Ngày 07-12-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ II Mùa Vọng. 10.12.2017
Lm Francis Lý văn Ca
02:03 07/12/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, tiên tri Isaia sẽ chuẩn bị tâm hồn chúng ta bước vào tuần thứ II của việc sửa soạn mừng lễ Chúa Giáng Sinh, bằng việc nêu lên chân dung của thánh Gioan Tiền Hô - còn gọi là Gioan Tẩy Giả - sứ giả dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Gioan Tiền Hô xuất hiện hôm nay với tư cách là một người được Thiên Chúa tuyển chọn, xuất hiện trước Đức Kitô, để chuẩn bị tinh thần dân chúng đón nhận Đấng Cứu Thế. Qua Kinh Thánh, chúng ta biết được Gioan là người bà con với Đức Kitô, Ngài là con của các vị thánh Giacaria và Isave, Ngài là vị tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, Ngài cũng là đấng làm môi giới chuyển tiếp giữa hai thời Cựu và Tân Ước.
Qua Lời Chúa hôm nay, Thánh Gioan Tiền Hô sẽ giúp mỗi người trong chúng ta chuẩn bị đời sống chính mình trong tư thế sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong Mùa Giáng Sinh năm nay.
Với những tư tưởng dẫn nhập, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh một vị thiên sai, tiên tri Isaia trình bày, sẽ mang đến cho nhân loại một thời kỳ đầy tự do và tình yêu thương trìu mến. Đó là hình ảnh một mục tử hiền hòa chăm sóc đàn chiên của mình.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô nhắc nhở các tín hữu trong thời đại của Ngài - và cho cả chúng ta hôm nay - thời gian Thiên Chúa đã ban cho mỗi người thật ngắn ngủi, có giới hạn. Hãy làm sao cho thời gian nầy có một ý nghĩa đích thực cho đời sống mai sau.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh Gioan Tiền Hô xuất hiện rao giảng sự thống hối cho người Dothái. Một số đông đã tin và nhận phép rửa nơi ông. Chúng ta cũng đang sửa soạn chờ ngày Chúa đến trong đêm Giáng Sinh, bằng việc chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa hứa ban ơn cho những ai kêu van Ngài với lòng thành tâm. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý cầu xin sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục…. hoặc Giám mục……. cùng các phẩm trật trong Giáo Hội. Xin Chúa ban cho các Ngài sức mạnh của Thánh Linh, để rao truyền cho thế giới Tin Mừng Ơn Cứu Độ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho giới trẻ, luôn ý thức sự hiên diện của Thiên Chúa Nhập Thế và Nhập Thể đang ở giữa họ. Xin cho những Cộng Đoàn Giáo Xứ luôn tìm được sụ nhiệt tâm phục vụ hăng say của họ trong những công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho cộng đoàn giáo xứ của chúng ta, trong những ngày chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, với sự giúp đỡ của các linh mục, sẽ làm hòa với Chúa và anh em qua việc lãnh nhận bí tích hòa giải ngõ hầu chúng ta sẽ chuẩn bị một máng cỏ xinh đẹp cho chính Con Thiên Chúa ngự đến. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho anh chị em sinh viên học sinh, đang miệt mài kinh sử chuẩn bị những ngày thi cử cuối niên học. Xin ban ơn trợ lực để họ vượt thắng những khó khăn và đạt nhiều thành công do sự chuyên cần của họ trong cả năm học. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt…. được vui hưởng một mùa xuân bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, thời gian Chúa ban cho chúng con, là chính thời gian Chúa kiên nhẫn đợi chờ chúng con trong tình thương. Xin Chúa giúp chúng con biết xử dụng thời gian của Mùa Vọng để ăn năn trở lại, đặc biệt là gặp gỡ Chúa qua bí tích hòa giải. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Sửa đổi
Lm Vũdình Tường
04:28 07/12/2017
Lụt lội thường gây thiệt hại nặng nề, nhà cửa ngập nước, đường xá vỡ lở, cầu cống trôi gẫy. Không gì thoát khỏi hư hại, giữ nguyên hình nếu vật ấy nằm trên đường nước lũ. Khi cơn lũ qua đi, còn lại là đổ nát, hoang tàn. Công việc quét dọn, sửa chữa bắt đầu. Quét dọn lũ lụt là việc làm cực nhọc, dơ bẩn nhưng cần phải làm sạch trước khi sửa chữa bắt đầu. Nếu không quét dọn sạch sẽ, xén tỉa kĩ càng việc sanh mầm, nảy nộc bị chậm trễ và thiệt hại sẽ tệ hơn.

Mùa vọng kêu gọi con người nhìn vào đời mình để sửa đổi lối sống bị ảnh hưởng bởi cơn lũ cuộc đời cuốn trôi. Nhìn lại đời mình. Xem lại mối giây tình cảm, cách đối xử của ta với Thiên Chúa và với tha nhân. Nếu đời sống nội tâm giầu ân sủng Chúa đó là dấu chỉ tuyệt vời, yên tâm tiến bước trên đường nhân đức; nếu đời sống nội tâm không tình Chúa, nghèo tình người, vì lí do nào đó, thì cần mạnh dạn sửa đổi, đổi lối sống cũ, đón lối sống mới. Đón bằng cách cầu nguyện thường xuyên hơn, tham dự các bí tích thánh, nhận thêm ân sủng Chúa làm giầu cuộc sống nội tâm. Thay đổi không phải tự chọn theo í riêng nhưng thay đổi lối sống mới dựa trên giáo huấn của Sứ Giả Thiên Chúa, Thánh Gioan Tẩy Giả. Thánh nhân dùng nhiều hình ảnh khác nhau kêu gọi sửa sang nội tâm. Hình ảnh trong hoang địa, hình ảnh sửa đường, hình ảnh thống hối, và hình ảnh đón nhận Thánh Thần Chúa.

Thánh nhân kêu gọi sống đơn giản. Chính ngài sống cuộc đời thật đơn giản, không sống nơi lầu đài cao sang nhưng chọn sa mạc, nơi hoang địa làm nhà, mặc áo da thú, ăn châu chấu với mật ong. Sống đơn giản không lệ thuộc vật chất, tiền tài níu kéo thời gian vì thế thánh nhân có nhiều thời giờ cho cuộc sống tâm linh. Sống đơn giản còn nói lên cuộc sống trần thế chỉ là cõi tạm, quê hương thật chính là Thiên Quốc nơi đó tình yêu chan hoà, lòng mến thiết tha và ân sủng dồi dào. Không dính bén vật chất, không lệ thuộc danh vọng thánh nhân có nhiều thời gian hướng tâm hồn lên Thiên Chúa và nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa giáng trần. Con Thiên Chúa không đến trần gian một mình nhưng có Thánh Thần Chúa cùng đồng hành và thánh nhân xác nhận rõ ràng khi Ngài tuyên bố Người đến sau Ngài nhưng quyền thế hơn và thanh tẩy ta trong Thánh Thần.

Con người chỉ có thể nhận biết Thánh Thần khi họ sống cuộc sống công chính, thánh thiện. Để sống công chính thánh thiện, thánh nhân kêu gọi sửa đổi lối sống. Ngài không kêu gọi thay đổi đường đi, lối bước bởi đường đi lối bước cũ bị tàn phá vì tội lỗi, kiêu căng nên cần canh tân, sửa đổi đường đi, lối bước cũ cho trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Lối sống cũ thánh nhân mượn hình ảnh trong hoang địa nói lên cảnh sống tàn ác của dã thú. Trong hoang địa, dã thú đối xử với nhau bằng nanh vuốt, mạnh được yếu thua. Nhanh chân thì thoát, chậm chân tàn đời. Trong hoang địa thú mạnh mang sợ hãi cho thú yếu và nanh vuốt là lối sống hàng ngày. Con người đôi khi cũng đối xử với nhau bằng những câu nói cắt đứt tình người, cũng có lái lườm nguýt đụng chạm, làm con tim rỉ máu. Cũng có cảnh dùng tiền sai khiến, dùng quyền răn đe, doạ nạt người. Lối sống nịnh trên, đè dưới cần phải sửa đổi. Trong hoang địa thú nhỏ thường đi trên đường mòn cong queo, khúc ngoắt cộng thêm những hang lỗ phòng khi gặp nguy hiểm thú nhỏ nhanh chân trốn thoát tầm nã và móng vuốt săn của thú mạnh hơn. Cuộc sống tâm linh cũng cần có lối thoát khi gặp các cơn cám dỗ mạnh có khả năng làm cho ta sa ngã. Bảo vệ đời sống tâm linh tốt lành nhất là dựa vào lòng thương xót Chúa, tìm đến Chúa làm nơi ẩn thân bởi có Chúa ở cùng ta, ai có thể làm hại ta.
Mùa vọng là mùa đến gần Chúa hơn và con người chỉ có thể đến gần Chúa qua học hỏi Lời Chúa, qua cầu nguyện, và qua bí tích. Mùa Vọng là mùa an nghỉ trong Chúa, tịnh dưỡng trong Ngài để tâm hồn được thảnh thơi, tinh thần thoải mái và thân xác được xả hơi. Thánh Gioan không kêu gọi làm con đường mới, Ngài kêu gọi sửa lại con đường cũ, đổi mới con đường đang đi bị tội lỗi làm hư hỏng, kiêu ngạo làm chướng ngại vật và cái tôi là rào cản canh tân, hoà giải. Thực hiện điều đó chính là nghe tiếng nói của Thánh Thần Chúa rất nhỏ nhẹ nhắn nhủ, kêu gọi ta trở về con đường công chính. Không có Thánh Thần Chúa trợ lực rất khó có thể thay đổi tính xấu, thói đam mê sa đoạ. Chúng ta nhận Thánh Thần Chúa khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy và Thánh Thần luôn gần kề, cùng đồng hành. Hãy cộng tác cùng Thánh Thần sửa đổi để tâm hồn có bình an, thay đổi trở thành tạo vât mới trong Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều cao trọng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương ĐCV Vinh Thanh
07:53 07/12/2017
Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12)

Hôm nay cùng với toàn thể Hội Thánh, chúng ta mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bài Tin Mừng mà chúng ta đọc trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin, một biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một số điểm đáng quan tâm.

1- Điều vĩ đại ở trong âm thầm

Trước hết, biến cố truyền tin chứa đựng một điều rất đặc biệt về thời điểm quyết định cho vận mệnh nhân loại, giây phút Thiên Chúa trở thành người, giây phút thu hút sự chú ý và khiến chúng ta phải suy tư, vì nó xảy ra trong một sự thing lặng vĩ đại. Cuộc gặp gỡ giữa thiên sứ và Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm diễn ra mà không một ai chứng kiến, không ai biết, không ai nói về nó. Nếu biến cố này xảy ra trong thời đại chúng ta, có lẽ nó không xuất hiện trên các trang báo, tạp chí hay mạng internet, bởi lẽ, nó là một mầu nhiệm xảy ra trong âm thầm và thinh lặng. Một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào! Một chương trình quan trọng được chuẩn bị và thực hiện từ một con người rất khiêm tốn. Điều này cho thấy rằng biến cố thực sự vĩ đại thường xảy ra mà không ai nhìn thấy và sự thinh lặng yên bình thường mang lại nhiều hoa trái hơn những hoạt động phô trương, rùm beng bên ngoài. Sự ồn ào náo nhiệt là đặc trưng nơi các thành phố hôm nay, và cũng là đặc trưng của Giêrusalem thời đó. Những bận rộn làm cho chúng ta không còn khả năng dừng lại, sống yên tỉnh, để lắng nghe tiếng nói của thinh lặng mà trong đó Chúa luôn nhắc bảo chúng ta bằng những tiếng nói thầm kín của Người. Trong ngày đó, Đức Maria đã lắng nghe lời loan báo của Thiên Thần, Mẹ là người hoàn toàn tỉnh lặng và luôn sẵn sàng để lắng nghe Chúa. Không hề có một cản trở nào nơi Mẹ; không hề có những bức tường, không hề có một điều gì ngăn cách Mẹ khỏi Thiên Chúa. Đây là kết quả của ơn thụ thai vô nhiễm nguyên tội: tương quan của Mẹ với Thiên Chúa không còn một sự rạn nức nào dầu nhỏ bé nhất; không hề có sự phân chia nào, không hề có bóng tối của ích kỷ, nhưng hoàn toàn là một sự hòa điệu tuyệt hảo: trái tim nhân loại nhỏ bé của Mẹ được cùng đập với trái tim vĩ đại của Thiên Chúa. Như thế, khi cử hành biến cố này, trước hết chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không thể lắng nghe tiếng Chúa trong cảnh ồn ào huyên náo; chúng ta không thể đón nhận chương trình của Người cho đời sống cá nhân cũng như xã hội nếu chúng ta chỉ dừng lại ở bề mặt của các sự việc, nhưng chúng ta hạ mình xuống ở mức sâu hơn, nơi mà những sức mạnh luân lý và đạo đức đang hoạt động, chứ không phải là sức mạnh của chính trị và kinh tế. Vì thế, Đức Maria mời gọi chúng ta hạ mình xuống để đặt mình trong sự hòa điệu với hành động của Thiên Chúa.

2- Tình yêu lớn hơn ích kỷ

Chúng ta chuyển sang điểm thứ hai quan trọng hơn: Đức Maria Vô Nhiễm chỉ chúng ta biết rằng ơn cứu độ của thế giới không phải là công trình của con người, của khoa học, của kỷ thuật, của ý thức hệ, nhưng nó đến từ ân sủng Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Ân sủng là tình yêu trong sự nguyên tuyền và đẹp đẽ của nó, chính là Thiên Chúa như được mạc khải trong lịch sử cứu độ, được Kinh Thánh kể lại và được hoàn thành trong Chúa Giêsu Kitô. Đức Maria được gọi là “Đấng đầy ân sủng” (Lc 1,28) và với căn tính này, Mẹ nhắc nhở chúng ta về sự tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống mình và trong lịch sử của thế giới, Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi, nó có thể khỏa lấp mọi lỗ hổng mà lòng ích kỷ đã để lại trong lịch sử của con người, của các gia đình, các quốc gia trên thế giới. Những lỗ hổng này có thể trở thành một dạng của hỏa ngục mà trong đó đời sống con người bị rơi vào hư vô, không còn ý nghĩa và không còn ánh sáng. Những phương dược sai lầm mà thế gian đề nghị để lấp đầy những lỗ hổng này, chẳng hạn như là sử dụng thuốc phiện, hưởng lạc, trong thực tế chỉ đưa con người rơi vào vực thẳm sâu hơn. Chỉ có tình yêu mới có thể cứu độ chúng ta khỏi mọi sự sụp đổ này, nhưng không phải bất cứ tình yêu nào đều có thể cứu độ, mà chỉ một tình yêu nhờ ân sủng Thiên Chúa đã biến đổi thành tinh tuyền và làm mới mẻ, tình yêu này có thể mang lại luồng khí ôxy mới, bầu khí trong lành, năng lực mới của sự sống vào các buồng phổi đã bị nhiễm đầy bởi những khí độc tội lỗi. Đức Maria nói với chúng ta rằng con người dù có rơi xuống sâu bao nhiêu, thì cũng không quá sâu đối với Thiên Chúa, Đấng đã xuống thật sâu trong cõi âm ty; dẫu trái tim người có hẹp hòi đến bao nhiêu, nhưng Thiên Chúa vẫn luôn luôn “vĩ đại hơn trái tim chúng ta” (1 Ga 3,20). Làn gió nhẹ của ân sủng có thể xóa tan những đám mây đen tối nhất, làm cho cuộc đời đẹp hơn, phong phú và ý nghĩa hơn, ngay cả trong những hoàn cảnh bất nhân nhất.

3- Giêsu, niềm vui lớn nhất

Giờ đây chúng ta đi đến điểm thứ ba là điều mà Đức Maria Vô Nhiễm nói với chúng ta: Mẹ nói với chúng ta về niềm vui, một niềm vui thực sự tràn ngập tâm hồn vắng bóng tội lỗi. Tội lỗi mang lại buồn phiền, nó làm cho chúng ta khép kín trong chính mình. Ân sủng mang lại cho tâm hồm niềm vui đích thực. Niềm vui đó không phụ thuộc vào những điều chúng ta có, nhưng đúng hơn nó phát xuất từ trong sâu thẳm nhất của con người, không có gì và không ai có thể lấy đi được. Kitô giáo một cách chính yếu là “tin mừng,” “tin vui”, dẫu một số người nghĩ rằng Kitô giáo là sự cản trở niềm vui, bởi vì họ thấy trong đó một sưu tập những điều cấm chế và luật lệ. Trong thực tế, Kitô giáo là lời loan báo về chiến thắng của ân sủng trên tội lỗi, về sự sống trên sự chết. Và nếu Kitô giáo đòi hỏi sự hy sinh và kỷ luật của lý trí, con tim và cách hành xử, đó là điều chính đáng, bởi vì trong con người luôn có những gốc rễ độc tố ích kỷ, nó làm tổn hại đến chính mình cũng như người khác. Vì thế, thật cần thiết để học phải nói không với tiếng nói của ích kỷ và để học nói có với tiếng nói của tình yêu đích thực. Đức Maria được đổ tràn niềm vui bởi vì trong trái tim Mẹ không có bóng tối của tội lỗi. Niềm vui này cùng hiện hữu với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc đời Mẹ: Chúa Giêsu được đầu thai và được cưu mang trong cung lòng Mẹ, từ đó, người con trẻ đó được phó thác cho sự chăm sóc của Mẹ, trở thành một thiếu niên, một thanh niên và người trưởng thành; khi có Chúa Giêsu trong gia đình, Mẹ đã trải qua từng giai đoạn với niềm tin, cho đến thập giá và phục sinh: Chúa Giêsu là niềm vui của Đức Maria và là niềm vui của Hội Thánh, của tất cả chúng ta.

Trong Mùa Vọng này, xin Đức Maria Vô Nhiễm dạy chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa đang nói trong thinh lặng; để đón nhận ân sủng Ngài, ân sủng đó giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi mọi sự ích kỷ; nhờ đó chúng ta được tận hưởng niềm vui đích thực với Con Mẹ. Lạy Đức Maria Vô Nhiễm, Đấng đầy ân sủng, xin cầu cho chúng con. Amen!

 
Chúa Nhật II Vọng –B
Lm Jude Siciliano, OP
08:07 07/12/2017
Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 84; 2 Phêrô 3: 8-14; Máccô 1: 1-8

Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh là thời gian đặc biệt trong Giáo hội, vì chúng ta mừng sự hiện diện của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong đời sống chúng ta. Tuần vừa qua, chúng ta được nhắc nhở là nên tỉnh thức và coi chừng ngày Đức Chúa ngự đến "Hãy coi chừng! Hãy tỉnh thức!". Đó là lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ (Mc 13: 33) Dấu chấm than dùng ở đây nhắc đến việc cấp bách phải không? Mùa Vọng nhắc chúng ta là chúng ta sẽ không thấy sự hiện diện của Chúa Kitô ngay bây giờ ở giữa chúng ta, nếu chúng ta ngóng trông tìm kiếm Ngài.

Các bài sách hôm nay nói thêm vào tin tuần trước. Không phải chúng ta chỉ coi chừng mà chúng ta còn sống đời sống đó nữa. Không phải chúng ta chỉ để đời sống chúng ta chìm đi lặng lẽ, mà chúng ta phải làm như ông Gioan Tẩy Giả nói là " Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa ".

Ông Gioan lập lại lời ngôn sứ Isaia nói với chúng ta "có tiếng người hô trong hoang địa! Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa". Đến đây, tôi muốn nhìn lại cuộc đời tôi, và đời sống trên thế giới nơi tôi sinh sống và tôi tự hỏi: nơi hoang địa trong đời tôi là chỗ nào? Tôi đã làm gì phung phí thì giờ và năng lực của tôi theo đuổi những việc phù phiếm? Tôi đã phung phí thời giờ cho việc kinh doanh, mất nhiều thời gian cho việc giải trí, và biết bao nhiêu những ưu tu lộn xộn trong đầu chúng ta. Tôi đã lãng phí bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên? Và biết bao việc sẽ thêm vào đó như những lãng phí thờì gian, năng lực, và nguồn lợi của mình.

Những lúc này chúng ta nghĩ đến những phung phí. Chúng ta đã được nghe lời thức tỉnh của ngôn sứ Isaia: "Trong hoang địa, hãy dọn đường của Đức Chúa chúng ta". Mùa Vọng kêu gọi chúng ta dọn dẹp việc làm của chúng ta và sửa đường lối cho ngay thẳng. Không phải là lúc bàn cãi, hay thưa với Thiên Chúa xin Ngài hành động cho chúng ta. Thiên Chúa đã sẵn sàng với chúng ta. Ngôn sứ Isaia nói rõ thánh ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói với ngôn sứ "Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn".

Thiên Chúa sẵn sàng hành động cho chúng ta, hàn gắn vết thương , và tha tội lỗi của chúng ta. Nhưng, trong lúc chúng ta chưa đáng được sự hài lòng của Thiên Chúa đối với chúng ta, thì chúng ta cần phải biết chúng ta sẽ phải làm gì để dọn sẵn con đường của Đức Chúa. Chúng ta có thể làm gì để "thức tỉnh" đón Đức Chúa đến?

Ngôn sứ Isaia đề nghị việc dọn đường. Thời xưa, mỗi khi một vị vua chúa muốn thăm một thành trì, thì dân chúng trong thành dọn dẹp đường sá để cho vị vua chúa đi qua được êm đẹp, không gồ ghề. Còn chúng ta, chúng ta phải dọn dẹp đường sá nào trong Mùa Vọng này? Thung lũng nào cần bồi đắp? Núi đồi nào chận đường trong đời sống chúng ta cần được san phẳng? Lề đường nào cần được dọn dẹp?

Nếu chúng ta dọn dẹp đường lối chúng ta thì ngôn sứ hứa "Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cũng được thấy". Vinh quang là từ ngử rất quan trọng trong Cựu và Tân Ước. Theo tiếng Do thái, vinh quang có nghĩa là "trọng tâm" hay "quan trọng". Nói về Thiên Chúa thì vinh quang ám chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa cho người phàm. Khi chúng ta có kinh nghiệm như thế về Thiên Chúa, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa. Có kinh nghiệm vinh quang của Thiên Chúa sẽ thay đổi chúng ta. Không những chúng ta có kinh nghiệm, mà người khác cũng sẽ biết sự "quan trọng" của Thiên Chúa qua kinh nghiệm của chúng ta.

Các bài sách đọc hôm nay có một sự quan trọng nói đến việc thay đổi. Thí dụ như thánh Phêrô khuyến khích chúng ta "phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao" Ông Gioan Tẩy Giả kêu gọi người ta "chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội". Khi chúng ta nghe từ "sám hối" chúng ta có thể có cảm nghĩ về từ đó. Nói thật ra, chúng ta có thể nói là "chúng ta không phải là người xấu". Thật vậy. Phải chăng hôm nay chúng ta đến nhà thờ, nghe Lời Thiên Chúa, cầu nguyện và sẵn sàng rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Chắc là tất cả chúng ta đều có lỗi, nhưng, trong căn bản, chúng ta là những người tốt, và chúng ta đã làm hết sức chúng ta. Đường lối chúng ta được thẳng, thung lũng chúng ta không sâu mấy, núi đồi chúng ta không cao mầy.

Nhưng, Lời Chúa trong những tuần đầu Mùa Vọng kêu gọi chúng ta hãy xem xét kỹ trong đời sống chúng ta. Cách đây vài hôm, tôi dọn dẹp ít sách trong kệ sách, và thấy bụi đóng đầy bên trong. Vì tôi dọn nên mới trông thấy bụi. Đó là bài học cho đời sống tôi. Tôi cần phải dời ít đồ đạc, sửa soạn lại, mới trông thấy bụi và chùi dọn. Isaia nói như thế này: "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa". Ông Gioan Tấy Giả nói "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi". Theo việc tôi dọn sách của tôi, chúng ta có thể nói "hãy chùi dọn bụi bặm và sắp xếp ngay thẳng cho Mùa Vọng năm nay".

Tội lỗi và những thiếu sót của "người tốt" như chúng ta không trông thấy rõ ràng cho đến khi chúng ta có dịp ngừng lại và xem xét. Đó là điều chúng ta làm trong Mùa Vọng. Hãy nhìn những thái độ vô tư đối vói sự dữ xung quanh chúng ta: nhũng thái độ yên tâm làm chúng ta khác kẻ khác; các cử chỉ lo lắng về những điều chúng ta ham muốn nhất là trong mùa mua bán này; thái độ thiếu suy nghĩ và thiếu tạ ơn Thiên Chúa về bao nhiêu điều tử tế đối với chúng ta; thái độ không chú trọng đến người khác để thay đổi thế giới chúng ta; thái độ tránh né không giúp đở những người cần đến chúng ta.

Đây không phải là mười điều răn. Nhưng, trong Mùa Vọng chúng ta hãy xét mình lại. Trong đời sống của bạn, bạn sẽ thêm gì về những thung lũng cần được bồi đắp, về những đồi núi cần được san bằng, và những đường lối cần làm ngay thẳng? Đây có thể không phải là những tội lỗi lớn lao, nhưng cần phải nghĩ đến trong khi chúng ta dọn đường của Đức Chúa phải không?


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd ADVENT (B)
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8

Advent and Christmas are special times for us in the church because we celebrate God’s present and coming active presence in our lives. We were reminded last week to stay awake and alert to the Lord’s coming. "Be watchful! Be alert!" Jesus told his disciples (MK 13:33). Don’t the exclamation points convey a sense of urgency? Advent reminds us we will not see the presence of Christ already among us, and coming, unless we are alert and looking for him.

Today’s readings further that message. Not only are we to be alert, we must tend to our lives. Not only must we not doze our way through life, we must, as the Baptist proclaims in the desert, "make straight his paths."

John was echoing what the prophet Isaiah says to us today, "In the desert prepare the way of the Lord! Make straight in the wasteland a highway for our God." At this point I would look over my life, and the life of the world in which I live, to ask: "Where in my life is the ‘wasteland?’" How am I wasting my time and energies on frivolous pursuits and things? How do I waste my days in busyness, distractions and entertainment? What waste clutters my mind? How much of the resources of the planet do I waste and cast aside? What else would you add to your list of "waste" – wasted time, energy and resources?

Having dwelt in our own wasteland for these moments, we are ready to hear the wake-up call of the prophet. "In the desert prepare the way of the Lord! Make straight in the wasteland a highway for our God." Advent calls us to clean up our acts and straighten things up. It is not a time to bargain or convince God to act on our behalf. God is already well disposed towards us. The prophet is quite clear what God’s intentions are. God tells the prophet, "Speak tenderly to Jerusalem and proclaim to her that her service is at an end, her guilt is expiated."

God is ready to act on our behalf, heal our wounds and forgive our sins. But while we can’t earn God’s pleasure towards us, it is always a given, what then can we do to prepare God’s way? What can we do to "wake up" to God’s coming?

The prophet suggests a road construction job. In ancient times when a dignitary or ruler would visit a city, the townspeople would fix the roads to make the royal person’s entrance smooth. What roadwork do we need to do this Advent? What valleys and empty places need filling in? What mountains, obstacles, to God in our lives, need leveling? What rough edges need smoothing?

If we tend to our "roadwork," Isaiah promises, "Then the glory of the Lord will be revealed and all peoples shall see it together." Glory is an important word in both testaments. The Hebrew for glory means "weight," or "importance." Applied to God it refers to God’s visible manifestations to humans. When we have such an experience of God we respond by giving glory to God. Experiencing God’s glory will transform us. Not only will we have the experience, but others will come to know God’s "weight and importance" through experiencing us.

There is a strong appeal in today’s readings to change. For example, Peter urges us to "conduct yourselves in holiness and devotion." The Baptist proclaimed, "a baptism of repentance for the forgiveness of sins." When we hear the word "repent" we may not be moved by it. "After all," we might say, "I’m not a bad person." True enough. Aren’t we here at church, listening to God’s Word, praying and getting ready to receive Christ in his body and blood? Don’t we do our jobs faithfully and honestly? Aren’t we trying to be the best parents and grandparents we can be? Don’t we work hard at school and treat our friends fairly? We all have faults, for sure, but we’re basically good and decent people, doing our best. Our paths are pretty straight, our valleys not too deep, our mountains not too high.

But the Word of God these first weeks of Advent invites us to look more closely at our lives. The other day I moved some books on my bookshelf and saw the dust that had accumulated behind them since I last touched them That’s a lesson for my life. I need to move a few things around, make some adjustments and do some dusting. Isaiah said it in his way, "Make straight in the wasteland a highway for our God." John the Baptist says it in his way, "Prepare the way of the Lord, make straight his paths." In light of my book-moving experience we might say, "Do some dusting and straighten up this Advent"

The sins and missteps of "good people" like us aren’t very obvious until we take an opportunity to pause for a closer look. That’s what we do in Advent. Take a closer look at: our complacency at the evils around us; our smugness that sets us apart from others; our preoccupation with wants, especially during this buying season; our negativity and lack of gratitude for God’s many acts of kindness; our unwillingness to work with others to make changes in our world; our holding back from someone in need.

These are not listed in the 10 Commandments, but it’s Advent, take a look around. In your life what would you add to the list of valleys that need filling in; mountains that should be made low; and roads that need straightening? These might not make the list of "big sins," but they still call out for attention, as we prepare the way of the Lord?
 
Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
11:29 07/12/2017
Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B

Sau khi Nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế. Nhưng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến, Thiên Chúa đã thiết lập một dân riêng, đó là dân Do thái. Qua các thời kỳ lịch sử, Thiên Chúa đã sai các vị lãnh đạo đến để chăn dắt dân riêng Ngài đã tuyển chọn. Đặc biệt, Ngài sai các vị tiên tri đến để nhắc nhở cho dân thực hiện các điều họ đã cam kết với Thiên Chúa trong giao ước và loan báo ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Cứu Thế. Và để lãnh nhận ơn cứu độ qua Đấng Cứu Thế, dân Chúa luôn luôn phải sống trong tư thế sẵn sàng. Trong tinh thần đó, khoảng gần 700 trước khi Đấng Cứu Thế đến, tiên tri Isaia đã mời gọi dân riêng chuẩn bị đón Chúa đến bằng cách: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng.”(Is 40, 3-4).

Lời mời gọi đó được Thánh Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước, lặp lại trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng.”(Mc 1,3). Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Gioan Tiên Hô. Ngài có sứ mạng trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế ngự đến. Ngài đã chu toàn sứ mạng đó bằng lời nói, việc làm và cả cái chết.

Sống trong tâm tình của Mùa vọng, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi tiếp tục sứ mạng của các tiên tri, của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng ta có thể thực hiện sứ mạng đó bằng cách dọn đường để Chúa đến với chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể thực hiện sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân.

Thứ nhất, dọn đường để Chúa đến với bản thân: Chúa đã đến với chúng ta ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúa lại đến với chúng ta khi chúng ta cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích hay qua Lời Chúa. Nhưng Chúa lại rời khỏi chúng ta khi chúng ta phạm tội mất lòng Chúa. Bởi vì, khi chúng ta phạm tội thì con đường thiêng liêng giữa chúng ta với Chúa và giữa ta với tha nhân sẽ bị ngăn cách: Ngăn cách do lồi lõm bởi tính tham lam ích kỷ, sự giận hờn, chia rẽ, bất hòa, ghen ghét, đố kỵ và danh lợi thú; ngăn cách do quanh co bởi sự giả hình, dối trá; ngăn cách do gồ ghề bởi những lời nói hay thái độ độc ác, tàn nhẫn với tha nhân...Vì thế, để Chúa tiếp tục trở lại, cần phải khai thông những ngăn cách đó bằng việc nhận ra tội lỗi của mình và thành tâm sám hối. Hãy làm như kẻ trộm lành trên thánh giá nhận ra tội lỗi của mình và xin Đức Giêsu tha thứ: “Lạy Ngài, khi nào về Nước trời, xin nhớ đến tôi” (x. Lc 23, 40-43). Hãy làm như Da-kêu, sám hối bằng cách đền bù những sai phạm của mình trong quá khứ: “đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” (Lc 18,9). Thực hành được như thế, Chúa sẽ tiếp tục trở lại với tâm hồn chúng ta. Khi được Chúa trở lại với tâm hồn, chúng ta hãy quyết tâm sống gắn bó với Chúa. Khi chúng ta sống gắn bó với Chúa, Chúa sẽ thúc đẩy chúng ta đến với tha nhân.

Thứ đến, dọn đường để Chúa đến với tha nhân: Sau khi dọn đường để Chúa đến với bản thân, chúng ta còn phải có sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Chồng có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với vợ và ngượi lại. Cha mẹ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với con cái. Cha xứ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với giáo dân. Người Kitô hữu có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với người lương dân. Dọn đường bằng cách nào? Dọn đường bằng lời nói, bằng chứng tá đời sống.

Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng lời nói: Về vấn đề này, chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài đã dọn đường cho Chúa đến với tha nhân bằng cách dùng lời nói để giảng dạy và khuyên bảo mọi tầng lớp trong xã hội thời bấy giờ. Ngài kêu mời họ chịu phép rửa tỏ lòng thống hối để lãnh nhận ơn tha tội (x. Lc 3,3). Ngài mời gọi đám đông: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” (lc 3,11). Ngài mời gọi những người thu thuế: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” (Lc 3,13). Ngài mời gọi các binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”(Lc 3,14). Để giúp các Biệt phái nhận ra sự giả hình, gian dối của họ, Ngài không ngần ngại gọi họ là “loài rắn độc” và mời gọi họ “hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối.” (x. Ga 3,7-9). Cuối cùng, Ngài đã thà chấp nhận ngồi tù và kể cả cái chết chứ không thể im lặng trước tội loạn luân của vua Hêrôđê (x. Ga 3,19-20). Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Ngài giới thiệu cho các môn đệ rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29). Ngài còn giới thiệu và để cho các môn đệ của mình đi theo Đức Giêsu (x. Ga 1,35-37). Ngài còn khiêm tốn nói về Đức Giêsu rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (Ga 1,30).

Chúng ta hãy bắt chước thánh Gioan Tẩy Giả biết dùng lời nói để dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Vì hiện nay vẫn có nhiều người chưa nhận biết Chúa vì họ chưa bao giờ nghe nói về Chúa. Thánh Phaolô đã nói trong thư Rôma rằng: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14). Vì thế, mỗi người chúng ta có trách nhiệm rao giảng về Chúa cho mọi người và trong mọi nơi mọi lúc: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (2 Tm 4,2).

Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng chứng tá đời sống: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã khẳng định: “Con người thời đại này thích nghe những chứng nhân hơn là những nhà giảng thuyết, và nếu họ có nghe những nhà giảng thuyết là chỉ vì những nhà giảng thuyết là những chứng nhân”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở thành thầy dạy và chứng nhân. Trước khi công khai rao giảng về sự sám hối, Ngài đã vào sa mạc để tĩnh tâm, sống thân mật với Thiên Chúa bằng cuộc sống khắc khổ: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ngài nói những gì Ngài đã sống. Ngài khiêm tốn khi nói về Đức Giêsu rằng: “Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (Ga 1, 27). Ngài nói về sự thật, bênh vực cho sự thật và chết cho sự thật (x. Mc 6,17-29).

Chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả để giới thiệu Chúa cho tha nhân bằng đời sống đạo của chúng ta. Hãy sống công bằng, thành thật trong một xã hội đầy dẫy bất công và sự dối trá lừa lọc. Hãy sống chung thủy vợ chồng trong một xã hội chủ trương ly dị, phóng khoáng. Hãy sống bác ái, yêu thương trong một xã hội vô cảm, thiếu vắng tình người. Thực hành được như vậy, chúng ta sẽ dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Mẹ Têrêxa kể rằng: “Có một người đàn ông sau khi đã quan sát rất kỹ lượng chị nữ tu băng bó cho người hấp hối một cách trìu mến và vui vẻ đã nói với tôi: ‘ngày hôm nay khi đến đây, tôi không có chút lòng tin vào Thiên Chúa, trái lại tâm hồn tôi đầy căm ghét Người. Nhưng bây giờ sắp rời khỏi nơi đây, tôi đã là người tin Chúa. Tôi đã thấy tình thương của Chúa được biểu lộ bằng những hành động như thế nào. Qua đôi bàn tay của chị nữ tu kia, qua bộ điệu của chị, qua sự trìu mến của chị với người hấp hối cùng cực, tôi đã thấy tình yêu của Thiên Chúa bao phủ người khốn cực này như thế nào, và bây giờ tôi tin.’”

Ước gì, tâm hồn của chúng ta luôn có Chúa ở cùng để từ đó lời nói và việc làm của chúng ta dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều cao trọng - Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:20 07/12/2017
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều cao trọng
Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12)

Hôm nay cùng với toàn thể Hội Thánh, chúng ta mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bài Tin Mừng mà chúng ta đọc trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin, một biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một số điểm đáng quan tâm.
1- Điều vĩ đại ở trong âm thầm
Trước hết, biến cố truyền tin chứa đựng một điều rất đặc biệt về thời điểm quyết định cho vận mệnh nhân loại, giây phút Thiên Chúa trở thành người, giây phút thu hút sự chú ý và khiến chúng ta phải suy tư, vì nó xảy ra trong một sự thing lặng vĩ đại. Cuộc gặp gỡ giữa thiên sứ và Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm diễn ra mà không một ai chứng kiến, không ai biết, không ai nói về nó. Nếu biến cố này xảy ra trong thời đại chúng ta, có lẽ nó không xuất hiện trên các trang báo, tạp chí hay mạng internet, bởi lẽ, nó là một mầu nhiệm xảy ra trong âm thầm và thinh lặng. Một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào! Một chương trình quan trọng được chuẩn bị và thực hiện từ một con người rất khiêm tốn. Điều này cho thấy rằng biến cố thực sự vĩ đại thường xảy ra mà không ai nhìn thấy và sự thinh lặng yên bình thường mang lại nhiều hoa trái hơn những hoạt động phô trương, rùm beng bên ngoài. Sự ồn ào náo nhiệt là đặc trưng nơi các thành phố hôm nay, và cũng là đặc trưng của Giêrusalem thời đó. Những bận rộn làm cho chúng ta không còn khả năng dừng lại, sống yên tỉnh, để lắng nghe tiếng nói của thinh lặng mà trong đó Chúa luôn nhắc bảo chúng ta bằng những tiếng nói thầm kín của Người. Trong ngày đó, Đức Maria đã lắng nghe lời loan báo của Thiên Thần, Mẹ là người hoàn toàn tỉnh lặng và luôn sẵn sàng để lắng nghe Chúa. Không hề có một cản trở nào nơi Mẹ; không hề có những bức tường, không hề có một điều gì ngăn cách Mẹ khỏi Thiên Chúa. Đây là kết quả của ơn thụ thai vô nhiễm nguyên tội: tương quan của Mẹ với Thiên Chúa không còn một sự rạn nức nào dầu nhỏ bé nhất; không hề có sự phân chia nào, không hề có bóng tối của ích kỷ, nhưng hoàn toàn là một sự hòa điệu tuyệt hảo: trái tim nhân loại nhỏ bé của Mẹ được cùng đập với trái tim vĩ đại của Thiên Chúa. Như thế, khi cử hành biến cố này, trước hết chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không thể lắng nghe tiếng Chúa trong cảnh ồn ào huyên náo; chúng ta không thể đón nhận chương trình của Người cho đời sống cá nhân cũng như xã hội nếu chúng ta chỉ dừng lại ở bề mặt của các sự việc, nhưng chúng ta hạ mình xuống ở mức sâu hơn, nơi mà những sức mạnh luân lý và đạo đức đang hoạt động, chứ không phải là sức mạnh của chính trị và kinh tế. Vì thế, Đức Maria mời gọi chúng ta hạ mình xuống để đặt mình trong sự hòa điệu với hành động của Thiên Chúa.
2- Tình yêu lớn hơn ích kỷ
Chúng ta chuyển sang điểm thứ hai quan trọng hơn: Đức Maria Vô Nhiễm chỉ chúng ta biết rằng ơn cứu độ của thế giới không phải là công trình của con người, của khoa học, của kỷ thuật, của ý thức hệ, nhưng nó đến từ ân sủng Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Ân sủng là tình yêu trong sự nguyên tuyền và đẹp đẽ của nó, chính là Thiên Chúa như được mạc khải trong lịch sử cứu độ, được Kinh Thánh kể lại và được hoàn thành trong Chúa Giêsu Kitô. Đức Maria được gọi là “Đấng đầy ân sủng” (Lc 1,28) và với căn tính này, Mẹ nhắc nhở chúng ta về sự tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống mình và trong lịch sử của thế giới, Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi, nó có thể khỏa lấp mọi lỗ hổng mà lòng ích kỷ đã để lại trong lịch sử của con người, của các gia đình, các quốc gia trên thế giới. Những lỗ hổng này có thể trở thành một dạng của hỏa ngục mà trong đó đời sống con người bị rơi vào hư vô, không còn ý nghĩa và không còn ánh sáng. Những phương dược sai lầm mà thế gian đề nghị để lấp đầy những lỗ hổng này, chẳng hạn như là sử dụng thuốc phiện, hưởng lạc, trong thực tế chỉ đưa con người rơi vào vực thẳm sâu hơn. Chỉ có tình yêu mới có thể cứu độ chúng ta khỏi mọi sự sụp đổ này, nhưng không phải bất cứ tình yêu nào đều có thể cứu độ, mà chỉ một tình yêu nhờ ân sủng Thiên Chúa đã biến đổi thành tinh tuyền và làm mới mẻ, tình yêu này có thể mang lại luồng khí ôxy mới, bầu khí trong lành, năng lực mới của sự sống vào các buồng phổi đã bị nhiễm đầy bởi những khí độc tội lỗi. Đức Maria nói với chúng ta rằng con người dù có rơi xuống sâu bao nhiêu, thì cũng không quá sâu đối với Thiên Chúa, Đấng đã xuống thật sâu trong cõi âm ty; dẫu trái tim người có hẹp hòi đến bao nhiêu, nhưng Thiên Chúa vẫn luôn luôn “vĩ đại hơn trái tim chúng ta” (1 Ga 3,20). Làn gió nhẹ của ân sủng có thể xóa tan những đám mây đen tối nhất, làm cho cuộc đời đẹp hơn, phong phú và ý nghĩa hơn, ngay cả trong những hoàn cảnh bất nhân nhất.
3- Giêsu, niềm vui lớn nhất
Giờ đây chúng ta đi đến điểm thứ ba là điều mà Đức Maria Vô Nhiễm nói với chúng ta: Mẹ nói với chúng ta về niềm vui, một niềm vui thực sự tràn ngập tâm hồn vắng bóng tội lỗi. Tội lỗi mang lại buồn phiền, nó làm cho chúng ta khép kín trong chính mình. Ân sủng mang lại cho tâm hồm niềm vui đích thực. Niềm vui đó không phụ thuộc vào những điều chúng ta có, nhưng đúng hơn nó phát xuất từ trong sâu thẳm nhất của con người, không có gì và không ai có thể lấy đi được. Kitô giáo một cách chính yếu là “tin mừng,” “tin vui”, dẫu một số người nghĩ rằng Kitô giáo là sự cản trở niềm vui, bởi vì họ thấy trong đó một sưu tập những điều cấm chế và luật lệ. Trong thực tế, Kitô giáo là lời loan báo về chiến thắng của ân sủng trên tội lỗi, về sự sống trên sự chết. Và nếu Kitô giáo đòi hỏi sự hy sinh và kỷ luật của lý trí, con tim và cách hành xử, đó là điều chính đáng, bởi vì trong con người luôn có những gốc rễ độc tố ích kỷ, nó làm tổn hại đến chính mình cũng như người khác. Vì thế, thật cần thiết để học phải nói không với tiếng nói của ích kỷ và để học nói có với tiếng nói của tình yêu đích thực. Đức Maria được đổ tràn niềm vui bởi vì trong trái tim Mẹ không có bóng tối của tội lỗi. Niềm vui này cùng hiện hữu với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc đời Mẹ: Chúa Giêsu được đầu thai và được cưu mang trong cung lòng Mẹ, từ đó, người con trẻ đó được phó thác cho sự chăm sóc của Mẹ, trở thành một thiếu niên, một thanh niên và người trưởng thành; khi có Chúa Giêsu trong gia đình, Mẹ đã trải qua từng giai đoạn với niềm tin, cho đến thập giá và phục sinh: Chúa Giêsu là niềm vui của Đức Maria và là niềm vui của Hội Thánh, của tất cả chúng ta.
Trong Mùa Vọng này, xin Đức Maria Vô Nhiễm dạy chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa đang nói trong thinh lặng; để đón nhận ân sủng Ngài, ân sủng đó giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi mọi sự ích kỷ; nhờ đó chúng ta được tận hưởng niềm vui đích thực với Con Mẹ. Lạy Đức Maria Vô Nhiễm, Đấng đầy ân sủng, xin cầu cho chúng con. Amen!

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hai bổ nhiệm Tổng Giám Mục quan trọng trên thế giới
Đặng Tự Do
08:33 07/12/2017
Sáng ngày thứ Năm 7 tháng 12, Tòa Thánh đã công bố hai bổ nhiệm Tổng Giám Mục quan trọng trên thế giới. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit làm Tổng Giám Mục Paris, và Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes làm tân Tổng giám mục thành phố Mexico.

Đức Cha Aupetit, hiện là Tổng giám mục của Nanterre, từng là cựu bác sĩ y khoa và một nhà đạo đức sinh học, và là chủ tịch Hội đồng Gia đình và Xã hội của Hội Đồng Giám Mục Pháp. Ngài thay thế Đức Hồng Y André Vingt-Trois, nghỉ hưu vì lý do tuổi tác.

Đức Hồng Y Aguiar hiện là Tổng giám mục Tlalnepantla, ngay phía bắc thành phố Mexico. Ngài là chủ tịch Hội đồng Giám mục Mexico từ năm 2006 đến năm 2012, và là chủ tịch CELAM (Hội nghị các Giám Mục Mỹ Latinh) từ năm 2011 đến năm 2015. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2016.

Ngài cũng là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và của Uỷ ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh trong giáo triều Rôma.

Ngài thay Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera trong vai trò chủ chăn một giáo phận lớn nhất thế giới.
 
Hai Giám Mục Anh Giáo sẽ sớm gia nhập Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
09:14 07/12/2017
Hai Giám Mục Anh Giáo và đồng thời là hai anh em sinh đôi, Peter Ball, nguyên Giám Mục Lewes và Gloucester; và Michael Ball, nguyên Giám mục Truto đã quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Cả hai vị này đã về hưu và sống chung với nhau tại Sommerset thuộc giáo phận Anh Giáo Arundel và Brighton.

Trong một thông báo vào ngày 6/12, Giáo phận Anh Giáo Arundel và Brighton nói: “Chúng tôi xác nhận hai vị này đã có những tiếp xúc với giáo phận Clifton của Công Giáo La Mã, nơi họ đang sống, để bày tỏ mối quan tâm đến việc trở thành một thành viên của Giáo Hội Công Giáo.”

Việc trở lại Công Giáo của hai vị này cố nhiên vấp phải nhiều chống đối của Anh Giáo. Điều oái oăm là việc trở lại Công Giáo của hai vị cũng vấp phải những dèm pha từ một vài người Công Giáo. Lý do chủ yếu là vì Đức Cha Peter Ball đã bị tù 32 tháng từ tháng 10 năm 2015 vì tội sách nhiễu tình dục 18 thanh niên trong thập niên 1970.

Tiến trình thảo luận với giáo phận Clifton của Công Giáo Anh đã có những phức tạp sau khi Đức Cha Michael Ball gởi một email cho một ký giả của BBC cho biết ý hướng muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Ký giả này đã forward email đó cho Peter Saunders, một thành viên trong Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em của Tòa Thánh. Peter Saunders không chào mừng việc hai vị Giám Mục này gia nhập Giáo Hội Công Giáo nhưng trái lại nói ông ta “kinh tởm” trước quyết định này.

Trong những diễn biến mới nhất, hai vị Giám Mục Anh Giáo nói họ đang trao đổi với giáo phận Clifton để được trở thành các tín hữu bình thường trong Giáo Hội Công Giáo hầu có thể “thờ phượng Chúa trong thầm lặng”.
 
Đức Cha Michel Aupetit : Tân Tổng Giám Mục Paris
Lê Đình Thông
11:37 07/12/2017
Đức Cha Michel Aupetit : Tân Tổng Giám Mục Paris

Sáng nay (07/12/2017), Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức bổ nhiệm Đức Cha Michel Aupetit làm Tổng giám mục Paris, thay ĐHY André Vingt-Trois nghỉ hưu. Đức tân TGM Paris xuất thân là bác sĩ y khoa, chuyên viên đạo đức sinh học (bioéthique), từng giữ chức Tổng đại diện Giáo phận Paris từ 2006 đến 2013. Ngài có nhiệm vụ bảo vệ quan điểm của Giáo hội trong bối cảnh chính phủ Pháp sắp tiến hành sửa đổi pháp chế về đạo đức sinh học.

Đức tân TGM Paris sinh tại Versailles ngày 23/03/1951, trải qua tuổi thanh xuân tại Chaville và Viroflay. Năm 1994, ngài tốt nghiệp bác sĩ y khoa và văn bằng đạo đức y khoa (éthique médicale), sau đó làm việc tại Colombes từ 1979 đến 1990. Tiếp theo, ngài tu học tại chủng viện Saint-Augustin, tốt nghiệp cử nhân thần học.

Năm 1995, ngài thụ phong linh mục tại tổng giáo phận Paris, từ 1995-1998 là cha phó Saint-Louis-en-l’Île, từ 1998 đến 2001 là phó xứ Saint Paul-Saint Louis, đồng thời là tuyên úy các trường cấp 2 và 3 tại Marais.

Từ 2001 đến 2006, ngài là cha sở Notre Dame de l’Arche d’Alliance. Từ 2004 đến 2006, linh mục Aupetit đảm nhiệm chức vụ quản hạt Pasteur-Vaugirard quận 15 Paris. Năm 2006, ngài là tổng đại diện giáo phận Paris.

Ngày 02/01/2013, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI bổ nhiệm ngài là Giám Mục Phụ Tá Paris, hiệu tòa Massita (in partibus). Ngài được ĐHY André Vingt-Trois tấn phong giám mục, với ĐGM Eric Aumonier và ĐGM Jean-Yves Nahmias phụ phong.

Ngày 04/04/2014, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm giám mục Nanterre. Ngài chính thức đảm nhận chức vụ giám mục Nanterre lúc 15 giớ 30 ngày 04/05/2014.

Ngày 97/12/2017, ngài đươc Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Paris, kế nhiệm Đức Hồng Y André Vingt-Trois.

Ngài là tác giả nhiều tác phẩm y khoa và thần học :

- 1999 : Contraception : la réponse de l'Église. Ed. Pierre Téqui.

- 2005 : Découvrir l'Eucharistie, en collaboration avec Christian Clavé. Ed. Salvator.

- 2008 : L’embryon, quels enjeux ? Ed. Salvator.

- 2009 : La mort, et après ? Ed. Salvator.

- 2011 : L'homme, le sexe et Dieu. Ed. Salvator.

- 2016 : Construisons-nous une société humaine ou inhumaine ? Ed. du Moulin.

Paris, ngày 07/12/2017

Lê Đình Thông
 
Tư tưởng và việc đào tạo trí thức của Đức Phanxicô
Linh Tiến Khải
14:31 07/12/2017
Giới thiệu cuốn sách của ông Massimo Borghesi về cuộc đời Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Ngày mùng 9 tháng 11 vừa qua ông Massimo Borghesi đã phổ biến cuốn sách tựa đề “Đức Jorge Mario Bergoglio. Một tiểu sử trí thức. Biện chứng và thần bí” do nhà xuất bản Jaca Book ấn hành. Cuốn sách tưởng nhớ ông Alberto Methol Ferré, tư tưởng gia người Uruguay, qua đời năm 2009. Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị nội dung lời giới thiệu của tác giả và vài nhận xét của ông Guzman Carriquiry, thư ký Uỷ ban giáo hoàng đặc trách về châu Mỹ Latinh, được đăng trên báo Quan Sát Viên Roma của Toà Thánh số ra ngày mùng 6 tháng 11 vừa qua.

Tác giả Massimo Borghesi cho biết tư tưởng viết một cuốn sách về việc đào tạo trí thức của Đức Jorge Mario Bergoglio đã nảy sinh vì hai lý do. Lý do thứ nhất là sự kiện có những người chỉ trích chuyên nghiệp, các thần học gia của giờ cuối cùng cho rằng Đức Giáo Hoàng người châu mỹ la tinh không có được sự chuẩn bị thần học triết học thích hợp để thi hành sứ vụ Người kế vị Thánh Phêrô. Cuốn sách nhằm trả lời cho các lập trường có tính thời thượng, trộn lẫn với liều lượng nặng của sự ngạo mạn và ngu dốt. Lý do thứ hai là việc khám phá ra nhân tố ý niệm về cuộc sống dựa trên một sự căng thẳng giữa các đối kháng, dựa trên biện chứng mâu thuẫn của các chống đối, tựa như trong quan niệm của thần học gia Romano Guardini. Khi đọc Thông điệp Niềm Vui Phúc Âm chúng ta nhận ra mô thức xã hội lồng khung trên ba cặp ý niệm đối kháng: tràn đầy và hạn hẹp, ý tưởng và thực tại; toàn cầu hoá và địa phương hoá. Đây cũng là điều có thể nhận ra trong các bài học của vị giám tỉnh trẻ tuổi của dòng Tên trong hậu thập niên 1960, khi ngài áp dụng vào bối cảnh đảo điên của quê hương Argentina bị chia rẽ giữa chế độ độc tài quân phiệt và chiến tranh cách mạng du kích, mô thức của một cực trong trường hợp này đã trở thành bệnh hoạn, không có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Đây cũng là mâu thuẫn gọi hỏi Giáo Hội và dòng Tên, cả hai đều bị chia rẽ trong nội bộ.

Như vậy mô thức biện chứng này trong suy tư của Đức Bergoglio đến từ đâu? Chắc chắn không phải từ Romano Guardini, mà triết thuyết sẽ chỉ trở thành quan trọng đối với cha Bergoglio trong năm 1986, khi ngài viết luận án tiến sĩ tại Franfurt bên Đức, nhưng không bao giờ trình. Vậy cha đã rút tiả ra ý tưởng nền tảng của các đối kháng đích thật, không tách rời, chỉ huy cuộc sống cá nhân, xã hội và giáo hội từ đâu? Các bút tích và các tiểu sử của ngài không cho phép chúng ta trả lời câu hỏi này. Vì thế chỉ có cách là hỏi thẳng ngài mà thôi.

** Và rất may ông Guzman Carriquiry đã có thể gửi cho Đức Phanxicô một loạt các câu hỏi liên quan tới tư tưởng, các thầy dậy và việc đào tạo Đức Bergoglio. Xét vì công việc bận rộn của Đức Giáo Hoàng ông Carriquiry đã không hy vọng nhận được câu trả lời. Nhất là vì thái độ không tin tưởng của Đức Phanxicô đối với thế giới trí thức, thường ưa thích trò chơi trừu tượng tách rời khỏi thực tại và lịch sử. Thế nhưng Đức Phanxicô đã trả lời ông Carriquiry trong 4 tài liệu audio giữa tháng giêng và tháng ba, giải thích các nền tảng tư tưởng và việc đào tạo tinh thần của ngài. Việc minh giải đầu tiên và nền tảng là tầm quan trọng của việc đọc hiểu các thập niên 1960 đã nhiều lần được lập lại trong cuốn sách của linh mục Gaston Fessard, dòng Tên, tựa đề “Biện chứng Linh thao của thánh Ignazio thành Loyola”. Cha Fessard đã là một trong các nhà trí thức dòng Tên nổi tiếng nhất của hậu bán thế kỷ XX.

Cha Fessard là bạn của linh mục học giả Henri de Lubac, cũng dòng Tên; và cùng với cha de Lubac cha Fessard đã là nhân vật chính của Trường phái thần học Lyon. Chính nó là sợi chỉ dẫn đường thống nhất tư tưởng đa diện của Đức Bergoglio. Được gợi hứng bởi nhà văn Maurice Blondel cha Fessard cống hiến cho mọi người một đọc hiểu biện chứng, đối kháng về linh đạo của thánh Ignazio căng thẳng giữa ơn thánh và sự tự do, giữa cái lớn lao vô tận và sự nhỏ bé vô tận. Ý tưởng về Công Giáo như là sự trùng hợp của các đối chọi, là tổng hợp sinh động của các trục đối chọi nhau. Nó cũng chính là ý tưởng của thần học gia chuyên viên giáo hội học Adam Moehler, được linh mục Erich Przywara và linh mục De Lubac lấy lại. Và tư tưởng cuộc sống như sự căng thẳng chúng ta cũng tìm thấy trong học giả Romano Guardini, và điều này cũng giải thích tại sao cha Bergoglio đã chọn đề tài này cho luận án tiến sĩ. Học giả Guardini không phải là điểm khởi đầu suy tư của Đức Bergoglio, nhưng nó diễn tả một xác nhận quan trọng và một việc rộng mở các chân trời. Vì thế suy tư của Đức Giáo Hoàng tương lai được đặt để trong một khung cảnh của một cột trụ chính xác của tư tưởng Công Giáo giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Điều này phát xuất từ các thần học gia Moehler, Guardini, Przywara, de Lubac và Fessard.

Một trụ tư tưởng hiểu Giáo Hội như là dụng cụ, qua đó mầu nhiệm của Thiên Chúa hiệp nhất tất cả những gì xem ra không thể quy tụ được trên bình diện thiên nhiên. Một sự hiệp nhất duy trì các khác biệt mà không yêu sách huỷ bỏ chúng. Trong nước Argentina của các thập niên 1970 Đức Bergolgio không phải là người duy nhất có quan điểm như vậy, nhưng ngài chia sẻ quan niệm với triết gia Công Giáo người Uruguay nổi tiếng là Alberto Methol Ferré. Ông Ferré diễn tả một tư tưởng triết học biện chứng của thánh Toma Aquino tuỳ thuộc thần học gia Gaston Fessard.

** Triết gia Methol Ferré và cha Bergolgio đã gặp nhau hồi năm 1979 trong hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh triệu tập tại Puebla. Cả hai chia sẻ các viễn tượng lý tưởng và niềm hy vọng liên quan tới việc canh tân Giáo Hội châu Mỹ Latinh. Cả hai vị đều là những người thăng tiến nền “thần học nhân dân”, là phiên bản Argentina của nền “thần học giải phóng”, kết hợp việc ưu tiên chọn lựa người nghèo và việc tái khám phá đức tin bình dân, cũng như minh bạch khước từ ý thức hệ mác xít. Cả hai đều cầu mong quê hương to lớn của châu Mỹ Latinh ở trong một tương quan căng thẳng xây dựng với các quốc gia khác.

Đức Bergoglio rất quý trọng ý tưởng địa lý chính trị giáo hội và nòng cốt tử tưởng của triết gia Ferré, vì nó giống tư tưởng của ngài. Đức Bergoglio không chỉ chia sẻ với ông mô thức biện chứng, mà cả việc lựa chọn đối với luân lý đạo đức thần học của thần học gia Hans Urs von Balthasar, đối với sự hiệp nhất của các giá trị siêu việt “chân thiện mỹ” trong việc khẳng định hữu thể và đối với quyền tối thượng dành cho vẻ đẹp, chứng tá, trong sự thông truyền sự thật. Từ đó sự hiệp nhất của lòng thương xót và sự thật, sự căng thẳng hiệp nhất không thể loại bỏ được, mà cả các thần học gia truyền thống và tân tiến đã không hiểu. Như thế, tiểu sử trí thức của Đức Jorge Mario Bergoglio cho phép bước vào trong phòng thí nghiệm tư tưởng của Đức Phanxicô, và minh giải một cách gián tiếp cái luận lý giáo hội hướng dẫn triều đại của ngài. Chính điều này minh giải sự nhậy cảm của Đức Phanxicô đối với chứng tá xã hội trước các vấn đề nghèo đói, chiến tranh, khí hậu thay đổi, môi sinh. Đồng thời Đức Phanxicô cũng là một nhà thần bí theo gương thánh Ignazio, một kitô hữu ý thức việc dành chỗ nhất cho ơn thánh trên mọi hoạt động của con người; ý thức rằng “Thiên Chúa luôn luôn lớn lao hơn”. Theo chân phước linh mục Pierre Favre kitô hữu là người “chiêm niệm trong hoạt động”, là người sống sự hiệp nhất trong các đối chọi. Cuộc sống kitô di chuyển giữa trời và đất, là một căng thẳng không tìm ra giải pháp trong một hệ thống, nhưng chỉ tìm ra giải pháp trong Mầu Nhiệm hướng dẫn lịch sử.

Sau đây là một số nhận định của ông Guzman Carriquiry, thư ký Ủy ban giáo hoàng châu Mỹ Latinh, về cuốn sách của ông Massimo Borghesi. Trước hết là khả năng của tác giả trong việc thu thập các nguồn tài liệu và cống hiến cho người đọc một cái nhìn có hệ thống sâu rộng liên quan tới bối cảnh văn hoá và các ảnh hưởng trí thức góp phần tạo nên con người và tư tưởng của Đức Jorge Mario Bergoglio, bao gồm kinh nghiệm mục vụ, thần bí và trí thức. Đức Phanxicô là người không thích khoe khoang các khả năng và tài khéo của mình. Ngài ghét các khuynh hướng trí thức trừu tượng, luôn luôn bị cám dỗ bởi một trôi giạt ý thức hệ; ngài không ưa các bức tường đóng kín và làm cho con người lo ra rời bỏ tương quan với Thiên Chúa và dân Chúa. Còn hơn thế nữa trong các bài giảng, bài giáo lý hay sứ điệp Đức Phanxicô không thích đưa vào các phát triển thần học, nếu chúng không ngắn gọn, thích hợp và được thông truyền một cách đơn sơ. Ngài muốn luôn luôn dành ưu tiên cho “văn phạm của sự đơn sơ” - nhưng không bao giờ là sự ngây ngô – trong kiểu diễn tả trực tiếp và chân thực của ngài, thông truyền để lôi cuốn tất cả mọi người và từng người, và đi tới con tim của tất cả những ai lắng nghe ngài, tại bất cứ đâu và cho dù họ có mức độ giáo đục và đạo tạo thế nào đi nữa. Sự đơn sơ của ngài là điểm tới giả thiết sự phức tạp của một tư tưởng sâu xa và độc đáo.

** Nhiều người nghi ngờ kiểu truyền thông của vị tân Giáo Hoàng, nhiều môi trường giáo hội và trí thức khác không tin tưởng đối với một vị “giáo hoàng châu mỹ latinh”, thích bình dị, bị coi như không ở trên độ cao của các tiêu chuẩn âu châu. Những chỉ trích này chứng minh cho thấy chúng vô cảm đối với vòng tay ôm đại đồng và các nhắc nhớ có tính cách tinh tuyền tin mừng của Đức Phanxicô. Họ đóng kín trong một Âu châu già nua, nơi còn nóng các than hồng của ngọn lửa lớn đã từng là ngọn lửa của truyền thống tốt đẹp nhất của nó, nhưng ngày nay không còn sinh con cái nữa: không con cái chúng ta đang ở trong mùa đông dân số tại Âu châu – cũng không có các trào lưu trí thức mới, các phong trào mới, các chân trời chính trị mới mở đường cho một số phận của niềm hy vọng. Chúng như các “tiến sĩ luật” hỏi có điều gì mới mẻ phát xuất từ Nadarét, từ một người “con của bác thợ mộc”. Trong trường hợp này Nadarét ám chỉ miền Nam bán cầu.

Liên quan tới khung cảnh này điểm son của cuốn sách là đặt để Đức Bergoglio vào bên trong một truyền thống trí thức phong phú, tìm được các gốc rễ của nó bên Argentina và sự phong phú của nó trong cuộc đối thoại sít sao biết tiến hành cùng với các trào lưu phong phú nhất của Công Giáo Âu châu. Dĩ nhiên là Đức Bergoglio là người Argentina, nhưng đồng thời đối với các tác giả việc đạo tạo của ngài và các đọc hiểu quy chiếu, ngài cũng là một người âu châu sâu đậm. Ngài là “cây cầu nối hai châu lục” với nhau. Cuốn sách của tác giả Massimo Borghesi hữu ích, vì nó cống hiến một khung cảnh phong phú ngoại thường, cho thấy các cột trụ văn hoá và trí thức giao thoa nơi con người của vị Giáo Hoàng tương lai, và làm thành nền soi sáng cho huấn quyền và hành động mục vụ của ngài. Khi còn theo học triết và thần học tại trường San Miguel, sinh viên Bergoglio đã để cho ý niệm biện chứng về thực tại chín mùi với sự trợ giúp của linh mục giáo sư Miguel Ángel Fiorito và việc đọc hiểu Linh thao của thánh Ignazio, mà các linh mục dòng Tên như Gaston Fessard và Karl Heinz Crumbach đề nghị. Chính từ đó nảy sinh ra việc tái khám phá thần bí dòng Tên, và đánh giá cao gương mặt của linh mục Pierre Favre được đọc hiểu bởi linh mục Michel de Certeau chuyên viên nhân chủng học, ngữ học và sử học.

** Quan niệm biện chứng sẽ tỏ ra quý báu, khi cha Bergoglio trở thành Giám tình dòng Tên tại Argentina, trong các năm 1970, và dấn thân trong một cái nhìn tổng hợp về Dòng, về Giáo Hội, về xã hội, và tránh được sự mâu thuẫn xâu xé giữa những người theo chế độ quân phiệt độc tài và những người cách mạnh phò mác xít. Cũng chính cái nhìn biện chứng này dẫn đưa cha tới cuộc gặp gỡ bà Amelia Podetti, nữ triết gia sắc bén nhất tại Argentina trong thập niên 1970, và Alberto Methol Ferré nhà trí thức Công Giáo châu mỹ latinh quan trọng nhất hậu bán thế kỷ XX. Suy tư của Đức Bergoglio bắt nguồn từ truyền thống tư tường dòng Tên. Qua đó tác giả Borghesi cho thấy sợi chỉ hướng dẫn tư tưởng của Đức Phanxicô, mà các nhà nghiên cứu không nhận ra sự hiện diện của nó. Và điều này cũng giải thích phần lớn các tố cáo của những người thù nghịch với đường lối triều đại của ngài, đã không ngần ngại tố cáo Đức Phanxicô là ít được chuẩn bị trên bình diện thần học và triết học.

Công của tác giả Borghesi là đã đưa cái nhìn lý tưởng của Đức Bergoglio vào trong bối cảnh lịch sử, giáo hội và chính trị tại Argentina vào các thập niên 1970-1980. Như thế, chúng ta có thể hiểu phán đoán đặc biệt của ngài đối với chế độ của tổng thống Peron, việc ngài phê bình nền thần học chính trị khởi đầu từ một chân trời theo tư tưởng của thánh Agostino. Nó cũng minh giải thiện cảm của ngài đối với nền thần học nhân dân, là trào lưu của nền thần học giải phóng, được soạn thảo lại bởi trường phái Rio della Plata, qua đó việc ưu tiên lựa chọn người nghèo như được khẳng định trong tài liệu Puebla (1970) của Giáo Hội châu mỹ latinh kết hiệp với việc mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa mác xít. Trường phái thần học này sẽ để dấu vết của nó trong các tài liệu Puebla và Aparecida (2007) với sự đóng góp của các thần học gia Lucio Jera, Rafael Tello, Justino Farrell, Juan Carlos Scannone và Carlos Galli. Trường phái này cũng có công lớn trong việc đánh giá tích cực lòng đạo đức bình dân, là một đề tài Đức Bergoglio rất ưa thích. Đồng thời ngài cũng rất chú ý tới chiều kích gặp gỡ của chứng tá kitô trong chân trời tục hoá của các thành phố lớn. Từ đó phát triển trong các năm cuối cùng này phạm trù vẻ đẹp trong sự hiệp nhất với sự thiện và sự thật, nghĩa là chân thiện mỹ. Suy tư này bắt nguồn từ việc đọc thần học gia Hans Urs von Balthasar.
 
Đức Thánh Cha tiếp ân nhân tặng hang đá và thông Giáng Sinh
LM. Trần Đức Anh OP
14:33 07/12/2017
VATICAN. Sáng 7-12-2017, ĐTC đã tiếp kiến hai phái đoàn tổng cộng 4 ngàn người gồm các ân nhân đã tặng hang đá và cây thông Giáng Sinh được đặt tại Quảng trường thánh Phêrô.

Cây thông đỏ cao 28 mét, đường kính 10 mét ở gốc, do miền Elk bên Ba Lan tặng và chở qua 2.200 cây số đến Vatican hồi đầu tháng 12 này.

Hang đá máng cỏ năm nay do Đan viện Biệt Hạt Montevergine dòng Biển Đức, thuộc miền Campania nam Italia, thực hiện theo nghệ thuật hang đá hồi thế kỷ 18, theo truyền thống cổ kính nhất ở miền Napoli. Hang đá được bố trí trên diện tích 80 mét vuông của hang đá, chiều cao tối đa là 7 mét, với 20 pho tượng bằng đất nung.

Trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhiệt liệt cám ơn các ân nhân cũng như chào thăm chính quyền và đại diện các tổ chức đã cổ võ sáng kiến này, đặc biệt là Đức Viện Phụ Đan viện Montevergine và Đức TGM giáo phận Warmia, và Đức GM giáo phận Elk của Ba Lan.

Ngài đề cao cây thông và hang đá như những biểu tượng làm chúng ta thấy cụ thể hơn điều chúng ta cảm nghiệm trong sự Giáng Sinh của Con Thiên Chúa. Đó là những dấu hiệu sự cảm thương của Chúa Cha trên trời, sự tham gia và gần gũi của Chúa đối với nhân loại: con người không cảm thấy bị bỏ rơi trong tăm tối của thời gian, nhưng được viếng thăm và đồng hành trong những khó khăn của họ.

ĐTC nói thêm rằng ”cây thông hướng lên cao khích lệ chúng ta cũng hướng về những hồng ân cao cả nhất (Xc 1 Cr 12,31), nâng mình lên trên những mây mù che phủ, để cảm nhiệm điều đẹp đẽ và vui mừng được chìm đắm trong ánh sáng của Chúa Kitô.” .. Cây thông năm nay được đưa từ Ba Lan, là dấu chỉ niềm tin của một dân tộc, qua dấu hiệu này, muốn biểu lộ lòng trung thành của mình đối với Tòa Thánh Phêrô”.

Về hang đá, năm nay được làm theo nghệ thuật miền Napoli và lấy hứng từ các công việc từ bi thương xót, ĐTC nói: ”Các công việc này nhắc nhở chúng ta điều Chúa nói: ”Tất cả những gì các con muốn người khác làm cho các con, thì cả các con cũng hãy làm cho họ” (Mt 7,12). Hang đá là nơi gợi ý, qua đó chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô, khi mang lấy những lầm than của con người, Ngài mời gọi chúng ta cũng hãy làm như vậy, qua những hoạt động từ bi bác ái.

Cũng tại Vatican, lúc 4 giờ rưỡi chiều 7-12-2017, hang đá khổng lồ và cây thông giáng sinh đã được khánh thành tại Quảng trường thánh Phêrô, trước sự hiện diện của ĐHY Giuseppe Bertello, Chủ tịch phủ Thống đốc thành Vatican, chính quyền và giáo quyền miền Elk và Đan viện Montevergine, cùng với đông đảo các tín hữu (Rei 7-12-2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc Hội Ngộ và Sinh hoạt của các Cộng Tác Viên Vietcatholic.net tại Nam Úc với Lm PHó Giám đốc và phái đoàn từ Melbourne
Van Khánh
07:23 07/12/2017
Cuộc Hội Ngộ và Sinh hoạt của các Cộng Tác Viên Vietcatholic.net tại Nam Úc với Lm PHó Giám đốc và phái đoàn từ Melbourne
Trong chuyến viếng thăm ngắn ngày tại Adelaide Nam Úc, chiều ngày 6.12.2017, Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Phó Giám Đốc Viecatholic Net Work kiêm chủ nhiệm nguyệt san dân Chúa Úc Châu & Nam Thái Bình Dương đã ưu ái dành cho anh chị em nhóm truyền thông Nam Úc một buổi gặp gỡ trong tình thân thương của những người cùng cộng tác trong việc chia sẻ thông tin, sinh hoạt của các cộng đoàn dân Chúa tại Úc Châu. Cùng đi với Cha Chủ Nhiệm có Cha Giuse Chu Quý Ly từ Hoa Kỳ sang thăm Úc Châu, 2 Cha và 2 thầy tu sinh thuộc dòng Don Bosco từ Việt Nam sang Úc du học: Cha Giuse Nguyễn Kim Khánh, Cha Giuse Đoàn Hải Đăng và anh Lê Hải chuyên viên kỹ thuật lay out của nguyệt san dân Chúa Úc Châu (Ns DCUC).
Trong buổi gặp gỡ này, Cha Chủ Nhiệm đã trao đổi, chia sẻ trên Video TV với nhóm truyền thông, gồm những anh chị em cộng tác viên NsDCUC và qúi khán thính giả Vietcatholic và qúi độc giả Ns dân Chúa về những năm đầu thành lập, những giai đoạn thăng trầm kể cả những tháng ngày phải đình chỉ vì thiếu hụt tài chánh, nhưng nhờ sự nổ lực của quý Linh mục, quý Tu sĩ cũng như rất nhiều thiện nguyện viên trong tinh thần mong muốn mang Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. NsDCUC đã được phát hành trở lại. Cha cũng cho biết mục đích mở thêm trang “Vòng Quanh Úc Châu & Nam Thái Bình Dương” những năm gần đây nhằm tạo cơ hội cho tất cả các Giáo Xứ, các Hội Đoàn Công Giáo mọi nơi có thể đăng tải các tin tức hoặc sinh hoạt riêng rẽ.
XEM HÌNH
Tính đến nay (12/2017) sau khi củng cố và tái bản, Ns DCUC đã đến với độc giả được 23 năm và ngày càng phát triển với số lượng gần 2000 ấn bản mỗi kỳ. Cha Chủ Nhiệm cho biết hiện Ns DCUC đã đến được các tiểu bang tại Úc Châu, một số rất ít được gửi đến các nước khác như Hoa Kỳ, Châu Âu, Vanuatu, Việt Nam...vì chi phí vận chuyển khá cao.
Bên cạnh những trao đổi về Ns DCUC, trong buổi trò chuyện hôm nay, Cha Chủ Nhiệm cũng là Phó Tổng Giám Đốc VietCatholic Network toàn cầu, cho biết một số thông tin và hoạt động trang Web này. VietCatholic Network là trang mạng Công Giáo đầu tiên bằng tiếng Việt hoạt động trên 20 năm nay với sự cộng tác của rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân khắp nơi trên thế giới, nhằm chuyển tải những sinh hoạt, thông tin Công Giáo thế giới và các tin tức từ các giáo xứ và các cộng đoàn Công Giáo trên toàn cầu.
Vietcatholic đã thực hiện những phóng sự, những đoạn video về các sự kiện lớn của Giáo Hội Công Giáo, những DVD nhạc và các bài Thánh ca, đặc biệt từ năm 2011 có thêm chương trình TV “Thế giới nhìn từ Vatican”, “Giáo Hội Năm Châu” ...
Sau phần chia sẻ của Cha PGĐ và Chủ Nhiệm, quý Cha khách trong đoàn của Cha Chủ Nhiệm cũng đã chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ về nếp sống, con người đặc biệt về sinh hoạt của người Công Giáo tại Úc Châu. Quý Cha đã có những nhận xét tốt đẹp về sự thân thiện, hòa đồng và sự sốt sắng tham dự các thánh lễ cũng như tham gia sinh hoạt các hội đoàn của người Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu.
Kết thúc buổi gặp gỡ và trao đổi trong một buổi chiều tối se lạnh và gió nhẹ của mùa Xuân Nam Úc là bữa ăn tối trong tình thân gia đình. Phái đoàn của Cha Chủ Nhiệm cũng đã có dịp tiếp xúc thân mật, trò chuyện vui vẻ, tâm sự không chỉ với các anh chị em nhóm truyền thông mà còn với các anh em Hội Ái Mộ Cha Trương Bữu Diệp Nam Úc và ca đoàn Saint Patrick Mansfield Park. (Văn Khánh tường thuật)




 
Cảm nhận về chuyến hành hương của phái đoàn VN theo bước chân Ðức Thánh Cha tại Myanmar
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:31 07/12/2017
Trong Chuyến công du của Đức Phanxicô đến Myanmar, một đất nước Đông Nam Á chỉ cách Việt Nam chưa đến hai giờ bay. Đoàn Hành hương do Ủy Ban Mục vụ Di dân tổng Giáo phận Sài Gòn tổ chức đã đưa chúng tôi đến Tp Yangon để Chào đón Đức Thánh Cha. Mỗi Thành viên trong Đoàn đều có những tâm tình và cảm xúc riêng của Người con đất Việt đối với Vị Cha chung của Giáo hội Toàn cầu về chuyến đi này đã gợi lên nhiều xúc cảm và những niềm hy vọng.

Xem Hình

Sau khi đáp chuyến bay từ Sân bay Tân sơn nhất đến Tp Yangon vào buổi trưa, cùng với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho và Sơ Têrêsa Duyên Sa – Ban truyền thông tổng giáo phận Sài Gòn. Chiều 28.11, bà con giáo dân hành hương đến Yangon nhân chuyến tông du của Ðức Phanxicô đã dự thánh lễ cùng cộng đoàn di dân người Việt tại Myanmar, do Ủy ban Mục vụ Di dân - HÐGM Việt Nam tổ chức tại nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả.

Dù rằng đến 18g30 Thánh lễ mới bắt đầu, nhưng Ðoàn của chúng tôi rời khách sạn khoảng một tiếng trước khi diễn ra thánh lễ để tránh kẹt xe, vì những ngày này có rất đông khách hành hương của Việt Nam và các nước lân cận như: Thái Lan; Ấn Độ; Campuchia, Lào…. Và nhất là bà con Giáo dân từ khắp nơi trên đất nước Myanmar đến với Tp Yangon, do Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả nằm gần Tòa Tổng Giám mục Yangon, nơi Ðức Giáo Hoàng lưu trú trong chuyến viếng thăm, nên thuộc khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, cứ cách khoản lại thấy một nhóm cảnh sát đứng trực bảo vệ.

Khi chúng tôi đến nơi, nhiều anh chị em đã có mặt. Càng đến gần giờ lễ, thánh đường càng đông người và sau cùng thì chật kín. Những người đến sau phải ngồi ở bên ngoài, có hơn 800 tín hữu tham dự, hơn xa so với ước lượng ban đầu. Ngoài khách hành hương đến từ khắp Việt Nam, cộng đoàn di dân người Việt ở Myanmar có mặt cũng khá đông. Có người còn rủ cả gia đình cùng dự lễ nên không khí rất ấm áp, thân tình. Ðối với anh chị em kiều bào, được tham dự một thánh lễ “như ở nhà” ngay tại Yangon là một điều vô cùng đặc biệt. Còn với khách hành hương, được nghe lời kinh và những bài thánh ca quen thuộc bằng tiếng Việt vang lên nơi xứ người thật sự là kỷ niệm khó quên. Nhất là được vui mừng được Hiệp Thông cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô đến với Anh em Giáo dân Nghèo khó ở đất nước Myanmar như lời chia sẽ của Đức Cha Phêrô trong bài giảng trong Thánh lễ.

Thánh lễ do Ðức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục GP Bà Rịa chủ tế, đồng tế có Ðức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục GP Mỹ Tho và các linh mục Việt Nam tham gia chuyến hành hương lần này. Trong phần giảng lễ, Ðức cha Phêrô dí dỏm: “Ðang ở Myanmar mà cứ ngỡ đâu là Việt Nam, chưa bao giờ có cộng đoàn Việt Nam đông như thế “xâm lăng” nhà thờ Myanmar”. Và cũng trong bài chia sẽ của mình. Đức Cha Phêrô cũng đã nói lên được niềm ao ước của khách hành hương là: “ai cũng ao ước được nhìn tận mắt Đức Thánh Cha bằng xương; bằng thịt và ai cũng mong được chạm vào chiếc áo của Ngài, như là người Phụ nữ bệnh tật ao ước được chạm vào áo của Chúa Giêsu để được hết bệnh”. Cũng nhân chuyến tông du của Ðức Giáo Hoàng, ngài kêu gọi cộng đoàn hiệp thông với Ðức Thánh Cha, cùng cầu xin Chúa cho việc loan báo Tin Mừng tại Myanmar trổ sinh hoa trái.

Niềm vui của Bà con được dâng trào khi được diện kiến và nhìn thấy Đức Thánh Cha bằng xương; bằng thịt khi Đức Thánh Cha di chuyễn trên chiếc xe mui trần chào đón các con của Ngài trước Thánh lễ Đại trào vào sáng ngày 29.11.2017 tại sân vận động trung tâm Tp Yangon.

Và như lời tâm tình của Anh Alphonso Nguyễn Tấn Tài; Giáo xứ Kiên Long; giáo hạt Tây Ninh, đã nói lên được niềm sung sướng và hạnh phúc của tất cả.

Ðã từ lâu tôi ao ước một lần được tận mắt diện kiến Ðức Giáo Hoàng, dù là chỉ từ xa. Khi nghe tin ngài thăm Myanmar, xứ sở rất gần Việt Nam, chúng tôi quyết định phải hành hương đến đây và ngày hôm nay được diện kiến tận mắt Ðức Phanxicô bằng xương bằng thịt, dù từ xa.

Tôi cảm thấy rất hân hoan với chuyến hành hương lần này của mình. Ðây thật là một phép màu Chúa ban. Nói thật, nếu không có sự kiện Ðức Thánh Cha ghé thăm Myanmar, có lẽ chúng tôi sẽ không nghĩ có ngày đến tham quan nước này.

Việt Nam cũng là quốc gia Ðông Nam Á như Myanmar và có rất đông người Công Giáo, tôi ao ước sẽ có ngày không xa, ngài cũng đến với đất nước thân yêu của chúng ta. Nếu được như vậy thì thật là vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Gp Phú Cường
 
Chương trình viếng xác, cầu nguyện và Thánh lễ an táng cho Đức cố GM Dominic Mai Thanh Lương
VietCatholic
18:32 07/12/2017
Giáo phận Orange thông báo:
Với niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng tôi thông báo:

Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange
đã bước vào đời sống vĩnh cửu vào ngày 6 tháng 12 năm 2017.

Chương trình:
Ngày 12/12/2017: từ 2 g đến 8 giờ chiều: thăm viếng (viếng xác) và cầu nguyện cho Đức Cha Mai Thanh Lương tại Trung Tâm Công Giáo.
7 giờ chiều: Thánh lễ (có thể ĐC Nguyễn Thái Thành sẽ chủ sự). Xin mời các cha tới đồng tế.

Ngày 13/12/2017: Thăm viếng và cầu nguyện: từ 4:30 - 10:00 giờ tối
tại Christ Cathedral Arboretum (Nhà thờ Kính) 13280 Chapman Avenue, Garden Grove, CA 92840

Ngày 14/12/2017: Thánh lễ An táng lúc 10 giờ sáng
tại Nhà thờ Holy Family, 566 S. Glassell Street, Orange, CA 92866
(Các linh mục muốn đồng tế xin mang alba và giây stola mầu trắng theo).

Sau thánh lễ, sẽ được mai táng an nghỉ tại nghĩa trang Holy Sepulcher
7845 Santiago Canyon Rd., Orange, CA 92871
Xin bấm vào đây để xem tiểu sử Đức cha Dominic Lương

Xin nhớ cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha Dominic và gia đình của Ngài trong các Thánh lễ.

Các lời chia buồn có thể gửi tới đại diện của gia đình:
Bà Oanh Mai
2749 Đường Berman, North Aurora, IL 60542

Thay vì dâng cúng hoa, Đức cố GM Dominic Lương yêu cầu thay ngài tặng Tổ chức Bác Ái:
Catholic Charities of Orange County, Inc.
1820 East 16th Street
Santa Ana, CA 92701

Lạy Chúa, Xin ban ánh sáng vĩnh cửu chiếu sáng trên tôi tớ Chúa. Xin cho Linh hồn Dominicô an nghỉ đời đời.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân Quyền Vắng Mặt Tại Apec 2017
Hà Minh Thảo
11:32 07/12/2017
Tòa Bạch ốc, ngày 16.10.2017, qua thông cáo báo chí, cho biết Tổng thống Donald Trump và Ðệ nhất Phu nhân sẽ đến Đà Nẵng tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu - Thái Bình Dương- APEC ở Đà Nẵng và, sau đó, đến Hà Nội, để viếng thăm chính thức Việt Nam cộng sản. Nhưng, trước khi rời Tàu cộng, một thông báo khác cho biết bà Melania Trump không đến Việt Nam vì bận đi shoping và viếng Vạn lý trường thành. Họ khinh Việt cộng ra mặt sao ? Ði mua đồ Tàu quan trọng hơn viếng thăm cấp quốc gia nước này sao ? Lập tức, nhiều lý do khác được nêu lên chung quanh nhân vật can đảm Mẹ Nấm. Bé Nguyễn Bảo Nguyên vẫn thắc mắc ‘tại sao bà Melania Trump không trả lời thư của em.

I./ TỔNG THỐNG HOA KỲ TẠI APEC.

A.- Bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Ariayana ngày 10.11.2017.

Mở đầu, Tổng thống Donald Trump gởi lời sự chia sẻ tới những nạn nhân bão Damrey vừa qua. Người Mỹ cầu nguyện cho quý vị và cho sự phục hồi của quý vị trong những tháng tới. Con tim chúng tôi hòa cùng những người Việt Nam bị mất mát do hậu quả của cơn bão khủng khiếp này.

Ông chia sẻ những tin tốt lành từ nước Mỹ như tăng trưởng kinh tế đạt 3,2 %, và sẽ tăng cao hơn nữa; tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất từ 17 năm qua; thị trường chứng khoán ở mức cao nhất. Do đó, ông ước mong: cả thế giới sẽ đi lên nhờ sự phục hồi của Mỹ. Ông khen các thành viên Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, là các quốc gia có chủ quyền và độc lập với nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, có thể cùng nhau phồn vinh và phát triển trong tự do và hòa bình. Năm 1784, sau khi tự giành nền độc lập, chiếc tàu Mỹ đầu tiên đi đến Trung Hoa, với đầy hàng hóa để bán tại Á châu, và trở về chở chật ních đồ sứ và trà. Tổng thống đầu tiên nước Mỹ, George Washington, sở hữu một bộ bàn ăn từ chiếc tàu đó… Ðể được vỗ tay, ông ca tụng Việt Nam ngày nay ‘với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng’.

Ðà Nẵng trước đây từng là một căn cứ quân sự Mỹ, tại một quốc gia mà nhiều người Mỹ và Việt đã hy sinh trong chiến tranh đẫm máu. Nay, chúng ta không còn là kẻ thù mà là bạn bè. Nơi này đang bận rộn với nhiều tàu cập bến từ khắp thế giới. Những công trình thiết kế kỳ công như Cầu Rồng, đón chào hàng triệu người đến thăm những bãi biển tuyệt đẹp, cảnh quan lộng lẫy và vẻ đẹp cổ xưa.

Hoa kỳ sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế để đạt được lợi ích về tài chính, có lợi cho các bạn lẫn cho tôi, cần phải được bảo vệ. Các mối hợp tác phải phụ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau, cùng làm việc để thúc đẩy thịnh vượng và an ninh trong khu vực, để mang đến mối quan hệ đối tác mới với Mỹ. Ðiều quan trọng mối quan hệ đối tác này là sự quan hệ thương mại. Hoa Kỳ cho phép dòng chảy tự do vào Mỹ, nhưng một số nước khác thì lại không. Chúng tôi tìm kiếm sự hợp tác toàn cầu nhưng đổi lại đã bị mất đi sự cân bằng thị trường. Từ trước đến nay, công việc, công xưởng dần bị tước khỏi Mỹ quốc. Người ta không tin tưởng vào hệ thống thương mại toàn cầu. Chúng tôi sẽ không dung thứ nữa. Chúng ta hãy đối xử công bằng với nhau, nhưng việc đó chưa từng xảy ra. Hãy giao thương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và chủ quyền các nước để cùng nhau lớn mạnh. Nếu muốn giấc mơ APEC được hiện thực, chúng ta phải đảm bảo mọi thứ dựa trên pháp quyền. Mỹ cũng như mỗi quốc gia ở đây đều hướng đến việc bảo vệ chủ quyền. Không có gì quý hơn chủ quyền độc lập. Nhận thức đó đã hướng dẫn chúng tôi trong suốt lịch sử Mỹ, là nguồn động lực để chúng tôi cống hiến và phát triển.

Các quốc gia thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO), cũng không tuân theo các nguyên tắc đã nêu. Tổ chức này cần phải đối xử công bằng, khi mọi thành viên đều tuân theo các điều lệ và tôn trọng chủ quyền của từng nước. Chúng ta không thể có được thị trường mở cửa nếu chúng ta không bảo đảm có một thị trường công bằng. Hoa Kỳ thúc đẩy doanh nghiệp tư, đổi mới, và công nghiệp. Những quốc gia khác kinh doanh dựa trên chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Hãy tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo đảm tiếp cận thị trường công bằng và bình đẳng. Họ tham gia vào việc phá giá sản phẩm. Phải biết sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài khi phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về an ninh, chủ quyền và sự ổn định mà thế giới phải đối mặt ngày nay.

Hồi đầu tuần này, tôi đã phát biểu trước Quốc hội tại Seoul (Hàn Quốc) để kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm hãy thống nhất để tuyên bố rằng mỗi bước mà chế độ Bắc Triều Tiên muốn xúc tiến để tạo thêm vũ khí là thêm một bước đi đến nguy hiểm ngày càng lớn lao. Tương lai khu vực này và những người dân tuyệt vời này không bị giữ làm con tin cho những tưởng tượng méo mó của những kẻ bạo lực và hăm dọa hạt nhân.

Tại Hoa Kỳ, cũng như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không có gì quý giá bằng quyền hiển nhiên của chúng tôi, sự độc lập quý giá và tự do của chúng tôi. Ý thức đó đã dẫn dắt chúng tôi trong suốt quá trình lịch sử Mỹ. Ý thức đó đã truyền cảm để chúng tôi hy sinh và đổi mới. Ðó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng trong cuộc Cách mạng Mỹ, chúng tôi vẫn còn nhớ những lời của người Mỹ sáng lập và Tổng thống thứ hai Hoa Kỳ, John Adams. Là người có tuổi, ngay trước khi qua đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu nói ra suy nghĩ của ông về kỷ niệm 50 năm nền tự do tươi sáng của Mỹ. Ông đáp lời bằng các từ: độc lập mãi mãi.

Đó là tình cảm cháy bỏng trong trái tim mọi người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà ở đây, tại Việt Nam đã biết đến tình cảm này không chỉ trong 200 năm qua, mà tôi nghĩ là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt, Hai Bà Trưng, lần đầu tiên đã đánh thức tinh thần người dân vùng đất này. Sau đó, và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt đã đứng lên tranh đấu cho sự độc lập và niềm tự hào Dân tộc. Ngày nay, những người yêu nước và những anh hùng trong lịch sử chúng ta đã có câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng về tương lai ở thời đại chúng ta. Họ nhắc nhở nhau để nhận biết chúng ta là ai và được kêu gọi phải làm gì. Cùng nhau, chúng ta có khả năng để nâng cao con người và thế giới lên những tầm cao mới - đến tột đỉnh mà chưa ai từng đạt được, Vậy hãy chọn một tương lai cho lòng yêu nước, sự thịnh vượng và niềm tự hào. Hãy để chúng ta lựa chọn sự giàu có và tự do chứ không phải sự đói nghèo và tôi tớ. Chúng ta hãy chọn một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.

Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều ước mơ, và nhiều con đường. Nhưng trên khắp thế giới, không có nơi nào như nhà mình.

Do vậy, vì gia đình, đất nước, tự do, lịch sử và vinh quang Thiên Chúa, hãy bảo vệ, phòng thủ và yêu mến ngôi nhà mình hôm nay và suốt đời. Xin cảm ơn! Chúa ban phước lành cho quý vị, cho APEC và cho Hoa Kỳ. Cám ơn nhiều.

B.- Vài góp ý.

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong 21 nền kinh tế tham gia APEC, có hai nước (Tàu và, dĩ nhiên, Việt cộng theo sau) áp dụng nền kinh tế kiểu này. Theo đó, nền kinh tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước với vốn do ngân sách nhà nước cung cấp, đất đai cần thiết thì cứ chiếm của người dân (có bồi thường tượng trưng, nhưng không chịu, roi điện sẽ đối đáp…). Kinh doanh lời thì các nhóm lợi ích chia nhau. Khi lỗ, ngân sách góp vào. Khi ông Trump nói ‘để có thị trường mở cửa, cần bảo đảm có thị trường công bằng. Hoa Kỳ thúc đẩy doanh nghiệp tư, đổi mới và công nghiệp. Các nước kinh doanh dựa vào chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Hãy tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo đảm tiếp cận thị trường công bằng và bình đẳng, đừng tham gia vào việc phá giá sản phẩm’.

2. Ðưa nước chủ nhà lên tận mây xanh.

Khi ca tụng ‘Việt cộng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần và sinh viên, học sinh nước này được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu’ ông đã xuyên tạc Sự Thật Lịch sử. Thật vậy:

- kinh tế nước này tăng trưởng như thế phần nào nhờ sự đào bán tài nguyên trong nước và những chi phí để xây dựng các công trình kém chất lượng để, ít lâu sau, phải chi trả để thuê người dọn dẹp các công trình đỗ nát này. Lương trả cho côn(g) an đi đánh phụ nữ, trẻ em cũng phải được tính vào đây;

- thật sự, sinh viên, học sinh Việt cũng có những cá nhân giỏi, nhưng trong nước, với một nền giáo dục kém và đắc giá như vậy, một số lớn người trẻ không được hưởng giáo dục phổ thông. Du sinh ra đi khá đông, nhưng bao nhiêu ở lại để ‘làm nail’. Phần khác trở về nước để vào đoàn thanh niên đi đánh đập đồng bào biểu tình chống Tàu cộng, Formosa.

3. Hai Bà Trưng kêu gọi toàn dân phất Cờ Vàng đánh đuổi quân Tàu

Năm 111 trước Tây lịch, Ðông Hán chiếm nước Giao Chỉ, cai trị hà khắc dân ta với chính sách đồng hóa triệt để khiến các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại chúng. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, con trai Lạc tướng ở Chu Diên. Năm 39, để trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng càng thêm căm thù, cùng Trưng Nhị kêu gọi toàn dân phất Cờ Vàng đánh đuổi quân Tàu về nước năm 39 sau Tây lịch. Ở ngôi vua tuy chỉ được 3 năm, Hai Bà Trưng đã làm cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, kính nể đủ để tiếng thơm lại cho muôn đời trong sử sách.

Yếu tố thành công của cuộc khởi nghĩa chống Tàu này là sự đoàn kết một lòng sống chết giữa những lãnh đạo (Hai Bà Trưng) và toàn dân. Ngày nay, chẳng những yếu tố đó không có mà ‘đám’ lãnh đạo thế giới còn làm ngơ, vì quyền lợi thương mại và tiền bạc trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản trên toàn dân cô thế.

Trong thời gian sau APEC, hai ông Donald Trump và Tập cẩm Bình đều đến viếng thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội. Ông Tập được cộng đảng và nhà nước tiếp đón cực kỳ trọng thể với 21 phát đại bác nổ vang, người dân lành thì không muốn đến gần. Trái lại, ông Trump thì được quần chúng ngưỡng mộ đến vẫy chào. Hai thái độ quá khác nhau như vậy giữa kẻ cướp chính quyền (nhờ điều 4 hiến pháp cho phép) và người dân bị trị thì làm sao để có cuộc khởi nghĩa mà ông Trump tuyên dương.

II./ BUÔN BÁN KHÓ ÐI ÐÔI VỚI TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN.

A.- Chủ nghĩa Cộng sản cướp đoạt những quyền căn bản của đồng bào.

Ngày 07.11.2017, Phủ Tổng thống ra Thông cáo báo chí cho biết Hoa Kỳ công bố ngày 7 tháng 11 hàng năm là ‘Ngày Quốc gia tưởng niệm nạn nhân Cộng sản’ và nêu rõ từ khi Cách mạng tháng 10 Nga cướp chính quyền, chủ nghĩa này đã cho phép các tên độc tài Liên xô và các ‘chư hầu’ cũng như Tàu và Việt cộng trải qua trăm năm đen tối dưới một chủ thuyết chính trị phản tự do, thịnh vượng và phẩm giá cuộc sống của con người. Các chế độ toàn trị này đã giết chết hơn 100 triệu người khắp thế giới và còn nhiều triệu người khác đang chịu đựng sự bóc lột, bạo lực và tàn phá. Chủ nghĩa Cộng sản đã tước đoạt một cách có hệ thống những quyền căn bản của con người về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng… Tại thủ đô Washington (Hoa Kỳ), tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng sản với biểu tượng một phụ nữ tay cầm bó đuốc giơ cao, tượng trưng cho công lý và tự do, được dựng lên vào tháng 6/2007.

B.- Quốc dân Việt, nạn nhân của nhà nước dân cử Mỹ.

Sau khi thuê người giêát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, nhà nước Mỹ lần lượt trao quyền cho đám tướng tá tham quyêàn và các chính trị gia đảng phái vô tài hoặc bị thay đổi bởi áp lực từ Phật giáo làm chính trị. Ngày 08.03.1965, thời Tổng thống Lyndon B. Johnson, thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Ðà Nẵng mà Thủ tướng Phan Huy Quát (*) không được biết trước. Sự hiện diện và tham chiến của Quân Mỹ bắt đầu từ đây với những hậu quả về chánh trị (Việt Nam Cộng hòa mất chủ quyền, Bắc Việt cộng sản hô hào đánh Mỹ xâm lược), xã hội (đàn bà, con gái chạy theo lính Mỹ lắm tiền) và kinh tế (sản xuất đình trệ, vật giá gia tăng…). Những tệ nạn này đã được ông Diệm tiên đoán trước khi bị giết. Trước khi chết, ông đã vô cùng buồn cảnh cáo bọn phản loạn ‘rước Mỹ vào để khi mất nước, chạy theo chúng’. Sự thật đã xảy ra đúng như vậy, khi Sài Gòn sắp thất thủ ngày 30.04.1945, họ đã chạy sang Mỹ tuyên bố ‘chống cộng’. Ngày nay, trên Quê hương, Việt cộng thãm sát, cướp của, nhà cửa đồng bào. Tại hải ngoại, mới đầu, cộng đâu không thấy, nhưng họ đã chia rẽ thành từng nhóm đánh phá nhau vì cái nghị quyết 36 của cộng đảng, tài trợ bởi mỹ kim viện trợ…

[(*) Bác sĩ Phan Huy Quát bị cộng sản bắt ngày 16.08.1975 và giam tại nhà tù Chí Hòa. Bị bệnh gan rất nặng, ông không được Việt cộng cho chữa trị, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho ông, cũng không cho mang sang. Khi biết ông không qua khỏi, chúng đem ông lên bịnh xá. Hôm sau, ngày 27.04.1979, ông qua đời. Thi hài ông được phép quàn tại chùa Xá lợi và phát tang hôm sau. Nhưng phút chót, Việt cộng ra lệnh phải an táng ngay, vì hôm đó 28.04.1979, Tổng thư ký Liên hiệp quốc đến Sài Gòn. Vì sợ dư luận quốc tế biết sự độc ác của chế độ đối với người dân họ.]

Phần nhà nước dân cử Hoa kỳ, ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ông đã đến Việt Nam 5 lần. Lần thứ nhất năm 2000, được người dân bị trị hân hoan tiếp đón vì, lần đầu tiên, họ gặp được một Tổng thống cởi mở với nhiều tin tưởng về ‘nhân quyền’ sẽ được cải thiện… Những lần sau (2006, 2010, 2014 và 2015), ông chỉ là kẻ hết quyền, nên chỉ được nhà nước cộng sản độc tài tiếp đón.

Ngày 07.11.2000, George Bush (con) thắng cử Tổng thống, sau nhiều lần tranh luận và kiểm phiếu lại. Sau những cuộc vận động về Tự do Tôn giáo cho Việt Nam bất thành, ngày 15.09.2004, theo đề nghị của Ngoại trưởng Colin Power, ông Bush đặt Việt cộng vào danh sách các Quốc gia đáng quan tâm (CPC, Country of Particular Concern). Ngày 02.11.2004, ông Bush tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai với kết quả rõ ràng hơn. Ngày 13.11.2006, để làm vui lòng nhà nước cộng sản, Ngoại trưởng Condoleezza Rice yêu cầu Bush rút Việt cộng ra khỏi CPC và ông này chấp thuận liền để, sau đó, cả hai cùng đến Hà nội để dự APEC 2006. Một sự kiện đau lòng đáng cho chúng ta suy nghĩ.

Khi công du Việt Nam, ngày 24.05.2016, Tổng thống Obama đã cho rằng việc tung quân Mỹ vào chiến trường Việt Nam bởi vị tiền nhiệm cùng đảng Dân chủ Lyndon B. Johnson là vì ‘nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản’. Do đó, vì không tuân hành ý kiến của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, yêu nước và kinh nghiệm về cộng sản, hành vi chiến tranh này đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ. Cũng trong dịp này, khôi nguyên Hòa bình Nobel này cũng đã trở thành kẻ rao bán súng đạn cho Việt cộng để chống lại Tàu cộng. Còn lâu mới có chuyện đó vì năm 1990, chúng đã ký kết với nhau mật ước Thành Ðô. Nhân dịp Obama công du nước Việt này, đại sứ ‘hai nước’ Ted Osius (năm 2015, khi về nước, đến gặp người Mỹ gốc Việt tại California đã tước đoạt quyền treo và mang cờ Việt Nam tự do, trái với Tu chính Hiến pháp số 1 Hoa kỳ), đã mời những vị đòi nhân quyền cho đồng bào (như ông Nguyễn Quang A,…) đến gặp Obama, nhưng khi các vị này bị công an bắt giữ, ông không muốn can thiệp đúng như một nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà ông từng khoe. Ngày nay, chấm dứt nhiệm vụ, ông tìm cách để ở lại đất nước cộng sản này. Từ khi Obama rời Thành Hồ, Việt cộng đã mạnh tay bắt và tuyên những bản án ‘Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’, theo Điều 88 Luật Hình sự, bao nhiêu vị anh hùng, can đảm như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù.

III./ VÀI CHUYỆN BÊN LỀ APEC.

A.- Áo yếm tiếp APEC để “khoe” nét truyền thống?

Ðó là tựa đề của một bài đăng bởi RFA ngày 09.11.2017 viết về các cô gái trẻ măng, mặc trang phục áo yếm của phụ nữ Việt Nam xưa, hở nguyên phần vai và nửa lưng, cầm khay đồ ăn phục vụ gần 300 đại biểu từ các nền kinh tế APEC, sau khi kết thúc kỳ họp 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC- ABAC và tối ngày 06.112017. Ðây là trang phục nội y của phụ nữ Việt xưa, xuất hiện vào thời nhà Lý (thế kỷ 12), gồm một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực, được sử dụng rộng rãi, không chỉ ở chốn cung đình cao sang, quý phái mà cả những nông dân gắn bó với chiếc áo tứ thân cũng rất ‘ưa chuộng’.

Nhà văn Thùy Linh, một người quan tâm và am hiểu lĩnh vực xã hội, văn hóa Việt Nam nói việc Việt Nam cho lễ tân mặc áo yếm để tiếp khách ngoại giao là một sự ‘lố bịch’: « Mình rất không hài lòng về điều đó, bởi vì cái yếm của các cụ ngày xưa nó thay cho cái áo ngực thường các cụ mặc bên trong. Còn ở nông thôn, khi những người đàn bà cho con bú để đứa trẻ dễ tiếp cận với ngực của mẹ. Cho nên những kiểu mặc đó rất suồng sã…. Mình thấy nó hơi kỳ quặc… Trong một quốc tiệc, thì nó không mang tính chất nghi lễ, không trang trọng, không thể hiện một sự lịch lãm tối thiểu với một tư cách quốc gia».

Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, bà cũng không đồng tình với cách ăn mặc như vậy trong một sự kiện lớn của quốc gia:

Tôi nghĩ là trong xã hội Việt Nam bây giờ, một người bình thường cũng thừa hiểu cần mặc trang phục lịch sự ở một sự kiện cần thiết nào đó ví dụ như giỗ tết, hay cưới hỏi, mọi người đều biết ăn mặc như thế nào cho lịch sự.

Người bình thường cũng biết điều đó, huống chi một quốc gia thì người ta cũng phải thừa hiểu. Trong tường hợp này tôi cũng không hiểu vì sao người ta lại quyết định như vậy.

RFA đã liên hệ với ban tổ chức APEC 2017 để hỏi về nguyên nhân vì sao lựa chọn trang phục áo yếm cho đêm đại tiệc hôm 6/11 vừa qua, nhưng không nhận được hồi đáp.

2.- Nữ ca sĩ Mai Khôi phản đối ông Trump không nhắc đến Nhân quyền.

Một ‘câu chuyện’ nho nhỏ xảy ra ở Hà Nội tối ngày 11.11.2017 cho thấy trình độ dân trí người Việt chỉ ở mức thập niên 40, nhất là tệ hại hơn do dưới thời cộng sản, người dân không được quyền phê phán các lãnh đạo quốc gia, dù họ là kẻ tham nhũng, độc tài, gian ác. vô nhân tính…Đó là ‘chuyện’ nữ ca sĩ Mai Khôi cầm một biểu ngữ có nội dung ‘Peace on you Trump’ được sửa đổi thành ‘Piss Peace on you Trump’ (đái vào mặt Trump) và đưa cao lên khi đoàn xe chở ông Trump chạy qua đường Xuân Diệu. Bà giải thích rằng ‘ông Trump đã không một lần nhắc đến nhân quyền ở Việt Nam’. Năm 2016, bà được ưu ái ngồi bên cạnh Obama để tiếp các ‘vị’ được công an cho phép vào gặp ông này chỉ để ‘talk and talk’ và kết quả là số tù nhân lương tâm.

Sau đó, bà làm một vòng đi hát tại Mỹ. Tuy từ chối Cờ Vàng, nhưng bà cũng thu được không ít tiền đô. Do đó, sau hành động ‘chống Trump’ này, cuộc tranh luận ‘tốt xấu’về Mai Khôi đã bùng nổ sôi nổi giữa các ‘vĩ nhân’ Mỹ gốc Việt.

Theo báo The Guardian, dù con đường mà đoàn xe ông Trump đi qua có công an mật vụ đứng đầy, ca sĩ Mai Khôi đã không bị ai ngăn cản khi biểu tình.

Nhưng, tối đó lúc 10 giờ, một đôi nam nữ tự xưng ‘nhân viên của chủ tòa nhà’ xông vào chung cư và đuổi ca sĩ và người chồng Úc Benjamin Swanston ra khỏi căn chung cư lập tức, không cho cô kịp thu lượm tư trang. Hai kẻ này còn hành hung một người bạn đang đến thăm, ghi hình vụ đuổi nhà bất thường này. Ðây là thứ luật lệ quái gỡ, tùy tiện của những kẻ thừa hành ngu dốt, mong chứng tỏ được sự năng nổ, trung thành trong việc biểu lộ uy quyền của giới lãnh đạo: Luật là tao!

3.- Tổng thống Trump bị Chủ tịch nước Quang gạt.

Tối ngày 11.11.2017, Tổng thống Donald Trump và phái đoàn Hoa Kỳ dự Quốc yến do Chủ tịch nước Trần Ðại Quang khoản đãi. Khi khai mạc, ông cầm tờ giấy in sẵn bài diễn văn tiếng Việt và chăm chú đọc, trong đó có đoạn: « Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có một bề dày lịch sử lâu dài. Từ những năm đầu của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi - người được UNESCO (**) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - trên hành trình đi tìm đường cứu nước, đã dừng chân tại Boston bang Massachusetts, cái nôi cách mạng của Hoa Kỳ... ».

Năm 1990, sự kiện họ Hồ được UNESCO vinh danh chỉ là chuyện được bịa đặt bởi cộng đảng và bởi vì đã lỡ phóng lao đành phải tiếp tục dối xạo theo lao...

(**) UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc).

4.- Cuối cùng, nhân quyền chỉ được đề cập bên lề APEC.

Ngày 27.09.2017, ứng viên Daniel J. Kritenbrink vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, đã ra trước Ủy ban Ngoại giao Thượng viện để điều trần trước khi được chuẩn thuận. Ông cho biết sẽ quan tâm tới các vấn đề an ninh, thương mại và đầu tư, nhân quyền, quan hệ người dân với người dân, và giải quyết những vấn đề nhân đạo và chiến tranh còn tồn tại. Về nhân quyền, ông ghi nhận 18 tháng qua tại Việt Nam là một thời kỳ gia tăng bắt bớ, buộc tội và kết án nặng nề những người hoạt động, khiến ông thấy lo ngại. Ông hứa, nếu được chuẩn thuận, ông sẽ tiếp tục đề cao nhân quyền và tự do tôn giáo, nhắc nhở về nhu cầu phải tiếp tục tiến bước trong cuộc chiến chống nạn buôn người. Như vậy, ông chỉ nói ‘sẽ tiếp tục đề cao nhân quyền và tự do tôn giáo’ như trước nay, nhưng đừng chờ kết quả.

Nhân quyền chỉ được ghi ngắn gọn tại số 10 Bản Thông cáo chung Mỹ-Việt ký ngày 12.11.2017; Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thú đẩy quyền con người.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Hương sen giữa mùa vọng
Sơn Ca Linh
11:33 07/12/2017
HƯƠNG SEN GIỮA MÙA VỌNG
(Dâng kính Mẹ Vô Nhiễm)

Quê hương con cứ tới mùa đông lạnh,
Lũ lụt tràn đồng, bão tố liên miên…!
Đường nứt vỡ bờ cây thẳng hóa xiên,
Mẹ phờ phạc bao đêm dài nước bạc…

Con sông xanh giờ bèo trôi xơ xác,
Tiếc làm sao bên ấy chiếc hồ sen.
Cánh trắng lá xanh dưới nắng bình yên,
Giờ còn lại chỉ một màu trắng đục…!

Cho dẫu cứ đắng cay màu thế tục,
Mùa Vọng đã về nhắc chuyện thiêng liêng.
Chúa lại đến đây thăm viếng mảnh đời riêng,
Cất hết khăn tang, và lau khô dòng lệ…

Mùa Vọng tím như một lời đoan thệ,
Giao ước nghìn năm nay đã trổ hoa.
Mẹ vào đời mang hương sắc bay xa,
Như hừng đông lên giữa đông dài sắc tím !

Mẹ chúng con, Mẹ Chúa Trời Vô Nhiễm,
Cánh sen giữa lầy rực ngát hương thiêng.
Mảnh đất mỡ màu Thiên Chúa chọn riêng,
Tòa ngọc trắng đựng “nhụy vàng Con Chúa” !

Cho dẫu biết vẫn mùa đông héo úa,
Vẫn đợi, vẫn chờ, mong mãi “bước chân xa” !
Mẹ mang Chúa về trời đất sẽ hoan ca,
Mùa Vọng sẽ mãi là mùa xuân miên viễn !

Sơn Ca Linh
Lễ Mẹ Vô Nhiễm 2017
 
Tản Mạn Đời Tha Hương: Vị Giám Mục Pháp Với Trái Tim Việt Nam
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
21:00 07/12/2017
Đức Giám Mục Jean Cassaigne đấy. Khi qua Việt Nam truyền giáo, ngài có tên ‘cúng cơm’ là Cải-Sanh.

Ngày còn bé, từ quê nhà Pháp, ngài đã ấp ủ mộng ra đi truyền giáo cho kẻ nghèo hèn. Thế là sau khi xin vào chủng viện của các cha Thừa sai Ba-lê, và sau những năm tháng dùi mài kinh sử, cũng như chú tâm vào chuyện tu đức, ngài đã được thụ phong Linh mục năm 1925.

Chỉ 2 năm sau đó, ngài tình nguyện qua Việt Nam, được bề trên cử lên coi một giáo họ để giảng đạo và phục vụ nhóm người Thượng (dân thiểu số) tại vùng ‘ma thiêng nước độc’ Di-Linh, cách Đà-Lạt chừng 80 cây số về phía nam, mà một số khá đông dân chúng mắc chứng phong cùi ác liệt. Người Việt thời đó thường gọi họ bằng một từ ngữ khá tàn nhẫn : Mọi cùi.

Đa số dân Thượng lúc đó thuộc sắc tộc K’Ho, nên ngài quyết định học tiếng nói của họ. Chả mấy mà ngài thông thạo, để rồi soạn một cuốn sách hướng dẫn học loại ngôn ngữ này, kèm theo chữ Pháp và Việt. Kế đến là tập sách ‘Phong tục tập quán người K’ho. Sau cùng là cuốn ‘Thủ bản dạy giáo lý’ cho nhóm dân thiểu số này. Người ta cũng không quên rằng vào năm 1929, ngài đã tiên phong mở một trường học đầu tiên giúp các trẻ em nghèo. Thật là một công trình đáng kể.

Lần đầu tiên, cha Cassaigne tiếp xúc với một bà già đang hấp hối tại một túp lều giữa rừng, đã can đảm tới gần an ủi, cho thuốc và đồ ăn, rồi nói về Chúa cho bà nghe. Sau đó bà xin được rửa tội rồi trút hơi thở cuối cùng, sau khi đã hứa “Con sẽ cầu nguyện cho cha nếu được về thiên đàng”.

Xúc động với biến cố này, cha đã dứt khoát dâng trọn cuộc sống để phục vụ đám dân khốn khổ bị xã hội ruồng bỏ này. Lời trăn trối của bà già nói trên cũng đã trở thành động lực mạnh mẽ cho ngài tiếp tục dấn thân, cũng như là viên đá đầu tiên được đặt xuống để xây làng cùi Kala tại Di Linh sau đó.

Dân chúng gọi ngài ‘ông cố nhân lành’. Có lần ngài khóc chảy nước mắt khi gặp một nhóm người cùi quỳ xuống van xin ngài cho ăn và che chở, vì bị dân trong xóm xua đuổi, bởi họ sợ bị lây bệnh cùi. Dĩ nhiên ngài can đảm ôm chầm lấy tất cả, rồi hứa với lòng sẽ sớm gây quỹ xây bệnh xá và làng phong cùi.

Tiếng kêu cứu của ngài đã đến tai các nhà cầm quyền Pháp, nên ngài được hỗ trợ thuốc men dụng cụ khá nhiều. Ngay cả Nam Phương Hoàng Hậu cũng gửi tiền cho ngài tiếp tục phục vụ dân nghèo. Tuy vậy ngài luôn tự tay hầu hạ băng bó cho các bệnh nhân, dù đã mời được một số nữ tu từ Đà Lạt và Sài Gòn tới phụ giúp.

Việc từ thiện cao cả của ngài không thể không đến tai tòa thánh Vatican, nên vào tháng 2 năm 1941, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Tông tòa Giáo phận Sài gòn (có tin đồn rằng chính đức Khâm sứ cùng cha tổng đại diện giáo phận Saigon đã có lần bất ngờ lên thăm nơi ăn chốn ở nghèo nàn của vị Linh mục thánh thiện này, kèm theo công việc tông đồ lạ thường . Sau đó, trong nỗi thán phục tột cùng, vị khâm sứ đã phải tâu về Roma…)

Từ chối không được, nên ngài phải vâng lời về nhận chức 4 tháng sau đó, lấy khẩu hiệu là ‘Bác ái và tình thương’. Tuy nhiên, chỉ ít năm sau các bác sĩ đã phát hiện ra vi trùng phong cùi trong máu ngài. Ngài đã phản ứng ngay :”Có lẽ Chúa muốn tôi trở về với đoàn con yêu dấu tại Di Linh” !

Dĩ nhiên cuối cùng ngài xin được từ chức, và toà thánh đã đặt Giám Mục Simon-Hòa Nguyễn văn Hiền lên kế vị vào năm 1954. Bạn bè thân hữu tha thiết xin ngài về Pháp chữa trị, nhưng ngài khảng khái trả lời :”Tôi là người Pháp, nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống tại đây để phục vụ và mong chết tại đây, vì bây giờ Việt Nam thực sự là quê hương tôi”.

Đức cha tiếp tục phục vụ dân nghèo khổ vùng Di Linh tới đầu năm 1973 thì cơ thể yếu liệt tột độ, vì liên tiếp mắc chứng sốt rét, cùi, lao xương và lao phổi . Ngài qua đời ngày 30 tháng 10 năm đó, thọ 78 tuổi, sau 48 năm sống tại đất Việt. 5 ngày đêm liên tiếp, người người tới than khóc và mặc tang phục trắng cầu nguyện cho ngài, và buổi lễ an táng có hơn 3 ngàn người tham dự.

Dĩ nhiên có đầy đủ các yếu nhân đạo đời hiện diện ( Đức Khâm sứ Tòa thánh, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình, đặc sứ của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu…) mang theo bao huân chương cao quý nhất trao tặng vị thánh và người hùng của núi rừng cao nguyên Việt Nam.

Trong thơ di chúc, ngài đã viết :”Cha mong được chôn cất đơn sơ như mọi bệnh nhân cùi khác. Hãy đấp nấm mộ đất đơn sơ, với một cây thánh giá gỗ mộc mạc như thánh giá Chúa Giê Su xưa. Hãy tránh phí tổn không cần thiết để dành tiền lo cho bệnh nhân còn sống”.

Hình ảnh kèm đây là ghi lại một dịp lễ giỗ ngài vào năm 2013, cử hành do Đức cha An tôn Chương ( Đà Lạt ) :

Trên bia mộ của ngài, người ta đọc được mấy hàng chữ sau đây :

”Tôi xin tất cả những người mà khi còn sống tôi chưa giúp được gì, cũng như những ai đã thấy tôi làm gương xấu, hãy vui lòng tha thứ cho tôi”.

Cao cả thay !

Kỳ diệu thay !

Mong sao giáo hội Việt Nam sớm tiến hành việc thu tập hồ sơ cùng các chứng nhân cần thiết, để xin tòa thánh cho điều ta phong thánh cho vị giám mục thân yêu khả kính của chúng ta. Giáo hội đã phong thánh cho cha Damien,vị tông đồ người cùi tại đảo Molokai gần Hawaii. Giám mục 'Cải Sanh' của chúng ta cũng đi đúng bết bước của cha Damien. Ai cũng có thể cầu xin để Chúa ban những phép lạ, hầu kế hoạch xin phong thánh mau thành tịu. Đây cũng là một hình thức cao đẹp của tâm tình biết ơn với vị ân nhân cao cả của dân Việt. Ước gì sớm được như thế !
 
VietCatholic TV
Lễ Ðức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:11 07/12/2017
Bài Ðọc I

Trích sách Sáng Thế.

Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con đang ẩn núp".

Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?" Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn".

Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".

Thiên Chúa phán bảo con rắn: "Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".

Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh. Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca

Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu.

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

3) Khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ mừng vui, và đàn ca. - Ðáp.

Bài Ðọc II

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Người đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Ðức Kitô. Bởi Người đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, hầu cho chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Ðức Giêsu Kitô, theo như ý Người sở định, cho được ca ngợi vinh quang ân sủng của Người, ân sủng mà Người ban tặng chúng ta trong Con yêu quý của Người.

Cũng trong Ðức Kitô, chúng ta đã được chọn trước làm phần gia nghiệp, chiếu theo chương trình tiền định của Ðấng tác thành mọi sự theo như ý Mình sở định, hầu cho chúng ta ca tụng vinh quang Người, chúng ta là những người đã đặt niềm hy vọng trước trong Ðức Kitô.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia

Alleluia, alleluia! - Kính chào Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ, Trinh Nữ có phúc hơn các người nữ. - Alleluia.

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận!" Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.

Ðó là lời Chúa.
 
Phỏng vấn cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, chủ nhiệm dân Chúa Úc Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:19 07/12/2017
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News