Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:57 02/12/2014
NHẪN KIM CƯƠNG TRÊN NGÓN TAY
Có một cửa hàng buôn bán kim cương nên ông chủ luôn cần thật nhiều kim cương, khi ông ta chọn kim cương thì làm một cử chỉ rất kỳ quặc, tức là thường nhìn lui nhìn tới chiếc nhẫn kim cương trên ngón tay của mình.
Người giúp việc của ông ta không hiểu, bèn hỏi:
- “Khi ông chọn kim cương, tại sao lại cứ nhìn chiếc nhẫn kim cương trên tay mình hoài vậy ?”
Ông chủ đáp:
- “Chiếc nhẫn này là chiếc nhẫn kim cương thật không pha tạp, trong số rất nhiều kim cương mà ta cần lựa chọn, thì viên kim cương không pha tạp của chiếc nhẫn này có thể giúp ta phân biệt được kim cương thật hay giả”.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
“Đối chiếu” là một cách so sánh cái này với cái kia đẹp hay xấu, thật hay giả để mà lựa chọn, bởi vì khi lòng tham của con người ta càng lớn thì cái giả càng tinh vi hơn khó mà phân biệt được: dược phẩm giả thì cướp đi mạng sống của người bệnh, hàng hóa giả thì làm hại người tiêu dùng, tình yêu giả thì làm tổn thương tâm hồn và thân xác của người khác.
Người ta thường hay lấy cái thật để đối chiếu với cái giả, nên cái giả càng ngày càng tinh vi hơn khó mà tiêu diệt, nhưng nếu mỗi người lấy lương tâm của mình để đối chiếu với những tác hại do hàng hóa giả gây ra thì hàng giả sẽ bớt đi...
Người thương gia lấy chiếc nhẫn kim cương thật trên ngón tay của mình để đối chiếu với những viên kim cương khác để coi nó thật hay là giả, nên tâm hồn ông ta vẫn luôn hồi hộp lo lắng; người Ki-tô hữu lấy Lời Chúa để soi sáng tâm hồn và đối chiếu với những công việc của mình làm coi có làm tổn thương đến đức ái với tha nhân không, nên không những họ bình an mà người khác cũng được bình an khi cộng tác với họ và tiêu dùng hàng hóa của họ.
Lời Chúa là đèn soi sáng trí óc của chúng ta khi chúng ta suy nghĩ, soi sáng đường chúng ta đi, soi sáng việc chúng ta làm...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một cửa hàng buôn bán kim cương nên ông chủ luôn cần thật nhiều kim cương, khi ông ta chọn kim cương thì làm một cử chỉ rất kỳ quặc, tức là thường nhìn lui nhìn tới chiếc nhẫn kim cương trên ngón tay của mình.
Người giúp việc của ông ta không hiểu, bèn hỏi:
- “Khi ông chọn kim cương, tại sao lại cứ nhìn chiếc nhẫn kim cương trên tay mình hoài vậy ?”
Ông chủ đáp:
- “Chiếc nhẫn này là chiếc nhẫn kim cương thật không pha tạp, trong số rất nhiều kim cương mà ta cần lựa chọn, thì viên kim cương không pha tạp của chiếc nhẫn này có thể giúp ta phân biệt được kim cương thật hay giả”.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
“Đối chiếu” là một cách so sánh cái này với cái kia đẹp hay xấu, thật hay giả để mà lựa chọn, bởi vì khi lòng tham của con người ta càng lớn thì cái giả càng tinh vi hơn khó mà phân biệt được: dược phẩm giả thì cướp đi mạng sống của người bệnh, hàng hóa giả thì làm hại người tiêu dùng, tình yêu giả thì làm tổn thương tâm hồn và thân xác của người khác.
Người ta thường hay lấy cái thật để đối chiếu với cái giả, nên cái giả càng ngày càng tinh vi hơn khó mà tiêu diệt, nhưng nếu mỗi người lấy lương tâm của mình để đối chiếu với những tác hại do hàng hóa giả gây ra thì hàng giả sẽ bớt đi...
Người thương gia lấy chiếc nhẫn kim cương thật trên ngón tay của mình để đối chiếu với những viên kim cương khác để coi nó thật hay là giả, nên tâm hồn ông ta vẫn luôn hồi hộp lo lắng; người Ki-tô hữu lấy Lời Chúa để soi sáng tâm hồn và đối chiếu với những công việc của mình làm coi có làm tổn thương đến đức ái với tha nhân không, nên không những họ bình an mà người khác cũng được bình an khi cộng tác với họ và tiêu dùng hàng hóa của họ.
Lời Chúa là đèn soi sáng trí óc của chúng ta khi chúng ta suy nghĩ, soi sáng đường chúng ta đi, soi sáng việc chúng ta làm...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:00 02/12/2014
N2T |
15. Tôi không mong mỏi người khác an ủi vổ về, chỉ cầu mong an ủi và yêu mến tha nhân mà thôi.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mong Đợi
Lm Vũđình Tường
05:35 02/12/2014
Lịch phụng vụ Giáo Hội bắt đầu Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, đầu tháng Mười Hai, với bốn tuần lễ chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh. Bốn tuần lễ chuẩn bị là thời gian thật dài. Dài theo nghĩa một năm chỉ có mười hai tháng, dành riêng một tháng chuẩn bị cho Sinh Nhật Đấng Cứu Thế là một phần mười hai của cả năm. Mong đợi bao giờ cũng cảm thấy lâu. Đợi chờ nếu không bồn chồn, than vắn thở dài chán ngắt thì cũng mỏi mắt buồn ngủ. Đôi khi cảm thấy thời gian dường như dừng lại. Một khi cảm thấy thời gian dừng lại chờ đợi càng nóng lòng, sốt ruột hơn, Sao lâu thế. Chờ mãi, chờ hoài vẫn chưa thấy. Đứng mỏi chân, ngồi mỏi lưng, trông ngóng đến mờ mắt. Biết đến từ hướng nào mà mong, mà ngó. Biết chờ đợi là một trong những nỗi khổ tâm của người mong chờ, Đức Kitô hiểu rõ điều đó, kinh nghiệm bản thân của Ngài dậy chúng ta tránh buồn nản khi mong chờ bẳng cách chờ đợi trong tỉnh thức. Thay vì nghĩ đến thời gian chờ đợi, tỉnh thức hướng mong chờ vào niềm hy vọng. Bởi hy vọng là hướng về tương lai. Hy vọng càng cao niềm vui tiềm ẩn càng lớn và chính việc mong chờ niềm vui đến mà quên bớt mệt mỏi khi mong chờ. Tỉnh thức, không phải một thời gian ngắn, mà tỉnh thức suốt tháng, thời gian dài nên cần tỉnh thức cách tích cực, nghĩa là tỉnh thức trong hoạt động, không phải thụ động ngồi chờ. Tỉnh thức làm việc, chuẩn bị cho niềm vui đang đến.
Thời gian chờ đợi tuy dài nhưng chờ đợi trong hy vọng. Chính hy vọng là yếu tố chính giúp ta tiếp tục chờ đợi. Chính hy vọng là nguyên tố giúp người chờ đợi bớt sốt ruột, kiên trì mong đợi trong hy vọng vì trong hy vọng có ngầm chứa mầm mống của niềm vui, đang âm thầm chờ cơ hội bùng lên. Như thế trong hy vọng cũng có mầm mống của mong đợi. Mầm mống ẩn kín của hy vọng là mầm sống của niềm vui, nằm yên đó chờ mong cơ hội bùng lên niềm hoan ca. Mùa Giáng Sinh mầm mống này chính là mừng vui chào đón Chúa Cứu Thế sinh ra nơi trần gian. Kinh nghiệm chờ đợi trong hy vọng là kinh nghiệm ai cũng có lần trải qua. Và ai cũng có kinh nghiệm niềm vui của hy vọng bừng sáng trong tâm hồn. Đó là những kỉ niệm đẹp gặp gỡ trong hy vọng.
Hy vọng không những mang lại niềm vui mả còn là suối nguồn của sức mạnh nội tâm vì thế người mang hy vọng luôn sống trong chờ mong nhưng tâm của họ chan chứa an bình. Dù bận rộn với cuộc sống, cộng thêm bận rộn chuẩn bị kĩ càng đón nhận niềm vui sắp xảy đến nhưng họ không bối rối, lo lắng, bồn chồn trái lại kiên tâm mong đợi trong hy vọng. Mong đợi trong hy vọng không làm ta mệt mòi trái lại nó ban cho ta sức mạnh nội tâm. Chính sức mạnh nội tâm này giúp ta sống tích cực. Tích cực trong việc tỉnh thức, tích cực trong việc chuẩn bị tâm hồn. Điều xem có vẻ nghịch lí nhưng lại đúng khi áp dụng vào thực tế. Tích cực và tình thức giúp cho hy vọng vươn lên trong khi hy vọng giúp tích cực và tỉnh thức sống mạnh. Cả hai hổ trợ nhau, giúp ta chuẩn bị đón điều mong đợi niềm vui chan hoà đang âm thầm tiến đến.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thời gian chờ đợi tuy dài nhưng chờ đợi trong hy vọng. Chính hy vọng là yếu tố chính giúp ta tiếp tục chờ đợi. Chính hy vọng là nguyên tố giúp người chờ đợi bớt sốt ruột, kiên trì mong đợi trong hy vọng vì trong hy vọng có ngầm chứa mầm mống của niềm vui, đang âm thầm chờ cơ hội bùng lên. Như thế trong hy vọng cũng có mầm mống của mong đợi. Mầm mống ẩn kín của hy vọng là mầm sống của niềm vui, nằm yên đó chờ mong cơ hội bùng lên niềm hoan ca. Mùa Giáng Sinh mầm mống này chính là mừng vui chào đón Chúa Cứu Thế sinh ra nơi trần gian. Kinh nghiệm chờ đợi trong hy vọng là kinh nghiệm ai cũng có lần trải qua. Và ai cũng có kinh nghiệm niềm vui của hy vọng bừng sáng trong tâm hồn. Đó là những kỉ niệm đẹp gặp gỡ trong hy vọng.
Hy vọng không những mang lại niềm vui mả còn là suối nguồn của sức mạnh nội tâm vì thế người mang hy vọng luôn sống trong chờ mong nhưng tâm của họ chan chứa an bình. Dù bận rộn với cuộc sống, cộng thêm bận rộn chuẩn bị kĩ càng đón nhận niềm vui sắp xảy đến nhưng họ không bối rối, lo lắng, bồn chồn trái lại kiên tâm mong đợi trong hy vọng. Mong đợi trong hy vọng không làm ta mệt mòi trái lại nó ban cho ta sức mạnh nội tâm. Chính sức mạnh nội tâm này giúp ta sống tích cực. Tích cực trong việc tỉnh thức, tích cực trong việc chuẩn bị tâm hồn. Điều xem có vẻ nghịch lí nhưng lại đúng khi áp dụng vào thực tế. Tích cực và tình thức giúp cho hy vọng vươn lên trong khi hy vọng giúp tích cực và tỉnh thức sống mạnh. Cả hai hổ trợ nhau, giúp ta chuẩn bị đón điều mong đợi niềm vui chan hoà đang âm thầm tiến đến.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mùa Vọng là mùa của Khởi Động
Lm. Bosco Dương Trung Tín
10:04 02/12/2014
Mùa Vọng là mùa của Khởi Động
Nhưng Ta trách ngươi điều này là ngươi đã để mất tình yêu thưở ban đầu. (Kh2,4)
Tình yêu thưở ban đầu là sự hứng khởi, sự phấn khởi; sự nhiệt thành, sự nhiệt tình lúc đầu ta có, khi hai người yêu nhau, khi kết hôn, khi chịu chức, khi khấn dòng hay khi làm một việc nào đó. Tình yêu thưở ban đầu, sự hứng khởi thưở ban đầu, sự phấn khởi thưở ban đầu, sự nhiệt thành thưở ban đầu; sự nhiệt tình thưở ban đầu thật là quan trọng. Ai mà còn giữ được cái thưở ban đầu đó sẽ là người hạnh phúc để sống ơn gọi hôn nhân cũng như ơn gọi tu trì và sẽ có thành công trong công việc mình làm. Người ta nói :”Đầu xuôi thì đuôi lọt” mà. Thường thì có ít người giữ được “Cái thưở ban đầu” đó lắm. Theo năm tháng, chúng dần dần mờ phai và có khi đánh mất chúng luôn, kết quả là nhàm chán, đau khổ và thất bại.
Cái đó phải nói là “Đầu xuôi đuôi kẹt”.
Làm sao ta có thể giữ mãi được “Cái thưở ban đầu” đó đây? Có 3 việc ta phải làm, đó là chuẩn bị, để trong tâm hồn và khởi đầu.
Sở dĩ người ta phai mờ và đánh mất “Cái thưở ban đầu” đó là vì thiếu chuẩn bị; chỉ lo những cái hào nhoáng bên ngoài và coi mọi sự đã kết thúc.
Thiếu chuẩn bị là thiếu suy nghĩ hay suy nghĩ không chín chắn, không chính xác về ơn gọi mình sẽ sống và công việc mình sẽ làm. Về ơn gọi để sống cả đời; về công việc mình thích làm cho đến chết mà ta không học hỏi, không luyện tập thì làm sao tốt được; không chuẩn bị cho chính mình mà chỉ “nhắm mắt đưa chân” theo người khác. Cứ thấy người ta hạnh phúc, người ta thành công là chắc mình cũng được như thế. Đó là một điều sai lầm. Vì người ta khác, mình khác, làm sao mà giống nhau được.
Thứ đến là chỉ thích vẻ hào nhoáng bên ngoài, làm cho to, làm cho kêu; để cho người ta biết, để cho người ta khen; để ra oai, để làm phách trước thiên hạ. Rốt cuộc nó như những phát pháo hoa, rất đẹp, rất kêu, rất được hoan hô nhưng chỉ trong nháy mắt, chỉ trong một thời gian ngắn đã tiêu tan tất cả.
Và nhất là coi khi kết hôn, khi chịu chức, khi khấn dòng và thành công là kết thúc, là xong. Không còn tiếp tục, không còn muốn học hỏi thêm; không còn muốn luyện tập thêm gì nữa. Có biết bao điều phong phú mà cần phải khám phá và tìm hiểu chứ tại sao lại dừng lại. Dừng lại thì coi như đã chết; “sống mà coi như đã chết rồi” vậy. Chết là dừng lại tất cả chứ còn gì nữa. Cuộc sống là động, là một dòng chảy mà, dừng lại thì coi như “xong phim”, không còn phát triển, không còn đọng lại cái gì, tất cả coi như đã kết thúc thì làm sao mà không thất bại, không nhàm chán và không đau khổ cho được. Vì đã đánh mất “Cái thưở ban đầu” rồi còn đâu.
Người mà biết chuẩn bị cho ơn gọi, cho công việc, cho tương lai của mình cách chu đáo là người hạnh phúc. Họ nhìn vào gương của người khác cả cái tốt lẫn cái xấu mà chuẩn bị cho chính mình, không phải để chê bai, chỉ trích hay khen lao mà là để rút kinh nghiệm. Nếu đó là điều xấu, gây đau khổ, nhàm chán và thất bại thì họ sẽ loại bỏ, không theo “vết xe” để mình khỏi “bị đổ”; thấy người ta ly dị đau khổ biết chừng nào thì ta đừng có li dị; thấy anh chị em mình “ta ru”, thì ta hãy coi lại chính mình mà cố gắng. Nếu thấy điều tốt, điều hay thì nhớ lấy, rồi giữ lấy làm kinh nghiệm cho chính bản thân mình, để sau này khi đã cưới, khi đã chịu chức, khi đã khấn dòng hay khi đã bắt tay vào việc thì ta cũng sẽ làm như họ
vậy. Thấy người ta hạnh phúc, cứ anh anh em em suốt; thấy người ta sống đời tu sao mà hạnh phúc, sao mà yêu đời thế, ta hãy làm cho mình như vậy, ta hãy sống sao để được như vậy.
Thứ đến, họ không thích cái vẻ hào nhoáng bên ngoài, mà để chúng lắng đọng trong tâm hồn. Niềm vui, sự phấn khởi; sự nhiệt thành, sự nhiệt tình họ cất giữ trong tim, để nó trong lòng, không ai biết, cũng chẳng ai hay; chỉ lộ ra bên ngoài một chút xíu thôi, như tảng băng chìm xuống biển, chỉ có phần nhỏ nhô lên khỏi mặt nước vậy. Bởi đó, mà chúng không dễ bốc hơi, không thể biến mất cách nhanh chóng và dễ dàng được. Đó là kho tàng, là động lực; đó là lửa được cất giữ cẩn thận. Đó là “lò lửa mến hằng cháy”; cái lò “thưở ban đầu” vẫn cháy âm ỉ trong lòng, trong tim của họ. Cất giữ kín trong đó thì không ai có thể lấy đi được. Nó là của ta, của ta mãi mãi.
Và cuối cùng, họ coi những khúc ngoặc, như ngày gặp nhau, ngày cưới, ngày chịu chức, ngày khấn dòng, ngày làm việc là một khởi đầu. Bắt đầu từ ngày đó họ thực sự là người yêu của nhau; họ thực sự là một linh mục chính danh; họ thực sự là một tu sĩ “chính cống”, chứ không phải là người thường, là chủng sinh hay là tập sinh nữa. Họ không sợ mất, cũng không sợ bị “cho về” nữa. Từ ngày đó tôi là chồng, là vợ; tôi là cha, là mẹ; tôi là Linh mục; tôi là tu sĩ và tôi sẽ sống với những gì tôi đã chuẩn bị từ trước.
Đó chẳng phải là một sự phấn khởi và hạnh phúc của tôi sao? Một điều mà chỉ mình tôi mới cảm nghiệm được một cách sâu sắc; người ngoài không thể biết tôi phấn khởi, tôi hạnh phúc đến mức nào đâu. Cứ thế mà tôi sống ơn gọi và làm công việc của tôi. Mỗi ngày qua đi, tôi lại học hỏi thêm, luyện tập thêm một chút và tôi lại có thêm phấn khởi, có thêm hạnh phúc, để mỗi khi sống thêm một ngày mới tôi lại khởi động, tôi lại bắt đầu. Cứ thế mà sống thì làm sao nhàm, làm sao chán; làm sao có thì giờ để buồn, để khổ, dù có thất bại hay vất vả, chắc chắn ta sẽ trung thành mà sống ơn gọi của ta cho đến cùng trong an vui và hạnh phúc.
Nếu ta chưa chuẩn bị tốt, không có lắng đọng trong tâm hồn và đã kết hôn rồi, đã chịu chức rồi, đã khấn dòng rồi, đã muộn quá không? Câu trả lời là không. Không bao giờ là muộn màng cả. Ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay, ta hãy bắt đầu lại, hãy khởi động lại đi. Như chiếc máy tính khi bị trục trặc hay mắc lỗi, bị treo máy, người ta vẫn tắt máy và khởi động lại, máy vẫn chạy tốt như thường mà. Cũng vậy, nếu ta chưa chuẩn bị thì bây giờ ta hãy chuẩn bị đi; hãy học, hãy hỏi và hãy luyện tập đi. Qua kinh nghiệm bản thân, ta đã quá biết ta không sống tốt, ta không làm việc tốt là do ta thiếu chuẩn bị. Vậy thì ta có lý để mà chuẩn bị đấy. Ta cũng quá biết những gì là hào nhoáng bên ngoài, chúng chẳng có ích lợi gì bao nhiêu, thì ngay từ hôm nay ta đừng ham hố những danh vọng hão huyền ấy nữa mà hãy yêu thích âm thầm, khiêm nhu. Từ ngày đó ta đã kết thúc, nhưng hôm nay ta hãy bắt đầu, hãy khởi động lại đi. Vì có thể đó là lý do mà Chúa để cho sống đến ngày hôm nay. Làm như vậy chắc chắn ta sẽ tìm lại được niềm, lấy lại những hứng khởi, những phấn khởi ban đầu của ta và ta cũng sẽ sống ơn gọi của ta cách an vui và hạnh phúc; ta sẽ làm việc của ta cách hăng say và nhiệt tình. Ta sẽ tìm lại được “ Cái thuở ban đầu” lưu luyến đó.
Vậy như một năm qua đi, một năm mới lại đến. Một năm phụng vụ đã qua, năm phụng vụ mới lại bắt đầu. Năm phụng vụ bắt đầu từ mùa Vọng. Với sự hy vọng vào Chúa, ta hãy bắt đầu lại, hãy khởi động lại “Cái thưở ban đầu” đó đi và đừng để mất nó. Hãy tích cực chuẩn bị, hãy lắng đọng trong tâm hồn và hãy coi ngay từ bây giờ, ngay từ hôm nay tôi sống ơn gọi và làm việc của tôi cho thật tốt, cho thật hăng say, cho thật nhiệt tình, sao cho “Đầu xuôi thì đuôi lọt”, chứ đừng để “đầu xuôi mà đuôi bị kẹt”. Ta sẽ lãnh được niềm vui và an bình của Chúa Giáng Sinh; sẽ lãnh nhận niềm vui và hạnh phúc của ơn gọi trong hôn nhân hay trong đời tu trì và trong việc làm của mình. Mùa Vọng là mùa của Khởi Động đó. Amen.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Nhưng Ta trách ngươi điều này là ngươi đã để mất tình yêu thưở ban đầu. (Kh2,4)
Tình yêu thưở ban đầu là sự hứng khởi, sự phấn khởi; sự nhiệt thành, sự nhiệt tình lúc đầu ta có, khi hai người yêu nhau, khi kết hôn, khi chịu chức, khi khấn dòng hay khi làm một việc nào đó. Tình yêu thưở ban đầu, sự hứng khởi thưở ban đầu, sự phấn khởi thưở ban đầu, sự nhiệt thành thưở ban đầu; sự nhiệt tình thưở ban đầu thật là quan trọng. Ai mà còn giữ được cái thưở ban đầu đó sẽ là người hạnh phúc để sống ơn gọi hôn nhân cũng như ơn gọi tu trì và sẽ có thành công trong công việc mình làm. Người ta nói :”Đầu xuôi thì đuôi lọt” mà. Thường thì có ít người giữ được “Cái thưở ban đầu” đó lắm. Theo năm tháng, chúng dần dần mờ phai và có khi đánh mất chúng luôn, kết quả là nhàm chán, đau khổ và thất bại.
Cái đó phải nói là “Đầu xuôi đuôi kẹt”.
Làm sao ta có thể giữ mãi được “Cái thưở ban đầu” đó đây? Có 3 việc ta phải làm, đó là chuẩn bị, để trong tâm hồn và khởi đầu.
Sở dĩ người ta phai mờ và đánh mất “Cái thưở ban đầu” đó là vì thiếu chuẩn bị; chỉ lo những cái hào nhoáng bên ngoài và coi mọi sự đã kết thúc.
Thiếu chuẩn bị là thiếu suy nghĩ hay suy nghĩ không chín chắn, không chính xác về ơn gọi mình sẽ sống và công việc mình sẽ làm. Về ơn gọi để sống cả đời; về công việc mình thích làm cho đến chết mà ta không học hỏi, không luyện tập thì làm sao tốt được; không chuẩn bị cho chính mình mà chỉ “nhắm mắt đưa chân” theo người khác. Cứ thấy người ta hạnh phúc, người ta thành công là chắc mình cũng được như thế. Đó là một điều sai lầm. Vì người ta khác, mình khác, làm sao mà giống nhau được.
Thứ đến là chỉ thích vẻ hào nhoáng bên ngoài, làm cho to, làm cho kêu; để cho người ta biết, để cho người ta khen; để ra oai, để làm phách trước thiên hạ. Rốt cuộc nó như những phát pháo hoa, rất đẹp, rất kêu, rất được hoan hô nhưng chỉ trong nháy mắt, chỉ trong một thời gian ngắn đã tiêu tan tất cả.
Và nhất là coi khi kết hôn, khi chịu chức, khi khấn dòng và thành công là kết thúc, là xong. Không còn tiếp tục, không còn muốn học hỏi thêm; không còn muốn luyện tập thêm gì nữa. Có biết bao điều phong phú mà cần phải khám phá và tìm hiểu chứ tại sao lại dừng lại. Dừng lại thì coi như đã chết; “sống mà coi như đã chết rồi” vậy. Chết là dừng lại tất cả chứ còn gì nữa. Cuộc sống là động, là một dòng chảy mà, dừng lại thì coi như “xong phim”, không còn phát triển, không còn đọng lại cái gì, tất cả coi như đã kết thúc thì làm sao mà không thất bại, không nhàm chán và không đau khổ cho được. Vì đã đánh mất “Cái thưở ban đầu” rồi còn đâu.
Người mà biết chuẩn bị cho ơn gọi, cho công việc, cho tương lai của mình cách chu đáo là người hạnh phúc. Họ nhìn vào gương của người khác cả cái tốt lẫn cái xấu mà chuẩn bị cho chính mình, không phải để chê bai, chỉ trích hay khen lao mà là để rút kinh nghiệm. Nếu đó là điều xấu, gây đau khổ, nhàm chán và thất bại thì họ sẽ loại bỏ, không theo “vết xe” để mình khỏi “bị đổ”; thấy người ta ly dị đau khổ biết chừng nào thì ta đừng có li dị; thấy anh chị em mình “ta ru”, thì ta hãy coi lại chính mình mà cố gắng. Nếu thấy điều tốt, điều hay thì nhớ lấy, rồi giữ lấy làm kinh nghiệm cho chính bản thân mình, để sau này khi đã cưới, khi đã chịu chức, khi đã khấn dòng hay khi đã bắt tay vào việc thì ta cũng sẽ làm như họ
vậy. Thấy người ta hạnh phúc, cứ anh anh em em suốt; thấy người ta sống đời tu sao mà hạnh phúc, sao mà yêu đời thế, ta hãy làm cho mình như vậy, ta hãy sống sao để được như vậy.
Thứ đến, họ không thích cái vẻ hào nhoáng bên ngoài, mà để chúng lắng đọng trong tâm hồn. Niềm vui, sự phấn khởi; sự nhiệt thành, sự nhiệt tình họ cất giữ trong tim, để nó trong lòng, không ai biết, cũng chẳng ai hay; chỉ lộ ra bên ngoài một chút xíu thôi, như tảng băng chìm xuống biển, chỉ có phần nhỏ nhô lên khỏi mặt nước vậy. Bởi đó, mà chúng không dễ bốc hơi, không thể biến mất cách nhanh chóng và dễ dàng được. Đó là kho tàng, là động lực; đó là lửa được cất giữ cẩn thận. Đó là “lò lửa mến hằng cháy”; cái lò “thưở ban đầu” vẫn cháy âm ỉ trong lòng, trong tim của họ. Cất giữ kín trong đó thì không ai có thể lấy đi được. Nó là của ta, của ta mãi mãi.
Và cuối cùng, họ coi những khúc ngoặc, như ngày gặp nhau, ngày cưới, ngày chịu chức, ngày khấn dòng, ngày làm việc là một khởi đầu. Bắt đầu từ ngày đó họ thực sự là người yêu của nhau; họ thực sự là một linh mục chính danh; họ thực sự là một tu sĩ “chính cống”, chứ không phải là người thường, là chủng sinh hay là tập sinh nữa. Họ không sợ mất, cũng không sợ bị “cho về” nữa. Từ ngày đó tôi là chồng, là vợ; tôi là cha, là mẹ; tôi là Linh mục; tôi là tu sĩ và tôi sẽ sống với những gì tôi đã chuẩn bị từ trước.
Đó chẳng phải là một sự phấn khởi và hạnh phúc của tôi sao? Một điều mà chỉ mình tôi mới cảm nghiệm được một cách sâu sắc; người ngoài không thể biết tôi phấn khởi, tôi hạnh phúc đến mức nào đâu. Cứ thế mà tôi sống ơn gọi và làm công việc của tôi. Mỗi ngày qua đi, tôi lại học hỏi thêm, luyện tập thêm một chút và tôi lại có thêm phấn khởi, có thêm hạnh phúc, để mỗi khi sống thêm một ngày mới tôi lại khởi động, tôi lại bắt đầu. Cứ thế mà sống thì làm sao nhàm, làm sao chán; làm sao có thì giờ để buồn, để khổ, dù có thất bại hay vất vả, chắc chắn ta sẽ trung thành mà sống ơn gọi của ta cho đến cùng trong an vui và hạnh phúc.
Nếu ta chưa chuẩn bị tốt, không có lắng đọng trong tâm hồn và đã kết hôn rồi, đã chịu chức rồi, đã khấn dòng rồi, đã muộn quá không? Câu trả lời là không. Không bao giờ là muộn màng cả. Ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay, ta hãy bắt đầu lại, hãy khởi động lại đi. Như chiếc máy tính khi bị trục trặc hay mắc lỗi, bị treo máy, người ta vẫn tắt máy và khởi động lại, máy vẫn chạy tốt như thường mà. Cũng vậy, nếu ta chưa chuẩn bị thì bây giờ ta hãy chuẩn bị đi; hãy học, hãy hỏi và hãy luyện tập đi. Qua kinh nghiệm bản thân, ta đã quá biết ta không sống tốt, ta không làm việc tốt là do ta thiếu chuẩn bị. Vậy thì ta có lý để mà chuẩn bị đấy. Ta cũng quá biết những gì là hào nhoáng bên ngoài, chúng chẳng có ích lợi gì bao nhiêu, thì ngay từ hôm nay ta đừng ham hố những danh vọng hão huyền ấy nữa mà hãy yêu thích âm thầm, khiêm nhu. Từ ngày đó ta đã kết thúc, nhưng hôm nay ta hãy bắt đầu, hãy khởi động lại đi. Vì có thể đó là lý do mà Chúa để cho sống đến ngày hôm nay. Làm như vậy chắc chắn ta sẽ tìm lại được niềm, lấy lại những hứng khởi, những phấn khởi ban đầu của ta và ta cũng sẽ sống ơn gọi của ta cách an vui và hạnh phúc; ta sẽ làm việc của ta cách hăng say và nhiệt tình. Ta sẽ tìm lại được “ Cái thuở ban đầu” lưu luyến đó.
Vậy như một năm qua đi, một năm mới lại đến. Một năm phụng vụ đã qua, năm phụng vụ mới lại bắt đầu. Năm phụng vụ bắt đầu từ mùa Vọng. Với sự hy vọng vào Chúa, ta hãy bắt đầu lại, hãy khởi động lại “Cái thưở ban đầu” đó đi và đừng để mất nó. Hãy tích cực chuẩn bị, hãy lắng đọng trong tâm hồn và hãy coi ngay từ bây giờ, ngay từ hôm nay tôi sống ơn gọi và làm việc của tôi cho thật tốt, cho thật hăng say, cho thật nhiệt tình, sao cho “Đầu xuôi thì đuôi lọt”, chứ đừng để “đầu xuôi mà đuôi bị kẹt”. Ta sẽ lãnh được niềm vui và an bình của Chúa Giáng Sinh; sẽ lãnh nhận niềm vui và hạnh phúc của ơn gọi trong hôn nhân hay trong đời tu trì và trong việc làm của mình. Mùa Vọng là mùa của Khởi Động đó. Amen.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn Văn của TP Đại Kết Báctôlômêô I và của Đức GH Phanxicô trước khi ký tuyên bố chung
Vũ Van An
10:07 02/12/2014
Kết thúc buổi Phụng Vụ hôm Chúa Nhật 30 tháng Mười Một, tại nhà thờ chính tòa Thánh George, để mừng kính Lễ Thánh Anrê, trước khi ký tuyên bố chung, Đức TP Đại Kết Báctôlômêô I đã đọc bài diễn văn sau đây:
Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người anh em yêu quí trong Chúa Kitô, giám mục của Rôma Cựu Trào
Chúng tôi dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi lời tôn vinh và ngợi khen vì đã coi chúng tôi xứng đáng được hưởng niềm vui khôn tả và vinh dự đặc biệt có được sự hiện diện đích thân tại dây của Đức Giáo Hoàng nhân dịp năm nay chúng tôi cử hành lễ kính đầy thánh thiện vị Tông Đồ được gọi đầu tiên là Thánh Anrê, người đã sáng lập ra Giáo Hội của chúng tôi bằng lời giảng dạy. Chúng tôi sâu xa biết ơn Đức Giáo Hoàng đã dành cho chúng tôi hồng phúc hiện diện giữa chúng tôi, cùng với đoàn tùy tùng đáng kính của ngài. Chúng tôi xin hết lòng và đầy vinh dự đón tiếp ngài, sốt sắng ngỏ với ngài lời chào kính bình an và yêu thương “ơn sủng cho ngài và bình an từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 1:7). “Vì tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta” (2Cor 5:14).
Chúng tôi vẫn còn nhớ như in trong lòng cuộc hội ngộ của chúng tôi vói Đức Giáo Hoàng ở Đất Thánh trong cuộc hành hương chung tại chính nơi người tiên phong của đức tin ta đã sinh ra, đã sống, đã giảng dạy, chịu đau khổ, sống lại và lên trời cũng như biết ơn tưởng niệm biến cố có tính lịch sử của cuộc hội ngộ tại đó của các vị tiền nhiệm của chúng ta, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Cố TP Đại Kết Athenagoras. Kết quả cuộc hội ngộ của các ngài tại Thành Thánh 50 năm trước đây đã làm dòng lịch sử thực sự đổi chiều: các hành trình song song và đôi khi kình chống nhau của các Giáo Hội chúng ta đã gặp nhau trong viễn kiến chung muốn khôi phục sự hợp nhất đã mất; tình yêu lạnh nhạt giữa chúng ta đã được hâm nóng, trong khi ước nguyện của chúng ta đã được khuyến khích muốn làm mọi sự trong khả năng để sự hiệp thông của chúng ta trong cùng một đức tin và trong cùng một chén thánh có thể diễn ra. Nhờ thế, con đường Emmaus đã rộng mở trước mặt ta, một con đường có thể khá dài và đôi lúc gập ghềnh, nhưng không thể nào đảo ngược được, với Chúa làm bạn đồng hành, cho tới lúc Người tự mạc khải cho ta “khi bẻ bánh” (Lc 24:35).
Con đường đó từ đấy đã được bước theo và hiện còn được bước theo bởi tất cả những ai kế nhiệm các vị lãnh đạo được linh hứng này, qua việc thiết lập, tận tụy dấn thân và ủng hộ cuộc đối thoại yêu thương và sự thật giữa các Giáo Hội chúng ta hòng cất bỏ cả một thiên niên kỷ không biết bao nhiêu gánh nặng chồng chất lên các mối liên hệ của chúng ta. Cuộc đối thoại này là một cuộc đối thoại rất thích đáng đối với bạn bè chứ không phải địch thủ như những ngày xa xưa, bao lâu chúng ta còn thành thực tìm cách biện phân đúng đắn giữa lời nói của sự thật và việc tôn trọng nhau như anh em.
Trong bầu không khí như thế do các vị tiền nhiệm đã nói trên tạo ra liên quan tới hành trình chung của chúng ta, chúng tôi cũng xin thân ái chào đón Đức Giáo Hoàng như người đem tình yêu của Thánh Phêrô tới cho anh trai của ngài là Thánh Anrê mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Phù hợp với một tập quán thánh thiện đã thành hình và được tuân giữ trong mấy thập niên qua bởi cả hai Giáo Hội Cựu và Tân Rôma, các phái đoàn chính thức tới thăm viếng lẫn nhau nhân dịp lễ quan thầy của nhau nhằm dùng cách này, đồng thời cũng chứng tỏ được mối liên kết huynh đệ giữa hai vị tông đồ anh em, những vị đã nhận biết Chúa Giêsu Kitô và tin Người là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế. Các vị Tông đồ này thông truyền đức tin vừa nói cho các Giáo Hội được các vị thành lập bằng lời rao giảng của mình và thánh hóa chúng bằng việc tử đạo của các vị. Đức tin này cũng đã cùng được trải nghiệm và phát biểu thành tín lý do các Giáo Phụ của chúng ta, những vị đã từ Đông qua Tây tụ họp nhau trong các công đồng chung, để tín lý này lại cho các Giáo Hội của chúng ta làm nền tảng không thể lung lay cho sự hợp nhất của chúng ta. Chính đức tin này, đức tin mà chúng ta đã cùng nhau duy trì ở cả Đông lẫn Tây trong suốt một thiên niên kỷ, là đức tin chúng ta được mời gọi lấy làm căn bản cho sự hợp nhất của chúng ta ngõ hầu “nhờ cùng một lòng một trí” (Pl 2:2), ta cùng với Thánh Phaolô “quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3:13).
Dù sao, Thưa Đức Giáo Hoàng và là người anh em thân yêu, bổn phận của chúng ta chắc chắn chưa chấm dứt trong quá khứ, trái lại đang trải dài tới tương lai, nhất là trong thời đại ta. Vì trung thành với quá khứ nào có giá trị chi nếu việc này không biểu thị một điều gì đó cho tương lai? Nào có ích chi khi huênh hoang về những điều đã nhận được nếu những điều này không diễn dịch thành sức sống cho nhân loại và thế giới ngày nay và Giáo Hội được mời gọi vững nhìn vào không hẳn là hôm qua mà là hôm nay và ngày mai. Giáo Hội không hiện hữu vì chính mình, mà hiện hữu vì thế giới và vì nhân loại.
Cho nên, khi hướng cái nhìn của ta vào hôm nay, ta không tránh khỏi việc quan tâm tới ngày mai. “Bên ngoài phải chiến đấu, bên trong phải lo sợ” (2Cor 7:5). Lời thừa nhận của Thánh Phaolô đối với thời đại của ngài chắc chắn cũng vẫn có giá trị đối với cả chúng ta ngày nay nữa. Thực thế, ngay lúc chúng ta đang bận bịu với các tranh chấp của riêng chúng ta, thì thế giới vẫn phải trải nghiệm niềm lo sợ phải sống còn ra sao, niềm lo âu đối với ngày mai. Làm sao nhân loại có thể sống còn khi hiện nay nó bị tan nát vì chia rẽ, tranh chấp và hận thù, thường nhân danh cả Thiên Chúa nữa? Làm sao có thể phân chia của cải thế giới một cách công bình hơn ngõ hầu nhân loại ngày mai tránh được cảnh nô lệ đáng ghét nhất chưa hề có trong lịch sử? Thế hệ tương lai sẽ thừa hưởng thứ hành tinh nào khi con người hôm nay đang tàn phá nó một cách không thương xót và bất khả đảo ngược chỉ vì tham lam?
Ngày nay, nhiều người đặt hy vọng vào khoa học; người khác đặt nó vào chính trị; cũng có người đặt nó vào kỹ thuật. Ấy thế nhưng đâu có thứ nào trong số này có thể bảo đảm được tương lai, trừ khi nhân loại chấp nhận sứ điệp hòa giải, yêu thương và công lý; chấp nhận sứ mệnh ôm hôn người khác, người xa lạ, và cả kẻ thù nữa. Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội đã công bố và thực hành giáo huấn này đầu tiên, buộc phải là người đầu tiên áp dụng giáo huấn này “ngõ hầu thế giới tin” (Ga 17:21). Đây chính là lý do tại sao con đường tiến tới hợp nhất càng khẩn thiết hơn bao giờ hết đối với những ai kêu cầu danh Đấng Tạo Hòa Bình vĩ đại. Đây chính là lý do tại sao trách nhiệm của ta trong tư cách Kitô hữu lại lớn lao như thế trước mặt Thiên Chúa, nhân loại và lịch sử.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Cho tới nay, ngài mới chỉ nắm giữ tay lái con thuyền Giáo Hội của ngài trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng thời gian ngắn ngủi này đủ chứng tỏ cho lương tâm con người thời nay thấy ngài là sứ giả của yêu thương, hòa bình và hoà giải. Ngài giảng dạy bằng lời nói, nhưng trên hết và vượt trên mọi sự, ngài đang thi hành thừa tác vụ cao cả của ngài bằng sự đơn sơ, khiêm nhường và yêu thương đối với mọi người. Ngài gợi tin tưởng nơi những người hoài nghi, hy vọng nơi những người thất vọng, hoài mong nơi những người mong thấy một Giáo Hội biết chăm sóc mọi người. Hơn nữa, ngài còn đem lại cho các anh chị em Chính Thống Giáo của ngài nguyện ước này: trong thời ngài cai quản, việc xích lại gần nhau của hai Giáo Hội vĩ đại cổ xưa sẽ tiếp tục được thiết lập trên các nền tảng vững chắc của truyền thống chung của chúng ta, một truyền thống luôn duy trì và thừa nhận trong hiến chế Giáo Hội tính tối thượng của yêu thương, của danh dự và của phục vụ bên trong khuôn khổ hợp đoàn, ngõ hầu “đồng thanh và đồng tâm” ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và tình yêu Người tuôn đổ trên thế giới.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Giáo Hội Constantinople, mà, hôm nay, lần đầu tiên, được đón tiếp ngài bằng một tình yêu và danh dự nồng ấm cũng như sự biết ơn tự đáy lòng, vốn mang trên vai mình một di sản nặng nề, nhưng cũng là một trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai. Trong Giáo Hội này, qua thứ bậc được các Công Đồng Chung thiết lập, Chúa Quan Phòng đã trao cho trách nhiệm phối hợp và nói lên sự nhất trí của Các Giáo Hội Chính Thống địa phương rất thánh thiện. Trong bối cảnh trách nhiệm này, chúng tôi đã tận lực làm việc để chuẩn bị cho Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của Giáo Hội Chính Thống, là Công Đồng, đã đuợc quyết định, sẽ họp ở đây, nếu Chúa muốn, vào năm 2016. Lúc này đây, các ủy ban thích hợp đang sốt sắng làm việc để chuẩn bị cho biến cố vĩ đại này trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống, vì sự thành công của nó, chúng tôi xin ngài cầu nguyện cho. Chẳng may, việc hiệp thông Thánh Thể giữa các Giáo Hội của chúng ta, vốn bị gián đoạn cả hàng nghìn năm nay, chưa cho phép việc triệu tập một Đại Công Đồng Chung hỗn hợp. Chúng ta hãy cầu nguyện để một khi việc hiệp thông trọn vẹn đã được phục hồi, ngày ý nghĩa và đặc biệt này sẽ không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, cho tới ngày diễm phúc ấy, việc tham dự hỗ tương vào đời sống công đồng của nhau sẽ được phát biểu qua việc tham dự của các quan sát viên, như hiện nay chúng tôi được chứng kiến việc ngài ân cần mời chúng tôi tham dự các Thượng Hội Đồng trong Giáo Hội của ngài thế nào, thì chúng tôi hy vọng việc ấy cũng xẩy ra như thế khi, với ơn Chúa, Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của chúng tôi trở thành một thực tại.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Các thách thức do các hoàn cảnh hiện nay đặt ra cho các Giáo Hội của chúng ta đòi chúng ta phải vượt lên trên việc chỉ nhìn vào mình ngõ hầu có thể đương đầu với chúng bằng một mức độ hợp tác cao nhất. Chúng ta không còn thứ xa xỉ cho phép mình hành động riêng rẽ nữa. Những kẻ bách hại Kitô hữu ngày nay không hỏi các nạn nhân của chúng thuộc Giáo Hội nào. Sự hiệp nhất khiến chúng ta lo âu này, đáng tiếc thay, đang diễn ra tại một số vùng trên thế giới qua việc đổ máu của các tử đạo. Cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay ta tới con người thời ta; cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay của Đấng, chỉ một mình Người mới cứu được nhân loại bằng Thập Giá và sự Phục Sinh của Người.
Với các ý tưởng và tâm tình trên, một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ niềm hân hoan và lời cám ơn của chúng tôi vì sự hiện diện của ngài tại đây, thưa Đức Giáo Hoàng, ngay lúc chúng ta cầu xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của vị Tông Đồ được gọi đầu tiên và là anh của vị đứng đầu các Tông Đồ là Phêrô, xin Người che chở Giáo Hội của Người và hướng dẫn Giáo Hội tới việc chu toàn thánh ý Người.
Thưa người anh em thân yêu, xin chào mừng người anh em giữa chúng tôi!
Diễn văn đáp từ của Đức GH Phanxicô trước khi ký tuyên bố chung
Khi còn là TGM của Buenos Aires, tôi thường tham dự việc cử hành Phụng Vụ Thánh của các cộng đồng Chính Thống tại đó. Hôm nay, Chúa ban cho tôi ơn đặc biệt được hiện diện trong Nhà Thờ Thượng Phụ Thánh George tham dự việc cử hành Lễ Thánh Tông Đồ Anrê, vị được gọi đầu tiên và là anh trai của Thánh Phêrô, và là Thánh Quan Thầy của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.
Gặp nhau, thấy nhau mặt đối mặt, trao đổi vòng tay hòa bình và cầu nguyện cho nhau tất cả đều là những khía cạnh chủ yếu trong cuộc hành trình của ta hướng tới việc phục hồi hiệp thông trọn vẹn. Tất cả những điều này đi trước và luôn đồng hành với khía cạnh chủ yếu khác của cuộc hành trình, đó là , cuộc đối thoại thần học. Dù sao, cuộc đối thoại chân chính nào cũng là một cuộc gặp gỡ giữa những con người có một cái tên, một khuôn mặt, một quá khứ, chứ không chỉ là cuộc gặp nhau giữa các ý niệm.
Điều trên đặc biệt đúng đối với các Kitô hữu chúng ta, vì đối với chúng ta, sự thật chính là con người Chúa Giêsu Kitô. Gương sáng của Thánh Anrê, người đã cùng với một môn đệ khác chấp nhận lời mời của Thầy Chí Thánh “Hãy đến mà xem” và “đã ở lại với Người hôm đó” (Ga 1:39), cho ta thấy một cách hiển nhiên rằng đời sống Kitô hữu là một trải nghiệm bản thân, một cuộc gặp gỡ có tính biến đổi với Đấng yêu thương ta và muốn cứu vớt ta. Thêm nữa, sứ điệp Kitô Giáo được truyền bá là nhờ những con người nam nữ yêu thương Chúa Kitô, và không thể không chuyển giao niềm vui được yêu thương và cứu rỗi. Một lần nữa, ở đây, gương sáng của Thánh Tông Đồ Anrê quả có tính giáo huấn. Sau khi theo Chúa Giêsu tới nhà Người và ở lại với Người, Thánh Anrê “đầu tiên đi kiếm em trai mình là Phêrô, và nói với em: ‘bọn anh đã tìm thấy Đấng Mêxia’ (nghĩa là Đấng Kitô). Ông đem Phêrô tới với Chúa Giêsu” (Ga 1:40-42). Như thế, điều rõ ràng là ngay cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu cũng không thể bỏ qua thứ luận lý học của cuộc hội ngộ bản thân được.
Không phải là chuyện tình cờ khi con đường hòa giải và hòa bình giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo, xét về một vài phương diện, đã được mở ra nhờ một cuộc gặp gỡ, một cuộc ôm hôn giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là TP Đại Kết Athenagoras và Đức GH Phaolô VI tại Giêrusalem cách nay 50 năm. Đức Thượng Phụ và bản thân tôi từng mong muốn kỷ niệm giờ phút ấy khi chúng ta gặp nhau gần đây tại cùng một thành phố nơi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã chết và sống lại.
Thật là một trùng hợp tốt lành, khi cuộc thăm viếng của tôi diễn ra chỉ mấy ngày sau ngày kỷ niệm lần thứ 50 việc công bố văn kiện Unitatis Redintegratio, tức sắc lệnh của Công Đồng Vatican II về Sự Hợp Nhất Kitô Giáo. Đây là văn kiện nền tảng mở ra nhiều ngả đường mới giúp người Công Giáo gặp gỡ các anh chị em của mình trong các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội khác.
Trong Sắc Lệnh trên, Giáo Hội Công Giáo đặc biệt thừa nhận rằng các Giáo Hội Chính Thống “có các bí tích chân thực, nhất là, nhờ tông truyền, (họ có) chức linh mục và phép Thánh Thể, qua đó, họ vẫn liên kết với chúng ta một cách thân mật gần gũi nhất” (số 15). Sắc Lệnh tiếp tục quả quyết rằng để trung thành gìn giữ sự viên mãn của truyền thống Kitô Giáo và để đem việc hòa giải giữa các Kitô hữu Đông và Tây đến chỗ thành toàn, điều quan trọng nhất là phải duy trì và hỗ trợ gia sản phong phú của các Giáo Hội Đông Phương. Điều này không chỉ liên quan tới nền phụng vụ và các truyền thống linh đạo của các Giáo Hội này, mà cả kỷ luật Giáo Hội của họ nữa, vốn do các Giáo Phụ và các Công Đồng qui định, nhằm điều hướng sinh hoạt của các Giáo Hội này (xem các số 15-16).
Tôi tin rằng điều quan trọng là phải tái khẳng định việc tôn trọng nguyên tắc trên làm điều kiện chủ yếu, được cả đôi bên chấp nhận, cho việc khôi phục sự hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này phải tùng phục bên kia, hay phải hòa nhập vào bên kia. Mà đúng hơn, có nghĩa chào đón mọi ơn phúc mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi bên, nhờ thế chứng minh cho cả thế giới thấy mầu nhiệm vĩ đại của ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện qua Chúa Thánh Thần. Tôi muốn bảo đảm với từng qúy vị hiện diện tại đây rằng để đạt được mục tiêu hợp nhất trọn vẹn hằng mong muốn xưa nay, Giáo Hội Công Giáo không có ý định áp đặt bất cứ điều kiện nào ngoài việc cùng nhau tuyên xưng đức tin. Ngoài ra, tôi xin thêm điều này: dưới sự soi sáng của giáo huấn Thánh Kinh và khinh nghiệm của đệ nhất thiên niên kỷ, chúng tôi sẵn sàng cùng nhau tìm kiếm các phương thức trong đó chúng tôi có thể bảo đảm sự hợp nhất rất cần thiết của Giáo Hội trong các hoàn cảnh hiện nay. Điều được Giáo Hội Công Giáo ước ao hiện nay và là điều mà tôi, trong tư cách giám mục Rôma, “Giáo Hội chủ trì trong bác ái”, đang tìm kiếm là sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống. Việc hiệp thông này luôn luôn là kết quả của một tình yêu “được đổ vào lòng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho ta” (xem Rm 5:5), một tình yêu huynh đệ nói lên sợi dây nối kết thiêng liêng và siêu việt vốn kết hợp chúng ta như những môn đệ của Chúa.
Trong thế giới ngày nay, nhiều tiếng nói đã được cất lên mà chúng ta không thể làm ngơ; những tiếng nói này đang khẩn khoản yêu cầu các Giáo Hội chúng ta sống sâu sắc căn tính của mình như các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
Tiếng nói đầu tiên trong các tiếng nói này là tiếng nói của người nghèo. Trên thế giới, đang có quá nhiều người đàn ông và đàn bà đau khổ vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì thất nghiệp gia tăng, vì thanh thiếu niên của họ càng ngày càng thất nghiệp đông hơn, và vì càng ngày họ càng bị loại ra khỏi xã hội nhiều hơn. Những sự kiện này nhất định sẽ gia tăng các hoạt động tội ác, thậm chí cả việc tuyển dụng các người khủng bố nữa. Chúng ta không thể tiếp tục dửng dưng trước tiếng kêu của anh chị em chúng ta. Những người này không những đang xin ta trợ giúp vật chất, là điều rất cần trong một số hoàn cảnh nào đó, nhưng trên hết, họ còn yêu cầu ta giúp đỡ để họ bảo vệ phẩm giá con người nhân bản của họ nữa, ngõ hầu họ tìm được năng lực tinh thần để một lần nữa trở thành những người chủ đạo trong chính cuộc sống họ. Họ yêu cầu ta đấu tranh, dưới ánh sáng Tin Mừng, chống lại các nguyên nhân cơ cấu gây ra nghèo đói: bất bình đẳng, thiếu việc làm và nhà ở xứng đáng, và việc chối bỏ quyền lợi của họ trong tư cách thành viên của xã hội và trong tư cách người lao động. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi cùng nhau loại bỏ thứ hoàn cầu hóa dửng dưng xem ra đang thống trị khắp nơi, đồng thời xây dựng nền văn minh mới của tình yêu và liên đới.
Lời kêu cứu thứ hai xuất phát từ các nạn nhân của tranh chấp tại rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu cứu này rõ mồn một ngay tại đây, vì một số quốc gia quanh đây đang mang thương tích vì một cuộc chiến tranh phi nhân và dã thú. Tước mất hòa bình của một dân tộc, phạm mọi hành vi bạo tàn, hay thuận tình với các hành vi này, nhất là nhắm vào những người yếu thế nhất, ít ai bảo vệ nhất, là một tội hết sức nặng chống lại Thiên Chúa, vì điều này cho thấy một sự khinh bỉ đối với hình ảnh Thiên Chúa vốn hiện hữu trong con người. Tiếng kêu than của các nạn nhân này thúc giục ta bước nhanh trên con đường hòa giải và hiệp thông giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Thực vậy, làm sao ta có thể công bố sứ điệp hòa bình phát xuất từ Chúa Kitô một cách khả tín, nếu vẫn còn thù nghịch và bất đồng giữa chúng ta với nhau (xem Đức GH Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, số 77)?
Tiếng kêu than thứ ba đang thách thức chúng ta là tiếng than của giới trẻ. Ngày nay, thảm hại thay, có quá nhiều người trẻ nam cũng như nữ đang sống trong vô hy vọng, bị khuất phục bởi bất tín và nhẫn nhục. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đương thịnh, nhiều người trẻ chỉ tìm hạnh phúc bằng cách chiếm hữu của cải vật chất và thoả mãn các xúc cảm mau qua của họ. Các thế hệ mới sẽ chẳng bao giờ hái lượm được sự khôn ngoan đích thực và giữ cho hy vọng của mình sống động nếu chúng ta thiếu khả năng biết trân qúy và chuyển tải cho họ một nền nhân bản chân chính vốn phát xuất từ Tin Mừng và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội. Chính người trẻ ngày nay đang tha thiết yêu cầu ta phải tiến bộ trên đường hiệp thông hoàn toàn. Tôi nghĩ tới nhiều người trẻ Chính Thống, Công Giáo và Thệ Phản đến với nhau trong các buổi gặp gỡ do Cộng Đồng Taizé tổ chức. Họ làm việc này không hẳn vì không biết gì tới các dị biệt vẫn còn đang phân rẽ chúng ta, nhưng vì họ có khả năng nhìn quá bên kia các dị biệt này; họ có khả năng nắm lấy điều chủ yếu và điều vẫn liên kết chúng ta với nhau.
Thưa Đức Thượng Phụ, chúng ta đã đang đứng trên con đường dẫn tới hiệp thông trọn vẹn và chúng ta đã cảm nghiệm được các dấu hiệu hùng hồn của một sự kết hợp chân chính, tuy vẫn còn bất toàn. Điều này khiến chúng ta được an tâm và được khích lệ tiếp tục dấn bước trên con đường này. Chúng ta chắc chắn rằng dọc con đường này, chúng ta được trợ giúp bằng lời cầu bầu của Thánh Tông Đồ Anrê và em của ngài là Thánh Phêrô, mà theo truyền thống, vốn là hai vị sáng lập ra các Giáo Hội Constantinople va Rôma. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta hồng phúc hợp nhất trọn vẹn, và khả năng biết tiếp nhận nó vào đời sống ta. Ta đừng bao giờ quên cầu nguyện cho nhau.
Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người anh em yêu quí trong Chúa Kitô, giám mục của Rôma Cựu Trào
Chúng tôi dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi lời tôn vinh và ngợi khen vì đã coi chúng tôi xứng đáng được hưởng niềm vui khôn tả và vinh dự đặc biệt có được sự hiện diện đích thân tại dây của Đức Giáo Hoàng nhân dịp năm nay chúng tôi cử hành lễ kính đầy thánh thiện vị Tông Đồ được gọi đầu tiên là Thánh Anrê, người đã sáng lập ra Giáo Hội của chúng tôi bằng lời giảng dạy. Chúng tôi sâu xa biết ơn Đức Giáo Hoàng đã dành cho chúng tôi hồng phúc hiện diện giữa chúng tôi, cùng với đoàn tùy tùng đáng kính của ngài. Chúng tôi xin hết lòng và đầy vinh dự đón tiếp ngài, sốt sắng ngỏ với ngài lời chào kính bình an và yêu thương “ơn sủng cho ngài và bình an từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 1:7). “Vì tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta” (2Cor 5:14).
Chúng tôi vẫn còn nhớ như in trong lòng cuộc hội ngộ của chúng tôi vói Đức Giáo Hoàng ở Đất Thánh trong cuộc hành hương chung tại chính nơi người tiên phong của đức tin ta đã sinh ra, đã sống, đã giảng dạy, chịu đau khổ, sống lại và lên trời cũng như biết ơn tưởng niệm biến cố có tính lịch sử của cuộc hội ngộ tại đó của các vị tiền nhiệm của chúng ta, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Cố TP Đại Kết Athenagoras. Kết quả cuộc hội ngộ của các ngài tại Thành Thánh 50 năm trước đây đã làm dòng lịch sử thực sự đổi chiều: các hành trình song song và đôi khi kình chống nhau của các Giáo Hội chúng ta đã gặp nhau trong viễn kiến chung muốn khôi phục sự hợp nhất đã mất; tình yêu lạnh nhạt giữa chúng ta đã được hâm nóng, trong khi ước nguyện của chúng ta đã được khuyến khích muốn làm mọi sự trong khả năng để sự hiệp thông của chúng ta trong cùng một đức tin và trong cùng một chén thánh có thể diễn ra. Nhờ thế, con đường Emmaus đã rộng mở trước mặt ta, một con đường có thể khá dài và đôi lúc gập ghềnh, nhưng không thể nào đảo ngược được, với Chúa làm bạn đồng hành, cho tới lúc Người tự mạc khải cho ta “khi bẻ bánh” (Lc 24:35).
Con đường đó từ đấy đã được bước theo và hiện còn được bước theo bởi tất cả những ai kế nhiệm các vị lãnh đạo được linh hứng này, qua việc thiết lập, tận tụy dấn thân và ủng hộ cuộc đối thoại yêu thương và sự thật giữa các Giáo Hội chúng ta hòng cất bỏ cả một thiên niên kỷ không biết bao nhiêu gánh nặng chồng chất lên các mối liên hệ của chúng ta. Cuộc đối thoại này là một cuộc đối thoại rất thích đáng đối với bạn bè chứ không phải địch thủ như những ngày xa xưa, bao lâu chúng ta còn thành thực tìm cách biện phân đúng đắn giữa lời nói của sự thật và việc tôn trọng nhau như anh em.
Trong bầu không khí như thế do các vị tiền nhiệm đã nói trên tạo ra liên quan tới hành trình chung của chúng ta, chúng tôi cũng xin thân ái chào đón Đức Giáo Hoàng như người đem tình yêu của Thánh Phêrô tới cho anh trai của ngài là Thánh Anrê mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Phù hợp với một tập quán thánh thiện đã thành hình và được tuân giữ trong mấy thập niên qua bởi cả hai Giáo Hội Cựu và Tân Rôma, các phái đoàn chính thức tới thăm viếng lẫn nhau nhân dịp lễ quan thầy của nhau nhằm dùng cách này, đồng thời cũng chứng tỏ được mối liên kết huynh đệ giữa hai vị tông đồ anh em, những vị đã nhận biết Chúa Giêsu Kitô và tin Người là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế. Các vị Tông đồ này thông truyền đức tin vừa nói cho các Giáo Hội được các vị thành lập bằng lời rao giảng của mình và thánh hóa chúng bằng việc tử đạo của các vị. Đức tin này cũng đã cùng được trải nghiệm và phát biểu thành tín lý do các Giáo Phụ của chúng ta, những vị đã từ Đông qua Tây tụ họp nhau trong các công đồng chung, để tín lý này lại cho các Giáo Hội của chúng ta làm nền tảng không thể lung lay cho sự hợp nhất của chúng ta. Chính đức tin này, đức tin mà chúng ta đã cùng nhau duy trì ở cả Đông lẫn Tây trong suốt một thiên niên kỷ, là đức tin chúng ta được mời gọi lấy làm căn bản cho sự hợp nhất của chúng ta ngõ hầu “nhờ cùng một lòng một trí” (Pl 2:2), ta cùng với Thánh Phaolô “quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3:13).
Dù sao, Thưa Đức Giáo Hoàng và là người anh em thân yêu, bổn phận của chúng ta chắc chắn chưa chấm dứt trong quá khứ, trái lại đang trải dài tới tương lai, nhất là trong thời đại ta. Vì trung thành với quá khứ nào có giá trị chi nếu việc này không biểu thị một điều gì đó cho tương lai? Nào có ích chi khi huênh hoang về những điều đã nhận được nếu những điều này không diễn dịch thành sức sống cho nhân loại và thế giới ngày nay và Giáo Hội được mời gọi vững nhìn vào không hẳn là hôm qua mà là hôm nay và ngày mai. Giáo Hội không hiện hữu vì chính mình, mà hiện hữu vì thế giới và vì nhân loại.
Cho nên, khi hướng cái nhìn của ta vào hôm nay, ta không tránh khỏi việc quan tâm tới ngày mai. “Bên ngoài phải chiến đấu, bên trong phải lo sợ” (2Cor 7:5). Lời thừa nhận của Thánh Phaolô đối với thời đại của ngài chắc chắn cũng vẫn có giá trị đối với cả chúng ta ngày nay nữa. Thực thế, ngay lúc chúng ta đang bận bịu với các tranh chấp của riêng chúng ta, thì thế giới vẫn phải trải nghiệm niềm lo sợ phải sống còn ra sao, niềm lo âu đối với ngày mai. Làm sao nhân loại có thể sống còn khi hiện nay nó bị tan nát vì chia rẽ, tranh chấp và hận thù, thường nhân danh cả Thiên Chúa nữa? Làm sao có thể phân chia của cải thế giới một cách công bình hơn ngõ hầu nhân loại ngày mai tránh được cảnh nô lệ đáng ghét nhất chưa hề có trong lịch sử? Thế hệ tương lai sẽ thừa hưởng thứ hành tinh nào khi con người hôm nay đang tàn phá nó một cách không thương xót và bất khả đảo ngược chỉ vì tham lam?
Ngày nay, nhiều người đặt hy vọng vào khoa học; người khác đặt nó vào chính trị; cũng có người đặt nó vào kỹ thuật. Ấy thế nhưng đâu có thứ nào trong số này có thể bảo đảm được tương lai, trừ khi nhân loại chấp nhận sứ điệp hòa giải, yêu thương và công lý; chấp nhận sứ mệnh ôm hôn người khác, người xa lạ, và cả kẻ thù nữa. Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội đã công bố và thực hành giáo huấn này đầu tiên, buộc phải là người đầu tiên áp dụng giáo huấn này “ngõ hầu thế giới tin” (Ga 17:21). Đây chính là lý do tại sao con đường tiến tới hợp nhất càng khẩn thiết hơn bao giờ hết đối với những ai kêu cầu danh Đấng Tạo Hòa Bình vĩ đại. Đây chính là lý do tại sao trách nhiệm của ta trong tư cách Kitô hữu lại lớn lao như thế trước mặt Thiên Chúa, nhân loại và lịch sử.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Cho tới nay, ngài mới chỉ nắm giữ tay lái con thuyền Giáo Hội của ngài trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng thời gian ngắn ngủi này đủ chứng tỏ cho lương tâm con người thời nay thấy ngài là sứ giả của yêu thương, hòa bình và hoà giải. Ngài giảng dạy bằng lời nói, nhưng trên hết và vượt trên mọi sự, ngài đang thi hành thừa tác vụ cao cả của ngài bằng sự đơn sơ, khiêm nhường và yêu thương đối với mọi người. Ngài gợi tin tưởng nơi những người hoài nghi, hy vọng nơi những người thất vọng, hoài mong nơi những người mong thấy một Giáo Hội biết chăm sóc mọi người. Hơn nữa, ngài còn đem lại cho các anh chị em Chính Thống Giáo của ngài nguyện ước này: trong thời ngài cai quản, việc xích lại gần nhau của hai Giáo Hội vĩ đại cổ xưa sẽ tiếp tục được thiết lập trên các nền tảng vững chắc của truyền thống chung của chúng ta, một truyền thống luôn duy trì và thừa nhận trong hiến chế Giáo Hội tính tối thượng của yêu thương, của danh dự và của phục vụ bên trong khuôn khổ hợp đoàn, ngõ hầu “đồng thanh và đồng tâm” ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và tình yêu Người tuôn đổ trên thế giới.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Giáo Hội Constantinople, mà, hôm nay, lần đầu tiên, được đón tiếp ngài bằng một tình yêu và danh dự nồng ấm cũng như sự biết ơn tự đáy lòng, vốn mang trên vai mình một di sản nặng nề, nhưng cũng là một trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai. Trong Giáo Hội này, qua thứ bậc được các Công Đồng Chung thiết lập, Chúa Quan Phòng đã trao cho trách nhiệm phối hợp và nói lên sự nhất trí của Các Giáo Hội Chính Thống địa phương rất thánh thiện. Trong bối cảnh trách nhiệm này, chúng tôi đã tận lực làm việc để chuẩn bị cho Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của Giáo Hội Chính Thống, là Công Đồng, đã đuợc quyết định, sẽ họp ở đây, nếu Chúa muốn, vào năm 2016. Lúc này đây, các ủy ban thích hợp đang sốt sắng làm việc để chuẩn bị cho biến cố vĩ đại này trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống, vì sự thành công của nó, chúng tôi xin ngài cầu nguyện cho. Chẳng may, việc hiệp thông Thánh Thể giữa các Giáo Hội của chúng ta, vốn bị gián đoạn cả hàng nghìn năm nay, chưa cho phép việc triệu tập một Đại Công Đồng Chung hỗn hợp. Chúng ta hãy cầu nguyện để một khi việc hiệp thông trọn vẹn đã được phục hồi, ngày ý nghĩa và đặc biệt này sẽ không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, cho tới ngày diễm phúc ấy, việc tham dự hỗ tương vào đời sống công đồng của nhau sẽ được phát biểu qua việc tham dự của các quan sát viên, như hiện nay chúng tôi được chứng kiến việc ngài ân cần mời chúng tôi tham dự các Thượng Hội Đồng trong Giáo Hội của ngài thế nào, thì chúng tôi hy vọng việc ấy cũng xẩy ra như thế khi, với ơn Chúa, Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của chúng tôi trở thành một thực tại.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Các thách thức do các hoàn cảnh hiện nay đặt ra cho các Giáo Hội của chúng ta đòi chúng ta phải vượt lên trên việc chỉ nhìn vào mình ngõ hầu có thể đương đầu với chúng bằng một mức độ hợp tác cao nhất. Chúng ta không còn thứ xa xỉ cho phép mình hành động riêng rẽ nữa. Những kẻ bách hại Kitô hữu ngày nay không hỏi các nạn nhân của chúng thuộc Giáo Hội nào. Sự hiệp nhất khiến chúng ta lo âu này, đáng tiếc thay, đang diễn ra tại một số vùng trên thế giới qua việc đổ máu của các tử đạo. Cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay ta tới con người thời ta; cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay của Đấng, chỉ một mình Người mới cứu được nhân loại bằng Thập Giá và sự Phục Sinh của Người.
Với các ý tưởng và tâm tình trên, một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ niềm hân hoan và lời cám ơn của chúng tôi vì sự hiện diện của ngài tại đây, thưa Đức Giáo Hoàng, ngay lúc chúng ta cầu xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của vị Tông Đồ được gọi đầu tiên và là anh của vị đứng đầu các Tông Đồ là Phêrô, xin Người che chở Giáo Hội của Người và hướng dẫn Giáo Hội tới việc chu toàn thánh ý Người.
Thưa người anh em thân yêu, xin chào mừng người anh em giữa chúng tôi!
Diễn văn đáp từ của Đức GH Phanxicô trước khi ký tuyên bố chung
Khi còn là TGM của Buenos Aires, tôi thường tham dự việc cử hành Phụng Vụ Thánh của các cộng đồng Chính Thống tại đó. Hôm nay, Chúa ban cho tôi ơn đặc biệt được hiện diện trong Nhà Thờ Thượng Phụ Thánh George tham dự việc cử hành Lễ Thánh Tông Đồ Anrê, vị được gọi đầu tiên và là anh trai của Thánh Phêrô, và là Thánh Quan Thầy của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.
Gặp nhau, thấy nhau mặt đối mặt, trao đổi vòng tay hòa bình và cầu nguyện cho nhau tất cả đều là những khía cạnh chủ yếu trong cuộc hành trình của ta hướng tới việc phục hồi hiệp thông trọn vẹn. Tất cả những điều này đi trước và luôn đồng hành với khía cạnh chủ yếu khác của cuộc hành trình, đó là , cuộc đối thoại thần học. Dù sao, cuộc đối thoại chân chính nào cũng là một cuộc gặp gỡ giữa những con người có một cái tên, một khuôn mặt, một quá khứ, chứ không chỉ là cuộc gặp nhau giữa các ý niệm.
Điều trên đặc biệt đúng đối với các Kitô hữu chúng ta, vì đối với chúng ta, sự thật chính là con người Chúa Giêsu Kitô. Gương sáng của Thánh Anrê, người đã cùng với một môn đệ khác chấp nhận lời mời của Thầy Chí Thánh “Hãy đến mà xem” và “đã ở lại với Người hôm đó” (Ga 1:39), cho ta thấy một cách hiển nhiên rằng đời sống Kitô hữu là một trải nghiệm bản thân, một cuộc gặp gỡ có tính biến đổi với Đấng yêu thương ta và muốn cứu vớt ta. Thêm nữa, sứ điệp Kitô Giáo được truyền bá là nhờ những con người nam nữ yêu thương Chúa Kitô, và không thể không chuyển giao niềm vui được yêu thương và cứu rỗi. Một lần nữa, ở đây, gương sáng của Thánh Tông Đồ Anrê quả có tính giáo huấn. Sau khi theo Chúa Giêsu tới nhà Người và ở lại với Người, Thánh Anrê “đầu tiên đi kiếm em trai mình là Phêrô, và nói với em: ‘bọn anh đã tìm thấy Đấng Mêxia’ (nghĩa là Đấng Kitô). Ông đem Phêrô tới với Chúa Giêsu” (Ga 1:40-42). Như thế, điều rõ ràng là ngay cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu cũng không thể bỏ qua thứ luận lý học của cuộc hội ngộ bản thân được.
Không phải là chuyện tình cờ khi con đường hòa giải và hòa bình giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo, xét về một vài phương diện, đã được mở ra nhờ một cuộc gặp gỡ, một cuộc ôm hôn giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là TP Đại Kết Athenagoras và Đức GH Phaolô VI tại Giêrusalem cách nay 50 năm. Đức Thượng Phụ và bản thân tôi từng mong muốn kỷ niệm giờ phút ấy khi chúng ta gặp nhau gần đây tại cùng một thành phố nơi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã chết và sống lại.
Thật là một trùng hợp tốt lành, khi cuộc thăm viếng của tôi diễn ra chỉ mấy ngày sau ngày kỷ niệm lần thứ 50 việc công bố văn kiện Unitatis Redintegratio, tức sắc lệnh của Công Đồng Vatican II về Sự Hợp Nhất Kitô Giáo. Đây là văn kiện nền tảng mở ra nhiều ngả đường mới giúp người Công Giáo gặp gỡ các anh chị em của mình trong các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội khác.
Trong Sắc Lệnh trên, Giáo Hội Công Giáo đặc biệt thừa nhận rằng các Giáo Hội Chính Thống “có các bí tích chân thực, nhất là, nhờ tông truyền, (họ có) chức linh mục và phép Thánh Thể, qua đó, họ vẫn liên kết với chúng ta một cách thân mật gần gũi nhất” (số 15). Sắc Lệnh tiếp tục quả quyết rằng để trung thành gìn giữ sự viên mãn của truyền thống Kitô Giáo và để đem việc hòa giải giữa các Kitô hữu Đông và Tây đến chỗ thành toàn, điều quan trọng nhất là phải duy trì và hỗ trợ gia sản phong phú của các Giáo Hội Đông Phương. Điều này không chỉ liên quan tới nền phụng vụ và các truyền thống linh đạo của các Giáo Hội này, mà cả kỷ luật Giáo Hội của họ nữa, vốn do các Giáo Phụ và các Công Đồng qui định, nhằm điều hướng sinh hoạt của các Giáo Hội này (xem các số 15-16).
Tôi tin rằng điều quan trọng là phải tái khẳng định việc tôn trọng nguyên tắc trên làm điều kiện chủ yếu, được cả đôi bên chấp nhận, cho việc khôi phục sự hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này phải tùng phục bên kia, hay phải hòa nhập vào bên kia. Mà đúng hơn, có nghĩa chào đón mọi ơn phúc mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi bên, nhờ thế chứng minh cho cả thế giới thấy mầu nhiệm vĩ đại của ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện qua Chúa Thánh Thần. Tôi muốn bảo đảm với từng qúy vị hiện diện tại đây rằng để đạt được mục tiêu hợp nhất trọn vẹn hằng mong muốn xưa nay, Giáo Hội Công Giáo không có ý định áp đặt bất cứ điều kiện nào ngoài việc cùng nhau tuyên xưng đức tin. Ngoài ra, tôi xin thêm điều này: dưới sự soi sáng của giáo huấn Thánh Kinh và khinh nghiệm của đệ nhất thiên niên kỷ, chúng tôi sẵn sàng cùng nhau tìm kiếm các phương thức trong đó chúng tôi có thể bảo đảm sự hợp nhất rất cần thiết của Giáo Hội trong các hoàn cảnh hiện nay. Điều được Giáo Hội Công Giáo ước ao hiện nay và là điều mà tôi, trong tư cách giám mục Rôma, “Giáo Hội chủ trì trong bác ái”, đang tìm kiếm là sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống. Việc hiệp thông này luôn luôn là kết quả của một tình yêu “được đổ vào lòng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho ta” (xem Rm 5:5), một tình yêu huynh đệ nói lên sợi dây nối kết thiêng liêng và siêu việt vốn kết hợp chúng ta như những môn đệ của Chúa.
Trong thế giới ngày nay, nhiều tiếng nói đã được cất lên mà chúng ta không thể làm ngơ; những tiếng nói này đang khẩn khoản yêu cầu các Giáo Hội chúng ta sống sâu sắc căn tính của mình như các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
Tiếng nói đầu tiên trong các tiếng nói này là tiếng nói của người nghèo. Trên thế giới, đang có quá nhiều người đàn ông và đàn bà đau khổ vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì thất nghiệp gia tăng, vì thanh thiếu niên của họ càng ngày càng thất nghiệp đông hơn, và vì càng ngày họ càng bị loại ra khỏi xã hội nhiều hơn. Những sự kiện này nhất định sẽ gia tăng các hoạt động tội ác, thậm chí cả việc tuyển dụng các người khủng bố nữa. Chúng ta không thể tiếp tục dửng dưng trước tiếng kêu của anh chị em chúng ta. Những người này không những đang xin ta trợ giúp vật chất, là điều rất cần trong một số hoàn cảnh nào đó, nhưng trên hết, họ còn yêu cầu ta giúp đỡ để họ bảo vệ phẩm giá con người nhân bản của họ nữa, ngõ hầu họ tìm được năng lực tinh thần để một lần nữa trở thành những người chủ đạo trong chính cuộc sống họ. Họ yêu cầu ta đấu tranh, dưới ánh sáng Tin Mừng, chống lại các nguyên nhân cơ cấu gây ra nghèo đói: bất bình đẳng, thiếu việc làm và nhà ở xứng đáng, và việc chối bỏ quyền lợi của họ trong tư cách thành viên của xã hội và trong tư cách người lao động. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi cùng nhau loại bỏ thứ hoàn cầu hóa dửng dưng xem ra đang thống trị khắp nơi, đồng thời xây dựng nền văn minh mới của tình yêu và liên đới.
Lời kêu cứu thứ hai xuất phát từ các nạn nhân của tranh chấp tại rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu cứu này rõ mồn một ngay tại đây, vì một số quốc gia quanh đây đang mang thương tích vì một cuộc chiến tranh phi nhân và dã thú. Tước mất hòa bình của một dân tộc, phạm mọi hành vi bạo tàn, hay thuận tình với các hành vi này, nhất là nhắm vào những người yếu thế nhất, ít ai bảo vệ nhất, là một tội hết sức nặng chống lại Thiên Chúa, vì điều này cho thấy một sự khinh bỉ đối với hình ảnh Thiên Chúa vốn hiện hữu trong con người. Tiếng kêu than của các nạn nhân này thúc giục ta bước nhanh trên con đường hòa giải và hiệp thông giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Thực vậy, làm sao ta có thể công bố sứ điệp hòa bình phát xuất từ Chúa Kitô một cách khả tín, nếu vẫn còn thù nghịch và bất đồng giữa chúng ta với nhau (xem Đức GH Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, số 77)?
Tiếng kêu than thứ ba đang thách thức chúng ta là tiếng than của giới trẻ. Ngày nay, thảm hại thay, có quá nhiều người trẻ nam cũng như nữ đang sống trong vô hy vọng, bị khuất phục bởi bất tín và nhẫn nhục. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đương thịnh, nhiều người trẻ chỉ tìm hạnh phúc bằng cách chiếm hữu của cải vật chất và thoả mãn các xúc cảm mau qua của họ. Các thế hệ mới sẽ chẳng bao giờ hái lượm được sự khôn ngoan đích thực và giữ cho hy vọng của mình sống động nếu chúng ta thiếu khả năng biết trân qúy và chuyển tải cho họ một nền nhân bản chân chính vốn phát xuất từ Tin Mừng và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội. Chính người trẻ ngày nay đang tha thiết yêu cầu ta phải tiến bộ trên đường hiệp thông hoàn toàn. Tôi nghĩ tới nhiều người trẻ Chính Thống, Công Giáo và Thệ Phản đến với nhau trong các buổi gặp gỡ do Cộng Đồng Taizé tổ chức. Họ làm việc này không hẳn vì không biết gì tới các dị biệt vẫn còn đang phân rẽ chúng ta, nhưng vì họ có khả năng nhìn quá bên kia các dị biệt này; họ có khả năng nắm lấy điều chủ yếu và điều vẫn liên kết chúng ta với nhau.
Thưa Đức Thượng Phụ, chúng ta đã đang đứng trên con đường dẫn tới hiệp thông trọn vẹn và chúng ta đã cảm nghiệm được các dấu hiệu hùng hồn của một sự kết hợp chân chính, tuy vẫn còn bất toàn. Điều này khiến chúng ta được an tâm và được khích lệ tiếp tục dấn bước trên con đường này. Chúng ta chắc chắn rằng dọc con đường này, chúng ta được trợ giúp bằng lời cầu bầu của Thánh Tông Đồ Anrê và em của ngài là Thánh Phêrô, mà theo truyền thống, vốn là hai vị sáng lập ra các Giáo Hội Constantinople va Rôma. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta hồng phúc hợp nhất trọn vẹn, và khả năng biết tiếp nhận nó vào đời sống ta. Ta đừng bao giờ quên cầu nguyện cho nhau.
Đức Thánh Cha ký tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới
LM. Trần Đức Anh OP
16:01 02/12/2014
VATICAN. Sáng ngày 2-12-2014, ĐTC Phanxicô đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo khác, ký tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm cộng tác loại bỏ vĩnh viễn hình thức nô lệ mới trước năm 2020.
-Cùng ký vào tuyên ngôn còn có Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo Justin Welby, các vị lãnh đạo Chính Thống, Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia. Sáng kiến lịch sử này do tổ chức gọi là Global Freedom Network (Mạng tự do trên thế giới), đề xướng. Tổ chức này nhắm loại trừ nạn buôn người và các hình thức nô lệ mới trên thế giới ngày nay. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cũng được mời tham dự nhưng bì bị đột quỵ nên Ni Sư đệ tử là Thích Nữ Chân Không, 76 tuổi, đã đi dự thay.
Lễ nghi ký tuyên ngôn chung diễn ra lúc 11 giờ 15 sáng tại trụ sở của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội thành Vatican.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo và những người hiện diện, ĐTC khẳng định rằng: ”Được sự tuyên xưng tín ngưỡng soi sáng, chúng ta họp nhau nơi đây do một sáng kiến lịch sử và để thực hiện một hành động cụ thể: tuyên bố chúng ta sẽ cộng tác với nhau để loại trừ tai ương kinh khủng là sự nô lệ tân thời dưới tất cả mọi hình thức của nó.
”Sự bóc lột thể lý, kinh tế, tính dục và tâm lý người nam, người nữ, trẻ em nam nữ, hiện đang xiềng đích hàng triệu ngừơi trong tình trạng vô nhân đạo và tủi nhục. Mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thương và tự do, Đấng hiến thân trong cc quan hệ giữa con người với nhau... Bất kỳ quan hệ kỳ thị nào đều không tôn trọng xác tín cơ bản theo đó người khác cũng là người như chúng ta, và hành động đó là một tội ác. Và bao nhiêu lần có những tội ác kinh khủng!
ĐTC nói thêm rằng “Vì thế chúng ta tuyên bố nhân danh tất cả và từng người rằng nạn nô lệ tân thời, trong tuương quan với nạn buôn người, cưỡng bách lao động, mại dâm và buôn bán cơ phận, là tội ác xúc phạm đến nhân loại. Các nạn nhân thuộc mọi giai tầng, nhưng nhất là những người nghèo khổ và dễ tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta.
”Nhân danh họ chúng ta kêu gọi các cộng đoàn của chúng ta hãy hành động, để hoàn toàn loại bỏ mọi sự tước đoạt tự do của cá nhân với mục đích bóc lột con người và thương mai; nhân danh họ chúng ta đưa ra tuyên ngôn này.
ĐTC ghi nhận rằng mặc dù có những cố gắng lớn của nhiều người, tệ nạn nô lệ tân thời tiếp tục là một tai ương kinh khủng trên thế giới, kể cả dưới hình thức du lịch.. Tội ác này nấp sau những thói quen bề ngoài và được chấp nhận, nhưng trong thực tế, các nạn nhân của chúng ở trong tình trạng mại dân, buôn người, cưỡng bách lao động, làm việc như nô lệ, cắt chặt cơ phận, bán cơ phẩn và tiêu thụ ma túy, bắt trẻ em làm việc. Nó nấp sau cánh cửa thánh đường, nhưng nơi đặc biệt, trên các đường phố, trong xe cộ, xưởng thợ, đồng quê, thuyền cánh cá và nhiều nơi khác..
ĐTC kết luận rằng: Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có tín ngưỡng, các vị lãnh đạo, chính quyền, xí nghiệp, mọi người nam nữ thiện chí, hãy quyết liệt hỗ trợ và tham gia các phong trào chống nạn nô lệ tân thời dưới mọi hình thức”
”Được sự nâng đỡ của các lý tưởng trong tín ngưỡng và các giá trị nhân bản chung, tất cả chúng ta có thể và phải giơ cao ngọn cờ các giá trị tinh thần.. . Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay ơn được hoán cải chính mình thành tha nhân của mỗi người không phân biệt ai, luôn tích cực giúp đỡ những người chúng ta gặp trên đường. (SD 2-12-2014)
Lễ nghi ký tuyên ngôn chung diễn ra lúc 11 giờ 15 sáng tại trụ sở của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội thành Vatican.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo và những người hiện diện, ĐTC khẳng định rằng: ”Được sự tuyên xưng tín ngưỡng soi sáng, chúng ta họp nhau nơi đây do một sáng kiến lịch sử và để thực hiện một hành động cụ thể: tuyên bố chúng ta sẽ cộng tác với nhau để loại trừ tai ương kinh khủng là sự nô lệ tân thời dưới tất cả mọi hình thức của nó.
”Sự bóc lột thể lý, kinh tế, tính dục và tâm lý người nam, người nữ, trẻ em nam nữ, hiện đang xiềng đích hàng triệu ngừơi trong tình trạng vô nhân đạo và tủi nhục. Mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thương và tự do, Đấng hiến thân trong cc quan hệ giữa con người với nhau... Bất kỳ quan hệ kỳ thị nào đều không tôn trọng xác tín cơ bản theo đó người khác cũng là người như chúng ta, và hành động đó là một tội ác. Và bao nhiêu lần có những tội ác kinh khủng!
ĐTC nói thêm rằng “Vì thế chúng ta tuyên bố nhân danh tất cả và từng người rằng nạn nô lệ tân thời, trong tuương quan với nạn buôn người, cưỡng bách lao động, mại dâm và buôn bán cơ phận, là tội ác xúc phạm đến nhân loại. Các nạn nhân thuộc mọi giai tầng, nhưng nhất là những người nghèo khổ và dễ tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta.
”Nhân danh họ chúng ta kêu gọi các cộng đoàn của chúng ta hãy hành động, để hoàn toàn loại bỏ mọi sự tước đoạt tự do của cá nhân với mục đích bóc lột con người và thương mai; nhân danh họ chúng ta đưa ra tuyên ngôn này.
ĐTC ghi nhận rằng mặc dù có những cố gắng lớn của nhiều người, tệ nạn nô lệ tân thời tiếp tục là một tai ương kinh khủng trên thế giới, kể cả dưới hình thức du lịch.. Tội ác này nấp sau những thói quen bề ngoài và được chấp nhận, nhưng trong thực tế, các nạn nhân của chúng ở trong tình trạng mại dân, buôn người, cưỡng bách lao động, làm việc như nô lệ, cắt chặt cơ phận, bán cơ phẩn và tiêu thụ ma túy, bắt trẻ em làm việc. Nó nấp sau cánh cửa thánh đường, nhưng nơi đặc biệt, trên các đường phố, trong xe cộ, xưởng thợ, đồng quê, thuyền cánh cá và nhiều nơi khác..
ĐTC kết luận rằng: Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có tín ngưỡng, các vị lãnh đạo, chính quyền, xí nghiệp, mọi người nam nữ thiện chí, hãy quyết liệt hỗ trợ và tham gia các phong trào chống nạn nô lệ tân thời dưới mọi hình thức”
”Được sự nâng đỡ của các lý tưởng trong tín ngưỡng và các giá trị nhân bản chung, tất cả chúng ta có thể và phải giơ cao ngọn cờ các giá trị tinh thần.. . Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay ơn được hoán cải chính mình thành tha nhân của mỗi người không phân biệt ai, luôn tích cực giúp đỡ những người chúng ta gặp trên đường. (SD 2-12-2014)
Nhận định về chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô
Vũ Van An
19:28 02/12/2014
Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô có hai mục tiêu rõ ràng: nói chuyện với người Hồi Giáo và nói chuyện với anh em Kitô Giáo.
Giống mọi quốc gia đa số theo Hồi Giáo khác, người Hồi Giáo có mặt khắp nơi tại Thổ Nhĩ Kỳ và ranh giới giữa nhà nước và Hồi Giáo hết sức mờ nhạt, thành thử cuộc nói chuyện với Hồi Giáo diễn ra ngay ở dinh tổng thống và Nha Giám Đốc tôn giáo sự vụ (diyanet). Cuộc nói chuyện này không chấm dứt với chuyến viếng thăm ba ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn kéo dài trên chuyến bay của Đức Phanxicô từ Istanbul trở về Rôma.
Và chính tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và giám đốc tôn giáo sự vụ, Mehmet Gormez, mở màn cuộc “nói chuyện” về Hồi Giáo này bằng cách “đánh phủ đầu” mà cho rằng hiện đang có trào lưu “kỳ thị Hồi Giáo” mỗi ngày một dâng cao hơn tại Tây Phương.
Tổng Thống Erdogan, trong bài diễn văn chào mừng Đức Phanxicô hôm thứ Sáu, nói rằng, đang có “một khuynh hướng rất nghiêm trọng và phát triển rất nhanh của chủ nghĩa chủng tộc, kỳ thị, và ghét bỏ người khác, nhất là kỳ thị Hồi Giáo, tại Tây Phương”. Tất nhiên để Đức Giáo Hoàng coi đây là một vấn đề.
Ông Mehmet Gormez cũng phát biểu cùng một quan điểm ấy. Ông nói: “chúng tôi cảm thấy lo lắng và ưu tư đối với tương lai khi bệnh hoang tưởng kỳ thị Hồi Giáo, một bệnh vốn rất thịnh hành trong công luận Tây Phương, đang được sử dụng làm cớ gây áp lực nặng nề, đe dọa, kỳ thị, tha hóa, và tấn công thực sự anh chị em Hồi Giáo của chúng tôi tại Tây Phương”.
Hai nhân vật này dĩ nhiên muốn nhắn nhe Đức Phanxicô rằng: nếu ngài muốn Thổ Nhĩ Kỳ giúp chống lại bọn ISIS và phong trào quá khích Hồi Giáo nói chung, thì ngài phải chống lại thiên kiến bài Hồi Giáo ngay tại vườn nhà của ngài.
Theo John Allen, dù phát ngôn viên Tòa Thánh, vào ngay đêm đó, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không có phản ứng nào đặc biệt đối với hai nhận định trên, nhưng ai cũng đoán được phản ứng của các phụ tá tại Vatican và nhiều nhà bình luận Công Giáo khác. Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo phải chống đối bất cứ thứ kỳ thị tôn giáo nào, dù nó đụng tới ai đi nữa. Ấy thế nhưng, so sánh những gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác tại Iraq và Syria hiện nay, với số phận người di dân Hồi Giáo tại Pháp hay tại Bỉ thì quả đã lẫn lộn táo với cam rồi.
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao hay cảm nghĩ bị cho ra rìa quả là những vấn đề thực sự, nhưng làm sao so sánh được với những đe dọa triệt hạ hàng loạt cộng đồng Kitô Giáo, những cuộc tấn công thể lý qui mô, lớn đến độ khó mà không kết luận đây là một chương trình thanh trừng tôn giáo thực sự.
Sử dụng “việc kỳ thị Hồi Giáo” có tính biểu kiến làm cớ để trì hoãn không chịu hành động gì đối với chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, nhẹ nhất, cũng bị coi là không trung thực. Mà tệ nhất, phải bị coi là đồng lõa vào việc gây ra đau khổ cho người khác.
Có người cho rằng Erdogan sử dụng chiêu bài “kỳ thị Hồi Giáo” chẳng phải vì ông thực sự quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo cho bằng vì ông có tham vọng muốn trở thành dịch bản của Đế Quốc Ottoman trong thế kỷ 21.
Nhận định trên không hẳn vô lý vì ông vốn chiêu đãi Đức Phanxicô tại một dinh tổng thống mới xây lớn nhất thế giới hiện nay, lớn hơn cả điện của Nữ Hoàng Elisabeth II. Ông muốn định vị mình trong hàng ngũ các đại vương xưa của Đế Quốc Hồi Giáo.
Nhưng theo Allen, có nhiều lý do khiến Đức Phanxicô lưu ý tới các nhận định trên. Thứ nhất, nhiều di dân Hồi Giáo ở Tây Phương quả đang gặp các thách thức thực sự, khiến Đức Phanxicô vốn đã lưu ý tới họ rồi. Ngài vẫn thường xuyên kêu gọi người ta phải có thiện cảm hơn nữa đối với các di dân này.
Thứ hai, bất chấp tham vọng của Erdogan có ra sao, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thế lực chính ở Trung Đông hiện nay. Sát biên giới với cả Iraq lẫn Syria, các chính sách của nước này đối với ISIS là điều chủ yếu và cách đối xử của họ đối với số người tị nạn từ hai quốc gia này, trong đó, nhiều người là Kitô hữu, cũng chủ yếu không kém. Làm cho nước này tích cực hơn trong hai khía cạnh này mà cái giá phải trả chỉ là việc ngài vốn làm xưa nay, thì đâu có gì gọi là thiệt thòi, tính theo lối tính thế tục!
Thứ ba, người ta vốn lo ngại trước hướng đi của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Erdogan. Ông ta không ngại chơi lá bài duy Hồi Giáo khi cần thiết đối với mục tiêu chính trị của mình. Lôi ông ta vào bất cứ liên minh nào với Tây Phương cũng có thể làm ông ta ôn hoà hơn.
Nói như thế không nhất thiết có nghĩa Đức Phanxicô sẽ phải mềm dịu hơn trong các quan điểm của ngài về cuộc bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông hay cuộc hội nhập hai chiều của người di dân Hồi Giáo tại Tây Phương.
Thực vậy, trên chuyến bay trở về Rôma, Đức Phanxicô cho các ký giả hay ngài nói với TT Erdogan rằng sẽ tốt đẹp xiết bao “nếu mọi nhà lãnh đạo Hồi Giáo, kể cả các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các nhà khoa bảng, lên tiếng rõ ràng” chống lại chủ nghĩa quá khích Hồi Giáo.
Cũng trong cuộc họp báo trên, Đức Phanxicô cho hay: “tất cả chúng ta cần có sự lên án khắp thế giới, cả từ chính người Hồi Giáo, những người vốn cho rằng ‘chúng tôi không như thế. Kinh Kôrăng không như thế’”.
Ngài cũng cương quyết cảnh cáo trước tình thế của các Kitô hữu tại Trung Đông. “Thực sự, tôi không muốn dùng các từ ngữ bọc đường. Các Kitô hữu đang bị xua đuổi ra khỏi Trung Đông. Đôi khi, như ta thấy ở Iraq, khu vực Mosul, họ phải ra đi trong khi phải để lại mọi sự”.
Nhưng không thấy ngài nhắc gì tới số phận người Công Giáo Ácmêni tại Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc diệt chủng họ vào đầu thế kỷ 20, một cuộc diệt chủng mà nhà nước Thổ NHĩ Kỳ chưa bao giờ thừa nhận. Về điểm này, vị đại diện tông tòa người Công Giáo Ácmêni tại Giócđan và Giêrusalem, là Đức Cha Kevork Noradounguian, cho hay: “Trong vai trò đứng đầu một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới và là vị kế nhiệm Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đưa ra một quyết định khó khăn nhất nhưng đúng đắn. Trong nền chính trị thế giới, mọi điều đều là tính toán và quyền lợi. Các cuộc viếng thăm và hội kiến giữa các vị vọng là kết quả của nhièu tương nhượng, thỏa hiệp và khế ước đạt được trước khi cuộc hội kiến xẩy ra. Khi không đạt được thỏa hiệp, cuộc viếng thăm không diễn ra. Đức Giáo Hoàng đã làm một quyết định khó khăn là đi trước cái đã mà không đưa ra bất cứ điều kiện nào cho cuộc viếng thăm. Hội kiến là phương thuốc hay nhất trị mọi câu hỏi và vấn đề”.
Đức Cha cho rằng dù không trực tiếp nhắc đến vấn đề, nhưng Đức Giáo Hoàng có mặc nhiên nhắc đến nó vì tại Nha Tôn Giáo Sự Vụ (Diyanet), ngài nói rằng “chúng ta có bổn phận phải tố cáo mọi vi phạm tới nhân phẩm và nhân quyền”. Đức Cha cho biết thêm, khi không thể nói bằng lời Đức Phanxicô sẽ sử dụng cử chỉ và đây chính là một trong các cử chỉ của ngài trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại kết
Nếu Đức Phanxicô ít nhấn mạnh tới cuộc đối thoại liên tôn với người Hồi Giáo, thì chủ đề đại kết hiển nhiên rõ nét hơn vì ngài dành gần 2/3 cuộc viếng thăm cho nó. Trên chuyến máy bay trở về Rôma, chính Đức Phanxicô nhìn nhận rằng bài diễn văn quan trọng nhất của ngài trong chuyến tông du này là bài diễn văn nói về việc hợp nhất giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo.
Phương thức của Đức Phanxicô trong vấn đề này, như mọi người biết, được tóm lược trong công thức đã được lưu truyền rộng rãi trong giới báo chí: “Đức Gioan Phaolô II dạy ta nên làm gì; Đức Bênêđíctô XVI dạy ta tại sao nên làm điều đó; còn Đức Phanxicô dạy ta: làm điều đó đi”. Chính vì thế, trong cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ngài bảo liên hệ với Giáo Hội Chính Thống đang tiến triển , tuy nhiên “cứ đợi mấy thần học gia đạt thỏa hiệp, thì ngày ấy sẽ chẳng bao giờ tới!”.
Ngài cho hay: ngoài đại kết tâm linh ra, còn có “đại kết máu” nữa, tức các Kitô hữu tử đạo ngày nay: “các vị tử đạo của chúng ta đang lớn tiếng nói rằng chúng ta là một. Đây chính là đại kết bằng máu. Ta phải bước theo con đường này một cách can đảm”.
Về đại kết sự thật, Ngài cho rằng trong Buổi Phụng Vụ Thánh với TP Đại Kết, rõ ràng người Chính Thống Giáo chấp nhận quyền tối thượng (primacy) của Giám Mục Rôma. Tuy nhiên, theo ngài, “ta nên tiếp tục với lời yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II, khi ngài nói rằng: hãy giúp ngài tìm ra thứ tối thượng mà qúy vị sẵn sàng chấp nhận”.
Nhà báo Andrea Gagliarducci lưu ý tới một thứ đại kết mới mà ông gọi là đại kết nhân quyền, được cả Đức Phanxicô và TP Báctôlômêô nhấn mạnh trong chuyến tông du lần này. Và do đó, hai cuộc tông du tới hai cơ chế đầu não của Âu Châu và tới Thổ Nhĩ Kỳ có tương quan mật thiết với nhau.
Nhà báo Allen thì chú ý tới thứ “đại kết” nội bộ, tức giữa các nghi lễ Công Giáo khác nhau tại Trung Đông và nhất là tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tổng số người Công Giáo chỉ vào khoảng trên dưới 60,000 người, nhưng thuộc đủ thứ nghi lễ khác nhau. Thứ đại kết này xem ra không kém khẩn thiết chút nào so với đại kết ngoại bộ, tức với các Giáo Hội chị em, đôi khi còn rõ nét hơn. Vì theo ông, “một người Thệ Phản Tin Lành và một người Công Giáo bảo thủ có khi cảm thấy có nhiều điểm chung với nhau hơn là các thành viên khác trong chính Giáo Hội riêng của họ”. Cũng thế, một Kitô hữu Chính Thống phò môi sinh (“green”) có thể thấy mình gần gũi với người Methodist có cùng khuynh hướng hơn là với một đan sĩ Chính Thống cực bảo thủ trên Núi Athos!
Thành thử, trong ngày thứ hai của chuyến tông du, khi gặp gỡ người Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tại Nhà Thờ Chúa Thánh Thần ở Istanbul, Đức Phanxicô nói nhiều tới hợp nhất trong đa dạng. Buổi lễ này qui tụ người Công Giáo theo nghi lễ Syria, Ácmêni, Canđê và La Tinh. Các liên hệ giữa các nghi lễ và Giáo Hội Công Giáo này tại Trung Đông có tiếng là phân rẽ xưa nay. Sự căng thẳng này xuất hiện ngay trong lúc chuẩn bị cho Thánh Lễ thứ Bẩy vừa qua: tranh luận về số vé mời, về việc ai ngồi hàng đầu.
Đức Giáo Hoàng bảo họ: “Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng khơi dậy sự đa dạng, tính đa nguyên, mà đồng thời vẫn đem đến hợp nhất”. Cậy riêng vào sức mình, ta chỉ biến đa dạng thành chia rẽ, và biến hợp nhất thành độc dạng.
Ngài cũng khuyên họ ra khỏi não trạng đề phòng, phòng thủ, cố thủ trong các ý niệm và sức mạnh của mình, ngăn cản mình không hiểu người khác, không mở lòng mình ra đối thoại với họ.
Tuy nhiên, đại kết ngoại bộ vẫn là đỉnh cao của chuyến tông du mà hình ảnh sẽ được nhắc tới mãi hẳn nhiên là lúc Đức Phanxicô xin TP Báctôlômêô chúc lành cho mình. Ngài tự động cúi đầu xuống thật sâu gần như đụng tới Thượng Phụ, buộc Thượng Phụ “phải” hành động theo yêu cầu đầy khiêm tốn và thành khẩn của ngài. Và Thượng Phụ đã làm dấu thánh giá lên đầu Đức Phanxicô và hôn nó.
Về thứ đại kết này, Allen nhấn mạnh một khía cạnh khác, cho thấy phương thức “làm đi” của Đức Phanxicô: ngài không nói tới trận chiến chung chống chủ nghĩa thế tục, nhất là nền luân lý tính dục quá lỏng lẻo, mà đề cập tới “Tin Mừng xã hội” (Social Gospel), sau khi nói tới việc hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này tùng phục bên kia hay hòa nhập vào bên kia. Tin Mừng xã hội này được ngài khai triển với ba ý niệm nền tảng: bảo vệ người nghèo, chấm dứt chiến tranh và hoà giải tranh chấp, giúp người trẻ từ bỏ duy vật và chấp nhận chủ nghĩa nhân bản chân chính.
Allen cho rằng Đức Phanxicô không có công thức phù thủy nào để xóa tan các trở ngại hiện vẫn còn tồn tại giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo, nên ngài nhấn mạnh nhiều đến việc từ từ bình thường hoá tinh thần thân hữu giữa người Công Giáo và các Kitô hữu anh em, qua triển vọng hợp tác trong nhiều dự án xã hội, văn hóa và nhân đạo.
Giống mọi quốc gia đa số theo Hồi Giáo khác, người Hồi Giáo có mặt khắp nơi tại Thổ Nhĩ Kỳ và ranh giới giữa nhà nước và Hồi Giáo hết sức mờ nhạt, thành thử cuộc nói chuyện với Hồi Giáo diễn ra ngay ở dinh tổng thống và Nha Giám Đốc tôn giáo sự vụ (diyanet). Cuộc nói chuyện này không chấm dứt với chuyến viếng thăm ba ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn kéo dài trên chuyến bay của Đức Phanxicô từ Istanbul trở về Rôma.
Và chính tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và giám đốc tôn giáo sự vụ, Mehmet Gormez, mở màn cuộc “nói chuyện” về Hồi Giáo này bằng cách “đánh phủ đầu” mà cho rằng hiện đang có trào lưu “kỳ thị Hồi Giáo” mỗi ngày một dâng cao hơn tại Tây Phương.
Tổng Thống Erdogan, trong bài diễn văn chào mừng Đức Phanxicô hôm thứ Sáu, nói rằng, đang có “một khuynh hướng rất nghiêm trọng và phát triển rất nhanh của chủ nghĩa chủng tộc, kỳ thị, và ghét bỏ người khác, nhất là kỳ thị Hồi Giáo, tại Tây Phương”. Tất nhiên để Đức Giáo Hoàng coi đây là một vấn đề.
Ông Mehmet Gormez cũng phát biểu cùng một quan điểm ấy. Ông nói: “chúng tôi cảm thấy lo lắng và ưu tư đối với tương lai khi bệnh hoang tưởng kỳ thị Hồi Giáo, một bệnh vốn rất thịnh hành trong công luận Tây Phương, đang được sử dụng làm cớ gây áp lực nặng nề, đe dọa, kỳ thị, tha hóa, và tấn công thực sự anh chị em Hồi Giáo của chúng tôi tại Tây Phương”.
Hai nhân vật này dĩ nhiên muốn nhắn nhe Đức Phanxicô rằng: nếu ngài muốn Thổ Nhĩ Kỳ giúp chống lại bọn ISIS và phong trào quá khích Hồi Giáo nói chung, thì ngài phải chống lại thiên kiến bài Hồi Giáo ngay tại vườn nhà của ngài.
Theo John Allen, dù phát ngôn viên Tòa Thánh, vào ngay đêm đó, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không có phản ứng nào đặc biệt đối với hai nhận định trên, nhưng ai cũng đoán được phản ứng của các phụ tá tại Vatican và nhiều nhà bình luận Công Giáo khác. Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo phải chống đối bất cứ thứ kỳ thị tôn giáo nào, dù nó đụng tới ai đi nữa. Ấy thế nhưng, so sánh những gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác tại Iraq và Syria hiện nay, với số phận người di dân Hồi Giáo tại Pháp hay tại Bỉ thì quả đã lẫn lộn táo với cam rồi.
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao hay cảm nghĩ bị cho ra rìa quả là những vấn đề thực sự, nhưng làm sao so sánh được với những đe dọa triệt hạ hàng loạt cộng đồng Kitô Giáo, những cuộc tấn công thể lý qui mô, lớn đến độ khó mà không kết luận đây là một chương trình thanh trừng tôn giáo thực sự.
Sử dụng “việc kỳ thị Hồi Giáo” có tính biểu kiến làm cớ để trì hoãn không chịu hành động gì đối với chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, nhẹ nhất, cũng bị coi là không trung thực. Mà tệ nhất, phải bị coi là đồng lõa vào việc gây ra đau khổ cho người khác.
Có người cho rằng Erdogan sử dụng chiêu bài “kỳ thị Hồi Giáo” chẳng phải vì ông thực sự quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo cho bằng vì ông có tham vọng muốn trở thành dịch bản của Đế Quốc Ottoman trong thế kỷ 21.
Nhận định trên không hẳn vô lý vì ông vốn chiêu đãi Đức Phanxicô tại một dinh tổng thống mới xây lớn nhất thế giới hiện nay, lớn hơn cả điện của Nữ Hoàng Elisabeth II. Ông muốn định vị mình trong hàng ngũ các đại vương xưa của Đế Quốc Hồi Giáo.
Nhưng theo Allen, có nhiều lý do khiến Đức Phanxicô lưu ý tới các nhận định trên. Thứ nhất, nhiều di dân Hồi Giáo ở Tây Phương quả đang gặp các thách thức thực sự, khiến Đức Phanxicô vốn đã lưu ý tới họ rồi. Ngài vẫn thường xuyên kêu gọi người ta phải có thiện cảm hơn nữa đối với các di dân này.
Thứ hai, bất chấp tham vọng của Erdogan có ra sao, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thế lực chính ở Trung Đông hiện nay. Sát biên giới với cả Iraq lẫn Syria, các chính sách của nước này đối với ISIS là điều chủ yếu và cách đối xử của họ đối với số người tị nạn từ hai quốc gia này, trong đó, nhiều người là Kitô hữu, cũng chủ yếu không kém. Làm cho nước này tích cực hơn trong hai khía cạnh này mà cái giá phải trả chỉ là việc ngài vốn làm xưa nay, thì đâu có gì gọi là thiệt thòi, tính theo lối tính thế tục!
Thứ ba, người ta vốn lo ngại trước hướng đi của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Erdogan. Ông ta không ngại chơi lá bài duy Hồi Giáo khi cần thiết đối với mục tiêu chính trị của mình. Lôi ông ta vào bất cứ liên minh nào với Tây Phương cũng có thể làm ông ta ôn hoà hơn.
Nói như thế không nhất thiết có nghĩa Đức Phanxicô sẽ phải mềm dịu hơn trong các quan điểm của ngài về cuộc bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông hay cuộc hội nhập hai chiều của người di dân Hồi Giáo tại Tây Phương.
Thực vậy, trên chuyến bay trở về Rôma, Đức Phanxicô cho các ký giả hay ngài nói với TT Erdogan rằng sẽ tốt đẹp xiết bao “nếu mọi nhà lãnh đạo Hồi Giáo, kể cả các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các nhà khoa bảng, lên tiếng rõ ràng” chống lại chủ nghĩa quá khích Hồi Giáo.
Cũng trong cuộc họp báo trên, Đức Phanxicô cho hay: “tất cả chúng ta cần có sự lên án khắp thế giới, cả từ chính người Hồi Giáo, những người vốn cho rằng ‘chúng tôi không như thế. Kinh Kôrăng không như thế’”.
Ngài cũng cương quyết cảnh cáo trước tình thế của các Kitô hữu tại Trung Đông. “Thực sự, tôi không muốn dùng các từ ngữ bọc đường. Các Kitô hữu đang bị xua đuổi ra khỏi Trung Đông. Đôi khi, như ta thấy ở Iraq, khu vực Mosul, họ phải ra đi trong khi phải để lại mọi sự”.
Nhưng không thấy ngài nhắc gì tới số phận người Công Giáo Ácmêni tại Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc diệt chủng họ vào đầu thế kỷ 20, một cuộc diệt chủng mà nhà nước Thổ NHĩ Kỳ chưa bao giờ thừa nhận. Về điểm này, vị đại diện tông tòa người Công Giáo Ácmêni tại Giócđan và Giêrusalem, là Đức Cha Kevork Noradounguian, cho hay: “Trong vai trò đứng đầu một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới và là vị kế nhiệm Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đưa ra một quyết định khó khăn nhất nhưng đúng đắn. Trong nền chính trị thế giới, mọi điều đều là tính toán và quyền lợi. Các cuộc viếng thăm và hội kiến giữa các vị vọng là kết quả của nhièu tương nhượng, thỏa hiệp và khế ước đạt được trước khi cuộc hội kiến xẩy ra. Khi không đạt được thỏa hiệp, cuộc viếng thăm không diễn ra. Đức Giáo Hoàng đã làm một quyết định khó khăn là đi trước cái đã mà không đưa ra bất cứ điều kiện nào cho cuộc viếng thăm. Hội kiến là phương thuốc hay nhất trị mọi câu hỏi và vấn đề”.
Đức Cha cho rằng dù không trực tiếp nhắc đến vấn đề, nhưng Đức Giáo Hoàng có mặc nhiên nhắc đến nó vì tại Nha Tôn Giáo Sự Vụ (Diyanet), ngài nói rằng “chúng ta có bổn phận phải tố cáo mọi vi phạm tới nhân phẩm và nhân quyền”. Đức Cha cho biết thêm, khi không thể nói bằng lời Đức Phanxicô sẽ sử dụng cử chỉ và đây chính là một trong các cử chỉ của ngài trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại kết
Nếu Đức Phanxicô ít nhấn mạnh tới cuộc đối thoại liên tôn với người Hồi Giáo, thì chủ đề đại kết hiển nhiên rõ nét hơn vì ngài dành gần 2/3 cuộc viếng thăm cho nó. Trên chuyến máy bay trở về Rôma, chính Đức Phanxicô nhìn nhận rằng bài diễn văn quan trọng nhất của ngài trong chuyến tông du này là bài diễn văn nói về việc hợp nhất giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo.
Phương thức của Đức Phanxicô trong vấn đề này, như mọi người biết, được tóm lược trong công thức đã được lưu truyền rộng rãi trong giới báo chí: “Đức Gioan Phaolô II dạy ta nên làm gì; Đức Bênêđíctô XVI dạy ta tại sao nên làm điều đó; còn Đức Phanxicô dạy ta: làm điều đó đi”. Chính vì thế, trong cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ngài bảo liên hệ với Giáo Hội Chính Thống đang tiến triển , tuy nhiên “cứ đợi mấy thần học gia đạt thỏa hiệp, thì ngày ấy sẽ chẳng bao giờ tới!”.
Ngài cho hay: ngoài đại kết tâm linh ra, còn có “đại kết máu” nữa, tức các Kitô hữu tử đạo ngày nay: “các vị tử đạo của chúng ta đang lớn tiếng nói rằng chúng ta là một. Đây chính là đại kết bằng máu. Ta phải bước theo con đường này một cách can đảm”.
Về đại kết sự thật, Ngài cho rằng trong Buổi Phụng Vụ Thánh với TP Đại Kết, rõ ràng người Chính Thống Giáo chấp nhận quyền tối thượng (primacy) của Giám Mục Rôma. Tuy nhiên, theo ngài, “ta nên tiếp tục với lời yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II, khi ngài nói rằng: hãy giúp ngài tìm ra thứ tối thượng mà qúy vị sẵn sàng chấp nhận”.
Nhà báo Andrea Gagliarducci lưu ý tới một thứ đại kết mới mà ông gọi là đại kết nhân quyền, được cả Đức Phanxicô và TP Báctôlômêô nhấn mạnh trong chuyến tông du lần này. Và do đó, hai cuộc tông du tới hai cơ chế đầu não của Âu Châu và tới Thổ Nhĩ Kỳ có tương quan mật thiết với nhau.
Nhà báo Allen thì chú ý tới thứ “đại kết” nội bộ, tức giữa các nghi lễ Công Giáo khác nhau tại Trung Đông và nhất là tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tổng số người Công Giáo chỉ vào khoảng trên dưới 60,000 người, nhưng thuộc đủ thứ nghi lễ khác nhau. Thứ đại kết này xem ra không kém khẩn thiết chút nào so với đại kết ngoại bộ, tức với các Giáo Hội chị em, đôi khi còn rõ nét hơn. Vì theo ông, “một người Thệ Phản Tin Lành và một người Công Giáo bảo thủ có khi cảm thấy có nhiều điểm chung với nhau hơn là các thành viên khác trong chính Giáo Hội riêng của họ”. Cũng thế, một Kitô hữu Chính Thống phò môi sinh (“green”) có thể thấy mình gần gũi với người Methodist có cùng khuynh hướng hơn là với một đan sĩ Chính Thống cực bảo thủ trên Núi Athos!
Thành thử, trong ngày thứ hai của chuyến tông du, khi gặp gỡ người Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tại Nhà Thờ Chúa Thánh Thần ở Istanbul, Đức Phanxicô nói nhiều tới hợp nhất trong đa dạng. Buổi lễ này qui tụ người Công Giáo theo nghi lễ Syria, Ácmêni, Canđê và La Tinh. Các liên hệ giữa các nghi lễ và Giáo Hội Công Giáo này tại Trung Đông có tiếng là phân rẽ xưa nay. Sự căng thẳng này xuất hiện ngay trong lúc chuẩn bị cho Thánh Lễ thứ Bẩy vừa qua: tranh luận về số vé mời, về việc ai ngồi hàng đầu.
Đức Giáo Hoàng bảo họ: “Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng khơi dậy sự đa dạng, tính đa nguyên, mà đồng thời vẫn đem đến hợp nhất”. Cậy riêng vào sức mình, ta chỉ biến đa dạng thành chia rẽ, và biến hợp nhất thành độc dạng.
Ngài cũng khuyên họ ra khỏi não trạng đề phòng, phòng thủ, cố thủ trong các ý niệm và sức mạnh của mình, ngăn cản mình không hiểu người khác, không mở lòng mình ra đối thoại với họ.
Tuy nhiên, đại kết ngoại bộ vẫn là đỉnh cao của chuyến tông du mà hình ảnh sẽ được nhắc tới mãi hẳn nhiên là lúc Đức Phanxicô xin TP Báctôlômêô chúc lành cho mình. Ngài tự động cúi đầu xuống thật sâu gần như đụng tới Thượng Phụ, buộc Thượng Phụ “phải” hành động theo yêu cầu đầy khiêm tốn và thành khẩn của ngài. Và Thượng Phụ đã làm dấu thánh giá lên đầu Đức Phanxicô và hôn nó.
Về thứ đại kết này, Allen nhấn mạnh một khía cạnh khác, cho thấy phương thức “làm đi” của Đức Phanxicô: ngài không nói tới trận chiến chung chống chủ nghĩa thế tục, nhất là nền luân lý tính dục quá lỏng lẻo, mà đề cập tới “Tin Mừng xã hội” (Social Gospel), sau khi nói tới việc hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này tùng phục bên kia hay hòa nhập vào bên kia. Tin Mừng xã hội này được ngài khai triển với ba ý niệm nền tảng: bảo vệ người nghèo, chấm dứt chiến tranh và hoà giải tranh chấp, giúp người trẻ từ bỏ duy vật và chấp nhận chủ nghĩa nhân bản chân chính.
Allen cho rằng Đức Phanxicô không có công thức phù thủy nào để xóa tan các trở ngại hiện vẫn còn tồn tại giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo, nên ngài nhấn mạnh nhiều đến việc từ từ bình thường hoá tinh thần thân hữu giữa người Công Giáo và các Kitô hữu anh em, qua triển vọng hợp tác trong nhiều dự án xã hội, văn hóa và nhân đạo.
Top Stories
Declaration of religious leaders for the eradication of slavery
ViS
11:28 02/12/2014
“We, the undersigned, are gathered here today for a historic initiative to inspire spiritual and practical action by all global faiths and people of good will everywhere to eradicate modern slavery across the world by 2020 and for all time.
“In the eyes of God*, each human being is a free person, whether girl, boy, woman or man, and is destined to exist for the good of all in equality and fraternity. Modern slavery, in terms of human trafficking, forced labour and prostitution, organ trafficking, and any relationship that fails to respect the fundamental conviction that all people are equal and have the same freedom and dignity, is a crime against humanity.
“We pledge ourselves here today to do all in our power, within our faith communities and beyond, to work together for the freedom of all those who are enslaved and trafficked so that their future may be restored. Today we have the opportunity, awareness, wisdom, innovation and technology to achieve this human and moral imperative”.
*The Grand Imam of Al Azhar uses the word “religions”.
- Hinduism: Her Holiness Mata Amritanandamayi (Amma);
- Buddhism: Venerable Bhikkhuni Thich Nu Chan Khong, representing Zen Master Thich Nhat Hanh, Thailand; Venerable Datuk K. Sri Dhammaratana, Chief High Priest of Malaysia;
- Judaism: Rabbi Abraham Skorka and Rabbi David Rosen KSG, CBE;
- Orthodox: His Eminence Emmanuel, Metropolitan of France, representing the Ecumenical Patriarch Bartholomaios I;
- Islam: Abbas Abdalla Abbas Soliman, undersecretary of State of Al Azhar Alsharif, representing Mohamed Ahmed El-Tayeb, Grand Imam of Al Azhar; the Grand Ayatollah Mohammad Taqi al-Modarresi; Sheikh Naziyah Razzaq Jaafar, special advisor, representing Grand Ayatollah Sheikh Basheer Hussain al Najafi; Sheikh Omar Abboud;
- Anglicanism: His Grace Most Reverend and Right Honourable Justin Welby, archbishop of Canterbury.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vinh: Thăm mục vụ Giáo họ Thái Hòa, Đông Sơn và Hoành Sơn
Jos. Trọng Tấn
18:01 02/12/2014
Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh đang thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ từ ngày 1 – 2/12/2014 tại các giáo xứ Đông Yên, Cồn Sẻ, Cồn Nâm thuộc giáo phận Vinh. Cùng đi với Đức TGM Leopoldo Girelli có Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp và quý Cha thư ký, phiên dịch.
Thăm giáo xứ Cồn Nâm
Hình ảnh giáo họ Thái Hòa
Sáng ngày 2/12/2014, những cơn mưa nặng hạt vẫn không thể ngăn bước chân các vị mục tử đến với đoàn con cái giáo họ Thái Hòa (Giáo xứ Cồn Nâm) trong ngày lễ làm phép và đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ giáo họ.
Cũng như những nơi khác, khi đến nơi đây, phái đoàn được bà con chào đón rất trọng thể và nồng ấm trong tình con thảo, “Đức Cha về… Đức Khâm Sứ về…” – Bà con thốt lên mừng rỡ như người con đón những người cha đi xa lâu ngày trở về.
Ngay trước thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli và Đức GM Nguyễn Thái Hợp đã có cuộc nói chuyện ngắn với cha quản xứ Pet. Nguyễn Văn Phú và HĐMV giáo họ. Các ngài đã hỏi về tình hình đời sống đạo, đời sống kinh tế bà con giáo họ. Đáp lại, cha quản xứ và HĐMV giáo họ đã trình bày đôi nét lược sử giáo họ cho Đức TGM và Đức GM biết.
Thánh lễ với sự chủ tế của Đức GM Phaolô, đồng tế với ngài có Đức TGM Leopoldo Girelli, quý cha trong đoàn, quý cha trong và ngoài giáo hạt Hòa Ninh. Mở đầu thánh lễ, vị đại diện giáo họ chào mừng Đức TGM, Đức GM và phái đoàn. Như vị đại diện nói: “Đây là điều không phải tình cờ hay ngẫu nhiên, nhưng là một hồng ân…”.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức GM Phaolô đã nói lên niềm khao khát bấy lâu nay của bà con Thái Hòa: “Sau 55 năm chờ đợi, chúng ta hôm nay khởi sự xây dựng nhà thờ mới, nhà thờ đầu tiên của giáo họ. Làm sao chúng ta có thể an cư lạc nghiệp theo đúng nghĩa người Công Giáo khi mà chưa có một chỗ dựa tâm linh – một ngôi nhà dành cho Chúa”. Ngài cũng không quên nhắc nhở bà con về tầm quan trọng của việc xây dựng nhà Chúa, đồng thời không quên xây dựng ngôi đền thờ sống động là chính bản thân mỗi người. Ngài nhắn nhủ mỗi gia đình, mỗi người con Thái Hòa phải thật sự được Phúc Âm hóa: “Chúng ta xây dựng gia đình Thái Hòa luôn luôn “thái hòa”. Những người cha trong gia đình hãy lấp đầy những hố sâu ghen tuông, bạo lực, rượu chè…
Những người hiền mẫu cũng phải biết kiềm chế lời nói của mình – cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời. Mỗi gia đình phải luôn luôn nhớ lại lời thề ước yêu thương nhau suốt đời trong ngày thành hôn. Quan tâm giáo dục con em chúng ta, Thái Hòa sẽ thái hòa mãi mãi nếu đầu tư cho con cái chúng ta. Những cái chúng ta để lại cho con cái phải là đức tin, kiến thức, đạo đức, nghề nghiệp… Phải dạy con cái không chỉ bằng lời nói mà còn bằng cả gương sống của mình”.
Sau thánh lễ, vị đại diện cộng đoàn đã cám ơn sự hiện diện tôn quý của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức GM Phaolô cùng quý cha. Đức TGM Leopoldo Girelli đã đáp từ bằng lời cảm ơn đến tất cả mọi người vì đã đón tiếp ngài và hiện diện tại đây, ngài nói: “Tôi cảm ơn tất cả các linh mục đã cùng với ngài và Đức GM Phaolô dâng thánh lễ này. Cảm ơn anh chị em đã qui tụ nơi đây mặc dù trời mưa. Đức GM Phaolô đã dùng nước phép làm phép khu đất này thì Thiên Chúa đã dùng nước trời để thánh hóa ông bà anh chị em. Tôi rất vui khi thấy đức tin mạnh mẽ nơi anh chị em. Cha xứ của anh chị em rất sáng tạo, nhưng ngài rất cần sự cộng tác của anh chị em”. Ngài kết thúc bằng câu chào tiếng việt: “Tôi rất vui khi ở giữa anh chị em. Xin chào anh chị em, hẹn gặp lại”.
Thái Hòa là một giáo họ thuộc xứ Cồn Nâm, được hình thành từ năm 1960, nhưng mãi tới 1997 mới chính thức thành lập giáo họ. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, bà con Thái Hòa không có nhà thờ, các sinh hoạt Công Giáo phải tổ chức tại các tư gia. Thấy được niềm khát khao và nhu cầu của bà con, cha quản xứ Phêrô đã cùng với bà con bắt tay xây dựng ngôi nhà thờ mới (50m chiều dài, 23m chiều rộng).
Sau đó, vào lúc 11h30, phái đoàn đã di chuyển bằng đò qua sông Gianh để sang thăm trung tâm giáo xứ Cồn Nâm. Lúc 13h00, phái đoàn đã di chuyển về Tòa Giám Mục Xã Đoài, kết thúc chuyến thăm mục vụ tại 3 giáo xứ Đông Yên, Cồn Sẻ và Cồn Nâm.
Viếng thăm, làm phép và đặt viên đá góc tường 2 nhà thờ giáo họ Đông Yên và Hoành Sơn
Lúc 10h30 sáng ngày 1/12/2014, Đức TGM Leopoldo Girelli cùng phái đoàn đã đặt chân đến giáo xứ Đông Yên. Đón tiếp phái đoàn có Cha Antôn Nguyễn Quang Tuấn - quản xứ Đông Yên, quý cha trong và ngoài giáo hạt Kỳ Anh, cùng đông đảo bà con giáo xứ Đông Yên. Ngay từ lối vào nhà xứ, rất đông bà con giáo dân đã đứng chật hai bên đường để chào đón phái đoàn với nụ cười tươi luôn hiện diện trên khuôn mặt và cờ vàng trắng tung bay trên tay mọi người.
Hình ảnh
Đức TGM cùng phái đoàn tiến vào nhà nguyện trong sự chào đón của bà con giáo xứ. Cộng đoàn Đông Yên đã mừng đón Đức TGM và phái đoàn bằng các tiết mục văn nghệ đậm đà “bản sắc Vinh”. Sau đó, Cha quản xứ Antôn, đại diện cho cộng đoàn dân Chúa Đông Yên chào mừng và cám ơn 2 Đức Giám Mục cùng phái đoàn đã đến với vùng đất “Lang thang dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bước tới đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan). Ngài cũng nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng nhà Chúa. Đặc biệt ngài đã thay lời cho cộng đoàn tỏ lòng yêu mến Đức Thánh Cha và Giáo Hội: “Xin Đức TGM khi gặp Đức Thánh Cha, xin chuyển lời của chúng con đến với Đức Thánh Cha là chúng con yêu mến Đức Thánh Cha, chúng con yêu mến Giáo Hội”.
Sau lời chào mừng của Cha quản xứ Antôn, Vị đại diện Tòa Thánh đã ngỏ lời với toàn thể mọi người, ngài nói bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em, xin chào các con thiếu nhi”. Tiếng vỗ tay hoan hô không ngớt của bà con khi nghe chính Đức TGM chào cộng đoàn bằng tiếng Việt. Đức TGM chân thành cám ơn cha quản xứ cùng quý cha và tất cả cộng đoàn Đông Yên vì sự đón tiếp nồng hậu đã dành cho ngài. Đối với công trình xây dựng nhà Chúa, ngài ân cần nhắn nhủ: “Hy vọng dự án của các con thành công mỹ mãn. Hy vọng anh chị em sẽ đoàn kết để xây dựng nhà Chúa. Và khi gặp Đức Thánh Cha, tôi sẽ giới thiệu 2 ngôi nhà thờ này đến ĐTC, chắc chắn ĐTC sẽ rất biết ơn khi thấy 1 đức tin kiên vững nơi anh chị em. Thiên Chúa ở trên trời là Cha những người Công Giáo cũng như không Công Giáo sẽ chúc lành cho tất cả mọi người”. Ngài cũng không quên cám ơn các em thiếu nhi, những người mà ngài đặc biệt quan tâm: “Cảm ơn các con đã có những tiết mục múa rất tuyệt vời để đón tiếp cha”.
Tiếp đó, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã làm phép 2 viên đá góc của 2 nhà thờ giáo họ Đông Yên và giáo họ Hoành Sơn. Ngài nói: “Ước mong sau khi hoàn tất ngôi nhà thờ này, bà con sẽ bước vào một giai đoạn an cư lạc nghiệp. Ước mong chính quyền Hà Tĩnh có những chính sách phát triển, bảo vệ biên cương và nền độc lập mà tổ tiên đã bảo vệ bằng cả xương máu”. Sau đó Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng quý cộng đoàn đã kiệu 2 viên đá về 2 nền móng nhà thờ để đặt viên đá vào góc nhà thờ.
Thăm giáo xứ Cồn Nâm
Hình ảnh giáo họ Thái Hòa
Sáng ngày 2/12/2014, những cơn mưa nặng hạt vẫn không thể ngăn bước chân các vị mục tử đến với đoàn con cái giáo họ Thái Hòa (Giáo xứ Cồn Nâm) trong ngày lễ làm phép và đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ giáo họ.
Cũng như những nơi khác, khi đến nơi đây, phái đoàn được bà con chào đón rất trọng thể và nồng ấm trong tình con thảo, “Đức Cha về… Đức Khâm Sứ về…” – Bà con thốt lên mừng rỡ như người con đón những người cha đi xa lâu ngày trở về.
Ngay trước thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli và Đức GM Nguyễn Thái Hợp đã có cuộc nói chuyện ngắn với cha quản xứ Pet. Nguyễn Văn Phú và HĐMV giáo họ. Các ngài đã hỏi về tình hình đời sống đạo, đời sống kinh tế bà con giáo họ. Đáp lại, cha quản xứ và HĐMV giáo họ đã trình bày đôi nét lược sử giáo họ cho Đức TGM và Đức GM biết.
Thánh lễ với sự chủ tế của Đức GM Phaolô, đồng tế với ngài có Đức TGM Leopoldo Girelli, quý cha trong đoàn, quý cha trong và ngoài giáo hạt Hòa Ninh. Mở đầu thánh lễ, vị đại diện giáo họ chào mừng Đức TGM, Đức GM và phái đoàn. Như vị đại diện nói: “Đây là điều không phải tình cờ hay ngẫu nhiên, nhưng là một hồng ân…”.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức GM Phaolô đã nói lên niềm khao khát bấy lâu nay của bà con Thái Hòa: “Sau 55 năm chờ đợi, chúng ta hôm nay khởi sự xây dựng nhà thờ mới, nhà thờ đầu tiên của giáo họ. Làm sao chúng ta có thể an cư lạc nghiệp theo đúng nghĩa người Công Giáo khi mà chưa có một chỗ dựa tâm linh – một ngôi nhà dành cho Chúa”. Ngài cũng không quên nhắc nhở bà con về tầm quan trọng của việc xây dựng nhà Chúa, đồng thời không quên xây dựng ngôi đền thờ sống động là chính bản thân mỗi người. Ngài nhắn nhủ mỗi gia đình, mỗi người con Thái Hòa phải thật sự được Phúc Âm hóa: “Chúng ta xây dựng gia đình Thái Hòa luôn luôn “thái hòa”. Những người cha trong gia đình hãy lấp đầy những hố sâu ghen tuông, bạo lực, rượu chè…
Những người hiền mẫu cũng phải biết kiềm chế lời nói của mình – cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời. Mỗi gia đình phải luôn luôn nhớ lại lời thề ước yêu thương nhau suốt đời trong ngày thành hôn. Quan tâm giáo dục con em chúng ta, Thái Hòa sẽ thái hòa mãi mãi nếu đầu tư cho con cái chúng ta. Những cái chúng ta để lại cho con cái phải là đức tin, kiến thức, đạo đức, nghề nghiệp… Phải dạy con cái không chỉ bằng lời nói mà còn bằng cả gương sống của mình”.
Sau thánh lễ, vị đại diện cộng đoàn đã cám ơn sự hiện diện tôn quý của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức GM Phaolô cùng quý cha. Đức TGM Leopoldo Girelli đã đáp từ bằng lời cảm ơn đến tất cả mọi người vì đã đón tiếp ngài và hiện diện tại đây, ngài nói: “Tôi cảm ơn tất cả các linh mục đã cùng với ngài và Đức GM Phaolô dâng thánh lễ này. Cảm ơn anh chị em đã qui tụ nơi đây mặc dù trời mưa. Đức GM Phaolô đã dùng nước phép làm phép khu đất này thì Thiên Chúa đã dùng nước trời để thánh hóa ông bà anh chị em. Tôi rất vui khi thấy đức tin mạnh mẽ nơi anh chị em. Cha xứ của anh chị em rất sáng tạo, nhưng ngài rất cần sự cộng tác của anh chị em”. Ngài kết thúc bằng câu chào tiếng việt: “Tôi rất vui khi ở giữa anh chị em. Xin chào anh chị em, hẹn gặp lại”.
Thái Hòa là một giáo họ thuộc xứ Cồn Nâm, được hình thành từ năm 1960, nhưng mãi tới 1997 mới chính thức thành lập giáo họ. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, bà con Thái Hòa không có nhà thờ, các sinh hoạt Công Giáo phải tổ chức tại các tư gia. Thấy được niềm khát khao và nhu cầu của bà con, cha quản xứ Phêrô đã cùng với bà con bắt tay xây dựng ngôi nhà thờ mới (50m chiều dài, 23m chiều rộng).
Sau đó, vào lúc 11h30, phái đoàn đã di chuyển bằng đò qua sông Gianh để sang thăm trung tâm giáo xứ Cồn Nâm. Lúc 13h00, phái đoàn đã di chuyển về Tòa Giám Mục Xã Đoài, kết thúc chuyến thăm mục vụ tại 3 giáo xứ Đông Yên, Cồn Sẻ và Cồn Nâm.
Viếng thăm, làm phép và đặt viên đá góc tường 2 nhà thờ giáo họ Đông Yên và Hoành Sơn
Lúc 10h30 sáng ngày 1/12/2014, Đức TGM Leopoldo Girelli cùng phái đoàn đã đặt chân đến giáo xứ Đông Yên. Đón tiếp phái đoàn có Cha Antôn Nguyễn Quang Tuấn - quản xứ Đông Yên, quý cha trong và ngoài giáo hạt Kỳ Anh, cùng đông đảo bà con giáo xứ Đông Yên. Ngay từ lối vào nhà xứ, rất đông bà con giáo dân đã đứng chật hai bên đường để chào đón phái đoàn với nụ cười tươi luôn hiện diện trên khuôn mặt và cờ vàng trắng tung bay trên tay mọi người.
Hình ảnh
Đức TGM cùng phái đoàn tiến vào nhà nguyện trong sự chào đón của bà con giáo xứ. Cộng đoàn Đông Yên đã mừng đón Đức TGM và phái đoàn bằng các tiết mục văn nghệ đậm đà “bản sắc Vinh”. Sau đó, Cha quản xứ Antôn, đại diện cho cộng đoàn dân Chúa Đông Yên chào mừng và cám ơn 2 Đức Giám Mục cùng phái đoàn đã đến với vùng đất “Lang thang dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bước tới đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan). Ngài cũng nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng nhà Chúa. Đặc biệt ngài đã thay lời cho cộng đoàn tỏ lòng yêu mến Đức Thánh Cha và Giáo Hội: “Xin Đức TGM khi gặp Đức Thánh Cha, xin chuyển lời của chúng con đến với Đức Thánh Cha là chúng con yêu mến Đức Thánh Cha, chúng con yêu mến Giáo Hội”.
Sau lời chào mừng của Cha quản xứ Antôn, Vị đại diện Tòa Thánh đã ngỏ lời với toàn thể mọi người, ngài nói bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em, xin chào các con thiếu nhi”. Tiếng vỗ tay hoan hô không ngớt của bà con khi nghe chính Đức TGM chào cộng đoàn bằng tiếng Việt. Đức TGM chân thành cám ơn cha quản xứ cùng quý cha và tất cả cộng đoàn Đông Yên vì sự đón tiếp nồng hậu đã dành cho ngài. Đối với công trình xây dựng nhà Chúa, ngài ân cần nhắn nhủ: “Hy vọng dự án của các con thành công mỹ mãn. Hy vọng anh chị em sẽ đoàn kết để xây dựng nhà Chúa. Và khi gặp Đức Thánh Cha, tôi sẽ giới thiệu 2 ngôi nhà thờ này đến ĐTC, chắc chắn ĐTC sẽ rất biết ơn khi thấy 1 đức tin kiên vững nơi anh chị em. Thiên Chúa ở trên trời là Cha những người Công Giáo cũng như không Công Giáo sẽ chúc lành cho tất cả mọi người”. Ngài cũng không quên cám ơn các em thiếu nhi, những người mà ngài đặc biệt quan tâm: “Cảm ơn các con đã có những tiết mục múa rất tuyệt vời để đón tiếp cha”.
Tiếp đó, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã làm phép 2 viên đá góc của 2 nhà thờ giáo họ Đông Yên và giáo họ Hoành Sơn. Ngài nói: “Ước mong sau khi hoàn tất ngôi nhà thờ này, bà con sẽ bước vào một giai đoạn an cư lạc nghiệp. Ước mong chính quyền Hà Tĩnh có những chính sách phát triển, bảo vệ biên cương và nền độc lập mà tổ tiên đã bảo vệ bằng cả xương máu”. Sau đó Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng quý cộng đoàn đã kiệu 2 viên đá về 2 nền móng nhà thờ để đặt viên đá vào góc nhà thờ.
TGP Hà Nội và Năm Đời Sống Thánh Hiến
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:50 02/12/2014
TGP HÀ NỘI- Giáo phận Hà Nội sẽ chính thức khai mạc Năm Thánh Hiến vào thứ bảy, ngày 13 tháng 12 năm 2014 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Sở Kiện, thuộc địa bàn thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, thông cáo của Ban Tu Sĩ giáo phận đề ngày 30/11/2014 loan tin.
Thánh lễ khai mạc trọng thể sẽ được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội chủ tế vào lúc 11h00 trưa cùng ngày.
Được biết, sẽ có hai bài thuyết trình trong buổi sáng và buổi chiều. Cụ thể, từ 09h00 đến 09h45, cha Alexis Trần Đức Hải, OFM, sẽ trình bày đề tài : « Bản chất của đời sống thánh hiến ». Đề tài sau : « Các nền linh đạo khác nhau trong truyền thống của đời sống thánh hiến trong Giáo Hội » sẽ được cha Antôn Nguyễn Văn Thắng thuyết trình bắt đầu từ 14h15 đến 15h00.
Ngày khai mạc sẽ được kết thúc bằng buổi chầu Thánh Thể chung vào lúc 16h00 do cha Giuse Mai Xuân Lâm, chánh xứ Sở Kiện chủ sự.
Đây thực sự là ngày hội lớn của các tu sĩ nam nữ cũng như các ứng sinh thuộc các Hội Dòng, Tu Đoàn Tông Đồ và Tu Hội Đời nằm trên địa bàn giáo phận.
Cũng trong Năm Đời Sống Thánh Hiến, Tổng giáo phận Hà Nội sẽ tổ chức trọng thể Ngày Thánh Hiến dành cho các tu sĩ cấp giáo phận vào ngày 02/02/2015, nhằm Lễ Đức Mẹ Dâng Con và cấp giáo hạt vào ngày 26/04/2015, dịp Lễ Chúa Chiên Lành.
Tổng Giáo phận Hà Nội có diện tích 7.000 km² nằm trọn vẹn trên địa bàn Thủ Đô và tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, còn nằm trên một phần đất của các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hòa Bình và Hải Hưng. Theo thống kê năm 2009, Tổng Giáo phận Hà Nội có 337.000 giáo dân thuộc các dân tộc Kinh, Mường, Dao, Sán Dìu. Hiện nay, toàn giáo phận có 119 linh mục triều và 7 linh mục dòng, 341 tu sĩ, 144 giáo xứ thuộc 5 giáo hạt Chính Tòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Hà Nam và Nam Định.
Thánh lễ khai mạc trọng thể sẽ được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội chủ tế vào lúc 11h00 trưa cùng ngày.
Được biết, sẽ có hai bài thuyết trình trong buổi sáng và buổi chiều. Cụ thể, từ 09h00 đến 09h45, cha Alexis Trần Đức Hải, OFM, sẽ trình bày đề tài : « Bản chất của đời sống thánh hiến ». Đề tài sau : « Các nền linh đạo khác nhau trong truyền thống của đời sống thánh hiến trong Giáo Hội » sẽ được cha Antôn Nguyễn Văn Thắng thuyết trình bắt đầu từ 14h15 đến 15h00.
Ngày khai mạc sẽ được kết thúc bằng buổi chầu Thánh Thể chung vào lúc 16h00 do cha Giuse Mai Xuân Lâm, chánh xứ Sở Kiện chủ sự.
Đây thực sự là ngày hội lớn của các tu sĩ nam nữ cũng như các ứng sinh thuộc các Hội Dòng, Tu Đoàn Tông Đồ và Tu Hội Đời nằm trên địa bàn giáo phận.
Cũng trong Năm Đời Sống Thánh Hiến, Tổng giáo phận Hà Nội sẽ tổ chức trọng thể Ngày Thánh Hiến dành cho các tu sĩ cấp giáo phận vào ngày 02/02/2015, nhằm Lễ Đức Mẹ Dâng Con và cấp giáo hạt vào ngày 26/04/2015, dịp Lễ Chúa Chiên Lành.
Tổng Giáo phận Hà Nội có diện tích 7.000 km² nằm trọn vẹn trên địa bàn Thủ Đô và tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, còn nằm trên một phần đất của các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hòa Bình và Hải Hưng. Theo thống kê năm 2009, Tổng Giáo phận Hà Nội có 337.000 giáo dân thuộc các dân tộc Kinh, Mường, Dao, Sán Dìu. Hiện nay, toàn giáo phận có 119 linh mục triều và 7 linh mục dòng, 341 tu sĩ, 144 giáo xứ thuộc 5 giáo hạt Chính Tòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Hà Nam và Nam Định.
Hội Bác Ái Vinh Phaolô tại Đức Quốc mừng năm phụng vụ mới
Trầm Hương Thơ
20:37 02/12/2014
HỘI BÁC ÁI VINH SƠN PHAOLÔ MỪNG NĂM PHỤNG VỤ MỚI
Hôm nay Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng, mùa trông chờ, mùa hồng ân cứu độ. Lời Chúa bảo: Hãy tỉnh thức!... Chúng ta canh thức và sửa soạn tâm hồn chờ đón Chúa ra sao, là tùy thái độ mỗi tâm hồn của mình.
Nhưng hôm nay cũng là Chúa Nhật thứ nhất của năm lịch phụng vụ mới. Năm B. Đầu năm Phụng Vụ mới này Hội Bác Ái vinh Sơn Phaolô gặp mặt một ngày để nhìn lại những sinh hoạt của năm Phụng Vụ đã qua, đồng thời vạch ra chương trình cho năm phụng vụ mới.
15g00 đúng, hơn 50 hội viên và cảm tình viên tôn vinh kính "Lòng Chúa Thương Xót" dưới sự hướng dẫn của Lm. linh hướng Fernand Nguyễn Hữu Công thật tâm tình tha thiết và chậm rãi trang nghiêm, giữa mỗi chục kinh ngài ngưng lại và xen lời nguyện xin ngắn gọn.
Một giờ kinh vô cùng ý nghĩa, tâm tình tha thiết, trang nghiêm kính "Lòng Chúa Thương Xót"
Chấm dứt giờ kinh là ca đoàn hát bài nhập lễ.
BÀI ĐỌC I: Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8
"Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống".
PHÚC ÂM: Mc 13, 33-37
"Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về".
Tỉnh thức ở đây mang ý nghĩa gì?
Tỉnh thức không phải là thức cả đêm không dám ngủ vì sợ Chủ về bất thình lình, mà là mọi cái ta luôn phải biết sẵn sàng. Các em đang đi học, thì phải lo bài vở cho ngày hôm sau xong xuôi trước khi ta muốn đi chơi hoặc trước khi đi ngủ để ngày hôm sau thức dậy mọi cái cần cho buổi học đã có sẵn. Người đi làm thì cũng phãi sửa soạn những gì cần cho ngày hôm sau dây sớm để mọi sự đã có sẵn. Phần tâm linh, hay linh hồn ta cũng vậy. Ai biết sửa soạn sẵn sàng cho phần hồn của mình rồi thì người ấy sẽ sống trong hạnh phúc và an bình, để mong chờ Chúa đến thăm ta bất kể giờ nào ngày nào. Đó là những người luôn tỉnh thức vậy.
Một em bé Việt-Đức 8 tuổi đọc lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt rất rõ ràng và mạch lạc:
- Cầu cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội, cho ông bà cha mẹ và mọi người trong Mùa Vọng này biết luôn tỉnh thức đễ lãnh nhận được thật nhiều ơn thánh Chúa.
- Cầu cho quê hương được thoát ách vô thần đang kềm kẹp, để tương lai đất nước ngày được tươi sáng lên.
- Cầu cho những linh hồn tiền nhân chúng con được Thiên Chúa đoái thương mà cho hướng ánh sáng vinh quang của Ngài.
Thánh lễ tạ ơn cuối năm của Hội Bác Ái Vinh Sơn Phao Lô chấm lúc lúc 17h với bài hát tận hiến cho Đức Mẹ Maria, và mọi thành viên xin được Mẹ dắt dìu theo hai tiếng "xin vâng" của Mẹ..
Ông hội trưởng đứng lên cám ơn Lm. Linh hướng và mọi người hôm nay đã về đây tham dự khá đông đủ. Ông cũng thay mặt Ban Chấp Hành kêu gọi mọi người rộng mở tấm lòng để đóng góp giúp đỡ cho những người mang căn bệnh dịch Ebola đang hoành hành, đặc biệt bên những nước Châu Phi. Số tiền đóng góp trong buổi sinh hoạt đầu năm Phụng Vụ mới này được 350Euro và sẽ được chuyển tới nơi cần trong thời gian sắp đến.
Một bữa ăn đơn sơ nhưng rất chân tình đã làm ấm lòng mọi thành viên của hội trong ngày đầu năm Phụng Vụ này. Lm. Linh hướng và mọi người cầu chúc trong mùa vọng luôn biết sống tỉnh thức để lãnh nhận hồng ân Chúa. Một năm phụng vụ mới thăng tiến trên con đường tâm linh và bình an của Chúa.
18g30 bế mạc chia tay nhau trong tâm tình lưu luyến và hẹn gặp lại nhau trong ngày đầu năm mới 2015.
Trầm Hương Thơ
Nhưng hôm nay cũng là Chúa Nhật thứ nhất của năm lịch phụng vụ mới. Năm B. Đầu năm Phụng Vụ mới này Hội Bác Ái vinh Sơn Phaolô gặp mặt một ngày để nhìn lại những sinh hoạt của năm Phụng Vụ đã qua, đồng thời vạch ra chương trình cho năm phụng vụ mới.
15g00 đúng, hơn 50 hội viên và cảm tình viên tôn vinh kính "Lòng Chúa Thương Xót" dưới sự hướng dẫn của Lm. linh hướng Fernand Nguyễn Hữu Công thật tâm tình tha thiết và chậm rãi trang nghiêm, giữa mỗi chục kinh ngài ngưng lại và xen lời nguyện xin ngắn gọn.
Một giờ kinh vô cùng ý nghĩa, tâm tình tha thiết, trang nghiêm kính "Lòng Chúa Thương Xót"
Chấm dứt giờ kinh là ca đoàn hát bài nhập lễ.
BÀI ĐỌC I: Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8
"Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống".
PHÚC ÂM: Mc 13, 33-37
"Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về".
Tỉnh thức ở đây mang ý nghĩa gì?
Tỉnh thức không phải là thức cả đêm không dám ngủ vì sợ Chủ về bất thình lình, mà là mọi cái ta luôn phải biết sẵn sàng. Các em đang đi học, thì phải lo bài vở cho ngày hôm sau xong xuôi trước khi ta muốn đi chơi hoặc trước khi đi ngủ để ngày hôm sau thức dậy mọi cái cần cho buổi học đã có sẵn. Người đi làm thì cũng phãi sửa soạn những gì cần cho ngày hôm sau dây sớm để mọi sự đã có sẵn. Phần tâm linh, hay linh hồn ta cũng vậy. Ai biết sửa soạn sẵn sàng cho phần hồn của mình rồi thì người ấy sẽ sống trong hạnh phúc và an bình, để mong chờ Chúa đến thăm ta bất kể giờ nào ngày nào. Đó là những người luôn tỉnh thức vậy.
Một em bé Việt-Đức 8 tuổi đọc lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt rất rõ ràng và mạch lạc:
- Cầu cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội, cho ông bà cha mẹ và mọi người trong Mùa Vọng này biết luôn tỉnh thức đễ lãnh nhận được thật nhiều ơn thánh Chúa.
- Cầu cho quê hương được thoát ách vô thần đang kềm kẹp, để tương lai đất nước ngày được tươi sáng lên.
- Cầu cho những linh hồn tiền nhân chúng con được Thiên Chúa đoái thương mà cho hướng ánh sáng vinh quang của Ngài.
Thánh lễ tạ ơn cuối năm của Hội Bác Ái Vinh Sơn Phao Lô chấm lúc lúc 17h với bài hát tận hiến cho Đức Mẹ Maria, và mọi thành viên xin được Mẹ dắt dìu theo hai tiếng "xin vâng" của Mẹ..
Ông hội trưởng đứng lên cám ơn Lm. Linh hướng và mọi người hôm nay đã về đây tham dự khá đông đủ. Ông cũng thay mặt Ban Chấp Hành kêu gọi mọi người rộng mở tấm lòng để đóng góp giúp đỡ cho những người mang căn bệnh dịch Ebola đang hoành hành, đặc biệt bên những nước Châu Phi. Số tiền đóng góp trong buổi sinh hoạt đầu năm Phụng Vụ mới này được 350Euro và sẽ được chuyển tới nơi cần trong thời gian sắp đến.
Một bữa ăn đơn sơ nhưng rất chân tình đã làm ấm lòng mọi thành viên của hội trong ngày đầu năm Phụng Vụ này. Lm. Linh hướng và mọi người cầu chúc trong mùa vọng luôn biết sống tỉnh thức để lãnh nhận hồng ân Chúa. Một năm phụng vụ mới thăng tiến trên con đường tâm linh và bình an của Chúa.
18g30 bế mạc chia tay nhau trong tâm tình lưu luyến và hẹn gặp lại nhau trong ngày đầu năm mới 2015.
Trầm Hương Thơ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục có thể làm bõ đỡ đầu cho người mình rửa tội không?
Nguyễn Trọng Đa
17:11 02/12/2014
Giải đáp phụng vụ: Linh mục có thể làm bõ đỡ đầu cho người mình rửa tội không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tiếp theo bài trả lời của chúng tôi ngày 4-11 về việc liệu các người sống đời thánh hiến làm bõ vú đỡ đầu được không, một độc giả hỏi thêm: “Khi một linh mục cử hành bí tích rửa tội, ngài có thể đồng thời giữ vai trò bõ đỡ đầu được không?”
Đáp: Dường như không có luật đặc biệt nào cấm đoán việc này. Thừa tác viên ban phép rửa tội là một vai trò chốc lát, trong khi vai trò làm bõ đỡ đầu là lâu dài, là thực sự suốt đời.
Về mặt phụng vụ, thì điều này có thể có nghĩa rằng nên có một mẹ đỡ đầu thực hiện mọi nghi thức và cử chỉ được tiên liệu trong sách nghi thức, trong khi linh mục chỉ thực hiện các nghi thức được tiên liệu cho thừa tác viên. Nếu không, sẽ có một mối nguy hiểm về thiếu kính trọng đối với sự thánh thiêng của nghi thức.
Khi đăng ký và sổ rửa tội, linh mục sẽ ký tên cả ở phần người cử hành bí tích và phần người bõ đỡ đầu nữa.
Hỏi: Một độc giả từ thành phố tươi đẹp Graz ở Áo:
"Tôi được cặp vợ chồng Tin lành ngỏ ý mời làm bõ đỡ đầu cho đứa con gái 9 tuổi của họ. Theo nội quy của Giáo Hội của họ (cộng đồng Tin Lành chính thống), việc này là có thể được. Thưa cha, Giáo luật Công Giáo cho phép con làm người đỡ đầu như vậy không?"
Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này, cùng với các điều kiện cần thiết, được tìm thấy trong Quy chuẩn Đại kết (Ecumenical Directory) được Tòa thánh ban hành ngày 25-3-1993:
"98. Giáo Hội Công Giáo hiểu rằng cha mẹ đỡ đầu, trong một ý nghĩa phụng vụ và giáo luật, nên là thành viên của Giáo Hội hay Cộng đồng Giáo Hội, mà trong đó phép rửa tội được cử hành. Họ không chỉ đơn thuần là chịu trách nhiệm về giáo dục Kitô giáo cho người được rửa tội (hoặc được thêm sức), như là một mối quan hệ hoặc bạn bè; họ cũng có mặt ở đó như là người đại diện của một cộng đồng đức tin, đứng ra làm người bảo đảm đức tin và ước muốn của người sắp được rửa tội cho sự hiệp thông Giáo Hội.
"a) Tuy nhiên, dựa vào phép rửa chung, và do mối mối quan hệ máu thịt hay tình bạn hữu, một người đã được rửa tội thuộc một cộng đồng Giáo Hội có thể được nhìn nhận như là một nhân chứng cho phép rửa tội, nhưng phải có thêm một người đỡ đầu Công Giáo khác nữa. Một người Công Giáo có thể làm tương tự cho một người được rửa tội trong một Cộng đồng Giáo Hội khác." (Zenit.org 18-11-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tiếp theo bài trả lời của chúng tôi ngày 4-11 về việc liệu các người sống đời thánh hiến làm bõ vú đỡ đầu được không, một độc giả hỏi thêm: “Khi một linh mục cử hành bí tích rửa tội, ngài có thể đồng thời giữ vai trò bõ đỡ đầu được không?”
Đáp: Dường như không có luật đặc biệt nào cấm đoán việc này. Thừa tác viên ban phép rửa tội là một vai trò chốc lát, trong khi vai trò làm bõ đỡ đầu là lâu dài, là thực sự suốt đời.
Về mặt phụng vụ, thì điều này có thể có nghĩa rằng nên có một mẹ đỡ đầu thực hiện mọi nghi thức và cử chỉ được tiên liệu trong sách nghi thức, trong khi linh mục chỉ thực hiện các nghi thức được tiên liệu cho thừa tác viên. Nếu không, sẽ có một mối nguy hiểm về thiếu kính trọng đối với sự thánh thiêng của nghi thức.
Khi đăng ký và sổ rửa tội, linh mục sẽ ký tên cả ở phần người cử hành bí tích và phần người bõ đỡ đầu nữa.
Hỏi: Một độc giả từ thành phố tươi đẹp Graz ở Áo:
"Tôi được cặp vợ chồng Tin lành ngỏ ý mời làm bõ đỡ đầu cho đứa con gái 9 tuổi của họ. Theo nội quy của Giáo Hội của họ (cộng đồng Tin Lành chính thống), việc này là có thể được. Thưa cha, Giáo luật Công Giáo cho phép con làm người đỡ đầu như vậy không?"
Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này, cùng với các điều kiện cần thiết, được tìm thấy trong Quy chuẩn Đại kết (Ecumenical Directory) được Tòa thánh ban hành ngày 25-3-1993:
"98. Giáo Hội Công Giáo hiểu rằng cha mẹ đỡ đầu, trong một ý nghĩa phụng vụ và giáo luật, nên là thành viên của Giáo Hội hay Cộng đồng Giáo Hội, mà trong đó phép rửa tội được cử hành. Họ không chỉ đơn thuần là chịu trách nhiệm về giáo dục Kitô giáo cho người được rửa tội (hoặc được thêm sức), như là một mối quan hệ hoặc bạn bè; họ cũng có mặt ở đó như là người đại diện của một cộng đồng đức tin, đứng ra làm người bảo đảm đức tin và ước muốn của người sắp được rửa tội cho sự hiệp thông Giáo Hội.
"a) Tuy nhiên, dựa vào phép rửa chung, và do mối mối quan hệ máu thịt hay tình bạn hữu, một người đã được rửa tội thuộc một cộng đồng Giáo Hội có thể được nhìn nhận như là một nhân chứng cho phép rửa tội, nhưng phải có thêm một người đỡ đầu Công Giáo khác nữa. Một người Công Giáo có thể làm tương tự cho một người được rửa tội trong một Cộng đồng Giáo Hội khác." (Zenit.org 18-11-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Hoạt cảnh canh thức Giáng Sinh : Ánh Sáng Tình Yêu Từ Belem
Trương Ái Nhiệm
15:50 02/12/2014
Hoạt Cảnh Canh Thức Giáng Sinh: ÁNH SÁNG TÌNH YÊU TỪ HANG BELEM
Biên soạn: Trương Ái Nhiệm
Dẫn nhập:
Cuộc đời Chúa Cứu Thế!
Một thiên truyện ly kỳ!
Một Hài nhi Do Thái, sinh trong hang đá Belem, oe oe khóc giữa đêm đông giá lạnh, vừa mới chào đời được mấy hôm, đã bị truy nã như một tên phản nghịch, cha mẹ phải ẵm vào rừng, lén lút trốn sang nước ngoài trú ẩn.
Cơn giông tố qua, Hài nhi trở lại quê nhà, lớn lên trong khung cảnh một gia đình thợ mộc, làm quen với cái cưa khúc gỗ, ban ngày đem mồ hôi đổi lấy bánh nuôi thân, tối đến đặt mình trên manh chiếu, ngủ cho qua đêm, để hôm sau lại bắt tay vào việc cũ.
Trong bao nhiêu năm như thế, Giêsu đã sống một đời giản dị, rất bình dân như bao người bình dân khác!
Tuy nhiên, đời bình dân ấy, ngay lúc chớm nở, đã thấp thoáng ánh diệu kỳ: Có Thiên thần ca hát trước hang, có Vương khách từ phương xa đến bái yết.
Tới lúc 30 tuổi, Ngài đã làm những việc dị thường . Ngài dọc ngang đây đó, khi đỉnh núi lúc ghềnh sông, đi khắp thôn quê tới thành thị, tuyên bố những lời lẽ chưa từng thấy trong triết học, giảng thuyết những luật các nhà luân lý chuyên gia chưa nghĩ đến. Ngài xưng mình là “Tiên Tri”, là “Sứ giả của Trời”, là “Vị Cứu tinh”, và hơn nữa, là Con Thiên Chúa.
Ngài đã làm rất nhiều phép lạ như : Ngài cho kẻ què đi, kẻ điếc nghe, kẻ câm nói, kẻ chết sống lại!… Đạo lý cao siêu với những việc dị thường ấy lôi cuốn dân đi theo, nhiều người xin làm môn đệ, cam kết với Ngài: Một lòng trung tín, sống thác không rời!
Nhưng đột nhiên, thiên hạ phải bỡ ngỡ, hoang mang, vì Ngài bị bắt, bị khảo tra, bị vùi dập dưới những cực hình tủi hổ, rồi bị giết thảm thương trên thập giá…
Nhiều người đã tưởng Ngài bại trận, đời tiên tri và Cứu thế của Ngài mất hút trong đau thương. Nhưng đoàn môn đệ lại nhận ra Ngài đắc thắng, một cuộc đắc thắng kỳ diệu của mãnh lực Tình yêu. Và, hơn nữa tin Ngài là Thiên Chúa, các ông đã lặn lội khắp nơi, lao mình vào đau khổ, đem hết máu đào ra minh chứng đạo lý và sứ mệnh của Ngài, khiến người trong muôn nước, từ vua quan đến thứ dân, phải tin nhận Ngài là Thiên Chúa, sấp mình thờ lạy và chúc tụng Ngài là vị Cứu tinh thế giới.
Ngài chết đi rồi sống lại!
Ngài sống lại rồi lên trời!
Ngài chính là Chúa Trời giáng thế
Xưa nay bao khối óc thông minh khảo cứu đời Ngài, đều phải công nhận Ngài như vậy, và xác tín điều Ngài đã từng tuyên bố:
“Ta Là Đường, Là Sự Thật Và Là Sự Sống!!!”[1]
Lạy Chúa Giêsu, chúng con vừa rảo qua cuộc đời nhân thế của Chúa. Bây giờ chúng con xin được trở về và sống lại những giây phút đầu tiên Ngài xuống nhân trần, mang thân phận con người trong khung cảnh Belem, giữa mùa tuyết lạnh cách đây 2014 năm về trước. Ước gì với lòng thành kính, việc chiêm ngưỡng cảnh Chúa Sinh ra, nhờ ơn Chúa giúp chúng con sẽ cảm nhận sâu xa hơn tình Chúa yêu con
Phần I: THẾ GIỚI CỦA BÓNG ĐÊM
Cảnh 1: LƯU ĐÀY !
Lời dẫn (LD): Hết, thế là hết! Vườn địa đàng- ấm áp nắng xuân, rộn ràng cánh bướm đã khép cánh cửa, còn chăng chỉ là giấc mơ quá khứ. Mối thâm tình Cha con với Đấng Tạo Dựng cũng bị đứt đổ, còn chăng cũng chỉ là hoài mộng ! Nguyên tổ Ađam- Eva trối bỏ Tình Chúa, bị đuổi ra khỏi Vườn Vui và bước vào đường khổ nhục. Ông phải vất vả lầm than, bà phải sinh con trong đau đớn. Rồi trùng điệp những cảnh thương tâm: con cái bất phục tùng cha mẹ, anh em oán nghét nhau. Cabin đã giết Abel làm máu chảy chan hoà, mặt đất xông mùi tội ác... Hỗn loạn, chiến tranh, hận thù, máu và nước mắt bao chùm khắp nơi … Các tạo vật bắt đầu nổi loạn, bất phục tùng con người, và ngay trong chính con người, thể xác cũng không còn nghe theo lý trí lương tâm… Quay lưng lại với Nguồn sáng Tình Yêu, con người lần bước trong đêm tối, mỗi lúc một lún sâu, càng lúc càng bi thảm! Bế tắc! Tuyệt vọng!… Bóng đêm đồng nghĩa với sự dữ, với thế giới của thần ác… Thế lực Bóng đêm thoả sức lộng hành… Chao ôi, cánh thuyền mong manh của kiếp người biết đi đâu về đâu giữa đại dương đen tối, tứ bề dập vùi sóng gió?!…
(Sân khấu là một bãi đá (giấy giả đá) lổm chổm, đoàn người (hoá trang người Do Thái) khổ sai xiềng xích cột chặt nhau như đoàn nô lệ nặng nhọc bước ra. Một người già yếu, thương tật chợt té quỵ, làm cả một đoàn người đổ rạp. Tụi lính lôi dậy, đánh đập chửi bới um lên)
Lính quỷ 1 : Dậy, dậy, nhanh lên tới rồi! Mẹ kiếp, lũ người chúng mày chỉ ăn hại
mà thôi
(lính cởi xiềng xích đề người làm việc. Trên sân khấu là cảnh đoàn người đang hì hục đục, đập, bê…đá)
L.2: (Một người đói mệt quá. đứng không nổi té, lính đạp dúi): Té này! Té này! Ông cho té xuống vực thẳm luôn.
L.3: (Đi quan sát, cầm roi quật, hối thúc)- Làm nhanh lên, nhanh lên. Cái thằng này lười biếng quá đấy, muốn bị treo cột hả?
Người 1: Tôi khát quá, khát quá ông ơi, Làm ơn cho tôi một hớp nước !
L4: Nước hả, này thì nước. Ông đánh cho chảy máu ra, lấy máu mà uống. Mới làm có 8 tiếng bày đặt đã đòi nước.
L3: Lôi một em bé đang ngủ trốn trong kệ đá, đẩy dúi em té Lần nữa để ông bắt trốn ngủ ông phạt nhốt trong hang tối một tuần. Mới 12 tuổi đã lười biếng rồi.
Bé (vừa khóc vừa van xin) xin ông tha cho con, con buồn ngủ qúa. Cả đêm qua con sốt không ngủ được… Tha cho con, con chừa rồi!
L3: Liệu hồn con ranh, từ giờ đến chiều không đập được 100 viên tao bỏ đói.
(một lính hô). Này các chiến hữu, chúng ta đi nhậu thôi, kệ mặc lũ người mọi rợ này! (tất cả lính vào)
Bé (chạy ra ôm mẹ) Hu hu, tại sao họ ác thế, mẹ ơi sao họ ác thế. Hu hu hu.
Mẹ (ôm con khóc) Trời ơi, Con của mẹ! Tội con của mẹ quá!… hư hư. Gia vê Đức Chúa ơi, có thấu chăng tình con. Đến bao giờ Ngài mới đến xua tan hận thù…
(Một người A bê tảng đá to, vấp vào chân cụ già té, tảng đá rớt trúng váo chân cụ, máu chảy dầm dìa. Cụ ôm chân kêu, người chạy ra băng) Ối, trời ơi đau!
Ng A: (Lồm cồm bò dạy chửi ông già) : Đồ lão già mắc dịch. Bộ lão đui sao đấy, không thấy người ta bê nặng tránh hả!
Ng B: Cụ là người cao tuổi nhất ở đây, anh phải nói năng kính trọng chứ. Anh trái không xin lỗi cụ còn hống hách. Chúng ta cùng chung cảnh lưu đày tù tội, bị thế lực cái ác cai trị phải biết thương nhau chứ!
A: Thằng nhãi này mày dạy khôn ông hả… Này thì nâng đỡ này (đẩy té B). Đấy xem đứa nào đến thương giúp mày không!
Ô lão: (Giơ tay cầu nguyện, thấy vậy tất cả ngừng làm quây tròn, quỳ gối cùng cầu nguyện) Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ phụ chúng con hỡi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, đến bao giờ Ngài mới nghé mắt trông đến chúng con (tất cả lặp lại: -Lạy Đức Chúa đến bao giờ!).
Chúng con bất trung, chúng con tội lỗi nhưng lẽ nào Ngài chấp tội (ho…). Lời hứa cho ngai báu Đavít bền vững thiên thu, lời hứa ban Đấng Cứu tinh đến giải thoát chúng con khỏi thảm cảnh lưu đày tù tội, phải chăng Ngài không còn nhớ? Đến bao giờ mới thực hiện ?(tất cả:-Phải chăng Ngài đã quên lời hứa, muôn lạy Chúa!).
Ôi lạy Thiên Chúa Tổ phụ của chúng con, Ngài có thấu chăng ách nô lệ khốn khổ. Dưới bàn chân Ngài chúng con đã than khóc cạn khô nước mắt, đã ngào kêu khan cổ họng (ho lụ khụ…). Xin hãy thương, hãy mau mau sai Đấng Cứu Thế đến cứu giúp chúng con (tất cả:- Đấng Cứu Thế giải thoát chúng con, ôi Đức Chúa hỡi, mau mau sai đến!).
Bóng đêm bao trùm khắp thế trần, hận thù cai trị mọi con tim, Thế giới sự dữ thoả sức tung hoàn… Chúng con cần Tình yêu, chúng con khao khát Tự do, chúng con mong chờ Ánh sáng …(Tất cả: tình yêu, tự do, ánh sáng, chúng con cần lắm Đức Chúa ơi!)
Quỷ vương: (đi ra ,cùng với các lính khác): Ha ha ha Chúa nào? Giavê nào?. Toàn lời ngớ ngẩn điêu ngoa. Ông nói cho biết, chẳng có Chúa nào hết. Chúa chết rồi, chết trong trái tim hận thù của ta, trong trái tim đen tối của các ngươi. Ha ha… Ông mày là Chúa đây này. Mở mắt to ra mà nhìn, mở rộng tai mà nghe: Ông mày là Chúa đây!
Lính: Đại vương vạn tuế, vạn vạn tuế!
(gọi A) Thằng kia ra đây. Tao thấy mày khá đấy, trong đám người này chỉ mỗi mình mày là không tin có Chúa nào hết. Tao chấm thái độ đối xử của mày đấy. Đừng có nghe lũ người điên kia, không yêu với thương gì cả. Muốn sướng, muốn ấm cật no thân cứ hung hăng lên, kiêu căng lên… Ba năm nữa ta cho chú mày mọc đuôi, cho lên chức tiểu quỷ. Chú mày biết ta là ai không?
A Dạ… Bẩm… Ngài là chúa tể của vũ trụ này!
Q.V Hay, hay. Ta là vua, ta là Chúa. Ha ha ta là chúa tể vũ trụ này ha ha (vừa vào vừa cười)
Lũ quỷ: Đại vương vạn tuế, vạn vạn tuế!
(một con Q chạy ra lắc chuông) Nghỉ thôi, nghỉ thôi; hết giờ, hết giờ rồi (lũ Q lại xiếng xích mọi người lại. Đoàn người xiềng xích đi vào)
Cảnh 2: VŨ KHÚC THIẾU NỮ SION (múa)
Phần II: GIÁNG SINH
Cảnh 1: TRUYỀN TIN
LD: Nơi thôn làng Nararét bình dị và êm ả, có một thiếu nữ tuổi xuân xanh, công dung ngôn hạnh bề nào cô cũng nổi danh một cách tuyệt vời. Người trinh nữ đó tên là Maria. Thân phụ cô là cụ ông Gioakim và cụ bà Anna, thuộc dòng tôn thất của minh hoàng Đavít, nhưng cả về danh vọng lẫn gia nghiệp đã tụt xuống bậc trung lưu. Cũng như bao thiếu nữ Do Thái khác Maria siêng năng cầu nguyện, năn nỉ xin Giavê Thiên Chúa thương tình nhân loại, sai Cứu Chúa xuống trần. Trong khuê phòng tĩnh mịch cô thì thẩm với Chúa:
Maria: Chúa ơi, Thiên Chúa của Tổ phụ chúng con, Đấng Trung tín và giầu lòng Tình thương xót. Xin nghe đến lời chúng con khẩn cầu. Từ khi nguyên tổ lìa xa Chúa, Dân Ngài liên tục kiếp đoạ dầy, nhân loại chúng con bị xiềng xích trong nô lệ của bóng đêm. Lòng chúng con như thửa ruộng khô cạn sức sống, mỗi lúc một thêm nứt nẻ của hận thù. Chúng con khát nước, mong trận mưa Hồng ân cứu độ. Lời hứa ngàn xưa ban Đấng Cứu Thế đến đạp nát đầu thế lực sự dữ, cứu chúng con khỏi nô lệ tội lỗi, đem chúng con về miền Đất hứa nơi chảy sữa và mật ong… Đến bao giờ mới hiện thực. Dân tộc con khổ quá…!
(Ca đoàn hát bài “Con mong trờ Chúa” (nhạc và lời của LM Từ Duyên)- hoặc chọn bài khác phù hợp ….)
Sứ thần: (vào) Kính chào Bà đầy ơn thánh ( Maria giật mình). Đừng sợ! Đức Chúa luôn ở cùng Bà. Bà là người có phúc hơn mọi người nữ. Bà được đầy tràn ơn nghĩa trứơc mặt Đức Chúa.
Maria: Nhưng thưa Ngài, Ngài là ai? Cửa phòng tôi cài chặt then cửa, sao Ngài vào được đây?
ST: Tôi là sứ thần là Gabriel , hầu cận bên ngai Đức Chúa.
Maria:- Nữ tì hèn mọn này của Đức Chúa, xin được chào kính Sứ thần Gabriel! Thưa Sứ thần lời chào của ngài vừa rồi nghĩa gì vậy, tôi không hiểu?
ST: Tôi mang đến tin vui của Đức Chúa cho Bà, cho cả dân tộc, cả nhân loại: Bà sẽ trở nên Mẹ Đấng của Lời Hứa, sẽ sinh một con trai, quý danh là Giêsu. Đó là một thiên đồng siêu vị, vì Ngài chính ConThiên Chúa. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng Đavít là tổ phụ Người. Ngài sẽ là Cứu Chúa muôn dân. Nước của Ngài Bình trị thiên thu, không giới hạn biên cương.
M: Không, không! Chuyện đó xảy ra thế nào được, thưa Sứ thần. Tôi đã dâng mình cho Đức Chúa, quyết đời tận hiến, trọn đời đồng trinh. Tôi không biết đến người đàn ông!
ST: Không sao đâu Maria. Đức Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, quyền năng Đấng tối cao sẽ bao phủ trên Bà, Con Bà sinh ra là do bởi quyền phép của Ngài. Đức Chúa vẫn ban Ơn Đồng Trinh cho Bà và trước mặt Ngài, Bà mãi là bông huệ trắng trong, ngạt ngào hương thơm.
M: Xin Vâng, Lạy Giavê Thiên Chúa, Ngài đã đoái đến thân phận nữ tì thấp hèn này, con xin vâng theo như lời Sứ thần truyền dạy.
ST: Ta báo cho trinh nữ một tin vui nữa. Kìa, Elizabeth chị họ nàng, mặc dù tuổi già cũng đã có thai được 6 tháng. Chẳng có gì mà Thiên Chúa chúng ta không làm được. Tôi xin chào Trinh nữ, mẹ của Đức Chúa.
(Maria cúi chào)
(Maria hát múa bài: “Linh hồn tôi….”)
Cảnh 2: ĐIỀU TRA DÂN SỐ
LD: Thời gian thấm thoát trời đã sang đông. Từng cơn gió buốt thổi mạnh. Trời lạnh như cắt da. Ai nấy đều đóng cửa ở trong nhà. Đã 9 tháng trôi qua. Kể từ ngày Sứ thần báo tin, Maria và Giuse âm thầm chuẩn bị cho ngày Đức Chúa sinh ra. Lúc này mọi sự đã sẵn sàng…
(Nhạc rộn rã) Bất ngờ, một buổi sáng nọ, thôn làng Nazaret bé nhỏ thầm lặng bỗng xôn xao vì chiếu chỉ Hoàng đế…(3 lính cầm mõ, trống, loa… đi rao)
Lính1:(cầm loa hô to) Alo! Alô! Nghe đây! Nghe đây!
Chiếu chỉ hoàng đế/ Toàn dân lắng nghe/ Kịp thời thực hiện…Alô!Alô!… Nghe đây, nghe đấy
Lính 2: (cầm chiếu chỉ đọc) “Ta, Xêda Augusto , cai trị toàn lãnh địa Rôma, nay ra lệnh: Để ổn định dân cư, ta truyền kiểm tra dân số toàn dân. Vậy ai nguyên quán ở đâu kíp về đấy đăng ký sổ bộ. Truyền công bố chiếu chỉ này cho toàn dân rõ!
Làm tại Rôma, năm thứ 8, triều đại ta Xêda Augusto Hoàng đế”
(Đám lính đi vào” a lô alô…” rồi vào)
Cảnh 3: TÌM QUÁN TRỌ
LD: Giuse, Maria đều thuộc dòng tộc Davít nên phải rời Nazarét về nguyên quán Bêlem, dù rằng Maria sắp đến ngày sanh nở. Hai Đấng thánh trảy bước về phương nam, lững thững giữa đêm trường giá lạnh.
Giuse: Trời đã trở lạnh, Mẹ Chúa cần gìn giữ sức khỏe cho tốt, Maria !(cởi tấm khoác ngoài lên vai Maria)
LD: Đường thiên lý đã qua. Đêm về. Trời mỗi lúc một tối đen. Trên tầng cao muôn sao lấp lánh, hẹn hò một giấc nghỉ yên. Một luồng gió lạnh vút qua mặt.
Maria (lo lắng):- Anh Giuse, chúng ta trọ ở đâu? Em sợ đêm nay Hài Nhi sẽ chào đời. Chúng ta cần một căn phòng ấm áp…
Giuse: Đàng kia có nhà trọ. Chúng ta thử đến đó. (đi vào)
Cảnh 4: QUÁN TRỌ
(Góc sân khấu bày sẵn bàn ghế)
Ô chủ (ra): Bà nó ơi!
B.chủ: Chuyện gì thế ông?
Ô Ra đây tôi nói cái này.
Bà (ra) Chuyện gì thế ông?
Ô Bà ngồi xuống đây. Tôi đã nói bà đừng nhúng tay vào ba chuyện dọn dẹp, để cho đầy tớ làm.
Bà Vậy ông bảo tôi làm điều gì bây giờ
Ô Đếm tiền, con chuyện gì khác nữa.
Bà (Ô.chủ đưa túi tiền cho vợ, sang một bên đọc sách. B.chủ đếm tiền…) Phen này giầu to rồi, tiền về ta như nước đổ. Đức Chúa đang chúc phúc cho ta. Người đâu mà tiến về thành mình đông quá chừng chừng.
Ô Bà đếm thầm tôi, để tôi còn đọc Kinh Thánh
B Ông nhớ đọc lớn cho tôi nghe với
Ô “Ngươi hãy giúp người nghèo khó và đừng tiếc nuối. Vì Giavê Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho mọi công việc làng của ngươi”
B 18 nén ông ạ!
Ô Nhiều thế sao. Chà, cứ cái đà kiểm tra dân số thế này chắc mình phải xây thêm kho chứa tiền thôi
B Ông đọc tiếp cho tôi nghe đi
Ô “Các ngươi nhớ đóng thuế thập phân…”, này, Bà nhớ dành cho tôi một nén để đóng thuế thập phân đấy”. Muộn rồi, thôi tôi đi nghỉ trước, bà chịu khó thức, thế nào cũng có thêm khách
(Giuse-Maria gõ cửa)
(Thằng nhỏ đứa ở chạy vào) - Bà chủ ơi có thêm khách đến!
Chủ: Mời vào! Mời vào. Kính mời hai ông bà vào (chủ niềm nở). Quán trọ của tôi rất lịch sự, đầy đủ các tiện nghi, thoả mãn mọi nhu cầu quý khách. Quán trọ tôi được xếp loại 5 sao, đạt chuẩn ISO 2014. Quý khách ở đây hoàn toàn yên tâm.
Giuse: Thưa bà chủ, chúng tôi là những lữ khách nghèo …
Chủ: Sao ? Nghèo à..Nghèo thì cút… cút ngay!
Giuse: Xin bà rủ lòng thương cho chúng tôi trọ qua đêm
Chủ: Không, không chúng tôi không có thương tình một ai hết. Muốn thương, dễ thôi (xoè tay) tiền, tiền… Cứ có tiền, giá nào tôi cũng thương.
(Giuse-Maria dốc túi tiền đưa hết)
Giuse: Thưa bà, chúng tôi chỉ có bấy nhiêu, thêm cả chiếc nhẫn đính hôn… Xin bà vui lòng nhận cho chúng tôi được nghỉ đêm nay ở đây.
Chủ: (khinh khỉnh) Có mấy đồng bạc lẻ thế này mà dám gõ cửa quán trọ tôi á (cầm nhẫn lên xem).Thế này mà cũng gọi nhẫn cưới hả. Thôi mời ông bà đi chỗ khác cho.
Giuse: (năn nỉ) Xin bà cho chúng tôi một chỗ nào tồi tệ nhất trong nhà cũng được. Nhà tôi có lẽ sinh đêm nay
Chủ (giận dữ) Sao, còn thế nữa à, thế thì càng không thể được, làm như thế quán tôi là nơi chứa các bà đẻ à. Đã nghèo còn mang bầu. Thôi nhé xin mời, biến, ra khách sạn ngàn sao, chỗ cánh đồng ấy mà đẻ...
Hứ, Thật là xui xẻo cho quán tôi. Thằng nhỏ đâu, đuổi hai ông bà này đi, Hứ bọn khố rách áo ôm mà đòi vào đây hả (chủ vào)
Nhỏ (xua đuổi) Hai ông bà đi ngay. Bà chủ tôi đã nói không là không, nài nỉ lôi thôi, đi mau, nghèo mà ham ờ chỗ sang. (nhỏ vào)
(Giuse Maria đi một vòng)
Giuse (rầu rĩ): Mình đã gõ biết bao nhà trọ nhưng họ đều từ trối vì mình nghèo. Ở trốn đô thành này người ta xem đồng tiện to hơn tình nghĩa. Tôi thấy mình thật hổ, tìm một phòng trọ bần tiện nhất để Đức Chúa sinh ra cũng không có.
Maria: Mình đã làm hết khả năng, âu đó cũng là Thiên ý của Đức Chúa. Đức Chúa của chúng ta không cần ngự nơi nhà cao cửa rộng, mà thích ngự trong những tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường. Anh đừng buồn, mình không có tiền để lo cho Chúa một chỗ tốt vật chất nhưng mình có một trái tim tha thiết yêu Ngài. Em nghĩ điều đó làm cho Ngài vui lắm, ấm áp lắm… Anh à, hình như không xa, ngoài cánh đồn phía trước có nhiều hang đá mà các mục đồng nghèo hay vào trú đêm với bầy chiên cừu. Hay là ta đến đó đi…
(Giuse miễn cưỡng gật đầu… vào trong)
Cảnh 4: BA VUA.
(Gaspard, Melchior, Balthazar: cầm ông thiên văn nhìn lên bầu trời)
Gas: Ngôi sao chổi to qúa các ông ạ, chắc chắn có một thiên vương mới chào đời.
Mel: Tôi chưa từng thấy trong cuộc đời, chưa từng đọc trong lịch sử thiên văn có một ngôi sao to đẹp đến thế. Phải nói là tuyệt đẹp! Vị vua này chắc phải tuyệt trần cõi thế…
Bal: Gaspard, Melchiơ hai ông có để ý không. Các vì sao sáng, đúng là ngôi sao của các vua chúa, rồi muôn vàn tinh tú, hình như khắp mọi dân trên thế giới đều quy tụ quanh và hưởng ánh sáng thái bình từ ngôi sao chổi kỳ dị này. Tôi nghĩ ngôi sao này xuất hiện báo hiệu cho một vị vua, không, chính xác là một vị Cứu tinh, vua của muôn vua, chúa của muôn chúa đã ra đời. Không biết có sách nào nghi chép, hoặc tiên tri nào nói đến vị vua này không nhỉ?
Gas: Ông nhắc tôi mới nhớ, hình như sách kinh Do Thái có nói đến vị quân vương này. Để tôi kiểm tra lại ( ba ông tìm mở quyển sách… la lên)
Mel: (nhảy lên vui mừng) Đây rồi, các ông ơi, tôi tìm thấy rồi! Sách ngôn sứ Mica ở đầu đoạn 5 có nói:(hai ông kia xúm lại cả ba cùng đọc) “Phần ngươi hỡi Belem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãng tụ chăn dắt Israel dân ta sẽ ra đời. Nhờ quyền lực Yavê, nhờ uy danh của Đức Chúa- Thiên Chúa của Ngài, ngai vàng Ngài sẽ bền vững thiên thu, dười cánh tay Ngài dẫn dắt dân chúng sẽ được an cư, vì, chính Ngài là sự bình an. Nước của Ngài sẽ nên lớn lao cho đến mút cùng trái đất.”
Bal (cầm ống kinh nhìn lại bầu trời) Đúng là ngôi sao lạ mọc lên từ miền nam Giuđêa, hình như hướng sáng đuôi chổi chỉ về thành đô Giêrusalem. Thôi chúng ta mau mau chuẩn bị lễ vật để kiến bái Ngài, quy phục đất nước ta về với Ngài.
(ba vua chuẩn bị, hối hả …vào)
Cảnh 5 : MỤC ĐỒNG
LD: Phía đông Belem là dải đồng cỏ xanh rộng, nơi chăn nuôi nhiều đàn chiên cừu lớn, các mục đồng thường thức canh giữ đàn đàn súc vật. Họ là những đám dân du mục, quê hương vô định, nay đây mai đó. Họ thích tung tăng giữa cảnh tĩnh mịch thiên nhiên và gởi mình vào giấc ngủ êm đềm dưới ánh trăng, mặc cho sương sa gió lộng
MĐ1: Ôi chà chà, một ngày thật là mệt, thôi thì chúng ta nghỉ một tí. Các bạn còn gì ăn không? Mình đói quá!
MĐ2: Đây tớ còn một ổ bánh mì
MĐ1: Cám ơm bạn! Mình ăn một nửa thôi (cầm bình nước tu uống). Hà… đêm đen dầy đặc. Cả trần gian đắm chìm trong bóng đêm, ngóng hừng đông, ngày mới của thiên đàng, nơi không còn vang tiiếng khóc lầm than. Ngày phước lộc bình an.
MĐ2: Nguyện trời cao xuống ơn lành khát vọng, cho trần gian sinh hạ Đấng Cứu thế.
MĐ3: (ngạc nhiên chỉ) Ô kìa, bên phía Bêlem có cái gì lạ quá!
MĐ4: Phải, vầng hào quan sáng toả, ôi huy hoàng hơn cả bình minh
MĐ1: Thật diệu huyền, uy linh lạ lùng chưa từng thấy. Nhưng bây giờ đã khuya rồi, ta đánh một giấc, rồi ngày mai sẽ xem sao.
(Tất cả) Đồng ý, duyệt!
(sứ thần hiện ra, MĐ sợ)
MĐ2 (Thức canh): Kìa một bóng người chói rọi đến tiến về phía chúng ta, anh em có để thấy không?
ST: Hỡi mục đồng, đừng sợ. Tôi đến đây báo cho các ông một tin mừng, ở Bêlem quê hương vua Davít đã sinh ra chính Đấng muôn dân trông đợi. Đó là Chúa Cứu thế. Đây là dấu để các ông nhận ra Ngài: Một Hài nhi bọc trong chiếc khăn, nằm trên máng cỏ.
MĐ3: Còn chần chờ gì nữa, chúng ta hãy đến Belem mà xem!
MĐ2: Còn bầy chiên thì sao?
MĐ1: Đừng sợ có Đức Chúa lo, chúng ta đi hết, gọi thêm các anh em khác nữa. (gọi) Các anh em mục đồng ơi! Dậy thôi, Dậy mà xem Đấng Cứu thế đã ra đời, ngay làng Belem. Chúng tôi mới được Sứ thần báo tin. Nhanh lên anh em mục đồng ơi !
(nhóm MĐ khác chạy ra, có người bê theo một con chiên béo)
(Các MĐ hát múa bài : Kìa trông huy hoàn vì sao...)
Cảnh 6: NƠI HANG ĐÁ
(trên sân khấu cách điệu hang đá, có Chúa Hài Đồng, Maria, Giuse quỳ bên)
(Ca đoàn hát bài Tình yêu mùa đông 2 (bài khác, tuỳ chọn). Lưu ý: kết hợp với lời nguyện hoạt cảnh. Trong khi hát PK1 ba vua đi vào. Hát hết Pk 1 Ba vua nói)
Gas: Lạy Đức Chúa, chúng con từ phương xa tới triều kiến, có chút quà hèn gồm vàng-mộc dược và nhũ hương chúng con xin dâng kính Ngài. Mong Ngài vui nhận tấm lòng thành của chúng con.
Bal: Chúng con nhận ra Ánh sao Chân lý và đến quy phục Ngài, xin cho các vua chúa, các vị lãnh đạo thế giới cũng biết tin phục Ngài, để chân lý và hoà bình lan toả khắp nơi, nhân loại chúng con được hưởng cảnh thái bình thư thái.
Mel: Tâu đức Chúa, loài người chúng con vẫn chìm trong đau khổ. Nạn khủng bố, dân tộc quá khích hoành hành khắp nơi, làm bất ổn toàn thế giới, chúng con luôn sống trong bất an. Quê hương của Chúa, đất nước Palestine miền Trung Đông vẫn đang trong thùng thuốc nổ. Hai anh em ruột, cùng một dòng tổ Abraham là Israel và Phalestin- Hồi giáo vẫn tương tàn máu đổ. Xin cho chúng con biết thương yêu nhau, vì chỉ có Tình yêu thương nhân loại mới thoát khỏi hận thù, mới tận hưởng được hạnh phúc.
(hát tiếp ĐK: “xin cho con luôn được…” -Mục đồng vào, quỳ chung quanh, hai MĐ bê con chiên tiến lễ)
MĐ1: Chúng con là nhưng mục đồng nghèo hèn, chúng con rất vui và hãnh diện vì Chúa đã chọn Hang Belem, nơi chúng con trú ngủ với bò lừa để Giáng thế. Chúa gởi thân vào nơi thấp hèn, chật hẹp và hôi tanh để dạy chúng con sống khiêm nhường. Chúa sinh ra lúc đêm khuya, rét lạnh đang khi nhân loại vùi trong giấc ngủ nặng nề để đánh thức những tâm hồn say đắm, sưởi ấm những linh hồn sầu khổ. Xin cho chúng con biết sống thức tỉnh và biết sưởi ấm nhau bằng trái tim nhân hậu.
MĐ2: Chúa Hài Đồng ơi, bố mẹ con vất vả lắm , bao nhiêu năm nay thiếu nhi chúng con không có nhà Giáo lý để học, Giáo xứ chúng con đang dự định xây cất nhưng còn thiếu kinh phí nhiều lắm, kể như giấc mơ còn xa khỏi tầm tay. Xin Chúa Hài đồng mở rộng nhiều tấm lòng hảo tâm, giúp chúng con sớm có được Nhà giáo lý, có nơi ổn định học hỏi đạo Chúa. Xin Chúa đừng quên ban cho cha mẹ chúng con được sức khoẻ, công ăn việc làm ổn định, nhất là biết noi gương gia đình Chúa biết sống đạo hạnh, yêu thương nhau.
(ca đoàn hát tiếp)
tất cả MĐ: Chúng con dâng tặng Chúa con chiên tơ béo tốt nhất!
(Múa kết thúc bài chú bé đáng trống)
Dẫn kết:
Ngôi lời đã Nhập thể, Ngài chính là ánh sáng thắp lên giũ cộng đồng nhân loại. Chúng ta cùng dân Thánh lễ này với tất cả tâm loàng thờ kính mên yêu, tri ân và cảm tạ.
Đức Kitô Ngôi Lời của Thiên Chúa đã giáng thế ở giữa chúng ta, mang theo phúc lộc tràn đầy cho những ai thành tâm thiện chí:
VINH DANH Thiên Chúa TRÊN TRỜI
BÌNG AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM!
Lưu Ý: Có thể chọn thay bài hát, lời nguyện cho phù hợp tuỳ nơi.
________________________________________
[1] (x. Tự ngôn- Cuộc đời Chúa Cứu Thế- Lâm Quang Trọng)
Biên soạn: Trương Ái Nhiệm
Dẫn nhập:
Cuộc đời Chúa Cứu Thế!
Một thiên truyện ly kỳ!
Một Hài nhi Do Thái, sinh trong hang đá Belem, oe oe khóc giữa đêm đông giá lạnh, vừa mới chào đời được mấy hôm, đã bị truy nã như một tên phản nghịch, cha mẹ phải ẵm vào rừng, lén lút trốn sang nước ngoài trú ẩn.
Cơn giông tố qua, Hài nhi trở lại quê nhà, lớn lên trong khung cảnh một gia đình thợ mộc, làm quen với cái cưa khúc gỗ, ban ngày đem mồ hôi đổi lấy bánh nuôi thân, tối đến đặt mình trên manh chiếu, ngủ cho qua đêm, để hôm sau lại bắt tay vào việc cũ.
Trong bao nhiêu năm như thế, Giêsu đã sống một đời giản dị, rất bình dân như bao người bình dân khác!
Tuy nhiên, đời bình dân ấy, ngay lúc chớm nở, đã thấp thoáng ánh diệu kỳ: Có Thiên thần ca hát trước hang, có Vương khách từ phương xa đến bái yết.
Tới lúc 30 tuổi, Ngài đã làm những việc dị thường . Ngài dọc ngang đây đó, khi đỉnh núi lúc ghềnh sông, đi khắp thôn quê tới thành thị, tuyên bố những lời lẽ chưa từng thấy trong triết học, giảng thuyết những luật các nhà luân lý chuyên gia chưa nghĩ đến. Ngài xưng mình là “Tiên Tri”, là “Sứ giả của Trời”, là “Vị Cứu tinh”, và hơn nữa, là Con Thiên Chúa.
Ngài đã làm rất nhiều phép lạ như : Ngài cho kẻ què đi, kẻ điếc nghe, kẻ câm nói, kẻ chết sống lại!… Đạo lý cao siêu với những việc dị thường ấy lôi cuốn dân đi theo, nhiều người xin làm môn đệ, cam kết với Ngài: Một lòng trung tín, sống thác không rời!
Nhưng đột nhiên, thiên hạ phải bỡ ngỡ, hoang mang, vì Ngài bị bắt, bị khảo tra, bị vùi dập dưới những cực hình tủi hổ, rồi bị giết thảm thương trên thập giá…
Nhiều người đã tưởng Ngài bại trận, đời tiên tri và Cứu thế của Ngài mất hút trong đau thương. Nhưng đoàn môn đệ lại nhận ra Ngài đắc thắng, một cuộc đắc thắng kỳ diệu của mãnh lực Tình yêu. Và, hơn nữa tin Ngài là Thiên Chúa, các ông đã lặn lội khắp nơi, lao mình vào đau khổ, đem hết máu đào ra minh chứng đạo lý và sứ mệnh của Ngài, khiến người trong muôn nước, từ vua quan đến thứ dân, phải tin nhận Ngài là Thiên Chúa, sấp mình thờ lạy và chúc tụng Ngài là vị Cứu tinh thế giới.
Ngài chết đi rồi sống lại!
Ngài sống lại rồi lên trời!
Ngài chính là Chúa Trời giáng thế
Xưa nay bao khối óc thông minh khảo cứu đời Ngài, đều phải công nhận Ngài như vậy, và xác tín điều Ngài đã từng tuyên bố:
“Ta Là Đường, Là Sự Thật Và Là Sự Sống!!!”[1]
Lạy Chúa Giêsu, chúng con vừa rảo qua cuộc đời nhân thế của Chúa. Bây giờ chúng con xin được trở về và sống lại những giây phút đầu tiên Ngài xuống nhân trần, mang thân phận con người trong khung cảnh Belem, giữa mùa tuyết lạnh cách đây 2014 năm về trước. Ước gì với lòng thành kính, việc chiêm ngưỡng cảnh Chúa Sinh ra, nhờ ơn Chúa giúp chúng con sẽ cảm nhận sâu xa hơn tình Chúa yêu con
Phần I: THẾ GIỚI CỦA BÓNG ĐÊM
Cảnh 1: LƯU ĐÀY !
Lời dẫn (LD): Hết, thế là hết! Vườn địa đàng- ấm áp nắng xuân, rộn ràng cánh bướm đã khép cánh cửa, còn chăng chỉ là giấc mơ quá khứ. Mối thâm tình Cha con với Đấng Tạo Dựng cũng bị đứt đổ, còn chăng cũng chỉ là hoài mộng ! Nguyên tổ Ađam- Eva trối bỏ Tình Chúa, bị đuổi ra khỏi Vườn Vui và bước vào đường khổ nhục. Ông phải vất vả lầm than, bà phải sinh con trong đau đớn. Rồi trùng điệp những cảnh thương tâm: con cái bất phục tùng cha mẹ, anh em oán nghét nhau. Cabin đã giết Abel làm máu chảy chan hoà, mặt đất xông mùi tội ác... Hỗn loạn, chiến tranh, hận thù, máu và nước mắt bao chùm khắp nơi … Các tạo vật bắt đầu nổi loạn, bất phục tùng con người, và ngay trong chính con người, thể xác cũng không còn nghe theo lý trí lương tâm… Quay lưng lại với Nguồn sáng Tình Yêu, con người lần bước trong đêm tối, mỗi lúc một lún sâu, càng lúc càng bi thảm! Bế tắc! Tuyệt vọng!… Bóng đêm đồng nghĩa với sự dữ, với thế giới của thần ác… Thế lực Bóng đêm thoả sức lộng hành… Chao ôi, cánh thuyền mong manh của kiếp người biết đi đâu về đâu giữa đại dương đen tối, tứ bề dập vùi sóng gió?!…
(Sân khấu là một bãi đá (giấy giả đá) lổm chổm, đoàn người (hoá trang người Do Thái) khổ sai xiềng xích cột chặt nhau như đoàn nô lệ nặng nhọc bước ra. Một người già yếu, thương tật chợt té quỵ, làm cả một đoàn người đổ rạp. Tụi lính lôi dậy, đánh đập chửi bới um lên)
Lính quỷ 1 : Dậy, dậy, nhanh lên tới rồi! Mẹ kiếp, lũ người chúng mày chỉ ăn hại
mà thôi
(lính cởi xiềng xích đề người làm việc. Trên sân khấu là cảnh đoàn người đang hì hục đục, đập, bê…đá)
L.2: (Một người đói mệt quá. đứng không nổi té, lính đạp dúi): Té này! Té này! Ông cho té xuống vực thẳm luôn.
L.3: (Đi quan sát, cầm roi quật, hối thúc)- Làm nhanh lên, nhanh lên. Cái thằng này lười biếng quá đấy, muốn bị treo cột hả?
Người 1: Tôi khát quá, khát quá ông ơi, Làm ơn cho tôi một hớp nước !
L4: Nước hả, này thì nước. Ông đánh cho chảy máu ra, lấy máu mà uống. Mới làm có 8 tiếng bày đặt đã đòi nước.
L3: Lôi một em bé đang ngủ trốn trong kệ đá, đẩy dúi em té Lần nữa để ông bắt trốn ngủ ông phạt nhốt trong hang tối một tuần. Mới 12 tuổi đã lười biếng rồi.
Bé (vừa khóc vừa van xin) xin ông tha cho con, con buồn ngủ qúa. Cả đêm qua con sốt không ngủ được… Tha cho con, con chừa rồi!
L3: Liệu hồn con ranh, từ giờ đến chiều không đập được 100 viên tao bỏ đói.
(một lính hô). Này các chiến hữu, chúng ta đi nhậu thôi, kệ mặc lũ người mọi rợ này! (tất cả lính vào)
Bé (chạy ra ôm mẹ) Hu hu, tại sao họ ác thế, mẹ ơi sao họ ác thế. Hu hu hu.
Mẹ (ôm con khóc) Trời ơi, Con của mẹ! Tội con của mẹ quá!… hư hư. Gia vê Đức Chúa ơi, có thấu chăng tình con. Đến bao giờ Ngài mới đến xua tan hận thù…
(Một người A bê tảng đá to, vấp vào chân cụ già té, tảng đá rớt trúng váo chân cụ, máu chảy dầm dìa. Cụ ôm chân kêu, người chạy ra băng) Ối, trời ơi đau!
Ng A: (Lồm cồm bò dạy chửi ông già) : Đồ lão già mắc dịch. Bộ lão đui sao đấy, không thấy người ta bê nặng tránh hả!
Ng B: Cụ là người cao tuổi nhất ở đây, anh phải nói năng kính trọng chứ. Anh trái không xin lỗi cụ còn hống hách. Chúng ta cùng chung cảnh lưu đày tù tội, bị thế lực cái ác cai trị phải biết thương nhau chứ!
A: Thằng nhãi này mày dạy khôn ông hả… Này thì nâng đỡ này (đẩy té B). Đấy xem đứa nào đến thương giúp mày không!
Ô lão: (Giơ tay cầu nguyện, thấy vậy tất cả ngừng làm quây tròn, quỳ gối cùng cầu nguyện) Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ phụ chúng con hỡi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, đến bao giờ Ngài mới nghé mắt trông đến chúng con (tất cả lặp lại: -Lạy Đức Chúa đến bao giờ!).
Chúng con bất trung, chúng con tội lỗi nhưng lẽ nào Ngài chấp tội (ho…). Lời hứa cho ngai báu Đavít bền vững thiên thu, lời hứa ban Đấng Cứu tinh đến giải thoát chúng con khỏi thảm cảnh lưu đày tù tội, phải chăng Ngài không còn nhớ? Đến bao giờ mới thực hiện ?(tất cả:-Phải chăng Ngài đã quên lời hứa, muôn lạy Chúa!).
Ôi lạy Thiên Chúa Tổ phụ của chúng con, Ngài có thấu chăng ách nô lệ khốn khổ. Dưới bàn chân Ngài chúng con đã than khóc cạn khô nước mắt, đã ngào kêu khan cổ họng (ho lụ khụ…). Xin hãy thương, hãy mau mau sai Đấng Cứu Thế đến cứu giúp chúng con (tất cả:- Đấng Cứu Thế giải thoát chúng con, ôi Đức Chúa hỡi, mau mau sai đến!).
Bóng đêm bao trùm khắp thế trần, hận thù cai trị mọi con tim, Thế giới sự dữ thoả sức tung hoàn… Chúng con cần Tình yêu, chúng con khao khát Tự do, chúng con mong chờ Ánh sáng …(Tất cả: tình yêu, tự do, ánh sáng, chúng con cần lắm Đức Chúa ơi!)
Quỷ vương: (đi ra ,cùng với các lính khác): Ha ha ha Chúa nào? Giavê nào?. Toàn lời ngớ ngẩn điêu ngoa. Ông nói cho biết, chẳng có Chúa nào hết. Chúa chết rồi, chết trong trái tim hận thù của ta, trong trái tim đen tối của các ngươi. Ha ha… Ông mày là Chúa đây này. Mở mắt to ra mà nhìn, mở rộng tai mà nghe: Ông mày là Chúa đây!
Lính: Đại vương vạn tuế, vạn vạn tuế!
(gọi A) Thằng kia ra đây. Tao thấy mày khá đấy, trong đám người này chỉ mỗi mình mày là không tin có Chúa nào hết. Tao chấm thái độ đối xử của mày đấy. Đừng có nghe lũ người điên kia, không yêu với thương gì cả. Muốn sướng, muốn ấm cật no thân cứ hung hăng lên, kiêu căng lên… Ba năm nữa ta cho chú mày mọc đuôi, cho lên chức tiểu quỷ. Chú mày biết ta là ai không?
A Dạ… Bẩm… Ngài là chúa tể của vũ trụ này!
Q.V Hay, hay. Ta là vua, ta là Chúa. Ha ha ta là chúa tể vũ trụ này ha ha (vừa vào vừa cười)
Lũ quỷ: Đại vương vạn tuế, vạn vạn tuế!
(một con Q chạy ra lắc chuông) Nghỉ thôi, nghỉ thôi; hết giờ, hết giờ rồi (lũ Q lại xiếng xích mọi người lại. Đoàn người xiềng xích đi vào)
Cảnh 2: VŨ KHÚC THIẾU NỮ SION (múa)
Phần II: GIÁNG SINH
Cảnh 1: TRUYỀN TIN
LD: Nơi thôn làng Nararét bình dị và êm ả, có một thiếu nữ tuổi xuân xanh, công dung ngôn hạnh bề nào cô cũng nổi danh một cách tuyệt vời. Người trinh nữ đó tên là Maria. Thân phụ cô là cụ ông Gioakim và cụ bà Anna, thuộc dòng tôn thất của minh hoàng Đavít, nhưng cả về danh vọng lẫn gia nghiệp đã tụt xuống bậc trung lưu. Cũng như bao thiếu nữ Do Thái khác Maria siêng năng cầu nguyện, năn nỉ xin Giavê Thiên Chúa thương tình nhân loại, sai Cứu Chúa xuống trần. Trong khuê phòng tĩnh mịch cô thì thẩm với Chúa:
Maria: Chúa ơi, Thiên Chúa của Tổ phụ chúng con, Đấng Trung tín và giầu lòng Tình thương xót. Xin nghe đến lời chúng con khẩn cầu. Từ khi nguyên tổ lìa xa Chúa, Dân Ngài liên tục kiếp đoạ dầy, nhân loại chúng con bị xiềng xích trong nô lệ của bóng đêm. Lòng chúng con như thửa ruộng khô cạn sức sống, mỗi lúc một thêm nứt nẻ của hận thù. Chúng con khát nước, mong trận mưa Hồng ân cứu độ. Lời hứa ngàn xưa ban Đấng Cứu Thế đến đạp nát đầu thế lực sự dữ, cứu chúng con khỏi nô lệ tội lỗi, đem chúng con về miền Đất hứa nơi chảy sữa và mật ong… Đến bao giờ mới hiện thực. Dân tộc con khổ quá…!
(Ca đoàn hát bài “Con mong trờ Chúa” (nhạc và lời của LM Từ Duyên)- hoặc chọn bài khác phù hợp ….)
Sứ thần: (vào) Kính chào Bà đầy ơn thánh ( Maria giật mình). Đừng sợ! Đức Chúa luôn ở cùng Bà. Bà là người có phúc hơn mọi người nữ. Bà được đầy tràn ơn nghĩa trứơc mặt Đức Chúa.
Maria: Nhưng thưa Ngài, Ngài là ai? Cửa phòng tôi cài chặt then cửa, sao Ngài vào được đây?
ST: Tôi là sứ thần là Gabriel , hầu cận bên ngai Đức Chúa.
Maria:- Nữ tì hèn mọn này của Đức Chúa, xin được chào kính Sứ thần Gabriel! Thưa Sứ thần lời chào của ngài vừa rồi nghĩa gì vậy, tôi không hiểu?
ST: Tôi mang đến tin vui của Đức Chúa cho Bà, cho cả dân tộc, cả nhân loại: Bà sẽ trở nên Mẹ Đấng của Lời Hứa, sẽ sinh một con trai, quý danh là Giêsu. Đó là một thiên đồng siêu vị, vì Ngài chính ConThiên Chúa. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng Đavít là tổ phụ Người. Ngài sẽ là Cứu Chúa muôn dân. Nước của Ngài Bình trị thiên thu, không giới hạn biên cương.
M: Không, không! Chuyện đó xảy ra thế nào được, thưa Sứ thần. Tôi đã dâng mình cho Đức Chúa, quyết đời tận hiến, trọn đời đồng trinh. Tôi không biết đến người đàn ông!
ST: Không sao đâu Maria. Đức Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, quyền năng Đấng tối cao sẽ bao phủ trên Bà, Con Bà sinh ra là do bởi quyền phép của Ngài. Đức Chúa vẫn ban Ơn Đồng Trinh cho Bà và trước mặt Ngài, Bà mãi là bông huệ trắng trong, ngạt ngào hương thơm.
M: Xin Vâng, Lạy Giavê Thiên Chúa, Ngài đã đoái đến thân phận nữ tì thấp hèn này, con xin vâng theo như lời Sứ thần truyền dạy.
ST: Ta báo cho trinh nữ một tin vui nữa. Kìa, Elizabeth chị họ nàng, mặc dù tuổi già cũng đã có thai được 6 tháng. Chẳng có gì mà Thiên Chúa chúng ta không làm được. Tôi xin chào Trinh nữ, mẹ của Đức Chúa.
(Maria cúi chào)
(Maria hát múa bài: “Linh hồn tôi….”)
Cảnh 2: ĐIỀU TRA DÂN SỐ
LD: Thời gian thấm thoát trời đã sang đông. Từng cơn gió buốt thổi mạnh. Trời lạnh như cắt da. Ai nấy đều đóng cửa ở trong nhà. Đã 9 tháng trôi qua. Kể từ ngày Sứ thần báo tin, Maria và Giuse âm thầm chuẩn bị cho ngày Đức Chúa sinh ra. Lúc này mọi sự đã sẵn sàng…
(Nhạc rộn rã) Bất ngờ, một buổi sáng nọ, thôn làng Nazaret bé nhỏ thầm lặng bỗng xôn xao vì chiếu chỉ Hoàng đế…(3 lính cầm mõ, trống, loa… đi rao)
Lính1:(cầm loa hô to) Alo! Alô! Nghe đây! Nghe đây!
Chiếu chỉ hoàng đế/ Toàn dân lắng nghe/ Kịp thời thực hiện…Alô!Alô!… Nghe đây, nghe đấy
Lính 2: (cầm chiếu chỉ đọc) “Ta, Xêda Augusto , cai trị toàn lãnh địa Rôma, nay ra lệnh: Để ổn định dân cư, ta truyền kiểm tra dân số toàn dân. Vậy ai nguyên quán ở đâu kíp về đấy đăng ký sổ bộ. Truyền công bố chiếu chỉ này cho toàn dân rõ!
Làm tại Rôma, năm thứ 8, triều đại ta Xêda Augusto Hoàng đế”
(Đám lính đi vào” a lô alô…” rồi vào)
Cảnh 3: TÌM QUÁN TRỌ
LD: Giuse, Maria đều thuộc dòng tộc Davít nên phải rời Nazarét về nguyên quán Bêlem, dù rằng Maria sắp đến ngày sanh nở. Hai Đấng thánh trảy bước về phương nam, lững thững giữa đêm trường giá lạnh.
Giuse: Trời đã trở lạnh, Mẹ Chúa cần gìn giữ sức khỏe cho tốt, Maria !(cởi tấm khoác ngoài lên vai Maria)
LD: Đường thiên lý đã qua. Đêm về. Trời mỗi lúc một tối đen. Trên tầng cao muôn sao lấp lánh, hẹn hò một giấc nghỉ yên. Một luồng gió lạnh vút qua mặt.
Maria (lo lắng):- Anh Giuse, chúng ta trọ ở đâu? Em sợ đêm nay Hài Nhi sẽ chào đời. Chúng ta cần một căn phòng ấm áp…
Giuse: Đàng kia có nhà trọ. Chúng ta thử đến đó. (đi vào)
Cảnh 4: QUÁN TRỌ
(Góc sân khấu bày sẵn bàn ghế)
Ô chủ (ra): Bà nó ơi!
B.chủ: Chuyện gì thế ông?
Ô Ra đây tôi nói cái này.
Bà (ra) Chuyện gì thế ông?
Ô Bà ngồi xuống đây. Tôi đã nói bà đừng nhúng tay vào ba chuyện dọn dẹp, để cho đầy tớ làm.
Bà Vậy ông bảo tôi làm điều gì bây giờ
Ô Đếm tiền, con chuyện gì khác nữa.
Bà (Ô.chủ đưa túi tiền cho vợ, sang một bên đọc sách. B.chủ đếm tiền…) Phen này giầu to rồi, tiền về ta như nước đổ. Đức Chúa đang chúc phúc cho ta. Người đâu mà tiến về thành mình đông quá chừng chừng.
Ô Bà đếm thầm tôi, để tôi còn đọc Kinh Thánh
B Ông nhớ đọc lớn cho tôi nghe với
Ô “Ngươi hãy giúp người nghèo khó và đừng tiếc nuối. Vì Giavê Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho mọi công việc làng của ngươi”
B 18 nén ông ạ!
Ô Nhiều thế sao. Chà, cứ cái đà kiểm tra dân số thế này chắc mình phải xây thêm kho chứa tiền thôi
B Ông đọc tiếp cho tôi nghe đi
Ô “Các ngươi nhớ đóng thuế thập phân…”, này, Bà nhớ dành cho tôi một nén để đóng thuế thập phân đấy”. Muộn rồi, thôi tôi đi nghỉ trước, bà chịu khó thức, thế nào cũng có thêm khách
(Giuse-Maria gõ cửa)
(Thằng nhỏ đứa ở chạy vào) - Bà chủ ơi có thêm khách đến!
Chủ: Mời vào! Mời vào. Kính mời hai ông bà vào (chủ niềm nở). Quán trọ của tôi rất lịch sự, đầy đủ các tiện nghi, thoả mãn mọi nhu cầu quý khách. Quán trọ tôi được xếp loại 5 sao, đạt chuẩn ISO 2014. Quý khách ở đây hoàn toàn yên tâm.
Giuse: Thưa bà chủ, chúng tôi là những lữ khách nghèo …
Chủ: Sao ? Nghèo à..Nghèo thì cút… cút ngay!
Giuse: Xin bà rủ lòng thương cho chúng tôi trọ qua đêm
Chủ: Không, không chúng tôi không có thương tình một ai hết. Muốn thương, dễ thôi (xoè tay) tiền, tiền… Cứ có tiền, giá nào tôi cũng thương.
(Giuse-Maria dốc túi tiền đưa hết)
Giuse: Thưa bà, chúng tôi chỉ có bấy nhiêu, thêm cả chiếc nhẫn đính hôn… Xin bà vui lòng nhận cho chúng tôi được nghỉ đêm nay ở đây.
Chủ: (khinh khỉnh) Có mấy đồng bạc lẻ thế này mà dám gõ cửa quán trọ tôi á (cầm nhẫn lên xem).Thế này mà cũng gọi nhẫn cưới hả. Thôi mời ông bà đi chỗ khác cho.
Giuse: (năn nỉ) Xin bà cho chúng tôi một chỗ nào tồi tệ nhất trong nhà cũng được. Nhà tôi có lẽ sinh đêm nay
Chủ (giận dữ) Sao, còn thế nữa à, thế thì càng không thể được, làm như thế quán tôi là nơi chứa các bà đẻ à. Đã nghèo còn mang bầu. Thôi nhé xin mời, biến, ra khách sạn ngàn sao, chỗ cánh đồng ấy mà đẻ...
Hứ, Thật là xui xẻo cho quán tôi. Thằng nhỏ đâu, đuổi hai ông bà này đi, Hứ bọn khố rách áo ôm mà đòi vào đây hả (chủ vào)
Nhỏ (xua đuổi) Hai ông bà đi ngay. Bà chủ tôi đã nói không là không, nài nỉ lôi thôi, đi mau, nghèo mà ham ờ chỗ sang. (nhỏ vào)
(Giuse Maria đi một vòng)
Giuse (rầu rĩ): Mình đã gõ biết bao nhà trọ nhưng họ đều từ trối vì mình nghèo. Ở trốn đô thành này người ta xem đồng tiện to hơn tình nghĩa. Tôi thấy mình thật hổ, tìm một phòng trọ bần tiện nhất để Đức Chúa sinh ra cũng không có.
Maria: Mình đã làm hết khả năng, âu đó cũng là Thiên ý của Đức Chúa. Đức Chúa của chúng ta không cần ngự nơi nhà cao cửa rộng, mà thích ngự trong những tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường. Anh đừng buồn, mình không có tiền để lo cho Chúa một chỗ tốt vật chất nhưng mình có một trái tim tha thiết yêu Ngài. Em nghĩ điều đó làm cho Ngài vui lắm, ấm áp lắm… Anh à, hình như không xa, ngoài cánh đồn phía trước có nhiều hang đá mà các mục đồng nghèo hay vào trú đêm với bầy chiên cừu. Hay là ta đến đó đi…
(Giuse miễn cưỡng gật đầu… vào trong)
Cảnh 4: BA VUA.
(Gaspard, Melchior, Balthazar: cầm ông thiên văn nhìn lên bầu trời)
Gas: Ngôi sao chổi to qúa các ông ạ, chắc chắn có một thiên vương mới chào đời.
Mel: Tôi chưa từng thấy trong cuộc đời, chưa từng đọc trong lịch sử thiên văn có một ngôi sao to đẹp đến thế. Phải nói là tuyệt đẹp! Vị vua này chắc phải tuyệt trần cõi thế…
Bal: Gaspard, Melchiơ hai ông có để ý không. Các vì sao sáng, đúng là ngôi sao của các vua chúa, rồi muôn vàn tinh tú, hình như khắp mọi dân trên thế giới đều quy tụ quanh và hưởng ánh sáng thái bình từ ngôi sao chổi kỳ dị này. Tôi nghĩ ngôi sao này xuất hiện báo hiệu cho một vị vua, không, chính xác là một vị Cứu tinh, vua của muôn vua, chúa của muôn chúa đã ra đời. Không biết có sách nào nghi chép, hoặc tiên tri nào nói đến vị vua này không nhỉ?
Gas: Ông nhắc tôi mới nhớ, hình như sách kinh Do Thái có nói đến vị quân vương này. Để tôi kiểm tra lại ( ba ông tìm mở quyển sách… la lên)
Mel: (nhảy lên vui mừng) Đây rồi, các ông ơi, tôi tìm thấy rồi! Sách ngôn sứ Mica ở đầu đoạn 5 có nói:(hai ông kia xúm lại cả ba cùng đọc) “Phần ngươi hỡi Belem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãng tụ chăn dắt Israel dân ta sẽ ra đời. Nhờ quyền lực Yavê, nhờ uy danh của Đức Chúa- Thiên Chúa của Ngài, ngai vàng Ngài sẽ bền vững thiên thu, dười cánh tay Ngài dẫn dắt dân chúng sẽ được an cư, vì, chính Ngài là sự bình an. Nước của Ngài sẽ nên lớn lao cho đến mút cùng trái đất.”
Bal (cầm ống kinh nhìn lại bầu trời) Đúng là ngôi sao lạ mọc lên từ miền nam Giuđêa, hình như hướng sáng đuôi chổi chỉ về thành đô Giêrusalem. Thôi chúng ta mau mau chuẩn bị lễ vật để kiến bái Ngài, quy phục đất nước ta về với Ngài.
(ba vua chuẩn bị, hối hả …vào)
Cảnh 5 : MỤC ĐỒNG
LD: Phía đông Belem là dải đồng cỏ xanh rộng, nơi chăn nuôi nhiều đàn chiên cừu lớn, các mục đồng thường thức canh giữ đàn đàn súc vật. Họ là những đám dân du mục, quê hương vô định, nay đây mai đó. Họ thích tung tăng giữa cảnh tĩnh mịch thiên nhiên và gởi mình vào giấc ngủ êm đềm dưới ánh trăng, mặc cho sương sa gió lộng
MĐ1: Ôi chà chà, một ngày thật là mệt, thôi thì chúng ta nghỉ một tí. Các bạn còn gì ăn không? Mình đói quá!
MĐ2: Đây tớ còn một ổ bánh mì
MĐ1: Cám ơm bạn! Mình ăn một nửa thôi (cầm bình nước tu uống). Hà… đêm đen dầy đặc. Cả trần gian đắm chìm trong bóng đêm, ngóng hừng đông, ngày mới của thiên đàng, nơi không còn vang tiiếng khóc lầm than. Ngày phước lộc bình an.
MĐ2: Nguyện trời cao xuống ơn lành khát vọng, cho trần gian sinh hạ Đấng Cứu thế.
MĐ3: (ngạc nhiên chỉ) Ô kìa, bên phía Bêlem có cái gì lạ quá!
MĐ4: Phải, vầng hào quan sáng toả, ôi huy hoàng hơn cả bình minh
MĐ1: Thật diệu huyền, uy linh lạ lùng chưa từng thấy. Nhưng bây giờ đã khuya rồi, ta đánh một giấc, rồi ngày mai sẽ xem sao.
(Tất cả) Đồng ý, duyệt!
(sứ thần hiện ra, MĐ sợ)
MĐ2 (Thức canh): Kìa một bóng người chói rọi đến tiến về phía chúng ta, anh em có để thấy không?
ST: Hỡi mục đồng, đừng sợ. Tôi đến đây báo cho các ông một tin mừng, ở Bêlem quê hương vua Davít đã sinh ra chính Đấng muôn dân trông đợi. Đó là Chúa Cứu thế. Đây là dấu để các ông nhận ra Ngài: Một Hài nhi bọc trong chiếc khăn, nằm trên máng cỏ.
MĐ3: Còn chần chờ gì nữa, chúng ta hãy đến Belem mà xem!
MĐ2: Còn bầy chiên thì sao?
MĐ1: Đừng sợ có Đức Chúa lo, chúng ta đi hết, gọi thêm các anh em khác nữa. (gọi) Các anh em mục đồng ơi! Dậy thôi, Dậy mà xem Đấng Cứu thế đã ra đời, ngay làng Belem. Chúng tôi mới được Sứ thần báo tin. Nhanh lên anh em mục đồng ơi !
(nhóm MĐ khác chạy ra, có người bê theo một con chiên béo)
(Các MĐ hát múa bài : Kìa trông huy hoàn vì sao...)
Cảnh 6: NƠI HANG ĐÁ
(trên sân khấu cách điệu hang đá, có Chúa Hài Đồng, Maria, Giuse quỳ bên)
(Ca đoàn hát bài Tình yêu mùa đông 2 (bài khác, tuỳ chọn). Lưu ý: kết hợp với lời nguyện hoạt cảnh. Trong khi hát PK1 ba vua đi vào. Hát hết Pk 1 Ba vua nói)
Gas: Lạy Đức Chúa, chúng con từ phương xa tới triều kiến, có chút quà hèn gồm vàng-mộc dược và nhũ hương chúng con xin dâng kính Ngài. Mong Ngài vui nhận tấm lòng thành của chúng con.
Bal: Chúng con nhận ra Ánh sao Chân lý và đến quy phục Ngài, xin cho các vua chúa, các vị lãnh đạo thế giới cũng biết tin phục Ngài, để chân lý và hoà bình lan toả khắp nơi, nhân loại chúng con được hưởng cảnh thái bình thư thái.
Mel: Tâu đức Chúa, loài người chúng con vẫn chìm trong đau khổ. Nạn khủng bố, dân tộc quá khích hoành hành khắp nơi, làm bất ổn toàn thế giới, chúng con luôn sống trong bất an. Quê hương của Chúa, đất nước Palestine miền Trung Đông vẫn đang trong thùng thuốc nổ. Hai anh em ruột, cùng một dòng tổ Abraham là Israel và Phalestin- Hồi giáo vẫn tương tàn máu đổ. Xin cho chúng con biết thương yêu nhau, vì chỉ có Tình yêu thương nhân loại mới thoát khỏi hận thù, mới tận hưởng được hạnh phúc.
(hát tiếp ĐK: “xin cho con luôn được…” -Mục đồng vào, quỳ chung quanh, hai MĐ bê con chiên tiến lễ)
MĐ1: Chúng con là nhưng mục đồng nghèo hèn, chúng con rất vui và hãnh diện vì Chúa đã chọn Hang Belem, nơi chúng con trú ngủ với bò lừa để Giáng thế. Chúa gởi thân vào nơi thấp hèn, chật hẹp và hôi tanh để dạy chúng con sống khiêm nhường. Chúa sinh ra lúc đêm khuya, rét lạnh đang khi nhân loại vùi trong giấc ngủ nặng nề để đánh thức những tâm hồn say đắm, sưởi ấm những linh hồn sầu khổ. Xin cho chúng con biết sống thức tỉnh và biết sưởi ấm nhau bằng trái tim nhân hậu.
MĐ2: Chúa Hài Đồng ơi, bố mẹ con vất vả lắm , bao nhiêu năm nay thiếu nhi chúng con không có nhà Giáo lý để học, Giáo xứ chúng con đang dự định xây cất nhưng còn thiếu kinh phí nhiều lắm, kể như giấc mơ còn xa khỏi tầm tay. Xin Chúa Hài đồng mở rộng nhiều tấm lòng hảo tâm, giúp chúng con sớm có được Nhà giáo lý, có nơi ổn định học hỏi đạo Chúa. Xin Chúa đừng quên ban cho cha mẹ chúng con được sức khoẻ, công ăn việc làm ổn định, nhất là biết noi gương gia đình Chúa biết sống đạo hạnh, yêu thương nhau.
(ca đoàn hát tiếp)
tất cả MĐ: Chúng con dâng tặng Chúa con chiên tơ béo tốt nhất!
(Múa kết thúc bài chú bé đáng trống)
Dẫn kết:
Ngôi lời đã Nhập thể, Ngài chính là ánh sáng thắp lên giũ cộng đồng nhân loại. Chúng ta cùng dân Thánh lễ này với tất cả tâm loàng thờ kính mên yêu, tri ân và cảm tạ.
Đức Kitô Ngôi Lời của Thiên Chúa đã giáng thế ở giữa chúng ta, mang theo phúc lộc tràn đầy cho những ai thành tâm thiện chí:
VINH DANH Thiên Chúa TRÊN TRỜI
BÌNG AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM!
Lưu Ý: Có thể chọn thay bài hát, lời nguyện cho phù hợp tuỳ nơi.
________________________________________
[1] (x. Tự ngôn- Cuộc đời Chúa Cứu Thế- Lâm Quang Trọng)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đoá Hồng Sớm Mai
Nguyễn Hùng
22:30 02/12/2014
Ảnh của Nguyễn Hùng
Sắc màu ửng lên những khao khát thầm kín,
Hương thơm lộ ra những bí mật ngọt ngào.
Colours flush out like heart-longings
The perfume betrays a sweet secret.
(Thơ R. Tagore - Pleiksor nth chuyển dịch )