Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 34 thường niên B
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:34 20/11/2018
(Ga 18, 33-37)
VUA VŨ TRỤ
Phi-la-tô hỏi Chúa rằng:
Là Vua Do-thái, vinh thăng thế trần.
Nhân dân, Thượng Tế quần thần,
Toàn dân Do-thái, trao phần xét suy.
Quan hỏi: Ông đã làm gì?
Giê-su đáp lại, cũng tùy quý quan.
Nước tôi không thuộc thế gian,
Chốn này trần thế, lan tràn đấu tranh.
Quyền uy chỗ dứng tranh dành,
Vua quan chiến đấu, xây thành lập công.
Tò mò quan hỏi viển vông,
Ông là Vua hả? Sao không có người.
Thật, quan nói đúng từng lời.
Tôi là Vua Cả, cao vời linh thiêng.
Chứng minh chân lý cao thiên,
Muốn nghe sự thật, Chúa Chiên gọi mời.
Trước mặt Philatô, Chúa Giêsu trả lời: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tôi. Chân lý là sự thật. Sự thật có một nhưng được nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Làm sao chúng ta có thể tìm ra được sự thật chân chính?
Cũng thế, chúng ta thấy có rất nhiều tôn giáo khác nhau. Vậy đâu là tôn giáo thật? Có các tôn giáo như Do Thái giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Hồi giáo, Balamôn, Cao Đài, Chính thống giáo, Tin lành và Công Giáo…. Các tôn giáo đều cố gắng đi tìm sự thật, nhưng chỉ có sự thật thì bao la. Chúng ta tin vào Chúa Kitô, Con Thiên Chúa. Chính Chúa Kitô là Đường, là sự Thật và là Sự Sống.
Truyện kể về năm anh mù sờ voi. Người thứ nhất sờ tai voi cho rằng con voi to và dẹp như cái quạt. Người thứ hai rờ vào cái vòi thì nói rằng voi thon và dài như cái vòi nước. Người thứ ba sờ chân voi thì nghĩ rằng voi to như cái cột nhà. Anh thứ tư sờ vào đuôi thì nghĩ rằng voi giống cái chổi. Anh thứ năm sờ bụng con voi và cho rằng voi tròn như cái trống. Họ đã bất đồng ý kiến với nhau. Ai cũng có sự thật, nhưng chỉ có một phần sự thật. Mỗi người đều nghĩ rằng họ biết tất cả sự thật.
Chúng ta học biết về sự thật, nhưng sự thật của chúng ta còn qúa giới hạn. Chúng ta phải đến với Đấng là nguồn của chân lý. Đó là Chúa Kitô. Chúa nói rằng: Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng Tôi. Chúa Kitô đến từ Thiên Chúa Cha. Ngài đến để làm chứng cho sự thật. Phải chăng người ta sợ sự thật. Đúng thế, sự thật không những làm cho người ta mất lòng, mất cả của cải và có khi mất cả mạng sống mình. Thánh Gioan Tẩy Giả, nói sự thật nên đã bị tống giam và bị chặt đầu. Biết bao vị thánh tử đạo đã mất mạng sống, vì dám làm nhân chứng cho sự thật.
Nhiều người muốn sống xa sự thật vì sự thật làm mất lòng. Họ không muốn mất đi những mối lợi cả về phần xác lẫn phần hồn, họ dần rời xa sự thật. Sự gian dối nẩy sinh để che đậy những bất toàn, thiếu xót và dơ bẩn của con người. Người ta tìm tiêu hủy sự thật như thủ tiêu hay phi tang, để sống trong sự an toàn của giả dối.
Chỉ có chân lý sẽ dẫn con người ra khỏi bóng tối của lầm lạc. Ánh sáng của Chúa Kitô sẽ giúp chúng ta vượt ra khỏi những gian trá lọc lừa của thế gian. Về bên Chúa, chúng ta hãy đi tìm sự thật, nói sự thật và sống sự thật. Tấm gương sự thật của chúng ta chính là Đức Kitô. Đức Kitô là Vua các Vua. Ngài là Vua của tình yêu. Ngài thí mạng vì tình yêu trong sự thật.
THỨ HAI, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 1-4).
DÂNG CÚNG
Bỏ tiền dâng cúng vào hòm,
Một bà nghèo khó, bỏ bòn vài xu.
Chúa ngồi quan sát trưng thu,
Khá khen bà góa, mặc dù nghèo sơ.
Nhiều người cho của dư hờ,
Dâng lên Thiên Chúa, tôn thờ dửng dưng.
Bà nầy túng thiếu qúa chừng,
Đã dâng tất cả, thắt lưng quẫn cùng.
Đơn sơ phó thác tín trung,
An bài cuộc sống, bao dung tâm hồn.
Lắng lo thờ phượng kính tôn,
Lòng thành bác ái, túi khôn đong đầy.
Không ưa của lễ trưng bày,
Tấm lòng quảng đại, dựng xây Nước Trời.
Quan phòng Tạo Hóa cao vời,
Mỗi người cuộc sống, vào đời phát huy.
THỨ BA, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 5-11).
TIÊN BÁO
Trầm trồ khen ngợi đền thờ,
Trang hoàng đá quí, bàn thờ đẹp thay.
Những gì nhìn ngắm hôm nay,
Đến ngày tàn phá, qua tay kẻ thù.
Không còn hòn đá trùng tu,
Dấu nào mà biết, dự trù xảy ra?
Các con ý tứ người ta,
Mạo danh Chúa Cả, chính là ta đây.
Chớ đi theo chúng sa lầy,
Chiến tranh loạn lạc, náo gây mọi miền.
Các con đừng sợ, ưu phiền,
Dân này nổi dậy, nát nghiền dân kia.
Cõi bờ các nước phân chia,
Nhiều nơi động đất, chia lìa xa nhau.
Hoành hành ôn dịch đớn đau,
Bầu trời điềm lạ, theo sau tỏ bày.
THỨ TƯ, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 12-19).
BÁCH HẠI
Người ta bắt bớ các con,
Hội đường giao nộp, mỏi mòn tháng năm.
Ngục tù giam hãm hờn căm,
Quan quyền vua Chúa, chỉ nhằm oán ghen.
Giữa đời ánh sáng muối men,
Danh Thầy nhân chứng, ca khen Chúa Trời.
Các con ghi nhớ đôi lời,
Chớ lo đáp lại, người đời hỏi han.
Thầy ban miệng lưỡi khôn ngoan,
Đám người thù địch, làm càn dối gian.
Gia đình bạn hữu than van,
Thân bằng quyến thuộc, gian nan vì Thầy.
Người ta bắt bớ bao vây,
Mọi người ghét bỏ, khổ lây cuộc đời.
Các con bền đỗ mọi thời,
Linh hồn được cứu, Nước Trời mở ra.
THỨ NĂM, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 20-28).
TIÊN BÁO
Chúa khuyên môn đệ sẵn sàng,
Giê-ru-sa-lém, ngỡ ngàng bao vây,
Đến ngày tàn phá nơi đây,
Quân thù đắp lũy, loạn gây mọi nhà.
Những ai trong đất, rời xa,
Vùng quê chớ bỏ, lân la vào thành.
Những ngày báo oán thi hành,
Mọi lời ứng nghiệm, hoàn thành đã ghi.
Khốn cho phụ nữ, thai nhi,
Nhiều người khốn cực, ai bì ai than.
Đổ cơn thịnh nộ tràn lan,
Đông người ngã ngục, cả ngàn làm tôi,
Kinh hồn sợ hãi dầu xôi,
Tầng trời rung chuyển, núi đồi thấu chăng.
Con Người xuất hiện quyền năng,
Ngẩng đầu đứng dậy, trời trăng sáng dần.
THỨ SÁU, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 29-33).
NHÂN QỦA
Nhìn xem cây vả ngoài đồng,
Đâm chồi nầy lộc, mùa Đông qua rồi,
Xuân sang cây cối đâm chồi,
Mùa Hè gần đến, sườn đồi nở hoa.
Nhìn xem vũ trụ bao la,
Vạn vần dấu chỉ, biết là thời gian.
Hiểu rằng Thiên Chúa thương ban,
Nước Trời gần đến, thiên nhan rạng ngời.
Mọi điều tiên báo trong đời,
Dù rằng trời đất, một thời qua đi.
Lời Thầy vẫn cứ duy trì,
Ngàn muôn thế hệ, thực thi thành toàn.
Các con tỉnh thức sẵn sàng,
Con Người sẽ đến, mở đàng thiên cung.
Ân ban phúc lộc muôn trùng,
Chung phần hưởng phước, vô cùng đời sau.
THỨ BẢY, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 34-36).
TỈNH THỨC
Các con tỉnh thức nguyện cầu,
Mong rằng thoát khỏi, ngõ hầu chấn hưng.
Thế gian lôi cuốn không ngừng,
Ăn chơi thỏa thích, tưng bừng sáng đêm.
Tâm hồn nặng trĩu như nêm,
Rã rời thân xác, nếm thêm mùi đời.
Say xưa lo lắng việc đời,
Thình lình ụp xuống, một thời rã tan.
Các con đừng cố vãn than,
Sẵn sàng tỉnh thức, miên man đợi chờ.
Nguyện cầu sùng kính tôn thờ,
Mong rằng thoát khỏi, hưởng nhờ thánh ân.
Kiên tâm giữ vững tinh thần,
Lạc an hiện diện, tới gần Chúa Con.
Trung kiên yêu mến sắt son,
Vinh quang tỏa chiếu, vẹn tròn tín trung.
Để nên thành viên trong Vương quốc Vua Giêsu
Lm Đan Vinh
22:04 20/11/2018
CN 34 TN B- ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
Đn 7,13-14 ; Kh 1,5-8 ; Ga 18,33b-37
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 18,33-37
(33) Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?” (34) Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về Tôi?”. (35) Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?” (36) Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này”. (37) Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là Vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: Đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.
2. Ý CHÍNH:
Trước tòa án của quan Tổng Trấn Phi-la-tô, Đức Giê-su đã cho ông biết về Vương Quốc của Người. Vương Quốc ấy thiêng liêng và không thuộc về thế gian, không có quân đội và không biên giới. Đức Giê-su cũng khẳng định Người là Vua, nhưng là vị Vua Thiên Sai, đến để làm chứng cho sự thật. Thần dân của Người là những ai sẵn sàng tin theo sự thật của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 33-34: + Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su: Đức Giê-su đã bị dân quân Đền thờ bắt tại vườn Cây Dầu vào đêm thứ Năm sau bữa tiệc ly Vượt Qua mừng trước. Sau khi bị bắt Đức Giê-su đã bị tòa án tôn giáo xét xử và bị thượng tế Cai-pha kết án tử hình(x Ga 18,19-24). Tuy nhiên vì các đầu mục Do thái đã bị người Rô-ma truất quyền kết án tử hình (x. Ga 18,31), nên sáng hôm sau, họ đã giải Đức Giê-su đến dinh quan Phi-la-tô để yêu cầu ông này kết án tử hình Đức Giê-su. Họ đứng ngòai sân chứ không vào trong nhà để tránh bị ô uế theo Luật Mô-sê, mà ai vi phạm sẽ không được ăn mừng lễ Vượt Qua (x Ga 18,28b). Quan Phi-la-tô đã phải ra ngòai hành lang để gặp họ. Sau khi biết rõ ý họ muốn, Phi-la-tô đã vào trong phòng và thẩm vấn Đức Giê-su + “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”: Người Do thái đã tố cáo Đức Giê-su tội phạm về chính trị là xưng mình là Vua dân Do thái, để yêu cầu quan Phi-la-tô qui tội phản loạn và kết án tử hình cho Người. Do đó Phi-la-tô đã tra vấn Người về việc này. + “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”: Đức Giê-su không trực tiếp trả lời câu hỏi của Phi-la-tô, nhưng Người gợi ý để ông tự xét lời tố cáo đó có cơ sở không hay chỉ là sự vu cáo bịa đặt?
- C 35: + Tôi là người Do thái sao?: Phi-la-tô cho biết ông không quan tâm đến những vấn đề tôn giáo, vì ông không phải là người Do thái! + Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?: Phi-la-tô cho biết dân chúng và các đầu mục Do thái đã tố cáo như thế để đòi ông xét xử. Ông hỏi Đức Giê-su đã làm gì đến nỗi bị họ tố cáo như vậy?
- C 36: + “Nước tôi không thuộc về thế gian này”: Đức Giê-su không chối điều họ tố cáo, nhưng Người xác định mình không phải một ông vua trần tục. Vì Nước của Người không thuộc về thế gian này. + “Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái”: Lời này cho thấy sự khác biệt giữa vương quốc thế gian và Vương Quốc của Thiên Chúa. Khác về tinh thần cai trị (x. Mt 20,24-28), về hiến pháp (x. Mt 5,1-12), về điều kiện gia nhập (x. Mt 7,21), về sự vững bền (x. Mt 25,46), về tương quan giữa vua với dân (x Ga 13,12-15).
- C 37: + “Vậy ông là vua ư?”: Đặt câu hỏi này, Phi-la-tô chỉ tò mò muốn biết thêm về chức vị vua thiêng liêng trong Nước Trời của Đức Giê-su, chứ ông không nghĩ Người là một ông vua thế tục. Phi-la-tô biết rõ Đức Giê-su không làm loạn, vì Người không có quân đội để tự vệ khi bị người Do thái vây bắt. + “Chính ngài nói: tôi là vua”: Đức Giê-su xác nhận Người là Vua. nhưng là Vua Tình Yêu, Vua Mục Tử: Người hiểu biết từng con chiên (x. Ga 10,14), nuôi dưỡng đàn chiên (x. Ga 10,3), đi tìm chiên lạc (x. Ga 10,16), bảo vệ đàn chiên và sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đàn chiên (x. Ga 10,11.15). Tóm lại, Người đến “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (x. Ga 10,10). + “Tôi đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật”: Sứ mệnh của Đức Giê-su là đến để làm chứng cho sự thật. ** làm chứng theo tiếng Hy Lạp nghĩa là tử đạo. Đức Giê-su làm chứng cho sự thật bằng việc đổ máu ra vì yêu nhân loại đến cùng ** Sự thật không có nghĩa là không gian dối, nhưng chính là Tin Mừng Nước Trời mà Người loan báo. Sự Thật ấy cũng là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, đã được biểu lộ qua cuộc đời, lời rao giảng và nhất là qua biến cố Tử nạn và Phục sinh của Người. + Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”: Đức Giê-su đến không những để cứu độ dân Do thái được Thiên Chúa ưu tuyển, mà Người còn đến cứu mọi dân nước tin vào Tin Mừng của Người và gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh hôm nay và cũng là Thiên Đàng mai sau.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các đầu mục Do Thái lại giải Đức Giê-su đến tòa án của quan Phi-la-tô?
2) Tại sao người Do thái không vào trong nhà, khiến quan Phi-la-tô phải ra ngòai hành lang để tiếp họ đang đứng dưới sân?
3) Đức Giê-su cho Phi-la-tô biết Nước Trời do Người thiết lập có những đặc tính nào khác với nước thế gian?
4) Khi hỏi Đức Giê-su: “Ông là Vua ư?”, Phi-la-tô có tin những lời các đầu mục Do thái tố cáo Đức Giê-su không?
5) Đức Giê-su nhận mình là Vua nhưng chức vị này có những phẩm chất nào?
6) Đức Giê-su đến để “Làm chứng cho Sự Thật” là sự thật nào và làm chứng bằng cách nào?
7) Ngòai dân Do thái ra, Đức Giê-su còn đến cứu độ những ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tôi là Vua” (Ga 18,37):
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẺ CĂN CƯỚC TRONG VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA GIÊ-SU:
Ngày 11/11/1951 trong một bài diễn từ, Đức Thánh Cha Pi-ô 12 đã kể lại một giai thoại. Có một phụ nữ kia rất đạo đức, nhưng sức khỏe quá yếu ớt. Cô ta bị chứng sưng màng phổi và rất khó thở. Lâu lâu căn bệnh tái phát làm cô rất đau đớn. Nhưng cuối cùng cô cũng lập gia đình, mang thai và chờ ngày sinh nở. Bất hạnh bất ngờ ập đến. Căn bệnh năm xưa tái phát trầm trọng. Các bác sĩ đề nghị phải hủy bỏ bào thai để cứu tính mạng cho bà mẹ. Người chồng cũng đồng ý như thế. Nhưng mẹ bào thai sau khi cầu nguyện nhiều ngày đã kiên quyết từ chối đề nghị của bác sĩ. Cô nói trong nước mắt: “Tôi không thể giết con tôi. Con tôi phải sống, cho dù tính mạng tôi có ra sao đi nữa”. Cô ta chấp nhận tình huống xấu nhất có thể xảy ra và phó thác hoàn toàn cho Chúa quan phòng. Cuối cùng cô đã sinh được một bé gái kháu khỉnh, nhưng sau đó sức khỏe của cô ngày càng suy kiệt. Hai tháng sau, người phụ nữ đã tắt thở, trên tay vẫn ôm chặt đứa con mới sinh mà cô rất thương mến.
Hơn hai mươi năm trôi qua, người ta thấy một nữ tu trẻ rất xinh đẹp đang ân cần chăm sóc cho các cháu bé mô côi trong một trại tế bần. Vòng tay thân thương và cặp mắt long lanh của vị nữ tu sáng rực lên nét yêu thương mà chị đã được di truyền từ chính người mẹ thân thương của mình. Đó là người mẹ trẻ năm xưa đã chấp nhận hy sinh tính mạng để cho con được sống. Người mẹ can đảm này đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc Chân Phước, bởi vì bà đã thực sự đi vào Vương quốc tình yêu tiếp bước theo chân Đức Giê-su. Chính Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2 đã nói: “Một đất nước nào, một chế độ nào cho phép con người sát hại lẫn nhau, thì đất nước đó, chế độ đó đang đi tới chỗ bị hủy diệt”. Đó là một đất nước đi ngược lại hiến pháp của Vương quốc Giê-su. Sống trong Vương quốc này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta phải sống với một nền văn minh mới, đó là ‘nền văn minh của tình thương’. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta cũng đã từng nói: “Một người mẹ nhẫn tâm giết chết con của mình, thì không còn một thứ tội ác nào mà họ không dám làm”. Biết bao tội ác nhan nhản đang xảy ra trong xã hội hôm nay vì người ta đang dần đánh mất đi thẻ ID (identity card) Nước Trời chứng minh mình là công dân Nước Trời.
2) GƯƠNG BÁC ÁI CỦA MÁC-TI-NÔ THÀNH TOURS CÔNG DÂN NƯỚC TRỜI :
MÁC-TI-NÔ là một quân nhân Rô-mavà một Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, khi ông đi vào một thành phố, có người hành khất chặn ông lại xin bố thí, Mác-ti-nô không có tiền, nhưng khi thấy người hành khất xanh xao và đang run rẩy vì lạnh, ông cởi chiếc áo khoác đã sờn rách và dùng gươm xén một nửa chiếc áo khoác trao cho người hành khất. Tối hôm ấy ông nằm mơ thấy thiên đàng có các thiên sứ bao quanh Vua Giê-su và trên mình Người mặc phân nửa chiếc áo khoác của ông. Một thiên sứ hỏi Chúa Giê-su: "Tại sao Ngài mặc nửa chiếc áo bị sờn rách đó ? Ai đã cho Ngài? » Chúa Giê-su trả lời: ”Chính Mác-ti-nô, tôi tớ của Ta đã tặng cho Ta đó”.
Quả thật như bài Tin Mừng hôm nay Chúa đã xác quyết: Ta bảo các ngươi: “những gì các ngươi đã làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Và Chúa nói tiếp: “Hãy đến, hỡi những kẻ cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo thành vũ trụ. Vì khi ta đói, các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm, Ta bị tù đầy, các ngươi đã đến với ta”(Mt 25, 34-36).
Thật là hạnh phúc cho chúng ta, nếu được Chúa nói với chúng ta như vậy trong ngày tận thế với tư cách là vị Vua Thẩm Phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Amen.
3) ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA TRÊN HẾT CÁC VUA, LÀ CHÚA TRÊN HẾT CÁC CHÚA:
Lịch sử nước Anh có câu chuyện về một ông vua có lòng khiêm nhường và đạo đức tên là KÊ-NẮT Đệ Tam (CANUT III). Là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông ta lúc nào cũng có những nịnh thần tâng bốc. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển liền tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!”. Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, mà nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình! Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quì gối trước tượng Thánh giá Chúa Giê-su, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giê-su. Chỉ có Chúa mới là “Vua trên hết các vua”, là “Chúa trên hết các chúa”. Chỉ có Chúa mới “có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi” Con chúc tụng ngợi khen Chúa. AL-LÊ-LU-IA!”.
3. THẢO LUẬN:
1) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để Chúa Giê-su trở thành Vua của gia đình mình?
2) Chúng ta cần làm gì để có thẻ căn cước trong Vương Quốc Vua Giê-su ?
4. SUY NIỆM:
Ngày nay quân chủ hầu như đã trở nên xa lạ đối với nhân loại. Trên thế giới hiện nay chỉ còn một ít nước Âu Á như: Anh quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Cam-pu-chia… vẫn duy trì chiếc ghế của vua chúa hay nữ hoàng, nhưng chỉ mang tính tượng trưng theo truyền thống chứ không còn thực quyền. Thay vào đó, chế độ dân chủ đã được hầu hết các quốc gia áp dụng. Con người càng văn minh lại càng muốn được bình đẳng và không muốn kẻ khác đè đầu đè cổ mình. Như vậy Hội Thánh mừng lễ Chúa Ki-tô làm Vua liệu có gây ra dị ứng nơi tâm thức của con người ngày nay, đặc biệt nơi giới trẻ hay không? Đức Giê-su có thực sự là Vua của chúng ta không và phải làm gì để trở thành công dân Nước Trời của Vua Giê-su sau này?
1) Đức Giê-su thực sự là Vua Mục Tử :
Qua bài Tin mừng hôm nay, Phi-la-tô đã đặt ra nhiều câu hỏi về điều mà các đầu mục Do thái mới tố cáo, Phi-la-tô hỏi: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”. Người trả lời rằng: “ Chính ông nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này là: làm chứng cho Sự Thật. Ai đứng về Sự Thật thì nghe tiếng tôi”. Qua đó, Đức Giê-su đã khẳng định Người chính là Vua, và Người được Chúa Cha sai đến thế gian nhằm thiết lập một Vương quốc Sự Thật. Phi-la-tô không hiểu lời Người nói nên hỏi lại: “Sự Thật là gì?” . Sở dĩ ông không hiểu sự thật vì ông không phải thần dân của vương quốc Sự Thật do Người thiết lập (x. Ga 18, 33-38).
2) Vương quốc của Vua Giê-su là “Vương Quốc Sự Thật”:
Tin mừng Gio-an, Chúa Giê-su đã nói khá nhiều về Vương quốc Sự Thật mà chính Người sẽ khai mở. Khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp, Đức Giê-su đã vén mở một phần về Vương quốc sự thật ấy: “ Thiên Chúa là Thần khí và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật” (Ga 4, 24). Cũng vậy trong bữa tiệc ly để giã từ các môn đệ, Đức Giê-su đã khẳng định: “ Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6). Người đến để chúng ta là thần dân của Người “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Người cũng cho Phi-la-tô biết về nước Trời của Người: “Nước tôi không thuộc thế gian này”(c 36). Tuy nhiên, chính Phi-la-tô sau đó đã cho treo một tấm bảng gắn trên đầu cây Thập giá với hàng chữ: “Giê-su Na-gia-rét, vua dân Do thái”. Qua đó ông đã chính thức công bố sự thật này là: Đức Giê-su là Vua của dân Do Thái.
3) Điều kiện để được vào Nước Trời là sống giới răn yêu thương cụ thể:
- Vua Giê-su đã đảo lộn mọi bậc thang giá trị của con người khi cho biết trong Nước Trời: “Ai muốn làm lớn nhất thì phải trở nên người bé nhất” noi gương Người, Đấng “đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến ban sự sống cho nhiều người” (Mc 10,45).
- Vương quốc mà Chúa Giê-su thiết lập là Vương quốc của Tình Yêu, và chỉ những ai thực thi yêu thương mới đủ điều kiện gia nhập vào Nước ấy. Trong ngày phán xét Người sẽ nói với những kẻ sống bác ái chia sẻ: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm” (Mt 25,34-36). “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
- Trong bữa tiệc ly, Chúa Giê-su đã cho biết tình yêu đích thực là sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến ban mạng sống cho bạn hữu” (Ga 15, 13). Tình yêu còn là thái độ khiêm hạ phục vụ tha nhân, noi gương Đức Giê-su sẵn sàng quì xuống rửa chân cho môn đồ và dạy họ rằng: “ Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14). Đức Giê-su cũng đề ra Hiến Pháp của Nước Trời là Bản Hiến chương Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật, trong đó, Người nêu ra điều kiện để gia nhập Nước Trời là : Phải sống khiêm hạ siêu thoát, ứng xử hiền hòa, chấp nhận đau khổ bệnh tật, ước ao nên trọn lành, có lòng thương xót, có tâm hồn thanh sạch, biết ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin...
4) Sứ vụ của các tín hữu là làm chứng cho Sự Thật và sống yêu thương:
Ki-tô hữu là những người chọn bước theo chân Đức Giê-su trên con đường của Ngài, là làm chứng cho sự thật. Vậy chúng ta phải làm chứng cho sự thật, nhất là trong bối cảnh hôm nay, khi sự giả dối ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội bằng những cách như sau:
- Trước hết, phải sống đúng sự thật, theo sự mách bảo của Chúa Thánh Thần qua tiếng lương tâm. Vì có lẽ chưa bao giờ sự tha hóa trong cung cách làm ăn buôn bán của người Việt nam chúng ta lại bị xuống cấp như hôm nay. Chưa bao giờ vì mưu sinh, muốn làm giàu mau mà người ta đã dùng mọi thủ đoạn, bỏ qua tiếng lương tâm cáo trách, để buôn bán hàng gian hàng giả gây nguy hại cho sức khỏe của đồng bào mình: Ra đường thì dễ bị cán phải đinh do “đinh tặc” rải có thể bị té đến tử vong, đi vá xe lại bị “chặt chém”. Khi đổ xăng thì không chỉ bị gian lận về số lượng mà còn có thể mua phải xăng “dổm” gây cháy xe. Ra chợ thì dễ mua phải thực phẩm chứa thuốc độc hại: Nhiều người đã chết vì uống nhầm rượu “dỏm” hay mặc áo ngực phụ nữ có chứa chất độc hại gây ung thư da...
- Ngoài ra chúng ta phải biết dùng lời nói chân thật, khiêm tốn và khoan dung nhân hậu để đem lại sự an vui thuận hòa, để yêu thương và tha thứ, để bênh vực và che chở, để quan tâm nâng đỡ và khích lệ, đồng thời sẵn sàng chấp nhận cho người khác trổi vượt hơn mình, thì tâm hồn chúng ta mới thực sự an bình. Hãy năng hát bài Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô, rồi quyết tâm thực hành theo để nên chứng nhân Tình Thương của Chúa hôm nay.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU: Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa là Vua của Sự Thật. Xin cho chúng con biết yêu Sự Thật và luôn nói thật, nhưng biết khôn ngoan để không nói những sự thật gây thiệt hại cho người vô tội. Xin cho chúng con tránh những lời dối trá lừa đảo.
Trong giao tiếp xã hội, xin cho chúng con tránh thái độ đạo đức giả của các người Pha-ri-sêu và kinh sư đã bị Chúa nặng lời quở trách (x. Mt 23,13-36).
Trong quan hệ làm ăn buôn bán, xin giúp chúng con biết buôn ngay bán thật, không nói rước nói thách, không làm hàng gian hàng giả, không cư xử bất công lường gạt người nhẹ dạ dễ tin.
Xin Chúa giúp chúng con luôn trung thực trong lời nói việc làm, để xứng đáng là công dân Nước Trời của Vua Giê-su, Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để đưa nhiều người về làm con Chúa trong đại gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Đn 7,13-14 ; Kh 1,5-8 ; Ga 18,33b-37
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 18,33-37
(33) Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?” (34) Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về Tôi?”. (35) Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?” (36) Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này”. (37) Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là Vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: Đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.
2. Ý CHÍNH:
Trước tòa án của quan Tổng Trấn Phi-la-tô, Đức Giê-su đã cho ông biết về Vương Quốc của Người. Vương Quốc ấy thiêng liêng và không thuộc về thế gian, không có quân đội và không biên giới. Đức Giê-su cũng khẳng định Người là Vua, nhưng là vị Vua Thiên Sai, đến để làm chứng cho sự thật. Thần dân của Người là những ai sẵn sàng tin theo sự thật của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 33-34: + Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su: Đức Giê-su đã bị dân quân Đền thờ bắt tại vườn Cây Dầu vào đêm thứ Năm sau bữa tiệc ly Vượt Qua mừng trước. Sau khi bị bắt Đức Giê-su đã bị tòa án tôn giáo xét xử và bị thượng tế Cai-pha kết án tử hình(x Ga 18,19-24). Tuy nhiên vì các đầu mục Do thái đã bị người Rô-ma truất quyền kết án tử hình (x. Ga 18,31), nên sáng hôm sau, họ đã giải Đức Giê-su đến dinh quan Phi-la-tô để yêu cầu ông này kết án tử hình Đức Giê-su. Họ đứng ngòai sân chứ không vào trong nhà để tránh bị ô uế theo Luật Mô-sê, mà ai vi phạm sẽ không được ăn mừng lễ Vượt Qua (x Ga 18,28b). Quan Phi-la-tô đã phải ra ngòai hành lang để gặp họ. Sau khi biết rõ ý họ muốn, Phi-la-tô đã vào trong phòng và thẩm vấn Đức Giê-su + “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”: Người Do thái đã tố cáo Đức Giê-su tội phạm về chính trị là xưng mình là Vua dân Do thái, để yêu cầu quan Phi-la-tô qui tội phản loạn và kết án tử hình cho Người. Do đó Phi-la-tô đã tra vấn Người về việc này. + “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”: Đức Giê-su không trực tiếp trả lời câu hỏi của Phi-la-tô, nhưng Người gợi ý để ông tự xét lời tố cáo đó có cơ sở không hay chỉ là sự vu cáo bịa đặt?
- C 35: + Tôi là người Do thái sao?: Phi-la-tô cho biết ông không quan tâm đến những vấn đề tôn giáo, vì ông không phải là người Do thái! + Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?: Phi-la-tô cho biết dân chúng và các đầu mục Do thái đã tố cáo như thế để đòi ông xét xử. Ông hỏi Đức Giê-su đã làm gì đến nỗi bị họ tố cáo như vậy?
- C 36: + “Nước tôi không thuộc về thế gian này”: Đức Giê-su không chối điều họ tố cáo, nhưng Người xác định mình không phải một ông vua trần tục. Vì Nước của Người không thuộc về thế gian này. + “Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái”: Lời này cho thấy sự khác biệt giữa vương quốc thế gian và Vương Quốc của Thiên Chúa. Khác về tinh thần cai trị (x. Mt 20,24-28), về hiến pháp (x. Mt 5,1-12), về điều kiện gia nhập (x. Mt 7,21), về sự vững bền (x. Mt 25,46), về tương quan giữa vua với dân (x Ga 13,12-15).
- C 37: + “Vậy ông là vua ư?”: Đặt câu hỏi này, Phi-la-tô chỉ tò mò muốn biết thêm về chức vị vua thiêng liêng trong Nước Trời của Đức Giê-su, chứ ông không nghĩ Người là một ông vua thế tục. Phi-la-tô biết rõ Đức Giê-su không làm loạn, vì Người không có quân đội để tự vệ khi bị người Do thái vây bắt. + “Chính ngài nói: tôi là vua”: Đức Giê-su xác nhận Người là Vua. nhưng là Vua Tình Yêu, Vua Mục Tử: Người hiểu biết từng con chiên (x. Ga 10,14), nuôi dưỡng đàn chiên (x. Ga 10,3), đi tìm chiên lạc (x. Ga 10,16), bảo vệ đàn chiên và sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đàn chiên (x. Ga 10,11.15). Tóm lại, Người đến “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (x. Ga 10,10). + “Tôi đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật”: Sứ mệnh của Đức Giê-su là đến để làm chứng cho sự thật. ** làm chứng theo tiếng Hy Lạp nghĩa là tử đạo. Đức Giê-su làm chứng cho sự thật bằng việc đổ máu ra vì yêu nhân loại đến cùng ** Sự thật không có nghĩa là không gian dối, nhưng chính là Tin Mừng Nước Trời mà Người loan báo. Sự Thật ấy cũng là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, đã được biểu lộ qua cuộc đời, lời rao giảng và nhất là qua biến cố Tử nạn và Phục sinh của Người. + Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”: Đức Giê-su đến không những để cứu độ dân Do thái được Thiên Chúa ưu tuyển, mà Người còn đến cứu mọi dân nước tin vào Tin Mừng của Người và gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh hôm nay và cũng là Thiên Đàng mai sau.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các đầu mục Do Thái lại giải Đức Giê-su đến tòa án của quan Phi-la-tô?
2) Tại sao người Do thái không vào trong nhà, khiến quan Phi-la-tô phải ra ngòai hành lang để tiếp họ đang đứng dưới sân?
3) Đức Giê-su cho Phi-la-tô biết Nước Trời do Người thiết lập có những đặc tính nào khác với nước thế gian?
4) Khi hỏi Đức Giê-su: “Ông là Vua ư?”, Phi-la-tô có tin những lời các đầu mục Do thái tố cáo Đức Giê-su không?
5) Đức Giê-su nhận mình là Vua nhưng chức vị này có những phẩm chất nào?
6) Đức Giê-su đến để “Làm chứng cho Sự Thật” là sự thật nào và làm chứng bằng cách nào?
7) Ngòai dân Do thái ra, Đức Giê-su còn đến cứu độ những ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tôi là Vua” (Ga 18,37):
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẺ CĂN CƯỚC TRONG VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA GIÊ-SU:
Ngày 11/11/1951 trong một bài diễn từ, Đức Thánh Cha Pi-ô 12 đã kể lại một giai thoại. Có một phụ nữ kia rất đạo đức, nhưng sức khỏe quá yếu ớt. Cô ta bị chứng sưng màng phổi và rất khó thở. Lâu lâu căn bệnh tái phát làm cô rất đau đớn. Nhưng cuối cùng cô cũng lập gia đình, mang thai và chờ ngày sinh nở. Bất hạnh bất ngờ ập đến. Căn bệnh năm xưa tái phát trầm trọng. Các bác sĩ đề nghị phải hủy bỏ bào thai để cứu tính mạng cho bà mẹ. Người chồng cũng đồng ý như thế. Nhưng mẹ bào thai sau khi cầu nguyện nhiều ngày đã kiên quyết từ chối đề nghị của bác sĩ. Cô nói trong nước mắt: “Tôi không thể giết con tôi. Con tôi phải sống, cho dù tính mạng tôi có ra sao đi nữa”. Cô ta chấp nhận tình huống xấu nhất có thể xảy ra và phó thác hoàn toàn cho Chúa quan phòng. Cuối cùng cô đã sinh được một bé gái kháu khỉnh, nhưng sau đó sức khỏe của cô ngày càng suy kiệt. Hai tháng sau, người phụ nữ đã tắt thở, trên tay vẫn ôm chặt đứa con mới sinh mà cô rất thương mến.
Hơn hai mươi năm trôi qua, người ta thấy một nữ tu trẻ rất xinh đẹp đang ân cần chăm sóc cho các cháu bé mô côi trong một trại tế bần. Vòng tay thân thương và cặp mắt long lanh của vị nữ tu sáng rực lên nét yêu thương mà chị đã được di truyền từ chính người mẹ thân thương của mình. Đó là người mẹ trẻ năm xưa đã chấp nhận hy sinh tính mạng để cho con được sống. Người mẹ can đảm này đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc Chân Phước, bởi vì bà đã thực sự đi vào Vương quốc tình yêu tiếp bước theo chân Đức Giê-su. Chính Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2 đã nói: “Một đất nước nào, một chế độ nào cho phép con người sát hại lẫn nhau, thì đất nước đó, chế độ đó đang đi tới chỗ bị hủy diệt”. Đó là một đất nước đi ngược lại hiến pháp của Vương quốc Giê-su. Sống trong Vương quốc này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta phải sống với một nền văn minh mới, đó là ‘nền văn minh của tình thương’. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta cũng đã từng nói: “Một người mẹ nhẫn tâm giết chết con của mình, thì không còn một thứ tội ác nào mà họ không dám làm”. Biết bao tội ác nhan nhản đang xảy ra trong xã hội hôm nay vì người ta đang dần đánh mất đi thẻ ID (identity card) Nước Trời chứng minh mình là công dân Nước Trời.
2) GƯƠNG BÁC ÁI CỦA MÁC-TI-NÔ THÀNH TOURS CÔNG DÂN NƯỚC TRỜI :
MÁC-TI-NÔ là một quân nhân Rô-mavà một Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, khi ông đi vào một thành phố, có người hành khất chặn ông lại xin bố thí, Mác-ti-nô không có tiền, nhưng khi thấy người hành khất xanh xao và đang run rẩy vì lạnh, ông cởi chiếc áo khoác đã sờn rách và dùng gươm xén một nửa chiếc áo khoác trao cho người hành khất. Tối hôm ấy ông nằm mơ thấy thiên đàng có các thiên sứ bao quanh Vua Giê-su và trên mình Người mặc phân nửa chiếc áo khoác của ông. Một thiên sứ hỏi Chúa Giê-su: "Tại sao Ngài mặc nửa chiếc áo bị sờn rách đó ? Ai đã cho Ngài? » Chúa Giê-su trả lời: ”Chính Mác-ti-nô, tôi tớ của Ta đã tặng cho Ta đó”.
Quả thật như bài Tin Mừng hôm nay Chúa đã xác quyết: Ta bảo các ngươi: “những gì các ngươi đã làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Và Chúa nói tiếp: “Hãy đến, hỡi những kẻ cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo thành vũ trụ. Vì khi ta đói, các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm, Ta bị tù đầy, các ngươi đã đến với ta”(Mt 25, 34-36).
Thật là hạnh phúc cho chúng ta, nếu được Chúa nói với chúng ta như vậy trong ngày tận thế với tư cách là vị Vua Thẩm Phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Amen.
3) ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA TRÊN HẾT CÁC VUA, LÀ CHÚA TRÊN HẾT CÁC CHÚA:
Lịch sử nước Anh có câu chuyện về một ông vua có lòng khiêm nhường và đạo đức tên là KÊ-NẮT Đệ Tam (CANUT III). Là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông ta lúc nào cũng có những nịnh thần tâng bốc. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển liền tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!”. Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, mà nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình! Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quì gối trước tượng Thánh giá Chúa Giê-su, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giê-su. Chỉ có Chúa mới là “Vua trên hết các vua”, là “Chúa trên hết các chúa”. Chỉ có Chúa mới “có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi” Con chúc tụng ngợi khen Chúa. AL-LÊ-LU-IA!”.
3. THẢO LUẬN:
1) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để Chúa Giê-su trở thành Vua của gia đình mình?
2) Chúng ta cần làm gì để có thẻ căn cước trong Vương Quốc Vua Giê-su ?
4. SUY NIỆM:
Ngày nay quân chủ hầu như đã trở nên xa lạ đối với nhân loại. Trên thế giới hiện nay chỉ còn một ít nước Âu Á như: Anh quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Cam-pu-chia… vẫn duy trì chiếc ghế của vua chúa hay nữ hoàng, nhưng chỉ mang tính tượng trưng theo truyền thống chứ không còn thực quyền. Thay vào đó, chế độ dân chủ đã được hầu hết các quốc gia áp dụng. Con người càng văn minh lại càng muốn được bình đẳng và không muốn kẻ khác đè đầu đè cổ mình. Như vậy Hội Thánh mừng lễ Chúa Ki-tô làm Vua liệu có gây ra dị ứng nơi tâm thức của con người ngày nay, đặc biệt nơi giới trẻ hay không? Đức Giê-su có thực sự là Vua của chúng ta không và phải làm gì để trở thành công dân Nước Trời của Vua Giê-su sau này?
1) Đức Giê-su thực sự là Vua Mục Tử :
Qua bài Tin mừng hôm nay, Phi-la-tô đã đặt ra nhiều câu hỏi về điều mà các đầu mục Do thái mới tố cáo, Phi-la-tô hỏi: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”. Người trả lời rằng: “ Chính ông nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này là: làm chứng cho Sự Thật. Ai đứng về Sự Thật thì nghe tiếng tôi”. Qua đó, Đức Giê-su đã khẳng định Người chính là Vua, và Người được Chúa Cha sai đến thế gian nhằm thiết lập một Vương quốc Sự Thật. Phi-la-tô không hiểu lời Người nói nên hỏi lại: “Sự Thật là gì?” . Sở dĩ ông không hiểu sự thật vì ông không phải thần dân của vương quốc Sự Thật do Người thiết lập (x. Ga 18, 33-38).
2) Vương quốc của Vua Giê-su là “Vương Quốc Sự Thật”:
Tin mừng Gio-an, Chúa Giê-su đã nói khá nhiều về Vương quốc Sự Thật mà chính Người sẽ khai mở. Khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp, Đức Giê-su đã vén mở một phần về Vương quốc sự thật ấy: “ Thiên Chúa là Thần khí và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật” (Ga 4, 24). Cũng vậy trong bữa tiệc ly để giã từ các môn đệ, Đức Giê-su đã khẳng định: “ Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6). Người đến để chúng ta là thần dân của Người “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Người cũng cho Phi-la-tô biết về nước Trời của Người: “Nước tôi không thuộc thế gian này”(c 36). Tuy nhiên, chính Phi-la-tô sau đó đã cho treo một tấm bảng gắn trên đầu cây Thập giá với hàng chữ: “Giê-su Na-gia-rét, vua dân Do thái”. Qua đó ông đã chính thức công bố sự thật này là: Đức Giê-su là Vua của dân Do Thái.
3) Điều kiện để được vào Nước Trời là sống giới răn yêu thương cụ thể:
- Vua Giê-su đã đảo lộn mọi bậc thang giá trị của con người khi cho biết trong Nước Trời: “Ai muốn làm lớn nhất thì phải trở nên người bé nhất” noi gương Người, Đấng “đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến ban sự sống cho nhiều người” (Mc 10,45).
- Vương quốc mà Chúa Giê-su thiết lập là Vương quốc của Tình Yêu, và chỉ những ai thực thi yêu thương mới đủ điều kiện gia nhập vào Nước ấy. Trong ngày phán xét Người sẽ nói với những kẻ sống bác ái chia sẻ: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm” (Mt 25,34-36). “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
- Trong bữa tiệc ly, Chúa Giê-su đã cho biết tình yêu đích thực là sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến ban mạng sống cho bạn hữu” (Ga 15, 13). Tình yêu còn là thái độ khiêm hạ phục vụ tha nhân, noi gương Đức Giê-su sẵn sàng quì xuống rửa chân cho môn đồ và dạy họ rằng: “ Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14). Đức Giê-su cũng đề ra Hiến Pháp của Nước Trời là Bản Hiến chương Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật, trong đó, Người nêu ra điều kiện để gia nhập Nước Trời là : Phải sống khiêm hạ siêu thoát, ứng xử hiền hòa, chấp nhận đau khổ bệnh tật, ước ao nên trọn lành, có lòng thương xót, có tâm hồn thanh sạch, biết ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin...
4) Sứ vụ của các tín hữu là làm chứng cho Sự Thật và sống yêu thương:
Ki-tô hữu là những người chọn bước theo chân Đức Giê-su trên con đường của Ngài, là làm chứng cho sự thật. Vậy chúng ta phải làm chứng cho sự thật, nhất là trong bối cảnh hôm nay, khi sự giả dối ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội bằng những cách như sau:
- Trước hết, phải sống đúng sự thật, theo sự mách bảo của Chúa Thánh Thần qua tiếng lương tâm. Vì có lẽ chưa bao giờ sự tha hóa trong cung cách làm ăn buôn bán của người Việt nam chúng ta lại bị xuống cấp như hôm nay. Chưa bao giờ vì mưu sinh, muốn làm giàu mau mà người ta đã dùng mọi thủ đoạn, bỏ qua tiếng lương tâm cáo trách, để buôn bán hàng gian hàng giả gây nguy hại cho sức khỏe của đồng bào mình: Ra đường thì dễ bị cán phải đinh do “đinh tặc” rải có thể bị té đến tử vong, đi vá xe lại bị “chặt chém”. Khi đổ xăng thì không chỉ bị gian lận về số lượng mà còn có thể mua phải xăng “dổm” gây cháy xe. Ra chợ thì dễ mua phải thực phẩm chứa thuốc độc hại: Nhiều người đã chết vì uống nhầm rượu “dỏm” hay mặc áo ngực phụ nữ có chứa chất độc hại gây ung thư da...
- Ngoài ra chúng ta phải biết dùng lời nói chân thật, khiêm tốn và khoan dung nhân hậu để đem lại sự an vui thuận hòa, để yêu thương và tha thứ, để bênh vực và che chở, để quan tâm nâng đỡ và khích lệ, đồng thời sẵn sàng chấp nhận cho người khác trổi vượt hơn mình, thì tâm hồn chúng ta mới thực sự an bình. Hãy năng hát bài Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô, rồi quyết tâm thực hành theo để nên chứng nhân Tình Thương của Chúa hôm nay.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU: Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa là Vua của Sự Thật. Xin cho chúng con biết yêu Sự Thật và luôn nói thật, nhưng biết khôn ngoan để không nói những sự thật gây thiệt hại cho người vô tội. Xin cho chúng con tránh những lời dối trá lừa đảo.
Trong giao tiếp xã hội, xin cho chúng con tránh thái độ đạo đức giả của các người Pha-ri-sêu và kinh sư đã bị Chúa nặng lời quở trách (x. Mt 23,13-36).
Trong quan hệ làm ăn buôn bán, xin giúp chúng con biết buôn ngay bán thật, không nói rước nói thách, không làm hàng gian hàng giả, không cư xử bất công lường gạt người nhẹ dạ dễ tin.
Xin Chúa giúp chúng con luôn trung thực trong lời nói việc làm, để xứng đáng là công dân Nước Trời của Vua Giê-su, Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để đưa nhiều người về làm con Chúa trong đại gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Nước của Sự Thật
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:09 20/11/2018
LỄ CHÚA KITÔ VUA
Tôn vinh Chúa Giêsu là Vua, Giáo hội công bố bài Tin Mừng Gioan: Vua Giêsu đang bị trói, bị điệu đến trước mặt quan Philatô và bị đối xử như một tội phạm. Philatô hỏi: Ông là vua sao? Sao lạ vậy? Vua Hêrôđê còn sống sờ sờ đó mà. Vua gì mà chẳng có quân có tướng hộ vệ? Vua gì mà chẳng có vương miện cẩm bào? Trước mặt Philatô, Chúa Giêsu mang chiếc áo loang lỗ máu đào, tả tơi. Phải chăng Philatô nhận ra Chúa có một tác phong uy quyền cao cả một một vị đế vương. Và trong chiều sâu tâm hồn, Philatô thán phục đánh giá cao vị vua này!
Chúa Giêsu đáp: Chính ngài nói rằng tôi là vua. Rồi Chúa giải thích thêm: Tôi sinh ra và đến thế gian để làm chứng cho sự thật, ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi. “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. Như vậy, Chúa xác nhận Ngài là Vua, vì có một nước để Ngài thống trị. Đó là nước của sự thật: Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng Chúa; đó là nước của tình yêu: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu này để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.” (Ga 13,35); đó là nước của sự sống: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi thì có sự sống đời đời” (Ga 5,24).
1. Nước của Sự Thật.
Nước của Vua Giêsu là nước của sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Nhiều lần Đức Giêsu đã khước từ làm vua theo kiểu trần thế. Nước trần gian do con người thiết lập bằng sức mạnh, thường đem lại sự giàu sang và vinh quang. Đức Giêsu từ chối loại nước huy hoàng do Satan đề nghị: Nếu ông quỳ gối thờ lạy tôi, tôi sẽ cho ông mọi nước làm sản nghiệp. Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân Do thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Ngài trốn lên núi. Khi trả lời cho những kẻ gài bẫy: chúng tôi có phải nộp thuế cho Xêza không? Đức Giêsu đáp: của Xêza hãy trả cho Xêza, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Nước của Vua Giêsu là nước của sự thật thuộc thế giới niềm tin, thế giới tâm linh trong tâm hồn con người. Nước đó hoàn toàn khác biệt với đế quốc của Xêza hay bất cứ đế quốc nào, chủ nghĩa nào. Nuớc của Xêza chỉ cai trị thể xác loài người, còn nước của Đức Giêsu chiếm trọn lòng người.Thế lực của Xêza là quân đội khí giới nhà tù. Sức mạnh nước của Đức Giêsu là niềm tin yêu thương tha thứ. Dù rộng lớn, đế quốc Xêza cũng bị giới hạn, còn nước của Đức Giêsu vô biên, được thiết lập mọi nơi. Các triều đại phong kiến, các thể chế chính trị cũng đã và đang chấm dứt trong dòng thời gian như đế quốc của Xêza, chỉ còn nước sự thật và niềm tin là tồn tại muôn đời.
Chúa Giêsu là vị vua của Sự Thật và sứ mạng của Ngài là làm chứng cho sự thật. Là vua sự thật, Chúa đến thế gian để chỉ cho con người về sự thật và dạy cho con người sống sự thật. Vua Giêsu đã chỉ cho con người thấy Thiên Chúa là chân lý và là sự thật. Vua Giêsu còn chỉ cho con người thấy bộ mặt thật gian dối của thế gian, sự xảo trá của ma quỷ và thế lực của bóng tối. Nó đang tìm cách tách con người ra khỏi sự thật và gieo sự gian dối vào trong tâm hồn con người.
Kitô hữu là thần dân của nước sự thật nên dám nói lên sự thật, dám can đảm sống theo sự thật, dám chết cho sự thật.
2. Nước của Tình Yêu
Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu. Chính tình yêu là sức mạnh của nước Ngài thiết lập. Đức Kitô là vua, nhưng lại rất khác với các vua trần thế ở chỗ : để cai trị, các vua thế gian dùng quyền lực, còn Ngài dùng tình thương. Ngài yêu thương mọi người, mọi con dân của Ngài như người mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn chiên, biết rõ từng con chiên một, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi ích của chiên (Ga 10,11-16). Luật pháp trong nước của Ngài là sống trong Tình Yêu. Một Tình Yêu trọn vẹn trong chiều dọc, đối với Đấng dựng nên mình là Thiên Chúa. Một Tình Yêu chan hòa trong chiều ngang đối với đồng loại của mình.
“Khi một mình đối diện với những ghen ghét thù hận của đám đông, Đức Giêsu muốn dạy ta biết Thiên Chúa là tình yêu. Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa trên trần gian. Vì yêu thương mà Ngài đã xuống trần gian. Ngài đã yêu thương cho đến chết vì yêu. Đó là tình yêu lớn lao nhất như lời Ngài nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Dù những thù hận vây bọc, nhưng Đức Giêsu vẫn yêu thương. Hôm nay đơn thân độc mã trong vòng vây của hận thù, Đức Giêsu vẫn xưng vương để cho ta thấy: tình yêu thương đã chiến thắng. Hận thù đem lại chết chóc, chỉ có tình yêu thương mới cứu được thế giới. Đức Giêsu đã chiến thắng. Ngài là Đấng đầu tiên từ trong kẻ chết sống lại. Với chiến thắng, Đức Giêsu mở cửa nước của Ngài. Đó là nước của Sự Thật. Chỉ những ai thuộc về sự thật mới được vào. Và những ai thuộc về sự thật phải biết chiến thắng sự giả trá. Sự giả trá đó là sự chết, đó là những vinh hoa phú quý trần gian và đó là lòng thù hận ghen ghét. Hiểu biết sự thật, đập tan sự dối trá, ta mới tiến vào Nước Sự Sống theo bước Đức Giêsu Kitô. Với chiến thắng Ngài thật sự là Đường dẫn đến Sự Thật và Sự Sống muôn đời”. (ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt).
“Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Vua Giêsu đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Tình yêu chi phối mọi sinh hoạt cuộc đời. Con người đau khổ vì không có tình yêu. Chúa là tình yêu. Chỉ những ai biết tìm đến với Ngài, được Ngài thông truyền cho tình yêu, họ mới biết mở mắt để nhận ra được mọi người anh em, như thế mới có thể yêu thương. Bản tính của tình yêu là cho đi điều tốt lành. Ai sống yêu thương thì thuộc về Chúa, là thần dân của Ngài. Nước của Chúa Kitô Vua là nước của tình yêu. Muốn vào nước ấy, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.
3. Nước của Sự Sống
“Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Thật là đại tin mừng : "Nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1,4-5).
Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống nên nước của Ngài không còn bóng dáng cái chết. Khi còn ngày rộng tháng dài, Đức Giêsu không xưng vương. Nay cận kề cái chết Ngài mới xưng vương để dạy cho ta biết nước của Ngài “không thuộc thế gian này”. Sự sống trần gian này chẳng đáng giá gì so với sự sống trong Nước Chúa. Vì thế muốn vào được vương quốc của Chúa, phải biết từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống nữa.
Chúng ta lãnh nhận sự sống từ Thiên Chúa, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể trao ban sự sống ấy. Chúa Cha đã trao cho Chúa Con quyền này, và đặt vào tay Chúa Con, nên Chúa Con là Vua Sự Sống.
Con người tiếp nhận sự sống từ chính nguồn sống là Thiên Chúa như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời.Thiếu ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Thiên Chúa thì không thể có sự sống.Thiên Chúa thông ban sự sống cho con người vì Thiên Chúa yêu thương con người.Thiên Chúa yêu thương mọi người ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài.Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa.Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch, mỗi con người đều là hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ xuyên qua niềm tin và tình thương con người mới đến được với Thiên Chúa. Sống cho hạnh phúc của tha nhân, đó là sự thật mà mỗi thần dân sống trong nước Vua Giêsu được mời gọi thể hiện mỗi ngày.
Nhưng ai thuộc về sự thật thì nghe Đức Kitô và ai thuộc về Đức Kitô thì hãy để Người sống và lớn lên trong cuộc đời mình và chấp nhận để Người biến đổi toàn diện. Đồng thời, chính mình cũng cần nổ lực “làm chứng” sao cho niềm tin luôn luôn vươn lên, mà cũng không quên nhiệt tình tông đồ là làm cho những người lân cận nhận biết và tin yêu Chúa Kitô nữa.
Ở Bãi Sau Vũng Tàu, có một tượng Chúa Kitô Vua thật lớn dựng trên triền núi quay mặt ra biển, đôi tay giang rộng như ôm lấy cả trùng dương. Ngư dân quanh đó kể lại rằng những khi ra khơi, họ vẫn căn cứ vào đó để mà định hướng đi về, và nhiều lần sóng gió họ cũng hướng về đó để mà cầu nguyện xin ơn bình an.
Giữa trùng dương cuộc sống, Kitô hữu biết rằng Chúa Kitô vẫn luôn hiện diện như một chuẩn đích để định hướng tin yêu hy vọng. Xin Người cũng làm Vua quy tụ mọi sự trong Nước vĩnh cửu của Người.
Mừng lễ Chúa Giêsu - Vua Vũ Trụ - Vua Sự Thật -Vua Tình Yêu - Vua Sự Sống, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tất cả con người mình, từ tư tưởng lời nói cho đến việc làm. Chúng ta không còn thuộc về thế giới của bóng tối và tội lỗi. Chúng ta thuộc về vương quyền của Vua Giêsu là vương quyền của sự sống và sự thật, vương quyền của niềm tin và ân sủng, vương quyền của sự thánh thiện công lý và tình yêu hoà bình (Kinh Tiền Tụng).
Giêsu, lạy Chúa từ nhân,
Tâu Vua vinh hiển, thần dân kính mừng!
Duy Ngài là lẽ cậy trông,
Là trung tâm điểm của dòng thời gian.
Quyền uy thống trị vũ hoàn,
Chúng con tình nguyện làm dân con Ngài.
(Thánh Thi Kinh sáng lễ Chúa Kitô vua).
Tôn vinh Chúa Giêsu là Vua, Giáo hội công bố bài Tin Mừng Gioan: Vua Giêsu đang bị trói, bị điệu đến trước mặt quan Philatô và bị đối xử như một tội phạm. Philatô hỏi: Ông là vua sao? Sao lạ vậy? Vua Hêrôđê còn sống sờ sờ đó mà. Vua gì mà chẳng có quân có tướng hộ vệ? Vua gì mà chẳng có vương miện cẩm bào? Trước mặt Philatô, Chúa Giêsu mang chiếc áo loang lỗ máu đào, tả tơi. Phải chăng Philatô nhận ra Chúa có một tác phong uy quyền cao cả một một vị đế vương. Và trong chiều sâu tâm hồn, Philatô thán phục đánh giá cao vị vua này!
Chúa Giêsu đáp: Chính ngài nói rằng tôi là vua. Rồi Chúa giải thích thêm: Tôi sinh ra và đến thế gian để làm chứng cho sự thật, ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi. “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. Như vậy, Chúa xác nhận Ngài là Vua, vì có một nước để Ngài thống trị. Đó là nước của sự thật: Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng Chúa; đó là nước của tình yêu: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu này để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.” (Ga 13,35); đó là nước của sự sống: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi thì có sự sống đời đời” (Ga 5,24).
1. Nước của Sự Thật.
Nước của Vua Giêsu là nước của sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Nhiều lần Đức Giêsu đã khước từ làm vua theo kiểu trần thế. Nước trần gian do con người thiết lập bằng sức mạnh, thường đem lại sự giàu sang và vinh quang. Đức Giêsu từ chối loại nước huy hoàng do Satan đề nghị: Nếu ông quỳ gối thờ lạy tôi, tôi sẽ cho ông mọi nước làm sản nghiệp. Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân Do thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Ngài trốn lên núi. Khi trả lời cho những kẻ gài bẫy: chúng tôi có phải nộp thuế cho Xêza không? Đức Giêsu đáp: của Xêza hãy trả cho Xêza, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Nước của Vua Giêsu là nước của sự thật thuộc thế giới niềm tin, thế giới tâm linh trong tâm hồn con người. Nước đó hoàn toàn khác biệt với đế quốc của Xêza hay bất cứ đế quốc nào, chủ nghĩa nào. Nuớc của Xêza chỉ cai trị thể xác loài người, còn nước của Đức Giêsu chiếm trọn lòng người.Thế lực của Xêza là quân đội khí giới nhà tù. Sức mạnh nước của Đức Giêsu là niềm tin yêu thương tha thứ. Dù rộng lớn, đế quốc Xêza cũng bị giới hạn, còn nước của Đức Giêsu vô biên, được thiết lập mọi nơi. Các triều đại phong kiến, các thể chế chính trị cũng đã và đang chấm dứt trong dòng thời gian như đế quốc của Xêza, chỉ còn nước sự thật và niềm tin là tồn tại muôn đời.
Chúa Giêsu là vị vua của Sự Thật và sứ mạng của Ngài là làm chứng cho sự thật. Là vua sự thật, Chúa đến thế gian để chỉ cho con người về sự thật và dạy cho con người sống sự thật. Vua Giêsu đã chỉ cho con người thấy Thiên Chúa là chân lý và là sự thật. Vua Giêsu còn chỉ cho con người thấy bộ mặt thật gian dối của thế gian, sự xảo trá của ma quỷ và thế lực của bóng tối. Nó đang tìm cách tách con người ra khỏi sự thật và gieo sự gian dối vào trong tâm hồn con người.
Kitô hữu là thần dân của nước sự thật nên dám nói lên sự thật, dám can đảm sống theo sự thật, dám chết cho sự thật.
2. Nước của Tình Yêu
Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu. Chính tình yêu là sức mạnh của nước Ngài thiết lập. Đức Kitô là vua, nhưng lại rất khác với các vua trần thế ở chỗ : để cai trị, các vua thế gian dùng quyền lực, còn Ngài dùng tình thương. Ngài yêu thương mọi người, mọi con dân của Ngài như người mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn chiên, biết rõ từng con chiên một, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi ích của chiên (Ga 10,11-16). Luật pháp trong nước của Ngài là sống trong Tình Yêu. Một Tình Yêu trọn vẹn trong chiều dọc, đối với Đấng dựng nên mình là Thiên Chúa. Một Tình Yêu chan hòa trong chiều ngang đối với đồng loại của mình.
“Khi một mình đối diện với những ghen ghét thù hận của đám đông, Đức Giêsu muốn dạy ta biết Thiên Chúa là tình yêu. Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa trên trần gian. Vì yêu thương mà Ngài đã xuống trần gian. Ngài đã yêu thương cho đến chết vì yêu. Đó là tình yêu lớn lao nhất như lời Ngài nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Dù những thù hận vây bọc, nhưng Đức Giêsu vẫn yêu thương. Hôm nay đơn thân độc mã trong vòng vây của hận thù, Đức Giêsu vẫn xưng vương để cho ta thấy: tình yêu thương đã chiến thắng. Hận thù đem lại chết chóc, chỉ có tình yêu thương mới cứu được thế giới. Đức Giêsu đã chiến thắng. Ngài là Đấng đầu tiên từ trong kẻ chết sống lại. Với chiến thắng, Đức Giêsu mở cửa nước của Ngài. Đó là nước của Sự Thật. Chỉ những ai thuộc về sự thật mới được vào. Và những ai thuộc về sự thật phải biết chiến thắng sự giả trá. Sự giả trá đó là sự chết, đó là những vinh hoa phú quý trần gian và đó là lòng thù hận ghen ghét. Hiểu biết sự thật, đập tan sự dối trá, ta mới tiến vào Nước Sự Sống theo bước Đức Giêsu Kitô. Với chiến thắng Ngài thật sự là Đường dẫn đến Sự Thật và Sự Sống muôn đời”. (ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt).
“Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Vua Giêsu đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Tình yêu chi phối mọi sinh hoạt cuộc đời. Con người đau khổ vì không có tình yêu. Chúa là tình yêu. Chỉ những ai biết tìm đến với Ngài, được Ngài thông truyền cho tình yêu, họ mới biết mở mắt để nhận ra được mọi người anh em, như thế mới có thể yêu thương. Bản tính của tình yêu là cho đi điều tốt lành. Ai sống yêu thương thì thuộc về Chúa, là thần dân của Ngài. Nước của Chúa Kitô Vua là nước của tình yêu. Muốn vào nước ấy, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.
3. Nước của Sự Sống
“Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Thật là đại tin mừng : "Nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1,4-5).
Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống nên nước của Ngài không còn bóng dáng cái chết. Khi còn ngày rộng tháng dài, Đức Giêsu không xưng vương. Nay cận kề cái chết Ngài mới xưng vương để dạy cho ta biết nước của Ngài “không thuộc thế gian này”. Sự sống trần gian này chẳng đáng giá gì so với sự sống trong Nước Chúa. Vì thế muốn vào được vương quốc của Chúa, phải biết từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống nữa.
Chúng ta lãnh nhận sự sống từ Thiên Chúa, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể trao ban sự sống ấy. Chúa Cha đã trao cho Chúa Con quyền này, và đặt vào tay Chúa Con, nên Chúa Con là Vua Sự Sống.
Con người tiếp nhận sự sống từ chính nguồn sống là Thiên Chúa như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời.Thiếu ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Thiên Chúa thì không thể có sự sống.Thiên Chúa thông ban sự sống cho con người vì Thiên Chúa yêu thương con người.Thiên Chúa yêu thương mọi người ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài.Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa.Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch, mỗi con người đều là hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ xuyên qua niềm tin và tình thương con người mới đến được với Thiên Chúa. Sống cho hạnh phúc của tha nhân, đó là sự thật mà mỗi thần dân sống trong nước Vua Giêsu được mời gọi thể hiện mỗi ngày.
Nhưng ai thuộc về sự thật thì nghe Đức Kitô và ai thuộc về Đức Kitô thì hãy để Người sống và lớn lên trong cuộc đời mình và chấp nhận để Người biến đổi toàn diện. Đồng thời, chính mình cũng cần nổ lực “làm chứng” sao cho niềm tin luôn luôn vươn lên, mà cũng không quên nhiệt tình tông đồ là làm cho những người lân cận nhận biết và tin yêu Chúa Kitô nữa.
Ở Bãi Sau Vũng Tàu, có một tượng Chúa Kitô Vua thật lớn dựng trên triền núi quay mặt ra biển, đôi tay giang rộng như ôm lấy cả trùng dương. Ngư dân quanh đó kể lại rằng những khi ra khơi, họ vẫn căn cứ vào đó để mà định hướng đi về, và nhiều lần sóng gió họ cũng hướng về đó để mà cầu nguyện xin ơn bình an.
Giữa trùng dương cuộc sống, Kitô hữu biết rằng Chúa Kitô vẫn luôn hiện diện như một chuẩn đích để định hướng tin yêu hy vọng. Xin Người cũng làm Vua quy tụ mọi sự trong Nước vĩnh cửu của Người.
Mừng lễ Chúa Giêsu - Vua Vũ Trụ - Vua Sự Thật -Vua Tình Yêu - Vua Sự Sống, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tất cả con người mình, từ tư tưởng lời nói cho đến việc làm. Chúng ta không còn thuộc về thế giới của bóng tối và tội lỗi. Chúng ta thuộc về vương quyền của Vua Giêsu là vương quyền của sự sống và sự thật, vương quyền của niềm tin và ân sủng, vương quyền của sự thánh thiện công lý và tình yêu hoà bình (Kinh Tiền Tụng).
Giêsu, lạy Chúa từ nhân,
Tâu Vua vinh hiển, thần dân kính mừng!
Duy Ngài là lẽ cậy trông,
Là trung tâm điểm của dòng thời gian.
Quyền uy thống trị vũ hoàn,
Chúng con tình nguyện làm dân con Ngài.
(Thánh Thi Kinh sáng lễ Chúa Kitô vua).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đoàn Di dân đã tới biên giới Hoa kỳ và điều gì sẽ xảy đến cho họ? Vì Tỵ nạn không phải là một tội!
Thanh Quảng sdb
00:12 20/11/2018
Đoàn Di dân đã tới biên giới Hoa kỳ và điều gì sẽ xảy đến cho họ? Vì Tỵ nạn không phải là một tội!
Theo Thông tấn xã Fides từ Austin cho hay "Di dân không phải là một tội! Vì vậy chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống nhập cư hiện có của Hoa Kỳ". Đây là những gì mà Đức Giám Mục Joe Vásquez, Giám mục Giáo phận Austin, Texas, Chủ tịch Ủy ban Di cư tại Hoa Kỳ của Hội nghị Giám mục và sơ Donna Markham, OP, Chủ tịch của "Tổ chúc từ thiện USA", bà Jeanne Atkinson, Giám đốc Điều hành của "Dịch vụ Di trú Hoa kỳ "và ông Sean Callahan, Chủ tịch" Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo "đã lên tiếng trong một tuyên cáo chung gửi cho Thông tấn xã Fides.
Vào ngày 9/11, Tổng thống Trump đã ban hành luật cấm những người đến biên giới phía nam giữa hoa kỳ và Mexico không được xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Điều này phản lại luật tị nạn hiện hành.
Trong tuyên bố được các Cơ quan Công Giáo đồng lên tiếng chúng tôi tìm thấy: "Trong khi chúng ta công nhận quyền của mọi quốc gia về biên giới, chúng ta thấy hành động công bố của TT Trump có cái gì bất ổn và gây lên một nghịch lý sâu sắc. Những người trong đoàn di cư từ Trung Mỹ, có thể họ ở trong tình trạng bất an tại Mexico hoặc bị rơi vào tình huống bị giam giữ vô thời hạn trong các trại giam giữa biên giới Hoa Kỳ và Mexico.
Chúng tôi khẳng khái lên tiếng xác tín rằng việc di cư không phải là tội! và mỗi người trong hoàn cảnh bất an có quyền đi tìm nơi nương náu an toàn và chúng tôi yêu cầu chính quyền hãy tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống di dân hiện tại, đồng thời đảm bảo bảo vệ trẻ em và những gia đình dễ bị tổn thương vì bị đàn áp, nên họ phải đi tìm kiếm sự bảo vệ bất luận họ từ đâu đến!"
Hiện tại có 400 người Honduras đã đến được biên giới Mexiaco và Hoa kỳ và có lẽ còn có 3 ngàn người nữa đang đến. Sự căng thẳng trong việc đăng ký là tỵ nạn đang xảy ra ở cả hai bên biên giới vì nhóm người di cư muốn được phép vào Hoa kỳ cách hợp pháp . Do đó, đương đơn phải chờ được văn phòng di trú, có mặt tại biên giới lấy khẩu cung và thanh lọc! Đây sẽ là một việc làm nhức nhối trước con số đang tuốn về quá đông! Thành phố Tijuana chưa sẵn sàng để nhận một đoàn di dân đông đúc như vậy"! Ông thị trưởng của thành phố biên giới này nói với báo chí rằng thành phố hiện đang cố gắng đáp ứng với số người đã tới trong hôm nay thứ Sáu ngày 16 tháng 11, nhưng mà sẽ có thêm 2 nghìn người nữa sắp đến, sẽ gây nên một cuộc khủng khoảng đầy khó khăn và bế tắc. (CE) (Agenzia Fides, 16/11/2018)
Theo Thông tấn xã Fides từ Austin cho hay "Di dân không phải là một tội! Vì vậy chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống nhập cư hiện có của Hoa Kỳ". Đây là những gì mà Đức Giám Mục Joe Vásquez, Giám mục Giáo phận Austin, Texas, Chủ tịch Ủy ban Di cư tại Hoa Kỳ của Hội nghị Giám mục và sơ Donna Markham, OP, Chủ tịch của "Tổ chúc từ thiện USA", bà Jeanne Atkinson, Giám đốc Điều hành của "Dịch vụ Di trú Hoa kỳ "và ông Sean Callahan, Chủ tịch" Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo "đã lên tiếng trong một tuyên cáo chung gửi cho Thông tấn xã Fides.
Vào ngày 9/11, Tổng thống Trump đã ban hành luật cấm những người đến biên giới phía nam giữa hoa kỳ và Mexico không được xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Điều này phản lại luật tị nạn hiện hành.
Trong tuyên bố được các Cơ quan Công Giáo đồng lên tiếng chúng tôi tìm thấy: "Trong khi chúng ta công nhận quyền của mọi quốc gia về biên giới, chúng ta thấy hành động công bố của TT Trump có cái gì bất ổn và gây lên một nghịch lý sâu sắc. Những người trong đoàn di cư từ Trung Mỹ, có thể họ ở trong tình trạng bất an tại Mexico hoặc bị rơi vào tình huống bị giam giữ vô thời hạn trong các trại giam giữa biên giới Hoa Kỳ và Mexico.
Chúng tôi khẳng khái lên tiếng xác tín rằng việc di cư không phải là tội! và mỗi người trong hoàn cảnh bất an có quyền đi tìm nơi nương náu an toàn và chúng tôi yêu cầu chính quyền hãy tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống di dân hiện tại, đồng thời đảm bảo bảo vệ trẻ em và những gia đình dễ bị tổn thương vì bị đàn áp, nên họ phải đi tìm kiếm sự bảo vệ bất luận họ từ đâu đến!"
Hiện tại có 400 người Honduras đã đến được biên giới Mexiaco và Hoa kỳ và có lẽ còn có 3 ngàn người nữa đang đến. Sự căng thẳng trong việc đăng ký là tỵ nạn đang xảy ra ở cả hai bên biên giới vì nhóm người di cư muốn được phép vào Hoa kỳ cách hợp pháp . Do đó, đương đơn phải chờ được văn phòng di trú, có mặt tại biên giới lấy khẩu cung và thanh lọc! Đây sẽ là một việc làm nhức nhối trước con số đang tuốn về quá đông! Thành phố Tijuana chưa sẵn sàng để nhận một đoàn di dân đông đúc như vậy"! Ông thị trưởng của thành phố biên giới này nói với báo chí rằng thành phố hiện đang cố gắng đáp ứng với số người đã tới trong hôm nay thứ Sáu ngày 16 tháng 11, nhưng mà sẽ có thêm 2 nghìn người nữa sắp đến, sẽ gây nên một cuộc khủng khoảng đầy khó khăn và bế tắc. (CE) (Agenzia Fides, 16/11/2018)
Chứng nhân kể lại phép lạ của cha thánh Padre Pio ''năm dấu''
Nguyễn Long Thao
22:19 20/11/2018
Anh Colella được phép lạ nhờ sự cầu bầu của cha thánh Pio Năm Dấu |
Năm nay anh Matteo Pio Colella 27 tuổi đã dành cho cơ quan truyền thông ACI một cuộc phỏng vấn trước khi bộ phim “El Misterio del Padre Pío” Bí ẩn của Padre Pio được trình chiếu tại Tây Ban Nha.
Anh Colella kể rằng, khi anh lên 7 ttuổi, anh mắc căn bệnh chết người, mà các bác sĩ không có hy vọng gì chữa được.
Anh kể tiếp “ Tôi đã nói với mẹ tôi, con không khoẻ, con không muốn đi học nhưng mẹ tôi vẫn đưa tôi đi học. Đêm đó, khi mẹ tôi đến bên giường nói chúc con ngủ ngon thì tôi không còn nhận ra mẹ tôi nữa và ngay lập tức mẹ tôi đưa tôi đi bệnh viện.
Vào ngày 20 tháng 1 năm 2000, tôi được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não cấp tính do vi khuẩn gây ra. Căn bệnh này đã ảnh hưởng đến thận, hệ hô hấp và đông máu. Tôi đã ngay lập tức được nhận vào bệnh viện do Cha Padre Pio thành lập. Đó là bệnh viện mang tên, “Casa Sollievo della Sofferenza” Căn nhà cứu trợ người đau khổ), nằm ở San Giovanni Rotondo, nơi tu viện của thánh nhân.
Cha Thánh Piô |
Trong khi tôi đang ở trong tình trạng nguy kịch thì mẹ tôi là Maria Lucia đi ra ngôi mộ cha Padre Pio để cầu xin Ngài chữa bệnh cho tôi.
Anh Colella kể tiếp Trong thời gian hôn mê,tôi thấy Padre Pio ở bên phải và ba thiên thần ở bên trái. Cha Padre Pio bảo tôi đừng lo lắng vì tôi sẽ sớm được chữa trị. Thực ra, việc chữa trị của tôi giống như sự sống lại của Lazarô trong Thánh Kinh. ”
Anh Colella kết luận Đó là chính xác là những gì đã xảy ra. Các bác sĩ coi tôi đã chết lâm sàng, nhưng tôi đã sống lại.
Ngày nay anh Colella biết ơn cha Thánh Padre Pio vì sự can thiệp của Ngài . Anh nói, anh coi cha giống như ông nội mình và có thể đặt hết niềm tin vào ông nội
Anh Colella kết luận “Tôi luôn nghĩ rằng tôi đã được một ân sủng to lớn mà tôi phải biết ơn. Khi tôi nói chuyện với một người không tin, tôi bảo họ 'Tôi đây. Đối với khoa học thì không thể giải thích được, nhưng cũng có một lời giải thích khác mà chúng ta không thể hiểu được.
Nguyễn Long Thao
Top Stories
Les jeunes vietnamiens invités à travailler pour la justice
Églises d'Asie
09:50 20/11/2018
Le 20/11/2018 -- Les Journées de la jeunesse du nord du Vietnam ont été organisées les 14 et 15 novembre dans le diocèse de Hai Phong en présence de 15 000 jeunes catholiques originaires de dix diocèses du nord du pays. Mgr Thomas Vu Dinh Hieu, évêque de Bui Chu, a demandé aux jeunes participants de lutter contre les injustices et de ne pas hésiter à témoigner de leur foi au quotidien.
Les évêques vietnamiens ont encouragé des dizaines de milliers de jeunes catholiques du nord du Vietnam, à défendre les victimes de l’injustice et les personnes dans le besoin. Près de 15 000 jeunes originaires de dix diocèses du nord du pays ont participé à la Journée de la jeunesse du nord, qui a eu lieu les 14 et 15 novembre dans le diocèse de Hai Phong, au Centre d’exposition international (International Fair Exhibition Center) de Hai Phong. Mgr Thomas Vu Dinh Hieu, évêque de Bui Chu, a demandé aux jeunes participants de lutter contre l’insensibilité grandissante devant les souffrances des victimes d’injustices. « Beaucoup de personnes utilisent tranquillement leurs smartphones pour prendre des photos ou des vidéos de violences qui se produisent à la maison ou à l’école, ou encore des disputes entre élèves ou même des étudiants qui se battent contre des enseignants, qu’ils publient sur les réseaux sociaux afin d’attirer les commentaires négatifs », commentait Mgr Hieu.
Il a confié que les jeunes devaient agir pour éviter ce genre d’incidents et sauver les victimes. « Les jeunes catholiques doivent se comporter comme les amis de Dieux en devenant apôtres auprès des autres », a-t-il soutenu, en ajoutant que les catholiques doivent protéger et sauver les personnes vulnérables dans la société. Interrogé sur le sujet, l’évêque a également rappelé que l’Église soutenait les dons d’organes pour permettre de sauver des vies. Il a notamment confié que beaucoup de catholiques des diocèses de Bui Chu et de Phat Diem se sont engagés à faire des dons de cornée après leur décès au Centre hospitalier d’ophtalmologie de Hanoï. Le directeur de Caritas Vietnam a déclaré que des catholiques de son diocèse avaient fait des dons de cornée qui avait permis d’aider cinq patients. Mgr Joseph Nguyen Nang, du diocèse de Phat Diem, a demandé aux participants de construire et de protéger l’Église en vivant dignement, en rendant service à leurs communautés, en apportant la Bonne Nouvelle et en protégeant l’environnement.
Mgr Nang a ainsi expliqué que son coiffeur a confectionné une étoile de Noël qu’il a offerte à un vieillard non catholique. Celui-ci l’a accrochée devant sa maison et a demandé au coiffeur de l’emmener à l’église lors des célébrations de Noël. « On peut témoigner en parlant avec courage des valeurs catholiques aux gens », a-t-il ajouté. Marie Tran Thi Hien, de la paroisse de Yen Bai, confie qu’elle a beaucoup appris suite à cette rencontre : « Cela m’a donné du courage et de la force face aux difficultés, et pour témoigner chaque jour ; je suis fière d’être catholique. » Le cardinal Pierre Nguyen Van Nhon, archevêque de Hanoï, a présidé la messe de clôture concélébrée par 300 prêtres. Durant le rassemblement, les jeunes ont participé à des formations, des rencontres culturelles, des pièces bibliques et à des veillées eucharistiques.
(Source: Églises d'Asie - le 20/11/2018, Avec Ucanews, Hai Phong)
Il a confié que les jeunes devaient agir pour éviter ce genre d’incidents et sauver les victimes. « Les jeunes catholiques doivent se comporter comme les amis de Dieux en devenant apôtres auprès des autres », a-t-il soutenu, en ajoutant que les catholiques doivent protéger et sauver les personnes vulnérables dans la société. Interrogé sur le sujet, l’évêque a également rappelé que l’Église soutenait les dons d’organes pour permettre de sauver des vies. Il a notamment confié que beaucoup de catholiques des diocèses de Bui Chu et de Phat Diem se sont engagés à faire des dons de cornée après leur décès au Centre hospitalier d’ophtalmologie de Hanoï. Le directeur de Caritas Vietnam a déclaré que des catholiques de son diocèse avaient fait des dons de cornée qui avait permis d’aider cinq patients. Mgr Joseph Nguyen Nang, du diocèse de Phat Diem, a demandé aux participants de construire et de protéger l’Église en vivant dignement, en rendant service à leurs communautés, en apportant la Bonne Nouvelle et en protégeant l’environnement.
Mgr Nang a ainsi expliqué que son coiffeur a confectionné une étoile de Noël qu’il a offerte à un vieillard non catholique. Celui-ci l’a accrochée devant sa maison et a demandé au coiffeur de l’emmener à l’église lors des célébrations de Noël. « On peut témoigner en parlant avec courage des valeurs catholiques aux gens », a-t-il ajouté. Marie Tran Thi Hien, de la paroisse de Yen Bai, confie qu’elle a beaucoup appris suite à cette rencontre : « Cela m’a donné du courage et de la force face aux difficultés, et pour témoigner chaque jour ; je suis fière d’être catholique. » Le cardinal Pierre Nguyen Van Nhon, archevêque de Hanoï, a présidé la messe de clôture concélébrée par 300 prêtres. Durant le rassemblement, les jeunes ont participé à des formations, des rencontres culturelles, des pièces bibliques et à des veillées eucharistiques.
(Source: Églises d'Asie - le 20/11/2018, Avec Ucanews, Hai Phong)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhân ngày Nhà Giáo 20/11: Chút tâm tình gửi vào bụi phấn
Gioan Lê Quang Vinh
10:08 20/11/2018
Nhân ngày Nhà Giáo 21/11: Chút tâm tình gửi vào bụi phấn
Lại một ngày nhà giáo nữa đi qua. Những cánh thiệp. Những đoá hoa. Và những gói quà đủ kích cỡ đủ màu sắc. Tôi nhìn thấy những gương mặt hân hoan, của học trò, của thầy cô giáo và những nét âu lo của cả phụ huynh. Khi em gửi cho thầy cô một món quà, em gói trong ấy bao là tình cảm dễ thương và đáng quí. Chính những tình cảm ấy, chứ không phải tự những món quà, là sự khích lệ quí báu để thầy cô còn đủ can đảm đứng trên bục giảng. Hãy thử tưởng tượng, một ngày kia khi không còn tình nghĩa thầy trò, thì có ai còn can đảm chọn nghề giáo ?
Nhưng em ơi, cho tôi xin lỗi vì hôm nay khi tôi đã từ chối không nhận món quà của lớp em và lúc đó em có vẻ không vui. Đối với tôi, món quà vẫn là cái gì tốt đẹp bởi vì trong đó có cả một tấm lòng. Nhưng hãy cho phép tôi từ chối, bởi vì tôi đã nhìn thấy nhiều quá, thấy những vất vả nhọc nhằn của bạn bè em, thấy những ánh mắt rụt rè e ngại khi không biết còn đủ tiền đóng vào quỹ lớp hay không. Và tôi cũng thấy những nét âu lo trên vầng trán và trong mắt em, khi mà học phí kỳ một chưa đóng, khi mà chủ nhà trọ đang hỏi tiền nhà, khi chỗ dạy kèm tháng này không có. Vâng, cuộc sống bao giờ cũng đẹp nhưng quả thật cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cho những con người đang cố gắng bước đi trong đó. Và tôi, ước mong giúp em tránh đi một chút nhọc nhằn. Và đâu nhất thiết là cứ ngày nhà giáo là phải tặng quà ?
Dù sao cũng xin cám ơn em, cám ơn em thật nhiều.
Nghề giáo là cái nghề lạ lắm. Người ta không làm giàu bằng nghề giáo được cho dù có lúc cuộc sống cũng dễ thở. Không phải một người, hai người nói điều ấy mà đó là kinh nghiệm của lớp lớp người đã đứng trên bục giảng. Nhưng cái lạ không nằm chỗ đó, cái lạ là những ai đã gắn bó với nghề thì cũng như đã gắn bó với một người tình, không dễ gì dứt bỏ. Và nếu có phải vì những éo le của cuộc đời, như một thứ định mệnh, mà phải dứt bỏ nó, thì lòng người ta vẫn phải dằn vặt, tiếc nuối, và không dễ gì thích ứng với nghề mới mà quên đi được những ngày mình cầm phấn đứng trước những ánh mắt khát khao tri thức. Và cái khắc nghiệt cho người đã “trót” làm nghề giáo nằm ở chỗ đó. Có lúc không “dứt” được mà vẫn phải “bỏ”. Lâu lâu đọc một bài báo đặt vấn đề tại sao giáo viên nghỉ việc ai cũng xót xa cho cái khắc nghiệt ấy.
Có một anh bạn tôi là giáo viên giỏi một trường trung học có tiếng ở Sàigòn thập niên 2000. Anh đã quyết định bỏ nghề vì những qui định phi lý và cách ứng xử tệ trong ngành giáo dục. Anh thương yêu học trò và yêu nghề, nhưng anh không muốn làm trái lương tâm mình.
Và ngày nhà giáo là dịp cho học trò tỏ tấm lòng đối với thầy cô. Tấm lòng học trò là phần thưởng lớn nhất, ánh mắt học trò là khích lệ cao quý nhất mà người thầy, chứ không phải ai khác, nhận được trong mỗi ngày làm việc của mình. Cái níu chân nhà giáo ở lại với bục giảng là ở đó. Thế thì có cần đến ngày nhà giáo không? Vâng, cần, cần ngày nhà giáo như cần một ngày mà người đi sau ngước nhìn người đi trước với sự kính trọng và cám ơn. Sự kính trọng và cám ơn như một mùi hương quí làm cho những bước chân trên đường sỏi đá, của cả thầy lẫn trò, đều dịu đi một chút và đẹp hơn một chút.
Nhưng sẽ là không cần chút nào cả khi đó là dịp để học trò phải tặng những món quà, có khi khá đắt giá, làm nặng thêm đôi vai học trò. Những món quà biểu lộ nhiều tấm lòng. Nhưng có một điều tôi có thể quả quyết mà không sợ sai lầm rằng tấm lòng không bao giờ đồng nghĩa với những món quà. Có những món quà biểu lộ tấm lòng, nhưng không bao giờ là đủ so với tấm lòng người tặng quà. Nếu món quà bằng với tấm lòng thì tội nghiệp tấm lòng quá! Nhiều tấm lòng đẹp mà chẳng cần biểu lộ bằng quà cáp. Và ngược lại, có những món quà lớn mà không hề biểu lộ chút lòng nào.
Tôi xin được nhắc lại một câu chuyện cách đây ít lâu khi tôi mới đi dạy học. Trên một chuyến xe về Hố Nai, tôi ngồi cạnh một người đàn bà đứng tuổi, bà hỏi tôi: “Cháu làm nghề gì?” Tôi đáp thờ ơ: “Dạ cháu đi dạy”. Bà liền chép miệng: “Tội nghiệp cháu quá”. Tôi đã định nói cũng chẳng tội nghiệp gì lắm đâu bà ạ. Nhưng may mà tôi không lý giải gì cả. Sau này khi tôi học trường Luật, tôi nhớ có thầy kể lại một chuyện cũng gần giống như thế. Người ta nói với thầy là học Luật sao không đi làm luật sư “ngon” hơn (!). Có phải cần có những món quà ngày nhà giáo để an ủi người đã “trót lỡ” !
Chưa hết, ngày nhà giáo sẽ không cần khi mà nhân ngày đó người ta thi nhau khuyến mãi. Quà gói sẵn đủ loại đủ cỡ, có ghi giá đàng hoàng. Từ bông hoa hồng giả cho tới những quần áo thật. Từ cây bút nhẹ như bông cho tới chồng tập nặng như núi. Thầy cô đứng nhìn vào siêu thị là biết ngay mình sẽ có thứ gì trong ngày thiêng liêng ấy. Những bích chương, những quảng cáo. Khuyến mãi nhân ngày nhà giáo, biết là vì nhà giáo hay vì nhà buôn? Nhà tiếp thị giỏi là người biết tìm mọi cơ hội để đánh vào người tiêu dùng. Nhưng chắc cũng cần có một chỗ nào đó cho người ta quyết định theo con tim thì cuộc đời mới đẹp chứ phải không ? Chưa hết. Có những giờ học xong, học sinh thưa thầy (cô) ra ngoài một chút cho tụi em bàn chuyện riêng, mà thầy cô nào cũng biết là “tụi em góp tiền mua quà”. Có thầy cô nào không ái ngại.
Và cũng xin ai làm trong ngành giáo dục hãy tôn trọng học trò. Có một vị có chức quyền ở đại học nọ, khi nghe tôi nói rằng có nhiều sinh viên không đóng học phí được vì nghèo quá, vị đó la lên: “Không có tiền mà bày đặt đi học!”. Tôi bàng hoàng y như chính người bị hạ nhục, và vì quá bất bình, tôi đã phải thốt lên lời hơi nóng nảy. Nhưng cuộc đời này mà tính toán như thế thì buồn quá. Cùng với Francois Sagan, học trò cứ phải nói: “Bonjour, la tristesse” (Buồn ơi, xin chào). Không ít thầy cô khi phải nhận những món quà từ học trò, vừa cảm động vì tấm lòng của họ và vừa lo lắng cho hoàn cảnh của họ
Vậy hãy trả lại cho nhà trường và giáo dục ý nghĩa của nó và hãy giảm bớt đi những gồng gánh ăn theo. Thật ra ngày gọi là nhà giáo cũng chỉ là ngày của một hiến chương của các nước xã hội chủ nghĩa mà thôi, chứ chẳng phải của Việt nam và cũng chẳng phải của thế giới. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có phổ nhạc bài thơ Phượng Hồng của Đỗ Trung Quân: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”. Còn tôi, tôi lại nghĩ đến “những chiếc giỏ xe chở đầy quà cáp” vào ngày 20 tháng 11 và những chiếc xe nặng nề của phụ huynh bươn chải kiếm sống!
Gioan Lê Quang Vinh
Lại một ngày nhà giáo nữa đi qua. Những cánh thiệp. Những đoá hoa. Và những gói quà đủ kích cỡ đủ màu sắc. Tôi nhìn thấy những gương mặt hân hoan, của học trò, của thầy cô giáo và những nét âu lo của cả phụ huynh. Khi em gửi cho thầy cô một món quà, em gói trong ấy bao là tình cảm dễ thương và đáng quí. Chính những tình cảm ấy, chứ không phải tự những món quà, là sự khích lệ quí báu để thầy cô còn đủ can đảm đứng trên bục giảng. Hãy thử tưởng tượng, một ngày kia khi không còn tình nghĩa thầy trò, thì có ai còn can đảm chọn nghề giáo ?
Nhưng em ơi, cho tôi xin lỗi vì hôm nay khi tôi đã từ chối không nhận món quà của lớp em và lúc đó em có vẻ không vui. Đối với tôi, món quà vẫn là cái gì tốt đẹp bởi vì trong đó có cả một tấm lòng. Nhưng hãy cho phép tôi từ chối, bởi vì tôi đã nhìn thấy nhiều quá, thấy những vất vả nhọc nhằn của bạn bè em, thấy những ánh mắt rụt rè e ngại khi không biết còn đủ tiền đóng vào quỹ lớp hay không. Và tôi cũng thấy những nét âu lo trên vầng trán và trong mắt em, khi mà học phí kỳ một chưa đóng, khi mà chủ nhà trọ đang hỏi tiền nhà, khi chỗ dạy kèm tháng này không có. Vâng, cuộc sống bao giờ cũng đẹp nhưng quả thật cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cho những con người đang cố gắng bước đi trong đó. Và tôi, ước mong giúp em tránh đi một chút nhọc nhằn. Và đâu nhất thiết là cứ ngày nhà giáo là phải tặng quà ?
Dù sao cũng xin cám ơn em, cám ơn em thật nhiều.
Nghề giáo là cái nghề lạ lắm. Người ta không làm giàu bằng nghề giáo được cho dù có lúc cuộc sống cũng dễ thở. Không phải một người, hai người nói điều ấy mà đó là kinh nghiệm của lớp lớp người đã đứng trên bục giảng. Nhưng cái lạ không nằm chỗ đó, cái lạ là những ai đã gắn bó với nghề thì cũng như đã gắn bó với một người tình, không dễ gì dứt bỏ. Và nếu có phải vì những éo le của cuộc đời, như một thứ định mệnh, mà phải dứt bỏ nó, thì lòng người ta vẫn phải dằn vặt, tiếc nuối, và không dễ gì thích ứng với nghề mới mà quên đi được những ngày mình cầm phấn đứng trước những ánh mắt khát khao tri thức. Và cái khắc nghiệt cho người đã “trót” làm nghề giáo nằm ở chỗ đó. Có lúc không “dứt” được mà vẫn phải “bỏ”. Lâu lâu đọc một bài báo đặt vấn đề tại sao giáo viên nghỉ việc ai cũng xót xa cho cái khắc nghiệt ấy.
Có một anh bạn tôi là giáo viên giỏi một trường trung học có tiếng ở Sàigòn thập niên 2000. Anh đã quyết định bỏ nghề vì những qui định phi lý và cách ứng xử tệ trong ngành giáo dục. Anh thương yêu học trò và yêu nghề, nhưng anh không muốn làm trái lương tâm mình.
Và ngày nhà giáo là dịp cho học trò tỏ tấm lòng đối với thầy cô. Tấm lòng học trò là phần thưởng lớn nhất, ánh mắt học trò là khích lệ cao quý nhất mà người thầy, chứ không phải ai khác, nhận được trong mỗi ngày làm việc của mình. Cái níu chân nhà giáo ở lại với bục giảng là ở đó. Thế thì có cần đến ngày nhà giáo không? Vâng, cần, cần ngày nhà giáo như cần một ngày mà người đi sau ngước nhìn người đi trước với sự kính trọng và cám ơn. Sự kính trọng và cám ơn như một mùi hương quí làm cho những bước chân trên đường sỏi đá, của cả thầy lẫn trò, đều dịu đi một chút và đẹp hơn một chút.
Nhưng sẽ là không cần chút nào cả khi đó là dịp để học trò phải tặng những món quà, có khi khá đắt giá, làm nặng thêm đôi vai học trò. Những món quà biểu lộ nhiều tấm lòng. Nhưng có một điều tôi có thể quả quyết mà không sợ sai lầm rằng tấm lòng không bao giờ đồng nghĩa với những món quà. Có những món quà biểu lộ tấm lòng, nhưng không bao giờ là đủ so với tấm lòng người tặng quà. Nếu món quà bằng với tấm lòng thì tội nghiệp tấm lòng quá! Nhiều tấm lòng đẹp mà chẳng cần biểu lộ bằng quà cáp. Và ngược lại, có những món quà lớn mà không hề biểu lộ chút lòng nào.
Tôi xin được nhắc lại một câu chuyện cách đây ít lâu khi tôi mới đi dạy học. Trên một chuyến xe về Hố Nai, tôi ngồi cạnh một người đàn bà đứng tuổi, bà hỏi tôi: “Cháu làm nghề gì?” Tôi đáp thờ ơ: “Dạ cháu đi dạy”. Bà liền chép miệng: “Tội nghiệp cháu quá”. Tôi đã định nói cũng chẳng tội nghiệp gì lắm đâu bà ạ. Nhưng may mà tôi không lý giải gì cả. Sau này khi tôi học trường Luật, tôi nhớ có thầy kể lại một chuyện cũng gần giống như thế. Người ta nói với thầy là học Luật sao không đi làm luật sư “ngon” hơn (!). Có phải cần có những món quà ngày nhà giáo để an ủi người đã “trót lỡ” !
Chưa hết, ngày nhà giáo sẽ không cần khi mà nhân ngày đó người ta thi nhau khuyến mãi. Quà gói sẵn đủ loại đủ cỡ, có ghi giá đàng hoàng. Từ bông hoa hồng giả cho tới những quần áo thật. Từ cây bút nhẹ như bông cho tới chồng tập nặng như núi. Thầy cô đứng nhìn vào siêu thị là biết ngay mình sẽ có thứ gì trong ngày thiêng liêng ấy. Những bích chương, những quảng cáo. Khuyến mãi nhân ngày nhà giáo, biết là vì nhà giáo hay vì nhà buôn? Nhà tiếp thị giỏi là người biết tìm mọi cơ hội để đánh vào người tiêu dùng. Nhưng chắc cũng cần có một chỗ nào đó cho người ta quyết định theo con tim thì cuộc đời mới đẹp chứ phải không ? Chưa hết. Có những giờ học xong, học sinh thưa thầy (cô) ra ngoài một chút cho tụi em bàn chuyện riêng, mà thầy cô nào cũng biết là “tụi em góp tiền mua quà”. Có thầy cô nào không ái ngại.
Và cũng xin ai làm trong ngành giáo dục hãy tôn trọng học trò. Có một vị có chức quyền ở đại học nọ, khi nghe tôi nói rằng có nhiều sinh viên không đóng học phí được vì nghèo quá, vị đó la lên: “Không có tiền mà bày đặt đi học!”. Tôi bàng hoàng y như chính người bị hạ nhục, và vì quá bất bình, tôi đã phải thốt lên lời hơi nóng nảy. Nhưng cuộc đời này mà tính toán như thế thì buồn quá. Cùng với Francois Sagan, học trò cứ phải nói: “Bonjour, la tristesse” (Buồn ơi, xin chào). Không ít thầy cô khi phải nhận những món quà từ học trò, vừa cảm động vì tấm lòng của họ và vừa lo lắng cho hoàn cảnh của họ
Vậy hãy trả lại cho nhà trường và giáo dục ý nghĩa của nó và hãy giảm bớt đi những gồng gánh ăn theo. Thật ra ngày gọi là nhà giáo cũng chỉ là ngày của một hiến chương của các nước xã hội chủ nghĩa mà thôi, chứ chẳng phải của Việt nam và cũng chẳng phải của thế giới. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có phổ nhạc bài thơ Phượng Hồng của Đỗ Trung Quân: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”. Còn tôi, tôi lại nghĩ đến “những chiếc giỏ xe chở đầy quà cáp” vào ngày 20 tháng 11 và những chiếc xe nặng nề của phụ huynh bươn chải kiếm sống!
Gioan Lê Quang Vinh
Kontum: Với người dân tộc thiểu số, một Giáo hội trong Giáo hội
Giuse Nguyễn Tùng Lâm
12:57 20/11/2018
Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung. Có tinh thần Công Giáo, các người dân tộc ở đây làm cho Giáo hội địa phương hội nhập sâu đậm theo văn hóa của người dân tộc để phục vu những người nghèo nhất, theo đường hướng của Hội Thừa Sai Paris.
Kon Tum, Pleiku, Đắk Tô… Nếu ai còn nhớ chiến tranh Việt Nam thì đây là các tỉnh người Mỹ gọi là vùng tam biên giới Việt, Miên, Lào, đồng nghĩa với đổ máu và chiến tranh kinh hoàng. Vào thời đó, vùng Cao Nguyên, vùng núi “hiền hòa” Trung Việt bị dội bom, bị bom napalm tàn phá, chứng kiến các trận chiến xáp lá cà tàn khốc giữa bộ đội cộng sản và lính Mỹ. Ngày nay, sau khi nước Việt Nam thống nhất năm 1975 và dưới chế độ cộng sản, hơn một nữa dân số không biết chiến tranh Pháp, không biết chiến tranh Mỹ, không biết vụ thống nhất đất nước đau đớn và giáo phận Kon Tum đơn thuần chỉ là một giáo phận miền quê và nghèo nàn. Kon Tum, và tỉnh Pleiku rộng hơn là nơi có nhiều dân tộc thiểu số người vùng núi. Về mặt lịch sử, thì luôn có các vấn đề khó khăn của người dân tộc và người “Kinh” khi họ ở chung với nhau. Người dân tộc nghèo hơn, ít học hơn, xuất thân từ các gia đình đông con, có truyền thống thờ vật linh, bây giờ các dân tộc này theo đạo Công Giáo rất nhiều.
Kon Tum có 1,83 triệu dân và gần 18 % dân số là người Công Giáo. Khoảng 320 000 tín hữu trong đó có 230 000 là người dân tộc, họ ở rải rác trong 800 làng gồm bốn sắc tộc khác nhau và giữa 100 000 người “Kinh”. Có đến hàng chục thổ ngữ trong các vùng núi này. Trong bầu khí êm đềm nhẹ nhàng, xa các đô thị náo nhiệt như Hà Nội, Sàigòn, các người dân tộc Bà-na, Gia-rai, Xê-đăng và các dân tộc khác trồng trà, cà phê, tiêu, khoai mì trên sườn đồi và người dân ở đây cũng trồng được cây cao su. Một vài ruộng lúa ở sâu trong thung lũng với các cổ máy cày… cổ lỗ sĩ. Ở đây cũng như các nơi khác, ruộng đất bị nhiễm làm cho đời sống ở vùng này không được cân bằng. Đàn ông miền núi da ngâm đen, người lực lưỡng, họ là những người đi săn, người trồng trọt sống trong vùng đất của mình, họ thoải mái với rừng sâu và sống trong bí ẩn của họ. Gùi trên lưng, họ di chuyển hàng loạt trên chiếc xe máy nhỏ có khi chở ba hay bốn người trên xe. Có vẻ như có một số người cách đây 50 năm đã từng đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn quen thuộc ở vùng biên giới Việt, Miên, Lào hồi đó. Mỗi sắc dân thiểu số mặc y phục truyền thống của mình, ít nhất là trong các ngày lễ với các bộ đồ dệt rất đẹp, luôn hài hòa và có màu sắc khác nhau. Các tín hữu Công Giáo chia đều trong 116 giáo xứ với 163 linh mục (80 linh mục địa phận trong số này có 6 linh mục dân tộc và 73 linh mục dòng), tất cả cùng làm việc với 90 nam tu sĩ và 533 nữ tu sĩ.
Một thiên đàng phủ đầy vết sẹo
Thẳng thắn và nói tiếng Pháp, một khả năng trở thành hiếm ở Việt Nam thời buổi này, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông, tổng đại diện giáo phận Kon Tum đã ngoài bảy mươi, người vui vẻ, từ 40 năm nay không mệt mỏi đi cùng khắp giáo phận, đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Cha nói đùa nhưng như một cách xác nhận: “Ở đây người miền núi vâng lời các linh mục chứ không vâng lời các cán bộ cộng sản”. Với ánh mắt tinh nghịch, ngài nói thêm: “Các người miền núi thích linh mục Pháp hơn linh mục Việt vì linh mục Việt còn chia sẻ với gia đình của họ!” Ngày nay tất cả các giáo xứ ở đây đắm mình trong một khung cảnh nên thơ, nhưng tất cả đều có một quá khứ đau buồn. Họ còn nhớ linh mục truyền giáo nước Pháp Théophile Bonnet (1926-1961) đã bị giết khi đi dâng thánh lễ ở Kon Kơla. Ở kia là kỷ niệm của cha Giuse Minh bị du kích Việt cộng giết ở chân cầu. Ngoài ra các nhà thờ còn bị dội bom vì bị tình nghi chứa chấp du kích cộng sản. Và còn có giáo lý viên bị bắt cầm tù nhiều năm. Ở Pleiku, một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố bị biến thành công viên Luna Park. Ở Kon Tum, trường của các giáo lý viên ở sát chung với nhà thờ chính tòa bị cưỡng chiếm thành trường công. Đâu đâu, Giáo hội cũng chật vật mới có giấy phép để mở bệnh xá và trường học, các cơ sở cần thiết trong bối cảnh đời sống nghèo nàn vùng ngoại vi. Dù vậy, không quản ngại khó khăn, hàng chục nữ tu đón nhận các bà mẹ đơn thân, mồ côi, các em bé còn rất nhỏ trong các gia đình đông con…
Từ hậu bán thế kỷ 20, thiên đàng nhỏ bé bình yên này phủ đầy vết sẹo. Dù vậy cuộc sống ở đây vẫn yên bình và thầm lặng. Mỗi làng tụ chung quanh ngôi nhà chung lớn với mái nhà bằng tranh rất đặc biệt: cao và nhọn. Chính đây là nơi tập thể quyết định tất cả mọi chuyện. Rất nhiều nhà thờ ẩn mình trên sườn đồi mang nét đặc trưng này, với các cộ cờ dựng ở cửa ra vào tượng trưng cho giao tiếp với thần linh.
Như thế đạo thờ vật linh đa thần từ rừng sâu có thể hoàn tựu nơi kitô giáo đơn thần. Và ở Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào, Thái) có một hằng số: đi từ các minh triết phương Đông, len lỏi một cách có hệ thống vào đạo đơn thần, và chính trong đạo thờ vật linh ở vùng ngoại vi này mà kitô giáo mới có thể bám rễ. Nữ tín hữu người Kinh tận hiến thuộc Dòng Nước Hằng Sống, bà Cêcilia, giải thích: “Trước khi được phúc âm hóa, người miền thượng đã tin vào các thần của họ”.
Trong các giáo xứ sắc tộc, một trong các điểm chung rất hiếm với phần còn lại của đất nước là ở mỗi nhà xứ đều chưng hình thể hiện tình phụ tử với các giám mục và các nhà truyền giáo Pháp, những người xây dựng như Giám mục Martial Jannin (1867-1940), Giám mục Jean Liévin Sion (1890-1951), Giám mục Paul-Léon Seitz (1906-1984) và các linh mục như linh mục Charles Gorissen (1916-2013)ở Ninh Đức, linh mục Paul Crétin (1892-1978) ở Dak Cho, Paul Beysselance (1921-2015) ở ĐătMot và Claude Corompt (1881-1969) ở Phú Thọ cho đến các các cha tổng đại diện gần đây, tất cả đều là người Việt từ ba thế hệ nay. Ở đây cũng như ở các nơi khác trên đất nước Việt Nam, Giáo hội là gia đình và tín hữu không bao giờ quên nguồn gốc của mình, với một lòng trung tín và chân chính.
Tuy vậy ngay từ đầu ở đây đã có hội nhập văn hóa từ kiến trúc đến ngôn ngữ. Ở Kon Tum, nhà thờ chính tòa bằng gỗ được xây năm 1913 theo kiểu nhà sàn trên cột của sắc dân Bà-na, cũng giống như tiểu chủng viện cách đó hai bước. Tự hào về di sản của mình, các du khách Việt Nam đến đây chụp hình… Thánh lễ hàng ngày trong làng lúc nào cũng đông người và được cử hành bằng ngôn ngữ của người thiểu số. Thánh Kinh và Phúc Âm đã được dịch từ lâu. Khi vào xem lễ giáo dân để giày dép bên ngoài và không có băng ghế ngồi, họ ngồi xổm. Ở đây cũng như ở các nơi khác, đàn ông, đàn bà ngồi riêng nhau và bài hát thì cất cao và ngân dài theo nhịp điệu đàn trưng truyền thống.
“Tất cả đều là hồng ân”
Trong khung cảnh này có ba sáng kiến rất lạ mắt với người phương Tây chứng minh cho sức sống của Giáo hội địa phương. Ở Đắk Giấc, chỉ mới cách đây hai năm, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đã xây dựng ở rìa thị trấn một nhà thờ đáng kể, về diện tích cũng như về trang hoàng, nhà thờ có thể chứ đến 8 000 người và có bốn hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và một đàng thánh giá khổng lồ. Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức thì gần như ‘bắt buộc phải có’ ở các giáo xứ Việt Nam. Chung quanh là các giáo xứ nghèo, dù tòa nhà có các nét đặc biệt của các sắc dân địa phương nhưng trông có vẻ lạc điệu với nét huy hoàng của nó. Dù sao đó là niềm tự hào của giáo dân. Ở đây cũng như ở các nơi khác, chúng ta chỉ cần nhớ lại các nhà thờ chính tòa thời Trung cổ của tây phương, các nhà thờ này đã được xây trong các điều kiện thiếu thốn vật chất vô cùng. Với Chúa thì không có gì là… quá đẹp! Khi hỏi cha xoay xở tài chánh ở đâu để xây nhà thờ, linh mục Vũ cười trả lời: “Tất cả đều là hồng ân!” Trong Giáo hội cũng như trong cả xã hội Việt Nam, sự tương trợ về tài chánh và bảo trợ rất tích cực, cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tiền mặt luân lưu dễ dàng giữa các linh mục và giáo dân. Và đừng quên 200 giáo dân Đắk Giấc làm việc thiện nguyện cho giáo xứ.
Ở độ cao trên một ngàn mét thì khí hậu mát lạnh. Để chống lạnh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Bartôlômêô Nguyễn Đức Thịnh, quản nhiệm đền thờ Đức Mẹ Măng Đen sửa lại một xe buýt cũ để làm nhà xứ. Vì linh mục phải lo cho hàng chục ngàn giáo dân hành hương. Mới chỉ cách đây 20 năm, khi làm xa lộ, người ta khám phá tượng Đức Mẹ bị cụt tay. Và nhanh chóng, các người dân tộc ở đây cầu nguyện với Đức Mẹ và đã nhận được nhiều ơn. Và cả người không Công Giáo, với sự đồng ý của chính quyền địa phương đã lũ lượt đến cầu nguyện với Đức Mẹ. Giáo hội mua được miếng đất 6 hêc-ta và linh mục Thịnh đóng đô ở đây. Cách túp lều của linh mục hai mươi mét là ngôi nhà thờ đồ sộ và sẽ được thánh hiến trong vài tháng sắp tới. Chúng ta có thể hy vọng đây là một Lộ Đức tương lai của người Việt. Dĩ nhiên chính quyền địa phương hỗ trợ vì lợi ích kinh tế địa phương là chuyện không chối cãi được.
Công việc của Linh mục Đông kết nối với nhiều giáo phận trong việc tôn trọng sự sống. Ở một nước mà một cách nào đó người chết sống giữa người sống, khi người dân thờ ông bà trên bàn thờ, khi họ nhớ các ngày giỗ để cúng kỵ thì các nhóm này đã chôn cất các bào thai khi bị phá. Chẳng hạn như sáng nay có 200 người họp lại ở nghĩa trang Chu Hieng cách Pleiku 10 cây số để chôn 22 bình hài cốt giữa hàng chục ngàn ngôi mộ nhỏ có đánh đấu bằng cây thánh giá. Nhà cầm quyền tặng đất. Họ không phải là những người chiến đấu bảo vệ sự sống, các tín hữu này đơn thuần làm hành vi này như việc làm giữa con người với nhau. Như thế chỉ hai thế hệ sau khi các nhà truyền giáo rời đây, dần dần đạo Công Giáo có một khuôn mặt mới vừa giữ di sản của mình vừa tạo cho họ một con đường riêng.
(Nguồn: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, missionsetrangeres.com, Frédéric Mounier, 2018-11-17)
Kon Tum có 1,83 triệu dân và gần 18 % dân số là người Công Giáo. Khoảng 320 000 tín hữu trong đó có 230 000 là người dân tộc, họ ở rải rác trong 800 làng gồm bốn sắc tộc khác nhau và giữa 100 000 người “Kinh”. Có đến hàng chục thổ ngữ trong các vùng núi này. Trong bầu khí êm đềm nhẹ nhàng, xa các đô thị náo nhiệt như Hà Nội, Sàigòn, các người dân tộc Bà-na, Gia-rai, Xê-đăng và các dân tộc khác trồng trà, cà phê, tiêu, khoai mì trên sườn đồi và người dân ở đây cũng trồng được cây cao su. Một vài ruộng lúa ở sâu trong thung lũng với các cổ máy cày… cổ lỗ sĩ. Ở đây cũng như các nơi khác, ruộng đất bị nhiễm làm cho đời sống ở vùng này không được cân bằng. Đàn ông miền núi da ngâm đen, người lực lưỡng, họ là những người đi săn, người trồng trọt sống trong vùng đất của mình, họ thoải mái với rừng sâu và sống trong bí ẩn của họ. Gùi trên lưng, họ di chuyển hàng loạt trên chiếc xe máy nhỏ có khi chở ba hay bốn người trên xe. Có vẻ như có một số người cách đây 50 năm đã từng đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn quen thuộc ở vùng biên giới Việt, Miên, Lào hồi đó. Mỗi sắc dân thiểu số mặc y phục truyền thống của mình, ít nhất là trong các ngày lễ với các bộ đồ dệt rất đẹp, luôn hài hòa và có màu sắc khác nhau. Các tín hữu Công Giáo chia đều trong 116 giáo xứ với 163 linh mục (80 linh mục địa phận trong số này có 6 linh mục dân tộc và 73 linh mục dòng), tất cả cùng làm việc với 90 nam tu sĩ và 533 nữ tu sĩ.
Một thiên đàng phủ đầy vết sẹo
Thẳng thắn và nói tiếng Pháp, một khả năng trở thành hiếm ở Việt Nam thời buổi này, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông, tổng đại diện giáo phận Kon Tum đã ngoài bảy mươi, người vui vẻ, từ 40 năm nay không mệt mỏi đi cùng khắp giáo phận, đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Cha nói đùa nhưng như một cách xác nhận: “Ở đây người miền núi vâng lời các linh mục chứ không vâng lời các cán bộ cộng sản”. Với ánh mắt tinh nghịch, ngài nói thêm: “Các người miền núi thích linh mục Pháp hơn linh mục Việt vì linh mục Việt còn chia sẻ với gia đình của họ!” Ngày nay tất cả các giáo xứ ở đây đắm mình trong một khung cảnh nên thơ, nhưng tất cả đều có một quá khứ đau buồn. Họ còn nhớ linh mục truyền giáo nước Pháp Théophile Bonnet (1926-1961) đã bị giết khi đi dâng thánh lễ ở Kon Kơla. Ở kia là kỷ niệm của cha Giuse Minh bị du kích Việt cộng giết ở chân cầu. Ngoài ra các nhà thờ còn bị dội bom vì bị tình nghi chứa chấp du kích cộng sản. Và còn có giáo lý viên bị bắt cầm tù nhiều năm. Ở Pleiku, một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố bị biến thành công viên Luna Park. Ở Kon Tum, trường của các giáo lý viên ở sát chung với nhà thờ chính tòa bị cưỡng chiếm thành trường công. Đâu đâu, Giáo hội cũng chật vật mới có giấy phép để mở bệnh xá và trường học, các cơ sở cần thiết trong bối cảnh đời sống nghèo nàn vùng ngoại vi. Dù vậy, không quản ngại khó khăn, hàng chục nữ tu đón nhận các bà mẹ đơn thân, mồ côi, các em bé còn rất nhỏ trong các gia đình đông con…
Từ hậu bán thế kỷ 20, thiên đàng nhỏ bé bình yên này phủ đầy vết sẹo. Dù vậy cuộc sống ở đây vẫn yên bình và thầm lặng. Mỗi làng tụ chung quanh ngôi nhà chung lớn với mái nhà bằng tranh rất đặc biệt: cao và nhọn. Chính đây là nơi tập thể quyết định tất cả mọi chuyện. Rất nhiều nhà thờ ẩn mình trên sườn đồi mang nét đặc trưng này, với các cộ cờ dựng ở cửa ra vào tượng trưng cho giao tiếp với thần linh.
Như thế đạo thờ vật linh đa thần từ rừng sâu có thể hoàn tựu nơi kitô giáo đơn thần. Và ở Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào, Thái) có một hằng số: đi từ các minh triết phương Đông, len lỏi một cách có hệ thống vào đạo đơn thần, và chính trong đạo thờ vật linh ở vùng ngoại vi này mà kitô giáo mới có thể bám rễ. Nữ tín hữu người Kinh tận hiến thuộc Dòng Nước Hằng Sống, bà Cêcilia, giải thích: “Trước khi được phúc âm hóa, người miền thượng đã tin vào các thần của họ”.
Trong các giáo xứ sắc tộc, một trong các điểm chung rất hiếm với phần còn lại của đất nước là ở mỗi nhà xứ đều chưng hình thể hiện tình phụ tử với các giám mục và các nhà truyền giáo Pháp, những người xây dựng như Giám mục Martial Jannin (1867-1940), Giám mục Jean Liévin Sion (1890-1951), Giám mục Paul-Léon Seitz (1906-1984) và các linh mục như linh mục Charles Gorissen (1916-2013)ở Ninh Đức, linh mục Paul Crétin (1892-1978) ở Dak Cho, Paul Beysselance (1921-2015) ở ĐătMot và Claude Corompt (1881-1969) ở Phú Thọ cho đến các các cha tổng đại diện gần đây, tất cả đều là người Việt từ ba thế hệ nay. Ở đây cũng như ở các nơi khác trên đất nước Việt Nam, Giáo hội là gia đình và tín hữu không bao giờ quên nguồn gốc của mình, với một lòng trung tín và chân chính.
Tuy vậy ngay từ đầu ở đây đã có hội nhập văn hóa từ kiến trúc đến ngôn ngữ. Ở Kon Tum, nhà thờ chính tòa bằng gỗ được xây năm 1913 theo kiểu nhà sàn trên cột của sắc dân Bà-na, cũng giống như tiểu chủng viện cách đó hai bước. Tự hào về di sản của mình, các du khách Việt Nam đến đây chụp hình… Thánh lễ hàng ngày trong làng lúc nào cũng đông người và được cử hành bằng ngôn ngữ của người thiểu số. Thánh Kinh và Phúc Âm đã được dịch từ lâu. Khi vào xem lễ giáo dân để giày dép bên ngoài và không có băng ghế ngồi, họ ngồi xổm. Ở đây cũng như ở các nơi khác, đàn ông, đàn bà ngồi riêng nhau và bài hát thì cất cao và ngân dài theo nhịp điệu đàn trưng truyền thống.
“Tất cả đều là hồng ân”
Trong khung cảnh này có ba sáng kiến rất lạ mắt với người phương Tây chứng minh cho sức sống của Giáo hội địa phương. Ở Đắk Giấc, chỉ mới cách đây hai năm, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đã xây dựng ở rìa thị trấn một nhà thờ đáng kể, về diện tích cũng như về trang hoàng, nhà thờ có thể chứ đến 8 000 người và có bốn hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và một đàng thánh giá khổng lồ. Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức thì gần như ‘bắt buộc phải có’ ở các giáo xứ Việt Nam. Chung quanh là các giáo xứ nghèo, dù tòa nhà có các nét đặc biệt của các sắc dân địa phương nhưng trông có vẻ lạc điệu với nét huy hoàng của nó. Dù sao đó là niềm tự hào của giáo dân. Ở đây cũng như ở các nơi khác, chúng ta chỉ cần nhớ lại các nhà thờ chính tòa thời Trung cổ của tây phương, các nhà thờ này đã được xây trong các điều kiện thiếu thốn vật chất vô cùng. Với Chúa thì không có gì là… quá đẹp! Khi hỏi cha xoay xở tài chánh ở đâu để xây nhà thờ, linh mục Vũ cười trả lời: “Tất cả đều là hồng ân!” Trong Giáo hội cũng như trong cả xã hội Việt Nam, sự tương trợ về tài chánh và bảo trợ rất tích cực, cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tiền mặt luân lưu dễ dàng giữa các linh mục và giáo dân. Và đừng quên 200 giáo dân Đắk Giấc làm việc thiện nguyện cho giáo xứ.
Ở độ cao trên một ngàn mét thì khí hậu mát lạnh. Để chống lạnh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Bartôlômêô Nguyễn Đức Thịnh, quản nhiệm đền thờ Đức Mẹ Măng Đen sửa lại một xe buýt cũ để làm nhà xứ. Vì linh mục phải lo cho hàng chục ngàn giáo dân hành hương. Mới chỉ cách đây 20 năm, khi làm xa lộ, người ta khám phá tượng Đức Mẹ bị cụt tay. Và nhanh chóng, các người dân tộc ở đây cầu nguyện với Đức Mẹ và đã nhận được nhiều ơn. Và cả người không Công Giáo, với sự đồng ý của chính quyền địa phương đã lũ lượt đến cầu nguyện với Đức Mẹ. Giáo hội mua được miếng đất 6 hêc-ta và linh mục Thịnh đóng đô ở đây. Cách túp lều của linh mục hai mươi mét là ngôi nhà thờ đồ sộ và sẽ được thánh hiến trong vài tháng sắp tới. Chúng ta có thể hy vọng đây là một Lộ Đức tương lai của người Việt. Dĩ nhiên chính quyền địa phương hỗ trợ vì lợi ích kinh tế địa phương là chuyện không chối cãi được.
Công việc của Linh mục Đông kết nối với nhiều giáo phận trong việc tôn trọng sự sống. Ở một nước mà một cách nào đó người chết sống giữa người sống, khi người dân thờ ông bà trên bàn thờ, khi họ nhớ các ngày giỗ để cúng kỵ thì các nhóm này đã chôn cất các bào thai khi bị phá. Chẳng hạn như sáng nay có 200 người họp lại ở nghĩa trang Chu Hieng cách Pleiku 10 cây số để chôn 22 bình hài cốt giữa hàng chục ngàn ngôi mộ nhỏ có đánh đấu bằng cây thánh giá. Nhà cầm quyền tặng đất. Họ không phải là những người chiến đấu bảo vệ sự sống, các tín hữu này đơn thuần làm hành vi này như việc làm giữa con người với nhau. Như thế chỉ hai thế hệ sau khi các nhà truyền giáo rời đây, dần dần đạo Công Giáo có một khuôn mặt mới vừa giữ di sản của mình vừa tạo cho họ một con đường riêng.
(Nguồn: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, missionsetrangeres.com, Frédéric Mounier, 2018-11-17)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có thể nêu tên Giám Mục Phó trong Kinh nguyện Thánh Thể không?
Nguyễn Trọng Đa
10:41 20/11/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Chúng con vừa đón mừng một Giám mục phó mới, và con tự hỏi liệu có một cách thức chính xác để nêu tên ngài trong Kinh Nguyện Thánh Thể không. Con đã nghe nhiều công thức, chẳng hạn: “Đức Giám Mục Patrick của chúng con”, chứ không đề cập đến Giám mục phó; “Các Giám mục Patrick và Oscar của chúng con”; "Giám mục Patrick của chúng con và Giám mục phó Oscar của ngài"; “Giám mục Patrick của chúng con và Giám mục phó Oscar của chúng con”. Chúng con cũng có một Giám mục nghỉ hưu nữa – thưa cha, liệu ngài có được nêu tên và nêu như thế nào trong Kinh nguyện Thánh Thể? - J. R., Gilroy, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lặp lại một phần câu trả lời cho một câu hỏi tương tự đầu năm 2009.
Một bài viết chính xác về chủ đề này đã được in trong Notitiae, cơ quan thông tin chính thức của Thánh bộ Phượng Tự và Bí tích. Tiêu đề của bài viết bằng tiếng Ý, được viết bởi Ivan Grigis, được dịch là “Về việc nêu tên Giám Mục trong Kinh nguyện Thánh Thể” (Notitiae 45 (2009) 308-320). Mặc dù đây là một bài nghiên cứu, chứ không phải là một sắc lệnh chính thức, bài viết tập hợp tất cả các tài liệu chính thức có liên quan về chủ đề này.
Bài viết bắt đầu từ một nhận xét về sự thay đổi tinh tế trong chữ đỏ trong bản tái bản năm 2008 của Sách Lễ Rôma chính thức năm 2002. Trong phiên bản mới, số 149 của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) được sửa đổi, nhằm cho một Giám mục, khi cử hành Thánh lễ ngoài giáo phận của mình, ngài nhắc trước tiên tên của đẩng bản quyền, và sau đó dùng công thức “và con là tôi tớ bất xứng của Cha". Còn trước kia, ngài nêu tên mình trước, và nêu tên Giám mục địa phương sau.
Tác giả nói thêm rằng sự thay đổi nhỏ này thực sự dựa trên một nguyên tắc giáo hội học, vốn nói rằng sau Đức Giáo Hoàng, sự hiệp thông giáo hội được thiết lập thông qua vị Giám mục giáo phận, vì ngài là vị mục tử của một phần dân Chúa, ngài triệu tập họ đến dự Thánh lễ. Vì vậy, bất cứ ai chủ tọa hợp pháp trong Thánh lễ luôn luôn làm như vậy nhân danh vị mục tử địa phương, và trong sự hiệp thông với ngài.
Do đó, mục đích của việc nêu tên Đấng Bản quyền địa phương trong Kinh nguyện Thánh Thể không phải là một vấn đề về danh dự hay kính trọng, nhưng là vấn đề hiệp thông. Như Lễ Quy Rôma nói, chúng ta cầu nguyện "cùng với" (una cum) Giáo hoàng và Giám mục địa phương. Theo một cách nào đó, việc nêu tên như thế làm biến mỗi cộng đồng địa phương thành một sự diễn tả thật sự của Giáo Hội phổ quát.
Một thay đổi khác trong bản in lại là phần chú thích, ở phần tương ứng của mỗi Kinh nguyện Thánh Thể, giải thích việc nêu tên tùy chọn của các Giám mục khác. Phần chú thích năm 2002 nói rằng Giám mục phó hoặc một Giám mục khác có thể được nêu tên, như được mô tả trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 149. Phiên bản năm 2008 loại bỏ cụm từ “hoặc một Giám mục khác”. Điều này phù hợp với Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 149, vốn chỉ tiên liệu việc nêu tên Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, và loại trừ nêu tên các Giám mục khác, ngay cả khi các vị có mặt trong thánh lễ ấy.
Để tóm tắt các quy tắc khác nhau, chúng ta có thể nói như sau:
Giám mục giáo phận hoặc vị tương đương của ngài phải luôn luôn được nêu tên trong mỗi Thánh lễ.
Nếu chỉ có một Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, ngài có thể được nêu tên nếu Giám mục chủ tế muốn: “"Ðức Giám mục N. giáo phận chúng con, và Đức Giám Mục phó P. (hoặc Giám Mục Phụ Tá A.) của chúng con”.
Nếu có nhiều hơn một Giám Mục Phụ Tá (bao gồm cả Giám mục phó), các vị có thể được nêu tên chung, tức là, "Ðức Giám mục T. giáo phận chúng con và các Đức Giám Mục cộng tác với ngài”. Các vị không được nêu tên riêng.
Ngoài bài viết nói trên, chúng tôi có thể nêu ra hai trường hợp đặc biệt. Các linh mục cử hành Thánh lễ ở Rôma có thể nói đơn giản: “Đức Giáo Hoàng N. của chúng con” và chỉ thế thôi. Một số người nói “Đức Giáo Hoàng N. và là Đức Giám Mục của chúng con”, nhưng điều này là không cần thiết, bởi vì Đức Giáo Hoàng cũng là Giám mục Rôma rồi.
Trong thời kỳ trống ngôi Giám mục, cụm từ "Đức Giám Mục N. của chúng con" được bỏ qua. Tiêu chí tương tự cũng được tuân giữ cho việc không nêu tên Giáo hoàng trong thời kỳ trống ngôi Giáo hoàng.
Tuy nhiên, một vị Giám quản Tông tòa - cho dù có trống tòa hay không - với việc bổ nhiệm tạm thời hay thường xuyên,vì ngài là một Giám mục và thực sự thi hành sứ vụ của mình cách đầy đủ, đặc biệt trong các vấn đề thiêng liêng, được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Có hai ý nghĩa khả dĩ của vị Giám quản Tông tòa.
Theo Giáo luật, điều 371.2, Hạt Giám Quản Tông Tòa là một phần nhất định của dân Chúa, mà vì các lý do đặc biệt và hết sức hệ trọng, không được Ðức Thánh Cha thiết lập như là một giáo phận. Vị Giám quản Tông tòa này là tương đương về mặt pháp lý với Giám mục giáo phận. Có khoảng 10 Hạt Giám Quản Tông Tòa như vậy trên thế giới.
Thứ hai, sự thực hành hiện tại sử dụng từ ngữ vị Giám quản Tông tòa cho một giám chức, được Giáo hoàng bổ nhiệm vì các lý do nghiêm trọng và đặc biệt cho một tòa đang trống hoặc có vị khác, hoặc trong một thời gian ngắn hoặc thường xuyên. Ngài sẽ được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa (sena plena) nếu, thí dụ, Giám mục giáo phận mất khả năng làm việc do bệnh tật hoặc tuổi cao. Trong trường hợp này, thẩm quyền của Giám mục chính tòa sẽ bị đình chỉ. (Giáo luật năm 1917 điều 312 nói về các Giám quản Tông tòa; Giáo luật hiện nay không nói tới).
Bởi vì ngày nay các Giám mục sẽ dễ dàng nghỉ hưu nếu không có khả năng, việc bổ nhiệm vị Giám quản Tông tòa là ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, vị này được sử dụng trong một số trường hợp. Thí dụ: Nếu một Giám mục được chuyển đổi, và Tòa Thánh thấy rằng có thể cần một thời gian để tìm một người kế vị thích hợp, thì hoặc chính vị Giám mục mới nghỉ hoặc một giám chức khác đôi khi được bổ nhiệm, để quản lý giáo phận trong thời gian chờ đợi.
Ngoài ra, một Giám quản Tông tòa khác không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Vị này thường là một linh mục, được bầu bởi Hội đồng tham vấn giáo phận, để quản lý trong thời gian trống tòa, cho đến khi một Giám mục mới được bổ nhiệm và nhậm chức. Linh mục này có hầu hết các quyền hạn và bổn phận của Giám mục, nhưng với một số hạn chế nào đó; và ngài không thể bổ nhiệm các chức vụ quan trọng mới.
Cũng có một số trường hợp đặc biệt, trong đó thẩm quyền lãnh thổ không trùng hợp với ranh giới của giáo phận. Thí dụ, một Đấng Bản quyền quân sự thường thực thi thẩm quyền lãnh thổ của mình trên các căn cứ quân sự trong cả đất nước, và thỉnh thoảng ở nước ngoài nữa, và vì vậy tên của Ngài được nhắc đến, khi Thánh Lễ được cử hành trong các căn cứ hoặc trên tàu hải quân.
Hạt Tòng nhân Ngai tòa Thánh Phêrô, được gọi chính thức là “Hạt Tòng nhân Anh giáo”, có trụ sở tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Vị Bản quyền của Hạt thực thi thẩm quyền của mình đối với các nhà thờ và các tổ chức khác, liên quan đến Hạt tại Hoa Kỳ và Canada, và ngài được nêu tên trong các Thánh lễ được cử hành ở các nhà thờ đó.
Khi linh mục đi du lịch, các vị chỉ nhắc đến tên của Giám mục sở tại của nơi mà các vị đang dâng Thánh lễ, chứ không nhắc đến tên Đấng Bản quyền của mình, ngay cả khi các vị đang cử hành Thánh lễ cho các đoàn thể thuộc giáo phận gốc của các vị.
Tóm lại, bởi vì chỉ có các Giám mục thực sự có thẩm quyền mục vụ trong giáo phận mới được nêu tên, nên không có Giám mục nào khác được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể, kể cả các Giám mục nghỉ hưu hoặc Giám mục có mặt tại chỗ và đang chủ trì trong Thánh lễ.
Trong trường hợp cuối này, vị Giám mục chủ trì nêu tên mình trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, và các Kinh nguyện khác nếu ngài cử hành Thánh lễ một mình. Tuy nhiên, các linh mục đồng tế không nêu tên của Giám mục này, trong phần tương ứng của các Kinh nguyện Thánh Thể khác.
Trong các trường hợp như vậy, việc cầu nguyện cho Giám mục chủ sự thường được đưa vào Lời nguyện tín hữu. (Zenit.org 20-11-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Chúng con vừa đón mừng một Giám mục phó mới, và con tự hỏi liệu có một cách thức chính xác để nêu tên ngài trong Kinh Nguyện Thánh Thể không. Con đã nghe nhiều công thức, chẳng hạn: “Đức Giám Mục Patrick của chúng con”, chứ không đề cập đến Giám mục phó; “Các Giám mục Patrick và Oscar của chúng con”; "Giám mục Patrick của chúng con và Giám mục phó Oscar của ngài"; “Giám mục Patrick của chúng con và Giám mục phó Oscar của chúng con”. Chúng con cũng có một Giám mục nghỉ hưu nữa – thưa cha, liệu ngài có được nêu tên và nêu như thế nào trong Kinh nguyện Thánh Thể? - J. R., Gilroy, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lặp lại một phần câu trả lời cho một câu hỏi tương tự đầu năm 2009.
Một bài viết chính xác về chủ đề này đã được in trong Notitiae, cơ quan thông tin chính thức của Thánh bộ Phượng Tự và Bí tích. Tiêu đề của bài viết bằng tiếng Ý, được viết bởi Ivan Grigis, được dịch là “Về việc nêu tên Giám Mục trong Kinh nguyện Thánh Thể” (Notitiae 45 (2009) 308-320). Mặc dù đây là một bài nghiên cứu, chứ không phải là một sắc lệnh chính thức, bài viết tập hợp tất cả các tài liệu chính thức có liên quan về chủ đề này.
Bài viết bắt đầu từ một nhận xét về sự thay đổi tinh tế trong chữ đỏ trong bản tái bản năm 2008 của Sách Lễ Rôma chính thức năm 2002. Trong phiên bản mới, số 149 của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) được sửa đổi, nhằm cho một Giám mục, khi cử hành Thánh lễ ngoài giáo phận của mình, ngài nhắc trước tiên tên của đẩng bản quyền, và sau đó dùng công thức “và con là tôi tớ bất xứng của Cha". Còn trước kia, ngài nêu tên mình trước, và nêu tên Giám mục địa phương sau.
Tác giả nói thêm rằng sự thay đổi nhỏ này thực sự dựa trên một nguyên tắc giáo hội học, vốn nói rằng sau Đức Giáo Hoàng, sự hiệp thông giáo hội được thiết lập thông qua vị Giám mục giáo phận, vì ngài là vị mục tử của một phần dân Chúa, ngài triệu tập họ đến dự Thánh lễ. Vì vậy, bất cứ ai chủ tọa hợp pháp trong Thánh lễ luôn luôn làm như vậy nhân danh vị mục tử địa phương, và trong sự hiệp thông với ngài.
Do đó, mục đích của việc nêu tên Đấng Bản quyền địa phương trong Kinh nguyện Thánh Thể không phải là một vấn đề về danh dự hay kính trọng, nhưng là vấn đề hiệp thông. Như Lễ Quy Rôma nói, chúng ta cầu nguyện "cùng với" (una cum) Giáo hoàng và Giám mục địa phương. Theo một cách nào đó, việc nêu tên như thế làm biến mỗi cộng đồng địa phương thành một sự diễn tả thật sự của Giáo Hội phổ quát.
Một thay đổi khác trong bản in lại là phần chú thích, ở phần tương ứng của mỗi Kinh nguyện Thánh Thể, giải thích việc nêu tên tùy chọn của các Giám mục khác. Phần chú thích năm 2002 nói rằng Giám mục phó hoặc một Giám mục khác có thể được nêu tên, như được mô tả trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 149. Phiên bản năm 2008 loại bỏ cụm từ “hoặc một Giám mục khác”. Điều này phù hợp với Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 149, vốn chỉ tiên liệu việc nêu tên Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, và loại trừ nêu tên các Giám mục khác, ngay cả khi các vị có mặt trong thánh lễ ấy.
Để tóm tắt các quy tắc khác nhau, chúng ta có thể nói như sau:
Giám mục giáo phận hoặc vị tương đương của ngài phải luôn luôn được nêu tên trong mỗi Thánh lễ.
Nếu chỉ có một Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, ngài có thể được nêu tên nếu Giám mục chủ tế muốn: “"Ðức Giám mục N. giáo phận chúng con, và Đức Giám Mục phó P. (hoặc Giám Mục Phụ Tá A.) của chúng con”.
Nếu có nhiều hơn một Giám Mục Phụ Tá (bao gồm cả Giám mục phó), các vị có thể được nêu tên chung, tức là, "Ðức Giám mục T. giáo phận chúng con và các Đức Giám Mục cộng tác với ngài”. Các vị không được nêu tên riêng.
Ngoài bài viết nói trên, chúng tôi có thể nêu ra hai trường hợp đặc biệt. Các linh mục cử hành Thánh lễ ở Rôma có thể nói đơn giản: “Đức Giáo Hoàng N. của chúng con” và chỉ thế thôi. Một số người nói “Đức Giáo Hoàng N. và là Đức Giám Mục của chúng con”, nhưng điều này là không cần thiết, bởi vì Đức Giáo Hoàng cũng là Giám mục Rôma rồi.
Trong thời kỳ trống ngôi Giám mục, cụm từ "Đức Giám Mục N. của chúng con" được bỏ qua. Tiêu chí tương tự cũng được tuân giữ cho việc không nêu tên Giáo hoàng trong thời kỳ trống ngôi Giáo hoàng.
Tuy nhiên, một vị Giám quản Tông tòa - cho dù có trống tòa hay không - với việc bổ nhiệm tạm thời hay thường xuyên,vì ngài là một Giám mục và thực sự thi hành sứ vụ của mình cách đầy đủ, đặc biệt trong các vấn đề thiêng liêng, được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Có hai ý nghĩa khả dĩ của vị Giám quản Tông tòa.
Theo Giáo luật, điều 371.2, Hạt Giám Quản Tông Tòa là một phần nhất định của dân Chúa, mà vì các lý do đặc biệt và hết sức hệ trọng, không được Ðức Thánh Cha thiết lập như là một giáo phận. Vị Giám quản Tông tòa này là tương đương về mặt pháp lý với Giám mục giáo phận. Có khoảng 10 Hạt Giám Quản Tông Tòa như vậy trên thế giới.
Thứ hai, sự thực hành hiện tại sử dụng từ ngữ vị Giám quản Tông tòa cho một giám chức, được Giáo hoàng bổ nhiệm vì các lý do nghiêm trọng và đặc biệt cho một tòa đang trống hoặc có vị khác, hoặc trong một thời gian ngắn hoặc thường xuyên. Ngài sẽ được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa (sena plena) nếu, thí dụ, Giám mục giáo phận mất khả năng làm việc do bệnh tật hoặc tuổi cao. Trong trường hợp này, thẩm quyền của Giám mục chính tòa sẽ bị đình chỉ. (Giáo luật năm 1917 điều 312 nói về các Giám quản Tông tòa; Giáo luật hiện nay không nói tới).
Bởi vì ngày nay các Giám mục sẽ dễ dàng nghỉ hưu nếu không có khả năng, việc bổ nhiệm vị Giám quản Tông tòa là ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, vị này được sử dụng trong một số trường hợp. Thí dụ: Nếu một Giám mục được chuyển đổi, và Tòa Thánh thấy rằng có thể cần một thời gian để tìm một người kế vị thích hợp, thì hoặc chính vị Giám mục mới nghỉ hoặc một giám chức khác đôi khi được bổ nhiệm, để quản lý giáo phận trong thời gian chờ đợi.
Ngoài ra, một Giám quản Tông tòa khác không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Vị này thường là một linh mục, được bầu bởi Hội đồng tham vấn giáo phận, để quản lý trong thời gian trống tòa, cho đến khi một Giám mục mới được bổ nhiệm và nhậm chức. Linh mục này có hầu hết các quyền hạn và bổn phận của Giám mục, nhưng với một số hạn chế nào đó; và ngài không thể bổ nhiệm các chức vụ quan trọng mới.
Cũng có một số trường hợp đặc biệt, trong đó thẩm quyền lãnh thổ không trùng hợp với ranh giới của giáo phận. Thí dụ, một Đấng Bản quyền quân sự thường thực thi thẩm quyền lãnh thổ của mình trên các căn cứ quân sự trong cả đất nước, và thỉnh thoảng ở nước ngoài nữa, và vì vậy tên của Ngài được nhắc đến, khi Thánh Lễ được cử hành trong các căn cứ hoặc trên tàu hải quân.
Hạt Tòng nhân Ngai tòa Thánh Phêrô, được gọi chính thức là “Hạt Tòng nhân Anh giáo”, có trụ sở tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Vị Bản quyền của Hạt thực thi thẩm quyền của mình đối với các nhà thờ và các tổ chức khác, liên quan đến Hạt tại Hoa Kỳ và Canada, và ngài được nêu tên trong các Thánh lễ được cử hành ở các nhà thờ đó.
Khi linh mục đi du lịch, các vị chỉ nhắc đến tên của Giám mục sở tại của nơi mà các vị đang dâng Thánh lễ, chứ không nhắc đến tên Đấng Bản quyền của mình, ngay cả khi các vị đang cử hành Thánh lễ cho các đoàn thể thuộc giáo phận gốc của các vị.
Tóm lại, bởi vì chỉ có các Giám mục thực sự có thẩm quyền mục vụ trong giáo phận mới được nêu tên, nên không có Giám mục nào khác được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể, kể cả các Giám mục nghỉ hưu hoặc Giám mục có mặt tại chỗ và đang chủ trì trong Thánh lễ.
Trong trường hợp cuối này, vị Giám mục chủ trì nêu tên mình trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, và các Kinh nguyện khác nếu ngài cử hành Thánh lễ một mình. Tuy nhiên, các linh mục đồng tế không nêu tên của Giám mục này, trong phần tương ứng của các Kinh nguyện Thánh Thể khác.
Trong các trường hợp như vậy, việc cầu nguyện cho Giám mục chủ sự thường được đưa vào Lời nguyện tín hữu. (Zenit.org 20-11-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Mẹ thành Jerusalem
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
11:14 20/11/2018
Đức Mẹ thành Jerusalem
Trong năm phụng vụ của Giáo Hội có nhiều ngày lễ về Đức Mẹ Maria, cùng được biết đến nhiều cùng mừng trọng thể. Nhưng lễ Đức Mẹ Maria dâng mình vào đền thờ: Praesentatio Beatae Mariae Virginis, ngày 21. 11. hằng năm hầu như không được phổ biến biết đến nhiều.
Đâu là nguồn gốc lịch sử cùng ý nghĩa thần học đạo đức ngày lễ này?
Ngày lễ này theo sử sách có nguồn gốc ở Jerusalem. Hoàng đế Justinianus đã cho xây thánh đường Maria Nova vào thế kỷ 6. và ngày 21. 11. 543 được làm phép thánh hiến. Giáo hội bên Đông phương đã lấy ngày này mừng kính Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa dâng mình vào đền thờ. Ngày lễ này là một trong 12 lễ lớn trong của phụng vụ Giáo hội bên Đông phương, và được mừng kính từ chiều ngày 21. đến ngày 25. Tháng Mười Một.
Bên Giáo hội Tây phương lần đầu tiên mừng lễ này vào thế kỷ 9. bên nước Anh. Giáo hội bên Tây phương ( Roma) không công nhận lễ này, vì không có nền tảng trong Kinh Thánh. Mãi đến thế kỷ 14. ngày lễ này được bên Giáo hội Roma công nhận có tên là lễ Đức Mẹ Maria dâng mình.
Từ 1472 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixtus IV. ngày lễ Đức Mẹ dâng mình được liệt kê mừng trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Sixtus V. năm 1585 đã chính thức công nhận lễ này trong lịch phụng vụ của Giáo hội.
Và Công đồng Vaticano II. đã lấy ngày 21. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ thành Jerusalem.
Tên ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ thành Jerusalem nhắc nhớ đến Đức Mẹ Maria ngày xưa đã đem hài nhi Giêsu vào đền thờ Jerusalem dâng cho Thiên Chúa, và đã cùng theo sát chân Chúa Giêsu lên Jerusalem trong cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu, như thánh Giaon viết thuật lại trong phúc âm: „ Đứng dưới chân thập gía Chúa Giêsu có mẹ người và chị của mẹ người.“ ( Ga 19,25).
Nhưng do từ đâu có lịch sử huyền thoại về cuộc đời thơ ấu của Đức Mẹ Maria?
Thánh Giacobe tông đồ Chúa Giêsu đã viết một bản giáo lý phúc âm vào thời Giáo hội sơ khai lúc ban đầu. Phúc âm của Thánh Giacobê không được liệt kê chính thức vào bản Canon của Giáo hội. Trong đó viết thuật lại về cuộc đời Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu.
Bản phúc âm thánh Giacobus viết: Anna và Joachim là cha mẹ sinh thành ra Maria, đã đem con gái mình lúc 3 tuổi vào đền thờ. Thầy cả Thượng phẩm đã chào mừng con trẻ và chúc phúc lành bằng những lời chúc tụng: Thiên Chúa đã làm cho con nên cao trọng. “.
Và trong đền thờ hôm đó, một người ẩn danh còn thuật kể lại rằng Maria được bồng ẵm nâng niu như một con chim bồ câu. Maria đã tiếp nhận thức ăn từ bàn tay của Thiên Thần.
Một trình thuật khác thuật kể lại: Maria lúc 07 tuổi đã bước vào đền thờ để học hỏi lo việc phục vụ trong đền thờ. Lại có thuật kể rằng Maria đã vào phục vụ lo việc vệ sinh giữ gìn sạch sẽ, đồ lễ phụng vụ trong đền thờ, nhất là việc khâu vá giữ gìn đồ áo lễ phụng tự thờ kính Thiên Chúa cho mỹ thuật trang trọng.
Không vì những trình thuật huyền thọai đó mà Giáo hội công nhân sự tôn kính Đức Mẹ Maria.
Nhưng Giáo hội tôn kính lập ngày lễ mừng kính nhớ Đức Mẹ vì sự hy sinh dấn thân của Đức Mẹ cho Chúa Giêsu. Sự hy sinh dấn thân khởi đầu từ lúc Maria nói lời xin vâng với chương trình của Thiên Chúa, do Thiên Thần Gabriel mang đến, để cho Chúa Giêsu,con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng mình.
Và trong suốt dọc cuộc đời Đức Mẹ Maria đã âm thầm nuôi dưỡng chịu đựng đau khổ với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu độ loài người, lúc nào Đức Mẹ cũng ở bên cạnh Chúa Giêsu cho tới khi Chúa sống lại trở về trời: từ Nazareth, rồi Bethlehem, tỵ nạn bên Aicập và Jerusalem.
Trái tim cung lòng Đức Mẹ Maria đã trở thành đền thờ thánh đức cho Chúa Giêsu , con Thiên Chúa. Và cũng trong đền thờ đó Đức Chúa Thánh Thần đã hiện xuống.
Và như thế, Đức Mẹ Maria đã dâng chính cuộc đời mình làm đền thờ cho Thiên Chúa cư ngụ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong năm phụng vụ của Giáo Hội có nhiều ngày lễ về Đức Mẹ Maria, cùng được biết đến nhiều cùng mừng trọng thể. Nhưng lễ Đức Mẹ Maria dâng mình vào đền thờ: Praesentatio Beatae Mariae Virginis, ngày 21. 11. hằng năm hầu như không được phổ biến biết đến nhiều.
Đâu là nguồn gốc lịch sử cùng ý nghĩa thần học đạo đức ngày lễ này?
Ngày lễ này theo sử sách có nguồn gốc ở Jerusalem. Hoàng đế Justinianus đã cho xây thánh đường Maria Nova vào thế kỷ 6. và ngày 21. 11. 543 được làm phép thánh hiến. Giáo hội bên Đông phương đã lấy ngày này mừng kính Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa dâng mình vào đền thờ. Ngày lễ này là một trong 12 lễ lớn trong của phụng vụ Giáo hội bên Đông phương, và được mừng kính từ chiều ngày 21. đến ngày 25. Tháng Mười Một.
Bên Giáo hội Tây phương lần đầu tiên mừng lễ này vào thế kỷ 9. bên nước Anh. Giáo hội bên Tây phương ( Roma) không công nhận lễ này, vì không có nền tảng trong Kinh Thánh. Mãi đến thế kỷ 14. ngày lễ này được bên Giáo hội Roma công nhận có tên là lễ Đức Mẹ Maria dâng mình.
Từ 1472 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixtus IV. ngày lễ Đức Mẹ dâng mình được liệt kê mừng trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Sixtus V. năm 1585 đã chính thức công nhận lễ này trong lịch phụng vụ của Giáo hội.
Và Công đồng Vaticano II. đã lấy ngày 21. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ thành Jerusalem.
Tên ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ thành Jerusalem nhắc nhớ đến Đức Mẹ Maria ngày xưa đã đem hài nhi Giêsu vào đền thờ Jerusalem dâng cho Thiên Chúa, và đã cùng theo sát chân Chúa Giêsu lên Jerusalem trong cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu, như thánh Giaon viết thuật lại trong phúc âm: „ Đứng dưới chân thập gía Chúa Giêsu có mẹ người và chị của mẹ người.“ ( Ga 19,25).
Nhưng do từ đâu có lịch sử huyền thoại về cuộc đời thơ ấu của Đức Mẹ Maria?
Thánh Giacobe tông đồ Chúa Giêsu đã viết một bản giáo lý phúc âm vào thời Giáo hội sơ khai lúc ban đầu. Phúc âm của Thánh Giacobê không được liệt kê chính thức vào bản Canon của Giáo hội. Trong đó viết thuật lại về cuộc đời Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu.
Bản phúc âm thánh Giacobus viết: Anna và Joachim là cha mẹ sinh thành ra Maria, đã đem con gái mình lúc 3 tuổi vào đền thờ. Thầy cả Thượng phẩm đã chào mừng con trẻ và chúc phúc lành bằng những lời chúc tụng: Thiên Chúa đã làm cho con nên cao trọng. “.
Và trong đền thờ hôm đó, một người ẩn danh còn thuật kể lại rằng Maria được bồng ẵm nâng niu như một con chim bồ câu. Maria đã tiếp nhận thức ăn từ bàn tay của Thiên Thần.
Một trình thuật khác thuật kể lại: Maria lúc 07 tuổi đã bước vào đền thờ để học hỏi lo việc phục vụ trong đền thờ. Lại có thuật kể rằng Maria đã vào phục vụ lo việc vệ sinh giữ gìn sạch sẽ, đồ lễ phụng vụ trong đền thờ, nhất là việc khâu vá giữ gìn đồ áo lễ phụng tự thờ kính Thiên Chúa cho mỹ thuật trang trọng.
Không vì những trình thuật huyền thọai đó mà Giáo hội công nhân sự tôn kính Đức Mẹ Maria.
Nhưng Giáo hội tôn kính lập ngày lễ mừng kính nhớ Đức Mẹ vì sự hy sinh dấn thân của Đức Mẹ cho Chúa Giêsu. Sự hy sinh dấn thân khởi đầu từ lúc Maria nói lời xin vâng với chương trình của Thiên Chúa, do Thiên Thần Gabriel mang đến, để cho Chúa Giêsu,con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng mình.
Và trong suốt dọc cuộc đời Đức Mẹ Maria đã âm thầm nuôi dưỡng chịu đựng đau khổ với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu độ loài người, lúc nào Đức Mẹ cũng ở bên cạnh Chúa Giêsu cho tới khi Chúa sống lại trở về trời: từ Nazareth, rồi Bethlehem, tỵ nạn bên Aicập và Jerusalem.
Trái tim cung lòng Đức Mẹ Maria đã trở thành đền thờ thánh đức cho Chúa Giêsu , con Thiên Chúa. Và cũng trong đền thờ đó Đức Chúa Thánh Thần đã hiện xuống.
Và như thế, Đức Mẹ Maria đã dâng chính cuộc đời mình làm đền thờ cho Thiên Chúa cư ngụ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Hòa Lan –Tháng Các Linh Hồn, Nhớ Người Đã Khuất
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:03 20/11/2018
Người Công Giáo đã giành trọn tháng Mười Một để tưởng nhớ những người đã khuất.Nếu ai đó nói người Công Giáo không thờ cúng ông bà tổ tiên và không nhớ đến những người đã khuất thì họ đã sai và không hiểu gì về Đạo Công Giáo.Thật ra người Công Giáo kính nhớ ông bà tổ tiên và tưởng nhớ các linh hồn cách nhân bản hơn và xuất phát từ điều lệnh truyền của Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ qua Mười Điều Răn Kính Chúa Yêu Người.
Chúng tôi đã từng làm việc mục vụ ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều sắc dân khác nhau, và phải công nhận rằng người Công Giáo dù thuộc màu da, văn hóa nào cũng đều có cách thức tưởng nhớ ông bà tổ tiên và những người đã khuất cách thành kính. Những người Việt Nam ở hải ngoại mà hơn một năm qua chúng tôi cùng làm việc, những tưởng họ đã quên đi cội nguồi truyền thống của dân tộc như ngày kỵ, ngày giỗ, nhưng ngược lại, họ còn giữ và thực hành hơn cả những người ở trong nước.
Tháng Mười Một đối với chúng tôi có lẽ là tháng gợi lại một nỗi buồn sâu thẳm vì người mẹ trần gian mà tôi yêu thương nhất đã rời xa chúng tôi cách đột ngột khi chúng tôi còn đang làm việc truyền giáo ở vùng Nam Mỹ. Dẫu biết rằng đời người ai cũng phải ra đi, nhưng sự ra đi của người Mẹ mà chúng tôi yêu thương nhất đã làm chúng tôi hụt hẫng rất nhiều mà mãi đến giờ mỗi khi nghĩ đến chúng tôi vẫn còn đau buồn, luyến tiếc phải chi mình còn mẹ.
Trung tuần tháng Các Đẳng Linh Hồn vừa qua, chúng tôi lần đầu tiên tổ chức giỗ Mẹ sau 6 năm ngày mẹ mất dù hàng ngày chúng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ trong các thánh lễ. Điều an ủi nhất với chúng tôi là được những người đồng hương dù không phải ruột thịt nhưng họ đã xem tôi như một người thân trong gia đình đã đến dâng lễ cầu nguyện cùng với một linh mục đáng kính tại ngôi nhà xứ nơi chúng tôi đang ở. Hạnh phúc biết bao khi nhiều người đã đến từ rất sớm dù phải lái xe cả 200 cây số và đem những món ăn ngon được chuẩn bị trước để cùng chia sẻ với nhau sau thánh lễ. Những lời ca tiếng hát về tháng các linh hồn bằng tiếng mẹ đẻ được vang lên tại xứ lạ quê người khiến lòng chúng tôi cảm thấy ấm cúng làm sao.Chúng tôi từng làm việc với nhiều sắc dân và cũng được họ yêu mến, nhưng cách thức biểu lộ thì dẫu sao cũng khác với người Việt mình. Cảm ơn những người đồng hương, những người bạn thân thương đã tiếp lửa và cho tôi thêm sức mạnh qua lời cầu nguyện, sự hiệp thông và đồng hành với tôi trong nhiều lĩnh vực của đời sống truyền giáo, và bản thân tôi sẽ luôn cố gắng sống sao để không phụ lòng yêu mến và tin tưởng của mọi người.
Trong tháng này chúng tôi có tham dự thánh lễ đồng tế dịp phong chức phó tế vĩnh viễn cho hai tân chức người Hòa Lan tại nhà thờ chính tòa Rotterdam là giáo phận nơi chúng tôi cư ngụ. Hơn một năm qua từ ngày đặt chân đến Hòa Lan thì đây mới là lần đầu tiên chúng tôi tham dự thánh lễ phong chức phó tế cho hai người đàn ông đang sống trong bậc gia đình. Thánh lễ đồng tế chỉ có khoảng 30 linh mục và hai giám mục nhưng số phó tế vĩnh viễn thì khoảng 50 thầy nên có một linh mục nói đùa trước thánh lễ đây là phó tế đoàn chứ không phải linh mục đoàn!
Ở Việt Nam có lẽ vì còn nhiều ơn gọi, hàng năm có biết bao tân linh mục chịu chức và rất nhiều Dòng tu hiện diện và phục vụ dù có sự kiểm soát của nhà nước nên giáo hội địa phương cũng chưa cần đến các phó tế vĩnh viễn, và nếu tình cờ được biết có một phó tế vĩnh viễn Việt Nam nào đang phụ giúp một giáo xứ nào đó thì có người sẽ gièm pha là cái ông đó cũng có gia đình như tao mà cũng đòi lên giảng và cử hảnh phụng vụ! Có lẽ nhiều người còn thành kiến với những người đã lập gia đình rồi mà sao cũng được phong chức phó tế.Xin thưa việc khôi phục chức phó tế vĩnh viễn theo tinh thần của Công đồng Vatican II được chính thức áp dụng trong Giáo hội kể từ lúc Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành Tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem (Thánh chức Phó tế) ngày 18.6.1967. Văn kiện này cũng như Bộ Giáo luật 1983 (đ.1031,2-3) quy định rằng các ứng viên phó tế vĩnh viễn phải ít nhất là 25 tuổi nếu độc thân và không thể kết hôn sau khi thụ phong phó tế, hoặc ít là 35 tuổi nếu đã có gia đình với sự đồng thuận của người vợ. Một khi đã trở thành phó tế và không may vợ mất thì không thể tái hôn. Ở Hòa Lan này có vài trường hợp phó tế vĩnh viễn có vợ con và cháu nội ngoại rồi khi vợ chết thì những phó tế ấy xin tiếp tục học để trở thành linh mục và hiện nay đang phụ trách giáo xứ. Nhiều thầy phó tế vĩnh viễn đã từng có học vị rất cao, có gia đình rất hạnh phúc, có đời sống rất thánh thiện và đáng là tấm gương cho nhiều người noi theo nên thiết nghĩ chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và không nên đoán xét và thành kiến với điều mình không thích.
Chúng tôi muốn chia sẻ thêm về thánh lễ phong chức phó tế của hai tân chức mới người Hòa Lan mà một trong số tân chứ chức ấy thuộc giáo xứ nơi chúng tôi đang làm việc. Thầy Steef Lokken mà chúng tôi muốn nói ở đây là một người từng trải và làm việc ở bến cảng.Tước đây thầy không phải là người Công Giáo và cũng chẳng thích thú gì về đạo Công Giáo ngoại trừ những năm tiểu học thỉnh thoảng có học giáo lý Công Giáo. Tuy nhiên vợ thầy là người Công Giáo đạo đức nhưng không ép buộc chồng theo đạo mà luôn luôn tham dự thánh lễ và các cuộc hành hương. Mãi tới năm 2008 thầy mới chính thức được rửa tội vì có điều gì thôi thúc bên trong sau nhiều lần hành hương bất đắc dĩ với gia đình vợ. Khi thầy bày tỏ ý định đi học để trở thành phó tế thì bạn bè chế nhạo và cho rằng thầy bị khùng vì hiện giờ có mấy ai đi lễ và đi tu nữa đâu. Tuy nhiên với sự động viên của vợ và gia đình, thầy đã quyết vừa làm, vừa học trong 6 năm trời để chờ đến ngày phong chức.Và chúng tôi thấy những người bạn trước đây đã nhạo bang thầy cũng hiện diện trong ngày vui này vì chính Chúa đả viết thẳng trên những đường con queo. Các quốc gia Âu châu hiện giờ không còn người đi tu nữa nên các giáo hội địa phương ở đây phải suy nghĩ về cách điều hành, tổ chức khi không có linh mục, và phó tế vĩnh viễn là một trong những lựa chọn. Khi chúng tôi nói chuyện với một linh mục cùng Dòng người Hòa Lan từng làm việc ở Argentina nhiều năm nhưng nay đã về hưu thì ngài nói rằng phải thích ứng với mọi hoàn cảnh vì châu Mỹ Latin khác, châu Á khác và... châu Âu hiện giờ thì rất khác. Linh mục ở đây không phải là trung tâm điểm nhưng cũng chỉ là một thành viên trong Ban Mục Vụ giáo xứ và cùng nhau làm việc chứ không phải là người điều hành chỉ tay năm ngón. Nói như vậy không phải là hạ giá đời tu hay các vị có chức thánh nhưng đó cũng là điều mà chính Chúa Giêsu đã nói : “Thầy đến là để phục vụ chứ không phải là được phục vụ” (Xc Mc 10,45).
Tháng 11 chúng tôi cũng dâng thánh lễ cho một số cộng đoàn Công Giáo Việt Nam mà một trong số đó ở mãi phía Bắc Hòa Lan cách chúng tôi khoảng 3 giờ đi xe lửa. Vì ở khá xa các thành phố chính và khu công nghiệp lớn ở Hòa Lan nên các linh mục Việt Nam cũng ít khi đến. Chúng tôi cũng thường tranh thủ đến thăm cộng đoàn đồng hương xa xôi này để khích lệ đời sống tâm linh của họ vì họ như đàn chiên thiếu vắng mục tử.Nhiều anh chị em rất khao khát tham dự thánh lễ và các bí tích vì từ lâu họ muốn nhưng chưa được toại nguyện vì nhiều điều kiện khách quan.Họ cũng tự nguyện đến với nhau để góp lời ca tiếng hát và thành lập một ca đoàn nhỏ với thánh bổn mạng là Cecilia. Nhìn những anh chị em hăng
say tập luyện dù nhiều khi phải nghỉ làm, nhiều khi rất mệt mỏi sau khi đi làm về rồi phải lo chuyện gia đình con cái nhưng họ quyết tâm đến với Chúa qua những lời ca của mình. Chính vì lòng khát khao cháy bỏng ấy mà các anh chị em đã thu xếp ổn thỏa mọi công việc bề bộn để cùng nhau xây dựng một cộng đoàn yêu thương và đem lời ca tiếng hát của mình dâng lên Chúa. Chúc mừng ngày bổn mạng đầu tiên của anh chị em và ước mong anh chị em hãy biết lấy Chúa làm niềm vui, tin tưởng và phó thác vào Ngài thì anh chị em sẽ toại nguyện điều mình mong ước. Hãy ghi nhớ những gì tôi đã chia sẻ với anh chị em: “Xây thì khó nhưng phá thì dễ”. Hãy luôn khiêm nhường và biết vun đắp tình thương để cộng đoàn của anh chị em mỗi ngày một lớn mạnh.Bản thân tôi rất cảm kích về sự hi sinh của anh chị em và sẽ luôn cố gắng đồng hành với anh chị em trong khả năng và thời gian cho phép.
Hôm nay ở Việt Nam mừng ngày Hiến Chương Nhà Giáo. Lúc này dù đã ngoại tứ tuần,chúng tôi vẫn còn phải học tiếng Hòa Lan, một ngôn ngữ rất khó ở một trường đại học, và chắc chắn rằng chúng tôi cũng không quên những người đã từng dạy dỗ mình từ những ngày mới cắp sách đến trường. Dù muốn hay không, dù bên chiến tuyến nào chúng ta cũng đều biết ơn những người đã hướng dẫn chúng ta trong bất kỳ lĩnh vực nào, và chắc chắn sẽ có một ngày nào đó trong năm để tri ân họ. Xin chúc mừng tất cả các thầy cô giáo trong ngày đặc biệt này dù hiện tình giáo dục ở Việt Nam phải nói là thê thảm chưa từng thấy do cơ chế điều hành và đội ngũ lãnh đạo thiếu cái tâm. Người ta nói mọi so sánh đều khập khiễng nhưng vẫn ước mong những người dấn thân trong lĩnh vực trồng người, nhất là những người lãnh đạo trong ngành giáo dục, biết trân quí cái nghề của mình, biết tận lực, tận tâm trong việc đào tạo thế hệ trẻ,và mong nhà cầm quyền biết đầu tư đúng mức trong lĩnh vực này để nước Việt Nam thật sự là một quốc gia hùng cường xứng danh với tên gọi nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.
Hòa Lan,20 tháng 11năm 2018
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Tháng Mười Một đối với chúng tôi có lẽ là tháng gợi lại một nỗi buồn sâu thẳm vì người mẹ trần gian mà tôi yêu thương nhất đã rời xa chúng tôi cách đột ngột khi chúng tôi còn đang làm việc truyền giáo ở vùng Nam Mỹ. Dẫu biết rằng đời người ai cũng phải ra đi, nhưng sự ra đi của người Mẹ mà chúng tôi yêu thương nhất đã làm chúng tôi hụt hẫng rất nhiều mà mãi đến giờ mỗi khi nghĩ đến chúng tôi vẫn còn đau buồn, luyến tiếc phải chi mình còn mẹ.
Trung tuần tháng Các Đẳng Linh Hồn vừa qua, chúng tôi lần đầu tiên tổ chức giỗ Mẹ sau 6 năm ngày mẹ mất dù hàng ngày chúng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ trong các thánh lễ. Điều an ủi nhất với chúng tôi là được những người đồng hương dù không phải ruột thịt nhưng họ đã xem tôi như một người thân trong gia đình đã đến dâng lễ cầu nguyện cùng với một linh mục đáng kính tại ngôi nhà xứ nơi chúng tôi đang ở. Hạnh phúc biết bao khi nhiều người đã đến từ rất sớm dù phải lái xe cả 200 cây số và đem những món ăn ngon được chuẩn bị trước để cùng chia sẻ với nhau sau thánh lễ. Những lời ca tiếng hát về tháng các linh hồn bằng tiếng mẹ đẻ được vang lên tại xứ lạ quê người khiến lòng chúng tôi cảm thấy ấm cúng làm sao.Chúng tôi từng làm việc với nhiều sắc dân và cũng được họ yêu mến, nhưng cách thức biểu lộ thì dẫu sao cũng khác với người Việt mình. Cảm ơn những người đồng hương, những người bạn thân thương đã tiếp lửa và cho tôi thêm sức mạnh qua lời cầu nguyện, sự hiệp thông và đồng hành với tôi trong nhiều lĩnh vực của đời sống truyền giáo, và bản thân tôi sẽ luôn cố gắng sống sao để không phụ lòng yêu mến và tin tưởng của mọi người.
Ở Việt Nam có lẽ vì còn nhiều ơn gọi, hàng năm có biết bao tân linh mục chịu chức và rất nhiều Dòng tu hiện diện và phục vụ dù có sự kiểm soát của nhà nước nên giáo hội địa phương cũng chưa cần đến các phó tế vĩnh viễn, và nếu tình cờ được biết có một phó tế vĩnh viễn Việt Nam nào đang phụ giúp một giáo xứ nào đó thì có người sẽ gièm pha là cái ông đó cũng có gia đình như tao mà cũng đòi lên giảng và cử hảnh phụng vụ! Có lẽ nhiều người còn thành kiến với những người đã lập gia đình rồi mà sao cũng được phong chức phó tế.Xin thưa việc khôi phục chức phó tế vĩnh viễn theo tinh thần của Công đồng Vatican II được chính thức áp dụng trong Giáo hội kể từ lúc Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành Tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem (Thánh chức Phó tế) ngày 18.6.1967. Văn kiện này cũng như Bộ Giáo luật 1983 (đ.1031,2-3) quy định rằng các ứng viên phó tế vĩnh viễn phải ít nhất là 25 tuổi nếu độc thân và không thể kết hôn sau khi thụ phong phó tế, hoặc ít là 35 tuổi nếu đã có gia đình với sự đồng thuận của người vợ. Một khi đã trở thành phó tế và không may vợ mất thì không thể tái hôn. Ở Hòa Lan này có vài trường hợp phó tế vĩnh viễn có vợ con và cháu nội ngoại rồi khi vợ chết thì những phó tế ấy xin tiếp tục học để trở thành linh mục và hiện nay đang phụ trách giáo xứ. Nhiều thầy phó tế vĩnh viễn đã từng có học vị rất cao, có gia đình rất hạnh phúc, có đời sống rất thánh thiện và đáng là tấm gương cho nhiều người noi theo nên thiết nghĩ chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và không nên đoán xét và thành kiến với điều mình không thích.
Tháng 11 chúng tôi cũng dâng thánh lễ cho một số cộng đoàn Công Giáo Việt Nam mà một trong số đó ở mãi phía Bắc Hòa Lan cách chúng tôi khoảng 3 giờ đi xe lửa. Vì ở khá xa các thành phố chính và khu công nghiệp lớn ở Hòa Lan nên các linh mục Việt Nam cũng ít khi đến. Chúng tôi cũng thường tranh thủ đến thăm cộng đoàn đồng hương xa xôi này để khích lệ đời sống tâm linh của họ vì họ như đàn chiên thiếu vắng mục tử.Nhiều anh chị em rất khao khát tham dự thánh lễ và các bí tích vì từ lâu họ muốn nhưng chưa được toại nguyện vì nhiều điều kiện khách quan.Họ cũng tự nguyện đến với nhau để góp lời ca tiếng hát và thành lập một ca đoàn nhỏ với thánh bổn mạng là Cecilia. Nhìn những anh chị em hăng
Hôm nay ở Việt Nam mừng ngày Hiến Chương Nhà Giáo. Lúc này dù đã ngoại tứ tuần,chúng tôi vẫn còn phải học tiếng Hòa Lan, một ngôn ngữ rất khó ở một trường đại học, và chắc chắn rằng chúng tôi cũng không quên những người đã từng dạy dỗ mình từ những ngày mới cắp sách đến trường. Dù muốn hay không, dù bên chiến tuyến nào chúng ta cũng đều biết ơn những người đã hướng dẫn chúng ta trong bất kỳ lĩnh vực nào, và chắc chắn sẽ có một ngày nào đó trong năm để tri ân họ. Xin chúc mừng tất cả các thầy cô giáo trong ngày đặc biệt này dù hiện tình giáo dục ở Việt Nam phải nói là thê thảm chưa từng thấy do cơ chế điều hành và đội ngũ lãnh đạo thiếu cái tâm. Người ta nói mọi so sánh đều khập khiễng nhưng vẫn ước mong những người dấn thân trong lĩnh vực trồng người, nhất là những người lãnh đạo trong ngành giáo dục, biết trân quí cái nghề của mình, biết tận lực, tận tâm trong việc đào tạo thế hệ trẻ,và mong nhà cầm quyền biết đầu tư đúng mức trong lĩnh vực này để nước Việt Nam thật sự là một quốc gia hùng cường xứng danh với tên gọi nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.
Hòa Lan,20 tháng 11năm 2018
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.