Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức cầu nguyện
Lm Vũdình Tường
06:20 29/11/2018
Chúa Nhật Mùa Vọng cũng là đầu năm Phụng Vụ. Bốn tuần chuẩn bị trước khi mừng lễ Giáng Sinh được biết đến như là Mùa Vọng. Vọng đây mang í nghĩa chờ đợi trong hy vọng, chờ đợi với tinh thần tỉnh thức cộng chung với cầu nguyện. Đức Kitô nhắc nhở các môn đệ Ngài tỉnh thức trong cầu nguyện, chuẩn bị tinh thần, đổi mới cuộc sống, canh tân tâm hồn, xem xét lại cách sống cho phù hợp với đường lối Chúa, loại trừ cái xấu, cộng thêm cái tốt. Sống đường lối Chúa. Đường lối Chúa là đường ngay thẳng, công chính, có lần Đức Kitô nói:
Thầy là đường là sự thật và là sự sống Jn 14,6
Như thế Mùa Vọng chính là mùa chuẩn bị cho sự sống mới trong tâm hồn mỗi người. Hàng năm Giáo Hội mừng kính trọng thể hai sự kiện quan trọng trong cuộc sống đời người đó là ngày sinh vào trần thế và ngày sinh vào nước hằng sống. Hai sự kiện này xảy ra ở hai thời điểm khác nhau trong đời nhưng chúng liên kết với nhau. Có ngày sinh ra sẽ có ngày tử vong. Chính vì thế mà Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng các bài đọc trong Chúa Nhật tuần này nhắc về cuộc Phục Sinh của Đức Kitô bởi sự Phục Sinh của Ngài đem lại cho linh hồn ta sự sống trường sinh, xoá bỏ tội ta phạm và giải thoát ta khỏi khống chế của tội lỗi. Mừng Chúa sống lại với niềm hy vọng mỗi chúng ta cũng được hưởng phúc sống lại trong Đức Kitô khi chúng ta hoàn tất cuộc lữ hành trần thế. Cuộc sống trần gian là quan trọng, cuộc sống trường sinh còn quan trọng hơn và cần chuẩn bị kĩ hơn. Cha mẹ trần thế chuẩn bị đón chúng ta vào đời, vào cuộc sống gia đình; Đức Kitô chuẩn bị đón chúng ta vào cuộc sống trường sinh, vào đại gia đình Chúa trong thiên quốc của Ngài. Mùa Vọng nhắc chúng ta trân trọng ơn trường sinh Chúa ban, đừng thờ ơ với ân thánh, nhưng mau mắn đón nhận vào tâm hồn và trân trọng quí mến, nâng niu ân thánh. Chuẩn bị đón nhận ân thánh qua cầu nguyện, việc bác ái. Nhờ cầu nguyện hướng dẫn mà việc bác ái của ta trở nên ân phúc cho chính mình, thánh hoá việc làm và đời sống ta. Bác ái thiếu cầu nguyện dù là việc tốt, việc lành nhưng không phải việc thánh. Vì thế người ta ước mong lời khen, lời ca từ xã hội. Bác ái thiếu cầu nguyện kết hợp ta với tha nhân và ngưng tại đó. Bác ái chung với cầu nguyện, qua tha nhân, ta kết hợp với Chúa. Chính Thiên Chúa là Đấng làm cho việc bác ái của ta nên thánh thiện. Không phải hành động bác ái nào cũng thánh thiện mà chính là Thiên Chúa là Đấng Thánh biến việc tầm thường của ta thành việc lành thánh.
Đón nhận ơn thánh bằng cách mỗi ngày có giờ riêng cho cầu nguyện, cho xét mình, cho nhìn lại việc làm trong ngày và xác định chỗ đứng của mình trước mặt Chúa. Như thế sẽ tránh lo sợ, hãi hùng bởi có Chúa luôn đồng hành cùng ta trong mọi tình huống của cuộc sống. Kitô hữu sống trong hiện tại nhưng hướng về tương lai, về cuộc sống trường sinh. Màu tím trong Mùa Vọng là mầu của ăn chay, thống hối và thuộc về hoàng tộc liên kết với lễ Đức Kitô Vua vũ trụ Giáo Hội mới cử hành tuần qua.
Giáng Sinh và Phục Sinh liên kết với nhau. Điều này giải thích tại sao Giáo Hội lại chọn bài Phúc Âm thánh Luca nói về những biến cố liên quan đến cuộc thương khó của Đức Kitô và ngày thế mạt. Ngài kêu gọi các tông đồ tỉnh thức cầu nguyện để có được bình an trong tâm hồn trước những biến cố dồn dập xảy đến. Những dấu lạ khác thường xảy đến làm cho người ta hoang mang, sợ hãi, trốn chạy. Kitô hữu được báo trước cho biết những dấu lạ để kiên tâm cầu nguyện, tìm bình an trong Chúa. Họ không cần sợ hãi hoang mang nhưng tin tưởng, phó thác và vui mừng vì ngày giờ gặp Đấng ban sự sống đang đến gần. Nếu chúng ta tin những tiên đoán về đau khổ, sợ hãi xảy ra là điều thật thì chúng ta cũng cần tin và vững tin hơn, tin mãnh liệt hơn những điều Đức Kitô hứa Ngài sẽ đến trong vinh quang, cứu độ những ai trông cậy, vững tin nơi Ngài. Qua cầu nguyện và niềm tin nơi Đức Kitô chúng ta sẽ nhận được an bình và ủi an bởi chính Đức Kitô hứa Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế Mat 28,20. Bác ái và cầu nguyện cùng chay tịnh sẽ giúp chúng ta nhận ra Chúa trong cuộc sống, ngay cả trong trường hợp đứng giữa phong ba, bão táp cuộc đời chúng ta vẫn thấy Chúa hiện diện, giang tay cứu vớt.
TiengChuong.org
Vigilance and prayer
Today is the first Sunday of Advent. It is the beginning of the new liturgical year. There are four Sundays, called Advent, prior to the birth of Jesus. Advent is a time for individual personal preparation to welcome Jesus into our life. It is the time for renewal, the time to look deep into our hearts and the time to reflect about our faith journey to see how closely we are on the right path, the path Jesus once said:
I am the way the truth and the life -Jn 14,6.
Each year the Church invites us to give a special time to celebrate the two significant events of the liturgical year: Easter and Christmas. Each event is celebrated apart, at a different time of the year and yet they are related to form a life span of a person. It is the celebration of a new life on earth and a new eternal life in God's kingdom. It is true to say there is no dead without birth or no Easter without Christmas. We celebrate the birth of Jesus with the expectation that by his cross and resurrection he has set us free from the bondage of sin and dead. Birth and death are two separate events of a human life and that is the reality of life. Our parents made the preparations to welcome us into their lives; Jesus makes the preparations to welcome us into God's kingdom and we are free to take the offer. Advent reminds us to take the offer Jesus made by staying awake and being active welcoming Jesus into our life. To do it effectively we need to set aside time for reflection and personal examination daily. There is no need to live in despair but in hope and look forward into the future to Join Jesus when our earthly journey is ended. The colour for Advent is purple because it associates to penance, fasting, and royalty- the Feast Christ the King of the Universe we celebrated last Sunday.
Christmas and Easter link together and that explains why the First Advent Sunday Gospel reading is taken from the last chapter St. Luke before the passion narrative. Jesus reminded his disciples about the necessity for vigilance and prayer as they waited for his second coming in glory. The destruction of the Temple in Jerusalem and the persecution and tribulations were the signs of the time. Jesus told his disciples of time, destruction and fear. It would bring fear and frighten for those who have no faith in Jesus. For Jesus' disciples there is no need to live in fear, but rather stand firm in praying for strength, have faith in him and belief that he would never leave us alone in times of distress. If we believe what his prediction of fear and frighten were to be correct; we then should have more faith in his message about finding strength and consolation in him. Everyone has already encountered events and circumstances that could lead us to despair. Through prayer and faith in Jesus, we have found strength and consolation in Jesus' words. He has promised to stay with us till the end of time Mat 28,20. Acts of charity and prayer would help us to see the presence of Jesus in our midst. In the midst of chaos and destruction of life Jesus offers hope and peace.
Thầy là đường là sự thật và là sự sống Jn 14,6
Như thế Mùa Vọng chính là mùa chuẩn bị cho sự sống mới trong tâm hồn mỗi người. Hàng năm Giáo Hội mừng kính trọng thể hai sự kiện quan trọng trong cuộc sống đời người đó là ngày sinh vào trần thế và ngày sinh vào nước hằng sống. Hai sự kiện này xảy ra ở hai thời điểm khác nhau trong đời nhưng chúng liên kết với nhau. Có ngày sinh ra sẽ có ngày tử vong. Chính vì thế mà Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng các bài đọc trong Chúa Nhật tuần này nhắc về cuộc Phục Sinh của Đức Kitô bởi sự Phục Sinh của Ngài đem lại cho linh hồn ta sự sống trường sinh, xoá bỏ tội ta phạm và giải thoát ta khỏi khống chế của tội lỗi. Mừng Chúa sống lại với niềm hy vọng mỗi chúng ta cũng được hưởng phúc sống lại trong Đức Kitô khi chúng ta hoàn tất cuộc lữ hành trần thế. Cuộc sống trần gian là quan trọng, cuộc sống trường sinh còn quan trọng hơn và cần chuẩn bị kĩ hơn. Cha mẹ trần thế chuẩn bị đón chúng ta vào đời, vào cuộc sống gia đình; Đức Kitô chuẩn bị đón chúng ta vào cuộc sống trường sinh, vào đại gia đình Chúa trong thiên quốc của Ngài. Mùa Vọng nhắc chúng ta trân trọng ơn trường sinh Chúa ban, đừng thờ ơ với ân thánh, nhưng mau mắn đón nhận vào tâm hồn và trân trọng quí mến, nâng niu ân thánh. Chuẩn bị đón nhận ân thánh qua cầu nguyện, việc bác ái. Nhờ cầu nguyện hướng dẫn mà việc bác ái của ta trở nên ân phúc cho chính mình, thánh hoá việc làm và đời sống ta. Bác ái thiếu cầu nguyện dù là việc tốt, việc lành nhưng không phải việc thánh. Vì thế người ta ước mong lời khen, lời ca từ xã hội. Bác ái thiếu cầu nguyện kết hợp ta với tha nhân và ngưng tại đó. Bác ái chung với cầu nguyện, qua tha nhân, ta kết hợp với Chúa. Chính Thiên Chúa là Đấng làm cho việc bác ái của ta nên thánh thiện. Không phải hành động bác ái nào cũng thánh thiện mà chính là Thiên Chúa là Đấng Thánh biến việc tầm thường của ta thành việc lành thánh.
Đón nhận ơn thánh bằng cách mỗi ngày có giờ riêng cho cầu nguyện, cho xét mình, cho nhìn lại việc làm trong ngày và xác định chỗ đứng của mình trước mặt Chúa. Như thế sẽ tránh lo sợ, hãi hùng bởi có Chúa luôn đồng hành cùng ta trong mọi tình huống của cuộc sống. Kitô hữu sống trong hiện tại nhưng hướng về tương lai, về cuộc sống trường sinh. Màu tím trong Mùa Vọng là mầu của ăn chay, thống hối và thuộc về hoàng tộc liên kết với lễ Đức Kitô Vua vũ trụ Giáo Hội mới cử hành tuần qua.
Giáng Sinh và Phục Sinh liên kết với nhau. Điều này giải thích tại sao Giáo Hội lại chọn bài Phúc Âm thánh Luca nói về những biến cố liên quan đến cuộc thương khó của Đức Kitô và ngày thế mạt. Ngài kêu gọi các tông đồ tỉnh thức cầu nguyện để có được bình an trong tâm hồn trước những biến cố dồn dập xảy đến. Những dấu lạ khác thường xảy đến làm cho người ta hoang mang, sợ hãi, trốn chạy. Kitô hữu được báo trước cho biết những dấu lạ để kiên tâm cầu nguyện, tìm bình an trong Chúa. Họ không cần sợ hãi hoang mang nhưng tin tưởng, phó thác và vui mừng vì ngày giờ gặp Đấng ban sự sống đang đến gần. Nếu chúng ta tin những tiên đoán về đau khổ, sợ hãi xảy ra là điều thật thì chúng ta cũng cần tin và vững tin hơn, tin mãnh liệt hơn những điều Đức Kitô hứa Ngài sẽ đến trong vinh quang, cứu độ những ai trông cậy, vững tin nơi Ngài. Qua cầu nguyện và niềm tin nơi Đức Kitô chúng ta sẽ nhận được an bình và ủi an bởi chính Đức Kitô hứa Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế Mat 28,20. Bác ái và cầu nguyện cùng chay tịnh sẽ giúp chúng ta nhận ra Chúa trong cuộc sống, ngay cả trong trường hợp đứng giữa phong ba, bão táp cuộc đời chúng ta vẫn thấy Chúa hiện diện, giang tay cứu vớt.
TiengChuong.org
Vigilance and prayer
Today is the first Sunday of Advent. It is the beginning of the new liturgical year. There are four Sundays, called Advent, prior to the birth of Jesus. Advent is a time for individual personal preparation to welcome Jesus into our life. It is the time for renewal, the time to look deep into our hearts and the time to reflect about our faith journey to see how closely we are on the right path, the path Jesus once said:
I am the way the truth and the life -Jn 14,6.
Each year the Church invites us to give a special time to celebrate the two significant events of the liturgical year: Easter and Christmas. Each event is celebrated apart, at a different time of the year and yet they are related to form a life span of a person. It is the celebration of a new life on earth and a new eternal life in God's kingdom. It is true to say there is no dead without birth or no Easter without Christmas. We celebrate the birth of Jesus with the expectation that by his cross and resurrection he has set us free from the bondage of sin and dead. Birth and death are two separate events of a human life and that is the reality of life. Our parents made the preparations to welcome us into their lives; Jesus makes the preparations to welcome us into God's kingdom and we are free to take the offer. Advent reminds us to take the offer Jesus made by staying awake and being active welcoming Jesus into our life. To do it effectively we need to set aside time for reflection and personal examination daily. There is no need to live in despair but in hope and look forward into the future to Join Jesus when our earthly journey is ended. The colour for Advent is purple because it associates to penance, fasting, and royalty- the Feast Christ the King of the Universe we celebrated last Sunday.
Christmas and Easter link together and that explains why the First Advent Sunday Gospel reading is taken from the last chapter St. Luke before the passion narrative. Jesus reminded his disciples about the necessity for vigilance and prayer as they waited for his second coming in glory. The destruction of the Temple in Jerusalem and the persecution and tribulations were the signs of the time. Jesus told his disciples of time, destruction and fear. It would bring fear and frighten for those who have no faith in Jesus. For Jesus' disciples there is no need to live in fear, but rather stand firm in praying for strength, have faith in him and belief that he would never leave us alone in times of distress. If we believe what his prediction of fear and frighten were to be correct; we then should have more faith in his message about finding strength and consolation in him. Everyone has already encountered events and circumstances that could lead us to despair. Through prayer and faith in Jesus, we have found strength and consolation in Jesus' words. He has promised to stay with us till the end of time Mat 28,20. Acts of charity and prayer would help us to see the presence of Jesus in our midst. In the midst of chaos and destruction of life Jesus offers hope and peace.
Hãy Đứng Thẳng Và Ngẩng Đầu Lên!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:10 29/11/2018
Hãy Đứng Thẳng Và Ngẩng Đầu Lên!
(Chúa Nhật I Mùa Vọng C)
Một năm Phụng vụ mới lại về. Tôi đã từng ví ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng như là ngày Tết của đức tin. Với người dân trên hoàn cầu, cách riêng với con dân đất Việt thì những sự kiện, những sứ điệp… trong dịp đầu năm vốn thường mang tính thiêng thánh cách nào đó. Người ta nhận ra điều này qua những tục lệ kiêng cử, kỵ úy hay những tập tục hái lộc, xin xăm…Tín hữu Công Giáo Việt Nam đã quen với việc hái lộc Lời Chúa dịp đầu xuân dân tộc. Có thể nói rằng các bài trích đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Vọng không phải là lộc hái mà chính là lộc ban cho đoàn con cái Chúa Công Giáo. Xin được tuần tự mở lộc để không chỉ xem “Thánh phán” mà nhất là còn để thực thi “Thiên Ý”.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giêrêmia (Gr 33,14-16): “Sấm ngôn của Đức Chúa: Này sẽ đến những ngày Ta sẽ thực hiện điều tốt lành Ta đã phán về nhà Isrsel và về Giuđa…” (33,14). Điều tốt lành mà Thiên Chúa hứa ban đó là sẽ cho mọc lên một Đấng Công Chính. Đấng ấy sẽ giải cứu dân và cho dân được an cư lạc nghiệp bằng các chủ trương, chính sách, luật lệ đầy chính trực và công minh.
Đây là một quẻ tốt, nói như anh em lương dân. Kitô hữu thì khẳng định đó là một tin vui, một sứ điệp tràn trề hy vọng. Thế nhưng cái quẻ ấy, cái sứ điệp ấy đã ứng nghiệm cách đây hơn hai ngàn năm nơi Đức Giêsu Kitô. Vậy còn gì để mong, còn gì để chờ? Xin thưa vẫn còn. Chúa Kitô đã từng hứa rằng “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đấng Công Chính mãi ở cùng nhân loại chúng ta cách huyền nhiệm nơi thánh Phaolô, người đã từng khẳng định: “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi” (Gl 2,20), nơi thánh Gioan Vianey, người được một cụ ông xác nhận trước tòa phong thánh rằng đã thấy Thiên Chúa hiện diện nơi Ngài. Chắc hẳn Chúa Kitô hằng khát mong mỗi người chúng ta góp phần để cho sứ điệp hy vọng ấy được ứng nghiệm trong môi trường, hoàn cảnh và thời đại chúng ta. Mong cho sứ điệp hy vọng được ứng nghiệm là điều tốt, nhưng góp phần làm cho sứ điệp ấy thành hiện thực thì tốt hơn nhiều. Xin đừng quên, mang danh Kitô hữu thì phải có trách vụ làm cho Đức Kitô hiện diện nơi con người và cuộc sống của mình, nghĩa là hãy làm cho mình, cuộc sống của mình trở thành sứ điệp của niềm hy vọng.
Thánh Phaolô tông đồ đã nhìn nhận tình yêu thương, liên đới giữa các tín hữu Thêxalônica. Và Ngài khuyên nhủ họ hãy bền tâm vững chí trong sự thánh thiện, tấn tới nhiều hơn nữa trong việc yêu thương nhau hầu xứng đáng đón chờ Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Các nhà chú giải Thánh Kinh cho ta hay thánh Tông đồ dân ngoại thuở ấy những tưởng rằng Chúa Kitô sắp giáng lâm. Giờ ngày Chúa Kitô tái giáng tức là ngày tận thế thì không một ai có thể biết, ngay cả với Chúa Kitô khi còn tại thế (x.Mc 13,32). Tuy nhiên cái ngày giờ mỗi người chúng ta ra khỏi trần gian này thì có thể lường đoán cách nào đó vì nó có giới hạn. Chúa sẽ đến với anh, với chị, với bạn, với tôi không biết khi nào, nhưng chắc chắn là không quá xa. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta khi đón Chúa đến. Và thái độ ấy tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta.
Bài trích Tin mừng thánh Luca Chúa Nhật này hé mở cho chúng ta về mục đích việc Chúa lại đến. Chúa đến để cứu độ chúng ta, ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Chúa Kitô khẳng định sự thật này: “Khi những biến cố ấy (những điềm lạ của thiên nhiên) bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28). Chúa đến để ban ân phúc thì sao ta lại hãi sợ? Trái lại, trong niềm tin thì chúng ta phải hân hoan vui mừng. Tuy nhiên cần phải tỉnh thức, canh chừng chớ để vuột mất ân phúc Chúa ban tặng. Đây chính là sứ điệp Chúa Kitô muốn nhắn gửi chúng ta. Người nhắc bảo chúng ta hãy “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, đừng để “ lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời” và “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”. Qua các mệnh lệnh của Chúa Kitô trên đây chúng ta có thể xếp thành hai chuỗi động thái hữu quan như sau:
1.Đứng thẳng: đây là động thái dứt mình khỏi hố sâu tội lỗi, hay những đam mê bất chính mà cụm từ “chè chén say sưa” minh họa. Để có thể đứng thẳng lên, nghĩa là ra khỏi tình trạng tội lỗi thì tiên vàn phải biết mình, một kiểu biết theo ngôn ngữ triết học là phản tỉnh và ngôn ngữ đạo đức là tỉnh thức. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nhận xét rằng cái hiểm họa của con người thời đại hôm nay không phải là phạm nhiều thứ tội mà là không còn ý thức về sự tội. Không ý thức việc mình vấp té thì sẽ không bao giờ có chuyện chỗi dậy. Không biết mình ngã quỵ thì không bao giờ có chuyện đứng lên.
2.Ngẩng đầu lên: Đây là động thái hướng thượng, vươn mình lên tới những giá trị cao cả hơn. Thiên Chúa dựng nên mọi sự ở trần gian này đều là tốt đẹp (x. St 1). Tuy nhiên thần dữ đã ma mãnh sử dụng những thiện hảo giới hạn, chóng qua để kìm giữ con người không vuơn lên đến với nguồn của mọi thiện hảo. Là người, chúng ta phải chu toàn những sự ở đời này, nhưng đừng để chúng trói buộc chúng ta không cho chúng ta hướng thượng, bay lên. Chúa Kitô đã từng lập luận kiểu so sánh mạng sống với của ăn, thân thể với áo mặc, để dạy bảo chúng ta phải biết kiếm tìm thiện hảo cao hơn và cao nhất là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x.Mt 6,25-34). Và Người đã cảnh tỉnh rằng nhiều khi chúng ta đã để cho cái việc “lo lắng sự đời” trở nên nguyên cớ khiến chúng ta đánh mất vĩnh phúc.
Để có thể thoát khỏi những ràng buộc của những thiện hảo hữu hạn thì không gì hơn là phải biết ngẩng đầu lên. Cầu nguyện chính là cách thế ngẩng đầu lên, chiêm ngắm, gặp gỡ Đấng là nguồn mọi thiện hảo. Gặp được Đấng ban ơn lành thì chúng ta sẽ dễ dàng tự do với các ơn lành. Tiếp xúc với nguồn hạnh phúc đích thật, vĩnh tồn, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng tự do với những thiện hảo hữu hạn và chóng qua.
Sứ điệp đầu năm đã tuyên ban hay nói như anh em lương dân là quẻ đã mở. Không phải ngồi chờ quẻ ứng, Kitô hữu chúng ta đón nhận sứ điệp là phải sống, phải gắng công, nỗ lực làm cho sứ điệp thành hiện thực. Đó là đứng dậy ra khỏi tình trạng tội lỗi, ngẩng đầu lên trong sự hướng thượng, vươn tới những giá trị cao cả, để trở nên một dấu chỉ hy vọng cho tha nhân bằng tình yêu trong sự công mình chính trực hay nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bằng “Bác Ái trong Chân Lý”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật I Mùa Vọng C)
Một năm Phụng vụ mới lại về. Tôi đã từng ví ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng như là ngày Tết của đức tin. Với người dân trên hoàn cầu, cách riêng với con dân đất Việt thì những sự kiện, những sứ điệp… trong dịp đầu năm vốn thường mang tính thiêng thánh cách nào đó. Người ta nhận ra điều này qua những tục lệ kiêng cử, kỵ úy hay những tập tục hái lộc, xin xăm…Tín hữu Công Giáo Việt Nam đã quen với việc hái lộc Lời Chúa dịp đầu xuân dân tộc. Có thể nói rằng các bài trích đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Vọng không phải là lộc hái mà chính là lộc ban cho đoàn con cái Chúa Công Giáo. Xin được tuần tự mở lộc để không chỉ xem “Thánh phán” mà nhất là còn để thực thi “Thiên Ý”.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giêrêmia (Gr 33,14-16): “Sấm ngôn của Đức Chúa: Này sẽ đến những ngày Ta sẽ thực hiện điều tốt lành Ta đã phán về nhà Isrsel và về Giuđa…” (33,14). Điều tốt lành mà Thiên Chúa hứa ban đó là sẽ cho mọc lên một Đấng Công Chính. Đấng ấy sẽ giải cứu dân và cho dân được an cư lạc nghiệp bằng các chủ trương, chính sách, luật lệ đầy chính trực và công minh.
Đây là một quẻ tốt, nói như anh em lương dân. Kitô hữu thì khẳng định đó là một tin vui, một sứ điệp tràn trề hy vọng. Thế nhưng cái quẻ ấy, cái sứ điệp ấy đã ứng nghiệm cách đây hơn hai ngàn năm nơi Đức Giêsu Kitô. Vậy còn gì để mong, còn gì để chờ? Xin thưa vẫn còn. Chúa Kitô đã từng hứa rằng “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đấng Công Chính mãi ở cùng nhân loại chúng ta cách huyền nhiệm nơi thánh Phaolô, người đã từng khẳng định: “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi” (Gl 2,20), nơi thánh Gioan Vianey, người được một cụ ông xác nhận trước tòa phong thánh rằng đã thấy Thiên Chúa hiện diện nơi Ngài. Chắc hẳn Chúa Kitô hằng khát mong mỗi người chúng ta góp phần để cho sứ điệp hy vọng ấy được ứng nghiệm trong môi trường, hoàn cảnh và thời đại chúng ta. Mong cho sứ điệp hy vọng được ứng nghiệm là điều tốt, nhưng góp phần làm cho sứ điệp ấy thành hiện thực thì tốt hơn nhiều. Xin đừng quên, mang danh Kitô hữu thì phải có trách vụ làm cho Đức Kitô hiện diện nơi con người và cuộc sống của mình, nghĩa là hãy làm cho mình, cuộc sống của mình trở thành sứ điệp của niềm hy vọng.
Thánh Phaolô tông đồ đã nhìn nhận tình yêu thương, liên đới giữa các tín hữu Thêxalônica. Và Ngài khuyên nhủ họ hãy bền tâm vững chí trong sự thánh thiện, tấn tới nhiều hơn nữa trong việc yêu thương nhau hầu xứng đáng đón chờ Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Các nhà chú giải Thánh Kinh cho ta hay thánh Tông đồ dân ngoại thuở ấy những tưởng rằng Chúa Kitô sắp giáng lâm. Giờ ngày Chúa Kitô tái giáng tức là ngày tận thế thì không một ai có thể biết, ngay cả với Chúa Kitô khi còn tại thế (x.Mc 13,32). Tuy nhiên cái ngày giờ mỗi người chúng ta ra khỏi trần gian này thì có thể lường đoán cách nào đó vì nó có giới hạn. Chúa sẽ đến với anh, với chị, với bạn, với tôi không biết khi nào, nhưng chắc chắn là không quá xa. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta khi đón Chúa đến. Và thái độ ấy tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta.
Bài trích Tin mừng thánh Luca Chúa Nhật này hé mở cho chúng ta về mục đích việc Chúa lại đến. Chúa đến để cứu độ chúng ta, ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Chúa Kitô khẳng định sự thật này: “Khi những biến cố ấy (những điềm lạ của thiên nhiên) bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28). Chúa đến để ban ân phúc thì sao ta lại hãi sợ? Trái lại, trong niềm tin thì chúng ta phải hân hoan vui mừng. Tuy nhiên cần phải tỉnh thức, canh chừng chớ để vuột mất ân phúc Chúa ban tặng. Đây chính là sứ điệp Chúa Kitô muốn nhắn gửi chúng ta. Người nhắc bảo chúng ta hãy “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, đừng để “ lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời” và “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”. Qua các mệnh lệnh của Chúa Kitô trên đây chúng ta có thể xếp thành hai chuỗi động thái hữu quan như sau:
1.Đứng thẳng: đây là động thái dứt mình khỏi hố sâu tội lỗi, hay những đam mê bất chính mà cụm từ “chè chén say sưa” minh họa. Để có thể đứng thẳng lên, nghĩa là ra khỏi tình trạng tội lỗi thì tiên vàn phải biết mình, một kiểu biết theo ngôn ngữ triết học là phản tỉnh và ngôn ngữ đạo đức là tỉnh thức. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nhận xét rằng cái hiểm họa của con người thời đại hôm nay không phải là phạm nhiều thứ tội mà là không còn ý thức về sự tội. Không ý thức việc mình vấp té thì sẽ không bao giờ có chuyện chỗi dậy. Không biết mình ngã quỵ thì không bao giờ có chuyện đứng lên.
2.Ngẩng đầu lên: Đây là động thái hướng thượng, vươn mình lên tới những giá trị cao cả hơn. Thiên Chúa dựng nên mọi sự ở trần gian này đều là tốt đẹp (x. St 1). Tuy nhiên thần dữ đã ma mãnh sử dụng những thiện hảo giới hạn, chóng qua để kìm giữ con người không vuơn lên đến với nguồn của mọi thiện hảo. Là người, chúng ta phải chu toàn những sự ở đời này, nhưng đừng để chúng trói buộc chúng ta không cho chúng ta hướng thượng, bay lên. Chúa Kitô đã từng lập luận kiểu so sánh mạng sống với của ăn, thân thể với áo mặc, để dạy bảo chúng ta phải biết kiếm tìm thiện hảo cao hơn và cao nhất là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x.Mt 6,25-34). Và Người đã cảnh tỉnh rằng nhiều khi chúng ta đã để cho cái việc “lo lắng sự đời” trở nên nguyên cớ khiến chúng ta đánh mất vĩnh phúc.
Để có thể thoát khỏi những ràng buộc của những thiện hảo hữu hạn thì không gì hơn là phải biết ngẩng đầu lên. Cầu nguyện chính là cách thế ngẩng đầu lên, chiêm ngắm, gặp gỡ Đấng là nguồn mọi thiện hảo. Gặp được Đấng ban ơn lành thì chúng ta sẽ dễ dàng tự do với các ơn lành. Tiếp xúc với nguồn hạnh phúc đích thật, vĩnh tồn, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng tự do với những thiện hảo hữu hạn và chóng qua.
Sứ điệp đầu năm đã tuyên ban hay nói như anh em lương dân là quẻ đã mở. Không phải ngồi chờ quẻ ứng, Kitô hữu chúng ta đón nhận sứ điệp là phải sống, phải gắng công, nỗ lực làm cho sứ điệp thành hiện thực. Đó là đứng dậy ra khỏi tình trạng tội lỗi, ngẩng đầu lên trong sự hướng thượng, vươn tới những giá trị cao cả, để trở nên một dấu chỉ hy vọng cho tha nhân bằng tình yêu trong sự công mình chính trực hay nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bằng “Bác Ái trong Chân Lý”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật I Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano, OP
16:41 29/11/2018
Giêrêmia 33: 14-16; T. Vịnh 24; 1 Thessalonica 3:12-4,2; Luca 21: 25-28, 34-36
Mùa Vọng được mô tả như là mùa trông đợi. Ở các nước tiền tiến người ta thường nghĩ: nếu không làm được gì, chỉ trông đợi một sự tăng trưởng vượt lên là lãng phí thì giờ. Trong lúc chờ đợi thường những nét lo âu lo lắng của chúng ta thường nổi lên trên nét mặt cau có. Có lẻ vì thế mà chúng ta thường sinh ra nóng nảy, nên chỉ muốn sống luôn bận rộn để nỗi lo âu lắng xuống và chúng ta có thể lo việc hằng ngày một cách êm ả hơn.
Ở Hoa Kỳ, chúng ta vừa trải qua cuộc bầu cử khá bận rộn làm đất nước chúng ta bị chia rẻ nhiều. Và Hoa Ky cũng là nơi môi trường sinh hoạt quốc tế rất xáo trộn. Thêm vào đó chúng ta có biết bao nhiêu lo lắng cá nhân về sức khỏe, kinh tế không ổn định, về những việc trong gia đình, về những chuyện liên quan đến môi trường v.v... Nếu chúng ta sống bận rộn thì những vấn đề này may ra có thể tạm lắng xuống. Nếu chúng ta nghĩ là mất kiểm soát cuộc sống thường ngày, chúng ta sẽ cảm thấy mất thăng bằng và lo âu lại nỗi bật lên.
Nhưng, nếu chúng ta bắng lòng trông đợi và chú trọng đến đời sống thiêng liêng thì sao? Mùa Vọng cho chúng ta thì giờ để làm điều đó, và chúng ta còn được sự trợ giúp của các bài đọc Kinh Thánh trong nghi lễ phụng vụ Mùa Vọng, nên nỗi lo sợ của chúng ta sẽ không nỗi bật lên và giảm đi niềm hy vọng của chúng ta. Bây giờ chúng ta suy ngẫm về các bài Kinh Thánh về Mùa Vọng. Các bài đọc đó sẽ giúp chúng ta có thái độ khác về sự chờ đợi và hướng dẫn lời kinh nguyện của chúng ta tránh khỏi sự lo âu và hướng tới hy vọng.
Ngôn sứ Giêrêmia viết cho dân Ísrael trong thời kỳ lo âu do quốc gia bị chia cắt: Nước ở Miền bắc là nước Ísrael, và ở miền nam là nước Juda(c14). Dân chúng hy vọng dược một đất nước thống nhất như chúng ta. Ngôn sứ hứa là một Đấng thuộc dòng vua David, vị vua lý tưởng sẽ đưa họ đến điều họ mơ ước. Điều gì họ tự làm cho họ, thì nay Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Thiên Chúa sẽ gởi đến cho họ.
Đất nước chía đôi cần được sức mạnh và cần có một lãnh đạo cố gắng hết lòng đem đến sự ổn định và hòa hợp. Mùa Vọng bắt đầu với một thông điệp ngắn gọn rõ ràng của ngôn sứ Giêrêmia. Ông ta không cần dùng nhiều lời để truyền tải thông điệp của mình. Ông đem đến niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ gởi ngay một Đấng sẽ đến giúp đở. Ông không nói khi nào thì Đấng đó sẽ đến, và cũng không nói Đấng đó sẽ bởi đâu mà đến. Lời hứa được công bố và mời gọi dân chúng hãy tin tưởng vào sự trung thành của Thiên Chúa đối với họ.
Trong khi đó có biết bao nhiêu người lãnh đạo các quốc gia đã có những hành vi phạm pháp, và đất nước chúng ta sẽ trông đợi từ một nơi khác để được trông thấy chổi lên một triều đại mới, một Đấng Công Chính sẽ đến trị vì cho chúng ta. Ông Giêrêmia đoan chắc là Thiên Chúa sẽ thực hiện niềm hy vọng đó theo lời ông ta nói: "Trong những ngày ấy, theo lời Chúa, khi Ta thực hiện lời Ta đã hứa cho nhà Israel và Juda" Trong khi ngôn sứ nói về hành động trong tương lai của Thiên Chúa, ông ta cũng nói dến tình hình hiện tại. Vậy chúng ta có thể tin tưởng là Thiên Chúa không quên chúng ta, không để cho chúng một mình với bao nỗi sợ hãi và răn đe hay sao? Khi chúng ta cảm thấy yếu đuối của thời điểm hiện tại, chúng ta có thể tin tưởng rằng Thiên Chúa cũng thấy rõ những điều đó và Ngài cũng cố sức lực cho chúng ta để chúng ta có yếu tố hy vọng chứ không tuyệt vọng phải không?
Những lo âu và sợ sệt nói trên có thể làm cho chúng ta sao lãng việc chờ đợi. Ngoài niềm hy vọng mà ngôn sứ Giêrêmia báo cho chúng ta, Mùa Vọng khởi đầu với bài trích sách phúc âm của thánh Luca nói về sự quan trọng của lời cầu nguyện. Cầu nguyện là một trong những điểm chính của phúc âm thánh Luca. Trong phúc âm thánh Luca, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn cầu nguyện. Nhất là trước những lúc Ngài quyết định một điều quan trọng, như: chọn các môn đệ (6:12). khi Ngài chịu phép rửa và khi Ngài phải chống đối với các người Pharisêu (3:21). Ngài cũng cầu nguyện khi Ngài biến hình (9:29), và khi Ngài chịu chết trên cây thập giá (23:46). Trong phúc âm thánh Luca Chúa Giêsu khuyên các môn đệ "hãy luôn cầu nguyện" và "canh chừng". Đó cũng là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta trong đoạn phúc âm hôm nay. "Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn" và "hãy đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề".
Mùa Vọng nói đến hai vấn đề trong sự kiện Chúa Giêsu đến với thế gian. Vào cuối tháng này chúng ta sẽ chú trọng đến ngày Chúa Giêsu giáng sinh. Bây giờ chúng ta chú trọng đến việc Ngài sẽ đến lần thứ hai. Bài phúc âm hôm nay dùng lối hành văn theo ngôn ngữ khải huyền vì nó mô tả cảnh thề giới ở thời điểm sụp đổ. Phong cách khải huyền diển tả sự sụp đổ của tất cả những gì cỏ vẻ như vững chắc, như mặt trời, mặt trăng và các vì sao "Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu,vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển". Một địa cầu mà trước kia chúng ta nghĩ là vững chắc có thể bị lay chuyển. Và bởi thế chúng ta bị thử thách và tự hỏi, chúng ta dựa vào điều gì và vào ai vậy? Năng lực của loài người mà chúng ta hy vọng để dựa vào thì không còn đáng tin cậy được nữa hay sao?
Trong khi những người khác "chết vì lo sợ" trước những điềm lạ, Chúa Giêsu khuyên chúng ta không nên sụp đổ vì lo sợ, nhưng hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên giữa những cảnh đó. Lời văn thời cùng tận là lời văn ly kỳ, diển tả một thế giới sẽ bị tan rả. Trong khi đó, chúng ta muốn chạy trốn để tìm nơi trú ẩn. Chúng ta sẽ bận rộn công việc, dùng ma túy, rượu chè và chơi game trên máy vi tính v.v... Thánh Luca khuyên chúng ta hãy hy vọng hơn là tìm kiếm nơi trú ẩn khác để tránh những cảnh biển gào sóng thét xung quanh chúng ta "anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc".
Hiện nay hình như Giáo hội đang trải qua sự khó khăn của thời cùng tận: nền tảng bị lay chuyển, và thành trì đang nghiên đảo. Đối với nhiều người, thật là một thời kỳ sợ sệt lo âu và do dự. Hình như sự tin tưởng chúng ta đặt vào các lãnh đạo đã rạng nứt. Trong Phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu cho biết là với sự Ngài trở lại sẽ có một đời sống mới: một sự hiện ra của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Khi Thiên Chúa đến "một mầm non công chính mọc lên" sẽ dẩn dắt chúng ta theo đương lối của Thiên Chúa.
Mùa Vọng đang đến với lời hứa về một sự bắt đầu mới. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn để phát triễn ngay từ đầu, và một đời sống thiêng liêng đang chờ đợi là thời giờ hy vọng. Trong khi chúng ta luôn cầu nguyện cho chúng ta, cho thế giới và cho giáo hội trong lời kinh xưa của Mùa Vọng "Maranatha, xin Chúa Giêsu hãy đến, xin Ngài đến !"
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
1st Sunday of Advent -C-
Jeremiah 33: 14-16; Psalm 25; I Thess. 3: 12-4:2; Luke 21: 25-28, 34-36
Advent is most often described as a season of waiting. We, of the developed world, find waiting a waste of time and we get jumpy and fidgety if we have nothing to do but wait. While we wait our fears rise to the surface. Maybe that is why we try to keep busy, so those fears can stay down below the surface, and we can go about our daily lives oblivious.
We just went through a tumultuous election time, which reminded us just how divided our nation is. We are also in a risky international environment. Plus, we may have personal anxieties about our health, economic stability, family issues, assault on the environment, etc. These might be suppressed if we stay busy. If we find ourselves paused, or waiting, out of our usual routine, then we feel a loss of control and our fears become the subject of the sentence.
But suppose we embraced our waiting – focused instead on a spirituality of waiting? Advent gives us time to do just that and we have help in the Advent Scriptures and liturgical celebrations so that our fears do not get the upper hand and diminish our hope. Here we will be reflecting on the Scriptures during Advent. They will help us develop a different attitude towards our waiting and direct our prayers away from fear and towards hope.
Jeremiah wrote during another anxious time, to a divided nation: the northern kingdom of Israel and the southern kingdom of Judah (v. 14). The people hoped for a unified nation – as we do. The prophet promises that a descendent of David, the ideal king, will lead them towards fulfilling their dreams. What they cannot do on their own, God will accomplish through the one God sends them.
A divided nation needs strong, committed and just leadership for stability and harmony. Advent begins with a brief, pointed message from the prophet Jeremiah. He doesn’t need a lot of words to get his message across; he offers the hope that God will provide the urgently-needed leadership. He does not say when this will happen; nor who this "just shoot" will be. The promise is given and the people are invited to put their trust in God’s fidelity to them.
In light of the delinquent behavior of so many world and national leaders we will have to look elsewhere for the "just shoot" who will bring a new and fulfilling reign to our lives. Jeremiah is very certain God will accomplish that hope as he begins his prophecy in no uncertain terms: "‘The days are coming,’ says the Lord, ‘when I will fulfill the promise I made to the house of Israel and Judah.’" While the prophet speaks about the future works of God, he is addressing the present situation of the people. Can we trust that God has not forgotten us and left us on our own with our fears and dread? When we experience the seeming-helplessness of the present moment, can we trust that God sees as well, is strengthening us and giving us reason to hope, not despair?
The cares and fears mentioned above, can cloud and distract our waiting. Besides the hope Jeremiah offered us, Advent begins with a Lucan the passage about the importance of prayer. This has been a theme throughout his gospel. Luke shows Jesus praying frequently, especially when he is about to make a big decision: choosing his disciples (6:12); at his baptism before he enters into conflict with the Pharisees (3:21). He also prayed at his transfiguration (9:29) and as he was dying on the cross (23:46). In Luke’s gospel Jesus encourages the disciples to "Pray constantly," and "Watch." Which is what he advises in today’s gospel passage. "Be vigilant at all times," and "Beware, that your hearts do not become drowsy."
The coming of Jesus is a twofold event in Advent. Later this month we will focus on Jesus’ birth; now we look to his second coming. Today’s gospel passage is in jarring apocalyptic language, as it describes the ending of the cosmos. The apocalyptic style depicts collapse of all that seems so fixed – sun, moon and the stars. "The powers of the heavens will be shaken." A once-thought secure world is not as secure as we thought. And so we are challenged to ask ourselves: What and on whom have we relied? How reliable are the humans and powers on which we have invested our energy and hopes?
While others "die of fright" before such catastrophes, Jesus advises us not to collapse in fear, but to see his presence coming amid the turmoil. Apocalyptic language, in its dramatic way, describes our world coming apart. At such times our tendency is to flee and find refuge: will it be with distracting overwork, drugs, alcohol, and computer gaming etc.? Instead of looking elsewhere, Luke is encouraging us to hope. Rather than turning away and hiding from the fearful events around us, we are encouraged, "Stand erect and raise your heads because your redemption is at hand."
It feels like the Church is going through an apocalyptic crisis: the foundations are shaken and the walls are trembling. It is a fearful and doubting time for many. The confidence we may have had in our seeming-secure leadership has cracked. Luke’s Jesus assumes that, with his coming, there will be new life – a birthing again of God in our world. When he does come, the "just shoot" will guide us to God’s ways.
Advent is pregnant with a promise of new beginnings. We have an opportunity to grow, or develop from scratch, a spirituality of waiting – a time of hope – as we pray constantly for ourselves, our world and our Church in the ancient prayer of Advent – "Maranatha, Come Lord Jesus, Come!"
Mùa Vọng được mô tả như là mùa trông đợi. Ở các nước tiền tiến người ta thường nghĩ: nếu không làm được gì, chỉ trông đợi một sự tăng trưởng vượt lên là lãng phí thì giờ. Trong lúc chờ đợi thường những nét lo âu lo lắng của chúng ta thường nổi lên trên nét mặt cau có. Có lẻ vì thế mà chúng ta thường sinh ra nóng nảy, nên chỉ muốn sống luôn bận rộn để nỗi lo âu lắng xuống và chúng ta có thể lo việc hằng ngày một cách êm ả hơn.
Ở Hoa Kỳ, chúng ta vừa trải qua cuộc bầu cử khá bận rộn làm đất nước chúng ta bị chia rẻ nhiều. Và Hoa Ky cũng là nơi môi trường sinh hoạt quốc tế rất xáo trộn. Thêm vào đó chúng ta có biết bao nhiêu lo lắng cá nhân về sức khỏe, kinh tế không ổn định, về những việc trong gia đình, về những chuyện liên quan đến môi trường v.v... Nếu chúng ta sống bận rộn thì những vấn đề này may ra có thể tạm lắng xuống. Nếu chúng ta nghĩ là mất kiểm soát cuộc sống thường ngày, chúng ta sẽ cảm thấy mất thăng bằng và lo âu lại nỗi bật lên.
Nhưng, nếu chúng ta bắng lòng trông đợi và chú trọng đến đời sống thiêng liêng thì sao? Mùa Vọng cho chúng ta thì giờ để làm điều đó, và chúng ta còn được sự trợ giúp của các bài đọc Kinh Thánh trong nghi lễ phụng vụ Mùa Vọng, nên nỗi lo sợ của chúng ta sẽ không nỗi bật lên và giảm đi niềm hy vọng của chúng ta. Bây giờ chúng ta suy ngẫm về các bài Kinh Thánh về Mùa Vọng. Các bài đọc đó sẽ giúp chúng ta có thái độ khác về sự chờ đợi và hướng dẫn lời kinh nguyện của chúng ta tránh khỏi sự lo âu và hướng tới hy vọng.
Ngôn sứ Giêrêmia viết cho dân Ísrael trong thời kỳ lo âu do quốc gia bị chia cắt: Nước ở Miền bắc là nước Ísrael, và ở miền nam là nước Juda(c14). Dân chúng hy vọng dược một đất nước thống nhất như chúng ta. Ngôn sứ hứa là một Đấng thuộc dòng vua David, vị vua lý tưởng sẽ đưa họ đến điều họ mơ ước. Điều gì họ tự làm cho họ, thì nay Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Thiên Chúa sẽ gởi đến cho họ.
Đất nước chía đôi cần được sức mạnh và cần có một lãnh đạo cố gắng hết lòng đem đến sự ổn định và hòa hợp. Mùa Vọng bắt đầu với một thông điệp ngắn gọn rõ ràng của ngôn sứ Giêrêmia. Ông ta không cần dùng nhiều lời để truyền tải thông điệp của mình. Ông đem đến niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ gởi ngay một Đấng sẽ đến giúp đở. Ông không nói khi nào thì Đấng đó sẽ đến, và cũng không nói Đấng đó sẽ bởi đâu mà đến. Lời hứa được công bố và mời gọi dân chúng hãy tin tưởng vào sự trung thành của Thiên Chúa đối với họ.
Trong khi đó có biết bao nhiêu người lãnh đạo các quốc gia đã có những hành vi phạm pháp, và đất nước chúng ta sẽ trông đợi từ một nơi khác để được trông thấy chổi lên một triều đại mới, một Đấng Công Chính sẽ đến trị vì cho chúng ta. Ông Giêrêmia đoan chắc là Thiên Chúa sẽ thực hiện niềm hy vọng đó theo lời ông ta nói: "Trong những ngày ấy, theo lời Chúa, khi Ta thực hiện lời Ta đã hứa cho nhà Israel và Juda" Trong khi ngôn sứ nói về hành động trong tương lai của Thiên Chúa, ông ta cũng nói dến tình hình hiện tại. Vậy chúng ta có thể tin tưởng là Thiên Chúa không quên chúng ta, không để cho chúng một mình với bao nỗi sợ hãi và răn đe hay sao? Khi chúng ta cảm thấy yếu đuối của thời điểm hiện tại, chúng ta có thể tin tưởng rằng Thiên Chúa cũng thấy rõ những điều đó và Ngài cũng cố sức lực cho chúng ta để chúng ta có yếu tố hy vọng chứ không tuyệt vọng phải không?
Những lo âu và sợ sệt nói trên có thể làm cho chúng ta sao lãng việc chờ đợi. Ngoài niềm hy vọng mà ngôn sứ Giêrêmia báo cho chúng ta, Mùa Vọng khởi đầu với bài trích sách phúc âm của thánh Luca nói về sự quan trọng của lời cầu nguyện. Cầu nguyện là một trong những điểm chính của phúc âm thánh Luca. Trong phúc âm thánh Luca, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn cầu nguyện. Nhất là trước những lúc Ngài quyết định một điều quan trọng, như: chọn các môn đệ (6:12). khi Ngài chịu phép rửa và khi Ngài phải chống đối với các người Pharisêu (3:21). Ngài cũng cầu nguyện khi Ngài biến hình (9:29), và khi Ngài chịu chết trên cây thập giá (23:46). Trong phúc âm thánh Luca Chúa Giêsu khuyên các môn đệ "hãy luôn cầu nguyện" và "canh chừng". Đó cũng là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta trong đoạn phúc âm hôm nay. "Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn" và "hãy đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề".
Mùa Vọng nói đến hai vấn đề trong sự kiện Chúa Giêsu đến với thế gian. Vào cuối tháng này chúng ta sẽ chú trọng đến ngày Chúa Giêsu giáng sinh. Bây giờ chúng ta chú trọng đến việc Ngài sẽ đến lần thứ hai. Bài phúc âm hôm nay dùng lối hành văn theo ngôn ngữ khải huyền vì nó mô tả cảnh thề giới ở thời điểm sụp đổ. Phong cách khải huyền diển tả sự sụp đổ của tất cả những gì cỏ vẻ như vững chắc, như mặt trời, mặt trăng và các vì sao "Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu,vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển". Một địa cầu mà trước kia chúng ta nghĩ là vững chắc có thể bị lay chuyển. Và bởi thế chúng ta bị thử thách và tự hỏi, chúng ta dựa vào điều gì và vào ai vậy? Năng lực của loài người mà chúng ta hy vọng để dựa vào thì không còn đáng tin cậy được nữa hay sao?
Trong khi những người khác "chết vì lo sợ" trước những điềm lạ, Chúa Giêsu khuyên chúng ta không nên sụp đổ vì lo sợ, nhưng hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên giữa những cảnh đó. Lời văn thời cùng tận là lời văn ly kỳ, diển tả một thế giới sẽ bị tan rả. Trong khi đó, chúng ta muốn chạy trốn để tìm nơi trú ẩn. Chúng ta sẽ bận rộn công việc, dùng ma túy, rượu chè và chơi game trên máy vi tính v.v... Thánh Luca khuyên chúng ta hãy hy vọng hơn là tìm kiếm nơi trú ẩn khác để tránh những cảnh biển gào sóng thét xung quanh chúng ta "anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc".
Hiện nay hình như Giáo hội đang trải qua sự khó khăn của thời cùng tận: nền tảng bị lay chuyển, và thành trì đang nghiên đảo. Đối với nhiều người, thật là một thời kỳ sợ sệt lo âu và do dự. Hình như sự tin tưởng chúng ta đặt vào các lãnh đạo đã rạng nứt. Trong Phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu cho biết là với sự Ngài trở lại sẽ có một đời sống mới: một sự hiện ra của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Khi Thiên Chúa đến "một mầm non công chính mọc lên" sẽ dẩn dắt chúng ta theo đương lối của Thiên Chúa.
Mùa Vọng đang đến với lời hứa về một sự bắt đầu mới. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn để phát triễn ngay từ đầu, và một đời sống thiêng liêng đang chờ đợi là thời giờ hy vọng. Trong khi chúng ta luôn cầu nguyện cho chúng ta, cho thế giới và cho giáo hội trong lời kinh xưa của Mùa Vọng "Maranatha, xin Chúa Giêsu hãy đến, xin Ngài đến !"
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
1st Sunday of Advent -C-
Jeremiah 33: 14-16; Psalm 25; I Thess. 3: 12-4:2; Luke 21: 25-28, 34-36
Advent is most often described as a season of waiting. We, of the developed world, find waiting a waste of time and we get jumpy and fidgety if we have nothing to do but wait. While we wait our fears rise to the surface. Maybe that is why we try to keep busy, so those fears can stay down below the surface, and we can go about our daily lives oblivious.
We just went through a tumultuous election time, which reminded us just how divided our nation is. We are also in a risky international environment. Plus, we may have personal anxieties about our health, economic stability, family issues, assault on the environment, etc. These might be suppressed if we stay busy. If we find ourselves paused, or waiting, out of our usual routine, then we feel a loss of control and our fears become the subject of the sentence.
But suppose we embraced our waiting – focused instead on a spirituality of waiting? Advent gives us time to do just that and we have help in the Advent Scriptures and liturgical celebrations so that our fears do not get the upper hand and diminish our hope. Here we will be reflecting on the Scriptures during Advent. They will help us develop a different attitude towards our waiting and direct our prayers away from fear and towards hope.
Jeremiah wrote during another anxious time, to a divided nation: the northern kingdom of Israel and the southern kingdom of Judah (v. 14). The people hoped for a unified nation – as we do. The prophet promises that a descendent of David, the ideal king, will lead them towards fulfilling their dreams. What they cannot do on their own, God will accomplish through the one God sends them.
A divided nation needs strong, committed and just leadership for stability and harmony. Advent begins with a brief, pointed message from the prophet Jeremiah. He doesn’t need a lot of words to get his message across; he offers the hope that God will provide the urgently-needed leadership. He does not say when this will happen; nor who this "just shoot" will be. The promise is given and the people are invited to put their trust in God’s fidelity to them.
In light of the delinquent behavior of so many world and national leaders we will have to look elsewhere for the "just shoot" who will bring a new and fulfilling reign to our lives. Jeremiah is very certain God will accomplish that hope as he begins his prophecy in no uncertain terms: "‘The days are coming,’ says the Lord, ‘when I will fulfill the promise I made to the house of Israel and Judah.’" While the prophet speaks about the future works of God, he is addressing the present situation of the people. Can we trust that God has not forgotten us and left us on our own with our fears and dread? When we experience the seeming-helplessness of the present moment, can we trust that God sees as well, is strengthening us and giving us reason to hope, not despair?
The cares and fears mentioned above, can cloud and distract our waiting. Besides the hope Jeremiah offered us, Advent begins with a Lucan the passage about the importance of prayer. This has been a theme throughout his gospel. Luke shows Jesus praying frequently, especially when he is about to make a big decision: choosing his disciples (6:12); at his baptism before he enters into conflict with the Pharisees (3:21). He also prayed at his transfiguration (9:29) and as he was dying on the cross (23:46). In Luke’s gospel Jesus encourages the disciples to "Pray constantly," and "Watch." Which is what he advises in today’s gospel passage. "Be vigilant at all times," and "Beware, that your hearts do not become drowsy."
The coming of Jesus is a twofold event in Advent. Later this month we will focus on Jesus’ birth; now we look to his second coming. Today’s gospel passage is in jarring apocalyptic language, as it describes the ending of the cosmos. The apocalyptic style depicts collapse of all that seems so fixed – sun, moon and the stars. "The powers of the heavens will be shaken." A once-thought secure world is not as secure as we thought. And so we are challenged to ask ourselves: What and on whom have we relied? How reliable are the humans and powers on which we have invested our energy and hopes?
While others "die of fright" before such catastrophes, Jesus advises us not to collapse in fear, but to see his presence coming amid the turmoil. Apocalyptic language, in its dramatic way, describes our world coming apart. At such times our tendency is to flee and find refuge: will it be with distracting overwork, drugs, alcohol, and computer gaming etc.? Instead of looking elsewhere, Luke is encouraging us to hope. Rather than turning away and hiding from the fearful events around us, we are encouraged, "Stand erect and raise your heads because your redemption is at hand."
It feels like the Church is going through an apocalyptic crisis: the foundations are shaken and the walls are trembling. It is a fearful and doubting time for many. The confidence we may have had in our seeming-secure leadership has cracked. Luke’s Jesus assumes that, with his coming, there will be new life – a birthing again of God in our world. When he does come, the "just shoot" will guide us to God’s ways.
Advent is pregnant with a promise of new beginnings. We have an opportunity to grow, or develop from scratch, a spirituality of waiting – a time of hope – as we pray constantly for ourselves, our world and our Church in the ancient prayer of Advent – "Maranatha, Come Lord Jesus, Come!"
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Petro Poroshenko chào mừng quyết định ban cấp Tomos cho Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine
Đặng Tự Do
15:21 29/11/2018
Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo đã phê chuẩn văn bản ban cấp quyền tự trị, từ chuyên môn gọi là Tomos, cho Giáo hội Ukraine. Ngày chính thức ra mắt Hội đồng Giám mục của Chính Thống Giáo Ukraine Thống nhất sẽ sớm được công bố bởi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cho biết như trên trong trong một chương trình truyền hình đặc biệt trên đài Truyền Hình quốc gia tối thứ Năm 29 tháng 11.
Ông nói:
“Một quyết định lịch sử đã được thực hiện để hình thành một Giáo Hội Chính Thống Ukraine tự trị. Văn bản của Tomos về việc trao độc lập cho Giáo hội Ukraine đã được phê duyệt. Một quyết định cũng đã được thực hiện để triệu tập Hội đồng Giám Mục Thống nhất. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm công bố ngày ra mắt Hội Đồng Giám Mục Chính Thống Giáo Ukraine.”
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn đang lưỡng lự. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy 74% các tín hữu Chính Thống Ukraine sẽ gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống tân lập.
Tâm tình bài Nga đã dâng cao đặc biệt trong những ngày này khi Ukraine cử hành 85 năm nạn đói diệt chủng Holodomor diễn ra trong hai năm 1931-1932 khiến ít nhất 7 triệu người chết vì đói. Thông qua chính sách siết chặt định mức tài nguyên nông nghiệp, Stalin chặn đứng việc cung cấp thóc giống, xăng dầu và các phương tiện canh tác cho các nông dân Ukraine. Chính sách nham hiểm này dẫn đến nạn đói kinh hoàng ngay trong thời bình, gọi là Holodomor. Tuyên bố chung của Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc với sự đồng thuận của 25 quốc gia vào năm 2003 nhìn nhận con số người chết trong biến cố Holodomor là từ 7 đến 10 triệu người trong hai năm 1932-1933. Trong khi đó, các sử gia Ukraine cho rằng ít nhất là 12 triệu người đã chết đói trong thời kỳ đó.
Source: Interfax Ukraine Poroshenko: Constantinople approves text of Tomos for Ukrainian Church
Ông nói:
“Một quyết định lịch sử đã được thực hiện để hình thành một Giáo Hội Chính Thống Ukraine tự trị. Văn bản của Tomos về việc trao độc lập cho Giáo hội Ukraine đã được phê duyệt. Một quyết định cũng đã được thực hiện để triệu tập Hội đồng Giám Mục Thống nhất. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm công bố ngày ra mắt Hội Đồng Giám Mục Chính Thống Giáo Ukraine.”
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn đang lưỡng lự. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy 74% các tín hữu Chính Thống Ukraine sẽ gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống tân lập.
Tâm tình bài Nga đã dâng cao đặc biệt trong những ngày này khi Ukraine cử hành 85 năm nạn đói diệt chủng Holodomor diễn ra trong hai năm 1931-1932 khiến ít nhất 7 triệu người chết vì đói. Thông qua chính sách siết chặt định mức tài nguyên nông nghiệp, Stalin chặn đứng việc cung cấp thóc giống, xăng dầu và các phương tiện canh tác cho các nông dân Ukraine. Chính sách nham hiểm này dẫn đến nạn đói kinh hoàng ngay trong thời bình, gọi là Holodomor. Tuyên bố chung của Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc với sự đồng thuận của 25 quốc gia vào năm 2003 nhìn nhận con số người chết trong biến cố Holodomor là từ 7 đến 10 triệu người trong hai năm 1932-1933. Trong khi đó, các sử gia Ukraine cho rằng ít nhất là 12 triệu người đã chết đói trong thời kỳ đó.
Source: Interfax Ukraine Poroshenko: Constantinople approves text of Tomos for Ukrainian Church
Quyết định lịch sử: Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo ban cấp tư cách tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine
Đặng Tự Do
16:13 29/11/2018
Một quyết định lịch sử chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng lớn lao trên số phận của nhiều dân tộc và tương lai của Chính Thống Giáo vừa được đưa ra.
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào trưa ngày 29 tháng 11, Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo họp tại Constantinople cho biết như sau:
Trong phiên khoáng đại kéo dài từ 27 đến 29 tháng 11, bao gồm các nhà lãnh đạo của 14 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới, Thánh Công Đồng đồng thanh chấp thuận việc ban cấp tư cách tự trị [gọi tắt là Tomos] cho Chính Thống Giáo Ukraine. Văn bản Tomos đã được thông qua. Ngày triệu tập Hội Đồng Giám Mục Chính Thống Giáo Ukraine thống nhất đã được ấn định. Trong phiên họp đầu tiên này, Hội Đồng Giám Mục sẽ bầu ra vị Thượng Phụ. Ngài sẽ được trao cho việc công bố nội dung của Tomos.
Rostyslav Pavlenko, Giám Đốc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Ukraine đang có mặt tại Constantinople nói: “Chúng ta đã đạt được mục đích”.
Theo báo cáo của Pew Reseach, trong tổng số 350 triệu tín hữu Chính Thống Giáo, số các tín hữu Chính Thống thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa (bao gồm Nga và các quốc gia mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thuộc “lãnh thổ giáo luật” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa) là 150 triệu trong đó tại Nga là 101 triệu, 35 triệu tại Ukraine, 6 triệu tại Belarus, 4 triệu tại Georgia và 4 triệu tại các quốc gia khác từng thuộc về Liên Sô.
Với quyết định này của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo, dân số Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa giảm một cách đáng kể. Một khi Ukraine được ban cấp Tomos, các quốc gia khác như Belarus chắc chắn cũng muốn được như thế.
Source: Religious Information Service of Ukraine Synod of Constantinople approves the draft Charter of the Orthodox Church in Ukraine
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào trưa ngày 29 tháng 11, Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo họp tại Constantinople cho biết như sau:
Trong phiên khoáng đại kéo dài từ 27 đến 29 tháng 11, bao gồm các nhà lãnh đạo của 14 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới, Thánh Công Đồng đồng thanh chấp thuận việc ban cấp tư cách tự trị [gọi tắt là Tomos] cho Chính Thống Giáo Ukraine. Văn bản Tomos đã được thông qua. Ngày triệu tập Hội Đồng Giám Mục Chính Thống Giáo Ukraine thống nhất đã được ấn định. Trong phiên họp đầu tiên này, Hội Đồng Giám Mục sẽ bầu ra vị Thượng Phụ. Ngài sẽ được trao cho việc công bố nội dung của Tomos.
Rostyslav Pavlenko, Giám Đốc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Ukraine đang có mặt tại Constantinople nói: “Chúng ta đã đạt được mục đích”.
Theo báo cáo của Pew Reseach, trong tổng số 350 triệu tín hữu Chính Thống Giáo, số các tín hữu Chính Thống thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa (bao gồm Nga và các quốc gia mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thuộc “lãnh thổ giáo luật” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa) là 150 triệu trong đó tại Nga là 101 triệu, 35 triệu tại Ukraine, 6 triệu tại Belarus, 4 triệu tại Georgia và 4 triệu tại các quốc gia khác từng thuộc về Liên Sô.
Với quyết định này của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo, dân số Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa giảm một cách đáng kể. Một khi Ukraine được ban cấp Tomos, các quốc gia khác như Belarus chắc chắn cũng muốn được như thế.
Source: Religious Information Service of Ukraine Synod of Constantinople approves the draft Charter of the Orthodox Church in Ukraine
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa muốn lôi kéo Vatican vào vụ ban cấp Tomos cho Chính Thống Giáo Ukraine
Anthony Nguyễn
16:30 29/11/2018
Hôm 27 tháng 11, Đức Giám Mục John của giáo phận Chính Thống Giáo Bogorodsk, tân Giám Quản Tông Tòa các giáo xứ Chính Thống Giáo tại Ý trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, đã có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại Kết Kitô giáo.
Cuộc họp đã diễn ra tại văn phòng Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại Kết Kitô giáo ở Rôma. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã thảo luận một loạt các vấn đề liên quan đến việc hợp tác song phương.
Đức Giám Mục John đã thông báo cho Đức Hồng Y Kurt Koch về tình hình căng thẳng hiện tại trong Giáo Hội Chính Thống mà ngài cho là gây ra bởi các hành động chống giáo luật của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinople.
Đức Giám Mục John tố cáo Đức Thượng Phụ Đại Kết đã công nhận các nhà lãnh đạo ly giáo ở Ukraine và tiếp tục thúc đẩy dự án ban cấp Tomos cho Ukraine.
Tham gia cuộc họp cũng có linh mục Chính Thống Giáo Hieromonk Amvrosy, là thư ký cho vị Giám Quản Tông Tòa ở Ý, và linh mục Công Giáo Hyacinthe Destivelle, một thành viên của Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại Kết Kitô giáo.
Source: Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa - Administrator of the Moscow Patriarchate’s parishes in Italy meets with the head of Pontifical Council for Promoting Christian Unity
Cuộc họp đã diễn ra tại văn phòng Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại Kết Kitô giáo ở Rôma. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã thảo luận một loạt các vấn đề liên quan đến việc hợp tác song phương.
Đức Giám Mục John đã thông báo cho Đức Hồng Y Kurt Koch về tình hình căng thẳng hiện tại trong Giáo Hội Chính Thống mà ngài cho là gây ra bởi các hành động chống giáo luật của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinople.
Đức Giám Mục John tố cáo Đức Thượng Phụ Đại Kết đã công nhận các nhà lãnh đạo ly giáo ở Ukraine và tiếp tục thúc đẩy dự án ban cấp Tomos cho Ukraine.
Tham gia cuộc họp cũng có linh mục Chính Thống Giáo Hieromonk Amvrosy, là thư ký cho vị Giám Quản Tông Tòa ở Ý, và linh mục Công Giáo Hyacinthe Destivelle, một thành viên của Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại Kết Kitô giáo.
Source: Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa - Administrator of the Moscow Patriarchate’s parishes in Italy meets with the head of Pontifical Council for Promoting Christian Unity
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Đông phương Ukraine ủng hộ việc ban cấp Tomos cho Chính Thống Giáo Ukraine
Anthony Nguyễn
17:11 29/11/2018
Hôm Chúa Nhật 25 tháng 11 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Filaret, là Thượng Phụ Giáo hội Chính thống Ukraine Tòa Thượng Phụ Kiev. Mục đích của chuyến viếng thăm của Đức Giám Mục là để tặng cho Đức Thượng Phụ một phiên bản sách Tin Mừng Galicia có từ năm 1144, và đang được triển lãm từ ngày 23 tháng 11 tại Sofia, Kiev/ˈkij-ɛf/.
Gút mắc trong vấn đề ban cấp Tomos cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine là phía Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng Ukraine thuộc “lãnh thổ giáo luật” của Chính Thống Giáo Nga. Trong khi đó, theo Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Sách Tin Mừng Galicia là một biểu tượng độc đáo của thời kỳ tiền Mông Cổ, là chứng minh hùng hồn cho thấy sau khi Volodymyr Đại Đết đón nhận phép Rửa Tội vào năm 988 và đưa toàn dân vào đạo thánh Chúa, trung tâm của Giáo Hội là tại Kiev, chứ không phải tại Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bày tỏ sự ủng hộ “tất cả các tiến trình dẫn đến sự thống nhất của Chính Thống giáo Ukraine.” Tuy nhiên, ngài nói thêm là Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine không tham gia vào tiến trình này, “bởi vì chúng tôi coi đó là mối quan hệ nội bộ của các anh em Chính thống giáo. Đồng thời, chúng tôi cố gắng tiếp tục duy trì thân thiện quan hệ với tất cả các anh em Chính Thống của chúng ta để tiếp tục đi trên con đường hướng đến sự hiệp nhất giữa chúng ta, như sách Tin Mừng Galicia đã chứng thực”.
Source: Information resource of Ukrainian Greek-Catholic Church - His Beatitude Sviatoslav met with Patriarch Filaret
Gút mắc trong vấn đề ban cấp Tomos cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine là phía Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng Ukraine thuộc “lãnh thổ giáo luật” của Chính Thống Giáo Nga. Trong khi đó, theo Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Sách Tin Mừng Galicia là một biểu tượng độc đáo của thời kỳ tiền Mông Cổ, là chứng minh hùng hồn cho thấy sau khi Volodymyr Đại Đết đón nhận phép Rửa Tội vào năm 988 và đưa toàn dân vào đạo thánh Chúa, trung tâm của Giáo Hội là tại Kiev, chứ không phải tại Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bày tỏ sự ủng hộ “tất cả các tiến trình dẫn đến sự thống nhất của Chính Thống giáo Ukraine.” Tuy nhiên, ngài nói thêm là Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine không tham gia vào tiến trình này, “bởi vì chúng tôi coi đó là mối quan hệ nội bộ của các anh em Chính thống giáo. Đồng thời, chúng tôi cố gắng tiếp tục duy trì thân thiện quan hệ với tất cả các anh em Chính Thống của chúng ta để tiếp tục đi trên con đường hướng đến sự hiệp nhất giữa chúng ta, như sách Tin Mừng Galicia đã chứng thực”.
Source: Information resource of Ukrainian Greek-Catholic Church - His Beatitude Sviatoslav met with Patriarch Filaret
Cảnh sát lục soát Tòa Tổng Giám Mục Galveston-Houston, Texas
Nguyễn Tiến Đạt
17:30 29/11/2018
Các viên chức thực thi pháp luật liên bang đã tiến hành một cuộc lục soát bất ngờ tại văn phòng của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào hôm thứ Tư, 28 tháng 11, nhằm tìm kiếm các bằng chứng trong một trường hợp lạm dụng tình dục.
Khung cảnh bên ngoài văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Houston vào sáng thứ Tư rất bất thường, với những chiếc xe cảnh sát xếp hàng trên đường và khoảng 50 viên chức mặc đồng phục đi vào bên trong, một số cảnh sát viên mang theo những hộp giấy để giữ bằng chứng.
Đức Hồng Y DiNardo đã khuyến khích sự hợp tác đầy đủ với các viên chức thực thi pháp luật, và tổng giáo phận của ngài cũng lập lại ý kiến này khi các văn phòng của họ bị lục soát. Tuy nhiên, tổng giáo phận cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng “thông tin đang được tìm kiếm đã được tổng hợp và báo cáo cho cảnh sát”, và cho rằng cuộc tìm kiếm hôm thứ Tư có vẻ như là một “cuộc đột kích”, và không hợp lý.
Các nhà điều tra đã tìm kiếm chủ yếu các hồ sơ về linh mục Manuel LaRosa-Lopez, là người đã bị bắt vào tháng Chín vừa qua vì bốn tội liên quan đến việc có những hành vi không đứng đắn với một đứa trẻ.
Cha LaRosa-Lopez đã làm việc cho tổng giáo phận trong nhiều thập niên. Đức Hồng Y DiNardo đã chỉ định ngài làm việc trong một giáo xứ và bổ nhiệm ngài làm linh mục phụ trách cho người gốc Tây Ban Nha trong tổng giáo phận.
Source: New York Times - Investigators Raid Offices of President of U.S. Catholic Bishops
Khung cảnh bên ngoài văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Houston vào sáng thứ Tư rất bất thường, với những chiếc xe cảnh sát xếp hàng trên đường và khoảng 50 viên chức mặc đồng phục đi vào bên trong, một số cảnh sát viên mang theo những hộp giấy để giữ bằng chứng.
Đức Hồng Y DiNardo đã khuyến khích sự hợp tác đầy đủ với các viên chức thực thi pháp luật, và tổng giáo phận của ngài cũng lập lại ý kiến này khi các văn phòng của họ bị lục soát. Tuy nhiên, tổng giáo phận cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng “thông tin đang được tìm kiếm đã được tổng hợp và báo cáo cho cảnh sát”, và cho rằng cuộc tìm kiếm hôm thứ Tư có vẻ như là một “cuộc đột kích”, và không hợp lý.
Các nhà điều tra đã tìm kiếm chủ yếu các hồ sơ về linh mục Manuel LaRosa-Lopez, là người đã bị bắt vào tháng Chín vừa qua vì bốn tội liên quan đến việc có những hành vi không đứng đắn với một đứa trẻ.
Cha LaRosa-Lopez đã làm việc cho tổng giáo phận trong nhiều thập niên. Đức Hồng Y DiNardo đã chỉ định ngài làm việc trong một giáo xứ và bổ nhiệm ngài làm linh mục phụ trách cho người gốc Tây Ban Nha trong tổng giáo phận.
Source: New York Times - Investigators Raid Offices of President of U.S. Catholic Bishops
Đức Bênêđíctô thứ 16: Đối thoại với người Do Thái, chứ không phải là truyền giáo
Đặng Tự Do
19:43 29/11/2018
Đức Giáo Hoàng danh dự đã “sửa sai” một bài báo của nhà thần học Michael Böhnke và bác bỏ là “hoàn toàn sai lầm” một ám chỉ sai trái cho rằng ngài đã từng đặt vấn đề về những cơ sở cho cuộc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô giáo.
Trong một bài “sửa sai” được gửi đến Nguyệt San Herder Korrespondenz của Đức, vị Giáo Hoàng danh dự khẳng định rằng các Kitô hữu được mời gọi “đối thoại” với người Do Thái, chứ không phải là “truyền giáo” cho họ. Đó là phản ứng của ngài đối với với một bài báo của nhà thần học Michael Böhnke thuộc Đại Học Wuppertal. Trong số ra tháng 9 của tạp chí này, Böhnke đã đưa ra những lời chỉ trích đối với những phát biểu của Đức Bênêđíctô thứ 16 liên quan đến mối quan hệ giữa các tín hữu Do Thái Giáo và Kitô hữu.
Một ẩn ý hoàn toàn sai trái
Theo Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Do Thái Giáo và Kitô Giáo là “hai cách thế diễn dịch Kinh Thánh”. Đối với Kitô hữu, những giao ước được thực hiện với dân Israel cũng là niềm hy vọng của Giáo hội, và “những ai sống trong niềm hy vọng ấy không thể nào lại đi đặt vấn đề về nền tảng của cuộc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô giáo.” Cáo buộc được nêu trong bài báo, là “cực kỳ vô nghĩa và không liên quan gì đến những điều tôi đã nói về cuộc đối thoại này. Do đó, tôi bác bỏ bài viết của anh ta như một ẩn ý hoàn toàn sai trái.”
Böhnke đã lập luận rằng Đức Bênêđíctô thứ 16, trong một bài báo trên tạp chí thần học Communio, đã thể hiện một sự hiểu biết có vấn đề về Do Thái Giáo, và đã phớt lờ những đau khổ mà các tín hữu Kitô đã gây ra cho người Do Thái.
Không phải là “truyền giáo”, nhưng là “đối thoại”
Trong bài “sửa sai” của ngài, Đức Bênêđíctô thứ 16 cũng đề cập – bên cạnh các vấn đề thần học khác - câu hỏi tế nhị về việc “truyền giáo” cho người Do Thái; đó là, liệu Giáo Hội có nên rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô cho người Do Thái hay không. Đức Bênêđíctô thứ 16 viết: “Việc truyền giáo cho người Do Thái không được dự trù trước và không cần thiết.” Nhưng đồng thời, đúng là Chúa Kitô đã ủy thác cho các môn đệ Ngài sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và cho tất cả các nền văn hóa. Vì thế, Đức Bênêđíctô thứ 16 khẳng định, “nghĩa vụ truyền giáo là phổ quát – nhưng với một ngoại lệ: truyền giáo cho người Do Thái không được dự trù trước và không cần thiết bởi vì trong số tất cả mọi dân nước, họ là dân tộc duy nhất biết rõ 'Thiên Chúa mà các dân khác chưa từng biết'.”
Do đó, đối với người Israel, chúng ta không truyền giáo, nhưng đối thoại với họ để khẳng định rằng Chúa Giêsu thành Nazareth là “Con của Chúa Cha, là Logos [nghĩa là Ngôi Lời]”, là Đấng Thiên Chúa đã hứa ban cho dân Người, là dân tộc Israel, và toàn thế giới. Chúa Giêsu chính là Đấng đã được Israel trông đợi nhưng khi Người đến thì họ đã không nhận ra Ngài. Canh tân cuộc đối thoại này một lần nữa, theo Đức Bênêđíctô thứ 16, là “sứ vụ được trao phó cho chúng ta vào lúc này.”
Bản “sửa sai” của Đức Bênêđíctô thứ 16 được đăng trong ấn bản tháng 12 của tờ Herder Korrespondenz, dưới chữ ký của “Joseph Ratzinger-Benedict XVI”.
Suy tư về những quan hệ với người Do Thái
Bài báo gốc trên tờ Communio, mà Böhnke phê bình, được công bố như một nghiên cứu chuyên sâu về một tài liệu được công bố vào năm 2015 bởi Ủy Ban Các Quan Hệ Tôn Giáo với Do Thái Giáo của Tòa Thánh, có tựa đề, “Ân sủng và lời mời gọi của Chúa không thể thu hồi: Một suy tư về các vấn đề thần học liên quan đến quan hệ Công Giáo - Do Thái vào dịp kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra aetate”. Tựa đề này được trích từ thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Rôma: “Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.” (Rm 11:29)
Tiêu đề thứ sáu của tài liệu đó, “Sứ vụ truyền giáo được ủy thác cho Giáo hội trong mối tương quan với Do Thái giáo” đề cập chính xác đến những vấn đề do Böhnke đưa ra:
Thật dễ hiểu khi thấy rằng cái gọi là 'sứ vụ truyền giáo cho người Do Thái' là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm đối với người Do Thái bởi vì, trong mắt họ, nó liên quan đến chính sự hiện hữu của dân tộc Israel. Vấn đề này cũng gây ra lúng túng cho các Kitô hữu, bởi vì đối với họ, ý nghĩa cứu độ phổ quát của Chúa Giêsu Kitô, và do đó, sứ mệnh phổ quát của Giáo Hội có tầm quan trọng cơ bản. Thành thử, Giáo Hội bắt buộc phải xem việc phúc âm hóa cho người Do Thái, những người tin vào cùng một Thiên Chúa như chúng ta, theo một đường lối khác biệt so với các tín hữu thuộc các niềm tin hay thế giới quan khác. Cụ thể, điều này có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo không tiến hành và cũng không hỗ trợ bất kỳ công cuộc truyền giáo cụ thể nào hướng tới người Do Thái. Trong khi có một sự bác bỏ về nguyên tắc một định chế truyền giáo hướng tới người Do Thái như vậy, các Kitô hữu vẫn được kêu gọi để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô cả cho những người Do Thái, và họ phải làm điều đó một cách khiêm nhường và nhạy cảm, trong sự thừa nhận rằng người Do Thái là những người thủ đắc Lời Chúa, và đặc biệt phải nhạy bén đối với đại bi kịch Shoah.
Shoah là từ ngữ theo tiếng Hebrew được dùng từ năm 1940 để chỉ thảm kịch diệt chủng người Do Thái, mà ta thường gọi là Holocaust.
Source: Vatican News - Pope emeritus Benedict: Dialogue with the Jews, not mission
Trong một bài “sửa sai” được gửi đến Nguyệt San Herder Korrespondenz của Đức, vị Giáo Hoàng danh dự khẳng định rằng các Kitô hữu được mời gọi “đối thoại” với người Do Thái, chứ không phải là “truyền giáo” cho họ. Đó là phản ứng của ngài đối với với một bài báo của nhà thần học Michael Böhnke thuộc Đại Học Wuppertal. Trong số ra tháng 9 của tạp chí này, Böhnke đã đưa ra những lời chỉ trích đối với những phát biểu của Đức Bênêđíctô thứ 16 liên quan đến mối quan hệ giữa các tín hữu Do Thái Giáo và Kitô hữu.
Một ẩn ý hoàn toàn sai trái
Theo Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Do Thái Giáo và Kitô Giáo là “hai cách thế diễn dịch Kinh Thánh”. Đối với Kitô hữu, những giao ước được thực hiện với dân Israel cũng là niềm hy vọng của Giáo hội, và “những ai sống trong niềm hy vọng ấy không thể nào lại đi đặt vấn đề về nền tảng của cuộc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô giáo.” Cáo buộc được nêu trong bài báo, là “cực kỳ vô nghĩa và không liên quan gì đến những điều tôi đã nói về cuộc đối thoại này. Do đó, tôi bác bỏ bài viết của anh ta như một ẩn ý hoàn toàn sai trái.”
Böhnke đã lập luận rằng Đức Bênêđíctô thứ 16, trong một bài báo trên tạp chí thần học Communio, đã thể hiện một sự hiểu biết có vấn đề về Do Thái Giáo, và đã phớt lờ những đau khổ mà các tín hữu Kitô đã gây ra cho người Do Thái.
Không phải là “truyền giáo”, nhưng là “đối thoại”
Trong bài “sửa sai” của ngài, Đức Bênêđíctô thứ 16 cũng đề cập – bên cạnh các vấn đề thần học khác - câu hỏi tế nhị về việc “truyền giáo” cho người Do Thái; đó là, liệu Giáo Hội có nên rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô cho người Do Thái hay không. Đức Bênêđíctô thứ 16 viết: “Việc truyền giáo cho người Do Thái không được dự trù trước và không cần thiết.” Nhưng đồng thời, đúng là Chúa Kitô đã ủy thác cho các môn đệ Ngài sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và cho tất cả các nền văn hóa. Vì thế, Đức Bênêđíctô thứ 16 khẳng định, “nghĩa vụ truyền giáo là phổ quát – nhưng với một ngoại lệ: truyền giáo cho người Do Thái không được dự trù trước và không cần thiết bởi vì trong số tất cả mọi dân nước, họ là dân tộc duy nhất biết rõ 'Thiên Chúa mà các dân khác chưa từng biết'.”
Do đó, đối với người Israel, chúng ta không truyền giáo, nhưng đối thoại với họ để khẳng định rằng Chúa Giêsu thành Nazareth là “Con của Chúa Cha, là Logos [nghĩa là Ngôi Lời]”, là Đấng Thiên Chúa đã hứa ban cho dân Người, là dân tộc Israel, và toàn thế giới. Chúa Giêsu chính là Đấng đã được Israel trông đợi nhưng khi Người đến thì họ đã không nhận ra Ngài. Canh tân cuộc đối thoại này một lần nữa, theo Đức Bênêđíctô thứ 16, là “sứ vụ được trao phó cho chúng ta vào lúc này.”
Bản “sửa sai” của Đức Bênêđíctô thứ 16 được đăng trong ấn bản tháng 12 của tờ Herder Korrespondenz, dưới chữ ký của “Joseph Ratzinger-Benedict XVI”.
Suy tư về những quan hệ với người Do Thái
Bài báo gốc trên tờ Communio, mà Böhnke phê bình, được công bố như một nghiên cứu chuyên sâu về một tài liệu được công bố vào năm 2015 bởi Ủy Ban Các Quan Hệ Tôn Giáo với Do Thái Giáo của Tòa Thánh, có tựa đề, “Ân sủng và lời mời gọi của Chúa không thể thu hồi: Một suy tư về các vấn đề thần học liên quan đến quan hệ Công Giáo - Do Thái vào dịp kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra aetate”. Tựa đề này được trích từ thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Rôma: “Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.” (Rm 11:29)
Tiêu đề thứ sáu của tài liệu đó, “Sứ vụ truyền giáo được ủy thác cho Giáo hội trong mối tương quan với Do Thái giáo” đề cập chính xác đến những vấn đề do Böhnke đưa ra:
Thật dễ hiểu khi thấy rằng cái gọi là 'sứ vụ truyền giáo cho người Do Thái' là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm đối với người Do Thái bởi vì, trong mắt họ, nó liên quan đến chính sự hiện hữu của dân tộc Israel. Vấn đề này cũng gây ra lúng túng cho các Kitô hữu, bởi vì đối với họ, ý nghĩa cứu độ phổ quát của Chúa Giêsu Kitô, và do đó, sứ mệnh phổ quát của Giáo Hội có tầm quan trọng cơ bản. Thành thử, Giáo Hội bắt buộc phải xem việc phúc âm hóa cho người Do Thái, những người tin vào cùng một Thiên Chúa như chúng ta, theo một đường lối khác biệt so với các tín hữu thuộc các niềm tin hay thế giới quan khác. Cụ thể, điều này có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo không tiến hành và cũng không hỗ trợ bất kỳ công cuộc truyền giáo cụ thể nào hướng tới người Do Thái. Trong khi có một sự bác bỏ về nguyên tắc một định chế truyền giáo hướng tới người Do Thái như vậy, các Kitô hữu vẫn được kêu gọi để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô cả cho những người Do Thái, và họ phải làm điều đó một cách khiêm nhường và nhạy cảm, trong sự thừa nhận rằng người Do Thái là những người thủ đắc Lời Chúa, và đặc biệt phải nhạy bén đối với đại bi kịch Shoah.
Shoah là từ ngữ theo tiếng Hebrew được dùng từ năm 1940 để chỉ thảm kịch diệt chủng người Do Thái, mà ta thường gọi là Holocaust.
Source: Vatican News - Pope emeritus Benedict: Dialogue with the Jews, not mission
Phép lạ thứ hai của Chân Phước Newman được công nhận
Đặng Tự Do
21:19 29/11/2018
Chân phước John Henry Newman có thể được tuyên thánh vào năm tới vì một phép lạ thứ hai do lời cầu bầu của ngài đã được chấp thuận, tờ Catholic Herald cho biết như trên hôm 28 tháng 11.
Đức Cha Philip Egan, Giám Mục Portsmouth cho biết trong một bản tin được email tuần trước rằng “có thể Chân Phước Newman sẽ được tuyên thánh vào cuối năm tới vì tất cả mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp.”
Cha Ignatius Harrison, Cáo Thỉnh Viên án tuyên thánh cho Đức Hồng Y Newman, đã xác nhận với tờ Herald Catholic rằng bây giờ chỉ còn “hai vòng nữa” phải trải qua trước khi Chân Phước Newman được tuyên thánh – đó là sự chấp thuận của một ủy ban các giám mục và một lời tuyên bố đồng thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ngài cho biết thêm:
“Tôi đang cầu nguyện để việc tuyên thánh diễn ra trong năm tới, nhưng ngay lúc này không có cách nào để biết chính xác”.
Một nguồn tin khác có những hiểu biết về án tuyên thánh đã nói với tờ Herald rằng các ủy ban của cả Tổng Giáo Phận Chicago và Bộ Tuyên Thánh đã nhận định rằng sự chữa lành một người phụ nữ là một phép lạ. Biến cố tuyên thánh có thể diễn ra sau lễ Phục sinh năm 2019.
Tổng Giáo Phận Chicago đã điều tra sự chữa lành không thể giải thích của một người phụ nữ đã cầu nguyện xin sự cầu bầu của Chân Phước Newman sau khi trải qua với một “thai kỳ đe dọa tính mạng”. Các bác sĩ điều trị cho cô báo cáo rằng họ không có lời giải thích nào về sự phục hồi đột ngột của cô ấy.
Chân Phước John Henry Newman là một trong những người cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo rất nổi bật vào thế kỷ 19.
Ngài đã là một nhà thần học Anh giáo nổi tiếng và có thế giá trước khi quyết định thành lập Phong trào Oxford để đưa Anh Giáo về với nguồn gốc Công Giáo của mình. Chính ngài cũng đã cải đạo sang Công Giáo.
Ngài nổi tiếng là một nhà tư tưởng xuất sắc và đã được Đức Thánh Cha Leo XIII tấn phong Hồng Y.
Đức Hồng Y Newman qua đời ở Birmingham vào năm 1890, ở tuổi 89, sau khi thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giảng Birmingham.
Các tác phẩm phong phú của ngài đã khiến nhiều người kêu gọi các vị Giáo Hoàng tuyên bố ngài là một Tiến sĩ Hội Thánh.
Năm 2010, sau khi Bộ Tuyên Thánh công nhận phép lạ thứ nhất của ngài chữa lành cho phó tế Jack Sullivan, một người Mỹ, bị liệt cột sống, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Newman ở Birmingham.
Source: Catholic Herald - Second Newman miracle confirmed
Đức Cha Philip Egan, Giám Mục Portsmouth cho biết trong một bản tin được email tuần trước rằng “có thể Chân Phước Newman sẽ được tuyên thánh vào cuối năm tới vì tất cả mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp.”
Cha Ignatius Harrison, Cáo Thỉnh Viên án tuyên thánh cho Đức Hồng Y Newman, đã xác nhận với tờ Herald Catholic rằng bây giờ chỉ còn “hai vòng nữa” phải trải qua trước khi Chân Phước Newman được tuyên thánh – đó là sự chấp thuận của một ủy ban các giám mục và một lời tuyên bố đồng thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ngài cho biết thêm:
“Tôi đang cầu nguyện để việc tuyên thánh diễn ra trong năm tới, nhưng ngay lúc này không có cách nào để biết chính xác”.
Một nguồn tin khác có những hiểu biết về án tuyên thánh đã nói với tờ Herald rằng các ủy ban của cả Tổng Giáo Phận Chicago và Bộ Tuyên Thánh đã nhận định rằng sự chữa lành một người phụ nữ là một phép lạ. Biến cố tuyên thánh có thể diễn ra sau lễ Phục sinh năm 2019.
Tổng Giáo Phận Chicago đã điều tra sự chữa lành không thể giải thích của một người phụ nữ đã cầu nguyện xin sự cầu bầu của Chân Phước Newman sau khi trải qua với một “thai kỳ đe dọa tính mạng”. Các bác sĩ điều trị cho cô báo cáo rằng họ không có lời giải thích nào về sự phục hồi đột ngột của cô ấy.
Chân Phước John Henry Newman là một trong những người cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo rất nổi bật vào thế kỷ 19.
Ngài đã là một nhà thần học Anh giáo nổi tiếng và có thế giá trước khi quyết định thành lập Phong trào Oxford để đưa Anh Giáo về với nguồn gốc Công Giáo của mình. Chính ngài cũng đã cải đạo sang Công Giáo.
Ngài nổi tiếng là một nhà tư tưởng xuất sắc và đã được Đức Thánh Cha Leo XIII tấn phong Hồng Y.
Đức Hồng Y Newman qua đời ở Birmingham vào năm 1890, ở tuổi 89, sau khi thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giảng Birmingham.
Các tác phẩm phong phú của ngài đã khiến nhiều người kêu gọi các vị Giáo Hoàng tuyên bố ngài là một Tiến sĩ Hội Thánh.
Năm 2010, sau khi Bộ Tuyên Thánh công nhận phép lạ thứ nhất của ngài chữa lành cho phó tế Jack Sullivan, một người Mỹ, bị liệt cột sống, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Newman ở Birmingham.
Source: Catholic Herald - Second Newman miracle confirmed
Hội nghị về tình cảnh các Kitô hữu Trung Đông tại Baghdad
Đặng Tự Do
22:47 29/11/2018
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê, một trong các Hồng Y Thừa Ủy tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên hồi tháng 10 vừa qua, đã tổ chức cuộc họp khoáng đại lần thứ 26 của các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô Trung Đông tại Baghdad, từ ngày 26 đến 30 tháng 11. Chủ đề của cuộc họp là những người trẻ như “một dấu chỉ hy vọng của Trung Đông”.
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cuộc họp khoáng đại lần này đã được bắt đầu vào chiều thứ Hai ngày 26 tháng 11 với một Thánh Lễ khai mạc do Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan Đệ Tam của Công Giáo nghi lễ Syria chủ sự tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của thủ đô Baghdad. Địa điểm này đã từng là nơi diễn ra vụ thảm sát vào ngày 31 tháng 10 năm 2010 khi bọn khủng bố Hồi Giáo al Qaeda giết chết 50 tín hữu và hai linh mục đang cử hành thánh lễ.
Vào ngày thứ Ba 27 tháng 11, các nhà lãnh đạo các Giáo Hội tại Trung Đông đã có một cuộc gặp gỡ với các Kitô hữu trẻ Iraq, được tổ chức tại nhà thờ Thánh Giuse của Công Giáo nghi lễ Chanđê.
Cuộc họp kết thúc với việc công bố một tuyên ngôn về tình trạng của các cộng đồng Kitô hữu ở Trung Đông.
Tham dự cuộc họp khoáng đại lần này có Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai của Công Giáo Maronite, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sidrak, Đức Thượng Phụ Youssef Absi của Công Giáo nghi lễ Melchite, Đức Thượng Phụ Krikor Bedros Ghabroyan thứ 20 của Công Giáo Armênia, Đức Cha Giám mục William Shomali, đại diện cho Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem và Giáo sư Souraya Bechealany, Tổng thư ký Hội đồng các Giáo hội Trung Đông.
Source: Fides -Catholic Patriarchs in Baghdad to meet young people and celebrate martyrs
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cuộc họp khoáng đại lần này đã được bắt đầu vào chiều thứ Hai ngày 26 tháng 11 với một Thánh Lễ khai mạc do Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan Đệ Tam của Công Giáo nghi lễ Syria chủ sự tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của thủ đô Baghdad. Địa điểm này đã từng là nơi diễn ra vụ thảm sát vào ngày 31 tháng 10 năm 2010 khi bọn khủng bố Hồi Giáo al Qaeda giết chết 50 tín hữu và hai linh mục đang cử hành thánh lễ.
Vào ngày thứ Ba 27 tháng 11, các nhà lãnh đạo các Giáo Hội tại Trung Đông đã có một cuộc gặp gỡ với các Kitô hữu trẻ Iraq, được tổ chức tại nhà thờ Thánh Giuse của Công Giáo nghi lễ Chanđê.
Cuộc họp kết thúc với việc công bố một tuyên ngôn về tình trạng của các cộng đồng Kitô hữu ở Trung Đông.
Tham dự cuộc họp khoáng đại lần này có Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai của Công Giáo Maronite, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sidrak, Đức Thượng Phụ Youssef Absi của Công Giáo nghi lễ Melchite, Đức Thượng Phụ Krikor Bedros Ghabroyan thứ 20 của Công Giáo Armênia, Đức Cha Giám mục William Shomali, đại diện cho Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem và Giáo sư Souraya Bechealany, Tổng thư ký Hội đồng các Giáo hội Trung Đông.
Source: Fides -Catholic Patriarchs in Baghdad to meet young people and celebrate martyrs
Lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi buồn và sự gần gũi với người dân Syria
Đặng Tự Do
23:40 29/11/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một lá thư cho các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô tại Syria, nói rằng Giáo Hội nhìn thấy sự đau khổ của Chúa Giêsu trong những thử thách và sự nghèo khổ của người dân Syria.
Trong một lá thư gửi cho các tu sĩ dòng Phanxicô ở Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi của mình với “vùng đất của các vị tử đạo Syria”.
“Tôi muốn chia sẻ trong những đau khổ của anh em và nói với anh em rằng tôi gần gũi với anh em và với các cộng đồng Kitô hữu đã và đang trải qua biết bao những thử thách đau thương phải chịu vì đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô.”
Lá thư của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đến Cha Hanna Jallouf và Cha Louai Bsharat, dòng thánh Phanxicô.
Suy tư về những đau khổ, tình trạng bần cùng và đau thương người dân Syria vẫn phải chịu đựng đến ngày hôm nay, Đức Thánh Cha viết “Đó là cuộc thương khó của Chúa Kitô! Đó là một mầu nhiệm. Đó là mầu nhiệm Kitô giáo của chúng ta. Trong anh em và trong các cư dân của Syria yêu quý của chúng ta, chúng ta thấy Chúa Giêsu đang chịu khổ đau.”
Phúc tử đạo
Đức Thánh Cha Phanxicô so sánh sự đau khổ của họ với sự tử đạo. “Không có gì có thể coi là đặc trưng cho cách thức các Kitô hữu tham gia vào lịch sử cứu rỗi nhân loại hơn là việc tử đạo.”
Ngài nói các vị tử đạo thăng tiến Nước Chúa và “gieo những Kitô hữu cho tương lai.”
Gọi họ là “vinh quang thật sự của Giáo Hội và hy vọng của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói rằng chứng tá của các vị tử đạo là “một lời cảnh báo không tan biến ngay cả trong cơn bão”.
“Không ít những lần biển cuộc đời có một cơn bão đang chờ đợi chúng ta, nhưng vượt lên trên những con sóng hiện sinh, chúng ta nhận được một dấu chỉ bất ngờ của ơn cứu rỗi: Đó là Đức Maria, Mẹ của Chúa, đang ngắm nhìn trong kinh ngạc và lặng lẽ người Con trai vô tội, bị đóng đinh, là Đấng trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và ơn cứu rỗi”
Biến đau thương thành hy vọng
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với các tu sĩ dòng Phanxicô tại Syria rằng ngài hằng nhớ các vị trong các Thánh Lễ và trong lời cầu nguyện để “nỗi đau không nói thành lời” của họ có thể được biến thành hy vọng thiêng liêng.
Trích dẫn Thư của thánh Phaolô gởi cho dân thành Rôma, Đức Thánh Cha an ủi các tu sĩ dòng Phanxicô:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.” (Rm 8:35-37)
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ các tu sĩ Phanxicô ở Syria “dưới áo choàng của Mẹ” và xin Mẹ cầu bầu cho các ngài được ơn “bền đỗ đến cùng”.
Source: Vatican News - Pope Francis expresses closeness to ‘martyred land of Syria’
Trong một lá thư gửi cho các tu sĩ dòng Phanxicô ở Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi của mình với “vùng đất của các vị tử đạo Syria”.
“Tôi muốn chia sẻ trong những đau khổ của anh em và nói với anh em rằng tôi gần gũi với anh em và với các cộng đồng Kitô hữu đã và đang trải qua biết bao những thử thách đau thương phải chịu vì đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô.”
Lá thư của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đến Cha Hanna Jallouf và Cha Louai Bsharat, dòng thánh Phanxicô.
Suy tư về những đau khổ, tình trạng bần cùng và đau thương người dân Syria vẫn phải chịu đựng đến ngày hôm nay, Đức Thánh Cha viết “Đó là cuộc thương khó của Chúa Kitô! Đó là một mầu nhiệm. Đó là mầu nhiệm Kitô giáo của chúng ta. Trong anh em và trong các cư dân của Syria yêu quý của chúng ta, chúng ta thấy Chúa Giêsu đang chịu khổ đau.”
Phúc tử đạo
Đức Thánh Cha Phanxicô so sánh sự đau khổ của họ với sự tử đạo. “Không có gì có thể coi là đặc trưng cho cách thức các Kitô hữu tham gia vào lịch sử cứu rỗi nhân loại hơn là việc tử đạo.”
Ngài nói các vị tử đạo thăng tiến Nước Chúa và “gieo những Kitô hữu cho tương lai.”
Gọi họ là “vinh quang thật sự của Giáo Hội và hy vọng của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói rằng chứng tá của các vị tử đạo là “một lời cảnh báo không tan biến ngay cả trong cơn bão”.
“Không ít những lần biển cuộc đời có một cơn bão đang chờ đợi chúng ta, nhưng vượt lên trên những con sóng hiện sinh, chúng ta nhận được một dấu chỉ bất ngờ của ơn cứu rỗi: Đó là Đức Maria, Mẹ của Chúa, đang ngắm nhìn trong kinh ngạc và lặng lẽ người Con trai vô tội, bị đóng đinh, là Đấng trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và ơn cứu rỗi”
Biến đau thương thành hy vọng
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với các tu sĩ dòng Phanxicô tại Syria rằng ngài hằng nhớ các vị trong các Thánh Lễ và trong lời cầu nguyện để “nỗi đau không nói thành lời” của họ có thể được biến thành hy vọng thiêng liêng.
Trích dẫn Thư của thánh Phaolô gởi cho dân thành Rôma, Đức Thánh Cha an ủi các tu sĩ dòng Phanxicô:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.” (Rm 8:35-37)
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ các tu sĩ Phanxicô ở Syria “dưới áo choàng của Mẹ” và xin Mẹ cầu bầu cho các ngài được ơn “bền đỗ đến cùng”.
Source: Vatican News - Pope Francis expresses closeness to ‘martyred land of Syria’
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tân Phú: Ca Đoàn Cecilia Mừng Lễ Bổn Mạng
Phương Nga
09:27 29/11/2018
"Ai muốn theo Ta phải từ bỏ chính mình vác thập giá hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,23)
Thánh nữ Cecilia đã dâng mình cho Chúa, giúp chồng và em chồng trở lại Đạo,chôn xác kẻ chết trong thời bách hại đạo ở Rôma;để rồi giờ đây Bà đã được lên Thiên Đàng.Đó là lời giảng của Cha Vinh Sơn Phạm Ngọc Minh (Dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu) trong thánh lễ Đồng tế của ca đoàn Cecilia giáo xứ Tân Phú mừng kính Bổn mạng là Thánh nữ Cecilia Đồng trinh Tử Đạo vào lúc 17g ngày Thứ Năm 22-11-2018 tại thánh đường giáo xứ Tân Phú.
Để chuẩn bị tâm hồn,ca đoàn đã tập dợt hàng tháng những bài Thánh ca như :Cung đàn Ceclia,Nguyện cầu Thánh Cecilia,Khicon vào đời và Khúc hát đời con để vinh danh Chúa và ca ngợi Thánh Cecilia bổn mạng và hôm nay cũng tham dự giờ Chầu Thánh Thể cùng các cháu Thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ.Sau giờ chầu Cha xứ Giuse Lê Hoàng chủ sự lễ cùng Cha Vinh Sơn trong lễ phục đỏ bước lên bàn thánh. Cha chủ sự ân cần giới thiệu với cộng đoàn:
Xem Hình
Tôi xin giới thiệu với cộng đoàn Cha Vinh Sơn Phạm Ngọc Minh (Dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu) vừa được chịu chức Linh mục và hôm nay Cha đến thăm giáo xứ để dâng lễ và cầu nguyện cho chúng ta cách riêng ca đoàn Cecilia mừng Bổn mạng.Xin chúc mừng các bà các chị nhận Thánh Cecilia làm quan thày,toán Ceciia của Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ.Xin Chúa cho chúng ta luôn sống Đạo và là chứng nhân Đức Tin trong mọi hoàn cảnh.
Trong bài giảng lễ Cha Vinh Sơn chia sẻ với cộng đoàn :
Chúa Giê su phán”Ai muốn theo Ta””Hãy từ bỏ mình””Vác thập giá hàng ngày”Mà theo Ta”Như vậy muốn nên Thánh chúng ta chỉ cần là 4 điều này là đủ.
Với Thánh nữ Cecilia đã thực hiện 4 bước : Từ nhỏ đã muốn dâng mình cho Chúa mặc dù sinh ra trong gia đình Quý tộc.Khi đến tuổi kết hôn bị cha mẹ ép gả cho một người ngoại đạo tên là Valerien và thay vì vui với hạnh phúc trần gian Bà đã thuyết phục người chồng theo Đạo,học giáo lý sống khiết tịnh và dâng mình cho Chúa,rồi đến em gái chồng cũng tin yêu Chúa và cả gia đình đã cùng nhau đi chôn xác của những Tín hữu bị triều đình Roma hành quyết và một ngày kia tất cả đã bị bắt bị chém đầu dưới thời của Anmatio.Bà và gia đình đã kiên cường giữ Đạo nên giờ đây gia đình Bà cùng họp mặt trên Thiên Đàng.
Các con Thiếu nhi muốn trở thành Thánh thì phải từ bỏ chính mình,không ngủ nướng và phải dậy sớm đi lễ và đi học,tiết chế những vui chơi như Game hay Mạng để phụ giúp cha mẹ công việc nhà;chăm ngoan học hành và vui vẻ đi lễ,siêng năng học giáo lý,sống bác ái yêu thương ...
Riêng ca đoàn Cecilia hôm nay mừng lễ Bổn mạng thì chúng ta sẽ noi gương Thánh nữ bằng cách: Từ bỏ ý riêng,không chia bè phái,hy sinh thời gian nghỉ ngơi để tập hát nhất là những chị em đã có chồng con càng bận rộn hơn và chúng ta luôn tự nguyện phục vụ Chúa trong vui vẻ,không ca thán thì đó là con đường nên Thánh.Xin Chúa ban cho Thiếu nhi Tân Phú,toán Cecilia ca đoàn Cecilia và những bà và chị có bổn mạng là Thánh Cecilia mai sau được ở cùng Chúa trên Thiên Đàng.
Sau khi Cha chủ sự ban phép lành,Cha chủ sự Giuse mời cộng đoàn vỗ tay mừng tất cả những ai có bổn mạng Cecilia hôm nay.Ca đoàn Cecilia đã lưu niệm hình với Cha xứ Giuse và Cha Vinh Sơn cùng Quý Ân nhân.Kết thúc thánh lễ chị Anna Ngọc Anh là Ca trưởng đã mời quý Cha,quý Ân nhân và quý Khách cùng xuống Hoa viên để dự tiệc mừng.Trong buổi liên hoan đã có sự đóng góp văn nghệ của quý Cha,quý Hội đồng Mục vụ,quý Ân nhân,quý Ca đoàn bạn,các Cựu ca viên và quý Khách..với những bài Thánh ca ngợi khen Chúa và những ca khúc sinh hoạt cộng đoàn...
LƯỢC SỬ CA ĐOÀN CECILIA GIÁO XỨ TÂN PHÚ :
Ca đoàn Cecilia là một trong những ca đoàn được thành lập đầu tiên của giáo xứ Tân Phú (khoảng năm 1969) do Cha cố Tiên khởi Đaminh Đinh Xuân Hải, sinh hoạt qua các thời kỳ Cha cố Tiền nhiệm Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo, Cha cố Tôma Trần Quốc Phú, Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều,Cha cố Giuse Lê Đình Quế Minh và cho đến nay là Cha xứ đương nhiệm Giuse Lê Hoàng. Trong thời kỳ Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều quản xứ, ca đoàn hoạt động và phát triển mạnh mẽ vì cha là một nhạc công xử dụng được nhiều loại nhạc cụ và rất yêu mến âm nhạc nên đã đầu tư khá công phu cho việc xây dựng các ca đoàn của giáo xứ.
Ca trưởng đầu tiên của ca đoàn là Chị Maria Nguyễn Thị Hoa (Con Bà quản Tuần) kế nhiệm là chị Anna Cecilia Vũ Thị Nga, chị Maria Đinh Thị Lan, anh Giuse Nguyễn Văn Phát và hiện nay là chị Anna Nguyễn Thị Ngọc Anh (từ năm 1990-2017).
Các nhạc trưởng của ca đoàn là Cha Giuse Đinh Quang Thịnh, nhạc sĩ Phêrô Bùi Thế Thông,anh Vicente Cao Thanh Hoàng,nhạc sĩ Nguyên Kha(Bác sĩ Nguyễn Công Khả U.S.A) Thầy Nguyễn Công Hỷ, Chị Lê Thị Bạch Yến, Thầy Giuse Hòa và chị Maria Đinh Thị Mây.
Để việc sinh hoạt được thuận tiện và giúp ca đoàn phát triển một số vị Ân nhân đã đóng góp cả tinh thần vật chất cho ca đoàn trong nhiều năm;nhưng luôn sát cánh cùng ca đoàn để nâng đỡ thường xuyên nhất là ông bà Đaminh Têrêsa Nguyễn Tiến Anh trước đây là giáo dân xứ Tân Phú nay đang định cư tại Hoa kỳ.
Với 25 nữ ca viên và 2 nhạc công, ca đoàn phụ trách hát lễ thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu lúc 5g (Lễ thứ 2), ca đoàn được sự hướng dẫn của Ca trưởng đương nhiệm kiêm Nhạc trưởng Anna Nguyễn Thị Ngọc Anh. Được biết, chị cũng sáng tác một số ca khúc để phục vụ hát lễ và một trong đó là “Tình ca Cecilia” mà ca đoàn đã xử dụng trong Thánh lễ bổn mạng hôm nay.
Phương Nga
Thánh nữ Cecilia đã dâng mình cho Chúa, giúp chồng và em chồng trở lại Đạo,chôn xác kẻ chết trong thời bách hại đạo ở Rôma;để rồi giờ đây Bà đã được lên Thiên Đàng.Đó là lời giảng của Cha Vinh Sơn Phạm Ngọc Minh (Dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu) trong thánh lễ Đồng tế của ca đoàn Cecilia giáo xứ Tân Phú mừng kính Bổn mạng là Thánh nữ Cecilia Đồng trinh Tử Đạo vào lúc 17g ngày Thứ Năm 22-11-2018 tại thánh đường giáo xứ Tân Phú.
Để chuẩn bị tâm hồn,ca đoàn đã tập dợt hàng tháng những bài Thánh ca như :Cung đàn Ceclia,Nguyện cầu Thánh Cecilia,Khicon vào đời và Khúc hát đời con để vinh danh Chúa và ca ngợi Thánh Cecilia bổn mạng và hôm nay cũng tham dự giờ Chầu Thánh Thể cùng các cháu Thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ.Sau giờ chầu Cha xứ Giuse Lê Hoàng chủ sự lễ cùng Cha Vinh Sơn trong lễ phục đỏ bước lên bàn thánh. Cha chủ sự ân cần giới thiệu với cộng đoàn:
Xem Hình
Tôi xin giới thiệu với cộng đoàn Cha Vinh Sơn Phạm Ngọc Minh (Dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu) vừa được chịu chức Linh mục và hôm nay Cha đến thăm giáo xứ để dâng lễ và cầu nguyện cho chúng ta cách riêng ca đoàn Cecilia mừng Bổn mạng.Xin chúc mừng các bà các chị nhận Thánh Cecilia làm quan thày,toán Ceciia của Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ.Xin Chúa cho chúng ta luôn sống Đạo và là chứng nhân Đức Tin trong mọi hoàn cảnh.
Trong bài giảng lễ Cha Vinh Sơn chia sẻ với cộng đoàn :
Chúa Giê su phán”Ai muốn theo Ta””Hãy từ bỏ mình””Vác thập giá hàng ngày”Mà theo Ta”Như vậy muốn nên Thánh chúng ta chỉ cần là 4 điều này là đủ.
Với Thánh nữ Cecilia đã thực hiện 4 bước : Từ nhỏ đã muốn dâng mình cho Chúa mặc dù sinh ra trong gia đình Quý tộc.Khi đến tuổi kết hôn bị cha mẹ ép gả cho một người ngoại đạo tên là Valerien và thay vì vui với hạnh phúc trần gian Bà đã thuyết phục người chồng theo Đạo,học giáo lý sống khiết tịnh và dâng mình cho Chúa,rồi đến em gái chồng cũng tin yêu Chúa và cả gia đình đã cùng nhau đi chôn xác của những Tín hữu bị triều đình Roma hành quyết và một ngày kia tất cả đã bị bắt bị chém đầu dưới thời của Anmatio.Bà và gia đình đã kiên cường giữ Đạo nên giờ đây gia đình Bà cùng họp mặt trên Thiên Đàng.
Các con Thiếu nhi muốn trở thành Thánh thì phải từ bỏ chính mình,không ngủ nướng và phải dậy sớm đi lễ và đi học,tiết chế những vui chơi như Game hay Mạng để phụ giúp cha mẹ công việc nhà;chăm ngoan học hành và vui vẻ đi lễ,siêng năng học giáo lý,sống bác ái yêu thương ...
Riêng ca đoàn Cecilia hôm nay mừng lễ Bổn mạng thì chúng ta sẽ noi gương Thánh nữ bằng cách: Từ bỏ ý riêng,không chia bè phái,hy sinh thời gian nghỉ ngơi để tập hát nhất là những chị em đã có chồng con càng bận rộn hơn và chúng ta luôn tự nguyện phục vụ Chúa trong vui vẻ,không ca thán thì đó là con đường nên Thánh.Xin Chúa ban cho Thiếu nhi Tân Phú,toán Cecilia ca đoàn Cecilia và những bà và chị có bổn mạng là Thánh Cecilia mai sau được ở cùng Chúa trên Thiên Đàng.
Sau khi Cha chủ sự ban phép lành,Cha chủ sự Giuse mời cộng đoàn vỗ tay mừng tất cả những ai có bổn mạng Cecilia hôm nay.Ca đoàn Cecilia đã lưu niệm hình với Cha xứ Giuse và Cha Vinh Sơn cùng Quý Ân nhân.Kết thúc thánh lễ chị Anna Ngọc Anh là Ca trưởng đã mời quý Cha,quý Ân nhân và quý Khách cùng xuống Hoa viên để dự tiệc mừng.Trong buổi liên hoan đã có sự đóng góp văn nghệ của quý Cha,quý Hội đồng Mục vụ,quý Ân nhân,quý Ca đoàn bạn,các Cựu ca viên và quý Khách..với những bài Thánh ca ngợi khen Chúa và những ca khúc sinh hoạt cộng đoàn...
LƯỢC SỬ CA ĐOÀN CECILIA GIÁO XỨ TÂN PHÚ :
Ca đoàn Cecilia là một trong những ca đoàn được thành lập đầu tiên của giáo xứ Tân Phú (khoảng năm 1969) do Cha cố Tiên khởi Đaminh Đinh Xuân Hải, sinh hoạt qua các thời kỳ Cha cố Tiền nhiệm Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo, Cha cố Tôma Trần Quốc Phú, Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều,Cha cố Giuse Lê Đình Quế Minh và cho đến nay là Cha xứ đương nhiệm Giuse Lê Hoàng. Trong thời kỳ Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều quản xứ, ca đoàn hoạt động và phát triển mạnh mẽ vì cha là một nhạc công xử dụng được nhiều loại nhạc cụ và rất yêu mến âm nhạc nên đã đầu tư khá công phu cho việc xây dựng các ca đoàn của giáo xứ.
Ca trưởng đầu tiên của ca đoàn là Chị Maria Nguyễn Thị Hoa (Con Bà quản Tuần) kế nhiệm là chị Anna Cecilia Vũ Thị Nga, chị Maria Đinh Thị Lan, anh Giuse Nguyễn Văn Phát và hiện nay là chị Anna Nguyễn Thị Ngọc Anh (từ năm 1990-2017).
Các nhạc trưởng của ca đoàn là Cha Giuse Đinh Quang Thịnh, nhạc sĩ Phêrô Bùi Thế Thông,anh Vicente Cao Thanh Hoàng,nhạc sĩ Nguyên Kha(Bác sĩ Nguyễn Công Khả U.S.A) Thầy Nguyễn Công Hỷ, Chị Lê Thị Bạch Yến, Thầy Giuse Hòa và chị Maria Đinh Thị Mây.
Để việc sinh hoạt được thuận tiện và giúp ca đoàn phát triển một số vị Ân nhân đã đóng góp cả tinh thần vật chất cho ca đoàn trong nhiều năm;nhưng luôn sát cánh cùng ca đoàn để nâng đỡ thường xuyên nhất là ông bà Đaminh Têrêsa Nguyễn Tiến Anh trước đây là giáo dân xứ Tân Phú nay đang định cư tại Hoa kỳ.
Với 25 nữ ca viên và 2 nhạc công, ca đoàn phụ trách hát lễ thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu lúc 5g (Lễ thứ 2), ca đoàn được sự hướng dẫn của Ca trưởng đương nhiệm kiêm Nhạc trưởng Anna Nguyễn Thị Ngọc Anh. Được biết, chị cũng sáng tác một số ca khúc để phục vụ hát lễ và một trong đó là “Tình ca Cecilia” mà ca đoàn đã xử dụng trong Thánh lễ bổn mạng hôm nay.
Phương Nga
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tung Cánh Bay
Nguyễn Đức Cung
21:20 29/11/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Con chim có cánh tung bay
Con người không cánh máy bay ngất trời
Tạ ơn Chúa cả tuyệt vời
Ban cho trí óc loài ngươì thông minh.
(nđc)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 29/11/2018: Mười Giới Răn giúp sống cuộc sống nhân bản đích thực
VietCatholic Network
09:20 29/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư 28 tháng 11, 2018.
2- Tôi muốn Thiên Chúa nhìn thấy tôi thế nào khi Người gọi tôi?
3- Đức Mẹ Maria không thể là Mẹ của những kẻ tham nhũng.
4- Lòng quảng đại giúp mở rộng con tim.
5- Đức Thánh Cha họp các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
6- Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh Giáo phận Agrigento, miền Nam Italia.
7- Vatican chuẩn bị cuộc họp các Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục về lạm dụng tính dục.
8- Giáo Hội Philippines khai mạc Năm Giới Trẻ.
9- Thư ngỏ của người Công Giáo Đại Đồng, Trung Hoa: Chúng tôi không thể mãi im lặng trước việc đàn áp đức tin.
10- Đài Truyền Hình Công Giáo KTO nước Pháp trình chiếu Phóng Sự 30 Năm Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Chúc Tụng Tình Chúa.