651. Hai lời khấn của Đức Mẹ Maria
Khi biết mình là Mẹ của Con Đức Chúa Trời, Đức Maria xưng mình là tôi tớ của Đức Chúa Trời.
Khi nói mình là tôi tớ của Đức Chúa Trời, Đức Maria nói một cách chân thành, khiêm cung, xác tín, chứ không phải nói một cách giả hình giả bộ.
Khi nói lên sự vâng phục của mình như người tôi tớ của Chúa: “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời”, Đức Maria nói lên lời khấn thứ hai của mình, lời khấn Đức Vâng phục. Lời khấn thứ nhất của Đức Maria là lời khấn khiết tịnh, lời khấn mà Đức Maria đã nói ra cho thiên thần biết: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng.”
652. Đức Mẹ Maria bồng Chúa Hài Nhi
Hình ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi có giá tri rất hấp dẫn đối với nền văn hóa Á Đông.
Người Á Đông trân trọng người mẹ, xem người mẹ là hạnh phúc của đời mình: phúc đức tại mẫu, được hạnh phúc, được đạo đức, đó là nhờ bà mẹ của mình. Bởi đó, khi nghe các nhà truyền giáo nói về Đức Mẹ là “Mẹ của Đức Chúa Trời”, “Mẹ của Con Thiên Chúa”, “Mẹ của loài người ”, người Á Đông chấp nhận dễ dàng, vì qua những tước hiệu nầy, tâm hồn của người Á Đông gợi lên được những hình ảnh về gia đình, về tôn giáo mà họ ôm ấp trìu mến.
Gương thánh Phanxicô Xaviê giảng đạo: khi nói về Chúa Giêsu, mà nói thêm về Mẹ Maria nữa, thì người Á Đông nghe một cách chăm chú và sung sướng.
653. Gương Đức Mẹ Maria vâng phục
Khi nói lên lời khấn Vâng Phục “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời”, Đức Mẹ muốn nói lên cho Thiên Chúa biết rằng Ngài sẽ tuyệt đối vâng phục, vâng phục như một người tôi tớ.
Qua lời chào của thiên sứ “Kính chào bà đầy ơn phước”, qua lời ngợi khen của bà thánh Isave “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm”, Đức Maria biết rõ địa vị của mình trước mặt Thiên Chúa thật là cao sang. Dầu vậy, Đức Maria vẫn không bao giờ vịn vào một lý do nào để gạt Chúa ra một bên. Trái lại, Đức Maria luôn tìm cách vâng phục thánh ý Thiên Chúa một cách tối đa, trọn vẹn.
Biết Con của mình là Con Thiên Chúa toàn năng yêu thương mình, mình muốn gì thì Con Thiên Chúa cũng cho, Đức Maria vẫn không ỷ chức làm Mẹ của mình để bắt Chúa Giêsu vâng phục. Trái lại, Đức Maria luôn tìm cách vâng phục Chúa Giêsu và đề cao Con Thiên Chúa trước mặt mọi người.
Tại Cana, khi thấy gia đình đám cưới hết rượu, Đức Maria sốt sắng xin Chúa Giêsu can thiệp. Và sau khi chỉ dẫn cách thức để các người giúp việc thực hiện mệnh lệnh của Con mình, Đức Mẹ rút lui ngay vào trong bóng tối để Chúa Giêsu nổi bật lên trong phép lạ làm cho nước lã hoá thành rượu ngon, phép lạ đầu tiên tỏ ra vinh quang của Chúa và để làm cho các môn đệ tin vào Thầy của mình.
654. Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria! Ad Jesum per Mariam!
Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nói:
- “Chúa đã muốn đến với chúng ta nhờ Mẹ Maria thì Ngài cũng muốn chúng ta đến với Ngài nhờ Mẹ Maria.”
Và thánh nầy chọn khẩu hiệu cho mình là: “AD JESUM PER MARIAM!” (Đến với Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria!)
Nhìn vào cách hành động của Chúa Giêsu tại thế, chúng ta thấy rõ Ngài muốn nhờ Mẹ của mình để nhập thể làm người, để ban ơn phước cho người khác (thánh Gioan Tẩy Giả được sạch tội tổ tông trong bụng me; phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana).
655. Đức Mẹ Maria là Mẹ của chúng ta!
Ngày kia, thánh Gioan Bosco rao giảng về vinh quang của Đức Mẹ Maria tại nhà thờ chính tòa Torino.
Đang lúc giảng về đề tài nầy, ngài bỗng dừng lại, thinh lặng một hồi lâu, rồi đặt câu hỏi với cọng đoàn phụng vụ đang nghe ngài giảng: "Ai trong anh chị em có thể nói cho tôi biết Đức Mẹ là ai?"
Có người thưa:
- "Thưa Cha, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa".
Thánh Gioan Bosco gật đầu, nói tiếp:
- "Đúng thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Nhưng nói thế, vẫn chưa đủ. Tôi muốn anh chị em kể hết những tước hiệu của Đức Mẹ”.
Liền sau đó, bổn đạo thi nhau kể ra tất cả những tước hiệu của Đức Mẹ: Mẹ là cửa Thiên Đàng, Mẹ là Đấng phù trợ các tín hữu, Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, v.v...
Sau khi nghe kể hết những tước hiệu mà người ta gán cho Đức Mẹ Maria, thánh Gioan Bosco mỉm cười nói tiếp:
- "Đức Mẹ là tất cả những gì anh chị em vừa kể ra, nhưng vẫn chưa hết. Tôi muốn nói thêm về một tước hiệu đặc biệt của Đức Maria Mẹ."
Chờ mãi vẫn không thấy có câu trả lời nào, thánh nhân mới nói:
- "Tôi xin được nói với anh chị em Đức Mẹ Maria là ai. Ngài là Mẹ chúng ta. Phải, Mẹ chúng ta. Đó là điều đáng nói nhất về Đức Mẹ Maria. Trên trần gian này, không ai có thể gần gũi thiết thân với chúng ta cho bằng mẹ chúng ta, không ai yêu thương chúng ta hơn mẹ chúng ta. Cũng thế trên Thiên Đàng, không có vị thánh nào yêu thương chúng ta và sẵn sàng lắng nghe chúng ta cho bằng Đức Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta."
656.Kiến và chim bồ câu
Một con kiến khát nước, liền đến bên bờ suối để uống nước, bất ngờ, một trận gió thổi qua, cuốn nó xuống suối.
Chim bồ câu đang đậu trên cành gần đấy, thấy kiến đang gặp nguy hiểm, liền vứt một lá cây xuống suối.
Kiến cố sức bò lên để vào bờ an toàn. Nó rất biết ơn bồ câu, nhưng không biết làn thế nào để báo đáp.
Ngay lúc đó, bên đường, có một người thợ săn nhìn thấy chim bồ câu, bèn giơ súng bắn.
Trong lúc đắc ý, nghĩ chắc chắn mình sẽ bắn được, thì kiến nhanh chóng bò lên tay anh ta và đốt một cái thật đau.
Người thợ săn đau quá, làm rơi súng xuống. Thấy động, chim bồ câu bay đi, thoát thân.
Khi chúng ta giơ tay giúp đỡ người khác một cách không toan tính, thì khi ta gặp khó khăn, cũng sẽ được giúp đỡ như vậy. (Truyện Nhỏ - Đạo Lý Lớn)
657. Qua sống bên Mỹ, chắc đâu đã được hạnh phúc.
Có một cụ già Việt Nam đã được người con trưởng bảo lãnh qua Mỹ.
Cụ có ba người con. Người con gái có chồng là người Nhật. Người con trai thứ ở cách cụ một tiểu bang. Cả hai chưa một lần thăm cha già, kể từ ngày cụ qua Mỹ tới giờ.
Suốt năm năm qua, cụ như chiếc bóng câm nín trong nhà. Con dâu cho ăn chi, cụ ăn nấy, không bao giờ xin một đồng bạc, và con cái cũng không bao giờ hỏi xem cụ có thiếu thốn gì?
Ngày ngày, dù mưa hay nắng, cụ cũng nhất định ra Hội Người Già, ở đó, cụ gặp gỡ đồng hương và thỉnh thoảng cụ cũng được chia sớt năm, ba đồng để tiêu xài.
Một lần ngủ dậy, trong ngày nọ, con cái trong nhà đi hết, cụ leo qua chiếc cổng … và bị ngã trẹo chân. (Lẽ Sống II)
658. Cửa hàng như thế, liệu có đáng để khách hàng tín nhiệm không?
Nhiều trường hợp khách hàng đến yêu cầu cửa hàng sửa chữa thì được nghe trả lời như sau:
- “Đúng đấy ạ! Cái nầy là mua ở chỗ chúng tôi. Chúng tôi sẽ sửa chữa lại cho ông (bà). Nhưng giấy bảo hành của ông (bà) đâu ạ.
- “Mất rồi!” - Khách hàng trả lời.
- “Thật quả không dám. Nhưng đã mất rồi, thì chúng tôi chẳng thể nào làm khác được ạ.” - Cửa hàng trả lời.
Cửa hàng đã thừa nhận sản phẩm mua ở cửa hàng mình. Thế thì tại sao lại từ chối không sửa chữa? Có lẽ cửa hàng muốn nói phải có chế độ. Nhưng cái chế độ đó nói lên điều gì? Chẳng qua họ muốn mượn cái cớ giấy bảo hành để đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng. Cho dù người tiêu dùng đã tự trách mình tại sao không giữ tốt giấy bảo hành, nhưng trong lòng, họ vẫn cảm thấy ấm ức, khó chịu, vẫn oán trách cửa hàng.
Rõ ràng biết là hàng mua tại đây, thế mà vẫn cố ý không chịu sửa.
Cửa hàng như thế, liệu có đáng để khách hàng tín nhiệm không? (Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi)
659. Biết sống chung với đau khổ
Sarah Bemhardt là một minh chứng điển hình về một người biết sống chung với đau khổ.
Trong gần nửa thế kỷ, bà là một nữ hoàng trên màn bạc – được mọi người trên trái đất nầy hết mực yêu mến.
Ở tuổi 71, bà mất hết tiền tài. Bác sĩ nói bà sẽ bị cắt bỏ đôi chân.
Khi băng qua vùng Đại Tây Dương, trong một cơn bão, bà rơi xuống khoang tàu, hai chân bà bị thương. Bệnh viêm tĩnh mạch bắt đầu hành hạ bà. Hai chân co rút. Cơn đau khiến bà phải cắt bỏ hai chânl
Ngay khi thông báo tin dữ nầy, bác sĩ sợ bà sẽ kích động và chết trước khi giải phẩu. Nhưng ông đã lầm. Sarah nhìn vị bác sĩ hồi lâu và khẽ nói: “Nếu sự việc đến nông nổi nầy, thì cứ để nó tự nhiên.” Đó chính là số phận!
Khi trên đường đến phòng mổ, con trai bà đứng bên cạnh, khóc nức nở. Bà vẫy hai tay mà lòng vô cùng thoải mái: “Đừng đi đâu nhé con, ta sẽ trở lại ngay thôi!”
Cũng trên đường đến phòng mổ, bà còn ngân nga một đoạn trích trong một vở diễn của mình.
Một người thắc mắc có phải bà làm thế là để trấn an tinh thần mình hay không, bà nói:
- “Tôi làm thế để trấn an bác sĩ và y tá đấy chứ. Dù sao, đây cũng là một sự kiện căng thẳng đối với họ.”
Sau đó, cuộc phẫu thuật diễn ra thành công.
Sarah tiếp tục lưu diễn và phục vụ công chúng bảy năm nữa. (Giảm Bớt Lo Âu)
660. Gương của một người phụ nữ thất học
Có một phụ nữ nhiều năm sống nhờ vào nhặt rác để nuôi ba đứa con ăn học, trong đó, có một đứa con trai vào Đại Học, một người chuẩn bị thi nghiên cứu sinh.
Nhận thấy những gian lao cực khổ của mẹ, tư tưởng của người con nầy đã dao động. Nào ngờ, người mẹ nầy nói:
- “Chỉ cần con thi đậu. Hãy an tâm mà học! Còn mẹ đây thì các con sẽ không phải chịu thiệt thòi! Không những con phải học, mà ngay em trai con đang học trung học, mẹ cũng muốn nó lên đại học.”
Câu truyện nầy rất điển hình nên thu hút sự chú ý của giới báo chí.
Khi có một số phóng viên hỏi người mẹ nghĩ gì, bà rất thật thà nói:
- “Tôi thất học, nên không thể để con tôi cũng thất học. Có học vấn, tương lai bất kể là đối với xã hội hay đối với bản thân, đều hữu dụng!”
Lại có phóng viên hỏi bà từ sáng đến tối, quanh năm suốt tháng tiếp xúc với rác, bà có cảm giác khổ sở không, bà nói:
- “Nhìn thấy ba đứa con tôi ngoan ngoãn, biết nghe lời, hiếu thuận, trong lòng tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc, rất mãn nguyện rồi.”
Những người đang mưu cầu hạnh phúc, có ý kiến gì từ thân phận người phụ nữ thất học nầy? (Lòng Tự Tin)
Lời tâm sự của Mẹ Maria về ngày Chúa Giáng Sinh
Thời gian thấm thoát thoi đưa, thế là chín tháng mười ngày đã trôi qua nhanh và giờ Mẹ sinh Con Mẹ đã điểm, giờ Mẹ phải đem đặt Kho Tàng vô giá vào trong lòng đời đã tới, Kho Tàng mà qua trung gian của Thiên sứ Gabriel, Thiên Chúa đã giao phó cho Mẹ gìn giữ cưu mang trong suốt thời gian qua bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, bởi ánh sáng siêu phàm của Gia-vê bao phủ xuống trên Mẹ trong ngày Truyền Tin.
Vâng, Mẹ sinh hạ Con Một duy nhất của Mẹ vào trong thế gian, vào trong một thế gian mà Mẹ đã cảm nhận được một cách rõ ràng khi Mẹ cùng với thánh Giuse đi tìm chỗ trọ nghỉ chân, là họ không hề dành cho Con Mẹ một chỗ bé nhỏ nhất nào trong lòng họ, trong cuộc sống hằng ngày của họ. Lòng ham hố sự đời đã chiếm hết chỗ trong tâm trí họ, đến nỗi không một ai thực sự còn nghĩ tới và mong chờ Con Mẹ một cách đúng đắn nữa.
Vì thế, ngày Sinh Nhật Con Mẹ, ngày Thiên Chúa Giáng Sinh vào đêm đông năm ấy thật là buồn vui lẫn lộn. Và mặc dù, nhìn bên ngoài, Con Mẹ hoàn toàn giống như bao trẻ sơ sinh khác, không một chút khác biệt, nếu không muốn nói là còn bất hạnh hơn mọi trẻ sơ sinh khác, vì Con Mẹ đã phải sinh ra trong một hoàn cảnh cực kỳ khốn cùng, trăm bề thiếu thốn. Nhưng đối với Mẹ, Con Mẹ là tất cả, là một Kho Tàng tuyệt đối vô giá, nên Mẹ âu yếm ôm chặt Con vào lòng. Nhất là Mẹ luôn xác tín rằng Hài Nhi của Mẹ chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, vì Mẹ tin vào lời Thiên Chúa phán với Mẹ qua miệng vị Thiên sứ
Tuy nhiên, con có thể hình dung được rằng chính trong đêm Giáng Sinh năm ấy, đức tin của Mẹ đã phải đối mặt với những thử thách to lớn như thế không? Điều may là mọi sự xảy ra trong ban đêm, trong một đêm đông giá lạnh. Trời đất đều yên lặng trước Mầu Nhiệm vô cùng trọng đại nhưng lại vô hình, Mầu Nhiệm mà các Thiên thần cũng không thể hiểu được, chỉ biết sấp mình thờ lạy kính tôn mà thôi, và Mầu Nhiệm vô cùng cao cả đó lại được cụ thể hóa trong Hài Nhi đang nằm an giấc trong máng ăn của chiên bò khó nghèo trước mặt Mẹ đây.
Con hãy xem, nếu ở bất cứ nơi đâu có một vị hoàng tử của một vị vua thế gian được sinh ra, nhưng em lại được đặt nằm chung với các trẻ sơ sinh khác, thì chắc chắn không một ai thèm để ý hỏi xem em là ai. Huống hồ là khi em được sinh ra nơi chuồng gia súc trong cảnh khốn cùng và nghèo hèn như Con Mẹ, vị Hoàng Tử của Vua trời đất.
Đúng vậy, kẻ qua người lại, chẳng một ai thèm để ý đưa mắt nhìn xem Con Mẹ và thử hỏi Hài Nhi kia là ai, Em đã được thụ thai như thế nào và rồi sau này sứ mệnh cứu đời của Em sẽ ra sao, v.v…!
Bởi vậy, nếu con muốn hiểu được một cách sâu xa Mầu Nhiệm Đêm Thánh Chúa giáng sinh, thì con phải mở rộng tâm hồn con để đón nhận thánh ý và chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa muốn thực hiện trên đời con, với tất cả lòng tin yêu và phó thác như Mẹ xưa.
Tuy không được may mắn như bao trẻ khác là được sinh ra trong một nơi tươm tất xứng đáng, nhưng trong Hài Nhi, Con Mẹ, trời và đất giao hòa với nhau, Thiên Chúa toàn năng gặp gỡ phàm nhân và cư ngụ giữa họ. Vâng, Thiên Chúa đã đổ chan hòa Thánh Linh của Người trên Con Mẹ để trở thành một sự hiệp nhất bất khả phân ly, đến nỗi ai nhìn thấy Con Mẹ là nhìn thấy Thiên Chúa thực sự. Giêsu Con Mẹ sống bởi Thánh Linh Thiên Chúa, nên những gì Người làm đều thừa lệnh của Chúa Cha.
Con biết không, vào giữa giây phút Thiên Chúa kén chọn Mẹ làm Mẹ Con Một của Người qua quyền năng Chúa Thánh Thần và giây phút thiên thần hiện ra với thánh Giuse trong giấc ngủ để cắt nghĩa cho thánh nhân hiểu chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa hầu thánh nhân đón nhận Mẹ như là hiền thê của ngài, đã có bao nhiêu bóng tối và bao nhiêu đau khổ buồn phiền từng phủ xuống trên tâm tư Mẹ và thánh Giuse, một người công chính hoàn toàn. Ngoài ra còn biết bao nhiêu điều hoàn toàn vượt khỏi sự hiểu biết của trí năng con người đã xảy ra:
· Bắt đầu là Mẹ và thánh Giuse phải tuân theo lệnh hoàng đế trở về quê quán cũ xa xôi để khai danh với bao ngày đêm mệt nhọc đói khát và lăn lóc cuốc bộ suốt chặng đường hằng trăm cây số đầy sỏi đá, gồ ghề, nắng nôi.
· Bị dân cư Bê-lem xua đuổi, không cho cư trú trong nhà họ, đi đến đâu cũng bị mọi chủ nhà lắc đầu từ chối. Thật ra, khi nói vậy, Mẹ không muốn hoàn toàn trách móc dân cư Bê-lem vào lúc bấy giờ, vì Mẹ biết rằng nguyên chính gây ra thảm trạng đó chính là sự nghèo nàn của gia đình Mẹ mà thôi. Mẹ chỉ thương cho thánh Giuse, ngài luôn âm thầm chịu đựng và hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa, chứ không một lời phàn nàn trách móc bất cứ ai.
· Việc Mẹ và thánh Giuse đành lòng phải chấp nhận ra nghỉ chân qua đêm trong nơi chuồng chiên bò hôi hám.
· Việc Mẹ phải sinh con trong cảnh vô cùng thiếu thốn nghèo nàn.
· Hiện tượng giữa đêm thâu các chú mục đồng đơn sơ nghèo hèn đã kéo nhau đến chào đón Hài Nhi Con Mẹ. Nhưng điều làm Mẹ hết sức vui mừng và đầy sửng sốt là Thiên Chúa lại mặc khải biến cố Giáng Sinh của Con Một Người cho những kẻ nghèo hèn bé mọn như thế. Qua đó Mẹ hiểu ra rằng Thiên Chúa luôn luôn đứng về phía những người có tâm hồn nghèo khó thực sự.
· Nhưng một điều làm Mẹ đau lòng nhất là các vị lãnh đạo Dân Chúa đã không không một chút quan tâm đến Con Mẹ, Đấng Cứu Thế của toàn dân và của cả nhân loại. Vâng, mọi người từng mong chờ sự cứu độ Ít-ra-en đã không hề có một chút hiểu biết gì về sự cứu độ đã được xảy ra ngay giữa họ. Đúng như lời thánh Gioan tông đồ sau này đã viết: «Người đã đến nhà Người, nhưng thân nhân người đã không muốn tiếp nhận Người.»
Con mến, tuy nhiên, trong tất cả những điều khó hiểu đó Mẹ và thánh Giuse đều tín thác vào Gia-vê và luôn xác tín rằng Hài Nhi Con Mẹ được sinh ra là để khởi đầu chương trình cứu rỗi nhân loại của Người, để đối đầu với bao thách đố khủng khiếp của một thế gián chỉ ham thích bóng tối hơn ánh sáng và để hoàn thành chương trình đó trong một sự khải hoàn bất diệt.
Bởi vậy, Mẹ và thánh Giuse đã không đặt tên cho Hài Nhi là Giuse như thói quen thông thường lúc bấy giờ ở Ít-ra-en, nhưng là Giêsu. Vì thánh Danh Giêsu luôn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Con Mẹ là một Đứa Con của Lời Hứa.
Mẹ chúc cho con hiểu và yêu mến Mầu Nhiệm cao cả Đêm Thánh vô cùng, để đời con được tràn đầy niềm vui khi thực hiện thánh ý Thiên Chúa.
(Phóng tác)
Ðầu tháng năm vừa qua, tôi sang chơi với vợ chồng người anh ở bên Vienna, D.C. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. Suối róc rách chẩy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi:
- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ ?
Anh tôi cười, nói:
- Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Chúng ta là những người từ một quê hương mất mát đến ở trọ một quốc gia khác, chúng ta còn nhiều điều gậm nhấm hơn nữa.
Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị trở 1 ngại ngôn ngữ đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín. Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love & Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc. Tình thương và tinh thần là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.
Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những nỗi khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc. Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ, mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có tình thương mới cứu rỗi được. Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi.
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là "hưởng thọ". Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một bonus, phần thưởng của Trời cho. Chúng ta nên sống thế nào với những ngày "phần thưởng" này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách
phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong Những Lời Phật dậy có câu: Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng. Chắc trong quý vị không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này.
Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý. Ði tập thể thao như Tài Chi, Hồng Gia, nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội v.v... đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh. Bác sĩ Jeff Levin giáo sư Ðại Học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của "Tín Ngưỡng và Sức Khỏe". Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là "God, Faith and Health". Trong đó ông cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.
Lạc quan là một cẩm nang quý mà ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là "Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa" hoặc "Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được".
Tôi xin kể câu chuyện Hai Con Ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.
Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa binh thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc. Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ.
Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.
Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng 20 nghe tiếng chuông của nhau. Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua.
Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được. Trong một lần đến thăm Viện Dưỡng Lão, tôi thấy một cụ ông 70 tuổi, đút thức ăn cho một cụ bà 80 tuổi. Hỏi ra thì họ không có liên hệ gì với nhau cả. Chỉ là một người có khả năng cho và một người vui vẻ nhận.
Tính hài hước, làm cho người khác cười, đi cùng với mình là những liều thuốc bổ. Nữ thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong trương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói: "Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước". Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn. Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn qua tinh thần là:
Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.
Tinh thần chấp nhận và lạc quan.
Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.
Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.
Làm việc thiện nguyện.
Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).
Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, lớp dậy Hồng Gia, ngồi thiền, khí công v.v... Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.
Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này:
"Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt."
Chúng ta cũng biết rằng, hôn nhân là do công trình sáng tạo của Thiên Chúa dựng nên, và tất cả muôn loài thụ tạo do bàn tay Thiên Chúa dựng nên nhằm mục đích cho hôn nhân và gia đình thống trị. Nói như thế có vẻ Thiên Chúa rất qúy trọng hôn nhân và gia đình, vì thế trong sách “ ST1: 26-28 ” Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất."Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.
Vậy có phải mục đích hôn nhân là để sinh sản không? Dạ thưa ! Đúng như vậy, bởi vì khi Thiên Chúa dựng nên Adam và Eva trong cuộc hôn nhân khởi nguyên, Thiên Chúa làm ông mai bà mối và kết duyên cho họ, Thiên Chúa chúc lành cho hai người và Ngài phán: [các ngươi hãy sinh sản cho khắp mặt đất] nhưng đó vốn không phải là mục đích duy nhất mà Thiên Chúa muốn hôn nhân chỉ là để sinh sản con cái mà còn phải thống trị tất cả mọi sự mà Ngài đã ban cho hôn nhân và gia đình. Nếu sự xuất hiện của loài người trên trái đất này là để sinh sản, ăn uống, vui chơi và hưởng thụ mà thôi, thì làm sao Thiên Chúa có thể để con người ở một chức vụ qúa là cao trọng như vậy. Ngoài ra Thiên Chúa còn ban cho loài người quyền tự do để thống trị mặt đất, để đưa cuộc sống hôn nhân và gia đình trên mặt đất trở nên viên mãn tột đỉnh theo chương trình của Ngài. Trong Sáng Thế Ký có đoạn chép rằng, Thiên chúa dựng nên loài người theo “Hình Ảnh” của Ngài, và còn chúc phúc cho hôn nhân quyền tự do “Hãy”sinh sản và “Thống Trị” toàn địa cầu, thật ra chúng ta nghe Kinh Thánh, chúng ta có để ý ngôn từ này không?
Hình ảnh Thiên Chúa: Hãy sinh sản - thống trị
Điều mà Thiên Chúa phán là, Ngài muốn chúng ta tự do trong đời sống hôn nhân sinh sản con cái theo khả năng và sứ mạng của mỗi gia đình, chứ không phải chỉ để thỏa mãn thân xác, xong khi có được nhiều con cái ngoài ý muốn, đường đời gặp lúc khó khăn gian nan. Cha mẹ không đủ tiền bạc hay thời giờ để giáo dục con cái, họ đâm ra chắn nản đổ thừa cho Thiên Chúa sao lại ban nhiều con quá sức, chúng ta thử hỏi chính chúng ta rằng. Khi vợ chồng sống chăn gối với nhau, có bao giờ chúng ta hỏi hay xin Chúa trước khi ân ái và sau đêm nay xin Chúa ban cho vợ chồng chúng con một đứa con trai hay con gái không? và Chúa còn mong muốn chúng ta sống theo hình ảnh của Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ, đồng thời thống trị theo đường lối của Ngài, chứ không phải chỉ là hưởng thụ trong quyền tự do đến nỗi chúng ta đã đánh mất đi sứ mạng thống trị con cái và Hình Ảnh của Thượng Đế trong tâm hồn chúng ta, mà chỉ còn lại hình ảnh con cái của bóng tối ma qủy và sự dữ.
Hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ đồng mang Hình Ảnh của Thiên Chúa giữa cả hai tâm hồn, vì như thế hôn nhân mới có thể sinh sản những người con mang Hình Ảnh giống như Thiên Chúa, và Thống Trị những con người có Bản Tính trong tâm hồn giống hệt như Chúa, ngoài ra hôn nhân và gia đình còn có một sứ mạng cao cả hơn nữa là: Làm cho tình thương của Chúa được triển nở trên nhân bản của mỗi một con người, nhân đức công chính cần phải được biểu lộ qua từng cử chỉ, lời nói và việc làm, mang lời hằng sống đi vào giữa xã hội ngày nay, và đồng thời hôn nhân và gia đình phải được trở nên nền tảng vững chắc của giáo hội, sống lời Chúa trong lòng thời đại của chúng ta, nhằm tô điểm thêm công trình tạo hóa vĩ đại của Thiên Chúa được tiếp lối từ những con người do bàn tay Thiên Chúa đã tạo nên, họ mang Hình Ảnh đích thực của Thiên Chúa hằng sống.
Nhưng thật là tiếc thay, thời đại hôm nay đã có biết bao nhiêu cuộc hôn nhân đã không mang Hình Ảnh của Thiên Chúa, dường như khi họ lãnh nhận bí tích hôn phối chỉ là sự kết hợp giữa hai thân xác trần tục đơn độc mà thôi, và đã thiếu vắng Hình Ảnh đích thực của Thiên Chúa, vi thế họ đã mất đi chất keo sơn nguồn sống tâm linh như cuộc hôn nhân đầu tiên giữa ông bà nguyên tổ loài người mà chính Thiên Chúa đã chúc phúc. Vì vậy đã có biết bao cuộc sống lứa đôi bị đổ vỡ, chỉ vì những chuyện nho nhỏ giữa phong ba bão tố của cuộc đời, họ đã quên hết những gì thề hứa với Thiên Chúa vui buồn có nhau, hết thập niên này đến thập niên khác mà loài người vẫn không tìm được lối thoát để trở về với nhựa sống nguyên thủy của mình, Hình Ảnh Thiên Chúa đã bị xóa mờ trong tâm hồn họ mà họ vẫn không hay biết, trong người nam và người nữ luôn cần có Hình Ảnh của Thượng Đế, sự hiện diện của Thiên Chúa trong tình vợ chồng là yếu tố gắn liền tình yêu của Thiên Chúa đã kết hợp giữa người nam và người nữ trở nên một thân xác. Nhờ vào sự cậy trông tình thương của Chúa, đã có rất nhiều bậc sống với ơn gọi hôn nhân, họ đã sống trọn vẹn với lời thề hứa cho dù cuộc sống của họ giàu có hay nghèo túng, sống trong đau khổ hay hạnh phúc, họ vẫn chung thủy, vì bản tính nhân ái từ tâm của chính Thiên Chúa đang làm chủ gia đình họ, và làm chủ trong tâm linh người chồng đồng thời ngự trị tâm hồn người vợ, dường như chỉ có sự chết mới có thể phân ly họ ra được.
Có phải chăng bậc làm cha mẹ hiện đã mất hết quyền lực và lý trí sống công chính để giáo dục con cái mình trước khi chúng nó được trưởng thành trong xã hội ngày nay không? để được trở về với cội nguồn là sống vơí Hình Ảnh Thiên Chúa, có phải chăng những bậc hôn nhân gia đình chúng ta phải trở về trước khi con cái chúng ta chúng nó được chào đời không? Điều này qủa thật rất đúng, vì nếu chúng ta không biết giáo dục chính mình thì làm sao chúng ta có thể dạy con cái chúng ta được. Trong xã hội hôm nay đã có không biết bao nhiêu các cuộc hôn nhân ly thân, ly dị, dân số gia tăng gấp bội đến nỗi phải kế hoặch hóa gia đình bằng đủ mọi phương cách mà con người có thể làm được. Và điển hình như không ít những ca phẫu thuật phá thai, con cái hoang đàng sì ke ma túy trộm cướp, thiếu sự dạy dỗ của cha mẹ, thật là một lối sống sa đọa bạo tàn gây ra tan thương chết chóc, lý do con cái chúng ta hư hỏng như thế là vì không phải thiếu ăn thiếu mặc, mà là thiếu tình thương, thiếu nhân đức, thiếu lòng bác ái vị tha trong gia đình, thiếu Chân Thiện Mỹ tuyệt hảo từ Thiên Chúa trong hôn nhân trước khi con cái đưọc ra đời, nói cách khác đi là ngay trong gia đình những người đã sinh thành ra chúng đã thiếu vắng Hình Ảnh của Thiên Chúa, và vì thiếu vắng Hình Ảnh của Thiên Chúa nên những bậc làm cha mẹ không biết làm sao để giáo dục con cái mình. Thế là họ đã vô tình tách rời gia đình của họ ra ngoài Hình Ảnh Thiên Chúa mà họ không hề hay biết bắt đầu từ lúc nào.
Những bậc sống hôn nhân như chúng ta có thật sự đã tập sống theo bản tính của Thiên Chúa chưa? Ở thời đại nào hay trong xã hội nào thì gia đình vẫn luôn là nền tảng để tô đẹp cho thời đại và xã hội ấy. Tự do văn minh hiện đại mang tính xác thịt thì chỉ có duy nhất một con đường là đi đến hủy diệt. Văn minh tình thương phát xuất từ con tim bằng thịt, mang nặng Hình Ảnh của Thượng Đế mới có thể đưa hôn nhân và gia đình đến hạnh phúc viên mãn, và làm cho giáo hội, xã hội ở thời đại chúng ta hôm nay thêm tươi đẹp trong Thiên Chúa đã tạo hóa từ nguyên thủy…
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như đêm nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tình thương thay cho lòng tàn bạo.
Mang an bình trải rộng khắp muôn nơi,
Đổ Man-na cứu độ cho loài người
Để nhân loại sống hòa bình bất diệt.
Ôi Đêm Thánh! Đêm Hồng ân diễm tuyệt!
Con dâng Ngài lời nguyện ước hoà bình
Cho địa cầu chấm dứt cảnh đao binh,
Ngưng tham vọng và mưu đồ quỉ quyệt,
Thôi thù hận đừng bày trò chém giết,
Vì an bình thật sự ở trong tim,
Ngông cuồng càng cao,càng lạc hướng tìm,
Hòa bình sẽ chôn vùi trong ác mộng,
Cho nhân loại đừng lao vào tuyệt vọng,
Biết nhận ra một chân lý ngàn đời,
Trong Phúc âm mang ấn tích từ trời,
Đuổi Ác quỉ và dẹp tan Thần chết.
Hòa bình – Chiến tranh thật là khác biệt,
Bom bạo tàn khác hoa nở yêu thương,
Say chiến thắng làm sao thấy Thiên đường,
Mà nhân loại muôn đời hằng mong ước.
Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như đêm nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Vâng đêm nay trước Máng cỏ Chúa sinh,
Con dâng Ngài LỜI NGUYỆN ƯỚC HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi……
Tội ác ẩn tàng mãi trong ta
Từ khi ơn Chúa tôi nhận ra
Tôi tìm đến Chúa,quỳ trước Chúa
Như kẻ thơ ngây bỗng khóc oà !
Chúa đến thế gian rất bình thường
Không quyền,không quý,chẳng đế vương;
Bao la vũ trụ mừng tin Chúa
Trái đất nhân loài ngập yêu thương !
Chúa chịu đóng đinh để cứu con
Tổ Tông tội trước tuyệt không còn
Và sau nhân loại thôi điều ác
Được sống bình yên xác lẫn hồn !
Lòng Chúa bao la quá Chúa ơi
Mà con đắm đuối mãi với đời
Hư danh bèo bọt tuồng gian dối
Độc ác, gian tham, sát hại người !
Con đã nguyện và con đã tin
Vì cha xin dâng trọn trái tim;
Nguyền đem chân lý ngời ánh sang
đến với đời xoá sạch bóng đêm !
• CỨU!
Tôi mừng,tôi khóc - tự lòng tôi
Chúa đến trần gian?- đã đến rồi !
Cứu chuộc, Cha đành treo mình thế
Thương con,chúa cam chịu máu rơi !
Quỷ trước - ác tăng đóng đinh Chúa,
Yêu nay - vô đạo đập sọ người !
Cứu! Mau đem tình thương cứu chuộc
Đến với nhân loài khắp muôn nơi !
Hà Nội, Việt Nam, mùa Noel 2008
Tám giáo dân ra tòa vững niềm tin
Sẽ vượt qua muôn vàn cơn thử thách
Mà quỉ vương đang ra sức kết tội tình
Ghế quan tòa toàn lũ mặt đáng khinh
Đang lầm lì với bản mắt lơ láo
Đang run đọc lời bố láo trông nom
Cách hành xử quá ư là thô bạo
Dùng lời lẽ quá ư là ngược ngạo
Canh chừng dân, chúng bát nháo lom khom
Lũ ác độc, lòng chúng hơn rắn độc
Đất đạo, dân chúng cướp lấy đi đong
Thấy chúng cướp mà cứ phải câm lặng
Lấy nhà dân, tài sản cũng chẳng còn
Đòi công lý, chúng tống ngục, bỏ tù
Ở trong đó không biết mấy mùa thu
Với dã tâm sống lật lọng, tráo trở
Với gian ác, chúng vu khống quen thói
Hại giáo dân, hại luôn cả nhà tu
Quá đớn đau lấy ai mà kể lể???
Trẻ đói cơm, đang ôm bụng khóc thé!
Bà mẹ đau, nhìn con buốt thấu hồn
Nhìn con đói, mà khóc lệ trào tuôn
Tư bản đỏ, chúng giàu sang hống hách
Trấn lột dân, chúng cứ thế cưỡng bách
Với chuyên chính, cứ dân chúng đọa đầy
Lạy Chúa ơi! Chỉ dân Việt phương cách
Phải làm sao!!! Trị lũ ác được đây???
Mùa Giáng Sinh dân Nam đang hy vọng
Chúa Hài Đồng ra tay giúp chúng con
Vì công lý, xin Thánh Thần sức sống
Triệu triệu người đứng lên cùng dồn dập
Quyết đấu tranh đòi chân lý, tự do
Đòi hòa bình, công lý, dân ấm no.
Ngôi sao bạc đặt nơi Chúa Giêsu giáng sinh |
Ngày nay, kỷ nguyên Kytô (ère chrétienne) hay Kỷ nguyên Công giáo (viết tắt là Công nguyên) được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Các tôn giáo khác giữ niên lịch riêng chỉ dùng trong phạm vi nội bộ: Năm 2008 sẽ là năm 5768 của Do Thái giáo, năm 1427 của Hồi giáo v.v.
Sau khi lược bàn về lễ Giáng sinh về phương diện ngôn ngữ, chúng ta cùng nhau bước qua lãnh vực sử học.
I. Hộ tịch Chúa Cứu Thế:
Ngày nay, mỗi khi có một hài nhi ra đời, xã hội cấp giấy khai sinh trên đó ghi tên do cha mẹ đặt cho, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha mẹ. Còn Chúa Giêsu Kitô thì sao? Khi nhập thể, giấy khai sinh của Ngài chính là lịch sử cứu độ, đồng thời là lịch sử nhân loại. Có thể tóm tắt từng đề mục trong ‘‘hộ tịch’’ (état civil) Chúa Giêsu như sau:
Họ và tên: Tài liệu sử học bằng tiếng Pháp ghi tên Ngài là Jésus le Nazaréen (Giêsu Nazareth). Giêsu là tên Ngài. Còn Nazaréen (người Nazareth) là một biệt danh (surnom) để chỉ nơi sinh của Ngài: Nazareth. Trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, thánh Phaolô viết: ‘‘Thiên Chúa đã siêu tôn Người (exalté au-dessus de tout) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dướt đất và trong nơi âm phủ (enfer), muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa.’’
Trong Cựu Ước, sách I-sai-a chép:‘‘Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu chỉ: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.’’. (Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta: Dieu est avec nous).
Ngày sinh: Ngày lễ Giáng sinh 25-12 được ấn định trong lịch phụng vụ của Giáo hội vào đầu thế kỷ IV. Nhà văn Công giáo Clément d’Alexandrie (150-215) dựa vào thánh sử Luca về việc các mục tử nghỉ đêm ngoài đồng, cho rằng Chúa Kitô ra đời vào mùa xuân hơn là mùa đông, nên đề nghị ngày 6-1. Sau cùng, lễ Giáng sinh được định vào 25-12 như hiện nay, vì 25-12 là ngày lễ của thần mặt trời Mithra, trùng hợp với tiết Đông chí (solstice). Sự ấn định này căn cứ vào sách Malachie: ‘‘Mặt trời công lý sẽ mọc trên các ngươi là kẻ kính sợ Thánh Danh ta’’ (Mais sur vous, qui craignez mon nom, se lèvera le soleil de justice). Theo ý chúng tôi, sự ấn định này rất có ý nghĩa: Chúa Giêsu Cứu thế được sánh với mặt trời công lý. Ngài đến thế gian để cứu chuộc nhân loại đắm chìm trong tối tăm.
Nơi sinh: Linh mục Lagrange trong cuốn Évangile selon saint Marc (Phúc âm theo thánh Mác-cô) phân biệt giữa thành phố (ville), làng mạc (pays: petite ville, village) và quốc gia (patrie). Các đơn vị địa lý này có thể là nơi sinh (lieu de naissance), không nhất thiết là nguyên quán (lieu d’origine). (Thí dụ: một em bé Việt Nam sinh ra ở Pháp nhưng nguyên quán vẫn ở Việt Nam). Vì vậy, theo hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca, Nazareth là nguyên quán của Chúa Giêsu. Theo Mát-thêu 2,1, Chúa Giêsu sinh ở Bê Lem. Luca 2,4 nói thêm Bê Lem là thành phố của vua David. Theo Mát-thêu, Thánh Cả Giuse và Thánh Mẫu Maria cư ngụ ở Bê Lem trước khi sinh hạ Chúa Giêsu. Theo thánh Luca, Thánh gia từ Nazereth tới Bê Lem để tham gia cuộc kiểm tra dân số. Bê Lem (Beit Lehem, tiếng Do Thái, có nghĩa là nhà làm bánh mì) cách Giêrusalem khoảng 5 km về phía nam. Địa danh này được ghi chép lần đầu tiên trong sách Sáng thế (St 34, 19): ‘‘Rachel chết và được an táng trên đường Ephrata, nghĩa là Bê Lem’’ (Rachel mourut et fut enterré sur la route d’Ephrata, c’est-à-dire Bethléem’’ (Gn 34, 19) (La Bible TOB 1977, tr. 61).
Tên cha mẹ: Theo sử sách, Thánh Mẫu tên là Mariam. Tên Thánh Cả là Giuse. Các nhà sử học cho rằng thánh Mác-cô đã giải thích trung thực danh hiệu ‘‘le fils du charpentier’’ (con trai người thợ mộc). Cách ghi chép này trong cổ ngữ araméen có nghĩa là ‘‘le charpentier’’ (người thợ mộc). Theo thánh Luca, thánh Giuse là dưỡng phụ (père nourricier) của Chúa Giêsu. Ngày 19-3 là lễ kính Thánh Cả Giuse.
Phúc âm theo thánh Luca thuật lại lịch sử Đức Thánh Mẫu (Lc I, 36), Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ: nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ sinh hạ một hài nhi đặt tên là Chúa Con (Fils de Dieu). Đại lễ kính Đức Thánh Mẫu là ngày 15-8. Từ cuối thế kỷ 18, Đức Mẹ hiện ra trước tiên tại La Vang, sau đó là nhiều nơi khác, theo thứ tự thời gian như sau:
- La Vang (Việt Nam): 1798 - Giáo dân tôn kính Đức Trinh Nữ với danh hiệu Đức Mẹ La Vang.
- Paris (rue du Bac): 1830.
- La Salette (Pháp): 1846
- Lộ Đức (Lourdes): 1858.
- Pontmain (Pháp): 1871.
- Fatima: 1917, Cách mạng tháng 10 biến nước Nga thành cộng sản.
Các dĩa nhạc Noë ngợi ca Đức Mẹ qua bản Ave Maria của Franz Schubert (1797-1828), Mozart (1756-1791), Bruckner (1824-1896), Gounod (1818-1893) v.v. Các ca khúc này tôn vinh Đức Mẹ trong lễ Giáng sinh và lịch sử cứu độ. Vì vậy, đoạn sau sẽ được dành để triển khai chủ đề Thánh Mẫu.
- Đức Trinh Nữ trong lịch sử cứu độ:
Đức Trinh Nữ Maria còn gọi là Myriam, mẹ của Chúa Giêsu Nazareth (Jésus de Nazareth). Làng, hoặc thị trấn nhỏ Nazareth (bourgade de Nazareth) nằm trong tỉnh Galilée ở phía Bắc Do Thái, giáp ranh Liban, thường được mệnh danh là Galilée des nations: xứ sở của những người di cư tỵ nan.
Nhà thờ Saint Praxède có bức bích họa (fresque) và nhà thờ Saint-Clément có bức tranh gồm nhiều viên gạch vuông nhỏ ghép lại (mosaĩque) thành hình Đức Mẹ. Hai công trình mỹ thuật này được thực hiện vào thế kỷ thứ VIII minh họa Đức Mẹ ngồi trên ngai, có Chúa Hài Đồng ngự trong lòng. Cả hai cùng nhìn về một hướng.
Nhà thờ Đức Bà ở Bruges (Belgique) có tượng Đức Bà với khuôn mặt cực kỳ thanh tú. Tại Ba Lan, quê hương Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, có tượng Đức Trinh Nữ mầu đen (Vierge noire), mô phỏng theo hình ảnh Mẹ-Đất (Terre-Mère). Về nguồn gốc của danh hiệu Đức Bà (Notre-Dame): tại châu Âu, danh hiệu Đức Bà xuất hiện đồng thời với ảnh tượng Đức Mẹ mầu đen. Trong ngôn ngữ Ấn-Âu, Dame có nghĩa là nữ chủ nhân (maîtresse), nữ hoàng (souveraine).
Người ta truyền tụng câu chuyện sau đây về Đức Bà thành Puy, thủ phủ hạt Haute-Loire (Pháp): Một phụ nữ bị sốt nặng. Đức Mẹ hiện ra và bảo bà tới nằm trên tảng đá chữa bệnh sốt (pierre des fièvres). Người đàn bà vâng lời, liền được khỏi bệnh. Người phụ nữ này thuật chuyện cho đức giám mục sở tại. Ngài tới quan sát tảng đá chữa bệnh (rocher guérisseur). Lúc đó là mùa hè nhưng có lớp tuyết dầy phủ trên phiến đá và cả khu vực xung quanh. Một con nai hiền chợt xuất hiện trước vị giám mục, dẫm chân trên tuyết trắng, vẽ thành một họa đồ kiến trúc. Để khỏi mất vết chân nai, vị giáo chủ cho trồng dậu gai trên đường đi của nai. Ngày hôm sau, dậu gai biến thành hàng tường vi nở hoa (églantier fleuri). Ngôi giáo đường ngày nay được dựng từ lớp chân nai để vinh danh Đức Mẹ. Đó là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ, dung hợp giữa kiến trúc La Mã và kiến trúc Đông phương. Trong nhà thờ có bức tượng Đức Bà Thành Puy nổi tiếng. Mái nhà trên cung thánh là sáu vòm cung (coupoles).
II - Lễ Giáng Sinh trong văn học:
Noël là thời gian Trời mới - Đất mới giao hòa. Trong những ngày này, nhạc và thơ hòa điệu, mỹ thuật gặp gỡ văn học. Các nhà văn, nhà thơ nhặt sao sáng, lượm cỏ rơm còn thơm mùi lúa mới, cảm nhận hơi ấm bò lừa và sự rung động của tâm hồn kết thành máng cỏ thi văn. Sử học nhìn sự việc một cách khách quan. Văn học chú ý nhửng cảm xúc chủ quan. Vì vậy, nếu phần I của bài viết là lịch sử ngàn năm thì phần II được bổ túc bằng những rung động, tuy nhất thời mà trở thành thiên thu bất diệt. Phần thứ II gồm ba mục:
A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá.
B - Tinh thần Phanxicô trong thơ Giáng sinh của Hàn Mặc Tử.
C - Giáng sinh trong văn học Pháp.
A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá:
Phanxicô (1181-1226) trước hết là vị thánh của nhân đức khó nghèo. Vì vậy, ngài có biệt danh là ‘’il Poverello’’ (người nghèo khiêm hạ). Tuy là vị thánh lập Dòng các Anh em hèn mọn (Ordre des Frères mineurs, viết tắt: OFM), ngài tự nguyện là phó tế vĩnh viễn. Hang đá Bê Lem là biểu tượng của khó nghèo. Vì vậy, thánh nhân yêu mến lễ Giáng sinh. Chính Ngài đã nghĩ ra việc dựng máng cỏ Noël để tôn kính Chúa Hài đồng và Thánh gia. Trước khi thuật lại chiếc máng cỏ Noël đầu tiên được thực hiện theo sáng kiến của thánh Phanxicô, thiết tưởng nên nhắc lại một tích xưa nói lên nhân đức khó nghèo của thánh lập dòng Phanxicô. Năm 1223, thánh nhân từ thành Assise đến Rôma để thỉnh cầu Đức Thánh Cha Honorius IV (1210-1287) phê chuẩn luật dòng. Nhân dịp này, Đức Hồng y Hugolin mời thánh nhân dùng bữa trưa cùng với một số vị khác. Thánh nhân tới bàn tiệc, rút trong tay thụng nâu vài mẩu bánh mì đen bình dân vừa xin được ngoài phố, mời các vị khách. Vị giáo chủ không vui trước việc làm của thánh nhân, vì ngài khoản đãi bữa tiệc theo nghi lễ (repas protocolaire). Nhưng tất cả đều vui lòng san sẻ cùng thánh nhân bánh mì xin được. Sau bữa tiệc, vị giáo chủ nói với thánh nhân:
- Người anh em ơi, tại sao lại làm ta phải cực lòng vì phải ăn xin, trong khi con là khách quý của ta? Con không biết nhà ta chính là nhà của con, và những gì có trong nhà này là của con hay sao?
- Lạy Ngài, thánh nhân lễ phép thưa lại, bởi vì không có gì làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn nhân đức Khó nghèo. Không phải là con muốn làm Ngài phải xấu hổ. Trái lại, con muốn làm vinh danh Ngài nên nghênh đón Chúa ngự trong nhà Ngài. Thiên Chúa đã chấp nhận sống nghèo ở trần gian chỉ vì yêu mến chúng ta.
- Con ơi, ĐHY Hugolin ôm chầm lấy thánh nhân nghẹn ngào nói tiếp, con cứ làm theo ý con đi. Bởi vì, thật rõ như ban ngày, Thiên Chúa ở cùng con. Chính Ngài đã dẫn dắt đường đi nước bước của con.
Sau mẩu đối thoại làm xao xuyến lòng người vừa kể, xin trở lại hang đá của thánh nhân. Theo tác giả Omer Englebert, hai tuần lễ trước Giáng sinh năm 1223, trên đường từ Rôma về Assise, thánh nhân dừng chân ở thị trấn Greccio (khoảng giữa đường từ Roma tới Assise), và gặp Jean Velita, một điền chủ giầu có vừa từ bỏ binh nghiệp để nhập dòng. Kế cận Greccio là dải núi đá bao quanh một thung lũng rộng. Trên núi đá thẳng đứng có một cái hang, được che khuất bằng một hàng cây. Phanxicô nói: ‘‘Ta mong ước cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn Chúa ra đời ở Bê Lem, nhưng làm sao thể hiện được nỗi cơ cực và khổ đau của Ngài ngay từ thuở còn thơ để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, ta xin con làm một hang đá giống như thật với cỏ khô. Con dẫn theo một con lừa và một con bò, giống như bò lừa đã chầu quanh Chúa Hài đồng năm xưa.’’
Theo Celano kể lại, trong đêm Noël, các anh em ẩn sĩ quanh vùng và dân làng đốt đuốc sáng trưng địa điểm hành lễ. Đoàn người lặn lội men theo đường núi gập ghềnh, khúc khuỷu tới trước hang đá. Bao nhiêu hang động xung quanh dội lại lời ca nguyện của các thầy trợ sĩ, chen lẫn đồng ca điệp khúc của cộng đoàn. Thánh lễ cử hành trên một bàn thờ treo. Thánh nhân bận chiếc áo thụng (dalmatique) của thầy phó tế, giúp vị chủ lễ. Ngài hát bài phúc âm, công bố Tin Mừng cho những người thiện tâm và chia sẻ lời Chúa. Ngài dùng những lời dịu ngọt để nhắc lại sự tích vị ‘‘Hoàng đế nghèo’’ sống trước thánh nhân 12 thế kỷ, chào đời ở Bê Lem. Người ta kêu ngài là Giêsu, hoặc Hài đồng Bê Lem (Enfant de Bethléem). Thánh Phanxicô bắt chước tiếng chiên lừa khi phát âm hai tiếng: ‘’Bethléem’’ (prononçant Bethléem comme un agneau qui bêle). Jean Velita kể lại lúc thánh nhân bắt chước tiếng chiên lừa, hài nhi Giêsu đang ngủ yên trong hang đá chợt thức giấc, nhoẻn miệng cười. Trong bút ký của thánh Bonaventura có đoạn chép rằng: ‘‘Ba năm trước khi từ trần, thánh Phanxicô quyết định mừng lễ Giáng sinh trọng thể. Sau khi được Đức Thánh Cha cho phép, Ngài sai làm máng cỏ, bảo người mang cỏ khô và dẫn một con lừa và một con bò (il avait obtenu, du pape, les autorirations nécessaires. Il fit donc préparer une crèche, apporter du foin, amener un âne et un boeuf). Máng cỏ Greccio đã ban ơn thiêng cho nhiều người và cho cả những gia súc bị bệnh tới gậm cỏ khô. Kể từ máng cỏ đầu tiên tại Greccio (1223), hàng năm, tại các giáo đường và tư gia trên khắp thế giới, người ta lại bầy máng cỏ cùng với cây thông để mừng lễ Giáng sinh.
Tiếp nối truyền thống của thánh Phanxicô, trong số các nhà văn, nhà thơ công giáo Việt Nam khai triển đề tài Giáng Sinh có thi sĩ Hàn Mặc Tử.
B - Tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940). Ông cố thi sĩ là Phạm Nhượng, vì can dự vào một vụ án chính trị nên phải đổi thành họ Nguyễn. Khi chịu phép rửa tội, thi sĩ nhận tên thánh là Phêrô. Tới khi chịu phép thêm sức thêm tên thánh Phanxicô. Trong di ngôn bằng tiếng Pháp nhan đề ‘‘Pureté de l’âme’’ (Tâm hồn trắng trong), thi nhân đã bầy tỏ tinh thần Phanxicô không những qua chữ ký: François Trí, mà còn bầy tỏ lòng tôn kính sự tinh tuyền (blancheur immaculée), bình an (paix). Niềm vui Phan sinh (joie franciscaine) cùng với nhân đức khó nghèo và lòng bác ái là ba đạo hạnh Phan sinh.
Tập Xuân Như Ý có bài thơ ‘‘Ra Đời’’, kết thúc bằng hai câu: ‘‘Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua, Mùa xuân tới mà không ai biết cả’’. Theo cách nhìn của thi nhân, tuy nhân gian gian vẫn còn là mùa đông, mùa xuân đã thực sự trở về trong lịch sử cứu chuộc. Vì vậy, cung điệu của bài thơ ‘‘Ra Đời’’ ngây ngất, ‘‘hương cám dỗ mê người trong khoái lạc’’. Bài thơ này đã được cố nhạc sư Hải Linh phổ nhạc và trở thành ca khúc Giáng sinh quen thuộc.
C - Giáng sinh trong văn học Pháp:
Sự kiện Chúa ra đời nơi hang đá Be Lem được cả hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca ghi chép. Cùng một sự kiện này đã gây nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Vì khuôn khổ giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu trong văn học Pháp, cả văn xuôi (prose) lẫn văn vần (poésie).
Văn xuôi:
Trong các áng văn xuôi trình thuật việc Chúa ra đời, phải kể tới các công trình của Blaise Pascal, Ernest Renan và François Mauriac.
Trước hết là Pascal (1623-1662). Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà khoa học. Năm 1642, ông phát minh ra ‘‘máy số học’’ (machine arithmétique) đưa đến việc phát sinh ra các máy tinh sau này. Sau hai năm suy nghĩ, ông quyết định dâng mình cho Chúa.
Bản tóm lược cuộc đời Chúa Giêsu-Kitô (Abrégé de la vie de Jésus-Christ) của ông gồm 354 đoạn có đánh số. Ba đoạn 6, 7, 8 trình thuật việc Chúa ra đời: ‘‘Ngày 25-12, Chúa Giêsu-Kitô ra đời ở Bê Lem thuộc miền Judée. Salomon kể lại gia phả trong Mat. 1 1, và Nathan kể lại trong Luc 3 23. Các thiên thần báo tin Chúa giáng sinh để các mục đòng tới thờ lạy. Sau tám ngày, vào ngày 1-1, Hài nhi được được đặt tên là Giêsu’’.
Tiếp theo, Ernest Renan (1823-1892) là một học giả am tường cổ ngữ Do Thái. Trong thời gian diễn giảng ở Collège de France, ông viết tác phẩm Cuộc đời Chúa Giêsu (Vie de Jésus), giải thích các sử liệu một cách khoa học. Trong đoạn 2, ông viết ‘’Giêsu ra đời ở Nazareth, một thị trấn nhỏ miền Galilée, trước đó chưa ai biết tiếng. Lúc sinh thời, ngài được gọi là ‘‘người quê quán Nazareth’’ (Nazaréen). (...) Danh hiệu Giêsu là một biến đổi của chữ Josué.’’
Sau cùng là François Mauriac (1885-1970), một nhà văn hiện đại. Cuộc đời Chúa Giêsu (La Vie de Jésus) ấn hành năm 1936 được nhiều người đọc nhất trong số các tác phẩm của ông. Ngay đoạn 1: Đêm Nazareth (La nuit de Nazareth), ông chứng tỏ hành văn sáng sủa, bút pháp mới lạ, khác với các bút ký lịch sử viết về cùng đề tài. Thay vì mô tả lại sự kiện, ông nhắc lại lời tiên tri Michée: ‘‘Hỡi Bethléem d’Ephrata, tuy nhà ngươi là một chi tộc bé nhỏ trong các chi tộc Juda, nơi nhà ngươi sẽ sinh ra thủ lãnh nước Israël’’.
Các tiểu luận lược thuật trên đây chỉ trình bầy khác đi cùng một sự kiện. Ngược lại, trong thi ca (poésie), nhiều bài thơ lấy cảm hứng từ Giáng sinh đưa ra nhiều hình ảnh mới lạ.
Văn vần:
Trong văn học Pháp, thơ Giáng sinh tuy không nhiều nhưng mang tính sáng tạo. Người ta tìm thấy sự tươi mát trong những bài thơ Giáng sinh. Tuy sự việc Chúa Giáng sinh xảy ra cách đây 2008 năm, nhưng cảm xúc của thi nhân luôn mới mẻ. Đó là làn sương sớm (thi ca) che phủ một thực tại có chiều dầy lịch sử (giáng sinh). Trong số thi ca lấy đề tài Giáng sinh có bài thơ Noël của Théophile Gautier (1811-1872), văn phong giản dị nên rất dễ thương:
Le ciel est noir, la terre est blanche:
- Cloches, carillonnez gaîment! –
Jésus est né. - La Vierge penche
Sur son visage charmant.
(Trời đen đất trắng nhân trần:
- Chuông ơi, réo rắt xa gần điệu ru.
Hài nhi Cứu thế Giêsu,
Mẹ hiền trông xuống Hài đồng dễ thương)
Victor Hugo (1802-1885), nhà văn lớn nhất trong văn học sử Pháp, trước tác trường thi 132 câu, vần liên tiếp, đặt tên là Celui qui est venu.
Trong bản trường ca Giáng sinh này, tác giả Notre-Dame de Paris đã lược thuật cuộc đời Chúa Cứu Thế. Trong đoạn 2, Victor Hugo viết:
On racontait sa vie, et qu’il avait été
Par une vierge au fond d’une étable enfanté
Sous une claire étoile et dans la nuit sereine;
L’âne et le boeuf, pensifs, l’ignorance et la peine,
Etaient à sa naissance, et sous le firmement
Se penchaient, ayant l’air espérer vaguement
(Lời truyền Đức Mẹ vào hang,
Hạ sinh Thiên Chúa chẳng màng khó khăn.
Vì sao thắp sáng long lanh,
Bò lừa ngẫm nghĩ điềm lành thế gian.
Cúi đầu ấp ủ Ngôi Hai,
Hài nhi bé nhỏ một mai cứu đời)
Nhiều nhà thơ thuộc các khuynh hướng thi ca khác nhau như Alfred de Vigny, Lamartine, Verlaine cũng sáng tác những bài thơ công giáo đầy rung cảm. Tuy nhiên, vì đề tài của các bài thơ này không liên hệ đến lễ Giáng sinh nên không chép lại ở đây.
Kết luận:
Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ. Trong bài giảng Nửa đêm tại Thánh điện Vatican năm ngoái (2007), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã chứng minh vì sao Thiên Chúa không bỏ loài người trong khi một phần nhân loại dường như không còn dành cho Ngài địa vị tôn kính nữa. Ngài mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi tháp ngà để lo cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng tôi viết bài này vào mùa vọng tại Paris, trời về đêm tuyết sương lạnh dưới không độ C. Nhớ lại lời dặn dò của Đức Thánh Cha, chúng tôi có bài thơ như sau.
Bê Lem Không Nhà
Một ngàn năm như gió cuốn mây bay (2 Pr 3,8),
Đêm hôm trước Bê Lem còn ngây ngất.
Một trời sao, hội hoa đăng đường mật.
Và thần linh tấu khúc nhạc mê say.
Nhạc âm vang đánh thức trẻ mục đồng,
Cùng chiên lừa theo sao sáng phương Đông.
Sương khuya lạnh, tuyết cơ hàn rét mướt,
Nơi Bê Lem vừa giáng thế Hài Đồng.
Ngàn năm sau thiên niên kỷ thứ ba (2 Pr 3,8),
Kẻ cùng đinh sống vất vưởng không nhà.
Khác mục đồng, lòng thiên hạ dửng dưng,
Không nhường cơm sẻ áo nghĩa mặn mà.
Lạy Hài Nhi nơi hang lừa buốt giá,
Xin sót thương bao kiếp sống đọa đầy.
Niềm thương đau hàng ngày trên Thập giá,
Xin mưa ơn cứu độ cõi ngàn mây.
Paris, Giáng Sinh 2008
Hãy trở thành địa chỉ để Thiên Chúa “truyền tin”
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa Cộng đoàn,
Chúng ta đang họp nhau cử hành phụng vụ Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, mùa “Trông Đợi, Dọn Đường” để sẵn sàng bước vào cử hành Mầu Nhiệm Giáng Sinh.
Để nêu bật ý nghĩa đặc biệt nầy, Lời Chúa hôm nay gọi mời chúng ta luôn biết mở lòng đáp trả thánh ý Thiên Chúa và kế hoạch tình yêu của Ngài trong mọi biến cố cuộc sống như thái độ “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria trong biến cố truyền Tin, như tấm lòng hiếu thảo trân trọng của Đa-vít khi muốn xây nhà cho Gia-vê Thiên Chúa. Ước gì, không phải những lo toan bên ngoài, những trang trí mang tính khoe khoang hình thức, những hang đá máng cỏ lộng lẫy, những ánh điện huy hoàng…đang choán chỗ trong tâm hồn chúng ta, nhưng chính là sự hiện diện của Đấng “Thiên Chúa làm người” đang đến, đang có mặt, đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Giờ đây, chúng ta hãy thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành thánh lễ.
Giảng Lời Chúa:
Nếu có lời Kinh Thánh nào được đọc nhiều nhất trên môi miệng nhân loại, thì đó chính là lời thiên sứ chào kính Trinh nữ Maria trong biến cố Truyền tin mà hôm nay Phụng vụ Lời Chúa đang công bố giữa cộng đoàn chúng ta: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”.
Tại sao câu Lời Chúa giản đơn ấy lại được cái vinh dự lớn lao như thế ? Giản đơn, vì những lời trên có liên quan đến một mầu nhiệm vĩ đại, một biến cố “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử nhân loại: mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người.
Vâng, Lời chào của thiên sứ Gabriel chính là TIN VUI trọng đại báo tin thời khắc thiêng liêng và tối ư quan trọng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị lâu dài ngút mắt và nhân loại đã ngóng trông đến mõi mòn: Thiên Chúa chuẩn bị để hiện thực lời hứa thuở ban đầu “dòng giống người nữ sẽ đạp dập đầu ngươi”, và nhân loại mõi mòn ngóng đợi “Vị cứu tinh” quang lâm để dựng xây “vương quốc Thiên Chúa”.
Bời vì, sau lời chào đó, chính là tiếng “XIN VÂNG”, lời đáp của một tâm hồn vừa chợt nhận ra ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa đã trọn vẹn tin yêu nhiêt tình đáp trả. Mầu nhiệm Nhập Thể đã thực sự bắt đầu từ sau tiếng XIN VÂNG can đảm và ngoan ngùy đó: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Trong bối cảnh rộn rã đón chờ lễ Giáng Sinh đang đến, biến cố Truyền Tin hôm nay thật sự muốn nới gì với chúng ta ?
1. Muốn nói với chúng ta rằng: phải luôn yêu cuộc sống !
Sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, Ngôi Lời đã trở thành một thai nhi. Con Thiên Chúa mang lấy thân phận và cuộc sống loài người. Và kể từ đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh của kiếp phận con người: lớn lên chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời giữa đêm đông giá rét. Ngài đã không chọn cách kiểu vào đời oai phong lẫm lẫm bước xuống từ trời như một thiên sứ giáng lâm, mà Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối.
Ngài không chọn gác tía lầu son để xa xôi cách biệt giữa Thiên Chúa Tối Cao với đớn hèn nhân loại, nhưng đã sẻ chia trọn vẹn phận người như ta ngoại trừ tội lỗi. Cuộc sống của Ngôi Lời quyền năng từ đây sẽ là cuộc hành trình mang theo tất cả buồn vui, âu lo, trăn trở; sẽ đong đầy nước mắt đoạn trường, sẽ dập dìu những đau thương khổ lụy. Cuộc sống của Ngài phản ảnh chính cuộc đời của Mẹ mà sau đó chẳng bao lâu đã được ông già Simêon tiên báo: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu cõi lòng bà” (Lc 2, 35).
Vì yêu cuộc sống nên Ngài đâu dám xem thường lưỡi gươm truy sát của bạo chúa Hêrôđê nên đã tất tả trốn sang Ai Cập; vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã chấp nhận lao động vất vả bằng nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ. Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài không cầm lòng để người chị Matta, Maria phải mất em, để mẹ già thành Naim vĩnh biệt con trai yêu dấu, để ông Giairô mất đứa con gái rượu, nên đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”. Vì yêu cuộc sống nên Ngài cảm thông nổi thất vọng ê chề của những người phong cùi, mù què, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…nên đã ra tay phục hoạt chữa lành. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã động lòng xót thương mấy ngàn người bơ vơ như chiên không người chăn và đã làm phép lạ bánh, cá hóa nhiều để cho họ no lòng chắc dạ trên đường từ hoang mạc về nhà…Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu của mọi con người, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất” qua cái chết và sự sống lại vinh quang.
Và Lời Chúa hôm nay còn nói gì với ta nữa ?
2/. Muốn nới với chúng ta rằng: phải luôn yêu trái đất và con người.
Cho dù trái đất nầy chỉ là một hạt bụi trong hàng tỉ tỉ vì sao, nhưng trái đất vẫn đẹp nhất, vẫn cao quý nhất, vì đó chính là địa chỉ để “Con Thiên Chúa” chọn làm quê hương. Kể từ sau tiếng xin vâng của người thôn nữ Na-da-rét, Ngôi Lời Thiên Chúa đã bắt đầu hít thở khí của trần gian và được nuôi sống bằng những cọng rau hạt lúa của trái đất.
Nếu công trình tạo dựng nhờ Ngài mà hiện hữu như lời xác quyết của Thánh Gioan: “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành…” (Ga 1, 3), thì khi chấp nhận “cắm lều giữa nhân loại”, Con Thiên Chúa đã biến cả vũ trụ trở thành lời ca khen chúc tụng và biến trái đất trở nên “mái nhà của Thiên Chúa”. Vì yêu trái đất, nên trong tâm tưởng và môi miệng của Ngài đều tràn ngập những hình ảnh đáng yêu của “cây huệ ngoài đồng”, con chim sẻ trên cây, đàn chiên trên đồng cỏ.
Khi dấn bước vào đời, phải chăng Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.
Quả thật, khi mang lấy khuôn mặt loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu thươn con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…
Trong một thế giới mà nạn tàn phá môi trường đã trở nên báo động và nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực lan tràn khắp chốn, “Sứ điệp Truyền Tin” hôm nay và Giáng Sinh vài ngày nữa quả thật cần thiết biết bao ! Bước theo Ngôi Lời nhập thể, chúng ta yêu cuộc sống, yêu trái đất và con người.
3. Và điều cuối cùng mà sứ điệp Phụng vụ hôm nay nhắn gởi đó chính là: Hãy luôn trở thành địa chỉ đáng tin cậy để Thiên Chúa tiếp tục truyền tin.
Ở Na-da-rét trong thời gian cách nhau chỉ 6 tháng nhưng đã có hai cuộc Truyền tin: Truyền tin cho Giacaria và truyền tin cho Đức Mẹ. Giacarria bị câm vì hồ nghi Tin vui của Thiên Chúa. Trong khi đó Đức Maria đã mở miệng xin vâng và sau đó là lời ca khen chúc tụng với bài Magnificat. Đến với Mẹ Maria, quả thật, thiên sứ Gabriel đã tìm đúng địa chỉ.
Bởi vì, như lời nhạc trong ca khúc của Trầm Hương, “Mẹ thưa xin vâng, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha, Mẹ thưa xin vâng với Tin Mừng của Con Chí Thánh. Mẹ thưa xin vâng với tác động của Chúa Thánh Linh…”, cho nên kể “từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ trở nên Thánh Mẫu tuyệt vời…kỷ nguyên mới đã đến trong đời…Ngôi Lời Thiên Chúa đến với nhân loại…Huyền diệu quá muôn đời tiếng Xin Vâng” !
Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục “truyền tin” và Ngài vẫn luôn cần những địa chỉ như thế để Lời Thiên Chúa được đón nhận và thực hiện. Mầu Nhiệm Nhập thể-Giáng Sinh đang trở về hôm nay phải được cử hành như một đón nhận đầy tin yêu lời mời gọi của Thiên Chúa. Lời gọi mời yêu cuộc sống, yêu trái đất và yêu con người bằng thái độ XIN VÂNG của người thôn nữ Na-da-rét, Đức Maria, người mà chúng ta không ngừng mượn lời của thiên sứ Ga-bri-en thân thưa hằng ngày: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.
N2T |
Việc mà đại sư rất cảm thấy vui vẻ và yên lòng, đó là mọi người thể nghiệm được cái dốt nát của mình.
Ông ta nói: “Trưởng thành của khôn ngoan và con người đối với năng lực tự giác vô tri của mình thường trở thành tỷ lệ thuận.”
Các đệ tử xin sư phụ giải thích, sư phụ nói: “Nếu hôm nay các con cảm thấy mình trong tưởng tượng hoàn toàn không thông minh như ngày hôm qua, thì hôm nay các con mới là thông minh.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người khiêm tốn thì luôn thấy mình dốt nát, thua kém mọi người, nên họ thành tâm tìm kiếm học hỏi thêm nữa; người khôn ngoan thì luôn nhận ra kẻ hở ngu dại của mình trong lời nói, cho nên họ thường uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, trước khi phát biểu; người thông minh biết rằng cơ hội sẽ không có hai, cho nên họ luôn nắm lấy thời cơ trong cuộc sống của mình...
Người Ki-tô hữu dù khôn ngoan hay khiêm tốn, dù thông minh hay dốt nát thì cũng đều biết rằng, tất cả đều là bởi Thiên Chúa ban cho, cho nên dù ở thân phận nào thì họ vẫn luôn có sự soi sáng của Chúa Thánh Thần để phán đoán sự việc theo đức tin của mình.
Hôm nay cần phải sống tốt hơn hôm qua, đó là bậc thang để bước lên đỉnh trọn lành, mà đỉnh trọn lành không phải là nên thánh sao !
Người Ki-tô hữu thông minh và khôn ngoan là ở đó vậy: nên thánh trong cuộc sống hiện tại của mình.
N2T |
42. Người không thu giữ là người không thành tâm cầu nguyện, nên càng không thể nên thánh.
(Thánh Richardius)Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh dùng Vinh Tụng Ca kết thúc thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma để giúp chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã giáng trần làm người để cứu độ chúng ta. Thường thì Thánh Phaolô kết thúc các thư của ngài bằng những lời thăm hỏi và cầu chúc. Ở đây Thánh Phaolô sau những lời thăm hỏi, dặn dò lại thêm Vinh Tụng Ca này vào cuối thư. Vì thế nên nhiều học giả Thánh Kinh hiện đại cho rằng Vinh Tụng Ca này không có trong thư chính của Thánh Phaolô, nhưng được thêm vào sau này.
Thánh Phaolô cũng dùng Vinh Tụng Ca ở nhiều thư khác, như trong Gal 1:5; Eph 3:21; Phil
Câu 25 - Kính chúc Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững vàng theo Phúc Âm tôi loan truyền, và lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô, theo mạc khải mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời,
Thánh Phaolô chúc tụng Thiên Chúa là Đấng có quyền năng làm cho chúng ta được vững mạnh theo Tin Mừng của ngài. Quyền năng của Thiên Chúa không phải là bạo lực bắt mọi người phải tùng phục mình như quyền năng của các đế quốc trên thế gian. Chúng ta có thể cảm thấy và nhận ra dễ dàng ảnh hưởng cũng như sức mạnh của những quyền năng này. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa là một sức mạnh âm thầm từ bên trong, thường thì được thể hiện qua sự yếu hèn của chúng ta. Thiên Chúa làm cho chúng ta ra mạnh mẽ không phải để giúp chúng ta thi tố tài năng hay quyền hành, mà để chúng ta phục vụ tha nhân. Sức mạnh này không phải để chế ngự người khác mà để chế ngự chính bản thân và những đam mê xấu của mình.
Muốn có sức mạnh này thì chúng ta cần những ơn thiêng liêng (x. Rm
Phúc Âm hay Tin Mừng mà Thánh Phaolô loan truyền không phải là bốn Sách Phúc Âm như chúng ta có ngày nay, nhưng là lời rao giảng về Đức Kitô Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Tin Mừng này là chính Đức Kitô và giáo huấn của Người được truyền lại cho chúng ta qua lời giảng dạy của các Thánh Tông Đồ và những người kế vị các ngài. Tin Mừng này là Kho Tàng Đức Tin được trung thành truyền lại cho chúng ta qua Hội Thánh.
Muốn hiểu mầu nhiệm của Thiên Chúa thì phải có một tâm hồn đơn sơ, bé mọn. Chính Chúa Giêsu cũng chúc tụng Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con chúc tụng Cha vì Cha đã giấu không cho các người khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải chúng cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì như thế là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10:21). Còn Thánh Phaolô thì khiêm nhường nhận mình là người bé mọn nhất trong các thánh, nên Thiên Chúa đã ban cho ngài “ân sủng này, là rao giảng cho các Dân Ngoại về sự phong phú khôn lường của Ðức Kitô, và làm cho cho mọi người thấy thế nào là chương trình mầu nhiệm, đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Ðấng tạo thành vạn vật, để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mà mọi quản thần và quyền thần trên trời biết được sự khôn ngoan muôn mặt của Thiên Chúa. Theo ý định từ muôn thuở mà Ngài đã thực hiện nơi Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Trong Người chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Chúa Cha nhờ tin vào Người” (Eph 3:8-12).
Câu 26 - nhưng nay được tỏ bày, và nhờ các tiên tri ghi chép theo lệnh của Thiên Chúa hằng hữu, được thông tri cho các Dân Ngoại, để dẫn đưa họ về vâng phục đức tin.
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời được bày tỏ ở cao điểm của lịch sử chính là mầu nhiệm cứu độ toàn thể nhân loại qua Tin Mừng của Đức Kitô mà Thánh Phaolô cũng như các Thánh Tông Đồ khác rao giảng. Mầu nhiệm ấy là việc toàn thể nhân loại, kể cả nhân loại được Thiên Chúa mời gọi trở về làm con cái Ngài qua Đức Kitô.
Mầu nhiệm này không phải là một điều gì khó hiểu hay phức tạp, nhưng là một ân huệ Thiên Chúa ban cho những ai có tâm hồn bé nhỏ, sẵn sàng đón nhận và vâng phục Lời Chúa. Mầu nhiệm này được giữ kín từ muôn đời, nhưng đã được Thiên Chúa nói đến qua các ngôn sứ. Thật ra Thiên Chúa đã tỏ lộ cho dân
Sở dĩ người Do Thái thời Chúa Giêsu không hiểu được mầu nhiệm này vì họ đã cắt nghĩa các lời tiên tri theo sự khôn ngoan của loài người, chứ không phải dựa vào sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô viết: “chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đã được giữ kín trong một mầu nhiệm, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển” (1 cor 2:7-8). Đó “là mầu nhiệm đã được giấu kín từ muôn đời, qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho các thánh của Ngài, là những người mà Thiên Chúa đã chọn để tỏ cho biết sự vinh quang phong phú của mầu nhiệm này giữa các Dân Ngoại, đó là chính Ðức Kitô đang ngự trong anh em, là niềm hy vọng của vinh quang” (Col 1:26-27).
Chỉ có những ai được Thiên Chúa mời gọi và đáp lại lời mời gọi này bằng sự vâng phục trong đức tìn thì đối với họ: “cả Do Thái lẫn Hy Lạp, Đức Kitô lại là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:24).
Nhiều người Tin Lành cho rằng chỉ cần có Đức Tin là được cứu độ (faith alone). Thật sự thì đúng là muốn được cứu độ cần phải Tin vào mặc khải của Thiên Chúa qua Đức Chúa Chúa Giêsu Kitô. Nhưng trong cuộc hành trình Đức Tin, vâng phục trong Đức Tin là điều cần thiết, như Thánh Phaolô viết: “Ðó là Tin Mừng về Con của Ngài, là Ðấng sinh ra bởi dòng dõi vua Ðavid theo xác thịt. Nhưng đã được tuyên xưng là Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo tinh thần thánh thiện, qua việc sống lại từ cõi chết, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được ân sủng và chức vụ Tông Ðồ, để làm cho tất cả các Dân Ngoại vâng phục đức tin, vì danh Người” (Rm 1:3-5).
Công Đồng Vaticanô II rằng “phải bày tỏ ‘sự vâng phục của đức tin’ (x. Rm 16,26; Rm 1,5; 2 Cor 10,5-6) đối với Thiên Chúa mạc khải. Nhờ sự vâng phục đó, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do ‘dâng lên Thiên Chúa mạc khải sự qui phục hoàn toàn của lý trí và ý chí’, đồng thời sẵn lòng chấp nhận mạc khải Ngài ban cho. Ðể được niềm tin này, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần: Ngài thúc đẩy và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt lý trí và làm cho ‘mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý’. Và để việc hiểu biết mạc khải được sâu rộng thêm mãi, cũng chính Chúa Thánh Thần không ngừng kiện toàn đức tin qua các ơn của Ngài (Dei Verbum 1,5).
Việc vâng phục Đức Tin như thế nào được Thánh Phaolô trình bày cách chi tiết trong các chương 6-8 và 15-12 của Thư Rôma. Nhờ việc vâng phục Đức Tin này mà chúng ta được nên công chính trong Đức Kitô mà qua đó Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng đời sống mới trong Bí Tích Thánh Tẩy, là được cùng chết và sống lại với Người, được thành một con người mới, một phần tử của Hội Thánh là Nhiệm Thể Đức Kitô. Đức Tin này không phải là một Đức Tin chết, nhưng một Đức Tin sống động, linh hoạt, và cần thiết để giúp chúng ta bền vững đến cùng. Việc vâng phục Đức Tin này giúp chúng ta hoán cải liên tục để mỗi ngày một nên giống Đức Kitô hơn trong niềm vui, trong đau khổ, trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Câu 27 - Kính chúc Thiên Chúa, Đấng khôn ngoan độc nhất, nhờ Chúa Giêsu Kitô, kính chúc Người vinh quang muôn đời! Amen.
Chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng Khôn ngoan. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa “là sự khôn ngoan mà không một thủ lãnh nào của thế gian này đã biết” (1 Cor 2:8). Đôi khi chúng ta lầm lẫn khôn ngoan với tài khéo. Tài khéo cách tốt lành cũng là ân sủng của Thiên Chúa. Còn sự khôn ngoan tài khéo theo kiểu thế gian, là mưu mô, là mánh lới xảo quyệt, v.v… do ma quỷ mà ra. Điều đó xem ra là khôn ngoan, nhưng trước mặt Thiên Chúa là sự điên rồ. “Thiên Chúa đã chọn những gì điên dại trong thế gian để làm cho những kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng” (1 Cor 1:27). “Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:25).
Vì Thiên Chúa đã giấu người khôn ngoan uyên bác, mà chỉ mặc khải cho những người bé nhỏ (x. Mt 11:25; Lc 10:21). Cho nên, muốn được Thiên Chúa ban cho sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta phải trở nên bé nhỏ, phải biết phó thác mọi sự vào tay Thiên Chúa. Và trên hết phải biết “kính sợ Thiên Chúa” vì “Kính sợ CHÚA là đầu mối khôn ngoan” (x. Tv 111:10; Cn 9:10; Hc 1:14), “là bước đầu của tri thức” (Cn 1:7). Kính sợ Thiên Chúa là thái độ của một người khiêm nhuờng biết lắng nghe và chấp nhận những gì ngoài khả năng hiểu biết của mình.
“Chân lý của Thiên Chúa chính là sự khôn ngoan của Ngài” (GLCG 216). Sự khôn ngoan này đạt đến sung mãn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, khi Người xuống thế để mặc khải cho chúng ta ý định yêu thương nhân lành của Thiên Chúa và chết để giao hoà chúng ta với Ngài. Cho nên đón nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa là sống trong mối liên hệ mật thiết với Đức Kitô. Đó là khôn ngoan thật, sự khôn ngoan làm cho chúng ta được thoả mãn cả về trí khôn lẫn tinh thần, và cũng làm cho Đức Kitô được vinh quang muôn đời.
Kết Luận:
Lời của Thiên Chúa hứa với Vua Đavid qua ngôn sứ Nathan trong Bài Đọc Thứ Nhất đã được thể hiện cách bí mật và giấu ẩn trong việc Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lúc dân Do Thái mong chờ một vương quốc trần thế của Đấng Mêsia. Đức Mẹ Maria lại chấp nhận một tương lai mù mịt vì biết rằng lời “Xin Vâng” của Mẹ sẽ đưa Mẹ đến ô nhục và ngay cả cái chết. Nhưng Mẹ đã “Xin Vâng” vì Mẹ tin rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" (Lc 1:37). Mẹ chính là gương “vâng phục Đức Tin” cho tất cả chúng ta. Tin và phó thác vào tay Thiên Chúa, dù điều mình tin vượt quá tầm hiểu biết của mình.
Lạy Chúa xin ban cho con một tấm lòng khiêm nhường để con biết kính sợ Chúa và tin tưởng vào Chúa. Xin ban cho con ơn khôn ngoan để biết dùng Lời Chúa làm mẫu mực mà do mọi việc con làm. Xin cho con luôn biết vâng phục Chúa trong Đức Tin. Amen.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. “Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời” mà Thánh Phaolô nói đến là mầu nhiệm gì?
2. Tại sao mầu nhiệm này đã được các ngôn sứ nói trước mà người Do Thái không hiểu? Có khi nào tôi cũng có cùng một thái độ như người Do Thái đối với những mặc khải của Thiên Chúa không?
3. Tại sao cuối cùng mầu nhiệm này được tỏ lộ? và tỏ lộ như thế nào?
4. Làm thế nào để tôi có thể hiểu được và chấp nhận mầu nhiệm mà Thánh Phaolô nói đến hôm nay?
5. Tôi đang sửa soạn đón mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu, là sự khôn ngoan sung mãn của Thiên Chúa thế nào? Trong tuần qua, tôi đã dành bao nhiêu phần trăm thời giờ cho Chúa?
6. Tôi đã mất bao nhiêu thì giờ để sửa soạn bề ngoài (mua sắm, trang trí nhà cửa, viết thư,…) và bao nhiêu thì giờ để sửa soạn bề trong để đón Chúa? Như thế tôi khôn hay dại? Tại sao?
Này tôi là nữ tì Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền.
Mẹ ‘xin vâng’ làm Vinh Danh Chúa không phải cho cá nhân Mẹ, nhưng cho toàn thể nhân loại bởi vì lịch sử ơn cứu độ Chúa khởi sự khi Mẹ thưa xin vâng. Con Chúa Giáng Trần và ở giữa chúng ta. Chấp nhận sống hy vọng và phó thác để làm Vinh Danh Chúa. Mẹ trung thành, thực hiện lời hứa, phó thác cuộc sống với tâm hồn sốt sắng đón nhận ơn Chúa ban. Mẹ thực hiện trọn hảo lời ‘xin vâng’. Kitô hữu cần thưa ‘xin vâng’ với anh chị em mình, với gia đình và thân nhân để nhận được bình an và sức sống mới.
Mừng Chúa Giáng Sinh chúng ta mừng hai điều kì diệu. Một là mừng Chúa tỏ Vinh Danh cho những ai thành tâm đón nhận.
Hai là mừng ơn bình an. Con Chúa đến định cư trong tâm hồn thiện tâm. Bài ca vang vọng không trung của các thiên thần.
Vinh Danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm Lk 1,14.
Chúa là Đấng duy nhất được Vinh Danh. Tôn Vinh Danh Chúa đến từ trời cao, do tiếng hát các Thiên Thần và do việc làm của Đức Kitô nơi trần thế. Trước đám đông nhiều lần Đức Kitô làm phép lạ để Tôn Vinh Chúa Cha.
Phần Con, Con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho Con làm Gn 17,4.
Những lời ca tụng Chúa, kinh nguyện, việc bác ái chúng ta thực hiện trong cuộc sống Kitô hữu được kết hợp với những lời tôn vinh chúc tụng của triều thần thiên quốc và công việc Đức Kitô làm để Tôn Vinh Danh Chúa. Bao lâu Kitô hữu sống Lời Chúa, yêu thương và thực hành đức ái họ là những người có lòng thiện tâm. Thiếu yêu thương và đức ái Kitô hữu tự chọn sống cuộc sống ‘người đời’.
Đức Kitô không cần ‘người đời’ Tôn Vinh Ngài nhưng dành riêng cho Chúa Cha và những ai Ngài ban ơn. Là môn đệ Chúa người có lòng thiện tâm được Đức Kitô nhận lời cầu xin, tạ ơn, tôn vinh. Kitô hữu không phải là ‘người đời’ mà là dân riêng Chúa, dân Chúa chọn, thánh hiến bằng bí tích thánh và nuôi dưỡng bằng Lời và bằng Mình và Máu Con Chúa mỗi lần chúng ta sốt sắng tham dự thánh lễ. Lời Chúa và các bí tích giúp ta sống với lòng thiện tâm.
Tôi không cần người đời tôn vinh Gn 5, 42.
Đấng tôn vinh Tôi chính là Cha Tôi Gn 8,54
Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha Gn 17,1.
Tôn Vinh Thiên Chúa không phải là gánh nặng; trái lại là một đặc ân dành riêng cho tâm hồn thiện tâm. Bao lần Chúa Kitô cấm ma quỉ Tôn Vinh Ngài. Tôn Vinh là đặc ân bởi vì lời ca tụng, việc lành ta thực hiện không dâng lên Chúa đơn độc nhưng kết hợp lời với lời cầu xin và việc làm của chính Đức Kitô dâng lên Chúa Cha. Là đặc ân vì tiếng ca tụng của ta hoà chung với lời ca của ca đoàn triều thần thiên quốc.
Tôn Vinh hoàn hảo nhất là từ bỏ chính mình, ý riêng, sở thích và ước mơ đời mình. Đức Kitô Tôn Vinh Chúa Cha bằng cách bỏ trời cao xuống thế.
Ngài hoàn tất công trình Tôn Vinh với câu: ‘mọi sự đã hoàn tất’.
Mẹ Maria từ bỏ ý riêng và ước mơ sống độc thân chấp nhận ý Chúa thành Mẹ Thiên Chúa. Điều nghịch lí vượt trí hiểu loài người:
Tâm hồn thiện tâm tự hiến cho Chúa một phần Chúa ban lại cho bội phần. Tuy nhiên trước khi nhận bội phần sẽ không thiếu đau khổ.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Santa Claus! Jesus Christ!
— Bố ơi, Santa Claus có thật không?
— Thật chớ. Tuần trước hai bố con mình đi coi phim cartoon The Polar Express ở dưới phố, có ông già Noel mặc áo đỏ bụng bự phát quà cho con nít trong phim đó. Bộ quên rồi sao?
Vui miệng chồng hát oang oang,
“Oh! You better watch out,
You better not cry,
You better not pout,
I'm telling you why:
Santa Claus is coming to town!”.
Thằng Bòn háo hức nhảy lên bộ ghế salông, nhìn ra khung cửa sổ,
— Đâu? Đâu? Bố ơi, Santa Claus đâu?
— Bây giờ thì Santa Claus chưa tới đâu.
— Bố ơi, vậy bao giờ Santa Claus mới tới?
— Nửa đêm tối 24 tháng 12, ông già Noel chui ống khói, nhét vào chiếc vớ món quà mà con đã viết thư xin ông già Noel.
Chồng dừng lại,
— Mà con đã viết thư chưa?
— Con viết tối hôm qua rồi.
— Ai dậy con viết thư?
— Mommy dậy con đó.
— Giỏi! Giỏi quá! Nói nho nhỏ cho bố nghe coi?
— Nói cái gì hả bố?
— Nói cho bố nghe Bòn xin Santa Claus món quà gì vậy?
Thằng Bòn lắc đầu quầy quậy,
— Thôi, thôi, Bòn không nói đâu…
— OK! OK! Không nói cũng không sao.
Rồi chồng lại nghêu ngao hát tiếp,
“Santa Claus is coming to town”.
Vợ bế bé Bon đi vào. Nhìn con gái, vợ rộn ràng,
— Anh Bòn đang đợi Santa Claus, còn bé Bon đợi ai?
Bé Bon mở to đôi mắt nhìn mẹ, đôi môi be bé chu lại. Chồng ngâm nga,
— Bé Bon đợi ai?
Bon đợi tô bột.
Bon lười không ăn.
Bon ăn hai roi.
Vợ hỏi chồng,
— Còn anh?
— Anh thì sao?
— Anh thì đợi ai?
— Vớ vẩn chưa. Không đợi Chúa thì đợi ai? Thế mà cũng hỏi! Đợi cô nào nhé?
— Anh dám?
Chồng bỏ đi, miệng tiếp tục hát oang oang,
“Oh! You better watch out,
You better not cry,
You better not pout,
I'm telling you why:
‘Jesus Christis coming to town!”.
Suy Niệm
I. Mùa Vọng 1
Mùa Vọng là mùa “Jesus Christ is coming to town”. Nhưng,
Tôi có tin vào sự hiện hữu của Santa Claus Jesus Christ hay không?
Nếu không, mời bạn coi đi coi phim The Nativity Story, hoặc coi phim The Passion of The Christ. Đặc biệt phim Cuộc Tử Nạn của Đức Kitô sẽ dẫn chúng ta tới thẳng Núi Sọ, nơi đó bạn và tôi sẽ hiểu Trời Cao yêu con người như thế nào.
Trịnh Công Sơn nói tình yêu đồng nghĩa với mù lòa, bởi khi yêu người ta trở nên dại khờ. Nhưng Chúa thì không định nghĩa tình yêu như thế. Đối với Chúa yêu thì không chỉ mù lòa nhưng còn là từ bỏ ngôi vị thiên đàng, sinh xuống trần gian trong hình dạng một hài nhi đơn sơ trong máng cỏ nghèo hàn, sau cùng nhắm mắt lại chết đi lặng lẽ trên cây thánh giá cho người mình yêu.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo,
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu
(Hàn Mặc Tử)
Nếu đã theo dõi và sống với bộ phim Cuộc Thương Khó của Đức Kitô để mà nhận ra được dung mạo của người tình Giêsu, làm sao tôi lại có thể làm ngơ, nhắm mắt, cố tình không tin vào sự hiện hữu của Santa Claus Jesus Christ cho được?
II. Mùa Vọng 2
Mùa Vọng là mùa “Jesus Christ is coming to town”. Nhưng,
Tôi đã ngồi xuống viết lên tờ giấy (wish list) những món quà cần thiết cho đời sống nội tâm hay chưa?
Nếu chưa, mời bạn, chúng ta cùng cầm bút viết nhé,
(1). Con cần bình an, nhiều thật nhiều,
(2). Con cần hạnh phúc, cũng nhiều thật nhiều,
(3). Xin cho con biết tha thứ,
(4). Xin cho con (…)
Dấu ba chấm (…) là dấu mời gọi để bạn viết tiếp tới Santa Claus Jesus Christ những món quà chỉ riêng bạn (riêng bạn mà thôi đấy nhé, chứ không phải là của người khác) cần đến trong mùa Vọng và mùa Giáng Sinh.
III. Wish List
Bạn thắc mắc muốn biết cái wish list của tôi gồm có những chi, thì đây, xin được chiều bạn, đây là những chia sẻ riêng tư thuộc về mục thứ 3 trong cái wish list ở trên,
(3). Xin cho con biết tha thứ.
Tôi chỉ xin Santa Claus một điều mà thôi, đó là tha thứ, bởi tin rằng một người nếu có khả năng tha thứ, bình an sẽ ngập tràn trong tâm hồn và thể xác của người đó. Bởi có bình an trong tâm hồn, như một điều kiện ắt có và đủ, hạnh phúc sẽ xuất hiện trên khuôn mặt và trong tâm hồn của chính mình.
Bạn không tin ư?
Thì đây mời bạn nghe câu truyện…
Chuyện kể rằng có một người ăn mày. Một lần kia, anh ta ghé vào nhà một người phú hộ ăn xin. Gặp ông phú hộ, người ăn mày mở miệng xin thức ăn. Nhưng thay vì bố thí cho người ăn mày một chút lòng từ tâm, ông phú hộ lại lấy hòn đá ném anh ta. Nổi giận, người ăn mày nhặt hòn đá, cất vào trong bị, hẹn mai này sẽ trả thù. Thời gian trôi qua, người ăn mày đã gặp phải không biết bao nhiêu người giơ tay quẳng đá ném thẳng vào người anh ta. Cứ mỗi lần như thế, người ăn mày lại nhặt hòn đá cho vào bao bị, hẹn sẽ trả thù. Cho tới một ngày kia, người ăn mày tự nhiên khám phá ra túi vải của anh ta trở nên quá nặng nề, khiến lưng anh ta bẻ oằn cong xuống, mặc dù người ăn mày còn quá trẻ. Nhờ ơn lộc của trời cao, người ăn mày chợt khám phá ra là hành trang đường đời của anh ta ngày càng trở nên nặng nề chính bởi vì bị vải của anh ta chứa đựng toàn là những cục đá mà người ta đã quẳng ném anh, và anh đã nhặt chúng lên hẹn sẽ trả thù. Cuối cùng, người ăn mày quyết định tha thứ, bỏ qua, quên đi, và xóa nhòa. Anh ta lần lượt nhặt từng cục đá rồi từng cục đá từ trong bị vải quẳng ném ra ngoài. Cứ thế, một cục đá ném ra khỏi bị, người ăn mày khám phá ra lưng của anh ta thôi, không còn oằn cong nữa, nhưng dần dần vươn thẳng lên cao. Và tự nhiên, người ăn mày cảm thấy dường như anh ta vừa cất ra khỏi trên lưng của chính mình một hòn núi đá nặng nề ngàn cân. Thể xác của người ăn mày trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Tâm hồn của người biết tha thứ bỗng dưng ngập tràn hạnh phúc. Bấy giờ người ăn mày mới nhận ra, chỉ đơn giản bằng một hành động tha thứ, cuộc đời của anh ta hoàn toàn thay đổi, từ dư thừa bất an biến sang bát ngát bình an, từ sôi sục giận hờn biến sang ngập tràn hạnh phúc.
IV. Jesus Christ is coming to town
Mùa Vọng là mùa “Jesus Christ is coming to town”. Nếu tôi đã viết lên những trang giấy xin Santa Claus Jesus Christ những điều cần thiết cho đời sống nội tâm, giờ này tôi có thể đứng ngóng trông ngay bên cửa sổ, nói với linh hồn,
— Hồn tôi ơi,
Hãy tỉnh thức!
Hãy coi chừng!
“Jesus Christ is coming to town!”.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dậy chúng con tin vào sự hiện hữu của Santa Claus Jesus Christ, xin cầm tay chúng con viết lên trang giấy cầu xin Ông Già Noel Jesus những điều chúng con đang cần để đời sống nội tâm của chúng con trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh ngày càng thêm tràn đầy, và sung mãn.
www.nguyentrungtay.com
Từ 21 đến 31 tháng 12-2008
Ngày 21-12-08: Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. (1 Ga 1, 8)
Thiên Chúa muốn bạn thú nhân tội lỗi mình, trong Mùa Vọng này, vì Ngài là ánh sáng dẫn lối bạn đi trong đêm tối để theo sự thật, vì sự thật giúp bạn bỏ con người dối trá cũ để hành động theo Lời Chúa.
Ngày 22-12-08: Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi; nhưng còn vì tội lỗi cả thế gian nữa. (1 Ga 2, 2)
Mùa vọng này tôi có cảm nghiệm thấy lòng xót vô bờ bến của Chúa và quyết từ bỏ mọi tội lôỉ? Tôi có bắt chước sự khiêm tốn, nghèo hèn, đơn sơ của Mẹ Maria sinh chúa trong hang bò lừa không?
Ngày 23-12-08: Phàm ai đi xa qúa, không ở lại trong giáo huấn của Đức Kitô thì không có Chúa. Còn ai ở lại trong giáo huấn, thì người ấy có Chúa Cha và Chúa Con. (2 Ga, câu 9)
Kinh Thánh hay Lời Chúa là kim chỉ nam cho bạn tìm kiếm Chúa trong mọi lúc vui buồn. Bạn hãy để tâm nghiền gẫm, khiêm tốn theo sự dẫn dắt cùa Chúa Thánh Thần trong tâm linh, bạn sẽ có bình an.
Ngày 24-12-08: Vào thời cuối cùng sẽ có những kẻ nhạo báng, sống theo những dục vọng vô luân của mình. Họ là những kẻ gây chia rẽ, sống theo tính tự nhiên, không có Thần Khí. (Giuđa câu 18 -19)
Tôi hãy bền chí cầu nguyện, để Chúa Thánh Linh dẫn dắt trong mọi hoàn cảnh, đừng nản lòng. Kiên tâm chịu đựng và tha thứ. Hãy bình tâm, nói ít và bám lấy Lời chân lý, Chúa sẽ giúp tôi vượt qua.
Ngày 25-12-08: …Người đã yêu mến chúng ta vá lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người. (Kh 1, 5)
Rửa sạch là tháo gỡ, cởi bỏ tội của bạn, để xứng đáng gia nhập vào Hội thánh, thi hành sứ vụ của Đức Kitô, bạn được thi hành ba chức vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế để cùng cai trị mọi loài với Chúa.
Ngày 26-12-08: Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế ! Amen !!! (Kh 1, 7)
Chúa Kitô sẽ đến để xét xử thế gian, tất cả mọi người không trừ ai, kẻ lành, dữ sẽ thống hối về cuộc sống xưa kia, đều phải gặp Người như một vị Thẩm Phán. Tôi đang sống sám hối thế nào từ hôm nay ?
Ngày 27-12-08: Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Mt 1, 23)
Thiên sứ nói cho Giuse biết nguồn gốc bào thai và có trách nhiệm phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu. Xin Thánh Thần giúp con rõ sứ mạng của Đức Giêsu, mầu nhiệm Thiên Chúa làm người ở cùng con.
Ngày 28-12-08: Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người. (Mt 2, 2)
Hài Nhi mới sinh chính là Vị Cứu Tinh (Mê-si-a), là Đấng tôi mong đợi. Ngôi sao là dấu hiệu chỉ vương quyền. Các nhà chiêm tinh, dân ngoại đã đi tìm Chúa. Còn tôi hôm nay tìm Chúa bằng cách nào?
Ngày 29-12-08: Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng, vào nhà thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bao tráp lấy vàng, nhũ hương, mộc dược… (Mt 2,10-11)
Bạn đã dùng cách nào để tìm gặp Chúa? Khi đã gặp Chúa bạn làm ngay những gì? Cho biết những việc làm cụ thể bạn đang làm trong sứ vụ hiện nay: trong Gia đình, trong Giáo xứ, nơi làm việc?
Ngày 30-12-08: Tôi đã làm phép Rửa cho anh em nhờ nước, còn Người, Người sẽ làm phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần. (Mc 1,8)
Phép Rửa của ông Gioan dìm trong nước, ngụ ý tỏ lòng sám hối và thay đổi cách sống để chờ đón Chúa. Còn Chúa rửa trong Thánh Thần là tôi được tái sinh, đổi mới từ hôm nay và ngày cánh chung.
Ngày 31-12-08: Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. (M 1, 10)
Biến cố Đức Giêsu chịu phép Rửa là khởi đầu cuộc tạo thành mới. Khi tôi sám hối và xin Chúa Giêsu làm chủ đời sống mình, thì Thánh Thần sẽ đến thanh tẩy thể xác và tâm hồn làm cho tôi được tái sinh.
Phó tế JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
ÐỂ CHỜ ÐÓN CHÚA RA ÐỜI
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng, Năm B (2Sm 7:1-5, 8-11,16; Rm 16:25-27; Lc 1:26-38)
Vào thời mà ngay trước Ðấng cứu thế giáng sinh, thì dân chúng đã chán ngấy phong hoá suy đồi trong xã hội Pa-lét-tin. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự sống đời buông thả. Còn trên bình diện chính trị, thì đất nước của họ bị đế quốc La mã cai trị. Vì thế mà dân chúng mong đợi Ðấng cứu thế đến hơn bao giờ hết. Và theo quan niệm của dân chúng thời bấy giờ thì họ mong đợi vị cứu tinh đến giải thoát họ khỏi cảnh lầm than, đô hộ, chứ không hẳn là giải thoát họ khỏi tội lỗi. Còn phụ nữ Do thái nói chung thì mong được làm mẹ đấng cứu thế. Riêng trinh nữ Maria lại khác nữ giới thời bấy giờ, không nuôi tham vọng đó, mặc dầu có cơ hội vì đã đính hôn với ông Giuse.
Luật đính hôn của Do thái thời bấy giờ rất là nghiêm túc. Ðã đính hôn có nghĩa là đã cưới hỏi theo pháp lý. Tuy nhiên trinh nữ Maria qua một sự thoả thuận kín đáo với ông Giuse, như một lời khấn, quyết giữ mình đồng trinh. Chẳng thế mà khi sứ thần Gáp-ri-en đến thỉnh nguyện trinh nữ chấp nhận địa vị làm mẹ Ðấng cứu thế, thì trinh nữ tỏ mối quan tâm về lời hứa của mình: Ðiều đó xẩy đến thế nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng (Lc 1:34). Ðiều đó chứng tỏ trinh nữ yêu quí đức đồng trinh như thế nào! Chỉ khi sứ thần bảo đảm với trinh nữ rằng việc trinh nữ thụ thai là do quyền phép Chúa Thánh linh thì trinh nữ mới chấp nhận địa vị làm mẹ Ðấng cứu thế. Còn việc thánh Giuse từ bỏ Ðức Maria ra đi cách kín đáo, khi nhận ra Bà đang mang thai, cũng chứng tỏ rằng hai Ông Bà không sống với nhau như vợ chồng.
Phúc âm hôm nay ghi lại trinh nữ Maria mở rộng tâm hồn đáp trả lời Chúa và vâng theo thánh ý Chúa. Trinh nữ Maria chấp nhận lời Chúa truyền, qua miệng sứ thần Gáp-ri-en để mang thai, mặc dù không hiểu sự việc xẩy ra như thế nào, vì trinh nữ đã khấn hứa giữ mình đồng trinh. Mặc dù không hiểu, nhưng trinh nữ đã tin tưởng vào quyền phép của Thiên Chúa, để chấp nhận theo thánh ý Chúa: Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Người thực hiện nơi tôi như lời sứ thần nói (Lc 1:38). Bằng việc chấp nhận thánh chỉ của Thiên Chúa, nên Con Một Thiên Chúa, đã được thụ thai cách huyền diệu trong lòng trinh nữ. Giả sử trinh nữ Maria không ưng thuận, thì điều gì sẽ xẩy ra cho nhân loại? Và đời ta sẽ ra sao bây giờ? Ôi, hồng phúc thay lời xin vâng muôn thuở!
Khi vua Ðavít đã ổn định tình thế quân sự, chính trị và xà hội trong nước, mà nhà vua thì được ở nhà gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì lại ở trong lều vải (2 Sm 7:2), nên nhà vua có ý định xây nhà để giữ Hòm Bia Thiên Chúa. Hòm Bia được coi là biểu tượng của giao ước giữa Giavê Thiên Chúa và nhà Ít-ra-en vì Người đã chọn họ làm dân riêng và ban giới luật cho họ. Vì thế Hòm Bia cũng được coi là biểu tượng của sự hiện diện của Giavê. Tuy nhiên Thiên Chúa lại có chương trình khác. Chương trình của Thiên Chúa nhắm tới thời gian mà một người trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai và đặt tên là Em-ma-nu-en (Is 7:14). Chương trình đó được thực hiện khi trinh nữ Maria chấp nhận thụ thai Ðấng Em-ma-nu-en (Mt 1:23). Vì thế mà trong Kinh cầu Ðức Mẹ, Giáo hội coi trinh nữ Maria chính là Hòm Bia của Thiên Chúa như khi ta kêu cầu: Ðức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy, vì trinh nữ đã cưu mang Ngôi hai Thiên Chúa trong lòng mình. Chương trình của Thiên Chúa đã được ghi lại trong thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn La mã: Theo lệnh của Thiên Chúa, Ðấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin và vâng phục Thiên Chúa ( Rm 16:26).
Thời bấy giờ, trinh nữ Maria cũng nóng lòng mong đợi Ðấng cứu thế đến như dân Do Thái nói chung, như những phụ nữ Do thái riêng. Ðặc biệt, trinh nữ mong đợi Ðấng cứu thế sinh ra từ trong dạ mình. Vậy lòng mong đợi mà người tín hữu cần có là lòng mong đợi của trinh nữ Maria mang thai. Ðàn ông và những người đàn bà không lập gia đình thì không có được kinh nghiệm mang thai. Ðể cho người ta có được ý niệm phần nào về việc mang thai, có một hãng xưởng kia chế tạo một túi bị với chiều kích theo đường cong của bụng mang thai, mà khi đeo vào bụng, thì người ta cũng đi đứng, nằm ngồi tựa hồ như người đàn bà mang thai. Mặc dù không có kinh nghiệm mang thai hay không đeo bị vào bụng, người ta cũng có thể tưởng tượng ra phần nào, trinh nữ Maria nóng lòng chờ đợi Con mình sinh ra như thế nào. Cũng đợi chờ chín tháng mười ngày như những người đàn bà mang thai khác.
Việc trinh nữ Maria mở rộng tâm hồn đón nhận lời Chúa, tin tưởng vào lời Chúa, vâng theo thánh ý Chúa và cộng tác với ơn Chúa phải giúp ta làm sao để sửa soạn đón mừng Chúa đến. Việc trinh nữ thụ thai cách kỳ diệu mà không có sự cộng tác của người nam, phải giúp ta nảy sinh ra cảm giác lạ lùng và kính sợ. Không may sống trong thời đại kỹ thuật khoa học, con người đã mất đi cảm giác đó, nghĩa là mất đi cảm giác kính sợ, ngạc nhiên và lạ lùng trước những quyền lực siêu nhiên và cao vời. Ðể bù lại cảm giác mất mát đó, ta cần tiếp xúc với những gì Chúa đã làm trong đời sống cá nhân và trong thế giới loài người.
Như Mẹ Maria, ta cần ghi nhớ và suy niệm (Lc 2:19) những sự việc Chúa đã thực hiện trong đời sống ta. Ðức tin của Ðức Maria vào lời Chúa, phải có sức linh ứng, giúp ta mở rộng tâm hồn đón nhận lời Chúa và thực thi ý Chúa. Lời Chúa không phải là điều gì thuộc quá khứ, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Lời Chúa là lời hằng sống nên phải có sức biến đổi tâm hồn và tác động đời sống ta, vì Chúa là Ðấng hằng sống và chân thật.
Lời cầu nguyện xin ơn biết mở rộng tâm hồn đón chờ Chúa đến:
Lạy Ngôi hai Thiên Chúa hằng sống.
Ðấng hiện hữu từ muôn thuở.
Chọn nhập thể trong lòng một trinh nữ.
Xin khơi dậy trong con một cảm giác ngạc nhiên lạ lùng.
Một tâm hồn mong mỏi đợi chờ ngày Chúa Giáng sinh.
Xin dạy con dọn cho Chúa một máng cỏ trong tâm hồn.
Kết bằng việc cầu nguyện, sám hối, hi sinh và bác ái.
Ðể sưởi ấm tâm hồn Chúa. Amen.
ĐTC xác định điều này trong một sứ điệp do ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone nhân danh ngài mà gửi cho cuộc hội ngộ Taizé sẽ tụ họp khoảng 40.000 thanh thiếu niên ở Brussels từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 1 tháng 1.
ĐTC nói rằng cuộc gặp gỡ này cho giới trẻ “một dịp để tự hỏi mình câu hỏi này: Cái gì là nguồn mạch mà từ đó chúng ta rút ra sự sống?”
Ngài giải thích, “Các con đang tìm nguồn hy vọng cho chính mình và cho thế giới qua việc mở chính lòng mình ra cho Đức Kitô bằng cách cầu nguyện và lắng nghe Lời Người, bằng cách chia sẻ những khát vọng của người trẻ khắp Âu Châu và ở các lục địa khác, bằng cách cảm nghiệm được rằng Hội Thánh là một nơi hiệp thông và thân hữu cho tất cả mọi người.”
Ngài viết tiếp: “ĐTC cảm thấy gần gũi các con trong cuộc hành hương tin tưởng của các con trên thế gian này, là cuộc hành hương được thầy Roger bắt đầu nhiều năm qua. Thầy tin tưởng rằng các con sẽ khám phá ra cách truyền thông hy vọng chung quanh các con, bằng cách quyết tâm hiến thân trong một thế giới còn có quá nhiều nghèo đói, bất công và xung đột. Thiên Chúa cần Đức Tin, sáng kiến và tinh thần sáng tạo của các con.
“Để đáp lại lời mời gọi của Người, Người ban cho các con sự hiện diện của Thần Khí Người, là Đấng sẽ canh tân sức mạnh của các con khi các con mệt nhọc hay chán chường. Được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, các con đừng sợ trả lời cho người khác về niềm hy vọng mà Người đặt trong các con. Đừng sợ để cho lòng mình trở nên đại lượng hơn.”
“Cha phó thác các con cho sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ các tín hữu, ĐTC Bênêđictô XVI thân ái ban phép lành Tòa Thánh với hết tâm hồn ngài cho các con, cũng như cho tất cả các anh em Taizé, cho tất cả mọi người tổ chức cuộc hành hương này, cho các mục tử và tín hữu đang đón chào các con, và cho gia đình các con.”
Cộng Đồng Taizé được thành lập năm 1940 bởi Thầy Roger Schutz. Thầy bị đâm chết ngày 16-8-2005 bởi một phụ nữ bị bệnh thần kinh trong một buổi cầu nguyện.
Vatican, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedicto XVI nói: “Sự phát triển đích thực của một quốc gia phải bao gồm sự tiến bộ trọn vẹn, đạo đức, trí tuệ và văn hóa của các thành viên trong quốc gia đó. Giáo Hội mong muốn hỗ trợ sự tiến bộ ấy."
ĐTC khẳng định điều này vào hôm nay trong buổi nói chuyện với ông Chikwekwere Lamba, tân đại sứ của Malawi ở tòa thánh.
ĐTC cám ơn ngài đại sứ vì ông đã nhìn nhận sự đóng góp của Giáo Hội đối với sự phát triển về kinh tế và tinh thần của đất nước miền Nam Phi, " đặc biệt ngang qua các công việc tông đồ trong lãnh vực giáo dục, từ thiện và chăm sóc sức khỏe.”
Ngài nói tiếp: "Sứ mạng này bắt nguồn và nhận được cảm hứng từ khao khát của Giáo Hội muốn làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, sứ mạng ấy không còn biết đến ranh giới của chủng tộc hoặc tín ngưỡng, nhưng nhằm làm cho mỗi một người phát triển trọn vẹn xét như là một cá nhân và là thành viên của một xã hội vốn được đánh dấu bởi sự đoàn kết và sự quan tâm đích thực đối với nhu cầu của người khác."
ĐTC đã bày tỏ lòng biết ơn đối với đại học công giáo mới này ở Blantyre, tọa lạc ở miền nam Malawi. Ngài nhìn nhận sự "dấn thân của trường đại học trong việc đào tạo con người và tri thức đối với giới trẻ. Họ là những người sẽ trở thành các nhà lãnh đạo của thế hệ kế tiếp, với trách nhiệm định hướng cho tương lai của quốc gia các bạn và cho tương lai của lục địa lớn lao hơn mà quốc gia các bạn là một phần trong lục địa đó."
Ngài nói Châu Phi cần nỗ lực hợp nhất để đối mặt với những thách đố và để hỗ trợ phát triển cho người dân của châu lục. Ngài khẳng định "điều này đòi hỏi phải có các chính sách khôn ngoan với tầm nhìn sâu rộng. Nó đòi hỏi sự quản lý thận trọng tài nguyên, và quyết tâm hạn chế tham nhũng và bất công, cũng như đòi hỏi làm thăng tiến trách nhiệm công dân và sự đoàn kết thân hữu ở mọi cấp độ xã hội."
ĐTC Benedict XVI đã bày tỏ hy vọng rằng sự hợp tác giữa các nhà lãnh đạo về xã hội và tôn giáo ở Malawi sẽ giúp giải quyết những vấn đề nan giải mà hiện nay đất nước Malawi đang phải đối mặt.
Ngài nói tiếp: "Thật vậy, cuộc chiến chống lại nghèo đói, nhu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm và an ninh, và những nỗ lực không ngừng nhằm chống chọi lại bệnh tật, đặc biệt là hiểm họa AIDS, trưng dẫn những ưu tiên phát triển vốn không thể bị hoãn lại."
"Sự phát triển đích thực, cùng với khía cạnh kinh tế mang tính thiết yếu của nó, phải đóng góp vào sự tiến bộ về tri thức, văn hóa và đạo đức của từng cá nhân và dân tộc. Giáo Hội tin chắc rằng Kinh Thánh xác nhận và làm phong phú mọi điều chân chính và thiện hảo trong sự khôn ngoan truyền thống và trong những giá trị của các dân tộc mà Giáo Hội đối mặt."
ĐTC nói thêm rằng trong trong việc tìm kiếm sự phát triển kinh tế, quốc gia Milawi không được lãng quên việc đảm bảo những nhu cầu cơ bản cho tất cả người dân, và phải tôn trọng môi trường tự nhiên.
Ngài công nhận quyền tự do tôn giáo tại Malawi vốn đã và đang cho phép Giáo Hội loan báo Tin Mừng mà không hề có sự áp bức hoặc can thiệp nào, và cho phép Giáo Hội tiến hành các công tác giáo dục và từ thiện.
ĐTC khẳng định rằng: "Vì sự tôn trọng quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo là viên đã tảng của toàn bộ cơ cấu nhân quyền, nên sự đảm bảo chắc chắn về các quyền ấy phải được nhìn nhận là điều kiện thiết yếu để xây dựng một xã hội thật sự công bằng, tự do và giàu tình anh em."
Khoảng 80% dân số Malawi, gần 14 triệu người, là Kitô hữu.
Sau khi “ phạm vi của chủ nghĩa tiêu thụ và duy vật chất được loại bỏ, thì Giáng Sinh có thể trở thành dịp để đón nhận sứ điệp của niềm hy vọng như một món quà riêng tư đến từ mầu nhiệm Giáng Sinh của Chúa Giêsu,” Ngài nói vào buổi tiếp kiến chung vào ngày 17 tháng 12.
ĐGH đã dành buổi tiếp kiến chung cuối cùng của năm để nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của mùa Vọng và mùa Giáng sinh.
Giáng Sinh là một món quả của sự sống, mà đôi lúc thật là mỏng manh và dễ bị tổn hại, Ngài nói.
Khi các Kitô hữu chiêm ngắm biến cố Giáng Sinh của Chúa Giêsu trong hàng đá thấp hèn, “chúng ta sao lại không thể nghĩ về các em nhỏ mà ngay trong thời đại hôm nay phải sinh ra trong cảnh bần cùng cơ cực ở nhiều nơi trên thế giới?” Đức Thánh Cha nói.
Sự ra đời của một em nhỏ nên là một sự kiện vui mừng mà qua đó tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, sự quan tâm và sự dịu hiền. Tuy nhiên cũng có những em nhỏ không được đón tiếp vào trong thế giới và đã bị loại bỏ, Đức Thánh Cha nói.
Chúng ta không được quên những em bé không có khả năng qua khỏi sau khi được sinh ra bởi thiếu những chăm sóc y tế cần thiết, Ngài nói.
Ngài nói thêm: Điều huyền diệu và mầu nhiệm của Giáng Sinh cũng gợi lên trong tâm trí của nhiều gia đình, những người đang mong mỏi với “niềm vui có được một đứa con và không thấy niềm hy vọng của họ trở thành hiện thực được.”
Trong khi sự khủng hoảng kinh tế hiện tại đang là ngyên nhân quá nhiều sự đau khổ ở nhiều nơi trên thế giới, nó cũng có thể giúp người ta tập trung vào ý nghĩa thiêng liêng của mùa giáng sinh, ĐGH nói.
Dưới sức ép của chủ nghĩa tiêu thụ khoái lạc, một cách đáng tiếc, giáng sinh đã bị mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó và trở lên dịp thương mại để bán và trao đổi những món quà,” ĐGH nói.
Tuy nhiên, Ngài nói, sự khủng hoảng kinh tế hiện tại, sự bất ổn tài chính và những khó khăn của nhiều gia đình đã thúc đẩy họ tái khám phá hơi ấm của sự đơn sơ, tình bạn và sự đoàn kết, những giá trị tiêu biểu của Giáng Sinh.”
Với biến cố Giáng Sinh, Ngôi Lời đã trở thành xác phàm. Thiến Chúa đã trở nên một người hiện hữu, người mà chúng ta có thể đụng chạm và chiêm ngằm và người “biết chúng ta, gọi chúng ta và hướng dẫn chúng ta,” ĐGH nói.
Nơi Chúa Giêsu Hài Đồng, Thiên Chúa khiêm tốn gõ vào từng cánh cửa của con người để tặng ban ý nghĩa trong cuộc sống của họ và món quà tự do của ơn cứu độ.
Chính Thiên Chúa hiện thân như một người nghèo, một trẻ thơ khiêm tốn để chế ngự sự kiêu căng, tội lỗi của con người, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
“Có lẽ chúng ta dễ dàng chịu thua trước sức mạnh hoặc sự khôn ngoan, nhưng Thiên Chúa không muốn thế. Hơn hết, Ngài mong muốn tâm hồn của chúng ta, ý định tự do của chúng ta chấp nhận tình yêu của Ngài” một cách tự do không ép buộc, ĐGH nói.
Ngài yêu cầu các tín hữu mừng Giáng sinh như một cơ hội để làm mới thực sự cuộc sống của họ, tập trung ít hơn vào chính mình và hãy chú ý tới những nhu cầu và những hy vọng của người khác.
Cuối buổi tiếp kiến, ĐGH khuyến khích dân chúng tạo ra một khung cảnh Giáng Sinh trong nhà của họ theo châm ngôn truyền thống là “đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa để nhớ Chúa Giêsu Người trở nên con người, đã đến và cư ngụ giữa chúng ta.”
(Nguồn: By Carol GlatZ, Catholic News Service)
Đức Thánh Cha nhớ đến những người thất nghiệp trong mùa Giáng Sinh
VATICAN, ngày 18 tháng 12, 2008 (Zenit.org).- Trong Mùa Giáng Sinh này, ĐTC Benedict XVI sẽ nhớ đến những người bị ảnh hưởng bởi nạn kinh tế khủng hoảng hiện thời, và đặc biệt đến những người thất nghiệp.
ĐTC nói như vậy hôm nay khi tiếp kiến các nhân viên của Văn Phòng Lao Động Tòa Thánh (Labor Office of the Apostolic See (ULSA), văn phòng này sẽ kỷ niệm đệ nhị thập chu niên ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập vào ngày 1 tháng 1.
Ngài nói, "Khi Giáng Sinh đến gần, tôi tự nhiên nghĩ đến nạn thất nghiệp đang làm cho tất cả nhân loại phải lo âu. Những ai có thể còn có việc làm, xin hãy cảm tạ Thiên Chúa, và mở lòng bác ái đối với những ai thất nghiệp và đang gặp khó khăn về kinh tế."
ĐTC tiếp, "Xin Hài Nhi Kitô, Đấng sinh ra vào đêm thánh tại Bê Lem, đem chúng ta lại gần nhau trong lúc khó khăn, và đoái thương đến những ai bị ảnh hưởng tai hại bởi nạn khủng hoảng trên thế giới này, xin hãy đánh thức nơi họ cảm tình chân thật về sự hợp quần.
Trích dẫn lá thư ngài viết cho Ngày Hòa Bình Thế giới – sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 – ĐTC Benedict XVI nhắc lại: “Cuộc chiến chống khó nghèo cần thiết nhất là những người nam và nữ sống chân tình huynh đệ và có thể đồng hành với các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong các hành trình phát triển nhân loại chân chính."
Làm việc và Cầu Nguyện
ĐTC cũng nhấn mạnh là, “trách vụ độc nhất văn phòng này được trao phó là thực hiện việc đào tạo nhân sự, để cho các sinh hoạt của cộng đồng lao công trong Tòa thánh có thể trở nên hữu hiệu và giúp ích mãi mãi."
ĐTC nói, "Những người làm việc trong các văn phòng và ban ngành của Tòa Thánh, tạo nên một ‘gia đình’ duy nhất, trong đó các thành viên được liên kết không những qua nhiệm vụ mà còn bởi cùng một sứ vụ là giúp đỡ người kế vị thánh Phêrô trong sứ mệnh phục vụ cho Gáo Hội hoàn vũ. Tinh thần lao động chuyên nghiệp được thực hiện ở đây là một ‘ơn gọi’ phải được vun sới cẩn thận và là một tinh thần thiêng liêng, để có thể tìm thấy trong đó một đường lối cụ thể để nên thánh."
ĐTC nhấn mạnh, "Điều này đòi hỏi mọi người phải có tình yêu Chúa Kitô và tình yêu những người anh chị em, cùng với một ý thức được chia sẻ về Giáo Hội, làm sống động và gợi hứng cho sự cẩn trọng, cam kết, chuyên nghiệp trong việc làm, và một sự tận hiến trong sạch và thích nghi, cũng như một tinh thần trách nhiệm tỉnh thức và trưởng thành, bằng cách này có thể biến đổi chính việc làm, dù là việc gì, thành những kinh nguyện."
Thử Nghiệm Tiền Sinh
Carlo Belllini, giám đốc phân khoa trị liệu tiền sinh tại Bệnh Viện Đa Khoa của Đại Học Siena, và cũng là thành viên của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, đã lên tiếng với Hãng Tin Zenit về các giới hạn đạo đức theo đó các thử nghiệm tiền sinh được kể là hợp pháp, đôi khi còn đáng khuyến khích nữa, và lúc nào thì việc ấy nên tránh.
Theo ông, có thể chia các thử nghiệm tiền sinh thành hai loại: loại di truyền học và loại không thuộc di truyền học.
Loại di truyền học thường dùng các thử nghiệm trực tiếp như thử nghiệm nước ối (amniocentesis) và lấy mẫu lông nhung ở màng đệm (chorionic villus sampling) để nghiên cứu thành phần nhiễm sắc thể (chromosomal makeup) của đứa trẻ, nhờ đó, chẩn đoán được các trạng huống như Hội Chứng Down. Loại thử nghiệm di truyền học này cũng có thể có tính gián tiếp, khi dùng siêu âm cơ cấu (structural sonograms) hay phân tích máu người mẹ.
Bellieni nhận định rằng thử nghiệm kiểu di truyền học hiện nay không nhằm chữa trị đứa trẻ. Trong khi ấy, việc thử nghiệm một số điều kiện không thuộc di truyền học, như việc chậm phát triển, thành hình méo mó, hay phôi thai đau đớn chẳng hạn, lại có thể dẫn tới chữa chạy hay chữa trị cả trước khi sinh hay ngay sau khi sinh.
Ông cho rằng: “Việc nghiên cứu tự nó bao giờ cũng là điều tốt”. Tuy nhiên, ông tỏ ra dè dặt đối với những thử nghiệm quen thuộc vốn tạo ra não trạng khiến cha mẹ cảm thấy bị áp lực phải tìm kiếm cách làm sao xác định rõ mình đang mang thai một “đứa trẻ hoàn hảo”.
Dự kiến phá thai
Vị giáo sư này đưa ra một số nguyên tắc cho các gia đình hiện đang đứng trước khả năng có thể dấn thân vào những cuộc thử nghiệm tiền sinh nói trên.
Trước nhất, ông khẳng định rằng “Việc chẩn đoán tiền sinh phải nhằm ý hướng tích cực phục vụ sức khoẻ thai nhi và người mẹ”.
Thống kê cho hay “ý hướng tích cực” này thường không có. Theo tờ Washington Post hồi tháng Chín năm nay, như chính Zenit từng trích lại, đến 90% trẻ chưa sinh được chẩn đoán mang hội chứng Down đã bị phá thai. Trong một bài nhận định về đạo đức sinh học hàng tháng của mình, Cha Tadeusz Pacholczyk, giám đốc giáo dục của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Quốc Gia Hoa Kỳ đặt trụ sở ở Philadelphia, đã minh xác rằng việc thử nghiệm tiền sinh sẽ hết sức phi luân nếu được làm với ý định trục thai bào thai khi khám phá nó có điều bất bình thường.
Nhưng theo Bellieni, dù không có ý định trục thai đi chăng nữa, thì người ta vẫn có trách nhiệm phải lưu ý tới những nguy cơ có thể có đối với thai nhi. Ông cho rằng cứ mỗi một hay hai trăm thử nghiệm nước ối, lại đã có một trường hợp tử vong cho bào thai.
Bảo vệ sức khoẻ
Mặt khác, như Cha Pacholczyk đã giải thích trong cột báo của ngài, “Việc thử nghiệm tiền sinh là việc được phép, có khi còn đáng ước ao nữa, khi ta thực hiện nó với ý hướng cung cấp cho thai nhi sự can thiệp sớm sủa về y khoa”. Ngài đưa ra trường hợp điển hình về chứng thoái hoá tiệm tiến chất trắng của não bộ (Krabbe’s leukodystrophy) để cho thấy: “người ta có thể chữa trị nó bằng cách cấy (transplant) chất tuỷ xương liền ngay sau khi sinh ra. Nếu nhờ thử nghiệm tiền sinh mà khám phá ra tình trạng này, thì gia đình có thể khởi động việc đi tìm loại tuỷ thích hợp trước cả lúc đứa trẻ sinh ra. Nhờ thế, ta sẽ tiết kiệm được thì giờ quý báu, và việc can thiệp sớm sủa sẽ giúp gia tăng khả năng chữa trị cho đứa trẻ”.
Vị linh mục giáo sư này cũng nhận định rằng người ta có thể chữa trị các chứng bệnh khác như chứng hở ống thần kinh khiến cột sống không thảnh hình toàn diện (spina bifida) ngay khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Ngài kết luận: “Việc thử nghiệm tiền sinh nhằm cung cấp tín liệu chẩn đoán cho việc điều trị bệnh nhân còn đang trong bụng mẹ là một việc sử dụng rất đáng khen về phương diện luân lý của kỹ thuật mạnh mẽ này”.
Chuẩn bị sẵn sàng
Cha Bellieni còn cho hay: một hiệu quả tích cực khác có thể có trong việc thử nghiệm tiền sinh là sự thanh thản tâm lý của cha mẹ. Ngài cho hay: trong trường hợp cha mẹ quá căng thẳng âu lo về sức khoẻ di truyền của con mình, ta có thể dùng việc thử nghiệm tiền sinh để làm họ an lòng, nhưng không nên biến việc đó thành thông lệ, tránh tạo nên một não trạng nơi cha mẹ và trong dân chúng coi việc đầu hết phải lo lắng về đứa trẻ là ‘kiểm nghiệm tính bình thường’ của nó.
Giáo sư linh mục Bellieni cũng có lời khuyên đối với các bác sĩ và các nhà chuyên môn thực hành các cuộc thử nghiệm loại này. Ngài thúc giục phải xin sự đồng thuận có hiểu biết của cha mẹ, cho rằng phải làm sao để họ hiểu rõ mục tiêu cũng như các nguy hiểm đi theo cuộc thử nghiệm. Ngài cho hay: “Trong trường hợp chẩn đoán ra bệnh lý, phải giới thiệu người đàn bà hay cặp vợ chồng tới các nhà chuyên môn bệnh lý liên hệ để tìm ra các khả thể chữa trị có thể có và tìm ra bản chất đích thực của vấn đề. Cũng hữu ích nếu ta để các thân nhân cũng như các hiệp hội bệnh nhân liên hệ được nhìn nhận chính thức can dự vào vấn đề này.
Chống lại ý hướng ủng hộ trợ tử
Trong khi ấy, Quốc Hội Lục Xâm Bảo đã bỏ phiếu chấp nhận việc hợp pháp hoá an tử (euthanasia) sau 5 giờ thảo luận vào trung tuần tháng Mười Hai này với 31 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Tuy dự luật này vẫn còn có thể bị bác bỏ, tránh biến Lục Xâm Bảo thành quốc gia thứ ba của Âu Châu nhìn nhận trợ tử kiểu này, sau Bỉ và Hoà Lan, nhưng Đức Bênêđíctô XVI tỏ ra quan tâm đặc biệt.
Trong cuộc gặp gỡ đại sứ Lục Xâm Bảo, Paul Duh, tại Vatican, Đức Giáo Hoàng bầy tỏ “mối quan tâm sâu sắc nhất liên quan tới bản văn về an tử và trợ tử”. Ngài nhận định rằng
dự luật này tuy có kèm theo các điều khoản nhằm khai triển các biện pháp chăm sóc giúp bệnh nhân có thể chịu đựng được đau đớn nhiều hơn vào giai đoạn cuối cùng của cơn bệnh cũng như đẩy mạnh hệ thống nâng đỡ nhân bản đối với bệnh nhân, nhưng chính bản văn của nó, xét một cách cụ thể, quả đã hợp pháp hoá khả thể kết liễu sự sống”.
Ngài nói tiếp: “Các nhà lãnh đạo chính trị, mà nhiệm vụ vốn là phục vụ thiện ích con người, cũng như các bác sĩ và gia đình, phải nhớ rằng quyết định có suy nghĩ muốn tước đoạt khỏi hữu thể nhân bản vô tội sự sống của họ luôn là điều xấu xét theo quan điểm luân lý, và sẽ không bao giờ hợp pháp cả. Tình yêu và lòng cảm thương đi một con đường khác hẳn thế. Yêu cầu từ trái tim con người đang đương đầu với cơn đau khủng khiếp và cái chết, nhất là lúc họ cảm thấy như bị cám dỗ buông tay theo tuyệt vọng và cảm thấy như rơi tõm xuống vực thẳm muốn tan biến đi, thực ra lại là lời khẩn cầu một ai đó biết đồng hành với họ và là lời khẩn thiết được liên đới và nâng đỡ nhiều hơn trong cơn thử thách ấy. Lời khẩn thiết ấy xem ra rất khó khăn, nhưng nó là phương cách duy nhất xứng đáng với con người nhân bản, và mở ra cả một con đường liên đới mới và sâu sắc hơn, sẽ phong phú hoá và củng cố được các mối dây liên kết gia đình và xã hội”.
Ngỏ lời với nhân dân Lục Xâm Bảo, Đức Bênêđíctô XVI nại tới “các gốc gác Kitô Giáo và nhân ái” của họ và yêu cầu họ tái khẳng định “sự cao cả và tính bất khả xâm phạm của sự sống con người”.
Sự thông qua của Quốc Hội vào ngày 18 tháng Mười Hai vừa qua chỉ là lần biểu quyết đầu tiên (first reading) sau khi dự luật đã được sửa đổi khá nhiều do với văn bản lúc ban đầu. Một lần biểu quyết nữa đang được dự trù.
Đàng khác, quốc trưởng là Đại quận Công Henri từng nói rằng ông sẽ không chấp thuận đạo luật này. Chủ trương của ông đã khiến người ta đưa ra lời kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp nhằm tước quyền phê chuẩn luật lệ khỏi tay ông, và chỉ dành cho ông vai trò lễ nghi mà thôi. Việc tu chính Hiến Pháp phải xẩy ra trước khi đạo luật an tử trở thành có hiệu lực.
In a December 18 statement, Bishop Thomas Nguyen Van Tan says that he is speaking out because "the voice of power seems to have prevailed over the voice of justice." He decried the "shameless ingratitude" of public officials who have seized property where the Church has, for years, housed and educated orphans.
Below is the full text of his letter:
Vinh Long, 18th of December 2008
To priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese.
Dear Brothers and Sisters in Christ,
Seven months ago, on May 18, I raised my voice to attract the attention to the grievance of Sisters Saint Paul of Chartres, of you, and of myself after the government of Vinh Long province had announced on May 9 their decision to build a hotel on the sisters’ land at 3 To Thi Huynh Street (formerly known as Nguyen Truong To Street) where located their monastery which had been destroyed since 1993.
Today, I have to raise my voice again after the announcement of the government of Vinh Long province on Dec. 12 to build on the land “a public square to serve common benefits” (Statement No. 163/TB-UBND Dec. 12, 2008).
It is so embittered for the sisters, for you, and for me, too. How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into “training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country”? How we can help not to feel painful to see the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years serving the poor and the unfortunate? How sad to see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century. And how sorrowful to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining.
Maybe my voice today is just “a voice in a desert” (Mt 3:3) as the voice of the power seems to prevail over the voice of justice, of conscience, especially in an era where material things supersede morality, charity and justice. However, I still have to raise my voice so that future generations won’t condemn us as those who have eyes but do not see, ears but do not hear, and a mouth but do not dare to speak.
In the communion of the Catholic Church, I earnestly ask you to keep praying for the diocese and our brothers and sisters who have to face these difficulties.
As we celebrate this Christmas, let us earnestly implore our God and Savior grant unto the world His true peace, a peace in its fullness that is based on justice and morality.
In Christ,
+ Bishop Thomas Nguyen Van Tan
Bishop of Vinh Long
© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Hanoi (AsiaNews) - Com’è triste vedere suore diffamate per “giustificare” l’appropriazione del loro orfanotrofio, amorevolmente tenuto per 31 anni, e trasformarlo in un luogo di svago. Scrive così il vescovo di Vinh Long, mons. Thomas Nguyen Van Tan in una lettera del 18 dicembre, indirizzata ai sacerdoti, i religiosi e i laici della sua diocesi.
Il vescovo si riferisce a quanto sta accadendo alle Suore dela carità di San Vincenzo de Paoli, congregazione di origine francese, presenti a Vinh Long – 160 chilometri a sud di Ho Chi Minh City - dal 1871. Fino al 1975 le suore hanno mantenuto nella via To Thi Huynh della città un grande complesso usato come convento e come orfanotrofio. Nell’aprile del ’77, per “trasformare la società verso il socialismo”, le autorità hanno varato una politica di requisizione di terre ed edifici. Il 6 settembre 1977 essi hanno requisito il convento e l’orfanotrofio delle suore, mandando via i giovani ospiti e perfino i bambini handicappati. Secondo la risoluzione 1958 del Comitato del popolo di Cuu Long, la provincia in cui si trova Vinh Long, il convento e l’orfanotrofio venivano espropriati per essere usati come “ospedale pediatrico e ospedale per la provincia”. Ciò che non è mai avvenuto.
Le religiose, però, non hanno mai smesso di chiedere la restituzione del loro complesso. Ora, per giustificare la trasformazione dell’ex orfanotrofio in un albergo a quattro stelle, le autorità accusano le suore di “aver educato una generazione di giovani sfortunati ad essere una forza antirivoluzionaria da opporre alla liberazione del Paese”.
“E’ così amareggiante – scrive il vescovo, riferendo l’accusa – per le suore, per voi ed anche per me”. “Come possiamo aiutare a non essere addolorati vedendo le suore cacciate via dal loro monastero a mani vuote dopo 31 anni di servizio ai poveri ed agli sventurati? Com’è triste vedere la rovina del monastero che i nostri fratelli e sorelle per più di cento anni hanno contribuito a costruire con incommensurabili sforzi. E com’è penoso vedere un luogo per adorare Dio, per pregarLo, per la formazione spirituale e per offrire il servizio della carità essere trasformato in un luogo per divertirsi”.
“Forse – scrive ancora il vescovo – la mia voce oggi è solo ‘una voce che grida nel deserto’ (Mt 3:3), quando la voce del potere sembra prevalere su quella della giustizia e della coscienza, specialmente in un tempo nel quale le cose materiali rendono superate la moralità, la carità e la giustizia. Comunque, io debbo alzare la mia voce, così che le generazioni future non ci condannino come coloro che hanno occhi, ma non vedono, orecchie, ma non ascoltano, bocca, ma non osano parlare”.
“Celebrando questo Natale – conclude mons. Nguyen Van Tan – ci sia permesso di implorare il nostro Dio e Salvatore di portare nel mondo la sua vera pace, una pace nella sua pienezza, che è basata sulla gistizia e la moralità”.
Hanoi (AsiaNews) - How sad it is to see sisters defamed in order to "justify" the appropriation of their orphanage, lovingly maintained for 31 years, and turn it into a place of amusement. The bishop of Vinh Long, Thomas Nguyen Van Tan, has written in these terms in a letter dated December 18 and addressed to the priests, religious, and lay people of his diocese.
The bishop is referring to what is happening to the Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul, a congregation of French origin, present in Vinh Long - 160 kilometers south of Ho Chi Minh City - since 1871. Until 1975, the sisters managed a large complex on To Thi Huynh street in the city, used as a convent and orphanage. In April of 1977, in order to "transform society toward socialism," the authorities instituted a policy of requisitioning land and buildings. On September 6, 1977, they requisitioned the convent and orphanage of the sisters, sending away the young people who were staying there, and even the handicapped children. According to the 1958 resolution of the People's Committee of Cuu Long, the province in which Vinh Long is located, the convent and orphanage were expropriated in order to be used as a "pediatric hospital and hospital for the province." This was never done.
But the sisters have never stopped asking for the restitution of their complex. Now, in order to justify the transformation of the former orphanage into a four-star hotel, the authorities are accusing the sisters of "training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country."
"It is so embittering," writes the bishop, referring to the accusation, "for the sisters, for you, and for me, too. How we can help not to feel painful to see the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years serving the poor and the unfortunate? How sad it is to see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century. And how painful it is to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining."
"Maybe my voice today," the bishop further writes, "is just 'a voice in a desert' (Mt 3:3) as the voice of the power seems to have prevailed over the voice of justice, of conscience, especially in an era where material things supersede morality, charity and justice. However, I still have to raise my voice so that future generations won’t condemn us as those who have eyes but do not see, ears but do not hear, and a mouth but do not dare to speak."
"As we celebrate this Christmas," concludes Bishop Nguyen Van Tan, "let us earnestly implore our God and Savior grant unto the world His true peace, a peace in its fullness that is based on justice and morality."
The wooden building had been constructed by the Vietnam Good News Mission and Church, a congregation comprised of over 500 Hmong Christians. The group had fled from persecution in the country’s northwest provinces and moved to the Central Highlands eight years earlier, and had dreamed of building a church where they would be protected from the rain and sun during their times of worship. In September 2008, the congregation had finally assembled enough materials to erect the large building for themselves.
Although many buildings in Vietnam are erected without permits, local authorities accused the Christians of “illegal construction,” despite the fact that the church had attempted to legally register itself for over a year. On December 2, 2008, the government issued a formal decision to demolish the church within two weeks if the Christians would not do so themselves.
A gathering of district officials and demolition workers arrived at the site early on the morning of December 18, 2008 and razed the building while law enforcement beat back hundreds of distraught Christians with cattle prods. Five people were injured at the scene, including a child who suffered a broken arm and a pregnant woman who fainted after being poked in the stomach with an electric prod. By day’s end, another woman who had been badly injured during the incident was not returned to the village, and authorities refused to divulge information of her whereabouts.
Christians in Vietnam routinely suffer under harsh persecution and discrimination, including destruction of their homes and pressure to recant their faith. Earlier in 2008, the country’s Catholic Church also became the object of the government’s violent hostility, after attempting to recover confiscated land and buildings from the authorities.
Christian Freedom International, a U.S. based organization that assists persecuted Christians worldwide, has provided Bibles and relief aid to hundreds of Vietnamese Christians in recent years. To learn more about Christian persecution, visit www.christianfreedom.org.
Pomimo silnych nacisków ze strony wietnamskich władz o przeniesienie kilku redemptorystów z parafii w Hanoi, przełożeni prowincjonalni Zgromadzenia Najświętszego Odkupiciela nie zamierzają tego uczynić. Wzywają natomiast władze do powściągliwości i otwartego dialogu w celu rozwiązania sporów na temat konfiskaty mienia kościelnego.
Redemptoryści od kilku tygodni domagają się zwrotu należących do parafii terenów i chcą zapobiec rządowym planom ich zabudowy. W ich obronie wystąpili parafianie. Ośmiu z nich w pokazowych procesach zostało skazanych na kary od 12 do 17 miesięcy w zawieszeniu za "wywoływanie niepokoju społecznego". Osoby te uczestniczyły w czuwaniu modlitewnym 15 sierpnia br. na bezprawnie zajętej przez władze działce należącej do parafii Thai Ha. Kierownictwo Komunistycznej Partii oskarża kapłanów pracujących w tej parafii o "piętnowanie systemu wymiaru sprawiedliwości w Wietnamie" i zażądało od prowincjalnych władz przeniesienia ich do innych placówek.
Jak podaje CWNews, ojciec Vincent Nguyen Trung Thanh powiedział, że parafianie nie chcą, by zakonnicy zostali usunięci. Jak podkreślił, ojcowie nie uczynili nic wbrew prawu kościelnemu, wręcz przeciwnie - wobec trudności słusznie postąpili. - Stali po stronie biednych i tych, którzy cierpieli niesprawiedliwość - dodał.
W rozmowie z Radiem Wolna Azja o. Nguyen powiedział, że nie spodziewa się, iż relacje Kościół - państwo poprawią się przez uleganie oficjalnym żądaniom władz. Podkreślił, że napięcia między Kościołem a rządem Wietnamu mogą być jedynie rozwiązane na drodze szczerego dialogu.
Inny redemptorysta z Hanoi o. John Nguyen przestrzega, że wrogość rządu wobec Kościoła prawdopodobnie wzrośnie i Kościół musi przygotować się na wzmożoną falę prześladowań. - Boże Narodzenie jest coraz bliżej, a my wciąż jesteśmy na Golgocie w Wielki Piątek - dodał.
(Source: MMP - Nasz Dziennik http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20081220&id=wi12.txt )
Xem hình ảnh
Trở lại với quãng thời gian đã qua, vào tháng 7-2008 một đoàn bạn trẻ VN từ vùng Đông Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn làm trưởng đoàn đi tham dự ĐHGT 2008 tại Sydney có ghé thăm quê hương VN, đợt ghé thăm đó đoàn của Cha Tuấn có đi làm công tác ủy lạo người nghèo tại một số vùng quê VN, trong đó có trại phong Bắc Ninh. Sau chuyến đi đó hình ảnh trại phong và cuộc sống cơ cực của họ đã được truyền tải trên trang http://www.mucvu-borsum.de từ đây những tấm lòng hảo tâm của cộng đoàn Việt Nam trong vùng Đông Bắc Đức lại mở rộng thêm ra để chia sẻ với những bệnh nhân trại phong.
Tôi vinh dự được Cha Tuấn nhờ làm công tác giao liên đổi tiền của quý vị hảo tâm chuyển về thành những gói mì tôm, những tấm áo mùa đông để đem đến chia sẻ với những bệnh nhân trại phong. “Của người phúc ta” câu nói quả phù hợp với hoàn cảnh của tôi trong mỗi lần tôi tới đây nhất là ngày hôm nay. Con số 155 bệnh nhân phong cùi đã in trong đầu tôi bởi mỗi lần lên tôi mua mỗi người 30 gói mì tôm, hôm nay thì mỗi người ngoài 30 gói mì còn có thêm mỗi người 1 cái áo, bởi vì mua áo lên tôi phải hỏi Sr. Xuân trước là số người nam và nữ. Nơi đây cũng xin được nói qua về Sr. Xuân, người đã hơn 20 năm gắn bó sát liền với bệnh nhân phong tại Bắc Ninh. Tin tối nay tôi lên và có cả áo nữa đã đến với các bệnh nhân trong trại, mọi người háo hức chờ đợi, có lẽ hân hoan nhất là 20 em nhỏ vì chiều nay các em đã nhất định không chịu ăn cơm đúng bữa như mọi khi lúc 17h, mà các em ra ngoài cổng nôn nóng đợi chờ. Còn các cụ thì sau bữa cơm chiều đã tập trung đầy đủ ở hội trường từ lúc 18h để đón đoàn trong khi lịch tôi vào là 19h, gọi là “đoàn” nghe cho oai chứ thực ra lần nào tôi tới đây cũng chỉ có mình tôi và Cô Loan.
Cô Loan là một người ngoại đạo nhà chỉ cách trại phong có 3km nhưng không hề biết về nơi này, lần đầu tới trại tôi có rủ Cô đi cùng, tối đó trên đường về Cô mới nói với tôi: “Em không nghĩ lại có những người sống khổ đến thế. Mình sống như vậy thì vô tâm quá, người ta từ Đức quốc mà còn biết đến nơi đây trong khi mình sống cách có 3km mà không hề biết đến”. Kể từ sau đó mỗi lần tôi tới thăm trại Quả Cảm, Cô Loan đều tham gia và có những đóng góp vật chất rất đáng kể. Tôi tới bị trễ 30 phút do phải chờ xe cam nhông chở mì tôm bị kẹt đường. Thấy đèn xe pha vừa tới cổng trại mọi người đã đứng hết ra hành lang để chào đón. Các em nhỏ thì ùa bám theo sau xe và reo lên rồi còn gọi tên tôi rất to nữa, vào hội trường sau câu chào hỏi tôi phải nói ngay lời xin lỗi vì để mọi người phải chờ đợi, từ phía dưới nhiều tiếng nói vọng lên: “Chúng tôi chờ tới đêm cũng được mà, có đoàn tới là chúng tôi vui rồi.”
Tôi nghẹn ngào vì xúc động và cũng không nói thêm được gì nữa ngoài mấy lời chúc, tới lượt Cô Loan khi cầm micrô để nói vài lời chia sẻ với mọi người. Vừa sau câu chào thì Cô đã bật khóc và không nói thêm được lời nào nữa. Sr. Xuân đại diện cho trại phong cám ơn “đoàn” nhờ tôi gửi lời cám ơn Cha Tuấn, cám ơn các vị ân nhân trong cộng đoàn Đông Bắc Đức cho những tấm lòng hảo.
Khi Sr Xuân vừa dứt lời thì có một cụ Bà lên tiếng: “Cho tôi có ý kiến,” cả hội trường chưa ai hiểu điều gì thì Bà nói tiếp: khi chờ “đoàn” tới tôi vừa sáng tác được mấy câu thơ xin được đọc để gửi tặng “đoàn”. Bà được dìu lên trên đứng để đọc vì năm nay Bà đã 73 tuổi nhưng chân bà đã bị tháo khớp được thế bằng chân gỗ, giọng Bà rất khoẻ và lúc trầm lúc bổng khi đọc cho phù hợp với nội dung, một bài thơ rất dài và mộc mạc chứa đầy tình cảm ơn nghĩa.
Thời gian chờ đợi chúng tôi đến thăm quả là dài so với giờ hẹn nhưng với một cảm xúc gắn liền trong lời thơ tâm tình như thế, thì phải cần nhiều thời gian mới sáng tác được, quả là Bà có hồn thơ dồi dào. Cả hội trường im lặng, chúng tôi ngồi nhìn nhau nghẹn ngào không nói được gì khi nghe những lời thơ chân thành đó:
Chú H (tên tôi) Cô Loan đoàn Bắc Đức
Nhân hậu tình thương, xa xôi tối tăm nhật trường tới đây.
Tấm lòng quý giá tốt thay
Đem cho các thứ tận tay dịu hiền
Lại còn an ủi động viên
Những lời thân mật răn duyên ngọt ngào
Chúng tôi cảm động biết bao
Chân thành cảm tạ nói sao hết lời
Mong rằng đoàn lại đến chơi
Giúp cho người bệnh chúng tôi ơn nhờ
Vội vàng có mấy câu thơ
Tình cảm lưu luyến bao giờ đã quên
Những người nhân hậu thảo hiền
Gia đình con cháu như tiên con rồng
Ở đời quý nhất tấm lòng
Hiền lành nhân đức phúc hồng Chúa ban
Gia đình con cháu khỏe ngoan
Làm ăn thịnh vượng giàu sang hơn người
Cuối cùng xin chúc mấy lời
Chúc đoàn mạnh khoẻ vui tươi trẻ nhiều.
Văn nghệ cây nhà lá vườn là phần không thể thiếu trong mỗi lần chúng tôi tới thăm, đặc biệt được nghe hát Quan Họ bởi trại phong nằm trên địa bàn Bắc Ninh là chiếc nôi của dân ca Quan Họ. Chúng tôi ngồi lắng nghe mà quên cả những lo toan hàng ngày trong cuộc sống. Tôi cũng không nghĩ là mình đang ngồi trong trại phong và nhất là lại được nghe chính những người đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo đó thể hiện tài tình. Cảm xúc của tôi khi đó đã như giọt nước tràn ly, Cô Loan thì mắt đã hoe đỏ...
Phần cuối cùng cũng là phần cốt yếu thực tế của hôm nay đó là chương trình phát quà. Hôm nay vui nhất có lẽ là các em nhỏ, câu nói của Ông Bà ngày xưa quả không sai: “Già bát canh, trẻ manh áo mới.” Mỗi người nhận 30 gói mì và 1 chiếc áo. Các em nhỏ thì đã có người lớn nhận mì hộ cho rồi nên các em chỉ nhận áo thôi. Nhận được áo bước ra khỏi cửa là các em vội vàng mặc thử ngay. Một bầu không khí thân thương, vui nhộn và ồn ào hơn một cái chợ, vì có em mặc ngược áo, có em thì đội còn đội mũ mà cứ mặc áo vào thế là áo chui không qua khỏi đầu nên kêu la om sòm. Đứng nhìn các em vui sướng hạnh phúc và cười đùa hồn nhiên trong nét mặt rạng rỡ với chiếc áo mới vừa nhận được, tôi cảm thấy ấm lòng hẳn lại trong cái rét mùa đông.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi có thân xác mạnh khỏe và cuộc sống đầy đủ hơn những người xung quanh tôi đây. Cảm tạ Thiên Chúa đã nhờ bàn tay tôi để chuyển tải những của cải vật chất của quý vị Ân Nhân, những tấm lòng hảo tâm của cộng đồng Việt Nam vùng Đông Bắc Đức tới tận tay các bệnh nhân phong để từ đây tôi có thể hưởng được những phút giây tràn đầy cảm xúc và hạnh phúc trong niềm chia sẻ.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho những quý vị ân nhân, cho những tấm lòng hảo tâm. Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc. Ước gì những việc làm bác ái của quý vị sẽ trở thành những “máng cỏ tình thương” để Chúa Hài Đồng Giêsu đến trú ngụ trong mùa Giáng Sinh này.
Trước khi vào thăm trại phong chúng tôi đi ngang qua tòa Giám Mục Bắc Ninh và có ý ghé thăm Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt vì cha Tuấn nhờ gửi một chút quà cho các bệnh nhân trong 4 trại phong nằm trong địa hạt giáo phận Bắc Ninh. Đức Cha tiếp đón chúng tôi niềm nở và chia sẻ cho biết trong dịp Giáng Sinh này ngài sẽ đến dâng thánh lễ tại trại phong Bắc Ninh, Sóc Sơn, Đồng Lệnh (tỉnh Tuyên Quang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt gửi lời chân thành cám ơn đến tất cả bà con Công Giáo miền Đông Bắc Đức.
Hà Nội, những ngày cuối của Mùa Vọng 2008.
Kẻ Mốt là giáo xứ lâu đời nhất của địa phận Bắc Ninh, nằm ở hữu ngạn sông Thái Bình, thuộc tỉnh Hải Dương, cách Toà Giám mục Bắc Ninh 60 km về phía Nam.
Kẻ Mốt là một trong những giáo xứ có bề dây lịch sử của Giáo hội Việt nam nói chung và của giáo phận Bắc Ninh nói riêng. Vào năm 1841, Đức cha Hermosila Liêm O.P. đã dời tòa Giám mục từ Phố Hiến về đặt tại giáo xứ Kẻ Mốt. Như vậy, Kẻ Mốt đã từng là trụ sở Toà Giám mục của địa phận Đông (1841-1862). Kẻ Mốt cũng đã có Chủng Viện (1841-1883), có các dòng tu và số giáo dân khoảng gần 1000 nhân danh vào thời đó (Xc. Lm Giu se Trần Đăng Can, Những Vị Thánh Tử Đạo Cư Trú Tại Kẻ Mốt, trên http://giadinhbacninh.com). Tuy nhiên, cùng với biến cố di cư ồ ạt vào Nam năm 1954, gần như toàn bộ giáo dân Kẻ Mốt cũng di cư, chỉ còn lại một số ít và cho tới tận nay số giáo dân mới chỉ có được 270 nhân danh.
Nhắc đến Kẻ Mốt, phải nói đến các chứng nhân anh hùng tử đạo. Vào thời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883), cha xứ Kẻ Mốt và Kẻ Sặt là Vinhsơn Đỗ Yến bị bắt và chịu xử trảm ngày 30/6/1838 tại pháp trường ở ngã tư Bình Lao - Hai Dương. Cha xứ Phê rô Nguyễn Văn Tự bị bắt và chịu xử trảm ngày 5/9/1938 tại pháp trường Cổ Mễ (Cống Muối) Bắc Ninh. Cùng bị bắt với cha xứ Phêrô còn có năm chứng nhân anh dũng khác là: PhanXicô Xaviê Hà Trọng Mậu (thầy giảng), Đaminh Bùi Văn Uý (thầy giảng), Tô ma Nguyễn Văn Đệ (thợ may), Augustinô Nguyễn Văn Mới (lao công) và Têphanô Nguyễn Văn Vinh (tá điền), cả năm đều chịu xử giảo (thắt cổ) ngày 19/12/1939 cũng tại pháp trường Cổ Mễ Bắc Ninh.
Kẻ Mốt không chỉ sản sinh ra các anh hùng tử đạo mà còn là nơi che dấu và nuôi dưỡng các Đức cha, linh mục và thầy giảng trong các thời kỳ cấm đạo khốc liệt nhất. Đức cha Hemosilla Liêm đã sống và làm việc ở Kẻ Mốt, Đức cha Berriochoa Vinh và cha Almato Binh đã học tiếng Việt và lẩn trốn ở Kẻ Mốt, cả ba đều chịu tử đạo vào ngày lễ Các Thánh năm 1861, tại pháp trường Năm Mẫu, ngoại thành Hải Dương. Cuối cùng là Thầy Giuse Nguyễn Duy Khang, thầy học tại chủng viện Kẻ Mốt, thầy cũng đã hăng hái phục vụ và bảo vệ Đức cha Hemosilla Liêm và bị xử trảm ngày 6/12/1861 tại pháp trường Năm Mẫu khi thầy mới 29 tuổi. Tất cả các ngài đều được Đức Gioan Phaolô II phong hiển thánh ngày 16/9/1988 cùng với 117 thánh tử đạo Việt nam.
Ngày hôm nay, ghi nhớ 170 năm ngày các thánh tử đạo Kẻ Mốt đợt một và 150 năm của bốn thánh Kẻ Mốt tử đạo đợt hai. Đầu Thánh lễ, Đức cha mời gọi mọi người hãy cùng cầu nguyện cho giáo phận Bắc Ninh, cho giáo phận Hải Phòng vì Kẻ Mốt là giáo xứ giáp danh với địa phận Hải Phòng, cầu nguyện cho giáo phận Thái Bình vì năm thánh cùng chịu tử đạo ngày 19/12/1839 đều quê gốc ở địa phận Thái Bình. Trong bài giảng, Đức cha nhắc nhở bà con giáo dân hãy noi gương đức tin anh dũng của cha ông, sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Tin mừng. Các ngài chấp nhận thối mục đi để cho giáo xứ và giáo phận Bắc ninh, Hải Phòng và Thái Bình có được biết bao nhiêu người Ki tô hữu như ngày hôm nay. Đức cha cũng nhắn nhủ mọi người tham dự Thánh lễ hãy cầu nguyện cùng các thánh tử đạo Kẻ Mốt để gương sáng của các ngài luôn toả sáng trên mọi người, để Thiên Chúa cho thêm nhiều chứng nhân anh dũng trong Giáo hội.
Trước khi nhận phép lành cuối Thánh lễ, đại diện giáo xứ cám ơn Đức cha, các cha và quý khách đã đến hiệp dâng Thánh lễ mứng kính các thánh tử đạo Kẻ Mốt. Đồng thời cũng thỉnh cầu Đức cha một số việc như sau:
1.Xin cho xứ Kẻ Mốt được một năm hồng ân (năm sám hối và canh tân).
2. Xin cho nhà thờ Kẻ Mốt là trung tâm hành hương kính các thánh tử đạo của giáo phận Bắc ninh.
3. Xin cho xứ Kẻ Mốt có cha xứ trực tiếp để lo liệu cho đời sống đức tin và tu bổ nhu cầu vật chất để đáp ứng nhu câu hành hương trong và ngoài giáo phận.
Cuối cùng, nhân dịp lễ Giáng sinh Đức cha cầu chúc mọi người được bình an trong Chúa Giê su Hài đồng. Cũng nhân dịp Giáng sinh, Đức cha đã trao quà Giáng sinh cho những người tàn tật và kém may mắn trong ngày lễ kính mươi một thánh tử đạo Kẻ Mốt hôm nay.
Bắc Ninh, ngày 16.12.2008
Thư Mục Vụ Giáng Sinh 2008
“Ngôi Lời đã làm người, và ở giữa chúng ta.” (Ga 1,14)
“Emmanuen: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” (Mt 1,23)
Kính gửi: Quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và
Cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo phận Bắc Ninh
Lễ Giáng Sinh hằng năm là dịp hết sức trọng đại, mà nhân loại trên khắp năm châu bất kể lương giáo đều hân hoan chào đón Sinh nhật của Con-Thiên-Chúa-làm-người. Hai câu Thánh Kinh trên đây tuyên xưng rằng, nơi Chúa Giêsu Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã đến ở giữa chúng ta và ở cùng chúng ta. Thật ra, Con-Thiên-Chúa-nhập-thể không chỉ đến viếng thăm và cứu độ nhân loại, nhưng còn để nêu gương và chỉ dạy cho nhân loại biết cách sống với Thiên Chúa, biết cách sống với nhau và cho nhau, trong tư cách những người con cái Chúa.
Trong không khí hân hoan mừng Lễ Giáng Sinh năm nay, tôi kêu mời toàn thể đại gia đình Giáo phận - từ quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh, đến mọi thành phần Dân Chúa - dành ít thời gian hồi tâm chiêm ngắm cách sống của Chúa Giêsu Ngôi Lời Nhập Thể, để cùng học nơi mẫu gương sống động của Người cách thức sống với Thiên Chúa và sống với tha nhân hôm nay.
1. Sống khiêm nhường và vâng phục Thánh ý Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Philipphê, thánh Phaolô cho thấy Ngôi Hai đã khiêm tốn vâng phục Ý Cha đến tột cùng nơi mầu nhiệm Giáng Sinh và thương khó: Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang…, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế; hơn thế Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự (Ph 2,7-8).
Noi gương Con-Thiên-Chúa-làm-người, người tín hữu cũng được mời gọi sống khiêm nhường vâng phục Thánh ý Chúa Cha, mỗi người tùy theo bậc sống riêng của mình. Mọi tín hữu đều được mời gọi tuân giữ 10 Điều răn của Chúa và 6 điều răn của Hội Thánh; còn mỗi bậc sống thì lại có những bổn phận và đòi có những hy sinh riêng: các mục tử phải từ bỏ ý riêng để vâng phục ý Chúa thể hiện qua những nhu cầu cấp bách của đoàn chiên và qua sự phân công của Giáo hội; các tu sĩ vâng phục ý Chúa qua sứ mạng do bề trên hợp pháp ủy thác; người giáo dân sống theo ý Chúa tùy theo trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, trong xã hội, trong làng xóm, trong xứ đạo, trong môi trường nghề nghiệp; các chủng sinh, sinh viên và thanh thiếu niên phải sống vâng phục Thiên Chúa qua việc trung tín chu toàn các bổn phận học tập, trau giồi đức tin, đạo đức và các đức tính nhân bản.
2. Sống yêu thương tỏa sáng.Trong suốt cuộc đời trần thế, Ngôi-Lời-nhập-thể luôn biểu lộ một tình yêu thương tỏa sáng. Nơi nào Người hiện diện, nơi đó tình yêu lan tỏa; đến độ mọi người đều tìm đến với Người để được hưởng những hoa trái của tình yêu ấy. Con-Thiên-Chúa thật dễ gần, dễ mến, dễ làm bạn đối với mọi người, kể cả những người nhỏ bé và bị xã hội khinh miệt như các trẻ em, các bà góa, những người mắc bệnh nan y như bệnh nhân phong, những tội nhân công khai như người thu thuế hay người nữ phạm tội ngoại tình… Với tấm lòng yêu thương vô hạn, Chúa Giêsu ra tay chữa lành mọi người bệnh hoạn tật nguyền; giải thoát người bị quỷ ám khỏi xích xiềng của ma quỷ; ban ơn tha tội và phục hồi nhân phẩm cho những tội nhân; Người cũng đã nhìn Phêrô chối thầy bằng ánh mắt thật trìu mến, khiến ông tỉnh thức và khóc lóc ăn năn. Cao điểm tình yêu của Ngôi-Lời-nhập-thể được tỏa sáng ngay trên Thập giá, khi Người cầu xin Chúa Cha tha tội cho cả nhân loại phản nghịch - trong đó có chúng ta - đã tra tay giết Người: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm! (Lc 23,34)
Noi gương Con-Thiên-Chúa-làm-người, mọi tín hữu đều được mời gọi làm cho tình yêu của Người được tỏa sáng trở lại ngay trong đời sống và cách sống của mình. Xã hội chung quanh chúng ta đã có quá nhiều, quá đủ những bất công và thù hận, những vu khống và triệt hạ lẫn nhau; vì thế, sống lòng nhân, bác ái, vị tha theo gương Ngôi-Lời-nhập-thể, là dấu chứng lớn nhất chứng tỏ chúng ta là con cái Thiên Chúa, là Kitô-hữu, tức có Chúa Kitô bên trong mình: Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau (Ga 15,16).
3. Sống phục vụ trong âm thầm.Các Sách Tin Mừng không nói chi tiết về 30 năm Con-Thiên-Chúa sống ở làng quê Nadarét, trước khi đi thi hành sứ vụ công khai. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể học được một bài học lớn lao từ giai đoạn này của Người: đó là sống phục vụ Cha và tha nhân trong âm thầm; là làm mọi công việc nhỏ với một tình yêu lớn. Người ta thường sợ không được thế gian biết đến, không được người đời nhìn nhận công lao của mình; thế mà Chúa Giêsu lại dạy cho biết giá trị không gì có thể sánh được của việc phục vụ trong âm thầm: Đừng để cho tay trái biết việc tay phải làm, hầu cho chỉ một mình Thiên Chúa biết và Người thưởng công cho (Mt 6,3-4.6.18). Được người đời ghi công, hoặc được Thiên Chúa thưởng công, điều nào quý giá hơn?
Đa số chúng ta đều là những con người âm thầm nhỏ bé: một người cha ngày ngày lam lũ ngoài đồng, hay giam mình trong xưởng thợ nhỏ, để kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống gia đình; một người mẹ cặm cụi việc nhà phục vụ chồng con; một học sinh, sinh viên sống và học tập vô danh giữa chúng bạn; một nữ tu, linh mục, một thành viên trong ban hành giáo với trăm việc không tên để phục vụ Dân Chúa mà chẳng ai biết đến… Ngay cả một thiểu số trong chúng ta có thể là “người của đại chúng”, nhưng điều ấy cũng không thể ngăn cản họ có được những khoảng khắc sống phục vụ âm thầm theo gương Con-Thiên-Chúa-làm-người.
Sống phục vụ trong âm thầm và làm việc nhỏ với tình yêu lớn, điều đó vừa giúp chúng ta siêu thoát khỏi những bận tâm về mình, về công trạng hay danh giá của bản thân, để dồn hết sức phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội, phục vụ tha nhân hiệu quả hơn. Phần thưởng lớn lao nhất dành cho những ai sống âm thầm phục vụ, là họ được Thiên Chúa biết đến và được nên giống Con-Thiên-Chúa ở Nadarét ngày xưa.
4. Chú tâm đến việc giáo dục trong gia đình.Khi tôi viết bức thư Mục Vụ giáng sinh này, thì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng vừa gửi đi Thư Mục vụ về Môi trường giáo dục gia đình Công giáo. Nói đến gia đình Công giáo, không thể không nhắc đến gia đình Thánh gia mẫu mực ở Nadarét và các thành viên của gia đình Thánh gia. Quả vậy, Con-Thiên-Chúa-làm-người cũng sinh ra và lớn lên trong một mái ấm, với người cha trần thế là Thánh Cả Giuse và người mẹ nhân loại là Đức Trinh Nữ Maria. Bằng gương sáng đạo đức và bằng lời dạy dỗ bảo ban, hai đấng thánh đã cộng tác với Thiên Chúa Cha trong việc hun đúc nơi con trẻ Giêsu một nhân cách cao đẹp, cả về đời sống nhân bản và đức tin lẫn đời sống xã hội và tông đồ, khiến cho Ngôi Lời Nhập Thể ngày càng lớn thì càng thêm vững mạnh và khôn ngoan, cùng được đầy tràn ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người đời (Lc 2,40 và 52).
Bức thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục nêu bật cho thấy nền tảng căn bản của giáo dục gia đình Công giáo là giáo dục tình yêu, là hun đúc cho con trẻ một nhân cách yêu thương, có khả năng thiết lập tương quan tình yêu với Thiên Chúa và với mọi người. Cũng vậy, bức thư phân tích cho thấy những thách đố lớn lao và có thực đối với gia đình ngày nay, do những biến chuyển của xã hội và thế giới tạo ra như: sự nghèo đói và thất học; nạn bạo hành gia đình; sự gia tăng tội phạm thanh thiếu niên; những suy đồi đạo đức gia đình như ly hôn, sống thử trước hôn nhân hay phá thai; tác động của bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị hóa và tình trạng di dân kinh tế… Tất cả những yếu tố tiêu cực ấy đã tác động không nhỏ đến việc phá vỡ gia đình hạt nhân truyền thống (gồm cha, mẹ và con cái), cũng như tước đoạt khỏi trẻ em quyền được yêu thương, được chăm sóc và được tôn trọng chính đáng của các em. Cuối cùng, bức thư của Hội Đồng Giám Mục cũng chỉ ra những trọng trách cấp bách của giáo dục gia đình Công giáo là: giáo dục đức tin; giáo dục sống bác ái yêu thương; giáo dục sống theo lương tâm và tôn trọng sự thật; giáo dục các đức tính nhân bản; giáo dục biết tôn trọng và bảo vệ sự sống.
Tất cả những yêu cầu trên sẽ không thể nào được thực hiện, nếu chính cha mẹ, thầy cô, và thế hệ đi trước không thực thi trước các giá trị ấy để nêu gương, rồi dùng lời chỉ bảo để dẫn dắt và thuyết phục con cái, học sinh và thế hệ trẻ. Tôi mong ước các linh mục, tu sĩ và các bậc phụ huynh có cơ hội học tập bức thư mục vụ nói trên của Hội Đồng giám Mục, để hiểu rõ hơn trọng trách giáo dục của mình, cũng như nắm vững đường hướng phải theo trong cách giáo dục con cái và thế hệ trẻ trong giáo phận.
5. Chăm lo phần rỗi cho mọi người. Con-Thiên-Chúa-nhập-thể không chỉ chăm lo cho những nhu cầu thể xác của con người: đó chỉ là công việc trước mắt. Còn mục tiêu tối hậu của mầu nhiệm giáng sinh là để cứu độ nhân loại, tức là dạy cho họ nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, thi hành đường lối của Chúa và sống đúng nhân phẩm của mình trong đời sống hiện tại, nhờ đó mỗi người cảm nếm được ngay từ bây giờ sự bình an và niềm vui như Chúa Giêsu từng kinh nghiệm trong cuộc sống trần gian, và sau này được cùng Người hưởng hạnh phúc sung mãn đời đời bên Thiên Chúa.
Qua việc lãnh nhận bí tích rửa tội, người tín hữu cũng được mời gọi trực tiếp hay gián tiếp chăm lo phần rỗi của tha nhân, đặc biệt là phần rỗi của các anh chị em chưa biết Chúa và của những người mà chúng ta chịu trách nhiệm: cha mẹ thì có bổn phận chăm lo và dìu dắt phần linh hồn cho con cháu; thế hệ trước thì phải truyền dạy đức tin cho thế hệ sau; giáo sĩ và tu sĩ thì được Chúa kêu gọi lo việc mục vụ cho toàn thể dân Chúa; người có đạo thì phải giới thiệu Chúa cho người ngoại đạo… Có nhiều phương cách cộng tác vào việc chăm lo phần rỗi của tha nhân: đơn giản nhất và phù hợp với mọi người là bằng lời cầu nguyện, bằng đời sống công bình yêu thương, bằng lời khuyên nhủ và gương sáng đạo đức; xa hơn là bằng việc tham gia các công tác mục vụ và phượng tự của giáo họ, giáo xứ, hay giáo phận; hay cộng tác vào các hoạt động giáo dục đức tin hoặc truyền giảng Tin mừng. Như thế, dù ở bậc sống hay cương vị nào, mỗi người chúng ta đều được mời gọi cân nhắc xem, tôi có thể và tôi nên làm gì hơn để chăm lo phần rỗi linh hồn cho những người tôi coi sóc, và cho những anh chị em sống gần bên tôi nhưng chưa được biết Chúa?
Ước gì việc suy nghĩ và cầu nguyện với các bài học sống động của Chúa Giêsu Ngôi Lời Nhập Thể, sẽ giúp mỗi linh mục, tu sĩ, chủng sinh và mỗi tín hữu canh tân đời sống đức tin và tông đồ của mình, sao cho dịp lễ Giáng Sinh này không chỉ trôi qua với những lễ hội hoành tráng bên ngoài, nhưng để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm bên trong, và làm trổ sinh nhiều ơn ích thiêng liêng trong đời sống và việc phục vụ của mỗi người. Cùng với bức thư mục vụ Giáng sinh này, tôi cũng muốn gửi đến toàn thể quý linh mục, quý cụ ông cụ bà, quý tu sĩ nam nữ và chủng sinh, quý ban hành giáo của các giáo xứ, giáo họ trong Giáo phận, cũng như đến từng ông bà, anh chị em thân thương trong đại gia đình Giáo phận, lời nguyện chúc một Mùa Giáng Sinh tràn đầy thánh đức và sức sống mới của Ngôi-Hai-làm-người vì nhân loại!
Đồng thời, tôi cũng gửi lời chúc mừng Giáng Sinh đến toàn thể anh chị em lương dân đang tham dự Thánh Lễ trọng đại này. Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn phúc lành trên anh chị em và gia đình, vì tất cả nhân loại - không trừ một người nào - đều được Thiên Chúa yêu thương và ban ơn cứu độ, như lời của các thiên thần loan báo trong đêm giáng sinh ngày xưa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương!” (Lc 2,14)
Mừng Chúa Giáng Sinh 2008,
Giám mục Giáo phận Bắc Ninh
Kontum, ngày 20 tháng 12 năm 2008
Kính gửi: Quý Cha
cùng toàn thể Gia đình Giáo phận Kontum.
Anh chị em thân mến,
Đại lễ Chúa Giáng Sinh 2008 đã tới. Người người nô nức đón mừng. Tôi xin cùng anh chị em ca vang sứ điệp “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2,14). Chính Hài nhi Giêsu là vinh danh của Thiên Chúa và là bình an cho người thế. Mỗi kitô hữu chúng ta cũng được mời gọi trở nên hình ảnh sống động, trung thực và trọn vẹn của sứ điệp bất hủ này.
Vâng, khắp nơi đang nô nức chuẩn bị đón mừng Ngày Đấng Cứu Thế giáng trần. Đối với nhiều người đây mới chỉ là một lễ hội, một dịp vui để nghỉ ngơi và mua sắm. Nhưng nhiều nơi trên thế giới trong những ngày mừng lễ này, các trẻ em từng nhóm đi hát thánh ca cùng gõ cửa lòng người, nhắc nhở mọi người trên hè phố, trong xóm làng biết nghĩ đến người khác như Hài Nhi Giêsu, qua việc chia sớt của cải giúp nâng cao đời sống người nghèo trên thế giới. Còn chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh này như thế nào?
Là người kitô hữu, chúng ta có vinh dự và nhiệm vụ sống đúng ý nghĩa của ngày trọng đại này, đồng thời giúp mọi người chung quanh cũng nhận ra ý nghĩa đích thực của nó. Một hang đá có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu tượng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ. Cuộc sống và con người chúng ta cũng có thể trang trí mọi kiểu, tích lũy mọi sự, nhưng chỉ thực sự là người, là anh chị em với mọi người, là người con Chúa, là hang đá sống, khi chúng ta để cho Chúa ngự trị và làm chủ trong chúng ta, để bất kỳ ai tiếp cận với chúng ta đều “thấy”, đều “gặp” và đều “tin theo” Chúa như các mục đồng và các nhà đạo sĩ xưa tại Bethléem.
Nguyện chúc Quý Cha và toàn thể gia đình giáo phận cùng các thân ân nhân một Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2009 Kỷ Sửu chan hòa ân sủng và bình an của Chúa Hài Đồng. Xin cầu chúc cho nhau trở thành những hang đá sống động.
Hân hoan chúc mừng,
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
Những thông tin trên mạng mấy hôm nay đã làm nhiều người thổn thức. Thổn thức vì những nữ tu bé nhỏ đang ngày đêm chịu trận với việc đòi lại công lý, sự thật thông qua việc đòi lại mảnh đất là cơ sở của Dòng Nữ tử Bác ái đã và đang bị manh tâm chiếm đoạt bởi chính quyền. Thổn thức bởi công lý, sự thật lại ngang nhiên bị chà đạp. Tài sản ngang nhiên bị cướp bóc.
Xin xem hình ảnh các nữ tu đối diện với công an Saigòn
Thật ra, việc đất đai, tài sản bị chiếm đoạt thì chúng tôi không lạ, trên đất nước này, có mấy nơi, có mấy giáo xứ, giáo họ không bị hậu quả của chính sách chiếm đoạt đất đai, mượn, vay… nhưng quên trả từ trước đến nay của chính quyền.
Cũng thường thấy ở đất nước này, có nhiều dạng vay mượn khác nhau. Nhưng cái kiểu mượn rồi lấy luôn thành của mình, chỉ bởi vì mình có sức mạnh hơn kẻ bị hại, thì đó được gọi là “xin đểu”. Tiếc thay, cái kiểu xin đểu đó vẫn còn quá nhiều trong xã hội chúng ta. Và có thể có những khi nó đã được “luật hóa”.
Ở những nơi tôi đã đến, tôi đều thấy có những bức xúc, vướng mắc và những hậu quả của chính sách chiếm đoạt đó đã làm mòn mỏi, làm hư hao và kiệt quệ các giáo xứ, giáo họ và các dòng tu.
Nhất là ở Tổng Giáo phận Hà Nội chúng tôi vừa qua, những bài học đau đớn còn đó. Tất cả nỗi đau đớn, những nhục nhã, những khó khăn, chúng tôi từ những giáo dân bé mọn đến các vị chủ chăn đều đã nếm trải một cách bất công và phi lý.
Đòn đau nhớ đời, cha ông chúng ta đã dạy thật là chí lý. Dù những lời ngon ngọt đầu môi, nhưng tâm địa độc ác vẫn không dứt, thì tất cả chỉ là sự dối trá và lừa lọc. Những điều đó, người Công giáo chúng ta không được phép thỏa hiệp.
Thời gian qua và nhất là những ngày qua, luôn theo dõi tin tức của Dòng Nữ tử Bác ái, chúng tôi hết sức xót xa và muốn qua đây gửi vài lời đến các nữ tu, những người đã tận hiến đời mình để phục vụ Thiên Chúa qua tha nhân.
Chúng tôi xót xa, khi mà cả nhân loại đang nô nức đón mừng một mùa Giáng Sinh an bình, hạnh phúc và đầy hồng ân Chúa Hài đồng, thì nơi đất nước chúng ta, có những nơi còn lạnh lẽo hơn máng cỏ. Đó là nơi các chị đã nằm để nói lên ý nguyện bảo vệ tài sản của mình.
Máng cỏ Chúa Hài đồng năm xưa lạnh lẽo giữa đêm đông, khi chỉ có một ít người được Thiên thần báo mộng, một số mục đồng đến được với Người để sưởi ấm tâm hồn của trẻ mới sinh. Nhưng các nữ tu hôm nay, còn lạnh lẽo hơn, bởi những thông tin được đưa đến đầy đủ cho mọi người không cứ nơi đâu, nhưng họ vẫn cô đơn và bất lực.
Giữa xã hội ồn ào tấp nập, các chị càng thấy mình bất lực, nhỏ bé hơn nhiều trước bạo quyền và bao mưu chước của người đời tham lam và quỷ quyệt. Nhưng đau xót hơn, lại là việc các chị đang rất cô đơn trước những mưu đồ đen tối và chính sách bất công vô lý với mình.
Chúng tôi cũng đã đi qua những tháng ngày gian khó đối mặt với bạo lực, với đủ loại mưu mô nhưng chúng tôi đã thấy được tình yêu của Thiên Chúa đổ xuống cho chúng tôi qua giáo hội của Ngài. Chúng tôi có một chủ chăn kiên vững, một cộng đồng dân Chúa hiệp nhất và biết hi sinh.
Ở đây, chúng tôi đã có những nguồn động viên to lớn từ khắp nơi trên đất nước và toàn thế giới. Khi ánh sáng văn minh nhân loại chiếu vào, đã làm cho những đau khổ, những âm mưu, những dã tâm và những tình thân ái được rõ ràng hơn. Qua đó, nỗi đau được chia sẻ, niềm vui được nhân lên trọn vẹn.
Nghe những tin tức, những tiếng kêu của các chị vang lên từ lâu giữa cộng đồng dân Chúa Sài Gòn hơn 1 triệu người Công giáo mà chưa thấy những tiếng đồng lòng đáp lại, tôi thấy lạnh người về sự vô tâm, tôi thấy xót xa cho một nghĩa của từ Thông công và Hiệp nhất trong giáo hội.
Đâu rồi các cộng đồng dân Chúa? Những con người kia, những nữ tu này có là những tín hữu, những người anh em của chúng ta không? Những tiếng kêu của họ, có phải là tiếng kêu gọi của lương tâm mọi người phải đáp lại bằng Công lý và Sự thật mà Chúa đã kêu mời?
Đâu rồi những người có lương tâm của đất nước? sao lại im lặng trước sự chà đạp lên Công lý và Hòa bình? Những trí thức của Tổng Giáo phận ở đâu, những hành động bỏ mặc nạn nhân đau khổ trong cô đơn như hôm nay, có làm tâm hồn các vị thanh thản?
Đâu rồi hàng giáo phẩm của Tổng giáo phận, các chủ chăn của Chúa, những người thợ gặt được sai đi. Họ còn có ở Thành phố Sài Gòn này không? Hay tất cả đã đi vắng? Tôi nghĩ là không, họa chăng chỉ có tâm hồn và sự quan tâm đến các cộng đồng bé nhỏ đã đi vắng mà thôi.
Nếu vậy, các vị định dạy những gì cho người khác về lòng nhân ái và tình thương yêu? Liệu có mấy ai dám tin những lời nói hoa mỹ mà không có những hành động cụ thể, thế giới này đã quá sợ hãi với những lời nói và việc làm luôn đi hai ngả.
Ngày xưa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói: “Đừng nghe lời Cộng sản nói, hãy xem việc Cộng sản làm”. Câu nói đó thiết nghĩ không phải chỉ áp dụng cho mỗi người Cộng sản mà thôi.
Phải chăng những ngày này, các vị đang bận rộn với cây thông Noel hay những buổi mừng vui, chúc tụng với muôn lời hoa mỹ mà quên đi rằng Thiên Chúa sẽ chẳng có niềm vui nào khi chúng ta quên mất những tha nhân bên cạnh chúng ta. Đây là khi Chúa đói mà họ quên cho Chúa ăn, Chúa rách rưới đói rét mà họ quên mất việc cho Chúa được no ấm?
Thưa các nữ tu,
Thật chẳng có lời nào có thể nói hết được qua mấy dòng chữ này. Nhưng qua đây, một tấm lòng từ phương bắc xa xôi cũng như muôn vạn tấm lòng khác gửi đến quý vị những lời chia sẻ và hiệp thông sâu sắc.
Chúa sắp Giáng trần, cầu xin Người xuống để đem lại cho nhân loại Hòa bình và Tình yêu thương đến với quý vị.
Cầu cho quý vị, các nữ tu luôn anh minh và bền vững, luôn được Chúa quan phòng
Hà Nội, Ngày 20 tháng 12 năm 2008
Các nhà lãnh đạo này còn kêu gọi các viên chức chính quyền tự chế và thực hiện những cuộc đối thoại cởi mở để giải quyết những vụ tranh chấp liên quan tới chuyện tịch thu tài sản của Giáo Hội.
Tin của Catholic World News và của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam cho hay Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành nói rằng ông sẽ không tuân thủ yêu sách của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đòi thuyên chuyển một số linh mục bị giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam tố cáo là đã nhạo báng hệ thống tư pháp tại Việt Nam.
Hôm 12 tháng 12 vừa rồi, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, đã gửi một văn thư tới Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Linh Mục Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, yêu cầu giáo dục và thuyên chuyển tức thời các linh mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật và Nguyễn Ngọc Nam Phong ra khỏi địa phận Hà Nội.
Lá thư của ông Thảo nói rằng vụ thuyên chuyển này là một điều kiện cần thiết để cải thiện mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước. Linh mục Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cho hay ông không có lý do nào để thuyên chuyển các linh mục vừa được nêu tên, vì theo ông, các vị này không làm điều gì ngược lại với luật lệ của Giáo Hội.
Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành nói thêm rằng các linh mục bị buộc tội còn là những người đã thi hành công tác một cách tốt đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn, luôn luôn đứng về phía người nghèo và những người chịu cảnh bất công.
Theo Linh Mục Phạm Trung Thành, khi phản kháng vụ xử 8 tín đồ từng tham dự các vụ cầu nguyện để phản đối bên ngoài tu viện, các giáo dân thuộc Dòng Chúa Cứu Thế không hề nhạo báng tòa án, mà chỉ nói lên sự thật.
Linh mục Phạm Trung Thành không nghĩ rằng mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước lại có thể được cải thiện qua việc tuân thủ yêu sách của các viên chức chính phủ. Theo ông, tình trạng căng thẳng giữa Giáo Hội và chính phủ Việt Nam chỉ có thể được giải quyết qua các cuộc đối thoại chân thật.
Một linh mục khác của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội cảnh báo rằng thái độ gây hấn của chính phủ đối với Giáo Hội có thể sẽ gia tăng. Linh mục John Nguyễn nói rằng Giáo Hội cần chuẩn bị để đương đầu với nhiều hành động ngược đãi khác nữa.
1. Chính trị
Là thủ đô và là nơi bộ máy các cơ quan cao nhất của nhà nước đặt trụ sở, là trung tâm chính trị của cả nước nên Hà Nội tập trung mọi nhân lực, vật lực và tất cả các thủ đoạn không kể chính tà miễn là có hiệu quả để đảm bảo an ninh cho các cơ quan Trung ương và bộ máy chính trị, tạo nên một hình ảnh Hà Nội hoà bình và ổn định trước con mắt bạn bè thế giới. Thế nhưng bao nỗ lực xây nhà trên cát đó của chính quyền đã bị phá sản bởi những mâu thuẫn nội tại bên trong thể hiện qua các cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các Quan; các cuộc đàn áp dã man của chính quyền đối với những người yêu nước biểu tình chống xâm lược trước Đại sứ quán Trung Quốc, đối với những giáo dân cầu nguyện tập thể cầu cho công lý và hoà bình, đối với các cuộc biểu tình đòi đất đai bị chiếm dụng trái phép của những người dân…Qua những việc làm đó chứng tỏ rằng Hà Nội là một thành phố Hoà bình giả tạo; một trung tâm đàn áp tôn giáo; một nơi các cuộc thanh trừng tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng cộng sản đang diễn ra gay gắt và không khoan nhượng; một nơi không có dân chủ, không có tự do; một nơi biểu hiện của sự độc tài độc đảng, nơi mà những kẻ mang tiếng là tôi tớ nhân dân nhưng lại cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân, hà hiếp nhân dân; một nơi mà có những cái miệng hứa bừa và luôn chối cãi lấp liếp những việc làm sai trái trước toàn nhân dân và thế giới…
2. Về kinh tế
Là thủ đô và là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước nên Hà Nội không thể tránh khỏi hai vấn đề nóng bỏng của nền kinh theo định hướng XHCN là nhập siêu và lạm phát vượt mốc trên 30%(tin từ www.ktdt.com.vn); khủng hoảng địa ốc đã làm cho không ít người điêu đứng bởi họ đã vô tình hoặc cố ý ôm phải những lô đất tại một nước nghèo trên thế giới nhưng lại có giá đất cao vào loại “Khủng” nhất thế giới. Sau cơn đại hồng thủy đầu tháng 11/2008, Hà Nội chết vài chục người (theo BBC thì 17 người chết và mất tích); thiệt hại về kinh tế theo đánh giá sơ bộ hơn 5000 tỷ đồng; nhiều gia đình bị mất nhà cửa; hoa màu mất trắng; các nhà máy xí nghiệp, nhà kho bị ngập…nhưng có đồng chí của chúng ta cho đây là “Cuộc tập dượt” của nhân dân Thủ đô, đồng thời cũng nhân sự kiện này có quan nhà ta lại còn lên tiếng mắng mỏ nhân dân là ỷ nại, chờ trên xuống cấp cho cái nọ cái kia…gần đây thanh tra nhà nước mới phanh phui ra vụ Vinaconex có một loạt bê bối sai phạm có hệ thống, có tổ chức trong quản lý kinh tế, quản lý xây dựng của Thành phố từ năm 2005 mà cho đến nay mới phát hiện ra gây thiệt hại vài nghìn tỷ đồng cho Ngân sách nhà nước. Chắc chắn trong những sai phạm to lù lù như vậy đồng chí Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo cùng bộ xậu với con mắt tinh tường không thể không biết được.
3. Về Pháp luật
Trong năm qua, Hà Nội được cả nước và cả thế giới biết đến với những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của những người đặt ra pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật:
- Đầu tiên phải kể đến là vụ đàn áp những giáo dân cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình. Với việc nuốt không trôi hai mảnh đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng chính quyền Hà Nội đã sử dụng mọi biện pháp đê hèn chưa từng có trong lịch sử loài người như sử dụng lực lượng vũ trang, cảnh sát, dân phòng, chó nghiệp vụ, xì ke, mà tuý và du đảng, gái điềm, các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, UBMT tổ quốc, thương binh, Đoàn thanh niên và hơn 700 cơ quan báo chí đàn áp, bắt bớ, đánh đập, bôi xấu, mạ lỵ, truy tố và xét xử hòng trả thù những người giáo dân đã dám đấu tranh bảo vệ Công lý và sự thật. Với danh nghĩa Nhà nước mà lại đi sử dụng những thủ đoạn đê hèn trái pháp luật để cướp đoạt đất đai của nhân dân để làm các công viên rồi sử dụng những công cụ để lăng mạ, đàn áp họ một cách không có lương tri con người. Thử đặt câu hỏi rằng tại sao nếu là lo cho dân có chỗ thư giãn, nghỉ ngơi thì các như ông Nguyễn Thế Thảo và ông Nguyễn Đức Nhanh không lấy đất của nhà mình hoặc của anh em mình mà làm công viên mà lại đi lấy của người khác?; tại sao khi lấy đất đai của nhà thờ để làm công viên mà không có đền bù cho họ?; việc tiến hành xây dựng vội vã hai công viên mà không tuân thủ các qui định về qui hoạch xây dựng, thiết kế thi công nên phải phá đi làm lại nhiều lần gây tổn thất lớn lao cho nhà nước thì ai chịu trách nhiệm đây?; tại sao lại phải sử dụng một lực lượng hùng hậu để đàn áp những người giáo dân cầu nguyện ôn hoà?...
- Thứ hai là vụ truy tố và đưa ra xét xử 02 nhà báo vì họ đã có công phát hiện, đưa ra ánh sang một tập đoàn tham nhũng có hệ thống của các quan PMU18. Việc làm này đã thể hiện sự bất lực của bộ máy hành pháp trước bọn tội phạm có chức có quyền; một sự sỉ nhục lớn đối với nền lập pháp và hành pháp của Việt Nam; một cái tát đau đớn cho hệ thống chính trị của Đảng cộng sản luôn được rêu rao bằng tiêu đề Dân chủ, văn minh, pháp chế XHCN. Đồng thời, qua đó cũng lộ rõ bộ mặt thật của nền báo chí truyền thông là một bọn theo đóm ăn tàn, bán miệng buôi trôn, vì miếng cơm manh áo, vì ích kỷ cá nhân mà không dám hé miệng bảo vệ đồng nghiệp vì lẽ phải mà thiệt thân!
- Thứ ba là những việc làm trái qui định trong quản lý qui hoạch xây dựng đô thị, quản lý kinh tế của Tổng công ty Vinaconex mới bị thanh tra Chính phủ phát hiện mà những vi phạm đó kèo dài từ năm 2005 đến nay ngay trước mũi UBND thành phố Hà Nội gây thiệt hại vài nghìn tỷ đồng mà các Bác Nghị, bác Thảo vẫn im phăng phắc như không hề biết!. Theo báo tuổi trẻ online ngày 20/12/2008 thì Tổng Công ty Vinaconex đã có những việc làm như xác định giá trị doanh nghiệp không đúng với giá trị thực của doanh nghiệp; tự ý xây dựng cho thuê nhà trái phép; không kê khai các khu đất vào trong sổ sách kế toán; báo cáo tài chính của một số đơn vị thành viên Tổng Công ty không đúng sự thật. “…Theo tính toán của cơ quan thanh tra, nếu áp dụng khung giá đất của UBND TP Hà Nội vào năm 2005 thì giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) với diện tích xây dựng vi phạm quy hoạch lên đến 84 tỉ đồng. Vinaconex còn bán, cho thuê diện tích gần 13.000m2 tại tầng 1 các tòa nhà chung cư cao tầng, nhà văn phòng, cửa hàng cho các cá nhân, tổ chức không qua đấu giá thu về 230,6 tỉ đồng. Việc làm này không đúng thẩm quyền, vì tầng 1 các tòa nhà chung cư cao tầng này thuộc quyền quản lý của UBND TP Hà Nội….thanh tra kiến nghị giao Bộ Tài chính thu hồi của Vinaconex và các đơn vị thành viên số tiền 1.400 tỉ đồng trả lại ngân sách nhà nước; đồng thời chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Thanh tra cũng kết luận: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinaconex và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm về những thiếu sót, vi phạm. Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót, vi phạm trong việc thẩm định, công bố, phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án CPH của Vinaconex. UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm do việc thiếu kiểm tra, giám sát, không có biện pháp xử lý những vi phạm liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất và bán tài sản tại khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính.”(theo báo tuổi trẻ online).
Trong các việc làm vi phạm pháp luật trên, tôi chắc chắn rằng các bác lãnh đạo của UBND thành phố Hà Nội không thể chối cãi rằng mình không biết việc làm sai phạm đó được! Vì tổng Công ty Vinaconex là đơn vị đóng chân trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc cấp đất và phê duyệt các dự án xây dựng cho Vinaconex là chính các quan Hà Nội thực hiện, kiểm tra nên phen này bản báo cáo thành tích của các quan ắt hẳn sẽ rất hay khi mà có nhiều chuyện để bàn về các sai phạm chết người này(đặc biệt là việc Vinaconex tự ý cho thuê tầng 1 của các khu nhà chung cư. Vì nó thuộc quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội). Không hiểu Bác Nghị và bộ xậu có được hưởng tài lộc nhiều không từ những việc làm trên của Vinaconex?.
4. Về Văn hoá
Đây là thành tích cũng không kém phần tự hào của các quan chức Hà Nội nhà ta. Năm 2008 là một năm đặc biệt về văn hoá của Hà Nội cụ thể:
- Cả nước và đặc biệt là nhân dân thủ đô đang xôn xao lo lắng cho trình độ nhiệp vụ kiến trúc sư của ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Bởi vì với con mắt nghề nghiệp của ông thì cần phải xây thêm công viên cho nhân dân hưởng thụ nên bất luận việc chiếm đất của giáo dân có đúng pháp luật hay không nhưng vẫn phải có công viên bất đắc dĩ cho dân hưởng thụ cho dù công viên đó có đẹp và mang lại nhiều lợi ích văn hoá hay không thì mặc kệ nó. Kế đó là việc để cái chợ có tên 19-12 (chợ âm phủ) lụp xụp ở giữa thủ đô văn minh là trông rất vướng mắt. Cần phải đập nó đi và xây vào đó cái trung tâm ăn chơi nhảy múa cho tụi trẻ để tụi nó có chỗ mà lắc mà hút hít. Với lại thời đại bây giờ nhân dân phải đi mua sắm ở các Trung tâm thương mại đắt đỏ chứ đi cái chợ lụp xụp để làm gì. Cần phải phá bỏ chợ 19-12 đi mà xây dựng lại cho đẹp cảnh quang đô thị, xứng tầm với nét văn minh hiện đại của Thủ đô. Chẳng cần giữ lại làm gì mất cái nét văn hoá truyền thống, nét đẹp cổ xưa gì cả mặc kệ lũ ăn không ngồi rồi ý kiến này nọ kia.
- Hà Nội vốn nổi tiếng là thanh lịch và có văn hoá. Người tràng an biết cách đối nhân xử thế. Thế nhưng các đồng chí lãnh đạo của chúng ta xử sự luôn thiếu văn hoá, thiếu hiểu biết. Cụ thể qua cách hành xử của UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo báo chí cắt xén lời phát biểu tâm huyết của Đức TGM Ngô Quang Kiệt để bôi xấu, mạ lỵ Ngài trước cả nước; việc ông Chủ tịch UBND thành phố đã vênh vang thay mặt nhân dân thủ đô triệu tập lãnh đạo các Đại sứ quán của các nước đến UBND thành phố hôm 15/10/2008 để thông báo về sự vi phạm của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt mà không biết rằng mình đã vi phạm sự vượt cấp về thẩm quyền và quan trọng hơn đã nhục mạ các nhà ngoại giao của các nước. Sự thiếu văn hoá ngoại giao của vị chủ tịch đáng kính của chúng ta đã làm chỉnh phủ ta bị liên minh Chân âu EU tát cho một cái giữa mặt thông qua việc ra “Nghị quyết về Hiệp định mới về Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam và về Nhân quyền” đã được thông qua với đa số phiếu 479/21 trong phiên họp của Nghị viện châu Âu tại Strasbourg.
- Qua việc đồng chí Bí thư thành uỷ thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị chửi bới, nhục mạ nhân dân trong buổi trả lời phỏng vấn của báo chí hôm đầu tháng 11/2008. Quan Nghị cho rằng nhân dân bây giờ ỷ nại không chịu làm việc cứ chờ trên xuống cấp cái nọ cái kia. Một câu nói để đời cho Quan nghị và đội ngũ lãnh đạo cộng sản. Nó thể hiện sự thiếu văn hoá, thiếu đạo đức của quan chức cộng sản; nó thể hiện sự bất trung (vì không biết đặt trọng trách quốc gia lên hang đầu), bất nghĩa (vì là người lãnh đạo không biết lo cho dân trong cơn hoạn nạn), bất nhân (vì không có lòng thương xót nhân dân, thườn người khốn khổ); bất hiếu (vì coi nhân dân là cha mẹ mình mà chẳng có long hiếu thảo) của một tên tham quan ngu dốt.
Tản mạn những mảnh ghép thành tích trên và còn bao thành tích bất hảo khác nữa của các quan trong UBND thành phố của chúng ta. Thấy kém miếng khí chịu với những thành tích của các quan Hà Nội. Các quan thành phố Hồ Chí Minh cũng đang học tập và cố gắng hoàn thành cái thành tích ăn cướp của UBND thành phố Hà Nội để thực hiện cướp đất của các Sơ dòng Nữ tử bác ái Vinh Sơn tại 32Bis Nguyễn Thị Diệu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Là những người dân, chúng ta sẽ đánh giá làm sao về những thành tích bất hảo của một tập đoàn ngu dốt nhưng thừa sự hung hăng, ngạo mạn coi thường kỷ cương phép nước ? Liệu nhân dân có còn tin tưởng để tín nhiệm họ nữa không? Thế giới có còn tin tưởng mà thiết lập các quan hệ bang giao nữa hay không?...
CTV. C.Ss.R
Có dư luận cho rằng chính quyền đang lái sự chú ý của dư luận để cho chìm xuồng vụ ăn hối lộ bị cúp ODA “thí Sỹ cứu … ai ?”
Cũng đáng lo ngại vì tình hình cứ theo chiều hướng này không biết còn bao nhiêu nhà thờ, dòng tu hay cụ thể hơn là những tài sản của Giáo hội sẽ bị “trưng dụng” nữa đây ?
Phải chăng Giáo hội Việt Nam đang phải trả giá cho những buổi cầu nguyện, hiệp thông bầy tỏ sự ủng hộ và đoàn kết cho cuộc hành trình đi tìm công lý sự thật của Giáo Xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ ( Hà Nội ) ?
Nếu quả thật sự việc diễn ra đúng như vậy thì chắc rằng sẽ còn nhiều vụ tiếp theo mà đối tượng phải gánh chịu sự trả đũa của chính quyền không ai khác đó là Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Tình hình sẽ trở nên đáng lo ngại hơn cho những người Công giáo, những linh mục,tu sĩ vì họ sẽ bị coi là trọng tâm cần “giải quyết” để ngăn chặn và “làm gương” cho những vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai khác với nhà nước đang diễn ra rất phổ biến, chiếm một phần không nhỏ trong công việc của các toà án tại Việt Nam.
Mới đây nhất là vụ dùng súng bắn bị thương nhiều người dân tại Tỉnh Kiên Giang cũng xuất phát từ tranh chấp đai với chính quyền cho thấy chính quyền đang mạnh tay hơn trong việc giải quyết tranh chấp với người dân không phải bằng đối thoại mà bằng những roi điện, chó nghiệp vụ, hơi cay thậm chí là súng đạn.
Nhưng thử hỏi khi làm như thế chính quyền sẽ được lợi gì ? Xin thưa chính quyền sẽ có cái mà họ cần đó là đất đai. Cái họ mất là gì? Xin thưa đó là mất đi niềm tin yêu, sự kính trọng của người dân đối với chính quyền. Mà một khi những điều đó mất đi xã hội sẽ đi vào tình trạng mất ổn định, mất đoàn kết trong nhân dân, người dân khi bị áp bức quá mức họ sẽ tìm cách phản kháng lại điều này tạo lên mối nguy hiểm cho chế độ cầm quyền.
Và đó còn là hình ảnh không mấy tốt đẹp về Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế, những đối tác, những nhà đầu tư nước ngoài, những tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Human Right Watch… về tình hình tôn giáo, nhân quyền cũng như trật tự xã hội tại Việt Nam. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho chính quyền Việt Nam khi đang muốn mở rộng quan hệ, hợp tác đầu tư kinh tế, quân sự với nước ngoài nhằm vực dậy và phát triển nền kinh tế đang gặp rất nhiều khăn do bị tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, sự đe doạ toàn vẹn lãnh thổ từ Trung Quốc và còn nhiều điều bất lợi, hậu quả khác không thể tính đến được như các cụ ngày xưa có nói đó là “ tham bát bỏ mâm”.
Vậy đâu là lối ra, cách giải quyết cho chính quyền nhằm tránh những sự hậu quả không đáng có này ? Xin thưa không khó để thực hiện điều này vì ngay từ thời xưa Nguyễn Trãi cũng đã nói đến qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo đó là: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” hay như ông Hồ cũng nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” lòng dân có yên thì đó mới hợp đạo làm quan, lòng dân có yên thì đất nước mới có ổn định, xã hội kinh tế mới phát triển được vì vậy mong những người lãnh đạo hãy lấy dân làm gốc chứ đừng lấy “tôi” làm gốc.
Hãy đối thoại hơn là đối đầu với người dân khi giải quyết vấn đề tranh chấp nảy sinh. Nếu làm được điều đó chúng ta có thể tự hào khi đi bất kỳ đâu trên thế giới mình là người Việt Nam một đất nước của “Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” vì vậy mong những nhà cầm quyền suy nghĩ và có những hành động sửa sai trước khi quá muộn.
Gần đây ở một số nơi xem ra có vẻ biết ứng xử cách có văn hoá là tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo nên đã không xếp lịch thi vào ngày 25-12.
Thế nhưng, năm nay tình hình lại xấu đi. Nhiều nhà trường vốn đã biết hành xử có văn hoá nay lại trở về lối xưa: xếp lịch thi vào đúng ngày 25-12.
Không biết sự việc này là có chủ trương từ trên hay không. Theo người dân suy đoán thì hầu chắc là vậy. Lý do gì đây?
Cũng là suy đoán. Phải chăng vì các sự kiện nổi cộm vừa qua tại Thái Hà, Toà Khâm sứ cũ, và những chuyện đang nóng bõng ở Vĩnh Long, ở thành phố Hồ Chí Minh là chuyện nhà cửa đất đai của hai nhà Dòng Phaolô và Vinh Sơn, vì thế những vị có quyền đang trả thù, kiểu thù vặt đây?
Hy vọng rằng khong phải thế. Nhưng nếu sự việc là thế, thì đúng là một hành vi thiếu văn hoá, phản giáo dục. Tức tối người lớn thì cứ người lớn mà “uýnh”, sao lại đi hành hạ thiếu nhi, thiếu niên ( các học sinh )?
Nếu như chuyện này cứ tồn tại thì rát đáng phản ứng. Cám ơn Đức Giám Mục giáo phận Kon-Tum đã lên tiếng về vấn đề này. Mong thay các đấng bậc khác cùng góp tiếng.
Xin bạo miệng đề xuất một thiển ý khác là hằng năm vào dịp Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, Chính quyền các cấp thường đến các giáo xứ… để thăm hỏi, chúc mừng, tặng hoa, tặng quà… Ước gì các mục tử biết thẳng thắn trình bày vấn đề. Đồng thời cũng cần có thái độ nghiêm túc rằng một mặt Quý vị đại diện chính quyền đến chúc mừng chúng tôi mà mặt khác tìm cách gây khó dễ cho học sinh Công giáo tham dự Thánh Lễ ngày Mừng Chúa Giáng Sinh thì sự chúc mừng ấy không thật lòng. Đã biết người ta không thật lòng thì làm sao dám nhận lời chúc mừng và quà tặng!
Mong sao chuyện không nên xảy ra sẽ không xảy ra đó là vì ngành Giáo Dục cứ giữ cung cách hành xữ phản giáo dục, thiếu văn hoá, khiến các mục tử trong Hội Thánh đành bày tỏ thái độ nghiêm túc là: XIN KHÔNG NHẬN LỜI CHÚC VÀ QUÀ TẶNG. hoặc nói thẳng thắn rằng sau Lễ Giáng Sinh sẽ: GỬI TRẢ LẠI THIỆP MỪNG CŨNG NHƯ QUÀ TẶNG.
Ở Việt Nam nhà nước không những đã không định ngày lễ Giáng Sinh là lễ nghỉ mà lại còn đang cướp đi niềm vui và cả ngày lễ Giáng Sinh của người Công Giáo. Ai cũng sửng sốt bàng hoàng khi “Nước Công Hòa Nhân Dân Sơn La” năm trước đã ngăn cản giáo dân và bắt Linh Mục Thoại và không cho ngài dâng lễ cho hàng trăm giáo dân ở Sơn La, vì “Nhà Nước” tại đây quả quyết rằng ở Sơn La không có người Công Giáo và không có nhu cầu về tôn giáo. Năm nay nhà nước vẫn tiếp tục chính sách “tự do bách hại tôn giáo” bằng những trò bẩn thỉu của “đỉnh cao trí tuệ loài người.” Bô Giáo Dục oái ăm định lịch thi hết học kỳ I vào đúng ngày 25/12 để tất cả các học sinh Công Giáo phải đến trường thay vì đến nhà thờ, để học sinh phải ôn thi thay vì tập hát thánh ca và có đuợc niềm vui ngày lễ Giáng Sinh.
Ở Hà Nội, người Công Giáo đang lo ngại Thành Phố và công an Hà Nội tiếp tục những trò đàn áp bẩn thỉu như họ đã kích động, dùng áp lực với nhũng nguời buôn bán và thuê bọn côn đồ đế phá rối, hát “Như có Bác Hồ,” đe dọa giết Đức Tổng Giám Mục và một số linh mục trong đêm Giáng Sinh và ngày Giáng Sinh như họ đã làm với vụ Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà. Năm nay các nhà thờ ở Hà Nội sẽ cử hành lễ Giáng Sinh trong tình trạng giáo hội “hầm trú.” Sẽ chỉ có lễ trong nhà thờ và không trang trí hay có bất kỳ chương trình gì mừng lễ Giáng Sinh ở ngoài bốn bức tường nhà thờ. Năm nay Công Giáo Hà Nội mừng lễ trong khung cảnh mình bị cướp đất, vu cáo, sỉ nhục và bị nhà nưóc tăng cường các hoạt động khống chế, theo dõi và đàn áp. Năm nay Công Giáo Hà Nội không để cho nhà nước lơị dụng mình để quảng cáo chính sách tự do tôn giáo và kể công “đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công Giáo tổ chức lễ Giáng Sinh,” trong khi vẫn “ném đá giấu tay,” và bách hại giáo hội bằng những thủ đoạn tinh vi, bẩn thỉu, và mọi rợ.
Vào đêm lễ Giáng Sinh tất cả những người Kitô nước ngoài và ngoại giao thường hay đến các nhà thờ Công Giáo trong thành phố Hà Nội. Năm nay với tình hình bất ổn và căng thẳng giữa giáo hội và nhà nước, không biết họ có dám đến nhà thờ hay không vì họ không muốn niềm vui và bình an trong lễ Giáng sinh của mình mất bởi những đám côn đồ đưọc thuê bởi nhà nưóc để nhằm vào người Công Giáo. Rõ rằng nhà nước Việt Nam và Thành Phố Hà Nội đang cướp đi ngày lễ Giáng Sinh và niềm vui Giánh sinh của người Công Giáo cũng như của toàn dân vì Con Thiên Chúa giáng sinh để mang niềm vui cho tất cả mọi người. Rõ ràng việc đàn áp phá rối và lễ Giáng Sinh trong khuôn viên thờ tự và cơ sở của Công giáo không còn là chuyên tranh chấp đất đai nhưng đó là bách hại tôn giáo giáo vi phạm quyền căn bản của con người. Chúng ta hãy chờ xem các phương tiện truyền thông của nhà nước tiêp tục “vẹm” lại những bài ca lừa dối cũ kỹ như thế nào.
Hà Nội 20 tháng 12 năm 2008
PHÂN ƯU
Chúng tôi vừa nhận được tin báo:
Bà cố Anna Nguyễn Thị Sáu
(thân mẫu Thầy Nguyễn Xuân Trường, cộng tác viên của VietCatholic)
Đã được Chúa gọi về hồi 20g10, ngày 19.12.2008 (ngày 23 tháng 11Mậu Tý),
hưởng thọ 68 tuổi.
LM Giám đốc và Toàn Ban VietCatholic xin chia buồn cùng Thầy Trường
và gia đình trong nỗi mất mát lớn lao và xin Chúa và Mẹ Maria nâng đỡ
và củng cố sức mạnh thiêng liêng cho gia đình.
Xin độc giả hợp ý cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Anna và xin Chúa ban phúc trường sinh.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
· Ngày 20.12.2008: - 08g00: Lễ phát tang - Tẩm liệm - Di quan
- 13g00: Lễ viếng tại gia đình - Cầu nguyện
· Ngày 21.12.2008: - Lễ viếng cả ngày - Cầu nguyện
· Ngày 22.12.2008: - 08g00: Giờ tiễn biệt tại gia đình
- 09g00: Thánh Lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ Tử Nê.
- 10g00: Mai táng tại nghĩa trang giáo xứ Tử Nê.
Thành kính phân ưu.
Toàn Ban VietCatholic
--------------------------------------------
Mẹ đã đi rồi
Mẹ ơi, mẹ đã đi rồi.
Lòng con thương nhớ mẹ khôn nguôi.
Mẹ ơi, mẹ đã đi rồi.
Con không còn được gọi tiếng: mẹ ơi.
Từng bữa cơm ngon không còn có mẹ.
Lúc đi xa con quay về mái nhà,
Con chẳng còn thấy mẹ đợi con.
Mẹ đã đi rồi, buồn đau giây phút chia li.
Mẹ đã đi rồi, cho đôi dòng lệ đẫm bờ mi.
Mẹ đã ra đi, đi về Nước Trời,
Là chính quê hương mẹ hằng trông đợi,
Suốt một đời vững dạ cậy trông.
Con vẫn biết mẹ đã đi rồi.
Mẹ đi về cùng Chúa tình thương,
Nơi mẹ hằng khao khát chờ mong,
Mà lệ buồn sao vẫn cứ tuôn...
(Nguyễn Xuân Trường)
Địa chỉ gia đình: Tử Nê, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh
email: truongx@gmail.com
Mặt Trời Mùa Đông
- Mùa đông về trên nhánh cây khô
- Một trời tuyết trắng đẹp như mơ
- Nhà ai đèn hoa giăng rực rỡ
- Chợt nhớ Noen! Vẫn ngóng chờ…
- Noen ơi! Trời gía buốt không ngơi!
- Lạnh lẽo qúa! Cắt se da thịt người!
- Cái lạnh như giết muôn cây cổ thụ…
- Giết lòng người: Đen bạc…đổi dời…
- “Cái lạnh” ích kỷ của cuộc đời
- Làm khô héo cây Yêu Thương…trơ trọi…
- “Đỉnh Cao Mùa Đông” của “Cái Tôi”
- Làm chết hết cỏ xanh “Vườn Cứu Rỗi”
- Đêm đen của giá băng tội lỗi
- Của lọc lừa điêu ngoa gian dối
- Của đam mê hưởng thụ ăn chơi…
- Của tà tâm tham vọng không ngơi…
- Hãy lui đi! Hỡi đêm đen u tối!
- Mặt Trời Công Chính đến đây rồi!
- Rực sáng trên cao Một Trời Mới
- Chiếu sáng cho người, sưởi ấm đời.
- Hãy lui đi! Hỡi giá băng kiếp người!
- Mở rộng tay đón nhận Ơn Trời
- Ôm vào lòng Yêu Thương đồng loại
- Sưởi ấm nhau: Những ấm áp Tình Người.
- Xin làn Tuyết Trắng phủ lấy đời
- Mặc màu Tuyết Trắng sạch tinh khôi
- Là Màu Ân Thánh từ Trời xuống
- Ân Phúc Giáng Sinh Chuộc tội đời
- Thánh Tử Vừa Sinh: Con Chúa Trời
- Người đem Ân Phúc xuống nơi nơi
- Vinh Danh Chúa Cả Trên Trời
- Bình An Chúa Xuống Cho Người Lòng Ngay.
Đêm An Bình
Xin Bình An cho muôn loài.
LỐI VÀO GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bỗng dưng đồng vắng hoan ca,
Bỗng dưng trần thế hoá ra thiên đàng,
Chói ngời ngàn vạn hào quang.
(Trích thơ Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền