Phụng Vụ - Mục Vụ
Dọn đường cho Chúa đến
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
08:11 01/12/2011
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG B
+++
A. DẪN NHẬP
Chủ đề Chúa nhật thứ I mùa Vọng là “Hãy tỉnh thức chờ đợi Chúa đến”. Chúa sẽ đến là một điều chắc chắn, nhưng trước khi Chúa đến, mọi sự phải được chuẩn bị sẵn sàng. Ngay từ thế kỷ thứ 6, tiên tri Isaia đã hô hào cho dân chúng hãy sửa đường cho Chúa đến (bài đọc I). Sau này, Gioan Tẩy giả xuất hiện, cũng tiếp nối sứ vụ tiền hô ấy, ông cũng khuyên mọi người như Isaia xưa :”Có tiếng hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi”.
Chuẩn bị đường cho Chúa đến là phải sửa đường cho thẳng, cho tốt đẹp, sạch sẽ. Theo thánh Gioan Tẩy giả, sửa đường chính là sám hối, là canh tân cuộc sống của mình để xứng đáng đón nhận Chúa đến trong ngày Ngài quang lâm và nhất là trong ngày sau hết của đời mình.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Is 40,1-5.9-11
Đoạn trích phần thứ hai của sách Isaia, được gọi là Sách An ủi, cho biết : Thời nô lệ của Israel đã chấm dứt, Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân. Ngày xưa vì đã phản bội Giao ước, đã phản bội Chúa nên Thiên Chúa đã cho họ bị lưu đầy. Nay dân Chúa đã biết hối lỗi, Thiên Chúa ân xá cho họ và sẽ đưa họ về quê cha đất tổ. Việc loan báo này được coi như là loan báo Tin mừng cứu độ.
Ngày xưa, Thiên Chúa đã dẫn cha ông họ trong sa mạc đề về đất hứa, ngày nay Thiên Chúa cũng dẫn họ qua sa mạc để về lại quê cha đất tổ. Cuộc xuất hành lần thứ hai này không những chỉ là thời gian thử thách mà còn là thời gian tinh luyện , vì thế, mới có tiếng người hô trong sa mạc : hãy dọn đường cho Chúa đến.
Không những Thiên Chúa đã giải thoát dân mà Ngài còn yêu thương họ như mục tử nhân lành chăn dắt đàn chiên mình :”Ngài ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng trong lòng và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”.
+ Bài đọc 2 : 2 Pr 3,3,9-14
Các Kitô hữu đầu tiên cứ tưởng rằng ngày Chúa trở lại trần gian sắp đến. Thức lâu chầu mỏi, họ đâm ra chán nản, không tha thiết gì đến việc dọn đường cho Chúa. Nhưng thánh Phêrô cho biết sở dĩ Chúa chậm đến là vì Ngài nhẫn nại, ban thêm thời gian cho kẻ tội lỗi ăn năn sám hối.
Chúa đã hứa thì Ngài sẽ thực hiện. Chắc chắn Ngài sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, còn ngày giờ nào thì chưa ai biết. Ngài sẽ đến để đem đến trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Còn việc phải làm ngay trong lúc này là mọi người phải sống thánh thiện để đón chờ Chúa đến :”Trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3,14).
+ Bài Tin mừng : Mc 1,1-8
Đấng Messia mà Cựu ước loan báo chính là Đức Giêsu, Ngài sẽ đến. Nhưng trước khi Ngài đến cần có người đến trước chuẩn bị. Đó là Gioan Tẩy giả, ông đến dọn đường cho Ngài. Ông đã chọn nơi cô tịch nơi hoang địa để thi hành sứ vụ, nhằm tránh xa chốn ồn ào của thành phố, giúp cho lời nói của ông được người đời nghe rõ hơn và dễ thấm nhập nơi nội tâm con người.
Ông cũng lặp lại lời tiên tri Isaia hô hào cho dân chúng thực hiện :”Có tiếng người hô trong hoang địa, hãy dọn đường cho Chúa đến”. Ông thực sự là tiền hô rao giảng sự thống hối chờ đợi Chúa đến. Qua nếp sống gương mẫu của ông, từng đoàn người kéo đến bờ sông Giordan chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.
Theo thánh Gioan, việc dọn đường cho Chúa là lòng sám hối và lãnh nhận phép thánh tẩy. Ông khuyên tất cả mọi người hãy từ bỏ con đường tội lỗi mà trở về đường lành, và lúc đó mọi người sẽ xứng đáng hưởng ơn cứu độ,
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Dọn đường là sám hối
I. CÔNG VIỆC DỌN ĐƯỜNG
Ngày nay, kinh tế phát triển mạnh, giao thông là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một nước. Muốn cho giao thông tốt phải có đường tốt, muốn có đường tốt thì phải sửa chữa và bảo trì như : đường bộ, đường hàng hải hay đường hàng không. Sửa đường là một việc thường xuyên phải thực hiện để giao thông được dễ dàng.
1. Có nhiều con đường
- Con đường vật lý là những con đường làm bằng vật chất mà ta phải xử dụng hằng ngày để sự giao thông vật chất được dễ dàng. Những con đường này rất nhiều, rất đa dạng, ở đâu cũng có. Chỗ nào không có đường thì giao thông bị bế tắc.
- Con đường tinh thần là con đường vô hình trong việc giao lưu giữa con người với con người . Đây chỉ là con đường vô hình, siêu vật chất nhưng cũng có lúc bị tắc nghẽn hay bị cắt đứt làm cho sự giao lưu giữa con người gặp khó khăn ví dụ : hai người ngồi gần kề nhau mà vẫn thấy nghìn trùng xa cách.
- Con đường thiêng liêng là con đương vô hình , siêu vật chất nối kết tâm hồn ta với thần linh, nối kết linh hồn ta với Thiên Chúa. Con đường này cũng có khi bị tắc nghẽn làm cho chúng ta khó liên hệ với Chúa, ví dụ người luôn ở trong tình trạng phạm tội nhẹ hay ở trong tình trạng ơ hờ lạnh nhạt đối với Chúa. Cũng có thể con đường này bị cắt đứt trong tình trạng con người phạm tội trọng, làm cho ta không đến được với Chúa và Chúa không đến với ta.
2. Sửa phẳng con đường thiêng liêng
Con đường thiêng liêng của chúng ta cũng có thể bị tắc nghẽn hay gián đoạn bởi thung lũng, núi đồi, khúc quanh co, đường lồi lõm. Tình trạng con đường bị tắc nghẽn nhiều hay ít là do từng người, và mỗi người chúng ta phải sửa chữa để đến với Chúa.
Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu quén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, muốn gây bất hòa, luôn giận hờn, luôn ghen ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.
Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.
Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.
Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn Chúa đến với ta. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn, bạt đi thói kiêu hãnh ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh co dối trá. Hãy uốn lại những khúc quanh giả hình. Hãy uốn lại những khúc quanh mưu mô xảo quyệt. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những sóng gồ ghề nói hành nói xấu. Nên hôm nay, thánh Giaon Tẩy giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến.
Muốn có con đường thẳng ngay và bằng phẳng, cần có một tâm hồn chính trực. Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy giả yêu cầu :”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Khi đón một nhân vật quan trọng đến vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp ; nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả hình...
Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải “công minh chính đại”, “đường đường chính chính”, không lén lút, giấu giếm, không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thể ấy và nói sao thì làm vậy...
II. DỌN ĐƯỜNG VÀ SÁM HỐI
1. Dân Israel đã sám hối
Bài đọc I cho chúng ta biết : những năm tháng lưu đầy đã giúp họ hồi tâm lại và nhận thức lý do đưa tới tù đầy đau khổ là chính tội lỗi của họ (Yr 7,25-28). Từ đó nhóm dậy trong lòng họ những tâm tình sám hối, dẫn đến quyết định dứt khoát với tội lỗi. Khi làm như thế là họ sửa sang đường lối trong tâm hồn cho ngay thẳng để đón tiếp vinh quang Chúa đến.
2. Thánh Gioan Tẩy giả cũng đòi sám hối
Thánh Gioan rao giảng sự sám hối bằng cách chịu phép rửa để được ơn tha tội. Ngài đòi con người phải sửa đổi tâm hồn, nhưng ngài không làm cách mạng, ngài không bắt người ta phải thay đổi cuộc sống, thay đổi địa vị xã hội, cho dù là thu thuế hay binh lính, hai hạng người mà thời bấy giờ bị coi khinh và xem thường. Nhưng Gioan chỉ nhắc nhở, thúc giục mọi người hãy cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sàng chờ đón Chúa đến.
3. Chúng ta cũng phải sám hối
Sám hối, theo tiếng Hy lạp có nghĩa là thay đổi não trạng. Theo tiếng Do thái là quay trở về, trở lại, tức là trở về với Chúa, với giao ước của Chúa. Gioan rao giảng kêu gọi mọi người sám hối. Ai nghe lời ngài giảng mà sám hối thì được ngài làm phép rửa. Nhưng phép rửa của ngài chỉ có tính cách giúp người ta thống hối, sửa soạn cho việc tha tội, chứ không phải là một bí tích như phép rửa Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này.
Sám hối là biết trở về, nghĩa là phải nhận biết tội lỗi của mình, biết nhìn nhận ra thực trạng của linh hồn mình, nhưng mấy người biết nhìn ra tội lỗi của mình. Biết thực trạng con người của mình là điều kiện cần thiết của sự sám hối.
Gần 20 thế kỷ nay, thánh Phaolo tông đồ đã nói :”Tôi xử sự như một thằng điên và sai lầm của tôi thì nhiều vô kể”.
Hùm thiêng khi đã sa cơ như Napoléon lúc ngồi vò võ tại đảo Sainte Hélène cũng phải tự thú :”Sự sụp đổ này là tại chính tôi, tôi là tử thù của tôi, là nguyên nhân mạt kiếp của tôi”.
Tâm hồn thánh thiện như thánh Phaolô, một bộ óc vĩ đại như Napoléon mà còn buông ra những lời tự thú như vậy thì huống hồ là chúng ta...hay làm lỗi mà ít khi chịu nhận là mình lầm lỗi.
Triết gia Elbert Hubbard nói :”Người nào cũng sai lỗi ít là 5 phút mỗi ngày. Bậc thánh nhân là không để vượt qua thời gian kỷ lục ấy”.
Như vậy ai dám nói là mình hoàn hảo, không còn sai sót gì, không cần phải sửa đổi gì bởi vì như người ta thường nói :“Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê” : việc người thì sáng, việc mình thì quáng.
Truyện : Biết nhận lỗi mình.
Công tước d’Ossone, một nhà chính trị trứ danh, vào năm 1624 lên chức phó vương ở Naples. Một hôm, ông đến thăm nhà ngục và hỏi từng phạm nhân là đã làm gì mà mình bị giam
Tất cả mọi tù nhân đều kêu là mình bị oan, duy chỉ có một anh cúi đầu nhận tội, và còn nói đáng lẽ ra mình phải chịu phạt hơn nữa mới xứng đáng. Thấy hắn khiêm nhường nhận lỗi , công tước bảo :”Như vậy thì anh ở đây không phải chỗ : anh có tội mà sao lại ở giữa những người vô tội này ? Hãy ra khỏi đây, Ta tha cho anh”.
Chúa cũng sẽ tha tội cho tất cả những ai thành thật thú nhận tội lỗi của mình, bởi vì bản tính của con người là hay sa ngã, còn bản tính của Thiên Chúa là hay tha thứ !
Đức Khổng Tử đưa ra một chương trình giáo dục mà ngày nay vẫn còn có giá trị. Chương trình đó là :”Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”: muốn cai trị được thiên hạ, muốn đem lại được bình an thịnh vượng cho thế giới thì trước tiên phải “tu thân”, phải sửa mình cho nên tốt đã. Mình có tốt thì mới điều khiển được thiên hạ, mới có thể đưa xã hội vào con đường ngay chính, mới đưa đến trật tự an toàn, mới có hoà bình trật tự. Còn nếu muốn điều khiển thiên hạ mà mình chưa tốt thì sẽ rơi vào tình trạng “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” :
Người trên ở chẳng chính ngôi
Làm cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
Truyện : Kinh nghiệm của một triết gia.
Một triết gia Ấn độ đã nhìn lại quãng đời đi qua của mình như sau :
- Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thiên Chúa là : Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để con thay đổi thế giới.
- Đến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời người của tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Đế : Lạy Chúa, xin cho con được biến cải tất cả những người con gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.
- Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ biết cầu nguyện như sau : Lạy Chúa, xin ban cho con được thay đổi chính con.
Nếu tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời đã qua.
Dọn đường cho Chúa đến , chính là nỗ lực hoán cải bản thân và thực thi bác ái.
Một nhà cách mạng đã nói :”Chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô Assisi thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi”. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi sự, đó là cách mạng bản thân.
Vào thế kỷ 12, tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái quá khích nổi lên, nhiều người phê bình chỉ trích các nhà lãnh đạo Giáo hội vì cuộc sống phản chứng của các ngài. Lúc đó thánh Phanxicô Assisi xuất hiện. Ngài không chỉ trích ai, nhưng ý thức rằng kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên là chính ngài. Ngài không khoe khoang, không tham lam, không giả hình, nhưng cố gắng sống nghèo khó, bác ái, phục vụ, khoan dung. Lý tưởng của thánh Phanxicô chẳng mấy chốc đã được nhiều người chia sẻ. Giáo hội được hồi sinh, nhiều tâm hồn được đổi mới. Mùa xuân thiêng liêng được nở rộ nhiều thế kỷ kế tiếp.
Chắc chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé, thấp hèn, không làm gì được để góp phần vào trong việc cải tạo thế giới, nhưng chúng ta hãy theo gương thánh Phanxicô Assisi, cứ tự thay đổi con người của mình trước đi, rồi mọi việc sẽ trao phó cho Chúa. “Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì cho người khác. Hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô tình của chúng ta. Một giọt nước nhỏ là một điều không đáng kể trong đại dương bao la, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết tụ lại, thì đại dương kia cũng chỉ là sa mạc khô cằn.
Đức Giêsu đã đến lần thứ nhất để giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi và ma qủi. Ngài sẽ đến lần thứ hai để phán xét kẻ sống và kẻ chết trong vinh quang của Ngài. Ngài đang đến, đến từng giây phút, chúng ta đang đón chờ ngày Người quang lâm. Và Chúa sẽ đến riêng với chúng ta trong ngày lìa bỏ cõi đời này, ngày Ngài đến không còn xa. Thời gian còn rất ngắn, chúng ta hãy ráo riết chuẩn bị, luôn ở trong tư thế tỉnh thức và sẵn sàng.
Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm và cầu nguyện bằng bài thơ cổ, nói về cuộc đời này chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng :
“Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười và khóc, thì lúc đó thấy thời gian bỏ tôi.
“Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ.
“Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chạc, thì thấy thời gian chạy.
“Cuối cùng khi tôi bước vào tuổi chín mùi, tuổi già, thì thấy thời gian bay.
“Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất.
“Ôi ! lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa”.
+++
A. DẪN NHẬP
Chủ đề Chúa nhật thứ I mùa Vọng là “Hãy tỉnh thức chờ đợi Chúa đến”. Chúa sẽ đến là một điều chắc chắn, nhưng trước khi Chúa đến, mọi sự phải được chuẩn bị sẵn sàng. Ngay từ thế kỷ thứ 6, tiên tri Isaia đã hô hào cho dân chúng hãy sửa đường cho Chúa đến (bài đọc I). Sau này, Gioan Tẩy giả xuất hiện, cũng tiếp nối sứ vụ tiền hô ấy, ông cũng khuyên mọi người như Isaia xưa :”Có tiếng hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi”.
Chuẩn bị đường cho Chúa đến là phải sửa đường cho thẳng, cho tốt đẹp, sạch sẽ. Theo thánh Gioan Tẩy giả, sửa đường chính là sám hối, là canh tân cuộc sống của mình để xứng đáng đón nhận Chúa đến trong ngày Ngài quang lâm và nhất là trong ngày sau hết của đời mình.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Is 40,1-5.9-11
Đoạn trích phần thứ hai của sách Isaia, được gọi là Sách An ủi, cho biết : Thời nô lệ của Israel đã chấm dứt, Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân. Ngày xưa vì đã phản bội Giao ước, đã phản bội Chúa nên Thiên Chúa đã cho họ bị lưu đầy. Nay dân Chúa đã biết hối lỗi, Thiên Chúa ân xá cho họ và sẽ đưa họ về quê cha đất tổ. Việc loan báo này được coi như là loan báo Tin mừng cứu độ.
Ngày xưa, Thiên Chúa đã dẫn cha ông họ trong sa mạc đề về đất hứa, ngày nay Thiên Chúa cũng dẫn họ qua sa mạc để về lại quê cha đất tổ. Cuộc xuất hành lần thứ hai này không những chỉ là thời gian thử thách mà còn là thời gian tinh luyện , vì thế, mới có tiếng người hô trong sa mạc : hãy dọn đường cho Chúa đến.
Không những Thiên Chúa đã giải thoát dân mà Ngài còn yêu thương họ như mục tử nhân lành chăn dắt đàn chiên mình :”Ngài ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng trong lòng và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”.
+ Bài đọc 2 : 2 Pr 3,3,9-14
Các Kitô hữu đầu tiên cứ tưởng rằng ngày Chúa trở lại trần gian sắp đến. Thức lâu chầu mỏi, họ đâm ra chán nản, không tha thiết gì đến việc dọn đường cho Chúa. Nhưng thánh Phêrô cho biết sở dĩ Chúa chậm đến là vì Ngài nhẫn nại, ban thêm thời gian cho kẻ tội lỗi ăn năn sám hối.
Chúa đã hứa thì Ngài sẽ thực hiện. Chắc chắn Ngài sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, còn ngày giờ nào thì chưa ai biết. Ngài sẽ đến để đem đến trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Còn việc phải làm ngay trong lúc này là mọi người phải sống thánh thiện để đón chờ Chúa đến :”Trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3,14).
+ Bài Tin mừng : Mc 1,1-8
Đấng Messia mà Cựu ước loan báo chính là Đức Giêsu, Ngài sẽ đến. Nhưng trước khi Ngài đến cần có người đến trước chuẩn bị. Đó là Gioan Tẩy giả, ông đến dọn đường cho Ngài. Ông đã chọn nơi cô tịch nơi hoang địa để thi hành sứ vụ, nhằm tránh xa chốn ồn ào của thành phố, giúp cho lời nói của ông được người đời nghe rõ hơn và dễ thấm nhập nơi nội tâm con người.
Ông cũng lặp lại lời tiên tri Isaia hô hào cho dân chúng thực hiện :”Có tiếng người hô trong hoang địa, hãy dọn đường cho Chúa đến”. Ông thực sự là tiền hô rao giảng sự thống hối chờ đợi Chúa đến. Qua nếp sống gương mẫu của ông, từng đoàn người kéo đến bờ sông Giordan chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.
Theo thánh Gioan, việc dọn đường cho Chúa là lòng sám hối và lãnh nhận phép thánh tẩy. Ông khuyên tất cả mọi người hãy từ bỏ con đường tội lỗi mà trở về đường lành, và lúc đó mọi người sẽ xứng đáng hưởng ơn cứu độ,
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Dọn đường là sám hối
I. CÔNG VIỆC DỌN ĐƯỜNG
Ngày nay, kinh tế phát triển mạnh, giao thông là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một nước. Muốn cho giao thông tốt phải có đường tốt, muốn có đường tốt thì phải sửa chữa và bảo trì như : đường bộ, đường hàng hải hay đường hàng không. Sửa đường là một việc thường xuyên phải thực hiện để giao thông được dễ dàng.
1. Có nhiều con đường
- Con đường vật lý là những con đường làm bằng vật chất mà ta phải xử dụng hằng ngày để sự giao thông vật chất được dễ dàng. Những con đường này rất nhiều, rất đa dạng, ở đâu cũng có. Chỗ nào không có đường thì giao thông bị bế tắc.
- Con đường tinh thần là con đường vô hình trong việc giao lưu giữa con người với con người . Đây chỉ là con đường vô hình, siêu vật chất nhưng cũng có lúc bị tắc nghẽn hay bị cắt đứt làm cho sự giao lưu giữa con người gặp khó khăn ví dụ : hai người ngồi gần kề nhau mà vẫn thấy nghìn trùng xa cách.
- Con đường thiêng liêng là con đương vô hình , siêu vật chất nối kết tâm hồn ta với thần linh, nối kết linh hồn ta với Thiên Chúa. Con đường này cũng có khi bị tắc nghẽn làm cho chúng ta khó liên hệ với Chúa, ví dụ người luôn ở trong tình trạng phạm tội nhẹ hay ở trong tình trạng ơ hờ lạnh nhạt đối với Chúa. Cũng có thể con đường này bị cắt đứt trong tình trạng con người phạm tội trọng, làm cho ta không đến được với Chúa và Chúa không đến với ta.
2. Sửa phẳng con đường thiêng liêng
Con đường thiêng liêng của chúng ta cũng có thể bị tắc nghẽn hay gián đoạn bởi thung lũng, núi đồi, khúc quanh co, đường lồi lõm. Tình trạng con đường bị tắc nghẽn nhiều hay ít là do từng người, và mỗi người chúng ta phải sửa chữa để đến với Chúa.
Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu quén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, muốn gây bất hòa, luôn giận hờn, luôn ghen ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.
Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.
Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.
Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn Chúa đến với ta. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn, bạt đi thói kiêu hãnh ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh co dối trá. Hãy uốn lại những khúc quanh giả hình. Hãy uốn lại những khúc quanh mưu mô xảo quyệt. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những sóng gồ ghề nói hành nói xấu. Nên hôm nay, thánh Giaon Tẩy giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến.
Muốn có con đường thẳng ngay và bằng phẳng, cần có một tâm hồn chính trực. Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy giả yêu cầu :”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Khi đón một nhân vật quan trọng đến vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp ; nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả hình...
Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải “công minh chính đại”, “đường đường chính chính”, không lén lút, giấu giếm, không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thể ấy và nói sao thì làm vậy...
II. DỌN ĐƯỜNG VÀ SÁM HỐI
1. Dân Israel đã sám hối
Bài đọc I cho chúng ta biết : những năm tháng lưu đầy đã giúp họ hồi tâm lại và nhận thức lý do đưa tới tù đầy đau khổ là chính tội lỗi của họ (Yr 7,25-28). Từ đó nhóm dậy trong lòng họ những tâm tình sám hối, dẫn đến quyết định dứt khoát với tội lỗi. Khi làm như thế là họ sửa sang đường lối trong tâm hồn cho ngay thẳng để đón tiếp vinh quang Chúa đến.
2. Thánh Gioan Tẩy giả cũng đòi sám hối
Thánh Gioan rao giảng sự sám hối bằng cách chịu phép rửa để được ơn tha tội. Ngài đòi con người phải sửa đổi tâm hồn, nhưng ngài không làm cách mạng, ngài không bắt người ta phải thay đổi cuộc sống, thay đổi địa vị xã hội, cho dù là thu thuế hay binh lính, hai hạng người mà thời bấy giờ bị coi khinh và xem thường. Nhưng Gioan chỉ nhắc nhở, thúc giục mọi người hãy cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sàng chờ đón Chúa đến.
3. Chúng ta cũng phải sám hối
Sám hối, theo tiếng Hy lạp có nghĩa là thay đổi não trạng. Theo tiếng Do thái là quay trở về, trở lại, tức là trở về với Chúa, với giao ước của Chúa. Gioan rao giảng kêu gọi mọi người sám hối. Ai nghe lời ngài giảng mà sám hối thì được ngài làm phép rửa. Nhưng phép rửa của ngài chỉ có tính cách giúp người ta thống hối, sửa soạn cho việc tha tội, chứ không phải là một bí tích như phép rửa Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này.
Sám hối là biết trở về, nghĩa là phải nhận biết tội lỗi của mình, biết nhìn nhận ra thực trạng của linh hồn mình, nhưng mấy người biết nhìn ra tội lỗi của mình. Biết thực trạng con người của mình là điều kiện cần thiết của sự sám hối.
Gần 20 thế kỷ nay, thánh Phaolo tông đồ đã nói :”Tôi xử sự như một thằng điên và sai lầm của tôi thì nhiều vô kể”.
Hùm thiêng khi đã sa cơ như Napoléon lúc ngồi vò võ tại đảo Sainte Hélène cũng phải tự thú :”Sự sụp đổ này là tại chính tôi, tôi là tử thù của tôi, là nguyên nhân mạt kiếp của tôi”.
Tâm hồn thánh thiện như thánh Phaolô, một bộ óc vĩ đại như Napoléon mà còn buông ra những lời tự thú như vậy thì huống hồ là chúng ta...hay làm lỗi mà ít khi chịu nhận là mình lầm lỗi.
Triết gia Elbert Hubbard nói :”Người nào cũng sai lỗi ít là 5 phút mỗi ngày. Bậc thánh nhân là không để vượt qua thời gian kỷ lục ấy”.
Như vậy ai dám nói là mình hoàn hảo, không còn sai sót gì, không cần phải sửa đổi gì bởi vì như người ta thường nói :“Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê” : việc người thì sáng, việc mình thì quáng.
Truyện : Biết nhận lỗi mình.
Công tước d’Ossone, một nhà chính trị trứ danh, vào năm 1624 lên chức phó vương ở Naples. Một hôm, ông đến thăm nhà ngục và hỏi từng phạm nhân là đã làm gì mà mình bị giam
Tất cả mọi tù nhân đều kêu là mình bị oan, duy chỉ có một anh cúi đầu nhận tội, và còn nói đáng lẽ ra mình phải chịu phạt hơn nữa mới xứng đáng. Thấy hắn khiêm nhường nhận lỗi , công tước bảo :”Như vậy thì anh ở đây không phải chỗ : anh có tội mà sao lại ở giữa những người vô tội này ? Hãy ra khỏi đây, Ta tha cho anh”.
Chúa cũng sẽ tha tội cho tất cả những ai thành thật thú nhận tội lỗi của mình, bởi vì bản tính của con người là hay sa ngã, còn bản tính của Thiên Chúa là hay tha thứ !
Đức Khổng Tử đưa ra một chương trình giáo dục mà ngày nay vẫn còn có giá trị. Chương trình đó là :”Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”: muốn cai trị được thiên hạ, muốn đem lại được bình an thịnh vượng cho thế giới thì trước tiên phải “tu thân”, phải sửa mình cho nên tốt đã. Mình có tốt thì mới điều khiển được thiên hạ, mới có thể đưa xã hội vào con đường ngay chính, mới đưa đến trật tự an toàn, mới có hoà bình trật tự. Còn nếu muốn điều khiển thiên hạ mà mình chưa tốt thì sẽ rơi vào tình trạng “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” :
Người trên ở chẳng chính ngôi
Làm cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
Truyện : Kinh nghiệm của một triết gia.
Một triết gia Ấn độ đã nhìn lại quãng đời đi qua của mình như sau :
- Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thiên Chúa là : Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để con thay đổi thế giới.
- Đến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời người của tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Đế : Lạy Chúa, xin cho con được biến cải tất cả những người con gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.
- Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ biết cầu nguyện như sau : Lạy Chúa, xin ban cho con được thay đổi chính con.
Nếu tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời đã qua.
Dọn đường cho Chúa đến , chính là nỗ lực hoán cải bản thân và thực thi bác ái.
Một nhà cách mạng đã nói :”Chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô Assisi thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi”. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi sự, đó là cách mạng bản thân.
Vào thế kỷ 12, tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái quá khích nổi lên, nhiều người phê bình chỉ trích các nhà lãnh đạo Giáo hội vì cuộc sống phản chứng của các ngài. Lúc đó thánh Phanxicô Assisi xuất hiện. Ngài không chỉ trích ai, nhưng ý thức rằng kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên là chính ngài. Ngài không khoe khoang, không tham lam, không giả hình, nhưng cố gắng sống nghèo khó, bác ái, phục vụ, khoan dung. Lý tưởng của thánh Phanxicô chẳng mấy chốc đã được nhiều người chia sẻ. Giáo hội được hồi sinh, nhiều tâm hồn được đổi mới. Mùa xuân thiêng liêng được nở rộ nhiều thế kỷ kế tiếp.
Chắc chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé, thấp hèn, không làm gì được để góp phần vào trong việc cải tạo thế giới, nhưng chúng ta hãy theo gương thánh Phanxicô Assisi, cứ tự thay đổi con người của mình trước đi, rồi mọi việc sẽ trao phó cho Chúa. “Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì cho người khác. Hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô tình của chúng ta. Một giọt nước nhỏ là một điều không đáng kể trong đại dương bao la, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết tụ lại, thì đại dương kia cũng chỉ là sa mạc khô cằn.
Đức Giêsu đã đến lần thứ nhất để giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi và ma qủi. Ngài sẽ đến lần thứ hai để phán xét kẻ sống và kẻ chết trong vinh quang của Ngài. Ngài đang đến, đến từng giây phút, chúng ta đang đón chờ ngày Người quang lâm. Và Chúa sẽ đến riêng với chúng ta trong ngày lìa bỏ cõi đời này, ngày Ngài đến không còn xa. Thời gian còn rất ngắn, chúng ta hãy ráo riết chuẩn bị, luôn ở trong tư thế tỉnh thức và sẵn sàng.
Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm và cầu nguyện bằng bài thơ cổ, nói về cuộc đời này chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng :
“Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười và khóc, thì lúc đó thấy thời gian bỏ tôi.
“Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ.
“Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chạc, thì thấy thời gian chạy.
“Cuối cùng khi tôi bước vào tuổi chín mùi, tuổi già, thì thấy thời gian bay.
“Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất.
“Ôi ! lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa”.
Con đường đón nhận tình yêu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:53 01/12/2011
Chúa Nhật II Mùa Vọng B
“Có tiếng hô trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa…”(Is 40,3) Những lời của ngôn sứ Isaia nào được thánh sử Maccô lấy lại để mở đầu cho sách Tin mừng của Ngài: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3). Đấng mà chỉ bằng một lời đã dựng nên trời đất muôn vật, Đấng mà không có sự gì là không thể, lại có vẻ như gặp phải khó khăn khi muốn đi vào lòng con người đến nỗi cần phải có một con đường được chuẩn bị. Một hệ luỵ tất yếu vì Người đã dựng nên con người và đã ban cho nó có ý chí tự do. “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi” (Thánh Âugustinô).
Khi yêu ai thì người ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đã được ngôn Isaia loan báo rằng Chúa đã tha thứ tội lỗi cho dân Người. Thời nô lệ của dân sẽ chấm dứt. Và “như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cùng tận tình dẫn dắt” (Is 40,1). Gioan Tiền Hô rao giảng rằng Ngài chỉ làm phép rửa bằng nước còn Đấng đến sau Ngài sẽ thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, tức là bằng chính Tình Yêu của Thiên Chúa.
Chẳng còn gì mà Thiên Chúa đã không làm cho chúng ta, khi Người đã không ngại ngần phú ban chính Con Một vì chúng ta. (x.Ga 3,16-18). Dù có thể làm được mọi sự cho chúng ta, thế mà Thiên Chúa vẫn như bị giới hạn. Tình yêu giả thiết có sự tự do đáp trả. “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (Kh 3,20).
Để cho tình yêu đơm hoa, kết trái, Thiên Chúa chờ đợi sự đáp trả của loài người chúng ta. Và một trong những cách thế đáp trả tình yêu của Thiên Chúa mà Lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng B mời gọi chúng ta, đó là hãy mở cho Người một con đường. Nói đến con đường là nói đến lối đi, cách bước, đúng hơn là nói đến đường đời của chúng ta, cách sống của chúng ta.
“Đồi cao hãy san cho bằng; hố sâu hãy lấp cho đầy…” Những cách diễn tả trên chỉ muốn nhắm mục đích là sửa đường cho ngay và bằng phẳng. Rất có thể có nhiều cách diễn giải mang chiều kích luân lý như là dẹp bỏ sự kiêu căng, cao ngạo, loại trừ những hố sâu ích kỷ, tham lam hay chia rẽ…Đã hẳn cần phải có những sửa đổi trong cách sống của con người, tuy nhiên điều quan trọng và cốt yếu đó là tấm lòng của chúng ta. Đó phải là một tấm lòng khiêm hạ chân thành. Một tấm lòng chân thành trong khiêm hạ là một tấm lòng trung thực, ngay thẳng. Chúa đến để tỏ bày tình yêu với chúng ta, cho chúng ta. Tình yêu đòi hỏi trước tiên sự ngay thẳng và trung thực. Sẽ chẳng còn là tình yêu khi có yếu tố gian dối xen vào. Chính vì thế để mở cho Chúa một con đường, chúng ta cần phải:
Trung thực, thẳng thắn với chính mình: Mình có sao, mình ra sao thì nhìn nhận vậy. Con người chúng ta vốn thích kẻ khác có cái nhìn tốt đẹp về mình, muốn kẻ khác luợng giá cao về mình. Vì thế chúng ta rất dễ bị cám dỗ thoa son, tô phấn cho bản thân. Và dần dà người ta đâm ra ảo tưởng về chính mình hoặc có cái nhìn không thật, không đúng về bản thân. Cái cám dỗ này này càng mạnh lên mỗi khi chúng ta đã có thêm chút tiền, chút quyền hay chút địa vị.
Rất nhiều lần xét mình, chúng ta thoáng nhận ra con người thật của mình với bao là tham sân si. Ta sám hối ăn năn, ta quyết tâm sửa mình, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Bệnh thì dễ chữa, nhưng tật thì khó chừa. Sự tái phạm lỗi lầm nhiều lần cũng làm chúng ta dễ có cái nhìn lệch lạc về bản thân. Để có được cái nhìn trung thực về mình thiết tưởng cần đào tạo lương tâm liên lĩ. Các nhà luân lý chỉ cho ta những cách thế để đào tạo lương tâm như là tích cực học hỏi; kiên quyết chừa tội và từ bỏ nết xấu; xa lánh các môi trường xấu, những lý thuyết lầm lạc; siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích giao hoà…
Trung thực với tha nhân: Dù biết rằng ta có thể dối lừa một người nhiều lần, có thể dối lừa nhiều người một đôi lần, nhưng ta không thể lừa dối nhiều người nhiều lần, thế mà để can đảm sống thật như chính mình trước mặt tha nhân thì quả là không mấy dễ. Cái nhìn của tha nhân, cái quan niệm của xã hội bên cạnh mặt tích cực vẫn có mặt tiêu cực của chúng, đó là chúng có thể khiến ta sống giả hình. Đức Bênêđictô XVI đã từng nhận định rằng trong các loại hình tình yêu như mẫu tử, phụ tử, huynh đệ, bằng hữu…thì có lẽ tình yêu nam nữ (cách riêng trong đời sống phu phụ) là tình yêu đúng nghĩa nhất. Quả thật, trong các mối tương quan nhân loại thì có lẽ người ta dễ sống trung thực với nhau hơn cả đó là trong mối tương quan phu phụ.
Đã là người hẳn ta thật khó mà cởi mở tấm lòng với tha nhân cách sạch sành sanh, nhưng ít ra là không bao giờ chủ ý sống giả hình, sống hai mặt vì chút lợi lộc hay chút hư danh nào đó. Đặc biệt chúng cần loại trừ những mưu mô xảo quyệt gây hại cho tha nhân và xã hội. Chúa Kitô đã từng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng men Pharisêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.”(Lc 12,1-2).
Trung thực với Thiên Chúa: Chắc hẳn Ađam biết quá rõ rằng Thiên Chúa nhìn thấy mọi sự , biết hết mọi sự, thế mà sau khi phạm tội, ông vẫn tìm cách lánh mặt Thiên Chúa. Rồi đến khi Chúa hỏi tội thì Adam đã đổ lỗi cho bà Evà. Bà Evà lại đổ tội cho con rắn. (x. St 3,8-13). Khi đã trót phạm tội, chúng ta thường bị cám dỗ ẩn mình hoặc tìm cách bào chữa. “Các ngươi vốn mù mà tự cho mình sáng nên tội các người vẫn còn.” (Ga 9,41). Đọc Tin Mừng chúng ta nhận ra sự thật này: con đường đã mở ra để cho Chúa Giêsu đến yêu thương, tha thứ, thi ân cho những người biết khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình, cho dù họ là người tội lỗi hay là người ngoại bang, là người thu thuế hay là kẻ bán thân nuôi miệng. Chính Chúa Giêsu đã từng kể câu chuyện người thu thuế vào Đền thờ không dám ngẩng mặt lên, chỉ biết cúi đầu đấm ngực nói: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Và Người đã kết luận rằng người thu thuế này ra về và được nên công chính (x.Lc 18,9-14).
Chúa đến thế gian là để yêu thương con người. Và con đường Chúa đi là con đường của sự thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ thần dữ, khỏi ách nô lệ tội lỗi và giúp chúng ta có khả năng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Mọi đường lối Chúa đều là từ bi và ngay chính. “Lạy Chúa, Chúa ở gần bên con, mệnh lệnh Chúa đều là chân lý.” (Tv 119,151). “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Cùng với tác giả Thánh Vịnh, ước gì chúng ta chân thành thân thưa: “Đường chân lý, này con đã chọn, quyết định của Ngài con khao khát đợi trông” (Tv 119,30). Sự thật là nền tảng cho tình yêu nẩy mầm. Sự thật cũng là con đường để tình yêu đi vào, ở lại và đơm bông kết trái. Trung thực với chính mình, trung thực với tha nhân và trung thực với Đấng Tạo Thành là một cách thế tuyệt vời dọn đường cho Chúa đến yêu thương chúng ta.
Một trong những cách thế để giúp sống trung thực với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa, tức là sống trong sự khiêm hạ, đó là hãy tích cực tập thói quen tốt của cha ông ta xưa là dọn mình chết lành mỗi tối trước khi đi ngủ. “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai, người ta sắp chết nói lời lẽ phải.” Đúng hơn khi đối diện với “giờ Chúa đến” chắc chắn chúng ta không chỉ nói lời lẽ phải mà còn nói lời rất trung thực.
“Có tiếng hô trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa…”(Is 40,3) Những lời của ngôn sứ Isaia nào được thánh sử Maccô lấy lại để mở đầu cho sách Tin mừng của Ngài: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3). Đấng mà chỉ bằng một lời đã dựng nên trời đất muôn vật, Đấng mà không có sự gì là không thể, lại có vẻ như gặp phải khó khăn khi muốn đi vào lòng con người đến nỗi cần phải có một con đường được chuẩn bị. Một hệ luỵ tất yếu vì Người đã dựng nên con người và đã ban cho nó có ý chí tự do. “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi” (Thánh Âugustinô).
Khi yêu ai thì người ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đã được ngôn Isaia loan báo rằng Chúa đã tha thứ tội lỗi cho dân Người. Thời nô lệ của dân sẽ chấm dứt. Và “như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cùng tận tình dẫn dắt” (Is 40,1). Gioan Tiền Hô rao giảng rằng Ngài chỉ làm phép rửa bằng nước còn Đấng đến sau Ngài sẽ thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, tức là bằng chính Tình Yêu của Thiên Chúa.
Chẳng còn gì mà Thiên Chúa đã không làm cho chúng ta, khi Người đã không ngại ngần phú ban chính Con Một vì chúng ta. (x.Ga 3,16-18). Dù có thể làm được mọi sự cho chúng ta, thế mà Thiên Chúa vẫn như bị giới hạn. Tình yêu giả thiết có sự tự do đáp trả. “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (Kh 3,20).
Để cho tình yêu đơm hoa, kết trái, Thiên Chúa chờ đợi sự đáp trả của loài người chúng ta. Và một trong những cách thế đáp trả tình yêu của Thiên Chúa mà Lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng B mời gọi chúng ta, đó là hãy mở cho Người một con đường. Nói đến con đường là nói đến lối đi, cách bước, đúng hơn là nói đến đường đời của chúng ta, cách sống của chúng ta.
“Đồi cao hãy san cho bằng; hố sâu hãy lấp cho đầy…” Những cách diễn tả trên chỉ muốn nhắm mục đích là sửa đường cho ngay và bằng phẳng. Rất có thể có nhiều cách diễn giải mang chiều kích luân lý như là dẹp bỏ sự kiêu căng, cao ngạo, loại trừ những hố sâu ích kỷ, tham lam hay chia rẽ…Đã hẳn cần phải có những sửa đổi trong cách sống của con người, tuy nhiên điều quan trọng và cốt yếu đó là tấm lòng của chúng ta. Đó phải là một tấm lòng khiêm hạ chân thành. Một tấm lòng chân thành trong khiêm hạ là một tấm lòng trung thực, ngay thẳng. Chúa đến để tỏ bày tình yêu với chúng ta, cho chúng ta. Tình yêu đòi hỏi trước tiên sự ngay thẳng và trung thực. Sẽ chẳng còn là tình yêu khi có yếu tố gian dối xen vào. Chính vì thế để mở cho Chúa một con đường, chúng ta cần phải:
Trung thực, thẳng thắn với chính mình: Mình có sao, mình ra sao thì nhìn nhận vậy. Con người chúng ta vốn thích kẻ khác có cái nhìn tốt đẹp về mình, muốn kẻ khác luợng giá cao về mình. Vì thế chúng ta rất dễ bị cám dỗ thoa son, tô phấn cho bản thân. Và dần dà người ta đâm ra ảo tưởng về chính mình hoặc có cái nhìn không thật, không đúng về bản thân. Cái cám dỗ này này càng mạnh lên mỗi khi chúng ta đã có thêm chút tiền, chút quyền hay chút địa vị.
Rất nhiều lần xét mình, chúng ta thoáng nhận ra con người thật của mình với bao là tham sân si. Ta sám hối ăn năn, ta quyết tâm sửa mình, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Bệnh thì dễ chữa, nhưng tật thì khó chừa. Sự tái phạm lỗi lầm nhiều lần cũng làm chúng ta dễ có cái nhìn lệch lạc về bản thân. Để có được cái nhìn trung thực về mình thiết tưởng cần đào tạo lương tâm liên lĩ. Các nhà luân lý chỉ cho ta những cách thế để đào tạo lương tâm như là tích cực học hỏi; kiên quyết chừa tội và từ bỏ nết xấu; xa lánh các môi trường xấu, những lý thuyết lầm lạc; siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích giao hoà…
Trung thực với tha nhân: Dù biết rằng ta có thể dối lừa một người nhiều lần, có thể dối lừa nhiều người một đôi lần, nhưng ta không thể lừa dối nhiều người nhiều lần, thế mà để can đảm sống thật như chính mình trước mặt tha nhân thì quả là không mấy dễ. Cái nhìn của tha nhân, cái quan niệm của xã hội bên cạnh mặt tích cực vẫn có mặt tiêu cực của chúng, đó là chúng có thể khiến ta sống giả hình. Đức Bênêđictô XVI đã từng nhận định rằng trong các loại hình tình yêu như mẫu tử, phụ tử, huynh đệ, bằng hữu…thì có lẽ tình yêu nam nữ (cách riêng trong đời sống phu phụ) là tình yêu đúng nghĩa nhất. Quả thật, trong các mối tương quan nhân loại thì có lẽ người ta dễ sống trung thực với nhau hơn cả đó là trong mối tương quan phu phụ.
Đã là người hẳn ta thật khó mà cởi mở tấm lòng với tha nhân cách sạch sành sanh, nhưng ít ra là không bao giờ chủ ý sống giả hình, sống hai mặt vì chút lợi lộc hay chút hư danh nào đó. Đặc biệt chúng cần loại trừ những mưu mô xảo quyệt gây hại cho tha nhân và xã hội. Chúa Kitô đã từng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng men Pharisêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.”(Lc 12,1-2).
Trung thực với Thiên Chúa: Chắc hẳn Ađam biết quá rõ rằng Thiên Chúa nhìn thấy mọi sự , biết hết mọi sự, thế mà sau khi phạm tội, ông vẫn tìm cách lánh mặt Thiên Chúa. Rồi đến khi Chúa hỏi tội thì Adam đã đổ lỗi cho bà Evà. Bà Evà lại đổ tội cho con rắn. (x. St 3,8-13). Khi đã trót phạm tội, chúng ta thường bị cám dỗ ẩn mình hoặc tìm cách bào chữa. “Các ngươi vốn mù mà tự cho mình sáng nên tội các người vẫn còn.” (Ga 9,41). Đọc Tin Mừng chúng ta nhận ra sự thật này: con đường đã mở ra để cho Chúa Giêsu đến yêu thương, tha thứ, thi ân cho những người biết khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình, cho dù họ là người tội lỗi hay là người ngoại bang, là người thu thuế hay là kẻ bán thân nuôi miệng. Chính Chúa Giêsu đã từng kể câu chuyện người thu thuế vào Đền thờ không dám ngẩng mặt lên, chỉ biết cúi đầu đấm ngực nói: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Và Người đã kết luận rằng người thu thuế này ra về và được nên công chính (x.Lc 18,9-14).
Chúa đến thế gian là để yêu thương con người. Và con đường Chúa đi là con đường của sự thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ thần dữ, khỏi ách nô lệ tội lỗi và giúp chúng ta có khả năng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Mọi đường lối Chúa đều là từ bi và ngay chính. “Lạy Chúa, Chúa ở gần bên con, mệnh lệnh Chúa đều là chân lý.” (Tv 119,151). “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Cùng với tác giả Thánh Vịnh, ước gì chúng ta chân thành thân thưa: “Đường chân lý, này con đã chọn, quyết định của Ngài con khao khát đợi trông” (Tv 119,30). Sự thật là nền tảng cho tình yêu nẩy mầm. Sự thật cũng là con đường để tình yêu đi vào, ở lại và đơm bông kết trái. Trung thực với chính mình, trung thực với tha nhân và trung thực với Đấng Tạo Thành là một cách thế tuyệt vời dọn đường cho Chúa đến yêu thương chúng ta.
Một trong những cách thế để giúp sống trung thực với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa, tức là sống trong sự khiêm hạ, đó là hãy tích cực tập thói quen tốt của cha ông ta xưa là dọn mình chết lành mỗi tối trước khi đi ngủ. “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai, người ta sắp chết nói lời lẽ phải.” Đúng hơn khi đối diện với “giờ Chúa đến” chắc chắn chúng ta không chỉ nói lời lẽ phải mà còn nói lời rất trung thực.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Những lưu ý đối với các Giám mục Hoa Kỳ địa hạt II
Jos. Tú Nạc, NMS
07:45 01/12/2011
Dưới đây là toàn văn về những lưu ý của ĐTC Benedict đối với các Giám mục Hoa Kỳ thuộc địa hạt II, thứ Bẩy 26/ 11/ 2011.
Chư huynh Giám mục thân mến,
Tôi gửi đến quí ngài lời chào với tất cả thân thương trong Chúa và, qua Người, Quí Giám mục đến từ Hoa Kỳ, những người trong tiến trình của năm đang đến sẽ tạo ra những chuyến viếng thăm ad limina Mục vụ của mình.
Những gặp gỡ của chúng ta lần đầu tiên vào chuyến viếng thăm Mục vụ của tôi năm 2008 tới đất nước quí ngài, với ý định cổ vũ người Công giáo Mỹ do tai tiếng và sự mất hướng đã gây ra bởi những khủng hoảng lạm dụng tình dục trong những thập niên gần đây. Tôi muốn thừa nhận với tư cách cá nhân về sự đau khổ bị lừa phỉnh với các nạn nhân và những nỗ lực chân thành tạo ra để bảo đảm cùng sự an toàn của con em chúng ta và để đốixử đặc biệt và trong sáng với những khẳng định (chưa được chứng minh) khi chúng phát sinh. Đó là hy vọng của tôi mà những nỗ lực có lương tâm của Giáo Hội đối phó trước thực tế này sẽ giúp cộng đồng bao quát hơn để nhận ra những nguyên nhân, phạm vi đúng đắn và những hậu quả tác hại của lạm dụng tính dục, và để phản ứng một cách hiệu quả trước những sự việc gây đau khổ này ảnh hưởng tới mọi tầng lop71xa4 hội. Bằng dấu hiệu tương tự, chỉ khi Giáo Hội được cầm giữ một cách thích đáng đối với những tiêu chuẩn cần nhiều nỗ lực trong khía cạnh này, tất cả những tình huống khác, không loại trừ sẽ bị cầm giữ vời những tiêu chuẩn tương tự.
Thứ nữa, không kém phần quan trọng, mục đích chuyến Tông Du của tôi là để tập trung Giáo Hội Hoa Kỳ, trong ánh sáng của một xã hội đang thay đổi và bức tranh mô tả tôn giáo đầy kịch tính, sự đòi hỏi và yêu cầu về việc tân truyền bá Phúc Âm. Bằng sự liên tục với mục đích này, tôi dự kiến những tháng sắp tới giới thiệu những điều cần lưu ý của quý ngài về một số những phản hồi mà tôi tin quý ngài sẽ thấy sự bổ ích cho tri thức của quý ngài được gọi mời để trở thành nhiệm vụ của mình dẫn dắt Giáo Hội tương lai mà Đức Ki-tô đang mở đường cho chúng ta.
Nhiều vị trong số quý ngài đã chia sẻ với tôi sự quan tâm của mình trước những thử thách nghiêm trọng đối với chứng nhân Ki-tô giáo trung kiên đã hiện diện bởi một xã hội thế tục ngày càng tăng. Tôi hết sức quan tâm đến điều này, tuy nhiên, đó cũng có một ý nghĩa tăng tiến về sự liên quan đối với một thành phần nam nữ, bất cứ điều gì về quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của họ, vì tương lai của những giai tầng xã hội dựa trên nguyên tắc dân chủ. Họ có cái nhìn yếm thế, bất ổn trong những nền tảng trí năng, văn hóa và đạo đức của đời sống xã hội, và cảm giác suy sụp, bất an nảy sinh, nhất là trong số giới trẻ, thèo bề ngoài của những thay đổi xã hội tràn lan. Mặc dù cố gắng vượt qua để làm ổn thỏa tiếng nói của Giáo Hội trong quảng trường công cộng, nhiều người với những thiện ý vẫn tiếp tục trông về nó với sự khôn ngoan, thấu hiểu và hướng dẫn đúng đắn trong giao điểm gặp gỡ những khủng hoảng đang lan rộng. Khoảnh khắc hiện diện thực sự được nhìn thấy, trong những mối quan hệ tích cực, khi một trát gọi hầu tòa để thực hiện khía cạnh tiên đoán về địa vị quản lý tôn giáo của quý ngài được loan ra. Khiêm tốn và quả quyết, trong việc bảo vệ chân lý và đạo đức, và đưa ra lời hy vọng, có khả năng mở ra tâm hồn và tâm trí cho chúng ta được thanh thoát.
Đồng thời, sự nghiệm trọng của những thách thức mà Giáo Hội Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của quý ngài, được cho là đối phó trong tương lai gần không được phép đánh giá một cách quá thấp. Những trở lực đối với đức tin Ki-tô giáo nảy sinh bởi một nền văn hóa thế tục cũng ảnh hưởng đến đời sống của những tín hữu, đôi lúc dẫn tới “sự xói mòn âm thầm” khỏi Giáo Hội, điều mà quý ngài cùng với tôi đã đề ra trong chuyến Tông Du của tôi. Bị chìm đắm trong nền văn hóa này, những tìn hữu đã bị ám ảnh bởi những đối lập, những nghi vấn phức tạp và hoài nghi của một xã hội mà dường như đã mất những căn nguyên của nó bởi một thế giới mà trong đó tình yêu của Thiên Chúa phát triển thờ ơ nguội lạnh nơi biết bao tâm hồn. Thật vậy việc truyền bà Phúc Âm xuất hiện không đơn giản chỉ là một nhiệm vụ gia tăng bổ sung. Chính chúng ta là những người cấn phải tái rao giảng Lời Chúa. Vì tất cả mọi khủng hoảng dù là của cá nhân hay cộng đồng đi chăng nữa, chúng ta biết rằng câu trả lời chủ yếu chỉ có thể cho thấy sự tìm kiếm, tự định giá và biến đổi đang diễn ra trong ánh sáng đức tin Chúa Ki-tô. Chỉ thông qua ý chi1quyet61 tma6 phục hồi như vậy chúng ta mới có thể nhận thức và gặp gỡ những nhu cầu tinh thần của thời đại chúng ta với chân lý muôn thuở của Tin Mừng.
Ở đây, tôi xin được phép bày tỏ sư cảm kích của tôi về những thăng tiến thực tế mà quý Giám mục Hoa Kỳ đã thực hiện, từng cá nhân và với tư cách Hội Nghị, bằng việc đối phó với những vấn đề này và cùng nhau làm việc và biểu lộ rõ ràng tầm nhìn mục vụ phổ biến, những kết quả của những việc làm có thề thấy, ví dụ như, trong những văn kiện mới đây của quý ngài về công dân đức tin và thể chế hôn nhân. Tầm quan trọng của những biểu hiện có thẩm quyền này vế mối quan tâm chia sẻ của quý ngài dành cho sự khả tín của đời sống Giáo Hội và chứng tá trên đất nước của quý ngài là bằng chứng cho tất cả.
Trong những ngày này, Giáo Hội Hoa Kỳ đang tiến hành bản dịch lại Thánh Lễ Roma. Tối lấy làm biết ơn về những nỗ lực của ngài để bảo đảm rằng bản dịch mới này sẽ tạo một loạt những đối đáp đang diễn tiến để nhấn mạnh thực chất của nghi thức tế lễ và, trên hết tất cả, giá trị duy nhất về sự hy tế cứu độ của Đức Ki-tô để chuộc tội cho thế gian. Một ý thức suy yếu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phụng tự Ki-tô giáo chỉ có thể dẫn đến một ý thức nhu nhược về ơn thiên triệu đặc biệt và thiết yếu của người thế tục để thấm nhuần nghi thức trần thế theo tinh thần của Tin Mừng. Hoa Kỳ có một truyền thống đáng tự hào về sự tôn kình ngày sa-bat, tài sản này cần phải được củng cố như là một loạt trát gọi đối với việc phục vụ vương Quốc Thiên Chúa và sự tái thiết cơ cấu xã hội phù hợp với chân lý bất biến của nó.
Cuối cùng, tuy nhiên, sự phục hội chứng tá của Giáo Hội theo Tin Mừng trên đất nước quý ngài phải được liên kết chặt chẽ với sự thu hồi tầm nhìn chia sẻ và hình ảnh sứ vụ bởi nội bộ cộng đồng Công Giáo. Tôi biết rằng đây là sự quan tâm mà trái tim của quý ngài ấp ủ, vị được phản hồi bằng những nỗ lực của quý ngài. Một cách cụ thể, tôi nghĩ về tầm quan trọng của những trường đại học Công Giáo và những dấu hiệu của một hình ảnh được hồi sinh thuộc nhiệm vụ tu sỹ, vì được chứng thực bởi những cuộc thảo luận dánh dấu kỷ niệm lần thứ mười Tông Huấn Ex Corde Ecclessae và những giai đoạn đầu như vậy vì cuộc hội thảo gần đây được tổ chức tại trường đại học Công Giáo Hoa Kỳ về những nhiệm vụ trí năng đối với việc truyền bà Phúc Âm. Nhựng người trẻ có quyền để nghe một cách minh bạch sự giáo huấn của Giáo Hội và, quan trọng nhất, là phải tạo một hình ảnh sinh động bởi sự nhất quán và vẻ đẹp của thông điệp Ki-tô giáo, để chúng ta có thể lần lượt dẫn truyền đến những người ngang tầm của nó một tình yêu sâu xa của Đức Ki-tô và Giáo Hội.
Chư huynh Giám mục thân mến, tôi hiểu rõ về những khẩn khoản và đôi lần những vấn đề nan giải một cách hiển nhiên mà quý ngài phải đối diện hàng ngày trong việc thực thi với Thiên Chúa của mình. Bằng sự tự tin được thai nghén bởi đức tin, và với sự yêu thương vô bờ, tôi xin gửi đến quý ngài những lời cổ vũ động viên này và sẵn sàng tin tưởng vào những Giáo phận của quý ngài đến sự cầu bầu của Trinh Nữ Maria, Mẹ Bảo trợ của Hoa Kỳ. Thưa quý ngài, tôi xin ban Pháp Lành Giáo hoàng của tôi như một của tin về sự khôn ngoan, mãnh mẽ và bình an trong Chúa.
Chư huynh Giám mục thân mến,
Tôi gửi đến quí ngài lời chào với tất cả thân thương trong Chúa và, qua Người, Quí Giám mục đến từ Hoa Kỳ, những người trong tiến trình của năm đang đến sẽ tạo ra những chuyến viếng thăm ad limina Mục vụ của mình.
Những gặp gỡ của chúng ta lần đầu tiên vào chuyến viếng thăm Mục vụ của tôi năm 2008 tới đất nước quí ngài, với ý định cổ vũ người Công giáo Mỹ do tai tiếng và sự mất hướng đã gây ra bởi những khủng hoảng lạm dụng tình dục trong những thập niên gần đây. Tôi muốn thừa nhận với tư cách cá nhân về sự đau khổ bị lừa phỉnh với các nạn nhân và những nỗ lực chân thành tạo ra để bảo đảm cùng sự an toàn của con em chúng ta và để đốixử đặc biệt và trong sáng với những khẳng định (chưa được chứng minh) khi chúng phát sinh. Đó là hy vọng của tôi mà những nỗ lực có lương tâm của Giáo Hội đối phó trước thực tế này sẽ giúp cộng đồng bao quát hơn để nhận ra những nguyên nhân, phạm vi đúng đắn và những hậu quả tác hại của lạm dụng tính dục, và để phản ứng một cách hiệu quả trước những sự việc gây đau khổ này ảnh hưởng tới mọi tầng lop71xa4 hội. Bằng dấu hiệu tương tự, chỉ khi Giáo Hội được cầm giữ một cách thích đáng đối với những tiêu chuẩn cần nhiều nỗ lực trong khía cạnh này, tất cả những tình huống khác, không loại trừ sẽ bị cầm giữ vời những tiêu chuẩn tương tự.
Thứ nữa, không kém phần quan trọng, mục đích chuyến Tông Du của tôi là để tập trung Giáo Hội Hoa Kỳ, trong ánh sáng của một xã hội đang thay đổi và bức tranh mô tả tôn giáo đầy kịch tính, sự đòi hỏi và yêu cầu về việc tân truyền bá Phúc Âm. Bằng sự liên tục với mục đích này, tôi dự kiến những tháng sắp tới giới thiệu những điều cần lưu ý của quý ngài về một số những phản hồi mà tôi tin quý ngài sẽ thấy sự bổ ích cho tri thức của quý ngài được gọi mời để trở thành nhiệm vụ của mình dẫn dắt Giáo Hội tương lai mà Đức Ki-tô đang mở đường cho chúng ta.
Nhiều vị trong số quý ngài đã chia sẻ với tôi sự quan tâm của mình trước những thử thách nghiêm trọng đối với chứng nhân Ki-tô giáo trung kiên đã hiện diện bởi một xã hội thế tục ngày càng tăng. Tôi hết sức quan tâm đến điều này, tuy nhiên, đó cũng có một ý nghĩa tăng tiến về sự liên quan đối với một thành phần nam nữ, bất cứ điều gì về quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của họ, vì tương lai của những giai tầng xã hội dựa trên nguyên tắc dân chủ. Họ có cái nhìn yếm thế, bất ổn trong những nền tảng trí năng, văn hóa và đạo đức của đời sống xã hội, và cảm giác suy sụp, bất an nảy sinh, nhất là trong số giới trẻ, thèo bề ngoài của những thay đổi xã hội tràn lan. Mặc dù cố gắng vượt qua để làm ổn thỏa tiếng nói của Giáo Hội trong quảng trường công cộng, nhiều người với những thiện ý vẫn tiếp tục trông về nó với sự khôn ngoan, thấu hiểu và hướng dẫn đúng đắn trong giao điểm gặp gỡ những khủng hoảng đang lan rộng. Khoảnh khắc hiện diện thực sự được nhìn thấy, trong những mối quan hệ tích cực, khi một trát gọi hầu tòa để thực hiện khía cạnh tiên đoán về địa vị quản lý tôn giáo của quý ngài được loan ra. Khiêm tốn và quả quyết, trong việc bảo vệ chân lý và đạo đức, và đưa ra lời hy vọng, có khả năng mở ra tâm hồn và tâm trí cho chúng ta được thanh thoát.
Đồng thời, sự nghiệm trọng của những thách thức mà Giáo Hội Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của quý ngài, được cho là đối phó trong tương lai gần không được phép đánh giá một cách quá thấp. Những trở lực đối với đức tin Ki-tô giáo nảy sinh bởi một nền văn hóa thế tục cũng ảnh hưởng đến đời sống của những tín hữu, đôi lúc dẫn tới “sự xói mòn âm thầm” khỏi Giáo Hội, điều mà quý ngài cùng với tôi đã đề ra trong chuyến Tông Du của tôi. Bị chìm đắm trong nền văn hóa này, những tìn hữu đã bị ám ảnh bởi những đối lập, những nghi vấn phức tạp và hoài nghi của một xã hội mà dường như đã mất những căn nguyên của nó bởi một thế giới mà trong đó tình yêu của Thiên Chúa phát triển thờ ơ nguội lạnh nơi biết bao tâm hồn. Thật vậy việc truyền bà Phúc Âm xuất hiện không đơn giản chỉ là một nhiệm vụ gia tăng bổ sung. Chính chúng ta là những người cấn phải tái rao giảng Lời Chúa. Vì tất cả mọi khủng hoảng dù là của cá nhân hay cộng đồng đi chăng nữa, chúng ta biết rằng câu trả lời chủ yếu chỉ có thể cho thấy sự tìm kiếm, tự định giá và biến đổi đang diễn ra trong ánh sáng đức tin Chúa Ki-tô. Chỉ thông qua ý chi1quyet61 tma6 phục hồi như vậy chúng ta mới có thể nhận thức và gặp gỡ những nhu cầu tinh thần của thời đại chúng ta với chân lý muôn thuở của Tin Mừng.
Ở đây, tôi xin được phép bày tỏ sư cảm kích của tôi về những thăng tiến thực tế mà quý Giám mục Hoa Kỳ đã thực hiện, từng cá nhân và với tư cách Hội Nghị, bằng việc đối phó với những vấn đề này và cùng nhau làm việc và biểu lộ rõ ràng tầm nhìn mục vụ phổ biến, những kết quả của những việc làm có thề thấy, ví dụ như, trong những văn kiện mới đây của quý ngài về công dân đức tin và thể chế hôn nhân. Tầm quan trọng của những biểu hiện có thẩm quyền này vế mối quan tâm chia sẻ của quý ngài dành cho sự khả tín của đời sống Giáo Hội và chứng tá trên đất nước của quý ngài là bằng chứng cho tất cả.
Trong những ngày này, Giáo Hội Hoa Kỳ đang tiến hành bản dịch lại Thánh Lễ Roma. Tối lấy làm biết ơn về những nỗ lực của ngài để bảo đảm rằng bản dịch mới này sẽ tạo một loạt những đối đáp đang diễn tiến để nhấn mạnh thực chất của nghi thức tế lễ và, trên hết tất cả, giá trị duy nhất về sự hy tế cứu độ của Đức Ki-tô để chuộc tội cho thế gian. Một ý thức suy yếu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phụng tự Ki-tô giáo chỉ có thể dẫn đến một ý thức nhu nhược về ơn thiên triệu đặc biệt và thiết yếu của người thế tục để thấm nhuần nghi thức trần thế theo tinh thần của Tin Mừng. Hoa Kỳ có một truyền thống đáng tự hào về sự tôn kình ngày sa-bat, tài sản này cần phải được củng cố như là một loạt trát gọi đối với việc phục vụ vương Quốc Thiên Chúa và sự tái thiết cơ cấu xã hội phù hợp với chân lý bất biến của nó.
Cuối cùng, tuy nhiên, sự phục hội chứng tá của Giáo Hội theo Tin Mừng trên đất nước quý ngài phải được liên kết chặt chẽ với sự thu hồi tầm nhìn chia sẻ và hình ảnh sứ vụ bởi nội bộ cộng đồng Công Giáo. Tôi biết rằng đây là sự quan tâm mà trái tim của quý ngài ấp ủ, vị được phản hồi bằng những nỗ lực của quý ngài. Một cách cụ thể, tôi nghĩ về tầm quan trọng của những trường đại học Công Giáo và những dấu hiệu của một hình ảnh được hồi sinh thuộc nhiệm vụ tu sỹ, vì được chứng thực bởi những cuộc thảo luận dánh dấu kỷ niệm lần thứ mười Tông Huấn Ex Corde Ecclessae và những giai đoạn đầu như vậy vì cuộc hội thảo gần đây được tổ chức tại trường đại học Công Giáo Hoa Kỳ về những nhiệm vụ trí năng đối với việc truyền bà Phúc Âm. Nhựng người trẻ có quyền để nghe một cách minh bạch sự giáo huấn của Giáo Hội và, quan trọng nhất, là phải tạo một hình ảnh sinh động bởi sự nhất quán và vẻ đẹp của thông điệp Ki-tô giáo, để chúng ta có thể lần lượt dẫn truyền đến những người ngang tầm của nó một tình yêu sâu xa của Đức Ki-tô và Giáo Hội.
Chư huynh Giám mục thân mến, tôi hiểu rõ về những khẩn khoản và đôi lần những vấn đề nan giải một cách hiển nhiên mà quý ngài phải đối diện hàng ngày trong việc thực thi với Thiên Chúa của mình. Bằng sự tự tin được thai nghén bởi đức tin, và với sự yêu thương vô bờ, tôi xin gửi đến quý ngài những lời cổ vũ động viên này và sẵn sàng tin tưởng vào những Giáo phận của quý ngài đến sự cầu bầu của Trinh Nữ Maria, Mẹ Bảo trợ của Hoa Kỳ. Thưa quý ngài, tôi xin ban Pháp Lành Giáo hoàng của tôi như một của tin về sự khôn ngoan, mãnh mẽ và bình an trong Chúa.
Đức Thánh Cha nói về ý nghĩa của Kinh Lạy Cha đối với chúng ta
Bùi Hữu Thư
08:29 01/12/2011
Mời gọi tín hữu "Mở những cánh cửa Thiên Đàng"
VATICAN, ngày 30 tháng 11 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bắt đầu các bài giảng giáo lý ngày thứ tư bằng việc duyệt xét kinh cầu của Chúa Giêsu, và hôm nay, ngài coi Kinh Lạy Cha như một "máng chuyển nước vun tưới cho sự hiện hữu, các mối tương quan và hành động của ngài."
Cho tới ngày hôm nay, Đức Thánh Cha đã dùng Cựu Ước để giảng dậy về việc cầu nguyện, và mới đây đã chấm dứt với một suy niệm về các Thánh Vịnh.
Với cử tọa ngày hôm nay, ngài nói về Chúa Giêsu như "Vị Thầy dạy chúng ta cầu nguyện, thật vậy, Người là đấng hỗ trợ trong tình huynh đệ và năng động bất cứ khi nào chúng ta chạy đến với Chúa Cha."
Đức Thánh Cha giải thích: "Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu -- sống trong một gia đình liên kết mật thiết với truyền thống tôn giáo của dân Do Thái -- đã nổi bật trong phông cảnh của kinh cầu của Người. Những trích dẫn trong Phúc Âm chứng tỏ điều này: Việc cắt bì (xem Luca 2:21) và việc dâng Chúa nơi Đền Thánh (xem. Luca 2:22-24), cũng như việc giáo dục Người tiếp nhận tại Nazareth trong Thánh Gia (xem Luca 2:39-40 và 2:51-52). Chúng ta đang nói ở đây về khoảng thời gian '30 năm' (Luca 3:23), một thời kỳ ẩn dấu của mỗi ngày trong đời sống -- và cũng được đánh dấu bởi những giờ phút tham gia vào việc thờ phượng chung với cộng đồng, như chuyến hành hương đi Giêrusalem (xem Luca 2:41),"
Mối liên hệ cá nhân
Đức Thánh Cha ghi nhận là Kinh Lạy Cha "luôn luôn nằm tại giao điểm giữa việc hội nhập vào truyền thống của dân Người và sự mới mẻ của một mối liên hệ độc đáo và cá nhân với Thiên Chúa."
Ngài nói: "Cũng vậy, trong kinh nguyện của chúng ta, chúng ta phải học cách gia tăng việc dấn thân vào lịch sử cứu độ này với cao điểm là Chúa Giêsu; [chúng ta phải học cách] lập lại trước Thiên Chúa quyết định cá nhân là mở lòng cho Thánh Ý Người, và xin Người ban cho sức mạnh để tuân theo Thánh Ý của Người - trong mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta -- và vâng theo kế hoạch yêu thương Người dành cho chúng ta."
Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị rằng kinh cầu của Chúa Giêsu là một lời mời gọi duyệt xét đời sống cầu nguyện của chúng ta: "Khi xem xét kinh cầu của Chúa Giêsu, chúng ta phải đặt câu hỏi: Tôi phải cầu nguyện thế nào? chúng ta phải cầu nguyện thế nào? Tôi phải dành thì giờ nào cho mối tương quan của tôi với Thiên Chúa? Ngày nay có một hình thức giáo dục và đào tạo về cầu nguyện hay không? Và ai có thể làm người thầy? "
Đức Thánh Cha khẳng định: "Kitô hữu được mời gọi để làm chứng nhân cho việc cầu nguyện trong thế giới chúng ta thường bị khép kín trước chân trời linh thiêng và niềm hy vọng đưa dẫn đến một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Qua một tình bạn mật thiết với Chúa Giêsu -- và sống trong một mối tương quan phụ tử với Chúa Cha trong Người và với Người -- bằng việc cầu nguyện trung thành và liên lỉ chúng ta có thể mở các cánh cửa Thiên Đàng -- chúng ta có thể giúp đỡ người khác cùng đồng hành trên con đường cầu nguyện: vì sự thật của kinh nguyện Kitô giáo là khi cùng đồng hành trên một con đường, những lối đi khác lại được mở ra."
VATICAN, ngày 30 tháng 11 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bắt đầu các bài giảng giáo lý ngày thứ tư bằng việc duyệt xét kinh cầu của Chúa Giêsu, và hôm nay, ngài coi Kinh Lạy Cha như một "máng chuyển nước vun tưới cho sự hiện hữu, các mối tương quan và hành động của ngài."
Cho tới ngày hôm nay, Đức Thánh Cha đã dùng Cựu Ước để giảng dậy về việc cầu nguyện, và mới đây đã chấm dứt với một suy niệm về các Thánh Vịnh.
Với cử tọa ngày hôm nay, ngài nói về Chúa Giêsu như "Vị Thầy dạy chúng ta cầu nguyện, thật vậy, Người là đấng hỗ trợ trong tình huynh đệ và năng động bất cứ khi nào chúng ta chạy đến với Chúa Cha."
Đức Thánh Cha giải thích: "Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu -- sống trong một gia đình liên kết mật thiết với truyền thống tôn giáo của dân Do Thái -- đã nổi bật trong phông cảnh của kinh cầu của Người. Những trích dẫn trong Phúc Âm chứng tỏ điều này: Việc cắt bì (xem Luca 2:21) và việc dâng Chúa nơi Đền Thánh (xem. Luca 2:22-24), cũng như việc giáo dục Người tiếp nhận tại Nazareth trong Thánh Gia (xem Luca 2:39-40 và 2:51-52). Chúng ta đang nói ở đây về khoảng thời gian '30 năm' (Luca 3:23), một thời kỳ ẩn dấu của mỗi ngày trong đời sống -- và cũng được đánh dấu bởi những giờ phút tham gia vào việc thờ phượng chung với cộng đồng, như chuyến hành hương đi Giêrusalem (xem Luca 2:41),"
Mối liên hệ cá nhân
Đức Thánh Cha ghi nhận là Kinh Lạy Cha "luôn luôn nằm tại giao điểm giữa việc hội nhập vào truyền thống của dân Người và sự mới mẻ của một mối liên hệ độc đáo và cá nhân với Thiên Chúa."
Ngài nói: "Cũng vậy, trong kinh nguyện của chúng ta, chúng ta phải học cách gia tăng việc dấn thân vào lịch sử cứu độ này với cao điểm là Chúa Giêsu; [chúng ta phải học cách] lập lại trước Thiên Chúa quyết định cá nhân là mở lòng cho Thánh Ý Người, và xin Người ban cho sức mạnh để tuân theo Thánh Ý của Người - trong mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta -- và vâng theo kế hoạch yêu thương Người dành cho chúng ta."
Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị rằng kinh cầu của Chúa Giêsu là một lời mời gọi duyệt xét đời sống cầu nguyện của chúng ta: "Khi xem xét kinh cầu của Chúa Giêsu, chúng ta phải đặt câu hỏi: Tôi phải cầu nguyện thế nào? chúng ta phải cầu nguyện thế nào? Tôi phải dành thì giờ nào cho mối tương quan của tôi với Thiên Chúa? Ngày nay có một hình thức giáo dục và đào tạo về cầu nguyện hay không? Và ai có thể làm người thầy? "
Đức Thánh Cha khẳng định: "Kitô hữu được mời gọi để làm chứng nhân cho việc cầu nguyện trong thế giới chúng ta thường bị khép kín trước chân trời linh thiêng và niềm hy vọng đưa dẫn đến một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Qua một tình bạn mật thiết với Chúa Giêsu -- và sống trong một mối tương quan phụ tử với Chúa Cha trong Người và với Người -- bằng việc cầu nguyện trung thành và liên lỉ chúng ta có thể mở các cánh cửa Thiên Đàng -- chúng ta có thể giúp đỡ người khác cùng đồng hành trên con đường cầu nguyện: vì sự thật của kinh nguyện Kitô giáo là khi cùng đồng hành trên một con đường, những lối đi khác lại được mở ra."
Tòa Thánh lên tiếng về vị ngụy giám mục trong lễ tấn phong Giám mục Lã Tuệ Cương
Lã Thụ Nhân
09:39 01/12/2011
Tòa Thánh lên tiếng về vị ngụy giám mục trong Lễ tấn phong Giám mục Lã Tuệ Cương
Vatican City - Nghi Tân (AsiaNews) - Tòa Thánh hoan nghênh việc một giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đã được tấn phong ở Trung Quốc, nhưng bày tỏ "sự thất vọng và mất hết tinh thần" vì sự hiện diện của một giám mục bị vạ tuyệt thông "đã làm tồi tệ thêm chức vị của ngài theo giáo luật".
Đây là phản ứng của Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican, Cha. Federico Lombardi, tối hôm 30/11 khi trả lời câu hỏi của các ký giả. Cha Lombardi cho hay: "Sau ba lần tấn phong giám mục mà không có phép của Đức Giáo Hoàng, thì sự kiện có một giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và tất cả các giám mục Công Giáo trên toàn thế giới tất nhiên là điều tích cực. Điều này không chỉ được đánh giá cao bởi các giám mục và tín hữu Trung Quốc, mà còn bởi Giáo Hội hoàn vũ. Thay vào đó, sự tham dự của vị giám mục bất hợp pháp, người đang trong tình trạng bị vạ tuyệt thông theo giáo luật, là không cùng thứ bậc và làm nảy sinh bất đồng và gây nhầm lẫn giữa các tín hữu, hơn thế nữa, ngài lại dự phần vào việc tấn phong giám mục và đồng tế cử hành Thánh Thể. Sự bất tuân phục đã ăn sâu của ngài đối với các quy tắc của Giáo Hội không may đã làm tồi tệ thêm chức vị của ngài theo giáo luật".
Cha cho biết thêm: "Trong tình huống thông thường, sự hiện diện của Giám Mục Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) hoàn toàn bị loại trừ, và sẽ gây ra hậu quả theo giáo luật cho các vị giám mục khác tham dự. Trong trường hợp này, có khả năng là họ không thể ngăn chặn điều đó xảy ra do bị quấy rầy hết sức. Bất kỳ trường hợp nào, Tòa Thánh sẽ có thể đánh giá tốt hơn vấn đề khi nhận được thông tin bao quát và sâu sắc hơn.
Trước đó, Đức Cha Phêrô Lã Tuệ Cương (Peter Luo Xuegang), 47 tuổi, đã được tấn phong làm Giám mục phó của Giáo phận Nghi Tân, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc với phép của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, vị giám mục bị vạ thuyệt thông Phaolô Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) tham gia vào việc tấn phong là chống lại mong muốn của Tòa Thánh, trong đó yêu cầu các giám mục bị vạ tuyệt thông không tham gia vào các nghi lễ Công Giáo. Lo ngại về trật tự, công an an đã theo dõi chặt chẽ buổi lễ, cấm điện thoại, máy ảnh và buộc những người tham dự phải đi qua áy quét an ninh.
Đức Giám Mục Gioan Trần Sư Trung (Chen Shizhong), 95 tuổi, là chủ phong giám mục. Các Giám mục Paul He Zeqing của Wanzhou, Joseph Li Jing của Ninh Hạ, John Baptist Yang Xiaoting của Ngọc Lâm và Giám mục phó Paul Xiao Zejiang của Quý Dương là các giám mục phụ phong.
Mặc dù Tòa Thánh và người Công giáo địa phương hy vọng đến cùng là Giám mục Phaolô Lôi Thế Ngân sẽ không tham gia tấn phong, nhưng sự tham gia của ngài đã được biết đến trong và ngoài Vatican.
Giám mục Lôi học chung với Đức Cha Lã, là giám mục của một giáo phận Lạc Sơn lân cận, là chủ tịch Hiệp hội Yêu nước Tứ Xuyên và là người ủng hộ một Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc "độc lập" và "yêu nước". Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám mục nói rằng Giáo Hội tại Trung Quốc "lớn mạnh" và phải tiếp tục cuộc hành trình riêng của mình.
Mặc dù làm giảm giá trị, nhưng sự hiện diện không mong đợi của Giám Mục Lôi không làm mất hiệu lực của việc tấn phong vì vị giám mục chủ phong, Đức Cha Gioan Trần Sư Trung, hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, nó đặt ra vấn đề về tự do tôn giáo vì các giám mục, linh mục và tín hữu bị buộc phải chịu đựng can thiệp chính trị và can thiệp của chính quyền trong việc làm thế nào để thực hiện các nghi thức tôn giáo.
Càng ngày, người Công giáo càng chống lại nỗ lực của chính quyền và Đảng Cộng sản Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề tôn giáo nghiêm túc. Ngay cả chính quyền địa phương cũng muốn thoát khỏi những nhiệm vụ kiểm soát người Công giáo.
Thật vậy, nhà cầm quyền đã quá quan tâm đến những gì các tín hữu có thể làm, vì thế họ yêu cầu cả ngàn người tham dự hoặc hơn phải đến trước lễ tấn phong cả ba tiếng đồng hồ và phải đi qua máy quét an ninh.
Những người tham dự cũng không được phép chụp ảnh hoặc thu âm buổi lễ. Một số đảng viên nói rằng: "Vatican có gián điệp, ngay sau khi buổi lễ kết thúc, sẽ gửi hình ảnh đến Rôma và thế giới". Các trang web của giáo phận đã bị chặn cả ngày.
Giáo phận Nghi Tân có hai giám mục, bảy linh mục và khoảng 30.000 người Công Giáo.
Vatican City - Nghi Tân (AsiaNews) - Tòa Thánh hoan nghênh việc một giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đã được tấn phong ở Trung Quốc, nhưng bày tỏ "sự thất vọng và mất hết tinh thần" vì sự hiện diện của một giám mục bị vạ tuyệt thông "đã làm tồi tệ thêm chức vị của ngài theo giáo luật".
Đây là phản ứng của Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican, Cha. Federico Lombardi, tối hôm 30/11 khi trả lời câu hỏi của các ký giả. Cha Lombardi cho hay: "Sau ba lần tấn phong giám mục mà không có phép của Đức Giáo Hoàng, thì sự kiện có một giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và tất cả các giám mục Công Giáo trên toàn thế giới tất nhiên là điều tích cực. Điều này không chỉ được đánh giá cao bởi các giám mục và tín hữu Trung Quốc, mà còn bởi Giáo Hội hoàn vũ. Thay vào đó, sự tham dự của vị giám mục bất hợp pháp, người đang trong tình trạng bị vạ tuyệt thông theo giáo luật, là không cùng thứ bậc và làm nảy sinh bất đồng và gây nhầm lẫn giữa các tín hữu, hơn thế nữa, ngài lại dự phần vào việc tấn phong giám mục và đồng tế cử hành Thánh Thể. Sự bất tuân phục đã ăn sâu của ngài đối với các quy tắc của Giáo Hội không may đã làm tồi tệ thêm chức vị của ngài theo giáo luật".
Cha cho biết thêm: "Trong tình huống thông thường, sự hiện diện của Giám Mục Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) hoàn toàn bị loại trừ, và sẽ gây ra hậu quả theo giáo luật cho các vị giám mục khác tham dự. Trong trường hợp này, có khả năng là họ không thể ngăn chặn điều đó xảy ra do bị quấy rầy hết sức. Bất kỳ trường hợp nào, Tòa Thánh sẽ có thể đánh giá tốt hơn vấn đề khi nhận được thông tin bao quát và sâu sắc hơn.
Trước đó, Đức Cha Phêrô Lã Tuệ Cương (Peter Luo Xuegang), 47 tuổi, đã được tấn phong làm Giám mục phó của Giáo phận Nghi Tân, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc với phép của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, vị giám mục bị vạ thuyệt thông Phaolô Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) tham gia vào việc tấn phong là chống lại mong muốn của Tòa Thánh, trong đó yêu cầu các giám mục bị vạ tuyệt thông không tham gia vào các nghi lễ Công Giáo. Lo ngại về trật tự, công an an đã theo dõi chặt chẽ buổi lễ, cấm điện thoại, máy ảnh và buộc những người tham dự phải đi qua áy quét an ninh.
Đức Giám Mục Gioan Trần Sư Trung (Chen Shizhong), 95 tuổi, là chủ phong giám mục. Các Giám mục Paul He Zeqing của Wanzhou, Joseph Li Jing của Ninh Hạ, John Baptist Yang Xiaoting của Ngọc Lâm và Giám mục phó Paul Xiao Zejiang của Quý Dương là các giám mục phụ phong.
Mặc dù Tòa Thánh và người Công giáo địa phương hy vọng đến cùng là Giám mục Phaolô Lôi Thế Ngân sẽ không tham gia tấn phong, nhưng sự tham gia của ngài đã được biết đến trong và ngoài Vatican.
Giám mục Lôi học chung với Đức Cha Lã, là giám mục của một giáo phận Lạc Sơn lân cận, là chủ tịch Hiệp hội Yêu nước Tứ Xuyên và là người ủng hộ một Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc "độc lập" và "yêu nước". Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám mục nói rằng Giáo Hội tại Trung Quốc "lớn mạnh" và phải tiếp tục cuộc hành trình riêng của mình.
Mặc dù làm giảm giá trị, nhưng sự hiện diện không mong đợi của Giám Mục Lôi không làm mất hiệu lực của việc tấn phong vì vị giám mục chủ phong, Đức Cha Gioan Trần Sư Trung, hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, nó đặt ra vấn đề về tự do tôn giáo vì các giám mục, linh mục và tín hữu bị buộc phải chịu đựng can thiệp chính trị và can thiệp của chính quyền trong việc làm thế nào để thực hiện các nghi thức tôn giáo.
Càng ngày, người Công giáo càng chống lại nỗ lực của chính quyền và Đảng Cộng sản Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề tôn giáo nghiêm túc. Ngay cả chính quyền địa phương cũng muốn thoát khỏi những nhiệm vụ kiểm soát người Công giáo.
Thật vậy, nhà cầm quyền đã quá quan tâm đến những gì các tín hữu có thể làm, vì thế họ yêu cầu cả ngàn người tham dự hoặc hơn phải đến trước lễ tấn phong cả ba tiếng đồng hồ và phải đi qua máy quét an ninh.
Những người tham dự cũng không được phép chụp ảnh hoặc thu âm buổi lễ. Một số đảng viên nói rằng: "Vatican có gián điệp, ngay sau khi buổi lễ kết thúc, sẽ gửi hình ảnh đến Rôma và thế giới". Các trang web của giáo phận đã bị chặn cả ngày.
Giáo phận Nghi Tân có hai giám mục, bảy linh mục và khoảng 30.000 người Công Giáo.
Được hát bài Ave Maria tại đám tang không?
Nguyễn Trọng Đa
09:43 01/12/2011
Được hát bài Ave Maria tại đám tang không?
Có thể hát bài tương tự thay cho Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh… không?
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tôi quen một phụ nữ Công giáo, và khi gần chết, bà xin cho bài Ave Maria của nhạc sĩ Schubert được hát trong đám tang của mình. Tuy nhiên, khi con gái bà là bạn của tôi đến giáo xứ để sắp xếp tang lễ của mẹ mình, cô nghe người giám đốc tang lễ nói rằng bài hát "Ave Maria" đã "lỗi thời", và hơn nữa, “không thích hợp về phụng vụ” cho một đám tang. Người giám đốc tang lễ từ chối tôn trọng sự lựa chọn của phụ nữ gần qua đời, như là một phần của chính sách giáo xứ. Cha nghĩ sao về việc này? Trước đó, tôi đã nghe hát bài Ave Maria tại một tang lễ Công giáo. Liệu một sự thực hành phụng vụ không thích hợp như thế không còn trong phụng vụ Công giáo hiện giờ hay sao? - T.W., Las Vegas, Nevada (Mỹ)
Đáp: Các ý kiến thay đổi rất nhiều liên quan việc dùng bài hát Ave Maria của Shubert trong phụng vụ Công giáo, đặc biệt là đối với đám cưới và đám tang. Ở một số nơi bài hát này không được khuyến khích và thậm chí bị cấm, trong khi ở nhiều nơi khác, nó được coi là hoàn toàn chấp nhận được. Trong thực tế không có gì là chính thức về chủ đề này, về một trong hai cách cả.
Tôi nghĩ rằng cần có một số sự phân biệt. Trước hết, có bản kinh Kính mừng gốc (Ave Maria) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, như là một điệp ca trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Nó không được sử dụng như một văn bản chính thức phụng vụ trong Thánh Lễ, nhưng ở nhiều nơi, nó được sử dụng như một bài thánh ca suy niệm, hoặc trong khi dâng lễ vật, hoặc sau hiệp lễ.
Một vấn đề khác liên quan đến bản văn được sử dụng, và điều này đặt ra vấn đề phức tạp của phong cách âm nhạc chấp nhận được. Một số giai điệu được sáng tác trực tiếp cho kinh Kính Mừng, trong khi các giai điệu khác, chẳng hạn như bài Ave Maria của Shubert, được sáng tác nguyên thuỷ trong một bối cảnh thế tục, mặc dù không phải không có tình cảm tôn giáo.
Nói chung, Giáo Hội có một nguyên tắc lâu dài để tránh sử dụng âm nhạc thế tục trong phụng vụ, trong khi đồng thời Giáo hội không đưa ra các phán đoán dứt khoát về sự nhạy cảm âm nhạc. Do đó, một số hình thức âm nhạc có thể bị loại trừ tại một thời kỳ này và được thừa nhận tại một thời kỳ khác, và một số tác phẩm thế tục nguyên thuỷ đã trở thành không thể tách rời với phiên bản tôn giáo.
Tuy nhiên, phong cách âm nhạc chỉ là một nguyên tắc liên quan. Còn có phong cách khác, chẳng hạn khả năng của âm nhạc để có lợi ích cho việc cầu nguyện. Ngay cả khi không đưa ra phán đoán luân lý liên quan đến một hình thức âm nhạc, Giáo Hội vẫn có thể loại bỏ nó khỏi phụng vụ, nếu nó không có khả năng chu toàn một chức năng phụng vụ. Ví dụ, Thánh Giáo hoàng Piô X đã cấm các "Bộ lễ", được sáng tác trực tiếp cho phụng vụ cuối thế kỷ 19, nhưng được lấy cảm hứng từ phong cách của các nhà hát nhạc kịch, và chúng đòi hỏi một lối trình tấu nhạc kịch, vốn thu hút người ta chú ý đến ca sĩ và rời xa mầu nhiệm.
Về bài Ave Maria, một số phiên bản cổ điển, như thường được gán cho là của Schubert, đã mất gần hết sự liên quan đến bài gốc thế tục, và trong trường hợp này, một phiên bản Kinh Kính Mừng của Ellen của được lấy từ bài thơ của "Đức Bà trên hồ” của Sir Walter Scott. Do bối cảnh tôn giáo này, cá nhân tôi thấy không có khó khăn trong việc sử dụng nó vào các thời điểm thích hợp tại đám cưới và đám tang.
Thật vậy, bài Ave Maria đã được sử dụng chính xác theo cách này trong một khuôn khổ rất công khai, nhân dịp tang lễ của Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy, trước sự hiện diện của một Hồng y và các Giám mục khác.
Thậm chí người ta còn nói rằng bài Ave Maria, với lời xin tha thiết “cầu cho chúng con là kẻ có tội”, là đặc biệt thích hợp cho đám tang, được dùng như là đối trọng cho xu hướng phong thánh người quá cố ngay lập tức. Việc sử dụng bài hát lúc ấy có thể là lời nhắc nhở về thực tại tội lỗi, giáo lý về luyện ngục, và sự cần thiết để cầu khẩn cho linh hồn người đã qua đời.
***
Hỏi: "Liệu có hoặc sẽ có một “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma” mới, để đi kèm với bản dịch tiếng Anh mới không? Bản dịch mới có cho phép sự tự do để thay đổi các từ hoặc cụm từ cụ thể không (như thường xảy ra với bản dịch hiện tại)? Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) có thể được thay thế bằng các bài hát tương tự không?". Một người Ireland
Đáp:Văn bản “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma” được công bố cùng lúc với Sách Lễ Roma.
Trong khi vẫn còn một số thời điểm trong phụng vụ, trong đó Chữ đỏ nói rằng chủ tế có thể sử dụng "các từ ngữ này hoặc từ ngữ tương tự", các dịp như thế đã giảm ít đi. Ví dụ, chủ tế không còn tìm thấy việc dẫn nhập nghi thức sám hối. Tuy nhiên, các Hội đồng Giám mục quốc gia có thể đề xuất các giới thiệu mới để sử dụng trong quốc gia của các vị.
Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) không có thể được thay thế bằng các bài khác. Nếu cứ hát thay thế, thì đó là một sự lạm dụng, và là điều đã không được cho phép bởi phiên bản lần trước của sách Lễ Roma. (Zenit.org 30-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Có thể hát bài tương tự thay cho Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh… không?
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tôi quen một phụ nữ Công giáo, và khi gần chết, bà xin cho bài Ave Maria của nhạc sĩ Schubert được hát trong đám tang của mình. Tuy nhiên, khi con gái bà là bạn của tôi đến giáo xứ để sắp xếp tang lễ của mẹ mình, cô nghe người giám đốc tang lễ nói rằng bài hát "Ave Maria" đã "lỗi thời", và hơn nữa, “không thích hợp về phụng vụ” cho một đám tang. Người giám đốc tang lễ từ chối tôn trọng sự lựa chọn của phụ nữ gần qua đời, như là một phần của chính sách giáo xứ. Cha nghĩ sao về việc này? Trước đó, tôi đã nghe hát bài Ave Maria tại một tang lễ Công giáo. Liệu một sự thực hành phụng vụ không thích hợp như thế không còn trong phụng vụ Công giáo hiện giờ hay sao? - T.W., Las Vegas, Nevada (Mỹ)
Đáp: Các ý kiến thay đổi rất nhiều liên quan việc dùng bài hát Ave Maria của Shubert trong phụng vụ Công giáo, đặc biệt là đối với đám cưới và đám tang. Ở một số nơi bài hát này không được khuyến khích và thậm chí bị cấm, trong khi ở nhiều nơi khác, nó được coi là hoàn toàn chấp nhận được. Trong thực tế không có gì là chính thức về chủ đề này, về một trong hai cách cả.
Tôi nghĩ rằng cần có một số sự phân biệt. Trước hết, có bản kinh Kính mừng gốc (Ave Maria) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, như là một điệp ca trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Nó không được sử dụng như một văn bản chính thức phụng vụ trong Thánh Lễ, nhưng ở nhiều nơi, nó được sử dụng như một bài thánh ca suy niệm, hoặc trong khi dâng lễ vật, hoặc sau hiệp lễ.
Một vấn đề khác liên quan đến bản văn được sử dụng, và điều này đặt ra vấn đề phức tạp của phong cách âm nhạc chấp nhận được. Một số giai điệu được sáng tác trực tiếp cho kinh Kính Mừng, trong khi các giai điệu khác, chẳng hạn như bài Ave Maria của Shubert, được sáng tác nguyên thuỷ trong một bối cảnh thế tục, mặc dù không phải không có tình cảm tôn giáo.
Nói chung, Giáo Hội có một nguyên tắc lâu dài để tránh sử dụng âm nhạc thế tục trong phụng vụ, trong khi đồng thời Giáo hội không đưa ra các phán đoán dứt khoát về sự nhạy cảm âm nhạc. Do đó, một số hình thức âm nhạc có thể bị loại trừ tại một thời kỳ này và được thừa nhận tại một thời kỳ khác, và một số tác phẩm thế tục nguyên thuỷ đã trở thành không thể tách rời với phiên bản tôn giáo.
Tuy nhiên, phong cách âm nhạc chỉ là một nguyên tắc liên quan. Còn có phong cách khác, chẳng hạn khả năng của âm nhạc để có lợi ích cho việc cầu nguyện. Ngay cả khi không đưa ra phán đoán luân lý liên quan đến một hình thức âm nhạc, Giáo Hội vẫn có thể loại bỏ nó khỏi phụng vụ, nếu nó không có khả năng chu toàn một chức năng phụng vụ. Ví dụ, Thánh Giáo hoàng Piô X đã cấm các "Bộ lễ", được sáng tác trực tiếp cho phụng vụ cuối thế kỷ 19, nhưng được lấy cảm hứng từ phong cách của các nhà hát nhạc kịch, và chúng đòi hỏi một lối trình tấu nhạc kịch, vốn thu hút người ta chú ý đến ca sĩ và rời xa mầu nhiệm.
Về bài Ave Maria, một số phiên bản cổ điển, như thường được gán cho là của Schubert, đã mất gần hết sự liên quan đến bài gốc thế tục, và trong trường hợp này, một phiên bản Kinh Kính Mừng của Ellen của được lấy từ bài thơ của "Đức Bà trên hồ” của Sir Walter Scott. Do bối cảnh tôn giáo này, cá nhân tôi thấy không có khó khăn trong việc sử dụng nó vào các thời điểm thích hợp tại đám cưới và đám tang.
Thật vậy, bài Ave Maria đã được sử dụng chính xác theo cách này trong một khuôn khổ rất công khai, nhân dịp tang lễ của Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy, trước sự hiện diện của một Hồng y và các Giám mục khác.
Thậm chí người ta còn nói rằng bài Ave Maria, với lời xin tha thiết “cầu cho chúng con là kẻ có tội”, là đặc biệt thích hợp cho đám tang, được dùng như là đối trọng cho xu hướng phong thánh người quá cố ngay lập tức. Việc sử dụng bài hát lúc ấy có thể là lời nhắc nhở về thực tại tội lỗi, giáo lý về luyện ngục, và sự cần thiết để cầu khẩn cho linh hồn người đã qua đời.
***
Hỏi: "Liệu có hoặc sẽ có một “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma” mới, để đi kèm với bản dịch tiếng Anh mới không? Bản dịch mới có cho phép sự tự do để thay đổi các từ hoặc cụm từ cụ thể không (như thường xảy ra với bản dịch hiện tại)? Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) có thể được thay thế bằng các bài hát tương tự không?". Một người Ireland
Đáp:Văn bản “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma” được công bố cùng lúc với Sách Lễ Roma.
Trong khi vẫn còn một số thời điểm trong phụng vụ, trong đó Chữ đỏ nói rằng chủ tế có thể sử dụng "các từ ngữ này hoặc từ ngữ tương tự", các dịp như thế đã giảm ít đi. Ví dụ, chủ tế không còn tìm thấy việc dẫn nhập nghi thức sám hối. Tuy nhiên, các Hội đồng Giám mục quốc gia có thể đề xuất các giới thiệu mới để sử dụng trong quốc gia của các vị.
Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) không có thể được thay thế bằng các bài khác. Nếu cứ hát thay thế, thì đó là một sự lạm dụng, và là điều đã không được cho phép bởi phiên bản lần trước của sách Lễ Roma. (Zenit.org 30-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC: Việc Chúa Giêsu cầu nguyện có ý nghĩa gì cho chúng ta?
Phạm Kim An
09:44 01/12/2011
ĐTC: Việc Chúa Giêsu cầu nguyện có ý nghĩa gì cho chúng ta?
Ngài mời gọi các tín hữu “mở cửa cho Thiên đàng”
VATICAN – ĐTC Biển Đức XVI đang bắt đầu suy tư về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu trong các bài giáo lý ngày Thứ Tư của Ngài, và ngày 30-11, Ngài xem việc cầu nguyện của Chúa chúng ta giống như “một kênh bí mật tưới gội sự hiện hữu của Chúa, các quan hệ và hành vi của Chúa".
Cho đến ngày 30-11, ĐTC Biển Đức XVI đã rút qui chiếu từ Cựu Ước cho loạt giảng dạy của Ngài về sự cầu nguyện, và mới đây đã kết thúc với một sự suy tư về các Thánh Vịnh.
Trong cuộc tiếp kiến chung ngày 30-11, ĐTC đã nói về Chúa Giêsu như là "Vị Thầy cho việc cầu nguyện của chúng ta; quả thật, Chúa Giêsu là Đấng nâng đỡ huynh đệ và tích cực cho chúng ta mỗi khi chúng ta hướng về Chúa Cha".
Ngài giải thích: "Toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu - sống trong một gia đình gắn kết sâu sắc với truyền thống tôn giáo của người dân Israel - đứng trong bối cảnh của việc cầu nguyện đặc biệt này. Các qui chiếu trong Tin mừng chúng minh cho chúng ta điều này: việc Ngài được cắt bì (x. Lc 2,21) và việc dâng Ngài trong Đền thờ (x. Lc 2,22-24), cũng như việc giáo dục và huấn luyện Ngài tại Na-da-rét trong ngôi nhà thánh (x. Lc 2,39-40 và 2,51-52). Chúng ta đang nói ở đây về ‘khoảng ba mươi năm' (Luca 3,23), một thời gian dài của cuộc sống hàng ngày ẩn giấu - ngay cả khi được đánh dấu bởi các kinh nghiệm tham gia vào các khoảnh khắc lễ nghi tôn giáo cộng đồng, chẳng hạn chuyến hành hương đến Giêrusalem (x. Lc 2,41).
Mối quan hệ cá nhân
ĐTC Biển Đức XVI lưu ý rằng việc cầu nguyện của Chúa Giêsu "luôn được tìm thấy ở sự giao nhau, giữa việc đi vào truyền thống của người dân, và sự mới mẻ của một mối quan hệ cá nhân độc đáo của Ngài với Chúa Cha".
ĐTC nói: "Trong việc cầu nguyện của chúng ta cũng vậy, chúng ta phải học hỏi nhiều hơn để đi vào lịch sử cứu độ, mà tột đỉnh là Chúa Giêsu; [chúng ta phải học] đổi mới trước mặt Chúa quyết định cá nhân của chúng ta, để mở lòng ra với ý Chúa, và xin Chúa ban sức mạnh cho ta để ý chúng ta phù hợp với ý Chúa – trong mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta – trong vâng phục kế hoạch yêu thương của Chúa đối với chúng ta".
ĐTC Biển Đức XVI đề nghị rằng việc cầu nguyện của Chúa Giêsu là một lời mời để kiểm tra đời sống cầu nguyện của chúng ta: "Khi nhìn vào việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, một câu hỏi phát sinh trong chúng ta: Tôi cầu nguyện thế nào? Chúng tôi cầu nguyện thế nào? Tôi dành thì giờ nào cho việc cầu nguyện với Chúa? Hiện nay có sự huấn luyện và giáo dục đủ cho việc cầu nguyện không? Và ai là thầy dạy cho ta?”
ĐTC khẳng định: “Kitô hữu được mời gọi làm chứng nhân của việc cầu nguyện, chính vì thế giới của chúng ta thường đóng lại với chân trời thiêng linh và với niềm hy vọng, vốn dẫn đến một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Trong tình bạn sâu sắc với Chúa Giêsu - và sống một mối tình hiếu thảo với Chúa Cha trong Người và với Người - thông qua việc cầu nguyện trung thành và liên tục của chúng ta, chúng ta có thể mở cửa sổ cho Thiên đàng. Thật vậy, cùng đi trong con đường cầu nguyện, mà không lo toan các mối quan tâm của con người, chúng ta có thể giúp đỡ người khác đi con đường ấy”. (Zenit.org 30-11-2011)
Phạm Kim An
Ngài mời gọi các tín hữu “mở cửa cho Thiên đàng”
VATICAN – ĐTC Biển Đức XVI đang bắt đầu suy tư về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu trong các bài giáo lý ngày Thứ Tư của Ngài, và ngày 30-11, Ngài xem việc cầu nguyện của Chúa chúng ta giống như “một kênh bí mật tưới gội sự hiện hữu của Chúa, các quan hệ và hành vi của Chúa".
Cho đến ngày 30-11, ĐTC Biển Đức XVI đã rút qui chiếu từ Cựu Ước cho loạt giảng dạy của Ngài về sự cầu nguyện, và mới đây đã kết thúc với một sự suy tư về các Thánh Vịnh.
Trong cuộc tiếp kiến chung ngày 30-11, ĐTC đã nói về Chúa Giêsu như là "Vị Thầy cho việc cầu nguyện của chúng ta; quả thật, Chúa Giêsu là Đấng nâng đỡ huynh đệ và tích cực cho chúng ta mỗi khi chúng ta hướng về Chúa Cha".
Ngài giải thích: "Toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu - sống trong một gia đình gắn kết sâu sắc với truyền thống tôn giáo của người dân Israel - đứng trong bối cảnh của việc cầu nguyện đặc biệt này. Các qui chiếu trong Tin mừng chúng minh cho chúng ta điều này: việc Ngài được cắt bì (x. Lc 2,21) và việc dâng Ngài trong Đền thờ (x. Lc 2,22-24), cũng như việc giáo dục và huấn luyện Ngài tại Na-da-rét trong ngôi nhà thánh (x. Lc 2,39-40 và 2,51-52). Chúng ta đang nói ở đây về ‘khoảng ba mươi năm' (Luca 3,23), một thời gian dài của cuộc sống hàng ngày ẩn giấu - ngay cả khi được đánh dấu bởi các kinh nghiệm tham gia vào các khoảnh khắc lễ nghi tôn giáo cộng đồng, chẳng hạn chuyến hành hương đến Giêrusalem (x. Lc 2,41).
Mối quan hệ cá nhân
ĐTC Biển Đức XVI lưu ý rằng việc cầu nguyện của Chúa Giêsu "luôn được tìm thấy ở sự giao nhau, giữa việc đi vào truyền thống của người dân, và sự mới mẻ của một mối quan hệ cá nhân độc đáo của Ngài với Chúa Cha".
ĐTC nói: "Trong việc cầu nguyện của chúng ta cũng vậy, chúng ta phải học hỏi nhiều hơn để đi vào lịch sử cứu độ, mà tột đỉnh là Chúa Giêsu; [chúng ta phải học] đổi mới trước mặt Chúa quyết định cá nhân của chúng ta, để mở lòng ra với ý Chúa, và xin Chúa ban sức mạnh cho ta để ý chúng ta phù hợp với ý Chúa – trong mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta – trong vâng phục kế hoạch yêu thương của Chúa đối với chúng ta".
ĐTC Biển Đức XVI đề nghị rằng việc cầu nguyện của Chúa Giêsu là một lời mời để kiểm tra đời sống cầu nguyện của chúng ta: "Khi nhìn vào việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, một câu hỏi phát sinh trong chúng ta: Tôi cầu nguyện thế nào? Chúng tôi cầu nguyện thế nào? Tôi dành thì giờ nào cho việc cầu nguyện với Chúa? Hiện nay có sự huấn luyện và giáo dục đủ cho việc cầu nguyện không? Và ai là thầy dạy cho ta?”
ĐTC khẳng định: “Kitô hữu được mời gọi làm chứng nhân của việc cầu nguyện, chính vì thế giới của chúng ta thường đóng lại với chân trời thiêng linh và với niềm hy vọng, vốn dẫn đến một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Trong tình bạn sâu sắc với Chúa Giêsu - và sống một mối tình hiếu thảo với Chúa Cha trong Người và với Người - thông qua việc cầu nguyện trung thành và liên tục của chúng ta, chúng ta có thể mở cửa sổ cho Thiên đàng. Thật vậy, cùng đi trong con đường cầu nguyện, mà không lo toan các mối quan tâm của con người, chúng ta có thể giúp đỡ người khác đi con đường ấy”. (Zenit.org 30-11-2011)
Phạm Kim An
Myanmar cần cải cách dân chủ
Trầm Thiên Thu
20:53 01/12/2011
MYANMAR (UCANews, 1-12-2011) – TGM Charles Bo, TGP Yangon, nói rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Myanmar là dấu hiệu thay đổi quan trọng, nhưng Tổng thống Thein Sein còn nhiều điều cần hoàn tất là thuyết phục thế giới và nhân dân Myanmar rằng việc cải cách dân chủ là thật và lâu dài.
TGM Bo, nguyên tổng thư ký HĐGM Myanmar, nói rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Myanmar dấu hiệu cho thấy chính phủ đã thay đổi nhiều, nhưng ngài nói thêm rằng cải cách dân chủ thực sự cần nhiều nỗ lực hơn.
TGM Bo cho biết: “Chính phủ cần thả các tù nhân chính trị còn lại để chứng tỏ mình nghiêm túc về việc cải cách dân chủ. Nhiều năm xung đột vũ trang đã ảnh hưởng tồi tệ đến cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục của đất nước. Chỉ nhờ hòa bình thì chính phủ mới có thể đem lại sự phát triển cho đất nước và cải thiện giáo dục. Không có nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta vẫn ở tron bóng tối”.
Ngài nói thêm rằng mối quan ngại đầu tiên về Giáo hội, trong số các vấn đề chung về cải cách dân chủ, là đến các vùng xung đột tại Myanmar và các cộng đồng cần cứu trợ, nhất là tại Kachin, nơi giao tranh giữa Lực lượng Độc lập Kachin và lực lượng của chính phủ đã khiến hàng chục ngàn người mất nhà cửa.
Ngoại trưởng Clinton là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar sau nửa thế kỷ qua, bà đến sau nhiều tháng thảo luận với các viên chức Mỹ về tầm quan trọng và quy mô của việc cải cách tại đất nước này.
Ngoại trưởng Clinton đã gặp ngoại trưởng Wunna Maung Lwin của Myanmar và tổng thống Thein Sein.
Phát ngôn viên Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi hy vọng đây là cách nhìn xuyên suốt không chỉ những bước mà họ áp dụng, những điều mà chúng ta hy vọng thấy trong tương lai, nhưng có những vấn đề mà Hoa Kỳ chuẩn bị làm để phản hồi không chỉ với những bước đầu này, mà những điều có thể nếu tiến trình cải cách và cởi mở vẫn tiếp diễn”.
Ngoại trưởng Clinton cũng gặp các nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện trước khi đi Yangon, nơi bà sẽ gặp nhà lãnh đạo đối kháng Aung San Suu Kyi, các thành viên Liên minh Quốc gia về Dân chủ và các đại diện các dân tộc thiểu số của Myanmar, trước khi ngoại trưởng Clinton rời Myanmar ngày 2-12-2011.
Clinton gặp thứ trưởng ngoại giao Myanmar |
TGM Bo cho biết: “Chính phủ cần thả các tù nhân chính trị còn lại để chứng tỏ mình nghiêm túc về việc cải cách dân chủ. Nhiều năm xung đột vũ trang đã ảnh hưởng tồi tệ đến cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục của đất nước. Chỉ nhờ hòa bình thì chính phủ mới có thể đem lại sự phát triển cho đất nước và cải thiện giáo dục. Không có nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta vẫn ở tron bóng tối”.
Ngài nói thêm rằng mối quan ngại đầu tiên về Giáo hội, trong số các vấn đề chung về cải cách dân chủ, là đến các vùng xung đột tại Myanmar và các cộng đồng cần cứu trợ, nhất là tại Kachin, nơi giao tranh giữa Lực lượng Độc lập Kachin và lực lượng của chính phủ đã khiến hàng chục ngàn người mất nhà cửa.
Ngoại trưởng Clinton là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar sau nửa thế kỷ qua, bà đến sau nhiều tháng thảo luận với các viên chức Mỹ về tầm quan trọng và quy mô của việc cải cách tại đất nước này.
Ngoại trưởng Clinton đã gặp ngoại trưởng Wunna Maung Lwin của Myanmar và tổng thống Thein Sein.
Phát ngôn viên Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi hy vọng đây là cách nhìn xuyên suốt không chỉ những bước mà họ áp dụng, những điều mà chúng ta hy vọng thấy trong tương lai, nhưng có những vấn đề mà Hoa Kỳ chuẩn bị làm để phản hồi không chỉ với những bước đầu này, mà những điều có thể nếu tiến trình cải cách và cởi mở vẫn tiếp diễn”.
Ngoại trưởng Clinton cũng gặp các nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện trước khi đi Yangon, nơi bà sẽ gặp nhà lãnh đạo đối kháng Aung San Suu Kyi, các thành viên Liên minh Quốc gia về Dân chủ và các đại diện các dân tộc thiểu số của Myanmar, trước khi ngoại trưởng Clinton rời Myanmar ngày 2-12-2011.
Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa
Lm Jude Siciliano OP
21:41 01/12/2011
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG (B)
Isaia 40: 1-5, 9-11, 19b; 4: 2b-7; Tv 85; 2 Phêrô 3: 8-14; Maccô 1: 1-8
Mới đây tại phi trường, một bà mẹ và đứa con hai tuổi ở cùng với các hành khách chúng tôi khi chờ lên máy bay. Đứa bé nghịch ngợm đã chạy vấp vào chiếc cặp của một thương gia. Cậu bé đã té đập đầu xuống sàn và đau đớn hét to đến nỗi nhiều người trong chúng tôi cùng la lên một tiếng “aaa..!” đầy thương cảm. Nhưng chẳng ai trong chúng tôi xót xa cho bằng bằng mẹ của cậu bé. Bà ẵm đứa bé lên, ôm chặt lấy con, hôn lên chỗ bị thương trên trán của con mình và không ngừng nói: “nào, nào, mẹ đây mà”. Đứa bé càng khóc, bà lại càng nói những lời vỗ về an ủi này: “không sao, mẹ đây mà”.
Khi nghe bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia hôm nay, tôi chợt nhớ đến hình ảnh người mẹ trẻ và đứa con bị thương này. Nếu quý vị định lập một danh sách về những đoạn Cựu Ước có những lời an ủi nhất thì chẳng phải bài đọc hôm nay được xếp vào tốp 5 hay tốp 10 đó sao? Bài đọc này nói đến tình thương dịu dàng Thiên Chúa dành cho con cái bị đánh bại và bị thương tích mà Thiên Chúa đã sinh ra và dưỡng nuôi. Chương 40 là một phần trong Isaia mà người ta gọi là “Isaia đệ nhị” và nó được viết cho dân Israel bị lưu đày ở Babilon. “Isaia đệ nhất” (chương 1-39) nhằm cảnh cáo dân ở Giêrusalem về những điều sắp xảy ra nếu họ không thay đổi đường lối của mình. Họ đã không nghe, đã bị lưu đày và khi đó, ở nơi khốn cùng, Thiên Chúa nói với họ bằng lời lẽ dịu dàng. Thiên Chúa giống như người mẹ trẻ ẵm đứa con bị thương lên, hôn nó và nói những lời vỗ về yêu thương: “nào, nào, mẹ đây mà”.
Dân Dothái đã bị cầm tù và Thiên Chúa chúng ta sẽ giải thoát họ. Họ tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, nhưng Người vào nơi khốn cùng của họ. Các lệnh truyền được ban ra: một con đường bằng phải được hoàn thành và trên con đường đó Thiên Chúa sẽ đến dẫn đưa dân về quê hương. Con đường sẽ được làm cho bằng phẳng vì các lữ khách sẽ mệt mỏi và kiệt sức sau một thời gian dài bị lưu đày. Những người trên đường sẽ thấy dân trở về Giêrusalem và biết rằng đây chính là công trình của Thiên Chúa. “Bấy giờ vinh quang của Đức Chúa sẽ được tỏ hiện và mọi người phàm sẽ cùng được thấy…” Ngoài Thiên Chúa, ai có thể thực hiện được công cuộc giải phóng vĩ đại này?
Vào thời điểm cuối năm này, nhiều người trong chúng ta có thể cần ít lời an ủi. Sự nhộn nhịp và hối hả của kỳ nghỉ chỉ làm tăng thêm sự cô độc, buồn chán và mất mát, những khó khăn về tài chánh và sự chán trường. Thái độ vui vẻ bên ngoài và những mong chờ dâng tràn không mang đến sự an ủi, có chăng chỉ khoét sâu thêm cảm giác sống trong lưu đày. Ngôn sứ Isaia mang đến cho chúng ta niềm hy vọng trong mùa này khi chúng ta nghe của ông hứa rằng Thiên Chúa đang đến với chúng ta trong lưu đày để giải thoát chúng ta. Hành trình này có thể sẽ kéo dài, nhưng nếu có Thiên Chúa luôn bên cạnh, chúng ta sẽ không bỏ cuộc hay ngã quỵ trên đường.
Trong một hội nghị Kinh thánh gần đây, một người đã kể cho chúng tôi về một quá khứ nghiện ngập của ông. Ông đã đánh mất gia đình, công việc, bạn bè và thậm chí phải đi tù. Khi ra tù, ông đã nghĩ đến chuyện tự sát, nhưng nhờ lời động viên của một vị linh mục đã giúp ông bắt đầu thay đổi cuộc đời. Đây chính là một bằng chứng mạnh mẽ cho chúng tôi trong nhóm đó hay một lời nhắc nhở mà Thiên Chúa Thiên Chúa nói cho dân qua miệng ngôn sứ trong lưu đày, tiếp tục nói cho những cuộc lưu đày hôm nay và lời này muốn đi vào cuộc sống của họ và giải thoát họ. “Hãy an ủi, an ủi dân Ta…” Chúng không phải là những lời vô nghĩa, nhưng được trợ lực bởi hành động quyền năng của Thiên Chúa. Một lần nữa, tôi lại nghe thấy giọng nói của người mẹ: “nào, nào, đâu có sao đâu”, khi bà cúi xuống ẵm con mình lên.
Hôm nay, chúng ta nghe những từ lời đầu tiên trong Tin mừng Maccô và thánh sử đi thẳng vào đề. Maccô không khởi đi từ một gia phả hay trình thuật thời thơ ấu như Matthêu và Luca. Maccô đề cập thẳng đến Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu khi đã trưởng thành và bỏ qua trình thuật cả khi hai khi còn trong lòng mẹ. Vào thời điểm này, dân Dothái không chịu cảnh lưu đày, nhưng lại chịu sự áp bức nặng nề của người Rôma trên chính quê hương mình. Một số thích ứng với đường lối của người Rôma, trong khi những người khác (vd: những người quá khích) lại âm mưu nổi loạn. Giống như trong các quốc gia, xưa và nay chịu sự áp bức, hầu hết các công dân khác đang cố gắng hết sức để có thể sinh tồn.
Thật bất ngờ khi gợi lại lời đầy khích lệ của ngôn sứ Isaia: “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa…” Gioan Tẩy Giả đã gợi lại những ký ức xưa cho dân nhợ́ lại những việc Thiên Chúa đã làm cho họ. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi người ta tuốn đến với Gioan trong sa mạc. Ông làm phép rửa thống hối hầu họ có thể chuẩn bị bước vào đời sống mới nơi Thiên Chúa.
Chẳng phải đôi khi người Kitô hữu chúng ta cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách hay sao? Ý thức về sự cô lập của chúng ta đang được tăng lên vì, trong khi chúng ta họp nhau cầu nguyện và suy gẫm hôm nay, thì nền văn hóa thế giới vượt ra khỏi cánh cửa Giáo hội chống đối lại những giá trị mà chúng ta đang nỗ lực vun trồng và muốn chuyển trao lại cho con cái chúng ta. Chúng ta hãy mở lòng đón nhận lời của ngôn sứ Isaia, vì hôm nay chúng ta có thể dùng đến lời an ủi.
Ai trong chúng ta ai không cảm thấy áp lực mà kỳ nghỉ đè trên chúng ta khi chúng ta trải nghiệm những đòi hỏi và giới hạn trên tinh thần của mình, thời gian và ngân sách? Mùa đông đang đến cũng nhắc nhở chúng ta về dòng thời gian và sự tạm bợ của mọi người và muôn vật mà chúng ta biết và làm. Thỉnh thoảng chúng ta nỗ lực lên kế hoạch và những dự định nghiêm túc mà chẳng bao giờ thực hiện được. Chúng ta được mời gọi thực hiện quá nhiều cho tha nhân đến nỗi chúng ta hiếm khi có thể quan tâm đến nhu cầu của riêng mình. Hôm nay, chúng ta có thể dùng đến lời an ủi.
Những lời của Gioan Tẩy giả có thể an ủi những ai đang sẵn lòng ăn năn về tội lỗi của mình. Ông mang tin vui đến cho những ai khao khát được tha thứ; nhưng ông không mang tin vui đến cho những người tự cho mình là công chính, hay dửng dưng với Thiên Chúa và đường lối của Người. Gioan làm phép rửa nhằm xóa bỏ đường lối cũ. Nhưng phép rửa của Gioan chỉ là sự khởi đầu. Sau phép rửa bằng nước là phép rửa bằng lửa – đời sống mới mà Thánh Thần sẽ đổ tràn trên chúng ta qua Đức Giêsu và sự sống, cái chết và sự phục sinh của Người.
Như ngôn sứ Isaia và Gioan, chúng ta được mời gọi để mang niềm ủi an và tin vui đến cho tha nhân. Chúng ta hãy cố gắng tập trung khi chia sẻ ý nghĩa đích thực của mùa này với những ai thân cận nhất và với tha nhân chúng ta gặp trên đường mà Thiên Chúa đã mở ra cho chúng ta.Cùng với Gioan, chúng ta có thể cảm thấy như tiếng hô vang trong hoang địa khi chúng ta kêu gọi thế giới sửa đổi và chuẩn bị cho việc Chúa đến và cho đường lối của Người.
Gioan tẩy Giả mời gọi những người tuôn đến với ông trong sa mạc nhớ lại những công việc vĩ đại Thiên Chúa đã làm. Một lần nữa ông mời họ hãy tin rằng Thiên Chúa không bỏ rơi họ trong đau khổ và Người sẽ đến để giúp họ. Trong khi tự chuẩn bị, họ phải quay trở lại với nguồn gốc của họ trong niềm tin vào trong Thiên Chúa.
Mùa Vọng này, chúng ta tìm kiếm những con đường để hô lên cùng Gioan: “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa…” Chúng ta hy vọng lời nói và hành động của chúng ta trong mùa này sẽ mang niềm hy vọng đến cho con người, trong giờ lâm tử và trong nỗi đau, trong bối rối và lầm lạc – Thiên Chúa không bỏ rơi họ, nhưng Người làm một con lộ bằng phẳng cho họ. Vinh quang Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện cho những ai biết mở lòng ra và mắt luôn mở rộng. “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa”.
Tin mừng theo thánh Maccô đã bắt đầu. Nó sẽ mở ra cho chúng ta suốt năm phụng vụ này. Mỗi Chúa Nhật chúng ta sẽ được nghe về niềm an ủi mà chỉ có Thiên mới có thể trao ban cho chúng ta – Tin mừng Đức Giêsu Kitô.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF ADVENT (B)
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8
At the airport recently a mother and her two-year-old were among those of us waiting to board our plane. The boy was frisky, ran from his mother’s side and tripped over a businessman’s briefcase. He banged his head on the terrazzo flooring and gave such a shriek of pain that many of us around let out a collective "Ahh!" of sympathy. But none of us were more sympathetic than his mother who scooped him up, clutched him to herself, kissed his bruised forehead and said repeatedly, "There, there, mommy’s right here." The more he cried, the more she spoke those comforting wordscd, "Mommy’s right here…. It’s okay."
That young mother and injured child come to mind as I hear today’s passage from Isaiah. If you were to make a list of the most comforting Old Testament texts wouldn’t today’s be among the top 5 or 10? The passage reflects the tender love God has for the injured and defeated chosen children whom God had brought to birth and nurtured. Chapter 40 begins a section in Isaiah biblical people call "Second Isaiah" and it is addressed to the Israelites in Babylonian captivity. "First Isaiah" (chapters 1-39) was meant to warn the people in Jerusalem of what would happen if they didn’t change their ways. They didn’t, were taken into exile and now, in their place of misery, God speaks to them a word of comfort. God is like that young mother who swoops up, kisses her injured child and speaks words of comfort, "There, there, mommy is here."
The Jewish people had been imprisoned and our God is going to set them free. They felt abandoned by God, but God has entered their place of pain. Orders are sent out: a smooth highway is to be constructed and God will come to lead the people home on it. The way will be made smooth because the travelers will be weary and frail after their long exile. Those lining the road will see the people’s return to Jerusalem and acknowledge that this is God’s work. "Then the glory of the Lord shall be revealed, and all people shall see it together…." Who else but God could accomplish such a marvelous, liberating task?
As we approach the end of this year many of us could use a little comfort. The hustle and bustle of the holiday season only intensifies people’s loneliness and sadness over loss, financial difficulties and discouragement. The holiday season’s superficial joviality and high expectations offer no comfort at all and only deepen the feeling of living in exile. Isaiah offers us hope this season as we hear the prophet’s promise that our God is coming to us in exile to lead us out. The journey may be long, but with God by our side we will not give up or collapse along the way.
In a recent Scripture session a man told us about his past history addicted to drugs. He lost his family, business, friends and was eventually sent to prison. When he got out he was contemplating suicide, but the words and support of an encouraging priest helped him begin to turn his life around. It was a powerful witness to us in that group and a reminder that the God who spoke through Isaiah to the people in exile continues to speak to modern-day exiles and wants to enter their lives and lead them out. "Comfort, give comfort to my people…" They are not just empty words, but are backed up by God’s powerful deeds. Again I hear that mother’s voice, "There, there, everything is going to be all right," as she bent down to swoop up her injured child.
We hear the first words of Mark’s gospel today and he gets quickly to the point. Mark doesn’t begin with the genealogy or infancy narrative as Matthew and Luke. John the Baptist and, soon-to-arrive Jesus, are not in their mother’s womb; this gospel begins with them as grown men. At this time the Jewish people have not been taken off to a foreign country, but are under heavy Roman oppression in their own land. Some of them have adapted to the Roman ways, while others (e.g. the Zealots) are plotting a violent rebellion. As in countries, ancient and modern under oppression, most of the other citizens are doing the best they can to survive.
Out of nowhere, or so it must have seemed, a messenger reminiscent of Isaiah, enters with an encouraging word, "Prepare the way of the Lord…." John the Baptist stirred up ancient memories for the people as they recalled God’s powerful deeds on their behalf in the past. No wonder they flocked out to John in the desert. He offered them a baptism of repentance so they could prepare for God’s renewed entrance into their lives.
Don’t we Christians feel like exiles in a foreign land at times? Our sense of isolation is heightened because, while we gather to pray and reflect this day, the culture of the world beyond our church doors is hostile to the values we are trying to nurture in ourselves and want to pass on to our children. We take Isaiah’s words to heart, for we can use a bit of comforting today.
Who among us doesn’t feel the pressure the holiday season puts on us as we experience the demands and restrictions on our spirits, time and budgets? The growing winter season also reminds us of the passage of time and temporariness of everyone and everything we know and do. Sometimes our best made plans and earnest intentions never materialize. We are asked to do so much for others that we barely can tend to our own needs. We can use some comforting today.
John the Baptist’s words can be comforting for those who are willing to repent from their sin. He brings good news for those who yearn to be forgiven; but he doesn’t have good news for people who are stuck in their self-righteousness, or who are indifferent to God and God’s ways. John offers a baptism that will drown the old ways. The cleansing John offers is just the beginning. After the waters comes the fire–the new life the Holy Spirit will pour into us through Jesus and his life, death and resurrection.
Like Isaiah and John the Baptist we are called to bring comfort and good news to others. We try to stay focused as we share the true meaning of this season with those nearest to us and with others we meet on the way that God has opened for us. With John we can feel like voices crying out in the wilderness as we call our world to reform and prepare for the coming of God and God’s ways.
John the Baptist invited those who flocked to him in the desert to remember the great deeds of God. He invited them again to trust that God had not forgotten them in their distress and was coming to help them. Meanwhile to prepare themselves they were to return to their roots in their faith and in their God.
We search out ways this Advent to cry out with John, "Prepare the way of the Lord…." We hope our words and actions this season will instill hope in people, in their dying and in their pain, in their confusion and wanderings – that God has not forgotten them, but is constructing a straight path to them. God’s glory is about to be revealed to all with hearts disposed and eyes wide open. "Prepare the way of the Lord."
The gospel of Mark has begun. It will unfold for us through this liturgical year. Sunday by Sunday we will hear about the comfort only God can offer us – the good news of Jesus Christ.
Isaia 40: 1-5, 9-11, 19b; 4: 2b-7; Tv 85; 2 Phêrô 3: 8-14; Maccô 1: 1-8
Mới đây tại phi trường, một bà mẹ và đứa con hai tuổi ở cùng với các hành khách chúng tôi khi chờ lên máy bay. Đứa bé nghịch ngợm đã chạy vấp vào chiếc cặp của một thương gia. Cậu bé đã té đập đầu xuống sàn và đau đớn hét to đến nỗi nhiều người trong chúng tôi cùng la lên một tiếng “aaa..!” đầy thương cảm. Nhưng chẳng ai trong chúng tôi xót xa cho bằng bằng mẹ của cậu bé. Bà ẵm đứa bé lên, ôm chặt lấy con, hôn lên chỗ bị thương trên trán của con mình và không ngừng nói: “nào, nào, mẹ đây mà”. Đứa bé càng khóc, bà lại càng nói những lời vỗ về an ủi này: “không sao, mẹ đây mà”.
Khi nghe bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia hôm nay, tôi chợt nhớ đến hình ảnh người mẹ trẻ và đứa con bị thương này. Nếu quý vị định lập một danh sách về những đoạn Cựu Ước có những lời an ủi nhất thì chẳng phải bài đọc hôm nay được xếp vào tốp 5 hay tốp 10 đó sao? Bài đọc này nói đến tình thương dịu dàng Thiên Chúa dành cho con cái bị đánh bại và bị thương tích mà Thiên Chúa đã sinh ra và dưỡng nuôi. Chương 40 là một phần trong Isaia mà người ta gọi là “Isaia đệ nhị” và nó được viết cho dân Israel bị lưu đày ở Babilon. “Isaia đệ nhất” (chương 1-39) nhằm cảnh cáo dân ở Giêrusalem về những điều sắp xảy ra nếu họ không thay đổi đường lối của mình. Họ đã không nghe, đã bị lưu đày và khi đó, ở nơi khốn cùng, Thiên Chúa nói với họ bằng lời lẽ dịu dàng. Thiên Chúa giống như người mẹ trẻ ẵm đứa con bị thương lên, hôn nó và nói những lời vỗ về yêu thương: “nào, nào, mẹ đây mà”.
Dân Dothái đã bị cầm tù và Thiên Chúa chúng ta sẽ giải thoát họ. Họ tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, nhưng Người vào nơi khốn cùng của họ. Các lệnh truyền được ban ra: một con đường bằng phải được hoàn thành và trên con đường đó Thiên Chúa sẽ đến dẫn đưa dân về quê hương. Con đường sẽ được làm cho bằng phẳng vì các lữ khách sẽ mệt mỏi và kiệt sức sau một thời gian dài bị lưu đày. Những người trên đường sẽ thấy dân trở về Giêrusalem và biết rằng đây chính là công trình của Thiên Chúa. “Bấy giờ vinh quang của Đức Chúa sẽ được tỏ hiện và mọi người phàm sẽ cùng được thấy…” Ngoài Thiên Chúa, ai có thể thực hiện được công cuộc giải phóng vĩ đại này?
Vào thời điểm cuối năm này, nhiều người trong chúng ta có thể cần ít lời an ủi. Sự nhộn nhịp và hối hả của kỳ nghỉ chỉ làm tăng thêm sự cô độc, buồn chán và mất mát, những khó khăn về tài chánh và sự chán trường. Thái độ vui vẻ bên ngoài và những mong chờ dâng tràn không mang đến sự an ủi, có chăng chỉ khoét sâu thêm cảm giác sống trong lưu đày. Ngôn sứ Isaia mang đến cho chúng ta niềm hy vọng trong mùa này khi chúng ta nghe của ông hứa rằng Thiên Chúa đang đến với chúng ta trong lưu đày để giải thoát chúng ta. Hành trình này có thể sẽ kéo dài, nhưng nếu có Thiên Chúa luôn bên cạnh, chúng ta sẽ không bỏ cuộc hay ngã quỵ trên đường.
Trong một hội nghị Kinh thánh gần đây, một người đã kể cho chúng tôi về một quá khứ nghiện ngập của ông. Ông đã đánh mất gia đình, công việc, bạn bè và thậm chí phải đi tù. Khi ra tù, ông đã nghĩ đến chuyện tự sát, nhưng nhờ lời động viên của một vị linh mục đã giúp ông bắt đầu thay đổi cuộc đời. Đây chính là một bằng chứng mạnh mẽ cho chúng tôi trong nhóm đó hay một lời nhắc nhở mà Thiên Chúa Thiên Chúa nói cho dân qua miệng ngôn sứ trong lưu đày, tiếp tục nói cho những cuộc lưu đày hôm nay và lời này muốn đi vào cuộc sống của họ và giải thoát họ. “Hãy an ủi, an ủi dân Ta…” Chúng không phải là những lời vô nghĩa, nhưng được trợ lực bởi hành động quyền năng của Thiên Chúa. Một lần nữa, tôi lại nghe thấy giọng nói của người mẹ: “nào, nào, đâu có sao đâu”, khi bà cúi xuống ẵm con mình lên.
Hôm nay, chúng ta nghe những từ lời đầu tiên trong Tin mừng Maccô và thánh sử đi thẳng vào đề. Maccô không khởi đi từ một gia phả hay trình thuật thời thơ ấu như Matthêu và Luca. Maccô đề cập thẳng đến Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu khi đã trưởng thành và bỏ qua trình thuật cả khi hai khi còn trong lòng mẹ. Vào thời điểm này, dân Dothái không chịu cảnh lưu đày, nhưng lại chịu sự áp bức nặng nề của người Rôma trên chính quê hương mình. Một số thích ứng với đường lối của người Rôma, trong khi những người khác (vd: những người quá khích) lại âm mưu nổi loạn. Giống như trong các quốc gia, xưa và nay chịu sự áp bức, hầu hết các công dân khác đang cố gắng hết sức để có thể sinh tồn.
Thật bất ngờ khi gợi lại lời đầy khích lệ của ngôn sứ Isaia: “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa…” Gioan Tẩy Giả đã gợi lại những ký ức xưa cho dân nhợ́ lại những việc Thiên Chúa đã làm cho họ. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi người ta tuốn đến với Gioan trong sa mạc. Ông làm phép rửa thống hối hầu họ có thể chuẩn bị bước vào đời sống mới nơi Thiên Chúa.
Chẳng phải đôi khi người Kitô hữu chúng ta cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách hay sao? Ý thức về sự cô lập của chúng ta đang được tăng lên vì, trong khi chúng ta họp nhau cầu nguyện và suy gẫm hôm nay, thì nền văn hóa thế giới vượt ra khỏi cánh cửa Giáo hội chống đối lại những giá trị mà chúng ta đang nỗ lực vun trồng và muốn chuyển trao lại cho con cái chúng ta. Chúng ta hãy mở lòng đón nhận lời của ngôn sứ Isaia, vì hôm nay chúng ta có thể dùng đến lời an ủi.
Ai trong chúng ta ai không cảm thấy áp lực mà kỳ nghỉ đè trên chúng ta khi chúng ta trải nghiệm những đòi hỏi và giới hạn trên tinh thần của mình, thời gian và ngân sách? Mùa đông đang đến cũng nhắc nhở chúng ta về dòng thời gian và sự tạm bợ của mọi người và muôn vật mà chúng ta biết và làm. Thỉnh thoảng chúng ta nỗ lực lên kế hoạch và những dự định nghiêm túc mà chẳng bao giờ thực hiện được. Chúng ta được mời gọi thực hiện quá nhiều cho tha nhân đến nỗi chúng ta hiếm khi có thể quan tâm đến nhu cầu của riêng mình. Hôm nay, chúng ta có thể dùng đến lời an ủi.
Những lời của Gioan Tẩy giả có thể an ủi những ai đang sẵn lòng ăn năn về tội lỗi của mình. Ông mang tin vui đến cho những ai khao khát được tha thứ; nhưng ông không mang tin vui đến cho những người tự cho mình là công chính, hay dửng dưng với Thiên Chúa và đường lối của Người. Gioan làm phép rửa nhằm xóa bỏ đường lối cũ. Nhưng phép rửa của Gioan chỉ là sự khởi đầu. Sau phép rửa bằng nước là phép rửa bằng lửa – đời sống mới mà Thánh Thần sẽ đổ tràn trên chúng ta qua Đức Giêsu và sự sống, cái chết và sự phục sinh của Người.
Như ngôn sứ Isaia và Gioan, chúng ta được mời gọi để mang niềm ủi an và tin vui đến cho tha nhân. Chúng ta hãy cố gắng tập trung khi chia sẻ ý nghĩa đích thực của mùa này với những ai thân cận nhất và với tha nhân chúng ta gặp trên đường mà Thiên Chúa đã mở ra cho chúng ta.Cùng với Gioan, chúng ta có thể cảm thấy như tiếng hô vang trong hoang địa khi chúng ta kêu gọi thế giới sửa đổi và chuẩn bị cho việc Chúa đến và cho đường lối của Người.
Gioan tẩy Giả mời gọi những người tuôn đến với ông trong sa mạc nhớ lại những công việc vĩ đại Thiên Chúa đã làm. Một lần nữa ông mời họ hãy tin rằng Thiên Chúa không bỏ rơi họ trong đau khổ và Người sẽ đến để giúp họ. Trong khi tự chuẩn bị, họ phải quay trở lại với nguồn gốc của họ trong niềm tin vào trong Thiên Chúa.
Mùa Vọng này, chúng ta tìm kiếm những con đường để hô lên cùng Gioan: “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa…” Chúng ta hy vọng lời nói và hành động của chúng ta trong mùa này sẽ mang niềm hy vọng đến cho con người, trong giờ lâm tử và trong nỗi đau, trong bối rối và lầm lạc – Thiên Chúa không bỏ rơi họ, nhưng Người làm một con lộ bằng phẳng cho họ. Vinh quang Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện cho những ai biết mở lòng ra và mắt luôn mở rộng. “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa”.
Tin mừng theo thánh Maccô đã bắt đầu. Nó sẽ mở ra cho chúng ta suốt năm phụng vụ này. Mỗi Chúa Nhật chúng ta sẽ được nghe về niềm an ủi mà chỉ có Thiên mới có thể trao ban cho chúng ta – Tin mừng Đức Giêsu Kitô.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF ADVENT (B)
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8
At the airport recently a mother and her two-year-old were among those of us waiting to board our plane. The boy was frisky, ran from his mother’s side and tripped over a businessman’s briefcase. He banged his head on the terrazzo flooring and gave such a shriek of pain that many of us around let out a collective "Ahh!" of sympathy. But none of us were more sympathetic than his mother who scooped him up, clutched him to herself, kissed his bruised forehead and said repeatedly, "There, there, mommy’s right here." The more he cried, the more she spoke those comforting wordscd, "Mommy’s right here…. It’s okay."
That young mother and injured child come to mind as I hear today’s passage from Isaiah. If you were to make a list of the most comforting Old Testament texts wouldn’t today’s be among the top 5 or 10? The passage reflects the tender love God has for the injured and defeated chosen children whom God had brought to birth and nurtured. Chapter 40 begins a section in Isaiah biblical people call "Second Isaiah" and it is addressed to the Israelites in Babylonian captivity. "First Isaiah" (chapters 1-39) was meant to warn the people in Jerusalem of what would happen if they didn’t change their ways. They didn’t, were taken into exile and now, in their place of misery, God speaks to them a word of comfort. God is like that young mother who swoops up, kisses her injured child and speaks words of comfort, "There, there, mommy is here."
The Jewish people had been imprisoned and our God is going to set them free. They felt abandoned by God, but God has entered their place of pain. Orders are sent out: a smooth highway is to be constructed and God will come to lead the people home on it. The way will be made smooth because the travelers will be weary and frail after their long exile. Those lining the road will see the people’s return to Jerusalem and acknowledge that this is God’s work. "Then the glory of the Lord shall be revealed, and all people shall see it together…." Who else but God could accomplish such a marvelous, liberating task?
As we approach the end of this year many of us could use a little comfort. The hustle and bustle of the holiday season only intensifies people’s loneliness and sadness over loss, financial difficulties and discouragement. The holiday season’s superficial joviality and high expectations offer no comfort at all and only deepen the feeling of living in exile. Isaiah offers us hope this season as we hear the prophet’s promise that our God is coming to us in exile to lead us out. The journey may be long, but with God by our side we will not give up or collapse along the way.
In a recent Scripture session a man told us about his past history addicted to drugs. He lost his family, business, friends and was eventually sent to prison. When he got out he was contemplating suicide, but the words and support of an encouraging priest helped him begin to turn his life around. It was a powerful witness to us in that group and a reminder that the God who spoke through Isaiah to the people in exile continues to speak to modern-day exiles and wants to enter their lives and lead them out. "Comfort, give comfort to my people…" They are not just empty words, but are backed up by God’s powerful deeds. Again I hear that mother’s voice, "There, there, everything is going to be all right," as she bent down to swoop up her injured child.
We hear the first words of Mark’s gospel today and he gets quickly to the point. Mark doesn’t begin with the genealogy or infancy narrative as Matthew and Luke. John the Baptist and, soon-to-arrive Jesus, are not in their mother’s womb; this gospel begins with them as grown men. At this time the Jewish people have not been taken off to a foreign country, but are under heavy Roman oppression in their own land. Some of them have adapted to the Roman ways, while others (e.g. the Zealots) are plotting a violent rebellion. As in countries, ancient and modern under oppression, most of the other citizens are doing the best they can to survive.
Out of nowhere, or so it must have seemed, a messenger reminiscent of Isaiah, enters with an encouraging word, "Prepare the way of the Lord…." John the Baptist stirred up ancient memories for the people as they recalled God’s powerful deeds on their behalf in the past. No wonder they flocked out to John in the desert. He offered them a baptism of repentance so they could prepare for God’s renewed entrance into their lives.
Don’t we Christians feel like exiles in a foreign land at times? Our sense of isolation is heightened because, while we gather to pray and reflect this day, the culture of the world beyond our church doors is hostile to the values we are trying to nurture in ourselves and want to pass on to our children. We take Isaiah’s words to heart, for we can use a bit of comforting today.
Who among us doesn’t feel the pressure the holiday season puts on us as we experience the demands and restrictions on our spirits, time and budgets? The growing winter season also reminds us of the passage of time and temporariness of everyone and everything we know and do. Sometimes our best made plans and earnest intentions never materialize. We are asked to do so much for others that we barely can tend to our own needs. We can use some comforting today.
John the Baptist’s words can be comforting for those who are willing to repent from their sin. He brings good news for those who yearn to be forgiven; but he doesn’t have good news for people who are stuck in their self-righteousness, or who are indifferent to God and God’s ways. John offers a baptism that will drown the old ways. The cleansing John offers is just the beginning. After the waters comes the fire–the new life the Holy Spirit will pour into us through Jesus and his life, death and resurrection.
Like Isaiah and John the Baptist we are called to bring comfort and good news to others. We try to stay focused as we share the true meaning of this season with those nearest to us and with others we meet on the way that God has opened for us. With John we can feel like voices crying out in the wilderness as we call our world to reform and prepare for the coming of God and God’s ways.
John the Baptist invited those who flocked to him in the desert to remember the great deeds of God. He invited them again to trust that God had not forgotten them in their distress and was coming to help them. Meanwhile to prepare themselves they were to return to their roots in their faith and in their God.
We search out ways this Advent to cry out with John, "Prepare the way of the Lord…." We hope our words and actions this season will instill hope in people, in their dying and in their pain, in their confusion and wanderings – that God has not forgotten them, but is constructing a straight path to them. God’s glory is about to be revealed to all with hearts disposed and eyes wide open. "Prepare the way of the Lord."
The gospel of Mark has begun. It will unfold for us through this liturgical year. Sunday by Sunday we will hear about the comfort only God can offer us – the good news of Jesus Christ.
Top Stories
Pope Benedict on The Prayer of Jesus
Diane Montagna
09:28 01/12/2011
"To listen, to meditate, to fall silent before the Lord who speaks is an art that is learned by practicing it with constancy"
VATICAN CITY, NOV. 30, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the Italian-language catechesis Benedict XVI gave today during the general audience held in Paul VI Hall. The Pope continued with his series on prayer, turning today to the theme of Jesus’ prayer.
Dear brothers and sisters,
In recent catecheses, we have reflected on several examples of prayer from the Old Testament. Today, I would like to begin to look to Jesus and to His prayer, which runs through the whole of His life like a secret channel irrigating His existence, His relationships and His acts -- and which guides Him with steady constancy to the total giving of Himself according to God the Father’s plan of love. Jesus is also the Master for our prayer; indeed, He is the fraternal and active support each and every time we turn to the Father. Truly, as a title from the Compendium of the Catechism of the Catholic Church summarizes it, “Prayer is fully revealed and realized in Jesus” (541-547). To Him we wish to look in the upcoming catecheses.
A particularly significant moment along His path is the prayer that follows the baptism He submitted to in the Jordan River. The Evangelist Luke notes that Jesus -- after having received baptism at the hands of John the Baptist together with all the people -- enters into an intensely personal and prolonged prayer: “Now when all the people were baptized, and when Jesus also had been baptized and was praying, the heaven was opened, and the Holy Spirit descended upon Him” (Luke 3:21-22). It is precisely this “praying” in conversation with the Father that illumines the action He accomplished together with so many from among His own people who had come to the banks of the Jordan. By praying, He gives to his baptism an exclusive and personal character.
The Baptist had issued a strong appeal to live truly as “sons of Abraham” by converting to the good and by bearing fruit worthy of such repentance (cf. Luke 3:7-9). And a great number of Israelites were moved -- as the Evangelist Mark records, who writes: “And there went out … [to John] all the country of Judea, and all the people of Jerusalem; and they were baptized by Him in the river Jordan, confessing their sins” (Mark 1:5). The Baptist was bringing something truly new: submitting to baptism had to mark a decisive turning point -- a leaving behind of behavior tied to sin and the beginning of a new life.
Even Jesus welcomes this invitation -- He enters into the grey multitude of sinners who wait along the banks of the Jordan. However, as in the early Christians, so also in us the question arises: Why did Jesus voluntarily submit to this baptism of repentance and conversion? He had no need to confess sins -- He had no sin -- and therefore He had no need of conversion. Why then this act? The Evangelist Matthew reports the Baptist’s astonishment: “I need to be baptized by you, and do you come to me?” and Jesus’ response: “Let it be so now; for thus it is fitting for us to fulfill all justice” (Verse 15). In the biblical world, the word “justice” means to accept the Will of God fully. Jesus shows His closeness to that portion of His people who, following the Baptist, acknowledge the insufficiency of merely considering themselves children of Abraham -- but who want also to do God’s Will, who want to devote themselves to making their conduct a faithful response to the covenant God offered to Abraham.
Therefore, in descending into the river Jordan, Jesus -- who is without sin -- visibly manifests His solidarity with those who recognize their own sins, who choose to repent and to change their lives; He makes us understand that being part of God’s people means entering into a renewed perspective on life -- lived in accordance with God.
In this act, Jesus anticipates the Cross; He begins His activity by taking the place of sinners; by taking upon his shoulders the weight of the guilt of all mankind; by fulfilling the Father’s Will. By recollecting Himself in prayer, Jesus manifests the intimate bond He shares with the Father Who is in Heaven; He experiences His paternity; He welcomes the demanding beauty of His love -- and in conversation with the Father, He receives confirmation of His mission. In the words that resound from Heaven (cf. Luke 3:22), there is an early reference to the Paschal Mystery, to the Cross, and to the Resurrection. The divine voice calls Him “My Son, the Beloved” -- recalling Isaac, the well beloved son whom Abraham his father was ready to sacrifice in accordance with God’s command (cf. Genesis 22:1-14).
Jesus is not only the Son of David, the royal messianic descendent, or the Servant in whom God is well pleased -- He is also the Only-Begotten Son, the Beloved -- similar to Isaac -- whom God the Father gives for the salvation of the world. In the moment when, through prayer, Jesus profoundly lives His own Sonship and the experience of the Father’s Paternity (cf. Luke 3:22b), the Holy Spirit descends (cf. Luke 3:22a) -- [the Spirit] who guides Him in His mission and whom [Jesus] will pour forth once He has been lifted up upon the Cross (cf. John 1:32-34; 7:37-39), that He may illumine the Church’s work. In prayer, Jesus lives an uninterrupted contact with the Father in order to carry out to the end the plan of love for mankind.
The whole of Jesus’ life -- lived in a family profoundly tied to the religious tradition of the people of Israel -- stands against the backdrop of this extraordinary prayer. The references we find in the Gospels demonstrate this: His circumcision (cf. Luke 2:21) and His presentation in the temple (cf. Luke 2:22-24), as well as the education and formation He received at Nazareth in the holy house (cf. Luke 2:39-40 and 2:51-52). We are speaking here of “about thirty years” (Luke 3:23), a long period of hidden, daily life -- even if marked by experiences of participation in moments of communal religious expression, like the pilgrimage to Jerusalem (cf. Luke 2:41).
In narrating for us the episode of the 12-year-old Jesus in the temple, sitting among the teachers (cf. Luke 2:42-52), the Evangelist Luke emphasizes that Jesus, who prays after His baptism in the Jordan, has long been accustomed to intimate prayer with God the Father, [a prayer] rooted in the traditions and style of His family, and in the decisive experiences lived out within it. The 12-year-old’s response to Mary and Joseph already points to the divine Sonship that stands to be revealed by the heavenly voice following His baptism: “How is it that you sought me? Did you not know that I must be in my Father’s house?” (Luke 2:49). In coming up out of the waters of the Jordan, Jesus does not inaugurate His prayer; rather, He continues his constant, habitual relationship with the Father -- and it is in His intimate union with Him that He completes the transition from the hidden life of Nazareth to His public ministry.
Certainly, Jesus’ teaching on prayer comes from the way He learned to pray within His family, but it has its deep and essential origin in His being the Son of God, in His unique relationship with God the Father. The Compendium of the Catechism of the Catholic Church responds to the question: From whom did Jesus learn how to pray? in this way: “Jesus, with his human heart, learned how to pray from his mother and from the Jewish tradition. But his prayer sprang from a more secret source because he is the eternal Son of God who in His holy humanity offers His perfect filial prayer to His Father” (541).
In the Gospel narrative, the setting of Jesus’ prayer is found always at the crossroads between insertion into the tradition of His people and the newness of a unique personal relationship with God. “The lonely place” (cf. Mark 1:35; Luke 5:16) to which He often retires, “the mountain” He ascends in order to pray (cf. Luke 6:12; 9:28), “the night” that allows Him a time of solitude (cf. Mark 1:35; 6:46-47; Luke 6:12) all recall moments along the path of God’s revelation in the Old Testament, and indicate the continuity of His plan of salvation. But at the same time, they mark moments of particular importance for Jesus, who enters knowingly into this plan in utter faithfulness to the Father’s Will.
In our prayer also, we must learn increasingly to enter into this history of salvation whose summit is Jesus; [we must learn] to renew before God our personal decision to open ourselves to His Will, and to ask Him for the strength to conform our will to His -- in every aspect of our lives -- in obedience to His plan of love for us.
Jesus’ prayer touches all the phases of His ministry and all of His days. Hardships do not impede it. Indeed, the Gospels clearly show that it was a custom of Jesus’ to pass part of the night in prayer. The Evangelist Mark recounts one of these nights, after the hard day of the multiplication of the loaves, and he writes: “Immediately He made His disciples get into the boat and go before Him to the other side, to Bethsaida, while He dismissed the crowd. And after He had taken leave of them, He went into the hills to pray. And when evening came, the boat was out on the sea, and He was alone on the land” (Mark 6:45-47).
When decisions become urgent and complex, His prayer becomes more prolonged and intense. Faced with the imminent choice of the Twelve Apostles, for example, Luke emphasizes that Jesus’ prayer in preparation for this moment lasted the entire night: “In these days He went out into the hills to pray; and all night He continued in prayer to God. And when it was day, He called His disciples, and chose from them twelve, whom he named apostles” (Luke 6:12-13).
In looking to the prayer of Jesus, a question should arise in us: How do I pray? How do we pray? What sort of time do I dedicate to my relationship with God? Does there exist today a sufficient education and formation in prayer? And who can be its teacher?
In the Apostolic Exhortation Verbum Domini I spoke of the importance of the prayed reading of Sacred Scripture. Having gathered the findings of the Assembly of the Synod of Bishops, I placed particular emphasis upon the specific form of lectio divina. To listen, to meditate, to fall silent before the Lord who speaks is an art that is learned by practicing it with constancy. Certainly, prayer is a gift that must first and foremost be welcomed -- it is the work of God -- but it demands commitment and continuity on our part; above all, continuity and constancy are important. The example of Jesus’ experience shows that His prayer, animated by the fatherhood of God and by the communion of the Spirit, deepened through prolonged and faithful exercise -- unto the Garden of Olives and the Cross.
Today, Christians are called to be witnesses to prayer because our world is often closed to divine horizons and to the hope that leads to an encounter with God. Through a deep friendship with Jesus -- and by living a filial relationship with the Father in Him and with Him -- by our faithful and constant prayer we can open the windows to God’s heaven. Indeed, in walking along the way of prayer --without regard for human concern -- we can help others to travel the same road: for it is true also of Christian prayer that, in travelling along its paths, paths are opened.
Dear brothers and sisters, let us form ourselves in an intense relationship with God, in prayer that is not occasional but constant, and full of trust, capable of illumining our lives, as Jesus teaches us. And let us ask Him that we may be able to communicate -- to the persons close to us and to those whom we meet on our streets -- the joy of encountering the Lord, Who is light for our lives. Thank you.
(Source: [Translation by Diane Montagna], http://www.zenit.org/article-33925?l=english)
VATICAN CITY, NOV. 30, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the Italian-language catechesis Benedict XVI gave today during the general audience held in Paul VI Hall. The Pope continued with his series on prayer, turning today to the theme of Jesus’ prayer.
Dear brothers and sisters,
In recent catecheses, we have reflected on several examples of prayer from the Old Testament. Today, I would like to begin to look to Jesus and to His prayer, which runs through the whole of His life like a secret channel irrigating His existence, His relationships and His acts -- and which guides Him with steady constancy to the total giving of Himself according to God the Father’s plan of love. Jesus is also the Master for our prayer; indeed, He is the fraternal and active support each and every time we turn to the Father. Truly, as a title from the Compendium of the Catechism of the Catholic Church summarizes it, “Prayer is fully revealed and realized in Jesus” (541-547). To Him we wish to look in the upcoming catecheses.
A particularly significant moment along His path is the prayer that follows the baptism He submitted to in the Jordan River. The Evangelist Luke notes that Jesus -- after having received baptism at the hands of John the Baptist together with all the people -- enters into an intensely personal and prolonged prayer: “Now when all the people were baptized, and when Jesus also had been baptized and was praying, the heaven was opened, and the Holy Spirit descended upon Him” (Luke 3:21-22). It is precisely this “praying” in conversation with the Father that illumines the action He accomplished together with so many from among His own people who had come to the banks of the Jordan. By praying, He gives to his baptism an exclusive and personal character.
The Baptist had issued a strong appeal to live truly as “sons of Abraham” by converting to the good and by bearing fruit worthy of such repentance (cf. Luke 3:7-9). And a great number of Israelites were moved -- as the Evangelist Mark records, who writes: “And there went out … [to John] all the country of Judea, and all the people of Jerusalem; and they were baptized by Him in the river Jordan, confessing their sins” (Mark 1:5). The Baptist was bringing something truly new: submitting to baptism had to mark a decisive turning point -- a leaving behind of behavior tied to sin and the beginning of a new life.
Even Jesus welcomes this invitation -- He enters into the grey multitude of sinners who wait along the banks of the Jordan. However, as in the early Christians, so also in us the question arises: Why did Jesus voluntarily submit to this baptism of repentance and conversion? He had no need to confess sins -- He had no sin -- and therefore He had no need of conversion. Why then this act? The Evangelist Matthew reports the Baptist’s astonishment: “I need to be baptized by you, and do you come to me?” and Jesus’ response: “Let it be so now; for thus it is fitting for us to fulfill all justice” (Verse 15). In the biblical world, the word “justice” means to accept the Will of God fully. Jesus shows His closeness to that portion of His people who, following the Baptist, acknowledge the insufficiency of merely considering themselves children of Abraham -- but who want also to do God’s Will, who want to devote themselves to making their conduct a faithful response to the covenant God offered to Abraham.
Therefore, in descending into the river Jordan, Jesus -- who is without sin -- visibly manifests His solidarity with those who recognize their own sins, who choose to repent and to change their lives; He makes us understand that being part of God’s people means entering into a renewed perspective on life -- lived in accordance with God.
In this act, Jesus anticipates the Cross; He begins His activity by taking the place of sinners; by taking upon his shoulders the weight of the guilt of all mankind; by fulfilling the Father’s Will. By recollecting Himself in prayer, Jesus manifests the intimate bond He shares with the Father Who is in Heaven; He experiences His paternity; He welcomes the demanding beauty of His love -- and in conversation with the Father, He receives confirmation of His mission. In the words that resound from Heaven (cf. Luke 3:22), there is an early reference to the Paschal Mystery, to the Cross, and to the Resurrection. The divine voice calls Him “My Son, the Beloved” -- recalling Isaac, the well beloved son whom Abraham his father was ready to sacrifice in accordance with God’s command (cf. Genesis 22:1-14).
Jesus is not only the Son of David, the royal messianic descendent, or the Servant in whom God is well pleased -- He is also the Only-Begotten Son, the Beloved -- similar to Isaac -- whom God the Father gives for the salvation of the world. In the moment when, through prayer, Jesus profoundly lives His own Sonship and the experience of the Father’s Paternity (cf. Luke 3:22b), the Holy Spirit descends (cf. Luke 3:22a) -- [the Spirit] who guides Him in His mission and whom [Jesus] will pour forth once He has been lifted up upon the Cross (cf. John 1:32-34; 7:37-39), that He may illumine the Church’s work. In prayer, Jesus lives an uninterrupted contact with the Father in order to carry out to the end the plan of love for mankind.
The whole of Jesus’ life -- lived in a family profoundly tied to the religious tradition of the people of Israel -- stands against the backdrop of this extraordinary prayer. The references we find in the Gospels demonstrate this: His circumcision (cf. Luke 2:21) and His presentation in the temple (cf. Luke 2:22-24), as well as the education and formation He received at Nazareth in the holy house (cf. Luke 2:39-40 and 2:51-52). We are speaking here of “about thirty years” (Luke 3:23), a long period of hidden, daily life -- even if marked by experiences of participation in moments of communal religious expression, like the pilgrimage to Jerusalem (cf. Luke 2:41).
In narrating for us the episode of the 12-year-old Jesus in the temple, sitting among the teachers (cf. Luke 2:42-52), the Evangelist Luke emphasizes that Jesus, who prays after His baptism in the Jordan, has long been accustomed to intimate prayer with God the Father, [a prayer] rooted in the traditions and style of His family, and in the decisive experiences lived out within it. The 12-year-old’s response to Mary and Joseph already points to the divine Sonship that stands to be revealed by the heavenly voice following His baptism: “How is it that you sought me? Did you not know that I must be in my Father’s house?” (Luke 2:49). In coming up out of the waters of the Jordan, Jesus does not inaugurate His prayer; rather, He continues his constant, habitual relationship with the Father -- and it is in His intimate union with Him that He completes the transition from the hidden life of Nazareth to His public ministry.
Certainly, Jesus’ teaching on prayer comes from the way He learned to pray within His family, but it has its deep and essential origin in His being the Son of God, in His unique relationship with God the Father. The Compendium of the Catechism of the Catholic Church responds to the question: From whom did Jesus learn how to pray? in this way: “Jesus, with his human heart, learned how to pray from his mother and from the Jewish tradition. But his prayer sprang from a more secret source because he is the eternal Son of God who in His holy humanity offers His perfect filial prayer to His Father” (541).
In the Gospel narrative, the setting of Jesus’ prayer is found always at the crossroads between insertion into the tradition of His people and the newness of a unique personal relationship with God. “The lonely place” (cf. Mark 1:35; Luke 5:16) to which He often retires, “the mountain” He ascends in order to pray (cf. Luke 6:12; 9:28), “the night” that allows Him a time of solitude (cf. Mark 1:35; 6:46-47; Luke 6:12) all recall moments along the path of God’s revelation in the Old Testament, and indicate the continuity of His plan of salvation. But at the same time, they mark moments of particular importance for Jesus, who enters knowingly into this plan in utter faithfulness to the Father’s Will.
In our prayer also, we must learn increasingly to enter into this history of salvation whose summit is Jesus; [we must learn] to renew before God our personal decision to open ourselves to His Will, and to ask Him for the strength to conform our will to His -- in every aspect of our lives -- in obedience to His plan of love for us.
Jesus’ prayer touches all the phases of His ministry and all of His days. Hardships do not impede it. Indeed, the Gospels clearly show that it was a custom of Jesus’ to pass part of the night in prayer. The Evangelist Mark recounts one of these nights, after the hard day of the multiplication of the loaves, and he writes: “Immediately He made His disciples get into the boat and go before Him to the other side, to Bethsaida, while He dismissed the crowd. And after He had taken leave of them, He went into the hills to pray. And when evening came, the boat was out on the sea, and He was alone on the land” (Mark 6:45-47).
When decisions become urgent and complex, His prayer becomes more prolonged and intense. Faced with the imminent choice of the Twelve Apostles, for example, Luke emphasizes that Jesus’ prayer in preparation for this moment lasted the entire night: “In these days He went out into the hills to pray; and all night He continued in prayer to God. And when it was day, He called His disciples, and chose from them twelve, whom he named apostles” (Luke 6:12-13).
In looking to the prayer of Jesus, a question should arise in us: How do I pray? How do we pray? What sort of time do I dedicate to my relationship with God? Does there exist today a sufficient education and formation in prayer? And who can be its teacher?
In the Apostolic Exhortation Verbum Domini I spoke of the importance of the prayed reading of Sacred Scripture. Having gathered the findings of the Assembly of the Synod of Bishops, I placed particular emphasis upon the specific form of lectio divina. To listen, to meditate, to fall silent before the Lord who speaks is an art that is learned by practicing it with constancy. Certainly, prayer is a gift that must first and foremost be welcomed -- it is the work of God -- but it demands commitment and continuity on our part; above all, continuity and constancy are important. The example of Jesus’ experience shows that His prayer, animated by the fatherhood of God and by the communion of the Spirit, deepened through prolonged and faithful exercise -- unto the Garden of Olives and the Cross.
Today, Christians are called to be witnesses to prayer because our world is often closed to divine horizons and to the hope that leads to an encounter with God. Through a deep friendship with Jesus -- and by living a filial relationship with the Father in Him and with Him -- by our faithful and constant prayer we can open the windows to God’s heaven. Indeed, in walking along the way of prayer --without regard for human concern -- we can help others to travel the same road: for it is true also of Christian prayer that, in travelling along its paths, paths are opened.
Dear brothers and sisters, let us form ourselves in an intense relationship with God, in prayer that is not occasional but constant, and full of trust, capable of illumining our lives, as Jesus teaches us. And let us ask Him that we may be able to communicate -- to the persons close to us and to those whom we meet on our streets -- the joy of encountering the Lord, Who is light for our lives. Thank you.
(Source: [Translation by Diane Montagna], http://www.zenit.org/article-33925?l=english)
Pope voices support for eliminating death penalty
Vatican Press
14:16 01/12/2011
Vatican City, Dec 1 : Pope Benedict XVI Wednesday appealed to politicians to eliminate capital punishment, saying it is a violation of human dignity.
Speaking at the the Vatican to international delegations participating in conference on the theme "No Justice without Life", the Pope said: "I express my hope that your deliberations will encourage the political and legislative initiatives being promoted in a growing number of countries to eliminate the death penalty and to continue the substantive progress made in conforming penal law both to the human dignity of prisoners and the effective maintenance of public order."
The Vatican is a vocal critic of capital punishment, at times equating the persecution of early Christians in ancient Rome to the plight suffered by modern-day prisoners on death row.
Speaking at the the Vatican to international delegations participating in conference on the theme "No Justice without Life", the Pope said: "I express my hope that your deliberations will encourage the political and legislative initiatives being promoted in a growing number of countries to eliminate the death penalty and to continue the substantive progress made in conforming penal law both to the human dignity of prisoners and the effective maintenance of public order."
The Vatican is a vocal critic of capital punishment, at times equating the persecution of early Christians in ancient Rome to the plight suffered by modern-day prisoners on death row.
Birmanie / Myanmar: L’archevêque catholique de Rangoun appelle le pouvoir en place à approfondir les réformes
Eglises d'Asie
09:58 01/12/2011
A la veille de l’arrivée de Hillary Clinton à Rangoun (après avoir atterri à Nyapyidaw le 30 novembre en fin de journée, la secrétaire d’Etat a passé la journée du 1er décembre dans la capitale politique du pays et devait se rendre à Rangoun le 2 décembre pour y rencontrer Aung San Suu Kyi), Mgr Charles Bo estime que la simple présence de la secrétaire d’Etat américaine en Birmanie suffit à montrer l’ampleur des changements qui se sont produits dans le pays. Il ajoute que le chemin à parcourir vers un système véritablement démocratique demeure « substantiel ».
« Afin de prouver sa sincérité sur la voie des réformes démocratiques, le gouvernement doit libérer les prisonniers politiques qui sont encore derrière les barreaux », explique l’évêque dans un entretien à l’agence Ucanews (1). En Birmanie, tous attendent que ces libérations se fassent avant les élections législatives partielles qui devraient avoir lieu au début de l’année prochaine. Au-delà, l’Eglise souhaite pouvoir accéder aux zones de conflit dans le pays pour y apporter une aide humanitaire aux populations victimes des combats. Mgr Charles Bo cite à ce propos l’Etat Kachin où les combats entre l’armée et la Kachin Independence Army ont fait, depuis leur reprise en juin dernier, des dizaines de milliers de déplacés (2). Des rapports d’ONG internationales font état de « crimes de guerre » commis par l’armée à l’encontre des populations kachin.
L’évêque n’a toutefois pas commenté les récents accords, signés le 19 novembre dernier, entre Nyapyidaw et certains groupes ethniques armés. Le gouvernement semble en effet avoir abandonné une des conditions préalables qu’il mettait jusqu’à récemment à l’ouverture de pourparlers avec les insurrections ethniques, à savoir la transformation des « groupes rebelles » en « gardes frontières ». De plus, le pouvoir a proposé la mise en place d’une « conférence nationale » afin de rechercher des solutions politiques aux divisions ethniques.
A l’agence Fides (3), Mgr Charles Bo a seulement précisé que l’Eglise se souvenait de la plaie que constituait pour la nation la persistance des conflits ethniques et qu’elle avait connaissance des « contacts politiques » noués par Nyapyidaw avec les insurrections armées. « Un plan de réconciliation nationale » reconnaissant les droits et les besoins des différentes communautés ethniques de Birmanie est nécessaire, a affirmé l’évêque.
Quant aux priorités à plus long terme, l’archevêque de Rangoun a estimé que si la paix était une condition au développement du pays, un effort considérable devrait être mené dans le domaine de l’éducation et de la formation. « Si nous ne parvenons pas à nous rapprocher des standards internationaux en la matière, nous n’arriverons à rien », a-t-il mis en garde, soulignant par là l’état déplorable du système éducatif national après des décennies de sous-investissement.
Mgr Charles Bo a enfin exprimé l’espoir que le gouvernement « invite les responsables religieux à travailler de concert au développement du pays ». « Nous devons tirer les leçons du passé et nous tourner vers l’avenir : aujourd’hui, l’Etat doit fournir les mêmes droits, protections et opportunités à toutes les religions. Nous avons souffert durant trop longtemps. Nombreux sont ceux qui ont perdu la vie. Nous avons le désir de contribuer au développement du pays en donnant le témoignage de notre foi chrétienne », a affirmé l’évêque, prélat d’une Eglise qui réunit un peu plus de 1 % de la population.
En Birmanie, où le bouddhisme hinayana (petit véhicule) est dominant (89 % de la population), les Eglises chrétiennes représentent environ 4 % de la population, principalement parmi les minorités ethniques, notamment les Karen, Kachin et Chin. Dans sa politique de lutte contre les insurrections ethniques armées, la junte birmane n’a pas hésité à instrumentaliser la religion à des fins politiques, suscitant des oppositions entre chrétiens et bouddhistes pour mieux affaiblir certaines rebellions armées.
(1) Ucanews, 1er décembre 2011.
(2) Voir dépêche EDA du 25 octobre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/birmanie-myanmar/les-operations-de-l2019armee-birmane-en-pays-kachin-s2019intensifient-et-n2019epargnent-pas-les-civils
(3) Fides, 1er décembre 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 1er décembre 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Thái Bình hân hoan mừng 75 năm thành lập
Thiên Ánh Dương
21:13 01/12/2011
Xem hình ảnh
Đầu tiên là nghi thức chào đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha, phái đoàn của ngài, và đón tiếp các quan khách.
Tiếp đến là nghi thức cung nghinh, rước kiệu trọng thể các thánh Tử Đạo Thái Bình. Cuộc cung nghinh trang trọng hùng tráng của mọi thành phần dân Chúa nói lên tinh thần quyết tâm của giáo dân Thái Bình rằng sẽ quyết một lòng nối gót cha anh là các thánh Tử Đạo để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống, dẫu biết còn nhiều chông gai thử thách.
Sau phần nghi thức rước kiệu các Thánh Tử Đạo là thánh lễ trọng thể mừng kính các thánh Tử Đạo Thái Bình. Trong bài chia sẻ của mình, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã nói lên lòng khâm phục “sát đất” các thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngài nói: “Các thánh Tử Đạo đã làm vinh danh cho dân tộc Việt Nam” và mời gọi đoàn con cái Thái Bình hãy luôn biết noi gương các thánh Tử Đạo để nối gót các ngài, sẵn sàng làm chứng cho Tin Mừng, cho Chúa Kitô giữa môi trường sống của mình. Ngài nói tiếp: “Tôi muốn khích lệ anh chị em, hãy bắt chước gương sáng của các thánh Tử Đạo vô địch đức tin của anh chị em. Xin Mẹ La Vang và các thánh Tử Đạo Thái Bình nâng đỡ những bước chân đi của anh chị em trong tư cách của những người Kitô hữu để ánh sáng của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, chiếu giãi khắp mọi miền của quê hương rất đáng yêu này”. Những lời nhắn nhủ của ngài xuất phát từ con tim bái phục các thánh Tử Đạo Việt Nam và đầy tâm huyết của vị Đại Diện Đức Thánh Cha.
Cuối lễ ngài muốn suy diễn để nói lên ý nghĩa của con số “75” – kỷ niệm 75 năm thành lập Giáo Phận. Con số 7 nói lên 7 Bí Tích của Hội Thánh: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Giải Tội, Xức Dầu thánh, Hôn Phối, Truyền Chức. Con số 5 nói lên 5 Mối Phúc mà Chúa dạy. Đáng lẽ là 8 nhưng ngài muốn nhấn mạnh 5 mối phúc: “Phúc cho ai sống tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ; phúc cho ai xây dựng hòa bình thì sẽ được gọi là con Thiên Chúa; phúc cho ai khát khao sống công chính, vì sẽ dược Thiên Chúa cho thỏa long; phúc cho ai chịu bách hại vì sống công chính, Chúa Kitô, thì Nước Trời là của họ”.
Những lời chia sẻ cũng như nhắn nhủ của Vị Đại Diện Đức Thánh Cha đã để lại trong lòng người nghe một dấu ấn sâu đậm, khó quên, một sự thôi thúc mạnh mẽ phải ra đi làm chứng cho Chúa bất chấp khó khăn thử thách, hầu nên giống cha anh là các thánh Tử Đạo Việt Nam.
8 giờ tối là phần văn nghệ đặc sắc của các đội văn nghệ của nhiều thành phần dân Chúa trong Giáo Phận: Giáo Xứ Trung Đồng, Dòng Nữ Đaminh Thái Bình, đội chèo tập hợp nhiều thành phần,… Có lẽ ấn tượng hơn cả là vở chèo “Cuộc xử án Chúa Giêsu”, một sự nối kết giữa sự đau khổ của các thánh Tử Đạo Thái Bình và cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.
Buổi chiều 30.11.2011 đã để lại thật nhiều ấn tượng, nhiều dấu ấn trên người tham dự. Buổi chiều nay như là cơ hội quý báu để hun đúc, thúc đẩy người giáo dân Thái Bình hãy có một đời sống đạo kiên trung hào hùng như cha anh, tiếp nối mạnh mẽ thêm 75 năm sắp tới với sức sống trào tràn của máu các thánh Tử Đạo và máu thánh Chúa Kitô hầu nối kết các tâm hồn vào trong sự sống sung mãn của Thiên Chúa hằng sống.
Bài cám ơn của Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám Mục Thái Bình
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli - Đại diện không thường trực Tòa Thánh tại Việt Nam.
Kính thưa Cha Thư ký của Đức Tổng Giám Mục.
Kính thưa Quý Đức Tổng.
Kính Thưa Đức Cha Phê Rô, quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sỹ nam nữ, anh chị em giáo hữu thân mến.
Con rất cảm động được sự hiện diện của bấy nhiêu các vị đáng kính trọng trong Giáo Hội Việt Nam, trong một thánh lễ trọng thể mà con được vinh dự chia phần nhỏ bé, đó là được mừng lễ Thượng Thọ 80 tuổi do Giáo Phận Thái Bình tổ chức, như hôm nay con lại được nghe những lời chúc mừng đầy tình huynh đệ của Đức Cha Giáo Phận thay mặt cho cả cộng đoàn và tất cả các thành phần khác con xin hết lòng cảm tạ và xin các Đấng tiếp tục cầu nguyện cho con.
Thực ra thì trong một bữa tiệc Đức Cha Phê Rô có nói với con rằng Đức Cha được 80 tuổi chắc Đức Cha không nghe tiếng Chúa gọi nhiều lần, lập tức một Cha bên cạnh trả lời rằng Đức Cha bị điếc cả hai tai Chúa gọi có nghe thế đâu, nên con đã làm một bài thơ.
“Có một Giám Mục đã tám mươi
Chúa gọi đôi phen vẫn cứ cười
Chúa liền giận dỗi không gọi nữa
Cho sống đến một trăm mười”.
Thế là hôm nay nhờ ơn Đức Cha Phê rô và Các Đức Cha, mọi người cầu nguyện cho con sống tới ngoài tám rồi. Từ ngày 8/1/1931 là chính ngày sinh của con, tới nay đã được 80 tuổi 11 tháng 22 ngày bao nhiêu phút, bao nhiêu giây, vậy cho đến lúc này vẫn là ơn chúa ban cho nhờ lời cầu nguyện của các Đấng huống chi đến tận 110 biết bao nhiêu tháng giờ phút, làm sao đếm hết và tạ ơn cho nổi.
Vậy tắt một lời xin cảm tạ đội ơn Chúa Đức Mẹ các Thánh và các Đấng Bậc cho con được như lời Kinh Thánh dậy:
“Xin dạy chúng con đếm những ngày mình sống
Ngõ hầu tâm trí được Khôn Ngoan”.
Xin cảm tạ đội ơn.
Lễ cung hiến thánh đường Gia Huynh, Phan Thiết
Hồng Hương
09:52 01/12/2011
PHAN THIẾT - Sáng ngày 01.12.2011, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết long trọng cử hành Thánh lễ Cung Hiến Thánh Đường Gia Huynh với sự hiện diện của Cha Tổng đại diện, đông đảo quý linh mục, tu sĩ nam nữ, quan khách, ân thân nhân xa gần, cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tánh Linh và Gia Huynh. Niềm vui tạ ơn được tăng lên bội phần bởi hôm nay, Gia Huynh được Đức Giám Mục chính thức nâng lên hàng Giáo xứ trong Giáo phận Phan Thiết.
Xem hình ảnh
Vùng kinh tế mới Gia Huynh
Gia Huynh là tên gọi của một xã theo đơn vị hành chánh, thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Giáo họ Gia Huynh gồm bà con giáo dân thuộc hai xã: Gia Huynh và Suối Kiết. Gia Huynh có ba giáo điểm là : Dốc Sỏi, Bà Tá, Gia Huynh với số giáo dân khoảng 700 người trên tổng số 5.000 dân. Suối Kiết là giáo điểm có khoảng hơn 300 giáo dân trên tổng số 6.000 người. Ngoài ra, còn có khoảng 1.000 anh chị em dân tộc thiểu số sinh sống trên hai xã này.
Gọi là kinh tế mới vì từ lâu ở đây rừng thiêng nước độc, cây cối bạt ngàn. Sau 1975, vì hoàn cảnh xã hội nên một số người Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết phải bỏ quê đến đây làm ăn, khai hoang vỡ đất, làm rẫy … Vì quá cơ cực, lại thêm sự khắc nghiệt của khí hậu, nguồn nước, thú dữ và bệnh sốt rét nên người ta dần dần bỏ đi nơi khác. Mãi đến năm 2001 vẫn còn có voi dữ quật chết người chỉ cách Gia Huynh mấy cây số. Những người còn lại chẳng biết đi đâu nên cố gắng ở lại kiếm sống qua ngày trong sự phó thác cho trời. Sau đó có thêm nhiều người từ miền Trung, miền Bắc và miền Tây vào đây để lập nghiệp. Đường sá khó đi, nhà thờ lại xa mấy chục cây số mà phương tiện không có, nên chỉ vài nhà có xe máy thì chở nhau dự các thánh lễ ngày Chúa Nhật rồi tiện dịp ghé chợ ở huyện mua luôn đồ dùng cho cả tuần! Số còn lại ở nhà đọc kinh, cầu nguyện.
Mục Tử của Thiên Chúa giữa đoàn chiên
Tết Ất Dậu 2005, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Giám Mục giáo phận, đã đưa Cha Fx. Nguyễn Quang Minh về nhận chức Quản Xứ Tánh Linh. Sáng mồng Hai Tết, sau thánh lễ ở nhà thờ giáo xứ, ngài lại cùng một số anh em trong Hội đồng giáo xứ đến thăm các gia đình ở các vùng kinh tế mới rồi qui tụ lại cử hành Thánh Lễ. Từ đó, các ngày Chúa Nhật ngài đều đến các điểm này để cử hành Thánh Lễ. Ngài còn đi thăm viếng, động viên, tìm kiếm và qui tụ thành từng nhóm.
Nụ cười mừng vui chưa tròn thì chỉ mấy tháng sau bao khó khăn xảy đến. Một số giáo dân hoảng sợ âm thầm sống đạo ở nhà. Nhưng cha Minh vẫn kiên trì hằng tuần đến thăm hỏi, động viên, cử hành thánh lễ và tìm nhiều cách để đối thoại và gửi nhiều đơn đến các cấp chính quyền để được đến dâng lễ cho các giáo điểm với lí do: Giáo dân ở quá xa nhà thờ, lại nghèo không có phương tiện nên không thể đến nhà thờ giáo xứ tham dự các Thánh lễ ngày Chúa Nhật theo luật buộc được. Lí do chính đáng đã được chính quyền chấp nhận, cha Minh được đến để cử hành Thánh lễ ở bốn giáo điểm cách xa nhà thờ Tánh Linh: Gia Huynh (27 km); Bà Tá (13 km); Dốc Sỏi(15 km) và Suối Kiết (25 km) từ đó cho đến nay.
Cùng với thánh lễ Chúa Nhật, bà con còn được cha quan tâm về mọi mặt: Tổ chức các lớp học Giáo Lý; vào tháng Năm, tháng Mười các giáo điểm tổ chức các buổi đọc kinh liên gia ban tối, rước tượng Đức Mẹ tới từng nhà. Sau các thánh lễ tối, cha và Hội đồng mục vụ đến tận nhà để cùng đọc kinh, lần chuỗi, cầu nguyện. Dần dần, đời sống đạo xem ra có vẻ bình dân nhưng đem lại nhiều kết qủa tốt đẹp cho nhiều người và nhiều gia đình. Trong khó khăn, cha xứ vẫn luôn động viên mọi người, cách riêng các anh em hội đồng mục vụ với 5V là: “Vất vả vẫn vui vẻ”.
Gia Huynh hôm nay đã khởi sắc
Ngày 9.12.2007, Đức Cha Phaolô, đến cử hành Thánh lễ ban Bí tich Thêm sức cho 129 em thiếu nhi. Cuối năm 2008, Cha Minh xin Đức Cha Phaolô mua thửa đất 3.500m2 này để làm nhà thờ. Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, Đức Cha Phaolô lại đến thăm và dâng lễ dưới các gốc cây hay giữa trời nắng có tấm bạt che tạm hoặc mái hiên nhà giáo dân. Trải qua nhiều vất vả, ngày 22.01.2010, UBND Tỉnh Bình Thuận cho phép xây dựng Nhà Thờ Gia Huynh với diện tích 800m2.
Chúa Nhật ngày 23.03.2010, trở thành ngày trọng đại với giáo họ Gia Huynh bởi được Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Tân Giám mục Giáo phận Phan Thiết, chủ sự Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ.
Một giai đoạn mới lại đến với cộng đoàn Gia Huynh. Cha sở và bà con giáo dân bền lòng cậy trông vào ơn Chúa. Trải qua gần 20 tháng, với hơn 1.000 công của giáo dân và biết bao đóng góp tinh thần và vật chất khác của Quý Đức Cha, Quý Ân Nhân xa gần, ngôi thánh đường được hoàn thành là bằng chứng quyền năng kỳ diệu của Thiên Chúa và tình người.
Trong ngày vui tạ ơn, cộng đoàn khá bất ngờ và thích thú khi biết cũng tại vùng đất này, cách đây 25 năm, trước khi đi tu học tại ĐCV Thánh Giuse Sài gòn, năm 1986, cha sở Tánh Linh khi đó còn là chàng trai Nguyễn Quang Minh đã phải thi hành nghĩa vụ lao động tại vùng đất này, với thời hạn 2 năm 4 tháng 20 ngày! Đức Cha Giuse đã ứng khẩu câu thơ tặng cha đặc trách Gia Huynh:
“Cha Nguyễn Quang Minh, hơn hai năm lao động, đóng tại Gia Huynh
Đến khi hòa bình, về xứ Tánh Linh, chăm sóc tận tình,
xây dựng hoàn chỉnh nhà thờ Gia Huynh”
Hôm nay, Gia Huynh đã qua trang sử mới khắc ghi vào tâm khảm từng giáo dân bởi cùng với niềm vui Đức Giám Mục Giáo phận đến dâng Thánh lễ Làm phép và Cung hiến thánh đường, Cha Tổng đại diện thay mặt Đức Giám Mục đã công bố nâng Gia Huynh lên hàng giáo xứ. Đức Cha Giuse cầu chúc giáo dân Gia Huynh khởi đi từ hôm nay hiện diện với nét đẹp của một giáo xứ mới với 3 chữ C: Sống gắn bó với Chúa bằng đời sống Cầu nguyện; Ý thức nỗ lực Canh tân; Và biết Chia sẻ với nhau. Ngài cũng nhắn nhủ cộng đoàn phải mở ra với anh em lương dân xung quanh bằng việc sống chứng tá của đời sống hiệp thông, thực thi lẽ công bình và tình bác ái. Đây chính là sứ mệnh của giáo điểm Gia Huynh này giữa ngàn xanh truyền giáo.
Xin cùng với toàn thể giáo xứ Gia Huynh dâng lời cảm tạ Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Bổn mạng Phanxicô Xaviê và tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Ân Nhân và cộng đoàn. Thật là đất khô cằn nay đã nở hoa.
Xem hình ảnh
Vùng kinh tế mới Gia Huynh
Gia Huynh là tên gọi của một xã theo đơn vị hành chánh, thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Giáo họ Gia Huynh gồm bà con giáo dân thuộc hai xã: Gia Huynh và Suối Kiết. Gia Huynh có ba giáo điểm là : Dốc Sỏi, Bà Tá, Gia Huynh với số giáo dân khoảng 700 người trên tổng số 5.000 dân. Suối Kiết là giáo điểm có khoảng hơn 300 giáo dân trên tổng số 6.000 người. Ngoài ra, còn có khoảng 1.000 anh chị em dân tộc thiểu số sinh sống trên hai xã này.
Gọi là kinh tế mới vì từ lâu ở đây rừng thiêng nước độc, cây cối bạt ngàn. Sau 1975, vì hoàn cảnh xã hội nên một số người Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết phải bỏ quê đến đây làm ăn, khai hoang vỡ đất, làm rẫy … Vì quá cơ cực, lại thêm sự khắc nghiệt của khí hậu, nguồn nước, thú dữ và bệnh sốt rét nên người ta dần dần bỏ đi nơi khác. Mãi đến năm 2001 vẫn còn có voi dữ quật chết người chỉ cách Gia Huynh mấy cây số. Những người còn lại chẳng biết đi đâu nên cố gắng ở lại kiếm sống qua ngày trong sự phó thác cho trời. Sau đó có thêm nhiều người từ miền Trung, miền Bắc và miền Tây vào đây để lập nghiệp. Đường sá khó đi, nhà thờ lại xa mấy chục cây số mà phương tiện không có, nên chỉ vài nhà có xe máy thì chở nhau dự các thánh lễ ngày Chúa Nhật rồi tiện dịp ghé chợ ở huyện mua luôn đồ dùng cho cả tuần! Số còn lại ở nhà đọc kinh, cầu nguyện.
Mục Tử của Thiên Chúa giữa đoàn chiên
Tết Ất Dậu 2005, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Giám Mục giáo phận, đã đưa Cha Fx. Nguyễn Quang Minh về nhận chức Quản Xứ Tánh Linh. Sáng mồng Hai Tết, sau thánh lễ ở nhà thờ giáo xứ, ngài lại cùng một số anh em trong Hội đồng giáo xứ đến thăm các gia đình ở các vùng kinh tế mới rồi qui tụ lại cử hành Thánh Lễ. Từ đó, các ngày Chúa Nhật ngài đều đến các điểm này để cử hành Thánh Lễ. Ngài còn đi thăm viếng, động viên, tìm kiếm và qui tụ thành từng nhóm.
Nụ cười mừng vui chưa tròn thì chỉ mấy tháng sau bao khó khăn xảy đến. Một số giáo dân hoảng sợ âm thầm sống đạo ở nhà. Nhưng cha Minh vẫn kiên trì hằng tuần đến thăm hỏi, động viên, cử hành thánh lễ và tìm nhiều cách để đối thoại và gửi nhiều đơn đến các cấp chính quyền để được đến dâng lễ cho các giáo điểm với lí do: Giáo dân ở quá xa nhà thờ, lại nghèo không có phương tiện nên không thể đến nhà thờ giáo xứ tham dự các Thánh lễ ngày Chúa Nhật theo luật buộc được. Lí do chính đáng đã được chính quyền chấp nhận, cha Minh được đến để cử hành Thánh lễ ở bốn giáo điểm cách xa nhà thờ Tánh Linh: Gia Huynh (27 km); Bà Tá (13 km); Dốc Sỏi(15 km) và Suối Kiết (25 km) từ đó cho đến nay.
Cùng với thánh lễ Chúa Nhật, bà con còn được cha quan tâm về mọi mặt: Tổ chức các lớp học Giáo Lý; vào tháng Năm, tháng Mười các giáo điểm tổ chức các buổi đọc kinh liên gia ban tối, rước tượng Đức Mẹ tới từng nhà. Sau các thánh lễ tối, cha và Hội đồng mục vụ đến tận nhà để cùng đọc kinh, lần chuỗi, cầu nguyện. Dần dần, đời sống đạo xem ra có vẻ bình dân nhưng đem lại nhiều kết qủa tốt đẹp cho nhiều người và nhiều gia đình. Trong khó khăn, cha xứ vẫn luôn động viên mọi người, cách riêng các anh em hội đồng mục vụ với 5V là: “Vất vả vẫn vui vẻ”.
Gia Huynh hôm nay đã khởi sắc
Ngày 9.12.2007, Đức Cha Phaolô, đến cử hành Thánh lễ ban Bí tich Thêm sức cho 129 em thiếu nhi. Cuối năm 2008, Cha Minh xin Đức Cha Phaolô mua thửa đất 3.500m2 này để làm nhà thờ. Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, Đức Cha Phaolô lại đến thăm và dâng lễ dưới các gốc cây hay giữa trời nắng có tấm bạt che tạm hoặc mái hiên nhà giáo dân. Trải qua nhiều vất vả, ngày 22.01.2010, UBND Tỉnh Bình Thuận cho phép xây dựng Nhà Thờ Gia Huynh với diện tích 800m2.
Chúa Nhật ngày 23.03.2010, trở thành ngày trọng đại với giáo họ Gia Huynh bởi được Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Tân Giám mục Giáo phận Phan Thiết, chủ sự Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ.
Một giai đoạn mới lại đến với cộng đoàn Gia Huynh. Cha sở và bà con giáo dân bền lòng cậy trông vào ơn Chúa. Trải qua gần 20 tháng, với hơn 1.000 công của giáo dân và biết bao đóng góp tinh thần và vật chất khác của Quý Đức Cha, Quý Ân Nhân xa gần, ngôi thánh đường được hoàn thành là bằng chứng quyền năng kỳ diệu của Thiên Chúa và tình người.
Trong ngày vui tạ ơn, cộng đoàn khá bất ngờ và thích thú khi biết cũng tại vùng đất này, cách đây 25 năm, trước khi đi tu học tại ĐCV Thánh Giuse Sài gòn, năm 1986, cha sở Tánh Linh khi đó còn là chàng trai Nguyễn Quang Minh đã phải thi hành nghĩa vụ lao động tại vùng đất này, với thời hạn 2 năm 4 tháng 20 ngày! Đức Cha Giuse đã ứng khẩu câu thơ tặng cha đặc trách Gia Huynh:
“Cha Nguyễn Quang Minh, hơn hai năm lao động, đóng tại Gia Huynh
Đến khi hòa bình, về xứ Tánh Linh, chăm sóc tận tình,
xây dựng hoàn chỉnh nhà thờ Gia Huynh”
Hôm nay, Gia Huynh đã qua trang sử mới khắc ghi vào tâm khảm từng giáo dân bởi cùng với niềm vui Đức Giám Mục Giáo phận đến dâng Thánh lễ Làm phép và Cung hiến thánh đường, Cha Tổng đại diện thay mặt Đức Giám Mục đã công bố nâng Gia Huynh lên hàng giáo xứ. Đức Cha Giuse cầu chúc giáo dân Gia Huynh khởi đi từ hôm nay hiện diện với nét đẹp của một giáo xứ mới với 3 chữ C: Sống gắn bó với Chúa bằng đời sống Cầu nguyện; Ý thức nỗ lực Canh tân; Và biết Chia sẻ với nhau. Ngài cũng nhắn nhủ cộng đoàn phải mở ra với anh em lương dân xung quanh bằng việc sống chứng tá của đời sống hiệp thông, thực thi lẽ công bình và tình bác ái. Đây chính là sứ mệnh của giáo điểm Gia Huynh này giữa ngàn xanh truyền giáo.
Xin cùng với toàn thể giáo xứ Gia Huynh dâng lời cảm tạ Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Bổn mạng Phanxicô Xaviê và tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Ân Nhân và cộng đoàn. Thật là đất khô cằn nay đã nở hoa.
Diễn Văn Chào Mừng Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh Đến Thăm Gp Phát Diệm
GM. Giuse Nguyễn Năng
09:59 01/12/2011
Diễn Văn Chào Mừng Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh Đến Thăm Gp Phát Diệm
Kính thưa quí cha và anh chị em thân mến,
Hôm nay anh chị em qui tụ nơi đây để cử hành thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận Phát Diệm. Đây là cột mốc ghi dấu một chặng đường của giáo phận chúng ta.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta trân trọng chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Chúng ta hân hoan gặp lại và đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục giáo phận Thanh Hóa, nguyên giám quản giáo phận Phát Diệm. Dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi 2 năm, dù đường xá xa xôi, ngài đã lưu lại một dấu ấn qua tấm lòng yêu thương và phục vụ hết mình.
Chúng ta vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam, nguyên giám mục của giáo phận chúng ta. Giáo phận Phát Diệm đi qua hành trình 110 năm, thì trong đó đã có gần 20 năm được in dấu bằng bao nhiêu hy sinh của Đức Cha Giuse kính mến. Chúng ta yêu mến ngài và ghi nhớ công lao của ngài.
Trọng kính Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh,
Từ khi được tin Đức Tổng sẽ viếng thăm giáo phận Phát Diệm, mọi thành phần Dân Chúa đều hân hoan và mong đợi ngày hôm nay. Trong tâm tình yêu mến của những người con trong Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, chúng con chào mừng Đức Tổng như sứ giả của tình thương và niềm hy vọng đến từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Quả vậy, dù chưa được thường trú tại Việt Nam, nhưng sự hiện diện của Đức Tổng giữa chúng con chính là bằng chứng của lòng yêu mến và chăm sóc mục vụ mà Đức Thánh Cha dành cho Hội Thánh và dân tộc Việt Nam. Kính xin Đức Tổng dâng lên Đức Thánh Cha lòng yêu mến và niềm tri ân của gia đình giáo phận Phát Diệm trước tình thương mà Ngài dành cho chúng con. Sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha và với Hội Thánh toàn cầu vẫn luôn là nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu tại Giáo hội địa phương này.
Chúng con vui mừng vì hôm nay Đức Tổng đến chủ sự thánh lễ và cùng với chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận. Lịch sử 110 năm của giáo phận cũng chính là lịch sử 110 năm của hồng ân và tình thương Thiên Chúa.
Chúng con vinh dự có 11 vị thánh tử đạo đã sống và phục vụ tại giáo phận Phát Diệm, trong đó có 4 vị thánh quê hương tại Phát Diệm là linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan, thầy giảng Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự, và vị thánh nữ duy nhất trong số 117 vị thánh tử đạo Việt Nam là bà Anê Lê Thị Thành.
Phát Diệm cũng tự hào có một quần thể kiến trúc độc đáo do cha Phêrô Trần Lục thực hiện bằng chất liệu là gỗ và đá, hoàn toàn theo văn hóa Việt Nam, và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Giáo phận Phát Diệm được Đức Thánh Cha Lêô XIII thành lập ngày 2 - 4 - 1901, với tên gọi là địa phận Duyên Hải Đàng Ngoài (Tunkinus Marittimus) ; đến năm 1924, được đổi thành Phát Diệm. Giám mục tiên khởi là Đức Cha Alexandre Marcou.
Trong lịch sử 110 năm, chúng con tạ ơn Chúa vì các vị Mục tử tài đức, đặc biệt chúng con vinh dự có Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng là vị giám mục đầu tiên người Việt Nam. Các ngài đã dầy công xây dựng giáo phận và dẫn dắt đoàn chiên ngày càng thăng tiến trong đời sống Kitô hữu.
Khi mới thành lập, Phát Diệm có 24 linh mục thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt Nam, 18 đại chủng sinh, 112 thày giảng, 145 tiểu chủng sinh, 3 cộng đoàn Mến Thánh Giá, 27 giáo xứ với 85.000 tín hữu.
Sau 31 năm, số tín hữu đã lên tới 140.000 ; có 35 linh mục thừa sai, 137 linh mục Việt Nam, và một Hội dòng là Mến Thánh Giá Phát Diệm. Vì thế, năm 1932, Tòa Thánh đã thành lập một giáo phận mới là giáo phận Thanh Hóa, tách ra từ Phát Diệm.
Từ ngày thành lập đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, nhờ đời sống chứng nhân của các thánh tử đạo, nhờ gương sáng đức tin của tiền nhân, nhờ sự tận tụy phục vụ của các vị mục tử nhiệt thành, giáo phận chúng con đã không ngừng phát triển về số lượng, về cơ sở vật chất, và nhất là về đời sống đức tin.
Đã có những giai đoạn các sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế tối đa ; số linh mục giảm sút vì già yếu hoặc bị giam tù, trong khi đó lại không được phong chức. Nhưng ngay cả trong thời kỳ khó khăn, các thành phần Dân Chúa vẫn vững một lòng tin và kiên trì sống Lời Chúa. Đức Kitô Phục sinh vẫn hiện diện với Hội Thánh và làm cho Hội Thánh vững bước trong chân lý và tình thương.
Giờ đây, chúng con được tự do hơn. Những hoa trái đức tin tiếp tục nở rộ. Hiện nay giáo phận có 77 giáo xứ với hơn 160.000 tín hữu, 68 linh mục, 7 phó tế, 58 đại chủng sinh, 31 tiểu chủng sinh, một Hội dòng Mến Thánh Giá với gần 200 nữ tu. Ngoài ra còn có các chị em tu hội đời Thánh Tâm Chúa Giêsu ; đan viện Châu Sơn cũng ở trong lãnh thổ của giáo phận Phát Diệm.
Tuy nhiên, hiện nay chúng con đang phải đối diện với một thách đố khác còn nguy hiểm hơn nhiều lần, đó là tinh thần tục hóa đang dần dần chiếm ngự tâm hồn những người môn đệ Chúa Giêsu, nhất là nơi những người trẻ. Nhiều người mải mê tìm kiếm tiền bạc, vật chất, hưởng thụ khoái lạc, đến độ coi thường các giá trị đạo đức và bán rẻ lương tâm.
Chính vì thế, để kỷ niệm 110 năm thành lập, chúng con đã kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và sống Lời Chúa. Chương trình sống Lời Chúa này sẽ còn tiếp tục trong những năm kế tiếp. Chúng con xác tín rằng với Lời Chúa và Thánh Thể, cùng với tình hiệp thông sâu xa trong lòng Giáo Hội, chúng con sẽ vững vàng trong đời sống Kitô hữu và nhiệt thành loan báo Tin Mừng.
Trong giáo phận Phát Diệm, còn hơn 800.000 anh chị em chưa được biết chân lý Phúc Âm. Chúng con sẽ tích cực làm chứng cho tình thương cứu độ của Chúa Giêsu, và cộng tác với mọi người thiện chí để xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu thành một cộng đoàn huynh đệ, một xã hội đặt nền tảng trên công lý, tình thương và chân lý của Đức Kitô.
Trọng kính Đức Tổng,
Sự hiện diện của Đức Tổng trong ngày lễ tạ ơn hôm nay chính là sự khích lệ lớn lao cho chúng con trên hành trình đức tin. Cùng với lòng tri ân, chúng con cầu chúc sứ vụ của Đức Tổng gặt hái nhiều hoa trái : không những củng cố đức tin và tình hiệp thông cho các Kitô hữu tại đây, mà còn góp phần đem lại những thiện hảo lớn lao cho dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ biến cố hôm nay, chúng con kính dâng Đức Tổng một kỷ niệm đơn sơ nhưng giàu ý nghĩa. Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm được kết thành bởi các Kitô hữu, các mục tử và các nhà thờ. Đó là biểu tượng cho toàn thể gia đình giáo phận. Xin Đức Tổng nhớ đến chúng con và cầu nguyện cho chúng con.
+ Gm. Giuse Nguyễn Năng
Kính thưa quí cha và anh chị em thân mến,
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta trân trọng chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Chúng ta hân hoan gặp lại và đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục giáo phận Thanh Hóa, nguyên giám quản giáo phận Phát Diệm. Dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi 2 năm, dù đường xá xa xôi, ngài đã lưu lại một dấu ấn qua tấm lòng yêu thương và phục vụ hết mình.
Chúng ta vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam, nguyên giám mục của giáo phận chúng ta. Giáo phận Phát Diệm đi qua hành trình 110 năm, thì trong đó đã có gần 20 năm được in dấu bằng bao nhiêu hy sinh của Đức Cha Giuse kính mến. Chúng ta yêu mến ngài và ghi nhớ công lao của ngài.
Trọng kính Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh,
Từ khi được tin Đức Tổng sẽ viếng thăm giáo phận Phát Diệm, mọi thành phần Dân Chúa đều hân hoan và mong đợi ngày hôm nay. Trong tâm tình yêu mến của những người con trong Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, chúng con chào mừng Đức Tổng như sứ giả của tình thương và niềm hy vọng đến từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Quả vậy, dù chưa được thường trú tại Việt Nam, nhưng sự hiện diện của Đức Tổng giữa chúng con chính là bằng chứng của lòng yêu mến và chăm sóc mục vụ mà Đức Thánh Cha dành cho Hội Thánh và dân tộc Việt Nam. Kính xin Đức Tổng dâng lên Đức Thánh Cha lòng yêu mến và niềm tri ân của gia đình giáo phận Phát Diệm trước tình thương mà Ngài dành cho chúng con. Sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha và với Hội Thánh toàn cầu vẫn luôn là nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu tại Giáo hội địa phương này.
Chúng con vui mừng vì hôm nay Đức Tổng đến chủ sự thánh lễ và cùng với chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận. Lịch sử 110 năm của giáo phận cũng chính là lịch sử 110 năm của hồng ân và tình thương Thiên Chúa.
Phát Diệm cũng tự hào có một quần thể kiến trúc độc đáo do cha Phêrô Trần Lục thực hiện bằng chất liệu là gỗ và đá, hoàn toàn theo văn hóa Việt Nam, và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Giáo phận Phát Diệm được Đức Thánh Cha Lêô XIII thành lập ngày 2 - 4 - 1901, với tên gọi là địa phận Duyên Hải Đàng Ngoài (Tunkinus Marittimus) ; đến năm 1924, được đổi thành Phát Diệm. Giám mục tiên khởi là Đức Cha Alexandre Marcou.
Trong lịch sử 110 năm, chúng con tạ ơn Chúa vì các vị Mục tử tài đức, đặc biệt chúng con vinh dự có Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng là vị giám mục đầu tiên người Việt Nam. Các ngài đã dầy công xây dựng giáo phận và dẫn dắt đoàn chiên ngày càng thăng tiến trong đời sống Kitô hữu.
Khi mới thành lập, Phát Diệm có 24 linh mục thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt Nam, 18 đại chủng sinh, 112 thày giảng, 145 tiểu chủng sinh, 3 cộng đoàn Mến Thánh Giá, 27 giáo xứ với 85.000 tín hữu.
Sau 31 năm, số tín hữu đã lên tới 140.000 ; có 35 linh mục thừa sai, 137 linh mục Việt Nam, và một Hội dòng là Mến Thánh Giá Phát Diệm. Vì thế, năm 1932, Tòa Thánh đã thành lập một giáo phận mới là giáo phận Thanh Hóa, tách ra từ Phát Diệm.
Từ ngày thành lập đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, nhờ đời sống chứng nhân của các thánh tử đạo, nhờ gương sáng đức tin của tiền nhân, nhờ sự tận tụy phục vụ của các vị mục tử nhiệt thành, giáo phận chúng con đã không ngừng phát triển về số lượng, về cơ sở vật chất, và nhất là về đời sống đức tin.
Đã có những giai đoạn các sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế tối đa ; số linh mục giảm sút vì già yếu hoặc bị giam tù, trong khi đó lại không được phong chức. Nhưng ngay cả trong thời kỳ khó khăn, các thành phần Dân Chúa vẫn vững một lòng tin và kiên trì sống Lời Chúa. Đức Kitô Phục sinh vẫn hiện diện với Hội Thánh và làm cho Hội Thánh vững bước trong chân lý và tình thương.
Giờ đây, chúng con được tự do hơn. Những hoa trái đức tin tiếp tục nở rộ. Hiện nay giáo phận có 77 giáo xứ với hơn 160.000 tín hữu, 68 linh mục, 7 phó tế, 58 đại chủng sinh, 31 tiểu chủng sinh, một Hội dòng Mến Thánh Giá với gần 200 nữ tu. Ngoài ra còn có các chị em tu hội đời Thánh Tâm Chúa Giêsu ; đan viện Châu Sơn cũng ở trong lãnh thổ của giáo phận Phát Diệm.
Tuy nhiên, hiện nay chúng con đang phải đối diện với một thách đố khác còn nguy hiểm hơn nhiều lần, đó là tinh thần tục hóa đang dần dần chiếm ngự tâm hồn những người môn đệ Chúa Giêsu, nhất là nơi những người trẻ. Nhiều người mải mê tìm kiếm tiền bạc, vật chất, hưởng thụ khoái lạc, đến độ coi thường các giá trị đạo đức và bán rẻ lương tâm.
Chính vì thế, để kỷ niệm 110 năm thành lập, chúng con đã kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và sống Lời Chúa. Chương trình sống Lời Chúa này sẽ còn tiếp tục trong những năm kế tiếp. Chúng con xác tín rằng với Lời Chúa và Thánh Thể, cùng với tình hiệp thông sâu xa trong lòng Giáo Hội, chúng con sẽ vững vàng trong đời sống Kitô hữu và nhiệt thành loan báo Tin Mừng.
Trong giáo phận Phát Diệm, còn hơn 800.000 anh chị em chưa được biết chân lý Phúc Âm. Chúng con sẽ tích cực làm chứng cho tình thương cứu độ của Chúa Giêsu, và cộng tác với mọi người thiện chí để xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu thành một cộng đoàn huynh đệ, một xã hội đặt nền tảng trên công lý, tình thương và chân lý của Đức Kitô.
Trọng kính Đức Tổng,
Sự hiện diện của Đức Tổng trong ngày lễ tạ ơn hôm nay chính là sự khích lệ lớn lao cho chúng con trên hành trình đức tin. Cùng với lòng tri ân, chúng con cầu chúc sứ vụ của Đức Tổng gặt hái nhiều hoa trái : không những củng cố đức tin và tình hiệp thông cho các Kitô hữu tại đây, mà còn góp phần đem lại những thiện hảo lớn lao cho dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ biến cố hôm nay, chúng con kính dâng Đức Tổng một kỷ niệm đơn sơ nhưng giàu ý nghĩa. Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm được kết thành bởi các Kitô hữu, các mục tử và các nhà thờ. Đó là biểu tượng cho toàn thể gia đình giáo phận. Xin Đức Tổng nhớ đến chúng con và cầu nguyện cho chúng con.
+ Gm. Giuse Nguyễn Năng
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ họp với 3 Vị Giám mục Việt Nam hải ngoại
LM Peter Võ Sơn
12:21 01/12/2011
NAM CALI - Từ Thứ Hai, ngày 28 tháng 11 đến Thứ Tư ngày 30 tháng 11, Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ, Cha Phó Chủ Tịch Antthony Ngô Chính và Cha Tổng Thư Ký Peter Võ Sơn đã có những ngày họp với Đức Cha Vincentê Nguyễn Văn Long (Melbourne, Úc Châu), Đức Cha Vincentê Nguyễn Mạnh Hiếu, (Toronto, Canada) và Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương (Orange, Hoa Kỳ).
Xem hình ảnh
Đây là kỳ họp đầu tiên của Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng với các Đức Cha Việt Nam Hải Ngoại, nhằm chia sẻ kinh nghiệm mục vụ.
Nhân dịp này, Đức Ông Giuse, Cha Phó Chủ Tịch và Cha Tổng Thư Ký đến thăm Cha Micae Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Miền Tây Nam Hoa Kỳ, và Ban Lãnh Đạo Miền Tây Nam; cùng dâng Thánh Lễ với Đức Cha Vincentê Nguyễn Mạnh Hiếu tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam - Trung Tâm Công Giáo của Giáo Phận Orange.
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn cũng đến thăm Đức Cha Tod Brown, Giám Mục Giáo Phận Orange, và dâng Thánh Lễ kính Thánh Andrê Tông Đồ với Ngài tại Nhà Thờ Chính Tòa Holy Family.
Đây là kỳ họp đầu tiên của Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng với các Đức Cha Việt Nam Hải Ngoại, nhằm chia sẻ kinh nghiệm mục vụ.
Nhân dịp này, Đức Ông Giuse, Cha Phó Chủ Tịch và Cha Tổng Thư Ký đến thăm Cha Micae Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Miền Tây Nam Hoa Kỳ, và Ban Lãnh Đạo Miền Tây Nam; cùng dâng Thánh Lễ với Đức Cha Vincentê Nguyễn Mạnh Hiếu tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam - Trung Tâm Công Giáo của Giáo Phận Orange.
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn cũng đến thăm Đức Cha Tod Brown, Giám Mục Giáo Phận Orange, và dâng Thánh Lễ kính Thánh Andrê Tông Đồ với Ngài tại Nhà Thờ Chính Tòa Holy Family.
Dàn Nhạc Trẻ tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Arlington - Virginia - Hoa Kỳ
Phạm Dươmg Hãn
22:53 01/12/2011
Kỷ niệm 5 năm thành lập
Arlington - Virginia: Trong ngày lễ vọng Kitô Vua 11/19/2011 vừa qua, dàn nhạc thiếu niên tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Arlington - Virginia - Hoa Kỳ đã đánh dấu một thành tựu lớn của các em bằng việc kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.
Ngược dòng thời gian vào tháng 11/2006, một dàn nhạc nhỏ gồm 6 thành viên đã tụ họp lại đàn lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Năm năm trôi qua, dàn nhạc lớn mạnh với 36 nhạc sĩ trẻ đàn violin, viola, cello, clarinet đàn lễ hằng tuần vào 6 pm thứ bảy để phục vụ cho lễ thiếu nhi trong giáo xứ cùng với ca đoàn TNTT Thánh Tâm. Với lực lượng hùng mạnh, giáo xứ đã phải nhường khu vực trên gác đàn dành cho giáo dân cho dàn nhạc ngồi vì trung bình số lượng ca viên và ban nhạc lên tới gần 60 người. Kẻ đàn, người hát đã làm cho thánh lễ thêm sống động. Đây không phải là dàn nhạc hay nhất thế giới nhưng có thể là dàn nhạc thiếu niên VN lớn nhất đàn đệm trong các thánh lễ hàng tuần. Dàn nhạc cũng là dàn nhạc lớn nhất tại địa phận Arlington, Virginia.
Ai đến giáo xứ và nhìn thấy dàn nhạc đều có chung một câu hỏi "Làm sao có thể gầy dựng một dàn nhạc như thế ?" Câu trả lời có lẽ đầu tiên là nhờ vào sự thương yêu và khuyến khích của cha chánh xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, O.P. Kế đến là sự tận tâm hy sinh của các quí vị phụ huynh trong việc cho con em đến sinh hoạt với dàn nhạc. Thêm vào đó là ca đoàn TNTT Thánh Tâm đã ủng hộ để dàn nhạc cùng có mặt hát lễ chung với nhau. Một điểm nổi bật khác đó là cách điều hành của nhóm. Hơn 200 bài hát đã được phối khí cho các em, nhiều bài được phối khí lại nhiều lần nhưng dàn nhạc hầu như không bao giờ tập chung với nhau cả. Bài hát sau được phối khí rồi được đưa lên website http://www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm. Các thành viên download xuống và tập ở nhà, sau đó thì đến chiều thứ bảy cứ đến mà đàn. Hình ảnh các em đi sinh hoạt TNTT hay đi học giáo lý chiều thứ bảy cầm theo nhạc cụ để sau khi sinh hoạt hay học giáo lý xong thì sẽ lên gác đàn đã trở thành hình ảnh bình thường tại giáo xứ.
Mặc dù đã nghe qua câu chuyện, nhiều người vẫn không hình dung nổi tại sao một dàn nhạc không tập chung với nhau mà có thể đàn được như vậy. Có thể tại tính kỷ luật trong khi làm việc đã cho dàn nhạc một kết quả bất ngờ như vậy. Hằng tuần, các bài hát trong thánh lễ của các em được thâu hình và post lên http://www.youtube.com/user/hanpham. Các video clip này đã được xem khắp nơi trên thế giới. Một số ca đoàn tại Hoa Kỳ, Australia, và Việt Nam đã để ý tới dàn nhạc để học hỏi kinh nghiệm tổ chức. Không chỉ riêng các giới chức trong ca đoàn, khách từ xa về thăm thủ đô Washington DC ghé thăm giáo xứ cũng dành nhiều lời khen ngợi cho dàn nhạc trẻ tuổi này.
Đặc biệt vào tháng 6 năm 2011 khi Đức Cha Vinh Sơn Trần Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá của Giáo Phận Toronto - Canada đến Washington DC trong những ngày hành hương Đức Mẹ Lavang tại National Shrine of the Immaculate Conception cũng như kỷ niệm 1 năm ngày hoàn tất công trình trùng tu giáo xứ. Dàn nhạc đã được vinh dự cùng với Đoàn TNTT Thánh Tâm tại giáo xứ trình diễn vở nhạc kịch thánh Tôma Thiện (http://family.webshots.com/slideshow/580377574FIUXvD) và hát lễ do Đức Cha chủ tế khi ngài đến thăm giáo xứ. Trong ngày lễ hôm đó, bên cạnh Đức Cha Vinh Sơn còn có đông đảo quí linh mục tu sĩ, khách hành hương về từ mọi nơi: Boston, Seattle, Sacramento, North Carolina .... Mọi người đã dành nhiều lời khen ngợi cho màn kịch cũng như phần nhạc đệm do dàn nhạc đảm trách. DVD vở kịch thâu hình ngày hôm đó đã được một vị khách hành hương ưu ái mang sang Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Madrid vào tháng 8/2011 để chiếu cho các cộng đoàn Việt Nam tham dự Đại Hội.
Với hơn 600 học sinh đi học giáo lý vào chiều thứ bảy, các em là cánh đồng mầu mỡ cho việc gầy dựng và củng cố cho dàn nhạc. Con số 36 xem ra to lớn nhưng cũng chỉ hơn 5% các em đi lễ. Chúng tôi biết còn nhiều nhân tài trong số các em. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội để làm việc với các em. Thành viên trong dàn nhạc không chỉ đàn lễ 6 pm thứ bảy, một số em khác còn được mời hoặc đi theo cha mẹ để đàn cho các ca đoàn khác trong giáo xứ trong các dịp lễ đặc biệt. Đi đâu thì đi, các em vẫn giữ nề nếp sinh hoạt tại dàn nhạc này. Các em dành nhiều cảm mến cho dàn nhạc cho nên ngay cả những lúc không có lớp giáo lý, không có sinh hoạt TNTT, hay trong những ngày nghỉ hè, các em vẫn đến đàn lễ. Vừa là những người tận tụy với công việc nhà Chúa, nhiều em còn là học sinh giỏi cũng như đứng đầu dàn nhạc (concert master, second violin first chair, viola first chair) tại trường nơi các em đi học.
Trong ngày mừng 5 năm thành lập, các em đã được cha chánh xứ dẫn đi ăn tiệm. Mỗi nhạc công được 2 cánh gà chiên, 1 gỏi cuốn, và 1 tô phở đặc biệt. Thực đơn nhẹ nhàng nhưng cũng đã là quá thịnh soạn cho các em. Hơn nữa "đông vui hao", các em thông cảm với cha chánh xứ phải trả tiền cho gần 80 người. Dàn nhạc mang tiếng "hoành tráng" nhưng nghèo lắm. Mặc dù vậy, các em vẫn luôn luôn have fun.
Cám tạ ơn Chúa về những tài năng trẻ tuổi Ngài đã ban cho gia đình, cho giáo xứ cũng như cho giáo hội Việt Nam.
Hình chụp lễ 5 năm thành lập dàn nhạc https://picasaweb.google.com/114174733428447810717/20111119Orchestra5Years?authkey=Gv1sRgCPPg2r_epeu7ygE#
Các bài hát trong thánh lễ:
Thánh Lễ Tạ Ơn: http://www.youtube.com/watch?v=-SxI5Zb5YLw&feature=channel_video_title
You Are Mine: http://www.youtube.com/watch?v=12F9Mh31mgA&feature=channel_video_title
http://family.webshots.com/slideshow/580377574FIUXvD
Arlington - Virginia: Trong ngày lễ vọng Kitô Vua 11/19/2011 vừa qua, dàn nhạc thiếu niên tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Arlington - Virginia - Hoa Kỳ đã đánh dấu một thành tựu lớn của các em bằng việc kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.
Ngược dòng thời gian vào tháng 11/2006, một dàn nhạc nhỏ gồm 6 thành viên đã tụ họp lại đàn lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Năm năm trôi qua, dàn nhạc lớn mạnh với 36 nhạc sĩ trẻ đàn violin, viola, cello, clarinet đàn lễ hằng tuần vào 6 pm thứ bảy để phục vụ cho lễ thiếu nhi trong giáo xứ cùng với ca đoàn TNTT Thánh Tâm. Với lực lượng hùng mạnh, giáo xứ đã phải nhường khu vực trên gác đàn dành cho giáo dân cho dàn nhạc ngồi vì trung bình số lượng ca viên và ban nhạc lên tới gần 60 người. Kẻ đàn, người hát đã làm cho thánh lễ thêm sống động. Đây không phải là dàn nhạc hay nhất thế giới nhưng có thể là dàn nhạc thiếu niên VN lớn nhất đàn đệm trong các thánh lễ hàng tuần. Dàn nhạc cũng là dàn nhạc lớn nhất tại địa phận Arlington, Virginia.
Ai đến giáo xứ và nhìn thấy dàn nhạc đều có chung một câu hỏi "Làm sao có thể gầy dựng một dàn nhạc như thế ?" Câu trả lời có lẽ đầu tiên là nhờ vào sự thương yêu và khuyến khích của cha chánh xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, O.P. Kế đến là sự tận tâm hy sinh của các quí vị phụ huynh trong việc cho con em đến sinh hoạt với dàn nhạc. Thêm vào đó là ca đoàn TNTT Thánh Tâm đã ủng hộ để dàn nhạc cùng có mặt hát lễ chung với nhau. Một điểm nổi bật khác đó là cách điều hành của nhóm. Hơn 200 bài hát đã được phối khí cho các em, nhiều bài được phối khí lại nhiều lần nhưng dàn nhạc hầu như không bao giờ tập chung với nhau cả. Bài hát sau được phối khí rồi được đưa lên website http://www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm. Các thành viên download xuống và tập ở nhà, sau đó thì đến chiều thứ bảy cứ đến mà đàn. Hình ảnh các em đi sinh hoạt TNTT hay đi học giáo lý chiều thứ bảy cầm theo nhạc cụ để sau khi sinh hoạt hay học giáo lý xong thì sẽ lên gác đàn đã trở thành hình ảnh bình thường tại giáo xứ.
Mặc dù đã nghe qua câu chuyện, nhiều người vẫn không hình dung nổi tại sao một dàn nhạc không tập chung với nhau mà có thể đàn được như vậy. Có thể tại tính kỷ luật trong khi làm việc đã cho dàn nhạc một kết quả bất ngờ như vậy. Hằng tuần, các bài hát trong thánh lễ của các em được thâu hình và post lên http://www.youtube.com/user/hanpham. Các video clip này đã được xem khắp nơi trên thế giới. Một số ca đoàn tại Hoa Kỳ, Australia, và Việt Nam đã để ý tới dàn nhạc để học hỏi kinh nghiệm tổ chức. Không chỉ riêng các giới chức trong ca đoàn, khách từ xa về thăm thủ đô Washington DC ghé thăm giáo xứ cũng dành nhiều lời khen ngợi cho dàn nhạc trẻ tuổi này.
Đặc biệt vào tháng 6 năm 2011 khi Đức Cha Vinh Sơn Trần Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá của Giáo Phận Toronto - Canada đến Washington DC trong những ngày hành hương Đức Mẹ Lavang tại National Shrine of the Immaculate Conception cũng như kỷ niệm 1 năm ngày hoàn tất công trình trùng tu giáo xứ. Dàn nhạc đã được vinh dự cùng với Đoàn TNTT Thánh Tâm tại giáo xứ trình diễn vở nhạc kịch thánh Tôma Thiện (http://family.webshots.com/slideshow/580377574FIUXvD) và hát lễ do Đức Cha chủ tế khi ngài đến thăm giáo xứ. Trong ngày lễ hôm đó, bên cạnh Đức Cha Vinh Sơn còn có đông đảo quí linh mục tu sĩ, khách hành hương về từ mọi nơi: Boston, Seattle, Sacramento, North Carolina .... Mọi người đã dành nhiều lời khen ngợi cho màn kịch cũng như phần nhạc đệm do dàn nhạc đảm trách. DVD vở kịch thâu hình ngày hôm đó đã được một vị khách hành hương ưu ái mang sang Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Madrid vào tháng 8/2011 để chiếu cho các cộng đoàn Việt Nam tham dự Đại Hội.
Với hơn 600 học sinh đi học giáo lý vào chiều thứ bảy, các em là cánh đồng mầu mỡ cho việc gầy dựng và củng cố cho dàn nhạc. Con số 36 xem ra to lớn nhưng cũng chỉ hơn 5% các em đi lễ. Chúng tôi biết còn nhiều nhân tài trong số các em. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội để làm việc với các em. Thành viên trong dàn nhạc không chỉ đàn lễ 6 pm thứ bảy, một số em khác còn được mời hoặc đi theo cha mẹ để đàn cho các ca đoàn khác trong giáo xứ trong các dịp lễ đặc biệt. Đi đâu thì đi, các em vẫn giữ nề nếp sinh hoạt tại dàn nhạc này. Các em dành nhiều cảm mến cho dàn nhạc cho nên ngay cả những lúc không có lớp giáo lý, không có sinh hoạt TNTT, hay trong những ngày nghỉ hè, các em vẫn đến đàn lễ. Vừa là những người tận tụy với công việc nhà Chúa, nhiều em còn là học sinh giỏi cũng như đứng đầu dàn nhạc (concert master, second violin first chair, viola first chair) tại trường nơi các em đi học.
Trong ngày mừng 5 năm thành lập, các em đã được cha chánh xứ dẫn đi ăn tiệm. Mỗi nhạc công được 2 cánh gà chiên, 1 gỏi cuốn, và 1 tô phở đặc biệt. Thực đơn nhẹ nhàng nhưng cũng đã là quá thịnh soạn cho các em. Hơn nữa "đông vui hao", các em thông cảm với cha chánh xứ phải trả tiền cho gần 80 người. Dàn nhạc mang tiếng "hoành tráng" nhưng nghèo lắm. Mặc dù vậy, các em vẫn luôn luôn have fun.
Cám tạ ơn Chúa về những tài năng trẻ tuổi Ngài đã ban cho gia đình, cho giáo xứ cũng như cho giáo hội Việt Nam.
Hình chụp lễ 5 năm thành lập dàn nhạc https://picasaweb.google.com/114174733428447810717/20111119Orchestra5Years?authkey=Gv1sRgCPPg2r_epeu7ygE#
Các bài hát trong thánh lễ:
Thánh Lễ Tạ Ơn: http://www.youtube.com/watch?v=-SxI5Zb5YLw&feature=channel_video_title
You Are Mine: http://www.youtube.com/watch?v=12F9Mh31mgA&feature=channel_video_title
http://family.webshots.com/slideshow/580377574FIUXvD
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng đoàn Mẹ La Vang tại Boston thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Thái Hà
Lại tư Mỹ
16:53 01/12/2011
MASSACHUSETTS -Tiếng chuông của Thái Hà vang lên khi bị nhà cầm quyền Hà nội xử dụng cả trên trăm du đảng và côn đồ đến phá hoại khu thờ phượng linh thiêng, nhục mạ và đe doạ tính mạng các tu sỹ, giáo dân vào ngày 3 tháng 11 năm 2011 vừa qua, thậm chí còn nghênh ngang trên Cung thánh trong Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi tại Thái Hà. Thái hà không còn là một Giáo xứ của riêng người Công giáo, Thái Hà đã
trở thành một đối tượng mà Cộng sản Việt nam quyết tâm xóa sổ ! bởi vì, Thái Hà là thành lũy kiên cường, ý chí bất khuất có tổ chức không khuất phục trước bạo quyền, Thái Hà đã trở thành một biểu tượng cho chí khí anh hùng của dân tộc ta. Cho nên, sẽ không còn là ngạc nhiên, chẳng những tại Việt Nam mà khắp nơi trên toàn thế giới từ Melbourne, đến Sydney (Úc Châu). Từ California đến Washington State, tử Massachusetts, Boston đến Roma, Đức quốc, một lòng hướng về Thái Hà bằng mọi hình thức, cầu nguyện, hiệp thông, muôn ngàn ánh nền lung linh tỏa sáng muôn nơi làm ấm lòng những chiến sỹ Thái Hà Mục sư Martin Luther King đã từng có những lời bất hủ: " Điều làm tôi kinh hãi không phải là sự đàn áp của kẻ ác, mà là sự thờ ơ của người thiện." (What frightens me is not the oppression of the wicked soul. It's the indifference of the good ones) muôn nơi, người thiện đã nên tiếng, đó là khởi đầu cho sự đàn áp của kẻ ác phải cáo chung.
Tại Cộng đoàn Mẹ Lavang, Giáo xứ St. Ambrose, thuộc Tổng Giáo phận Boston, chiều hôm nay, Chủ nhật 27 tháng 11 năm 2011, thừa ủy nhiệm của Linh mục Daniel Finn, Chánh xứ, quý Linh mục Đaminh Nguyễn văn Tính, Quản nhiệm và Linh mục Giuse Nguyễn Chính, Ông Lê đăng Ân, Trưởng ban mục vụ cộng đoàn cùng với sự cộng tác tích cực của tất cả Cộng đoàn, Hội đoàn Công giáo Việt Nam tại Boston và các vùng phụ cận đã long trọng tổ chức Thánh Lễ và Thắp nến cầu nguyện, hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà. Sau Thánh Lễ, tất cả mọi người cùng tề tựu dưới chân Mẹ Lavang trước tiền đường Thánh đường St. Ambrose. Ngoài các giáo dân thuộc các cộng đoàn, còn sự hiện diện rất đông của đồng hương không phân biệt tôn giáo, các cơ quan đoàn thể Cộng đồng, các cơ quan truyền thông báo chí, rất đông các bạn trẻ thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh, và đặc biệt có sự tham dự của Linh mục Nguyễn-hữu-Thuận cùng các Thầy thuộc dòng Chúa Cứu Thế đang theo học tại Hoa kỳ. Boston đã vào đông, trời khá lạnh và buổi tối đến rất sớm, mới 6 giờ chiều mà như đã đêm khua ! Mở đầu chương trình đêm thắp nến nguyện cầu, Ngọc Diễm, một trong tiếng hát hàng đầu của Boston, tượng trưng cho tuổi trẻ năng nổ, nhiệt thành nhận lãnh vai trò MC buổi Lễ, trên bốn trăm người tham dự, với nến sáng trên tay, Ngọc-Diễm, bằng giọng trầm ấm, cô đã chân thành chào mừng mọi người tham dự, Cô nói về Lễ Tạ ơn Thanksgiving mà toàn dân Hoa kỳ đang tưng bừng kỷ niệm, về lời Tạ ơn đất nước đã cưu mang chúng ta, những người Việt tỵ nạn Cộng sản, tạ ơn những người Việt nam đang kiên cường tranh đấu cho quê hương Tự Do, Hạnh phúc, Dân chủ, Nhân quyền mà biểu hiện là buổi Thắp Nến đêm nay. Như một thao thức về một quê hương mến yêu mà chúng ta phải tạm dời xa! cũng như Tạ ơn Hoa kỳ đất nước đã mở rộng vòng tay cho chúng ta nương tựa, Cô đã trang trọng mời mọi người nghiêm chỉnh cử hành nghi thức chào Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ cùng một phút mặc niệm cho những người đã hy sinh cho lý tưởng Quốc gia. Tiếp theo, Linh mục Đaminh Nguyễn văn Tính, Quản nhiệm Cộng đoàn ngỏ lời chào mừng và tuyên bố ý nghĩa buổi thắp nến, tiếp lời là Ông Lê đăng Ân, trưởng ban tổ chức, chào mừng và cám ơn sự hiện diện của quý Linh mục, tu sỹ, quý cơ quan đoàn thể, quý cơ quan truyền thông, báo chí, quý đồng hương, và nhất là các bạn trẻ, bằng lời phát biểu chân thành và mạnh mẽ ông khẳng định việc làm của chúng ta đêm nay là vô cùng cần thiết, là một hỗ trợ tinh thần lớn lao không chỉ riêng cho Thái Hà mà cho tất cả những người đang kiên trì tranh đấu cho một Việt nam Tự Do, Công bằng, Văn Minh, ông ước mong những ngọn nến đêm nay tại Cộng đoàn Mẹ Lavang sẽ lan tỏa đến tất cả các cộng đoàn dân Chúa, đặc biệt tại Massachusetts. Bằng niềm tin vào sự cầu bầu của Mẹ Lavang, dân tộc Việt Nam sẽ thắng, chủ nghĩa Cộng sản sẽ tàn lụi, ngưòi dân Việt Nam sẽ được sống trong Tự do, Hạnh phúc.
Ca đoàn Mẹ Lavang cùng mọi người hiện diện, tay dâng cao ngọn nến hát vang bài ca Kinh Hòa bình, dưới ánh sáng lung linh, rực sáng một góc trời, Ông Đinh viết Nhân, Bà Nguyễn Kim Trang và Ông Lê quang Minh đại điện Cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Lavang những lời nguyện cầu chân thành nhất trong khi đồng hương lần lượt đặt những ngọn nến dưới chân Mẹ, như một phó thác: " Mẹ ơi, đoái thương đến nước Việt nam ! " Sau đó là phần phát lại lời phát biểu của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn văn Long, Giám mục phụ tá tại Melbourne trong buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà ngày 19 tháng 11 năm 2011 tại Úc Châu như một tuyên bố chính thức cho các nghi thức thắp nến cầu nguyện đang diễn ra khắp nơi trên thế giới để cầu nguyện và hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà. Linh mục Daniel Finn Chánh xứ, trong phần phát biểu, như một người Cha nhân từ, ngài thực sự bàng hoàng và đau lòng trước những thực trạng mà các tôn giáo tại Việt nam đang phải gánh chịu, đặc biệt tại Giáo xứ Thái Hà, sự tàn ác dã man của một chế độ phi nhân, ngài hãnh diện và tự hào về sự đoàn kết, hiệp thông của người Việt tỵ nạn, đó là một sức mạnh vô cùng cần thiết để mưu cầu tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt nam. Father Daniel Finn là một linh mục với vòng tay thân ái, rộng mở thương yêu, nâng đỡ người Việt tỵ nạn Cộng sản một cách vô cùng đặc biệt, luôn cùng hiện diện với Cộng đồng trong mục đích tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền, là một tiếng nói mạnh mẽ và được kính trọng trong chính giới Hoa kỳ.
Ông Lại tư Mỹ, đại diện ban tổ chức, trước khi tuyên đọc Thông cáo báo chí của Cộng đoàn Mẹ Lavang đã ngỏ lời cám ơn các cơ quan truyền thông báo chí, đặc biệt đài phát thanh Tiếng nước tôi Boston đã truyền thanh toàn bộ buổi Lễ đến đồng hương toàn thế giới trên hệ thống Tiếng nước tôi, đài phát thanh Việt nam Hải ngoại, đài truyền hình SBTN Boston, chuyển lời cám ơn của Linh mục Nguyễn Nam Phong từ Giáo xứ Thái Hà qua đường dây điện thoại từ Hà Nội đến quý Linh mục, tu sỹ, đồng hương đang tham dự buổi thắp nến, cầu nguyện hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà ( Bản Thông cáo báo chí của Cộng đoàn Mẹ LaVang đính kèm )
Trong không khí hào hùng, sôi động sau bản Thông cáo báo chí, toàn thể đồng hương cất cao lời hát: " Đáp lời sông núi. " của Trúc Hồ, như một quyết tâm của muôn triệu con dân nước Việt.
Ông Nguyễn thanh Bình, trong tư cách Chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts ghi nhận sự hiện diện đông đảo của đồng hương tại Mass, chẳng riêng tại Boston, mà còn rất đông đồng hương đến từ các vùng phụ cận, các hội đoàn, đoàn thể, đặc biệt sự hiện diện của rất đông các bạn trẻ, ông vui mừng và tin tưởng buổi thắp đêm nay sẽ là những khích lệ vô cùng quý giá cho Giáo xứ Thái Hà nói riêng, và cho những tiếng nói bất khuất vì tự do, dân chủ nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại Việt nam ngày càng vững mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, thay mặt ban tổ chức cám ơn toàn thể quý đồng hương sốt sắng tham dự buổi thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà, liền sau đó, Ca đoàn Mẹ Lavang cùng mọi người hiện diện cất cao lời cầu xin, qua bài: " Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam. " và cũng thể theo lời yêu cầu của Linh mục Daniel Finn, mọi người cùng nắm tay nhau đồng ca: " Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời. .. "
Mọi người ra về, lòng bùi ngùi, xúc động, xin cho những ngọn nến đêm nay đốt cháy đêm đen tang tóc đang vây phủ quê hương Việt Nam yêu dấu dưới ách thống trị của Cộng sản vô thần, xin cho lời nguyện cầu chân thành của chúng ta được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận. Xin mượn lời thơ của Bác sỹ Vũ Linh Huy cảm xúc sau khi tham dự buổi thắp nến cầu nguyện thay cho lời kết:
"Xin dâng thành kính một lời cầu
Hợp cùng tiếng hát, ngút trời cao,
Khấn nguyện quê hương qua quốc nạn,
Con thuyền dân tộc thoát ba đào "
Tại Cộng đoàn Mẹ Lavang, Giáo xứ St. Ambrose, thuộc Tổng Giáo phận Boston, chiều hôm nay, Chủ nhật 27 tháng 11 năm 2011, thừa ủy nhiệm của Linh mục Daniel Finn, Chánh xứ, quý Linh mục Đaminh Nguyễn văn Tính, Quản nhiệm và Linh mục Giuse Nguyễn Chính, Ông Lê đăng Ân, Trưởng ban mục vụ cộng đoàn cùng với sự cộng tác tích cực của tất cả Cộng đoàn, Hội đoàn Công giáo Việt Nam tại Boston và các vùng phụ cận đã long trọng tổ chức Thánh Lễ và Thắp nến cầu nguyện, hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà. Sau Thánh Lễ, tất cả mọi người cùng tề tựu dưới chân Mẹ Lavang trước tiền đường Thánh đường St. Ambrose. Ngoài các giáo dân thuộc các cộng đoàn, còn sự hiện diện rất đông của đồng hương không phân biệt tôn giáo, các cơ quan đoàn thể Cộng đồng, các cơ quan truyền thông báo chí, rất đông các bạn trẻ thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh, và đặc biệt có sự tham dự của Linh mục Nguyễn-hữu-Thuận cùng các Thầy thuộc dòng Chúa Cứu Thế đang theo học tại Hoa kỳ. Boston đã vào đông, trời khá lạnh và buổi tối đến rất sớm, mới 6 giờ chiều mà như đã đêm khua ! Mở đầu chương trình đêm thắp nến nguyện cầu, Ngọc Diễm, một trong tiếng hát hàng đầu của Boston, tượng trưng cho tuổi trẻ năng nổ, nhiệt thành nhận lãnh vai trò MC buổi Lễ, trên bốn trăm người tham dự, với nến sáng trên tay, Ngọc-Diễm, bằng giọng trầm ấm, cô đã chân thành chào mừng mọi người tham dự, Cô nói về Lễ Tạ ơn Thanksgiving mà toàn dân Hoa kỳ đang tưng bừng kỷ niệm, về lời Tạ ơn đất nước đã cưu mang chúng ta, những người Việt tỵ nạn Cộng sản, tạ ơn những người Việt nam đang kiên cường tranh đấu cho quê hương Tự Do, Hạnh phúc, Dân chủ, Nhân quyền mà biểu hiện là buổi Thắp Nến đêm nay. Như một thao thức về một quê hương mến yêu mà chúng ta phải tạm dời xa! cũng như Tạ ơn Hoa kỳ đất nước đã mở rộng vòng tay cho chúng ta nương tựa, Cô đã trang trọng mời mọi người nghiêm chỉnh cử hành nghi thức chào Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ cùng một phút mặc niệm cho những người đã hy sinh cho lý tưởng Quốc gia. Tiếp theo, Linh mục Đaminh Nguyễn văn Tính, Quản nhiệm Cộng đoàn ngỏ lời chào mừng và tuyên bố ý nghĩa buổi thắp nến, tiếp lời là Ông Lê đăng Ân, trưởng ban tổ chức, chào mừng và cám ơn sự hiện diện của quý Linh mục, tu sỹ, quý cơ quan đoàn thể, quý cơ quan truyền thông, báo chí, quý đồng hương, và nhất là các bạn trẻ, bằng lời phát biểu chân thành và mạnh mẽ ông khẳng định việc làm của chúng ta đêm nay là vô cùng cần thiết, là một hỗ trợ tinh thần lớn lao không chỉ riêng cho Thái Hà mà cho tất cả những người đang kiên trì tranh đấu cho một Việt nam Tự Do, Công bằng, Văn Minh, ông ước mong những ngọn nến đêm nay tại Cộng đoàn Mẹ Lavang sẽ lan tỏa đến tất cả các cộng đoàn dân Chúa, đặc biệt tại Massachusetts. Bằng niềm tin vào sự cầu bầu của Mẹ Lavang, dân tộc Việt Nam sẽ thắng, chủ nghĩa Cộng sản sẽ tàn lụi, ngưòi dân Việt Nam sẽ được sống trong Tự do, Hạnh phúc.
Ca đoàn Mẹ Lavang cùng mọi người hiện diện, tay dâng cao ngọn nến hát vang bài ca Kinh Hòa bình, dưới ánh sáng lung linh, rực sáng một góc trời, Ông Đinh viết Nhân, Bà Nguyễn Kim Trang và Ông Lê quang Minh đại điện Cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Lavang những lời nguyện cầu chân thành nhất trong khi đồng hương lần lượt đặt những ngọn nến dưới chân Mẹ, như một phó thác: " Mẹ ơi, đoái thương đến nước Việt nam ! " Sau đó là phần phát lại lời phát biểu của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn văn Long, Giám mục phụ tá tại Melbourne trong buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà ngày 19 tháng 11 năm 2011 tại Úc Châu như một tuyên bố chính thức cho các nghi thức thắp nến cầu nguyện đang diễn ra khắp nơi trên thế giới để cầu nguyện và hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà. Linh mục Daniel Finn Chánh xứ, trong phần phát biểu, như một người Cha nhân từ, ngài thực sự bàng hoàng và đau lòng trước những thực trạng mà các tôn giáo tại Việt nam đang phải gánh chịu, đặc biệt tại Giáo xứ Thái Hà, sự tàn ác dã man của một chế độ phi nhân, ngài hãnh diện và tự hào về sự đoàn kết, hiệp thông của người Việt tỵ nạn, đó là một sức mạnh vô cùng cần thiết để mưu cầu tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt nam. Father Daniel Finn là một linh mục với vòng tay thân ái, rộng mở thương yêu, nâng đỡ người Việt tỵ nạn Cộng sản một cách vô cùng đặc biệt, luôn cùng hiện diện với Cộng đồng trong mục đích tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền, là một tiếng nói mạnh mẽ và được kính trọng trong chính giới Hoa kỳ.
Ông Lại tư Mỹ, đại diện ban tổ chức, trước khi tuyên đọc Thông cáo báo chí của Cộng đoàn Mẹ Lavang đã ngỏ lời cám ơn các cơ quan truyền thông báo chí, đặc biệt đài phát thanh Tiếng nước tôi Boston đã truyền thanh toàn bộ buổi Lễ đến đồng hương toàn thế giới trên hệ thống Tiếng nước tôi, đài phát thanh Việt nam Hải ngoại, đài truyền hình SBTN Boston, chuyển lời cám ơn của Linh mục Nguyễn Nam Phong từ Giáo xứ Thái Hà qua đường dây điện thoại từ Hà Nội đến quý Linh mục, tu sỹ, đồng hương đang tham dự buổi thắp nến, cầu nguyện hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà ( Bản Thông cáo báo chí của Cộng đoàn Mẹ LaVang đính kèm )
Trong không khí hào hùng, sôi động sau bản Thông cáo báo chí, toàn thể đồng hương cất cao lời hát: " Đáp lời sông núi. " của Trúc Hồ, như một quyết tâm của muôn triệu con dân nước Việt.
Ông Nguyễn thanh Bình, trong tư cách Chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts ghi nhận sự hiện diện đông đảo của đồng hương tại Mass, chẳng riêng tại Boston, mà còn rất đông đồng hương đến từ các vùng phụ cận, các hội đoàn, đoàn thể, đặc biệt sự hiện diện của rất đông các bạn trẻ, ông vui mừng và tin tưởng buổi thắp đêm nay sẽ là những khích lệ vô cùng quý giá cho Giáo xứ Thái Hà nói riêng, và cho những tiếng nói bất khuất vì tự do, dân chủ nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại Việt nam ngày càng vững mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, thay mặt ban tổ chức cám ơn toàn thể quý đồng hương sốt sắng tham dự buổi thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà, liền sau đó, Ca đoàn Mẹ Lavang cùng mọi người hiện diện cất cao lời cầu xin, qua bài: " Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam. " và cũng thể theo lời yêu cầu của Linh mục Daniel Finn, mọi người cùng nắm tay nhau đồng ca: " Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời. .. "
Mọi người ra về, lòng bùi ngùi, xúc động, xin cho những ngọn nến đêm nay đốt cháy đêm đen tang tóc đang vây phủ quê hương Việt Nam yêu dấu dưới ách thống trị của Cộng sản vô thần, xin cho lời nguyện cầu chân thành của chúng ta được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận. Xin mượn lời thơ của Bác sỹ Vũ Linh Huy cảm xúc sau khi tham dự buổi thắp nến cầu nguyện thay cho lời kết:
"Xin dâng thành kính một lời cầu
Hợp cùng tiếng hát, ngút trời cao,
Khấn nguyện quê hương qua quốc nạn,
Con thuyền dân tộc thoát ba đào "
Văn Hóa
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết
Mộng Huyền
07:50 01/12/2011
Đây là một đề tài rất dản dị nhưng rất quý mà ít người nghĩ đến.
Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ để sống,mỗi ngày trôi qua cuộc đời chúng ta ngắn đi 24 giờ đồng hồ. Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) ...
Vậy chúng ta phải làm gì với những thì giờ còn lại trên thế gian này ?
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết
Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là TÌNH YÊU THƯƠNG
Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ để sống,mỗi ngày trôi qua cuộc đời chúng ta ngắn đi 24 giờ đồng hồ. Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) ...
Vậy chúng ta phải làm gì với những thì giờ còn lại trên thế gian này ?
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết
Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là TÌNH YÊU THƯƠNG