Ngày 08-12-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 09/12: Đức khiêm tốn và vâng phục trước Lời Chúa – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:09 08/12/2022


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông rằng: “Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói:

‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh,

mà các anh không nhảy múa;

tụi tôi hát bài đưa đám,

mà các anh không đấm ngực khóc than.’

Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám.’ Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.’ Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động.”

Đó là lời Chúa
 
Đức Mẹ Vô Nhiễm: Quả và Quà
Lm. Nguyễn Xuân Trường
08:55 08/12/2022

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM: QUẢ và QUÀ

QUẢ LỪA: Evà đã ăn quả lừa của Satan khi ăn trái cấm

QUẢ ĐẮNG: Ađam nghe lời vợ dụ dỗ cũng ăn. Từ đó ông bà gieo tội nguyên tổ là quả đắng cho nhân loại.

QUẢ PHÚC: Tạ ơn Chúa vẫn luôn thương tình đã trao Chúa Giêsu như quả phúc cứu độ nhân loại.

QUÀ: Mẹ Maria dâng cả con người mình để Chúa tùy nghi sử dụng. Để rồi, Chúa làm cho Mẹ thành Đấng đầy ơn phúc – một quà tặng quý báu. Và Mẹ trở thành người cầm quà, chuyển quà, trao quà là Con Chúa cho nhân loại.

QUÝ: Quà là do Quý. Đức Mẹ được được đẹp lòng Thiên Chúa. Chúa quý mến Mẹ. Tặng quà là để tỏ lòng quý mến. Quý mến ai mới tặng quà. Càng quý trọng thì càng tặng quà quý giá. Và điều kì diệu là dù mất tiền mua quà tặng mà người ta lại thấy vui. Chỉ sợ tặng mà người không nhận thì ta lại buồn. Quà gói cả tấm lòng. Tặng quà là diễn tả tình lớn hơn tiền.

QUẢNG ĐẠI: Quà diễn tả tấm lòng quý mến và quảng đại. Cần có lòng quảng đại thì mới hay tặng quà. Chứ cứ nói quý mến nhau lắm mà chẳng thấy tặng quà bao giờ thì đó chỉ là thương môi thương mép mà thôi.

Tạ ơn Chúa đã trao ban Chúa Giêsu và Mẹ Maria như quà tặng vô giá cho nhân loại. Xin Chúa cho mỗi chúng con cũng biết mở lòng quảng đại quý mến tặng quà nhau. Xin Chúa biến đời mỗi người thành món quà quý giá đem niềm vui cho nhau và cho Chúa. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 08/12/2022

19. Tôi không thể làm được việc lớn, nhưng tôi nguyện dùng mỗi công việc, dù là việc nhỏ, để làm sáng danh Thiên Chúa.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 08/12/2022
11. DƯƠNG BỘ ĐÁNH CHÓ.

Dương Bộ mặc cái áo trắng ra khỏi nhà, khắp nơi đều mưa nên áo ngoài màu trắng bị ướt, thế là ông ta chỉ mặc cái áo màu đen khi trở về nhà. Con chó của ông ta cho rằng ông ta là người lạ nên sủa lên ăng ẳng, Dương Bộ nổi giận liền đánh chó.

Anh là Dương Chu đi ra, kéo tay em nói:

- “Đừng đánh, đừng đánh, em làm sao mà trách con chó được chứ? Nếu để con chó toàn thân lông màu trắng đi ra khỏi nhà, lúc trở về biến thành con chó lông màu đen, e rằng em cũng nhìn không ra nó.”

( Liệt tử )

Suy tư 11:

Chỉ nhìn thấy cái áo khác màu mà cho rằng đó không phải là chủ của mình, thì quả thật, con chó cuả Dương Bộ quá tồi.

Nhìn dáng người bên ngoài để đánh giá con người bên trong thì thật là thiếu sót.

Bên ngoài chỉ là cái vỏ để che giấu cái bên trong, cái bên trong có thể đẹp và bên ngoài có thể xấu. Người khôn lấy cái xấu để che đậy cái đẹp, còn người ngu dại lấy cái đẹp che cái xấu; nhưng cũng có hạng người không khôn mà cũng không dại, họ là những người hiểu biết, biết lúc nào thì lấy cái tốt che cái xấu, lấy cái xấu che cái đẹp, do đó mà người ta không thể lấy cái bên ngoài để phán đoán cái bên trong của tâm hồn họ.

Phán đoán tâm hồn của anh chị em thì chỉ có Thiên Chúa mà thôi, Ngài không nhìn bên ngoài để kết án, nhưng Ngài nhìn bên trong tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, mà đã là tội nhân thì không thể kết án ai cả, nhưng chỉ có thống hối và ăn năn.

Tôi đã nhiều lần phán đoán anh chị em theo cách bên ngoài của họ, bởi vì tôi vẫn tự cho mình cái quyền kết án khi tôi không sai lỗi với họ, tự nhận mình không mắc sai lầm là tự mình kết án anh em rồi vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nghị viện Âu Châu trưng bày cảnh Chúa Giáng Sinh lần đầu tiên trong lịch sử
Đặng Tự Do
05:02 08/12/2022


Giáng Sinh năm nay đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Nghị viện Âu Châu cho phép dựng cảnh Chúa Giáng Sinh tại trụ sở chính ở Brussels. Cho đến nay, các quan chức của tổ chức Âu Châu đã coi đó là hành vi “có khả năng gây khó chịu”.

Những nỗ lực của Isabel Benjumea, một thành viên của Nghị viện Liên Hiệp Âu Châu đến từ Tây Ban Nha, là chìa khóa để cuối cùng có một cảnh Chúa Giáng Sinh được trưng bày tại tổ chức này.

Khi được bầu vào năm 2019, Benjumea đã cố gắng trong năm đầu tiên tại chức để chuẩn bị cơ sở cho món quà là cảnh Chúa Giáng Sinh cho quốc hội sẽ được trưng bày trong mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên, cô gặp phải tình trạng quan liêu và não trạng bài Kitô Giáo trong Liên Hiệp Âu Châu.

Năm sau, cô vẫn quyết tâm thực hiện cho bằng được. Cảnh Chúa Giáng Sinh không thể được trưng bày, cô ấy đã được văn phòng của Chủ tịch Nghị Viện thông báo, vì nó “có khả năng xúc phạm” đối với những người không theo đạo.

Isabel Benjumea nói với tờ ABC của Tây Ban Nha: “Điều này đã trở thành một kiểu thập tự chinh bởi vì tôi dường như không thể chấp nhận được việc bỏ qua nguồn gốc Kitô giáo của Âu Châu.

Cuối cùng, năm nay, nỗ lực này đã nhận được sự ủng hộ của chủ tịch Nghị viện Âu Châu người Malta, Roberta Metsola, mặc dù cảnh Chúa Giáng Sinh chỉ được “ủy quyền như một cuộc triển lãm đặc biệt”, có thể được gia hạn hoặc không trong tương lai.

Cảnh Chúa Giáng Sinh được trưng bày tại Nghị viện Âu Châu đến từ Murcia, một vùng ở đông nam Tây Ban Nha có truyền thống tuyệt vời về cảnh và hình ảnh Chúa Giáng Sinh.

Các nghệ nhân từ xưởng Jesús Griñán đã tạo ra cảnh Chúa Giáng Sinh.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày 24 tháng 8 năm 2003, Thánh Gioan Phaolô II nói rằng “Giáo Hội Công Giáo xác tín rằng Tin Mừng của Chúa Kitô, vốn là yếu tố hợp nhất của các dân tộc Âu Châu trong nhiều thế kỷ, ngày nay cũng phải và tiếp tục là nguồn linh đạo và tình huynh đệ vô tận. Ghi nhận điều này là vì lợi ích của tất cả mọi người, và việc công nhận rõ ràng nguồn gốc Kitô giáo của Âu Châu trong hiệp ước thể hiện sự bảo đảm nguyên tắc cho tương lai của lục địa.”

Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chỉ trích mạnh mẽ Liên Hiệp Âu Châu vì đã loại trừ bất kỳ đề cập nào về Chúa hoặc nguồn gốc Kitô giáo của lục địa này trong các tuyên bố của tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập.
Source:Catholic News Agency
 
Cristina Fernández, người thường xuyên thăm Đức Thánh Cha bị kết án sáu năm trong vụ lừa đảo 1 tỷ đô la
Đặng Tự Do
05:03 08/12/2022


Phó tổng thống đương nhiệm và từng là cựu tổng thống Á Căn Đình, Cristina Fernández de Kirchner, đã bị kết án 6 năm tù giam và bị cấm đảm nhiệm chức vụ công suốt đời sau khi bị kết tội trong một vụ lừa đảo trị giá 1 tỷ đô la liên quan đến các công trình công cộng.

Fernández de Kirchner – người từng là tổng thống Á Căn Đình trong hai nhiệm kỳ từ năm 2007 đến năm 2015 – đã bị kết tội gian lận vào hôm thứ Ba, mặc dù bà không có khả năng phải ngồi tù sớm vì bà được miễn trừ do vai trò chính phủ của mình và dự kiến sẽ khởi động một quy trình kháng cáo kéo dài có thể mất nhiều năm.

Một hội đồng gồm ba thẩm phán đã bác bỏ cáo buộc thứ hai về việc điều hành một tổ chức tội phạm, mà nếu bị tội cô có thể phải ngồi tù đến 12 năm tù. Bản án đánh dấu lần đầu tiên một phó tổng thống Á Căn Đình bị kết tội khi đang đương chức.

Trong một buổi phát trực tiếp sau khi phán quyết được công bố, Fernández de Kirchner nói rằng các cáo buộc chống lại cô có động cơ chính trị. “Rõ ràng là người ta luôn muốn kết tội tôi,” cô nói. “Đây là tình trạng nhà nước và mafia song song.”

Fernández de Kirchner – người từng được nhiều người kỳ vọng sẽ tranh cử tổng thống vào năm tới – cũng cho biết: “Tôi sẽ không là ứng cử viên cho bất cứ thứ gì, không phải tổng thống, không phải thượng nghị sĩ. Tên của tôi sẽ không có trong bất kỳ lá phiếu nào.”

Cựu tổng thống mô tả các thủ tục tố tụng chống lại bà là “hành vi lạm dụng luật”, mà các nhà phân tích chính trị trong khu vực mô tả là một hình thức “chiến tranh chính trị” liên quan đến các chính trị gia, cơ quan tư pháp và giới truyền thông, thường nhằm mục đích bôi nhọ các nhà lãnh đạo cánh tả là tham nhũng.

Bản án chắc chắn sẽ làm sâu sắc thêm những rạn nứt ở Á Căn Đình, nơi vị phó tổng thống theo chủ nghĩa dân túy 69 tuổi thống trị chính trường và gần đây đã sống sót sau một vụ ám sát bất thành sau khi súng của kẻ tấn công bà dường như bị kẹt đạn. Tháng trước, Fernández de Kirchner đã so sánh các thẩm phán của mình với một “đội xử bắn”.

Fernández de Kirchner bị buộc tội dàn xếp 51 hợp đồng công trình công cộng ở tỉnh Santa Cruz thuộc Patagonia để trao cho một công ty thuộc về Lázaro Báez, một người bạn và đối tác kinh doanh của Fernández và người chồng quá cố của bà, cựu tổng thống Néstor Kirchner, là người đã cai trị Á Căn Đình từ 2003 đến 2007.”

Các công tố viên cho biết công ty Báez được thành lập để biển thủ công quỹ thông qua quy trình đấu thầu sai cho các dự án bị vượt chi phí - và trong nhiều trường hợp không bao giờ được hoàn thành.
Source:The Guardian
 
Người Công Giáo ở Ấn Độ bị cấm vào nhà thờ chính tòa sau khi tranh chấp phụng vụ dẫn đến đụng độ
Đặng Tự Do
05:03 08/12/2022


Người Công Giáo theo nghi thức Đông phương phải cử hành Thánh lễ bên ngoài nhà thờ chính tòa Đức Bà vào hôm Chúa nhật vừa qua, một tuần sau khi chính quyền đóng cửa nhà thờ do đụng độ giữa các tín hữu.

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa và là nhà thờ mẹ của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar nằm ở Ernakulam, một quận của thành phố Kochi thuộc bang Kerala. Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, có 4.25 triệu thành viên, hơn một nửa trong số họ sống ở Kerala.

Một cuộc tranh cãi về phụng vụ đã gây căng thẳng trong Giáo hội Đông phương, với nhiều giáo đoàn chống lại một phụng vụ “thống nhất” nhằm chấm dứt các cách cử hành Thánh Thể khác nhau trong Giáo hội. Mặc dù hầu hết các giáo phận đã chấp nhận nghi thức thống nhất, nhưng tổng giáo phận Ernakulam–Angamaly đã phản đối sự thay đổi.

Vào tháng 7 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết thư cho Giáo hội Syro-Malabar và yêu cầu Giáo hội này áp dụng nghi thức thống nhất.

Vào ngày 27 tháng 11, hai bên đã xảy ra đụng độ tại nhà thờ chính tòa, với việc Đức Tổng Giám Mục Mar Andrews Thazhath bị chặn ở lối vào nhà thờ. Cảnh sát đã can thiệp và giải tán đám đông, sau đó kêu gọi chính quyền quận đóng cửa nhà thờ cho đến khi tình hình trở lại bình thường. Cảnh sát đã yêu cầu hai nhóm bảo đảm sẽ không gây rối nữa và ký một thỏa thuận bảo đảm việc này.

Vào ngày 4 tháng 12, các tín hữu xếp hàng dài trên đường trước nhà thờ, trong khi một linh mục cử hành Thánh lễ một mình bên trong. Sau đó, giáo sĩ mang Mình Thánh Chúa ra bên ngoài cho giáo dân rước lễ.

Cha Paul Thelakat, cựu phát ngôn viên của Syro-Malabar, cho biết: “Thật vô cùng đau đớn khi nhà thờ chính tòa Đức Bà bị đóng cửa vì xung đột giữa hai phe dựa trên vấn đề phụng vụ do Thượng hội đồng Syro-Malabar tạo ra ở Tổng giáo phận Ernakulam-Angamlay.”

“Các linh mục và người dân của tổng giáo phận Ernakulam- Angamaly chỉ yêu cầu được phép thực hiện một nghi lễ mà họ đã có thói quen thực hiện trong nhiều năm. Họ không phản đối bất kỳ vấn đề gì liên quan đến đức tin hay luân lý của Giáo hội; họ chỉ đơn giản là yêu cầu một cách khác với những gì Thượng hội đồng đã quyết định mà không có bất kỳ sự tham khảo ý kiến nào. Họ đang làm như thế để áp đặt sự đồng nhất,” vị linh mục nói với Crux.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Thazhath làm Giám Quản Tông Tòa của Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly vào ngày 30 tháng 7, với nhiệm vụ giải quyết tranh chấp phụng vụ gây ra bởi sự phản đối gay gắt đối với quyết định của thượng hội đồng về việc cử hành Thánh lễ theo một hình thức Phụng Vụ chung.

Cuộc kháng chiến chống lại Đức Tổng Giám Mục Thazhath đã bùng lên vào ngày 30 tháng 9 khi ngài ra lệnh cho tất cả các linh mục phải cử hành Thánh lễ đã được thượng hội đồng chấp thuận ngay lập tức.

Hầu hết các linh mục công khai bất chấp mệnh lệnh và tiếp tục cử hành Thánh lễ đối mặt với người dân. Hơn 450 tổ chức, trong đó có 328 giáo xứ, đã từ chối tuân theo mệnh lệnh của vị giám quản tông tòa.

Một số bối cảnh: Trong quá khứ, nhiều giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Cách thức hợp nhất là sự kết hợp của cả hai và nó được ấn định có hiệu lực từ Lễ Phục sinh 2022 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Tất cả 32 giáo phận khác của Giáo hội này có trụ sở tại Kerala đã tuân thủ các hướng dẫn của thượng hội đồng để có Phụng Vụ Thánh lễ thống nhất

Tuy nhiên, phần lớn các linh mục và giáo dân trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly nhất quyết tiếp tục với một Thánh lễ cũ, trong đó linh mục phải đối mặt với cộng đoàn trong suốt thánh lễ như người Công Giáo Latinh.

Cha Sebastian Thalian và nhóm ATM đã đe dọa cắt đứt quan hệ với Giáo Hội Công Giáo nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.

Những người bênh vực Đức Tổng Giám Mục Thazhath và Thượng Hội Đồng Giáo Hội Syro-Malabar cáo buộc Cha Thalian là bất tuân phục và đe dọa sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Tuy nhiên, những người bênh vực ngài thì cho rằng với Tự Sắc Traditionis Custodes, Đức Thánh Cha khuyến khích Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican 2, nhóm của họ cũng chỉ muốn cử hành thánh lễ như bao nhiêu người Công Giáo khác trên thế giới, chứ không hề muốn gì khác hơn.


Source:Crux
 
Linh mục Chính thống giáo bị kết án 12 năm ở Ukraine vì làm gián điệp cho người Nga
Đặng Tự Do
17:17 08/12/2022


Cơ quan anh ninh quân đội Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết cha sở của Nhà thờ Chính thống Ukraine ở thành phố Lysychansk “đã chuyển cho quân xâm lược Nga thông tin về các vị trí chiến đấu của quân đội Ukraine trong thành phố, cũng như trong khu vực Severodonetsk” ở vùng Luhansk.

SBU cho biết vị linh mục cũng đã “thông báo” cho người Nga về những người dân địa phương có khả năng chống lại cuộc xâm lược.

Vị linh mục bị bắt vào tháng 4, hai tháng trước khi Lysychansk rơi vào tay lực lượng Nga.

SBU cho biết vị linh mục đã được Nga tuyển dụng trong một chuyến thăm đến đó vào năm 2014 và kể từ đó đã liên lạc thường xuyên với một nhà lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự tuyên bố ly khai.

SBU cũng cho biết họ đã thu thập bằng chứng chống lại hai người cung cấp thông tin khác cho Nga trong cùng khu vực, bao gồm một linh mục thứ hai ở Luhansk.

SBU cáo buộc rằng một trong hai người Ukraine nói trên đã bị bắt vì cung cấp thông tin cho người Nga, vị linh mục trong nhóm 2 người này vẫn tại đào và hiện đang ở trong lãnh thổ bị xâm lược.

Một số thông tin cơ bản: Chính phủ Ukraine đã bắt đầu có hành động chống lại một số cơ sở và linh mục của Giáo hội Chính thống, đồng thời đề xuất một luật mới cấm hoạt động của các tổ chức tôn giáo “có liên hệ với các trung tâm ảnh hưởng” ở Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết:

“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”

SBU đã đột kích vào một tu viện Kitô giáo Chính thống lịch sử ở Kyiv, là tu viện Kyiv Pechersk Lavra, vào ngày 22 tháng 11 như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ” bị nghi ngờ của mật vụ Nga.

Vào tháng 5, Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã chính thức cắt đứt quan hệ với Giáo Hội Chính thống Nga và lãnh đạo của Giáo Hội này là Thượng phụ Kirill.
Source:Reuters
 
Phiên tòa tài chính Vatican hỗn loạn hơn bao giờ hết
Đặng Tự Do
17:18 08/12/2022


Vài tuần qua đã chứng kiến một số diễn biến gây sốc trong phiên tòa xét xử tài chính của Vatican, trong đó có 10 bị cáo, bao gồm cả Hồng Y người Ý Angelo Becciu, và xoay quanh cách Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh quản lý tiền và các khoản đầu tư của mình trong những năm 2010.

Tờ The Pillar giải thích: “Những người theo dõi phiên tòa” đang kinh hoàng trước hai tiết lộ chính. Đầu tiên là việc Đức Hồng Y Becciu, nguyên Phụ tá Quốc Vụ Khanh, và một người bạn thân của gia đình, đã bí mật ghi âm một cuộc điện thoại với Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó họ thảo luận về phiên tòa sắp tới.

Thứ hai là các luật sư của cả bên công tố và bên bào chữa hiện đã phát hiện ra rằng nhân chứng chính của bên công tố, là Đức Ông Alberto Perlasca, người từng làm việc dưới quyền của Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc vụ khanh, có thể đã được Francesca Chaoqui huấn luyện và có thể bị ép buộc phải làm chứng. Cô ấy là trung tâm của cái gọi là phiên tòa Vatileaks 2.0 vào giữa những năm 2010.

“Chaouqui là một yếu tố phức tạp vì một số lý do. Để bắt đầu, cô ấy là một tội phạm bị kết án ở Thành phố Vatican, đã bị kết án 18 tháng tù treo vào năm 2016 vì đã làm rò rỉ các tài liệu bí mật. Cô ấy cũng được biết là đã đổ lỗi cho Becciu về phiên tòa ấy và bản án của cô ấy,” Tờ The Pillar giải thích.

Theo các tin nhắn văn bản bị rò rỉ, cô ấy đã nhắn tin cho Đức Hồng Y vào năm 2017 để yêu cầu giúp đỡ phục hồi danh tiếng của mình và cũng đã trình diện trước các công tố viên vào năm 2020 với lời đề nghị hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào về Hồng Y Becciu. Tuy nhiên, cho dù câu chuyện Chaouqui/Perlasca có “siêu thực” đến mức nào, thì nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến phán quyết cuối cùng trong trường hợp của Hồng Y Becciu,” tờ The Pillar cho biết thêm, nhấn mạnh một tiết lộ quan trọng khác đã xuất hiện trong những tuần qua. Cảnh sát Ý đã xác định được các tài liệu dường như được giả mạo bởi một tổ chức bác ái Công Giáo Sardinia do anh trai của Becciu điều hành, mà Đức Hồng Y bị cáo buộc đóng góp tài chính bằng tiền của Giáo hội.

“Hồng Y Becciu đã khẳng định số tiền mà ngài gửi cho các thành viên trong gia đình mình chỉ là 'thông lệ bình thường', và nói rằng ngài sẽ không bao giờ cho phép sử dụng sai 'một xu' nào trong quỹ của Giáo hội. Nhưng ngài hiện đang phải đối mặt với một số dấu vết giấy tờ ngày càng nhiều chứng minh ngược lại” tờ The Pillar giải thích.
Source:Pillar Catholic
 
Độc tài Ortega quản thúc Đức Mẹ tại gia
Đặng Tự Do
17:19 08/12/2022


La Purisíma và Griteria, diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12, là những lễ kỷ niệm phổ biến nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua. Trong mười ngày này, giáo dân lập bàn thờ Đức Trinh Nữ trong nhà và khu phố của họ và làm đám rước ảnh Đức Mẹ. Mọi người quây quần bên gia đình và bạn bè để cầu nguyện và ca hát tôn vinh Đức Maria trong bầu không khí lễ hội, và các gói quà được phân phát tại mỗi bàn thờ. Vào đêm ngày 7 tháng 12, vào đêm trước lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, khi đó có một truyền thống được gọi là “Tiếng Ca Lớn” và các gia đình thường đi từ bàn thờ này sang bàn thờ khác, ca hát. «Ai cho nhiều niềm vui như vậy?», một người kêu lên, và tất cả họ đồng thanh trả lời: «Đức Maria!». Trên đường phố, những người hàng xóm thăm viếng chúc mừng nhau và bầu trời sáng lên với pháo hoa.

Tuy nhiên, năm nay, nó sẽ không được phép diễn ra như trên đối với người dân. Cảnh sát Sandinista của Daniel Ortega trên thực tế đã cấm nhiều giáo xứ Công Giáo thực hiện Purísima. Hoạt động hủy bỏ văn hóa thứ mười một này được thực hiện bởi những người tự nhận mình là cánh tả nhưng chẳng qua là một bọn độc tài tham nhũng.

“Vào ngày 28 tháng 11, khoảng 12:00, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ Cảnh sát Quốc gia cấm chúng tôi thực hiện cuộc rước vào đúng thời điểm mà hình ảnh của Đức Mẹ đang đến thăm quận đầu tiên của thành phố”, giáo xứ San José, ở Tipitapa, một thành phố có 150,000 cư dân cách thủ đô Managua 20 km, đã cho biết như trên. Thông cáo báo chí kết thúc với “sự buồn bã sâu sắc vì lệnh cấm này ngăn cản chúng tôi bày tỏ đức tin của mình trước công chúng”.

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở giáo xứ San Pedro và Santa Lucía, thuộc Ciudad de Darío, nơi có 53 nghìn dân. «Hình ảnh của Đức Mẹ sẽ không xuất hiện như mọi khi. Sẽ không có cuộc rước nào vào lúc bình minh hay ban đêm», linh mục giáo xứ Fray Patricio Tijerino thông báo một cách chán nản và ngao ngán nhận xét rằng “Độc tài Ortega đang quản thúc Đức Mẹ tại gia”
Source:Tempi
 
Kitô Hữu Armenia đang đối diện với họa diệt chủng
Đặng Tự Do
17:21 08/12/2022


Nguy cơ thanh trừng sắc tộc mà các Kitô hữu Armenia phải đối mặt đang được nêu bật tại Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, ở The Hague trong tuần này. Các luật sư lập luận rằng trong khi thế giới tập trung vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga trong năm nay, thì các cuộc xung đột khác đang bị bỏ qua. Họ nói rằng các quốc gia nên có nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng theo luật pháp quốc tế, thay vì chờ đợi để đáp trả một khi các hành động tàn bạo hàng loạt đã bắt đầu.

Giáo sư Hannah Garry của Đại học Nam California đã nộp một bản tóm tắt pháp lý dài 200 trang cho Văn phòng Công tố viên ICC, trình bày bằng chứng chi tiết về các vụ giết người có chủ đích dựa trên sắc tộc và tôn giáo ở vùng đất Nagorno Karabagh của Armenia, ở Ethiopia và ở Cameroon. Cô và các đồng nghiệp của mình đang kêu gọi xem xét sơ bộ các cuộc xung đột ở mỗi quốc gia, nơi bạo lực đã bị cộng đồng quốc tế và giới truyền thông bỏ qua.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ghent gần đây đã công bố rằng có thể có tới nửa triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở khu vực Tigray của Ethiopia. Bất chấp lệnh ngừng bắn gần đây, các nhóm nhân quyền báo cáo rằng quân đội Eritrea vẫn tiếp tục cướp bóc và tấn công thường dân Tigrayan. Trong khi đó, năm thứ ba liên tiếp, Hội đồng Tị nạn Na Uy cho rằng cuộc khủng hoảng liên quan đến người nói tiếng Anh ở Cameroon là một trong những cuộc xung đột bị lãng quên nhất trên thế giới.

Vào tháng 8, một nhóm nghị sĩ liên đảng đã cảnh báo về nguy cơ bạo lực ngày càng gia tăng ở vùng đất Nagorno Karabakh, nơi có 94% dân số là người Armenia. Lực lượng vũ trang Azerbaijan đang sử dụng máy bay không người lái, súng phóng lựu và vũ khí phòng không chống lại dân thường trái với luật pháp quốc tế và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn gần đây nhất. Hơn nữa, các di tích và di sản Kitô giáo Armenia đang bị phá hủy ở những khu vực hiện nằm dưới sự kiểm soát của người Azerbaijan. Các nghị sĩ buộc tội rằng các lực lượng vũ trang của Azerbaijan có thể hành động mà không bị trừng phạt trong khi sự chú ý của thế giới đang tập trung vào những nơi khác.

Giáo sư Garry trích dẫn Armenia, Ethiopia và Cameroon là những ví dụ về vi phạm nhân quyền cần viện dẫn nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng theo học thuyết Trách nhiệm Bảo vệ được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua năm 2005. Nhóm nhân quyền đã thất vọng vì học thuyết bắt buộc tất cả các quốc gia hành động chủ động để ngăn chặn nạn diệt chủng trước khi nó bắt đầu, đã không được thực thi. Hội đồng các quốc gia thành viên của ICC sẽ được trình bày bằng chứng pháp lý chi tiết của Giáo sư Garry.
Source:Independent Catholic News
 
Đa số dư luận hoàn cầu không ủng hộ phần lớn các mục tiêu của Con đường Đồng nghị Đức
Vu Van An
17:39 08/12/2022

Theo tạp chí The Pillar ngày 7 tháng 12, 2022, một cuộc nghiên cứu do Hội đồng Giám mục Đức đồng tài trợ đã cho thấy sự khác biệt lớn về quan điểm của những người Công Giáo trên toàn thế giới đối với các mục tiêu của Con đường Đồng nghị Đức.



Thực vậy, hôm thứ Tư vừa qua, Hội đồng Giám mục Đức đã công bố kết quả ban đầu của một nghiên cứu nhằm đo lường sự hỗ trợ hoàn cầu đối với các mục tiêu của “Con đường Đồng nghị” vốn gây tranh cãi của đất nước.

Cuộc nghiên cứu, do Hội đồng Giám mục đồng tài trợ, nhằm đánh giá thái độ của người Công Giáo trên khắp thế giới đối với bốn chủ đề chính trong sáng kiến của Đức: quyền lực, chức tư tế, phụ nữ trong Giáo hội và tình dục.

599 người tham gia từ 67 quốc gia, được khảo sát trực tuyến vào tháng 4, là những người hiện tại hoặc trước đây đã từng nhận học bổng ở Đức, nhưng các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều này “không có nghĩa là họ tự động tiếp nhận quan điểm của Đức, biểu lộ qua sự khác biệt đáng kể… trong các câu trả lời, đặc biệt là theo khu vực”.

Gần hai phần ba số người được hỏi — hơn 90% trong số họ là người Công Giáo — đồng ý mạnh mẽ với tuyên bố cho rằng “sự tham gia chung của giáo dân và giáo sĩ trong sứ mệnh của Giáo hội quả hữu ích đối với việc công bố sứ điệp”.

Nhưng chỉ có 44% ủng hộ mạnh mẽ việc bãi bỏ luật bắt buộc linh mục độc thân và 42% kiên quyết ủng hộ việc nhận phụ nữ vào chức phó tế và linh mục. Chưa đến 38% đồng ý mạnh mẽ rằng “Giáo Hội Công Giáo nên đánh giá lại quan điểm của mình về đồng tính luyến ái”.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt rõ rệt về quan điểm giữa những người được hỏi ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, trong đó người Châu Phi có nhiều xác suất đồng ý rằng “tình dục chỉ có thể có chỗ đứng trong hôn nhân Công Giáo” và không đồng ý với lời kêu gọi đánh giá lại đồng tính luyến ái.

Kết quả của cuộc nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm đối với những người ủng hộ Con đường Đồng nghị, một dự án được khởi động vào năm 2019 nhằm tập hợp các giám mục Đức và một số giáo dân để thảo luận về các chủ đề nóng bỏng như nữ phó tế, linh mục đã kết hôn và đồng tính luyến ái.

Các viên chức Vatican đã chỉ trích mạnh mẽ sáng kiến này trong chuyến viếng thăm ad limina vào tháng 11 của các giám mục Đức tới Rôma. Họ đã kêu gọi một lệnh cấm, nhưng đa số các giám mục Đức bác bỏ đề nghị này.

Với việc Vatican bày tỏ sự dè dặt sâu xa, các nhà tổ chức Con đường Đồng nghị đã bắt đầu nhấn mạnh rằng những mối quan tâm của họ được chia sẻ rộng rãi ở bên ngoài nước Đức và nên được đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng hội đồng năm tới về tính đồng nghị ở Rome.

Phát biểu trước các Hồng Y của Vatican vào ngày 18 tháng 11, Chủ tịch hội đồng giám mục, Đức cha Georg Bätzing, nhấn mạnh rằng “các vấn đề chúng ta đang giải quyết trong bốn diễn đàn và tại các phiên nhóm đồng nghị cũng đang được thảo luận ở các thành phần khác trong Giáo hội”.

Irme Stetter-Karp, đồng chủ tịch của Con đường Đồng nghị cùng với Giám mục Bätzing, cho biết vào ngày 19 tháng 11 rằng lời kêu gọi tạm hoãn “cho tôi thấy điều quan trọng là chúng ta phải rõ ràng đưa chương trình nghị sự của mình đến thượng hội đồng hoàn cầu”.

Con đường Đồng nghị đã công bố một tạp chí dài 68 trang bằng tiếng Anh vào tháng 8, nhằm mục đích xây dựng sự ủng hộ cho sáng kiến ở bên ngoài nước Đức.

Viết trong phần giới thiệu, Giám mục Bätzing và Stetter-Karp nói rằng tạp chí nhằm mục đích cho thấy rằng các chủ đề của đường lối đồng nghị đang được “giải quyết – có lẽ theo những cách khác nhau, nhưng không kém phần rõ ràng – ở nhiều nơi khác nhau trong toàn thể Giáo hội Hoàn vũ”.

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 2 tháng 12, một trong những kiến trúc sư của Con đường Đồng nghị nói rằng sáng kiến này đã “mở ra” các vấn đề như giáo sĩ đã kết hôn, nữ linh mục và đồng tính luyến ái, và chúng hiện đang được “thảo luận trên phạm vi quốc tế, không chỉ ở Đức”.

Thomas Sternberg, cựu chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) nhiều quyền lực, gợi ý rằng Con đường Đồng nghị đang gây ảnh hưởng hoàn cầu bởi vì nó không phải là một Thượng Hội Đồng về mặt Giáo luật và do đó “ngay cả những luận bác phê phán tiền chế ở Rome cũng không đi đến đâu cả”.

Ông nói thêm rằng các nhà tổ chức đã sử dụng các chiến thuật rút ra từ thế giới chính trị, chẳng hạn như sử dụng “các diễn trình và sự phát triển để biến các chủ đề thành đáng được thảo luận ngay từ đầu” nhằm tạo áp lực thay đổi trong Giáo hội.

Cuộc nghiên cứu về thái độ hoàn cầu đối với Con đường Đồng nghị, được thực hiện bởi Cơ quan Trao đổi Học thuật Công Giáo (KAAD) và Viện Giáo hội và Truyền giáo Hoàn cầu (IWM), là một phần của dự án mang tên “Con đường Đồng nghị - Quan điểm của Giáo hội Thế giới”.

Nghiên cứu được chia thành hai phần: “giai đoạn định lượng” trước nhất, tiếp theo là “giai đoạn định phẩm”. Giờ đây, các nhà nghiên cứu sẽ hướng dẫn các nhóm tập chú theo khu vực để hiểu rõ hơn về các ý kiến khác nhau.

Suy nghĩ về kết quả của giai đoạn định lượng, họ nói: “Tóm lại, có thể nói rằng những người tham gia có xu hướng tích cực củng cố vai trò và ảnh hưởng của giáo dân trong Giáo hội nhằm đạt được sự phân bổ quyền lực tốt hơn, điều này có thể cũng giúp trong việc công bố thông điệp. Cả hai khía cạnh đều nhận được sự chấp thuận rõ ràng, cho thấy các giá trị cao nhất trong cuộc khảo sát và sự đồng thuận rõ ràng trong mẫu thăm dò”.

“Ngược lại, có những ý kiến mâu thuẫn về giá trị của đời sống độc thân và cách sống của các linh mục ngày nay. Tuy nhiên, những người tham gia cũng không đồng ý rõ ràng với việc để họ quyết định lối sống của họ trong tương lai”.

“Ngoài ra, vai trò của phụ nữ trong các giáo xứ đã được đánh giá rõ ràng; tuy nhiên những người được hỏi bày tỏ ý kiến lưỡng diện về ảnh hưởng của phụ nữ trong giáo xứ và cộng đồng của họ. Ý tưởng cho phép họ được nhận vào các chức vụ được tấn phong có vẻ vẫn còn gây tranh cãi”. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Cuối cùng, hầu hết những người được hỏi đều đồng ý rằng Giáo hội nên quan tâm sâu xa đến vấn đề tình dục, tuy nhiên, ý kiến của họ về giáo huấn hiện tại của Giáo hội về tình dục, hôn nhân và đồng tính luyến ái còn nhiều tính lưỡng diện hơn”.

“Các phân tích về sai biệt giữa các nhóm theo biến số bối cảnh cho thấy rằng vùng xuất xứ rất khác nhau trong mọi trường hợp. Ngược lại, các biến số khác như giới tính, lối sống hoặc giáo phái chỉ quan trọng ở một số khía cạnh chuyên biệt”.
 
Đức Thánh Cha họp với Hồng Y Đoàn về Thượng hội đồng
Thanh Quảng sdb
17:58 08/12/2022
Đức Thánh Cha họp với Hồng Y Đoàn về Thượng hội đồng

Văn phòng báo chí Vatican cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô họp với Hội đồng Hồng Y tại Vatican từ ngày 5 đến 6 tháng 12 để thảo luận về tiến trình thượng hội đồng liên châu lục và cuộc họp với Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu.

Ngoài ra Vatican cho biết trong một thông cáo ngày 7 tháng 12 rằng: “cuộc họp là cơ hội để trao đổi thông tin cập nhật lẫn nhau về một số vấn đề của các châu lục và để đánh giá tổng thể về tiến trình của hội đồng trong những năm gần đây.”

Tất cả bảy thành viên của hội đồng đều tham dự gồm các Hồng Y: Pietro Parolin, quốc vụ khanh Vatican; Seán P. O'Malley từ Boston; Óscar Rodríguez Maradiaga từ Tegucigalpa, Honduras; Oswald Gracias từ Mumbai, Ấn Độ; Reinhard Marx ở Munich và Freising, Đức; Fridolin Ambongo Besungu từ Kinshasa; và Giuseppe Bertello, chủ tịch đã nghỉ hưu của Thánh bộ Ngoại giao Vatican.

Theo văn phòng báo chí Vatican, Đức Thánh Cha và các Hồng Y đã dành ngày đầu tiên để bàn luận về các thảo luận và kết quả của hội nghị Biến đổi khí hậu lần thứ 27 của Liên Hợp Quốc, được tổ chức vào tháng 11 tại Sharm El Sheikh, Ai Cập, sau các báo cáo do các Hồng Y Parolin và Ambongo đưa ra.

Ngày thứ hai, Đại hội thảo luận về thời gian mà các châu lục đã nhóm họp Thượng Hội đồng Giám mục cho nhiệm kỳ 2023-2024 sau khi nghe báo cáo của Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký Thượng hội đồng, bao gồm những gì rút ra từ các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng đã báo cáo lên Bộ Truyền giáo.

Đức Hồng Y O'Malley cũng đưa ra một báo cáo về những nỗ lực mới của Ủy ban mà Đức Thánh Cha đã thiết lập để bảo vệ trẻ em vị thành niên, giám sát các hội đồng giám mục trên thế giới và Giáo triều Rôma. Đức Hồng Y là chủ tịch của Ủy ban này kể từ khi thành lập vào năm 2014.

Đức Hồng Y Gracias đã báo cáo về đại hội đồng của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á, được tổ chức tại Bangkok vào tháng 10 với sự tham dự của hơn 150 giám mục đến từ 29 quốc gia ở Châu Á.

Các Hồng Y cũng tham dự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 5 tháng 12 để tưởng nhớ cố Hồng Y Richard Kuuia Baawobr của Wa, Ghana, người đã qua đời ở Rome vào ngày 27 tháng 11 ở tuổi 63.
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
J.B. Đặng Minh An dịch
20:15 08/12/2022
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một ngày lễ nghỉ trên toàn quốc Italia. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin trong ngày lễ này, Đức Thánh Cha nói:

Chúc anh chị em ngày lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Tin Mừng Lễ Trọng hôm nay giới thiệu chúng ta ngôi nhà của Đức Maria để kể lại biến cố Truyền Tin (x. Lc 1:26-38). Thiên thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ như thế này: “Kính mừng Bà đầy ơn phúc, Đức Chúa ở cùng bà” (c. 28). Người không gọi tên Mẹ là Maria, nhưng bằng một tên mới mà Mẹ không biết: đầy ơn phúc. Đầy ân sủng và do đó không có tội lỗi, đó là tên Thiên Chúa ban cho Mẹ và chúng ta mừng lễ hôm nay.

Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến sự ngạc nhiên của Đức Maria: chỉ khi đó Mẹ mới khám phá ra danh tính thực sự của mình. Thật vậy, bằng cách gọi Mẹ bằng cái tên đó, Chúa tiết lộ cho Đức Mẹ bí mật lớn nhất của Mẹ, là điều mà trước đây Mẹ chưa hay biết. Điều gì đó tương tự cũng có thể xảy ra với chúng ta. Theo nghĩa nào? Thưa: Theo nghĩa là chúng ta, những người tội lỗi, cũng đã nhận được một ân sủng ban đầu đã lấp đầy cuộc sống của chúng ta, một ân sủng lớn hơn bất cứ điều gì khác: chúng ta đã nhận được một ân sủng nguyên thủy. Chúng ta nói nhiều về tội nguyên tổ, nhưng chúng ta cũng đã nhận được một ân sủng nguyên thủy mà chúng ta thường không ý thức được.

Ân sủng nguyên thủy ấy là gì? Thưa: Đó là những gì chúng ta đã lãnh nhận vào ngày chịu phép Rửa tội, đó là lý do tại sao chúng ta nên nhớ và phải cử hành biến cố ấy! Tôi sẽ hỏi anh chị em một câu: ân sủng này nhận được vào ngày Rửa Tội, thật là quan trọng. Nhưng có bao nhiêu người trong anh chị em nhớ ngày rửa tội của mình, ngày rửa tội của chính mình là ngày nào? Hãy suy nghĩ về điều đó. Và nếu anh chị em không nhớ, khi về nhà, hãy hỏi cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu, cha mẹ của anh chị em: “Con được rửa tội khi nào?”, vì ngày đó là ngày hồng phúc trọng đại, khi một cuộc sống mới bắt đầu, ngày của một ân sủng ban đầu mà chúng ta có. Thiên Chúa đã đến với cuộc đời chúng ta vào ngày hôm đó, và chúng ta mãi mãi trở thành những đứa con yêu dấu của Người. Đây là vẻ đẹp ban đầu của chúng ta, hãy vui mừng! Hôm nay, Mẹ Maria, ngạc nhiên trước ân sủng đã làm cho Mẹ tuyệt vời ngay từ giây phút đầu tiên trong đời, khiến chúng ta phải kinh ngạc trước vẻ tuyệt vời của mình. Chúng ta có thể nắm bắt được điều này qua hình ảnh chiếc áo trắng lễ rửa tội; nó nhắc nhở chúng ta rằng, ngoài những điều xấu xa mà chúng ta đã tự làm vấy bẩn mình trong nhiều năm, còn có một điều tốt đẹp trong chúng ta lớn hơn tất cả những điều xấu xa đã xảy ra. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng vọng, chúng ta hãy nghe Chúa nói với chúng ta: “Hỡi con, hỡi con trai con gái của Ta, Cha yêu con và Cha luôn ở bên con, con rất quan trọng đối với Cha, mạng sống của con thật quý giá”. Đó là sứ điệp của Chúa cho chúng ta. Khi mọi việc không suôn sẻ và chúng ta nản lòng, khi chúng ta chán nản và có nguy cơ cảm thấy mình vô dụng hoặc sai lầm, chúng ta hãy nghĩ về điều này, về ân sủng nguyên thủy này. Và Chúa ở cùng chúng ta, Chúa ở cùng anh chị em từ ngày ấy. Chúng ta hãy nghĩ về điều đó một lần nữa.

Hôm nay Lời Chúa dạy chúng ta một điều quan trọng khác: đó là để bảo vệ vẻ đẹp của chúng ta cần phải trả giá, cần phải đấu tranh. Thật vậy, Tin Mừng cho chúng ta thấy lòng can đảm của Đức Maria, người đã thưa “Xin vâng” với Thiên Chúa, người đã chọn sự mạo hiểm của Thiên Chúa; và đoạn sách Sáng Thế về tội nguyên tổ nói với chúng ta về cuộc chiến chống lại tên cám dỗ và những cám dỗ của hắn (x. St 3,15). Chúng ta cũng biết điều này từ kinh nghiệm, tất cả chúng ta: phải nỗ lực để chọn điều tốt, chúng ta phải trả giá; cần phải nỗ lực để bảo vệ những điều tốt đẹp trong chúng ta. Hãy nghĩ xem bao nhiêu lần chúng ta đã phung phí bằng cách chiều theo sự cám dỗ của điều ác, của xảo quyệt vì lợi ích riêng của chúng ta hoặc làm điều gì đó có thể làm ô uế tâm hồn chúng ta; hoặc thậm chí lãng phí thời gian vào những việc vô ích hoặc có hại, chẳng hạn như trì hoãn việc cầu nguyện và nói “Hôm nay tôi không thể”, hoặc nói “Tôi không thể” với những người cần đến chúng ta, trong khi lẽ ra chúng ta có thể làm được.

Hôm nay, đối mặt với tất cả những điều này, chúng ta có một tin vui: Mẹ Maria, con người duy nhất trong lịch sử không có tội lỗi, đang ở cùng chúng ta trong trận chiến, Mẹ là chị em của chúng ta và trên hết là Mẹ của chúng ta. Và chúng ta, những người đấu tranh để chọn điều tốt, có thể phó thác mình cho Mẹ. Bằng cách phó thác, tận hiến cho Mẹ Maria, chúng ta thưa với Mẹ: “Lạy Mẹ, xin cầm tay con, dẫn dắt con: cùng với Mẹ, con sẽ có thêm sức mạnh trong cuộc chiến chống lại sự dữ; với Mẹ, con sẽ tìm lại vẻ đẹp ban đầu của mình”. Hôm nay chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria mỗi ngày, lặp lại với Mẹ rằng: “Lạy Mẹ Maria, con xin phó thác cuộc đời con cho Mẹ, con xin phó thác gia đình, công việc của con, con phó thác trái tim và những vất vả của con. Con dâng mình cho Chúa”. Xin Mẹ Maria Vô Nhiễm giúp chúng ta bảo vệ vẻ đẹp của chúng ta khỏi sự dữ.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và khách hành hương. Đặc biệt, tôi chào những người trong Phong trào Công nhân Kitô và đại diện từ Rocca di Papa với ngọn đuốc sẽ thắp sáng Ngôi sao Giáng Sinh trên đỉnh thị trấn.

Nhân Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Công Giáo Tiến Hành Ý đang sống cuộc đổi mới tư cách thành viên của mình. Tôi bày tỏ suy nghĩ của mình với các hiệp hội giáo phận và giáo xứ, khuyến khích mọi người tiến bước với niềm vui trong việc phục vụ Tin Mừng và Giáo hội.

Chiều nay, tôi sẽ đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi Dân Thành Rôma, và ngay sau đó đến quảng trường Tây Ban Nha để thực hiện nghi thức tôn kính và cầu nguyện truyền thống dưới chân tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tôi xin anh chị em hiệp thông thiêng liêng với tôi trong cử chỉ này, một cử chỉ bày tỏ lòng hiếu thảo đối với Mẹ của chúng ta, người mà chúng ta phó thác cho sự chuyển cầu của Mẹ cho ước vọng hòa bình của toàn thế giới, đặc biệt là cho Ukraine tử đạo, đang chịu nhiều đau khổ. Tôi nghĩ đến lời Thiên thần nói với Đức Maria: “Với Chúa không có gì là không thể”. Với sự giúp đỡ của Chúa, hòa bình là có thể; giải trừ quân bị là có thể. Nhưng Chúa muốn thiện chí của chúng ta. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta hoán cải theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một ngày lễ hồng phúc và một hành trình Mùa Vọng tốt đẹp, cho tất cả những người đang ở đây: cho những người trẻ của Immacolata, hôm nay là ngày lễ của họ! Xin Đức Mẹ giúp chúng ta. Thiên Chúa muốn thiện chí của chúng ta: xin Đức Mẹ giúp chúng ta hoán cải theo kế hoạch của Thiên Chúa. Chúc mừng ngày lễ, và một hành trình Mùa Vọng vui vẻ, và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.

Gần 4 tiếng sau đó, Đức Thánh Cha đã đến quảng trường Tây Ban Nha lúc 15:47. Ngài được thị trưởng Rôma Roberto Gualtieri và Đức Hồng Y Tổng đại diện Angelo De Donatis, chào đón. Ngài đã chống gậy bước đến khu vực tượng đài Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Sau khi làm phép lẵng hoa hồng trắng lớn, lắng nghe các bài kinh cầu Đức Trinh Nữ do ca đoàn của Giáo phận Rôma xướng lên, ngài nhớ lại rằng rất nhiều vòng hoa, được nhiều người dân đặt “ bày tỏ tình yêu và lòng tôn kính Đức Mẹ, Đấng luôn dõi theo tất cả chúng con”, và là Đấng “thấy và chào đón cả những bông hoa vô hình, là biết bao lời khẩn cầu, biết bao lời van xin thầm lặng, đôi khi nnức nở, lặng lẽ dành cho Mẹ.

“Sau hai năm con đến để bày tỏ lòng tôn kính Mẹ một mình vào lúc bình minh, hôm nay con trở lại với Mẹ cùng với dân Thánh Chúa và những người của Thành phố này. Và con mang đến với Mẹ lời cảm ơn và lời cầu xin của tất cả con cái của Mẹ, gần xa”.

Rồi giọng của Đức Thánh Cha bắt đầu run lên khi ngài đề cập đến sự đau khổ của người Ukraine. Ngài nói:

“Con muốn mang đến cho Mẹ lời cảm ơn của người dân Ukraine …”

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô không thể tiếp tục trong khoảng 30 giây, và bắt đầu run rẩy.

Người ta thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã bật khóc. Đám đông, trong đó có thị trưởng Rome, Roberto Gualtieri, đã vỗ tay khi họ nhận ra ngài không thể nói và thấy ngài khóc.

Khi có thể tiếp tục cầu nguyện trở lại, giọng Đức Thánh Cha khàn đi.

Ngài nói tiếp:

Người dân Ukraine tiếp tục cầu xin cho hòa bình mà chúng con đã cầu xin Chúa từ lâu. Con muốn trình bày với Mẹ những lời cầu xin của trẻ em, người già, cha mẹ và những người trẻ tuổi của vùng đất tử đạo đó, nơi đang chịu đựng rất nhiều đau khổ.

Vài giờ sau biến cố này, Putin tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng điện của Ukraine bất chấp sự chỉ trích toàn cầu về các cuộc tấn công khiến hàng triệu người không có điện và nước vào đầu mùa đông.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Án phong Chân Phước cho Carmen Hernández Barrera, Người Đồng Sáng Lập Phong trào Tân Dự Tòng
Thanh Quảng sdb
23:19 08/12/2022
Án phong Chân Phước cho Carmen Hernández Barrera, Người Đồng Sáng Lập Phong trào “Tân Dự Tòng”

Lễ mở án Phong Chân Phước được khai mạc tại Đại học Francisco de Vitoria với sự hiện diện của Đức Hồng Y Carlos Osorio, hai vị Hồng Y, 41 Giám mục và khoảng 2.000 người đến từ nhiều quốc gia từ Châu Âu và thế giới.

(ZENIT News / Madrid, 12.06.2022). Giai đoạn mở án Phong Chân phước và Phong thánh cấp Giáo phận cho Carmen Hernández Barrera, Người Đồng sáng lập với Kiko Argüello về Phong trào Tân Dự Tòng - một hành trình khai tâm Kitô giáo - đã diễn ra tại Madrid vào ngày 4 tháng 12.

Giai đoạn mở đầu

Giai đoạn mở đầu chính thức của Giáo phận Madrid đã diễn ra long trọng tại Đại học Francisco de Vitoria Madrid, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Carlos Osorio, hai Hồng Y, 41 Giám mục và ít nhất 2.000 người đến từ nhiều quốc gia tại Châu Âu và thế giới. Phong trào do Hernández và Argüello khởi xướng đã lan rộng trên 135 quốc gia khắp năm Châu; nhiều người mong muốn được hiện diện trong buổi lễ long trọng này.

Buổi lễ đã diễn ra như sau: lời chào mừng và trình bày của Kiko Argüello, với một lời cầu nguyện và Bài đọc từ Phúc âm Marcô (9:2-8) - đoạn Chúa Biến Hình (một trang Phúc âm mà rất thân quen với Carmen); sau đó là phiên điều trần Nguyên nhân phong thánh, với phần công bố “Supplex Libellus,” thỉnh cầu của Cáo thỉnh viên - thay mặt cho nhóm Đường lối quốc tế, - gửi đến Giáo phận để mở án; việc đọc “Những tiến trình quyết định” của Thánh bộ Phong thánh, tiếp theo là lời cầu xin Chúa Thánh Thần đồng hành với mọi công việc và lời tuyên thệ của Đức Tổng Giám Mục Madrid, với sự chấp nhận yêu cầu được đệ trình và thành lập một Tòa án Giáo phận chịu trách nhiệm về toàn bộ tiến trình. Từng người một, Đại biểu Giám mục, Người đại diện Tư pháp, Công chứng viên (và Phó của Carmen) và Người thỉnh nguyện Nguyên nhân Phong thánh tuyên thệ. Buổi lễ kết thúc với phần đọc “Biên bản phiên họp” do Chủ tịch -Thư ký và lời châu phê của Đức Hồng Y Osorio.

Sau đó, Dàn nhạc Giao hưởng của Con đường Tân Giáo lý hòa tấu hai bài thơ được phổ nhạc do Kiko Argüello sáng tác đó là bài: “Aquedá” và “Daughters of Jerusalem”. “Aquedá” thể hiện sự hy sinh sát tế Y-sác, con một yêu quí của Áp-ra-ham trên Núi Moriah: đây là cách đức tin được bộc lộ trên trái đất; đoạn thứ hai, “Các Thiếu Nữ Giê-ru-sa-lem,” là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su vác Thánh Giá gặp một số phụ nữ đang khóc thương Ngài. Chúa phán với họ: “Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương Ta, nhưng hãy khóc thương cho chính các ngươi và con cháu các ngươi.... Vì nếu họ làm điều này với cây tươi, thì điều gì sẽ xảy với cây khô?” (Lu-ca 23:28.31).

Thống kê về các hoạt động của Phong Trào Tân Dự Tòng

Các Cộng đồng hiện diện: 21.066

Tại Giáo phận hiện diện: 1.366

Tại các Giáo xứ: 6.293

Tại các Quốc gia: 135

Cơ sở đào tạo - Chủng viện Redemptoris Mater (RMS): 121

Ứng sinh trong RMS: 1.900

Các linh mục được đào tạo trong RMS: 2.950

Các gia đình truyền giáo: hơn 2.000 với khoảng 6.500 trẻ em

1.000 Gia đình đang truyền giáo tại 212 Trung ương Truyền Giáo (Missio ad Gentes) thuộc 62 quốc gia, với sự hiện diện của một linh mục và một số nữ tu.

800 gia đình đang ở các quốc gia khác nhau để củng cố các cộng đồng địa phương, hỗ trợ các hội viên trong hành trình đức tin của họ.

Cứ 300 gia đình, cùng với một linh mục và một người trẻ, tạo thành một nhóm truyền giáo, chịu trách nhiệm một quốc gia hoặc các khu vực khác nhau.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thái Binh mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và lễ phong chức Linh Mục
Gp Thái Bình
08:17 08/12/2022
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngôi Lời Dựng Lều - John 1:14
Lm Nguyễn Trung Tây
04:30 08/12/2022
LM Nguyễn Trung Tây
Ngôi Lời Dựng Lều - John 1:14


Giáng Sinh định nghĩa trọn vẹn trong một câu thật ngắn, “Và Ngôi Lời đã thành người, và định cư giữa chúng ta” (John 1:14). Định cư hay đúng nhất là dựng lều/σκηνόω/skê-nó-ô, động từ tác giả sử dụng trong văn bản nguyên thủy (tiếng Koine). Động từ dựng lều lấy từ hình ảnh dân du mục Do Thái trong sa mạc skê-nó-ô, dựng lều; và Giavê Thiên Chúa skê-nó-ô ở ngay giữa những lều du mục. Trong suốt một chặng đường sa mạc, Giavê Thiên Chúa luôn luôn dựng lều và đồng hành chia sẻ buồn vui với dân du mục. “Và Ngôi Lời đã thành người, và dựng lều của Ngài giữa chúng ta,” ý nghĩa đích thực của câu văn bất hủ. Từ thiên đàng, Con Trời từ bỏ thiên tính, và Ngài xuống trần thế làm người. Trần gian dựng lều để sống cuộc đời lữ hành, Con Trời cũng thế, Ngài dựng lều, sống như mọi người và đồng hành cùng mọi người. Bởi thế, ngay từ thiên niên kỷ đầu tiên, bài ngợi ca Con Trời Dựng Lều đã xuất hiện,

Đức Giêsu Kitô,
tuy là Thiên Chúa,
nhưng không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân phận nô lệ
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế (Phil 2:6-7).

Con Trời hồi đó dựng lều sống giữa người Do Thái, học hỏi văn hóa Do Thái, nói tiếng Do Thái, khoác vào người y phục Do Thái, ăn bánh mì Do Thái.

Ngài dựng lều-sinh ra ở Bethlehem, dựng lều-lớn lên tại phố nhỏ Nazareth, và dựng lều-chết đi lặng lẽ ở kinh thành Jerusalem.

Ngài, tuổi ấu thơ, cũng hốt hoảng trong đêm vội vã dựng lều-lên đường tỵ nạn.

Ngài dựng lều-học nghề tầm thường từ Bố Joseph thợ mộc.

Con Trời đồng hành với “thổ dân” thu thuế, giao tiếp với “thổ dân” gái giang hồ. Con Trời chọn sống đời sống tầm thường của những người tầm thường. Cả một đời sống dựng lều trên mặt đất, Con Trời sống với và sống y như mọi người dựng lều chung quanh. Ngài cười rạng rỡ trong tiệc cưới Cana với đôi vợ chồng không hề hay biết rượu nồng tiệc cưới đã bốc cạn khô! Ngài khóc với Martha bên ngôi mộ đá người thân! Ngài đồng hành và chăm chú lắng nghe tâm sự của hai người mất hy vọng trên đường Emmaus!

Hơn 30 mươi năm dựng lều dưới trần gian, Con Trời sống thiết tha với cuộc sống của một người dựng lều, và với những người mà Ngài được thiên đàng gửi tới. Con Trời gắn bó với những người dựng lều chung quanh lều của riêng Ngài. Ngài biết tên họ, bên ngôi mộ đá Con Trời gọi, “Lazarus,” tên của người đã chôn bốn ngày. Ngài biết họ nghĩ gì, trên sân đền thờ trước mặt người đàn bà và đám đông Con Trời nói, “Ai trong các ông nghĩ mình không có tội thì hãy ném đá người phụ nữ này đi?”

Con Trời tôn trọng văn hóa trần gian. Thật sự ra Con Trời yêu con người, và bởi yêu, Con Trời dựng lều sống với con người!
(Trích Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022)
 
VietCatholic TV
Xóa sổ Trung Đoàn Cờ Đỏ Nga bên ngoài Bakhmut. Tê tái 3 sân bay, Putin thẳng thừng đe dọa hạt nhân
VietCatholic Media
03:12 08/12/2022


1. Lực lượng vũ trang Ukraine đánh trúng 3 sở chỉ huy địch, 2 kho đạn, Trung Đoàn Cờ Đỏ bị xóa sổ

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 8 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết trong ngày thứ Tư, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công ba sở chỉ huy, hai khu vực tập trung nhân lực, một cụm pháo binh và hai kho đạn của quân xâm lược.

Ngày thứ Tư 7 tháng 12 được kể là một ngày khó khăn. Từ mờ sáng, giao tranh ác liệt đã xảy ra chung quanh thị trấn Ivanivske, thuộc quận Alchevsk, của Luhansk chỉ cách Bakhmut có 8.5km về phía Tây Nam. Nói cách khác, dù tổn thất nặng nề, quân Nga xem ra cũng đã tiến được chút đỉnh về phía thành phố Bakhmut.

Thị trấn Ivanivske trước đây gọi là Lotykove, được thành lập vào năm 1918, trong thời gian các mỏ mọc lên rầm rộ tại đây. Tuy nhiên, sau khi phát hiện trữ lượng các mỏ không cao, người Ukraine đã bỏ khu vực này và chuyển về thành phố Bakhmut. Sau nạn đói diệt chủng Holodomor trong hai năm 1932 và 1933, người Nga đưa dân sang. Chính vì thế, theo cuộc điều tra dân số năm 2021, trong tổng số dân của Ivanivske, 92.06% là người gốc Nga.

Putin rêu rao rằng cuộc xâm lược Ukraine là để bảo vệ người Nga trong vùng Donbas. Điều đó không đúng sự thật. Ivanivske tìm cách vây quân Ukraine trong thị trấn, và pháo kích tới tấp, bất kể dân số trong thị trấn tuyệt đại đa số là người Nga. Tuy nhiên, cuộc tấn công của người Nga đã thất bại.

Lực lượng tấn công chủ yếu vào Ivanivske là Trung Đoàn cờ đỏ súng trường cơ giới số 752 của Quân đoàn vũ trang liên hợp số 20. Trung Đoàn này đã từng nhận được các Huân chương Suvorov, Kutuzov và Bogdan Khmelnitsky; và có đại bản doanh tại thành phố Valuiki, vùng Belgorod, cách biên giới Ukraine chỉ có 15km.

Cuối tháng 9, Trung Đoàn đã bị bao vây tại Drobysheve và Lyman. Mở đường máu chạy thoát được không tới 20% quân số. Tàn quân được bổ sung bởi các tân binh quân dịch mới bị gọi nhập ngũ. Cả cựu binh lẫn tân binh đều nhát đảm cho nên họ cần một số lượng lớn xe tăng và xe thiết giáp trợ chiến mới dám xông trận tại Ivanivske. Do còn lại ít xe tăng để bảo vệ cho các khẩu pháo, các chỉ huy đã gom các khẩu pháo lại chung một chỗ để các xe tăng còn lại có thể bảo vệ, đề phòng quân Ukraine cướp pháo. Kết quả là chỉ vài quả HIMARS, tất cả các khẩu pháo của Trung Đoàn im tiếng. Không thấy pháo binh bắn tới, bộ binh đang công phá Ivanivske bắt đầu nao núng. Bộ chỉ huy cuối cùng quyết định bỏ chạy, bỏ lại xác hơn 400 binh sĩ Nga. Theo nhận định của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, Trung Đoàn cờ đỏ súng trường cơ giới số 752, sau khi bổ sung các tân binh quân dịch có khoảng 700 quân, chia thành 3 Tiểu Đoàn. Với tổn thất mới nhất về nhân sự và khí tài chiến tranh, Trung Đoàn coi như bị loại khỏi vòng chiến cho đến khi được bổ sung thêm quân.

Trong ngày thứ Tư 7 tháng 12, quân Nga sử dụng xe tăng và pháo binh các loại tấn công các khu định cư Makiivka, Ploshchanka và Nevske của vùng Luhansk và Teryn và Lyman của vùng Donetsk. Tất cả các cuộc tấn công đều bị đẩy lui.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết không quân Ukraine đã thực hiện 11 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân địch, vũ khí và thiết bị quân sự, cũng như vào các vị trí của hệ thống phòng không Nga. Lực lượng Ukraine cũng bắn hạ một máy bay không người lái Shahed-136 của đối phương.

Các tòa nhà dân cư và các công trình dân sự khác ở thành phố Korosten, vùng Zhytomyr và một số khu định cư ở vùng Zaporizhzhia đã bị hư hại do các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của quân Nga. Ngoài ra, các khu dân cư của thành phố Kurakhove, vùng Donetsk, đã bị hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt tấn công. Phát ngôn nhân cho biết, mối đe dọa về các cuộc tấn công hỏa tiễn của quân Nga vào các đối tượng của hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn lãnh thổ Ukraine vẫn còn.

Trong các hoạt động nhằm bình định vùng Kherson, bốn viên chức cảnh sát đã thiệt mạng trong một vụ nổ mìn. Trong một diễn biến khác, một nhóm quay phim của Fakty ICTV, Suspilne và Sky News đã bị quân Nga phục kích tấn công vào xe của họ ở vùng ngoại ô Bakhmut của vùng Donetsk. Quân Ukraine đã đẩy lui quân Nga và cứu được các phóng viên báo chí.

Trong 24 giờ qua, quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 540 binh sĩ Nga, cùng với 6 xe tăng, 4 xe thiết giáp, và 8 khẩu trọng pháo.

Tính chung, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 7 tháng 12, lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 92,740 binh sĩ Nga, và đã phá hủy hay tịch thu 2,935 xe tăng, 5,909 xe thiết giáp, 1,923 hệ thống pháo, 395 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 211 hệ thống phòng không, 281 máy bay, 264 trực thăng, 1,601 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 592 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,526 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 163 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Các bệnh viện ở Luhansk quá đông người Nga bị thương

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 8 tháng 12, cơ quan tình báo quân Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết tại Luhansk tạm thời bị xâm lược, tất cả các bệnh viện khu vực đều chật cứng các binh sĩ Nga bị thương.

“Ở Luhansk, bệnh viện khu vực quá đông những người Nga bị thương được đưa đến đó liên tục. Họ thậm chí còn phải nhập viện tại các khoa phụ sản và nhi khoa”.

Hầu hết các binh sĩ Nga bị thương là do chiến đấu. Tuy nhiên, theo SBU, một số không nhỏ các thương binh là những người tự bắn vào chính mình để được đưa về tuyến sau và cuối cùng có thể được về nhà, thay vì bỏ thây nơi xứ lạ quê người.

Theo SBU, một văn bản của Bộ Quốc Phòng Nga gởi cho các cấp chỉ huy đã yêu cầu bắn chết các đào binh. Lệnh này được áp dụng kể từ ngày 5 tháng 12.

SBU cũng cho biết thêm rằng những kẻ xâm lược thường xuyên báo cáo về việc mở các điểm sưởi ấm, đặc biệt là ở Alchevsk, Luhansk, Sorokyne, Briant, v.v.

“Tuy nhiên, không một thông báo nào được đưa ra tại các thị trấn có cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề nhất như Rubizhne, Lysychansk và Sievierodonetsk – nơi hệ thống sưởi ấm đã bị người Nga phá hủy. Mọi người bị bỏ lại một mình với băng giá”

Các công nhân xây dựng từ Liên bang Nga gần đây đã kiểm tra thị trấn Kreminna. Họ nhìn thấy sự tàn phá và tuyên bố rằng việc xây dựng lại thị trấn là vô ích.

3. Nga tấn công Ukraine bằng hỏa tiễn sản xuất vào mùa thu này

Một nhóm nghiên cứu vũ khí, có tên là Nghiên cứu vũ khí xung đột, đã xác định rằng một số hỏa tiễn hành trình mà Nga phóng vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine vào cuối tháng 11 đã được sản xuất vài tháng sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt nhằm tước đoạt các bộ phận cần thiết để chế tạo những loại vũ khí đó của Mạc Tư Khoa.

Tờ New York Times cho biết: “Các chuyên gia đã kiểm tra những gì còn lại của hỏa tiễn hành trình Kh-101 được tìm thấy ở thủ đô Kyiv sau cuộc tấn công hôm 23 tháng 11 làm mất điện và làm hỏng hệ thống cung cấp nước ở nhiều khu vực rộng lớn của đất nước”.

Một trong những hỏa tiễn này chỉ mới được chế tạo vào mùa hè năm nay, và một hỏa tiễn khác được hoàn thành sau tháng 9

Theo báo cáo, các hỏa tiễn Kh-101 được đánh dấu bằng dãy số gồm 13 chữ số.

Các nhà điều tra cho biết họ tin rằng ba chữ số đầu tiên đại diện cho nhà máy sản xuất hỏa tiễn, tiếp theo là một nhóm mã ba chữ số khác cho biết đó là phiên bản nào trong số hai phiên bản đã biết của Kh-101 và hai chữ số tiếp theo cho biết thời điểm sản xuất.

Chuỗi cuối cùng gồm 5 số được cho là biểu thị lô sản xuất và số sê-ri của hỏa tiễn.

Các quan chức Ngũ Giác Đài cho biết Nga đã bắn hàng nghìn vũ khí tầm xa như hỏa tiễn hành trình cũng như hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung vào các mục tiêu ở Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có cạn kiệt kho hỏa tiễn hành trình cũ hay không. Nhưng quân đội Nga hiện nay thường sử dụng các vũ khí lâu đời vì chúng thường chiếm phần lớn kho dự trữ của một quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm thứ Ba rằng các lực lượng Nga đang “gây ra các cuộc tấn công quy mô lớn” vào Ukraine.

Ông Shoigu cho biết các cuộc tấn công được thực hiện bằng “vũ khí chính xác tầm xa nhằm vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự, các doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp-quân sự, cũng như các cơ sở liên quan nhằm đè bẹp tiềm năng quân sự của Ukraine”.

Hôm thứ Hai, Nga đã tung ra một làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn trên khắp Ukraine, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các cuộc tấn công đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng ở một số khu vực, bao gồm Kyiv và Odesa.

4. Zelenskiy nói rằng 10 dân thường thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Nga vào một thị trấn ở Donetsk

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 10 thường dân đã thiệt mạng hôm thứ Tư trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thị trấn Kurakhove ở Donetsk. Ngoài ra, ông cho biết 4 viên chức cảnh sát đã thiệt mạng do trúng mìn của Nga ở Kherson, phía nam.

Trong những gì ông nói đó là một ngày dài và khó khăn, Zelenskiy đã cáo buộc quân đội Nga về “một cuộc tấn công rất tàn bạo, hoàn toàn có chủ ý vào Kurakhove, chính xác là vào thường dân, vào chợ búa, thang máy, trạm xăng, trạm xe buýt, các tòa nhà dân cư”.

Ông cho biết các trận chiến tiếp tục diễn ra xung quanh Bakhmut ở Donetsk.

Zelenskiy nói rằng trong số những người thiệt mạng ở Kherson có cảnh sát trưởng vùng Cherkasy ở miền bắc Ukraine, Mykhailo Kuratchenko, là người đã xung phong tới miền nam để giúp thực hiện các biện pháp “bình định” sau khi Kherson được giải phóng vào tháng trước.

Về năng lượng: Tổng thống Ukraine cho biết hiện tại tình hình năng lượng đang được cải thiện nhưng sẽ không đạt công suất tối đa.

“Chúng tôi không ngừng tăng cường sản xuất và cung cấp điện — chúng tôi đang bổ sung thêm khối lượng hầu như mỗi ngày. Nhưng chúng ta không nên quên và mọi người không nên quên rằng hiện tại không thể khôi phục 100% hệ thống năng lượng như trước khi bắt đầu chiến dịch khủng bố năng lượng của quân xâm lược Nga. Chúng ta cần thời gian. Đó là lý do tại sao lịch mất điện vẫn được duy trì ở hầu hết các thành phố và quận, huyện,” ông nói.

Zelenskiy cho biết các khu vực Kyiv và Lviv nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự việc mất điện.

5. Putin nói mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đang gia tăng

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Tư rằng mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đang gia tăng.

Trong một cuộc họp tại Điện Cẩm Linh với Hội đồng Nhân quyền Nga, Putin nói: “Về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, các bạn đã nói đúng, mối đe dọa như vậy đang gia tăng. Đối với ý kiến cho rằng Nga sẽ không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong bất kỳ tình huống nào, thì điều đó có nghĩa là chúng ta cũng sẽ không thể là người thứ hai sử dụng chúng — bởi vì khả năng làm như vậy trong trường hợp đã bị tấn công vào lãnh thổ của chúng ta sẽ rất hạn chế,”

Putin nói thêm: “Tuy nhiên, chúng ta có một chiến lược... cụ thể là, để phòng thủ, chúng ta xem xét vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí hạt nhân - tất cả đều dựa trên cái gọi là cuộc tấn công trả đũa - tức là khi chúng ta bị tấn công, chúng ta tấn công để đáp trả.”

Nhà lãnh đạo Nga cho biết vũ khí hạt nhân của Mỹ được bố trí với số lượng lớn trên lục địa Âu Châu, trong khi Nga chưa chuyển vũ khí hạt nhân của mình sang các vùng lãnh thổ khác và không có kế hoạch làm như vậy, nhưng “sẽ bảo vệ các đồng minh của mình bằng tất cả các phương tiện có sẵn. Nếu cần.”

Putin nói rằng ông vẫn coi vũ khí hạt nhân là một biện pháp răn đe. “Chúng tôi đã không phát điên. Chúng tôi nhận thức được vũ khí hạt nhân là gì. Chúng tôi có những phương tiện này, chúng ở dạng tiên tiến và hiện đại hơn bất kỳ quốc gia hạt nhân nào khác, điều này là hiển nhiên”, ông ta nói.

“Nhưng chúng ta sẽ không vung những vũ khí này như một con dao cạo, chạy vòng quanh thế giới. Tất nhiên, chúng ta tiến hành từ thực tế là nó tồn tại. Đây là yếu tố răn đe không kích động mở rộng xung đột, mà là ngăn chặn, và tôi hy vọng mọi người hiểu điều này”

6. Liên Hiệp Âu Châu triển khai gói trừng phạt thứ 9 chống Nga

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen tuyên bố hôm thứ Tư rằng Liên minh Âu Châu đang “tăng cường áp lực lên Nga” bằng một gói trừng phạt khác.

Gói này – là gói thứ chín của Liên Hiệp Âu Châu - bổ sung gần 200 cá nhân và tổ chức khác vào danh sách trừng phạt của mình. Nó bao gồm các lực lượng vũ trang, các thành viên của quốc hội Nga và các công ty công nghiệp quốc phòng.

“Danh sách này bao gồm những nhân vật chủ chốt có liên quan đến các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn có chủ ý, tàn bạo của Nga nhằm vào dân thường,” bà nói.

Liên Hiệp Âu Châu cũng sẽ trừng phạt thêm ba ngân hàng Nga, bao gồm cả lệnh cấm giao dịch hoàn toàn đối với ngân hàng phát triển khu vực của nước này, “để làm cạn kiệt thêm chiếc rương chiến tranh của Putin”.

Các biện pháp này cũng sẽ cắt giảm khả năng tiếp cận máy bay không người lái của Nga, cả trực tiếp và thông qua các nhà cung cấp của nước thứ ba như Iran.

Khối cũng sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát mới đối với xuất khẩu, tập trung vào các hàng hóa sử dụng kép như hóa chất, chất độc thần kinh, thiết bị điện tử và linh kiện công nghệ điện toán, những thứ “có thể được sử dụng bởi cỗ máy chiến tranh của Nga”.

Phó chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết các biện pháp mới nhất là hậu quả trực tiếp của việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vũ khí hóa mùa đông.

“Ông ấy muốn làm gián đoạn nguồn cung cấp điện, sưởi ấm và nước cho hàng triệu dân thường trên khắp Ukraine. Chúng tôi đang đáp trả bằng gói trừng phạt thứ 9 đối với những kẻ có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tàn khốc này”.

7. Ukraine tuyên bố rằng máy bay không người lái nguy hiểm nhất của Nga không được thiết kế cho mùa đông lạnh giá

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Deadliest Drones Not Designed for Winter Cold, Ukraine Claims”, nghĩa là “Ukraine tuyên bố rằng Máy bay không người lái nguy hiểm nhất của Nga không được thiết kế cho mùa đông lạnh giá.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.

Theo các quan chức quân đội Ukraine, các máy bay không người lái của Iran được gửi đến quân đội Nga hiện không được sử dụng vì không hoạt động hiệu quả trong điều kiện nhiệt độ lạnh hơn.

Yevgeny Silkin, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Lực lượng Liên hợp về Liên lạc Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết máy bay không người lái kamikaze Shaed-136 được làm bằng nhựa và các vật liệu không thể chống nổi tình trạng băng giá, theo hãng tin UNIAN của Ukraine.

Silkin cho biết máy bay không người lái không thể sử dụng được vì máy bay không người lái không hoạt động ở nhiệt độ lạnh giá. Lực lượng Vũ trang Ukraine đã không xác định được việc sử dụng máy bay không người lái của Nga kể từ ngày 17 tháng 11.

“Niềm an ủi duy nhất của nhiệt độ âm ở Ukraine là máy bay không người lái không thể tấn công,” thành viên Quốc hội Ukraine Lesia Vasylyenko đã tweet hôm thứ Hai. “Những vũ khí này của Iran không thể chịu lạnh được.”

Các máy bay không người lái đã được lực lượng Nga sử dụng để hỗ trợ các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Hiệu quả của máy bay không người lái Shahed-136 so với các mẫu khác đã bị Bộ Quốc phòng Anh bác bỏ.

UNIAN báo cáo rằng Natalya Gumenyuk, người đứng đầu Trung tâm báo chí điều phối chung của Lực lượng phòng thủ và an ninh miền Nam ở Ukraine, cho biết việc giảm sử dụng các máy bay không người lái khác có thể báo hiệu nguồn dự trữ cạn kiệt và sự thay đổi trong chiến lược của Nga.

Bà cho biết thêm, các lực lượng Ukraine đã tấn công trung tâm huấn luyện máy bay không người lái của Nga, trong đó có các giảng viên người Iran.

“Gần đây, chúng tôi đã quan sát thấy rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze đang được thực hiện, nhưng ít thường xuyên hơn, đặc biệt, đây là những chiếc Lancet do Nga sản xuất,” Gumenyuk nói.

Cơ quan truyền thông nhà nước Nga Tass hôm thứ Hai đưa tin rằng quân đội Nga “đang sử dụng thành công” máy bay không người lái có tên Tachyon, đang thực hiện trinh sát trên không các vị trí ẩn nấp của lực lượng vũ trang Ukraine.

“Các thiết bị này được trang bị máy chụp ảnh nhiệt, máy ảnh và máy quay video, nhờ đó mà ngay cả các mục tiêu kẻ thù được ngụy trang tốt cũng có thể phát hiện được, kể cả vào ban đêm,” một sĩ quan Nga nói với Tass.

Trong khi nói thêm rằng máy bay không người lái đặc biệt này đang được sử dụng bởi lực lượng mặt đất của Nga, nguồn tin từ chối tiết lộ các khu vực mà Tachyon đang được sử dụng.

Samuel Bendett, nhà phân tích Nga của Trung tâm Phân tích Hải quân và là thành viên cao cấp phụ trợ tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nói với Newsweek rằng Tachyon được quảng cáo là hoạt động ở nhiệt độ lạnh giá và rất nóng, từ -30 độ C đến hơn 40 độ C.

Bendett không mấy tin tưởng vào tuyên bố của người Ukraine liên quan đến máy bay không người lái Shahed và chức năng của chúng ở nhiệt độ lạnh giá. Anh nói rằng nhiệt độ băng giá “có thể” ảnh hưởng đến hoạt động của Shahed “nhưng không rõ ở mức độ nào”.

“Tôi không chắc chắn về máy bay không người lái của Iran, nhưng tôi cho rằng một số không được thiết kế đặc biệt cho nhiệt độ lạnh giá”

“Đồng thời, Iran đang xây dựng một nhà máy ở Tajikistan để sản xuất máy bay không người lái Ababil-2 của mình - và Tajikistan về cơ bản là toàn núi, xét về mặt địa lý. Vì vậy, Ababil-2 có thể sẽ phải hoạt động ở vùng núi Tajik, nơi có nhiệt độ rất lạnh”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga để bình luận
 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nghị viện Âu Châu trưng bày máng cỏ. Căng thẳng giữa các tín hữu Ấn Độ
VietCatholic Media
05:01 08/12/2022


1. Nghị viện Âu Châu trưng bày cảnh Chúa Giáng Sinh lần đầu tiên trong lịch sử

Giáng Sinh năm nay đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Nghị viện Âu Châu cho phép dựng cảnh Chúa Giáng Sinh tại trụ sở chính ở Brussels. Cho đến nay, các quan chức của tổ chức Âu Châu đã coi đó là hành vi “có khả năng gây khó chịu”.

Những nỗ lực của Isabel Benjumea, một thành viên của Nghị viện Liên Hiệp Âu Châu đến từ Tây Ban Nha, là chìa khóa để cuối cùng có một cảnh Chúa Giáng Sinh được trưng bày tại tổ chức này.

Khi được bầu vào năm 2019, Benjumea đã cố gắng trong năm đầu tiên tại chức để chuẩn bị cơ sở cho món quà là cảnh Chúa Giáng Sinh cho quốc hội sẽ được trưng bày trong mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên, cô gặp phải tình trạng quan liêu và não trạng bài Kitô Giáo trong Liên Hiệp Âu Châu.

Năm sau, cô vẫn quyết tâm thực hiện cho bằng được. Cảnh Chúa Giáng Sinh không thể được trưng bày, cô ấy đã được văn phòng của Chủ tịch Nghị Viện thông báo, vì nó “có khả năng xúc phạm” đối với những người không theo đạo.

Isabel Benjumea nói với tờ ABC của Tây Ban Nha: “Điều này đã trở thành một kiểu thập tự chinh bởi vì tôi dường như không thể chấp nhận được việc bỏ qua nguồn gốc Kitô giáo của Âu Châu.

Cuối cùng, năm nay, nỗ lực này đã nhận được sự ủng hộ của chủ tịch Nghị viện Âu Châu người Malta, Roberta Metsola, mặc dù cảnh Chúa Giáng Sinh chỉ được “ủy quyền như một cuộc triển lãm đặc biệt”, có thể được gia hạn hoặc không trong tương lai.

Cảnh Chúa Giáng Sinh được trưng bày tại Nghị viện Âu Châu đến từ Murcia, một vùng ở đông nam Tây Ban Nha có truyền thống tuyệt vời về cảnh và hình ảnh Chúa Giáng Sinh.

Các nghệ nhân từ xưởng Jesús Griñán đã tạo ra cảnh Chúa Giáng Sinh.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày 24 tháng 8 năm 2003, Thánh Gioan Phaolô II nói rằng “Giáo Hội Công Giáo xác tín rằng Tin Mừng của Chúa Kitô, vốn là yếu tố hợp nhất của các dân tộc Âu Châu trong nhiều thế kỷ, ngày nay cũng phải và tiếp tục là nguồn linh đạo và tình huynh đệ vô tận. Ghi nhận điều này là vì lợi ích của tất cả mọi người, và việc công nhận rõ ràng nguồn gốc Kitô giáo của Âu Châu trong hiệp ước thể hiện sự bảo đảm nguyên tắc cho tương lai của lục địa.”

Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chỉ trích mạnh mẽ Liên Hiệp Âu Châu vì đã loại trừ bất kỳ đề cập nào về Chúa hoặc nguồn gốc Kitô giáo của lục địa này trong các tuyên bố của tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập.
Source:Catholic News Agency

2. Cristina Fernández, người thường xuyên thăm Đức Thánh Cha bị kết án sáu năm trong vụ lừa đảo 1 tỷ đô la

Phó tổng thống đương nhiệm và từng là cựu tổng thống Á Căn Đình, Cristina Fernández de Kirchner, đã bị kết án 6 năm tù giam và bị cấm đảm nhiệm chức vụ công suốt đời sau khi bị kết tội trong một vụ lừa đảo trị giá 1 tỷ đô la liên quan đến các công trình công cộng.

Fernández de Kirchner – người từng là tổng thống Á Căn Đình trong hai nhiệm kỳ từ năm 2007 đến năm 2015 – đã bị kết tội gian lận vào hôm thứ Ba, mặc dù bà không có khả năng phải ngồi tù sớm vì bà được miễn trừ do vai trò chính phủ của mình và dự kiến sẽ khởi động một quy trình kháng cáo kéo dài có thể mất nhiều năm.

Một hội đồng gồm ba thẩm phán đã bác bỏ cáo buộc thứ hai về việc điều hành một tổ chức tội phạm, mà nếu bị tội cô có thể phải ngồi tù đến 12 năm tù. Bản án đánh dấu lần đầu tiên một phó tổng thống Á Căn Đình bị kết tội khi đang đương chức.

Trong một buổi phát trực tiếp sau khi phán quyết được công bố, Fernández de Kirchner nói rằng các cáo buộc chống lại cô có động cơ chính trị. “Rõ ràng là người ta luôn muốn kết tội tôi,” cô nói. “Đây là tình trạng nhà nước và mafia song song.”

Fernández de Kirchner – người từng được nhiều người kỳ vọng sẽ tranh cử tổng thống vào năm tới – cũng cho biết: “Tôi sẽ không là ứng cử viên cho bất cứ thứ gì, không phải tổng thống, không phải thượng nghị sĩ. Tên của tôi sẽ không có trong bất kỳ lá phiếu nào.”

Cựu tổng thống mô tả các thủ tục tố tụng chống lại bà là “hành vi lạm dụng luật”, mà các nhà phân tích chính trị trong khu vực mô tả là một hình thức “chiến tranh chính trị” liên quan đến các chính trị gia, cơ quan tư pháp và giới truyền thông, thường nhằm mục đích bôi nhọ các nhà lãnh đạo cánh tả là tham nhũng.

Bản án chắc chắn sẽ làm sâu sắc thêm những rạn nứt ở Á Căn Đình, nơi vị phó tổng thống theo chủ nghĩa dân túy 69 tuổi thống trị chính trường và gần đây đã sống sót sau một vụ ám sát bất thành sau khi súng của kẻ tấn công bà dường như bị kẹt đạn. Tháng trước, Fernández de Kirchner đã so sánh các thẩm phán của mình với một “đội xử bắn”.

Fernández de Kirchner bị buộc tội dàn xếp 51 hợp đồng công trình công cộng ở tỉnh Santa Cruz thuộc Patagonia để trao cho một công ty thuộc về Lázaro Báez, một người bạn và đối tác kinh doanh của Fernández và người chồng quá cố của bà, cựu tổng thống Néstor Kirchner, là người đã cai trị Á Căn Đình từ 2003 đến 2007.”

Các công tố viên cho biết công ty Báez được thành lập để biển thủ công quỹ thông qua quy trình đấu thầu sai cho các dự án bị vượt chi phí - và trong nhiều trường hợp không bao giờ được hoàn thành.
Source:The Guardian

3. Người Công Giáo ở Ấn Độ bị cấm vào nhà thờ chính tòa sau khi tranh chấp phụng vụ dẫn đến đụng độ

Người Công Giáo theo nghi thức Đông phương phải cử hành Thánh lễ bên ngoài nhà thờ chính tòa Đức Bà vào hôm Chúa nhật vừa qua, một tuần sau khi chính quyền đóng cửa nhà thờ do đụng độ giữa các tín hữu.

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa và là nhà thờ mẹ của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar nằm ở Ernakulam, một quận của thành phố Kochi thuộc bang Kerala. Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, có 4.25 triệu thành viên, hơn một nửa trong số họ sống ở Kerala.

Một cuộc tranh cãi về phụng vụ đã gây căng thẳng trong Giáo hội Đông phương, với nhiều giáo đoàn chống lại một phụng vụ “thống nhất” nhằm chấm dứt các cách cử hành Thánh Thể khác nhau trong Giáo hội. Mặc dù hầu hết các giáo phận đã chấp nhận nghi thức thống nhất, nhưng tổng giáo phận Ernakulam–Angamaly đã phản đối sự thay đổi.

Vào tháng 7 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết thư cho Giáo hội Syro-Malabar và yêu cầu Giáo hội này áp dụng nghi thức thống nhất.

Vào ngày 27 tháng 11, hai bên đã xảy ra đụng độ tại nhà thờ chính tòa, với việc Đức Tổng Giám Mục Mar Andrews Thazhath bị chặn ở lối vào nhà thờ. Cảnh sát đã can thiệp và giải tán đám đông, sau đó kêu gọi chính quyền quận đóng cửa nhà thờ cho đến khi tình hình trở lại bình thường. Cảnh sát đã yêu cầu hai nhóm bảo đảm sẽ không gây rối nữa và ký một thỏa thuận bảo đảm việc này.

Vào ngày 4 tháng 12, các tín hữu xếp hàng dài trên đường trước nhà thờ, trong khi một linh mục cử hành Thánh lễ một mình bên trong. Sau đó, giáo sĩ mang Mình Thánh Chúa ra bên ngoài cho giáo dân rước lễ.

Cha Paul Thelakat, cựu phát ngôn viên của Syro-Malabar, cho biết: “Thật vô cùng đau đớn khi nhà thờ chính tòa Đức Bà bị đóng cửa vì xung đột giữa hai phe dựa trên vấn đề phụng vụ do Thượng hội đồng Syro-Malabar tạo ra ở Tổng giáo phận Ernakulam-Angamlay.”

“Các linh mục và người dân của tổng giáo phận Ernakulam- Angamaly chỉ yêu cầu được phép thực hiện một nghi lễ mà họ đã có thói quen thực hiện trong nhiều năm. Họ không phản đối bất kỳ vấn đề gì liên quan đến đức tin hay luân lý của Giáo hội; họ chỉ đơn giản là yêu cầu một cách khác với những gì Thượng hội đồng đã quyết định mà không có bất kỳ sự tham khảo ý kiến nào. Họ đang làm như thế để áp đặt sự đồng nhất,” vị linh mục nói với Crux.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Thazhath làm Giám Quản Tông Tòa của Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly vào ngày 30 tháng 7, với nhiệm vụ giải quyết tranh chấp phụng vụ gây ra bởi sự phản đối gay gắt đối với quyết định của thượng hội đồng về việc cử hành Thánh lễ theo một hình thức Phụng Vụ chung.

Cuộc kháng chiến chống lại Đức Tổng Giám Mục Thazhath đã bùng lên vào ngày 30 tháng 9 khi ngài ra lệnh cho tất cả các linh mục phải cử hành Thánh lễ đã được thượng hội đồng chấp thuận ngay lập tức.

Hầu hết các linh mục công khai bất chấp mệnh lệnh và tiếp tục cử hành Thánh lễ đối mặt với người dân. Hơn 450 tổ chức, trong đó có 328 giáo xứ, đã từ chối tuân theo mệnh lệnh của vị giám quản tông tòa.

Một số bối cảnh: Trong quá khứ, nhiều giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Cách thức hợp nhất là sự kết hợp của cả hai và nó được ấn định có hiệu lực từ Lễ Phục sinh 2022 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Tất cả 32 giáo phận khác của Giáo hội này có trụ sở tại Kerala đã tuân thủ các hướng dẫn của thượng hội đồng để có Phụng Vụ Thánh lễ thống nhất

Tuy nhiên, phần lớn các linh mục và giáo dân trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly nhất quyết tiếp tục với một Thánh lễ cũ, trong đó linh mục phải đối mặt với cộng đoàn trong suốt thánh lễ như người Công Giáo Latinh.

Cha Sebastian Thalian và nhóm ATM đã đe dọa cắt đứt quan hệ với Giáo Hội Công Giáo nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.

Những người bênh vực Đức Tổng Giám Mục Thazhath và Thượng Hội Đồng Giáo Hội Syro-Malabar cáo buộc Cha Thalian là bất tuân phục và đe dọa sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Tuy nhiên, những người bênh vực ngài thì cho rằng với Tự Sắc Traditionis Custodes, Đức Thánh Cha khuyến khích Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican 2, nhóm của họ cũng chỉ muốn cử hành thánh lễ như bao nhiêu người Công Giáo khác trên thế giới, chứ không hề muốn gì khác hơn.


Source:Crux
 
Putin thề đánh tới cùng. NATO bàn về sách lược sắp tới của Putin. Mỹ lên tiếng vụ tấn công 3 sân bay
VietCatholic Media
16:30 08/12/2022


1. Người đứng đầu NATO cho rằng Nga đang tìm cách “đóng băng” xung đột ở Ukraine để “tập hợp lại cho cuộc tấn công lớn hơn”

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Nga đang tìm cách tạm thời “đóng băng” cuộc xung đột ở Ukraine để “tập hợp lại và sau đó phát động một cuộc tấn công lớn hơn”.

Ông Stoltenberg nói với các phóng viên báo chí rằng ý định của Nga là “cố gắng tạo ra một giai đoạn nghỉ ngơi ngắn hoặc tạm dừng cuộc xung đột để Nga có thể thu quân, tập hợp lại và sau đó tiến hành một cuộc tấn công lớn hơn bởi vì bây giờ Ukraine đang có động lực.”

Tuần trước, ông Stoltenberg cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “thất bại ở Ukraine”, chỉ ra thành công của Ukraine trong việc đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ xung quanh Kyiv và Kharkiv, cũng như việc giải phóng thành phố Kherson, mà ông nói là một dấu hiệu cho thấy Nga đang đuối sức.

Tuần trước, Ông Stoltenberg cảnh báo rằng: “Có một cuộc tấn công quy mô lớn sắp xảy ra nhằm vào Ukraine”. Các không ảnh của NATO cho thấy Nga dường như đang chuẩn bị cho một cuộc không kích quy mô lớn khác vào Ukraine với hàng chục máy bay ném bom được phát hiện tập trung tại một căn cứ không quân quan trọng.

Ít nhất 20 máy bay ném bom tầm xa Tu-95 và Tu-160 đã tập trung tại căn cứ không quân Engels-2, gần thành phố Saratov, bên cạnh các thùng nhiên liệu, phương tiện hỗ trợ và vật tư sửa chữa.

Đáp lại cảnh báo này, Ukraine đã tấn công phủ đầu vào 3 sân bay quân sự sâu bên trong nội địa Nga.

2. Tòa Bạch Ốc cho biết Mỹ không “khuyến khích” hay “tạo điều kiện” cho Ukraine tấn công Nga

Tòa Bạch Ốc đã tìm cách tách khỏi các cuộc tấn công được báo cáo gần đây của Ukraine vào Nga, nói rằng Hoa Kỳ sẽ “tôn trọng” các quyết định của Ukraine trên chiến trường nhưng không khuyến khích leo thang.

Điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia về truyền thông chiến lược John Kirby đã hoãn lại cuộc gặp với Ukraine để xác nhận ai chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công được báo cáo gần đây vào Nga, nhưng cho biết Hoa Kỳ đã không “khuyến khích” hay “tạo điều kiện” cho bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy.

“Chúng tôi chắc chắn không khuyến khích, cũng như không tạo điều kiện cho Ukraine tấn công Nga. Trọng tâm của chúng tôi là — và vẫn tiếp tục là — bảo đảm rằng họ có khả năng cần thiết, các nguồn lực họ cần để tự vệ,” Kirby nói. “Mọi thứ mà chúng tôi đang cung cấp thực sự được thiết kế với ý nghĩ đó.”

“Chúng tôi đang cung cấp cho họ thông tin để giúp họ tự vệ. Chúng tôi chắc chắn đang cung cấp cho họ các nguồn lực và vũ khí vật chất để tự vệ. Nhưng họ tự đưa ra quyết định. Và toàn bộ ý tưởng, toàn bộ nguyên tắc đằng sau cuộc chiến này là chủ quyền và không giống như người Nga, chúng tôi tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Khi chúng tôi cung cấp cho họ một hệ thống vũ khí, nó thuộc về họ, họ sử dụng nó ở đâu, sử dụng như thế nào, họ sử dụng bao nhiêu đạn dược, sử dụng trong hệ thống đó, đó là quyết định của Ukraine và chúng tôi tôn trọng điều đó”, ông nói thêm..

Nhưng bất kỳ sự leo thang nào bên ngoài biên giới Ukraine, ông nói, đều “không tốt” cho lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

“Rõ ràng chúng tôi đã có những cuộc đối thoại với Ukraine về trách nhiệm đối với các hệ thống vũ khí. Chúng tôi chắc chắn đã nói rất rõ ràng những lo ngại của chúng tôi về sự leo thang. Nhưng cuối cùng, đây là những quyết định của Ukraine mà họ phải đưa ra và họ phải chịu trách nhiệm cách này hay cách khác”

3. Nga sẽ chiến đấu bằng “mọi phương tiện sẵn có” vì một nửa số quân nhân được huy động hiện đang ở Ukraine, Putin nói

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Tư rằng Nga sẽ tiếp tục “đấu tranh vì lợi ích quốc gia của mình” bằng “mọi phương tiện sẵn có” nếu cần thiết.

“Chúng ta sẽ tiến hành từ những gì chúng ta có. Chỉ có thể có một câu trả lời từ phía chúng ta - một cuộc chiến kiên định vì lợi ích quốc gia chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy và không để ai có thể trông cậy vào bất cứ điều gì khác... Tất nhiên, trước hết, chúng ta sẽ tập trung vào các biện pháp hòa bình. Nhưng nếu không còn gì khác, thì chúng ta sẽ tự bảo vệ mình bằng mọi phương tiện sẵn có”, ông nói tại Điện Cẩm Linh.

Trong số 300,000 người được huy động một phần, 150,000 người hiện đang ở Ukraine, ông nói trong một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Nga. “Trong số đó chỉ có 77,000 người đang trong các đơn vị chiến đấu, số còn lại thuộc lực lượng bảo vệ lãnh thổ hoặc được huấn luyện bổ sung”.

Ông nói thêm rằng một cuộc huy động bổ sung “không có ý nghĩa” vào thời điểm hiện tại, và nói rằng không cần thiết phải làm điều đó từ tình trạng quốc phòng hiện nay.

Putin cũng hứa sẽ giải quyết vấn đề thiếu trang thiết bị cho quân đội Nga ở Ukraine.

Theo ông Putin, cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine là một “quá trình lâu dài”, nhưng ông mô tả sự xuất hiện của các vùng lãnh thổ mới và Biển Azov trở thành một phần của Liên bang Nga là một “kết quả quan trọng”.

4. Tổn thất quân sự của Nga có thể gấp đôi thương vong của Mỹ ở Việt Nam trong khoảng thời gian 1 phần 10

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Military Losses Could Be Double U.S. In Vietnam in Tenth of Time”, nghĩa là “Tổn thất quân sự của Nga có thể gấp đôi thương vong của Mỹ ở Việt Nam trong khoảng thời gian 1 phần 10”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.

Hàng chục nghìn binh sĩ Nga hiện được cho là đã thiệt mạng trong cuộc chiến với Ukraine - một con số được cho là sẽ tác động đến quốc gia này trong nhiều thập kỷ tới. Trong khi con số chính xác chưa được xác nhận, người ta cho rằng tổn thất quân sự của Nga gấp đôi số quân nhân Hoa Kỳ đã chết ở Việt Nam trong khoảng thời gian chưa đến một phần mười.

Vào tháng 11, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cho biết khoảng một trăm ngàn binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương.

Vào ngày 4 tháng 12, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết tổng số người Nga thiệt mạng đã lên tới 91 ngàn 500 người. Cùng ngày, Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington DC cho biết Nga mất ít nhất 100 binh sĩ mỗi ngày trong trận chiến giành Bakhmut. Serhii Cherevatyi, phát ngôn viên của Nhóm Lực lượng Miền Đông Ukraine, cho biết thiệt hại của Nga là cứ 50 binh sĩ bị thương thì có 50 người khác thiệt mạng.

Newsweek không thể xác minh độc lập những con số này.

Ronald Fricker, giáo sư thống kê tại Virginia Tech, nói với Newsweek: “Xét về số người chết từ quan điểm của Nga, ta phải so sánh với tác động của Chiến tranh Việt Nam gây ra cho Hoa Kỳ. Trong cuộc xung đột đó, hơn 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã thiệt mạng, xảy ra trong khoảng thời gian kéo dài cả một thập kỷ. Đối với những người trong chúng ta đủ lớn để nhớ về nó, cuộc chiến đó đã gây ra những tác động xã hội đáng kể.”

“Tất nhiên, nước Nga vào năm 2022 hoàn toàn không giống như Hoa Kỳ vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70, nhưng cũng có thể thấy rõ từ các bản tin rằng cuộc chiến này không được các bộ phận chính của dân số Nga ưa chuộng. Kết hợp điều đó với tỷ lệ thương vong gần gấp đôi so với thương vong của Hoa Kỳ ở Việt Nam mà lại xảy ra trong khoảng 1 phần 10 thời gian, tôi cho rằng chúng ta vẫn chưa hết thấy tác động đầy đủ của chiến tranh trong xã hội Nga.”

Cuộc xung đột hiện tại giữa Ukraine và Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, khi các cuộc không kích của Nga xảy ra trên khắp đất nước. Trong những tháng kể từ đó, nhiều thành phố và khu vực của Ukraine đã bị các lực lượng Nga chiếm đóng, nhưng người Nga đã phải đối mặt với một lượng lớn kháng cự quân sự. Nga đã phải bắt đầu gọi nhập ngũ, buộc phải ra tiền tuyến những người chiến đấu một cách miễn cưỡng.

5. Truyền thông nhà nước đưa tin Belarus chuyển quân và thiết bị quân sự khi căng thẳng gia tăng dọc biên giới Ukraine

Belarus, đồng minh thân cận nhất của Nga, thông báo rằng họ đang chuyển binh lính và thiết bị quân sự, với lý do có “các mối đe dọa liên quan đến khủng bố”, theo hãng thông tấn nhà nước BelTA.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng dọc theo biên giới phía bắc của Ukraine với Belarus, nơi được quân đội Nga sử dụng làm căn cứ trong cuộc xâm lược vào tháng Hai.

“Trong giai đoạn này, kế hoạch di chuyển thiết bị quân sự và binh sĩ của lực lượng an ninh quốc gia, tạm thời hạn chế sự di chuyển của công dân dọc theo một số tuyến đường công cộng và khu vực địa hình, đồng thời sử dụng vũ khí giả cho mục đích huấn luyện,” BelTA đưa tin, trích dẫn Hội đồng An ninh Belarus.

Belarus cũng đã tuyên bố bắt đầu các cuộc tập trận quân sự phù hợp với “chiến dịch nhập ngũ mùa thu dành cho các tân binh trong chiến trường huấn luyện quân sự cơ bản”.

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Belarus và gặp Tổng thống Alexander Lukashenko - điều mà Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết “sẽ được thêm vào tài liệu của bản cáo trạng như một vai trò tội phạm.”

Quân đội Belarus đã không tham gia vào cuộc xung đột, một lập trường được Lukashenko nhắc lại vào tháng 10. Tuy nhiên, sau cái chết đáng ngờ của Ngoại trưởng Makei, tình hình đang thay đổi.

6. Nga tăng cường tấn công vào các thị trấn Donetsk ở miền đông Ukraine

Theo báo cáo từ cả quân đội Ukraine và cái gọi là chính quyền Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, hỏa lực pháo binh và súng cối đã tăng lên ở cả hai bên chiến tuyến ở khu vực phía đông Donetsk.

Về phía Ukraine, Kyrylo Tymoshenko, phó chánh văn phòng tổng thống cho biết, ít nhất 8 người thiệt mạng và 5 người bị thương trong vụ tấn công vào thị trấn Kurakhove.

“Quân Nga đã tấn công khu định cư bằng nhiều bệ phóng hỏa tiễn. Chợ, trạm xe buýt, trạm xăng, các tòa nhà dân cư bị đốt cháy”, Tymoshenko nói.

Kurakhove ở phía tây thành phố Donetsk; vụ pháo kích có thể là để trả đũa việc Ukraine bắn vào thành phố do cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk nắm giữ trong ba ngày qua.

Ở phía bắc, tại thị trấn Yampil, theo Tymoshenko, “quân xâm lược đã sử dụng bom chùm. Quảng trường trung tâm của thành phố và tòa nhà hành chính đã bị đốt cháy.”

Yampil được giải phóng vào tháng 9 khi lực lượng Ukraine đẩy lùi các đơn vị Nga vào Luhansk.

Các khu vực bị ảnh hưởng khác: Quân đội Ukraine nói rằng pháo binh Nga đã bắn vào một số khu định cư ở Luhansk và Kharkiv — khi Nga củng cố các tuyến phòng thủ mới ở phía đông.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington nói rằng các lực lượng Ukraine “gần như đã đạt được những thắng lợi gần đây ở đông bắc Kharkiv,” và có lẽ đã chiếm lại khu định cư Kyslivka, cách trung tâm chiến lược khoảng 25 km về phía tây bắc của Svatove nơi tập trung lực lượng Nga.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Nga đang tập trung nỗ lực vào các cuộc tấn công vào các thành phố Bakhmut và Avdiivka ở Donetsk, cả hai đều đã bị pháo kích trong nhiều tháng nhưng vẫn nằm trong tay Ukraine.

Sau một thời gian tạm lắng, Nga đang quay trở lại việc sử dụng máy bay không người lái tấn công do Iran sản xuất, Bộ Tổng tham mưu cho biết một chiếc đã bị bắn hạ hôm thứ Tư.

7. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cho biết thêm các gói đáng ngờ được gửi đến các cơ quan ngoại giao Ukraine

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết rằng các gói đáng ngờ tiếp tục được gửi đến các phái bộ ngoại giao Ukraine ở nước ngoài.

Kuleba cho biết: “Trong hai ngày qua, các gói đáng ngờ đã được nhận tại các đại sứ quán ở Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Đan Mạch, cũng như lãnh sự quán ở Gdansk.

Theo Kuleba, điều này nâng tổng số mối đe dọa lên 31 trường hợp trên 15 quốc gia: Áo (1), Croatia (1), Cộng hòa Tiệp (2), Đan Mạch (1), Pháp (1), Hungary (2), Ý (4), Kazakhstan (1), Hà Lan (1), Ba Lan (6), Bồ Đào Nha (2), Romania (2), Tây Ban Nha (5), Vatican (1) và Hoa Kỳ (1).

Ông lưu ý, một số gói hàng có chứa mắt của động vật và một số khác chứa chất nổ

Kuleba tiếp tục nói rằng tất cả các gói đáng ngờ đều hiển thị cùng một “địa chỉ của người gửi”, đó là một “đại lý xe hơi ở thị trấn Sindelfingen của Đức”. Không có bằng chứng cho thấy địa chỉ có liên quan đến các gói hàng.

Các gói hàng thường được gửi từ các bưu điện không được trang bị hệ thống giám sát video và “những kẻ tấn công” cũng tránh để lại dấu vết DNA.

Ông nói: “Đặc biệt, điều này cho thấy mức độ chuyên nghiệp của hành động này. “Từ một tuần nay, các đại sứ quán và lãnh sự quán Ukraine đã hoạt động trong tình trạng tăng cường các biện pháp an ninh, hàng rào cảnh sát… và các chuyên gia pháp y.”

Kuleba nói: “Chiến dịch khủng bố đang diễn ra nhằm vào các nhà ngoại giao Ukraine là chưa từng có về quy mô không chỉ trong bối cảnh Ukraine mà còn ở cấp độ toàn cầu. “Tôi không nhớ trường hợp nào trong lịch sử khi nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán của một quốc gia bị tấn công quy mô lớn như vậy trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Nhưng dù quân Nga có cố gắng đe dọa nền ngoại giao Ukraine đến mức nào, chúng cũng sẽ thất bại. Chúng tôi tiếp tục làm việc để giành chiến thắng.”

8. Nga triển khai hệ thống hỏa tiễn phòng thủ trên đảo Kuril gần Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai cho biết họ đã triển khai các hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển di động trên đảo Kuril phía bắc Nhật Bản. Đó là một phần của chuỗi đảo có vị trí chiến lược trải dài giữa Nhật Bản và Bán đảo Kamchatka của Nga.

Nhật Bản đã nhiều lần yêu cầu Nga trả lại quần đảo Kuril do Nga nắm giữ. Tokyo gọi quần đảo này là Lãnh thổ phía Bắc, một lãnh thổ lâu đời của Nhật Bản đã bị quân đội Liên Xô chiếm giữ chúng sau thế chiến thứ hai.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết các hệ thống Bastion của Nga, có hỏa tiễn với tầm bay lên tới 500 km (310 dặm), đã được triển khai trên đảo Paramushir

“Các quân nhân tuần duyên của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ canh gác 24/24 để kiểm soát vùng biển lân cận và các vùng eo biển,” ông ta nói.

Konashenkov cho biết thêm một căn cứ quân sự đã được thiết lập trên đảo Paramushir và cơ sở này có các tiện nghi cho phép phục vụ quanh năm, chỗ ở, giải trí và thực phẩm cho binh sĩ.

Konashenkov nhấn mạnh rằng việc triển khai này diễn ra một năm sau khi Nga thiết lập các hệ thống Bastion trên đảo Matua, ở phần trung tâm của sườn núi Kuril.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động quân sự của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động quân sự của Nga đang gia tăng ở các vùng viễn đông song song với cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa mà Nga gọi là một “chiến dịch đặc biệt”.

Dịp này, Nhật Bản cũng phản đối việc Nga rút khỏi các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình sau Thế chiến II

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết trong một báo cáo hồi tháng 9 rằng bị lu mờ bởi cuộc xâm lược Ukraine, hoạt động quân sự hóa quần đảo Kuril của Mạc Tư Khoa “phần lớn đã không được đề cập đến”.

“Các bước tăng cường hiện diện của Nga cho thấy quần đảo này sẽ tiếp tục đóng một vai trò nguy hiểm trong tương lai của quan hệ Nga-Nhật và Nhật Bản và Hoa Kỳ nên tham vấn sâu hơn về các hoạt động của Nga trong khu vực”

Nhật Bản đã cùng các đồng minh phương Tây đã và đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine trong điều mà Mạc Tư Khoa gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Nga đã rút khỏi các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình với Nhật Bản và đóng băng các dự án kinh tế chung liên quan đến quần đảo Kuril đang tranh chấp vì lệnh trừng phạt của Nhật Bản đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
 
Đau đớn: Cha sở Chính Thống làm chỉ điểm cho Nga báo hại giáo dân. Độc tài quản thúc Đức Mẹ tại gia
VietCatholic Media
17:14 08/12/2022

1. Linh mục Chính thống giáo bị kết án 12 năm ở Ukraine vì chuyển thông tin cho người Nga

Cơ quan anh ninh quân đội Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết cha sở của Nhà thờ Chính thống Ukraine ở thành phố Lysychansk “đã chuyển cho quân xâm lược Nga thông tin về các vị trí chiến đấu của quân đội Ukraine trong thành phố, cũng như trong khu vực Severodonetsk” ở vùng Luhansk.

SBU cho biết vị linh mục cũng đã “thông báo” cho người Nga về những người dân địa phương có khả năng chống lại cuộc xâm lược.

Vị linh mục bị bắt vào tháng 4, hai tháng trước khi Lysychansk rơi vào tay lực lượng Nga.

SBU cho biết vị linh mục đã được Nga tuyển dụng trong một chuyến thăm đến đó vào năm 2014 và kể từ đó đã liên lạc thường xuyên với một nhà lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự tuyên bố ly khai.

SBU cũng cho biết họ đã thu thập bằng chứng chống lại hai người cung cấp thông tin khác cho Nga trong cùng khu vực, bao gồm một linh mục thứ hai ở Luhansk.

SBU cáo buộc rằng một trong hai người Ukraine nói trên đã bị bắt vì cung cấp thông tin cho người Nga, vị linh mục trong nhóm 2 người này vẫn tại đào và hiện đang ở trong lãnh thổ bị xâm lược.

Một số thông tin cơ bản: Chính phủ Ukraine đã bắt đầu có hành động chống lại một số cơ sở và linh mục của Giáo hội Chính thống, đồng thời đề xuất một luật mới cấm hoạt động của các tổ chức tôn giáo “có liên hệ với các trung tâm ảnh hưởng” ở Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết:

“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”

SBU đã đột kích vào một tu viện Kitô giáo Chính thống lịch sử ở Kyiv, là tu viện Kyiv Pechersk Lavra, vào ngày 22 tháng 11 như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ” bị nghi ngờ của mật vụ Nga.

Vào tháng 5, Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã chính thức cắt đứt quan hệ với Giáo Hội Chính thống Nga và lãnh đạo của Giáo Hội này là Thượng phụ Kirill.
Source:Reuters

2. Phiên tòa tài chính Vatican hỗn loạn hơn bao giờ hết

Vài tuần qua đã chứng kiến một số diễn biến gây sốc trong phiên tòa xét xử tài chính của Vatican, trong đó có 10 bị cáo, bao gồm cả Hồng Y người Ý Angelo Becciu, và xoay quanh cách Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh quản lý tiền và các khoản đầu tư của mình trong những năm 2010.

Tờ The Pillar giải thích: “Những người theo dõi phiên tòa” đang kinh hoàng trước hai tiết lộ chính. Đầu tiên là việc Đức Hồng Y Becciu, nguyên Phụ tá Quốc Vụ Khanh, và một người bạn thân của gia đình, đã bí mật ghi âm một cuộc điện thoại với Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó họ thảo luận về phiên tòa sắp tới.

Thứ hai là các luật sư của cả bên công tố và bên bào chữa hiện đã phát hiện ra rằng nhân chứng chính của bên công tố, là Đức Ông Alberto Perlasca, người từng làm việc dưới quyền của Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc vụ khanh, có thể đã được Francesca Chaoqui huấn luyện và có thể bị ép buộc phải làm chứng. Cô ấy là trung tâm của cái gọi là phiên tòa Vatileaks 2.0 vào giữa những năm 2010.

“Chaouqui là một yếu tố phức tạp vì một số lý do. Để bắt đầu, cô ấy là một tội phạm bị kết án ở Thành phố Vatican, đã bị kết án 18 tháng tù treo vào năm 2016 vì đã làm rò rỉ các tài liệu bí mật. Cô ấy cũng được biết là đã đổ lỗi cho Becciu về phiên tòa ấy và bản án của cô ấy,” Tờ The Pillar giải thích.

Theo các tin nhắn văn bản bị rò rỉ, cô ấy đã nhắn tin cho Đức Hồng Y vào năm 2017 để yêu cầu giúp đỡ phục hồi danh tiếng của mình và cũng đã trình diện trước các công tố viên vào năm 2020 với lời đề nghị hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào về Hồng Y Becciu. Tuy nhiên, cho dù câu chuyện Chaouqui/Perlasca có “siêu thực” đến mức nào, thì nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến phán quyết cuối cùng trong trường hợp của Hồng Y Becciu,” tờ The Pillar cho biết thêm, nhấn mạnh một tiết lộ quan trọng khác đã xuất hiện trong những tuần qua. Cảnh sát Ý đã xác định được các tài liệu dường như được giả mạo bởi một tổ chức bác ái Công Giáo Sardinia do anh trai của Becciu điều hành, mà Đức Hồng Y bị cáo buộc đóng góp tài chính bằng tiền của Giáo hội.

“Hồng Y Becciu đã khẳng định số tiền mà ngài gửi cho các thành viên trong gia đình mình chỉ là 'thông lệ bình thường', và nói rằng ngài sẽ không bao giờ cho phép sử dụng sai 'một xu' nào trong quỹ của Giáo hội. Nhưng ngài hiện đang phải đối mặt với một số dấu vết giấy tờ ngày càng nhiều chứng minh ngược lại” tờ The Pillar giải thích.
Source:Pillar Catholic

3. Độc tài Ortega quản thúc Đức Mẹ tại gia

La Purisíma và Griteria, diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12, là những lễ kỷ niệm phổ biến nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua. Trong mười ngày này, giáo dân lập bàn thờ Đức Trinh Nữ trong nhà và khu phố của họ và làm đám rước ảnh Đức Mẹ. Mọi người quây quần bên gia đình và bạn bè để cầu nguyện và ca hát tôn vinh Đức Maria trong bầu không khí lễ hội, và các gói quà được phân phát tại mỗi bàn thờ. Vào đêm ngày 7 tháng 12, vào đêm trước lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, khi đó có một truyền thống được gọi là “Tiếng Ca Lớn” và các gia đình thường đi từ bàn thờ này sang bàn thờ khác, ca hát. «Ai cho nhiều niềm vui như vậy?», một người kêu lên, và tất cả họ đồng thanh trả lời: «Đức Maria!». Trên đường phố, những người hàng xóm thăm viếng chúc mừng nhau và bầu trời sáng lên với pháo hoa.

Tuy nhiên, năm nay, nó sẽ không được phép diễn ra như trên đối với người dân. Cảnh sát Sandinista của Daniel Ortega trên thực tế đã cấm nhiều giáo xứ Công Giáo thực hiện Purísima. Hoạt động hủy bỏ văn hóa thứ mười một này được thực hiện bởi những người tự nhận mình là cánh tả nhưng chẳng qua là một bọn độc tài tham nhũng.

“Vào ngày 28 tháng 11, khoảng 12:00, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ Cảnh sát Quốc gia cấm chúng tôi thực hiện cuộc rước vào đúng thời điểm mà hình ảnh của Đức Mẹ đang đến thăm quận đầu tiên của thành phố”, giáo xứ San José, ở Tipitapa, một thành phố có 150,000 cư dân cách thủ đô Managua 20 km, đã cho biết như trên. Thông cáo báo chí kết thúc với “sự buồn bã sâu sắc vì lệnh cấm này ngăn cản chúng tôi bày tỏ đức tin của mình trước công chúng”.

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở giáo xứ San Pedro và Santa Lucía, thuộc Ciudad de Darío, nơi có 53 nghìn dân. «Hình ảnh của Đức Mẹ sẽ không xuất hiện như mọi khi. Sẽ không có cuộc rước nào vào lúc bình minh hay ban đêm», linh mục giáo xứ Fray Patricio Tijerino thông báo một cách chán nản và ngao ngán nhận xét rằng “Độc tài Ortega đang quản thúc Đức Mẹ tại gia”
Source:Tempi

4. Kitô Hữu Armenia đang đối diện với họa diệt chủng

Nguy cơ thanh trừng sắc tộc mà các Kitô hữu Armenia phải đối mặt đang được nêu bật tại Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, ở The Hague trong tuần này. Các luật sư lập luận rằng trong khi thế giới tập trung vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga trong năm nay, thì các cuộc xung đột khác đang bị bỏ qua. Họ nói rằng các quốc gia nên có nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng theo luật pháp quốc tế, thay vì chờ đợi để đáp trả một khi các hành động tàn bạo hàng loạt đã bắt đầu.

Giáo sư Hannah Garry của Đại học Nam California đã nộp một bản tóm tắt pháp lý dài 200 trang cho Văn phòng Công tố viên ICC, trình bày bằng chứng chi tiết về các vụ giết người có chủ đích dựa trên sắc tộc và tôn giáo ở vùng đất Nagorno Karabagh của Armenia, ở Ethiopia và ở Cameroon. Cô và các đồng nghiệp của mình đang kêu gọi xem xét sơ bộ các cuộc xung đột ở mỗi quốc gia, nơi bạo lực đã bị cộng đồng quốc tế và giới truyền thông bỏ qua.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ghent gần đây đã công bố rằng có thể có tới nửa triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở khu vực Tigray của Ethiopia. Bất chấp lệnh ngừng bắn gần đây, các nhóm nhân quyền báo cáo rằng quân đội Eritrea vẫn tiếp tục cướp bóc và tấn công thường dân Tigrayan. Trong khi đó, năm thứ ba liên tiếp, Hội đồng Tị nạn Na Uy cho rằng cuộc khủng hoảng liên quan đến người nói tiếng Anh ở Cameroon là một trong những cuộc xung đột bị lãng quên nhất trên thế giới.

Vào tháng 8, một nhóm nghị sĩ liên đảng đã cảnh báo về nguy cơ bạo lực ngày càng gia tăng ở vùng đất Nagorno Karabakh, nơi có 94% dân số là người Armenia. Lực lượng vũ trang Azerbaijan đang sử dụng máy bay không người lái, súng phóng lựu và vũ khí phòng không chống lại dân thường trái với luật pháp quốc tế và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn gần đây nhất. Hơn nữa, các di tích và di sản Kitô giáo Armenia đang bị phá hủy ở những khu vực hiện nằm dưới sự kiểm soát của người Azerbaijan. Các nghị sĩ buộc tội rằng các lực lượng vũ trang của Azerbaijan có thể hành động mà không bị trừng phạt trong khi sự chú ý của thế giới đang tập trung vào những nơi khác.

Giáo sư Garry trích dẫn Armenia, Ethiopia và Cameroon là những ví dụ về vi phạm nhân quyền cần viện dẫn nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng theo học thuyết Trách nhiệm Bảo vệ được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua năm 2005. Nhóm nhân quyền đã thất vọng vì học thuyết bắt buộc tất cả các quốc gia hành động chủ động để ngăn chặn nạn diệt chủng trước khi nó bắt đầu, đã không được thực thi. Hội đồng các quốc gia thành viên của ICC sẽ được trình bày bằng chứng pháp lý chi tiết của Giáo sư Garry.
Source:Independent Catholic News