Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8.12.2008 - Lạy Mẹ Là Ngôi Sao Sáng
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
19:30 07/12/2008
Lạy Mẹ Là Ngôi Sao Sáng
Đôi khi trong thanh vắng chúng ta nghe lòng mình rộn lên bài hát thật du dương về Mẹ Maria “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, sôi lối cho con lúc vượt biển thế gian”. Lời văn đã nhân cách hoá Mẹ như một ngôi sáng sáng soi giữa cuộc đời tựa như biển đêm đầy rợn rùng, hiểm nguy. Nhưng dù cuộc đời có bao trùm một bóng đêm dầy đặc, ở giữa bầu trời vẫn còn đó đôi bàn tay từ mẫu của Mẹ vẫn rộng tay ban phát ơn lành và sẵn lòng nâng đỡ những người con thân yêu đang phải vật lộn với phong ba bão tố cuộc đời.
Ánh sao sáng là Mẹ giữa trời đêm được cha ông ta gọi là sao Bắc Đẩu. Sao Bắc đẩu định hướng cho ngư dân biết đường đến bến bình yên. Sao Bắc đẩu còn là điểm báo về thời gian như dân gian có câu: “ Bắc thần đã mọc xê xê, chị em thức dậy lo nghề đi buôn". Bên cạnh đó, ngôi sao đối với người phương đông còn mang một ý nghĩa là định mệnh của một con người. Người ta cho rằng mỗi người sinh ra trên cuộc đời này đều mang cung mệnh của một vì sao. Cuộc sống thăng trầm cũng theo điềm của mỗi vì sao. Có những vì sao sáng, có những vì sao mờ và có những vì sao tối và đã tắt, nó cũng giống như cuộc đời của con người, có người sống vinh hiển như chòm sao sáng, có những cuộc đời bình thường như những ngôi sao mờ và buồn hơn có những cuộc đời lầm lũi như vì sao tắt và như vì sao chết. Cuộc đời càng thanh thoát, càng đầy phúc thì ngôi sao chiếu mệnh càng sáng. Ngôi sao sáng trên hết vì sao trên vòm trời là chòm sao Bắc Đẩu, thế nên người ta gọi Mẹ là ngôi sao Bắc Đẩu là ánh sao sáng nhát trng muôn loài thọ tạo được Chúa dựng nên.
Tin mừng hôm nay tường thuật lại cuộc gặp gỡ giữa sứ thần và Mẹ Maria. Mẹ là một thôn nữ miền quê, thế nhưng Mẹ đã được tạo dựng trở thành một ngôi sao bắc đẩu cho nhân gian. Tin mừng khởi đầu với lời chào thật kính cẩn của sứ thần “Kính chào bà đầy ơn sủng”. Đầy ơn sủng nghĩa là cuộc đời Mẹ đã được bao trùm bằng ân sủng của Chúa ngay từ lúc thụ thai. Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ bằng ân sủng của Ngài để Mẹ không vấn vương tội đời, không tỳ ố trong xác phàm để cung lòng Mẹ xứng đáng là đền thờ cho Chúa Ngôi Hai. Nói như thế, không phải là Mẹ không có công trạng gì, vì cuộc đời Mẹ đã được định đoạt từ ý định của Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn Mẹ nhưng Ngài vẫn tôn trọng ý chí và tự do của Mẹ. Mẹ vẫn sống một kiếp người bình thường như bao người khác, có khác chăng là tấm lòng Mẹ luôn thanh khiết, luôn toả sáng bằng bao nhiêu việc lành phúc đức. Chính vì vậy, mà từ Thiên cung Thiên Chúa đã nhìn thấy ánh sao bắc Đẩu mà Ngài đã tạo dựng luôn toả sáng giữa bóng đêm tội luỵ. Sứ thần đã nói cùng Mẹ vì “Mẹ hằng đẹp lòng Chúa”. Mẹ đẹp rực rỡ không phải là vẻ đẹp kiêu xa bên ngoài mà là vẻ đẹp của một tâm hồn thanh khiết, sống giữa đời nhưng không hoen ố tội đời, tựa như đoá sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Hôm nay chúng ta mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, chúng ta tạ ơn Chúa đã tạo dựng cho nhân loại một ánh sao sáng giữa trời đêm tội lụy là Mẹ Maria. Một ngôi sao Bắc đẩu luôn toả sáng để hướng dẫn những ai đang lầm đường lạc lỗi hãy mau quay về với Chúa tình thương. Tạ ơn Chúa đã tặng ban cho đời một ánh sao luôn toả sáng bởi sự trong sạch, bởi tình yêu hiến dâng cho Chúa để phục vụ cho đời. Tạ ơn Chúa và nguyện cầu cùng Mẹ giúp chúng ta biết trở thành một ánh sao soi dẫn bước cho anh chị em của mình.
Thế giới hôm nay rất cần đến ánh sao dẫn đường của Mẹ. Vì có mấy ai không một chút quyến luyến tội lối? Có mấy ai không vương vấn tội đời? Thế giới hôm nay rất cần sự dẫn lối của Mẹ, vì nhiều người còn mải mê với đam mê trần thế mà quên đi hướng đi về trời. Họ sống như thể chỉ ngụp lặn trong thú vui trần thế đến nỗi đánh mất phẩm giá cao qúy của con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ quá bận rộn với chuyện cơm áo gạo tiền đến nỗi quên rằng mục đích của đời người là tìm kiếm nước Thiên Chúa, là trở thành ánh sao cho tha nhân, vì chưng Chúa đã từng mời gọi chúng ta “anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên trời”.
Lạy Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội, Mẹ là ngôi sao sáng xin dẫn lối chúng con bước về nẻo chính đường ngay, xin gìn giữ chúng con khỏi xa vòng tội lũy và ban phước lành cho cuộc đời chúng con luôn được bình an.
Amen.
Đôi khi trong thanh vắng chúng ta nghe lòng mình rộn lên bài hát thật du dương về Mẹ Maria “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, sôi lối cho con lúc vượt biển thế gian”. Lời văn đã nhân cách hoá Mẹ như một ngôi sáng sáng soi giữa cuộc đời tựa như biển đêm đầy rợn rùng, hiểm nguy. Nhưng dù cuộc đời có bao trùm một bóng đêm dầy đặc, ở giữa bầu trời vẫn còn đó đôi bàn tay từ mẫu của Mẹ vẫn rộng tay ban phát ơn lành và sẵn lòng nâng đỡ những người con thân yêu đang phải vật lộn với phong ba bão tố cuộc đời.
Ánh sao sáng là Mẹ giữa trời đêm được cha ông ta gọi là sao Bắc Đẩu. Sao Bắc đẩu định hướng cho ngư dân biết đường đến bến bình yên. Sao Bắc đẩu còn là điểm báo về thời gian như dân gian có câu: “ Bắc thần đã mọc xê xê, chị em thức dậy lo nghề đi buôn". Bên cạnh đó, ngôi sao đối với người phương đông còn mang một ý nghĩa là định mệnh của một con người. Người ta cho rằng mỗi người sinh ra trên cuộc đời này đều mang cung mệnh của một vì sao. Cuộc sống thăng trầm cũng theo điềm của mỗi vì sao. Có những vì sao sáng, có những vì sao mờ và có những vì sao tối và đã tắt, nó cũng giống như cuộc đời của con người, có người sống vinh hiển như chòm sao sáng, có những cuộc đời bình thường như những ngôi sao mờ và buồn hơn có những cuộc đời lầm lũi như vì sao tắt và như vì sao chết. Cuộc đời càng thanh thoát, càng đầy phúc thì ngôi sao chiếu mệnh càng sáng. Ngôi sao sáng trên hết vì sao trên vòm trời là chòm sao Bắc Đẩu, thế nên người ta gọi Mẹ là ngôi sao Bắc Đẩu là ánh sao sáng nhát trng muôn loài thọ tạo được Chúa dựng nên.
Tin mừng hôm nay tường thuật lại cuộc gặp gỡ giữa sứ thần và Mẹ Maria. Mẹ là một thôn nữ miền quê, thế nhưng Mẹ đã được tạo dựng trở thành một ngôi sao bắc đẩu cho nhân gian. Tin mừng khởi đầu với lời chào thật kính cẩn của sứ thần “Kính chào bà đầy ơn sủng”. Đầy ơn sủng nghĩa là cuộc đời Mẹ đã được bao trùm bằng ân sủng của Chúa ngay từ lúc thụ thai. Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ bằng ân sủng của Ngài để Mẹ không vấn vương tội đời, không tỳ ố trong xác phàm để cung lòng Mẹ xứng đáng là đền thờ cho Chúa Ngôi Hai. Nói như thế, không phải là Mẹ không có công trạng gì, vì cuộc đời Mẹ đã được định đoạt từ ý định của Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn Mẹ nhưng Ngài vẫn tôn trọng ý chí và tự do của Mẹ. Mẹ vẫn sống một kiếp người bình thường như bao người khác, có khác chăng là tấm lòng Mẹ luôn thanh khiết, luôn toả sáng bằng bao nhiêu việc lành phúc đức. Chính vì vậy, mà từ Thiên cung Thiên Chúa đã nhìn thấy ánh sao bắc Đẩu mà Ngài đã tạo dựng luôn toả sáng giữa bóng đêm tội luỵ. Sứ thần đã nói cùng Mẹ vì “Mẹ hằng đẹp lòng Chúa”. Mẹ đẹp rực rỡ không phải là vẻ đẹp kiêu xa bên ngoài mà là vẻ đẹp của một tâm hồn thanh khiết, sống giữa đời nhưng không hoen ố tội đời, tựa như đoá sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Hôm nay chúng ta mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, chúng ta tạ ơn Chúa đã tạo dựng cho nhân loại một ánh sao sáng giữa trời đêm tội lụy là Mẹ Maria. Một ngôi sao Bắc đẩu luôn toả sáng để hướng dẫn những ai đang lầm đường lạc lỗi hãy mau quay về với Chúa tình thương. Tạ ơn Chúa đã tặng ban cho đời một ánh sao luôn toả sáng bởi sự trong sạch, bởi tình yêu hiến dâng cho Chúa để phục vụ cho đời. Tạ ơn Chúa và nguyện cầu cùng Mẹ giúp chúng ta biết trở thành một ánh sao soi dẫn bước cho anh chị em của mình.
Thế giới hôm nay rất cần đến ánh sao dẫn đường của Mẹ. Vì có mấy ai không một chút quyến luyến tội lối? Có mấy ai không vương vấn tội đời? Thế giới hôm nay rất cần sự dẫn lối của Mẹ, vì nhiều người còn mải mê với đam mê trần thế mà quên đi hướng đi về trời. Họ sống như thể chỉ ngụp lặn trong thú vui trần thế đến nỗi đánh mất phẩm giá cao qúy của con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ quá bận rộn với chuyện cơm áo gạo tiền đến nỗi quên rằng mục đích của đời người là tìm kiếm nước Thiên Chúa, là trở thành ánh sao cho tha nhân, vì chưng Chúa đã từng mời gọi chúng ta “anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên trời”.
Lạy Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội, Mẹ là ngôi sao sáng xin dẫn lối chúng con bước về nẻo chính đường ngay, xin gìn giữ chúng con khỏi xa vòng tội lũy và ban phước lành cho cuộc đời chúng con luôn được bình an.
Amen.
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
02:06 07/12/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (60)
591. Lời nói là đặc biệt của con người
Lời nói là đặc biệt của con người, vì thế, con người được định nghĩa là “con vật biết nói.”
Nhưng lời nói của chúng ta có thể tốt, có ích, cũng như có thể xấu, có hại.
Khi chúng ta nói những lời tốt, chúng ta xây dựng, đem lại sự vui vẻ cho kẻ khác, đem lại sự bình an cho mọi ngườil Những khi đó, chúng ta làm chứng Chúa bằng lời nói.
Trái lại, khi chúng ta nói những lời xấu, chúng ta phá đổ, đem lại sự buồn phiền cho kẻ khác, chúng ta gây nên thù nên oán cho người ta.
592. Làm chứng Chúa bằng lờì nói
Để làm chứng Chúa bằng lời nói:
- chúng ta không nói những lời gây buồn phiền cho kẻ khác, nhưng chúng ta nói những lời đem lại sự vui vẻ cho mọi người.
- chúng ta không nói những lời chỉ trích, phá đổ, nhưng chúng ta nói những lời. yêu thương, xây dựng.
- chúng ta không nói những lời tục tĩu, nhớp nhúa, nhứng chúng ta nói những lời trong sạch, thanh cao.
- chúng ta không nói những lời bi quan, lên án, nhưng chúng ta nói những lời cao thượng, những lời khuyến khích, an ủi.
593. Làm chứng Chúa bằng việc làm
Lời nói không có giá trị bằng gương tốt, bằng việc làm.
Lời nói qua đi rất mau, và người ta dễ quên, còn gương lành, gương tốt thì tồn tại lâu dài và làm cho người ta nhớ mãi.
Lời nói không làm cho ai theo chúng ta. Chỉ có gương tốt mới lôi kéo kẻ khác theo chúng ta.
Để làm chứng Chúa bằng việc làm, chúng ta hãy luôn luôn treo cao gương tốt.
594. Chúng ta hãy làm gương tốt!
Trước hết, chúng ta hãy làm gương tốt trong gia đình chúng ta.
Cha mẹ làm gương tốt cho con cái, vợ chồng làm gương tốt cho nhau, anh chị làm gương tốt cho em. Mọi người trong gia đình thi đua sống thánh thiện, thi đua giữ luật Chúa, thi đua làm việc lành phước đức.
Hạnh phúc thay những gia đình trong đó, vợ chồng làm gương tốt cho nhau, cha mẹ làm gương tốt cho con cái, anh chị em làm gương tốt cho nhau. Những gia đình như thế là những thiên đàng trên mặt đất nầy: luôn bằng an, vui vẻ, hạnh phúc, đầy tràn ơn Chúa.
Tiếp đến, chúng ta hãy làm gương tốt cho những kẻ đang sống xung quanh chúng ta.
Xung quanh chúng ta, còn có nhiều kẻ chưa biết Chúa, còn có những kẻ lơ đạo, bỏ đạo, nghịc đạo. Tất cả những người nầy sẽ được ảnh hưởng tốt khi thấy gương tốt của chúng ta.
Quá trình của một cuộc trở lại, phần nhiều là: thấy trước, rồi tin sau.
Gương tốt của chúng ta ảnh hưởng trên kẻ khác dẫu chúng ta không biết. Khi chúng ta nâng mình lên cao bằng đời sống gương tốt, chúng ta nâng mọi người lên theo.
Chúa dạy chúng ta phải là ánh sáng chiếu soi mọi người. Chúa dạy chúng ta phải là muối làm cho mặn mòi kẻ khác.
Theo Đạo, không phải chỉ là Giữ Đạo, nhưng còn phải Sống Đạo và Truyền Đạo bằng đời sống gương tốt của mình.
595. Các nhà tu đức đưa ra những lời khuyên sau đây để giúp chúng ta hoà hợp đời sống nội tâm với đời sống hoạt động.
1. Không được làm việc chi quá sức mình.
2. Trong mọi công việc, phải luôn luôn tuân theo thánh ý Chúa cách đơn sơ.
3. Chỉ bằng lòng lãnh nhận công tác khi nào Chúa muốn, theo mức độ Chúa muốn, và do ước nguyện duy nhất, là thực hiện đức mến Chúa và yêu người mà thôi.
4. Từ lúc khởi sự, phải dâng cho Chúa việc ta làm, và trong khi thi hành, thỉnh thoảng kích thích mình bằng những tư tưởng lành thánh, những lời than thở sốt sắng, và nhất quyết chỉ thi hành cho sáng danh Chúa và nhờ ơn Chúa mà thôi.
5. Trong khi đó, mặc dù phải quan tâm đến công việc đang thực hiện, bao giờ cũng phải giữ sự bình tĩnh, tự chủ.
6. Bao nhiêu kết quả thâu lượm được, phải kính dâng lên Thiên Chúa hết, phần chúng ta chỉ mong ước hoàn tất sứ mạng để được một mình sống thân mật với Chúa Giêsu mà thôi. (Hồn Tông Đồ)
596. Mọi thay đổi bắt đầu từ chính bạn
Trước khi chiến thăng những khó khăn trong cuộc sống thì bạn phải chiến thắng được chính bản thân mình. Mọi thay đổi bắt đầu từ chính bạn. Đừng bao giờ quên điều nầy.
Chúng ta biết bò trước khi biết đi, học môn số học trước môn đại số. Chúng ta phải sửa đổi bản thân trước khi sửa đổi người khác.
Nếu bạn muốn thay đổi đời mình thì điểm khởi đầu là chính bản thân bạn, chứ không phải cha mẹ hay bạn bè, thầy cô.
Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ bạn: từ trong ra ngoài, chứ không phải từ ngoài vào trong.
Tôi (Sean Covey) còn nhớ những lời của một vị linh mục:
“Khi còn trẻ, với sự tự do và trí tưởng tượng không giới hạn, tôi thường mơ mình thay đổi cả thế giới.
“Khi trưởng thành và hiểu biết hơn, tôi biết rằng thế giới không thể thay đổi được, và tôi quyết định rút ngắn ước mơ: thay đổi quê hương mình. Nhưng đó cũng là điều không tưởng.
“Bước vào tuổi trung niên, trong cố gắng cuối cùng, tôi muốn thay đổi gia đình mình - điều gần gủi nhất – nhưng vẫn không hề có sự biến đổi nào xảy ra.
“Giờ đây, cận kề cái chết, lần đầu tiên tôi nhận ra: nếu tôi tự thay đổi mình trước, rồi mới tác động đến gia đình; với sự giúp đỡ của gia đình, quê hương tôi sẽ tốt đẹp hơn, và rồi biết đâu, tôi có thể thay đổi được cả thế giới.”…
Hãy thay đổi từ nội tâm, bắt đầu với chính bản thân bạn. (Bảy Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt)
597. Để được gặt hái thành công và hạnh phúc ở tương lai
Những khó khăn, thử thách vẫn luôn tồn tại trong cuộc đờì. Nếu ngày hôm nay, bạn trốn tránh chúng thì một ngày mai không xa, chúng sẽ lại xuất hiện lù lù ngay trước mắt bạn mà thôi!
Trái lại, nếu ngày hôm nay, bạn dũng cảm chấp nhận và nỗ lực vượt qua những thử thách của cuộc đời, bạn có quyền hy vọng mình sẽ gặt hái thành công và hạnh phúc ở tương lai… (Những Quy Tắc Vàng Của Cuộc Sống)
598. Nguyên tắc thứ nhất để làm việc
Nguyên tắc thứ nhất, là đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công.
Đừng đặt mục đích của mình cao quá, quá cái khả năng và phương tiện của mình.
Đặt cho mình một mục đích quá cao để rồi không thể đạt được, thật là một việc làm chẳng những vô ích, lại còn nguy hiểm là khác. Là vì sự thất bại sẽ giết mất lòng tự tin và làm tê liệt sức cố gắng của mình đi.
Goethe thường khuyên các nhà thơ trẻ tuổi nên làm các bài thơ ngắn trước khi viết những thiên anh hùng ca.
Đối với một tác phẩm to và phiền phức, hãy bắt đầu viết những phần dễ nhất trước.
Nếu con đường quá dài, không sao đi một mạch được, thì tốt hơn là chia nó ra từng đoạn và thi hành cho xong từng đoạn một.
Người đãng trí cho cái gì cũng dễ, để rồi bị thất vọng. Người ươn hèn cho cái gì cũng khó, để rồi không chịu làm gì cả. Chỉ có người thông minh mới biết rằng không có gì là dễ dàng cả, nhưng với sự cố gắng và biết phân phối tổ chức, thì rồi việc gì cũng sẽ trở nên dễ dàng tất cả.
Dĩ nhiên, đâu phải làm việc mười giờ một ngày mà ta có thể trở thành một đại thi sĩ. Phải có năng khiếu. Nhưng cố gắng mãi thì cũng có khi “thiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn lâu ngày” mà thành. (Tôi Tự Học)
599. Sáu cách gây thiện cảm
1. Thành thật chú ý đến người khác.
2. Giữ nụ cười trên môi.
3. Xin nhớ rằng người ta cho cái tên của người ta là một âm thanh êm ái nhất, quan trọng nhất trong các âm thanh.
4. Biết nghe người khác nói chuyện. Khuyến khích họ nói về họ.
5. Họ thích cái gì thì bạn nói với họ về cái đó.
6. Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ. (Đắc Nhân Tâm – Bí Quyết Thành Công)
600. Chúng ta chỉ sống một lần mà thôi!
Cuộc sống, với tất cả những đớn đau, tuyệt vọng, những thất bại, tội lỗi, đều thú vị và đẹp đẽ, đều tươi vui và kỳ diệu, đầy ắp tình yêu thương.
Đôi khi cuộc sống như một bài thơ, đôi khi như một cuộc phiêu lưu mà ta phải mạo hiểm, đôi khi cao quý, cũng có khi trần tục; và cho dù điều gì sẽ đến sau cuộc sống nầy, chúng ta cũng sẽ không bao giờ được sống lại một lần nào nữa. (Rose McCaulay) (Những Giá Trị Vĩnh Hằng).
591. Lời nói là đặc biệt của con người
Lời nói là đặc biệt của con người, vì thế, con người được định nghĩa là “con vật biết nói.”
Nhưng lời nói của chúng ta có thể tốt, có ích, cũng như có thể xấu, có hại.
Khi chúng ta nói những lời tốt, chúng ta xây dựng, đem lại sự vui vẻ cho kẻ khác, đem lại sự bình an cho mọi ngườil Những khi đó, chúng ta làm chứng Chúa bằng lời nói.
Trái lại, khi chúng ta nói những lời xấu, chúng ta phá đổ, đem lại sự buồn phiền cho kẻ khác, chúng ta gây nên thù nên oán cho người ta.
592. Làm chứng Chúa bằng lờì nói
Để làm chứng Chúa bằng lời nói:
- chúng ta không nói những lời gây buồn phiền cho kẻ khác, nhưng chúng ta nói những lời đem lại sự vui vẻ cho mọi người.
- chúng ta không nói những lời chỉ trích, phá đổ, nhưng chúng ta nói những lời. yêu thương, xây dựng.
- chúng ta không nói những lời tục tĩu, nhớp nhúa, nhứng chúng ta nói những lời trong sạch, thanh cao.
- chúng ta không nói những lời bi quan, lên án, nhưng chúng ta nói những lời cao thượng, những lời khuyến khích, an ủi.
593. Làm chứng Chúa bằng việc làm
Lời nói không có giá trị bằng gương tốt, bằng việc làm.
Lời nói qua đi rất mau, và người ta dễ quên, còn gương lành, gương tốt thì tồn tại lâu dài và làm cho người ta nhớ mãi.
Lời nói không làm cho ai theo chúng ta. Chỉ có gương tốt mới lôi kéo kẻ khác theo chúng ta.
Để làm chứng Chúa bằng việc làm, chúng ta hãy luôn luôn treo cao gương tốt.
594. Chúng ta hãy làm gương tốt!
Trước hết, chúng ta hãy làm gương tốt trong gia đình chúng ta.
Cha mẹ làm gương tốt cho con cái, vợ chồng làm gương tốt cho nhau, anh chị làm gương tốt cho em. Mọi người trong gia đình thi đua sống thánh thiện, thi đua giữ luật Chúa, thi đua làm việc lành phước đức.
Hạnh phúc thay những gia đình trong đó, vợ chồng làm gương tốt cho nhau, cha mẹ làm gương tốt cho con cái, anh chị em làm gương tốt cho nhau. Những gia đình như thế là những thiên đàng trên mặt đất nầy: luôn bằng an, vui vẻ, hạnh phúc, đầy tràn ơn Chúa.
Tiếp đến, chúng ta hãy làm gương tốt cho những kẻ đang sống xung quanh chúng ta.
Xung quanh chúng ta, còn có nhiều kẻ chưa biết Chúa, còn có những kẻ lơ đạo, bỏ đạo, nghịc đạo. Tất cả những người nầy sẽ được ảnh hưởng tốt khi thấy gương tốt của chúng ta.
Quá trình của một cuộc trở lại, phần nhiều là: thấy trước, rồi tin sau.
Gương tốt của chúng ta ảnh hưởng trên kẻ khác dẫu chúng ta không biết. Khi chúng ta nâng mình lên cao bằng đời sống gương tốt, chúng ta nâng mọi người lên theo.
Chúa dạy chúng ta phải là ánh sáng chiếu soi mọi người. Chúa dạy chúng ta phải là muối làm cho mặn mòi kẻ khác.
Theo Đạo, không phải chỉ là Giữ Đạo, nhưng còn phải Sống Đạo và Truyền Đạo bằng đời sống gương tốt của mình.
595. Các nhà tu đức đưa ra những lời khuyên sau đây để giúp chúng ta hoà hợp đời sống nội tâm với đời sống hoạt động.
1. Không được làm việc chi quá sức mình.
2. Trong mọi công việc, phải luôn luôn tuân theo thánh ý Chúa cách đơn sơ.
3. Chỉ bằng lòng lãnh nhận công tác khi nào Chúa muốn, theo mức độ Chúa muốn, và do ước nguyện duy nhất, là thực hiện đức mến Chúa và yêu người mà thôi.
4. Từ lúc khởi sự, phải dâng cho Chúa việc ta làm, và trong khi thi hành, thỉnh thoảng kích thích mình bằng những tư tưởng lành thánh, những lời than thở sốt sắng, và nhất quyết chỉ thi hành cho sáng danh Chúa và nhờ ơn Chúa mà thôi.
5. Trong khi đó, mặc dù phải quan tâm đến công việc đang thực hiện, bao giờ cũng phải giữ sự bình tĩnh, tự chủ.
6. Bao nhiêu kết quả thâu lượm được, phải kính dâng lên Thiên Chúa hết, phần chúng ta chỉ mong ước hoàn tất sứ mạng để được một mình sống thân mật với Chúa Giêsu mà thôi. (Hồn Tông Đồ)
596. Mọi thay đổi bắt đầu từ chính bạn
Trước khi chiến thăng những khó khăn trong cuộc sống thì bạn phải chiến thắng được chính bản thân mình. Mọi thay đổi bắt đầu từ chính bạn. Đừng bao giờ quên điều nầy.
Chúng ta biết bò trước khi biết đi, học môn số học trước môn đại số. Chúng ta phải sửa đổi bản thân trước khi sửa đổi người khác.
Nếu bạn muốn thay đổi đời mình thì điểm khởi đầu là chính bản thân bạn, chứ không phải cha mẹ hay bạn bè, thầy cô.
Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ bạn: từ trong ra ngoài, chứ không phải từ ngoài vào trong.
Tôi (Sean Covey) còn nhớ những lời của một vị linh mục:
“Khi còn trẻ, với sự tự do và trí tưởng tượng không giới hạn, tôi thường mơ mình thay đổi cả thế giới.
“Khi trưởng thành và hiểu biết hơn, tôi biết rằng thế giới không thể thay đổi được, và tôi quyết định rút ngắn ước mơ: thay đổi quê hương mình. Nhưng đó cũng là điều không tưởng.
“Bước vào tuổi trung niên, trong cố gắng cuối cùng, tôi muốn thay đổi gia đình mình - điều gần gủi nhất – nhưng vẫn không hề có sự biến đổi nào xảy ra.
“Giờ đây, cận kề cái chết, lần đầu tiên tôi nhận ra: nếu tôi tự thay đổi mình trước, rồi mới tác động đến gia đình; với sự giúp đỡ của gia đình, quê hương tôi sẽ tốt đẹp hơn, và rồi biết đâu, tôi có thể thay đổi được cả thế giới.”…
Hãy thay đổi từ nội tâm, bắt đầu với chính bản thân bạn. (Bảy Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt)
597. Để được gặt hái thành công và hạnh phúc ở tương lai
Những khó khăn, thử thách vẫn luôn tồn tại trong cuộc đờì. Nếu ngày hôm nay, bạn trốn tránh chúng thì một ngày mai không xa, chúng sẽ lại xuất hiện lù lù ngay trước mắt bạn mà thôi!
Trái lại, nếu ngày hôm nay, bạn dũng cảm chấp nhận và nỗ lực vượt qua những thử thách của cuộc đời, bạn có quyền hy vọng mình sẽ gặt hái thành công và hạnh phúc ở tương lai… (Những Quy Tắc Vàng Của Cuộc Sống)
598. Nguyên tắc thứ nhất để làm việc
Nguyên tắc thứ nhất, là đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công.
Đừng đặt mục đích của mình cao quá, quá cái khả năng và phương tiện của mình.
Đặt cho mình một mục đích quá cao để rồi không thể đạt được, thật là một việc làm chẳng những vô ích, lại còn nguy hiểm là khác. Là vì sự thất bại sẽ giết mất lòng tự tin và làm tê liệt sức cố gắng của mình đi.
Goethe thường khuyên các nhà thơ trẻ tuổi nên làm các bài thơ ngắn trước khi viết những thiên anh hùng ca.
Đối với một tác phẩm to và phiền phức, hãy bắt đầu viết những phần dễ nhất trước.
Nếu con đường quá dài, không sao đi một mạch được, thì tốt hơn là chia nó ra từng đoạn và thi hành cho xong từng đoạn một.
Người đãng trí cho cái gì cũng dễ, để rồi bị thất vọng. Người ươn hèn cho cái gì cũng khó, để rồi không chịu làm gì cả. Chỉ có người thông minh mới biết rằng không có gì là dễ dàng cả, nhưng với sự cố gắng và biết phân phối tổ chức, thì rồi việc gì cũng sẽ trở nên dễ dàng tất cả.
Dĩ nhiên, đâu phải làm việc mười giờ một ngày mà ta có thể trở thành một đại thi sĩ. Phải có năng khiếu. Nhưng cố gắng mãi thì cũng có khi “thiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn lâu ngày” mà thành. (Tôi Tự Học)
599. Sáu cách gây thiện cảm
1. Thành thật chú ý đến người khác.
2. Giữ nụ cười trên môi.
3. Xin nhớ rằng người ta cho cái tên của người ta là một âm thanh êm ái nhất, quan trọng nhất trong các âm thanh.
4. Biết nghe người khác nói chuyện. Khuyến khích họ nói về họ.
5. Họ thích cái gì thì bạn nói với họ về cái đó.
6. Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ. (Đắc Nhân Tâm – Bí Quyết Thành Công)
600. Chúng ta chỉ sống một lần mà thôi!
Cuộc sống, với tất cả những đớn đau, tuyệt vọng, những thất bại, tội lỗi, đều thú vị và đẹp đẽ, đều tươi vui và kỳ diệu, đầy ắp tình yêu thương.
Đôi khi cuộc sống như một bài thơ, đôi khi như một cuộc phiêu lưu mà ta phải mạo hiểm, đôi khi cao quý, cũng có khi trần tục; và cho dù điều gì sẽ đến sau cuộc sống nầy, chúng ta cũng sẽ không bao giờ được sống lại một lần nào nữa. (Rose McCaulay) (Những Giá Trị Vĩnh Hằng).
Bài hát: Kính sợ Thiên Chúa
Huy Hoàng
02:23 07/12/2008
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chia buồn với Giáo Hội Chính Thống Nga
G. Trần Đức Anh OP
08:58 07/12/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 chia buồn với Giáo Hội Chính Thống Nga về việc Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Alexis II, qua đời hôm 5-12-2008 vì đau tim, hưởng thọ 79 tuổi.
Trong điện văn gửi Thánh Hội đồng Chính Thống Nga, ĐTC viết: ”Tôi xúc động hay tin buồn Đức Alexis II, Thượng Phụ Mascơva và toàn nước Nga qua đời. Tôi thân ái gửi đến Thánh Hội đồng và toàn thể Giáo Hội Chính Thống Nga những lời chia buồn chân thành nhất, và bày tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi trong giờ phút rất đau buồn này. Tôi dâng lên Chúa những lời khẩn nguyện xin Chúa đón nhận vào Nước an vui đời đời Người Tôi Tớ không biết mệt mỏi của Chúa và ban ơn an ủi nâng đỡ cho tất cả những người đang khóc thương sự ra đi của Đức Thượng Phụ. Nhớ đến sự dấn thân chung trên đon đường cảm thông và cộng tác giữa các tín hữu Chính Thống và Công Giáo, tôi muốn nhắc lại những nỗ lực của Đức Cố Thượng Phụ trong việc hồi sinh Giáo Hội Chính Thống, sau thời kỳ bị đàn áp tàn bạo về ý thức hệ, tạo nên cuộc tử đạo của bao nhiêu chứng nhân đức tin Kitô. Tôi cũng nhớ đến cuộc chiến đấu quyết liệt của Đức Cố Thượng Phụ trong việc bênh vực các giá trị nhân bản và Tin Mừng, đặc biệt tại Âu Châu. Tôi cầu mong sự dấn thân của Đức Cố Thượng Phụ mang lại những hoa trái hòa bình và sự tiến bộ đích thực về nhân bản, xã hội và tinh thần. Trong giờ phút chia tay đau thương này, giữa lúc thi hài Đức Thượng Phụ được đưa vào lòng đất trong khi chờ đợi ngày sống lại, ước gì ký ức về vị Tôi Tớ này của Tin Mừng Chúa Kitô là một nâng đỡ cho những người đang đau khổ và là khích lệ cho những ngừơi sẽ đón nhận gia sản của Đức Cố Thượng Phụ trong việc hướng dẫn Giáo Hội Chính Thống Nga đáng kính”.
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone cũng gửi điện chia buồn với Thánh Hội đồng của Giáo Hội Chính Thống Nga.
Đức Thượng Phụ Alexis II sinh tại Tallin thủ đô cộng hòa Estoni năm 1929 trong một gia đình quí tộc gốc Đức và tục danh là Alexei Michailovitch Ridiger. Ngài được chọn làm GM tại Tallin năm 1961, và đặc trách về hiệp nhất các tín hữu Kitô và quan hệ với các Giáo Hội trong 16 năm trời, từ 1963 đến 1979. Tháng 6 năm 1990, ĐGM Ridiger được bầu làm Thượng Phụ thứ 15 của Giáo Hội Chính Thống Nga, thủ lãnh của lối 90 triệu tín hữu Chính Thống tại Nga, một Giáo Hội lớn nhất trong số 16 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới.
Trong 18 năm qua, Đức Thượng Phụ Alexis đã nỗ lực hồi sinh Giáo Hội Chính Thống. Từ lâu ngài đã bị bệnh tim. Thánh Hội đồng sẽ bầu bị nhiếp chính trong khi chờ đợi triệu tập Công đồng của Giáo Hội trong vòng 6 tháng để bầu vị Thượng Phụ mới.
Theo chế độ công nghị của các Giáo Hội Chính Thống, vị Thượng Phụ chỉ là người đứng đầu trong số những người ngang hàng nhau trong Thánh Hội đồng của Giáo Hội, là cơ quan có thực quyền điều khiển, trong đó Đức Thượng Phụ cũng chỉ có 1 phiếu như các thành viên khác. (SD 5-12-2008)
Trong điện văn gửi Thánh Hội đồng Chính Thống Nga, ĐTC viết: ”Tôi xúc động hay tin buồn Đức Alexis II, Thượng Phụ Mascơva và toàn nước Nga qua đời. Tôi thân ái gửi đến Thánh Hội đồng và toàn thể Giáo Hội Chính Thống Nga những lời chia buồn chân thành nhất, và bày tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi trong giờ phút rất đau buồn này. Tôi dâng lên Chúa những lời khẩn nguyện xin Chúa đón nhận vào Nước an vui đời đời Người Tôi Tớ không biết mệt mỏi của Chúa và ban ơn an ủi nâng đỡ cho tất cả những người đang khóc thương sự ra đi của Đức Thượng Phụ. Nhớ đến sự dấn thân chung trên đon đường cảm thông và cộng tác giữa các tín hữu Chính Thống và Công Giáo, tôi muốn nhắc lại những nỗ lực của Đức Cố Thượng Phụ trong việc hồi sinh Giáo Hội Chính Thống, sau thời kỳ bị đàn áp tàn bạo về ý thức hệ, tạo nên cuộc tử đạo của bao nhiêu chứng nhân đức tin Kitô. Tôi cũng nhớ đến cuộc chiến đấu quyết liệt của Đức Cố Thượng Phụ trong việc bênh vực các giá trị nhân bản và Tin Mừng, đặc biệt tại Âu Châu. Tôi cầu mong sự dấn thân của Đức Cố Thượng Phụ mang lại những hoa trái hòa bình và sự tiến bộ đích thực về nhân bản, xã hội và tinh thần. Trong giờ phút chia tay đau thương này, giữa lúc thi hài Đức Thượng Phụ được đưa vào lòng đất trong khi chờ đợi ngày sống lại, ước gì ký ức về vị Tôi Tớ này của Tin Mừng Chúa Kitô là một nâng đỡ cho những người đang đau khổ và là khích lệ cho những ngừơi sẽ đón nhận gia sản của Đức Cố Thượng Phụ trong việc hướng dẫn Giáo Hội Chính Thống Nga đáng kính”.
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone cũng gửi điện chia buồn với Thánh Hội đồng của Giáo Hội Chính Thống Nga.
Đức Thượng Phụ Alexis II sinh tại Tallin thủ đô cộng hòa Estoni năm 1929 trong một gia đình quí tộc gốc Đức và tục danh là Alexei Michailovitch Ridiger. Ngài được chọn làm GM tại Tallin năm 1961, và đặc trách về hiệp nhất các tín hữu Kitô và quan hệ với các Giáo Hội trong 16 năm trời, từ 1963 đến 1979. Tháng 6 năm 1990, ĐGM Ridiger được bầu làm Thượng Phụ thứ 15 của Giáo Hội Chính Thống Nga, thủ lãnh của lối 90 triệu tín hữu Chính Thống tại Nga, một Giáo Hội lớn nhất trong số 16 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới.
Trong 18 năm qua, Đức Thượng Phụ Alexis đã nỗ lực hồi sinh Giáo Hội Chính Thống. Từ lâu ngài đã bị bệnh tim. Thánh Hội đồng sẽ bầu bị nhiếp chính trong khi chờ đợi triệu tập Công đồng của Giáo Hội trong vòng 6 tháng để bầu vị Thượng Phụ mới.
Theo chế độ công nghị của các Giáo Hội Chính Thống, vị Thượng Phụ chỉ là người đứng đầu trong số những người ngang hàng nhau trong Thánh Hội đồng của Giáo Hội, là cơ quan có thực quyền điều khiển, trong đó Đức Thượng Phụ cũng chỉ có 1 phiếu như các thành viên khác. (SD 5-12-2008)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Ủy ban thần học quốc tế
G. Trần Đức Anh OP
09:03 07/12/2008
VATICAN. Sáng 5-12-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Ủy ban thần học quốc tế, và ngài kêu gọi cấp thiết giúp xã hội ý thức về luật luân lý tự nhiên.
Ủy ban thần học quốc tế vừa kết thúc khóa họp thường niên hôm 5-12-2008 sau 5 ngày nhóm họp tại Nội thành Vatican, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Luis Ladaria, dòng Tên, Tổng thư ký của Ủy ban và cũng là Tổng thư ký Bộ giáo lý đức tin.
25 nhà thần học quốc tế đã đặc biệt cứu xét và thông qua dự thảo văn kiện về luật luân lý tự nhiên với tựa đề ”Tìm kiếm một nền luân lý đạo đức phổ quát. Cái nhìn mới về luật luân lý tự nhiên”.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói: ”Trong bối cảnh ngày nay, tôi tái khẳng định sự cần thiết và khẩn cấp phải kiến tạo trong nền văn hóa và xã hội dân sự, chính trị, những điều kiện cần thiết để ý thức hoàn toàn về giá trị không thể từ khước được của luật luân lý tự nhiên... Cũng nhờ sự nghiên cứu của anh em về vấn đề này, người ta thấy rõ luật luân lý tự nhiên là một bảo đảm thực sự cho mỗi người để sống tự do, được tôn trọng trong phẩm giá của mình, và cảm thấy được bảo vệ chống lại mọi toan tính lèo lái ý thức hệ, cũng như chống lại sự lạm quyền dựa trên luật của kẻ mạnh hơn”.
Trong những ngày họp, Ủy ban thần học quốc tế cũng thảo luận sâu rộng về ”Ý nghĩa và phương pháp thần học”. Đề cập đến vấn đề này, ĐTC nhắc nhở các nhà thần học trong Giáo Hội về đặc tính thiết yếu của thần học là đặt vấn đề liên quan đến đức tin, chứ không phải chỉ tự hỏi về hiệu năng của đức tin về phương diện thực hành và xã hội.
ĐTC khẳng định rằng: ”Về phương diện khách quan, chân lý là mạc khải của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, chân lý ấy đòi hỏi câu trả lời là sự vâng phục đức tin trong niềm hiệp thông với Giáo Hội và Huấn Quyền của Hội Thánh... Phương pháp trong thần học không thể chỉ dựa trên những tiêu chuẩn và qui luật chung với các khoa học khác, nhưng trước tiên phải tuân giữ các nguyên tắc và các qui luật xuất phát từ Mạc Khải và từ đức tin, trong chiều kích bản thân và chiều kích Giáo Hội.”
”Về phương diện chủ quan, nghĩa là về phương diện người làm thần học, nhân đức căn bản của nhà thần học là tìm kiếm sự vâng phục đức tin, làm cho thần học gia trở thành người cộng tác với chân lý. Như thế, nhà thần học sẽ không nói về mình; và sau khi được thanh tẩy nội tâm,. nhà thần học sẽ làm cho chính chân lý nói lên qua mình. Đồng thời chân lý có thể được mang đến cho thế giới.
ĐTC cũng ghi nhận rằng ”Sự vâng phục đức tin không có nghĩa là từ bỏ việc nghiên cứu và suy tư. Sự băn khoăn của tư tưởng không bao giờ có thể hoàn toàn yên hàn trong cuộc sống tín hữu, vì các tín hữu là những người đang ở trên đường tìm kiếm và đào sâu chân lý. Tuy nhiên chính sự băn khoăn ấy tháp tùng và khích lệ tín hữu trong cuộc lữ hành của tư tưởng hướng về Thiên Chúa và nhờ đó trở nên phong phú” (SD 5-12-2008)
Ủy ban thần học quốc tế vừa kết thúc khóa họp thường niên hôm 5-12-2008 sau 5 ngày nhóm họp tại Nội thành Vatican, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Luis Ladaria, dòng Tên, Tổng thư ký của Ủy ban và cũng là Tổng thư ký Bộ giáo lý đức tin.
25 nhà thần học quốc tế đã đặc biệt cứu xét và thông qua dự thảo văn kiện về luật luân lý tự nhiên với tựa đề ”Tìm kiếm một nền luân lý đạo đức phổ quát. Cái nhìn mới về luật luân lý tự nhiên”.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói: ”Trong bối cảnh ngày nay, tôi tái khẳng định sự cần thiết và khẩn cấp phải kiến tạo trong nền văn hóa và xã hội dân sự, chính trị, những điều kiện cần thiết để ý thức hoàn toàn về giá trị không thể từ khước được của luật luân lý tự nhiên... Cũng nhờ sự nghiên cứu của anh em về vấn đề này, người ta thấy rõ luật luân lý tự nhiên là một bảo đảm thực sự cho mỗi người để sống tự do, được tôn trọng trong phẩm giá của mình, và cảm thấy được bảo vệ chống lại mọi toan tính lèo lái ý thức hệ, cũng như chống lại sự lạm quyền dựa trên luật của kẻ mạnh hơn”.
Trong những ngày họp, Ủy ban thần học quốc tế cũng thảo luận sâu rộng về ”Ý nghĩa và phương pháp thần học”. Đề cập đến vấn đề này, ĐTC nhắc nhở các nhà thần học trong Giáo Hội về đặc tính thiết yếu của thần học là đặt vấn đề liên quan đến đức tin, chứ không phải chỉ tự hỏi về hiệu năng của đức tin về phương diện thực hành và xã hội.
ĐTC khẳng định rằng: ”Về phương diện khách quan, chân lý là mạc khải của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, chân lý ấy đòi hỏi câu trả lời là sự vâng phục đức tin trong niềm hiệp thông với Giáo Hội và Huấn Quyền của Hội Thánh... Phương pháp trong thần học không thể chỉ dựa trên những tiêu chuẩn và qui luật chung với các khoa học khác, nhưng trước tiên phải tuân giữ các nguyên tắc và các qui luật xuất phát từ Mạc Khải và từ đức tin, trong chiều kích bản thân và chiều kích Giáo Hội.”
”Về phương diện chủ quan, nghĩa là về phương diện người làm thần học, nhân đức căn bản của nhà thần học là tìm kiếm sự vâng phục đức tin, làm cho thần học gia trở thành người cộng tác với chân lý. Như thế, nhà thần học sẽ không nói về mình; và sau khi được thanh tẩy nội tâm,. nhà thần học sẽ làm cho chính chân lý nói lên qua mình. Đồng thời chân lý có thể được mang đến cho thế giới.
ĐTC cũng ghi nhận rằng ”Sự vâng phục đức tin không có nghĩa là từ bỏ việc nghiên cứu và suy tư. Sự băn khoăn của tư tưởng không bao giờ có thể hoàn toàn yên hàn trong cuộc sống tín hữu, vì các tín hữu là những người đang ở trên đường tìm kiếm và đào sâu chân lý. Tuy nhiên chính sự băn khoăn ấy tháp tùng và khích lệ tín hữu trong cuộc lữ hành của tư tưởng hướng về Thiên Chúa và nhờ đó trở nên phong phú” (SD 5-12-2008)
ĐTC: ''Thiên Chúa nói như sau: 'Hãy an ủi dân của ta;... hãy báo cho họ rằng cảnh gian nan đã chấm dứt''
Bình Hòa
23:09 07/12/2008
Kinh Truyền tin chúa nhựt II Mùa Vọng
Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ chúng ta đang sống được đặt tên là Mùa Vọng, nói lên niềm chờ đợi ngóng trông; còn trong tiếng latinh, nó mang tên là “adventus” nghĩa là Chúa đến, cách riêng là việc Chúa đến vào lúc kết thúc lịch sử, gọi tắt là “quang lâm”. Biến cố này thường được gắn liền với sự phán xét, và dễ gây ra tâm trạng hoảng hốt. Tuy nhiên, đó là cái nhìn thiếu sót một chiều. Vì thế phụng vụ tìm cách trình bày những khía cạnh khác của biến cố quang lâm, đối tượng của niềm hy vọng của toàn nhân loại. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin hôm qua, Đức Thánh Cha đã dựa trên các bài đọc Sách Thánh của chúa nhựt thứ hai mùa vọng để trình bày việc Chúa đến như là một cuộc giải phóng nhân loại khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết, một cuộc biến đổi thế giới toàn diện. Mặt khác, những thực tại của tương lại vĩnh viễn đã được bắt đầu với cuộc Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô rồi, và được thông ban cho chúng ta nhờ đức tin. Công cuộc canh tân vũ trụ do Thần khí Chúa tác động đã được khai mào, và đòi hỏi chúng ta hãy mở lòng hợp tác.
Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI nhắc đến đức Alêxis II, giáo chủ chính thống Nga, mới băng hà và xin hợp ý cầu nguyện. Ngài cũng mời các giáo sư và sinh viên thuộc thành phố Rôma đến tham dự Thánh lễ chuẩn bị lễ Giáng sinh sẽ được cử hành vào chiều thứ năm tuần này tại đền thánh Phêrô. Ngoài ra, vào dịp lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, ngoài buổi đọc kinh Truyền tin vào ban trưa, đức thánh cha còn đến kính viếng tượng Đức Mẹ được đặt trên đỉnh cột trụ được cất tại quảng trường Tây ban nha để kỷ niệm cuộc tuyên bố tín điều.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Từ một tuần nay chúng ta đang sống trong mùa Vọng, thời kỳ mở rộng đến tương lai của Thiên Chúa, thời kỳ chuẩn bị lễ Giáng sinh, khi mà Thiên Chúa là sự mới mẻ tuyệt đối đến cư ngụ ở giữa nhân loại hư đốn để biến đổi nó ngay từ bên trong. Trong phụng vụ mùa Vọng, vang lên một sứ điệp tràn trề hy vọng, kêu mời hãy ngước mắt nhìn về chân trời cánh chung, nhưng đồng thời cũng mời gọi hãy nhìn nhận trong hiện tại những dấu hiệu của Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Vào chúa nhựt thứ hai mùa Vọng, lời Chúa mang những cung giọng xúc động trích từ quyển thứ hai của sách Isaia, loan báo sứ điệp giải thoát dành cho những người Do thái đã nếm cảnh lưu đày từ mấy chục năm bên Babilonia. Qua lời của ngôn sứ, Thiên Chúa nói như sau: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân của ta; hãy đi nói giữa lòng thành phố Giêrusalem, hãy báo cho họ rằng cảnh gian nan đã chấm dứt (Is 40,1-2). Đây là điều mà Chúa muốn làm trong mùa Vọng: loan báo ơn cứu độ giữa lòng Dân người và qua đó với toàn thể nhân loại. Ngày hôm nay Giáo hội cũng lên tiếng rằng: “Trong hoang địa hãy dọn đường cho Thiên Chúa” (Is 40,3). Với những dân tộc đang bị kiệt lực vì cùng cực nghèo đói, với những đoàn người tha hương, với những người đang chịu cảnh vi phạm quyền lợi cách trầm trọng, Giáo hội giữ vai trò như lính canh đứng trên ngọn núi cao của đức tin để loan báo rằng: “Này đây Thiên Chúa của các bạn! Kìa Thiên Chúa đến với quyền năng” (Is 40,11).
Lời ngôn sứ loan báo đã được thể hiện nơi đức Giêsu Kitô. Bằng lời giảng và rồi bằng cuộc tử nạn và phục sinh, Người đã hoàn thành những lời hứa xưa kia, và mở rộng đến chân trời rộng lớn hơn. Người đã khai mào một cuộc xuất hành mới, không còn chỉ là ở dưới trần thế và trong lịch sử, mang tính cách tạm thời, nhưng là cuộc xuất hành chung tất: cuộc vượt qua từ vương quốc sự Ác đến vương quốc Thiên Chúa, từ cuộc thống trị của tội lỗi và chết chóc đến cuộc thống trị của tình yêu và sự sống. Vì thế, niềm hy vọng Kitô giáo vượt xa lòng khát vọng chính đáng nhắm đến một cuộc giải phóng xã hội và chính trị, bởi vì điều mà Chúa Giêsu đã khai mạc đó là một nhân loại mới phát xuất từ Thiên Chúa nhưng đồng thời nảy mầm trên địa cầu của chúng ta, trong tầm mức nó chịu để cho Thần khí Chúa tác động. Vì thế đây là một chuyện thuộc về chiều kích của đức tin: tin vào Thiên Chúa, tin vào kế hoạch cứu độ của Người, và đồng thời, dấn thân vào việc kiến tạo Vương quốc của Người. Thật vậy, công lý và hòa bình là quà tặng của Thiên Chúa, nhưng đòi hỏi con người phải trở nên mảnh đất tốt, sẵn sàng đón nhận hạt giống của Lời Chúa.
Hoa trái đầu mùa của nhân loại mới là Đức Giêsu, Con của Thiên Chúa và con của đức Maria. Đức Trinh nữ là “con đường” mà Thiên Chúa đã dọn để đến trần thế. Với hết tâm tình khiêm tốn, Đức Maria đã dẫn đầu đoàn dân Israel mới trong cuộc xuất hành ra khỏi mọi cảnh lưu đày, khỏi mọi cảnh đàn áp, khỏi mọi cảnh nô lệ luân lý và vật chất, tiến về “trời mới đất mới, nơi chân lý ngự trị” (2 Pr 3,13). Chúng ta hãy ký thác lòng khát vọng hoà bình và cứu rỗi của con người thời này cho lời chuyển cầu của Mẹ.
Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ chúng ta đang sống được đặt tên là Mùa Vọng, nói lên niềm chờ đợi ngóng trông; còn trong tiếng latinh, nó mang tên là “adventus” nghĩa là Chúa đến, cách riêng là việc Chúa đến vào lúc kết thúc lịch sử, gọi tắt là “quang lâm”. Biến cố này thường được gắn liền với sự phán xét, và dễ gây ra tâm trạng hoảng hốt. Tuy nhiên, đó là cái nhìn thiếu sót một chiều. Vì thế phụng vụ tìm cách trình bày những khía cạnh khác của biến cố quang lâm, đối tượng của niềm hy vọng của toàn nhân loại. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin hôm qua, Đức Thánh Cha đã dựa trên các bài đọc Sách Thánh của chúa nhựt thứ hai mùa vọng để trình bày việc Chúa đến như là một cuộc giải phóng nhân loại khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết, một cuộc biến đổi thế giới toàn diện. Mặt khác, những thực tại của tương lại vĩnh viễn đã được bắt đầu với cuộc Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô rồi, và được thông ban cho chúng ta nhờ đức tin. Công cuộc canh tân vũ trụ do Thần khí Chúa tác động đã được khai mào, và đòi hỏi chúng ta hãy mở lòng hợp tác.
Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI nhắc đến đức Alêxis II, giáo chủ chính thống Nga, mới băng hà và xin hợp ý cầu nguyện. Ngài cũng mời các giáo sư và sinh viên thuộc thành phố Rôma đến tham dự Thánh lễ chuẩn bị lễ Giáng sinh sẽ được cử hành vào chiều thứ năm tuần này tại đền thánh Phêrô. Ngoài ra, vào dịp lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, ngoài buổi đọc kinh Truyền tin vào ban trưa, đức thánh cha còn đến kính viếng tượng Đức Mẹ được đặt trên đỉnh cột trụ được cất tại quảng trường Tây ban nha để kỷ niệm cuộc tuyên bố tín điều.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Từ một tuần nay chúng ta đang sống trong mùa Vọng, thời kỳ mở rộng đến tương lai của Thiên Chúa, thời kỳ chuẩn bị lễ Giáng sinh, khi mà Thiên Chúa là sự mới mẻ tuyệt đối đến cư ngụ ở giữa nhân loại hư đốn để biến đổi nó ngay từ bên trong. Trong phụng vụ mùa Vọng, vang lên một sứ điệp tràn trề hy vọng, kêu mời hãy ngước mắt nhìn về chân trời cánh chung, nhưng đồng thời cũng mời gọi hãy nhìn nhận trong hiện tại những dấu hiệu của Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Vào chúa nhựt thứ hai mùa Vọng, lời Chúa mang những cung giọng xúc động trích từ quyển thứ hai của sách Isaia, loan báo sứ điệp giải thoát dành cho những người Do thái đã nếm cảnh lưu đày từ mấy chục năm bên Babilonia. Qua lời của ngôn sứ, Thiên Chúa nói như sau: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân của ta; hãy đi nói giữa lòng thành phố Giêrusalem, hãy báo cho họ rằng cảnh gian nan đã chấm dứt (Is 40,1-2). Đây là điều mà Chúa muốn làm trong mùa Vọng: loan báo ơn cứu độ giữa lòng Dân người và qua đó với toàn thể nhân loại. Ngày hôm nay Giáo hội cũng lên tiếng rằng: “Trong hoang địa hãy dọn đường cho Thiên Chúa” (Is 40,3). Với những dân tộc đang bị kiệt lực vì cùng cực nghèo đói, với những đoàn người tha hương, với những người đang chịu cảnh vi phạm quyền lợi cách trầm trọng, Giáo hội giữ vai trò như lính canh đứng trên ngọn núi cao của đức tin để loan báo rằng: “Này đây Thiên Chúa của các bạn! Kìa Thiên Chúa đến với quyền năng” (Is 40,11).
Lời ngôn sứ loan báo đã được thể hiện nơi đức Giêsu Kitô. Bằng lời giảng và rồi bằng cuộc tử nạn và phục sinh, Người đã hoàn thành những lời hứa xưa kia, và mở rộng đến chân trời rộng lớn hơn. Người đã khai mào một cuộc xuất hành mới, không còn chỉ là ở dưới trần thế và trong lịch sử, mang tính cách tạm thời, nhưng là cuộc xuất hành chung tất: cuộc vượt qua từ vương quốc sự Ác đến vương quốc Thiên Chúa, từ cuộc thống trị của tội lỗi và chết chóc đến cuộc thống trị của tình yêu và sự sống. Vì thế, niềm hy vọng Kitô giáo vượt xa lòng khát vọng chính đáng nhắm đến một cuộc giải phóng xã hội và chính trị, bởi vì điều mà Chúa Giêsu đã khai mạc đó là một nhân loại mới phát xuất từ Thiên Chúa nhưng đồng thời nảy mầm trên địa cầu của chúng ta, trong tầm mức nó chịu để cho Thần khí Chúa tác động. Vì thế đây là một chuyện thuộc về chiều kích của đức tin: tin vào Thiên Chúa, tin vào kế hoạch cứu độ của Người, và đồng thời, dấn thân vào việc kiến tạo Vương quốc của Người. Thật vậy, công lý và hòa bình là quà tặng của Thiên Chúa, nhưng đòi hỏi con người phải trở nên mảnh đất tốt, sẵn sàng đón nhận hạt giống của Lời Chúa.
Hoa trái đầu mùa của nhân loại mới là Đức Giêsu, Con của Thiên Chúa và con của đức Maria. Đức Trinh nữ là “con đường” mà Thiên Chúa đã dọn để đến trần thế. Với hết tâm tình khiêm tốn, Đức Maria đã dẫn đầu đoàn dân Israel mới trong cuộc xuất hành ra khỏi mọi cảnh lưu đày, khỏi mọi cảnh đàn áp, khỏi mọi cảnh nô lệ luân lý và vật chất, tiến về “trời mới đất mới, nơi chân lý ngự trị” (2 Pr 3,13). Chúng ta hãy ký thác lòng khát vọng hoà bình và cứu rỗi của con người thời này cho lời chuyển cầu của Mẹ.
Top Stories
Joseph Cao Anh elected to be the first Vietnamese-American in Congress
Cain Burdeau /AP
05:45 07/12/2008
NEW ORLEANS – Voters in Louisiana ousted indicted Democratic Rep. William Jefferson on Saturday, instead electing a Republican attorney who will be the first Vietnamese-American in Congress.
Unofficial results showed Anh "Joseph" Cao denying Jefferson a 10th term. Republicans made an aggressive push to take the seat from the 61-year-old incumbent, who has pleaded not guilty to charges of bribery, laundering money and misusing his congressional office.
Cao, 41, won a predominantly black and heavily Democratic district that covers most of New Orleans.
A barrage of election-day automated telephone calls on Cao's behalf flooded the district, including a pitch from the national Republican Party.
New Orleans voters had long been loyal to Jefferson, re-electing him in 2006 even after news of the bribery scandal broke. Late-night TV comics made him the butt of jokes after federal agents said they found $90,000 in alleged bribe money hidden in his freezer.
"People are innocent until proven guilty," said Faye Leggins, 54, an educator and Democrat who moved back to the city six months ago and still has fresh memories of Hurricane Katrina. She voted for Jefferson on Saturday. "He has enough seniority, so he can do a lot to redevelop this city."
But Republicans argued the scandal had cost Jefferson his clout in Congress. Election Day brought excitement to the state's usually low-key Vietnamese-American community, said David Nguyen, 45, a store manager and Cao supporter.
"The Vietnamese aren't much into politics," he said.
Turnout appeared light in the district, where two-thirds of voters are Democrats and 11 percent are Republicans. More than 60 percent are black.
Though he was the underdog, Cao received endorsements from some Democrat and green-conscious groups as well as the area's Vietnamese-American community. Cao came to the United States as a child after the fall of Saigon in 1975 and went on to earn degrees in philosophy, physics and law.
The election was one of two in Louisiana postponed because of Hurricane Gustav.
In western Louisiana's 4th Congressional District, Republican physician John Fleming defeated Democratic district attorney Paul Carmouche in a very close race to replace U.S. Rep. Jim McCrery, a 10-term Republican who is retiring. Fleming had 48 percent of the vote to Carmouche's 47 percent. Two minor candidates split the remaining vote.
Both candidates had help from national heavyweights. President-elect Barack Obama recorded a radio ad for Carmouche, while Vice President Dick Cheney helped Fleming with fundraising.
The national GOP also backed Cao, an immigration lawyer, with a barrage of advertising portraying Jefferson as corrupt.
Prosecutors contend Jefferson used his influence as chairman of the congressional Africa Investment and Trade Caucus to broker deals in Nigeria, Ghana, Cameroon and other African nations on behalf of those who bribed him.
The 2007 indictment claims Jefferson received more than $500,000 in bribes and demanded millions more between 2000 and 2005, including the $90,000 found in the freezer of his Washington home.
No trial date has been set for Jefferson, who became Louisiana's first black congressman since Reconstruction when he took office in 1991.
He also faced the Green Party candidate Malik Rahim and Libertarian Gregory W. Kahn in the race.
(Source: AP, http://news.yahoo.com/s/ap/20081207/ap_on_el_ho/louisiana_congress)
Joseph Cao Anh |
Cao, 41, won a predominantly black and heavily Democratic district that covers most of New Orleans.
A barrage of election-day automated telephone calls on Cao's behalf flooded the district, including a pitch from the national Republican Party.
New Orleans voters had long been loyal to Jefferson, re-electing him in 2006 even after news of the bribery scandal broke. Late-night TV comics made him the butt of jokes after federal agents said they found $90,000 in alleged bribe money hidden in his freezer.
"People are innocent until proven guilty," said Faye Leggins, 54, an educator and Democrat who moved back to the city six months ago and still has fresh memories of Hurricane Katrina. She voted for Jefferson on Saturday. "He has enough seniority, so he can do a lot to redevelop this city."
But Republicans argued the scandal had cost Jefferson his clout in Congress. Election Day brought excitement to the state's usually low-key Vietnamese-American community, said David Nguyen, 45, a store manager and Cao supporter.
"The Vietnamese aren't much into politics," he said.
Turnout appeared light in the district, where two-thirds of voters are Democrats and 11 percent are Republicans. More than 60 percent are black.
Though he was the underdog, Cao received endorsements from some Democrat and green-conscious groups as well as the area's Vietnamese-American community. Cao came to the United States as a child after the fall of Saigon in 1975 and went on to earn degrees in philosophy, physics and law.
The election was one of two in Louisiana postponed because of Hurricane Gustav.
In western Louisiana's 4th Congressional District, Republican physician John Fleming defeated Democratic district attorney Paul Carmouche in a very close race to replace U.S. Rep. Jim McCrery, a 10-term Republican who is retiring. Fleming had 48 percent of the vote to Carmouche's 47 percent. Two minor candidates split the remaining vote.
Both candidates had help from national heavyweights. President-elect Barack Obama recorded a radio ad for Carmouche, while Vice President Dick Cheney helped Fleming with fundraising.
The national GOP also backed Cao, an immigration lawyer, with a barrage of advertising portraying Jefferson as corrupt.
Prosecutors contend Jefferson used his influence as chairman of the congressional Africa Investment and Trade Caucus to broker deals in Nigeria, Ghana, Cameroon and other African nations on behalf of those who bribed him.
The 2007 indictment claims Jefferson received more than $500,000 in bribes and demanded millions more between 2000 and 2005, including the $90,000 found in the freezer of his Washington home.
No trial date has been set for Jefferson, who became Louisiana's first black congressman since Reconstruction when he took office in 1991.
He also faced the Green Party candidate Malik Rahim and Libertarian Gregory W. Kahn in the race.
(Source: AP, http://news.yahoo.com/s/ap/20081207/ap_on_el_ho/louisiana_congress)
Kerk in Nood voert actie voor katholieken in Vietnam
Katholiec Nederland
12:41 07/12/2008
Hilversum (Van onze redactie) 2 december 2008 - De internationale katholieke hulporganisatie Kerk in Nood voert actie voor de Kerk in Vietnam. Met de campagne zwemmen tegen de stroom in vraagt de organisatie aandacht “voor de moeilijke situatie van Vietnamese katholieken”.
Intimidaties en schijnprocessen
Hoewel Vietnam in 2004 de godsdienstvrijheid in de grondwet opnam voert de overheid volgens Kerk in Nood een “beleid van intimidaties, arrestaties, schijnprocessen en pesterijen” tegen katholieken. De hulporganisatie roept daarom op te bidden voor de gelovigen in Vietnam en vraagt om donaties voor een aantal projecten op het terrein van vorming, vervoersmiddelen en bouwwerkzaamheden.
Gespannen relaties
De relaties tussen de Kerk en de overheid zijn momenteel erg gespannen omdat de regering weigert geconfisqueerde eigendommen terug te geven. In september en oktober botsten politie en katholieken regelmatig in de Vietnamese hoofdstad Hanoi. Het stadsbestuur besloot daar de voormalige rk-nuntiatuur te slopen, ondanks eerdere toezeggingen tot teruggave van het gebouw door de regering. Geweldloze gebedsbijeenkomsten en protestmarsen tegen de sloop werden uiteengeslagen en een onbekend aantal parochianen werd gearresteerd.
Staatskerk
In november mislukte een poging van de communistische overheid een Vietnamese staatskerk naar Chinees model op te richten.
Intimidaties en schijnprocessen
Hoewel Vietnam in 2004 de godsdienstvrijheid in de grondwet opnam voert de overheid volgens Kerk in Nood een “beleid van intimidaties, arrestaties, schijnprocessen en pesterijen” tegen katholieken. De hulporganisatie roept daarom op te bidden voor de gelovigen in Vietnam en vraagt om donaties voor een aantal projecten op het terrein van vorming, vervoersmiddelen en bouwwerkzaamheden.
Gespannen relaties
De relaties tussen de Kerk en de overheid zijn momenteel erg gespannen omdat de regering weigert geconfisqueerde eigendommen terug te geven. In september en oktober botsten politie en katholieken regelmatig in de Vietnamese hoofdstad Hanoi. Het stadsbestuur besloot daar de voormalige rk-nuntiatuur te slopen, ondanks eerdere toezeggingen tot teruggave van het gebouw door de regering. Geweldloze gebedsbijeenkomsten en protestmarsen tegen de sloop werden uiteengeslagen en een onbekend aantal parochianen werd gearresteerd.
Staatskerk
In november mislukte een poging van de communistische overheid een Vietnamese staatskerk naar Chinees model op te richten.
Test for Vietnam government: free-speech bloggers
Ben Stocking/AP
15:39 07/12/2008
Vietnam – Last fall, when police clashed with Catholic protesters over confiscated church land, the Vietnamese public didn't need to rely on the sanitized accounts in the government-controlled media. They could read all about it on the blogs.
The photos and translated Western news reports about last September's outlawed prayer vigils were posted in a Vietnamese blogosphere where anything goes — from drugs, sex, marriage and AIDS to blunt criticism of the communist government.
Until now the government has generally taken a hands-off attitude. But officials at the Ministry of Information and Communications appear to be losing patience. They say they are preparing new rules that would restrict blogs to personal matters — meaning no politics.
Blogs and unlicensed news Web sites have taken on added weight since a crackdown on journalists cast a chill over Vietnam's mainstream media.
In June, two journalists who had aggressively covered a major government corruption case were arrested and one of them was sentenced to two years in prison. Four others had their press cards revoked after running front-page stories decrying the journalists' arrests.
The bloggers were quick to react.
"We fought two wars to free ourselves from the shackles of imperialism and colonialism, all in the hope of having basic human rights," wrote Vo Thi Hao, a novelist and painter, on her self-titled blog. "Even the French colonial government allowed private media, opposition parties and free expression."
Such sentiments would never appear in Vietnam's state-controlled media, which are dominated by admiring stories of the country's leaders or dull accounts of the bureaucracy at work.
In the reporting of the vigils organized by the Catholic Church to demand the return of lands seized decades ago, the state media portrayed the protesters as lawless, while the bloggers portrayed them as principled and brave.
"I get information from the blogs that I could never find in the state media," said Nguyen Thu Thuy, a blogger who delves into her religious beliefs and family life. "Everybody has the right to free expression," she said in an interview.
Roughly 20 million of Vietnam's 86 million citizens use the Internet, according to the latest government figures. While high-profile bloggers are concentrated in the big cities, cyber-cafes can be found in all but the most remote corners of the country.
Any public criticism of the government would have been unthinkable a few years ago, but today's bloggers are sometimes scathing.
A popular Ho Chi Minh City blogger known as Osin recently chided Vietnam's top-ranking officials for chartering airplanes to fly to international meetings.
"A head of state should not use a chartered plane to show off," he wrote, pointing out that when the prime minister of Thailand visited Vietnam, he came on a commercial flight. "A politician's reputation does not depend on whether he can fly around in a big plane. It depends on whether he values the taxpayers' money."
Information and Communications Ministry officials did not reply to an interview request from The Associated Press.
Vietnam has yet to go as far as neighboring China does in suppressing undesirable Internet content. It blocks some Web sites run by overseas Vietnamese that the government views as a political threat. But it has not hindered access to Yahoo 360, a blogging platform that is extremely popular with young Vietnamese.
"It's interesting that they've chosen not to block it," said Rebecca MacKinnon, a professor at the University of Hong Kong who has written about China's Internet policies. "One assumes it's because they don't want to deal with the blowback it would cause."
Still, the government occasionally tries to make an example of those who go too far.
A blogger known as Dieu Cay was charged with tax evasion after encouraging people to protest at the Olympic torch ceremonies in Ho Chi Minh City shortly before the Beijing games last summer. He criticized China's policies in Tibet and the Spratly Islands, an archipelago in the South China Sea that is claimed by both China and Vietnam.
Vietnam's government is particularly sensitive to anything it regards as fomenting public protests, and also is wary of upsetting its giant northern neighbor.
Vietnamese bloggers often write confessional postings that have nothing to do with politics.
One named "Sun's Secret" recently wrote about her upcoming marriage and her fears that she was rushing into it too quickly. "Sometimes I feel like I just want to run away from this relationship," she confided.
Sun's Secret also confessed to feeling remorseful because she introduced two friends who slept together and later found out that they were HIV positive.
"Is it my fault?" she asked. "I introduced them."
Some bloggers say the government has failed to keep up with the spread of blogging, and think it's too late to roll it back.
"The government doesn't have the technology or the manpower to control all the bloggers," read a posting on TTX Vang Anh, a popular self-styled citizens' "news agency."
(Source: By Ben Stocking, Associated Press Writer – Sat Dec 6, 2008, 2:44 pm http://news.yahoo.com/s/ap/20081206/ap_on_re_as/as_vietnam_blog_boom;_ylt=AkdvHzljNDld_lAV6gB.3KoBxg8F)
The photos and translated Western news reports about last September's outlawed prayer vigils were posted in a Vietnamese blogosphere where anything goes — from drugs, sex, marriage and AIDS to blunt criticism of the communist government.
Until now the government has generally taken a hands-off attitude. But officials at the Ministry of Information and Communications appear to be losing patience. They say they are preparing new rules that would restrict blogs to personal matters — meaning no politics.
Blogs and unlicensed news Web sites have taken on added weight since a crackdown on journalists cast a chill over Vietnam's mainstream media.
In June, two journalists who had aggressively covered a major government corruption case were arrested and one of them was sentenced to two years in prison. Four others had their press cards revoked after running front-page stories decrying the journalists' arrests.
The bloggers were quick to react.
"We fought two wars to free ourselves from the shackles of imperialism and colonialism, all in the hope of having basic human rights," wrote Vo Thi Hao, a novelist and painter, on her self-titled blog. "Even the French colonial government allowed private media, opposition parties and free expression."
Such sentiments would never appear in Vietnam's state-controlled media, which are dominated by admiring stories of the country's leaders or dull accounts of the bureaucracy at work.
In the reporting of the vigils organized by the Catholic Church to demand the return of lands seized decades ago, the state media portrayed the protesters as lawless, while the bloggers portrayed them as principled and brave.
"I get information from the blogs that I could never find in the state media," said Nguyen Thu Thuy, a blogger who delves into her religious beliefs and family life. "Everybody has the right to free expression," she said in an interview.
Roughly 20 million of Vietnam's 86 million citizens use the Internet, according to the latest government figures. While high-profile bloggers are concentrated in the big cities, cyber-cafes can be found in all but the most remote corners of the country.
Any public criticism of the government would have been unthinkable a few years ago, but today's bloggers are sometimes scathing.
A popular Ho Chi Minh City blogger known as Osin recently chided Vietnam's top-ranking officials for chartering airplanes to fly to international meetings.
"A head of state should not use a chartered plane to show off," he wrote, pointing out that when the prime minister of Thailand visited Vietnam, he came on a commercial flight. "A politician's reputation does not depend on whether he can fly around in a big plane. It depends on whether he values the taxpayers' money."
Information and Communications Ministry officials did not reply to an interview request from The Associated Press.
Vietnam has yet to go as far as neighboring China does in suppressing undesirable Internet content. It blocks some Web sites run by overseas Vietnamese that the government views as a political threat. But it has not hindered access to Yahoo 360, a blogging platform that is extremely popular with young Vietnamese.
"It's interesting that they've chosen not to block it," said Rebecca MacKinnon, a professor at the University of Hong Kong who has written about China's Internet policies. "One assumes it's because they don't want to deal with the blowback it would cause."
Still, the government occasionally tries to make an example of those who go too far.
A blogger known as Dieu Cay was charged with tax evasion after encouraging people to protest at the Olympic torch ceremonies in Ho Chi Minh City shortly before the Beijing games last summer. He criticized China's policies in Tibet and the Spratly Islands, an archipelago in the South China Sea that is claimed by both China and Vietnam.
Vietnam's government is particularly sensitive to anything it regards as fomenting public protests, and also is wary of upsetting its giant northern neighbor.
Vietnamese bloggers often write confessional postings that have nothing to do with politics.
One named "Sun's Secret" recently wrote about her upcoming marriage and her fears that she was rushing into it too quickly. "Sometimes I feel like I just want to run away from this relationship," she confided.
Sun's Secret also confessed to feeling remorseful because she introduced two friends who slept together and later found out that they were HIV positive.
"Is it my fault?" she asked. "I introduced them."
Some bloggers say the government has failed to keep up with the spread of blogging, and think it's too late to roll it back.
"The government doesn't have the technology or the manpower to control all the bloggers," read a posting on TTX Vang Anh, a popular self-styled citizens' "news agency."
(Source: By Ben Stocking, Associated Press Writer – Sat Dec 6, 2008, 2:44 pm http://news.yahoo.com/s/ap/20081206/ap_on_re_as/as_vietnam_blog_boom;_ylt=AkdvHzljNDld_lAV6gB.3KoBxg8F)
Massive Candlelight Vigil puts Hanoi on alert
J.B. An Dang
23:21 07/12/2008
The candlelight vigil on Saturday night |
Police truck in the area of the court |
More than three thousands of Catholics attended a candlelight vigil at Thai Ha to pray for 8 parishioners who would be tried on Monday for what Vietnam government described as “damaging state property and disorderly conduct in public.” Many of them came from nearby dioceses. There were even groups from Vinh diocese, more than 300 km away from Hanoi.
Except two women who were still being jailed, six parishioners to be tried on Monday joined in the candlelight vigil during which they were introduced to the congregation and received warm applauses.
Being shocked by the event, on Sunday, hundreds of police were deployed in Thai Ha and a large number of elite units were sent to the area of People’s Committee of O Cho Dua where the trial would be held on Monday.
A large metal detector machine was setup in front of the office while local armed forces and police dogs trained in detection of explosives raided the area.
During Sunday, police summoned the six parishioners to warn them for their presence at the candlelight vigil stressing that the verdict put on them in Monday trial would depend heavily on “their attitude of co-operation” in the trial.
As the trial is more political in nature, Le Tran Luat, the lawyer of defendants, also believes the verdict depends on the attitude of defendants at the court.
“In my experience, in such a case, if defendants plead guilty as the government expects, they may get a tolerant verdict. Those who insist that they are not guilty will be sentenced more harshly up to 2.5 or 3 years in jail,” he said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lớp Giáo lý Hôn nhân và Gia đình hằng năm tại TGP Huế
Bến Ngự
03:25 07/12/2008
HUẾ - Cuộc sống hôn nhân gia đình ngày nay có rất nhiều biến động phức tạp, thậm chí trái với luật Chúa và luật Giáo Hội một cách trầm trọng. Giáo Hội luôn luôn lo lắng cho con cái mình, nhất là nắm vững những Giáo lý để sống đúng theo luật Chúa trong bậc sống hôn nhân gia đình.
Chính vì lẽ đó, hạt thành phố thuộc TGP Huế hằng năm đều tổ chức các lớp Giáo lý Hôn nhân và Gia đình ( GLHN và GĐ ), với mục đích giúp cho các anh chị chuẩn bị bước vào đời sống gia đình có được hành trang vững vàng để bước vào đời.
Lớp GLHN và GĐ đã khai giảng khoá III vào ngày 5/10/2008 vừa qua tại Hội trường Giáo xứ Bến Ngự - Dòng Thánh Tâm ( 67 Phan Đình Phùng - Huế ). Các học viên được học đều đặn mỗi tuần vào tối thứ 7 hoặc tối Chủ nhật vào lúc 18h30 cho đến 21h00.
Chương trình học với nội dung theo tập sách về Giáo lý Hôn nhân và Gia đình của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc HĐGMVN biên soạn, cùng với sự hướng dẫn của quý Cha Dòng Thánh Tâm và Dòng Chúa Cứu Thế.
Được biết, các khoá học này còn thu hút nhiều người ngoài hạt, ngoài giáo phận và các bạn trẻ hiện đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng... với mong muốn học hỏi thêm về Giáo lý của Giáo Hội và tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm về những mối quan hệ trong đời sống hôn nhân và gia đình để làm hành trang cho bản thân sau này.
LM. G. Êmilianô Đỗ Minh Liên hiện quản xứ giáo xứ Bến Ngự, phụ trách khoá GLHN và GĐ cho biết từ trước đến nay tại Giáo xứ Bến Ngự đã tổ chức được III khoá học:
- Khoá I từ 30/9/2006 đến 11/2/2007: có tất cả 193 học viên.
- Khoá II từ 6/10/2007 đến 02/2/2008: có tất cả 125 học viên.
- Khóa III từ 5/10/2008 đến 22/2/2009 đang học có tất cả 112 học viên.
Mỗi khoá học các học viên phải làm bài kiểm tra phần I và phần II, căn cứ điểm cả hai phần để xét cấp chứng chỉ cuối khoá. Hiện tại khoá học này gồm các linh mục phụ trách hướng dẫn: LM. GB. Minh Sang ( DCCT ), LM. GB. Hân ( DCCT ), LM. G.Êmilianô Minh Liên ( Dòng Thánh Tâm ).
Nhìn chung, các học viên đều tích cực chăm chỉ học hỏi, những điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm đã giúp cho khoá học đạt được kết quả tốt đẹp. Những khoá học như thế này giúp cho mỗi người có thêm được những kinh nghiệm quý giá, những kiến thức cho đời sống hôn nhân để từ đó cùng nhau xây dựng mái ấm của mình tràn đầy yêu thương và hạnh phúc.
Chính vì lẽ đó, hạt thành phố thuộc TGP Huế hằng năm đều tổ chức các lớp Giáo lý Hôn nhân và Gia đình ( GLHN và GĐ ), với mục đích giúp cho các anh chị chuẩn bị bước vào đời sống gia đình có được hành trang vững vàng để bước vào đời.
Lớp GLHN và GĐ đã khai giảng khoá III vào ngày 5/10/2008 vừa qua tại Hội trường Giáo xứ Bến Ngự - Dòng Thánh Tâm ( 67 Phan Đình Phùng - Huế ). Các học viên được học đều đặn mỗi tuần vào tối thứ 7 hoặc tối Chủ nhật vào lúc 18h30 cho đến 21h00.
Chương trình học với nội dung theo tập sách về Giáo lý Hôn nhân và Gia đình của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc HĐGMVN biên soạn, cùng với sự hướng dẫn của quý Cha Dòng Thánh Tâm và Dòng Chúa Cứu Thế.
Được biết, các khoá học này còn thu hút nhiều người ngoài hạt, ngoài giáo phận và các bạn trẻ hiện đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng... với mong muốn học hỏi thêm về Giáo lý của Giáo Hội và tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm về những mối quan hệ trong đời sống hôn nhân và gia đình để làm hành trang cho bản thân sau này.
LM. G. Êmilianô Đỗ Minh Liên hiện quản xứ giáo xứ Bến Ngự, phụ trách khoá GLHN và GĐ cho biết từ trước đến nay tại Giáo xứ Bến Ngự đã tổ chức được III khoá học:
- Khoá I từ 30/9/2006 đến 11/2/2007: có tất cả 193 học viên.
- Khoá II từ 6/10/2007 đến 02/2/2008: có tất cả 125 học viên.
- Khóa III từ 5/10/2008 đến 22/2/2009 đang học có tất cả 112 học viên.
Mỗi khoá học các học viên phải làm bài kiểm tra phần I và phần II, căn cứ điểm cả hai phần để xét cấp chứng chỉ cuối khoá. Hiện tại khoá học này gồm các linh mục phụ trách hướng dẫn: LM. GB. Minh Sang ( DCCT ), LM. GB. Hân ( DCCT ), LM. G.Êmilianô Minh Liên ( Dòng Thánh Tâm ).
Nhìn chung, các học viên đều tích cực chăm chỉ học hỏi, những điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm đã giúp cho khoá học đạt được kết quả tốt đẹp. Những khoá học như thế này giúp cho mỗi người có thêm được những kinh nghiệm quý giá, những kiến thức cho đời sống hôn nhân để từ đó cùng nhau xây dựng mái ấm của mình tràn đầy yêu thương và hạnh phúc.
Thư Mục Vụ giáo phận Hải Phòng: Lễ Chúa Giáng Sinh
+ GM Giuse Vũ Văn Thiên
03:27 07/12/2008
THƯ MỤC VỤ GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
Lễ Chúa Giáng Sinh 2008
Kính gửi các Cha,
Các Tu sĩ, các Ban Hành giáo, các Chủng sinh và Anh Chị Em giáo hữu
Trong không khí tưng bừng chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, phụng vụ Mùa Vọng mời gọi mỗi tín hữu hãy chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa. Đón Chúa đến để Ngài cùng với chúng ta bước đi trong cuộc đời, nhờ vậy cuộc sống hôm nay vơi đi nỗi nhọc nhằn đau khổ và tăng thêm niềm vui mừng hy vọng.
Lễ Giáng Sinh là lễ của hòa bình. Lời ca hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh đã nói lên sứ mạng của Đấng Cứu Thế vừa hạ sinh, đó là tôn vinh Thiên Chúa Cha và đem cho nhân loại ơn an bình. Trong suốt cuộc đời dương thế, Đức Giêsu kêu gọi mọi người cùng chung tay cộng tác để làm cho hòa bình được triển nở và sinh hoa kết trái trong lòng con người và nơi cuộc sống trần gian.
Để mừng lễ Giáng Sinh cách thiết thực, mỗi người chúng ta hãy cố gắng đem hoà bình và niềm vui đến cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa, những người ốm đau bệnh tật và nghèo nàn. Món quà Giáng Sinh có thể là tinh thần, vật chất, nhưng cũng có thể là những lời thăm hỏi thân tình và lời động viên khích lệ đối với những người đang khổ đau thất vọng. Những hoạt động bác ái dịp lễ Giáng Sinh được thực hiện tại một số Giáo xứ từ nhiều năm qua đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc truyền giáo.
Cùng với Mẹ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng, chúng ta hãy đến tôn thờ Con Thiên Chúa làm người. Khi cầu nguyện bên hang đá máng cỏ, chúng ta chiêm ngắm một hình ảnh rất gần gũi thân thương, đó là hình ảnh gia đình. Chính trong khung cảnh gia đình mà Đức Giêsu đã đến gặp gỡ và ở lại với con người. Đức Maria và Thánh Giuse đã chu toàn cách hoàn hảo trách nhiệm của người cha người mẹ, là nuôi dưỡng Chúa Giêsu Hài Nhi, Ngôi Lời nhập thể.
Nêu cao gương mẫu gia đình Nazareth, Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Thư Mục vụ 2008 mời gọi các Kitô hữu hãy góp phần củng cố vai trò của gia đình đối với sứ mạng giáo dục Kitô giáo, nhằm mục đích vun trồng những thế hệ tương lai. Bối cảnh xã hội và Giáo Hội Việt Nam hôm nay cho thấy cần phải quan tâm đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục đức tin cũng như văn hóa.
Ai trong chúng ta cũng thấy rằng, muốn xây dựng một xã hội và Giáo Hội tốt đẹp thì phải khởi đi từ gia đình, vì gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội. Chính vì thế, các Giám mục Việt Nam kêu gọi những người có trách nhiệm như Linh mục, Tu sĩ, các Ban hành giáo, các phụ huynh, cùng cộng tác và thực thi những công việc cấp thiết như: nhắc nhở và tạo điều kiện cho con em mình học giáo lý, huấn luyện cho các em có lương tâm ngay thẳng thật thà. Việc cầu nguyện tại gia đình cũng được nhấn mạnh như một điều kiện quan trọng để củng cố đời sống đức tin.
Để hưởng ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo phận chúng ta phát động việc tổ chức cầu nguyện tại mỗi gia đình. Cầu nguyện tại gia là một truyền thống tốt đẹp được thực hành từ nhiều thế hệ. Tiếc thay truyền thống đó đã bị lãng quên nơi phần lớn các gia đình Công giáo. Người ta viện ra đủ lý do để biện minh cho việc bỏ đọc kinh gia đình như các em bận học, bận xem ti-vi giải trí hoặc do cha mẹ làm việc vất vả... Tuy vậy, nếu chúng ta còn quan tâm đến đời sống đức tin cho tương lai của con cái, thì việc cầu nguyện trong gia đình là điều không thể thiếu. Hình ảnh mọi thành viên trong gia đình cùng cầu nguyện là hình ảnh sinh động để diễn tả tình hợp nhất và yêu thương.
Ban Mục vụ gia đình của Giáo phận đã soạn thảo tài liệu “cầu nguyện gia đình” cho mỗi tuần. Xin các Cha hướng dẫn các Ban Hành giáo thực hiện chương trình cầu nguyện này. Trong phần cầu nguyện tại gia đình, việc đọc Lời Chúa có vị trí quan trọng, giúp chúng ta lắng nghe những gì Chúa dạy. Bài suy niệm đi kèm sẽ giúp hiểu Lời Chúa hơn và giúp chúng ta áp dụng vào cuộc sống cụ thể hằng ngày.
Ước mong những thực hành đơn sơ này đem lại cho mỗi gia đình trong Giáo phận hạnh phúc và niềm vui thiêng liêng. Nguyện xin Thánh Gia xuống muôn ơn lành nơi các Cha và Anh Chị Em.
Kính chúc các Cha và Anh Chị Em một Mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng ân và một Năm Mới bình an, mạnh khoẻ.
Hải Phòng ngày 05 tháng 12 năm 2008
Lễ Chúa Giáng Sinh 2008
Kính gửi các Cha,
Các Tu sĩ, các Ban Hành giáo, các Chủng sinh và Anh Chị Em giáo hữu
Trong không khí tưng bừng chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, phụng vụ Mùa Vọng mời gọi mỗi tín hữu hãy chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa. Đón Chúa đến để Ngài cùng với chúng ta bước đi trong cuộc đời, nhờ vậy cuộc sống hôm nay vơi đi nỗi nhọc nhằn đau khổ và tăng thêm niềm vui mừng hy vọng.
Lễ Giáng Sinh là lễ của hòa bình. Lời ca hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh đã nói lên sứ mạng của Đấng Cứu Thế vừa hạ sinh, đó là tôn vinh Thiên Chúa Cha và đem cho nhân loại ơn an bình. Trong suốt cuộc đời dương thế, Đức Giêsu kêu gọi mọi người cùng chung tay cộng tác để làm cho hòa bình được triển nở và sinh hoa kết trái trong lòng con người và nơi cuộc sống trần gian.
Để mừng lễ Giáng Sinh cách thiết thực, mỗi người chúng ta hãy cố gắng đem hoà bình và niềm vui đến cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa, những người ốm đau bệnh tật và nghèo nàn. Món quà Giáng Sinh có thể là tinh thần, vật chất, nhưng cũng có thể là những lời thăm hỏi thân tình và lời động viên khích lệ đối với những người đang khổ đau thất vọng. Những hoạt động bác ái dịp lễ Giáng Sinh được thực hiện tại một số Giáo xứ từ nhiều năm qua đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc truyền giáo.
Cùng với Mẹ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng, chúng ta hãy đến tôn thờ Con Thiên Chúa làm người. Khi cầu nguyện bên hang đá máng cỏ, chúng ta chiêm ngắm một hình ảnh rất gần gũi thân thương, đó là hình ảnh gia đình. Chính trong khung cảnh gia đình mà Đức Giêsu đã đến gặp gỡ và ở lại với con người. Đức Maria và Thánh Giuse đã chu toàn cách hoàn hảo trách nhiệm của người cha người mẹ, là nuôi dưỡng Chúa Giêsu Hài Nhi, Ngôi Lời nhập thể.
Nêu cao gương mẫu gia đình Nazareth, Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Thư Mục vụ 2008 mời gọi các Kitô hữu hãy góp phần củng cố vai trò của gia đình đối với sứ mạng giáo dục Kitô giáo, nhằm mục đích vun trồng những thế hệ tương lai. Bối cảnh xã hội và Giáo Hội Việt Nam hôm nay cho thấy cần phải quan tâm đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục đức tin cũng như văn hóa.
Ai trong chúng ta cũng thấy rằng, muốn xây dựng một xã hội và Giáo Hội tốt đẹp thì phải khởi đi từ gia đình, vì gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội. Chính vì thế, các Giám mục Việt Nam kêu gọi những người có trách nhiệm như Linh mục, Tu sĩ, các Ban hành giáo, các phụ huynh, cùng cộng tác và thực thi những công việc cấp thiết như: nhắc nhở và tạo điều kiện cho con em mình học giáo lý, huấn luyện cho các em có lương tâm ngay thẳng thật thà. Việc cầu nguyện tại gia đình cũng được nhấn mạnh như một điều kiện quan trọng để củng cố đời sống đức tin.
Để hưởng ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo phận chúng ta phát động việc tổ chức cầu nguyện tại mỗi gia đình. Cầu nguyện tại gia là một truyền thống tốt đẹp được thực hành từ nhiều thế hệ. Tiếc thay truyền thống đó đã bị lãng quên nơi phần lớn các gia đình Công giáo. Người ta viện ra đủ lý do để biện minh cho việc bỏ đọc kinh gia đình như các em bận học, bận xem ti-vi giải trí hoặc do cha mẹ làm việc vất vả... Tuy vậy, nếu chúng ta còn quan tâm đến đời sống đức tin cho tương lai của con cái, thì việc cầu nguyện trong gia đình là điều không thể thiếu. Hình ảnh mọi thành viên trong gia đình cùng cầu nguyện là hình ảnh sinh động để diễn tả tình hợp nhất và yêu thương.
Ban Mục vụ gia đình của Giáo phận đã soạn thảo tài liệu “cầu nguyện gia đình” cho mỗi tuần. Xin các Cha hướng dẫn các Ban Hành giáo thực hiện chương trình cầu nguyện này. Trong phần cầu nguyện tại gia đình, việc đọc Lời Chúa có vị trí quan trọng, giúp chúng ta lắng nghe những gì Chúa dạy. Bài suy niệm đi kèm sẽ giúp hiểu Lời Chúa hơn và giúp chúng ta áp dụng vào cuộc sống cụ thể hằng ngày.
Ước mong những thực hành đơn sơ này đem lại cho mỗi gia đình trong Giáo phận hạnh phúc và niềm vui thiêng liêng. Nguyện xin Thánh Gia xuống muôn ơn lành nơi các Cha và Anh Chị Em.
Kính chúc các Cha và Anh Chị Em một Mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng ân và một Năm Mới bình an, mạnh khoẻ.
Hải Phòng ngày 05 tháng 12 năm 2008
Ông Joseph Cao Ánh là người Việt Nam đầu tiên trúng cử Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Đồng Nhân
06:25 07/12/2008
NEW ORLEANS – Luật sư Joseph Cao Ánh là người Việt Nam đầu tiên đã đắc cử làm Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, đại diện cho đơn vị 2, vùng New Olreans, Lousiana. Ông đánh bại dân biểu da đen lão thành William Jefferson người đã có thành tích trúng cử Dân Biểu liên tiếp 9 khóa trước. Ông Jefferson đã tái đắc cử 9 lần nhưng lần thứ 10 thì Luật Sư Cao Ánh chiếm 50% số phiếu so với ông Williams Jefferson 47%.
Cao Ánh: Người Việt đầu tiên đắc cử Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Cuộc thắng cử của luật sư Joseph Cao Ánh trong một khu vực mà đa số có đến 2/3 dân chúng thuộc Đảng Dân Chủ, và 60% dân là người da đen. Số người ghi danh đảng Cộng Hòa chỉ có 11% và số người gốc Mỹ gốc Việt Nam tại New Orleans tuy là đông, nhưng so phần trăm không đáng kể trong tổng số cử tri.
Luật sư Joseph Cao Ánh, năm nay 41 tuổi, sinh trưởng ở Sài Gòn và định cư ở Mỹ năm 1975 lúc 8 tuổi cùng một người chị và em trai. Ông ra trường với bằng Cử Nhân Vật Lý tại Đại Học Baylor. Sau khi ra trường, ông nhập Dòng Tên và ra trường với bằng Cao Học Triết Học tại Đại Học Fordham của Dòng Tên. Sau đó ông được nhà Dòng gởi đến Đại Học Loyola ở New Orleans để dạy Triết và Thần Học. Trong thời gian ở New Orleans, ông đã rời nhà Dòng để theo học Luật Khoa tại Đại Học Loyola. Năm 2000 ông ra trường với bằng Tiến sĩ Luật Khoa. Sau đó ông làm việc cho công ty luật Waltzer Law Firm và làm cố vấn cho Boat People SOS tại New Orleans.
Ông lập gia đình với chị Hoàng Hiếu (Kate), họ có 2 cháu gái và hiện là giáo dân trong Giáo Xứ Maria Nữ Vương Việt Nam tại New Orleans.
Năm 2002, luật sư Joseph Cao Ánh được Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận New Orleans chọn vào Hội Đồng Cố Vấn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Ông Ánh được cộng đồng người Việt Nam ở New Orleans hỗ trợ hết mình, nhưng việc ông thắng cử là nhờ có sự hỗ trợ mạnh từ phía Đảng Cộng Hòa trung ương, ngay cả sự ủng hộ của một số chính khách đảng Dân Chủ. Vì họ cho rằng cựu Dân Biểu William Jefferson đang bị tai tiếng lớn vì những hành vi tham nhũng hối lộ. Cuộc điều ta năm 2007 tố cáo ông Jefferson đã nhận chừng $500,000 tiền hối lộ và trong khoảng thời gian từ 200-2005 ông đã đòi tiền hối lộ lên đến cả triệu đồng. Đặc biệt nhất là các điều tra viên đã tìm được số tiến $90.000 ông giấu trong tủ lạnh nhà ông ở Washington.
Khi mới ra tranh cử chức Dân Biểu, nhiều người nghĩ rằng ông như “châu chấu chọi xe” vì Jefferson là chính trị gia lão thành thắng cử tới 9 khóa Quốc Hội. Tuy nhiên ông được Đảng Cộng Hòa hết mình hỗ trợ ngay cả về tài chánh, và trong những ngày tranh cử cuối cùng, Đảng Cộng Hòa đã bỏ tiền ra quảng cáo trên TV tố cáo cựu dân biểu William Jefferson là một người thối nát thượng hạng.
Cần phải nói rằng luật sư Cao Ánh thắng cử cũng nhờ vào chính bản thân của mình, vì ông đã cố gằng đi gõ cửa từng nhà của người Hoa Kỳ, không phân biệt da trắng hay da mầu và trình bầy về nguyện vọng và lý tưởng phục vụ của ông. Với một giọng nói nhỏ nhẹ, điềm đạm, và lòng chân thành, ông đã xác tín được dân chúng tín nhiệm vào ý chí phục vụ của ông.
Luật sư Joseph Cao Ánh đã mở ra con đường mới không chỉ là “hội nhập” vào đời sống Hoa Kỳ mà là con đường nhập cuộc vào sinh hoạt dòng chính của Hoa Kỳ, một sự “đóng góp căn bản” trong đời sống “chính trị” – qua đó có sức mạnh và khả năng thay đổi luật lệ và hướng di cho quần chúng. Sự hiện điện của vị Dân Biểu đầu tiên người Mỹ gốc Việt là con đường khai phá và mở lối cho thế hệ người trẻ gốc Việt Nam trong dòng sinh mệnh của quốc gia Hoa Kỳ.
VietCatholic và toàn thể độc giả, cũng như người gốc Việt tại Hoa Kỳ hân hoan chúc mừng Dân Biểu Joseph Cao Ánh với thành tích “lịch sử” mà ông đã đạt được, không những chỉ cho bản thân mình, mà cho cả tập thể Việt nam ở Hoa Kỳ.
Dân biểu đắc cử Cao Ánh cùng vợ và chị mừng thắng cử |
Luật sư Joseph Cao Ánh, năm nay 41 tuổi, sinh trưởng ở Sài Gòn và định cư ở Mỹ năm 1975 lúc 8 tuổi cùng một người chị và em trai. Ông ra trường với bằng Cử Nhân Vật Lý tại Đại Học Baylor. Sau khi ra trường, ông nhập Dòng Tên và ra trường với bằng Cao Học Triết Học tại Đại Học Fordham của Dòng Tên. Sau đó ông được nhà Dòng gởi đến Đại Học Loyola ở New Orleans để dạy Triết và Thần Học. Trong thời gian ở New Orleans, ông đã rời nhà Dòng để theo học Luật Khoa tại Đại Học Loyola. Năm 2000 ông ra trường với bằng Tiến sĩ Luật Khoa. Sau đó ông làm việc cho công ty luật Waltzer Law Firm và làm cố vấn cho Boat People SOS tại New Orleans.
DB Cao Ánh cùng con gái Betsy Cao và vợ (Photo: AP) |
Năm 2002, luật sư Joseph Cao Ánh được Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận New Orleans chọn vào Hội Đồng Cố Vấn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Ông Ánh được cộng đồng người Việt Nam ở New Orleans hỗ trợ hết mình, nhưng việc ông thắng cử là nhờ có sự hỗ trợ mạnh từ phía Đảng Cộng Hòa trung ương, ngay cả sự ủng hộ của một số chính khách đảng Dân Chủ. Vì họ cho rằng cựu Dân Biểu William Jefferson đang bị tai tiếng lớn vì những hành vi tham nhũng hối lộ. Cuộc điều ta năm 2007 tố cáo ông Jefferson đã nhận chừng $500,000 tiền hối lộ và trong khoảng thời gian từ 200-2005 ông đã đòi tiền hối lộ lên đến cả triệu đồng. Đặc biệt nhất là các điều tra viên đã tìm được số tiến $90.000 ông giấu trong tủ lạnh nhà ông ở Washington.
Khi mới ra tranh cử chức Dân Biểu, nhiều người nghĩ rằng ông như “châu chấu chọi xe” vì Jefferson là chính trị gia lão thành thắng cử tới 9 khóa Quốc Hội. Tuy nhiên ông được Đảng Cộng Hòa hết mình hỗ trợ ngay cả về tài chánh, và trong những ngày tranh cử cuối cùng, Đảng Cộng Hòa đã bỏ tiền ra quảng cáo trên TV tố cáo cựu dân biểu William Jefferson là một người thối nát thượng hạng.
Cần phải nói rằng luật sư Cao Ánh thắng cử cũng nhờ vào chính bản thân của mình, vì ông đã cố gằng đi gõ cửa từng nhà của người Hoa Kỳ, không phân biệt da trắng hay da mầu và trình bầy về nguyện vọng và lý tưởng phục vụ của ông. Với một giọng nói nhỏ nhẹ, điềm đạm, và lòng chân thành, ông đã xác tín được dân chúng tín nhiệm vào ý chí phục vụ của ông.
Luật sư Joseph Cao Ánh đã mở ra con đường mới không chỉ là “hội nhập” vào đời sống Hoa Kỳ mà là con đường nhập cuộc vào sinh hoạt dòng chính của Hoa Kỳ, một sự “đóng góp căn bản” trong đời sống “chính trị” – qua đó có sức mạnh và khả năng thay đổi luật lệ và hướng di cho quần chúng. Sự hiện điện của vị Dân Biểu đầu tiên người Mỹ gốc Việt là con đường khai phá và mở lối cho thế hệ người trẻ gốc Việt Nam trong dòng sinh mệnh của quốc gia Hoa Kỳ.
VietCatholic và toàn thể độc giả, cũng như người gốc Việt tại Hoa Kỳ hân hoan chúc mừng Dân Biểu Joseph Cao Ánh với thành tích “lịch sử” mà ông đã đạt được, không những chỉ cho bản thân mình, mà cho cả tập thể Việt nam ở Hoa Kỳ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt Nam khao khát Hòa Bình
Hà-Minh Thảo
16:18 07/12/2008
NGƯỜI VIỆT NAM KHAO KHÁT HÒA BÌNH (2)
Để tuyên bố năm 1969 là Năm Đức Tin của Giáo phận, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang, đã cho phổ biến Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An Bình’, đưa ra đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công giáo. Đức Cha viết:
« … Tỉnh thức trong bổn phận công dân, vì lúc này hơn bao giờ cả, người Công giáo phải theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II, phải bỏ quan niệm chia đôi đời sống xã hội mà Công Đồng cho là sự sai lầm tai hại nhất của thời đại ta.
… Chưa bao giờ Đức Tin phải nguy hiểm như ngày nay. Hiểm nguy bên ngoài do vật chất, vô thần. Hiểm nguy bên trong do sự bất tuân phục Hội Thánh gây khủng hoảng trong nội bộ dân Chúa.
Để anh chị em vững mạnh trong Đức Tin, đề phòng hai hiểm họa trên, tôi trình bày cho anh chị em hai điểm sau đây: Tin tưởng ở phẩm vị con người và Tin tưởng ở Hội Thánh… »
Trong phần “Tiến Lên Trong An Bình”, Đức Cha xác định: « Người Công giáo Yêu Chuộng Hòa Bình, nhưng người Công giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công giáo:
- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.
- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái… (Đức Cha còn kể nhiều định nghĩa về Hòa Bình, nhưng chúng tôi nhận thấy hai định nghĩa này thích hợp cho người Việt-Nam).
Thư luân lưu này cho chúng ta thấu biết Đức Tin vững mạnh của Ngài và giáo huấn minh bạch của vị Mục Tử viết bài lời ca ‘Con có một Tổ Quốc’ là: « người Công giáo, theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II, phải biết kết hợp đời sống Tin mừng Đức Kitô với đời sống xã hội, tức bổn phận công dân, mà Công Đồng cho là sự sai lầm tai hại nhất của thời đại ta ».
Điều đó đã làm cho những người cầm quyền Sàigòn hôm 30.04.1975 e ngại, nên trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, từ 15 đến 19 giờ, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh cùng các người Công giáo yêu nước. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Đức Cha chỉ xác nhận sự vâng lời của Đức Cha đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha.
Cách đây hơn 33 năm, vào ngày 15.08.1975, Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh bắt giam Đức Cha. Ngài đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam và, cho đến ngày 23.11.1988, được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.
Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Đức Cha đã viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ như sau:
« Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’
Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.
Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.
Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
Ông Bộ trưởng bật cười và nói:
- Đúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.
Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ. »
Chúng ta buộc phải nhắc lại câu chuyện này vì người cộng sản từ hơn ba thập niên nay không thay đổi về việc giam cầm người vô tội, trong khi, nhân danh toàn dân Việt-Nam, họ đã tham gia Liên hiệp quốc, ký Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền… và, đặc biệt, đang là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an/Liên hiệp quốc.
Lời dạy ‘Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh’ của Đức Cha hoàn toàn đúng khi chúng ta nhớ đến những việc đã xảy ra tại đền Giêrađô (Giáo xứ Thái Hà) ở Hà Nội trong đêm tối. Đêm khuya ngày 22.08.2008, một đám người láo nháo được sự bảo trợ của chính quyền và Công an Phường đã được huy động đến để phá đền Giêrađô. Họ bao gồm các cán bộ chính quyền và công an phường, những bà thuộc ‘hội phụ nữ’, một số thanh niên không mang quân phục chỉ đội mũ của lực lượng vũ trang, hung hăng la hét ‘Giết!Giết! Giết Kiệt!’… Kế đến, cũng tại đền Giêrađô, tối ngày 15.11.2008, lại xảy ra bất ổn, khiến các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách Giáo xứ phải kéo chuông kêu gọi giáo dân đến hổ trợ.
Vậy ‘Kiệt’ là ai? Thưa đó là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, một Ngôn Sứ được gởi đến Việt-Nam để tiên báo một Sự Thật khi Đức Cha nói: « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt-Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt-Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng ».
Lập tức, hệ thống truyền thông cộng sản cắt lời đó chỉ còn: « chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt-Nam » và ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội đặt vấn đề: « Liệu các giáo dân còn có thể đặt niềm tin vào một vị Tổng Giám mục như ông Ngô Quang Kiệt? ».
Không bao lâu sau, hai trong những sự kiện xảy ra chứng minh lời tiên báo đó:
1. Bộ Ngoại giao Việt-Nam trong thông cáo ngày 19.11.2008 nêu rõ: « Ngay sau khi báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình Nam Phi ghi được hình nhân viên Đại sứ quán Việt Nam giao dịch mua bán sừng tê giác, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi xác minh ngay thông tin và báo cáo về nước ». Người này được nhận danh là bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất và đây là một vụ buôn lậu.
2. Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt-Nam tại Hà nội ngày 04.12.2008, Đại sứ Nhật bản Mitsuo Sakaba cho hay rằng các khoản viện trợ ODA của Nhật sẽ tạm dừng cho tới khi nào Việt-Nam có biện pháp hữu hiệu để tận diệt nạn tham nhũng trong các chương trình công cộng.
Ngoài ra, ngày 05.12.2008, gần 10.000 người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cùng quí khách các tôn giáo bạn đã tham dự Thánh Lễ, do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ toa, để phong chức Đức Cha cho Linh mục Laurensô Chu Văn Minh, tại quảng trường Nhà thờ Nam Định. Sự kiện nầy đã trả lời hùng hồn cho nghi vấn 'Liệu các giáo dân còn có thể đặt niềm tin vào một vị Tổng Giám mục như ông Ngô Quang Kiệt?’ của ông Nguyễn Thế Thảo là không cơ sở.
Giáo xứ Thái Hà, hãy vui mừng lên vì nơi đây đã tạo ra những Người Công Chính như:
1. Thầy Gioakim Marcel Nguyễn Tân Văn, nay được thế giới biết dưới tên là Marcel Văn, sinh ngày 15.03.1928. tại tỉnh Bắc Ninh. Năm 17 tuổi, Thầy vào tu Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà Ấp, Hà Nội, theo bậc trợ sĩ và khấn lần đầu ngày 08.09.1946. Sau đó, Thầy được Bề trên chỉ định về phục vụ tại Nhà Dòng Thái Hà Ấp và ở các tu viện trong miền Nam. Năm 1954, trong khi hàng triệu người ngoài Bắc di cư vào Nam, Thầy tình nguyện trở ra Bắc để ‘vác Thánh gía theo chân Chúa’. Người cộng sản ưa Thầy nên ngày 07.05.1955, Thầy bị bắt và bị giam giữ trong nhiều nhà tù khác nhau cho đến chết, ngày 10.07.1959 trong nhà lao Yên Bình, cách Hà Nội 150 cây số.
Trong cuộc đời vắn vỏi của mình (31 năm), Thầy Marcel Văn đã phát triển tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau trong gia đình một cách tốt đẹp và gương mẫu xứng đáng noi gương cho hậu thế.
Án phong Chân Phước cho Thầy Marcel Văn đã được bắt đầu từ năm 1984 khi Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, ủy thác công việc này cho Đức Cha Valois ở Canada. Sau đó, Đức Cha Valois xin cho
chuyển án phong Chân phước sang Pháp vì nơi đây danh thơm thánh thiện của Thầy đã được lan rộng nhanh chóng. Thỉnh cáo viên Án phong Chân Phước này là Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận và nay là Linh mục Olivier de Roulhac, Bề trên đan viện Biển Đức tại St-Wandrille (Pháp quốc).
2. Cha Giuse Trần Hữu Thanh cùng lớp với cha Giuse Vũ Ngọc Bích tại Tập viện DCCT Hà Nội. Ngay từ thời cố Tổng thống Ngô đình Diệm, Cha đã dấn thân chống nạn tham nhũng mà điển hình là vụ “Gạo Miền Trung” khiến các quan chức tham nhũng đứng đầu 6 tỉnh ở Miền Trung bị mất chức.
Năm 1974, tại Sài Gòn, Cha đứng đầu một Uỷ Ban chống tham nhũng với 301 linh mục ký tên vào tuyên ngôn với mục tiêu là làm cho bộ máy chính quyền Cộng hoà được trong sạch và vững mạnh để đủ sức chống lại sự xâm lấn của Cộng sản.
Từ năm 1976 đến hết năm 1979, Cha bị bắt giam tại khám Chí Hoà (Sài Gòn) và tại nhiều nhà tù khác. Năm 1988, khi đựơc trả tự do, thấy người dân Miền Bắc, đặc biệt là giáo dân quá khổ, và Giáo Hội Miền Bắc thiếu linh mục, Cha ở lại Hải Dương phụ giúp người dân trong vùng và phục vụ Giáo hội địa phương. Ý muốn của Cha được chính quyền đồng ý ngay, vì biết rằng Sài Gòn là nơi đông giáo dân và là một cửa ngõ quốc tế, nơi Cha dễ lên tiếng và tiếng nói của Cha dễ có ảnh hưởng. Từ năm 1993 đến năm 1996, Cha làm Bề trên Tu viện DCCT Hà Nội, nhưng chính quyền địa phương cấm Cha cư trú và làm mục vụ tại đây.
Cha chấp nhận vác thánh giá này trong nước mắt của tuổi già mà anh em trong Dòng đã nhiều lần chứng kiến. Hàng tuần từ chỗ Cha ở thuộc tỉnh Hải Dương, Cha lên Hà Nội một ngày để gặp gỡ và thăm hỏi anh em trong tu viện, xem xét các công việc của cộng đoàn và thay thế cha Giuse Vũ Ngọc Bích trong công việc giải tội cho các nữ tu và một số linh mục tu sĩ ở Hà Nội. Trong thời gian Cha làm Bề trên DCCT Hà Nội, Cha đã góp phần lo liệu để tu viện DCCT Hà Nội có anh em từ Miền Nam ra được nhập hộ khẩu và kế tục việc phục vụ tại đây là cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên.
Năm 2001, Cha bị bệnh nặng vì tuổi cao sức yếu, anh em trong cộng đoàn DCCT ở Miền Bắc đưa ngài về Tu viện Hà Nội để tiện việc chăm sóc. Tại đây, bất chấp tuổi cao, sức yếu, bệnh tật, Cha vẫn không ngừng đón tiếp và phục vụ bất cứ ai đến với ngài. Cha còn giải tội cho các linh mục tu sĩ, hướng dẫn các linh mục trẻ của cộng đoàn, làm lễ giảng dạy cho giáo dân tại đây.
Cha Giuse Trần Hữu Thanh được gọi về nhà Cha trên trời, lúc 2 giờ ngày 24.10. 2007 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi, sau một đời kiên trung phục vụ lúc thuận lợi cũng như lúc gian nan, trong lòng kính Chúa, yêu đồng bào.
Ngày 08.12.2008, Giáo Hội Đức Kitô Hoàn vũ kính mừng trọng thể Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, người Công giáo vô tội lại phải ra tòa. Vì vô tội, nên bản án khó ai đoán được, có thể một trong ba trường hợp sau:
1. Trong tinh thần hòa giải dân tộc để bắt đầu một giai đoạn đối thoại bình đẳng giữa những người dân trong nước, thì để những người ‘giáo oan’ ra về tự do;
2. Người nhận tội được bản án treo, người không nhận mình làm tội thì bị bản án tù giam;
3. Như trường hợp phiên xử Cha Tađêô Nguyễn văn Lý mà hình ảnh sẽ chiếu đi khắp thế giới như tại địa chỉ: http://fr.youtube.com/watch?v=bUSJeAakoXI.
Những người thiện tâm toàn thế giới đang cùng hiệp thông cầu nguyện với Giáo xứ Thái Hà.
Để tuyên bố năm 1969 là Năm Đức Tin của Giáo phận, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang, đã cho phổ biến Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An Bình’, đưa ra đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công giáo. Đức Cha viết:
« … Tỉnh thức trong bổn phận công dân, vì lúc này hơn bao giờ cả, người Công giáo phải theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II, phải bỏ quan niệm chia đôi đời sống xã hội mà Công Đồng cho là sự sai lầm tai hại nhất của thời đại ta.
… Chưa bao giờ Đức Tin phải nguy hiểm như ngày nay. Hiểm nguy bên ngoài do vật chất, vô thần. Hiểm nguy bên trong do sự bất tuân phục Hội Thánh gây khủng hoảng trong nội bộ dân Chúa.
Để anh chị em vững mạnh trong Đức Tin, đề phòng hai hiểm họa trên, tôi trình bày cho anh chị em hai điểm sau đây: Tin tưởng ở phẩm vị con người và Tin tưởng ở Hội Thánh… »
Trong phần “Tiến Lên Trong An Bình”, Đức Cha xác định: « Người Công giáo Yêu Chuộng Hòa Bình, nhưng người Công giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công giáo:
- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.
- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái… (Đức Cha còn kể nhiều định nghĩa về Hòa Bình, nhưng chúng tôi nhận thấy hai định nghĩa này thích hợp cho người Việt-Nam).
Thư luân lưu này cho chúng ta thấu biết Đức Tin vững mạnh của Ngài và giáo huấn minh bạch của vị Mục Tử viết bài lời ca ‘Con có một Tổ Quốc’ là: « người Công giáo, theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II, phải biết kết hợp đời sống Tin mừng Đức Kitô với đời sống xã hội, tức bổn phận công dân, mà Công Đồng cho là sự sai lầm tai hại nhất của thời đại ta ».
Điều đó đã làm cho những người cầm quyền Sàigòn hôm 30.04.1975 e ngại, nên trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, từ 15 đến 19 giờ, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh cùng các người Công giáo yêu nước. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Đức Cha chỉ xác nhận sự vâng lời của Đức Cha đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha.
Cách đây hơn 33 năm, vào ngày 15.08.1975, Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh bắt giam Đức Cha. Ngài đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam và, cho đến ngày 23.11.1988, được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.
Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Đức Cha đã viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ như sau:
« Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’
Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.
Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.
Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
Ông Bộ trưởng bật cười và nói:
- Đúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.
Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ. »
Chúng ta buộc phải nhắc lại câu chuyện này vì người cộng sản từ hơn ba thập niên nay không thay đổi về việc giam cầm người vô tội, trong khi, nhân danh toàn dân Việt-Nam, họ đã tham gia Liên hiệp quốc, ký Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền… và, đặc biệt, đang là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an/Liên hiệp quốc.
Lời dạy ‘Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh’ của Đức Cha hoàn toàn đúng khi chúng ta nhớ đến những việc đã xảy ra tại đền Giêrađô (Giáo xứ Thái Hà) ở Hà Nội trong đêm tối. Đêm khuya ngày 22.08.2008, một đám người láo nháo được sự bảo trợ của chính quyền và Công an Phường đã được huy động đến để phá đền Giêrađô. Họ bao gồm các cán bộ chính quyền và công an phường, những bà thuộc ‘hội phụ nữ’, một số thanh niên không mang quân phục chỉ đội mũ của lực lượng vũ trang, hung hăng la hét ‘Giết!Giết! Giết Kiệt!’… Kế đến, cũng tại đền Giêrađô, tối ngày 15.11.2008, lại xảy ra bất ổn, khiến các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách Giáo xứ phải kéo chuông kêu gọi giáo dân đến hổ trợ.
Vậy ‘Kiệt’ là ai? Thưa đó là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, một Ngôn Sứ được gởi đến Việt-Nam để tiên báo một Sự Thật khi Đức Cha nói: « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt-Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt-Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng ».
Lập tức, hệ thống truyền thông cộng sản cắt lời đó chỉ còn: « chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt-Nam » và ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội đặt vấn đề: « Liệu các giáo dân còn có thể đặt niềm tin vào một vị Tổng Giám mục như ông Ngô Quang Kiệt? ».
Không bao lâu sau, hai trong những sự kiện xảy ra chứng minh lời tiên báo đó:
1. Bộ Ngoại giao Việt-Nam trong thông cáo ngày 19.11.2008 nêu rõ: « Ngay sau khi báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình Nam Phi ghi được hình nhân viên Đại sứ quán Việt Nam giao dịch mua bán sừng tê giác, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi xác minh ngay thông tin và báo cáo về nước ». Người này được nhận danh là bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất và đây là một vụ buôn lậu.
2. Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt-Nam tại Hà nội ngày 04.12.2008, Đại sứ Nhật bản Mitsuo Sakaba cho hay rằng các khoản viện trợ ODA của Nhật sẽ tạm dừng cho tới khi nào Việt-Nam có biện pháp hữu hiệu để tận diệt nạn tham nhũng trong các chương trình công cộng.
Ngoài ra, ngày 05.12.2008, gần 10.000 người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cùng quí khách các tôn giáo bạn đã tham dự Thánh Lễ, do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ toa, để phong chức Đức Cha cho Linh mục Laurensô Chu Văn Minh, tại quảng trường Nhà thờ Nam Định. Sự kiện nầy đã trả lời hùng hồn cho nghi vấn 'Liệu các giáo dân còn có thể đặt niềm tin vào một vị Tổng Giám mục như ông Ngô Quang Kiệt?’ của ông Nguyễn Thế Thảo là không cơ sở.
Giáo xứ Thái Hà, hãy vui mừng lên vì nơi đây đã tạo ra những Người Công Chính như:
1. Thầy Gioakim Marcel Nguyễn Tân Văn, nay được thế giới biết dưới tên là Marcel Văn, sinh ngày 15.03.1928. tại tỉnh Bắc Ninh. Năm 17 tuổi, Thầy vào tu Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà Ấp, Hà Nội, theo bậc trợ sĩ và khấn lần đầu ngày 08.09.1946. Sau đó, Thầy được Bề trên chỉ định về phục vụ tại Nhà Dòng Thái Hà Ấp và ở các tu viện trong miền Nam. Năm 1954, trong khi hàng triệu người ngoài Bắc di cư vào Nam, Thầy tình nguyện trở ra Bắc để ‘vác Thánh gía theo chân Chúa’. Người cộng sản ưa Thầy nên ngày 07.05.1955, Thầy bị bắt và bị giam giữ trong nhiều nhà tù khác nhau cho đến chết, ngày 10.07.1959 trong nhà lao Yên Bình, cách Hà Nội 150 cây số.
Trong cuộc đời vắn vỏi của mình (31 năm), Thầy Marcel Văn đã phát triển tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau trong gia đình một cách tốt đẹp và gương mẫu xứng đáng noi gương cho hậu thế.
Án phong Chân Phước cho Thầy Marcel Văn đã được bắt đầu từ năm 1984 khi Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, ủy thác công việc này cho Đức Cha Valois ở Canada. Sau đó, Đức Cha Valois xin cho
chuyển án phong Chân phước sang Pháp vì nơi đây danh thơm thánh thiện của Thầy đã được lan rộng nhanh chóng. Thỉnh cáo viên Án phong Chân Phước này là Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận và nay là Linh mục Olivier de Roulhac, Bề trên đan viện Biển Đức tại St-Wandrille (Pháp quốc).
2. Cha Giuse Trần Hữu Thanh cùng lớp với cha Giuse Vũ Ngọc Bích tại Tập viện DCCT Hà Nội. Ngay từ thời cố Tổng thống Ngô đình Diệm, Cha đã dấn thân chống nạn tham nhũng mà điển hình là vụ “Gạo Miền Trung” khiến các quan chức tham nhũng đứng đầu 6 tỉnh ở Miền Trung bị mất chức.
Năm 1974, tại Sài Gòn, Cha đứng đầu một Uỷ Ban chống tham nhũng với 301 linh mục ký tên vào tuyên ngôn với mục tiêu là làm cho bộ máy chính quyền Cộng hoà được trong sạch và vững mạnh để đủ sức chống lại sự xâm lấn của Cộng sản.
Từ năm 1976 đến hết năm 1979, Cha bị bắt giam tại khám Chí Hoà (Sài Gòn) và tại nhiều nhà tù khác. Năm 1988, khi đựơc trả tự do, thấy người dân Miền Bắc, đặc biệt là giáo dân quá khổ, và Giáo Hội Miền Bắc thiếu linh mục, Cha ở lại Hải Dương phụ giúp người dân trong vùng và phục vụ Giáo hội địa phương. Ý muốn của Cha được chính quyền đồng ý ngay, vì biết rằng Sài Gòn là nơi đông giáo dân và là một cửa ngõ quốc tế, nơi Cha dễ lên tiếng và tiếng nói của Cha dễ có ảnh hưởng. Từ năm 1993 đến năm 1996, Cha làm Bề trên Tu viện DCCT Hà Nội, nhưng chính quyền địa phương cấm Cha cư trú và làm mục vụ tại đây.
Cha chấp nhận vác thánh giá này trong nước mắt của tuổi già mà anh em trong Dòng đã nhiều lần chứng kiến. Hàng tuần từ chỗ Cha ở thuộc tỉnh Hải Dương, Cha lên Hà Nội một ngày để gặp gỡ và thăm hỏi anh em trong tu viện, xem xét các công việc của cộng đoàn và thay thế cha Giuse Vũ Ngọc Bích trong công việc giải tội cho các nữ tu và một số linh mục tu sĩ ở Hà Nội. Trong thời gian Cha làm Bề trên DCCT Hà Nội, Cha đã góp phần lo liệu để tu viện DCCT Hà Nội có anh em từ Miền Nam ra được nhập hộ khẩu và kế tục việc phục vụ tại đây là cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên.
Năm 2001, Cha bị bệnh nặng vì tuổi cao sức yếu, anh em trong cộng đoàn DCCT ở Miền Bắc đưa ngài về Tu viện Hà Nội để tiện việc chăm sóc. Tại đây, bất chấp tuổi cao, sức yếu, bệnh tật, Cha vẫn không ngừng đón tiếp và phục vụ bất cứ ai đến với ngài. Cha còn giải tội cho các linh mục tu sĩ, hướng dẫn các linh mục trẻ của cộng đoàn, làm lễ giảng dạy cho giáo dân tại đây.
Cha Giuse Trần Hữu Thanh được gọi về nhà Cha trên trời, lúc 2 giờ ngày 24.10. 2007 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi, sau một đời kiên trung phục vụ lúc thuận lợi cũng như lúc gian nan, trong lòng kính Chúa, yêu đồng bào.
Ngày 08.12.2008, Giáo Hội Đức Kitô Hoàn vũ kính mừng trọng thể Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, người Công giáo vô tội lại phải ra tòa. Vì vô tội, nên bản án khó ai đoán được, có thể một trong ba trường hợp sau:
1. Trong tinh thần hòa giải dân tộc để bắt đầu một giai đoạn đối thoại bình đẳng giữa những người dân trong nước, thì để những người ‘giáo oan’ ra về tự do;
2. Người nhận tội được bản án treo, người không nhận mình làm tội thì bị bản án tù giam;
3. Như trường hợp phiên xử Cha Tađêô Nguyễn văn Lý mà hình ảnh sẽ chiếu đi khắp thế giới như tại địa chỉ: http://fr.youtube.com/watch?v=bUSJeAakoXI.
Những người thiện tâm toàn thế giới đang cùng hiệp thông cầu nguyện với Giáo xứ Thái Hà.
Đức tin này tỏa sáng
Người thương cảm
16:22 07/12/2008
ĐỨC TIN NAY TOẢ SÁNG
Thương cảm xót xa
Tám người con Thái Hà
Ngày mai sẽ ra toà
Nơi Đất Mẹ Thăng Long
Xưa rồng bay lộng lẫy
Nay tòa xử các con
Cánh rồng đã mỏi mệt
Vua Lý thật không vui
Có một chút ngậm ngùi
Chất chứa nhiều phẫn nộ
Toà xử ở nơi cao
Dân tình không được tới
Công lý đã rong chơi
và chân lý
Đắp mền nằm nghĩ.
***
Đêm nay cha thao thức
Thương cảm cho các con
Quan toà, cha cầu nguyện
Vì tất cả đi vào
Lịch sử Việt Nam ta
Và lịch sử thế giới
Cha không vui khi nói
Các con lãnh bội tinh
Nhưng cha thật rất mừng
Đức tin nay toả sáng
Trên bầu trời Thăng Long
Trên bầu trời thế giới
Phan thiết 7.12
Hãy dừng ngay vụ bách hại người công chính
Luật sư Lê
18:33 07/12/2008
HÃY DỪNG NGAY VỤ ÁN BÁCH HẠI NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Tôi có ý định viết bài bào chữa cho 8 người công chính phải ra tòa ngày 08/12/2008 tại lầu 4, UBND phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Nhưng đọc đi đọc lại Cáo trạng cũ (Cáo trạng mới chắc cũng vậy) tôi không tìm thấy bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của tám người công chính này. Nghe tới nghe lui những bài phỏng vấn những người công chính thấy niềm tin của họ rất mãnh liệt khi họ cầu nguyện và cùng nhau gỡ bỏ 3 mét của bức tường ô nhục. Ý thức chủ quan của họ lúc đó chỉ là công bằng và sự thật, đất của giáo hội phải trả lại cho giáo hội. Mục đích của họ không phải là phá hoại 3 mét tường và gây rối trật tự công cộng mà là cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiển trị trên đất nước này, cụ thể qua việc đòi lại đất đai của giáo hội công giáo tại giáo xứ Thái Hà. Tám người công chính bị đưa ra xét xử ngày 08/12/2008 thực ra là những người bị bách hại vì đức tin của minh, “bị nói xấu đủ điều một cách lếu láo” (Mt 5, 11). Đây chính là một vụ án tôn giáo được nhà nước che đậy bằng những lý do vớ vẩn, ngụy tạo nhằm đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế.
Đáng lẽ ra tám người công chính này phải được khen thưởng như báo Hà Nội Mới (tôi xin lỗi mọi người vì phải nhắc đến tên báo này) ngày 30/09/2008 đã đưa tin: “Đoàn ĐBQH TP Hà Nội tiếp xúc cử tri: Xây dựng công viên tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng rất hợp lòng dân.
Hôm qua 29-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, đã tiếp xúc cử tri hai quận Cầu Giấy và Ba Đình.
Tại các cuộc tiếp xúc, cử tri tiếp tục bày tỏ sự đồng tình với cách xử lý của TP Hà Nội đối với hai khu đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng. Cử tri cho rằng, việc xây dựng công viên trên hai khu đất này sẽ có ích rất lớn đối với đời sống người dân.”
Điều lạ lùng là hai công viên nhỏ bé nằm trong khu dân cư được xây dựng vội vã tại quận Hoàn Kiếm và quận Đống Đa lại “có ích rất lớn” đối với cử tri sống ở mãi tận hai quận Cầu Giấy và Ba Đình!
Thánh lễ cầu cho tám người công chính sắp phải ra tòa tối 6/12/2008 tại giáo xứ Thái Hà, tôi có liên tưởng như một lễ khao lề thế lính của hải đội Hoàng Sa năm xưa. Tám người công chính như những người lính dũng cảm ra đi để bảo vệ chủ quyền cho “Hoàng Sa” Thái Hà và “Trường Sa” Tòa Khâm sứ đang bị “Bọn bành trướng bá quyền phương bắc” Hà Nội xâm chiếm. Nếu như Bọn bành trướng bá quyền phương bắc ngụy tạo sử liệu để đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào thì chính quyền Hà Nội cũng giả tạo chứng cứ để cưỡng chiếm Thái Hà và Tòa Khâm sứ y như vậy.
Khi cầu nguyện đòi công lý và sự thật ở Thái Hà chắc chắn tám người công chính đã hơn một lần hát: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đồng Trinh, …. Mẹ chính là Nữ Vương, là Trạng sư là Mẹ con.” Vị Trạng sư ấy đã đạp dập đầu con rắn, thì lẽ nào lại không đạp đầu sự dữ, bênh đỡ các con cái của Mẹ.
Tôi chỉ dám góp vài ý kiến pháp lý mà Cáo trạng muốn kết tội tám người công chính mà thôi.
1/ Về tội Gây rối trật tự công cộng:
Theo Cáo trạng cũ, tám người công chính này bị truy tố về tội Gây rối trật tự công cộng theo điểm a, khoản 2 Điều 245 BLHS.
Nếu Tòa trả hồ sơ, yêu cầu truy tố thêm về tội Hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS), thì tội Gây rối trật tự công cộng của tám người công chính này chỉ còn nằm ở khoản 1 Điều 245 BLHS, vì “Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.” (khoản 2 Điều 48 BLHS)
Về tội Gây rối trật tự công cộng, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
Hậu quả (hay kết quả?) rõ ràng nhất ở đây ai cũng thấy được là hai công viên đã ta đời. Việc xây dựng hai công viên đó có phải là hậu quả nghiêm trọng hay không?
Để hiểu thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng", điểm 5.1 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã hướng dẫn:
“5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.”
Tất cả tám người công chính đều khai nhận đến khu đất đang tranh chấp để cầu nguyện. Mà cầu nguyện thì không thể là gây rối trật tự công cộng và càng không thể gây ra hậu quả nghiêm trọng được.
2. Về tội Hủy hoại tài sản:
Đối với tội hủy hoại (hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.
Hậu quả của hành vi hủy hoại tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị hủy hoại chứ không phải là giá trị hoặc giá trị sử dụng ban đầu của tài sản khi chưa bị hủy hoại.
Mức độ vi phạm của từng chủ thể đến đâu thì xử đến đó. Người công chính Ngô Thị Dung khai “dùng cuốc phá được 1m2 tường rào” thì chỉ được “tính tội” bà Dung về việc phá 1m2 tường rào mà thôi. Tương tự, đối với những người khác.
Theo Cáo trạng, khoảng 11 giờ ngày 15/8/2008 “Linh mục chủ lễ và đoàn thánh giá nến cao bước qua bức tường thấp đã bị phá trước đó để vào khu vực bể nước cầu nguyện” Như vậy Cáo trạng cáo buộc tám người công chính phá nguyên một bức tường bằng gạch dài 6m, cao 1,3m trị giá 3.479.990 đồng là không có cơ sở pháp luật.
Theo phần đầu của cáo trạng, có hai vụ án hình sự đã được khởi tố. Đó là vụ Tòa Khâm sứ (QĐ 60/CAHK ngày 26/01/2008) và vụ Thái Hà (QĐ 524/ĐTHS ngày 27/8/2008). Chắc chắn sau khi xử vụ Thái Hà thấy “ngon ăn”, tòa Hoàn Kiếm sẽ đưa vụ Tòa Khâm sứ ra xét xử.
Tôi yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra quận Đống Đa và quận Hoàn Kiếm đình chỉ ngay vụ án Thái Hà và vụ án Tòa Khâm sứ trước khi quá muộn. Đừng để tiếng kêu oan ức của những người công chính bị bách hại vang xa khắp cùng bờ cõi trái đất, thấu tận trời xanh.
Tôi có ý định viết bài bào chữa cho 8 người công chính phải ra tòa ngày 08/12/2008 tại lầu 4, UBND phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Nhưng đọc đi đọc lại Cáo trạng cũ (Cáo trạng mới chắc cũng vậy) tôi không tìm thấy bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của tám người công chính này. Nghe tới nghe lui những bài phỏng vấn những người công chính thấy niềm tin của họ rất mãnh liệt khi họ cầu nguyện và cùng nhau gỡ bỏ 3 mét của bức tường ô nhục. Ý thức chủ quan của họ lúc đó chỉ là công bằng và sự thật, đất của giáo hội phải trả lại cho giáo hội. Mục đích của họ không phải là phá hoại 3 mét tường và gây rối trật tự công cộng mà là cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiển trị trên đất nước này, cụ thể qua việc đòi lại đất đai của giáo hội công giáo tại giáo xứ Thái Hà. Tám người công chính bị đưa ra xét xử ngày 08/12/2008 thực ra là những người bị bách hại vì đức tin của minh, “bị nói xấu đủ điều một cách lếu láo” (Mt 5, 11). Đây chính là một vụ án tôn giáo được nhà nước che đậy bằng những lý do vớ vẩn, ngụy tạo nhằm đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế.
Đáng lẽ ra tám người công chính này phải được khen thưởng như báo Hà Nội Mới (tôi xin lỗi mọi người vì phải nhắc đến tên báo này) ngày 30/09/2008 đã đưa tin: “Đoàn ĐBQH TP Hà Nội tiếp xúc cử tri: Xây dựng công viên tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng rất hợp lòng dân.
Hôm qua 29-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, đã tiếp xúc cử tri hai quận Cầu Giấy và Ba Đình.
Tại các cuộc tiếp xúc, cử tri tiếp tục bày tỏ sự đồng tình với cách xử lý của TP Hà Nội đối với hai khu đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng. Cử tri cho rằng, việc xây dựng công viên trên hai khu đất này sẽ có ích rất lớn đối với đời sống người dân.”
Điều lạ lùng là hai công viên nhỏ bé nằm trong khu dân cư được xây dựng vội vã tại quận Hoàn Kiếm và quận Đống Đa lại “có ích rất lớn” đối với cử tri sống ở mãi tận hai quận Cầu Giấy và Ba Đình!
Thánh lễ cầu cho tám người công chính sắp phải ra tòa tối 6/12/2008 tại giáo xứ Thái Hà, tôi có liên tưởng như một lễ khao lề thế lính của hải đội Hoàng Sa năm xưa. Tám người công chính như những người lính dũng cảm ra đi để bảo vệ chủ quyền cho “Hoàng Sa” Thái Hà và “Trường Sa” Tòa Khâm sứ đang bị “Bọn bành trướng bá quyền phương bắc” Hà Nội xâm chiếm. Nếu như Bọn bành trướng bá quyền phương bắc ngụy tạo sử liệu để đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào thì chính quyền Hà Nội cũng giả tạo chứng cứ để cưỡng chiếm Thái Hà và Tòa Khâm sứ y như vậy.
Khi cầu nguyện đòi công lý và sự thật ở Thái Hà chắc chắn tám người công chính đã hơn một lần hát: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đồng Trinh, …. Mẹ chính là Nữ Vương, là Trạng sư là Mẹ con.” Vị Trạng sư ấy đã đạp dập đầu con rắn, thì lẽ nào lại không đạp đầu sự dữ, bênh đỡ các con cái của Mẹ.
Tôi chỉ dám góp vài ý kiến pháp lý mà Cáo trạng muốn kết tội tám người công chính mà thôi.
1/ Về tội Gây rối trật tự công cộng:
Theo Cáo trạng cũ, tám người công chính này bị truy tố về tội Gây rối trật tự công cộng theo điểm a, khoản 2 Điều 245 BLHS.
Nếu Tòa trả hồ sơ, yêu cầu truy tố thêm về tội Hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS), thì tội Gây rối trật tự công cộng của tám người công chính này chỉ còn nằm ở khoản 1 Điều 245 BLHS, vì “Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.” (khoản 2 Điều 48 BLHS)
Về tội Gây rối trật tự công cộng, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
Hậu quả (hay kết quả?) rõ ràng nhất ở đây ai cũng thấy được là hai công viên đã ta đời. Việc xây dựng hai công viên đó có phải là hậu quả nghiêm trọng hay không?
Để hiểu thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng", điểm 5.1 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã hướng dẫn:
“5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.”
Tất cả tám người công chính đều khai nhận đến khu đất đang tranh chấp để cầu nguyện. Mà cầu nguyện thì không thể là gây rối trật tự công cộng và càng không thể gây ra hậu quả nghiêm trọng được.
2. Về tội Hủy hoại tài sản:
Đối với tội hủy hoại (hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.
Hậu quả của hành vi hủy hoại tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị hủy hoại chứ không phải là giá trị hoặc giá trị sử dụng ban đầu của tài sản khi chưa bị hủy hoại.
Mức độ vi phạm của từng chủ thể đến đâu thì xử đến đó. Người công chính Ngô Thị Dung khai “dùng cuốc phá được 1m2 tường rào” thì chỉ được “tính tội” bà Dung về việc phá 1m2 tường rào mà thôi. Tương tự, đối với những người khác.
Theo Cáo trạng, khoảng 11 giờ ngày 15/8/2008 “Linh mục chủ lễ và đoàn thánh giá nến cao bước qua bức tường thấp đã bị phá trước đó để vào khu vực bể nước cầu nguyện” Như vậy Cáo trạng cáo buộc tám người công chính phá nguyên một bức tường bằng gạch dài 6m, cao 1,3m trị giá 3.479.990 đồng là không có cơ sở pháp luật.
Theo phần đầu của cáo trạng, có hai vụ án hình sự đã được khởi tố. Đó là vụ Tòa Khâm sứ (QĐ 60/CAHK ngày 26/01/2008) và vụ Thái Hà (QĐ 524/ĐTHS ngày 27/8/2008). Chắc chắn sau khi xử vụ Thái Hà thấy “ngon ăn”, tòa Hoàn Kiếm sẽ đưa vụ Tòa Khâm sứ ra xét xử.
Tôi yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra quận Đống Đa và quận Hoàn Kiếm đình chỉ ngay vụ án Thái Hà và vụ án Tòa Khâm sứ trước khi quá muộn. Đừng để tiếng kêu oan ức của những người công chính bị bách hại vang xa khắp cùng bờ cõi trái đất, thấu tận trời xanh.
Nhớ về những người dân Thái Hà
Phanxicô Xaviê
18:49 07/12/2008
Nhớ về những người dân Thái Hà
Một đời người, ai cũng từng lớn lên,
Từng một lần trải qua dòng lịch sử.
Dù chiến tranh hay thiên tai mưa lũ,
Cũng không bằng môt lần mất tự do.
Vì công lý, thân nay vướng tội đồ
Mang phận người, đắng cay trong ngục tối.
Chốn lao tù, không biết ngày mai tới,
Nhưng có Mẹ, con luôn vững niềm tin.
Mẹ là niềm hy vọng của đời con,
Là bình minh của một nhân loại mới.
Là suối nguồn tràn trề ơn cứu rỗi,
Cho muôn người chiêm ngắm và cậy trông
Nhìn lên Mẹ, con cất tiếng xin vâng,
Phận yếu hèn, thân con nay phó thác.
Trong tay Mẹ, chở che khỏi gian ác,
Chốn ba thù, con vững dạ kiên trung.
Một đời người, ai cũng từng lớn lên,
Từng một lần trải qua dòng lịch sử.
Dù chiến tranh hay thiên tai mưa lũ,
Cũng không bằng môt lần mất tự do.
Vì công lý, thân nay vướng tội đồ
Mang phận người, đắng cay trong ngục tối.
Chốn lao tù, không biết ngày mai tới,
Nhưng có Mẹ, con luôn vững niềm tin.
Mẹ là niềm hy vọng của đời con,
Là bình minh của một nhân loại mới.
Là suối nguồn tràn trề ơn cứu rỗi,
Cho muôn người chiêm ngắm và cậy trông
Nhìn lên Mẹ, con cất tiếng xin vâng,
Phận yếu hèn, thân con nay phó thác.
Trong tay Mẹ, chở che khỏi gian ác,
Chốn ba thù, con vững dạ kiên trung.
Bài nhạc: Ai sẽ lên tiếng - Who will speak?
Nhạc & Lời: Nguyễn Thiện-Bản
19:01 07/12/2008
Giáo dân và Đồng hương Nam Cali cầu nguyện cho tám giáo dân sắp bị Cộng Sản xét xử
Nguyên Huy/Người Việt
21:48 07/12/2008
SANTA ANA, California (NV) - Sáng hôm qua 6 Tháng Mười Hai tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, hơn 400 giáo dân cùng đồng hương ở Orange County đã tập trung để làm lễ cầu nguyện cho tám giáo dân Thái Hà sẽ bị CSVN xử vào Thứ Hai này vì cầu nguyện cho hòa bình và công lý.
Tám giáo dân bị đưa ra xử là bà Ngô Thị Dung, bà Nguyễn Thị Việt, bà Lê Thị Hợi, bà Nguyễn Thị Nhi, ông Phạm Trí Năng, ông Lê Quang Kiện, anh Nguyễn Ðắc Hùng và anh Thái Thanh Hải. Cả tám vị giáo dân này đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt với lý do là “phá hoại tài sản nhà nước” sau khi đã đàn áp thẳng tay những buổi cầu nguyện của giáo dân Thái Hà nhằm bảo vệ đất đai của giáo hội và cầu nguyện cho hòa bình và công lý.
Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, trong dịp này đứng chủ tế Thánh Lễ cầu nguyện, đã giảng lại lời Chúa “Chúa ở với chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Linh mục này nhắc đến dân tộc Do Thái mất bao nhiêu thế kỷ lưu vong, chịu đựng biết bao gian khổ vẫn luôn luôn được Chúa cứu rỗi. Dân tộc Việt Nam qua hai cuộc di cư, một vào năm 1954 và một vào năm 1975, cũng phải trải qua nhiều gian lao như dân tộc Do Thái. Như trong lịch sử của người giáo dân Việt Nam, vào lúc giáo dân phải chịu nạn bài giáo của nhà vua, Ðức Mẹ La Vang đã hiện ra an ủi để người Công Giáo thoát ra được những gian lao mà giữ đạo. Linh mục giám đốc nói: “Hôm nay chúng ta đến đây cầu nguyện để hiệp thông cùng anh chị em Thái Hà và tám anh chị em hai ngày nữa sẽ bị chính quyền CSVN đưa ra tòa xử tội, mong anh chị nạn nhân đó cũng sẽ nghe được bài giảng của Chúa 'Chúa ở cùng anh chị em' để giữ vững được niềm tin”.
Linh mục giám đốc cũng nhắc rằng người Công Giáo sống trong đức tin đối với nhau như trong một gia đình nên sự hiệp thông của chúng ta hôm nay nó không trừu tượng mà rất cụ thể. Chúng ta hiệp thông để hiểu như cha giáo xứ Thái Hà khẳng định rằng “Tám giáo dân này không làm gì nên tội. Họ chỉ đòi hỏi công lý và nhân quyền. Nhà nước Cộng Sản bắt họ là để khủng bố dằn mặt giáo dân Thái Hà đã dám bầy tỏ nguyện vọng của mình”. Tiếp đó Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ cũng đưa ra nhận xét rằng: “Cộng Sản họ không khác gì ma quỉ luôn luôn gian dối nên chúng ta không thể tin được bất cứ điều gì mà họ nói”.
Sau chót linh mục giám đốc đã cùng giáo dân và đồng hương cùng cầu nguyện trước Ðức Mẹ, trước Thiên Chúa để cầu xin Chúa bảo tồn tính mạng cho tám vị giáo dân này đồng thời cũng cầu xin cho họ được bình an trong tâm hồn trước những gì mà cường quyền đã gieo rắc trong đời sống của họ, trong giáo dân Thái Hà cũng như trong dân tộc Việt Nam. (N.H.)
(Nguồn: Bài và hình Nguyên Huy/Người Việt, ngày Saturday, December 06, 2008)
Tám giáo dân bị đưa ra xử là bà Ngô Thị Dung, bà Nguyễn Thị Việt, bà Lê Thị Hợi, bà Nguyễn Thị Nhi, ông Phạm Trí Năng, ông Lê Quang Kiện, anh Nguyễn Ðắc Hùng và anh Thái Thanh Hải. Cả tám vị giáo dân này đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt với lý do là “phá hoại tài sản nhà nước” sau khi đã đàn áp thẳng tay những buổi cầu nguyện của giáo dân Thái Hà nhằm bảo vệ đất đai của giáo hội và cầu nguyện cho hòa bình và công lý.
Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, trong dịp này đứng chủ tế Thánh Lễ cầu nguyện, đã giảng lại lời Chúa “Chúa ở với chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Linh mục này nhắc đến dân tộc Do Thái mất bao nhiêu thế kỷ lưu vong, chịu đựng biết bao gian khổ vẫn luôn luôn được Chúa cứu rỗi. Dân tộc Việt Nam qua hai cuộc di cư, một vào năm 1954 và một vào năm 1975, cũng phải trải qua nhiều gian lao như dân tộc Do Thái. Như trong lịch sử của người giáo dân Việt Nam, vào lúc giáo dân phải chịu nạn bài giáo của nhà vua, Ðức Mẹ La Vang đã hiện ra an ủi để người Công Giáo thoát ra được những gian lao mà giữ đạo. Linh mục giám đốc nói: “Hôm nay chúng ta đến đây cầu nguyện để hiệp thông cùng anh chị em Thái Hà và tám anh chị em hai ngày nữa sẽ bị chính quyền CSVN đưa ra tòa xử tội, mong anh chị nạn nhân đó cũng sẽ nghe được bài giảng của Chúa 'Chúa ở cùng anh chị em' để giữ vững được niềm tin”.
Linh mục giám đốc cũng nhắc rằng người Công Giáo sống trong đức tin đối với nhau như trong một gia đình nên sự hiệp thông của chúng ta hôm nay nó không trừu tượng mà rất cụ thể. Chúng ta hiệp thông để hiểu như cha giáo xứ Thái Hà khẳng định rằng “Tám giáo dân này không làm gì nên tội. Họ chỉ đòi hỏi công lý và nhân quyền. Nhà nước Cộng Sản bắt họ là để khủng bố dằn mặt giáo dân Thái Hà đã dám bầy tỏ nguyện vọng của mình”. Tiếp đó Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ cũng đưa ra nhận xét rằng: “Cộng Sản họ không khác gì ma quỉ luôn luôn gian dối nên chúng ta không thể tin được bất cứ điều gì mà họ nói”.
Sau chót linh mục giám đốc đã cùng giáo dân và đồng hương cùng cầu nguyện trước Ðức Mẹ, trước Thiên Chúa để cầu xin Chúa bảo tồn tính mạng cho tám vị giáo dân này đồng thời cũng cầu xin cho họ được bình an trong tâm hồn trước những gì mà cường quyền đã gieo rắc trong đời sống của họ, trong giáo dân Thái Hà cũng như trong dân tộc Việt Nam. (N.H.)
(Nguồn: Bài và hình Nguyên Huy/Người Việt, ngày Saturday, December 06, 2008)
''Quá nhục nhã'' - Lời nói đã được chứng minh
J.B Nguyễn Hữu Vinh
22:05 07/12/2008
“QUÁ NHỤC NHÔ – LỜI NÓI Đà VÀ ĐANG ĐƯỢC CHỨNG MINH
Nhục nhã từ phương diện Quốc gia và Quốc tế
Tôi đọc trên trang BBC một bản tin về việc nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác. Giữa bản tin, chợt giật mình vì câu nói của ông Đại sứ Việt Nam Trần Duy Thi: “Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam như thế. Quá nhục nhã.”
Không chỉ là nhục nhã, mà là “Quá nhục nhã”. Không chỉ là quá nhục nhã khi bình thường, mà là khi: “Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam...”
Tôi cũng đọc được một thông tin trên báo chí về việc chính phủ Cộng hoà Séc đã tạm thời ngừng cấp visa cho công dân Việt Nam, để "bảo vệ nước Cộng hòa Czech trước những hoạt động tội ác" vì “số vụ tội ác do người di dân từ Việt Nam tăng lên nhanh" và các vụ việc cũng "nghiêm trọng hơn". Lời Bộ trưởng Nội vụ Séc trên BBC. Ngày 22/11/2008 cảnh sát Séc đã dùng trực thăng, thiết giáp chặn đường vào trung tâm thương mại Sapa. 500 cảnh sát, 100 hải quan đã càn TTTM Sapa của người Việt tại Séc với những hành động không bình thường như dùng chó nghiệp vụ, cảnh sát, dùi cui… cũng giống như vụ làm vườn hoa Toà Khâm sứ. Chắc chỉ thiếu hàng rào kẽm gai và giáo dân cầu nguyện.
Ngày 26/11/2008 cảnh sát Đức cho hay họ vừa phá vỡ một băng đảng buôn người tại Berlin và bắt 23 người Việt Nam. Cảnh sát đã vây và bắt những người Việt này trong cả thảy 28 căn hộ ở Berlin.
Trên báo chí nước ngoài cho biết Việt Nam đã phải hứa với Nhật về vụ PCI, một vụ án ở Nhật kẻ đưa hối lộ đã nhận tội, nhưng ở VN cả thời gian dài chưa thấy động tĩnh. Mới đây nhất, chính phủ Nhật đã tạm ngừng cấp viện trợ ODA cho Việt Nam vì vấn nạn tham nhũng, hối lộ với những ngôn từ dù rất ngoại giao nhưng cũng rất chói tai và đáng lấy làm xấu hổ, nhục nhã.
Cũng thông tin trên báo chí Việt Nam, tôi đọc thấy tin ông Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục “lo lắng về sự dối trá trong ngành và trong xã hội” .
Tôi giật mình khi đọc đến chữ “nhục nhã” trong lời nói ông Thi, người đại diện cho đất nước Việt Nam tại Nam Phi đã thốt lên trước một hãng truyền thông lớn trên thế giới về một vấn đề nhạy cảm: Nhục nhã – Quá nhục nhã.
Nhục nhã - đó là từ mà chỉ mới hơn 2 tháng trước đây thôi đã được cả hệ thống truyền thông và quan chức Việt Nam khai thác triệt để nhằm kích động cơn cuồng loạn “tự hào dân tộc” của những kẻ thừa sự hung hăng, cuồng nộ nhưng thiếu hiểu biết sự thật, kích động lòng “yêu đất nước quê hương” của những con nghiện đang lên cơn đói thuốc.
Từ đó, tiếc thay, lại được cắt ra từ câu nói chứa đựng lòng yêu đất nước ngay thật của Đức TGM Ngô Quang Kiệt. “Chúng tôi thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét” .
Ở đây, ông Đại sứ thẳng thừng rằng: “Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam như thế. Quá nhục nhã.”
Nếu cầm cái hộ chiếu VN đi đâu cũng bị soi xét, thấy nhục nhã mà nói lên, bị chà đạp, bị đánh những trận đòn hội chợ một cách mất nhân tính như vậy, thì khi thấy người ta quay cả lá cờ VN mà thấy quá nhục nhã, sẽ đáng được hưởng những gì từ đám người đã thể hiện “lòng yêu nước và tự hào dân tộc” kia? Đáng được hệ thống truyền thông và quan chức khép vào tội gì? Chắc chắn phải hơn tội phản bội dân tộc. Chắc hẳn phải bị bắn?
Bởi hộ chiếu, chỉ là tấm giấy chứng nhận khi đi ra nước ngoài do chính phủ cấp. Nhưng lá cờ VN, lại là biểu tượng của đất nước, của dân tộc VN.
Nỗi nhục nhã của những người VN khi đi ra nước ngoài được thế giới chứng minh bằng những hành động cụ thể và thái độ rõ ràng. Ở đó, người VN đã bị coi rẻ, đã bị nhục mạ, đã bị tẩy chay.
Trên các hãng thông tấn báo chí cũng đầy rẫy những tin tức liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài như: Người Việt Nam kêu cứu từ thủ đô Libăng , người lao động Việt Nam khốn khổ tại Malaysia , người Việt Nam kêu cứu từ Đài Loan … trẻ em Việt Nam đang bán dâm ở các động chứa bên Campuchia…
Nhục nhã từ những việc làm cụ thể
Thời gian qua, nhiều sự việc liên tiếp xảy ra một cách ngẫu nhiên nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn.
Vụ Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà, cả hệ thống truyền thông vào cuộc, muốn đưa cả dân tộc tin vào những điều dối trá. Nhưng những sự việc xảy ra sau đó ngay trên thế giới, liên quan đến VN đã chứng minh lời nói của TGM Ngô Quang Kiệt, dù chỉ là trong câu nói đã bị cắt xén cũng hoàn toàn đúng đắn.
Chính vì những hành động và cách sống của người VN hiện nay, chính những quan chức của nhà nước và của đảng đã làm nên điều này.
Nếu không phải là quan chức nhà nước, ai có thể đi buôn bán sừng tê giác từ một quốc gia châu Phi xa xôi?
Nếu không là quan chức nhà nước, ai có thể nhận hối lộ cả triệu đô la từ nhà đầu tư nước ngoài và những khoản tiền đó được chính phủ vay và nhân dân VN sẽ là người trả nợ?
Nếu không là người VN ở nước ngoài, ai là người đã làm cho cả cộng đồng Séc phải lên án và có thái độ, hành động càn quét với cả một trung tâm thương mại người Việt?
Và rất nhiều những tình cảnh, hình ảnh của người Việt Nam ở nhiều nơi khác đã được nêu lên trên các hãng thông tấn nước ngoài. Nếu ai có dịp theo dõi, thì hiểu rõ hơn từ sự nhục nhã ở đâu. Tự hào dân tộc làm sao được, khi những điều đó không xảy ra với người Nhật, người Mỹ hay người Anh, chỉ với những người VN của chúng ta mà thôi?
Chỉ có sự khác biệt ở đó là những vụ vi phạm pháp luật như buôn lậu, nhận hối lộ… thì đều là quan chức nhà nước, là đảng viên cộng sản. Còn những thông tin về người Việt bị đánh đập dã man phải kêu cứu, bị bóc lột thậm tệ, bị đối xử bất công, khốn khổ ở nước ngoài thì đó là đám dân đen.
Cuối cùng, thì ông đại sứ cũng phải thốt lên “Quá nhục nhã” khi thấy người nước ngoài quay cả lá cờ Việt Nam trong phi vụ buôn lậu sừng tê giác.
Lẽ ra, khi lá cờ VN tung bay phần phật như vậy ở nước ngoài, người VN phải tự hào mà đặt tay lên ngực để hát quốc ca. Nhưng ở đây, người ta đã có cảm giác ngược lại.
Những vấn đề trên, chỉ có thể nói lên một điều: Với một nhà nước luôn luôn tự ca ngợi rằng là “của dân, do dân, vì dân”, để những điều đó trở thành hiện thực trên đất nước mình mà không thấy nhục mới là lạ.
Phiên toà xử giáo dân Thái Hà: vinh quang hay nhục nhã?
Phiên toà xử các giáo dân Thái Hà đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉ còn vài giờ nữa là khai mạc. Chưa hiểu những chuyện gì sẽ xảy ra với những người dân lành vô tội này.
Dù họ có bị kết án, bị tù đày hay bị bắn thì họ vẫn sẵn sàng chấp nhận, bởi họ không thể làm được gì hơn khi nhà nước đã quyết “bắt tội” họ. Có thể sau khi kết án được họ, đẩy được họ vào tù thì nhà nước sẽ cho rằng đó là điều vinh quang. Sẽ tự hào vì là nhà nước “bách chiến bách thắng” với nhân dân. Nhiều đơn vị sẽ được khen thưởng, nhiều cá nhân được thăng chức.
Nhưng, với con mắt quan sát của một người dân bình thường, thì đây là một phiên toà nhục nhã.
Nhục nhã, bởi một nhà nước luôn tự ca tụng là hùng cường, là sáng suốt, là văn minh nhưng đã không thể giải quyết được một chuyện cỏn con trong nội bộ nhân dân mình. Chỉ với một nhóm nhỏ giáo dân mà phải huy động cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp xã hội từ ông giáo sư, tiến sĩ, từ những người đứng đầu chính phủ đến hệ thống báo chí, công an, và những nhóm xã hội đen… để giải quyết cũng không xong.
Nhục nhã, bởi một chính quyền với bao nhiêu nhiệm vụ trước đất nước, trước dân tộc không hoàn thành, để đất nước xuống cấp mọi mặt, từ đạo đức, y tế, kinh tế cho đến giáo dục… nhưng đã thoá mạ và “đánh hội đồng, hiếp tập thể” một cộng đồng tôn giáo lấy nhân bản làm đầu, lấy tâm hồn làm trọng.
Nhục nhã, vì một đất nước mà cả hệ thống truyền thông, báo chí đã không dám đối diện với sự thật để tự sửa mình, hèn hạ vào hùa với những trò chợ đen, lại quay về ra sức chửi bới những tâm hồn cao thượng và yêu nước. Có lẽ họ không hợp với loại văn hoá này? Đó là sự nhục nhã nếu còn có những con người biết tự trọng và nhân cách.
Nhục nhã, vì hèn hạ không dám mạnh mẽ trước ngoại bang đã và đang lăm le xâm chiếm bờ cõi, lại quay về chành choẹ, tranh chấp với người dân mình mảnh đất cỏn con.
Nhục nhã, bởi những người dân này đã hiểu được những chứng cứ nhà nước đưa ra không đủ chứng minh chính nghĩa thuộc về chính quyền, tức chính quyền không đủ sức thuyết phục một cách ngay chính nên đã dùng phương pháp hạ sách là bắt, giam, xử…
Nhục nhã, bởi những vụ án tầy đình, liên quan đến thể diện quốc gia, liên quan đến số lượng tài sản khổng lồ và số mệnh nhiều thành phần dân chúng, nhưng đã không hề (hoặc không thể) xử lý minh bạch, lại quay về xử mấy người dân phá mấy mét tường rào với vài hàng gạch cũ trị giá chưa đủ bữa nhậu mà về phương diện pháp lý thì bức tường đó là bất hợp pháp.
Nhục nhã bởi những chứng cứ pháp lý cho phiên toà này dù người mù chữ, không cần là luật sư hay trí thức, cũng hiểu được những người đó vô tội. Nhưng cả hệ thống vẫn cố tình bằng mọi cách xử bằng được, kết tội bằng được.
Ngay cả việc chuẩn bị để đưa những người dân lành này ra toà vào ngày mai, cả hệ thống công an, dân phường… được huy động. Toà án xử “Công khai” nhưng tận tầng 4 và ngay cả những người thân thích cũng không dám cho vào tham dự? Một phiên toà công khai, nhưng phải có giấy phép mới được qua cửa?
Tất cả lối ngõ đến khu vực phiên toà ngày mai đã sẵn sàng hàng loạt hàng rào sắt. Lực lượng công an hùng hậu đã vận chuyển thiết bị, xe cộ cũng như các phương tiện hiện đại đến. Thậm chí dùng cả thiết bị soi kim loại, vũ khí khi bước vào khu vực toà, chỉ vì việc xử 8 người dân chất phác? Các phường, tổ dân phố thông báo công khai cấm người dân đến khu vực xử của một phiên toà “Công khai”?
Chắc đã đến lúc các nhà biên soạn từ điển cần chỉnh sửa lại ý nghĩa của từ “Công khai” hiện đang dùng - Công khai, nghĩa là không được phép biết.
Tất cả những việc làm đó, không thể nói gì hơn là sự sợ hãi của kẻ cầm quyền trước những người dân. Họ sợ hãi, vì họ biết chính nghĩa không thuộc về họ.
Họ sợ hãi, vì họ biết những người dân đã không tin họ từ lâu. Họ sợ hãi vì họ không đủ dũng cảm tin những người dân, mà họ cho là mang nặng ơn nghĩa vào công lao của họ. Trong khi đó là những dân lành luôn nghĩ suy mộc mạc vì “dân trí thấp” như cách nói của nhà nước thường dùng.
Khi cả một hệ thống hùng hậu tìm mọi cách bôi nhọ, dùng chứng cứ không có giá trị pháp luật để đánh lừa dân chúng, dùng những thủ đoạn đê hèn, bạo lực với dân chúng không có kết quả lại phải bày trò mở toà để “trị tội” người ngay lành vì đã không tin những điều dối trá tự mình nói ra, thì đó là sự nhục nhã.
Nhục nhã vì sợ hãi và bất lực.
Những phiên toà, cách hành xử này còn tiếp diễn, thì người Việt Nam còn thấy và chịu sự nhục nhã là chuyện đương nhiên không cần bàn cãi.
Hà Nội, trước giờ khai mạc phiên toà xử giáo dân Thái Hà 8/12/2008
Nhục nhã từ phương diện Quốc gia và Quốc tế
Tôi đọc trên trang BBC một bản tin về việc nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác. Giữa bản tin, chợt giật mình vì câu nói của ông Đại sứ Việt Nam Trần Duy Thi: “Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam như thế. Quá nhục nhã.”
Giáo dân cầu nguyện tối 6.12.2008 tại Thái Hà |
Tôi cũng đọc được một thông tin trên báo chí về việc chính phủ Cộng hoà Séc đã tạm thời ngừng cấp visa cho công dân Việt Nam, để "bảo vệ nước Cộng hòa Czech trước những hoạt động tội ác" vì “số vụ tội ác do người di dân từ Việt Nam tăng lên nhanh" và các vụ việc cũng "nghiêm trọng hơn". Lời Bộ trưởng Nội vụ Séc trên BBC. Ngày 22/11/2008 cảnh sát Séc đã dùng trực thăng, thiết giáp chặn đường vào trung tâm thương mại Sapa. 500 cảnh sát, 100 hải quan đã càn TTTM Sapa của người Việt tại Séc với những hành động không bình thường như dùng chó nghiệp vụ, cảnh sát, dùi cui… cũng giống như vụ làm vườn hoa Toà Khâm sứ. Chắc chỉ thiếu hàng rào kẽm gai và giáo dân cầu nguyện.
Ngày 26/11/2008 cảnh sát Đức cho hay họ vừa phá vỡ một băng đảng buôn người tại Berlin và bắt 23 người Việt Nam. Cảnh sát đã vây và bắt những người Việt này trong cả thảy 28 căn hộ ở Berlin.
Trên báo chí nước ngoài cho biết Việt Nam đã phải hứa với Nhật về vụ PCI, một vụ án ở Nhật kẻ đưa hối lộ đã nhận tội, nhưng ở VN cả thời gian dài chưa thấy động tĩnh. Mới đây nhất, chính phủ Nhật đã tạm ngừng cấp viện trợ ODA cho Việt Nam vì vấn nạn tham nhũng, hối lộ với những ngôn từ dù rất ngoại giao nhưng cũng rất chói tai và đáng lấy làm xấu hổ, nhục nhã.
Cũng thông tin trên báo chí Việt Nam, tôi đọc thấy tin ông Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục “lo lắng về sự dối trá trong ngành và trong xã hội” .
Tôi giật mình khi đọc đến chữ “nhục nhã” trong lời nói ông Thi, người đại diện cho đất nước Việt Nam tại Nam Phi đã thốt lên trước một hãng truyền thông lớn trên thế giới về một vấn đề nhạy cảm: Nhục nhã – Quá nhục nhã.
Nhục nhã - đó là từ mà chỉ mới hơn 2 tháng trước đây thôi đã được cả hệ thống truyền thông và quan chức Việt Nam khai thác triệt để nhằm kích động cơn cuồng loạn “tự hào dân tộc” của những kẻ thừa sự hung hăng, cuồng nộ nhưng thiếu hiểu biết sự thật, kích động lòng “yêu đất nước quê hương” của những con nghiện đang lên cơn đói thuốc.
Từ đó, tiếc thay, lại được cắt ra từ câu nói chứa đựng lòng yêu đất nước ngay thật của Đức TGM Ngô Quang Kiệt. “Chúng tôi thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét” .
Ở đây, ông Đại sứ thẳng thừng rằng: “Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam như thế. Quá nhục nhã.”
Nếu cầm cái hộ chiếu VN đi đâu cũng bị soi xét, thấy nhục nhã mà nói lên, bị chà đạp, bị đánh những trận đòn hội chợ một cách mất nhân tính như vậy, thì khi thấy người ta quay cả lá cờ VN mà thấy quá nhục nhã, sẽ đáng được hưởng những gì từ đám người đã thể hiện “lòng yêu nước và tự hào dân tộc” kia? Đáng được hệ thống truyền thông và quan chức khép vào tội gì? Chắc chắn phải hơn tội phản bội dân tộc. Chắc hẳn phải bị bắn?
Bởi hộ chiếu, chỉ là tấm giấy chứng nhận khi đi ra nước ngoài do chính phủ cấp. Nhưng lá cờ VN, lại là biểu tượng của đất nước, của dân tộc VN.
Nỗi nhục nhã của những người VN khi đi ra nước ngoài được thế giới chứng minh bằng những hành động cụ thể và thái độ rõ ràng. Ở đó, người VN đã bị coi rẻ, đã bị nhục mạ, đã bị tẩy chay.
Trên các hãng thông tấn báo chí cũng đầy rẫy những tin tức liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài như: Người Việt Nam kêu cứu từ thủ đô Libăng , người lao động Việt Nam khốn khổ tại Malaysia , người Việt Nam kêu cứu từ Đài Loan … trẻ em Việt Nam đang bán dâm ở các động chứa bên Campuchia…
Nhục nhã từ những việc làm cụ thể
Thời gian qua, nhiều sự việc liên tiếp xảy ra một cách ngẫu nhiên nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn.
Vụ Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà, cả hệ thống truyền thông vào cuộc, muốn đưa cả dân tộc tin vào những điều dối trá. Nhưng những sự việc xảy ra sau đó ngay trên thế giới, liên quan đến VN đã chứng minh lời nói của TGM Ngô Quang Kiệt, dù chỉ là trong câu nói đã bị cắt xén cũng hoàn toàn đúng đắn.
Chính vì những hành động và cách sống của người VN hiện nay, chính những quan chức của nhà nước và của đảng đã làm nên điều này.
Nếu không phải là quan chức nhà nước, ai có thể đi buôn bán sừng tê giác từ một quốc gia châu Phi xa xôi?
Nếu không là quan chức nhà nước, ai có thể nhận hối lộ cả triệu đô la từ nhà đầu tư nước ngoài và những khoản tiền đó được chính phủ vay và nhân dân VN sẽ là người trả nợ?
Nếu không là người VN ở nước ngoài, ai là người đã làm cho cả cộng đồng Séc phải lên án và có thái độ, hành động càn quét với cả một trung tâm thương mại người Việt?
Và rất nhiều những tình cảnh, hình ảnh của người Việt Nam ở nhiều nơi khác đã được nêu lên trên các hãng thông tấn nước ngoài. Nếu ai có dịp theo dõi, thì hiểu rõ hơn từ sự nhục nhã ở đâu. Tự hào dân tộc làm sao được, khi những điều đó không xảy ra với người Nhật, người Mỹ hay người Anh, chỉ với những người VN của chúng ta mà thôi?
Chỉ có sự khác biệt ở đó là những vụ vi phạm pháp luật như buôn lậu, nhận hối lộ… thì đều là quan chức nhà nước, là đảng viên cộng sản. Còn những thông tin về người Việt bị đánh đập dã man phải kêu cứu, bị bóc lột thậm tệ, bị đối xử bất công, khốn khổ ở nước ngoài thì đó là đám dân đen.
Cuối cùng, thì ông đại sứ cũng phải thốt lên “Quá nhục nhã” khi thấy người nước ngoài quay cả lá cờ Việt Nam trong phi vụ buôn lậu sừng tê giác.
Lẽ ra, khi lá cờ VN tung bay phần phật như vậy ở nước ngoài, người VN phải tự hào mà đặt tay lên ngực để hát quốc ca. Nhưng ở đây, người ta đã có cảm giác ngược lại.
Những vấn đề trên, chỉ có thể nói lên một điều: Với một nhà nước luôn luôn tự ca ngợi rằng là “của dân, do dân, vì dân”, để những điều đó trở thành hiện thực trên đất nước mình mà không thấy nhục mới là lạ.
Phiên toà xử giáo dân Thái Hà: vinh quang hay nhục nhã?
Ô tô công an tại nơi xử |
Dù họ có bị kết án, bị tù đày hay bị bắn thì họ vẫn sẵn sàng chấp nhận, bởi họ không thể làm được gì hơn khi nhà nước đã quyết “bắt tội” họ. Có thể sau khi kết án được họ, đẩy được họ vào tù thì nhà nước sẽ cho rằng đó là điều vinh quang. Sẽ tự hào vì là nhà nước “bách chiến bách thắng” với nhân dân. Nhiều đơn vị sẽ được khen thưởng, nhiều cá nhân được thăng chức.
Nhưng, với con mắt quan sát của một người dân bình thường, thì đây là một phiên toà nhục nhã.
Nhục nhã, bởi một nhà nước luôn tự ca tụng là hùng cường, là sáng suốt, là văn minh nhưng đã không thể giải quyết được một chuyện cỏn con trong nội bộ nhân dân mình. Chỉ với một nhóm nhỏ giáo dân mà phải huy động cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp xã hội từ ông giáo sư, tiến sĩ, từ những người đứng đầu chính phủ đến hệ thống báo chí, công an, và những nhóm xã hội đen… để giải quyết cũng không xong.
Nhục nhã, bởi một chính quyền với bao nhiêu nhiệm vụ trước đất nước, trước dân tộc không hoàn thành, để đất nước xuống cấp mọi mặt, từ đạo đức, y tế, kinh tế cho đến giáo dục… nhưng đã thoá mạ và “đánh hội đồng, hiếp tập thể” một cộng đồng tôn giáo lấy nhân bản làm đầu, lấy tâm hồn làm trọng.
Nhục nhã, vì một đất nước mà cả hệ thống truyền thông, báo chí đã không dám đối diện với sự thật để tự sửa mình, hèn hạ vào hùa với những trò chợ đen, lại quay về ra sức chửi bới những tâm hồn cao thượng và yêu nước. Có lẽ họ không hợp với loại văn hoá này? Đó là sự nhục nhã nếu còn có những con người biết tự trọng và nhân cách.
Nhục nhã, vì hèn hạ không dám mạnh mẽ trước ngoại bang đã và đang lăm le xâm chiếm bờ cõi, lại quay về chành choẹ, tranh chấp với người dân mình mảnh đất cỏn con.
Nhục nhã, bởi những người dân này đã hiểu được những chứng cứ nhà nước đưa ra không đủ chứng minh chính nghĩa thuộc về chính quyền, tức chính quyền không đủ sức thuyết phục một cách ngay chính nên đã dùng phương pháp hạ sách là bắt, giam, xử…
Nhục nhã, bởi những vụ án tầy đình, liên quan đến thể diện quốc gia, liên quan đến số lượng tài sản khổng lồ và số mệnh nhiều thành phần dân chúng, nhưng đã không hề (hoặc không thể) xử lý minh bạch, lại quay về xử mấy người dân phá mấy mét tường rào với vài hàng gạch cũ trị giá chưa đủ bữa nhậu mà về phương diện pháp lý thì bức tường đó là bất hợp pháp.
Nhục nhã bởi những chứng cứ pháp lý cho phiên toà này dù người mù chữ, không cần là luật sư hay trí thức, cũng hiểu được những người đó vô tội. Nhưng cả hệ thống vẫn cố tình bằng mọi cách xử bằng được, kết tội bằng được.
Ngay cả việc chuẩn bị để đưa những người dân lành này ra toà vào ngày mai, cả hệ thống công an, dân phường… được huy động. Toà án xử “Công khai” nhưng tận tầng 4 và ngay cả những người thân thích cũng không dám cho vào tham dự? Một phiên toà công khai, nhưng phải có giấy phép mới được qua cửa?
Tất cả lối ngõ đến khu vực phiên toà ngày mai đã sẵn sàng hàng loạt hàng rào sắt. Lực lượng công an hùng hậu đã vận chuyển thiết bị, xe cộ cũng như các phương tiện hiện đại đến. Thậm chí dùng cả thiết bị soi kim loại, vũ khí khi bước vào khu vực toà, chỉ vì việc xử 8 người dân chất phác? Các phường, tổ dân phố thông báo công khai cấm người dân đến khu vực xử của một phiên toà “Công khai”?
Máy rà vũ khí tại cửa vào "tòa án" |
Tất cả những việc làm đó, không thể nói gì hơn là sự sợ hãi của kẻ cầm quyền trước những người dân. Họ sợ hãi, vì họ biết chính nghĩa không thuộc về họ.
Họ sợ hãi, vì họ biết những người dân đã không tin họ từ lâu. Họ sợ hãi vì họ không đủ dũng cảm tin những người dân, mà họ cho là mang nặng ơn nghĩa vào công lao của họ. Trong khi đó là những dân lành luôn nghĩ suy mộc mạc vì “dân trí thấp” như cách nói của nhà nước thường dùng.
Khi cả một hệ thống hùng hậu tìm mọi cách bôi nhọ, dùng chứng cứ không có giá trị pháp luật để đánh lừa dân chúng, dùng những thủ đoạn đê hèn, bạo lực với dân chúng không có kết quả lại phải bày trò mở toà để “trị tội” người ngay lành vì đã không tin những điều dối trá tự mình nói ra, thì đó là sự nhục nhã.
Nhục nhã vì sợ hãi và bất lực.
Những phiên toà, cách hành xử này còn tiếp diễn, thì người Việt Nam còn thấy và chịu sự nhục nhã là chuyện đương nhiên không cần bàn cãi.
Hà Nội, trước giờ khai mạc phiên toà xử giáo dân Thái Hà 8/12/2008
Bài giảng '8 mối Phúc Thật' của Chúa Giêsu ''Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ Công chính''
Simon Marie Trần
22:10 07/12/2008
CHÚA GIÊSU GIẢNG VỀ CÁC MỐI PHÚC THẬT (Matthiêu 5:1-12)
* Debora (một thụ khải đang cầu nguyện trên một ngọn đồi): Lạy Chúa, nơi đây Chúa đã công bố, làm sao chúng con có thể trở thành những người được hạnh phúc và được Chúa Cha yêu thương? Con còn cảm nhận trong không trung những Lời đầy nhân từ của Chúa.
* Chúa Giêsu: “Phải, nơi đây Ta đã khai mở một cách hùng hồn Bài Giảng về “Ngôi Nhà Của Cha Ta”. Nơi đây Ta đã tiết lộ tất cả những gì mà Thiên Chúa là Suối Nguồn Tình Yêu, đặt để trong trái tim con người và tất cả những gì Chúa chờ đợi nơi con người để chúng thật sự đáng gọi là “con”! Chính Thiên Chúa Cha đang ở với Ta và Tình Yêu của Người bắt nguồi từ những Lời của Ta, nhảy nảy trên đá và lướt qua trái tim con người, tựa như những miếng ngói ném sát mặt nước, nhảy thia lia trên mặt hồ.
Nơi nào Lời Ta đi vào và thấm nhập thì không để lại một dấu vết nào. Chính Ta là Phúc Thật Siêu Việt: Lời Ta dẫu nói ra với một chất giọng điềm tĩnh cũng được xác nhận đó là Sự Thật (Chân-Lý) thâm thúy.
Ta đã nói và Ta lặp lại: Phúc thay cho ai biết trở nên nghèo khó trong tinh thần, được tách biệt ra khỏi những gì thuộc về thế gian, vì với trái tim gần gũi với Trời Cao, họ sẽ nhìn thấy vẻ huy hoàng và vinh quang Thiên Quốc không bao giờ hư mất!
Ở đây, Ta đã nói và Ta lặp lại: Phúc thay cho những ai biết sống ngoan ngoãn trong cuộc sống đầy khó khăn, bằng cách hiểu rằng sự chiến thắng đích thực không nằm ở trong náo động, trong phẩn nộ, trong xấc láo, cũng không phải trong việc thống trị con tim người khác và tự chuốc lấy cho mình một sự thoả lòng hư ảo. Phúc thay, phải, vì sự dịu dàng của nó, cho phép nó tiếp nhận sự khôn ngoan của Ta, và sự khôn ngoan sẽ sống trong người ấy như đứa bé trong lòng mẹ, và nó sẽ có được mặt đất làm cơ nghiệp và tất cả những gì nơi mặt đất đều có một hình thái sống động, để làm vinh danh Cha Ta trên trời là Cha của mọi sự Người đã muốn sinh dựng nên bằng cách làm cho mặt đất trở nên xinh đẹp tốt tươi hơn trước khi Nguyên Tổ phạm tội bất phục tùng.
Phúc thay cho ai sầu khổ và thất vọng, chỉ nên hy vọng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa mà thôi. Và hãy nhẫn nại đợi chờ và đón nhận sự an ủi công minh của Người. Ta nói cho các con hay, Ta là Đấng Chịu Đóng Đinh vì yêu thương chứ không phải vì quá đáng đâu, và Ta là Đấng đã chịu đau khổ cho nên có thể thấu hiểu mọi sự nơi các con, dẫu mọi sự đó bị giới hạn trong sự bé nhỏ của các con. Vì vậy, khi trở thành bạn hữu của Thiên Chúa là Đấng Chí Thiện, người đó sẽ nhận được sự bình yên và được an ủi. Ta đang nói với các con là những đứa con đã từng từ chối, không muốn chấp nhận một chút xíu đau khổ nào. Hãy bắt đầu thốt lên: “Ôi lạy Chúa là Thiên Chúa của con, trong ngày khốn cùng con cất tiếng kêu cầu Chúa và Chúa sẽ đoái nhận lời con!”. Khi mắt con đẫm lệ đắng cay, hãy hướng về Ta với một niềm hy vọng và nhìn về Cha Ta cũng là Cha của các con, và không bao lâu nữa các con sẽ được giải thoát. Và Ta nói đến một cuộc giải thoát dứt khoát và vĩnh viễn!
Phúc thay cho ai đói khát sự Công Chính của Thiên Chúa hơn là đói khát lương thực hằng ngày, bởi vì sự Công Chính của Cha Ta, chính Người sẽ làm cho kẻ ấy được no thỏa đúng thời đúng lúc. Sự Công Chính, không phải như của thế gian ban cho, hạn hẹp và bất toàn, mà là sự Công Chính bất diệt và làm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của các con, cho linh hồn mà không cho thân xác. Sự Công Chính đó sẽ rất lớn, được nhân lên gấp trăm, và sẽ cung cấp cho những ai biết đặt nguyên nhân của mình trong tay Đấng Công Chính Tối Cao, một vương niệm vinh quang ngang hàng với vương niệm dành cho các chứng nhân tử đạo. Đừng bao giờ khiếp sợ loài người kết án. Nếu họ kết án các con thì hãy tố cáo những kẻ không ngừng xúc phạm danh dự người đồng loại, phải, hãy tố cáo nhưng phải biết hướng về Đấng là Sự Khôn Ngoan và Người sẽ trả lại thật sự những gì thuộc về các con. Đối với Người, các con phải là con cái tốt lành, xứng đáng với Đấng là Cha các con, Người biết các con cần gì trước khi các con mở miệng thở than…
Phúc thay ai có lòng nhân từ đối với người thân cận, sẳn sàng cho họ những gì cần dùng; nhưng ba lần hạnh phúc hơn cho những ai biết thương xót những kẻ cứng lòng, sống xa Thiên Chúa, những kẻ thiếu tình thương, như cây khô héo nơi hoang mạc. Phúc thay, phải, phúc thay, vì họ sẽ được bao phủ bởi chính Đấng Xót Thương, như trầm hương mộc dược ướp xác kẻ chết.
Phúc thay cho ai khi đã nhận được nhiều hơn cũng sẽ biết làm cho kẻ khác hưởng được lợi ích. Phúc thay, vì cái nhìn của Thiên Chúa sẽ che chở người ấy trong cơn thử thách. Cha lặp lại, hỡi con cái của xã hội không có lòng trắc ẩn và lầm lạc này, vì thường khi các con hay than thở là đã chuốc lấy hậu quả của sự phiền muộn tiêu điều. Hãy lo làm điều Ta dạy bảo, và tất cả tội lỗi các con sẽ được đốt cháy trong ngọn lửa thiêu hủy của Lòng Thương Xót. Hãy thực hành lòng nhân từ với hết mọi người, đặc biết với những ai sống kề cận mình, và rồi các con sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay cho ai giữ được trái tim thanh sạch, trái tim thanh khiết trong một thân xác trong sạch. Ta ám chỉ về một thân xác trong sạch, nhưng Ta không muốn các con hiểu kết cuộc điều Ta muốn nói là hoàn toàn chỉ là vấn đề xác thịt. Có một trái tim (tâm-lòng) thanh sạch là người ấy đã ở với Thiên Chúa rồi. Ai giữ nguyên vẹn một sự thanh sạch như thế, không thể nào không được chú ý: người đó biết nhìn mọi sự việc dưới một ánh sáng khác, bởi vì chính sự tha thứ soi sáng việc lựa chọn cũng như thái độ của họ. Bởi vì nơi các con có môt sự lầm lẫn rất lớn về vấn đề đó, nên Ta muốn nhấn mạnh rằng việc có một trái tim được miễn nhiễm những tư tưởng độc ác và những ước muốn xấu xa, thì đó là do những người hiền lành chinh phục mà có được. Chớ gì không một ai dám tự xưng mình như thế, nếu cuộc sống người ấy không là dư âm của việc mình làm, và nếu người khác không nhìn nhận các sự việc đó. Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra cho những con tim không bị hư hỏng và sẽ cho biết ý định của Người ngay khi họ còn ở trần gian, nếu không bị tội lỗi cản trở.
Phúc thay cho ai tràn đầy bình an, hành động hiệu quả trong bình an và cho bình an. Thiên Chúa Cha là Sự Bình An và ai phục vụ cho bình an thì sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa, Thiên Chúa Bình An.”(Đến đây Chúa Giêsu làm thinh…, rồi Chúa tiếp tục nói với giọng trầm buồn):
“Phúc thay cho tạo vật nào nuốt hết nước mắt nghẹn ngào vì chịu ngược đãi vì lẽ công chính, vì họ sẽ là nhân chứng nơi Tòa Án Vinh Quang. Hỡi con của Ta, như Ta đã nói với con, ở đây Ta lặp lại cho con, bông hoa đẹp ở trong bụi gai, gai làm hoa biến dạng và tiêu hủy luôn. Ta đã nói về Tòa Án Vinh Quang để ám chỉ Nước Trời, và bằng cách nào mà một tạo vật như vậy, chịu đóng đinh hay bị ngược đãi vì Danh Đấng Tối Cao hay vì mọi sự tốt lành đều quy về Người, lẽ nào không được bao phủ bằng hương thơm của sự thánh thiện? Hãy hiểu như vậy đó.
Phúc thay khi các con bị người ta chê cười, khinh dễ, đánh phủ mặt và chà đạp danh dự các con bằng những lời nhục mạ, vu khống các con, đem các con làm mồi cho kên kên vì các con yêu mến Thánh Danh Ta, bởi vì, như Ta đã nói, từ trên cột treo của cây Thập Giá của Ta, Ta sẽ nâng các con lên cao, đến nỗi không một ai có thể thấu hiểu những gì xảy đến cho các con và vì lý do nào các con lại được tràn đầy những đặc ân của Ta đến thế! Khi người ta cáo gian các con bằng những nhân chứng được họ trả lương, chớ thèm mở miệng ra, hãy chờ đến lúc thuận tiện, Ta sẽ lên tiếng và phán một Lời, chỉ một Lời thôi là Lời quyết định. Ta nói cho các con hay, các con thật may mắn, nếu các con ở trong số những người đó! bởi vì tên các con sẽ rất lớn ở đưới đất cũng như trên trời. Hãy mạnh mẽ vững vàng nhờ những Lời trên đây. Và rồi các con sẽ hiểu biết tường tận hơn.
Từ ngọn đồi này (của Bài Giảng Trên Núi), Ta sẽ đổ tràn bình an của Ta trên toàn thế giới”. (Thông điệp ngày 08.03.1996)
(Nguồn: Manduria - Jésus, Roi de la Révélation, Marie, Vierge de l’Eucharistie, parlent à Debora, trang 166,167 và 168. Nhà xuất bản Parvis 1999, CH-1648 Hauteville/Suisse -- Simon Maria Trần chuyển ngữ)
* Debora (một thụ khải đang cầu nguyện trên một ngọn đồi): Lạy Chúa, nơi đây Chúa đã công bố, làm sao chúng con có thể trở thành những người được hạnh phúc và được Chúa Cha yêu thương? Con còn cảm nhận trong không trung những Lời đầy nhân từ của Chúa.
* Chúa Giêsu: “Phải, nơi đây Ta đã khai mở một cách hùng hồn Bài Giảng về “Ngôi Nhà Của Cha Ta”. Nơi đây Ta đã tiết lộ tất cả những gì mà Thiên Chúa là Suối Nguồn Tình Yêu, đặt để trong trái tim con người và tất cả những gì Chúa chờ đợi nơi con người để chúng thật sự đáng gọi là “con”! Chính Thiên Chúa Cha đang ở với Ta và Tình Yêu của Người bắt nguồi từ những Lời của Ta, nhảy nảy trên đá và lướt qua trái tim con người, tựa như những miếng ngói ném sát mặt nước, nhảy thia lia trên mặt hồ.
Nơi nào Lời Ta đi vào và thấm nhập thì không để lại một dấu vết nào. Chính Ta là Phúc Thật Siêu Việt: Lời Ta dẫu nói ra với một chất giọng điềm tĩnh cũng được xác nhận đó là Sự Thật (Chân-Lý) thâm thúy.
Ta đã nói và Ta lặp lại: Phúc thay cho ai biết trở nên nghèo khó trong tinh thần, được tách biệt ra khỏi những gì thuộc về thế gian, vì với trái tim gần gũi với Trời Cao, họ sẽ nhìn thấy vẻ huy hoàng và vinh quang Thiên Quốc không bao giờ hư mất!
Ở đây, Ta đã nói và Ta lặp lại: Phúc thay cho những ai biết sống ngoan ngoãn trong cuộc sống đầy khó khăn, bằng cách hiểu rằng sự chiến thắng đích thực không nằm ở trong náo động, trong phẩn nộ, trong xấc láo, cũng không phải trong việc thống trị con tim người khác và tự chuốc lấy cho mình một sự thoả lòng hư ảo. Phúc thay, phải, vì sự dịu dàng của nó, cho phép nó tiếp nhận sự khôn ngoan của Ta, và sự khôn ngoan sẽ sống trong người ấy như đứa bé trong lòng mẹ, và nó sẽ có được mặt đất làm cơ nghiệp và tất cả những gì nơi mặt đất đều có một hình thái sống động, để làm vinh danh Cha Ta trên trời là Cha của mọi sự Người đã muốn sinh dựng nên bằng cách làm cho mặt đất trở nên xinh đẹp tốt tươi hơn trước khi Nguyên Tổ phạm tội bất phục tùng.
Phúc thay cho ai sầu khổ và thất vọng, chỉ nên hy vọng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa mà thôi. Và hãy nhẫn nại đợi chờ và đón nhận sự an ủi công minh của Người. Ta nói cho các con hay, Ta là Đấng Chịu Đóng Đinh vì yêu thương chứ không phải vì quá đáng đâu, và Ta là Đấng đã chịu đau khổ cho nên có thể thấu hiểu mọi sự nơi các con, dẫu mọi sự đó bị giới hạn trong sự bé nhỏ của các con. Vì vậy, khi trở thành bạn hữu của Thiên Chúa là Đấng Chí Thiện, người đó sẽ nhận được sự bình yên và được an ủi. Ta đang nói với các con là những đứa con đã từng từ chối, không muốn chấp nhận một chút xíu đau khổ nào. Hãy bắt đầu thốt lên: “Ôi lạy Chúa là Thiên Chúa của con, trong ngày khốn cùng con cất tiếng kêu cầu Chúa và Chúa sẽ đoái nhận lời con!”. Khi mắt con đẫm lệ đắng cay, hãy hướng về Ta với một niềm hy vọng và nhìn về Cha Ta cũng là Cha của các con, và không bao lâu nữa các con sẽ được giải thoát. Và Ta nói đến một cuộc giải thoát dứt khoát và vĩnh viễn!
Phúc thay cho ai đói khát sự Công Chính của Thiên Chúa hơn là đói khát lương thực hằng ngày, bởi vì sự Công Chính của Cha Ta, chính Người sẽ làm cho kẻ ấy được no thỏa đúng thời đúng lúc. Sự Công Chính, không phải như của thế gian ban cho, hạn hẹp và bất toàn, mà là sự Công Chính bất diệt và làm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của các con, cho linh hồn mà không cho thân xác. Sự Công Chính đó sẽ rất lớn, được nhân lên gấp trăm, và sẽ cung cấp cho những ai biết đặt nguyên nhân của mình trong tay Đấng Công Chính Tối Cao, một vương niệm vinh quang ngang hàng với vương niệm dành cho các chứng nhân tử đạo. Đừng bao giờ khiếp sợ loài người kết án. Nếu họ kết án các con thì hãy tố cáo những kẻ không ngừng xúc phạm danh dự người đồng loại, phải, hãy tố cáo nhưng phải biết hướng về Đấng là Sự Khôn Ngoan và Người sẽ trả lại thật sự những gì thuộc về các con. Đối với Người, các con phải là con cái tốt lành, xứng đáng với Đấng là Cha các con, Người biết các con cần gì trước khi các con mở miệng thở than…
Phúc thay ai có lòng nhân từ đối với người thân cận, sẳn sàng cho họ những gì cần dùng; nhưng ba lần hạnh phúc hơn cho những ai biết thương xót những kẻ cứng lòng, sống xa Thiên Chúa, những kẻ thiếu tình thương, như cây khô héo nơi hoang mạc. Phúc thay, phải, phúc thay, vì họ sẽ được bao phủ bởi chính Đấng Xót Thương, như trầm hương mộc dược ướp xác kẻ chết.
Phúc thay cho ai khi đã nhận được nhiều hơn cũng sẽ biết làm cho kẻ khác hưởng được lợi ích. Phúc thay, vì cái nhìn của Thiên Chúa sẽ che chở người ấy trong cơn thử thách. Cha lặp lại, hỡi con cái của xã hội không có lòng trắc ẩn và lầm lạc này, vì thường khi các con hay than thở là đã chuốc lấy hậu quả của sự phiền muộn tiêu điều. Hãy lo làm điều Ta dạy bảo, và tất cả tội lỗi các con sẽ được đốt cháy trong ngọn lửa thiêu hủy của Lòng Thương Xót. Hãy thực hành lòng nhân từ với hết mọi người, đặc biết với những ai sống kề cận mình, và rồi các con sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay cho ai giữ được trái tim thanh sạch, trái tim thanh khiết trong một thân xác trong sạch. Ta ám chỉ về một thân xác trong sạch, nhưng Ta không muốn các con hiểu kết cuộc điều Ta muốn nói là hoàn toàn chỉ là vấn đề xác thịt. Có một trái tim (tâm-lòng) thanh sạch là người ấy đã ở với Thiên Chúa rồi. Ai giữ nguyên vẹn một sự thanh sạch như thế, không thể nào không được chú ý: người đó biết nhìn mọi sự việc dưới một ánh sáng khác, bởi vì chính sự tha thứ soi sáng việc lựa chọn cũng như thái độ của họ. Bởi vì nơi các con có môt sự lầm lẫn rất lớn về vấn đề đó, nên Ta muốn nhấn mạnh rằng việc có một trái tim được miễn nhiễm những tư tưởng độc ác và những ước muốn xấu xa, thì đó là do những người hiền lành chinh phục mà có được. Chớ gì không một ai dám tự xưng mình như thế, nếu cuộc sống người ấy không là dư âm của việc mình làm, và nếu người khác không nhìn nhận các sự việc đó. Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra cho những con tim không bị hư hỏng và sẽ cho biết ý định của Người ngay khi họ còn ở trần gian, nếu không bị tội lỗi cản trở.
Phúc thay cho ai tràn đầy bình an, hành động hiệu quả trong bình an và cho bình an. Thiên Chúa Cha là Sự Bình An và ai phục vụ cho bình an thì sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa, Thiên Chúa Bình An.”(Đến đây Chúa Giêsu làm thinh…, rồi Chúa tiếp tục nói với giọng trầm buồn):
“Phúc thay cho tạo vật nào nuốt hết nước mắt nghẹn ngào vì chịu ngược đãi vì lẽ công chính, vì họ sẽ là nhân chứng nơi Tòa Án Vinh Quang. Hỡi con của Ta, như Ta đã nói với con, ở đây Ta lặp lại cho con, bông hoa đẹp ở trong bụi gai, gai làm hoa biến dạng và tiêu hủy luôn. Ta đã nói về Tòa Án Vinh Quang để ám chỉ Nước Trời, và bằng cách nào mà một tạo vật như vậy, chịu đóng đinh hay bị ngược đãi vì Danh Đấng Tối Cao hay vì mọi sự tốt lành đều quy về Người, lẽ nào không được bao phủ bằng hương thơm của sự thánh thiện? Hãy hiểu như vậy đó.
Phúc thay khi các con bị người ta chê cười, khinh dễ, đánh phủ mặt và chà đạp danh dự các con bằng những lời nhục mạ, vu khống các con, đem các con làm mồi cho kên kên vì các con yêu mến Thánh Danh Ta, bởi vì, như Ta đã nói, từ trên cột treo của cây Thập Giá của Ta, Ta sẽ nâng các con lên cao, đến nỗi không một ai có thể thấu hiểu những gì xảy đến cho các con và vì lý do nào các con lại được tràn đầy những đặc ân của Ta đến thế! Khi người ta cáo gian các con bằng những nhân chứng được họ trả lương, chớ thèm mở miệng ra, hãy chờ đến lúc thuận tiện, Ta sẽ lên tiếng và phán một Lời, chỉ một Lời thôi là Lời quyết định. Ta nói cho các con hay, các con thật may mắn, nếu các con ở trong số những người đó! bởi vì tên các con sẽ rất lớn ở đưới đất cũng như trên trời. Hãy mạnh mẽ vững vàng nhờ những Lời trên đây. Và rồi các con sẽ hiểu biết tường tận hơn.
Từ ngọn đồi này (của Bài Giảng Trên Núi), Ta sẽ đổ tràn bình an của Ta trên toàn thế giới”. (Thông điệp ngày 08.03.1996)
(Nguồn: Manduria - Jésus, Roi de la Révélation, Marie, Vierge de l’Eucharistie, parlent à Debora, trang 166,167 và 168. Nhà xuất bản Parvis 1999, CH-1648 Hauteville/Suisse -- Simon Maria Trần chuyển ngữ)
Trước giờ xử án 8 giáo dân vụ Thái Hà
Công Chính
23:23 07/12/2008
HÀ NỘI - Chỉ còn mấy tiếng nữa thôi là phiên toà xét xử các nạn nhân trong vụ Thái Hà. Phiên toà chưa diễn ra nhưng đã là đề tài quan tâm của rất nhiêù người cả Công giáo lẫn những người không phải là người Công giáo.
Điều mà mọi người quan tâm ở đây không phải là ai đúng ai sai nữa (vì tất cả mọi người, kể cả là những người xét xử các giáo dân đều đã biết rõ ràng rồi) nhưng điều mọi người đang chờ đợi đó chính là “công bằng và công lý” sẽ được thực hiện thế nào? Tính minh bạch của phiên toà này ra sao? Số phận của các bị cáo sẽ bị định đoạt thế nào?
Tất cả mọi dự đoán đều chỉ là tham khảo hay để nói cho vui thôi chứ quyết định đã nằm trong túi của những người được quyền xét xử rồi, chỉ chờ đọc khi tuyên án là xong thôi. Vì sao ư? điều này không có gì lạ trong quá trình xét xử tại toà án của VN. Trước đó chừng mấy ngày người ta đã họp nhau lại để bàn bạc cân nhắc và quyết định tội trạng cũng như đưa ra phán quyết của bị cáo rồi. Không phải chỉ có ở phiên toà đặc biệt này mà điều này đã được thể hiện rất rõ tại các vụ xét xử các tội danh khác. Nói đến điều này thì ngay cả một đứa con nít cũng biết như vậy.
Chuyện nực cười là vụ án được tuyên bố là xét xử công khai nhưng ngay chính thân nhân của các bị cáo cũng không được tham dự, nếu có được cũng chỉ dược có một người còn những người khác dù có làm đơn đề nghị cho tham dự cũng đều bị từ chối với một lý do rất trẻ con đó là “Đã phát hết giấy mời và do phòng xử nhỏ quá không đủ chỗ. Không hiểu qua nhiều năm đổi mới, tiến bộ thế nào mà đến ngay toà án cũng không có đủ không gian cho một phiên toà xử 8 người và người đến tham dự. Cứ cho rằng nhà nước còn nghèo chưa đủ tiền xây một toà án quy mô là nơi thể hiện sức mạnh của luật pháp thì chí ít họ cũng phải mượn hay thuê một nơi đủ rộng cho tất cả mọi người để diễn ra phiên toà đảm bảo tính công khai mà luật pháp Việt Nam đã quy định, nhưng đây họ lại mượn địa điểm là Uỷ Ban Nhân Dân Phường ở đường Hoàng Cầu làm nơi diễn ra phiên toà. Không có gì để nói nếu đó là một nơi bình thường và đủ rộng. Đằng này họ lại xử tại tầng 4 (tầng áp mái) của UBND phường làm nơi xét xử kèm theo đó là những nhân viên an ninh, công an, công an chìm, máy dò vũ khí??? hàng rào sắt ở khắp nơi xung quanh khu vực UBND bắt đầu từ chiều hôm trước (7.12.2008).
Liệu có cần phải chuẩn bị “chu đáo” một cách bất bình thường đến như vậy cho một phiên toà xét xử tội danh rất bình thường không???
Không hiểu những hành động này của chính quyền cho thấy họ đang lo sợ một điều gì đó chăng? hay họ sợ rằng người công giáo sẽ gây ra khủng bố??? Theo tôi chắc chắn đây là một sự cảnh giác không cần thiết vì người Công giáo từ khi xảy ra sự việc tới giờ họ đã gây hấn hay có biểu hiện gây rối ở bất kỳ nơi nào đâu? Họ chỉ dùng những lời kinh, thánh ca để cầu nguyện mà thôi.
Hãy hướng về Thái Hà, về vụ xét xử này, để cầu nguyện cho các nạn nhân của công lý!
Chị Dung người đứng thứ hai từ trái qua |
Tất cả mọi dự đoán đều chỉ là tham khảo hay để nói cho vui thôi chứ quyết định đã nằm trong túi của những người được quyền xét xử rồi, chỉ chờ đọc khi tuyên án là xong thôi. Vì sao ư? điều này không có gì lạ trong quá trình xét xử tại toà án của VN. Trước đó chừng mấy ngày người ta đã họp nhau lại để bàn bạc cân nhắc và quyết định tội trạng cũng như đưa ra phán quyết của bị cáo rồi. Không phải chỉ có ở phiên toà đặc biệt này mà điều này đã được thể hiện rất rõ tại các vụ xét xử các tội danh khác. Nói đến điều này thì ngay cả một đứa con nít cũng biết như vậy.
Các nạn nhân và người thân của họ |
Tầng 4 nơi sẽ diễn ra phiên toà |
Không hiểu những hành động này của chính quyền cho thấy họ đang lo sợ một điều gì đó chăng? hay họ sợ rằng người công giáo sẽ gây ra khủng bố??? Theo tôi chắc chắn đây là một sự cảnh giác không cần thiết vì người Công giáo từ khi xảy ra sự việc tới giờ họ đã gây hấn hay có biểu hiện gây rối ở bất kỳ nơi nào đâu? Họ chỉ dùng những lời kinh, thánh ca để cầu nguyện mà thôi.
Hãy hướng về Thái Hà, về vụ xét xử này, để cầu nguyện cho các nạn nhân của công lý!
Thư gửi các nạn nhân của Hòa Bình và Công Lý
Trương Phú Thứ
02:26 07/12/2008
Thư gửi các nạn nhân của Hòa Bình và Công Lý
Từ nơi xa xôi, tôi gửi lời kính thăm và chúc bình an đến các anh chị, những người con yêu của giáo hội và quê hương Việt Nam.
Chỉ còn vài ngày nữa, các anh chị sẽ bị bạo quyền cộng sản Việt Nam đưa ra tòa án để chịu xét xử về tội “gây rối trật tự và hủy họai tài sản”. Hãy can đảm và hãnh diện vì các anh chị là những chứng nhân đích thực của công lý, những chiến sĩ anh hùng của hòa bình. Nhân dân Việt Nam và thế giới đang và sẽ từng giây từng phút ở bên cạnh và cùng sát cánh với các anh chị tranh đấu cho công bằng và lẽ phải.
Nhân dân Việt Nam ghi ơn các anh chị đã chiến đấu dũng cảm để bọn cán bộ tham ô không chia nhau được Linh Địa Đức Bà và tòa Khâm Sứ, biến những mảnh đất của giáo hội công giáo Việt Nam thành hang ổ trộm cướp. Mặc dù hai lô đất này không được trả lại cho giáo hội nhưng nếu không có các anh chị thì chắc hắn trên mảnh đất của tòa Khâm Sứ bây giờ đã đầy rẫy những tiệm ăn sàn nhẩy, linh địa Đức Bà đã chen chúc những quán cắt tóc gội đầu. Nhân lọai vỗ tay hoan hô vì ngọn đuốc của công lý và hòa bình đã được các anh chị thắp sáng và dương cao lên cho cả thế giới soi chung.
Nhà nước CSVN sẽ không bao giờ rửa sạch được tì vết nhơ nhớp khi đưa những người chỉ vì đức tin, vì công lý mà đấu tranh trong hòa bình để đòi hỏi công bằng và lẽ phải. Nhà nước CSVN cũng sẽ không bao giờ dám ngẩng mặt nhìn lên với thế giới khi một cán bộ ngọai giao cao cấp buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi, một thủ trưởng sách nhiễu ăn hối lộ hàng triệu Mỹ kim của công ty tư vấn PCI để chánh phủ Nhật phải quyết định tức thời ngưng mọi hình thức viện trợ cũng như cho vay vốn ODA. Còn biết bao nhiêu những thảm trạng về nhân quyền và dân quyền mà một chế độ độc tài đảng trị áp đặt trên quê hương mến yêu bị cả thế giới lên án nặng nề. Là người Việt Nam, ai mà không đau xót nhục nhã.
Tôi không dám mơ ước rằng các anh chị sẽ được xét xử một cách tử tế theo lương tri của nhân lọai và luật pháp chẳng riêng gì của nhà nước CSVN mà còn cả những quy ước và luật lệ quốc tế. Bởi vậy nhà nước CSVN đã không dám công khai xét xử các anh chị mà lại phải lén lút với đủ mọi thủ đọan. Nhưng dù ở bất cứ hòan cảnh và trạng huống nào thì xin các anh chị hãy vững tin rằng bên cạnh các anh chị là quê hương Việt Nam mến yêu và nhân lọai với lý tưởng công lý và hòa bình.
Các anh chị đã hiên ngang đối mặt với bạo quyền. Các anh chị sẽ ngạo nghễ bước lên đài chiến thắng trong vinh quang. Tiếng reo hò và hàng triệu triệu cánh tay đang giơ lên hoan hô ủng hộ các anh chị, những tù nhân mến thương của hòa bình và công lý.
Từ nơi xa xôi, tôi gửi lời kính thăm và chúc bình an đến các anh chị, những người con yêu của giáo hội và quê hương Việt Nam.
Chỉ còn vài ngày nữa, các anh chị sẽ bị bạo quyền cộng sản Việt Nam đưa ra tòa án để chịu xét xử về tội “gây rối trật tự và hủy họai tài sản”. Hãy can đảm và hãnh diện vì các anh chị là những chứng nhân đích thực của công lý, những chiến sĩ anh hùng của hòa bình. Nhân dân Việt Nam và thế giới đang và sẽ từng giây từng phút ở bên cạnh và cùng sát cánh với các anh chị tranh đấu cho công bằng và lẽ phải.
Nhân dân Việt Nam ghi ơn các anh chị đã chiến đấu dũng cảm để bọn cán bộ tham ô không chia nhau được Linh Địa Đức Bà và tòa Khâm Sứ, biến những mảnh đất của giáo hội công giáo Việt Nam thành hang ổ trộm cướp. Mặc dù hai lô đất này không được trả lại cho giáo hội nhưng nếu không có các anh chị thì chắc hắn trên mảnh đất của tòa Khâm Sứ bây giờ đã đầy rẫy những tiệm ăn sàn nhẩy, linh địa Đức Bà đã chen chúc những quán cắt tóc gội đầu. Nhân lọai vỗ tay hoan hô vì ngọn đuốc của công lý và hòa bình đã được các anh chị thắp sáng và dương cao lên cho cả thế giới soi chung.
Nhà nước CSVN sẽ không bao giờ rửa sạch được tì vết nhơ nhớp khi đưa những người chỉ vì đức tin, vì công lý mà đấu tranh trong hòa bình để đòi hỏi công bằng và lẽ phải. Nhà nước CSVN cũng sẽ không bao giờ dám ngẩng mặt nhìn lên với thế giới khi một cán bộ ngọai giao cao cấp buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi, một thủ trưởng sách nhiễu ăn hối lộ hàng triệu Mỹ kim của công ty tư vấn PCI để chánh phủ Nhật phải quyết định tức thời ngưng mọi hình thức viện trợ cũng như cho vay vốn ODA. Còn biết bao nhiêu những thảm trạng về nhân quyền và dân quyền mà một chế độ độc tài đảng trị áp đặt trên quê hương mến yêu bị cả thế giới lên án nặng nề. Là người Việt Nam, ai mà không đau xót nhục nhã.
Tôi không dám mơ ước rằng các anh chị sẽ được xét xử một cách tử tế theo lương tri của nhân lọai và luật pháp chẳng riêng gì của nhà nước CSVN mà còn cả những quy ước và luật lệ quốc tế. Bởi vậy nhà nước CSVN đã không dám công khai xét xử các anh chị mà lại phải lén lút với đủ mọi thủ đọan. Nhưng dù ở bất cứ hòan cảnh và trạng huống nào thì xin các anh chị hãy vững tin rằng bên cạnh các anh chị là quê hương Việt Nam mến yêu và nhân lọai với lý tưởng công lý và hòa bình.
Các anh chị đã hiên ngang đối mặt với bạo quyền. Các anh chị sẽ ngạo nghễ bước lên đài chiến thắng trong vinh quang. Tiếng reo hò và hàng triệu triệu cánh tay đang giơ lên hoan hô ủng hộ các anh chị, những tù nhân mến thương của hòa bình và công lý.
Màn kịch cỡm của «Tư Pháp CSVN»
Hồng Lĩnh
02:31 07/12/2008
Màn kịch cỡm của «Tư Pháp CSVN»
Tà quyền CSVN đang cố đi vào hạ màn để kết thúc câu chuyện Thái Hà và TKS. Nhưng cái màn không chịu hạ và khán giả từ quốc nội tới hải ngoại đang ầm ĩ phản đối hay nhạo báng màn kịch qúa bĩ ổi của CSVN.
Cái đuôi con cá sấu của đàn áp và tán tận lương tâm chỉ còn ngo ngoe cho màn kịch cỡm nhầm thế kỷ. Sau tàn cuộc của vũ bạo công an tới truyền thông đấu tố, nay dụng cụ «tư pháp» của đàng CSVN vào thay thế để phơi trần tất cả cái phi lý của tà quyền trước ánh sáng công lý và hòa bình.
Chẳng còn bao giờ nữa. Tại Đống Đa, một địa sử chiến tích của người hùng áo vải Nguyễn Huệ, một đoàn 8 Anh và Chị Giáo dân, với lòng tin vào Chúa cả ba ngôi và công lý hòa bình, hình ảnh của bao thánh tử đạo của 300 năm trước, sẽ hiên ngang trực diện với «Tư Pháp Kịch Cỡm» của bạo tàn.
Từ đó cái tư pháp kịch cỡm của các quan chức, đảng CSVN đã phải trả lại hồ sơ và bảo phải tố thêm tội nầy và chỉ tố tội không đủ. Cuối cùng, công an chế ra một tội và «Tư Pháp» chế thêm tội kia. Trên thế giới văn minh nầy có cái tòa án nào lại đóng vai trò công an hay chỉ dẫn làm bản cáo trạng ? Tự mình làm bản cáo trạng và tự mình tuyên án. Rồi tuyên bố phiên tòa sẽ công khai. Nhưng lại bày mưu bắt xin phép mới có quyền tham giữ màn kịch của «Tư Pháp» CHXH VN để có chiêu bài cấm không cho tham giữ.
Nói tóm lại: Tư Pháp CHXH VN đang đóng các vai trò sau đây cho cái phiên tòa kịch cỡm ngày 08/12/2008 tại Thái Hà: Tự làm bản tố cáo dan dối (trả lại cáo trạng và bảo thêm vào), tự đóng vai trò tư pháp, tự làm cảnh sát cấm tham giữ. Một dụng cụ vừa ăn cuớp, vừa đóng vai quan tòa và ông cảnh sát an ninh.
Thất thế và cụt lý truớc công lý và hòa bình của phong trào toàn dân và toàn Giáo, CSVN không chận nỗi, tuy đã phải tung du đảng và nghiện ngập vào đánh phá, các đầu tàu của chuyến tàu xuyên Việt giải phóng con dân khỏi bạo tàn. Tuy các đầu tàu như TGM Ngô Quang Kiệt đã viết lời trăn trối, GM Sang xin đi tù, GM Vinh đã nhắn công khai qua tuyên bố: câu chuyện nầy là của toàn dân và toàn Giáo không riêng cho TKS hay Thái Hà, lại cắn vào Giáo dân, nhất là 8 Anh Chị vô tội vã để tạo ra cái kịch cỡm vụ án ngày 08/12/2008.
CSVN qua màn kịch nầy cố chặn cái gì ? Công lý và Hòa Bình không khác con suối nước. Càng chặn, nước càng dâng lên. Đến lúc tức nuớc sẽ vỡ bờ. Dằn mặt Công Lý và Hòa Bình ? Trắc nghiệm đối kháng của phong trào đòi Công Lý và Hòa Bình ? Một thông điệp áp lực Giáo dân đừng theo kẻ chăn chiên để mang họa vào thân ? Một kết án các cuộc cầu nguyện ? Kết án Giáo Hội công giáo VN ? Trắc nghiệm kết án của toàn thế giới hay lột trần bộ mặt dan dối đã bao lần đã lừa ối dư luận ? Nhưng CSVN đã và sẽ thành công tự lột trần cả bộ mặt dan dối tội đồ qua vụ án kịch cỡm nầy. Rồi đây cơn bão do CSVN gây ra qua vụ nầy sẽ còn tàn phá chúng trong tương lai.
Vinh danh 8 Anh và Chị Giáo dân của Giáo Phận Hà Nội đã và sẽ hiên ngang làm chứng cho sự thật, cho Công Lý và Hòa Bình. Nhất định dối diện với cả bộ máy của dư đảng còn lại của Đệ III Quốc Tế CS vô thần và tà quyền. Điềm khởi hành tại Nga và điểm bị tận diệt sẽ là tại VN. Sử sách sẽ ghi sáng gía nầy. Những người hùng của Đống Đa ngày nay. Lịch sữ tái diễn duới một hình thức khác.
Tà quyền CSVN đang cố đi vào hạ màn để kết thúc câu chuyện Thái Hà và TKS. Nhưng cái màn không chịu hạ và khán giả từ quốc nội tới hải ngoại đang ầm ĩ phản đối hay nhạo báng màn kịch qúa bĩ ổi của CSVN.
Cái đuôi con cá sấu của đàn áp và tán tận lương tâm chỉ còn ngo ngoe cho màn kịch cỡm nhầm thế kỷ. Sau tàn cuộc của vũ bạo công an tới truyền thông đấu tố, nay dụng cụ «tư pháp» của đàng CSVN vào thay thế để phơi trần tất cả cái phi lý của tà quyền trước ánh sáng công lý và hòa bình.
Chẳng còn bao giờ nữa. Tại Đống Đa, một địa sử chiến tích của người hùng áo vải Nguyễn Huệ, một đoàn 8 Anh và Chị Giáo dân, với lòng tin vào Chúa cả ba ngôi và công lý hòa bình, hình ảnh của bao thánh tử đạo của 300 năm trước, sẽ hiên ngang trực diện với «Tư Pháp Kịch Cỡm» của bạo tàn.
Từ đó cái tư pháp kịch cỡm của các quan chức, đảng CSVN đã phải trả lại hồ sơ và bảo phải tố thêm tội nầy và chỉ tố tội không đủ. Cuối cùng, công an chế ra một tội và «Tư Pháp» chế thêm tội kia. Trên thế giới văn minh nầy có cái tòa án nào lại đóng vai trò công an hay chỉ dẫn làm bản cáo trạng ? Tự mình làm bản cáo trạng và tự mình tuyên án. Rồi tuyên bố phiên tòa sẽ công khai. Nhưng lại bày mưu bắt xin phép mới có quyền tham giữ màn kịch của «Tư Pháp» CHXH VN để có chiêu bài cấm không cho tham giữ.
Nói tóm lại: Tư Pháp CHXH VN đang đóng các vai trò sau đây cho cái phiên tòa kịch cỡm ngày 08/12/2008 tại Thái Hà: Tự làm bản tố cáo dan dối (trả lại cáo trạng và bảo thêm vào), tự đóng vai trò tư pháp, tự làm cảnh sát cấm tham giữ. Một dụng cụ vừa ăn cuớp, vừa đóng vai quan tòa và ông cảnh sát an ninh.
Thất thế và cụt lý truớc công lý và hòa bình của phong trào toàn dân và toàn Giáo, CSVN không chận nỗi, tuy đã phải tung du đảng và nghiện ngập vào đánh phá, các đầu tàu của chuyến tàu xuyên Việt giải phóng con dân khỏi bạo tàn. Tuy các đầu tàu như TGM Ngô Quang Kiệt đã viết lời trăn trối, GM Sang xin đi tù, GM Vinh đã nhắn công khai qua tuyên bố: câu chuyện nầy là của toàn dân và toàn Giáo không riêng cho TKS hay Thái Hà, lại cắn vào Giáo dân, nhất là 8 Anh Chị vô tội vã để tạo ra cái kịch cỡm vụ án ngày 08/12/2008.
CSVN qua màn kịch nầy cố chặn cái gì ? Công lý và Hòa Bình không khác con suối nước. Càng chặn, nước càng dâng lên. Đến lúc tức nuớc sẽ vỡ bờ. Dằn mặt Công Lý và Hòa Bình ? Trắc nghiệm đối kháng của phong trào đòi Công Lý và Hòa Bình ? Một thông điệp áp lực Giáo dân đừng theo kẻ chăn chiên để mang họa vào thân ? Một kết án các cuộc cầu nguyện ? Kết án Giáo Hội công giáo VN ? Trắc nghiệm kết án của toàn thế giới hay lột trần bộ mặt dan dối đã bao lần đã lừa ối dư luận ? Nhưng CSVN đã và sẽ thành công tự lột trần cả bộ mặt dan dối tội đồ qua vụ án kịch cỡm nầy. Rồi đây cơn bão do CSVN gây ra qua vụ nầy sẽ còn tàn phá chúng trong tương lai.
Vinh danh 8 Anh và Chị Giáo dân của Giáo Phận Hà Nội đã và sẽ hiên ngang làm chứng cho sự thật, cho Công Lý và Hòa Bình. Nhất định dối diện với cả bộ máy của dư đảng còn lại của Đệ III Quốc Tế CS vô thần và tà quyền. Điềm khởi hành tại Nga và điểm bị tận diệt sẽ là tại VN. Sử sách sẽ ghi sáng gía nầy. Những người hùng của Đống Đa ngày nay. Lịch sữ tái diễn duới một hình thức khác.
Rực sáng lửa Hiệp Thông: cầu nguyện cho nạn nhân Thái Hà
J.B Nguyễn Hữu Vinh
02:55 07/12/2008
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hiệp thông với 8 giáo dân sẽ bị đưa ra toà xét xử sáng 8/12/2008, tối 6/12/2008 tại Giáo xứ Thái Hà, khoảng 4.000 người đã tập trung dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện.
Xem hình ảnh thắp nến cầu nguyện cho Anh Chị Em sắp ra tòa
Thánh lễ và buổi cầu nguyện đã trở thành một đêm thắp nến vĩ đại hiếm khi được chứng kiến.
Thánh lễ cầu nguyện do Cha bề trên Mattheu Vũ Khởi Phụng chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, các nạn nhân vụ Thái Hà được giới thiệu với cộng đồng dân Chúa, trừ hai người đang bị giam cầm là chị Nguyễn Thị Nhi và chị Ngô Thị Dung. Đây là những người đã chấp nhận đau khổ thay cho cộng đồng trong việc đi tìm Công lý và Sự thật.
Ngoài các nạn nhân, Luật sư Lê Trần Luật, Trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền, người bào chữa cho các nạn nhân cũng được nồng nhiệt chào mừng.
Điều xúc động lớn lao là, các nạn nhân vẫn tươi cười, hiên ngang và nhận được những sự chia sẻ sâu sắc của cả cộng đồng dân Chúa. Những tràng pháo tay rền vang khi từng nạn nhân được giới thiệu. Ánh mắt rạng rỡ trên khuôn mặt các nạn nhân khi mình được chọn làm chứng nhân cho Sự thật và Công lý nhưng làm rơi lệ trên gương mặt những người tham dự Thánh lễ hôm nay.
Trong Thánh lễ Cha Vũ Khởi Phụng đã chia sẻ với toàn thể giáo dân về việc cầu nguyện cho các nạn nhân, về những nhu cầu bức thiết để đưa xã hội và đất nước đi lên: Công lý và sự thật - theo đúng đường lối đức Kitô đã dạy. Ngài nói: “Những lời cầu nguyện của cộng đồng dân Chúa khắp nơi, như một biển hồng ân để nâng đỡ những con thuyền (nạn nhân) này đi tới đích của con đường làm chứng cho Thiên Chúa” . Tiếng nói của Ngài run run xúc động, nhiều khi như lạc giọng. Ánh mắt của Ngài đỏ hoe khi nhìn những giáo dân của mình oan khiên mà không có cách nào giúp đỡ họ về mặt thể lý.
Sau Thánh lễ, nghi thức cầu nguyện bắt đầu: Đèn trong và ngoài nhà thờ tắt hết. Cả không gian bừng sáng bởi hàng ngàn ngọn nến giơ cao bày tỏ tấm lòng mỗi tín hữu dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện tha thiết cho những nạn nhân của phiên toà xét xử công lý và sự thật sắp xảy ra và hiệp thông với các nạn nhân. Bài hát “Đây bài ca ngàn trùng” vang lên khi làn sóng lửa nến được dâng cao. Trời đất như ấm lại, hàng ngàn lời như một, tiếng vang hùng tráng làm xao động biết bao con tim. “Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng” …
Tiếng hát như những đợt sóng trào dâng tinh thần tử đạo của các tín hữu Việt Nam, cụ thể là chuẩn bị bước vào một phiên toà mà các nạn nhân đang là những người đã “bị bách hại vì sống công chính.” (Mt 5:10).
Đoàn Thánh giá nến cao dẫn đầu cộng đồng về trước tượng Mẹ Công lý Thái Hà. Các nạn nhân theo chân các linh mục đồng tế, nến sáng trên tay, bước đi hùng dũng tự tin trên con đường đến với Mẹ.
Trên bàn thờ, Mẹ vẫn đứng đó ban ơn lành xuống cho đàn con. Cành vạn tuế vắt ngang - biểu tượng của tinh thần tử đạo Việt Nam kiêu dũng. Tám ngọn nến, tượng trưng cho 8 nạn nhân vô tội toả ánh sáng dưới cây nến Thập giá Đức Kitô. Không khí trang nghiêm và linh thiêng.
Cộng đồng hát vang bài hát “Chúa cất tiếng gọi con” từ rừng lửa nến lung linh huyền ảo trong đêm lạnh. Cảnh vật cũng như nín thở trước lời ca hùng tráng và tạ ơn tha thiết: “Đời con Chúa ơi sao quá mọn hèn mà Chúa đã gọi con bước lên. Sai con đi tới cuộc đời, trở nên như men giữa lòng người, sai con đi làm muối đất, làm muối đất ướp cho mặn đời. Chúa cất tiếng gọi con đi làm chứng nhân nước Trời. Phút Thánh hiến từ đây không bao giờ đổi thay” . Và “Đây bao tâm tình yêu dấu, nguyện dâng hiến mãi như lần đầu” .
Các nạn nhân và nhiều tín hữu rơi lệ khi bài hát vang lên. Bài ca hùng tráng, tha thiết này đã nói hộ lòng họ trong lúc này.
Chỉ còn hơn một ngày nữa những nạn nhân này sẽ đối mặt với toà án cộng sản. Phiên toà chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả lớn cho chính những người tổ chức ra nó. Những nạn nhân này sẽ bước đi vinh quang trong tinh thần tử đạo theo con đường Thập giá Chúa Kitô.
Xin hiệp ý cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa, cầu nguyện thiết tha cho Công lý, Sự thật và Hoà bình mau chóng được trở thành hiện thực trên đất nước, để những con dân đất Việt không còn ai phải “hồ hởi, tự nguyện đi tù” như những giáo dân – nạn nhân này.
Hà Nội, Ngày 6 tháng 12 năm 2008
Hiệp thông với 8 giáo dân sẽ bị đưa ra toà xét xử sáng 8/12/2008, tối 6/12/2008 tại Giáo xứ Thái Hà, khoảng 4.000 người đã tập trung dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện.
Xem hình ảnh thắp nến cầu nguyện cho Anh Chị Em sắp ra tòa
Thánh lễ và buổi cầu nguyện đã trở thành một đêm thắp nến vĩ đại hiếm khi được chứng kiến.
Thánh lễ cầu nguyện do Cha bề trên Mattheu Vũ Khởi Phụng chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, các nạn nhân vụ Thái Hà được giới thiệu với cộng đồng dân Chúa, trừ hai người đang bị giam cầm là chị Nguyễn Thị Nhi và chị Ngô Thị Dung. Đây là những người đã chấp nhận đau khổ thay cho cộng đồng trong việc đi tìm Công lý và Sự thật.
Ngoài các nạn nhân, Luật sư Lê Trần Luật, Trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền, người bào chữa cho các nạn nhân cũng được nồng nhiệt chào mừng.
Điều xúc động lớn lao là, các nạn nhân vẫn tươi cười, hiên ngang và nhận được những sự chia sẻ sâu sắc của cả cộng đồng dân Chúa. Những tràng pháo tay rền vang khi từng nạn nhân được giới thiệu. Ánh mắt rạng rỡ trên khuôn mặt các nạn nhân khi mình được chọn làm chứng nhân cho Sự thật và Công lý nhưng làm rơi lệ trên gương mặt những người tham dự Thánh lễ hôm nay.
Trong Thánh lễ Cha Vũ Khởi Phụng đã chia sẻ với toàn thể giáo dân về việc cầu nguyện cho các nạn nhân, về những nhu cầu bức thiết để đưa xã hội và đất nước đi lên: Công lý và sự thật - theo đúng đường lối đức Kitô đã dạy. Ngài nói: “Những lời cầu nguyện của cộng đồng dân Chúa khắp nơi, như một biển hồng ân để nâng đỡ những con thuyền (nạn nhân) này đi tới đích của con đường làm chứng cho Thiên Chúa” . Tiếng nói của Ngài run run xúc động, nhiều khi như lạc giọng. Ánh mắt của Ngài đỏ hoe khi nhìn những giáo dân của mình oan khiên mà không có cách nào giúp đỡ họ về mặt thể lý.
Sau Thánh lễ, nghi thức cầu nguyện bắt đầu: Đèn trong và ngoài nhà thờ tắt hết. Cả không gian bừng sáng bởi hàng ngàn ngọn nến giơ cao bày tỏ tấm lòng mỗi tín hữu dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện tha thiết cho những nạn nhân của phiên toà xét xử công lý và sự thật sắp xảy ra và hiệp thông với các nạn nhân. Bài hát “Đây bài ca ngàn trùng” vang lên khi làn sóng lửa nến được dâng cao. Trời đất như ấm lại, hàng ngàn lời như một, tiếng vang hùng tráng làm xao động biết bao con tim. “Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng” …
Tiếng hát như những đợt sóng trào dâng tinh thần tử đạo của các tín hữu Việt Nam, cụ thể là chuẩn bị bước vào một phiên toà mà các nạn nhân đang là những người đã “bị bách hại vì sống công chính.” (Mt 5:10).
Đoàn Thánh giá nến cao dẫn đầu cộng đồng về trước tượng Mẹ Công lý Thái Hà. Các nạn nhân theo chân các linh mục đồng tế, nến sáng trên tay, bước đi hùng dũng tự tin trên con đường đến với Mẹ.
Trên bàn thờ, Mẹ vẫn đứng đó ban ơn lành xuống cho đàn con. Cành vạn tuế vắt ngang - biểu tượng của tinh thần tử đạo Việt Nam kiêu dũng. Tám ngọn nến, tượng trưng cho 8 nạn nhân vô tội toả ánh sáng dưới cây nến Thập giá Đức Kitô. Không khí trang nghiêm và linh thiêng.
Cộng đồng hát vang bài hát “Chúa cất tiếng gọi con” từ rừng lửa nến lung linh huyền ảo trong đêm lạnh. Cảnh vật cũng như nín thở trước lời ca hùng tráng và tạ ơn tha thiết: “Đời con Chúa ơi sao quá mọn hèn mà Chúa đã gọi con bước lên. Sai con đi tới cuộc đời, trở nên như men giữa lòng người, sai con đi làm muối đất, làm muối đất ướp cho mặn đời. Chúa cất tiếng gọi con đi làm chứng nhân nước Trời. Phút Thánh hiến từ đây không bao giờ đổi thay” . Và “Đây bao tâm tình yêu dấu, nguyện dâng hiến mãi như lần đầu” .
Các nạn nhân và nhiều tín hữu rơi lệ khi bài hát vang lên. Bài ca hùng tráng, tha thiết này đã nói hộ lòng họ trong lúc này.
Chỉ còn hơn một ngày nữa những nạn nhân này sẽ đối mặt với toà án cộng sản. Phiên toà chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả lớn cho chính những người tổ chức ra nó. Những nạn nhân này sẽ bước đi vinh quang trong tinh thần tử đạo theo con đường Thập giá Chúa Kitô.
Xin hiệp ý cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa, cầu nguyện thiết tha cho Công lý, Sự thật và Hoà bình mau chóng được trở thành hiện thực trên đất nước, để những con dân đất Việt không còn ai phải “hồ hởi, tự nguyện đi tù” như những giáo dân – nạn nhân này.
Hà Nội, Ngày 6 tháng 12 năm 2008
Giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho các nạn nhân vì Công Lý
Cộng tác viên DCCT
06:41 07/12/2008
GX THÁI HÀ CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN VÌ CÔNG LÝ
THÁI HÀ- 19 giờ ngày 06/12/2008 đã diễn ra buổi cầu nguyện cho 8 nạn nhân đã tham gia làm chứng cho công lý và sự thật tại Giáo xứ.
Thánh lễ do cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên-Chính xứ, chủ sự và có 5 cha DCCT trong Tu viện đồng tế với ngài. Khoảng 3000 giáo dân từ các giáo xứ trong ngoài thành phố đã đến tham dự.
Mở đầu thánh lễ cha Mátthêu đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân, cho công lý và hoà bình. Ngài cũng cho biết buổi cầu nguyện hôm nay có các nạn nhân và thân nhân của các nạn nhân tham dự.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải giới thiệu các nạn nhân và mời các nạn nhân lên trước lòng nhà thờ cho cộng đoàn chiêm ngưỡng dung nhan cho lời cầu nguyện thêm cụ thể và sốt sắng. Người ta thấy các nạn nhân ăn mặc khá đẹp, dung nhan tươi tỉnh, thái độ tự tin và lạc quan, sẵn sàng chấp nhận hy sinh chịu tù đầy để làm chứng cho công lý và sự thật.
Cả ông Lê Trần Luật, Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp quyền, TPHCM, người tham gia bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân cũng có mặt. Cha Pr Nguyễn Văn Khải đã mời luật sư lên đứng cùng với các nạn nhân. Cả cộng đoàn reo hò và vỗ tay cổ vũ luật sư.
Có khá nhiều các gương mặt “lạ lẫm” cũng đến tham dự, những người này ngồi trong nhà thờ mà để điện thoại reo ầm lên, rồi chạy ra ngoài nghe điện thoại. Cũng có nhiều các tay quay phim chụp ảnh không biết phép tắc thờ phượng trong nhà thờ là gì cứ chạy nhố nhăng đã bị những người có tránh nhiệm giữ trật tự trong thánh lễ và buổi cầu nguyện nhắc nhở và mời ra khỏi nhà thờ.
Khi thánh lễ kết thúc, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng đã mời gọi cộng đoàn thắp nến cầu nguyện. Ngài đọc lại bài Tin mừng Lc 21,12-19: “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa và quan quyền (…) Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét…”
Cha Mátthêu cho biết ngài đọc bài này theo yêu cầu của chính một nạn nhân trong số 6 anh chị em sắp bị đưa ra toà đang hiện diện trong cộng đoàn hôm nay.
Hàng nghìn ngọn nến đã được thắp sáng, giương cao và rất nhiều lời cầu nguyện đã được dâng lên Thiên Chúa, cầu xin cho các nạn nhân, cho gia đình các nạn nhân và cho mọi người hiện diện được can đảm, được bình an, kiên trì làm chứng cho công lý và sự thật. Cầu nguyện cho vị luật sư chấp nhận hy sinh, phiền toái, nguy hiểm để bảo vệ cho các nạn nhân, cầu nguyện cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng công lý, công bằng, sự thật và biết xây dựng hoà bình./. Xin xem thêm các hình ảnh trong buổi cầu nguyện này.
THÁI HÀ- 19 giờ ngày 06/12/2008 đã diễn ra buổi cầu nguyện cho 8 nạn nhân đã tham gia làm chứng cho công lý và sự thật tại Giáo xứ.
Thánh lễ do cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên-Chính xứ, chủ sự và có 5 cha DCCT trong Tu viện đồng tế với ngài. Khoảng 3000 giáo dân từ các giáo xứ trong ngoài thành phố đã đến tham dự.
Mở đầu thánh lễ cha Mátthêu đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân, cho công lý và hoà bình. Ngài cũng cho biết buổi cầu nguyện hôm nay có các nạn nhân và thân nhân của các nạn nhân tham dự.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải giới thiệu các nạn nhân và mời các nạn nhân lên trước lòng nhà thờ cho cộng đoàn chiêm ngưỡng dung nhan cho lời cầu nguyện thêm cụ thể và sốt sắng. Người ta thấy các nạn nhân ăn mặc khá đẹp, dung nhan tươi tỉnh, thái độ tự tin và lạc quan, sẵn sàng chấp nhận hy sinh chịu tù đầy để làm chứng cho công lý và sự thật.
Cả ông Lê Trần Luật, Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp quyền, TPHCM, người tham gia bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân cũng có mặt. Cha Pr Nguyễn Văn Khải đã mời luật sư lên đứng cùng với các nạn nhân. Cả cộng đoàn reo hò và vỗ tay cổ vũ luật sư.
Có khá nhiều các gương mặt “lạ lẫm” cũng đến tham dự, những người này ngồi trong nhà thờ mà để điện thoại reo ầm lên, rồi chạy ra ngoài nghe điện thoại. Cũng có nhiều các tay quay phim chụp ảnh không biết phép tắc thờ phượng trong nhà thờ là gì cứ chạy nhố nhăng đã bị những người có tránh nhiệm giữ trật tự trong thánh lễ và buổi cầu nguyện nhắc nhở và mời ra khỏi nhà thờ.
Khi thánh lễ kết thúc, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng đã mời gọi cộng đoàn thắp nến cầu nguyện. Ngài đọc lại bài Tin mừng Lc 21,12-19: “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa và quan quyền (…) Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét…”
Cha Mátthêu cho biết ngài đọc bài này theo yêu cầu của chính một nạn nhân trong số 6 anh chị em sắp bị đưa ra toà đang hiện diện trong cộng đoàn hôm nay.
Hàng nghìn ngọn nến đã được thắp sáng, giương cao và rất nhiều lời cầu nguyện đã được dâng lên Thiên Chúa, cầu xin cho các nạn nhân, cho gia đình các nạn nhân và cho mọi người hiện diện được can đảm, được bình an, kiên trì làm chứng cho công lý và sự thật. Cầu nguyện cho vị luật sư chấp nhận hy sinh, phiền toái, nguy hiểm để bảo vệ cho các nạn nhân, cầu nguyện cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng công lý, công bằng, sự thật và biết xây dựng hoà bình./. Xin xem thêm các hình ảnh trong buổi cầu nguyện này.
Thư của một nữ sinh viên gửi các cha các thầy Dòng Chúa Cứu Thế
Trúc Vy
06:45 07/12/2008
THƯ CỦA MỘT SINH VIÊN
Kính gởi các cha, các thầy Dòng Chúa Cứu Thế và các bác các anh chị ở Thái Hà
Con là một nữ sinh viên từ nông thôn lên thành phố để học, sau một ngày mệt mỏi chạy đua với sách vở, con vẫn thường có thói quen đọc tin tức online để có thêm chút kiến thức cũng như nhập cuộc với nhịp sống của mọi người.
Trong thời gian gần đây, dường như người dân cả nước ai cũng nghe biết Vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà, tin tức này ngày càng gây nhiều sự để ý quan tâm hơn khi mà các bài báo trong nước đưa tin, nhất là hàng đêm trên truyền hình, thường có những hình ảnh cũng như những lời bình luận của người phát ngôn viên. Tất cả những điều này cũng làm cho con nhập cuộc và quan tâm nhiều hơn.
Là một sinh viên “gốc rạ” sinh ra ở Miền trung, đi học tại miền Nam, nhưng biến cố mà mình đang quan tâm lại xảy ra tận Miền Bắc. Thực hư thế nào ai mà biết được ! Đã có biết bao bài viết của các vị tầm cỡ trong Giáo Hội cũng như bên phía nhà nước viết và viết... ai cũng đưa ra những lý lẽ biện chứng sự việc đúng sai của mình. Thú thật ! Con chỉ ghi nhận và theo dõi mà thôi, chưa bao giờ có ý định sẽ viết về biến cố này, con nghĩ rằng, đó không phải là việc của mình, đó là công việc của Giáo hội, của các cha, các thầy và nhà nước, vậy thôi ! Việc của con là một kho bài vở chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới trong mùa Giáng sinh này.
Thế nhưng, sáng nay khi mở tin tức online để đọc, tình cờ con đọc “ Văn thư trả lời của Toà án Quận Đống Đa” thông tin về việc không cho các cha và các thầy dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà tham dự phiên toà xét xử 8 giáo dân của Giáo xứ Thái hà. Con thực sự bị “ shock”, vì thế con muốn viết lên một vài suy nghĩ nhỏ bé của mình, nhưng viết để gởi đến với ai? Đó là điều con boăn khoăn tự hỏi, có thể đến các tờ báo của nhà nước chăng? Liệu họ có đăng không? Và liệu rằng bài viết của con có còn “ nguyên văn” hay lại bị “ cắt xén” như bài phát biểu của Đức TGM, dĩ nhiên con là một cô sinh viên chưa tốt nghiệp ra trường, một kẻ “ tép riu” không tên tuổi làm gì có chuyện “ người ta” cắt xén bài của con.
Nhưng thời gian vừa qua, các báo đài nhà nước đánh mất niềm tin nơi giới trẻ chúng con quá nhiều ! vì thế mỗi khi đọc các bản tin trên báo Hà nội mới, Tuổi trẻ, Thanh niên... từ các sự kiện xã hội, kinh tế, giáo dục, pháp luật. Tất cả đều làm cho con “ chựng” lại với suy nghĩ “ sự thật đúng được bao nhiêu phần trăm khi nhà nước nói!” vì thế con mạo muội đánh liều gởi đến các cha, con không mong đợi bài chia sẻ này được đăng hay không? Nhưng chỉ mong được chia sẻ với các cha và các thầy những suy nghĩ và thao thức của giới trẻ chúng con trong những sự kiện của xã hội hôm nay.
Thật ra, sự kiện Toà khâm sứ – Thái Hà quá rõ ràng với biết bao chứng cứ thuyết phục từ phía Giáo hội. Và phía bên nhà nước cũng thế, các bác lãnh đạo cũng đưa ra biết bao điều để bảo vệ quan điểm của mình, mặc dầu những quan điểm đó mang đậm tính cách quyền lực, sức mạnh hơn là sự thuyết phục có lý có tình. Thế nhưng, chuyện đó không cần bàn thêm, chắc chắn khi đọc tin tức trên mạng qua nhiều nguồn khác nhau, người đọc sẽ có thể minh định vấn đề đúng sai thế nào. Và cho đến thời điểm này, điều mà mọi người quan tâm nhất là vấn để xét xử 8 tội nhân của Giáo xứ Thái Hà với 2 tội danh” Huỷ hoại tài sản” và “ Gây rối trật tự công cộng”.
Có biết bao bài báo nhận định rằng, đây là một phiên toà mang tính cách “ mờ ám” nếu không vậy, sao lại phải hạn chế số người ! mà người bị hạn chế đáng lẽ ra được mời hơn ai hết, đó là các người thân ruột thịt trong gia đình, các cha các thầy dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, những người đã cùng đồng hành với biến cố này từ đầu sự kiện cho đến nay. Bên nhà nước thì bảo đây là vụ xử CÔNG KHAI theo như NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI của Hiến pháp và Pháp luật tố tụng Việt nam. Thế mà hôm nay, bác Trần Hồng Quân-Chánh án, đại diện cho các vị lãnh đạo của Việt nam lại trả lời là không thể đáp ứng yêu cầu của các cha và các thầy xin vào tham dự phiên toà vì hai lý do: thứ nhất là vì do Phòng xử chỉ chứa được ít người, thứ hai là vì đã phát hết giấy ra vào. Thú thật, con thật quá thất vọng cho các vị được mệnh danh là những vị lãnh đạo, là những người mà chúng con cho là những bậc cha mẹ, anh chị lại có kiểu trả lời thật quá...trẻ con, và thực nực cười, không một chút thuyết phục chi cả ! nói để mà nói, trả lời để mà trả lời, thế nhưng lại không chịu khó suy xét xem mình nói gì, người khác nhìn nhận mình ra sao? Thật là quá ấu trĩ !
Thực tình mà nói, Việt nam còn nghèo lắm so với các cường quốc năm châu, nhưng có nghèo đến nỗi gì đâu khi mà các bác lãnh đạo không tìm ra một nơi xử thích hợp để đáp ứng tối thiểu nhu cầu của những người tham dự, hoặc ít ra thể hiện uy tín cũng như danh dự của mình giũa lời nói và việc làm ??? Còn việc các bác đã phát hết giấy mời, các bác có ngu dốt hoặc lú lẩn đến đâu cũng nên biết được ai là người nên được mời chứ, thế mà lạ thay, thân nhân gia đình các bị cáo cùng với các cha, các thầy lại không được tham dự! Vậy các bác nhà nước đừng “ đao to búa lớn” mà hô toáng lên rằng, đây là phiên toà CÔNG KHAI như luật nhà nước.
Nói đến đây làm con nhớ đến đoạn câu Kinh Thánh mà vô tình con đã đọc được, khi mà Chúa Giêsu thấy những người Pharisêu sống thói giả hình, gian dối Ngài đã căn dặn các môn đệ rằng: “ Các con đừng nghe những gì họ nói, nhưng hãy xem những gì họ làm”. Đến lúc này đây, chúng con những giới trẻ đã thấy quá nhiều, quá nhiều những dối trá, không những sự kiện Thái Hà mà nhiều sự kiện khác nữa, xảy ra trong nước và ngoài nước, chẳng hạn Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi – bà Vũ Mộc Anh - đã giao dịch buôn lậu sừng tê giác, vụ việc thật rành rành với báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình cũng như ghi được băng hình để làm bằng chứng, trong khi đó các vị cao cấp từ Đại sứ quán Việt nam lại báo cáo rằng: không có nhân viên nào của Việt nam nhận hành vi như báo chí thế giới nói. Lại nữa, vừa mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cúp bớt viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt nam vì cái tội các bác lãnh đạo nhà ta Tham nhũng “ hết đường cứu chữa” trong khi đó, Đại diện Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống Tham nhũng VN còn nói rằng “ hiện vẫn chưa có gì cụ thể”.
Đúng là giới trẻ chúng con đang sống trong một bầu khí ngột ngạt của sự giả trá, ngụp lặn trong bầu khí gian dối, lừa đảo của một xã hội “ ai mạnh thì thắng” bất chấp sự thật và tiếng nói của lương tâm. Tệ nhất là trong thời gian gần đây, bộ mặt thật của các vị mang tiếng là “ đại diện cho dân” lại là những người tự mâu thuẫn nhiều nhất giữa lời nói và việc làm. Từ lúc bé, con vẫn thường được cha mẹ dạy rằng: Có thì nói có, không thì nói không, đừng nói láo dù chỉ một lần vì như thế lần sau chẳng còn ai tin tưởng nữa “ Một lần không tin nghìn lần mất tín là thế!’Vậy con kính thưa các bác lãnh đạo “ tài ba” rằng: Ai là người đã viết ra luật, luật để làm gì? Và ai là người tuân thủ luật. Các bác tôn trọng và thi hành LUẬT CÔNG KHAI như vậy sao??? Trong gia đình, người lớn không tốt thì làm sao trẻ nhỏ ngoan được, cha mẹ làm gương xấu thì làm sao dạy dỗ con cái. Các bác lãnh đạo nhà nước không giữ lời hứa, không thực thi công lý thì thử hỏi làm sao giới trẻ chúng con có thể kính phục và tôn trọng được! Như vậy, việc xã hội đang xào xáo, đang có những bất mãn và căng thẳng không phải từ phía con cái là những người dân thấp cổ bé miệng đâu! Nhưng chính là nơi cách sống thiếu tôn trọng sự thật và dối trá của các bác đấy, các bác hãy chịu khó nhìn lại những gì mình làm, để may ra có thể đem lại sự bình an cho xã hội Việt nam hôm nay chăng?
Xin cám ơn Giáo xứ Thái Hà đã cho chúng con biết được cái CHÂN-THIỆN-MỸ đích thực là gì, giữa biết bao những đan chen của cuộc sống “ đồng thau lẫn lộn” nhiều lúc tụi trẻ chúng con cũng mất phương hướng để cân nhắc rằng: có dám sống cho sự thật dầu phải trả giá cách nào? Hoặc là đồng loã để khôn khéo sống an nhàn bằng việc thoả hiệp với bất công, dối trá. Nhớ lại một bài viết của một cha nào đó mà con đã được đọc trên mạng “ mảnh đất của giáo xứ Thái Hà được đòi lại, không phải vì chỉ vài ba thước đất vật chất, nhưng vì muốn đi tìm chân lý và sự thật đang ở nơi đâu?”. Lúc này hơn bao giờ hết, con cảm nghiệm được sự thật này, khi mà các nạn nhân sắp ra tòa đã chấp nhận hy sinh thật nhiều, chịu những áp đảo từ phía nhà nước cả về vật chất lẫn tinh thần. Con thầm cảm phục giáo dân và chủ chăn đã hiệp nhất nên một, từ Bề trên đến bề dưới trên con đường đi tìm công bằng và sự thật này. Có lẽ chính nhờ đó mà giáo xứ Thái Hà có thể can trường, mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay khi phải đương đầu với bao sự dữ: Bôi nhọ danh dự, đòi vào chém giết, nhổ nước bọt vào mặt, xịt hơi cay, ban đêm phá phách đền thờ...Một lần nữa, con cám ơn các tu sĩ, các bác các anh chị ở Thái Hà đã giúp con xác tín thêm NIỀM TIN, đâu là con đường mà Chúa và Giáo hội đang đi giữa một xã hội đầy dẫy sự dối trá và đảo điên này. Con cám ơn HĐGMVN đã đưa ra những lời lập luận rõ ràng và xác quyết để hướng dẫn chúng con cùng đi.
Sắp tới đây Giáo hội chuẩn bị mừng đón kỷ niệm 2008 năm Chúa xuống thế làm người. Con tin rằng Mùa giáng sinh năm nay sẽ tràn đầy ý nghĩa. Xin Chúa ban cho các bác các anh chị Thái Hà sức khoẻ, can đảm và nhiệt tâm để tiếp tục mang lại ánh sáng, niềm tin và sự thật cho thế giới và dân tộc, đặc biệt cho những người nghèo đi tìm công lý. Xin cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà chỉ con 2 ngày nữa là ra toà, được tràn đầy Thánh Thần Chúa, để họ trung kiên làm chứng cho Chúa trong bình an và tín thác.
Xin kính chào các cha, các thầy và giáo dân Thái Hà trong sự tôn trọng, tin tưởng và cảm phục nhất của con !
Kính gởi các cha, các thầy Dòng Chúa Cứu Thế và các bác các anh chị ở Thái Hà
Con là một nữ sinh viên từ nông thôn lên thành phố để học, sau một ngày mệt mỏi chạy đua với sách vở, con vẫn thường có thói quen đọc tin tức online để có thêm chút kiến thức cũng như nhập cuộc với nhịp sống của mọi người.
Trong thời gian gần đây, dường như người dân cả nước ai cũng nghe biết Vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà, tin tức này ngày càng gây nhiều sự để ý quan tâm hơn khi mà các bài báo trong nước đưa tin, nhất là hàng đêm trên truyền hình, thường có những hình ảnh cũng như những lời bình luận của người phát ngôn viên. Tất cả những điều này cũng làm cho con nhập cuộc và quan tâm nhiều hơn.
Là một sinh viên “gốc rạ” sinh ra ở Miền trung, đi học tại miền Nam, nhưng biến cố mà mình đang quan tâm lại xảy ra tận Miền Bắc. Thực hư thế nào ai mà biết được ! Đã có biết bao bài viết của các vị tầm cỡ trong Giáo Hội cũng như bên phía nhà nước viết và viết... ai cũng đưa ra những lý lẽ biện chứng sự việc đúng sai của mình. Thú thật ! Con chỉ ghi nhận và theo dõi mà thôi, chưa bao giờ có ý định sẽ viết về biến cố này, con nghĩ rằng, đó không phải là việc của mình, đó là công việc của Giáo hội, của các cha, các thầy và nhà nước, vậy thôi ! Việc của con là một kho bài vở chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới trong mùa Giáng sinh này.
Thế nhưng, sáng nay khi mở tin tức online để đọc, tình cờ con đọc “ Văn thư trả lời của Toà án Quận Đống Đa” thông tin về việc không cho các cha và các thầy dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà tham dự phiên toà xét xử 8 giáo dân của Giáo xứ Thái hà. Con thực sự bị “ shock”, vì thế con muốn viết lên một vài suy nghĩ nhỏ bé của mình, nhưng viết để gởi đến với ai? Đó là điều con boăn khoăn tự hỏi, có thể đến các tờ báo của nhà nước chăng? Liệu họ có đăng không? Và liệu rằng bài viết của con có còn “ nguyên văn” hay lại bị “ cắt xén” như bài phát biểu của Đức TGM, dĩ nhiên con là một cô sinh viên chưa tốt nghiệp ra trường, một kẻ “ tép riu” không tên tuổi làm gì có chuyện “ người ta” cắt xén bài của con.
Nhưng thời gian vừa qua, các báo đài nhà nước đánh mất niềm tin nơi giới trẻ chúng con quá nhiều ! vì thế mỗi khi đọc các bản tin trên báo Hà nội mới, Tuổi trẻ, Thanh niên... từ các sự kiện xã hội, kinh tế, giáo dục, pháp luật. Tất cả đều làm cho con “ chựng” lại với suy nghĩ “ sự thật đúng được bao nhiêu phần trăm khi nhà nước nói!” vì thế con mạo muội đánh liều gởi đến các cha, con không mong đợi bài chia sẻ này được đăng hay không? Nhưng chỉ mong được chia sẻ với các cha và các thầy những suy nghĩ và thao thức của giới trẻ chúng con trong những sự kiện của xã hội hôm nay.
Thật ra, sự kiện Toà khâm sứ – Thái Hà quá rõ ràng với biết bao chứng cứ thuyết phục từ phía Giáo hội. Và phía bên nhà nước cũng thế, các bác lãnh đạo cũng đưa ra biết bao điều để bảo vệ quan điểm của mình, mặc dầu những quan điểm đó mang đậm tính cách quyền lực, sức mạnh hơn là sự thuyết phục có lý có tình. Thế nhưng, chuyện đó không cần bàn thêm, chắc chắn khi đọc tin tức trên mạng qua nhiều nguồn khác nhau, người đọc sẽ có thể minh định vấn đề đúng sai thế nào. Và cho đến thời điểm này, điều mà mọi người quan tâm nhất là vấn để xét xử 8 tội nhân của Giáo xứ Thái Hà với 2 tội danh” Huỷ hoại tài sản” và “ Gây rối trật tự công cộng”.
Có biết bao bài báo nhận định rằng, đây là một phiên toà mang tính cách “ mờ ám” nếu không vậy, sao lại phải hạn chế số người ! mà người bị hạn chế đáng lẽ ra được mời hơn ai hết, đó là các người thân ruột thịt trong gia đình, các cha các thầy dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, những người đã cùng đồng hành với biến cố này từ đầu sự kiện cho đến nay. Bên nhà nước thì bảo đây là vụ xử CÔNG KHAI theo như NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI của Hiến pháp và Pháp luật tố tụng Việt nam. Thế mà hôm nay, bác Trần Hồng Quân-Chánh án, đại diện cho các vị lãnh đạo của Việt nam lại trả lời là không thể đáp ứng yêu cầu của các cha và các thầy xin vào tham dự phiên toà vì hai lý do: thứ nhất là vì do Phòng xử chỉ chứa được ít người, thứ hai là vì đã phát hết giấy ra vào. Thú thật, con thật quá thất vọng cho các vị được mệnh danh là những vị lãnh đạo, là những người mà chúng con cho là những bậc cha mẹ, anh chị lại có kiểu trả lời thật quá...trẻ con, và thực nực cười, không một chút thuyết phục chi cả ! nói để mà nói, trả lời để mà trả lời, thế nhưng lại không chịu khó suy xét xem mình nói gì, người khác nhìn nhận mình ra sao? Thật là quá ấu trĩ !
Thực tình mà nói, Việt nam còn nghèo lắm so với các cường quốc năm châu, nhưng có nghèo đến nỗi gì đâu khi mà các bác lãnh đạo không tìm ra một nơi xử thích hợp để đáp ứng tối thiểu nhu cầu của những người tham dự, hoặc ít ra thể hiện uy tín cũng như danh dự của mình giũa lời nói và việc làm ??? Còn việc các bác đã phát hết giấy mời, các bác có ngu dốt hoặc lú lẩn đến đâu cũng nên biết được ai là người nên được mời chứ, thế mà lạ thay, thân nhân gia đình các bị cáo cùng với các cha, các thầy lại không được tham dự! Vậy các bác nhà nước đừng “ đao to búa lớn” mà hô toáng lên rằng, đây là phiên toà CÔNG KHAI như luật nhà nước.
Nói đến đây làm con nhớ đến đoạn câu Kinh Thánh mà vô tình con đã đọc được, khi mà Chúa Giêsu thấy những người Pharisêu sống thói giả hình, gian dối Ngài đã căn dặn các môn đệ rằng: “ Các con đừng nghe những gì họ nói, nhưng hãy xem những gì họ làm”. Đến lúc này đây, chúng con những giới trẻ đã thấy quá nhiều, quá nhiều những dối trá, không những sự kiện Thái Hà mà nhiều sự kiện khác nữa, xảy ra trong nước và ngoài nước, chẳng hạn Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi – bà Vũ Mộc Anh - đã giao dịch buôn lậu sừng tê giác, vụ việc thật rành rành với báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình cũng như ghi được băng hình để làm bằng chứng, trong khi đó các vị cao cấp từ Đại sứ quán Việt nam lại báo cáo rằng: không có nhân viên nào của Việt nam nhận hành vi như báo chí thế giới nói. Lại nữa, vừa mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cúp bớt viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt nam vì cái tội các bác lãnh đạo nhà ta Tham nhũng “ hết đường cứu chữa” trong khi đó, Đại diện Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống Tham nhũng VN còn nói rằng “ hiện vẫn chưa có gì cụ thể”.
Đúng là giới trẻ chúng con đang sống trong một bầu khí ngột ngạt của sự giả trá, ngụp lặn trong bầu khí gian dối, lừa đảo của một xã hội “ ai mạnh thì thắng” bất chấp sự thật và tiếng nói của lương tâm. Tệ nhất là trong thời gian gần đây, bộ mặt thật của các vị mang tiếng là “ đại diện cho dân” lại là những người tự mâu thuẫn nhiều nhất giữa lời nói và việc làm. Từ lúc bé, con vẫn thường được cha mẹ dạy rằng: Có thì nói có, không thì nói không, đừng nói láo dù chỉ một lần vì như thế lần sau chẳng còn ai tin tưởng nữa “ Một lần không tin nghìn lần mất tín là thế!’Vậy con kính thưa các bác lãnh đạo “ tài ba” rằng: Ai là người đã viết ra luật, luật để làm gì? Và ai là người tuân thủ luật. Các bác tôn trọng và thi hành LUẬT CÔNG KHAI như vậy sao??? Trong gia đình, người lớn không tốt thì làm sao trẻ nhỏ ngoan được, cha mẹ làm gương xấu thì làm sao dạy dỗ con cái. Các bác lãnh đạo nhà nước không giữ lời hứa, không thực thi công lý thì thử hỏi làm sao giới trẻ chúng con có thể kính phục và tôn trọng được! Như vậy, việc xã hội đang xào xáo, đang có những bất mãn và căng thẳng không phải từ phía con cái là những người dân thấp cổ bé miệng đâu! Nhưng chính là nơi cách sống thiếu tôn trọng sự thật và dối trá của các bác đấy, các bác hãy chịu khó nhìn lại những gì mình làm, để may ra có thể đem lại sự bình an cho xã hội Việt nam hôm nay chăng?
Xin cám ơn Giáo xứ Thái Hà đã cho chúng con biết được cái CHÂN-THIỆN-MỸ đích thực là gì, giữa biết bao những đan chen của cuộc sống “ đồng thau lẫn lộn” nhiều lúc tụi trẻ chúng con cũng mất phương hướng để cân nhắc rằng: có dám sống cho sự thật dầu phải trả giá cách nào? Hoặc là đồng loã để khôn khéo sống an nhàn bằng việc thoả hiệp với bất công, dối trá. Nhớ lại một bài viết của một cha nào đó mà con đã được đọc trên mạng “ mảnh đất của giáo xứ Thái Hà được đòi lại, không phải vì chỉ vài ba thước đất vật chất, nhưng vì muốn đi tìm chân lý và sự thật đang ở nơi đâu?”. Lúc này hơn bao giờ hết, con cảm nghiệm được sự thật này, khi mà các nạn nhân sắp ra tòa đã chấp nhận hy sinh thật nhiều, chịu những áp đảo từ phía nhà nước cả về vật chất lẫn tinh thần. Con thầm cảm phục giáo dân và chủ chăn đã hiệp nhất nên một, từ Bề trên đến bề dưới trên con đường đi tìm công bằng và sự thật này. Có lẽ chính nhờ đó mà giáo xứ Thái Hà có thể can trường, mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay khi phải đương đầu với bao sự dữ: Bôi nhọ danh dự, đòi vào chém giết, nhổ nước bọt vào mặt, xịt hơi cay, ban đêm phá phách đền thờ...Một lần nữa, con cám ơn các tu sĩ, các bác các anh chị ở Thái Hà đã giúp con xác tín thêm NIỀM TIN, đâu là con đường mà Chúa và Giáo hội đang đi giữa một xã hội đầy dẫy sự dối trá và đảo điên này. Con cám ơn HĐGMVN đã đưa ra những lời lập luận rõ ràng và xác quyết để hướng dẫn chúng con cùng đi.
Sắp tới đây Giáo hội chuẩn bị mừng đón kỷ niệm 2008 năm Chúa xuống thế làm người. Con tin rằng Mùa giáng sinh năm nay sẽ tràn đầy ý nghĩa. Xin Chúa ban cho các bác các anh chị Thái Hà sức khoẻ, can đảm và nhiệt tâm để tiếp tục mang lại ánh sáng, niềm tin và sự thật cho thế giới và dân tộc, đặc biệt cho những người nghèo đi tìm công lý. Xin cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà chỉ con 2 ngày nữa là ra toà, được tràn đầy Thánh Thần Chúa, để họ trung kiên làm chứng cho Chúa trong bình an và tín thác.
Xin kính chào các cha, các thầy và giáo dân Thái Hà trong sự tôn trọng, tin tưởng và cảm phục nhất của con !
Lời cầu chúc trước phiên tòa ngày 08/12/2008
Phạm Hồng Sơn
06:48 07/12/2008
Lời cầu chúc trước phiên tòa ngày 08/12/2008
Trước khi có những cuộc cầu nguyện của người Công giáo kéo dài hàng tháng trời, người Hà Nội mơ mộng nhất cũng không bao giờ dám nghĩ đến hai khu đất lớn tại Thái Hà và phố Nhà Chung nằm giữa thủ đô lại được chuyển thành vườn hoa công cộng.
Trong khi giá nhà đất của Hà Nội đang được xếp vào loại đắt nhất thế giới và quyền lực Nhà nước vẫn tỏ ra bất lực trước việc các "công bộc" lạm dụng nhà công vụ hoặc cả gan bẻ cong cả một con đường dân sinh thì động lực làm cho hai khu đất "vàng" trên trở thành công viên thật đáng khâm phục.
Bất luận thế nào, những người đóng góp vào động lực đó đã giúp cho quyền lực Nhà nước tìm lại được uy quyền (cần có) trước các thế lực núp bóng Nhà nước nhằm trục lợi hai mảnh đất trên đây. Những người đã tham gia cầu nguyện chắc chắn cũng không có mong ước gì hơn là hai mảnh đất trên phải được sử dụng vì lợi ích cộng đồng. Điều suy đoán này đã được minh chứng bằng việc các cuộc cầu nguyện đã tự chấm dứt khi hai mảnh đất trên đã được chuyển thành nơi vui chơi cho tất cả mọi người dân.
Uy quyền của Nhà nước có thể đã được định hình ngay khi thiết lập hoặc cũng có thể được bồi tạo hoặc sói mòn trong khi vận hành. Một cách thẳng thắn, những căng thẳng không đáng có như xô xát giữa người cầu nguyện và nhân viên công lực, những chiến dịch bôi nhọ, hăm dọa, tấn công bằng truyền thông hay con người đối với cộng đồng Công giáo đều là những sói mòn lớn cho uy quyền Nhà nước và uy tín của người cầm quyền. Nhưng quyết định chuyển hai khu đất thành công viên là một quyết định có thể khởi tạo lại những uy tín bù đắp cho những sói mòn đã mất nếu những người có quyền (với tư cách là một bộ máy) dám vượt qua sự băn khoăn cá nhân để quyết định thêm một bước nữa là ghi nhận công lao những người đã kiên trì cầu nguyện hay đã góp công sức để dỡ bỏ bức tường cần phải phá bỏ cho việc xây dựng công viên được diễn ra như chính quyền đã tiến hành.
Những người cầu nguyện và góp công sức đó có thể hàng trăm hàng ngìn người, nhưng trước hết cần ghi nhận tám người đầu tiên: Chị Nguyễn Thị Nhi, Chị Ngô Thị Dung, Chị Nguyễn Thị Việt, Chị Lê Thị Hợi, Anh Lê Quang Kiện, Anh Phạm Chí Năng, Anh Nguyễn Đắc Hùng, Anh Thái Thanh Hải.
Thực tế đã rõ ràng là chừng nào hai công viên Thái Hà và Hàng Trống còn là vườn hoa công cộng thì hình ảnh của tám người kể trên cũng đã trở thành một phần trong sự biết ơn của nhân dân sở tại hoặc những du khách hàng ngày tới công viên du ngoạn. Do đó việc Nhà nước chối bỏ hay quên lãng công lao của tám công dân trên đây không thể phù hợp với uy quyền của một Nhà nước chính nghĩa. Trong khi sự ghi nhận trong trường hợp này chỉ cần một hành động rất khiêm tốn và đơn giản là phán quyết " Vô Tội" cho cả tám công dân nói trên vào phiên tòa ngày 08/12/2008 sắp tới. Phán quyết này chắc chắn sẽ xóa tan mọi căng thẳng không đáng có giữa bộ máy Nhà nước đang cần sự ủng hộ của dân chúng và cộng đồng Công giáo hơn sáu triệu người, sẽ mở ra nhiều niềm hân hoan cho xã hội. Phán quyết đó cũng hoàn toàn đúng đắn về phương diện pháp luật!
Trong trường hợp ngược lại, khi tòa án vẫn cố cáo buộc tám công dân trên như cáo trạng đã viết thì đó là một quyết định không chỉ làm vô giá trị quyết định chuyển thành công viên mà còn là một quyết định cực kỳ lạc thời, vì có biết bao linh hồn đang yên nghỉ trong nghĩa trang Mai Dịch hay nghĩa trang Thủ Đức cũng đã từng bị kết tội "Gây rối trật tự công cộng" hay "Hủy hoại tài sản". Vậy xin chân thành cầu chúc để linh hồn các bậc tiền nhân không bị khuấy động trong ngày 08/12/2008 tới đây.
06/12/2008
Trước khi có những cuộc cầu nguyện của người Công giáo kéo dài hàng tháng trời, người Hà Nội mơ mộng nhất cũng không bao giờ dám nghĩ đến hai khu đất lớn tại Thái Hà và phố Nhà Chung nằm giữa thủ đô lại được chuyển thành vườn hoa công cộng.
Trong khi giá nhà đất của Hà Nội đang được xếp vào loại đắt nhất thế giới và quyền lực Nhà nước vẫn tỏ ra bất lực trước việc các "công bộc" lạm dụng nhà công vụ hoặc cả gan bẻ cong cả một con đường dân sinh thì động lực làm cho hai khu đất "vàng" trên trở thành công viên thật đáng khâm phục.
Bất luận thế nào, những người đóng góp vào động lực đó đã giúp cho quyền lực Nhà nước tìm lại được uy quyền (cần có) trước các thế lực núp bóng Nhà nước nhằm trục lợi hai mảnh đất trên đây. Những người đã tham gia cầu nguyện chắc chắn cũng không có mong ước gì hơn là hai mảnh đất trên phải được sử dụng vì lợi ích cộng đồng. Điều suy đoán này đã được minh chứng bằng việc các cuộc cầu nguyện đã tự chấm dứt khi hai mảnh đất trên đã được chuyển thành nơi vui chơi cho tất cả mọi người dân.
Uy quyền của Nhà nước có thể đã được định hình ngay khi thiết lập hoặc cũng có thể được bồi tạo hoặc sói mòn trong khi vận hành. Một cách thẳng thắn, những căng thẳng không đáng có như xô xát giữa người cầu nguyện và nhân viên công lực, những chiến dịch bôi nhọ, hăm dọa, tấn công bằng truyền thông hay con người đối với cộng đồng Công giáo đều là những sói mòn lớn cho uy quyền Nhà nước và uy tín của người cầm quyền. Nhưng quyết định chuyển hai khu đất thành công viên là một quyết định có thể khởi tạo lại những uy tín bù đắp cho những sói mòn đã mất nếu những người có quyền (với tư cách là một bộ máy) dám vượt qua sự băn khoăn cá nhân để quyết định thêm một bước nữa là ghi nhận công lao những người đã kiên trì cầu nguyện hay đã góp công sức để dỡ bỏ bức tường cần phải phá bỏ cho việc xây dựng công viên được diễn ra như chính quyền đã tiến hành.
Những người cầu nguyện và góp công sức đó có thể hàng trăm hàng ngìn người, nhưng trước hết cần ghi nhận tám người đầu tiên: Chị Nguyễn Thị Nhi, Chị Ngô Thị Dung, Chị Nguyễn Thị Việt, Chị Lê Thị Hợi, Anh Lê Quang Kiện, Anh Phạm Chí Năng, Anh Nguyễn Đắc Hùng, Anh Thái Thanh Hải.
Thực tế đã rõ ràng là chừng nào hai công viên Thái Hà và Hàng Trống còn là vườn hoa công cộng thì hình ảnh của tám người kể trên cũng đã trở thành một phần trong sự biết ơn của nhân dân sở tại hoặc những du khách hàng ngày tới công viên du ngoạn. Do đó việc Nhà nước chối bỏ hay quên lãng công lao của tám công dân trên đây không thể phù hợp với uy quyền của một Nhà nước chính nghĩa. Trong khi sự ghi nhận trong trường hợp này chỉ cần một hành động rất khiêm tốn và đơn giản là phán quyết " Vô Tội" cho cả tám công dân nói trên vào phiên tòa ngày 08/12/2008 sắp tới. Phán quyết này chắc chắn sẽ xóa tan mọi căng thẳng không đáng có giữa bộ máy Nhà nước đang cần sự ủng hộ của dân chúng và cộng đồng Công giáo hơn sáu triệu người, sẽ mở ra nhiều niềm hân hoan cho xã hội. Phán quyết đó cũng hoàn toàn đúng đắn về phương diện pháp luật!
Trong trường hợp ngược lại, khi tòa án vẫn cố cáo buộc tám công dân trên như cáo trạng đã viết thì đó là một quyết định không chỉ làm vô giá trị quyết định chuyển thành công viên mà còn là một quyết định cực kỳ lạc thời, vì có biết bao linh hồn đang yên nghỉ trong nghĩa trang Mai Dịch hay nghĩa trang Thủ Đức cũng đã từng bị kết tội "Gây rối trật tự công cộng" hay "Hủy hoại tài sản". Vậy xin chân thành cầu chúc để linh hồn các bậc tiền nhân không bị khuấy động trong ngày 08/12/2008 tới đây.
06/12/2008
Có Mẹ là trạng sư
Ngày Mới
09:19 07/12/2008
Đức Giáo Hoàng Pio IX công bố Tín Điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào năm 1854, hơn 100 năm trước đó, thánh Anphongsô, đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) đã “sẵn sàng đổ tới giọt máu cuối cùng để bênh vực đặc ân trọng đại này của Mẹ”. Thánh Anphongsô đã trở thành một trong những trạng sư nhiệt thành nhất trong Giáo hội đấu tranh bảo vệ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội cho Đức Mẹ.
Một sự trùng hợp đầy ý nghĩa: ngày 8/12 tới đây, các tu sĩ DCCT mừng bổn mạng của Dòng với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; ngày này TAND Quận Đống Đa cũng đưa ra xét xử 8 giáo dân Thái Hà do các tu sĩ DCCT coi sóc. Do đó, liệu Đức Mẹ có đứng ra làm trạng sư trước toà đời cho con cái của thánh Anphongsô trong ngày các tu sĩ DCCT, con cái của Thánh Nhân mừng đặc ân này của Mẹ?
Thắc mắc trên liệu có phải của kẻ “lạc đạo”, “yếu lòng tin”? Người Công giáo nào cũng biết, Đức Mẹ là người mẹ chung của cả nhân loại. Mẹ đã cộng tác với con mình là Đức Giêsu để cứu nhân loại. Mẹ không phân biệt con của thánh này, thánh nọ. Mẹ yêu mọi người như nhau và Mẹ chẳng bỏ rơi ai bao giờ. Do đó, không có chuyện “trả ơn” ở đây. Đã là con của Mẹ thì phải làm cho danh Mẹ được vinh hiển.
Biết rằng Đức Mẹ yêu nhân loại hơn nhân loại tưởng và Mẹ chẳng thiên vị ai, ngay cả người có đạo cũng như kẻ vô đạo. Tuy nhiên, trong vụ việc tại Giáo xứ Thái Hà hình như Đức Mẹ đã quá “ưu tiên” với giáo dân, tu sĩ DCCT. Giáo dân khắp nơi và tu sĩ DCCT cảm nhận được điều đó. Mẹ đã nâng đỡ, an ủi và đồng hành với con cái Mẹ nơi đây từ khởi đầu cho đến giờ này một cách thật hiển nhiên. Mọi biến cố xảy ra Mẹ đều có mặt: người ta bắt 8 giáo dân vì tội “gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công dân” trong ngày của Mẹ, ngày 15/8 (lễ Đức Mẹ Lên Trời), và đem ra xử cũng vào ngày của Mẹ, ngày 8/12 (lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm).
Hình như chẳng phải Cụ Tổng Kiệt, cũng chẳng phải tu sĩ DCCT hay một nhóm giáo dân nào đó đứng đằng sau vụ Thái Hà nhưng chính là Đức Mẹ. Mẹ Về Trời giao cho con cái Mẹ nhiệm vụ đấu tranh cho công lý; lúc con cái Mẹ bị người đời vu khống, bắt đem ra xử, Mẹ tỏ cho biết Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội- Đấng Không Có Tội.
Chẳng ai còn nghi ngờ việc Mẹ bênh vực 8 giáo dân trước toà đời trong ngày lễ của Mẹ tới đây. Tuy nhiên, người ta tự hỏi, Mẹ sẽ bênh vực như thế nào? Mẹ bắt thẩm phán phải tuyên bố con cái của Mẹ vô tội hay Mẹ cứ để cho họ xử theo lòng dạ đen tối của thế gian?
Trong kinh Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày thứ tám, do các tu sĩ DCCT biên soạn có viết: “Mẹ chẳng tìm công mà thưởng, Mẹ chỉ tìm sự gian nan mà cứu giúp”. Chương trình của Thiên Chúa thì kỳ diệu khôn thấu; việc Đức Mẹ làm cũng chẳng ai ngờ. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là, Mẹ muốn con cái của Mẹ phải theo con đường gập ghềnh, gian nan mà NGƯỜI CON CHÍ ÁI của Mẹ đã đi: ĐƯỜNG THẬP GIÁ. Ngày 8/12 tới đây, Mẹ muốn 8 người con của Mẹ đi con đường thập giá và con đường đó gian nan tới đâu chỉ có Mẹ biết.
Mẹ tuyên bố con cái của Mẹ vô tôi trong vụ này, nhưng toà đời có thể dùng tự do để phán quyết ngược lại điều Mẹ muốn. Dầu vậy, mọi kết quả toà đời phán quyết: vô tội (hơi khó!), án treo, hay phải chịu cảnh tù giam 1-2 năm Mẹ đều làm cho nó nên hữu ích đối với con cái của Mẹ. Mẹ biến sự dữ nên sự lành. Như vậy, quan trọng vẫn là cầu xin cho con cái của Mẹ sẽ bị toà đời xét xử được can đảm và trông cậy nơi Mẹ.
Trước mắt là phiên toà bất công với đầy “rủi ro” cho 8 giáo dân xứ Thái Hà do các tu sĩ DCCT coi sóc. Nhưng qua đó, người ta lại thấy sự hiện diện của Thiên Chúa qua bàn tay đầy âu yếm của Mẹ Maria. Mẹ đã “xúi bẩy” con cái Mẹ hành động thì chắc chắn Mẹ cũng “gánh trách nhiệm” và làm trạng sư để bào chữa cho họ.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con ca khen và chúc tụng Mẹ!
Một sự trùng hợp đầy ý nghĩa: ngày 8/12 tới đây, các tu sĩ DCCT mừng bổn mạng của Dòng với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; ngày này TAND Quận Đống Đa cũng đưa ra xét xử 8 giáo dân Thái Hà do các tu sĩ DCCT coi sóc. Do đó, liệu Đức Mẹ có đứng ra làm trạng sư trước toà đời cho con cái của thánh Anphongsô trong ngày các tu sĩ DCCT, con cái của Thánh Nhân mừng đặc ân này của Mẹ?
Thắc mắc trên liệu có phải của kẻ “lạc đạo”, “yếu lòng tin”? Người Công giáo nào cũng biết, Đức Mẹ là người mẹ chung của cả nhân loại. Mẹ đã cộng tác với con mình là Đức Giêsu để cứu nhân loại. Mẹ không phân biệt con của thánh này, thánh nọ. Mẹ yêu mọi người như nhau và Mẹ chẳng bỏ rơi ai bao giờ. Do đó, không có chuyện “trả ơn” ở đây. Đã là con của Mẹ thì phải làm cho danh Mẹ được vinh hiển.
Biết rằng Đức Mẹ yêu nhân loại hơn nhân loại tưởng và Mẹ chẳng thiên vị ai, ngay cả người có đạo cũng như kẻ vô đạo. Tuy nhiên, trong vụ việc tại Giáo xứ Thái Hà hình như Đức Mẹ đã quá “ưu tiên” với giáo dân, tu sĩ DCCT. Giáo dân khắp nơi và tu sĩ DCCT cảm nhận được điều đó. Mẹ đã nâng đỡ, an ủi và đồng hành với con cái Mẹ nơi đây từ khởi đầu cho đến giờ này một cách thật hiển nhiên. Mọi biến cố xảy ra Mẹ đều có mặt: người ta bắt 8 giáo dân vì tội “gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công dân” trong ngày của Mẹ, ngày 15/8 (lễ Đức Mẹ Lên Trời), và đem ra xử cũng vào ngày của Mẹ, ngày 8/12 (lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm).
Hình như chẳng phải Cụ Tổng Kiệt, cũng chẳng phải tu sĩ DCCT hay một nhóm giáo dân nào đó đứng đằng sau vụ Thái Hà nhưng chính là Đức Mẹ. Mẹ Về Trời giao cho con cái Mẹ nhiệm vụ đấu tranh cho công lý; lúc con cái Mẹ bị người đời vu khống, bắt đem ra xử, Mẹ tỏ cho biết Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội- Đấng Không Có Tội.
Chẳng ai còn nghi ngờ việc Mẹ bênh vực 8 giáo dân trước toà đời trong ngày lễ của Mẹ tới đây. Tuy nhiên, người ta tự hỏi, Mẹ sẽ bênh vực như thế nào? Mẹ bắt thẩm phán phải tuyên bố con cái của Mẹ vô tội hay Mẹ cứ để cho họ xử theo lòng dạ đen tối của thế gian?
Trong kinh Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày thứ tám, do các tu sĩ DCCT biên soạn có viết: “Mẹ chẳng tìm công mà thưởng, Mẹ chỉ tìm sự gian nan mà cứu giúp”. Chương trình của Thiên Chúa thì kỳ diệu khôn thấu; việc Đức Mẹ làm cũng chẳng ai ngờ. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là, Mẹ muốn con cái của Mẹ phải theo con đường gập ghềnh, gian nan mà NGƯỜI CON CHÍ ÁI của Mẹ đã đi: ĐƯỜNG THẬP GIÁ. Ngày 8/12 tới đây, Mẹ muốn 8 người con của Mẹ đi con đường thập giá và con đường đó gian nan tới đâu chỉ có Mẹ biết.
Mẹ tuyên bố con cái của Mẹ vô tôi trong vụ này, nhưng toà đời có thể dùng tự do để phán quyết ngược lại điều Mẹ muốn. Dầu vậy, mọi kết quả toà đời phán quyết: vô tội (hơi khó!), án treo, hay phải chịu cảnh tù giam 1-2 năm Mẹ đều làm cho nó nên hữu ích đối với con cái của Mẹ. Mẹ biến sự dữ nên sự lành. Như vậy, quan trọng vẫn là cầu xin cho con cái của Mẹ sẽ bị toà đời xét xử được can đảm và trông cậy nơi Mẹ.
Trước mắt là phiên toà bất công với đầy “rủi ro” cho 8 giáo dân xứ Thái Hà do các tu sĩ DCCT coi sóc. Nhưng qua đó, người ta lại thấy sự hiện diện của Thiên Chúa qua bàn tay đầy âu yếm của Mẹ Maria. Mẹ đã “xúi bẩy” con cái Mẹ hành động thì chắc chắn Mẹ cũng “gánh trách nhiệm” và làm trạng sư để bào chữa cho họ.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con ca khen và chúc tụng Mẹ!
18 tiếng đồ hồ trước khi xử, ''tòa án công khai'' và Hà thành bị kẽm gai và rào sắt nhọn văng bủa khắp nơi
PV VietCatholic
12:35 07/12/2008
HÀ NỘI - Có lẽ, đêm thắp nến vĩ đại tại giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho các nạn nhân của công lý và sự thật đã khiến nhà cầm quyền run sợ, khiến họ lúng túng không biết hành xử thế nào. Tối qua, sau buổi cầu nguyện thắp nến và cả sáng nay, công an quận Đống Đa tiếp tục triệu hồi một số nạn nhân lên Công an quận để làm "công tác tư tưởng" và cả những lời đề nghị khiếm nhã rằng: "Các anh có thể ở lại đây, sáng mai chúng tôi sẽ trực tiếp đưa các anh lên toà". Đương nhiên, những lời đề nghị khiếm nhã ấy đã bị các nạn nhân từ chối.
Một số gia đình nạn nhân sáng nay cũng đã nhận được giấy mời tham dự phiên toà, nhưng mỗi gia đình chỉ được một người tham dự. Những nạn nhân ở xa như gia đình chị Nhi thì giờ này gia đình vẫn chưa được thông báo. Các người con của chị sáng nay đã lặn lội lên Thái Hà hỏi thăm tình hình của mẹ.
Trong khi các giáo dân đang rất háo mức mong chờ giờ xử án công khai mở, thì phía chính quyền Hà Nội tiếp tục "tự vả vào mặt mình" bằng cách đưa các hàng rào sắt tới chặn xung quanh khu vực UBND phường Ô Chợ Dừa. Lực lượng cảnh sát cơ động cũng đã được phái tới để thực địa. Các phường trong quận tổ chức các buổi họp dân phố để thông báo tình hình và thông báo trên các bảng thông tin của phường. Bảng thông tin của phường Trung Tự dưới đây là một minh chứng:
Không biết vì bối rối, lúng túng hay vì thiếu hiểu biết mà người soạn bản thông báo này, đã tự làm xấu mặt hình ảnh của một Nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Những con người như thế mà không hại dân, hại nước mới là lạ. Bảng thông tin viết rằng: "Thứ hai, ngày 8 tháng 12 Toà án ND Tp Hà Nội sử 8 bị can Thuộc Chùa Thái Hà, Hà Nội. Đề nghị ND không đến đó. Không được tụ tập đông người bất luận chỗ nào" ( Trích nguyên văn cả những sai phạm về chính tả, ngữ pháp).
Miễn bình luận.
Những hình ảnh sau đây chứng tỏ rằng CSVN quá sợ 8 giáo dân này đến độ cả khu vực Thái Hà và Hà Nội gần khu vực xử vụ án đã bị giây kẽm và hàng rào mũi nhọn được vây bủa tứ bề hầu không ai có thể đến tham dự được! Một chế độ miệng thì nói là xử "công khai" nhưng hành động lại lén lút và hèn nhát đến độ như thế này thì hỏi chế độ này còn xứng đáng để cai trị dân chúng hay không? Đúng là một bè lũ chết nhát! Cả thế giới đang nhìn về Hà Nội để đánh giá về sự lường gạt, phi nhân, phi lý và đốn hèn của những "đầy tớ nhân dân" vụng về dốt nát như thế này. Thương thay! Chả lẽ đây chính là những hình ảnh của một nước Việt Nam ngàn năm văn hiến muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới?!
Hình đêm thắp nến vĩ đại tại Thái Hà tối 6/12/2008 |
Bảng thông tin phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội |
Không biết vì bối rối, lúng túng hay vì thiếu hiểu biết mà người soạn bản thông báo này, đã tự làm xấu mặt hình ảnh của một Nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Những con người như thế mà không hại dân, hại nước mới là lạ. Bảng thông tin viết rằng: "Thứ hai, ngày 8 tháng 12 Toà án ND Tp Hà Nội sử 8 bị can Thuộc Chùa Thái Hà, Hà Nội. Đề nghị ND không đến đó. Không được tụ tập đông người bất luận chỗ nào" ( Trích nguyên văn cả những sai phạm về chính tả, ngữ pháp).
Miễn bình luận.
Những hình ảnh sau đây chứng tỏ rằng CSVN quá sợ 8 giáo dân này đến độ cả khu vực Thái Hà và Hà Nội gần khu vực xử vụ án đã bị giây kẽm và hàng rào mũi nhọn được vây bủa tứ bề hầu không ai có thể đến tham dự được! Một chế độ miệng thì nói là xử "công khai" nhưng hành động lại lén lút và hèn nhát đến độ như thế này thì hỏi chế độ này còn xứng đáng để cai trị dân chúng hay không? Đúng là một bè lũ chết nhát! Cả thế giới đang nhìn về Hà Nội để đánh giá về sự lường gạt, phi nhân, phi lý và đốn hèn của những "đầy tớ nhân dân" vụng về dốt nát như thế này. Thương thay! Chả lẽ đây chính là những hình ảnh của một nước Việt Nam ngàn năm văn hiến muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới?!
16 giờ trước khi xử án: Khu vực xử án UBND Phường Hoàng Cầu
PV VietCatholic
12:55 07/12/2008
Xe Bộ Công An |
Xe thanh tra các đường giao thông tới "Tòa Án" |
Hình ảnh trước nơi xử án |
Ủy ban Phường nơi xử án |
Bảo vệ |
Bờ hồ Hoàng cầu |
di chuyển thiết bị |
Góc đường Hoàng Cầu |
Hàng rào góc phố |
Hàng rào sắt |
Hàng rào vào nhà khách Bộ Công An |
Lều bạt và máy quét vũ khí |
Mặt trước Ủy ban Nhân dân phường |
Thông báo cấm người dân tụ họp |
Nhân Tố Cho Niềm Hy Vọng: Đức Tin Kitô Giáo
Hà Long
23:46 07/12/2008
Nhân Tố Cho Niềm Hy Vọng: Đức Tin Kitô Giáo
(Viết riêng cho 8 Anh Hùng Thái Hà – Hà Nội)
Tưởng chừng sau Thế Vận Hội Peking 2008 dân tộc Tibet cũng xa dần theo gót chân của những người khách Phương Tây tham dự trở về quê hương của họ. Cao trào ủng hộ Tibet trước Thế Vận Hội đạt đến mức tuyệt đỉnh dần dần đã chìm vào dĩ vãng. Không hẳn như vậy, Tibet vẫn là một ngọn lửa âm ỉ chờ lúc bùng phát. Đỉnh cao của ngọn lửa đang lan tràn đến tây phương, khi Quốc Hội Âu Châu đón tiếp Đức Dalai Lama vào ngày 03-12-2008, các dân biểu ủng hộ Ngài bằng cách tất cả đứng lên (Ovation) trân trọng chào đón Ngài tại thành phố Strasbourg, nhiều vị dân biểu đã đeo khăn quàng trắng, một biểu tượng ủng hộ người Tibet, cộng thêm đó một phong trào ăn chay (không ăn uống trong ngày này) của nhiều nghị viên Âu Châu để mỗi khi cơn đói đến thì họ nghĩ đến dân tộc Tibet đang bị đàn áp. Đức Dalai Lama được đón chào tại quốc hội Âu Châu như một minh tinh điện ảnh (Popstar) và rất ít khi trong tòa nhà quốc hội này không còn một ghế trống. Ai cũng muốn nói lên tình liên đới với dân tộc Tibet qua sự hiện diện của Đức Dalai Lama.
Nghị Viên Thomas Mann, người điều hợp của quốc hội Âu Châu về vấn đề Tibet phát biểu rõ ràng: „Bộ máy tuyên truyền vĩ đại của Tàu cộng trong việc tổ chức Thế Vận Hội đã hoạt động thành công tích cực. Họ cứ tưởng vấn đề Tibet như vậy đã qua đi. Những gì đang xảy ra tại đây (quốc hội Âu Châu) cho thế giới biết rằng: vận mạng của dân tộc Tibet đối với Âu Châu rất quan trọng.“
Một thách thức to lớn cho anh cộng sản Tàu vĩ đại! Âu Châu chưa bao giờ trực tiếp đối diện gay cấn với Tàu cộng sản như thế, cho dù trước đó vài ngày Tàu đã huỷ bỏ cuộc hội nghị thương thảo giữa Châu Âu và Tàu vào ngày 04-12-2008 để phản đối cuộc tiếp rước Đức Dalai Latma tại Âu Châu. Căng hơn nữa khi tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, đương kim chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp Đức Dalai Lama vào ngày 05-12-2008 tại Danzig, Ba Lan. Tự nhiên Liên Hiệp Châu Âu trở nên cứng đầu! Các nghị viên tỏ rõ lập trường qua ông Martin Schulz, trưởng khối của đảng xã hội: „Cộng sản Tàu vẫn cần đến thế giới và thế giới cũng cần đến Tàu, điều này làm cho chúng tôi an tâm“ .
Điều đáng nói ở thành phố cảng Danzig, miền tây bắc Ba Lan giáp giới Đức là nơi hội tụ các anh hùng đoạt giải Nobel Hòa Bình, dịp kỷ niệm 25 năm ông Lech Walesas, anh hùng đấu tranh của Ba Lan lãnh giải thưởng này. Ông Walesa đã đấu tranh cho công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) chống lại cộng sản độc tài Ba Lan và đòi quyền tự do dân chủ cho người dân Ba Lan. Sau những cuộc đình công lan rộng của thợ thuyền ông Walesa đã thành lập công đoàn tự do đầu tiên tại xưởng tàu Danzig vào tháng 8 năm 1980. Công đoàn này lấy danh hiệu Đoàn Kết. Thành phố Danzig đã trở nên một biểu tượng tự do của lịch sử Châu Âu. „Ngài đã góp công giật sập bức màn sắt, nó đã là một tủi hổ cho nhân loại“ , lời phát biểu của tổng thống Pháp Sarkozy khen ngợi ông Walesa trong dịp lễ này.
Tại Danzig tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cũng là đương kim chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu đã tiếp kiến riêng Đức Dalai Lama trong vòng 30 phút và được Ngài đeo khăn trắng trên vai tổng thống. Một sự can đảm của tổng thống Pháp (vì trước khi khai mạc Thế Vận Hội Peking ông Sarkozy và chính quyền Pháp sợ uy lực kinh tế của cộng sản Tàu đã một lần khước từ đón tiếp Đức Dalai Lama tại Paris), vì gián tiếp cho thế giới biết Pháp quốc ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa của Đức Dalai Lama về vấn đề Tibet với cộng sản Tàu. Văn phòng báo chí lưu vong Tibet nhận định: "Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Pháp và Đức Dalai Lama là một dấu hiệu ủng hộ mạnh mẽ đối với dân tộc Tibet, chúng tôi đã tận lực tranh đấu từ lâu, với sự bất bạo động."
Nhìn lại lịch sử biết bao nhiêu chông gai, bắt bớ và tù tội cho công đoàn Đoàn Kết. Sau một năm rưỡi thành lập Solidarnosc, đảng cộng sản khát máu Ba Lan dưới quyền lãnh đạo của bạo chúa Wojciech Jaruzelski đã dẹp tan công đoàn Đoàn Kết. Ông Walesa bị giam lỏng tại gia trong nhiều năm. 1983 ông nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình, tuy nhiên đã gửi bà Walesa đến thành phố Oslo lãnh giải Nobel thay cho chồng vào ngày 10-12-1983. Lúc đó ông sợ rằng nhà độc tài Jaruzelski không cho trở về Ba Lan khi chính mình đi nhận giải Nobel.
Đảng cộng sản Ba Lan cũng như toàn cõi Đông Âu lúc ấy vâng phục làm chư hầu cho người anh cả Xô Viết. Trong nội địa Ba Lan có hơn 200.000 hồng quân Xô Viết chấn cứ các mấu chốt quân sự quan trọng, không một ai có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của mật vụ Ba Lan lẫn Xô Viết. Kỷ niệm ngày nhận giải Nobel ông Walesa phát biểu: „Vào thập niên 80 không một nhà chính trị Âu Châu nghĩ đến đảng đối lập (Solidarnosc) tại Ba Lan có cơ hội để chiến thắng bọn độc tài đảng trị cộng sản ở Ba Lan.“ Ông Walesa hồi tưởng lại và thú nhận: „Khi ấy chúng tôi chỉ dựa vào sức mạnh của ơn trên từ trời cao, giá trị tinh thần đoàn kết và tin vào Thiên Chúa.“
Cả thế giới tự do lẫn cộng sản không thể ngờ rằng, chỉ sau 10 năm từ 1980 đến 1990 cộng sản Ba Lan bị đổ vỡ, phá sản hoàn toàn và Ba Lan thay đổi chính thể dân chủ tự do với cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên trên toàn quốc chọn ông Lech Walesa làm tổng thống Ba Lan.
Bánh quay lịch sử luôn chuyển động không ngừng. Và không có gì được gọi là bền vững cho dù các thể chế sử dụng bạo tàn, độc đảng, phản dân chủ, tù đày. Chúng ta còn nhớ đến cuộc Nội Dậy Mùa Xuân tại Prag của dân tộc Tiệp vào năm 1968, mà nước này mới kỷ niệm đau thương 40 năm bị cộng sản Liên Xô đưa xe tăng vào đàn áp, bắn giết người dân biểu tình ôn hòa. Một thành quả hào hùng của Tiệp cũng giống như dân tộc Ba Lan đã gặt hái được bằng các cuộc đấu tranh bền bỉ cho tự do và dân chủ. Chúng ta cũng học hỏi được nơi dân tộc Đức, một nơi được gọi là chiếc hào tiên phong mũi nhọn phá đổ được bức tường ô nhục Bá Linh, góp phần phá hủy và tận diệt toàn bộ khối cộng sản vững chắc tại Đông Âu.
Người dân Đông Đức chỉ bắt đầu bằng các cuộc cầu nguyện đốt nến âm thầm vào thứ hai hàng tuần tại thành phố Leipzig vào năm 1981, sau đó nhóm này liền bị mật vụ Stasi Đông Đức dập tắt ngày lập tức. Vào năm 1985 „nhóm cầu nguyện cho hòa bình“ lại được khơi dậy và lan truyền đến những người không phải là Kitô hữu. Phần đông trong nhóm cầu nguyện này thuộc giáo hội Tin Lành và nhiều mục sư Tin Lành tham gia lãnh đạo. Tại nhà thờ Nikolais - Leipzig có giờ cầu nguyện cho hòa bình do 2 mục sư tin lành, làm tuyên úy giới trẻ là W. Groeger và C. Fuehrer tổ chức. Bạo dạn nhất đã xảy ra vào ngày 04-9-1989 với các biểu ngữ biểu tình đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và mở cửa biên giới, ngay giữa lòng thành phố Leipzig.
Vào ngày 09-10-1989 toàn dân Leipzig xuống đường với 70.000 người với một sức mạnh vỡ bờ làm cho công an mật vụ chốn chạy. Đảng cộng sản Đông Đức SED lâm vào ngõ cụt không lối thoát. Làn sóng đòi tự do đã lan rộng trên các thành phố Dresden, Rostock, Plauen, Đông Bá Linh… Vào mỗi thứ hai sau đó số người biểu tình càng đông, cao điểm nhất với 300.000 người xuống đường tại Leipzig vào ngày 06-11-1989 và chỉ 3 ngày sau đó cộng sản Đông Đức SED sợ hãi và phải mở cửa biên giới thông thương giữa Đông và Tây Đức. Toàn thể nước Đức ăn mừng, người dân đập tường ô nhục Bá Linh mang những viên gạch về làm kỷ niệm. Một giấc mơ của dân tộc Đức kéo dài gần nửa thế kỷ mới trở thành hiện thực.
Đạt được như thế, trước đó nhiều người dân bị kết án, bị tù tội, bị đổ vạ cáo gian cũng như bị khủng bố. Ví dụ có một hôm tại nhà thờ Nikolais với khoảng 600 giáo dân trong khi đó vòng ngoài đã bị bao vây bởi 1.000 công an mật vụ. Một phép lạ, khi vị mục sư C. Fuehrer, người khởi xướng „nhóm cầu nguyện cho hòa bình“ đã nhìn ra: „Tuyệt vời, khi đạt được dân chủ và thống nhất đất nước trong tự do dân chủ, cho đến một tấm kính nhỏ của nhà thờ Nikolais cũng không bị phá vỡ.“
Tại Tibet đang có những biến chuyển đấu tranh ôn hòa và cũng có bạo động. Trong nội địa Tàu cộng hằng ngày vẫn xảy ra hàng trăm cuộc biểu tình chống bất công, chống cưóp đất, chống tham nhũng. Những gì Đức Dalai Lama đang ôn hòa đấu tranh có thể lôi kéo được sự đồng tình của thế giới tự do và đang làm cho cả tỷ dân Tàu sợ hãi như họ đã ứng xử thất cách với Liên Hiệp Châu Âu trong tuần vừa qua như chính quyền Tàu đã hoãn vô hạn định cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 11 giữa Âu Châu và Tàu cộng cũng như bỏ cuộc họp thượng đỉnh Pháp - Tàu vào đầu tháng 12 ở thành phố Lyon. Âu Châu đang mạnh dạn đặt vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với cộng sản Tàu lẫn cộng sản Việt Nam. Việc này họ đang nghiêm minh thực hiện.
Tại Việt Nam, ngày 08-12-2008 sẽ là biến cố quan trọng cho 8 người dân vô tội bị đưa ra tòa án tại UBND phường Ô Chợ Dừa. Cuốc đấu tranh của 8 anh hùng Việt Nam này đang đi trên lộ trình của Lech Walesa ngày xưa tại Ba Lan. Chúng ta có thể lập lại lời nói vững vàng của ông trong sự vô vọng đối đầu với sức mạnh đàn áp thô bạo của cộng sản Ba Lan: „Khi ấy chúng tôi chỉ dựa vào sức mạnh của ơn trên từ trời cao, giá trị tinh thần đoàn kết và tin vào Thiên Chúa.“
Sự kiện Liên Hiệp Âu Châu đang phớt lờ những hăm dọa của anh Tàu cộng để trân trọng đón tiếp Đức Dalai Lama, thì toàn dân Việt Nam chúng ta cũng có thể dựa vào lời khiển trách trầm trọng của Âu Châu cho csVN vào cuộc họp thường kỳ của Quốc Hội Âu Châu đã diễn ra từ ngày 20 đến 23/10/2008 tại thành phố Strasbourg, Pháp quốc. Liên Hiệp Âu Châu phải tái thẩm định mối quan hệ đối tác giữa Liên Hiệp Âu Châu với Việt Nam và chỉ thỏa hiệp khi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và phải cải thiện về nhân quyền. Sự kiên quyết hiếm có này được thể hiện qua kết quả bỏ phiếu chung với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Cuộc bỏ phiếu này cho thấy sự „đồng tâm nhất trí hiếm có“ của toàn khối Liên Hiệp Âu Châu đối với tình hình vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam.
Trong niềm tin ấy, thế giới tự do đang đổ dồn ánh mắt về UBND phường Ô Chợ Dừa trong phiên tòa bất công xét xử 8 giáo dân Thái Hà để đồng hành và đấu tranh với 8 Anh Hùng này.
(Viết riêng cho 8 Anh Hùng Thái Hà – Hà Nội)
Tưởng chừng sau Thế Vận Hội Peking 2008 dân tộc Tibet cũng xa dần theo gót chân của những người khách Phương Tây tham dự trở về quê hương của họ. Cao trào ủng hộ Tibet trước Thế Vận Hội đạt đến mức tuyệt đỉnh dần dần đã chìm vào dĩ vãng. Không hẳn như vậy, Tibet vẫn là một ngọn lửa âm ỉ chờ lúc bùng phát. Đỉnh cao của ngọn lửa đang lan tràn đến tây phương, khi Quốc Hội Âu Châu đón tiếp Đức Dalai Lama vào ngày 03-12-2008, các dân biểu ủng hộ Ngài bằng cách tất cả đứng lên (Ovation) trân trọng chào đón Ngài tại thành phố Strasbourg, nhiều vị dân biểu đã đeo khăn quàng trắng, một biểu tượng ủng hộ người Tibet, cộng thêm đó một phong trào ăn chay (không ăn uống trong ngày này) của nhiều nghị viên Âu Châu để mỗi khi cơn đói đến thì họ nghĩ đến dân tộc Tibet đang bị đàn áp. Đức Dalai Lama được đón chào tại quốc hội Âu Châu như một minh tinh điện ảnh (Popstar) và rất ít khi trong tòa nhà quốc hội này không còn một ghế trống. Ai cũng muốn nói lên tình liên đới với dân tộc Tibet qua sự hiện diện của Đức Dalai Lama.
Nghị Viên Thomas Mann, người điều hợp của quốc hội Âu Châu về vấn đề Tibet phát biểu rõ ràng: „Bộ máy tuyên truyền vĩ đại của Tàu cộng trong việc tổ chức Thế Vận Hội đã hoạt động thành công tích cực. Họ cứ tưởng vấn đề Tibet như vậy đã qua đi. Những gì đang xảy ra tại đây (quốc hội Âu Châu) cho thế giới biết rằng: vận mạng của dân tộc Tibet đối với Âu Châu rất quan trọng.“
Một thách thức to lớn cho anh cộng sản Tàu vĩ đại! Âu Châu chưa bao giờ trực tiếp đối diện gay cấn với Tàu cộng sản như thế, cho dù trước đó vài ngày Tàu đã huỷ bỏ cuộc hội nghị thương thảo giữa Châu Âu và Tàu vào ngày 04-12-2008 để phản đối cuộc tiếp rước Đức Dalai Latma tại Âu Châu. Căng hơn nữa khi tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, đương kim chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp Đức Dalai Lama vào ngày 05-12-2008 tại Danzig, Ba Lan. Tự nhiên Liên Hiệp Châu Âu trở nên cứng đầu! Các nghị viên tỏ rõ lập trường qua ông Martin Schulz, trưởng khối của đảng xã hội: „Cộng sản Tàu vẫn cần đến thế giới và thế giới cũng cần đến Tàu, điều này làm cho chúng tôi an tâm“ .
Điều đáng nói ở thành phố cảng Danzig, miền tây bắc Ba Lan giáp giới Đức là nơi hội tụ các anh hùng đoạt giải Nobel Hòa Bình, dịp kỷ niệm 25 năm ông Lech Walesas, anh hùng đấu tranh của Ba Lan lãnh giải thưởng này. Ông Walesa đã đấu tranh cho công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) chống lại cộng sản độc tài Ba Lan và đòi quyền tự do dân chủ cho người dân Ba Lan. Sau những cuộc đình công lan rộng của thợ thuyền ông Walesa đã thành lập công đoàn tự do đầu tiên tại xưởng tàu Danzig vào tháng 8 năm 1980. Công đoàn này lấy danh hiệu Đoàn Kết. Thành phố Danzig đã trở nên một biểu tượng tự do của lịch sử Châu Âu. „Ngài đã góp công giật sập bức màn sắt, nó đã là một tủi hổ cho nhân loại“ , lời phát biểu của tổng thống Pháp Sarkozy khen ngợi ông Walesa trong dịp lễ này.
Tại Danzig tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cũng là đương kim chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu đã tiếp kiến riêng Đức Dalai Lama trong vòng 30 phút và được Ngài đeo khăn trắng trên vai tổng thống. Một sự can đảm của tổng thống Pháp (vì trước khi khai mạc Thế Vận Hội Peking ông Sarkozy và chính quyền Pháp sợ uy lực kinh tế của cộng sản Tàu đã một lần khước từ đón tiếp Đức Dalai Lama tại Paris), vì gián tiếp cho thế giới biết Pháp quốc ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa của Đức Dalai Lama về vấn đề Tibet với cộng sản Tàu. Văn phòng báo chí lưu vong Tibet nhận định: "Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Pháp và Đức Dalai Lama là một dấu hiệu ủng hộ mạnh mẽ đối với dân tộc Tibet, chúng tôi đã tận lực tranh đấu từ lâu, với sự bất bạo động."
Nhìn lại lịch sử biết bao nhiêu chông gai, bắt bớ và tù tội cho công đoàn Đoàn Kết. Sau một năm rưỡi thành lập Solidarnosc, đảng cộng sản khát máu Ba Lan dưới quyền lãnh đạo của bạo chúa Wojciech Jaruzelski đã dẹp tan công đoàn Đoàn Kết. Ông Walesa bị giam lỏng tại gia trong nhiều năm. 1983 ông nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình, tuy nhiên đã gửi bà Walesa đến thành phố Oslo lãnh giải Nobel thay cho chồng vào ngày 10-12-1983. Lúc đó ông sợ rằng nhà độc tài Jaruzelski không cho trở về Ba Lan khi chính mình đi nhận giải Nobel.
Đảng cộng sản Ba Lan cũng như toàn cõi Đông Âu lúc ấy vâng phục làm chư hầu cho người anh cả Xô Viết. Trong nội địa Ba Lan có hơn 200.000 hồng quân Xô Viết chấn cứ các mấu chốt quân sự quan trọng, không một ai có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của mật vụ Ba Lan lẫn Xô Viết. Kỷ niệm ngày nhận giải Nobel ông Walesa phát biểu: „Vào thập niên 80 không một nhà chính trị Âu Châu nghĩ đến đảng đối lập (Solidarnosc) tại Ba Lan có cơ hội để chiến thắng bọn độc tài đảng trị cộng sản ở Ba Lan.“ Ông Walesa hồi tưởng lại và thú nhận: „Khi ấy chúng tôi chỉ dựa vào sức mạnh của ơn trên từ trời cao, giá trị tinh thần đoàn kết và tin vào Thiên Chúa.“
Cả thế giới tự do lẫn cộng sản không thể ngờ rằng, chỉ sau 10 năm từ 1980 đến 1990 cộng sản Ba Lan bị đổ vỡ, phá sản hoàn toàn và Ba Lan thay đổi chính thể dân chủ tự do với cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên trên toàn quốc chọn ông Lech Walesa làm tổng thống Ba Lan.
Bánh quay lịch sử luôn chuyển động không ngừng. Và không có gì được gọi là bền vững cho dù các thể chế sử dụng bạo tàn, độc đảng, phản dân chủ, tù đày. Chúng ta còn nhớ đến cuộc Nội Dậy Mùa Xuân tại Prag của dân tộc Tiệp vào năm 1968, mà nước này mới kỷ niệm đau thương 40 năm bị cộng sản Liên Xô đưa xe tăng vào đàn áp, bắn giết người dân biểu tình ôn hòa. Một thành quả hào hùng của Tiệp cũng giống như dân tộc Ba Lan đã gặt hái được bằng các cuộc đấu tranh bền bỉ cho tự do và dân chủ. Chúng ta cũng học hỏi được nơi dân tộc Đức, một nơi được gọi là chiếc hào tiên phong mũi nhọn phá đổ được bức tường ô nhục Bá Linh, góp phần phá hủy và tận diệt toàn bộ khối cộng sản vững chắc tại Đông Âu.
Người dân Đông Đức chỉ bắt đầu bằng các cuộc cầu nguyện đốt nến âm thầm vào thứ hai hàng tuần tại thành phố Leipzig vào năm 1981, sau đó nhóm này liền bị mật vụ Stasi Đông Đức dập tắt ngày lập tức. Vào năm 1985 „nhóm cầu nguyện cho hòa bình“ lại được khơi dậy và lan truyền đến những người không phải là Kitô hữu. Phần đông trong nhóm cầu nguyện này thuộc giáo hội Tin Lành và nhiều mục sư Tin Lành tham gia lãnh đạo. Tại nhà thờ Nikolais - Leipzig có giờ cầu nguyện cho hòa bình do 2 mục sư tin lành, làm tuyên úy giới trẻ là W. Groeger và C. Fuehrer tổ chức. Bạo dạn nhất đã xảy ra vào ngày 04-9-1989 với các biểu ngữ biểu tình đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và mở cửa biên giới, ngay giữa lòng thành phố Leipzig.
Vào ngày 09-10-1989 toàn dân Leipzig xuống đường với 70.000 người với một sức mạnh vỡ bờ làm cho công an mật vụ chốn chạy. Đảng cộng sản Đông Đức SED lâm vào ngõ cụt không lối thoát. Làn sóng đòi tự do đã lan rộng trên các thành phố Dresden, Rostock, Plauen, Đông Bá Linh… Vào mỗi thứ hai sau đó số người biểu tình càng đông, cao điểm nhất với 300.000 người xuống đường tại Leipzig vào ngày 06-11-1989 và chỉ 3 ngày sau đó cộng sản Đông Đức SED sợ hãi và phải mở cửa biên giới thông thương giữa Đông và Tây Đức. Toàn thể nước Đức ăn mừng, người dân đập tường ô nhục Bá Linh mang những viên gạch về làm kỷ niệm. Một giấc mơ của dân tộc Đức kéo dài gần nửa thế kỷ mới trở thành hiện thực.
Đạt được như thế, trước đó nhiều người dân bị kết án, bị tù tội, bị đổ vạ cáo gian cũng như bị khủng bố. Ví dụ có một hôm tại nhà thờ Nikolais với khoảng 600 giáo dân trong khi đó vòng ngoài đã bị bao vây bởi 1.000 công an mật vụ. Một phép lạ, khi vị mục sư C. Fuehrer, người khởi xướng „nhóm cầu nguyện cho hòa bình“ đã nhìn ra: „Tuyệt vời, khi đạt được dân chủ và thống nhất đất nước trong tự do dân chủ, cho đến một tấm kính nhỏ của nhà thờ Nikolais cũng không bị phá vỡ.“
Tại Tibet đang có những biến chuyển đấu tranh ôn hòa và cũng có bạo động. Trong nội địa Tàu cộng hằng ngày vẫn xảy ra hàng trăm cuộc biểu tình chống bất công, chống cưóp đất, chống tham nhũng. Những gì Đức Dalai Lama đang ôn hòa đấu tranh có thể lôi kéo được sự đồng tình của thế giới tự do và đang làm cho cả tỷ dân Tàu sợ hãi như họ đã ứng xử thất cách với Liên Hiệp Châu Âu trong tuần vừa qua như chính quyền Tàu đã hoãn vô hạn định cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 11 giữa Âu Châu và Tàu cộng cũng như bỏ cuộc họp thượng đỉnh Pháp - Tàu vào đầu tháng 12 ở thành phố Lyon. Âu Châu đang mạnh dạn đặt vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với cộng sản Tàu lẫn cộng sản Việt Nam. Việc này họ đang nghiêm minh thực hiện.
Tại Việt Nam, ngày 08-12-2008 sẽ là biến cố quan trọng cho 8 người dân vô tội bị đưa ra tòa án tại UBND phường Ô Chợ Dừa. Cuốc đấu tranh của 8 anh hùng Việt Nam này đang đi trên lộ trình của Lech Walesa ngày xưa tại Ba Lan. Chúng ta có thể lập lại lời nói vững vàng của ông trong sự vô vọng đối đầu với sức mạnh đàn áp thô bạo của cộng sản Ba Lan: „Khi ấy chúng tôi chỉ dựa vào sức mạnh của ơn trên từ trời cao, giá trị tinh thần đoàn kết và tin vào Thiên Chúa.“
Sự kiện Liên Hiệp Âu Châu đang phớt lờ những hăm dọa của anh Tàu cộng để trân trọng đón tiếp Đức Dalai Lama, thì toàn dân Việt Nam chúng ta cũng có thể dựa vào lời khiển trách trầm trọng của Âu Châu cho csVN vào cuộc họp thường kỳ của Quốc Hội Âu Châu đã diễn ra từ ngày 20 đến 23/10/2008 tại thành phố Strasbourg, Pháp quốc. Liên Hiệp Âu Châu phải tái thẩm định mối quan hệ đối tác giữa Liên Hiệp Âu Châu với Việt Nam và chỉ thỏa hiệp khi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và phải cải thiện về nhân quyền. Sự kiên quyết hiếm có này được thể hiện qua kết quả bỏ phiếu chung với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Cuộc bỏ phiếu này cho thấy sự „đồng tâm nhất trí hiếm có“ của toàn khối Liên Hiệp Âu Châu đối với tình hình vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam.
Trong niềm tin ấy, thế giới tự do đang đổ dồn ánh mắt về UBND phường Ô Chợ Dừa trong phiên tòa bất công xét xử 8 giáo dân Thái Hà để đồng hành và đấu tranh với 8 Anh Hùng này.
Hà Nội, đi trong tiếng hát
Nam Hải
16:06 07/12/2008
Hà Nội, đi trong tiếng hát
Sau ngày hai khu đất của Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà biến thành công viên cây xanh, Hà Nội càng nóng lên qua nhiều câu chuyện sinh hoạt thường ngày của ngưòi dân Việt ở trong nước, cũng như ở ngoài nước:
· Nào là chyện Hà Nội chỉ gặp mưa lớn, nhưng bị ngập lụt làm chết cả hàng chục thường dân, từ học sinh bé thơ cho đến ngừoi trưởng thành.
· Nào là chuyện nhà nước mở cuộc đấu tố và bao vây Toà Giám Mục Hà Nội bằng lớp lớp các loại máy chiếu hình, vi phạm trầm trọng đời sống của công dân.
· Nào là nhà nước Việt cộng lại đâu tố nhân dân Việt Nam theo kiểu tòa án của thời 53 vào ngày 08-12-2008.
· Và rổi, không biết quan chức nhà nước Việt cộng sẽ lấy nước ở đâu? Ở bên Tầu, ở Cuba hay bắc Hàn mà rửa nỗi nhục khi quan đại sứ Nhật Bản vỗ vào mặt chúng trước diễn đàn Quốc Tề rằng: Chính phủ Nhật và nhân Dân Nhật Bản quyết định cắt đứt viện trợ cho Việt Nam vì tiền của nhân dân Nhật đóng thuế không thể để rơi vào tay những kẻ trộm cắp, dẫu rằng nhân dân và chính phủ Nhật rất thương cảm nỗi nghèo khổ của 80 triệu người dân Việt Nam.
Ấy là chưa kể đến những nghị quyết của Hội Đồng Âu Châu, của chính phủ Thụy Sĩ, của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada, đồng loạt cảnh cáo nhà cầm quyền đương cuộc tại Việt Nam về việc vi phạm nhân quyền và không tôn trọng nhân phẩm. ..
Tuy thế, câu chuyện lũ, lụt là do trời, nên chóng chìm vào dĩ vãng dù rằng trong cuộc lũ lụt ấy, người ta không thể nào quên được hình ảnh của đôi chân thật của Đức Tổng Gám Mục Hà Nội, săn quần lên qúa gối mà đi thăm viếng và an ủi đồng bào trong thiên tai. Dĩ nhiên, cảnh ấy hoàn toàn khác xa cái ý nghĩa cuộc thăm …. ngoại cảnh của các quan chức nhà nước Việt cộng.
Bởi lẽ, khi thấy đôi chân thật của Ngài lội nước ăn khách quá, quan cán nhà nước ta cũng làm theo. Nhưng thay vì lội trần với đôi chân thuộc thành phần vô sản, bần cố nông hoặc với đôi dép râu, khăn quấn cổ rằn ri, các quan cán ta đã lội làm cảnh bằng đôi chân giả với những giày ủng, thắt cà vạt màu đỏ choé để chụp hình như Triết, hay như đôi chân dính ủng của Nghị đứng trên bờ đê to mồm lên giọng là: “nhân dân ngày này chỉ biết ỷ nại” thì chỉ vài ngày sau phải cắn cỏ mà xin nhân dân xá cho cái tội láo lếu ăn nói như loài vô học của quan chức Hà Nội. ( Kiểu ăn nói ấy ở tây phương thì bay mất cái chứ béo bở ấy lâu rồi!
Nay sang câu chuyện của người thì chắc nó còn để lại hậu qủa nghiêm trọng về lâu về dài. Bởi vì, công lý và gian trá đã trực diện nhau qua những sự kiện sau:
1. Toà án Việt cộng và cuộc đấu tố đồng bào Việt Nam.
Mọi người Việt Nam còn nhớ, vào đầu năm 1953, Việt Minh duới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh đã cho mở ra môt loại toà án, mà chúng gọi là toà án nhân dân, để đấu tố đồng bào Việt Nam tại Thanh Hóa, một nơi, chúng gọi là an toàn khu vào lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những cuộc đấu tố của loại toà án này ngay lập tức đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho tất cả mọi vùng của đất nước. Trẻ già trai gái, nhớn nhỏ đều vỡ mật khi nghe đến cái tên Hồ chí Minh và toà án nhân dân của chúng.
- Tại sao cái tòa án này lại có khả năng gieo rắc kinh hoàng cho toàn dân ta như thế?
Thật đơn giản là: Tất cả mọi người dân sống trong vùng Việt Minh tạm kiểm soát, đều có thể bị chúng lôi ra đấu tố, và nhận một bản án dã man của cái toà án thuộc loại không cha không mẹ, không tình không nghĩa, không luân lý, và không luật pháp này bằng một tội danh duy nhất: Không nói theo kiểu Việt Minh nói, không làm theo điều Việt Minh làm và không sống theo kiểu Việt Minh sống. Một khi bị chúng bịt mắt lôi ra toà vì tội danh này, thường thì nạn nhân đều bị bọn dã nhân này ghép cho cái tội thành phần, phản động rồi đề án tử cho nạn nhân. Tuỳên án xong chừng vài phút là Hồ chí Minh tặng cho nạn nhân một nhát dao mã tấu để về nước… thiên đàng. Phần thân nhân của nạn nhân, nếu nghe tin là ông cột, bà kèo nào đó đã bị Viêt Minh vồ thì đồng nghĩa với việc đã bị chúng vùi vào bờ lau bụi cỏ rồi. Chẳng hoài công đi tìm nghe tin tức nữa.
Chính sự kiện chúng tự cho mình quyền giết người bằng phương cách man rợ, vô pháp cô cương, phi nhân bất nghĩa qua loại toà án nhân dân này mà chúng nổi danh và gieo rắc khủng hoảng sợ hãi vào trong lòng dân Việt. Chúng nổi danh, vì đây thực chất chỉ là một cuộc đấu tố giết người nhằm mục đích trấn áp tinh thần dân chúng mà thôi. Tuy thế, chúng lại bày vẽ ra và gọi là toà án nhân dân,cũng có những thẩm phán và bồi thầm nhân dân. Nhưng tuyệt đại đa số những chánh án và bồi thẩm của các loại toà án nhân dân này là những kẻ vửa ngu dôt vừa tối gian ác, nếu như không muốn nói chúng là loại cặn bã của xã hội, được cộng sản khích động bằng những ngôn từ đấu tranh giai cấp mà ngồi vào cái ghế “ Bao Công” ấy. Nên sau khi nhà nước đã cho những chí phèo Tố Hữu, Xuân Diệu viết bài khích động mở đường xong là đẩy những thành phần bất hảo này ra đọc bản án để kết thúc công tác của phiên toà!
Truyền thống của loại toà này từ 1953 đến nay, không một thay đổi. Bởi lẽ, nếu chúng có học và biết chữ đề án thì từ Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu đên những tên bán đất, dâng biển của Việt Nam cho tàu cộng đã có bản án từ lâu rồi, có đâu có sự kiện trái ngược, LM Nguyễn văn Lý bị bịt miệng trước toà án! Theo đó, nếu cảnh đấu tố ấy có diễn lại tại Hà Nội vào ngày 8-12-2008, để gọi là xét xử 8 người “ phá rối trật tự” kia thì cũng không có gì lạ. Chỉ lạ, nếu chúng không đem họ ra xử, nhưng lôi cổ những tên chỉ đạo những kẻ đến đập phá toà Gíam Mục Hà Nội, những kẻ đòi giết ngưòi hoặc những kẻ xịt hơi cay, đánh người tại Thái Hà kia ra mà xét sử. Theo đó, cái toà án kiểu ngày 08-12-2008 ấy chỉ lập lại sự cố, bôi thêm bùn vào mặt nhà nưóc Việt cộng vốn dĩ đã trát đầy hôi tanh từ hơn sáu chục năm qua mà thôi.
- Này bác, trên kia bác bảo là những ngừoi bị đưa ra toà là vì không nói, không làm không sống theo cung cách của Việt cộng. Vậy kiểu nói và cung cách của chúng ra sao hả bác?
a. Lối nói, kiểu sống của Việt cộng:
Xin bác hãy nghe Trần Quốc Thuận, một cán bộ cao cấp của Việt cộng giải thich kiểu nói và cách sống của Việt cộng là kiểu nào nhá: “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống”. Đó là một định nghĩa đúng nhất về cách nói và lối sống của Việt cộng. Nghĩa là từ Hồ chí Minh cho đến các hậu duệ đoàn đảng viên, đảng ủy và râu ria của chúng ngày nay, đều giống nhau ở một điểm duy nhất: Không một tên nào biết nói thật và không một kẻ nào biết sống một đời lương thiện!
- Có chứng cờ không hả bác?
Bác muốn kiểm chứng à? Dễ thôi. Hãy nhìn cung cách của Nguyễn Tấn Dũng khi đến thăm tòa Giám Mục vào đầu năm và hứa trao trả lại TKS cho Tòa Gám Mục, và cách chúng lật lọng nửa đêm đem chó nghiệp vụ đến bao vây Tòa Giám Mục, đập phá cơ sở nhà chung vào những ngày 19-9-2008 để biến khu TKS thành cái mà chúng gọi là vườn hoa là một chứng minh nhá. Xa hơn thế, hãy nhìn lại hiệp ưóc Genève và Hiệp Định Paris 1973 thì biết rõ bộ mặt thật đểu cáng của chúng ngay,
Theo đó, chúng sống trong gian dối, chúng nói láo lâu ngày thành thói quen. Đó là đạo đức của chúng. Nên những người nào nóì lên lẽ thật, tôn trọng sự thật là chống lại cái tập đoàn bất nhân của chúng, Chúng phải tìm cách này hay cách khác mà hãm hại.
- Biết hủi như thế còn nói lên … sự thật làm gì?
- Bác tính đồng lõa với sự gian trá đấy à? Hỏi vậy thôi chứ tôi nào dám trách bác, bởi lẽ thường tình thì người ta chẳng ai muốn dây đến hủi. Tuy nhiên ở trường hợp hôm nay, bác nên nhớ rằng, người dân mình không còn sợ hãi cộng sản như xưa. Nếu như không muốn nói rằng họ đã sẵn sàng tập trung lại với nhau để đập tan sự gian ác. Nói cách khác, khuynh hướng về đàng thật ngày ngày một gia tăng. Người ta đã công khai nói lên sự thật trước mặt cộng đảng từ nơi công đường cho đến chỗ hội họp. Người dân không còn e dè sợ hãi chúng nữa. Bác hãy nhìm xem, một người trẻ như LS Lê thị Công Nhân, hay luật sư Nguyễn văn Đài, họ có danh vọng là thế, nhưng họ có muốn theo sự gian trá dể lường gạt nhân dân dể chung hưởng bổng lộc ăn cướp của nhân dân như cộng đảng và nhà nước đâu? Trái lại, họ đã hiên ngang chống lại những tội ác ấy. Cộng sản, đã dùng bạo lực trấn áp công lý, nhân quyền để đẩy họ vào tù, nhưng tương lai của đất nước thì khẳng định là phải nhờ đến những tấm lòng, những con người cực ký can đảm ấy. Họ đã vào tù vì công lý thì chính họ, cũng là người bẻ gẫy những song sắt nhà tù vì công lý để giải thoát cho dân khỏi cuộc sống nô lệ dưới tà ách cộng sản này.
Và 8 anh chị em ngày mai ra toà cũng thế. Họ sẽ ra nơi công đường để minh chứng cho sự thật, lẽ thật. Lẽ thật và chân lý sẽ tiêu diệt thần gian ác và bạo tàn.
b. Hành động của Việt cộng là những hành động nào?
Là phải biết rình rập, dậy người khác rình tập cuộc sống của người chung quanh, xem họ có biết nói láo giống như Việt cộng hay không, xem họ có biêt đấu tố bố mẹ, anh em họ hàng, bằng hữu hay không, xem họ có biết sống một cách vô đạo, vô luân như Việt cộng hay không? Nếu giống thì khuyến khích kết nap vào đoàn vào đảng. Nếu không thì đấu tố, kết tội những người này chống đảng, chống nhà nước, phản bội nhân dân..
Chuyện này, ngày nay không cần phải chứng minh nữa. Hãy đọc bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội trong ngày 20-9-2008 một lần. Rồi hãy nhìn cung cách của Chí phèo Nguyễn thế Thảo, và hãy nghe qua câu nói lật lọng của Nguyễn tấn Dũng khi có ý kiến vè Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Hãy nhìn những hàng hàng lớp lớp máy móc bao chung quanh tòa Giám Mục Hà Nội,. Hãy nghe qua một lần, lướt qua các bài báo của những kẻ gọi là làm thông tin đấu tố của nhà nước Việt cộng một lần thì sẽ hiểu được toàn bộ “ sức sống” và cung cách của chúng ra sao?
Bởi lẽ nếu chúng biết nói thật, biết diễn dịch thật, chúng đã không là Việt cộng. Đã không là việt cộng, chúng không thể đi theo bước chân và lối sống của Hồ chí Minh được!
c. Cuộc sống của Việt cộng thế nào?
Bác muốn nhắc đến chữ “ vinh quang” dính trên ngọn cờ đỏ của nhà nước đấy à? Mấy hôm trước khi Đức Tổng Giám Mục thành Hà Nội công khai lời thật, sự thật của toàn dân trong cuộc họp, dù sao thì cũng được coi như là sự kiện trong nhà đóng cửa bảo nhau. Nhưng quan cán nhà nước lại lật mặt và đích thân Nguyễn Thế Thảo ra chiêu cắt xén và đẩy cho bên tuyên truyền làm ra những bài hành đấu tố cực kỳ man rợ và còn tố cáo Ông ấy là người phỉ báng dân tộc. vọng ngoại v.v… Sau đó, chúng tự coi Ông Tổng Giám Mục của thành phố là kẻ thù rồi lại vọng tưởng mình nhớn, có đủ quyền thế để móc ngoặc ngoại giao, hối lộ đẩy ông ấy ra khỏi thành phố. Nay thì chắc vuốt mặt không kịp nữa rồi!
Chuyện cũ chưa qua, Nghị Quyết của Nghị Viện Âu Châu, chính Phủ Thụy Sỹ, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada cảnh báo nhà nước về vi phạm Nhân Quyền chưa nguội thì nay lại đến ông Nhật Bản. Hôm qua
chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cắt bỏ viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt Nam rồi. Họ còn nói rõ là sẽ ngưng cho đến khi nào đảng Cộng Sản Việt Nam chứng tỏ họ có thể trừ nạn tham nhũng, hối lộ được thì khả nẳng viện trợ mới tiếp tục.
L àm thế là họ vỗ vào mặt ông nhà nước Việt cộng chứ cần gí phải úp mở khuyên can nhẹ nhàng xa xôi như ông Tổng Giám Mục. Hơn thế, họ biết chỉ khi nào hết Việt cộng thì may ra mời hết tham nhũng, trộm cướp thôi, chứ còn quan, cán ta là còn mòc ngoặc, hối lộ. Họ cũng thừa biết cỡ như PMU18 với Nguyễn việt Tiến hay PCI với Huynh ngọc Sỹ chỉ là chuyện nhỏ. Tài sản do hồi lộ, trộm cướp của nhhững kẻ này chỉ đến hàng chục triệu đôla, đem xo với cấp lãnh đạo trung ương của ta với tiền hàng tỷ thì thấm vào đâu?
Tuy nhiên, khi đảng và nhà nước ta coi nhẹ cái vụ trộm cắp hôi lộ vì cho đó là nghề chuyên chính của đảng nên phải che bọc ô dù cho nhau thì mấy Ông Nhật Bản lại nghĩ khác và làm lớn chuyện lên. Năm trước họ đả đưa các viên chức của công ty PCI ra tòa ở Tokyo và những người này đã khai là nộp tiền hối lộ cho mấy quan chức cộng sản ở Sài Gòn trong vụ Dự án Xa lộ Ðông Tây. Tin tức loan đi, dân chúng Nhật Bản ai mà không biết. Họ còn biết luôn là trong vụ PMU 18 ở Hà Nội, tiền viện trợ ODA của Nhật Bản cũng bị ăn cắp nữa. Họ muốn làm sáng tỏ vấn đề với dân chúng Nhật. Nhưng khi làm việc với Hà Nội thì trên che, dưới chắn theo hệ ô dù, không hợp tác hay lờ đi và coi như không phải là việc của nhà nưóc.
Chính sự tiêu cực này đã đưa đến việc đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba công bố tin cúp viện trợ trong một cuộc họp báo, ngay trong ngày họp đầu tiên của hội nghị các nguồn cấp viện cho Việt Nam.
- Sao họ không bảo nhỏ cho nhà nước ta một tiếng mà lại làm cái việc công bố như thé? vuốt mặt nhau thế coi sao đưôc hả bác?
- Tại vì quan cán ta tự cho mình có thế nhớn, đã từng đánh ngã mấy đời thực dân, trong đó có cả phát sít Nhật, ai nhắc đến tên Việt Nam mà không…. rung! Và tại vì họ đã liện hệ nhiều lần về vụ cái ông Sỹ nào đó, nhưng nhà nước ta không hợp tác để làm sáng tỏ vấn đề, nên buộc họ phải công bố đơn phương thôi. Coì như là không còn phương cách nào khác vậy! Đã thế ông ta còn nói thẳng cái lý do cúp viện trợ vì chính quyền cộng sản Việt Nam tham nhũng giỏi quá và rằng dân chúng nước ông không cho phép chính phủ đem tiền cho những nước nghèo để lọt vào tay bọn ăn cắp. Thật là nhục nhã cho cả nước chứ nào riêng quan cán!
Điều oan khiên, tủi nhục hơn nữa là dân Nhật nó tưởng dân mình toàn là kẻ có nghề trộm cắp. Họ đâu có biết là vì Hồ chí Minh, một kẻ trộm cướp nổi tiếng ngay khi ở trong tù là chủ tịch của cái đảng và nhà nước này, nên đảng cộng sản của y đã ngày đêm học tập để đi theo con đường “vinh quang” của Hồ mà gây hoạ và làm nhục lây cho toàn dân ta.
- Lấy nước gì mà rửa nhục đây hả bác?
Phen này chắc là nhà nước ta sẽ lấy nước sông ở bên tàu, bên Cuba hay là bắc Hàn mà rửa đấy! Bởi lẽ, bác xem, trước muôn vàn những nỗi nhục nhằn thống khổ của dân tộc. Đát đai thì bị người lấn chiếm, biển hồ thì đổi danh xưng, bản đồ, nhưng đảng và nhà nước này nẫn cúc cung làm nô lệ cho ngoại thù để được bám lấy quyền lực mà chà đạp nhân tâm. Hơn thế, gây thêm những oán thù muôn thuở cho nhân dân. Tạo nên những lỗ hổng chia rẽ như chưa từng bao giờ có trong lịch sử của đất nước. Sau cuộc chiến đã không hàn gắn được vết thương, còn tạo ra cả một xã hội suy đồi về đạo lý, suy đồi về văn hóa và nay lại tiếp tục đi vào con đường đấu tố những người công chính.
Họ muốn lấy những bản án của ngày 30-3-2006 xử LM Lý, lấy bản án của ngày 8-12-2008, hoặc những bản án cho LS Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài. Hoặc giả, cho tổ chức những bài diễn tập trên báo chí, đưa ngưòi đến đập phá toà Giám Mục Hà Nội để thỏa mãn cuồng vọng của đạo tặc chăng?
Hỡi Viêt Nam, hãy vùng dậy đòi cộng sản phải trả lời cho lẽ thật cho lịch sử và cho chúng ta..
Cách riêng, tôi xin có đôi lời với 8 anh chị em bị bách hại vì công lý trong ngày 8-12-2008.
Thưa quý anh chị,
Nếu ngày mai, bản án của những kẻ bạo ác có đè xuống trên đời sống của qúy anh chị thì xin qúy anh chi nhớ rằng: Những bản án ấy xẽ không làm nhơ danh tính của qúy anh chị, nhưng đó chính là những mảng bùn đáp vào mặt những quan toà, những kẻ bạo quyền và cái chế độ đã xét xử anh chị em trong bất công, bạo hành, phi pháp. Như thế, anh chi em hày hiên ngang mà đi. Đi trong lẽ thật, để làm chứng nhân cho sự thật. Hơn thế, sống cho công lý, dù ở ngay trong nhà tù của chúng.
Chúng ta đang trong mùa lũ, nhưng sẽ không bị lũ cuốn đi như những rong rêu dơ bẩn của xã hội., Trái lại, khi mùa lủ đã qua, chồi non sẽ mọc lên, hoa sẽ nở và vườn cây mang đầy trái ngon ngọt. Cũng thế, tôi tin chắc rằng, qúy anh chị em không lẻ loi, đơn độc, nhưng cả dân tộc này sẽ cùng đồng hành với qúy anh chị, không phải chỉ trong ngày mai, nhưng là trong cuộc trưòng chinh vì công lý.
Nắng mới sẽ lên, quê mẹ sẽ có Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Người người được sống trong yên vui và bạo tàn cộng sản sẽ không còn tồn đọng vóc dáng trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Sau ngày hai khu đất của Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà biến thành công viên cây xanh, Hà Nội càng nóng lên qua nhiều câu chuyện sinh hoạt thường ngày của ngưòi dân Việt ở trong nước, cũng như ở ngoài nước:
· Nào là chyện Hà Nội chỉ gặp mưa lớn, nhưng bị ngập lụt làm chết cả hàng chục thường dân, từ học sinh bé thơ cho đến ngừoi trưởng thành.
· Nào là chuyện nhà nước mở cuộc đấu tố và bao vây Toà Giám Mục Hà Nội bằng lớp lớp các loại máy chiếu hình, vi phạm trầm trọng đời sống của công dân.
· Nào là nhà nước Việt cộng lại đâu tố nhân dân Việt Nam theo kiểu tòa án của thời 53 vào ngày 08-12-2008.
· Và rổi, không biết quan chức nhà nước Việt cộng sẽ lấy nước ở đâu? Ở bên Tầu, ở Cuba hay bắc Hàn mà rửa nỗi nhục khi quan đại sứ Nhật Bản vỗ vào mặt chúng trước diễn đàn Quốc Tề rằng: Chính phủ Nhật và nhân Dân Nhật Bản quyết định cắt đứt viện trợ cho Việt Nam vì tiền của nhân dân Nhật đóng thuế không thể để rơi vào tay những kẻ trộm cắp, dẫu rằng nhân dân và chính phủ Nhật rất thương cảm nỗi nghèo khổ của 80 triệu người dân Việt Nam.
Ấy là chưa kể đến những nghị quyết của Hội Đồng Âu Châu, của chính phủ Thụy Sĩ, của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada, đồng loạt cảnh cáo nhà cầm quyền đương cuộc tại Việt Nam về việc vi phạm nhân quyền và không tôn trọng nhân phẩm. ..
Tuy thế, câu chuyện lũ, lụt là do trời, nên chóng chìm vào dĩ vãng dù rằng trong cuộc lũ lụt ấy, người ta không thể nào quên được hình ảnh của đôi chân thật của Đức Tổng Gám Mục Hà Nội, săn quần lên qúa gối mà đi thăm viếng và an ủi đồng bào trong thiên tai. Dĩ nhiên, cảnh ấy hoàn toàn khác xa cái ý nghĩa cuộc thăm …. ngoại cảnh của các quan chức nhà nước Việt cộng.
Bởi lẽ, khi thấy đôi chân thật của Ngài lội nước ăn khách quá, quan cán nhà nước ta cũng làm theo. Nhưng thay vì lội trần với đôi chân thuộc thành phần vô sản, bần cố nông hoặc với đôi dép râu, khăn quấn cổ rằn ri, các quan cán ta đã lội làm cảnh bằng đôi chân giả với những giày ủng, thắt cà vạt màu đỏ choé để chụp hình như Triết, hay như đôi chân dính ủng của Nghị đứng trên bờ đê to mồm lên giọng là: “nhân dân ngày này chỉ biết ỷ nại” thì chỉ vài ngày sau phải cắn cỏ mà xin nhân dân xá cho cái tội láo lếu ăn nói như loài vô học của quan chức Hà Nội. ( Kiểu ăn nói ấy ở tây phương thì bay mất cái chứ béo bở ấy lâu rồi!
Nay sang câu chuyện của người thì chắc nó còn để lại hậu qủa nghiêm trọng về lâu về dài. Bởi vì, công lý và gian trá đã trực diện nhau qua những sự kiện sau:
1. Toà án Việt cộng và cuộc đấu tố đồng bào Việt Nam.
Mọi người Việt Nam còn nhớ, vào đầu năm 1953, Việt Minh duới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh đã cho mở ra môt loại toà án, mà chúng gọi là toà án nhân dân, để đấu tố đồng bào Việt Nam tại Thanh Hóa, một nơi, chúng gọi là an toàn khu vào lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những cuộc đấu tố của loại toà án này ngay lập tức đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho tất cả mọi vùng của đất nước. Trẻ già trai gái, nhớn nhỏ đều vỡ mật khi nghe đến cái tên Hồ chí Minh và toà án nhân dân của chúng.
- Tại sao cái tòa án này lại có khả năng gieo rắc kinh hoàng cho toàn dân ta như thế?
Thật đơn giản là: Tất cả mọi người dân sống trong vùng Việt Minh tạm kiểm soát, đều có thể bị chúng lôi ra đấu tố, và nhận một bản án dã man của cái toà án thuộc loại không cha không mẹ, không tình không nghĩa, không luân lý, và không luật pháp này bằng một tội danh duy nhất: Không nói theo kiểu Việt Minh nói, không làm theo điều Việt Minh làm và không sống theo kiểu Việt Minh sống. Một khi bị chúng bịt mắt lôi ra toà vì tội danh này, thường thì nạn nhân đều bị bọn dã nhân này ghép cho cái tội thành phần, phản động rồi đề án tử cho nạn nhân. Tuỳên án xong chừng vài phút là Hồ chí Minh tặng cho nạn nhân một nhát dao mã tấu để về nước… thiên đàng. Phần thân nhân của nạn nhân, nếu nghe tin là ông cột, bà kèo nào đó đã bị Viêt Minh vồ thì đồng nghĩa với việc đã bị chúng vùi vào bờ lau bụi cỏ rồi. Chẳng hoài công đi tìm nghe tin tức nữa.
Chính sự kiện chúng tự cho mình quyền giết người bằng phương cách man rợ, vô pháp cô cương, phi nhân bất nghĩa qua loại toà án nhân dân này mà chúng nổi danh và gieo rắc khủng hoảng sợ hãi vào trong lòng dân Việt. Chúng nổi danh, vì đây thực chất chỉ là một cuộc đấu tố giết người nhằm mục đích trấn áp tinh thần dân chúng mà thôi. Tuy thế, chúng lại bày vẽ ra và gọi là toà án nhân dân,cũng có những thẩm phán và bồi thầm nhân dân. Nhưng tuyệt đại đa số những chánh án và bồi thẩm của các loại toà án nhân dân này là những kẻ vửa ngu dôt vừa tối gian ác, nếu như không muốn nói chúng là loại cặn bã của xã hội, được cộng sản khích động bằng những ngôn từ đấu tranh giai cấp mà ngồi vào cái ghế “ Bao Công” ấy. Nên sau khi nhà nước đã cho những chí phèo Tố Hữu, Xuân Diệu viết bài khích động mở đường xong là đẩy những thành phần bất hảo này ra đọc bản án để kết thúc công tác của phiên toà!
Truyền thống của loại toà này từ 1953 đến nay, không một thay đổi. Bởi lẽ, nếu chúng có học và biết chữ đề án thì từ Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu đên những tên bán đất, dâng biển của Việt Nam cho tàu cộng đã có bản án từ lâu rồi, có đâu có sự kiện trái ngược, LM Nguyễn văn Lý bị bịt miệng trước toà án! Theo đó, nếu cảnh đấu tố ấy có diễn lại tại Hà Nội vào ngày 8-12-2008, để gọi là xét xử 8 người “ phá rối trật tự” kia thì cũng không có gì lạ. Chỉ lạ, nếu chúng không đem họ ra xử, nhưng lôi cổ những tên chỉ đạo những kẻ đến đập phá toà Gíam Mục Hà Nội, những kẻ đòi giết ngưòi hoặc những kẻ xịt hơi cay, đánh người tại Thái Hà kia ra mà xét sử. Theo đó, cái toà án kiểu ngày 08-12-2008 ấy chỉ lập lại sự cố, bôi thêm bùn vào mặt nhà nưóc Việt cộng vốn dĩ đã trát đầy hôi tanh từ hơn sáu chục năm qua mà thôi.
- Này bác, trên kia bác bảo là những ngừoi bị đưa ra toà là vì không nói, không làm không sống theo cung cách của Việt cộng. Vậy kiểu nói và cung cách của chúng ra sao hả bác?
a. Lối nói, kiểu sống của Việt cộng:
Xin bác hãy nghe Trần Quốc Thuận, một cán bộ cao cấp của Việt cộng giải thich kiểu nói và cách sống của Việt cộng là kiểu nào nhá: “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống”. Đó là một định nghĩa đúng nhất về cách nói và lối sống của Việt cộng. Nghĩa là từ Hồ chí Minh cho đến các hậu duệ đoàn đảng viên, đảng ủy và râu ria của chúng ngày nay, đều giống nhau ở một điểm duy nhất: Không một tên nào biết nói thật và không một kẻ nào biết sống một đời lương thiện!
- Có chứng cờ không hả bác?
Bác muốn kiểm chứng à? Dễ thôi. Hãy nhìn cung cách của Nguyễn Tấn Dũng khi đến thăm tòa Giám Mục vào đầu năm và hứa trao trả lại TKS cho Tòa Gám Mục, và cách chúng lật lọng nửa đêm đem chó nghiệp vụ đến bao vây Tòa Giám Mục, đập phá cơ sở nhà chung vào những ngày 19-9-2008 để biến khu TKS thành cái mà chúng gọi là vườn hoa là một chứng minh nhá. Xa hơn thế, hãy nhìn lại hiệp ưóc Genève và Hiệp Định Paris 1973 thì biết rõ bộ mặt thật đểu cáng của chúng ngay,
Theo đó, chúng sống trong gian dối, chúng nói láo lâu ngày thành thói quen. Đó là đạo đức của chúng. Nên những người nào nóì lên lẽ thật, tôn trọng sự thật là chống lại cái tập đoàn bất nhân của chúng, Chúng phải tìm cách này hay cách khác mà hãm hại.
- Biết hủi như thế còn nói lên … sự thật làm gì?
- Bác tính đồng lõa với sự gian trá đấy à? Hỏi vậy thôi chứ tôi nào dám trách bác, bởi lẽ thường tình thì người ta chẳng ai muốn dây đến hủi. Tuy nhiên ở trường hợp hôm nay, bác nên nhớ rằng, người dân mình không còn sợ hãi cộng sản như xưa. Nếu như không muốn nói rằng họ đã sẵn sàng tập trung lại với nhau để đập tan sự gian ác. Nói cách khác, khuynh hướng về đàng thật ngày ngày một gia tăng. Người ta đã công khai nói lên sự thật trước mặt cộng đảng từ nơi công đường cho đến chỗ hội họp. Người dân không còn e dè sợ hãi chúng nữa. Bác hãy nhìm xem, một người trẻ như LS Lê thị Công Nhân, hay luật sư Nguyễn văn Đài, họ có danh vọng là thế, nhưng họ có muốn theo sự gian trá dể lường gạt nhân dân dể chung hưởng bổng lộc ăn cướp của nhân dân như cộng đảng và nhà nước đâu? Trái lại, họ đã hiên ngang chống lại những tội ác ấy. Cộng sản, đã dùng bạo lực trấn áp công lý, nhân quyền để đẩy họ vào tù, nhưng tương lai của đất nước thì khẳng định là phải nhờ đến những tấm lòng, những con người cực ký can đảm ấy. Họ đã vào tù vì công lý thì chính họ, cũng là người bẻ gẫy những song sắt nhà tù vì công lý để giải thoát cho dân khỏi cuộc sống nô lệ dưới tà ách cộng sản này.
Và 8 anh chị em ngày mai ra toà cũng thế. Họ sẽ ra nơi công đường để minh chứng cho sự thật, lẽ thật. Lẽ thật và chân lý sẽ tiêu diệt thần gian ác và bạo tàn.
b. Hành động của Việt cộng là những hành động nào?
Là phải biết rình rập, dậy người khác rình tập cuộc sống của người chung quanh, xem họ có biết nói láo giống như Việt cộng hay không, xem họ có biêt đấu tố bố mẹ, anh em họ hàng, bằng hữu hay không, xem họ có biết sống một cách vô đạo, vô luân như Việt cộng hay không? Nếu giống thì khuyến khích kết nap vào đoàn vào đảng. Nếu không thì đấu tố, kết tội những người này chống đảng, chống nhà nước, phản bội nhân dân..
Chuyện này, ngày nay không cần phải chứng minh nữa. Hãy đọc bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội trong ngày 20-9-2008 một lần. Rồi hãy nhìn cung cách của Chí phèo Nguyễn thế Thảo, và hãy nghe qua câu nói lật lọng của Nguyễn tấn Dũng khi có ý kiến vè Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Hãy nhìn những hàng hàng lớp lớp máy móc bao chung quanh tòa Giám Mục Hà Nội,. Hãy nghe qua một lần, lướt qua các bài báo của những kẻ gọi là làm thông tin đấu tố của nhà nước Việt cộng một lần thì sẽ hiểu được toàn bộ “ sức sống” và cung cách của chúng ra sao?
Bởi lẽ nếu chúng biết nói thật, biết diễn dịch thật, chúng đã không là Việt cộng. Đã không là việt cộng, chúng không thể đi theo bước chân và lối sống của Hồ chí Minh được!
c. Cuộc sống của Việt cộng thế nào?
Bác muốn nhắc đến chữ “ vinh quang” dính trên ngọn cờ đỏ của nhà nước đấy à? Mấy hôm trước khi Đức Tổng Giám Mục thành Hà Nội công khai lời thật, sự thật của toàn dân trong cuộc họp, dù sao thì cũng được coi như là sự kiện trong nhà đóng cửa bảo nhau. Nhưng quan cán nhà nước lại lật mặt và đích thân Nguyễn Thế Thảo ra chiêu cắt xén và đẩy cho bên tuyên truyền làm ra những bài hành đấu tố cực kỳ man rợ và còn tố cáo Ông ấy là người phỉ báng dân tộc. vọng ngoại v.v… Sau đó, chúng tự coi Ông Tổng Giám Mục của thành phố là kẻ thù rồi lại vọng tưởng mình nhớn, có đủ quyền thế để móc ngoặc ngoại giao, hối lộ đẩy ông ấy ra khỏi thành phố. Nay thì chắc vuốt mặt không kịp nữa rồi!
Chuyện cũ chưa qua, Nghị Quyết của Nghị Viện Âu Châu, chính Phủ Thụy Sỹ, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada cảnh báo nhà nước về vi phạm Nhân Quyền chưa nguội thì nay lại đến ông Nhật Bản. Hôm qua
chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cắt bỏ viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt Nam rồi. Họ còn nói rõ là sẽ ngưng cho đến khi nào đảng Cộng Sản Việt Nam chứng tỏ họ có thể trừ nạn tham nhũng, hối lộ được thì khả nẳng viện trợ mới tiếp tục.
L àm thế là họ vỗ vào mặt ông nhà nước Việt cộng chứ cần gí phải úp mở khuyên can nhẹ nhàng xa xôi như ông Tổng Giám Mục. Hơn thế, họ biết chỉ khi nào hết Việt cộng thì may ra mời hết tham nhũng, trộm cướp thôi, chứ còn quan, cán ta là còn mòc ngoặc, hối lộ. Họ cũng thừa biết cỡ như PMU18 với Nguyễn việt Tiến hay PCI với Huynh ngọc Sỹ chỉ là chuyện nhỏ. Tài sản do hồi lộ, trộm cướp của nhhững kẻ này chỉ đến hàng chục triệu đôla, đem xo với cấp lãnh đạo trung ương của ta với tiền hàng tỷ thì thấm vào đâu?
Tuy nhiên, khi đảng và nhà nước ta coi nhẹ cái vụ trộm cắp hôi lộ vì cho đó là nghề chuyên chính của đảng nên phải che bọc ô dù cho nhau thì mấy Ông Nhật Bản lại nghĩ khác và làm lớn chuyện lên. Năm trước họ đả đưa các viên chức của công ty PCI ra tòa ở Tokyo và những người này đã khai là nộp tiền hối lộ cho mấy quan chức cộng sản ở Sài Gòn trong vụ Dự án Xa lộ Ðông Tây. Tin tức loan đi, dân chúng Nhật Bản ai mà không biết. Họ còn biết luôn là trong vụ PMU 18 ở Hà Nội, tiền viện trợ ODA của Nhật Bản cũng bị ăn cắp nữa. Họ muốn làm sáng tỏ vấn đề với dân chúng Nhật. Nhưng khi làm việc với Hà Nội thì trên che, dưới chắn theo hệ ô dù, không hợp tác hay lờ đi và coi như không phải là việc của nhà nưóc.
Chính sự tiêu cực này đã đưa đến việc đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba công bố tin cúp viện trợ trong một cuộc họp báo, ngay trong ngày họp đầu tiên của hội nghị các nguồn cấp viện cho Việt Nam.
- Sao họ không bảo nhỏ cho nhà nước ta một tiếng mà lại làm cái việc công bố như thé? vuốt mặt nhau thế coi sao đưôc hả bác?
- Tại vì quan cán ta tự cho mình có thế nhớn, đã từng đánh ngã mấy đời thực dân, trong đó có cả phát sít Nhật, ai nhắc đến tên Việt Nam mà không…. rung! Và tại vì họ đã liện hệ nhiều lần về vụ cái ông Sỹ nào đó, nhưng nhà nước ta không hợp tác để làm sáng tỏ vấn đề, nên buộc họ phải công bố đơn phương thôi. Coì như là không còn phương cách nào khác vậy! Đã thế ông ta còn nói thẳng cái lý do cúp viện trợ vì chính quyền cộng sản Việt Nam tham nhũng giỏi quá và rằng dân chúng nước ông không cho phép chính phủ đem tiền cho những nước nghèo để lọt vào tay bọn ăn cắp. Thật là nhục nhã cho cả nước chứ nào riêng quan cán!
Điều oan khiên, tủi nhục hơn nữa là dân Nhật nó tưởng dân mình toàn là kẻ có nghề trộm cắp. Họ đâu có biết là vì Hồ chí Minh, một kẻ trộm cướp nổi tiếng ngay khi ở trong tù là chủ tịch của cái đảng và nhà nước này, nên đảng cộng sản của y đã ngày đêm học tập để đi theo con đường “vinh quang” của Hồ mà gây hoạ và làm nhục lây cho toàn dân ta.
- Lấy nước gì mà rửa nhục đây hả bác?
Phen này chắc là nhà nước ta sẽ lấy nước sông ở bên tàu, bên Cuba hay là bắc Hàn mà rửa đấy! Bởi lẽ, bác xem, trước muôn vàn những nỗi nhục nhằn thống khổ của dân tộc. Đát đai thì bị người lấn chiếm, biển hồ thì đổi danh xưng, bản đồ, nhưng đảng và nhà nước này nẫn cúc cung làm nô lệ cho ngoại thù để được bám lấy quyền lực mà chà đạp nhân tâm. Hơn thế, gây thêm những oán thù muôn thuở cho nhân dân. Tạo nên những lỗ hổng chia rẽ như chưa từng bao giờ có trong lịch sử của đất nước. Sau cuộc chiến đã không hàn gắn được vết thương, còn tạo ra cả một xã hội suy đồi về đạo lý, suy đồi về văn hóa và nay lại tiếp tục đi vào con đường đấu tố những người công chính.
Họ muốn lấy những bản án của ngày 30-3-2006 xử LM Lý, lấy bản án của ngày 8-12-2008, hoặc những bản án cho LS Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài. Hoặc giả, cho tổ chức những bài diễn tập trên báo chí, đưa ngưòi đến đập phá toà Giám Mục Hà Nội để thỏa mãn cuồng vọng của đạo tặc chăng?
Hỡi Viêt Nam, hãy vùng dậy đòi cộng sản phải trả lời cho lẽ thật cho lịch sử và cho chúng ta..
Cách riêng, tôi xin có đôi lời với 8 anh chị em bị bách hại vì công lý trong ngày 8-12-2008.
Thưa quý anh chị,
Nếu ngày mai, bản án của những kẻ bạo ác có đè xuống trên đời sống của qúy anh chị thì xin qúy anh chi nhớ rằng: Những bản án ấy xẽ không làm nhơ danh tính của qúy anh chị, nhưng đó chính là những mảng bùn đáp vào mặt những quan toà, những kẻ bạo quyền và cái chế độ đã xét xử anh chị em trong bất công, bạo hành, phi pháp. Như thế, anh chi em hày hiên ngang mà đi. Đi trong lẽ thật, để làm chứng nhân cho sự thật. Hơn thế, sống cho công lý, dù ở ngay trong nhà tù của chúng.
Chúng ta đang trong mùa lũ, nhưng sẽ không bị lũ cuốn đi như những rong rêu dơ bẩn của xã hội., Trái lại, khi mùa lủ đã qua, chồi non sẽ mọc lên, hoa sẽ nở và vườn cây mang đầy trái ngon ngọt. Cũng thế, tôi tin chắc rằng, qúy anh chị em không lẻ loi, đơn độc, nhưng cả dân tộc này sẽ cùng đồng hành với qúy anh chị, không phải chỉ trong ngày mai, nhưng là trong cuộc trưòng chinh vì công lý.
Nắng mới sẽ lên, quê mẹ sẽ có Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Người người được sống trong yên vui và bạo tàn cộng sản sẽ không còn tồn đọng vóc dáng trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày lành tháng tốt
Gioan Lê Quang Vinh
02:24 07/12/2008
NGÀY LÀNH THÁNG TỐT
Tôi có thói quen “coi ngày” mỗi khi quyết định làm việc gì quan trọng. Nhưng tôi không coi ngày kiểu mê tín dị đoan như người lương hay làm, tức là không tính ngày thìn tháng mão giờ dần… gì cả. Tôi chỉ muốn mình thực hiện điều ấy vào ngày Lễ của Chúa hay Lễ kính Đức Mẹ, hay ngày thứ tư kính Thánh Giuse. Tôi nghĩ đơn giản: làm việc gì trong ngày vui của Ba Đấng, lòng mình bình an hơn.
Chính vì thói quen ấy nên tôi vẫn nghĩ rằng những gì xảy đến vào ngày của Mẹ vẫn là những điều tốt đẹp nhất. Và nếu người ta gặp một điều không như ý họ mong muốn vào đúng ngày Lễ của Mẹ, thì điều đó cũng sẽ trở nên ơn phúc cho họ. Chúng ta có thể dẫn chứng bằng chính những biến cố xảy ra trong cuộc đời của Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận. Ngài gặp điều đau khổ, bị bắt bớ trong ngày của Mẹ, rồi được bình an, được trả tự do cũng vào ngày lễ của Mẹ, và sau đó là những ân huệ tuyệt vời cho cuộc đời ngài. Kết thúc cuộc đời của ngài là vinh quang mà không quyền lực nào ở thế gian có thể sánh được.
Đức tin dạy chúng ta rằng ngày nào cũng là ngày của Thiên Chúa vì thời giờ là của Chúa, tất cả được tạo thành bằng quyền năng của Ngài, và trọn vẹn bảy ngày một tuần lễ đều là ngày kỷ nệm những giai đoạn trong công trình sáng tạo và cứu chuộc. Nhưng Chúa cũng muốn đánh dấu những ngày trong năm bằng các kỷ niệm đặc biệt cho phù hợp với ký ức và ước muốn của con người, những tạo vật vẫn lệ thuộc vào thời gian trong khi chờ đợi ngày hồng phúc vĩnh cửu. Và do đó, chọn một ngày cho đẹp, cho lòng bình an là chuyện dễ hiểu.
Nhưng có những biến cố mà không ai “coi ngày” được, dù là coi theo kiểu mê tín hay chọn ngày mình thích. Chẳng hạn một cô gái Việt nam vì nghèo và vì không được bảo vệ nhân phẩm, phải lấy một anh chồng ở nơi xa mà mình chẳng yêu cũng chẳng quen. Gặp nhau ba ngày, chuẩn bị hai ngày, tổ chức đám cưới một ngày, còn giờ đâu mà coi ngày coi tháng! Hay những anh chị em ở Thái Hà, chẳng biết sao mình phải ra toà (bởi vì hành vi là nhỏ như cọng cỏ của con thỏ và cũng chẳng xúc phạm đến ai). Thế là ngày được định là 5 tháng 12. Ngày đó họ không được “coi”, không được “chọn”, họ có muốn đổi cũng chẳng được. Nhưng thật lạ lùng, có một người muốn đổi ngày ấy. Người này muốn họ được xử vào ngày lành hơn của tháng tốt ấy. Người ấy là Mẹ của họ và cũng là Mẹ của chúng ta. Mẹ cũng là Mẹ của “tội nhân” mang tên Giêsu. Và tôi tin chắc chắn việc dời ngày xử vào đúng lễ Mẹ Vô Nhiễm là do Mẹ sắp xếp. Đây là niềm tin của riêng tôi, nhưng tôi có lý do để tin như thế. Bởi vì, như Cha Giám Tỉnh và các Cha DCCT đã không ngừng nhắc lại, ngày 8/12 là ngày Lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, là Bổn Mạng Hội Dòng Chúa Cứu Thế toàn cầu. Chúng ta không cần cắt nghĩa, chỉ biết đó là ngày của Mẹ, thế là lòng ta bình an.
Để cho Mẹ Thiên Chúa chọn ngày cho cuộc đời mình quả là việc đại phúc. Mẹ đã chọn ngày nào thì Mẹ sẽ chúc phúc cho vào đúng ngày ấy. Người Tây Phương rất sợ con số 13, vì họ cho là Giuđa trong bữa Tiệc Ly ngồi vị trí 13, nên vị trí ấy sẽ xui! Nhưng Mẹ Thiên Chúa chọn ngày 13 từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1917 để hiện đến với con cái loài người. Và ngày 13 tháng 10 hàng năm từ đó muôn dân long trọng mừng Mẹ, và chúng ta hưởng muôn phúc lành của Mẹ chính từ ngày ấy. Còn người trần gian đi coi ngày thì cứ nhầm lẫn cả lên. Có những đám cưới coi ngày trước cả năm rồi cưới xong chưa đầy năm thì… chuẩn bị đi coi ngày tiếp. Có những ngày quan trọng, đi mua nhà chẳng hạn, đi coi ngày để quyết định, coi ngày xong về thì có người đặt cọc trước rồi! Lại cũng có chuyện coi ngày chán chê về đến nhà mới tá hoả vì năm ấy lịch in sai ngày, báo chí cãi nhau ỏm tỏi. Vậy ngày nào tốt hơn? Ở Hà nội mùa lụt vừa rồi, có những đám cưới đã coi ngày trước, thấy ngày ấy tốt thật, đẹp thật, bỗng dưng nước dâng lên như Thuỷ Tinh đuổi Sơn Tinh, cô dâu chú rể phải đứng trên ghế để trốn Thuỷ Tinh giận dữ. Vậy là chú rể bỗng thành Sơn Tinh “vươn vai Phù Đổng”.
Ghi vài ý tưởng tản mạn về “ngày lành tháng tốt”, chúng tôi tin chắc chắn rằng ngày nào Thiên Chúa ban cho con người cũng là ngày tốt, nhưng những ngày Lễ của Mẹ bào giờ cũng là niềm hạnh phúc lớn lao cho đoàn con của Mẹ. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ bầu cử trước mặt Chúa, để công lý và hoàn bình có dịp biểu lộ qua những người con ưu tú của giáo xứ Thái Hà và của Giáo Hội Việt nam. Xin Mẹ cho họ vui vẻ, bình an, và qua họ, các vị chủ chăn can đảm hơn, tin tưởng hơn, để tất cả các chủ chăn trong Giáo Hội Việt nam có thể hãnh diện trước đoàn chiên Chúa giao phó cho mình.
Tôi có thói quen “coi ngày” mỗi khi quyết định làm việc gì quan trọng. Nhưng tôi không coi ngày kiểu mê tín dị đoan như người lương hay làm, tức là không tính ngày thìn tháng mão giờ dần… gì cả. Tôi chỉ muốn mình thực hiện điều ấy vào ngày Lễ của Chúa hay Lễ kính Đức Mẹ, hay ngày thứ tư kính Thánh Giuse. Tôi nghĩ đơn giản: làm việc gì trong ngày vui của Ba Đấng, lòng mình bình an hơn.
Chính vì thói quen ấy nên tôi vẫn nghĩ rằng những gì xảy đến vào ngày của Mẹ vẫn là những điều tốt đẹp nhất. Và nếu người ta gặp một điều không như ý họ mong muốn vào đúng ngày Lễ của Mẹ, thì điều đó cũng sẽ trở nên ơn phúc cho họ. Chúng ta có thể dẫn chứng bằng chính những biến cố xảy ra trong cuộc đời của Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận. Ngài gặp điều đau khổ, bị bắt bớ trong ngày của Mẹ, rồi được bình an, được trả tự do cũng vào ngày lễ của Mẹ, và sau đó là những ân huệ tuyệt vời cho cuộc đời ngài. Kết thúc cuộc đời của ngài là vinh quang mà không quyền lực nào ở thế gian có thể sánh được.
Đức tin dạy chúng ta rằng ngày nào cũng là ngày của Thiên Chúa vì thời giờ là của Chúa, tất cả được tạo thành bằng quyền năng của Ngài, và trọn vẹn bảy ngày một tuần lễ đều là ngày kỷ nệm những giai đoạn trong công trình sáng tạo và cứu chuộc. Nhưng Chúa cũng muốn đánh dấu những ngày trong năm bằng các kỷ niệm đặc biệt cho phù hợp với ký ức và ước muốn của con người, những tạo vật vẫn lệ thuộc vào thời gian trong khi chờ đợi ngày hồng phúc vĩnh cửu. Và do đó, chọn một ngày cho đẹp, cho lòng bình an là chuyện dễ hiểu.
Nhưng có những biến cố mà không ai “coi ngày” được, dù là coi theo kiểu mê tín hay chọn ngày mình thích. Chẳng hạn một cô gái Việt nam vì nghèo và vì không được bảo vệ nhân phẩm, phải lấy một anh chồng ở nơi xa mà mình chẳng yêu cũng chẳng quen. Gặp nhau ba ngày, chuẩn bị hai ngày, tổ chức đám cưới một ngày, còn giờ đâu mà coi ngày coi tháng! Hay những anh chị em ở Thái Hà, chẳng biết sao mình phải ra toà (bởi vì hành vi là nhỏ như cọng cỏ của con thỏ và cũng chẳng xúc phạm đến ai). Thế là ngày được định là 5 tháng 12. Ngày đó họ không được “coi”, không được “chọn”, họ có muốn đổi cũng chẳng được. Nhưng thật lạ lùng, có một người muốn đổi ngày ấy. Người này muốn họ được xử vào ngày lành hơn của tháng tốt ấy. Người ấy là Mẹ của họ và cũng là Mẹ của chúng ta. Mẹ cũng là Mẹ của “tội nhân” mang tên Giêsu. Và tôi tin chắc chắn việc dời ngày xử vào đúng lễ Mẹ Vô Nhiễm là do Mẹ sắp xếp. Đây là niềm tin của riêng tôi, nhưng tôi có lý do để tin như thế. Bởi vì, như Cha Giám Tỉnh và các Cha DCCT đã không ngừng nhắc lại, ngày 8/12 là ngày Lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, là Bổn Mạng Hội Dòng Chúa Cứu Thế toàn cầu. Chúng ta không cần cắt nghĩa, chỉ biết đó là ngày của Mẹ, thế là lòng ta bình an.
Để cho Mẹ Thiên Chúa chọn ngày cho cuộc đời mình quả là việc đại phúc. Mẹ đã chọn ngày nào thì Mẹ sẽ chúc phúc cho vào đúng ngày ấy. Người Tây Phương rất sợ con số 13, vì họ cho là Giuđa trong bữa Tiệc Ly ngồi vị trí 13, nên vị trí ấy sẽ xui! Nhưng Mẹ Thiên Chúa chọn ngày 13 từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1917 để hiện đến với con cái loài người. Và ngày 13 tháng 10 hàng năm từ đó muôn dân long trọng mừng Mẹ, và chúng ta hưởng muôn phúc lành của Mẹ chính từ ngày ấy. Còn người trần gian đi coi ngày thì cứ nhầm lẫn cả lên. Có những đám cưới coi ngày trước cả năm rồi cưới xong chưa đầy năm thì… chuẩn bị đi coi ngày tiếp. Có những ngày quan trọng, đi mua nhà chẳng hạn, đi coi ngày để quyết định, coi ngày xong về thì có người đặt cọc trước rồi! Lại cũng có chuyện coi ngày chán chê về đến nhà mới tá hoả vì năm ấy lịch in sai ngày, báo chí cãi nhau ỏm tỏi. Vậy ngày nào tốt hơn? Ở Hà nội mùa lụt vừa rồi, có những đám cưới đã coi ngày trước, thấy ngày ấy tốt thật, đẹp thật, bỗng dưng nước dâng lên như Thuỷ Tinh đuổi Sơn Tinh, cô dâu chú rể phải đứng trên ghế để trốn Thuỷ Tinh giận dữ. Vậy là chú rể bỗng thành Sơn Tinh “vươn vai Phù Đổng”.
Ghi vài ý tưởng tản mạn về “ngày lành tháng tốt”, chúng tôi tin chắc chắn rằng ngày nào Thiên Chúa ban cho con người cũng là ngày tốt, nhưng những ngày Lễ của Mẹ bào giờ cũng là niềm hạnh phúc lớn lao cho đoàn con của Mẹ. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ bầu cử trước mặt Chúa, để công lý và hoàn bình có dịp biểu lộ qua những người con ưu tú của giáo xứ Thái Hà và của Giáo Hội Việt nam. Xin Mẹ cho họ vui vẻ, bình an, và qua họ, các vị chủ chăn can đảm hơn, tin tưởng hơn, để tất cả các chủ chăn trong Giáo Hội Việt nam có thể hãnh diện trước đoàn chiên Chúa giao phó cho mình.
Thông Báo
Cáo phó: LM Giuse Phạm Tri Thức, SDB, mới từ trần tại Việt Nam
Salediêng Don Bosco VN
16:54 07/12/2008
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Đức Kitô tử nạn và phục sinh
Tỉnh Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco trân trọng kính báo:
Linh Mục Giuse Phạm Tri Thức, SDB
Đã được Chúa gọi về lúc 08g00 sáng Chúa Nhật 07.12.2008
tại Cộng Đoàn Sa-lê-diêng Đức Huy, hưởng dương 43 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH LỄ AN TÁNG
Nghi thức Tẩm liệm và Thánh lễ cầu nguyện tại Cộng đoàn Đức Huy lúc 08g00 sáng ngày 08.12.2008
Nghi thức di quan lúc 08:30 sáng thứ Tư ngày 10.12.2008
Thánh lễ An Táng tại Giáo xứ Đức Huy lúc 09:00 sáng thứ Tư ngày 10.12.2008
Chúng con kính xin Quí Bề Trên, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, các Anh Chị Em
thuộc các thành phần của Gia đình Sa-lê-diêng Don Bosco Việt Nam,
và mọi người hãy hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Cha Giuse sớm được hưởng nhan thánh Chúa.
Chúng con xin chân thành cảm tạ.
Kính báo,
Giám Tỉnh và các Anh Em Sa-lê-diêng Don Bosco Việt Nam.
Xin Quý Cha mang theo lễ phục Tím