Ngày 16-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tất cả cho Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
03:50 16/11/2017
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên, năm A

Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Sống trên đời, ai cũng muốn cho mình được thành công, may mắn và trở nên hữu ích cho đời, cho bản thân, cho người khác. Đối với Kitô hữu sống bình thường, sống để làm giầu, sống bon chen và tất bật suốt ngày để mong có nhiều lợi nhuận.Đó là mối nguy hiểm cho một con người bất toàn bởi vì người yêu mến Chúa chỉ cần một việc hoàn toàn cho Chúa cũng là một mùa bội thu.

Vâng, những bài đọc của những ngày Chúa Nhật cuối năm phụng vụ đều hướng chúng ta về ngày cánh chung. Do đó, các bài đọc, đặc biệt bài Tin Mừng luôn cảnh tỉnh chúng ta về ngày tận cùng của nhân loại, của con người. Tin mừng đưa ra những dụ ngôn như Nước Trời là viên ngọc quý, là bữa tiệc, là mẻ cá, là mười cô trinh nữ, là người quản lý bất lương vv…Tất cả những dụ ngôn Chúa Giêsu đưa ra nhằm đánh thức con người, thức tỉnh con người: ” Hãy sẵn sàng và tỉnh thức “. Con người không biết lúc nào mình chết, nên thái độ con người phải có là khôn ngoan, tỉnh thức và sẵn sàng ra đi khi Chúa mời gọi. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy hình ảnh ba con người. Tất cả ba người này đều được Chúa trao cho vốn liếng tùy theo khả năng của mình. Chúa mời gọi họ hãy chăm chỉ làm việc, làm lợi cho bản thân và đặc biệt cho Chúa. Bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi của con người là phải siêng năng, cần mẫn, tận tụy làm lời số vốn được ông chủ trao phó. Con người không được làm biếng, ngồi im một chỗ, bất động không chịu làm lời. Hành động im lìm, bất động và thái độ lười biếng sẽ bị ông chủ nghĩa là Chúa chê trách:” Đầy tớ vô dụng “ và sẽ bị lấy hết những gì người này đang có, đang thụ đắc vv…Sứ điệp của bài Tin Mừng hôm nay là những đầy tớ trung tín, biết chịu khó làm lời những gì Chúa trao sẽ được Ngài trọng thưởng, ban cho nhiều hơn và trao phó thêm những trách nhiệm cao quý khác. Ngược lại, đầy tớ biếng nhác, phán đoán, phân định theo ý của mình sẽ bị lấy đi tất cả và bị quăng vào nơi tối tăm khóc lóc. Sự tương phản ấy cho thấy sự công bằng của Thiên Chúa, sự khôn ngoan của Ngài và Lòng Thương Xót của Ngài đối với những ai biết lắng nghe và thực hành lời Chúa trong đời sống của mình.

Đầy tớ nào biết quãng đại, trung tín với chủ sẽ luôn quy hướng con người của mình, hành động của mình, những gì chủ trao cho mình về ông chủ, ngoan ngoãn làm theo ý ông chủ bởi biết rằng ông chủ yêu thương mình, không bao giờ chất gánh nặng trên đôi vai của mình, trái lại đầy tớ vô dụng chỉ biết quy hướng về mình, ích kỷ, ghen tương nên nghĩ sai, phán đoán sai ông chủ nên đã không làm theo ý của ông chủ.

Là môn đệ của Chúa, Chúa trao cho chúng ta những nén bạc nghĩa là ân huệ của Ngài. Chúa ban cho chúng ta trí khôn, tài năng, sức khỏe, những ơn cần thiết tuy nhiên chúng ta đã dùng những nén bạc Chúa trao như những đầy tớ khôn ngoan hay như tên đầy tớ vô dụng ?

Tất cả cho Chúa, tất cả quy hướng về Ngài.Chúng ta sẽ mau mắn vâng lời Ngài, làm lợi cho Ngài, cho bản thân, cho tha nhân mà không ích kỷ, ghen tỵ và làm biếng, ù lì không làm lợi cho Thiên Chúa và mọi người vv…

Hôm nay Giáo Hội Việt Nam mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những Vị tiền bối đã xây nên Giáo Hội của Chúa ở Việt Nam đúng như nhà sử học Tertullien đã viết: ” Dòng máu của các Thánh Tử Đạo đã làm nẩy sinh các tín hữu “. Xin cho Giáo Hội Việt Nam luôn phát triển không ngừng noi gương các anh hùng Tử Đạo đã can đảm xây dựng Hội Thánh Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm niềm tin cho chúng con để chúng con biết nhìn ra muôn vàn hồng ân Chúa đã ban cho chúng con và để chúng con luôn biết cảm tạ tri ân Chúa không ngừng trong mọi hoàn cảnh.Amen.

Gợi ý để chia sẻ:

1.Tại sao người được trao một nén bạc lại đem chôn nén bạc đó ở dưới đất ?

2.Chúa đòi hỏi các đầy tớ phải như thế nào ?

3.Ông chủ ở đây là ai ?

4.Chúa muốn người môn đệ của Chúa phải có thái độ nào ?
 
Cộng tác
Lm Vũdình Tường
06:19 16/11/2017
Cộng tác trong trường hợp này mang í nghĩa cùng chung nhau làm một công việc tốt lành. Xứ đạo thiếu cộng tác giữa giáo dân và cha xứ là một xứ đạo thiếu sinh động. Thiếu sinh hoạt xã hội, nghèo nàn sức sống giữa các đoàn thể và vắng bóng sinh hoạt bác ái là một xứ đạo nghèo tinh thần, kém sức sống, thiếu chiều sâu. Đời sống tâm linh toàn xứ nghèo nàn, hầu như trống rỗng. Khi các thành viên trong xứ cùng chung nhau cộng tác sinh hoạt xứ sẽ sầm uất, sức sống tâm linh trong xứ dồi dào và đời sống linh hoạt hẳn lên. Quí khách đến thăm xứ cảm nhận ngay được tinh thần đầm ấm, lòng hiếu khách của xứ. Tất cá các kì quan thế giới do bàn tay con người tạo nên, tồn tại đến ngày nay, chúng đều có chung một điểm đó là do sự cộng tác của nhiều bàn tay, khối óc kết hợp lại. Cộng tác chung giữa các tín hữu làm cho đời sống tâm linh vững mạnh khi họ chia sẻ hiểu biết về tình yêu Chúa và thực hành tình yêu đó trong cuộc sống hàng ngày trong xứ và trong gia đình. Sức mạnh của cộng đoàn dân Chúa được củng cố, gắn bó bằng tình yêu chân thành cộng tác.

Phúc Âm hôm nay dường như đưa ra ba cấp bậc trong cộng tác: Đó là cộng tác cách tích cực, kế đến là cộng tác tuỳ hứng và cuối cùng là không quan tâm. Cộng tác cách tích cực khi người đó dành ưu tiên cho công việc chung và dùng hết khả năng của mình để cùng làm việc với người khác. Cộng tác tích cực được chủ khen thưởng và giao cho trách nhiệm lớn hơn bởi gây được lòng tin với chủ. Mat 25,20

Cộng tác tuỳ hứng là trường hợp cộng tác khi gặp hoàn cảnh huận lợi; trường hợp cộng đoàn cần sự giúp đỡ lại dưa lí do chính đáng từ chối bởi đời sống tâm linh thiếu chiều sân. Người chủ nhắc đến việc đơn giản nhất là gởi tiền vào ngân hàng lấy lời cũng là một cách cộng tác, dù là cộng tác tiêu cực. c.27

Không quan tâm là tín hữu có danh nhưng không phẩm chất. Người đó trở thành Kitô hữu khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy và đời sống tâm linh không được nuôi dưỡng nên nó vẫn sống trong tình trạng phôi thai. Chôn vùi lòng tin nơi Thượng Đế. c 25

Cộng tác chung thường là phải từ bỏ í riêng, í cá nhân để đón nhận í chung của cộng đoàn. Họ sống trong hy vọng bởi cộng tác chung luôn mang lại thành quả và đó là thành quả chung, niềm vui chung của mọi người. Phúc Âm còn cho biết cộng tác chung chính là kiến tạo, làm giầu đời sống tâm linh cho chính mình. Điều này thể hiện khi ông chủ nói với các người cộng tác. Đầy tớ trung thành, đáng khen; hãy vào hưởng gia nghiệp dành sẵn cho các ngươi bởi ngươi đã trung tín trong việc nhỏ nên đáng hưởng niềm hạnh phúc muôn đời dành cho kẻ tín trung. c. 23

Đời sống tâm linh Kitô hữu thiếu hạnh phúc nếu họ thiếu cộng tác, sinh hoạt chung trong đời sống cộng đoàn bởi cộng đoàn là môi trường giúp họ sống hạnh phúc, là nơi giúp họ thể hiện tình bác ái, tương trợ lẫn nhau, là nơi tình yêu Chúa thể hiện cụ thể qua hành động bác ái, yêu thương. Gia đình thiếu cộng tác chung trong cầu nguyện, trong sinh hoạt hàng ngày biến mái ấm gia đình thành nhà trọ, biến các thành viên thành ốc đảo cô đơn và tình cảm gia đình trở nên lạnh nhạt. Khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy Kitô hữu nhận ba nhiệm vụ chính đó là chức tư tế, tiên tri và vương giả. Ba chức vụ này thể hiện qua đời sống cầu nuyện hàng ngày, bác ái và yêu thương tha nhân. Kitô hữu cần thể hiện nhiệm vụ đó bằng cách sống và tích cực cộng tác chung với nhau, không phải sống lẻ loi, đơn bóng mà cộng tác chung vai sát cánh làm việc giữa đời và giữa cộng đoàn. Như thế mới làm sáng danh Chúa và sinh ích cho tha nhân. Cộng đoàn tích cực hỗ trợ sinh hoạt đoàn thể, làm việc chung với nhau là cộng đoàn biết đón nhận yêu thương và ban phát yêu thương. Khi có quí khách đến cộng đoàn họ nhận ngay ra tâm tình chào đón nồng ấm đó. Bởi có cộng tác, có yêu thương nên người trong cộng đoàn hưởng được hoa quả của bác ái, lòng nhân và lòng mến từ đó cảm thông trong đối xử và yêu mến trong lối sống. Cộng đoàn thiếu cộng tác sẽ rời rạc, nhạt nhẽo và đó không phải là cộng đoàn Kitô hữu đích thực mà Đức Kitô kêu gọi. Kitô hữu thiếu cộng tác chung trong cộng đoàn sẽ có đời sống nội tâm nghèo nàn và nếu có thì cũng là đời sống nội tâm lạc loài, không phải đời sống nội tâm tác động bởi Thánh Thần Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
09:34 16/11/2017
Theo truyền thống các nước Cận Đông, những ông chủ giàu có, trước khi đi xa thường giao tài sản cho các đầy tớ của mình. Số lượng tài sản được giao ít hay nhiều tùy thuộc vào khả năng của từng người. Đó là nội dung dụ ngôn “những nén bạc” mà chúng ta vừa nghe Thánh Mathêu tường thuật lại. Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn cho chúng ta biết: Ông chủ chính là Thiên Chúa; các nén bạc là những tài năng Thiên Chúa trao ban cho con người; thời gian ông chủ trẩy đi phương xa là thời gian con người được sống trên trần gian; lúc ông chủ trở về và tính tỉnh sổ là lúc Thiên Chúa phán xét con người. Mỗi người phải trả lẽ về cách sử dụng những nén bạc mà Thiên Chúa trao phó. Thiên Chúa sẽ thưởng hay phạt con người giống như ông chủ đã làm với ba đầy tớ trong dụ ngôn.

Thật vậy, con người do Thiên Chúa tạo dựng nên. Những gì con người có đều do Thiên Chúa trao ban: thân xác, linh hồn, khả năng, thời gian và tất cả những gì con người được sở hữu. Thánh Phaolô nhắc nhở mọi người rằng: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Lãnh nhận rồi, chúng ta phải trở thánh người quản lý trung tín và khôn ngoan, nghĩa là chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và sinh lãi cho Chúa.

Trước hết, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ thân xác: Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6.19). Vì thế, chúng ta phải gìn giữ thân xác trong sạch, khỏe mạnh như: tắm rửa sạch sẽ, ăn uống điều độ, khám sức khỏe định kỳ, chọn công việc phù hợp, làm việc có giờ giấc, không được hủy hại thân xác bằng những trò chơi không lành mạnh hay say sưa rượu chè, không được tự ý đi tìm cái chết. Ngoài ra, chúng ta còn phải phát triển trí thông minh, phát triển những khả năng của thân xác bằng cách chăm chí học hành, trau dồi kiến thức, thể dục thể thao…Vì “một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”.

Tiếp đến, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ linh hồn: Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, linh hồn chúng ta được sạch tội Tổ Tông truyền và các tội riêng (nếu có). Đồng thời, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa, giống hình ảnh Thiên Chúa, được sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa. Nhưng sống trong thế gian, linh hồn chúng ta phải đối diện với các chước cám dỗ: Ma quỷ, thế gian, xác thịt. Để khỏi phải sa chước cám dỗ, chúng ta cần phải cương quyết chiến đấu với ba thù, cần phải sống tiết độ và tỉnh thức. Thánh Phêrô dạy: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì Ma quỷ là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8). Để gìn giữ linh hồn trong trắng và ân sủng của Chúa khỏi bị tàn lụi, chúng ta phải dứt khoát với tội lỗi. Đức Giêsu mời gọi: “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa Hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào Hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào Hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt” (Mc 9,43.45.47-48). Ngoài ra, để được gắn bó với Chúa luôn, chúng ta cần phải suy gẫm và sống Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích và siêng năng cầu nguyện.

Thứ ba, chúng ta phải dùng khả năng và thời gian Chúa ban để chu toàn bổn phận: Đó là những bổn phận gắn liền với ơn gọi làm người; những bổn phận gắn liền với ơn gọi làm con Thiên Chúa; những bổn phận theo đấng bậc mình như: linh mục, chủng sinh, tu sĩ, vợ chồng, cha mẹ, con cái, ban hành giáo, giáo lý viên, học sinh, các trưởng ban đoàn…Chúng ta chu toàn các bổn phận đó không chỉ ở khía cạnh “quản lý” mà còn ở khía cạnh “sinh lãi”. Chẳng hạn, cha mẹ không chỉ có trách nhiệm quản lý con cái mà còn phải giúp con cái phát triển về thể dục, trí dục và đức dục. Cũng vậy, cha xứ không chỉ giúp cho con chiên giữ đạo mà còn giúp họ sống đạo và truyền đạo nữa.

Như vậy, tùy theo vai trò, đấng bậc, chức vụ của mỗi người để quản lý hay sinh lãi những gì Chúa trao ban. Đức Giêsu đã nói: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48).

Tóm lại, khi chúng ta cố gắng dùng những khả năng và thời gian Chúa ban để gìn giữ thân xác và linh hồn, chu toàn bổn phận làm người, làm con Thiên Chúa và bổn phận của đấng bậc mình thì chắc chắn ngày sau hết Chúa sẽ nói với chúng ta như đã nói với người đầy tớ thứ nhất và thứ hai : “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25,21). Trái lại, nếu chúng ta sống lười biếng, không chịu dùng khả năng và thời gian Chúa ban để quản lý hay sinh lợi những gì mình có thì chúng ta cũng sẽ bị án phạt giống như người đầy tớ thứ ba: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25,30).

Lạy Chúa, chúng con biết rằng Chúa không chú trọng đến khả năng, chức vụ hay công việc của chúng con nhưng Chúa cần sự cố gắng của mỗi người. Chúa cần chúng con đón nhận cuộc sống của mình, đón nhận hoàn cảnh sống của mình và sống tốt trong hoàn cảnh đó. Vậy, xin Chúa giúp chúng con ý thức và làm theo ý Chúa muốn, để khi Chúa đến tính số, chúng con vui mừng vì được Chúa ban thưởng. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các T hánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 16/11/2017

10. Cầu nguyện nhờ ân sủng mà hoàn thành, không nên dùng lời nói phỉnh phờ mà cầu nguyện.

(Thánh John Sanctos)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên năm A
Lm. Jude Siciliano, OP
19:13 16/11/2017
Châm ngôn 31: 10-13, 19-20, 30-31; Tv 127; I Thêsalônica 5: 1-6; Mátthêu 25: 14-30

Một câu trong Phúc âm hôm nay làm tôi chú ý. Đó là lời nói của ông chủ nhà với hai người đầy tớ. Khi ông chủ nhà về ông ta khen hai người này đã gây lời trên số tiền ông ta giao cho họ vì họ trung thành trong công việc được giao ít.

Chúng ta có thể không là những môn đệ khôn ngoan, giỏi và tốt của Chúa Giêsu. Dù vậy Ngài đã giao cho chúng ta công việc cho đến khi Ngài sẽ trở lại. Chúa Giêsu đã giao cho chúng ta cai quản Nước Ngài và mở rộng đường lối Ngài trên trần thế. Có thể chúng ta không nghĩ đó là trách nhiệm hằng ngày của chúng ta, và những việc đó không quan trọng bao nhiêu. Nhưng, những việc đó có thể là những việc "bé mọn". Dù vậy đó là những việc Chúa Giêsu muốn chúng ta "trung thành trong những việc nhỏ".

Nhưng, có thể những việc đó chỉ có ý nghĩa bé nhỏ và không quan trọng đối với chúng ta. Người chủ nhà giao yến bạc cho các người đầy tớ. Có thể không thật là những việc nhỏ nhen. Các yến bạc bây giờ chúng ta xem là tài năng chúng ta được ban cho. Thời Chúa Giêsu một yến bạc đáng giá một triệu đô la thời nay. Nếu người đày tớ lãnh một yến bạc anh ta để yến bạc đó vào ngân hàng thì sẽ lãnh được một số tiền lời đáng kể. Hai người đầy tớ kia dùng các yến bạc họ đã lãnh gây lợi 100% là khá nhiều đấy. Người đầy tớ chôn yến bạc nói là anh ta sợ ông chủ nhà và không làm gì cả. Anh ta đã mất dịp được lời khen của chủ nhà. Chủ nhà đã cho hai người kia "cùng chia vui với ông ta". Trái lại, ông chủ nhà quở mắng và lấy lại yến bạc ông đã giao cho người đầy tớ thứ ba.

Hình như Chúa Giêsu có vẽ chỉ trích các vị lãnh đạo tôn giáo, những người này luôn muốn giử nghiêm ngặt các lề luật tôn giáo đã trao vào tay họ. Theo ý những vị lãnh đạo đó thì có thể nguy nếu chấp nhận ý Chúa Giêsu và Tin mừng của Ngài. Nhưng, họ chỉ nghĩ đến "niềm vui" và lợi ích mà họ sẽ mất đi. Đó là việc Thiên Chúa ban cho những tôi tớ trung thành của ngài, ngay cả ở đời này là chia sẻ niềm vui với Ngài ngay bây giờ trong cả cuộc sống chăng?

Sau khi Chúa Giêsu lên trời, dụ ngôn có thể nói về các Giáo hội tiên khởi mà thánh Mátthêu nói đến. Rồi thì dụ ngôn đó được áp dụng không phải chỉ cho những người nghe Chúa Giêsu là những Kitô hữu tiên khởi. Họ có thể gẫm suy ra việc đó: Chủ nhà chính là Chúa Giêsu, "Đấng đã dời đi", khỏi cộng đoàn sau khi Ngài lên trời. Mặc dù Ngài ra đi trễ, cộng đoàn có thể nhớ đến lời Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại, và ban phần thưởng cho họ kẽ đã trung kiên và biết suy nghĩ là "hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh". Đó có phải là điều họ trông đợi, là lời hứa họ sẽ được dự bữa tiệc trong ngày cánh chung hay không? Nội dung của dụ ngôn là để khuyến khích Giáo hội trong lúc bị bách hại và bị chia rẽ nội bộ là nên "giữ gìn và xây dựng luôn mãi" với hết khả năng trí lực của chúng ta Họ phải cố gắng hết sức để sống trung tín và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng Kitô hữu để sống và rao giảng Tin mừng lời Chúa với niềm vui và đầy nhiệt tình sáng tạo.

Vậy, còn chúng ta thời nay thì thế nào? Chúng ta cũng được một số yến bạc làm nguồn lợi phải không? Chúng ta lo lắng cho chúng ta, và kết quả là chúng ta quên nghĩ về thế gian và những nhu cầu của kẻ khác ngoài vùng sinh sống an toàn của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần tự hỏi: có phải chúng ta là những người đầy tớ sợ sệt, sợ nguy hiểm của thay đổi, hay chống đối với điều gì mới lạ, chỉ muốn mọi việc y như cũ, níu kéo vào quá khứ và tránh những thách thức của thời hiện tại, trong Giáo hội, trong xã hội và trong ngay cả gia đình của chúng ta hay chăng? Điều gì trong quá khứ đã tốt đẹp và tồn tại nên được gìn giữ. Nhưng, như những kinh sư và Pharisêu níu kéo vào quá khứ, không chịu nghe lời Chúa Giêsu, và họ mất cơ hội hưởng "niềm vui của chủ mình".

Đó có phải là điều thánh Phaolô nói một cách đặc biệt hôm nay là mời gọi chúng ta nên tránh dựa vào những vật dụng và chương trình không vững vàng trong thế giới riêng biệt của chúng ta, và vì sự đe dọa hay sự an toàn của chúng ta không đáng quan trọng mấy như chúng ta nghĩ phải không? Trong ngày của chúng ta, Chúa Thánh Thần đã nói gì với chúng ta? Chúng ta đã được mời gọi "rao giảng" trong: mọi thời gian với gia đình, khi đón tiếp người xa lạ, chú ý đến những nhu cầu trong chúng ta, là có đem tài sức và thì giờ để giúp đỡ cộng đoàn không? Những việc gì làm chúng ta thay đổi để khỏi vướng bận trong việc rao giảng lời Chúa?

Các hành động của "người vợ đảm đang" được khen ngợi trong sách Châm Ngôn có thể là điều giúp chúng ta bắt đầu trong khi chúng ta suy nghĩ về việc làm sau khi chúng ta nghe Lời Chúa hôm nay. Sách Châm Ngôn nói "Nàng quý giá vượt xa châu ngọc... Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ và đưa tay giúp kẻ khốn cùng... Người phụ nữ kính sợ Đức Chúa mới đáng cho người đời ca tụng". Hãy chú ý đến ơn "kính sợ Đức Chúa" không có nghĩa là sợ sệt, nhưng là chú ý đến những ai mà Chúa thương mến.

Thánh Phaolô cam quyết với chúng ta "ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm". Đó là một hình ảnh đáng sợ Chúa Giêsu "kẻ trộm" sẽ đến trong khi chúng ta không biết. Đó là lời đánh thức, khuyên chúng ta không nên chú trọng đến những an toàn giả dối, trong khi mất cơ hội đón Chúa Giêsu đến trong đời sống chúng ta. Vậy chúng ta làm sao chú trọng đến lời Chúa Thánh Thần nói lúc này và bây giờ? Chúng ta có còn dịp nghe lời của người "kẻ trộm" sẽ đến thình lình bằng cách để thì giờ thinh lặng với một cộng đoàn, chú ý kinh nguyện với Thiên Chúa trong nơi Ngài ngự giữa những người yếu hèn hay không?

Các bài Kinh sách đọc trong tháng mười một là dùng cho chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm sự chết, không chỉ sự chết của chúng ta mà cho tất cả mọi sự vật khi Chúa Kitô đến lần cuối cùng để ngự trị. Các Kitô hữu tiên khởi nghĩ là ngày Chúa Kitô trở lại sắp đến gần, nhưng Chúa Giêsu cứ để chờ đợi. Các bài sách đọc hôm nay khuyến khích chúng ta tiếp tục sự hiện thân của người Kitô hữu, và hoạt động trong thế giới. Hãy quyết tâm dùng hết nổ lực và vói thành kiến của chúng ta, không sợ sệt như là đầy tớ của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài ở thế gian.

Ai biết được bao giờ ngày cánh chung sẽ đến? Dựa theo các tác giả nói về Phúc âm thì ngày đó sẽ đến gần. Nhưng, chúng ta không có cách nào biết trước được. Bởi thế, thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy tỉnh thức và chờ đợi điều bất chợt. Chúng ta không có gì đáng sợ hãi. Và thánh Phaolô tiếp tục nói với chúng ta là chúng ta là "con cái của ánh sáng". Cũng như người phụ nữ quý giá trong sách Châm Ngôn, chúng ta nên rộng tay giúp người nghèo khổ, và đưa tay cứu kẻ khốn cùng. Thánh Phaolô lại còn khuyên chúng ta nên thi hành nhiệm vụ chúng ta như "con cái của ánh sáng".

Dụ ngôn Chúa Giêsu là lời khuyến khích mạnh dạn bảo chúng ta nên hăng hái đem những tài năng của chúng ta để vận dụng những nguồn lợi nhằm phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta nên nhớ rằng khi chúng ta hành động, chúng ta không tự làm do bản năng chúng ta, nhưng là có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng ta chờ đợi chủ nhà của chúng ta trở về. Nhưng trong lúc đó chúng ta có Chúa Thánh Thần hướng dẫn và ban năng lực cho chúng ta vì danh Chúa Kitô. Chúng ta có thể làm được như thế vì chúng ta đã được ơn Chúa Thánh Thần là ánh sáng của đức tin trong lúc chúng ta hy vọng và chờ đợi.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

33rd Sunday In Ordinary Time (A)

Proverbs 31: 10-13, 19-20, 30-31; Psalm 128; I Thess. 5: 1-6; Matthew 25: 14-30

A phrase catches my attention from today’s gospel. It is spoken by the returning master to his first two servants. He congratulates them for being "faithful in small matters."

We may not be the most brilliant, wise, or gifted disciples of Jesus, but still, we are the ones he has put in charge until he returns. He has left us to care for his kingdom, to promote his ways on earth. We might not think that our mission, or daily responsibilities, are of any great import. They might feel like "small matters," but that is what we are called to be – "faithful in small matters."

But maybe those "matters" only seem small and unimportant to us. What the master left his servants, the talents, was in fact, no small matter. Talents weren’t what we now refer to as a person’s innate gifts – "talents." A talent in Jesus’ time, was worth the equivalent of millions of dollars today. If the person who buried his talent had only invested it with Jerusalem’s bankers, he would have gotten an excellent amount in interest. The two servants who did use their talents, did quite well – 100% profit. But the third servant was afraid and did nothing. He buried what was given him and missed out on the bounty the other two received – a share in their "master’s joy." Instead, he was rebuked by his returning master and, what he did have, was taken from him.

Jesus seems to be criticizing the religious leaders who played it safe by scrupulously preserving the religious customs that had been entrusted to them. But they missed the new opportunity Jesus was offering. It would have been too risky, in the minds of these religious folk, to accept Jesus and his message. But just think of the benefits and the "joy" they missed! Is that what God is holding out to God’s faithful servants, even now in this life, a share in joy?

After Jesus’ departure the parable would also have spoken to the early church for whom Matthew wrote. Then, the parable was applied, not just to Jesus’ original hearers, but to the early Christian community. They would have allegorized it; the master is Jesus who had "left" the community in his Ascension. Though he was delayed, the community would have been heartened by the promise of his return and the reward that would be given them for their fidelity and initiative. "Come share your master’s joy." It’s what they were waiting for, a share in the promised messianic banquet. The parable would have been an encouragement to the church under persecution and internal struggle to "keep on keepin’ on." They were to keep doing their best to live faithfully and join in the works of the Christian community – to invest their best energies living and spreading the gospel with enthusiasm and creativity.

And what about us moderns? We do have a way of hoarding our resources and gifts, don’t we? We worry about ourselves and, as a consequence,lose sight of the world and the needs of others outside our secure zone of living. Therefore, we need to ask ourselves: are we like the servant who is afraid to risk change; oppose what is new; want things to stay the way they were, cling to the past and avoid the challenges these days present – in our church, society, and in our own families? What is good and lasting of the past must be preserved. But the scribes and Pharisees clung to the past, turned a deaf ear to Jesus and so missed sharing in the "master’s joy."

Isn’t that what Paul is doing today in his unique way; warning us about relying on things and projects that will not sustain us when our private worlds are threatened, or our so-called security turns out to be not as reliable as we thought? What is the Spirit saying to us in our day? How are we being invited to "invest ourselves" in: more time with family; openness to the stranger; attention to the needs of our inner life; investment of time and talents to help our community? What are the changes we need to make and what is holding us from making those "investments?"

The actions of the "worthy wife," praised in our Proverbs reading, might be a start for us as we consider what actions to take upon hearing the Word today. Proverbs tells us, "She reaches out her hands to the poor and extends her arms to the needy.… The woman [and man] who fears the Lord is to be praised." Notice this "fear" of God does not mean a shrinking back in terror, but a caring for those for whom God has special love.

Paul assures us, " The day of the Lord will come like a thief at night." It is a startling image – Jesus, the "thief," who comes when we least expect him. It is a wake-up call to alert us to stop relying on a false security, while missing the ways Jesus comes into our lives. How do we tend to the Spirit’s urgings in our time, here and now? Do we even have ways of hearing the voice of the surprising "thief" by spending: time in quiet, with a thoughtful community, in prayer, being with the Lord in his favorite dwelling place, among the least?

The readings come to us in November. It is an appropriate time to reflect on the mystery of death, not just our own, but the ending of all things, when Christ comes finally and fully to establish his reign. The early Christians expected the end to come soon, but Jesus has delayed his return. The readings today suggest we continue our Christian presence and works in the world, investing ourselves energetically, creatively and without fear, as servants of God’s plans for our world.

Who knows when the end will come? Judging from televangelists, it is right around the corner. But we have no way of knowing, so Paul advises us to stay alert and expect the unexpected. We have nothing to fear, he goes on to tell us, since we are "children of the light." Like that valiant woman of Proverbs, we are to reach out to the poor and extend our arms to the needy. We are, as Paul suggests, to fulfill our roles as, "children of the light."

Jesus’ parable is boldly encouraging us to take risks with what gifts we have and to apply our abilities and resources to serve God, remembering when we do, we are not acting on our own, but are guided by God’s Spirit. We await our Master’s return, but meanwhile we have the Spirit directing and energizing our efforts in Christ’s name. We can do that because we have been given, by that same Spirit, the light of our faith as we wait for his return in hope and joy.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thăm Tòa Bạch Ốc
Đặng Tự Do
04:18 16/11/2017
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 13/11, Tòa Bạch Ốc cho biết Phó Tổng thống Mike Pence đã tiếp Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tại dinh tổng thống Hoa Kỳ.

Hai bên đã tái khẳng định sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh những giá trị cơ bản mà Hoa Kỳ và Tòa thánh cùng cam kết tham gia trên toàn cầu để thúc đẩy nhân quyền, chống lại sự đau khổ của con người và bảo vệ tự do tôn giáo.

Phó Tổng thống bày tỏ lòng biết ơn đối với nỗ lực của Tòa Thánh nhằm khôi phục lại nền dân chủ ở Venezuela và mong đợi chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha tại Burma và Bangladesh đem lại những thành quả tốt đẹp.

Các nhà lãnh đạo đã đồng ý về nhu cầu giải quyết các vấn đề nhân đạo và ổn định ở Iraq và Syria, trong đó bao gồm các Kitô hữu và các cộng đồng thiểu số dễ bị tổn thương khác.

Phó Tổng thống cũng khen ngợi những nỗ lực của Tòa thánh chống lại nạn buôn người và bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh về vấn đề này vì đây là ưu tiên của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay.
 
Ước vọng của Đức Hồng Y Reinhard Marx đối với hội nghị khí hậu tại Bonn
Đặng Tự Do
04:29 16/11/2017
“Đã đến lúc chúng ta phải tiến tới việc giảm lượng khí thải gây nguy hại cho khí hậu. Tương tự như thế, các nước phát triển phải tài trợ cho các biện pháp nhằm giảm thiệt hại và tổn thất gây ra do sự biến đổi khí hậu ở các nước nghèo”.

Trên đây là những ước vọng của Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, trước khi kết thúc hội nghị khí hậu tại Bonn gọi tắt là Cop23.

Các nguyên thủ quốc gia và các thành viên chính phủ các nước từ khắp nơi trên thế giới đã đến Bonn hôm Thứ Tư 15 tháng 11. Ngày Thứ Năm 15 tháng 11 là buổi họp cuối cho giai đoạn sau cùng của Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc.

Nhắc đến thông điệp Laudato Si, Đức Hồng Y nói rằng “tất cả các chính trị gia phải chịu trách nhiệm về 'ngôi nhà chung' của chúng ta, như Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh”.

Ám chỉ đến các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Berlin nhằm hình thánh một chính phủ liên minh; và các cuộc đàm phán về khí hậu ở Bonn, Đức Hồng Y Marx nói rằng “lợi ích cá nhân không thể được đặt lên trên thiệm ích chung của nhân loại”.
 
Nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan khuyên Đức Giáo Hoàng không nên dùng thuật ngữ Rohingya.
Đặng Tự Do
05:14 16/11/2017
Các nhân vật hàng đầu trong Giáo Hội Công Giáo và chính trị quốc tế đã khuyên Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nên sử dụng thuật ngữ Rohingya trong chuyến tông du Miến Điện cuối tháng này vì những nhạy cảm về chính trị.

Ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra đề nghị trên trong một buổi tiếp kiến riêng tại Vatican với Đức Thánh Cha hôm 6 tháng 11.

Hàng trăm nghìn người Hồi giáo Rohingya đã bỏ chạy khỏi Miến Điện sau cuộc đàn áp quân sự mà Liên Hợp Quốc mô tả là một cuộc thanh lọc sắc tộc. Tuy vậy, đa số Phật tử Miến Điện không chấp nhận thuật ngữ Rohingya và không công nhận họ là công dân của Miến Điện hay một nhóm dân tộc thiểu số của quốc gia này.

Nhiều người đề nghị Đức Giáo Hoàng nên dùng thuật ngữ “người Hồi giáo ở bang Rakhine”. Nhưng thực sự rất khó tiên đoán được liệu Đức Thánh Cha sẽ hành động như thế nào. Ngài đã từng sử dụng nhiều lần thuật ngữ Rohingya. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và cả các chính phủ, trong đó có Hoa Kỳ.

Ông Kofi Annan đã đoạt giải Nobel Hoà bình và là tác giả của một báo cáo tư vấn cho chính quyền Miến Điện về chính sách đối với người Hồi Giáo ở bang Rakhine. Ông đã giao cho chính quyền Miến Điện báo cáo này hồi tháng Tám năm nay.

Ông Annan đã trao bản sao của báo cáo này cho Đức Giáo Hoàng. Báo cáo dài tổng cộng 63 trang, trong đó không hề sử dụng từ Rohingya nhưng chỉ đề cập đến “những người Hồi giáo ở bang Rakhine”.

Lakhdar Brahimi, cựu ngoại trưởng Algeria và nhà hòa giải các xung đột quốc tế của Liên Hiệp Quốc nhận xét rằng báo cáo của ông Annan là “rất chí lý”.
 
Tổng giáo phận Harare cho biết quân đội đã đảo chánh Robert Mugabe
Đặng Tự Do
06:56 16/11/2017
Bà Garce Mugabe
Trong một báo cáo gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, tổng giáo phận Harare, Zimbabwe cho biết quân đội đã nắm quyền kiểm soát tại quốc gia này sau cuộc đảo chính quân sự vào ngày 14 tháng 11.

Cha Frederick Chiromba, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe, nói các nhà lãnh đạo giáo hội tại Zimbabwe đã có một cuộc họp khẩn cấp trong đó các vị bày tỏ hy vọng rằng cuộc đảo chánh này mở ra những triển vọng sáng suả cho tương lai của đất nước.

Bày tỏ sự đồng tình với quyết định đảo chánh của quân đội, các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Zimbabwe kêu gọi một chính phủ lâm thời sớm được thành lập để “giám sát quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang bầu cử tự do và công bằng”.

Các vị cũng kêu gọi quân đội “tôn trọng nhân phẩm và các quyền của con người.” Một linh mục thuộc tổng giáo phận Harare được tin là đang thương thảo với quân đội để tổng thống Robert Mugabe và gia đình có thể rời khỏi Zimbabwe trong danh dự. Vị tổng thống vừa bị lật đổ và gia đình hiện đang bị quản thúc tại gia.

Robert Mugabe, năm nay 93 tuổi, đã lãnh đạo Zimbabwe trong 37 năm qua; và đã đưa đất nước vào một cảnh lầm than cùng cực khiến hàng triệu người phải rời khỏi đất nước này, hầu hết đến sinh sống tại Nam Phi.

Robert Mugabe già yếu và lú lẫn nên trong những năm trở lại đây quyền lực thực sự rơi vào trong tay phu nhân ông ta là bà Grace Mugabe. Đầu tháng này, bà Grace và phe nhóm bất ngờ sa thải phó tổng thống Emmerson Mnangagwa. Ông Emmerson chạy sang Nam Phi tị nạn và nói rằng sinh mạng củ ông bị đe dọa.

Sau thánh lễ Chúa Nhật 12 tháng 11 tại một nhà thờ tại thủ đô Harare, bà Grace tuyên bố với những người trong nhà thờ là bà xứng đáng và hoàn toàn có khả năng trở thành người kế vị chồng mình.

Trước những dấu chỉ cho thấy bà Grace đang muốn kéo dài chế độ Mugabe trong nhiều thập niên nữa, quân đội đã làm binh biến.
 
Giám mục California kêu gọi cầu nguyện sau vụ thảm sát tại Tehama County
Đặng Tự Do
07:20 16/11/2017
Đức Giám Mục Jaime Soto của giáo phận Sacramento, California, đã yêu cầu các giám mục anh em tại Baltimore cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm kịch giết người bừa bãi mới nhất tại Hoa Kỳ.

Các vị Giám Mục đang tập trung tại Baltimore để tham dự hội nghị mùa thu hàng năm vào ngày 14 tháng 11. Sáng sớm hôm đó tại miền bắc California, một tay súng đã bắn bừa bãi gần một trường học khiến ít nhất bốn người chết và 10 người khác bị thương.

Cảnh sát đã bắn chết tay súng, được xác định là Kevin Janson Neal, 43 tuổi. Hung thủ là người tử vong thứ năm trong vụ này. Ít nhất có ba trẻ em nằm trong số những người bị thương.

Quận Tehama thuộc giáo phận Sacramento.

Chỉ vài phút sau khi xảy ra vụ nổ súng, Đức Cha Jaime Soto được thông báo và đã nói với các Giám Mục Mỹ:

“Năm người đã bị thiệt mạng; nhiều người khác bị thương; trong đó có cả các trẻ em. Vì thế, tôi xin các hiền huynh dành ra ít phút để cầu xin Lòng Thương Xót Chúa không chỉ trên những người bị hại trong thảm kịch vô nghĩa này; mà còn trên tất cả các nạn nhân của bạo lực súng đạn trong thời gian này. Cùng nhau chúng ta hãy xin Đức Mẹ chuyển cầu: Kính mừng Maria đầy ơn phúc…”
 
Bức hoạ Salvator Mundi - Đấng Cứu Thế - phá kỷ lục bán đấu giá 450 triệu dollars
Lê Đình Thông
09:31 16/11/2017
Hôm qua (15/11/2017), bức danh họa Salvator Mundi (Đấng Cứu thế) của Léonard de Vinci đã phá kỷ lục bán đấu giá là 450,3 triệu đô la, so 179,4 triệu đô la với bức họa Les Femmes d’Alger của Pablo Picasso trước đây. Chỉ trong vòng 19 phút bán đấu giá tại Trung tâm Christies ở New York, họa phẩm của Léonard de Vinci lúc đầu được ra giá 70 triệu đô la, đã đạt tới mức kỷ lục chưa từng thấy, qua 53 lần hiến giá, sau cùng là 400 triệu đô la, cộng thêm 400 ngàn hoa hồng và tiến thuế.

Ngoài bức họa của Léonard de Vinci, còn có ba bức họa do các họa sĩ Jan van Eyck, Hans Memling, Albrecht Dürer thực hiện, vẽ Chúa Giêsu tay trái cầm quả địa cầu, tay phải dang tay chúc lành. Ngài mặc áo màu xanh, viền hai dải gấm hoàng kim mang dấu hiệu các vua chúa, gấp chéo trước ngực.

Nhà danh họa Léonard de Vinci thực hiện bức họa sơn dầu kích thước 45 cm x 60 cm trong khoảng từ 1506 đến 1513.

Việc bức danh họa Salvator Mundi có chỗ đứng hàng đầu trong hội họa Tây phương trước lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) 23/11 và mùa Vọng (từ 03/12 đến 24/12/2017) cho thấy nhân loại mong đợi đấng Cứu thế lại đến trong một thế giới đầy nhiễu nhương, khủng bố.

Lê Đình Thông
 
Đức Thánh Cha gửi một lá thư tới những người tham gia Công ước Liên Hợp Quốc COP-23 về biến đổi khí hậu
Đặng Tự Do
16:08 16/11/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư tới những người tham gia Công ước Liên Hợp Quốc COP-23 về biến đổi khí hậu, diễn ra tại Bonn, bên Đức từ ngày 6 đến 17 tháng 11.

Đức Thánh Cha đã chúc mừng các nhà lãnh đạo thế giới hiện diện tại hội nghị COP-23 và mời gọi họ “tiếp tục duy trì việc hợp tác cao độ”.

Ngài nhắc lại “lời mời gọi khẩn cấp” phải có những cuộc đối thoại mới mẻ “về cách chúng ta xây dựng tương lai của hành tinh này.”

Ngài nói, “Chúng ta cần có sự trao đổi trong đó hiệp nhất tất cả chúng ta, bởi vì những thách đố về môi trường mà chúng ta đang trải qua, và những căn nguyên của vấn đề xuất phát từ phía con người, đang liên quan đến tất cả chúng ta, và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.”

Đức Thánh Cha đã cảnh báo những người tham gia đừng rơi vào “bốn thái độ đang thịnh hành” về tương lai của hành tinh, đó là “phủ nhận, thờ ơ, thoái thác và tin tưởng vào các giải pháp không thích đáng.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã gửi những lời chúc tốt đẹp của ngài tới hội nghị và hy vọng rằng COP-23 sẽ “lấy cảm hứng từ tinh thần hợp tác đã thể hiện tại COP-21” mà qua đó hiệp ước lịch sử Paris đã được hình thành.
 
Nhận định của Ngoại trưởng Tòa Thánh về hội nghị COP-23
Đặng Tự Do
16:26 16/11/2017
Khi hội nghị về khí hậu Bonn đi đến kết luận hôm thứ Sáu 17 tháng 11, Ngoại trưởng Tòa Thánh đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, cùng với các cá nhân và tổ chức, “duy trì động lực” thúc đẩy quyết tâm bảo vệ môi trường.

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các đảo quốc trong vùng Thái Bình Dương, sau khi các vị đã gặp Đức Giáo Hoàng trên đường tới hội nghị Bonn.

Mô tả hiệp ước Paris vào năm 2015 là một biến cố lịch sử, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhận xét rằng: “Cộng đồng quốc tế hiếm khi đồng thuận với nhau về một vấn đề như thế này”, nhưng ngài nói thêm rằng hiệp ước này chỉ là mới “bắt đầu”.

Nhấn mạnh sự cần thiết là Giáo hội phải tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, Đức Tổng Giám Mục nói: “Đây là điều mà Giáo Hội phải tham gia vì đó là bản chất của tôn giáo. Biến cố nhập thể là sự gắn bó của Thiên Chúa đối với nhân loại và chúng ta phải tiếp tục sự gắn bó này nhằm bảo vệ tương lai của nhân loại, không những về mặt tinh thần mà thôi, nhưng còn phải tạo điều kiện cho mọi người khao khát được biết đến Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa, cùng sống và yêu thương những người hàng xóm của họ”.

Ngài đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống, sửa đổi một số hành vi của mình, chẳng hạn như sử dụng xe ít hơn và đi bộ nhiều hơn, tất cả những điều này có thể góp phần vào việc chống lại sự thay đổi khí hậu.
 
Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Rai viếng thăm Ả Rập Saudi tạo điều kiện cho đối thoại liên tôn.
Trần Mạnh Trác
17:31 16/11/2017
Riyadh (15/11/2017) – Sau nhiều nghi ngờ về chuyến viếng thăm có thể xảy ra vì những biến cố chính trị cuả Liban và Ả Rập Saudi, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ (Hồng Y) Bechara Boutros Rai cuả Liban đã thực hiện một cuộc viếng thăm Ả Rập Saudi ngắn nhưng lại rất quan trọng về mặt lịch sử và tôn giáo.

Một trong các kết quả cụ thể là hy vọng chế độ quân chủ dựa trên căn bản thần quyền cuả Ả Rập Saudi sẽ cho phép thành lập một trung tâm liên tôn giáo quốc tế vĩnh viễn trong Vương Quốc.

Trung tâm tôn giáo mới này có thể được tổ chức tại địa điểm của một ngôi nhà thờ cổ 900 năm, mới được khai quật ra và sẽ được hoàn toàn tân trang lại.

Vương Quốc Saudi Arabia chưa hề cho phép bất kỳ một cơ sở tôn giáo nào khác với Hồi giáo được xây dựng trên phần đất đai cuả họ, các nguồn tin chính thức của Vương Quốc cũng chưa xác nhận về Trung tâm này, nhưng tin tức liên quan đến chuyến viếng thăm của Thượng Phụ Giáo Chủ Rai, đã trình bày ý định đó như là một cam kết để mở cửa đối thoại với các cộng đồng tôn giáo khác.

Vào thứ ba, ngày 14 tháng 11, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Rai đã được vua Salman Bin Abdulaziz tiếp kiến và sau đó gặp gỡ Thái tử Mohammed Bin Salman, đang là "người nắm quyền" lãnh đạo Ả Rập Saudi. Trong báo cáo phát hành bởi các cơ quan chính thức, chuyến thăm được mô tả như là một dấu hiệu của "quan hệ anh em giữa Ả Rập và Liban" và như là một xác nhận về "vai trò của các tôn giáo khác và các nền văn hóa khác là thích hợp cho việc thúc đẩy khoan dung và ngăn chặn bạo lực".

Trong chuyến thăm, Đức Thượng Phụ Rai cũng đã gặp ông thủ tướng Liban là Saad Hariri, mà ngày 4 tháng 10 đã công bố từ chức. Đức Thượng Phụ cho biết rằng ngài đã được "thuyết phục" về những lý do khiến Hariri phải từ chức. Ông Hariri cũng tuyên bố ý định sẽ quay trở lại Liban trong vài ngày tới, và gia đình của ông sẽ vẫn ở Riyadh. Hariri có quốc tịch kép Liban và Ả Rập Saudi.

Trong khi đó, theo một tweet vào ngày thứ tư 15 tháng 11 thì tổng thống Liban là Michel Aoun vẫn nói rằng Hariri đang bị Ả Rập Saudi giam giữ: "Không có gì biện minh rằng Saad al Hariri đã không thể quay về Liban trong 12 ngày. Chúng tôi coi ông ta đang bị giam giữ và chúng tôi cáo buộc Ả Rập Saudi vi phạm công ước Vienna”.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi lần nữa về việc bảo vệ trái đất
Bùi Hữu Thư
19:31 16/11/2017

Vatican, ngày 16, tháng 11, 2017.- “Tôi muốn khẳng định lời kêu gọi khẩn cấp của tôi là cần tái diễn những đối thọai về phương cách chúng ta tái thiết tương lai của hành tinh của chúng ta.” Đức Thánh Cha nói trong một điệp văn được Vatican phổ biến ngày 16 tháng 11, 2017.

“Chúng ta cần một sự trao đổi có thể kết hiệp tất cả chúng ta, vì các thách đố về môi sinh chúng ta đang phải đối phó, và những nguồn gốc do con người gây ra, có liên quan và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.”

Đức Thánh Cha lập lại lời kêu gọi phải hành động của ngài trong một điện văn ngài gửi cho Ông Frank Bainimarama, Thủ Tưởng của Quần Đảo Fiji, Chủ Tịch của Phiên Họp thứ 23 của Hiệp Hội các Quốc Gia là các thành viên trong cơ cấu Đại Hội về Thay Đổi Khí Hậu (COP-23), được tổ chức tại Bonn từ ngày 6 đến ngày 17 tháng 11, 2017. Điện văn này đã được đọc trong phiên họp ngày 16 tháng 11.

Đức Thánh Cha Phanxicô nêu lên “bốn thái độ ngoan cố” không “trợ giúp cho các nghiên cứu chân thực và các đối thọai xây dựng về việc xây tái thiết tương lai của trái đất.”

· Chối bỏ

· Thờ ơ

· Cam chịu

· Tin tưởng vào những giải pháp bất toàn

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các đường lối tiếp cận kinh tế và kỹ thuật rất quan trọng nhưng, “thiết yếu hơn cả và tốt đẹp hơn là cần xem xét thật cẩn thận những hậu quả về luân lý và xã hội của mô hình mới về phát triển và tiến bộ trong các giai đọan ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.” Và ngài tiếp: “….càng ngày chúng ta càng cần phải chú ý đền việc giáo dục và những lối sống dựa trên một sinh thái học hợp nhất, có thể đưa đến một viễn ảnh về nghiên cứu chân thực và đối thọai cởi mở ở nơi mà các chiều kích khác nhau của Thỏa Ước Ba Lê phải được liên kết.”

Bùi Hữu Thư
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khánh thành nhà thờ họ Lương Xá tổng giáo phận Hà Nội
BBT Xứ Lam Điền
09:42 16/11/2017
Ôi bao việc Chúa làm, thật quá đỗi diệu kỳ, muôn dân họ suy bì, tình Chúa thật khôn ví.

Lời trên diễn tả tâm tư của mọi người đến với giáo họ Lương Xá hôm nay. Thật là một ngày hồng, thuận Thiên và hợp với lòng người, thời tiết đẹp, mọi người vui vẻ. Ngày mà giáo họ hân hoan vui mừng, chung một tâm tình “Tạ ơn Thiên Chúa và ghi ơn các ân nhân” đã giúp giáo họ Lương Xá, thuộc giáo xứ Lam Điền, Tổng Giáo phận Hà Nội có một Nhà thờ được xây dựng khang trang, khuôn viên đẹp mắt.

Xem Hình

9 giờ 30 ngày 16 tháng 11, trong bầu khí tràn ngập niềm vui chào đón sự hiện diện của Đức Hồng Y Phêrô về chủ tế Thánh lễ làm phép nhà thờ và bàn thờ, cùng với hang Belem, bộ giáng sinh, tượng đài thánh Antôn. Cùng đồng tế với ngài có sự hiện diện của Quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và quý khách.

Sơ qua về sự hình thành và phát triển giáo họ Lương Xá

Tiền nhân kể lại, cuối thế kỷ XIX đến nay. Khi Ánh Sáng Tin Mừng lan tỏa nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Thời ấy dân chúng chưa biết đến Đạo tình thương của thiên Chúa. Không biết phép mầu nào khiến các cụ Lý cựu, mấy ông đồ, hương trưởng lý dịch trong làng giao lưu với xã bên, đã nhận ánh sáng Tin Mừng rồi về bắt trước học hỏi để nhóm lên xóm Đạo. Ngày đầu chỉ có anh em con cháu trong nhà thuận theo Đạo, sau những năm tháng đã lên tới vài ba chục gia đình. Danh Chúa đang cả sáng, chẳng hiểu vì sao họ đàm luận chê bai lôi kéo những người đã thuận theo Đạo bỏ Đạo. Các cụ giữ vững lập trường, dù phải học kinh bổn bằng chữ nôm các cụ vẫn cử người vào xứ Lưu Xá chép kinh bổn về học. Ơn Chúa thúc đẩy, cụ đồ Nghĩa cùng con cháu gia đình cụ quyết theo Đạo. Cụ nắm vững tay chèo nghĩ cách cử người xuống xứ Sơn Miêng, học chữ Quốc Ngữ để việc phổ biến kinh bổn giáo lý dễ hơn, và xin bề trên cử thầy giáo về dạy kinh bổn giúp giáo dân hiểu và mở mang kiến thức, vững tin hơn. Đầu năm 1930 này họ giáo Lương Xá được hình thành thuộc xứ Thượng Lao.

Tuần cấm phòng, cha xứ về dâng lễ ở tư gia ( nhà cụ chánh Nghĩa ) cụ thấy chật hẹp, nên gia lập trại tại chính khu đất nhà thờ này. Cụ cho dựng 3 gian nhà tranh tre. Bởi lòng ghen ghét, tuần đinh làng đến kéo đổ, nhưng đến nơi thấy trong nhà đã có tượng bà Thánh Têrêxa và có bàn thờ nên họ không giám kéo đổ nữa. Tiếp đó các cụ kiến thiết xây tường bao quanh, trồng tre, đào ao thả cá, lấy đất đổ nền đóng gạch.

Đến cuối năm 1930 giáo họ Lương Xá được chuyển về xứ Lam Điền, đời sống đạo ổn định và phát triển.

Tuy nhiên giữa thập niên 40, phong ba ập tới xứ Lam Điền thế là vắng mất cha xứ. Năm 1953 cha xứ Miền Đại Ơn coi sóc kích lệ làm được năm gian nhà cấp 4 ngói gạch gỗ tạp giống ngôi nhà trần thế trên nóc có gắn Thánh giá được gọi là nhà thờ. Chưa hoàn chỉnh thì năm 1954 lại vắng chủ chăn, đàn con bơ vơ mấy chục năm trời.

Khi cha Antôn về, ngài đã khuyến khích giáo dân trang hoàng lại cung thánh, dựng mấy gian nhà giáo lý hiện nay. Thấy nhà thờ siêu vẹo, nguy cơ sập bất cứ lúc nào, ngài đã kích lệ chúng con đệ đơn trình Bề Trên xin phép làm nhà thờ. Đức Hồng Y khích lệ và cho 120 triệu đồng. Thấy vậy bà con giáo dân trong họ hăng say tích cực làm ngày làm đêm, cộng với sự giúp đỡ của các xứ họ bạn trong và ngoài giáo phận. Thế là bắt đầu khởi công năm 2013 đến nay đã hoàn thiện.

Hôm nay, với ơn Chúa, sự trợ giúp của Đức Mẹ Fatima, thánh Têrêxa quan thày bầu cử, ngôi nhà thờ khang trang đã được hoàn thành, lộng lẫy uy ghi mà tĩnh mịch, xanh tươi mà hài hòa. Qua cổng theo kiểu kiến trúc hiện đại, nhìn xung quanh tường bao có gắn ảnh tượng mười bốn nơi thương khó, tượng đài Lòng Chúa thương xót, đền Thánh Antôn, ở giữ khuôn viên là tượng đài Đức Mẹ, nguyên khối đá thật cao đẹp, góc phải ngoài vào là Hang đá Sơn Thạch hùng vĩ uy linh, trưng cảnh tượng Chúa sinh ra đời.

Cạnh khuôn viên là nơi nhà thờ có tháp chuông cao vút tiếng chuông ngân nga sớm chiều, kêu mời giáo dân đến cầu nguyện, như muốn nói lên rằng Thiên Chúa yêu thương dân Người và luôn có mặt giữa mọi người. Sau nhà thờ là nhà giáo lý rộng rãi thoáng mát hợp quần thể hài hòa.

Toàn thể cộng đoàn dân Chúa xin dâng lời cảm tạ Chúa, cám ơn hết thảy mọi người. Nguyện xin Chúa đổ muôn ơn lành xuống trên hết thảy mọi người.

BTT Gx. Lam Điền

Ảnh: Mạnh Toàn
 
Hội thảo về thư viện của Uỷ Ban Văn Hóa thuộc HĐGMVN
Gioan Lê Quang Vinh
10:10 16/11/2017
Uỷ ban Văn hoá trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBVH) đã tổ chức Hội thảo Kinh Nghiệm Về Hoạt Động Thư Viện & Góp Ý Xây Dựng Thư Viện Văn Hóa Công Giáo Việt Nam (TVVHCGVN) tại Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam, số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Sàigòn.

Xem Hình

Tham dự buổi Hội thảo có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục giáo phận Vinh, hai Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Sàigòn là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng và Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Cha Giuse Trịnh Tín Ý, Tổng thư ký Ủy ban Văn hóa và nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đến từ các giáo phận và các dòng tu.

Ban Tổ chức cho biết: “Trước năm 1975, Hội Đồng Giám Mục miền Nam Việt Nam đã thành lập Thư Viện Hội Đồng Giám Mục miền Nam Việt Nam, đặt trong khuôn viên Trung Tâm Công Giáo Việt Nam số 72/12 Trần Quốc Toản, bây giờ là Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhưng vì thời thế, các sách báo tại đây đã “tan đàn sẻ nghé”! Tới năm 2003, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nghĩ tới và trao cho Uỷ ban Văn hoá trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập một thư viện, trước là để đón nhận các sách vở, văn bản, tài liệu do Hội Dòng MEP có nhã ý chia sẻ dưới dạng tài liệu điện tử (ebooks) và kỹ thuật số. Đáng tiếc, dạo ấy UBVH gặp khó khăn về địa điểm, phương tiện, tài chánh và cả hành chánh”.

Và cũng theo Ban Tổ chức, bây giờ “trời đã sáng”, đã có cơ hội thuận tiện để UBVH thành lập Thư Viện Văn Hóa Công Giáo Việt Nam, để giúp có phương tiện nghiên cứu, đọc sách.

Đức Cha Chủ tịch UBVH chào đón khách mời, khai mạc Hội thảo. Sau đó, các thuyết trình viên trình bày các đề tài liên quan đến thư viện trong ba phần của buổi Hội thảo: “Đi tìm một lối đi”, “Đi tìm những người đọc”, và “Đi tìm một định dạng” cho thư viện.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trình bày đề tài sâu sắc đầy ý nghĩa về văn hóa, khái niệm văn hóa theo cái nhìn xưa và nay. Đức Cha nhấn mạnh quan điểm của UNESCO: “Văn hóa như một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó các dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Đức Cha trình bày quan điểm của Giáo hội qua Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, “Có nhiều tương quan giữa các sứ điệp cứu độ và văn hóa. Bởi vì, từ khi mạc khải cho dân Ngài tới khi biểu lộ tròn đầy trong Chúa Con Nhập thể, Thiên Chúa đã nói với con người qua các loại văn hóa riêng biệt của từng thời đại. (…) Giáo hội đã sử dụng nhiều tài nguyên của các nền văn hóa để phổ biến và trình bày sứ điệp của Đức Kitô cho muôn dân, qua lời rao giảng”.

Ở đây trọn cả nội dung về văn hóa, nói gần hay nói xa cũng để mở đường cho các công trình hội nhập văn hóa hay là làm văn hóa và tìm lối cho sách và thư viện vào đời, nói chung, cũng như tìm lối cho TVVHCGVN nhập cuộc, nói riêng.

Và Đức Cha dẫn đến vai trò của thư viện trong văn hóa. Ngài nói: “Tự cổ chí kim, thư viện vẫn là nơi lưu trữ kho tàng văn hóa của nhân loại”. Ngài dùng câu thần chú trong Alibaba và 40 Tên Cướp cũng “Vừng Ơi, Mở ra!” để kêu gọi “Văn Hóa Ơi, Mở Ra! Thư Viện Ơi, Mở Ra!”

Bài trình bày của Cha Thư ký UBVH Giuse Trịnh Tín Ý về “Sách và Thư viện” có hai phần: Sách hay là những cỗ xe chuyên chở Lời và Thư viện là những cuộc Hành hương về nguồn. Cha Giuse nói: “Chúa Giêsu luôn có trước mặt bộ Sách Thánh là bầu trời thăm thẳm, với rừng cây nội cỏ, ngàn hoa, chim trời, cá biển, với cảnh nông dân trên đồng lúa, ruộng nho, ngư dân lưới cá và cảnh phố chợ tấp nập”. Và ngài nói rằng với Chúa Giêsu, Sách Thánh như vật bất ly thân. “Sách Thánh là “Sách Mẹ”, ghi chép những lời khôn ngoan của Thiên Chúa. Từ Mẹ, cùng với, và theo khuôn mẫu của Mẹ là các “sách con”, sách con làm sáng tỏ Lời Chúa dưới nhiều góc cạnh”.

Cha Giuse nói: “Nếu hình dung Sách Thánh là cỗ Đại Thừa chuyên chở Lời Ánh Sáng, Lời Khôn Ngoan, chúng ta nhận ra các sách vở Công Giáo là cỗ Tiểu Thừa phản ảnh Lời Khôn Ngoan của Sách Thánh và chuyên chở cả những trăn trở thao thức, những cảm nhận buồn vui của con người làm lời đáp trả và tạ ơn Thiên Chúa”. “Sách là món đặc sản, sách ngọt lịm như mật được giới thiệu trong thị kiến của Tiên tri Êdêkien. Đặc biệt, minh họa cho thị kiến mà Cha Giuse nêu lên là một vũ khúc đặc sắc do các em ở giáo xứ Vinh sơn của ngài trình bày.

Cha Phanxicô Xaviê Phó Đức Giang, giám học của Dòng Anh Em Hèn Mọn thường xuyên tiếp cận với thư viện, trình bày về mô hình thư viện kỹ thuật số. Cha Giacôbê Đỗ Huy Nghĩa, Dòng Đaminh cũng trình bày những kinh nghiệm của ngài trong công việc điều hành thư viện lớn của Dòng.

Để tổng kết, Cha Giuse, Thư ký UBVH cùng với các hội thảo viên hướng tới mô hình gồm 6 điểm chính:

1/ Thư viện Văn hóa Công Giáo Việt nam ngỏ lời xin các sao bản điện tử từ phòng lưu trữ và thư viện thuộc các giáo phận tại Việt Nam và các dòng tu trong và ngoài nước.

2/ UBVH xin thương thảo các điều kiện về lưu trữ và bản quyền của các văn bản, tài liệu khi được trao.

3/ TVVHCGVN bước đầu hình thành như một thư viện lưu trữ và tiếp tới TVVHCGVN sẽ triển khai thư viện mạng.

4/ UBVH kêu gọi tác giả của các đề án tiến sĩ thuộc các đề tài liên hệ tới tín hữu và đạo lý Công Giáo góp bản sao kỹ thuật số cho TVVHCGVN. Các đề án này được xem như phần tinh hoa của văn hóa Công Giáo Việt Nam, TVVHCGVN mong được lưu trữ và luôn bảo đảm bản quyền.

5/ UBVH mong được thương thảo với chủ nhân hoặc người thừa kế các tủ sách Công Giáo tại Việt Nam hay ở nước ngoài để nhận mua hoặc nhận giữ các tài liệu văn bản Công Giáo như tài sản chung của Giáo hội Việt Nam.

6/ Để tiện đón nhận các tài liệu văn bản điện tử, TVVHCGVN tạm đặt tại địa chỉ: Nhà thờ Vinh Sơn, số 249-251 Ba Tháng Hai, P.10, Q.10, TPHCM. email: vinhson249251@gmail.com. ĐT: 0913801255.

Tìm được nguồn sách hay, giá trị cũng là vấn đề lớn. Trong buổi Hội thảo, có người cho biết là năm 1999, linh mục Trương bá Cần sang Rôma tìm tài liệu về lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt nam. Nhưng vì Rôma biết rõ về lý lịch của linh mục này nên ông bị xem là “độc giả bị hạn chế”. Sau đó phải chạy vạy nhờ người quen nên mới được tiếp đón. Ở Kho Lưu trữ Dòng Tên có hai đĩa CD liên quan đến Công Giáo Việt nam, linh mục này muốn mua thì các ngài chỉ bán cho một đĩa!

Vào lúc 16g00, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Chủ tịch UBVH đúc kết cuộc Hội thảo. Ngài thiết tha kêu gọi mọi người từ khắp các giáo phận, các dòng tu là chuyên viên thư viện, là người đọc, là chủ nhân các gia sản văn hóa, và cả những ai thiện chí góp ý, góp sức cho TVVHCGVN hình thành. Ước mong Thư viện sớm được thành lập để phục vụ dân Chúa tại Việt nam trước nhu cầu “phổ biến và trình bày sứ điệp của Đức Kitô cho muôn dân” như Đức Cha Phaolô đã nhắc trong bài trình bày của ngài.

Gioan Lê Quang Vinh
 
Thông Báo
Phân ưu: Linh mục Thomas Đỗ Thanh Hà đã tạ thế tại Anaheim, Nam California
LM John Trần Công Nghị và VietCatholic
17:08 16/11/2017
PHÂN ƯU
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, nhận được tin:

LINH MỤC THOMAS ĐỖ THANH HÀ
đã về Nhà Cha trên Trời lúc 8 giờ 45 phút sáng Thứ Năm 16/11/2017
tại nhà hưu Joseph House thuộc thành phố Anaheim, California.
Hưởng thọ 81 tuổi.

Cha Thomas sinh ngày 15 tháng 10 năm 1936 tại Thái Bình, Hưng Yên.
Thụ phong linh mục ngày 23 tháng 4 năm 1963 tại Sàigòn.
Phục vụ trong giáo phận Long xuyên trong 12 năm với các chức vụ: giáo sư chủng viện, chính xứ Mông Thọ.
Năm 1975 vượt biên sang Hoa Kỳ và phục vụ cho giáo phận Orange suốt 31 năm.
Ngài từng giữ các chức vụ Chủ tịch liên đoàn Công Giáo Việt nam tại Hoa Kỳ,
Giám đốc trung tâm Công Giáo giáo phận Orange, chính xứ người Việt nam đầu tiên ở giáo phận Orange, California.

Dự trù sẽ cử hành lễ an táng lúc 8 giờ sáng Thứ Sáu 15/12/2017 tại nhà thờ La Vang, thành phố Santa Ana, Cali.
Tang Lễ chi tiết sẽ được loan báo sau.

Xin thành kính phân ưu cùng Tang quyến cha Cố Thomas
Cha Francis Bùi Ngọc Tỷ (nghĩa tử)
Cha Joseph Nguyễn Văn Luân (nghĩa tử)
Cộng đồng CGVN Giáo phận Orange, California.

LM John Trần Công Nghị
và Ban Giám Đốc VietCatholic