Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật Tuần 4A Mùa Vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:39 17/12/2019
(Mt. 1 :18-24)
Lời Thiên Chúa hứa với tổ tiên Ađam và Evà từ ngàn xưa, nay đã được thực hiện. Sự kiện Thiên Chúa nhập thể đã xảy ra trong hoàn cảnh ngoại thường. Một Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Đây là sự can thiệp diệu kỳ của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ.
Đối diện với những sự kiện lạ lùng, thường ai cũng sợ hãi. Thiên Chúa luôn luôn trấn an khi sai sứ giả tiếp xúc với con người. Thiên thần luôn nhắc nhở: Đừng sợ! Như khi Thiên Thần xuất hiện với Giacaria trong đền thánh, ngài nói đừng sợ, vì lời cầu của ngươi được chấp nhận. Khi xuất hiện với Trinh Nữ Maria, Thiên sứ cũng ngỏ lời: Đừng sợ, vì cô được đặc sủng của Thiên Chúa. Rồi thiên thần xuất hiện với Giuse, ngài đã khuyên rằng: Đừng sợ, vì Maria thụ thai là bởi phép Chúa Thánh Thần. Sau cùng khi xuất hiện với các mục đồng, Thiên thần cũng loan tin: Đừng sợ, hôm nay Ta báo cho các ngươi một tin mừng trọng đại.
Trinh nữ Maria và thánh Giuse sống trong sự phó thác hoàn toàn. Các ngài không hiểu được việc Chúa làm. Các ngài tin tưởng sự quan phòng của Chúa và không còn sợ hãi. Từng bước Chúa dẫn đi. Chúng ta biết theo thói thường, khi Maria mang thai cách lạ kỳ, thì thiên hạ sẽ có cái nhìn soi mói và gây sự đàm tiếu trong xóm làng. Còn Giuse, người công chính, đã khổ đau trong sự bối rối và lo âu. Tuy rằng Giuse không nghi ngờ Maria, nhưng vẫn khó chấp nhận sự thật.
Maria sống rất can đảm. Maria không cần biện minh, giải thích hay bào chữa. Maria đã phó mặc hoàn toàn vào chương trình dự liệu của Chúa. Maria đã ghi nhớ tất cả những sự kiện và suy niệm trong lòng. Bởi thế Maria xứng đáng là Mẹ của Con Thiên Chúa.
Mỗi người trong chúng ta nếu rơi vào hoàn cảnh của Maria hay Giuse, có lẽ chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để làm sáng tỏ sự việc vì không muốn chấp nhận mình bị hiểu lầm. Đôi khi chúng ta muốn bỏ cuộc, vì chúng ta cảm thấy chán nản, khổ đau và uất ức trong lòng. Hãy nhớ lời khuyên: Đừng sợ! sự thật sau cùng sẽ thắng.
Ngước nhìn lên thánh Giuse và Đức Maria, chúng ta học bài học khiêm nhường và phó thác. Chúng ta biết rằng không phải tất cả mọi sự thật chúng ta phải nói, nhưng khi nói, phải nói sự thật. Đức Maria giữ kín mầu nhiệm nhập thể trong cung lòng và thờ phượng Thiên Chúa hiện diện nơi chính mình. Mẹ đã tìm được sự ủi an và bình an đích thực.
NGÀY 23 THÁNG 12
Luca 1: 57-66
Các người láng giềng đến chúc mừng hai ông bà Giacaria và Isave. Bà Isave đã sinh được một người con trai. Đây là niềm vui cho gia đình và họ tộc, họ đã có hoa qủa nối dòng. Ngày thứ tám, theo luật hiện hành, con trẻ sẽ được cắt bì và đặt tên. Người ta muốn lấy tên cha nó là Giacaria để đặt tên cho nó nhưng bà mẹ muốn gọi tên nó là Gioan.
Thường khi quyền đặt tên cho con là quyền của cha mẹ. Người ta muốn hỏi ý kiến của Giacaria, Giacaria bị câm từ ngày thiên thần báo tin ông bà sẽ có một người con. Giacaria lấy tấm bảng và viết: Tên nó là Gioan. Tức thì, miệng lưỡi ông mở ra và ông lên tiếng chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa.
Giacaria cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và biết rằng Chúa đã dành cho con trẻ Gioan một sứ mệnh trong chương trình Cứu Độ. Chúng ta không được biết về thời thơ ấu của Gioan. Gioan đã lớn lên và trưởng thành xa tránh mọi nhu cầu của người phàm tục. Gioan sớm vào sa mạc để sống khắc khổ lo chuẩn bị sửa đường cho Đấng Cứu Thế.
Khi sinh ra, mỗi người chúng ta được Thiên Chúa ban cho một khả năng, một tài trí, một ơn gọi và sứ mệnh riêng biệt. Chúng ta đừng bao giờ nói rằng tôi không có gì để cho hay không có khả năng chi để cống hiến cho việc chung.
NGÀY 24 THÁNG 12
Luca 1:67-79
Bài ca Chúc Tụng Thiên Chúa của ông Giacaria thật ý nghĩa. Ông đã ca ngợi những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện giữa dân của Ngài. Ông đã nhắc lại lời Thiên Chúa đã hứa từ ngàn xưa qua các tiên tri và những lời thề hứa với các tổ phụ từ Abraham tới thế hệ con cháu đang mong chờ Ơn Cứu Độ. Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót đối với dân của Ngài.
Giacaria là tư tế, ông hiểu rất rõ về tất cả những lời đã loan báo của các tiên tri về Đấng Cứu Thế. Lời loan báo đó đã bắt đầu thực hiện qua hai người phụ nữ. Ông Giacaria đã lên tiếng nói tiên tri về con trẻ Gioan: Con sẽ được gọi là tiên tri của Đấng Tối cao, vì con sẽ đi trước tôn nhan Chúa để dọn đường cho Ngài. Lời ca ngợi Thiên Chúa của Giacaria bày tỏ niềm vui mừng của con dân đang ngồi trong tối tăm chờ đón ánh sáng cứu độ.
Mầu Nhiệm Cứu Độ là biến cố vĩ đại mà Thiên Chúa dành cho loài người. Các tiên tri và các ngôn sứ luôn luôn mời gọi con người hãy tỉnh thức và chờ đợi. Thiên Chúa đi vào lịch sử và cùng đồng hành với con người. Với biết bao phấn đấu thăng trầm từ đời nọ đến đời kia, Thiên Chúa đã mạc khải chương trình cứu độ từng bước để con người đón nhận.
Năm hồng ân đã đến nhưng nhiều người như còn mải mê thế sự và mong ước những điều trần tục. Xin cho chúng con chuẩn bị tâm hồn đón nhận hồng ân Chúa ban cho nhân loại.
LỄ GIÁNG SINH.
Luca 2: 15-20
Con đường Chúa đi thật là lạ lùng. Một chương trình vĩ đại đã được chuẩn bị cả ngàn năm. Có biết bao tiên tri và ngôn sứ được sai đến để hướng dẫn dân Chúa đi trong nẻo chính đường ngay. Có biết bao tổ phụ đã ghi dấu đức tin trong hành trình tôn giáo tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất. Có biết bao vua chúa cai trị để giữ truyền thống văn hóa và sự duy nhất của một dân tộc. Có biết bao các thượng tế, tư tế, luật sĩ và các đầu mục gìn giữ kho tàng đức tin và truyền thống.
Thế mà khi Chúa Cứu Thế đến sinh hạ trong máng cỏ, không một vị chức sắc nào trong đạo viếng thăm. Chỉ có một gia đình nghèo, Giuse và Maria âm thầm đi tìm quán trọ. Giuse và Maria bị xua đuổi vì số phận nghèo. Ông bà đành tìm nơi hang lừa máng cỏ để hạ sinh Đấng Cứu Thế. Biến cố này vượt ra ngoài tất cả mọi sự tưởng tượng của con người. Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa lại chọn con đường như thế?
Chúng ta cảm nhận thấy hết ngạc nhiên này tới những kỳ lạ khác. Những người được thiên thần báo tin lại là những mục đồng đơn sơ nghèo nàn. Họ đã hối hả tới nơi máng cỏ. Họ gặp Giuse, Maria và trẻ sơ sinh bọc trong khăn, nằm trong máng cỏ. Họ đã nhận ra và thờ lạy Chúa Hài Nhi.
Mừng Sinh Nhật Chúa, không phải như mừng ngày sinh nhật của người nào đó. Chúng ta mừng Sinh Nhật của Con Thiên Chúa Giáng Trần, tất cả gồm tóm trong một chữ YÊU.
TUẦN BÁT NHẬT CHÚA GIÁNG SINH
NGÀY 26 THÁNG 12
Mt. 10:17-22
Phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã chuyển đề tài vào sứ mệnh của Chúa Giêsu. Bài Phúc Âm đi thẳng vào sứ vụ tông đồ. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Các con hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp các con cho tòa án và sẽ đánh đòn các con nơi hội đường.
Khởi đầu Mầu Nhiệm Chúa Giáng Trần đã có nhiều khó khăn phức tạp. Khi Hài Nhi Giêsu ra đời chưa bao lâu, đã có lệnh của Vua ruồng bắt. Biết bao trẻ thơ vô tội đã đổ máu đào vì danh Chúa. Vua Hêrôđê đã ra lệnh giết tất cả các con trẻ từ hai tuổi trở xuống. Nhà cầm quyền thế gian bắt đầu lo sợ cho vị thế và chỗ đứng của họ. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng lo lắng về cách sống đạo của họ. Chúa Giêsu xuất hiện như một nhà cách mạng tâm hồn, nên ai cũng phập phồng lo sợ. Họ sợ bị thay đổi. Họ sợ vì phải đối diện với chân lý sự thật.
Họ dùng chính sách giết lầm chứ không tha lầm. Biết bao trẻ thơ đã ngã xuống. Biết bao nước mắt đã đổ ra. Chúa Giêsu phải trốn tránh nay đây mai đó, rồi tị nạn nơi nước người. Sự ruồng bắt Chúa Cứu Thế không ngưng tại đó. Ánh sáng đến trong bóng tối, bóng tối không chấp nhận ánh sáng. Tất cả những ai không tiếp nhận ánh sáng, họ vẫn cứ tiếp tục xua đuổi bóng tối. Theo Chúa là chúng ta đem ánh sáng vào nơi tối tăm. Chúng ta không tránh khỏi sự tẩy chay và ruồng bắt.
NGÀY 27 THÁNG 12
Gioan 20: 2-8
Sau khi mai táng Chúa Giêsu trong mồ, ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna ra thăm mộ và chứng kiến cảnh mồ trống. Bà hớt hả về báo cùng tông đồ Phêrô và Gioan. Các ngài cũng vội vã chạy ra mộ xem, đúng vậy chỉ còn ngôi mộ trống. Cửa mồ đã mở, xác Chúa không còn đó, chỉ có khăn liệm gấp gọn gàng còn đó.
Phêrô đã chứng kiến tận mắt nhưng chưa hiểu mầu nhiệm phục sinh. Còn Gioan đã thấy và đã tin. Việc Chúa làm ngoài dự tính và suy nghĩ của con người. Cho dù đã theo Chúa đã lâu, đã nghe và đã chứng kiến rất nhiều phép lạ, các tông đồ không thể hiểu tường tận các sự kiện đã xảy ra vì mỗi sự lạ lại là một sự kiện mới. Phép lạ là những bước đột phá không theo trình tự kinh nghiệm cụ thể.
Chỉ có đức tin sẽ trả lời tất cả những vấn nạn xảy ra ngoài tầm kiểm soát của con người. Chúng ta không thể lấy trí khôn giới hạn của con người mà đo mầu nhiệm của Chúa. Con người là thụ tạo bị giới hạn trong không gian và thời gian. Con người không thể thấu hiểu những gì vượt ra ngoài giới hạn của vật chất.
Chúa Giêsu Phục Sinh từ cõi chết đó chính là bản tính của Ngài. Ngài có uy quyền trên sự sống và sự chết. Chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, đó là niềm hy vọng viên mãn.
NGÀY 28 THÁNG 12
Mt. 2: 13-18
Chúng ta trở lại khung cảnh Giáng Sinh, những ngày vui đơn sơ của Gia Đình Thánh sớm kết thúc. Sau khi các đạo sĩ ra đi, Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu đã không còn sống yên ổn. Các vua quan chính quyền đã dòm ngó và nghi ngờ. Họ sợ Vua dân Do Thái xuất hiện giải phóng tìm độc lập cho dân tộc. Vua Hêrôđê đã có kế hoạch diệt trừ Ấu Vương ngay từ trong trứng nước.
Chúa đã quan phòng báo tin cho Giuse đưa Maria và Hài Nhi trốn sang Ai Cập. Gia đình nghèo không tiền, không bạc và không có nơi trú ngụ. Nay được lệnh lên đường trốn lánh, những món qùa của ba nhà đạo sĩ đã giúp gia đình thánh trong hoàn cảnh thật khó khăn này. Dong duổi bao đêm ngày trên đường cát bụi, Giuse đã nâng đỡ và chở che Đức Maria và Chúa Hài Nhi. Cánh tay vạm vỡ và sự kiên trì đã giúp thánh Giuse vượt mọi khó khăn trên đường.
Nơi quê lạ đất người, thánh Giuse đã bơn chải lo cho cuộc sống gia đình. Khi thời gian ổn định, Giuse đã đưa Maria và Chúa Giêsu về quê cha đất tổ ở Nazarét. Vì thế, về sau người ta đã gọi Chúa Giêsu là Giêsu Nazarét.
Chúng ta thấy lòng độc của con người rất nguy hiểm. Vua Hêrôđê đã tàn sát nhiều trẻ thơ để gìn giữ cho ngai vàng của ông, nhưng ông đã thất bại. Sự khôn lanh của họ không vượt ngoài sự quan phòng của Chúa.
Tâm tình của của người Công Giáo khi đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Tu sĩ Joseph V. Ngọc Biển, S.S.P.
10:55 17/12/2019
Trong những ngày này, không khí vui mừng đón chờ Chúa Giáng Sinh đang tràn ngập trên thế giới. Tại Việt Nam, nơi các thánh đường ở thôn quê hay thành thị; ngoài đường phố; trong các ngõ hẻm; ngay cả nơi công ty, xí nghiệp; nhà hàng, quán ăn…, đâu đâu cũng thấy không khí của của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi chờ. Dù là người nghèo hay giàu, trẻ em hay cụ già, người theo đạo Công Giáo hay không, Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội. Ngày hội tâm linh, ngày hội xã hội….
Đứng trước thực trạng ấy, là người Công Giáo, chúng ta nghĩ gì về việc mừng Lễ Giáng Sinh hiện nay? Và, thái độ cần có cách xứng hợp của chúng ta là gì khi Mùa Giáng Sinh về?
1. Trước tiên, Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội
Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội…, chúng ta thấy rất rõ những hình thức chuẩn bị và ăn mừng Giáng Sinh. Một trong những hình ảnh dễ nhận ra nhất, chính là hang đá mọc lên như nấm. Đến nỗi hang đá trên lầu, hang đá dưới sân, hang đá trong phòng, hang đá ngoài đường, hang đá nơi ngã ba, ngoài ngã bẩy…. Ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8 hay khu vực Xóm Mới – Sài Gòn thì thấy điều tôi nói quả là không sai. Còn hơn thế nữa, tại các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí, ngay cả những chốn ăn chơi như quán Bar, “cafe đèn mờ”, họ cũng làm hang đá trước cửa nhà. Mục đích là cuốn hút sự chú ý của khách hàng, để đạt được mục đích xã hội và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều người thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác…, nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh…. Một sự lạm dụng đến sót xa!.
Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội thì đây là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu.... Lời nhận định của Đức Hồng Y Oswald Gracias Chủ tịch FABC làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời” (Đức Hồng Y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org). Lời nhận định này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta mỗi khi Mùa Giáng Sinh về.
Vậy, đâu là ý nghĩa đích thực của việc đón Chúa Giáng Sinh? Những việc làm cụ thể để mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là gì?
2. Giáng Sinh dưới cái nhìn đức tin và lối sống của người Công Giáo
Trước lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta có thời gian chuẩn bị để đón chờ Chúa đến. Thời gian đó ta gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng là Mùa mời gọi ăn năn sám hối, dọn sạch tâm hồn khỏi những hố sâu của tội lỗi, quanh co của dối trá, đồi cao của kiêu ngạo…, và hãy học nơi Mẹ Maria, luôn lắng nghe và thực hành Lời Chúa; đồng thời luôn tìm cách mang Chúa đến cho người khác, chấp nhận gian nan thử thách. Hơn nữa, đây cũng là thời gian thuận tiện để giao hòa lại với Thiên Chúa và anh chị em nơi Bí Tích Hòa Giải.
Trước tiên, đón mừng Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, những thứ đó là việc cần nhưng không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do Thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; “hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến”. Bên cạnh đó, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng về ngày cách chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt - xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Thứ đến, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy chiêm ngắm sự tự hạ của gia đình Thánh Gia. Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua, là Chúa Tể trời đất. Với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời. Còn Chúa Giêsu, Người đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa - người, để ở với và sống cùng chúng ta. Một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo mỗi khi chiêm ngưỡng hang đá.
Tiếp theo, khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa Cha đổ tràn cho nhân loại qua Con Một của Người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin và Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16-21). Đồng thời chúng ta cũng phải chia sẻ tình thương đó cho mọi người. Noi gương Mẹ Maria trong việc thăm viếng bà Elizabet, Mẹ có Chúa, Mẹ mang Chúa đến cho người khác, Mẹ chấp nhận gian nan đau khổ chỉ vì yêu, miễn sao tình yêu được chia sẻ và người đón nhận được bình an và hạnh phúc.
Thiết nghĩ, qua những gì vừa chia sẻ, chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong khi cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, Một Thiên Chúa – người.
Đến đây, xin mượn lời của Đức Hồng Y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC trong dịp trả lời phỏng vấn của WHĐ và lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, trong thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2019, để tôi và bạn cùng nhau suy tư, cầu nguyện và sám hối khi đón mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Ngài nói: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng Vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài” (Đức Hồng Y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, đăng trên truy cập ngày 17 - 12 – 2019, trên http://conggiao.info.); “Đối với các bạn trẻ, dấn thân vào công cuộc truyền giáo sẽ giúp các bạn ngày càng trưởng thành trong tương giao với Thiên Chúa và con người, hoàn thiện các kỹ năng sống, đồng thời luôn nhạy bén trong phân định và không lãng phí những ân huệ Chúa ban” (Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 4).
Để kết thúc bài viết, xin cầu chúc tất cả chúng ta, những người tin vào Thiên Chúa tình yêu, luôn cảm nếm và đạt được hạnh phúc khi đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa qua Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đã và đang đến để đồng hành cùng chia sẻ thân phận nhân loại của chúng ta, và trao cho chúng ta cơ hội “nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao” giống như Người (x. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 5).
Đứng trước thực trạng ấy, là người Công Giáo, chúng ta nghĩ gì về việc mừng Lễ Giáng Sinh hiện nay? Và, thái độ cần có cách xứng hợp của chúng ta là gì khi Mùa Giáng Sinh về?
1. Trước tiên, Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội
Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội…, chúng ta thấy rất rõ những hình thức chuẩn bị và ăn mừng Giáng Sinh. Một trong những hình ảnh dễ nhận ra nhất, chính là hang đá mọc lên như nấm. Đến nỗi hang đá trên lầu, hang đá dưới sân, hang đá trong phòng, hang đá ngoài đường, hang đá nơi ngã ba, ngoài ngã bẩy…. Ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8 hay khu vực Xóm Mới – Sài Gòn thì thấy điều tôi nói quả là không sai. Còn hơn thế nữa, tại các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí, ngay cả những chốn ăn chơi như quán Bar, “cafe đèn mờ”, họ cũng làm hang đá trước cửa nhà. Mục đích là cuốn hút sự chú ý của khách hàng, để đạt được mục đích xã hội và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều người thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác…, nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh…. Một sự lạm dụng đến sót xa!.
Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội thì đây là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu.... Lời nhận định của Đức Hồng Y Oswald Gracias Chủ tịch FABC làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời” (Đức Hồng Y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org). Lời nhận định này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta mỗi khi Mùa Giáng Sinh về.
Vậy, đâu là ý nghĩa đích thực của việc đón Chúa Giáng Sinh? Những việc làm cụ thể để mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là gì?
2. Giáng Sinh dưới cái nhìn đức tin và lối sống của người Công Giáo
Trước lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta có thời gian chuẩn bị để đón chờ Chúa đến. Thời gian đó ta gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng là Mùa mời gọi ăn năn sám hối, dọn sạch tâm hồn khỏi những hố sâu của tội lỗi, quanh co của dối trá, đồi cao của kiêu ngạo…, và hãy học nơi Mẹ Maria, luôn lắng nghe và thực hành Lời Chúa; đồng thời luôn tìm cách mang Chúa đến cho người khác, chấp nhận gian nan thử thách. Hơn nữa, đây cũng là thời gian thuận tiện để giao hòa lại với Thiên Chúa và anh chị em nơi Bí Tích Hòa Giải.
Trước tiên, đón mừng Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, những thứ đó là việc cần nhưng không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do Thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; “hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến”. Bên cạnh đó, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng về ngày cách chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt - xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Thứ đến, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy chiêm ngắm sự tự hạ của gia đình Thánh Gia. Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua, là Chúa Tể trời đất. Với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời. Còn Chúa Giêsu, Người đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa - người, để ở với và sống cùng chúng ta. Một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo mỗi khi chiêm ngưỡng hang đá.
Tiếp theo, khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa Cha đổ tràn cho nhân loại qua Con Một của Người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin và Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16-21). Đồng thời chúng ta cũng phải chia sẻ tình thương đó cho mọi người. Noi gương Mẹ Maria trong việc thăm viếng bà Elizabet, Mẹ có Chúa, Mẹ mang Chúa đến cho người khác, Mẹ chấp nhận gian nan đau khổ chỉ vì yêu, miễn sao tình yêu được chia sẻ và người đón nhận được bình an và hạnh phúc.
Thiết nghĩ, qua những gì vừa chia sẻ, chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong khi cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, Một Thiên Chúa – người.
Đến đây, xin mượn lời của Đức Hồng Y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC trong dịp trả lời phỏng vấn của WHĐ và lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, trong thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2019, để tôi và bạn cùng nhau suy tư, cầu nguyện và sám hối khi đón mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Ngài nói: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng Vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài” (Đức Hồng Y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, đăng trên truy cập ngày 17 - 12 – 2019, trên http://conggiao.info.); “Đối với các bạn trẻ, dấn thân vào công cuộc truyền giáo sẽ giúp các bạn ngày càng trưởng thành trong tương giao với Thiên Chúa và con người, hoàn thiện các kỹ năng sống, đồng thời luôn nhạy bén trong phân định và không lãng phí những ân huệ Chúa ban” (Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 4).
Để kết thúc bài viết, xin cầu chúc tất cả chúng ta, những người tin vào Thiên Chúa tình yêu, luôn cảm nếm và đạt được hạnh phúc khi đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa qua Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đã và đang đến để đồng hành cùng chia sẻ thân phận nhân loại của chúng ta, và trao cho chúng ta cơ hội “nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao” giống như Người (x. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 5).
Giấc mơ Thánh Giuse
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:14 17/12/2019
Chúa Nhật 4 Vọng A
Con người được sinh ra và lớn lên, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giàu sang hay nghèo hèn, nông dân hay trí thức đều có những ước mơ và hoài bảo. Đó là nguồn động lực đưa con người tiến đến thành công trên đường đời. Ước mơ là điểm xuất phát cho sự phát triển của con người, cho một gia đình, cho xã hội và nhân loại. ĐGH Phanxicô mời gọi: “Chúng ta hãy có khả năng mơ ước, bởi vì khi chúng ta mơ ước những gì cao đẹp, những gì tốt lành, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến ước mơ của Thiên Chúa, tiến gần hơn đến những gì Thiên Chúa mơ ước nơi mỗi người chúng ta. Các bạn trẻ hãy có khả năng mơ ước, hãy có khả năng mang lấy những khó khăn thách đố gặp phải trong những ước mơ ấy. Nguyện xin cho tất cả chúng ta lòng tin ngày thêm lớn mạnh trong sự âm thầm bé nhỏ” (x.conggiao.info/thanh-giuse-giup-chung-ta-co-kha-nang-uoc-mo-nhung-gi-cao-dep).
Xưa cũng như nay, những điều con người cảm nhận, suy nghĩ từ những giấc mơ có thể làm thay đổi đời sống họ rất nhiều. Trong Kinh Thánh Cựu ước cũng xảy ra tương tự với ông Gia cóp, với ông Giuse (x.St 28, 10-29; St 37, 5-11) và với Thánh Giuse thời Tân ước.
Calderón de la Barca, một văn hào Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 17 đã viết một vở kịch thời danh về đề tài: “Cuộc đời là một giấc mơ”. Cuộc đời con người trên hết phản ảnh sự ngắn ngủi của giấc mơ. Giấc mơ xảy ra ngoài thời gian. Trong giấc mơ sự vật không tồn tại như trong thực tế. Những hoàn cảnh, cần nhiều ngày hay tuần lễ, xảy ra trong giấc mơ trong vài phút. Đó là một hình ảnh của cuộc đời con người: khi đến tuổi già, người ta nhìn lại và có cảm tưởng rằng mọi sự đều qua đi như một giấc mơ..
Các nhà tâm lý quả quyết rằng tất cả mọi người đều nằm mơ, mặc dầu nhiều người khi tỉnh dậy không biết là mình có mơ lúc ngủ hay không. Đôi lúc chúng ta có những giấc mơ đẹp, nhưng cũng có lúc chúng ta lại gặp những giấc mơ sợ điếng người. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc các giấc mơ. Nhà phân tâm Freud định nghĩa "những giấc mơ là những bài thơ chúng ta tự ngâm lúc ban đêm để sống thực những ước vọng nằm trong vô thức". Nhiều người khác lại nghĩ rằng mơ là cách chúng ta ứng xử khi gặp những tình huống ngặt nghèo. Cũng có những người coi giấc mơ như một loại trị liệu tâm lý khi ngủ. Và rồi có cả một kỹ nghệ chuyên giúp cắt nghĩa những giấc mơ, thường là trong việc giúp người có giấc mơ được hiểu sâu xa hơn về mình.
Trong Kinh Thánh, giấc mơ thường được mô tả như dụng cụ mặc khải của Chúa. Qua những giấc mơ, Chúa hướng dẫn một người vào một thời điểm quan trọng việc phải làm hay nơi phải đi.
Trang Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nói về giấc mơ của Thánh Giuse. Khi được tin Maria mang thai, Giuse đã gặp một tình thế khó xử. Ngài là một người chính trực, nhưng nếu Ngài cứ làm theo luật tức là hủy hôn ước với Maria, Ngài sẽ công khai làm Maria hổ thẹn. Vậy Ngài phải làm gì để gìn giữ sự chính trực của mình cũng như danh dự của Maria và hài nhi sẽ được sinh ra? Giuse đã nhận được lời giải đáp qua giấc mơ.
Thật thế, một thiên thần Chúa đã hướng dẫn Giuse kết hôn với Maria và giảng nghĩa về nguồn gốc thần linh và sứ mạng của hài nhi, đồng thời thiên thần cũng bảo đảm với Giuse rằng Chúa hiện diện ngay giữa hoàn cảnh rối rắm đó. Giuse đã làm theo điều Chúa đã chỉ bảo (Mt 1,18-25). Giuse còn nhận được trong giấc mơ ba lời hướng dẫn du hành nữa: thứ nhất, Chúa bảo ngài đưa con trẻ và mẹ ngài trốn qua Ai Cập (Mt 2,13-15), thứ hai, trở lại Israel sau khi vua Hêrôđê chết (Mt 2,19-21), và thứ ba, đi tới Galilê thay vì Juđêa (Mt 2,22-23). Rõ ràng các giấc mơ của Giuse đến từ Thiên Chúa và được thông truyền bởi sứ thần Chúa; chính sự vâng lời của Giuse đã làm các lời tiên báo trong Kinh Thánh thành hiện thực. (x.Giấc Mơ Trong Kinh Thánh; Nữ Tu B. E. Reid, OP, Tạp chí "The Bible Today").
Sứ thần truyền tin cho Giuse trong giấc mơ. Sứ điệp truyền thông là: Mẹ Maria đã thụ thai bởi Đức Chúa Thánh Thần, như Ngôn Sứ Isaia đã tiên báo từ 8 thế kỷ: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.". Sứ thần giải tỏa nỗi lúng túng và bối rối của Giuse, khi báo tin, thai nhi nơi người vợ chưa cùng Giuse chung sống là do quyền năng Thánh Thần. Sứ thần mời gọi Ngài cứ đón nhận Maria làm vợ, và chấp nhận thai nhi như con mình. Lời của sứ thần đã soi sáng giải đáp thắc mắc bấy lâu đang dày vò tâm hồn Giuse. Hơn thế nữa, sứ thần đã trao cho Giuse nhiệm vụ đặt tên cho con trẻ mới sinh. Với người Do Thái chỉ có người cha là người có quyền tối hậu trong việc đặt tên cho đứa trẻ, dù cho bà con thân thuộc có muốn gì đi nữa khi chưa có ý kiến của người cha thì việc đặt tên cũng không mang lại giá trị gì. Và Giuse đã nói tiếng Xin Vâng. Giuse đã đón nhận người bạn đời về nhà mình và hết lòng yêu thương chăm sóc cho nàng cũng như cho người Con nàng đang cưu mang. Như một khí cụ ngoan ngoãn trong tay người sử dụng, thánh Giuse đã được Thiên Chúa “chọn mặt gởi vàng”, chọn làm người bảo trợ Đấng Thiên Sai. Ngài cùng với Đức Maria thực hiện mọi quyết định của Thiên Chúa, dầu có phải trải qua biết bao thử thách gian nan cả vật chất lẫn tinh thần.
Ðể Con Thiên Chúa làm người, cần tiếng Xin Vâng của Mẹ Maria, nhưng cũng cần tiếng Xin Vâng khiêm tốn của Thánh Giuse. Nơi những tiếng xin vâng ấy, lời hứa của Thiên Chúa dần được ứng nghiệm. Nhận Maria đang mang thai về nhà mình, và đặt tên cho Hài Nhi trong tư cách một người cha, những hành động ấy đã cho Giuse một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Nhờ Giuse, Ðức Giêsu đã là người thuộc nhà Ðavít. Những lời hứa của Thiên Chúa đã ứng nghiệm. Cùng với Giuse, Con Thiên Chúa là Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta cho đến tận thế.
Thiên Chúa đã trao cho thánh Giuse nhiệm vụ là gìn giữ Đức Giêsu và Đức Maria. Ngài đã trung tín chu toàn với tinh thần trách nhiệm cao.Thánh Giuse trân trọng kho tàng Chúa trao cho mình chăm nom. Ngài chu toàn nhiệm vụ với tinh thần dấn thân hy sinh không ngại gian khổ, luôn làm việc vất vả để mưu sinh cho gia đình.
Thánh Giuse đón lấy những mầu nhiệm mà Ngài không hiểu hết. Maria là một mầu nhiệm. Người con sắp sinh ra bởi Thánh Thần cũng là mầu nhiệm. Thánh Giuse đã để cho các mầu nhiệm vây bọc mình. Cả cuộc đời của Ngài là chiêm ngắm các mầu nhiệm diễn ra một cách bình thường, sát bên cạnh mình.
Thánh Giuse xin vâng không phải bằng lời nhưng bằng hành động.Vâng phục bằng việc làm, đó là thái độ sống của Thánh Cả. Trong giấc mơ Thiên thần nói: “Giuse hãy chỗi dậy!”. Ngài liền chỗi dậy bắt tay ngay vào việc.Thánh Giuse là người sống âm thầm làm việc. Với Thánh Giuse, tuy không nói lời nào, nhưng qua hành động cùng cuộc sống, Ngài đã nói đã chỉ hướng về Thiên Chúa cho mọi thế hệ.
Thánh Giuse luôn thao thức lắng nghe tiếng Thiên Chúa, và khi nghe được rồi thì đáp lại không chần chừ, dù cho phải trả giá.
Một câu ngạn ngữ của người Nigêria nói rằng: Hãy lắng nghe và bạn sẽ nghe đựoc những bước chân của các con kiến. Chúng ta được mời gọi để lắng nghe những bước chân âm thầm của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.
Thánh Giuse là mẫu gương sống tâm tình đạo đức Mùa Vọng. Học với Thánh Giuse, bài học lắng nghe và thi hành Lời Chúa, trong tinh thần khiêm tốn, vâng phục, tin tưởng và phó thác, chúng ta sẽ trở nên người công chính Tân Ước như thánh nhân.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 17/12/2019
14. Không có kiên nhẫn thì các việc lành của chúng ta không thể là việc lớn được.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 17/12/2019
92. VI TRANG ĐAU LÒNG
Vi Trang rất là keo kiết như là thần giữ của, thường ngày chỉ đếm gạo mà nấu cơm, cân củi nấu bếp.
Năm nọ, đứa con út bị chết yểu, bà vợ rất đau lòng, lấy cái áo mới mặc cho con để nhập liệm mà không nghĩ rằng Vi Trang càng đau khổ hơn mình, vì Vi Trang trong lòng nghĩ rằng mặc áo mới cho người chết thì có kinh tế không ? Bèn lột cái áo mới trên thân đứa con út, đem chiếc chiếu cũ mà bọc cho tử thi. Đưa đám xong Vi Trang vẫn còn tiếc rẻ nên lại lấy chiếc chiếu bọc tử thi đem về.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 92:
Thường ai keo kiết hà tiện thì người ta gọi là “thần giữ của”, tức là khó mà lấy được của họ một đồng xu, dù đó là con cái vợ hay chồng của họ.
Có những người Ki-tô hữu cũng là “thần giữ của”, của đây không phải là tiền bạc, nhưng là đức tin của mình.
Có những người Ki-tô hữu đem đức tin của mình úp dưới cái thúng, đó là khi họ chỉ biết đi tới nhà thờ dự lễ rồi sau đó đi về nhà, mà không chịu toả sáng đức tin của mình cho mọi người xung quanh biết bằng những việc làm bác ái của mình; lại có những người Ki-tô hữu đem đức tin của mình bỏ trong két sắt và khoá lại, đó là khi họ chỉ bo bo giữ cái đạo của mình với những hình thức bên ngoài như đọc kinh thật lớn thật rầm rộ át cà tiếng cầu cứu xin ăn của người hành khất bên vệ đường, hoặc lấp cả tiếng khóc của em bé thiếu ăn của nhà bên cạnh. Những người Ki-tô hữu này là những ông “thần giữ của” không đúng ý của Thiên Chúa và Giáo Hội, mà ý của Thiên Chúa và Giáo Hội là: hãy giữ đức tin của mình cho sáng mãi để người khác thấy rõ đường mà đi đến với Đức Chúa Giê-su…
Lấy Lời Chúa để giữ đức tin, chứ đừng lấy tiền bạc của cải để bao vây đức tin của mình, bởi vì tiền bạc thì dễ bị cháy và bị mất cắp, nhưng Lời Chúa thì tồn tại muôn đời…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vi Trang rất là keo kiết như là thần giữ của, thường ngày chỉ đếm gạo mà nấu cơm, cân củi nấu bếp.
Năm nọ, đứa con út bị chết yểu, bà vợ rất đau lòng, lấy cái áo mới mặc cho con để nhập liệm mà không nghĩ rằng Vi Trang càng đau khổ hơn mình, vì Vi Trang trong lòng nghĩ rằng mặc áo mới cho người chết thì có kinh tế không ? Bèn lột cái áo mới trên thân đứa con út, đem chiếc chiếu cũ mà bọc cho tử thi. Đưa đám xong Vi Trang vẫn còn tiếc rẻ nên lại lấy chiếc chiếu bọc tử thi đem về.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 92:
Thường ai keo kiết hà tiện thì người ta gọi là “thần giữ của”, tức là khó mà lấy được của họ một đồng xu, dù đó là con cái vợ hay chồng của họ.
Có những người Ki-tô hữu cũng là “thần giữ của”, của đây không phải là tiền bạc, nhưng là đức tin của mình.
Có những người Ki-tô hữu đem đức tin của mình úp dưới cái thúng, đó là khi họ chỉ biết đi tới nhà thờ dự lễ rồi sau đó đi về nhà, mà không chịu toả sáng đức tin của mình cho mọi người xung quanh biết bằng những việc làm bác ái của mình; lại có những người Ki-tô hữu đem đức tin của mình bỏ trong két sắt và khoá lại, đó là khi họ chỉ bo bo giữ cái đạo của mình với những hình thức bên ngoài như đọc kinh thật lớn thật rầm rộ át cà tiếng cầu cứu xin ăn của người hành khất bên vệ đường, hoặc lấp cả tiếng khóc của em bé thiếu ăn của nhà bên cạnh. Những người Ki-tô hữu này là những ông “thần giữ của” không đúng ý của Thiên Chúa và Giáo Hội, mà ý của Thiên Chúa và Giáo Hội là: hãy giữ đức tin của mình cho sáng mãi để người khác thấy rõ đường mà đi đến với Đức Chúa Giê-su…
Lấy Lời Chúa để giữ đức tin, chứ đừng lấy tiền bạc của cải để bao vây đức tin của mình, bởi vì tiền bạc thì dễ bị cháy và bị mất cắp, nhưng Lời Chúa thì tồn tại muôn đời…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
5 Năm Sau Ngày Hỏa Hoạn Nhà Thờ Đức Bà Paris : Thánh Lễ Tạ Ơn Sẽ Cử Hành Ngày 16/04/2024
Lê Đình Thông
09:30 17/12/2019
Trước khi chiếu cuốn phim tài liệu 3D, vị tướng 4 sao đảm nhiệm trọng trách tái thiết ngôi thánh đường khẳng định quyết tâm giữ đúng thời hạn 5 năm sau ngày xảy ra hỏa hoạn, thời hạn mà tổng thống Emmanuel Macron đã đưa ra ngay khi có mặt tại hiện trường.
Đức Ông Patrick Chauvet, viện chủ ngôi thánh đường bày tỏ mong ước 16/04/2024 sẽ là ngày hồng ân mong đợi của toàn nước Pháp.
Tướng Georgelin cám ơn kiến trúc sư Philippe Villeneuve và toàn thể nhân viên tiến hành việc tái thiết và trùng tu.
Cuốn phim này sẽ được chiếu trên đài truyền hình France 2 vào tối thứ tư 18/12/2019, lúc 21 giờ 05, tóm lược lịch sử ngôi thánh đường, với công trình văn học của văn hào Victor Hugo, công trình kiến tạo của kiến trúc sư Eugène Viollet-Le-Duc, cũng như ý kiến của Đức Cha Maurice de Sully (1120-1196), đảm nhiệm trọng trách giám mục Paris vào thời điểm xây dựng.
Trận hỏa hoạn ngày 15/04/2019 đã huy động sự nhiệt tâm của nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, với 922 triệu euros tiền quyên góp.
Lê Đình Thông
Toàn văn quyết định của Đức Thánh Cha hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm
Đặng Tự Do
10:16 17/12/2019
Bất cứ quốc gia, công ty, tổ chức nào cũng có các bí mật nhằm bảo vệ danh thơm tiếng tốt, quyền lợi chính đáng và hợp pháp, cũng như cuộc sống riêng tư của những người có liên quan. Tòa Thánh cũng có những bí mật như thế, gọi là bí mật tông tòa hay bí mật của Tòa Thánh. Cụm từ này nên được hiểu một cách tích cực như là một điều cần thiết để Tòa Thánh có thể thi hành sứ vụ mình một cách thanh thản ngõ hầu có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho các tín hữu và thế giới.
Dưới đây là quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến việc hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm. Quyết định này được đưa ra để thể hiện quyết tâm của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh trong nỗ lực bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, vào ngày 4 tháng 12 năm 2019, đã quyết định ban hành Chỉ thị về Bảo mật trong tiến trình Pháp lý, đính kèm với Huấn lệnh Tông tòa (Rescriptum) sau, như một phần không thể thiếu.
Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng Huấn lệnh Tông tòa này phải được áp dụng một cách vững chắc và ổn định, bất kể những quy định ngược lại, ngay cả khi đáng được đề cập một cách đặc biệt, và truyền công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma, và có hiệu quả thi hành ngay lập tức, và sau đó được xuất bản trong công báo chính thức của Tòa Thánh Acta Apostolicae Sedis.
Từ Vatican, ngày 6 tháng 12 năm 2019
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Chỉ thị về Bảo mật trong tiến trình Pháp lý
1. Bí mật tông tòa không áp dụng cho các cáo buộc, xét xử và quyết định liên quan đến các tội được đề cập trong:
a) Điều 1 của Tự Sắc “Vos estis lux mundi” (ban hành ngày 7 tháng 5 năm 2019);
b) Điều 6 của “Normae de gravioribus delictis” – “Chuẩn mực về các tội phạm nghiêm trọng” dành quyền phán quyết cho Bộ Giáo lý Đức tin, theo Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001), và những sửa đổi tiếp theo.
2. Bí mật tông tòa cũng không được áp dụng khi các tội đó được thực hiện cùng với các tội khác.
3. Trong các trường hợp được đề cập trong Số 1, thông tin sẽ được xem xét theo cách bảo đảm an ninh, tính toàn vẹn và bảo mật theo các quy định của các khoảng giáo luật 471, 2° và 244§2, 2°, nhằm bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và quyền riêng tư của tất cả những người liên quan.
4. Nhu cầu bảo mật tại nơi làm việc không thể ngăn chặn việc thực hiện các nghĩa vụ được thiết định bởi luật dân sự ở mọi nơi, bao gồm các nghĩa vụ báo cáo và việc thực hiện các yêu cầu của quyền bính tư pháp dân sự.
5. Người nộp báo cáo, người tố cáo đã bị hại và các nhân chứng không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ im lặng nào liên quan đến các vấn đề liên hệ đến vụ án.
Source:Holy See Press OfficeRESCRIPTUM EX AUDIENTIA SS.MI: Rescritto del Santo Padre Francesco con cui si promulga l’Istruzione Sulla riservatezza delle cause, 17.12.2019
Dưới đây là quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến việc hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm. Quyết định này được đưa ra để thể hiện quyết tâm của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh trong nỗ lực bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, vào ngày 4 tháng 12 năm 2019, đã quyết định ban hành Chỉ thị về Bảo mật trong tiến trình Pháp lý, đính kèm với Huấn lệnh Tông tòa (Rescriptum) sau, như một phần không thể thiếu.
Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng Huấn lệnh Tông tòa này phải được áp dụng một cách vững chắc và ổn định, bất kể những quy định ngược lại, ngay cả khi đáng được đề cập một cách đặc biệt, và truyền công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma, và có hiệu quả thi hành ngay lập tức, và sau đó được xuất bản trong công báo chính thức của Tòa Thánh Acta Apostolicae Sedis.
Từ Vatican, ngày 6 tháng 12 năm 2019
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Chỉ thị về Bảo mật trong tiến trình Pháp lý
1. Bí mật tông tòa không áp dụng cho các cáo buộc, xét xử và quyết định liên quan đến các tội được đề cập trong:
a) Điều 1 của Tự Sắc “Vos estis lux mundi” (ban hành ngày 7 tháng 5 năm 2019);
b) Điều 6 của “Normae de gravioribus delictis” – “Chuẩn mực về các tội phạm nghiêm trọng” dành quyền phán quyết cho Bộ Giáo lý Đức tin, theo Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001), và những sửa đổi tiếp theo.
2. Bí mật tông tòa cũng không được áp dụng khi các tội đó được thực hiện cùng với các tội khác.
3. Trong các trường hợp được đề cập trong Số 1, thông tin sẽ được xem xét theo cách bảo đảm an ninh, tính toàn vẹn và bảo mật theo các quy định của các khoảng giáo luật 471, 2° và 244§2, 2°, nhằm bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và quyền riêng tư của tất cả những người liên quan.
4. Nhu cầu bảo mật tại nơi làm việc không thể ngăn chặn việc thực hiện các nghĩa vụ được thiết định bởi luật dân sự ở mọi nơi, bao gồm các nghĩa vụ báo cáo và việc thực hiện các yêu cầu của quyền bính tư pháp dân sự.
5. Người nộp báo cáo, người tố cáo đã bị hại và các nhân chứng không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ im lặng nào liên quan đến các vấn đề liên hệ đến vụ án.
Source:Holy See Press Office
Các sửa đổi của Đức Phanxicô đối với Tự Sắc Sacramentorum Sanctitatis Tutela của Đức Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
11:01 17/12/2019
Ngay sau quyết định của Đức Thánh Cha hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng cho công bố vào ngày 17 tháng 12, 2019, một tài liệu thứ hai được ký bởi Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh và Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Văn kiện này này nêu lên các thay đổi liên quan tới ba khoản của Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” công bố năm 2001 và đã được tu chính năm 2010.
Việc thu thập, tàng trữ hoặc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, thay vì 14 tuổi như trước đây, bởi một giáo sĩ, với mục đích thỏa mãn tình dục, bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc sử dụng bất kỳ công nghệ nào, đều thuộc loại tội phạm nặng nhất dành quyền xét xử cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Ngoài ra các giáo dân có bằng tiến sĩ Giáo Luật cũng có thể là Trạng sư biện hộ và Biện lý buộc tội trong việc xét xử các tội nghiêm trọng này, chứ không nhất thiết phải là linh mục như trước đây.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, là những người ký tên dưới đây, vào ngày 4 tháng 10 năm 2019, đã quyết định đưa ra các sửa đổi sau đây đối với “Normae de gravioribus delictisis” - “Chuẩn mực về các tội phạm nghiêm trọng” dành quyền phán quyết cho Bộ Giáo lý Đức tin, theo Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001), được sửa đổi bởi Biên Bản SS.mi đề ngày 21 tháng 5 năm 2010 và được ký bởi Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ là Đức Hồng Y William Levada:
Điều 1
Điều 6§1,2° của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:
“Việc thu thập, tàng trữ hoặc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới mười tám tuổi bởi một giáo sĩ, với mục đích thỏa mãn tình dục, bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc sử dụng bất kỳ công nghệ nào.”
Điều 2
§ 1 - Điều 13 của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:
“Vai trò Trạng sư [biện hộ] hoặc Biện lý [buộc tội] được thực hiện bởi một tín hữu có bằng tiến sĩ về giáo luật, là người được thẩm phán chủ tọa phiên tòa phê chuẩn.”
§ 2 - Điều 14 của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:
“Trong các Tòa án khác, đối với các trường hợp nằm trong các tiêu chuẩn này, chỉ có các linh mục mới có thể thực hiện hợp lệ các chức năng Thẩm phán, Chưởng lý và Công chứng viên.”
Đức Thánh Cha đã truyền cho Huấn lệnh Tông tòa này được công bố trên trên tờ Quan Sát Viên Rôma và trong công báo Tòa Thánh Acta Apostolicae Sedis, và có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2020.
Từ Vatican, ngày 3 tháng 12 năm 2019
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Hồng Y Luis Frinisco Ladaria
Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin
Source:Holy See Press OfficeRESCRIPTUM EX AUDIENTIA SS.MI: Rescritto del Santo Padre Francesco con cui si introducono alcune modifiche alle “Normae de gravioribus delictis”, 17.12.2019
Văn kiện này này nêu lên các thay đổi liên quan tới ba khoản của Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” công bố năm 2001 và đã được tu chính năm 2010.
Việc thu thập, tàng trữ hoặc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, thay vì 14 tuổi như trước đây, bởi một giáo sĩ, với mục đích thỏa mãn tình dục, bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc sử dụng bất kỳ công nghệ nào, đều thuộc loại tội phạm nặng nhất dành quyền xét xử cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Ngoài ra các giáo dân có bằng tiến sĩ Giáo Luật cũng có thể là Trạng sư biện hộ và Biện lý buộc tội trong việc xét xử các tội nghiêm trọng này, chứ không nhất thiết phải là linh mục như trước đây.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, là những người ký tên dưới đây, vào ngày 4 tháng 10 năm 2019, đã quyết định đưa ra các sửa đổi sau đây đối với “Normae de gravioribus delictisis” - “Chuẩn mực về các tội phạm nghiêm trọng” dành quyền phán quyết cho Bộ Giáo lý Đức tin, theo Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001), được sửa đổi bởi Biên Bản SS.mi đề ngày 21 tháng 5 năm 2010 và được ký bởi Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ là Đức Hồng Y William Levada:
Điều 1
Điều 6§1,2° của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:
“Việc thu thập, tàng trữ hoặc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới mười tám tuổi bởi một giáo sĩ, với mục đích thỏa mãn tình dục, bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc sử dụng bất kỳ công nghệ nào.”
Điều 2
§ 1 - Điều 13 của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:
“Vai trò Trạng sư [biện hộ] hoặc Biện lý [buộc tội] được thực hiện bởi một tín hữu có bằng tiến sĩ về giáo luật, là người được thẩm phán chủ tọa phiên tòa phê chuẩn.”
§ 2 - Điều 14 của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:
“Trong các Tòa án khác, đối với các trường hợp nằm trong các tiêu chuẩn này, chỉ có các linh mục mới có thể thực hiện hợp lệ các chức năng Thẩm phán, Chưởng lý và Công chứng viên.”
Đức Thánh Cha đã truyền cho Huấn lệnh Tông tòa này được công bố trên trên tờ Quan Sát Viên Rôma và trong công báo Tòa Thánh Acta Apostolicae Sedis, và có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2020.
Từ Vatican, ngày 3 tháng 12 năm 2019
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Hồng Y Luis Frinisco Ladaria
Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin
Source:Holy See Press Office
Đến năm 2049, chỉ còn 250,000 người Công Giáo tại Úc thực hành đạo, chủ yếu là người Việt Nam
Đặng Tự Do
14:08 17/12/2019
Giáo Hội Công Giáo ở Úc đang ở giữa một tiến trình Công Nghị Toàn Quốc. Cho đến nay, các thống kê cho thấy có hai khuynh hướng có thể tiên đoán ngay từ đầu: có những người muốn có những cải cách khó có thể được, và có những người muốn phục hồi lại các di sản thân thương của họ.
Đi vào chi tiết, giữa nhiều vấn đề đa dạng, Công Nghị Toàn Quốc cho thấy con số người Úc thực hành đạo suy giảm một cách đáng báo động. Philippa Martyr của tờ Catholic Weekly cho biết khoảng 90 phần trăm người Công Giáo Úc tin rằng việc tham dự Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật không mang lại cho họ điều gì. Đó là lý do tại sao họ không đến nhà thờ. Nhiều người cho biết các thánh lễ quá ngắn giao động từ 25 đến 45 phút mỗi Chúa Nhật, với các bài giảng ngắn ngủi không quá 10 phút, không làm đọng lại trong tâm hồn họ bất cứ điều gì.
Hiện nay có khoảng 600,000 người Công Giáo thực hành đạo tại Úc, nhưng khoảng hai phần ba trong số đó là những người trên 60 tuổi. Vì thế, Philippa chua chát nhận xét rằng:
“Trừ khi Công Nghị Toàn Quốc có thể tìm ra cách ngăn chặn cái chết, tỷ lệ thực hành Công Giáo ở Úc sẽ tiếp tục rơi tự do.”
Theo các con số thống kê, từ năm 1996 đến 2001, Giáo hội tại Úc chỉ mất hơn 100,000 người Công Giáo thực hành đạo, và số người trên 60 tuổi chưa đến 50%. Sau năm 2001, tình trạng xem ra bi đát hơn.
Các thống kê dân số thường xoay quanh khái niệm thế hệ Boomer. Đó là thế hệ của những người sinh ra sau năm 1946 trong cuộc bùng nổ dân số sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Mất mát lớn nhất hiện nay là nhóm người Công Giáo cao niên, cha mẹ của thế hệ Boomer, tức là thế hệ sinh trước năm 1946. Họ được kể là một nhóm người rất trung thành về mặt tham dự thánh lễ.
Vào năm 2024, những người cuối cùng của thế hệ Boomer – tức là những người sinh năm 1964, lớn lên trong Giáo hội hậu công đồng Vatican II - sẽ bước sang tuổi 60.
Nhưng đến năm 2049, người Công Giáo Boomer sẽ gần như biến mất hoàn toàn.
Trong số khoảng 600,000 người Công Giáo thực hành đạo tại Úc hiện nay, những người di dân chiếm một tỷ lệ rất lớn. Các thánh lễ tiếng Việt đầy chật người, tỷ lệ người Công Giáo gốc Việt thực hành đạo được kể là cao nhất trong cấu trúc đa sắc tộc của Công Giáo Úc.
Tuy nhiên, Philippa lo ngại rằng tỷ lệ đáng mừng này chỉ kéo dài trong khoảng một hay hai thế hệ, vì những thế hệ tiếp theo chắc chắn bắt đầu mất dần đi lòng mộ đạo của cha mẹ họ dưới ảnh hưởng của đời sống cao nhưng nghèo nàn về giáo lý.
Để duy trì dân số Công Giáo hiện tại của Úc, mỗi người phụ nữ Công Giáo thực hành đạo phải sinh ra ít nhất 3 người Công Giáo thực hành mới có thể giữ cho tỷ số này ổn định. Nhưng điều này đã không xảy ra và càng ngày càng khó xảy ra.
Kể từ năm 1968, các gia đình đã nhỏ hơn rất nhiều. Các gia đình quá nhỏ sẽ là một vấn đề cho trẻ em thực hành đức tin của chúng.
Source:Catholic WeeklyPhilippa Martyr: Who will fill the future pews?
Đi vào chi tiết, giữa nhiều vấn đề đa dạng, Công Nghị Toàn Quốc cho thấy con số người Úc thực hành đạo suy giảm một cách đáng báo động. Philippa Martyr của tờ Catholic Weekly cho biết khoảng 90 phần trăm người Công Giáo Úc tin rằng việc tham dự Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật không mang lại cho họ điều gì. Đó là lý do tại sao họ không đến nhà thờ. Nhiều người cho biết các thánh lễ quá ngắn giao động từ 25 đến 45 phút mỗi Chúa Nhật, với các bài giảng ngắn ngủi không quá 10 phút, không làm đọng lại trong tâm hồn họ bất cứ điều gì.
Hiện nay có khoảng 600,000 người Công Giáo thực hành đạo tại Úc, nhưng khoảng hai phần ba trong số đó là những người trên 60 tuổi. Vì thế, Philippa chua chát nhận xét rằng:
“Trừ khi Công Nghị Toàn Quốc có thể tìm ra cách ngăn chặn cái chết, tỷ lệ thực hành Công Giáo ở Úc sẽ tiếp tục rơi tự do.”
Theo các con số thống kê, từ năm 1996 đến 2001, Giáo hội tại Úc chỉ mất hơn 100,000 người Công Giáo thực hành đạo, và số người trên 60 tuổi chưa đến 50%. Sau năm 2001, tình trạng xem ra bi đát hơn.
Các thống kê dân số thường xoay quanh khái niệm thế hệ Boomer. Đó là thế hệ của những người sinh ra sau năm 1946 trong cuộc bùng nổ dân số sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Mất mát lớn nhất hiện nay là nhóm người Công Giáo cao niên, cha mẹ của thế hệ Boomer, tức là thế hệ sinh trước năm 1946. Họ được kể là một nhóm người rất trung thành về mặt tham dự thánh lễ.
Vào năm 2024, những người cuối cùng của thế hệ Boomer – tức là những người sinh năm 1964, lớn lên trong Giáo hội hậu công đồng Vatican II - sẽ bước sang tuổi 60.
Nhưng đến năm 2049, người Công Giáo Boomer sẽ gần như biến mất hoàn toàn.
Trong số khoảng 600,000 người Công Giáo thực hành đạo tại Úc hiện nay, những người di dân chiếm một tỷ lệ rất lớn. Các thánh lễ tiếng Việt đầy chật người, tỷ lệ người Công Giáo gốc Việt thực hành đạo được kể là cao nhất trong cấu trúc đa sắc tộc của Công Giáo Úc.
Tuy nhiên, Philippa lo ngại rằng tỷ lệ đáng mừng này chỉ kéo dài trong khoảng một hay hai thế hệ, vì những thế hệ tiếp theo chắc chắn bắt đầu mất dần đi lòng mộ đạo của cha mẹ họ dưới ảnh hưởng của đời sống cao nhưng nghèo nàn về giáo lý.
Để duy trì dân số Công Giáo hiện tại của Úc, mỗi người phụ nữ Công Giáo thực hành đạo phải sinh ra ít nhất 3 người Công Giáo thực hành mới có thể giữ cho tỷ số này ổn định. Nhưng điều này đã không xảy ra và càng ngày càng khó xảy ra.
Kể từ năm 1968, các gia đình đã nhỏ hơn rất nhiều. Các gia đình quá nhỏ sẽ là một vấn đề cho trẻ em thực hành đức tin của chúng.
Source:Catholic Weekly
Hiệp hội trừ quỷ quốc tế cảnh báo về một món quà Giáng Sinh khốn nạn nhất dành cho trẻ em
Đặng Tự Do
14:23 17/12/2019
Cuốn “A Children’s Book of Demons” – nghĩa là “Một cuốn sách về ma quỷ dành cho trẻ em” đang được quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông Tây phương như là một món quà Giáng Sinh thật hào hứng và vui nhộn dành cho trẻ em trong mùa lễ này. Tuy nhiên, hiệp hội trừ quỷ quốc tế nói rằng đó là món quà khốn nạn nhất, và tặng cho trẻ con cuốn sách đó chẳng khác gì đặt vào tay chúng một quả lựu đạn.
Elise Harris của tờ Crux có bài tường thuật sau.
Một nhóm các nhà trừ quỷ quốc tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuốn sách thiếu nhi mới vừa được tung ra trong đó dạy cho trẻ em cách tương tác và triệu tập quỷ. Các nhà trừ quỷ nói rằng cuốn sách này không chỉ là một mối đe dọa tinh thần, mà còn là một nỗ lực trá hình để dụ dỗ những người trẻ vào các nhóm thờ satan.
“Đừng dây dưa với ma quỷ. Bất cứ ai dụ dỗ một đứa trẻ triệu tập một con quỷ thì cũng giống như đặt một trái lựu đạn vào tay chúng. Sớm hay muộn các em sẽ rút chốt và quả lựu đạn sẽ phát nổ trong tay chúng.” Hiệp hội các nhà trừ quỷ quốc tế cho biết như trên trong một tuyên bố hồi tuần trước.
“Ai bảo một đứa trẻ triệu tập một con quỷ thì đang nói với chúng rằng có thể nhờ sự giúp đỡ của quyền lực tăm tối để có được một cái gì đó. Ai bảo một đứa trẻ triệu tập một con quỷ là đang làm cho chúng mất đi bản sắc của mình về phương diện luân lý, tâm lý và tinh thần”. Họ cũng nói thêm rằng kẻ nào bảo trẻ em triệu hồi quỷ thì kẻ ấy chính là “một đồng minh của quỷ”.
Tuyên bố, được đưa ra ngày 11 tháng 12 và được ký bởi Cha Francesco Bamonte, chủ tịch hiệp hội. Tuyên bố này liên quan đến một cuốn sách mới dành cho trẻ em có tựa đề là “A Children’s Book of Demons” – nghĩa là “Một cuốn sách về ma quỷ dành cho trẻ em”. Cuốn sách được quảng cáo là dành cho trẻ em từ 5 đến 10 tuổi và được biên soạn bởi Aaron Leighton, một họa sĩ minh họa từng đoạt giải thưởng và là người khét tiếng hâm mộ các hoạt động huyền bí.
Trang đầu của cuốn sách nói trực tiếp với trẻ con như sau: “Bé không muốn đổ rác tối nay phải không? Hay là bé đang phải vất vả bơi với các bài tập về nhà? Hay là có ai bắt nạt bé phải không? Dễ ợt, lấy bút chì màu và dùng hết kỹ năng vẽ của mình để vẽ cái dấu hiệu huyền bí này rồi quay số điện thoại cho mấy con quỷ này!”
Các nhà xuất bản chống chế rằng đây chỉ là bắt chước lại các trò huyền bí, không phải là thật, nhằm lấp đầy những tâm hồn thơ ngây này những yếu tố hài hước ngớ ngẩn hơn là đáng sợ!
“Triệu tập quỷ chưa bao giờ hào hứng như thế!”.
Một số trang web quảng cáo cuốn sách này đã mô tả nó như là một “hướng dẫn vui tươi” cho phép độc giả, hầu hết trong số đó có lẽ sẽ là các trẻ em, có thể van xin “quỷ một cách nhẹ nhàng” bằng cách vẽ các “sigil” tức là các biểu tượng ma thuật, ngay sau khi chúng thức dậy vào buổi sáng .
Tô điểm với những hình ảnh đầy màu sắc của 20 con quỷ khác nhau, cuốn sách mời gọi trẻ em triệu tập những sinh vật bóng tối này để làm tất cả mọi thứ từ, như làm cho bản thân bị đau ốm để có cớ khỏi phải đến trường, có thể ăn kem cả ngày, rình mò người khác, và làm cho chính mình trở thành một thiên tài, nổi bật trong số các bạn cùng lớp mà không cần học hành chi cả.
Sau khi mô tả mỗi con quỷ và tính năng đặc thù của chúng, tác giả chơi trò khích tướng trẻ em bằng cách nói rằng không phải em nào cũng có thể triệu tập nó, cần một chút “bản lãnh”. Trẻ em được hướng dẫn vẽ cái sigil biểu tượng của con quỷ bằng các màu sắc cụ thể sau khi họ thức dậy để triệu tập nó.
Trong tuyên bố, các nhà trừ quỷ nói rằng cuốn sách là một phần của một nỗ lực đang được thực hiện trên quy mô toàn cầu nhằm đề xuất cái gọi là “đạo thờ satan” như một sự thay thế bình thường cho “các hình thức thờ phượng hoặc triết lý của cuộc sống”.
Các nhà trừ quỷ nói rằng dây dưa với ma quỷ, trước hết là mất dần ý thức cảnh giác với ma quỷ, mất đi cảm thức về tội lỗi, và dần dà để cho nó khống chế mình, phát triển các hành vi sai trái và gây hại cho nhân phẩm chính mình và người xung quanh.
Họ lên án cuốn sách như một phần của một “dự án bất chính” bắt đầu từ những năm 1970 trong đó xem việc tiếp xúc với ma quỷ là bình thường và xem việc thực hành thờ phượng satan như một cái gì đó tích cực, và cảnh báo rằng những biểu tượng được tìm thấy trong cuốn sách này là tương tự với những biểu tượng trong cuốn Grimoires, là một cuốn sách dạy các trò ma thuật, hướng dẫn cách tạo ra các loại bùa hộ mệnh, bùa ếm kẻ thù, bùa yêu, và cách thực hiện các loại phép thuật và triệu hồn người chết.
Tuyên bố kết luận rằng: “Ở đây, thật là thích hợp để trích dẫn Chương 18 của Tin Mừng theo Thánh Mátthêu: ‘Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.’”
Source:CruxExorcists condemn children’s demon book as seductive, dangerous
Elise Harris của tờ Crux có bài tường thuật sau.
Một nhóm các nhà trừ quỷ quốc tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuốn sách thiếu nhi mới vừa được tung ra trong đó dạy cho trẻ em cách tương tác và triệu tập quỷ. Các nhà trừ quỷ nói rằng cuốn sách này không chỉ là một mối đe dọa tinh thần, mà còn là một nỗ lực trá hình để dụ dỗ những người trẻ vào các nhóm thờ satan.
“Đừng dây dưa với ma quỷ. Bất cứ ai dụ dỗ một đứa trẻ triệu tập một con quỷ thì cũng giống như đặt một trái lựu đạn vào tay chúng. Sớm hay muộn các em sẽ rút chốt và quả lựu đạn sẽ phát nổ trong tay chúng.” Hiệp hội các nhà trừ quỷ quốc tế cho biết như trên trong một tuyên bố hồi tuần trước.
“Ai bảo một đứa trẻ triệu tập một con quỷ thì đang nói với chúng rằng có thể nhờ sự giúp đỡ của quyền lực tăm tối để có được một cái gì đó. Ai bảo một đứa trẻ triệu tập một con quỷ là đang làm cho chúng mất đi bản sắc của mình về phương diện luân lý, tâm lý và tinh thần”. Họ cũng nói thêm rằng kẻ nào bảo trẻ em triệu hồi quỷ thì kẻ ấy chính là “một đồng minh của quỷ”.
Tuyên bố, được đưa ra ngày 11 tháng 12 và được ký bởi Cha Francesco Bamonte, chủ tịch hiệp hội. Tuyên bố này liên quan đến một cuốn sách mới dành cho trẻ em có tựa đề là “A Children’s Book of Demons” – nghĩa là “Một cuốn sách về ma quỷ dành cho trẻ em”. Cuốn sách được quảng cáo là dành cho trẻ em từ 5 đến 10 tuổi và được biên soạn bởi Aaron Leighton, một họa sĩ minh họa từng đoạt giải thưởng và là người khét tiếng hâm mộ các hoạt động huyền bí.
Trang đầu của cuốn sách nói trực tiếp với trẻ con như sau: “Bé không muốn đổ rác tối nay phải không? Hay là bé đang phải vất vả bơi với các bài tập về nhà? Hay là có ai bắt nạt bé phải không? Dễ ợt, lấy bút chì màu và dùng hết kỹ năng vẽ của mình để vẽ cái dấu hiệu huyền bí này rồi quay số điện thoại cho mấy con quỷ này!”
Các nhà xuất bản chống chế rằng đây chỉ là bắt chước lại các trò huyền bí, không phải là thật, nhằm lấp đầy những tâm hồn thơ ngây này những yếu tố hài hước ngớ ngẩn hơn là đáng sợ!
“Triệu tập quỷ chưa bao giờ hào hứng như thế!”.
Một số trang web quảng cáo cuốn sách này đã mô tả nó như là một “hướng dẫn vui tươi” cho phép độc giả, hầu hết trong số đó có lẽ sẽ là các trẻ em, có thể van xin “quỷ một cách nhẹ nhàng” bằng cách vẽ các “sigil” tức là các biểu tượng ma thuật, ngay sau khi chúng thức dậy vào buổi sáng .
Tô điểm với những hình ảnh đầy màu sắc của 20 con quỷ khác nhau, cuốn sách mời gọi trẻ em triệu tập những sinh vật bóng tối này để làm tất cả mọi thứ từ, như làm cho bản thân bị đau ốm để có cớ khỏi phải đến trường, có thể ăn kem cả ngày, rình mò người khác, và làm cho chính mình trở thành một thiên tài, nổi bật trong số các bạn cùng lớp mà không cần học hành chi cả.
Sau khi mô tả mỗi con quỷ và tính năng đặc thù của chúng, tác giả chơi trò khích tướng trẻ em bằng cách nói rằng không phải em nào cũng có thể triệu tập nó, cần một chút “bản lãnh”. Trẻ em được hướng dẫn vẽ cái sigil biểu tượng của con quỷ bằng các màu sắc cụ thể sau khi họ thức dậy để triệu tập nó.
Trong tuyên bố, các nhà trừ quỷ nói rằng cuốn sách là một phần của một nỗ lực đang được thực hiện trên quy mô toàn cầu nhằm đề xuất cái gọi là “đạo thờ satan” như một sự thay thế bình thường cho “các hình thức thờ phượng hoặc triết lý của cuộc sống”.
Các nhà trừ quỷ nói rằng dây dưa với ma quỷ, trước hết là mất dần ý thức cảnh giác với ma quỷ, mất đi cảm thức về tội lỗi, và dần dà để cho nó khống chế mình, phát triển các hành vi sai trái và gây hại cho nhân phẩm chính mình và người xung quanh.
Họ lên án cuốn sách như một phần của một “dự án bất chính” bắt đầu từ những năm 1970 trong đó xem việc tiếp xúc với ma quỷ là bình thường và xem việc thực hành thờ phượng satan như một cái gì đó tích cực, và cảnh báo rằng những biểu tượng được tìm thấy trong cuốn sách này là tương tự với những biểu tượng trong cuốn Grimoires, là một cuốn sách dạy các trò ma thuật, hướng dẫn cách tạo ra các loại bùa hộ mệnh, bùa ếm kẻ thù, bùa yêu, và cách thực hiện các loại phép thuật và triệu hồn người chết.
Tuyên bố kết luận rằng: “Ở đây, thật là thích hợp để trích dẫn Chương 18 của Tin Mừng theo Thánh Mátthêu: ‘Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.’”
Source:Crux
Bênh vực HĐGM Thụy Sĩ, Hồng Y Hà Lan vạch rõ các sai lầm của Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống
Đặng Tự Do
17:40 17/12/2019
Hôm 6 tháng 12, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã công bố một tài liệu dầy 30 trang nhan đề “Pastoral behaviour with regard to the practice of assisted suicide”, nghĩa là “Hành vi mục vụ liên quan đến thực hành trợ giúp tự tử”, trong đó các ngài khuyên các linh mục không nên hiện diện trong lúc bệnh nhân kết liễu cuộc đời như thế.
Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, khi được hỏi về tài liệu này của Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, đã lên tiếng bênh vực Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, và vạch rõ các sai lầm của Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia. Những lời khuyên của Đức Cha Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống rằng các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người ấy chỉ là nhảm nhí và thiếu sự thận trọng mục vụ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một linh mục phải nói rõ ràng với một người lựa chọn tự tử hoặc trợ tử tự nguyện rằng người ấy đang phạm vào một tội nghiêm trọng, Đức Hồng Y người Hà Lan đã nói như trên với thông tấn xã CNA trong tuần này.
Vì cùng lý do này, một linh mục không thể có mặt khi tự tử hoặc trợ giúp tự tử được thực hiện. Điều này có thể gây hiểu lầm rằng vị linh mục không có vấn đề với quyết định này hoặc thậm chí là “những hành vi vô luân này là chấp nhận được theo giáo huấn của Giáo Hội trong một số trường hợp” Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục của Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, nói như trên với thông tấn xã CNA.
Trước khi bước vào đời sống tu trì, Đức Hồng Y Eijk là một bác sĩ y khoa, và luận án tiến sĩ của ngài vào giữa những năm 1980 đã được dành riêng cho các luật lệ về an tử. Ngài cũng lãnh đạo một đàn chiên ở một trong những quốc gia có luật an tử cực đoan nhất trên thế giới.
Đức Hồng Y Eijk giải thích với CNA rằng “một linh mục phải nói rõ ràng cho những người lựa chọn hỗ trợ tự sát hoặc an tử rằng cả hai hành vi này đều vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống con người, và đó là một tội lỗi nghiêm trọng.”
Đức Hồng Y không phủ nhận khả năng đồng hành về mặt tâm linh. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Eijk nhấn mạnh rằng “các linh mục không được có mặt khi tiến trình chết êm dịu hay trợ tử được thực hiện. Sự hiện diện của vị linh mục trong hoàn cảnh như thế có thể gây hiểu nhầm rằng vị linh mục đang ủng hộ quyết định này hoặc thậm chí là tự tử hoặc trợ tự không phải là vô luân trong một số trường hợp.”
Theo Đức Hồng Y Eijk, trong thực hành ở Hà Lan có hai trường hợp tự nguyện an tử và trợ tử. Ngài nói “trong trường hợp trợ tử, bệnh nhân tự mình dùng các loại thuốc bác sĩ cố ý kê toa cho người ấy tự tử. Rồi cũng có một hình thức khác, là chính bác sĩ tiêm thuốc độc kết thúc cuộc sống của bệnh nhân sau khi được bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, trách nhiệm của bệnh nhân và bác sĩ là như nhau trong cả hai trường hợp đó.”
Cụ thể, Đức Hồng Y Eijk nói rằng “trách nhiệm của bệnh nhân cũng không kém phần nghiêm trọng, cả trong hai trường hợp hỗ trợ tự sát và an tử tự nguyện, vì người ấy đã đưa ra ý kiến này nhằm chấm dứt cuộc sống của mình, và trách nhiệm là như nhau bất kể chính người ấy đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình hay một bác sĩ kết liễu mạng sống người ấy.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các bác sĩ cũng phải đồng trách nhiệm như thế trong cả hai trường hợp.
Khi thực hiện trợ tử, người bác sĩ “trực tiếp vi phạm các giá trị của cuộc sống, là một giá trị nội tại. Khi giúp đỡ tự tử, người bác sĩ ấy hợp tác với ý muốn của bệnh nhân và điều này có nghĩa là người y sĩ này chia sẻ ý định của bệnh nhân. Vì lý do này, đơn thuần hợp tác thôi cũng đã là một hành vi xấu xa tự bản chất, và nghiêm trọng như thể chính bác sĩ đã kết liễu cuộc đời của bệnh nhân.”
Đức Hồng Y Eijk nhận xét rằng “Hỗ trợ tự tử có lẽ ít gây ra tâm lý nặng nề cho các bác sĩ. Tuy nhiên, không có một sự khác biệt đáng kể nào về mặt luân lý giữa hai trường hợp.”
Đức Hồng Y Eijk cũng đề cập đến vấn đề tang lễ sau cùng cho những người chọn tự tử hoặc trợ tử.
“Nếu bệnh nhân yêu cầu các linh mục ban các bí tích (hòa giải hoặc xức dầu bệnh nhân) và hoạch định một tang lễ trước khi bác sĩ kết liễu cuộc sống của mình theo yêu cầu của người ấy, hoặc tự mình tự tử, vị linh mục không được làm như vậy,” Đức Hồng Y Eijk nói.
Ngài nói thêm rằng có ba lý do dẫn đến sự cấm đoán này.
Lý do thứ nhất là “một người chỉ có thể nhận các bí tích khi có ý ngay lành, và đây không phải là trường hợp khi một người muốn chống lại trật tự sáng tạo, vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống mình.”
Lý do thứ hai là người “nhận các bí tích là người đặt cuộc đời mình trong vòng tay thương xót của Thiên Chúa. Trái lại, những ai muốn đích thân kết thúc cuộc đời thì muốn đặt mạng sống trong tay mình.”
Lý do thứ ba là “nếu vị linh mục ban các bí tích, hoặc lên kế hoạch cho một tang lễ trong những trường hợp như thế, vị linh mục phạm tội gây ra một tai tiếng, vì hành động của mình có thể gợi ý rằng tự tử hoặc chết êm dịu là được phép trong những hoàn cảnh nhất định.”
Đức Hồng Y Eijk cũng giải thích thêm rằng một linh mục có thể cử hành tang lễ của một người chết do tự tử được hỗ trợ tự tử trong một số trường hợp hãn hữu, mặc dù tự tử luôn là bất hợp pháp.
Ngài nói: “Từ xa xưa, các linh mục được phép cử hành tang lễ cho những người tự tử hoặc yêu cầu được chết êm dịu trong những trường hợp trầm cảm hay bất kỳ các bệnh tâm thần nào khác. Trong những trường hợp như thế, vì bệnh tật, ý chí tự do của người ấy không còn nữa, và do đó việc kết thúc cuộc sống trong trường hợp như thế không thể được coi là một tội trọng.”
Ngài nói thêm rằng các linh mục phải “thận trọng đánh giá liệu ngài có đang đứng trước một trường hợp ý chí tự do bị suy thoái hay không. Nếu thật sự như vậy, ngài có thể tổ chức lễ tang.”
Để chống lại xu hướng ủng hộ trợ tử, Giáo Hội phải “loan báo rằng Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài trong tổng thể của người ấy, linh hồn, và thân xác. Hiến chế Gaudium et Spes [nghĩa là Vui Mừng và Hy Vọng] của Công Đồng Chung Vatican Hai đã mô tả con người là một ‘thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác’. Điều này có nghĩa là thân xác là một chiều kích thiết yếu và là một phần của giá trị nội tại của con người. Vì vậy, không được phép hy sinh mạng sống của con người để chấm dứt sự đau đớn”
Đức Hồng Y cũng nói thêm rằng chăm sóc giảm đau là một phản ứng tích cực, và Giáo Hội thường khuyến khích việc chăm sóc giảm đau, trong bối cảnh là “có rất nhiều nhóm Kitô cả các tôn giáo khác cung cấp việc chăm sóc giảm đau tại các trung tâm chuyên ngành.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng, để chống lại khuynh hướng cổ vũ an tử và trợ tử của phương Tây, Giáo hội “phải làm điều gì đó chống lại sự cô đơn. Các giáo xứ thường là những cộng đồng chào đón, nơi mọi người có những liên kết xã hội và người này chăm sóc cho người kia. Trong xã hội đương đại siêu cá nhân, con người thường đơn độc. Có một sự cô đơn rất lớn trong xã hội phương Tây của chúng ta.”
Giáo hội “thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng không bỏ mặc con người trong cô đơn. Một người sống trong cô đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc từ những người khác, ít có khả năng chịu đựng đau đớn”.
Đức Hồng Y Eijk nói thêm rằng Giáo Hội “loan báo một linh đạo Kitô và đức tin để sống. Điều này ngụ ý rằng anh chị em cũng có thể kết hiệp với Chúa Kitô chịu thương khó và gánh chịu những nỗi đau cùng với Người. Vì thế, chúng ta không bao giờ cô đơn.”
Source:Catholic News AgencyDutch cardinal: Priests should 'speak clearly' on assisted suicide
Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, khi được hỏi về tài liệu này của Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”
Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, đã lên tiếng bênh vực Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, và vạch rõ các sai lầm của Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia. Những lời khuyên của Đức Cha Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống rằng các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người ấy chỉ là nhảm nhí và thiếu sự thận trọng mục vụ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một linh mục phải nói rõ ràng với một người lựa chọn tự tử hoặc trợ tử tự nguyện rằng người ấy đang phạm vào một tội nghiêm trọng, Đức Hồng Y người Hà Lan đã nói như trên với thông tấn xã CNA trong tuần này.
Vì cùng lý do này, một linh mục không thể có mặt khi tự tử hoặc trợ giúp tự tử được thực hiện. Điều này có thể gây hiểu lầm rằng vị linh mục không có vấn đề với quyết định này hoặc thậm chí là “những hành vi vô luân này là chấp nhận được theo giáo huấn của Giáo Hội trong một số trường hợp” Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục của Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, nói như trên với thông tấn xã CNA.
Trước khi bước vào đời sống tu trì, Đức Hồng Y Eijk là một bác sĩ y khoa, và luận án tiến sĩ của ngài vào giữa những năm 1980 đã được dành riêng cho các luật lệ về an tử. Ngài cũng lãnh đạo một đàn chiên ở một trong những quốc gia có luật an tử cực đoan nhất trên thế giới.
Đức Hồng Y Eijk giải thích với CNA rằng “một linh mục phải nói rõ ràng cho những người lựa chọn hỗ trợ tự sát hoặc an tử rằng cả hai hành vi này đều vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống con người, và đó là một tội lỗi nghiêm trọng.”
Đức Hồng Y không phủ nhận khả năng đồng hành về mặt tâm linh. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Eijk nhấn mạnh rằng “các linh mục không được có mặt khi tiến trình chết êm dịu hay trợ tử được thực hiện. Sự hiện diện của vị linh mục trong hoàn cảnh như thế có thể gây hiểu nhầm rằng vị linh mục đang ủng hộ quyết định này hoặc thậm chí là tự tử hoặc trợ tự không phải là vô luân trong một số trường hợp.”
Theo Đức Hồng Y Eijk, trong thực hành ở Hà Lan có hai trường hợp tự nguyện an tử và trợ tử. Ngài nói “trong trường hợp trợ tử, bệnh nhân tự mình dùng các loại thuốc bác sĩ cố ý kê toa cho người ấy tự tử. Rồi cũng có một hình thức khác, là chính bác sĩ tiêm thuốc độc kết thúc cuộc sống của bệnh nhân sau khi được bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, trách nhiệm của bệnh nhân và bác sĩ là như nhau trong cả hai trường hợp đó.”
Cụ thể, Đức Hồng Y Eijk nói rằng “trách nhiệm của bệnh nhân cũng không kém phần nghiêm trọng, cả trong hai trường hợp hỗ trợ tự sát và an tử tự nguyện, vì người ấy đã đưa ra ý kiến này nhằm chấm dứt cuộc sống của mình, và trách nhiệm là như nhau bất kể chính người ấy đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình hay một bác sĩ kết liễu mạng sống người ấy.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các bác sĩ cũng phải đồng trách nhiệm như thế trong cả hai trường hợp.
Khi thực hiện trợ tử, người bác sĩ “trực tiếp vi phạm các giá trị của cuộc sống, là một giá trị nội tại. Khi giúp đỡ tự tử, người bác sĩ ấy hợp tác với ý muốn của bệnh nhân và điều này có nghĩa là người y sĩ này chia sẻ ý định của bệnh nhân. Vì lý do này, đơn thuần hợp tác thôi cũng đã là một hành vi xấu xa tự bản chất, và nghiêm trọng như thể chính bác sĩ đã kết liễu cuộc đời của bệnh nhân.”
Đức Hồng Y Eijk nhận xét rằng “Hỗ trợ tự tử có lẽ ít gây ra tâm lý nặng nề cho các bác sĩ. Tuy nhiên, không có một sự khác biệt đáng kể nào về mặt luân lý giữa hai trường hợp.”
Đức Hồng Y Eijk cũng đề cập đến vấn đề tang lễ sau cùng cho những người chọn tự tử hoặc trợ tử.
“Nếu bệnh nhân yêu cầu các linh mục ban các bí tích (hòa giải hoặc xức dầu bệnh nhân) và hoạch định một tang lễ trước khi bác sĩ kết liễu cuộc sống của mình theo yêu cầu của người ấy, hoặc tự mình tự tử, vị linh mục không được làm như vậy,” Đức Hồng Y Eijk nói.
Ngài nói thêm rằng có ba lý do dẫn đến sự cấm đoán này.
Lý do thứ nhất là “một người chỉ có thể nhận các bí tích khi có ý ngay lành, và đây không phải là trường hợp khi một người muốn chống lại trật tự sáng tạo, vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống mình.”
Lý do thứ hai là người “nhận các bí tích là người đặt cuộc đời mình trong vòng tay thương xót của Thiên Chúa. Trái lại, những ai muốn đích thân kết thúc cuộc đời thì muốn đặt mạng sống trong tay mình.”
Lý do thứ ba là “nếu vị linh mục ban các bí tích, hoặc lên kế hoạch cho một tang lễ trong những trường hợp như thế, vị linh mục phạm tội gây ra một tai tiếng, vì hành động của mình có thể gợi ý rằng tự tử hoặc chết êm dịu là được phép trong những hoàn cảnh nhất định.”
Đức Hồng Y Eijk cũng giải thích thêm rằng một linh mục có thể cử hành tang lễ của một người chết do tự tử được hỗ trợ tự tử trong một số trường hợp hãn hữu, mặc dù tự tử luôn là bất hợp pháp.
Ngài nói: “Từ xa xưa, các linh mục được phép cử hành tang lễ cho những người tự tử hoặc yêu cầu được chết êm dịu trong những trường hợp trầm cảm hay bất kỳ các bệnh tâm thần nào khác. Trong những trường hợp như thế, vì bệnh tật, ý chí tự do của người ấy không còn nữa, và do đó việc kết thúc cuộc sống trong trường hợp như thế không thể được coi là một tội trọng.”
Ngài nói thêm rằng các linh mục phải “thận trọng đánh giá liệu ngài có đang đứng trước một trường hợp ý chí tự do bị suy thoái hay không. Nếu thật sự như vậy, ngài có thể tổ chức lễ tang.”
Để chống lại xu hướng ủng hộ trợ tử, Giáo Hội phải “loan báo rằng Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài trong tổng thể của người ấy, linh hồn, và thân xác. Hiến chế Gaudium et Spes [nghĩa là Vui Mừng và Hy Vọng] của Công Đồng Chung Vatican Hai đã mô tả con người là một ‘thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác’. Điều này có nghĩa là thân xác là một chiều kích thiết yếu và là một phần của giá trị nội tại của con người. Vì vậy, không được phép hy sinh mạng sống của con người để chấm dứt sự đau đớn”
Đức Hồng Y cũng nói thêm rằng chăm sóc giảm đau là một phản ứng tích cực, và Giáo Hội thường khuyến khích việc chăm sóc giảm đau, trong bối cảnh là “có rất nhiều nhóm Kitô cả các tôn giáo khác cung cấp việc chăm sóc giảm đau tại các trung tâm chuyên ngành.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng, để chống lại khuynh hướng cổ vũ an tử và trợ tử của phương Tây, Giáo hội “phải làm điều gì đó chống lại sự cô đơn. Các giáo xứ thường là những cộng đồng chào đón, nơi mọi người có những liên kết xã hội và người này chăm sóc cho người kia. Trong xã hội đương đại siêu cá nhân, con người thường đơn độc. Có một sự cô đơn rất lớn trong xã hội phương Tây của chúng ta.”
Giáo hội “thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng không bỏ mặc con người trong cô đơn. Một người sống trong cô đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc từ những người khác, ít có khả năng chịu đựng đau đớn”.
Đức Hồng Y Eijk nói thêm rằng Giáo Hội “loan báo một linh đạo Kitô và đức tin để sống. Điều này ngụ ý rằng anh chị em cũng có thể kết hiệp với Chúa Kitô chịu thương khó và gánh chịu những nỗi đau cùng với Người. Vì thế, chúng ta không bao giờ cô đơn.”
Source:Catholic News Agency
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lễ trọng Đức Mẹ trong Mùa Vọng. Nói thêm về Nến Phục sinh
Nguyễn Trọng Đa
09:21 17/12/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã nhận thấy trong Chúa Nhật thứ II gần đây của Mùa Vọng rằng, một số nơi cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thay vì cử hành lễ Chúa Nhật Mùa Vọng. Khi con xem lại Bảng Các ngày Phụng vụ, vốn quy định mức ưu tiên của các ngày phụng vụ sẽ được cử hành, con nhận thấy rằng Chúa Nhật Mùa Vọng là ưu tiên hơn trong bảng này so với lễ trọng Đức Mẹ. Câu hỏi của con là rằng, trong các điều kiện nào, một lễ trọng Đức Mẹ có thể thay thế lễ Chúa Nhật Mùa Vọng? - I. N., Ndola, Zambia.
Đáp: Quy tắc chung là rằng, như bạn đọc này đã đề cập, một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh là ở bậc cao thứ hai trong bảng ưu tiên. Các Chúa Nhật này chia sẻ thứ hạng với lễ Giáng sinh, Lễ Chúa Hiển Linh, Lễ Thăng thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Thứ Tư Lễ Tro, các ngày thường của Tuần Thánh từ Thứ Hai đến Thứ Năm, và các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Điều này có nghĩa là, trong các trường hợp bình thường, bất kỳ lễ trọng nào, lễ Đức Mẹ hay lễ khác, rơi vào một trong các ngày lễ trên đều được chuyển sang ngày phụng vụ gần nhất. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là nếu lễ trọng rơi vào một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay hoặc Phục Sinh, thì lễ trọng này được cử hành vào Thứ Hai tiếp sau đó.
Trong một số trường hợp, lễ trọng ấy bị hoãn lại lâu hơn, thí dụ, bất cứ khi nào lễ Truyền tin (ngày 25-3) rơi vào Tuần Thánh, thì lễ này không được cử hành cho đến sau tuần bát nhật Phục sinh. Điều này đã xảy ra vào năm 2018, khi ngày 25-3 trùng với Chúa Nhật Lễ Lá, và do đó được chuyển sang ngày Thứ Hai 9-4. Điều hiếm hoi hơn là việc chuyển ngày lễ của cả lễ thánh Giuse (ngày 19-3) và lễ Truyền Tin. Điều này đã xảy ra vào năm 2008, mà trong đó lễ thánh Giuse được dời sớm hơn vào ngày 15-3, tức thứ Bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, và Lễ Truyền tin được chuyển vào ngày 31-3. Một sự trùng hợp tương tự như thế sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2035.
Nếu lễ trọng được dời ngày cũng là một ngày lễ buộc, sự buộc này cũng được chuyển theo, nên cần phải đi lễ hai lần, một lần vào Chúa Nhật và một lần cho ngày lễ trọng. Ở một số quốc gia, hoặc Hội đồng Giám mục, hoặc Giám mục địa phương miễn cho tín hữu khỏi sự buộc tham dự thánh lễ vào ngày lễ trọng được dời.
Tuy nhiên, có thể có các lý do chính đáng để các Giám mục mong muốn duy trì một lễ đặc biệt vào một ngày nhất định, mặc dù nó bị cản trở bởi một lễ có bậc cao hơn. Do đó, thí dụ, lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Ý (ngày 8-12) là một ngày lễ buộc, và cũng là một ngày nghỉ dân sự toàn quốc. Trong các trường hợp náy, khi các Giám mục thấy trước một lễ trọng như vậy sẽ trùng với một lễ Chúa Nhật, các ngài có thể xin một ngoại lệ từ Tòa Thánh cho năm đó. Mặc dù Tòa Thánh thường chấp thuận yêu cầu ấy, nhưng dường như không sẵn sàng cấp ngoại lệ vĩnh viễn cho luật. Do đó, các Giám mục phải xin phép ngoại lệ cho mỗi lần xảy ra sự trùng hợp như thế.
Chẳng hạn, trong trường hợp của Ý năm nay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Hồng Y Gualterio Bassetti, đã viết thư cho Thánh Bộ Phượng Tự ngày 5-8-2018, xin phép cử hành lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào Chúa Nhật 8-12-2019, thay vì lễ Chúa Nhật thứ II của Mùa Vọng, vốn có ưu tiên hơn. Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ, Hồng Y Robert Sarah, đã trả lời vào ngày 8-10 cùng năm (Prot. 367/18), cho phép lời thỉnh cầu này là như đặc ân hoặc ngoại lệ đối với các quy định cho dịp đặc biệt này (“pro hac vice”), với Thánh lễ có cộng đoàn tham dự.
Trong thư trả lời, Đức Hồng Y Sarah đã nhắc rằng động lực chính để ban phép cho sự trái với các quy định là bản chất đặc biệt của lễ trọng ấy tại Ý, như một ngày lễ buộc, nhưng cũng nói rằng, mặc dù việc cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là được phép, để duy trì việc cử hành Mùa Vọng, việc cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh phải là Các Giờ Kinh của Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng.
Một trường hợp tương tự của Tòa Thánh về việc ban đặc quyền đã xảy ra ở Mexico, khi lễ trọng Đức Mẹ Guadalupe (ngày 12-12) trùng với một Chúa Nhật Mùa Vọng. Trong trường hợp này, ngày lễ gắn chặt với sự kiện lịch sử về sự xuất hiện của tượng Đức Mẹ, và đã trở nên gần như không thể tách rời khỏi ngày lễ. Trong trường hợp này, quá trình là tương tự, mà trong đó các Giám mục đã đưa ra thỉnh cầu ít nhất một năm, trước khi sự trùng hợp xảy ra, và đặc ân được ban cho.
Có thể còn có các trường hợp khác trên khắp thế giới mà tôi không biết.
Sau khi tôi đã trả lời ngày 1-10-2019 cho một thắc mắc về vị trí của cây Nến Phục sinh ngoài mùa Phục sinh, một bạn đọc ở bang Virginia, Hoa Kỳ, yêu cầu tôi làm sáng tỏ hơn nữa.
Bạn này viết: “Cha đã trích dẫn thư luân lưu năm 1998 từ CDW, có tên Paschalis Sollemnitatis, và nhắc đến một tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Thưa cha, đó là tài liệu nào? Cha có thể nhận xét về vị trí pháp lý của tài liệu này chăng? Trong Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) mới nhất, chữ đó cuối cho Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nói rằng “rất mong muốn” đặt Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội. Thuật ngữ “rất mong muốn”, theo con hiểu, dường như không truyền đạt việc buộc. Nó làm con hơi bối rối khi di chuyển Cây Nến đến chỗ này chỗ nọ, tùy thuộc vào dịp lễ rửa tội hoặc một lễ an táng, vốn xảy ra nhiều lần, hàng tháng và hàng tuần. Sự cao quý của Cây Nến Phục sinh, chưa kể đến kích thước và trọng lượng của chân nến, khiến con ao ước đặt nó gần giảng đài. Với một tiền đình mới sắp hoàn thành cho nhà thờ giáo xứ của chúng con, con muốn tìm một giải pháp.”
Bạn ạ, đó là tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, vốn không được trích dẫn một cách chính xác, mang tên “Dựng xây từ những viên đá sống động, Built of Living Stones.” Tài liệu này được xếp hạng như là ‘hướng dẫn’, và do đó không phải là ở mức độ cao xét từ quan điểm pháp lý. Tuy nhiên, nó đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và do đó phản ánh suy nghĩ của các ngài về các vấn đề của nhà thờ. Do đó, nó là một tài liệu có thẩm quyền mà không bị ràng buộc chặt về mặt pháp lý, trừ khi nó nhắc lại các luật hiện hành.
Mặc dù Sách lễ nói cách hiệu quả vị trí của Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội như là “rất mong muốn”, và do đó không bắt buộc, tôi nghĩ khá rõ ràng rằng ngoài mùa Phục sinh, Ngọn nến không nên đặt trong khu vực cung thánh, và do đó việc đặt nó gần với giảng đài không phải là một khả năng. Mặt khác, với dấu hiệu này, sẽ không có sự khác biệt rõ ràng giữa Mùa Phục sinh và phần còn lại của năm phụng vụ.
Nếu vì một lý do chính đáng, nó không thể được đặt gần Giếng rửa tội, nó có thể được đặt ở bất kỳ nơi nào thuận tiện và xứng đáng bên ngoài cung thánh, không loại trừ phòng thánh (phòng áo).
Mặc dù đôi khi nó có thể gây phiền toái, nhưng không có cách nào khác là phải di chuyển nó đến nơi rửa tội và lễ tang, ngoài mùa Phục sinh. Nếu nó quá nặng, người ta có thể xem xét một bệ có bánh xe, vốn sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển trong khi bảo tồn sự trang trí cho nó. Tôi đã thấy một giải pháp như vậy cho một Cây Nến lớn đặc biệt cách đây vài năm ở Rôma. (Zenit.org 17-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Con đã nhận thấy trong Chúa Nhật thứ II gần đây của Mùa Vọng rằng, một số nơi cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thay vì cử hành lễ Chúa Nhật Mùa Vọng. Khi con xem lại Bảng Các ngày Phụng vụ, vốn quy định mức ưu tiên của các ngày phụng vụ sẽ được cử hành, con nhận thấy rằng Chúa Nhật Mùa Vọng là ưu tiên hơn trong bảng này so với lễ trọng Đức Mẹ. Câu hỏi của con là rằng, trong các điều kiện nào, một lễ trọng Đức Mẹ có thể thay thế lễ Chúa Nhật Mùa Vọng? - I. N., Ndola, Zambia.
Đáp: Quy tắc chung là rằng, như bạn đọc này đã đề cập, một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh là ở bậc cao thứ hai trong bảng ưu tiên. Các Chúa Nhật này chia sẻ thứ hạng với lễ Giáng sinh, Lễ Chúa Hiển Linh, Lễ Thăng thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Thứ Tư Lễ Tro, các ngày thường của Tuần Thánh từ Thứ Hai đến Thứ Năm, và các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Điều này có nghĩa là, trong các trường hợp bình thường, bất kỳ lễ trọng nào, lễ Đức Mẹ hay lễ khác, rơi vào một trong các ngày lễ trên đều được chuyển sang ngày phụng vụ gần nhất. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là nếu lễ trọng rơi vào một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay hoặc Phục Sinh, thì lễ trọng này được cử hành vào Thứ Hai tiếp sau đó.
Trong một số trường hợp, lễ trọng ấy bị hoãn lại lâu hơn, thí dụ, bất cứ khi nào lễ Truyền tin (ngày 25-3) rơi vào Tuần Thánh, thì lễ này không được cử hành cho đến sau tuần bát nhật Phục sinh. Điều này đã xảy ra vào năm 2018, khi ngày 25-3 trùng với Chúa Nhật Lễ Lá, và do đó được chuyển sang ngày Thứ Hai 9-4. Điều hiếm hoi hơn là việc chuyển ngày lễ của cả lễ thánh Giuse (ngày 19-3) và lễ Truyền Tin. Điều này đã xảy ra vào năm 2008, mà trong đó lễ thánh Giuse được dời sớm hơn vào ngày 15-3, tức thứ Bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, và Lễ Truyền tin được chuyển vào ngày 31-3. Một sự trùng hợp tương tự như thế sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2035.
Nếu lễ trọng được dời ngày cũng là một ngày lễ buộc, sự buộc này cũng được chuyển theo, nên cần phải đi lễ hai lần, một lần vào Chúa Nhật và một lần cho ngày lễ trọng. Ở một số quốc gia, hoặc Hội đồng Giám mục, hoặc Giám mục địa phương miễn cho tín hữu khỏi sự buộc tham dự thánh lễ vào ngày lễ trọng được dời.
Tuy nhiên, có thể có các lý do chính đáng để các Giám mục mong muốn duy trì một lễ đặc biệt vào một ngày nhất định, mặc dù nó bị cản trở bởi một lễ có bậc cao hơn. Do đó, thí dụ, lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Ý (ngày 8-12) là một ngày lễ buộc, và cũng là một ngày nghỉ dân sự toàn quốc. Trong các trường hợp náy, khi các Giám mục thấy trước một lễ trọng như vậy sẽ trùng với một lễ Chúa Nhật, các ngài có thể xin một ngoại lệ từ Tòa Thánh cho năm đó. Mặc dù Tòa Thánh thường chấp thuận yêu cầu ấy, nhưng dường như không sẵn sàng cấp ngoại lệ vĩnh viễn cho luật. Do đó, các Giám mục phải xin phép ngoại lệ cho mỗi lần xảy ra sự trùng hợp như thế.
Chẳng hạn, trong trường hợp của Ý năm nay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Hồng Y Gualterio Bassetti, đã viết thư cho Thánh Bộ Phượng Tự ngày 5-8-2018, xin phép cử hành lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào Chúa Nhật 8-12-2019, thay vì lễ Chúa Nhật thứ II của Mùa Vọng, vốn có ưu tiên hơn. Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ, Hồng Y Robert Sarah, đã trả lời vào ngày 8-10 cùng năm (Prot. 367/18), cho phép lời thỉnh cầu này là như đặc ân hoặc ngoại lệ đối với các quy định cho dịp đặc biệt này (“pro hac vice”), với Thánh lễ có cộng đoàn tham dự.
Trong thư trả lời, Đức Hồng Y Sarah đã nhắc rằng động lực chính để ban phép cho sự trái với các quy định là bản chất đặc biệt của lễ trọng ấy tại Ý, như một ngày lễ buộc, nhưng cũng nói rằng, mặc dù việc cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là được phép, để duy trì việc cử hành Mùa Vọng, việc cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh phải là Các Giờ Kinh của Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng.
Một trường hợp tương tự của Tòa Thánh về việc ban đặc quyền đã xảy ra ở Mexico, khi lễ trọng Đức Mẹ Guadalupe (ngày 12-12) trùng với một Chúa Nhật Mùa Vọng. Trong trường hợp này, ngày lễ gắn chặt với sự kiện lịch sử về sự xuất hiện của tượng Đức Mẹ, và đã trở nên gần như không thể tách rời khỏi ngày lễ. Trong trường hợp này, quá trình là tương tự, mà trong đó các Giám mục đã đưa ra thỉnh cầu ít nhất một năm, trước khi sự trùng hợp xảy ra, và đặc ân được ban cho.
Có thể còn có các trường hợp khác trên khắp thế giới mà tôi không biết.
Sau khi tôi đã trả lời ngày 1-10-2019 cho một thắc mắc về vị trí của cây Nến Phục sinh ngoài mùa Phục sinh, một bạn đọc ở bang Virginia, Hoa Kỳ, yêu cầu tôi làm sáng tỏ hơn nữa.
Bạn này viết: “Cha đã trích dẫn thư luân lưu năm 1998 từ CDW, có tên Paschalis Sollemnitatis, và nhắc đến một tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Thưa cha, đó là tài liệu nào? Cha có thể nhận xét về vị trí pháp lý của tài liệu này chăng? Trong Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) mới nhất, chữ đó cuối cho Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nói rằng “rất mong muốn” đặt Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội. Thuật ngữ “rất mong muốn”, theo con hiểu, dường như không truyền đạt việc buộc. Nó làm con hơi bối rối khi di chuyển Cây Nến đến chỗ này chỗ nọ, tùy thuộc vào dịp lễ rửa tội hoặc một lễ an táng, vốn xảy ra nhiều lần, hàng tháng và hàng tuần. Sự cao quý của Cây Nến Phục sinh, chưa kể đến kích thước và trọng lượng của chân nến, khiến con ao ước đặt nó gần giảng đài. Với một tiền đình mới sắp hoàn thành cho nhà thờ giáo xứ của chúng con, con muốn tìm một giải pháp.”
Bạn ạ, đó là tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, vốn không được trích dẫn một cách chính xác, mang tên “Dựng xây từ những viên đá sống động, Built of Living Stones.” Tài liệu này được xếp hạng như là ‘hướng dẫn’, và do đó không phải là ở mức độ cao xét từ quan điểm pháp lý. Tuy nhiên, nó đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và do đó phản ánh suy nghĩ của các ngài về các vấn đề của nhà thờ. Do đó, nó là một tài liệu có thẩm quyền mà không bị ràng buộc chặt về mặt pháp lý, trừ khi nó nhắc lại các luật hiện hành.
Mặc dù Sách lễ nói cách hiệu quả vị trí của Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội như là “rất mong muốn”, và do đó không bắt buộc, tôi nghĩ khá rõ ràng rằng ngoài mùa Phục sinh, Ngọn nến không nên đặt trong khu vực cung thánh, và do đó việc đặt nó gần với giảng đài không phải là một khả năng. Mặt khác, với dấu hiệu này, sẽ không có sự khác biệt rõ ràng giữa Mùa Phục sinh và phần còn lại của năm phụng vụ.
Nếu vì một lý do chính đáng, nó không thể được đặt gần Giếng rửa tội, nó có thể được đặt ở bất kỳ nơi nào thuận tiện và xứng đáng bên ngoài cung thánh, không loại trừ phòng thánh (phòng áo).
Mặc dù đôi khi nó có thể gây phiền toái, nhưng không có cách nào khác là phải di chuyển nó đến nơi rửa tội và lễ tang, ngoài mùa Phục sinh. Nếu nó quá nặng, người ta có thể xem xét một bệ có bánh xe, vốn sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển trong khi bảo tồn sự trang trí cho nó. Tôi đã thấy một giải pháp như vậy cho một Cây Nến lớn đặc biệt cách đây vài năm ở Rôma. (Zenit.org 17-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Mùa Vọng trong âm nhạc: Bẩy điệp xướng bắt đầu bằng chữ Ôi
Vũ Văn An
22:22 17/12/2019
Từ ngày 17 tháng 12 cho tới ngày vọng Lễ Giáng Sinh, lúc đọc bài Ngợi Khen trong Phụng vụ các Giờ Kinh theo nghi lễ Rôma, bẩy điệp xướng đã được hát, mỗi điệp xướng một ngày, tất cả đều bắt đầu bằng lời khẩn cầu Chúa Giêsu, dù Người không bao giờ được nêu đích danh.
Theo Sandro Magister, các điệp xướng này rất cổ xưa, có từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, khoảng năm 600.
Ở đầu mỗi điệp xướng, theo thứ tự, Chúa Giêsu được khẩn cầu như Khôn Ngoan, Chúa, Rễ, Chìa Khóa, Vừng Đông, Đức Vua, Emmanuen. Tiếng Latinh lần lượt là Sapientia, Adonai, Radix, Clavis, Oriens, Rex, Emmanuel.
Điều thú vị là nếu đọc từ cuối đọc trở lui, các vần đầu Latinh của những chữ này sẽ là "ERO CRAS” có nghĩa là: "Ta sẽ ở đó vào ngày mai”. Quả là lời công bố Chúa sẽ đến. Đầy đủ ý nghĩa Mùa Vọng. Thực thế, điệp xướng cuối cùng được hát vào ngày 23 tháng 12, và ngày hôm sau, với kinh chiều thứ nhất, Lễ Giáng Sinh sẽ bắt đầu.
Các điệp xướng được gợi hứng bởi các bản văn Cựu Ước loan báo Đấng Mêxia. Nhưng với một nét đặc biệt: 3 điệp xướng cuối cùng bao gồm những kiểu nói chỉ có thể giải thích bằng ánh sáng Tân Ước.
Điệp xướng "O Oriens" (Ôi Vừng Đông) dành cho ngày 21 tháng 12 rõ ràng ám chỉ Ca Khúc của ông Dacaria ở Chương 1, Tin Mừng Luca, tức Ca khúc "Benedictus" (chúc tụng): “Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần”.
Điệp xướng "O Rex" (Ôi Đức Vua) dành cho ngày 22 tháng 12 khiến ta nhớ tới một đoạn trong bài tụng ca Chúa Giêsu ở chương 2 thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô: “Người đã tác tạo đôi bên [Do thái và dân ngoại] thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người".
Điệp xướng "O Emmanuel" (Ôi Emmanuen), dành cho ngày 23 tháng 12, kết thúc bằng lời khẩn cầu "Dominus Deus noster" (Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con): vốn là lời khẩn cầu hoàn toàn của các Kitô hữu, vì chỉ những người theo chân Chúa Giêsu mới nhìn nhận Đấng Emmanuen là Chúa và là Thiên Chúa của họ.
Sau đây là trọn bản văn của bẩy điệp xướng, bằng tiếng Latinh và tiếng Việt với các tham chiếu Cựu và Tân Ước ở trong ngoặc đơn.
*
I – 17 tháng 12
O SAPIENTIA, quae ex ore Altissimi prodiisti,
attingens a fine usque ad finem fortiter suaviterque disponens omnia:
veni ad docendum nos viam prudentiae.
Ôi Đức Khôn Ngoan, Đấng vốn phát sinh từ miệng Đấng Tối Cao (Huấn ca 24:3), Ngài đã vươn xa đến tận cùng trái đất, và sắp đặt mọi sự một cách đầy quyền lực và dịu dàng (Kn 8:1): xin Ngài hãy đến và dạy chúng con đường khôn ngoan (Cn 9:6).
II – 18 tháng 12
O ADONAI, dux domus Israel,
qui Moysi in igne flammae rubi apparuisti, et in Sina legem dedisti:
veni ad redimendum nos in brachio extenso.
Ôi Lạy Chúa (Xh 6:2, Bản Phổ thông), Đấng lãnh đạo nhà Israel, Đấng từng hiện ra với Môsê trong bụi gai bốc lửa (Xh 3:2) và trên Núi Xinai đã ban cho ông lề luật (Xh 20): Xin Ngài hãy đến và giải thoát chúng con bằng cánh tay mạnh mẽ của Ngài (Xh 15:12-13).
III – 19 tháng 12
O RADIX Iesse, qui stas in signum populorum,
super quem continebunt reges os suum, quem gentes deprecabuntur:
veni ad liberandum nos, iam noli tardare.
Ôi Rễ Jessê, từng đứng làm dấu chỉ cho muôn dân (Is 11:10), vua chúa trái đất đều im lặng trước mặt Ngài (Is 52:15) và các dân nước khẩn cầu Ngài: xin Ngài hãy đến giải thoát chúng con, xin Ngài đừng chậm trễ (Hbc 2:3).
IV – 20 tháng 12
O CLAVIS David et sceptrum domus Israel,
qui aperis, et nemo claudit; claudis, et nemo aperit:
veni et educ vinctum de domo carceris, sedentem in tenebris et umbra mortis.
Ôi Chìa Khóa Đavít (Is 22:23), vương trượng nhà Israel (St 49:10), Đấng đã mở thì không ai khép được; Đấng đã khép thì không ai mở được: xin Ngài hãy đến, hãy giải thoát người đang bị giam giữ nơi tăm tối và trong bóng tử thần(Tv 107:10, 14).
V – 21 tháng 12
O ORIENS, splendor lucis aeternae et sol iustitiae:
veni et illumina sedentem in tenebris et umbra mortis.
Ôi Vừng Đông, sự huy hoàng của ánh sáng muôn thuở (Kn 7:26) và là mặt trời công lý (Mlk 3:20): xin Ngài hãy đến và rọi chiếu những ai đang nằm nơi tăm tối và trong bóng tử thần(Is 9:1; Lc 1:79).
VI – 22 tháng 12
O REX gentium et desideratus earum,
lapis angularis qui facis utraque unum:
veni et salva hominem quem de limo formasti.
Ôi Vua muôn dân (Grm 10:7) và là niềm khát khao (Hg 2:7), đá góc của họ (Is 28:16), Đấng kết hợp người Do Thái và dân ngoại thành một (Eph 2:14): Xin ngài hãy đến và cứu vớt con người Chúa đã tạo nên từ bụi đất (St 2:7).
VII – 23 tháng 12
O EMMANUEL, rex et legifer noster,
expectatio gentium et salvator earum:
veni ad salvandum nos, Dominus Deus noster.
Ôi Emmanuen(Is 7:14), Vua và đấng ban lề luật của chúng con (Is 33:22), niềm hy vọng và cứu rỗi của các dân tộc (St 49:10; Ga 4:42): Xin Ngài hãy đến cứu vớt chúng con, Ôi Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con (Is 37:20).
Nhân cách hoá Đức Khôn Ngoan
Nhân bình luận về điệp xướng đầu trong 7 điệp xướng trên, Cha Jacob Bertrand Janczyk, dòng Đa Minh, cho rằng việc nhân cách hóa Đức Khôn Ngoan đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc triển khai cái hiểu của chúng ta về Chúa Kitô.
Cha cho hay Đức Khôn Ngoan chắc chắn thuộc lãnh vực kiến thức hay kinh nghiệm trong việc phán đoán đúng. Nhưng trong Thánh Kinh, nó còn đóng một vai trò quan trọng hơn nữa. Suốt trong Cựu Ước, Đức Khôn Ngoan đã được nhân cách hóa, đóng một vai trò trong sáng thế (Kn 9:1-6), dạy dỗ lề luật (Br 4:1-4) và che chở cùng cứu vớt người chính trực (Kn 10:1-9).
Việc nhân cách hóa Đức Khôn Ngoan và ngữ vựng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khai triển cái hiểu của chúng ta về Chúa Kitô. Hãy đọc thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô 1:8-4:21, trong đó, Chúa chúng ta được hiểu là Đức Khôn Ngoan vốn được tiên báo từ lâu ấy. Thánh Phaolô viết “Chúa Kitô, quyền lực của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr. 1:24).
Chính Chúa Kitô là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, là chính Đức Khôn Ngoan, là Ngôi Lời (Ga 1:1), và cũng chính một Chúa Kitô này được tiên tri Isaia gọi là Đấng “Kế sách điệu kỳ, khôn ngoan tuyệt diệu!” (Is. 28:29) và là Đấng lãnh nhận thần trí khôn ngoan của Chúa (xem Is. 11:2).
Nhưng khi Lễ Giáng Sinh sắp đến, tại sao ta lại khẩn cầu Đức Khôn Ngoan, chứ không phải “Thiên Chúa Toàn Năng?” hay “Hoàng tử Hòa bình”? Thánh Lêô Cả trong bài giảng về ngày này năm 450 cho ta một ánh sáng:
“Chính bằng tình yêu Thiên Chúa đã tái định hình chúng ta giống hình ảnh Người. Để Người tìm thấy nơi ta hình ảnh lòng tốt của Người, Người ban cho ta chính các phương thế nhờ đó ta có thể thi hành các việc chúng ta đang làm – bằng cách thắp sáng ngọn đèn tâm trí ta và nung đốt ta bằng ngọn lửa tình yêu của Người, để chúng ta yêu thương không những Người mà cả bất cứ điều gì Người yêu mến nữa”.
Có câu phương châm vĩ đại này “Bạn không thể yêu mến điều bạn không biết”. Các tiên tri của Israel, Thánh Phaolô, Thánh Lêô, và điệp xướng “Ôi” hôm nay đều tiết lộ cho ta chân lý này. Chúng ta trung thành vang vọng lại lời lẽ của Isaia và khẩn cầu Chúa Kitô dưới danh hiệu “Đức Khôn Ngoan” vì Người quả là ánh sáng xua tan bóng tối tâm trí ta để ta nhận biết Người, yêu mến Người, và cuối cùng, được hài nhi quấn trong tã này cứu rỗi. Ôi Đức Khôn Ngoan, xin Ngài hãy đến và dạy chúng con đường khôn ngoan!
Vừng Đông đang tới
Marge Fenelon cũng suy tư về các điệp xướng trên. Theo bà, mỗi năm, từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 12, ta thấy có sự thay đổi nhỏ trong các bài đọc thánh lễ hàng ngày. Các Tin Mừng lấy từ các trình thuật tuổi thơ của Thánh Mátthêu và Thánh Luca, nhắc ta nhớ rằng Chúa Giêsu sắp sinh ra. Các bài đọc thứ nhất thường lấy từ Cựu Ước và được chọn tương ứng với bài Tin Mừng.
Thí dụ, ngáy 19 tháng 12 chẳng hạn, bài đọc một lấy từ chương 13 của Sách Thủ Lãnh. Trong đó, Manôác, vợ 1 người thuộc chi tộc Đan, vốn không con, được một thiên thần loan báo bà sẽ thụ thai và sinh một con trai. Quả tình sau đó bà đã hạ sinh một con trai và đặt tên cho con là Samsôn, người sau này trở thành một chiến binh lừng danh của Israel.
Trong Tin Mừng cùng ngày, ta được nghe câu chuyện Thiên thần hiện ra với Ông Dacaria, một tư tế thuộc chi tộc Giuđa và là anh em rể của Đức Maria thành Nadarét. Thiên thần tiên báo người vợ hiếm muộn của Dacaria là Êlidabét sẽ thụ thai và sinh một con trai. Người con trai ấy mang tên Gioan và trở thành tiên tri vĩ đại nhất, loan báo Đấng Mêxia sẽ đến.
Cả 8 ngày trước Lễ Giáng Sinh đều có việc liên kết giữa bài đọc một và bài Tin Mừng như thế. Chưa hết, trong 8 ngày này, còn có việc hát các điệp xướng “Ôi” trong các buổi đọc Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Các điệp xướng này dùng các hình ảnh đẹp đẽ cổ xưa của thời Cựu Ước.
Tất cả đều đáng yêu, nhưng theo Fenelong, điệp xướng đáng yêu nhất là “Ôi Vừng Đông”.
O ORIENS, splendor lucis aeternae et sol iustitiae:
veni et illumina sedentem in tenebris et umbra mortis.
Ôi Vừng Đông, sự huy hoàng của ánh sáng muôn thuở (Kn 7:26) và là mặt trời công lý (Mlk 3:20): xin Ngài hãy đến và rọi chiếu những ai đang nằm trong tối tăm và bóng tối sự chết (Is 9:1; Lc 1:79).
Vừng Đông là mong chờ một ngày mới, nó mang lại sự tốt lành của Thiên Chúa và rọi sáng thế giới. Một khi Vừng Đông đã ló rạng, không điều gì có thể còn ẩn khuất vì mặt trời xua tan bóng tối. Vừng đông rực rỡ phủ đầy trái đất thứ ánh sáng chói chang, làm cho cả điều bất khả trở thành khả hữu.
Dĩ nhiên, còn một khía cạnh nữa. Các điệp xướng “Ôi” là các ẩn dụ về Chúa Kito, mỗi điệp xướng ca tụng một phẩm tính đáng khâm phục của Người. Khi chúng ta lấy các hình ảnh kỳ diệu áp dụng vào Chúa Kitô, chúng ta có những vần thơ hy vọng và đầy yêu thương.
Vừng Đông Rực Rỡ xuất hiện để soi sáng đường chúng ta đi và đổ đầy linh hồn chúng ta bằng các ơn cứu rỗi. Mặt Trời chói lọi mang lại khích lệ cho người chính trực và lột mặt nạ con đường khuất nẻo của những kẻ sống trong bóng tối. Người kết án những ai chọn bóng tối sự chết và loan báo sự sống cho những ai tìm sự chói lọi của Người.
Người là, và luôn sẽ là, Vừng Đông Rực Rực Rỡ.
Và Người đến để giải thoát ta khỏi gọng kìm sự ác.
Theo Sandro Magister, các điệp xướng này rất cổ xưa, có từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, khoảng năm 600.
Ở đầu mỗi điệp xướng, theo thứ tự, Chúa Giêsu được khẩn cầu như Khôn Ngoan, Chúa, Rễ, Chìa Khóa, Vừng Đông, Đức Vua, Emmanuen. Tiếng Latinh lần lượt là Sapientia, Adonai, Radix, Clavis, Oriens, Rex, Emmanuel.
Điều thú vị là nếu đọc từ cuối đọc trở lui, các vần đầu Latinh của những chữ này sẽ là "ERO CRAS” có nghĩa là: "Ta sẽ ở đó vào ngày mai”. Quả là lời công bố Chúa sẽ đến. Đầy đủ ý nghĩa Mùa Vọng. Thực thế, điệp xướng cuối cùng được hát vào ngày 23 tháng 12, và ngày hôm sau, với kinh chiều thứ nhất, Lễ Giáng Sinh sẽ bắt đầu.
Các điệp xướng được gợi hứng bởi các bản văn Cựu Ước loan báo Đấng Mêxia. Nhưng với một nét đặc biệt: 3 điệp xướng cuối cùng bao gồm những kiểu nói chỉ có thể giải thích bằng ánh sáng Tân Ước.
Điệp xướng "O Oriens" (Ôi Vừng Đông) dành cho ngày 21 tháng 12 rõ ràng ám chỉ Ca Khúc của ông Dacaria ở Chương 1, Tin Mừng Luca, tức Ca khúc "Benedictus" (chúc tụng): “Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần”.
Điệp xướng "O Rex" (Ôi Đức Vua) dành cho ngày 22 tháng 12 khiến ta nhớ tới một đoạn trong bài tụng ca Chúa Giêsu ở chương 2 thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô: “Người đã tác tạo đôi bên [Do thái và dân ngoại] thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người".
Điệp xướng "O Emmanuel" (Ôi Emmanuen), dành cho ngày 23 tháng 12, kết thúc bằng lời khẩn cầu "Dominus Deus noster" (Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con): vốn là lời khẩn cầu hoàn toàn của các Kitô hữu, vì chỉ những người theo chân Chúa Giêsu mới nhìn nhận Đấng Emmanuen là Chúa và là Thiên Chúa của họ.
Sau đây là trọn bản văn của bẩy điệp xướng, bằng tiếng Latinh và tiếng Việt với các tham chiếu Cựu và Tân Ước ở trong ngoặc đơn.
*
I – 17 tháng 12
O SAPIENTIA, quae ex ore Altissimi prodiisti,
attingens a fine usque ad finem fortiter suaviterque disponens omnia:
veni ad docendum nos viam prudentiae.
Ôi Đức Khôn Ngoan, Đấng vốn phát sinh từ miệng Đấng Tối Cao (Huấn ca 24:3), Ngài đã vươn xa đến tận cùng trái đất, và sắp đặt mọi sự một cách đầy quyền lực và dịu dàng (Kn 8:1): xin Ngài hãy đến và dạy chúng con đường khôn ngoan (Cn 9:6).
II – 18 tháng 12
O ADONAI, dux domus Israel,
qui Moysi in igne flammae rubi apparuisti, et in Sina legem dedisti:
veni ad redimendum nos in brachio extenso.
Ôi Lạy Chúa (Xh 6:2, Bản Phổ thông), Đấng lãnh đạo nhà Israel, Đấng từng hiện ra với Môsê trong bụi gai bốc lửa (Xh 3:2) và trên Núi Xinai đã ban cho ông lề luật (Xh 20): Xin Ngài hãy đến và giải thoát chúng con bằng cánh tay mạnh mẽ của Ngài (Xh 15:12-13).
III – 19 tháng 12
O RADIX Iesse, qui stas in signum populorum,
super quem continebunt reges os suum, quem gentes deprecabuntur:
veni ad liberandum nos, iam noli tardare.
Ôi Rễ Jessê, từng đứng làm dấu chỉ cho muôn dân (Is 11:10), vua chúa trái đất đều im lặng trước mặt Ngài (Is 52:15) và các dân nước khẩn cầu Ngài: xin Ngài hãy đến giải thoát chúng con, xin Ngài đừng chậm trễ (Hbc 2:3).
IV – 20 tháng 12
O CLAVIS David et sceptrum domus Israel,
qui aperis, et nemo claudit; claudis, et nemo aperit:
veni et educ vinctum de domo carceris, sedentem in tenebris et umbra mortis.
Ôi Chìa Khóa Đavít (Is 22:23), vương trượng nhà Israel (St 49:10), Đấng đã mở thì không ai khép được; Đấng đã khép thì không ai mở được: xin Ngài hãy đến, hãy giải thoát người đang bị giam giữ nơi tăm tối và trong bóng tử thần(Tv 107:10, 14).
V – 21 tháng 12
O ORIENS, splendor lucis aeternae et sol iustitiae:
veni et illumina sedentem in tenebris et umbra mortis.
Ôi Vừng Đông, sự huy hoàng của ánh sáng muôn thuở (Kn 7:26) và là mặt trời công lý (Mlk 3:20): xin Ngài hãy đến và rọi chiếu những ai đang nằm nơi tăm tối và trong bóng tử thần(Is 9:1; Lc 1:79).
VI – 22 tháng 12
O REX gentium et desideratus earum,
lapis angularis qui facis utraque unum:
veni et salva hominem quem de limo formasti.
Ôi Vua muôn dân (Grm 10:7) và là niềm khát khao (Hg 2:7), đá góc của họ (Is 28:16), Đấng kết hợp người Do Thái và dân ngoại thành một (Eph 2:14): Xin ngài hãy đến và cứu vớt con người Chúa đã tạo nên từ bụi đất (St 2:7).
VII – 23 tháng 12
O EMMANUEL, rex et legifer noster,
expectatio gentium et salvator earum:
veni ad salvandum nos, Dominus Deus noster.
Ôi Emmanuen(Is 7:14), Vua và đấng ban lề luật của chúng con (Is 33:22), niềm hy vọng và cứu rỗi của các dân tộc (St 49:10; Ga 4:42): Xin Ngài hãy đến cứu vớt chúng con, Ôi Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con (Is 37:20).
Nhân cách hoá Đức Khôn Ngoan
Nhân bình luận về điệp xướng đầu trong 7 điệp xướng trên, Cha Jacob Bertrand Janczyk, dòng Đa Minh, cho rằng việc nhân cách hóa Đức Khôn Ngoan đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc triển khai cái hiểu của chúng ta về Chúa Kitô.
Cha cho hay Đức Khôn Ngoan chắc chắn thuộc lãnh vực kiến thức hay kinh nghiệm trong việc phán đoán đúng. Nhưng trong Thánh Kinh, nó còn đóng một vai trò quan trọng hơn nữa. Suốt trong Cựu Ước, Đức Khôn Ngoan đã được nhân cách hóa, đóng một vai trò trong sáng thế (Kn 9:1-6), dạy dỗ lề luật (Br 4:1-4) và che chở cùng cứu vớt người chính trực (Kn 10:1-9).
Việc nhân cách hóa Đức Khôn Ngoan và ngữ vựng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khai triển cái hiểu của chúng ta về Chúa Kitô. Hãy đọc thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô 1:8-4:21, trong đó, Chúa chúng ta được hiểu là Đức Khôn Ngoan vốn được tiên báo từ lâu ấy. Thánh Phaolô viết “Chúa Kitô, quyền lực của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr. 1:24).
Chính Chúa Kitô là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, là chính Đức Khôn Ngoan, là Ngôi Lời (Ga 1:1), và cũng chính một Chúa Kitô này được tiên tri Isaia gọi là Đấng “Kế sách điệu kỳ, khôn ngoan tuyệt diệu!” (Is. 28:29) và là Đấng lãnh nhận thần trí khôn ngoan của Chúa (xem Is. 11:2).
Nhưng khi Lễ Giáng Sinh sắp đến, tại sao ta lại khẩn cầu Đức Khôn Ngoan, chứ không phải “Thiên Chúa Toàn Năng?” hay “Hoàng tử Hòa bình”? Thánh Lêô Cả trong bài giảng về ngày này năm 450 cho ta một ánh sáng:
“Chính bằng tình yêu Thiên Chúa đã tái định hình chúng ta giống hình ảnh Người. Để Người tìm thấy nơi ta hình ảnh lòng tốt của Người, Người ban cho ta chính các phương thế nhờ đó ta có thể thi hành các việc chúng ta đang làm – bằng cách thắp sáng ngọn đèn tâm trí ta và nung đốt ta bằng ngọn lửa tình yêu của Người, để chúng ta yêu thương không những Người mà cả bất cứ điều gì Người yêu mến nữa”.
Có câu phương châm vĩ đại này “Bạn không thể yêu mến điều bạn không biết”. Các tiên tri của Israel, Thánh Phaolô, Thánh Lêô, và điệp xướng “Ôi” hôm nay đều tiết lộ cho ta chân lý này. Chúng ta trung thành vang vọng lại lời lẽ của Isaia và khẩn cầu Chúa Kitô dưới danh hiệu “Đức Khôn Ngoan” vì Người quả là ánh sáng xua tan bóng tối tâm trí ta để ta nhận biết Người, yêu mến Người, và cuối cùng, được hài nhi quấn trong tã này cứu rỗi. Ôi Đức Khôn Ngoan, xin Ngài hãy đến và dạy chúng con đường khôn ngoan!
Vừng Đông đang tới
Marge Fenelon cũng suy tư về các điệp xướng trên. Theo bà, mỗi năm, từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 12, ta thấy có sự thay đổi nhỏ trong các bài đọc thánh lễ hàng ngày. Các Tin Mừng lấy từ các trình thuật tuổi thơ của Thánh Mátthêu và Thánh Luca, nhắc ta nhớ rằng Chúa Giêsu sắp sinh ra. Các bài đọc thứ nhất thường lấy từ Cựu Ước và được chọn tương ứng với bài Tin Mừng.
Thí dụ, ngáy 19 tháng 12 chẳng hạn, bài đọc một lấy từ chương 13 của Sách Thủ Lãnh. Trong đó, Manôác, vợ 1 người thuộc chi tộc Đan, vốn không con, được một thiên thần loan báo bà sẽ thụ thai và sinh một con trai. Quả tình sau đó bà đã hạ sinh một con trai và đặt tên cho con là Samsôn, người sau này trở thành một chiến binh lừng danh của Israel.
Trong Tin Mừng cùng ngày, ta được nghe câu chuyện Thiên thần hiện ra với Ông Dacaria, một tư tế thuộc chi tộc Giuđa và là anh em rể của Đức Maria thành Nadarét. Thiên thần tiên báo người vợ hiếm muộn của Dacaria là Êlidabét sẽ thụ thai và sinh một con trai. Người con trai ấy mang tên Gioan và trở thành tiên tri vĩ đại nhất, loan báo Đấng Mêxia sẽ đến.
Cả 8 ngày trước Lễ Giáng Sinh đều có việc liên kết giữa bài đọc một và bài Tin Mừng như thế. Chưa hết, trong 8 ngày này, còn có việc hát các điệp xướng “Ôi” trong các buổi đọc Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Các điệp xướng này dùng các hình ảnh đẹp đẽ cổ xưa của thời Cựu Ước.
Tất cả đều đáng yêu, nhưng theo Fenelong, điệp xướng đáng yêu nhất là “Ôi Vừng Đông”.
O ORIENS, splendor lucis aeternae et sol iustitiae:
veni et illumina sedentem in tenebris et umbra mortis.
Ôi Vừng Đông, sự huy hoàng của ánh sáng muôn thuở (Kn 7:26) và là mặt trời công lý (Mlk 3:20): xin Ngài hãy đến và rọi chiếu những ai đang nằm trong tối tăm và bóng tối sự chết (Is 9:1; Lc 1:79).
Vừng Đông là mong chờ một ngày mới, nó mang lại sự tốt lành của Thiên Chúa và rọi sáng thế giới. Một khi Vừng Đông đã ló rạng, không điều gì có thể còn ẩn khuất vì mặt trời xua tan bóng tối. Vừng đông rực rỡ phủ đầy trái đất thứ ánh sáng chói chang, làm cho cả điều bất khả trở thành khả hữu.
Dĩ nhiên, còn một khía cạnh nữa. Các điệp xướng “Ôi” là các ẩn dụ về Chúa Kito, mỗi điệp xướng ca tụng một phẩm tính đáng khâm phục của Người. Khi chúng ta lấy các hình ảnh kỳ diệu áp dụng vào Chúa Kitô, chúng ta có những vần thơ hy vọng và đầy yêu thương.
Vừng Đông Rực Rỡ xuất hiện để soi sáng đường chúng ta đi và đổ đầy linh hồn chúng ta bằng các ơn cứu rỗi. Mặt Trời chói lọi mang lại khích lệ cho người chính trực và lột mặt nạ con đường khuất nẻo của những kẻ sống trong bóng tối. Người kết án những ai chọn bóng tối sự chết và loan báo sự sống cho những ai tìm sự chói lọi của Người.
Người là, và luôn sẽ là, Vừng Đông Rực Rực Rỡ.
Và Người đến để giải thoát ta khỏi gọng kìm sự ác.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
22:39 17/12/2019
CÂY GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cây Giáng Sinh chính là
một dấu hiệu của 'ánh sáng huyền diệu'
của Chúa Giêsu.
(Trích lời Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cây Giáng Sinh chính là
một dấu hiệu của 'ánh sáng huyền diệu'
của Chúa Giêsu.
(Trích lời Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI)
VietCatholic TV
Phân tích sâu sắc của cha Raniero Cantalamessa về bài ca Magnificat của Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:33 17/12/2019
Lúc 9g sáng thứ Sáu 13 tháng 12, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã tham dự buổi tĩnh tâm Tuần thứ Hai Mùa Vọng. Vị giảng thuyết là cha Raniero Cantalamessa, thần học gia, và là giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.
Chủ đề của các bài thuyết giảng trong cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng là một câu từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.”
Trong phần thứ nhất, cha Raniero Cantalamessa giảng thuyết về bài ca Magnificat, khi Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Phần thứ hai bàn về bài ca Magnificat trong ý hướng truyền giáo và hoán cải.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “My Soul Proclaims the Greatness of the Lord” – “Linh hồn tôi ngợi khen sự cao cả của Thiên Chúa”. Dưới đây là bản dịch toàn văn phần I sang Việt Ngữ.
Trong bài suy niệm này, chúng ta cùng đi với Đức Maria đến một “thành miền núi” và vào nhà bà Êlisabét. Đức Maria nói một cách thân tình với từng người chúng ta qua bài vinh tụng ca của Mẹ, bài Magnificat. Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo cử hành Kim Khánh linh mục của người kế vị Thánh Phêrô và bài ca của Đức Maria là lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim một cách tự nhiên trong hoàn cảnh như thế này. Thiết tưởng, một bài suy niệm về bài ca này là một cách đơn sơ của chúng ta để kỷ niệm sự kiện đó.
Để hiểu được vị trí và ý nghĩa của bài thánh ca của Đức Maria, chúng ta cần nói ít điều về các bài ca vịnh nói chung. Trong các trình thuật Phúc Âm về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các ca vịnh - Benedictus, Magnificat, Nunc dimittis - được dùng để giải thích những gì xảy ra một cách siêu nhiên, nghĩa là, để tăng cường ý nghĩa của các sự kiện Truyền tin, Thăm viếng, và Giáng sinh, làm cho các biến cố này trở thành một hình thức tuyên xưng đức tin và ngợi khen [tán tụng Chúa]. Các bài ca ấy nhấn mạnh đến ý nghĩa tiềm tàng của các sự kiện cần phải được đưa ra ánh sáng.
Như thế, các ca vịnh là một phần không thể thiếu trong trình thuật lịch sử và không chỉ là các đọan xen kẽ hay các đoạn riêng biệt, bởi vì mọi sự kiện lịch sử được tạo thành từ hai yếu tố: sự kiện và ý nghĩa của sự kiện. Có lời chép rằng “Phụng vụ Kitô giáo bắt đầu bằng những ca vịnh về thời thơ ấu [của Chúa Giêsu]”. (H. Schürmann). Nói cách khác, những ca vịnh này chứa đựng phụng vụ Giáng sinh trong một giai đoạn phôi thai. Chúng là sự hoàn thành các yếu tố thiết yếu của phụng vụ, vốn là một cử hành hân hoan của đức tin trong biến cố cứu độ.
Theo các học giả Kinh Thánh, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết về các ca vịnh này: chẳng hạn như những ai là các tác giả thực sự, những nguồn gốc, và cấu trúc. May mắn thay, chúng ta có thể để lại tất cả những vấn đề này cho các nhà phê bình tiếp tục nghiên cứu chúng. Chúng ta không cần phải chờ đợi những điểm tối nghĩa này được giải quyết mà vẫn có thể được soi sáng bởi những ca vịnh này. Điều này không phải vì những vấn đề này không quan trọng, nhưng vì có một xác tín khiến cho tất cả những điều không chắc chắn ấy trở nên ít quan trọng hơn. Thánh Sử Luca đã chấp nhận những ca vịnh này trong Phúc Âm của ngài và Giáo Hội đã chấp nhận Phúc Âm của Thánh Luca trong Giáo Luật của mình. Những ca vịnh này là “Lời Chúa” được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần.
Bài Magnificat là bài ca của Đức Maria vì Chúa Thánh Thần đề cập đến Mẹ và điều này làm cho ca vịnh này là “của Mẹ” còn mạnh mẽ hơn cả yếu tố là liệu Mẹ có thực sự tự viết ra ca vịnh này hay không! Trên thực tế, chúng ta không thực sự quan tâm đến việc liệu Đức Maria có sáng tác ra bài Magnificat hay không nhưng là liệu Mẹ có sáng tác ca vịnh ấy theo cảm hứng của Chúa Thánh Thần hay không. Cho dù chúng ta có chắc chắn rằng Đức Maria đã sáng tác ra bài này đi nữa, chúng ta sẽ không quan tâm đến điều đó cho bằng sự kiện là Chúa Thánh Thần nói với chúng ta qua bài ca này.
Ca vịnh của Đức Maria là một cách mới để nhìn Thiên Chúa và thế giới. Trong phần đầu tiên bao gồm các câu từ 46 đến 50, theo sau những gì đã xảy ra nơi Mẹ, ánh mắt Đức Maria hướng về phía Thiên Chúa; trong phần thứ hai bao gồm những câu thơ còn lại, ánh mắt của Mẹ hướng về thế giới và lịch sử.
Một cái nhìn mới về Thiên Chúa
Động thái đầu tiên trong Magnificat là hướng về Thiên Chúa; Thiên Chúa có tính ưu việt tuyệt đối so với mọi thứ khác. Đức Maria không chậm trễ trong việc đáp lại lời chào của bà Êlisabét, Mẹ cũng không tham gia vào cuộc thảo luận với con người, nhưng với Thiên Chúa. Mẹ hồi tưởng lại bản thân và đắm mình trong Thiên Chúa vô hạn. Một kinh nghiệm khôn sánh về Thiên Chúa đã được “chỉnh sửa” trong Magnificat cho mọi thời đại. Đó là ví dụ tuyệt vời nhất của cái gọi là ngôn ngữ siêu nhiên. Người ta thấy rằng khi một thực tại thiêng liêng được mạc khải cho một linh hồn, nó thường tạo ra hai tình cảm trái ngược nhau: sợ hãi và yêu mến, ngỡ ngàng và cuốn hút. Thiên Chúa mạc khải chính Ngài như một mầu nhiệm “uy nghi và hấp dẫn”, “uy nghi vì sự vĩ đại của Ngài”, “hấp dẫn vì lòng nhân hậu của Ngài”. Khi ánh sáng của Thiên Chúa lần đầu tiên chiếu vào ngài, Thánh Augustinô thú nhận: “Tôi run rẩy vì tình yêu và nỗi sợ” và thậm chí cả những tiếp xúc sau đó với Chúa cũng khiến ngài “vừa run rẩy vừa rực cháy”. [1]
Chúng ta tìm thấy một cái gì đó tương tự nơi bài ca của Đức Maria, được thể hiện bằng Kinh thánh, thông qua các tước hiệu được sử dụng. Thiên Chúa được gọi là Adonai [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đức Chúa – chú thích của người dịch] (có ý nghĩa hơn nhiều so với thuật ngữ “Lord” chúng ta dùng để dịch), hay “Đức Chúa”, hay Đấng Toàn Năng, và trên hết là Qadosh [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đấng Chí Tôn Chí Thánh – chú thích của người dịch], danh Người thật chí thánh chí tôn! Tuy nhiên, cùng lúc đó, Thiên Chúa thật linh thiêng và toàn năng được mọi người tin tưởng, được xem như là “Đấng Cứu Độ tôi”, là một Đấng nhân hậu và đáng yêu, một Thiên Chúa “của riêng ta”, một Thiên Chúa đối với mọi loài thụ tạo của Ngài. Trên hết, chính sự nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa đã làm sáng tỏ lòng nhân từ và sự gần gũi của Người với loài người chúng ta. Lòng thương xót của Chúa từ đời này đến đời khác: những từ này cho thấy ý tưởng về lòng thương xót của Chúa như một dòng sông hùng vĩ chảy suốt lịch sử loài người.
Kiến thức về Thiên Chúa gợi lên, như một phản ứng và một sự tương phản, một nhận thức và kiến thức vừa mới mẻ vừa chân thực về chính mình và bản ngã của riêng mình. Bản ngã chỉ được nhận ra trước Coram Deo, nghĩa là trước Nhan Thánh Chúa. Đây là những gì xảy ra trong Magnificat. Đức Maria cảm thấy được Chúa “nhìn đến”; Mẹ bước vào cái nhìn đó và thấy mình như Chúa thấy Mẹ. Và Mẹ nhìn thấy mình thế nào trong ánh sáng thánh thiêng này? Thưa, như là người nữ tì “hèn mọn” (ở đây, “sự khiêm nhường” có nghĩa là sự nhỏ bé và thấp hèn thật sự chứ không phải là nhân đức khiêm nhường!). Mẹ thấy mình là “một nữ tì” của Chúa. Mẹ thấy mình chẳng là gì để Chúa đoái thương nhìn đến. Đức Maria không cho rằng sự lựa chọn của Chúa là vì đức tính khiêm nhường của mình, nhưng vì ân sủng của Chúa. Nghĩ khác đi sẽ có nghĩa là tiêu diệt sự khiêm nhường của Đức Maria. Đức tính này có một cái gì đó rất đặc biệt: ta có đức tính này khi nghĩ rằng mình không có, và ta không có đức tính này khi nghĩ rằng mình có nó.
Từ nhận thức này về Thiên Chúa, về chính Mẹ và về chân lý, bùng lên niềm vui và niềm hân hoan: thần trí tôi hớn hở vui mừng... niềm vui của sự thật bùng nổ, niềm vui trước kỳ công Chúa, một niềm vui của lời tán tụng thuần khiết và nhưng không. Đức Maria tán dương Thiên Chúa vì chính Ngài, cho dù Mẹ ca ngợi Chúa vì những gì Ngài đã làm nơi Mẹ; Mẹ tán dương Thiên Chúa vì kinh nghiệm cá nhân của riêng mình, như tất cả những người thờ phượng nổi bật được nhắc đến trong Kinh thánh. Niềm hân hoan của Đức Maria là một sự hân hoan cánh chung cho hành động có tính quyết định của Thiên Chúa và đó là sự hân hoan của tạo vật vì được Đấng Tạo Hóa của mình yêu thương, đó là niềm vui được phục vụ Đấng Thánh, tình yêu, vẻ đẹp, sự vĩnh cửu. Đó là sự viên mãn của niềm vui.
Thánh Bônaventura, người đã trực tiếp trải nghiệm những tác động biến đổi đối với một linh hồn được Thiên Chúa viếng thăm, đã mô tả sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần trước Đức Maria tại thời điểm Truyền tin như một ngọn lửa bao trùm toàn bộ Đức Mẹ:
Ngài viết: “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Mẹ như một ngọn lửa thần thánh thổi vào tâm trí Mẹ và thánh hóa thân xác Mẹ, ban cho Mẹ một sự thuần khiết hoàn hảo nhất.... Ồ, giá mà bạn có thể cảm nhận được ở một mức độ nào đó ngọn lửa từ trời rơi xuống uy nghi và tuyệt vời như thế nào, cũng như sự tươi mát mà lửa ấy mang lại. Giá mà bạn có thể nghe thấy bài thánh ca tưng bừng của Đức Trinh Nữ.” [2]
Ngay cả những nhà khoa học nghiêm khắc và chính xác nhất cũng nhận thức được rằng chúng ta đang đối diện với những từ không thể hiểu được thông qua các phương thức phân tích triết học thông thường, và thừa nhận rằng: “Bất cứ ai đọc những dòng này đều được mời gọi để chia sẻ trong hân hoan; chỉ có cộng đồng cử hành của những người tin vào Chúa Kitô và những ai trung tín với Người mới có thể hiểu được những văn bản này.” Nó được nói “trong Thần Khí” và không thể hiểu được nếu không ở trong Thần Khí.
Một cái nhìn mới về thế giới
Như tôi đã nói, Magnificat được tạo thành từ hai phần. Những gì thay đổi giữa phần thứ nhất và phần thứ hai không phải là ngôn ngữ được sử dụng, cũng chẳng phải là âm điệu. Từ quan điểm đó, bài ca này là một dòng chảy không bị gián đoạn, không có sự phá vỡ; các động từ tiếp tục ở thì quá khứ tường thuật lại những gì Chúa đã làm hay đúng hơn là những gì Ngài “đã bắt đầu làm”. Chỉ có bối cảnh hành động Thiên Chúa đã thay đổi; từ những gì Ngài đã thực hiện “nơi Mẹ”, chúng ta chuyển sang những gì Ngài đã làm cho thế giới và cho lịch sử. Nói cách khác, phần tiếp theo đề cập đến những tác động từ việc Chúa quyết định tỏ mình ra và điều đó ảnh hưởng thế nào đối với nhân loại và lịch sử.
Ở đây, chúng ta có một đặc điểm thứ hai của sự khôn ngoan được đề cập đến trong Kinh Thánh, trong đó kết hợp sự tỉnh táo trong cách nhìn thế giới với sự say sưa do sự tiếp xúc với Thiên Chúa mang đến, và cân bằng sự hân hoan và phó thác cho Thiên Chúa với chủ nghĩa hiện thực phê phán đối với lịch sử và con người. Trong phần thứ hai của Magnificat, sau khi vui mừng trong Chúa, Đức Maria hướng ánh mắt sâu sắc của mình vào những gì đang xảy ra trên thế giới.
Sử dụng một loạt các động từ mạnh mẽ ở thời bất định, từ câu 51 trở đi, Đức Maria mô tả một sự kéo xuống và đảo ngược triệt để các vị trí của con người: kẻ bị hạ bệ, người được nâng lên; người được ban của đầy dư, kẻ bị đuổi về tay trắng. Một bước ngoặt bất ngờ và không thể đảo ngược mọi thứ bởi vì đó là công việc của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ thay đổi hoặc phản lại lời nói của chính mình như con người. Trong sự thay đổi này, hai nhóm khác nhau xuất hiện; một bên là những kẻ giàu có kiêu hãnh, và bên kia là những người đói khát khiêm nhường. Điều quan trọng là phải hiểu sự đảo ngược này và nó bắt đầu từ đâu nếu chúng ta muốn tránh những hiểu lầm về toàn bộ bài thánh ca này và cùng với nó là các mối phúc thật có thể được dự đoán ở đây trong gần như cùng những từ ngữ tương tự.
Chúng ta hãy nhìn vào lịch sử: những gì thực sự đã xảy ra khi biến cố được Đức Maria nêu lên trong bài ca bắt đầu được thực hiện? Phải chăng sẽ có một cuộc cách mạng xã hội bên ngoài qua đó người giàu đột nhiên bị bần cùng hóa và người nghèo đói được nhận lãnh đầy những điều tốt đẹp? Phải chăng sẽ có một sự phân phối công bằng hơn giữa các tầng lớp xã hội? Không. Không phải đâu. Phải chăng kẻ quyền thế thực sự bị kéo xuống khỏi ngai vàng và người khiêm nhường được nâng lên? Không. Hêrôđê tiếp tục được gọi là “Đức Vua” trong khi vì chính ông ta mà Đức Maria và Thánh Giuse phải chạy trốn sang Ai Cập.
Nếu những gì được mong đợi chỉ là một sự thay đổi xã hội ở bề ngoài, thì lịch sử đã dạy chúng ta rằng điều đó không đúng. Vậy thì, sự đảo ngược này đã diễn ra ở đâu (vì nó đã diễn ra)? Thưa, nó đã diễn ra trong đức tin! Vương quốc của Thiên Chúa đã thể hiện ra mang lại một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng triệt để. Như thể có thứ gì đó đột nhiên được phát hiện gây ra sự đảo lộn giá trị bất ngờ. Người giàu giống như những người đã tích lũy được khối tài sản lớn nhưng khi thức dậy vào một buổi sáng, họ thấy mình nghèo khổ vì sự mất giá đến một trăm phần trăm đã diễn ra chỉ sau một đêm. Trái lại, người nghèo và người đói khát được hưởng lợi vì họ sẵn sàng chấp nhận tình huống mới này và không sợ sự thay đổi mà nó sẽ mang lại: trái tim của họ đã sẵn sàng.
Như tôi đã đề cập, sự đảo ngược được Đức Maria đề cập đến trong bài hát của Mẹ tương tự như những gì Chúa Giêsu công bố trong Các Mối Phúc Thật và trong dụ ngôn về người đàn ông giàu có. Đức Maria nói về sự giàu có và nghèo khó bắt đầu từ Thiên Chúa; một lần nữa Mẹ nói Coram Deo, trước Nhan Thánh Chúa; Thiên Chúa, chứ không phải con người, là thước đo của Mẹ. Mẹ thiết lập nguyên tắc cánh chung có tính chung cuộc. Do đó, khi nói rằng chúng ta đang đối diện với một sự đảo ngược “trong đức tin”, thì điều đó không có nghĩa là nó không thực tế và triệt để, hoặc không nghiêm chỉnh; nó nhiều hơn như thế rất nhiều. Đây không phải là một mô hình được tạo ra bởi những con sóng trên cát mà con sóng tiếp theo sẽ cuốn trôi đi. Đó là một sự giàu có vĩnh cửu và một sự nghèo đói cũng vĩnh cửu như thế.
[1] x. Thánh Augustinô, Tự Thú, VII, 16; XI, 9.
[2] Thánh Bonaventura, Lignum vitae - Rừng cùa cuộc sống, I, 3.
Source:RANIERO CANTALAMESSAMy Soul Proclaims the Greatness of the Lord
Chủ đề của các bài thuyết giảng trong cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng là một câu từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.”
Trong phần thứ nhất, cha Raniero Cantalamessa giảng thuyết về bài ca Magnificat, khi Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Phần thứ hai bàn về bài ca Magnificat trong ý hướng truyền giáo và hoán cải.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “My Soul Proclaims the Greatness of the Lord” – “Linh hồn tôi ngợi khen sự cao cả của Thiên Chúa”. Dưới đây là bản dịch toàn văn phần I sang Việt Ngữ.
Trong bài suy niệm này, chúng ta cùng đi với Đức Maria đến một “thành miền núi” và vào nhà bà Êlisabét. Đức Maria nói một cách thân tình với từng người chúng ta qua bài vinh tụng ca của Mẹ, bài Magnificat. Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo cử hành Kim Khánh linh mục của người kế vị Thánh Phêrô và bài ca của Đức Maria là lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim một cách tự nhiên trong hoàn cảnh như thế này. Thiết tưởng, một bài suy niệm về bài ca này là một cách đơn sơ của chúng ta để kỷ niệm sự kiện đó.
Để hiểu được vị trí và ý nghĩa của bài thánh ca của Đức Maria, chúng ta cần nói ít điều về các bài ca vịnh nói chung. Trong các trình thuật Phúc Âm về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các ca vịnh - Benedictus, Magnificat, Nunc dimittis - được dùng để giải thích những gì xảy ra một cách siêu nhiên, nghĩa là, để tăng cường ý nghĩa của các sự kiện Truyền tin, Thăm viếng, và Giáng sinh, làm cho các biến cố này trở thành một hình thức tuyên xưng đức tin và ngợi khen [tán tụng Chúa]. Các bài ca ấy nhấn mạnh đến ý nghĩa tiềm tàng của các sự kiện cần phải được đưa ra ánh sáng.
Như thế, các ca vịnh là một phần không thể thiếu trong trình thuật lịch sử và không chỉ là các đọan xen kẽ hay các đoạn riêng biệt, bởi vì mọi sự kiện lịch sử được tạo thành từ hai yếu tố: sự kiện và ý nghĩa của sự kiện. Có lời chép rằng “Phụng vụ Kitô giáo bắt đầu bằng những ca vịnh về thời thơ ấu [của Chúa Giêsu]”. (H. Schürmann). Nói cách khác, những ca vịnh này chứa đựng phụng vụ Giáng sinh trong một giai đoạn phôi thai. Chúng là sự hoàn thành các yếu tố thiết yếu của phụng vụ, vốn là một cử hành hân hoan của đức tin trong biến cố cứu độ.
Theo các học giả Kinh Thánh, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết về các ca vịnh này: chẳng hạn như những ai là các tác giả thực sự, những nguồn gốc, và cấu trúc. May mắn thay, chúng ta có thể để lại tất cả những vấn đề này cho các nhà phê bình tiếp tục nghiên cứu chúng. Chúng ta không cần phải chờ đợi những điểm tối nghĩa này được giải quyết mà vẫn có thể được soi sáng bởi những ca vịnh này. Điều này không phải vì những vấn đề này không quan trọng, nhưng vì có một xác tín khiến cho tất cả những điều không chắc chắn ấy trở nên ít quan trọng hơn. Thánh Sử Luca đã chấp nhận những ca vịnh này trong Phúc Âm của ngài và Giáo Hội đã chấp nhận Phúc Âm của Thánh Luca trong Giáo Luật của mình. Những ca vịnh này là “Lời Chúa” được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần.
Bài Magnificat là bài ca của Đức Maria vì Chúa Thánh Thần đề cập đến Mẹ và điều này làm cho ca vịnh này là “của Mẹ” còn mạnh mẽ hơn cả yếu tố là liệu Mẹ có thực sự tự viết ra ca vịnh này hay không! Trên thực tế, chúng ta không thực sự quan tâm đến việc liệu Đức Maria có sáng tác ra bài Magnificat hay không nhưng là liệu Mẹ có sáng tác ca vịnh ấy theo cảm hứng của Chúa Thánh Thần hay không. Cho dù chúng ta có chắc chắn rằng Đức Maria đã sáng tác ra bài này đi nữa, chúng ta sẽ không quan tâm đến điều đó cho bằng sự kiện là Chúa Thánh Thần nói với chúng ta qua bài ca này.
Ca vịnh của Đức Maria là một cách mới để nhìn Thiên Chúa và thế giới. Trong phần đầu tiên bao gồm các câu từ 46 đến 50, theo sau những gì đã xảy ra nơi Mẹ, ánh mắt Đức Maria hướng về phía Thiên Chúa; trong phần thứ hai bao gồm những câu thơ còn lại, ánh mắt của Mẹ hướng về thế giới và lịch sử.
Một cái nhìn mới về Thiên Chúa
Động thái đầu tiên trong Magnificat là hướng về Thiên Chúa; Thiên Chúa có tính ưu việt tuyệt đối so với mọi thứ khác. Đức Maria không chậm trễ trong việc đáp lại lời chào của bà Êlisabét, Mẹ cũng không tham gia vào cuộc thảo luận với con người, nhưng với Thiên Chúa. Mẹ hồi tưởng lại bản thân và đắm mình trong Thiên Chúa vô hạn. Một kinh nghiệm khôn sánh về Thiên Chúa đã được “chỉnh sửa” trong Magnificat cho mọi thời đại. Đó là ví dụ tuyệt vời nhất của cái gọi là ngôn ngữ siêu nhiên. Người ta thấy rằng khi một thực tại thiêng liêng được mạc khải cho một linh hồn, nó thường tạo ra hai tình cảm trái ngược nhau: sợ hãi và yêu mến, ngỡ ngàng và cuốn hút. Thiên Chúa mạc khải chính Ngài như một mầu nhiệm “uy nghi và hấp dẫn”, “uy nghi vì sự vĩ đại của Ngài”, “hấp dẫn vì lòng nhân hậu của Ngài”. Khi ánh sáng của Thiên Chúa lần đầu tiên chiếu vào ngài, Thánh Augustinô thú nhận: “Tôi run rẩy vì tình yêu và nỗi sợ” và thậm chí cả những tiếp xúc sau đó với Chúa cũng khiến ngài “vừa run rẩy vừa rực cháy”. [1]
Chúng ta tìm thấy một cái gì đó tương tự nơi bài ca của Đức Maria, được thể hiện bằng Kinh thánh, thông qua các tước hiệu được sử dụng. Thiên Chúa được gọi là Adonai [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đức Chúa – chú thích của người dịch] (có ý nghĩa hơn nhiều so với thuật ngữ “Lord” chúng ta dùng để dịch), hay “Đức Chúa”, hay Đấng Toàn Năng, và trên hết là Qadosh [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đấng Chí Tôn Chí Thánh – chú thích của người dịch], danh Người thật chí thánh chí tôn! Tuy nhiên, cùng lúc đó, Thiên Chúa thật linh thiêng và toàn năng được mọi người tin tưởng, được xem như là “Đấng Cứu Độ tôi”, là một Đấng nhân hậu và đáng yêu, một Thiên Chúa “của riêng ta”, một Thiên Chúa đối với mọi loài thụ tạo của Ngài. Trên hết, chính sự nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa đã làm sáng tỏ lòng nhân từ và sự gần gũi của Người với loài người chúng ta. Lòng thương xót của Chúa từ đời này đến đời khác: những từ này cho thấy ý tưởng về lòng thương xót của Chúa như một dòng sông hùng vĩ chảy suốt lịch sử loài người.
Kiến thức về Thiên Chúa gợi lên, như một phản ứng và một sự tương phản, một nhận thức và kiến thức vừa mới mẻ vừa chân thực về chính mình và bản ngã của riêng mình. Bản ngã chỉ được nhận ra trước Coram Deo, nghĩa là trước Nhan Thánh Chúa. Đây là những gì xảy ra trong Magnificat. Đức Maria cảm thấy được Chúa “nhìn đến”; Mẹ bước vào cái nhìn đó và thấy mình như Chúa thấy Mẹ. Và Mẹ nhìn thấy mình thế nào trong ánh sáng thánh thiêng này? Thưa, như là người nữ tì “hèn mọn” (ở đây, “sự khiêm nhường” có nghĩa là sự nhỏ bé và thấp hèn thật sự chứ không phải là nhân đức khiêm nhường!). Mẹ thấy mình là “một nữ tì” của Chúa. Mẹ thấy mình chẳng là gì để Chúa đoái thương nhìn đến. Đức Maria không cho rằng sự lựa chọn của Chúa là vì đức tính khiêm nhường của mình, nhưng vì ân sủng của Chúa. Nghĩ khác đi sẽ có nghĩa là tiêu diệt sự khiêm nhường của Đức Maria. Đức tính này có một cái gì đó rất đặc biệt: ta có đức tính này khi nghĩ rằng mình không có, và ta không có đức tính này khi nghĩ rằng mình có nó.
Từ nhận thức này về Thiên Chúa, về chính Mẹ và về chân lý, bùng lên niềm vui và niềm hân hoan: thần trí tôi hớn hở vui mừng... niềm vui của sự thật bùng nổ, niềm vui trước kỳ công Chúa, một niềm vui của lời tán tụng thuần khiết và nhưng không. Đức Maria tán dương Thiên Chúa vì chính Ngài, cho dù Mẹ ca ngợi Chúa vì những gì Ngài đã làm nơi Mẹ; Mẹ tán dương Thiên Chúa vì kinh nghiệm cá nhân của riêng mình, như tất cả những người thờ phượng nổi bật được nhắc đến trong Kinh thánh. Niềm hân hoan của Đức Maria là một sự hân hoan cánh chung cho hành động có tính quyết định của Thiên Chúa và đó là sự hân hoan của tạo vật vì được Đấng Tạo Hóa của mình yêu thương, đó là niềm vui được phục vụ Đấng Thánh, tình yêu, vẻ đẹp, sự vĩnh cửu. Đó là sự viên mãn của niềm vui.
Thánh Bônaventura, người đã trực tiếp trải nghiệm những tác động biến đổi đối với một linh hồn được Thiên Chúa viếng thăm, đã mô tả sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần trước Đức Maria tại thời điểm Truyền tin như một ngọn lửa bao trùm toàn bộ Đức Mẹ:
Ngài viết: “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Mẹ như một ngọn lửa thần thánh thổi vào tâm trí Mẹ và thánh hóa thân xác Mẹ, ban cho Mẹ một sự thuần khiết hoàn hảo nhất.... Ồ, giá mà bạn có thể cảm nhận được ở một mức độ nào đó ngọn lửa từ trời rơi xuống uy nghi và tuyệt vời như thế nào, cũng như sự tươi mát mà lửa ấy mang lại. Giá mà bạn có thể nghe thấy bài thánh ca tưng bừng của Đức Trinh Nữ.” [2]
Ngay cả những nhà khoa học nghiêm khắc và chính xác nhất cũng nhận thức được rằng chúng ta đang đối diện với những từ không thể hiểu được thông qua các phương thức phân tích triết học thông thường, và thừa nhận rằng: “Bất cứ ai đọc những dòng này đều được mời gọi để chia sẻ trong hân hoan; chỉ có cộng đồng cử hành của những người tin vào Chúa Kitô và những ai trung tín với Người mới có thể hiểu được những văn bản này.” Nó được nói “trong Thần Khí” và không thể hiểu được nếu không ở trong Thần Khí.
Một cái nhìn mới về thế giới
Như tôi đã nói, Magnificat được tạo thành từ hai phần. Những gì thay đổi giữa phần thứ nhất và phần thứ hai không phải là ngôn ngữ được sử dụng, cũng chẳng phải là âm điệu. Từ quan điểm đó, bài ca này là một dòng chảy không bị gián đoạn, không có sự phá vỡ; các động từ tiếp tục ở thì quá khứ tường thuật lại những gì Chúa đã làm hay đúng hơn là những gì Ngài “đã bắt đầu làm”. Chỉ có bối cảnh hành động Thiên Chúa đã thay đổi; từ những gì Ngài đã thực hiện “nơi Mẹ”, chúng ta chuyển sang những gì Ngài đã làm cho thế giới và cho lịch sử. Nói cách khác, phần tiếp theo đề cập đến những tác động từ việc Chúa quyết định tỏ mình ra và điều đó ảnh hưởng thế nào đối với nhân loại và lịch sử.
Ở đây, chúng ta có một đặc điểm thứ hai của sự khôn ngoan được đề cập đến trong Kinh Thánh, trong đó kết hợp sự tỉnh táo trong cách nhìn thế giới với sự say sưa do sự tiếp xúc với Thiên Chúa mang đến, và cân bằng sự hân hoan và phó thác cho Thiên Chúa với chủ nghĩa hiện thực phê phán đối với lịch sử và con người. Trong phần thứ hai của Magnificat, sau khi vui mừng trong Chúa, Đức Maria hướng ánh mắt sâu sắc của mình vào những gì đang xảy ra trên thế giới.
Sử dụng một loạt các động từ mạnh mẽ ở thời bất định, từ câu 51 trở đi, Đức Maria mô tả một sự kéo xuống và đảo ngược triệt để các vị trí của con người: kẻ bị hạ bệ, người được nâng lên; người được ban của đầy dư, kẻ bị đuổi về tay trắng. Một bước ngoặt bất ngờ và không thể đảo ngược mọi thứ bởi vì đó là công việc của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ thay đổi hoặc phản lại lời nói của chính mình như con người. Trong sự thay đổi này, hai nhóm khác nhau xuất hiện; một bên là những kẻ giàu có kiêu hãnh, và bên kia là những người đói khát khiêm nhường. Điều quan trọng là phải hiểu sự đảo ngược này và nó bắt đầu từ đâu nếu chúng ta muốn tránh những hiểu lầm về toàn bộ bài thánh ca này và cùng với nó là các mối phúc thật có thể được dự đoán ở đây trong gần như cùng những từ ngữ tương tự.
Chúng ta hãy nhìn vào lịch sử: những gì thực sự đã xảy ra khi biến cố được Đức Maria nêu lên trong bài ca bắt đầu được thực hiện? Phải chăng sẽ có một cuộc cách mạng xã hội bên ngoài qua đó người giàu đột nhiên bị bần cùng hóa và người nghèo đói được nhận lãnh đầy những điều tốt đẹp? Phải chăng sẽ có một sự phân phối công bằng hơn giữa các tầng lớp xã hội? Không. Không phải đâu. Phải chăng kẻ quyền thế thực sự bị kéo xuống khỏi ngai vàng và người khiêm nhường được nâng lên? Không. Hêrôđê tiếp tục được gọi là “Đức Vua” trong khi vì chính ông ta mà Đức Maria và Thánh Giuse phải chạy trốn sang Ai Cập.
Nếu những gì được mong đợi chỉ là một sự thay đổi xã hội ở bề ngoài, thì lịch sử đã dạy chúng ta rằng điều đó không đúng. Vậy thì, sự đảo ngược này đã diễn ra ở đâu (vì nó đã diễn ra)? Thưa, nó đã diễn ra trong đức tin! Vương quốc của Thiên Chúa đã thể hiện ra mang lại một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng triệt để. Như thể có thứ gì đó đột nhiên được phát hiện gây ra sự đảo lộn giá trị bất ngờ. Người giàu giống như những người đã tích lũy được khối tài sản lớn nhưng khi thức dậy vào một buổi sáng, họ thấy mình nghèo khổ vì sự mất giá đến một trăm phần trăm đã diễn ra chỉ sau một đêm. Trái lại, người nghèo và người đói khát được hưởng lợi vì họ sẵn sàng chấp nhận tình huống mới này và không sợ sự thay đổi mà nó sẽ mang lại: trái tim của họ đã sẵn sàng.
Như tôi đã đề cập, sự đảo ngược được Đức Maria đề cập đến trong bài hát của Mẹ tương tự như những gì Chúa Giêsu công bố trong Các Mối Phúc Thật và trong dụ ngôn về người đàn ông giàu có. Đức Maria nói về sự giàu có và nghèo khó bắt đầu từ Thiên Chúa; một lần nữa Mẹ nói Coram Deo, trước Nhan Thánh Chúa; Thiên Chúa, chứ không phải con người, là thước đo của Mẹ. Mẹ thiết lập nguyên tắc cánh chung có tính chung cuộc. Do đó, khi nói rằng chúng ta đang đối diện với một sự đảo ngược “trong đức tin”, thì điều đó không có nghĩa là nó không thực tế và triệt để, hoặc không nghiêm chỉnh; nó nhiều hơn như thế rất nhiều. Đây không phải là một mô hình được tạo ra bởi những con sóng trên cát mà con sóng tiếp theo sẽ cuốn trôi đi. Đó là một sự giàu có vĩnh cửu và một sự nghèo đói cũng vĩnh cửu như thế.
[1] x. Thánh Augustinô, Tự Thú, VII, 16; XI, 9.
[2] Thánh Bonaventura, Lignum vitae - Rừng cùa cuộc sống, I, 3.
Source:RANIERO CANTALAMESSA