Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 24/11/2020
4. Người khiến người khác thất đức, thì chẳng qua cũng là vì những lới nói a dua.
(Thánh Senica)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 24/11/2020
91. THUỐC VÀ BỆNH ĐẤU NHAU
Có một em bé bị bệnh, sau khi uống thuốc thì trong bụng đau mãi không thôi, ông bố vội vàng đi hỏi thầy thuốc, thầy thuốc nói:
- “Đừng quýnh, thuốc và bệnh đang dùng đấu pháp đấu với nhau đấy !”
Nói chưa dứt thì người nhà chạy đến báo tin:
- “Tiểu công tử chết rồi”.
Thầy thuốc vỗ tay cừơi lớn, nói:
- “Có thế chứ, cuối cùng thì thuốc của ta bản lãnh lớn hơn, con trai của ông đấu cũng không thắng nổi nó !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 91:
Thuốc để chữa bệnh làm cho thân thể khỏe mạnh.
Thầy thuốc cho thuốc đúng với cơn bệnh thì bệnh rút lui và thân thể dần dần hồi phục, thầy thuốc cho thuốc không đúng với con bệnh thì bệnh hoành hành thân thể bệnh nhân và bệnh nặng thêm, thầy thuốc cho liều lượng thuốc quá nhiều thì bệnh nhân sẽ có phản ứng và có khi mất mạng...
Không một thầy thuốc nào vỗ tay vui mừng khi bệnh nhân chết, cũng không một thầy thuốc nào chữa bệnh mà mong cho bệnh nhân chết, bởi vì như thế là trái với lương tâm con người và lương tâm của thầy thuốc.
Có những người Ki-tô hữu bị bệnh trong tâm hồn: có người bị “bệnh lo ra” khi đọc kinh dâng lễ, có người bị “bệnh kiêu ngạo” coi ai cũng thua kém mình, có người bị “bệnh hà tiện” không dám bỏ ra một vài đồng bạc giúp người nghèo, lại có người bị “bệnh khoe khoang” đi đâu cũng khoe mình học hành thế này thế nọ.v.v...và có rất nhiều bệnh mà có người Ki-tô hữu mắc phải như “bệnh chuộng hình thức bên ngoài”...
Không một thầy thuốc nào có thể chữa lành bệnh cho chúng ta, nếu chúng ta không cộng tác với họ.
Cũng vậy, có nhiều người Ki-tô hữu chỉ mắc một thứ bệnh mà chữa hoài chữa mãi cũng không lành, mặc dù họ có đi xưng tội làm hòa với Thiên Chúa, nhưng họ vẫn cứ phạm vì họ không muốn hợp tác với lời dạy bảo của cha giải tội, cũng như họ không tha thiết đón nhận ơn lành của Thiên Chúa ban cho trong bí tích Hòa Giải...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một em bé bị bệnh, sau khi uống thuốc thì trong bụng đau mãi không thôi, ông bố vội vàng đi hỏi thầy thuốc, thầy thuốc nói:
- “Đừng quýnh, thuốc và bệnh đang dùng đấu pháp đấu với nhau đấy !”
Nói chưa dứt thì người nhà chạy đến báo tin:
- “Tiểu công tử chết rồi”.
Thầy thuốc vỗ tay cừơi lớn, nói:
- “Có thế chứ, cuối cùng thì thuốc của ta bản lãnh lớn hơn, con trai của ông đấu cũng không thắng nổi nó !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 91:
Thuốc để chữa bệnh làm cho thân thể khỏe mạnh.
Thầy thuốc cho thuốc đúng với cơn bệnh thì bệnh rút lui và thân thể dần dần hồi phục, thầy thuốc cho thuốc không đúng với con bệnh thì bệnh hoành hành thân thể bệnh nhân và bệnh nặng thêm, thầy thuốc cho liều lượng thuốc quá nhiều thì bệnh nhân sẽ có phản ứng và có khi mất mạng...
Không một thầy thuốc nào vỗ tay vui mừng khi bệnh nhân chết, cũng không một thầy thuốc nào chữa bệnh mà mong cho bệnh nhân chết, bởi vì như thế là trái với lương tâm con người và lương tâm của thầy thuốc.
Có những người Ki-tô hữu bị bệnh trong tâm hồn: có người bị “bệnh lo ra” khi đọc kinh dâng lễ, có người bị “bệnh kiêu ngạo” coi ai cũng thua kém mình, có người bị “bệnh hà tiện” không dám bỏ ra một vài đồng bạc giúp người nghèo, lại có người bị “bệnh khoe khoang” đi đâu cũng khoe mình học hành thế này thế nọ.v.v...và có rất nhiều bệnh mà có người Ki-tô hữu mắc phải như “bệnh chuộng hình thức bên ngoài”...
Không một thầy thuốc nào có thể chữa lành bệnh cho chúng ta, nếu chúng ta không cộng tác với họ.
Cũng vậy, có nhiều người Ki-tô hữu chỉ mắc một thứ bệnh mà chữa hoài chữa mãi cũng không lành, mặc dù họ có đi xưng tội làm hòa với Thiên Chúa, nhưng họ vẫn cứ phạm vì họ không muốn hợp tác với lời dạy bảo của cha giải tội, cũng như họ không tha thiết đón nhận ơn lành của Thiên Chúa ban cho trong bí tích Hòa Giải...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phải tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:04 24/11/2020
CN I MÙA VỌNG B
“Phải Tỉnh Thức”
Trong quyển "The legend of the Bells", John Shea kể rằng: Sau khi tạo dựng các giống cây, Thiên Chúa muốn ban một món quà cho mỗi giống. Nhưng trước đó Ngài muốn làm một cuộc thử nghiệm để xem cây nào xứng đáng nhận món quà nào. Ngài bảo "Ta muốn các ngươi luôn tỉnh thức suốt 7 đêm".
Những cây trẻ rất nôn nao nhận quà nên thức suốt đêm chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên sang đêm thứ hai thì điều ấy không còn dễ nữa. Hoàng hôn vừa buông xuống là một số cây đã ngủ thiếp đi. Đêm thứ ba, số cây ngủ tăng thêm. Và cứ thế. Qua khỏi đêm thứ bảy thì chỉ còn một số cây còn thức, đó là cây tuyết tùng, cây thông, cây vân sam, cây linh sam, cây nhựa ruồi và cây nguyệt quế.
Thiên Chúa rất vui lòng với những cây này. Ngài phán: "Các ngươi đã kiên trì một cách rất đáng khen. Ta ban cho các ngươi món quà đặc biệt là được xanh tươi mãi mãi. Các ngươi sẽ là những cây bảo vệ cho cả khu rừng. Ngay cả khi giá lạnh mùa đông làm cho những cây khác phải chết thì các ngươi và con cháu các ngươi vẫn sống và mãi mãi xanh tươi". Từ đó trở đi, người ta gọi những cây ấy là những cây trường xuân.
Kitô hữu phải là những cây trường xuân giữa khu rừng nhân loại. Thế giới chung quanh có thể ngủ vùi hoặc dần dà khô héo, nhưng kitô hữu vẫn tỉnh táo, vẫn thức, vẫn mọc lên những chồi xanh tốt bằng cuộc sống chứng nhân của mình. Nói cách khác, kitô hữu vẫn yêu thương giữa một thế giới hận thù, vẫn sống hòa thuận giữa một thế giới đấu tranh, vẫn giữ vững tâm hồn chính trực giữa một thế giới dối gian, vẫn hy vọng giữa một thế giới tuyệt vọng, vẫn tỏa ánh sáng rạng ngời giữa một thế giới tối tăm.Nói một cách khác nữa, họ là những người thợ, những giáo viên, những y sĩ, những cha mẹ, những con cái... lúc nào cũng tận tuỵ chu toàn trách nhiệm của mình. Họ chính là những cây trường xuân. (FM)
Bài Phúc Âm (Mc13,33-37) Chúa nhật I Mùa Vọng chỉ có 5 câu mà đã có tới 4 lần dùng cụm từ “phải tỉnh thức”. Mở đầu là lời kêu gọi “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức!”. Kết thúc cũng là lời kêu gọi: “Thầy nói với anh em đây và với mọi người là phải tỉnh thức!”. Giữa hai lời kêu gọi đó, là một dụ ngôn ngắn kể chuyện: người kia sắp đi xa, ông để nhà lại cho đầy tớ trông coi, chỉ định cho mỗi người một việc và dạy phải tỉnh thức, vì không biết chủ về lúc nào. Sẽ không may mắn cho người đầy tớ nào, khi chủ bất thần trở về, bắt gặp còn đang ngủ mê.
Chúa Giêsu dạy phải tỉnh thức giống như người canh cửa, sẵn sàng đón tiếp khi Chúa đến thăm.Có hai trường hợp có thể nói là Chúa đến bất ngờ. Đó là cái chết đến bất ngờ, và Chúa đến viếng thăm qua cuộc sống thường ngày.Cái chết đến bất ngờ thì họa hiếm và chỉ một lần trong đời. Còn hằng ngày, Chúa đến với ta nhiều lần qua tha nhân, qua những người bất hạnh, những người cần được giúp đỡ, những người cần tình thương, những kẻ bé mọn, qua những biến cố cuộc sống. Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi xa không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn.
Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm và chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời thật tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Thánh Phaolô nhắc nhớ: "Anh em hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện luôn!... hãy đề phòng, đừng để cho lòng trí mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Ngài còn khuyên: "những ai tưởng mình đứng vững, hãy coi chừng kẻo ngã" (1Cor 10,12).
Tỉnh thức không “chè chén say sưa”, là đừng quá đam mê những hưởng thụ đời này. Tỉnh thức không “lo lắng sự đời”, là không quá mê say danh, lợi, thú. Luôn tỉnh thức như khi đang lái xe, luôn nhìn trước ngó sau, tay ga vững vàng, chân thắng sẵn sàng, đi đường an toàn.Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình.
Bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư, 04/12/2019, ĐTC Phanxicô dạy: người mục tử phải tỉnh thức, cha xứ phải tỉnh thức, chăm lo, các Linh mục phải tỉnh thức, Giám mục hay Giáo hoàng cũng vậy. Hãy tỉnh thức để bảo vệ đoàn chiên và chăm lo cho bản thân, hãy tự vấn lương tâm và nhìn xem nhiệm vụ chăm sóc này phải được thực hiện thế nào. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” (Cv 20,28).
Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn, có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”. Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa và phân định. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.
Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cửu.
Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.
Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa.
Sau khi chịu phép Rửa Tội để trở nên một Kitô hữu, chúng ta dấn thân vào đời với nhiều thử thách của niềm tin, phải chịu nhiều cám dỗ của phận người lữ thứ. Nếu chúng ta tin rằng “Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6) thì hãy vững tâm và tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ không bao giờ xa rời chúng ta đâu! Điều quan trọng là chúng ta có thành tâm để cầu xin và nhờ cậy Ngài, hay là không thôi!
Hãy tin tưởng và trông cậy vào Chúa Thánh Thần. Bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần luôn trao ban cho người: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn nhận thức, ơn chỉ bảo, ơn dũng mạnh, ơn thánh thiện và ơn kính sợ Thiên Chúa. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và hăng hái cộng tác với chương trình của Ngài, nhờ đó “Hoa trái của Thần Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23) sẽ tràn đầy trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.
Việc gặp gỡ Chúa Thánh Thần rất dễ dàng. Chỉ cần hồi tâm lại, ý thức Ngài đang hiện diện ngay trong bản thân mình, và muốn được tan hòa vào trong Ngài. Chúa Thánh Thần sẽ mở tung cánh cửa ích kỷ. Ngài sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi. Ngài sẽ ban thêm sức mạnh. Ngài sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm rêu phong. Ngài sẽ đổ tràn vào hồn chúng ta nguồn sống mới giúp chúng ta chiến thắng mọi cám dỗ và hăng hái lên đường.
Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen
“Phải Tỉnh Thức”
Trong quyển "The legend of the Bells", John Shea kể rằng: Sau khi tạo dựng các giống cây, Thiên Chúa muốn ban một món quà cho mỗi giống. Nhưng trước đó Ngài muốn làm một cuộc thử nghiệm để xem cây nào xứng đáng nhận món quà nào. Ngài bảo "Ta muốn các ngươi luôn tỉnh thức suốt 7 đêm".
Những cây trẻ rất nôn nao nhận quà nên thức suốt đêm chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên sang đêm thứ hai thì điều ấy không còn dễ nữa. Hoàng hôn vừa buông xuống là một số cây đã ngủ thiếp đi. Đêm thứ ba, số cây ngủ tăng thêm. Và cứ thế. Qua khỏi đêm thứ bảy thì chỉ còn một số cây còn thức, đó là cây tuyết tùng, cây thông, cây vân sam, cây linh sam, cây nhựa ruồi và cây nguyệt quế.
Thiên Chúa rất vui lòng với những cây này. Ngài phán: "Các ngươi đã kiên trì một cách rất đáng khen. Ta ban cho các ngươi món quà đặc biệt là được xanh tươi mãi mãi. Các ngươi sẽ là những cây bảo vệ cho cả khu rừng. Ngay cả khi giá lạnh mùa đông làm cho những cây khác phải chết thì các ngươi và con cháu các ngươi vẫn sống và mãi mãi xanh tươi". Từ đó trở đi, người ta gọi những cây ấy là những cây trường xuân.
Kitô hữu phải là những cây trường xuân giữa khu rừng nhân loại. Thế giới chung quanh có thể ngủ vùi hoặc dần dà khô héo, nhưng kitô hữu vẫn tỉnh táo, vẫn thức, vẫn mọc lên những chồi xanh tốt bằng cuộc sống chứng nhân của mình. Nói cách khác, kitô hữu vẫn yêu thương giữa một thế giới hận thù, vẫn sống hòa thuận giữa một thế giới đấu tranh, vẫn giữ vững tâm hồn chính trực giữa một thế giới dối gian, vẫn hy vọng giữa một thế giới tuyệt vọng, vẫn tỏa ánh sáng rạng ngời giữa một thế giới tối tăm.Nói một cách khác nữa, họ là những người thợ, những giáo viên, những y sĩ, những cha mẹ, những con cái... lúc nào cũng tận tuỵ chu toàn trách nhiệm của mình. Họ chính là những cây trường xuân. (FM)
Bài Phúc Âm (Mc13,33-37) Chúa nhật I Mùa Vọng chỉ có 5 câu mà đã có tới 4 lần dùng cụm từ “phải tỉnh thức”. Mở đầu là lời kêu gọi “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức!”. Kết thúc cũng là lời kêu gọi: “Thầy nói với anh em đây và với mọi người là phải tỉnh thức!”. Giữa hai lời kêu gọi đó, là một dụ ngôn ngắn kể chuyện: người kia sắp đi xa, ông để nhà lại cho đầy tớ trông coi, chỉ định cho mỗi người một việc và dạy phải tỉnh thức, vì không biết chủ về lúc nào. Sẽ không may mắn cho người đầy tớ nào, khi chủ bất thần trở về, bắt gặp còn đang ngủ mê.
Chúa Giêsu dạy phải tỉnh thức giống như người canh cửa, sẵn sàng đón tiếp khi Chúa đến thăm.Có hai trường hợp có thể nói là Chúa đến bất ngờ. Đó là cái chết đến bất ngờ, và Chúa đến viếng thăm qua cuộc sống thường ngày.Cái chết đến bất ngờ thì họa hiếm và chỉ một lần trong đời. Còn hằng ngày, Chúa đến với ta nhiều lần qua tha nhân, qua những người bất hạnh, những người cần được giúp đỡ, những người cần tình thương, những kẻ bé mọn, qua những biến cố cuộc sống. Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi xa không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn.
Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm và chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời thật tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Thánh Phaolô nhắc nhớ: "Anh em hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện luôn!... hãy đề phòng, đừng để cho lòng trí mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Ngài còn khuyên: "những ai tưởng mình đứng vững, hãy coi chừng kẻo ngã" (1Cor 10,12).
Tỉnh thức không “chè chén say sưa”, là đừng quá đam mê những hưởng thụ đời này. Tỉnh thức không “lo lắng sự đời”, là không quá mê say danh, lợi, thú. Luôn tỉnh thức như khi đang lái xe, luôn nhìn trước ngó sau, tay ga vững vàng, chân thắng sẵn sàng, đi đường an toàn.Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình.
Bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư, 04/12/2019, ĐTC Phanxicô dạy: người mục tử phải tỉnh thức, cha xứ phải tỉnh thức, chăm lo, các Linh mục phải tỉnh thức, Giám mục hay Giáo hoàng cũng vậy. Hãy tỉnh thức để bảo vệ đoàn chiên và chăm lo cho bản thân, hãy tự vấn lương tâm và nhìn xem nhiệm vụ chăm sóc này phải được thực hiện thế nào. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” (Cv 20,28).
Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn, có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”. Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa và phân định. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.
Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cửu.
Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.
Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa.
Sau khi chịu phép Rửa Tội để trở nên một Kitô hữu, chúng ta dấn thân vào đời với nhiều thử thách của niềm tin, phải chịu nhiều cám dỗ của phận người lữ thứ. Nếu chúng ta tin rằng “Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6) thì hãy vững tâm và tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ không bao giờ xa rời chúng ta đâu! Điều quan trọng là chúng ta có thành tâm để cầu xin và nhờ cậy Ngài, hay là không thôi!
Hãy tin tưởng và trông cậy vào Chúa Thánh Thần. Bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần luôn trao ban cho người: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn nhận thức, ơn chỉ bảo, ơn dũng mạnh, ơn thánh thiện và ơn kính sợ Thiên Chúa. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và hăng hái cộng tác với chương trình của Ngài, nhờ đó “Hoa trái của Thần Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23) sẽ tràn đầy trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.
Việc gặp gỡ Chúa Thánh Thần rất dễ dàng. Chỉ cần hồi tâm lại, ý thức Ngài đang hiện diện ngay trong bản thân mình, và muốn được tan hòa vào trong Ngài. Chúa Thánh Thần sẽ mở tung cánh cửa ích kỷ. Ngài sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi. Ngài sẽ ban thêm sức mạnh. Ngài sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm rêu phong. Ngài sẽ đổ tràn vào hồn chúng ta nguồn sống mới giúp chúng ta chiến thắng mọi cám dỗ và hăng hái lên đường.
Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen
Chẳng có gì phải ngạc nhiên
Lm. Minh Anh
23:53 24/11/2020
CHẲNG CÓ GÌ PHẢI NGẠC NHIÊN
“Công trình của Chúa thật vĩ đại và lạ lùng”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Ai bằng Thiên Chúa!’, một trong những chủ đề chúng ta có thể suy tư với Lời Chúa hôm nay. Đó là một Thiên Chúa tạo dựng muôn loài, cũng là ‘Đấng đếm tóc’ trên đầu mỗi người; một Thiên Chúa dám để con cái Người chịu trăm bề thử thách, nhưng cũng là Đấng đặt trên môi họ những lời không ai có thể bác bẻ. Vì thế, với những ai luôn đặt hy vọng nơi Thiên Chúa thì ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’, họ sẽ là người chiến thắng và trở nên một công trình vĩ đại và lạ lùng của Người.
Bài đọc Khải Huyền cho thấy những điềm lạ khôn lường trên trời, biển thuỷ tinh chan hoà trong ánh lửa; và ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ khi những kẻ chiến thắng đứng trên biển pha lê, gảy đàn cầm và hát ca vãn của Môisen và của Con Chiên, “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, công trình của Chúa thật vĩ đại và lạ lùng”; đó cũng là tâm tình ngợi khen của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay.
Lạ lùng hơn với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu coi việc thế gian bắt bớ các môn đệ là cơ hội vàng để họ làm chứng về Ngài, “Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con… vì danh Thầy; các con sẽ có dịp làm chứng”; và thật thú vị, Ngài coi việc bức bách đó là một trải nghiệm cần thiết cho người môn đệ, để họ biết đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa hơn; Ngài muốn nói với họ rằng, sẽ ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ vì, “Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, khiến mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con được”.
Sự chống đối của thế gian là giá mà người môn đệ phải trả cho việc theo Thầy; không đau đớn, không gặt hái. Vì nếu dễ dàng sống theo Phúc Âm, thế giới này chỉ có những vị thánh; đang khi Tin Mừng thì luôn đòi hỏi, luôn cọ xát với bản chất con người vốn dễ nuông chiều theo sự dữ. Vì thế, Tin Mừng luôn đặt ra những thách đố và luôn đòi hỏi người môn đệ phải lội ngược dòng; và đó là lý do thế gian ghét họ. Tại sao? ‘Chẳng có gì phải ngạc nhiên’, bởi lẽ, những người làm điều tốt luôn luôn là một lời nhắc nhở gai góc cho những ai không quen làm điều đó.
Bắt bớ của thế gian không mâu thuẫn với Tin Mừng; đúng hơn, nó là một phần của Tin Mừng. Thế gian bức hại Thầy, làm sao người môn đệ có thể hy vọng thoát khỏi cuộc chiến? Tuy nhiên, giữa bão tố, người môn đệ không được để mất niềm hy vọng khi nghĩ rằng họ bị bỏ rơi; trên thực tế, giữa họ, đang có một Ai đó mạnh hơn sự ác, mạnh hơn mọi thế lực, mạnh hơn những kẻ áp bức; đó là Đấng luôn lắng nghe tiếng kêu của máu Abel từ đất. Vì thế, ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ khi người môn đệ Chúa Giêsu phải luôn luôn được tìm thấy ở ‘phía đối nghịch’ của thế giới, họ là những người được chọn của Thiên Chúa và chính họ sẽ là công trình vĩ đại và lạ lùng của Người.
Các Thánh Tử Đạo của nước nhà chúng ta mới mừng kính hôm qua là những công trình vĩ đại và lạ lùng của Thiên Chúa. Một trong những vị nổi tiếng của tử đạo Huế là Thánh Phaolô Tống Viết Bường. Biết mình sắp chết, ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ khi người cai đội này để lại những dòng thơ đầy khích lệ cho các bạn tù, “Mừng vui chan chứa thoả lòng, bởi bao chứng tá dành ngàn ân thiêng; cổ con nặng mang xích xiềng, ngặt nghiêm canh giữ con liên không rời. Chẳng cho một phút nghỉ ngơi, đòn roi tra tấn hỡi ôi bất chừng! Thịt da bầm dập tím sưng, từng khúc gãy nát cốt xương nhừ đòn. Thế mà đâu đủ nợ con, dẫu nên cạn kiệt mỏi mòn sức hơi; tiêu vong cũng chẳng một lời, phàn nàn trách cứ trong nơi ngục tù. Khấn xin Chúa Cả hộ phù, cho con kiên vững qua ngàn gian truân; chỉ mong để lại tử tôn, danh thơm tiếng tốt vĩnh tồn thiên thu”.
Anh Chị em,
Có Thiên Chúa, các Thánh Tử Đạo đã vượt qua tất cả và đã trở nên những công trình vĩ đại và lạ lùng của Người. Hôm nay, trước khó khăn của mọi đấng bậc, chúng ta tin, Thiên Chúa không chỉ là ‘Đấng đếm tóc’ nhưng ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’, Người còn đếm các tân toan, các hy sinh của chúng ta. Vấn đề là chúng ta có kiên trì và bền đỗ đến cùng để giữ được linh hồn mình không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con cũng muốn trở nên một công trình vĩ đại và lạ lùng của Chúa; ‘chắng có gì phải ngạc nhiên’ với ước ao tốt lành đó! Nhưng để được vậy, xin giúp con biết dùng ơn Chúa cho nên, cho con luôn sợ làm mất lòng Chúa, và một chỉ ước ao nên thánh mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Công trình của Chúa thật vĩ đại và lạ lùng”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Ai bằng Thiên Chúa!’, một trong những chủ đề chúng ta có thể suy tư với Lời Chúa hôm nay. Đó là một Thiên Chúa tạo dựng muôn loài, cũng là ‘Đấng đếm tóc’ trên đầu mỗi người; một Thiên Chúa dám để con cái Người chịu trăm bề thử thách, nhưng cũng là Đấng đặt trên môi họ những lời không ai có thể bác bẻ. Vì thế, với những ai luôn đặt hy vọng nơi Thiên Chúa thì ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’, họ sẽ là người chiến thắng và trở nên một công trình vĩ đại và lạ lùng của Người.
Bài đọc Khải Huyền cho thấy những điềm lạ khôn lường trên trời, biển thuỷ tinh chan hoà trong ánh lửa; và ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ khi những kẻ chiến thắng đứng trên biển pha lê, gảy đàn cầm và hát ca vãn của Môisen và của Con Chiên, “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, công trình của Chúa thật vĩ đại và lạ lùng”; đó cũng là tâm tình ngợi khen của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay.
Sự chống đối của thế gian là giá mà người môn đệ phải trả cho việc theo Thầy; không đau đớn, không gặt hái. Vì nếu dễ dàng sống theo Phúc Âm, thế giới này chỉ có những vị thánh; đang khi Tin Mừng thì luôn đòi hỏi, luôn cọ xát với bản chất con người vốn dễ nuông chiều theo sự dữ. Vì thế, Tin Mừng luôn đặt ra những thách đố và luôn đòi hỏi người môn đệ phải lội ngược dòng; và đó là lý do thế gian ghét họ. Tại sao? ‘Chẳng có gì phải ngạc nhiên’, bởi lẽ, những người làm điều tốt luôn luôn là một lời nhắc nhở gai góc cho những ai không quen làm điều đó.
Bắt bớ của thế gian không mâu thuẫn với Tin Mừng; đúng hơn, nó là một phần của Tin Mừng. Thế gian bức hại Thầy, làm sao người môn đệ có thể hy vọng thoát khỏi cuộc chiến? Tuy nhiên, giữa bão tố, người môn đệ không được để mất niềm hy vọng khi nghĩ rằng họ bị bỏ rơi; trên thực tế, giữa họ, đang có một Ai đó mạnh hơn sự ác, mạnh hơn mọi thế lực, mạnh hơn những kẻ áp bức; đó là Đấng luôn lắng nghe tiếng kêu của máu Abel từ đất. Vì thế, ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ khi người môn đệ Chúa Giêsu phải luôn luôn được tìm thấy ở ‘phía đối nghịch’ của thế giới, họ là những người được chọn của Thiên Chúa và chính họ sẽ là công trình vĩ đại và lạ lùng của Người.
Các Thánh Tử Đạo của nước nhà chúng ta mới mừng kính hôm qua là những công trình vĩ đại và lạ lùng của Thiên Chúa. Một trong những vị nổi tiếng của tử đạo Huế là Thánh Phaolô Tống Viết Bường. Biết mình sắp chết, ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’ khi người cai đội này để lại những dòng thơ đầy khích lệ cho các bạn tù, “Mừng vui chan chứa thoả lòng, bởi bao chứng tá dành ngàn ân thiêng; cổ con nặng mang xích xiềng, ngặt nghiêm canh giữ con liên không rời. Chẳng cho một phút nghỉ ngơi, đòn roi tra tấn hỡi ôi bất chừng! Thịt da bầm dập tím sưng, từng khúc gãy nát cốt xương nhừ đòn. Thế mà đâu đủ nợ con, dẫu nên cạn kiệt mỏi mòn sức hơi; tiêu vong cũng chẳng một lời, phàn nàn trách cứ trong nơi ngục tù. Khấn xin Chúa Cả hộ phù, cho con kiên vững qua ngàn gian truân; chỉ mong để lại tử tôn, danh thơm tiếng tốt vĩnh tồn thiên thu”.
Anh Chị em,
Có Thiên Chúa, các Thánh Tử Đạo đã vượt qua tất cả và đã trở nên những công trình vĩ đại và lạ lùng của Người. Hôm nay, trước khó khăn của mọi đấng bậc, chúng ta tin, Thiên Chúa không chỉ là ‘Đấng đếm tóc’ nhưng ‘chẳng có gì phải ngạc nhiên’, Người còn đếm các tân toan, các hy sinh của chúng ta. Vấn đề là chúng ta có kiên trì và bền đỗ đến cùng để giữ được linh hồn mình không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con cũng muốn trở nên một công trình vĩ đại và lạ lùng của Chúa; ‘chắng có gì phải ngạc nhiên’ với ước ao tốt lành đó! Nhưng để được vậy, xin giúp con biết dùng ơn Chúa cho nên, cho con luôn sợ làm mất lòng Chúa, và một chỉ ước ao nên thánh mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Bài học khắc cốt ghi tâm từ các Thánh Tử Đạo
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:26 24/11/2020
BÀI HỌC KHẮC CỐT GHI TÂM TỪ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
Lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 24.11 cũng là ngày Đức Giáo Hoàng Gioan 23 chính thức thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo hội Việt Nam. Mừng kính các thánh tử đạo vào ngày này muốn nói rằng: Chính nhờ máu các thánh tử đạo mà Giáo hội Việt Nam mới được như hôm nay. Đây là bài học chúng ta phải khắc cốt ghi tâm: GIÁO XỨ, GIÁO PHẬN VÀ GIÁO HỘI PHÁT TRIỂN LÀ NHỜ NHỮNG TÍN HỮU DÁM SỐNG CHẾT CHO NIỀM TIN CỦA MÌNH.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng con có đủ can đảm bước tiếp con đường hy sinh anh dũng vì tin yêu như các ngài. Ước gì ngọn lửa đức tin mà các thánh tử đạo đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết bừng sáng trên tổ quốc Việt Nam. Ước gì máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương làm trổ sinh nhiều hoa trái tin yêu. Amen.
Lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 24.11 cũng là ngày Đức Giáo Hoàng Gioan 23 chính thức thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo hội Việt Nam. Mừng kính các thánh tử đạo vào ngày này muốn nói rằng: Chính nhờ máu các thánh tử đạo mà Giáo hội Việt Nam mới được như hôm nay. Đây là bài học chúng ta phải khắc cốt ghi tâm: GIÁO XỨ, GIÁO PHẬN VÀ GIÁO HỘI PHÁT TRIỂN LÀ NHỜ NHỮNG TÍN HỮU DÁM SỐNG CHẾT CHO NIỀM TIN CỦA MÌNH.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng con có đủ can đảm bước tiếp con đường hy sinh anh dũng vì tin yêu như các ngài. Ước gì ngọn lửa đức tin mà các thánh tử đạo đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết bừng sáng trên tổ quốc Việt Nam. Ước gì máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương làm trổ sinh nhiều hoa trái tin yêu. Amen.
Huế, Đất Thánh
Lm. Minh Anh
04:38 24/11/2020
HUẾ, ĐẤT THÁNH
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam; từ Bắc chí Nam, các Giáo phận đều vui mừng vì hầu hết các Giáo tỉnh đều có các Đấng Tử Đạo tinh hoa của mình. Phần tôi, tôi cũng muốn chia sẻ một đôi nét về những hạt giống tinh hoa tử đạo trên đất mẹ quê tôi, Huế, với một nguyện ước nhỏ rằng, dẫu đang sống ở Huế, đã đến Huế, hay sẽ đến Huế, Anh Chị em đang nói đến một vùng đất còn có tên là ‘Huế, Đất Thánh’.
Tôi mạo muội mời Anh Chị em cùng nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế, bởi lẽ Huế, vốn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đang sở hữu đó đây những thánh tích sừng sững… thế nhưng, nếu vô tình, hoặc không biết, chúng ta sẽ đến Huế hay cả khi đang ở trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một cố đô văn vật không hơn không kém như bao nơi khác mà không mang một ý nghĩa thiêng liêng nào khác, đang khi Huế thực sự là một ‘Huế, Đất Thánh’.
Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự; nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền; nhưng đối với người Công Giáo và với một số đông du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng Đất Thánh; ở đó, máu các thánh tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường, ‘đường vào Thành Nội, đường xuống Gia Hội, đường về Bao Vinh...’.
Với Huế, cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách tiếng Pháp của ngài, “Vestiges religieux et prophanes du vieux Hue”, vốn đã được người viết dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có những vần thơ giới thiệu về Huế thế này:
“Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”.
Với tác giả, đất của Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường; đất mà hồn thiêng các vị tử đạo của Huế đã trở thành làn khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương ‘Huế, Đất Thánh’; một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.
Trước hết, Phu Văn Lâu duyên dáng, hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Sông Hương đập vào mắt chúng ta, mấy ai biết, đó là Nhà Niêm Sắc Chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo.
Tác giả viết tiếp, “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày, bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó, xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua; thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được trân quý biết bao!”. Tác giả nói đến các toà án, nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa chịu tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay dưới chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là nhà lưu niệm một nghệ sĩ.
Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất của xứ An Nam lúc bấy giờ dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần qua cửa thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong một chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó giờ đây là trường Tiểu Học Tây Lộc ở 117 đường Trần Quốc Toản.
Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường Tiểu Học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng cổ mang gông, chân mang xiềng bị kéo lê đi.
Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du, ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh Đô mất hết 6 tuần, để rồi rạng ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, bảy phát súng thần công được bắn ra nhằm quy tụ dân chúng đến chứng kiến; và từ trên vọng lâu, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta tùng xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.
Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, bị chém ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc; mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó. Nay đền miếu dành cho ngài, nơi đánh dấu ngài bị chém vẫn nằm bên con đường làng Thợ Đúc mà người lương kẻ giáo đều kính viếng, khói hương.
Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẻ quắc thước, áo xống đĩnh đạc, môi ngậm ống điếu.
Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:
“Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.
Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu; Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hoà, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy; người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Những vần thơ này cho đến nay vẫn còn được đọc trên văn bia trước mặt nhà thờ Giáo xứ Kim Long. Và còn bao nhiêu vị khác nữa tại các vùng lân cận.
Anh Chị em,
Mừng kính Các Đấng Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ Chúa đã ban cho quê hương chúng ta bao đấng anh hùng như những hạt giống tinh tuý của mỗi miền, mỗi Giáo phận; cách riêng, ‘Huế, Đất Thánh’, mảnh đất Thần Kinh thân yêu này, với những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, trong đó có các vị thừa sai và cả các bậc tổ tiên chúng ta. Chính nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa Giáo Hội Việt Nam ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa trên dãi đất chữ ‘S’ này. Sống vì đạo hôm nay cũng khó không kém như chết vì đạo năm xưa; vì thế, để trung thành với Chúa, với Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết liệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém bá đao.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng Tử Đạo, mẫu mực của bao anh hùng tử đạo, Các Thánh Tử Đạo chỉ chọn lựa một lần; xin cho con biết tựa nương vào Chúa để can đảm chọn Chúa mỗi ngày, hầu trở nên thánh thiện và xứng danh với người con của ‘Huế, Đất Thánh’; lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con”, Amen.
Kính mời Anh Chị em đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI, với hai bản đồ Huế Cổ và những hình ảnh của các địa danh khác đã được Google Map định vị; đây là bản được cập nhất cho lần in thứ 6, năm 2018.
http://tonggiaophanhue.net/muc-vu/van-hoa/toan-bo-tap-sach-hue-co-vet-tich-dao-va-doi/
https://bit.ly/3lUQLQq
(Tgp. Huế)
Kính thưa Anh Chị em,
Tôi mạo muội mời Anh Chị em cùng nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế, bởi lẽ Huế, vốn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đang sở hữu đó đây những thánh tích sừng sững… thế nhưng, nếu vô tình, hoặc không biết, chúng ta sẽ đến Huế hay cả khi đang ở trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một cố đô văn vật không hơn không kém như bao nơi khác mà không mang một ý nghĩa thiêng liêng nào khác, đang khi Huế thực sự là một ‘Huế, Đất Thánh’.
Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự; nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền; nhưng đối với người Công Giáo và với một số đông du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng Đất Thánh; ở đó, máu các thánh tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường, ‘đường vào Thành Nội, đường xuống Gia Hội, đường về Bao Vinh...’.
Với Huế, cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách tiếng Pháp của ngài, “Vestiges religieux et prophanes du vieux Hue”, vốn đã được người viết dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có những vần thơ giới thiệu về Huế thế này:
“Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”.
Với tác giả, đất của Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường; đất mà hồn thiêng các vị tử đạo của Huế đã trở thành làn khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương ‘Huế, Đất Thánh’; một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.
Trước hết, Phu Văn Lâu duyên dáng, hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Sông Hương đập vào mắt chúng ta, mấy ai biết, đó là Nhà Niêm Sắc Chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo.
Tác giả viết tiếp, “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày, bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó, xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua; thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được trân quý biết bao!”. Tác giả nói đến các toà án, nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa chịu tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay dưới chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là nhà lưu niệm một nghệ sĩ.
Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất của xứ An Nam lúc bấy giờ dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần qua cửa thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong một chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó giờ đây là trường Tiểu Học Tây Lộc ở 117 đường Trần Quốc Toản.
Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường Tiểu Học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng cổ mang gông, chân mang xiềng bị kéo lê đi.
Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du, ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh Đô mất hết 6 tuần, để rồi rạng ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, bảy phát súng thần công được bắn ra nhằm quy tụ dân chúng đến chứng kiến; và từ trên vọng lâu, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta tùng xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.
Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, bị chém ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc; mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó. Nay đền miếu dành cho ngài, nơi đánh dấu ngài bị chém vẫn nằm bên con đường làng Thợ Đúc mà người lương kẻ giáo đều kính viếng, khói hương.
Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẻ quắc thước, áo xống đĩnh đạc, môi ngậm ống điếu.
Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:
“Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.
Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu; Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hoà, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy; người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Những vần thơ này cho đến nay vẫn còn được đọc trên văn bia trước mặt nhà thờ Giáo xứ Kim Long. Và còn bao nhiêu vị khác nữa tại các vùng lân cận.
Anh Chị em,
Mừng kính Các Đấng Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ Chúa đã ban cho quê hương chúng ta bao đấng anh hùng như những hạt giống tinh tuý của mỗi miền, mỗi Giáo phận; cách riêng, ‘Huế, Đất Thánh’, mảnh đất Thần Kinh thân yêu này, với những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, trong đó có các vị thừa sai và cả các bậc tổ tiên chúng ta. Chính nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa Giáo Hội Việt Nam ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa trên dãi đất chữ ‘S’ này. Sống vì đạo hôm nay cũng khó không kém như chết vì đạo năm xưa; vì thế, để trung thành với Chúa, với Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết liệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém bá đao.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng Tử Đạo, mẫu mực của bao anh hùng tử đạo, Các Thánh Tử Đạo chỉ chọn lựa một lần; xin cho con biết tựa nương vào Chúa để can đảm chọn Chúa mỗi ngày, hầu trở nên thánh thiện và xứng danh với người con của ‘Huế, Đất Thánh’; lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con”, Amen.
Kính mời Anh Chị em đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI, với hai bản đồ Huế Cổ và những hình ảnh của các địa danh khác đã được Google Map định vị; đây là bản được cập nhất cho lần in thứ 6, năm 2018.
http://tonggiaophanhue.net/muc-vu/van-hoa/toan-bo-tap-sach-hue-co-vet-tich-dao-va-doi/
https://bit.ly/3lUQLQq
(Tgp. Huế)
Thứ Tư 25/11: Chứng Nhân Tin Mừng - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
05:18 24/11/2020
Phúc Âm: Lc 21, 12-19
"Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy, nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy: các con sẽ có dịp làm chứng. Vậy các con hãy ghi nhớ điều này trong lòng là chớ lo trước các con sẽ phải thưa lại thể nào. Vì chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con.
"Cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị giết chết. Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất. Các con cứ bền đỗ, các con cũng sẽ giữ được linh hồn các con".
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lần đầu tiên ĐGH Phanxicô gọi người Duy Ngô Nhĩ là bị đàn áp, Bắc kinh lập tức phản đối.
Trần Mạnh Trác
12:27 24/11/2020
Đây là một động thái mà các nhà hoạt động nhân quyền trên Thế giới đã kêu gọi ĐGH lên tiếng trong nhiều năm qua.
Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, nhiều nhóm hoạt động và nhiều chính phủ, bao gồm Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, đã cáo buộc Trung quốc vào tội ác diệt chủng đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương heỏ lánh xa xôi.
Theo các tổ chức nhân quyền quốc tế thì có hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tù ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Trong cuốn sách có tựa đề ‘Let Us Dream: The Path to a Better Future’ (Hãy cùng mơ ước: Con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn), Đức Giáo Hoàng viết trong phần dành riêng cho các sự đàn áp liên hệ tới các vùng Hồi giáo rằng: “Tôi luôn nghĩ về những dân tộc bị đàn áp: người Rohingya, người Uyghurs (Duy Ngô Nhĩ) đáng thương và người Yazidi”.
Trước đây Vatican đã dè dặt không lên tiếng về trường hợp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong lúc bàn thảo một thoả thuận bí mật về việc bổ nhiệm giám mục với Bắc Kinh vào năm 2018. Hồi đó, Đức Giáo Hoàng đã thường lên tiếng về việc người Rohingya phải chạy trốn khỏi Myanmar và việc các chiến binh Hồi giáo giết người Yazidis ở Iraq.
Đây là lần đầu tiên Tòa thánh đề cập đến người Duy Ngô Nhĩ là những người bị đàn áp.
Tại các trại cải tạo, người Duy Ngô Nhĩ bị buộc phải họp tập chính trị, bị tra tấn và từ chối thực phẩm và thuốc men. Họ cũng bị cấm thực hành tôn giáo và nói chuyện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Sau khi phủ nhận sự tồn tại của các trại tù trong nhiều năm, Bắc Kinh đã xác định chúng là các trung tâm giáo dục hướng nghiệp để chống lại chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Cuốn sách 150 trang của Đức Thánh Cha, ra mắt vào tháng 12, được viết với sự hợp tác cuả nhà văn người Anh đang viết tiểu sử cuả Ngài là ông Austen Ivereigh.
Trong sách, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi các chính phủ nên thiết lập một mức thu nhập cơ bản phổ quát, theo đó mỗi người dân được cấp một khoản tiền cố định mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào.
Ngài lưu ý rằng sau khi đại dịch coronavirus được kiềm chế thì cần phải có những thay đổi về kinh tế, xã hội và chính trị để giải quyết tình trạng bất bình đẳng đang xảy ra.
“Nhận ra giá trị những việc làm cuả những người tuy không có lợi tức nhưng là có đóng góp cho xã hội, là một phần quan trọng trong quá trình suy nghĩ của chúng ta trong thế giới hậu Covid. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng đã đến lúc khám phá ra các khái niệm như thu nhập cơ bản phổ quát, ” Ngài viết.
“Cung cấp một thứ thu nhập cơ bản phổ quát, là chúng ta giải phóng cho mọi người được đóng góp cho cộng đồng với một tư cách có nhân phẩm.”
Chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô về những bình luận về những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu lập Kiến (Zhao Lijian) nói rằng nhận xét của Đức Phanxicô "không có cơ sở thực tế nào cả".
"Người dân thuộc mọi dân tộc đều được hưởng đầy đủ các quyền sinh tồn, phát triển và tự do tín ngưỡng tôn giáo", ông Triệu lập Kiến nói tại một cuộc họp báo ngoại giao thường nhật.
Mặc dù có một lời phản đối mau chóng như vậy, người ta đã ngạc nhiên về mức độ nhẹ nhàng cuả lời phát biểu cuà Trung quốc. Thông thường họ sẽ phản đối ầm ĩ và tố cáo những chỉ trích như là những vi phạm vào việc nội trị cuả Trung quốc hay nặng hơn là phá hoại việc trị an.
Tình trạng giao hảo giữa Vatican-Trung quốc sẽ trở nên như thế nào? Chúng ta cần chờ xem.
Đức Thánh Cha phê chuẩn 8 sắc lệnh liên quan đến các ứng viên trong tiến trình phong thánh
Thanh Quảng sdb
16:44 24/11/2020
Đức Thánh Cha phê chuẩn 8 sắc lệnh liên quan đến các ứng viên trong tiến trình phong thánh
Với 8 sắc lệnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn 134 ứng viên trên đà tiến gần đến tiến trình phong thánh.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê 8 sắc lệnh phong thánh do Thánh Bộ Phong thánh đệ trình, trong đó có sắc lệnh phê chuẩn việc 127 vị tử đạo người Tây Ban Nha.
Giám mục Marcello Semeraro, Tổng trưởng thánh bộ Phong thánh, hôm thứ Hai (23/11/2020) đã đệ trình lên Đức Thánh Cha, xin ĐTC phê chuẩn.
Phép lạ
Trong số các sắc lệnh, có sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đấng Đáng Kính người Ý Mario Ciceri, một linh mục của Tổng giáo phận Milan. Cha Mario sinh ngày 8 tháng 9 năm 1900 tại Veduggio (Ý) và mất ngày 4 tháng 4 năm 1945 tại Brentana Sulbiate (Ý). Với việc phê chuẩn phép lạ này Đấng Đáng kính sẽ nâng lên hàng Chân phước.
127 vị tử đạo người Tây Ban Nha
Một sắc lệnh khác công nhận việc tử đạo của 127 vị tử đạo. Cha Juan Elia Medina, một linh mục giáo phận và 126 người đồng bạn của ngài, gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha. Các ngài đã bị giết vì “lòng hận thù Đức tin” trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936 đến năm 1939. Các vị tử đạo này sẽ được phong lên hàng Chân phước.
6 sắc lệnh thừa nhận các nhân đức anh hùng
Các Sắc lệnh thừa nhận các đức tính anh hùng của các tôi tớ Chúa sau đây và tuyên dương các ngài lên bậc Đáng kính gồm:
- Tôi tớ Chúa Fortunato Maria Farina người Ý, giám mục thành Troia và Foggia. Đức cha sinh ngày 8 tháng 3 năm 1881 tại Baronissi (Ý) và mất ngày 20 tháng 2 năm 1954 tại Foggia (Ý).
- Tôi tớ Chúa Andres Manjón y Manjón, một linh mục người Tây Ban Nha thuộc Tổng Giáo phận Granada và là người sáng lập Tu hội Ave Maria. Ngài sinh ngày 30 tháng 11 năm 1846 tại Sargentes de Lora (Tây Ban Nha) và mất ngày 10 tháng 7 năm 1923, tại Granada.
- Tôi tớ Chúa Alfonso Ugolini, một linh mục người Ý thuộc Giáo phận Reggio Emilia-Guastalla. Sinh ngày 22 tháng 8 năm 1908 tại Thionville (Pháp), ngài mất tại Sassuolo (Ý) vào ngày 25 tháng 10 năm 1999.
- Tôi tớ Chúa Maria Francesca Ticchi (tên khai sinh là Clemenza Adelaide Cesira), là một nữ tu người Ý thuộc Dòng Phan sinh thánh Clara nghèo khó. Sơ sinh ngày 23 tháng 4 năm 1887 tại Belforte all'Isauro (Ý) và mất ngày 20 tháng 6 năm 1922 tại Mercatello sul Metauro (Ý).
- Tôi tớ Chúa Maria Carola Cecchin (tên khai sinh là Fiorina), một tu sĩ người Ý thuộc Dòng Nữ Thánh Giuse Benedetto thành Cottolengo. Sơ sinh ngày 3 tháng 4 năm 1877 tại Cittadella (Ý) và chết trên một chuyến tàu từ Kenya trở về Ý, ngày 1 tháng 11 năm 1925.
- Tôi tớ Chúa Maria Francesca Giannetto (tên khai sinh là Carmela), một tu sĩ người Ý thuộc Dòng Nữ Tử Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sơ sinh ngày 30 tháng 4 năm 1902 tại Camaro Superiore (Ý) và mất tại đó vào ngày 16 tháng 2 năm 1930.
Với 8 sắc lệnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn 134 ứng viên trên đà tiến gần đến tiến trình phong thánh.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê 8 sắc lệnh phong thánh do Thánh Bộ Phong thánh đệ trình, trong đó có sắc lệnh phê chuẩn việc 127 vị tử đạo người Tây Ban Nha.
Giám mục Marcello Semeraro, Tổng trưởng thánh bộ Phong thánh, hôm thứ Hai (23/11/2020) đã đệ trình lên Đức Thánh Cha, xin ĐTC phê chuẩn.
Phép lạ
Trong số các sắc lệnh, có sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đấng Đáng Kính người Ý Mario Ciceri, một linh mục của Tổng giáo phận Milan. Cha Mario sinh ngày 8 tháng 9 năm 1900 tại Veduggio (Ý) và mất ngày 4 tháng 4 năm 1945 tại Brentana Sulbiate (Ý). Với việc phê chuẩn phép lạ này Đấng Đáng kính sẽ nâng lên hàng Chân phước.
127 vị tử đạo người Tây Ban Nha
Một sắc lệnh khác công nhận việc tử đạo của 127 vị tử đạo. Cha Juan Elia Medina, một linh mục giáo phận và 126 người đồng bạn của ngài, gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha. Các ngài đã bị giết vì “lòng hận thù Đức tin” trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936 đến năm 1939. Các vị tử đạo này sẽ được phong lên hàng Chân phước.
6 sắc lệnh thừa nhận các nhân đức anh hùng
Các Sắc lệnh thừa nhận các đức tính anh hùng của các tôi tớ Chúa sau đây và tuyên dương các ngài lên bậc Đáng kính gồm:
- Tôi tớ Chúa Fortunato Maria Farina người Ý, giám mục thành Troia và Foggia. Đức cha sinh ngày 8 tháng 3 năm 1881 tại Baronissi (Ý) và mất ngày 20 tháng 2 năm 1954 tại Foggia (Ý).
- Tôi tớ Chúa Andres Manjón y Manjón, một linh mục người Tây Ban Nha thuộc Tổng Giáo phận Granada và là người sáng lập Tu hội Ave Maria. Ngài sinh ngày 30 tháng 11 năm 1846 tại Sargentes de Lora (Tây Ban Nha) và mất ngày 10 tháng 7 năm 1923, tại Granada.
- Tôi tớ Chúa Alfonso Ugolini, một linh mục người Ý thuộc Giáo phận Reggio Emilia-Guastalla. Sinh ngày 22 tháng 8 năm 1908 tại Thionville (Pháp), ngài mất tại Sassuolo (Ý) vào ngày 25 tháng 10 năm 1999.
- Tôi tớ Chúa Maria Francesca Ticchi (tên khai sinh là Clemenza Adelaide Cesira), là một nữ tu người Ý thuộc Dòng Phan sinh thánh Clara nghèo khó. Sơ sinh ngày 23 tháng 4 năm 1887 tại Belforte all'Isauro (Ý) và mất ngày 20 tháng 6 năm 1922 tại Mercatello sul Metauro (Ý).
- Tôi tớ Chúa Maria Carola Cecchin (tên khai sinh là Fiorina), một tu sĩ người Ý thuộc Dòng Nữ Thánh Giuse Benedetto thành Cottolengo. Sơ sinh ngày 3 tháng 4 năm 1877 tại Cittadella (Ý) và chết trên một chuyến tàu từ Kenya trở về Ý, ngày 1 tháng 11 năm 1925.
- Tôi tớ Chúa Maria Francesca Giannetto (tên khai sinh là Carmela), một tu sĩ người Ý thuộc Dòng Nữ Tử Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sơ sinh ngày 30 tháng 4 năm 1902 tại Camaro Superiore (Ý) và mất tại đó vào ngày 16 tháng 2 năm 1930.
90% người Nhật có ác cảm với Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:00 24/11/2020
Gần 90% người Nhật có quan điểm tiêu cực đối với Trung Quốc. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết như trên trích dẫn các nghiên cứu của The Genron NPO, là một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản và China International Publishing Group, một cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong các báo cáo được công bố hôm 17 tháng 11, cuộc thăm dò thường niên lần thứ 16 được tiến hành ở cả hai quốc gia, cho thấy, so với năm 2019, thái độ tiêu cực của người dân Nhật Bản đối với Bắc Kinh đã tăng 5%.
Sự gia tăng này không hẳn là do cách thức Trung Quốc giải quyết đại dịch coronavirus. Khoảng 57.4% số người được hỏi nói rằng họ lo lắng về các hành động xâm lấn hải phận và không phận của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku. Người dân Nhật Bản đang cư trú trên hòn đảo trong vùng Biển Hoa Đông này nhưng Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo ấy.
Khoảng 64.2% người Nhật Bản được hỏi cho biết họ tin rằng quan hệ Nhật-Trung là quan trọng hoặc tương đối quan trọng, giảm 8.5 phần trăm so với năm ngoái, và là lần đầu tiên giảm xuống dưới 70% kể từ khi cuộc thăm dò bắt đầu vào năm 2005.
Người Trung Quốc có quan điểm tốt hơn về Nhật Bản. Chỉ 52.9% số người Trung Quốc bày tỏ một thái độ thù địch với Nhật Bản, giống như năm ngoái, trong khi 74.7% tin rằng quan hệ giữa hai quốc gia là quan trọng, tăng 7.7% so với năm ngoái.
Theo các nhà phân tích, sự gia tăng này là kết quả của sự gia tăng xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khoảng 84.1% người Trung Quốc coi Hoa Kỳ là mối đe dọa quân sự đối với đất nước của họ, tức là hơn 10% so với một năm trước.
Tokyo là đồng mình chính của Washington trong khu vực. Chính phủ Nhật Bản hôm 17 tháng 11 đã ký một thỏa thuận quân sự với Úc Đại Lợi để đẩy mạnh mặt trận chống Bắc Kinh.
Nhật Bản và Úc là hai thành viên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP do Trung Quốc thống trị. Đến nay, RCEP được kể là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Theo các nhà phân tích, thỏa thuận quân sự Nhật - Úc cho thấy những lợi ích kinh tế Trung Quốc đem ra nhử các quốc gia thành viên RCEP không làm vơi đi các lo sợ của hai quốc gia này đối với Bắc Kinh.
Source:Asia News
Vatican yêu cầu Instagram điều tra cái ‘like’ tai hại ký tên Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
17:10 24/11/2020
Trên Instagram có một bức ảnh của người mẫu Natalia Garibotto. Cô cũng là người thường live stream các videos và hình ảnh để quảng cáo cho chính mình. Trong một bức ảnh, Garibotto đang mặc một bộ đồ lót, và phần dưới gần như không mảnh vải che thân của cô ấy có thể nhìn thấy trong ảnh.
Điều tai hại là trong những cái “likes”, có một cái ký tên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết Vatican khẳng định rằng không ai trong Tòa thánh “like” bức ảnh khêu gợi này bằng account Instagram của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và đã yêu cầu Instagram mở một cuộc điều tra về cách thức hoặc lý do tại sao một cái “like” như thế đã xảy ra.
“Chúng tôi có thể loại trừ khả năng cái ‘like’ này đến từ Tòa thánh, và đã yêu cầu Instagram giải thích”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh nói với CNA ngày 18 tháng 11.
Vào ngày 13 tháng 11, các phương tiện truyền thông đã tường thuật rộng rãi và nhiều người ngỡ ngàng thấy rằng account Franciscus, là account chính thức, đã được xác minh là của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã “like” bức ảnh tai hại này của người mẫu Natalia Garibotto.
Cái “like” trên bức ảnh từ account của Đức Thánh Cha đã không còn xuất hiện vào ngày 14 tháng 11, ngay sau khi CNA yêu cầu Văn phòng Báo chí của Tòa thánh bình luận.
Đức Thánh Cha Phanxicô không tự mình điều hành các account trên các mạng xã hội của riêng ngài, nhưng do một nhóm các nhân viên Tòa Thánh giám sát.
Đức Thánh Cha Phanxicô không theo dõi bất kỳ ai trên tài khoản Instagram của mình, và có 7.3 triệu người theo dõi account của ngài. Người mẫu Garibotto có 2.3 triệu người theo dõi.
COY Co. là công ty tiếp thị của người mẫu Garibotto đã tận dụng cái “like” từ account của Đức Giáo Hoàng và công bố vào hôm thứ Sáu 20 tháng 11 rằng họ đã “nhận được PHÉP LÀNH CHÍNH THỨC CỦA Đức Giáo Hoàng”.
Trên tài khoản cá nhân của mình, Garibotto đã đăng lại bức ảnh với trang phục giống hệt trong bức ảnh kèm theo cái “like” từ account của Đức Giáo Hoàng và hướng dẫn mọi người ghi danh theo dõi trang web của cô ta.
“Vào chính ngày này, tôi đã được chúc lành, bạn cũng có thể được như vậy”, cô ta viết, cùng với địa chỉ trang web của mình. Những người ghi danh vào trang web của cô ấy được hứa hẹn sẽ nhận được các “nội dung gợi cảm, được theo dõi lại trên mạng xã hội, và có khả năng trò chuyện trực tiếp với tôi, cũng như quà tặng giải thưởng tiền mặt hàng tháng, máy chụp hình Polaroids có chữ ký và hơn thế nữa!”
Source:Catholic News Agency
Các Giám Mục Hoa Kỳ: Người Công Giáo có thể dùng Vắcxin chống Cúm Vũ Hán
Vũ Văn An
19:13 24/11/2020
Theo Michael J. O’Loughlin của tạp chí America, ít ngày sau khi một số Giám Mục Công Giáo chia sẻ nhận định trên các phương tiện truyền thông xã hội về vắcxin chống Cúm Vũ Hán, một vắcxin có thể sớm được tung ra thị trường, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã gửi một thông tư cho tất cả các giám mục Hoa Kỳ quả quyết rằng ít nhất hai trong số các vắcxin được coi là hợp đạo đức. Bản thông tư cũng nhắc nhở các giám mục rằng giáo huấn của Giáo Hội thậm chí còn cho phép sử dụng rộng rãi các loại vắcxin có nguồn gốc được coi là không hợp đạo đức khi các phương pháp điều trị khác không có sẵn.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng việc sử dụng tế bào gốc lấy từ bào thai bị phá để nghiên cứu y khoa là phi đạo đức. Đầu tháng này, hai giám mục đã lên tiếng nghi vấn về tính có thể cho phép về mặt đạo đức việc sử dụng hai loại vắcxin do Pfizer và Moderna tạo ra tại Hoa Kỳ, cả hai đều sắp sửa được sự chấp thuận của cơ quan qui định. Nhưng thông tư bác bỏ những nhận định đó.
“Cả vắcxin Pfizer lẫn vắcxin Moderna đều không liên quan đến việc sử dụng các dòng tế bào có nguồn gốc từ tế bào phôi thai được lấy từ cơ thể của một em bé bị phá thai ở bất cứ bình diện nào từ thiết kế, phát triển đến sản xuất”, bản thông tư ngày 23 tháng 11 được ký bởi Giám mục Kevin C. Rhoades, người chủ trì ủy ban giám mục về giáo lý, và Tổng giám mục Joseph F. Naumann, người đứng đầu ủy ban về các hoạt động phò sinh.
Bản thông tư nội bộ mà tờ America có được đã sửa chữa "một số nhầm lẫn trên các phương tiện truyền thông liên quan đến tính có thể cho phép về mặt đạo đức việc sử dụng các vắcxin". Nhưng sự nhầm lẫn đó không chỉ giới hạn vào các báo cáo truyền thông không được xác định. Ít nhất hai giám mục đã nghi ngờ về tính có thể cho phép các vắc-xin về mặt đạo đức.
Đức Giám Mục Joseph Strickland, người đứng đầu Giáo phận Tyler, Tex., đã tweet vào ngày 16 tháng 11: “Vắcxin Moderna không được sản xuất hợp đạo đức. Những đứa trẻ chưa sinh chết trong những lần phá thai và sau đó thi thể của các em được dùng làm ‘mẫu thí nghiệm’. Tôi thúc giục tất cả những ai tin vào tính thánh thiêng của sự sống hãy bác bỏ một loại vắcxin được sản xuất một cách vô đạo đức”. Đức Cha Strickland cũng được liệt kê là một diễn giả tại một hội nghị trực tuyến chống chích ngừa vào mùa thu năm nay; bài nói chuyện của ngài có tựa đề là “Bác bỏ nền văn hóa chết chóc để chấp nhận tính thánh thiêng của sự sống”.
Cùng ngày với dòng tweet của Đức Cha Strickland, Đức cha Joseph Brennan, đứng đầu Giáo phận Fresno, cho biết trong một video, “thưa anh chị em, tôi sẽ không thể chích vắcxin, và tôi khuyến khích anh chị em không nên chích, nếu nó được khai triển bằng tư liệu từ tế bào gốc lấy từ một em bé bị phá thai, hoặc tư liệu được lấy ra từ quá trình thụ tinh nhân tạo phôi thai người".
Nhưng bản thông tư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bác bỏ cả hai nhận định đó bằng cách nhấn mạnh rằng một báo cáo từ Viện phò sinh Charlotte Lozier đã gọi cả vắcxin Pfizer lẫn vắcxin Moderna là “không bị tranh cãi về mặt đạo đức”.
Bản thông tư của các giám mục nói rằng một số thử nghiệm vắcxin đã được thực hiện với điều họ gọi là “dòng tế bào có vết nhơ” nhưng cho biết mối liên kết giữa hai loại vắcxin và việc phá thai là “tương đối xa”.
Bản thông tư viết, “Một số người khẳng định rằng nếu vắcxin được liên kết bất cứ cách nào với các dòng tế bào có vết nhơ thì việc chích vắcxin với chúng là trái đạo đức. Đây là một mô tả không chính xác giáo huấn đạo đức Công Giáo”.
Bản thông tư giải thích rằng giáo huấn Công Giáo cấm sử dụng tế bào gốc lấy từ phôi thai bị phá, nhưng nó lưu ý rằng có các mức độ trách nhiệm đạo đức khác nhau, từ người tạo ra vắcxin đến người nhận vắcxin. Ngay cả khi một vắcxin có liên quan với các tế bào gốc gây tranh cãi, bản thông tư cho biết, “về mặt đạo đức, được phép chấp nhận việc chích ngừa khi không có lựa chọn thay thế và có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe”.
Bản thông tư nêu rõ: người Công Giáo nên phản đối việc sử dụng tế bào gốc lấy từ bào thai bị phá của các công ty dược phẩm, viện dẫn giáo huấn của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống. Nhưng, bản thông tư nói rằng, "không được hy sinh sức khỏe cộng đồng".
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ban hành một bản thông tư tương tự vào năm 2007 (được cập nhật vào năm 2015), trong đó nói rằng “Người Công Giáo có thể chấp nhận việc chích ngừa cho bản thân và con cái họ bằng cách sử dụng vắcxin dựa trên tế bào bị phá thai”, trưng dẫn trường hợp phụ nữ mang thai hoặc nguy cơ cao đối với sức khỏe cộng đồng. Hôm qua, Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống đã tweet rằng họ không tìm thấy gì đáng phản đối về mặt đạo đức trong các vắcxin của cả Pfizer lẫn Moderna.
Brian Kane, giám đốc kỳ cựu về đạo đức của Hiệp hội Y tế Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết người Công Giáo nên biết rõ nguồn gốc của vắcxin nhưng cho biết thêm, các vắcxin của Pfizer và Moderna không sai trái về mặt đạo đức.
Ông nói: “Về các nguyên tắc đạo đức liên quan đến việc sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào được khai triển từ bào thai bị phá, đó chắc chắn là một vấn đề mà tất cả chúng ta đều muốn biết rõ và cố gắng tránh sử dụng chúng. Với ý thứ đó, các vắcxin chống Covid của Pfizer và Moderna sắp ra mắt thậm chí không có vết nhơ liên quan đến vấn đề đạo đức đó”.
Lễ Tạ Ơn tại Tòa Bạch Ốc - Đệ nhất phu nhân Melania Trump đón tiếp cây thông Giáng Sinh
Đặng Tự Do
19:28 24/11/2020
Tòa Bạch Ốc vẫn tiếp tục truyền thống mùa nghỉ Lễ Tạ Ơn năm nay, bất chấp những rắc rối chung quanh cuộc bầu cử tổng thống, và Tổng thống Trump vẫn tiếp tục không công nhận kết quả cuộc bầu cử.
Hôm thứ Hai 23 tháng 11, cây thông Giáng sinh của Tòa Bạch Ốc đã được chuyển bằng xe ngựa để tặng cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump bên ngoài dinh thự. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh bà Melania Trump trong chiếc áo carô đang đón tiếp cây thông Giáng Sinh.
Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, cây thông Noel đến từ khu rừng Dan and Bryan ở phía Tây Virginia, và sẽ được trưng bày trong Phòng Xanh, theo truyền thống. Đây là một phần trong phong cách trang trí Giáng sinh hàng năm của đệ nhất phu nhân ở mọi nơi trong Tòa Bạch Ốc. Là người Công Giáo bà Melania Trump mong muốn mọi nơi trong Tòa Bạch Ốc đều rộn rã không khí đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh để cứu độ nhân loại.
Hôm thứ Ba 24 tháng 11, Tổng thống Trump đã chủ tọa truyền thống hàng năm là ân xá một con gà tây trong Lễ Tạ Ơn. Đây là lần xuất hiện công khai thứ năm của Tổng thống Trump kể từ sau cuộc bầu cử 3 tháng 11.
Hai con gà tây - tên là Corn và Cob - đã đến Washington, D.C. vào cuối tuần qua. Chúng đang ở tại khách sạn Willard InterContinental, ngay phía bên kia đường đối diện với Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Trump đã chính thức ân xá cho một con gà tây trong Lễ Tạ Ơn vào thứ Ba. Con còn lại làm nhiệm vụ thay thế nếu con thứ nhất gặp trục trặc. Hai con gà tây, có tên là Corn và Cob, đến từ ông Ron Kardel, chủ tịch liên đoàn gà tây quốc gia. Cả hai con gà tây sau đó sẽ trở về Iowa để sống phần đời còn lại của chúng.
Về việc con gà nào sẽ được trưng bày trong buổi lễ ân xá, Tòa Bạch Ốc đã đưa ra một cuộc thăm dò chính thức trên Twitter, cùng với hồ sơ của từng con gà.
Dưới đây là bản dịch toàn văn phát biểu của Tổng thống Trump sang Việt Ngữ.
Vâng, cảm ơn các bạn rất nhiều, xin an tọa. Tôi muốn chúc mừng mọi người. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones vừa vượt kỷ lục lần đầu tiên trong lịch sử, với 30,000 điểm. Đó là điều rất tốt. Điều đó tuyệt vời cho công việc và tốt cho mọi thứ và đây là lần thứ chín chúng ta lập kỷ lục trong suốt năm 2020 và là lần thứ 48 chúng ta lập kỷ lục dưới thời chính quyền Trump và chưa bao giờ có điều gì tương tự như vậy xảy ra. Tôi muốn chúc mừng tất cả mọi người đã làm việc chăm chỉ trong Tòa Bạch Ốc, nhưng có lẽ quan trọng nhất là chúc mừng người dân đất nước chúng ta. Đó là một thành tích to lớn.
Đệ nhất phu nhân và tôi rất vui mừng được chào đón tất cả các bạn đến với khu vườn hoa hồng xinh đẹp, nơi đệ nhất phu nhân đã thực sự làm việc rất chăm chỉ để cải tạo nó. Khu vườn này đã 61 năm. Nó có hình dạng thô kệch. Thực sự là một công việc rất lớn. Khi đệ nhất phu nhân quyết định cho đi dây điện dưới lòng đất, mọi người không biết nó phức tạp như thế nào, nhưng đệ nhất phu nhân đã hoàn thành một công việc tuyệt vời. Cảm ơn rất nhiều. Chúng tôi cũng rất vui khi có con gái của tôi, Ivanka, Jared, Theodore, Arabella, và Joseph, cảm ơn rất nhiều vì đã đến đây. Họ thích gà tây. Cảm ơn rất nhiều. Thay mặt cho toàn thể gia đình Trump, tôi muốn chúc mọi người Mỹ một Lễ Tạ Ơn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Hôm nay, chúng ta ở đây để tiếp tục truyền thống hàng năm được yêu mến, đó là tổng thống chính thức ân xá cho một con gà tây rất, rất may mắn vì Lễ Tạ Ơn là một ngày đặc biệt dành cho gà tây, tôi đoán phần lớn có lẽ không phải là một ngày tốt đẹp lắm đối với chúng, khi bạn nghĩ về những con gà tây. Con gà tây đầu tiên tránh né được không phải rơi vào bàn ăn của Tòa Bạch Ốc đã nhận được sự khoan hồng không chính thức khi con trai của tổng thống Abraham Lincoln là Tad cầu xin cha tha cho người bạn mới của mình. Trong 73 năm qua, Liên đoàn Gà tây Quốc gia đã tặng gà tây nhân Lễ Tạ Ơn quốc gia cho tổng thống bắt đầu dưới thời tổng thống George HW Bush. Những con gà này đã được ân xá chính thức hàng năm. Hôm nay, tôi rất vinh dự được giới thiệu với các bạn chú gà may mắn của năm nay, Corn và đề phòng khi chúng ta cần, chúng ta có thêm chú gà Cob. Corn và Cob. Không quá khó để nhớ tên chúng.
Hai con gà tây tuyệt đẹp này được chọn từ đàn gà tây chính thức của tổng thống gồm 30 con, một số rất đẹp. Chúng được nuôi dưỡng bởi chính Chủ tịch Liên đoàn gà tây Quốc gia, Ron Cardel. Ron, cảm ơn rất nhiều, Ron. Làm ơn đứng lên. Bạn đã làm rất tốt. Ron, cảm ơn bạn đã ở đây cùng với gia đình của bạn. Một gia đình đẹp. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ở đây. Tôi cảm kích điều đó. Giống như rất nhiều đàn gia súc của tổng thống, đàn gà này bắt đầu ở bang Iowa vĩ đại, nơi phải nói thẳng là chúng rất được chiều chuộng và nhân tiện, tôi yêu bang Iowa. Hai con gà tây này đã tìm cách giành được sự ủng hộ của người Iowa trên khắp tiểu bang, khi họ đặt tên cho chúng là Corn và Cob. Sau buổi lễ hôm nay, những con gà này sẽ được nghỉ hưu dưới sự chăm sóc của các bác sĩ thú y lành nghề tại Đại học Bang Iowa, một trường đại học lớn ở Ames. Khi đến đó, mọi người ở mọi lứa tuổi sẽ có thể đến thăm họ và tìm hiểu về khoa học gia cầm, thú y và truyền thống nông nghiệp cao quý của Mỹ. Tôi phải nói với các bạn rằng chúng ta yêu mến những người nông dân của chúng ta. Chúng ta hy vọng và chúng ta biết điều đó sẽ xảy ra là Corn và Cob có một cuộc sống hạnh phúc và đáng nhớ rất lâu.
Năm nay, quốc gia của chúng ta kỷ niệm 400 năm ngày những người hành hương đổ bộ lên bờ đá Plymouth. Sau khi đến thế giới mới, những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm của Mayflower đã phải chịu đựng một mùa đông cay đắng và nguy hiểm, rất, rất nguy hiểm. Nhiều người bị bệnh, hầu hết đều chết đói và tất cả đều đang cầu nguyện xin một phép lạ. Rất may, Chúa đã nhận lời cầu nguyện của họ. Từ những ngày đầu tiên của chúng ta, nước Mỹ luôn là câu chuyện của sự kiên trì và chiến thắng, quyết tâm và sức mạnh, lòng trung thành và niềm tin. Tuần này trong một thời điểm rất bất thường, nhưng theo nhiều cách, rất, rất tốt, trong bối cảnh những gì chúng ta đã chịu đựng và có thể chịu đựng được, các loại vắc-xin lần lượt được tung ra, như thế một điều khó tin đã xảy ra. Đó là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất mà hành tinh này từng chứng kiến. Đã đến lúc phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại nhất trong số các quốc gia và thậm chí tôi e rằng không có quốc gia gần được như chúng ta.
Mọi người Mỹ có thể hiệp nhất trong Lễ Tạ Ơn Chúa vì những ân sủng đáng kinh ngạc mà Ngài đã ban tặng cho chúng ta, những phước lành Ngài tuôn đổ trên gia đình, cộng đồng và đất nước xinh đẹp và vĩ đại một cách đặc biệt này. Quốc gia chúng ta vĩ đại hơn bao giờ hết. Trong Lễ Tạ Ơn này, chúng tôi gửi lời cảm ơn vô vàn đến các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế và các nhà khoa học, những người đã tiến hành cuộc chiến chống lại virus Trung Quốc và chúng tôi cảm ơn vì các loại vắc-xin và liệu pháp sẽ sớm chấm dứt đại dịch. Thật là một cảm giác vô cùng to lớn khi biết rằng các vắc-xin đang đến và có thể họ sẽ đến bắt đầu từ tuần sau hoặc ngay sau đó.
Chúng ta gửi tình yêu của mình đến mọi thành viên của lực lượng vũ trang và những anh hùng thực thi pháp luật đã liều mạng để giữ nước Mỹ an toàn, giữ cho nước Mỹ vĩ đại và như tôi nói, nước Mỹ là trên hết. Không nên tách biệt khỏi điều đó. Nước Mỹ trước hết. Chúng ta cảm tạ những quyền tự do vô giá mà chúng ta được thừa hưởng và chúng ta cầu xin Chúa luôn dõi theo và bảo vệ quốc gia của chúng ta và người dân trong ngày lễ đáng kinh ngạc này và trong tất cả những năm tới, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Một lần nữa, Melania và tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì sự lịch sự đáng kinh ngạc của các bạn và cũng chúc các bạn một Lễ Tạ Ơn vui vẻ và bây giờ là thời điểm của những vị khách danh dự của chúng ta. Họ đã chờ đợi và trong trường hợp này, chú ấy đang đợi điều này và xin đưa chú ấy ra ngoài. Nhìn này con gà đẹp tuyệt vời. Ôi, thật may mắn. Đó là một con gà may mắn.
Khi ân xá cho chú gà tây có tên là Corn, Tổng thống Trump nói:
Corn, tôi trịnh trọng ân xá cho chú. Cảm ơn Corn. Cảm ơn trang trại Iowa. Tôi biết tôi rất thích các bạn.
Chúc mọi người một Lễ Tạ Ơn vui vẻ. Cảm ơn rất nhiều.
Cám ơn mọi người.
Source:The White House
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Thảo Chuyên Đề Đức Mẹ Trà Kiệu : Lịch Sử Và Linh Đạo
Tô-ma Trương Văn Ân
10:13 24/11/2020
Trong khuôn khổ Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu, kỷ niệm 135 năm Đức Mẹ hiện ra (11.9.1885 – 2020), Ban Năm Thánh Giáo phận Đà Nẵng đã tổ chức cuộc hội thảo với chuyên đề: Đức Mẹ Trà Kiệu, lịch sử và linh đạo, vào ngày 23 / 11 / 2020 tại nhà thờ Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu. Có 230 Tham dự viên là Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý Đại diện Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ các Giáo xứ và Ban Điều hành các Đoàn thể cấp Giáo phận. Đây là cuộc Hội thảo chuyên đề đầu tiên về Đức Mẹ Trà Kiệu.
Xem Hình
Chương trình Hội thảo từ 8 giờ đến 16 giờ30. Sau lời chào mừng và giới thiệu lý do ngày Hội Thảo của Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện Giáo phận, Đức Giám Mục Giáo phận đã Ban huấn từ, Ngài nêu ý nghĩa, dấu ấn Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu, những trở ngại của dịch bệnh ảnh hưởng đến các hoạt động của Cộng đoàn dân Chúa trong Năm Thánh. Đức Cha nói đến cảm nhận Ơn Thánh, hành trình sống ơn gọi,và việc hướng đến ngày Bế mạc Năm Thánh ( 3 / 12 / 2020). Đức Cha cầu chúc mỗi người lĩnh hội văn hóa, lịch sử và Linh Đạo Đức Mẹ Trà Kiệu và ngày Hội Thảo nhiều niềm vui và an bình. Trước lúc kết lời, Đức Giám Mục đã tuyên bố khai mạc ngày Hội thảo.
Có 5 bài tham luận:
1. Đề tài 1: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu”: Thánh Kinh, Giáo phụ và lịch sử. của Linh mục Phêrô Phan Tấn Khánh ( Linh mục Gp Đà Nẵng ) – Phó Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích- Huế.
2. Đề tài 2: Lịch sử Đức Mẹ hiện ra phù hộ các Giáo hữu vào tháng 9 / 1885 tại Trà Kiệu, của anh Giuse Maria Phạm Cảnh Đáng.
3. Đề tài 3: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” dưới ánh sáng của Tông Huấn Marialis Cultus. Của Linh mục Giêrađô Trần Công Dụ
4. Đề tài 4: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” dưới ánh sáng của Thông điệp Redemptoris Mater. Của Nữ tu M. Clara Nguyễn Thị Thảo
5. Đề tài 5: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” dưới ánh sáng của Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, Của Linh muc Phaolô Vũ Chí Hỷ
Các Diễn giả là những chuyên gia chuyên sâu về Thánh Mẫu học, đã đưa nhiều dẫn chứng Khảo cổ, Lịch sử, Thánh Kinh, Thánh truyền, các Tông Huấn giáo huấn, Mạc khải Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội, xuyên suốt từ các Thánh Giáo phụ đến nay để dẫn giải Tước hiệu “ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu”. Và việc dân Chúa kêu cầu Danh Thánh Đức Mẹ Phù hộ có từ rất xa xưa, từ thế kỷ thứ 3 ( Kinh Trông Cậy). Đức Mẹ luôn luôn yêu thương chăm sóc chở che đoàn con trên khắp thế giới, cách đặc biệt một số nơi Đức Mẹ hiển linh để phù hộ con người như tại Fatima ( Bồ Đào Nha), Lộ Đức ( Pháp), Xà Sơn ( Trung Hoa), La Vang và Trà Kiệu ( Việt Nam), Guadalupe ( Mexico) và nhiều nơi khác trên thế giới. Đức Mẹ làm phép lạ phù hộ Giáo hữu trong rất nhiều biến cố, suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Mẹ chuyển những ước nguyện, lời cầu của đoàn con lên Thiên Chúa….
Trong Đề tài thứ 2, anh Giuse Maria Phạm Cảnh Đáng thuyết trình những chứng từ Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu tại Trà Kiệu, trong biến cố quân Văn Thân tấn Công Giáo xứ Trà Kiệu từ ngày 1 đến ngày 21/ 9 / 1885. Những chứng từ về diễn tiến cuộc giao tranh giữa quân Văn Thân với Giáo dân Trà Kiệu, sự chênh lệch binh số, tướng và quân chuyên nghiệp, khoảng 10.000 quân, với vũ khí đại pháo Thần Công hỏa lực mạnh và voi chiến. Trong khi đó, Giáo dân là nông dân, có khoảng 370 nam từ 16 đến 60 tuổi và một ít phụ nữ, với vũ khí giáo mác tự rèn tự chế. Nếu không có sự che chở của Đức Mẹ, làm sao chống cự nổi. Anh Giuse Maria cũng nêu Các chứng từ của anh chị em Lương dân ở các làng xung quanh Trà Kiệu về việc thấy Đức Mẹ hiện ra trợ giúp các Giáo hữu. Một chứng từ quan trọng, trong thư tường thuật của Linh mục
Bruyère - Quản xứ gởi Linh mục Gane tại Tòa Giám mục Qui Nhơn tháng 10 / 1885 và nhất là ngay sau cuộc chiến tranh này, Linh mục Geffroy đã đến thăm Trà Kiệu và ở lại đây suốt hơn 3 tháng để tìm hiểu tường tận sự kiện đặc biệt quan trong này, là TẠI SAO GIÁO XỨ TRÀ KIỆU THOÁT ĐƯỢC CUỘC BAO VÂY TẤN CÔNG CỦA QUÂN VĂN THÂN?. Ngài đã nghe chính Cha Quản xứ và những người trực tiếp tham gia chiến đấu tường thuật lại từng chi tiết suốt 21 ngày đêm bị quân Văn Thân bao vây tấn công. Và ngay sau đó, Linh mục Geffroy đã viết bài tường thuật đầy đủ và chính xác, Bài viết này được đăng trên tuần báo “ Missions Catholique” ở Pháp vào các ngày 3, ngày 10 và ngày 17 tháng 9 năm 1886. Qua rất nhiều chứng từ, Anh Giuse Maria đã chứng minh: Giáo xứ Trà Kiệu đẩy lui quân Văn Thân là nhờ Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu Trà Kiệu thoát khỏi sự hủy diệt của Đạo quân Văn Thân.
Trong cuộc Hội thảo, có rất nhiều ý kiến của Tham dự viên được các Diễn giả giải đáp cách thỏa đáng và Chân dung Linh Đạo Đức Mẹ Trà Kiệu dần hé mở.
Xin cho Chúng con thêm lòng yêu mến Đức Mẹ, thân thưa với Mẹ, với tình con thảo, tất cả buồn vui của cuộc đời. Chắc chắn Mẹ sẽ chuyển cầu với Chúa mọi nhu cầu và hoàn cảnh chúng con, xin Lòng Thương xót Chúa và Mẹ ấp ủ chúng con.
Tô-ma Trương Văn Ân
Xem Hình
Chương trình Hội thảo từ 8 giờ đến 16 giờ30. Sau lời chào mừng và giới thiệu lý do ngày Hội Thảo của Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện Giáo phận, Đức Giám Mục Giáo phận đã Ban huấn từ, Ngài nêu ý nghĩa, dấu ấn Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu, những trở ngại của dịch bệnh ảnh hưởng đến các hoạt động của Cộng đoàn dân Chúa trong Năm Thánh. Đức Cha nói đến cảm nhận Ơn Thánh, hành trình sống ơn gọi,và việc hướng đến ngày Bế mạc Năm Thánh ( 3 / 12 / 2020). Đức Cha cầu chúc mỗi người lĩnh hội văn hóa, lịch sử và Linh Đạo Đức Mẹ Trà Kiệu và ngày Hội Thảo nhiều niềm vui và an bình. Trước lúc kết lời, Đức Giám Mục đã tuyên bố khai mạc ngày Hội thảo.
1. Đề tài 1: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu”: Thánh Kinh, Giáo phụ và lịch sử. của Linh mục Phêrô Phan Tấn Khánh ( Linh mục Gp Đà Nẵng ) – Phó Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích- Huế.
2. Đề tài 2: Lịch sử Đức Mẹ hiện ra phù hộ các Giáo hữu vào tháng 9 / 1885 tại Trà Kiệu, của anh Giuse Maria Phạm Cảnh Đáng.
3. Đề tài 3: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” dưới ánh sáng của Tông Huấn Marialis Cultus. Của Linh mục Giêrađô Trần Công Dụ
4. Đề tài 4: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” dưới ánh sáng của Thông điệp Redemptoris Mater. Của Nữ tu M. Clara Nguyễn Thị Thảo
5. Đề tài 5: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu” dưới ánh sáng của Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, Của Linh muc Phaolô Vũ Chí Hỷ
Các Diễn giả là những chuyên gia chuyên sâu về Thánh Mẫu học, đã đưa nhiều dẫn chứng Khảo cổ, Lịch sử, Thánh Kinh, Thánh truyền, các Tông Huấn giáo huấn, Mạc khải Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội, xuyên suốt từ các Thánh Giáo phụ đến nay để dẫn giải Tước hiệu “ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu”. Và việc dân Chúa kêu cầu Danh Thánh Đức Mẹ Phù hộ có từ rất xa xưa, từ thế kỷ thứ 3 ( Kinh Trông Cậy). Đức Mẹ luôn luôn yêu thương chăm sóc chở che đoàn con trên khắp thế giới, cách đặc biệt một số nơi Đức Mẹ hiển linh để phù hộ con người như tại Fatima ( Bồ Đào Nha), Lộ Đức ( Pháp), Xà Sơn ( Trung Hoa), La Vang và Trà Kiệu ( Việt Nam), Guadalupe ( Mexico) và nhiều nơi khác trên thế giới. Đức Mẹ làm phép lạ phù hộ Giáo hữu trong rất nhiều biến cố, suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Mẹ chuyển những ước nguyện, lời cầu của đoàn con lên Thiên Chúa….
Trong Đề tài thứ 2, anh Giuse Maria Phạm Cảnh Đáng thuyết trình những chứng từ Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu tại Trà Kiệu, trong biến cố quân Văn Thân tấn Công Giáo xứ Trà Kiệu từ ngày 1 đến ngày 21/ 9 / 1885. Những chứng từ về diễn tiến cuộc giao tranh giữa quân Văn Thân với Giáo dân Trà Kiệu, sự chênh lệch binh số, tướng và quân chuyên nghiệp, khoảng 10.000 quân, với vũ khí đại pháo Thần Công hỏa lực mạnh và voi chiến. Trong khi đó, Giáo dân là nông dân, có khoảng 370 nam từ 16 đến 60 tuổi và một ít phụ nữ, với vũ khí giáo mác tự rèn tự chế. Nếu không có sự che chở của Đức Mẹ, làm sao chống cự nổi. Anh Giuse Maria cũng nêu Các chứng từ của anh chị em Lương dân ở các làng xung quanh Trà Kiệu về việc thấy Đức Mẹ hiện ra trợ giúp các Giáo hữu. Một chứng từ quan trọng, trong thư tường thuật của Linh mục
Trong cuộc Hội thảo, có rất nhiều ý kiến của Tham dự viên được các Diễn giả giải đáp cách thỏa đáng và Chân dung Linh Đạo Đức Mẹ Trà Kiệu dần hé mở.
Xin cho Chúng con thêm lòng yêu mến Đức Mẹ, thân thưa với Mẹ, với tình con thảo, tất cả buồn vui của cuộc đời. Chắc chắn Mẹ sẽ chuyển cầu với Chúa mọi nhu cầu và hoàn cảnh chúng con, xin Lòng Thương xót Chúa và Mẹ ấp ủ chúng con.
Tô-ma Trương Văn Ân
Tổng Hội Thường Niên của Legio Melbourne
Trần Văn Minh
16:16 24/11/2020
Melbourne, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Ba Ngày 24 Tháng 11 Năm 2020. Tại Nhà Thờ Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington đã tổ chúc lễ Tổng Hội Thường Niên trong hoàn cảnh của mùa đại dịch Covid – 19. Trong hoàn cảnh cho phép. Tượng Đức Mẹ được đặt khiêm nhường trước bàn thờ như cuộc đời Đức Mẹ. Và cờ của Comitium được đặt bên cạnh tượng Đức Mẹ, vì nhà thờ chưa trở lại sinh hoạt bình thường.
Xem hình
Thánh Lễ đồng tế do Cha Anthony Nguyễn Thế Nhân SSS chủ tế, cùng với Cha Giuse Nguyễn Bảo Quốc SSS Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là Linh giám của Comitium đồng tế. Thánh lễ có hai phần, một dành cho sự hiện diện của đầy đủ quý vị Ủy viên trong Hội đồng Comitium, các ủy viên từ các đơn vị và Hội viên về tham dự trực tiếp. Và một phần “trực tuyến” dành cho quý hội viên và cộng đoàn, những người không thể đến nhà thờ hiệp thông. Nhà thờ được đón tiếp mọi người đủ đầy, có mấy anh chị trong Ca đoàn Cecillia cũng phụ trách phần thánh ca, giúp buổi lễ linh động và sốt sắng hơn. Tất cả đều giữ đúng với khoảng cách, và tiêu chuẩn vệ sinh mùa dịch, theo đúng quy định của Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Melbourne.
Mọi người vui vẻ gặp nhau sau gần một năm bị “giãn cách!” Lời chào hỏi râm ran, với lời tạ ơn Chúa và Đức Mẹ khi thấy nhau còn khỏe mạnh. Trước khi vào nhà thờ, mọi người cũng được do nhiệt độ để đề phòng và giữ an toàn cho nhau, cho cộng đoàn và cho cả cộng đồng vì dịch bệnh chưa hết hẳn.
Trong một buổi chiều với thời tiết tương đối tốt lành, một số quý đội viên nữ cũng vui mừng được mặc lại chiếc áo dài mầu thiên thanh đồng phục, nhưng năm nay, lại phải đeo thêm chiếc khẩu trang theo quy định an toàn che mất một phần khuôn mặt. Ban điều hành gồm cô Thanh Huyền trong ban mục vụ, cùng với quý anh Sơn, Tuấn và quý chị Thành, Dung, Tuy thiện nguyện viên tận tình giúp hướng dẫn và phục vụ vệ sinh trước và sau thánh lễ.
Theo lời mở đầu của Linh mục chủ tế trong phẩm phục đỏ. Thánh lễ hôm nay 24/11 là lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng Dòng Thánh Thể. Và Lễ Tổng Hội Thường Niên của Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong bài giảng (Xin tóm tắt vài ý) nói về niềm tin của các Thánh Tử Đạo, dám hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kito. Và kết luận bằng câu hỏi người Legio với những hoạt động tông đồ và cầu nguyện với mục đích để vinh danh Chúa hay để làm nổi bật bản thân mình?
Sau thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Bảo Quốc Linh giám Legio, Quản nhiệm cộng đoàn đã đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật để Legio và cộng đoàn cùng chầu Thánh Thể Chúa và Legio đọc kinh Catena.
Lời kinh kết thúc với gần 80 hội viên cất lên vang vang, những người lính của Mẹ dâng lên vị Nữ Tướng đầy quyền uy, như sự trình diện sự hiện hữu và sẵn sàng nhận công tác và thi hành theo mệnh lệnh của Mẹ giao phó. Buổi lễ kết thúc vào khoảng 7 giờ 10 phút, trời Melbourne cuối mùa Xuân chuẩn bị qua Hè nên vẫn còn sáng, mọi người lại vui vẻ chào chia tay trở về đơn vị mình trong niềm tin yêu phó thác.
Bàn thờ Đức Mẹ và cờ hiệu của Comitium |
Xem hình
Thánh Lễ đồng tế do Cha Anthony Nguyễn Thế Nhân SSS chủ tế, cùng với Cha Giuse Nguyễn Bảo Quốc SSS Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là Linh giám của Comitium đồng tế. Thánh lễ có hai phần, một dành cho sự hiện diện của đầy đủ quý vị Ủy viên trong Hội đồng Comitium, các ủy viên từ các đơn vị và Hội viên về tham dự trực tiếp. Và một phần “trực tuyến” dành cho quý hội viên và cộng đoàn, những người không thể đến nhà thờ hiệp thông. Nhà thờ được đón tiếp mọi người đủ đầy, có mấy anh chị trong Ca đoàn Cecillia cũng phụ trách phần thánh ca, giúp buổi lễ linh động và sốt sắng hơn. Tất cả đều giữ đúng với khoảng cách, và tiêu chuẩn vệ sinh mùa dịch, theo đúng quy định của Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Melbourne.
Mọi người vui vẻ gặp nhau sau gần một năm bị “giãn cách!” Lời chào hỏi râm ran, với lời tạ ơn Chúa và Đức Mẹ khi thấy nhau còn khỏe mạnh. Trước khi vào nhà thờ, mọi người cũng được do nhiệt độ để đề phòng và giữ an toàn cho nhau, cho cộng đoàn và cho cả cộng đồng vì dịch bệnh chưa hết hẳn.
Trong một buổi chiều với thời tiết tương đối tốt lành, một số quý đội viên nữ cũng vui mừng được mặc lại chiếc áo dài mầu thiên thanh đồng phục, nhưng năm nay, lại phải đeo thêm chiếc khẩu trang theo quy định an toàn che mất một phần khuôn mặt. Ban điều hành gồm cô Thanh Huyền trong ban mục vụ, cùng với quý anh Sơn, Tuấn và quý chị Thành, Dung, Tuy thiện nguyện viên tận tình giúp hướng dẫn và phục vụ vệ sinh trước và sau thánh lễ.
Theo lời mở đầu của Linh mục chủ tế trong phẩm phục đỏ. Thánh lễ hôm nay 24/11 là lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng Dòng Thánh Thể. Và Lễ Tổng Hội Thường Niên của Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong bài giảng (Xin tóm tắt vài ý) nói về niềm tin của các Thánh Tử Đạo, dám hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kito. Và kết luận bằng câu hỏi người Legio với những hoạt động tông đồ và cầu nguyện với mục đích để vinh danh Chúa hay để làm nổi bật bản thân mình?
Sau thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Bảo Quốc Linh giám Legio, Quản nhiệm cộng đoàn đã đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật để Legio và cộng đoàn cùng chầu Thánh Thể Chúa và Legio đọc kinh Catena.
Lời kinh kết thúc với gần 80 hội viên cất lên vang vang, những người lính của Mẹ dâng lên vị Nữ Tướng đầy quyền uy, như sự trình diện sự hiện hữu và sẵn sàng nhận công tác và thi hành theo mệnh lệnh của Mẹ giao phó. Buổi lễ kết thúc vào khoảng 7 giờ 10 phút, trời Melbourne cuối mùa Xuân chuẩn bị qua Hè nên vẫn còn sáng, mọi người lại vui vẻ chào chia tay trở về đơn vị mình trong niềm tin yêu phó thác.
Lễ Ra Mắt Đoàn Thiếu Nhi Pio X giáo xứ Tụy Hiền, Tgp. Hà Nội
Gx. Tụy Hiền
22:14 24/11/2020
Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ ngày 22/11/2020, Liên đoàn Đaminh Saviô Tổng Giáo Phận Hà Nội vui mừng chào đón Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Thánh Piô X tại giáo xứ Tụy Hiền.
Nhận thấy tầm quan trọng của phong trào TNTT trong việc giúp các đoàn sinh học hỏi giáo lý, yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và hăng say làm việc tông đồ, Cha Antôn Nguyễn Văn Độ, chính xứ Tụy Hiền đã có những thao thức cùng mong ước thành lập phong trào TNTT cho các em thiếu nhi của Giáo xứ. Trong suốt thời gian dài chuẩn bị, Cha Antôn đã nhờ quý thầy hướng dẫn cho các em được học hỏi 10 điều tâm niệm của phong trào TNTT, cùng thực hành các bài nghiêm tập căn bản.
Xem Hình
Thánh lễ ra mắt Xứ đoàn được tổ chức long trọng vào lúc 9g30 do Cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Giuse Đào Trọng Thành, Tuyên úy Liên đoàn Đaminh Savio Tổng Giáo phận Hà Nội; Cha Giuse Nguyễn Khắc Trường, Tuyên úy Hiệp đoàn Piô X giáo hạt Thanh Oai, cùng sự hiện diện của quý Sơ, quý Thầy và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Giuse Nguyễn Khắc Trường đã giới thiệu cùng cộng đoàn phụng vụ về hình ảnh của một vị vua nhân từ là chính Đức Giêsu. Ngài là Vua muôn vua, Chúa các chúa, vương quốc của ngài là vương quốc tình yêu. Vua Giêsu không dùng quyền lực để cai trị, nhưng dùng tình thương để cảm hóa con người. Ngài không khoác tấm áo lộng lẫy kiêu sa, nhưng hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang để có thể gần gũi với nỗi đau của con người, nỗi bần cùng của người nghèo đói. Và chính nơi những con người đau khổ đó ta có thể thực sự gặp gỡ Đức Giêsu.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa của từng ngành do Cha Tuyên úy Liên đoàn chủ sự. Khi được Cha Tuyên úy hỏi về châm ngôn của mỗi ngành, từng ngành đã hô vang khẩu hiệu cùng với sự quyết tâm thực hiện châm ngôn của ngành mình.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em đại diện cho Xứ đoàn dâng lời tri ân quý Cha Tuyên úy, quý Thầy, quý Sơ, cùng cộng đoàn đã hiệp thông cầu nguyện cho các em và cộng tác cách này cách khác để buổi lễ ra mắt Xứ đoàn được diễn ra long trọng và sốt sắng.
Với Thánh lễ ra mắt Xứ đoàn hôm nay, 327 đoàn sinh của Xứ đoàn Thánh Piô X đã được chính thức gia nhập vào Liên đoàn Đaminh Saviô Tổng Giáo Phận Hà Nội. Ước mong mỗi đoàn sinh luôn nhiệt thành, hăng say xây dựng Xứ đoàn ngày càng thăng tiến và trở nên tông đồ nhiệt thành của Chúa Giêsu, hầu làm cho vương quốc tình yêu của Vua Kitô được lan tỏa khắp nơi.
BTT. Gx. Tụy Hiền
ảnh: Quang Huy
Nhận thấy tầm quan trọng của phong trào TNTT trong việc giúp các đoàn sinh học hỏi giáo lý, yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và hăng say làm việc tông đồ, Cha Antôn Nguyễn Văn Độ, chính xứ Tụy Hiền đã có những thao thức cùng mong ước thành lập phong trào TNTT cho các em thiếu nhi của Giáo xứ. Trong suốt thời gian dài chuẩn bị, Cha Antôn đã nhờ quý thầy hướng dẫn cho các em được học hỏi 10 điều tâm niệm của phong trào TNTT, cùng thực hành các bài nghiêm tập căn bản.
Xem Hình
Thánh lễ ra mắt Xứ đoàn được tổ chức long trọng vào lúc 9g30 do Cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Giuse Đào Trọng Thành, Tuyên úy Liên đoàn Đaminh Savio Tổng Giáo phận Hà Nội; Cha Giuse Nguyễn Khắc Trường, Tuyên úy Hiệp đoàn Piô X giáo hạt Thanh Oai, cùng sự hiện diện của quý Sơ, quý Thầy và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa của từng ngành do Cha Tuyên úy Liên đoàn chủ sự. Khi được Cha Tuyên úy hỏi về châm ngôn của mỗi ngành, từng ngành đã hô vang khẩu hiệu cùng với sự quyết tâm thực hiện châm ngôn của ngành mình.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em đại diện cho Xứ đoàn dâng lời tri ân quý Cha Tuyên úy, quý Thầy, quý Sơ, cùng cộng đoàn đã hiệp thông cầu nguyện cho các em và cộng tác cách này cách khác để buổi lễ ra mắt Xứ đoàn được diễn ra long trọng và sốt sắng.
Với Thánh lễ ra mắt Xứ đoàn hôm nay, 327 đoàn sinh của Xứ đoàn Thánh Piô X đã được chính thức gia nhập vào Liên đoàn Đaminh Saviô Tổng Giáo Phận Hà Nội. Ước mong mỗi đoàn sinh luôn nhiệt thành, hăng say xây dựng Xứ đoàn ngày càng thăng tiến và trở nên tông đồ nhiệt thành của Chúa Giêsu, hầu làm cho vương quốc tình yêu của Vua Kitô được lan tỏa khắp nơi.
BTT. Gx. Tụy Hiền
ảnh: Quang Huy
Văn Hóa
Mùa Thu Tri Ân
Nguyễn Kim Ngân
09:59 24/11/2020
Mùa Thu Tri Ân
Buổi sáng tháng 11, vừa thức dậy, trong không khí se se lạnh, nhìn ra ngoài khung cửa sổ, dưới ánh nắng chói chan, đã thấy sắc vàng cam rực rỡ của những nhánh cây hồng dòn đang vào mùa thay lá trước khi rời cành rụng xuống. Thì ra thu vừa sang, với sắc mầu tươi đẹp của riêng nó, chỉ một lần trong năm. Điều đáng nói là cứ mỗi độ thu về, tâm tình tri ân lại dấy lên trong lòng, bởi mùa Lễ Tạ Ơn cũng đang về theo với dáng thu kia, trong nỗi rạo rực của mọi người dân Hoa Kỳ.
Không dưng câu nói của bình luận gia Michael Josephson vọng về thật rõ ràng: “Thế giới này có quá nhiều phong cảnh núi đồi trùng điệp, thảo nguyên xanh ngắt, dưới khung trời trong vắt và cảnh sông hồ bình yên phẳng lặng. Đó là chưa nói đến những rừng thông ngút ngàn, những cánh đồng đầy hoa thơm cỏ lạ, cũng như những bải biển với bờ cát trắng mênh mông vươn dài tới tận chân trời xa. Lại còn những buối bình minh rực nắng và những cảnh hoàng hôn lặng lẽ diễm tuyệt. Chỉ còn thiếu một điều là con người biết dừng lại để chiêm ngưỡng và thưởng thức trong tâm tình cảm tạ Thượng Đế toàn năng.”
Đúng thế, chỉ cần nhìn vào cuộc sống và cảnh vật chung quanh với cặp mắt tri ân, thì thế giới này sẽ trở thành một cõi huyền diệu đầy vẻ kinh ngạc. Tại sao tâm tình biết ơn lại có thể đem lại điều kỳ diệu ấy?
Marcus Tullius Cicero--thường gọi tắt là Cicero—chính trị gia, học giả nổi tiếng thời Rôma cổ đại đã viết rằng: “Lòng tri ân không chỉ là nhân đức lớn nhất, mà còn là cha đẻ của mọi nhân đức.” Triết gia, văn sĩ và thần học gia G.K Chesterton cũng có cùng ý tưởng khi nói rằng: “Biết ơn là hình thức tư duy cao thượng nhất, và lòng tri ân chính là niềm hạnh phúc được nhân đôi lên một cách kỳ diệu.”
Rõ ràng là giữa hạnh phúc và lòng biết ơn quả là có một mối liên hệ hết sức mật thiết. “Một trái tim biết tri ân thì chắc chắn sẽ hạnh phúc, bởi lẽ ta không thể mang lấy tâm tình biết ơn mà cùng một lúc lại cảm thấy cuộc đời nặng trĩu những bất hạnh được.” Lời tuyên bố này của tác giả sách thiếu nhi, Douglas Wood, dường như đã gợi ý cho một ai đó hằng truyền tải câu nói này trên các trang mạng xã hội: “Tạ ơn Trời mỗi buổi mai thức dậy, ta có thêm một ngày để yêu thương.” Thật đúng như lời nhắn nhủ của Tecumseh, vị Tù Trưởng dân da đỏ thời chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ đầu thế kỷ 19: “Mỗi sáng khi thức dậy, bạn hãy dâng lời cảm tạ vì bạn có bánh ăn trên bàn, và có niềm vui cho cuộc sống. Nếu bạn không tìm ra lý do gì để cảm tạ, thì trong chính bản thân bạn--chứ không ở đâu khác—đã có một sự gì đó bất ổn, cần chấn chỉnh lại.” Quả vậy, nếu có tâm tình biết ơn thì bất cứ điều gì cũng khiến ta cảm thấy thanh bình thoải mái. Còn nếu suốt ngày cứ than thân trách phận thì chẳng có gì làm ta vui sướng khuây khỏa được.
Hài lòng với cuộc sống, tạ ơn vì những điều đang có, kể cả những gì tầm thường nhỏ bé nhất, đó chính là bí quyết để sống vui và trở thành khôn ngoan. Hình như bí quyết này đã được các bậc hiền triết nói lên từ lâu lắm rồi, tỉ như triết gia cổ đại Hy Lạp Epictetus đã từng thốt lên: “Người khôn ngoan là người không hề than trách vì những gì mình không có được, nhưng lại vui tươi đón nhận những gì mình đang có.” Một triết gia khác, nổi tiếng về lập trường “vui với đời thường”, đã cho ta những lời căn dặn chí lý: “Đừng làm hư hoại những gì bạn đang sở hữu bằng những ước mơ viễn vông về những gì bạn không có được. Đừng quên rằng điều bạn đang sở hữu hôm nay đã là điều bạn đã từng mơ ước một lần trong đời.” Chỉ cần nhớ đến những ngày tháng còn kẹt lại trong nước sau biến cố “giải phóng,” hoặc những năm dài quằn quại trong lao tù của chế độ, trước khi đặt chân lên miền đất hứa này, mới thấy thấm thía lời tuyên bố trên của nhà hiền triết Epicurus.
Một nhà văn nổi tiếng hiện nay tại Hoa Kỳ--Melody Beattie—sau một quãng đời trôi nổi trong kiếp bợm nhậu và nghiện ngập, đã cho ta một đúc kết thật đẹp về tâm tình biết ơn: “Niềm tri ân làm cho những gì ta có trở thành đầy đủ, nhiều khi còn dư thừa nữa. Nó chuyển cái ta chối bỏ trở thành điều ta mở lòng đón nhận, đổi cái hỗn mang sang trật tự, biến điều u mê lẫn lộn trở thành sáng tỏ; nó khiến ta hiểu hơn về quá khứ, đem lại bình an cho hiện tại, và mở ra một viễn kiến cho tương lai.”
Trước thềm đệ nhất chu niên ngày cả thế giới bị hoành hành bởi cơn đại dịch COVID-19, mà ngay bây giờ, tại nơi ta ở, đang trải qua giai đoạn tột đỉnh, mang đậm nét “mầu tím hoa sim,” khiến cho đời sống đã bất ổn cả năm trời nay, lại càng thêm trĩu nặng nét hoang mang lo lắng, thế thì niềm tri ân có thể mang lại lợi ích gì cho ta chăng? Về điểm này, một nhà bác học lừng danh của nhân loại đã cho ta một câu trả lời đơn giản nhưng sâu sắc: “Sống trong cuộc đời, ta chỉ có thể chọn một trong hai thái độ: một, là sống như không có gì được coi là phép lạ cả, và hai, là sống y như thể mọi sự đều là phép lạ hết.” Lời nói trên của
Albert Einstein thật đáng cho ta suy nghĩ về vai trò quan phòng và quyền phép khôn lường của Thượng Đế trong một thời đại chỉ biết thượng tôn tiến bộ của khoa học và thành tựu không ngừng của kỹ thuật, đến độ Thiên Chúa hoàn toàn bị xóa sổ. Một lần nữa G. K. Chesterton lại nhắc cho ta một sự thật, qua kiểu đối chữ như sau: “Nói về cuộc đời, điều quan trọng chính là: hoặc bạn coi mọi sự đều “là tất nhiên—take things for granted” hay là đón nhận chúng “với niềm tri ân—take them with gratitude.”
Với những người có niềm tin, lời Thánh Phaolô: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Chúa” (Roma 8:28) khiến ta coi “tất cả đều là hồng ân” (cf. Ep 2: 9). Hiển nhiên, ta cần phải đếm tất cả những phúc lành Chúa ban xuống hàng ngày (to count God’s blessings) để cảm tạ tinh thương hải hà của Ngài, bởi tình thương Chúa vượt trên tất cả mọi xấu xa, gian ác của trần gian. Chính tình thương ấy có khả năng giúp ta khám phá ra cái tốt từ trong cái xấu, rút lấy điều hay từ trong điều dở, và biến đổi âu lo buồn tủi trở thành niềm vui hy vọng. Thế nhưng, điều quan trọng không kém là phải làm sao cho
những phúc lành ấy biến đổi chính con người chúng ta (to make God’s blessing count). Thật vậy, đứng trước mọi biến cố xẩy đến trong cuộc đời, tri ân luôn luôn phải là thái độ và tâm tình thường hằng bất biến của ta, từ buổi sáng tinh mơ cho đến khi chiều về. Thi sĩ nổi tiếng Hoa Kỳ--Maya Angelou—đã vẽ cho ta một hình ảnh đơn sơ nhưng tuyệt đẹp: “Ước gì tâm tình tạ ơn sẽ mãi là chiếc gối êm ái, trên đó ta quỳ xuống, thầm thì lời kinh tối trước khi lên giường ngủ.” Vâng, tạ ơn sẽ phải là nội dung câu kinh ta đọc mỗi ngày và mọi ngày, đúng như lời nhà thần bí Meister Eckhart đã kết luận: “Nếu lời nguyện duy nhất bạn đọc hàng ngày là lời “kinh Cám Ơn,” thì đó đã là việc làm đầy đủ lắm rồi.”
Lậy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa muôn đời!
Mùa Thanksgiving 2020
Nguyễn Kim Ngân
Không dưng câu nói của bình luận gia Michael Josephson vọng về thật rõ ràng: “Thế giới này có quá nhiều phong cảnh núi đồi trùng điệp, thảo nguyên xanh ngắt, dưới khung trời trong vắt và cảnh sông hồ bình yên phẳng lặng. Đó là chưa nói đến những rừng thông ngút ngàn, những cánh đồng đầy hoa thơm cỏ lạ, cũng như những bải biển với bờ cát trắng mênh mông vươn dài tới tận chân trời xa. Lại còn những buối bình minh rực nắng và những cảnh hoàng hôn lặng lẽ diễm tuyệt. Chỉ còn thiếu một điều là con người biết dừng lại để chiêm ngưỡng và thưởng thức trong tâm tình cảm tạ Thượng Đế toàn năng.”
Đúng thế, chỉ cần nhìn vào cuộc sống và cảnh vật chung quanh với cặp mắt tri ân, thì thế giới này sẽ trở thành một cõi huyền diệu đầy vẻ kinh ngạc. Tại sao tâm tình biết ơn lại có thể đem lại điều kỳ diệu ấy?
Marcus Tullius Cicero--thường gọi tắt là Cicero—chính trị gia, học giả nổi tiếng thời Rôma cổ đại đã viết rằng: “Lòng tri ân không chỉ là nhân đức lớn nhất, mà còn là cha đẻ của mọi nhân đức.” Triết gia, văn sĩ và thần học gia G.K Chesterton cũng có cùng ý tưởng khi nói rằng: “Biết ơn là hình thức tư duy cao thượng nhất, và lòng tri ân chính là niềm hạnh phúc được nhân đôi lên một cách kỳ diệu.”
Rõ ràng là giữa hạnh phúc và lòng biết ơn quả là có một mối liên hệ hết sức mật thiết. “Một trái tim biết tri ân thì chắc chắn sẽ hạnh phúc, bởi lẽ ta không thể mang lấy tâm tình biết ơn mà cùng một lúc lại cảm thấy cuộc đời nặng trĩu những bất hạnh được.” Lời tuyên bố này của tác giả sách thiếu nhi, Douglas Wood, dường như đã gợi ý cho một ai đó hằng truyền tải câu nói này trên các trang mạng xã hội: “Tạ ơn Trời mỗi buổi mai thức dậy, ta có thêm một ngày để yêu thương.” Thật đúng như lời nhắn nhủ của Tecumseh, vị Tù Trưởng dân da đỏ thời chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ đầu thế kỷ 19: “Mỗi sáng khi thức dậy, bạn hãy dâng lời cảm tạ vì bạn có bánh ăn trên bàn, và có niềm vui cho cuộc sống. Nếu bạn không tìm ra lý do gì để cảm tạ, thì trong chính bản thân bạn--chứ không ở đâu khác—đã có một sự gì đó bất ổn, cần chấn chỉnh lại.” Quả vậy, nếu có tâm tình biết ơn thì bất cứ điều gì cũng khiến ta cảm thấy thanh bình thoải mái. Còn nếu suốt ngày cứ than thân trách phận thì chẳng có gì làm ta vui sướng khuây khỏa được.
Một nhà văn nổi tiếng hiện nay tại Hoa Kỳ--Melody Beattie—sau một quãng đời trôi nổi trong kiếp bợm nhậu và nghiện ngập, đã cho ta một đúc kết thật đẹp về tâm tình biết ơn: “Niềm tri ân làm cho những gì ta có trở thành đầy đủ, nhiều khi còn dư thừa nữa. Nó chuyển cái ta chối bỏ trở thành điều ta mở lòng đón nhận, đổi cái hỗn mang sang trật tự, biến điều u mê lẫn lộn trở thành sáng tỏ; nó khiến ta hiểu hơn về quá khứ, đem lại bình an cho hiện tại, và mở ra một viễn kiến cho tương lai.”
Trước thềm đệ nhất chu niên ngày cả thế giới bị hoành hành bởi cơn đại dịch COVID-19, mà ngay bây giờ, tại nơi ta ở, đang trải qua giai đoạn tột đỉnh, mang đậm nét “mầu tím hoa sim,” khiến cho đời sống đã bất ổn cả năm trời nay, lại càng thêm trĩu nặng nét hoang mang lo lắng, thế thì niềm tri ân có thể mang lại lợi ích gì cho ta chăng? Về điểm này, một nhà bác học lừng danh của nhân loại đã cho ta một câu trả lời đơn giản nhưng sâu sắc: “Sống trong cuộc đời, ta chỉ có thể chọn một trong hai thái độ: một, là sống như không có gì được coi là phép lạ cả, và hai, là sống y như thể mọi sự đều là phép lạ hết.” Lời nói trên của
Với những người có niềm tin, lời Thánh Phaolô: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Chúa” (Roma 8:28) khiến ta coi “tất cả đều là hồng ân” (cf. Ep 2: 9). Hiển nhiên, ta cần phải đếm tất cả những phúc lành Chúa ban xuống hàng ngày (to count God’s blessings) để cảm tạ tinh thương hải hà của Ngài, bởi tình thương Chúa vượt trên tất cả mọi xấu xa, gian ác của trần gian. Chính tình thương ấy có khả năng giúp ta khám phá ra cái tốt từ trong cái xấu, rút lấy điều hay từ trong điều dở, và biến đổi âu lo buồn tủi trở thành niềm vui hy vọng. Thế nhưng, điều quan trọng không kém là phải làm sao cho
những phúc lành ấy biến đổi chính con người chúng ta (to make God’s blessing count). Thật vậy, đứng trước mọi biến cố xẩy đến trong cuộc đời, tri ân luôn luôn phải là thái độ và tâm tình thường hằng bất biến của ta, từ buổi sáng tinh mơ cho đến khi chiều về. Thi sĩ nổi tiếng Hoa Kỳ--Maya Angelou—đã vẽ cho ta một hình ảnh đơn sơ nhưng tuyệt đẹp: “Ước gì tâm tình tạ ơn sẽ mãi là chiếc gối êm ái, trên đó ta quỳ xuống, thầm thì lời kinh tối trước khi lên giường ngủ.” Vâng, tạ ơn sẽ phải là nội dung câu kinh ta đọc mỗi ngày và mọi ngày, đúng như lời nhà thần bí Meister Eckhart đã kết luận: “Nếu lời nguyện duy nhất bạn đọc hàng ngày là lời “kinh Cám Ơn,” thì đó đã là việc làm đầy đủ lắm rồi.”
Lậy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa muôn đời!
Mùa Thanksgiving 2020
Nguyễn Kim Ngân
Trời Mới Đất Mới Và Những Đồng Xu Ten !
Sơn Ca Linh
10:30 24/11/2020
“Người thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ” (Lc 21,1-4)
Trong cái “hòm tiền bao la” của thế giới,
Hòm tiền “công đức” để nhân danh: dựng xây, phát triển, trừ tà…
Để dán nhãn: thoa dịu, lau khô những giọt nước mắt xót xa,
Và xây lên những chiếc cầu của tương trợ, cảm thông, nhân ái…
Chiếm chỗ nhiều nhất,
Vẫn là những “núi đô-la” của những đại gia lừng lẫy,
Những Bill Gates, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Jack Ma…
Cùng với những “hợp đồng chằng chịt, ma quái”…bao la,
Mà “võ bọc mĩ miều” luôn mang tên “cứu nhân độ thế” !
Nên, vẫn mãi là những tên nô lệ:
những trẻ con mang súng ở Phi Châu,
Những người mang ma túy ở Mêhicô…
Những cô gái của nạn buôn người đến từ Venezuella, Trung Quốc…
Có ai thấy đâu,
Những “đồng xu ten” của những mụ góa già ốm o gầy guộc,
Vài lon gạo cũ, chiếc áo bạc màu, mấy “gói mì tôm”…
Những “giọt tình người”, đong đầy hương sắc của “thảo thơm”,
một chút sẻ chia mang tên “lá lành đùm lá rách” !
Thế giới hôm nay,
Người ta chỉ thấy những chuyện nhãn tiền trên Twitter, Facebook…
Người ta tôn thờ thần tượng là những “tỉ phú Đô-la”,
“cặp giò miên man” hoa hậu, “chân sút vàng”, “đẳng cấp đại gia”…
Nên, kẻ mạt hạng, cùng đinh,
Mãi ôm phận “quét lá đa” trong thế giới của lặng thầm quên lãng !
Nhưng, “Chúa ở đó”, hay, “Trời ở trên cao” lồng lộng,
Vẫn nhìn, vẫn thấy, vẫn ân cần ánh mắt dõi theo,
Những giọt hy sinh,
Những “đồng xu ten” của những “người nghèo”,
Những “chút bột, chút dầu cuối cùng…” của “bà góa Sarepta” thuở ấy.
Nhưng thế giới, “thúng bột trần gian”, men Tin Mừng sẽ dậy,
Bởi những đồng xu,
Vâng, những “đồng xu của cả sự sống, của tình yêu” !
Vũ trụ nầy, thế giới nầy, rồi sẽ nên “trời mới đất mới” mĩ miều,
Bởi những góp nhặt, hy sinh…,
những “đồng xu ten”, tầm thường… rất nhỏ !
Sơn Ca Linh (24.11.2020)
Chuyện TU SĨ Chuyện EM - Điều Chi Xảy Ra Vậy Cà?
Lm. Nguyễn Trung Tây
17:37 24/11/2020
Từ giữa tháng Ba tới giờ, lockdown toàn tập xảy ra gần như trên toàn đảo quốc Philippines. Tu sĩ truyền giáo thế là bị nhốt trong khuôn viên nhà xứ ở một làng quê. Mùa đại dịch, Philippines có những giai đoạn đứng đầu danh sách số người nhiễm siêu vi khuẩn cúm Covid-19 vùng Đông Nam Á. Bởi thế, chốt trạm mọc lên khắp nẻo đường trong tỉnh, phố, và thôn. Không có thẻ quarantine pass mà lang thang ngoài đường, lính trận Philippines mặc áo lính loang lổ da beo chặn lại, còng tay, tống về nhà ngay. Lockdown, Tu Sĩ chỉ còn được dâng thánh lễ online hằng ngày. Lockdown, trường đóng cửa, Em được ông trưởng thôn cho phép tới giáo xứ giúp lễ hằng ngày, nhưng bắt buộc phải đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà. Ngồi trên xe đạp, em khẩu trang che kín mũi, miệng, phóng tới nhà xứ mỗi sáng sớm. Tới xứ, em nhanh nhanh chuẩn bị máy tính và dàn âm thanh để livestream thánh lễ. Tới giờ lễ, em trong áo giúp lễ và tôi trong áo lễ bước ra cung thánh rộng mênh mang với không một bóng người. Em mười bẩy tuổi, nhỉnh cao giò, tóc bôi keo, đeo khẩu trang, nhìn như tài tử Hàn Quốc.
Thánh lễ xong, em ăn sáng với tôi. Ăn điểm tâm, em ngồi phía bên kia bàn, tôi bên này, khoảng cách an toàn. Bao giờ cũng vậy, ăn cơm với tôi, em có nhiệm vụ làm dấu xướng kinh. Em đọc kinh xong, tôi cầm đôi đũa tre, nửa đùa nửa thật,
— Tới giờ ăn rồi, cấm mi ngứa cổ ho ho, hoặc ngứa mũi ách-xì...
Em lém lỉnh, nói ngay,
— Cha cũng vậy đó! Trong thánh lễ, con thấy cha cũng ho ho, mấy lần…
Em vừa nói vừa cẩn thận cởi khẩu trang ra. Tôi phá em, cười tủm tỉm,
— Sao tài tử K-pop không đeo khẩu trang nữa à?
Em phá ra cười, sửa lưng tôi,
— Cha! Con đâu phải K-pop! Con là Pinoy (người Philippines) mà. Nếu con hát nhạc pop nổi tiếng, người ta sẽ phong con P-pop. Còn cha, nếu cha hát hay, người ta sẽ gọi “ông Cha V-pop.” Mà nếu đeo khẩu trang như P-pop, sao con ăn…
Em mến,
Thế giới giờ này ai ai cũng hóa ra T-pop (chữ T thế cho chữ Thế giới),
từ trẻ sơ sinh cho đến cụ lão chuẩn bị yên nghỉ nơi “cuối trời thênh thang,”
giờ này ai ai cũng khẩu trang che mũi, miệng và cằm, kiểu K-pop, V-pop.
Thế giới giờ này rộn ràng khẩu trang,
đủ mầu, đủ kiểu, đủ hình dạng!
Từ kiểu khẩu trang phòng mổ, mầu xanh xanh.
Cho tới kiểu sát thủ Ninja, màu đen máu lạnh,
Hoặc lính trận rằn ri, loang lổ da beo,
Hoặc nữ tính mầu hồng hồng dễ thương chi lạ!
Thế giới giờ này đeo khẩu trang là “à-la-mode,”
Tông-soẹt-tông, mình với ta khẩu trang, “tuy hai là một,” một màu sim tim tím!
Như nhiều nhà lãnh đạo (cả ông và bà) đều đeo khẩu trang màu tím lịm hoa sim!
Giờ này thiên hạ ai cũng khẩu trang, cứ như khẩu trang tạo ra căn tính!
Không khẩu trang, không phải người!
Ông thần Descarte nếu từ ngôi mộ xanh xanh cỏ ngồi bật dậy sẽ cười,
“Tôi đeo khẩu trang, cho nên, tôi biết tôi sống.”
Riêng Plato kể chuyện người tù trong hang (bị xích chân từ thủa bẩm sinh) phiên bản mới,
“Khi quay trở về hang, hắn kể chuyện với bạn cùng hang động, ‘Ui chu choa! Tau thấy thiên hạ ai cũng đeo khẩu trang.’ Bạn nối khố nổi giận, tặng cho mấy gậy, quyết định gửi hắn đi bán muối!”
Thế giới giờ này người né người!
Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh,
người ngồi xa người, khoảng cách an toàn.
Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau.
Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng;
Hết rồi những ánh mắt ái ngại, những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
“Oh, no!” Thay vào đó, trăm ngàn con mắt hình viên đạn xuất hiện, hướng về phía người mới lỡ mũi!
Cứ thế!
Thiên hạ ai đó lỡ miệng, ho ho mấy tiếng,
Trần gian, đang như kiến lửa hoảng loạn vỡ tổ, ngay lập tức trở nên nhịp nhàng đồng dạng: mặt nhăn nhăn tựa như thù cha chưa trả!
Có người bấm chuông xe bus, đứng dậy, bỏ xuống xe, thà là lết bộ dưới trời nắng trưa nung lửa mùa hạ! Chậm! Nhưng sống sót… mặc dù đen cháy làn da!
Chẳng bao lâu nữa, con người theo luật tiến hóa sẽ phát triển bộ gene di truyền mới, bộ “antisocial.” Con người sẽ không được định nghĩa là “social beings” nữa. Xưa rồi Diễm! Tôi một mình sống, một mình chơi game điện tử, một mình coi phim Utube! Vậy là vui. Trái đất (thế là) yên lặng sa mạc. Thương xá, xe hơi, xe đạp, đường trải nhựa thênh thang mấy lằn, freeway bắt cao mấy tầng chồng chéo trở nên đồ cổ, bám rêu xanh, chực chờ giây phút sụp đổ!
Ông thần triết gia Hegel sẽ lúng túng với triết lý người ta cần một người khác để xác định “tôi hiện hữu!”
Thiệt tình là rách việc!
Thế giới giờ này chẳng ai bắt tay ai,
Chỉ đụng nhau qua những nắm đấm, anh đấm tôi, tôi đấm chị!
Hoặc những cú đá chân, chân cô gái tuổi mộng mơ đá chân cậu con trai mới lớn,
Chân bố đá chân dài tới nách của con gái!
Chân mẹ đá chân vòng kiềng số tám của con trai!
Thế giới rộn ràng đấm đá nhau!
Giờ này đấm đá trở nên dấu hiệu của hòa bình và của cả hòa giải!
Thế giới giờ này thiên hạ năm ngày ngồi trong nhà bếp làm việc kỹ sư, điện tử!
Buổi họp sáng thứ Hai đầu tuần, xếp lớn và các trưởng phòng gặp nhau qua Zoom,
báo cáo tuần qua, công tác tuần tới,
Ai cũng nghe giọng nói (rõ ràng), nhìn thấy đầu (tóc chải đẹp) và cổ (thắt cà-vạt)! Nhìn nét và chất như tài tử xi-nê Titanic lúc đang ăn tiệc trong khoang hạng nhất.
Nhưng, nếu không mặc quần tây đi giầy da thật, hoặc váy đẹp guốc cao gót 10 phân, mà chỉ là quần đùi xà-loỏng chân đất,
trưởng phòng và xếp lớn của đại công ty điện toán Thung Lũng Silicon cũng chả biết.
Giản đơn! Nóng nực mùa hè phía trên, mát mẻ mùa thu phía dưới! Một chuẩn mực mới!
Thế giới giờ này cô dâu chú rể trao đổi lời thề hôn ước qua màn ảnh máy vi tính.
Hai bên hôn nhau, nụ hôn đầu đời vợ chồng cũng qua hai màn ảnh!
Ông cha thánh giá áo đen, hoặc Sư thầy chuỗi bồ đề áo vàng, hoặc Đạo sỹ áo trắng bát quái, cả ba đại diện Thiên Chúa, Đức Phật, Thần Khí chúc lành tân lang tân nương cũng qua màn ảnh!
Quan họ hai bên, bố mẹ chồng bố mẹ vợ cũng hiện diện qua rất nhiều màn ảnh!
Mẹ đeo kiềng vàng nặng lên cổ con dâu, vàng 24 sáng lấp lánh bởi vàng ba số 999 chính hiệu, cũng qua màn ảnh!
Cô dâu đôi mắt vẽ chì thâm đen long lanh hạt lệ, má phấn hồng e lệ nói, “Con cảm ơn mạ,” cũng qua màn ảnh!
Tham dự qua màn ảnh, nhưng ai cũng đều phải đeo khẩu trang đủ màu đủ kiểu, và giữ khoảng cách an toàn.
“Ủa! Điều chi xảy ra vậy cà?” Thế giới năm 2020 giờ này bạn hỏi ta!
Người đơn thuần có thể sẽ nhún vai, rất tây ba-lô, rồi phán, “Ông (bà) thần nước mặn! Tỉnh dậy đi! Mở mắt ra mà nom nom cho kỹ hộ tôi!
Vi khuẩn SARS-CoV-2 vô hình nhè nhẹ bước chân vào đời hữu hình, đổi thay tất cả! Thế thôi!”
Với em, nhìn như P-pop, người có niềm tin vào Đức Kitô, tu sĩ sẽ nói,
“Thiên Chúa đang nói một điều gì đó với trần gian! Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”
Cuối năm mùa đại dịch 2020
Thánh lễ xong, em ăn sáng với tôi. Ăn điểm tâm, em ngồi phía bên kia bàn, tôi bên này, khoảng cách an toàn. Bao giờ cũng vậy, ăn cơm với tôi, em có nhiệm vụ làm dấu xướng kinh. Em đọc kinh xong, tôi cầm đôi đũa tre, nửa đùa nửa thật,
— Tới giờ ăn rồi, cấm mi ngứa cổ ho ho, hoặc ngứa mũi ách-xì...
Em lém lỉnh, nói ngay,
— Cha cũng vậy đó! Trong thánh lễ, con thấy cha cũng ho ho, mấy lần…
Em vừa nói vừa cẩn thận cởi khẩu trang ra. Tôi phá em, cười tủm tỉm,
— Sao tài tử K-pop không đeo khẩu trang nữa à?
Em phá ra cười, sửa lưng tôi,
— Cha! Con đâu phải K-pop! Con là Pinoy (người Philippines) mà. Nếu con hát nhạc pop nổi tiếng, người ta sẽ phong con P-pop. Còn cha, nếu cha hát hay, người ta sẽ gọi “ông Cha V-pop.” Mà nếu đeo khẩu trang như P-pop, sao con ăn…
Em mến,
Thế giới giờ này ai ai cũng hóa ra T-pop (chữ T thế cho chữ Thế giới),
từ trẻ sơ sinh cho đến cụ lão chuẩn bị yên nghỉ nơi “cuối trời thênh thang,”
giờ này ai ai cũng khẩu trang che mũi, miệng và cằm, kiểu K-pop, V-pop.
Thế giới giờ này rộn ràng khẩu trang,
đủ mầu, đủ kiểu, đủ hình dạng!
Từ kiểu khẩu trang phòng mổ, mầu xanh xanh.
Cho tới kiểu sát thủ Ninja, màu đen máu lạnh,
Hoặc lính trận rằn ri, loang lổ da beo,
Hoặc nữ tính mầu hồng hồng dễ thương chi lạ!
Thế giới giờ này đeo khẩu trang là “à-la-mode,”
Tông-soẹt-tông, mình với ta khẩu trang, “tuy hai là một,” một màu sim tim tím!
Như nhiều nhà lãnh đạo (cả ông và bà) đều đeo khẩu trang màu tím lịm hoa sim!
Giờ này thiên hạ ai cũng khẩu trang, cứ như khẩu trang tạo ra căn tính!
Không khẩu trang, không phải người!
Ông thần Descarte nếu từ ngôi mộ xanh xanh cỏ ngồi bật dậy sẽ cười,
“Tôi đeo khẩu trang, cho nên, tôi biết tôi sống.”
Riêng Plato kể chuyện người tù trong hang (bị xích chân từ thủa bẩm sinh) phiên bản mới,
“Khi quay trở về hang, hắn kể chuyện với bạn cùng hang động, ‘Ui chu choa! Tau thấy thiên hạ ai cũng đeo khẩu trang.’ Bạn nối khố nổi giận, tặng cho mấy gậy, quyết định gửi hắn đi bán muối!”
Thế giới giờ này người né người!
Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh,
người ngồi xa người, khoảng cách an toàn.
Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau.
Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng;
Hết rồi những ánh mắt ái ngại, những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
“Oh, no!” Thay vào đó, trăm ngàn con mắt hình viên đạn xuất hiện, hướng về phía người mới lỡ mũi!
Cứ thế!
Thiên hạ ai đó lỡ miệng, ho ho mấy tiếng,
Trần gian, đang như kiến lửa hoảng loạn vỡ tổ, ngay lập tức trở nên nhịp nhàng đồng dạng: mặt nhăn nhăn tựa như thù cha chưa trả!
Có người bấm chuông xe bus, đứng dậy, bỏ xuống xe, thà là lết bộ dưới trời nắng trưa nung lửa mùa hạ! Chậm! Nhưng sống sót… mặc dù đen cháy làn da!
Chẳng bao lâu nữa, con người theo luật tiến hóa sẽ phát triển bộ gene di truyền mới, bộ “antisocial.” Con người sẽ không được định nghĩa là “social beings” nữa. Xưa rồi Diễm! Tôi một mình sống, một mình chơi game điện tử, một mình coi phim Utube! Vậy là vui. Trái đất (thế là) yên lặng sa mạc. Thương xá, xe hơi, xe đạp, đường trải nhựa thênh thang mấy lằn, freeway bắt cao mấy tầng chồng chéo trở nên đồ cổ, bám rêu xanh, chực chờ giây phút sụp đổ!
Ông thần triết gia Hegel sẽ lúng túng với triết lý người ta cần một người khác để xác định “tôi hiện hữu!”
Thiệt tình là rách việc!
Thế giới giờ này chẳng ai bắt tay ai,
Chỉ đụng nhau qua những nắm đấm, anh đấm tôi, tôi đấm chị!
Hoặc những cú đá chân, chân cô gái tuổi mộng mơ đá chân cậu con trai mới lớn,
Chân bố đá chân dài tới nách của con gái!
Chân mẹ đá chân vòng kiềng số tám của con trai!
Thế giới rộn ràng đấm đá nhau!
Giờ này đấm đá trở nên dấu hiệu của hòa bình và của cả hòa giải!
Thế giới giờ này thiên hạ năm ngày ngồi trong nhà bếp làm việc kỹ sư, điện tử!
Buổi họp sáng thứ Hai đầu tuần, xếp lớn và các trưởng phòng gặp nhau qua Zoom,
báo cáo tuần qua, công tác tuần tới,
Ai cũng nghe giọng nói (rõ ràng), nhìn thấy đầu (tóc chải đẹp) và cổ (thắt cà-vạt)! Nhìn nét và chất như tài tử xi-nê Titanic lúc đang ăn tiệc trong khoang hạng nhất.
Nhưng, nếu không mặc quần tây đi giầy da thật, hoặc váy đẹp guốc cao gót 10 phân, mà chỉ là quần đùi xà-loỏng chân đất,
trưởng phòng và xếp lớn của đại công ty điện toán Thung Lũng Silicon cũng chả biết.
Giản đơn! Nóng nực mùa hè phía trên, mát mẻ mùa thu phía dưới! Một chuẩn mực mới!
Thế giới giờ này cô dâu chú rể trao đổi lời thề hôn ước qua màn ảnh máy vi tính.
Hai bên hôn nhau, nụ hôn đầu đời vợ chồng cũng qua hai màn ảnh!
Ông cha thánh giá áo đen, hoặc Sư thầy chuỗi bồ đề áo vàng, hoặc Đạo sỹ áo trắng bát quái, cả ba đại diện Thiên Chúa, Đức Phật, Thần Khí chúc lành tân lang tân nương cũng qua màn ảnh!
Quan họ hai bên, bố mẹ chồng bố mẹ vợ cũng hiện diện qua rất nhiều màn ảnh!
Mẹ đeo kiềng vàng nặng lên cổ con dâu, vàng 24 sáng lấp lánh bởi vàng ba số 999 chính hiệu, cũng qua màn ảnh!
Cô dâu đôi mắt vẽ chì thâm đen long lanh hạt lệ, má phấn hồng e lệ nói, “Con cảm ơn mạ,” cũng qua màn ảnh!
Tham dự qua màn ảnh, nhưng ai cũng đều phải đeo khẩu trang đủ màu đủ kiểu, và giữ khoảng cách an toàn.
“Ủa! Điều chi xảy ra vậy cà?” Thế giới năm 2020 giờ này bạn hỏi ta!
Người đơn thuần có thể sẽ nhún vai, rất tây ba-lô, rồi phán, “Ông (bà) thần nước mặn! Tỉnh dậy đi! Mở mắt ra mà nom nom cho kỹ hộ tôi!
Vi khuẩn SARS-CoV-2 vô hình nhè nhẹ bước chân vào đời hữu hình, đổi thay tất cả! Thế thôi!”
Với em, nhìn như P-pop, người có niềm tin vào Đức Kitô, tu sĩ sẽ nói,
“Thiên Chúa đang nói một điều gì đó với trần gian! Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”
Cuối năm mùa đại dịch 2020
Lễ Tạ Ơn Mùa Đại Dịch 2020
Lm. Nguyễn Trung Tây
21:07 24/11/2020
Năm 2020, không ai ngờ, biến thành mùa đại dịch. Ngay cả khi mùa lễ hội về lại trên đất Mỹ, đại dịch không thuyên giảm nhưng lại tiếp tục tăng vọt con số người nhiễm Covid-19. Chỉ còn hai ngày nữa thôi, Lễ Tạ Ơn 26/11 lại về. Nước Mỹ cuối tháng 11, trên thang mầu của đại dịch Covid-19, nhiều quận hạt đổi sang mầu tím nghiêm trọng. Quận Santa Clara tiểu bang Cali của tác giả cũng bị đổi màu tím. Vậy là giới nghiêm ban đêm từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng. Thánh lễ di dân ra ngoài trời sáng sáng lạnh buốt! Chính quyền liên bang cũng kêu gọi dân Mỹ năm nay ăn mừng lễ Tạ Ơn trong tinh thần “ở yên một chỗ,” không bay, không đi lại, không ghé thăm nhau. Từ giữa tháng 3 cho tới nay, dân Mỹ gốc-Việt cũng như không-Việt ngần ngại gặp nhau. Đường phố mùa lễ Tạ Ơn do đó vắng vẻ. Thương xá thưa thớt người ra vô. Tất cả cũng chỉ bởi Covid-19! Nhiều người chọn lựa đóng đô trong nhà. Tác giả cũng thế, ẩn mình trong phòng. Ở yên trong nhà theo lời kêu gọi của chính quyền các cấp và cũng bởi sợ, tác giả nhận ra năm nay 2020 người Mỹ ăn mừng lễ hội Tạ Ơn theo phong cách bị định hình bởi Coronavirus.
Năm 2006, khi đó trên vùng đất lạ, một mình một góc trời Úc, lạ lẫm với bầu không khí mùa hè tháng 12 của Nam Bán Cầu, tác giả không ăn Lễ Tạ Ơn, bởi một mình một “gốc” Mỹ. Chưa hết, tác giả lại còn gặp gỡ một kinh nghiệm khó quên về dị biệt văn hóa! Chiều hôm trước ngày Lễ Tạ Ơn 2006, vừa mới họp ban với đồng nghiệp Úc Châu xong, tác giả mở miệng chia sẻ, “Biết chi không… Ngày mai, người Mỹ tụi này mừng Lễ Tạ Ơn/You know what… Tomorrow, we, Americans, celebrate the Thanksgiving…” Nói chưa hết ý, đồng nghiệp Úc Châu chân mày nhăn nhăn, mở miệng nói ngay, “You are confused! The Thanksgiving is only for Americans!” Tác giả thế là tắt đài tựa điện thoại thông minh cạn pin!!! Tối hôm đó, về tới nhà, một mình một bóng trong khi Lễ Tạ Ơn ở xứ người đang quay về, tác giả nhớ Mỹ da diết; nhớ bầu không khí mùa Lễ Hội lành lạnh cuối tháng Mười Một; nhớ đĩa gà tây chiên vàng nhồi thịt heo công thức Việt Nam; nhớ chú gà tây được tha mạng tại tòa nhà Bạch Ốc; và đương nhiên nhớ nhất ý nghiã tuyệt vời của ngày Lễ Tạ Ơn…
Khởi đi từ những ngày đầu tiên khi di dân phương xa đặt chân tới bờ biển phiá đông, bản xứ Da Đỏ hào hoa mở cửa chào đón di dân. Người bản xứ khi đó còn chỉ dẫn khách lạ Tây Phương cách thức trồng trọt trên vùng đất mới. Tạ ơn Ông Trời Bắc Mỹ, năm đó trúng mùa! Thế là người bản xứ và di dân ngồi xuống bên nhau ăn ba ngày (?) bữa tiệc Tạ Ơn (có thể gọi là) đầu tiên (khoảng) cuối năm 1621. Tiệc hôm đó, người di dân dâng cao lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa đã mang chuyến tàu phương xa tới đất mới, tạ ơn Ngài cho tấm lòng hiếu khách của di dân, và tạ ơn Thiên Chúa cho vụ mùa. Dòng thời gian lịch sử trôi qua, người Mỹ quyết định tổ chức Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm của tuần thứ tư tháng Mười Một hằng năm. Cứ thế, tới ngày Lễ Tạ Ơn, từ bản xứ Da Đỏ cho tới con cháu của cả hai, di dân rễ mọc sâu và di dân mới tới tinh khôi (như người Việt), đều ngồi xuống bàn ăn tối cho bữa ăn Thanksgiving với lời Kinh Tạ Ơn, “Chúng con dâng lời tạ ơn cho lương thực và những hồng ân nhận được từ bàn tay của Chúa trong một năm vừa qua.”
Bởi tinh thần đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn, dù là di dân nhập lậu hay di dân hợp pháp, dù là đến từ Á Châu huyền bí xa xôi, hay Phi Châu thủy tổ nhân loại, hay Âu Châu văn hóa tây phương, hay Nam Mỹ hàng xóm sát bên, nếu đã có mặt ở Mỹ vào ngày Lễ Tạ Ơn, mọi người đều có quyền ăn mừng Thanksgiving. Hơn thế nữa, “đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,” người ăn mừng Lễ Tạ Ơn có bổn phận dâng lời Kinh Tạ Ơn trước khi thò ngón tay bốc, hay cầm đũa mộc gắp, hay nắm xiên sắt nhặt miếng thịt gà tây chiên vàng đưa vào miệng. Dựa vào truyền thống tạ ơn của văn hóa Mỹ, người Việt trên vùng đất mới bởi thế cũng ngồi xuống quây quần bên nhau cho bữa ăn Thanksgiving hằng năm.
Tương tự như di dân của những năm 1621, người Việt, từ phương trời xa xôi của những ngày 1975, ngơ ngác đặt chân lên vùng đất mới. Cũng những bỡ ngỡ với văn hóa lạ và thời tiết mới; cũng được bản xứ hiếu khách giúp đỡ, cũng những nhanh chóng hòa mình vào vòng quay nhanh nhanh của xã hội mới. Tháng ngày trôi qua, người Việt mọc rễ; một nắng hai sương, hạt nẩy mầm, sau cùng vươn vai lớn mạnh. Từ những bàn tay trắng, hốt hoảng bỏ đi ngày nào, hôm nay là thương xá Việt Nam mọc lên tại Little Saigon Quận Cam và Vietnam Town San Jose. Con cái di dân Việt tiếng Việt tiếng Anh, thành công vẻ vang tại học đường và công sở. Di dân Việt Nam trên vùng đất mới có nhà cửa, có việc làm, có tài chánh, có sức khỏe, và trên hết có niềm tin vào mình vào tương lai. Với một vài điểm son vừa nhắc đến ở trên, di dân người Việt trên khắp 50 tiểu bang, vào ngày Lễ Tạ Ơn, đều ngồi xuống, gia đình quây quần xum họp dâng lên Thiên Chúa – hay Ông Trời nếu theo đạo Ông Bà – lời Kinh Tạ Ơn trong bối cảnh của người Việt.
Để có được một đời sống mới tinh khôi trên vùng đất mới, di dân Việt không thể quên lời Kinh Tạ Ơn “cho những con thuyền gỗ, những con đường bộ, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới trời mới.”
Với niềm tin vào tương lai, người Việt di dân cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho những đứa con, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên râu mọc lưa thưa trên mép, và thiếu nữ giờ này tóc dài đen nhánh xỏa ngang vai;” mặc cho những đứa con này, nhiều tên bắt đầu xuất hiện với những nét…rất chướng!
Mọc rễ từ nền văn hóa Việt, người Việt cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Việt quây quần xum họp; tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở; tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm.”
Đặc biệt nhất, Lễ Tạ Ơn năm nay cũng là ngày người Mỹ gốc Việt, hòa cùng những người Mỹ khác, dâng lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa, bởi Ngài đã gìn giữ cá nhân mình sống sót trong mùa đại dịch đang tàn phá thế giới hầu như trên mọi phương diện. Bởi còn sống sót, cá nhân mới còn cơ hội để ngồi bên người thân để ăn một bữa ăn Tạ Ơn năm 2020. Lời kinh tạ ơn sống sót trong mùa đại dịch là một điểm nhấn đặc biệt nhất trong ngày Lễ Tạ Ơn của mùa đại dịch Covid-19.
Nguyện cầu Thiên Chúa ghé mắt thương xót và dẫn dắt chúng ta vượt qua trận đại dịch, để một lần nữa người Mỹ gốc Việt lại hẹn gặp nhau vào ngày Lễ Tạ Ơn sang năm, năm 2021. Hy vọng nhiều, ngày rồi sẽ tới. Khi đó, chúng ta lại Tạ Ơn Thiên Chúa!
Năm 2006, khi đó trên vùng đất lạ, một mình một góc trời Úc, lạ lẫm với bầu không khí mùa hè tháng 12 của Nam Bán Cầu, tác giả không ăn Lễ Tạ Ơn, bởi một mình một “gốc” Mỹ. Chưa hết, tác giả lại còn gặp gỡ một kinh nghiệm khó quên về dị biệt văn hóa! Chiều hôm trước ngày Lễ Tạ Ơn 2006, vừa mới họp ban với đồng nghiệp Úc Châu xong, tác giả mở miệng chia sẻ, “Biết chi không… Ngày mai, người Mỹ tụi này mừng Lễ Tạ Ơn/You know what… Tomorrow, we, Americans, celebrate the Thanksgiving…” Nói chưa hết ý, đồng nghiệp Úc Châu chân mày nhăn nhăn, mở miệng nói ngay, “You are confused! The Thanksgiving is only for Americans!” Tác giả thế là tắt đài tựa điện thoại thông minh cạn pin!!! Tối hôm đó, về tới nhà, một mình một bóng trong khi Lễ Tạ Ơn ở xứ người đang quay về, tác giả nhớ Mỹ da diết; nhớ bầu không khí mùa Lễ Hội lành lạnh cuối tháng Mười Một; nhớ đĩa gà tây chiên vàng nhồi thịt heo công thức Việt Nam; nhớ chú gà tây được tha mạng tại tòa nhà Bạch Ốc; và đương nhiên nhớ nhất ý nghiã tuyệt vời của ngày Lễ Tạ Ơn…
Khởi đi từ những ngày đầu tiên khi di dân phương xa đặt chân tới bờ biển phiá đông, bản xứ Da Đỏ hào hoa mở cửa chào đón di dân. Người bản xứ khi đó còn chỉ dẫn khách lạ Tây Phương cách thức trồng trọt trên vùng đất mới. Tạ ơn Ông Trời Bắc Mỹ, năm đó trúng mùa! Thế là người bản xứ và di dân ngồi xuống bên nhau ăn ba ngày (?) bữa tiệc Tạ Ơn (có thể gọi là) đầu tiên (khoảng) cuối năm 1621. Tiệc hôm đó, người di dân dâng cao lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa đã mang chuyến tàu phương xa tới đất mới, tạ ơn Ngài cho tấm lòng hiếu khách của di dân, và tạ ơn Thiên Chúa cho vụ mùa. Dòng thời gian lịch sử trôi qua, người Mỹ quyết định tổ chức Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm của tuần thứ tư tháng Mười Một hằng năm. Cứ thế, tới ngày Lễ Tạ Ơn, từ bản xứ Da Đỏ cho tới con cháu của cả hai, di dân rễ mọc sâu và di dân mới tới tinh khôi (như người Việt), đều ngồi xuống bàn ăn tối cho bữa ăn Thanksgiving với lời Kinh Tạ Ơn, “Chúng con dâng lời tạ ơn cho lương thực và những hồng ân nhận được từ bàn tay của Chúa trong một năm vừa qua.”
Bởi tinh thần đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn, dù là di dân nhập lậu hay di dân hợp pháp, dù là đến từ Á Châu huyền bí xa xôi, hay Phi Châu thủy tổ nhân loại, hay Âu Châu văn hóa tây phương, hay Nam Mỹ hàng xóm sát bên, nếu đã có mặt ở Mỹ vào ngày Lễ Tạ Ơn, mọi người đều có quyền ăn mừng Thanksgiving. Hơn thế nữa, “đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,” người ăn mừng Lễ Tạ Ơn có bổn phận dâng lời Kinh Tạ Ơn trước khi thò ngón tay bốc, hay cầm đũa mộc gắp, hay nắm xiên sắt nhặt miếng thịt gà tây chiên vàng đưa vào miệng. Dựa vào truyền thống tạ ơn của văn hóa Mỹ, người Việt trên vùng đất mới bởi thế cũng ngồi xuống quây quần bên nhau cho bữa ăn Thanksgiving hằng năm.
Tương tự như di dân của những năm 1621, người Việt, từ phương trời xa xôi của những ngày 1975, ngơ ngác đặt chân lên vùng đất mới. Cũng những bỡ ngỡ với văn hóa lạ và thời tiết mới; cũng được bản xứ hiếu khách giúp đỡ, cũng những nhanh chóng hòa mình vào vòng quay nhanh nhanh của xã hội mới. Tháng ngày trôi qua, người Việt mọc rễ; một nắng hai sương, hạt nẩy mầm, sau cùng vươn vai lớn mạnh. Từ những bàn tay trắng, hốt hoảng bỏ đi ngày nào, hôm nay là thương xá Việt Nam mọc lên tại Little Saigon Quận Cam và Vietnam Town San Jose. Con cái di dân Việt tiếng Việt tiếng Anh, thành công vẻ vang tại học đường và công sở. Di dân Việt Nam trên vùng đất mới có nhà cửa, có việc làm, có tài chánh, có sức khỏe, và trên hết có niềm tin vào mình vào tương lai. Với một vài điểm son vừa nhắc đến ở trên, di dân người Việt trên khắp 50 tiểu bang, vào ngày Lễ Tạ Ơn, đều ngồi xuống, gia đình quây quần xum họp dâng lên Thiên Chúa – hay Ông Trời nếu theo đạo Ông Bà – lời Kinh Tạ Ơn trong bối cảnh của người Việt.
Để có được một đời sống mới tinh khôi trên vùng đất mới, di dân Việt không thể quên lời Kinh Tạ Ơn “cho những con thuyền gỗ, những con đường bộ, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới trời mới.”
Với niềm tin vào tương lai, người Việt di dân cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho những đứa con, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên râu mọc lưa thưa trên mép, và thiếu nữ giờ này tóc dài đen nhánh xỏa ngang vai;” mặc cho những đứa con này, nhiều tên bắt đầu xuất hiện với những nét…rất chướng!
Mọc rễ từ nền văn hóa Việt, người Việt cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Việt quây quần xum họp; tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở; tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm.”
Đặc biệt nhất, Lễ Tạ Ơn năm nay cũng là ngày người Mỹ gốc Việt, hòa cùng những người Mỹ khác, dâng lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa, bởi Ngài đã gìn giữ cá nhân mình sống sót trong mùa đại dịch đang tàn phá thế giới hầu như trên mọi phương diện. Bởi còn sống sót, cá nhân mới còn cơ hội để ngồi bên người thân để ăn một bữa ăn Tạ Ơn năm 2020. Lời kinh tạ ơn sống sót trong mùa đại dịch là một điểm nhấn đặc biệt nhất trong ngày Lễ Tạ Ơn của mùa đại dịch Covid-19.
Nguyện cầu Thiên Chúa ghé mắt thương xót và dẫn dắt chúng ta vượt qua trận đại dịch, để một lần nữa người Mỹ gốc Việt lại hẹn gặp nhau vào ngày Lễ Tạ Ơn sang năm, năm 2021. Hy vọng nhiều, ngày rồi sẽ tới. Khi đó, chúng ta lại Tạ Ơn Thiên Chúa!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lễ Hội Mùa Tạ Ơn
Nguyễn Trung Tây Lm.
12:45 24/11/2020
LỄ HỘI MÙA TẠ ƠN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Lễ về, dâng lời Tạ Ơn,
Lương thực Chúa ban, phúc ân dạt dào!
(NTT)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Lễ về, dâng lời Tạ Ơn,
Lương thực Chúa ban, phúc ân dạt dào!
(NTT)
VietCatholic TV
Hãy cẩn thận: Có kẻ mạo danh Đức Thánh Cha Phanxicô để like một tấm hình khiêu dâm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:58 24/11/2020
1. 90% người Nhật có ác cảm với Trung Quốc
Gần 90% người Nhật có quan điểm tiêu cực đối với Trung Quốc. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết như trên trích dẫn các nghiên cứu của The Genron NPO, là một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản và China International Publishing Group, một cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong các báo cáo được công bố hôm 17 tháng 11, cuộc thăm dò thường niên lần thứ 16 được tiến hành ở cả hai quốc gia, cho thấy, so với năm 2019, thái độ tiêu cực của người dân Nhật Bản đối với Bắc Kinh đã tăng 5%.
Sự gia tăng này không hẳn là do cách thức Trung Quốc giải quyết đại dịch coronavirus. Khoảng 57.4% số người được hỏi nói rằng họ lo lắng về các hành động xâm lấn hải phận và không phận của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku. Người dân Nhật Bản đang cư trú trên hòn đảo trong vùng Biển Hoa Đông này nhưng Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo ấy.
Khoảng 64.2% người Nhật Bản được hỏi cho biết họ tin rằng quan hệ Nhật-Trung là quan trọng hoặc tương đối quan trọng, giảm 8.5 phần trăm so với năm ngoái, và là lần đầu tiên giảm xuống dưới 70% kể từ khi cuộc thăm dò bắt đầu vào năm 2005.
Người Trung Quốc có quan điểm tốt hơn về Nhật Bản. Chỉ 52.9% số người Trung Quốc bày tỏ một thái độ thù địch với Nhật Bản, giống như năm ngoái, trong khi 74.7% tin rằng quan hệ giữa hai quốc gia là quan trọng, tăng 7.7% so với năm ngoái.
Theo các nhà phân tích, sự gia tăng này là kết quả của sự gia tăng xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khoảng 84.1% người Trung Quốc coi Hoa Kỳ là mối đe dọa quân sự đối với đất nước của họ, tức là hơn 10% so với một năm trước.
Tokyo là đồng mình chính của Washington trong khu vực. Chính phủ Nhật Bản hôm 17 tháng 11 đã ký một thỏa thuận quân sự với Úc Đại Lợi để đẩy mạnh mặt trận chống Bắc Kinh.
Nhật Bản và Úc là hai thành viên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP do Trung Quốc thống trị. Đến nay, RCEP được kể là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Theo các nhà phân tích, thỏa thuận quân sự Nhật - Úc cho thấy những lợi ích kinh tế Trung Quốc đem ra nhử các quốc gia thành viên RCEP không làm vơi đi các lo sợ của hai quốc gia này đối với Bắc Kinh.
Source:Asia News
2. Vatican yêu cầu Instagram điều tra cái ‘like’ tai hại ký tên Đức Thánh Cha Phanxicô
Trên Instagram có một bức ảnh của người mẫu Natalia Garibotto. Cô cũng là người thường live stream các videos và hình ảnh để quảng cáo cho chính mình. Trong một bức ảnh, Garibotto đang mặc một bộ đồ lót, và phần dưới gần như không mảnh vải che thân của cô ấy có thể nhìn thấy trong ảnh.
Điều tai hại là trong những cái “likes”, có một cái ký tên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết Vatican khẳng định rằng không ai trong Tòa thánh “like” bức ảnh khêu gợi này bằng account Instagram của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và đã yêu cầu Instagram mở một cuộc điều tra về cách thức hoặc lý do tại sao một cái “like” như thế đã xảy ra.
“Chúng tôi có thể loại trừ khả năng cái ‘like’ này đến từ Tòa thánh, và đã yêu cầu Instagram giải thích”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh nói với CNA ngày 18 tháng 11.
Vào ngày 13 tháng 11, các phương tiện truyền thông đã tường thuật rộng rãi và nhiều người ngỡ ngàng thấy rằng account Franciscus, là account chính thức, đã được xác minh là của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã “like” bức ảnh tai hại này của người mẫu Natalia Garibotto.
Cái “like” trên bức ảnh từ account của Đức Thánh Cha đã không còn xuất hiện vào ngày 14 tháng 11, ngay sau khi CNA yêu cầu Văn phòng Báo chí của Tòa thánh bình luận.
Đức Thánh Cha Phanxicô không tự mình điều hành các account trên các mạng xã hội của riêng ngài, nhưng do một nhóm các nhân viên Tòa Thánh giám sát.
Đức Thánh Cha Phanxicô không theo dõi bất kỳ ai trên tài khoản Instagram của mình, và có 7.3 triệu người theo dõi account của ngài. Người mẫu Garibotto có 2.3 triệu người theo dõi.
COY Co. là công ty tiếp thị của người mẫu Garibotto đã tận dụng cái “like” từ account của Đức Giáo Hoàng và công bố vào hôm thứ Sáu 20 tháng 11 rằng họ đã “nhận được PHÉP LÀNH CHÍNH THỨC CỦA Đức Giáo Hoàng”.
Trên tài khoản cá nhân của mình, Garibotto đã đăng lại bức ảnh với trang phục giống hệt trong bức ảnh kèm theo cái “like” từ account của Đức Giáo Hoàng và hướng dẫn mọi người ghi danh theo dõi trang web của cô ta.
“Vào chính ngày này, tôi đã được chúc lành, bạn cũng có thể được như vậy”, cô ta viết, cùng với địa chỉ trang web của mình. Những người ghi danh vào trang web của cô ấy được hứa hẹn sẽ nhận được các “nội dung gợi cảm, được theo dõi lại trên mạng xã hội, và có khả năng trò chuyện trực tiếp với tôi, cũng như quà tặng giải thưởng tiền mặt hàng tháng, máy chụp hình Polaroids có chữ ký và hơn thế nữa!”
Source:Catholic News Agency
3. Tòa Thánh tìm được một bản văn chống lại chủ nghĩa bài Do Thái có từ năm 1916
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tái khẳng định giáo huấn của Công Giáo, theo đó bài Do thái là trái ngược với tinh thần Kitô. Kitô hữu nào bài Do thái là chối bỏ một phần quan trọng trong căn cội của họ.
Đức Hồng Y Parolin bày tỏ lập trường trên đây, trong một hội nghị trực tuyến do Đại Sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh tổ chức, vào chiều ngày 19 tháng 11, tại Roma. Hội nghị có tên “Never Again: Confronting the Global Rise of Anti-Semitism”, nghĩa là “Không bao giờ lặp lại: Đối đầu với sự trỗi dậy toàn cầu của chủ nghĩa bài Do Thái.”
Trong dịp này, Đức Hồng Y cho biết:
“Trong bối cảnh hội nghị này, điều đặc biệt thú vị là xem xét những gì chỉ mới được tìm thấy gần đây trong Kho Lưu trữ Lịch sử của Bộ phận Quan hệ với các Quốc gia của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một ví dụ nhỏ đặc biệt đáng nhớ đối với Giáo Hội Công Giáo
Vào ngày 9 tháng 2 năm 1916, người tiền nhiệm của tôi, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Gasparri, đã viết một lá thư cho Ủy ban Người Do Thái Hoa Kỳ ở New York, trong đó ngài tuyên bố rằng: ‘Đức Thánh Cha, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, vốn trung tín với đạo lý thiêng liêng và những truyền thống huy hoàng nhất của mình – trong đó coi mọi người như anh em và dạy phải yêu thương nhau, sẽ không ngừng khắc sâu sự tuân thủ giữa các cá nhân, cũng như giữa các quốc gia, các nguyên tắc về quyền tự nhiên, và phản bác bất kỳ vi phạm nào. Quyền này cần được tuân thủ và tôn trọng trong mối quan hệ với con cái Israel cũng như đối với tất cả mọi người, vì sẽ không phù hợp với công lý và bản thân tôn giáo, nếu những quyền ấy không được tôn trọng chỉ vì có sự khác biệt về đức tin tôn giáo”.
Bức thư được viết để đáp lại yêu cầu của Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 12 năm 1915, yêu cầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 15 đưa ra một tuyên bố chính thức “khi đứng trước sự kinh hoàng, sự tàn ác và khó khăn đã và đang ập đến với người Do Thái ở các quốc gia hiếu chiến kể từ khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.”
Đức Hồng Y Parolin nhắc nhớ rằng Ủy ban người Do Thái Hoa Kỳ hoan nghênh câu trả lời này, viết trên tờ American Hebrew and Do Thái Messenger rằng bức thư “hầu như là một thông điệp” và “trong số tất cả những điều các vị Giáo Hoàng từng ban hành về người Do Thái trong suốt lịch sử của Vatican, không có tuyên bố nào là tương đương nếu xét về tính chất trực tiếp, không thể nhầm lẫn về sự bình đẳng cho người Do Thái và chống lại thành kiến dựa trên cơ sở tôn giáo. Thật vui mừng khi một tiếng nói mạnh mẽ, có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là ở những khu vực mà thảm kịch Do Thái đang diễn ra, đã được cất lên, kêu gọi bình đẳng và yêu thương. Bức thư này nhất định có tác dụng sâu rộng và thuận lợi.”
Đức Hồng Y nói thêm Người Do thái là anh chị em mà chúng ta hãnh diện, và mong muốn cho tình huynh đệ này được tăng trưởng. Nhưng chúng ta không thể chỉ hài lòng với việc lên án trào lưu bài Do thái mà thôi. Trái lại, cần phải nghiên cứu căn cội cũng như những nguyên nhân tạo nên việc bài Do thái. Điều này cũng phải được áp dụng cho những thái độ thù nghịch đối với Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo, và tín đồ các tôn giáo khác tại nhiều nơi.
Đối với Tòa Thánh, đối thoại liên tôn là một phương thế quan trọng để bài trừ trào lưu bài Do thái. Mỗi tôn giáo đều có thể và phải góp phần vào tình huynh đệ nhân loại, bằng cách nhìn nhận mỗi người là con cái Thiên Chúa.
Source:Catholic News Agency
Diễn từ mừng Lễ Tạ Ơn, và chúc tụng Chúa của Tổng thống Donald Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:26 24/11/2020
Tòa Bạch Ốc vẫn tiếp tục truyền thống mùa nghỉ Lễ Tạ Ơn năm nay, bất chấp những rắc rối chung quanh cuộc bầu cử tổng thống, và Tổng thống Trump vẫn tiếp tục không công nhận kết quả cuộc bầu cử.
Hôm thứ Hai 23 tháng 11, cây thông Giáng sinh của Tòa Bạch Ốc đã được chuyển bằng xe ngựa để tặng cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump bên ngoài dinh thự. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh bà Melania Trump trong chiếc áo carô đang đón tiếp cây thông Giáng Sinh.
Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, cây thông Noel đến từ khu rừng Dan and Bryan ở phía Tây Virginia, và sẽ được trưng bày trong Phòng Xanh, theo truyền thống. Đây là một phần trong phong cách trang trí Giáng sinh hàng năm của đệ nhất phu nhân ở mọi nơi trong Tòa Bạch Ốc. Là người Công Giáo bà Melania Trump mong muốn mọi nơi trong Tòa Bạch Ốc đều rộn rã không khí đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh để cứu độ nhân loại.
Hôm thứ Ba 24 tháng 11, Tổng thống Trump đã chủ tọa truyền thống hàng năm là ân xá một con gà tây trong Lễ Tạ Ơn. Đây là lần xuất hiện công khai thứ năm của Tổng thống Trump kể từ sau cuộc bầu cử 3 tháng 11.
Hai con gà tây - tên là Corn và Cob - đã đến Washington, D.C. vào cuối tuần qua. Chúng đang ở tại khách sạn Willard InterContinental, ngay phía bên kia đường đối diện với Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Trump đã chính thức ân xá cho một con gà tây trong Lễ Tạ Ơn vào thứ Ba. Con còn lại làm nhiệm vụ thay thế nếu con thứ nhất gặp trục trặc. Hai con gà tây, có tên là Corn và Cob, đến từ ông Ron Kardel, chủ tịch liên đoàn gà tây quốc gia. Cả hai con gà tây sau đó sẽ trở về Iowa để sống phần đời còn lại của chúng.
Về việc con gà nào sẽ được trưng bày trong buổi lễ ân xá, Tòa Bạch Ốc đã đưa ra một cuộc thăm dò chính thức trên Twitter, cùng với hồ sơ của từng con gà.
Dưới đây là bản dịch toàn văn phát biểu của Tổng thống Trump sang Việt Ngữ.
Vâng, cảm ơn các bạn rất nhiều, xin an tọa. Tôi muốn chúc mừng mọi người. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones vừa vượt kỷ lục lần đầu tiên trong lịch sử, với 30,000 điểm. Đó là điều rất tốt. Điều đó tuyệt vời cho công việc và tốt cho mọi thứ và đây là lần thứ chín chúng ta lập kỷ lục trong suốt năm 2020 và là lần thứ 48 chúng ta lập kỷ lục dưới thời chính quyền Trump và chưa bao giờ có điều gì tương tự như vậy xảy ra. Tôi muốn chúc mừng tất cả mọi người đã làm việc chăm chỉ trong Tòa Bạch Ốc, nhưng có lẽ quan trọng nhất là chúc mừng người dân đất nước chúng ta. Đó là một thành tích to lớn.
Đệ nhất phu nhân và tôi rất vui mừng được chào đón tất cả các bạn đến với khu vườn hoa hồng xinh đẹp, nơi đệ nhất phu nhân đã thực sự làm việc rất chăm chỉ để cải tạo nó. Khu vườn này đã 61 năm. Nó có hình dạng thô kệch. Thực sự là một công việc rất lớn. Khi đệ nhất phu nhân quyết định cho đi dây điện dưới lòng đất, mọi người không biết nó phức tạp như thế nào, nhưng đệ nhất phu nhân đã hoàn thành một công việc tuyệt vời. Cảm ơn rất nhiều. Chúng tôi cũng rất vui khi có con gái của tôi, Ivanka, Jared, Theodore, Arabella, và Joseph, cảm ơn rất nhiều vì đã đến đây. Họ thích gà tây. Cảm ơn rất nhiều. Thay mặt cho toàn thể gia đình Trump, tôi muốn chúc mọi người Mỹ một Lễ Tạ Ơn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Hôm nay, chúng ta ở đây để tiếp tục truyền thống hàng năm được yêu mến, đó là tổng thống chính thức ân xá cho một con gà tây rất, rất may mắn vì Lễ Tạ Ơn là một ngày đặc biệt dành cho gà tây, tôi đoán phần lớn có lẽ không phải là một ngày tốt đẹp lắm đối với chúng, khi bạn nghĩ về những con gà tây. Con gà tây đầu tiên tránh né được không phải rơi vào bàn ăn của Tòa Bạch Ốc đã nhận được sự khoan hồng không chính thức khi con trai của tổng thống Abraham Lincoln là Tad cầu xin cha tha cho người bạn mới của mình. Trong 73 năm qua, Liên đoàn Gà tây Quốc gia đã tặng gà tây nhân Lễ Tạ Ơn quốc gia cho tổng thống bắt đầu dưới thời tổng thống George HW Bush. Những con gà này đã được ân xá chính thức hàng năm. Hôm nay, tôi rất vinh dự được giới thiệu với các bạn chú gà may mắn của năm nay, Corn và đề phòng khi chúng ta cần, chúng ta có thêm chú gà Cob. Corn và Cob. Không quá khó để nhớ tên chúng.
Hai con gà tây tuyệt đẹp này được chọn từ đàn gà tây chính thức của tổng thống gồm 30 con, một số rất đẹp. Chúng được nuôi dưỡng bởi chính Chủ tịch Liên đoàn gà tây Quốc gia, Ron Cardel. Ron, cảm ơn rất nhiều, Ron. Làm ơn đứng lên. Bạn đã làm rất tốt. Ron, cảm ơn bạn đã ở đây cùng với gia đình của bạn. Một gia đình đẹp. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ở đây. Tôi cảm kích điều đó. Giống như rất nhiều đàn gia súc của tổng thống, đàn gà này bắt đầu ở bang Iowa vĩ đại, nơi phải nói thẳng là chúng rất được chiều chuộng và nhân tiện, tôi yêu bang Iowa. Hai con gà tây này đã tìm cách giành được sự ủng hộ của người Iowa trên khắp tiểu bang, khi họ đặt tên cho chúng là Corn và Cob. Sau buổi lễ hôm nay, những con gà này sẽ được nghỉ hưu dưới sự chăm sóc của các bác sĩ thú y lành nghề tại Đại học Bang Iowa, một trường đại học lớn ở Ames. Khi đến đó, mọi người ở mọi lứa tuổi sẽ có thể đến thăm họ và tìm hiểu về khoa học gia cầm, thú y và truyền thống nông nghiệp cao quý của Mỹ. Tôi phải nói với các bạn rằng chúng ta yêu mến những người nông dân của chúng ta. Chúng ta hy vọng và chúng ta biết điều đó sẽ xảy ra là Corn và Cob có một cuộc sống hạnh phúc và đáng nhớ rất lâu.
Năm nay, quốc gia của chúng ta kỷ niệm 400 năm ngày những người hành hương đổ bộ lên bờ đá Plymouth. Sau khi đến thế giới mới, những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm của Mayflower đã phải chịu đựng một mùa đông cay đắng và nguy hiểm, rất, rất nguy hiểm. Nhiều người bị bệnh, hầu hết đều chết đói và tất cả đều đang cầu nguyện xin một phép lạ. Rất may, Chúa đã nhận lời cầu nguyện của họ. Từ những ngày đầu tiên của chúng ta, nước Mỹ luôn là câu chuyện của sự kiên trì và chiến thắng, quyết tâm và sức mạnh, lòng trung thành và niềm tin. Tuần này trong một thời điểm rất bất thường, nhưng theo nhiều cách, rất, rất tốt, trong bối cảnh những gì chúng ta đã chịu đựng và có thể chịu đựng được, các loại vắc-xin lần lượt được tung ra, như thế một điều khó tin đã xảy ra. Đó là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất mà hành tinh này từng chứng kiến. Đã đến lúc phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại nhất trong số các quốc gia và thậm chí tôi e rằng không có quốc gia gần được như chúng ta.
Mọi người Mỹ có thể hiệp nhất trong Lễ Tạ Ơn Chúa vì những ân sủng đáng kinh ngạc mà Ngài đã ban tặng cho chúng ta, những phước lành Ngài tuôn đổ trên gia đình, cộng đồng và đất nước xinh đẹp và vĩ đại một cách đặc biệt này. Quốc gia chúng ta vĩ đại hơn bao giờ hết. Trong Lễ Tạ Ơn này, chúng tôi gửi lời cảm ơn vô vàn đến các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế và các nhà khoa học, những người đã tiến hành cuộc chiến chống lại virus Trung Quốc và chúng tôi cảm ơn vì các loại vắc-xin và liệu pháp sẽ sớm chấm dứt đại dịch. Thật là một cảm giác vô cùng to lớn khi biết rằng các vắc-xin đang đến và có thể họ sẽ đến bắt đầu từ tuần sau hoặc ngay sau đó.
Chúng ta gửi tình yêu của mình đến mọi thành viên của lực lượng vũ trang và những anh hùng thực thi pháp luật đã liều mạng để giữ nước Mỹ an toàn, giữ cho nước Mỹ vĩ đại và như tôi nói, nước Mỹ là trên hết. Không nên tách biệt khỏi điều đó. Nước Mỹ trước hết. Chúng ta cảm tạ những quyền tự do vô giá mà chúng ta được thừa hưởng và chúng ta cầu xin Chúa luôn dõi theo và bảo vệ quốc gia của chúng ta và người dân trong ngày lễ đáng kinh ngạc này và trong tất cả những năm tới, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Một lần nữa, Melania và tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì sự lịch sự đáng kinh ngạc của các bạn và cũng chúc các bạn một Lễ Tạ Ơn vui vẻ và bây giờ là thời điểm của những vị khách danh dự của chúng ta. Họ đã chờ đợi và trong trường hợp này, chú ấy đang đợi điều này và xin đưa chú ấy ra ngoài. Nhìn này con gà đẹp tuyệt vời. Ôi, thật may mắn. Đó là một con gà may mắn.
Khi ân xá cho chú gà tây có tên là Corn, Tổng thống Trump nói:
Corn, tôi trịnh trọng ân xá cho chú. Cảm ơn Corn. Cảm ơn trang trại Iowa. Tôi biết tôi rất thích các bạn.
Chúc mọi người một Lễ Tạ Ơn vui vẻ. Cảm ơn rất nhiều.
Cám ơn mọi người.
Source:The White House
Đại sứ tự do tôn giáo chính quyền Trump lên án Trung Quốc sử dụng công nghệ để đàn áp tôn giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:12 24/11/2020
1. Đại sứ tự do tôn giáo Hoa Kỳ lên án Trung Quốc sử dụng công nghệ để đàn áp tôn giáo
Đại sứ tự do tôn giáo tuyên bố Mỹ đã lên tiếng chống lại việc Trung Quốc gia tăng sử dụng công nghệ để đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo.
“Hoa Kỳ hôm nay tuyên bố rằng chúng tôi sẽ theo đuổi chủ đề lạm dụng công nghệ để đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo,” Sam Brownback, Đại sứ Toàn quyền về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 17 tháng 11 về Nâng cao Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng.
Đại sứ Brownback đã đề cập đến sự ngược đãi của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ; và lưu ý rằng Bắc Kinh đã tạo ra một “quốc gia cảnh sát ảo” để theo dõi các chuyển động của dân chúng và dự phần vào việc hình thành các chính sách.
“Chúng tôi đang thấy điều này được thực hiện thật rõ rệt ở Tân Cương, nơi các hệ thống quan sát công nghệ cao sử dụng trí tuệ nhân tạo và nhận dạng khuôn mặt đang áp chế phần lớn người Hồi giáo, không cho họ thực hành đức tin của mình. Điều này cần phải được xem xét chung với việc giam giữ trong các trại cải tạo hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo,” ông Brownback nói.
Callista Gingrich, Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh, đã tuyên bố hôm 16 tháng 11 rằng “bảo vệ quyền tự do tôn giáo không chỉ là một nghĩa vụ đạo đức. Đó còn là một mệnh lệnh an ninh quốc gia. Khi các quốc gia bảo vệ tự do tôn giáo một cách hiệu quả, họ sẽ an toàn hơn, thịnh vượng hơn và an ninh hơn”.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Becciu kiện tuần báo L’Espresso
Trong thông cáo, được công bố hôm 18 tháng 11, Đức Hồng Y Becciu cho biết đã nhờ văn phòng luật sư Cellipari del Foro ở thành phố Verona, phía bắc Italia, kiện báo L’Espresso để đòi bồi thường, vì những thiệt hại lớn lao đã gây ra cho ngài.
Đức Hồng Y viết: “Những tài liệu đệ trình tòa án chứng tỏ sự tuyệt đối vô căn cứ của những tin đăng trên tuần báo này. Quyền và nghĩa vụ thông tin không liên hệ gì với những gì báo này viết về tôi, ngày càng xuyên tạc sự thật, những xuyên tạc đó cố ý tàn hại và bóp méo hình ảnh của tôi như một con người và như một linh mục”.
Đức Hồng Y Becciu cũng viết rằng: “Đứng trước thiệt hại quá to lớn, mà những bài gọi là “điều tra” của báo L’Espresso đã gây ra cho bản thân tôi, và quan trọng hơn nữa là cho toàn thể Giáo hội, một yêu cầu bồi thường rất lớn đã được đưa ra, và tiền này sẽ hoàn toàn được chuyển cho các tổ chức bác ái. Tôi tiếp tục phụng sự Giáo hội và hoàn toàn trung thành với Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài, nhưng tôi sẽ dành trọn năng lực còn lại của tôi để sự thật được tái lập qua những tiến trình pháp lý mà tôi đã khởi xướng”.
Báo L’Espresso thuộc khuynh hướng tả phái và thường khai thác tận tình những tai tiếng trong Giáo hội. Văn phòng luật sư của Đức Hồng Y Becciu đòi số tiền bồi thường là 10 triệu Euro. Báo này phản ứng với một bài tựa đề “Cuộc tấn công gây ngạc nhiên của Becciu chống báo L’Espresso và Đức Giáo Hoàng. Trong tư cách là một công dân Italia, Angelo Becciu có toàn quyền thưa kiện để đòi bồi thường. Tòa án sẽ quyết định về vấn đề này và báo chúng tôi không có gì phải sợ”.
Trước đó, trong một tuyên bố hôm 17 tháng 10, luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết “đứng trước sự chú ý dai dẳng của một số nhà báo đến phiên tòa của Đức Hồng Y Pell, buộc phải nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng ngài chưa bao giờ can thiệp vào phiên tòa này bằng bất kỳ cách nào”.
Luật sư cũng cho biết “ để bảo vệ danh dự của mình, đã bị tổn hại nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Becciu có thể nhờ đến pháp lý chống lại một số phương tiện truyền thông vì họ liên tục đưa tin về “nhằm bôi nhọ mặc dù không có bằng chứng nào ngài đã can thiệp vào phiên tòa để chống lại Đức Hồng Y Pell. “
Lời phủ nhận mới nhất của Đức Hồng Y Becciu được đưa ra sau khi các báo cáo đồn đoán trên các tờ báo Ý hồi đầu tháng cho thấy ngài đã bị buộc tội chuyển tiền từ một tài khoản của Vatican sang Úc trong khi Đức Hồng Y Pell đang phải đối mặt với một phiên tòa hình sự năm 2018, vì bị cáo gian lạm dụng tình dục hai bé trai khi còn là Tổng giám mục Melbourne vào thập niên 1990.
Đức Hồng Y Pell đã bị kết án về tội danh đó và được trả tự do vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau khi Tòa án Tối cao của Úc đồng thanh kết luận rằng bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử ngài đã không hành động hợp lý khi chạy theo những lời kết án của các phương tiện truyền thông bài Công Giáo.
Những thông tin cho rằng Đức Hồng Y Becciu có thể đã chuyển tiền sang Australia để chống lại Đức Hồng Y Pell đã thu hút sự chú ý của quốc tế.
Source:La Croix
3. Tân Hồng Y Raniero Cantalamessa xin Đức Thánh Cha miễn việc tấn phong Giám Mục cho ngài
Trong thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Kitô vào các ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, chúng ta thường thấy một vị linh mục giảng trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, giáo triều Rôma, cùng các tín hữu. Vị linh mục ấy là Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.
Trong hơn 60 năm, Cha Raniero Cantalamessa đã rao giảng Lời Chúa với tư cách là một linh mục - và Ngài có kế hoạch sẽ tiếp tục làm như vậy, ngay cả sau khi ngài nhận chiếc mũ đỏ Hồng Y vào ngày thứ Bẩy 28 tháng 11.
“ Sự phục vụ duy nhất của tôi đối với Giáo hội là công bố Lời Chúa, vì vậy tôi tin rằng việc tôi được bổ nhiệm làm Hồng Y là một sự công nhận tầm quan trọng thiết yếu của Lời Chúa đối với Giáo hội, hơn là sự công nhận con người của tôi,” vị linh mục dòng Phanxicô Capuchin nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm 19 tháng 11.
Vị Tân Hồng Y 86 tuổi sẽ là một trong 13 vị Tân Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong một công nghị vào ngày 28 tháng 11. Theo thông lệ, một linh mục phải được tấn phong giám mục trước khi nhận chiếc mũ đỏ, Cha Cantalamessa đã xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép vẫn đơn giản là “một linh mục”.
Vì đã hơn 80 tuổi, Đức Tân Hồng Y Cantalamessa, người đã từng đưa ra các bài giảng trước các mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 2005 và 2013, sẽ không tự mình bỏ phiếu trong mật nghị tương lai.
Việc được chọn vào Hồng Y Đoàn được coi là một vinh dự và sự công nhận cho sự phục vụ trung thành của ngài trong hơn 41 năm với tư cách là Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng.
Đức Tân Hồng Y đã từng giảng trước 3 vị Giáo Hoàng, Nữ hoàng Elizabeth II, nhiều giám mục và Hồng Y, cùng vô số giáo dân và các tu sĩ. Ngài cho biết sẽ tiếp tục chừng nào Chúa cho phép.
Khi không ở Rôma, và những khi không thuyết giảng, ngài sống trong Tu viện ẩn tu Tình yêu Thương xót ở Cittaducale, Ý. Đức Tân Hồng Y nói trong một cuộc phỏng vấn, qua email với CNA từ tu viện này, rằng việc loan báo đức tin luôn đòi hỏi một điều là Chúa Thánh Thần.
“Vì thế, nhu cầu của mỗi sứ giả là phải nuôi dưỡng một sự cởi mở lớn đối với Chúa Thánh Linh. Chỉ như thế, chúng ta mới có thể thoát khỏi lý trí của con người, vốn luôn cố gắng khai thác Lời Chúa cho các mục đích ngẫu nhiên, cá nhân hoặc tập thể”.
Lời khuyên của ngài là để rao giảng tốt chúng ta hãy bắt đầu bằng cách quỳ gối và hỏi Chúa rằng những lời Ngài muốn làm vang dội cho dân Ngài là những gì.
Khi được hỏi về yêu cầu xin được miễn không tấn phong giám mục trước khi được phong Hồng Y, Cha Cantalamessa cho biết:
“Vâng, tôi đã xin Đức Thánh Cha cho phép miễn tấn phong giám mục theo quy định của giáo luật dành cho những người được tấn phong Hồng Y. Có hai lý do. Giám mục, như chính danh xưng này, chỉ định sứ vụ của người chịu trách nhiệm trông coi và nuôi dưỡng một phần đàn chiên của Chúa Kitô. Bây giờ, trong trường hợp của tôi, tôi không có trách nhiệm mục vụ, vì vậy chức danh giám mục sẽ là một chức danh không có dịch vụ tương ứng mà danh xưng này ngụ ý. Thứ hai, tôi muốn vẫn là một tu sĩ Capuchin, theo thói quen và phần đời còn lại. Sự thánh hiến giám mục, e rằng một cách hợp pháp, sẽ đặt tôi ra ngoài dòng.
Đã có một số tiền lệ cho quyết định của tôi. Một số tu sĩ trên 80 tuổi, đã được tấn phong Hồng Y với tước hiệu danh dự giống như tôi, đã yêu cầu và được phê chuẩn miễn tấn phong giám mục, tôi nghĩ vì những lý do tương tự như của tôi”.
[Các vị Cha Cantalamessa đề cập đến bao gồm các Hồng Y Henri De Lubac, Paolo Dezza, Roberto Tucci, Tomáš Špidlík, Albert Vanhoye, Urbano Navarrete Cortés, Karl Josef Becker].
Source:Catholic News Agency