Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng - 02/12/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
02:39 01/12/2018
Bài Ðọc I: Gr 33, 14-16
"Ta sẽ làm nảy sinh cho Ðavít một chồi công chính".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây lời Chúa phán: Ðã đến ngày Ta sẽ thực hiện tin mừng Ta loan báo về nhà Israel và nhà Giuđa. Trong những ngày đó và trong thời gian đó, Ta sẽ làm nảy sinh cho Ðavít một chồi công chính, Ngài sẽ xét xử và thi hành công lý trong xứ sở. Trong những ngày đó, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ sống yên ổn. Và đây là tên người ta sẽ gọi Ngài: "Thiên Chúa, Ðấng Công Chính của chúng tôi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14
Ðáp: Lạy Chúa, con vươn linh hồn lên tới Chúa (c. 1b).
Xướng: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con.
Xướng: Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
Xướng: Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành, dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa. Chúa thân mật với những ai tôn sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài.
Bài Ðọc II: 1 Tx 3, 12 - 4, 2
"Xin Chúa làm cho lòng anh em nên dũng cảm khi Chúa Kitô đến".
Trích thư thứ I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxa-lônica.
Anh em thân mến, xin Chúa gia tăng và ban cho anh em tràn đầy lòng thương yêu nhau, và thương yêu mọi người như chúng tôi đối với anh em, để lòng anh em được bền vững trên đường thánh thiện, không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến cùng với tất cả các Thánh. Amen.
Anh em thân mến, ngoài ra, tôi còn van nài anh em trong Chúa Giêsu điều này, là như anh em được chúng tôi bảo cho biết phải sống thế nào cho đẹp lòng Chúa, anh em đang sống như vậy, xin anh em cứ tiến thêm nữa. Vì anh em biết rõ huấn thị chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu đã ban cho anh em.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Tv 84, 8
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 21, 25-28, 34-36
"Giờ cứu rỗi các con đã gần đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.
Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"
Ðó là lời Chúa.
"Ta sẽ làm nảy sinh cho Ðavít một chồi công chính".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây lời Chúa phán: Ðã đến ngày Ta sẽ thực hiện tin mừng Ta loan báo về nhà Israel và nhà Giuđa. Trong những ngày đó và trong thời gian đó, Ta sẽ làm nảy sinh cho Ðavít một chồi công chính, Ngài sẽ xét xử và thi hành công lý trong xứ sở. Trong những ngày đó, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ sống yên ổn. Và đây là tên người ta sẽ gọi Ngài: "Thiên Chúa, Ðấng Công Chính của chúng tôi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14
Ðáp: Lạy Chúa, con vươn linh hồn lên tới Chúa (c. 1b).
Xướng: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con.
Xướng: Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
Xướng: Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành, dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa. Chúa thân mật với những ai tôn sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài.
Bài Ðọc II: 1 Tx 3, 12 - 4, 2
"Xin Chúa làm cho lòng anh em nên dũng cảm khi Chúa Kitô đến".
Trích thư thứ I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxa-lônica.
Anh em thân mến, xin Chúa gia tăng và ban cho anh em tràn đầy lòng thương yêu nhau, và thương yêu mọi người như chúng tôi đối với anh em, để lòng anh em được bền vững trên đường thánh thiện, không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến cùng với tất cả các Thánh. Amen.
Anh em thân mến, ngoài ra, tôi còn van nài anh em trong Chúa Giêsu điều này, là như anh em được chúng tôi bảo cho biết phải sống thế nào cho đẹp lòng Chúa, anh em đang sống như vậy, xin anh em cứ tiến thêm nữa. Vì anh em biết rõ huấn thị chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu đã ban cho anh em.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Tv 84, 8
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 21, 25-28, 34-36
"Giờ cứu rỗi các con đã gần đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.
Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"
Ðó là lời Chúa.
Chớ chè chén say sưa
Lm Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
06:01 01/12/2018
Chúa Nhật I mùa Vọng năm C
(Lc 21,25-28.34-36)
Với Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, chúng ta khởi đầu một năm phụng vụ mới, cũng là khởi đầu thời kỳ chuẩn bị đại lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Ngôi Hai Thiên Chúa làm người để cứu chuộc nhân loại. Đức Kitô đã đến, đang đến và sẽ đến, thế nên việc chuẩn bị kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh còn là dịp để nhắc nhở mỗi tín hữu biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến cách thích đáng nhất.
Chuẩn bị để đón chờ Chúa sẽ giáng lâm vào ngày sau hết. Đó là biến cố chắc chắn sẽ xảy đến, như trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã báo trước với những hình ảnh lạ lùng của văn chương khải huyền : “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả”.
Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến hằng năm trong dịp lễ Giáng Sinh cũng nhắc nhở chúng ta phải biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong mỗi giây phút sống và nhất là chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong giây phút quyết định từ giã cõi đời của mỗi người.
Là Kitô hữu, việc chuẩn bị chính đáng nhất, theo đúng ý Chúa nhất, là sự chuẩn bị thiêng liêng trong tâm hồn chứ không phải là sự chuẩn bị bên ngoài của dự định mua sắm, của kế hoạch vui chơi trong những ngày lễ. Mùa Vọng là cao điểm của năm phụng vụ trong đó mọi tín hữu được mời gọi sống sâu xa kinh nghiệm hoán cải của con tim và tâm trí, bằng cách nhìn lại cuộc sống của mình, xem có gì là chưa phải, là lầm đường lạc lối để sửa đổi, để điều chỉnh, để làm lại cho đúng.
Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng hôm nay vang lên lời kêu mời : “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người !” Cần tỉnh thức và cầu nguyện luôn bởi Chúa đến thật bất ngờ. Bất ngờ “như chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu… mọi dân cư khắp mặt đất”.
Để khỏi bị bất ngờ, về mặt tích cực ấy là phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Tỉnh thức trong tư thế phục vụ và cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Ngoài ra, về mặt tiêu cực, Chúa dạy : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời”. Nghĩa là chớ chè chén say sưa, lo lắng sự đời thái quá đến nỗi lòng trí ra nặng nề không còn biết phân biệt đen trắng, thiện ác, đúng sai…
Trong Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng này tôi chỉ xin đề cập đến một trong những điểm Chúa dạy ở trên. Nếu mùa vọng này chúng ta thực hành được một điều này thôi, thiết tưởng cũng đã đủ. Điều ấy là chớ chè chén say sưa.
Nhấn mạnh về điểm thực hành này bởi lẽ trong vài chục năm gần đây, chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam còn nghèo của chúng ta, ngành kinh doanh ăn nhậu lại phát triển đến thế, người ta lại nhậu nhiều đến thế. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu. Nhậu tối ngày sáng đêm. Nhậu cuối tuần, nhậu đầu tuần và nhậu cả giữa tuần. Thật đáng buồn khi trường học, nhà thương, nhà máy thì ít mà nhà hàng, quán nhậu thì đâu đâu cũng có : từ ngoài phố đến trong hẻm, từ ngoài đường đến trong nhà, từ cao cấp đến bình dân, thượng vàng hạ cám đủ cả.
Thứ trưởng y tế Việt Nam cho biết, tình hình tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam rất đáng báo động : Việt Nam đứng thứ hai trong các nước Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới. Theo thống kê, tổng chi tiêu một năm cho rượu, bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng. Thật là hoang phí vô độ khi Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, với hơn 16.000 tỷ đồng hoang phí đó ta có thể mua 1.770.000 tấn gạo đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm. 16.000 tỉ đồng, đó chỉ là cái giá vật chất trực tiếp chi cho rượu bia. Thế còn những cái giá phải trả do hậu quả của việc uống rượu là bệnh tật, là tai nạn giao thông, là tệ nạn trong xã hội, là những đổ vỡ trong gia đình… thì làm sao tính nổi ?
Điều nguy hiểm nhất là nhậu trở thành chuẩn mực được đề cao, là phương cách để chứng tỏ bản lãnh. Cái thói tật tệ nhất ở bàn nhậu là người ta thách thức nhau uống, ép nhau uống cho kỳ được, với những lý lẽ mà nếu tỉnh táo suy nghĩ ta sẽ thấy là chẳng có lý lẽ gì. Nào là “Phải cạn ly thì mới cạn tình!”. Sao lại có thể gán ép tào lao như vậy! Bạn bè tình nghĩa với nhau là khi tắt lửa tối đèn có nhau, lúc hoạn nạn giúp đỡ nhau, là chân thật giúp nhau sống tốt hơn… chứ sao lại là phải cạn ly mới là cạn tình? Người ta đưa ra những lý lẽ vô lý như vậy để ép nhau uống, không muốn uống thì cũng phải uống…
Nào là “nam vô tửu như kỳ vô phong”, phải uống rượu tới bến mới chứng tỏ bản lãnh đàn ông. Kẻ uống được thì huênh hoang tự đắc, coi đó là cách chứng tỏ sức mạnh và bản lãnh đàn ông của mình, kiểu như: tôi đã từng hạ gục biết bao nhiêu người, chỉ một mình tôi còn đủ tỉnh táo, lên xe về nhà... tự hào như một kỳ tích, khoe khoang khắp chốn… Bản lãnh gì ở nơi bàn nhậu đó! Mặt đỏ, tay vung, nói như lãnh tụ… Bản lãnh của người đàn ông là biết chăm lo cho vợ con, biết lên tiếng cho công lý và hoà bình, biết chống lại những bất công, vô pháp xảy ra hằng ngày trong xã hội… Bản lãnh của đàn ông ở chỗ, tôi biết khả năng tôi uống tới đâu, và cương quyết từ chối không uống vượt quá giới hạn đó… Xin có lời khuyên cho các cô: đối với những thanh niên chỉ biết bày tỏ bản lãnh nơi bàn nhậu, các cô chớ có cưới vào, thà ở vậy còn đỡ bất hạnh hơn.
Có người lại ngụy biện rằng thời xưa Chúa Giêsu cũng ăn nhậu, lại còn hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana cho người ta uống thả cửa nữa là ! Có, Chúa có hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, nhưng là do yêu cầu của Mẹ Người, và là để chúc lành cho đôi tân hôn. Có, Chúa thường ăn nhậu với những người tội lỗi, nhưng không hề quá chén say xỉn…
Không, không cần phải biện luận dài dòng, chỉ cần lặp lại lời Chúa dạy : “đừng chè chén say sưa”, là đủ để bác mọi lý lẽ khác. Tiếp nối lời dạy đó, thánh Phaolô khuyên bảo các tín hữu Êphêsô : “Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc” (Ep 5,18).
Vậy có người sẽ nghĩ : tôi đâu có nhậu, mà dẫu có nhậu thì cũng đâu đến nỗi lè nhè say xỉn ; vậy bài giảng này chẳng liên quan gì đến tôi. Không ! Kẻ ít người nhiều, đều liên quan hết ! Bởi vì, thực ra, những điều nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, của những vấn đề xã hội rộng lớn hơn chìm sâu bên dưới.
Xã hội ăn nhậu chẳng phải là dấu hiệu của một xã hội khủng hoảng niềm tin, sống không có lý tưởng, của một xã hội với nền văn hóa tinh thần thiếu nền tảng, không có chiều sâu hay sao ?
Vậy, chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp phần mình thế nào để lành mạnh hóa xã hội, để mang lại ý nghĩa cuộc sống cho một xã hội xuống cấp và thiếu định hướng đạo đức như ngày hôm nay ?
Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta phải hỏi, để sống tích cực trong mùa vọng này ngõ hầu khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. Chúa đến bất ngờ, nhưng thực ra chỉ là bất ngờ đối với những ai không tỉnh thức.
Đại Chủng Viện thánh Giuse Sàigòn
(Lc 21,25-28.34-36)
Với Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, chúng ta khởi đầu một năm phụng vụ mới, cũng là khởi đầu thời kỳ chuẩn bị đại lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Ngôi Hai Thiên Chúa làm người để cứu chuộc nhân loại. Đức Kitô đã đến, đang đến và sẽ đến, thế nên việc chuẩn bị kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh còn là dịp để nhắc nhở mỗi tín hữu biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến cách thích đáng nhất.
Chuẩn bị để đón chờ Chúa sẽ giáng lâm vào ngày sau hết. Đó là biến cố chắc chắn sẽ xảy đến, như trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã báo trước với những hình ảnh lạ lùng của văn chương khải huyền : “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả”.
Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến hằng năm trong dịp lễ Giáng Sinh cũng nhắc nhở chúng ta phải biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong mỗi giây phút sống và nhất là chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong giây phút quyết định từ giã cõi đời của mỗi người.
Là Kitô hữu, việc chuẩn bị chính đáng nhất, theo đúng ý Chúa nhất, là sự chuẩn bị thiêng liêng trong tâm hồn chứ không phải là sự chuẩn bị bên ngoài của dự định mua sắm, của kế hoạch vui chơi trong những ngày lễ. Mùa Vọng là cao điểm của năm phụng vụ trong đó mọi tín hữu được mời gọi sống sâu xa kinh nghiệm hoán cải của con tim và tâm trí, bằng cách nhìn lại cuộc sống của mình, xem có gì là chưa phải, là lầm đường lạc lối để sửa đổi, để điều chỉnh, để làm lại cho đúng.
Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng hôm nay vang lên lời kêu mời : “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người !” Cần tỉnh thức và cầu nguyện luôn bởi Chúa đến thật bất ngờ. Bất ngờ “như chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu… mọi dân cư khắp mặt đất”.
Để khỏi bị bất ngờ, về mặt tích cực ấy là phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Tỉnh thức trong tư thế phục vụ và cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Ngoài ra, về mặt tiêu cực, Chúa dạy : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời”. Nghĩa là chớ chè chén say sưa, lo lắng sự đời thái quá đến nỗi lòng trí ra nặng nề không còn biết phân biệt đen trắng, thiện ác, đúng sai…
Trong Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng này tôi chỉ xin đề cập đến một trong những điểm Chúa dạy ở trên. Nếu mùa vọng này chúng ta thực hành được một điều này thôi, thiết tưởng cũng đã đủ. Điều ấy là chớ chè chén say sưa.
Nhấn mạnh về điểm thực hành này bởi lẽ trong vài chục năm gần đây, chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam còn nghèo của chúng ta, ngành kinh doanh ăn nhậu lại phát triển đến thế, người ta lại nhậu nhiều đến thế. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu. Nhậu tối ngày sáng đêm. Nhậu cuối tuần, nhậu đầu tuần và nhậu cả giữa tuần. Thật đáng buồn khi trường học, nhà thương, nhà máy thì ít mà nhà hàng, quán nhậu thì đâu đâu cũng có : từ ngoài phố đến trong hẻm, từ ngoài đường đến trong nhà, từ cao cấp đến bình dân, thượng vàng hạ cám đủ cả.
Thứ trưởng y tế Việt Nam cho biết, tình hình tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam rất đáng báo động : Việt Nam đứng thứ hai trong các nước Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới. Theo thống kê, tổng chi tiêu một năm cho rượu, bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng. Thật là hoang phí vô độ khi Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, với hơn 16.000 tỷ đồng hoang phí đó ta có thể mua 1.770.000 tấn gạo đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm. 16.000 tỉ đồng, đó chỉ là cái giá vật chất trực tiếp chi cho rượu bia. Thế còn những cái giá phải trả do hậu quả của việc uống rượu là bệnh tật, là tai nạn giao thông, là tệ nạn trong xã hội, là những đổ vỡ trong gia đình… thì làm sao tính nổi ?
Điều nguy hiểm nhất là nhậu trở thành chuẩn mực được đề cao, là phương cách để chứng tỏ bản lãnh. Cái thói tật tệ nhất ở bàn nhậu là người ta thách thức nhau uống, ép nhau uống cho kỳ được, với những lý lẽ mà nếu tỉnh táo suy nghĩ ta sẽ thấy là chẳng có lý lẽ gì. Nào là “Phải cạn ly thì mới cạn tình!”. Sao lại có thể gán ép tào lao như vậy! Bạn bè tình nghĩa với nhau là khi tắt lửa tối đèn có nhau, lúc hoạn nạn giúp đỡ nhau, là chân thật giúp nhau sống tốt hơn… chứ sao lại là phải cạn ly mới là cạn tình? Người ta đưa ra những lý lẽ vô lý như vậy để ép nhau uống, không muốn uống thì cũng phải uống…
Nào là “nam vô tửu như kỳ vô phong”, phải uống rượu tới bến mới chứng tỏ bản lãnh đàn ông. Kẻ uống được thì huênh hoang tự đắc, coi đó là cách chứng tỏ sức mạnh và bản lãnh đàn ông của mình, kiểu như: tôi đã từng hạ gục biết bao nhiêu người, chỉ một mình tôi còn đủ tỉnh táo, lên xe về nhà... tự hào như một kỳ tích, khoe khoang khắp chốn… Bản lãnh gì ở nơi bàn nhậu đó! Mặt đỏ, tay vung, nói như lãnh tụ… Bản lãnh của người đàn ông là biết chăm lo cho vợ con, biết lên tiếng cho công lý và hoà bình, biết chống lại những bất công, vô pháp xảy ra hằng ngày trong xã hội… Bản lãnh của đàn ông ở chỗ, tôi biết khả năng tôi uống tới đâu, và cương quyết từ chối không uống vượt quá giới hạn đó… Xin có lời khuyên cho các cô: đối với những thanh niên chỉ biết bày tỏ bản lãnh nơi bàn nhậu, các cô chớ có cưới vào, thà ở vậy còn đỡ bất hạnh hơn.
Có người lại ngụy biện rằng thời xưa Chúa Giêsu cũng ăn nhậu, lại còn hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana cho người ta uống thả cửa nữa là ! Có, Chúa có hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, nhưng là do yêu cầu của Mẹ Người, và là để chúc lành cho đôi tân hôn. Có, Chúa thường ăn nhậu với những người tội lỗi, nhưng không hề quá chén say xỉn…
Không, không cần phải biện luận dài dòng, chỉ cần lặp lại lời Chúa dạy : “đừng chè chén say sưa”, là đủ để bác mọi lý lẽ khác. Tiếp nối lời dạy đó, thánh Phaolô khuyên bảo các tín hữu Êphêsô : “Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc” (Ep 5,18).
Vậy có người sẽ nghĩ : tôi đâu có nhậu, mà dẫu có nhậu thì cũng đâu đến nỗi lè nhè say xỉn ; vậy bài giảng này chẳng liên quan gì đến tôi. Không ! Kẻ ít người nhiều, đều liên quan hết ! Bởi vì, thực ra, những điều nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, của những vấn đề xã hội rộng lớn hơn chìm sâu bên dưới.
Xã hội ăn nhậu chẳng phải là dấu hiệu của một xã hội khủng hoảng niềm tin, sống không có lý tưởng, của một xã hội với nền văn hóa tinh thần thiếu nền tảng, không có chiều sâu hay sao ?
Vậy, chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp phần mình thế nào để lành mạnh hóa xã hội, để mang lại ý nghĩa cuộc sống cho một xã hội xuống cấp và thiếu định hướng đạo đức như ngày hôm nay ?
Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta phải hỏi, để sống tích cực trong mùa vọng này ngõ hầu khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. Chúa đến bất ngờ, nhưng thực ra chỉ là bất ngờ đối với những ai không tỉnh thức.
Đại Chủng Viện thánh Giuse Sàigòn
Sám hối và đổi mới
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:07 01/12/2018
Chúa Nhật II MÙA VỌNG, năm C
Lc 3, 1-6
Mùa Vọng đến, vai trò của Gioan Tẩy Giả lại đánh thức con người.Ngài đến vạch tội nhân loại, chỉ tội con người và đặc biệt thức tỉnh chúng ta để chúng ta nhận ra những lỗi lầm, những sai phạm của mỗi người chúng ta khiến chúng ta phải sám hối, đổi mới cách sống, cách làm và lối suy nghĩ của chúng ta. Gioan Tây Giả đã cất tiếng vang :” Có tiếng kêu trong hoang địa.Hãy dọn đường cho Chúa,sửa lối cho thẳng để Người đi “ ( Lc 3,4 ).
Gioan Tẩy Giả là vị ngôn sứ của dân tộc Do Thái. Ông đã sống trong dòng lịch sử đạo và đời của dân Do Thái. Một hoàng đế Tibêrio, hai thượng tế Hanna và Caipha, một Philatô hèn nhát,tham vọng, tàn bạo,làm tổng trấn Giuđê, một Hêrôđê, ác độc, sẽ giết Gioan sau này.Gioan đã sống hòa mình vào dòng lịch sử của người Do Thái. Nơi lịch sử ấy sẽ diễn ra lịch sử cứu độ.
Gioan Tẩy Giả đã được Thiên Chúa chọn làm tiền hô cho Ngài, để loan truyền cho nhân loại, đặc biệt cho dân Do Thái biết, Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu vớt ho. Gioan đã cố gắng hết mình để làm tròn sứ mạng Thiên Chúa trao phó.
Thời gian ở trong sa mạc là thời gian Gioan ăn chay, cầu nguyện, chuẩn bị cho sứ mệnh cao cả là dọn đường cho Đấng Cứu Độ. Do đó, Ông đã kêu gọi toàn dân hãy sám hối. Sám hối là nhìn lên Chúa hơn là nhìn vào chính mình hay là nhìn vào người khác để so sánh.
Gioan kêu mời mọi người rời bỏ nếp sống cũ, không thể cứ mãi mãi sống trong tội lỗi, sa hoa, trụy lạc.Ông mời gọi con người hãy đổi mới, thay đổi cách nhìn, lối suy nghĩ. Ông kêu gọi mọi ngưởi hãy sửa sang đường sá để đón Đấng Mêsia, mà ngay chính Ông cũng không dám cởi dây giầy cho Ngài.
Đường quan trọng mà Gioan kêu gọi là đường vào cõi lòng.Thực tế là con đường Giêsu. Đường đưa vào cõi lòng phải là con đường thẳng ngay,con đường chân chính bởi vì con người có biết bao lối suy nghĩ thật quanh co, lệch lạc. Bao căm hờn, ghen tỵ,thù oán.Do đó, Ông khuyên mọi ngưởi hãy lấp hố sâu cho đầy ánh sáng tình yêu.Có những ngăn cách, tỵ hiềm giữa người với người, Ông nhắc nhở hãy san cho phẳng, sửa cho ngay, uốn cho thẳng vv…
Sám hối là sửa cõi lòng của mình, làm cho lòng mình thẳng tắp, không còn lồi lõm, gồ ghề, cao thấp để Đấng Cứu Tinh ngự vào. Con đường tình yêu hay con đường Giêsu là con đường Gioan Tẩy Giả có sứ mạng cao cả chuẩn bị cho mọi người…Tuy nhiên, sửa cõi lòng, đổi mới con người, lối sống, lối nhìn, lối suy nghĩ không phải lúc nào cũng dễ. Nó đòi hỏi mọi người phải canh tân mà muốn đổi mới phải có ơn Chúa và sự tác động của Thánh Thần, sự quảng đại, vượt thắng của mỗi người.Đổi mới cũng không phải một sớm một chiều có thể làm được, nhưng là phải dẹp bỏ con người cũ, dẹp bỏ những rào cản trong tâm hồn để Chúa có thể dễ dàng đến và ơ lại.
Vâng, Gioan đã hoàn thành sứ mạng là người dọn đường cho Chúa đến lần đầu. Mỗi người chúng ta hôm nay phải là những tiền hô cho Chúa đến lần cuối.Quả thực, Chúa đã đến và ở giữa nhân loại, giữa con người cách đây hơn hai ngàn năm.Ơn cứu độ đã đến với thế giới, với con người. Nhưng thực tế, đã có biết bao rào cản, biết bao con đường thiếu phẳng phiu, thiếu ngay thẳng để Chúa có thể đến và gặp gỡ con người.
Lạy Chúa Giêsu, nhìn ra lỗi lầm và biết sám hối canh tân để từ bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô quả thực là khó khăn, không dễ dàng một chút nào.
Xin cho chúng con biết luôn luôn sẵn sàng sám hối, đổi mới tư duy, đổi mới cái nhìn, để chúng con biết nhận ra Chúa đang ở trong tha nhân. Xin cho chúng con thêm can đảm để chúng con
dám hy sinh cắt tỉa những gì là rườm rà, những gì không cần thiết hầu Chúa dễ dàng đến và ngự trị trong tâm hồn chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sám hối canh tân là gì ?
2.Sứ mạng của Gioan Tẩy Giả là gì ?
3.Tại sao lại gọi Chúa đến lần thứ nhất ?
4.Chúa đến lần thứ hai lúc nào ?
5.Sứ mạng của chúng ta là gì ?
Lc 3, 1-6
Mùa Vọng đến, vai trò của Gioan Tẩy Giả lại đánh thức con người.Ngài đến vạch tội nhân loại, chỉ tội con người và đặc biệt thức tỉnh chúng ta để chúng ta nhận ra những lỗi lầm, những sai phạm của mỗi người chúng ta khiến chúng ta phải sám hối, đổi mới cách sống, cách làm và lối suy nghĩ của chúng ta. Gioan Tây Giả đã cất tiếng vang :” Có tiếng kêu trong hoang địa.Hãy dọn đường cho Chúa,sửa lối cho thẳng để Người đi “ ( Lc 3,4 ).
Gioan Tẩy Giả là vị ngôn sứ của dân tộc Do Thái. Ông đã sống trong dòng lịch sử đạo và đời của dân Do Thái. Một hoàng đế Tibêrio, hai thượng tế Hanna và Caipha, một Philatô hèn nhát,tham vọng, tàn bạo,làm tổng trấn Giuđê, một Hêrôđê, ác độc, sẽ giết Gioan sau này.Gioan đã sống hòa mình vào dòng lịch sử của người Do Thái. Nơi lịch sử ấy sẽ diễn ra lịch sử cứu độ.
Gioan Tẩy Giả đã được Thiên Chúa chọn làm tiền hô cho Ngài, để loan truyền cho nhân loại, đặc biệt cho dân Do Thái biết, Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu vớt ho. Gioan đã cố gắng hết mình để làm tròn sứ mạng Thiên Chúa trao phó.
Thời gian ở trong sa mạc là thời gian Gioan ăn chay, cầu nguyện, chuẩn bị cho sứ mệnh cao cả là dọn đường cho Đấng Cứu Độ. Do đó, Ông đã kêu gọi toàn dân hãy sám hối. Sám hối là nhìn lên Chúa hơn là nhìn vào chính mình hay là nhìn vào người khác để so sánh.
Gioan kêu mời mọi người rời bỏ nếp sống cũ, không thể cứ mãi mãi sống trong tội lỗi, sa hoa, trụy lạc.Ông mời gọi con người hãy đổi mới, thay đổi cách nhìn, lối suy nghĩ. Ông kêu gọi mọi ngưởi hãy sửa sang đường sá để đón Đấng Mêsia, mà ngay chính Ông cũng không dám cởi dây giầy cho Ngài.
Đường quan trọng mà Gioan kêu gọi là đường vào cõi lòng.Thực tế là con đường Giêsu. Đường đưa vào cõi lòng phải là con đường thẳng ngay,con đường chân chính bởi vì con người có biết bao lối suy nghĩ thật quanh co, lệch lạc. Bao căm hờn, ghen tỵ,thù oán.Do đó, Ông khuyên mọi ngưởi hãy lấp hố sâu cho đầy ánh sáng tình yêu.Có những ngăn cách, tỵ hiềm giữa người với người, Ông nhắc nhở hãy san cho phẳng, sửa cho ngay, uốn cho thẳng vv…
Sám hối là sửa cõi lòng của mình, làm cho lòng mình thẳng tắp, không còn lồi lõm, gồ ghề, cao thấp để Đấng Cứu Tinh ngự vào. Con đường tình yêu hay con đường Giêsu là con đường Gioan Tẩy Giả có sứ mạng cao cả chuẩn bị cho mọi người…Tuy nhiên, sửa cõi lòng, đổi mới con người, lối sống, lối nhìn, lối suy nghĩ không phải lúc nào cũng dễ. Nó đòi hỏi mọi người phải canh tân mà muốn đổi mới phải có ơn Chúa và sự tác động của Thánh Thần, sự quảng đại, vượt thắng của mỗi người.Đổi mới cũng không phải một sớm một chiều có thể làm được, nhưng là phải dẹp bỏ con người cũ, dẹp bỏ những rào cản trong tâm hồn để Chúa có thể dễ dàng đến và ơ lại.
Vâng, Gioan đã hoàn thành sứ mạng là người dọn đường cho Chúa đến lần đầu. Mỗi người chúng ta hôm nay phải là những tiền hô cho Chúa đến lần cuối.Quả thực, Chúa đã đến và ở giữa nhân loại, giữa con người cách đây hơn hai ngàn năm.Ơn cứu độ đã đến với thế giới, với con người. Nhưng thực tế, đã có biết bao rào cản, biết bao con đường thiếu phẳng phiu, thiếu ngay thẳng để Chúa có thể đến và gặp gỡ con người.
Lạy Chúa Giêsu, nhìn ra lỗi lầm và biết sám hối canh tân để từ bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô quả thực là khó khăn, không dễ dàng một chút nào.
Xin cho chúng con biết luôn luôn sẵn sàng sám hối, đổi mới tư duy, đổi mới cái nhìn, để chúng con biết nhận ra Chúa đang ở trong tha nhân. Xin cho chúng con thêm can đảm để chúng con
dám hy sinh cắt tỉa những gì là rườm rà, những gì không cần thiết hầu Chúa dễ dàng đến và ngự trị trong tâm hồn chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sám hối canh tân là gì ?
2.Sứ mạng của Gioan Tẩy Giả là gì ?
3.Tại sao lại gọi Chúa đến lần thứ nhất ?
4.Chúa đến lần thứ hai lúc nào ?
5.Sứ mạng của chúng ta là gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Di Dân Toàn Cầu: Mọi người đều xứng đáng được bảo vệ
Thanh Quảng sdb
01:28 01/12/2018
Di Dân Toàn Cầu: Mọi người đều xứng đáng được bảo vệ
Trong một cuộc họp báo về Di dân Toàn cầu, Linh mục Dòng Tên Michael Czerny, đồng chủ tịch của Ủy ban thánh bộ về Di dân và di cư của Toàn thánh vatican giải thích rằng sự tích cực tham gia của Tòa thánh Vatican qua những hành động mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói về di cư qua bốn động từ là: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập.
Vào tháng 12 này, Cộng đồng quốc tế sẽ có cuộc hội thảo và thảo luận hầu đề ra hai thỏa thuận quốc tế: Sự an toàn cho Di dân và sự di dân trong trật tự và pháp luật - tại hội nghị liên chính phủ ở Marrakesh và tại Liên hợp quốc ở New York.
Đến Morocco để huy động
Việc áp dụng Di dân toàn cầu tại Morocco nhằm mục đích huy động hơn 300 tổ chức xã hội dân sự tham gia vào Diễn đàn Toàn cầu về Di dân và Phát triển từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 12.
Một trong những đối tác chính trong việc soạn thảo Tài liệu này là phần di dân và tị nạn mà Thánh bộ Di dân của Tòa thánh Vatican nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện về con người không thể thiếu. Cha Michael Czerny, Dòng tên là đồng Tổng Trưởng Bộ Di dân và Tị nạn, đã nói chuyện với đài Vatican về vai trò và lập trường của Vatican đối với khía cạnh toàn cầu này.
Bốn động từ cần được triển khai
Ngài cho hay khi tiếp cận của Đức Thánh Cha Phanxicô về lãnh vực này, ĐTC khuyên mọi người nên thực hiện bốn động từ: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập". Cha Czerny giảng giải: “bảo vệ không phải là thứ được phát minh bởi hiện tượng di dân toàn cầu, mà bảo vệ là thứ mà chúng ta xứng đáng được thừa hưởng vì chúng ta là con người. Đó là ý nghĩa của sự tôn trọng nhân phẩm, và nhân quyền cần phải được bảo vệ.”
Cha Czerny tiếp tục giảng giải rằng những gì đạt được cho đến nay là được cử hành ngày di dân, và hai ngày nhóm họp ở Marrakesh này sẽ là "đánh dấu một thành tựu và khích lệ". Nhưng cha nêu lên rắng "hành động và mối quan tâm của chúng tôi là làm thế nào bạn có thể đưa lý thuyết về di dân ra khỏi sách vở lý thuyết mà áp dụng nó vào cuộc sống thực tại?
Suy tư
Cha Michael giải thích: "Điều chúng ta đưa ra hành động là tìm cách giải quyết giữa hàng ngàn tình huống khác nhau mà chúng ta phải đối diện: đó là những người di dân dễ bị tổn thương đang phải đối diện với nghịc cảnh. Làm thế nào chúng ta có thể thực sự chào đón họ? Hãy suy ra một giải đáp bạn cần làm gì để được chào đón, khi bạn đang bị tổn thương, khi bạn đang trốn chạy, khi bạn không còn hy vọng!”
Tìm hiểu cách trả lời
Cha Czerny nói rằng Vatican không can dự trực tiếp vào vấn đề chính sách hay đàm phán quốc tế, mà là “tham gia khuyến khích, thúc đẩy và hướng dẫn mọi người và những ai thiện chí muốn đáp ứng” lại nhu cầu của những người di dân đang cần được bảo vệ.
Trong một cuộc họp báo về Di dân Toàn cầu, Linh mục Dòng Tên Michael Czerny, đồng chủ tịch của Ủy ban thánh bộ về Di dân và di cư của Toàn thánh vatican giải thích rằng sự tích cực tham gia của Tòa thánh Vatican qua những hành động mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói về di cư qua bốn động từ là: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập.
Vào tháng 12 này, Cộng đồng quốc tế sẽ có cuộc hội thảo và thảo luận hầu đề ra hai thỏa thuận quốc tế: Sự an toàn cho Di dân và sự di dân trong trật tự và pháp luật - tại hội nghị liên chính phủ ở Marrakesh và tại Liên hợp quốc ở New York.
Đến Morocco để huy động
Việc áp dụng Di dân toàn cầu tại Morocco nhằm mục đích huy động hơn 300 tổ chức xã hội dân sự tham gia vào Diễn đàn Toàn cầu về Di dân và Phát triển từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 12.
Một trong những đối tác chính trong việc soạn thảo Tài liệu này là phần di dân và tị nạn mà Thánh bộ Di dân của Tòa thánh Vatican nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện về con người không thể thiếu. Cha Michael Czerny, Dòng tên là đồng Tổng Trưởng Bộ Di dân và Tị nạn, đã nói chuyện với đài Vatican về vai trò và lập trường của Vatican đối với khía cạnh toàn cầu này.
Bốn động từ cần được triển khai
Ngài cho hay khi tiếp cận của Đức Thánh Cha Phanxicô về lãnh vực này, ĐTC khuyên mọi người nên thực hiện bốn động từ: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập". Cha Czerny giảng giải: “bảo vệ không phải là thứ được phát minh bởi hiện tượng di dân toàn cầu, mà bảo vệ là thứ mà chúng ta xứng đáng được thừa hưởng vì chúng ta là con người. Đó là ý nghĩa của sự tôn trọng nhân phẩm, và nhân quyền cần phải được bảo vệ.”
Cha Czerny tiếp tục giảng giải rằng những gì đạt được cho đến nay là được cử hành ngày di dân, và hai ngày nhóm họp ở Marrakesh này sẽ là "đánh dấu một thành tựu và khích lệ". Nhưng cha nêu lên rắng "hành động và mối quan tâm của chúng tôi là làm thế nào bạn có thể đưa lý thuyết về di dân ra khỏi sách vở lý thuyết mà áp dụng nó vào cuộc sống thực tại?
Suy tư
Cha Michael giải thích: "Điều chúng ta đưa ra hành động là tìm cách giải quyết giữa hàng ngàn tình huống khác nhau mà chúng ta phải đối diện: đó là những người di dân dễ bị tổn thương đang phải đối diện với nghịc cảnh. Làm thế nào chúng ta có thể thực sự chào đón họ? Hãy suy ra một giải đáp bạn cần làm gì để được chào đón, khi bạn đang bị tổn thương, khi bạn đang trốn chạy, khi bạn không còn hy vọng!”
Tìm hiểu cách trả lời
Cha Czerny nói rằng Vatican không can dự trực tiếp vào vấn đề chính sách hay đàm phán quốc tế, mà là “tham gia khuyến khích, thúc đẩy và hướng dẫn mọi người và những ai thiện chí muốn đáp ứng” lại nhu cầu của những người di dân đang cần được bảo vệ.
Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Hội Nghị về chuyển nhượng các nơi thờ phượng và quản lý tài sản văn hóa
Vũ Văn An
09:26 01/12/2018
Theo tin của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, tại Đại Học Gregorian ở Rôma đã diễn ra một hội nghị quốc tế với tên khá dài “Thiên Chúa Không Còn Cư Ngụ Tại Đây? Sự Chuyển Nhượng Các Nơi Thờ Phượng và Việc Quản Lý Tổng Thể Tài Sản Văn Hóa Của Giáo Hội” trong 2 ngày 29 và 30 tháng 11 năm 2018.
Trong năm châu Âu về Di sản Văn hóa 2018, Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (Phân Bộ Di sản Văn hóa), Hội Đồng Giám Mục Ý – Cơ Quan Ufficio Nazionale per i beni culturali ecclesiastici e l’edilizia di cultovà Giáo hoàng Đại học Gregorian –Phân Khoa Storia e Beni Culturali della Chiesa - Dipartimento dei Beni Culturali della Chiesa đã tổ chức một hội nghị quốc tế trong hai ngày.
Ngày đầu tiên được dành cho các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của việc chuyển nhượng các nhà thờ và sử dụng mới về chúng.
Vào ngày thứ hai, Hội Nghị lưu tâm đến việc quản lý và cổ vũ di sản văn hóa của giáo hội như một hoạt động mục vụ giáo phận.
Trong khi các buổi sáng của hội nghị được dành cho mọi người, thì các buổi chiều đã được dành riêng để trao đổi giữa các đại biểu của các Hội Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương về các vấn đề quan tâm chung. Các nước này đang phải đối đầu với các điều kiện xã hội tương tự và chia sẻ các vấn đề tương tự như nhau trong việc quản lý di sản văn hóa.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã gửi tới Hội Nghị một thông điệp như sau:
Gửi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Tôi thân ái chào mừng các tham dự viên hội nghị, do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức với sự phối hợp cjủa Hội Đồng Giám Mục Ý và Đại học Giáo hoàng Gregorian, về việc chuyển nhượng các nhà thờ và việc giáo hội tái sử dụng chúng và về việc quản lý các tài sản văn hóa có tính tổng thể trong mục vụ thông thường, và tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với các diễn giả và người tổ chức danh tiếng của sáng kiến này.
Thánh Phaolô VI, vị mục tử rất mẫn cảm với các giá trị văn hóa, khi nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị của các nhà văn khố giáo hội, đã nói rằng chăm sóc các tài liệu cũng tương đương với việc thờ phượng Chúa Kitô, làm cho Giáo Hội có ý nghĩa, bằng các trình thuật về chính mình và cho những người sắp tìm hiểu câu chuyện "Chúa sống" trong thế giới (xem Bài diễn văn với các nhà văn khố Giáo hội, ngày 26 tháng 9 năm 1963: Giáo Huấn, I [1963], 615). Ngôn từ chính xác này có thể mở rộng một cách tự nhiên ra tất cả các tài sản văn hóa của Giáo Hội.
Ngoài ra, thánh Gioan Phaolô II, vị đã đặc biệt chú ý đến sự liên quan mục vụ của nghệ thuật và văn hóa, từng nói: "Trong việc đưa ra các dự án mục vụ của họ, các Giáo hội đặc thù phải sử dụng đúng đắn các tài sản văn hóa của họ. Thực vậy, họ có khả năng độc đáo giúp người ta nhận thức rõ hơn các giá trị tinh thần và, nhờ chứng kiến, theo các cách khác nhau, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của con người và trong đời sống của Giáo Hội, có thể chuẩn bị trái tim để đón nhận sự mới lạ của Tin Mừng» (Diễn Văn cho Hội Nghị Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo hội, ngày 31 tháng 3 năm 2000: Giáo Huấn XXIII [2000], 505).
Bản thân tôi đã cố gắng dành một biểu thức xã hội rõ rệt hơn cho khoa thẩm mỹ thần học, chẳng hạn bằng cách khẳng định, trong thông điệp Laudato si', rằng «chú ý đến vẻ đẹp và yêu mến vẻ đẹp này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa thực dụng» (số 215 ); cũng như bắng cách nhắc nhớ, trong bài phát biểu trước các Viện Giáo Hoàng hàn lâm, tầm quan trọng trong công trình của các kiến trúc sư và nghệ sĩ trong việc tái tạo phẩm chất và tái sinh các vùng ngoại vi đô thị và nói chung, trong việc tạo ra các bối cảnh đô thị nhằm bảo vệ phẩm giá của con người (Xem Thông Điệp gửi các tham dự viên trong phiên công khai XXI của các Giáo hoàng hàn lâm viện, ngày 6 tháng 12 năm 2016).
Do đó, theo tư tưởng của Huấn Quyền Giáo hội, chúng ta gần như có thể khai triển chi tiết một ngôn từ thần học về các của cải văn hóa, bằng cách coi chúng chiếm giữ một vị trí trong phụng vụ thánh, trong việc truyền bá tin mừng và trong việc thực hành bác ái. Thực thế, trước nhất, chúng là một phần trong số những "đồ vật" (res) hiện là (hoặc đã từng là) các dụng cụ thờ phượng, "những dấu chỉ thánh thiêng" theo cách nói của nhà thần học Romano Guardini (Tinh thần Phụng vụ, I Santi Segni, Brescia 1930, 113-204), "res ad sacrum cultum pertinent", theo định nghĩa của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (số 122). Trong môi trường xung quanh và các đối tượng dành cho việc thờ phượng, cảm thức chung của các tín hữu nhận ra sự vĩnh cửu của một dấu chân định mệnh không biến mất ngay cả sau khi định mệnh của họ đã không còn.
Ngoài ra, các của cải văn hóa của giáo hội là nhân chứng đức tin của cộng đồng từng tạo ra chúng trong suốt nhiều thế kỷ, và vì lý do này, tự chúng là các công cụ truyền giảng tin mừng cộng với các công cụ thông thường của việc công bố, rao giảng và giáo lý. Nhưng sự hùng hồn độc đáo này của ngài có thể được duy trì ngay cả khi chúng không còn được sử dụng trong sinh hoạt bình thường của dân Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua một cuộc triển lãm bảo tàng đầy đủ mà không coi chúng chỉ là tài liệu về lịch sử nghệ thuật, nhưng trả lại cho chúng một cuộc sống gần như mới để chúng có thể tiếp tục thực thi một sứ mệnh giáo hội.
Cuối cùng, các tài sản văn hóa được sử dụng cho các hoạt động bác ái của cộng đồng giáo hội. Điều này thấy rõ, chẳng hạn, trong trình thuật cuộc Khổ Nạn của vị tử đạo Rôma là Thánh Lôrensô, trong đó, người ta kể lại rằng "khi nhận được lệnh trao nộp các kho tàng của Giáo Hội, ngài đã đùa cợt trình bầy với bạo chúa các người nghèo, những người đã được ăn và mặc bằng các của cải đã được hiến tặng dưới hình thức bố thí» (Martyrologium Romanum, editio altera, Typis Vaticanis 2004, 444) Và ngành ảnh tượng thánh thường giải thích truyền thống này bằng cách trình bầy Thánh Lôrensô trong các hành vi bán các đồ vật thờ phượng quý giá và phân phối tiền bán được cho người nghèo. Điều này cấu thành một giáo huấn liên tục của giáo hội, một giáo huấn, dù khắc ghi nhiệm vụ bảo vệ và bảo tồn các của cải của Giáo hội, và đặc biệt là các của cải văn hóa, tuyên bố rằng chúng không có giá trị tuyệt đối, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng phải phục vụ sự thiện tốt hơn của con người và đặc biệt là phục vụ người nghèo.
Như thế, Hội nghị của ngài được cử hành rất thích hợp trong những ngày này. Việc hiểu ra rằng nhiều nhà thờ, cần thiết cho đến vài năm trước đây, bây giờ không còn cần thiết nữa, do thiếu tín hữu và giáo sĩ, hay do sự phân bố dân số khác đi nơi các thành phố và vùng nông thôn, nên được Giáo Hội nhìn một cách không lo ngại, nhưng như một dấu chỉ thời đại mời gọi chúng ta suy nghĩ và buộc chúng ta phải thích nghi. Đây là điều mà Tông Huấn Evangelii Gaudium phần nào đã quả quyết khi, tuy vẫn coi thời gian ưu việt hơn không gian, đã tuyên bố rằng "thời gian cai trị không gian, chiếu sáng nó và biến nó thành các mắt xích trong một chuỗi dây chuyền không ngừng phát triển, không có đường trở lui» 223).
Sự suy tư trên, được khởi xướng từ lâu ở bình diện kỹ thuật trong lĩnh vực học thuật và chuyên nghiệp, đã được một số hội đồng giám mục đề cập đến. Sự đóng góp của hội nghị này chắc chắn làm cho mọi người ý thức được phạm vi của vấn đề, mà cả chia sẻ kinh nghiệm hợp nhân đức, nhờ sự hiện diện của các đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và một số nước Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.
Hội Nghị chắc chắn sẽ đưa ra các đề nghị và chỉ ra các đường hướng hành động, nhưng các quyết định cụ thể và cuối cùng sẽ là của các giám mục. Tôi mạnh mẽ đề nghị rằng mỗi quyết định phải là kết quả của một sự suy nghĩ có tính hợp xướng được thực thi trong cộng đồng Kitô hữu và trong đối thoại với cộng đồng dân sự. Việc chuyển nhượng không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất ta nghĩ đến, và cũng không bao giờ nên được thi hành khiến gây tai tiếng nơi các tín hữu. Nếu cần, nên bao gồm nó một cách kịp thời trong việc lập chương trình mục vụ thông thường, được chuẩn bị bằng các buổi thông tin đầy đủ và được sự chia sẻ của càng nhiều người càng tốt.
Trong sách Maccabees 1, chúng ta đọc rằng, một khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng và đền thờ từng bị các dân ngoại giáo phạm thánh đã được tái thiết, những nhà giải phóng, có nhiệm vụ quyết định số phận các viên đá của bàn thờ cũ đã bị phá hủy, thích đặt chúng ở một nơi "cho đến khi một vị tiên tri cho họ biết phải hành động ra sao" (4: 46). Ngoài ra, việc xây dựng một nhà thờ hoặc điểm đến mới của nó không phải là những hoạt động có thể được hành xử chỉ bằng quan điểm kinh tế hay kỹ thuật, nhưng phải được đánh giá phù hợp với tinh thần tiên tri: thực thế, chứng từ đức tin của Giáo Hội được chuyển tải qua chúng; vì Giáo Hội là người tiếp nhận và đánh giá sự hiện diện của Chúa trong lịch sử.
Thưa hiền huynh, trong khi chúc Hội Nghị đạt được các thành quả tốt nhất, tôi xin thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi trên ngài, trên các cộng tác viên, trên các diễn giả và mọi người tham dự.
Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 11 năm 2018.
Francisco
Trong năm châu Âu về Di sản Văn hóa 2018, Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (Phân Bộ Di sản Văn hóa), Hội Đồng Giám Mục Ý – Cơ Quan Ufficio Nazionale per i beni culturali ecclesiastici e l’edilizia di cultovà Giáo hoàng Đại học Gregorian –Phân Khoa Storia e Beni Culturali della Chiesa - Dipartimento dei Beni Culturali della Chiesa đã tổ chức một hội nghị quốc tế trong hai ngày.
Ngày đầu tiên được dành cho các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của việc chuyển nhượng các nhà thờ và sử dụng mới về chúng.
Vào ngày thứ hai, Hội Nghị lưu tâm đến việc quản lý và cổ vũ di sản văn hóa của giáo hội như một hoạt động mục vụ giáo phận.
Trong khi các buổi sáng của hội nghị được dành cho mọi người, thì các buổi chiều đã được dành riêng để trao đổi giữa các đại biểu của các Hội Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương về các vấn đề quan tâm chung. Các nước này đang phải đối đầu với các điều kiện xã hội tương tự và chia sẻ các vấn đề tương tự như nhau trong việc quản lý di sản văn hóa.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã gửi tới Hội Nghị một thông điệp như sau:
Gửi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Tôi thân ái chào mừng các tham dự viên hội nghị, do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức với sự phối hợp cjủa Hội Đồng Giám Mục Ý và Đại học Giáo hoàng Gregorian, về việc chuyển nhượng các nhà thờ và việc giáo hội tái sử dụng chúng và về việc quản lý các tài sản văn hóa có tính tổng thể trong mục vụ thông thường, và tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với các diễn giả và người tổ chức danh tiếng của sáng kiến này.
Thánh Phaolô VI, vị mục tử rất mẫn cảm với các giá trị văn hóa, khi nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị của các nhà văn khố giáo hội, đã nói rằng chăm sóc các tài liệu cũng tương đương với việc thờ phượng Chúa Kitô, làm cho Giáo Hội có ý nghĩa, bằng các trình thuật về chính mình và cho những người sắp tìm hiểu câu chuyện "Chúa sống" trong thế giới (xem Bài diễn văn với các nhà văn khố Giáo hội, ngày 26 tháng 9 năm 1963: Giáo Huấn, I [1963], 615). Ngôn từ chính xác này có thể mở rộng một cách tự nhiên ra tất cả các tài sản văn hóa của Giáo Hội.
Ngoài ra, thánh Gioan Phaolô II, vị đã đặc biệt chú ý đến sự liên quan mục vụ của nghệ thuật và văn hóa, từng nói: "Trong việc đưa ra các dự án mục vụ của họ, các Giáo hội đặc thù phải sử dụng đúng đắn các tài sản văn hóa của họ. Thực vậy, họ có khả năng độc đáo giúp người ta nhận thức rõ hơn các giá trị tinh thần và, nhờ chứng kiến, theo các cách khác nhau, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của con người và trong đời sống của Giáo Hội, có thể chuẩn bị trái tim để đón nhận sự mới lạ của Tin Mừng» (Diễn Văn cho Hội Nghị Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo hội, ngày 31 tháng 3 năm 2000: Giáo Huấn XXIII [2000], 505).
Bản thân tôi đã cố gắng dành một biểu thức xã hội rõ rệt hơn cho khoa thẩm mỹ thần học, chẳng hạn bằng cách khẳng định, trong thông điệp Laudato si', rằng «chú ý đến vẻ đẹp và yêu mến vẻ đẹp này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa thực dụng» (số 215 ); cũng như bắng cách nhắc nhớ, trong bài phát biểu trước các Viện Giáo Hoàng hàn lâm, tầm quan trọng trong công trình của các kiến trúc sư và nghệ sĩ trong việc tái tạo phẩm chất và tái sinh các vùng ngoại vi đô thị và nói chung, trong việc tạo ra các bối cảnh đô thị nhằm bảo vệ phẩm giá của con người (Xem Thông Điệp gửi các tham dự viên trong phiên công khai XXI của các Giáo hoàng hàn lâm viện, ngày 6 tháng 12 năm 2016).
Do đó, theo tư tưởng của Huấn Quyền Giáo hội, chúng ta gần như có thể khai triển chi tiết một ngôn từ thần học về các của cải văn hóa, bằng cách coi chúng chiếm giữ một vị trí trong phụng vụ thánh, trong việc truyền bá tin mừng và trong việc thực hành bác ái. Thực thế, trước nhất, chúng là một phần trong số những "đồ vật" (res) hiện là (hoặc đã từng là) các dụng cụ thờ phượng, "những dấu chỉ thánh thiêng" theo cách nói của nhà thần học Romano Guardini (Tinh thần Phụng vụ, I Santi Segni, Brescia 1930, 113-204), "res ad sacrum cultum pertinent", theo định nghĩa của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (số 122). Trong môi trường xung quanh và các đối tượng dành cho việc thờ phượng, cảm thức chung của các tín hữu nhận ra sự vĩnh cửu của một dấu chân định mệnh không biến mất ngay cả sau khi định mệnh của họ đã không còn.
Ngoài ra, các của cải văn hóa của giáo hội là nhân chứng đức tin của cộng đồng từng tạo ra chúng trong suốt nhiều thế kỷ, và vì lý do này, tự chúng là các công cụ truyền giảng tin mừng cộng với các công cụ thông thường của việc công bố, rao giảng và giáo lý. Nhưng sự hùng hồn độc đáo này của ngài có thể được duy trì ngay cả khi chúng không còn được sử dụng trong sinh hoạt bình thường của dân Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua một cuộc triển lãm bảo tàng đầy đủ mà không coi chúng chỉ là tài liệu về lịch sử nghệ thuật, nhưng trả lại cho chúng một cuộc sống gần như mới để chúng có thể tiếp tục thực thi một sứ mệnh giáo hội.
Cuối cùng, các tài sản văn hóa được sử dụng cho các hoạt động bác ái của cộng đồng giáo hội. Điều này thấy rõ, chẳng hạn, trong trình thuật cuộc Khổ Nạn của vị tử đạo Rôma là Thánh Lôrensô, trong đó, người ta kể lại rằng "khi nhận được lệnh trao nộp các kho tàng của Giáo Hội, ngài đã đùa cợt trình bầy với bạo chúa các người nghèo, những người đã được ăn và mặc bằng các của cải đã được hiến tặng dưới hình thức bố thí» (Martyrologium Romanum, editio altera, Typis Vaticanis 2004, 444) Và ngành ảnh tượng thánh thường giải thích truyền thống này bằng cách trình bầy Thánh Lôrensô trong các hành vi bán các đồ vật thờ phượng quý giá và phân phối tiền bán được cho người nghèo. Điều này cấu thành một giáo huấn liên tục của giáo hội, một giáo huấn, dù khắc ghi nhiệm vụ bảo vệ và bảo tồn các của cải của Giáo hội, và đặc biệt là các của cải văn hóa, tuyên bố rằng chúng không có giá trị tuyệt đối, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng phải phục vụ sự thiện tốt hơn của con người và đặc biệt là phục vụ người nghèo.
Như thế, Hội nghị của ngài được cử hành rất thích hợp trong những ngày này. Việc hiểu ra rằng nhiều nhà thờ, cần thiết cho đến vài năm trước đây, bây giờ không còn cần thiết nữa, do thiếu tín hữu và giáo sĩ, hay do sự phân bố dân số khác đi nơi các thành phố và vùng nông thôn, nên được Giáo Hội nhìn một cách không lo ngại, nhưng như một dấu chỉ thời đại mời gọi chúng ta suy nghĩ và buộc chúng ta phải thích nghi. Đây là điều mà Tông Huấn Evangelii Gaudium phần nào đã quả quyết khi, tuy vẫn coi thời gian ưu việt hơn không gian, đã tuyên bố rằng "thời gian cai trị không gian, chiếu sáng nó và biến nó thành các mắt xích trong một chuỗi dây chuyền không ngừng phát triển, không có đường trở lui» 223).
Sự suy tư trên, được khởi xướng từ lâu ở bình diện kỹ thuật trong lĩnh vực học thuật và chuyên nghiệp, đã được một số hội đồng giám mục đề cập đến. Sự đóng góp của hội nghị này chắc chắn làm cho mọi người ý thức được phạm vi của vấn đề, mà cả chia sẻ kinh nghiệm hợp nhân đức, nhờ sự hiện diện của các đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và một số nước Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.
Hội Nghị chắc chắn sẽ đưa ra các đề nghị và chỉ ra các đường hướng hành động, nhưng các quyết định cụ thể và cuối cùng sẽ là của các giám mục. Tôi mạnh mẽ đề nghị rằng mỗi quyết định phải là kết quả của một sự suy nghĩ có tính hợp xướng được thực thi trong cộng đồng Kitô hữu và trong đối thoại với cộng đồng dân sự. Việc chuyển nhượng không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất ta nghĩ đến, và cũng không bao giờ nên được thi hành khiến gây tai tiếng nơi các tín hữu. Nếu cần, nên bao gồm nó một cách kịp thời trong việc lập chương trình mục vụ thông thường, được chuẩn bị bằng các buổi thông tin đầy đủ và được sự chia sẻ của càng nhiều người càng tốt.
Trong sách Maccabees 1, chúng ta đọc rằng, một khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng và đền thờ từng bị các dân ngoại giáo phạm thánh đã được tái thiết, những nhà giải phóng, có nhiệm vụ quyết định số phận các viên đá của bàn thờ cũ đã bị phá hủy, thích đặt chúng ở một nơi "cho đến khi một vị tiên tri cho họ biết phải hành động ra sao" (4: 46). Ngoài ra, việc xây dựng một nhà thờ hoặc điểm đến mới của nó không phải là những hoạt động có thể được hành xử chỉ bằng quan điểm kinh tế hay kỹ thuật, nhưng phải được đánh giá phù hợp với tinh thần tiên tri: thực thế, chứng từ đức tin của Giáo Hội được chuyển tải qua chúng; vì Giáo Hội là người tiếp nhận và đánh giá sự hiện diện của Chúa trong lịch sử.
Thưa hiền huynh, trong khi chúc Hội Nghị đạt được các thành quả tốt nhất, tôi xin thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi trên ngài, trên các cộng tác viên, trên các diễn giả và mọi người tham dự.
Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 11 năm 2018.
Francisco
Sách mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ''Sức Mạnh Của Ơn Gọi'' được phát hành nay mai
Nguyễn Long Thao
10:18 01/12/2018
Cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô "Sức mạnh của ơn gọi. Đời sống hiến dâng ngày nay", sẽ được ra mắt vào ngày 3 tháng 12 năm 2018.
Nội dung quyển sách là cuộc trò truyện kéo dài bốn giờ giữa Đức Thánh Cha và nhà truyền giáo Tây Ban Nha Fernando Prado, diễn ra tại Santa Marta vào tháng Tám năm 2018, đề cập đến các chủ đề như ơn gọi, đời sống thánh hiến và những cuộc đấu tranh mà Giáo Hội ngày nay đang phải đối diện.
Cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng “Sức mạnh của ơn gọi”dài 120 trang đã được dịch sang 10 thứ tiếng.
Trong số rất nhiều chủ đề được đề cập trong cuộc đối thoại, ĐGH đã sử dụng các ví dụ từ cuộc đời và kinh nghiệm của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói đến tất cả các chủ đề về ơn gọi và nhiệm vụ của những người dâng hiến, kể cả những khó khăn mà Giáo Hội đang phải đối mặt trong thời đại ngày nay.
Điểm đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là Đức Giáo Hoàng từ chối nhận các câu hỏi gửi cho Ngài trước cuộc phỏng vấn để tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại cởi mở và trung thực, ngay cả đối với một số chủ đề khó khăn hơn.
Cuộc đối thoại được chia thành ba chương: "Hãy nhìn vào quá khứ với lòng biết ơn", "Sống hiện tại với niềm đam mê" và "Hướng về tương lai với hy vọng".
Nguyễn Long Thao
Nội dung quyển sách là cuộc trò truyện kéo dài bốn giờ giữa Đức Thánh Cha và nhà truyền giáo Tây Ban Nha Fernando Prado, diễn ra tại Santa Marta vào tháng Tám năm 2018, đề cập đến các chủ đề như ơn gọi, đời sống thánh hiến và những cuộc đấu tranh mà Giáo Hội ngày nay đang phải đối diện.
Cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng “Sức mạnh của ơn gọi”dài 120 trang đã được dịch sang 10 thứ tiếng.
Trong số rất nhiều chủ đề được đề cập trong cuộc đối thoại, ĐGH đã sử dụng các ví dụ từ cuộc đời và kinh nghiệm của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói đến tất cả các chủ đề về ơn gọi và nhiệm vụ của những người dâng hiến, kể cả những khó khăn mà Giáo Hội đang phải đối mặt trong thời đại ngày nay.
Điểm đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là Đức Giáo Hoàng từ chối nhận các câu hỏi gửi cho Ngài trước cuộc phỏng vấn để tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại cởi mở và trung thực, ngay cả đối với một số chủ đề khó khăn hơn.
Cuộc đối thoại được chia thành ba chương: "Hãy nhìn vào quá khứ với lòng biết ơn", "Sống hiện tại với niềm đam mê" và "Hướng về tương lai với hy vọng".
Nguyễn Long Thao
Đức Thánh Cha: Chức linh mục và đời sống thánh hiến không phù hợp với người có khuynh hướng đồng tính
Đặng Tự Do
15:40 01/12/2018
Trong một cuộc phỏng vấn dài được xuất bản thành một cuốn sách vào tuần tới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến những ân sủng và thách đố trong ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, trong đó có những thách đố về đồng tính luyến ái trong hàng giáo sĩ.
“Vấn đề đồng tính luyến ái là một vấn đề rất nghiêm trọng phải được phân định thích đáng ngay từ đầu với các ứng viên, nếu người ấy rơi vào trường hợp này. Chúng ta phải chính xác. Trong xã hội chúng ta, có vẻ như đồng tính luyến ái đang là một mốt thời trang và tâm lý này, một cách nào đó, cũng đang ảnh hưởng đến đời sống của Giáo hội,” Đức Thánh Cha nói như trên trong cuốn sách có tựa đề “Sức mạnh của ơn gọi”, được phát hành vào ngày 3 tháng 12 bằng 10 ngôn ngữ khác nhau.
Trong một trích đoạn từ cuốn sách, được Religión Digital công bố hôm thứ Sáu 30 tháng 11, Đức Thánh Cha cho biết ngài lo ngại về vấn đề đánh giá và đào tạo những người có khuynh hướng đồng tính trong hàng giáo sĩ và đời sống thánh hiến.
“Đây là một điều đó tôi rất quan tâm, bởi vì có lẽ trong một khoảng thời gian, vấn đề đã không được chú ý đến nhiều”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng với các ứng sinh chức tư tế hoặc đời sống thánh hiến “chúng ta phải đặc biệt quan tâm trong tiến trình hình thành sự trưởng thành nhân bản và tình cảm. Chúng ta phải phân định một cách nghiêm chỉnh, và lắng nghe tiếng nói của những kinh nghiệm mà Giáo Hội thủ đắc. Khi việc chăm sóc không tính đến sự phân định sáng suốt tất cả những điều này, nhiều vấn đề nổi lên. Như tôi đã nói trước đây, có thể xảy ra rằng vào thời điểm đó có lẽ họ không để lộ [xu hướng đó] ra, nhưng sau đó nó xuất hiện.”
Đức Thánh Cha nhắc lại: “Vấn đề đồng tính luyến ái là một vấn đề rất nghiêm trọng phải được phân định một cách thích đáng ngay từ đầu với các ứng viên, nếu người ấy rơi vào trường hợp này”
Ngài nhớ lại rằng có một lần “Tôi tiếp một giám mục đang phải gánh chịu tai tiếng chuyện này chuyện kia, ngài với tôi rằng ngài đã phát hiện ra trong giáo phận của mình, một giáo phận rất lớn, có một số linh mục đồng tính và ngài phải đối phó với đủ thứ chuyện, và trên hết là phải can thiệp vào quá trình đào tạo, để hình thành một nhóm giáo sĩ khác.”
“Đó là một thực tế chúng ta không thể phủ nhận. Cũng không thiếu các trường hợp như thế trong số những người sống đời thánh hiến. Một tu sĩ nói với tôi rằng, trong một chuyến thanh tra giáo luật đến một trong những tỉnh dòng trong dòng của ngài, ngài đã rất ngạc nhiên. Ngài thấy rằng có những thỉnh sinh trẻ có năng lực và thậm chí cả một số người đã tuyên khấn, là những người đồng tính.”
Đức Thánh Cha cho biết người tu sĩ ấy “tự hỏi liệu đó có phải là vấn đề hay không và hỏi tôi có điều gì đó sai trái hay không.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng lúc đó một bề trên nhà dòng nói với ngài rằng vấn đề “chẳng có gì nghiêm trọng, nó chỉ là một biểu hiện tình cảm.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Đó là một sai lầm. Nó không chỉ là một biểu hiện tình cảm. Trong cuộc sống thánh hiến và tư tế, không có chỗ cho cái thứ tình cảm đó. Do đó, Giáo Hội khuyến cáo rằng những người có xu hướng khó thay đổi như thế không nên được chấp nhận vào chức tư tế hoặc đời sống thánh hiến. Thừa tác vụ và cuộc sống thánh hiến không phải là chỗ thích hợp của người ấy.”
Đối với những người đã được phong chức hay được nhận vào các cộng đoàn sống đời thánh hiến, Đức Thánh Cha cho biết: chúng ta “phải kêu gọi các linh mục đồng tính, và các nam nữ tu sĩ sống luật độc thân một cách toàn vẹn, và trên hết, họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong cố gắng không bao giờ được gây ra tai tiếng cả đối với cộng đoàn của họ cũng như đối với dân Thánh Chúa bằng cách sống một cuộc sống hai mặt. Tốt hơn là họ nên rời khỏi chức vụ hay cuộc sống thánh hiến chứ đừng sống một cuộc sống hai mặt như thế”.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha được hỏi rằng, bên cạnh khuynh hướng đồng tính, liệu còn có những ngăn trở nào khác trong quá trình đào tạo hay không.
“Tất nhiên là có. Với những ứng sinh mắc chứng loạn thần kinh, mất cân bằng rõ rệt, khó có thể kiểm soát hành vi ngay cả với sự trợ giúp trị liệu, họ không nên được chấp nhận vào chức tư tế hay đời sống thánh hiến. Họ nên được giúp đỡ để đi theo một hướng khác, nhưng họ không nên bị bỏ rơi. Họ nên được hướng dẫn, nhưng họ không nên được chấp nhận. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng họ là những người sẽ sống trong sự phục vụ của Giáo Hội, của cộng đồng Kitô hữu, của dân Chúa. Đừng quên quan điểm đó. Chúng tôi phải chăm sóc cho họ để họ có một sức khoẻ tốt về mặt tâm lý và tình cảm”
Cuốn sách là bản viết xuống những lời Đức Thánh Cha nói trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi cha Fernando Prado, giám đốc nhà xuất bản Claretian ở Madrid, Tây Ban Nha.
Source: Catholic Herald - In new book on clergy and religious life, Pope Francis addresses homosexuality
“Vấn đề đồng tính luyến ái là một vấn đề rất nghiêm trọng phải được phân định thích đáng ngay từ đầu với các ứng viên, nếu người ấy rơi vào trường hợp này. Chúng ta phải chính xác. Trong xã hội chúng ta, có vẻ như đồng tính luyến ái đang là một mốt thời trang và tâm lý này, một cách nào đó, cũng đang ảnh hưởng đến đời sống của Giáo hội,” Đức Thánh Cha nói như trên trong cuốn sách có tựa đề “Sức mạnh của ơn gọi”, được phát hành vào ngày 3 tháng 12 bằng 10 ngôn ngữ khác nhau.
Trong một trích đoạn từ cuốn sách, được Religión Digital công bố hôm thứ Sáu 30 tháng 11, Đức Thánh Cha cho biết ngài lo ngại về vấn đề đánh giá và đào tạo những người có khuynh hướng đồng tính trong hàng giáo sĩ và đời sống thánh hiến.
“Đây là một điều đó tôi rất quan tâm, bởi vì có lẽ trong một khoảng thời gian, vấn đề đã không được chú ý đến nhiều”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng với các ứng sinh chức tư tế hoặc đời sống thánh hiến “chúng ta phải đặc biệt quan tâm trong tiến trình hình thành sự trưởng thành nhân bản và tình cảm. Chúng ta phải phân định một cách nghiêm chỉnh, và lắng nghe tiếng nói của những kinh nghiệm mà Giáo Hội thủ đắc. Khi việc chăm sóc không tính đến sự phân định sáng suốt tất cả những điều này, nhiều vấn đề nổi lên. Như tôi đã nói trước đây, có thể xảy ra rằng vào thời điểm đó có lẽ họ không để lộ [xu hướng đó] ra, nhưng sau đó nó xuất hiện.”
Đức Thánh Cha nhắc lại: “Vấn đề đồng tính luyến ái là một vấn đề rất nghiêm trọng phải được phân định một cách thích đáng ngay từ đầu với các ứng viên, nếu người ấy rơi vào trường hợp này”
Ngài nhớ lại rằng có một lần “Tôi tiếp một giám mục đang phải gánh chịu tai tiếng chuyện này chuyện kia, ngài với tôi rằng ngài đã phát hiện ra trong giáo phận của mình, một giáo phận rất lớn, có một số linh mục đồng tính và ngài phải đối phó với đủ thứ chuyện, và trên hết là phải can thiệp vào quá trình đào tạo, để hình thành một nhóm giáo sĩ khác.”
“Đó là một thực tế chúng ta không thể phủ nhận. Cũng không thiếu các trường hợp như thế trong số những người sống đời thánh hiến. Một tu sĩ nói với tôi rằng, trong một chuyến thanh tra giáo luật đến một trong những tỉnh dòng trong dòng của ngài, ngài đã rất ngạc nhiên. Ngài thấy rằng có những thỉnh sinh trẻ có năng lực và thậm chí cả một số người đã tuyên khấn, là những người đồng tính.”
Đức Thánh Cha cho biết người tu sĩ ấy “tự hỏi liệu đó có phải là vấn đề hay không và hỏi tôi có điều gì đó sai trái hay không.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng lúc đó một bề trên nhà dòng nói với ngài rằng vấn đề “chẳng có gì nghiêm trọng, nó chỉ là một biểu hiện tình cảm.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Đó là một sai lầm. Nó không chỉ là một biểu hiện tình cảm. Trong cuộc sống thánh hiến và tư tế, không có chỗ cho cái thứ tình cảm đó. Do đó, Giáo Hội khuyến cáo rằng những người có xu hướng khó thay đổi như thế không nên được chấp nhận vào chức tư tế hoặc đời sống thánh hiến. Thừa tác vụ và cuộc sống thánh hiến không phải là chỗ thích hợp của người ấy.”
Đối với những người đã được phong chức hay được nhận vào các cộng đoàn sống đời thánh hiến, Đức Thánh Cha cho biết: chúng ta “phải kêu gọi các linh mục đồng tính, và các nam nữ tu sĩ sống luật độc thân một cách toàn vẹn, và trên hết, họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong cố gắng không bao giờ được gây ra tai tiếng cả đối với cộng đoàn của họ cũng như đối với dân Thánh Chúa bằng cách sống một cuộc sống hai mặt. Tốt hơn là họ nên rời khỏi chức vụ hay cuộc sống thánh hiến chứ đừng sống một cuộc sống hai mặt như thế”.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha được hỏi rằng, bên cạnh khuynh hướng đồng tính, liệu còn có những ngăn trở nào khác trong quá trình đào tạo hay không.
“Tất nhiên là có. Với những ứng sinh mắc chứng loạn thần kinh, mất cân bằng rõ rệt, khó có thể kiểm soát hành vi ngay cả với sự trợ giúp trị liệu, họ không nên được chấp nhận vào chức tư tế hay đời sống thánh hiến. Họ nên được giúp đỡ để đi theo một hướng khác, nhưng họ không nên bị bỏ rơi. Họ nên được hướng dẫn, nhưng họ không nên được chấp nhận. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng họ là những người sẽ sống trong sự phục vụ của Giáo Hội, của cộng đồng Kitô hữu, của dân Chúa. Đừng quên quan điểm đó. Chúng tôi phải chăm sóc cho họ để họ có một sức khoẻ tốt về mặt tâm lý và tình cảm”
Cuốn sách là bản viết xuống những lời Đức Thánh Cha nói trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi cha Fernando Prado, giám đốc nhà xuất bản Claretian ở Madrid, Tây Ban Nha.
Source: Catholic Herald - In new book on clergy and religious life, Pope Francis addresses homosexuality
Nhu cầu trừ quỷ tại Hoa Kỳ tăng vọt và sự cần thiết của kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Anthony Nguyễn
17:14 01/12/2018
Làn khói của Satan đã xâm nhập vào đền thờ Thiên Chúa
Trong thế giới ngày nay, khi nạn phá thai tràn lan, lối sống đồng tính, buông thả về mặt tình dục được cổ võ, tai tiếng lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo, đã tạo nên một ảnh hưởng tiêu cực cho rất nhiều thành phần trong xã hội nhân loại, vì đó là những yếu tố làm lung lay đến tận gốc rễ niềm tin nơi con người. Có những nạn nhân quá đau khổ hoặc phẫn uất, và cả những người chẳng phải là nạn nhân, chẳng đau khổ hay phẫn uất gì cả đã công khai bày tỏ trên các phương tiện truyền thông sự hoài nghi vào sự toàn thiện, toàn mỹ của Giáo Hội, và lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Hơn ai hết, những vị lãnh đạo trong Giáo Hội đã ý thức được sự nguy hiểm của việc để cho những điều tội lỗi như thế mặc sức hoành hành trong Giáo Hội mà không chủ động thanh tẩy và chấn chỉnh. Thật thế, trong cuốn “La fuerza de la vocación”, Đức Thánh Cha Phanxicô kể rằng:
“Một tu sĩ nói với tôi rằng, trong một chuyến thanh tra giáo luật đến một trong những tỉnh dòng trong dòng của ngài, ngài đã rất ngạc nhiên. Ngài thấy rằng có những thỉnh sinh trẻ có năng lực và thậm chí cả một số người đã tuyên khấn, là những người đồng tính.
Người tu sĩ ấy tự hỏi liệu đó có phải là vấn đề hay không và hỏi tôi có điều gì đó sai trái hay không.”
Lúc đó, một bề trên nhà dòng, tỉnh bơ, nói với Đức Thánh Cha và những người hiện diện rằng vấn đề “chẳng có gì nghiêm trọng, nó chỉ là một biểu hiện tình cảm.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Đó là một sai lầm. Nó không chỉ là một biểu hiện tình cảm. Trong cuộc sống thánh hiến và tư tế, không có chỗ cho cái thứ tình cảm đó.”
Những câu chuyện trên khiến người ta nhớ lại lời cảnh báo lạnh người của một vị giáo hoàng tiền nhiệm, đó là Đức Phaolô Đệ Lục. Trong bài giảng về Humanae Vitae (Thông Điệp Về Sự Sống Con Người) vào năm 1972, Đức Phaolô Đệ Lục nhắc nhở chúng ta: “Phải nói rằng, từ một khe hở huyền bí nào nào đó, làn khói của Satan đã xâm nhập vào đền thờ Thiên Chúa. Đã có những nghi ngờ, bấp bênh, răc rối, bất bình, đối đầu”.
Những lời lẽ mang tính chất cảnh giác của vị thánh giáo hoàng trong bối cảnh hậu Công Đồng Vatican II tuy không thể được xem là ngài đang trực tiếp nhắc đến những vấn nạn trong tương lai, đặc biệt là nạn xâm hại tình dục đang đem lại biết bao tổn thất cho mọi thành phần trong Giáo Hội cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, nhưng lại đúng là những lời tiên tri chính xác và đáng được suy gẫm hơn bao giờ hết.
Kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Theo giáo lý Công Giáo, những hành động nào đi ngược với giáo huấn của Thiên Chúa và Giáo Hội, chống lại phẩm giá con người đều là tội lỗi, đều là do ảnh hưởng của ma quỷ gây ra. Và ai là người đi tiên phong trong việc chống lại ảnh hưởng của ma quỷ, ai có thể xem là vũ khí đắc lực nhất mà chúng ta phải tìm cậy trông trong cuộc chiến quyết liệt tranh giành từng linh hồn với ma quỷ? Thưa: đó chính là Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Trước đây, trong các giờ kinh nhật tụng của các cộng đoàn đều có kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Sau Công Đồng Vatican II, qua chỉ thị Instructio Prima, kinh cầu này không còn mang tính chất bắt buộc nữa. Nhiều nhà thần học, linh mục, giáo dân cho rằng đó chính là khe hở cho Satan trở lại hoành hành, phá phách, dẫn dụ con người vào những nẻo đường tội lỗi. Những vấn nạn xã hội phi đạo đức nhan nhãn ngày nay là một chứng minh cụ thể.
Đã có nhiều nỗ lực tái lập thói quen đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong các giờ kinh nguyện hằng ngày, đứng đầu là Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1994, ngài đã thúc giục các tín hữu Công Giáo đọc kinh này trở lại. Tại Hoa Kỳ, đã có một đơn thỉnh nguyện cho việc tái lập thói quen đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ, và đã có 6 Giám Mục trên toàn quốc ủng hộ và thực hiện việc này. Đó là Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City, Kansas, Đức Giám Mục Alenxander Sample của giáo phận Portland, Đức Giám Mục Morlino ở Madison, Wiscosin –vừa mới qua đời hôm 24 tháng 11 vừa qua, Đức Giám Mục Frank Caggiano của Bridgeport, Connecticut, Đức Giám Mục David Zubik ở Pittsburgh, Pennsylvania, và Đức Giám Mục Rick Stika của Knoxville, Tennessee.
Đức Hồng Y Tim Dolan của tổng giáo phận New York cũng đã yêu cầu các tín hữu làm một tuần cửu nhật với kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ, bắt đầu từ ngày 29 tháng 9 vừa qua, là ngày lễ kính thánh Matthêu, quan thày các nhà truyền giáo, cho đến ngày lễ kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vào ngày 29 tháng Chín. Với những ai không thể dự lễ hàng ngày, Đức Hồng Y yêu cầu họ cũng đọc kinh thông công với mọi người tham dự tuần cửu nhật này, bởi vì theo ngài, đã có rất nhiều người đề nghị với ngài rằng cần phải có sự can thiệp của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong thế giới ngày nay.
Ngài nói: “Đã có nhiều người đề nghị điều này với tôi, và tôi đã có thể kết luận được rằng đây là ý Chúa muốn, chúng ta phải kiếm tìm sự trợ giúp của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong cuộc chiến chống lại sự xâm nhập của Lucifer trong Giáo Hội.”
Con số những trường hợp thỉnh cầu nghi lễ trừ tà tại Hoa Kỳ tăng vọt
Ngoài ra, thêm một chứng cớ khác củng cố cho nhận định của hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân New York là con số những trường hợp thỉnh cầu nghi lễ trừ tà tại Hoa Kỳ bỗng tăng vọt một cách đáng kể trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Gallup và dữ liệu của hãng YouGov, khoảng một nửa dân số Hoa Kỳ tin rằng việc quỷ ám là có thật. Con số những người tin rằng có ma quỷ còn cao hơn nữa: từ 55% vào năm 1990 đã tăng lên 70% vào năm 2007. Thống kê này phù hợp với những thỉnh cầu trừ tà mà Giáo Hội Công Giáo nhận được. Thật thế, chỉ nguyên giáo phận Indianapolis trong năm 2018 đã có 1,700 đơn xin được giúp đỡ trừ tà, theo lời cha Vincent Lampert, vị giáo sĩ chuyên phụ trách nghi thức trừ tà chính thức của giáo phận. Ngài nói rằng từ trước đến nay chưa bao giờ ngài nhận được con số yêu cầu nào cao hơn thế trong một năm.
Cha Gary Thomas, linh mục trừ tà của giáo phận San Jose, California - người có những hoạt động trừ tà đã được ghi lại vào năm 2009 trong cuốn sách có tên The Rites, và một cuốn phim cùng tên cũng đã được giới làm phim cho trình chiếu vào năm 2011- đã tiết lộ rằng mỗi tuần ngài thường nhận được ít nhất hàng tá những yêu cầu cho việc trừ tà.
Để đáp ứng với làn sóng trừ quỷ bỗng đang nóng dần, Giáo Hội hiện nay đang có kế hoạch tổ chức những khoá huấn luyện trừ quỷ ở khắp nơi trên thế giới như Chicago, Rôma, và Manila. Cha Thomas nói với ký giả Mike Mariani của tờ The Atlantic rằng vào năm 2011, Giáo Hội tại Hoa Kỳ chỉ có tổng cộng 15 nhà trừ quỷ. Ngày nay, con số này đã tăng vọt lên tới hơn 100 người. Con số này chưa thể được kiểm chứng, vì một lý do tế nhị là đại đa số các giáo phận đều không tiết lộ danh tính các chuyên gia này, bởi không ai muốn sự chú ý của thiên hạ đến công việc làm âm thầm và nguy hiểm của họ.
Vào tháng 10 năm ngoái, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho xuất bản tập cẩm nang “Nghi Thức Trừ Quỷ Và Những Kinh Nguyện Liên Quan”, trong đó ghi chép những nghi thức trừ quỷ đã được dịch sang tiếng Anh. Nghi thức này đã được cập nhật vào năm 1998, sau đó vài năm lại được cập nhật lần nữa, nhưng đây là lần đầu tiên bản kinh được dịch sang tiếng Anh kể từ khi nó được chuẩn hoá vào năm 1614.
Những nguyên nhân
Câu hỏi được ký giả Mariani đặt ra là: Tại sao trong thời đại tân tiến như hiện nay lại có quá nhiều người tìm đến Giáo hội để xin được giúp đỡ trong việc trục xuất ma quỷ ra khỏi thân xác họ? Và những nhu cầu được tái sinh này cho chúng ta thấy điều gì về ma quỷ trong xã hội đương đại?
Đã có rất nhiều nghiên cứu dựa trên khoa học kết hợp với tâm linh để tìm hiểu và phân biệt sự khác biệt giữa một nạn nhân của chứng rối loạn về tâm lý và những nạn nhân bị quỷ ám.
Thông thường, một bệnh nhân khi tìm đến chuyên gia tâm lý để nhờ giải thích hoặc chữa trị một căn bệnh về tâm lý lạ lùng thường trải qua một cuộc giám định sơ khởi về tâm lý và một cuộc khám nghiệm y khoa căn bản. Khi khoa học đã không giải quyết được nhu cầu của bệnh nhân, lúc đó các chuyên gia tâm lý sẽ để ý xem có những triệu chứng khác thường mà một người bình thường không thể biểu hiện một cách thành thạo, thí dụ như khả năng nói thứ tiếng lạ, một thể lực phi thường vượt ra ngoài tuổi tác hoặc điều kiện thể lý, khả năng biết được những chuyện kín đáo của người khác, và một ác cảm sâu xa đối với Thiên Chúa hoặc các mẫu vật thiêng liêng như thánh giá, nước phép v.v...
Trường hợp của Louisa Muskovits
Chúng ta hãy lấy trường hợp của Louisa Muskovits ở Tacoma, tiểu bang Washington làm một thí dụ.
Louisa vào năm 2016 vừa tròn 33 tuổi khi cô tìm đến một bác sĩ tâm lý xin giúp cai rượu. Thoạt đầu buổi giám định diễn ra bình thường. Nhưng khi bác sĩ tâm lý hỏi đến chuyện hôn nhân hiện đang gặp khó khăn của Louisa, là điều làm cô cảm thấy khó chịu, cô bắt đầu có những biểu hiện rất kỳ lạ như thái độ cô thay đổi rất đột ngột. Cô thở mạnh, hò hét, gầm gừ, đầu cô quay ngoắt từ phải sáng trái, bứt tóc vò đầu, và cô bắt đầu nói về Chúa cũng như ma quỷ. Nhà tâm lý nhớ lại có lần cô đã khai rằng cô tìm được sự bình thản trong lòng qua việc đọc sách thánh. Và họ đã nói cô hãy tìm kiếm những đoạn Kinh Thánh đó ra mà đọc. Quả thật, Louisa đã tự mình trấn tĩnh được sau khi chụp lấy chiếc phone tay và tìm đọc đoạn Kinh Thánh quen thuộc trên mạng. Sau lần đó, Louisa quyết định tìm đến nhà thờ chính toà St. James để tham dự thánh lễ. Tại đây, khi được cha xứ hỏi rằng cô có bao giờ dính dáng đến những trò chơi thuộc về phù thuỷ hay những trò chơi thần bí như cầu cơ, bài Tarot, đeo bùa hộ mệnh, các mẫu vật biểu tượng của tà giáo, các các loại đá thiên nhiên chữa bệnh v.v.. Louisa thú nhận mình từng chơi cầu cơ (bất chấp lời khuyên của bà ngoại là một tín đồ Công Giáo thuần thành) để tìm gặp lại ông nội đã chết cách đó hai năm. Cô cũng từng gặp hiện tượng “bóng đè” và cũng đã từng bị lôi cuốn bởi những hình ảnh và bài viết về ma quỷ trên Youtube. Cha xứ khuyên cô nên từ bỏ ngay những trò chơi nguy hiểm đó, vì đó chính là cửa ngõ dẫn ma quỷ vào chiếm ngụ trong tâm hồn con người lành mạnh.
Chồng Louisa, là anh Steve, kể đã có lần anh chứng kiến cảnh vợ mình biến đổi một cách kỳ lạ, và anh đã nhanh tay ghi lại được khoảng 20 phút những hình ảnh cũng như những lời nói khác thường như của ai đó nói ra từ cửa miệng Louisa. Lúc đó, theo lời Steve, Louisa nói với anh “Loài người các ngươi có một ý thức riêng về thời gian. Ta thì có rất nhiều thời gian. Ta lúc nào cũng có thời gian”. Sau đó cô đổi giọng “Ta muốn vợ ngươi. chẳng những thể xác, mà cả linh hồn nó nữa”. Steve kể rằng, trong lúc cô thốt ra những câu nói đó, đầu cô quay ngoắt từ bên này sang bên kia như một con rối, sau đó từ từ chậm lại như một con rắn độc lắc lư theo âm thanh của cây sáo dụ rắn. Đến nửa đoạn, Louia bỗng ghé sát mặt vào Steve nói vừa đủ nghe “Chúa cũng chẳng cứu được nó. Hiểu chưa? Nó thuộc về ta rồi”. Sau đó, Louisa bổng nhiên cong oằn người lại, khuôn mặt cô bỗng biến dạng rất đáng sợ. Ban đầu, Steve chỉ nghĩ rằng đó là những biểu hiện tâm lý bất thường của người nghiện ngập, nhưng sau đó anh đã thấy sợ khi có thêm những hiện tượng siêu nhiên khác đi kèm theo thái độ ma quái của vợ mình, đó là khi anh thấy tự dưng bóng đèn trong nhà vụt sáng mà không ai bật công tắc hay bóng đèn bị cháy bóng từ lâu bỗng vụt sáng!
Năm 2016, sau sự kiện lạ lùng xảy ra tại văn phòng bác sĩ tâm lý, cô đã tìm đến cha Ed White thuộc giáo xứ Thánh Stêphanô Tử Đạo. Tại đây, sau khi nghe vợ chồng cô trình bày mọi việc, tuy không phải là chuyên gia trừ quỷ được giáo phận chỉ định, cha White là người có nhiều kinh nghiệm với nghi thức cầu nguyện giải thoát, và cha đã quyết định giúp cô bằng phương pháp này thay vì nghi thức trừ quỷ chính thức. Ban đầu, cha cho cô đọc lời nguyện từ bỏ ma quỷ, cô đã có phản ứng rất khó khăn và cuồng loạn. Nhưng khi trở lại lần thứ hai, cô đã bớt gặp khó khăn hơn khi đọc lời từ bỏ ma quỷ. Cha White nhận định rằng, Louisa chỉ bị ma quỷ ức chế mà không bị chiếm hữu.
Trường hợp Roland Doe
Một trường hợp khác, là một thí dụ điển hình cho hiện tượng quỷ nhập xảy ra vào năm 1949 cho một cậu bé sống ở thành phố Cottage City, tiểu bang Maryland, từng được xem là ý tưởng tạo dựng cho nền tảng của cuốn sách The Exorcist được William P. Berry viết vào năm 1971 và cuốn phim cùng tên được xem là bậc nhất trong thể loại kinh dị vào năm 1973. Nhân vật chính trong cuốn sách và phim là một cậu bé chỉ được biết đến dưới cái tên giả là Roland Doe. Là một đứa trẻ sống rất tình cảm, Roland không làm điều gì khác thường để trở thành nhân vật bị quỷ ám ngoại trừ việc cậu đã được một bà cô - vốn hay tin vào những trò phù phép ma quái, huyền bí- dạy cho cách chơi cầu cơ. Sau khi bà cô này mất, gia đình Roland bắt đầu chứng kiến những sự kiện lạ lùng xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật như vật dụng bỗng dưng tự di chuyển quanh nhà hoặc bị nhấc bổng, lơ lửng trên không, tiếng gãi sột soạt trên nệm giường. Kinh ngạc vì thấy sự vật chỉ trở nên lạ thường mỗi khi có Roland hiện diện, cha mẹ cậu bé tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cha dòng Tên ở đại học Georgetown, Washington D.C. Khi được cha Edward Huges làm phép trừ quỷ, Roland biến đổi hoàn toàn thành một người khác lạ. Cậu bé giật phăng lấy những vòng lò xo dưới nệm giường làm vật tấn công vị linh mục. Sau đó, Roland phải được chuyển đến thành phố St. Louis ở tiểu bang Missouri cho thuận tiện việc trừ quỷ. Tại đây, sau khi được các cha Raymond Bishop và William Bowden giám định, Roland đã trải qua 20 nghi thức trừ quỷ trong vòng một tháng. Cha Bowden là người được phép của Đức Cha địa phận thực hiện nghi thức trừ quỷ cho Roland. Một linh mục khác là cha Walter Halloran đã tiếp tay với cha Bowden. Cha Willam Van Roo, một linh mục dòng Tên, cũng được phái đến để phụ giúp.
Các cha kể rằng khi họ đến thăm cậu bé lúc đó đang tạm trú ở nhà một người bà con, các ngài đã chứng kiến cảnh giường chiếu rung lắc, vật dụng bay tứ tung, còn cậu bé nạn nhân khốn khổ kia nói chuyện bằng một âm giọng gầm gừ đầy ma quái. Đặc biệt, cậu tỏ ra đầy ác cảm với những vật dụng thánh được các cha đem tới sử dụng.
Cha Halloran kể lại rằng trong những lần đó, ngài đã chứng kiến cảnh những chữ như “ma quỷ”, “địa ngục” cùng những dấu tích lạ lùng khác bỗng dưng nổi lên khắp thân thể cậu bé. Một lần khác, trong khi mọi người đọc Kinh Cầu Các Thánh, tấm nệm trên giường bỗng rung lắc liên hồi. Cha Halloran từng bị Roland đấm gẫy mũi. Cuối cùng, vào tháng Tư năm 1949, Roland đã được hồi phục sau nghi thức trừ quỷ lần thứ 20. Cậu bé như bước ra khỏi một cơn mộng du và nói với các cha: “nó đi rồi”.
Còn Louisa thì hiện nay vẫn còn đang được chữa trị cả về mặt tâm lý lần tinh thần. Cô vẫn kiên trì giữ liên lạc với cha White để được giúp đỡ thường xuyên.
Sự thận trọng của Giáo Hội Công Giáo
Tuy con số những người thỉnh cầu nghi thức trừ quỷ rất nhiều, Giáo Hội Công Giáo không dễ dàng đáp ứng tất cả mà không điều tra kỹ lưỡng.
Theo cha Lampert, nghi thức này cũng được ví như “vũ khí nguyên tử” mỗi khi cần phải chống trả sức mạnh của ma quỷ, một hành động phản kháng rất quan trọng nhưng chỉ được dùng đến khi không còn lời giải thích nào thoả đáng về mặt tự nhiên! Giáo hội, vì thế, muốn “tiến hành một cách nhẹ nhàng và với sự thận trọng nhất định”.
Những nguyên nhân bị quỷ ám
Theo giáo lý Công Giáo, để có thể xâm nhập và chiếm hữu một nạn nhân, ma quỷ cần phải có một cổng ngõ để len lỏi vào. Giống như trường hợp chơi cầu cơ của các nạn nhân kể trên. Ngoài ra, các nạn nhân còn là những người hay “sa dịp tội” thường xuyên mà không năng xưng tội rước lễ, hay là thành viên của những gia đình có “truyền thống bạo hành” hay tội lỗi được di truyền từ đời này sang đời khác. Cha Thomas nói rằng, 80% trường hợp xin được trừ quỷ đều từng là nạn nhân của tệ nạn xâm phạm tình dục, kể cả nạn loạn luân như trường hợp của Louisa. Đó chính là lý do nhiều người đã liên tưởng đến lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khi ngài nói rằng Satan đã len lỏi vào đền thánh Chúa!
Theo những linh mục có nhiều năm phụng sự Giáo Hội trong công tác này, nạn xâm phạm tình dục đã khiến nạn nhân tổn thương, họ như mang những “vết thương lòng”, càng khiến cho ma quỷ dễ khuynh đảo và tiếp cận. Những linh mục này nói rõ, bị xâm phạm tình dục tuy không phải là nguyên do trực tiếp và chủ yếu khiến nạn nhân bị quỷ nhập, nhưng là một chất xúc tác tạo điều kiện dễ dàng cho sự kiện này xảy ra. Nói về mặt thế tục, các nạn nhân của tệ nạn này thường cho là họ bị ám ảnh bởi một thế lực nào đó độc ác và áp đảo.
Trong thời đại hiện nay, khi con người được trợ giúp đắc lực bởi mạng internet và kỹ thuật số, tất cả những gì con người muốn được tìm hiểu để thoả mãn trí tò mò hay nhu cầu tìm biết đều nằm trong tầm với ở ngay bàn phím, trong căn phòng riêng kín đáo và thoải mái. Đã có rất nhiều người, trong khi muốn tìm về lối sống hoà hợp với “mẹ thiên nhiên” khác người đã vô tình dính dáng đến những nhóm thuộc về “tà giáo”. Những người khác do nhu cầu kiếm tìm những trợ lực siêu nhiên trong cuộc sống cá nhân trong công việc làm ăn, buôn bán, thường tìm đến các nhà tiên tri, bói toán, đồng-cốt, phù thuỷ v.v.. “Những hành động này thường trở thành cỗ máy cho ma quỷ chen vào”, vẫn theo lời cha Thomas. Một linh mục khác thì cảnh cáo về ảnh hưởng từ những bộ phim giúp bình thường hoá những chiêu trò đầy mê hoặc, thậm chí cổ võ cho hoạt động của ma quỷ như bộ phim về Harry Potter.
Adam Jortner, chuyên gia về lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ thuộc đại học Auburn đã nhận định như sau: “Khi ảnh hưởng của một Giáo hội có tổ chức bị hạn chế, người ta sẽ bắt đầu tìm kiếm câu trả lời của riêng họ”. Đồng thời, họ cũng tìm kiếm những câu trả lời về thế giới siêu nhiên qua những ngõ ngách khác, trên TV, phim ảnh vân vân là những cửa ngõ vốn rộng mở thênh thang cho những thế lực bất minh của ma quỷ len lỏi vào, để rồi ngày hôm nay phải tìm về xin được Giáo Hội giúp đỡ.
Nguồn:
https://www.crisismagazine.com/2014/return-st-michael-prayer
https://aleteia.org/2018/07/06/what-did-paul-vi-mean-by-saying-the-smoke-of-satan-has-entered-the-church/
https://www.lifesitenews.com/news/sixth-u.s.-bishop-promotes-st.-michael-prayer-after-mass-in-response-to-abu
https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2018/12/catholic-exorcisms-on-the-rise/573943/
Trong thế giới ngày nay, khi nạn phá thai tràn lan, lối sống đồng tính, buông thả về mặt tình dục được cổ võ, tai tiếng lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo, đã tạo nên một ảnh hưởng tiêu cực cho rất nhiều thành phần trong xã hội nhân loại, vì đó là những yếu tố làm lung lay đến tận gốc rễ niềm tin nơi con người. Có những nạn nhân quá đau khổ hoặc phẫn uất, và cả những người chẳng phải là nạn nhân, chẳng đau khổ hay phẫn uất gì cả đã công khai bày tỏ trên các phương tiện truyền thông sự hoài nghi vào sự toàn thiện, toàn mỹ của Giáo Hội, và lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Hơn ai hết, những vị lãnh đạo trong Giáo Hội đã ý thức được sự nguy hiểm của việc để cho những điều tội lỗi như thế mặc sức hoành hành trong Giáo Hội mà không chủ động thanh tẩy và chấn chỉnh. Thật thế, trong cuốn “La fuerza de la vocación”, Đức Thánh Cha Phanxicô kể rằng:
“Một tu sĩ nói với tôi rằng, trong một chuyến thanh tra giáo luật đến một trong những tỉnh dòng trong dòng của ngài, ngài đã rất ngạc nhiên. Ngài thấy rằng có những thỉnh sinh trẻ có năng lực và thậm chí cả một số người đã tuyên khấn, là những người đồng tính.
Người tu sĩ ấy tự hỏi liệu đó có phải là vấn đề hay không và hỏi tôi có điều gì đó sai trái hay không.”
Lúc đó, một bề trên nhà dòng, tỉnh bơ, nói với Đức Thánh Cha và những người hiện diện rằng vấn đề “chẳng có gì nghiêm trọng, nó chỉ là một biểu hiện tình cảm.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Đó là một sai lầm. Nó không chỉ là một biểu hiện tình cảm. Trong cuộc sống thánh hiến và tư tế, không có chỗ cho cái thứ tình cảm đó.”
Những câu chuyện trên khiến người ta nhớ lại lời cảnh báo lạnh người của một vị giáo hoàng tiền nhiệm, đó là Đức Phaolô Đệ Lục. Trong bài giảng về Humanae Vitae (Thông Điệp Về Sự Sống Con Người) vào năm 1972, Đức Phaolô Đệ Lục nhắc nhở chúng ta: “Phải nói rằng, từ một khe hở huyền bí nào nào đó, làn khói của Satan đã xâm nhập vào đền thờ Thiên Chúa. Đã có những nghi ngờ, bấp bênh, răc rối, bất bình, đối đầu”.
Những lời lẽ mang tính chất cảnh giác của vị thánh giáo hoàng trong bối cảnh hậu Công Đồng Vatican II tuy không thể được xem là ngài đang trực tiếp nhắc đến những vấn nạn trong tương lai, đặc biệt là nạn xâm hại tình dục đang đem lại biết bao tổn thất cho mọi thành phần trong Giáo Hội cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, nhưng lại đúng là những lời tiên tri chính xác và đáng được suy gẫm hơn bao giờ hết.
Kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Theo giáo lý Công Giáo, những hành động nào đi ngược với giáo huấn của Thiên Chúa và Giáo Hội, chống lại phẩm giá con người đều là tội lỗi, đều là do ảnh hưởng của ma quỷ gây ra. Và ai là người đi tiên phong trong việc chống lại ảnh hưởng của ma quỷ, ai có thể xem là vũ khí đắc lực nhất mà chúng ta phải tìm cậy trông trong cuộc chiến quyết liệt tranh giành từng linh hồn với ma quỷ? Thưa: đó chính là Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Trước đây, trong các giờ kinh nhật tụng của các cộng đoàn đều có kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Sau Công Đồng Vatican II, qua chỉ thị Instructio Prima, kinh cầu này không còn mang tính chất bắt buộc nữa. Nhiều nhà thần học, linh mục, giáo dân cho rằng đó chính là khe hở cho Satan trở lại hoành hành, phá phách, dẫn dụ con người vào những nẻo đường tội lỗi. Những vấn nạn xã hội phi đạo đức nhan nhãn ngày nay là một chứng minh cụ thể.
Đã có nhiều nỗ lực tái lập thói quen đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong các giờ kinh nguyện hằng ngày, đứng đầu là Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1994, ngài đã thúc giục các tín hữu Công Giáo đọc kinh này trở lại. Tại Hoa Kỳ, đã có một đơn thỉnh nguyện cho việc tái lập thói quen đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ, và đã có 6 Giám Mục trên toàn quốc ủng hộ và thực hiện việc này. Đó là Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City, Kansas, Đức Giám Mục Alenxander Sample của giáo phận Portland, Đức Giám Mục Morlino ở Madison, Wiscosin –vừa mới qua đời hôm 24 tháng 11 vừa qua, Đức Giám Mục Frank Caggiano của Bridgeport, Connecticut, Đức Giám Mục David Zubik ở Pittsburgh, Pennsylvania, và Đức Giám Mục Rick Stika của Knoxville, Tennessee.
Đức Hồng Y Tim Dolan của tổng giáo phận New York cũng đã yêu cầu các tín hữu làm một tuần cửu nhật với kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ, bắt đầu từ ngày 29 tháng 9 vừa qua, là ngày lễ kính thánh Matthêu, quan thày các nhà truyền giáo, cho đến ngày lễ kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vào ngày 29 tháng Chín. Với những ai không thể dự lễ hàng ngày, Đức Hồng Y yêu cầu họ cũng đọc kinh thông công với mọi người tham dự tuần cửu nhật này, bởi vì theo ngài, đã có rất nhiều người đề nghị với ngài rằng cần phải có sự can thiệp của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong thế giới ngày nay.
Ngài nói: “Đã có nhiều người đề nghị điều này với tôi, và tôi đã có thể kết luận được rằng đây là ý Chúa muốn, chúng ta phải kiếm tìm sự trợ giúp của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong cuộc chiến chống lại sự xâm nhập của Lucifer trong Giáo Hội.”
Con số những trường hợp thỉnh cầu nghi lễ trừ tà tại Hoa Kỳ tăng vọt
Ngoài ra, thêm một chứng cớ khác củng cố cho nhận định của hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân New York là con số những trường hợp thỉnh cầu nghi lễ trừ tà tại Hoa Kỳ bỗng tăng vọt một cách đáng kể trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Gallup và dữ liệu của hãng YouGov, khoảng một nửa dân số Hoa Kỳ tin rằng việc quỷ ám là có thật. Con số những người tin rằng có ma quỷ còn cao hơn nữa: từ 55% vào năm 1990 đã tăng lên 70% vào năm 2007. Thống kê này phù hợp với những thỉnh cầu trừ tà mà Giáo Hội Công Giáo nhận được. Thật thế, chỉ nguyên giáo phận Indianapolis trong năm 2018 đã có 1,700 đơn xin được giúp đỡ trừ tà, theo lời cha Vincent Lampert, vị giáo sĩ chuyên phụ trách nghi thức trừ tà chính thức của giáo phận. Ngài nói rằng từ trước đến nay chưa bao giờ ngài nhận được con số yêu cầu nào cao hơn thế trong một năm.
Cha Gary Thomas, linh mục trừ tà của giáo phận San Jose, California - người có những hoạt động trừ tà đã được ghi lại vào năm 2009 trong cuốn sách có tên The Rites, và một cuốn phim cùng tên cũng đã được giới làm phim cho trình chiếu vào năm 2011- đã tiết lộ rằng mỗi tuần ngài thường nhận được ít nhất hàng tá những yêu cầu cho việc trừ tà.
Để đáp ứng với làn sóng trừ quỷ bỗng đang nóng dần, Giáo Hội hiện nay đang có kế hoạch tổ chức những khoá huấn luyện trừ quỷ ở khắp nơi trên thế giới như Chicago, Rôma, và Manila. Cha Thomas nói với ký giả Mike Mariani của tờ The Atlantic rằng vào năm 2011, Giáo Hội tại Hoa Kỳ chỉ có tổng cộng 15 nhà trừ quỷ. Ngày nay, con số này đã tăng vọt lên tới hơn 100 người. Con số này chưa thể được kiểm chứng, vì một lý do tế nhị là đại đa số các giáo phận đều không tiết lộ danh tính các chuyên gia này, bởi không ai muốn sự chú ý của thiên hạ đến công việc làm âm thầm và nguy hiểm của họ.
Vào tháng 10 năm ngoái, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho xuất bản tập cẩm nang “Nghi Thức Trừ Quỷ Và Những Kinh Nguyện Liên Quan”, trong đó ghi chép những nghi thức trừ quỷ đã được dịch sang tiếng Anh. Nghi thức này đã được cập nhật vào năm 1998, sau đó vài năm lại được cập nhật lần nữa, nhưng đây là lần đầu tiên bản kinh được dịch sang tiếng Anh kể từ khi nó được chuẩn hoá vào năm 1614.
Những nguyên nhân
Câu hỏi được ký giả Mariani đặt ra là: Tại sao trong thời đại tân tiến như hiện nay lại có quá nhiều người tìm đến Giáo hội để xin được giúp đỡ trong việc trục xuất ma quỷ ra khỏi thân xác họ? Và những nhu cầu được tái sinh này cho chúng ta thấy điều gì về ma quỷ trong xã hội đương đại?
Đã có rất nhiều nghiên cứu dựa trên khoa học kết hợp với tâm linh để tìm hiểu và phân biệt sự khác biệt giữa một nạn nhân của chứng rối loạn về tâm lý và những nạn nhân bị quỷ ám.
Thông thường, một bệnh nhân khi tìm đến chuyên gia tâm lý để nhờ giải thích hoặc chữa trị một căn bệnh về tâm lý lạ lùng thường trải qua một cuộc giám định sơ khởi về tâm lý và một cuộc khám nghiệm y khoa căn bản. Khi khoa học đã không giải quyết được nhu cầu của bệnh nhân, lúc đó các chuyên gia tâm lý sẽ để ý xem có những triệu chứng khác thường mà một người bình thường không thể biểu hiện một cách thành thạo, thí dụ như khả năng nói thứ tiếng lạ, một thể lực phi thường vượt ra ngoài tuổi tác hoặc điều kiện thể lý, khả năng biết được những chuyện kín đáo của người khác, và một ác cảm sâu xa đối với Thiên Chúa hoặc các mẫu vật thiêng liêng như thánh giá, nước phép v.v...
Trường hợp của Louisa Muskovits
Chúng ta hãy lấy trường hợp của Louisa Muskovits ở Tacoma, tiểu bang Washington làm một thí dụ.
Louisa vào năm 2016 vừa tròn 33 tuổi khi cô tìm đến một bác sĩ tâm lý xin giúp cai rượu. Thoạt đầu buổi giám định diễn ra bình thường. Nhưng khi bác sĩ tâm lý hỏi đến chuyện hôn nhân hiện đang gặp khó khăn của Louisa, là điều làm cô cảm thấy khó chịu, cô bắt đầu có những biểu hiện rất kỳ lạ như thái độ cô thay đổi rất đột ngột. Cô thở mạnh, hò hét, gầm gừ, đầu cô quay ngoắt từ phải sáng trái, bứt tóc vò đầu, và cô bắt đầu nói về Chúa cũng như ma quỷ. Nhà tâm lý nhớ lại có lần cô đã khai rằng cô tìm được sự bình thản trong lòng qua việc đọc sách thánh. Và họ đã nói cô hãy tìm kiếm những đoạn Kinh Thánh đó ra mà đọc. Quả thật, Louisa đã tự mình trấn tĩnh được sau khi chụp lấy chiếc phone tay và tìm đọc đoạn Kinh Thánh quen thuộc trên mạng. Sau lần đó, Louisa quyết định tìm đến nhà thờ chính toà St. James để tham dự thánh lễ. Tại đây, khi được cha xứ hỏi rằng cô có bao giờ dính dáng đến những trò chơi thuộc về phù thuỷ hay những trò chơi thần bí như cầu cơ, bài Tarot, đeo bùa hộ mệnh, các mẫu vật biểu tượng của tà giáo, các các loại đá thiên nhiên chữa bệnh v.v.. Louisa thú nhận mình từng chơi cầu cơ (bất chấp lời khuyên của bà ngoại là một tín đồ Công Giáo thuần thành) để tìm gặp lại ông nội đã chết cách đó hai năm. Cô cũng từng gặp hiện tượng “bóng đè” và cũng đã từng bị lôi cuốn bởi những hình ảnh và bài viết về ma quỷ trên Youtube. Cha xứ khuyên cô nên từ bỏ ngay những trò chơi nguy hiểm đó, vì đó chính là cửa ngõ dẫn ma quỷ vào chiếm ngụ trong tâm hồn con người lành mạnh.
Chồng Louisa, là anh Steve, kể đã có lần anh chứng kiến cảnh vợ mình biến đổi một cách kỳ lạ, và anh đã nhanh tay ghi lại được khoảng 20 phút những hình ảnh cũng như những lời nói khác thường như của ai đó nói ra từ cửa miệng Louisa. Lúc đó, theo lời Steve, Louisa nói với anh “Loài người các ngươi có một ý thức riêng về thời gian. Ta thì có rất nhiều thời gian. Ta lúc nào cũng có thời gian”. Sau đó cô đổi giọng “Ta muốn vợ ngươi. chẳng những thể xác, mà cả linh hồn nó nữa”. Steve kể rằng, trong lúc cô thốt ra những câu nói đó, đầu cô quay ngoắt từ bên này sang bên kia như một con rối, sau đó từ từ chậm lại như một con rắn độc lắc lư theo âm thanh của cây sáo dụ rắn. Đến nửa đoạn, Louia bỗng ghé sát mặt vào Steve nói vừa đủ nghe “Chúa cũng chẳng cứu được nó. Hiểu chưa? Nó thuộc về ta rồi”. Sau đó, Louisa bổng nhiên cong oằn người lại, khuôn mặt cô bỗng biến dạng rất đáng sợ. Ban đầu, Steve chỉ nghĩ rằng đó là những biểu hiện tâm lý bất thường của người nghiện ngập, nhưng sau đó anh đã thấy sợ khi có thêm những hiện tượng siêu nhiên khác đi kèm theo thái độ ma quái của vợ mình, đó là khi anh thấy tự dưng bóng đèn trong nhà vụt sáng mà không ai bật công tắc hay bóng đèn bị cháy bóng từ lâu bỗng vụt sáng!
Năm 2016, sau sự kiện lạ lùng xảy ra tại văn phòng bác sĩ tâm lý, cô đã tìm đến cha Ed White thuộc giáo xứ Thánh Stêphanô Tử Đạo. Tại đây, sau khi nghe vợ chồng cô trình bày mọi việc, tuy không phải là chuyên gia trừ quỷ được giáo phận chỉ định, cha White là người có nhiều kinh nghiệm với nghi thức cầu nguyện giải thoát, và cha đã quyết định giúp cô bằng phương pháp này thay vì nghi thức trừ quỷ chính thức. Ban đầu, cha cho cô đọc lời nguyện từ bỏ ma quỷ, cô đã có phản ứng rất khó khăn và cuồng loạn. Nhưng khi trở lại lần thứ hai, cô đã bớt gặp khó khăn hơn khi đọc lời từ bỏ ma quỷ. Cha White nhận định rằng, Louisa chỉ bị ma quỷ ức chế mà không bị chiếm hữu.
Trường hợp Roland Doe
Một trường hợp khác, là một thí dụ điển hình cho hiện tượng quỷ nhập xảy ra vào năm 1949 cho một cậu bé sống ở thành phố Cottage City, tiểu bang Maryland, từng được xem là ý tưởng tạo dựng cho nền tảng của cuốn sách The Exorcist được William P. Berry viết vào năm 1971 và cuốn phim cùng tên được xem là bậc nhất trong thể loại kinh dị vào năm 1973. Nhân vật chính trong cuốn sách và phim là một cậu bé chỉ được biết đến dưới cái tên giả là Roland Doe. Là một đứa trẻ sống rất tình cảm, Roland không làm điều gì khác thường để trở thành nhân vật bị quỷ ám ngoại trừ việc cậu đã được một bà cô - vốn hay tin vào những trò phù phép ma quái, huyền bí- dạy cho cách chơi cầu cơ. Sau khi bà cô này mất, gia đình Roland bắt đầu chứng kiến những sự kiện lạ lùng xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật như vật dụng bỗng dưng tự di chuyển quanh nhà hoặc bị nhấc bổng, lơ lửng trên không, tiếng gãi sột soạt trên nệm giường. Kinh ngạc vì thấy sự vật chỉ trở nên lạ thường mỗi khi có Roland hiện diện, cha mẹ cậu bé tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cha dòng Tên ở đại học Georgetown, Washington D.C. Khi được cha Edward Huges làm phép trừ quỷ, Roland biến đổi hoàn toàn thành một người khác lạ. Cậu bé giật phăng lấy những vòng lò xo dưới nệm giường làm vật tấn công vị linh mục. Sau đó, Roland phải được chuyển đến thành phố St. Louis ở tiểu bang Missouri cho thuận tiện việc trừ quỷ. Tại đây, sau khi được các cha Raymond Bishop và William Bowden giám định, Roland đã trải qua 20 nghi thức trừ quỷ trong vòng một tháng. Cha Bowden là người được phép của Đức Cha địa phận thực hiện nghi thức trừ quỷ cho Roland. Một linh mục khác là cha Walter Halloran đã tiếp tay với cha Bowden. Cha Willam Van Roo, một linh mục dòng Tên, cũng được phái đến để phụ giúp.
Các cha kể rằng khi họ đến thăm cậu bé lúc đó đang tạm trú ở nhà một người bà con, các ngài đã chứng kiến cảnh giường chiếu rung lắc, vật dụng bay tứ tung, còn cậu bé nạn nhân khốn khổ kia nói chuyện bằng một âm giọng gầm gừ đầy ma quái. Đặc biệt, cậu tỏ ra đầy ác cảm với những vật dụng thánh được các cha đem tới sử dụng.
Cha Halloran kể lại rằng trong những lần đó, ngài đã chứng kiến cảnh những chữ như “ma quỷ”, “địa ngục” cùng những dấu tích lạ lùng khác bỗng dưng nổi lên khắp thân thể cậu bé. Một lần khác, trong khi mọi người đọc Kinh Cầu Các Thánh, tấm nệm trên giường bỗng rung lắc liên hồi. Cha Halloran từng bị Roland đấm gẫy mũi. Cuối cùng, vào tháng Tư năm 1949, Roland đã được hồi phục sau nghi thức trừ quỷ lần thứ 20. Cậu bé như bước ra khỏi một cơn mộng du và nói với các cha: “nó đi rồi”.
Còn Louisa thì hiện nay vẫn còn đang được chữa trị cả về mặt tâm lý lần tinh thần. Cô vẫn kiên trì giữ liên lạc với cha White để được giúp đỡ thường xuyên.
Sự thận trọng của Giáo Hội Công Giáo
Tuy con số những người thỉnh cầu nghi thức trừ quỷ rất nhiều, Giáo Hội Công Giáo không dễ dàng đáp ứng tất cả mà không điều tra kỹ lưỡng.
Theo cha Lampert, nghi thức này cũng được ví như “vũ khí nguyên tử” mỗi khi cần phải chống trả sức mạnh của ma quỷ, một hành động phản kháng rất quan trọng nhưng chỉ được dùng đến khi không còn lời giải thích nào thoả đáng về mặt tự nhiên! Giáo hội, vì thế, muốn “tiến hành một cách nhẹ nhàng và với sự thận trọng nhất định”.
Những nguyên nhân bị quỷ ám
Theo giáo lý Công Giáo, để có thể xâm nhập và chiếm hữu một nạn nhân, ma quỷ cần phải có một cổng ngõ để len lỏi vào. Giống như trường hợp chơi cầu cơ của các nạn nhân kể trên. Ngoài ra, các nạn nhân còn là những người hay “sa dịp tội” thường xuyên mà không năng xưng tội rước lễ, hay là thành viên của những gia đình có “truyền thống bạo hành” hay tội lỗi được di truyền từ đời này sang đời khác. Cha Thomas nói rằng, 80% trường hợp xin được trừ quỷ đều từng là nạn nhân của tệ nạn xâm phạm tình dục, kể cả nạn loạn luân như trường hợp của Louisa. Đó chính là lý do nhiều người đã liên tưởng đến lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khi ngài nói rằng Satan đã len lỏi vào đền thánh Chúa!
Theo những linh mục có nhiều năm phụng sự Giáo Hội trong công tác này, nạn xâm phạm tình dục đã khiến nạn nhân tổn thương, họ như mang những “vết thương lòng”, càng khiến cho ma quỷ dễ khuynh đảo và tiếp cận. Những linh mục này nói rõ, bị xâm phạm tình dục tuy không phải là nguyên do trực tiếp và chủ yếu khiến nạn nhân bị quỷ nhập, nhưng là một chất xúc tác tạo điều kiện dễ dàng cho sự kiện này xảy ra. Nói về mặt thế tục, các nạn nhân của tệ nạn này thường cho là họ bị ám ảnh bởi một thế lực nào đó độc ác và áp đảo.
Trong thời đại hiện nay, khi con người được trợ giúp đắc lực bởi mạng internet và kỹ thuật số, tất cả những gì con người muốn được tìm hiểu để thoả mãn trí tò mò hay nhu cầu tìm biết đều nằm trong tầm với ở ngay bàn phím, trong căn phòng riêng kín đáo và thoải mái. Đã có rất nhiều người, trong khi muốn tìm về lối sống hoà hợp với “mẹ thiên nhiên” khác người đã vô tình dính dáng đến những nhóm thuộc về “tà giáo”. Những người khác do nhu cầu kiếm tìm những trợ lực siêu nhiên trong cuộc sống cá nhân trong công việc làm ăn, buôn bán, thường tìm đến các nhà tiên tri, bói toán, đồng-cốt, phù thuỷ v.v.. “Những hành động này thường trở thành cỗ máy cho ma quỷ chen vào”, vẫn theo lời cha Thomas. Một linh mục khác thì cảnh cáo về ảnh hưởng từ những bộ phim giúp bình thường hoá những chiêu trò đầy mê hoặc, thậm chí cổ võ cho hoạt động của ma quỷ như bộ phim về Harry Potter.
Adam Jortner, chuyên gia về lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ thuộc đại học Auburn đã nhận định như sau: “Khi ảnh hưởng của một Giáo hội có tổ chức bị hạn chế, người ta sẽ bắt đầu tìm kiếm câu trả lời của riêng họ”. Đồng thời, họ cũng tìm kiếm những câu trả lời về thế giới siêu nhiên qua những ngõ ngách khác, trên TV, phim ảnh vân vân là những cửa ngõ vốn rộng mở thênh thang cho những thế lực bất minh của ma quỷ len lỏi vào, để rồi ngày hôm nay phải tìm về xin được Giáo Hội giúp đỡ.
Nguồn:
https://www.crisismagazine.com/2014/return-st-michael-prayer
https://aleteia.org/2018/07/06/what-did-paul-vi-mean-by-saying-the-smoke-of-satan-has-entered-the-church/
https://www.lifesitenews.com/news/sixth-u.s.-bishop-promotes-st.-michael-prayer-after-mass-in-response-to-abu
https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2018/12/catholic-exorcisms-on-the-rise/573943/
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Khu Phanxico Xavie tại Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
14:37 01/12/2018
Melbourne, Thánh lễ đồng tế tạ ơn đặc biệt, mừng bổn mạng của Giáo Khu Phanxico Xavier, thuộc Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, đã được cử hành lúc 3 giờ 30 chiều Thứ Bảy Ngày 1/12/2018, tại Nhà thờ Thánh Martin de Porres vùng Avondale Heights trong niềm hân hoan của mọi người trong giáo khu cũng như cộng đoàn về dâng lễ.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Chánh xứ Giáo xứ Saint Martin de Porres đồng tế. Ca đoàn Thánh Martin phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trước thánh lễ, đại diên giáo khu đã lên đọc tiểu sử Thánh Phanxicô Xavier, vị thánh có công đi rao giảng và truyền giáo trong giáo hội, và cũng là vị Thánh mà Giáo Hội chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Mở đầu thánh lễ tạ ơn. Linh mục chủ tế đã dâng cách riêng, cầu nguyện cho mọi người trong giáo khu luôn được mọi sự bình an với nhiều ân sủng, qua lời cầu bầu của Thánh Phanxico Xavier vị Thánh là bổn mạng của giáo khu. Cũng trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các linh hồn trong giáo khu đã qua đời để các ngài sớm về hưởng tôn nhan Chúa. Và cũng không quên cầu nguyện cho quý vị trong ban mục vụ giáo khu hiện nay và các vị cựu ban mục vụ, luôn được Chúa ban cho ơn bình an và sức khỏe, để làm việc phục vụ chu toàn như kỳ vọng của mọi người.
Trong bài chia sẻ, linh mục chủ tế đã nhắc lại tiểu sử của Thánh Phanxico Xavier, vị Thánh đã tuyền giáo tới mọi nơi, và truyền giáo đến hơi thở cuối cùng. Vị Thánh mà trước đó đã sống trong giầu sang, hạnh phúc theo tiêu chuẩn của người đời. Nhưng sau khi ngộ ra lời vị Thánh I Nha Xio luôn nhắc nhở câu: lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì. Và Thánh nhân đã bỏ tất cả cuộc sống vật chất đầy đủ để lên đường đi truyền giáo, và nhờ công của Ngài, đã đưa được biết bao linh hồn về với Chúa.
Sau lời cám ơn của ông Đặng Thắng, trưởng ban mục vụ giáo khu. Cám ơn đến quý cha, quý hội đoàn đoàn thể trong cộng đoàn, đã về dâng lễ tạ ơn cùng giáo khu. Ông cũng không quên đến mọi người trong giáo khu, những mạnh thường quân, mọi người đã góp công, góp sức để tổ chức lễ mừng bổn mạng tốt đẹp. Linh mục Vincent Lê Thành Nhân cũng lên chúc mừng mọi người trong giáo khu, luôn hưởng muôn ơn phước của Chúa qua sự cầu bầu của Thánh bổn mạng.
Một buổi tiệc mừng được tổ chức trong hội trường của giáo xứ, để mọi người trong giáo khu có dịp thăm hỏi chào nhau trong tình thân ái. Giáo khu Phanxico Xavier là một trong những giáo khu lớn của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là một trong những giáo khu được thành lập rất lâu tại cộng đoàn, trong một vùng địa lý rất rộng.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Chánh xứ Giáo xứ Saint Martin de Porres đồng tế. Ca đoàn Thánh Martin phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trước thánh lễ, đại diên giáo khu đã lên đọc tiểu sử Thánh Phanxicô Xavier, vị thánh có công đi rao giảng và truyền giáo trong giáo hội, và cũng là vị Thánh mà Giáo Hội chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Mở đầu thánh lễ tạ ơn. Linh mục chủ tế đã dâng cách riêng, cầu nguyện cho mọi người trong giáo khu luôn được mọi sự bình an với nhiều ân sủng, qua lời cầu bầu của Thánh Phanxico Xavier vị Thánh là bổn mạng của giáo khu. Cũng trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các linh hồn trong giáo khu đã qua đời để các ngài sớm về hưởng tôn nhan Chúa. Và cũng không quên cầu nguyện cho quý vị trong ban mục vụ giáo khu hiện nay và các vị cựu ban mục vụ, luôn được Chúa ban cho ơn bình an và sức khỏe, để làm việc phục vụ chu toàn như kỳ vọng của mọi người.
Trong bài chia sẻ, linh mục chủ tế đã nhắc lại tiểu sử của Thánh Phanxico Xavier, vị Thánh đã tuyền giáo tới mọi nơi, và truyền giáo đến hơi thở cuối cùng. Vị Thánh mà trước đó đã sống trong giầu sang, hạnh phúc theo tiêu chuẩn của người đời. Nhưng sau khi ngộ ra lời vị Thánh I Nha Xio luôn nhắc nhở câu: lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì. Và Thánh nhân đã bỏ tất cả cuộc sống vật chất đầy đủ để lên đường đi truyền giáo, và nhờ công của Ngài, đã đưa được biết bao linh hồn về với Chúa.
Sau lời cám ơn của ông Đặng Thắng, trưởng ban mục vụ giáo khu. Cám ơn đến quý cha, quý hội đoàn đoàn thể trong cộng đoàn, đã về dâng lễ tạ ơn cùng giáo khu. Ông cũng không quên đến mọi người trong giáo khu, những mạnh thường quân, mọi người đã góp công, góp sức để tổ chức lễ mừng bổn mạng tốt đẹp. Linh mục Vincent Lê Thành Nhân cũng lên chúc mừng mọi người trong giáo khu, luôn hưởng muôn ơn phước của Chúa qua sự cầu bầu của Thánh bổn mạng.
Một buổi tiệc mừng được tổ chức trong hội trường của giáo xứ, để mọi người trong giáo khu có dịp thăm hỏi chào nhau trong tình thân ái. Giáo khu Phanxico Xavier là một trong những giáo khu lớn của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là một trong những giáo khu được thành lập rất lâu tại cộng đoàn, trong một vùng địa lý rất rộng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sương trời ban mai
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:40 01/12/2018
Sương trời ban mai
Vào mùa Vọng chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giesu giáng sinh xuống trần gian làm người, phụng vụ Giáo Hội nói đến hình ảnh sương trời, như lời Ngôn sứ Isaia đã có tâm tình cầu nguyện: „ Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính“ ( Isaia 45,8).
Vậy hình ảnh sương trời mang ý nghĩa thần học đạo đức gì trong nếp sống đức tin ?
Thi ca văn chương dân gian xưa nay nói nhiều về sương trời lúc sáng sớm. Vì thế có thành ngữ: sáng tinh sương.
Những giọt hay làn Sương trời ban mai sáng sớm mang đến khí lạnh dịu mát cho cây cỏ, cho đất đai cùng cho cả lòng người nữa.
Bên vùng Trung Đông sương trời ban mai là một hình ảnh biểu tượng rất có ý nghĩa cho đời sống. Vào ban đêm không báo trước gây chú ý, làn sương trời âm thầm nhẹ nhàng như những giọt nước mưa mỏng nhẹ đổ xuống tưới mặt đất đồng ruộng khô cằn làm cho trở nên dịu mát. Vùng sa mạc cát khô cằn vào sáng sớm được tưới phủ thấm ướt bởi lớp sương trời.
Những giọt sương trời ban mai rơi đọng mặt đất hay trên cây cỏ khi ánh sáng mặt trời buổi bình minh xuất hiện, chúng chiếu tỏa ánh sáng óng ánh, như những viên hạt ngọc chiếu tỏa vẻ trong sáng rực rỡ.
Người Hylạp ca ví giọt sương trời ban mai như hình ảnh biểu tượng về tình yêu . Nền văn hóa Batư cho sương trời ban mai là hình ảnh biểu tượng của người trinh nữ.
Hình ảnh biểu tượng tình yêu của sương trời ban mai tưới gội cho miền đất ,cho trái tim khô héo, xơ cứng bắt đầu linh động, phong phú trở lại.
Sương trời ban mai ví tựa như hình ảnh biểu tượng cho người trinh nữ diễn tả vẻ đẹp trong trắng trinh nguyên vẹn tuyền, còn mới khoẻ mạnh không có vết nhơ tỳ vết.
Chúa Giêsu Kitô được sinh ra do người trinh nữ, như sương trời ban mai theo nền văn hóa Batư , là hình ảnh biểu tượng cho sức mạnh luôn đổi mới và mang đến ơn cứu chuộc của Thiên Chúa.
Thiên Chúa sáng tạo sự khởi đầu trở lại qua sương trời ban mai. Khi sự nóng bức của ban ngày làm cho đời sống trở nên khô cằn tàn héo, thì vào ban đêm Thiên Chúa cho sương trời đổ xuống khiến mọi sự được đổi mới tươi thắm trở lại. Và sự sống mới bừng phát lên.
Với nền văn hóa Do Thái sương trời ban mai là hình ảnh chính Thiên Chúa nuôi dưỡng săn sóc con người. Và sự héo tàn khô cứng nơi con người được trở nên phong phú mầu mỡ do sương trời tình yêu của Ngài ban đổ xuống tưới gội. Nhờ thế, sức sống mới nơi ta bừng phát lên.
Vào buổi sáng sớm mùa hè đi dạo băng qua vùng đồng cỏ còn đọng lớp sương trời ban mai, tuy bàn chân có chút cảm giác hơi lạnh lạnh, nhưng hít thở được không khí trong lành, cùng cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng tươi mát.
Nên vào mùa Vọng đón chờ lễ Chúa Giêsu giáng sinh, toàn thể Giáo hội hát cầu nguyện xin trời đổ sương mai, mây mưa Đấng công chính ( Isaia 454,8) nói lên khát vọng trong ý nghĩa con người đang sống trông mong chờ đợi sương trời ban mai đổ xuống làm cho trái đất, cho đời sống con người không còn bị khô cứng héo tàn, và qua đó được trổ sinh hoa trái sự sống mới trở lại.
Lời cầu khẩn khát vọng trông mong Đấng Công Chính là người chính thực nguyên tuyền, không vướng mắc vào lỗi lầm tội lỗi, không là bản sao phó bản. Đấng đó là vị thủ lãnh dẫn đường đời sống cho con người.
Khát vọng của Dân Do Thái ngày xưa như lời Ngôn Sứ Isaia diễn qua hỉnh ảnh sương trời ban mai về Đấng Cứ Thế đến giải thoát họ khỏi ách nô lệ của tội lỗi, của thống trị đè nặng trên họ.
Ngày nay mỗi năm bốn tuần lễ trước lễ Chúa Giêsu giáng sinh ngày 25. Tháng Mười hai, mùa Vọng mang ý nghĩa thời gian chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người.
Bốn tuần lễ mùa Vọng nhắc nhớ đến bốn ngàn năm dân Thiên Chúa trông mong chờ đợi Đấng Cứu Thế từ khi vườn địa đàng bị đóng cửa cấm ra vào cho tới khi Chúa Giêsu giáng sinh xuống trần gian làm người.
Ngày xưa dân Do Thái cầu xin sương trời ban mai xin vị Cứu tinh đến mang ơn giải thoát.
Ngày nay người tín hữu Chúa Giesu Kito cũng cầu nguyện xin sương trời ban mai là xin ân đức của Thiên Chúa ban bình an cho đời sống còn đang trên đường lữ hành trần gian không bị vướng mắc vào những khó khăn cám dỗ về mọi khía cạnh.
Cầu xin sương trời ban mai đổ xuống là xin ơn tha thứ làm hòa cho thoát khỏi bị hình phạt do tội lỗi khi nay và trong giờ sau cùng của đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào mùa Vọng chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giesu giáng sinh xuống trần gian làm người, phụng vụ Giáo Hội nói đến hình ảnh sương trời, như lời Ngôn sứ Isaia đã có tâm tình cầu nguyện: „ Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính“ ( Isaia 45,8).
Vậy hình ảnh sương trời mang ý nghĩa thần học đạo đức gì trong nếp sống đức tin ?
Thi ca văn chương dân gian xưa nay nói nhiều về sương trời lúc sáng sớm. Vì thế có thành ngữ: sáng tinh sương.
Những giọt hay làn Sương trời ban mai sáng sớm mang đến khí lạnh dịu mát cho cây cỏ, cho đất đai cùng cho cả lòng người nữa.
Bên vùng Trung Đông sương trời ban mai là một hình ảnh biểu tượng rất có ý nghĩa cho đời sống. Vào ban đêm không báo trước gây chú ý, làn sương trời âm thầm nhẹ nhàng như những giọt nước mưa mỏng nhẹ đổ xuống tưới mặt đất đồng ruộng khô cằn làm cho trở nên dịu mát. Vùng sa mạc cát khô cằn vào sáng sớm được tưới phủ thấm ướt bởi lớp sương trời.
Những giọt sương trời ban mai rơi đọng mặt đất hay trên cây cỏ khi ánh sáng mặt trời buổi bình minh xuất hiện, chúng chiếu tỏa ánh sáng óng ánh, như những viên hạt ngọc chiếu tỏa vẻ trong sáng rực rỡ.
Người Hylạp ca ví giọt sương trời ban mai như hình ảnh biểu tượng về tình yêu . Nền văn hóa Batư cho sương trời ban mai là hình ảnh biểu tượng của người trinh nữ.
Hình ảnh biểu tượng tình yêu của sương trời ban mai tưới gội cho miền đất ,cho trái tim khô héo, xơ cứng bắt đầu linh động, phong phú trở lại.
Sương trời ban mai ví tựa như hình ảnh biểu tượng cho người trinh nữ diễn tả vẻ đẹp trong trắng trinh nguyên vẹn tuyền, còn mới khoẻ mạnh không có vết nhơ tỳ vết.
Chúa Giêsu Kitô được sinh ra do người trinh nữ, như sương trời ban mai theo nền văn hóa Batư , là hình ảnh biểu tượng cho sức mạnh luôn đổi mới và mang đến ơn cứu chuộc của Thiên Chúa.
Thiên Chúa sáng tạo sự khởi đầu trở lại qua sương trời ban mai. Khi sự nóng bức của ban ngày làm cho đời sống trở nên khô cằn tàn héo, thì vào ban đêm Thiên Chúa cho sương trời đổ xuống khiến mọi sự được đổi mới tươi thắm trở lại. Và sự sống mới bừng phát lên.
Với nền văn hóa Do Thái sương trời ban mai là hình ảnh chính Thiên Chúa nuôi dưỡng săn sóc con người. Và sự héo tàn khô cứng nơi con người được trở nên phong phú mầu mỡ do sương trời tình yêu của Ngài ban đổ xuống tưới gội. Nhờ thế, sức sống mới nơi ta bừng phát lên.
Vào buổi sáng sớm mùa hè đi dạo băng qua vùng đồng cỏ còn đọng lớp sương trời ban mai, tuy bàn chân có chút cảm giác hơi lạnh lạnh, nhưng hít thở được không khí trong lành, cùng cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng tươi mát.
Nên vào mùa Vọng đón chờ lễ Chúa Giêsu giáng sinh, toàn thể Giáo hội hát cầu nguyện xin trời đổ sương mai, mây mưa Đấng công chính ( Isaia 454,8) nói lên khát vọng trong ý nghĩa con người đang sống trông mong chờ đợi sương trời ban mai đổ xuống làm cho trái đất, cho đời sống con người không còn bị khô cứng héo tàn, và qua đó được trổ sinh hoa trái sự sống mới trở lại.
Lời cầu khẩn khát vọng trông mong Đấng Công Chính là người chính thực nguyên tuyền, không vướng mắc vào lỗi lầm tội lỗi, không là bản sao phó bản. Đấng đó là vị thủ lãnh dẫn đường đời sống cho con người.
Khát vọng của Dân Do Thái ngày xưa như lời Ngôn Sứ Isaia diễn qua hỉnh ảnh sương trời ban mai về Đấng Cứ Thế đến giải thoát họ khỏi ách nô lệ của tội lỗi, của thống trị đè nặng trên họ.
Ngày nay mỗi năm bốn tuần lễ trước lễ Chúa Giêsu giáng sinh ngày 25. Tháng Mười hai, mùa Vọng mang ý nghĩa thời gian chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người.
Bốn tuần lễ mùa Vọng nhắc nhớ đến bốn ngàn năm dân Thiên Chúa trông mong chờ đợi Đấng Cứu Thế từ khi vườn địa đàng bị đóng cửa cấm ra vào cho tới khi Chúa Giêsu giáng sinh xuống trần gian làm người.
Ngày xưa dân Do Thái cầu xin sương trời ban mai xin vị Cứu tinh đến mang ơn giải thoát.
Ngày nay người tín hữu Chúa Giesu Kito cũng cầu nguyện xin sương trời ban mai là xin ân đức của Thiên Chúa ban bình an cho đời sống còn đang trên đường lữ hành trần gian không bị vướng mắc vào những khó khăn cám dỗ về mọi khía cạnh.
Cầu xin sương trời ban mai đổ xuống là xin ơn tha thứ làm hòa cho thoát khỏi bị hình phạt do tội lỗi khi nay và trong giờ sau cùng của đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Liên khúc Giáng Sinh
Đinh Văn Tiến Hùng
10:58 01/12/2018
“…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.” ( Tc. Is.2: 2-5 )
*Đêm đông :
Đồng hoang thôn xóm nghèo hèn bơ vơ,
Không gian chìm đắm trong mơ,
Tỏa lan diễm phúc đón chờ hồng ân.
* Hài Nhi :
Hài Nhi sinh xuống gian trần,
Không manh áo mỏng che thân cơ hàn,
Chúa Trời bỏ chốn cao sang,
Xuống nơi máng cỏ trong hang chiên lừa.
*Song Thân :
Giu-se Thân phụ của Người,
Lặng yên tuân phục một đời Bõ Nuôi.
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Nhìn Con suy gẫm một lời Xin vâng.
• *Thiên Thần
Không trung vang dậy tiếng ca,
Thiên Thần loan báo gần xa tin mừng,
Dậy mau hỡi các mục đồng,
Cứu Tinh nhân loại đợi trông đến rồi.
*Chiên lừa :
Hãy nhìn gia súc gần đây,
Vây quanh máng cỏ một bày lừa chiên,
Thở hơi cho Chúa ngủ yên,
Âm thầm nhỏ bé nơi miền đồng hoang.
*Mục Đồng :
Mục đồng trỗi dậy bảo nhau,
Tìm đến hang đá qùi chầu Hài Nhi,
Tâm hồn đơn thật nghĩ suy,
Bài học nghèo khó khắc ghi trong lòng.
* Ba Vua :
Ba Vua xa tận phương Đông,
Nhìn ngôi sao lạ trên không sáng ngời,
Hành trình ngàn dặm đến nơi,
Nhũ hương,mộc dược,vàng thời tiến dâng.
* Nhân trần :
Đất trời mở rộng đêm nay,
Nhân loại chờ đón phút giây ngàn đời.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Lá thư Canada: Xin Mừng Ánh Sáng
Trà Lũ
21:03 01/12/2018
Mọi năm mùa Giáng Sinh bắt đầu từ tháng Mưòi Hai, năm nay tại Toronto thành phố lớn nhất Canada này, mùa Giáng Sinh đã bắt đầu ngay từ trung tuần tháng Mười Một, khởi sự từ cuộc diễn hành rước Ông Già Santa Claus từ ngoại biên vào thành phố. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống, với bao nhiêu xe hoa, bao nhiêu ban nhạc, bao nhiêu đoàn thể. Điều đặc biệt là tất cả mọi người tham dự, từ ông già bà già đến các đấng con nít nhi đồng, ai cũng tươi cười, gặp nhau là ai cũng ôm hôn rồi chúc Merry Christmas. Cả một thành phố 3 triệu dân này đã bừng lên những tiếng reo hò. Ông già Santa Claus ngồi trên xe cao chót vót, luôn luôn vẫy tay chào mọi người, và nói lời chúc mừng lễ Giáng Sinh và năm mới. Tôi thấy em bé nào cũng đều hướng về ông già Santa Claus với những nét nhìn đắm đuối. Chắc em nào cũng đang nghĩ trong đầu đây là ông già sẽ chui ống khói mang quà xuống cho mình đêm Giáng Sinh đây.
Cả làng An Lạc của tôi vẫn theo truyền thống là đi xem cuộc rước vui vẻ này. Tôi nói là xem thôi chứ không tham gia vào việc chạy nhảy theo ông già. Ai cũng mang áo thật ấm và cái ghế xếp để ngồi chờ ông già, ông già đi lâu lắm, những 3 giờ đồng hồ lận.
Sau lễ diễn hành này, làng An Lạc của tôi về nhà anh chị John ăn trưa, vui vẻ quá sức. Cái vui thứ nhất là làng được gặp nhau đủ mặt và có bao nhiêu chuyện vui để nói, cái vui thứ hai, không ai nói ra, nhưng ai cũng sướng, đó là nghiệp đoàn bưu điện đã đình công mấy tuần, nay được lệnh quốc hội phải đi làm trở lại từ ngày 27 tháng Mười Một. Nghiệp đoàn bưu điện hiện có tới 50.000 nhân viên, 8.000 ở nông thôn và 42.000 ở thành phố. Ngày xưa khi tôi mới đến Canada thì được một người bạn Canada cho biết : Ở Canada bạn không phải sợ cái gì cả, trừ mấy nghiệp đoàn bưu điện và xe bus. Chị Ba Biên Hòa chủ nhà nói : Phải vậy chứ, tháng 12 là tháng mọi người gửi quà gửi thiệp cho nhau, chẳng lẽ năm nay các anh bưu điện trói tay chúng tôi sao ?
Ở Canada có một biệt lệ rất hay về việc các thư gửi Ông già Santa Claus. Các em bé nhi đồng vừa biết viết là nhiều em viết ngay cho ông già để xin quà, bao thư chỉ cần đề ‘ kính gửi Ông Già Santa Claus ở Bắc Cực’ và không cần dán tem, là thư tới tay ông già liền. Canada có một bộ phận nhận các loại thư này, thư nào đặc biệt sẽ được phúc đáp. Bởi đó mới sinh ra một câu chuyện nổi tiếng vẫn còn truyền miệng ở đây. Rằng có một em bé kia cha mẹ nghèo lắm, em liền viết thư cho ông già kể cảnh đói rách và xin ông cho 100 đồng. Nhân viên bưu điện đọc thư này ai cũng cảm động và thương em bé nên họ đã hùn tiền làm quà phước thiện. Và họ chỉ hùn được 70 đồng mà thôi. Rồi họ gửi tiền này theo ngả bưu điện. Một tuần sau thì họ nhận được thư thứ 2 em bé gửi Ông Già Santa Claus. Em viết lời cám ơn và thêm lời này : Lần sau Ông có gửi tiền cho con xin ông đừng gửi qua bưu điện vì nhân viên bưu điện đã ăn cắp tiền. Ông gửi 100 mà con chỉ nhận được 70.
Ông ODP bồ chữ nghe tôi kể chuyện này thì cười hà hà rồi nói : Chuyện này có gốc từ Mễ Tây Cơ, của nhà văn nổi tiếng Gregorio Lopez Fuentes, mang tên ‘A Letter to God’. Truyện được nguyệt san Reader’s Digest 1974 chọn đăng trong tập ‘ The Great Short Stories of the World’. Chuyện kể anh nông dân Lencho nghèo đói sắp chết đã viết thư cho Thượng Đế xin cứu. Một nhân viên bưu điện đã đọc bức thư này, đã xúc động, và đã hô hào bạn bè góp tiền giúp Lencho, nhưng chỉ góp được 70 đồng. Nhận được tiền qua bưu điện, Lencho nổi giận, anh nghĩ rằng chắc Thượng Đế cho 100 chẵn chứ không cho lẻ 70, anh viết lá thư thứ hai cũng gửi Thượng Đế, anh nói rằng anh chỉ nhận được 70 đồng, còn 30 đồng thì bọn bưu điện khốn nạn đã ăn cắp...
Cụ Chánh tiên chỉ của làng nghe xong liền nói : Thì gốc truyện ở dưới Mexico, nó lên tới Canada thì nó phải biến thể chút ít chứ. Ai cũng cười xòa và phục cái bộ óc thông thái của bác ODP.
Chuyện thời sự thứ hai là Canada vừa phát hành tiền giấy polymer $10 mới. Đồng tiền này mang hình bà Viola Desmond. Bà này gốc Da Đen, bà là một trong những lãnh tụ chống kỳ thị đen trắng ở Canada. Khi xưa bà đã bị đuổi khỏi rạp hát chỉ dành cho da trắng ở bang Nova Scotia. Bà Desmond đã được chọn từ một danh sách dài hơn 10.000 tên những người nổi tiếng bị kỳ thị.
Nước Canada này lớn quá và nhiều chuyện quá, tôi đến Canada từ năm 1975 mà bây giờ mới nghe chuyện bà Viola Desmond và nạn kỳ thị đen trắng, cũng y như chuyện nghề dắt chó, dog walk, mà tôi mới biết. Các cụ có nghe nói về nghề này bao giờ chưa ? Năm ngoái trong một buổi nhậu, tôi nói chuyện với cả làng rằng ở Canada sao có người nuôi nhiều chó qúa, vì hằng ngày đi bách bộ, tôi thấy nhiều người dắt chó đi bộ, không phải một con mà nhiều con. Có lần tôi đếm thì thấy một ông dắt tới 7 con chó lận. Anh John nghe xong thì cười hà hà. Anh bảo cái ông dắt 7 con chó đó không phải là chủ nhân đâu, ông ta được người ta thuê dắt đấy. Ở Canada, những ai nuôi chó thì đều yêu chó như con. Người biết đi bộ thì cũng phải cho chó đi bộ chứ, cũng như phải cho chó ăn thức ăn ngon, cho chó đi tỉa lông, cho chó đi bác sĩ... Nhiều chủ nhân không có thời giờ và có sức khoẻ nên đã thuê người dắt chó đi bộ thay cho mình. Nghề này cũng lắm công phu, phải được học hỏi về chó, biết cách cho chó ăn, cho chó đi cầu, biết cách chụp ipad lúc chó đi bộ gửi về cho chủ nhân để chủ nhân an lòng... Nghề này cũng làm ra nhiều tiền, mỗi giờ dắt một chú chó đi bộ, công những 20 đô đấy các cụ ạ.
Chuyện thời sự tiếp theo là tin cháy rừng ở California. Nói là cháy rừng vì nó phát xuất từ rừng chứ các đám cháy đã lan vào thành phố, thiêu rụi mấy ngàn căn nhà, bao nhiêu người chết, thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của. May mà nhờ các trận mưa lớn nên mới hết, chứ nếu để sức người thì coi như vô phương. Bên Canada này chúng tôi nghe tin Ông Hoàng Kiều một tỷ phú VN và chủ nhân công ty Lee’s Sandwiches của người VN đã cung cấp thực phẩm miễn phí và dài hạn cho nhiều nạn nhân và cảnh sát cùng nhiều lính cứu hỏa, chúng tôi bên này nghe tin ai cũng vui và hãnh diện về những hành động cứu trợ này. Xin hoan hô và bái phục tấm lòng bác ái của quý vị.
Một tin thời sự nữa cũng rất Canada, đó là thủ tướng Justin Trudeau của Canada, đã tới viếng mộ của bà cố ngoại 4 đời của ông ở Singapore. Họ ngoại của ông bắt đầu từ bà mẹ Margaret Sinclair, người vợ đầu tiên của cựu thủ tướng bố Pierre Trudeau. Tổ 4 đời là Thiếu tướng William Farquhar, thống đốc người Anh ngày xưa ở Singapore, 1819-1823. Lăng mộ hai cụ tổ này vẫn còn ở Singapore. Nhân dịp thủ tướng Justin Trudeau tới Singapore dự hội nghị quốc tế ASEAN, ông đã tới viếng mộ và dâng hương. Chuyện cá nhhân nhưng đã gây sự kính nể của nhiều người.
Mấy Cô Huế trong làng đòi nghe chuyện thời sự VN, ông bồ chữ ODP kể ngay : Chuyện VN thì thiếu gì, các cô cứ mở Youtube ra là có đầy. Trong cái đầy này thì mình phải biết chuyện nào là thực chuyện nào là giả. Theo tôi thì tin về ông Trịnh Xuân Thanh là có thực và hay nhất: Cứ theo phát ngôn của các ngài CSVN thì ông Thanh tự ý từ Đức về VN đầu thú, ông bị bỏ tù, và rồi ông đã trốn khỏi tù mà trở lại Đức. CSVN đã cho diễn vở kịch này hay như chuyện trinh thám vậy, trong khi chính quyền Đức thì không chịu tin như vậy . Họ bảo các anh tầm bậy, các anh sang nước chúng tôi bắt người trái phép rồi đem về VN xử tội, nay thấy chuyện này không trôi nên muốn trả lại Ông Thanh cho chúng tôi. Và các anh đóng kịch bảo ông ta trốn tù rồi chạy trở lại Đức... Chưa biết rồi sau đây vở kịch sẽ kết thúc như thế nào. Theo ông ODP thì CSVN đã thành công 100% trong việc răn đe các người chống đối : Các anh không thể chạy trốn bàn tay của Đảng. Hãy xem gương Trịnh Xuân Thanh. Đảng muốn bắt thì các anh trốn ở đâu Đảng cũng sẽ biết và sẽ bắt được , các anh có mà chạy lên trời!
Nghe đến đây thì Bà cụ B.95 xin ngưng chuyện về CSVN vì nhức đầu quá. Mấy Cô Huế thì thưa với ông bồ Chữ ODP : tháng 11 là tháng về cõi âm, xin bác kể các chuyện ma. Ông ODP xưa nay vẫn chiều ý mấy cô Huế. Ông liền trả lời ngay: Xưa nay lão gìa này không tin có ma, chưa hề gặp ma trong cuộc đời , mà chỉ gặp ma trong sách vở báo chí. Có một chuyện ma mà tôi rất thích và rất nhớ, vì đây là chuyện liên hệ tới tôi. Rằng ngày xưa còn bé tôi là đứa học trò hợm hĩnh, luôn luôn cho mình là thần đồng học giỏi. Năm đó trong tỉnh có cuộc thi lớn, tôi đi thi mà trong lòng tin rằng mình sẽ đoạt giải. Bài thi như thế này : Em hãy đọc câu chuyện sau đây và cho biết chuyện này khuyên ta điều gì, và tìm một câu ca dao hay tục ngữ thích hợp với lời khuyên đó.
... Đây là chuyện ông Dương Phủ trong sách Cổ Học Tinh Hoa. Rằng ông Dương Phủ rất hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng một buổi kia ông nghe bên đất Thục có Võ Tề là bậc đại sư rất đông môn sinh, ông bèn bỏ cha mẹ rồi lên đường tầm sư học đạo. Đi được nửa đường thì Võ Tề gặp một lão tăng. Lão tăng mới bảo Dương Phủ rằng gặp được Võ Tề cũng chẳng bằng gặp được Phật. Dương Phủ liền hỏi Phật ở đâu. Lão tăng trả lời : Anh cứ trở về, hễ gặp ai mặc áo có sắc như thế này và đi đôi dép kiểu này thì đó chính là Phật. Ông tin lời lão tăng nên đã quay trở về vì ông rất muốn gặp Phật. Suốt dọc đường ông không hề gặp một ai như lão tăng đã tả. Khi về tới nhà thì trời đã tối, đêm đã khuya. Ông bèn lên tiếng gọi cửa. Mẹ ông còn thức, nghe tiếng ông gọi thì mừng qúa bèn khoác vội chiếc áo mền và loạng quạng xỏ ngược đôi dép rồi cầm đèn ra mở cửa. Dương Phủ trông thấy me lúc đó đúng là hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã tả.
Ông ODP kể tiếp :Tôi đọc câu chuyện này cả chục lần, suy nghĩ rất lung, rồi viết câu trả lời như sau : Bài này có ý khuyên ta không nên đi chơi đêm. Câu tục ngữ thích hợp là ‘Đi đêm có ngày gặp ma’. Tôi nộp bài thi rồi hân hoan ra về vì nghĩ mình sẽ trúng giải vì tôi là thần đồng không thể nghĩ sai được ! Ngày công bố kết quả, tôi không trúng giải mà thằng Tý hàng xóm trúng. Bài của nó được đăng lên báo. Câu trả lời của nó hoàn toàn khác câu của tôi. Nó trả lời thế này : Truyện Dương Phủ có ý khuyên ta : Cha mẹ ở nhà chính là Phật, ta chẳng cần đi mộ Phật đâu xa. Câu ca dao thích hợp với truyện này :
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
Sự thất bại này đã làm tôi tỉnh mộng và mở mắt, có lẽ Đức Phật đã giúp tôi mở mắt. Tôi đã tỉnh mộng và biết rõ rằng tôi rất dốt, không phải thần dồng. Và tôi đã bắt đầu làm lại cuộc đời. Tôi được hạnh phúc như ngày nay là do cuộc tỉnh mộng đổi đời trên đây.
Nghe xong lời tự thuật kể về chính đời mình của ông ODP thì cả làng đã vỗ tay râm ran. Nhưng mấy cô Huế chưa thỏa mãn, mấy cô hỏi : Chúng em xin kể chuyện ma cơ mà, trong chuyện chẳng thấy con ma nào cả. Ông ODP trả lời ngay : Vị cao tăng hiện ra với Dương Phủ trong truyện không phải dưới dạng ma là gì. Chính Đức Phật lấy dạng một cao tăng để hiện ra với Dương Phủ cho Dương Phủ bớt sợ. Dương Phủ thấy việc gặp cao tăng trên đường là chuyện bình thường... Hai cô Huế liền chắp tay vái ông ODP rồi nói : Chúng em bái lậy sư phụ đã mở mắt chúng em, sư phụ cũng giống y như vị cao tăng đã mở mắt Dương Phủ.
Ông ODP thấy hai cô Huế này dễ thương quá, bèn nói tiếp : Các cô muốn chuyện ma thì đây là 2 câu chuyện ma Canada mà tôi mới đọc trên báo :
Chuyện 1 . Tối đó, một cô gái trên đường về nhà đã gặp một chàng trai cũng đang lững thững đi bộ. Cô gái lên tiếng : Anh có thể đi với em đi qua nghĩa trang trước mặt được không? Chàng trai gật đầu rồi nói : OK, em hãy đi theo Anh, anh cũng đi về đó. Cô gái cám ơn rối rít. Chàng trai đáp ngay : Không có chi, lúc còn sống anh cũng sợ ma y như em...
Chuyện thứ 2 : Một đêm kia có một chàng trai đi ngang qua một nghĩa trang. Bỗng anh nghe thấy tiếng lục cục từ nghĩa trang phát ra. Anh ngoái cổ nhìn vào thì thấy có ông già đang đục cái gì trên bia mộ. Anh ta nói vọng vào : Ông làm cái gì giữa đêm khya thanh vắng như thế này, ông làm cháu nghĩ là ma. Ông già liền đáp : Lão phải lên sửa mấy chữ trên mộ bia vì con cháu đã đề sai. Lão nằm ở dưới không thể chịu được cái sai này.
Và ông ODP xin hết chuyện ma. Cô Huế Tôn Thất nghe xong liền khen hai chuyện hay nhưng cô bảo như vậy thì từ nay bọn em không ai dám đi ngang qua nghĩa trang ban đêm vì thế nào cũng gặp người cõi âm.
Liền sau đó thì trong nhà bếp vang ra tiếng cười. Chị Ba Biên Hòa nói lớn tiếng : Như vậy là anh mắng vốn bọn liền bà chúng em nha. Cụ Chánh trên phòng ăn hỏi vọng xuống : Chuyện gì thế? Mời Chị Ba lên đây kể cho cả làng nghe. Chị Ba liền đi lên và kể rằng cái anh H.O. vừa kể chuyện về con ruồi . Rằng bữa ấy có bà vợ ở dưới bếp gọi chồng đang xem TV trên phòng khách. Anh chồng trả lời rằng mình đang phải đập ruồi. Vợ hỏi : Anh đã đánh được mấy con rồi? Ông chồng đáp : Đưọc 5 con, 2 con đực và 3 con cái. Nghe thấy thế, cô vợ liền hỏi : Làm sao anh biết được là ruồi đực với ruồi cái ? Anh chồng đáp tỉnh bơ : Khó gì! Con nào đậu ở miệng ly bia của tôi thì là con đực, còn con nào đậu ở cái phôn của em thì rõ ràng nó là con cái !
Nghe xong, cả làng lại bò ra cười, và tự nhiên quên được chuyện ma rồi chuyển sang chuyện nam nữ. Vui qúa sức. Rồi mấy bà mấy cô quay vào anh John, chàng rể da trắng trong làng, xin anh kể chuyện anh học tiếng Việt ngày xưa. Anh nói ngay : Chuyện này dài và nhiều loại lắm, bữa nay đang trong mùa Giáng Sinh tôi xin kể chuyện tôi thán phục tiếng Việt. Cái tên XMAS ngày xưa tôi nghĩ là tên tiếng Anh, ai dè tôi học tiếng Việt thì mới biết : cái gốc của nó là tiếng Việt, đó là lời cầu khấn xin Thiên Chúa mang ánh sáng và các ân sủng đến, đúng y như lời sách thánh Isaia đoạn 9 câu 1 .
XMAS = Xin Mừng Ánh Sáng + Xin Mưa Ân Sủng
Nghe anh John nói xong, tự nhiên cả làng ai cũng chắp tay thưa Amen.
Kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh và năm mới 2019 đầy ánh sáng và ân sủng.
TRÀ LŨ
Cả làng An Lạc của tôi vẫn theo truyền thống là đi xem cuộc rước vui vẻ này. Tôi nói là xem thôi chứ không tham gia vào việc chạy nhảy theo ông già. Ai cũng mang áo thật ấm và cái ghế xếp để ngồi chờ ông già, ông già đi lâu lắm, những 3 giờ đồng hồ lận.
Sau lễ diễn hành này, làng An Lạc của tôi về nhà anh chị John ăn trưa, vui vẻ quá sức. Cái vui thứ nhất là làng được gặp nhau đủ mặt và có bao nhiêu chuyện vui để nói, cái vui thứ hai, không ai nói ra, nhưng ai cũng sướng, đó là nghiệp đoàn bưu điện đã đình công mấy tuần, nay được lệnh quốc hội phải đi làm trở lại từ ngày 27 tháng Mười Một. Nghiệp đoàn bưu điện hiện có tới 50.000 nhân viên, 8.000 ở nông thôn và 42.000 ở thành phố. Ngày xưa khi tôi mới đến Canada thì được một người bạn Canada cho biết : Ở Canada bạn không phải sợ cái gì cả, trừ mấy nghiệp đoàn bưu điện và xe bus. Chị Ba Biên Hòa chủ nhà nói : Phải vậy chứ, tháng 12 là tháng mọi người gửi quà gửi thiệp cho nhau, chẳng lẽ năm nay các anh bưu điện trói tay chúng tôi sao ?
Ở Canada có một biệt lệ rất hay về việc các thư gửi Ông già Santa Claus. Các em bé nhi đồng vừa biết viết là nhiều em viết ngay cho ông già để xin quà, bao thư chỉ cần đề ‘ kính gửi Ông Già Santa Claus ở Bắc Cực’ và không cần dán tem, là thư tới tay ông già liền. Canada có một bộ phận nhận các loại thư này, thư nào đặc biệt sẽ được phúc đáp. Bởi đó mới sinh ra một câu chuyện nổi tiếng vẫn còn truyền miệng ở đây. Rằng có một em bé kia cha mẹ nghèo lắm, em liền viết thư cho ông già kể cảnh đói rách và xin ông cho 100 đồng. Nhân viên bưu điện đọc thư này ai cũng cảm động và thương em bé nên họ đã hùn tiền làm quà phước thiện. Và họ chỉ hùn được 70 đồng mà thôi. Rồi họ gửi tiền này theo ngả bưu điện. Một tuần sau thì họ nhận được thư thứ 2 em bé gửi Ông Già Santa Claus. Em viết lời cám ơn và thêm lời này : Lần sau Ông có gửi tiền cho con xin ông đừng gửi qua bưu điện vì nhân viên bưu điện đã ăn cắp tiền. Ông gửi 100 mà con chỉ nhận được 70.
Ông ODP bồ chữ nghe tôi kể chuyện này thì cười hà hà rồi nói : Chuyện này có gốc từ Mễ Tây Cơ, của nhà văn nổi tiếng Gregorio Lopez Fuentes, mang tên ‘A Letter to God’. Truyện được nguyệt san Reader’s Digest 1974 chọn đăng trong tập ‘ The Great Short Stories of the World’. Chuyện kể anh nông dân Lencho nghèo đói sắp chết đã viết thư cho Thượng Đế xin cứu. Một nhân viên bưu điện đã đọc bức thư này, đã xúc động, và đã hô hào bạn bè góp tiền giúp Lencho, nhưng chỉ góp được 70 đồng. Nhận được tiền qua bưu điện, Lencho nổi giận, anh nghĩ rằng chắc Thượng Đế cho 100 chẵn chứ không cho lẻ 70, anh viết lá thư thứ hai cũng gửi Thượng Đế, anh nói rằng anh chỉ nhận được 70 đồng, còn 30 đồng thì bọn bưu điện khốn nạn đã ăn cắp...
Cụ Chánh tiên chỉ của làng nghe xong liền nói : Thì gốc truyện ở dưới Mexico, nó lên tới Canada thì nó phải biến thể chút ít chứ. Ai cũng cười xòa và phục cái bộ óc thông thái của bác ODP.
Chuyện thời sự thứ hai là Canada vừa phát hành tiền giấy polymer $10 mới. Đồng tiền này mang hình bà Viola Desmond. Bà này gốc Da Đen, bà là một trong những lãnh tụ chống kỳ thị đen trắng ở Canada. Khi xưa bà đã bị đuổi khỏi rạp hát chỉ dành cho da trắng ở bang Nova Scotia. Bà Desmond đã được chọn từ một danh sách dài hơn 10.000 tên những người nổi tiếng bị kỳ thị.
Nước Canada này lớn quá và nhiều chuyện quá, tôi đến Canada từ năm 1975 mà bây giờ mới nghe chuyện bà Viola Desmond và nạn kỳ thị đen trắng, cũng y như chuyện nghề dắt chó, dog walk, mà tôi mới biết. Các cụ có nghe nói về nghề này bao giờ chưa ? Năm ngoái trong một buổi nhậu, tôi nói chuyện với cả làng rằng ở Canada sao có người nuôi nhiều chó qúa, vì hằng ngày đi bách bộ, tôi thấy nhiều người dắt chó đi bộ, không phải một con mà nhiều con. Có lần tôi đếm thì thấy một ông dắt tới 7 con chó lận. Anh John nghe xong thì cười hà hà. Anh bảo cái ông dắt 7 con chó đó không phải là chủ nhân đâu, ông ta được người ta thuê dắt đấy. Ở Canada, những ai nuôi chó thì đều yêu chó như con. Người biết đi bộ thì cũng phải cho chó đi bộ chứ, cũng như phải cho chó ăn thức ăn ngon, cho chó đi tỉa lông, cho chó đi bác sĩ... Nhiều chủ nhân không có thời giờ và có sức khoẻ nên đã thuê người dắt chó đi bộ thay cho mình. Nghề này cũng lắm công phu, phải được học hỏi về chó, biết cách cho chó ăn, cho chó đi cầu, biết cách chụp ipad lúc chó đi bộ gửi về cho chủ nhân để chủ nhân an lòng... Nghề này cũng làm ra nhiều tiền, mỗi giờ dắt một chú chó đi bộ, công những 20 đô đấy các cụ ạ.
Chuyện thời sự tiếp theo là tin cháy rừng ở California. Nói là cháy rừng vì nó phát xuất từ rừng chứ các đám cháy đã lan vào thành phố, thiêu rụi mấy ngàn căn nhà, bao nhiêu người chết, thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của. May mà nhờ các trận mưa lớn nên mới hết, chứ nếu để sức người thì coi như vô phương. Bên Canada này chúng tôi nghe tin Ông Hoàng Kiều một tỷ phú VN và chủ nhân công ty Lee’s Sandwiches của người VN đã cung cấp thực phẩm miễn phí và dài hạn cho nhiều nạn nhân và cảnh sát cùng nhiều lính cứu hỏa, chúng tôi bên này nghe tin ai cũng vui và hãnh diện về những hành động cứu trợ này. Xin hoan hô và bái phục tấm lòng bác ái của quý vị.
Một tin thời sự nữa cũng rất Canada, đó là thủ tướng Justin Trudeau của Canada, đã tới viếng mộ của bà cố ngoại 4 đời của ông ở Singapore. Họ ngoại của ông bắt đầu từ bà mẹ Margaret Sinclair, người vợ đầu tiên của cựu thủ tướng bố Pierre Trudeau. Tổ 4 đời là Thiếu tướng William Farquhar, thống đốc người Anh ngày xưa ở Singapore, 1819-1823. Lăng mộ hai cụ tổ này vẫn còn ở Singapore. Nhân dịp thủ tướng Justin Trudeau tới Singapore dự hội nghị quốc tế ASEAN, ông đã tới viếng mộ và dâng hương. Chuyện cá nhhân nhưng đã gây sự kính nể của nhiều người.
Mấy Cô Huế trong làng đòi nghe chuyện thời sự VN, ông bồ chữ ODP kể ngay : Chuyện VN thì thiếu gì, các cô cứ mở Youtube ra là có đầy. Trong cái đầy này thì mình phải biết chuyện nào là thực chuyện nào là giả. Theo tôi thì tin về ông Trịnh Xuân Thanh là có thực và hay nhất: Cứ theo phát ngôn của các ngài CSVN thì ông Thanh tự ý từ Đức về VN đầu thú, ông bị bỏ tù, và rồi ông đã trốn khỏi tù mà trở lại Đức. CSVN đã cho diễn vở kịch này hay như chuyện trinh thám vậy, trong khi chính quyền Đức thì không chịu tin như vậy . Họ bảo các anh tầm bậy, các anh sang nước chúng tôi bắt người trái phép rồi đem về VN xử tội, nay thấy chuyện này không trôi nên muốn trả lại Ông Thanh cho chúng tôi. Và các anh đóng kịch bảo ông ta trốn tù rồi chạy trở lại Đức... Chưa biết rồi sau đây vở kịch sẽ kết thúc như thế nào. Theo ông ODP thì CSVN đã thành công 100% trong việc răn đe các người chống đối : Các anh không thể chạy trốn bàn tay của Đảng. Hãy xem gương Trịnh Xuân Thanh. Đảng muốn bắt thì các anh trốn ở đâu Đảng cũng sẽ biết và sẽ bắt được , các anh có mà chạy lên trời!
Nghe đến đây thì Bà cụ B.95 xin ngưng chuyện về CSVN vì nhức đầu quá. Mấy Cô Huế thì thưa với ông bồ Chữ ODP : tháng 11 là tháng về cõi âm, xin bác kể các chuyện ma. Ông ODP xưa nay vẫn chiều ý mấy cô Huế. Ông liền trả lời ngay: Xưa nay lão gìa này không tin có ma, chưa hề gặp ma trong cuộc đời , mà chỉ gặp ma trong sách vở báo chí. Có một chuyện ma mà tôi rất thích và rất nhớ, vì đây là chuyện liên hệ tới tôi. Rằng ngày xưa còn bé tôi là đứa học trò hợm hĩnh, luôn luôn cho mình là thần đồng học giỏi. Năm đó trong tỉnh có cuộc thi lớn, tôi đi thi mà trong lòng tin rằng mình sẽ đoạt giải. Bài thi như thế này : Em hãy đọc câu chuyện sau đây và cho biết chuyện này khuyên ta điều gì, và tìm một câu ca dao hay tục ngữ thích hợp với lời khuyên đó.
... Đây là chuyện ông Dương Phủ trong sách Cổ Học Tinh Hoa. Rằng ông Dương Phủ rất hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng một buổi kia ông nghe bên đất Thục có Võ Tề là bậc đại sư rất đông môn sinh, ông bèn bỏ cha mẹ rồi lên đường tầm sư học đạo. Đi được nửa đường thì Võ Tề gặp một lão tăng. Lão tăng mới bảo Dương Phủ rằng gặp được Võ Tề cũng chẳng bằng gặp được Phật. Dương Phủ liền hỏi Phật ở đâu. Lão tăng trả lời : Anh cứ trở về, hễ gặp ai mặc áo có sắc như thế này và đi đôi dép kiểu này thì đó chính là Phật. Ông tin lời lão tăng nên đã quay trở về vì ông rất muốn gặp Phật. Suốt dọc đường ông không hề gặp một ai như lão tăng đã tả. Khi về tới nhà thì trời đã tối, đêm đã khuya. Ông bèn lên tiếng gọi cửa. Mẹ ông còn thức, nghe tiếng ông gọi thì mừng qúa bèn khoác vội chiếc áo mền và loạng quạng xỏ ngược đôi dép rồi cầm đèn ra mở cửa. Dương Phủ trông thấy me lúc đó đúng là hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã tả.
Ông ODP kể tiếp :Tôi đọc câu chuyện này cả chục lần, suy nghĩ rất lung, rồi viết câu trả lời như sau : Bài này có ý khuyên ta không nên đi chơi đêm. Câu tục ngữ thích hợp là ‘Đi đêm có ngày gặp ma’. Tôi nộp bài thi rồi hân hoan ra về vì nghĩ mình sẽ trúng giải vì tôi là thần đồng không thể nghĩ sai được ! Ngày công bố kết quả, tôi không trúng giải mà thằng Tý hàng xóm trúng. Bài của nó được đăng lên báo. Câu trả lời của nó hoàn toàn khác câu của tôi. Nó trả lời thế này : Truyện Dương Phủ có ý khuyên ta : Cha mẹ ở nhà chính là Phật, ta chẳng cần đi mộ Phật đâu xa. Câu ca dao thích hợp với truyện này :
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
Sự thất bại này đã làm tôi tỉnh mộng và mở mắt, có lẽ Đức Phật đã giúp tôi mở mắt. Tôi đã tỉnh mộng và biết rõ rằng tôi rất dốt, không phải thần dồng. Và tôi đã bắt đầu làm lại cuộc đời. Tôi được hạnh phúc như ngày nay là do cuộc tỉnh mộng đổi đời trên đây.
Nghe xong lời tự thuật kể về chính đời mình của ông ODP thì cả làng đã vỗ tay râm ran. Nhưng mấy cô Huế chưa thỏa mãn, mấy cô hỏi : Chúng em xin kể chuyện ma cơ mà, trong chuyện chẳng thấy con ma nào cả. Ông ODP trả lời ngay : Vị cao tăng hiện ra với Dương Phủ trong truyện không phải dưới dạng ma là gì. Chính Đức Phật lấy dạng một cao tăng để hiện ra với Dương Phủ cho Dương Phủ bớt sợ. Dương Phủ thấy việc gặp cao tăng trên đường là chuyện bình thường... Hai cô Huế liền chắp tay vái ông ODP rồi nói : Chúng em bái lậy sư phụ đã mở mắt chúng em, sư phụ cũng giống y như vị cao tăng đã mở mắt Dương Phủ.
Ông ODP thấy hai cô Huế này dễ thương quá, bèn nói tiếp : Các cô muốn chuyện ma thì đây là 2 câu chuyện ma Canada mà tôi mới đọc trên báo :
Chuyện 1 . Tối đó, một cô gái trên đường về nhà đã gặp một chàng trai cũng đang lững thững đi bộ. Cô gái lên tiếng : Anh có thể đi với em đi qua nghĩa trang trước mặt được không? Chàng trai gật đầu rồi nói : OK, em hãy đi theo Anh, anh cũng đi về đó. Cô gái cám ơn rối rít. Chàng trai đáp ngay : Không có chi, lúc còn sống anh cũng sợ ma y như em...
Chuyện thứ 2 : Một đêm kia có một chàng trai đi ngang qua một nghĩa trang. Bỗng anh nghe thấy tiếng lục cục từ nghĩa trang phát ra. Anh ngoái cổ nhìn vào thì thấy có ông già đang đục cái gì trên bia mộ. Anh ta nói vọng vào : Ông làm cái gì giữa đêm khya thanh vắng như thế này, ông làm cháu nghĩ là ma. Ông già liền đáp : Lão phải lên sửa mấy chữ trên mộ bia vì con cháu đã đề sai. Lão nằm ở dưới không thể chịu được cái sai này.
Và ông ODP xin hết chuyện ma. Cô Huế Tôn Thất nghe xong liền khen hai chuyện hay nhưng cô bảo như vậy thì từ nay bọn em không ai dám đi ngang qua nghĩa trang ban đêm vì thế nào cũng gặp người cõi âm.
Liền sau đó thì trong nhà bếp vang ra tiếng cười. Chị Ba Biên Hòa nói lớn tiếng : Như vậy là anh mắng vốn bọn liền bà chúng em nha. Cụ Chánh trên phòng ăn hỏi vọng xuống : Chuyện gì thế? Mời Chị Ba lên đây kể cho cả làng nghe. Chị Ba liền đi lên và kể rằng cái anh H.O. vừa kể chuyện về con ruồi . Rằng bữa ấy có bà vợ ở dưới bếp gọi chồng đang xem TV trên phòng khách. Anh chồng trả lời rằng mình đang phải đập ruồi. Vợ hỏi : Anh đã đánh được mấy con rồi? Ông chồng đáp : Đưọc 5 con, 2 con đực và 3 con cái. Nghe thấy thế, cô vợ liền hỏi : Làm sao anh biết được là ruồi đực với ruồi cái ? Anh chồng đáp tỉnh bơ : Khó gì! Con nào đậu ở miệng ly bia của tôi thì là con đực, còn con nào đậu ở cái phôn của em thì rõ ràng nó là con cái !
Nghe xong, cả làng lại bò ra cười, và tự nhiên quên được chuyện ma rồi chuyển sang chuyện nam nữ. Vui qúa sức. Rồi mấy bà mấy cô quay vào anh John, chàng rể da trắng trong làng, xin anh kể chuyện anh học tiếng Việt ngày xưa. Anh nói ngay : Chuyện này dài và nhiều loại lắm, bữa nay đang trong mùa Giáng Sinh tôi xin kể chuyện tôi thán phục tiếng Việt. Cái tên XMAS ngày xưa tôi nghĩ là tên tiếng Anh, ai dè tôi học tiếng Việt thì mới biết : cái gốc của nó là tiếng Việt, đó là lời cầu khấn xin Thiên Chúa mang ánh sáng và các ân sủng đến, đúng y như lời sách thánh Isaia đoạn 9 câu 1 .
XMAS = Xin Mừng Ánh Sáng + Xin Mưa Ân Sủng
Nghe anh John nói xong, tự nhiên cả làng ai cũng chắp tay thưa Amen.
Kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh và năm mới 2019 đầy ánh sáng và ân sủng.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Bên Thánh Giá
Nguyễn Bá Khanh
09:11 01/12/2018
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mẹ Vua Cứu Thế: Mẹ Sầu Bi.
Đau khổ vì Con, cũng chỉ vì:
Ý Chúa vâng theo: không nản chí,
Đồng công cứu chuộc: chẳng hoài nghi.
(Trích thơ của Thế Kiên Dominic)
Thánh Ca
Thánh Ca: Tỉnh Thức Nguyện Cầu – Trình bày: Đình Trinh
VietCatholic Network
16:07 01/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây