar (Einsiedeln, 1975), 195tt.
(16) Prufet alles [Kiểm tra mọi thứ - giữ những gì tốt], 9
(17) Đd.
(18) Đd.
(19) Des Weizenkorn. Aphorismen [Hạt lúa mì. Cách ngôn] (Eisiedeln, 1953), 99.
(20) Danh sách loại thuyết trình này có thể tìm thấy trong Unser Auftrag [Nhiệm vụ của chúng ta], 62.
(21) Hans Urs von Balthasar (ed.) Der Ruf des Hern. Aus den Briefen von Robert Rast [Danh tiếng Con Diệc. Từ Thư từ của Robert Rast] (Lucerne, 1947), 21
(22) Spiritus Creator, Skizzen zur Theologie [Chúa Thánh Thần. Phác thảo Thần học] III (Einsiedeln, 1967), 470.
(23) Rechenschaft [Trách nhiệm giải trình], 1965, 38
(24) Unser Auftrag [Nhiệm vụ của chúng ta], 85.
(25) Kleiner Lageplan zu meinen Buchern [Bản đồ nhỏ Các Sách của Tôi] (Eisiedeln, 1955),7; Rechenschaft [Trách nhiệm giải trình], 1965, 16, 35.
(26) M. Michel Labourdette, ''La théologie et ses sources" [Thần học và Các Nguồn của nó] Revue Thomiste 46 (1946): 353-371.
(27) Đd., 370.
(28) Reginald Garrigou-LaGrange, "La nouvelle théologie où va-t-elle?" [Thần học Mới đi về đâu] Angelicum 23 (1946): 126-145 (p. 143 cited).
(29) Xuất bản bằng bản dịch tiếng Ý trong Il Sabato (23-29 Tháng 7, 1988): 28
(30) Erster Blick auf Adrienne von Speyr [Cái nhìn đầu tiên về Adrienne von Speyr] (Einsiedeln, 1968), 38
(31) Adrienne von Speyr, Erde und Himmel. EineTagebuch [Trái đất và bầu trời. Nhật ký], Teil III: Die Spaten Jahre [Phần III: Những năm cuối] (Einsiedeln, 1976), 55.
(32) Đd., 165
(33) “Friedlichen Fragen an das Opus Dei” [Những Câu hỏi Thân thiện Đối với Opus Dei], Der christliche Sonntag (Chúa nhật Kitô giáo] 16 no. 15 (1964): 117tt.
(34) Kleiner Lageplan [Bản đồ nhỏ Các Sách của Tôi]19
(35) Đd., 20.
(36) Erde und Himmel [[Trái đất và bầu trời] III: 349
(37) Erster Blick [Cái nhìn đầu tiên về Adrienne von Speyr], 227.
(38) Rechenschaft [Trách nhiệm giải trình] 1965, 35.
(39) Kurze Darstellung der Johannesgemeinschaft" (bởi một thành viên của Cộng đồng) trong Adrienne von Speyr und ihre kirchliche Sendung [Adrienne von Speyr và sứ mệnh giáo hội của bà], Biên bản Hội nghị Chuyên đề ở Rôma, 27-29 Tháng Chín 1985 (Einsiedeln, 1986), 49-57.
(40) Anton Cadotsch, "Dank an den Seelsorger” [Cảm ơn Mục sư], trong Hans urs von Balthasar 1905-1988 (Basel, 1989), 25.
(41) Unser Auftrag [Nhiệm vụ của chúng ta], 68tt.
(42) Diễn văn tại Innsbruck, 22 Tháng Năm, 1987, nhân dịp lãnh giải thưởng Mozart của Qũy Goethe (MS, p. 1).
(43) Unser Auftrag [Nhiệm vụ của chúng ta], 80
(44) Herrlichkeit. Ein theoligische Asthetik [Vinh quang. Thần học tẩm mỹ] Bd III/I: Im Raum der Metaphysik [Trong không gian của siêu hình học] (Einsiedeln, 1965) 492-551; Bd. III/2: Alter Bund [Cựu Ước] (Einsiedeln, 1966), 199-282.
(45) Unser Auftrag [Nhiệm vụ của chúng ta], 62, n.3
(46) Đd., 81tt.
(47) Diễn văn tại Innsbruck, 1
(48) Wer ist ein Christ? [Kitô hữu là ai?] (Einsiedeln, 1965), 30f.
(49) Đd., 29.
(50) Đd., 105tt.
(51) Die Wahrheit ist symphonisch. Aspekte des christlichen Pluralismus [Sự thật có tính giao hưởng. Các khía cạnh của Chủ nghĩa Đa nguyên Kitô giáo] (Einsiedeln, 1972), 75.
(52) Kleiner Lageplan [Bản đồ nhỏ Các Sách của Tôi], 18.
(53) In Gottes Einsatz leben [Sống trong cam kết với Thiên Chúa] (Einsiedeln, 1971), 104.
(54) Schwestern im Geist. Thérése von Lisieux und Elisabeth von Dijon [Chị em trong tinh thần. Thérése thành Lisieux và Elisabeth thành Dijon] (Einsiedeln, 1970), 105.
(55) Theologie der drei Tage [Thần học Tam nhật] (Einsiedeln, 1969), 190-192
(56) Die Stille des Wortes. Dürers Weg mit Hieronymus [Sự Im lặng của Lời. Đường đi của Dürers và Hieronymus (Einsiedeln, 1979).
VietCatholic TV
Vô ơn: Phụ nữ ý thức hệ lừa tổng giáo phận để có cớ phá nhà thờ chính tòa và Tòa Giám Mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:51 13/11/2021
1. Viên chức chính quyền lại xúi giục dân chúng tấn công nhà thờ chính tòa và Tòa Giám Mục.
Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina của tổng giáo phận Santa Cruz de la Sierra đã ra một tuyên bố than phiền về trường hợp viên chức chính quyền tiểu bang quá khích hô hào dân chúng tấn công nhà thờ chính tòa thành phố và Tòa Giám Mục.
Tóm tắt nội dung câu chuyện.
Tại Santa Cruz de la Sierra, một bé gái 11 tuổi đã bị chính ông ngoại của mình hãm hiếp nhiều lần đến mức mang bầu. Người ông 61 tuổi, người hiện đang bị giam giữ, ở Santa Cruz de la Sierra.
Chính quyền tiểu bang đã gây áp lực buộc cô gái và mẹ cô phải đồng ý phá thai.
Một số tổ chức chính phủ, bao gồm Văn phòng Thanh tra Nhân dân cũng như báo chí Bolivia và quốc tế, cáo buộc rằng Giáo Hội Công Giáo trong nước đã can thiệp hoặc buộc cô gái và mẹ cô từ chối phá thai, tiếp tục mang thai, và Tòa Giám Mục đã chuyển cô bé đến một nơi tạm trú.
Các cáo buộc đã dẫn đến các cuộc biểu tình và phá hoại nhà thờ chính tòa của thành phố và các văn phòng của Tòa Giám Mục.
Theo Đức Tổng Giám Mục, chính Văn phòng Thanh tra Nhân Dân về Trẻ em và Thanh thiếu niên đã chuyển cô gái từ bệnh viện vào trung tâm tạm trú do Tổng giáo phận Santa Cruz de la Sierra điều hành khi cô mang thai được 21 tuần.
Tổng giáo phận hoàn toàn không can thiệp vào vụ việc và nhấn mạnh rằng quyết định chuyển bé gái đến nơi trú ẩn do Giáo Hội điều hành là do chính Văn phòng Thanh tra Nhân Dân về Trẻ em và Thanh thiếu niên quyết định. Tổng giáo phận đón nhận bé gái này vào trung tâm tạm trú của Giáo Hội như đã từng đón hàng ngàn đứa bé bị ngược đãi do Văn phòng Thanh tra Nhân Dân giới thiệu.
Chánh Văn phòng Thanh tra Nhân dân tại Santa Cruz de la Sierra, tên là Nadia Cruz, là một phụ nữ khét tiếng phò phá thai đã vu cáo tổng giáo phận bắt cóc bé gái từ bệnh viện đưa về trại tạm trú để ngăn đứa bé đừng phá thai, trong khi chính y thị là người đã dàn xếp đưa bé gái từ bệnh viện vào trung tâm tạm trú của tổng giáo phận.
Y thị còn đi xa đến mức xách động nhân viên Văn phòng Thanh tra Nhân dân và người dân không hiểu chuyện tấn công nhà thờ chính tòa thành phố và Tòa Tổng Giám Mục.
Tòa án đã yêu cầu Văn phòng Thanh tra Nhân dân của y thị đưa bé gái ra khỏi nơi tạm trú của Tổng giáo phận, và đưa đến một Trung tâm Y tế.
Cả người mẹ của cô bé và chính cô bé đã từ chối phá thai. Theo tờ El Deber của Bolivia, các luật sư của đứa bé, là Néstor Higa và Yovani Cabello, “cáo buộc rằng mẹ của đứa bé đã bị bắt cóc và khủng bố để giữ bà ấy không được đến gần con gái của mình.”
Cô bé đã được chích thuốc kích hoạt quá trình chuyển dạ tại trung tâm y tế vào ngày 5 tháng 11, và vào buổi sáng ngày 6 tháng 11, cô sinh ra một bé trai còn sống, đặt tên là José María, nặng gần nửa kg.
José María đã chết sau đó vài giờ.
Đức Tổng Giám Mục đã hướng dẫn giây phút cầu nguyện vào ngày 7 tháng 11 với tiếng chuông nhà thờ cất lên như một dấu hiệu thương tiếc cho cái chết của José María sau cuộc sinh nở sớm do chính quyền Bolivia dàn xếp.
Trong suy tư của mình, vị Tổng giám mục đặt câu hỏi: “Nếu lý do chính quyền đưa ra là tính mạng của người mẹ trẻ đang gặp nguy hiểm thì tại sao thủ thuật này lại được thực hiện ở bệnh viện hạng nhì, thay vì ở bệnh viện hạng ba có khoa sơ sinh tốt hơn?”
Đức Tổng Giám Mục Gualberti đã thách thức tại sao một thiếu niên dưới 16 tuổi cần chữ ký của cha mẹ để được chủng ngừa COVID, nhưng “họ đã ngăn cản người mẹ đi cùng với cô bé 11 tuổi trong hầu hết các thử thách dài và bi thảm và bị cô lập mà không được thông báo hay hỏi xem bà ấy có đồng ý hay. Họ không làm vậy, vì họ chỉ muốn thực hiện kế hoạch bất chính của mình để giết chết đứa bé”.
“Hãy hoàn toàn chắc chắn về điều này: một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ hỏi tất cả chúng ta, không phân biệt chức vụ trên trần gian này, xem chúng ta đã bảo vệ tất cả sự sống của con người hay chúng ta chỉ là những tay đao phủ,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Source:Catholic News Agency
2. Giáo Hội tại Ba Lan đang gặp những khó khăn rất lớn sau cái chết của một thai phụ
Bộ Y tế Ba Lan đã đưa ra một tuyên bố hôm Chúa Nhật làm rõ rằng việc phá thai có thể được thực hiện khi tính mạng của người mẹ gặp rủi ro.
Tuyên bố được đưa ra sau các cuộc biểu tình ở một số thành phố trên khắp đất nước sau khi một luật sư cho rằng luật phá thai của nước này phải chịu trách nhiệm cho cái chết của một phụ nữ 30 tuổi khi cô ấy đang mang thai đến tuần thứ 22. Một số nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công.
“Trong trường hợp xảy ra tình huống đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của người phụ nữ ví dụ như nghi ngờ nhiễm trùng khoang tử cung, băng huyết, v.v., việc chấm dứt thai kỳ là hợp pháp”, tuyên bố cho biết như trên khi đề cập đến luật đã được thông qua vào năm 1993, cho phép phá thai trong các trường hợp thứ nhất là hiếp dâm hoặc loạn luân; thứ hai là nếu tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ gặp rủi ro; và thứ ba là thai nhi có những bất thường.
Trong tuyên bố ngày 7 tháng 11, Bộ Y tế cho biết “cần phải nhấn mạnh rằng các bác sĩ không được sợ hãi khi đưa ra các quyết định rõ ràng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức y khoa sẵn có của họ.”
Vào tháng 10 năm 2020, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết rằng việc phá thai đối với trường hợp thứ ba, khi một đứa trẻ có những bất thường, là vi hiến. Việc sửa đổi luật có hiệu lực vào ngày 27 tháng Giêng, khi phán quyết được công bố trên Tạp chí Luật của nước này. Như thế, luật mới của Ba Lan vẫn cho phép phá thai trong 2 trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân; hay nếu tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ gặp rủi ro.
Người phụ nữ, chỉ được gọi là Izabela, đã chết vì nhiễm trùng huyết vào ngày 22 tháng 9 tại một bệnh viện ở Pszczyna. Theo một báo cáo, thai nhi của cô bị thiếu nước ối và cô đã gặp phải các biến chứng trong suốt thai kỳ.
Luật sư của gia đình, Jolanta Budzowska, lập luận rằng các quy định hạn chế chặt chẽ hơn đối với việc phá thai ở Ba Lan kể từ phán quyết tháng 10 năm 2020 khiến các bác sĩ phải “chờ đứa bé chết” thay vì thực hiện phá thai.
“Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông và tiếc thương chân thành đến gia đình của bệnh nhân đã qua đời,” ban quản lý bệnh viện Pszczyna cho biết trong một tuyên bố.
Các cuộc biểu tình im lặng phản đối lệnh cấm phá thai đã được tổ chức ở Krakow, Warsaw và Gdansk vào ngày 1 tháng 11, để đáp lại những cáo buộc của luật sư. Theo BBC, bệnh viện cho biết quyết định của họ dựa trên sự lo lắng cho hai mẹ con.
Bệnh viện ở Pszczyna đã đồng ý “hoàn toàn công khai hợp tác với tất cả các cơ quan có thẩm quyền” trong quá trình điều tra và báo cáo rằng hai bác sĩ làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân đã bị đình chỉ trong khi tình hình đang được xem xét.
Khi luật hiện hành của Ba Lan có hiệu lực vào tháng Giêng năm 2021, Tòa án Hiến pháp khẳng định rằng “một đứa trẻ chưa sinh, với tư cách là một con người - một người được hưởng phẩm giá bẩm sinh và bất khả xâm phạm, một đối tượng có quyền được sống; và hệ thống pháp luật, theo Điều 38 của Hiến pháp, phải bảo bảo đảm sự bảo vệ thích đáng cho lợi ích trung tâm này”.
Trước khi luật mới có hiệu lựv. dữ liệu của Bộ Y tế cho thấy 40% các ca nạo phá thai là do phát hiện thai nhi mắc hội chứng Down.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Giám Mục Ba Lan cử hành thánh lễ nhân kỷ niệm 20 năm thành lập EWTN Đức
Một giám mục Ba Lan đã cử hành thánh lễ vào hôm thứ Bảy đánh dấu 20 năm thành lập EWTN Đức.
Đức Cha Andrzej Siemieniewski của Legnica, tây nam Ba Lan, đã chủ tế Thánh lễ vào ngày 6 tháng 11 tại Niepokalanów, địa điểm của một tu viện do Thánh Maximilian Kolbe thành lập năm 1927.
Khi bắt đầu Thánh lễ, tại Nhà nguyện Thánh Maximilian, Cha Mariusz Słowik, Bề Trên Tu Viện Niepokalanów, đã trao cho Martin Rothweiler, giám đốc điều hành của EWTN Đức, di vật của vị thánh Ba Lan đã chết tại trại tập trung Auschwitz năm 1941.
Các thánh tích sẽ được đặt trong nhà nguyện EWTN ở Köln /kơn/, miền tây nước Đức.
Tổ chức phi lợi nhuận EWTN-TV được thành lập tại Đức vào tháng 7 năm 2000. Các chương trình nói tiếng Đức đầu tiên được phát sóng ở Âu Châu vào tháng 10 năm đó.
EWTN chính thức ra mắt kênh truyền hình Đức EWTN katholisches TV vào ngày 6 tháng 11 năm 2011. Hơn 21 triệu gia đình - khoảng 44 triệu người - hiện có thể nhận EWTN ở Âu Châu bằng tiếng Đức.
Phát biểu sau thánh lễ với sự tham dự của các nhân viên của EWTN Đức và EWTN Ba Lan, Rothweiler cho biết: “Hôm nay chúng ta đã tụ họp tại nơi đáng nhớ này để tạ ơn Chúa trong 20 năm sống ở Đức, 20 năm truyền giáo khắp Âu Châu nói tiếng Đức”.
Ngài lưu ý rằng Thánh lễ là một sáng kiến của Cha Piotr Wiśniowski, giám đốc EWTN Ba Lan, và là một món quà đặc biệt từ những người bạn Ba Lan dành cho EWTN Đức.
“Điều này khiến tôi và chúng tôi vô cùng xúc động. Đại dịch coronavirus đã ngăn cách chúng ta trong một thời gian dài. Nhưng hôm nay chúng ta ở đây”, anh nhận xét.
“Thật là một cử chỉ mang tính biểu tượng, sâu sắc và thật là vinh dự ở nơi đặc biệt này khi được đón nhận thánh tích của Thánh Maximilian Kolbe, ở đây, Niepokalanów, trong nhà nguyện mà Cha Kolbe tự mình xây dựng “.
Đức Cha Siemieniewski kể lại rằng Thánh Maximilian đã giúp biến tu viện Niepokalanów - còn được gọi là Thành phố Vô nhiễm - thành một trung tâm xuất bản lớn của Công Giáo.
Ngài nói rằng vị tu sĩ Dòng Phanxicô được coi như một vị thánh bảo trợ cho các phương tiện truyền thông Công Giáo.
“Tại sao? Bởi vì ngài đã bắt đầu từ một việc rất nhỏ, và ngài đã phát triển nó nhờ ơn Chúa thành một việc lớn”.
Source:Catholic News Agency
Quá đáng: Đức Hồng Y Charles Bo lên án quân đội Miến Điện pháo kích vào Nhà Thờ Chính Tòa
Giáo Hội Năm Châu
17:08 13/11/2021
1. Đức Hồng Y Charles Bo lên án quân đội Miến Điện pháo kích vào nhà thờ chính tòa
Một nhà thờ Công Giáo ở Giáo phận Phekhone ở bang Shan của Miến Điện nằm trong số những công trình kiến trúc được tường thuật đã bị trúng đạn pháo của quân đội vào ngày 9 tháng 11 trong bối cảnh các cuộc đụng độ vũ trang giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy đang tiếp diễn.
Đức Hồng Y Charles Bo, tiếng nói bất khuất đấu tranh cho nhân quyền tại Miến Điện đã lên án quân đội trước diễn biến mới nhất này.
Radio Veritas Asia cho biết có ít nhất 5 quả đạn pháo đã rơi xuống nhà thờ chính tòa Thánh Tâm.
“Vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ đã được bắn ra” nhưng “không có ai trong thành phố”, nguồn tin cho biết. Báo cáo cho biết xe của giám mục và xe cấp cứu cũng bị trúng đạn.
Báo cáo cho biết cuộc tấn công bằng pháo trong tuần này là cuộc tấn công thứ ba kể từ khi quân đội Miến Điện được gọi là Tatmadaw lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng Hai.
Cha Hla El đã xác nhận với Radio Veritas Asia rằng một số quả đạn chưa nổ đã được tìm thấy trong nhà thờ vào ngày hôm sau.
Vị linh mục cho biết nhà thờ được xây dựng vào năm 2012 và chỉ mới được cung hiến vào năm 2017 nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cũng cho biết “tên lửa và đạn vũ khí hạng nặng” do quân đội chính phủ đã bắn trúng nhà thờ.
Báo cáo của Fides dẫn lời Linh mục Julio Oo của Giáo phận Pekhon, người đã lên án vụ việc, nói rằng khu phức hợp nhà thờ đã phục vụ như “một nơi ẩn náu” cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.
“Hàng trăm người dân địa phương đang trú ẩn trong khu phức hợp Nhà thờ”.
Ngài cho biết “các hành động bạo lực vô cớ đối với dân thường và những nơi thờ tự” chỉ làm tăng thêm sự tức giận, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi trong khu vực, những người đã tham gia lực lượng dân quân nổi dậy.
Cha Oo bày tỏ lo ngại về những gì ngài mô tả là ngày càng có nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ và nơi thờ phượng.
Ngài nói: “Các nhà thờ ngày càng trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng quân sự”.
Báo cáo của Fides, trích dẫn các nguồn tin địa phương trong cộng đồng Kitô Giáo, cho biết binh lính chính phủ đang nhắm mục tiêu vào các nhà thờ để tiêu diệt hy vọng của người dân.”
Giáo phận Pekhon ước tính có khoảng 340,000 cư dân với khoảng 55,000 người Công Giáo, nhiều người thuộc các bộ lạc dân tộc bản địa.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tuần này đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở Miến Điện và kêu gọi “chấm dứt bạo lực ngay lập tức”.
Một báo cáo trên Đài Á Châu Tự Do cho biết các hoạt động quân sự ở bang Shan phía nam của quốc gia Đông Nam Á và khu vực Sagaing đã buộc gần 40,000 người phải rời bỏ nhà cửa trong hai ngày qua.
Báo cáo cho biết các binh sĩ đã đốt cháy các tòa nhà với lý do chống khủng bố vì các ngôi làng trong khu vực được cho là trung tâm kháng chiến của chế độ quân sự.
Báo cáo tương tự cho biết quân đội đã thừa nhận rằng họ đã đột kích vào một số ngôi làng ở thị trấn Western Depayin bắt đầu từ tối thứ Hai.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên của quân đội đã bác bỏ các báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu dân sự và việc đốt phá các công trình là “cáo buộc vô căn cứ”.
Quan chức quân sự nói với đài RFA rằng quân đội “không có lý do gì để đốt các ngôi làng”.
“Chúng tôi đang làm việc để bảo vệ khu vực ở vùng Sagaing, nhưng chúng tôi đã không đốt cháy bất kỳ ngôi làng nào - không có lý do gì để làm điều đó,” ông nói.
Source:Catholic News Agency
2. 17 thừa sai Don Bosco và 16 nhân viên Liên Hiệp Quốc bị bắt cóc tại Etiopia
Từ hơn một năm nay, quân đội chính phủ Etiopia và Lực lượng dân quân tại bang Tigray ở miền bắc xung đột với nhau, và phiến quân đang tiến đến gần thủ đô Addis Abeba.
Tổ chức Ân xá quốc tế tố giác các dân quân Tigray đã hãm hiếp, đánh đập và cướp bóc của nhiều phụ nữ, hồi tháng Tám năm nay tại vùng Amhara. Hôm 05 tháng Chín, quân đội chính phủ tại thủ đô Addis Abeba đã đột nhập một trung tâm do các tu sĩ dòng Don Bosco đảm trách ở khu vực Gottera. Họ bắt giữ 17 tu sĩ thuộc sắc tộc Tigray và đưa tới một nơi không biết.
Tin này được hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo xã nhận. Các tu sĩ Don Bosco tại Etiopia đã gửi tin tới Fides để xin cầu nguyện cho hòa bình và sự thống nhất của Etiopia.
Ngoài ra, các nhân viên cảnh sát đã vào nhà thờ Chính tòa Chính thống ở Addis Abeba bó buộc các linh mục và đan sĩ người Tigray phải ngưng các buổi lễ, rồi các tu sĩ bị đưa lên xe của cảnh sát chở tới một nơi không được biết.
Trong buổi đọc kinh Truyền tin, trưa Chúa nhật 07 tháng Mười Một vừa qua, tại Vatican, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lo âu và mời gọi cầu nguyện cho Etiopia và kêu gọi các phe lâm chiến ở nước này hãy dành ưu tiên cho sự hòa hợp huynh đệ và con đường đối thoại để tái lập hòa bình cho đất nước.
Source:Fides
Trớ trêu: Giáo phận Costa Rica ra lệnh đóng cửa Tu Viện Biển Đức, người nghèo cảm thấy buồn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:01 13/11/2021
1. Người nghèo là trọng tâm trong chuyến thăm lần thứ năm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Assisi
Trước chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Assisi vào hôm thứ Sáu, vị giám mục địa phương nói rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha như một lời nhắc nhở về lựa chọn ưu tiên của Giáo hội dành cho người nghèo.
“Với niềm vui vô hạn, chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến thăm, mặc dù là riêng tư, của Đức Thánh Cha Phanxicô, là người đã hành hương năm lần đến Assisi để lay động chúng tôi và nhắc nhở chúng tôi rằng người nghèo là một phần của cuộc sống và phải là một phần trong trái tim của chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino cho biết trong một tuyên bố gửi cho CNA vào ngày 10 tháng 11.
Đức Giáo Hoàng đã tới thăm quê hương của vị thánh cùng tên của mình, Thánh Phanxicô, vào ngày 12 tháng 11 để dành thời gian cho một nhóm 500 người nghèo từ khắp Âu Châu.
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến Assisi, một chiếc áo choàng và quyền trượng tượng trưng của người hành hương đã được người nghèo trao cho Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu một ngày tại Vương cung thánh đường Đức Maria của các Thiên thần vào lúc 9 giờ sáng theo giờ địa phương, nơi ngài đã nghe chứng từ của sáu người sống trong cảnh nghèo khó đến từ Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý.
Sau khi nghe các chứng từ, Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi, trò chuyện với người nghèo, trước khi trở lại Vương cung thánh đường lúc 11 giờ sáng để cầu nguyện một lát và phân phát quà tặng.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã trở về Vatican bằng trực thăng, trong khi những người nghèo sẽ được Đức Giám Mục giáo phận Assisi tổ chức bữa trưa do tổ chức từ thiện Công Giáo Caritas tổ chức.
Đây sẽ là chuyến thăm thứ năm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến thị trấn Assisi kể từ khi trở thành giáo hoàng vào năm 2013. Cuộc gặp gỡ của ngài với người nghèo diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ năm. Năm nay, ngày lễ này rơi vào Chúa Nhật 14 tháng 11.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày Thế giới của Người nghèo vào năm 2016 vào cuối Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo hội. Ngày này được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật thứ 33 Mùa Thường Niên, một tuần trước lễ Chúa Kitô Vua.
“Khi kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót, tôi muốn cung cấp cho Giáo hội một Ngày Thế giới của Người nghèo, để trên khắp thế giới, các cộng đồng Kitô có thể trở thành một dấu chỉ lớn hơn bao giờ hết về lòng bác ái của Chúa Kitô đối với những người yếu nhất và khó khăn nhất,” Đức Giáo Hoàng đã viết trong thông điệp Ngày Thế giới vì Người nghèo đầu tiên vào năm 2017.
Chủ đề của Ngày Thế giới về Người nghèo năm nay là “Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình”, đó là những lời của Chúa Giêsu được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Máccô 14: 7 sau khi một phụ nữ xức dầu quý cho ngài.
Trong thông điệp của mình cho lễ kỷ niệm năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả những gì ngài quan sát thấy là xu hướng ngày càng gia tăng trong việc loại bỏ người nghèo do bối cảnh của cuộc khủng hoảng coronavirus.
“Có vẻ như ngày càng có nhiều quan niệm cho rằng người nghèo không chỉ phải chịu trách nhiệm về tình trạng của họ, mà họ còn là gánh nặng không thể chịu đựng được đối với một hệ thống kinh tế tập trung vào lợi ích của một số nhóm đặc quyền,” Đức Giáo Hoàng nói.
Ngài nhận xét rằng: “Hiện chúng ta đang chứng kiến việc tạo ra những cái bẫy đói nghèo và loại trừ mới, được đặt ra bởi các tác nhân kinh tế và tài chính vô đạo đức, thiếu ý thức nhân đạo và trách nhiệm xã hội”.
Đức Cha Sorrentino, giám mục Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino, nói rằng giáo phận của ngài gần đây đang thực hiện các sáng kiến và dự án phối hợp với các giáo phận khác trong vùng Umbria của Ý để đặt “những giáo phận nghèo nhất ở trung tâm.”
Đức Cha Sorrentino nói: “Chúng tôi muốn trên tất cả là tiếng nói của một sự thay đổi xã hội không thể chờ đợi và Đức Giáo Hoàng đã thúc giục chúng tôi làm điều đó trong một thời gian dài.
“Assisi một lần nữa là thành phố loan báo thông điệp của sự đổi mới này.”
Source:Catholic News Agency
2. Hồng Y Giám Quản Rôma cấm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống trong Tam Nhật Thánh
Đức Hồng Y Giám Quản Giáo phận Rôma đã cấm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống trong Tam Nhật Thánh như một phần trong việc thực hiện Tự Sắc Traditionis Custodes Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong một lá thư đề ngày 7 tháng 10, nhưng chỉ mới được công bố vào ngày 9 tháng 11, Hồng Y Angelo De Donatis nói rằng Thánh lễ có thể tiếp tục được cử hành theo Sách lễ Rôma năm 1962 tại năm nhà thờ ở Rôma trừ Tam Nhật Thánh, bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh
Đức Hồng Y De Donatis cũng tuyên bố rằng không được cử hành các bí tích hay các á bí tích khác theo sách lễ trước Công đồng Vatican II ngoại trừ Thánh lễ.
Văn phòng báo chí của giáo phận đã xác nhận vào ngày 10 tháng 11 rằng bức thư, gửi cho các linh mục và tín hữu của Giáo phận Rome, là xác thực.
Với tư cách là Đức Giáo Hoàng, Đức Phanxicô cũng là giám mục của Rôma, nhưng vì Đức Giáo Hoàng còn nhiều trách nhiệm khác nên việc coi sóc hàng ngày của Giáo phận Rôma được giao cho một Giám Mục Giám Quản.
Theo giáo luật, một vị Giám Quản được trao quyền hành pháp đối với giáo phận trong mọi hành vi hành chính ngoại trừ những hành vi chỉ dành cho vị giám mục bản quyền, trong trường hợp này là Đức Thánh Cha Phanxicô. Tại Giáo phận Rôma, Hồng Y đại diện có chức năng giống như một giám mục giáo phận trên thực tế.
Hướng dẫn của giáo phận Rôma đã được ban hành để đáp lại Tự Sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô, được công bố hồi tháng 7, trong đó đặt ra những hạn chế chặt chẽ đối với Thánh lễ sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962, được biết đến với tên gọi khác là hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, Thánh lễ Tridentinô và Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Trong một lá thư gửi cho các giám mục trên thế giới giải thích về quyết định của mình, Đức Thánh Cha nói rằng ngài cảm thấy buộc phải hành động vì việc sử dụng Sách Lễ năm 1962 “thường được đặc trưng bởi sự từ chối không chỉ những cải cách phụng vụ, mà còn là chính Công đồng Vatican II, với những khẳng định vô căn cứ và không biện minh được, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'
Đáp lại lời đề nghị của Đức Thánh Cha, vị Hồng Y đại diện của Rôma cho biết “việc tiếp tục thực hiện một lòng bác ái mục vụ nhiệt thành đối với các tín hữu, những người muốn tham gia Thánh lễ Latinh Truyền thống, là điều phù hợp”.
Ngài nói rằng tất cả các linh mục trong giáo phận muốn cử hành Thánh lễ theo Sách lễ năm 1962 phải được phép bằng văn bản của Giám mục giáo phận, như quy định trong Tự Sắc Traditionis Custodes
Đức Hồng Y đã chỉ định Cha Sở của nhà thờ Santissima Trinità dei Pellegrini, một nhà thờ do Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô điều hành, là người chịu trách nhiệm “chuyên trách” vào thời điểm hiện tại cho việc “cử hành trang nghiêm phụng vụ Thánh Thể, như một hành động chăm sóc mục vụ và tâm linh bình thường của các tín hữu”.
Thư của Đức Hồng Y De Donatis cũng nhấn mạnh rằng các bài đọc trong các Thánh lễ Latinh Truyền thống phải được công bố bằng tiếng Ý theo bản dịch năm 2008 của hội đồng giám mục Ý.
Ngài nói thêm rằng với Tự Sắc mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, “không còn có thể sử dụng Nghi lễ Rôma và các sách phụng vụ khác thuộc' nghi thức cổ đại 'để cử hành các bí tích và các á bí tích.”
Được ban hành có hiệu lực ngay lập tức vào ngày 16 tháng 7, Tự Sắc Traditionis Custodes, nghĩa là “Những người bảo vệ truyền thống” đã thực hiện các thay đổi đối với tông thư Summorum Pontificum năm 2007 của Đức Bênêđíctô16, thừa nhận quyền của tất cả các linh mục được cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ Rôma năm 1962.
Với Tự Sắc Traditionis Custodes, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng giờ đây các giám mục có “hoàn toàn thẩm quyền” trong việc cho phép sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống trong giáo phận của mình.
Kể từ khi ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes, một số giám mục đã nói rằng các linh mục có thể tiếp tục dâng Thánh lễ Latinh Truyền thống trong giáo phận của họ, trong khi một số Giám Mục khác đã không cho phép.
Source:Catholic News Agency
3. Giáo phận Costa Rica ra lệnh đóng cửa tu viện Biển Đức
Giáo phận Cartago đã ra lệnh đóng cửa Tu viện Biển Đức San José, một cơ sở giáo phận đã được cho phép hoạt động thử nghiệm trong một số năm.
“Quyết định đóng cửa cơ sở này được thực hiện như một kết quả của một quy trình hành chính nội bộ của Giáo hội, bắt nguồn từ một chuyến thăm mục vụ đến Tu viện; việc này được thực hiện phù hợp với quyền hạn được trao bởi Bộ Giáo luật, mà kết quả và kết luận đã được Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ Rôma xác nhận,” giáo phận tuyên bố như trên vào ngày 7 tháng 11.
Cha Jorge David Arley Campos, phát ngôn viên của Giáo phận Cartago, nói với ACI Prensa, hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA vào ngày 9 tháng 11 rằng “vì việc đánh giá và điều tra thành quả của thử nghiệm này là một quá trình nội bộ, các lý do cụ thể về việc đóng cửa không được công bố, vì đó là quyết định của ủy ban phụ trách và cha chưởng lý của giáo phận.”
“Quyết định cuối cùng đã được đưa ra nhưng không phải là lý do vì có những yếu tố giữ bí mật trong vấn đề và họ không thể tiết lộ với công luận do tính chất của bí mật được giao phó, để không làm tổn hại lương tâm của các tín hữu và tránh những giải thích không chính xác của các tín hữu”, linh mục nói.
Trên trang Facebook của mình, tu viện tự gọi mình là một “cộng đồng tu viện được điều hành bởi Quy tắc của Thánh Biển Đức, được quản lý theo hiến pháp của chúng tôi và công việc chính của chúng tôi là: cầu nguyện và lao động chân tay.”
“Chúng tôi là một cộng đồng dòng kín, chúng tôi không làm công việc mục vụ bên ngoài tu viện. Chúng tôi không thuộc Giáo phận Cartago”, trang Facebook viết.
Thông cáo chung của giáo phận ngày 7 tháng 11 nói rằng “các thành viên trong chương trình thử nghiệm này đã được cho phép và được đề nghị với tất cả sự cộng tác của chúng tôi trong việc chuyển giao họ sang các cộng đồng khác, nếu họ thấy phù hợp”.
Giáo phận cho biết mặc dù họ đã đóng cửa tu viện và do đó kết thúc sứ mệnh của mình, giáo phận biết rằng tu viện cũng được thành lập như một hiệp hội dân sự được ghi danh trong Cơ quan đăng ký dân sự và vì vậy “họ có toàn quyền xác định tương lai của mình như một hiệp hội dân sự”.
Từ ngày 7 tháng 11 “Tu viện Biển Đức San José sẽ không thuộc Giáo phận Cartago, tương tự như vậy, sẽ không có sự cho phép cử hành các bí tích và á bí tích ở nơi từng được thử nghiệm đó.”
Cha Arley Campos giải thích với ACI Prensa rằng với tư cách là một hiệp hội dân sự, tu viện là “một thực thể hợp pháp mà theo đó họ được bảo vệ hợp pháp như một nhóm.”
“Với tư cách là một hiệp hội, họ có quyền quyết định tương lai của mình, nhưng về mặt nguyên tắc, họ không còn là một phong trào của Giáo Hội Công Giáo nữa”, vị linh mục nói.
Một bài báo xuất bản ngày 1 tháng 11 trên tờ La Nación, một nhật báo San José, nói rằng “các tu sĩ Biển Đức của Tu viện San José, ở Paraíso de Cartago, buộc tội rằng giám mục hiện tại của Cartago, là Đức Cha Mario Enrique Quirós Quirós, đã tìm cách loại bỏ sự hiện diện của họ trong giáo phận và lấy khuôn viên tu viện của họ”.
Tu viện được thành lập cách đây khoảng tám năm dưới thời Đức Cha José Francisco Ulloa Rojas. Đức Cha Quirós kế vị ngài vào năm 2017.
Trong tuyên bố ngày 7 tháng 11, Giáo phận Cartago không đề cập đến bài báo trên tờ La Nación, nhưng lưu ý rằng “khu đất và cơ sở nơi đặt khuôn viên của tu viện nói trên là tài sản của Hiệp hội và chưa bao giờ là chủ đề của các cuộc thảo luận”.
Một phản hồi do Giáo phận Cartago gửi đến La Nación nói rằng “các thành viên của Tu viện San José, được thành lập bởi giáo phận, đã được thông báo về kết quả của thử nghiệm nói trên, do không thu được thành quả như mong đợi trong thời gian này”
Giáo phận cũng lưu ý rằng các thành viên của tu viện “đã được tạo cơ hội để dùng đến giáo luật 50.”
Điều 50 của Bộ Giáo luật quy định rằng “trước khi ban hành một sắc lệnh riêng, một cơ quan có thẩm quyền phải tìm kiếm thông tin và bằng chứng cần thiết và, trong chừng mực có thể, phải lắng nghe những người mà quyền của họ có thể bị tổn hại.”
Source:Catholic News Agency