Ngày 22-11-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giờ Chầu Lòng Chúa Thương Xót
Giáo Hội Năm Châu
01:55 22/11/2020
 
Chết không phải là hết
Regis Martin, Phêrô Phạm Văn Trung
10:47 22/11/2020
CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HẾT

“Một giấc ngủ ngắn qua đi, chúng ta thức dậy vĩnh viễn / Và cái chết sẽ không còn nữa; hỡi cái chết, ngươi sẽ phải chết.” - John Donne, Bài thơ trữ tình số X.

Khi cuốn tiểu thuyết Memento Mori xuất hiện lần đầu vào năm 1958, nó đã được cả giới phê bình và đại chúng chào đón hoan hô. Nhưng câu chuyện được viết bởi một phụ nữ trẻ tài năng và thông minh tên là Muriel Spark, lại đề cập đến một chủ đề không hề phổ biến đại chúng: Cái chết. Bạn biết đấy, đó là một trong những điều không nên nói đến, giống như nói đến vấn đề sinh lý giữa các bà cô chưa chồng ở một thời Nữ Hoàng Victoria cổ xưa nào đó. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết đó đã được viết thành công một cách tao nhã và dí dỏm đáng kể và làm tan vỡ phần lớn sự im lặng chung quanh một chủ đề buồn thảm như thế.

Một người phụ nữ lớn tuổi tên là Dame Lettie Colston, là nhân vật bắt đầu câu chuyện, đang viết một lá thư thì điện thoại của bà đổ chuông và bà nghe thấy một tiềng nói cất lên với bà,"Hãy nhớ rằng bà phải chết." Đây là lần thứ chín người gọi điện thoại bí ẩn gọi điện để nhắc nhở bà. Ông ta phải suy nghĩ nhiều biết chừng nào khi gọi điện trước như vậy. Và trong khi các thành viên khác trong nhóm của bà cũng nhận được một cuộc gọi tương tự, nhưng rất ít người tỏ ra biết ơn chút ít về cuộc gọi. Tuy nhiên, có một ngoại lệ gây ấn tượng sâu sắc là bà già Taylor, là người dường như đã chuẩn bị chết mỗi ngày. Bà nói với độc giả, “Một cái chết tốt lành không hệ tại ở phẩm cách chịu đựng cái chết đó mà hệ tại ở tâm thế của linh hồn.” Thật vậy, tâm thế của chính bà được nhắc lại một cách xúc động vào cuối câu chuyện, trong đó chúng ta biết rằng bà “đã nấn ná lại một thời gian, dùng nỗi đau của mình để tán dương Thiên Chúa, và thi thoảng bà chiêm niệm một cách tin tưởng về cái chết, là sự đầu tiên trong Bốn Sự Sau cần phải nhớ”.

Đó là cách đáp trả của Kitô hữu trước cái chết - cứ thật mà nói - là quan điểm duy nhất lành mạnh hoặc tràn đầy hy vọng mà người ta có thể thực hiện. Vậy thông điệp xác định rõ ràng của cái chết là gì? Thật vậy, không phải chính Thiên Chúa đã đến để giải phóng con người khỏi phải chết, làm cho sự thật về cái chết trở nên máu thịt trong thân xác của Con Ngài đó sao? Và đó cũng là một xác nhận đáng kinh ngạc chừng nào. Xác nhận rằng những ai bám víu vào Chúa Kitô, kết hiệp chính mình với Lời của Ngài, Lời đã trở thành xác thể, thì sẽ không chỉ được ban cho ân sủng để đối mặt với cái chết, để chịu đựng mọi nỗi kinh hoàng của sự chia lìa cuối cùng hiển nhiên khỏi tất cả những gì họ biết đến và yêu mến, mà còn thực sự được ban cho sức mạnh để vượt qua cái chết, để chiến thắng nó mãi mãi. Ít từ nào tỏ ra là có sức mạnh lớn lao hơn những từ này: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: ai giữ lời Ta thì đời đời sẽ không thấy sự chết” (Gioan 8: 51).

Hơn nữa, đây không đúng là điều mà đức tin hứa hẹn sao? Trong Chúa Giêsu Kitô, toàn bộ tính hay chết của chúng ta, mỗi xăngtimét vuông đáng ngại của nó, đều được định sẵn để trải qua một sự biến đổi hoàn toàn chưa từng nghe nói đến. Tất cả chúng ta sẽ tỏa sáng như mặt trời. Chỉ một mình Thiên Chúa tình yêu mới có thể làm bật ra một phép lạ như thế. Một tình yêu quá mạnh mẽ đến mức nâng con người lên khỏi mặt đất, nơi mà con người đã rớt xuống, gom góp tất cả những mảnh vỡ rơi rớt do tội lỗi và sự chết để lại, và đặt con người ngay trên một ngai vàng vinh quang bất tận. Cái chết xảo quyệt sẽ được hóa giải hoàn toàn, cuối cùng khiến cho Con Quỷ Già xưa kia trở nên không nơi nương náu, nhờ vào sức mạnh của một tình yêu vĩnh cửu không thay đổi. Tên lưu manh trên cầu thang [1], như một số người đã gọi hắn như vậy, là kẻ đang chờ ném linh hồn những người tin tưởng ra khỏi tay vịn, sẽ bị tước vũ khí ngay tại thời điểm hắn quyết định tấn công. Hành vi trộm cắp và bạo lực đe dọa mà hắn thể hiện, hóa ra lại trở thành sự gia tăng bất ngờ và vô hạn của sự sống, trong sự phối hợp nhiệm mầu của ân sủng.

Ai có thể tưởng tượng được một kết cục như vậy? Chính sự chết sẽ chết, và như thế là hoàn thành lời hứa vĩ đại đã thực hiện với dân Ítraen theo lời của tiên tri Ôsê, là người, với cung giọng của chính Thiên Chúa Toàn năng, mang lại sự bảo đảm đáng kinh ngạc: “Ta lại giải thoát nó khỏi quyền lực âm phủ sao, lại chuộc nó khỏi thần chết ư? Tử khí ngươi đâu rồi, hỡi Thần Chết? Nọc độc của ngươi đâu, hỡi Âm ty? Ta nhắm mắt không còn thương xót nữa.” (Ôsê 13:14). Đây là chủ đề to lớn của niềm hy vọng cùa dân Do Thái, không kém gì sự bảo đảm lâu bền của chính Thiên Chúa, mà sau này Thánh Phaolô sẽ diễn đạt một cách hoàn hảo trong thư đầu tiên của ngài gửi tín hữu Côrintô: “Này đây mầu nhiệm tôi xin nói với anh em: Ta sẽ không chết hết thảy, nhưng hết thảy ta sẽ được biến đổi. Bất thần, trong nháy mắt, vào tiếng loa cuối cùng -- vì loa sẽ thổi -- và người chết sẽ chỗi dậy bất hoại, và ta sẽ biến đổi. Vì chưng cái hư hoại này sẽ mặc lấy bất hoại, đồ chết dở này sẽ mặc lấy trường sanh bất tử. Khi cái hư hoại này đã mặc lấy sự bất hoại, và đồ chết dở này đã mặc lấy trường sinh bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm điều đã viết: sự chết đã bị vùi trong toàn thắng! Tử thần hỡi, đắc thắng của ngươi đâu? Tử thần hỡi, nọc của ngươi đâu? Nọc của sự chết là Tội, mãnh lực của Tội là Lề luật. Ðội ơn Thiên Chúa, Ðấng đã ban toàn thắng cho ta nhờ Chúa chúng ta, Ðức Yêsu Kitô! Cho nên, hỡi anh em thân mến, hãy ở kiên vững, không nao núng, dẫy tràn thêm việc làm của Chúa luôn luôn, bởi biết rằng công khó của anh em hẳn không phải là hư luống trong Chúa!” (1 Côrintô 15: 51-58).

Nói cách khác, cái chết không đóng vai trò gì trong bản thể con người, công việc phá đổ của con người là kết quả của thế giới mà chúng ta đã tạo ra, hay đúng hơn là chúng ta đã phá hoại, Thiên Chúa không bao giờ có ý định để chúng ta phải chết trong thế giới đó. Sách Khôn ngoan nhắc nhở chúng ta: “Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người”, Sách Khôn ngoan nhắc nhở chúng ta, “Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Khôn ngoan 2: 23-24). Vì cái chết làm đổ vỡ tan tành tất cả sự hiệp nhất nguyên thủy giữa thể xác và linh hồn, cho nên cái chết thuộc về trật tự lịch sử đẫm máu do tội lỗi của con người. Một thế giới mà Chúa Kitô đã tự nguyện bước vào và chấp nhận đau khổ để loại bỏ ra khỏi chúng ta sự tinh quái của nó - thật vậy, để giải thoát chúng ta khỏi sự phi lý và tính chất chung cuộc của cái chết.

Và tại sao lại như vậy? Bởi vì khi Chúa Kitô đồng ý chết thay cho chúng ta, một điều gì đó thật phi thường đã xảy ra với cái chết, làm thay đổi toàn bộ sự cân bằng, bị căng kéo cách buồn thảm giữa tội lỗi và sự chết. Vì vậy, khi chúng ta gắn bó với Chúa Kitô, đặt niềm hy vọng của chúng ta vào biến cố thập giá của Ngài, một biến cố dẫn đến việc đánh bay tội lỗi và sự chết, thì cái gọi là “chiến thắng” đối với cái chết là điều hiển nhiên. Bông Hoa Nhỏ Têrêsa đã thể hiện việc đó một cách tuyệt vời khi tác động vào cung bậc sâu xa nhất của niềm hy vọng theo cung cách của riêng mình: “Vậy thần chết sẽ đến tìm Chị?” một chị nhà Tập hỏi. Bông Hoa Nhỏ đáp lại: “Không, không phải thần chết mà chính Thiên Chúa sẽ đến tìm em. Thần chết không phải là yêu quái, cũng không phải là tà thần giữa rừng như người ta thường tưởng tượng và mô tả trên tranh ảnh. Giáo lý dạy rằng chết là linh hồn lìa bỏ xác, chỉ có thế thôi. Bởi đó không khi nào em lo sợ phải chia lìa thân xác vì sự chia lìa đó sẽ kết hiệp em đời đời với Thiên Chúa.” (Một Tâm Hồn, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, quyển III, chương II, số 7)

Regis Martin, STD, Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ

Chú thích:
Regis Martin, STD là giáo sư thần học và là giảng viên cộng tác với Trung tâm Veritas về Đạo đức trong Đời sống Cộng đồng tại Đại học Phanxicô Steubenville, Ohio.
[1] ND: vở kịch The Ruffian on the Stair đưa ra phán xét về sự lầm lạc và đạo đức giả của giới lao động Anh - và về sự nhẫn tâm của nhân loại nói chung.
[2] ND: Doctorate of Sacred Theology, Tiến sĩ Thần học.

(Nguồn: https://www.ncregister.com/blog/death-is-not-the-end
)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 22/11/2020

2. Hư vinh là kẻ thù của linh hồn, là ẩn giấu độc dược, là ôn dịch vô hình, là tên nộ lệ tráo trở, là bà mẹ giả lương thiện, là nương tử (người vợ) ghen ghét, là giòng suối của thói xấu, là thức ăn có độc, là đức hạnh bị bại hoại, là hôn mê của hiểu biết, đem thuốc tốt biến thành độc dược, các loại độc hại, khó mà đếm cho hết.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 22/11/2020
89. LÀM NẮP QUAN TÀI

Gỗ để làm guốc của người nọ bị mất cắp nên chửi:

- “Hừm, lấy gỗ làm guốc của ta đi mà làm nắp quan tài”.

Có người hỏi:

- “Gỗ để làm guốc thì sao có thể làm nắp quan tài được?”

Trả lời:

- “Gỗ làm guốc của tôi là một tấm vỏ cây”. (1)

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 89:

Ngày xưa người ta dùng guốc, ngày nay người ta cũng dùng guốc, nhưng guốc thời nay thì đẹp và bắt mắt hơn, nó tăng thêm vẻ kiêu sa của các cô gái và của các bà...

Guốc là một khúc gỗ nhẹ (nhưng không phải gỗ để làm nắp quan tài) nếu ở trong tay người thợ làm guốc thì nó là một đôi guốc xinh xắn dễ thương; nếu nó ở trong tay bà nội trợ thì không đáng một khúc củi đun bếp, nó cũng là một khúc gỗ vô tích sự trong tay người quét rác đường phố.

Con em chúng ta là những khúc gỗ được Thiên Chúa trao cho cha mẹ, để nhờ sự nuôi nấng và dạy dỗ của cha mẹ mà các em trở nên những “đôi guốc” dễ thương biết phục vụ tha nhân và có ích cho mọi người, nhưng chúng ta –cha mẹ- đem khúc gỗ này giao cho người khác và họ đã biến khúc gỗ -trẻ em- thành những khúc củi vô dụng, vô ích cho xã hội và cho Giáo Hội, những người khác này là những bạn bè xấu, những người vô trách nhiệm, những người phủ nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ.v.v...

Thời nay gỗ để làm guốc thì không thể làm nắp quan tài được, nhưng trẻ em thời nay thì có thể làm được rất nhiều chuyện xấu cũng như chuyện tốt, chuyện tốt chuyện xấu này khởi đầu từ cha mẹ, anh chị em trong gia đình mà ra cả...

(1) 板皮料y nghĩa cũng là “nắp quan tài” và cũng là tấm vỏ cây.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Canh thức cầu nguyện và sẵn sàng đón Chúa đến
Lm Đan Vinh
20:07 22/11/2020
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG B
Is 63,16b-17.19b.64,2b-7; 1 Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
CANH THỨC CẦU NGUYỆN VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 13,33-37

(c 33) Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức và cầu nguyện, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến”. (c 34) Cũng như người kia trẩy đi phương xa để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. (c 35) Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. (c 36) Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. (c 37) Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: Phải canh thức !”

2. Ý CHÍNH:

Mùa Vọng là thời kỳ các tín hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa xuống thế lần thứ nhất. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ Hội Thánh hướng lòng trí các tín hữu trông đợi Đấng Cứu Thế sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su kêu gọi các môn đệ phải luôn tỉnh thức và canh thức, để đợi chờ Người sẽ trở lại ban ơn cứu độ trong ngày tận thế.

3. CHÚ THÍCH:

- C 33-34: + Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ: Đây là lúc Đức Giê-su đang ngồi trên núi Cây Dầu đối diện với Đền Thờ, để giảng dạy các môn đệ. Tin Mừng trước đó có kể tên bốn môn đệ là các ông: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và An-rê (x. Mc 13,3). + Coi chừng: Là cảnh giác đề phòng. Các môn đệ phải đề phòng những tiên tri giả sẽ mạo danh Chúa đến để lừa gạt họ (x. Mc 13,6.22). Phải đề phòng trước những tình huống khó khăn sẽ xảy ra trong thời cuối cùng như: Sẽ bị người thân bắt nộp cho quan quyền, bị hành hạ đánh đòn, và có thể còn bị giết chết nữa (x. Mc 13,9-13). + Tỉnh thức và cầu nguyện: Là thái độ phải có của người môn đệ. Họ không được mê ngủ, nhưng phải luôn canh thức và kết hiệp với Chúa bằng việc chuyên cần cầu nguyện, để khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. + Cũng như người kia trẩy đi phương xa: Trẩy đi phương xa ám chỉ việc Đức Giê-su sau khi sống lại sẽ lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và trao sứ mệnh rao giảng Tin mừng cho các môn đệ (x Mc 16,15). + Ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức: Người giữ cửa ám chỉ các môn đệ hay các tín hữu. Mỗi người chúng ta có bổn phận phải canh thức, luôn ở trong tư thế sẵn sàng bằng cách chu toàn các việc bổn phận được trao phó cách nghiêm túc.
- C 35-37: + Vậy anh em phải canh thức: Canh thức là tỉnh thức và sẵn sàng đón chủ về vào bất cứ giờ nào. + Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng: Các môn đệ Chúa phải tránh ngủ mê lúc Chúa đến vào mọi thời điểm trong đêm. + Nói với hết mọi người: Qua các môn đệ, Đức Giê-su muốn nhắn nhủ mọi người cũng phải biết canh thức thì mới được ơn cứu độ. Canh thức cụ thể là tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa; Phải được tái sinh bởi nước và Thánh Thần trong bí tích Rửa Tội; Phải lắng nghe Lời Chúa và sẵn sàng tuân theo ý Chúa; Phải sống giới răn yêu thương cụ thể như Kinh Thương người đã dạy.

4. CÂU HỎI:

1) Trong Mùa Vọng, Hội thánh dạy các tín hữu phải làm gì?
2) Đối với người tín hữu hôm nay, canh thức cụ thể đòi chúng ta phải làm gì?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Hãy canh thức và cầu nguyện” (Mc 13,33):

2. CÂU CHUYỆN:

1) PHẢI LUÔN TỈNH THỨC PHÒNG TRÁNH MƯU KẾ ĐỘC HẠI CỦA KẺ THÙ:

Vào thời Xuân Thu, khoảng 500 năm trước Chúa Giáng Sinh, vua nước Việt (là một trong nhiều nước của Trung Quốc thời bấy giờ) tên là Câu Tiễn muốn đánh bại vua Ngô để phục thù mối nhục lớn, nhưng Ngô là nước mạnh, còn Việt lại là nước yếu. Vua nước Việt biết mình không thể thắng Ngô bằng sức mạnh quân sự nên phải dùng mưu kế sau đây, cốt làm cho vua Ngô trở nên mê muội, mất tỉnh táo và cuối cùng phải bị bại vong.
- Thứ nhất là tìm cách làm cho vua Ngô mê muội, chẳng còn tỉnh táo trước nguy cơ mất nước. Câu Tiễn dâng cho vua Ngô nhiều gái đẹp, đặc biệt là Tây Thi, được xem là phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu, để làm cho vua Ngô ngày đêm say đắm sắc đẹp và hưởng lạc thú mà quên lo việc nước.
Đồng thời, Câu Tiễn cũng dâng cho vua Ngô nhiều thợ giỏi và gỗ quý để vua Ngô xây dựng lên nhiều lâu đài nguy nga tráng lệ, khiến cho ngân quỹ triều đình cạn kiệt, đồng thời lâu đài còn là nơi để vua Ngô đến hưởng lạc bỏ bê việc triều chính.
- Thứ hai là tìm cách làm cho vua Ngô bỏ ngoài tai những lời cảnh báo khôn ngoan của Ngũ Viên là vị quan đại thần có lòng yêu nước, muốn giúp vua giữ nước.
Để thực hiện âm mưu nầy, Câu Tiễn mua chuộc một vị đại thần khác có tính xu nịnh trong triều đình là Bá Hi, rồi tác động để ông này xúi giục vua Ngô bỏ ngoài tai những lời can gián sáng suốt và xây dựng của quan đại thần Ngũ Viên, rồi dần hồi tìm kế bức tử Ngũ Viên.
Lâm vào diệu kế của Câu Tiễn, vua Ngô mê đắm sắc đẹp của Tây Thi, ngày đêm vui chơi hưởng lạc mà không quan tâm công việc triều đình. Vua lại thích nghe những lời nịnh hót của Bá-hy mà giết hại trung thần Ngũ Viên. Cuối cùng vua Ngô đã bị Câu Tiễn đem quân đến đánh bại và phải tự sát.

Ngày nay, ma quỷ cũng dùng kế tương tự để chiến thắng chúng ta. Đầu tiên chúng sẽ làm cho chúng ta hóa ra mê muội bằng các lạc thú sắc dục, làm cho ta không còn tỉnh táo do rượu chè hút chích, cờ bạc… và không cần nghĩ đến việc phải tỉnh thức đề phòng, nên cuối cùng chúng ta sẽ dễ dàng sa chước cám dỗ để phạm tội và bị rơi vào vòng tay kiềm tỏa của chúng.

2) CON NGỰA GỖ THÀNH TROIA:

Thần thoại Hy lạp có câu chuyện “Ngựa gỗ thành Troia” như sau:

Quân của vua Menelaus dù hùng mạnh nhưng sau 10 năm vây hãm vẫn không công phá được thành Troia nổi loạn. Phần vì thành có tường lũy cao to vững chắc, và đàng khác quân sĩ trong thành lại canh phòng cẩn mật. Nhưng rồi quân nhà vua đã nghĩ ra được một kế sách: Họ dùng gỗ lắp ghép lại làm thành một con ngựa to có bánh xe di chuyển, và kéo đến cổng thành như báu vật của thần linh ban tặng cho dân thành chống lại quân nhà vua. Dân thành tin thật mở cổng rước ngựa gỗ vào thành. Họ không ngờ trong bụng ngựa gỗ có chứa quân địch. Đến nửa đêm lính trong bụng ngựa gỗ đã thoát ra ngoài đốt phá và mở cổng cho quân nhà vua từ ngoài tràn vào. Thế là thành Troia do thiếu cảnh giác đã bị thất thủ.

3) “SẮP SẴN” ĐỂ LUÔN TỈNH THỨC SẴN SÀNG:

Ông tổ của ngành hướng đạo là BADEN POWELL, khi còn là đại tá chỉ huy trong cuộc chiến tranh tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông chỉ có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh như sau: Ở mặt trận, ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ kia mấy trái lựu đạn. Còn ban đêm trong một vùng đất rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích đánh lừa đối phương, khiến chúng tưởng ông có nhiều quân lính có mặt khắp nơi, nên không dám liều lĩnh tấn công. Khi viện binh tới, ông mới quyết định tấn công đối phương và đã giành được chiến thắng.
Khi chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp thống tướng thì ông lại xin rút lui, rồi sau đó đã thành lập phong trào Hướng Đạo, nhằm huấn luyện các thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Khẩu hiệu của phong trào hướng đạo là “Sắp sẵn”, nghĩa là luôn tỉnh thức và sẵn sàng ứng phó trong mọi nghịch cảnh.

Đối với việc linh hồn cũng vậy. Mỗi người chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng tránh xa tội lỗi, tu sửa các thói hư, bằng việc thực thi bác ái, để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng có thể thưa: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.

4) TIN CẬY MONG CHỜ CHÚA ĐẾN:

Vào một ngày đẹp trời, ông già ngồi trên ghế xích đu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ, một bé gái đang chơi đá banh để lọt trái banh vào sân nhà ông, cô gái chạy lại nhặt trái banh lên và mở lời làm quen:
- Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên chiếc xích đu này, ông đang chờ ai vậy?
- Cháu còn nhỏ quá làm sao hiểu được điều ông mong đợi.
- Có lẽ cháu nhỏ thật, nhưng mẹ cháu nói: có điều gì trong lòng thì hãy nói ra, có nói ra mới hiểu rõ về nó hơn.
Nghe cô bé nói có lý, ông liền thổ lộ:
- Ông đang chờ đợi Chúa đến cháu ạ.
Cô bé tròn xoe đôi mắt kinh ngạc. Ông già mới giải thích:
- Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa, ông cần một dấu hiệu!
Bấy giờ cô bé mới lên tiếng:
- Ông chờ một dấu hiệu ư? Thưa ông, Chúa đã cho ông một dấu hiệu mỗi khi ông hít thở không khí, mỗi khi ông nghe tiếng chim hót, mỗi khi ông nhìn hạt mưa rơi. Chúa đã cho ông một dấu hiệu trong nụ cười của trẻ thơ, trong nước mắt của người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông, Chúa ở trong cháu, không cần phải tìm kiếm đâu xa, vì Người vẫn luôn ở đó.

“Tất cả là hồng ân”. Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi tình huống của cuộc đời, lúc vui mừng hay khi đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận ra đâu là ân ban của Chúa. Người có niềm tin nhìn chỗ nào cũng thấy là ân sủng, và mỗi một ân ban là một cuộc “Chúa đến viếng thăm”. Nếu những cuộc viếng thăm là những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng. Chúng ta có quyền ước mơ, dự tính xây dựng cho tương lai, nhưng đừng bao giờ quên đi mục đích cuối cùng là “chuẩn bị để gặp gỡ Chúa”.

5) CHÚA SẼ ĐẾN XÉT XỬ MỖI NGƯỜI VÀO NGÀY SAU HẾT :

Ngày kia, một sinh viên ở Rô-ma tới gặp thánh Phi-lip-phê Nê-ri. Anh say sưa nói về kế hoạch xây dựng tương lai cuộc đời của mình. Nào là anh sẽ đăng ký học đại học luật và sẽ lấy bằng tiến sĩ luật sau thời gian bốn năm.
Thánh nhân hỏi anh: « Sau đó thì sao? »
Chàng trai phấn khởi trả lời: « Con sẽ tham gia bào chữa những vụ kiện lớn và sẽ nổi tiếng».
« Sau đó thì sao? » Thánh nhân hỏi tiếp.
« Rồi con sẽ lập gia đình và sống giàu sang hạnh phúc ».
« Rồi sao nữa? » Nghe hỏi tiếp, người thanh niên hơi bối rối.
« Dĩ nhiên rồi con cũng sẽ bị chết giống như mọi người », chàng ta đáp.

Thánh nhân vẫn tiếp tục câu hỏi cũ:
« Sau đó thì sao? Con sẽ làm gì khi xuất hiện trước phiên tòa cuối cùng với vai trò là bị cáo mà Chúa Giê-su sẽ là Thẩm Phán Tối Cao? ». Chàng trai im lặng cúi đầu. Cũng từ ngày đó anh luôn suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và cầu xin Chúa giúp anh tìm ra lẽ sống cho đời mình.

Mỗi người chúng ta hôm nay đều được Chúa trao một nén vàng làm vốn. Vốn đó có thể là một tài năng, một chức vụ, một số tiền…. và Chúa sẽ đòi ta phải tính sổ với Người trong giờ chết. Có điều ta không biết sẽ chết vào lúc nào, nên phải luôn tỉnh thức. Tỉnh thức cụ thể là hãy ăn năn sám hối tội lỗi mỗi tối trước khi nghỉ đêm, như thể đêm nay Chúa sẽ đến đòi ta phải tính sổ, và ta quyết tâm sẽ làm gì để chuẩn bị cho giờ chết?

6) SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN TRONG NGÀY HÔM NAY:

Có một du khách, sau khi đã thăm viếng những danh lam thắng cảnh ở Thụy sĩ, đã dừng chân trước một vườn hoa rất đẹp bao quanh một tòa lâu đài nguy nga. Người làm vườn mừng rỡ ra tiếp đón khách quí. Du khách lên tiếng hỏi:
- Cụ ở đây đã được bao lâu rồi?
- Thưa hai mươi bốn năm.
- Có lẽ chủ của cụ ít khi tới đây phải không?
- Vâng, tôi chỉ mới gặp ông chủ có bốn lần mà thôi và lần cuối cách đây đã mười hai năm.
- Thế thì ai thưởng thức cảnh đẹp mà cụ phải tốn công chăm sóc kỹ lưỡng như vậy?
- Thưa ông, tôi làm như thể chủ tôi sẽ về ngày hôm nay. Ngoài ra, khi chăm sóc cho thửa vườn thì chính vợ chồng tôi lại cũng được thưởng thức vẻ đẹp của muôn loài hoa.

Nếu như Chúa đến viếng thăm chúng ta ngay lúc này thì liệu chúng ta có tỉnh thức và sẵn sàng đón Ngài không?

7) GẶP CHÚA QUA THA NHÂN ĐANG Ở GẦN BÊN:

Có một cậu bé kia ao ước được gặp Chúa. Cậu biết rằng phải đi cả một quãng đường rất dài mới có thể đến được nơi ở của Chúa, nên cậu mang theo mấy gói bánh bích quy và sáu hộp nước trái cây, rồi bắt đầu cuộc hành trình đi về phía trước.
Khi qua được khoảng mấy dãy phố, cậu gặp một bà lão đang ngồi trong công viên, lặng nhìn đàn chim bồ câu ríu rít trước mặt. Cậu bé ngồi xuống cạnh bà và mở túi xách ra, định uống một hộp nước trái cây cho đỡ khát. Nhưng cậu để ý thấy bà lão có vẻ đói, nên cậu đã mời bà ăn một gói bánh bích quy mang theo. Bà lão cầm lấy gói bánh và mỉm cười với cậu. Nụ cười của bà tươi tắn đến nỗi cậu bé muốn thấy một lần nữa, nên cậu lại mời bà uống một hộp nước trái cây. Bà lão tiếp tục cười thật tươi với cậu khiến cậu cảm thấy vui sướng!
Rồi suốt buổi chiều, hai bà cháu ngồi bên nhau, vừa ăn hết mấy gói bánh và uống hết các hộp nước trái cây, rồi cười với nhau mà không nói với nhau một lời.
Khi trời sẩm tối, cậu bé từ giã bà lão ra về. Cậu ôm bà và bà lại cười thật tươi với cậu, một nụ cười đẹp nhất mà cậu chưa từng nhìn thấy trước đây.
Khi cậu bé bước vào trong nhà, mẹ cậu rất ngạc nhiên khi thấy vẻ mặt hân hoan của cậu, nên hỏi: “Hôm nay có chuyện gì mà trông con vui vẻ như thế?”.
Cậu trả lời: “Hôm nay con đã ngồi ăn trưa với Chúa mẹ à! Mẹ biết không: Chúa có nụ cười rất đẹp mà con chưa từng thấy bao giờ!”
Đang khi đó, bà lão ngồi ở công viên cũng trở về nhà với khuôn mặt rạng rỡ niềm vui.
Con trai bà lấy làm ngạc nhiên khi thấy nét hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt mẹ nên hỏi: “Mẹ ơi, hôm nay có chuyện gì mà mẹ lại vui vẻ như thế?
Bà cụ hân hoan đáp: “Hôm nay mẹ đã gặp được Chúa. Mẹ được Chúa mời ăn bánh chung. Con biết không, Chúa còn bé hơn là mẹ nghĩ đó con ạ!”.

3. THẢO LUẬN:

Giả như ngay lúc này mà mọi người chúng ta đều bất ngờ phải chết, thì chúng ta sẽ chết trong tư thế nào: đang cầu nguyện hay đang làm việc bổn phận? Đang đánh bài, đang lo kiếm tiền hay đang hưởng thụ khoái lạc xác thịt bất chính?

4. SUY NIỆM:

Trong Tin Mừng hôm nay, có tới bốn lần Đức Giê-su đã kêu gọi các môn đệ phải canh thức. Lời kêu gọi này càng tha thiết hơn đối với chúng ta trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày mở đầu cho một Năm Phụng Vụ mới của Hội thánh. Chúng ta không còn ở trong thời kỳ chờ đợi Chúa giáng sinh làm người, dù rằng năm phụng vụ mở đầu với Mùa Vọng, mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Trái lại chúng ta đang ở trong thời kỳ chờ đợi Chúa đến cứu độ mỗi người chúng ta, cũng như hoàn tất chương trình cứu độ chung của toàn nhân loại.

Vậy canh thức là gì và tại sao chúng ta lại phải canh thức? Canh thức đòi chúng ta phải làm gì cụ thể để đón Chúa đến ban ơn cứu độ cho chúng ta?

1) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:

Đọc báo chí, xem truyền hình, chúng ta thấy cái chết dường như luôn hiện diện ở khắp nơi và có thể xảy đến bất cứ lúc nào:

- Riêng tại Việt Nam, từ ngày 6/10/2020 các cơn lũ lụt đã liên tục xảy ra tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đã khiến cho đồng bào tại những nơi này phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề. Theo thống kê sơ bộ đến nay, bão lũ ở miền Trung đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 17.000 tỷ đồng, hơn 200.000 ngôi nhà bị hư hỏng, chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng và hàng trăm km đê điều, kênh mương, bờ sông, bờ biển bị hư hỏng, sạt lở. Nhất là đã có tới 235 người bị chết và mất tích do cơn bão lụt lần này… Tuy nhiên, thiên tai nói trên cũng là lời cảnh báo mọi người tín hữu chúng ta khi bước vào Mùa Vọng năm nay là: Hãy canh thức để đón giờ chết sẽ đến bất ngờ cho mỗi người và đến chung cho toàn thể nhân loại vào ngày tận thế và chúng ta phải canh thức để chuẩn bị như thế nào?

- Canh thức hay tỉnh thức không phải là không ngủ, vì trái với tự nhiên. Nhưng canh thức là ngủ trong tình trạng sẵn sàng thức giấc và kịp thời xử lý khi tình huống bất lợi xảy ra, giống như ông chủ nhà ban đêm phải cảnh giác để tránh không cho trộm đào ngạch khoét vách nhà mình (x Mt 24,43). Canh thức cũng là phải biết tiên liệu để kịp thời ứng phó với những tình huống bất ngờ, như năm cô trinh nữ khôn ngoan chuẩn bị đầy dầu cho cây đèn của mình (x Mt 25,4).

2) CANH THỨC BẰNG SỰ NĂNG CẦU NGUYỆN VÀ THỰC THI BÁC ÁI:

- Nguyên thái độ tỉnh thức cũng chưa đủ, tâm tình tỉnh thức còn đòi mỗi tín hữu chúng ta phải biết năng cầu nguyện như Chúa Giê-su đã kêu gọi: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa cơn cám dỗ” (Mc 14,38). Chúng ta thường bị cám dỗ ngủ quên trong những thành công, trong các tiện nghi hưởng thụ, mà quên đi giờ chết sẽ đến bất ngờ. Bước vào Mùa Vọng, người tín hữu cần mang tâm tình thức tỉnh và cầu nguyện như Chúa Giê-su đã mời gọi để chờ đợi Chúa đến vào giờ chết của mỗi người, hoặc đến trong ngày cùng tận của thế giới. Chúa sẽ đến bất ngờ, nên thái độ chờ đợi Chúa đến cách đúng đắn nhất là phải luôn canh thức và cầu nguyện, kẻo lỡ khi Chúa đến mà bắt gặp chúng ta đang mê ngủ (x. Mc 13,33-37).

- Canh thức là nhận ra Chúa Giê-su và phục vụ Người đang hiện thân nơi những kẻ đói khát, rách rưới, yếu đau, lỡ đường, ở tù… sẽ được Người xếp vào hạng chiên ngoan. Còn những kẻ không thực thi bác ái cụ thể sẽ bị xếp vào loại dê độc ác, sẽ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để được hưởng sự sống muôn đời (x. Mt 25,31-46).

- Nói cách cụ thể: Chúng ta phải luôn mang cây đèn đức Tin trên tay. Nhưng cây đèn ấy cần chứa đầy dầu ân sủng đức Cậy nhờ chuyên cần thực hành Lời Chúa và năng dự lễ và rước lễ mỗi ngày. Nhờ đó, chúng ta mới có thể tỏa sáng đức Mến qua thái độ năng nghĩ đến người khác, lời nói dễ thương, hành động quên mình phục vụ tha nhân vô vụ lợi, sẵn sàng quảng đại chia sẻ cơm bánh thuốc men cho những người nghèo đói bệnh tật, cụ thể góp phần để cứu trợ đồng bào Miền Trung vượt qua lũ lụt... Nhờ đó ánh sáng của chúng ta sẽ chiếu tỏa trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt lành chúng ta làm mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời” (x Mt 5,16).

3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ TRONG MÙA VỌNG NÀY? :

- Mỗi người sẽ quyết tâm dấn thân hy sinh để chu toàn việc bổn phận, như người đầy tớ được chủ trao trách nhiệm quản gia để đúng giờ phân phát lương thực cho gia nhân (x. Lc 12, 42-46). Nếu ông chủ trở về mà thấy người quản gia đang cần mẫn làm việc như vậy, thì ông sẽ cất nhắc anh ta lên làm việc lớn là coi sóc gia sản của ông. “Nhưng nếu tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng : “Chủ ta còn lâu mới về. Thế rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn và chè chén với những bọn say sưa. Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết. Và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên đạo đức giả: Ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (x. Mt 24,47-50).

- Canh thức là cố gắng làm lợi thêm những nén bạc Chúa trao, cụ thể là sử dụng các tài năng Chúa ban cho mình như ca hát, ăn nói hấp dẫn, khéo tay hay làm… để làm vinh danh cho Thiên Chúa và mưu ích cho phần rỗi các linh hồn. Kẻ chỉ biết đào lỗ chôn giấu nén bạc được ông chủ trao, thể hiện qua thái độ lười biếng làm các việc lành… thì khi giờ chết đến anh ta sẽ bị chủ thu lại tất cả những tài năng và sẽ bị loại khỏi Nước Trời đời đời.

- Canh thức là sống đức tin trong giây phút hiện tại: Mỗi tín hữu chúng ta cần sống tình con thảo với Chúa Cha từ lúc sáng sớm khi vừa thức giấc đến tối trước khi nghỉ đêm. Tỉnh thức như người tôi tớ luôn thao thức để tìm làm theo ý Thiên Chúa muốn như lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9).

- Trong những ngày này, chúng ta cần tham dự các buổi tĩnh tâm và dọn mình lãnh bí tích giao hòa với quyết tâm khử trừ tội lỗi ra khỏi cuộc sống của mình và tích trữ một kho tàng quý giá là các việc bác ái yêu thương, để bất kỳ lúc nào Chúa kêu gọi, chúng ta cũng thưa được với Người: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.

- Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Rô-ma như sau: “Anh em thân mến. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy hãy loại bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14). Chân phước SÁC-ĐỜ PHU-CÔ (Charles de Foucault) cũng khuyên các tu sĩ của ngài như sau: “Bạn hãy sống như thể bạn sẽ phải chết vào đêm hôm nay”.

- Cây xiêu ngả theo chiều nào sẽ đổ theo chiều ấy: Người ta thường nói: “Sống sao chết vậy”. Muốn có được một cái chết bình an lành thánh, muốn cho giờ chết không phải là giờ đau khổ bất hạnh thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải lo sống nghiêm túc tốt lành. Đối với những ai không tin có đời sau, hãy nghe lời khuyên khôn ngoan của nhà tư tưởng Pascal: “Có đời sau hay không, điều ấy thật khó chứng minh rõ rệt. Tuy nhiên tôi vẫn tin có đời sau là hơn. Vì dù không có, thì tin như vậy cũng không gây thiệt hại gì. Còn giả như có, thì thái độ không tin quả là bất hạnh. Cho nên tin và sống niềm tin ấy, chính là thái độ của một người khôn ngoan”.

Tóm lại: Trong Mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ vừa thực hành các việc bác ái kèm theo lời cầu nguyện như sau: “Ma-ra-na-tha, Lạy Chúa, xin hãy đến!” (Kh 22,20).

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết luôn tỉnh thức và kết hiệp với Chúa. cho chúng con luôn chiếu tỏa ánh sáng tin yêu trước mặt người đời bằng các việc bác ái cụ thể, hầu bất cứ khi nào Chúa đến, cũng thấy chúng con đang canh thức, đang chu toàn nhiệm vụ Chúa trao, đang có sẵn dầu ơn thánh trong cây đèn đức tin của mình, đang thực thi thánh ý Thiên Chúa... nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương đón nhận vào dự bàn tiệc vui muôn đời trong Nước Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

 
Chạm ngưỡng Thiên dàng
Lm. Minh Anh
23:22 22/11/2020
CHẠM NGƯỠNG THIÊN ĐÀNG
“Bà đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật khó tin, phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến thiên đàng. Sách Khải Huyền nói đến thiên đàng đã đành, nhưng quang cảnh đền thờ của trình thuật Tin Mừng cũng nói đến thiên đàng; hay ít nữa, có một con người đã ‘chạm ngưỡng thiên đàng’ mà chỉ một mình Chúa Giêsu phát hiện.

Những gì sách Khải Huyền mô tả thực sự là quang cảnh của chốn bồng lai, “Con Chiên đứng trên núi Sion; cùng với Con Chiên, có một trăm bốn mươi bốn ngàn người mang tên Con Chiên; và tên Cha Con Chiên viết trên trán họ”; Gioan còn nghe cả tiếng réo rắt của nhạc đàn hoà với tiếng du dương của nhạc nước, quyện nhịp với những lời sốt mến ngợi khen, “Tiếng tôi nghe tựa hồ như tiếng đàn cầm do những người chơi đàn cầm gảy; họ hát bài ca vãn mới trước toà”; “Họ là của đầu mùa dâng lên Thiên Chúa và Con Chiên”. Niềm hân hoan của những con người thuộc trọn về Thiên Chúa phớn phở trong Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài”.

Ngỡ ngàng hơn, Tin Mừng hôm nay bất chợt cho thấy Chúa Giêsu cũng ‘khá tò mò’ dẫu Ngài là một con người kín đáo và tế nhị; thế nhưng, đó là sự thật, “Bà goá nghèo khó này đã bỏ nhiều hơn hết”. Ai đời nào, vào đền thờ, vừa giảng dạy, Ngài lại vừa chăm chút nhìn thiên hạ bỏ tiền vào hòm. Thật thú vị, Chúa Giêsu đã thấy nhiều hơn những người khác; Ngài nhìn thấy những trái tim, những trái tim nhuốm nặng bụi trần, nhưng cùng lúc, cả một trái tim ‘chạm ngưỡng thiên đàng’.

Trước hết, Ngài nhìn thấy những trái tim cõi tục; ở đó, vì ham muốn, con người có xu hướng bị của cải quyến rũ; với những bận tâm, con người bị của cải nô lệ hoá. Chúa Giêsu nhìn thấy trái tim của những người giàu cố sức vắt kiệt nhưng chỉ có thể bủn xỉn rỉ ra ‘một vài giọt’ từ sự an toàn của họ, một cử chỉ không đau đớn cũng không mấy khó khăn. Làm được điều đó, họ nghĩ, họ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Thiên Chúa; họ ấm lòng và tự mãn; số khác, thậm chí dương dương tự đắc vì đã cống hiến nhiều. Thế nhưng, nhưng hành động của họ không thực sự có ý nghĩa tự hiến; họ dâng cúng như một thói quen mà lòng vẫn ơ hờ; sự cho đi của họ, vì thế, thiếu tình yêu.

Vậy mà cũng ở đó, Chúa Giêsu còn nhìn thấy một trái tim khác, trái tim của một bà goá nghèo; trái tim của bà giờ đây đã bớt phụ thuộc vào gia đình hoặc bạn bè để tuỳ thuộc nhiều hơn vào Thiên Chúa; bà đã cho đi thật nhiều, cho đi cái để nuôi sống; cái để nuôi sống có thể là cơm bánh, cũng có thể là máu, là cái làm nên sự sống; nói khác đi, bà cho đi chính sự sống. Bà đã cho đi bản thân với một trái tim buông bỏ để tòng thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa, Đấng bà tin tưởng vì bà biết, chính Người sẽ tiếp tục chăm sóc bà. Bà không trông mong gì hơn là được thuộc về Thiên Chúa và đó là ‘chạm ngưỡng thiên đàng’, hoặc sâu hơn, được ở trong Thiên Chúa, và đó chính là thiên đàng; chính Thiên Chúa sẽ là sự giàu có của bà. Vì thế, sự cho đi của bà thật thanh thản và đằm thắm, một sự cho đi không tuyệt vọng nhưng tràn đầy hy vọng; một niềm hy vọng nơi một con người hiểu biết một cách sâu sắc rằng, Thiên Chúa yêu thương bà khôn xiết! Và như thế, đích thị bà là dòng dõi tìm kiếm thánh nhan Thiên Chúa, bà đã ‘chạm ngưỡng thiên đàng’ và hơn thế nữa.

Trên đồi Calvario, anh trộm lành đã bị đóng đinh xuyên cả hai tay và một cái đinh đóng chặt đôi chân khiến anh không tài nào nhấc tay hay chân về phía cứu rỗi; anh chỉ mới ‘chạm ngưỡng thiên đàng’. Thế nhưng, trái tim anh rộng mở và Chúa Giêsu đã kịp ném vào đó cho anh một quà tặng của Chúa Trời; một tấm hộ chiếu đưa anh vào thiên đàng.

Anh Chị em,

Mỗi lần đến với Thánh Lễ, chúng ta ‘chạm ngưỡng thiên đàng’; mỗi lần rước Chúa Thánh Thể, chúng ta hưởng trọn thiên đàng; Carlo Acutis quả có lý khi nói, “Thánh Thể là đường lên thiên đàng của tôi”. Thế nhưng, cùng với bánh rượu trên đĩa thánh hôm nay, chúng ta sẽ đặt vào đó những gì? Của dư thừa hay những gì chúng ta đang cần để nuôi sống? Thời giờ, tài năng, những hy sinh… đó có phải là những gì Thiên Chúa đang chờ đợi và những gì tha nhân đang mỏi mong?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con biết, thiên đàng không ở đâu xa nhưng ở ngay đây, khi con tập chú vào một mình Chúa để biết yêu thương, để dám cho đi; khi con thuộc trọn về Ngài mỗi ngày, và như thế, không chỉ ‘chạm ngưỡng thiên đàng’, con đã ở trong thiên đàng, ngay hôm nay”, Amen.

(Tgp. Huế)

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha mời gọi những người trẻ: từ cuộc sống của các con hãy kêu lên Chúa Kitô đang sống và hiển trị!
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
05:24 22/11/2020
Đức Thánh Cha mời gọi những người trẻ: từ cuộc sống của các con hãy kêu lên “Chúa Kitô đang sống và hiển trị!”



Bắt đầu từ năm 2021, Ngày Giới trẻ Thế giới tại các giáo hội địa phương sẽ diễn ra vào Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua. Ngày Giới trẻ cấp Giáo phận được tổ chức vào những năm xen kẽ của Đại hội Giới trẻ thế giới sẽ được tổ chức.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Khi kết thúc Thánh lễ trọng mừng Chúa Kitô Vua hôm nay (22/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo rằng ngài đã quyết định chuyển việc cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) cấp giáo phận từ Chúa nhật Lễ Lá sang Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua.

Chúa Kitô là trung tâm

Khi thông báo về sự thay đổi này, Đức Thánh Cha nói: “Trung tâm của Đại hội Giới trẻ là Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân loại, như Thánh Gioan Phaolô II, người đã khởi xướng và bảo trợ các Đại hội Giớ trẻ Thế giới (WYD) luôn luôn nhấn mạnh đến”.

Các giáo phận kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới vào những năm xen kẽ giữa các sự kiện lớn, liên lục địa, diễn ra 2-3 năm một lần tại một địa điểm do Đức Thánh Cha chọn. Ngày Giới trẻ thế giới (WYD) sau cùng được tổ chức tại Thành phố Panama vào năm 2019, và Ngày Giới trẻ Thế giới kế tiếp sẽ được tổ chức tại Lisbon, dự kiến diễn ra vào năm 2022. Tuy nhiên Ngày Giới trẻ thế giới (WYD) Lisbon đã được dời đến năm 2023, vì đại dịch coronavirus.

Hãy kêu lên Chúa Kitô trị vì

Thông báo về thay đổi Ngày giới Trẻ được đề ra trước nghi lễ trao Thánh giá của Đại hội Giới trẻ thế giới (WYD) và biểu tượng Đức Mẹ Phù hộ Toàn dân thành Roma (Salus Populi Romani), một biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào ngày Chủ nhật kết thúc Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Panama, một đoàn những người trẻ của thành phố Panama đã trao Thánh giá và biểu tượng Đức Mẹ cho những người trẻ của thành hố Lisbon, một nghi thức mà Đức Thánh Cha Phanxicô cho là “một nghi lễ rất quan trọng”.

Trong lời phát biểu của mình trước khi trao Thánh giá và biểu tượng Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các bạn trẻ thân mến, hãy kêu lớn tiếng lên từ cuộc đời của chúng con rằng Chúa Kitô đang sống và hiển trị” đồng thời ĐTC nhắc lại những lời của Chúa Kitô trong Tin Mừng: “Nếu chúng con lặng thinh, thì những viên đá này sẽ la lên!”
 
Tổng thống Donald Trump tuyên bố người Mỹ sẽ được mua thuốc với giá rẻ nhất trong các quốc gia phát triển
Đặng Tự Do
16:00 22/11/2020


Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt “sự bất công” đang gây khó khăn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ và mang lại “khoản tiết kiệm khổng lồ” cho người Mỹ. Ông nói “chúng ta sẽ trả giá thuốc thấp nhất trong số các quốc gia phát triển”.

Ông cho biết cụ thể như sau: “Chính quyền của tôi đang ban hành hai quy tắc đột phá để giảm đáng kể giá thuốc theo toa cho người dân Mỹ - đặc biệt là cho những người cao niên đáng mến của chúng ta”.

“Những cải cách chưa từng có mà chúng tôi đang hoàn thành hôm nay là kết quả trực tiếp của các sắc lệnh hành chính về giá thuốc lịch sử mà tôi đã ký vào tháng Bảy.”

“Trong nhiều thế hệ, người dân Hoa Kỳ đã bị lạm dụng bởi các công ty dược phẩm lớn và đội quân các luật sư, các nhà vận động hành lang và các chính trị gia đã bị mua chuộc.”

Tổng thống Trump cho biết hành động đầu tiên này sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ Kim cho người cao niên Mỹ bằng cách ngăn chặn “những kẻ trung gian khét tiếng” “cắt cổ bệnh nhân Medicare” với giá thuốc theo toa rất cao.

Ông nói: “Hiện tại, các công ty dược cung cấp chiết khấu rất lớn đối với giá thuốc theo toa, bao gồm gần 40 tỷ Mỹ Kim tiền chiết khấu”.

“Tuy nhiên, những người trung gian thường ngăn những chiết khấu đó đến tay các bệnh nhân, là là những người mà chúng tôi quan tâm, chứ không phải những kẻ trung gian”.

“Các bệnh nhân bây giờ sẽ nhận được lợi ích thay vì những cá nhân rất giàu có này”.

“Các bệnh nhân đang phải trả giá rất cao, và họ đã phải trả giá rất cao trong nhiều năm, mặc dù chúng tôi đã hạ giá lần đầu tiên sau 51 năm, tiết kiệm hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn đô la mỗi năm cho mỗi bệnh nhân”.

“Hành động của ngày hôm nay chấm dứt sự bất công này và yêu cầu những khoản giảm giá này phải trực tiếp đến tay mọi người”.

“Điều này sẽ cứu được nhiều bệnh nhân, có thể lên đến 30%, có thể là 40%, có thể là 50%, có thể cao hơn nhiều.”

“Đây là những con số mà không ai thậm chí đã từng dự tính.”

Hành động quan trọng thứ hai của Tổng thống Trump

Tổng thống Trump cho biết hành động thứ hai đang được hoàn tất hôm nay là một sự thay đổi cách Hoa Kỳ chi trả cho thuốc để “chấm dứt tình trạng tự do chồng chất gánh nặng trên lưng công dân Mỹ và bệnh nhân Mỹ”.

Ông nói: “Cho đến nay, người Mỹ thường bị tính phí nhiều hơn gấp đôi cho cùng một loại thuốc so với các nước tiên tiến về y tế khác”.

“Trong trường hợp này, công dân của chúng ta phải trả giá cao hơn rất nhiều so với số tiền các quốc gia khác phải trả cho cùng một loại thuốc chính xác từ cùng một nhà máy. Điều này đang tài trợ cho chủ nghĩa xã hội ở nước ngoài bằng giá thuốc tăng vọt ở trong nước”.

“Sẽ không bao giờ có bất cứ điều gì như thế này, tôi chỉ hy vọng họ giữ nó, tôi hy vọng họ có can đảm để giữ nó, bởi vì các nhóm vận động hành lang ngành dược rất mạnh mẽ, các công ty dược phẩm lớn, đang gây áp lực lên những người như bạn không thể ngờ được”.

“Giờ đây, Medicare sẽ xem xét mức giá mà các quốc gia phát triển khác phải trả cho thuốc men của họ, và thay vì trả mức giá cao nhất trong danh sách mà về cơ bản chúng ta đã phải trả cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, giờ đây chúng ta sẽ trả mức giá thấp nhất.”

“Nói cách khác, chúng ta sẽ lấy giá thấp nhất và chúng ta phải làm cho nó khớp với bất kỳ giá nào thấp nhất, dẫn đến các khoản tiết kiệm khổng lồ cho tất cả người Mỹ.”

Tổng thống Trump cho biết ông cũng sẽ kết thúc một chương trình có tên là “Unapproved Drugs Initiative”, tức là “Sáng kiến Thuốc không được phê duyệt” mà ông cho biết đã dẫn đến việc tăng giá thuốc lên từ 10 lần 50 lần.

“Ngoài ra, hôm nay tôi sẽ thực hiện một hành động lịch sử nữa để giảm giá thuốc,” ông nói.

“Trước đây, các công ty dược phẩm đã được phép xác định một số loại thuốc rất cũ, đã được phổ biến rộng rãi trong nhiều thập kỷ và khai thác một chương trình sai lầm được gọi là Sáng kiến Thuốc không được phê duyệt.

“Tôi thông báo rằng chúng ta sẽ kết thúc Sáng kiến Thuốc không được phê duyệt” ngày hôm nay.


Source:Sky News Australia
 
Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý xuất viện sau trận chiến với COVID-19
Đặng Tự Do
16:01 22/11/2020


Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti đã được xuất viện sau khi được điều trị tại bệnh viện Santa Maria della Misericordia in Perugia, tức là Đức Bà Lòng Thương Xót ở Perugia, nơi ngài làm tổng giám mục, sau khi trải qua khoảng 20 ngày ở đó để chiến đấu với coronavirus.

Đức Hồng Y Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, là một trong những quan chức cấp cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo nhiễm coronavirus và đã phục hồi. Các vị khác bao gồm Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, và Đức Hồng Y Philippe Ouédraogo, Tổng giám mục Ouagadougou, Burkina Faso và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, gọi tắt là SECAM.

Đức Hồng Y Luis Tagle, người Phi Luật Tân, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cũng có kết quả dương tính, nhưng không có triệu chứng.

Trong một bài phát biểu được đưa ra sau khi xuất viện, Đức Hồng Y Bassetti cảm ơn bệnh viện Đức Bà Lòng Thương Xót đã chăm sóc ngài, nói rằng, “Trong những ngày tôi chịu đựng những đau khổ do nhiễm phải COVID-19, tôi đã có thể chạm bằng chính bàn tay của mình tình nhân loại, năng lực và sự chăm sóc được đưa ra hàng ngày, với sự quan tâm không mệt mỏi, bởi tất cả nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe và những người khác”.

“Các bác sĩ, y tá, các nhân viên hành chính: mỗi người đều dấn thân bảo đảm một sự chào đón, chăm sóc và đồng hành tốt nhất cho mọi bệnh nhân, là những người đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, để họ không bao giờ bị bỏ rơi trong buồn khổ và đau đớn”.

Đức Hồng Y Bassetti cho biết ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện cho các nhân viên bệnh viện và sẽ “mang họ trong trái tim tôi”, và cảm ơn họ vì họ “làm việc không mệt mỏi” để cứu càng nhiều mạng sống càng tốt.

Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả những bệnh nhân vẫn đang bị bệnh và đang chiến đấu cho sự sống của mình, và nói rằng ngài để lại cho họ một thông điệp an ủi và một lời yêu cầu “chúng ta hãy hiệp nhất trong hy vọng và trong tình yêu của Chúa, Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng giữ chúng ta trong vòng tay của Người”.

“Tôi tiếp tục khuyên tất cả mọi người hãy kiên trì cầu nguyện cho những người đang đau khổ và đang phải sống trong hoàn cảnh đau đớn,” ngài nói.


Source:Crux
 
Giáo xứ Thụy Điển tổ chức ngày ăn chay và phạt tạ sau vụ phá hoại nhà thờ
Đặng Tự Do
16:02 22/11/2020


Giáo xứ Chúa Kitô Vua ở Gothenburg, Thụy Điển, đã tổ chức một ngày ăn chay, và một thánh lễ sám hối vào hôm thứ Sáu 20 tháng 11 để phạt tạ cho hành vi phá hoại nhà thờ của họ.

Cha Tobias Unnerstål nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng giáo xứ của ngài đã cử hành một Thánh lễ Sám hối vào đêm 20 tháng 11. Trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra xem ai đứng sau vụ phá hoại, ngài nói rằng cộng đồng Công Giáo địa phương đã tập trung vào việc cầu nguyện cho người hung thủ vô danh này.

“Mọi người đều nói” chúng ta hãy cầu nguyện cho kẻ gây tội ác hoặc những kẻ gây tội ác “và cũng hãy làm các việc phạt tạ vì thực tế là tội phạm này đã được thực hiện trong Nhà thờ, đó là một cuộc tấn công vào chính Chúa Kitô,” Cha Unnerstål nói.

Hôm thứ Sáu, ngày 13 tháng 11, vị linh mục đến nhà thờ của mình và thấy rằng bục giảng đã bị lật nhào và khăn bàn thờ bị tước bỏ hoàn toàn. Các sách thánh ca đã bị dọn sạch khỏi các kệ và những chiếc ghế trên cung thánh bị ném tứ phương. Kẻ gian đã lấy một bình cứu hỏa xịt cho đến hết lên những cây nến. Vòng hoa và tấm bảng tưởng niệm những người đã mất trong năm nay cũng bị phá hoại.

Cha Unnerstål cho biết cảnh sát nói với ngài rằng một cuộc điều tra về vụ việc đã bắt đầu vào ngày 17 tháng 11.

Ngài nhớ lại rằng chỉ vài ngày trước lễ Các Thánh, cây thánh giá trên bàn thờ đã bị đánh cắp và sau đó được trả lại mà không để lại dấu vết gì. “Sau đó, tôi mới biết cách đây vài ngày những cây thánh giá trên bàn thờ của giáo xứ chị tôi cũng bị đánh cắp cùng lúc, vào chiều cùng ngày.”

Các vụ phá hoại chống lại các nhà thờ Công Giáo đang gia tăng ở Âu châu. Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu đã công bố dữ liệu vào đầu tuần này ghi lại hơn 500 tội ác thù hận chống lại các tín hữu Kitô ở Âu Châu vào năm 2019.

Phần lớn các vụ việc liên quan đến các cuộc tấn công vào các tài sản của nhà thờ, bao gồm đốt phá, phá hủy các bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria, và đánh cắp các bánh Thánh Thể đã được thánh hiến từ các nhà tạm.

Giống như các nhà thờ Công Giáo khác ở Thụy Điển, giáo xứ Chúa Kitô Vua là một cộng đồng đa dạng và đang phát triển. Thánh lễ được cử hành bằng nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Croatia, tiếng Tagalog, tiếng Slovenia và tiếng Hung Gia Lợi. Ngoài ra còn có các Thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu, các Thánh lễ Latinh truyền thống, và Phụng vụ Thánh Maronite bằng tiếng Aram.

Cha Unnerstål cho biết Thánh lễ phạt tạ là sáng kiến của cộng đồng nói tiếng Ba Lan tại giáo xứ.

Công Giáo là một trong số ít tôn giáo vẫn đang trên đà phát triển ở Thụy Điển, quốc gia được mệnh danh là một trong những quốc gia ít tôn giáo nhất ở thế giới phương Tây. Giáo Hội Công Giáo đã có thêm từ 3,000 đến 4,000 thành viên mới mỗi năm do nhờ nhập cư và rửa tội.


Source:Catholic News Agency
 
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 22/11/2020, Đức Thánh Cha chia sẻ: Chúng ta được vào Vương quốc của Thiên Chúa qua cánh cửa của sự phục vụ khiêm nhường
Thanh Quảng sdb
17:04 22/11/2020
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 22/11/2020, Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Chúng ta được vào Vương quốc của Thiên Chúa qua cánh cửa của sự phục vụ khiêm nhường'

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Chúa Kitô Vua cách trọng thể và nhắc nhở cho các tín hữu biết họ sẽ bị phán xét về tình yêu, về việc làm, về lòng trắc ẩn dành cho cận nhân và sự nâng đỡ tương kính.

(Tin Vatican)

Đánh dấu lễ mừng Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về dụ ngôn mà ngài cho là đã hé mở mầu nhiệm về Chúa Kitô.

Phát biểu trước các tín hữu đang qui tụ trong buổi đọc kinh Truyền Tin ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói “Đức Kitô là Alpha và Omega, khởi đầu và kết thúc của lịch sử” và ngài giải thích rằng phụng vụ hôm nay tập trung vào cùng tận “Omega”, cũng là mục tiêu cuối cùng.

“Ý nghĩa của lịch sử được hiểu bằng cách giữ cho đỉnh cao của nó luôn trước mắt chúng ta: mục tiêu cũng là kết thúc,” ĐTC nói.

Lấy ý từ Phúc Âm Thánh Mathêu (25: 31-46) nói về diễn từ của Chúa Giêsu về cuộc phán xét chung trong ngày thế mạc, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Đức Kitô, kẻ mà người đời kết án, nhưng trong thực tế, Đấng đó chính là vị thẩm phán tối cao. ”

Vua của vũ trụ, dịu hiền và nhân hậu

ĐTC chia sẻ: “Qua cái chết và sự phục sinh của Chúa, Chúa Giêsu biểu lộ chính Ngài là Chúa của Lịch sử, Vua của Vũ trụ, Đấng phán xét muôn loài. Cái nghịch lý Kitô giáo là vị Thẩm phán ấy không mặc xiêm y oai hùng như một vị vua trần thế, ngược lại Ngài là một mục tử hiền lành và nhân ái”.

Đức Thánh Cha giải thích trong dụ ngôn về sự phán xét chung, Chúa Giêsu xử dụng hình ảnh người chăn chiên, nhắc lại lời tiên tri của Êzêkiên, đã nói về sự bào chữa trước Thiên Chúa Cha cho dân Ngài, chống lại các đầu mục xấu xa của dân Israel. ĐTC nói, họ là những kẻ bóc lột tàn ác, thích tìm kiếm tư lợi hơn là lo cho đàn chiên.

Vì vậy, ĐTC tiếp: "Chính Thiên Chúa hứa sẽ đích thân chăm sóc cho đàn chiên của Ngài, bảo vệ chúng khỏi sự bất công và lạm dụng."

Đức Thánh Cha nói rằng lời hứa này của Thiên Chúa đã được thực hiện trọn vẹn nơi con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã phán: “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11,14).

ĐTC nói: “Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xác định Ngài không chỉ là người chăn chiên, mà còn đền tìm những con chiên lạc, nghĩa là tìm kiếm những anh chị em còn xa cách Ngài.

Chúng ta sẽ được xét xử theo tình yêu 'cho đi hay từ chối'

"Do đó, ĐTC nêu ra tiêu chuẩn cho sự phán xét là mọi người sẽ được xét xử trên cơ sở tình yêu cụ thể “đã cho đi hoặc khước từ bác ái yêu thương!”, vì chính Chúa, vị thẩm phán, được đồng hóa, hiện diện nơi mỗi người giữa họ."

Trích dẫn bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa Giêsu phán: “những gì các ngươi không làm cho một trong những người bé nhỏ nhất này, thì các ngươi đã không làm cho Ta.”

ĐTC nói: “Chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên tình yêu, chứ không trên cảm tính, chính hành động làm cho lòng trắc ẩn trở nên gần gũi với tha nhân và tận tình giúp đỡ tha nhân.

Trong ngày tận thế, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích, “Chúa sẽ kiểm tra đàn chiên của Ngài, và Ngài sẽ phân chia rõ rệt những chiên nào thuộc về Ngài.”

Chúa sẽ hỏi chúng ta: "Các ngươi có bắt chiếc Ta trở nên người chăn chiên như chính Ta không?"

ĐTC nhấn mạnh đây là một câu hỏi mà Tin Mừng nêu ra cho chúng ta hôm nay như là tiêu chuẩn cho cuộc phán xét: “Lúc Ta gặp khó khăn, ngươi có dành một chút thời gian để giúp đỡ Ta không? Với sự trợ giúp của Ta, ngươi có nhận ra người đang cần giúp đỡ không? Trái tim ngươi có rung cảm trước nỗi đau, sự cô đơn, đau khổ của Ta không?”

Đây sẽ là tiêu chuẩn mà Chúa Kitô, Vua Vũ trụ, người đã biến mình thành con chiên cứu chuộc chúng ta, sẽ phân xử và phán xét chúng ta!

ĐTC kết thúc bài chia sẻ bằng kêu mời các tín hữu hãy khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ dạy chúng ta cách phục vụ:

“Chúng ta hãy học nơi Mẹ để được vào Vương quốc của Chúa ngay tự bây giờ qua cánh cửa của sự phục vụ khiêm nhường và quảng đại.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Chung Sự Hiếu Đạo Phủ Cam Mừng Bổn Mạng Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập
Trương Trí
10:36 22/11/2020
Hình thành Ban Chung sự Phiên 7:

Ban Chung sự Hiếu đạo Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam được thành lập năm 1982, dưới thời Cố Linh mục Phaolo Nguyễn Kim Bính làm Quản xứ. Mục đích là phục vụ tống táng người chết một cách vô vị lợi vì Chúa Kitô. Ban đầu chỉ có 100 anh em Chung sự viên, là những người tiên phong mặc dù đời sống kinh tế hết sức khó khăn. Lúc đó Ban Chung sự được chia làm 5 Phiên, sau một thời gian thấy được việc làm đầy ý nghĩa nên số người tham gia ngày một đông. Từ đó Ban Chung sự được chia làm 6 Phiên.

Xem Hình

Năm 2000, Linh mục Phaolo Nguyễn Trọng thấy hoàn cảnh của một số gia đình lương dân trong vùng cực kỳ khó khăn trong việc ma chay tống táng người thân, có gia đình phải vay mượn để lo cho người chết được yên ấm. Ngài quyết định thành lập Phiên 7, là những anh em đã tham gia trong 6 Phiên tự nguyện tham gia vào Phiên 7. Muốn tham gia vào Phiên 7, Chung sự viên phải làm đơn và phải được sự đồng ý của vợ mình. Vì có những lúc vừa mới phục vụ xong Phiên của mình thì Phiên 7 lại được điều động đi phục vụ đám tang lương dân.

Năm 2012, trong dịp Mừng Kỷ niệm 30 năm thành lập Ban Chung sự Hiếu đạo, phóng viên Vietcatholic được Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh, lúc đó làm Quản xứ Chính tòa Phủ Cam, giao trách nhiệm Biên tập và xuất bản tập Kỷ yếu. Vì vậy, phóng viên đã đồng hành với anh em Phiên 7 để tác nghiệp mới thấy được sự gian khổ. Vì hầu hết những đám tang lương dân đều được xem ngày giờ, và khi đưa về quê nhà lại gặp phải những nơi đồi núi, lăng mộ dày kín. Chặng đường phải ghánh rất xa mà không được dừng chân, vì bên lương họ kiêng kỵ dừng quan tài dọc đường. Vậy mà anh em vẫn nhiệt thành động viên nhau vượt qua tất cả khó khăn để giúp đưa người chết đến nơi tốt đẹp. Chính vì vậy muốn tham gia Phiên 7 đòi hỏi phải nhiệt huyết trong tinh thần phục vụ mà không có một đòi hỏi gì, do đó phải được sự đồng thuận của gia đình.

Như bài thơ mà anh Nguyễn Đăng Ngôn, nguyên Trưởng Phiên 7 hiện đang sinh sống tại Mỹ:

Nhớ ngày xưa ấy tuổi hai mươi,

Gánh lần thứ nhất buổi đầu đời,

Giấy báo một đêm không dám ngủ,

Hồi hộp nằm chờ gọi “Ngôn ơi”.

Như thế để thấy tinh thần phục vụ của anh em là chỉ vì Tin mừng yêu thương của Chúa Kitô.

Mừng Bổn mạng Kỷ niệm 20 năm thành lập Phiên 7:

Sáng hôm nay, Chúa nhật lễ Chúa Kitô vua Vũ trụ, Phiên 7 Ban Chúng sự mừng Bổn mạng kỷ niệm 20 năm thành lập do Linh mục Anton Nguyễn Văn Tuyến chủ tế. Thánh lễ Mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập được tổ chức vào lễ Nhì là lễ dành cho thiếu nhi. Như chia sẻ của Cha Quản xứ thì có một ý nghĩa hết sức đặc biệt, đó là để cho thế hệ con cháu nhìn thấy được tinh thần phục vụ của Ông, Cha, Anh của mình mà noi theo. Chính vì vậy mà Thánh lễ được cử hành trang trọng để lại một dấu ấn trong tâm hồn các em thiếu nhi. Tất cả những Phụng vụ trong Thánh lễ đều do anh em Phiên 7 phụ trách.

Sau Thánh lễ, anh Nguyễn Văn Hóa, Trưởng Phiên thay mặt anh em cảm ơn sự quan tâm của Cha Quản xứ, luôn thúc đẩy anh em hết lòng phục vụ cho những gia đình lương dân có hoàn cảnh khó khăn. Ngài thường xuyên động viên anh em và kiện toàn công tác.

Sau Thánh lễ là buổi Tổng kết sinh hoạt của Phiên 7 trong suốt chặng đường 20 năm qua. Qua tường trình của anh Trần Hữu Phước, Phiên phó và là Cai giang: Có đến 4 anh em là lương dân, thấy việc làm đầy ý nghĩa của anh em Phiên 7 mà tự nguyện viết đơn tham gia. Phiên 7 đã nhiều lần phục vụ những đám tang là cán bộ đảng viên hưu trí nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tổng số đám tang lương dân mà anh em đã phục vụ là 145 đám. Cũng chính vì vậy mà người dân ở Huế nghe đến Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam đều cảm phục và quý mến.

Một bữa cơm thân mật như là thưởng công cho anh em đã được Cha Quản xứ ưu ái tổ chức ngay tại Nhà xứ của Ngài. Nói lên được sự yêu thương của Ngài dành cho anh em Phiên 7 là những con người một lòng phục vụ vì Chúa Kitô.

Trương Trí
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng ca đoàn Cêcilia
Văn Minh
10:48 22/11/2020
“Khi ca khen Chúa thì phải bằng cả trái tim của mình”. Đó là lời chia sẻ của Lm Gioakim Lê Hậu Hán - chánh xứ Vĩnh Hòa – khi ngài chủ tế Thánh lễ mừng kính thánh nữ Cêcilia – bổn mạng của ca đoàn Cêcilia giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 thứ Bảy, ngày 21.11.2020 tại nhà thờ đá giáo xứ Vĩnh Hòa.

Xem Hình

Đầu lễ, linh mục chủ tế mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các thành viên trong ca đoàn Cêcilia và gia đình luôn được bình an và hạnh phúc, lòng hăng say phục vụ giáo xứ trong sứ vụ của mình ngày một tốt đẹp hơn.

Trong phần giảng lễ, Lm Gioakim đã tóm tắt bài Tin Mừng (Mt 25,1-13) qua dụ ngôn: “Mười cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể”. Trong đó có năm cô khôn ngoan, và năm cô khờ dại, năm cô khôn ngoan vì đã tỉnh thức nên được vào dự tiệc cưới, còn năm cô khờ dại thì không chuẩn bị dầu nên bị bỏ loại bên ngoài. Cũng vậy, thánh nữ Cêcilia ngay từ nhỏ đã dâng mình cho Chúa và giữ lòng khiết tịnh để thờ phượng Ngài. Nhờ đó mà thánh nhân đã cảm hóa được chồng và nhiều người ngoại giáo trở về đạo Chúa Giêsu. Trong cuộc sống của người Kitô hữu, chúng ta được Chúa trao cho mỗi người một công việc khác nhau, người làm ca viên thì phải đi tập hát và hát sao cho đều và cho thật hay, nhằm giúp cho cộng đoàn khi đi tham dự Thánh lễ được diễn ra trang nghiêm và sốt sắng, vì khi ca khen Chúa thì phải bằng cả trái tim của mình.

Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ được vị đại diện ca đoàn dâng lên Thiên Chúa với tấm lòng thành kính.

Sau lời nguyện hiệp lễ, chị Maria Đàm Thị Tuyết Minh - Đoàn trưởng, thay mặt ca đoàn lên ngỏ lời cảm ơn Lm chánh xứ cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ hôm nay được mọi sự tốt đẹp, và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng dâng lên Lm Gioakim với tâm tình cảm mến và lòng biết ơn.

Đáp từ, Lm chánh xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn phụng vụ có lời cảm ơn và chúc mừng các thành viên và thân nhân trong ca đoàn được nhiều hồng ân Chúa, để đem lời ca tiếng hát của mình cùng nhau làm sáng Danh Chúa.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30. Sau Thánh lễ, Lm chánh xứ cùng các thành viên trong ca đoàn chụp chung tấm hình lưu niệm ngay trước thềm cung thánh.
 
Văn Hóa
Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa
Vũ Văn An
19:22 22/11/2020

Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa
Nguyên tác: Jaroslav Pelikan,
Bản tiếng Việt: Vũ Văn An





Lời giới thiệu

Jaroslav Pelikan là nguyên giáo sư tại đại học Yale, chuyên về lịch sử Kitô Giáo. Từng được trao tặng 35 bằng tiến sĩ danh dự của các đại học khắp thế giới, Ông là tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng và là người san định rất nhiều công trình nghiên cứu về Kitô Giáo. Ông giữ vai chủ bút mục viết về Đức Maria trong Bộ Bách Khoa Từ Điển Anh. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông chính là cuốn Jesus Through the Centuries xuất bản năm 1985 và cặp bài trùng Mary Through the Centuries (tác phẩm thứ 34 của ông) xuất bản năm 1996. Cả hai đều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Riêng cuốn Mary Through the Centuries, chúng tôi đã chuyển ngữ sang tiếng Việt và phổ biến trên Vietcatholic từ ngày 29/11/09 tới ngày 23/02/10, dưới tựa đề Đức Maria Qua Các Thời Đại.

Vốn là một tín hữu Luthêrô, nhưng quan điểm của ông lại thiên nhiều về Chính Thống Giáo và là người không hẳn cực đoan bám vào khẩu hiệu “Sola Scriptura” của Luther, trái lại đã là một trong các học giả tin vào việc khai triển học lý Kitô Giáo qua các thời đại. Và cuối cùng, về cuối đời, ông đã gia nhập Giáo Hội Chính Thống.

Riêng về cuốn “Chúa Giêsu Qua Các Thế Kỷ” với phụ đề “Chỗ Đứng Của Người Trong Lịch Sử Văn Hóa”, ông cố gắng bám sát lịch sử văn hóa Tây Phương để trình bày ảnh hưởng của Người, không bị vướng vào suy nghĩ bản thân hay tuyên tín hệ phái. Ông trích dẫn lời Clemenceau nói rằng chiến tranh là một vấn đề hết sức quan trọng, không thể để mặc mấy ông nhà binh. Cũng thế, Chúa Giêsu là một nhân vật quan trọng đến nỗi không thể phó mặc cho các thần học gia và các giáo hội. Người cũng thuộc lịch sử văn hóa nữa.

Về cuốn sách này, chúng tôi có lược dịch một số chương và cho phổ biến trên Vietcatholic đã từ lâu, nhưng nay đã bị thất lạc trong database, có thể là vì trục trặc kỹ thuật. Nên xin được dịch lại trọn vẹn hơn theo nguyên bản của tác giả. Thiển nghĩ, trào lưu lấy mình làm trung tâm đang xâm lấn cả vào tư duy tôn giáo, khiến họ, kể cả Kitô hữu, thường chỉ biết nói về mình, về “phe” mình. Các hệ phái Kitô giáo rất năng nổ trong việc nói về mình đến quên cả nguồn cội chung là Chúa Giêsu. Muốn đại kết, họ nên nói nhiều hơn đến Người.

Lời nói đầu của tác giả

Tôi nghĩ tôi luôn luôn muốn viết cuốn sách này. Trong cuốn The Christian Tradition, sau khi mô tả lịch sử ý nghĩa con người và việc làm của Chúa Giêsu Kitô đối với đức tin và giáo huấn của giáo hội Kitô giáo, ở đây tôi hướng tới nửa kia của câu truyện: vị trí của Người trong lịch sử văn hóa tổng quát.

Clemenceau có lần nhận xét rằng chiến tranh là một vấn đề hết sức quan trọng, không thể để mặc mấy ông nhà binh. Cũng thế, Chúa Giêsu là một nhân vật quan trọng đến nỗi không thể phó mặc cho các thần học gia và các giáo hội. Và lời mời giảng các giảng khóa William Clyde Devane tại Yale, một loại giảng khóa trong một khung cảnh học thuật, đã cho tôi cơ hội tôi cần để viết cuốn sách tôi luôn muốn viết. Các thính giả tại các giảng khóa đại diện cho cả giới học thuật lẫn không, thuộc đủ lớp tuổi, hậu cảnh xã hội, trình độ giáo dục, và xác tín tôn giáo. Đây cũng là loại thính giả mà cuốn sách muốn nói với. Bởi thế, khi trích dẫn các nguồn tài liệu của mình, tôi đã tìm cách tận dụng, bao nhiêu có thể, các ấn bản có sẵn cách chung, tiếp nhận và thích ứng các bản dịch trước đây (kẻ cả của chính tôi) mà không mỗi lần cứ phải giải thích một cách mô phạm; các trích dẫn Thánh Kinh thường là từ bản Revised Standard Version.

Tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiều của các thính giả và sinh viên, đồng nghiệp và các nhà phê bình, với tất cả, tôi rất vui được ngỏ lời cám ơn. Đặc biệt cám ơn các nhà hiệu đính của tôi, John G. Ryden và Barbara Hofmaier, đả để những lỗ tai rất nhậy cảm và khiếu tu chính tuyệt vời đối với các bản thảo của tôi và đã cứu tôi khỏi nhiều lỗi thô thiển và sai lầm lớn.

Tôi xin ngỏ lời tôn kính huynh đệ tới các fratres (tôn huynh) thuộc Đan Viện Thánh Gioan Tẩy Giả ở Collegeville, Minnesota, mà gia đình Biển Đức của họ tôi rất hân hạnh được nhận làm con nuôi.

Lời nói đầu có tính bản thân đối với cuốn Jesus Through the Centuries năm 2000

Một số bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã gợi ý, chỉ một cách nửa khôi hài, với tôi rằng tái bản cuốn sách này gần năm 2000 thực sự cũng cần phải đặt tựa lại cho nó là Jesus Through the Millenia (Chúa Giêsu qua các Thiên Niên Kỷ) hay, hoàn toàn khôi hài, là Jesus at Y2K (Chúa Giêsu vào Thiên Niên Thứ 2). Tuy nhiên, một ít người bạn khác, thúc giục tôi nên dành lời nói đầu cho một mục đích nghiêm túc và có tính bản thân hơn.

Trong lần phát hành đầu tiên năm 1985, phần lớn tôi đã tránh cung giọng bản thân và tín phái, ngoại trừ ở một số chỗ. Nay đã có nhiều ấn bản bằng tiếng Anh, trong đó có cuốn The Illustrated Jesus Through the Centuries năm 1997, cùng với các bản dịch cuốn Jesus Through the Centuries sang một số ngôn ngữ, đem con số lưu hành lên quá 1 trăm ngàn. Thành thử việc ra đời của ấn bản lần này cung cấp cho tôi cơ hội may mắn để suy tư một lần nữa, và suy tư hơn nữa dưới hình thức “tự thuật” lần này về cuốn sách và Chủ Thể của nó, trong công thức của Tân Ước, “Chúa Giêsu là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Kh 13:8). Tôi phải nhìn nhận rằng tôi thấy càng nghĩ đến chúng, các khuyến cáo này càng thôi thúc tôi hơn, và tôi đã quyết định theo chúng.

Xin bắt đầu với sự thay đổi rõ ràng nhất đã diễn ra “trong thế giới thực” kể từ năm 1985, một sự thay đổi cũng đã được phản ảnh trong lịch sử phát hành cuốn sách này, đó là Châu Âu của người Slav nay không còn bị thống trị bởi các ý thức hệ toàn trị và vô thần nữa, một ý thức hệ từng mưu toan phớt lờ ngay cả “ngày hôm qua” của công thức Tân Ước kia và đã từng chính thức tuyên bố “hôm nay và mãi mãi” là lỗi thời và, đúng hơn, là “thuốc phiện ngu dân”. Vì Châu Âu của người Slav nơi có các truyền thống và gốc rễ thiêng liêng của chính gia đình tôi, nên cuộc cách mạng lật đổ Cách Mạng có một tầm quan trọng đặc biệt đối với tôi, không những như một con người mà còn như một tác giả. Việc ra đời ấn bản này của cuốn Jesus Through the Centuries đánh dấu cùng một lúc đối với tôi kỷ niệm 50 năm cuốn sách đầu tiên của tôi, From Luther to Kierkegaard (Saint Louis, 1950). (Luận án tiến sĩ trước đó của tôi ở Đại Học Chicago năm 1946 chưa bao giờ ra đời dưới dạng một cuốn sách chuyên khảo, mà chỉ từng bài báo hay chương đoạn trong các cuốn sách về sau này). From Luther to Kierkegaard của nửa thế ký trước và nhiều cuốn tiếp theo đã được dịch không những sang hầu hết ngôn ngữ Tây Âu mà còn sang cả một số ngôn ngữ Á Châu nữa, nhưng chưa bao giờ sang bất cứ một ngôn ngữ Slav nào, và điều này vì những lý do hiển nhiên.

Nay, với việc sụp đổ các chế độ cộng sản, Jesus Through the Centuries đã được phát hành như cuốn đầu tiên trong các cuốn sách của tôi được chuyển qua một số ngôn ngữ Slav, trong đó có tiếng Croatia, Slovak và Ba Lan, dù ấn bản Croatia, ít nhất ở lúc đầu, là nạn nhân của một cuộc chiến tranh khác tại vùng Balkan. Các bản dịch này sang các ngôn ngữ Slav dùng mẫu tự Latinh đã được mô phỏng bởi nhiều người khác, và nay, được dự phóng dịch sang tiếng Nga cả năm cuốn của bộ The Christian Tradition: A History of the Development of Doctrine (Chicago, 1971-1989) khởi đầu với cuốn 2, The Spirit of Eastern Christendom (600-1700), với tên Duch Vostocnogo Christianstva, mà tôi được niềm vui viết lời nói đầu mới ngỏ đặc biệt với các đồng tín hữu Chính Thống Đông Phương ở Nga. Vì tôi đã quen gọi Người là “Jezis Kristus” bằng tiếng Slovak trước khi học gọi Người là “Jesus Christ” bằng tiếng Anh, nên việc ra đời các bản dịch sang tiếng Slav của cuốn Jesus Through the Centuries và sau đó, các cuốn sách khác của tôi, tôi hy vọng, sẽ là một nguồn có thể biện minh được cho một số cảm thức thoả mãn nào đó, nếu, xét vì tình huống của cái phần thế giới kia xem ra “là một hôm qua và hôm nay”, dù, cầu xin Chúa, đừng “mãi mãi”!, không muốn nói đến một vài cảm thức chiến thắng nào đó.

Trong khi ấy, nhiều khai triển lịch sử khác mà tôi đã khảo sát trong các chương khác nhau của cuốn sách này, trong một thập niên rưỡi qua, đã trở thành chủ đề cho nhiều dự án khác trong tư cách riêng của chúng, mà nhiều dự án có lẽ tôi không bao giờ đảm nhiệm hay hoàn tất nếu không được phát động ở đây. Trên hết, cuốn song hành với cuốn này, tức cuốn Mary Through the Centuries năm 1996, dựa trên các giảng khóa của tôi, vốn là các giảng khóa cuối cùng, tại Yale, đã phát khởi từ ý thức ngày càng được thâm hậu hóa của tôi về sự dai dẳng hết sức đáng lưu ý mà với nó, “qua các thế kỷ”, câu hỏi xưa cũ và có tính muôn thuở “bạn nghĩ gì về Đấng Kitô?” (Mt 22:42) nhất thiết đòi ta phải đến lượt xem xét tới Mẹ của Người. Và các cố gắng liên tục của các cá nhân Kitô hữu và các giáo hội tại mọi lục địa và “qua các thế kỷ” trong việc tìm kiếm các công thức để phát biểu và tuyên xưng điều họ tin và dạy về Người nằm ở cốt lõi bộ nhiều cuốn Creeds and Confessions of Faith in the Christian Tradition, bộ mà Valerie R. Hotchkiss và tôi đang chủ biên; nếu Chúa muốn, khi chúng tôi hoàn tất bộ này trong năm tới hay gần như thế, nó sẽ ra đời dưới danh nghĩa in ấn của Nhà Xuất Bản Đại Học Yale.

Chương 5 cuốn Jesus Through the Centuries, “Đức Kitô Vũ Trụ” bàn tới thế kỷ thứ tư tại Phương Đông Kitô Giáo Chính Thống nói tiếng Hy Lạp, vì thế giới này được đại diện trước nhất bởi “ba vị vùng Capapadocia” (Thánh Basil thành Caesarea,Thánh Gregory thành Nazianzus và Thánh Gregory thành Nyssa) mà tôi đã dành cho một bài trình bầy khá dài trong các Giảng Khóa Gifford ở Aberdeen và đã được xuất bản dưới tựa đề Christianity and Classical Culture năm 1993. Gần đây bài trình bầy này đã dẫn tôi đi xa hơn để thăm dò một trường hợp điển hình thích thú về mối tương quan giữa Kitô Giáo và nền văn hóa cổ điển và về “Đức Kitô Vũ Trụ” trong trình thuật sáng thế của Platông và của Thánh Kinh, khi tôi tìm dấu vết các tương tác lịch sử của chúng trong Giảng Khóa Jerome ở Ann Arbor và ở Rome, mà sau này trở thành cuốn What Has Athens to Do with Jerusalem? “Timaeus” and “Genesis” in Counterpoint (1997), khai triển một số tư tưởng được trình bầy ở đây tại chương 3, “Ánh sáng lương dân”. Các ý tưởng ở chương 7, “Hình ảnh chân thực”, đã được lên xương thịt nhiều hơn trong Giảng Khóa Andrew W. Mellon, tại Viện Trưng Bầy Nghệ Thuật Quốc Gia năm 1987 (kỷ niệm 200 năm ngày phục hồi các ảnh tượng sau phong trào bài ảnh tượng của Công đồng Nixêa thứ hai năm 787) và được phát hành năm 1990 bởi nhà xuất bản của Đại Học Princeton tại Hoa Kỳ và bởi nhà xuất bản Đại Học Yale tại Vương Quốc Thống Nhất dưới tựa đề Imago Dei: The Byzantine Apology for the Icons. Một sự phối hợp “ngữ học thánh” của Phục Hưng được thảo luận tại chương 12, “Con Người Phổ Quát”, với “chủ nghĩa nhân bản Thánh Kinh” của Cải Cách được thảo luận tại chương 13, “Tấm Gương của Đấng Trường Cữu”, đã gợi hứng cho cuốn The Reformation of the Bible /the Bible of the Reformation (mà tôi soạn với Valerie R. Hotchkiss và David Price, như một cuốn sách và như một trưng bầy thư viện ở Dallas, New Haven, New York và Cambridge, năm 1996).

Bất chấp các trung thành bản thân của tôi, tôi cũng đã không giới hạn công việc nghiên cứu lịch sử của tôi vào chính dòng Kitô Giáo và truyền thống Chính Thống giáo. Thực vậy, bốn chương cuối cùng của cuốn Jesus Through the Centuries, bàn đến các phê phán hiện đại đối với truyền thống Chính Thống giáo và các thay thế cho nó, dã dẫn tôi vào một tìm hiểu sâu xa hơn. Do đó, trong “Jefferson và Các Người Cùng Thời Với Ông”, lời bạt mà tôi viết năm 1989 cho phần tóm lược táo bạo các Tin Mừng nay gọi là “Jefferson Bible: The Life and Morals of Jesus Christ “ (Thánh Kinh Jefferson: Cuộc Đời và Nền Luân Lý của Chúa Giêsu Kitô) của Thomas Jefferson, thể tài được hoà lẫn hơi lạ của Phong Trào Ánh Sáng giữa thuyết duy lý và thuyết duy luân như là chìa khóa để giải thích nhân vật Giêsu, như tôi đã ráng trình bầy ở đây dựa trên suy nghĩ của Thomas Jefferson ở chương 15, “Thầy Dạy Lương Tri”. Chương kế tiếp, “Thi Sĩ của Thần Khí” là một phỏng định trước cho phần giới thiệu tôi viết cho bản sao kỷ niệm năm thứ 150 lần xuất bản đầu tiên cuốn thi ca tán tụng của Ralph Waldo Emerson, tựa là Nature, năm 1985. Cuối chương này, tôi cũng đã đề cập đến một trong các hình ảnh sâu sắc nhất về Chúa Kitô trong mọi nền văn chương, Chuyện Dã Sử về Quan Tòa Dị Giáo Vĩ Đại trong cuốn Anh Em Nhà Karamazov của F.M. Dostoesky mà về chuyện này, nay tôi được mời soạn một tiểu luận cho một hội nghị chuyên đề sắp tới. Đại diện cho một tương phản hết sức rõ nét với hình ảnh Người Tù của Dostoesky, bức tranh có tính chủ nghĩa cá nhân cao độ về Chúa Kitô và Kitô giáo của Leo Tolstoy, mà các vang đội đối với tư tưởng và hành động của người học trò vị này là Mahatma Gandhi, và sau đó, của người học trò Mahatma là Maritn Luther King, chiếm hữu tôi ở đây tại chương 17, “Đấng Giải Phóng” đã mang một hình thức có phẩm chất riêng của nó trong một giảng khóa được tôi đặt tựa là “Người Lạc Giáo Vĩ Đại Nhất của Nga” được thực hiện tại và phát hành bởi Đại Học Seton Hall năm 1989. Ít nhất một phần vì “viễn kiến phổ quát” phát biểu trong phần kết luận của tôi cho cuốn sách này ở chương 18, “Người Thuộc Về Thế Giới”, mà tôi được người bạn quá cố là Clifton Fadiman mời soạn cuốn The World Treasury of Modern Religious Thoughts, được xuất bản với lời nói đầu duyên dáng của ông năm 1990.

Do đó, tôi tin rằng dù tôi có quyền trích dẫn ở đây các chương về sau ấy, cũng như các ấn phẩm sau đó phát xuất từ chúng làm bằng chứng là tôi không hề điếc đặc đối với các nền Kitô học khác hơn của Chính Thống Giáo, ngay cả đối với các nền Kitô học của Jefferson, Emerson, và Tolstoy, nhưng tôi buộc phải nói lên sự thất vọng của tôi là trong 15 năm kể từ lần ra đời đầu tiên cuốn Jesus Through the Centuries, đôi khi xem ra có sự chia rẽ lớn hơn từng phân rẽ những điều các Kitô hữu và Giáo Hội Kitô vẫn tin, giảng dạy và tuyên xưng về Chúa Giêsu Kitô với những gì ít nhất một số học giả Tân Ước cảm thấy có tư cách để quả quyết về Người dựa trên các suy đoán và giả thuyết của họ. Sự thất vọng này có gốc rễ của nó trong xác tín mỗi ngày một mạnh hơn là: đức tin vững chắc và nền học giả vững chắc không hề là phản đề của nhau mà hỗ trợ lẫn nhau. Những lời thoái thác (disclaimers) của tôi trong cuốn sách này và trong các nơi khác về bất cứ khả năng nào của tôi như một học giả Tân Ước có chứng minh thư, mà tôi hay tóm lược trong công thức “tôi không nghiên cứu điều Tân Ước muốn nói, nhưng điều nó được coi là muốn nói”, không hẳn nhằm che chở tôi trong hơn 15 năm qua khỏi số lượng khổng lồ truyền thông từ mọi phương tiện kỹ thuật hiện có, thúc giục tôi (hay đòi tôi) nhận định về giả thuyết này hay giả thuyết nọ về Chúa Giêsu từng được thả nổi bởi nhà phê bình cực đoan này hay nhà phê bình cực đoan nọ. Nếu câu trả lời của tôi cho những nhũng nhiễu ấy thỉnh thoảng không giống Chúa Kitô chút nào, như tôi có lần đã thú nhận, thì sự thiếu kiên nhẫn của tôi đã được nại ra bởi quan điểm cho rằng dựa trên nguyên tắc các biến cố lịch sử càng trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta càng nhích ra xa khỏi chúng, để có thể vươn tới thế kỷ thứ nhất từ vọng nhìn của thế kỷ 20, với ít hoặc không chú ý chi tới các thế kỷ ở giữa, là các thế kỷ mà về chúng (hay “qua” chúng) tôi viết cuốn sách này. Tôi tin rằng Giáo Hội đã rất đúng trong các nền phụng vụ, các công đồng, và kinh tin kính về Chúa Giêsu Kitô; nhưng tôi không bao giờ đòi các độc giả của tôi (hay các sinh viên của tôi) phải đồng ý, chỉ cần họ coi nó một cách nghiêm túc, dù là để bác bỏ nó.

Nhìn trở lui, đối với tôi, xem ra tất cả các điều trên chắc chắn là thành phần của điều tôi muốn nói khi tôi nói trong câu đầu tiên của lời nói đầu nguyên thủy: “tôi nghĩ tôi luôn luôn muốn viết cuốn sách này”. Nó cũng có thể được coi là ý nghĩa của điều sử gia từng là linh hứng học giả cho tôi và là người tôi ghét cay ghét đắng (bête noire) về thần học, Adolf von Harnack của Đại Học Berlin, đánh dấu khúc quanh thế kỷ trước đúng 1 trăm năm, đã đưa ra ở câu đầu tiên trong giảng khóa của ông, What is Christianity? [Das Wesen des Christentums] của những năm 1899/1990: “Triết gia vĩ đại người Anh, John Stuart Mill, có lần nhận định rằng nhân loại khó có thể bị quá nhắc nhở rằng có lúc đã có một người tên là Socrates. Điều ấy đúng, nhưng điều còn quan trọng hơn nữa là nhắc nhân loại nhớ rằng một người tên là Giêsu Kitô có lần đã đứng giữa họ”.

Điều ấy vẫn đúng, ngay cả trong thiên niên kỷ thứ ba.

Kỳ sau: Chương dẫn nhập
 
VietCatholic TV
Hai quyết định quan trọng của Tổng thống Trump trong cùng một ngày nâng đỡ bệnh nhân và người nghèo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:59 22/11/2020


1. Tổng thống Donald Trump tuyên bố người Mỹ sẽ được mua thuốc với giá rẻ nhất trong các quốc gia phát triển

Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt “sự bất công” đang gây khó khăn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ và mang lại “khoản tiết kiệm khổng lồ” cho người Mỹ. Ông nói “chúng ta sẽ trả giá thuốc thấp nhất trong số các quốc gia phát triển”.

Ông cho biết cụ thể như sau: “Chính quyền của tôi đang ban hành hai quy tắc đột phá để giảm đáng kể giá thuốc theo toa cho người dân Mỹ - đặc biệt là cho những người cao niên đáng mến của chúng ta”.

“Những cải cách chưa từng có mà chúng tôi đang hoàn thành hôm nay là kết quả trực tiếp của các sắc lệnh hành chính về giá thuốc lịch sử mà tôi đã ký vào tháng Bảy.”

“Trong nhiều thế hệ, người dân Hoa Kỳ đã bị lạm dụng bởi các công ty dược phẩm lớn và đội quân các luật sư, các nhà vận động hành lang và các chính trị gia đã bị mua chuộc.”

Tổng thống Trump cho biết hành động đầu tiên này sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ Kim cho người cao niên Mỹ bằng cách ngăn chặn “những kẻ trung gian khét tiếng” “cắt cổ bệnh nhân Medicare” với giá thuốc theo toa rất cao.

Ông nói: “Hiện tại, các công ty dược cung cấp chiết khấu rất lớn đối với giá thuốc theo toa, bao gồm gần 40 tỷ Mỹ Kim tiền chiết khấu”.

“Tuy nhiên, những người trung gian thường ngăn những chiết khấu đó đến tay các bệnh nhân, là là những người mà chúng tôi quan tâm, chứ không phải những kẻ trung gian”.

“Các bệnh nhân bây giờ sẽ nhận được lợi ích thay vì những cá nhân rất giàu có này”.

“Các bệnh nhân đang phải trả giá rất cao, và họ đã phải trả giá rất cao trong nhiều năm, mặc dù chúng tôi đã hạ giá lần đầu tiên sau 51 năm, tiết kiệm hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn đô la mỗi năm cho mỗi bệnh nhân”.

“Hành động của ngày hôm nay chấm dứt sự bất công này và yêu cầu những khoản giảm giá này phải trực tiếp đến tay mọi người”.

“Điều này sẽ cứu được nhiều bệnh nhân, có thể lên đến 30%, có thể là 40%, có thể là 50%, có thể cao hơn nhiều.”

“Đây là những con số mà không ai thậm chí đã từng dự tính.”

Hành động quan trọng thứ hai của Tổng thống Trump

Tổng thống Trump cho biết hành động thứ hai đang được hoàn tất hôm nay là một sự thay đổi cách Hoa Kỳ chi trả cho thuốc để “chấm dứt tình trạng tự do chồng chất gánh nặng trên lưng công dân Mỹ và bệnh nhân Mỹ”.

Ông nói: “Cho đến nay, người Mỹ thường bị tính phí nhiều hơn gấp đôi cho cùng một loại thuốc so với các nước tiên tiến về y tế khác”.

“Trong trường hợp này, công dân của chúng ta phải trả giá cao hơn rất nhiều so với số tiền các quốc gia khác phải trả cho cùng một loại thuốc chính xác từ cùng một nhà máy. Điều này đang tài trợ cho chủ nghĩa xã hội ở nước ngoài bằng giá thuốc tăng vọt ở trong nước”.

“Sẽ không bao giờ có bất cứ điều gì như thế này, tôi chỉ hy vọng họ giữ nó, tôi hy vọng họ có can đảm để giữ nó, bởi vì các nhóm vận động hành lang ngành dược rất mạnh mẽ, các công ty dược phẩm lớn, đang gây áp lực lên những người như bạn không thể ngờ được”.

“Giờ đây, Medicare sẽ xem xét mức giá mà các quốc gia phát triển khác phải trả cho thuốc men của họ, và thay vì trả mức giá cao nhất trong danh sách mà về cơ bản chúng ta đã phải trả cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, giờ đây chúng ta sẽ trả mức giá thấp nhất.”

“Nói cách khác, chúng ta sẽ lấy giá thấp nhất và chúng ta phải làm cho nó khớp với bất kỳ giá nào thấp nhất, dẫn đến các khoản tiết kiệm khổng lồ cho tất cả người Mỹ.”

Tổng thống Trump cho biết ông cũng sẽ kết thúc một chương trình có tên là “Unapproved Drugs Initiative”, tức là “Sáng kiến Thuốc không được phê duyệt” mà ông cho biết đã dẫn đến việc tăng giá thuốc lên từ 10 lần 50 lần.

“Ngoài ra, hôm nay tôi sẽ thực hiện một hành động lịch sử nữa để giảm giá thuốc,” ông nói.

“Trước đây, các công ty dược phẩm đã được phép xác định một số loại thuốc rất cũ, đã được phổ biến rộng rãi trong nhiều thập kỷ và khai thác một chương trình sai lầm được gọi là Sáng kiến Thuốc không được phê duyệt.

“Tôi thông báo rằng chúng ta sẽ kết thúc Sáng kiến Thuốc không được phê duyệt” ngày hôm nay.


Source:Sky News Australia

2. Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý xuất viện sau trận chiến với COVID-19

Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti đã được xuất viện sau khi được điều trị tại bệnh viện Santa Maria della Misericordia in Perugia, tức là Đức Bà Lòng Thương Xót ở Perugia, nơi ngài làm tổng giám mục, sau khi trải qua khoảng 20 ngày ở đó để chiến đấu với coronavirus.

Đức Hồng Y Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, là một trong những quan chức cấp cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo nhiễm coronavirus và đã phục hồi. Các vị khác bao gồm Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, và Đức Hồng Y Philippe Ouédraogo, Tổng giám mục Ouagadougou, Burkina Faso và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, gọi tắt là SECAM.

Đức Hồng Y Luis Tagle, người Phi Luật Tân, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cũng có kết quả dương tính, nhưng không có triệu chứng.

Trong một bài phát biểu được đưa ra sau khi xuất viện, Đức Hồng Y Bassetti cảm ơn bệnh viện Đức Bà Lòng Thương Xót đã chăm sóc ngài, nói rằng, “Trong những ngày tôi chịu đựng những đau khổ do nhiễm phải COVID-19, tôi đã có thể chạm bằng chính bàn tay của mình tình nhân loại, năng lực và sự chăm sóc được đưa ra hàng ngày, với sự quan tâm không mệt mỏi, bởi tất cả nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe và những người khác”.

“Các bác sĩ, y tá, các nhân viên hành chính: mỗi người đều dấn thân bảo đảm một sự chào đón, chăm sóc và đồng hành tốt nhất cho mọi bệnh nhân, là những người đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, để họ không bao giờ bị bỏ rơi trong buồn khổ và đau đớn”.

Đức Hồng Y Bassetti cho biết ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện cho các nhân viên bệnh viện và sẽ “mang họ trong trái tim tôi”, và cảm ơn họ vì họ “làm việc không mệt mỏi” để cứu càng nhiều mạng sống càng tốt.

Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả những bệnh nhân vẫn đang bị bệnh và đang chiến đấu cho sự sống của mình, và nói rằng ngài để lại cho họ một thông điệp an ủi và một lời yêu cầu “chúng ta hãy hiệp nhất trong hy vọng và trong tình yêu của Chúa, Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng giữ chúng ta trong vòng tay của Người”.

“Tôi tiếp tục khuyên tất cả mọi người hãy kiên trì cầu nguyện cho những người đang đau khổ và đang phải sống trong hoàn cảnh đau đớn,” ngài nói.


Source:Crux

3. Giáo xứ Thụy Điển tổ chức ngày ăn chay và phạt tạ sau vụ phá hoại nhà thờ

Giáo xứ Chúa Kitô Vua ở Gothenburg, Thụy Điển, đã tổ chức một ngày ăn chay và một thánh lễ sám hối vào hôm thứ Sáu 20 tháng 11 để phạt tạ cho hành vi phá hoại nhà thờ của họ.

Cha Tobias Unnerstål nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng giáo xứ của ngài đã cử hành một Thánh lễ Sám hối vào đêm 20 tháng 11. Trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra xem ai đứng sau vụ phá hoại, ngài nói rằng cộng đồng Công Giáo địa phương đã tập trung vào việc cầu nguyện cho người hung thủ vô danh này.

“Mọi người đều nói” chúng ta hãy cầu nguyện cho kẻ gây tội ác hoặc những kẻ gây tội ác “và cũng hãy làm các việc phạt tạ vì thực tế là tội phạm này đã được thực hiện trong Nhà thờ, đó là một cuộc tấn công vào chính Chúa Kitô,” Cha Unnerstål nói.

Hôm thứ Sáu, ngày 13 tháng 11, vị linh mục đến nhà thờ của mình và thấy rằng bục giảng đã bị lật nhào và khăn bàn thờ bị tước bỏ hoàn toàn. Các sách thánh ca đã bị dọn sạch khỏi các kệ và những chiếc ghế trên cung thánh bị ném tứ phương. Kẻ gian đã lấy một bình cứu hỏa xịt cho đến hết lên những cây nến. Vòng hoa và tấm bảng tưởng niệm những người đã mất trong năm nay cũng bị phá hoại.

Cha Unnerstål cho biết cảnh sát nói với ngài rằng một cuộc điều tra về vụ việc đã bắt đầu vào ngày 17 tháng 11.

Ngài nhớ lại rằng chỉ vài ngày trước lễ Các Thánh, cây thánh giá trên bàn thờ đã bị đánh cắp và sau đó được trả lại mà không để lại dấu vết gì. “Sau đó, tôi mới biết cách đây vài ngày những cây thánh giá trên bàn thờ của giáo xứ chị tôi cũng bị đánh cắp cùng lúc, vào chiều cùng ngày.”

Các vụ phá hoại chống lại các nhà thờ Công Giáo đang gia tăng ở Âu châu. Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu đã công bố dữ liệu vào đầu tuần này ghi lại hơn 500 tội ác thù hận chống lại các tín hữu Kitô ở Âu Châu vào năm 2019.

Phần lớn các vụ việc liên quan đến các cuộc tấn công vào các tài sản của nhà thờ, bao gồm đốt phá, phá hủy các bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria, và đánh cắp các bánh Thánh Thể đã được thánh hiến từ các nhà tạm.

Giống như các nhà thờ Công Giáo khác ở Thụy Điển, giáo xứ Chúa Kitô Vua là một cộng đồng đa dạng và đang phát triển. Thánh lễ được cử hành bằng nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Croatia, tiếng Tagalog, tiếng Slovenia và tiếng Hung Gia Lợi. Ngoài ra còn có các Thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu, các Thánh lễ Latinh truyền thống, và Phụng vụ Thánh Maronite bằng tiếng Aram.

Cha Unnerstål cho biết Thánh lễ phạt tạ là sáng kiến của cộng đồng nói tiếng Ba Lan tại giáo xứ.

Công Giáo là một trong số ít tôn giáo vẫn đang trên đà phát triển ở Thụy Điển, quốc gia được mệnh danh là một trong những quốc gia ít tôn giáo nhất ở thế giới phương Tây. Giáo Hội Công Giáo đã có thêm từ 3,000 đến 4,000 thành viên mới mỗi năm do nhờ nhập cư và rửa tội.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, chuyển giao Thánh Giá WYD sang Bồ Đào Nha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:26 22/11/2020


Chúa nhật 22 tháng 11 là Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Giáo Hội dành để mừng Lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ. Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại bàn thờ Ngai tòa Thánh Phêrô, trước sự tham dự của gần 100 người, trong đó có hai phái đoàn của giới trẻ Panama và Bồ Đào Nha.

Đồng tế với Đức Thánh Cha, có Đức Hồng Y Farrell, Bộ trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống, phụ trách Ngày Quốc tế Giới trẻ, và Đức Hồng Y Manuel Clement, Thượng Phụ thành Lisbon, vị hướng dẫn phái đoàn mười bạn trẻ đại diện cho các giáo phận tại Bồ Đào Nha và một số thành viên trong Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ 2023 tại Lisbon. Bên cạnh đó, cũng có Đức Hồng Y Tolentino, người Bồ Đào Nha, Thư viện trưởng của Tòa Thánh.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha diễn giải bài Tin mừng theo thánh Mathêu, chương thứ 25, về cuộc phán xét chung, qua đó Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: “Điều tốt lành mà chúng ta làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ngài - những người đói, khát, ngoại kiều, túng thiếu, bệnh tật, tù nhân, tức là chúng ta làm cho Ngài.

Đức Thánh Cha nói: “Chúa trao cho chúng ta danh sách các ân sủng mà Ngài mong muốn cho tiệc cưới vĩnh cửu với chúng ta trên trời. Đó là những công việc từ bi thương xót, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên vĩnh cửu. Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: tôi có làm những công việc ấy không? Tôi có làm cho những người túng thiếu hay chỉ làm cho những người thân yêu và bạn hữu mà thôi?”

Đức Thánh Cha nhắc lại tấm gương thánh Martino, khi còn là một thanh niên đã chia đôi áo choàng của mình cho một người nghèo đang bị những người gần đó nhạo cười. Và đêm hôm ấy, trong giấc mơ, thánh nhân thấy Chúa Giêsu mặc nửa áo choàng mà thánh nhân đã chia cho người nghèo, và Chúa nói: “Martino, con đã mặc cho Ta với tấm áo này”. Thánh Martino là một người trẻ đã thực hiện giấc mơ ấy vì ngài đã sống điều ấy, tuy không biết, giống như những người công chính trong bài Tin mừng hôm nay”.

“Các bạn trẻ và anh chị em thân mến, chúng ta đừng từ bỏ những giấc mơ lớn. Chúng ta đừng hài lòng với những gì ta có được. Chúa không muốn chúng ta thu hẹp những chân trời, không muốn chúng ta đứng ngoài lề cuộc sống, nhưng Ngài muốn chúng ta chạy tới những mục tiêu cao cả, với niềm vui tươi và táo bạo. Chúng ta không được dựng nên để mơ ước những kỳ nghỉ hoặc cuối tuần, nhưng để thực hiện những ước mơ của Chúa trong thế giới này. Những công việc từ bi thương xót là những công trình đẹp nhất trong đời vì những việc làm này tôn vinh Thiên Chúa hơn mọi điều khác”.

Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng: “Chúng ta bắt đầu thực hiện những giấc mơ lớn từ những quyết định, những chọn lựa lớn. Tin mừng hôm nay cũng nói về điều ấy. Trong buổi phán xét chung, Chúa cũng dựa trên những chọn lựa của chúng ta. Dường như Ngài không phán xét: Chúa tách biệt chiên ra khỏi dê, nhưng tốt hay xấu tùy thuộc chúng ta. Chúa chỉ rút ra các hậu quả những chọn lựa của chúng ta, Ngài đưa ra ánh sáng và tôn trọng những chọn lựa ấy. Vì thế, cuộc sống là thời kỳ thực hiện những chọn lựa mạnh mẽ, quan trọng, đời đời... Thực vậy, chúng ta trở nên điều mà chúng ta chọn, tốt hay xấu. Chúa Giêsu biết rằng nếu chúng ta sống khép kín và dửng dưng, thì chúng ta sẽ bị tê liệt; nhưng nếu chúng ta xả thân cho tha nhân, thì chúng ta trở nên tự do. Chúa Tể sự sống muốn chúng ta được tràn đầy sự sống và Ngài ban cho chúng ta bí quyết cuộc sống: chúng ta chỉ sở hữu được sự sống nếu chúng ta trao ban sự sống.

Trong viễn tượng đó, Đức Thánh Cha cảnh giác chống lại sự ám ảnh tìm kiếm sự giải trí, như thể đó là con đường duy nhất để trốn chạy các vấn đề, nhưng thực ra làm như vậy chỉ là dời lại vấn đề. Có người chỉ quan tâm đến những quyền lợi của mình cần đòi hỏi, mà quên nghĩa vụ phải giúp đỡ. Chọn lựa sự sống là chiến đấu chống lại não trạng “dùng rồi vứt bỏ”, “muốn đạt được mọi sự và tức khắc” và cần thay vào đó bằng cách hướng cuộc sống về mục tiêu trên trời, hướng về những mơ ước Thiên Chúa.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói: “Mỗi ngày có bao nhiêu chọn lựa xuất hiện trước tâm hồn chúng ta. Tôi muốn cho các bạn một lời khuyên cuối cùng để tập luyện chọn lựa tốt đẹp. Nếu chúng ta nhìn vào nội tâm, chúng ta thấy trong tâm hồn thường nổi lên hai câu hỏi khác nhau. Một là: điều gì hợp với tôi để làm? Đó là một câu hỏi thường đánh lừa, vì nó ngụ ý rằng điều quan trọng là nghĩ đến chính bản thân, và coi tất cả những ước muốn và thúc đẩy khác chỉ là phụ thuộc. Nhưng câu hỏi mà Chúa Thánh Linh gợi cho tâm hồn thì khác: không phải là câu “điều gì hợp với tôi”, nhưng là điều gì làm ích cho tôi? Từ sự tìm kiếm nội tâm ấy có thể nảy sinh ra bao nhiêu chọn lựa tầm thường hoặc những chọn lựa sự sống. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu và xin Chúa ban cho can đảm chọn điều mang lại lợi ích cho chúng ta, để tiến bước theo Chúa, trong con đường yêu thương và tìm được niềm vui”.

Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã cầu cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, gìn giữ sức khỏe của Đức Thánh Cha, ban cho công việc của các thừa sai được thành quả dồi dào, đổ tràn Thần Trí trên các thừa tác viên của Giáo hội, thánh hóa các tu sĩ, loại trừ oán ghét và bất công ra khỏi thế giới, làm cho người trẻ được tăng trưởng trong sự khôn ngoan, nâng đỡ và an ủi người già, đón nhận những người quá cố vào hàng ngũ các thánh.

Trước khi ban phép lành kết thúc thánh lễ, có lời chào thăm của Đức Thánh Cha và nghi thức chuyển giao các biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới trẻ.

Đức Thánh Cha nói: “Cuối thánh lễ này, tôi thân ái chào thăm tất cả các bạn hiện diện nơi đây và bao nhiêu người khác đang tham dự qua các phương tiện truyền thông. Tôi đặc biệt chào thăm các bạn trẻ Panama và Bồ Đào Nha, với hai phái đoàn đại diện tại đây. Lát nữa đây, họ sẽ thực hiện cử chỉ ý nghĩa: chuyển giao Thánh giá và ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma, hai biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới trẻ. Đây là một chuyển tiếp quan trọng trong cuộc lữ hành dẫn chúng ta đến Lisbon vào năm 2023.

Và trong khi chúng ta chuẩn bị cuộc gặp gỡ liên lục địa của Ngày Quốc tế Giới trẻ, tôi cũng muốn tái cổ võ việc cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ ở các địa phương. 35 năm đã trôi qua từ khi thành lập Ngày Quốc tế Giới trẻ, sau khi lắng nghe ý kiến khác nhau và của Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự sống, là cơ quan thẩm quyền về mục vụ giới trẻ, tôi đã quyết định từ năm tới, di chuyển việc cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ cấp giáo phận từ Chúa nhật Lễ Lá sang Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua, nơi trung tâm vẫn là Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc con người, như thánh Gioan Phaolô II, vị khởi xướng và bảo trợ Ngày Quốc tế Giới trẻ vẫn luôn nhấn mạnh.

Các bạn trẻ thân mến, hãy hô to bằng cuộc sống của các bạn rằng Chúa Kitô hằng sống và hiển trị! Nếu các bạn im tiếng thì các hòn đá sẽ kêu lên! ”

Tiếp lời Đức Thánh Cha, mười bạn trẻ thuộc phái đoàn giới trẻ Panama và Bồ Đào Nha tiến lên trao Thánh giá Giới trẻ, cao 3 mét 8 và ảnh Đức Mẹ Phần Rỗi của dân Roma cho phái đoàn giới trẻ Bồ Đào Nha và Đức Hồng Y Clêmentê cũng đến cúi mừng tôn kính Thánh giá và ảnh Đức Mẹ trước những tiếng vỗ tay của mọi người hiện diện.


Source:Catholic News Agency
Source:Holy See Press Office