Ngày 05-12-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuần bị đón Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
03:04 05/12/2017
Chúa Nhật II Mùa Vọng, năm B
Mc 1,1-8

Thiên Chúa đã chuẩn bị con đường cho con người đón tiếp Đức Kitô. Do đó, suốt chiều dài lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ để loan báo cho nhân loại, cho mọi người biết Đấng Cứu Thế sẽ đến trần gian để thực hiện kế hoạch yêu thương của Cha Ngài. Rồi đến thời kỳ đã định, Gioan Tẩy Giả một vị ngôn sứ vĩ đại gạch nối giữa Cựu Ước và Tân Ước xuất hiện, chuẩn bị cho Đấng cứu độ : " Có tiếng kêu trong sa mạc : Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng " (Mc 1, 3).

Gioan tiền hô đã ăn chay, cầu nguyện, đã trong sa mạc một thời gian dài để chuẩn bị cho sứ mạng lớn lao của mình là dọn đường cho Chúa đến. Tin Mừng thuật lại Ông ăn châu chấu và mật ong rừng, mình mặc áo lông da thú. Đời sống hoang dã trong sa mạc đã thanh luyện cuộc đời của Ông và rồi Thiên Chúa kêu mời Ông, vị ngôn sứ đã ra khỏi sa mạc, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Ông kêu mời mọi người sám hối, thay đổi đời sống, đổi mới tâm hồn, thay đổi cách nhìn và cách tư duy. Như thế, vị ngôn sứ Gioan tiền hô kêu gọi dân chúng, mời gọi mọi người dọn đường cho Chúa đến : đồi núi phải san cho phẳng, hố sâu phải lấp cho đầy, đường quanh co phải uốn lại cho ngay, nghĩa là con người, nhân loại và chúng ta phải lấp hết những hố sâu của tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen, ghen ghét, tỵ hờn; phải uốn lại ngay thẳng những ý nghĩ lệch lạc, không tốt, những suy nghĩ sai lầm, trệch đường; phải san cho bằng phẳng những tự kiêu, tự mãn, và sống khiêm nhượng, bác ái, thương yêu vv…

Thời Gioan Tẩy giả sống, hai hạng người bị xã hội ghét kết án là thu thuế và binh lính. Tuy nhiên, Gioan tiền hô không bảo họ phải thay đổi địa vị xã hội, việc đang làm, nhưng ông khuyên nhủ, thúc giục họ cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Con đường mà Gioan nói là con đường của tâm hồn con người. Đường dẫn vào cõi lòng phải là con đường ngay chính, đạo đức, thánh thiện. Thay đổi cõi lòng, làm cho cõi lòng trong trắng, tinh sạch, không ô uế là con người sẵn sàng chờ đón Chúa đến.

Vâng, dọn đường là canh tân đời sống, là tỉnh thức và cầu nguyện như người khôn xây nhà trên đá, như gia chủ tỉnh thức để không để kẻ trộm đào ngách, khoét vách, như các đầy tớ biết làm lợi cho chủ, như năm cô trinh nữ khôn ngoan, mang đèn mà lại đem theo cả dầu dự trữ vv…Dọn đường chủ yếu là làm đẹp cuộc sống, biết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa bằng cách sống đức ái trọn hảo, sống yêu thương, sống chia sẻ với tha nhân và giúp đỡ người nghèo, người đói, người khát, kẻ tù đày, người gặp khốn khó gian nan vì khi giúp đỡ những người ấy là làm cho chính Chúa. Dọn đường là làm mới cõi lòng, làm đẹp nội tâm, để con người trở nên thánh thiện: ” tay sạch lòng thanh “.

Giáo Hội trong Mùa Vọng bao giờ cũng cho chúng ta thấy mẫu gương của Gioan Tẩy giả để noi gương bắt chước bởi vì cả cuộc đời của người môn đệ Chúa là phải cố gắng, phấn đấu và vượt thắng nhờ ơn Chúa, và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Gioan Tẩy giả thực sự đã sống hoàn toàn cho Chúa, đã gắn bó mật thiết với Chúa, đã làm cho lòng mình đẹp, tinh tuyền đến nỗi Chúa hài lòng ngự trị. Gioan tiền hô đã hết mình vì Chúa và tha nhân. Ông đã can đảm mạnh mẽ chống lại tội lỗi, chống lại những con người làm điều xấu, đi ngược lại với Giáo lý của Chúa ngay cả vua Hêrôđê…Gioan Tẩy giả đã bị chém đầu vì chống lại bạo quyền, chống lại những kẻ làm ngược ý Chúa.

Mùa Vọng kêu mời mọi người, kêu mời chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng cải thiện đời sống, thay đổi cái nhìn, lối tư duy, suy nghĩ để sống ngay chính, đạo đức, thánh thiện để đón chờ Chúa đến.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Xin cho chúng con được biết sống khiêm nhượng luôn biết nói lời xin vâng làm theo ý Chúa. Xin cho chúng con biết đẩy xa tâm hồn những đam mê trần tục, những ham mê vật chất, thú vui không lành mạnh, biết dẹp bỏ những thói xấu để cải thiện đời sống, đổi mới nội tâm, làm sạch cõi lòng hầu xứng đáng cho Chúa ngự trị. Amen.

Gợi ý để chia sẻ

1.Gioan Tẩy giả là ai ?
2.Gioan Tẩy giả kêu gọi những gì ?
3.Đường ở đây có nghĩa là gì ?
4.Gioan Tẩy giả đã sống thế nào ?
5.Chúng ta phải làm gì để đón Chúa đến ?
 
Hãy Dọn Đường Cho Chúa Đến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:15 05/12/2017
Chúa Nhật II MÙA VỌNG - B

(Mc 1, 1-8)

Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng với chủ đề : Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ) làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Khơi dậy trong ta một lịch sử của sự tha thứ và khám phá ra lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita mách bảo chúng ta : "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng", nghĩa là : hãy hoán cải tâm hồn đón chờ Chúa đến.

Lời Chúa qua miệng tiên tri Isaia phán như một sự trấn an dân Chúa trước cảnh nô lệ và tội lỗi : "Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! …Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi" (Is 40, 2). Và hơn thế nữa, Chúa truyền cho Isaia : "Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ" (Is 40, 9-11).

Để được như vậy, dân Chúa phải thực hành không trì hoãn khi nghe thấy tiếng kêu trong hoang địa : "Hãy dọn đường Chúa ... Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi " (Is 40, 3).

Hố sâu và đồi núi gồ ghề sẽ gây cản trở người đi lại, khiến người ta khó đến với nhau. Lấp hố sâu và bạt núi đồi là dẹp bỏ lòng tự mãn kiêu căng của chính mình, là cản trở lớn nhất trên đường Chúa đến với chúng ta. Khi chúng ta thực hành nét đẹp của khiêm nhường và hạ mình xuống, chúng ta sẽ khám phá ra sự kiêu ngạo ẩn sâu trong lòng ta. " Hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng " ((Is 40, 3).

Gioan Tẩy Giả được Marcô (1, 2-8) trình bầy như vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, ví ông như " Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi " (Mc 1,2; Ml 3,1) từ trong hoang địa, cất lời rao giảng "phép rửa sám hối cầu ơn tha tội" (Mc 1, 4). Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút "cả miền Giuđêa và Giêrusalem" (Mc 1, 5). Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra sứ vụ đích thực của ông là để "dọn đường cho Chúa".

Gioan Tẩy Giả đi trước dọn dường cho Chúa Giêsu đến. Ông xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, và chúng ta đã có thể nghe được tiếng người hô lớn: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" (Mc 1,3).

Có một số người tin rằng Gioan chính là Đấng Mêssia. Gioan đã nói như các vị tiên tri xưa, kêu gọi con người bước ra khỏi vũng lầy của tội lỗi, trở về với Chúa hầu thoát cảnh trừng phạt và được Chúa thương xót. Đây là sứ điệp cho con người ở mọi nơi mọi thời, Gioan tuyên bố rất khẩn trương. Thế là cả dân miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan để nghe ông rao giảng (x.Mc 1, 5).

Tại sao ông Gioan lại thu hút người ta đến như thế? Chắc chắn ông đã lên án Hêrêđê và các nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái, hành động can đảm này đã thu hút người dân. Ông cũng không ngần ngài nói với dân chúng cách mạnh mẽ rằng : Ai có tội cần phải thống hối ăn năn. Và, xưng thú tội lỗi, ông làm phép rửa cho họ tại sông Giorđan. Đó là lý do tại sao Gioan Baotixita thu hút họ, họ hiểu sứ điệp sám hối đích thực mà ông rao truyền. Một nghĩa cử sám hôn ăn năn thật lòng cái có giá trị hơn một lời xưng thú nhận tội lỗi! Sự sám hối ăn năn dựa trên niềm tin rằng chỉ Thiên Chúa mới tha thứ và tẩy xóa tội khiên, tha bỏ những nợ nần, làm cho đời sống luân lý của ta nên công chính.

Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay. Kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình.

Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, sẳn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!

Ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón "Hoàng Tử Bình An" đến, giúp chúng ta suy gẫm Lời Chúa. Hãy tránh ngủ quên, và cương quyết dọn đường cho Chúa, là nguồn mạch bình an, niềm vui, tình yêu và hy vọng, là Ðấng không ngừng đến để an ủi dân Người. Chúng ta hãy đặt tay ta vào tay Mẹ Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, để Mẹ dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Thi ca suy niệm: Chúa nhật tuần 2 Mùa Vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:31 05/12/2017
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG. B
(Mk. 1, 1-8)
CHỨNG NHÂN


Gio-an Tẩy Giả loan tin,
Dọn đường sửa lối, cầu xin ơn lành.
Ăn năn sám hối chân thành,
Cầu ơn tha tội, thực hành ái nhân.
Gio-đan phép rửa nhân trần,
Tâm hồn thanh khiết, canh tân cuộc đời.
Đón ơn Cứu Độ cao vời,
Hạ thân Con Chúa, làm người cứu ta.
Tình thương Thiên Chúa hải hà,
Quyền năng Phép rửa, Ngôi Ba Thánh Thần.
Tẩy trong sạch tội gian trần,
Mở lòng đón Chúa, dự phần phúc vinh.
Niềm tin trao phó thật tình,
Ngôi Lời Con Chúa, hiến mình vì yêu.

Thánh Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa mời gọi mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Cứu Thế. Để thực hiện lời hứa năm xưa với tổ tiên Ađam và Evà, Thiên Chúa đã ban Đấng Cứu Độ. Thiên Chúa đã từng bước chuẩn bị lòng con người. Người đã hé mở chương trình cứu độ qua từng giai đoạn. Chúa chọn lựa một dân tộc riêng và rồi sai các tiên tri loan báo cách thế Con Chúa sẽ giáng trần.

Gioan là vị tiền hô đi trước chuẩn bị và kêu mời mọi người ăn năn sám hối tội lỗi. Gioan đã giới thiệu Đấng Cứu Thế cho toàn dân. Gioan Tẩy Giả đã loan báo rằng Con Thiên Chúa đã hạ thân làm người. Hãy mau chuẩn bị sám hối và sửa đường nẻo Chúa cho ngay thẳng.

Gioan giới thiệu rằng: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Và chính Chúa Cha trên trời đã xác nhận rằng: Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Ngài. Lịch sử cứu độ đã được Chúa Cha hứa, được các tiên tri loan báo và chính Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi lời đã loan báo về Ngài. Thế mà sau hơn hai ngàn năm, rất nhiều người vẫn chưa nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn tiếp tục kiên nhẫn đợi chờ.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa giáng thế làm người. Ngài đến để mang ơn Cứu Độ. Mỗi người chúng ta có bổn phận giới thiệu Chúa cho người xung quanh. Có nhiều người chưa biết Chúa, vì không có ai rao giảng về Ngài. Có nhiều người không muốn chấp nhận Chúa, vì người làm chứng không sống niềm tin thật qua đời sống. Nhiều người chối Chúa, vì chính chúng ta là Kitô Hữu, nhưng không sống xứng đáng với danh nghĩa Kitô hữu.

Để chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa viếng thăm, chúng ta hãy sửa lại đường lối Chúa cho ngay thằng. Dọn cho Chúa một máng cỏ êm ấm và sạch sẽ trong tâm hồn. Cùng sống chứng nhân giữa dòng đời để giới thiệu Chúa cho mọi người qua cách sống đạo mỗi ngày.

THỨ HAI, TUẦN 2 VỌNG
(Is 35, 1-10; Lc 5, 17-26).
THA TỘI


Tin mừng loan báo toàn dân,
Lắng tai nghe giảng, canh tân tâm hồn.
Truyền rao chân lý, tiếng đồn vang xa.
Nhiều người Biệt Phái chạm va,
Ghen tương bắt bẻ, sao tha tội tình.
Chữa người bất toại bẩm sinh,
Cả hồn lẫn xác, sạch tinh đổi đời.
Chúa rằng tha tội cho ngươi,
Tự mình vác chõng, vui cười tạ ơn.
Mấy thầy Luật Sĩ dỗi hờn,
Ông này phạm thượng, ai hơn Chúa Trời.
Chúa rằng quyền phép bởi trời,
Có quyền tha tội, tuyệt vời biết bao.
Ngợi khen Thiên Chúa trên cao,
Ban ơn giáng phúc, xiết bao lạ lùng.

THỨ BA, TUẦN 2 VỌNG
(Is 40, 1-11; Mt 18, 12-14).
THƯƠNG XÓT


Chăn chiên đồng vắng đêm thâu,
Một con lạc bước, tìm đâu đường về.
Chủ chiên chăm dẵm rành nghề,
Một trăm chiên chẵn, sao về mất con.
Bồn chồn lo lắng mỏi mòn,
Cả đàn bỏ lại, lon ton đi tìm.
Tình thương rạn nứt con tim,
Mặc cho gian khó, im lìm đớn đau.
Vui mừng chiên lạc phía sau,
Trên vai mang vác, hãy mau hợp đàn.
Con người tội lỗi gian nan,
Chúa thương tìm kiếm, khấng ban phúc lành.
Tựa nương bên Chúa nhân lành,
Dủ lòng thương xót, chân thành tri ân.

THỨ TƯ, TUẦN 2 VỌNG
(Is 40, 25-31; Mt 11, 28-30).
KHIÊM NHƯỢNG


Cuộc đời bao nỗi truân chuyên,
Đắng cay khó nhọc, lời khuyên theo Thầy.
Vai mang gánh nặng đong đầy,
Học cùng sư phụ, gánh nầy nhẹ êm.
Dịu hiền khiêm nhượng êm đềm,
Nhẹ nhàng gánh vác, phụ thêm ơn trời.
Giê-su lên tiếng gọi mời,
Ách Ngài êm ái, gánh đời nhẹ tênh.
Ơn thiêng phù trợ tấm thân,
Dù cho khốn khó, tinh thần khiêm nhu.
Chúa thương cứu giúp luyện tu,
Sống đời nhân đức, thiên thu rạng ngời.
Theo Thầy dấn bước vào đời,
Khiêm nhường nhịn nhục, cao vời đức ân.

THỨ NĂM, TUẦN 2 VỌNG
(Is 41, 13-20; Mt 11, 11-15).
TIỀN HÔ


Gio-an cao trọng tuyệt vời,
Tiền hô nhân chứng, gọi mời khấn van.
Chúa khen trọng nhất Gio-an,
Sinh ra quí tử, ơn ban bởi trời.
Làm con người nữ cao vời,
I-sa-ve mẹ, một đời tín trung.
Thành tâm khấn nguyện trung dung,
Vâng theo thánh ý, ra vùng hoang vu.
Luyện thân đắc đạo đường tu,
Xả thân dấn bước, chu du mọi miền.
Chứng nhân sự thật cõi thiên,
Tiền hô loan báo, ơn thiêng cứu đời.
Giê-su Cứu Thế rạng ngời,
Mở lòng đón nhận, Ngôi Lời hạ sinh.

THỨ SÁU, TUẦN 2 VỌNG
(Is 48, 17-19; Mt 11, 16-19).
CỐ CHẤP


Thần dân khắc khoải lo âu,
Gio-an Tẩy Giả, ở lâu trong rừng.
Không ăn không uống không mừng,
Nói rằng quỉ ám, xin đừng lắng nghe.
Đóng khung tâm thức cùng phe,
Chối từ lãnh nhận, chia vè ngăm đe.
Giê-su ăn uống hội hè,
Mê ăn mê uống, bạn bè tội nhân.
Cứng lòng chối bỏ biện phân,
Nguồn ơn phúc lộc, nhân trần do ai.
Tiên tri ngôn sứ được sai,
Ra đi nhân chứng, đóng vai người phàm.
Người đời khao khát tham lam,
Trăm người trăm ý, biết làm sao cân.
Mở lòng mở trí tinh thần,
Nghe lời mạc khải, thiện chân đổi đời.

THỨ BẢY, TUẦN 2 VỌNG
(Sir 48, 1-4.9-11; Mt 17, 10-13).
ĐAU KHỔ


Ê-li-a Sứ Ngôn xưa,
Sai đi loan báo, được đưa lên trời.
Lửa hồng xe ngựa cao vời,
Khi nào trở lại, tới thời gia ân.
Chấn hưng cải đổi lòng dân,
Dọn đường sửa lối, dấn thân vào đời.
Dù cho gian khó không rời,
Chu toàn thánh ý, gọi mời hy sinh.
Đoàn dân đối xử vô tình,
Tiên tri phải chết, cực hình vì yêu.
Chương trình cứu độ huyền siêu,
Giê-su Con Chúa, cũng liều tấm thân.
Hy sinh gánh tội gian trần,
Gio-an Tẩy Giả, góp phần loan tin.
Chứng nhân sự thật cầu xin,
Hoàn thành sứ mệnh, ngước nhìn trời cao.
 
Sửa đường nội tâm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:50 05/12/2017
Chúa Nhật II Vọng B

Chúa Nhật II Mùa Vọng, Giáo hội giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt Gioan Tiền hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa, rất gần gũi với con người. Lời Chúa Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Gioan nghe đã trở thành lời Chúa ông công bố. Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ. (x. Mt 14,3-12; Mc 6,17-19). Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế : ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống. Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng”. Gioan mời dân chúng sám hối. Không thể tiếp tục sống như xưa nữa. Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ. Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi. Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc. Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả. Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.

Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh. Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời. Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa. Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đày và mất quê hương trong một thời gian dài.

Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường. Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa. Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem. Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.

Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa. Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo Ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng. Đường ấy có nhiều ghồ ghề và lũng sâu do hận thù, ghen tị, hiểu lầm. Nó tạo là ngăn cách, làm cho hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau được, khiến cho hai người bạn cùng chung nơi làm không nhìn mặt nhau, thậm chí hai anh em ruột thịt, hai vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn xa xôi cách trở.

Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo, hãy san cho thẳng. Những gì gò cao cần phải bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.
Con đường Gioan mời gọi là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thần dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua; như căn nhà cho Chúa ngự tới; Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về. Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn. Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ. Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh. Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát… Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.
Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông. Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý. Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú. Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân. Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân. Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi. Chính vì thế, Giáo hội muốn chúng ta sống 4 tuần lễ Mùa Vọng này như sống trong sa mạc: bình tâm hơn, ăn uống đạm bạc hơn, cầu nguyện nhiều hơn để biết rõ ý Chúa. Gioan đã giúp người ta sám hối, thú tội và lãnh nhận phép rửa, sữa đường nội tâm. Khi Chúa Giêsu xuất hiện, Gioan giới thiệu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29).

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức. Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan. Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người. Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.


 
Top Stories
Birmanie / Myanmar: Le pape en Birmanie : de l’espoir pour les minorités ethniques oubliées de ce pays
Eglises d'Asie
10:28 05/12/2017
Certaines minorités ethniques de Birmanie sont en conflit armé meurtrier avec l’armée birmane depuis plusieurs années. Les mots du pape et la couverture médiatique de l’événement leur ont redonné espoir.

« Cette visite papale est une première historique pour le pays. Jamais je n’aurais cru voir le pape un jour dans ma vie, déclare une femme très émue, c’est une chance unique ... C’était tellement impensable pour moi. » La messe célébrée mercredi 29 novembre par le pape François au stade Kyaikkasan a rassemblé près de 40 % de la population catholique totale du pays. Venus des 16 diocèses du pays, mais surtout des villes et villages du Nord, qui compte la majorité des fidèles chrétiens, ils étaient plus de 150 000 fidèles rassemblés sur un vaste terrain de sport dans le centre-ville de Rangoun, sous un soleil de plomb malgré l’heure matinale.

Pour la plupart, ils ont fait plusieurs jours de voyage en bus, à pied ou en train pour venir jusqu’à Rangoun. « J’ai marché trois jours depuis mon village, puis j’ai pris le train jusqu’ici, encore deux jours. Nous sommes une délégation de 6 000 personnes » raconte fièrement un homme des environs de Myitkyina, la capitale de l’Etat kachin, à la frontière chinoise. Des délégations d’Asie du Sud-Est, en particulier du Vietnam, du Cambodge, de Thaïlande sont également venus à la rencontre du pape François. « Nous prions intensément afin que ce voyage puisse constituer un moment spécial et le début d’une époque de paix durable et de réconciliation pour la Birmanie » a notamment confié à l’agence Fides Mgr Olivier Schmitthaeusler, vicaire apostolique de Phnom Penh, au Cambodge.

Des fidèles venus des 16 diocèses du pays … et d’ailleurs

Dans la foule, beaucoup de foulards colorés noués sur la tête des hommes, des robes brodées de pièces d’argent pour les femmes : certains membres des 135 minorités ethniques du pays avaient revêtu leurs tenues traditionnelles pour honorer le souverain pontife. Le clergé birman était là au grand complet, vêtu d’étoles vertes brodées de la fleur de padouck, l’emblème du Myanmar.

La plupart des chrétiens de Birmanie appartiennent à des minorités ethniques : Kachins, Shans, Karens, ... Selon le dernier recensement dont les résultats ont été publiés en juillet 2016, la population chrétienne, minoritaire, est de plus en plus nombreuse, formant 6,2 % de la population de Birmanie. « Cette hausse s’explique surtout par les populations animistes qui ont rejoint la religion chrétienne » expliquait le cardinal Charles Bo à Eglises d’Asie. Ultra-minoritaires, les catholiques, dont le premier missionnaire est arrivé en 1510, représentent 1,2% de la population.

Sur place, les catholiques birmans ont fait preuve d’une vraie joie et d’une réelle dévotion. Une ferveur et une émotion qui contrastent avec la relative indifférence de leurs concitoyens dans les rues de Rangoun. Le souverain pontife, lui, s’est adressé à tous, portant une parole de paix et de pardon « pour tous ceux qui considèrent le Myanmar comme chez eux. » Et de déclarer : « Je sais que beaucoup d’entre vous au Myanmar, portent les blessures de la violence, qu’elles soient visibles ou invisibles, la tentation serait de répondre à cette violence avec une sagesse mondaine (...) qui nous conduirait à la vengeance, mais la vengeance n’est pas la voie de Jésus. »

« Le Saint Père a béni notre mère patrie, cela va nous apporter la paix »

Connu pour son franc-parler, le Saint-Père n’a pas prononcé le mot de « Rohingya », nom de cette minorité musulmane apatride de l’ouest de la Birmanie dont 600 000 membres ont fui vers le Bangladesh ces trois derniers mois. Il a ainsi suivi les recommandations de la conférence épiscopales et du premier cardinal de l’histoire du pays, le cardinal Charles Bo, qui redoutait que l’utilisation de ce terme provoque « de nouvelles violences contre les musulmans ou contre les chrétiens ». Pour autant, le pape a appelé au « respect de la dignité et des droits de tout membre de la société, [au] respect de tout groupe ethnique et de son identité » (1).

Les paroles d’espérance du Saint-Père sont allées droit au cœur de nombreuses minorités ethniques en proie à de violents conflits avec l’armée birmane. Les Kachins notamment, à nouveau en conflit ouvert avec le pouvoir central depuis 2011. Leur puissante armée rebelle, la Kachin Independance Army (KIA) tient tête à la Tatmadaw et conserve fermement ses positions sur une bonne portion du territoire, à la frontière chinoise. Cette guerre civile a déjà fait des milliers de morts et plus de 120 000 réfugiés. « Le Saint Père a béni notre mère patrie, cela va nous apporter la paix » espère un jeune catéchiste Kachin.

Des membres des ethnies Karens, l’une des principales ethnies minoritaires du pays, en conflit avec les autorités militaires birmanes au lendemain de l’indépendance jusqu’à un cessez-le-feu en 2012, Shans et Was, placés depuis des années dans des camps de déplacés et de réfugiés, sont aussi venus à la rencontre du souverain pontife, pour vivre une expérience d’Eglise et voir que la paix était possible. Une espérance sans naïveté, car les difficultés demeurent, les solutions politiques tardent à venir. « Les soldats nous voient comme des espions à la botte des groupes rebelles, explique Ming Aung Zaw, un résident catholique de Myitkyina. Les prêtres et les religieuses sont systématiquement arrêtés aux checkpoints, leur liberté de circuler est très restreinte. »

Le pape François a tenu à rencontrer l’ensemble des artisans susceptibles de jouer un rôle dans la réconciliation du pays

Si le processus de paix semble au point mort, la visite papale est un espoir pour ces minorités. D'autant que l’énorme couverture médiatique de l’événement offre aux catholique une plateforme de visibilité inédite dans un pays bouddhiste à près de 90%. « Le problème, c’est que nous les chrétiens, nous sommes mal vus, on dit que nous ne sommes pas de bons patriotes, confie Ma Schwe, une femme kachin, mais avec tous les médias qui sont là, j’ai l’espoir que le reste de la société va changer d’opinion à notre sujet et nous accepter comme des citoyens du même pays, à part entière. »

L’approche très diplomatique adoptée par le pape François pourrait influencer favorablement le processus de paix avec les ethnies minoritaires. Surprise de taille, il a réservé la primeur de sa visite au commandant en chef des forces armées, Min Aung Hlaing, pourtant considéré par la communauté internationale comme le boucher des Rohingyas. La rencontre a été décidée au dernier moment, sur les fortes recommandations du cardinal Charles Bo. « Les généraux birmans ne veulent qu’une chose : être reconnu par l’Occident comme des interlocuteurs légitimes » estime Yan Myo Thein, analyste politique birman. L’armée détient toujours 25% de sièges au Parlement ; la Constitution stipule clairement qu’elle n’a pas de compte à rendre au gouvernement civil. Ces éléments sont souvent oubliés par la communauté internationale qui vilipende Aung San Suu Kyi pour n’avoir pas su empêcher le massacre des Rohingyas. Par sa présence et plus encore par ses mots, le pape François est venu apporter son soutien à celle qui avait promis de faire de la résolution des conflits ethniques sa première priorité à un moment où elle est au cœur des critiques internationales. Le jour de l’arrivée du pape François en Birmanie, le gouvernement a d’ailleurs annoncé la troisième session de la Conférence de Panglong, qui aura lieu la dernière semaine de janvier 2018. (eda/ci)

(1) Vendredi 1er décembre, le pape François a rencontré des réfugiés rohingyas à Dacca et leur a demandé pardon pour « l’indifférence » du monde à leur égard. « La présence de Dieu aujourd’hui s’appelle aussi Rohingya » a-t-il notamment déclaré.

(Source: Eglises d'Asie, le 4 décembre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Chủng Viện Vinh Thanh: Mừng lễ quan thầy và ngày hội ngộ - tri ân
BTT Đại Chủng Viện Vinh Thanh
12:00 05/12/2017
Khi tiết trời lập đông với những cơn gió đầu mùa phảng phất hơi lạnh dìu người ta vào Mùa Vọng, Gia đình Đại Chủng viện Vinh Thanh lại hân hoan đón mừng Lễ thánh Phanxicô Xaviê. Khác với mọi năm, lễ mừng thánh bổn mạng năm nay được tổ chức trong hai ngày với nhiều hoạt động ý nghĩa. Đây là thời khắc hội ngộ truyền thống của các thế hệ chủng sinh, linh mục từng tu học và trưởng thành dưới mái trường Vinh Thanh. Sự kiện này cũng là dịp đặc biệt để gia đình Đại Chủng viện bày tỏ tâm tình thảo hiếu, lòng biết ơn tới các bậc tiền nhân, quý cha giáo, thầy giáo đã quảng đại hi sinh trong sứ vụ giảng dạy qua các thời kỳ.

Xem Hình

Chiều thứ Hai ngày 4.12.2017, đông đảo các linh mục hiện đang phục vụ trong hai giáo phận Vinh và Thanh Hoá đã hân hoan về với Chủng viện, nơi các vị đã từng có những tháng ngày vui sống bên nhau và là nơi chất chưa bao kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười thật tươi, niềm hạnh phúc gặp lại bạn đồng niên, bạn đồng môn, tất cả tạo nên một bầu khí thật ấm áp, vui tươi và tràn đầy tình huynh đệ. Công việc mục vụ bộn bề cùng ngăn trở địa lý khiến các vị hiếm có khi nào có cơ hội gặp mặt đông đủ như hôm nay. Bởi đó, ngày hội ngộ hôm nay mang thật nhiều ý nghĩa.

Sau vài phút nghỉ ngơi, các cha gặp mặt theo từng khoá, tiếp đó là bữa ăn Agape với những gian hàng ẩm thực do quý thầy bày biện với sự giúp đỡ từ các giáo xứ.

Khi chiều dần lãng buông, tất cả tập trung trước tượng đài Đức Mẹ hát mừng Mẹ và cử hành nghi thức niệm hương tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công vun đắp cho Đại Chủng viện cùng nghi thức thắp lửa truyền thống. Đó là ngọn lửa đức tin được thánh Phanxicô khơi lên trên mảnh đất Đông Á, được các bậc tiền nhân và lớp lớp thế hệ cha anh tiếp nối. Giờ đây, ngọn lửa ấy cũng đang nung nấu và cháy sáng trong tâm hồn các thế hệ đàn em, con cháu.

Ngay sau giờ niệm hương là tiệc trà, nơi mọi người cùng được lắng nghe những câu chuyện truyền giáo đến từ quý cha từ hai giáo phận. Đó là những câu chuyện thực tế cùng những cảm nhận và ưu tư của các linh mục đang ngày đêm dấn thân cho công tác loan báo Tin Mừng tại các miền quê hẻo lánh, các vùng rừng núi xa xôi; đó là những kinh nghiệm mục vụ cho những người nghèo khổ, người tàn tật và người neo đơn. Xen kẻ giữa các câu chuyện là những tiết mục văn nghệ đơn sơ đậm chất cây nhà lá vườn do quý cha và quý thầy chủng sinh thể hiện. Những câu chuyện ấy thật vui nhưng cũng thật đáng suy ngẫm. Đây thực sự là dịp để quý thầy cùng mọi người tự vấn bản thân xem mình đã noi gương thánh quan thầy đến mức nào, đã Tin Mừng hoá ý nghĩ và việc làm của mình ra sao, đã nhiệt thành loan báo Tin Mừng của Chúa như xưa thánh Phanxicô đã làm, nghĩa là đã xứng danh là môn đệ của Đức Giêsu chưa.

Thật vậy, thánh Phanxicô Xaviê đã diễn tả cách sống động hình ảnh người môn đệ của Chúa nơi từng dấu chân không mệt mỏi cho truyền giáo. Thánh nhân đã trở nên dấu chứng cụ thể về ước muốn được dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu thập giá, đã cam chịu cách vui vẻ trước những khác biệt, hiểm nguy nơi vùng đất lạ Á Châu, không sợ bị đe dọa đến tính mạng để cứu được nhiều linh hồn. Tinh thần phục vụ Tin Mừng của Thánh bổn mạng như một sứ điệp nền tảng cho cho các ứng sinh linh mục Vinh Thanh hôm nay trên bước đường dấn thân theo Chúa và phục vụ tha nhân, dám cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Ðức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời (x. 2Tm 2,10).

Sáng ngày hôm sau, vào lúc 6h15, tại nguyện đường của Đại Chủng viện, Thánh Lễ mừng kính vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo đã diễn ra trọng thể trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng với sự hiện diện đầy đủ của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh, quý cha, quý chủng sinh, quý souers cùng quý ân nhân, thân nhân và bà con giáo dân.

Trong tâm tình tạ ơn Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, Đức cha chủ tế đã mời gọi mọi người hướng về thánh Phanxicô – Vị tông đồ Á Đông để noi gương bắt chước ngài mà trở thành những con người của truyền giáo. Trong phần quãng diễn lời Chúa, ngài triển khai tiếp sứ vụ truyền giáo vốn là bản chất của Giáo Hội bằng việc điểm lại những nét chính yếu trong hành trình truyền giáo của thánh Phanxicô tại miền Đông Á. Sau đó, ngài mời gọi hết thảy mọi người cùng thao thức với Giáo Hội trong sứ mạng cao cả – đem Tin Mừng đến cho muôn dân.

Ngày lễ năm nay thực sự đã khơi dậy trong các ứng sinh đang theo học tại Đại Chủng viện nhiều tâm tình sốt mến. Là những môn đệ của Chúa Kitô và đang bước theo Người, các ứng sinh linh mục được mời gọi ý thức về sự thúc bách của Chúa mà ra đi loan báo Tin Mừng như thánh Phanxicô Xaviê đã làm. Đây cũng là mốc son đáng nhớ, làm sống lại những kí ức tốt đẹp, hun đúc tinh thần gia đình Chủng viện, thôi thúc những khát vọng dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng.

Ban Truyền Thông

Đại Chủng viện Vinh Thanh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lấy An Ninh Mạng Để Khóa Mồm Dân
Phạm Trần
10:01 05/12/2017
Quyền được thông tin và tiếp cận thông tin của dân nóng lên vào dịp cuối năm 2017 khi Quốc hội thảo luận keo đầu “tại tổ” về Dự luật “an ninh mạng” của Bộ Công An đệ trình.

Nhưng “tại tổ” là gì ? Đó là những cuộc họp thu gọn, phần lớn quy tụ những người có hiểu biết chuyên môn trong số các Đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên ý kiến nêu lên tại các cuộc họp thu gọn này, chưa hẳn sẽ được chấp thuận tại phiên họp khoáng đại dự trù vào giữa năm 2018. Nhưng Dự luật dài 6 Chương, 64 Điều đã gây tranh cãi vì có nội dung cướp đi quyền của dân được tự do giao lưu trên mạng điện tử gồm Internet, Facebook, Google và các diễn đàn xã hội.

Quan trọng và cường điệu hơn là Dự luật còn buộc các hãng nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng như Facebook và Goggle phải “đặt máy chủ điều hành” ở Việt Nam để cho nhà nước Việt Nam kiểm soát.

Một số Đại biểu đã nói ràng buộc như thế là “không khả thi” và chắc chắn các hãng cung cấp dịch vụ sẽ “không chấp nhận”. Hơn nữa đòi hỏi này còn trái với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, World Trade Oganization) và “Thương mại tự do Việt Nam-EU (European Union).

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì : “Trong cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự.” (Thời bào Kinh tế Việt Nam, 13/11/2017).
Như vậy, theo VCCI, quy định đòi các công ty cung cấp dịch vụ trên mạng nước ngoài phải đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam.

Ngoài ra, Dự luật này cũng quy định:”Lực lượng bảo vệ an ninh mạng” được giao cho:”Lực lượng An ninh mạng thuộc Bộ Công an; lực lượng Tác chiến Không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng; lực lượng An toàn thông tin mạng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; lực lượng Cơ yếu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được huy động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng khi có yêu cầu.”

Một khía cạnh quan trọng khác là những người viết luật “An ninh mạng” của Bộ Công an đã không phân biệt được sự khác biệt giữa “bảo vệ an ninh mạng” với “bảo vệ an ninh quốc gia”. Họ đã lồng ghép chồng chéo hai quan niệm vào nhau chỉ cốt để có quyền tuyệt đồi để “khoá mồm dân” mỗi khi họ không đồng ý với quyền được bảy tỏ và lên tiếng của dân.

Không những thế, nhiều điều trong Dự thảo lại “ngồi lên đầu” hay “thọc gậy bánh xe” vào các Điều đã có trong Luật “an toàn thông tin mạng” số:86/2015/QH13, ban hành ngày 19/11/2015.

Theo Quy định của “an toàn thông tin mạng” thì:”Luật này quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.”

Vậy ai phải thi hành, Điều 2. Đối tượng áp dụng viết:”Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.”

TẠI SAO PHẢI THÊM LUẬT ?

Sự thể Bộ Công an lại phải nhọc công dựng thêm hàng rào mới chỉ cốt bảo vệ đảng bằng mọi giá qua chiêu bài “bảo vệ an ninh” đã gây tranh luận và thắc mắc từ dân gian cho đến Quốc hội.

Theo báo Lao Động ngày 12/11/2017 thì:”Đại diện Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) - bà Trần Thị Kim Phượng - cho rằng: "Thực tế, trong Luật An ninh mạng có một số khái niệm và một số quy định chưa rõ ràng giữa hai khái niệm an ninh mạng và an toàn an ninh mạng.

Ví dụ như, trong đó có nội dung quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có những phần cần có sự tách bạch rõ ràng hơn đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia đã quy định trong luật an toàn thông tin mạng.”

Thứ hai là, một số nội dung liên quan tới quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng, cung cấp sản phẩm an toàn thông tin mạng đã được quy định trong luật an toàn thông tin mạng hiện cũng được điều chỉnh trong luật an ninh mạng. Tức là sẽ có những doanh nghiệp chịu tác động của cả hai luật.”
(Lao Động, 12/11/2017)

Tuy nhiên tại phiên họp ngày 1/09/2017 của Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, đã bảo vệ sự cần thiết phải có thêm Luật An ninh mạng.

Ông nói:”Luật An toàn thông tin mạng mới được ban hành, nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ các vấn đề đặt ra về bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Thời gian qua, áp lực với công tác của lực lượng công an là rất lớn, không chỉ có tấn công mạng, xuyên tạc, nói xấu, vu khống... trên không gian mạng, mà còn liên quan đến hoạt động của tội phạm hình sự như giết người, đe dọa giết người, lừa đảo trên hệ thống trực tuyến. Do đó, việc ban hành luật An ninh mạng là rất cấp thiết”.

Nghe qua thì có vẻ có lý, nhưng đọc thêm mới thấy âm mưu đứng phía sau những lý do “nghe được” ấy.

Ông Lê Qúy Vương nói:” Cơ quan trình đã đưa ra nhiều điểm để chứng minh cho sự cần thiết của việc ban hành luật. Đó là nhằm phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên mạng của các thế lực phản động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng, phòng, chống chiến tranh mạng.”

MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Trước khi bàn thêm, hãy đọc cho biết Bộ Công an muốn cái gì khi viết ra Dự luật quái gở này ?

Điều 1. Viết :”Luật này quy định về nguyên tắc, biện pháp, nội dung công tác an ninh mạng, hoạt động bảo đảm triển khai công tác an ninh mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Điều 2. Đối tượng áp dụng:”Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Họ lý luận them rằng:” An ninh mạng quốc gia là một bộ phận không thể tách rời của an ninh quốc gia; bao gồm sự bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo đảm mọi thông tin và hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trật tự, an toàn xã hội.”

Tất nhiên bất kỳ nước nào cũng có quyền bảo vệ an ninh và có bổn phận bảo vệ “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trật tự, an toàn xã hội.”

Nhưng từ nhiều năm qua, nhà nước CSVN đã nhân danh độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia để ngăn chặn, đàn áp và cướp đi quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân.

Lý do vì các quyền cơ bản được ghi trong Điều 25 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã đeo hai mặt nạ. Mặt trước thì “có quyền”, nhưng mặt sau thì bị cướp mất bởi cái đuôi ” Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nguyên văn Điều 25 viết:” Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Do đó, hầu hết các Luật được viết ra để thi hành Hiến pháp chỉ để xóa đi những gì được công nhận trong Hiến pháp. Luật “Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 “, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 là một tỷ dụ.

Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong ”Nhận định” , phổ biến ngày 01/06/2017 đã chỉ trích :”Bộ luật mới “có những bước thụt lùi”, “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho” và ẩn chứa cách nhìn các tôn giáo “như những lực lượng đối kháng”.

Bởi vì Điều 24 Hiến pháp đã viết:”

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Tuyệt nhiên không có chỗ nào trong Điều 24 buộc công dân phải thi hành quyên tự do tín ngường,tôn giáo “theo quy định của pháp luật”. Do đó, việc nhà nước và Quốc hội bịa ra Luật để gây khó khăn cho việc hành đạo và giữ đạo là trái Hiến pháp.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy Luật “an toàn thông tin mạng” mới ra đời năm 2015, nay lại vẽ thêm ra luật “An ninh mạng” cũng chỉ nhắm vào mục đích duy nhất là “bịt miệng dân” và củng cố độc tài tòan trị.

Cũng nên biết, Việt Nam còn có Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999.

Nhà nước CSVN đã lạm dụng tính mơ hồ và áp đặt tùy tiện của 2 Điều 79 và 88 của luật này để đàn áp và bỏ tù nhiều Nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền và thực thi quyền tự do ngôn luận của mình qua Internet, Google, Facebook và các mạng xã hội.

Nguyên văn Điều 79 như sau:
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

Trong khi Điều 88 quy định về “ Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì :
1.Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”

Như vậy rõ ràng là nhà nước CSVN đã tìm mọi cách để đàn áp dân và vi phạm nghiêm trọng quyền con người của mỗi công dân Việt Nam bằng cách vẽ ra đủ thứ Luật để “trừng phạt dân”.

Có vô số điều và chữ nghĩa khác nhìn vào sẽ ngứa con mắt và đọc lên nghe rát lỗ tai đã được Bộ Công an viết trong Dự thảo Luật An ninh mạng, nhưng hãy bình tĩnh để xem Bộ này muốn bảo vệ và cấm cái gì ?

Nói về bảo vệ, Điều 6 quy định các “Biện pháp bảo vệ an ninh mạng” cho phép nhà nước tự động can thiệp để :”Ngăn chặn, ngừng cung cấp thông tin mạng trong một khu vực, thời gian nhất định khi có dấu hiệu gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh;
Ngăn chặn việc truyền tải thông tin; truy cập, xóa, thay đổi thông tin trái pháp luật trên không gian mạng.”

Sau đó, còn được tự ý :”Thu thập dữ liệu điện tử liên quan tới hoạt động vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân; Phong tỏa, gây trở ngại cho hoạt động của hệ thống thông tin; ngăn chặn khả năng sử dụng không gian mạng thực hiện hành vi xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; định vị vị trí trên không gian mạng của đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.”

Cuối cùng là :”Đình chỉ hoạt động khi có căn cứ xác định hoạt động trên không gian mạng có dấu hiệu gây nguy hại cho an ninh quốc gia; tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động, thu hồi tên miền đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật.”

Về các hành vi bị nghiêm cấm, Điều 7 viết:
1. Sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2. Đăng tải chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.
3. Xâm nhập, chiếm đoạt trái phép thông tin, tài liệu.
4. Tấn công mạng.
5. Khủng bố mạng.

Điều 8 quy định việc “xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng” với các đối tượng gồm:
“Tổ chức, cá nhân nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nhưng có ai biết “lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” gồm những hành động như thế nào, có bao nhiêu lĩnh vực bị chi phối và có ranh giới nào cho “an ninh quốc gia” không ?

Thế còn điều gọi là “trật tự an toàn xã hội” có mơ hồ không ? Một vụ đánh lộn giữa đường gây mất trật tự và làm tắc nghẽo giao thông khác với một cuộc biểu tình của dân oan đi khiếu kiện tìm công lý như thế nào ?

Thắc mắc vu vơ này, rất may đã được “bạch hoá” bằng những dụng ý xấu trong Chương II nói về điều được gọi là “Bảo vệ an ninh mạng- Phòng ngừa, đấu tranh với họat động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia”.

Điều 9 quy định việc “Xử lý thông tin kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng” bao gồm :
1. Kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng là hành vi sử dụng không gian mạng đăng tải, truyền đưa, vận động, kêu gọi người dân tham gia tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự.
2. Các biện pháp xử lý thông tin kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng:
a) Yêu cầu chủ thể đăng tải thông tin gỡ bỏ bài viết;
b) Ngăn chặn, xóa bỏ thông tin;
c) Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc rút giấp phép hoạt động của trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử đăng tải thông tin;
d) Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý thông tin kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng.”

Tất cả những quy định trên chỉ có mục đích duy nhất là “không cho thông tin và kêu gọi tập hợp để bầy tỏ nguyện vọng và quyền được nói” của công dân

Trong Điều 10, khi quy định việc “Xử lý thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng” Luật này cho phép:
1. Nhà nước xây dựng không gian mạng lành mạnh; thực thi chính sách quản lý, ngăn chặn đăng tải, hiển thị, gỡ bỏ và xử lý trách nhiệm của người đăng tải thông tin chống Nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, làm nhục, vu khống, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng:
a) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
b) Xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
c) Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
d) Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước;
đ) Truyền bá tư tưởng phản động;
e) Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc;
g) Bịa đặt hoặc lan truyền, tán phát những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân;
h) Hướng dẫn, xúi giục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;
i) Thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.
3. Xử lý thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng:
a) Yêu cầu chủ thể đăng tải thông tin gỡ bỏ bài viết;
b) Ngăn chặn, xóa bỏ thông tin;
c) Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc rút giấp phép hoạt động của trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử đăng tải thông tin;
d) Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng không được soạn thảo, đăng tải, lưu trữ, tán phát thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.
5. Cơ quan chủ quản hệ thống thông tin, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hiển thị và xóa bỏ thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.
6. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn việc lan truyền thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.”

XỬ LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM

Về các biện pháp xử lý, Điều 22 quy định:” Xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cho phép:

1. Nhà nước áp dụng các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng:
a) Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn là thông tin tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân.
b) Thông tin trên không gian mạng có nội dung phá rối an ninh là thông tin tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, lôi kéo tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây mất ổn định về an ninh trật tự.
c) Thông tin trên không gian mạng có nội dung gây rối trật tự công cộng là thông tin xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc xâm phạm đến sở hữu mà địa điểm diễn ra, dự kiến diễn ra là nơi công cộng.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống:
a) Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục là thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác;
b) Thông tin trên không gian mạng có nội dung vu khống là thông tin sai sự thật được soạn thảo, phát tán, đăng tải trên không gian mạng nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a) Thông tin có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Thông tin có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Thông tin gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
d) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
5. Hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”
Vậy đối với những Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet có trách nhiệm gì với khách hàng và nhà nước ?

Hãy đọc một khúc của Điều 47:

1. Trong triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng

đ) Không cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, hỗ trợ kỹ thuật, quảng cáo, hỗ trợ thanh toán cho các tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông tin sai sự thật, vu khống trên không gian mạng.”

Tới Điều 51 nói về “Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông”, thì Bộ này có nhiệm vụ:

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, cơ quan chủ quản trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử loại bỏ thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
c) Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nước ngoài chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam, đăng ký kinh doanh và đặt máy chủ chứa dữ liệu người dùng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, tất cả những ngăn cấm và biện pháp trừng phạt của Dự Luật An Ninh Mạng chẳng qua chỉ nhằm trao cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin và Truyền thông quyền được tự do xâm phạm an ninh cá nhân, cướp đi quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và quyền đòi công lý bị nhà nước chà đạp của công dân.

Do đó, nếu Dự luật “An ninh mạng” được Quốc hội chấp thuận trong năm 2018 thì Việt Nam sẽ là quốc gia muốn quay ngược thời gian để trở về thời “ăn lông ở lỗ”, và là kẻ thù của nhân loại tiến bộ. Nước Việt Nam Cộng sản, tuy mang danh độc lập, nhưng sau 31 năm “đổi mới” (1986-2017)vẫn là một trong số quốc gia còn lạc hậu và người dân vẫn nghèo nàn và chậm tiến nhất thế giới.
Nếu chẳng may họ phải đeo thêm cái tròng “An ninh mạng” vào cổ và miệng bị khóa ở Thế kỷ tin học và hội nhập tòan cầu thì hình ảnh này có đeo mặt mo vào mặt Lãnh đạo không ?


Phạm Trần
(12/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Được phép trưng hài cốt các thánh trong viện bảo tàng không? Nên hát các bài nào khi Xức dầu nhiều bệnh nhân?
Nguyễn Trọng Đa
09:19 05/12/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Được phép trưng hài cốt các thánh trong viện bảo tàng không? - T. C., thành phố Quezon, Philippines.


Đáp: Trước hết chúng ta cần phải xem lại toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến sự tôn kính hài cốt các thánh.

Công Đồng chung Trentô, khi trả lời cho lời phê bình của đạo Tin Lành về việc tôn kính hài cốt các thánh, đã đưa ra câu trả lời mạnh mẽ trong sắc lệnh năm 1563 về việc Khẩn cầu, Tôn kính, và Hài cốt các thánh và các Ảnh tượng thánh:

"Thánh Công đồng kêu gọi tất cả các giám mục và các vị giữ chức vụ và phụ trách việc giảng dạy rằng, do đồng ý với cách sử dụng của Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền, được tiếp nhận từ thời nguyên thủy của Kitô giáo, và đồng ý với sự đồng thuận của các Nghị Phụ, và các sắc lệnh của các Công đồng, các ngài cần đặc biệt hướng dẫn một cách siêng năng các tín hữu về việc cầu bầu và cầu xin với các thánh; vinh dự (phải có) cho hài cốt; và việc sử dụng hợp pháp các ảnh tượng: cần dạy các tín hữu rằng các thánh, những người hiển trị cùng với Chúa Kitô, dâng lời cầu nguyện riêng của mình lên Thiên Chúa cho loài người; rằng thật là tốt và hữu ích để khẩn cầu các thánh, và xin các ngài cầu bầu cho mình, giúp đỡ mình để hưởng các ơn ích từ Thiên Chúa, qua Con của Ngài, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta; tuy nhiên, rằng những ai nghĩ cách bất kính, những ai chối bỏ rằng các thánh, các đấng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời, phải được khẩn cầu; hoặc những ai khẳng định rằng các thánh không cầu nguyện cho con người; hoặc, rằng sự khẩn cầu các thánh cầu nguyện cách đặc biệt cho mỗi người chúng ta là sự thờ ngẫu tượng; hoặc, rằng điều này là ghê tởm cho lời Chúa; và chống lại sự tôn vinh một đấng trung gian duy nhất của Thiên Chúa và con người, là Chúa Giêsu Kitô; hoặc, rằng thật là dại dột để khẩn cầu, bằng lời nói hay âm thầm, các đấng đang hiển trị trên thiên đàng.

"Ngoài ra, rằng hài cốt của các thánh tử đạo, và của các vị khác hiện đang sống với Chúa Kitô - mà thân thể của họ là thành phần sống động của Chúa Kitô, và đền thờ của Đức Thánh Thần, và nhờ Ngài đã được sống lại để sống đời đời, và được vinh hiển - phải được các tín hữu tôn kính; qua các thân thể này nhiều ơn lành được Thiên Chúa ban cho con người; do đó những ai khẳng định rằng sự tôn kính và vinh quang không đáng dành cho hài cốt các thánh; hoặc, rằng các hài cốt này, và các đền đài thánh khác, được các tín hữu tôn kính cách vô ích; và rằng các nơi dành cho việc tưởng nhớ các thánh được viếng thăm cách vô ích nhằm có được sự trợ giúp của các đấng; tất cả các người này là hoàn toàn bị lên án, như Hội Thánh đã lên án từ lâu, và bây giờ đang lên án họ nữa [Denzinger 1821-1822]".

Giáo huấn này, cũng như các luật khác, đã được ghi lại trong Bộ giáo luật:

"Ðiều 1186: Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Ðức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Ðức Kitô đặt làm Mẹ của cả loài người; cũng vậy, Giáo Hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các Ngài.

"Ðiều 1187: Chỉ được phép tôn kính công khai những Tôi Tớ của Thiên Chúa đã được giáo quyền liệt kê vào sổ bộ chân phước hay hiển thánh.

“Ðiều 1188: Tập tục trưng bày ảnh tượng thánh để tôn kính trong các nhà thờ cần được duy trì; tuy nhiên, phải giữ chừng mực về số lượng và thứ tự cân xứng, ngõ hầu không gây ngỡ ngàng cho dân Kitô Giáo, hoặc mở lối cho những lối sùng kính lệch lạc.

“Ðiều 1189: Khi cần phải tu bổ những ảnh tượng quý giá, nghĩa là có giá trị cổ kính nghệ thuật hay văn hóa và được trưng bày để giáo dân tôn kính trong các nhà thờ hay nhà nguyện, thì chỉ được tiến hành việc tu sửa khi có phép bằng giấy tờ của Bản Quyền. Trước khi ban phép, Bản Quyền phải hội ý với những người chuyên môn.

“Ðiều 1190: §1. Tuyệt đối cấm không được bán các hài cốt thánh.

"§2. Nếu không có phép Tòa Thánh, thì sẽ vô hiệu việc chuyển nhượng bằng bất cứ cách nào hoặc di chuyển vĩnh viễn những di tích nổi tiếng và những vật thánh khác, mà dân chúng sùng kính đặc biệt.

"§3. Ðiều quy định ở triệt (§) 2 cũng có giá trị đối với các ảnh tượng được dân chúng sùng kính đặc biệt trong một nhà thờ nào đó” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Cả giáo huấn và luật trên đây đều được tóm tắt trong Hướng dân năm 2002 về Lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ:

"Hài cốt các Thánh

"236. Công đồng chung Vatican II nhắc lại rằng "các Thánh đã được tôn kính theo truyền thống trong Hội Thánh, và hài cốt thật sự vả ảnh tượng của các ngài được lưu giữ trong sự tôn kính". Thuật ngữ "hài cốt các Thánh" chủ yếu biểu thị thân thể - hay các phần quan trọng của thân thể - của các thánh, các ngài như là thành viên đặc biệt của Nhiệm Thể của Chúa Kitô và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần (xem 1 Cr 3,16; 6, 19; 2 Cr 6, 16) do sự thánh thiện anh hùng của các ngài, giờ đây đang ở trên Thiên Đàng, nhưng từng đã sống một thời trên trái đất này. Các đồ vật thuộc về các thánh, như vật dụng cá nhân, quần áo, và bản thảo, cũng được coi là các thánh tích, cũng như các đồ vật đã chạm vào thân xác các ngài hay ngôi mộ các ngài, như dầu, vải, và tranh ảnh.

"237. Sách lễ Rôma (Missale Romanum) tái khẳng định tính hợp pháp của ‘việc đặt thánh tích của các Thánh dưới bàn thờ, vốn được cung hiến, ngay cả khi không phải là thánh tích của các thánh tử đạo’. Thói quen này cho thấy ý nghĩa rằng sự hy sinh của các thành viên này có nguồn gốc của nó trong Hy tế của bàn thờ, đồng thời tượng trưng sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô của toàn thể Hội Thánh, vốn được kêu gọi làm chứng, thậm chí cho đến cái chết, lòng trung thành với Chúa và Hiền thê của Chúa.

"Nhiều tục lệ bình dân đã được liên kết với biểu hiện phượng tự này một cách rõ rệt. Các tín hữu tôn kính sâu sắc thánh tích của các Thánh. Một hướng dẫn mục vụ thích hợp của các tín hữu về việc sử dụng các thánh tích sẽ không bỏ qua các điều sau:

"- đảm bảo tính xác thực của các thánh tích được trưng bày cho sự tôn kính của tín hữu; nơi đâu có các thánh tích nghi ngờ đã được trưng bày cho sự tôn kính của tín hữu, người ta nên kín đáo cất thánh tích ấy đi với thận trọng mục vụ cần có;

"- ngăn chặn sự phân nhỏ không hợp lý các thánh tích thành các mảnh nhỏ, bởi vì sự thực hành như thế là không phù hợp với sự tôn trọng thân xác con người; các quy chế phụng vụ quy định rằng các thánh tích phải có "kích thước đủ để cho thấy rằng đó là các phần của thân xác con người";

"- nhắc nhở các tín hữu chống lại sự cám dỗ để thực hiện việc sưu tập các thánh tích; trong quá khứ, sự thực hành này đã có một số hậu quả đáng tiếc;

"- ngăn chặn bất kỳ khả năng gian lận, buôn bán, hoặc mê tín dị đoan nào về thánh tích.

"Các hình thức khác nhau của lòng tôn kính bình dân đối với các thánh tích, như hôn kính, trang trí với ánh sáng và hoa, mang thánh tích đi rước kiệu, không loại trừ khả năng đem các thánh tích tới với người bệnh và người hấp hối, để an ủi họ, hoặc sử dụng sự cầu bầu của các Thánh để xin chữa lành bệnh. Các việc này phải được tiến hành với sự xứng đáng phải có, và phải được tác động bởi đức tin. Các thánh tích của các Thánh không nên được trưng bày trên bàn thờ, bởi vì bàn thờ là dành cho Mình và Máu của Vua các Thánh Tử đạo".

Từ tất cả những điều trên đây, tôi nghĩ rằng rõ ràng Giáo Hội cho rằng vị trí thích hợp cho việc tôn kính và bảo tồn các thánh tích nằm trong khu vực của nhà thờ, hoặc dưới bàn thờ, trong các hòm thánh tích (reliquary) thích hợp, hoặc, trong trường hợp nhà thờ có nhiều thánh tích, trong một nhà nguyện thánh tích đặc biệt trong nhà thờ hoặc phòng thánh.

Trong hoàn cảnh bình thường, hài cốt các thánh không nên đặt trong các viện bảo tàng.

Tuy nhiên, một số hòm thánh tích chỉ nên được trưng bày cho các tín hữu trong một số lễ lớn. Nếu trong các trường hợp như vậy hòm thánh tích cũng là một tác phẩm nghệ thuật quan trọng, người ta có thể quan niệm rằng nó nên thường được đặt trong một bảo tàng giáo phận hoặc kho tàng giáo phận, để được lưu giữ cùng với các đồ vật thánh khác.

Tất nhiên, các hòm thánh tích được tìm thấy trong nhiều viện bảo tàng lớn của thế giới, như là các đồ vật thủ công và nghệ thuật của thời Trung cổ. Lý tưởng nhất là nếu được trưng bày, các hòm này không nên có thánh tích bên trong, mặc dù trong một số trường hợp, nó không thể tách rời khỏi thánh tích mà không gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được.

Có rất ít việc mà Hội Thánh có thể làm trong các trường hợp như thế, bởi vì Hội Thánh thường không phải là chủ sở hữu hợp pháp của các hòm thánh tích ấy. Hội Thánh có thể và làm tất cả những gì có thể làm, để hạn chế bất kỳ việc buôn bán thánh tích nào trong hiện tại.

Điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng là rằng các người ghé thăm viện bảo tàng triển khai một sự đánh giá đức tin cao, vốn đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật như vậy, và có lẽ học được điều gì đó về chứng tá của vị thánh trong hòm thánh tích ấy.

Sau bài viết của chúng tôi ngày 21-11 về bí tích xức dầu bệnh nhân, một độc giả ở Bắc Kinh viết: "Gần đây, con đã được một số người hỏi nên hát các bài hát nào trong Thánh Lễ có xức dầu cho nhiều bệnh nhân. Con đã đọc qua các nghi lễ 1, mà trong đó con không tìm thấy chỉ dẫn hữu ích nào, và trong bài viết của cha, cha cũng chỉ nhắc đến 'các bài hát thích hợp' mà thôi. Xin cha vui lòng giải thích cụ thể hơn về các bài hát thích hợp này”.

Đáp: Câu này là rất khó trả lời, do có rất nhiều tục lệ âm nhạc khác nhau. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng nói chung các bản văn phụng vụ cung cấp nguồn cảm hứng tốt nhất. Bằng cách này, một bài hát phù hợp là một bài hát dựa vào các bài đọc, thánh vịnh, điệp ca, kinh cầu, và các lời cầu xin được dâng trong nghi lễ xức dầu thánh, hay bài thánh ca, vốn phản ánh chặt chẽ các ý tưởng và tâm tình thiêng liêng được tìm thấy trong các bản văn phụng vụ.

Chẳng hạn, trong phần các bài thánh vịnh đáp ca cho việc xức dầu, các nghi thức gợi ý Isaia 38, và các Tv 6, 25, 27, 34, 42, 43, 63, 71, 86, 90, 102, 103, 123 và 143. Một trong các bài này có thể được sử dụng như là thánh vịnh đáp ca, trong khi một bài khác có thể là nguồn cảm hứng cho các bài hát phù hợp vào các lúc khác. Có nhiều bài thánh ca dựa trên các thánh vịnh này.

Tương tự như vậy, các chủ đề được cung cấp, như câu Alleluia trong nghi thức, cũng có thể gợi ý các bài thánh ca phù hợp nữa. (Zenit.org 5-12-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Bài học về sự dậy men Tin Mừng tại Hàn Quốc
Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
10:15 05/12/2017
Bài Học Về Sự Dậy Men Tin Mừng Tại Hàn Quốc

Chia Sẻ Nhân Dịp Tổng Hội Legio Mariae Ngày 05-12-2017 Tại Qui Nhơn

Những chia sẻ của các đơn vị đa số đều tập trung vào việc đem lại bình an và hy vọng cho những người và những gia đình đã có một đôi chút quá khứ Công Giáo nào đó. Chưa có mấy đại biểu nêu sáng kiến về việc trực tiếp loan báo Tin mừng cho lương dân. Thường thì khi gặp gỡ anh chị em lương dân, chúng ta dừng lại quá lâu với những nhập đề loay hoay với các lập luận nhân loại. Thế nhưng kinh nghiệm dậy men Tin mừng tại Hàn Quốc dạy chúng ta hãy mạnh dạn bắt đầu bằng chính lời Chúa. Đúng như lời trong thư gửi tín hữu Hipri: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Hr 4,12).

TIN MỪNG VÀO HÀN QUỐC

Vào năm 1603, Yi Gwang-jeong, nhà ngoại giao Hàn Quốc, từ Bắc Kinh trở về mang theo Kinh thánh và nhiều sách thần học của giáo sĩ Matteo Ricci, một nhà truyền giáo dòng Tên đang giảng đạo tại Trung Quốc. Ông phổ biến các thông tin trong sách và gieo những hạt giống đầu tiên của Kitô giáo trên đất Hàn. Năm 1758, tức là sau một thế kỷ rưỡi, vua Yeongjo chính thức cấm đạo Công Giáo. 25 năm sau đó, năm 1785, một nhà ngoại giao khác là ông Yi Seung-hun được ơn thánh tẩy và hô hào phát triển Đạo, nhưng rồi đàn áp và bách hại lại xảy ra vào những năm 1801 về sau, và nhiều người đã được phúc tử vì đạo.

Nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên vào Hàn Quốc là Horace Newton Allen, năm 1884, sau ông Yi Gwang-jeong 281 năm.

CUỘC CHẠY ĐUA

Vào năm 1945 cả hai hệ phái (Công Giáo và Tin Lành) chiếm khoảng 2% dân số. Sau đó họ tăng trưởng rất nhanh: Năm 1991, có 18,4% dân số (8,0 triệu) là Tin Lành, và 6,7% (2,5 triệu) là Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo đã gia tăng thêm 70% trong vòng mười năm qua. Anh Giáo ở Hàn Quốc cũng đã tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ gần đây...

Các Kitô hữu đã có ảnh hưởng quyết định trên nền giáo dục với 293 trường học và 40 trường đại học do họ điều hành, kể cả 3 trong số 5 tổ chức học thuật thế giá nhất.

Trước chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), hai phần ba Tin Lành Hàn Quốc sống ở miền Bắc, nhưng sau đó hầu hết chạy trốn vào Nam. Vào cuối những năm 1960 đã có khoảng một triệu người Tin Lành ở Hàn Quốc, nhưng trong quá trình giai đoạn bùng nổ kết thúc vào năm 1980, số người Tin Lành tăng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Năm 2005 điều tra dân số của Hàn Quốc cho thấy 29,2 phần trăm dân số là Ki tô hữu, tăng từ 26,3 phần trăm của mười năm trước đó.

Hàn Quốc hiện đang cung cấp số lượng nhà truyền giáo Kitô lớn thứ hai trên thế giới, qua mặt cả Hoa Kỳ. Trong năm 2000, đã có 10.646 nhà truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc ở 156 quốc gia, cùng với một số các nhà truyền giáo Công Giáo tương ứng. Một bài báo năm 2004 cho biết "Theo các tổ chức truyền giáo ở Hàn Quốc và phương Tây, Hàn Quốc đã cử hơn 12.000 người truyền giáo đến hơn 160 quốc gia so với khoảng 46.000 nhà truyền giáo người Mỹ và 6.000 nhà truyền giáo người Anh". Theo một bài báo năm 2007 "Hàn Quốc có 16.000 nhà truyền giáo đang làm việc ở nước ngoài, chỉ đứng sau Mỹ". Năm 1980, Hàn Quốc gửi đi chỉ mới 93 nhà truyền giáo nhưng vào năm 2009 đã lên đến khoảng 20.000 người.

ĐI TỪ CẢM NGHIỆM BẢN THÂN

... Kitô giáo tại Hàn Quốc đã bắt đầu như một phong trào giáo dân bản địa chứ không do một nhà truyền giáo nước ngoài đưa tới. Đây là một lợi thế bất ngờ. Đạo Chúa đã khởi đầu rộng khắp tại Hàn Quốc do nỗ lực của thường dân, cho nên nó lây lan trong dân chúng nhanh hơn hẳn việc rao giảng bắt đầu từ các giáo sĩ như các nơi khác.

Mọi việc xảy ra tương tự như khi người ta bất ngờ tìm ra một phương thuốc hữu hiệu vừa chữa lành vừa ngăn ngừa được một chứng bệnh đang hoành hành khắp trong dân gian. Chính những người được chữa lành đã loan truyền cho những người khác, hô hào những kẻ đang mắc bệnh nên mau đi tìm loại dược thảo ấy để chữa bệnh. Người ta còn vận động nhau gieo trồng thứ dược thảo ấy, nhân nó lên thật nhanh để đáp ứng kịp thời cho mọi người.

Như đã nói trên, trước sự kiện Nước Mặn của Giáo phận Qui Nhơn 15 năm, một nhà ngoại giao Hàn Quốc là ông Yi Gwang-jeong, từ Bắc Kinh trở về quê nhà, đem theo Kinh thánh và nhiều sách vở Kitô giáo khác, phổ biến các thông tin trong sách và gieo những hạt giống đầu tiên của Kitô giáo trên đất Hàn. Người ta đọc sách, cảm nghiệm, nghiền ngẫm, đem áp dụng vào đời sống, thấy nó rất ích lợi cho bản thân và gia đình cho nên hết người này tới người kia mách bảo nhau tìm đọc và học hỏi… Không phải mãi đến cuối thế kỷ XX mới có chuyện tại Hàn Quốc mỗi gia đình Công Giáo nỗ lực đem về cho Chúa một gia đình mới. Kinh nghiệm ấy đã bắt đầu ngay từ đầu, hơn 400 năm trước đây, bằng cách phổ biến sách vở. Thế rồi sau đó đang khi người Công Giáo lơ là với việc ấy thì cuối thế kỷ XIX, năm 1884, anh em Tin Lành đã khởi sự công cuộc rao giảng tại Hàn Quốc và lặp lại cùng một kinh nghiệm ấy, cách có kế hoạch và hệ thống hơn cho nên đã đạt kết quả nhanh hơn. Chỉ 107 năm sau, vào năm 1991, đang khi số tín hữu Công Giáo chỉ mới được 2,5 triệu, số tín hữu Tin Lành đã lên tới 8 triệu người, chiếm gần 1/5 dân số Hàn Quốc!

CÔNG CUỘC CỦA THIÊN CHÚA

57 năm trước, tôi vào chủng viện Làng Sông thì được biết số tín hữu Công Giáo chiếm 10% dân số người Việt. Hiện nay, tỉ lệ ấy tuột xuống dưới 7%. Chúng ta tuột dốc đang khi cộng đồng Kitô giáo Hàn Quốc tiến lên. Tại đâu? Tại vì hai bên theo đuổi hai đường lối trái ngược.

Người Hàn bắt đầu từ Kinh thánh và các sách dẫn giải Kinh thánh, nhờ đó họ gặp được Chúa Kitô và sống hạnh phúc trong Ngài, sau đó họ chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người bên cạnh. Mãi lâu sau họ mới tìm cách bắt liên lạc với Hội Thánh Chúa, gửi thư sang Rôma xin Tòa Thánh sai linh mục đến giúp. Còn chúng ta thì ngược lại: Mời người ta vào Hội thánh nhưng không trao tặng kinh nghiệm gặp Chúa, chúng ta có nói về Chúa Kitô nhưng hình như chưa đặt nặng vấn đề giúp người ta thực sự gặp Chúa trong cầu nguyện, và họa hoằn mới nói về việc đọc và sống theo lời Kinh thánh.

Bắt đầu bằng việc lắng nghe và sống theo Lời Chúa, người Kitô hữu Hàn Quốc hưởng ứng công cuộc của Thiên Chúa chứ không theo đuổi một kế hoạch nhân loại. Còn chúng ta, khi bắt đầu bằng việc thuyết phục người khác vào Đạo, chúng ta vô tình biến công cuộc của Thiên Chúa thành công cuộc nhân loại. Chúng ta loay hoay thả lưới cả đêm vất vả, không bắt được con cá nào. Còn người Hàn nhờ biết vâng theo lời Chúa dạy mà bắt được cá đầy ắp, thuyền nào thuyền nấy đều gần chìm.

Văn hóa đọc đang tuột dốc, hiện nay số người đọc sách tại Việt Nam chỉ còn 1/10 dân số, khiến ta nản lòng không còn nghĩ tới việc chia sẻ đức tin bằng sách vở. Dù vậy, muốn cho việc loan báo Tin mừng là một công cuộc của Thiên Chúa, dứt khoát ta vẫn phải bám vào việc cổ võ đọc sách, trước hết là Sách thánh, bởi vì giáo lý mạc khải được ghi trong Biblos/Bible/Quyển Sách. Kinh thánh có nghĩa là Quyển Sách.

Ta thường than phiền về tiến độ quá chậm của việc loan báo Tin mừng tại Việt Nam hiện nay. Thế nhưng có lẽ cần nhìn lại cách làm việc của chúng ta. Hãy thể nghiệm lại tiến trình dậy men Tin mừng của Hàn Quốc ngay tại Giáo phận chúng ta. Chúng ta đã dành rất nhiều tiền cho việc xây cất cơ sở, tượng đài, tường rào, cổng ngõ, cho lễ hội, rước xách, tiệc tùng, nhưng chưa quan tâm đầu tư đủ cho việc phổ biến Kinh thánh và các sách vở Công Giáo? Anh chị em sẽ hỏi ngay: Có ai đọc đâu cha? Hỏi như thế hoặc chỉ là do suy bụng ta ra bụng người, hoặc chỉ vì chưa đủ tin vào ơn Chúa. Hãy chân thành hỏi bạn hữu và hàng xóm: “Ai trong các bạn muốn có một quyển Tân Ước, xin cho biết. Chúng tôi rất sung sướng được trao tặng mỗi người một quyển.”

Trao Kinh thánh và sách vở Công Giáo vào tay anh chị em lương dân là trách nhiệm của chúng ta. Còn chuyện họ đọc thế nào và bao giờ họ đọc là việc của Chúa. Sẽ đến lúc Thiên Chúa nhắc họ đọc và giúp họ cảm nhận. Hiểu ra rồi, họ sẽ òa lên sung sướng, chạy nhốn nháo khắp nơi la lớn lên rằng chỉ có Thiên Chúa mới là nguồn hạnh phúc đích thật, chỉ có Chúa Giêsu mới là Đấng Cứu thế giải thoát mọi người.

Bất cứ ai đích thân cảm nghiệm được thông điệp của Chúa trong Kinh thánh cũng đều lập tức trở thành Tông đồ. Đây là điều chúng ta chưa để ý đủ.

Chúng ta hãy quảng đại tặng sách và hãy tha thiết cầu nguyện cho người nhận sách để họ đọc và cảm nghiệm. Quan trọng hơn, muốn cho lời nguyện ấy được Thiên Chúa nhậm lời, ngay từ hôm nay, chính chúng ta hãy bắt đầu lại một chương trình đọc Kinh thánh hằng ngày. Mấy ai trong chúng ta trong năm qua đã tự nguyện đọc và nghiền ngẫm Tân ước và các sách vở Công Giáo khác? Hãy bắt đầu từ chính mình rồi cầu nguyện cho anh chị em lương dân, nhất định chúng ta sẽ được Thiên Chúa nhậm lời.

Kinh nghiệm truyền giáo của Giáo hội Hàn Quốc, cả Công Giáo lẫn Tin Lành, là kinh nghiệm bắt đầu từ chính mình. Chúng ta đã bắt đầu từ chính mình như thế nào? Thôi, đừng chần chừ nữa, hãy khởi sự lại ngay từ hôm nay.

Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 06/12/2017: Câu chuyện Rạn Nứt Trong Tâm Hồn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:17 05/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


1. Ý nghĩa của mùa Vọng

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3-12, Đức Thánh Cha đã diễn giải ý nghĩa Mùa Vọng và ngài cám ơn mọi người đã đồng hành với ngài qua kinh nguyện trong cuộc viếng thăm vừa qua tại Myanmar và Bangladesh.

Đức Thánh Cha đã về Roma bằng an đêm thứ bẩy, 2-12 sau 6 ngày viếng thăm mục vụ tại Myanmar và Bangladesh. Sáng hôm qua, theo thói quen, ngài đã đến Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để dâng hoa trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và cảm tạ Mẹ Thiên Chúa vì đã phù hộ trong cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện.

Đúng 12 giờ trưa Chúa Nhật 3-12-2017, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ căn hộ Giáo Hoàng ở dinh tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 30 ngàn tín hữu và khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã quảng diễn về ý nghĩa mùa vọng mới bắt đầu, mùa chuẩn bị đón Chúa đến gặp gỡ chúng ta, đồng thời mời gọi các tín hữu hãy chú ý và tỉnh thức, để không còn vị lạc hướng trong những tội lỗi và những bất trung của chúng ta và để Chúa tràn vào cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha nói:

“Hôm nay chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Vọng, với đích điểm là lễ Giáng Sinh. Mùa vọng là mùa được ban cho chúng ta để đón Chúa đến gặp chúng ta, và cũng để kiểm chứng ước muốn của chúng ta đối với Thiên Chúa, để nhìn về đằng trước và chuẩn bị đón Chúa Kitô trở lại. Chúa sẽ trở lại với chúng ta trong lễ Giáng Sinh, khi chúng ta tưởng niệm việc Chúa đến trong sự khiêm hạ của thân phận loài người; nhưng Ngài cũng đến trong chúng ta mỗi khi chúng ta sẵn sàng đón tiếp Chúa, và Ngài sẽ trở lại vào thời tận thế để “phán xét kẻ sống và người chết”. Vì thế chúng ta phải luôn tỉnh thức và chờ đợi Chúa với hy vọng được gặp Ngài. Phụng vụ hôm nay dẫn chúng ta vào đề tài đầy xúc tích về sự tỉnh thức và chờ đợi.

“Trong Tin Mừng (Xc Mc 13,33-37), Chúa Giêsu khuyên nhủ chúng ta hãy chú ý và tỉnh thức, để sẵn sàng đón tiếp Chúa khi Ngài trở lại. Chúa nói với chúng ta: “Các con hãy chú ý, hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào [...]; Hãy làm sao để khi đến bất chợt, Chúa không thấy các con đang ngủ” (vv.33-36).

Người nào biết chú ý là người, giữa những ồn ào huyên náo của thế giới, không để cho mình bị đảo lộn vì sự chia trí và hời hợt, nhưng sống trọn vẹn và ý thức, quan tâm đặc biệt tới tha nhân. Với thái độ này, chúng ta ý thức những nước mắt và những nhu cầu của tha nhân và chúng ta cũng có thể đón nhận những khả năng và năng khiếu nhân bản và thiêng liêng của họ. Người chăm chú cũng hướng về thế giới, tìm cách chống lại thái độ dửng dưng và sự tàn bạo trong đó, và vui mừng vì những kho tàng đẹp đẽ cũng hiện diện trong thế giới và cần bảo tồn chúng. Vấn đề ở đây là có cái nhìn cảm thông để nhận ra những lầm than và nghèo đói của cá nhân và xã hôi, cũng như những sự phong phú tiềm ẩn trong những sự việc bé nhỏ thường nhật, chính tại nơi Chúa đặt để chúng ta”.

“Người tỉnh thức là người đón nhận lời mời gọi tỉnh thức, nghĩa là không để cho mình bị ngộp vì giấc ngủ của sự nản chí, thiếu hy vọng, thất vọng; và đồng thời đẩy lui những quyến rũ của bao nhiêu điều phù vân từ thế giới trào lên và nhiều khi người ta hy sinh thời giờ và sự thanh thản của bản thân và gia đình vì chúng. Đó là kinh nghiệm đau thương của dân Israel, được ngôn sứ Isaia kể lại: Thiên Chúa dường như để cho dân Ngài lang thang xa lìa những con đường của Ngài (Xc 63,17), nhưng đó là hậu quả của sự bất trung của chính dân Chúa (Xc 64,4b). Cả chúng ta cũng thường ở trong tình trạng bất trung đối với tiếng gọi của Chúa: Chúa chỉ cho chúng ta con đường tốt, con đường đức tin, con đường tình thương, nhưng chúng ta lại tìm kiếm hạnh phúc cho mình ở nơi khác”.

“Chú ý và tỉnh thức, đó là những điều kiện cần có để khỏi tiếp tục lang thang xa rời những con đường của Chúa”, lạc hướng trong những tội lỗi và bất trung của chúng ta; đó là những điều kiện để Chúa tràn vào cuộc sống của chúng ta, hầu trả lại cho nó ý nghĩa và giá trị nhờ sự hiện diện đầy lòng từ nhân và dịu dàng của Chúa. Xin Mẹ Maria rất thánh, mẫu gương về sự chờ đợi Thiên Chúa và là hình ảnh sự tỉnh thức, hướng dẫn chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Con của Mẹ, bằng cách làm cho tình yêu của chúng ta đối với Chúa được sinh động”.

2. Câu chuyện Rạn Nứt Trong Tâm Hồn

Một ông vua giàu có nọ rất keo kiệt và hà khắc đối với thần dân. Thành ra, tất cả mọi người đều oán ghét ông.

Một hôm ông ra lệnh cho quan tể tướng tiến hành việc thu thuế hằng năm. Nhưng quan tể tướng cho biết: “Năm nay mùa màng hư hại, dân chúng đang chết đói, họ không thể nào nộp thuế được”.

Nhưng nhà vua vẫn một mực cho tiến hành việc thu thuế và yêu cầu quan tể tướng dùng tất cả tiền thuế để sửa sang cung điện và nội thành. Quan tể tướng đi một vòng xung quanh cung điện, nơi nào cũng có sự rạn nứt, nhưng sự rạn nứt sâu xa hơn vẫn là sự bất mãn và ta thán của người dân.

Thế là, năm đó, thay vì tiến hành lệnh của vua, quan tể tướng đã cho người đi khắp nơi và loan báo như sau: “Năm nay, nhà vua miễn thuế cho tất cả mọi người”. Nghe thế, ai cũng vui mừng vỡ lở. Khắp nơi, tuy đói kém, ai ai cũng làm tiệc ăn mừng.

Trở lại triều đình, quan tể tướng thông cáo với nhà vua rằng với số tiền thu thuế được, ông đã cho làm những tu sửa cần thiết nhất.

Ngày hôm sau, quan tể tướng mời nhà vua và đoàn tùy tùng đi tham quan một vòng xung quanh những nơi mà ông báo cáo đã được tu sửa. Vừa ra khỏi cung điện, nhà vua đã được dân chúng tung hô vạn tuế không dứt lời. Nhìn đám đông vui mừng phấn khởi, nhà vua mới quay sang quan tể tướng để hỏi lý do của ngày hội này. Quan tể tướng mới giải thích như sau: “Tâu bệ hạ, ngày lễ hôm nay được tổ chức là để đánh dấu những tu sửa quan trọng trong cung điện. Trước khi tiến hành việc thu thuế, hạ thần đã đi tham quan một vòng, hạ thần nhận thấy rằng những rạn nứt đáng kể nhất không phải là những rạn nứt trên tường thành của cung điện mà chính là trong lòng người dân. Người dân không thể vui mừng được vì từ bao lâu nay, họ không còn thấy được lòng tốt nữa. Ðó là lý do đã khiến hạ thần tuyên bố miễn thuế cho họ trong năm nay”.

Nghe thế, nhà vua mới sực tỉnh lại và nhận ra thái độ keo kiệt hà khắc của ông. Ông nhìn xuống đám đông dân chúng đang hân hoan vẫy chào, lòng ông cảm thấy xúc động. Lần đầu tiên, người ta thấy nụ cười của vui tươi và yêu thương nở trên môi ông.



3. Hiểu biết giáo lý của Chúa Kitô có nghĩa là nhận ra sự hiền từ của Thiên Chúa


Ai không nhận ra sự hiền từ của Thiên Chúa thì không biết đạo lý của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta trong đó ngài tập trung những phân tích về ông Giuđa trong Tin Mừng.

Trong bài Tin Mừng, Thiên Chúa vui khôn tả khi tìm thấy con chiên lạc, và Ngài không bao giờ ngừng tìm kiếm mỗi người chúng ta. Thiên Chúa là một thẩm phán, một quan tòa, nhưng là vị thẩm phán đầy lòng từ nhân, vì Ngài tìm mọi cách để cứu chúng ta. Ngài không kết tội nhưng là cứu vớt, vì Ngài kiếm tìm và yêu mến từng người chúng ta. Ngài không yêu thương theo kiểu chung chung, kiểu yêu mến một đám người. Ngài yêu mến từng người và gọi tên từng người. Ngài yêu mến trong cái hiện tại của người ấy, như chính người ấy là.

Con chiên bị lạc, không phải vì không biết đường. Con chiên ấy biết đường, nhưng anh ta lạc mất vì tâm hồn anh đen tối mù quáng bởi những xâu xé. Anh ta rời xa Thiên Chúa, đi vào bóng tối và sống lối sống hai mặt. Anh ta chạy khỏi ràn chiên để đi vào đêm tối. Chúa biết tất cả những điều ấy và Ngài kiếm tìm chiên lạc. Để giúp chúng ta hiểu được thái độ của Chúa đối với con chiên lạc, chúng ta hãy nhìn cách Chúa đối xử với ông Giuđa.

Giuđa luôn có cái gì đó cay đắng trong tâm hồn, luôn có cái gì đó để trách móc người khác. Ông không cảm nhận được sự dịu ngọt của lòng biết ơn khi sống với mọi người. Ông luôn không thỏa mãn và ông không hạnh phúc, không vui vẻ! Ông trốn chạy vì ông như kẻ trộm cắp… Ông muốn chạy trốn vì bóng tối bao trùm trái tim ông và tách ông ra khỏi đàn chiên. Ngay cả các Kitô hữu ngày nay, cũng có nhiều người sống kiểu hai mặt, và thật đau lòng để nói rằng, cũng có những linh mục, giám mục sống như thế. Ông Giuđa cũng là một giám mục, là giám mục đầu tiên sống kiểu ấy? Con chiên lạc. Cha Mazzolari có một bài giảng rất hay khi Cha gọi ông Giuđa là người anh em: “Này người anh em Giuđa, chuyện gì đang xảy ra trong tâm hồn của anh đó?” Chúng ta cần hiểu về con chiên lạc. Trong bản thân chúng ta, cũng luôn có một chút gì đó, một chút gì đó là chiên lạc.

Điều gì làm cho con chiên trở thành chiên lạc? Đó là sự yếu đuối của tâm hồn và ma quỷ lợi dụng điều ấy. Giuđa bị xâu xé trong nội tâm, trở thành chiên lạc, và vị mục tử vẫn kiếm tìm. Nhưng Giuđa không hiểu điều ấy và đã kết thúc cuộc đời của mình, khi ông nhìn về lối sống nước đôi của mình trong cộng đoàn, về những gì mà thần dữ gieo rắc trong nội tâm đen tối. Điều ấy làm cho ông chạy trốn, chạy mãi. Ông đi tìm ánh sáng, nhưng không phải là ánh sáng của Chúa mà là ánh sáng trang trí theo kiểu đèn Giáng Sinh, tức là thứ ánh sáng nhân tạo. Nhìn như thế, chúng ta sẽ tuyệt vọng.

Trong Kinh Thánh có nói: Thiên Chúa là Đấng tốt lành và Ngài không bao giờ ngừng tìm kiếm từng con chiên. Cũng trong Kinh Thánh có nói: Giuđa treo cổ tự vẫn và “hối hận”. Tôi không biết, có thể những lời ấy làm cho chúng ta bối rối. Lời ấy có nghĩa gì? Cho đến tận cùng, tình yêu mến của Thiên Chúa vẫn hoạt động nơi tâm hồn con người, ngay cả trong lúc thất vọng. Đây là thái độ của Chúa Giêsu. Đây là sứ điệp, là tin vui mở đường cho chúng ta đón Giáng Sinh và cũng gọi hỏi chúng ta về niềm vui chân thành để biến đổi tâm hồn. Điều ấy dẫn chúng ta tới niềm vui trong Chúa, chứ không phải kiểu an ủi của việc chạy trốn thực tại hoặc chạy trốn khỏi một tâm hồn bị dày vò.

Khi đi tìm chiên lạc, Chúa Giêsu không xúc phạm con chiên ấy cho dù những gì con chiên ấy đã làm là xấu xa. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu gọi ông Giuđa là “người bạn”. Đó là sự quan tâm của Thiên Chúa.

Ai không nhận biết sự quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa, thì không biết giáo lý của Chúa Kitô. Ai từ chối sự quan tâm của Thiên Chúa, thì là con chiên lạc! Đây là tin mừng, là niềm vui đích thực mà chúng ta ngày nay ước muốn. Đây là niềm vui, niềm an ủi mà chúng ta kiếm tìm: Thiên Chúa đến trong quyền năng của Ngài, Đấng quan tâm chăm sóc chúng ta, viếng thăm chúng ta, cứu chữa chúng ta, đi tìm chúng ta là chiên lạc, và đưa chúng ta trở về đàn chiên trong Hội Thánh của Người.

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời nguyện sau:

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng ấy, để chúng ta mong chờ Giáng Sinh với tất cả những thương tích và tội lỗi của chúng ta, và chân thành nhìn nhận điều ấy, để chờ mong quyền năng của Chúa, Đấng sẽ đến để ủi an chúng ta. Ngài đến trong quyền năng của Ngài, nhưng quyền năng ấy chính là lòng từ nhân, là sự quan tâm phát xuất từ chính cõi lòng, từ trái tim nhân lành vô cùng của Ngài, đến nỗi Ngài trao tặng chính sự sống của Ngài cho chúng ta.

4. Trung gian cho tình yêu Thiên Chúa

Các linh mục là những người làm trung gian cho tình yêu Thiên Chúa, chứ không làm trung gian cho những bận tâm của riêng mình. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta trong đó, ngài tập trung vào những cám dỗ gây nguy hiểm cho đời phục vụ của các linh mục.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về những người luôn bất mãn. Ngày nay có những Kitô hữu cũng thế, họ không bao giờ thỏa mãn, không hiểu được những gì Chúa dạy, không hiểu được mặc khải của Tin Mừng. Cũng thế, có nhiều linh mục không bao giờ thỏa mãn, mà luôn đi tìm những dự án mới, vì lòng các vị ấy ở xa đường lối của Chúa Giêsu. Do đó, các vị than phiền và sống cách khổ sở.

Chúa Giêsu làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Chúng ta phải đi theo con đường của Đấng trung gian là Chúa Giêsu. Trong đời thường, có những người làm trung gian, đó là họ làm một nghề và nhận lại thù lao cho nghề ấy. Nhưng ở đây, người trung gian có nghĩa hoàn toàn khác.

Vị trung gian cần hy sinh chính bản thân mình để có thể nối kết con người với Đấng ban sự sống. Cái giá phải trả chính là toàn cuộc sống, là cả mạng sống, với tất cả sự cực nhọc, với công việc phục vụ và rất nhiều thứ khác. Đây chính là trường hợp của các linh mục coi xứ. Các vị sống như thế, để có thể kết nối với đoàn chiên, kết nối với người dân, và để dẫn đưa họ đến với Chúa Giêsu. Khi làm Đấng trung gian, Chúa Giêsu hoàn toàn trút bỏ chính mình, hoàn toàn khiêm nhường đến độ trở ra như không. Thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philipphê (2:7-8) nói rất rõ về điều này: “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang… Người lại còn hạ mình, vâng lời đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Đây chính là con đường của Chúa, con đường của hy sinh và khiêm nhường đến tận cùng, của việc tự vét cạn chính mình, tự làm rỗng chính mình, tự hóa ra không.

Một linh mục đích thực, là người trung gian và rất gần gũi với dân chúng. Vị linh mục ấy không làm việc để rồi được nhận lại cái gì đó theo kiểu một quan chức.

Thế nhưng, có những vị trung gian thích đi dạo quanh để được người ta nhìn thấy và tán thưởng. Để làm cho mình trở thành quan trọng, vị linh mục ấy đi theo con đường của cứng nhắc và xa lánh người dân. Vị ấy không biết đến nỗi khổ của con người. Vị ấy đánh mất những gì đã được hấp thụ nơi gia đình, nơi cha mẹ, nơi ông bà và anh chị em… Khi cứng nhắc như thế, các vị ấy chất gánh nặng lên người dân mà trong khi mình chẳng làm gì. Các vị nói với dân Chúa rằng: không thể thế này, không thể thế kia… Có nhiều người dân muốn tìm một chút an ủi, một chút hiểu biết, thế mà bị gạt đi.

Khi xét mình, người linh mục có thể tự hỏi: Hôm nay tôi là một người trung gian của Chúa hay tôi chỉ là một quan chức? Tôi có sống phục vụ tha nhân không? Một vị linh mục tốt, thì có khả năng quan tâm, có khả năng vui chơi và mỉm cười với trẻ thơ… Vị ấy biết cách để gần gũi những gì là bé nhỏ, với những con người bé nhỏ. Có những vị luôn buồn rầu với vẻ mặt nghiêm trọng và sa sầm nét mặt, nhưng nếu là người trung gian của Chúa, vị linh mục tốt sẽ có những nụ cười, có sự thân thiện, sự thấu hiểu và lòng cảm thông.

Có ba vị thánh là mẫu gương cho đời linh mục. Thứ nhất, thánh Policarpo giữ vững ơn gọi và đi lên giàn để chịu thiêu sống. Khi lửa cháy lên, các tín hữu xung quanh ngửi thấy mùi bánh mì. Ngài đã kết thúc cuộc đời của người trung gian của Chúa và trở thành “bánh cho các tín hữu”. Thứ hai, thánh Phanxicô Xaviê chết đang khi tuổi còn trẻ. Ngài chết trên bãi biển trong khi vẫn hướng về Trung Hoa, nơi ngài ao ước đi tới. Thứ ba, thánh Phaolô Tre Fontane bị lính bắt và giải đi ngay từ sáng sớm. Ngài biết rằng có một số người trong cộng đoàn Kitô hữu đã phản bội. Ngài đã hiến dâng chính mạng sống mình như của lễ hy sinh lên Thiên Chúa. Đó là ba mẫu gương mà chúng ta tìm thấy về cuộc đời của một linh mục. Đó là cái kết của người linh mục, của vị trung gian của Thiên Chúa, cái kết trên thập giá.