Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 19/12/2008
VÔ VI
Có một nhà giàu có quản lý một xí nghiệp hỏi đại sư: “Ngài sẽ làm gì để phát triển môn phái ?”
- “Vô vi.” Đại sư trả lời.
Nhà quản lý xí nghiệp khinh mạn cười nói: “Như thế không phải là lười biếng sao ?”
- “Tuyệt đối không phải như thế, đối với một người tích cực thì tội lỗi lớn nhất chính là lười biếng.”
Sau đó đại sư nói với các đệ tử: “Nếu con người ta có thể vô vi, thì tất cả mọi việc đều có thể vì đó mà thành tựu, cần bỏ ra bao nhiêu tâm trí mới có thể đạt tới biên giới của vô vi, các con có thể thử xem sao ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Vô vi nghĩa là “để mặc theo tự nhiên” (1), mà con người ta vì có trí khôn để phán đoán, để suy nghĩ, để cân nhắc, nên khó mà để cho “dòng đời trôi theo lẽ tự nhiên” được. Bởi vì nếu để cho cuộc sống cứ trôi theo lẽ tự nhiên, thì con người có trí khôn sẽ chịu không nổi chuyện thất bại hay thành công, hạnh phúc hay đau khổ.v.v...
Lẽ tự nhiên của người Ki-tô hữu chính là làm theo ý Chúa, hoặc là “để ý Chúa được thể hiện”, như:
- Đức Mẹ Maria đã để ý Chúa được thực hiện khi đáp lời đề nghị của Thiên Chúa mang thai Đấng cứu thế, qua lời của thiên sứ Gabriel.
- Đức Mẹ Maria thấy thánh Giu-se đau khổ khi mình mang thai Chúa Giê-su mà không một lời giải thích, Mẹ đã để cho Chúa “làm việc” với thánh Giu-se, giải thích cho ngài hiểu việc mang thai của Mẹ.
- Thánh An-phong-sô đã không giải thích biện hộ khi bị chính các con cái mình đuổi ra khỏi nhà dòng, ngài để cho Chúa “làm việc” với các con cái của ngài...
Người Ki-tô hữu có đức tin thì trong hoàn cảnh nào cũng đều chấp nhận thánh ý của Chúa, hoặc để cho ý Chúa được thực hiện trong cuộc đời của mình, dù là vui hay buồn, nghịch cảnh hay thuận lợi, bởi vì vô vi của họ (Ki-tô hữu) chính là đem trí khôn, suy xét, tư tưởng của mình đặt vào trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Muốn được “vô vi” thì người Ki-tô hữu phải từ bỏ chính mình, tức là từ bỏ cái tôi của mình để ý Thiên Chúa được thực hiện.
Muốn bỏ cái tôi thì không phải dễ dàng một sớm một chiều, nhưng phải có một lời gian rất lâu cầu nguyện cùng với sự trợ giúp của Chúa.
------------------------
(1) Sách đại từ điển tiếng Việt trang 1828, mục từ “vô vi”.
N2T |
Có một nhà giàu có quản lý một xí nghiệp hỏi đại sư: “Ngài sẽ làm gì để phát triển môn phái ?”
- “Vô vi.” Đại sư trả lời.
Nhà quản lý xí nghiệp khinh mạn cười nói: “Như thế không phải là lười biếng sao ?”
- “Tuyệt đối không phải như thế, đối với một người tích cực thì tội lỗi lớn nhất chính là lười biếng.”
Sau đó đại sư nói với các đệ tử: “Nếu con người ta có thể vô vi, thì tất cả mọi việc đều có thể vì đó mà thành tựu, cần bỏ ra bao nhiêu tâm trí mới có thể đạt tới biên giới của vô vi, các con có thể thử xem sao ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Vô vi nghĩa là “để mặc theo tự nhiên” (1), mà con người ta vì có trí khôn để phán đoán, để suy nghĩ, để cân nhắc, nên khó mà để cho “dòng đời trôi theo lẽ tự nhiên” được. Bởi vì nếu để cho cuộc sống cứ trôi theo lẽ tự nhiên, thì con người có trí khôn sẽ chịu không nổi chuyện thất bại hay thành công, hạnh phúc hay đau khổ.v.v...
Lẽ tự nhiên của người Ki-tô hữu chính là làm theo ý Chúa, hoặc là “để ý Chúa được thể hiện”, như:
- Đức Mẹ Maria đã để ý Chúa được thực hiện khi đáp lời đề nghị của Thiên Chúa mang thai Đấng cứu thế, qua lời của thiên sứ Gabriel.
- Đức Mẹ Maria thấy thánh Giu-se đau khổ khi mình mang thai Chúa Giê-su mà không một lời giải thích, Mẹ đã để cho Chúa “làm việc” với thánh Giu-se, giải thích cho ngài hiểu việc mang thai của Mẹ.
- Thánh An-phong-sô đã không giải thích biện hộ khi bị chính các con cái mình đuổi ra khỏi nhà dòng, ngài để cho Chúa “làm việc” với các con cái của ngài...
Người Ki-tô hữu có đức tin thì trong hoàn cảnh nào cũng đều chấp nhận thánh ý của Chúa, hoặc để cho ý Chúa được thực hiện trong cuộc đời của mình, dù là vui hay buồn, nghịch cảnh hay thuận lợi, bởi vì vô vi của họ (Ki-tô hữu) chính là đem trí khôn, suy xét, tư tưởng của mình đặt vào trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Muốn được “vô vi” thì người Ki-tô hữu phải từ bỏ chính mình, tức là từ bỏ cái tôi của mình để ý Thiên Chúa được thực hiện.
Muốn bỏ cái tôi thì không phải dễ dàng một sớm một chiều, nhưng phải có một lời gian rất lâu cầu nguyện cùng với sự trợ giúp của Chúa.
------------------------
(1) Sách đại từ điển tiếng Việt trang 1828, mục từ “vô vi”.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:17 19/12/2008
N2T |
40. “Thật yêu người” là trung tâm của tinh thần tu đức. “Toàn hy sinh” là điều kiện. “Luôn vui vẻ” là hiệu quả.
(Cha Vincent Lebbe)Tình Chúa muôn ngàn đời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:27 19/12/2008
TÌNH CHÚA MUÔN NGÀN ĐỜI
(Chúa Nhật IV Mùa Vọng B)
“Con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời. Qua bao nhiêu thời tình Chúa chẳng vơi…”. Bước vào tuần cuối của mùa Vọng, Hội thánh dẫn đoàn tín hữu dần đến đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa, mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nay được biểu lộ ( x. Rm 16,25-26 ): Ta sẽ yêu thương con người đến muôn đời và lòng thành tín của Ta được thiết lập trên cõi trời cao.
Sự thành tín là một đặc tính tất yếu của tình yêu đích thực: Trong bất cứ kiểu loại tình yêu nào dù là tình phu thê, tình mẫu tử, phụ tử, tình huynh đệ, tình quê hương, tình đồng chí, đồng bào…tất thảy đều đòi hỏi sự tín thành, thuỷ chung. Tình yêu có thể xuất hiện dưới nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không thể chấp nhận sự đứt gánh nửa chừng hoặc thay lòng đổi dạ kiểu đổi trắng thay đen.
Dòng lịch sử ơn cứu độ mạc khải cách rõ nét tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa là tình yêu ( 1Ga 4,8 ). Dù cho con người có phản bội nhưng Thiên Chúa mãi luôn tín trung vì Người không thể chối chính Người ( x.2Tm 2,12-13 ). Có khi, có thời, Người dìm ta xuống đáy vực sâu hoặc để ta long đong phận khổ, nhưng người lại kéo ta lên, ủi an, vổ về như mẹ hiền âu yếm con thơ. Sau khi sửa trị chúng ta vì tội lỗi chúng ta, lòng Người lại bồi hồi thổn thức, và Người lại tỏ lòng xót thương ( x.Gr 31,16-20 ).
Lời hứa ban ơn cứu độ từ thưở tổ tiên loài người phản bội đã dần thành hiện thực theo dòng thời gian. Lịch sử ơn cứu độ đã khai mở và khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã thực hiện lời Người đã hứa tự ngàn xưa là sai chính Con Một vào trần gian, thực thi công trình cứu độ. Hứa ban cho Đavít một triều đại vĩnh tồn thì Thiên Chúa đã giữ lời. Một chồi non từ nhà Đavít đã mọc lên và “Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” ( Lc 1, 33 ).
Thiên Chúa không hề bỏ ta: một nền tảng căn bản của niềm cậy trông. Trong phận người, đặc biệt khi đã trưởng thành thì hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhiều thăng trầm của của cuộc sống. Có thể nói quảng thời gian an bình, hạnh phúc thật vắn vỏi so với dòng đời gian truân, vất vả. Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm hiện thực này: đời người mạnh giỏi lắm là bảy, tám mươi năm mà toàn là gian lao, khốn khổ ( x. Tv 90,10 ). Sự gian truân, vất vả của cuộc đời chắc chắn có góp phần rèn luyện nhân cách con người, đồng thời giúp con người thăng tiến và đạt đến thành công. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm cho nhiều người chán nản, buông xuôi. Nhiều sự ở đời này vẫn thường mang tính lưỡng diện.
Dưới nhãn quan đức tin, khi ta ở trong tình trạng khó khăn, thất bại, khi ta lâm vào những nghịch cảnh, nhất là khi ta ngụp lặn trong vũng bùn tội lỗi thì chước cám dỗ ngã lòng, thất vọng luôn có đó. “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại làm… Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? ( Rm 7,19-24 ).
Thiên Chúa luôn tín trung với lời Người đã hứa. Chúa không bao giờ bỏ chúng ta. Có được xác tín này thì niềm cậy trông sẽ có đất đâm chồi nẩy lộc. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu vào lòng chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta.” ( Rm 5,5-6 ).
Không một ai là không có thể được cứu thoát: Với loài người thì rất nhiều trường hợp dường như là không thể, nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể ( x.Lc 1,37; Mt 19,26 ). Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu rỗi ( x. 1Tm 2,3-4 ). Dù chỉ một con đi thất lạc, Chúa cũng bỏ chính mươi chín con chiên trên núi để đi tìm con chiên lạc đàn. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi phú ban Con Một, thì còn gì mà Người đã không làm cho chúng ta, cho từng người chúng ta ?
Mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương nhưng không phải tất cả đều nhận được tình yêu của Người. Khi con người cố tình từ chối tình yêu của Thiên Chúa hoặc khi con người ngã lòng thất vọng, không còn tin vào tình yêu của Thiên Chúa thì Người đành chấp nhận chịu cảnh “bất lực”. Tình yêu giả thiết sự tự do đáp trả, cho dù là bé nhỏ hay chỉ là mặc nhiên. Nhà của Đavit, tức vương quyền của ông được Thiên Chúa hứa cho trường tồn là nhờ ông đã có tấm lòng muốn xây cho Thiên Chúa một “cái nhà”. Để thực thi công trình cứu độ cho loài người, Thiên Chúa cũng đã chờ đợi sự đáp trả của một cô thôn nữ làng quê Nagiarét. Chúa Kitô khi sinh thời đã khẳng định chân lý này: Mọi thứ tội đều có thể được tha, ngoại trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần ( x.Mt 13,32 ).
Xin trích ghi ca từ của một bản thánh ca được gợi hứng bởi tâm tình của thánh Tông đồ dân ngoại: “ Chúa vẫn trung thành mãi, dù thời gian bao năm biến thay, dù lòng ta nghi nan, hững hờ. Vì muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương. Một ngày nào mà ta chối Ngài, thì Ngài phải đành lòng chối ta. Cho dù ta bất tín, dù ta phản bội, thì Chúa vẫn cứ trung thành, vì Ngài không thể chối chính mình.”( x.2Tm 2,12-13 ). Tuy nhiên không phải vì ỉ lại vào lòng tín trung của Thiên Chúa mà chúng ta trì hoản sự hoán cải. Tình Chúa thì muôn ngàn đời, nhưng cuộc đời chúng ta thì có hạn, nhất là chúng ta không biết cái hạn ấy kết thúc vào giờ nào, lúc nào. Đừng chần chờ, đừng lần lữa, hãy đáp trả tình Chúa yêu ngay hôm nay, lúc này !
(Chúa Nhật IV Mùa Vọng B)
“Con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời. Qua bao nhiêu thời tình Chúa chẳng vơi…”. Bước vào tuần cuối của mùa Vọng, Hội thánh dẫn đoàn tín hữu dần đến đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa, mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nay được biểu lộ ( x. Rm 16,25-26 ): Ta sẽ yêu thương con người đến muôn đời và lòng thành tín của Ta được thiết lập trên cõi trời cao.
Sự thành tín là một đặc tính tất yếu của tình yêu đích thực: Trong bất cứ kiểu loại tình yêu nào dù là tình phu thê, tình mẫu tử, phụ tử, tình huynh đệ, tình quê hương, tình đồng chí, đồng bào…tất thảy đều đòi hỏi sự tín thành, thuỷ chung. Tình yêu có thể xuất hiện dưới nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không thể chấp nhận sự đứt gánh nửa chừng hoặc thay lòng đổi dạ kiểu đổi trắng thay đen.
Dòng lịch sử ơn cứu độ mạc khải cách rõ nét tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa là tình yêu ( 1Ga 4,8 ). Dù cho con người có phản bội nhưng Thiên Chúa mãi luôn tín trung vì Người không thể chối chính Người ( x.2Tm 2,12-13 ). Có khi, có thời, Người dìm ta xuống đáy vực sâu hoặc để ta long đong phận khổ, nhưng người lại kéo ta lên, ủi an, vổ về như mẹ hiền âu yếm con thơ. Sau khi sửa trị chúng ta vì tội lỗi chúng ta, lòng Người lại bồi hồi thổn thức, và Người lại tỏ lòng xót thương ( x.Gr 31,16-20 ).
Lời hứa ban ơn cứu độ từ thưở tổ tiên loài người phản bội đã dần thành hiện thực theo dòng thời gian. Lịch sử ơn cứu độ đã khai mở và khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã thực hiện lời Người đã hứa tự ngàn xưa là sai chính Con Một vào trần gian, thực thi công trình cứu độ. Hứa ban cho Đavít một triều đại vĩnh tồn thì Thiên Chúa đã giữ lời. Một chồi non từ nhà Đavít đã mọc lên và “Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” ( Lc 1, 33 ).
Thiên Chúa không hề bỏ ta: một nền tảng căn bản của niềm cậy trông. Trong phận người, đặc biệt khi đã trưởng thành thì hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhiều thăng trầm của của cuộc sống. Có thể nói quảng thời gian an bình, hạnh phúc thật vắn vỏi so với dòng đời gian truân, vất vả. Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm hiện thực này: đời người mạnh giỏi lắm là bảy, tám mươi năm mà toàn là gian lao, khốn khổ ( x. Tv 90,10 ). Sự gian truân, vất vả của cuộc đời chắc chắn có góp phần rèn luyện nhân cách con người, đồng thời giúp con người thăng tiến và đạt đến thành công. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm cho nhiều người chán nản, buông xuôi. Nhiều sự ở đời này vẫn thường mang tính lưỡng diện.
Dưới nhãn quan đức tin, khi ta ở trong tình trạng khó khăn, thất bại, khi ta lâm vào những nghịch cảnh, nhất là khi ta ngụp lặn trong vũng bùn tội lỗi thì chước cám dỗ ngã lòng, thất vọng luôn có đó. “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại làm… Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? ( Rm 7,19-24 ).
Thiên Chúa luôn tín trung với lời Người đã hứa. Chúa không bao giờ bỏ chúng ta. Có được xác tín này thì niềm cậy trông sẽ có đất đâm chồi nẩy lộc. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu vào lòng chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta.” ( Rm 5,5-6 ).
Không một ai là không có thể được cứu thoát: Với loài người thì rất nhiều trường hợp dường như là không thể, nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể ( x.Lc 1,37; Mt 19,26 ). Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu rỗi ( x. 1Tm 2,3-4 ). Dù chỉ một con đi thất lạc, Chúa cũng bỏ chính mươi chín con chiên trên núi để đi tìm con chiên lạc đàn. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi phú ban Con Một, thì còn gì mà Người đã không làm cho chúng ta, cho từng người chúng ta ?
Mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương nhưng không phải tất cả đều nhận được tình yêu của Người. Khi con người cố tình từ chối tình yêu của Thiên Chúa hoặc khi con người ngã lòng thất vọng, không còn tin vào tình yêu của Thiên Chúa thì Người đành chấp nhận chịu cảnh “bất lực”. Tình yêu giả thiết sự tự do đáp trả, cho dù là bé nhỏ hay chỉ là mặc nhiên. Nhà của Đavit, tức vương quyền của ông được Thiên Chúa hứa cho trường tồn là nhờ ông đã có tấm lòng muốn xây cho Thiên Chúa một “cái nhà”. Để thực thi công trình cứu độ cho loài người, Thiên Chúa cũng đã chờ đợi sự đáp trả của một cô thôn nữ làng quê Nagiarét. Chúa Kitô khi sinh thời đã khẳng định chân lý này: Mọi thứ tội đều có thể được tha, ngoại trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần ( x.Mt 13,32 ).
Xin trích ghi ca từ của một bản thánh ca được gợi hứng bởi tâm tình của thánh Tông đồ dân ngoại: “ Chúa vẫn trung thành mãi, dù thời gian bao năm biến thay, dù lòng ta nghi nan, hững hờ. Vì muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương. Một ngày nào mà ta chối Ngài, thì Ngài phải đành lòng chối ta. Cho dù ta bất tín, dù ta phản bội, thì Chúa vẫn cứ trung thành, vì Ngài không thể chối chính mình.”( x.2Tm 2,12-13 ). Tuy nhiên không phải vì ỉ lại vào lòng tín trung của Thiên Chúa mà chúng ta trì hoản sự hoán cải. Tình Chúa thì muôn ngàn đời, nhưng cuộc đời chúng ta thì có hạn, nhất là chúng ta không biết cái hạn ấy kết thúc vào giờ nào, lúc nào. Đừng chần chờ, đừng lần lữa, hãy đáp trả tình Chúa yêu ngay hôm nay, lúc này !
Mừng Chúa Giáng Sinh
LM Phêrô Hồng Phúc
04:12 19/12/2008
Mừng Chúa Giáng Sinh
Đêm nay bầu khí đêm đông
Nửa đêm mừng Chúa Hài đồng giáng sinh
Trang nghiêm ánh nến lung linh
Chan hoà ánh điện cung nghinh đón Người.
Người đã đến phân đôi lịch sử
Từ vũ hoàn nguyên thủy tới nay
Kỷ nguyên cứu rỗi là đây
Sống trong hiến pháp tràn đầy tình yêu
Người mạc khải những điều chân lý
Xóa mây mờ thế kỷ bóng đêm
Từ nay Thiên Chúa thiêng liêng
Trở nên người thật sống trên thế trần
Để ai sống thiện tâm tin mến
Được bình an Chúa đến viếng thăm
Be-lem hết cảnh tối tăm
Mặt trời công chính muôn năm sáng ngời.
Nhưng không chỉ duy thời của Chúa
Mà đã từ lời hứa năm xưa
Kể từ nguyên tổ ngã thua
Chúa thương hứa Chúa Kitô cứu đời.
Không có thể hết lời diễn tả
Tổ phụ bao đời đã ước mong
Ngày đêm tha thiết đợi trông
Chúa Trời sinh xuống cứu dân tội truyền
Lời kêu gọi khẩn nguyền tha thiết
Như lưu truyền qua hết mọi thời
Như mong nối kết đất trời
I-sai-a đã cất lời cao cung:
“Trời cao hỡi đổ sương sa xuống
Hỡi ngàn mây mưa Đấng công bình
Đất mau cứu độ nẩy sinh
Mở cho chính trực vươn mình lên cao” (Is 45,8 )
Đêm hôm nay, đêm bao hạnh phúc
Đêm thỏa niềm thao thức khát mong
Hoàn thành giao hứa tổ tông
“Như tân lang Chúa rời phòng viếng thăm” (Tv 18a,6)
“Thuở xưa Chúa nhiều lần nhiều cách
Dạy cha ông qua các tiên tri
Nhưng thời sau hết đây thì
Dạy qua chính Chúa diệu kỳ Ngôi Hai” (Dt 1, 1-2)
Thiên Chúa xứng muôn loài cung chúc
Chỉ mình Người khuất phục tử thần
Tình yêu phủ khắp muôn dân
Muốn cho nhân thế chung phần vinh quang.
“Đây là cách Chúa đang biểu lộ
Tình yêu Người tuôn đổ cho ta
Là cho Con Chúa sinh ra
Nhờ Người sự sống chan hoà chúng ta” (1Ga 4,2)
“Sự sống ấy nguyên là hằng hữu
Bên Chúa Cha vĩnh cửu đời đời
Nhưng nay xuất hiện rạng ngời
Cho ta được thấy Ngôi Lời Chúa Cha” (1Ga 4,9)
“Ngôi Lời vốn đã là Thiên Chúa
Trước đất trời muôn thuở đời đời
Hôm nay lại xuống làm người
Để thương cứu rỗi muôn thời, muôn dân.” (Col 1,17-20)
Đêm hôm nay Thiên Thần sẽ báo
Cho Mục đồng hiếu đạo tin vui
“Này Ta đem đến các ngươi
Tin mừng vĩ đại, đồng thời toàn dân
Đấng cứu độ gian trần đã đến
Đức Kitô vinh hiển sinh ra” (Lc 2,12)
Đây ơn cứu rỗi chan hoà
Đây Con Thiên Chúa sinh ra làm người.
I-sai-a cất lời muôn thuở:
“Đây Thiên Chúa Đấng cứu độ con
Con tin, sợ hãi chẳng còn
Khúc ca, sức mạnh tâm hồn của con
Là chính Chúa cao tôn muôn thuở
Người ban ơn cứu độ cho con.” (Is 12,2)
Lời ca trung tín sắt son
Như còn vang vọng thấm trong cõi lòng.
Màn đêm tối trời đông giá lạnh
Hang Be-lem hiu quạnh cô đơn
Tượng trưng nhân loại đau thương
Bỗng đâu ánh sáng Thiên đường chiếu soi.
Trong ánh sáng chói ngời tỏa khắp
Tiếng Thiên Thần ca hát không ngơi
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Lc 2, 14)
Lời thiên sứ vang âm cõi thế
Trải ngàn muôn thế hệ không phai
Đêm nay Thiên Chúa Ngôi Hai
Giáng sinh xuống cõi trần ai tội truyền.
Người không xuống trong đền vua chúa
Trên bạc vàng nhung lụa gấm hoa
Cảm thương số phận chúng ta
Sinh trong máng cỏ bao là khó khăn
Bởi vì tấm thảm xanh rơm cỏ
Rất thân quen đây đó khắp nơi
Và hang đá đứng giữa trời
Thiên nhiên gần gũi cuộc đời thế nhân.
Vì Người đến hiến thân phục vụ
Chứ không làm ông chủ khiến sai,
Hiến làm Giá chuộc nhân loài
Tỏ lòng yêu Chúa Ngôi Hai giáng trần.
Người là Đấng muôn dân trông đợi
Xuống cho toàn thế giới loài người
Mọi nơi, mọi giới, mọi thời
Xoá rào ngăn cách giữa đời trần ai.
Gioan được thiên sai đi trước
Lời tiên tri nay được kêu mời:
“Hãy san phẳng các núi đồi
Mọi người sẽ thấy Chúa Trời Cứu tinh.” (Is 40, 3-5)
Vì danh vọng hay sinh tự đắc
Của trần che mờ mắt con người
Nên ai đón nhận Nước trời
Phải nên bé nhỏ sống đời khiêm nhu.
Đây nhân chứng đang như mở rộng
Chính đêm nay xúc động vô biên
Những người thấy Chúa đầu tiên
Chính là Mục tử quanh miền Be-lem
Họ thấy một trẻ em bé nhỏ
Bọc khăn trong máng cỏ hèn sao
Đức tin mạnh mẽ biết bao
Họ thờ lạy Chúa Tối cao giáng trần.
Trên trời tiếng Thiên Thần cung chúc,
Dưới thế đoàn du mục kính thờ,
Triều thần khiêm tốn đơn sơ
Vây quanh thờ lạy vị Vua Hài đồng!
Quả đúng lời Thiên Thần mừng hát
Bình an ai dưới đất thiện tâm.
Chúa nay cứu độ muôn dân
Không phân giai cấp không phân sang hèn.
Thật ra Chúa không đem hạnh phúc
Chỉ cho đoàn du mục đơn sơ
Chối từ quyền quý các vua
Mà là ơn Chúa xuống cho toàn cầu.
Nhưng trước ý nhiệm mầu muôn thuở
Con người sao hiểu Chúa toàn năng
Thế nên phải đón tiếp bằng
Tâm hồn khiêm tốn, tín thành, đơn sơ.
Kìa bừng sáng Chúa cho xuất hiện
Một ngôi sao sẽ đến phương Đông
Báo tin Thiên Chúa Hài đồng
Ba vua thành tín khởi công lên đường…
Đây giữa chốn tha hương lữ thứ
Đến muôn đời lịch sử còn ghi
Phải thờ kính Chúa uy nghi
Từ vua cho đến Hài nhi mục đồng.
Hơn thế nữa cả trong tạo vật
Chiên, bò, lừa bước gấp tới hang
Trước Hài nhi Chúa gióng hàng
Thở hơi xua cảnh tiết hàn giá băng.
Mảng cỏ rơm thay khăn đỡ lạnh
Ánh sáng thiêng thay ánh sáng đèn
Mục đồng lửa mến dâng lên
Tạo thành bếp sưởi thiêng liêng ấm lòng.
Gió đêm nay lùa trong vách đá
Sững nhìn đoàn khách lạ trong hang:
Một hài nhi bọc trong khăn
Đoàn người, đoàn vật vây quanh kính thờ.
Thật là cảnh nên thơ độc nhất
Gió quyện quanh trước mắt Hài Nhi
Âm thầm lại tiếp ra đi
Cuốn theo những tiếng thầm thì yêu thương
Gió đi khắp bốn phương cõi thế
Như loan truyền như kể tin vui
Cho toàn trái đất mọi nơi
Niềm vui Con Đức Chúa Trời Giáng sinh.
Gió không biết chính mình cũng hát
Cũng đang say điệu nhạc Thiên cung
Lời Thiên Thần Chúa hoà cùng
Âm thanh trầm bổng không trung dịu dàng
Nhẹ đem đến trần gian tất cả
Tin vui mừng khôn tả nơi nơi:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
Màn trời tối đêm đông cực thánh
Lửa trong hang toả ánh bập bùng
Xua tan giá rét lạnh lùng
Tô hồng nét mặt vui mừng vây quanh.
Lửa đêm nay đi nhanh hơn hết
Từ Be-lem tha thiết tỏa ra
Vừa là dấu hiệu gần xa
Vừa mang hình ảnh đậm đà trong hang
Đi vào giữa không gian vũ trụ
Chiếu chan hoà bao phủ địa cầu
Hoà trong ánh sáng nhiệm mầu
Đi vào vùng tối thâm sâu cõi lòng
Chúa là chính vầng hồng chiếu sáng
Chỉ mình Ngài xứng đáng tôn vinh
Lòng người tăm tối u minh
Chỉ duy ánh sáng cứu tinh chiếu vào.
Lửa Be-lem ôi sao mãnh liệt
Ấm tình yêu tha thiết cõi lòng
Lửa mà Thiên Chúa Hài đồng
Đêm nay mang xuống cõi trần giá băng.
Cả muôn vật chìm trong im lặng
Cũng trở thành Cung thánh âm vang
Vua trời sinh xuống thế gian
Trần hoàn im tiếng muôn vàn kính tin…
Đêm nay Chúa Giáng sinh hang đá
Là niềm vui khó tả nên lời
Chúng con hợp với đất trời
Ca vang danh Chúa muôn đời yêu thương
Trên bàn thánh dâng hương cầu nguyện
Tiếng hoà ca vọng tiếng đáy lòng
Kính mừng Thiên Chúa Hài đồng
Đêm nay ngự xuống sống trong cõi đời
Đêm nay ứng nghiệm lời ngôn sứ
Báo về thời Cứu Chúa Giáng sinh
Chúng con xin hợp tâm tình
Kêu mời toàn thể sinh linh toàn cầu:
“Hãy ca tụng nhiệm mầu Thiên Chúa
Muôn việc Ngài rực rỡ trong dân
Danh Ngài cao trọng vinh tôn
Hãy luôn kính nhớ ngàn muôn cõi đời
Tán dương sự nghiệp Người cao cả
Rao truyền khắp thiên hạ toàn cầu
“SI-ON HỠI HÁT LÊN NÀO
CHÚA TRỜI CHÍ THÁNH CỰC CAO KHÔN CÙNG” (Is 12, 4-6)
Đêm nay bầu khí đêm đông
Nửa đêm mừng Chúa Hài đồng giáng sinh
Trang nghiêm ánh nến lung linh
Chan hoà ánh điện cung nghinh đón Người.
Người đã đến phân đôi lịch sử
Từ vũ hoàn nguyên thủy tới nay
Kỷ nguyên cứu rỗi là đây
Sống trong hiến pháp tràn đầy tình yêu
Người mạc khải những điều chân lý
Xóa mây mờ thế kỷ bóng đêm
Từ nay Thiên Chúa thiêng liêng
Trở nên người thật sống trên thế trần
Để ai sống thiện tâm tin mến
Được bình an Chúa đến viếng thăm
Be-lem hết cảnh tối tăm
Mặt trời công chính muôn năm sáng ngời.
Nhưng không chỉ duy thời của Chúa
Mà đã từ lời hứa năm xưa
Kể từ nguyên tổ ngã thua
Chúa thương hứa Chúa Kitô cứu đời.
Không có thể hết lời diễn tả
Tổ phụ bao đời đã ước mong
Ngày đêm tha thiết đợi trông
Chúa Trời sinh xuống cứu dân tội truyền
Lời kêu gọi khẩn nguyền tha thiết
Như lưu truyền qua hết mọi thời
Như mong nối kết đất trời
I-sai-a đã cất lời cao cung:
“Trời cao hỡi đổ sương sa xuống
Hỡi ngàn mây mưa Đấng công bình
Đất mau cứu độ nẩy sinh
Mở cho chính trực vươn mình lên cao” (Is 45,8 )
Đêm hôm nay, đêm bao hạnh phúc
Đêm thỏa niềm thao thức khát mong
Hoàn thành giao hứa tổ tông
“Như tân lang Chúa rời phòng viếng thăm” (Tv 18a,6)
“Thuở xưa Chúa nhiều lần nhiều cách
Dạy cha ông qua các tiên tri
Nhưng thời sau hết đây thì
Dạy qua chính Chúa diệu kỳ Ngôi Hai” (Dt 1, 1-2)
Thiên Chúa xứng muôn loài cung chúc
Chỉ mình Người khuất phục tử thần
Tình yêu phủ khắp muôn dân
Muốn cho nhân thế chung phần vinh quang.
“Đây là cách Chúa đang biểu lộ
Tình yêu Người tuôn đổ cho ta
Là cho Con Chúa sinh ra
Nhờ Người sự sống chan hoà chúng ta” (1Ga 4,2)
“Sự sống ấy nguyên là hằng hữu
Bên Chúa Cha vĩnh cửu đời đời
Nhưng nay xuất hiện rạng ngời
Cho ta được thấy Ngôi Lời Chúa Cha” (1Ga 4,9)
“Ngôi Lời vốn đã là Thiên Chúa
Trước đất trời muôn thuở đời đời
Hôm nay lại xuống làm người
Để thương cứu rỗi muôn thời, muôn dân.” (Col 1,17-20)
Đêm hôm nay Thiên Thần sẽ báo
Cho Mục đồng hiếu đạo tin vui
“Này Ta đem đến các ngươi
Tin mừng vĩ đại, đồng thời toàn dân
Đấng cứu độ gian trần đã đến
Đức Kitô vinh hiển sinh ra” (Lc 2,12)
Đây ơn cứu rỗi chan hoà
Đây Con Thiên Chúa sinh ra làm người.
I-sai-a cất lời muôn thuở:
“Đây Thiên Chúa Đấng cứu độ con
Con tin, sợ hãi chẳng còn
Khúc ca, sức mạnh tâm hồn của con
Là chính Chúa cao tôn muôn thuở
Người ban ơn cứu độ cho con.” (Is 12,2)
Lời ca trung tín sắt son
Như còn vang vọng thấm trong cõi lòng.
Màn đêm tối trời đông giá lạnh
Hang Be-lem hiu quạnh cô đơn
Tượng trưng nhân loại đau thương
Bỗng đâu ánh sáng Thiên đường chiếu soi.
Trong ánh sáng chói ngời tỏa khắp
Tiếng Thiên Thần ca hát không ngơi
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Lc 2, 14)
Lời thiên sứ vang âm cõi thế
Trải ngàn muôn thế hệ không phai
Đêm nay Thiên Chúa Ngôi Hai
Giáng sinh xuống cõi trần ai tội truyền.
Người không xuống trong đền vua chúa
Trên bạc vàng nhung lụa gấm hoa
Cảm thương số phận chúng ta
Sinh trong máng cỏ bao là khó khăn
Bởi vì tấm thảm xanh rơm cỏ
Rất thân quen đây đó khắp nơi
Và hang đá đứng giữa trời
Thiên nhiên gần gũi cuộc đời thế nhân.
Vì Người đến hiến thân phục vụ
Chứ không làm ông chủ khiến sai,
Hiến làm Giá chuộc nhân loài
Tỏ lòng yêu Chúa Ngôi Hai giáng trần.
Người là Đấng muôn dân trông đợi
Xuống cho toàn thế giới loài người
Mọi nơi, mọi giới, mọi thời
Xoá rào ngăn cách giữa đời trần ai.
Gioan được thiên sai đi trước
Lời tiên tri nay được kêu mời:
“Hãy san phẳng các núi đồi
Mọi người sẽ thấy Chúa Trời Cứu tinh.” (Is 40, 3-5)
Vì danh vọng hay sinh tự đắc
Của trần che mờ mắt con người
Nên ai đón nhận Nước trời
Phải nên bé nhỏ sống đời khiêm nhu.
Đây nhân chứng đang như mở rộng
Chính đêm nay xúc động vô biên
Những người thấy Chúa đầu tiên
Chính là Mục tử quanh miền Be-lem
Họ thấy một trẻ em bé nhỏ
Bọc khăn trong máng cỏ hèn sao
Đức tin mạnh mẽ biết bao
Họ thờ lạy Chúa Tối cao giáng trần.
Trên trời tiếng Thiên Thần cung chúc,
Dưới thế đoàn du mục kính thờ,
Triều thần khiêm tốn đơn sơ
Vây quanh thờ lạy vị Vua Hài đồng!
Quả đúng lời Thiên Thần mừng hát
Bình an ai dưới đất thiện tâm.
Chúa nay cứu độ muôn dân
Không phân giai cấp không phân sang hèn.
Thật ra Chúa không đem hạnh phúc
Chỉ cho đoàn du mục đơn sơ
Chối từ quyền quý các vua
Mà là ơn Chúa xuống cho toàn cầu.
Nhưng trước ý nhiệm mầu muôn thuở
Con người sao hiểu Chúa toàn năng
Thế nên phải đón tiếp bằng
Tâm hồn khiêm tốn, tín thành, đơn sơ.
Kìa bừng sáng Chúa cho xuất hiện
Một ngôi sao sẽ đến phương Đông
Báo tin Thiên Chúa Hài đồng
Ba vua thành tín khởi công lên đường…
Đây giữa chốn tha hương lữ thứ
Đến muôn đời lịch sử còn ghi
Phải thờ kính Chúa uy nghi
Từ vua cho đến Hài nhi mục đồng.
Hơn thế nữa cả trong tạo vật
Chiên, bò, lừa bước gấp tới hang
Trước Hài nhi Chúa gióng hàng
Thở hơi xua cảnh tiết hàn giá băng.
Mảng cỏ rơm thay khăn đỡ lạnh
Ánh sáng thiêng thay ánh sáng đèn
Mục đồng lửa mến dâng lên
Tạo thành bếp sưởi thiêng liêng ấm lòng.
Gió đêm nay lùa trong vách đá
Sững nhìn đoàn khách lạ trong hang:
Một hài nhi bọc trong khăn
Đoàn người, đoàn vật vây quanh kính thờ.
Thật là cảnh nên thơ độc nhất
Gió quyện quanh trước mắt Hài Nhi
Âm thầm lại tiếp ra đi
Cuốn theo những tiếng thầm thì yêu thương
Gió đi khắp bốn phương cõi thế
Như loan truyền như kể tin vui
Cho toàn trái đất mọi nơi
Niềm vui Con Đức Chúa Trời Giáng sinh.
Gió không biết chính mình cũng hát
Cũng đang say điệu nhạc Thiên cung
Lời Thiên Thần Chúa hoà cùng
Âm thanh trầm bổng không trung dịu dàng
Nhẹ đem đến trần gian tất cả
Tin vui mừng khôn tả nơi nơi:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
Màn trời tối đêm đông cực thánh
Lửa trong hang toả ánh bập bùng
Xua tan giá rét lạnh lùng
Tô hồng nét mặt vui mừng vây quanh.
Lửa đêm nay đi nhanh hơn hết
Từ Be-lem tha thiết tỏa ra
Vừa là dấu hiệu gần xa
Vừa mang hình ảnh đậm đà trong hang
Đi vào giữa không gian vũ trụ
Chiếu chan hoà bao phủ địa cầu
Hoà trong ánh sáng nhiệm mầu
Đi vào vùng tối thâm sâu cõi lòng
Chúa là chính vầng hồng chiếu sáng
Chỉ mình Ngài xứng đáng tôn vinh
Lòng người tăm tối u minh
Chỉ duy ánh sáng cứu tinh chiếu vào.
Lửa Be-lem ôi sao mãnh liệt
Ấm tình yêu tha thiết cõi lòng
Lửa mà Thiên Chúa Hài đồng
Đêm nay mang xuống cõi trần giá băng.
Cả muôn vật chìm trong im lặng
Cũng trở thành Cung thánh âm vang
Vua trời sinh xuống thế gian
Trần hoàn im tiếng muôn vàn kính tin…
Đêm nay Chúa Giáng sinh hang đá
Là niềm vui khó tả nên lời
Chúng con hợp với đất trời
Ca vang danh Chúa muôn đời yêu thương
Trên bàn thánh dâng hương cầu nguyện
Tiếng hoà ca vọng tiếng đáy lòng
Kính mừng Thiên Chúa Hài đồng
Đêm nay ngự xuống sống trong cõi đời
Đêm nay ứng nghiệm lời ngôn sứ
Báo về thời Cứu Chúa Giáng sinh
Chúng con xin hợp tâm tình
Kêu mời toàn thể sinh linh toàn cầu:
“Hãy ca tụng nhiệm mầu Thiên Chúa
Muôn việc Ngài rực rỡ trong dân
Danh Ngài cao trọng vinh tôn
Hãy luôn kính nhớ ngàn muôn cõi đời
Tán dương sự nghiệp Người cao cả
Rao truyền khắp thiên hạ toàn cầu
“SI-ON HỠI HÁT LÊN NÀO
CHÚA TRỜI CHÍ THÁNH CỰC CAO KHÔN CÙNG” (Is 12, 4-6)
Khi lời Thiên Chúa hứa đã đến lúc được thực hiện
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
04:13 19/12/2008
Chúa Nhật IV Mùa Vọng – B
Khi lời Thiên Chúa hứa đã đến lúc được thực hiện
(2 Sm 7,1-5.8b-11.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38)
Lời thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong Thánh Lễ hôm nay không chỉ là lời chứng hùng hồn cho sứ điệp ngài rao giảng, mà còn là một lời vinh tụng ca chan hòa tình yêu dân lên Thiên Chúa. Lời ca gồm tóm tất cả Lịch sử cứu độ. Lời ca đưa ta đi vào tận chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời vén mở cho thấy “mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh … và nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 16,25-26.28).
* “Dòng dõi người, Ta thiết lập cho đến ngàn đời” (Tv 88,5; x. 2 Sm 7,16)
Vua Đavít lo lắng về triều đại và dân tộc mình, vì vua phải cai trị một vương quốc không thống nhất: vua được xức dầu lần đầu tại miền Nam (2 Sm 2,1-4) và lần sau tại miền Bắc (2 Sm 5,1-3) và tại Giêrusalem (2 Sm 5,6-10).
Ngôn sứ Nathan đã trả lời cho mối bận tâm của nhà vua: Thiên Chúa luôn bảo trợ ông (2 Sm 7,8-9) và miêu duệ ông (c. 12).
Lời loan báo của Nathan chỉ là một sứ điệp tức thời đáp lại nỗi lo âu của Đavít, và đã trở thành lời hứa: Triều đại Đavít sẽ trường tồn (c. 16). Nhà vua muốn xây một cung điện để tôn vinh Hòm Bia, nhưng Đức Chúa, bằng kiểu chơi chữ (“nhà” vừa có nghĩa là “một công trình xây dựng bằng gạch đá” vừa có nghĩa là “miêu duệ; con cháu”), đã ngăn cản (“Ngươi mà xây nhà cho Ta sao?”) và hứa sẽ làm cho nhà Đavít được trường tồn (“Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên”) (cc. 1-3.11b).
* “Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,33)
Nay đã đến lúc lời Thiên Chúa hứa với vua Đavít được thực hiện.
Thiên thần Gabriel đã đến để báo tin Con Chúa nhập thể cho Trinh Nữ Maria. Câu truyện Truyền tin chìm ngập trong bầu khí cánh chung với các câu trích Cựu Ước làm nền (x. Xp 3,16; Dcr 9,9) ( Lc 1,27-28).
Những danh xưng của Đấng Mêsia (cc. 31-32) làm sống lại các lời hứa với các tổ phụ và qua môi miệng các ngôn sứ:
- Tên “Giêsu”: danh xưng này nhắc lại lời hứa Nathan (Lc 1,31; x. 2 Sm 7,11),
- Người sẽ nên cao trọng và được gọi là “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,14): đây là tước hiệu của một nhân vật vĩ đại (x. Tv 2,7; 28,1; 81,6; 88,7),
- Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,16; Is 9,9),
- Sứ thần còn đi xa hơn lời sấm Nathan, vì bao trùm cả nhà Giacóp, tức là Đấng Mêsia sẽ hợp nhất Giuđa và Israel lại để thiết lập một “triều đại vô cùng vô tận” (Lc 1,33; x. Ed 37,15-28; Mk 5,4).
* Thái độ của những người nhận lời hứa
Vua Đavít trung thành và tin tưởng (x. Tv 88,27); Đức Maria khiêm nhượng và sẵn sàng (Lc 1,38).
Vua Đavít đã cai quản một triều đại có Thiên Chúa ở cùng; Đức Maria trở thành Đền thờ để Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người.
Mỗi tín hữu cũng phải là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa trần gian, nhờ kết hợp mật thiết với Người, đặc biệt nhờ sống Lễ Tế Tạ Ơn (Thánh Lễ) chuyên cần.
Khi lời Thiên Chúa hứa đã đến lúc được thực hiện
(2 Sm 7,1-5.8b-11.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38)
Lời thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong Thánh Lễ hôm nay không chỉ là lời chứng hùng hồn cho sứ điệp ngài rao giảng, mà còn là một lời vinh tụng ca chan hòa tình yêu dân lên Thiên Chúa. Lời ca gồm tóm tất cả Lịch sử cứu độ. Lời ca đưa ta đi vào tận chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời vén mở cho thấy “mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh … và nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 16,25-26.28).
* “Dòng dõi người, Ta thiết lập cho đến ngàn đời” (Tv 88,5; x. 2 Sm 7,16)
Vua Đavít lo lắng về triều đại và dân tộc mình, vì vua phải cai trị một vương quốc không thống nhất: vua được xức dầu lần đầu tại miền Nam (2 Sm 2,1-4) và lần sau tại miền Bắc (2 Sm 5,1-3) và tại Giêrusalem (2 Sm 5,6-10).
Ngôn sứ Nathan đã trả lời cho mối bận tâm của nhà vua: Thiên Chúa luôn bảo trợ ông (2 Sm 7,8-9) và miêu duệ ông (c. 12).
Lời loan báo của Nathan chỉ là một sứ điệp tức thời đáp lại nỗi lo âu của Đavít, và đã trở thành lời hứa: Triều đại Đavít sẽ trường tồn (c. 16). Nhà vua muốn xây một cung điện để tôn vinh Hòm Bia, nhưng Đức Chúa, bằng kiểu chơi chữ (“nhà” vừa có nghĩa là “một công trình xây dựng bằng gạch đá” vừa có nghĩa là “miêu duệ; con cháu”), đã ngăn cản (“Ngươi mà xây nhà cho Ta sao?”) và hứa sẽ làm cho nhà Đavít được trường tồn (“Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên”) (cc. 1-3.11b).
* “Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,33)
Nay đã đến lúc lời Thiên Chúa hứa với vua Đavít được thực hiện.
Thiên thần Gabriel đã đến để báo tin Con Chúa nhập thể cho Trinh Nữ Maria. Câu truyện Truyền tin chìm ngập trong bầu khí cánh chung với các câu trích Cựu Ước làm nền (x. Xp 3,16; Dcr 9,9) ( Lc 1,27-28).
Những danh xưng của Đấng Mêsia (cc. 31-32) làm sống lại các lời hứa với các tổ phụ và qua môi miệng các ngôn sứ:
- Tên “Giêsu”: danh xưng này nhắc lại lời hứa Nathan (Lc 1,31; x. 2 Sm 7,11),
- Người sẽ nên cao trọng và được gọi là “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,14): đây là tước hiệu của một nhân vật vĩ đại (x. Tv 2,7; 28,1; 81,6; 88,7),
- Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,16; Is 9,9),
- Sứ thần còn đi xa hơn lời sấm Nathan, vì bao trùm cả nhà Giacóp, tức là Đấng Mêsia sẽ hợp nhất Giuđa và Israel lại để thiết lập một “triều đại vô cùng vô tận” (Lc 1,33; x. Ed 37,15-28; Mk 5,4).
* Thái độ của những người nhận lời hứa
Vua Đavít trung thành và tin tưởng (x. Tv 88,27); Đức Maria khiêm nhượng và sẵn sàng (Lc 1,38).
Vua Đavít đã cai quản một triều đại có Thiên Chúa ở cùng; Đức Maria trở thành Đền thờ để Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người.
Mỗi tín hữu cũng phải là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa trần gian, nhờ kết hợp mật thiết với Người, đặc biệt nhờ sống Lễ Tế Tạ Ơn (Thánh Lễ) chuyên cần.
Nếu Chúa Kitô không đến
Radio Veritas
04:16 19/12/2008
NẾU CHÚA KITÔ KHÔNG ĐẾN
Trong các mẫu thiệp Giáng Sinh, người ta thấy có một thiệp với tựa đề như sau: “Nếu Chúa Kitô Không Đến”. Thiệp Giáng Sinh này kể lại câu chuyện của một vị mục sư ngủ gục trên bàn làm việc của mình trong buổi sáng Lễ Giáng Sinh, rồi mơ mình đang ở trong một thế giới nơi Chúa Giêsu không bao giờ sinh ra.
Trong giấc mơ ông thấy mình đang đi qua ngôi nhà quen thuộc của ông, nhưng khi nhìn vào ông không thấy có bít tất vắt trên lò sưởi, cũng chẳng có cây giáng sinh, cũng chẳng có hoa đèn và dĩ nhiên không có Chúa Giêsu để sưởi ấm tâm hồn con người hay cứu độ chúng ta.
Ông đi dọc theo những con đường quen thuộc nhưng không thấy có bất cứ một ngôi giáo đường nào, ông trở về văn phòng của mình và đi vào thư viện, ông không còn thấy có bất cứ một quyển sách nào viết về Chúa Giêsu nữa.
Trong giấc mơ, ông lại nghe tiếng chuông cửa reo lên và có người mời ông đi thăm người mẹ của người bạn đang hấp hối. Ông liền đi đến nhà bà, tại đây ông thấy người bạn của mình đang ngồi khóc, ông nói với người bạn:
Tôi có mang theo đây điều mà tôi nghĩ là có thể an ủi cho ông.
Ông mở quyển Kinh Thánh ra để khả dĩ có thể thấy một lời an ủi nâng đỡ người bạn, nhưng tuyệt nhiên không có Tân ước nên không có bất cứ một lời hứa hay niềm hy vọng nào. Trong giây phút ấy, tất cả những gì mà vị mục sư có thể làm là cúi đầu cùng khóc với người bạn và người mẹ đang hấp hối trong thất vọng.
Hai ngày sau, ông thấy mình đứng bên cạnh quan tài của bà, ông chủ sự nghi lễ an táng nhưng ông không thể đọc được bất cứ một lời an ủi nào. Không có niềm hy vọng sống lại, không có sự sống vĩnh cửu, không có thiên đàng, chỉ còn lại câu nói quen thuộc: “Tro bụi trở về bụi tro”, với một lời từ giã buồn bã và dài lê thê.
Cuối cùng ông biết rằng, Chúa Kitô đã không bao giờ đến. Trong cơn thất vọng ông đã khóc nức nở.
Thình lình ông choàng tỉnh dậy và trong phản ứng tự nhiên của ông là hét lên trong vui mừng khi nghe ca đoàn trong nhà thờ cất tiếng hát:
“Hỡi các tín hữu, hãy hân hoan đến thờ lạy Chúa Kitô, Vua các thiên thần, Người đã sinh ra tại Belem.”
***
Bạn thân mến,
Với bầu khí Giáng Sinh, tin hay không tin, tín hữu Kitô hay không là tín hữu Kitô khó có thể chống cự lại với niềm vui chung của mọi người, vui với niềm vui của đoàn tụ gặp gỡ, vui với niềm vui của chia sẻ và trao ban.
Quả thật, nhân loại không thể nào loại bỏ Chúa Kitô ra khỏi lịch sử của mình. Muốn hay không, Ngài đã đến trong lịch sử ấy, mãi mãi ghi vào lịch sử ấy một dấu ấn không bao giờ tàn phai. Thế giới đầy những dấu chân Ngài đã đi qua, Ngài đến để mang lại hoà bình, hy vọng và niềm vui đích thực cho con người. Dẫu thế giới có là một nghĩa trang, thì nghĩa trang ấy cũng toát lên sự thanh thản, niềm an bình và hy vọng khi thánh giá vẫn còn in bóng trên các ngôi mộ. Ngài không đến để đẩy lui những giới hạn của kiếp người, Ngài không đến để cất bỏ khổ đau, nhưng chính vì Ngài đã đến; mà dù có giới hạn và chồng chất khổ đau; cuộc sống con người mới có ý nghĩa.
***
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến để mang lại niềm vui đích thực cho chúng con, xin cho cuộc sống của chúng con luôn được tràn ngập niềm vui ấy để chúng con biết ra đi và loan báo tin vui ấy cho mọi người, nhất là những ai đang bị sức nặng của cuộc sống đè bẹp. Amen.
Trong các mẫu thiệp Giáng Sinh, người ta thấy có một thiệp với tựa đề như sau: “Nếu Chúa Kitô Không Đến”. Thiệp Giáng Sinh này kể lại câu chuyện của một vị mục sư ngủ gục trên bàn làm việc của mình trong buổi sáng Lễ Giáng Sinh, rồi mơ mình đang ở trong một thế giới nơi Chúa Giêsu không bao giờ sinh ra.
Trong giấc mơ ông thấy mình đang đi qua ngôi nhà quen thuộc của ông, nhưng khi nhìn vào ông không thấy có bít tất vắt trên lò sưởi, cũng chẳng có cây giáng sinh, cũng chẳng có hoa đèn và dĩ nhiên không có Chúa Giêsu để sưởi ấm tâm hồn con người hay cứu độ chúng ta.
Ông đi dọc theo những con đường quen thuộc nhưng không thấy có bất cứ một ngôi giáo đường nào, ông trở về văn phòng của mình và đi vào thư viện, ông không còn thấy có bất cứ một quyển sách nào viết về Chúa Giêsu nữa.
Trong giấc mơ, ông lại nghe tiếng chuông cửa reo lên và có người mời ông đi thăm người mẹ của người bạn đang hấp hối. Ông liền đi đến nhà bà, tại đây ông thấy người bạn của mình đang ngồi khóc, ông nói với người bạn:
Tôi có mang theo đây điều mà tôi nghĩ là có thể an ủi cho ông.
Ông mở quyển Kinh Thánh ra để khả dĩ có thể thấy một lời an ủi nâng đỡ người bạn, nhưng tuyệt nhiên không có Tân ước nên không có bất cứ một lời hứa hay niềm hy vọng nào. Trong giây phút ấy, tất cả những gì mà vị mục sư có thể làm là cúi đầu cùng khóc với người bạn và người mẹ đang hấp hối trong thất vọng.
Hai ngày sau, ông thấy mình đứng bên cạnh quan tài của bà, ông chủ sự nghi lễ an táng nhưng ông không thể đọc được bất cứ một lời an ủi nào. Không có niềm hy vọng sống lại, không có sự sống vĩnh cửu, không có thiên đàng, chỉ còn lại câu nói quen thuộc: “Tro bụi trở về bụi tro”, với một lời từ giã buồn bã và dài lê thê.
Cuối cùng ông biết rằng, Chúa Kitô đã không bao giờ đến. Trong cơn thất vọng ông đã khóc nức nở.
Thình lình ông choàng tỉnh dậy và trong phản ứng tự nhiên của ông là hét lên trong vui mừng khi nghe ca đoàn trong nhà thờ cất tiếng hát:
“Hỡi các tín hữu, hãy hân hoan đến thờ lạy Chúa Kitô, Vua các thiên thần, Người đã sinh ra tại Belem.”
***
Bạn thân mến,
Với bầu khí Giáng Sinh, tin hay không tin, tín hữu Kitô hay không là tín hữu Kitô khó có thể chống cự lại với niềm vui chung của mọi người, vui với niềm vui của đoàn tụ gặp gỡ, vui với niềm vui của chia sẻ và trao ban.
Quả thật, nhân loại không thể nào loại bỏ Chúa Kitô ra khỏi lịch sử của mình. Muốn hay không, Ngài đã đến trong lịch sử ấy, mãi mãi ghi vào lịch sử ấy một dấu ấn không bao giờ tàn phai. Thế giới đầy những dấu chân Ngài đã đi qua, Ngài đến để mang lại hoà bình, hy vọng và niềm vui đích thực cho con người. Dẫu thế giới có là một nghĩa trang, thì nghĩa trang ấy cũng toát lên sự thanh thản, niềm an bình và hy vọng khi thánh giá vẫn còn in bóng trên các ngôi mộ. Ngài không đến để đẩy lui những giới hạn của kiếp người, Ngài không đến để cất bỏ khổ đau, nhưng chính vì Ngài đã đến; mà dù có giới hạn và chồng chất khổ đau; cuộc sống con người mới có ý nghĩa.
***
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến để mang lại niềm vui đích thực cho chúng con, xin cho cuộc sống của chúng con luôn được tràn ngập niềm vui ấy để chúng con biết ra đi và loan báo tin vui ấy cho mọi người, nhất là những ai đang bị sức nặng của cuộc sống đè bẹp. Amen.
Mùa Vọng và Giáng Sinh
Nguyễn Quý Đại
04:22 19/12/2008
MÙA VỌNG và GIÁNG SINH
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist ngài chọn 25.12 là ngày Chúa giáng sinh và qua các mùa Vọng.
Mùa Vọng (Advent) đầu tháng 12, các trung tâm thương mãi bán hàng Giáng sinh và năm mới, những cây thông bằng nhựa treo đèn màu, kết hoa đỏ, hình sao... trang điểm cho hàng quán thêm rực rỡ. Trước các công sở, hãng xưởng những cây thông kết đền sáng lung linh. Mọi người đang mong chờ ngày Chúa giáng trần.
Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus", có nghĩa là đến. Ngay từ thời Cựu Ước, nhân loại đã mong đợi Đấng Cứu Thế ra đời.. Đức Chúa cha đã để con Một của ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người tại Belem cách đây hơn 2000 năm. Ngài đến trong mầu nhiệm Giáng sinh của Giáo hội. Ngài đến để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Ngài ban cho chúng ta những ân sủng.
Lễ Giáng sinh là ngày quan trọng, nên người ta thường dành thì giờ về sum họp gia đình, tặng qùa trong đêm Thánh vô cùng, ăn «Réveillon». Ở Đức nghỉ việc từ chiều 24, 25 và 26 tháng 12. Sau ngày Gáng Sinh những cửa hàng, siêu thị trở nên vắng lặng, các hàng bán pháo bông đủ loại cho đến chiều 30 tết. Nhiều người đi trượt tuyết, đón giao thừa ở vùng núi cao, hay một thành phố xa lạ nào đó. Ngược lại người Việt theo phong tục Á Châu rất trọng 3 ngày Tết thường ở nhà đón xuân, vui chơi với gia đình, bà con họ hàng.
Vòng hoa Mùa vọng
Vòng hoa mùa vọng có bốn cây nến mang màu của phụng vụ: 3 cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho chúa nhật thứ 3, mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! ánh nến tượng trưng cho sự chờ đợi và hy vọng vào ngày Chúa đến.Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu.
Thứ bảy đầu tháng Adventsonntag đốt cây nến số 1, vào bửa ăn tối trong mùa vọng gia đình thường thắp nến.. Những cây nến này sẽ thắp trong suốt mùa Giáng sinh. 4 cây nến tượng trưng một trong bốn ngày thứ bảy tuần lễ đợi Chúa sinh ra đời. Vào đêm Giáng sinh, tất cả cành lá có thể đổi mới và đổi 4 nến màu thành nến trắng, tượng trưng cho Chúa Kitô. Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Sinh hoạt thay đổi từ đầu tháng 12, tại Ðức tất cả siêu thị thứ bảy mở cửa đến 20 giờ (khác Hoa kỳ mở cửa luôn cuối tuần). Các chợ (Weihnachtsmarkt/ Chriskindlmarkt) không bán các loại hoa mai, hoa anh đào như chợ tết Việt Nam dù có nhập cảng nhưng vì thời tiết lạnh các loài hoa đó không thể nở hoa..phần lớn trong mùa Gíang sinh và Tết có chợ bán thông xanh cao đến 2m50, (Weihnachtsbaum/ Christmas tree)
Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Nikolaus/ ông già Noel thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em. Ông già Noel mang túi lớn bằng vải chứa kẹo chocolade, trái cây cho trẻ em và cả khách hàng kèm theo quảng cáo với những chiếc bong bóng tròn đủ màu. Ngày nay đôi khi các cô xinh đẹp làm Nikolaus hay làm một Thiên thần đi bên cạnh Ông già Nikolaus chống gậy.
Ông già Giáng Sinh Père de Noel /Nikolaus/ Santa Claus/Sinterklass/ Nikola
Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Từ 6 tháng 12 xuất hiện Nikolaus, nhưng phải phân biệt Nikolaus và Weihnachtsmann.
Vào thế kỷ thứ 10 từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức để nhớ thánh Nikolaus nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus, hình ảnh Nikolaus xuất hiện trở lại với ý nghĩa mang tình thương đến với mọi người. Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt mùa Giáng Sinh
Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.
Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/12, không nhớ năm. Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái. Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để đồng tiền hay bánh kẹo vào trong chiếc vớ hay chiếc giày cho trẻ con treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh. Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà
Ðêm Thánh vô cùng / Heiligabend /silent night
Chúa chào đời ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó hàng năm tín đồ Thiên Chúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.
Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chịu chết trên cây Thánh giá.
Lễ Giáng sinh thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới. Tại VN các thành phố hay giáo phận Thiên Chúa Giáo thường cử hành Thánh lễ Giáng sinh vào đêm 24 tháng 12 hàng năm.
Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó bài thánh ca "Đêm Thánh Vô Cùng" của nhạc-sĩ thiên tài người Áo là Franz Xaver Grubert (1787-1863). Năm 1840 nhạc-sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nắm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm
Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng Sinh năm 1840, bài thánh ca Weihnachtslied "Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng" ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa. Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ.
"Đêm thánh vô cùng giây phút tưng bừng. Đất với trời xe chữ đông; Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ. Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa, ơn châu báu không bờ bến. Biết tìm kiếm của chi đền. Ôi Chúa Thiên đàng cam mến cơ hàn, nhấp chén phiền vương phong trần. Than ôi Chúa thương người đến quên mình: bỏ vô chốn quê nhà lúc sinh thành. Ai ham sống trong lạc thú. Nhớ rằng Chúa đang đền bù. Tinh tú trên trời. Sông núi trên đời với Thánh Thần mau kết lời, Cao rao Hóa công đã khéo an bài. Sai con hiến thân mong cứu nhân loại. Hang chiên máng rêu tạm trú bốn bề tuyết sương mịt mù..."
Không phân biệt tôn giáo đêm 24/12 mọi người đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Người Việt Nam mừng Giáng sinh như người Tây phương, sau khi dự thánh lễ, các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn "Réveillon" vào lễ nửa đêm, thời tiết ở Việt Nam ấm áp nên Thánh lễ đêm 24 đông người tham dự, người không theo Thiên chuá cũng đến nhà Thờ, đường phố đông người, dập dìu tài tử gia nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm“ Ở Huế khu Phú Cam nhà Thờ cao với ngôi sao lộng lẫy, hang đá sáng trưng tỏa ra từ những cây nến trắng. Đà Nẵng khu Thanh Bồ, Đức Lợi phần lớn người Bắc di cư người ta lo lễ Giáng Sinh rất lớn. Thánh lễ cử hành trước nhà Thờ Chánh toà trên đường Độc Lập rất trang nghiêm. Sài Gòn từ Vương cung Thánh Đường nhà thờ Đức Bà đến Dòng Chuá Cứu Thế nơi nào cũng đông người tham dự. Ngày xưa dù thời gian chiến tranh nhưng trên lý thuyết hai bên đều ngưng bắn để mừng Giáng sinh. Ở Đức đêm 24 là đêm của gia đình đường phố vắng lặng dưới bầu trời lạnh buốt cùng tuyết trắng.
Người Tây phương mừng Giáng sinh vào đêm 24.12 nhưng mỗi quốc gia có phong tục văn hoá khác nhau. Ngoại trừ Hy Lạp Griechenland/ Greece theo Cơ Đốc Giáo mừng lễ Giáng sinh vào ngày 6, ở Hy Lạp không có Nikolaus nhưng có Thánh Vassilius, đêm mùng Một tết để quà tặng trước giường ngủ cho trẻ em. Armenien/ Armenia vào ngày 18/19 tháng giêng.
Từ thế kỷ thứ 8 người Ðức đã đón mừng Giáng Sinh, đêm 24 họ đi Thánh lễ sau đó gia đình quây quần bên cây thông được kết đèn màu, hoa trái, dưới gốc thông là những gói qùa để trao nhau, bửa ăn tối thường theo truyền thống có ngỗng quay, (Weihnachtsgans) các loại bánh Weihnachtstollen, Blättchen, rượu nho vv.. cây thông để đến ngày lễ Ba vua.
Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn "Réveillon" nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông Phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh
Người Island mùa Vọng từ ngày 12 đến 24 mỗi ngày thường bỏ những món quà nhỏ trong giày tượng trưng quà của Nikolaus dành cho trẻ con. Chiều 24 bắt đầu bữa tiệc mừng Giáng Sinh, sau đó họ đi thăm nghĩa trang mang đến những tràng hoa và đốt nến trên mộ phần người thân, ở Ý Italy họ không dùng cây thông trang điểm cho mùa Gíang sinh, nhưng họ làm hang đá và ăn tiệc đêm 24. cho đến lễ Ba Vua 6.1, họ bỏ kẹo bánh vào chiếc vớ hay giày làm qùa cho trẻ con. Người Tây Ban Nha Spanien/Spain và Bồ Đồ Nha Portugal chỉ tặng quà vào lễ Ba vua. Hòa Lan Niederlande/ Netherlands từ 6/12 hàng năm họ tổ chức rước lễ lớn ở hải cảng Amterdame và trong đêm giao thừa các gia đình mang ra đường đốt những cây thông (Christbäume) cùng với tiếng pháo tống cựu nghinh tân. Vùng Đông âu giá lạnh như Schweden/Sweden mùa Giáng sinh cũng là ngày chí điểm (Sonnenwende/solstice) khởi điểm mùa Đông và Jul-Fest. Chiều 24 sau 15 gìờ trời sẩm tối, quà tặng Giáng sinh là các con dê đực bằng rơm và lò sưởi họ đốt than củi từ 24.12 đến 6.1 chấm dứt giáng sinh vào ngày 13 cũng là ngày Thánh Knut. Họ ném những cây thông qua cửa sổ đó cũng là một phong tục.
Người Mỹ đoàn tụ gia đình ngày thứ năm cuối tháng 11 mừng Thanksgiving/ Danke schöne hàng năm, để tạ Thượng Đế tạ ơn đời và ơn người cùng ân phúc của trời đất, trong đêm Giáng Sinh mọi gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho Giáng Sinh và năm mới.
Ngôi sao Giáng Sinh:
Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp Chúa Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng đến căn nhà nhỏ. Đúng như lời tiên tri của ông Simêon, Hài nhi nầy sẽ trở nên ánh sáng soi cho muôn nước. Theo tục Đông phương thăm với qùa tặng Ba Vua quì lạy dâng lên Chúa Hài Đồng các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.
Ngôi sao Holley trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế
Cây thông
Mùa Đông lạnh lẽo chỉ có cây thông xanh tươi có thể sống với khí hậu băng giá. Để có sự hòa hợp con người và thiên nhiên từ năm 1660 người Đức dùng cây thông xanh tươi, có mùi thơm tràn đầy nhựa sống, trang điểm thêm đèn, các lọai trái châu màu,. .. ở nhà và nhà Thờ trong mùa Giáng sinh. Cho đến thế kỷ thứ 19 được thế giới biết đến.
Hang đá và máng cỏ
Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại.
Ðêm 24/12 các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh bớt chìến tranh nghèo đói và độc tài
"Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Ðàn hát (réo rắt tiếng hát) xướng ca dư âm vang xa. Ðây Chúa Thiên Toà Giáng sinh vì ta.. Người hỡi (hãy kíp bước tới) Đến xem 8 nơi hang Be Lem). Ôi Chúa Giáng sinh khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than..."
Munich ngày 18.12.2008
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist ngài chọn 25.12 là ngày Chúa giáng sinh và qua các mùa Vọng.
Mùa Vọng (Advent) đầu tháng 12, các trung tâm thương mãi bán hàng Giáng sinh và năm mới, những cây thông bằng nhựa treo đèn màu, kết hoa đỏ, hình sao... trang điểm cho hàng quán thêm rực rỡ. Trước các công sở, hãng xưởng những cây thông kết đền sáng lung linh. Mọi người đang mong chờ ngày Chúa giáng trần.
Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus", có nghĩa là đến. Ngay từ thời Cựu Ước, nhân loại đã mong đợi Đấng Cứu Thế ra đời.. Đức Chúa cha đã để con Một của ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người tại Belem cách đây hơn 2000 năm. Ngài đến trong mầu nhiệm Giáng sinh của Giáo hội. Ngài đến để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Ngài ban cho chúng ta những ân sủng.
Lễ Giáng sinh là ngày quan trọng, nên người ta thường dành thì giờ về sum họp gia đình, tặng qùa trong đêm Thánh vô cùng, ăn «Réveillon». Ở Đức nghỉ việc từ chiều 24, 25 và 26 tháng 12. Sau ngày Gáng Sinh những cửa hàng, siêu thị trở nên vắng lặng, các hàng bán pháo bông đủ loại cho đến chiều 30 tết. Nhiều người đi trượt tuyết, đón giao thừa ở vùng núi cao, hay một thành phố xa lạ nào đó. Ngược lại người Việt theo phong tục Á Châu rất trọng 3 ngày Tết thường ở nhà đón xuân, vui chơi với gia đình, bà con họ hàng.
Vòng hoa Mùa vọng
Vòng hoa mùa vọng có bốn cây nến mang màu của phụng vụ: 3 cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho chúa nhật thứ 3, mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! ánh nến tượng trưng cho sự chờ đợi và hy vọng vào ngày Chúa đến.Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu.
Thứ bảy đầu tháng Adventsonntag đốt cây nến số 1, vào bửa ăn tối trong mùa vọng gia đình thường thắp nến.. Những cây nến này sẽ thắp trong suốt mùa Giáng sinh. 4 cây nến tượng trưng một trong bốn ngày thứ bảy tuần lễ đợi Chúa sinh ra đời. Vào đêm Giáng sinh, tất cả cành lá có thể đổi mới và đổi 4 nến màu thành nến trắng, tượng trưng cho Chúa Kitô. Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Sinh hoạt thay đổi từ đầu tháng 12, tại Ðức tất cả siêu thị thứ bảy mở cửa đến 20 giờ (khác Hoa kỳ mở cửa luôn cuối tuần). Các chợ (Weihnachtsmarkt/ Chriskindlmarkt) không bán các loại hoa mai, hoa anh đào như chợ tết Việt Nam dù có nhập cảng nhưng vì thời tiết lạnh các loài hoa đó không thể nở hoa..phần lớn trong mùa Gíang sinh và Tết có chợ bán thông xanh cao đến 2m50, (Weihnachtsbaum/ Christmas tree)
Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Nikolaus/ ông già Noel thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em. Ông già Noel mang túi lớn bằng vải chứa kẹo chocolade, trái cây cho trẻ em và cả khách hàng kèm theo quảng cáo với những chiếc bong bóng tròn đủ màu. Ngày nay đôi khi các cô xinh đẹp làm Nikolaus hay làm một Thiên thần đi bên cạnh Ông già Nikolaus chống gậy.
Ông già Giáng Sinh Père de Noel /Nikolaus/ Santa Claus/Sinterklass/ Nikola
Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Từ 6 tháng 12 xuất hiện Nikolaus, nhưng phải phân biệt Nikolaus và Weihnachtsmann.
Vào thế kỷ thứ 10 từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức để nhớ thánh Nikolaus nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus, hình ảnh Nikolaus xuất hiện trở lại với ý nghĩa mang tình thương đến với mọi người. Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt mùa Giáng Sinh
Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.
Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/12, không nhớ năm. Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái. Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để đồng tiền hay bánh kẹo vào trong chiếc vớ hay chiếc giày cho trẻ con treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh. Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà
Ðêm Thánh vô cùng / Heiligabend /silent night
Chúa chào đời ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó hàng năm tín đồ Thiên Chúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.
Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chịu chết trên cây Thánh giá.
Lễ Giáng sinh thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới. Tại VN các thành phố hay giáo phận Thiên Chúa Giáo thường cử hành Thánh lễ Giáng sinh vào đêm 24 tháng 12 hàng năm.
Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó bài thánh ca "Đêm Thánh Vô Cùng" của nhạc-sĩ thiên tài người Áo là Franz Xaver Grubert (1787-1863). Năm 1840 nhạc-sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nắm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm
Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng Sinh năm 1840, bài thánh ca Weihnachtslied "Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng" ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa. Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ.
"Đêm thánh vô cùng giây phút tưng bừng. Đất với trời xe chữ đông; Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ. Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa, ơn châu báu không bờ bến. Biết tìm kiếm của chi đền. Ôi Chúa Thiên đàng cam mến cơ hàn, nhấp chén phiền vương phong trần. Than ôi Chúa thương người đến quên mình: bỏ vô chốn quê nhà lúc sinh thành. Ai ham sống trong lạc thú. Nhớ rằng Chúa đang đền bù. Tinh tú trên trời. Sông núi trên đời với Thánh Thần mau kết lời, Cao rao Hóa công đã khéo an bài. Sai con hiến thân mong cứu nhân loại. Hang chiên máng rêu tạm trú bốn bề tuyết sương mịt mù..."
Không phân biệt tôn giáo đêm 24/12 mọi người đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Người Việt Nam mừng Giáng sinh như người Tây phương, sau khi dự thánh lễ, các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn "Réveillon" vào lễ nửa đêm, thời tiết ở Việt Nam ấm áp nên Thánh lễ đêm 24 đông người tham dự, người không theo Thiên chuá cũng đến nhà Thờ, đường phố đông người, dập dìu tài tử gia nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm“ Ở Huế khu Phú Cam nhà Thờ cao với ngôi sao lộng lẫy, hang đá sáng trưng tỏa ra từ những cây nến trắng. Đà Nẵng khu Thanh Bồ, Đức Lợi phần lớn người Bắc di cư người ta lo lễ Giáng Sinh rất lớn. Thánh lễ cử hành trước nhà Thờ Chánh toà trên đường Độc Lập rất trang nghiêm. Sài Gòn từ Vương cung Thánh Đường nhà thờ Đức Bà đến Dòng Chuá Cứu Thế nơi nào cũng đông người tham dự. Ngày xưa dù thời gian chiến tranh nhưng trên lý thuyết hai bên đều ngưng bắn để mừng Giáng sinh. Ở Đức đêm 24 là đêm của gia đình đường phố vắng lặng dưới bầu trời lạnh buốt cùng tuyết trắng.
Người Tây phương mừng Giáng sinh vào đêm 24.12 nhưng mỗi quốc gia có phong tục văn hoá khác nhau. Ngoại trừ Hy Lạp Griechenland/ Greece theo Cơ Đốc Giáo mừng lễ Giáng sinh vào ngày 6, ở Hy Lạp không có Nikolaus nhưng có Thánh Vassilius, đêm mùng Một tết để quà tặng trước giường ngủ cho trẻ em. Armenien/ Armenia vào ngày 18/19 tháng giêng.
Từ thế kỷ thứ 8 người Ðức đã đón mừng Giáng Sinh, đêm 24 họ đi Thánh lễ sau đó gia đình quây quần bên cây thông được kết đèn màu, hoa trái, dưới gốc thông là những gói qùa để trao nhau, bửa ăn tối thường theo truyền thống có ngỗng quay, (Weihnachtsgans) các loại bánh Weihnachtstollen, Blättchen, rượu nho vv.. cây thông để đến ngày lễ Ba vua.
Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn "Réveillon" nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông Phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh
Người Island mùa Vọng từ ngày 12 đến 24 mỗi ngày thường bỏ những món quà nhỏ trong giày tượng trưng quà của Nikolaus dành cho trẻ con. Chiều 24 bắt đầu bữa tiệc mừng Giáng Sinh, sau đó họ đi thăm nghĩa trang mang đến những tràng hoa và đốt nến trên mộ phần người thân, ở Ý Italy họ không dùng cây thông trang điểm cho mùa Gíang sinh, nhưng họ làm hang đá và ăn tiệc đêm 24. cho đến lễ Ba Vua 6.1, họ bỏ kẹo bánh vào chiếc vớ hay giày làm qùa cho trẻ con. Người Tây Ban Nha Spanien/Spain và Bồ Đồ Nha Portugal chỉ tặng quà vào lễ Ba vua. Hòa Lan Niederlande/ Netherlands từ 6/12 hàng năm họ tổ chức rước lễ lớn ở hải cảng Amterdame và trong đêm giao thừa các gia đình mang ra đường đốt những cây thông (Christbäume) cùng với tiếng pháo tống cựu nghinh tân. Vùng Đông âu giá lạnh như Schweden/Sweden mùa Giáng sinh cũng là ngày chí điểm (Sonnenwende/solstice) khởi điểm mùa Đông và Jul-Fest. Chiều 24 sau 15 gìờ trời sẩm tối, quà tặng Giáng sinh là các con dê đực bằng rơm và lò sưởi họ đốt than củi từ 24.12 đến 6.1 chấm dứt giáng sinh vào ngày 13 cũng là ngày Thánh Knut. Họ ném những cây thông qua cửa sổ đó cũng là một phong tục.
Người Mỹ đoàn tụ gia đình ngày thứ năm cuối tháng 11 mừng Thanksgiving/ Danke schöne hàng năm, để tạ Thượng Đế tạ ơn đời và ơn người cùng ân phúc của trời đất, trong đêm Giáng Sinh mọi gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho Giáng Sinh và năm mới.
Ngôi sao Giáng Sinh:
Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp Chúa Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng đến căn nhà nhỏ. Đúng như lời tiên tri của ông Simêon, Hài nhi nầy sẽ trở nên ánh sáng soi cho muôn nước. Theo tục Đông phương thăm với qùa tặng Ba Vua quì lạy dâng lên Chúa Hài Đồng các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.
Ngôi sao Holley trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế
Cây thông
Mùa Đông lạnh lẽo chỉ có cây thông xanh tươi có thể sống với khí hậu băng giá. Để có sự hòa hợp con người và thiên nhiên từ năm 1660 người Đức dùng cây thông xanh tươi, có mùi thơm tràn đầy nhựa sống, trang điểm thêm đèn, các lọai trái châu màu,. .. ở nhà và nhà Thờ trong mùa Giáng sinh. Cho đến thế kỷ thứ 19 được thế giới biết đến.
Hang đá và máng cỏ
Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại.
Ðêm 24/12 các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh bớt chìến tranh nghèo đói và độc tài
"Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Ðàn hát (réo rắt tiếng hát) xướng ca dư âm vang xa. Ðây Chúa Thiên Toà Giáng sinh vì ta.. Người hỡi (hãy kíp bước tới) Đến xem 8 nơi hang Be Lem). Ôi Chúa Giáng sinh khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than..."
Munich ngày 18.12.2008
Bài chia sẻ lễ Nửa Đêm Giáng Sinh
Antôn Lãng Điền
12:45 19/12/2008
Kính thưa…,
Chúng ta đến nhà thờ trong tâm trạng vui vẽ thoái mái, cùng với tiếng nhạc Giáng sinh tưng bừng đưa ta vào một niềm vui lưng lưng khó tả để cùng nhau mừng lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu lần thứ 2008. Chúng ta đến đây chỉ để nghe hát, xem lễ cho vui mà thôi hay còn gì hơn thế nữa ? Có khi nào ta tự đặt một câu hỏi cho riêng mình: tại sao thế nhĩ ? Chúa Giêsu là ai mà cứ đến ngày 25 tháng 12 Dương lịch, cả thế giới lại tổ chức ăn mừng lễ sinh nhật cho Ngài ? Bây giờ thiên hạ tiến bộ và khôn ngoan lắm rồi, không ai dại gì mà tốn tiền tốn của bỏ ra mừng sinh nhật cho một con người đã chết. Tại sao thế nhỉ ?
Để lý giải thắc mắc vừa nêu trên đây, ta hãy khởi đi từ một câu chuyện rất đỗi thân quen của nhà văn Ngô Thừa Ân: chuyện Tây Du Ký. Đây là một tác phẩm được nhiều người Á Đông biết đến và điện ảnh Trung Quốc cũng đã dựng thành phim, rất hấp dẫn nhiều giới.
Đầu thập niên 90, năm 1994 đăng trên tờ Thế Giới Mới, nhà văn Trương Quốc Dũng đã hư cấu lại thành một Tây Du Ký khác trong truyện ngắn mang tựa đề: “Đường Tăng”. Đại khái, chuyện kể thế này:
… đêm cuối cùng của cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để nhập cõi Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt đời tu luyện, giờ đây sắp trút bỏ kiếp người, ông bổng thấy lòng ray rứt không sao ngủ được. Ông thương người, thế nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của kiếp người và cõi Phật, ông chợt hiểu ra cuội rễ của tình thương ấy. Trong tim nhói buốt, ông trở mình thở dài: “Không là người ta sẽ là ai ?” Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông lo âu. Ông cố nén lòng khẽ nói: không sao đâu các con ạ, ta chỉ chợt nhớ ngày xưa. Nói xong, ông nhắm mắt lại.
Ngộ Không nói: Xin thầy đừng dối lòng, thầy đang nhớ cả kiếp người. Mở mắt nhìn Ngộ Không, ông chợt rùng mình... Ngộ Không từ đá sinh ra, coi thường cả thần thánh yêu ma và chỉ mong được thành người. Đường Tăng đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao không khỏi xót xa.
Bát Giới cười khà khà nói: Làm người có gì vui, chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên sung sướng biết bao –Thầy đừng luyến tiếc làm chi.
Sa Tăng an ủi: thầy trò mình sắp hóa Phật, mang đạo xuống giúp loài người, công quả là vĩ đại.
Đường Tăng lắc đầu nằm im hồi lâu rồi nói: ta ước gì đêm nay trời đừng sáng, ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du, rồi khẽ kêu: Ngộ Không ơi, một đời con muốn thành người thì bị ép theo ta để thành Phật. Còn ta, không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm và cứu vớt con người được. Ngộ Không sụp xuống nắm lấy tay thầy nghẹn ngào: Thầy đã nhận ra chân lý, nhưng chậm quá rồi: không là người, thì làm sao mà đồng cảm yêu thương để cứu vớt con người được…
Cuộc đối thoại rất ngắn của thầy trò Đường Tăng, cách nào đó ta hiểu được sứ mạng làm người của Thiên Chúa. Quả thế, nếu Thiên Chúa đến trần gian để làm vua hay làm thánh thì chẳng có gì để nói, bởi vì tự bản tính Người là Đấng chí Thánh. Nhưng Ngài đã làm người, trở nên giống người trong mọi sự, chịu thử thách về mọi phương diện như ta. Nói chung, Ngài không xuất hiện như một siêu nhân, hay một thần đồng, vươn vai lớn lên như Phù Đổng, mạnh mẽ phi thường khiến hùm beo phải sợ, mà Ngài chỉ làm người như một người phàm bình thường, ngoại trừ tội lỗi.
Trái lại, chúng ta đang làm người, vậy mà ai cũng muốn trút bỏ sứ mạng cao cả này; ai cũng khao trở nên quân tử hay thánh nhân hơn là làm người. Thật thế, ai cũng muốn danh thơm tiếng tốt, được kính nể hoặc là hơn người ở điểm này điểm nọ chứ không muốn làm một kẻ tầm thường. Chối từ làm người vẫn luôn là một cám dỗ. Cám dỗ này bắt nguồn ngay trong vườn địa đàng, khi con người muốn trở thành thần như lời dụ dỗ của con rắn. Vì vậy mà muôn người phấn đấu để trở nên ông này bà nọ, muốn làm quan, làm trùm, làm lãnh tụ, làm anh làm chị chứ không chỉ làm người. Con người cứ ngỡ rằng muốn lên thiên đàng thì phải trở thành thánh sống. Trong khi đó Đức Kitô giáng trần lại dạy rằng: nước thiên đàng là của trẻ thơ và những người giống như chúng; Thiên Đàng không chỉ dành riêng cho những bậc thánh nhân quân tử hay những bậc anh hùng hào kiệt, mà cho tất cả mọi người, kể cả những người tội lỗi, miễn là họ nhận ra lỗi lầm, rồi thật lòng cúi đầu xin ơn tha thứ. Đức Kitô giáng thế làm người là để đến với con người và dạy họ biết cách làm người như Ngài đã làm.
Làm người nghĩa là sống thực, sống với cuộc đời thật: có sinh ra, lớn lên, có lao động, có tiếp xúc với trăm công ngàn việc: cày ruộng, nuôi cá, dệt vải, đi chợ, vào rừng, nấu cơm, giặt quần áo, nộp thuế, đi xe, đi tàu, đi hội họp, cũng có thể ra hầu tòa, tham dự chiến trường, và cũng có thể là ngồi tù, thậm chí là có ra pháp trường, cũng như giữ chức vị quan trọng trong xã hội quốc gia, quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế, ngoại giao.... Làm người là như vậy, là hành động do sự chọn lựa và quyết định của mình giữa muôn vàn khả năng mở ra nhiều lối: im lặng hay cãi vả dành phần thắng. Mang đi hay để lại. Tiến tới hay tháo lui… Muôn vàn nẻo buộc ta phải chon lựa !
Đức Kitô giáng trần làm người là để giúp con người thực hiện khả năng làm người đang tiềm ẩn ở trong lòng họ. Ngài không lừa bịp, không mị dân, không hứa hẹn thiên đường ở trần gian, không hề ru ngủ bằng sự dễ dãi rẻ tiền. Ngược lại, phải chong đèn tỉnh thức, cảnh giác cầu nguyện, vào cửa hẹp… Vì cuộc sống hàng ngày có biết bao cuộc sống nho nhỏ: mưa nắng, đau ốm, lỡ tàu, lỡ xe, vợ chồng con cái, thời tiết, hàng xóm... bao nhiêu việc là bấy nhiêu chọn lựa…
Nếu muốn cứu chúng ta, Đức Kitô không làm người thì sẽ làm gì? Vì Thiên Chúa không phải là Đấng khôn ngoan và tuyệt đối ở bên ngoài thế giới, không màng gì đến nổi thống khổ của con người đã và đang chịu hôm nay. Trái lại, Ngài là Đấng san sẻ thân phận làm người và hiệp thông vào định mệnh cao cả của họ, Ngài có trách nhiệm với tạo vật của Ngài, đặc biệt nhất là con người. vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu ở giữa nhân loại – Ngài là Emmanuel: nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Kinh thánh gọi Đức Kitô là Hoàng tử hoà bình. Đêm Ngài giáng sinh được gọi là đêm an bình. Giáo huấn của Ngài, đặc biệt là bài giảng trên núi, trở thành hiến chương hoà bình cho Liên Hiệp Quốc. Giới luật yêu thương, mệnh lệnh không được giận ghét đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống con người. Lời kêu gọi tâm huyết nhất của Ngài là “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Khát vọng tình yêu mãi còn đó, nhưng xem ra cuộc sống lại thiếu vắng hơn bao giờ. Cũng chính vì thế mà người đời càng ngưỡng mộ những ai dám hiến trọn cho tình yêu. Khoáng vật ngăn lối tình yêu là lòng ích kỷ. Tình yêu làm nên tất cả và ích kỷ đục khoét tất cả, do vậy tình yêu mời gọi tự huỷ, cho không, là chơi đẹp với nhau…
Xin Chúa Hài Đồng giáng sinh đêm nay ban muôn ơn lành và bình an của Ngài xuống trên tất cả mọi người chúng ta. Amen !
Antôn Lãng Điền
Chúng ta đến nhà thờ trong tâm trạng vui vẽ thoái mái, cùng với tiếng nhạc Giáng sinh tưng bừng đưa ta vào một niềm vui lưng lưng khó tả để cùng nhau mừng lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu lần thứ 2008. Chúng ta đến đây chỉ để nghe hát, xem lễ cho vui mà thôi hay còn gì hơn thế nữa ? Có khi nào ta tự đặt một câu hỏi cho riêng mình: tại sao thế nhĩ ? Chúa Giêsu là ai mà cứ đến ngày 25 tháng 12 Dương lịch, cả thế giới lại tổ chức ăn mừng lễ sinh nhật cho Ngài ? Bây giờ thiên hạ tiến bộ và khôn ngoan lắm rồi, không ai dại gì mà tốn tiền tốn của bỏ ra mừng sinh nhật cho một con người đã chết. Tại sao thế nhỉ ?
Để lý giải thắc mắc vừa nêu trên đây, ta hãy khởi đi từ một câu chuyện rất đỗi thân quen của nhà văn Ngô Thừa Ân: chuyện Tây Du Ký. Đây là một tác phẩm được nhiều người Á Đông biết đến và điện ảnh Trung Quốc cũng đã dựng thành phim, rất hấp dẫn nhiều giới.
Đầu thập niên 90, năm 1994 đăng trên tờ Thế Giới Mới, nhà văn Trương Quốc Dũng đã hư cấu lại thành một Tây Du Ký khác trong truyện ngắn mang tựa đề: “Đường Tăng”. Đại khái, chuyện kể thế này:
… đêm cuối cùng của cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để nhập cõi Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt đời tu luyện, giờ đây sắp trút bỏ kiếp người, ông bổng thấy lòng ray rứt không sao ngủ được. Ông thương người, thế nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của kiếp người và cõi Phật, ông chợt hiểu ra cuội rễ của tình thương ấy. Trong tim nhói buốt, ông trở mình thở dài: “Không là người ta sẽ là ai ?” Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông lo âu. Ông cố nén lòng khẽ nói: không sao đâu các con ạ, ta chỉ chợt nhớ ngày xưa. Nói xong, ông nhắm mắt lại.
Ngộ Không nói: Xin thầy đừng dối lòng, thầy đang nhớ cả kiếp người. Mở mắt nhìn Ngộ Không, ông chợt rùng mình... Ngộ Không từ đá sinh ra, coi thường cả thần thánh yêu ma và chỉ mong được thành người. Đường Tăng đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao không khỏi xót xa.
Bát Giới cười khà khà nói: Làm người có gì vui, chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên sung sướng biết bao –Thầy đừng luyến tiếc làm chi.
Sa Tăng an ủi: thầy trò mình sắp hóa Phật, mang đạo xuống giúp loài người, công quả là vĩ đại.
Đường Tăng lắc đầu nằm im hồi lâu rồi nói: ta ước gì đêm nay trời đừng sáng, ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du, rồi khẽ kêu: Ngộ Không ơi, một đời con muốn thành người thì bị ép theo ta để thành Phật. Còn ta, không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm và cứu vớt con người được. Ngộ Không sụp xuống nắm lấy tay thầy nghẹn ngào: Thầy đã nhận ra chân lý, nhưng chậm quá rồi: không là người, thì làm sao mà đồng cảm yêu thương để cứu vớt con người được…
Cuộc đối thoại rất ngắn của thầy trò Đường Tăng, cách nào đó ta hiểu được sứ mạng làm người của Thiên Chúa. Quả thế, nếu Thiên Chúa đến trần gian để làm vua hay làm thánh thì chẳng có gì để nói, bởi vì tự bản tính Người là Đấng chí Thánh. Nhưng Ngài đã làm người, trở nên giống người trong mọi sự, chịu thử thách về mọi phương diện như ta. Nói chung, Ngài không xuất hiện như một siêu nhân, hay một thần đồng, vươn vai lớn lên như Phù Đổng, mạnh mẽ phi thường khiến hùm beo phải sợ, mà Ngài chỉ làm người như một người phàm bình thường, ngoại trừ tội lỗi.
Trái lại, chúng ta đang làm người, vậy mà ai cũng muốn trút bỏ sứ mạng cao cả này; ai cũng khao trở nên quân tử hay thánh nhân hơn là làm người. Thật thế, ai cũng muốn danh thơm tiếng tốt, được kính nể hoặc là hơn người ở điểm này điểm nọ chứ không muốn làm một kẻ tầm thường. Chối từ làm người vẫn luôn là một cám dỗ. Cám dỗ này bắt nguồn ngay trong vườn địa đàng, khi con người muốn trở thành thần như lời dụ dỗ của con rắn. Vì vậy mà muôn người phấn đấu để trở nên ông này bà nọ, muốn làm quan, làm trùm, làm lãnh tụ, làm anh làm chị chứ không chỉ làm người. Con người cứ ngỡ rằng muốn lên thiên đàng thì phải trở thành thánh sống. Trong khi đó Đức Kitô giáng trần lại dạy rằng: nước thiên đàng là của trẻ thơ và những người giống như chúng; Thiên Đàng không chỉ dành riêng cho những bậc thánh nhân quân tử hay những bậc anh hùng hào kiệt, mà cho tất cả mọi người, kể cả những người tội lỗi, miễn là họ nhận ra lỗi lầm, rồi thật lòng cúi đầu xin ơn tha thứ. Đức Kitô giáng thế làm người là để đến với con người và dạy họ biết cách làm người như Ngài đã làm.
Làm người nghĩa là sống thực, sống với cuộc đời thật: có sinh ra, lớn lên, có lao động, có tiếp xúc với trăm công ngàn việc: cày ruộng, nuôi cá, dệt vải, đi chợ, vào rừng, nấu cơm, giặt quần áo, nộp thuế, đi xe, đi tàu, đi hội họp, cũng có thể ra hầu tòa, tham dự chiến trường, và cũng có thể là ngồi tù, thậm chí là có ra pháp trường, cũng như giữ chức vị quan trọng trong xã hội quốc gia, quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế, ngoại giao.... Làm người là như vậy, là hành động do sự chọn lựa và quyết định của mình giữa muôn vàn khả năng mở ra nhiều lối: im lặng hay cãi vả dành phần thắng. Mang đi hay để lại. Tiến tới hay tháo lui… Muôn vàn nẻo buộc ta phải chon lựa !
Đức Kitô giáng trần làm người là để giúp con người thực hiện khả năng làm người đang tiềm ẩn ở trong lòng họ. Ngài không lừa bịp, không mị dân, không hứa hẹn thiên đường ở trần gian, không hề ru ngủ bằng sự dễ dãi rẻ tiền. Ngược lại, phải chong đèn tỉnh thức, cảnh giác cầu nguyện, vào cửa hẹp… Vì cuộc sống hàng ngày có biết bao cuộc sống nho nhỏ: mưa nắng, đau ốm, lỡ tàu, lỡ xe, vợ chồng con cái, thời tiết, hàng xóm... bao nhiêu việc là bấy nhiêu chọn lựa…
Nếu muốn cứu chúng ta, Đức Kitô không làm người thì sẽ làm gì? Vì Thiên Chúa không phải là Đấng khôn ngoan và tuyệt đối ở bên ngoài thế giới, không màng gì đến nổi thống khổ của con người đã và đang chịu hôm nay. Trái lại, Ngài là Đấng san sẻ thân phận làm người và hiệp thông vào định mệnh cao cả của họ, Ngài có trách nhiệm với tạo vật của Ngài, đặc biệt nhất là con người. vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu ở giữa nhân loại – Ngài là Emmanuel: nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Kinh thánh gọi Đức Kitô là Hoàng tử hoà bình. Đêm Ngài giáng sinh được gọi là đêm an bình. Giáo huấn của Ngài, đặc biệt là bài giảng trên núi, trở thành hiến chương hoà bình cho Liên Hiệp Quốc. Giới luật yêu thương, mệnh lệnh không được giận ghét đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống con người. Lời kêu gọi tâm huyết nhất của Ngài là “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Khát vọng tình yêu mãi còn đó, nhưng xem ra cuộc sống lại thiếu vắng hơn bao giờ. Cũng chính vì thế mà người đời càng ngưỡng mộ những ai dám hiến trọn cho tình yêu. Khoáng vật ngăn lối tình yêu là lòng ích kỷ. Tình yêu làm nên tất cả và ích kỷ đục khoét tất cả, do vậy tình yêu mời gọi tự huỷ, cho không, là chơi đẹp với nhau…
Xin Chúa Hài Đồng giáng sinh đêm nay ban muôn ơn lành và bình an của Ngài xuống trên tất cả mọi người chúng ta. Amen !
Antôn Lãng Điền
Học theo Đức Mẹ: Xin vâng theo thánh ý Chúa
Lm Jude Siciliano OP
13:39 19/12/2008
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG (B)
2Samuel 7: 1-5,8b-12,14a,16; Tv: 89; Roma 16:25-27; Luca 1: 26-38
Anh chị em thân mến
Bài đọc thứ hai hôm nay là phần kết của thư thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma. Đó là lời kinh cuối thường được dùng trong Phụng vụ. Sách thánh của dân Do Thái và của người Kitô hữu thường có những lời kinh để kết thúc như vậy. Đó là kinh tụng ca vinh danh. Kinh Thánh ca tụng vinh quang Thiên Chúa, uy quyền cùng sự thánh thiện của Ngài vang dội qua các thời đại và các dân tộc.
Lời kinh cuối thường là những lời kinh đáp lại những việc Thiên Chúa đã làm trong đời sống chúng ta. Mỗi khi chúng ta chấp nhận danh thánh Chúa, thì chúng ta ca tụng vinh danh Ngài. Đôi khi vinh quang Thiên Chúa đến trong đám mây, hoặc chiếu rọi trong đền thánh (Xh 29:43; Ds 16-19;Is.6 và nhiều thánh vịnh). Mỗi khi chúng ta ca tụng vinh danh Thiên Chúa, chúng ta hay dâng lời kinh: "Vinh Danh Thiên Chúa ", " Hãy ca tụng Danh Chúa" v.v... Chúng ta thường ca ngợi "danh thánh" hay những lời ca tụng khác như trong Phụng vụ thánh lễ hôm nay.
Trong thư Rôma, thánh Phaolô viết danh thánh Chúa đã được ca tụng qua cuộc đời của Chúa Kitô, qua sự chết và sự Sống lại của Người. Khi chúng ta đến với đức tin và nhận lấy danh thánh Chúa thì chúng ta đã ca ngợi vinh danh Ngài. Trong sự kết hợp mầu nhiệm của Thiên Chúa trong Đức Kitô, Chúa Thánh Linh làm chúng ta dâng lời ca tụng sự huyền nhiệm này. Trong Phúc âm hôm nay, mọi người hãy cất lời ca tụng thánh danh Thiên Chúa qua lời nói và việc làm của Đức Kitô. Trong Phụng vụ thánh lễ nửa đêm lễ Giáng Sinh, chúng ta sẽ nghe thánh Luca tả lại sự xuất hiện của các thiên sứ trước các mục đồng, trong ánh sáng và tiếng ca tụng "Vinh danh Thiên Chúa trên trời" (Lc 2:14), về việc Thiên Chúa đã cho Đấng Cứu Thế Giáng sinh.
Trong thư thánh Phaolô, thường có những bài tụng ca ở cuối thư (X. Ep.3:20-21; Phi.2:5-11) giúp chúng ta nhìn vào uy quyền Thiên Chua, với tình thương của Ngài qua Đức Kitô. Thánh nhân khuyên chúng ta nên suy niệm và lãnh nhận tình thương yêu của Thiên Chúa trong đời sống, rồi dâng lên lời ca tụng vinh danh Ngài. Chúng ta có bổn phận luôn sống ca ngợi vinh danh Thiên Chúa, vì đã được Chúa Kitô soi sáng cho chúng ta. Nói cách khác là, chính đời sống chúng ta phải là một bản ca tụng: "vinh danh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta"; "Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao?" (1Cr.6:19)
Phần kết thúc thư Rôma cũng như phần mở đầu, (Rm 1:2-5) thánh Phaolô ca ngợi Tin mừng: "đã dùng các ngôn sứ của Ngài mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô. Nhờ Người, Thánh Phaolô đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng, hầu danh Ngài được rạng rỡ". Chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vi Ngài đã đưa tay cứu độ mọi người qua Đức Kitô.
Trong Phúc âm, quang cảnh báo tin mừng ngày sinh Đấng Cứu Thế đã được trình bày qua các bức tranh họa. Bức tranh của Fra Angelico về thiên sứ truyền tin cho Đức Maria treo trong viện bảo tàng thánh Máccô ở Florence. Viện bảo tàng này là tu viện dòng Đaminh, và nghệ sĩ tu sĩ thời Phục Hưng Fra Angelico này đã vẽ nhiều tác phẩm trên các bức tường của tu viện, nhằm giúp các tu sĩ dễ chiêm niệm những mầu nhiệm đức tin.
Có một bức tranh trình bày Đức Mẹ ngồi trên ghế gỗ trước cửa nhà. Đức Mẹ trông có vẻ bình an và ăn mặc chỉnh tề. Có chút ánh sáng mặt trời và thiên thần chói sáng. Cảnh trí đó giúp các tu sĩ sống đời cầu nguyện trong thinh lặng. Nhưng chúng ta đâu có sống trong tu viện đó, dù vậy chúng ta có thể nhờ bức tranh của Fra Angelico để giúp chúng ta có chút thời gian suy niệm mầu nhiệm của Chúa trong cuộc sống bận rộn hàng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên, một ý nữa được nảy sinh trong bài Phúc âm hôm nay, làm cho chúng ta không mấy thư thái. Hãy đọc câu mở đầu: "Thiên Chúa sai sứ thần đến một thị trấn ở Ga-li-lê gọi là Na-xa-rét". Mới đọc thôi sẽ không thấy có gì lạ cả, nhưng Galilê là nơi rất phức tạp. Ở đó đa số là nông dân nghèo khổ. Ở Galilê, chủ nghĩa dân tộc rất mạnh nên thường có những cuộc nổi dậy đòi độc lập. Dân Galilê thường được xem là dân hay nổi loạn đòi tự do. Thiên Chúa đã muốn chọn Galilê là nơi Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là người Galilê.
Đức Maria sống trong một vùng phức tạp. Người đã làm gì trước khi sứ thần Gabriel đến gặp ở Nadarét? Trong bức tranh của Fra Angelico, Đức Maria ngồi thinh lặng như đang suy ngẫm. Một số nghệ sĩ khác vẽ Đức Maria quỳ gối như đang cầu nguyện. Nhưng có lẽ nên vẽ Đức Maria đang làm bánh, hay đang may vá, hoặc đang nhóm bếp nấu ăn. Đức Mẹ cũng có thể đang đứng ở cửa để nghe tiếng hò reo của một nhóm biểu tình chống đối. Chúng ta không muốn diễn tả đời sống của Đức Maria một cách không thực tế. Chúng ta không muốn Đức Maria sống khác với cuộc sống thường ngày của xã hội Nadaret.
Nhin lại lần nữa bức tranh, chúng ta thấy Đức Maria gặp sứ thần Gabriel: "Nghe lời sứ thần, Bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào có nghĩa gì". Nhưng sứ thần trấn an sự bối rối của Đức Maria liền: "xin Bà đừng sợ". Chắc Đức Maria có vẻ lo sợ lắm. Nơi Người sống, Galilê là vùng đất có nhiều cuộc nổi dậy, và câu hỏi của Đức Maria chứng tỏ Người đang lo sợ. Nhưng Sứ thần không nói nhiều về hiện tại và tương lai của Đức Maria. Trái lại, điều thần sứ muốn trình bày là Đức Maria phải để Thiên Chúa đi vào đời sống của mình và chỉ duy nhất một điều là tin vào Ngài. Đó là thái độ chúng ta cần phải có mỗi khi chúng ta thưa "vâng" với Chúa.
LỜI NGUYỆN MÙA VỌNG
TRƯỚC KHI ĐỌC SÁCH THÁNH
Lạy Chúa xin Chúa hãy ở với chúng con trong Mùa Vọng này, xin Chúa giúp chúng con mỗi ngày thêm thánh thiện để đón Đấng sẽ đến với chúng con.
Xin Chúa hãy ban ân sủng như lời Chúa hứa vào lòng chúng con. Xin Chúa hãy mau giúp chúng con tìm hiểu những gì chúng con sẽ gặp trong cảnh sa mạc vắng của Mùa Vọng: Xin Chúa hãy kiên nhẫn nâng đỡ chúng con hiểu ơn cứu chuộc của Chúa. Xin Chúa cho chúng con hiểu uy quyền của Chúa qua Chúa Giêsu, là Chúa muốn thay đổi mọi sự trong chúng con.
Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô con Chúa cùng là Chúa chúng con.. .........
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
2Samuel 7: 1-5,8b-12,14a,16; Tv: 89; Roma 16:25-27; Luca 1: 26-38
Anh chị em thân mến
Bài đọc thứ hai hôm nay là phần kết của thư thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma. Đó là lời kinh cuối thường được dùng trong Phụng vụ. Sách thánh của dân Do Thái và của người Kitô hữu thường có những lời kinh để kết thúc như vậy. Đó là kinh tụng ca vinh danh. Kinh Thánh ca tụng vinh quang Thiên Chúa, uy quyền cùng sự thánh thiện của Ngài vang dội qua các thời đại và các dân tộc.
Lời kinh cuối thường là những lời kinh đáp lại những việc Thiên Chúa đã làm trong đời sống chúng ta. Mỗi khi chúng ta chấp nhận danh thánh Chúa, thì chúng ta ca tụng vinh danh Ngài. Đôi khi vinh quang Thiên Chúa đến trong đám mây, hoặc chiếu rọi trong đền thánh (Xh 29:43; Ds 16-19;Is.6 và nhiều thánh vịnh). Mỗi khi chúng ta ca tụng vinh danh Thiên Chúa, chúng ta hay dâng lời kinh: "Vinh Danh Thiên Chúa ", " Hãy ca tụng Danh Chúa" v.v... Chúng ta thường ca ngợi "danh thánh" hay những lời ca tụng khác như trong Phụng vụ thánh lễ hôm nay.
Trong thư Rôma, thánh Phaolô viết danh thánh Chúa đã được ca tụng qua cuộc đời của Chúa Kitô, qua sự chết và sự Sống lại của Người. Khi chúng ta đến với đức tin và nhận lấy danh thánh Chúa thì chúng ta đã ca ngợi vinh danh Ngài. Trong sự kết hợp mầu nhiệm của Thiên Chúa trong Đức Kitô, Chúa Thánh Linh làm chúng ta dâng lời ca tụng sự huyền nhiệm này. Trong Phúc âm hôm nay, mọi người hãy cất lời ca tụng thánh danh Thiên Chúa qua lời nói và việc làm của Đức Kitô. Trong Phụng vụ thánh lễ nửa đêm lễ Giáng Sinh, chúng ta sẽ nghe thánh Luca tả lại sự xuất hiện của các thiên sứ trước các mục đồng, trong ánh sáng và tiếng ca tụng "Vinh danh Thiên Chúa trên trời" (Lc 2:14), về việc Thiên Chúa đã cho Đấng Cứu Thế Giáng sinh.
Trong thư thánh Phaolô, thường có những bài tụng ca ở cuối thư (X. Ep.3:20-21; Phi.2:5-11) giúp chúng ta nhìn vào uy quyền Thiên Chua, với tình thương của Ngài qua Đức Kitô. Thánh nhân khuyên chúng ta nên suy niệm và lãnh nhận tình thương yêu của Thiên Chúa trong đời sống, rồi dâng lên lời ca tụng vinh danh Ngài. Chúng ta có bổn phận luôn sống ca ngợi vinh danh Thiên Chúa, vì đã được Chúa Kitô soi sáng cho chúng ta. Nói cách khác là, chính đời sống chúng ta phải là một bản ca tụng: "vinh danh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta"; "Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao?" (1Cr.6:19)
Phần kết thúc thư Rôma cũng như phần mở đầu, (Rm 1:2-5) thánh Phaolô ca ngợi Tin mừng: "đã dùng các ngôn sứ của Ngài mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô. Nhờ Người, Thánh Phaolô đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng, hầu danh Ngài được rạng rỡ". Chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vi Ngài đã đưa tay cứu độ mọi người qua Đức Kitô.
Trong Phúc âm, quang cảnh báo tin mừng ngày sinh Đấng Cứu Thế đã được trình bày qua các bức tranh họa. Bức tranh của Fra Angelico về thiên sứ truyền tin cho Đức Maria treo trong viện bảo tàng thánh Máccô ở Florence. Viện bảo tàng này là tu viện dòng Đaminh, và nghệ sĩ tu sĩ thời Phục Hưng Fra Angelico này đã vẽ nhiều tác phẩm trên các bức tường của tu viện, nhằm giúp các tu sĩ dễ chiêm niệm những mầu nhiệm đức tin.
Có một bức tranh trình bày Đức Mẹ ngồi trên ghế gỗ trước cửa nhà. Đức Mẹ trông có vẻ bình an và ăn mặc chỉnh tề. Có chút ánh sáng mặt trời và thiên thần chói sáng. Cảnh trí đó giúp các tu sĩ sống đời cầu nguyện trong thinh lặng. Nhưng chúng ta đâu có sống trong tu viện đó, dù vậy chúng ta có thể nhờ bức tranh của Fra Angelico để giúp chúng ta có chút thời gian suy niệm mầu nhiệm của Chúa trong cuộc sống bận rộn hàng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên, một ý nữa được nảy sinh trong bài Phúc âm hôm nay, làm cho chúng ta không mấy thư thái. Hãy đọc câu mở đầu: "Thiên Chúa sai sứ thần đến một thị trấn ở Ga-li-lê gọi là Na-xa-rét". Mới đọc thôi sẽ không thấy có gì lạ cả, nhưng Galilê là nơi rất phức tạp. Ở đó đa số là nông dân nghèo khổ. Ở Galilê, chủ nghĩa dân tộc rất mạnh nên thường có những cuộc nổi dậy đòi độc lập. Dân Galilê thường được xem là dân hay nổi loạn đòi tự do. Thiên Chúa đã muốn chọn Galilê là nơi Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là người Galilê.
Đức Maria sống trong một vùng phức tạp. Người đã làm gì trước khi sứ thần Gabriel đến gặp ở Nadarét? Trong bức tranh của Fra Angelico, Đức Maria ngồi thinh lặng như đang suy ngẫm. Một số nghệ sĩ khác vẽ Đức Maria quỳ gối như đang cầu nguyện. Nhưng có lẽ nên vẽ Đức Maria đang làm bánh, hay đang may vá, hoặc đang nhóm bếp nấu ăn. Đức Mẹ cũng có thể đang đứng ở cửa để nghe tiếng hò reo của một nhóm biểu tình chống đối. Chúng ta không muốn diễn tả đời sống của Đức Maria một cách không thực tế. Chúng ta không muốn Đức Maria sống khác với cuộc sống thường ngày của xã hội Nadaret.
Nhin lại lần nữa bức tranh, chúng ta thấy Đức Maria gặp sứ thần Gabriel: "Nghe lời sứ thần, Bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào có nghĩa gì". Nhưng sứ thần trấn an sự bối rối của Đức Maria liền: "xin Bà đừng sợ". Chắc Đức Maria có vẻ lo sợ lắm. Nơi Người sống, Galilê là vùng đất có nhiều cuộc nổi dậy, và câu hỏi của Đức Maria chứng tỏ Người đang lo sợ. Nhưng Sứ thần không nói nhiều về hiện tại và tương lai của Đức Maria. Trái lại, điều thần sứ muốn trình bày là Đức Maria phải để Thiên Chúa đi vào đời sống của mình và chỉ duy nhất một điều là tin vào Ngài. Đó là thái độ chúng ta cần phải có mỗi khi chúng ta thưa "vâng" với Chúa.
LỜI NGUYỆN MÙA VỌNG
TRƯỚC KHI ĐỌC SÁCH THÁNH
Lạy Chúa xin Chúa hãy ở với chúng con trong Mùa Vọng này, xin Chúa giúp chúng con mỗi ngày thêm thánh thiện để đón Đấng sẽ đến với chúng con.
Xin Chúa hãy ban ân sủng như lời Chúa hứa vào lòng chúng con. Xin Chúa hãy mau giúp chúng con tìm hiểu những gì chúng con sẽ gặp trong cảnh sa mạc vắng của Mùa Vọng: Xin Chúa hãy kiên nhẫn nâng đỡ chúng con hiểu ơn cứu chuộc của Chúa. Xin Chúa cho chúng con hiểu uy quyền của Chúa qua Chúa Giêsu, là Chúa muốn thay đổi mọi sự trong chúng con.
Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô con Chúa cùng là Chúa chúng con.. .........
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Hòa bình vĩnh cửu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:54 19/12/2008
Hòa bình vĩnh cửu
Bước vào Mùa Vọng, bài đọc 1 phụng vụ Lời Chúa thường trích sách Isaia. Ngôn sứ Isaia mô tả cảnh thái bình giữa mọi dân tộc: Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. Hãy đến đây, nhà Gicop hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng ĐỨC CHÚA soi đường.( Is 2,1-5).
Ngôn sứ Isaia ước mơ về một tương lai thế giới hoà bình, không còn đánh nhau, không còn chinh chiến nữa, gươm đao giáo mác trở nên liềm hái làm dụng cụ lao động. Bức tranh về một nền hoà bình tuyệt đẹp: "Sói sống chung với chiên con, beo nằm chung với dê, bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm ngủ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô; trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc; các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào..."
Isaia hướng nhân loại về niềm hy vọng: Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan (Is 65,17-18).
Khát vọng của Ngôn sứ Isaia cũng như của nhân loại ngàn đời là một nền hoà bình vĩnh cữu. Chính trong niềm khát vọng ấy mà Tu sĩ Hermann Schaluck, OFM đã ước mơ đến “Trình Thuật Mới Về Công Việc Sáng Tạo”: - Và Thiên Chúa nhìn thấy cách thức loài người khắp cõi trần, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, không phân biệt nòi giống, nam nữ, đang khởi công liên hệ cùng nhau cách chân tình. Các dân tộc tự chọn giữa họ những người nam nữ tốt lành nhất và gởi họ tới lâu đài trứ danh bằng kính trên hòn đảo Manhattan (Trụ sở Liên Hiệp Quốc), nơi mở cửa đón tiếp tất cả các quốc gia hoàn cầu. Tại đây, họ lắng nghe đối thoại thân mật, thông cảm lẫn nhau và khai triển những dự án cộng đồng. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đây là ngày đầu tiên của kỷ nguyên mới. - Và Thiên Chúa nhìn thấy cách các chiến sĩ hoà bình tách biệt các đạo quân đang lâm chiến với nhau, các tranh chấp được dàn xếp bằng lẽ phải và điều đình, chứ không phải bằng khí giới.
Các nhà lãnh đạo quốc gia biết lắng nghe tiếng nói của các dân tộc, biết cùng nhau khởi sự coi trọng lợi ích toàn cầu và hoà bình thế giới kết hợp với lợi ích riêng biệt. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ hai của hành tinh mới. - Và Thiên Chúa nhìn thấy cách loài người bắt đầu yêu chuộng và bảo vệ thay vì khai thác tạo vật: bầu khí quyển với lớp ozon, nước sông, nước biển, trái đất và nguyên liệu cũng như tất cả những gì sinh sống và phát triển tại đó. Và Thiên Chúa cũng thấy rằng bắt đầu loài người không còn thống trị và khai thác lẫn nhau, nhưng tự coi là con một Cha duy nhất và đối xử đồng đều với nhau. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ ba của kỷ nguyên tư tưởng mới. - Và Thiên Chúa thấy cách loài người khắp hoàn cầu khởi công khám phá và loại trừ các nguyên nhân gây nên đói khát, bệnh tật, dốt nát và nghèo đói bất công. Họ khởi sự san sẻ cùng nhau những gì thuộc về tất cả và vì lợi ích chung và sự sống còn của toàn cầu, họ khởi sự xem xét các khía cạnh tích cực và quan điểm chung của các dân tộc và tôn giáo. Và Thiên Chúa phán: “Sự việc phải như vậy”. Và đó là ngày thứ tư của cuộc sáng tạo mới. - Và Thiên Chúa thấy cách loài người, với một ý thức hoàn hảo, có trách nhiệm chứ không vì ham muốn quyền lực, khởi sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên được giao phó cho mình, đặc biệt là chất đốt rút ra từ lòng đất và năng lượng nguyên tử. Thiên Chúa thấy cách lương tâm họ luôn thức tỉnh thúc đẩy họ tự vấn xem lại các dự án mới mà họ định nghiên cứu có thích hợp với việc phục vụ Thiên Chúa và nhân loại không. Họ từ bỏ ương ngạnh để chủ trương tế nhị, từ bỏ tham lam để chủ trương không vụ lợi, ích kỷ cá nhân và quốc gia để chủ trương tinh thần liên đới. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Đó là ngày thứ năm của một thế giới nhân đạo hơn. - Và Thiên Chúa thấy cách loài người năm châu khởi sự tháo gỡ và phá bỏ các dàn phóng hoả tiễn, các kho bom đạn, vũ khí hoá học, vi trùng cũng như các vệ tinh do thám và hệ thống truy tầm, giải phóng quân đội và vì thế phổ biến trong học đường và chương trình giáo dục những mô hình sư phạm về hoà bình minh bạch và hữu hiệu đến nỗi các cuộc tranh chấp có thể được giải quyết bằng đường lối hoà bình. Và Thiên Chúa phán: “Tất cả như thế là tốt”. Đó là ngày thứ sáu của một bầu trời mới. - Và Thiên Chúa nhận thấy cách loài người bắt đầu tái nhận biết Ngài nơi mọi sự, Ngài, Thiên Chúa hằng yêu quý sự sống. Họ coi cuộc tranh đấu cho sự sống, cho phẩm giá và cho việc nhìn nhận quyền lợi mỗi cá nhân là một việc phụng vụ Thiên Chúa. Và mỗi lần một trong những ý thức hệ họ sụp đổ, lúc thảo lại một hiến pháp mới, họ ghi vào đó rằng: Ta đừng bao giờ quên lãng Thiên Chúa là nguồn gốc và tận cùng một thế giới công bình và nhân đạo. Và họ nhìn nhận con người được sống và được giải phóng là dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử. Và Thiên Chúa phán: “Bây giờ, tất cả đều trở nên tốt lành”. Đó là ngày thứ bảy của việc sáng tạo hoàn cầu. Từ đây hoàn cầu đồng thuộc về nhân loại mới và Thiên Chúa.
Một nền hoà bình đích thực dẫn đưa con người đến “trời mới, đất mới” (Kh 21,1) một cách vĩnh cửu với Đấng là sự Thật và là Sự Sống. Loại bỏ những việc làm đen tối (Rm 13,13) và mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14) thì nhân loại sẽ xây dựng được nền hoà bình vĩnh cửu.
Ðức Giêsu chính là Ðấng Messia. Khi Ngài đến, Ngài đã thiết lập thời đại hoà bình vĩnh cửu.Thánh Marcô kể rằng trong 40 ngày ở hoang địa, Ðức Giêsu đã sống chung một cách hòa thuận với các dã thú, và các thiên sứ hầu hạ Ngài (Mc 1,12). Giáo Hội thời sơ khai cũng là một cảnh thái bình. Sách Công vụ tông đồ viết: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Ðền thờ. Khi làm lễ Bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến" (Cv 3,44-47).
Ngày lễ Giáng Sinh, mừng Hoàng Tử Bình An đến với nhân loại đang cận kề, chúng ta hãy nỗ lực xây dựng cảnh thái bình trong gia đình, trong khu xóm, trong giáo xứ mà mình đang sống.
Bước vào Mùa Vọng, bài đọc 1 phụng vụ Lời Chúa thường trích sách Isaia. Ngôn sứ Isaia mô tả cảnh thái bình giữa mọi dân tộc: Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. Hãy đến đây, nhà Gicop hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng ĐỨC CHÚA soi đường.( Is 2,1-5).
Ngôn sứ Isaia ước mơ về một tương lai thế giới hoà bình, không còn đánh nhau, không còn chinh chiến nữa, gươm đao giáo mác trở nên liềm hái làm dụng cụ lao động. Bức tranh về một nền hoà bình tuyệt đẹp: "Sói sống chung với chiên con, beo nằm chung với dê, bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm ngủ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô; trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc; các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào..."
Isaia hướng nhân loại về niềm hy vọng: Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan (Is 65,17-18).
Khát vọng của Ngôn sứ Isaia cũng như của nhân loại ngàn đời là một nền hoà bình vĩnh cữu. Chính trong niềm khát vọng ấy mà Tu sĩ Hermann Schaluck, OFM đã ước mơ đến “Trình Thuật Mới Về Công Việc Sáng Tạo”: - Và Thiên Chúa nhìn thấy cách thức loài người khắp cõi trần, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, không phân biệt nòi giống, nam nữ, đang khởi công liên hệ cùng nhau cách chân tình. Các dân tộc tự chọn giữa họ những người nam nữ tốt lành nhất và gởi họ tới lâu đài trứ danh bằng kính trên hòn đảo Manhattan (Trụ sở Liên Hiệp Quốc), nơi mở cửa đón tiếp tất cả các quốc gia hoàn cầu. Tại đây, họ lắng nghe đối thoại thân mật, thông cảm lẫn nhau và khai triển những dự án cộng đồng. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đây là ngày đầu tiên của kỷ nguyên mới. - Và Thiên Chúa nhìn thấy cách các chiến sĩ hoà bình tách biệt các đạo quân đang lâm chiến với nhau, các tranh chấp được dàn xếp bằng lẽ phải và điều đình, chứ không phải bằng khí giới.
Các nhà lãnh đạo quốc gia biết lắng nghe tiếng nói của các dân tộc, biết cùng nhau khởi sự coi trọng lợi ích toàn cầu và hoà bình thế giới kết hợp với lợi ích riêng biệt. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ hai của hành tinh mới. - Và Thiên Chúa nhìn thấy cách loài người bắt đầu yêu chuộng và bảo vệ thay vì khai thác tạo vật: bầu khí quyển với lớp ozon, nước sông, nước biển, trái đất và nguyên liệu cũng như tất cả những gì sinh sống và phát triển tại đó. Và Thiên Chúa cũng thấy rằng bắt đầu loài người không còn thống trị và khai thác lẫn nhau, nhưng tự coi là con một Cha duy nhất và đối xử đồng đều với nhau. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ ba của kỷ nguyên tư tưởng mới. - Và Thiên Chúa thấy cách loài người khắp hoàn cầu khởi công khám phá và loại trừ các nguyên nhân gây nên đói khát, bệnh tật, dốt nát và nghèo đói bất công. Họ khởi sự san sẻ cùng nhau những gì thuộc về tất cả và vì lợi ích chung và sự sống còn của toàn cầu, họ khởi sự xem xét các khía cạnh tích cực và quan điểm chung của các dân tộc và tôn giáo. Và Thiên Chúa phán: “Sự việc phải như vậy”. Và đó là ngày thứ tư của cuộc sáng tạo mới. - Và Thiên Chúa thấy cách loài người, với một ý thức hoàn hảo, có trách nhiệm chứ không vì ham muốn quyền lực, khởi sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên được giao phó cho mình, đặc biệt là chất đốt rút ra từ lòng đất và năng lượng nguyên tử. Thiên Chúa thấy cách lương tâm họ luôn thức tỉnh thúc đẩy họ tự vấn xem lại các dự án mới mà họ định nghiên cứu có thích hợp với việc phục vụ Thiên Chúa và nhân loại không. Họ từ bỏ ương ngạnh để chủ trương tế nhị, từ bỏ tham lam để chủ trương không vụ lợi, ích kỷ cá nhân và quốc gia để chủ trương tinh thần liên đới. Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Đó là ngày thứ năm của một thế giới nhân đạo hơn. - Và Thiên Chúa thấy cách loài người năm châu khởi sự tháo gỡ và phá bỏ các dàn phóng hoả tiễn, các kho bom đạn, vũ khí hoá học, vi trùng cũng như các vệ tinh do thám và hệ thống truy tầm, giải phóng quân đội và vì thế phổ biến trong học đường và chương trình giáo dục những mô hình sư phạm về hoà bình minh bạch và hữu hiệu đến nỗi các cuộc tranh chấp có thể được giải quyết bằng đường lối hoà bình. Và Thiên Chúa phán: “Tất cả như thế là tốt”. Đó là ngày thứ sáu của một bầu trời mới. - Và Thiên Chúa nhận thấy cách loài người bắt đầu tái nhận biết Ngài nơi mọi sự, Ngài, Thiên Chúa hằng yêu quý sự sống. Họ coi cuộc tranh đấu cho sự sống, cho phẩm giá và cho việc nhìn nhận quyền lợi mỗi cá nhân là một việc phụng vụ Thiên Chúa. Và mỗi lần một trong những ý thức hệ họ sụp đổ, lúc thảo lại một hiến pháp mới, họ ghi vào đó rằng: Ta đừng bao giờ quên lãng Thiên Chúa là nguồn gốc và tận cùng một thế giới công bình và nhân đạo. Và họ nhìn nhận con người được sống và được giải phóng là dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử. Và Thiên Chúa phán: “Bây giờ, tất cả đều trở nên tốt lành”. Đó là ngày thứ bảy của việc sáng tạo hoàn cầu. Từ đây hoàn cầu đồng thuộc về nhân loại mới và Thiên Chúa.
Một nền hoà bình đích thực dẫn đưa con người đến “trời mới, đất mới” (Kh 21,1) một cách vĩnh cửu với Đấng là sự Thật và là Sự Sống. Loại bỏ những việc làm đen tối (Rm 13,13) và mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14) thì nhân loại sẽ xây dựng được nền hoà bình vĩnh cửu.
Ðức Giêsu chính là Ðấng Messia. Khi Ngài đến, Ngài đã thiết lập thời đại hoà bình vĩnh cửu.Thánh Marcô kể rằng trong 40 ngày ở hoang địa, Ðức Giêsu đã sống chung một cách hòa thuận với các dã thú, và các thiên sứ hầu hạ Ngài (Mc 1,12). Giáo Hội thời sơ khai cũng là một cảnh thái bình. Sách Công vụ tông đồ viết: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Ðền thờ. Khi làm lễ Bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến" (Cv 3,44-47).
Ngày lễ Giáng Sinh, mừng Hoàng Tử Bình An đến với nhân loại đang cận kề, chúng ta hãy nỗ lực xây dựng cảnh thái bình trong gia đình, trong khu xóm, trong giáo xứ mà mình đang sống.
Đặt niềm tin tưởng
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:24 19/12/2008
Đặt niềm tin tưởng
Ở đời khi gặp khó khăn khủng hoảng, nhất là trong đời sống chính trị, kinh tế, con người thường hay đặt tin tưởng vào một ai đó có uy quyền khả năng giải quyết vấn đề khó khăn đang xảy ra.
Từ ngày Ông Bà Adong Evà phạm tội, lỗi luật Thiên Chúa, trần gian sống trong hoang mang đêm tối tội lỗi. Đời sống tâm linh từ ngày đó thành hỗn loạn mất trật tự, sự dữ lấn chiếm lòng con người lan rộng. Và ai nấy đều trông mong chờ đợi đấng Cứu Thế đến mang lại trật tự cho tâm hồn con người.
Phúc âm thánh Luca ( Lc 1,28-36) thuật lại cách giải quyết vấn đề theo cung cách con đường khác: Câu trả lời của Thiên Chúa cho sức mạnh của người quyền thế và sự mềm mỏng của người yếu đuối.
Thiên Chúa không sai gửi đạo quân hùng hậu với mọi loại khí giới đến trần gian vãn hồi trật tự Nhưng Ngài sai Thiên Thần mang sứ điệp đến cho Raria, cho trần gian. Sứ điệp này thật ra không có gì là mạnh mẽ hùng hậu kích thích: Chị sẽ thụ thai sinh một con trai. Con trẻ được đặt tên là Giêsu ( Lc 1,31).
Sứ điệp Thiên Chúa do Thiên Thần mang đến cho Maria đã rõ ràng. Nhưng Maria có thế làm gì để chống lại sự dữ tội lỗi đang lan rộng với con trẻ Giêsu của mình?
Câu trả lời trong phúc âm hoàn tòan trái với suy nghĩ mong đợi của con người. Maria đặt niềm tin tưởng vào em bé Giêsu, là lời hứa từ Trời: Trẻ Giêsu là đấng cao cả, và sẽ đưực gọi là con của Đấng Tối cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Davít. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng tận. ( Lc 1, 32..)
Thiên Chúa đứng hậu thuẫn đàng sau trẻ Giêsu cùng cho tất cả những ai đặt niềm hy vọng nơi trẻ Giêsu. Thiên Chúa đứng về phía con trẻ, Ngài muốn đưa ra ánh sáng uy lực của kẻ dùng sức mạnh uy quyền không hoàn toàn đúng. Đồng thời Ngài cũng mời gọi một giải đáp khác: Thiên Chúa là bảo đảm cho tất cả. Nơi trẻ Giêsu, con Thiên Chúa, là niềm hy vọng cậy trông của con người Kitô giáo.
Trong đời sống, chúng ta qúy trọng, yêu mến trẻ thơ. Trẻ thơ tuy là bận rộn cho cha mẹ, cho người lớn. Nhưng trẻ thơ lại lại mầm chồi niềm hy vọng, là niềm vui hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội.
Mỗi Trẻ thơ là sứ điệp của Trời cao gửi xuống trần gian: Thiên Chúa yêu mến trần gian!
Trẻ thơ non yếu không có sức mạnh gì. Nhưng sự vô tội của trẻ thơ lại là dòng nguồn sức mạnh cho tương lai đời sống đang vươn lên.
Trẻ thơ Giêsu không có sức mạnh vũ khí gì trong tay. Nhưng sứ điệp tình yêu thương của trẻ Giêsu là dòng nước mang đến giải đáp làm cho cơn khát khao được thỏa lòng mong đợi. Trẻ Giêsu là ánh sáng xóa tan bóng tối tội lỗi đang đè nặng tâm hồn con người.
Diễn tả Tình yêu
+ GM JB Bùi Tuần
17:21 19/12/2008
Tình yêu là vô hình. Vô hình nên cần được diễn tả ra bằng hữu hình. Tình yêu Thiên Chúa là thiêng liêng. Thiêng liêng nên cần được diễn tả ra bằng vật chất để con người dễ hiểu.
Chúa đã diễn tả tình yêu vô hình và thiêng liêng của Người bằng cách nào? Thưa bằng sự: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).
1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.
Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).
Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.
2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa
Chúng ta là loài có xác thịt, mang nặng vật chất, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ mang tính vật chất. Tình yêu là vô hình, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ hữu hình.
Thiết tưởng diễn tả đó là cần thiết. Nhưng, trong diễn tả đó, cần để ý những điểm sau đây:
a) Phải vượt qua những hình thức diễn tả.
Hình thức diễn tả chỉ có giá trị thực, khi nó quy chiếu về sự nó diễn tả. Thí dụ chúng ta làm một hang đá Belem huy hoàng, với bộ tượng sinh nhật xinh xắn. Đó chỉ là một hình thức diễn tả biến cố Chúa giáng trần đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Biến cố xưa ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
Nếu chúng ta ngắm nhìn hang đá và bộ tượng sinh nhật như một kỳ công mỹ thuật, hoặc nhìn cảnh đó như nhìn lạnh lẽo một kỷ niệm lịch sử đơn thuần, thì cái nhìn đó của chúng ta sẽ không đọc được gì về tình yêu Thiên Chúa.
Nhìn hình thức hữu hình, để chạm được nội dung vô hình, mới đúng là đón nhận được ý nghĩa tình yêu đàng sau hình thức diễn tả.
b) Phải ý thức về khoảng cách giữa hình thức diễn tả và chính tình yêu muốn diễn tả.
Dịp lễ Sinh nhật, nhiều nơi thi nhau diễn tả tình yêu Thiên Chúa giáng trần bằng những cách khác nhau, như trang trí nhà thờ thêm đẹp, làm hang đá rực rỡ, lễ nghi phụng vụ trang nghiêm, diễn nguyện có mỹ thuật, thăm viếng nhau vui vẻ, chia sẻ số phận với những người nghèo, cô đơn, bệnh tật... Cách diễn tả nào cũng có cái hay của nó. Nhưng cách diễn tả nào cũng có một khoảng cách rất xa đối với chính tình yêu Thiên Chúa nhập thể.
Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta tìm cách rút vắn khoảng cách lại. Nếu không, sẽ có những khoảng cách tệ hại, biến lễ Sinh nhật thành những lễ hội, trống vắng nội dung Phúc Âm.
c) Phải thực sự có lửa thiêng liêng, và biết đón nhận lửa ấy.
Không có gì khó diễn tả bằng tình yêu nhập thể, tình yêu cứu độ. Nhưng đã có những diễn tả đơn sơ, và đã có những người đọc được nội dung tình yêu ấy.
Nơi hang đá Belem, Chúa Hài đồng đã diễn tả tình yêu cứu độ bằng sự nhập thể trong cảnh khó nghèo, bé mọn, khiêm cung, hoà nhập. Diễn tả đơn sơ đó là rất can đảm, đầy lửa. Đức Mẹ và thánh Giuse đã đọc ý nghĩa của sự diễn tả, đã đón nhận được lửa tình yêu bằng cách diễn tả bình dị ấy.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải có tình yêu cứu độ thực nồng nàn. Có được lửa đó sẽ được kể là có hy vọng. Những người đón nhận sẽ nhiều hay ít, điều đó sẽ không là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải thực sự có lửa tình yêu đó.
3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác
Hiện nay, Noel đang trở thành lễ của các liên đới. Người ta chúc mừng nhau, gởi thiệp tặng quà cho nhau.
Càng ngày, cách diễn ta tình yêu dịp Noel càng sôi động, phong phú.
Nhưng, nếu không để ý, thì cách diễn tả đó dễ trở thành máy móc lạnh, xã giao trống. Hình thức nhớ đến nhau chỉ là những con số tẻ nhạt, dễ lầm, trong một đại trà không chân dung.
Trái lại, khi có sự chân thành trân trọng, thì sẽ khác.
Dịp Noel sẽ là dịp thắp sáng lên những liên đới. Nhiều liên đới được thắp sáng, sẽ diễn tả được phần nào lịch sử một cá nhân, một cộng đoàn tôn giáo, một xã hội.
Khi những thắp sáng đó chia sẻ được tình yêu nhập thể cứu độ của Chúa giáng sinh, chúng sẽ dần dần hình thành nên một thế giới bình an. Bởi vì thế giới đó có sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu. Thời gian có Đấng Đời Đời.
Chúa đã diễn tả tình yêu vô hình và thiêng liêng của Người bằng cách nào? Thưa bằng sự: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).
1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.
Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).
Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.
2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa
Chúng ta là loài có xác thịt, mang nặng vật chất, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ mang tính vật chất. Tình yêu là vô hình, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ hữu hình.
Thiết tưởng diễn tả đó là cần thiết. Nhưng, trong diễn tả đó, cần để ý những điểm sau đây:
a) Phải vượt qua những hình thức diễn tả.
Hình thức diễn tả chỉ có giá trị thực, khi nó quy chiếu về sự nó diễn tả. Thí dụ chúng ta làm một hang đá Belem huy hoàng, với bộ tượng sinh nhật xinh xắn. Đó chỉ là một hình thức diễn tả biến cố Chúa giáng trần đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Biến cố xưa ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
Nếu chúng ta ngắm nhìn hang đá và bộ tượng sinh nhật như một kỳ công mỹ thuật, hoặc nhìn cảnh đó như nhìn lạnh lẽo một kỷ niệm lịch sử đơn thuần, thì cái nhìn đó của chúng ta sẽ không đọc được gì về tình yêu Thiên Chúa.
Nhìn hình thức hữu hình, để chạm được nội dung vô hình, mới đúng là đón nhận được ý nghĩa tình yêu đàng sau hình thức diễn tả.
b) Phải ý thức về khoảng cách giữa hình thức diễn tả và chính tình yêu muốn diễn tả.
Dịp lễ Sinh nhật, nhiều nơi thi nhau diễn tả tình yêu Thiên Chúa giáng trần bằng những cách khác nhau, như trang trí nhà thờ thêm đẹp, làm hang đá rực rỡ, lễ nghi phụng vụ trang nghiêm, diễn nguyện có mỹ thuật, thăm viếng nhau vui vẻ, chia sẻ số phận với những người nghèo, cô đơn, bệnh tật... Cách diễn tả nào cũng có cái hay của nó. Nhưng cách diễn tả nào cũng có một khoảng cách rất xa đối với chính tình yêu Thiên Chúa nhập thể.
Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta tìm cách rút vắn khoảng cách lại. Nếu không, sẽ có những khoảng cách tệ hại, biến lễ Sinh nhật thành những lễ hội, trống vắng nội dung Phúc Âm.
c) Phải thực sự có lửa thiêng liêng, và biết đón nhận lửa ấy.
Không có gì khó diễn tả bằng tình yêu nhập thể, tình yêu cứu độ. Nhưng đã có những diễn tả đơn sơ, và đã có những người đọc được nội dung tình yêu ấy.
Nơi hang đá Belem, Chúa Hài đồng đã diễn tả tình yêu cứu độ bằng sự nhập thể trong cảnh khó nghèo, bé mọn, khiêm cung, hoà nhập. Diễn tả đơn sơ đó là rất can đảm, đầy lửa. Đức Mẹ và thánh Giuse đã đọc ý nghĩa của sự diễn tả, đã đón nhận được lửa tình yêu bằng cách diễn tả bình dị ấy.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải có tình yêu cứu độ thực nồng nàn. Có được lửa đó sẽ được kể là có hy vọng. Những người đón nhận sẽ nhiều hay ít, điều đó sẽ không là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải thực sự có lửa tình yêu đó.
3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác
Hiện nay, Noel đang trở thành lễ của các liên đới. Người ta chúc mừng nhau, gởi thiệp tặng quà cho nhau.
Càng ngày, cách diễn ta tình yêu dịp Noel càng sôi động, phong phú.
Nhưng, nếu không để ý, thì cách diễn tả đó dễ trở thành máy móc lạnh, xã giao trống. Hình thức nhớ đến nhau chỉ là những con số tẻ nhạt, dễ lầm, trong một đại trà không chân dung.
Trái lại, khi có sự chân thành trân trọng, thì sẽ khác.
Dịp Noel sẽ là dịp thắp sáng lên những liên đới. Nhiều liên đới được thắp sáng, sẽ diễn tả được phần nào lịch sử một cá nhân, một cộng đoàn tôn giáo, một xã hội.
Khi những thắp sáng đó chia sẻ được tình yêu nhập thể cứu độ của Chúa giáng sinh, chúng sẽ dần dần hình thành nên một thế giới bình an. Bởi vì thế giới đó có sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu. Thời gian có Đấng Đời Đời.
Không có việc gì mà Chúa không làm được
Tuyết Mai
17:39 19/12/2008
Mẹ Maria Xin Vâng Trong Mọi Sự
Không Có Việc Gì Mà Chúa Không Làm Được. (Lc 1, 26-38)
Mẹ Maria muôn đời trước mắt Thiên Chúa thì Mẹ là một tuyệt tác trong quyền năng của Ngài. Ngài tạo dựng nên Mẹ là một người Nữ thật đặc biệt mà trên tòan thể địa cầu chỉ có một. Mẹ muôn đời là Mẹ vô nhiễm nguyên tội, không một tì vết, không vướng bụi trần, không một bợn nhơ. Tâm hồn của Mẹ luôn thanh thoát chỉ tóat ra sự thanh khiết, trong sạch, trong trắng, và trinh nguyên. Tinh tuyền và trong suốt như pha-lê. Không chỉ nói riêng về vẻ đẹp bề ngòai của Mẹ, tánh nết và con người tòan vẹn đẹp tuyệt trần của Mẹ, bên trong còn tiềm ẩn cả một kho tàng thiêng liêng của Mẹ nữa!. Mẹ là một đóa hoa trinh nguyên bằng ngọc hiếm quý thật diễm lệ và khiết trinh thơm ngát như trầm hương trước nhan Thiên Chúa. Mẹ là Nữ Vương của Đất Trời. Mẹ được tràn đầy diễm phúc mà mọi người trên thế gian phải đồng thanh ca khen Mẹ. Mẹ là Mẹ của Chúa Con Ngôi Hai Thiên Chúa. Mẹ là Mẹ của tòan thể nhân lọai chúng con. Mẹ là Nữ Vương Maria muôn đời đồng trinh.
Vâng, cuộc đời của Mẹ nơi trần gian này chẳng có một tiếng tăm hay danh vọng gì đáng để cho mọi người biết đến. Mẹ luôn sống khép mình, kín đáo, và dâng mình cho Thiên Chúa. Mẹ chỉ muốn dâng cả cuộc đời của Mẹ cho Thiên Chúa mà thôi! Mẹ sống rất âm thầm, khiêm nhường, chịu đựng, và luôn xin vâng. Mẹ đặc biệt ở chỗ là từ nhỏ Mẹ đã luôn sống trong nguyện cầu. Mẹ đã luôn biết nhún nhừơng và chịu đựng với hết thảy mọi người, từ lớn tới nhỏ. Mẹ không nề hà, không trốn tránh trách nhiệm, và công việc. Mẹ không bao giờ tỏ lộ sự phiền giận ai. Mẹ luôn cầu nguyện với Ba Ngôi Thiên Chúa để cảm hóa được những người không ưa thích Mẹ. Mẹ luôn cố gắng vui vẻ, cam chịu, luôn chìu lòng mọi người. Mẹ không thối lui và không buồn giận những ai cố tình gây phiền phức cho Mẹ vì Mẹ luôn hòa nhã. Quả Mẹ là một người Nữ thật đặc biệt. Tánh tình của Mẹ không một ai có thể chê trách được. Mẹ là một Người Mẹ thật xứng đáng để cưu mang Con Một Thiên Chúa trong cung lòng của Mẹ. Mẹ thật cao sang. Mẹ thật xứng đúng với thiên ý của Thiên Chúa Cha khi tạo dựng nên Mẹ. Ôi! Mẹ thật tuyệt vời, cao cả, và cao trọng của nhân lọai chúng con ơi! Còn vài ngày nữa thôi, thì tòan thể nhân lọai chúng con được Chúa Con Ngôi Hai giáng thế, làm người như chúng con, và sẽ ở cùng chúng con luôn mãi. Cả bao nhiêu thế kỷ qua Tổ Tiên của chúng con đã hằng luôn chờ đợi. Chờ đợi một Đấng Cứu Độ. Chờ đợi Đấng chí ái chí tôn từ Trời cao giáng thế đem bình an và hạnh phúc đến cho nhân lọai chúng con. Ngày mà tòan thể địa cầu, khắp hòan vũ, và khắp mọi nơi. Cùng hát khen Chúc tụng Chúa Con Hài Đồng Giêsu Ra Đời, nơi hang đá nằm trong máng lừa. Trong hang Bêlêm, ánh sáng tỏa lan tưng bừng. Nghe trên không trung. Tiếng hát Thiên Thần vang lừng. …..
Qua những gì mà chúng con biết về Mẹ Maria, thì có phải sự xin vâng của Mẹ là chìa khoá mở cửa để Thiên Chúa có thể vào thẳng tâm hồn và trái tim của Mẹ không? Có phải đức vâng lời của Mẹ là cầu thang liên kết mật thiết để Thiên Chúa có thể dễ dàng thông thương vào ra cõi lòng của Mẹ? Mà chỉ duy một cách đó chúng con mới thật sự mời Thiên Chúa đến với chúng con và để cho Thiên Chúa có thể hoạt động không ngừng cho chương trình của Ngài được hoàn tất trong từng người chúng con trên thế gian này hay không? Nếu quả tình là vậy, thì xin cho tất cả chúng con được học hỏi và bắt chước đức tánh tốt lành này của Mẹ, để chúng con học cùng Mẹ tánh đơn sơ, khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu đựng, hòa nhã, độ lượng, rộng rãi, bác ái, và luôn tha thứ cho tha nhân. Được như Mẹ thì không lâu chúng con cũng sẽ nhận được nhiều ưu ái, từ tiếng nói, mọi hành động, và việc làm của Ba Ngôi Thiên Chúa, trên chúng con phải không thưa Mẹ Maria chúng con ơi!?
Trong tâm tình chuẩn bị để đón Chúa Giêsu Hài Đồng Sinh Ra đời, chúng con xin được bắt chước tánh tình của Mẹ Maria là dọn lòng chúng con cho sạch tội lỗi, cố gắng sống trong khiêm hạ, nghĩ đến và chia sẻ với anh chị em có nhu cầu nhiều hơn nữa! Ôn hòa và vui vẻ với mọi người, để hòa khí trong gia đình, với người thân, và với tất cả anh chị em, được ấm áp và hạnh phúc, để Bình An và Ơn Cứu Độ của Chúa Hài Đồng Giêsu được tất cả chúng con đón nhận thật trọn vẹn, và thật đúng với ý nghĩa Chúa Giáng Trần trong nghèo khổ, nhưng tràn đầy tình yêu thương trong không khí ấm cúng của một Gia Đình Thánh Gia trong đêm Giáng Sinh lạnh lẽo buốt giá.
Hỡi toàn thể nhân loại! Hãy cùng tìm đến với Mẹ Maria để cũng được cùng với Mẹ chia sẻ niềm vui, hân hoan, vui mừng, và trông đợi vì Chúa Con Giêsu sắp chào đời. Niềm vui mà không một thứ ngôn ngữ nào cả trên Trời và dưới thế có thể tả cho xiết và cho cùng được. Hãy đến cùng Mẹ Maria để thấy được. ... Không Có Việc Gì Mà Chúa Không Làm Được. ... trên con người và cho con người. Amen.
Không Có Việc Gì Mà Chúa Không Làm Được. (Lc 1, 26-38)
Mẹ Maria muôn đời trước mắt Thiên Chúa thì Mẹ là một tuyệt tác trong quyền năng của Ngài. Ngài tạo dựng nên Mẹ là một người Nữ thật đặc biệt mà trên tòan thể địa cầu chỉ có một. Mẹ muôn đời là Mẹ vô nhiễm nguyên tội, không một tì vết, không vướng bụi trần, không một bợn nhơ. Tâm hồn của Mẹ luôn thanh thoát chỉ tóat ra sự thanh khiết, trong sạch, trong trắng, và trinh nguyên. Tinh tuyền và trong suốt như pha-lê. Không chỉ nói riêng về vẻ đẹp bề ngòai của Mẹ, tánh nết và con người tòan vẹn đẹp tuyệt trần của Mẹ, bên trong còn tiềm ẩn cả một kho tàng thiêng liêng của Mẹ nữa!. Mẹ là một đóa hoa trinh nguyên bằng ngọc hiếm quý thật diễm lệ và khiết trinh thơm ngát như trầm hương trước nhan Thiên Chúa. Mẹ là Nữ Vương của Đất Trời. Mẹ được tràn đầy diễm phúc mà mọi người trên thế gian phải đồng thanh ca khen Mẹ. Mẹ là Mẹ của Chúa Con Ngôi Hai Thiên Chúa. Mẹ là Mẹ của tòan thể nhân lọai chúng con. Mẹ là Nữ Vương Maria muôn đời đồng trinh.
Vâng, cuộc đời của Mẹ nơi trần gian này chẳng có một tiếng tăm hay danh vọng gì đáng để cho mọi người biết đến. Mẹ luôn sống khép mình, kín đáo, và dâng mình cho Thiên Chúa. Mẹ chỉ muốn dâng cả cuộc đời của Mẹ cho Thiên Chúa mà thôi! Mẹ sống rất âm thầm, khiêm nhường, chịu đựng, và luôn xin vâng. Mẹ đặc biệt ở chỗ là từ nhỏ Mẹ đã luôn sống trong nguyện cầu. Mẹ đã luôn biết nhún nhừơng và chịu đựng với hết thảy mọi người, từ lớn tới nhỏ. Mẹ không nề hà, không trốn tránh trách nhiệm, và công việc. Mẹ không bao giờ tỏ lộ sự phiền giận ai. Mẹ luôn cầu nguyện với Ba Ngôi Thiên Chúa để cảm hóa được những người không ưa thích Mẹ. Mẹ luôn cố gắng vui vẻ, cam chịu, luôn chìu lòng mọi người. Mẹ không thối lui và không buồn giận những ai cố tình gây phiền phức cho Mẹ vì Mẹ luôn hòa nhã. Quả Mẹ là một người Nữ thật đặc biệt. Tánh tình của Mẹ không một ai có thể chê trách được. Mẹ là một Người Mẹ thật xứng đáng để cưu mang Con Một Thiên Chúa trong cung lòng của Mẹ. Mẹ thật cao sang. Mẹ thật xứng đúng với thiên ý của Thiên Chúa Cha khi tạo dựng nên Mẹ. Ôi! Mẹ thật tuyệt vời, cao cả, và cao trọng của nhân lọai chúng con ơi! Còn vài ngày nữa thôi, thì tòan thể nhân lọai chúng con được Chúa Con Ngôi Hai giáng thế, làm người như chúng con, và sẽ ở cùng chúng con luôn mãi. Cả bao nhiêu thế kỷ qua Tổ Tiên của chúng con đã hằng luôn chờ đợi. Chờ đợi một Đấng Cứu Độ. Chờ đợi Đấng chí ái chí tôn từ Trời cao giáng thế đem bình an và hạnh phúc đến cho nhân lọai chúng con. Ngày mà tòan thể địa cầu, khắp hòan vũ, và khắp mọi nơi. Cùng hát khen Chúc tụng Chúa Con Hài Đồng Giêsu Ra Đời, nơi hang đá nằm trong máng lừa. Trong hang Bêlêm, ánh sáng tỏa lan tưng bừng. Nghe trên không trung. Tiếng hát Thiên Thần vang lừng. …..
Qua những gì mà chúng con biết về Mẹ Maria, thì có phải sự xin vâng của Mẹ là chìa khoá mở cửa để Thiên Chúa có thể vào thẳng tâm hồn và trái tim của Mẹ không? Có phải đức vâng lời của Mẹ là cầu thang liên kết mật thiết để Thiên Chúa có thể dễ dàng thông thương vào ra cõi lòng của Mẹ? Mà chỉ duy một cách đó chúng con mới thật sự mời Thiên Chúa đến với chúng con và để cho Thiên Chúa có thể hoạt động không ngừng cho chương trình của Ngài được hoàn tất trong từng người chúng con trên thế gian này hay không? Nếu quả tình là vậy, thì xin cho tất cả chúng con được học hỏi và bắt chước đức tánh tốt lành này của Mẹ, để chúng con học cùng Mẹ tánh đơn sơ, khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu đựng, hòa nhã, độ lượng, rộng rãi, bác ái, và luôn tha thứ cho tha nhân. Được như Mẹ thì không lâu chúng con cũng sẽ nhận được nhiều ưu ái, từ tiếng nói, mọi hành động, và việc làm của Ba Ngôi Thiên Chúa, trên chúng con phải không thưa Mẹ Maria chúng con ơi!?
Trong tâm tình chuẩn bị để đón Chúa Giêsu Hài Đồng Sinh Ra đời, chúng con xin được bắt chước tánh tình của Mẹ Maria là dọn lòng chúng con cho sạch tội lỗi, cố gắng sống trong khiêm hạ, nghĩ đến và chia sẻ với anh chị em có nhu cầu nhiều hơn nữa! Ôn hòa và vui vẻ với mọi người, để hòa khí trong gia đình, với người thân, và với tất cả anh chị em, được ấm áp và hạnh phúc, để Bình An và Ơn Cứu Độ của Chúa Hài Đồng Giêsu được tất cả chúng con đón nhận thật trọn vẹn, và thật đúng với ý nghĩa Chúa Giáng Trần trong nghèo khổ, nhưng tràn đầy tình yêu thương trong không khí ấm cúng của một Gia Đình Thánh Gia trong đêm Giáng Sinh lạnh lẽo buốt giá.
Hỡi toàn thể nhân loại! Hãy cùng tìm đến với Mẹ Maria để cũng được cùng với Mẹ chia sẻ niềm vui, hân hoan, vui mừng, và trông đợi vì Chúa Con Giêsu sắp chào đời. Niềm vui mà không một thứ ngôn ngữ nào cả trên Trời và dưới thế có thể tả cho xiết và cho cùng được. Hãy đến cùng Mẹ Maria để thấy được. ... Không Có Việc Gì Mà Chúa Không Làm Được. ... trên con người và cho con người. Amen.
“Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một của Ngài”
Lm Giuse Nguyễn Thành Long
17:50 19/12/2008
Khi đọc vở kịch Romeo và Juliet của đại thi hào Shakespeare, nhiều độc giả đã tỏ ra rất cảm kích trước cái liều của chàng Romeo. Đang đêm, chàng đã mạo hiểm xông vào khu vườn của dòng tộc Capulet để gặp người mình yêu. Nếu bị phát hiện, chàng sẽ bị kẻ thù giết chết. Nhưng vì quá yêu Juliet, chàng đã liều thân vào một cuộc hẹn hò đầy hiểm nguy (x. Hosana Mùa Vọng & Giáng Sinh, 12.2004).
Đọc lại Tin Mừng, chúng ta thấy Thiên Chúa cũng tỏ ra rất “liều” khi cho Con Một của Ngài nhập thể làm người, chỉ vì quá yêu nhân loại như lời thánh Gioan khẳng định: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một của Ngài” (Ga 3, 16). Ngài "liều” khi đặt công trình cứu chuộc nơi một thiếu nữ quê mùa. Ngài “liều” khi đặt tương lai của thiếu nữ ấy và Hài Nhi Giêsu vào quyết định của một người thợ mộc có tên là Giuse. Một “dự án” quá lớn lao, dự án cứu độ nhân loại, lại được trao vào tay hai “nhà thầu” quá bé nhỏ. Một “công trình” quá vĩ đại lại được “ký thác” vào quyết định của hai “nghệ nhân” quá bình thường. Dưới con mắt của người đời thì quả là quá “liều”.
Không ít người vẫn tự hỏi tại sao khi chọn một người mẹ để cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Ngôi Hai Thánh Tử làm người, Thiên Chúa lại không chọn một thiếu nữ cao sang, danh giá thuộc dòng dõi quý tộc, giàu sang, quyền thế; mà Ngài lại chọn một thiếu nữ đơn hèn, yếu ớt, xuất thân từ một miền quê nghèo nàn và bé nhỏ ? Tại sao khi chọn một người làm chồng và làm cha về mặt pháp lý để bảo bọc chở che cho Đức Maria – người sẽ là Mẹ của Thiên Chúa, đồng thời chăm sóc và dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu – Ngôi lời nhập thể, Thiên Chúa lại không chọn một chàng trai mạnh mẽ, thông minh, tài năng xuất chúng, thuộc dòng tộc trâm anh thế phiệt; mà Ngài lại chọn một bác thợ mộc ít học, nghèo hèn và chất phác, thuộc tầng lớp thấp cổ bé miệng đến nỗi dường như không có khả năng tự bảo vệ mình trước bạo vương Hêrôđê ? v.v...
Quả vậy, để thực hiện ý định cho Ngôi Hai nhập thể làm người, Thiên Chúa cần những con người cộng tác có quả tim đơn sơ trong trắng để biết lắng nghe tiếng nói của Ngài hơn là cần những người thông minh sắc sảo, có nhiều bằng cấp mà chỉ biết kiêu căng gạt sang một bên, hay bỏ ngoài tai mọi tiếng nói của Ngài. Để thực hiện chương trình cho Ngôi Lời giáng trần, Thiên Chúa cần những cộng sự viên có tâm hồn khiêm nhường tin tưởng để biết mau mắn đón nhận thánh ý của Ngài bằng lời thưa “xin vâng” trọn vẹn, hơn là cần những người cộng sự cao sang đài các chỉ cho ý riêng của mình là hay là tốt. Hơn nữa để hoàn tất thánh ý của Ngài, Thiên Chúa cần những trợ tá có tinh thần can đảm và tín thác để biết luôn trung thành phục vụ cho chương trình của Ngài, dẫu có gặp sóng gió thử thách, hơn là Ngài cần những trợ tá giàu sang quyền thế mà chỉ biết làm theo ý riêng mình và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp những điều trái ý. Tắt một lời, Thiên Chúa chỉ cần những con người đơn sơ, khiêm nhường, tin tưởng và phó thác để cộng tác với Ngài trong chương trình cứu độ. Và hơn ai hết, Đức Maria và thánh Giuse là những người hội đủ những phẩm tính đó.
Như vậy cái “liều” của Thiên Chúa là cái liều có cơ sở, có “lý lẽ”. Thiên Chúa “liều” nhưng không “phiêu”, vì Ngài thấy rõ bên trong những con người mà Ngài kén chọn. Thiên Chúa nhìn vào tận bên trong sâu thẳm của tâm hồn để đoán xét, khác với con người thường chỉ xét đoán hời hợt mang tính hình thức.
Điều này chúng ta cũng thấy rõ khi đọc lại lịch sử cứu độ. Từ khởi đầu, khi muốn thiết lập một dân thánh, dân riêng của Ngài, Thiên Chúa đã không chọn một người quyền uy danh giá mà Ngài chọn Abraham, một ông cụ nhà quê làm tổ phụ và làm cha cho dân riêng ấy. Rồi khi dân phải sống dưới ách nô lệ của người Ai Cập, Thiên Chúa lại chọn gọi không phải một danh tướng lỗi lạc có tài cầm quân mà là chọn Môisê, một kẻ nhút nhát, nói năng ngọng nghịu làm người phát ngôn và làm nhà giải phóng cho dân. Để dẫn dắt và qui tụ dân ấy về một mối, Ngài đã không chọn một đế vương hùng mạnh, nhưng chọn một thiếu niên nhỏ nhất, yếu nhất là Đa-vit làm vua, làm thủ lĩnh cho dân Ngài. Sang thời Tân ước chúng ta thấy, để đặt nền móng cho Giáo hội Chúa Kitô, dân mới của Thiên Chúa, Ngài đã chọn Phêrô, một kẻ chối thầy. Và để làm chứng nhân hô to sứ điệp của Ngài cho lương dân, Ngài đã chọn Phaolô, một kẻ đã từng bách hại đạo. ..
Qua đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì cho bản thân mình ?
Trước hết, cần xác tín rằng mỗi người trong chúng ta đều được Thiên Chúa chọn gọi để thực hiện một sứ vụ nào đó trong cuộc đời này. Chúng ta không được phép mặc cảm tự ti vì mình yếu đuối, kém cỏi, vô duyên. Trái lại phải biết tin tưởng và phó thác cho cái “liều” mà Thiên Chúa có thể đặt để trên cuộc đời mình.
Thứ đến, khi được chọn gọi và cất nhắc lên một địa vị quan trọng nào đó thì phải luôn ý thức rằng không phải vì mình đạo đức, thánh thiện hay tài giỏi, mà hoàn toàn do tình thương nhưng không của Thiên Chúa. Để từ đó luôn biết khiêm nhường và tín trung vào Thiên Chúa như Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Sau nữa, phải tâm niệm rằng không phải chúng ta được chọn gọi là để phục vụ cho lợi ích của riêng mình mà là để phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Do đó không biến chương trình của Thiên Chúa thành chương trình của mình để rồi phục vụ cho ý riêng của mình, thay vì chỉ phục vụ cho thánh ý Thiên Chúa mà thôi.
Cuối cùng, phải luôn nhớ mình chỉ là công cụ thô thiển của Thiên Chúa. Tự bản chất công cụ không làm nên sản phẩm. Tuy nhiên, nếu công cụ được trau dồi mài giũa thường xuyên thì sẽ trở nên sắc bén hơn, nhờ đó mà trở nên hữu hiệu hơn trong bàn tay chế tác của Thiên Chúa.
Đọc lại Tin Mừng, chúng ta thấy Thiên Chúa cũng tỏ ra rất “liều” khi cho Con Một của Ngài nhập thể làm người, chỉ vì quá yêu nhân loại như lời thánh Gioan khẳng định: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một của Ngài” (Ga 3, 16). Ngài "liều” khi đặt công trình cứu chuộc nơi một thiếu nữ quê mùa. Ngài “liều” khi đặt tương lai của thiếu nữ ấy và Hài Nhi Giêsu vào quyết định của một người thợ mộc có tên là Giuse. Một “dự án” quá lớn lao, dự án cứu độ nhân loại, lại được trao vào tay hai “nhà thầu” quá bé nhỏ. Một “công trình” quá vĩ đại lại được “ký thác” vào quyết định của hai “nghệ nhân” quá bình thường. Dưới con mắt của người đời thì quả là quá “liều”.
Không ít người vẫn tự hỏi tại sao khi chọn một người mẹ để cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Ngôi Hai Thánh Tử làm người, Thiên Chúa lại không chọn một thiếu nữ cao sang, danh giá thuộc dòng dõi quý tộc, giàu sang, quyền thế; mà Ngài lại chọn một thiếu nữ đơn hèn, yếu ớt, xuất thân từ một miền quê nghèo nàn và bé nhỏ ? Tại sao khi chọn một người làm chồng và làm cha về mặt pháp lý để bảo bọc chở che cho Đức Maria – người sẽ là Mẹ của Thiên Chúa, đồng thời chăm sóc và dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu – Ngôi lời nhập thể, Thiên Chúa lại không chọn một chàng trai mạnh mẽ, thông minh, tài năng xuất chúng, thuộc dòng tộc trâm anh thế phiệt; mà Ngài lại chọn một bác thợ mộc ít học, nghèo hèn và chất phác, thuộc tầng lớp thấp cổ bé miệng đến nỗi dường như không có khả năng tự bảo vệ mình trước bạo vương Hêrôđê ? v.v...
Quả vậy, để thực hiện ý định cho Ngôi Hai nhập thể làm người, Thiên Chúa cần những con người cộng tác có quả tim đơn sơ trong trắng để biết lắng nghe tiếng nói của Ngài hơn là cần những người thông minh sắc sảo, có nhiều bằng cấp mà chỉ biết kiêu căng gạt sang một bên, hay bỏ ngoài tai mọi tiếng nói của Ngài. Để thực hiện chương trình cho Ngôi Lời giáng trần, Thiên Chúa cần những cộng sự viên có tâm hồn khiêm nhường tin tưởng để biết mau mắn đón nhận thánh ý của Ngài bằng lời thưa “xin vâng” trọn vẹn, hơn là cần những người cộng sự cao sang đài các chỉ cho ý riêng của mình là hay là tốt. Hơn nữa để hoàn tất thánh ý của Ngài, Thiên Chúa cần những trợ tá có tinh thần can đảm và tín thác để biết luôn trung thành phục vụ cho chương trình của Ngài, dẫu có gặp sóng gió thử thách, hơn là Ngài cần những trợ tá giàu sang quyền thế mà chỉ biết làm theo ý riêng mình và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp những điều trái ý. Tắt một lời, Thiên Chúa chỉ cần những con người đơn sơ, khiêm nhường, tin tưởng và phó thác để cộng tác với Ngài trong chương trình cứu độ. Và hơn ai hết, Đức Maria và thánh Giuse là những người hội đủ những phẩm tính đó.
Như vậy cái “liều” của Thiên Chúa là cái liều có cơ sở, có “lý lẽ”. Thiên Chúa “liều” nhưng không “phiêu”, vì Ngài thấy rõ bên trong những con người mà Ngài kén chọn. Thiên Chúa nhìn vào tận bên trong sâu thẳm của tâm hồn để đoán xét, khác với con người thường chỉ xét đoán hời hợt mang tính hình thức.
Điều này chúng ta cũng thấy rõ khi đọc lại lịch sử cứu độ. Từ khởi đầu, khi muốn thiết lập một dân thánh, dân riêng của Ngài, Thiên Chúa đã không chọn một người quyền uy danh giá mà Ngài chọn Abraham, một ông cụ nhà quê làm tổ phụ và làm cha cho dân riêng ấy. Rồi khi dân phải sống dưới ách nô lệ của người Ai Cập, Thiên Chúa lại chọn gọi không phải một danh tướng lỗi lạc có tài cầm quân mà là chọn Môisê, một kẻ nhút nhát, nói năng ngọng nghịu làm người phát ngôn và làm nhà giải phóng cho dân. Để dẫn dắt và qui tụ dân ấy về một mối, Ngài đã không chọn một đế vương hùng mạnh, nhưng chọn một thiếu niên nhỏ nhất, yếu nhất là Đa-vit làm vua, làm thủ lĩnh cho dân Ngài. Sang thời Tân ước chúng ta thấy, để đặt nền móng cho Giáo hội Chúa Kitô, dân mới của Thiên Chúa, Ngài đã chọn Phêrô, một kẻ chối thầy. Và để làm chứng nhân hô to sứ điệp của Ngài cho lương dân, Ngài đã chọn Phaolô, một kẻ đã từng bách hại đạo. ..
Qua đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì cho bản thân mình ?
Trước hết, cần xác tín rằng mỗi người trong chúng ta đều được Thiên Chúa chọn gọi để thực hiện một sứ vụ nào đó trong cuộc đời này. Chúng ta không được phép mặc cảm tự ti vì mình yếu đuối, kém cỏi, vô duyên. Trái lại phải biết tin tưởng và phó thác cho cái “liều” mà Thiên Chúa có thể đặt để trên cuộc đời mình.
Thứ đến, khi được chọn gọi và cất nhắc lên một địa vị quan trọng nào đó thì phải luôn ý thức rằng không phải vì mình đạo đức, thánh thiện hay tài giỏi, mà hoàn toàn do tình thương nhưng không của Thiên Chúa. Để từ đó luôn biết khiêm nhường và tín trung vào Thiên Chúa như Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Sau nữa, phải tâm niệm rằng không phải chúng ta được chọn gọi là để phục vụ cho lợi ích của riêng mình mà là để phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Do đó không biến chương trình của Thiên Chúa thành chương trình của mình để rồi phục vụ cho ý riêng của mình, thay vì chỉ phục vụ cho thánh ý Thiên Chúa mà thôi.
Cuối cùng, phải luôn nhớ mình chỉ là công cụ thô thiển của Thiên Chúa. Tự bản chất công cụ không làm nên sản phẩm. Tuy nhiên, nếu công cụ được trau dồi mài giũa thường xuyên thì sẽ trở nên sắc bén hơn, nhờ đó mà trở nên hữu hiệu hơn trong bàn tay chế tác của Thiên Chúa.
Thanh nữ Nga theo đạo Công giáo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
17:55 19/12/2008
Gia đình chúng tôi sống nơi một thành phố nhỏ, gần thủ đô Mạc-tư-khoa (Moscou). Hình ảnh duy nhất ghi đậm nơi tâm trí thơ bé của tôi là hình ảnh Bà tôi, mỗi tối quỳ cầu nguyện thật lâu, trước khi lên giường ngủ. Đây cũng là dấu chỉ duy nhất cho sự hiện diện của THIÊN CHÚA mà tôi cảm nhận được trong thời thơ ấu, trước khi bước vào bậc trung học.
Cha Mẹ tôi là đảng viên cộng sản và là người vô thần thực thụ. Hai vị lập đi lập lại với chúng tôi:
- THIÊN CHÚA không hiện hữu và tôn giáo chỉ là tàn tích của thời Trung Cổ!
Vì thế, trong gia đình, tuyệt nhiên không bao giờ chúng tôi đề cập đến các vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo: sự hiện hữu của THIÊN CHÚA, linh hồn bất tử và cuộc sống đời sau v.v.
Ngay từ mẫu giáo, tôi là đứa trẻ linh hoạt, và sau đó, luôn dẫn đầu lớp. Tôi rất thích môn thể thao và hăng say hoạt động trong hai tổ chức của đảng cộng sản dành cho giới trẻ. Tôi cũng sớm ý thức mình có nhiều tài năng, có thể hoạt động trong nhiều lãnh vực, chỉ cần có ý chí cương quyết để theo đuổi các sinh hoạt. Do đó, tôi dại dột nghĩ rằng, tôi có thể thành công trong cuộc đời và tôi có thể sống, mà không cần biết đến tôn giáo và không cần bám vào THIÊN CHÚA! Chưa hết, tôi còn chế nhạo:
- Chỉ có người tàn tật tâm trí mới lui tới nhà thờ. Những vấn đề của người trưởng thành và trí thức thường được giải đáp bằng khoa học!
Tuy nhiên, ngày nay, khi nhìn lại quá khứ, tôi mới cảm nhận THIÊN CHÚA luôn dõi mắt theo sát cuộc đời tôi. Bởi vì, cho dù tôi là học sinh xuất sắc, thành công trong mọi lãnh vực, và là người chỉ huy tài giỏi của nhóm trẻ cộng sản, tôi vẫn luôn luôn cảm thấy trống rỗng chán chường tận thẳm sâu lòng mình!
Khi ghi tên vào đại học, tôi thầm mong ước:
- Giờ đây, với nhiều môn học hấp dẫn, nhiều chương trình sinh hoạt xã hội bận rộn, hẳn là khoảng trống trong tâm hồn sẽ được lắp đầy!
Nhưng tôi lầm to! Khoảng trống tâm linh không được lấp đầy mà càng bị đào sâu thêm. Từ đó tôi khao khát tìm kiếm cái gì đó có thể lấp đầy khoảng trống tâm hồn tôi.
Trong năm đại học thứ nhất, tôi đi thực tập tại Vilnius, thủ đô cộng hòa Lituania. Tôi biết rõ đây là cộng hòa ”toàn tòng” Công Giáo. Vì tò mò, tôi quyết định tìm đến một nhà thờ Công Giáo và tham dự Thánh Lễ. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất, đó là:
- Tín hữu tham dự Thánh Lễ đều bình thường và có rất nhiều người trẻ!
Đến lúc chúc bình an, mọi người chào tôi với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt, điều mà tôi chưa từng thấy trước đó.
Khi trở lại Moscou, tôi được cô bạn thân cho biết có vị Linh Mục dòng Tên - vừa trẻ vừa đẹp người Ái-nhĩ-lan - mới đến dạy tại đại học.
Bị tính tò mò thúc đẩy, tôi đến lớp của Cha, để nghe Cha giảng bài. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy vị Linh Mục có cùng nụ cười của tín hữu Công Giáo mà tôi gặp trong Thánh Lễ tại nhà thờ ở Vilnius! Sau đó, tôi tìm cách gặp vị Linh Mục và trao đổi tư tưởng với ngài. Trong đầu tôi không ngừng đặt ra câu hỏi:
- Một người tài đức vẹn toàn như vậy, tại sao lại bỏ rơi tất cả, để đi theo một THIÊN CHÚA mơ hồ và không hiện hữu?
Mùa hè năm 1991, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II kêu mời giới trẻ Nga tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Czestochowa, tôi ghi têm tham dự, với ước nguyện tìm ra giải đáp cho con tim đang đói khát chân lý.
Tôi không thể nào kể hết ra đây kinh nghiệm tôi trải qua trong thời gian ở Czsetochowa. Chưa bao giờ tôi gặp đông đảo bạn trẻ, những người trẻ hăng say hoạt động trong các hội đoàn trẻ. Chưa bao giờ tôi được sống chung với bạn trẻ trong một bầu khí tràn đầy niềm vui và tình yêu như thế! Nhưng điểm đánh động lòng tôi nhất, chính là, mỗi người trẻ được quý mến và được chú ý cách riêng, không bị phân biệt hay kỳ thị.
Tại Czestochowa tôi nhận hồng ân Đức Tin và khoảng trống trong tim được lấp đầy bằng niềm vui khôn tả. Và dĩ nhiên tôi muốn chia sẻ biến cố này với hết mọi người.
Sau chuyến đi Czestochowa năm 1991, tôi xin lãnh bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Từ đó tôi thành lập nhóm ”Cộng Đoàn sống Đức Tin Kitô”. Ngoài ra tôi điều động nhóm cầu nguyện trong thành phố nơi tôi sinh trưởng. Ba người bạn của tôi cũng xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo và một số khác xin học đạo, chuẩn bị lãnh bí tích Rửa Tội.
Chứng từ của cô Tanya, thanh nữ Nga.
... ”Chạm vào mắt, làm tuôn rơi nước mắt, chạm vào lòng khiến lộ ra nỗi lòng. Liệng đá vào bầy chim làm chim bay tán loạn, mắng nhiếc bạn bè khiến tình bạn tiêu tan. Nếu con lỡ rút gươm đe bạn, đừng thất vọng: vẫn có thể hàn gắn. Nếu con lỡ nặng lời với bạn, đừng lo sợ: con có thể giải hòa. Nhưng lăng nhục, kiêu căng, tiết lộ bí mật và trò bội phản làm bạn hữu nào cũng phải trốn xa. Hãy giữ chữ tín với người bạn lâm cảnh cơ hàn, để khi nó thịnh vượng con cũng được no thỏa. Hãy ở lại với nó trong cơn quẫn bách, để khi nó hưởng gia tài, con cũng được hưởng chung” (Sách Huấn Ca 22,19-23).
(”Stella Maris”, Octobre/1994, trang 10)
Cha Mẹ tôi là đảng viên cộng sản và là người vô thần thực thụ. Hai vị lập đi lập lại với chúng tôi:
- THIÊN CHÚA không hiện hữu và tôn giáo chỉ là tàn tích của thời Trung Cổ!
Vì thế, trong gia đình, tuyệt nhiên không bao giờ chúng tôi đề cập đến các vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo: sự hiện hữu của THIÊN CHÚA, linh hồn bất tử và cuộc sống đời sau v.v.
Ngay từ mẫu giáo, tôi là đứa trẻ linh hoạt, và sau đó, luôn dẫn đầu lớp. Tôi rất thích môn thể thao và hăng say hoạt động trong hai tổ chức của đảng cộng sản dành cho giới trẻ. Tôi cũng sớm ý thức mình có nhiều tài năng, có thể hoạt động trong nhiều lãnh vực, chỉ cần có ý chí cương quyết để theo đuổi các sinh hoạt. Do đó, tôi dại dột nghĩ rằng, tôi có thể thành công trong cuộc đời và tôi có thể sống, mà không cần biết đến tôn giáo và không cần bám vào THIÊN CHÚA! Chưa hết, tôi còn chế nhạo:
- Chỉ có người tàn tật tâm trí mới lui tới nhà thờ. Những vấn đề của người trưởng thành và trí thức thường được giải đáp bằng khoa học!
Tuy nhiên, ngày nay, khi nhìn lại quá khứ, tôi mới cảm nhận THIÊN CHÚA luôn dõi mắt theo sát cuộc đời tôi. Bởi vì, cho dù tôi là học sinh xuất sắc, thành công trong mọi lãnh vực, và là người chỉ huy tài giỏi của nhóm trẻ cộng sản, tôi vẫn luôn luôn cảm thấy trống rỗng chán chường tận thẳm sâu lòng mình!
Khi ghi tên vào đại học, tôi thầm mong ước:
- Giờ đây, với nhiều môn học hấp dẫn, nhiều chương trình sinh hoạt xã hội bận rộn, hẳn là khoảng trống trong tâm hồn sẽ được lắp đầy!
Nhưng tôi lầm to! Khoảng trống tâm linh không được lấp đầy mà càng bị đào sâu thêm. Từ đó tôi khao khát tìm kiếm cái gì đó có thể lấp đầy khoảng trống tâm hồn tôi.
Trong năm đại học thứ nhất, tôi đi thực tập tại Vilnius, thủ đô cộng hòa Lituania. Tôi biết rõ đây là cộng hòa ”toàn tòng” Công Giáo. Vì tò mò, tôi quyết định tìm đến một nhà thờ Công Giáo và tham dự Thánh Lễ. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất, đó là:
- Tín hữu tham dự Thánh Lễ đều bình thường và có rất nhiều người trẻ!
Đến lúc chúc bình an, mọi người chào tôi với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt, điều mà tôi chưa từng thấy trước đó.
Khi trở lại Moscou, tôi được cô bạn thân cho biết có vị Linh Mục dòng Tên - vừa trẻ vừa đẹp người Ái-nhĩ-lan - mới đến dạy tại đại học.
Bị tính tò mò thúc đẩy, tôi đến lớp của Cha, để nghe Cha giảng bài. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy vị Linh Mục có cùng nụ cười của tín hữu Công Giáo mà tôi gặp trong Thánh Lễ tại nhà thờ ở Vilnius! Sau đó, tôi tìm cách gặp vị Linh Mục và trao đổi tư tưởng với ngài. Trong đầu tôi không ngừng đặt ra câu hỏi:
- Một người tài đức vẹn toàn như vậy, tại sao lại bỏ rơi tất cả, để đi theo một THIÊN CHÚA mơ hồ và không hiện hữu?
Mùa hè năm 1991, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II kêu mời giới trẻ Nga tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Czestochowa, tôi ghi têm tham dự, với ước nguyện tìm ra giải đáp cho con tim đang đói khát chân lý.
Tôi không thể nào kể hết ra đây kinh nghiệm tôi trải qua trong thời gian ở Czsetochowa. Chưa bao giờ tôi gặp đông đảo bạn trẻ, những người trẻ hăng say hoạt động trong các hội đoàn trẻ. Chưa bao giờ tôi được sống chung với bạn trẻ trong một bầu khí tràn đầy niềm vui và tình yêu như thế! Nhưng điểm đánh động lòng tôi nhất, chính là, mỗi người trẻ được quý mến và được chú ý cách riêng, không bị phân biệt hay kỳ thị.
Tại Czestochowa tôi nhận hồng ân Đức Tin và khoảng trống trong tim được lấp đầy bằng niềm vui khôn tả. Và dĩ nhiên tôi muốn chia sẻ biến cố này với hết mọi người.
Sau chuyến đi Czestochowa năm 1991, tôi xin lãnh bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Từ đó tôi thành lập nhóm ”Cộng Đoàn sống Đức Tin Kitô”. Ngoài ra tôi điều động nhóm cầu nguyện trong thành phố nơi tôi sinh trưởng. Ba người bạn của tôi cũng xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo và một số khác xin học đạo, chuẩn bị lãnh bí tích Rửa Tội.
Chứng từ của cô Tanya, thanh nữ Nga.
... ”Chạm vào mắt, làm tuôn rơi nước mắt, chạm vào lòng khiến lộ ra nỗi lòng. Liệng đá vào bầy chim làm chim bay tán loạn, mắng nhiếc bạn bè khiến tình bạn tiêu tan. Nếu con lỡ rút gươm đe bạn, đừng thất vọng: vẫn có thể hàn gắn. Nếu con lỡ nặng lời với bạn, đừng lo sợ: con có thể giải hòa. Nhưng lăng nhục, kiêu căng, tiết lộ bí mật và trò bội phản làm bạn hữu nào cũng phải trốn xa. Hãy giữ chữ tín với người bạn lâm cảnh cơ hàn, để khi nó thịnh vượng con cũng được no thỏa. Hãy ở lại với nó trong cơn quẫn bách, để khi nó hưởng gia tài, con cũng được hưởng chung” (Sách Huấn Ca 22,19-23).
(”Stella Maris”, Octobre/1994, trang 10)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:38 19/12/2008
CỰC QUYỀN
Có một hồi, đại sư nói với một vị giám mục: “Nhân vật tôn giáo thường vô tình biến thành tàn nhẫn.” Các đệ tử cảm thấy lời nói này rất là vô lễ.
Sau khi giám mục rời khỏi đó, thì các đệ tử truy hỏi nguyên nhân.
Đại sư trả lời: “Bởi vì các vị ấy vì để hoàn thành một mục đích nào đó, mà dễ dàng đem người khác ra hy sinh.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Chức thánh là để phục vụ dân Thiên Chúa, làm tu sĩ nam nữ là để phục vụ Chúa Giê-su nơi tha nhân, tuy nhiên, người có chức thánh hay là tu sĩ thì cũng đều là con người vốn có những yếu đuối của con người, cho nên, không thể thấy một vài người lạm dụng chức thánh sống không đúng với tinh thần và sứ mạng đã lãnh nhận từ nơi Chúa Giê-su, thì không thể nói hàng giáo sĩ và tu sĩ nam nữ đều tàn nhẫn, cá bè một lứa như nhau...
Cực quyền chính là tế lễ Thiên Chúa tối cao, chứ không phải để chỉ tay năm ngón và ra lệnh.
Đành rằng, có một vài linh mục và tu sĩ không sống xứng đáng với sứ vụ đã lãnh nhận; đành rằng có một vài người đã không chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong thiên chức linh mục, nhưng bí tích Truyền Chức Thánh của Chúa Giê-su lập vẫn có giá trị đến muôn đời, không một ai có thể triệt bỏ nó.
Người Ki-tô hữu chúng ta thường chỉ trích một vài linh mục thế này thế nọ, nhưng chúng ta có tự hỏi mình có lúc nào cầu nguyện cho các ngài không, bởi vì thiên chức linh mục mà các ngài lãnh nhận đó cũng có phần trách nhiệm của chúng ta, vì tất cả chúng ta đều là chi thể của thân thể mầu nhiệm của Chúa Giê-su Ki-tô.
Ít phê bình, nhưng cầu nguyện nhiều hơn cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ của chúng ta.
N2T |
Có một hồi, đại sư nói với một vị giám mục: “Nhân vật tôn giáo thường vô tình biến thành tàn nhẫn.” Các đệ tử cảm thấy lời nói này rất là vô lễ.
Sau khi giám mục rời khỏi đó, thì các đệ tử truy hỏi nguyên nhân.
Đại sư trả lời: “Bởi vì các vị ấy vì để hoàn thành một mục đích nào đó, mà dễ dàng đem người khác ra hy sinh.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Chức thánh là để phục vụ dân Thiên Chúa, làm tu sĩ nam nữ là để phục vụ Chúa Giê-su nơi tha nhân, tuy nhiên, người có chức thánh hay là tu sĩ thì cũng đều là con người vốn có những yếu đuối của con người, cho nên, không thể thấy một vài người lạm dụng chức thánh sống không đúng với tinh thần và sứ mạng đã lãnh nhận từ nơi Chúa Giê-su, thì không thể nói hàng giáo sĩ và tu sĩ nam nữ đều tàn nhẫn, cá bè một lứa như nhau...
Cực quyền chính là tế lễ Thiên Chúa tối cao, chứ không phải để chỉ tay năm ngón và ra lệnh.
Đành rằng, có một vài linh mục và tu sĩ không sống xứng đáng với sứ vụ đã lãnh nhận; đành rằng có một vài người đã không chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong thiên chức linh mục, nhưng bí tích Truyền Chức Thánh của Chúa Giê-su lập vẫn có giá trị đến muôn đời, không một ai có thể triệt bỏ nó.
Người Ki-tô hữu chúng ta thường chỉ trích một vài linh mục thế này thế nọ, nhưng chúng ta có tự hỏi mình có lúc nào cầu nguyện cho các ngài không, bởi vì thiên chức linh mục mà các ngài lãnh nhận đó cũng có phần trách nhiệm của chúng ta, vì tất cả chúng ta đều là chi thể của thân thể mầu nhiệm của Chúa Giê-su Ki-tô.
Ít phê bình, nhưng cầu nguyện nhiều hơn cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ của chúng ta.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:39 19/12/2008
CHỦ NHẬT 4 MÙA VỌNG
Tin mừng: Lc 1, 26-38.
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.”
Bạn thân mến,
Lời hứa trước đây trong vườn địa đàng -sau khi nguyên tổ loài người phạm tội- của Thiên Chúa, đang được thực hiện với lời chào hỏi của thiên sứ Gáp-ri-en với Đức Mẹ Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà.” Không vui sao được khi mà dân Do Thái qua hàng ngàn năm mong đợi vị cứu tinh đến; không vui sao được khi mà người Do Thái bị áp bức bởi nhà cầm quyền Rô-ma; không vui sao được khi mà lời hứa của Thiên Chúa ngàn năm trước nay đã thực hiện giữa loài người...
Và hôm nay bạn và tôi cũng đang vui mừng vì ngày kỷ niệm lễ lớn của nhân loại sắp đến, lễ Chúa Giê-su giáng sinh, ngày lễ mà Giáo Hội mời gọi bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác phải chuẩn bị thật nghiêm chỉnh trong tâm hồn, cũng như chuẩn bị thật đẹp bên ngoài để đón Ngài đến, bởi vì Ngài đến không phải để lên án, nhưng là để cứu thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, và dẫn đường cho chúng ta đi về nhà Cha trên trời.
Tâm hồn bạn đang vui mừng, đang hòa với niềm vui cùng Giáo Hội địa phương, bạn đang góp tay vào trang hoàng nhà thờ, làm hang đá, cắm hoa, dọn vệ sinh nhà thờ sạch sẽ.v.v...để niềm vui được nhân lên khi phục vụ nhà Chúa, đó chính là niềm vui mà thiên sứ báo tin cho Đức Mẹ Maria: mừng vui lên, Đấng đầy ơn phúc. Nhưng hạnh phúc và hân hoan nhất, chính là bạn và tôi hãy noi gương Đức Mẹ Maria, đem Chúa Giê-su trong lòng mình đi phục vụ tha nhân như món quà Chúa tặng cho họ và cho bạn và tôi.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi đang vui mừng chuẩn bị đón Chúa đến, không những đến trong tâm hồn, mà còn chờ đợi Ngài đến lần thứ hai trong vinh quang Thiên Chúa, bởi vì lần thứ nhất nơi hang đá Bê-lem, sự giáng thế của Chúa Giê-su đã mở đầu cho một kỷ nguyên tha tội, kỷ nguyên của lòng thương xót Thiên Chúa, và nơi sự giáng lâm lần thứ hai trong vinh quang, chính Ngài sẽ như vị quan tòa xét xử chúng ta sử dụng ân sủng của Ngài như thế nào trong cuộc sống.
Khi vui mừng chờ đón ngày kỷ niệm Con Thiên Chúa làm người, bạn và tôi cũng vui mừng chuẩn bị Ngài đến trong vinh quang Thiên Chúa để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Ma-ra-na-tha, lạy Chúa Giê-su xin hãy đến.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 1, 26-38.
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.”
Bạn thân mến,
Lời hứa trước đây trong vườn địa đàng -sau khi nguyên tổ loài người phạm tội- của Thiên Chúa, đang được thực hiện với lời chào hỏi của thiên sứ Gáp-ri-en với Đức Mẹ Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà.” Không vui sao được khi mà dân Do Thái qua hàng ngàn năm mong đợi vị cứu tinh đến; không vui sao được khi mà người Do Thái bị áp bức bởi nhà cầm quyền Rô-ma; không vui sao được khi mà lời hứa của Thiên Chúa ngàn năm trước nay đã thực hiện giữa loài người...
Và hôm nay bạn và tôi cũng đang vui mừng vì ngày kỷ niệm lễ lớn của nhân loại sắp đến, lễ Chúa Giê-su giáng sinh, ngày lễ mà Giáo Hội mời gọi bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác phải chuẩn bị thật nghiêm chỉnh trong tâm hồn, cũng như chuẩn bị thật đẹp bên ngoài để đón Ngài đến, bởi vì Ngài đến không phải để lên án, nhưng là để cứu thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, và dẫn đường cho chúng ta đi về nhà Cha trên trời.
Tâm hồn bạn đang vui mừng, đang hòa với niềm vui cùng Giáo Hội địa phương, bạn đang góp tay vào trang hoàng nhà thờ, làm hang đá, cắm hoa, dọn vệ sinh nhà thờ sạch sẽ.v.v...để niềm vui được nhân lên khi phục vụ nhà Chúa, đó chính là niềm vui mà thiên sứ báo tin cho Đức Mẹ Maria: mừng vui lên, Đấng đầy ơn phúc. Nhưng hạnh phúc và hân hoan nhất, chính là bạn và tôi hãy noi gương Đức Mẹ Maria, đem Chúa Giê-su trong lòng mình đi phục vụ tha nhân như món quà Chúa tặng cho họ và cho bạn và tôi.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi đang vui mừng chuẩn bị đón Chúa đến, không những đến trong tâm hồn, mà còn chờ đợi Ngài đến lần thứ hai trong vinh quang Thiên Chúa, bởi vì lần thứ nhất nơi hang đá Bê-lem, sự giáng thế của Chúa Giê-su đã mở đầu cho một kỷ nguyên tha tội, kỷ nguyên của lòng thương xót Thiên Chúa, và nơi sự giáng lâm lần thứ hai trong vinh quang, chính Ngài sẽ như vị quan tòa xét xử chúng ta sử dụng ân sủng của Ngài như thế nào trong cuộc sống.
Khi vui mừng chờ đón ngày kỷ niệm Con Thiên Chúa làm người, bạn và tôi cũng vui mừng chuẩn bị Ngài đến trong vinh quang Thiên Chúa để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Ma-ra-na-tha, lạy Chúa Giê-su xin hãy đến.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:41 19/12/2008
N2T |
41. Không nên cố đòi hỏi người làm khác cho mình nhiều hơn so với việc mình chuẩn bị dâng hiến cho Thiên Chúa.
(Thánh Francis Assisi)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói, các đại sứ phải giúp điều chỉnh thế giới theo trật tự của Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
02:33 19/12/2008
Đức Thánh Cha nói, các đại sứ phải giúp điều chỉnh thế giới theo trật tự của Thiên Chúa
Vatican ngày 18, thang 12, 2008 (CNA).- Mười đại sứ mới tại Vatican, từ khắp nơi trên thế giới về triều kiến Đức Thánh Cha hôm Thứ Năm. ĐTC nói với họ bằng tiếng Pháp, ngài giải thích vai trò của họ là giúp cho thế giới đạt được công bình chân chính bằng cách giúp đỡ cho thế giới được “điều chỉnh theo kế hoạch và trật tự của Thiên Chúa."
Các nhà ngoại giao mới đến từ Malawi, Thụy Điển, Sierra Leon, Iceland, Lục Xâm Bảo, Madagascar, Belize, Tunisia, Kazakhstan, Bahrain và Quần Đảo Fiji. Trước khi tiếp nhận một điệp văn đặc biệt của ĐTC viết riêng cho từng quốc gia, ngài đã nói với họ bằng tiếng Pháp.
ĐTC bắt đầu bằng việc nhận xét là các đại sứ này đến từ khắp nẻo đường thế giới. Ngài nói sự đa dạng này “làm cho ngài tạ ơn Chúa về tình yêu sáng tạo của Người và về muôn vàn quà tặng khác nhau của Người, luôn luôn làm cho nhân loại phải ngạc nhiên."
ĐTC ghi nhận, Sự đa dạng này đôi khi có thể gây nên sự hãi sợ, “chính vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi nhân loại thích sự nhàm chán của việc đồng nhất hóa.” Ngài nói, “Thực vậy, một số các hệ thống chính trị - kinh tế, mệnh danh có nguồn gốc vô thần hay tôn giáo, đã gây nguy hại đến nhân loại quá lâu, đã cố gắng đồng nhất hóa con người qua chính sách mị dân và bạo lực. Các hệ thống này đã giảm thiểu và tiếp tục giảm thiểu con người tới chỗ bắt họ làm nô lệ để phục vụ cho một hệ thống tư tưởng duy nhất hay một nền kinh tế vô nhân và bán khoa học."
Nhận xét này đương nhiên đưa dẫn ĐTC Benedict XVI tới lãnh vực chính trị, “Chúng ta biết là không chỉ có một mẫu mực chính trị duy nhất… Mỗi quốc gia có một thiên tài đặc biệt và một số các ‘quỷ dữ,’ mỗi quốc gia tiến triển theo một đường lối riêng, đôi khi đau đớn, để tiến tới một tương lai dường như sáng lạng."
Trong khi khuyến khích mỗi quốc gia trau dồi những quà tặng độc đáo của họ để “làm phong phú cho người khác,” ĐTC cũng kêu gọi các quốc gia ‘thanh tẩy các quỷ dữ’, thống trị chúng để họ có thể bảo vệ cho sự cao quý của phẩm giá con người."
Trở về với vài trò cuả các đại sứ, ĐTC nhấn mạnh là một trong các khía cạnh thiết yếu của nhiệm vụ đại sứ là “tìm kiếm và cổ võ cho hòa bình."
ĐTC nói với các nhà ngoại giao, hòa bình “không có nghĩa chỉ là một tình trạng chính trị hay quân sự không có tranh chấp; mà là một tổng hợp của các hoàn cảnh cho phép có sự hòa điệu giữa tất cả mọi người và có sự phát triển của từng cá nhân… Vì Chúa Kitô gọi những kẻ kiến tạo hòa bình là “con cái Thiên Chúa’… Sứ mệnh của quý vị.. rất quý giá và cao cả,”
Ngài giải thích, "Hòa bình thực sự không thể có trừ khi công lý được thể hiện… không chỉ đề cập đến lãnh vực xã hội và đạo đức luân lý mà thôi. Không chỉ đề cập đến những gì là bình đẳng hay phù hợp với luật pháp. Theo từ nguyên học Do Thái, chữ đề cập có nghĩa là ‘được điều chỉnh’. Sự công chính của Thiên Chúa được thể hiện trong sự chính trực là đặt để mọi sự vào vị trí của chúng, mọi sự cho có trật tự, để cho thế giới có thể được điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch và trật tự của Thiên Chúa."
ĐTC kết luận, "Vì vậy, sứ vụ cao quý của các đại sứ bao gồm việc sử dụng tài năng của quý vị để làm cho tất cả mọi sự ‘có thể được điều chỉnh’, để cho quốc gia quý vị phục vụ có thể sinh sống không những trong hòa bình với các quốc gia khác, mà còn phù hợp với nền công lý được thể hiện trong sự bình đẳng và hợp quần về các mối tương quan quốc tế và trong đó, người dân vui hưởng nền hòa bình, có thể sống đức tin của họ một cách tự do và bình an, và nhờ đó đạt được sự ‘công chính’ của Thiên Chúa."
Các nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu rõ nhu cầu cần ngăn chặn thuyết cấp tiến
Nguyễn Toàn Tâm
04:37 19/12/2008
Đề cập đến trách nhiệm then chốt đối với giới trẻ
Vatican, ngày 17 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- Hội đồng giáo hoàng cùng với Hiệp Hội Tiếng Gọi Hồi Giáo Thế Giới đi đến kết luận: "Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Hồi Giáo có trách nhiệm đặc biệt với giới trẻ nhằm ngăn chặn họ khỏi trở thành nạn nhân của thuyết cấp tiến."
Đoàn đại biểu của hai tôn giáo đã gặp gỡ nhau tại Roma từ thứ hai cho đến hôm nay. Phía Công Giáo do ĐHY Jean-Louis Tauran dẫn đầu. Ngài là chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn. Phía Hồi Giáo do Ibrahim Rabu dẫn đầu. Ông là người đại diện của hiệp hội. Họ gặp ĐTC theo sau buổi tiếp kiến chung vào ngày hôm nay.
Một bài phát biểu cuối cùng từ cuộc họp đã phản ảnh bốn điểm.
Điểm đầu tiên liên quan đến “trách nhiệm hàng đầu và quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Đây là điều mà các tham dự viên khẳng định là "bản chất tôn giáo."
Tuy nhiên, họ nói rằng khi xét đến vai trò mà tôn giáo "có thể có và nên có trong xã hội", thì các nhà lãnh đạo tôn giáo "cũng cần có một vai trò tôn giáo và văn hóa để làm thăng tiến những giá trị luân lý cơ bản, chẳng hạn như công lý, đoàn kết, hòa bình, hòa hợp xã hội và lợi ích chung của xã hội xét như một tổng thể, đặc biệt là những người nghèo túng, những người ốm đau, những người nhập cư và những người bị áp bức."
Phái đoàn Công Giáo và Hồi Giáo đã đồng ý với nhau rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ. "Họ cần đến sự quan tâm đặc biệt để không trở thành nạn nhân của sự cuồng tín và thuyết cấp tiến, hơn nữa là để nhận được sự giáo dục lành mạnh và do đó nhằm giúp họ trở thành người xây dựng những nhịp cầu và người kiến tạo hòa bình."
Cuối cùng, khi xét thấy rằng những cuộc khủng hoảng về bản chất đa dạng – bao gồm các mối tương quan liên tôn giáo – là điều có thể xảy ra, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học biết cách ngăn chặn, đối diện và giải quyết những tình huống đặc biệt này, tránh để giới trẻ bị tha hóa và lao đầu vào những cuộc thánh chiến. Điều này đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hiểu biết hỗ tương. Nó ấp ủ những mối tương quan cá nhân và xây dựng sự tin tưởng cùng với sự tín nhiệm lẫn nhau."
Vatican, ngày 17 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- Hội đồng giáo hoàng cùng với Hiệp Hội Tiếng Gọi Hồi Giáo Thế Giới đi đến kết luận: "Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Hồi Giáo có trách nhiệm đặc biệt với giới trẻ nhằm ngăn chặn họ khỏi trở thành nạn nhân của thuyết cấp tiến."
Đoàn đại biểu của hai tôn giáo đã gặp gỡ nhau tại Roma từ thứ hai cho đến hôm nay. Phía Công Giáo do ĐHY Jean-Louis Tauran dẫn đầu. Ngài là chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn. Phía Hồi Giáo do Ibrahim Rabu dẫn đầu. Ông là người đại diện của hiệp hội. Họ gặp ĐTC theo sau buổi tiếp kiến chung vào ngày hôm nay.
Một bài phát biểu cuối cùng từ cuộc họp đã phản ảnh bốn điểm.
Điểm đầu tiên liên quan đến “trách nhiệm hàng đầu và quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Đây là điều mà các tham dự viên khẳng định là "bản chất tôn giáo."
Tuy nhiên, họ nói rằng khi xét đến vai trò mà tôn giáo "có thể có và nên có trong xã hội", thì các nhà lãnh đạo tôn giáo "cũng cần có một vai trò tôn giáo và văn hóa để làm thăng tiến những giá trị luân lý cơ bản, chẳng hạn như công lý, đoàn kết, hòa bình, hòa hợp xã hội và lợi ích chung của xã hội xét như một tổng thể, đặc biệt là những người nghèo túng, những người ốm đau, những người nhập cư và những người bị áp bức."
Phái đoàn Công Giáo và Hồi Giáo đã đồng ý với nhau rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ. "Họ cần đến sự quan tâm đặc biệt để không trở thành nạn nhân của sự cuồng tín và thuyết cấp tiến, hơn nữa là để nhận được sự giáo dục lành mạnh và do đó nhằm giúp họ trở thành người xây dựng những nhịp cầu và người kiến tạo hòa bình."
Cuối cùng, khi xét thấy rằng những cuộc khủng hoảng về bản chất đa dạng – bao gồm các mối tương quan liên tôn giáo – là điều có thể xảy ra, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học biết cách ngăn chặn, đối diện và giải quyết những tình huống đặc biệt này, tránh để giới trẻ bị tha hóa và lao đầu vào những cuộc thánh chiến. Điều này đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hiểu biết hỗ tương. Nó ấp ủ những mối tương quan cá nhân và xây dựng sự tin tưởng cùng với sự tín nhiệm lẫn nhau."
ĐGH Biển Đức nói không có một khuôn mẫu chính trị lý tưởng
Đỗ Hữu Nghiêm
15:52 19/12/2008
ĐGH mời gọi 11 Phái Viên vun trồng “Thiên Tài” Quốc Gia
VATICAN, ngày18/12/2008 (Zenit.org).- Giáo Hoàng Biển Đức nói không có một khuôn mẫu chính trị lý tưởng, nhưng mỗi quốc gia nên gây trồng tinh thần quốc gia riêng của mình.
Giáo Hoàng quả quyết như thế hôm nay khi ngài trực tiếp nói với 11 phái viên mới tại Tòa Thánh. Họ đại diện cho các nước Malawi, Thụy Điển, Sierra Leone, Băng Đảo (Iceland), Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Mã Đảo (Madagascar), Belize, Tunisia, Kazakhstan, Bahrain và Quần Đảo Fiji.
Trong diễn từ bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha nói: “Các ngài đến đây từ nhiều nơi khác nhau khiến tôi phải cảm tạ Chúa, vì tình yêu sáng tạo của ngài và vì nhiều ân huệ ngài ban. Những ân huệ đó luôn luôn làm cho loài người ngạc nhiên. Nhiều khi tính cách khác biệt khiến người ta sợ hãi. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên kinh ngạc, nếu con người thích tính đếu đều và đồng dạng”
Có những hệ thống chính trị kinh tế, Đức Thánh Cha nói tiếp “gán cho chính họ hay đòi mình có nguồn gốc ngoại giáo hay có tôn giáo, đã bắt con người quá lâu phải cố trở nên đồng dạng bằng mị dân và bạo lực.”
Ngài nói: “Họ đã hay đang giản lược con người vào một chế độ nô lệ bất xứng, phục vụ cho một ý thức hệ độc nhất hay một nền kinh tế bất nhân và ngụy khoa học. Tất cả chúng ta đều biết rằng không có một khuôn mẫu chính trị độc nhất, một lý tưởng phải hoàn thành tuyệt đối. Triết lý chính trị phát triển trong thời gian được diễn đạt theo cách của nó, như được trí tuệ con người đánh bóng và các bài học lấy ra từ kinh nghiệm chính trị và kinh tế.”
Giáo Hoàng quà quyết rằng “mỗi dân tộc có thiên tài của mình và cũng có “quỉ dữ” riêng của mình. Ngài cho thấy ngài hy vọng rằng “Mỗi dân tộc nên vun trồng thiên tài của mình, hết sức làm giàu chính mình vì thiện ích cho người khác, và xứ` sở đó nên thanh lọc các quỉ dữ của mình, kiềm soát chúng thế nào để biến đổi chúng thành nhưng giá trị tích cực, tạo nên hài hòa, thịnh vượng và hòa bình để bảo vệ tính cao cả của phẩm giá con người.”
VATICAN, ngày18/12/2008 (Zenit.org).- Giáo Hoàng Biển Đức nói không có một khuôn mẫu chính trị lý tưởng, nhưng mỗi quốc gia nên gây trồng tinh thần quốc gia riêng của mình.
Giáo Hoàng quả quyết như thế hôm nay khi ngài trực tiếp nói với 11 phái viên mới tại Tòa Thánh. Họ đại diện cho các nước Malawi, Thụy Điển, Sierra Leone, Băng Đảo (Iceland), Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Mã Đảo (Madagascar), Belize, Tunisia, Kazakhstan, Bahrain và Quần Đảo Fiji.
Trong diễn từ bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha nói: “Các ngài đến đây từ nhiều nơi khác nhau khiến tôi phải cảm tạ Chúa, vì tình yêu sáng tạo của ngài và vì nhiều ân huệ ngài ban. Những ân huệ đó luôn luôn làm cho loài người ngạc nhiên. Nhiều khi tính cách khác biệt khiến người ta sợ hãi. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên kinh ngạc, nếu con người thích tính đếu đều và đồng dạng”
Có những hệ thống chính trị kinh tế, Đức Thánh Cha nói tiếp “gán cho chính họ hay đòi mình có nguồn gốc ngoại giáo hay có tôn giáo, đã bắt con người quá lâu phải cố trở nên đồng dạng bằng mị dân và bạo lực.”
Ngài nói: “Họ đã hay đang giản lược con người vào một chế độ nô lệ bất xứng, phục vụ cho một ý thức hệ độc nhất hay một nền kinh tế bất nhân và ngụy khoa học. Tất cả chúng ta đều biết rằng không có một khuôn mẫu chính trị độc nhất, một lý tưởng phải hoàn thành tuyệt đối. Triết lý chính trị phát triển trong thời gian được diễn đạt theo cách của nó, như được trí tuệ con người đánh bóng và các bài học lấy ra từ kinh nghiệm chính trị và kinh tế.”
Giáo Hoàng quà quyết rằng “mỗi dân tộc có thiên tài của mình và cũng có “quỉ dữ” riêng của mình. Ngài cho thấy ngài hy vọng rằng “Mỗi dân tộc nên vun trồng thiên tài của mình, hết sức làm giàu chính mình vì thiện ích cho người khác, và xứ` sở đó nên thanh lọc các quỉ dữ của mình, kiềm soát chúng thế nào để biến đổi chúng thành nhưng giá trị tích cực, tạo nên hài hòa, thịnh vượng và hòa bình để bảo vệ tính cao cả của phẩm giá con người.”
ĐGH: Vatican phải hiện diện trên Internet bằng hình ảnh, âm thanh và chữ viết
Phụng Nghi
16:00 19/12/2008
VATICAN CITY (Zenit.org) – Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói ngài mong muốn sinh hoạt của Giáo hội, và đặc biệt là của Tòa thánh, hiện diện bằng âm thanh, văn bản và hình ảnh trên mạng lưới Internet.
Đó là khuyến dụ ngài đưa ra cho các vị giám đốc và nhân viên Trung tâm Truyền hình Vatican hôm nay khi họ và gia đình được gặp gỡ ngài trong một buổi triều yết đánh dấu 25 năm ngày thành lập trung tâm này.
Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, “sự hội tụ” giữa nhiều phương tiện truyền thông được người ta nói tới một cách đúng đắn. Các biên giới ngăn cách từng phương tiện này biến mất và thành quả đã tăng tiến. Những khí cụ truyền thông xã hội phục vụ cho Tòa thánh cũng dĩ nhiên trải qua sự phát triển này, và chúng phải được liên kết, hòa nhập với nhau một cách có ý thức và tích cực.
Đức thánh cha ghi nhận rằng đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa Đài Truyền hình Vatican với Đài Phát thanh Vatican và “sự cộng tác này đã lớn mạnh, bởi vì khi truyền đi, hình ảnh không thể tách rời khỏi âm thanh.”
Trong thực tế, cả hai dịch vụ truyền thanh và truyền hình cũng như văn phòng báo chí Tòa thánh hiện nay đều đặt dưới quyền lãnh đạo của cùng một vị giám đốc, đó là linh mục Dòng Tên Federico Lombardi.
Tuy nhiên, Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, Internet kêu gọi cần có một sự liên kết lớn mạnh hơn nữa giữa các thông tin bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh, và đề cao thách đố phải tăng cường thêm những cách thức cộng tác giữa các phương tiện truyền thông hiện đang phục vụ Giáo hội.”
Trong bối cảnh này, Đức giáo hoàng Bênêđictô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “mối liên hệ tích cực” với Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, được ghi dấu bằng những sáng kiến và phát triển có hiệu quả.
Hậu cảnh
Trong diễn từ đọc trước Đức giáo hoàng vào dịp này, linh mục Lombardi giải thích rằng Đài Truyền hình Vatican “là một thực tại nhỏ bé nhưng mang một sứ mạng lớn lao.”
Cha minh xác rằng, trung tâm không phải là “một đài truyền hình có chương trình riêng rẽ, nhưng là một trung tâm sản xuất có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh về những hoạt động của Đức thánh cha để sẵn sàng cung cấp cho các đài truyền hình trên thế giới, trực tiếp hoặc được thu hình trước, tùy theo hoàn cảnh.”
Bằng cách thức đó, theo lời cha Lombardi, khi hình ảnh của Đức giáo hoàng tại Vatican xuất hiện trên màn ảnh truyền hình của không biết bao nhiêu gia đình, thì “gần như hầu hết mọi trường hợp, những hình ảnh đó đều xuất phát từ chúng tôi, mặc dầu ít khi người ta nói rõ điều đó.”
Mỗi năm, Trung tâm Truyền hình Vatican trực tiếp phát hình 230 biến cố hay hoạt động, và lưu trữ khoảng 2000 giờ hình ảnh thu được.
Cha cảm tạ Đức giáo hoàng vì sẵn lòng làm chủ đề cho không biết bao nhiêu phim ảnh. Cha khẳng định: “Đôi mắt chúng con không khép kín. Hình ảnh chúng con truyền đi muốn được lúc nào cũng là để phục vụ các sứ điệp của Đức thánh cha, đáp ứng lại lòng mong đợi của không biết bao nhiêu người muốn được nghe, được thấy bước đi, được coi sự biểu lộ thân ái, mạnh mẽ, lịch lãm trên khuôn mặt của Đức thánh cha khi cầu nguyện hoặc khi lên tiếng nói với chúng con. Những người cầu xin cho được vững mạnh niềm tin, đã được thúc đẩy, khuyến khích trong cuộc lữ hành của họ.”
Đài phát thanh Vatican |
Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, “sự hội tụ” giữa nhiều phương tiện truyền thông được người ta nói tới một cách đúng đắn. Các biên giới ngăn cách từng phương tiện này biến mất và thành quả đã tăng tiến. Những khí cụ truyền thông xã hội phục vụ cho Tòa thánh cũng dĩ nhiên trải qua sự phát triển này, và chúng phải được liên kết, hòa nhập với nhau một cách có ý thức và tích cực.
Đức thánh cha ghi nhận rằng đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa Đài Truyền hình Vatican với Đài Phát thanh Vatican và “sự cộng tác này đã lớn mạnh, bởi vì khi truyền đi, hình ảnh không thể tách rời khỏi âm thanh.”
Trong thực tế, cả hai dịch vụ truyền thanh và truyền hình cũng như văn phòng báo chí Tòa thánh hiện nay đều đặt dưới quyền lãnh đạo của cùng một vị giám đốc, đó là linh mục Dòng Tên Federico Lombardi.
Tuy nhiên, Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, Internet kêu gọi cần có một sự liên kết lớn mạnh hơn nữa giữa các thông tin bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh, và đề cao thách đố phải tăng cường thêm những cách thức cộng tác giữa các phương tiện truyền thông hiện đang phục vụ Giáo hội.”
Trong bối cảnh này, Đức giáo hoàng Bênêđictô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “mối liên hệ tích cực” với Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, được ghi dấu bằng những sáng kiến và phát triển có hiệu quả.
Hậu cảnh
Trong diễn từ đọc trước Đức giáo hoàng vào dịp này, linh mục Lombardi giải thích rằng Đài Truyền hình Vatican “là một thực tại nhỏ bé nhưng mang một sứ mạng lớn lao.”
Cha minh xác rằng, trung tâm không phải là “một đài truyền hình có chương trình riêng rẽ, nhưng là một trung tâm sản xuất có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh về những hoạt động của Đức thánh cha để sẵn sàng cung cấp cho các đài truyền hình trên thế giới, trực tiếp hoặc được thu hình trước, tùy theo hoàn cảnh.”
Bằng cách thức đó, theo lời cha Lombardi, khi hình ảnh của Đức giáo hoàng tại Vatican xuất hiện trên màn ảnh truyền hình của không biết bao nhiêu gia đình, thì “gần như hầu hết mọi trường hợp, những hình ảnh đó đều xuất phát từ chúng tôi, mặc dầu ít khi người ta nói rõ điều đó.”
Mỗi năm, Trung tâm Truyền hình Vatican trực tiếp phát hình 230 biến cố hay hoạt động, và lưu trữ khoảng 2000 giờ hình ảnh thu được.
Cha cảm tạ Đức giáo hoàng vì sẵn lòng làm chủ đề cho không biết bao nhiêu phim ảnh. Cha khẳng định: “Đôi mắt chúng con không khép kín. Hình ảnh chúng con truyền đi muốn được lúc nào cũng là để phục vụ các sứ điệp của Đức thánh cha, đáp ứng lại lòng mong đợi của không biết bao nhiêu người muốn được nghe, được thấy bước đi, được coi sự biểu lộ thân ái, mạnh mẽ, lịch lãm trên khuôn mặt của Đức thánh cha khi cầu nguyện hoặc khi lên tiếng nói với chúng con. Những người cầu xin cho được vững mạnh niềm tin, đã được thúc đẩy, khuyến khích trong cuộc lữ hành của họ.”
Tòa Thánh và Israel tăng tốc đàm phán nhắm đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:30 19/12/2008
Giêrusalem (AsiaNews) - Ủy ban thường trực song phương giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Israel hôm 18/12 đã kết thúc phiên họp ở Bộ ngoại giao Israel tại Giêrusalem và đã quyết định lên kín lịch các cuộc họp, dẫn đến hy vọng rằng một số kết luận có thể đạt được trước khả năng về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đến Thánh Địa sẽ diễn ra vào tháng Năm, 2009.
Trong tuyên bố đưa ra khi kết thúc phiên hôm hôm 17/12 đã xác nhận rằng “Ủy ban làm việc sẽ tổ chức các cuộc họp vào ngày 15/01, 18/02, 05/03 và 26/03”. Điều này hơn cả mong đợi bình thường, có thể thấy rằng cuộc đối thoại đã diễn ra rất chậm chạp trong 10 năm qua, và hầu như trong 5 năm qua (2005-2007) đã tạm dừng. Phiên họp toàn thể, vốn theo thường lệ được tổ chức vào tháng Sáu, 2009, cũng được dời lên. Tuyên bố cũng cho hay “ủy ban song phương cũng đã đồng ý tổ chức Phiên họp toàn thể lần tới vào ngày 23/04/2009”, và nghị trình dày đặc cũng bộc lộ ý định dấn thân của hai đoàn đại biểu nhằm “tăng tốc các cuộc đàm phán và đạt được thỏa thuật sớm nhất có thể”.
Trong các vòng đàm phán của Giáo Hội ở Thánh Địa, động thái gấp rút thình lình của ủy ban hỗn hợp được xem như có liên quan đến việc mong muốn đạt được kết quả trước chuyến viếng thăm được mong đợi của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa. Mặc dù Tòa Thánh Vatican không khẳng định cũng như phủ nhận điều này, nhưng ở Israel, Palestine, và Jordan, mọi người nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ đến Thánh Địa vào nửa đầu tháng Năm.
Như các tuyên bố trước đây, tuyên bố mới đây cũng cho hay “trong bầu khí hết sức thân mật và thiện chí”; của công việc nhằm nhắm đến “thành quả của hiệp định như đôi bên mong muốn” và của sự trao đổi “đầy ý nghĩa và hữu ích”. Vì trong 10 năm qua, Giáo Hội và Nhà nước Israel đã cố gắng đạt được hiệp định nhằm tái xác nhận việc miễn thuế mang tính lịch sử cho Giáo Hội và nhằm đạt đến các quy tắc để bảo vệ tài sản của Giáo Hội, nhất là những nơi thánh.
Trong tuyên bố đưa ra khi kết thúc phiên hôm hôm 17/12 đã xác nhận rằng “Ủy ban làm việc sẽ tổ chức các cuộc họp vào ngày 15/01, 18/02, 05/03 và 26/03”. Điều này hơn cả mong đợi bình thường, có thể thấy rằng cuộc đối thoại đã diễn ra rất chậm chạp trong 10 năm qua, và hầu như trong 5 năm qua (2005-2007) đã tạm dừng. Phiên họp toàn thể, vốn theo thường lệ được tổ chức vào tháng Sáu, 2009, cũng được dời lên. Tuyên bố cũng cho hay “ủy ban song phương cũng đã đồng ý tổ chức Phiên họp toàn thể lần tới vào ngày 23/04/2009”, và nghị trình dày đặc cũng bộc lộ ý định dấn thân của hai đoàn đại biểu nhằm “tăng tốc các cuộc đàm phán và đạt được thỏa thuật sớm nhất có thể”.
Trong các vòng đàm phán của Giáo Hội ở Thánh Địa, động thái gấp rút thình lình của ủy ban hỗn hợp được xem như có liên quan đến việc mong muốn đạt được kết quả trước chuyến viếng thăm được mong đợi của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa. Mặc dù Tòa Thánh Vatican không khẳng định cũng như phủ nhận điều này, nhưng ở Israel, Palestine, và Jordan, mọi người nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ đến Thánh Địa vào nửa đầu tháng Năm.
Như các tuyên bố trước đây, tuyên bố mới đây cũng cho hay “trong bầu khí hết sức thân mật và thiện chí”; của công việc nhằm nhắm đến “thành quả của hiệp định như đôi bên mong muốn” và của sự trao đổi “đầy ý nghĩa và hữu ích”. Vì trong 10 năm qua, Giáo Hội và Nhà nước Israel đã cố gắng đạt được hiệp định nhằm tái xác nhận việc miễn thuế mang tính lịch sử cho Giáo Hội và nhằm đạt đến các quy tắc để bảo vệ tài sản của Giáo Hội, nhất là những nơi thánh.
Ấn Độ thông qua luật mới về khủng bố không làm hài lòng các Giám Mục
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:32 19/12/2008
New Delhi (AsiaNews) – Hội đồng Giám mục Ấn Độ đang kêu gọi mở rộng các định nghĩa về "khủng bố" và "các hoạt động khủng bố," bao gồm trong các cuộc tấn công được thực hiện "chống lại các sắc tộc và tôn giáo thiểu số".
Trong một bức thư ngắn được Đức Tổng Giám Mục Stanislaus Fernandes, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ ký tên gửi đến chính phủ, ngài kêu gọi để ý đến "bạo lực đã diễn ra ở Orissa." Điều này được mô tả bằng "những lối nói kích động và các chiến dịch căm thù nhắm đến tôn giáo thiểu số bởi các yếu tố kình chống xã hội" làm cho "cấp bách để khủng bố [được] định nghĩa bao hàm toàn diện hơn nữa ".
Hôm 17/2, Hạ nghị viện của Quốc Hội Ấn Độ (Lok Sabha) đã phê duyệt hai dự thảo pháp luật liên quan đến việc "chống các hành vi tội ác" và lập ra một "cơ quan điều tra trên bình diện quốc gia". Đây là lần đầu tiên, Bộ trưởng Nội Vụ đã công bố rằng khái niệm "khủng bố đã được tái định nghĩa cho phù hợp với sự nhất trí chung": những ai cổ võ cho các hoạt động khủng bố hoặc các trung tâm đào tạo các tay súng sẽ bị xét xử trên cơ sở các biện pháp vừa được thông qua trong luật mới. Và ông hứa hẹn một cuộc trừng trị thẳng tay chống lại những kẻ quá khích, đảm bảo rằng sẽ không có thêm các trường hợp bạo lực hoặc phân biệt đối xử "vì lý do đẳng cấp, tín ngưỡng hay tôn giáo."
Những điều khoản của chính phủ mới đây không làm hài lòng các giám mục, theo họ "định nghĩa khủng bố bị hạn chế" so với các điều khoản được trình bày "trong Đạo luật Bảo vệ An ninh Quốc gia năm 1986," chúng xác định "chính xác hơn" và nên "được bao gồm trong đạo luật an ninh mới do chính phủ soạn thảo".
Chương I, đoạn Y của luật 1986 định nghĩa "khủng bố" là bất cứ người nào "với ý định làm kinh sợ đến Chính phủ như luật pháp đã quy định, hay gây kinh hoàng trong dân chúng hoặc bất kỳ bộ phận dân chúng nào, hoặc làm nổi giận bất kỳ bộ phận dân chúng nào, hoặc gây ảnh hưởng bất lợi đến sự hòa hợp giữa các bộ phận dân chúng khác nhau, gây ra bất kỳ hành động hay việc làm bằng cách sử dụng bom, chất công phá, hoặc các chất nổ, hoặc chất gây cháy, hoặc các loại súng cầm tay, hay các loại vũ khí độc hại, hoặc chất độc, hoặc khí ga độc hại, hoặc các hóa chất, hoặc bất kỳ các chất khác (cho dù sinh học hay dạng khác) mang tính độc hại, trong đó như là một cách để gây ra, hay có khả năng gây ra cái chết, hoặc chấn thương bất kỳ người nào hoặc nhiều người, hoặc gây thiệt hại hoặc tiêu huỷ tài sản, hoặc gây phá vỡ bất kỳ nguồn cung cấp hoặc dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của cộng đồng". Định nghĩa này hoàn toàn tương ứng với bạo lực, tội ác, và các cuộc tàn sát mà các phần tử Ấn giáo quá khích gây ra chống lại các Kitô hữu ở Orissa trong bốn tháng qua.
Đức Tổng Giám Mục Fernandes kết luận: "Với những vụ bạo lực sắc tộc và tôn giáo diễn ra trong nước, thật cấp bách để khủng bố [được] định nghĩa bao hàm toàn diện hơn nữa, như được định nghĩa" trong Đạo luật 1986.
Trong một bức thư ngắn được Đức Tổng Giám Mục Stanislaus Fernandes, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ ký tên gửi đến chính phủ, ngài kêu gọi để ý đến "bạo lực đã diễn ra ở Orissa." Điều này được mô tả bằng "những lối nói kích động và các chiến dịch căm thù nhắm đến tôn giáo thiểu số bởi các yếu tố kình chống xã hội" làm cho "cấp bách để khủng bố [được] định nghĩa bao hàm toàn diện hơn nữa ".
Hôm 17/2, Hạ nghị viện của Quốc Hội Ấn Độ (Lok Sabha) đã phê duyệt hai dự thảo pháp luật liên quan đến việc "chống các hành vi tội ác" và lập ra một "cơ quan điều tra trên bình diện quốc gia". Đây là lần đầu tiên, Bộ trưởng Nội Vụ đã công bố rằng khái niệm "khủng bố đã được tái định nghĩa cho phù hợp với sự nhất trí chung": những ai cổ võ cho các hoạt động khủng bố hoặc các trung tâm đào tạo các tay súng sẽ bị xét xử trên cơ sở các biện pháp vừa được thông qua trong luật mới. Và ông hứa hẹn một cuộc trừng trị thẳng tay chống lại những kẻ quá khích, đảm bảo rằng sẽ không có thêm các trường hợp bạo lực hoặc phân biệt đối xử "vì lý do đẳng cấp, tín ngưỡng hay tôn giáo."
Những điều khoản của chính phủ mới đây không làm hài lòng các giám mục, theo họ "định nghĩa khủng bố bị hạn chế" so với các điều khoản được trình bày "trong Đạo luật Bảo vệ An ninh Quốc gia năm 1986," chúng xác định "chính xác hơn" và nên "được bao gồm trong đạo luật an ninh mới do chính phủ soạn thảo".
Chương I, đoạn Y của luật 1986 định nghĩa "khủng bố" là bất cứ người nào "với ý định làm kinh sợ đến Chính phủ như luật pháp đã quy định, hay gây kinh hoàng trong dân chúng hoặc bất kỳ bộ phận dân chúng nào, hoặc làm nổi giận bất kỳ bộ phận dân chúng nào, hoặc gây ảnh hưởng bất lợi đến sự hòa hợp giữa các bộ phận dân chúng khác nhau, gây ra bất kỳ hành động hay việc làm bằng cách sử dụng bom, chất công phá, hoặc các chất nổ, hoặc chất gây cháy, hoặc các loại súng cầm tay, hay các loại vũ khí độc hại, hoặc chất độc, hoặc khí ga độc hại, hoặc các hóa chất, hoặc bất kỳ các chất khác (cho dù sinh học hay dạng khác) mang tính độc hại, trong đó như là một cách để gây ra, hay có khả năng gây ra cái chết, hoặc chấn thương bất kỳ người nào hoặc nhiều người, hoặc gây thiệt hại hoặc tiêu huỷ tài sản, hoặc gây phá vỡ bất kỳ nguồn cung cấp hoặc dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của cộng đồng". Định nghĩa này hoàn toàn tương ứng với bạo lực, tội ác, và các cuộc tàn sát mà các phần tử Ấn giáo quá khích gây ra chống lại các Kitô hữu ở Orissa trong bốn tháng qua.
Đức Tổng Giám Mục Fernandes kết luận: "Với những vụ bạo lực sắc tộc và tôn giáo diễn ra trong nước, thật cấp bách để khủng bố [được] định nghĩa bao hàm toàn diện hơn nữa, như được định nghĩa" trong Đạo luật 1986.
Đối với một tín hữu, không có sự nghi ngờ Thiên Chúa đã tạo ra thế giới
Tú Nạc
17:24 19/12/2008
TORONTO- Fr. George Coyne, S.J. cựu giám đốc đài thiên văn Vatican, người mà hiện nay gọi là "Nhà thiên văn của ĐGH" đã nói rằng khoa học không thể giải thích một cách thỏa đáng vai trò của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Nhưng là một tín đồ Công giáo, vị Giáo sư người Mỹ này nói có thể trả lời câu hỏi về vai trò của Thiên Chúa đối với vũ trụ.
"Thiên Chúa đã tạo ra muôn vật mà tôi đã tra cứu với tư cách là một nhà khoa học", Cha Coyne, chủ tịch hội Thiên văn Vatican, giáo sư trợ giảng tại Đại học Arizona đã trả lời.
Trong bài thuyết trình của mình với tựa đề "Điệu múa của vũ trụ bao la: Tìm kiếm Thiên Chúa trong một vũ trụ kkhoa học", Gs. Coyne nói rằng: "Khoa học cho chúng ta những điều thú vị để liên tưởng", Gs. Nói thêm khoa học "không phải là hoàn toàn kinh nghiệm của loài người chúng ta".
"Tất cả những gì mà tôi biết về khoa hoc, và tất cả những nhà khoa học mà tôi biết, không thể nói được bất cứ điều gì về Thiên Chúa. Họ không thể bao quát hoặc loại trừ Thiên Chúa." Trước khoảng 200 cử tọa tại Newman Center trên khuôn viên của trường Đại học Toronto Gs. Đã nói.
Khoa học hoàn toàn trung lập với sự liên quan bất kỳ trước những nhận định thuộc phạm trù triết học hay thần hoc nào.
"Vũ trụ không được xây dựng bởi Thiên Chúa giống như một chiếc máy giặt hay một cỗ xe gồm những bộ phận để tạo sự hoạt động. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ có một tính năng riêng, tính năng siêu nhiên của mình.".
Vậy Thiên Chúa không là gì sao? Gs. nói Ngài là một "Kỹ sư"
Một nhà phê bìng lên tiếng về "thiết kế trí tuệ", đó là một lý thuyết cho rằng những hệ thống sinh học phức tạp đòi hỏi phải có người thiết kế. Gs. Coyne nói giải thích đó là "sai lầm" và là cách phân loại cực đoan giống như phong trào tôn giáo và chính trị được sự ủng hộ của một vài nhóm Kitô giáo chính thống ở Hoa Kỳ.
Gs. Coyne: "Chúng ta có thể giải thích bằng thuyết tân tiến hóa Darwin một động năng nào đó trong vũ trụ.Thiết kế trí tuệ là một phong trào tôn giáo."
Thuyết động năng này được xem như sự hình thành những tinh tú và sự sống con người từ khi trái đất được tạo ra cách đây 13.7 tỷ năm.
Coyne nói: "Nếu không có những vì sao ra đời hoặc mất đi, thì cả các bạn và tôi sẽ không hiện diện nơi đây" và "không đủ carbon để có một chiếc giái tai hoặc chiếc móng chân nếu không có quá trình này."
Hơn thế nữa, vai trò của Thiên Chúa còn giống hơn cha mẹ,người mà đang "nuôi dưỡng vũ trụ nhưng không xác định được hoàn toàn tương lai của nó".
Cuối cùng, Gs. nói cha mẹ phải cho phép con cái quyền tự do lựa chọn, Gs. nói: "Mặc dù, nó chưa thỏa đáng, tôi nghĩ Chúa đang cai quản vũ trụ bằng cách này"
Đối với một tín hữu, Gs. Coyne tin vào Thiên Chúa, vì Người đã tạo tác ra vũ trụ. Bởi vì chúng ta đã được sống trong tình yêu bao la của Thiên Chúa, nên Cúng ta phải chia sẻ tình yêu ấy. Gs. nói ông thiết tha mong rằng con người đem sự chia sẻ này mà yêu Thiên Chúa. Bởi tình yêu lẽ tự nhiên của nó là yêu thương lẫn nhau.
Được hỏi nếu những người Thiên Chúa Giáo thừa nhận rằng thuyết tiến hóa tồn tại, Gs. Coyne nói "Đó là sự giải thích siêu việt mà chúng ta đã giải thích". Cuộc tranh luận xoay quanh thuyết tiến hóa, ông cho rằng căn bản của nó dựa trên sự e ngại vô căn cứ về sự chấp nhận thuyết tiến hóa, có nghĩa "Thiên Chúa sẽ không có sự kiểm soát. Điều đó là vô lý. Khoa học tiến hóa sẽ không dành được chút gì ở Thiên Chúa".
Theo Gs. Coyne, Thuyết tiến hóa cho ta thấy Thiên Chúa như "một Thiên Chúa toàn năng".
Khi Coyne dời khỏi vị trí giám đốc thiên văn Vatican cách đây hai năm, một nhật báo Anh đã cáo buộc rằng ông bị sa thải vì tuyên bố ủng hộ thuyết tiến hóa. Nhưng ông nói rằng "đó là những gì báo chí bóp méo sự thật" Hiện ông vẫn là một nhà thiên văn của đài quan trắc.
Đối với một tín hữu, không có sự nghi ngờ Thiên Chúa đã tạo ra thế giới.
Nhưng là một tín đồ Công giáo, vị Giáo sư người Mỹ này nói có thể trả lời câu hỏi về vai trò của Thiên Chúa đối với vũ trụ.
"Thiên Chúa đã tạo ra muôn vật mà tôi đã tra cứu với tư cách là một nhà khoa học", Cha Coyne, chủ tịch hội Thiên văn Vatican, giáo sư trợ giảng tại Đại học Arizona đã trả lời.
Trong bài thuyết trình của mình với tựa đề "Điệu múa của vũ trụ bao la: Tìm kiếm Thiên Chúa trong một vũ trụ kkhoa học", Gs. Coyne nói rằng: "Khoa học cho chúng ta những điều thú vị để liên tưởng", Gs. Nói thêm khoa học "không phải là hoàn toàn kinh nghiệm của loài người chúng ta".
"Tất cả những gì mà tôi biết về khoa hoc, và tất cả những nhà khoa học mà tôi biết, không thể nói được bất cứ điều gì về Thiên Chúa. Họ không thể bao quát hoặc loại trừ Thiên Chúa." Trước khoảng 200 cử tọa tại Newman Center trên khuôn viên của trường Đại học Toronto Gs. Đã nói.
Khoa học hoàn toàn trung lập với sự liên quan bất kỳ trước những nhận định thuộc phạm trù triết học hay thần hoc nào.
"Vũ trụ không được xây dựng bởi Thiên Chúa giống như một chiếc máy giặt hay một cỗ xe gồm những bộ phận để tạo sự hoạt động. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ có một tính năng riêng, tính năng siêu nhiên của mình.".
Vậy Thiên Chúa không là gì sao? Gs. nói Ngài là một "Kỹ sư"
Một nhà phê bìng lên tiếng về "thiết kế trí tuệ", đó là một lý thuyết cho rằng những hệ thống sinh học phức tạp đòi hỏi phải có người thiết kế. Gs. Coyne nói giải thích đó là "sai lầm" và là cách phân loại cực đoan giống như phong trào tôn giáo và chính trị được sự ủng hộ của một vài nhóm Kitô giáo chính thống ở Hoa Kỳ.
Gs. Coyne: "Chúng ta có thể giải thích bằng thuyết tân tiến hóa Darwin một động năng nào đó trong vũ trụ.Thiết kế trí tuệ là một phong trào tôn giáo."
Thuyết động năng này được xem như sự hình thành những tinh tú và sự sống con người từ khi trái đất được tạo ra cách đây 13.7 tỷ năm.
Coyne nói: "Nếu không có những vì sao ra đời hoặc mất đi, thì cả các bạn và tôi sẽ không hiện diện nơi đây" và "không đủ carbon để có một chiếc giái tai hoặc chiếc móng chân nếu không có quá trình này."
Hơn thế nữa, vai trò của Thiên Chúa còn giống hơn cha mẹ,người mà đang "nuôi dưỡng vũ trụ nhưng không xác định được hoàn toàn tương lai của nó".
Cuối cùng, Gs. nói cha mẹ phải cho phép con cái quyền tự do lựa chọn, Gs. nói: "Mặc dù, nó chưa thỏa đáng, tôi nghĩ Chúa đang cai quản vũ trụ bằng cách này"
Đối với một tín hữu, Gs. Coyne tin vào Thiên Chúa, vì Người đã tạo tác ra vũ trụ. Bởi vì chúng ta đã được sống trong tình yêu bao la của Thiên Chúa, nên Cúng ta phải chia sẻ tình yêu ấy. Gs. nói ông thiết tha mong rằng con người đem sự chia sẻ này mà yêu Thiên Chúa. Bởi tình yêu lẽ tự nhiên của nó là yêu thương lẫn nhau.
Được hỏi nếu những người Thiên Chúa Giáo thừa nhận rằng thuyết tiến hóa tồn tại, Gs. Coyne nói "Đó là sự giải thích siêu việt mà chúng ta đã giải thích". Cuộc tranh luận xoay quanh thuyết tiến hóa, ông cho rằng căn bản của nó dựa trên sự e ngại vô căn cứ về sự chấp nhận thuyết tiến hóa, có nghĩa "Thiên Chúa sẽ không có sự kiểm soát. Điều đó là vô lý. Khoa học tiến hóa sẽ không dành được chút gì ở Thiên Chúa".
Theo Gs. Coyne, Thuyết tiến hóa cho ta thấy Thiên Chúa như "một Thiên Chúa toàn năng".
Khi Coyne dời khỏi vị trí giám đốc thiên văn Vatican cách đây hai năm, một nhật báo Anh đã cáo buộc rằng ông bị sa thải vì tuyên bố ủng hộ thuyết tiến hóa. Nhưng ông nói rằng "đó là những gì báo chí bóp méo sự thật" Hiện ông vẫn là một nhà thiên văn của đài quan trắc.
Đối với một tín hữu, không có sự nghi ngờ Thiên Chúa đã tạo ra thế giới.
Giáng Sinh là lễ đại đồng của ơn cứu độ, sự sống và tình liên đới huynh đệ
Linh Tiến Khải
17:52 19/12/2008
"Giáng Sinh là một ngày lễ đại đồng. Cả những người không có lòng tin Kitô cũng cảm nhận được biến cố ngoại thường siêu việt đánh động con tim này, vì Giáng Sinh là ngày lễ chúc tụng sự sống. Nó là dịp giúp chúng ta suy niệm về ý nghĩa và gía trị cuộc sống, suy niệm về thảm cảnh của lịch sử con người bị thương tích vì tội lỗi cũng như về lòng nhân từ xót thương của Thiên Chúa, cho con người được chia sẻ tình bạn và sự sống của Ngài”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã định nghỉa lễ Giáng Sinh như trên trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương trong tại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vaticăng sáng thứ tư 17-12-2008. Từ hôm qua Giáo Hội bắt đầu tuần cửu nhật chuẩn bị tinh thần mừng lễ Giáng Sinh, vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa của ngày lễ này. Ngài nói:
Các bài đọc phụng vụ đều hướng về việc chờ đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh. Thật thế toàn thể Giáo Hội tập trung cái nhìn lòng tin vào ngày lễ gần kề và hiệp với tiếng hát tươi vui của các thiên thần báo cho các mục đồng biết tin vui Đấng Cứu Thế giáng sinh và mời họ đến hang đá Bếtlêhem gặp gỡ Đấng Tạo Hóa Emmanuel làm người, quấn băng vải nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,13-14). Và Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa lễ Giáng Sinh như sau:
Vì bầu khí đặc hiệt của nó, Giáng Sinh là một lễ đại đồng. Thật thế, cả những người không phải là tín hữu Kitô cũng có thể nhận biết trong biến cố hàng năm này một cái gì ngoại thường và siêu việt, một cái gì nói với con tim. Đó là lễ hát mừng ơn sự sống. Biến cố một trẻ em sinh ra đáng lý phải luôn luôn là một biến cố đem lại niềm vui. Việc ôm ấp một trẻ sơ sinh thường khơi dậy các tâm tình của sự chú ý, mau mắn, cảm động và dịu hiền.
Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ với một trẻ thơ khóc oe oe trong một hang đá khó nghèo. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong hang đá, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới biết bao nhiêu trẻ em chào đời trong cảnh bần cùng tại nhiều nơi trên thế giới này? Làm sao không nghĩ tới các trẻ sơ sinh bị khước từ không được tiếp đón, các trẻ sơ sinh không sống còn vì thiếu săn sóc và chú ý? Làm sao không nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình muốn nếm hưởng niềm vui có đựơc đứa con, nhưng không được toại nguyện? Rất tiếc là dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó, để chỉ còn là dịp mua bán sắm sửa và trao đổi qùa cáp. Nhưng thật ra các khó khăn, các bất ổn, và chính cuộc khủng hoảng kinh tế mà biết bao nhiêu gia đình đang phải sống trong các tháng này, có thể là một khích lệ giúp tái khám phá ra hơi ấm của sự đơn sơ, của tình bạn và tình liên đới, là các giá trị đặc thù của lễ Giáng Sinh. Khi được lột bỏ khỏi các cáu bẩn duy tiêu thụ và vật chất, lễ Giáng Sinh có thể trở thành một dịp để tiếp nhận như một món qùa sứ điệp hy vọng tỏa thoát ra từ mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Kitô.
Tuy nhiên tất cả những thứ đó vẫn chưa đủ để giúp tiếp nhận được gía trị tràn đầy của ngày lễ. Chúng ta biết rằng lễ Giáng Sinh cử hành biến cố chính của lịch sử: đó là việc Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể để cứu rỗi nhân loại. Thánh Leô Cả đã kêu lên trong một bài giảng lễ Giáng Sinh như sau: ”Hỡi anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng trong Chúa và hãy mở rộng con tim cho niềm vui tinh tuyền. Vì đã ló rạng ngày đối với chúng ta có nghĩa là ngày cứu độ mới, việc chuẩn bị cũ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Thật thế, trong chu kỳ phụng vụ hàng năm mầu nhiệm cứu độ được canh tân. Nó đã được hứa từ khởi đầu và được ban cho chúng ta vào thời sau hết và sẽ kéo dài đến vô tận” (Homilia XXII).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: thánh Phaolô cũng đã nhiều lần đề cập tới sự thật nền tảng này trong các thư của người. Chẳng hạn trong thư gửi tín hữu Galát thánh nhân viết: ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật... để chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (4,4). Trong thư gửi tín hữu Roma thánh nhân minh nhiên các luận lý và hiệu qủa của biến cố cứu độ này như sau: ”Vậy nếu chúng ta là con Thiên Chúa, thì cũng là người thừa kế: mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được chung hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Nhưng nhất là thánh Gioan trong phần dẫn nhập Phúc Âm thứ tư, đã suy tư một cách sâu đậm về mầu nhiệm Nhập Thể. Vì thế Thánh Ca dẫn nhập này là phần của phụng vụ lễ Giáng Sinh ngay từ thời xa xưa. Thật vậy vì trong đó chúng ta tìm thấy kiểu nói diễn tả nền tảng niềm vui của chúng ta và tổng kết nội dung đích thực của ngày lễ này: ”Và Ngôi Lời đã nhập thể làm người, và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ rằng:
Như thế trong lễ Giáng Sinh chúng ta không chỉ tưởng niệm một nhân vật lớn; chúng ta không chỉ cử hành một cách trừu tượng mầu nhiệm sinh ra của con người hay nói chung mầu nhiệm của sự sống; chúng ta lại càng không mừng một mùa mới bắt đầu. Trong lễ Giáng Sinh chúng ta nhớ tới một cái gì rất cụ thể và quan trọng đối với con người, một cái gì nòng cốt đối với lòng tin Kitô, một sự thật mà thánh Gioan tóm tắt trong vài lời: ”Ngôi Lời đã biến thành nhục thể”. Nó là một biến cố lịch sử mà thánh sử Luca lo lắng đặt để vào trong một bối cảnh rất xác định: trong thời gian hoàng đế Augusto ra chiếu chỉ kiểm kê dân số lần đầu tiên, khi quan Quirino làm khâm sai Siria (x. Lc 2,1-7). Như thế biến cố cứu độ mà dân Israel chờ đợi từ bao thế kỷ, đã xảy ra trong một đêm được ghi dấu trong lịch sử. Trong đêm tối Bếtlêhem một ánh sáng lớn đã được thắp lên: Đấng Tạo Thành vũ trụ đã nhập thể kết hiệp mất thiết với bản tính nhân loại của chúng ta, đến độ thật sự là ”Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” và đồng thời cũng là người thật.
Điều mà thánh Gioan gọi bằng tiếng Hy Lạp là ”ho Logos” tiếng Latinh dịch là ”Verbum” tiếng Ý dịch là ”il Verbo”, Ngôi Lời, cũng có nghĩa là ”Ý Nghĩa”. Vì thế chúng ta có thể hiểu kiểu nói của thánh Gioan là ”Ý Nghĩa vĩnh cửu” của thế giới đã trở thành sờ mó được đối với các giác quan và trí thông minh của chúng ta: giờ đây chúng ta có thể sờ mó và chiêm ngưỡng (x. Ga 1,1). ”Ý Nghĩa” trở thành nhục thể đó không chỉ đơn thuần là một tư tưởng tổng quát nhập vào thế giới; nhưng là một ”Lời” hướng tới chúng ta. Ngôi Lời biết chúng ta, mời gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta. Người không phải là một luật lệ đại đồng có một vai trò nào đó, mà là một Bản Vị chú ý tới từng người trong chúng ta: Người là Con Thiên Chúa hằng sống, đã làm người tại Bếtlêhem.
Đối với nhiều người và trong một cách thế nào đó đối với chúng ta tất cả, điều này xem ra qúa tốt lành để coi là thật. Thật ra, có một ý nghĩa, và ý nghĩa đó không phải là một phản kháng bất lực chống lại cái vô lý. Ý Nghĩa đó có quyền năng: đó là Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa tốt lành, không được lẫn lộn với một đấng cao vời xa cách, mà con người không bao giờ đạt tới được, nhưng một Thiên Chúa gần gữi và rất gần gũi với chúng ta, có thời giờ cho từng người trong chúng ta, và đến để ở lại với chúng ta.
Đương nhiên chúng ta tự hỏi: ”Có thể xảy ra điều như vậy sao? Thiên Chúa trở thành trẻ thơ có là điều xứng đáng không?” Để có thể mở rộng con tim cho sự thật soi sáng toàn cuộc sống nhân loại này, cần phải cúi đầu thừa nhận sự hạn hẹp của trí thông minh của chúng ta. Trong hang đá Bếtlêhem Thiên Chúa tự tỏ lộ cho chúng ta như trẻ thơ khiêm tốn để chiến thắng sự kiêu căng của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ đầu hàng một cách dễ dàng hơn trước quyền lực, trước sự khôn ngoan; nhưng Chúa không muốn sự đầu hàng của chúng ta; Ngài mời gọi con tim và sự quyết định tự do của chúng ta chấp nhận tình yêu của Ngài. Ngài đã trở thành bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi yêu sách làm lớn phát xuất từ sự kiêu căng của chúng ta; Ngài đã tự ý nhập thể để làm cho chúng ta tự do thật sự, tự do yêu thương Ngài.
Vì thế chúng ta hãy chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với lòng khiêm tốn và đơn sơ, hầu sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và hòa bình tỏa rạng từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô như một biến cố có thể canh tân cuộc sống chúng ta ngày nay. Cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Nhi biến chúng ta trở thành những người rộng mở cho các chờ mong và nhu cầu của các anh chị em khác. Và như thế chúng ta cũng sẽ trở thành các chứng nhân của ánh sáng mà lễ Giáng Sinh dãi tỏa trên nhân loại của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria Rất Thánh, nhà tạm của Ngôi Lời nhập thể, và thánh Giuse chứng nhân thinh lặng của các biến cố cứu độ, thông truyền cho chúng ta các tâm tình của các Ngài để chúng ta chuẩn bị cứ hành lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của lòng tin và sự dấn thân của một cuộc hoán cải đích thực.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã chúc tất cả lễ Giáng Sinh tươi vui an bình rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã định nghỉa lễ Giáng Sinh như trên trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương trong tại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vaticăng sáng thứ tư 17-12-2008. Từ hôm qua Giáo Hội bắt đầu tuần cửu nhật chuẩn bị tinh thần mừng lễ Giáng Sinh, vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa của ngày lễ này. Ngài nói:
Các bài đọc phụng vụ đều hướng về việc chờ đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh. Thật thế toàn thể Giáo Hội tập trung cái nhìn lòng tin vào ngày lễ gần kề và hiệp với tiếng hát tươi vui của các thiên thần báo cho các mục đồng biết tin vui Đấng Cứu Thế giáng sinh và mời họ đến hang đá Bếtlêhem gặp gỡ Đấng Tạo Hóa Emmanuel làm người, quấn băng vải nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,13-14). Và Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa lễ Giáng Sinh như sau:
Vì bầu khí đặc hiệt của nó, Giáng Sinh là một lễ đại đồng. Thật thế, cả những người không phải là tín hữu Kitô cũng có thể nhận biết trong biến cố hàng năm này một cái gì ngoại thường và siêu việt, một cái gì nói với con tim. Đó là lễ hát mừng ơn sự sống. Biến cố một trẻ em sinh ra đáng lý phải luôn luôn là một biến cố đem lại niềm vui. Việc ôm ấp một trẻ sơ sinh thường khơi dậy các tâm tình của sự chú ý, mau mắn, cảm động và dịu hiền.
Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ với một trẻ thơ khóc oe oe trong một hang đá khó nghèo. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong hang đá, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới biết bao nhiêu trẻ em chào đời trong cảnh bần cùng tại nhiều nơi trên thế giới này? Làm sao không nghĩ tới các trẻ sơ sinh bị khước từ không được tiếp đón, các trẻ sơ sinh không sống còn vì thiếu săn sóc và chú ý? Làm sao không nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình muốn nếm hưởng niềm vui có đựơc đứa con, nhưng không được toại nguyện? Rất tiếc là dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó, để chỉ còn là dịp mua bán sắm sửa và trao đổi qùa cáp. Nhưng thật ra các khó khăn, các bất ổn, và chính cuộc khủng hoảng kinh tế mà biết bao nhiêu gia đình đang phải sống trong các tháng này, có thể là một khích lệ giúp tái khám phá ra hơi ấm của sự đơn sơ, của tình bạn và tình liên đới, là các giá trị đặc thù của lễ Giáng Sinh. Khi được lột bỏ khỏi các cáu bẩn duy tiêu thụ và vật chất, lễ Giáng Sinh có thể trở thành một dịp để tiếp nhận như một món qùa sứ điệp hy vọng tỏa thoát ra từ mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Kitô.
Tuy nhiên tất cả những thứ đó vẫn chưa đủ để giúp tiếp nhận được gía trị tràn đầy của ngày lễ. Chúng ta biết rằng lễ Giáng Sinh cử hành biến cố chính của lịch sử: đó là việc Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể để cứu rỗi nhân loại. Thánh Leô Cả đã kêu lên trong một bài giảng lễ Giáng Sinh như sau: ”Hỡi anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng trong Chúa và hãy mở rộng con tim cho niềm vui tinh tuyền. Vì đã ló rạng ngày đối với chúng ta có nghĩa là ngày cứu độ mới, việc chuẩn bị cũ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Thật thế, trong chu kỳ phụng vụ hàng năm mầu nhiệm cứu độ được canh tân. Nó đã được hứa từ khởi đầu và được ban cho chúng ta vào thời sau hết và sẽ kéo dài đến vô tận” (Homilia XXII).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: thánh Phaolô cũng đã nhiều lần đề cập tới sự thật nền tảng này trong các thư của người. Chẳng hạn trong thư gửi tín hữu Galát thánh nhân viết: ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật... để chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (4,4). Trong thư gửi tín hữu Roma thánh nhân minh nhiên các luận lý và hiệu qủa của biến cố cứu độ này như sau: ”Vậy nếu chúng ta là con Thiên Chúa, thì cũng là người thừa kế: mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được chung hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Nhưng nhất là thánh Gioan trong phần dẫn nhập Phúc Âm thứ tư, đã suy tư một cách sâu đậm về mầu nhiệm Nhập Thể. Vì thế Thánh Ca dẫn nhập này là phần của phụng vụ lễ Giáng Sinh ngay từ thời xa xưa. Thật vậy vì trong đó chúng ta tìm thấy kiểu nói diễn tả nền tảng niềm vui của chúng ta và tổng kết nội dung đích thực của ngày lễ này: ”Và Ngôi Lời đã nhập thể làm người, và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ rằng:
Như thế trong lễ Giáng Sinh chúng ta không chỉ tưởng niệm một nhân vật lớn; chúng ta không chỉ cử hành một cách trừu tượng mầu nhiệm sinh ra của con người hay nói chung mầu nhiệm của sự sống; chúng ta lại càng không mừng một mùa mới bắt đầu. Trong lễ Giáng Sinh chúng ta nhớ tới một cái gì rất cụ thể và quan trọng đối với con người, một cái gì nòng cốt đối với lòng tin Kitô, một sự thật mà thánh Gioan tóm tắt trong vài lời: ”Ngôi Lời đã biến thành nhục thể”. Nó là một biến cố lịch sử mà thánh sử Luca lo lắng đặt để vào trong một bối cảnh rất xác định: trong thời gian hoàng đế Augusto ra chiếu chỉ kiểm kê dân số lần đầu tiên, khi quan Quirino làm khâm sai Siria (x. Lc 2,1-7). Như thế biến cố cứu độ mà dân Israel chờ đợi từ bao thế kỷ, đã xảy ra trong một đêm được ghi dấu trong lịch sử. Trong đêm tối Bếtlêhem một ánh sáng lớn đã được thắp lên: Đấng Tạo Thành vũ trụ đã nhập thể kết hiệp mất thiết với bản tính nhân loại của chúng ta, đến độ thật sự là ”Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” và đồng thời cũng là người thật.
Điều mà thánh Gioan gọi bằng tiếng Hy Lạp là ”ho Logos” tiếng Latinh dịch là ”Verbum” tiếng Ý dịch là ”il Verbo”, Ngôi Lời, cũng có nghĩa là ”Ý Nghĩa”. Vì thế chúng ta có thể hiểu kiểu nói của thánh Gioan là ”Ý Nghĩa vĩnh cửu” của thế giới đã trở thành sờ mó được đối với các giác quan và trí thông minh của chúng ta: giờ đây chúng ta có thể sờ mó và chiêm ngưỡng (x. Ga 1,1). ”Ý Nghĩa” trở thành nhục thể đó không chỉ đơn thuần là một tư tưởng tổng quát nhập vào thế giới; nhưng là một ”Lời” hướng tới chúng ta. Ngôi Lời biết chúng ta, mời gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta. Người không phải là một luật lệ đại đồng có một vai trò nào đó, mà là một Bản Vị chú ý tới từng người trong chúng ta: Người là Con Thiên Chúa hằng sống, đã làm người tại Bếtlêhem.
Đối với nhiều người và trong một cách thế nào đó đối với chúng ta tất cả, điều này xem ra qúa tốt lành để coi là thật. Thật ra, có một ý nghĩa, và ý nghĩa đó không phải là một phản kháng bất lực chống lại cái vô lý. Ý Nghĩa đó có quyền năng: đó là Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa tốt lành, không được lẫn lộn với một đấng cao vời xa cách, mà con người không bao giờ đạt tới được, nhưng một Thiên Chúa gần gữi và rất gần gũi với chúng ta, có thời giờ cho từng người trong chúng ta, và đến để ở lại với chúng ta.
Đương nhiên chúng ta tự hỏi: ”Có thể xảy ra điều như vậy sao? Thiên Chúa trở thành trẻ thơ có là điều xứng đáng không?” Để có thể mở rộng con tim cho sự thật soi sáng toàn cuộc sống nhân loại này, cần phải cúi đầu thừa nhận sự hạn hẹp của trí thông minh của chúng ta. Trong hang đá Bếtlêhem Thiên Chúa tự tỏ lộ cho chúng ta như trẻ thơ khiêm tốn để chiến thắng sự kiêu căng của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ đầu hàng một cách dễ dàng hơn trước quyền lực, trước sự khôn ngoan; nhưng Chúa không muốn sự đầu hàng của chúng ta; Ngài mời gọi con tim và sự quyết định tự do của chúng ta chấp nhận tình yêu của Ngài. Ngài đã trở thành bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi yêu sách làm lớn phát xuất từ sự kiêu căng của chúng ta; Ngài đã tự ý nhập thể để làm cho chúng ta tự do thật sự, tự do yêu thương Ngài.
Vì thế chúng ta hãy chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với lòng khiêm tốn và đơn sơ, hầu sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và hòa bình tỏa rạng từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô như một biến cố có thể canh tân cuộc sống chúng ta ngày nay. Cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Nhi biến chúng ta trở thành những người rộng mở cho các chờ mong và nhu cầu của các anh chị em khác. Và như thế chúng ta cũng sẽ trở thành các chứng nhân của ánh sáng mà lễ Giáng Sinh dãi tỏa trên nhân loại của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria Rất Thánh, nhà tạm của Ngôi Lời nhập thể, và thánh Giuse chứng nhân thinh lặng của các biến cố cứu độ, thông truyền cho chúng ta các tâm tình của các Ngài để chúng ta chuẩn bị cứ hành lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của lòng tin và sự dấn thân của một cuộc hoán cải đích thực.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã chúc tất cả lễ Giáng Sinh tươi vui an bình rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha tiếp kiến 11 tân Đại Sứ cạnh Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
17:53 19/12/2008
VATICAN.- Sáng 18-12-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến chung các vị Đại sứ của 11 nước cạnh Tòa Thánh đến trình quốc thư. Đó là các nước Malawi, Thụy Điển, Sierra Leone, Islande, Luxemburg, Madagascar, Belize, Tunisie, Kazakhstan, Vương quốc Bahrein và Cộng Hòa Fidji. Ngài cổ võ các vị đại sứ dấn thân chu toàn sứ mạng xây dựng hòa bình.
11 vị đại sứ được tiếp kiến chung là những vị không thường trú tại Roma. Trong diễn văn chung chào mừng, ĐTC nói đến sự khác biệt giữa các quốc gia và ngài dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì tình thương sáng tạo và bao hồng ân Chúa không ngừng ban cho nhân loại. Đây cũng là một giáo huấn, vì sự khác biệt đôi khi làm cho người ta sợ hãi, vì thế không lạ gì khi thấy con người ưa thích hơn sự đồng nhất độc điệu. Những chế độ chính trị kinh tế xuất phát hoặc tự nhận là theo kiểu mẫu ngoại giáo hoặc tôn giáo, từ lâu đã gây đau khổ cho nhân loại và chúng tìm cách đồng nhất hóa nhân loại một cách mỵ dân và bạo lực. Đáng tiếc là chúng đã và đang biến nhân loại thành một thứ nô lệ bất xứng, để phục vụ cho một ý thức hệ độc nhất hoặc một nền kinh tế vô nhân đạo và ngụy khoa học”.
ĐTC nhận xét rằng mỗi dân tộc đều có những thiên tài nhưng cũng có những “con quỷ” riêng.. Ngài nói: ”Mong ước của tôi là mỗi dân tọc vun trồng thiên tài của mình để mưu ích cho mọi người và thanh tẩy những con quỷ của mình, kiểm soát và loại trừ chứng, biến chúng thành những giá trị tích cực và sáng tạo hòa hợp, thịnh vượng, hòa bình để bảo vệ phẩm giá cao cả của con người”.
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC đề cao một khía cạnh thiết yếu trong sứ mạng của vị Đại sứ là tìm kiếm và thăng tiến hòa bình. Ngài nói:
”Vị Đại sứ có thể và phải là một người xây dựng hòa bình.. là người hiến thân hoàn toàn để phục vụ hòa bình và tích cực dấn thân kiến tạo hòa bình, nhiều khi đến độ hiến dâng cả mạng sống. Các tấm gương lịch sử về vấn đề này không thiếu. Hòa bình không phải chỉ bao hàm trạng thái chính trị và quân sự không có xung đột, nhưng còn bao trùm toàn thể các hoàn cảnh giúp cho có sự hòa hợp giữa mọi người và sự phát triển bản thân của mỗi người.”
ĐTC ghi nhận rằng chỉ có thể có hòa bình chân chính nếu công lý được hiển trị. Thế giới chúng ta đang khao khát hòa bình và công lý.. Trách vụ cao quí của vị Đại sứ là triển khai tài nghệ của mình để mọi sự được ”điều chỉnh”, để quốc gia mà mình phục vụ không những được sống trong an bình với các nước khác, nhưng còn sống theo công lý được biểu lộ qua sự công bằng và liên đới trong các quan hệ quốc tế, cũng như để các công dân được hưởng an bình xã hội, có thể sống tín ngưỡng của mình một cách tự do và thanh thản.
Ngoài diễn văn chung, ĐTC còn trao cho mỗi vị đại sứ một diễn văn riêng, liên quan tới tình hình quốc gia liên hệ. Ví dụ, quốc hội Luxemburg dự kiến bỏ phiếu hôm qua 18-12 thông qua dự luật giúp tự tử và cho phép kết liễu mạng sống của người bệnh nan y theo lời yêu cầu của đương sự. Trong diễn văn trao cho tân Đại Sứ Luxemburg, ĐTC bày tỏ lo âu sâu xa về vấn đề này và khẳng định rằng ”các vị lãnh đạo chính trị, vốn có trách nhiệm hệ trọng là phục vụ thiện ích của con người, cũng như các bác sĩ và các gia đình, cần nhớ rằng ”quyết định cố tình tước bỏ sự sống của một người vô tội luôn luôn là điều ác về phương diện luân lý và không bao giờ là điều hợp pháp. Trong thực tế, tình thương và lòng thương xót chân thực chọn một con đường khác.. Lời yêu cầu phát xuất từ tâm hồn con người trong cuộc đối chọi cùng cực với đau khổ và sự chết, nhất là khi bị cám dỗ tuyệt vọng, trước tiên là một lời thỉnh cầu được tháp tùng và là một lời kêu gọi được liên đới và nâng đỡ hơn trong cơn thử thách” (E.V. 57).
ĐTC ghi nhận dự luật cho phép giúp tự tử và làm cho chết êm dịu là điều mâu thuẫn với một dự luật khác được quốc hội Luxemburg cứu xét một dự luật khác về việc phát triển y khoa chống đau, giúp làm cho bệnh nhân có thể chịu được những đau đớn trong giai đoạn chót của bệnh tật, và tạo điều kiện để bệnh nhân được tháp tùng một cách thích hợp trong giai đoạn cuối đời. (SD 18-12-2008)
11 vị đại sứ được tiếp kiến chung là những vị không thường trú tại Roma. Trong diễn văn chung chào mừng, ĐTC nói đến sự khác biệt giữa các quốc gia và ngài dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì tình thương sáng tạo và bao hồng ân Chúa không ngừng ban cho nhân loại. Đây cũng là một giáo huấn, vì sự khác biệt đôi khi làm cho người ta sợ hãi, vì thế không lạ gì khi thấy con người ưa thích hơn sự đồng nhất độc điệu. Những chế độ chính trị kinh tế xuất phát hoặc tự nhận là theo kiểu mẫu ngoại giáo hoặc tôn giáo, từ lâu đã gây đau khổ cho nhân loại và chúng tìm cách đồng nhất hóa nhân loại một cách mỵ dân và bạo lực. Đáng tiếc là chúng đã và đang biến nhân loại thành một thứ nô lệ bất xứng, để phục vụ cho một ý thức hệ độc nhất hoặc một nền kinh tế vô nhân đạo và ngụy khoa học”.
ĐTC nhận xét rằng mỗi dân tộc đều có những thiên tài nhưng cũng có những “con quỷ” riêng.. Ngài nói: ”Mong ước của tôi là mỗi dân tọc vun trồng thiên tài của mình để mưu ích cho mọi người và thanh tẩy những con quỷ của mình, kiểm soát và loại trừ chứng, biến chúng thành những giá trị tích cực và sáng tạo hòa hợp, thịnh vượng, hòa bình để bảo vệ phẩm giá cao cả của con người”.
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC đề cao một khía cạnh thiết yếu trong sứ mạng của vị Đại sứ là tìm kiếm và thăng tiến hòa bình. Ngài nói:
”Vị Đại sứ có thể và phải là một người xây dựng hòa bình.. là người hiến thân hoàn toàn để phục vụ hòa bình và tích cực dấn thân kiến tạo hòa bình, nhiều khi đến độ hiến dâng cả mạng sống. Các tấm gương lịch sử về vấn đề này không thiếu. Hòa bình không phải chỉ bao hàm trạng thái chính trị và quân sự không có xung đột, nhưng còn bao trùm toàn thể các hoàn cảnh giúp cho có sự hòa hợp giữa mọi người và sự phát triển bản thân của mỗi người.”
ĐTC ghi nhận rằng chỉ có thể có hòa bình chân chính nếu công lý được hiển trị. Thế giới chúng ta đang khao khát hòa bình và công lý.. Trách vụ cao quí của vị Đại sứ là triển khai tài nghệ của mình để mọi sự được ”điều chỉnh”, để quốc gia mà mình phục vụ không những được sống trong an bình với các nước khác, nhưng còn sống theo công lý được biểu lộ qua sự công bằng và liên đới trong các quan hệ quốc tế, cũng như để các công dân được hưởng an bình xã hội, có thể sống tín ngưỡng của mình một cách tự do và thanh thản.
Ngoài diễn văn chung, ĐTC còn trao cho mỗi vị đại sứ một diễn văn riêng, liên quan tới tình hình quốc gia liên hệ. Ví dụ, quốc hội Luxemburg dự kiến bỏ phiếu hôm qua 18-12 thông qua dự luật giúp tự tử và cho phép kết liễu mạng sống của người bệnh nan y theo lời yêu cầu của đương sự. Trong diễn văn trao cho tân Đại Sứ Luxemburg, ĐTC bày tỏ lo âu sâu xa về vấn đề này và khẳng định rằng ”các vị lãnh đạo chính trị, vốn có trách nhiệm hệ trọng là phục vụ thiện ích của con người, cũng như các bác sĩ và các gia đình, cần nhớ rằng ”quyết định cố tình tước bỏ sự sống của một người vô tội luôn luôn là điều ác về phương diện luân lý và không bao giờ là điều hợp pháp. Trong thực tế, tình thương và lòng thương xót chân thực chọn một con đường khác.. Lời yêu cầu phát xuất từ tâm hồn con người trong cuộc đối chọi cùng cực với đau khổ và sự chết, nhất là khi bị cám dỗ tuyệt vọng, trước tiên là một lời thỉnh cầu được tháp tùng và là một lời kêu gọi được liên đới và nâng đỡ hơn trong cơn thử thách” (E.V. 57).
ĐTC ghi nhận dự luật cho phép giúp tự tử và làm cho chết êm dịu là điều mâu thuẫn với một dự luật khác được quốc hội Luxemburg cứu xét một dự luật khác về việc phát triển y khoa chống đau, giúp làm cho bệnh nhân có thể chịu được những đau đớn trong giai đoạn chót của bệnh tật, và tạo điều kiện để bệnh nhân được tháp tùng một cách thích hợp trong giai đoạn cuối đời. (SD 18-12-2008)
Đức Thánh Cha: Quốc gia phải duy trì sự cân bằng các quyền tự do đối chọi nhau
Bùi Hữu Thư
18:13 19/12/2008
Đức Thánh Cha: Quốc gia phải duy trì sự cân bằng các quyền tự do đối chọi nhau
Ngơi khen sự cởi mở của Thụy Điển đối với các di dân Công Giáo
VATICAN ngày 18 tháng 12, 2008 (Zenit.org).- ĐTC khẳng định, Thụy Điển mở cửa tiếp nhận các người tị nạn trên khắp thế giới đã gia tăng con số người Công Giáo rất nhiều, nhưng nêu lên vấn đề làm sao để dung hòa các quyền tự do đối chọi nhau giữa các thành phần của xã hội.
ĐTC ghi nhận điều này hôm nay khi ngài tiếp kiến tân đại sứ Thụy Điển tại Tòa Thánh Perols Ulla Birgitta Gudmundson,.
Ngài đặc biệt ghi nhận việc hàng ngàn dân tị nạn Công Giáo từ Iraq đã được Thụy Điển tiếp đón. Ngài nói, “Như đại sứ biết, tôi rất lưu tâm đến thảm họa của những người Thiên Chúa giáo tại Trung Đông, và trong khi tôi cầu nguyện hàng ngày cho sự cải tiến về các tình trạng tại quê hương của họ khiến cho họ có thể ở lại, đồng thời tôi chân thành cảm tạ sự chào đón quốc gia Thụy Điển dành cho những người bị bó buộc phải di tản.”
Trước những thách đố gây nên bởi sự đa dạng của các nền văn hóa của nguời di dân, ĐTC ghi nhận “các nỗ lực cận trọng của chính phủ Thụy Điển trong việc cỏ võ sự hội nhập.” Ngài thêm rằng “Cộng Đồng Công Giáo rất sẵn sàng đóng góp phần hành của họ trong việc xây dựng một xã hội liên kết chặt chẽ và cung ứng một nền giáo dục về các đức tính luân lý."
ĐTC khẳng định là, “quan điểm chung giữa Giáo Hội và chính quyền Thụy Điển” nằm trên lãnh vực bảo vệ nhân quyền và quyền tự do cá nhân, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tiến thêm trong tương lai.
ĐTC nói: “Duy trì một sự cân bằng giữa các quyền tự do đối chọi nhau là một trong các thách đố luân lý tế nhị nhất một quốc gia tân tiến phải đối phó. Một số các vấn đề khó khăn xẩy ra đã làm cho Tòa Thánh lưu tâm.
Thí dụ, mọi xã hội tự do cần phải duyệt xét thật cẩn thận mức độ cho phép tự do về ngôn ngữ để tránh va chạm đến các tế nhị về tôn giáo. Vấn đề này đặc biệt quan trọng khi sự hội nhập hòa điệu của các nhóm tôn giáo khác nhau là điều ưu tiên.
"Ngoài ra, quyền bảo vệ chống kỳ thị đôi khi đưa đến các trường hợp nêu lên vấn đề quyền lợi của các nhóm tôn giáo đối với chính quyền và sự thực hành các niềm tin họ giữ vững, thí dụ, tầm quan trọng căn bản của xã hội đối với hôn nhân, được hiểu là một sự kết hợp suốt cuộc đời giữa một người nam và một người nữ, và cởi mở cho sự truyền sinh sự sống."
ĐTC khuyến khích môt suy tư về nhân quyền và việc quốc gia Thụy Diển đang bảo vệ những nhu cầu chính đáng của những người yếu đuối nhất. Ngài khẳng định, “Tòa Thánh sẵn sàng cộng tác với mọi thành phần liên hệ trong việc tiếp tục thảo luận các vấn đề này trong thế giới hôm nay"
Chủ nghĩa hiện thực là nền tảng nhân quyền.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:01 19/12/2008
Tổng Giám Mục phát biểu với UN về Tuyên Ngôn Phổ Quát
GENEVA, Switzerland - Đại diện của Tòa Thánh nói sự binh vực nhân quyền phải dựa trên một sự hiểu biết khách quan về nhân tính, kẻo thuật ngữ bị tái giải thích cho việc phục vụ những ước muốn riêng tư hay những ý thức hệ.
Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cho Liên Hiệp Quốc tại Geneva, đã khẳng định điều này hôm thứ Sáu 12/12 trong một bài phát biểu nhân kỷ niệm thứ 60 về Tuyên ngôn Phổ Quát Nhân Quyền.
”Với văn kiện này,” ngài nói, nhân phẩm sau cùng được thừa nhận như là giá trị thiết yếu, nền tảng cho một trật tự quốc tế thật sự hoà bình và bền vững.”
Ngài đã khẳng định ý nghĩa của “sự hiệp nhất, tình liên đới và trách nhiệm đã hướng dẫn Liên-Hiệp-Quốc công bố nhân quyền phổ quát như là một giải đáp cho tất cả mọi người và dân tộc bị đè nặng dưới sự xúc phạm đến phẩm giá của họ, một nhiệm vụ cả ngày nay thách đố chúng ta.”
Tổng Giám Mục đã lưu ý rằng “nhân quyền bị lâm nguy nếu không đâm rễ trên nền tảng đạo đức của nền nhân tính chung như được sáng tạo bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban cho mỗi người những ân huệ trí tuệ và sự tự do.”
Đại diện Toà Thánh đã khẳng định tính trung tâm của nhân quyền và vai trò tổ chức Liên-Hiệp-Quốc trong việc giữ gìn gia sản chung này của gia đình nhân loại.”
Ngài đã công nhận những hệ thống chính trị kinh tế khác nhau phát triển qua những văn hoá khác nhau, nhưng đã nói rõ rằng bản tính phổ quát của con người phải được đánh giá hơn tât cả những diển tả đa dạng dạng này về quyền tự do.
Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định: “Một chủ nghĩa hiện thực, do đó, là nền móng của nhân quyền, tức là, sự công nhận những gì là thật và được ghi khăc trong con người và trong tạo vật.
“Khi coi thường giữa điều được gọi là và điều gì là thật, qua sự tìm kiếm những cái gọi là nhân quyền mới, một nguy cơ nảy lên là tái giải thích vốn từ (vocabulary) những nhân quyền được chấp nhận hầu cổ võ chỉ những ươc muốn và những chừng mực, những thứ này sẽ trở nên một nguồn gốc sự phân biệt đới xử và sự bât công và là hậu quả của những ý thức hệ gọi là tự phục vụ.
“Khi nói về quyền sự sống, về sự tôn trọng gia đình, về hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, về quyền tự do tôn giáo và lương tâm, về những giới hạn của thẩm quyền nhà nước trước những giá trị và quyền lợi cơ bản, thì không có gì là mới mẻ và cách mạng được đưa ra, thế nhưng cả hai ngôn từ và tinh thần của bản tuyên ngôn được gìn giữ, và sự cố kết với bản tính các sự việc và công ích xã hội được bảo quản.”
Tổng Giám Mục quay trở là điểm trọng tâm của Ngài về sự thực hiện bản tuyên ngôn, ngài nói tới con đường dài phải đi và nhiệm vụ phải loại trừ tất cả sự phân biệt đối xử hầu mọi người có thể hưởng dụng phẩm giá bình đẳng cố hữu của họ.”
Để tới mục đích này, ngài lưu ý cách riêng về nhu cầu xây dựng gia đình như là ‘đại lý ‘thứ nhất” để bảo vệ và cổ võ nhân phẩm và những quyền cơ bản.”
Ngài kết thúc, “Nhân quyền không hẳn là sự có quyền được ưu tiên. Nhân quyền đúng hơn là sự diển tả và hậu quả của điều cao thượng nhất trong tinh thần nhân bản: phẩm giá, sự ao ước được tự do và công bằng, tìm kiếm những gì là tốt lành, và sự thực hiện tình liên đới.”
GENEVA, Switzerland - Đại diện của Tòa Thánh nói sự binh vực nhân quyền phải dựa trên một sự hiểu biết khách quan về nhân tính, kẻo thuật ngữ bị tái giải thích cho việc phục vụ những ước muốn riêng tư hay những ý thức hệ.
Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cho Liên Hiệp Quốc tại Geneva, đã khẳng định điều này hôm thứ Sáu 12/12 trong một bài phát biểu nhân kỷ niệm thứ 60 về Tuyên ngôn Phổ Quát Nhân Quyền.
”Với văn kiện này,” ngài nói, nhân phẩm sau cùng được thừa nhận như là giá trị thiết yếu, nền tảng cho một trật tự quốc tế thật sự hoà bình và bền vững.”
Ngài đã khẳng định ý nghĩa của “sự hiệp nhất, tình liên đới và trách nhiệm đã hướng dẫn Liên-Hiệp-Quốc công bố nhân quyền phổ quát như là một giải đáp cho tất cả mọi người và dân tộc bị đè nặng dưới sự xúc phạm đến phẩm giá của họ, một nhiệm vụ cả ngày nay thách đố chúng ta.”
Tổng Giám Mục đã lưu ý rằng “nhân quyền bị lâm nguy nếu không đâm rễ trên nền tảng đạo đức của nền nhân tính chung như được sáng tạo bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban cho mỗi người những ân huệ trí tuệ và sự tự do.”
Đại diện Toà Thánh đã khẳng định tính trung tâm của nhân quyền và vai trò tổ chức Liên-Hiệp-Quốc trong việc giữ gìn gia sản chung này của gia đình nhân loại.”
Ngài đã công nhận những hệ thống chính trị kinh tế khác nhau phát triển qua những văn hoá khác nhau, nhưng đã nói rõ rằng bản tính phổ quát của con người phải được đánh giá hơn tât cả những diển tả đa dạng dạng này về quyền tự do.
Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định: “Một chủ nghĩa hiện thực, do đó, là nền móng của nhân quyền, tức là, sự công nhận những gì là thật và được ghi khăc trong con người và trong tạo vật.
“Khi coi thường giữa điều được gọi là và điều gì là thật, qua sự tìm kiếm những cái gọi là nhân quyền mới, một nguy cơ nảy lên là tái giải thích vốn từ (vocabulary) những nhân quyền được chấp nhận hầu cổ võ chỉ những ươc muốn và những chừng mực, những thứ này sẽ trở nên một nguồn gốc sự phân biệt đới xử và sự bât công và là hậu quả của những ý thức hệ gọi là tự phục vụ.
“Khi nói về quyền sự sống, về sự tôn trọng gia đình, về hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, về quyền tự do tôn giáo và lương tâm, về những giới hạn của thẩm quyền nhà nước trước những giá trị và quyền lợi cơ bản, thì không có gì là mới mẻ và cách mạng được đưa ra, thế nhưng cả hai ngôn từ và tinh thần của bản tuyên ngôn được gìn giữ, và sự cố kết với bản tính các sự việc và công ích xã hội được bảo quản.”
Tổng Giám Mục quay trở là điểm trọng tâm của Ngài về sự thực hiện bản tuyên ngôn, ngài nói tới con đường dài phải đi và nhiệm vụ phải loại trừ tất cả sự phân biệt đối xử hầu mọi người có thể hưởng dụng phẩm giá bình đẳng cố hữu của họ.”
Để tới mục đích này, ngài lưu ý cách riêng về nhu cầu xây dựng gia đình như là ‘đại lý ‘thứ nhất” để bảo vệ và cổ võ nhân phẩm và những quyền cơ bản.”
Ngài kết thúc, “Nhân quyền không hẳn là sự có quyền được ưu tiên. Nhân quyền đúng hơn là sự diển tả và hậu quả của điều cao thượng nhất trong tinh thần nhân bản: phẩm giá, sự ao ước được tự do và công bằng, tìm kiếm những gì là tốt lành, và sự thực hiện tình liên đới.”
Tiền của gây nên những thống khổ? Hãy đi với những mục tử nghèo nàn tới chuồng bò.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:11 19/12/2008
Linh Mục thủ quản Thánh Địa gởi Sứ Điệp Giáng Sinh
JERUSALEM (Zenit.org).- Linh mục thủ quản Thánh Địa nói giống như những mục tử, chúng ta nghèo vật chất hay là thiêng liêng, và chúng ta phải đến Belem tìm những giải đáp cho các vấn đề “xâu xé những linh hồn chúng ta”.
Cha Dòng Phan Sinh Pierbattista Pizzaballa đã nói trong sứ điệp Giáng Sinh vào ngày thứ Ba 16/12. Ngài nhắc lại những mục tử nghèo thành Bêlem được các thiên thần hiện ra với một sứ điệp tôn vinh Thiên Chúa và “chúc hoà binh cho những kẻ tin vào tình yêu.”
Ngài nói, “Bộ yên cương của lịch sử chúng ta đang sống, ra sức phủ lên những tâm hồn chúng ta áo giáp sắt, làm nghẹt thở sự sống.” Nhưng, ngài nói thêm, làm sao chúng ta có thể chống lại niềm tin rằng có sự thật trong lời tuyên bố thiên thần này, được công bố cũng cho chúng ta, là Thiên Chúa đến cũng đem hy vọng cho chúng ta?
Như các mục tử, ngài nói, đã chạy tới chuồng bò “chúng ta cũng vậy, mặc cho mọi sự, trở nên những kẻ tìm kiếm niềm vui.” Dầu chúng ta thiếu “tính đơn sơ cộc căn” của các mục tử, “ sự áy náy trong lòng chúng ta và sự cần thiết đến sự sáng cũng như nhau.”
Người Bảo vệ nói tiếp: “Những sự dày vò mà ngày nay ảnh hưởng xã hội một cách hầu như thô bạo, thì thuộc bản chất kinh tế. Bất thình lình, chúng ta tất cả bị một làn gió bất trắc đe dọa, làm lay chuyển mọi ảo tưởng cuả sự tự túc từ những nền tảng. Xã hội nặng về chủ nghĩa duy vật khám phá trong choáng váng sự mỏng giòn sâu sắc nhất của nó.
“Là người nghèo hay là thành người nghèo, biến thành một khả năng thật sự cho mọi người. Nhưng điều này chỉ là dấu bề ngoài chỉ một sự nghèo sâu sắc hơn ảnh hưởng linh hồn.”
Cha Pizzaballa đã diển tả một cuộc hành hương truyền thống tới Belem ngày áp Giáng Sinh, do các anh em Phan Sinh trong vùng thực hiện. Ngài nói thêm “ Và tôi chắc rằng một số đông vô kể người hành hương vô hình, trong những con đường huyền nhiệm thần khí, sẽ ra đi với chúng ta hầu tìm kiếm niềm vui.”
Ngài tiếp tục nói: “Cùng nhau chúng ta sẽ gặp Con Trẻ bất lực đó, Con Trẻ trong giá lạnh của hang đá, không sợ cảnh nghèo, bởi vì Người đem đến cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa.
“ Trong ngày Giáng Sinh, từ chính Đất thánh bị đau khổ và bị sâu xé, đến một sứ điệp có thể thay đổi thế giới. Hãy dến Bêlem, với một tâm hồn đơn sơ và sự gặp gỡ với Hài Đồng Giêsu sẽ xóa bỏ tất cả nước mắt của anh chị em. Vẫn còn hy vọng cho tất cả mọi người!”
JERUSALEM (Zenit.org).- Linh mục thủ quản Thánh Địa nói giống như những mục tử, chúng ta nghèo vật chất hay là thiêng liêng, và chúng ta phải đến Belem tìm những giải đáp cho các vấn đề “xâu xé những linh hồn chúng ta”.
Cha Dòng Phan Sinh Pierbattista Pizzaballa đã nói trong sứ điệp Giáng Sinh vào ngày thứ Ba 16/12. Ngài nhắc lại những mục tử nghèo thành Bêlem được các thiên thần hiện ra với một sứ điệp tôn vinh Thiên Chúa và “chúc hoà binh cho những kẻ tin vào tình yêu.”
Ngài nói, “Bộ yên cương của lịch sử chúng ta đang sống, ra sức phủ lên những tâm hồn chúng ta áo giáp sắt, làm nghẹt thở sự sống.” Nhưng, ngài nói thêm, làm sao chúng ta có thể chống lại niềm tin rằng có sự thật trong lời tuyên bố thiên thần này, được công bố cũng cho chúng ta, là Thiên Chúa đến cũng đem hy vọng cho chúng ta?
Như các mục tử, ngài nói, đã chạy tới chuồng bò “chúng ta cũng vậy, mặc cho mọi sự, trở nên những kẻ tìm kiếm niềm vui.” Dầu chúng ta thiếu “tính đơn sơ cộc căn” của các mục tử, “ sự áy náy trong lòng chúng ta và sự cần thiết đến sự sáng cũng như nhau.”
Người Bảo vệ nói tiếp: “Những sự dày vò mà ngày nay ảnh hưởng xã hội một cách hầu như thô bạo, thì thuộc bản chất kinh tế. Bất thình lình, chúng ta tất cả bị một làn gió bất trắc đe dọa, làm lay chuyển mọi ảo tưởng cuả sự tự túc từ những nền tảng. Xã hội nặng về chủ nghĩa duy vật khám phá trong choáng váng sự mỏng giòn sâu sắc nhất của nó.
“Là người nghèo hay là thành người nghèo, biến thành một khả năng thật sự cho mọi người. Nhưng điều này chỉ là dấu bề ngoài chỉ một sự nghèo sâu sắc hơn ảnh hưởng linh hồn.”
Cha Pizzaballa đã diển tả một cuộc hành hương truyền thống tới Belem ngày áp Giáng Sinh, do các anh em Phan Sinh trong vùng thực hiện. Ngài nói thêm “ Và tôi chắc rằng một số đông vô kể người hành hương vô hình, trong những con đường huyền nhiệm thần khí, sẽ ra đi với chúng ta hầu tìm kiếm niềm vui.”
Ngài tiếp tục nói: “Cùng nhau chúng ta sẽ gặp Con Trẻ bất lực đó, Con Trẻ trong giá lạnh của hang đá, không sợ cảnh nghèo, bởi vì Người đem đến cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa.
“ Trong ngày Giáng Sinh, từ chính Đất thánh bị đau khổ và bị sâu xé, đến một sứ điệp có thể thay đổi thế giới. Hãy dến Bêlem, với một tâm hồn đơn sơ và sự gặp gỡ với Hài Đồng Giêsu sẽ xóa bỏ tất cả nước mắt của anh chị em. Vẫn còn hy vọng cho tất cả mọi người!”
Top Stories
Vietnam: Redemptoristen-Orden droht Rauswurf aus Hanoi (tiếng Đức)
Domradio.de
03:04 19/12/2008
Vietnam: Redemptoristen-Orden droht Rauswurf aus Hanoi (tiếng Đức)
(Việt Nam: Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế bị hăm dọa đuổi khỏi Hà Nội)
17.12.2008 - Der katholische Redemptoristen-Orden soll nach dem Willen von Hanois Bürgermeister Thao die vietnamesische Hauptstadt verlassen. In einem Schreiben an die Vietnamesische Bischofskonferenz kritisierte der Bürgermeister: Die Redemptoristen würden „Aufstände schüren, die Regierung verunglimpfen, das Gesetz brechen und andere zur Gewalt anstacheln. Die Niederlassung des Ordens solle deswegen außerhalb Hanois angesiedelt werden. Die Bischofskonferenz wies die Forderung zurück. Die Redemptoristen kämpfen seit langem für die Rückgabe von enteignetem Grund. Einen weiteren Streit der Erzdiözese Hanoi für die Rückgabe der ehemaligen Nuntiatur beendeten die vietnamesischen Behörden im September durch den Abriss des Gebäudes.
(Source: domradio.de, http://www.domradio.de/news/artikel_47711.html )
(Việt Nam: Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế bị hăm dọa đuổi khỏi Hà Nội)
17.12.2008 - Der katholische Redemptoristen-Orden soll nach dem Willen von Hanois Bürgermeister Thao die vietnamesische Hauptstadt verlassen. In einem Schreiben an die Vietnamesische Bischofskonferenz kritisierte der Bürgermeister: Die Redemptoristen würden „Aufstände schüren, die Regierung verunglimpfen, das Gesetz brechen und andere zur Gewalt anstacheln. Die Niederlassung des Ordens solle deswegen außerhalb Hanois angesiedelt werden. Die Bischofskonferenz wies die Forderung zurück. Die Redemptoristen kämpfen seit langem für die Rückgabe von enteignetem Grund. Einen weiteren Streit der Erzdiözese Hanoi für die Rückgabe der ehemaligen Nuntiatur beendeten die vietnamesischen Behörden im September durch den Abriss des Gebäudes.
(Source: domradio.de, http://www.domradio.de/news/artikel_47711.html )
Letter of Bishop of Vinh Long regarding the decision of the government to convert St. Paul Monastery into a public square
+ Bishop Thomas Nguyen Van Tan
10:36 19/12/2008
Vinh Long, 18th of December 2008
To priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese.
Dear Brothers and Sisters in Christ,
Seven months ago, on May 18, I raised my voice to attract the attention to the grievance of Sisters Saint Paul of Chartres, of you, and of myself after the government of Vinh Long province had announced on May 9 their decision to build a hotel on the sisters’ land at 3 To Thi Huynh Street (formerly known as Nguyen Truong To Street) where located their monastery which had been destroyed since 1993.
Today, I have to raise my voice again after the announcement of the government of Vinh Long province on Dec. 12 to build on the land “a public square to serve common benefits” (Statement No. 163/TB-UBND Dec. 12, 2008).
It is so embittering for the sisters, for you, and for me, too. How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into “training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country”? How we can help not to feel painful to see the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years serving the poor and the unfortunate? How sad to see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century. And how sorrowful to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining.
Maybe my voice today is just “a voice in a desert” (Mt 3:3) as the voice of the power seems to have prevailed over the voice of justice, of conscience, especially in an era where material things supersede morality, charity and justice. However, I still have to raise my voice so that future generations won’t condemn us as those who have eyes but do not see, ears but do not hear, and a mouth but do not dare to speak.
In the communion of the Catholic Church, I earnestly ask you to keep praying for the diocese and our brothers and sisters who have to face these difficulties.
As we celebrate this Christmas, let us earnestly implore our God and Savior grant unto the world His true peace, a peace in its fullness that is based on justice and morality.
In Christ,
+ Bishop Thomas Nguyen Van Tan
Bishop of Vinh Long
© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
To priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese.
Dear Brothers and Sisters in Christ,
Seven months ago, on May 18, I raised my voice to attract the attention to the grievance of Sisters Saint Paul of Chartres, of you, and of myself after the government of Vinh Long province had announced on May 9 their decision to build a hotel on the sisters’ land at 3 To Thi Huynh Street (formerly known as Nguyen Truong To Street) where located their monastery which had been destroyed since 1993.
Today, I have to raise my voice again after the announcement of the government of Vinh Long province on Dec. 12 to build on the land “a public square to serve common benefits” (Statement No. 163/TB-UBND Dec. 12, 2008).
It is so embittering for the sisters, for you, and for me, too. How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into “training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country”? How we can help not to feel painful to see the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years serving the poor and the unfortunate? How sad to see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century. And how sorrowful to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining.
Maybe my voice today is just “a voice in a desert” (Mt 3:3) as the voice of the power seems to have prevailed over the voice of justice, of conscience, especially in an era where material things supersede morality, charity and justice. However, I still have to raise my voice so that future generations won’t condemn us as those who have eyes but do not see, ears but do not hear, and a mouth but do not dare to speak.
In the communion of the Catholic Church, I earnestly ask you to keep praying for the diocese and our brothers and sisters who have to face these difficulties.
As we celebrate this Christmas, let us earnestly implore our God and Savior grant unto the world His true peace, a peace in its fullness that is based on justice and morality.
In Christ,
+ Bishop Thomas Nguyen Van Tan
Bishop of Vinh Long
© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Bishop denounces government of shameless ungratefulness
J.B. An Dang
12:16 19/12/2008
What happened to parishioners of Thai Ha is now repeating to nuns in Vinh Long who have their guts to ask for the requisition of their monastery: local government officials start to take revenge for their loss of economic benefits.
In an effort to defame Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul, local officials of Vinh Long province have accused the nuns of opposing “the liberation of the country”. In particular, they vaguely charged the nuns of poisoning orphan children with anti-revolution sympathies. It is often a pretense for open persecutions.
In a letter, signed on Dec. 18, Bishop Thomas Nguyen Van Tan told priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese that he had to raise his voice again, even “my voice today is just ‘a voice in a desert’ (Mt 3:3) as the voice of the power seems to have prevailed over the voice of justice, of conscience, especially in an era where material things supersede morality, charity and justice.”
In particular, he condemned the government’s shameless ungratefulness towards charity services of Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul who have continuously served people in the provinces of Ben Tre, Tra Vinh and Vinh Long since 1871.
“It is so embittering for the sisters, for you, and for me, too,” Bishop Thomas Nguyen wrote. “How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into ‘training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country’? How we can help not to feel painful to see the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years serving the poor and the unfortunate?”
The bishop of Vinh Long, 160km South of Saigon, went on to express his sadness to “see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century.”
Vinh Long was hit hard during the Vietnam war. Catholics in the area, mostly poor peasants who suffered badly due to the insecure condition in the area, had struggled for decades to build the monastery not only to provide spiritual training for religious women but also to provide charity services. In particular, the Church had run an orphanage there during the war.
How painful Catholics in Vinh Long feel now “to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining,” Bishop Thomas lamented.
Realizing that the troubles of the diocese and of Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul have not come to an end yet, he earnestly asked “in the communion of the Catholic Church” for prayers for Vinh Long diocese and for “our brothers and sisters who have to face these difficulties.”
“As we celebrate this Christmas, let us earnestly implore our God and Savior grant unto the world His true peace, a peace in its fullness that is based on justice and morality,” he concluded.
The full text of his letter is available at http://www.vietcatholic.net/News/Html/62284.htm
Bishop Thomas Nguyen |
In a letter, signed on Dec. 18, Bishop Thomas Nguyen Van Tan told priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese that he had to raise his voice again, even “my voice today is just ‘a voice in a desert’ (Mt 3:3) as the voice of the power seems to have prevailed over the voice of justice, of conscience, especially in an era where material things supersede morality, charity and justice.”
In particular, he condemned the government’s shameless ungratefulness towards charity services of Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul who have continuously served people in the provinces of Ben Tre, Tra Vinh and Vinh Long since 1871.
“It is so embittering for the sisters, for you, and for me, too,” Bishop Thomas Nguyen wrote. “How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into ‘training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country’? How we can help not to feel painful to see the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years serving the poor and the unfortunate?”
The bishop of Vinh Long, 160km South of Saigon, went on to express his sadness to “see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century.”
Vinh Long was hit hard during the Vietnam war. Catholics in the area, mostly poor peasants who suffered badly due to the insecure condition in the area, had struggled for decades to build the monastery not only to provide spiritual training for religious women but also to provide charity services. In particular, the Church had run an orphanage there during the war.
How painful Catholics in Vinh Long feel now “to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining,” Bishop Thomas lamented.
Realizing that the troubles of the diocese and of Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul have not come to an end yet, he earnestly asked “in the communion of the Catholic Church” for prayers for Vinh Long diocese and for “our brothers and sisters who have to face these difficulties.”
“As we celebrate this Christmas, let us earnestly implore our God and Savior grant unto the world His true peace, a peace in its fullness that is based on justice and morality,” he concluded.
The full text of his letter is available at http://www.vietcatholic.net/News/Html/62284.htm
Vietnam: Après la décision des autorités de Vinh Long de transformer la propriété d’une congrégation religieuse en jardin public, l’évêque du diocèse élève la voix
Eglises d'Asie
13:29 19/12/2008
Vietnam: Après la décision des autorités de Vinh Long de transformer la propriété d’une congrégation religieuse en jardin public, l’évêque du diocèse élève la voix
La transformation en jardin public de propriétés accaparées par l’Etat et réclamées par les diocèses ou les congrégations religieuses catholiques semble être devenue, pour les autorités vietnamiennes, la panacée permettant de régler tous les conflits. En effet, c’est encore la décision que viennent de prendre les autorités provinciales de Vinh Long à l’égard d’un ancien orphelinat des religieuses de Saint-Paul de Chartres, confisqué par l’Etat en 1977 et ayant fait ensuite l’objet de diverses tractations commerciales. Le 3 décembre dernier, lors d’une réunion où était invitée la supérieure provinciale des religieuses, le Comité populaire provincial a fait annoncer que la propriété accaparée serait transformée en jardin public, car, précisait le communiqué, les religieuses avaient fait savoir que « si l’Etat utilisait cette propriété pour le bien commun, elles n’exigeraient pas sa restitution » (1).
L’évêque de Vinh Long, Mgr Thomas Nguyên Van Tân, a réagi avec éclat dans une lettre envoyée à l’ensemble du diocèse, le 18 décembre. Il y rappelle d’abord qu’il avait déjà élevé la voix sept mois plus tôt (2), après que les autorités provinciales eurent décidé de construire un hôtel touristique de luxe sur la propriété des religieuses dont les bâtiments avaient été abattus en 2003. Il dénonce, cette fois, la décision annoncée par le communiqué du 12 décembre. L’évêque souligne combien il peut être affligeant pour les religieuses d’être accusées « d’avoir éduqué des enfants déshérités pour en faire des membres des forces contre-révolutionnaires ». Tel était en effet le motif officiel inscrit sur le décret de confiscation de l’orphelinat. Pendant 31 ans, chassées de leur monastère les mains vides, les religieuses ont été les témoins de la dégradation progressive et de la ruine de l’établissement dont la construction avait demandé un siècle d’efforts à la congrégation, un siècle pendant lequel elles s’étaient dépensées sans compter au service de la population locale.
La voix du gouvernement, explique ensuite l’évêque, étouffe aujourd’hui celles des consciences. Mais, même si son cri « résonne dans le désert », l’évêque tient à le faire entendre pour les futures générations, pour qu’elles sachent que les catholiques concernés par ces événements n’appartenaient pas à la catégorie de ceux « qui ont des yeux pour ne pas voir, des oreilles pour ne pas entendre et des bouches pour ne point crier ». Il invite ses fidèles, en ces jours de Noël, à prier pour qu’advienne la justice.
C’est le 7 septembre 1977, deux ans après le changement de régime au Vietnam du Sud, que les forces de sécurité de Vinh Long avaient investi la maison des sœurs et, après perquisition, avaient confisqué la maison et tous ses biens, dispersé ses jeunes pensionnaires orphelins et handicapés, et jeté toutes les religieuses en détention. Au bout d’un mois, 17 religieuses avaient été renvoyées dans leur famille. La supérieure de la maison, elle, avait été gardée un mois de plus et ensuite reconduite à la maison-mère de la congrégation, à My Tho.
Aucune action judiciaire, aucun procès et aucune condamnation n’est venue apporter une apparence légale à l’action menée par la police contre les religieuses. Vingt-huit ans plus tard, au mois d’août 2006, les religieuses eurent connaissance d’une décision, numérotée 958/QD.UBT, qui aurait été signée le 6 juillet 1977. C’est sur ce document que l’on trouve la phrase injurieuse à l’égard des religieuses, citée par l’évêque de Vinh Long dans sa récente lettre.
(1) VietCatholic News, 13 décembre 2008.
(2) Voir EDA 486 et un historique de l’affaire dans EDA 484.
(Source: Eglises d'Asie, 19 décembre 2008)
La transformation en jardin public de propriétés accaparées par l’Etat et réclamées par les diocèses ou les congrégations religieuses catholiques semble être devenue, pour les autorités vietnamiennes, la panacée permettant de régler tous les conflits. En effet, c’est encore la décision que viennent de prendre les autorités provinciales de Vinh Long à l’égard d’un ancien orphelinat des religieuses de Saint-Paul de Chartres, confisqué par l’Etat en 1977 et ayant fait ensuite l’objet de diverses tractations commerciales. Le 3 décembre dernier, lors d’une réunion où était invitée la supérieure provinciale des religieuses, le Comité populaire provincial a fait annoncer que la propriété accaparée serait transformée en jardin public, car, précisait le communiqué, les religieuses avaient fait savoir que « si l’Etat utilisait cette propriété pour le bien commun, elles n’exigeraient pas sa restitution » (1).
Mgr Nguyễn Văn Tân |
La voix du gouvernement, explique ensuite l’évêque, étouffe aujourd’hui celles des consciences. Mais, même si son cri « résonne dans le désert », l’évêque tient à le faire entendre pour les futures générations, pour qu’elles sachent que les catholiques concernés par ces événements n’appartenaient pas à la catégorie de ceux « qui ont des yeux pour ne pas voir, des oreilles pour ne pas entendre et des bouches pour ne point crier ». Il invite ses fidèles, en ces jours de Noël, à prier pour qu’advienne la justice.
C’est le 7 septembre 1977, deux ans après le changement de régime au Vietnam du Sud, que les forces de sécurité de Vinh Long avaient investi la maison des sœurs et, après perquisition, avaient confisqué la maison et tous ses biens, dispersé ses jeunes pensionnaires orphelins et handicapés, et jeté toutes les religieuses en détention. Au bout d’un mois, 17 religieuses avaient été renvoyées dans leur famille. La supérieure de la maison, elle, avait été gardée un mois de plus et ensuite reconduite à la maison-mère de la congrégation, à My Tho.
Aucune action judiciaire, aucun procès et aucune condamnation n’est venue apporter une apparence légale à l’action menée par la police contre les religieuses. Vingt-huit ans plus tard, au mois d’août 2006, les religieuses eurent connaissance d’une décision, numérotée 958/QD.UBT, qui aurait été signée le 6 juillet 1977. C’est sur ce document que l’on trouve la phrase injurieuse à l’égard des religieuses, citée par l’évêque de Vinh Long dans sa récente lettre.
(1) VietCatholic News, 13 décembre 2008.
(2) Voir EDA 486 et un historique de l’affaire dans EDA 484.
(Source: Eglises d'Asie, 19 décembre 2008)
Il superiore dei Redentoristi si rifiuta di allontanare i suoi religiosi da Hanoi
Asia-News
13:32 19/12/2008
La richiesta era stata avanzata dal sindaco della capitale. A Ho Chi Minh City, le suore di San Vincenzo de Paoli tornano a riunirsi davanti a quello che era un loro asilo, che le autorità vogliono trasformare in un albergo e night club.
Hanoi (AsiaNews) – Il superiore provinciale dei Redentoristi, padre Vincent Pham Trung Thanh, ha risposto di no alla richiesta del presidente del Comitato del popolo di Hanoi (il sindaco), Nguyen The Thao, di allontanare dalla capitale i religiosi, accusati di dispregio della legge e dello Stato in relazione alla vicenda del terreno della parrocchia di Thai Ha.
Intervistato da Radio Free Asia, alla domanda se non pensasse che il suo rifiuto avrebbe ulteriormente inasprito i rapporti tra Chiesa e Stato, e provocato ulteriori attacchi del governo, il religioso ha risposto di no, spiegando che “i rapporti Stato-Chiesa dipendono da vari fattori: il modo col quale le autorità tratta il popolo, la sua politica religiosa, la legge sui terreni… Sono molte”. Egli ha concluso auspicando un sincero dialogo e l’autocontrollo dei funzionari del governo.
“La Chiesa deve prepararsi alla persecuzione”, dice, ad Hanoi, un altro Redentorista, padre John Nguyen. “Leggendo con attenzione la lettera che Thao ha indirizzato ai vescovi ed al superiore dei Redentoristi, si vede che proprio lui non si aspetta che ci sia il trasferimento che chiede. Aspetta e vuole che gli si risponda di no. Il tono della lettera – spiega – è così ostile e così esigente”. “Ciò che vuole realmente è una buona scusa per prendere amministrativamente misure coercitive”.
A conferma della preoccupazione del religioso, c’è anche quanto sta accadendo ad una casa delle Figlie della carità di San Vincenzo de Paoli a Ho Chi Minh City. Dopo essersi impadronite dei terreni della ex delegazione apostolica e della parrocchia di Thai Ha, ad Hanoi e di quello della chiesa di An Bang, a Vinh An, del monastero di San Paolo di Vinh Long, ed aver processato, e condannato, otto fedeli di Thai Ha, anche nella ex Saigon le autorità vanno all’attaco. Qui hanno fatto riprendere i lavori in quella che era una casa delle suore. L’edificio in discussione si trova in Nguyen Thi Dieu Street ed è di proprietà delle religiose dal 1959, quando fu data loro dalla Croce Rossa francese. Da allora fino al 1975 fu un centro diurno di aiuto. Alla presa di potere da parte dei comunisti, l’arcidiocesi di Saigon e le suore accettarono di trasformarlo in un asilo.
Nel 1997, mentre le suore continuavano a chiedere la restituzione dell’edificio, le autorità con un atto amministrativo si attribuirono l’edificio, per assenza del proprietario. In seguito fu dato in affitto e trasformato in un dancing. Nel 2007 una incursione della polizia dimostrò che era stato trasformato in un bordello e fu chiuso.
Le suore hanno continuato a chiedere la restituzione dell’edificio, ma a novembre 2007 la proprietà fu trasferita all’Ufficio per la gestione del sistema ferroviario, che ha iniziato a demolirlo per farne un albergo e un night club. L’arcidiocesi si è unita alla richiesta delle suore per chiedere di ritornare sulla decisione. A decine le suore, isieme a gruppi di studenti, hanno cominciato a riunirsi davanti all’ex asilo (nella foto).
A giugno, un nuovo decreto del Comtato del popolo di Ho Chi Minh City ha trasferito la proprietà al Terzo distretto della città. Mentre le suore non desistitevano dalle loro richieste, in quei giorni arrivò in Vietnam una delegazione della Santa Sede. Per far cessare la protesta, le autorità si impegnarono a riconsiderare la domanda delle suore, secondo la legge. Ora hanno violato la promessa. E il 15 dicembre le suore hanno ricominciato a riunirsi davanti a ciò che resta della loro casa.
Hanoi (AsiaNews) – Il superiore provinciale dei Redentoristi, padre Vincent Pham Trung Thanh, ha risposto di no alla richiesta del presidente del Comitato del popolo di Hanoi (il sindaco), Nguyen The Thao, di allontanare dalla capitale i religiosi, accusati di dispregio della legge e dello Stato in relazione alla vicenda del terreno della parrocchia di Thai Ha.
Intervistato da Radio Free Asia, alla domanda se non pensasse che il suo rifiuto avrebbe ulteriormente inasprito i rapporti tra Chiesa e Stato, e provocato ulteriori attacchi del governo, il religioso ha risposto di no, spiegando che “i rapporti Stato-Chiesa dipendono da vari fattori: il modo col quale le autorità tratta il popolo, la sua politica religiosa, la legge sui terreni… Sono molte”. Egli ha concluso auspicando un sincero dialogo e l’autocontrollo dei funzionari del governo.
“La Chiesa deve prepararsi alla persecuzione”, dice, ad Hanoi, un altro Redentorista, padre John Nguyen. “Leggendo con attenzione la lettera che Thao ha indirizzato ai vescovi ed al superiore dei Redentoristi, si vede che proprio lui non si aspetta che ci sia il trasferimento che chiede. Aspetta e vuole che gli si risponda di no. Il tono della lettera – spiega – è così ostile e così esigente”. “Ciò che vuole realmente è una buona scusa per prendere amministrativamente misure coercitive”.
A conferma della preoccupazione del religioso, c’è anche quanto sta accadendo ad una casa delle Figlie della carità di San Vincenzo de Paoli a Ho Chi Minh City. Dopo essersi impadronite dei terreni della ex delegazione apostolica e della parrocchia di Thai Ha, ad Hanoi e di quello della chiesa di An Bang, a Vinh An, del monastero di San Paolo di Vinh Long, ed aver processato, e condannato, otto fedeli di Thai Ha, anche nella ex Saigon le autorità vanno all’attaco. Qui hanno fatto riprendere i lavori in quella che era una casa delle suore. L’edificio in discussione si trova in Nguyen Thi Dieu Street ed è di proprietà delle religiose dal 1959, quando fu data loro dalla Croce Rossa francese. Da allora fino al 1975 fu un centro diurno di aiuto. Alla presa di potere da parte dei comunisti, l’arcidiocesi di Saigon e le suore accettarono di trasformarlo in un asilo.
Nel 1997, mentre le suore continuavano a chiedere la restituzione dell’edificio, le autorità con un atto amministrativo si attribuirono l’edificio, per assenza del proprietario. In seguito fu dato in affitto e trasformato in un dancing. Nel 2007 una incursione della polizia dimostrò che era stato trasformato in un bordello e fu chiuso.
Le suore hanno continuato a chiedere la restituzione dell’edificio, ma a novembre 2007 la proprietà fu trasferita all’Ufficio per la gestione del sistema ferroviario, che ha iniziato a demolirlo per farne un albergo e un night club. L’arcidiocesi si è unita alla richiesta delle suore per chiedere di ritornare sulla decisione. A decine le suore, isieme a gruppi di studenti, hanno cominciato a riunirsi davanti all’ex asilo (nella foto).
A giugno, un nuovo decreto del Comtato del popolo di Ho Chi Minh City ha trasferito la proprietà al Terzo distretto della città. Mentre le suore non desistitevano dalle loro richieste, in quei giorni arrivò in Vietnam una delegazione della Santa Sede. Per far cessare la protesta, le autorità si impegnarono a riconsiderare la domanda delle suore, secondo la legge. Ora hanno violato la promessa. E il 15 dicembre le suore hanno ricominciato a riunirsi davanti a ciò che resta della loro casa.
Chine: Macao: nouvelles protestations des chrétiens au sujet de la loi sur la sécurité nationale
Eglises d'Asie
17:48 19/12/2008
MACAO - Mgr Jose Lai Hung-seng, évêque du diocèse catholique de Macao, a déclaré le 17 décembre qu’il espérait que le gouvernement allait définir plus clairement les termes du projet de loi relatif à l’article 23 de la Loi fondamentale (1). A l’agence Ucanews, il a précisé que certains termes comme « secrets d’Etat » devront être clairement définis, étant donné que le système juridique de Macao est très différent de celui de la Chine continentale.
Il s’est réjoui de ce que le gouvernement local ait écouté les inquiétudes de la population qui se sont fait jour lors la consultation publique ouverte durant 40 jours à propos de ce projet de loi et il a ajouté que les habitants de Macao, catholiques ou non, ne devaient pas hésiter à continuer à faire entendre leurs craintes quant aux aspects potentiellement liberticide de ce texte. Le prélat, âgé de 61 ans, a ajouté que les catholiques dans l’ensemble ne s’opposaient pas à la loi en question, en particulier parce qu’il existait un vide juridique concernant la sécurité nationale, hérité de la période portugaise et qui n’était pas appelé à perdurer.
Le projet de loi porte sur la promulgation et l’application de l’article 23 de la Loi fondamentale, en interdisant tous les actes portant atteinte à la souveraineté, l’intégrité du territoire, l’unité et la sécurité nationale de la Chine (2). Après que la population de Macao ait exprimé ses craintes que la liberté d’expression et d’autres droits fondamentaux soient restreints par ce texte, le gouvernement local a abandonné la clause qui punissait d’emprisonnement la préparation d’actes de sédition ou de vol de secrets d’Etat. En revanche, la préparation d’actes de trahison, sécession ou subversion sera toujours passible de la prison. La disposition stipulant que les procès concernant la sécurité nationale sont publics, à moins qu’un juge n’estime que ce n’est pas dans l’intérêt de l’Etat, n’a pas été modifiée.
Le 16 décembre, le chef de l’exécutif local, Edmund Ho Hau-wah, a annoncé que son gouvernement avait soumis le projet de loi, en sa version amendée, à l’Assemblée législative de Macao.
Le 17 décembre, Chan Wai-chi, directeur de l’hebdomadaire catholique Observatorio de Macao et membre du très actif groupe politique New Democratic Macau Association, a expliqué à Ucanews qu’il était consterné que les clauses relatives à la subversion et à l’espionnage de secrets d’Etat aient été conservées dans le projet. Il a demandé à deux membres de l’association, qui siègent à l’Assemblée législative, de réclamer davantage de temps pour la consultation publique et la modification du projet de loi (3).
Pour sa part, Sr Agnes So Ying-suen (4), présidente du Conseil des Ecoles catholiques, fait crédit au gouvernement d’avoir entendu quelques-unes des critiques formulées par l’opinion publique. Elle précise toutefois que les chefs d’établissements catholiques se réuniront prochainement pour étudier le texte dans le détail.
Les Eglises protestantes de Macao, quant à elles, ont présenté le 25 novembre dernier au gouvernement une déclaration sur leur position. A partir des conclusions des débats entre 27 responsables protestants, le rapport soutient la loi mais regrette que le gouvernement n’ait convié aucun représentant de l’Eglise protestante à assister aux sessions de consultation, ouvertes seulement à des personnes choisies. Sur l’ensemble des sessions, quatre étaient menées par des organismes liés au gouvernement et une seule était ouverte au public. « Durant cette étape importante du processus législatif, peut-on lire dans le rapport, le gouvernement de Macao a tenté d’exclure les groupes chrétiens, décevant ainsi leurs responsables. » Si les représentants des Eglises protestantes ne peuvent comprendre les intentions du gouvernement qui sous-tendent le texte de loi, poursuit le rapport, ils ne pourront guère apaiser les craintes de leurs fidèles. Les responsables protestants s’inquiètent également de ce que les fréquents contacts des Eglises locales avec les Eglises internationales soient éventuellement interprétés comme des liens avec des groupes politiques étrangers mettant en danger la sécurité nationale.
A Macao, les protestants sont au nombre d’environ 4 000 fidèles et les catholiques de 20 000, sur une population totale de 557 000 habitants. Sur les 675 citoyens de Macao qui ont envoyé un commentaire écrit du texte de loi lors de la période de consultation publique, 86,7 % ont approuvé le projet de loi; sur les 127 groupes, communautés ou institutions qui ont manifesté leur opinion, on compte 96,85 % d’avis favorable.
Enfin, Chan Wei-chi a annoncé que, pour le 20 décembre, jour du neuvième anniversaire du retour de Macao sous le drapeau chinois, la New Democratic Macau Association a appelé à une manifestation de masse pour demander davantage de démocratie, de mesures anti-corruption, une meilleure gestion et l’amélioration des conditions de vie des habitants du territoire.
(1) La Région Administrative Spéciale (RAS) de Macao, depuis sa rétrocession à la Chine en 1999, bénéficie comme Hongkong d’un régime constitutionnel spécial, inscrit dans une « Loi fondamentale », garantissant l’application du système antérieur pour une période de 50 ans. Voir EDA 497.
(2) Il s’agit de la trahison, sécession, subversion, sédition contre le gouvernement de la République populaire de Chine, vol de secrets d’Etat, participation ou contact avec des « organisations étrangères politiques ou groupes mettant en péril la sécurité nationale ».Voir EDA 497.
(3) Le journal en chinois Observatorio de Macao a été à l’origine d’un séminaire de réflexion sur le projet de loi en novembre dernier (voir EDA 497).
(4) Sr Agnes So Ying-suen est membre de la congrégation des Filles de la Charité canossiennes, fondée en 1808 par Madeleine de Canossa. Arrivées en 1858 à Hongkong, elles essaimèrent ensuite dans différents pays asiatiques. Les 4 000 Filles de la Charité canossiennes sont aujourd’hui présentes sur les cinq continents.
(Source: Eglises d'Asie, 19 décembre 2008)
Il s’est réjoui de ce que le gouvernement local ait écouté les inquiétudes de la population qui se sont fait jour lors la consultation publique ouverte durant 40 jours à propos de ce projet de loi et il a ajouté que les habitants de Macao, catholiques ou non, ne devaient pas hésiter à continuer à faire entendre leurs craintes quant aux aspects potentiellement liberticide de ce texte. Le prélat, âgé de 61 ans, a ajouté que les catholiques dans l’ensemble ne s’opposaient pas à la loi en question, en particulier parce qu’il existait un vide juridique concernant la sécurité nationale, hérité de la période portugaise et qui n’était pas appelé à perdurer.
Le projet de loi porte sur la promulgation et l’application de l’article 23 de la Loi fondamentale, en interdisant tous les actes portant atteinte à la souveraineté, l’intégrité du territoire, l’unité et la sécurité nationale de la Chine (2). Après que la population de Macao ait exprimé ses craintes que la liberté d’expression et d’autres droits fondamentaux soient restreints par ce texte, le gouvernement local a abandonné la clause qui punissait d’emprisonnement la préparation d’actes de sédition ou de vol de secrets d’Etat. En revanche, la préparation d’actes de trahison, sécession ou subversion sera toujours passible de la prison. La disposition stipulant que les procès concernant la sécurité nationale sont publics, à moins qu’un juge n’estime que ce n’est pas dans l’intérêt de l’Etat, n’a pas été modifiée.
Le 16 décembre, le chef de l’exécutif local, Edmund Ho Hau-wah, a annoncé que son gouvernement avait soumis le projet de loi, en sa version amendée, à l’Assemblée législative de Macao.
Le 17 décembre, Chan Wai-chi, directeur de l’hebdomadaire catholique Observatorio de Macao et membre du très actif groupe politique New Democratic Macau Association, a expliqué à Ucanews qu’il était consterné que les clauses relatives à la subversion et à l’espionnage de secrets d’Etat aient été conservées dans le projet. Il a demandé à deux membres de l’association, qui siègent à l’Assemblée législative, de réclamer davantage de temps pour la consultation publique et la modification du projet de loi (3).
Pour sa part, Sr Agnes So Ying-suen (4), présidente du Conseil des Ecoles catholiques, fait crédit au gouvernement d’avoir entendu quelques-unes des critiques formulées par l’opinion publique. Elle précise toutefois que les chefs d’établissements catholiques se réuniront prochainement pour étudier le texte dans le détail.
Les Eglises protestantes de Macao, quant à elles, ont présenté le 25 novembre dernier au gouvernement une déclaration sur leur position. A partir des conclusions des débats entre 27 responsables protestants, le rapport soutient la loi mais regrette que le gouvernement n’ait convié aucun représentant de l’Eglise protestante à assister aux sessions de consultation, ouvertes seulement à des personnes choisies. Sur l’ensemble des sessions, quatre étaient menées par des organismes liés au gouvernement et une seule était ouverte au public. « Durant cette étape importante du processus législatif, peut-on lire dans le rapport, le gouvernement de Macao a tenté d’exclure les groupes chrétiens, décevant ainsi leurs responsables. » Si les représentants des Eglises protestantes ne peuvent comprendre les intentions du gouvernement qui sous-tendent le texte de loi, poursuit le rapport, ils ne pourront guère apaiser les craintes de leurs fidèles. Les responsables protestants s’inquiètent également de ce que les fréquents contacts des Eglises locales avec les Eglises internationales soient éventuellement interprétés comme des liens avec des groupes politiques étrangers mettant en danger la sécurité nationale.
A Macao, les protestants sont au nombre d’environ 4 000 fidèles et les catholiques de 20 000, sur une population totale de 557 000 habitants. Sur les 675 citoyens de Macao qui ont envoyé un commentaire écrit du texte de loi lors de la période de consultation publique, 86,7 % ont approuvé le projet de loi; sur les 127 groupes, communautés ou institutions qui ont manifesté leur opinion, on compte 96,85 % d’avis favorable.
Enfin, Chan Wei-chi a annoncé que, pour le 20 décembre, jour du neuvième anniversaire du retour de Macao sous le drapeau chinois, la New Democratic Macau Association a appelé à une manifestation de masse pour demander davantage de démocratie, de mesures anti-corruption, une meilleure gestion et l’amélioration des conditions de vie des habitants du territoire.
(1) La Région Administrative Spéciale (RAS) de Macao, depuis sa rétrocession à la Chine en 1999, bénéficie comme Hongkong d’un régime constitutionnel spécial, inscrit dans une « Loi fondamentale », garantissant l’application du système antérieur pour une période de 50 ans. Voir EDA 497.
(2) Il s’agit de la trahison, sécession, subversion, sédition contre le gouvernement de la République populaire de Chine, vol de secrets d’Etat, participation ou contact avec des « organisations étrangères politiques ou groupes mettant en péril la sécurité nationale ».Voir EDA 497.
(3) Le journal en chinois Observatorio de Macao a été à l’origine d’un séminaire de réflexion sur le projet de loi en novembre dernier (voir EDA 497).
(4) Sr Agnes So Ying-suen est membre de la congrégation des Filles de la Charité canossiennes, fondée en 1808 par Madeleine de Canossa. Arrivées en 1858 à Hongkong, elles essaimèrent ensuite dans différents pays asiatiques. Les 4 000 Filles de la Charité canossiennes sont aujourd’hui présentes sur les cinq continents.
(Source: Eglises d'Asie, 19 décembre 2008)
'Prepare for more persecutions,’ Vietnamese priest warns Church
Catholic News Agency
18:21 19/12/2008
Hanoi, Dec 19, 2008 / 03:13 am (CNA).- Vietnam’s Redemptorist provincial superior is resisting calls from a Hanoi government official who is pushing for the Hanoi members of the Redemptorist order to be transfered out of the city.
The priests have been critical of the trial of eight Catholic protesters recently found guilty by the city government. The pressure comes after more than a year of disputes between the Church and the Vietnamese government surrounding property confiscated by the government. The government demand prompted one priest to warn the Church to “prepare for more persecutions.”
Recently, several Catholics who had protested for the return of the confiscated property were convicted of destroying property and disturbing the public order. Despite the protesters receiving suspended sentences, many local Catholics considered the trial to be a sham.
In the wake of the trial, the People’s Committee of Hanoi asked Redemptorist Superior Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh to transfer the Redemptorists who supported the Catholics on trials out of the city. On December 12 Chairman Thao sent a letter to Fr. Vincent Nguyen and Bishop Peter Nguyen Van Nhon, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops. The chairman demanded that the bishops and the provincial superior “educate, and immediately transfer out of the area of the capital” four priests. The priests are Fr. Mathew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Monastery; Fr. Peter Nguyen Van Khai, Fr. Joseph Nguyen Van That and Fr. John Nguyen Ngoc Nam Phong.
The chairman said he considered the transfer to be a “necessary condition to improve state-Church relations,” VietCatholic News reports.
Fr. Vincent Nguyen, writing to the committee, defended the religious involved and said they have “not done anything against current Church Canon Law,” Fr. J.B. An Dang told CNA.
“I have no rights to transfer my brothers who have done nothing wrong,” he stated. “In this case, they even have carried out greatly their pastoral duties,” he added. “They have devoted themselves to their priesthood. They have stood on the side of the poor and those who have suffered injustice.”
Responding to accusations from committee chairman Nguyen The Thao, the provincial superior said the religious “did not say anything wrong. They simply told the truth.”
Fr. Vincent Nguyen addressed concerns that the refusal would lead to more tensions in Church-state relations and could provoke more government crackdowns in an interview with Radio Free Asia (RFA). He said he did not believe submitting to government demands could help improve relations.
“The Church-state relation depends on many factors. The way the government treats people, its religion policy, the land law... There are a lot,” he said. The provincial superior called for sincere dialogue and self-restraint from government officials.
“The Church needs to prepare for more persecutions,” Hanoi priest Fr. Joseph Nguyen warned, suggesting that a careful reading of Chairman Thao’s letter shows that he did not actually expect the Redemptorists to be transferred. “He expected and truly wanted the Church leaders to say no,” Fr. Joseph Nguyen claimed.
“The tone of the letter was so hostile, and so demanding. It also upset readers with the word ‘god’ in small case. It was not in tune with the claimed intention.
“What Thao really wants now is a good excuse for administratively coercive measures. Please pray for the Church in Vietnam. As Christmas draws near, we are still at the Golgotha on the Good Friday,” he concluded.
Chairman Nguyen The Thao |
Recently, several Catholics who had protested for the return of the confiscated property were convicted of destroying property and disturbing the public order. Despite the protesters receiving suspended sentences, many local Catholics considered the trial to be a sham.
In the wake of the trial, the People’s Committee of Hanoi asked Redemptorist Superior Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh to transfer the Redemptorists who supported the Catholics on trials out of the city. On December 12 Chairman Thao sent a letter to Fr. Vincent Nguyen and Bishop Peter Nguyen Van Nhon, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops. The chairman demanded that the bishops and the provincial superior “educate, and immediately transfer out of the area of the capital” four priests. The priests are Fr. Mathew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Monastery; Fr. Peter Nguyen Van Khai, Fr. Joseph Nguyen Van That and Fr. John Nguyen Ngoc Nam Phong.
The chairman said he considered the transfer to be a “necessary condition to improve state-Church relations,” VietCatholic News reports.
Fr. Vincent Nguyen, writing to the committee, defended the religious involved and said they have “not done anything against current Church Canon Law,” Fr. J.B. An Dang told CNA.
“I have no rights to transfer my brothers who have done nothing wrong,” he stated. “In this case, they even have carried out greatly their pastoral duties,” he added. “They have devoted themselves to their priesthood. They have stood on the side of the poor and those who have suffered injustice.”
Responding to accusations from committee chairman Nguyen The Thao, the provincial superior said the religious “did not say anything wrong. They simply told the truth.”
Fr. Vincent Nguyen addressed concerns that the refusal would lead to more tensions in Church-state relations and could provoke more government crackdowns in an interview with Radio Free Asia (RFA). He said he did not believe submitting to government demands could help improve relations.
“The Church-state relation depends on many factors. The way the government treats people, its religion policy, the land law... There are a lot,” he said. The provincial superior called for sincere dialogue and self-restraint from government officials.
“The Church needs to prepare for more persecutions,” Hanoi priest Fr. Joseph Nguyen warned, suggesting that a careful reading of Chairman Thao’s letter shows that he did not actually expect the Redemptorists to be transferred. “He expected and truly wanted the Church leaders to say no,” Fr. Joseph Nguyen claimed.
“The tone of the letter was so hostile, and so demanding. It also upset readers with the word ‘god’ in small case. It was not in tune with the claimed intention.
“What Thao really wants now is a good excuse for administratively coercive measures. Please pray for the Church in Vietnam. As Christmas draws near, we are still at the Golgotha on the Good Friday,” he concluded.
Redemptorist superior says no to transferring the members of his order out of Hanoi
Asia-News
20:56 19/12/2008
The capital’s mayor had requested the transfer. In Ho Chi Minh City, the Sisters of Saint Vincent de Paul are back meeting in front of what was the daycare centre they used to run, which the authorities now want to turn into a hotel with night club.
Hanoi (AsiaNews) – Fr Vincent Pham Trung Thanh, Redemptorist provincial superior of Vietnam, said no to Nguyen The Thao, chairman of the Hanoi People’s Committee (City Hall) who asked him transfer the Redemptorists out of the capital after he accused them of contempt for the law and the state in the Thai Ha parish land affair.
In an interview with Radio Free Asia, the clergyman in response to a question said that he did not expect the Church-state conflict to escalate or to see more government attacks. “The Church-state relation depends on many factors. The way the government treats people, its religion policy, the land law... . There are a lot” of them, he explained. Instead he said he was hopeful that peaceful dialogue was still possible and that government officials would exert self-restraint.
Fr John Nguyen, also a Redemptorist, seems more sanguine about that possibility. “The Church needs to prepare for more persecutions,” he warned. “Reading carefully the letter [Chairman] Thao sent to Vietnam’s bishops and Father Vincent, one can see that Thao, himself, did not actually expect the transfer [to happen] as he had stated. He expects and truly wants the Church leaders to say no.” In fact, “the tone of the letter was so hostile, and so demanding” so as to indicate that what “Thao really wants is a good excuse” to apply “coercive administrative measures.”
What is happening to the old house of the Daughters of Charity of Saint Vincent De Paul in Ho Chi Minh City is further evidence of what has happened in Hanoi to the former apostolic delegation compound and to the property held by Thai Ha parish as well as to the church of An Bang in Vinh Long.
In the former South Vietnamese capital of Saigon the authorities decided to start construction work on the nuns’ former house. The building, which is located on Nguyen Thi Dieu Street, had been their property since 1959 when the French Red Cross gave it to them. Since then until 1975 the nuns used it to run a daycare centre.
After the Communists came to power the archdiocese of Saigon and the Order agreed to let the local government use the facility as a kindergarten.
In 1997 whilst the Sisters continued to demand the return of the building the authorities claimed title to it because of lack ownership. It was later rented out and turned into a dancing hall. A Police raid in 2007 showed that it had been turned into a whorehouse and was thus shut down.
The nuns have never stopped demanding the return of the building, but in November 2007 title to the property was further transferred, this time to the Bureau of Railroad System Management which began tearing it down to build a hotel and night club in its place.
Since then the archdiocese joined the nuns in requesting a review of the decision. At the same time tens of nuns, along with groups of students, have begun to meet in front of the old kindergarten (pictured).
In June a new decree by Ho Chi Minh City’s People’s Committee transferred the property to the city’s Third District, and still the Sisters have refused to give up.
Because a Vatican delegation was visiting Vietnam at the time, the authorities in order to mollify the protesters agreed to reconsider the nuns’ request in accordance with the law, only to go back on their own promise. For this reason, since Monday the Sisters have been gathering again in front of what remains of their house.
Hanoi (AsiaNews) – Fr Vincent Pham Trung Thanh, Redemptorist provincial superior of Vietnam, said no to Nguyen The Thao, chairman of the Hanoi People’s Committee (City Hall) who asked him transfer the Redemptorists out of the capital after he accused them of contempt for the law and the state in the Thai Ha parish land affair.
In an interview with Radio Free Asia, the clergyman in response to a question said that he did not expect the Church-state conflict to escalate or to see more government attacks. “The Church-state relation depends on many factors. The way the government treats people, its religion policy, the land law... . There are a lot” of them, he explained. Instead he said he was hopeful that peaceful dialogue was still possible and that government officials would exert self-restraint.
Fr John Nguyen, also a Redemptorist, seems more sanguine about that possibility. “The Church needs to prepare for more persecutions,” he warned. “Reading carefully the letter [Chairman] Thao sent to Vietnam’s bishops and Father Vincent, one can see that Thao, himself, did not actually expect the transfer [to happen] as he had stated. He expects and truly wants the Church leaders to say no.” In fact, “the tone of the letter was so hostile, and so demanding” so as to indicate that what “Thao really wants is a good excuse” to apply “coercive administrative measures.”
What is happening to the old house of the Daughters of Charity of Saint Vincent De Paul in Ho Chi Minh City is further evidence of what has happened in Hanoi to the former apostolic delegation compound and to the property held by Thai Ha parish as well as to the church of An Bang in Vinh Long.
In the former South Vietnamese capital of Saigon the authorities decided to start construction work on the nuns’ former house. The building, which is located on Nguyen Thi Dieu Street, had been their property since 1959 when the French Red Cross gave it to them. Since then until 1975 the nuns used it to run a daycare centre.
After the Communists came to power the archdiocese of Saigon and the Order agreed to let the local government use the facility as a kindergarten.
In 1997 whilst the Sisters continued to demand the return of the building the authorities claimed title to it because of lack ownership. It was later rented out and turned into a dancing hall. A Police raid in 2007 showed that it had been turned into a whorehouse and was thus shut down.
The nuns have never stopped demanding the return of the building, but in November 2007 title to the property was further transferred, this time to the Bureau of Railroad System Management which began tearing it down to build a hotel and night club in its place.
Since then the archdiocese joined the nuns in requesting a review of the decision. At the same time tens of nuns, along with groups of students, have begun to meet in front of the old kindergarten (pictured).
In June a new decree by Ho Chi Minh City’s People’s Committee transferred the property to the city’s Third District, and still the Sisters have refused to give up.
Because a Vatican delegation was visiting Vietnam at the time, the authorities in order to mollify the protesters agreed to reconsider the nuns’ request in accordance with the law, only to go back on their own promise. For this reason, since Monday the Sisters have been gathering again in front of what remains of their house.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sự Kiện Cao Quang Ánh, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Gốc Việt Nam: Một Dấu Chỉ Thời Đại
Nguyễn Chí Thành
04:26 19/12/2008
Sự Kiện Cao Quang Ánh, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Gốc Việt Nam: Một Dấu Chỉ Thời Đại
I. Bản tin về Cao Quang Ánh:
NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN TRONG QUỐC HỘI HOA KỲ LÀ MỘT CỰU TU SĨ DÒNG TÊN
Washington (CNS) - Người Mỹ gốc Việt đầu tiên mới đắc cử dân biểu Quốc hội Hoa kỳ là “Joseph” Cao Quang Ánh. Anh là cựu tu sĩ Dòng Tên và chắc đã nuôi tinh thần và chí hướng I Nhã, phục vụ Thiên Chúa và cộng đoàn nhân loại 4 năm trong Ban Cố vấn Quốc gia thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Cao Quang Ánh, 41 tuổi, đảng viên Cộng hòa, đã đánh bại dân biểu William J. Jefferson thuộc đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 6 tháng 12 vừa qua, để đại diện cho Quận hạt 2 của tiểu bang Louisiana. Jefferson đã giữ ghế dân biểu này từ năm 1991, và kể từ năm 1890 đến nay, tại quận hạt này, chưa có ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa nào đã thắng cử cả.
Tháng giêng năm 2003, Cao Quang Ánh đã được đề cử vào ban cố vấn cho Hội đồng giám mục Hoa kỳ trong một nhiệm kỳ 4 năm. Ban này gồm có 63 người, thành viên là giáo dân nam nữ, tu sĩ, linh mục và giám mục. Ban cố vấn họp một năm hai lần để duyệt xét các tài liệu và đưa ra các đề nghị về những vấn đề quan trọng trước Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Ánh là giáo dân giáo xứ Maria Nữ Vương Việt nam ở New Orleans. Anh cho thông tấn xã The Associated Press biết chính đức tin Công giáo, bằng tinh thần nhập thể, đã thúc đẩy anh ra tranh cử, dấn thân vào môi trường chính trị.
Theo tiểu sử đăng trên Website trong cuộc vận động tranh cử, thì anh sinh tại Saigon, là con thứ 5 trong một gia đình có 8 anh chị em. Anh đến Hoa kỳ năm 1975, mới lên 8, định cư tại một khu vực ở Houston. Anh tốt nghiệp trường Jersey Village High School ở Houston, và sau đó đậu bằng cử nhân về vật lý tại Đại học Baylor ở tiểu bang Texas năm 1990.
Sáu năm kế tiếp sau đó, anh trở thành một tu sinh Dòng Tên, học tập để chuẩn bị nhận thứa tác vụ linh mục tại tiểu bang Louisiana. Anh hăm hở theo học và đậu tiếp bằng tiến sĩ triết học tại trường Đại học Fordham do Dòng Tên điều hành ở New York năm 1995. Anh trở về New Orleans giảng dạy triết học và tu đức tại trường đại học Loyola, và một năm sau, anh chuyển hướng khỏi Dòng Tên, đến dạy học tại một trường xứ đạo ở Virginia.
Khi sinh sống tại Virginia, anh tình nguyện hoạt động trong Boat People SOS, một tổ chức có mục đích giúp đỡ những người tị nạn Việt nam khắp toàn quốc Hoa kỳ. Anh là thành viên cán bộ trong ban quản trị của tổ chức này từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 3 năm 2002.
Tháng 9 năm 1997 anh trở lại New Orleans để học thêm ngành luật tại trường đại học Luật khoa Loyola. Sau khi ra trường với văn bằng tiến sĩ luật, anh gia nhập tổ chức Waltzer & Associates, một tổ hợp luật sư có mục tiêu chính là phục vụ cư dân và ngư dân người Mỹ gốc Việt vùng phía đông bang Louisiana. Anh rời tổ hợp này để mở văn phòng riêng tại New Orleans, đồng thời làm cố vấn cho tổ chức Boat People SOS tại khu vực này.
Nhà cửa và văn phòng của anh đều bị trận bão Katrina tàn phá hồi tháng 8 năm 2005, phải mất ba tháng mới sửa xong văn phòng và một năm rưỡi mới sửa xong nhà.
Anh kết hôn với bà Hiếu “Kate” Hoàng và có hai con gái: Sophia và Betty. Theo website tranh cử của anh, ngoài tiếng Anh và tiếng Việt, anh còn có khả năng nói thông thạo tiếng Pháp và Spanish.
II. Dấu Chỉ Thời Đại
Trong lúc tại Việt Nam các sự kiện liên tục xảy ra không thể che dấu đước cộng đồng thế giới, mặc dù Đảng Cộng Sản và chính quyền Cộng Sản Việt Nam cố lơi dụng hệ thống thông tin hiện đại và nền ngoại giáo dối trá của quốc gia Việt Nam, để bưng bít và xuyên tạc, cài người làm gián điệp và phản gián tại nhiều tổ chức tớn giáo và các tố chức khác cũng như nhân vật người Việt hay người nước ngoài, ít nhất là liên tục gây hỏa mù trước các biến cố nhân vật chính diện cũng như phản diện hòng chia rẽ cộng đồng dân tộc mà chúng coi là phản động, chống lại chuyên quyền của chúng
Liên Âu đã chứng kiến biến cố tại Đông Âu và Liên Xô chung quanh những năm trước sau 1990, va đã chứng kiến các biến cố bất nhân tại Trung quốc và Việt Nam. Vì thế Liên Âu từ năm 200 đã tỉnh ngộ, và thậm chí kết án chế độ Cộng Sản là một chế độ toàn trị bất nhân, bóp nghẹt tự do cơ bản của con người trong xã hội một cách chính thức, tập thể và công khai, trên tất cả các quốc gia thuộc khối Cộng Sản còn lại ở Châu Á, châu Mỹ và rải rắc ở nhiều nơi khác.
Tệ nạn tham những trong nước có sự tiếp tay của nhiều cá nhân và tổ chức nước ngoài, vì lợi ích cá nhân hay tập thể đầu tự, canh tranh với các quốc gia hay tổ chức doanh nhiệp tư nhân khác,đã trở nên đồ lõa tham ô phổ biến công khai với nhiều cá nhân và tổ chức trong các lãnh vực khác nhau tại Việt Nam, từ trung ương đến địa phương. Tiêu biểu là một số viên chức chương trình ODA Nhật Bản công khai nhìn nhận đã tham nhũng Huỳnh Ngọc Sĩ để trúng thầu hệ thống xây dựng giao thông Đông Tây tại Sàigòn. Trước đó, khi vụ tham những liên quan đến PMU bị phan phui, CSVN đã hết sức tìm cách bịt kín vụ này bằng những biện pháp gian trá bằng cách dùng tòa án một cách bất nhân để bỏ tù những ký giả có công tố cáo tham nhũng và pphục chức cho viên chức tham nhũng, vì hệ thống tham những liên quan đển hệ thống Trung Ương Đảng và chính quyền!.
Tệ nạn xã hội đã thâm nhập tất cả các hệ thống xã hội. Tiêu biểu là các đường giao thông hàng không Vietnam Airlines Việt Nam – Úc Châu, Việt Nam - Nhật Bản, hệ thống xây dựng cầu đường mà điển hình là vụ sập cầu Cân Thơ do Nhật Bản tài trợ, và hệ thống sản xuất và thương mại lúa gạo nhất là tại đổng bằng sống Cửu Long.
Người ta không quên nhiều đừng giây buôn bán thuốc phiện lậu đã bị phan phui ở nhiều hệ thống đường hang không giữa Việt Nam, Úc châu, New Zealand, Singapore, Canada
Chính sách sở hữu đất đai hiện nay lỗi thời không thể biện minh công ích được, vì hầu như toàn thể đất đai đã bị lạm danh, mượn danh chế độ công điền công thổ truyền thống, quốc sách công hữu hóa đất đai để tạo điều kiện cho tập thể đảng viên, quân đội, cán bộ công nhân viên chức nhà nước lạm dụng gây ra biết bao oan trái cho chủ sở hữu nhà đất là các tôn giáo và tập thể các công dân khác.
Hầu như toàn thể các lãnh vực sinh hoạt xã hội không còn chứng minh trong sáng. Tất cả đã bị hủ hóa, dối trá như ta thấy hiển nhiên trơ trẽn trong vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội Tất cả đã bị sa đọa vì tình trạng thiếu tư cách đạo đức của các viên chức trong tất cả mọi ngành kinh tế, thương mại, ngoại giao, giáo dục, chính trị, tôn giáo, từ thiện xã hội, y tế, giao thông, hải quan, hang không, hang hải, dầu khí, đưa người lao động đi ngước ngoài, nông ngư lâm và vo số các lãnh vực khác, không kể xiết... Tình trạng mất thể thống nhân bản dẫn đến đảo lộn đạo lý và phán đoán tổng quát của viên chức nắm quyền là một dấu chỉ cho thấy chế độ xã hội đã bước vào tình trạng tan rã. Nhưng cần có những nhân tố quyết định chấm dứt hẳn chế độ đang giãy chết này.
Cao trào dân chủ trong nước và nơi cộng đồng người Việt hải ngoài cùng nguyện vọng của toàn thể nhân dân trên thế giới là môi trường thuận lợi cho một Cao Quang Ánh tạo đà cho xu thế ấy. Chính sứ mệnh Cao Quang Ánh với nhận thức thực trạng Việt Nam sẽ là chất xúc tác hữu hiệu, liên kết các phong trào và lực lượng dân chủ của người Việt hải ngoại và trên thế giới cùng đồng qui tác dộng tạo nên cao trào dân chủ thống nhất trong nước kết hợp với sức mạnh dân chủ quật cường trong chế độ xã hội do Tổng Thống Obama có trách nhiệm xây dựng. Nếu toàn dân Hoa Kỳ ủng hộ Obama vì tư tưởng vĩ đại “thay đối – change we need” của Hoa Kỳ và thế giới, thì Việt Nam không thế đi ngược lại xu thế tất yếu phổ biến thực sự ấy của cộng đồng Việt Nam và nhân loại.
Sức chịu đựng lâu dài của dân oan đủ thành phần của Việt Nam trong hơn ba mười năm qua ở thế kỷ không gian nguyên tử và internet toàn cầu phải thúc đẩy tiến trình thay đổi ở Việt Nam đi nhanh với tốc độ ở thời đại tinh quyển (noosphere) ngày nay so với thời gian mấy thế kỷ trước kia trong lịch sử đã qua của Việt Nam và thế giới vậy. Nhân dân Việt Nam có quyền tin vào thế hệ Cao Quang Ánh có sứ mệnh làm thay đổi Việt Nam với tốc độ Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương.
San Francisco, 18/12/2008.5
Một Số Tài Liệu Tham Khảo
http://vietcatholic.net/News/Html/62180.htm
http://vietcatholic.net/News/Html/61838.htm
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5671
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5753
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5700
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5699
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5695
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5696
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5697
I. Bản tin về Cao Quang Ánh:
NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN TRONG QUỐC HỘI HOA KỲ LÀ MỘT CỰU TU SĨ DÒNG TÊN
Washington (CNS) - Người Mỹ gốc Việt đầu tiên mới đắc cử dân biểu Quốc hội Hoa kỳ là “Joseph” Cao Quang Ánh. Anh là cựu tu sĩ Dòng Tên và chắc đã nuôi tinh thần và chí hướng I Nhã, phục vụ Thiên Chúa và cộng đoàn nhân loại 4 năm trong Ban Cố vấn Quốc gia thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Cao Quang Ánh, 41 tuổi, đảng viên Cộng hòa, đã đánh bại dân biểu William J. Jefferson thuộc đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 6 tháng 12 vừa qua, để đại diện cho Quận hạt 2 của tiểu bang Louisiana. Jefferson đã giữ ghế dân biểu này từ năm 1991, và kể từ năm 1890 đến nay, tại quận hạt này, chưa có ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa nào đã thắng cử cả.
Tháng giêng năm 2003, Cao Quang Ánh đã được đề cử vào ban cố vấn cho Hội đồng giám mục Hoa kỳ trong một nhiệm kỳ 4 năm. Ban này gồm có 63 người, thành viên là giáo dân nam nữ, tu sĩ, linh mục và giám mục. Ban cố vấn họp một năm hai lần để duyệt xét các tài liệu và đưa ra các đề nghị về những vấn đề quan trọng trước Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Ánh là giáo dân giáo xứ Maria Nữ Vương Việt nam ở New Orleans. Anh cho thông tấn xã The Associated Press biết chính đức tin Công giáo, bằng tinh thần nhập thể, đã thúc đẩy anh ra tranh cử, dấn thân vào môi trường chính trị.
Theo tiểu sử đăng trên Website trong cuộc vận động tranh cử, thì anh sinh tại Saigon, là con thứ 5 trong một gia đình có 8 anh chị em. Anh đến Hoa kỳ năm 1975, mới lên 8, định cư tại một khu vực ở Houston. Anh tốt nghiệp trường Jersey Village High School ở Houston, và sau đó đậu bằng cử nhân về vật lý tại Đại học Baylor ở tiểu bang Texas năm 1990.
Sáu năm kế tiếp sau đó, anh trở thành một tu sinh Dòng Tên, học tập để chuẩn bị nhận thứa tác vụ linh mục tại tiểu bang Louisiana. Anh hăm hở theo học và đậu tiếp bằng tiến sĩ triết học tại trường Đại học Fordham do Dòng Tên điều hành ở New York năm 1995. Anh trở về New Orleans giảng dạy triết học và tu đức tại trường đại học Loyola, và một năm sau, anh chuyển hướng khỏi Dòng Tên, đến dạy học tại một trường xứ đạo ở Virginia.
Khi sinh sống tại Virginia, anh tình nguyện hoạt động trong Boat People SOS, một tổ chức có mục đích giúp đỡ những người tị nạn Việt nam khắp toàn quốc Hoa kỳ. Anh là thành viên cán bộ trong ban quản trị của tổ chức này từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 3 năm 2002.
Tháng 9 năm 1997 anh trở lại New Orleans để học thêm ngành luật tại trường đại học Luật khoa Loyola. Sau khi ra trường với văn bằng tiến sĩ luật, anh gia nhập tổ chức Waltzer & Associates, một tổ hợp luật sư có mục tiêu chính là phục vụ cư dân và ngư dân người Mỹ gốc Việt vùng phía đông bang Louisiana. Anh rời tổ hợp này để mở văn phòng riêng tại New Orleans, đồng thời làm cố vấn cho tổ chức Boat People SOS tại khu vực này.
Nhà cửa và văn phòng của anh đều bị trận bão Katrina tàn phá hồi tháng 8 năm 2005, phải mất ba tháng mới sửa xong văn phòng và một năm rưỡi mới sửa xong nhà.
Anh kết hôn với bà Hiếu “Kate” Hoàng và có hai con gái: Sophia và Betty. Theo website tranh cử của anh, ngoài tiếng Anh và tiếng Việt, anh còn có khả năng nói thông thạo tiếng Pháp và Spanish.
II. Dấu Chỉ Thời Đại
Trong lúc tại Việt Nam các sự kiện liên tục xảy ra không thể che dấu đước cộng đồng thế giới, mặc dù Đảng Cộng Sản và chính quyền Cộng Sản Việt Nam cố lơi dụng hệ thống thông tin hiện đại và nền ngoại giáo dối trá của quốc gia Việt Nam, để bưng bít và xuyên tạc, cài người làm gián điệp và phản gián tại nhiều tổ chức tớn giáo và các tố chức khác cũng như nhân vật người Việt hay người nước ngoài, ít nhất là liên tục gây hỏa mù trước các biến cố nhân vật chính diện cũng như phản diện hòng chia rẽ cộng đồng dân tộc mà chúng coi là phản động, chống lại chuyên quyền của chúng
Liên Âu đã chứng kiến biến cố tại Đông Âu và Liên Xô chung quanh những năm trước sau 1990, va đã chứng kiến các biến cố bất nhân tại Trung quốc và Việt Nam. Vì thế Liên Âu từ năm 200 đã tỉnh ngộ, và thậm chí kết án chế độ Cộng Sản là một chế độ toàn trị bất nhân, bóp nghẹt tự do cơ bản của con người trong xã hội một cách chính thức, tập thể và công khai, trên tất cả các quốc gia thuộc khối Cộng Sản còn lại ở Châu Á, châu Mỹ và rải rắc ở nhiều nơi khác.
Tệ nạn tham những trong nước có sự tiếp tay của nhiều cá nhân và tổ chức nước ngoài, vì lợi ích cá nhân hay tập thể đầu tự, canh tranh với các quốc gia hay tổ chức doanh nhiệp tư nhân khác,đã trở nên đồ lõa tham ô phổ biến công khai với nhiều cá nhân và tổ chức trong các lãnh vực khác nhau tại Việt Nam, từ trung ương đến địa phương. Tiêu biểu là một số viên chức chương trình ODA Nhật Bản công khai nhìn nhận đã tham nhũng Huỳnh Ngọc Sĩ để trúng thầu hệ thống xây dựng giao thông Đông Tây tại Sàigòn. Trước đó, khi vụ tham những liên quan đến PMU bị phan phui, CSVN đã hết sức tìm cách bịt kín vụ này bằng những biện pháp gian trá bằng cách dùng tòa án một cách bất nhân để bỏ tù những ký giả có công tố cáo tham nhũng và pphục chức cho viên chức tham nhũng, vì hệ thống tham những liên quan đển hệ thống Trung Ương Đảng và chính quyền!.
Tệ nạn xã hội đã thâm nhập tất cả các hệ thống xã hội. Tiêu biểu là các đường giao thông hàng không Vietnam Airlines Việt Nam – Úc Châu, Việt Nam - Nhật Bản, hệ thống xây dựng cầu đường mà điển hình là vụ sập cầu Cân Thơ do Nhật Bản tài trợ, và hệ thống sản xuất và thương mại lúa gạo nhất là tại đổng bằng sống Cửu Long.
Người ta không quên nhiều đừng giây buôn bán thuốc phiện lậu đã bị phan phui ở nhiều hệ thống đường hang không giữa Việt Nam, Úc châu, New Zealand, Singapore, Canada
Chính sách sở hữu đất đai hiện nay lỗi thời không thể biện minh công ích được, vì hầu như toàn thể đất đai đã bị lạm danh, mượn danh chế độ công điền công thổ truyền thống, quốc sách công hữu hóa đất đai để tạo điều kiện cho tập thể đảng viên, quân đội, cán bộ công nhân viên chức nhà nước lạm dụng gây ra biết bao oan trái cho chủ sở hữu nhà đất là các tôn giáo và tập thể các công dân khác.
Hầu như toàn thể các lãnh vực sinh hoạt xã hội không còn chứng minh trong sáng. Tất cả đã bị hủ hóa, dối trá như ta thấy hiển nhiên trơ trẽn trong vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội Tất cả đã bị sa đọa vì tình trạng thiếu tư cách đạo đức của các viên chức trong tất cả mọi ngành kinh tế, thương mại, ngoại giao, giáo dục, chính trị, tôn giáo, từ thiện xã hội, y tế, giao thông, hải quan, hang không, hang hải, dầu khí, đưa người lao động đi ngước ngoài, nông ngư lâm và vo số các lãnh vực khác, không kể xiết... Tình trạng mất thể thống nhân bản dẫn đến đảo lộn đạo lý và phán đoán tổng quát của viên chức nắm quyền là một dấu chỉ cho thấy chế độ xã hội đã bước vào tình trạng tan rã. Nhưng cần có những nhân tố quyết định chấm dứt hẳn chế độ đang giãy chết này.
Cao trào dân chủ trong nước và nơi cộng đồng người Việt hải ngoài cùng nguyện vọng của toàn thể nhân dân trên thế giới là môi trường thuận lợi cho một Cao Quang Ánh tạo đà cho xu thế ấy. Chính sứ mệnh Cao Quang Ánh với nhận thức thực trạng Việt Nam sẽ là chất xúc tác hữu hiệu, liên kết các phong trào và lực lượng dân chủ của người Việt hải ngoại và trên thế giới cùng đồng qui tác dộng tạo nên cao trào dân chủ thống nhất trong nước kết hợp với sức mạnh dân chủ quật cường trong chế độ xã hội do Tổng Thống Obama có trách nhiệm xây dựng. Nếu toàn dân Hoa Kỳ ủng hộ Obama vì tư tưởng vĩ đại “thay đối – change we need” của Hoa Kỳ và thế giới, thì Việt Nam không thế đi ngược lại xu thế tất yếu phổ biến thực sự ấy của cộng đồng Việt Nam và nhân loại.
Sức chịu đựng lâu dài của dân oan đủ thành phần của Việt Nam trong hơn ba mười năm qua ở thế kỷ không gian nguyên tử và internet toàn cầu phải thúc đẩy tiến trình thay đổi ở Việt Nam đi nhanh với tốc độ ở thời đại tinh quyển (noosphere) ngày nay so với thời gian mấy thế kỷ trước kia trong lịch sử đã qua của Việt Nam và thế giới vậy. Nhân dân Việt Nam có quyền tin vào thế hệ Cao Quang Ánh có sứ mệnh làm thay đổi Việt Nam với tốc độ Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương.
San Francisco, 18/12/2008.5
Một Số Tài Liệu Tham Khảo
http://vietcatholic.net/News/Html/62180.htm
http://vietcatholic.net/News/Html/61838.htm
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5671
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5753
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5700
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5699
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5695
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5696
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=5697
Thư Mục Vụ Giáng Sinh giáo phận Thái Bình
+ GM F.X Nguyễn Văn Sang
15:48 19/12/2008
Thư Mục Vụ Giáng Sinh giáo phận Thái Bình
của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Gp Thái Bình
Gửi các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và các giáo hữu.
Giáng Sinh năm 2008 đã đến gần với nhân loại! Hàng tỷ người trên trái đất vui mừng đón lễ Giáng Sinh, tuy với tâm tình khác biệt nhưng hợp nhất trong một niềm vui chứa chan chân lý hy vọng vào Đấng Cứu Thế sinh ra, ban cho mọi người Bình An Hạnh Phúc.
Thực ra, theo Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng: "Chúa đã đến với nhân loại lần thứ nhất mang lấy bản tính nhân loại yếu hèn, người thực hiện lời Cha đã hứa thuở xưa và mở đường cứu độ đổi đời cho nhân loại”.
Lễ Giáng Sinh đầu hết trên thế giới, Chúa đến chấm dứt tình trạng hàng nghìn năm nhân loại như đất khô mong mưa trời sương sa với lòng thiết tha khẩn cầu: "Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Độ".
Chúa đã đến dưới hình thức Hài Nhi bé bỏng nằm trong hang đá giữa cảnh đơn sơ khó nghèo, có người mẹ trong trắng và người cha khiêm tốn lặng lẽ quỳ bên, nhưng nhân loại, như lời Tin Mừng thánh Gioan: "Người ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận" (Ga 1, 10-11).
Cả sau này, khi xuất hiện trong cuộc đời truyền giáo tại xứ Giuđêa, 3 năm trời đầy gian nan khốn khó đi vào mọi khía cạnh của cuộc đời cứu thế, và chịu chết trên thập giá, rồi sống lại vinh quang, nhưng một số đông nhân loại vẫn không đón nhận Ngài, Vì thế, vẫn phải có những mùa Vọng, vẫn còn cần phải có lễ Giáng Sinh dành cho mỗi cá nhân, gia đình, dân tộc cho đến tận thế: tức là Chúa sẽ đến lần thứ 2 "Đầy uy nghi vinh hiển, bấy giờ ơn cứu độ đã hiển nhiên chúng con sẽ lãnh nhận hạnh phúc Cha hứa ban". Bấy giờ là Trời Mới, Đất Mới, là khung cảnh của đêm Giáng Sinh vĩ đại nhất: vì Chúa sinh ra vĩnh viễn trong thế gian nơi không còn chết chóc than khóc tang ma, vì là nơi vĩnh viễn Thiên Chúa ở cùng người thế, là Đấng Emmanuel muôn đời ở với con người.
Vậy muốn hiện diện và là công dân của thành thánh Giêrusalem huy hoàng đó, cần phải đón tiếp Chúa Giáng Sinh trong lòng người, trong gia đình và xã hội. Đó là thời gian Ngày Nay giữa Hôm Qua Chúa đã đến lần thứ nhất và Ngày Mai Chúa sẽ đến lần thứ hai, cũng là lần chót hết mà như lời Kinh Tiền Tụng trên đây: "Chúng con tỉnh thức và vững dạ đợi chờ". Vậy, mừng Chúa Giáng sinh hôm nay, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội phải đón tiếp chính Chúa. Mỗi năm Giáng Sinh tới, chúng ta ít nhiều đều chuẩn bị khung cảnh bên ngoài: làm Hang đá, trưng đèn Giáng Sinh...,nhưng có nhiều khi lễ Giáng Sinh bị tục hóa bằng các cuộc ăn chơi trác táng suốt ngày thâu đêm tốn phí tiền bạc sức khỏe... mà không nghĩ tới mừng lễ Giáng Sinh là đón nhận Chúa vào lòng mình, gia đình mình và xã hội mình đang sống. Chúng ta có thể khẳng định một cách buồn sầu rằng: Giáng Sinh đã không được cử hành theo đúng nghĩa thẳm sâu như Chúa muốn, nên nhân loại chưa trở nên Trời Mới Đất Mới như sách Khải Huyền đã tả vẽ.
Chúng ta cần phải cầu nguyện và thực hiện những điều Bức Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về: "Môi trường Giáo dục công giáo để xây dựng Giáo hội và Xã Hội Việt Nam hôm nay và tương lai".
Một hình ảnh dễ thương của Hang đá máng cỏ và sau này là hình ảnh Ba Ngôi Thiên Chúa trong gia đình Thánh Gia được toàn thế giới Công Giáo mến yêu, tôn phục, phải được thực hiện trong xã hội loài người thì mới có Hạnh Phúc và Bình An như lời thiên thần đã chúc xưa trên Hang đá Belem.
Tôi xin thông báo cho anh chị em biết: Năm Hồng Đào của Giáo Phận sẽ kết thúc vào ngày 26 Tết sắp tới và chúng ta sẽ bước vào năm Giáo Dục Gia Đình của Giáo Phận.
Những việc làm cụ thể sẽ được chỉ dẫn sau, song trước mắt chúng ta phải quyết tâm học tập thấu đáo Thư Mục vụ 2008 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Kết luận: Anh chị em thân mến, đứng trước viễn cảnh huy hoàng tráng lệ của một lễ Giáng Sinh: Chúa sinh ra mãi mãi ở với loài người, chúng ta phấn khởi bước đi trong Hy Vọng tràn trề, mặc dầu còn bao khó khăn chồng chất trong đời sống hằng ngày, trong xã hội, như chính Bức Thư đã can đảm đề ra. Xin thân chúc cho mọi người trong Giáo Phận không kể lương giáo được Bình An Hạnh Phúc và xin Chúa Hài Đồng cùng Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Cả Giuse ban cho mỗi người chúng ta luôn nhớ lời Chúa Giêsu đã nói xưa: "Hãy Tin Tưởng Ta Đã Thắng Thế Gian" để Hang đá Giáng Sinh trở thành cụ thể nơi mỗi người, mỗi gia đình, xã hội và toàn thế giới nữa. Amen.
Thái Bình ngày 18 tháng 12 năm 2008
+ FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Giáo Phận Thái Bình.
của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Gp Thái Bình
Gửi các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và các giáo hữu.
Giáng Sinh năm 2008 đã đến gần với nhân loại! Hàng tỷ người trên trái đất vui mừng đón lễ Giáng Sinh, tuy với tâm tình khác biệt nhưng hợp nhất trong một niềm vui chứa chan chân lý hy vọng vào Đấng Cứu Thế sinh ra, ban cho mọi người Bình An Hạnh Phúc.
Thực ra, theo Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng: "Chúa đã đến với nhân loại lần thứ nhất mang lấy bản tính nhân loại yếu hèn, người thực hiện lời Cha đã hứa thuở xưa và mở đường cứu độ đổi đời cho nhân loại”.
Lễ Giáng Sinh đầu hết trên thế giới, Chúa đến chấm dứt tình trạng hàng nghìn năm nhân loại như đất khô mong mưa trời sương sa với lòng thiết tha khẩn cầu: "Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Độ".
Chúa đã đến dưới hình thức Hài Nhi bé bỏng nằm trong hang đá giữa cảnh đơn sơ khó nghèo, có người mẹ trong trắng và người cha khiêm tốn lặng lẽ quỳ bên, nhưng nhân loại, như lời Tin Mừng thánh Gioan: "Người ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận" (Ga 1, 10-11).
Cả sau này, khi xuất hiện trong cuộc đời truyền giáo tại xứ Giuđêa, 3 năm trời đầy gian nan khốn khó đi vào mọi khía cạnh của cuộc đời cứu thế, và chịu chết trên thập giá, rồi sống lại vinh quang, nhưng một số đông nhân loại vẫn không đón nhận Ngài, Vì thế, vẫn phải có những mùa Vọng, vẫn còn cần phải có lễ Giáng Sinh dành cho mỗi cá nhân, gia đình, dân tộc cho đến tận thế: tức là Chúa sẽ đến lần thứ 2 "Đầy uy nghi vinh hiển, bấy giờ ơn cứu độ đã hiển nhiên chúng con sẽ lãnh nhận hạnh phúc Cha hứa ban". Bấy giờ là Trời Mới, Đất Mới, là khung cảnh của đêm Giáng Sinh vĩ đại nhất: vì Chúa sinh ra vĩnh viễn trong thế gian nơi không còn chết chóc than khóc tang ma, vì là nơi vĩnh viễn Thiên Chúa ở cùng người thế, là Đấng Emmanuel muôn đời ở với con người.
Vậy muốn hiện diện và là công dân của thành thánh Giêrusalem huy hoàng đó, cần phải đón tiếp Chúa Giáng Sinh trong lòng người, trong gia đình và xã hội. Đó là thời gian Ngày Nay giữa Hôm Qua Chúa đã đến lần thứ nhất và Ngày Mai Chúa sẽ đến lần thứ hai, cũng là lần chót hết mà như lời Kinh Tiền Tụng trên đây: "Chúng con tỉnh thức và vững dạ đợi chờ". Vậy, mừng Chúa Giáng sinh hôm nay, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội phải đón tiếp chính Chúa. Mỗi năm Giáng Sinh tới, chúng ta ít nhiều đều chuẩn bị khung cảnh bên ngoài: làm Hang đá, trưng đèn Giáng Sinh...,nhưng có nhiều khi lễ Giáng Sinh bị tục hóa bằng các cuộc ăn chơi trác táng suốt ngày thâu đêm tốn phí tiền bạc sức khỏe... mà không nghĩ tới mừng lễ Giáng Sinh là đón nhận Chúa vào lòng mình, gia đình mình và xã hội mình đang sống. Chúng ta có thể khẳng định một cách buồn sầu rằng: Giáng Sinh đã không được cử hành theo đúng nghĩa thẳm sâu như Chúa muốn, nên nhân loại chưa trở nên Trời Mới Đất Mới như sách Khải Huyền đã tả vẽ.
Chúng ta cần phải cầu nguyện và thực hiện những điều Bức Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về: "Môi trường Giáo dục công giáo để xây dựng Giáo hội và Xã Hội Việt Nam hôm nay và tương lai".
Một hình ảnh dễ thương của Hang đá máng cỏ và sau này là hình ảnh Ba Ngôi Thiên Chúa trong gia đình Thánh Gia được toàn thế giới Công Giáo mến yêu, tôn phục, phải được thực hiện trong xã hội loài người thì mới có Hạnh Phúc và Bình An như lời thiên thần đã chúc xưa trên Hang đá Belem.
Tôi xin thông báo cho anh chị em biết: Năm Hồng Đào của Giáo Phận sẽ kết thúc vào ngày 26 Tết sắp tới và chúng ta sẽ bước vào năm Giáo Dục Gia Đình của Giáo Phận.
Những việc làm cụ thể sẽ được chỉ dẫn sau, song trước mắt chúng ta phải quyết tâm học tập thấu đáo Thư Mục vụ 2008 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Kết luận: Anh chị em thân mến, đứng trước viễn cảnh huy hoàng tráng lệ của một lễ Giáng Sinh: Chúa sinh ra mãi mãi ở với loài người, chúng ta phấn khởi bước đi trong Hy Vọng tràn trề, mặc dầu còn bao khó khăn chồng chất trong đời sống hằng ngày, trong xã hội, như chính Bức Thư đã can đảm đề ra. Xin thân chúc cho mọi người trong Giáo Phận không kể lương giáo được Bình An Hạnh Phúc và xin Chúa Hài Đồng cùng Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Cả Giuse ban cho mỗi người chúng ta luôn nhớ lời Chúa Giêsu đã nói xưa: "Hãy Tin Tưởng Ta Đã Thắng Thế Gian" để Hang đá Giáng Sinh trở thành cụ thể nơi mỗi người, mỗi gia đình, xã hội và toàn thế giới nữa. Amen.
Thái Bình ngày 18 tháng 12 năm 2008
+ FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Giáo Phận Thái Bình.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công An bắn vào người biểu tình ở Kiên Giang
Hà Giang, RFA
03:02 19/12/2008
Công An bắn vào người biểu tình ở Kiên Giang
Hôm 17-12-2008 tại nông trường 42, tỉnh ủy Kiên Giang, gần 500 người, đại diện cho 1064 hộ, đã biểu tình để cực lực phản đối việc chính quyền chiếm đất đai, là phương tiện sinh nhai chính của họ.
Dư luận cho biết, để đàn áp đám người biểu tình, hàng trăm công an đã kéo đến, ném lựu đạn cay và dùng súng bắn vào dân, gây thương tích trầm trọng cho một số người.
Tranh chấp đất đai
Theo lời của bà Huỳnh Thị Ba, một người dân vùng Kiên Giang, thì đúng 8 giờ sáng ngày 17/12/2008 đội thi hành án cưỡng chế của huyện Kim Lương, đông khoảng 125 người gồm cán bộ và công an đã đến để cưỡng chiếm hai hộ Lê Thị Hiến và Phạm Tỷ ở tổ 8 ấp Tây Tư, xã Vĩnh Phú, huyện Kim Lương, Kiên Giang.
Bà Ba chia xẻ về lịch sử của vùng đất mà bà và hơn một ngàn gia đình nữa đang sinh sống như sau:
“Số đất này của nhân dân chúng tôi là 1064 hộ. Chúng tôi đã mua lại đất hoang của trung đoàn 34, quân khu 9. Chúng tôi mua đất hoang này đã 12 năm rồi, cán bộ nhà nước đã động viên dân khai khẩn đất hoang để khai thác làm lúa.”
Cũng theo lời bà Huỳnh Thị Ba thì những người dân nghèo Kiên Giang, sau khi tập trung hết tiền của vào những mảnh đất hoang dã, và dùng sức người để cầy lên sỏi đá, họ dần dà đã khắc phục được thiên nhiên và thu hoạch được khoảng bốn, năm mươi dạ một công.
Nhưng đại diện nhà nước đã mang cái bằng khoán ở đâu đến để cưỡng chế lấy đất của họ. Điều này đã khiến dân chúng sợ mất nhà mất đất, mất đi nồi cơm và chính cuộc sống của mình nên họ đã tập trung rất đông lại để phản kháng, cũng như để bảo vệ đất đai của mình.
Công an nổ súng
Phản ứng của những người dân quê này đã khiến công an và cán bộ cưỡng chế nhà nước mạnh tay đàn áp họ. Bà Huỳnh Thị Ba tường thuật:
“Cán bộ đi cưỡng chế, dùng súng bắn vào dân chúng tôi, rồi dùng trái cay quăng vào dân chúng tôi, rồi dùng chó bẹc-rê để phụ tấn công chúng tôi, cưỡng bức chúng tôi quá nhiều, rồi dùng dây điện để đánh dân chúng tôi.
Cuối cùng đội cưỡng chế đã bắn 9 người dân chúng tôi bị thương. Bà Nguyễn Thị Ba 63 tuổi, bị thương ở bắp chuối trái rất là nặng. Ông Đào Văn Thành bị thương ở bắp chuối phải rất nặng, em Kỳ khoảng chừng 30 tuổi bị thương ở bắp tay phải, em Đạt, rách cần cổ và bị toác lỗ tai lên chừng một tấc. Họ còn dùng roi điện oánh hai người bị té xỉu.
Sau đó đội cưỡng chế bắt đầu đội cưỡng chó để rượt cắn nhân dân chúng tôi, do đó khi chúng tôi dùng lửa xăng phụt lên thì rượt chạy đi. Có ông phó thi hành án cởi áo công an của ổng, ổng nhẩy xuống sông ổng lặn, dân tôi mới bắt được. Công an chạy đi bỏ lại lá chắn. Họ bắt đi ba người chúng tôi, chúng tôi sợ bắt đi nữa, dùng lửa rượt họ, thì họ chạy bỏ ba người này lại và chúng tôi mở còng cho họ và giữ còng.
Dân chúng tôi vì miếng cơm và vì bị uy hiếp tinh thần nên chúng tôi mới chống lại. Chúng tôi rất biết về luật, biết đánh người là sẽ gây thương tích. Rất nhiều cán bộ sau khi công an bỏ chạy, đã đầu hàng nói rằng do cấp trên chỉ đạo, thành ra tụi tôi thương, không đánh cán bộ. Ông phó thi hành án làm giấy cam kết là không vô cưỡng chế lấy đất của dân chúng tôi nữa, nên chúng tôi cho họ ra về và trả lại con chó.
Hôm nay là theo giấy thông báo khống chế thi hành án kinh Tây Năm, hôm qua là kinh Tư hôm nay là kinh Năm, dân hôm nay cũng tập trung lại như ngày hôm qua, và cũng thủ tinh thần như ngày hôm qua.”
Cầu cứu công luận
Ông Thành thuộc ấp Tây Năm, tỉnh Kiên Giang cũng đang đứng cùng những người chòm xóm của mình để yêu cầu nhà nước đừng chiếm đoạt đất đai và lấy đi cuộc sống của họ:
“Bây giờ dân người ta đứng đây trên dưới cũng đông người để mà im lặng chờ coi chính quyền nói làm sao, người ta chỉ đòi hỏi chính quyền bây giờ đừng có lấy đất của bà con, chứ bà con không làm gì hết.”
Ông cho biết thêm rằng có hai người bị thương rất nặng phải nằm phòng cấp cứu ở nhà thương Châu Đốc:
“Còn hai người đang cấp cứu á, bị uýnh nặng đang cấp cứu ở bệnh viện Châu Đốc á, bây giờ còn đang nằm trong phòng cấp cứu á.”
Một người đàn ông khác cũng người ấp Tây Năm, lên tiêng cầu cứu:
“Bây giờ nó trên đường nó đang chuẩn bị nó đang đi vô đó, bây giờ nhờ ở nước ngoài can thiệp dùm chứ nó bây giờ là nó đang chuẩn bị nó dô, hôm qua ở bên Tây Tư nó vô khoảng 120 quân bây giờ nghe nói nó đem vô 200 quân gì đó…”
Dư luận cho rằng tiếng kêu cứu của ông không phải là tiếng kêu duy nhất của những người dân đang đi tìm công lý.
(Nguồn: Hà Giang, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-shot-at-farmers-protesting-against-land-robbery-HGiang-12182008113404.html)
Hôm 17-12-2008 tại nông trường 42, tỉnh ủy Kiên Giang, gần 500 người, đại diện cho 1064 hộ, đã biểu tình để cực lực phản đối việc chính quyền chiếm đất đai, là phương tiện sinh nhai chính của họ.
Ảnh chụp từ video trên trang Youtube: Kiên Giang 10-2008 |
Tranh chấp đất đai
Theo lời của bà Huỳnh Thị Ba, một người dân vùng Kiên Giang, thì đúng 8 giờ sáng ngày 17/12/2008 đội thi hành án cưỡng chế của huyện Kim Lương, đông khoảng 125 người gồm cán bộ và công an đã đến để cưỡng chiếm hai hộ Lê Thị Hiến và Phạm Tỷ ở tổ 8 ấp Tây Tư, xã Vĩnh Phú, huyện Kim Lương, Kiên Giang.
Bà Ba chia xẻ về lịch sử của vùng đất mà bà và hơn một ngàn gia đình nữa đang sinh sống như sau:
“Số đất này của nhân dân chúng tôi là 1064 hộ. Chúng tôi đã mua lại đất hoang của trung đoàn 34, quân khu 9. Chúng tôi mua đất hoang này đã 12 năm rồi, cán bộ nhà nước đã động viên dân khai khẩn đất hoang để khai thác làm lúa.”
Cũng theo lời bà Huỳnh Thị Ba thì những người dân nghèo Kiên Giang, sau khi tập trung hết tiền của vào những mảnh đất hoang dã, và dùng sức người để cầy lên sỏi đá, họ dần dà đã khắc phục được thiên nhiên và thu hoạch được khoảng bốn, năm mươi dạ một công.
Nhưng đại diện nhà nước đã mang cái bằng khoán ở đâu đến để cưỡng chế lấy đất của họ. Điều này đã khiến dân chúng sợ mất nhà mất đất, mất đi nồi cơm và chính cuộc sống của mình nên họ đã tập trung rất đông lại để phản kháng, cũng như để bảo vệ đất đai của mình.
Công an nổ súng
Phản ứng của những người dân quê này đã khiến công an và cán bộ cưỡng chế nhà nước mạnh tay đàn áp họ. Bà Huỳnh Thị Ba tường thuật:
“Cán bộ đi cưỡng chế, dùng súng bắn vào dân chúng tôi, rồi dùng trái cay quăng vào dân chúng tôi, rồi dùng chó bẹc-rê để phụ tấn công chúng tôi, cưỡng bức chúng tôi quá nhiều, rồi dùng dây điện để đánh dân chúng tôi.
Cuối cùng đội cưỡng chế đã bắn 9 người dân chúng tôi bị thương. Bà Nguyễn Thị Ba 63 tuổi, bị thương ở bắp chuối trái rất là nặng. Ông Đào Văn Thành bị thương ở bắp chuối phải rất nặng, em Kỳ khoảng chừng 30 tuổi bị thương ở bắp tay phải, em Đạt, rách cần cổ và bị toác lỗ tai lên chừng một tấc. Họ còn dùng roi điện oánh hai người bị té xỉu.
Sau đó đội cưỡng chế bắt đầu đội cưỡng chó để rượt cắn nhân dân chúng tôi, do đó khi chúng tôi dùng lửa xăng phụt lên thì rượt chạy đi. Có ông phó thi hành án cởi áo công an của ổng, ổng nhẩy xuống sông ổng lặn, dân tôi mới bắt được. Công an chạy đi bỏ lại lá chắn. Họ bắt đi ba người chúng tôi, chúng tôi sợ bắt đi nữa, dùng lửa rượt họ, thì họ chạy bỏ ba người này lại và chúng tôi mở còng cho họ và giữ còng.
Dân chúng tôi vì miếng cơm và vì bị uy hiếp tinh thần nên chúng tôi mới chống lại. Chúng tôi rất biết về luật, biết đánh người là sẽ gây thương tích. Rất nhiều cán bộ sau khi công an bỏ chạy, đã đầu hàng nói rằng do cấp trên chỉ đạo, thành ra tụi tôi thương, không đánh cán bộ. Ông phó thi hành án làm giấy cam kết là không vô cưỡng chế lấy đất của dân chúng tôi nữa, nên chúng tôi cho họ ra về và trả lại con chó.
Hôm nay là theo giấy thông báo khống chế thi hành án kinh Tây Năm, hôm qua là kinh Tư hôm nay là kinh Năm, dân hôm nay cũng tập trung lại như ngày hôm qua, và cũng thủ tinh thần như ngày hôm qua.”
Cầu cứu công luận
Ông Thành thuộc ấp Tây Năm, tỉnh Kiên Giang cũng đang đứng cùng những người chòm xóm của mình để yêu cầu nhà nước đừng chiếm đoạt đất đai và lấy đi cuộc sống của họ:
“Bây giờ dân người ta đứng đây trên dưới cũng đông người để mà im lặng chờ coi chính quyền nói làm sao, người ta chỉ đòi hỏi chính quyền bây giờ đừng có lấy đất của bà con, chứ bà con không làm gì hết.”
Ông cho biết thêm rằng có hai người bị thương rất nặng phải nằm phòng cấp cứu ở nhà thương Châu Đốc:
“Còn hai người đang cấp cứu á, bị uýnh nặng đang cấp cứu ở bệnh viện Châu Đốc á, bây giờ còn đang nằm trong phòng cấp cứu á.”
Một người đàn ông khác cũng người ấp Tây Năm, lên tiêng cầu cứu:
“Bây giờ nó trên đường nó đang chuẩn bị nó đang đi vô đó, bây giờ nhờ ở nước ngoài can thiệp dùm chứ nó bây giờ là nó đang chuẩn bị nó dô, hôm qua ở bên Tây Tư nó vô khoảng 120 quân bây giờ nghe nói nó đem vô 200 quân gì đó…”
Dư luận cho rằng tiếng kêu cứu của ông không phải là tiếng kêu duy nhất của những người dân đang đi tìm công lý.
(Nguồn: Hà Giang, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-shot-at-farmers-protesting-against-land-robbery-HGiang-12182008113404.html)
Sự thật kiểu thầy bói xem voi
Hoàng Cúc
03:13 19/12/2008
SỰ THẬT KIỂU THẦY BÓI XEM VOI
Cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu từng nói một câu mà hầu như người Việt Nam nào quan tâm đến thế sự đều thuộc nằm lòng: “Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy xem những việc cộng sản làm!” Tại sao câu nói này lại có sức sống lâu như thế trong lòng người Việt? Phải chăng vì uy tín, đức độ, tài năng của người nói? Tất cả những điều đó tôi không dám chắc. Để phần nào hiểu được lí do khiến câu nói này có sức sống bền bỉ như thế, thiết tưởng ta cần phải cùng nhau có vài quan sát nho nhỏ.
Những vòng kim cô
Những người từng theo dõi những vụ án lớn tại Việt Nam hẳn không xa lạ với những thông tin “rò rỉ” . Chẳng hạn trong vụ án “Bố Già” Năm Cam, cũng như nhiều vụ án lớn khác, đã có chỉ thị “khoanh vùng” điều tra, vì có những khu vực và cấp bậc bất khả đụng chạm. Đối với những “vụ án nhạy cảm” như vụ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, hay như vụ Điếu Cày và gần đây hơn là vụ xét xử 8 giáo dân Thái Hà, luật sư bào chữa muốn nói gì thì nói, chánh án có cứng họng không trả lời được những chất vấn, thì án vẫn được tuyên bố, không dựa vào việc tranh luận thực tế tại toà nhằm xem xét chuyện có tội hay vô tội, mức độ nặng nhẹ ra sao, mà dựa vào những chỉ thị. Như thế cũng có nghĩa một phiên toà mở ra chỉ để ông nói gà bà nói vịt, vì ngay cả ông chánh án toà án nhân dân tối cao cũng đã nói trước quốc hội rằng: “ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được…” Người có óc hài hước sau khi dự vài phiên xử như thế hẳn phải chua chát nhận định rằng: Ô, hoá ra không phải là xử án, mà là diễn kịch!
Nói đến chuyện diễn kịch, tôi lại nghĩ đến nhiều màn kịch thật hài hước lắm. Chẳng hạn như trong chế độ dân chủ gấp triệu lần tư bản như ai đó từng tuyên bố, nơi người dân có không thiếu một quyền nào dành cho loài động vật hai chân có tên là con người, mỗi khi có bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, người ta lại “phấn khởi hồ hởi” tham gia vào “ngày hội lớn của toàn dân” khi “thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân” , bằng cách đi gạch một vài cái tên trong một bản danh sách. Còn những ứng cử viên bị gạch tên hay được để lại mồm ngang mũi dọc thế nào người ta cũng chẳng mấy bận tâm. Hoặc giả ai đó thực sự bận tâm nêu ra vài thắc mắc về nhân thân những ứng cử viên đó thì “thôi rồi Lượm ơi” , chú mày lập tức bị nghi ngờ, theo dõi, vì “đã bị các thế lực thù địch lôi kéo xúi giục” . Còn ai đó lại dám từ chối cái “quyền thiêng liêng” này thì hãy nhớ một điều đơn giản không hề đơn giản: tên chú mày đã bị ghi vào sổ đen thuộc “thành phần chống đối”. Người đi bầu cũng chậc lưỡi rằng “ôi giời, họ sắp xếp hết rồi ấy mà!” Nói thế đâu khác gì khẳng định rằng tất cả cũng vẫn chỉ là trò diễn kịch mà thôi.
Vậy nên nếu ai đó không chịu hiểu rằng xử án hay bầu cử hay chuyện gì gì ở cái xứ sở Việt Nam cũng đơn giản chỉ là diễn kịch, rồi bày trò bào chữa hay thắc mắc rồi tự vận động ứng cử, lập tức sẽ bị “khoanh vùng” và xếp vào hạng “thế lực thù địch” . Cũng vì thế mà khi có chuyện “đáo tụng đình” , một việc mà người Việt Nam luôn coi là một mối hoạ cần phải tránh hết sức, hay ai đó muốn thăng tiến trên đường hoạn lộ, việc thông thường mà người Việt Nam phải làm sẽ không phải là tìm luật sư giỏi để bào chữa, hay hoạch định ra chiến dịch tranh cử hiệu quả, mà tìm cách dấm dúi với đám đạo diễn. Ai chẳng biết rằng người quyết định diễn tiến vở diễn không thuộc quyền diễn viên và càng không thuộc quyền khán giả. Hoá ra chính quyền Việt Nam cũng quan tâm đến người dân lắm đấy chứ, họ biết đa số dân Việt Nam không dư giả tới mức có đủ tiền mua vé xem kịch, vậy nên thỉnh thoảng bày trò diễn kịch. Dĩ nhiên tiền chi phí cũng lấy từ thuế của dân, của thiên trả địa, như vậy kể ra cũng là sòng phẳng.
Một dân tộc ham mê kịch nghệ?
Độc giả sẽ hỏi tôi là chẳng lẽ người Việt mình lại ham mê cái món kịch nghệ đến thế? Chẳng lẽ cái trò kịch nghệ lại diễn ra ở khắp mọi cơ cấu xã hội hay sao?
Dĩ nhiên chuyện máu mê kịch nghệ không nằm trong bản tính người Việt. Nhưng sau bao nhiêu lần cứ diễn đi diễn lại cái trò đơn giản là tất cả mọi chuyện đều đã có “chỉ đạo” , mọi chuyện đều đã có trung ương nghĩ hộ, ai cả gan hí hoáy nghĩ ngợi tí xíu thì cứ yên tâm là “thôi rồi Lượm ơi” , người ngu si đến mấy cũng nhận ra rằng cái món hàng xa xỉ phẩm suy tư hay ý kiến cá nhân đã thành hàng quốc cấm, rằng món hàng đó là thứ chất độc giết người, để có thể tiếp tục tồn tại, họ buộc phải giã từ mọi suy nghĩ. Thôi thì đã không thành được triết gia, ít ra ta cũng thành diễn viên. Mà đã là diễn viên thì buộc phải múa may theo ý đạo diễn.
Trong một xã hội chỉ biết răm rắp cúi đầu đi theo “định hướng” , một ngày đẹp trời nào đó bỗng có vài gã lãng tử muốn khuỳnh khoàng bước lệch ra đôi chút, họ sẽ bị coi là lũ quái gở, lũ dở người. Các người muốn chống tham nhũng, chống bá quyền, chống độc tài hả? Đừng có mơ nhé! Thứ hàng ngoại lai đó dân Việt ta không quen dùng đâu, không dùng nổi đâu. Các người muốn chống thói tham lam, ti tiện, ích kỉ, tự tư tự lợi hả? Làm người ai chả vậy, làm quan ai chả thế, đời nào chả thế!
Vậy nên ở quán chè hàng nước, ở bờ ruộng luỹ tre, chỗ nào ta cũng nghe thấy nói tới nạn hà hiếp, tham nhũng, biển thủ, làm giầu nhanh chóng của đám quan tham, à quên, của đám đầy tớ bất lương. Diễn giả có thể đỏ mặt tía tai, vung tay múa chân, nhưng nếu nói tới chuyện mời họ công khai bày tỏ ý kiến về những vụ việc như thế ở những nơi hội họp, nhất là đứng ra làm chứng ở các phiên toà, thật khó chẳng khác việc đốt đuốc giữa ban ngày tìm người công chính. Diễn giả sẽ biến sắc thất thần thưa lại rằng: ấy chết, em còn phải sống chứ. Vô tình một cách rất tự nhiên, người Việt đã chấp nhận sự tồn tại nhởn nhơ của cái cơ cấu quái quỉ, tệ hại, thối nát và không hề có ý định thay đổi hay xô đổ nó. Họ chấp nhận trở thành những vai diễn mờ nhạt, đôi khi thành những con vật tế thần chỉ kịp kêu lên vài tiếng rú thê thảm khi bị chọc tiết. Rồi vở kịch lại tiếp diễn với những màn vô hồn uể oải, mệt mỏi rã rời.
Sự thật bị cắt xén tráo đổi
Dù sao, là con người, hẳn người Việt mình cũng phải còn chút xíu lương tri, dù là rất nhỏ chứ.
Cái mặt kẻ cướp rành rành, đang rình rập nuốt đất nuốt biển của mình thì ít ra mình phải còn có ít nhất một chút lòng tự trọng nhỏ xíu là nổi giận và phản ứng chứ. Ngay cả chuyện này cũng đừng có mơ nhé. Ai ăn cướp? Cướp chỗ nào? Bằng chứng đâu? Kẻ đặt câu hỏi chỉ cần mạnh miệng chút chíu là con thỏ nhút nhát đã co chân chạy biến ngay, đừng hòng còn chút tăm hơi. Hay ai đó còn có chút gan dạ chường cái mặt xanh lét ra đó thì cái kẻ ba trợn kia sẽ chơi bài cáo già đóng giả nai tơ rằng thì là ai chẳng yêu tổ quốc quê hương, rằng thì là nào có ai muốn đất nước mình bị kẻ khác cấu xé, nhưng mình yếu mà nó mạnh lắm, rằng chính phủ sáng suốt lắm, khôn ngoan lắm đã có đường đi nước bước cả rồi, đâu sẽ có đó hết. Lời lẽ sao mà cứ như mật rót vào tai. Rồi cứ rót mãi, cái tai sẽ điếc đặc chẳng còn phân biệt được đâu là tiếng chó đâu là tiếng người!
Vậy nên ở toà án, luật sư cãi băng tất cả những tội trạng của viện này viện kia, của cả ông chánh án, nhưng khi tuyên án vẫn là vài ba năm tù. Bằng đôi tai nghễnh ngãng hay đã điếc đặc, đa số vẫn cho rằng: chuyện bình thường ấy mà, họ xử nhẹ cho như thế đã là may lắm rồi.
Hay cái lẽ đơn giản đảo này đảo kia của nước mình, bây giờ kẻ cướp nó chiếm nó đặt làm quận huyện, phải lên tiếng chớ. Người lên tiếng bị công an quân đội của chính nước mình hằm hè chăng dây thép gai ngăn chặn, quá nữa thì bị bắt giam hành hạ bỏ tù, người đi đường vẫn bàng quan coi những chuyện đó chẳng liên quan gì tới mình. Thậm chí có kẻ còn lên mặt hiểu biết chê bai rằng: rõ hâm, đi làm cái chuyện ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng! Thử nghĩ lại xem, mình chống ngoại xâm mà công an quân đội nước mình lại cương quyết tìm mọi cách chống lại mình thì bọn đó là quân bán nước rõ ràng rồi. Người nước mình thấy quốc gia bị xâm hại mà vẫn làm ngơ thì thành người ngoại quốc mất rồi! Vậy chứ trong lịch sử của cái băng đảng được công an quân đội bảo vệ đó, có thứ gì của quốc gia dân tộc có thể bán được mà họ lại không tìm đủ cách bán tống bán tháo? Vấn đề nằm ở chỗ đa số người dân vẫn cho đó là chuyện bình thường, lại còn tự nhủ rằng: họ chưa bỏ tù hay giết chết mình là may lắm rồi!
Đôi tai bị rót mật đã quen, kẻ nào lại đòi móc thứ mật đó ra, kẻ đó cứ liệu thần hồn. Anh mày thích tai đầy mật vậy đó!
Toà án không bao giờ dám để truy nguyên nên luôn có khoanh vùng. Hiện trạng biên giới và hải đảo của tổ quốc cũng không ai được truy nguyên, nên luôn có những khu vực nhạy cảm bất khả đụng chạm. Ai cả gan làm những chuyện dại dột đó là bị “thế lực thù địch lôi kéo xúi giục” . Chỉ nguyên cái tội đó thôi là chú mày chết ba đời nhà chú mày rồi.
Toà án không cho truy nguyên, nên cái sự thật được ngài chánh án đưa ra cũng có vẻ giống sự thật. Hiện trạng biên giới và hải đảo thì rằng thì là đã có nhà nước lo, đừng tò mò, đừng nghe kẻ xấu xúi giục, chính quyền nhà mình sáng suốt và đang bàn bạc với phía bên họ theo công pháp và thông lệ quốc tế. Cứ yên tâm, mình không bị thiệt đâu.
Nhưng không được truy nguyên, nghĩa là sự thật nếu có được phơi ra cũng chỉ là một khúc. Một khúc sự thật, sự thật bị che chắn, sự thật bị khoanh vùng, bị cắt xén, bị gọt đẽo là gì nếu không phải là sự thật kiểu thầy bói xem voi. Kéo tay cái lũ dân tai đầy mật ngọt giết người, rồi bịt mắt nó lại dí tay nó vào tai voi, rồi lại dùng lời mật ngọt rót tiếp vào tai nó rằng thì là con voi đó, đảng và chính phủ sáng suốt đã xem kĩ lắm rồi, nó giống như cái quạt mo mà. Kẻ kia sẽ tấm tắc phụ hoạ: đúng rồi đúng rồi! Thế mà thằng ấy thằng nọ lại đi bảo con voi có bốn chân, có vòi, bụng như cái trống. Sai bét sai bét, đúng là kẻ xấu! Thật trăm nghe chẳng bằng một thấy, à quên sờ. Ơn đảng và chính phủ quá. Nhờ đảng và chính phủ quan tâm hướng dẫn giáo dục tôi mới biết con voi giống cái quạt mo nhà tôi. Chứ cứ để tự tôi mày mò thì tới đời thủa nào mới biết được sự thật này!
Ai đó sẽ nói với tôi rằng dân Việt mình nào đến nỗi ngu si khờ khạo đến mức ấy. Nhưng cái ngón bưng bít để đổi trắng thay đen được ra rả rót vào tai dân Việt từ vài chục năm rồi, kết quả của trò đó tai hại lắm. Đến lúc kẻ kia lấy tờ giấy đen chìa ra rồi rêu rao lên rằng: trắng đấy. Mọi người sẽ nhất loạt hưởng ứng rằng: ừ, trắng nhỉ. Cái tội bưng bít, che chắn, khoanh vùng và cắt xén sự thật mới khủng khiếp biết chừng nào!
Người viết bài này từng có nhiều dịp tranh cãi với nhiều cán bộ nhà nước về vấn đề sự thật. Lời họ nói lúc nào cũng là sự thật, nhưng phiền ở chỗ đó là sự thật kiểu “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng” , sự thật kiểu chân lí là cái lí có chân có thể chạy từ bên phải qua bên trái. Nói một cách màu mè thì sự thật mà họ trình bày luôn phiến diện, lí luận của họ luôn quanh quẩn lòng vòng, nên đó là sự thật đã bị bóp vụn và nháo nhào bằng bài đánh tráo khái niệm của trò lật lọng đổi trắng thay đen. Đa số người dân đã bị món lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng quang vinh mê hoặc mất rồi, làm sao còn có thể tìm ra chút ít manh mối của SỰ THẬT trong mớ hổ lốn hỗn độn đó!
Những bài tỉ tê ra rả suốt ngày nào là công lao dành độc lập tự do, nào là phải ổn định chính trị mới làm cho đất nước phát triển được, nào là quan niệm về nhân quyền ở ta khác với Âu Mĩ, nào là bọn cha cố và nhà thờ luôn cấu kết với thực dân đế quốc, nào là bọn đó là gián điệp đội lốt tu hành vân vân và vân vân chính là những thứ mật vẫn đang tràn ra lênh láng, có thể nhấn chìm cả vận mạng dân tộc Việt Nam!
Vậy nên, những kẻ nhắc lại lời ông Nguyễn Văn Thiệu xưa hẳn không phải vì uy tín cá nhân ông ta, nhưng vì với đôi chút am hiểu thế sự, với ít nhiều trải nghiệm cá nhân, họ nhận ra rằng có đám người nói thật hay mà tâm địa đen xì, cái đám cứ ra rả chuyện nhân nghĩa, nhưng lại hết sức độc ác gian manh. Nhiều người bị lừa phỉnh chỉ vì đã nghiện thứ mật ngọt rót vào tai mất rồi.
Người có chút chữ nghĩa gọi đám nói láo là giả hình, dân gian bảo rằng nó nói một đàng làm một nẻo, còn ông Nguyễn Văn Thiệu lại nói: “Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy xem những việc cộng sản làm!” Nhưng giờ đây, ngay cả chuyện phơi ra sự thật những việc họ làm cũng đã là một chuyện thiên nan vạn nan với đa số người Việt!
Cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu từng nói một câu mà hầu như người Việt Nam nào quan tâm đến thế sự đều thuộc nằm lòng: “Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy xem những việc cộng sản làm!” Tại sao câu nói này lại có sức sống lâu như thế trong lòng người Việt? Phải chăng vì uy tín, đức độ, tài năng của người nói? Tất cả những điều đó tôi không dám chắc. Để phần nào hiểu được lí do khiến câu nói này có sức sống bền bỉ như thế, thiết tưởng ta cần phải cùng nhau có vài quan sát nho nhỏ.
Những vòng kim cô
Những người từng theo dõi những vụ án lớn tại Việt Nam hẳn không xa lạ với những thông tin “rò rỉ” . Chẳng hạn trong vụ án “Bố Già” Năm Cam, cũng như nhiều vụ án lớn khác, đã có chỉ thị “khoanh vùng” điều tra, vì có những khu vực và cấp bậc bất khả đụng chạm. Đối với những “vụ án nhạy cảm” như vụ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, hay như vụ Điếu Cày và gần đây hơn là vụ xét xử 8 giáo dân Thái Hà, luật sư bào chữa muốn nói gì thì nói, chánh án có cứng họng không trả lời được những chất vấn, thì án vẫn được tuyên bố, không dựa vào việc tranh luận thực tế tại toà nhằm xem xét chuyện có tội hay vô tội, mức độ nặng nhẹ ra sao, mà dựa vào những chỉ thị. Như thế cũng có nghĩa một phiên toà mở ra chỉ để ông nói gà bà nói vịt, vì ngay cả ông chánh án toà án nhân dân tối cao cũng đã nói trước quốc hội rằng: “ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được…” Người có óc hài hước sau khi dự vài phiên xử như thế hẳn phải chua chát nhận định rằng: Ô, hoá ra không phải là xử án, mà là diễn kịch!
Nói đến chuyện diễn kịch, tôi lại nghĩ đến nhiều màn kịch thật hài hước lắm. Chẳng hạn như trong chế độ dân chủ gấp triệu lần tư bản như ai đó từng tuyên bố, nơi người dân có không thiếu một quyền nào dành cho loài động vật hai chân có tên là con người, mỗi khi có bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, người ta lại “phấn khởi hồ hởi” tham gia vào “ngày hội lớn của toàn dân” khi “thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân” , bằng cách đi gạch một vài cái tên trong một bản danh sách. Còn những ứng cử viên bị gạch tên hay được để lại mồm ngang mũi dọc thế nào người ta cũng chẳng mấy bận tâm. Hoặc giả ai đó thực sự bận tâm nêu ra vài thắc mắc về nhân thân những ứng cử viên đó thì “thôi rồi Lượm ơi” , chú mày lập tức bị nghi ngờ, theo dõi, vì “đã bị các thế lực thù địch lôi kéo xúi giục” . Còn ai đó lại dám từ chối cái “quyền thiêng liêng” này thì hãy nhớ một điều đơn giản không hề đơn giản: tên chú mày đã bị ghi vào sổ đen thuộc “thành phần chống đối”. Người đi bầu cũng chậc lưỡi rằng “ôi giời, họ sắp xếp hết rồi ấy mà!” Nói thế đâu khác gì khẳng định rằng tất cả cũng vẫn chỉ là trò diễn kịch mà thôi.
Vậy nên nếu ai đó không chịu hiểu rằng xử án hay bầu cử hay chuyện gì gì ở cái xứ sở Việt Nam cũng đơn giản chỉ là diễn kịch, rồi bày trò bào chữa hay thắc mắc rồi tự vận động ứng cử, lập tức sẽ bị “khoanh vùng” và xếp vào hạng “thế lực thù địch” . Cũng vì thế mà khi có chuyện “đáo tụng đình” , một việc mà người Việt Nam luôn coi là một mối hoạ cần phải tránh hết sức, hay ai đó muốn thăng tiến trên đường hoạn lộ, việc thông thường mà người Việt Nam phải làm sẽ không phải là tìm luật sư giỏi để bào chữa, hay hoạch định ra chiến dịch tranh cử hiệu quả, mà tìm cách dấm dúi với đám đạo diễn. Ai chẳng biết rằng người quyết định diễn tiến vở diễn không thuộc quyền diễn viên và càng không thuộc quyền khán giả. Hoá ra chính quyền Việt Nam cũng quan tâm đến người dân lắm đấy chứ, họ biết đa số dân Việt Nam không dư giả tới mức có đủ tiền mua vé xem kịch, vậy nên thỉnh thoảng bày trò diễn kịch. Dĩ nhiên tiền chi phí cũng lấy từ thuế của dân, của thiên trả địa, như vậy kể ra cũng là sòng phẳng.
Một dân tộc ham mê kịch nghệ?
Độc giả sẽ hỏi tôi là chẳng lẽ người Việt mình lại ham mê cái món kịch nghệ đến thế? Chẳng lẽ cái trò kịch nghệ lại diễn ra ở khắp mọi cơ cấu xã hội hay sao?
Dĩ nhiên chuyện máu mê kịch nghệ không nằm trong bản tính người Việt. Nhưng sau bao nhiêu lần cứ diễn đi diễn lại cái trò đơn giản là tất cả mọi chuyện đều đã có “chỉ đạo” , mọi chuyện đều đã có trung ương nghĩ hộ, ai cả gan hí hoáy nghĩ ngợi tí xíu thì cứ yên tâm là “thôi rồi Lượm ơi” , người ngu si đến mấy cũng nhận ra rằng cái món hàng xa xỉ phẩm suy tư hay ý kiến cá nhân đã thành hàng quốc cấm, rằng món hàng đó là thứ chất độc giết người, để có thể tiếp tục tồn tại, họ buộc phải giã từ mọi suy nghĩ. Thôi thì đã không thành được triết gia, ít ra ta cũng thành diễn viên. Mà đã là diễn viên thì buộc phải múa may theo ý đạo diễn.
Trong một xã hội chỉ biết răm rắp cúi đầu đi theo “định hướng” , một ngày đẹp trời nào đó bỗng có vài gã lãng tử muốn khuỳnh khoàng bước lệch ra đôi chút, họ sẽ bị coi là lũ quái gở, lũ dở người. Các người muốn chống tham nhũng, chống bá quyền, chống độc tài hả? Đừng có mơ nhé! Thứ hàng ngoại lai đó dân Việt ta không quen dùng đâu, không dùng nổi đâu. Các người muốn chống thói tham lam, ti tiện, ích kỉ, tự tư tự lợi hả? Làm người ai chả vậy, làm quan ai chả thế, đời nào chả thế!
Vậy nên ở quán chè hàng nước, ở bờ ruộng luỹ tre, chỗ nào ta cũng nghe thấy nói tới nạn hà hiếp, tham nhũng, biển thủ, làm giầu nhanh chóng của đám quan tham, à quên, của đám đầy tớ bất lương. Diễn giả có thể đỏ mặt tía tai, vung tay múa chân, nhưng nếu nói tới chuyện mời họ công khai bày tỏ ý kiến về những vụ việc như thế ở những nơi hội họp, nhất là đứng ra làm chứng ở các phiên toà, thật khó chẳng khác việc đốt đuốc giữa ban ngày tìm người công chính. Diễn giả sẽ biến sắc thất thần thưa lại rằng: ấy chết, em còn phải sống chứ. Vô tình một cách rất tự nhiên, người Việt đã chấp nhận sự tồn tại nhởn nhơ của cái cơ cấu quái quỉ, tệ hại, thối nát và không hề có ý định thay đổi hay xô đổ nó. Họ chấp nhận trở thành những vai diễn mờ nhạt, đôi khi thành những con vật tế thần chỉ kịp kêu lên vài tiếng rú thê thảm khi bị chọc tiết. Rồi vở kịch lại tiếp diễn với những màn vô hồn uể oải, mệt mỏi rã rời.
Sự thật bị cắt xén tráo đổi
Dù sao, là con người, hẳn người Việt mình cũng phải còn chút xíu lương tri, dù là rất nhỏ chứ.
Cái mặt kẻ cướp rành rành, đang rình rập nuốt đất nuốt biển của mình thì ít ra mình phải còn có ít nhất một chút lòng tự trọng nhỏ xíu là nổi giận và phản ứng chứ. Ngay cả chuyện này cũng đừng có mơ nhé. Ai ăn cướp? Cướp chỗ nào? Bằng chứng đâu? Kẻ đặt câu hỏi chỉ cần mạnh miệng chút chíu là con thỏ nhút nhát đã co chân chạy biến ngay, đừng hòng còn chút tăm hơi. Hay ai đó còn có chút gan dạ chường cái mặt xanh lét ra đó thì cái kẻ ba trợn kia sẽ chơi bài cáo già đóng giả nai tơ rằng thì là ai chẳng yêu tổ quốc quê hương, rằng thì là nào có ai muốn đất nước mình bị kẻ khác cấu xé, nhưng mình yếu mà nó mạnh lắm, rằng chính phủ sáng suốt lắm, khôn ngoan lắm đã có đường đi nước bước cả rồi, đâu sẽ có đó hết. Lời lẽ sao mà cứ như mật rót vào tai. Rồi cứ rót mãi, cái tai sẽ điếc đặc chẳng còn phân biệt được đâu là tiếng chó đâu là tiếng người!
Vậy nên ở toà án, luật sư cãi băng tất cả những tội trạng của viện này viện kia, của cả ông chánh án, nhưng khi tuyên án vẫn là vài ba năm tù. Bằng đôi tai nghễnh ngãng hay đã điếc đặc, đa số vẫn cho rằng: chuyện bình thường ấy mà, họ xử nhẹ cho như thế đã là may lắm rồi.
Hay cái lẽ đơn giản đảo này đảo kia của nước mình, bây giờ kẻ cướp nó chiếm nó đặt làm quận huyện, phải lên tiếng chớ. Người lên tiếng bị công an quân đội của chính nước mình hằm hè chăng dây thép gai ngăn chặn, quá nữa thì bị bắt giam hành hạ bỏ tù, người đi đường vẫn bàng quan coi những chuyện đó chẳng liên quan gì tới mình. Thậm chí có kẻ còn lên mặt hiểu biết chê bai rằng: rõ hâm, đi làm cái chuyện ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng! Thử nghĩ lại xem, mình chống ngoại xâm mà công an quân đội nước mình lại cương quyết tìm mọi cách chống lại mình thì bọn đó là quân bán nước rõ ràng rồi. Người nước mình thấy quốc gia bị xâm hại mà vẫn làm ngơ thì thành người ngoại quốc mất rồi! Vậy chứ trong lịch sử của cái băng đảng được công an quân đội bảo vệ đó, có thứ gì của quốc gia dân tộc có thể bán được mà họ lại không tìm đủ cách bán tống bán tháo? Vấn đề nằm ở chỗ đa số người dân vẫn cho đó là chuyện bình thường, lại còn tự nhủ rằng: họ chưa bỏ tù hay giết chết mình là may lắm rồi!
Đôi tai bị rót mật đã quen, kẻ nào lại đòi móc thứ mật đó ra, kẻ đó cứ liệu thần hồn. Anh mày thích tai đầy mật vậy đó!
Toà án không bao giờ dám để truy nguyên nên luôn có khoanh vùng. Hiện trạng biên giới và hải đảo của tổ quốc cũng không ai được truy nguyên, nên luôn có những khu vực nhạy cảm bất khả đụng chạm. Ai cả gan làm những chuyện dại dột đó là bị “thế lực thù địch lôi kéo xúi giục” . Chỉ nguyên cái tội đó thôi là chú mày chết ba đời nhà chú mày rồi.
Toà án không cho truy nguyên, nên cái sự thật được ngài chánh án đưa ra cũng có vẻ giống sự thật. Hiện trạng biên giới và hải đảo thì rằng thì là đã có nhà nước lo, đừng tò mò, đừng nghe kẻ xấu xúi giục, chính quyền nhà mình sáng suốt và đang bàn bạc với phía bên họ theo công pháp và thông lệ quốc tế. Cứ yên tâm, mình không bị thiệt đâu.
Nhưng không được truy nguyên, nghĩa là sự thật nếu có được phơi ra cũng chỉ là một khúc. Một khúc sự thật, sự thật bị che chắn, sự thật bị khoanh vùng, bị cắt xén, bị gọt đẽo là gì nếu không phải là sự thật kiểu thầy bói xem voi. Kéo tay cái lũ dân tai đầy mật ngọt giết người, rồi bịt mắt nó lại dí tay nó vào tai voi, rồi lại dùng lời mật ngọt rót tiếp vào tai nó rằng thì là con voi đó, đảng và chính phủ sáng suốt đã xem kĩ lắm rồi, nó giống như cái quạt mo mà. Kẻ kia sẽ tấm tắc phụ hoạ: đúng rồi đúng rồi! Thế mà thằng ấy thằng nọ lại đi bảo con voi có bốn chân, có vòi, bụng như cái trống. Sai bét sai bét, đúng là kẻ xấu! Thật trăm nghe chẳng bằng một thấy, à quên sờ. Ơn đảng và chính phủ quá. Nhờ đảng và chính phủ quan tâm hướng dẫn giáo dục tôi mới biết con voi giống cái quạt mo nhà tôi. Chứ cứ để tự tôi mày mò thì tới đời thủa nào mới biết được sự thật này!
Ai đó sẽ nói với tôi rằng dân Việt mình nào đến nỗi ngu si khờ khạo đến mức ấy. Nhưng cái ngón bưng bít để đổi trắng thay đen được ra rả rót vào tai dân Việt từ vài chục năm rồi, kết quả của trò đó tai hại lắm. Đến lúc kẻ kia lấy tờ giấy đen chìa ra rồi rêu rao lên rằng: trắng đấy. Mọi người sẽ nhất loạt hưởng ứng rằng: ừ, trắng nhỉ. Cái tội bưng bít, che chắn, khoanh vùng và cắt xén sự thật mới khủng khiếp biết chừng nào!
Người viết bài này từng có nhiều dịp tranh cãi với nhiều cán bộ nhà nước về vấn đề sự thật. Lời họ nói lúc nào cũng là sự thật, nhưng phiền ở chỗ đó là sự thật kiểu “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng” , sự thật kiểu chân lí là cái lí có chân có thể chạy từ bên phải qua bên trái. Nói một cách màu mè thì sự thật mà họ trình bày luôn phiến diện, lí luận của họ luôn quanh quẩn lòng vòng, nên đó là sự thật đã bị bóp vụn và nháo nhào bằng bài đánh tráo khái niệm của trò lật lọng đổi trắng thay đen. Đa số người dân đã bị món lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng quang vinh mê hoặc mất rồi, làm sao còn có thể tìm ra chút ít manh mối của SỰ THẬT trong mớ hổ lốn hỗn độn đó!
Những bài tỉ tê ra rả suốt ngày nào là công lao dành độc lập tự do, nào là phải ổn định chính trị mới làm cho đất nước phát triển được, nào là quan niệm về nhân quyền ở ta khác với Âu Mĩ, nào là bọn cha cố và nhà thờ luôn cấu kết với thực dân đế quốc, nào là bọn đó là gián điệp đội lốt tu hành vân vân và vân vân chính là những thứ mật vẫn đang tràn ra lênh láng, có thể nhấn chìm cả vận mạng dân tộc Việt Nam!
Vậy nên, những kẻ nhắc lại lời ông Nguyễn Văn Thiệu xưa hẳn không phải vì uy tín cá nhân ông ta, nhưng vì với đôi chút am hiểu thế sự, với ít nhiều trải nghiệm cá nhân, họ nhận ra rằng có đám người nói thật hay mà tâm địa đen xì, cái đám cứ ra rả chuyện nhân nghĩa, nhưng lại hết sức độc ác gian manh. Nhiều người bị lừa phỉnh chỉ vì đã nghiện thứ mật ngọt rót vào tai mất rồi.
Người có chút chữ nghĩa gọi đám nói láo là giả hình, dân gian bảo rằng nó nói một đàng làm một nẻo, còn ông Nguyễn Văn Thiệu lại nói: “Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy xem những việc cộng sản làm!” Nhưng giờ đây, ngay cả chuyện phơi ra sự thật những việc họ làm cũng đã là một chuyện thiên nan vạn nan với đa số người Việt!
Nữ Tử Bác Ái: Diễn tiến liên quan đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu
Trần Duy Nhiên
03:25 19/12/2008
Nữ Tử Bác Ái: Diễn tiến liên quan đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu
Hôm qua, 17-12, khi được anh chị em báo tin rằng người ta ‘chiếm nhà’ của các Nữ Tử Bác Ái (NTBA), số 32 bis Nguyễn Thị Diệu, tôi vào trang web DCCT và thấy xuất hiện hình ảnh các chị đang có mặt giữa những đống xà bần. Vấn đề nhập nhằng về ngôi nhà này đã xảy ra từ bốn năm rồi, và hôm nay vẫn còn đó. Dĩ nhiên chính quyền luôn luôn có lý lẽ, có luật lệ và có sức mạnh! Nhưng các NTBA, vốn không bao giờ tranh chấp gì với ai, mà vẫn phải lộ diện để đối mặt, thì quả là có vấn đề! Nhưng vấn đề này thực chất như thế nào?
Muốn nắm rõ tiến trình sự việc, tôi đến xin gặp các chị phụ trách Tỉnh dòng NTBA Việt Nam, để nghe chính các chị trình bày. Tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực nhất những gì tôi được chia sẻ, nhưng vì không thu âm, nên những lời sau đây không phải là nguyên văn lời nói của các chị.
Câu chuyện về ngôi nhà này tương đối đơn giản. Sau 1975, các cơ sở giáo dục của tôn giáo đều trở thành trường công do chính quyền quản lý, để tiếp tục công việc giáo dục con em. Trường Măng Non, 32 bis Nguyễn Thị Diệu, thuộc quyền sở hữu của Tu hội NTBA, trở thành một cơ sở giáo dục dưới sự quản lý của Phòng Giáo Dục Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cũng nhắc lại rằng, theo Thông cáo chung ngày 15/10/1975 của Sở Giáo dục và Uỷ ban Liên lạc Giáo dục Công giáo, “quyền sở hữu của các trường sở giao cho Nhà nước sử dụng vẫn thuộc Giáo hội Công giáo và phải được sử dụng đúng mục đích giáo dục” .
Năm 1991, khi chính sách Nhà nước cho phép cảc nhà dòng mở trường Mầm Non thì các NTBA khai trương trường tư thục Mẫu Giáo Mai Anh, ngay trong khuôn viện tu viện, 42 Tú Xương. Dù điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, chật hẹp và bất tiện, các chị vẫn cố gắng phục vụ theo ước mong của cha mẹ các cháu bé. Năm 2005, các chị phát hiện cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu đã biến thành một vũ trường karaôkê, ‘nhằm mục đích kinh doanh’ thay vì ‘sử dụng đúng mục đích giáo dục’ - và đối tượng phục vụ là thành viên Câu Lạc Bộ Những Nhân Vật Rất Quan Trọng - với một cái tên rất hoành tráng là: VIP CLUB.
Vì những lý do trên, ngày 26-5-2005, Tu hội NTBA gửi đến các cấp chính quyền thành phố ‘Đơn Khiếu Nại’ và yêu cầu trả lại tài sản, đính kèm với các tài liệu chứng minh quyền sở hữu của Tu hội đối với căn nhà nói trên. (Cũng xin lưu ý điều này: dù luật pháp hiện nay xác định rằng ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân’ nhưng ‘căn nhà thì thuộc quyền sở hữu của tư nhân’; và tư nhân nào có chủ quyền hợp pháp đối với căn nhà của mình, thì có thể xin cấp và phải được cấp ‘quyền sử dụng’ mảnh đất mà ngôi nhà mình tọa lạc, nếu mảnh đất ấy không thuộc diện quy hoạch của Nhà nước cho một công trình lợi ích chung)
Lá đơn này không được cứu xét! Sau hơn hai năm, thay vì cứu xét đơn khiếu nại, thì tháng 9 năm 2007, Công ty Quản lý nhà Thành phố cho Ban Quản lý Đường sắt thuê cơ sở này. Như thế, lá đơn khiếu nại liên quan đến vũ trường không còn lý do để cứu xét. Ngày 15-12-2007, Ban Quản lý Đường sắt cho đập phá cơ sở. Ngay lập tức trên dưới 70 chị kéo nhau về ‘nhà của mình’ mà cầu nguyện. Ngay hôm ấy, một biên bản được lập giữa Ban Quản lý Đường sắt và Tu hội, dưới sự hiện diện và bảo đảm của chủ tịch UBND Phường 6: hai bên đồng ý giữ nguyên hình trạng theo ảnh chụp hiện trường, cho đến khi có thỏa thuận giữa Tu hội và chính quyền.
Thế nhưng tháng 3-2008, Ban Quản lý Đường sắt cho đập phá một lần nữa. Thế là các NTBA lại về ‘nhà của mình’ mà tổ chức cầu nguyện lần thứ hai; đồng thời yêu cầu chính quyền làm rõ mọi việc. Vì không ai có thể giải quyết vấn đề tại chỗ, đồng thời có sự trung gian hòa giải của Ban Tôn giáo của Thành phố và của Quận 3, Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Công an Thành phố, nên các chị yêu cầu lập biên bản hiện trường lần thứ hai, qua đó hai bên đồng ý ngưng đập phá căn nhà, mà để nguyên trạng cho đến khi có thỏa thuận giữa chính quyền và Tu hội NTBA. Biên bản này được ký kết vào cuối ngày 17-03-2008 trước sự chứng kiến của khoảng 100 nữ tu và các đại diện của Thành phố và của Quận 3.
Sau lần lên tiếng này, chính quyền Thành phố lại chuyển cơ sở ấy cho UBND Quận 3, và người ta treo lên một băng biểu ngữ (banderolle): Dự án xây dựng Trường Mẫu Giáo. Tu hội vẫn tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi chính quyền cứu xét đơn khiếu nại của mình, mặc dù hằng năm Tu hội vẫn gửi lại một đơn khiếu nại mới (31/3/2006 - 29/11/2007).
Ngày 17-6-2008, Ban Tôn giáo Thành phố mời đại diện Tu hội dự buổi họp để đi đến một cách giải quyết hợp lý, hợp pháp. Buổi họp này có sự hiện diện của Mặt trận Thành phố. Chính quyền khẳng định rằng mọi bất động sản mà Nhà nước sử dụng thì không còn cơ sở pháp lý nào để ‘trả lại’, vì đất đai là ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước quản lý, và không tư nhân hay tổ chức nào là sở hữu chủ cả. Tuy nhiên, theo chính sách tôn giáo, Nhà nước có thể xét ‘cấp’ một diện tích để sử dụng theo nhu cầu của một tổ chức tôn giáo. Vì thế, nếu Tu hội muốn được xét cấp thì có thể làm đơn yêu cầu cấp đất, và nêu rõ lý do. Mặc dù có thể nói chuyện dằng dai về pháp lý, căn cứ ngay trên luật pháp và chính sách của CHXHCN Việt Nam, để ‘đòi’ lại bất động sản của mình; nhưng để tránh đặt chính quyền vào vị thế phủ quyết, bởi vì ‘trả lại’ là một hành động mà chắc chắn nhà cầm quyền sẽ không bao giờ làm; mặt khác, Tu hội cũng không việc gì phải ‘xin cấp’ một bất động sản thuộc sở hữu của mình, nên các chị đã chọn con đường dung hòa.
Ngày 26-10-2008, Tu hội gửi đến chính quyền TP Hồ Chí Minh ‘Đơn Đề Nghị giao cơ sở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu’. Lý do các chị yêu cầu ‘giao’ cơ sở, ấy là vì trường Mẫu giáo Mai Anh mà Nhà nước đã cấp phép hoạt động thì tọa lạc trong khuôn viên nhỏ bé của tu viện, một nơi mà hiện nay không còn đủ chỗ cho số nữ tu gia tăng.
Sở dĩ các chị gửi ‘Đơn đề nghị giao cơ sở’, ấy là để cho chính quyền có thể giải quyết theo đường lối của mình, bởi lẽ các chị không đặt ra vấn đề ‘đòi đất’; tuy nhiên, đề nghị này cũng không phải là một đơn độc lập để ‘xin cấp đất’, chẳng liên quan gì đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Chính quyền từng ‘giao’ cho Tòa Giám Mục khu đất số 6 B Tôn Đức Thắng, vốn thuộc sở hữu của tòa Giám Mục Sàigòn trước đây, để xây dựng Trung tâm Mục vụ; thì bây giờ, chính quyền cũng có thể danh chánh ngôn thuận ‘giao’ cho NTBA cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Thậm chí, nếu vì nhu cầu sử dụng chính đáng tại địa điểm này mà chính quyền muốn ‘giao’ cho các chị một diện tích khác, thì các chị cũng sẽ xem đấy là một cơ sở thuận lợi để đi đến một giải pháp tốt đẹp, đối với chính quyền cũng như đối với Tu hội.
Thế nhưng sau hai tháng, dù ‘Đơn đề nghị’ này chưa được phản hồi, thì ngày 17-12-2008, các chị được tin người ta đang đập phá căn nhà để làm một cái gì đó. Như vậy, người ta đã bất chấp các Biên bản ngày 25-12-2007 và 17-03-2008, đó là để nguyên hiện trạng cơ sở cho đến khi đi đến một thỏa thuận giữa chính quyền và Tu hội. Thế là một lần nữa, các NTBA đến hiện trường để chứng kiến những vi phạm và khẳng định rằng cơ sở này là tài sản của Tu hội.
Trên đây là nội dung diễn tiến của vụ việc theo như tôi nhận được từ các chị có trách nhiệm. Thế nhưng, dù các chị vốn khiêm nhường và chịu đựng, thì cũng đã thẳng thắn nói lên lời tâm sự:
“Từ nhiều năm qua, chúng tôi đã nỗ lực sống bác ái và phục vụ người nghèo theo tinh thần của Tu hội, nghĩa là luôn sẵn sàng đối thoại và cộng tác với chính quyền trong các hoạt động từ thiện xã hội. Vì thế trong vụ việc này, chúng tôi không bao giờ muốn làm ồn ào cả. Chúng tôi không hề chủ trương thông báo cho những người không liên quan, hoặc đưa tin lên mạng internet. Thậm chí, có những người ưu ái với chúng tôi đã điện thọai từ những nơi thật xa để phỏng vấn, thì chúng tôi cũng cám ơn họ và xin họ hiểu giùm là chúng tôi chỉ trao đổi với những người có liên quan trực tiếp với vụ việc này.”
Nói cho cùng, chuyện này xuất phát từ nỗi ưu tư trải dài qua nhiều năm tháng, có thể nói là hơn 30 năm qua. Từ ngày thay đổi chế độ, các NTBA luôn mặc lấy tinh thần của Công đồng Vatican II, đặc biệt trong Gaudium et Spes, để sống cho người nghèo. Và sau này, theo tinh thần Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các chị lại càng dấn thân hơn vào những công tác do chính quyền đề xuất nhằm phục vụ người nghèo. Các chị ‘cố gắng hết sức’ để tin tưởng vào thiện ý của các cấp chính quyền. Thậm chí các chị đã cử người tham gia Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ…. Ngoài việc phục vụ ‘nhân dân’ hết lòng hết sức, các chị còn lấy một phần tài chánh mà ân nhân trao tặng người nghèo thông qua các chị, để đóng góp vào các chương trình phục vụ người nghèo của chính quyền.
Sau ba mươi năm nỗ lực phục vụ người dân theo lời kêu gọi của chính quyền, thay vì niềm tin tưởng lẫn nhau gia tăng, thì cách giải quyết vụ việc như thế này khiến các chị tự hỏi xem còn có nên kiên trì tin tưởng vào sự chân thành của chính quyền nữa hay không. Vấn đề không chỉ đơn thuần là cái cơ sở thật nhỏ bé đối với chính quyền thành phố, mà là vấn đề niềm tin. Dù thế nào đi nữa, trước vụ việc dằng dai này, thái độ của các chị luôn luôn là chờ đợi một thiện chí.
Và cho đến giờ phút này, các chị vẫn còn tiếp tục đợi chờ…
Hôm qua, 17-12, khi được anh chị em báo tin rằng người ta ‘chiếm nhà’ của các Nữ Tử Bác Ái (NTBA), số 32 bis Nguyễn Thị Diệu, tôi vào trang web DCCT và thấy xuất hiện hình ảnh các chị đang có mặt giữa những đống xà bần. Vấn đề nhập nhằng về ngôi nhà này đã xảy ra từ bốn năm rồi, và hôm nay vẫn còn đó. Dĩ nhiên chính quyền luôn luôn có lý lẽ, có luật lệ và có sức mạnh! Nhưng các NTBA, vốn không bao giờ tranh chấp gì với ai, mà vẫn phải lộ diện để đối mặt, thì quả là có vấn đề! Nhưng vấn đề này thực chất như thế nào?
Muốn nắm rõ tiến trình sự việc, tôi đến xin gặp các chị phụ trách Tỉnh dòng NTBA Việt Nam, để nghe chính các chị trình bày. Tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực nhất những gì tôi được chia sẻ, nhưng vì không thu âm, nên những lời sau đây không phải là nguyên văn lời nói của các chị.
Câu chuyện về ngôi nhà này tương đối đơn giản. Sau 1975, các cơ sở giáo dục của tôn giáo đều trở thành trường công do chính quyền quản lý, để tiếp tục công việc giáo dục con em. Trường Măng Non, 32 bis Nguyễn Thị Diệu, thuộc quyền sở hữu của Tu hội NTBA, trở thành một cơ sở giáo dục dưới sự quản lý của Phòng Giáo Dục Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cũng nhắc lại rằng, theo Thông cáo chung ngày 15/10/1975 của Sở Giáo dục và Uỷ ban Liên lạc Giáo dục Công giáo, “quyền sở hữu của các trường sở giao cho Nhà nước sử dụng vẫn thuộc Giáo hội Công giáo và phải được sử dụng đúng mục đích giáo dục” .
Năm 1991, khi chính sách Nhà nước cho phép cảc nhà dòng mở trường Mầm Non thì các NTBA khai trương trường tư thục Mẫu Giáo Mai Anh, ngay trong khuôn viện tu viện, 42 Tú Xương. Dù điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, chật hẹp và bất tiện, các chị vẫn cố gắng phục vụ theo ước mong của cha mẹ các cháu bé. Năm 2005, các chị phát hiện cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu đã biến thành một vũ trường karaôkê, ‘nhằm mục đích kinh doanh’ thay vì ‘sử dụng đúng mục đích giáo dục’ - và đối tượng phục vụ là thành viên Câu Lạc Bộ Những Nhân Vật Rất Quan Trọng - với một cái tên rất hoành tráng là: VIP CLUB.
Vì những lý do trên, ngày 26-5-2005, Tu hội NTBA gửi đến các cấp chính quyền thành phố ‘Đơn Khiếu Nại’ và yêu cầu trả lại tài sản, đính kèm với các tài liệu chứng minh quyền sở hữu của Tu hội đối với căn nhà nói trên. (Cũng xin lưu ý điều này: dù luật pháp hiện nay xác định rằng ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân’ nhưng ‘căn nhà thì thuộc quyền sở hữu của tư nhân’; và tư nhân nào có chủ quyền hợp pháp đối với căn nhà của mình, thì có thể xin cấp và phải được cấp ‘quyền sử dụng’ mảnh đất mà ngôi nhà mình tọa lạc, nếu mảnh đất ấy không thuộc diện quy hoạch của Nhà nước cho một công trình lợi ích chung)
Lá đơn này không được cứu xét! Sau hơn hai năm, thay vì cứu xét đơn khiếu nại, thì tháng 9 năm 2007, Công ty Quản lý nhà Thành phố cho Ban Quản lý Đường sắt thuê cơ sở này. Như thế, lá đơn khiếu nại liên quan đến vũ trường không còn lý do để cứu xét. Ngày 15-12-2007, Ban Quản lý Đường sắt cho đập phá cơ sở. Ngay lập tức trên dưới 70 chị kéo nhau về ‘nhà của mình’ mà cầu nguyện. Ngay hôm ấy, một biên bản được lập giữa Ban Quản lý Đường sắt và Tu hội, dưới sự hiện diện và bảo đảm của chủ tịch UBND Phường 6: hai bên đồng ý giữ nguyên hình trạng theo ảnh chụp hiện trường, cho đến khi có thỏa thuận giữa Tu hội và chính quyền.
Thế nhưng tháng 3-2008, Ban Quản lý Đường sắt cho đập phá một lần nữa. Thế là các NTBA lại về ‘nhà của mình’ mà tổ chức cầu nguyện lần thứ hai; đồng thời yêu cầu chính quyền làm rõ mọi việc. Vì không ai có thể giải quyết vấn đề tại chỗ, đồng thời có sự trung gian hòa giải của Ban Tôn giáo của Thành phố và của Quận 3, Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Công an Thành phố, nên các chị yêu cầu lập biên bản hiện trường lần thứ hai, qua đó hai bên đồng ý ngưng đập phá căn nhà, mà để nguyên trạng cho đến khi có thỏa thuận giữa chính quyền và Tu hội NTBA. Biên bản này được ký kết vào cuối ngày 17-03-2008 trước sự chứng kiến của khoảng 100 nữ tu và các đại diện của Thành phố và của Quận 3.
Sau lần lên tiếng này, chính quyền Thành phố lại chuyển cơ sở ấy cho UBND Quận 3, và người ta treo lên một băng biểu ngữ (banderolle): Dự án xây dựng Trường Mẫu Giáo. Tu hội vẫn tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi chính quyền cứu xét đơn khiếu nại của mình, mặc dù hằng năm Tu hội vẫn gửi lại một đơn khiếu nại mới (31/3/2006 - 29/11/2007).
Ngày 17-6-2008, Ban Tôn giáo Thành phố mời đại diện Tu hội dự buổi họp để đi đến một cách giải quyết hợp lý, hợp pháp. Buổi họp này có sự hiện diện của Mặt trận Thành phố. Chính quyền khẳng định rằng mọi bất động sản mà Nhà nước sử dụng thì không còn cơ sở pháp lý nào để ‘trả lại’, vì đất đai là ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước quản lý, và không tư nhân hay tổ chức nào là sở hữu chủ cả. Tuy nhiên, theo chính sách tôn giáo, Nhà nước có thể xét ‘cấp’ một diện tích để sử dụng theo nhu cầu của một tổ chức tôn giáo. Vì thế, nếu Tu hội muốn được xét cấp thì có thể làm đơn yêu cầu cấp đất, và nêu rõ lý do. Mặc dù có thể nói chuyện dằng dai về pháp lý, căn cứ ngay trên luật pháp và chính sách của CHXHCN Việt Nam, để ‘đòi’ lại bất động sản của mình; nhưng để tránh đặt chính quyền vào vị thế phủ quyết, bởi vì ‘trả lại’ là một hành động mà chắc chắn nhà cầm quyền sẽ không bao giờ làm; mặt khác, Tu hội cũng không việc gì phải ‘xin cấp’ một bất động sản thuộc sở hữu của mình, nên các chị đã chọn con đường dung hòa.
Ngày 26-10-2008, Tu hội gửi đến chính quyền TP Hồ Chí Minh ‘Đơn Đề Nghị giao cơ sở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu’. Lý do các chị yêu cầu ‘giao’ cơ sở, ấy là vì trường Mẫu giáo Mai Anh mà Nhà nước đã cấp phép hoạt động thì tọa lạc trong khuôn viên nhỏ bé của tu viện, một nơi mà hiện nay không còn đủ chỗ cho số nữ tu gia tăng.
Sở dĩ các chị gửi ‘Đơn đề nghị giao cơ sở’, ấy là để cho chính quyền có thể giải quyết theo đường lối của mình, bởi lẽ các chị không đặt ra vấn đề ‘đòi đất’; tuy nhiên, đề nghị này cũng không phải là một đơn độc lập để ‘xin cấp đất’, chẳng liên quan gì đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Chính quyền từng ‘giao’ cho Tòa Giám Mục khu đất số 6 B Tôn Đức Thắng, vốn thuộc sở hữu của tòa Giám Mục Sàigòn trước đây, để xây dựng Trung tâm Mục vụ; thì bây giờ, chính quyền cũng có thể danh chánh ngôn thuận ‘giao’ cho NTBA cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Thậm chí, nếu vì nhu cầu sử dụng chính đáng tại địa điểm này mà chính quyền muốn ‘giao’ cho các chị một diện tích khác, thì các chị cũng sẽ xem đấy là một cơ sở thuận lợi để đi đến một giải pháp tốt đẹp, đối với chính quyền cũng như đối với Tu hội.
Thế nhưng sau hai tháng, dù ‘Đơn đề nghị’ này chưa được phản hồi, thì ngày 17-12-2008, các chị được tin người ta đang đập phá căn nhà để làm một cái gì đó. Như vậy, người ta đã bất chấp các Biên bản ngày 25-12-2007 và 17-03-2008, đó là để nguyên hiện trạng cơ sở cho đến khi đi đến một thỏa thuận giữa chính quyền và Tu hội. Thế là một lần nữa, các NTBA đến hiện trường để chứng kiến những vi phạm và khẳng định rằng cơ sở này là tài sản của Tu hội.
Trên đây là nội dung diễn tiến của vụ việc theo như tôi nhận được từ các chị có trách nhiệm. Thế nhưng, dù các chị vốn khiêm nhường và chịu đựng, thì cũng đã thẳng thắn nói lên lời tâm sự:
“Từ nhiều năm qua, chúng tôi đã nỗ lực sống bác ái và phục vụ người nghèo theo tinh thần của Tu hội, nghĩa là luôn sẵn sàng đối thoại và cộng tác với chính quyền trong các hoạt động từ thiện xã hội. Vì thế trong vụ việc này, chúng tôi không bao giờ muốn làm ồn ào cả. Chúng tôi không hề chủ trương thông báo cho những người không liên quan, hoặc đưa tin lên mạng internet. Thậm chí, có những người ưu ái với chúng tôi đã điện thọai từ những nơi thật xa để phỏng vấn, thì chúng tôi cũng cám ơn họ và xin họ hiểu giùm là chúng tôi chỉ trao đổi với những người có liên quan trực tiếp với vụ việc này.”
Nói cho cùng, chuyện này xuất phát từ nỗi ưu tư trải dài qua nhiều năm tháng, có thể nói là hơn 30 năm qua. Từ ngày thay đổi chế độ, các NTBA luôn mặc lấy tinh thần của Công đồng Vatican II, đặc biệt trong Gaudium et Spes, để sống cho người nghèo. Và sau này, theo tinh thần Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các chị lại càng dấn thân hơn vào những công tác do chính quyền đề xuất nhằm phục vụ người nghèo. Các chị ‘cố gắng hết sức’ để tin tưởng vào thiện ý của các cấp chính quyền. Thậm chí các chị đã cử người tham gia Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ…. Ngoài việc phục vụ ‘nhân dân’ hết lòng hết sức, các chị còn lấy một phần tài chánh mà ân nhân trao tặng người nghèo thông qua các chị, để đóng góp vào các chương trình phục vụ người nghèo của chính quyền.
Sau ba mươi năm nỗ lực phục vụ người dân theo lời kêu gọi của chính quyền, thay vì niềm tin tưởng lẫn nhau gia tăng, thì cách giải quyết vụ việc như thế này khiến các chị tự hỏi xem còn có nên kiên trì tin tưởng vào sự chân thành của chính quyền nữa hay không. Vấn đề không chỉ đơn thuần là cái cơ sở thật nhỏ bé đối với chính quyền thành phố, mà là vấn đề niềm tin. Dù thế nào đi nữa, trước vụ việc dằng dai này, thái độ của các chị luôn luôn là chờ đợi một thiện chí.
Và cho đến giờ phút này, các chị vẫn còn tiếp tục đợi chờ…
Phải canh thức!
Phanxicô Xaviê
04:10 19/12/2008
PHẢI CANH THỨC !
Viết tặng Nữ tu Dòng Bác ái Thánh Vinh Sơn - Quận 3.
(Theo Mc 13, 33-37)
Quỳ bên hang đá giáo đường,
Con nghe thánh thót, lòng thương xót Người.
Đêm nay Chúa xuống bên đời,
Mang ơn giải thoát con người lầm than.
Xin thương con cái giữa đàng,
Ngày đêm canh giữ tấc vàng được trao.
Tài sản là của Trời cao,
Dòng con quản lý, dám nào lãng quên.
Cướp ngày rồi lại cướp đêm,
Chúng luôn rình rập, lấy thêm bội phần..
Trần gian lắm nỗi gian truân,
Chỉ thương dân sống ngàn lần đắng cay.
Con nguyện tỉnh thức đên ngày,
Kẻo không chúng lấy, mất ngay nhà Người.
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế, cho người thiện tâm".
Viết tặng Nữ tu Dòng Bác ái Thánh Vinh Sơn - Quận 3.
(Theo Mc 13, 33-37)
Quỳ bên hang đá giáo đường,
Con nghe thánh thót, lòng thương xót Người.
Đêm nay Chúa xuống bên đời,
Mang ơn giải thoát con người lầm than.
Xin thương con cái giữa đàng,
Ngày đêm canh giữ tấc vàng được trao.
Tài sản là của Trời cao,
Dòng con quản lý, dám nào lãng quên.
Cướp ngày rồi lại cướp đêm,
Chúng luôn rình rập, lấy thêm bội phần..
Trần gian lắm nỗi gian truân,
Chỉ thương dân sống ngàn lần đắng cay.
Con nguyện tỉnh thức đên ngày,
Kẻo không chúng lấy, mất ngay nhà Người.
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế, cho người thiện tâm".
Bản nhạc: Maria Mẹ là Công lý Hòa bình
Lê Hà
04:45 19/12/2008
Tản mạn Giáng Sinh: Nữ tu ngủ ngoài đường
Trung Thiên
08:03 19/12/2008
SAIGÒN - Mấy năm trở lại đây cứ độ gần đến Giáng Sinh là trời Sài Gòn trở lạnh, cái lạnh se se thôi nhưng cũng đủ làm cho những người không đủ mặc phải khổ sở. Chẳng những thế, mấy hôm nay đài khí tượng còn nói thêm là miền Nam trở lạnh trong khi miền Bắc lại bớt lạnh đi, điều này cho thấy ảnh hưởng của vấn nạn môi trường bắt đầu ảnh hưởng thế nào.
Khủng hoảng kinh tế đang làm chính quyền Việt Nam lo ngại, mấy tuần nay, các tờ báo Sài Goàn phải kêu lên tiếng than về tình trạng giảm giá, khuyến mãi nhưng chẳng ai mua. Mà cũng đúng đông, với thu nhập người lao động bình quân trên dưới 2 triệu đồng thì nghĩ cách để sống qua ngày ở cái đất Sài Gòn mọi thứ đắt đỏ cũng đã là không dễ, huống hồ gì nghĩ đến cái chuyện mua sắm. Chính quyền trung ương cũng noi theo Hoa Kỳ và các nước ra tay kích cầu lên tới 6 tỷ Mỹ kim, nhưng nó sẽ rơi vào túi ai và ai sẽ được hưởng lợi thì hạ hồi phân giải.
Tiết trời lạnh lẽo là thế, thời buổi kinh tế khó khăn là thế, nhưng không khí đón chào Giáng Sinh hầu như vẫn rộn ràng đối với mọi người, lương cũng như giáo. Nhưng không phải ai cũng đón mừng kỷ niệm Thiên Chúa nhập thể làm người bằng tâm tình của con cái Chúa. Người ta nói đến Giáng Sinh là một dịp để nghỉ ngơi, vui chơi, rượu bia “bốp chát”. Đối với giới kinh doanh, thì đó là dịp để kiếm tiền, tạo lợi nhuận. Đối với các nhóm từ thiện là dịp để nghĩ đến việc chăm lo cho những người thiệt thòi trong xã hội. Đối với Kitô hữu, thì mùa Vọng trước Giáng Sinh là lúc dọn lòng, tổng kết một năm sống đời Kitô hữu trong tâm tình con cái Chúa để mà canh tân tâm linh, tiếp tục sống giữa thế gian.
Đón Giáng Sinh năm nay, các nữ tu Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn lại có một nhiệm vụ mới ngoài lẽ thông thường: “giữ nhà”, ngôi nhà đã được “mượn đỡ” hơn 30 năm nay, đã trở thành nhà “vắng chủ” để biến công năng sử dụng từ nhà trẻ cho trẻ mồ côi cơ nhỡ sang vũ trường rồi gì gì nữa thì chỉ có tương lai mới biết. Giữ nhà nhưng phải ngủ ngoài đường như những người vô gia cư. Theo các chị kể lại, từ đêm 17/12 các chị đã ngủ ngoài hiên của tòa nhà vũ trường đang được lén lút phá dỡ xây dựng lại, cũng may là có người phát hiện nên các chị ra đây phản đối yêu cầu ngưng lại công việc.
Chiều ngày 17/12 cũng đã có người của thanh tra xây dựng đến làm việc, kê bàn định lập biên bản, các chị vây quanh trông chờ, nhưng quanh đi quẩn lại các anh này cũng chỉ “vẽ hưu vẽ vượn” mà không viết gì, các chị hỏi sao không lập biên bản, các anh trả lời chờ lệnh cấp trên, các chị lại cật vấn đã đến đây rồi mà còn phải chờ lệnh cấp trên nữa à, các anh này cảm thấy khó trả lời nên thôi đành xách bàn chuồn mất. Thế đấy, cơ quan công quyền làm việc không phải vì thực tế công việc nhưng làm việc theo lệnh trên, một điển hình cho xã hội Việt Nam bây giờ, pháp luật chỉ là tờ giấy lộn không hơn không kém.
Đêm 17/12, rạng 18/12 đã có hơn 30 nữ tu phải ngủ ngoài trời, nói theo cách các chị là chăn êm nệm ấm không chịu mà chịu ra ngoài này vất vưởng. Thế là sáng ra có một nữ giáo dân đến thăm các chị khi hay tin các chị ngủ ngoài sương gió đã khóc nức nở vì xúc động. Những người phải giữ nhà nhọc nhằn đau khổ nhưng lại có niềm an ủi, dù hiếm hoi, từ những anh chị em đến hiệp thông. Các chị cho hay, phải vừa làm việc hoặc đi nhưng các chị cũng luôn sẵn sàng thay phiên nhau ra giữ nhà, dù khó khăn là thế nhưng khi tiếp những giáo dân đến đây các chị đều tỏ ra vui vẻ niềm nở đón tiếp trong tư cách của người nữ tu hiền lành “ngơ ngáo” (nói theo cách của một vị giáo dân lớn tuổi đến thăm các chị).
Trong hai ngày qua, động thái duy nhất của chính quyền khi sự việc xảy ra là động tác vờ lập biên bản và cho công an chìm thay phiên theo dõi từ phía bên kia đường của tòa nhà. Khi giải quyết các vụ việc, dường như từ “minh bạch” không tồn tại trong các cấp chính quyền. Từ vụ Tòa Khâm Sứ đến Thái Hà, khởi đầu luôn là bóng tối, ở đây cũng vậy, cái cổng phía sau tòa nhà vốn xưa nay không tồn tại nhưng để tiến hành làm công trình này, nhà thầu phải lén lút làm cái cổng ở phía sau và đi lại từ phía nhà trẻ bên cạnh. Cũng trong ngày 17/12, cũng đã có ông cán bộ Tôn giáo quận ba đến đưa quyết định “quốc lập hóa” khu đất này được ký từ ngày 08/9/1979, được sao y bằng cách thức gõ lại ngày 21/7/1999. Cũng may, tờ “hiến đất” ở Thái Hà bị phát hiện là chính quyền dùng Microsoft Word từ những năm 50, chứ nếu không lại có thêm một công văn trước thời Bill Gate vào năm 1979. Đúng là bằng chứng của chính quyền đưa ra thật giả khó lường.
Công cuộc đấu tranh này chỉ mới bắt đầu thôi, nhưng thật trùng hợp lại nổ ra vào đúng dịp trước Giáng Sinh, giống như năm ngoái, khi các chị ra đây yêu cầu lập biên bản để lại nguyên trạng chờ các cấp chính quyền giải quyết. Đã hai đêm các chị phải ngủ ngoài đường để chờ tiếng trả lời chính thức của chính quyền. Nhưng hỡi ôi, họ còn phải họp bàn để ra công văn giải quyết theo cái lý của kẻ mạnh. Liệu rằng sẽ có thêm cái công viên thứ tư ở Việt Nam từ đất đai cướp của Giáo Hội Công Giáo không nhỉ? Liệu rằng cái nghị quyết 23, cướp trước 1991 thì “không có cơ sở giải quyết” có được áp dụng nữa chăng? Nhưng nghị quyết này không khắc nghiệt như người ta nghĩ, vì nó được áp dụng “linh hoạt” như vụ việc nhà 309 Hai Bà Trưng, chẳng lẽ bây giờ mách các chị quyên góp 200 cây vàng chung cho cán bộ để “xin” lại nhà trẻ. Đau xót thay, vấn nạn tham nhũng!
Cuối cùng, các chị không biết sẽ ngủ ngoài đường đến bao giờ vì công bằng và công lý không được thực thi và cứ hy vọng là chưa được thực thi, biết đâu chính quyền suy nghĩ lại, dự định trả nhà? Giáng Sinh đến, Chúa Cứu Thế nhập thể làm người, con cái Chúa cũng có quyền suy nghĩ và hy vọng cho một tương lai xã hội tốt đẹp hơn. “Đức tin mà không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,26), vì thế các chị phải ngủ ngoài đường trong mùa Giáng Sinh này trông chờ công lý thực thi!
Kính tặng các chị nữ tu Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, những cư dân hè phố bất đắc dĩ, trong tình hiệp thông của những người con cái Chúa khi Giáng Sinh cận kề.
Sài Gòn, ngày 19/12/2008.
Khủng hoảng kinh tế đang làm chính quyền Việt Nam lo ngại, mấy tuần nay, các tờ báo Sài Goàn phải kêu lên tiếng than về tình trạng giảm giá, khuyến mãi nhưng chẳng ai mua. Mà cũng đúng đông, với thu nhập người lao động bình quân trên dưới 2 triệu đồng thì nghĩ cách để sống qua ngày ở cái đất Sài Gòn mọi thứ đắt đỏ cũng đã là không dễ, huống hồ gì nghĩ đến cái chuyện mua sắm. Chính quyền trung ương cũng noi theo Hoa Kỳ và các nước ra tay kích cầu lên tới 6 tỷ Mỹ kim, nhưng nó sẽ rơi vào túi ai và ai sẽ được hưởng lợi thì hạ hồi phân giải.
Tiết trời lạnh lẽo là thế, thời buổi kinh tế khó khăn là thế, nhưng không khí đón chào Giáng Sinh hầu như vẫn rộn ràng đối với mọi người, lương cũng như giáo. Nhưng không phải ai cũng đón mừng kỷ niệm Thiên Chúa nhập thể làm người bằng tâm tình của con cái Chúa. Người ta nói đến Giáng Sinh là một dịp để nghỉ ngơi, vui chơi, rượu bia “bốp chát”. Đối với giới kinh doanh, thì đó là dịp để kiếm tiền, tạo lợi nhuận. Đối với các nhóm từ thiện là dịp để nghĩ đến việc chăm lo cho những người thiệt thòi trong xã hội. Đối với Kitô hữu, thì mùa Vọng trước Giáng Sinh là lúc dọn lòng, tổng kết một năm sống đời Kitô hữu trong tâm tình con cái Chúa để mà canh tân tâm linh, tiếp tục sống giữa thế gian.
Đón Giáng Sinh năm nay, các nữ tu Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn lại có một nhiệm vụ mới ngoài lẽ thông thường: “giữ nhà”, ngôi nhà đã được “mượn đỡ” hơn 30 năm nay, đã trở thành nhà “vắng chủ” để biến công năng sử dụng từ nhà trẻ cho trẻ mồ côi cơ nhỡ sang vũ trường rồi gì gì nữa thì chỉ có tương lai mới biết. Giữ nhà nhưng phải ngủ ngoài đường như những người vô gia cư. Theo các chị kể lại, từ đêm 17/12 các chị đã ngủ ngoài hiên của tòa nhà vũ trường đang được lén lút phá dỡ xây dựng lại, cũng may là có người phát hiện nên các chị ra đây phản đối yêu cầu ngưng lại công việc.
Chiều ngày 17/12 cũng đã có người của thanh tra xây dựng đến làm việc, kê bàn định lập biên bản, các chị vây quanh trông chờ, nhưng quanh đi quẩn lại các anh này cũng chỉ “vẽ hưu vẽ vượn” mà không viết gì, các chị hỏi sao không lập biên bản, các anh trả lời chờ lệnh cấp trên, các chị lại cật vấn đã đến đây rồi mà còn phải chờ lệnh cấp trên nữa à, các anh này cảm thấy khó trả lời nên thôi đành xách bàn chuồn mất. Thế đấy, cơ quan công quyền làm việc không phải vì thực tế công việc nhưng làm việc theo lệnh trên, một điển hình cho xã hội Việt Nam bây giờ, pháp luật chỉ là tờ giấy lộn không hơn không kém.
Đêm 17/12, rạng 18/12 đã có hơn 30 nữ tu phải ngủ ngoài trời, nói theo cách các chị là chăn êm nệm ấm không chịu mà chịu ra ngoài này vất vưởng. Thế là sáng ra có một nữ giáo dân đến thăm các chị khi hay tin các chị ngủ ngoài sương gió đã khóc nức nở vì xúc động. Những người phải giữ nhà nhọc nhằn đau khổ nhưng lại có niềm an ủi, dù hiếm hoi, từ những anh chị em đến hiệp thông. Các chị cho hay, phải vừa làm việc hoặc đi nhưng các chị cũng luôn sẵn sàng thay phiên nhau ra giữ nhà, dù khó khăn là thế nhưng khi tiếp những giáo dân đến đây các chị đều tỏ ra vui vẻ niềm nở đón tiếp trong tư cách của người nữ tu hiền lành “ngơ ngáo” (nói theo cách của một vị giáo dân lớn tuổi đến thăm các chị).
Trong hai ngày qua, động thái duy nhất của chính quyền khi sự việc xảy ra là động tác vờ lập biên bản và cho công an chìm thay phiên theo dõi từ phía bên kia đường của tòa nhà. Khi giải quyết các vụ việc, dường như từ “minh bạch” không tồn tại trong các cấp chính quyền. Từ vụ Tòa Khâm Sứ đến Thái Hà, khởi đầu luôn là bóng tối, ở đây cũng vậy, cái cổng phía sau tòa nhà vốn xưa nay không tồn tại nhưng để tiến hành làm công trình này, nhà thầu phải lén lút làm cái cổng ở phía sau và đi lại từ phía nhà trẻ bên cạnh. Cũng trong ngày 17/12, cũng đã có ông cán bộ Tôn giáo quận ba đến đưa quyết định “quốc lập hóa” khu đất này được ký từ ngày 08/9/1979, được sao y bằng cách thức gõ lại ngày 21/7/1999. Cũng may, tờ “hiến đất” ở Thái Hà bị phát hiện là chính quyền dùng Microsoft Word từ những năm 50, chứ nếu không lại có thêm một công văn trước thời Bill Gate vào năm 1979. Đúng là bằng chứng của chính quyền đưa ra thật giả khó lường.
Công cuộc đấu tranh này chỉ mới bắt đầu thôi, nhưng thật trùng hợp lại nổ ra vào đúng dịp trước Giáng Sinh, giống như năm ngoái, khi các chị ra đây yêu cầu lập biên bản để lại nguyên trạng chờ các cấp chính quyền giải quyết. Đã hai đêm các chị phải ngủ ngoài đường để chờ tiếng trả lời chính thức của chính quyền. Nhưng hỡi ôi, họ còn phải họp bàn để ra công văn giải quyết theo cái lý của kẻ mạnh. Liệu rằng sẽ có thêm cái công viên thứ tư ở Việt Nam từ đất đai cướp của Giáo Hội Công Giáo không nhỉ? Liệu rằng cái nghị quyết 23, cướp trước 1991 thì “không có cơ sở giải quyết” có được áp dụng nữa chăng? Nhưng nghị quyết này không khắc nghiệt như người ta nghĩ, vì nó được áp dụng “linh hoạt” như vụ việc nhà 309 Hai Bà Trưng, chẳng lẽ bây giờ mách các chị quyên góp 200 cây vàng chung cho cán bộ để “xin” lại nhà trẻ. Đau xót thay, vấn nạn tham nhũng!
Cuối cùng, các chị không biết sẽ ngủ ngoài đường đến bao giờ vì công bằng và công lý không được thực thi và cứ hy vọng là chưa được thực thi, biết đâu chính quyền suy nghĩ lại, dự định trả nhà? Giáng Sinh đến, Chúa Cứu Thế nhập thể làm người, con cái Chúa cũng có quyền suy nghĩ và hy vọng cho một tương lai xã hội tốt đẹp hơn. “Đức tin mà không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,26), vì thế các chị phải ngủ ngoài đường trong mùa Giáng Sinh này trông chờ công lý thực thi!
Kính tặng các chị nữ tu Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, những cư dân hè phố bất đắc dĩ, trong tình hiệp thông của những người con cái Chúa khi Giáng Sinh cận kề.
Sài Gòn, ngày 19/12/2008.
Các Dòng Tu: Luôn luôn có anh chị em chúng tôi
LM Lê Quang Uy, DCCT
13:08 19/12/2008
SAIGÒN - 11g 30 trưa thứ sáu 19.12.2008, vừa xong tiết dạy môn Sư Phạm Huấn Giáo, tôi đề nghị các chị Nữ Tu các Dòng cùng sang thăm cơ sở 32Bis Nguyễn Thị Diệu để hiệp thông với các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Các chị Liên dòng Đa Minh đã nhiệt thành hưởng ứng ngay.
Một đoàn dài các xe Honda chở đôi, khoảng 80 chị Nữ Tu, từ DCCT Kỳ Đồng, ra Bà Huyện Thanh Quan, quẹo vào Nguyễn Thị Diệu, gây bất ngờ cho mọi người. Các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn thì vui mừng ra đón khách quý, nhưng mấy anh CA chìm ngồi bên kia đường thì nhốn nháo cả lên, cầm bộ đàm và điện thoại di động gọi đi đâu đó, có lẽ là... báo động đỏ trước một “đạo quân tóc dài” không một vũ khí nào khác ngoài nụ cười hiền hòa cởi mở.
Chúng tôi nghe các chị Nữ Tử Bác Ái kể lại vắn tắt đầu đuôi sự thể bị cướp đất chiếm nhà suốt mấy chục năm qua.
Có chị nhặt được đem cho chúng tôi xem và chụp hình mấy cái namecard trong đống xà bần hỗn độn, thì ra đó là của một tay Hàn Quốc nào đó giữ chức manager VIP Club của vũ trường Poseidon ( tên vị thần biển cả Poseidon bị in sai là Posseidon, rõ là dốt về thần thoại Hy Lạp ) những ngày còn lập lòe đèn màu, xập xình nhạc karaoke...
Sau đó chúng tôi cùng nhau làm thành mấy vòng tròn cầu nguyện: một Kinh Lạy Cha, một Kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh, rồi hát Kinh Hòa Bình. Giọng nữ trong veo, thánh thiện và đầy xác tín: “Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin ban xuống cho những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình”.
Lạ thật, kỳ diệu thật, những chị Nữ Tu áo xanh xậm, gần như cả đêm thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi gần cả tuần rồi, vậy mà nét mặt vẫn an bình như chính lời kinh của Thánh Phanxicô.
Lạ thật, dễ thương thật, các chị Dòng Đa Minh Lạng Sơn, Đa Minh Thánh Tâm, Đa Minh Tam Hiệp, Đa Minh Rosalima, Nữ Vương Hòa Bình, Đức Bà Truyền Giáo, Con Đức Mẹ Hiệp Nhất,... đang trưa nắng, giữa hai buổi học, vẫn sẵn sàng cùng đến đây hiện diện và sẻ chia, chắc cũng chỉ vì niềm Bình An mà chính Chúa Giêsu đã hứa ban cho tất cả những ai lòng đầy thiện chí.
Chúng tôi chào nhau, chia tay ra về, nhưng lòng thì ở lại với các chị Nữ Tử Bác Ái. Can đảm nhé, vững tin nhé. Luôn luôn có anh chị em chúng tôi các Dòng Tu khác nhau bên các chị. Sinh mệnh của mỗi Dòng cũng là sinh mệnh của mọi Dòng, và của chính Hội Thánh. Không ai phải lẻ loi, cũng không ai có thể tự mình đơn độc trong cuộc đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật
Saigòn, 13g trưa thứ sáu 19.12.2008
Một đoàn dài các xe Honda chở đôi, khoảng 80 chị Nữ Tu, từ DCCT Kỳ Đồng, ra Bà Huyện Thanh Quan, quẹo vào Nguyễn Thị Diệu, gây bất ngờ cho mọi người. Các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn thì vui mừng ra đón khách quý, nhưng mấy anh CA chìm ngồi bên kia đường thì nhốn nháo cả lên, cầm bộ đàm và điện thoại di động gọi đi đâu đó, có lẽ là... báo động đỏ trước một “đạo quân tóc dài” không một vũ khí nào khác ngoài nụ cười hiền hòa cởi mở.
Chúng tôi nghe các chị Nữ Tử Bác Ái kể lại vắn tắt đầu đuôi sự thể bị cướp đất chiếm nhà suốt mấy chục năm qua.
Có chị nhặt được đem cho chúng tôi xem và chụp hình mấy cái namecard trong đống xà bần hỗn độn, thì ra đó là của một tay Hàn Quốc nào đó giữ chức manager VIP Club của vũ trường Poseidon ( tên vị thần biển cả Poseidon bị in sai là Posseidon, rõ là dốt về thần thoại Hy Lạp ) những ngày còn lập lòe đèn màu, xập xình nhạc karaoke...
Sau đó chúng tôi cùng nhau làm thành mấy vòng tròn cầu nguyện: một Kinh Lạy Cha, một Kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh, rồi hát Kinh Hòa Bình. Giọng nữ trong veo, thánh thiện và đầy xác tín: “Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin ban xuống cho những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình”.
Lạ thật, kỳ diệu thật, những chị Nữ Tu áo xanh xậm, gần như cả đêm thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi gần cả tuần rồi, vậy mà nét mặt vẫn an bình như chính lời kinh của Thánh Phanxicô.
Lạ thật, dễ thương thật, các chị Dòng Đa Minh Lạng Sơn, Đa Minh Thánh Tâm, Đa Minh Tam Hiệp, Đa Minh Rosalima, Nữ Vương Hòa Bình, Đức Bà Truyền Giáo, Con Đức Mẹ Hiệp Nhất,... đang trưa nắng, giữa hai buổi học, vẫn sẵn sàng cùng đến đây hiện diện và sẻ chia, chắc cũng chỉ vì niềm Bình An mà chính Chúa Giêsu đã hứa ban cho tất cả những ai lòng đầy thiện chí.
Chúng tôi chào nhau, chia tay ra về, nhưng lòng thì ở lại với các chị Nữ Tử Bác Ái. Can đảm nhé, vững tin nhé. Luôn luôn có anh chị em chúng tôi các Dòng Tu khác nhau bên các chị. Sinh mệnh của mỗi Dòng cũng là sinh mệnh của mọi Dòng, và của chính Hội Thánh. Không ai phải lẻ loi, cũng không ai có thể tự mình đơn độc trong cuộc đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật
Saigòn, 13g trưa thứ sáu 19.12.2008
Tin khẩn vụ 32bis Nguyễn Thị Diệu chiều 19.12.2008
CTV CSSR
13:20 19/12/2008
Lúc này 16 h. Chúng tôi có mặt tại hiện trường.
Một xe 113 đang đậu ở trước cửa toà nhà. Có khá nhiều công an đứng ở bên kia đường, đối diện ở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Một số ngồi rải rác ở các quán nước, các điểm trên lề đường.
Rất đông công an đang hiện diện bên trong bên ngoài khu vực 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Chúng tôi thấy có áo xanh cảnh sát, áo xanh dân phòng, áo màu xanh nhạt của lực lượng an ninh và các cán bộ, công an mang thường phục.
Công an đòi làm biên bản các nữ tu. Ngồi ở sân trước các nữ tu có ông Nam, Trưởng Công an phường, ông Long, Chuyên viên Phòng Giáo dục, một cảnh sát áo xanh trực tiếp ghi chép và một số cán bộ lăng xăng.
Các nữ tu một số đứng ở hành lang toà nhà cầu nguyện. Một số đứng vây chung quanh đám làm biên bản.
Hai bên đang lời qua tiếng lại. Bên kết án. Bên phủ nhận kết án.
Một thanh niên xuất hiện chụp hình liền bị mấy tay cảnh sát chìm và một cảnh sát mang quân phục an ninh đến ngăn cản.
Anh thanh niên vẫn chụp hình. Tức thì bị mấy cảnh sát bắt giữ lôi từ trong sân ra đường Nguyễn Thị Diệu.
Công an hô “Giữ lấy máy hình! Bắt lấy nó! Đưa nó lên xe!”. Bốn, năm công an giữ và đẩy anh về phía xe cảnh sát 113.
Anh thanh niên một tay giữ túi máy hình. Cả người vung vằng dữ dội mong thoát sự kềm toả của công an. Một chiếc dép văng ra lòng đường!
Anh hô: “Bà con ơi công an bắt người trái phép! Công an bắt người trái phép bà con ơi! Tôi có tội gì mà các ông đòi bắt! Nếu có tội yêu cầu làm biên bản!”
Người đi đường dừng lại. Các nữ tu một số chạy ra! Công an hết đường giữ người trái phép nên phải bỏ.
Mấy cảnh sát chìm nổi bắt người hụt xấu hổ đứng bên kia đường.
Sự việc vẫn đang tiếp diễn. Các nữ tu đến đông hơn./.
Một xe 113 đang đậu ở trước cửa toà nhà. Có khá nhiều công an đứng ở bên kia đường, đối diện ở 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Một số ngồi rải rác ở các quán nước, các điểm trên lề đường.
Rất đông công an đang hiện diện bên trong bên ngoài khu vực 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Chúng tôi thấy có áo xanh cảnh sát, áo xanh dân phòng, áo màu xanh nhạt của lực lượng an ninh và các cán bộ, công an mang thường phục.
Công an đòi làm biên bản các nữ tu. Ngồi ở sân trước các nữ tu có ông Nam, Trưởng Công an phường, ông Long, Chuyên viên Phòng Giáo dục, một cảnh sát áo xanh trực tiếp ghi chép và một số cán bộ lăng xăng.
Các nữ tu một số đứng ở hành lang toà nhà cầu nguyện. Một số đứng vây chung quanh đám làm biên bản.
Hai bên đang lời qua tiếng lại. Bên kết án. Bên phủ nhận kết án.
Một thanh niên xuất hiện chụp hình liền bị mấy tay cảnh sát chìm và một cảnh sát mang quân phục an ninh đến ngăn cản.
Anh thanh niên vẫn chụp hình. Tức thì bị mấy cảnh sát bắt giữ lôi từ trong sân ra đường Nguyễn Thị Diệu.
Công an hô “Giữ lấy máy hình! Bắt lấy nó! Đưa nó lên xe!”. Bốn, năm công an giữ và đẩy anh về phía xe cảnh sát 113.
Anh thanh niên một tay giữ túi máy hình. Cả người vung vằng dữ dội mong thoát sự kềm toả của công an. Một chiếc dép văng ra lòng đường!
Anh hô: “Bà con ơi công an bắt người trái phép! Công an bắt người trái phép bà con ơi! Tôi có tội gì mà các ông đòi bắt! Nếu có tội yêu cầu làm biên bản!”
Người đi đường dừng lại. Các nữ tu một số chạy ra! Công an hết đường giữ người trái phép nên phải bỏ.
Mấy cảnh sát chìm nổi bắt người hụt xấu hổ đứng bên kia đường.
Sự việc vẫn đang tiếp diễn. Các nữ tu đến đông hơn./.
Khoan... hồng
Thơ Bút Trẻ
13:35 19/12/2008
KHOAN… HỒNG
Thảo Khấu Hà Nội "khoan hồng"
cho dân Thái Hà ???
Thảo Khấu hết đục lại khoan
hồng mầu thây bác, phét toàn… mắm tôm.
Bắc Bô Phủ, ổ thợ khoan
hồng nhiều chuyên ít, chỉ rành… đục dân.
Biển Đông giặc Hán đòi khoan
hồng binh Bắc Phủ… dũa dân biểu tình.
Thời xưa đảng lệnh ba khoan
hồng quần đất nước mất oan… tuổi hồng.
Thời nay đảng mở cho khoan
hồng quần đem bán… thả giàn người khoan
Đoàn kết chống Hán Ngụy khoan
Hồng Hà! Sông Cửu! Hương Giang! một lòng
Dân Ta nhất định không khoan
Hồng đàn Chim Lạc quyết giành Giang Sơn!
Mùa Thiêng nhạc thánh nhặt khoan
Hồng Ân Thượng Đế đổ tràn giúp dân.
Thảo Khấu Hà Nội "khoan hồng"
cho dân Thái Hà ???
Thảo Khấu hết đục lại khoan
hồng mầu thây bác, phét toàn… mắm tôm.
Bắc Bô Phủ, ổ thợ khoan
hồng nhiều chuyên ít, chỉ rành… đục dân.
Biển Đông giặc Hán đòi khoan
hồng binh Bắc Phủ… dũa dân biểu tình.
Thời xưa đảng lệnh ba khoan
hồng quần đất nước mất oan… tuổi hồng.
Thời nay đảng mở cho khoan
hồng quần đem bán… thả giàn người khoan
Đoàn kết chống Hán Ngụy khoan
Hồng Hà! Sông Cửu! Hương Giang! một lòng
Dân Ta nhất định không khoan
Hồng đàn Chim Lạc quyết giành Giang Sơn!
Mùa Thiêng nhạc thánh nhặt khoan
Hồng Ân Thượng Đế đổ tràn giúp dân.
Đêm nay, các chị có được bình an vô sự?
Xuân An
14:02 19/12/2008
Các nữ tu tấp nập kéo đến |
Công an đến sinh hoạt |
Một nữ tu cho biết, hồi 16h cảnh sát và đủ thứ cán bộ ập đến, gây áp lực với các chị. Họ lập biên bản gì đó không rõ, tự họ ký rồi mang đi. Mấy thanh niên đến chứng kiến sự việc. Một anh thanh niên liền bị mấy tay nhân viên an ninh chìm và một tay cảnh sát mặc sắc phục lôi ra khỏi đám đông, định đưa lên xe chở đi. Nhưng rất may, anh thanh niên này được các nữ tu và người qua đường giải cứu. Mọi người truy vấn cảnh sát về lý do bắt giữ anh thanh niên. Một tay cảnh sát trả lời: “Vì nó chụp hình”. Mọi người cười ồ lên. Cảnh sát chìm nổi quê quá, đành thả anh thanh niên ra.
Sau khi hù doạ, lập biên bản gì đó, cán bộ mỗi người mỗi ngả, trả lại sự bình yên cho mảnh đất 32Bis Nguyễn Thị Diệu. Tiếng cầu kinh của các nữ tu vẫn vang lên đều đều. Không biết đêm nay các chị có được bình an vô sự hay không?
Lời Kinh đêm Noel
Nắng Sàigòn
16:45 19/12/2008
LỜI KINH ĐÊM NOEL
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Trong đêm nhiệm mầu mừng đón NOEL.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Mời gọi muôn người cùng nắm tay nhau.
Ôi! Đêm nhiệm mầu, đêm an lành cho thế trần.
Ôi! Đêm hòa bình, đêm ân tình cho chúng nhân.
Nhưng sao!!! Đêm khuya thanh vắng,
Bao tâm hồn đang cay đắng,
Ngậm ngùi trầm tư sâu lắng,
Bơ vơ không nhà, bước chân lạc loài.
Đêm nay!!! Khắp nơi đây đó,
Kiếp người gặp cơn nguy khó,
An Bằng, Kiên Giang giông tố,
Thương đau tủi hờn, đất mất, nhà tan.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Trong đêm nhiệm mầu mừng đón NOEL.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Mời gọi muôn người chia sớt thương đau.
Ôi! Đêm nguyện cầu, xin ơn lành cho muôn người.
Ôi! Đêm hiệp lòng, xây tình người, tình thắm tươi.
Thương sao!!! Bước chân lữ thứ,
Thái Hà cùng Tòa Khâm Sứ,
Đương đầu cùng bao sự dữ,
Trung kiên bền lòng giữa chốn lao tù.
Thương sao!!! Nữ Tử Bác Ái,
Sài Gòn gặp điều ngang trái,
Vĩnh Long sầu thương tê tái,
Công viên u buồn ai có thấu chăng!!?
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Trong đêm nhiệm mầu mừng đón NOEL.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Muôn lòng nguyện cầu.. cho Công Lý.. thực.. thi.
- Nắng Sài Gòn.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Trong đêm nhiệm mầu mừng đón NOEL.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Mời gọi muôn người cùng nắm tay nhau.
Ôi! Đêm nhiệm mầu, đêm an lành cho thế trần.
Ôi! Đêm hòa bình, đêm ân tình cho chúng nhân.
Nhưng sao!!! Đêm khuya thanh vắng,
Bao tâm hồn đang cay đắng,
Ngậm ngùi trầm tư sâu lắng,
Bơ vơ không nhà, bước chân lạc loài.
Đêm nay!!! Khắp nơi đây đó,
Kiếp người gặp cơn nguy khó,
An Bằng, Kiên Giang giông tố,
Thương đau tủi hờn, đất mất, nhà tan.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Trong đêm nhiệm mầu mừng đón NOEL.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Mời gọi muôn người chia sớt thương đau.
Ôi! Đêm nguyện cầu, xin ơn lành cho muôn người.
Ôi! Đêm hiệp lòng, xây tình người, tình thắm tươi.
Thương sao!!! Bước chân lữ thứ,
Thái Hà cùng Tòa Khâm Sứ,
Đương đầu cùng bao sự dữ,
Trung kiên bền lòng giữa chốn lao tù.
Thương sao!!! Nữ Tử Bác Ái,
Sài Gòn gặp điều ngang trái,
Vĩnh Long sầu thương tê tái,
Công viên u buồn ai có thấu chăng!!?
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Trong đêm nhiệm mầu mừng đón NOEL.
Hãy cất cao lời kinh Hòa Bình,
Muôn lòng nguyện cầu.. cho Công Lý.. thực.. thi.
- Nắng Sài Gòn.
Thưa hai ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
Hoa Cỏ May
16:52 19/12/2008
Thưa hai ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
Trong đợt bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi, ứng cử viên Obama khi đi vận động tranh cử, chỉ vì lời hứa
" Ông ta sẽ đấu tranh cho dân nghèo ( giảm thuế cho những người thu hoạch hàng năm dưới hai trăm ngàn đô la Mỹ 200.000 $US/1 năm ), sẽ tạo công ăn việc làm cho dân nghèo để có cơm no ấm, sẽ tạo điều kiện để bớt chiến tranh, sẽ đổi mới...Có một điều rất quan trọng là Obama đã hứa hẹn cho dù bất cứ ai, dầu chỉ là môt người dân thường góp ý kiến Obama sẽ suy xét..Vậy là Obama đã đắc cử, những lá phiếu đã nói lên sự ủng hộ nhiệt tình của số đông trong dân chúng Hoa Kỳ.
Thưa hai ông
Một bệnh nhân mà tai thì hơi hơi điếc, mắt thì mù, răng thì sâu đục, gan thì bị xơ, phổi nám đen, da thì ghẻ lở, chỉ còn trái tim ngoi ngóp....tuy nhiên ra đường anh ta ăn mặc bảnh bao, xịt nước hoa, thoa son phấn và cứ cho mình là khoẻ mạnh không sao cả, ai nhìn vào cũng thấy anh ta bênh hoạn, cũng muốn nhắc nhở anh ta đi bênh viện... không những anh ta không biết ơn mà còn dùng bạo lực, bạo hành với những người đó nữa !
Hai ông nhìn thấy đấy
Đảng viên Đảng Cộng Sản Viêt Nam đại diện cả một dân tộc ra nước ngoài lại đi buôn lậu?
Cán bộ đại diện cho tổ quốc ký những hợp đồng với nước ngoài lại đi tham nhũng hối lộ với nước ngoài?
Chi'nh quyền thay vì bảo vệ dân lành lại đi chiếm đoạt trái phép đất đai, nhà cửa của dân? lại còn bắn vào dân, hà hiếp bọc lột dân..
Thuở đời người chiếm đoạt đưa người " bị" chiếm đoạt ra tù.. Nếu không SAI sao lại hành sự vào ban đêm?, nê'u không SAI sao sợ đến thế, sợ đến nỗi đem hết binh quyền, tướng dũng, dùi cui, roi điện chó săn, công an ra giăng hàng, giăng lối như thế?
Rừng vàng biển bạc ư?, nay Trung quốc đã công khai chiếm đoạt rồi còn đâu?
Đối nội, đối ngoại đều không đúng và hình như quá tồi tệ đấy hai ông ạ !
Có căn bệnh nào nặng hơn nữa không, Thưa hai ông?
Nếu như chỉ ngồi vỗ tay ca ngợi nhau thì con thuyền lủng. .. không bến... chưa biết sẽ trôi về đâu !
Thưa hai ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
Để đấu tranh với lương tâm, với tinh thần yêu nước, yêu dân tộc để gỡ chút danh dự cho Tổ quốc thi` hai người đứng đầu một nước như Hai ông việc đem những người vi phạm pháp luật quốc tế trên kia ra xét xử cũng có khó khăn, vì kẻ phạm tôi kia không ai dám làm những chuyện phi pháp... "một mình ". .cả...!
Riêng chuyện chiếm đoạt đất đai trái phép rất dễ dàng
Ồng cũng nhìn thấy
-Hàng năm đến ngày Tết, máy bay về Viêt Nam không còn vé để mua, người đi xa tổ quốc không ai mà không hướng về quê cha đất tổ của mình, vì họ yêu quê hường, yêu cái ao bờ dậu của mình, yêu làng xóm của mình
-Dựa vào sự công bằng hợp lí của xã hội
-Dưa vào lương tâm của con người trong xã hội
Đảng và chính phủ không nên tự ý chiếm đoạt đất đai tài sản của dân, điều quan trọng là không nên dùng những chứng từ giả mạo để dành cho bằng được và tuyệt đối không nên dùng bạo lực với nhân dân, Vì những thứ đó đối với Đảng và Chính phủ chỉ là " vật chất " nhưng đối với nhân dân đó là " linh hồn " là kỉ niệm, là dấu ti'ch của ông bà tổ tiên của họ, là nơi linh thiêng thờ phượng của họ.
Vây thì trong những công trình quy hoạch mới, sao trung ương không vãn những quy mô đó ra ven thị?
Thưa hai ông
Theo chúng tôi được biết !
Mỗi năm khoảng đầu tháng Tám ở tiểu bang Missouri Hoa kỳ có cuộc hành hương Đức Me, hàng trăm ngàn người Việt Nam trên toàn thế giới quy về
Doanh thương họ cũng đã xây rất nhiều khách sạn rất đẹp, có sân chơi, có hồ bơi, có chỗ đâu xe, có xe đưa đón, nhưng xa xa ven thị
Ai qua Canada, thì biết Toronto thủ đô của người châu Á, dân về càng ngày càng đông, du khách bốn mùa, đường phố chật chội. .kẹt xe, chính phủ cũng đã quy hoạch dãn dân ra ven thị, những shopping mall mọc lên, khang trang, li.ch sự dăc biệt là chỗ đâu xe rộng rãi.. đường phố mới rộng rãi, nhà mới khang trang
Những quy hoạch mới ở ven thị mọc lên rất nhanh như nấm, nhưng không một lời than nào của dân chúng trên truyền thanh, truyền hình cả, vì có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán
Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới lại có chuyện chính quyền chiếm đoạt đất đai nhà cửa của dân cả, lại còn dùng bạo lực, bạo hành với chính dân của mình
Thưa hai ông
Cổ nhân có nói:
"Những gì không thuận lòng dân thì sẽ không hợp ý Trời"
-Thuyền tuy lủng lỗ nhỏ chảy lâu cũng chìm
.Chỉ là những giot nước nhưng nếu nhỏ hoài cũng sẽ tràn ly
Cổ nhân còn nói
" Tức nước thì vỡ bờ "
Thưa hai ông
Hai ông cũng đã từng " yêu" chỉ có tình yêu mới chiến thắng được trái tìm
Cổ nhân cũng ví "Quan sai "như "phụ mẫu"
Làm cha mẹ phải biết yêu con cái mi`nh, chăm sóc con cái mi`nh, lo cho tương lai hạnh phúc của con cái, sao lại chiếm đoạt nhà cữa tài sản của con cái mi`nh, lại còn dùng bạo lực bạo hành với con cái của mình?
Nhìn vào gia đình đó có tìm thấy được sự giàu có không ? có êm ấm hạnh phúc không? Thưa hai ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
Hoa cỏ may
Trong đợt bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi, ứng cử viên Obama khi đi vận động tranh cử, chỉ vì lời hứa
" Ông ta sẽ đấu tranh cho dân nghèo ( giảm thuế cho những người thu hoạch hàng năm dưới hai trăm ngàn đô la Mỹ 200.000 $US/1 năm ), sẽ tạo công ăn việc làm cho dân nghèo để có cơm no ấm, sẽ tạo điều kiện để bớt chiến tranh, sẽ đổi mới...Có một điều rất quan trọng là Obama đã hứa hẹn cho dù bất cứ ai, dầu chỉ là môt người dân thường góp ý kiến Obama sẽ suy xét..Vậy là Obama đã đắc cử, những lá phiếu đã nói lên sự ủng hộ nhiệt tình của số đông trong dân chúng Hoa Kỳ.
Thưa hai ông
Một bệnh nhân mà tai thì hơi hơi điếc, mắt thì mù, răng thì sâu đục, gan thì bị xơ, phổi nám đen, da thì ghẻ lở, chỉ còn trái tim ngoi ngóp....tuy nhiên ra đường anh ta ăn mặc bảnh bao, xịt nước hoa, thoa son phấn và cứ cho mình là khoẻ mạnh không sao cả, ai nhìn vào cũng thấy anh ta bênh hoạn, cũng muốn nhắc nhở anh ta đi bênh viện... không những anh ta không biết ơn mà còn dùng bạo lực, bạo hành với những người đó nữa !
Hai ông nhìn thấy đấy
Đảng viên Đảng Cộng Sản Viêt Nam đại diện cả một dân tộc ra nước ngoài lại đi buôn lậu?
Cán bộ đại diện cho tổ quốc ký những hợp đồng với nước ngoài lại đi tham nhũng hối lộ với nước ngoài?
Chi'nh quyền thay vì bảo vệ dân lành lại đi chiếm đoạt trái phép đất đai, nhà cửa của dân? lại còn bắn vào dân, hà hiếp bọc lột dân..
Thuở đời người chiếm đoạt đưa người " bị" chiếm đoạt ra tù.. Nếu không SAI sao lại hành sự vào ban đêm?, nê'u không SAI sao sợ đến thế, sợ đến nỗi đem hết binh quyền, tướng dũng, dùi cui, roi điện chó săn, công an ra giăng hàng, giăng lối như thế?
Rừng vàng biển bạc ư?, nay Trung quốc đã công khai chiếm đoạt rồi còn đâu?
Đối nội, đối ngoại đều không đúng và hình như quá tồi tệ đấy hai ông ạ !
Có căn bệnh nào nặng hơn nữa không, Thưa hai ông?
Nếu như chỉ ngồi vỗ tay ca ngợi nhau thì con thuyền lủng. .. không bến... chưa biết sẽ trôi về đâu !
Thưa hai ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
Để đấu tranh với lương tâm, với tinh thần yêu nước, yêu dân tộc để gỡ chút danh dự cho Tổ quốc thi` hai người đứng đầu một nước như Hai ông việc đem những người vi phạm pháp luật quốc tế trên kia ra xét xử cũng có khó khăn, vì kẻ phạm tôi kia không ai dám làm những chuyện phi pháp... "một mình ". .cả...!
Riêng chuyện chiếm đoạt đất đai trái phép rất dễ dàng
Ồng cũng nhìn thấy
-Hàng năm đến ngày Tết, máy bay về Viêt Nam không còn vé để mua, người đi xa tổ quốc không ai mà không hướng về quê cha đất tổ của mình, vì họ yêu quê hường, yêu cái ao bờ dậu của mình, yêu làng xóm của mình
-Dựa vào sự công bằng hợp lí của xã hội
-Dưa vào lương tâm của con người trong xã hội
Đảng và chính phủ không nên tự ý chiếm đoạt đất đai tài sản của dân, điều quan trọng là không nên dùng những chứng từ giả mạo để dành cho bằng được và tuyệt đối không nên dùng bạo lực với nhân dân, Vì những thứ đó đối với Đảng và Chính phủ chỉ là " vật chất " nhưng đối với nhân dân đó là " linh hồn " là kỉ niệm, là dấu ti'ch của ông bà tổ tiên của họ, là nơi linh thiêng thờ phượng của họ.
Vây thì trong những công trình quy hoạch mới, sao trung ương không vãn những quy mô đó ra ven thị?
Thưa hai ông
Theo chúng tôi được biết !
Mỗi năm khoảng đầu tháng Tám ở tiểu bang Missouri Hoa kỳ có cuộc hành hương Đức Me, hàng trăm ngàn người Việt Nam trên toàn thế giới quy về
Doanh thương họ cũng đã xây rất nhiều khách sạn rất đẹp, có sân chơi, có hồ bơi, có chỗ đâu xe, có xe đưa đón, nhưng xa xa ven thị
Ai qua Canada, thì biết Toronto thủ đô của người châu Á, dân về càng ngày càng đông, du khách bốn mùa, đường phố chật chội. .kẹt xe, chính phủ cũng đã quy hoạch dãn dân ra ven thị, những shopping mall mọc lên, khang trang, li.ch sự dăc biệt là chỗ đâu xe rộng rãi.. đường phố mới rộng rãi, nhà mới khang trang
Những quy hoạch mới ở ven thị mọc lên rất nhanh như nấm, nhưng không một lời than nào của dân chúng trên truyền thanh, truyền hình cả, vì có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán
Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới lại có chuyện chính quyền chiếm đoạt đất đai nhà cửa của dân cả, lại còn dùng bạo lực, bạo hành với chính dân của mình
Thưa hai ông
Cổ nhân có nói:
"Những gì không thuận lòng dân thì sẽ không hợp ý Trời"
-Thuyền tuy lủng lỗ nhỏ chảy lâu cũng chìm
.Chỉ là những giot nước nhưng nếu nhỏ hoài cũng sẽ tràn ly
Cổ nhân còn nói
" Tức nước thì vỡ bờ "
Thưa hai ông
Hai ông cũng đã từng " yêu" chỉ có tình yêu mới chiến thắng được trái tìm
Cổ nhân cũng ví "Quan sai "như "phụ mẫu"
Làm cha mẹ phải biết yêu con cái mi`nh, chăm sóc con cái mi`nh, lo cho tương lai hạnh phúc của con cái, sao lại chiếm đoạt nhà cữa tài sản của con cái mi`nh, lại còn dùng bạo lực bạo hành với con cái của mình?
Nhìn vào gia đình đó có tìm thấy được sự giàu có không ? có êm ấm hạnh phúc không? Thưa hai ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
Hoa cỏ may
Cuộc làm biên bản của Công an với các nữ tu Nữ Tử Bác Ái bất thành
Chứng Nhân
17:14 19/12/2008
SAIGÒN - Hai nữ tu ngồi trước 2 viên công an mặc quân phục, một đại diện của Phòng Giáo dục Quận 3 và một đại diện cho người dân trong khu vực.
Viên công an nói: “ Yêu cầu các sơ trả lại mặt bằng. Vậy thôi. Nếu không thì làm biên bản!”.
Công an cứ lớn tiếng lải nhải yêu cầu các sơ về. Các sơ không về. Các chị nói lại rằng: “Các ông xem lý do tại sao mà chúng tôi phải ở lại đây?!”.
Viên công an đe doạ lập biên bản. Các sơ kiên quyết không lập biên bản. Các chị yêu cầu phải lập biên bản công ty Công ích quận 3 vi phạm cam kết.
Viên công an đọc biên bản. Hoá ra biên bản được ghi từ lúc nào! Một nữ tu phản đối: “Từ hồi nãy giờ chúng tôi mới thương lượng có nên lập hay không mà thôi!”
Viên công an: “Biên bản đã làm sẵn! Tôi đọc cho sơ nghe. Nhưng nếu các sơ tự động về thì chúng tôi không cần lập nữa!?”
Một nữ tu nói với công an rằng: “Ngày 17/3/2008 đại diện Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo Thành phố, Ban Tôn giáo Quận 3, Đại diện công an Thành phố, đã có mặt làm biên bản với các bên liên quan cam kết giữ nguyên hiện trạng. Đến ngày 17/12/2008, chúng tôi lại được giáo dân báo tin, chúng tôi đến đây thì thấy các cán bộ của Công ty Dịch vụ Công ích quận 3 đang cho công nhân đập phá và xây dựng. Chúng tôi yêu cầu ngưng đập phá để giữ nguyên hiện trạng, đồng thời yêu cầu chính quyền làm biên bản, nhưng không ai làm. Lúc nãy khi thấy các chú công an đến, chúng tôi rất vui. Chúng tôi tưởng các chú đến đây làm biên bản Công ty Dịch vụ Công ích vi phạm. Song chúng tôi rất ngỡ ngàng khi các chú lại đòi lập biên bản chúng tôi. Nhất là các chú lập biên bản nói chúng tôi chiếm giữ nhà trái phép. Như vậy chúng tôi nghĩ là không đúng”
Một viên công an nói đại khái rằng: “Đại diện cơ quan công an làm biên bản về mặt ANTT”. Nói rồi viên công an này đọc cái biên bản làm sẵn. Viên công an đưa ra lập luận rằng: Địa chỉ này do cơ quan nhà nước đang quản lý. Các sơ chiếm dụng là trái phép.
Trong khi đó các nữ tu nói: “Chúng tôi hiểu đây là nhà của chúng tôi. Cho đến chúng tôi đến đây để ngăn cản việc người ta phá nhà của chúng tôi. Chúng tôi hiểu việc làm của chúng tôi là đúng. Chúng tôi cũng chẳng muốn đến đây làm gì…
Các nữ tu còn yêu cầu các công an trả lời cho các sơ biết thế nào là “chiếm dụng trái phép”? “Ai chiếm dụng trái phép của ai?”
Viên công an bí lý liền nói: “Tôi không bàn luận với các sơ về cái chuyện đó nữa!” Rồi nhân viên này tiếp tục doạ nạt, thách thức: “Có giải tán không?! Không giải tán thì chúng tôi vẫn lập biên bản. Có các ban ngành đoàn thể ở đây người ta sẽ ký vào. Còn có chuyện gì thì các sơ chịu trách nhiệm.
Viên công an đọc cái biên bản làm sẵn, trong đó kết án 8 nữ tu chiếm dụng nhà trái phép. Viên cán bộ này còn trơ trẽn nói rằng ghi 8 nữ tu còn là khoan hồng!
Các nữ tu phản đối công an chụp mũ cho các chị cái mũ “chiếm dụng nhà trái phép”. Các chị không ký.
Mấy công an ký với nhau. Có bên đại diện phòng Giáo dục và người dân đại diện tổ dân phố ở đây ký vào!
Họ vứt lại một biên bản đấy cho các nữ tu. Rồi họ xách ghế ra về. Xe 113 cũng chạy theo. Một số “công an nổi” cũng lấy xe máy ra về. Lát sau một viên dân phòng đến lấy nốt cái biên bản vứt lại khi nãy!
Chúng tôi cũng ra về! Trong khi đó, các nữ tu đang đến đông hơn!
Có 2 điều khiến chúng tôi bức xúc!
Một là chúng tôi cảm thấy muốn nôn mửa với cái chính quyền tha hoá, sa đọa, trơ trẽn không còn biết xấu hổ là gì này! Ngang nhiên chiếm nhà đất của người ta không được! Bây giờ bày trò phù phép bảo đó là “nhà đất của phòng giáo dục”! Thực chất chỉ lộ mặt ra một cuộc đổi chác: “Lấy nhà trẻ chỗ kia làm nơi thế chấp cho dự án ăn chơi và lấy nhà đất các sơ thế vào làm nhà trẻ!”
Hai là các quan chức ăn cướp không xuôi, cứ lánh mặt ráo cả! Thật quá sức hèn! Rồi thì đưa công an ra dùng bạo lực bằng giấy tờ hay bằng hành động để trấn áp dân lành- như hôm qua vừa trấn áp mấy trăm người dân Kiên Giang và bắn bị thương 7 dân lành vô tội- lấp liếm sai trái của các quan chức.
Có 2 điều khiến chúng tôi thấy tiếc:
Một là việc gì các sơ phải nói với công an rằng “xin phép ghi âm và ghi hình để cho các vị bề trên coi”! Quyền ghi âm ghi hình là chuyện đương nhiên của các sơ. Ở chỗ này đâu có phải là bí mật quốc gia gì! Đâu có biển cấm quay phim chụp hình chỗ này. công an đang quay phim chụp hình đấy (xem hình một nhân viên công an đang quay phim trong video-ngừoi của công an) mà có xin phép các sơ đâu! Tại sao mình lại phải xin người ta cái là quyền của mình?!
Hai là mấy nhân viên công an “chơi” mà không đám “chơi” tới cùng trong việc bắt giữ anh thanh niên quay phim chụp hình. Ngay khi anh này xuất hiện và vừa bắt đầu quay phim thì bị mấy tên vũ phu mang và không mang quân phục công an đòi thu máy hình của anh. Thu không được bắt giữ anh lôi đi! Đang khi lôi thấy anh phản ứng mạnh mẽ bằng lời và bằng hành động thì buông ra đứng nhìn! Chúng tôi nghĩ nếu công an bắt giữ anh thanh niên, thì phen này chính công an sẽ phải khốn vì tội bắt giữ người trái phép giữa thanh thiên bạch nhật trước công luận trong ngoài nước!
Và hành động bắt bớ này dù chỉ là bắt hụt cũng cho thấy chính nghĩa trong vụ nhà đất này thuộc về ai!
Chứng Nhân
Viên công an nói: “ Yêu cầu các sơ trả lại mặt bằng. Vậy thôi. Nếu không thì làm biên bản!”.
Công an cứ lớn tiếng lải nhải yêu cầu các sơ về. Các sơ không về. Các chị nói lại rằng: “Các ông xem lý do tại sao mà chúng tôi phải ở lại đây?!”.
Viên công an đe doạ lập biên bản. Các sơ kiên quyết không lập biên bản. Các chị yêu cầu phải lập biên bản công ty Công ích quận 3 vi phạm cam kết.
Viên công an đọc biên bản. Hoá ra biên bản được ghi từ lúc nào! Một nữ tu phản đối: “Từ hồi nãy giờ chúng tôi mới thương lượng có nên lập hay không mà thôi!”
Viên công an: “Biên bản đã làm sẵn! Tôi đọc cho sơ nghe. Nhưng nếu các sơ tự động về thì chúng tôi không cần lập nữa!?”
Một nữ tu nói với công an rằng: “Ngày 17/3/2008 đại diện Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo Thành phố, Ban Tôn giáo Quận 3, Đại diện công an Thành phố, đã có mặt làm biên bản với các bên liên quan cam kết giữ nguyên hiện trạng. Đến ngày 17/12/2008, chúng tôi lại được giáo dân báo tin, chúng tôi đến đây thì thấy các cán bộ của Công ty Dịch vụ Công ích quận 3 đang cho công nhân đập phá và xây dựng. Chúng tôi yêu cầu ngưng đập phá để giữ nguyên hiện trạng, đồng thời yêu cầu chính quyền làm biên bản, nhưng không ai làm. Lúc nãy khi thấy các chú công an đến, chúng tôi rất vui. Chúng tôi tưởng các chú đến đây làm biên bản Công ty Dịch vụ Công ích vi phạm. Song chúng tôi rất ngỡ ngàng khi các chú lại đòi lập biên bản chúng tôi. Nhất là các chú lập biên bản nói chúng tôi chiếm giữ nhà trái phép. Như vậy chúng tôi nghĩ là không đúng”
Một viên công an nói đại khái rằng: “Đại diện cơ quan công an làm biên bản về mặt ANTT”. Nói rồi viên công an này đọc cái biên bản làm sẵn. Viên công an đưa ra lập luận rằng: Địa chỉ này do cơ quan nhà nước đang quản lý. Các sơ chiếm dụng là trái phép.
Trong khi đó các nữ tu nói: “Chúng tôi hiểu đây là nhà của chúng tôi. Cho đến chúng tôi đến đây để ngăn cản việc người ta phá nhà của chúng tôi. Chúng tôi hiểu việc làm của chúng tôi là đúng. Chúng tôi cũng chẳng muốn đến đây làm gì…
Các nữ tu còn yêu cầu các công an trả lời cho các sơ biết thế nào là “chiếm dụng trái phép”? “Ai chiếm dụng trái phép của ai?”
Viên công an bí lý liền nói: “Tôi không bàn luận với các sơ về cái chuyện đó nữa!” Rồi nhân viên này tiếp tục doạ nạt, thách thức: “Có giải tán không?! Không giải tán thì chúng tôi vẫn lập biên bản. Có các ban ngành đoàn thể ở đây người ta sẽ ký vào. Còn có chuyện gì thì các sơ chịu trách nhiệm.
Viên công an đọc cái biên bản làm sẵn, trong đó kết án 8 nữ tu chiếm dụng nhà trái phép. Viên cán bộ này còn trơ trẽn nói rằng ghi 8 nữ tu còn là khoan hồng!
Các nữ tu phản đối công an chụp mũ cho các chị cái mũ “chiếm dụng nhà trái phép”. Các chị không ký.
Mấy công an ký với nhau. Có bên đại diện phòng Giáo dục và người dân đại diện tổ dân phố ở đây ký vào!
Họ vứt lại một biên bản đấy cho các nữ tu. Rồi họ xách ghế ra về. Xe 113 cũng chạy theo. Một số “công an nổi” cũng lấy xe máy ra về. Lát sau một viên dân phòng đến lấy nốt cái biên bản vứt lại khi nãy!
Chúng tôi cũng ra về! Trong khi đó, các nữ tu đang đến đông hơn!
Có 2 điều khiến chúng tôi bức xúc!
Một là chúng tôi cảm thấy muốn nôn mửa với cái chính quyền tha hoá, sa đọa, trơ trẽn không còn biết xấu hổ là gì này! Ngang nhiên chiếm nhà đất của người ta không được! Bây giờ bày trò phù phép bảo đó là “nhà đất của phòng giáo dục”! Thực chất chỉ lộ mặt ra một cuộc đổi chác: “Lấy nhà trẻ chỗ kia làm nơi thế chấp cho dự án ăn chơi và lấy nhà đất các sơ thế vào làm nhà trẻ!”
Hai là các quan chức ăn cướp không xuôi, cứ lánh mặt ráo cả! Thật quá sức hèn! Rồi thì đưa công an ra dùng bạo lực bằng giấy tờ hay bằng hành động để trấn áp dân lành- như hôm qua vừa trấn áp mấy trăm người dân Kiên Giang và bắn bị thương 7 dân lành vô tội- lấp liếm sai trái của các quan chức.
Có 2 điều khiến chúng tôi thấy tiếc:
Một là việc gì các sơ phải nói với công an rằng “xin phép ghi âm và ghi hình để cho các vị bề trên coi”! Quyền ghi âm ghi hình là chuyện đương nhiên của các sơ. Ở chỗ này đâu có phải là bí mật quốc gia gì! Đâu có biển cấm quay phim chụp hình chỗ này. công an đang quay phim chụp hình đấy (xem hình một nhân viên công an đang quay phim trong video-ngừoi của công an) mà có xin phép các sơ đâu! Tại sao mình lại phải xin người ta cái là quyền của mình?!
Hai là mấy nhân viên công an “chơi” mà không đám “chơi” tới cùng trong việc bắt giữ anh thanh niên quay phim chụp hình. Ngay khi anh này xuất hiện và vừa bắt đầu quay phim thì bị mấy tên vũ phu mang và không mang quân phục công an đòi thu máy hình của anh. Thu không được bắt giữ anh lôi đi! Đang khi lôi thấy anh phản ứng mạnh mẽ bằng lời và bằng hành động thì buông ra đứng nhìn! Chúng tôi nghĩ nếu công an bắt giữ anh thanh niên, thì phen này chính công an sẽ phải khốn vì tội bắt giữ người trái phép giữa thanh thiên bạch nhật trước công luận trong ngoài nước!
Và hành động bắt bớ này dù chỉ là bắt hụt cũng cho thấy chính nghĩa trong vụ nhà đất này thuộc về ai!
Chứng Nhân
''Hằng bao bọc những ai kính sợ người''
LM. Lê Quang Uy, DCCT
17:21 19/12/2008
“...HẰNG BAO BỌC NHỮNG AI KÍNH SỢ NGƯỜI !”
16g20, tôi đang đi vắng, thì Sr. Pascale Tríu gọi điện thoại đến văn phòng Mục Vụ của tôi nhắn tin lại rằng: CA chìm nổi đủ loại đang uy hiếp các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn ở 32 Bis Nguyễn Thị Diệu.
16g45, tôi về đến văn phòng, gọi điện thoại trở lại cho Sr. Pascale an tâm là mình sẽ ra hiện trường ngay. Tôi gõ vài chữ thông tin ngắn gọn trên Blog cho các bạn trẻ khắp nơi biết tin, liếc qua phần Quick Comment đã thấy một bạn nhanh nhạy báo tin:
17g00, hiện trường chỉ còn lại rất đông các Nữ Tu đang đọc Kinh Thần Vụ buổi chiều. Cũng có một số chị em Giáo Dân quen biết đến hiệp thông. Giọng kinh vẫn bình thản ung dung lạ lùng, dù chỉ mới đây, ngay tại nơi này vừa xảy ra một cuộc uy hiếp hết sức căng thẳng, CA và các cán bộ ngành Giáo Dục đã lập biên bản đòi trục xuất các Nữ Tu, họ bảo các chị đang chiếm cứ bất hợp pháp tài sản XHCN ! Lại có chuyện một anh thanh niên đến chụp ảnh bị CA chụp bắt lôi lên xe, anh đã la toáng lên cùng với các Nữ Tu, thế là CA đành lui bước...
17g15, tôi vào hẳn bên trong, ngồi xuống nền nhà cùng các chị Nữ Tu hát Thánh Ca Tin Mừng Magnificat: “Linh hồn tôi tung hô Chúa... Lượng từ ái trải qua, từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những I kính sợ Người”. Dì Sáu Phong vừa mới đến, ghé vào tai tôi thì thầm: “Cha ơi, những lời Kinh Thánh lúc nào sao mà am hợp thấm thía đến thế...”
17g30, các chị lập xong một biên bản ghi nhận lại toàn bộ diễn tiến buổi chiều hôm nay, các chị bảo: “Người ta cũng lập biên bản nhưng chúng con chẳng đụng đến làm gì, họ để trên ghế, gió bay luôn xuống đất. Được một lúc họ đành chạy vào nhặt tờ biên bản mà chúng con đã dứt khoát không ký vào đấy !” Bây giờ thì từng chị, từng chị trong Dòng ngồi xuống ký vào biên bản của phía mình vừa lập để sẵn sàng làm chứng mọi sự. Tôi hỏi mình có được ký vào không ? Các chị cười gật đầu đồng ý.
17g45, thầy Trần Duy Nhiên, vốn là chỗ rất thân tín với Nhà Dòng Vinh Sơn, nghe tin trên mạng cũng vội vàng chạy đến, cho số điện thoại để phòng khi các chị cần đến một tiếng nói, một chỉ dẫn.
18g00, lại thêm khá đông anh chị em Giáo Dân các xứ Tân Thái Sơn, Sao Mai, đông nhất là người thuộc các Giáo Xứ Xóm Mới, Gò Vấp... kéo đến hõi thăm tình hình. Mọi người kéo ghế ngồi ở lề đường nói chuyện râm ran. Họ bảo đêm nay họ sẽ ở lại sát cánh với các Nữ Tu cùng cầu nguyện và canh gác...
18g15, tôi được một cú điện thoại phải đi xức dầu bệnh nhân tr0 bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi chia tay các chị, tưởng mình sẽ phải nói đôi lời nâng đỡ tinh thần các chị, không ngờ các chị lại... động viên ngược bằng những tiếng cười giòn tan đầy chắc tin và hiếu hòa.
21g00, bây giờ tôi đang ngồi viết bài và chuẩn bị gửi cả ảnh lên mạng. Tôi hiểu cục diện đã bắt đầu “nóng” lên rồi đấy. Rồi những ngày tới đây sẽ còn nhiều diễn biến ngày một căng thẳng.
21g30, anh bạn thân trong Nhóm Fiat gọi điện thoại về cho tôi từ hiện trường 32Bis Nguyễn Thị Diệu. Anh bảo mọi người vừa đọc Giờ Kinh Tối xong. Đông lắm, bà con Giáo Dân nghe tin, truyền tai nhau, gọi điện thoại hẹn nhau kéo về bênh vực các chị Nữ Tu chân yếu tay mềm. Anh bảo tôi: “Ở đây vui lắm...” Thật lạ lùng ! Nhớ lại chuyện Hà Nội mới cách đây hơn một tuần, các anh chị em Giáo Dân kéo nhau ra tòa chịu xử án mà vẫn lạc quan hài hước, cứ như đang đi hội chợ, dự festival. Còn ở đây bây giờ, các chị bị uy hiếp khủng bố tinh thần mà lại cứ cười thật tươi. Tôi lẩm nhẩm lời Kinh Magnificat một lần nữa...
“Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường...” ( Lc 1, 50 tt )
Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, 21g47 đêm thứ sáu 19.12.2008
16g20, tôi đang đi vắng, thì Sr. Pascale Tríu gọi điện thoại đến văn phòng Mục Vụ của tôi nhắn tin lại rằng: CA chìm nổi đủ loại đang uy hiếp các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn ở 32 Bis Nguyễn Thị Diệu.
16g45, tôi về đến văn phòng, gọi điện thoại trở lại cho Sr. Pascale an tâm là mình sẽ ra hiện trường ngay. Tôi gõ vài chữ thông tin ngắn gọn trên Blog cho các bạn trẻ khắp nơi biết tin, liếc qua phần Quick Comment đã thấy một bạn nhanh nhạy báo tin:
17g00, hiện trường chỉ còn lại rất đông các Nữ Tu đang đọc Kinh Thần Vụ buổi chiều. Cũng có một số chị em Giáo Dân quen biết đến hiệp thông. Giọng kinh vẫn bình thản ung dung lạ lùng, dù chỉ mới đây, ngay tại nơi này vừa xảy ra một cuộc uy hiếp hết sức căng thẳng, CA và các cán bộ ngành Giáo Dục đã lập biên bản đòi trục xuất các Nữ Tu, họ bảo các chị đang chiếm cứ bất hợp pháp tài sản XHCN ! Lại có chuyện một anh thanh niên đến chụp ảnh bị CA chụp bắt lôi lên xe, anh đã la toáng lên cùng với các Nữ Tu, thế là CA đành lui bước...
17g15, tôi vào hẳn bên trong, ngồi xuống nền nhà cùng các chị Nữ Tu hát Thánh Ca Tin Mừng Magnificat: “Linh hồn tôi tung hô Chúa... Lượng từ ái trải qua, từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những I kính sợ Người”. Dì Sáu Phong vừa mới đến, ghé vào tai tôi thì thầm: “Cha ơi, những lời Kinh Thánh lúc nào sao mà am hợp thấm thía đến thế...”
17g30, các chị lập xong một biên bản ghi nhận lại toàn bộ diễn tiến buổi chiều hôm nay, các chị bảo: “Người ta cũng lập biên bản nhưng chúng con chẳng đụng đến làm gì, họ để trên ghế, gió bay luôn xuống đất. Được một lúc họ đành chạy vào nhặt tờ biên bản mà chúng con đã dứt khoát không ký vào đấy !” Bây giờ thì từng chị, từng chị trong Dòng ngồi xuống ký vào biên bản của phía mình vừa lập để sẵn sàng làm chứng mọi sự. Tôi hỏi mình có được ký vào không ? Các chị cười gật đầu đồng ý.
17g45, thầy Trần Duy Nhiên, vốn là chỗ rất thân tín với Nhà Dòng Vinh Sơn, nghe tin trên mạng cũng vội vàng chạy đến, cho số điện thoại để phòng khi các chị cần đến một tiếng nói, một chỉ dẫn.
18g00, lại thêm khá đông anh chị em Giáo Dân các xứ Tân Thái Sơn, Sao Mai, đông nhất là người thuộc các Giáo Xứ Xóm Mới, Gò Vấp... kéo đến hõi thăm tình hình. Mọi người kéo ghế ngồi ở lề đường nói chuyện râm ran. Họ bảo đêm nay họ sẽ ở lại sát cánh với các Nữ Tu cùng cầu nguyện và canh gác...
18g15, tôi được một cú điện thoại phải đi xức dầu bệnh nhân tr0 bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi chia tay các chị, tưởng mình sẽ phải nói đôi lời nâng đỡ tinh thần các chị, không ngờ các chị lại... động viên ngược bằng những tiếng cười giòn tan đầy chắc tin và hiếu hòa.
21g00, bây giờ tôi đang ngồi viết bài và chuẩn bị gửi cả ảnh lên mạng. Tôi hiểu cục diện đã bắt đầu “nóng” lên rồi đấy. Rồi những ngày tới đây sẽ còn nhiều diễn biến ngày một căng thẳng.
21g30, anh bạn thân trong Nhóm Fiat gọi điện thoại về cho tôi từ hiện trường 32Bis Nguyễn Thị Diệu. Anh bảo mọi người vừa đọc Giờ Kinh Tối xong. Đông lắm, bà con Giáo Dân nghe tin, truyền tai nhau, gọi điện thoại hẹn nhau kéo về bênh vực các chị Nữ Tu chân yếu tay mềm. Anh bảo tôi: “Ở đây vui lắm...” Thật lạ lùng ! Nhớ lại chuyện Hà Nội mới cách đây hơn một tuần, các anh chị em Giáo Dân kéo nhau ra tòa chịu xử án mà vẫn lạc quan hài hước, cứ như đang đi hội chợ, dự festival. Còn ở đây bây giờ, các chị bị uy hiếp khủng bố tinh thần mà lại cứ cười thật tươi. Tôi lẩm nhẩm lời Kinh Magnificat một lần nữa...
“Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường...” ( Lc 1, 50 tt )
Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, 21g47 đêm thứ sáu 19.12.2008
Các cơ quan thông tấn Công Giáo quốc tế ủng hộ lập trường Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Thuý Dung
20:10 19/12/2008
Đất đai của Giáo Hội bị cướp, nhà thờ bị tấn công, Tổng Giám Mục của thủ đô bị truyền thông nhà nước xúm lại bôi nhọ và vu cáo, linh mục bị du đảng dọa giết, giáo dân bị cảnh sát đánh đập, giam cầm rồi lại bị lôi ra tòa. Tất cả những tin tức xấu đó được các cơ quan thông tấn Công Giáo quốc tế loan tải với đầy những mối âu lo cho một Giáo Hội đang bị công khai đàn áp.
Trong bối cảnh đó, đòi hỏi của chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo muốn trục xuất các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ra khỏi địa bàn Hà Nội càng làm cho các cơ quan truyền thông Công Giáo ngỡ ngàng hơn trước những vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo trắng trợn và ngang ngược của nhà cầm quyền Hà Nội.
“Ngày 15/10, ông ta [Nguyễn Thế Thảo] mời các nhà ngoại giao đến để nghe ông ta chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo dân Hà Nội. Chỉ một tuần sau với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, Nghị Viện Âu Châu đã tuyên bố hoãn vô thời hạn việc ký kết các thỏa ước hợp tác với Việt Nam cho tới khi nào những vi phạm về nhân quyền vẫn chưa chấm dứt. Tôi thiết tưởng điều đó đã là một bài học cho ông ta và nhà cầm quyền Việt Nam rồi chứ. Thư ông ta vừa gởi cho Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế hôm 12/12 cho thấy ông ta và cái chính quyền tại Việt Nam có lẽ chưa sáng mắt ra. Chúng tôi theo dõi sát sao vụ này và chờ đợi phản ứng của các Giám Mục và của cha Giám Tỉnh.”
Chị Josephine Siedlecka, biên tập viên Independent Catholic News nhận định như trên.
Phản ứng trước những lời phát biểu của cha Giám Tỉnh trong cuộc phỏng vấn dành cho RFA, Asia-News, Catholic World News và Catholic News Agency đều ghi nhận lập trường rất rõ ràng, sáng suốt và đầy thiện chí của cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành.
“Cha Giám Tỉnh nói với Radio Free Asia rằng ngài không nghĩ rằng quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước có thể được cải thiện bởi việc tùng phục các đòi hỏi của các quan chức nhà nước. Ngài chủ trương rằng căng thẳng giữa hai bên chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại chân thành.” (Catholic World News – bản tin đánh đi hôm 18/12).
Cũng cùng một quan điểm như trên theo thông tấn xã Asia-News, quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội hệ tại ở nhiều yếu tố trong đó đáng kể nhất là “cách ứng xử của nhà nước với dân chúng của họ, những chính sách về tôn giáo và đất đai, và hàng loạt những yếu tố khác”. Giáo Hội không chọn con đường đối đầu với nhà nước nhưng cũng không thể phục tùng mù quáng để hòng đổi lấy một thứ quan hệ “tốt đẹp” được tô son trét phấn trên những bài báo của nhà nước nhưng hữu danh vô thực.
Theo Catholic News Agency, Giáo Hội tại Việt Nam phải can đảm nói tiếng KHÔNG và sẵn sàng cho mọi thứ bách hại.
“Nếu đọc kỹ lá thư của Nguyễn Thế Thảo gởi cho các Giám Mục và cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế người ta có thể nhận ra Thảo không thực sự muốn việc thuyên chuyển các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Ông ta thực sự lại muốn các nhà lãnh đạo Công Giáo từ chối chuyện đó.”
“Giọng điệu của lá thư rất hằn học và mệnh lệnh. Nó cũng làm người đọc tức giận với những ‘chúa’ không viết hoa. Nó thực sự không hài hòa (in tune) với ý định được nêu ra”.
Thông tấn xã này cảnh cáo: “Thảo thực sự mong muốn có một cái cớ để thi hành các biện pháp cưỡng chế hành chánh,” trong đó y có thể thực thi một kế hoạch đầy đủ và chi tiết hơn là chuyện thuyên chuyển các linh mục.
Trong bối cảnh đó cơ quan thông tấn Công Giáo Hoa Kỳ này đưa ra lời mời gọi anh chị em giáo dân trên toàn thế giới hãy cầu nguyện cho một Giáo Hội đau khổ.
“Khi Mùa Giáng Sinh đang đến trên toàn thế giới, tại Việt Nam Giáo Hội đang trên đồi Golgôtha của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.”
Nhiều vị tại Việt Nam có lẽ vẫn chưa chia sẻ quan điểm của cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và vẫn tiếp tục con đường nhắm mắt phục tùng hầu mưu tìm những dễ dãi cho riêng bản thân và cộng đoàn của mình. Họ nhắm mắt lại trước những bất công, bịt tai lại trước những tiếng kêu đòi công lý từ Tòa Khâm Sứ, từ Thái Hà, An Bằng, Vĩnh Long và Sàigòn. Họ có miệng nhưng không dám nói nói theo chủ trương “ngậm miệng ăn tiền”, “sống chết mặc bây”.
Hãy nghe lời cảnh cáo của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Vĩnh Long.
"Có thể tiếng nói của tôi hôm nay cũng sẽ là ‘tiếng kêu trong sa mạc’ (Matthêu 3,3). Xem ra tiếng nói của quyền lực đã lấn át tiếng nói của công lý, của lương tâm, nhất là trong thời đại mà người ta coi trọng vật chất hơn đạo đức, hơn nhân nghĩa. Nhưng tôi cần phải nói lên, để các thế hệ mai sau được biết và không cười nhạo chúng tôi là hạng người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có miệng mà không nói."
Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành |
“Ngày 15/10, ông ta [Nguyễn Thế Thảo] mời các nhà ngoại giao đến để nghe ông ta chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo dân Hà Nội. Chỉ một tuần sau với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, Nghị Viện Âu Châu đã tuyên bố hoãn vô thời hạn việc ký kết các thỏa ước hợp tác với Việt Nam cho tới khi nào những vi phạm về nhân quyền vẫn chưa chấm dứt. Tôi thiết tưởng điều đó đã là một bài học cho ông ta và nhà cầm quyền Việt Nam rồi chứ. Thư ông ta vừa gởi cho Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế hôm 12/12 cho thấy ông ta và cái chính quyền tại Việt Nam có lẽ chưa sáng mắt ra. Chúng tôi theo dõi sát sao vụ này và chờ đợi phản ứng của các Giám Mục và của cha Giám Tỉnh.”
Chị Josephine Siedlecka, biên tập viên Independent Catholic News nhận định như trên.
Hình Thảo trên TTX Mỹ CNA |
“Cha Giám Tỉnh nói với Radio Free Asia rằng ngài không nghĩ rằng quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước có thể được cải thiện bởi việc tùng phục các đòi hỏi của các quan chức nhà nước. Ngài chủ trương rằng căng thẳng giữa hai bên chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại chân thành.” (Catholic World News – bản tin đánh đi hôm 18/12).
Cũng cùng một quan điểm như trên theo thông tấn xã Asia-News, quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội hệ tại ở nhiều yếu tố trong đó đáng kể nhất là “cách ứng xử của nhà nước với dân chúng của họ, những chính sách về tôn giáo và đất đai, và hàng loạt những yếu tố khác”. Giáo Hội không chọn con đường đối đầu với nhà nước nhưng cũng không thể phục tùng mù quáng để hòng đổi lấy một thứ quan hệ “tốt đẹp” được tô son trét phấn trên những bài báo của nhà nước nhưng hữu danh vô thực.
Theo Catholic News Agency, Giáo Hội tại Việt Nam phải can đảm nói tiếng KHÔNG và sẵn sàng cho mọi thứ bách hại.
“Nếu đọc kỹ lá thư của Nguyễn Thế Thảo gởi cho các Giám Mục và cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế người ta có thể nhận ra Thảo không thực sự muốn việc thuyên chuyển các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Ông ta thực sự lại muốn các nhà lãnh đạo Công Giáo từ chối chuyện đó.”
“Giọng điệu của lá thư rất hằn học và mệnh lệnh. Nó cũng làm người đọc tức giận với những ‘chúa’ không viết hoa. Nó thực sự không hài hòa (in tune) với ý định được nêu ra”.
Thông tấn xã này cảnh cáo: “Thảo thực sự mong muốn có một cái cớ để thi hành các biện pháp cưỡng chế hành chánh,” trong đó y có thể thực thi một kế hoạch đầy đủ và chi tiết hơn là chuyện thuyên chuyển các linh mục.
Trong bối cảnh đó cơ quan thông tấn Công Giáo Hoa Kỳ này đưa ra lời mời gọi anh chị em giáo dân trên toàn thế giới hãy cầu nguyện cho một Giáo Hội đau khổ.
“Khi Mùa Giáng Sinh đang đến trên toàn thế giới, tại Việt Nam Giáo Hội đang trên đồi Golgôtha của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.”
Nhiều vị tại Việt Nam có lẽ vẫn chưa chia sẻ quan điểm của cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và vẫn tiếp tục con đường nhắm mắt phục tùng hầu mưu tìm những dễ dãi cho riêng bản thân và cộng đoàn của mình. Họ nhắm mắt lại trước những bất công, bịt tai lại trước những tiếng kêu đòi công lý từ Tòa Khâm Sứ, từ Thái Hà, An Bằng, Vĩnh Long và Sàigòn. Họ có miệng nhưng không dám nói nói theo chủ trương “ngậm miệng ăn tiền”, “sống chết mặc bây”.
Hãy nghe lời cảnh cáo của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Vĩnh Long.
"Có thể tiếng nói của tôi hôm nay cũng sẽ là ‘tiếng kêu trong sa mạc’ (Matthêu 3,3). Xem ra tiếng nói của quyền lực đã lấn át tiếng nói của công lý, của lương tâm, nhất là trong thời đại mà người ta coi trọng vật chất hơn đạo đức, hơn nhân nghĩa. Nhưng tôi cần phải nói lên, để các thế hệ mai sau được biết và không cười nhạo chúng tôi là hạng người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có miệng mà không nói."
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh: Việc Giải Thích Thánh Kinh (5)
Vụ Văn An
17:27 19/12/2008
Tư Liệu Thánh Kinh: Việc Giải Thích Thánh Kinh
Một số câu truyện trong Phúc Âm rõ nghĩa đến độ ai cũng có thể hiểu được. Nhưng đối với các phần khác trong Thánh Kinh, hiểu được nghĩa không phải là việc dễ dàng. Thánh Kinh là một sách cổ xưa gồm nhiều phần khác nhau, do nhiều người khác nhau viết, và nói với nhiều thứ cử tọa khác nhau, dưới nhiều văn phong và ngôn ngữ khác nhau. Khi đọc một đoạn Thánh Kinh, ta nên đặt ba câu hỏi sau đây: Đoạn này thực sự nói gì ? Đoạn này lúc ấy có nghĩa gì? Đoạn này ngày nay có nghĩa gì?
1. Đoạn này thực sự nói gì? Để hiểu đoạn văn thực sự nói gì, ta cần đặt thêm những câu hỏi khác, tỉ mỉ hơn một chút, như sách này, hay đoạn này được viết khi nào và tại đâu: trước hay sau Chúa Giê-su? trước hay sau Xuất Hành? khi Ít-ra-en do các vua cai trị hay dưới quyền thống trị của Rô-ma? trong lưu đầy tại Ba-by-lon hay trong nhà tù Rô-ma? được viết trong triều như một tài liệu chính thức hay không? Muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi ấy, ta phải khám phá ra khung cảnh lịch sử của đoạn văn. Khung cảnh ấy giúp ta hiểu chủ đích của tác giả.
Một câu hỏi khác nên hỏi là tại sao đoạn văn này đã được viết ra. Khám phá được chủ đích của người viết là bắt đầu hiểu hơn những điều ông nói. Thí dụ một số thư của Thánh Phao-lô đã được viết ra để sửa lại các sai lầm nơi các nhóm Ki-tô hữu. Ngài vạch ra các sai lạc, chỉ ra các phương cách cho tương lai. Cũng thế, tác giả sách Khải Huyền muốn khích lệ các độc giả của mình là những người đang chịu bách hại vì đức tin.
Cũng hữu ích khi đặt những câu hỏi đại cương như sách này nói về điều gì ? Câu trả lời sẽ giúp ta đọc sách ấy cách đúng đắn. Nó có phải là một trình thuật về các biến cố trong cuộc sống và cái chết của Chúa Giê-su hay không? Nó có phải là bảng liệt kê các bổn phận tôn giáo của dân Do Thái hay không? Hay nó là hợp tuyển các vần thơ tôn giáo? Đôi khi cần phải hỏi xem một từ ngữ đặc thù nào đó có nghĩa là gì. Có những nghĩa hết sức đặc trưng trong Thánh Kinh. Chữ ‘đoái công đền tội’ [atonement] là một thí dụ, chữ ‘tội’ là một thí dụ khác. Cần phải hiểu nghĩa đặc biệt của chúng nếu ta muốn hiểu sứ điệp của tác giả. Đặc biệt hơn nữa, ta cần đặt câu hỏi: đoạn văn này được viết dưới hình thức nào? lịch sử? thi ca? hay thư tín? Rồi hỏi thêm các câu hỏi khác thích ứng với loại văn này.
Nếu đọc sách lịch sử, ta có thể hỏi: chuyện gì thực sự đã xẩy ra? Biến cố gì quan trọng khác cũng đã xẩy ra cùng trong giai đoạn này? Tại sao tác giả chọn biến cố này để kể lại? Và tại sao ông lại kể lại các biến cố ấy theo cung cách này mà không theo cung cách khác? Còn nếu đọc sách thi ca, ta nên nhìn đến lối tác giả sử dụng ngôn ngữ ảnh tượng. Tại sao lại sử dụng hình ảnh này? Các vần thơ hay ca khúc đã được sử dụng trong phụng vụ ra sao? Nhìn một cách chi tiết hơn vào một số lối viết của Thánh Kinh cũng rất hữu ích.
Lịch Sử và Địa Lý: Cựu Ước có nhiều sách lịch sử, như Sa-mu-en và các Vua. Lịch sử Tân Ước cũng thế, có thể tìm thấy trong các Phúc Âm và Tông Đồ Công Vụ. Khi đọc những sách như thế, ta nên tìm hiểu bối cảnh đàng sau các biến cố. Chuyện gì xẩy ra trên thế giới vào lúc đó? Những sự việc quan yếu nào đang diễn ra? Rồi phải đọc lại các đoạn văn một cách cẩn thận xem chuyện gì đang xẩy ra, đâu là những nhân vật chính và những chuyện này xẩy ra tại đâu?
Đôi khi sách lịch sử được viết ra để chứng minh hay để nêu ra một quan điểm nào đó. Nên cần phải hỏi xem tác giả muốn chứng tỏ cái gì?
Luật: Sách luật chính trong Cựu Ước là Xuất Hành, Lê Vi, Đệ Nhị Luật và Dân Số. Những sách này chứa nhiều đoạn rất dài liệt kê các luật lệ điều hành nhiều phương diện trong cuộc sống con người. Do đó khi đọc chúng, ta nên hỏi xem luật đặc thù này áp dụng cho phương diện nào trong cuộc sống. Luật này đề cập đến vấn đề tác phong hay luân lý? Chúng là luật quốc gia hay quy định xã hội? Luật vệ sinh hay luật sống gia đình? Hay luật tôn giáo - về thờ phượng, nghi thức, hy lễ? Hay chỉ là những công thức chúc lành hay chúc dữ long trọng liên quan đến tôn giáo Do Thái mà thôi?
Khi đọc những đoạn về luật như thế, ta cần liên hệ chúng với những thời kỳ đặc thù trong lịch sử Do Thái mà các luật đó áp dụng. Đối với Tân Ước, ta cần biết giáo huấn của Chúa Giê-su vượt trên luật cũ đến đâu. Hai thư Ga-lát và Do Thái chẳng hạn cho thấy các tín hữu đầu tiên tin các luật cũ đã được thay đổi ra sao.
Thi Ca: Một số sách Cựu Ước phần lớn gồm những bài thơ. Gióp, Thánh Vịnh và Diễm Ca là những thí dụ rõ rệt. Ta cũng gặp một số bài thơ trong các sách Tiên Tri và những bài ngắn hơn trong Tân Ước, như bài Ca Tụng của Đức Ma-ri-a, kinh Magnificat. Ta cần đọc những đoạn ấy như là các bài thơ, chứ không phải văn xuôi. Phải chăng đúng ra sách phải được coi như một vở kịch với các nhân vật? [Sách Gióp có thể thuộc loại này]. Hay đó là những cảm nghiệm bản thân của soạn giả mà đôi khi ta có thể chia sẻ? Thí dụ một số Thánh Vịnh. Hay bài thơ này chỉ là những ngôn ngữ ảnh tượng?
Một số bài thơ trong Cựu Ước được soạn cho việc thờ phượng chính thức nơi đền thờ. Thánh vịnh chẳng hạn có thể kể lại những biến cố lớn trong lịch sử Ít-ra-en. Đôi khi cần phải biết lịch sử đàng sau một bài thơ đặc thù nào đó. Thí dụ bài than khóc của Đa-vít trước cái chết của bạn mình là Giô-na-than. Trong thi ca Do Thái, ta thấy có nhiều cách tạo hiệu quả đặc biệt. Những cách ta năng gặp nhất là kiểu soạn giả muốn nhấn mạnh cùng một điểm nào đó nhưng theo hai cách hơi khác nhau một chút trong hai hàng liên tiếp nhau.
Những câu nói khôn ngoan: Một số sách Cựu Ước như Châm Ngôn và Giảng Viên chứa những câu dạy khôn ngoan. Một số câu tự đứng một mình. Một số câu khác được gom lại thành những câu có chủ đề chung. Có những câu chỉ là những nhận định theo lương tri về cuộc sống hàng ngày, với đôi chút hài hước. Lại có những câu nhằm rút ra những nguyên tắc tổng quát về đời người. Có những câu nói về lối sống không có Thiên Chúa; và có những câu nói về nguồn gốc chân thực tạo ra hạnh phúc.
Tiên Tri: Phần khá lớn của Cựu Ước là những ‘sách tiên tri’. Điều ấy không hẳn có nghĩa là chúng đoán định những chuyện tương lai. Các tiên tri viết các sách này thường quan tâm đến việc lên tiếng chống lại sự ác, hay việc không đếm xỉa tới Thiên Chúa và luật lệ của Ngài mà họ thấy trong xã hội quanh họ. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng hướng tới những điều Thiên Chúa dự phóng cho tương lai.
Khi đọc các tiên tri, ta cần tìm ra bối cảnh lịch sử bằng cách đặt những câu hỏi như: Soạn giả có sử dụng ngôn ngữ ảnh tượng hay không? Ông có viết dưới dạng thi ca không? Những từ ngữ ảnh tượng của ông có nghĩa gì? Đâu là mục tiêu của soạn giả khi nói như thế? Liệu lời tiên tri có được đặc biệt hiểu nơi các soạn giả Tân Ước không?
Dụ Ngôn: Trong Phúc Âm, ta thấy nhiều dụ ngôn của Chúa Giê-su. Ta cũng thấy nhiều dụ ngôn trong các sách lịch sử và tiên tri của Cựu Ước. Trước nhất ta cần tìm ra điểm chính của dụ ngôn. Liệu những chi tiết của dụ ngôn có nghĩa gì đặc biệt hay không, hay chúng chỉ lên khuôn cho câu chuyện. Nhiều dụ ngôn của Chúa Giê-su được kể ra để giúp những người tầm thường hiểu Nước Thiên Chúa là gì và cách Ngài xử trí với người ta.
Thư Tín: Nhiều sách sau này của Tân Ước là các thư các Tông Đồ và các Ki-tô hữu khác thuộc nhiều giáo đoàn viết ra. Khi đọc các thư này, ta cần hỏi xem ai viết các thư ấy, viết cho ai, mục đích gì, chủ đề chính của thư.
2. Đoạn này có nghĩa gì đối với các Ki-tô hữu tiên khởi? Nếu đã trả lời được các câu hỏi trên đây và biết được điều đoạn văn muốn nói, thì việc hiểu đoạn văn ấy đã được các Ki-tô hữu tiên khởi hiểu ra sao chẳng có chi khó khăn. Ta có thể ráng hiểu xem điểm cốt chính của sứ điệp là đâu, nó dạy điều gì. Nếu sứ điệp được viết ra để đáp ứng một nhu cầu hay một hoàn cảnh đặc thù, ta có thể hỏi xem liệu có một nguyên tắc tổng quát nào phía sau các biến cố này chăng?
Khi ta thấy mình đã biết đọan văn thực sự có nghĩa gì và nó muốn nhắn nhe gì với các tín hữu tiên khởi, ta có thể an tâm hỏi câu hỏi sau cùng.
3. Đoạn văn này ngày nay có nghĩa gì? Liệu có hay không một hoàn cảnh hiện đại tương tự như hoàn cảnh độc giả đầu tiên? Liệu soạn giả có muốn nói gì với hoàn cảnh ấy hay không? Nếu không, liệu có một nguyên tắc gì vẫn có thể áp dụng được chăng? Có giáo huấn đặc thù nào trong đoạn văn này không? [Đôi khi rất hữu ích nếu ta so sánh đoạn văn này với đoạn văn khác cùng thể tài trong Thánh Kinh. Rất có thể đoạn văn này đoạn văn kia trình bầy vấn đề rõ ràng hơn hoặc thêm nghĩa cho đoạn văn ta đang đọc]. Có điều gì ta có thể học hỏi được chăng? Về Chúa? Về con người? Về thế giới? Về Giáo Hội và về một thể tài đặc biệt nào đó?
Liệu ta có tìm được mẫu gương nào để theo không? Có lời cảnh giới nào chăng? Nó có chứa lời hứa nào áp dụng cho chúng ta không? Liệu ta có phải đưa ra hành động nào dưới ánh sáng đoạn văn này không? Nó có khiến ta muốn cầu nguyện, ca ngợi không? Ta có thể dùng ngôn từ của soạn giả để nói lên các cảm nghĩ của ta về Chúa không? Đoạn này và ý nghĩa của nó có nhất trí với những đoạn văn khác mà ta biết có cùng chủ đề không.
Một số câu truyện trong Phúc Âm rõ nghĩa đến độ ai cũng có thể hiểu được. Nhưng đối với các phần khác trong Thánh Kinh, hiểu được nghĩa không phải là việc dễ dàng. Thánh Kinh là một sách cổ xưa gồm nhiều phần khác nhau, do nhiều người khác nhau viết, và nói với nhiều thứ cử tọa khác nhau, dưới nhiều văn phong và ngôn ngữ khác nhau. Khi đọc một đoạn Thánh Kinh, ta nên đặt ba câu hỏi sau đây: Đoạn này thực sự nói gì ? Đoạn này lúc ấy có nghĩa gì? Đoạn này ngày nay có nghĩa gì?
1. Đoạn này thực sự nói gì? Để hiểu đoạn văn thực sự nói gì, ta cần đặt thêm những câu hỏi khác, tỉ mỉ hơn một chút, như sách này, hay đoạn này được viết khi nào và tại đâu: trước hay sau Chúa Giê-su? trước hay sau Xuất Hành? khi Ít-ra-en do các vua cai trị hay dưới quyền thống trị của Rô-ma? trong lưu đầy tại Ba-by-lon hay trong nhà tù Rô-ma? được viết trong triều như một tài liệu chính thức hay không? Muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi ấy, ta phải khám phá ra khung cảnh lịch sử của đoạn văn. Khung cảnh ấy giúp ta hiểu chủ đích của tác giả.
Một câu hỏi khác nên hỏi là tại sao đoạn văn này đã được viết ra. Khám phá được chủ đích của người viết là bắt đầu hiểu hơn những điều ông nói. Thí dụ một số thư của Thánh Phao-lô đã được viết ra để sửa lại các sai lầm nơi các nhóm Ki-tô hữu. Ngài vạch ra các sai lạc, chỉ ra các phương cách cho tương lai. Cũng thế, tác giả sách Khải Huyền muốn khích lệ các độc giả của mình là những người đang chịu bách hại vì đức tin.
Cũng hữu ích khi đặt những câu hỏi đại cương như sách này nói về điều gì ? Câu trả lời sẽ giúp ta đọc sách ấy cách đúng đắn. Nó có phải là một trình thuật về các biến cố trong cuộc sống và cái chết của Chúa Giê-su hay không? Nó có phải là bảng liệt kê các bổn phận tôn giáo của dân Do Thái hay không? Hay nó là hợp tuyển các vần thơ tôn giáo? Đôi khi cần phải hỏi xem một từ ngữ đặc thù nào đó có nghĩa là gì. Có những nghĩa hết sức đặc trưng trong Thánh Kinh. Chữ ‘đoái công đền tội’ [atonement] là một thí dụ, chữ ‘tội’ là một thí dụ khác. Cần phải hiểu nghĩa đặc biệt của chúng nếu ta muốn hiểu sứ điệp của tác giả. Đặc biệt hơn nữa, ta cần đặt câu hỏi: đoạn văn này được viết dưới hình thức nào? lịch sử? thi ca? hay thư tín? Rồi hỏi thêm các câu hỏi khác thích ứng với loại văn này.
Nếu đọc sách lịch sử, ta có thể hỏi: chuyện gì thực sự đã xẩy ra? Biến cố gì quan trọng khác cũng đã xẩy ra cùng trong giai đoạn này? Tại sao tác giả chọn biến cố này để kể lại? Và tại sao ông lại kể lại các biến cố ấy theo cung cách này mà không theo cung cách khác? Còn nếu đọc sách thi ca, ta nên nhìn đến lối tác giả sử dụng ngôn ngữ ảnh tượng. Tại sao lại sử dụng hình ảnh này? Các vần thơ hay ca khúc đã được sử dụng trong phụng vụ ra sao? Nhìn một cách chi tiết hơn vào một số lối viết của Thánh Kinh cũng rất hữu ích.
Lịch Sử và Địa Lý: Cựu Ước có nhiều sách lịch sử, như Sa-mu-en và các Vua. Lịch sử Tân Ước cũng thế, có thể tìm thấy trong các Phúc Âm và Tông Đồ Công Vụ. Khi đọc những sách như thế, ta nên tìm hiểu bối cảnh đàng sau các biến cố. Chuyện gì xẩy ra trên thế giới vào lúc đó? Những sự việc quan yếu nào đang diễn ra? Rồi phải đọc lại các đoạn văn một cách cẩn thận xem chuyện gì đang xẩy ra, đâu là những nhân vật chính và những chuyện này xẩy ra tại đâu?
Đôi khi sách lịch sử được viết ra để chứng minh hay để nêu ra một quan điểm nào đó. Nên cần phải hỏi xem tác giả muốn chứng tỏ cái gì?
Luật: Sách luật chính trong Cựu Ước là Xuất Hành, Lê Vi, Đệ Nhị Luật và Dân Số. Những sách này chứa nhiều đoạn rất dài liệt kê các luật lệ điều hành nhiều phương diện trong cuộc sống con người. Do đó khi đọc chúng, ta nên hỏi xem luật đặc thù này áp dụng cho phương diện nào trong cuộc sống. Luật này đề cập đến vấn đề tác phong hay luân lý? Chúng là luật quốc gia hay quy định xã hội? Luật vệ sinh hay luật sống gia đình? Hay luật tôn giáo - về thờ phượng, nghi thức, hy lễ? Hay chỉ là những công thức chúc lành hay chúc dữ long trọng liên quan đến tôn giáo Do Thái mà thôi?
Khi đọc những đoạn về luật như thế, ta cần liên hệ chúng với những thời kỳ đặc thù trong lịch sử Do Thái mà các luật đó áp dụng. Đối với Tân Ước, ta cần biết giáo huấn của Chúa Giê-su vượt trên luật cũ đến đâu. Hai thư Ga-lát và Do Thái chẳng hạn cho thấy các tín hữu đầu tiên tin các luật cũ đã được thay đổi ra sao.
Thi Ca: Một số sách Cựu Ước phần lớn gồm những bài thơ. Gióp, Thánh Vịnh và Diễm Ca là những thí dụ rõ rệt. Ta cũng gặp một số bài thơ trong các sách Tiên Tri và những bài ngắn hơn trong Tân Ước, như bài Ca Tụng của Đức Ma-ri-a, kinh Magnificat. Ta cần đọc những đoạn ấy như là các bài thơ, chứ không phải văn xuôi. Phải chăng đúng ra sách phải được coi như một vở kịch với các nhân vật? [Sách Gióp có thể thuộc loại này]. Hay đó là những cảm nghiệm bản thân của soạn giả mà đôi khi ta có thể chia sẻ? Thí dụ một số Thánh Vịnh. Hay bài thơ này chỉ là những ngôn ngữ ảnh tượng?
Một số bài thơ trong Cựu Ước được soạn cho việc thờ phượng chính thức nơi đền thờ. Thánh vịnh chẳng hạn có thể kể lại những biến cố lớn trong lịch sử Ít-ra-en. Đôi khi cần phải biết lịch sử đàng sau một bài thơ đặc thù nào đó. Thí dụ bài than khóc của Đa-vít trước cái chết của bạn mình là Giô-na-than. Trong thi ca Do Thái, ta thấy có nhiều cách tạo hiệu quả đặc biệt. Những cách ta năng gặp nhất là kiểu soạn giả muốn nhấn mạnh cùng một điểm nào đó nhưng theo hai cách hơi khác nhau một chút trong hai hàng liên tiếp nhau.
Những câu nói khôn ngoan: Một số sách Cựu Ước như Châm Ngôn và Giảng Viên chứa những câu dạy khôn ngoan. Một số câu tự đứng một mình. Một số câu khác được gom lại thành những câu có chủ đề chung. Có những câu chỉ là những nhận định theo lương tri về cuộc sống hàng ngày, với đôi chút hài hước. Lại có những câu nhằm rút ra những nguyên tắc tổng quát về đời người. Có những câu nói về lối sống không có Thiên Chúa; và có những câu nói về nguồn gốc chân thực tạo ra hạnh phúc.
Tiên Tri: Phần khá lớn của Cựu Ước là những ‘sách tiên tri’. Điều ấy không hẳn có nghĩa là chúng đoán định những chuyện tương lai. Các tiên tri viết các sách này thường quan tâm đến việc lên tiếng chống lại sự ác, hay việc không đếm xỉa tới Thiên Chúa và luật lệ của Ngài mà họ thấy trong xã hội quanh họ. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng hướng tới những điều Thiên Chúa dự phóng cho tương lai.
Khi đọc các tiên tri, ta cần tìm ra bối cảnh lịch sử bằng cách đặt những câu hỏi như: Soạn giả có sử dụng ngôn ngữ ảnh tượng hay không? Ông có viết dưới dạng thi ca không? Những từ ngữ ảnh tượng của ông có nghĩa gì? Đâu là mục tiêu của soạn giả khi nói như thế? Liệu lời tiên tri có được đặc biệt hiểu nơi các soạn giả Tân Ước không?
Dụ Ngôn: Trong Phúc Âm, ta thấy nhiều dụ ngôn của Chúa Giê-su. Ta cũng thấy nhiều dụ ngôn trong các sách lịch sử và tiên tri của Cựu Ước. Trước nhất ta cần tìm ra điểm chính của dụ ngôn. Liệu những chi tiết của dụ ngôn có nghĩa gì đặc biệt hay không, hay chúng chỉ lên khuôn cho câu chuyện. Nhiều dụ ngôn của Chúa Giê-su được kể ra để giúp những người tầm thường hiểu Nước Thiên Chúa là gì và cách Ngài xử trí với người ta.
Thư Tín: Nhiều sách sau này của Tân Ước là các thư các Tông Đồ và các Ki-tô hữu khác thuộc nhiều giáo đoàn viết ra. Khi đọc các thư này, ta cần hỏi xem ai viết các thư ấy, viết cho ai, mục đích gì, chủ đề chính của thư.
2. Đoạn này có nghĩa gì đối với các Ki-tô hữu tiên khởi? Nếu đã trả lời được các câu hỏi trên đây và biết được điều đoạn văn muốn nói, thì việc hiểu đoạn văn ấy đã được các Ki-tô hữu tiên khởi hiểu ra sao chẳng có chi khó khăn. Ta có thể ráng hiểu xem điểm cốt chính của sứ điệp là đâu, nó dạy điều gì. Nếu sứ điệp được viết ra để đáp ứng một nhu cầu hay một hoàn cảnh đặc thù, ta có thể hỏi xem liệu có một nguyên tắc tổng quát nào phía sau các biến cố này chăng?
Khi ta thấy mình đã biết đọan văn thực sự có nghĩa gì và nó muốn nhắn nhe gì với các tín hữu tiên khởi, ta có thể an tâm hỏi câu hỏi sau cùng.
3. Đoạn văn này ngày nay có nghĩa gì? Liệu có hay không một hoàn cảnh hiện đại tương tự như hoàn cảnh độc giả đầu tiên? Liệu soạn giả có muốn nói gì với hoàn cảnh ấy hay không? Nếu không, liệu có một nguyên tắc gì vẫn có thể áp dụng được chăng? Có giáo huấn đặc thù nào trong đoạn văn này không? [Đôi khi rất hữu ích nếu ta so sánh đoạn văn này với đoạn văn khác cùng thể tài trong Thánh Kinh. Rất có thể đoạn văn này đoạn văn kia trình bầy vấn đề rõ ràng hơn hoặc thêm nghĩa cho đoạn văn ta đang đọc]. Có điều gì ta có thể học hỏi được chăng? Về Chúa? Về con người? Về thế giới? Về Giáo Hội và về một thể tài đặc biệt nào đó?
Liệu ta có tìm được mẫu gương nào để theo không? Có lời cảnh giới nào chăng? Nó có chứa lời hứa nào áp dụng cho chúng ta không? Liệu ta có phải đưa ra hành động nào dưới ánh sáng đoạn văn này không? Nó có khiến ta muốn cầu nguyện, ca ngợi không? Ta có thể dùng ngôn từ của soạn giả để nói lên các cảm nghĩ của ta về Chúa không? Đoạn này và ý nghĩa của nó có nhất trí với những đoạn văn khác mà ta biết có cùng chủ đề không.
Cha Thánh Joseph Marchand ''Du'', người của Thần Khí
Teresa Avila Thùy Chi
17:37 19/12/2008
Cha Thánh Joseph Marchand "Du", người của Thần Khí
(Mừng kính 174 năm Tử Đạo của thánh Joseph Marchand 30.11.1835 – 30.11.2009)
Thánh nhân: Joseph Marchan, Linh mục Thừa Sai Paris (MEP)
Tên Việt Nam: Du
Năm sinh: 17.8.1803
Tử đạo: 30.11.1835
Hưởng dương: 32 tuổi
Nơi sinh: Làng Passavant (Doubs, Pháp)
Địa chỉ: Xã Passavant, Sở Doubs, miền đông nước Pháp.
Chịu chức: 4.4.1829
Đi truyền giáo: 20.4.1829
Xứ truyền giáo:
- Phnom Penh (Campuchia);
- Dạy học tại Chủng viện Lái Thiêu;
- Coi sóc 25 giáo họ tỉnh Bình Thuận;
- Coi sóc các xứ Cái Nhum, Cái Mơn, Mặc Bắc (tỉnh Bến Tre), Bãi Xan, Giồng Rùm (tỉnh Trà Vinh), cộng đoàn Mến Thánh Giá Cái Nhum đều thuộc Giáo phận Vĩnh Long;
- Giảng đạo xứ Chợ Quán (ngoài thành Phiên An, Sài Gòn);
- Giảng đạo trong thành Phiên An, Gia Định (Sài Gòn).
Pháp trường: Sân nhà thờ Thợ Đúc, Giáo phận Huế (cách thành Huế 5km)
Giáo xứ: Phường Đúc, Giáo phận Huế
Địa chỉ giáo xứ: Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Cách Toà Giám Mục Hà Nội 657km)
Thánh tích:
Trong số hàng trăm nghìn vị Tử Đạo Việt Nam và trong 117 vị đã được phong hiển thánh, cuộc tử đạo của thánh Joseph Marchand thật bi thương và hãi hùng nhất. Ngài bị giam ngục, bị tra hỏi và bị tra tấn bằng kìm thép nung đỏ. Ngài là vị duy nhất bị án bá đao, nghĩa là bị cắt xẻo một trăm nhát trước khi bị chặt ra làm bốn phần, còn thủ cấp bị nghiền nát đổ xuống biển.
Chứng từ đời sống thừa sai của thánh Marchand là sự nhiệt tâm truyền giáo, lòng yêu mến các tín hữu và ý chí cương quyết trong phục vụ duy nhất cho Tin Mừng qua những lời nói cuối cùng của thánh Marchand, ngài chỉ nhắc đi nhắc lại một lời: “Tôi chỉ biết có một việc giảng đạo mà thôi”. Thánh Marchand đã nói điều mình tha thiết nhất, một lời xuất phát từ tận đáy lòng.
Nhờ ơn Thánh Thần Chúa đánh động nên tôi đã quyết định dừng chân ở thành phố Huế một đêm, sau khi tôi hoàn thành xong chuyến đi công tác đầu năm 2007 tại Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, chuẩn bị đi về các tỉnh miền Trung. Tôi nhớ mãi cảm xúc khi về đến Huế. Ngay buổi chiều hôm đó, khi vừa đặt chân tới Huế, tôi đã được đón nhận điều kỳ diệu, mà về sau, trong suốt cả năm qua tôi luôn cầu nguyện và suy nghĩ vì thấy canh cánh day dứt, u buồn trong lòng.
Khi ở ga Sài Gòn, tôi đã điện thoại cho bạn bè mình đang ở Huế và nói là muốn nghỉ ở nơi yên tĩnh. Quả thực, tâm trạng tôi lúc đó không còn vui được vì thấm mệt bởi chuyến đi công tác nhiều ngày, đi lại vất vả lúc là ô tô, lúc là xe honda, lúc trên phà, lúc đi bộ… tôi chỉ muốn ghé vào Huế tìm sự yên tĩnh và thơ mộng để lại sức tiếp tục chuyến công tác nhiều ngày tiếp theo vào chiều hôm sau. Nhưng khi tôi tới Huế mấy người bạn đã tha tôi đi khắp phố phường, tôi đành kệ thân xác rã rời vì biết mình không phải lái xe. Điều kỳ diệu đến với tôi khi cô bạn cho tôi biết chương trình đi những đâu, trước tiên là đi ăn tối, sau đó đi một vòng thành phố Huế rồi ra sông Hương đi qua cầu Tràng Tiền, bên kia cầu Tràng Tiền có quán chè Huế nổi tiếng là ngon. Khi vừa nghe nhắc đến sông Hương và cầu Tràng Tiền thì tôi thấy trong lòng xao xuyến lạ thường; những hình ảnh, những câu chuyện về Huế dần hiện trong tâm trí: tôi bắt đầu nhớ lại những gì mình đã ghi nhớ về Huế và tôi đã tìm thấy điều gì đang làm lòng mình xốn xang, có tiếng gọi tha thiết của ai đó đang rất u buồn, rất khổ tâm nài xin tôi hãy đi đến sông Hương, hãy đứng lại bên dòng sông Hương. Tiếng gọi tha thiết ấy như nỗi nhớ của đôi bạn tri kỷ đã phải sống xa cách nhau nay có giây phút gặp nhau, yêu thương, hờn dỗi và chỉ muốn thực sự được gần nhau.
Tôi thinh lặng cảm nghiệm điều kỳ diệu và không vội đòi hỏi đến sông Hương ngay, tôi cũng không kể cho bạn bè mình biết là mình cần phải tới sông Hương ngắm nhìn dòng sông, tôi nghĩ là sẽ đi thẳng qua cầu để tới quán chè Huế. Nhưng ý Chúa thật nhiệm mầu, khi tốp xe chúng tôi đi tới gần chân cầu Tràng Tiền thì bị lạc nhau do đèn tín hiệu giao thông và tốc độ xe đi khác nhau. Xe của tôi đi trước một hiệp đèn và phải đi chậm chậm trên cầu rồi dừng đỗ lại ở nhịp giữa cầu đợi các xe sau. Chính lúc đó, tôi xuống xe, đi tới lan can thành cầu lặng nhìn dòng sông Hương trong ánh đèn hắt ra từ gầm cầu bảy màu sắc tuyệt đẹp, làn nước trở nên lung linh dịu dàng. Tôi nghĩ đến dòng sông Hương đã chứng kiến và đón nhận lịch sử của Huế từ hàng nghìn năm, qua bao nhiêu triều đại vua chúa, những khi yên bình, những khi chiến tranh, những thời bách hại đạo, các vị tử đạo và có một vị thánh… tôi cố nhớ tên của ngài… Bỗng tôi giật mình vì tiếng gọi của các bạn để ra xe. Tôi đã đứng ngắm nhìn dòng sông chỉ chừng 2-3 phút.
Đêm hôm đó, tôi không ngủ được vì muốn nhớ ra tên của vị thánh tử đạo ở Huế, một vị thánh rất đặc biệt. Tôi vẫn thấy trong lòng bứt rứt không yên, thấy như ngài giận hờn tôi; thấy như những lời xin lỗi của tôi vẫn chưa làm ngài vui để tôi có thể trở về Hà Nội vào sáng hôm sau. Và tôi chợt nhận ra tên của ngài, đó là của cha thánh Joseph Marchand. Tôi hiểu, tiếng gọi tôi rất tha thiết khi nãy ở bên dòng sông Hương là của cha Marchand, trong tiếng gọi của ngài tôi nghe thấy tiếng kêu của biết bao linh hồn khác.
TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA QUA VỊ THỪA SAI
Cha Jean Marchand sinh tại làng Passavant (miền Doubs, nước Pháp) vào ngày 17.8.1803. Khi học xong trường đạo tại Orsans, cha Marchand vào Đại Chủng Viện thành phố Besançon, rồi nhập Chủng viện Hội Thừa Sai Paris lúc đã lãnh chức phụ-phó-tế (sous-diacre) ngày 25.12.1828.
Cha Marchand lãnh chức linh mục ngày 04.4.1829, ngài lên đường ngày 24 cùng tháng 4 đó để sang xứ Đàng Trong (Việt Nam). Khó có thể hình dung buổi chia tay đầy lưu luyến và cảm động của những người thân yêu trong gia đình.
Tháng 3 năm 1830, cha Marchan đặt chân đến Việt Nam, theo học tiếng Việt tại Chủng Viện Lái Thiêu, và bắt đầu các sinh hoạt tông đồ nơi những vùng có đạo của tỉnh Mĩ Tho, Vĩnh Long, Châu Đốc, và cho tới tận Phnom Penh, kinh đô xứ Campuchia. Không lâu sau, cha Marchand trở lại Lái Thiêu, ngài dạy học cho một số ít chủng sinh, trong số đó có hai thày Philip Phan văn Minh và thày Mattheu Lê văn Gẫm. Sau này thày Minh làm linh mục, thày Gẫm sống đời gia đình. Cả hai thày đều chịu phúc tử đạo thời vua Minh Mạng. Một năm sau khi cha Marchand tới Nam Kỳ thì có thêm cha Gilles Delamotte (tên Việt là Y), mới từ Pháp đến Quảng Trị. Ngài ở tại chủng viện Phương Ru (An Ninh) học tiếng Việt vài tháng, sau đó sang định cư bên làng Nhu Lý, ở nhà dòng các chị Mến Thánh Giá.
Thời gian dạy học ở Chủng viện Lái Thiêu, cha Marchand nhận bài sai lo cho toàn khu vực tỉnh Bình Thuận, coi sóc 25 họ đạo với khoảng 7000 tín hữu, phương tiện đi lại đều bằng thuyền rất khó khăn. Trong một lá thư ngài viết về cho gia đình đề ngày 13.6.1832, có đoạn: “… 25 giáo họ cách nhau rất xa. Muốn chu toàn bổn phận, con không thể bỏ phí một giây nào… từ năm giờ sáng đến chín giờ tối, nhiều ngày chẳng có lúc nào rảnh rỗi cả. Con chỉ có thể dành chút thời giờ chu toàn việc đạo đức riêng lo cho phần rỗi mình, còn thì luôn luôn phải làm việc để thánh hóa kẻ khác… Con chỉ tiếc một điều là không thể tận tụy hơn được nữa, để vừa giúp giáo dân, vừa giúp lương dân, lại cón phải bắt buộc di chuyển bằng thuyền, nên không thể đi mọi nơi, hầu dẫn về đoàn chiên Chúa Giêsu những con chiên bất hạnh lạc đường…”
Cuộc cấm đạo ngày 6.1.1833 do vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lùng bắt các giáo sĩ Âu châu đã khiến Đức cha Jean Louis Tabert, cha Etienne Theodore Cuenot và các cha thừa sai cùng các chủng sinh trốn qua Thái Lan vào đầu năm 1833. Chỉ có hai cha, cha Marchand và cha Delamotte là nhất quyết xin với Đức cha Tabert và cha Cuenot cho phép được ở lại. Cha Marchand ẩn tránh ở miền Lục Tỉnh, giúp các họ Cái Nhum, cộng đoàn Mến Thánh Giá Cái Nhum, xứ Cái Mơn, Bãi Xan, Giồng Rùm và trú tại Mặc Bắc thuộc tỉnh Vĩnh Long; còn cha Delamotte lánh nạn tại Dương Sơn, Nhu Lâm rồi lại về làng Nhu Lý là các làng thuộc tỉnh Quảng Trị.
Vua Minh Mệnh là người trí thông minh, nhưng tâm ác độc. Cái trí thông minh của nhà vua là trí thông minh của người theo Nho học, thường mang cái nhìn thiên về quá khứ và bảo thủ hơn là biết nhận xét hiện tại mà chuẩn bị tương lai. Và cái ác độc bẩm sinh của nhà vua thì đối với mọi người, chẳng trừ ai, kể cả đối với thân bằng quyến thuộc. Đặc biệt, vua rất ghét đạo Công giáo. Chuyện vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lùng bắt, giết hại các giáo sĩ Âu châu là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát ở ngay trong triều đình thời vua Gia Long sau khi Đức cha Pigneaux de Behaine đưa Hoàng tử Cảnh trở về Việt Nam Hoàng tử không chịu bái yết Tôn Miếu làm cả triều đình phải sửng sốt. Năm 1794, Hoàng tử Cảnh 14 tuổi được lập làm Đông Cung Thái Tử, mùa hè năm ấy Nguyễn Ánh đi đánh Tây Sơn ở Quy Nhơn sai Đông Cung trấn giữ Gia Định, mùa đông trấn giữ Diên Khánh. Cùng năm đó Nguyễn Ánh nhận Minh Mạng làm con nuôi, lúc ấy Minh Mạng 3 tuổi. Kể từ năm 1794, Đông Cung Thái Tử luôn làm rất tốt các việc Nguyễn Ánh giao: một mặt lo việc trị an, một mặt lo việc quân nhu, phòng ngự. Là người đức độ, nhân từ, hiểu biết và luôn lắng nghe lời khuyên của Đức Cha Behaine đã làm cho Nguyễn Ánh có lần nhận định về Đông Cung đó là nhân từ có thể đi đến nhu nhược: “Phàm nhân hậu phải có cương quyết mới được việc. Ngươi làm Nguyên Soái trấn giữ Diên-khánh thế mà Phước trước đã tự tiện làm oai, sau lại vô lễ với Sư phó ngươi mà ngươi một niềm nín nhịn há chẳng là quá nhân hậu ư? Từ nay về sau, kể từ Phó tướng trở xuống, kẻ nào không vâng lệnh thì đem chém để nghiêm tướng lệnh.” (x. Đại Nam Việt Quốc Triều Sử Ký). Đông Cung luôn rất u buồn vì mình chưa được chịu phép Rửa tội và trong triều đình vua nghe các quan lại can gián quyết định không cho Đông Cung được ở cùng với Đức Cha Behaine. Một lần, Đông Cung đã xin Đức Cha Behaine dạy cho biết về nghi thức Rửa tội, phòng khi bệnh nặng mà bên mình không Đức Cha thì sẽ chỉ cách cho ai đó để người ta rửa tội cho mình. Đức Cha Behaine qua đời năm 1799 là nỗi đau buồn vô cùng của Đông Cung và của toàn thể các thừa sai, linh mục, tín hữu Việt Nam. Những tháng ngày sau cái chết của Đức Cha Behaine, Đông Cung sống trong khủng hoảng, bi quan. Đông Cung đã chết sau Đức Cha Behaine 18 tháng vào ngày 20.3.1801. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, niên hiệu là Gia Long cai trị 18 năm, chết năm 1820. Những năm cuối đời, tuổi cao nhưng vua vẫn trần trừ trong việc lập ngôi Thái tử. Xét khi ấy, hai con của Đông Cung là Mỹ Đường và Mỹ Thuỳ, tức cháu nội vua Nguyễn, đã ngoài hai mươi tuổi, đủ sức nối ngôi; lại được trong triều ngoài dân ủng hộ vì đấy là con của người ít nhiều cũng có công gầy dựng vương triều, lại là dòng đích rất phù hợp thông lệ truyền ngôi từ xưa ở chốn cung đình. Vậy mà vua vẫn không chọn một trong hai cháu. Còn hoàng tử Đảm, vốn là người hay bài xích đạo Thiên Chúa gay gắt và không có chút cảm tình nào với người Pháp. Điều này rất hợp thâm ý muốn rũ bỏ món nợ ân tình của những người khác nòi giống đã đến giúp, nên Đảm rất được vua yêu thương. Ta thấy điều này thể hiện rõ trong bản di chúc: “... hãy đối xử tử tế với người Âu, nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ”... Nào ngờ đứa con “ngoan” này, không hoàn toàn theo đúng tinh thần của cha trăn trối “Minh Mạng nhanh chóng tuyệt giao với người Pháp & các thừa sai; lãnh sự Pháp không được thừa nhận, đặc sứ Pháp không được tiếp kiến, thuyền trưởng Pháp không được lên bờ... và các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa liên tiếp được ban hành...” (Việt Nam thế kỷ XIX. Nguyễn Phan Quang) mở màn cho một chính sách “bế môn tỏa cảng” rất tai hại cho đất nước về sau.
Trong số các quan cận thần của vua Gia Long, có Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông đã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thâu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng Trấn thành Gia Định 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng). Vua Minh Mạng và tả quân Lê Văn Duyệt vốn có nhiều hiềm khích và tư thù: Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái; Lê Văn Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà; Ông tỏ ý ủng hộ các Thừa sai Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng; Lê Văn Duyệt chủ trương một kiểu “kinh tế thị trường” mới mẻ, đem lợi ích kinh tế lớn lao cho vùng Sài Gòn Chợ Lớn bằng cách mở rộng việc mua bán với Campuchia, giao thương với cả Pháp, Anh, Bồ Đào Nha; Do từ tiền triều đã được hưởng quyền “nhập triều bất bái” (vào triều không phải lạy) nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng; Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền, hoặc làm sai ý triều đình đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời. Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng vua Minh Mạng không dám làm gì Lê Văn Duyệt vì công lao và uy quyền quá lớn của ông với triều đình. Năm 1832, Lê văn Duyệt qua đời hưởng thọ 68 tuổi. Từ khi con nuôi ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng thường ban trách Lê Văn Duyệt, dù ông đã mất.
Năm 1832, ngay sau khi Lê văn Duyệt đã mất, vua Minh Mạng liền cho quân vào chiếm lại thành Phiên An. Trong những quan lại thay thế ấy có Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm án sát. Và vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước (trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù). Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quí Tị (1833), Khôi cùng với 27 người lính hồi lương vào dinh quan Bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, chúng cũng giết nốt. Còn quan Án và quan Lãnh thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên súy, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng. Chiếm được thành Phiên An, Lê Văn Khôi sai Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy. Cuộc binh biến này, có thể hiểu là một cuộc đảo chính quân sự của một tầng lớp thống trị địa phương, nhằm chống lại nhà nước phong kiến triều đình đã lôi cuốn được nhiều thành phần, như: giáo dân Thiên Chúa, một số Hoa kiều, một số dân tộc ít người vùng Tây Ninh, binh lính quê ở miền Bắc, miền Trung, một số địa chủ, dòng dõi công thần và một số quan lại dưới quyền Lê Văn Duyệt...
Cha Marchand đến Việt Nam vào những năm Tả quân quận công Lê văn Duyệt và Lê văn Khôi (? – 1834) giữ trấn Gia Định. Ngài không hề can gián vào việc chính trị của triều đình, một lòng một ý chỉ biết giảng đạo và nâng đỡ đời sống đạo cho các tín hữu ở Lục tỉnh Nam Kỳ trong khi phải chứng kiến những dư luận về triều đình nhà Nguyễn. Qua lời các tín hữu họ Chợ Quán, Lê văn Khôi khám phá ra ngài đang lẩn trốn trong rừng Mặc Bắc liền cho người mời ngài về Chợ Quán, cha từ chối. Các tín hữu Chợ Quán nài xin cha hãy vào thành, mọi người nói:
- “ Nếu cha không chịu về, sợ quan giận mà chém hết bổn đạo trong thành. Ở đó, bổn đạo cũng đông lắm…”
Sau khi cha Marchand nghe các giáo hữu cho biết là trong thành có rất nhiều bổn đạo thì thấy chạnh lòng thương mà đành lòng về xứ Chợ Quán do cha Phước làm chính xứ. Cha Marchand về xứ Chợ Quán thì ở nhà thờ, nhưng rất ít khi ở nhà, cha lo đi thăm các gia đình công giáo trong thành. Tướng Khôi nhiều lần mời cha vào thành Phiên An, nhưng cha vẫn không chịu trong thành.
Khi quân triều đình bao vây thành Phiên An từ năm 1832, Lê văn Khôi cho quan đem voi ra Chợ Quán bắt ép cha Marchand phải vào thành. Cha buộc phải vào thành theo ý của Khôi. Cha Phước và nhiều tín hữu Chợ Quán cũng theo vào với cha. Trong thành, tướng Khôi xử đãi cha khá rộng rãi, có nhà riêng để dâng lễ hàng ngày, các tín hữu được tụ họp đọc kinh, xem lễ, nghe giảng và lãnh các bí tích. Cha Marchand xử thế lịch sự và thẳng thắn với tướng Khôi, với những người thân trong gia đình Khôi cùng các tướng trong thành nên được mọi ngưòi rất kính trọng. Nhiều lần, tướng Khôi cho cha biết ý muốn được cha tiếp sức để chống lại quân triều đình, nhưng trước sau cha chỉ nói:
- “Tôi chỉ biết việc đạo, còn việc binh lính thì tôi không hề biết.”
Một hôm, cha được tướng Khôi mời vào dinh nguyên soái. Tướng Khôi cho cha xem một xấp thư kêu gọi dân chúng và tín hữu nổi đạy chống nhà vua, ông xin cha ký tên. Cha Marchand hiểu đã đến lúc tỏ rõ lập trường của mình, liền đứng dậy cầm xấp thư ném tất cả vào lửa. Thấy vậy, tướng Khôi biết không thể làm gì được cha.
Từ triều đình, vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi. Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều (quê Thừa Thiên, nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa Nam Kỳ) cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ. Ông cầu viện Xiêm. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 7 tuổi được cử lên thay. Tướng Nguyễn Văn Trắm (em họ ông) đứng ra chỉ huy quân trong thành. Quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào 8 cửa thành Phiên An. Thành Phiên An cố thủ được tới ngày mồng 8 tháng 9 năm 1835 thì quân nổi dậy chống cự không nổi. Thành Phiên An thất thủ, 1.831 người gồm cả già trẻ, gái trai đều bị chém chết, số người Hoa bị bắt tại chỗ hơn 800 người chôn chung một chỗ. Khi quân triều đình chiếm thành Phiên An, sáu người bị bắt giữ ngay tức khắc và bị kết tội tham gia chống triều đình đem về Huế xử, trong đó có tướng Nguyễn Văn Trắm, một người con của Lê Văn Khôi (7 tuổi) hai thủ lãnh gốc Hoa tên Mạch Tấn Giai (người Tiều), Lưu Hằng Tín (người Quảng) và cha Phước bị kết án xử trảm (lăng trì). Riêng cha Joseph Marchand bị xử bá đao.
Bị dẫn về Huế trong chiếc cũi nhỏ dài một mét (1m), rộng bảy tấc (0,7m) và cao tám tấc (0,8m) đi suốt chặng đường 1121 dặm trong thời gian hơn một tháng. Đến Huế bị giam ngục, bị tra hỏi và bị tra tấn bằng kìm thép nung đỏ. Tất cả những giam cầm, bắt bớ, đánh đập không thể làm ngài thú tội đã giúp quân phiến loạn và cũng không tìm được chứng cớ đáng tin cậy để kết án ngài, các quan tòa truyền ngài phải chối đạo và quá khóa. Ngài từ chối trong lời khẳng định:
- “Tôi chỉ lo cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ thôi.”
Tin về thành Phiên An bị thất thủ, gần hai nghìn người trong thành bị giết chết, chôn tập thể ngay trong thành và chôn rải rác từ thành ra Chợ Lớn đã khiến người dân vô cùng sợ hãi. Khắp nơi tin về cha Marchand và cha Phước bị bắt giam trong ngục Võ Lâm gần toà Tam Pháp ở Huế đã lan đi nhanh chóng. Không một tín hữu nào dám liều mình xin quan giảm nhẹ hình phạt tra tấn, mọi người chỉ biết cầu nguyện cho hai cha. Càng lúc việc truy lùng bắt đạo càng gắt gao. Tại Huế, lang y Simon Phan Đắc Hòa là một người rất có thế giá nhưng cũng không thể giúp được gì cho cha Marchand và cha Phước. Bầu khí ảm đạm của cái chết tang thương gần kề với hai vị chứng nhân Tin Mừng bao trùm Giáo Hội Việt Nam. Những cuộc tra vấn và cực hình kìm kẹp được công khai cho bàn dân thiên hạ thấy: họ cho nung đỏ kìm sắt và cho kẹp hai lần vào hai đùi cha, rồi giữ nguyên cho tới khi kìm nguội. Mỗi lần như vậy, mùi thịt cháy xông lên khét lẹt, chính quân lính cũng phải quay mặt đi. Hai lần cha ngất xỉu, nhưng khi tỉnh lại trả lời quan, cha vẫn giữ nguyên lời khai cũ. Họ đành nhốt cha vào cũi rồi đưa về ngục. Tiếng khóc nghẹn đi, những giọt nước mắt cố nén lại của các giáo dân và các nữ tu cải trang làm dân thường vào xem quan tra vấn cha Marchand càng làm cho lời cầu nguyện tha thiết hơn.
Trong lần đối chất của ngày hôm sau, để tạo chứng gian buộc tội cha Marchand, các quan dỗ ngon ngọt với con trai Lê văn Khôi, hứa trả tự do cho cậu nếu khai rằng “Tây dương đạo trưởng giúp cha em khởi nghĩa”. Nhưng cậu bé bảy tuổi ấy không biết nói dối, cậu nói:
- “Cha Du hoàn toàn vô can dầu cho cha tôi có hứa với cha nhiều lần.”
Cuối cùng, các quan đành chuyển qua “tội giảng đạo”. Họ nhắc đến chiếu chỉ nhà vua, và hứa ân xá nếu cha bước qua Thánh Giá. Cha Marchand cám ơn quan và tuyên bố sẵn sàng chịu cực hình chứ không thể chối Chúa. Quan lại cho tiếp tục nhốt cha trong cũi. Sáu tuần lễ ở Kinh đô đã trôi qua như thế. Các tín hữu ghé vào thăm và tiếp tế cho cha đều thuật lại rằng:
- “Cha Du vẫn luôn vui vẻ và thường cầm cuốn sách nhỏ để đọc đêm ngày.”
Thừa lệnh vua Minh Mạng, bản án cuối cùng được viết như sau:
“Tây dương Ma Sang kêu danh là Du, Gia Tô đạo trưởng, phò nguỵ Khôi, nhận tội có viết thư xin Hồng Mao (nước Anh) và Xiêm La (Thái Lan) sang giúp nguỵ thần. Lệnh xử bá đao”.
Sáng sớm ngày 30.11.1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu mọi người đến tham dự cuộc xử án. Cha Marchand và bốn tử tù (một người đã chết trong ngục) chỉ được đóng khố, bị dẫn đến cửa Ngọ Môn trình diện và phục lạy vua năm lạy. Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném chiếc cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu không ân xá lần cuối, năm tội nhân được đưa ra pháp trường. Riêng cha Marchand, theo mật lệnh, được đưa vào tòa Tam Pháp tra khảo một lần nữa. Đọc nội dung cuộc tra khảo này, chúng ta thấy quan quân không đả động gì đến lý do chính trị cả!
Năm người lính cầm năm kìm nung đỏ kẹp vào bắp vế cha. phía sau là năm người lính khác cầm roi để năm lý hình không được phép nương tay. Ba lần kìm kẹp, thân thể cha Du có đủ 15 vết bỏng. Song song với cuộc tra tấn là mẫu đối thoại sau:
- Tại sao Gia Tô móc mắt mấy người gần chết?
- Không có, không bao giờ tôi thấy điều đó.
- Tại sao mấy người kết hôn lại phải đến các thày đạo trước bàn thờ?
- Họ đến để thày cả chúc phúc và chứng nhận trước mặt các tín hữu ở đó.
- Khi làm yến tiệc trong nhà thờ, bay làm những sự quái gở lắm phải không?
- Không, chẳng có những điều quái gở.
- Vậy sao có thứ bánh dùng làm bùa mê thuốc lú để phát cho những đứa đã xưng tội mà làm nó mê đạo đến thế?
Cha Marchand kiệt sức không thể trả lời được nữa, ngài lặng yên cầu nguyện với Chúa.
Sau đó, lính đưa các tử tội đến pháp trường tại họ Thợ Đúc bên sông Hương, cách Kinh thành ba dặm đường. Năm cây cọc đã cắm sẵn. Lính trói năm tử tội, cha Marchand bị trói vào cây cọc thứ hai. Ngài bị án “Phản loạn” và sẽ chết giữa những người phản loạn. Dân chúng bị đuổi lùi ra xa 30 thước. Cứ mỗi tử tội lại có ba lý hình, một cầm kìm, một cầm đao, còn một lo đếm số cho đủ 100 lát cắt. Trước đó, lính đã nhét vào miệng tội nhân và cột chặt, để không ai có thể kêu la được nữa. Sau một hồi trống, lý hình cắt lớp da trên trán cha Marchand lật xuống che mặt, rồi cắt từng mảnh hai bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đau đớn, vị chứng nhân giẫy giụa, quằn quại, ngước mắt lên trời cao rồi gục đầu xuống nhắm mắt lìa đời. Ngài chịu chết cách anh dũng.
Sau khi cha Joseph Marchand chết, quân lính cắt đầu của ngài, cởi dây, bổ thân mình làm bốn, đưa ra ngoài biển khơi rồi ném xuống biển chung với bốn tử tội kia. Còn thủ cấp cha, được đưa đi bêu ở nhiều nơi, rồi được trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giã nát thành bột và bị rải xuống biển.
Trong những lá thư của cha Delamotte và cha Marette gửi cho Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào ngày 29.1.1836 và ngày 21.2.1836 đã thuật lại diễn biến bị bắt, các lời khai và cuộc tử đạo của cha Joseph Marchand. Có thể căn cứ vào những lời nói cuối cùng của một người sắp chết mà biết được người đó như thế nào, bởi vì trước khi chết, người ta chỉ nói những gì mình tha thiết nhất, những gì xuất phát từ tận đáy lòng. Giáo Hội đã rất thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ cha Joseph Marchand, căn cứ vào các buổi tra khảo, nhất là cuộc thẩm vấn cuối cùng, Giáo Hội khẳng định ngài đã hiến mạng sống vì đức tin.
THEO TIẾNG YÊU THƯƠNG
Ngay khi tôi ở ga Hà Nội về đến nhà, tôi tìm sách đọc hạnh thánh Joseph Marchand. Tiếng nấc nghẹn trong họng, sống mũi cay và những giọt nước mắt trào ra lúc nào không biết. Tôi đã dâng lời cầu nguyện xin ngài tha thứ vì tôi ở bên ngài, bên dòng sông Hương quá ít thời gian, tôi thấy buồn và thương ngài vô cùng, tôi xin phép thân thưa với ngài, gọi ngài yêu thương là “cha Marchand”.
Nhiều ngày sau, tôi cố viết lại cảm xúc khi đến Huế, cảm xúc về sự níu lại vô hình lúc đứng nhìn dòng sông Hương nhưng không thể vì quá xúc động, mỗi lần định viết là tôi lại khóc, tôi khóc rất nhiều. Gần hai năm qua những xúc động trong lòng tôi đã dần bớt cảm thấy đau thương cho tới ngày lễ thánh Simon Phan Đắc Hoà 12.12.2008, tôi nhớ về cha Marchand, cảm xúc thương cha trở về, tôi đã khóc. Lần này, tôi khấn xin cha Marchand phù giúp tôi viết bài viết về ngài. Đêm hôm sau, sau khi đọc hạnh thánh cha Marchand trong Uống Nước Nhớ Nguồn, tôi có thắc mắc là muốn được biết về cuộc hành hình xử bá đao ngài như thế nào, nếu chỉ đọc các điều tả lại trong sách thì tôi vẫn chưa thể hình dung ra hết được.
Có lời khuyên đến với tôi trong tâm trí đó là: “Hãy tìm điều gì đó về cha Marchand trong sách Lịch sử Giáo Hội Công giáo của Linh mục Bùi Đức Sinh (OP)”. Tôi vội cầm cuốn sách và đặt trên giường, hai bàn tay mở khoảng giữa sách, thật kỳ diệu, tôi thấy bức tranh vẽ về cuộc xử bá đao cha Marchand trang 391, tôi thầm gọi cha Marchand, dâng lời tạ ơn ngài vì ngài đã cho tôi biết việc ngài bị xử bá đao như thế nào. Tôi dùng máy ảnh chụp lại bức ảnh trong sách lúc đó là 0h33’ ngày 13.12.2008. Đêm đó, tôi đã thức khuya hơn với những thắc mắc xuất hiện dồn dập trong đầu mình. Những ngày tiếp theo tôi dành nhiều thời gian tìm nhiều tài liệu về lịch sử triều Nguyễn, Tây Sơn, tìm đọc các tài liệu về Đức Cha Pigneaux de Behaine, Đức Cha Jean Louis Tabert và các cha thừa sai cùng thời với cha Marchand. Thật bất ngờ, khi tôi hiểu và cảm thấy hổ thẹn về lịch sử nước nhà vì trước đây mình được biết sử “lơ mơ” quá!
Những câu hỏi được đặt ra và tôi nhận được những thông điệp trả lời: Vì sao cha Marchand lại vào thành Phiên An? Vì sao cha Marchand chỉ nói được mỗi câu “Tôi chỉ biết lo mỗi việc giảng đạo”? Tướng Lê văn Khôi là ai? Lê văn Duyệt là người như thế nào? Nguyễn Ánh và Đức Cha gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Có phải Hoảng tử Cảnh là “con tin”? Việc Nguyễn Ánh nhận Minh Mạng làm con nuôi là có ý gì? Nguyễn Ánh và Minh Mạng có hình thức trả thù, xử tội như thế nào? Vì sao tài liệu sử lại ghi Đông Cung chết do bệnh dịch đậu mùa? Đông Cung có thể đã đoán trước cái chết của mình; Vụ án về cái chết của Tống thị Quyên, vợ của Đông Cung; Tương lai của Hoảng tử Cảnh là tương lai của đất nước.
Tôi lấy làm ngượng khi tài liệu sử nước nhà ghi Hoàng tử Cảnh là “con tin” cho tới giờ vẫn chưa được sửa (?!). Hiểu lịch sử phải hiểu sự thật về lịch sử chứ không phải chỉ hiểu một nửa sự thật lịch sử. Khi bắt đầu đọc hạnh thánh cha Joseph Marchand, tôi đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về các nhân vật lịch sử triều Nguyễn, tôi muốn chia sẻ về một tân tòng tự nguyện theo Chúa vì đã được Chúa mạc khải cho thấy Ngài, thấy tình yêu của Chúa và sống trong tình Chúa, người tân tòng ấy là Hoàng tử Cảnh, vị vua tương lai vương triều nhà Nguyễn.
Trước khi Hoàng tử Cảnh ra đời năm năm, xứ An Nam đang có nội chiến, xâu xé nhau giữa nhà Nguyễn đương vị và quân khởi nghĩa Tây Sơn (“Những người miền núi phía Tây”). Cuộc nổi dậy xuất phát từ Qui-Nhơn, phía nam xứ Huế. Vào cuối năm 1775, quân Tây Sơn bắt giữ toàn thể hoàng gia ở vùng Long-Xuyên, và xử tử nhà Vua và đứa con của nhà vua. Là người đại diện duy nhất của nhà Nguyễn, chàng trẻ tuổi Nguyễn Ánh, Hoàng đế Gia Long tương lai, lúc đó 16 tuổi, trốn thoát được nhờ sự giúp đỡ của Giám Mục Pigneaux de Behaine. Người công giáo nhìn thấy trong chàng trai này một vi tân “Mai-Sen được cứu khỏi nước”.
Tạm thời, nhà Tây Sơn cho rằng cuộc chinh phục Nam kỳ đã thành công, nên xuất quân ra Qui Nhơn để chuẩn bị đánh Bắc Hà. Nguyễn Ánh qui tụ phe của ông và nhóm Trung Hoa của quan đầu tỉnh Hà Tiên, và cố tái chiếm vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Sài gòn được chiếm lại vào năm 1776. Ở phía Bắc, cùng năm đó, Thăng Long rơi vào tay nhà Tây Sơn, và toàn vùng bị rơi vào nạn đói kinh khủng. Vào giữa năm 1778, hải tặc Kampuchia xâm chiếm khu đạo ở Hà Tiên, càn giết những người công giáo, gây ra nhiều tử vong cho những nhà truyền giáo. Pigneaux và những chủng sinh trốn ở Tân- triệu, gần Sài gòn.
Nguyễn Ánh ở gần đó nên thường thăm viếng Đức cha Behaine. Từ lúc đó, nảy sinh ra một tình bạn khắng khít giữa hoàng thân và giám mục. Yên ổn được 3 năm, quân Tây Sơn trở lại miền Nam vào năm 1782, đóng quân trước cửa thành Sài Gòn và chiếm được thành. Hơn 10,000 (mười ngàn) người Trung Hoa ở Chợ Lớn bị sát hại bởi phe chiến thắng. Đức cha Behaine bắt buộc phải bỏ trốn cùng với các chủng sinh và một số người công giáo, trước tiên là đến Campuchia, rồi đến những hòn đảo thuộc vịnh Xiêm La. Trên đảo Poulo Vai, Đức cha viết ra quyển giáo lý bằng tiếng Nam Kỳ, trong khi chờ đợi hết mùa mưa. Vào tháng giêng năm 1784, Đức cha Behaine gặp Nguyễn Ánh, cũng trốn tránh như ông và đang ở trong bước đường cùng. Đức cha chia sẻ với Nguyễn Ánh và quân lính đang đói khát những lương thực cuối cùng, nhờ vậy cứu được họ. Đức cha cùng với họ đi đến đảo Poulo Condore. Quân Tây Sơn rượt đuổi cả Giám Mục. Nguyễn Ánh chỉ còn 1000 quân. Họ đành trốn trở lại Phú Quốc. Làm sao quật lại thế cờ? Cầu viện với người Xiêm? Làm như vậy sẽ có nguy cơ mất các tỉnh. Dù vậy họ cũng đành phải cầu viện. Kết quả là một thất bại nặng nề. Nguyễn Ánh xác tín rằng vì quân Tây Sơn quá hùng mạnh, nên không một quốc gia Châu Á nào có thể đơn phương đẩy lùi họ được. Người Bồ đào nha, người Hoà Lan, và người Anh, đồng tình sẵn sàng tiếp viện. Vì không muốn sự nhập cuộc của người Tin lành với nước Anh, hoặc người đạo Calvin với người Hoà Lan, cũng như không muốn những khó khăn trước kia với người Bồ Đào Nha tái xuất hiện, Pigneaux đề nghị với Nguyễn Ánh cầu viện nước Pháp. Nguyễn Ánh cuối cùng chấp nhận đề nghị nầy. Đức cha Behaine được cử đi Versailles.
Đức cha rời đảo Poulo-Panjang, cùng với con của Nguyễn Ánh là Hoàng Tử Cảnh, 4 tuổi, và người bạn thâm giao Nam Kỳ, linh mục Paul Nghi, và 2 quan lại, cùng với 40 người lính. Họ đến Pondichéry vào năm 1785. Nhưng tại đây, trong khi những thương gia tán thành ý kiến của giám mục, thì chính quyền địa phương và vị chỉ huy căn cứ Hải quân lại cho rằng kế hoạch này sẽ không mang lại lợi ích nào. Đức cha bắt đầu đặt nghi vấn về kế hoạch của mình liền gửi thư cho Hội Truyền giáo Paris để báo tin ông sẽ quay trở lại Nam kỳ. Cuối cùng mọi chuyện được sắp xếp ổn thoả, và tàu có thể rời bến đi Pháp. Đến Lorient ngày 5 tháng 2 năm 1787. Triều đình đánh giá cao phẩm chất và sự chính xác của bài tường trình. Tướng Montmorin và tướng De Castries, Tổng thư ký các Bộ Ngoại giao và Bộ Hải Quân, đều tán thành đề án của Giám Mục và hứa sẽ giải quyết thuận lợi cho Giám mục. Trong khi chờ đợi, nét uy nghi của Đức cha Behaine và tính cách ngoại lai của hoàng tử được triều đình yêu thích. Hoàng tử Cảnh chơi đùa với các con của vua Louis XVI là Marie Therese, Louis Joseph Xavie Francois, Louis Charles và Sophie Helene.
Ngày 5.5.1787 Đức cha Behaine và Hoàng tử Cảnh vào triều kiến ở Versailles. Hoàng tử Cảnh khôi ngô, rất được chú ý. Đức cha mời Léonard (người hầu chải đầu cho Hoàng Hậu Marie Antoinette) sửa tóc cho Hoàng tử, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh (satin) đỏ thắt múi (noeud), do Léonard vẽ kiểu. Lại may cho Hoàng tử một bộ y phục kiểu Pháp pha Á đông, bỏ áo dài, quần lụa, và xin Hoạ sĩ Maupérin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh mặc áo đỏ, đi hia đỏ, tay phải đặt lên một cái mũ, đầu quấn khăn Léonard. Bức tranh này được trưng bầy ở Académie Royale de Peinture et Sculpture (Hàn lâm viện Hội họa và Điêu khắc) năm 1791, sau do Hội Thừa Sai Hải Ngoại ở Paris giữ. Dân Pháp nồng nhiệt đón chào, nhiều người làm thơ về Đức cha Behaine và Hoàng tử Cảnh... Xin trích mấy câu trong bài thơ được đọc giữa bữa tiệc ở Versailles, đăng trên một tờ báo ở Paris:
(...)Ta hãy bắt đầu bằng hài đồng nổi tiếng
Mà số phận đáng cho ta lưu ý:
Sinh ra để đội mũ miện
Nay lại ngồi chung với chúng ta.
Hoàng tử bé bỏng ơi, hãy vui lên
Một ngày kia Hoàng tử sẽ lên ngôi,
Pigneaux rất thương yêu Hoàng tử.
Hoàng tử Cảnh được đón sang Pháp mà không phải bị bắt làm “con tin”. Nếu Thên Chúa không để cho có cuộc gặp gỡ của Nguyễn Anh với Đức cha Behaine thì triều Nguyễn sẽ thế nào? Chính Giám mục Pigneaux là người đầu tiên đem quân đội Pháp đến Việt Nam theo sự cầu viện của Nguyễn Ánh, để giành lại ngôi vua từ trong tay nhà Tây Sơn; Nếu Đức cha không chọn việc đưa Hoàng tử Cảnh đi nơi khác với hy vọng cứu Hoàng tử Cảnh, cứu một đất nước, cứu lấy vị vua tương lai. Bức chân dung Hoàng tử Cảnh năm 1787, khi đó ngài lên 7 tuổi, ánh mắt sáng ngời tinh anh, vẫn nước da vẫn ngăm ngăm, trán hơi dô, hai má hồng xinh, nụ cười ẩn nơi đôi môi đỏ mọng cho thấy ngài được chăm sóc và nuôi dưỡng rất tốt. Đức cha Behaine đã luôn để mắt dõi theo Hoàng tử Cảnh từng li từng tí, yêu thương và dạy dỗ. Trong năm năm sống ở Pháp, tuổi thơ của Hoàng tử Cảnh gắn bó nơi đây, từng nhịp chân chạy nhảy trong vườn thượng uyển cùng các hoàng tử và công chúa của vua Louis XVI. Những đêm hoà nhạc với tiệc tùng trong cung điện. Hoàng tử Cảnh được chơi đùa nô nghịch như bao đứa trẻ khác. Và hẳn là có những lúc các hoàng tử và công chúa bị vua cha phạt và Hoàng hậu là người “bảo lãnh”…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài sống ở Pháp năm năm trong thời gian nước Pháp và các nước lân cận đang có các nghiên cứu khoa học, những phát minh của các nhà bác học nổi tiếng thế giới như Edward Jenner (1749-1823); Jean Baptiste de Lamarck (1744-1829); Joseph Priestlay (1783-1804)…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được nghe hoà nhạc những bản giao hưởng, thính phòng, opera của các thiên tài như Johann Sebastian Bach (1685-1750) Johann Chrysostom Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), của Ludwig Van Beethoven (1770-1827)…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được học hành và vui chơi cùng với các con của vua Louis XVI.
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được Đức cha Behaine cho đi tham dự lễ tại các nhà thờ, đi tham quan các tu viện, các lâu đài, các phố phường với những ngôi nhà kiến trúc cổ và Đức cha cũng sẽ đưa ngài tới thăm những khu phố nghèo, những người khốn khổ…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được đón mừng Chúa Giáng Sinh trong năm năm, niềm vui và bình an, tiếng cười và quà mừng… tất cả đều xuất phát từ tình yêu trong tình người, tình Chúa.
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp chỉ năm năm nhưng ngài đã bắt đầu cảm nhận kinh nghiệm về Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa qua những con người tốt bụng luôn đối xử rất tốt với ngài.
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp năm năm và ngài ước nguyện nước An Nam sẽ sớm có được sự văn minh của nền văn minh các nước phương Tây.
Khi trở về nước, điều ngài khao khát đó là mong được chịu phép Rửa tội. Sự chờ đợi trong vô vọng vì biết mình không được phép lạnh nhận Bí tích Rửa tội đã làm ngài rất buồn, càng đau khổ hơn khi Đức cha Behaine qua đời, người cha linh hướng không còn ở bên ngài nữa. Hoàng tử Cảnh đã không thể sống tiếp và không lâu sau đó ngài ra đi. Trước khi chết, Hoàng tử Cảnh đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội sau cùng nhưng không có gì là muộn đối với Chúa.
Tôi chưa được biết, hơn hai trăm năm qua có lẽ đã từng có linh mục dâng lễ cầu cho linh hồn Hoàng tử Cảnh, vợ và các con cháu của ngài. Nhưng tôi nghĩ, sẽ là chưa muộn, tôi sẽ dâng lời cầu nguyện cho ngài trong đêm Giáng Sinh 2008 trong bình an và vui tươi. Tôi thầm tạ ơn Chúa và cha thánh Marchand về tất cả những chia sẻ trong bài viết của mình vì đó là ơn của Thánh Thần Chúa.
(Mừng kính 174 năm Tử Đạo của thánh Joseph Marchand 30.11.1835 – 30.11.2009)
Cha Thánh Joseph Marchand bị xử bá đao |
Tên Việt Nam: Du
Năm sinh: 17.8.1803
Tử đạo: 30.11.1835
Hưởng dương: 32 tuổi
Nơi sinh: Làng Passavant (Doubs, Pháp)
Địa chỉ: Xã Passavant, Sở Doubs, miền đông nước Pháp.
Chịu chức: 4.4.1829
Đi truyền giáo: 20.4.1829
Xứ truyền giáo:
- Phnom Penh (Campuchia);
- Dạy học tại Chủng viện Lái Thiêu;
- Coi sóc 25 giáo họ tỉnh Bình Thuận;
- Coi sóc các xứ Cái Nhum, Cái Mơn, Mặc Bắc (tỉnh Bến Tre), Bãi Xan, Giồng Rùm (tỉnh Trà Vinh), cộng đoàn Mến Thánh Giá Cái Nhum đều thuộc Giáo phận Vĩnh Long;
- Giảng đạo xứ Chợ Quán (ngoài thành Phiên An, Sài Gòn);
- Giảng đạo trong thành Phiên An, Gia Định (Sài Gòn).
Pháp trường: Sân nhà thờ Thợ Đúc, Giáo phận Huế (cách thành Huế 5km)
Giáo xứ: Phường Đúc, Giáo phận Huế
Địa chỉ giáo xứ: Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Cách Toà Giám Mục Hà Nội 657km)
Thánh tích:
Trong số hàng trăm nghìn vị Tử Đạo Việt Nam và trong 117 vị đã được phong hiển thánh, cuộc tử đạo của thánh Joseph Marchand thật bi thương và hãi hùng nhất. Ngài bị giam ngục, bị tra hỏi và bị tra tấn bằng kìm thép nung đỏ. Ngài là vị duy nhất bị án bá đao, nghĩa là bị cắt xẻo một trăm nhát trước khi bị chặt ra làm bốn phần, còn thủ cấp bị nghiền nát đổ xuống biển.
Chứng từ đời sống thừa sai của thánh Marchand là sự nhiệt tâm truyền giáo, lòng yêu mến các tín hữu và ý chí cương quyết trong phục vụ duy nhất cho Tin Mừng qua những lời nói cuối cùng của thánh Marchand, ngài chỉ nhắc đi nhắc lại một lời: “Tôi chỉ biết có một việc giảng đạo mà thôi”. Thánh Marchand đã nói điều mình tha thiết nhất, một lời xuất phát từ tận đáy lòng.
Nhờ ơn Thánh Thần Chúa đánh động nên tôi đã quyết định dừng chân ở thành phố Huế một đêm, sau khi tôi hoàn thành xong chuyến đi công tác đầu năm 2007 tại Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, chuẩn bị đi về các tỉnh miền Trung. Tôi nhớ mãi cảm xúc khi về đến Huế. Ngay buổi chiều hôm đó, khi vừa đặt chân tới Huế, tôi đã được đón nhận điều kỳ diệu, mà về sau, trong suốt cả năm qua tôi luôn cầu nguyện và suy nghĩ vì thấy canh cánh day dứt, u buồn trong lòng.
Khi ở ga Sài Gòn, tôi đã điện thoại cho bạn bè mình đang ở Huế và nói là muốn nghỉ ở nơi yên tĩnh. Quả thực, tâm trạng tôi lúc đó không còn vui được vì thấm mệt bởi chuyến đi công tác nhiều ngày, đi lại vất vả lúc là ô tô, lúc là xe honda, lúc trên phà, lúc đi bộ… tôi chỉ muốn ghé vào Huế tìm sự yên tĩnh và thơ mộng để lại sức tiếp tục chuyến công tác nhiều ngày tiếp theo vào chiều hôm sau. Nhưng khi tôi tới Huế mấy người bạn đã tha tôi đi khắp phố phường, tôi đành kệ thân xác rã rời vì biết mình không phải lái xe. Điều kỳ diệu đến với tôi khi cô bạn cho tôi biết chương trình đi những đâu, trước tiên là đi ăn tối, sau đó đi một vòng thành phố Huế rồi ra sông Hương đi qua cầu Tràng Tiền, bên kia cầu Tràng Tiền có quán chè Huế nổi tiếng là ngon. Khi vừa nghe nhắc đến sông Hương và cầu Tràng Tiền thì tôi thấy trong lòng xao xuyến lạ thường; những hình ảnh, những câu chuyện về Huế dần hiện trong tâm trí: tôi bắt đầu nhớ lại những gì mình đã ghi nhớ về Huế và tôi đã tìm thấy điều gì đang làm lòng mình xốn xang, có tiếng gọi tha thiết của ai đó đang rất u buồn, rất khổ tâm nài xin tôi hãy đi đến sông Hương, hãy đứng lại bên dòng sông Hương. Tiếng gọi tha thiết ấy như nỗi nhớ của đôi bạn tri kỷ đã phải sống xa cách nhau nay có giây phút gặp nhau, yêu thương, hờn dỗi và chỉ muốn thực sự được gần nhau.
Tôi thinh lặng cảm nghiệm điều kỳ diệu và không vội đòi hỏi đến sông Hương ngay, tôi cũng không kể cho bạn bè mình biết là mình cần phải tới sông Hương ngắm nhìn dòng sông, tôi nghĩ là sẽ đi thẳng qua cầu để tới quán chè Huế. Nhưng ý Chúa thật nhiệm mầu, khi tốp xe chúng tôi đi tới gần chân cầu Tràng Tiền thì bị lạc nhau do đèn tín hiệu giao thông và tốc độ xe đi khác nhau. Xe của tôi đi trước một hiệp đèn và phải đi chậm chậm trên cầu rồi dừng đỗ lại ở nhịp giữa cầu đợi các xe sau. Chính lúc đó, tôi xuống xe, đi tới lan can thành cầu lặng nhìn dòng sông Hương trong ánh đèn hắt ra từ gầm cầu bảy màu sắc tuyệt đẹp, làn nước trở nên lung linh dịu dàng. Tôi nghĩ đến dòng sông Hương đã chứng kiến và đón nhận lịch sử của Huế từ hàng nghìn năm, qua bao nhiêu triều đại vua chúa, những khi yên bình, những khi chiến tranh, những thời bách hại đạo, các vị tử đạo và có một vị thánh… tôi cố nhớ tên của ngài… Bỗng tôi giật mình vì tiếng gọi của các bạn để ra xe. Tôi đã đứng ngắm nhìn dòng sông chỉ chừng 2-3 phút.
Đêm hôm đó, tôi không ngủ được vì muốn nhớ ra tên của vị thánh tử đạo ở Huế, một vị thánh rất đặc biệt. Tôi vẫn thấy trong lòng bứt rứt không yên, thấy như ngài giận hờn tôi; thấy như những lời xin lỗi của tôi vẫn chưa làm ngài vui để tôi có thể trở về Hà Nội vào sáng hôm sau. Và tôi chợt nhận ra tên của ngài, đó là của cha thánh Joseph Marchand. Tôi hiểu, tiếng gọi tôi rất tha thiết khi nãy ở bên dòng sông Hương là của cha Marchand, trong tiếng gọi của ngài tôi nghe thấy tiếng kêu của biết bao linh hồn khác.
TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA QUA VỊ THỪA SAI
Cha Jean Marchand sinh tại làng Passavant (miền Doubs, nước Pháp) vào ngày 17.8.1803. Khi học xong trường đạo tại Orsans, cha Marchand vào Đại Chủng Viện thành phố Besançon, rồi nhập Chủng viện Hội Thừa Sai Paris lúc đã lãnh chức phụ-phó-tế (sous-diacre) ngày 25.12.1828.
Cha Marchand lãnh chức linh mục ngày 04.4.1829, ngài lên đường ngày 24 cùng tháng 4 đó để sang xứ Đàng Trong (Việt Nam). Khó có thể hình dung buổi chia tay đầy lưu luyến và cảm động của những người thân yêu trong gia đình.
Tháng 3 năm 1830, cha Marchan đặt chân đến Việt Nam, theo học tiếng Việt tại Chủng Viện Lái Thiêu, và bắt đầu các sinh hoạt tông đồ nơi những vùng có đạo của tỉnh Mĩ Tho, Vĩnh Long, Châu Đốc, và cho tới tận Phnom Penh, kinh đô xứ Campuchia. Không lâu sau, cha Marchand trở lại Lái Thiêu, ngài dạy học cho một số ít chủng sinh, trong số đó có hai thày Philip Phan văn Minh và thày Mattheu Lê văn Gẫm. Sau này thày Minh làm linh mục, thày Gẫm sống đời gia đình. Cả hai thày đều chịu phúc tử đạo thời vua Minh Mạng. Một năm sau khi cha Marchand tới Nam Kỳ thì có thêm cha Gilles Delamotte (tên Việt là Y), mới từ Pháp đến Quảng Trị. Ngài ở tại chủng viện Phương Ru (An Ninh) học tiếng Việt vài tháng, sau đó sang định cư bên làng Nhu Lý, ở nhà dòng các chị Mến Thánh Giá.
Thời gian dạy học ở Chủng viện Lái Thiêu, cha Marchand nhận bài sai lo cho toàn khu vực tỉnh Bình Thuận, coi sóc 25 họ đạo với khoảng 7000 tín hữu, phương tiện đi lại đều bằng thuyền rất khó khăn. Trong một lá thư ngài viết về cho gia đình đề ngày 13.6.1832, có đoạn: “… 25 giáo họ cách nhau rất xa. Muốn chu toàn bổn phận, con không thể bỏ phí một giây nào… từ năm giờ sáng đến chín giờ tối, nhiều ngày chẳng có lúc nào rảnh rỗi cả. Con chỉ có thể dành chút thời giờ chu toàn việc đạo đức riêng lo cho phần rỗi mình, còn thì luôn luôn phải làm việc để thánh hóa kẻ khác… Con chỉ tiếc một điều là không thể tận tụy hơn được nữa, để vừa giúp giáo dân, vừa giúp lương dân, lại cón phải bắt buộc di chuyển bằng thuyền, nên không thể đi mọi nơi, hầu dẫn về đoàn chiên Chúa Giêsu những con chiên bất hạnh lạc đường…”
Cuộc cấm đạo ngày 6.1.1833 do vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lùng bắt các giáo sĩ Âu châu đã khiến Đức cha Jean Louis Tabert, cha Etienne Theodore Cuenot và các cha thừa sai cùng các chủng sinh trốn qua Thái Lan vào đầu năm 1833. Chỉ có hai cha, cha Marchand và cha Delamotte là nhất quyết xin với Đức cha Tabert và cha Cuenot cho phép được ở lại. Cha Marchand ẩn tránh ở miền Lục Tỉnh, giúp các họ Cái Nhum, cộng đoàn Mến Thánh Giá Cái Nhum, xứ Cái Mơn, Bãi Xan, Giồng Rùm và trú tại Mặc Bắc thuộc tỉnh Vĩnh Long; còn cha Delamotte lánh nạn tại Dương Sơn, Nhu Lâm rồi lại về làng Nhu Lý là các làng thuộc tỉnh Quảng Trị.
Vua Minh Mệnh là người trí thông minh, nhưng tâm ác độc. Cái trí thông minh của nhà vua là trí thông minh của người theo Nho học, thường mang cái nhìn thiên về quá khứ và bảo thủ hơn là biết nhận xét hiện tại mà chuẩn bị tương lai. Và cái ác độc bẩm sinh của nhà vua thì đối với mọi người, chẳng trừ ai, kể cả đối với thân bằng quyến thuộc. Đặc biệt, vua rất ghét đạo Công giáo. Chuyện vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lùng bắt, giết hại các giáo sĩ Âu châu là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát ở ngay trong triều đình thời vua Gia Long sau khi Đức cha Pigneaux de Behaine đưa Hoàng tử Cảnh trở về Việt Nam Hoàng tử không chịu bái yết Tôn Miếu làm cả triều đình phải sửng sốt. Năm 1794, Hoàng tử Cảnh 14 tuổi được lập làm Đông Cung Thái Tử, mùa hè năm ấy Nguyễn Ánh đi đánh Tây Sơn ở Quy Nhơn sai Đông Cung trấn giữ Gia Định, mùa đông trấn giữ Diên Khánh. Cùng năm đó Nguyễn Ánh nhận Minh Mạng làm con nuôi, lúc ấy Minh Mạng 3 tuổi. Kể từ năm 1794, Đông Cung Thái Tử luôn làm rất tốt các việc Nguyễn Ánh giao: một mặt lo việc trị an, một mặt lo việc quân nhu, phòng ngự. Là người đức độ, nhân từ, hiểu biết và luôn lắng nghe lời khuyên của Đức Cha Behaine đã làm cho Nguyễn Ánh có lần nhận định về Đông Cung đó là nhân từ có thể đi đến nhu nhược: “Phàm nhân hậu phải có cương quyết mới được việc. Ngươi làm Nguyên Soái trấn giữ Diên-khánh thế mà Phước trước đã tự tiện làm oai, sau lại vô lễ với Sư phó ngươi mà ngươi một niềm nín nhịn há chẳng là quá nhân hậu ư? Từ nay về sau, kể từ Phó tướng trở xuống, kẻ nào không vâng lệnh thì đem chém để nghiêm tướng lệnh.” (x. Đại Nam Việt Quốc Triều Sử Ký). Đông Cung luôn rất u buồn vì mình chưa được chịu phép Rửa tội và trong triều đình vua nghe các quan lại can gián quyết định không cho Đông Cung được ở cùng với Đức Cha Behaine. Một lần, Đông Cung đã xin Đức Cha Behaine dạy cho biết về nghi thức Rửa tội, phòng khi bệnh nặng mà bên mình không Đức Cha thì sẽ chỉ cách cho ai đó để người ta rửa tội cho mình. Đức Cha Behaine qua đời năm 1799 là nỗi đau buồn vô cùng của Đông Cung và của toàn thể các thừa sai, linh mục, tín hữu Việt Nam. Những tháng ngày sau cái chết của Đức Cha Behaine, Đông Cung sống trong khủng hoảng, bi quan. Đông Cung đã chết sau Đức Cha Behaine 18 tháng vào ngày 20.3.1801. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, niên hiệu là Gia Long cai trị 18 năm, chết năm 1820. Những năm cuối đời, tuổi cao nhưng vua vẫn trần trừ trong việc lập ngôi Thái tử. Xét khi ấy, hai con của Đông Cung là Mỹ Đường và Mỹ Thuỳ, tức cháu nội vua Nguyễn, đã ngoài hai mươi tuổi, đủ sức nối ngôi; lại được trong triều ngoài dân ủng hộ vì đấy là con của người ít nhiều cũng có công gầy dựng vương triều, lại là dòng đích rất phù hợp thông lệ truyền ngôi từ xưa ở chốn cung đình. Vậy mà vua vẫn không chọn một trong hai cháu. Còn hoàng tử Đảm, vốn là người hay bài xích đạo Thiên Chúa gay gắt và không có chút cảm tình nào với người Pháp. Điều này rất hợp thâm ý muốn rũ bỏ món nợ ân tình của những người khác nòi giống đã đến giúp, nên Đảm rất được vua yêu thương. Ta thấy điều này thể hiện rõ trong bản di chúc: “... hãy đối xử tử tế với người Âu, nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ”... Nào ngờ đứa con “ngoan” này, không hoàn toàn theo đúng tinh thần của cha trăn trối “Minh Mạng nhanh chóng tuyệt giao với người Pháp & các thừa sai; lãnh sự Pháp không được thừa nhận, đặc sứ Pháp không được tiếp kiến, thuyền trưởng Pháp không được lên bờ... và các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa liên tiếp được ban hành...” (Việt Nam thế kỷ XIX. Nguyễn Phan Quang) mở màn cho một chính sách “bế môn tỏa cảng” rất tai hại cho đất nước về sau.
Trong số các quan cận thần của vua Gia Long, có Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông đã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thâu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng Trấn thành Gia Định 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng). Vua Minh Mạng và tả quân Lê Văn Duyệt vốn có nhiều hiềm khích và tư thù: Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái; Lê Văn Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà; Ông tỏ ý ủng hộ các Thừa sai Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng; Lê Văn Duyệt chủ trương một kiểu “kinh tế thị trường” mới mẻ, đem lợi ích kinh tế lớn lao cho vùng Sài Gòn Chợ Lớn bằng cách mở rộng việc mua bán với Campuchia, giao thương với cả Pháp, Anh, Bồ Đào Nha; Do từ tiền triều đã được hưởng quyền “nhập triều bất bái” (vào triều không phải lạy) nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng; Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền, hoặc làm sai ý triều đình đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời. Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng vua Minh Mạng không dám làm gì Lê Văn Duyệt vì công lao và uy quyền quá lớn của ông với triều đình. Năm 1832, Lê văn Duyệt qua đời hưởng thọ 68 tuổi. Từ khi con nuôi ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng thường ban trách Lê Văn Duyệt, dù ông đã mất.
Năm 1832, ngay sau khi Lê văn Duyệt đã mất, vua Minh Mạng liền cho quân vào chiếm lại thành Phiên An. Trong những quan lại thay thế ấy có Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm án sát. Và vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước (trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù). Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quí Tị (1833), Khôi cùng với 27 người lính hồi lương vào dinh quan Bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, chúng cũng giết nốt. Còn quan Án và quan Lãnh thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên súy, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng. Chiếm được thành Phiên An, Lê Văn Khôi sai Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy. Cuộc binh biến này, có thể hiểu là một cuộc đảo chính quân sự của một tầng lớp thống trị địa phương, nhằm chống lại nhà nước phong kiến triều đình đã lôi cuốn được nhiều thành phần, như: giáo dân Thiên Chúa, một số Hoa kiều, một số dân tộc ít người vùng Tây Ninh, binh lính quê ở miền Bắc, miền Trung, một số địa chủ, dòng dõi công thần và một số quan lại dưới quyền Lê Văn Duyệt...
Cha Marchand đến Việt Nam vào những năm Tả quân quận công Lê văn Duyệt và Lê văn Khôi (? – 1834) giữ trấn Gia Định. Ngài không hề can gián vào việc chính trị của triều đình, một lòng một ý chỉ biết giảng đạo và nâng đỡ đời sống đạo cho các tín hữu ở Lục tỉnh Nam Kỳ trong khi phải chứng kiến những dư luận về triều đình nhà Nguyễn. Qua lời các tín hữu họ Chợ Quán, Lê văn Khôi khám phá ra ngài đang lẩn trốn trong rừng Mặc Bắc liền cho người mời ngài về Chợ Quán, cha từ chối. Các tín hữu Chợ Quán nài xin cha hãy vào thành, mọi người nói:
- “ Nếu cha không chịu về, sợ quan giận mà chém hết bổn đạo trong thành. Ở đó, bổn đạo cũng đông lắm…”
Sau khi cha Marchand nghe các giáo hữu cho biết là trong thành có rất nhiều bổn đạo thì thấy chạnh lòng thương mà đành lòng về xứ Chợ Quán do cha Phước làm chính xứ. Cha Marchand về xứ Chợ Quán thì ở nhà thờ, nhưng rất ít khi ở nhà, cha lo đi thăm các gia đình công giáo trong thành. Tướng Khôi nhiều lần mời cha vào thành Phiên An, nhưng cha vẫn không chịu trong thành.
Khi quân triều đình bao vây thành Phiên An từ năm 1832, Lê văn Khôi cho quan đem voi ra Chợ Quán bắt ép cha Marchand phải vào thành. Cha buộc phải vào thành theo ý của Khôi. Cha Phước và nhiều tín hữu Chợ Quán cũng theo vào với cha. Trong thành, tướng Khôi xử đãi cha khá rộng rãi, có nhà riêng để dâng lễ hàng ngày, các tín hữu được tụ họp đọc kinh, xem lễ, nghe giảng và lãnh các bí tích. Cha Marchand xử thế lịch sự và thẳng thắn với tướng Khôi, với những người thân trong gia đình Khôi cùng các tướng trong thành nên được mọi ngưòi rất kính trọng. Nhiều lần, tướng Khôi cho cha biết ý muốn được cha tiếp sức để chống lại quân triều đình, nhưng trước sau cha chỉ nói:
- “Tôi chỉ biết việc đạo, còn việc binh lính thì tôi không hề biết.”
Một hôm, cha được tướng Khôi mời vào dinh nguyên soái. Tướng Khôi cho cha xem một xấp thư kêu gọi dân chúng và tín hữu nổi đạy chống nhà vua, ông xin cha ký tên. Cha Marchand hiểu đã đến lúc tỏ rõ lập trường của mình, liền đứng dậy cầm xấp thư ném tất cả vào lửa. Thấy vậy, tướng Khôi biết không thể làm gì được cha.
Từ triều đình, vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi. Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều (quê Thừa Thiên, nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa Nam Kỳ) cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ. Ông cầu viện Xiêm. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 7 tuổi được cử lên thay. Tướng Nguyễn Văn Trắm (em họ ông) đứng ra chỉ huy quân trong thành. Quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào 8 cửa thành Phiên An. Thành Phiên An cố thủ được tới ngày mồng 8 tháng 9 năm 1835 thì quân nổi dậy chống cự không nổi. Thành Phiên An thất thủ, 1.831 người gồm cả già trẻ, gái trai đều bị chém chết, số người Hoa bị bắt tại chỗ hơn 800 người chôn chung một chỗ. Khi quân triều đình chiếm thành Phiên An, sáu người bị bắt giữ ngay tức khắc và bị kết tội tham gia chống triều đình đem về Huế xử, trong đó có tướng Nguyễn Văn Trắm, một người con của Lê Văn Khôi (7 tuổi) hai thủ lãnh gốc Hoa tên Mạch Tấn Giai (người Tiều), Lưu Hằng Tín (người Quảng) và cha Phước bị kết án xử trảm (lăng trì). Riêng cha Joseph Marchand bị xử bá đao.
Bị dẫn về Huế trong chiếc cũi nhỏ dài một mét (1m), rộng bảy tấc (0,7m) và cao tám tấc (0,8m) đi suốt chặng đường 1121 dặm trong thời gian hơn một tháng. Đến Huế bị giam ngục, bị tra hỏi và bị tra tấn bằng kìm thép nung đỏ. Tất cả những giam cầm, bắt bớ, đánh đập không thể làm ngài thú tội đã giúp quân phiến loạn và cũng không tìm được chứng cớ đáng tin cậy để kết án ngài, các quan tòa truyền ngài phải chối đạo và quá khóa. Ngài từ chối trong lời khẳng định:
- “Tôi chỉ lo cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ thôi.”
Tin về thành Phiên An bị thất thủ, gần hai nghìn người trong thành bị giết chết, chôn tập thể ngay trong thành và chôn rải rác từ thành ra Chợ Lớn đã khiến người dân vô cùng sợ hãi. Khắp nơi tin về cha Marchand và cha Phước bị bắt giam trong ngục Võ Lâm gần toà Tam Pháp ở Huế đã lan đi nhanh chóng. Không một tín hữu nào dám liều mình xin quan giảm nhẹ hình phạt tra tấn, mọi người chỉ biết cầu nguyện cho hai cha. Càng lúc việc truy lùng bắt đạo càng gắt gao. Tại Huế, lang y Simon Phan Đắc Hòa là một người rất có thế giá nhưng cũng không thể giúp được gì cho cha Marchand và cha Phước. Bầu khí ảm đạm của cái chết tang thương gần kề với hai vị chứng nhân Tin Mừng bao trùm Giáo Hội Việt Nam. Những cuộc tra vấn và cực hình kìm kẹp được công khai cho bàn dân thiên hạ thấy: họ cho nung đỏ kìm sắt và cho kẹp hai lần vào hai đùi cha, rồi giữ nguyên cho tới khi kìm nguội. Mỗi lần như vậy, mùi thịt cháy xông lên khét lẹt, chính quân lính cũng phải quay mặt đi. Hai lần cha ngất xỉu, nhưng khi tỉnh lại trả lời quan, cha vẫn giữ nguyên lời khai cũ. Họ đành nhốt cha vào cũi rồi đưa về ngục. Tiếng khóc nghẹn đi, những giọt nước mắt cố nén lại của các giáo dân và các nữ tu cải trang làm dân thường vào xem quan tra vấn cha Marchand càng làm cho lời cầu nguyện tha thiết hơn.
Trong lần đối chất của ngày hôm sau, để tạo chứng gian buộc tội cha Marchand, các quan dỗ ngon ngọt với con trai Lê văn Khôi, hứa trả tự do cho cậu nếu khai rằng “Tây dương đạo trưởng giúp cha em khởi nghĩa”. Nhưng cậu bé bảy tuổi ấy không biết nói dối, cậu nói:
- “Cha Du hoàn toàn vô can dầu cho cha tôi có hứa với cha nhiều lần.”
Cuối cùng, các quan đành chuyển qua “tội giảng đạo”. Họ nhắc đến chiếu chỉ nhà vua, và hứa ân xá nếu cha bước qua Thánh Giá. Cha Marchand cám ơn quan và tuyên bố sẵn sàng chịu cực hình chứ không thể chối Chúa. Quan lại cho tiếp tục nhốt cha trong cũi. Sáu tuần lễ ở Kinh đô đã trôi qua như thế. Các tín hữu ghé vào thăm và tiếp tế cho cha đều thuật lại rằng:
- “Cha Du vẫn luôn vui vẻ và thường cầm cuốn sách nhỏ để đọc đêm ngày.”
Thừa lệnh vua Minh Mạng, bản án cuối cùng được viết như sau:
“Tây dương Ma Sang kêu danh là Du, Gia Tô đạo trưởng, phò nguỵ Khôi, nhận tội có viết thư xin Hồng Mao (nước Anh) và Xiêm La (Thái Lan) sang giúp nguỵ thần. Lệnh xử bá đao”.
Sáng sớm ngày 30.11.1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu mọi người đến tham dự cuộc xử án. Cha Marchand và bốn tử tù (một người đã chết trong ngục) chỉ được đóng khố, bị dẫn đến cửa Ngọ Môn trình diện và phục lạy vua năm lạy. Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném chiếc cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu không ân xá lần cuối, năm tội nhân được đưa ra pháp trường. Riêng cha Marchand, theo mật lệnh, được đưa vào tòa Tam Pháp tra khảo một lần nữa. Đọc nội dung cuộc tra khảo này, chúng ta thấy quan quân không đả động gì đến lý do chính trị cả!
Năm người lính cầm năm kìm nung đỏ kẹp vào bắp vế cha. phía sau là năm người lính khác cầm roi để năm lý hình không được phép nương tay. Ba lần kìm kẹp, thân thể cha Du có đủ 15 vết bỏng. Song song với cuộc tra tấn là mẫu đối thoại sau:
- Tại sao Gia Tô móc mắt mấy người gần chết?
- Không có, không bao giờ tôi thấy điều đó.
- Tại sao mấy người kết hôn lại phải đến các thày đạo trước bàn thờ?
- Họ đến để thày cả chúc phúc và chứng nhận trước mặt các tín hữu ở đó.
- Khi làm yến tiệc trong nhà thờ, bay làm những sự quái gở lắm phải không?
- Không, chẳng có những điều quái gở.
- Vậy sao có thứ bánh dùng làm bùa mê thuốc lú để phát cho những đứa đã xưng tội mà làm nó mê đạo đến thế?
Cha Marchand kiệt sức không thể trả lời được nữa, ngài lặng yên cầu nguyện với Chúa.
Sau đó, lính đưa các tử tội đến pháp trường tại họ Thợ Đúc bên sông Hương, cách Kinh thành ba dặm đường. Năm cây cọc đã cắm sẵn. Lính trói năm tử tội, cha Marchand bị trói vào cây cọc thứ hai. Ngài bị án “Phản loạn” và sẽ chết giữa những người phản loạn. Dân chúng bị đuổi lùi ra xa 30 thước. Cứ mỗi tử tội lại có ba lý hình, một cầm kìm, một cầm đao, còn một lo đếm số cho đủ 100 lát cắt. Trước đó, lính đã nhét vào miệng tội nhân và cột chặt, để không ai có thể kêu la được nữa. Sau một hồi trống, lý hình cắt lớp da trên trán cha Marchand lật xuống che mặt, rồi cắt từng mảnh hai bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đau đớn, vị chứng nhân giẫy giụa, quằn quại, ngước mắt lên trời cao rồi gục đầu xuống nhắm mắt lìa đời. Ngài chịu chết cách anh dũng.
Sau khi cha Joseph Marchand chết, quân lính cắt đầu của ngài, cởi dây, bổ thân mình làm bốn, đưa ra ngoài biển khơi rồi ném xuống biển chung với bốn tử tội kia. Còn thủ cấp cha, được đưa đi bêu ở nhiều nơi, rồi được trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giã nát thành bột và bị rải xuống biển.
Trong những lá thư của cha Delamotte và cha Marette gửi cho Hội Thừa Sai Paris (MEP) vào ngày 29.1.1836 và ngày 21.2.1836 đã thuật lại diễn biến bị bắt, các lời khai và cuộc tử đạo của cha Joseph Marchand. Có thể căn cứ vào những lời nói cuối cùng của một người sắp chết mà biết được người đó như thế nào, bởi vì trước khi chết, người ta chỉ nói những gì mình tha thiết nhất, những gì xuất phát từ tận đáy lòng. Giáo Hội đã rất thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ cha Joseph Marchand, căn cứ vào các buổi tra khảo, nhất là cuộc thẩm vấn cuối cùng, Giáo Hội khẳng định ngài đã hiến mạng sống vì đức tin.
THEO TIẾNG YÊU THƯƠNG
Ngay khi tôi ở ga Hà Nội về đến nhà, tôi tìm sách đọc hạnh thánh Joseph Marchand. Tiếng nấc nghẹn trong họng, sống mũi cay và những giọt nước mắt trào ra lúc nào không biết. Tôi đã dâng lời cầu nguyện xin ngài tha thứ vì tôi ở bên ngài, bên dòng sông Hương quá ít thời gian, tôi thấy buồn và thương ngài vô cùng, tôi xin phép thân thưa với ngài, gọi ngài yêu thương là “cha Marchand”.
Nhiều ngày sau, tôi cố viết lại cảm xúc khi đến Huế, cảm xúc về sự níu lại vô hình lúc đứng nhìn dòng sông Hương nhưng không thể vì quá xúc động, mỗi lần định viết là tôi lại khóc, tôi khóc rất nhiều. Gần hai năm qua những xúc động trong lòng tôi đã dần bớt cảm thấy đau thương cho tới ngày lễ thánh Simon Phan Đắc Hoà 12.12.2008, tôi nhớ về cha Marchand, cảm xúc thương cha trở về, tôi đã khóc. Lần này, tôi khấn xin cha Marchand phù giúp tôi viết bài viết về ngài. Đêm hôm sau, sau khi đọc hạnh thánh cha Marchand trong Uống Nước Nhớ Nguồn, tôi có thắc mắc là muốn được biết về cuộc hành hình xử bá đao ngài như thế nào, nếu chỉ đọc các điều tả lại trong sách thì tôi vẫn chưa thể hình dung ra hết được.
Có lời khuyên đến với tôi trong tâm trí đó là: “Hãy tìm điều gì đó về cha Marchand trong sách Lịch sử Giáo Hội Công giáo của Linh mục Bùi Đức Sinh (OP)”. Tôi vội cầm cuốn sách và đặt trên giường, hai bàn tay mở khoảng giữa sách, thật kỳ diệu, tôi thấy bức tranh vẽ về cuộc xử bá đao cha Marchand trang 391, tôi thầm gọi cha Marchand, dâng lời tạ ơn ngài vì ngài đã cho tôi biết việc ngài bị xử bá đao như thế nào. Tôi dùng máy ảnh chụp lại bức ảnh trong sách lúc đó là 0h33’ ngày 13.12.2008. Đêm đó, tôi đã thức khuya hơn với những thắc mắc xuất hiện dồn dập trong đầu mình. Những ngày tiếp theo tôi dành nhiều thời gian tìm nhiều tài liệu về lịch sử triều Nguyễn, Tây Sơn, tìm đọc các tài liệu về Đức Cha Pigneaux de Behaine, Đức Cha Jean Louis Tabert và các cha thừa sai cùng thời với cha Marchand. Thật bất ngờ, khi tôi hiểu và cảm thấy hổ thẹn về lịch sử nước nhà vì trước đây mình được biết sử “lơ mơ” quá!
Những câu hỏi được đặt ra và tôi nhận được những thông điệp trả lời: Vì sao cha Marchand lại vào thành Phiên An? Vì sao cha Marchand chỉ nói được mỗi câu “Tôi chỉ biết lo mỗi việc giảng đạo”? Tướng Lê văn Khôi là ai? Lê văn Duyệt là người như thế nào? Nguyễn Ánh và Đức Cha gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Có phải Hoảng tử Cảnh là “con tin”? Việc Nguyễn Ánh nhận Minh Mạng làm con nuôi là có ý gì? Nguyễn Ánh và Minh Mạng có hình thức trả thù, xử tội như thế nào? Vì sao tài liệu sử lại ghi Đông Cung chết do bệnh dịch đậu mùa? Đông Cung có thể đã đoán trước cái chết của mình; Vụ án về cái chết của Tống thị Quyên, vợ của Đông Cung; Tương lai của Hoảng tử Cảnh là tương lai của đất nước.
Tôi lấy làm ngượng khi tài liệu sử nước nhà ghi Hoàng tử Cảnh là “con tin” cho tới giờ vẫn chưa được sửa (?!). Hiểu lịch sử phải hiểu sự thật về lịch sử chứ không phải chỉ hiểu một nửa sự thật lịch sử. Khi bắt đầu đọc hạnh thánh cha Joseph Marchand, tôi đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về các nhân vật lịch sử triều Nguyễn, tôi muốn chia sẻ về một tân tòng tự nguyện theo Chúa vì đã được Chúa mạc khải cho thấy Ngài, thấy tình yêu của Chúa và sống trong tình Chúa, người tân tòng ấy là Hoàng tử Cảnh, vị vua tương lai vương triều nhà Nguyễn.
Trước khi Hoàng tử Cảnh ra đời năm năm, xứ An Nam đang có nội chiến, xâu xé nhau giữa nhà Nguyễn đương vị và quân khởi nghĩa Tây Sơn (“Những người miền núi phía Tây”). Cuộc nổi dậy xuất phát từ Qui-Nhơn, phía nam xứ Huế. Vào cuối năm 1775, quân Tây Sơn bắt giữ toàn thể hoàng gia ở vùng Long-Xuyên, và xử tử nhà Vua và đứa con của nhà vua. Là người đại diện duy nhất của nhà Nguyễn, chàng trẻ tuổi Nguyễn Ánh, Hoàng đế Gia Long tương lai, lúc đó 16 tuổi, trốn thoát được nhờ sự giúp đỡ của Giám Mục Pigneaux de Behaine. Người công giáo nhìn thấy trong chàng trai này một vi tân “Mai-Sen được cứu khỏi nước”.
Tạm thời, nhà Tây Sơn cho rằng cuộc chinh phục Nam kỳ đã thành công, nên xuất quân ra Qui Nhơn để chuẩn bị đánh Bắc Hà. Nguyễn Ánh qui tụ phe của ông và nhóm Trung Hoa của quan đầu tỉnh Hà Tiên, và cố tái chiếm vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Sài gòn được chiếm lại vào năm 1776. Ở phía Bắc, cùng năm đó, Thăng Long rơi vào tay nhà Tây Sơn, và toàn vùng bị rơi vào nạn đói kinh khủng. Vào giữa năm 1778, hải tặc Kampuchia xâm chiếm khu đạo ở Hà Tiên, càn giết những người công giáo, gây ra nhiều tử vong cho những nhà truyền giáo. Pigneaux và những chủng sinh trốn ở Tân- triệu, gần Sài gòn.
Nguyễn Ánh ở gần đó nên thường thăm viếng Đức cha Behaine. Từ lúc đó, nảy sinh ra một tình bạn khắng khít giữa hoàng thân và giám mục. Yên ổn được 3 năm, quân Tây Sơn trở lại miền Nam vào năm 1782, đóng quân trước cửa thành Sài Gòn và chiếm được thành. Hơn 10,000 (mười ngàn) người Trung Hoa ở Chợ Lớn bị sát hại bởi phe chiến thắng. Đức cha Behaine bắt buộc phải bỏ trốn cùng với các chủng sinh và một số người công giáo, trước tiên là đến Campuchia, rồi đến những hòn đảo thuộc vịnh Xiêm La. Trên đảo Poulo Vai, Đức cha viết ra quyển giáo lý bằng tiếng Nam Kỳ, trong khi chờ đợi hết mùa mưa. Vào tháng giêng năm 1784, Đức cha Behaine gặp Nguyễn Ánh, cũng trốn tránh như ông và đang ở trong bước đường cùng. Đức cha chia sẻ với Nguyễn Ánh và quân lính đang đói khát những lương thực cuối cùng, nhờ vậy cứu được họ. Đức cha cùng với họ đi đến đảo Poulo Condore. Quân Tây Sơn rượt đuổi cả Giám Mục. Nguyễn Ánh chỉ còn 1000 quân. Họ đành trốn trở lại Phú Quốc. Làm sao quật lại thế cờ? Cầu viện với người Xiêm? Làm như vậy sẽ có nguy cơ mất các tỉnh. Dù vậy họ cũng đành phải cầu viện. Kết quả là một thất bại nặng nề. Nguyễn Ánh xác tín rằng vì quân Tây Sơn quá hùng mạnh, nên không một quốc gia Châu Á nào có thể đơn phương đẩy lùi họ được. Người Bồ đào nha, người Hoà Lan, và người Anh, đồng tình sẵn sàng tiếp viện. Vì không muốn sự nhập cuộc của người Tin lành với nước Anh, hoặc người đạo Calvin với người Hoà Lan, cũng như không muốn những khó khăn trước kia với người Bồ Đào Nha tái xuất hiện, Pigneaux đề nghị với Nguyễn Ánh cầu viện nước Pháp. Nguyễn Ánh cuối cùng chấp nhận đề nghị nầy. Đức cha Behaine được cử đi Versailles.
Đức cha rời đảo Poulo-Panjang, cùng với con của Nguyễn Ánh là Hoàng Tử Cảnh, 4 tuổi, và người bạn thâm giao Nam Kỳ, linh mục Paul Nghi, và 2 quan lại, cùng với 40 người lính. Họ đến Pondichéry vào năm 1785. Nhưng tại đây, trong khi những thương gia tán thành ý kiến của giám mục, thì chính quyền địa phương và vị chỉ huy căn cứ Hải quân lại cho rằng kế hoạch này sẽ không mang lại lợi ích nào. Đức cha bắt đầu đặt nghi vấn về kế hoạch của mình liền gửi thư cho Hội Truyền giáo Paris để báo tin ông sẽ quay trở lại Nam kỳ. Cuối cùng mọi chuyện được sắp xếp ổn thoả, và tàu có thể rời bến đi Pháp. Đến Lorient ngày 5 tháng 2 năm 1787. Triều đình đánh giá cao phẩm chất và sự chính xác của bài tường trình. Tướng Montmorin và tướng De Castries, Tổng thư ký các Bộ Ngoại giao và Bộ Hải Quân, đều tán thành đề án của Giám Mục và hứa sẽ giải quyết thuận lợi cho Giám mục. Trong khi chờ đợi, nét uy nghi của Đức cha Behaine và tính cách ngoại lai của hoàng tử được triều đình yêu thích. Hoàng tử Cảnh chơi đùa với các con của vua Louis XVI là Marie Therese, Louis Joseph Xavie Francois, Louis Charles và Sophie Helene.
Ngày 5.5.1787 Đức cha Behaine và Hoàng tử Cảnh vào triều kiến ở Versailles. Hoàng tử Cảnh khôi ngô, rất được chú ý. Đức cha mời Léonard (người hầu chải đầu cho Hoàng Hậu Marie Antoinette) sửa tóc cho Hoàng tử, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh (satin) đỏ thắt múi (noeud), do Léonard vẽ kiểu. Lại may cho Hoàng tử một bộ y phục kiểu Pháp pha Á đông, bỏ áo dài, quần lụa, và xin Hoạ sĩ Maupérin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh mặc áo đỏ, đi hia đỏ, tay phải đặt lên một cái mũ, đầu quấn khăn Léonard. Bức tranh này được trưng bầy ở Académie Royale de Peinture et Sculpture (Hàn lâm viện Hội họa và Điêu khắc) năm 1791, sau do Hội Thừa Sai Hải Ngoại ở Paris giữ. Dân Pháp nồng nhiệt đón chào, nhiều người làm thơ về Đức cha Behaine và Hoàng tử Cảnh... Xin trích mấy câu trong bài thơ được đọc giữa bữa tiệc ở Versailles, đăng trên một tờ báo ở Paris:
Chân dung Hoàng tử Cảnh |
Mà số phận đáng cho ta lưu ý:
Sinh ra để đội mũ miện
Nay lại ngồi chung với chúng ta.
Hoàng tử bé bỏng ơi, hãy vui lên
Một ngày kia Hoàng tử sẽ lên ngôi,
Pigneaux rất thương yêu Hoàng tử.
Hoàng tử Cảnh được đón sang Pháp mà không phải bị bắt làm “con tin”. Nếu Thên Chúa không để cho có cuộc gặp gỡ của Nguyễn Anh với Đức cha Behaine thì triều Nguyễn sẽ thế nào? Chính Giám mục Pigneaux là người đầu tiên đem quân đội Pháp đến Việt Nam theo sự cầu viện của Nguyễn Ánh, để giành lại ngôi vua từ trong tay nhà Tây Sơn; Nếu Đức cha không chọn việc đưa Hoàng tử Cảnh đi nơi khác với hy vọng cứu Hoàng tử Cảnh, cứu một đất nước, cứu lấy vị vua tương lai. Bức chân dung Hoàng tử Cảnh năm 1787, khi đó ngài lên 7 tuổi, ánh mắt sáng ngời tinh anh, vẫn nước da vẫn ngăm ngăm, trán hơi dô, hai má hồng xinh, nụ cười ẩn nơi đôi môi đỏ mọng cho thấy ngài được chăm sóc và nuôi dưỡng rất tốt. Đức cha Behaine đã luôn để mắt dõi theo Hoàng tử Cảnh từng li từng tí, yêu thương và dạy dỗ. Trong năm năm sống ở Pháp, tuổi thơ của Hoàng tử Cảnh gắn bó nơi đây, từng nhịp chân chạy nhảy trong vườn thượng uyển cùng các hoàng tử và công chúa của vua Louis XVI. Những đêm hoà nhạc với tiệc tùng trong cung điện. Hoàng tử Cảnh được chơi đùa nô nghịch như bao đứa trẻ khác. Và hẳn là có những lúc các hoàng tử và công chúa bị vua cha phạt và Hoàng hậu là người “bảo lãnh”…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài sống ở Pháp năm năm trong thời gian nước Pháp và các nước lân cận đang có các nghiên cứu khoa học, những phát minh của các nhà bác học nổi tiếng thế giới như Edward Jenner (1749-1823); Jean Baptiste de Lamarck (1744-1829); Joseph Priestlay (1783-1804)…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được nghe hoà nhạc những bản giao hưởng, thính phòng, opera của các thiên tài như Johann Sebastian Bach (1685-1750) Johann Chrysostom Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), của Ludwig Van Beethoven (1770-1827)…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được học hành và vui chơi cùng với các con của vua Louis XVI.
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được Đức cha Behaine cho đi tham dự lễ tại các nhà thờ, đi tham quan các tu viện, các lâu đài, các phố phường với những ngôi nhà kiến trúc cổ và Đức cha cũng sẽ đưa ngài tới thăm những khu phố nghèo, những người khốn khổ…
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp, ngài được đón mừng Chúa Giáng Sinh trong năm năm, niềm vui và bình an, tiếng cười và quà mừng… tất cả đều xuất phát từ tình yêu trong tình người, tình Chúa.
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp chỉ năm năm nhưng ngài đã bắt đầu cảm nhận kinh nghiệm về Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa qua những con người tốt bụng luôn đối xử rất tốt với ngài.
Hoàng tử Cảnh đến nước Pháp năm năm và ngài ước nguyện nước An Nam sẽ sớm có được sự văn minh của nền văn minh các nước phương Tây.
Khi trở về nước, điều ngài khao khát đó là mong được chịu phép Rửa tội. Sự chờ đợi trong vô vọng vì biết mình không được phép lạnh nhận Bí tích Rửa tội đã làm ngài rất buồn, càng đau khổ hơn khi Đức cha Behaine qua đời, người cha linh hướng không còn ở bên ngài nữa. Hoàng tử Cảnh đã không thể sống tiếp và không lâu sau đó ngài ra đi. Trước khi chết, Hoàng tử Cảnh đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội sau cùng nhưng không có gì là muộn đối với Chúa.
Tôi chưa được biết, hơn hai trăm năm qua có lẽ đã từng có linh mục dâng lễ cầu cho linh hồn Hoàng tử Cảnh, vợ và các con cháu của ngài. Nhưng tôi nghĩ, sẽ là chưa muộn, tôi sẽ dâng lời cầu nguyện cho ngài trong đêm Giáng Sinh 2008 trong bình an và vui tươi. Tôi thầm tạ ơn Chúa và cha thánh Marchand về tất cả những chia sẻ trong bài viết của mình vì đó là ơn của Thánh Thần Chúa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Giáng Sinh Và Gió Lạnh
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:12 19/12/2008
CÂY GIÁNG SINH VÀ GIÓ LẠNH.
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Đêm lạnh giá nhưng tình yêu nồng ấm
Giữa đất trời hoan hiệp khúc tình ca
Đêm nay sẽ mãi mãi vang xa
Tiếng đàn của những vị Thiên sứ
(Trích thơ của Sa Mạc Hồng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền