Ngày 22-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:27 22/12/2008
ÁI TÌNH

N2T


Một cặp vợ chồng mới cưới hỏi: “Chúng con phải làm thế nào để giữ gìn tình yêu này ?”

Đại sư nói: “Cùng nhau yêu những việc khác.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Để giữ gìn tình yêu không phải là mỗi ngày kè kè bên nhau, như thế thì cũng chán lắm, và có khi làm mất tự do của nhau, nhưng hãy tin tưởng và tôn trọng bạn tình của mình; để giữ gìn tình yêu không phải chỉ mua sắm tặng cho nhau những món quà quý giá đắt tiền, nhưng hãy tặng cho nhau những lời nói động viên an ủi và khuyến khích nhau; để giữ gìn tình yêu của nhau, không phải chỉ là cùng nhìn về một hướng, nhưng phải cần nhìn nhiều hướng để thông cảm và chia sẻ với tha nhân, bởi vì tình yêu không phải chỉ có biết nhau, nhưng cùng nhau làm những việc khác với sự hòa hợp của hai tâm hồn...

Cùng nhau làm những việc khác chính là biết chia sẻ, nhẫn nại, hy sinh với tất cả tình yêu của nhau.

Ai có mắt thì thấy sự đổ vỡ của tình yêu chỉ biết có nhau, mà không cùng nhau làm những việc khác để thăng tiến tình yêu của mình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:29 22/12/2008
N2T


43. Trong tất cả sự việc nếu không tương phản với chân lý, nếu có người nói xằng bậy với tôi, tôi cũng không để ý đến, nhưng cầu xin cho lương tâm không hổ thẹn.

(Thánh Therare)
 
Giáng Sinh Nguyện Cầu
Tuyết Mai
02:12 22/12/2008
Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng,
Con duy nhất con một Thiên Chúa,
Bỏ vinh quang triều thiên trên Vương Quốc,
Xuống trần gian sinh hạ trong hang lừa.

Giữa đêm đông băng giá buốt lạnh se da người,
Ngài tìm đến để ra đời trong khốn khó,
Ngài muốn chào đời ở một nơi thật thấp hèn,
Để được chia sẻ sự cùng khốn của thế nhân.

Ngài muốn biết tường tận con người dương thế,
Ngài muốn học biết cách sống của con người,
Ngài muốn hiểu biết tâm tánh của nhân loại,
Ngài muốn biết được sức chịu đựng của nhân trần?

Ngài xin Chúa Cha cho Ngài được giáng thế!?
Tìm hiểu tường tận xem con người cần gì?
Tìm hiểu xem con người than thở phải hợp tình hợp lý?
Tìm hiểu để phán xét con người sao cho công bằng?

Ngài đã lựa mùa đông mùa cay nghiệt nhất!
Ngài xuống thế gian xem cái lạnh buốt giá ra sao!?
Ngài xuống trần giữa đêm đông không một ai còn tỉnh thức!?
Ngài xuống trần giữa muông sao chào đón Ngài mà thôi!

Nhưng ô kìa, trên trời cao có một vì sao!
Có đuôi dài chiếu sáng thẳng trên nơi Ngài sinh hạ,
Có Chúa Thánh Thần thổi loa báo thức,
Vài mục đồng chỗi dậy đến phủ phục suy tôn Ngài.

Chúa Thánh Thần cũng đến cùng ba vua,
Báo mộng cho ba vị trực chỉ để tìm đến,
Bái phục quỳ lậy thờ phượng và chúc tụng,
Đấng từ Trời cao đã sinh hạ nơi chốn dương trần.

Chúa Thánh Thần cùng chín tầng phẩm trật trên Trời cao,
Ca hát xướng cùng tất cả loại đàn,
Cùng những khí cụ cất lên tiếng trầm bổng,
Giữa đêm đông hai nơi Trời Đất cùng giao hòa.

Thánh thót tiếng Thiên Thần chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa,
Kỷ niệm ngày Chúa Con Ngôi Hai giáng trần,
Đem bình an hạnh phúc cho nhân loại,
Đem tình yêu Thiên Chúa đến khắp muôn nơi.

Lậy Chúa Giêsu Hài Đồng đầy nhân ái!
Nhân loại khắp nơi nguyện một lòng,
Dâng lên Ngài những thống khổ và nguyện ước,
Cuộc sống đơn sơ mến yêu Chúa và yêu người.

Chúng con không có gì để dâng Ngài,
Như ba vị vua đem dâng Ngài Lễ Vật,
Món quà quý giá họ dâng tiến,
Chúng con chỉ có. ... một tấm lòng.

Cũng như Ngài. ...

Là tất cả những gì chúng con muốn có,
Là tất cả những gì chúng con muốn là,
Là tất cả những gì chúng con muốn được nhận,
Là Tình Yêu vô giá. ...

Vì Ngài chính Ngài đã tặng ban nhưng không cho chúng con.
Amen.
 
Tình yêu nhập thể
Phanxicô Xaviê
02:13 22/12/2008
Tình yêu Thiên Chúa tinh khôi,
Thuở hoang sơ ấy, có đôi vợ chồng.
Sống trong hạnh phúc tình hồng,
Say men ân ái, còn nồng vấn vương.
Tưởng như thành một thịt xương,
Nhưng rồi đánh mất, tình thương Chúa Trời.
Vì nghe lời rắn gọi mời,
Ăn vào trái cấm, ngàn đời đa mang.
Cho thân nặng kiếp giữa đàng,
Đi trong đêm tối, lang thang phận người.

Tình yêu Thiên Chúa khôn nguôi,
Ấp ủ một mối sầu nơi cung lòng.
Hứa ban cho Đấng Toàn Năng,
Trời cao xuống thế, ngự trong một nhà.
Từ nơi dòng dõi Vương gia,
Một Người Con sẽ là con loài người.

Tình yêu Thiên Chúa cao vời,
Nay vì dương thế, sống đời nhân gian.
Trút bỏ mọi thứ vinh quang,
Mang thân nô lệ, giống phàm nhân ta.
Tình yêu: từ bỏ, vị tha,
Bỏ mình, mang đến tự do cho người.
Từ nay tội lỗi đầy vơi,
Nhờ ơn giải thoát, Chúa Trời dủ thương.
Xóa tan mọi mối sầu vương,
Xích xiềng tháo cởi, mở đường yêu thương.

Mùa đông giá lạnh hơi sương
Ngôi Lời Nhập Thể đêm trường hỷ hoan.
Muôn vàn Thần Thánh Thiên đàng,
Ca vang khúc hát: Chúa thương loài người,
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
 
Cảm nghĩ về mùa Noel 2008: Chúa trong mọi người
Teresa Nguyệt Anh
02:15 22/12/2008
Mỗi mùa Giáng sinh về, tôi lại được vui vẻ bên gia đình thân yêu, được nhận những món quà xinh xắn dễ thương. Đi ra phố, có bao nhiêu người ăn mặc rất đẹp, nụ cười hớn hở trên môi để đón Chúa giáng sinh và hy vọng đón một năm mới tràn trề hạnh phúc.

Nhưng…

- Tôi chợt nghĩ tới những bạn nhỏ, những cụ già lang thang bên hè phố sống, không có một Noel vui vẻ như bao người khác.
- Tôi chợt nghĩ tới những người mà nhà cửa, ruộng vườn của họ bị ngâm trong trận lụt vừa qua. Không biết họ sẽ đón Noel thế nào khi cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề.
- Tôi nghĩ tới các bạn nhỏ như tôi ở vùng sâu, vùng xa, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, không biết các bạn sẽ đón Chúa Hài Đồng ra sao?
- Tôi nghĩ tới những người bị bệnh hiểm nghèo không đủ tiền đi chữa bệnh. Họ còn có thể nghĩ tới chữ “Giáng sinh”?
- …

Năm nay, các nhà thờ ở Hà Nội không tổ chức văn nghệ Giáng sinh như mọi năm. Mới nghe tin này, chúng tôi – những bạn nhỏ náo nức mong ước ngày Noel nhất - cũng rất buồn, vì bao tiết mục múa, hát ngày Giáng sinh bị huỷ bỏ. Nhưng khi biết làm vậy để dùng tiền vào việc giúp đỡ người nghèo thì chúng tôi cũng nhiệt liệt hưởng ứng.

Cha xứ của chúng tôi đã lên tiếng kêu gọi mọi người gửi địa chỉ của những người ngoài Công giáo có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn để đến chia sẻ với họ trong ngày Giáng sinh. Em tôi và các bạn tham gia hoạt động “Bát cơm Chúa Hài đồng”. Em bỏ vào đó mỗi ngày một đồng xu để ủng hộ những người bị bệnh phong.

Nghe nói một hang đã ở Nhà thờ Chính Toà Hà Nội đã được trang trí với Chúa Giêsu Hài đồng trong lụt lội, Chúa Giêsu Hài đồng trong bách hại hay trong bệnh tật… Quả thật, những hình ảnh đó rất giống với hoàn cảnh của những đồng bào chúng ta! Chúa thật là gần gũi biết bao!

Trong tôi bỗng vang lên câu hát Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Átsidi: “Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người”. Bởi vậy, dù không có những đêm văn nghệ hoành tráng thì việc đến với những hoàn cảnh khó khăn trong những ngày tới cũng là đến với Chúa, yêu Chúa.

Tôi hy vọng những người bạn nhỏ, những cụ già lang thang, những gia đình khốn khó, chật vật và bao người đồng cảnh khác đều được đón Giáng sinh như chúng tôi để biết rằng: Sự có mặt của Chúa ở thế gian này là có thật và Ngài ở rất gần họ.

Cầu xin Chúa Hài Đồng nhớ tới những người nghèo khổ, khốn khó như họ có một mùa Noel an lành, hạnh phúc và có một năm mới bình an.
 
Ta còn lạnh hơn con
Nắng Sài Gòn
02:19 22/12/2008
Noel lại về trên khắp hoàn vũ, hồng ân mùa giáng sinh đem lại nguồn vui và niềm an bình cho nhân thế, mọi người trên khắp thế giới đang nao nức chuẩn bị đón mừng một mùa Noel hạnh phúc và một năm mới an lành. Ở Việt Nam không khí Noel cũng đã về, ở các thành phố lớn và các phố thị người ta mua sắm và chuẩn bị cho ngày Lễ Giáng Sinh, rảo quanh qua các khu phố chính, những hang đá đủ kiểu được thiết kế công phu có đủ mọi màu sắc tỏa ra từ những ngọn đèn điện sáng choang nhấp nháy, các con đường được giăng đầy đèn điện đã tạo cho bộ mặt phố phường mang một bầu không khí của ngày lễ hội.

Nhưng nếu để ý một chút ta sẽ thấy một hình ảnh rất tương phản, hình ảnh của những em bé, cụ già và những người tàn tật đang ăn xin xen lẫn vào giữa đám đông của những người đang trẩy hội, hình ảnh của những người nghèo khổ từ các tỉnh đổ về mưu sinh bằng tất cả những công việc gì mà mình có thể làm được như buôn bán hàng rong trên các vỉa hè thành phố, và có những con người đang ngồi âm thầm lặng lẽ trên các ghế đá công viên hoặc trên các góc phố hay nơi gầm cầu nào đó đang nếm cảm một nỗi buồn cô quạnh nơi đất lạ quê người. Họ là ai vậy ?

Họ là những con người đến từ những vùng đất khổ đau, quanh năm suốt tháng đất cày lên sỏi đá, họ bấm lòng gạt nhanh những giọt lệ khi từ giã quê nhà, từng đoàn người lũ lượt đổ về các thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Họ là những con người phải ngậm đắng nuốt cay khi mà đất đai, thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình họ bị quy hoạch hóa để trở thành những sân golf, những khu công nghiệp với giá đền bù rẻ mạt, không còn đất canh tác, họ kéo nhau đổ dồn về thành phố kiếm việc làm, nhưng trình độ chuyên môn không có, học vấn thấp, họ phải chấp nhận làm những công việc phổ thông bằng sức lao động của mình, nhưng không phải ai cũng gặp may mắn kiếm được việc làm ổn định, đa số phải chịu sự bóc lột sức lao động bởi các chủ nhân với đồng lương chết đói, dù hết sức tằn tiện cũng không đủ sống mà chỉ sống cầm hơi lây lất qua ngày.

Cuộc sống của những ngày thường đã khổ về miếng cơm manh áo, còn vào những ngày lễ, ngày tết càng làm cho họ tăng thêm những nỗi khổ về tinh thần, làm việc cả năm có khi hai, ba năm cũng chưa có đủ tiền xe để về thăm quê chứ đừng nói chi là giúp đỡ gia đình, đành phải ở lại nơi đất lạ quê người ngắm nhìn thiên hạ vui chơi, đi mua sắm, vui vẻ cùng người thân mà lòng họ quặn thắt, tủi thân.

Mùa Noel năm nay, nơi các thành phố lớn ở Việt Nam có rất nhiều những con người mang trong lòng những mối sầu thương như thế, bao nỗi khắc khoải trong lòng, họ khe khẽ than van …

Con lạnh quá Chúa ơi! Con lạnh quá!
Giữa phố phường nghe khúc hát đêm đông.
Chúa sinh ra giữa muôn ngọn đèn hồng,
Vui như trẩy hội,
Mọi người hân hoan,
Đón mừng Con Chúa Trời giáng thế.

Con lạnh lẽo giữa lòng người nhân thế,
Con bơ vơ như chiên lạc giữa đồng hoang.
Nơi thánh điện cao sang,
Chúa sinh hạ huy hoàng,
Giữa trăm triệu lời ca,
Giữa các buổi Party, Réveillion hoành tráng.

Con lặng lẽ nơi đây, mong một vì sao sáng,
Mong một Vị Cứu Tinh xoa dịu nỗi cô đơn.
Con run rẩy nuốt trôi giọt nước mắt tủi hờn,
Mong người Mục Tử nhân hiền,
Đến ấp ôm con, truyền hơi ấm.

Đừng trách Ta con ơi! Ta nào ham nhung gấm,
Hang bò lừa hôi hám Ta hạ sinh.
Lạnh lẽo, rét run Ta cũng mong chút ân tình,
Bởi thế sự đảo điên,
Bởi sĩ diện hão huyền,
Con người đã bóp méo,
Và đã biến Ta thành …
thành thứ gì…gì … Ta cũng không biết nữa.

Ta cũng lạnh lẽo cô đơn, cũng đang đi tìm ánh lửa,
Giữa phố thị đông người Ta cũng cảm thấy bơ vơ.
Ta khép mình lặng im trong góc cuối nhà thờ,
Nghe vị đại diện Ta,
Rao giảng về tình yêu,
Sao mà nghe đắng chát.

Ta cúi mặt nghe tim lòng tan nát,
Ta bước lê tìm lại bóng hình Ta.
Nơi kẻ bị bỏ rơi lang thang kiếp không nhà,
Nơi cuối chợ, bến xe, gầm cầu, góc phố.

Ta và con những tâm hồn đau khổ,
Đi tìm nhau cùng sưởi ấm cho nhau.
Ta đến bên con,
Ngực Ta đây, con ơi hãy nép đầu,
Con hãy hiểu và đừng trách hờn Ta con nhé,
Noel này Ta còn lạnh hơn con.

Thiên Chúa đã làm người và ở cùng chúng ta, Ngài đã đồng hóa mình với những người hèn mọn, đói rách, đau khổ bị bỏ rơi như Ngài đã phán trong ngày chung thẩm: ‘‘Khi các ngươi làm cho các anh em bé mọn của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta’’. Để cho ngày Lễ Giáng Sinh trở nên thật ý nghĩa chúng ta hãy cùng nhau sưởi ấm tâm hồn của những anh chị em nghèo khổ chung quanh chúng ta bằng những hành động bác ái cụ thể, chính những hành động thiết thực này sẽ là những ngọn lửa hồng ấm áp để sưởi ấm Hài Nhi Giêsu trong cái giá lạnh hững hờ của con người hôm nay.

Mùa Noel 2008
 
Sống hạnh phúc gia đình
LM. Anphong Trần Đức Phương
05:44 22/12/2008
SỐNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

(CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA, NĂM B)

Hằng năm, sau Lễ Giáng Sinh, Giáo Hội dành một ngày đặc biệt để kính nhớ gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu, một gia đình thánh thiện tuyệt vời để mọi gia đình khác noi theo. Lễ Thánh Gia là ngày lễ bổn mạng của các Gia đình Công giáo.

Các Bài Đọc đều hướng về gia đình. Bài Đọc I trích trong sách Huấn Ca (3,3-7;14-17) (Cũng có thể chọn Bài đọc trong sách Khởi Nguyên (15, 1-6; 21, 1-3) đề cao tình hiếu thảo của con cái đối với các bậc sinh thành, ông bà, cha mẹ. Bài Đọc II trích trong Thơ gởi tín hữu Côlôsê (3, 12-21) (Cũng có thể chọn Bài đọc trích trong Thơ Do Thái (11, 8; 11-12; 17-19): Thánh Phaolô kêu gọi mọi người trong gia đình hãy thương yêu, chịu đựng và tha thứ cho nhau; hãy lo chu toàn bổn phận giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Bài Phúc Âm theo Thánh Luca (2, 22-40) tường thuật về những sự việc xảy ra khi Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng Chúa Hài Nhi vào Đền Thánh theo luật thời đó.

Ngày nay, người ta thường nói đến các khủng hoảng của gia đình. Nhiều gia đình bị tan vỡ vì tình trạng ly dị. Ở nhiều nơi, tỷ lệ các gia đình li dị có thể lên tới một nửa hay quá một nửa! Nhiều gia đình chỉ có mẹ, nhiều gia đình chỉ có cha, và các em lớn lên cảm thấy như bị ‘mồ côi’ cha hoặc mẹ. Ngoài ra, có những em phải sống trong những gia đình ‘thiếu tình thương’, cha mẹ luôn sống bất hòa, và các em mới lớn lên, tâm hồn còn đang đơn sơ thanh thản, nhưng lại luôn phải chứng kiến những xáo trộn trong gia đình, làm ảnh hưởng sâu đậm đến cả cuộc đời các em.

Vì tình trạng ly dị như vậy, nên có những đôi bạn trẻ sống chung mà không làm hôn phối, đưa đến phong trào tự do luyến ái ngoài hôn phối. Chưa kể đến phong trào kết hôn đồng tính, nam lấy nam, nữ lấy nữ. Tất cả đều tác hại vào hạnh phúc gia đình, và phương hại đến nền tảng xã hội, vì ‘gia đình là nền tảng của xã hội’.

Trước thảm trạng đó, chúng ta cần phải theo những hướng dẫn cụ thể mà Giáo Hội đã đề ra để giúp chúng ta ‘Sống Hạnh Phúc Gia Đình’ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, tránh được những đổ vỡ đáng tiếc. Dù trong thực tế, gia đình nào cũng phải trải qua những ‘khủng hoảng’; tuy nhiên, biết được các phương thế để đề phòng, chúng ta sẽ dễ vượt qua các khủng hoảng đó. Sau mỗi khủng hoảng, tình yêu vợ chồng sẽ gia tăng. Chính những ‘khủng hoảng’ tôi luyện tình yêu vợ chồng và giúp vợ chồng biết sống vị tha và yêu thương nhau chân thành hơn.

Theo hướng dẫn của Giáo Hội, trước khi kết hôn, các bạn trẻ cần dành thì giờ tìm hiểu và chia sẻ những dự định về tương lai lâu dài. Khi đã quyết định tiến tới hôn nhân, cần tham dự các khóa Dự bị Hôn Nhân để học hỏi những hướng dẫn của Giáo Hội và những kinh nghiệm của các bậc vợ chồng đã đi trước truyền lại. Ngoài ra, để chuẩn bị ngày rất quan trọng là ngày lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, đôi bạn trẻ nên đi dự một cuối tuần tĩnh tâm (Engagement Encounter) để cùng nhau cầu nguyện chung. Hơn nữa, cũng để chuẩn bị bước vào một giai đoạn rất quan trọng của đời sống hôn phối.

Mặc dù trong xã hội ngày nay, cuộc sống rất bận rộn, nhưng vợ chồng vẫn cần dành thời giờ để thương yêu và chia sẻ tình yêu với nhau, với con cái. Có những đôi vợ chồng quá lo ‘làm ăn’ mà thiếu thời giờ chia sẻ tình yêu với nhau, đến khi giầu có về của cải, thì tình yêu lại nghèo đi, và đi đến chỗ đổ vỡ đáng tiếc.

Con cái là hồng ân Chúa ban. Chúng ta hãy luôn cảm tạ Chúa, và cố gắng dành thời giờ để tìm hiểu và nâng đỡ các em, nhất là khi các em đến tuổi ‘dậy thì’. Khi các em đã khôn lớn, nên khuyến khích và giúp đỡ các em gia nhập các hội đoàn như: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hướng Đạo Sinh Công Giáo, các Ca Đoàn… Một điều rất tốt là chính cha mẹ cũng hăng hái tích cực tham dự các sinh hoạt phụng vụ hoặc truyền giáo của giáo xứ. Rất may, là hiện nay Giáo Xứ nào, Cộng Đoàn Công Giáo nào cũng có những sinh hoạt đoàn thể khác nhau và có nhiều người tham gia.

Có nhiều khó khăn trong đời sống gia đình, vì thế chúng ta cần cầu nguyện nhiều với Chúa qua những buổi cầu nguyện chung trong gia đình, các giờ cùng đi dâng Thánh lễ cuối tuần hay những ngày lễ quan trọng theo lịch Phụng vụ của Giáo Hội, hoặc những kỷ niệm đặc biệt của gia đình.

Hằng năm, các gia đình nên tích cực tham dự các buổi tĩnh tâm do Giáo Xứ hay Cộng Đoàn tổ chức, thường là vào Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngoài ra cũng có những buổi Tĩnh Tâm, Hội Thảo dành riêng cho các bậc vợ chồng (Marriage Encounter) được tổ chức tại các Trung Tâm Tĩnh Tâm của các Giáo Phận. Đây là những dịp rất tốt để ‘Canh Tân’ đời sống bản thân và gia đình, đem lại một sức sống mới hạnh phúc hơn cho vợ chồng và gia đình chúng ta.

Mỗi gia đình cần có Bàn Thờ gia đình ở nơi trang trọng trong nhà, là nơi gia đình cùng cầu nguyện chung. Chúng ta cũng cần dành một ngân khỏan hàng năm để mua sách và báo chí đạo, các băng nhạc đạo, các ‘video’ đạo để nuôi dưỡng đời sống tâm linh của gia đình. Tất nhiên, gia đình nào cũng cần có Sách Kinh Thánh. Cha mẹ và con cái cần tìm hiểu và cầu nguyện bằng Kinh Thánh, vì Kinh Thánh là nền tảng của Đạo Thánh Chúa, nhờ đó chúng ta mới có một Đức Tin vững chắc. Điều rất mừng là ngày nay có nhiều những khóa học hỏi về Kinh Thánh do các Hội Đoàn hoặc Giáo Xứ tổ chức, và có nhiều người tham dự.

Trong ngày Lễ Thánh Gia, bổn mạng của gia đình, ngoài việc cùng nhau đi dâng Thánh Lễ, chúng ta nên dành nhiều giờ cầu nguyện hơn trong gia đình. Nếu có thể, nên có bữa ăn chung đặc biệt, và buổi cầu nguyện chung vào buổi tối. Xin Chúa thánh hóa gia đình chúng ta. Xin cho người chồng biết noi gương can đảm của Thánh Giuse, luôn sống đời sống đạo đức, làm gương cho vợ con, can đảm chấp nhận Thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh. Xin cho người vợ biết noi gương Mẹ Maria: luôn biết hy sinh cho chồng, cho con, chung thủy trong tình yêu, chung tay xây dựng gia đình và giáo dục con cái. Xin cho các bạn trẻ đang lớn lên, biết noi gương Chúa Giêsu ở Nagiaret, chăm chỉ làm việc, học hành, khéo léo cư xử với cha mẹ và lắng nghe những hướng dẫn của cha mẹ là những người cả cuộc đời hy sinh cho con cái, và luôn muốn giáo dục con cái nên những người con ngoan, những người con tốt cho gia đình và xã hội.

Xin Chúa chúc lành cho mỗi gia đình chúng ta, để mỗi gia đình Công Giáo luôn là những gia đình được sống hạnh phúc trong tình yêu Chúa, thành thực yêu thương phục vụ nhau, cùng nhau xây dựng những gia đình hạnh phúc, những gia đình gương mẫu, và góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ gia đình nhân loại đang gặp nhiều khủng hoảng hiện nay.
 
Chúa Giáng Sinh (Lễ nửa đêm): Noel chia sẻ
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:11 22/12/2008
Lễ Chúa Giáng sinh (Lễ nửa đêm)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA Mt 1, 1-25

Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa; Phares sinh (bởi bà Thamar) và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.

Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.

Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.

Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:

"Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta".

Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.


II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Mỗi dịp Noel, tôi thừơng đứng trước máng cỏ, nhìn ngắm Đức Giê su bé thơ và hỏi xem Người muốn nhắn gửi điều gì nhân ngày lễ Giáng sinh trong tình hình xã hội hiện tại. Năm nay, khi nhìn ngắm Người rét run giữa mùa đông lạnh giá, tôi chợt thấy tái hiện cảnh những đồng bào nạn nhân bão lụt trong năm qua. Và tôi nghe tiếng Người mời gọi “ CHIA SẺ”

Chia sẻ không phải là bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi những gì chính bản thân cần thiết. Hiểu như thế, Đức Giê su chính là mẫu gương chia sẻ. Đức Giê su là Thiên Chúa, Người có thể ngự trên trời, dùng quyền năng mà cứu độ nhân loại. Nhưng vì muốn chia sẻ với nhân loại, nên Người đã xuống thế làm người để ở với nhân loại. Sự chia sẻ của Người đạt đến tột đỉnh vì Người không chỉ chia sẻ một phần nhưng đã tặng ban tất cả bản thân cho nhân loại. Vì muốn chia sẻ, Người đã tự huỷ mình khỏi thân phận Thiên Chúa. Vì muốn chia sẻ, Người đã không ngần ngại chọn xuống chỗ bé nhỏ rốt cùng của thân phận con người. Vì muốn chia sẻ, nên Người đã tự nguyện nếm cảm hết những đau khổ mà con người có thể gặp. Ta đau khổ vì cảnh nghèo ư ? Chính Người cùng chia sẻ với ta cảnh khó nghèo, đói khát, lạnh lẽo. Ta đã chịu nhiều đau khổ ư ? Chính Người chia sẻ với ta trong những thất bại, bị phản bội, bị hành hạ và chết cô đơn nhục nhã. Người chia sẻ với mọi người dù ở những hoàn cảnh khốn cùng, khắc nghiệt nhất của cuộc sống.

Nằm trong hang đá nghèo hèn, với bầy chiên bò, giữa đêm đông giá rét, Đức Giê su trở nên một lời mời gọi chia sẻ. Giờ đây, Người chỉ là một em bé sơ sinh yếu ớt cần đến sự giúp đỡ của ta. Đêm đông lạnh lẽo, Người cần cả đến hơi thở của con bò để sưởi ấm tấm thân. Khi trốn sang Ai cập, Người cần nhờ con lừa chở đi. Khi còn thơ bé, Người cần bàn tay săn sóc nâng niu của Đức Mẹ và thánh Giu se. Khi đi rao giảng, Người cần có bạn bè giúp đỡ. Khi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, Người bộc bạch nỗi buồn mong được các môn đệ an ủi. Khi vác thánh giá, Người yếu nhược phải nhờ đến ông Simon giúp sức. Người hoá thân làm một con người yếu ớt nhất, túng thiếu nhất, khốn cùng nhất, đau khổ nhất, để mời gọi ta biết mở rộng tâm hồn chia sẻ. Người sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ, dù rất bé nhỏ, kể cả của súc vật, để mời gọi ta quảng đại.

Hôm nay, lời mời gọi chia sẻ ấy vẫn vang lên rất thiết tha, rất khẩn cấp. Đức Giê su vẫn đang lên tiếng kêu cứu qua những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, không những không được chăm sóc, không có cơ hội đến trường, mà còn bị hất hủi, bị lạm dụng, bị xâm hại. Đức Giê su vẫn đang âm thầm nhẫn nhục trong số phận hẩm hiu của những người bị quên lãng. Đức Giê su vẫn đang oằn vai gánh nặng trong kiếp lầm than của những người nghèo nàn, vất vả vật lộn với cuộc sống. Đức Giê su vẫn đang quằn quại trong những tấm thân gầy mòn bị cơn bệnh nan y gặm nhấm. Đức Giê su vẫn đang tức tưởi trong những người thất bại, không tìm thấy tia sáng hy vọng cho tương lai.

Trong năm nay, nhiều thiên tai trên thế giới đang làm xuất hiện những khuôn mặt mới của Đức Giê su với những lời kêu cứu khẩn cấp. Đây Đức Giê su bé thơ với khuôn mặt tái xanh vì đói vì lạnh. Kia Đức Giê su bị đóng đinh vào mái nhà chết chìm dưới dòng nước lũ. Đó Đức Giê su hốt hoảng nhìn những người thân yêu bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi. Tất cả là một hang đá Bê lem, trong đó Đức Giê su đang cất lời mời gọi chia sẻ.

Hãy mở rộng tâm hồn để chia sẻ, Vì khi mở rộng tâm hồn chia sẻ, ta đón nhận ơn Chúa. Chính khi mở rộng tâm hồn để chia sẻ, ta đáp lại lời mời gọi của Đức Giê su bé thơ trong hang đá Bê lem.

Lạy Chúa Giêsu bé thơ, xin dạy con biết sống trọn vẹn mầu nhiệm giáng sinh bằng mở lòng ra chia sẻ với mọi người.
 
Chúa Giáng Sinh (Lễ rạng đông): Hãy cứu lấy gia đình, hãy cứu lấy trẻ thơ
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:13 22/12/2008
Lễ Chúa Giáng sinh (Lễ rạng đông)

HÃY CỨU LẤY GIA ĐÌNH HÃY CỨU LẤY TRẺ THƠ

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA Lc 2, 1-14

Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai.

Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.

Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng.


II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Nhìn vào hang đá ai cũng phải chạnh lòng. Một trẻ thơ mới sinh ra đời đã phải vất vả lầm than. Không có nhà cửa giường chiếu đã đành. Lại còn phải ở chung với súc vật. Đối với một con người bình thường như thế đã là khốn khổ quá mức. Đối với Thiên chúa làm người thì lại càng không thể chấp nhận được.

Chịu cảnh lầm than khốn khổ trước sự vô tình của đồng loại chưa đủ, Chúa Giêsu bé thơ còn phải chịu cảnh khốn khổ vì sự độc ác của bạo vương Hêrôđê. Hêrôđê nghe tin có Đấng Cứu Thế ra đời, sợ mất chức quyền nên đã cho quân đội truy tìm để tiêu diệt. Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria đã phải bồng bế Hài nhi Giê su còn non nớt chạy trốn sang Ai cập.

Tuy khung cảnh hang đá có thô sơ đạm bạc, nhưng nhìn vào vẫn thấy ấm cúng. Một bầu không khí thương yêu toả ra bao trùm cảnh tối tăm nghèo khổ hôi hám. Ánh mắt thánh Giuse, ánh mắt Đức Mẹ, ánh mắt Chúa Giêsu bừng lên tình thương yêu, sự quên mình, sự quan tâm. Đó là bầu khí gia đình yên vui đầm ấm. Hạnh phúc vẫn dâng đầy dù trong cảnh khó khăn túng thiếu.

Ta không thể mường tượng được cuộc đời trần thế của Đức Giê su sẽ ra sao nếu không có gia đình. Chính gia đình tốt đẹp đã đưa hài nhi Giêsu vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Chính gia đình vui tươi đầm ấm đã giúp hài nhi Giêsu triển nở nên người, hoàn thành sứ mạng cứu nhân độ thế.

Gia đình là chiếc nôi êm ái nhất nâng niu giấc ngủ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bổ dưỡng nhất giúp phát triển trẻ thơ. Gia đình là thành trì vững chắc nhất để bảo vệ trẻ thơ.

Nhìn ngắm Chúa Giêsu sơ sinh trong máng cỏ nghèo hèn, ta không thể không nghĩ tới biết bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang phải chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Không chỉ là thiếu thốn vật chất mà còn thiếu thốn tình thương. Không chỉ thiếu thốn nhà cửa mà còn thiếu một mái gia đình. Không chỉ bị giá lạnh của thời tiết mà còn bị giá lạnh vì thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về.

Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn mái gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào giá lạnh hơn mùa đông của trái tim.

Muốn cứu lấy trẻ thơ phải cứu lấy gia đình. Gia đình là tương lai của trẻ thơ. Gia đình là tương lai của thế giới.

Nhìn cảnh bạo vương Hêrôđê săn đuổi Chúa Giêsu bé thơ, ta không khỏi nghĩ đến biết bao trẻ thơ hôm nay cũng đang bị săn đuổi. Những bạo vương thời đại mới chỉ vì tiền bạc lợi nhuận mà giết chết biết bao đời trẻ thơ. Vì tư lợi các bạo vương thời mới không ngần ngại phát tán nọc độc chết chóc trong các sách báo, phim ảnh xấu. Vì lợi nhuận những Hêrôđê thời mới đã giết biết bao đời trẻ thơ trong nạn nghiện ngập xì ke ma tuý. Để phục vụ quyền lợi của cá nhân, các bạo vương thời mới không ngần ngại khai thác trẻ thơ trong lãnh vực kinh doanh.

Hãy cứu lấy trẻ thơ khỏi tay các bạo vương thời mới. Trẻ thơ là tương lai của chúng ta. Hãy cứu lấy tương lai chúng ta.

Chúa Giêsu vẫn tươi cười trong hang đá lạnh lẽo tối tăm hôi hám vì bên cạnh Người còn có một gia đình yên vui đầm ấm, có tình yêu thương của Đức Mẹ Maria, của thánh Giuse.

Yêu thương trẻ thơ, trân trọng tương lai của Giáo hội, của thế giới, ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, đặc biệt trong năm nay, năm mà Giáo phận đã dành để cầu nguyện, học hỏi và canh tân gia đình công giáo.

Xin Chúa Giêsu bé thơ thương đến các trẻ em hôm nay, ban cho các em được sự quan tâm chăm sóc của mọi người. Xin Người gìn giữ các gia đình được yên vui đầm ấm để tương lai trẻ thơ được tươi sáng. Amen.
 
Chúa Giáng Sinh (Lễ ban ngày): Lời đã thành xác phàm
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:16 22/12/2008
Lễ Chúa Giáng sinh (Lễ Ban ngày)

LỜI ĐÃ THÀNH XÁC PHÀM

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA Ga 1, 1-18

1) Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
(2) Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
(3) Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Ðiều đã được tạo than
(4) ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
(5) Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
(6) Có một người được Thiên Chúa sai đến,
tên là Gio-an.
(7) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng
để mọi người nhờ ông mà tin.
(8) Ông không phải là ánh sáng,
nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
(9) Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.
(10) Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
(11) Người đã đến nhà mình
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
(12) Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,
thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
(13) Họ được sinh ra, không phải do khí huyết
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa.
(14) Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người
vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người
là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
(15) Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố
"Ðây là Ðấng mà tôi đã nói:
Người đến sau tôi,
nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi."
(16) Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
(17) Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,
còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Ðức Giê-su Ki-tô mà có.
(18) Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;
nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa
và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,
chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.


II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Lời nói thật quan trọng trong đời sống. Nhờ lời nói ta có thể bộc bạch nỗi lòng. Nhờ lời nói ta hiểu được người khác. Chúa Giêsu chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa đã thành xác phàm. Qua Hài nhi Giêsu trong hang đá Bêlem, ta hiểu được phần nào tâm tình của Thiên Chúa muốn ngỏ với loài người.

Lời của Thiên Chúa là Lời Yêu Thương. Một trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ. Đó là gì nếu không phải là tình yêu. Vì yêu thương Thiên Chúa đã muốn nói với nhân loại bằng chính ngôn ngữ của nhân loại. Không phải chỉ nói bằng lời nói nhưng còn bằng cả thân xác. Lời Thiên Chúa trong thân xác trẻ thơ. Thật gần gũi. Thật yêu thương. Vì yêu thương Thiên Chúa đã vượt ngàn trùng để đến chia sẻ kiếp người. Nếu yêu thương là muốn ở gần và muốn hi sinh cho người mình yêu thì Chúa Giêsu bé thơ trong hang đá Bêlem chính là một lời yêu thương bằng xương bằng thịt. Một lời yêu thương có thể chạm tới được. Thân xác bé bỏng hôm nay rét run trong làn gió lạnh, mai sau sẽ run rẩy dưới những ngọn roi, co giật vì những nhát búa, tả tơi trên thánh giá. Tất cả đều là lời ngỏ của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.

Lời của Thiên Chúa là Lời Cứu Độ. Tình yêu của Thiên Chúa không phải là cảm tính, nhưng là một chương trình lâu dài. Lời Thiên Chúa nói với loài người không phải để làm vui tai, nhưng đem đến ơn cứu độ. Trong kinh Tin Kính chúng ta đọc: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”. Vâng, Chúa xuống thế làm người chính là để cứu chuộc chúng ta. Chúa xuống thế làm người để biến đổi thân phận con người. Ngài trở nên bé nhỏ để ta được lớn mạnh. Ngài trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Ngài xuống thế làm người để ta được nâng lên làm con Thiên Chúa. Thân xác bé bỏng của Hài nhi Giêsu là tất cả niềm hi vọng được cứu độ của loài người. Lời Chúa nói với người bất toại: “Tội của con đã được tha”(Mt 9, 2), và lời hứa với người trộm lành: “Hôm nay con sẽ ở trên thiên đàng với ta”( Lc 23, 43) đã bắt đầu từ hang đá Bêlem.

Lời của Thiên Chúa là Lời Soi Sáng. Trong tội lỗi, định mệnh của con người bị bế tắc. Tội lỗi là bóng tối bao phủ khiến ta mất phương hướng không biết đi về đâu. Con người đánh mất ý nghĩa cuộc sống. Ngôi Lời Thiên Chúa từ trời xuống để khai thông định mệnh con người. Ngôi Lời Thiên Chúa mặc lấy xác phàm để làm cho cuộc đời con người có ý nghĩa. Ngài từ trời xuống thế để mở cho ta đường về trời. Ngài đã chiếu ánh sáng vào đêm tối loài người. Ai đi theo Ngài là đi trong ánh sáng. Anh sáng dẫn đưa tới sự thật và sự sống.

Từ ngàn xưa Thiên Chúa đã dùng đủ mọi người, mọi cách để ngỏ lời với nhân loại. Hôm nay, Ngài muốn nói với ta qua Người Con của Ngài. Nhưng Lời Yêu Thương ấy thì thầm quá, chỉ trái tim rộng mở mới có thể lắng nghe. Lời Cứu Độ ấy nhẹ nhàng quá, chỉ tấm lòng khao khát mới có thể đón nhận. Lời Anh Sáng ấy sâu thẳm quá, chỉ những tâm hồn thiện chí mới hiểu thấu ý nghĩa. Hãy mở rộng trái tim như Đức Mẹ và thánh Giu se để ta nghe được lời yêu thương của Thiên Chúa. Hãy có tấm lòng khao khát như các mục đồng để ta nhận được ơn cứu độ. Hãy có tâm hồn thiện chí như ba nhà đạo sĩ để ta hiểu được ý nghĩa lời Chúa soi sáng hướng dẫn cuộc đời ta.

Lạy Chúa Cha từ ái, xin mở trái tim con, mở tâm trí con, mở linh hồn con để con lắng nghe được tiếng Chúa, để con đón nhận Chúa Giêsu là Lời của Cha, và để con cũng được hạnh phúc trở thành Con của Cha.
 
Lễ Chúa Giáng Sinh: Sứ điệp từ Hang Bê-lem
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:17 22/12/2008
LỄ CHÚA GIÁNG SINH SỨ ĐIỆP TỪ HANG BÊ-LEM

I. TIN MỪNG:

II. SUY NIỆM

Mỗi khi gió mùa đông bắc thổi, tôi cảm thấy năm tháng qua nhanh. Năm cũ trôi qua, năm mới sắp tới. Trong niềm háo hức đón chào năm mới tôi thường băn khoăn tự hỏi: tôi phải làm gì để năm mới này trở thành những ngày tháng tươi vui ? Làm sao để năm mới này là thời gian của hạnh phúc ? Làm sao để năm mới này chan chứa hồng ân của Thiên chúa ?

Trong niềm băn khoăn thao thức, tôi đến trước hang đá Bêlem để tìm câu trả lời. Việc Chúa Giêsu giáng trần đã mở ra một kỷ nguyên mới. Để bắt đầu một thời gian mới, không gì bằng đến học theo gương Người, nghe những lời giáo huấn của Người.

Chúa Giesu bé thơ lặng im không nói, nhưng thái độ của Người trao gửi chúng ta biết bao sứ điệp, giúp định hướng cho những ngày tháng sắp tới.

Sinh ra trong cảnh nghèo hèn, Người muốn gửi đến cho ta sứ điệp tình yêu. Vì yêu thương con người, Đức Giê-su đã tự nguyện sinh xuống thế làm người. Người đã đồng hành với con người, chia sẻ mọi nỗi vui, nỗi buồn của kiếp người. Tình yêu của Người đặc biệt hướng về những người bé nhỏ, nghèo hèn, yếu đuối, tội lỗi. Những người đầu tiên được mời gọi đến hang đá Bê-lem là những mục đồng nghèo nàn, đơn sơ, chất phác. Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, hố ngăn cách giầu – nghèo ngày càng lớn. Trong cuộc chạy đua kinh tế hiện nay, người nghèo ngày càng bị thua thiệt. Vì thế, sứ điệp tình yêu của Đức Giê-su vẫn là một tín hiệu khẩn cấp cho nhân loại.

Hoá thân làm một trẻ sơ sinh yếu đuối trần trụi, Người mong gửi đến ta sứ điệp hoà bình. Là Thiên Chúa, Người mang thân phận con người để nối kết đất với trời, để con người được làm hoà với Thiên chúa. Trở thành anh em của mọi người, Người kêu gọi con người hãy thương yêu nhau vì mọi người là anh em với nhau. Người không mang theo vũ khí, không mang theo quyền lực. Vũ khí của Người là đôi mắt thơ ngây. Quyền lực của Người là tấm thân trẻ thơ non nớt. Hai ngàn năm qua rồi, nhưng sứ điệp ấy vẫn còn mang tính thời sự, vì chiến tranh chưa một ngày vắng bóng trên hành tinh. Ngay tại Bê-lem, nơi Chúa sinh ra, năm nay không có thánh lễ, vì cuộc chiến giữa Israel và Palestine vẫn còn tiếp diễn.

Nằm trong tấm vải thô đặt trên máng bò lừa, Người muốn gửi đến ta sứ điệp tự do. Là Thiên chúa, Người không muốn sinh ra trong gia đình vua chúa giầu sang. Nhưng chọn sinh ra trong gia đình dân dã nghèo hèn. Người không chọn sinh ra tại một nơi đầy đủ tiện nghi. Nhưng chọn sinh ra trong chuồng bò lừa. Tâm hồn Người hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ nhu cầu vật chất nào. Ngày nay chế độ nô lệ đã bị xoá sổ trên toàn thế giới. Nhưng con người đang vướng vào những vòng vây nô lệ mới. Có thứ nô lệ dục vọng. Có thứ nô lệ đam mê. Có thứ nô lệ chức quyền. Có thứ nô lệ danh vọng. Có thứ nô lệ vật chất tiền tài. Có thứ nô lệ sì ke ma tuý. Tất cả những thứ nô lệ mới trói buộc tâm hồn khiến con người mất hết tự do, nhân phẩm. Nhìn vào hang đá Bê-lem, sứ điệp tự do của Đức Giê-su như một lời nhắn nhủ ân cần, như một lời mời gọi tha thiết, như một ánh sáng soi đường cho ta bước vào vùng trời tự do của tâm hồn, của nhân phẩm, của con người, của con cái Thiên chúa.

Năm mới đang mở ra một viễn tượng đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy đe doạ. Cơn lốc kinh tế, khoa học kỹ thuật sẽ cuốn đi nhiều giá trị đạo đức, sẽ nhận chìm nhiều kiếp người lầm than. Cơn cám dỗ vật chất sẽ khiến nhiều tâm hồn mất phẩm chất, nhiều con người sẽ đánh mất chính mình. Những xung đột sẽ xô đẩy thế giới vào những cuộc chiến tàn sát.

Hãy đến với Hài nhi Giê- su nằm trên máng cỏ trong hang đá Bê-lem. Người là hiện thân của tình yêu, của hoà bình, của tự do. Nhìn ngắm Người, ta sẽ học được những bài học giải đáp cho những vấn đề của thế giới, của con người, và nhât là của chính bản thân ta. Sống theo gương Người, ta sẽ góp phần xây dựng một thế giới tươi đẹp, không chỉ ấm áp tình người mà còn cao đẹp với những giá trị tinh thần, những phẩm chất đạo đức.

Lạy Chúa Giê-su Hài Đồng, xin thương xót chúng con. Amen.

III. KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Trong những sứ điệp của Chúa Giêsu bé thơ, sứ điệp nào được nhắn riêng cho bạn ?
2. Bạn có tự do thật không ? Hay là có thứ nô lệ nào đang trói buộc bạn ?
3. Tình yêu, tự do, hòa bình. Thế giới hiện nay cần gì nhất ? Bạn sẽ làm gì để đóng góp vào hạnh phúc của thế giới ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:19 22/12/2008
GIÀU CÓ

N2T


- “Đối với tôi là loại người thế tục thì tu đức có gì là ích lợi ?”

- “Nó sẽ giúp cho ngài càng giàu có hơn.” Đại sư trả lời.

- “Sự giúp đỡ này ở đâu mà đến ?”

- “Nó giúp cho ngài kềm bớt dục vọng (ước muốn) ?”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Tu đức không những chỉ dành cho các bậc tu trì mà thôi, nhưng còn là phương thuốc chữa lành dục vọng của con người nữa.

Dục vọng là sự ham muốn của con người.

Bậc tu trì dù bất cứ thuộc hạng chức sắc nào của tôn giáo, thì cũng đều là những con người đầy những tham sân si, nhưng nhờ vào luyện tập và sống đời tu đức nên họ kềm chế được lòng ham muốn của mình trước những cám dỗ chết người của ma quỷ, để trở nên mẫu mực cho người khác.

Đối với người “thế tục” thì tu đức giúp cho họ lướt thắng những cám dỗ do lòng ham muốn mà ra, cho nên nó rất là có lợi cho họ:

- Nếu không có tinh thần tu đức thì con người ta dễ dàng sống buông thả theo tính xác thịt.

- Nếu không có tinh thần tu đức thì dục vọng sẽ như những con sóng dồn dập vỗ vào bờ, làm cho họ ngộp thở trong những ham muốn của thế gian.

- Nếu không có tinh thần tu đức thì dục vọng sẽ phá vỡ hạnh phúc gia đình...

Tu đức của người Ki-tô hữu chính là đi theo con đường Chúa Giê-su đã đi qua: yêu thương, phục vụ và hy sinh.

Đó là sự giàu có do tinh thần tu đức đem lại cho chúng ta vậy.
 
Lễ Giáng Sinh (Thánh lễ Đêm)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:21 22/12/2008
LỄ GIÁNG SINH

(Thánh lễ Ban Đêm)

Tin mừng: Lc 2, 1-14.

“Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”


Bạn thân mến,

Thánh Lu-ca rất chi tiết khi kể lại hoàn cảnh Chúa Giê-su sinh ra nơi hang đá Bê-lem: từ vị vua đang trị vì, Đức Mẹ Maria mang thai đến ngày sinh, các thiên thần hiện ra ca hát mừng vui, và các mục đồng chăn chiên ở trong vùng cũng đến thờ lạy Hài Nhi mới sinh ra...

Đêm nay, sau 2008 năm Chúa Giê-su sinh ra, nhân loại nô nức đón mừng kỷ niệm trọng đại ấy, khắp nơi đều long trọng tổ chức ngày Chúa sinh ra theo truyền thống của dân tộc mình, bởi vì Chúa Giê-su giáng trần, không phải chỉ cho một dân tộc Do Thái mà thôi, nhưng là con cho cả nhân loại trên địa cầu, từ nguyên tổ A-dong cho đến ngày tận thế, Ngài đến để đem ơn cứu độ cho mọi người, trả lại cho con người ơn làm con Thiên Chúa và mở cửa thiên đàng cho những người có lòng ngay.

Đêm nay, bạn và tôi cũng nô nức trong lòng nhập vào dòng người như đi trẩy hội đến nhà thờ, để thờ lạy Con Thiên Chúa làm người trong hang lừa máng cỏ. Bạn và tôi ngắm nhìn Chúa Hài Nhi đang nằm đó để cầu nguyện và suy tư đến tình yêu nhiệm mầu của Chúa dành cho bạn cho tôi và cho nhân loại, đó chính là mầu nhiệm được giấu kín từ thưở đời đời nơi Chúa Cha, mà nay đã được khải thị nơi Chúa Hài Nhi.

Đêm nay, có rất nhiều người vui mừng tổ chức lễ Chúa giáng sinh cách long trọng và hạnh phúc, nhưng đêm nay cũng có rất nhiều người mừng Chúa Giê-su giáng sinh trong âm thầm lặng lẽ và nghèo nàn như chính Ngài vậy, bạn có thấy như thế không ? Họ mừng lễ Giáng Sinh trong lo âu vì con cái bị bệnh không tiền đi bác sĩ, họ mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh trong nỗi buồn vì ngày mai không có tiền mua gạo. Đêm nay, có những tụ điểm lợi dụng ngày lễ Giáng Sinh để ăn chơi trác táng, để đua nhau phạm tội, để vung tiền không tiếc...

Bạn thân mến,

Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, Ngài là Đấng cứu độ mà muôn dân trông đợi. Ngài đến để nối lại tình yêu đất trời -mà nguyên tổ chúng ta đã cắt đứt vì kiêu ngạo không muốn nghe lời của Thiên Chúa- để tuôn đổ hồng phúc bình an hạnh phúc cho nhân loại.

Bạn và tôi cũng là những sứ giả loan báo Tin Mừng của Ngài, không như các thiên thần xưa kia hát khúc ca vui mừng Đấng cứu độ, cũng không như các mục đồng xưa kia đem lễ vật chiên bò đến dâng cho Ngài nơi hang lừa, nhưng là như một bản sao cách sống của Ngài giữa anh chị em của mình, bản sao đó chính là yêu thương và phục vụ, bởi vì Chúa Giê-su xuống thế gian cũng đã làm như thế để loan báo tin mừng Nước Trời cho mọi người.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Giáng Sinh (Thánh lễ Ban Ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:23 22/12/2008
LỄ CHÚA GIÁNG SINH

(Thánh lễ ban ngày)

Tin mừng: Ga 1, 1-18.

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.”


Bạn thân mến,

Hôm nay là ngày lễ Giáng Sinh, là ngày mà Giáo Hội Công Giáo hân hoan mừng ơn cứu độ đến giữa loài người, như lời của thánh Gioan tông đồ đã loan báo: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Bạn có thấy Ngài đang hiện diện giữa thế gian không, bạn đã có lần nào gặp Ngài chưa ?

Chúa Giê-su đã trở nên người phàm như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, một người phàm thật sự khi sinh ra nơi hang lừa ngoài thành Bê lem, chứ không phải sinh hạ trong cung điện nhà vua; Ngài thật sự trở nên một con người như chúng ta, không phải thần thoại hoang đường, cũng không phải là tiểu thuyết, nhưng là một sự thực mà cho đến hôm nay -cứ mỗi năm- toàn thể nhân loại đều hân hoan mừng ngày giáng sinh của Ngài, Ngài là nhân vật trung tâm của lịch sử nhân loại.

Bây giờ thì bạn đã thấy Ngài rồi đó. Thấy Ngài đang nằm trong hang đá nghèo hèn, và thấy Ngài đang hiện diện trên bàn thờ qua bí tích Thánh Thể. Hang đá Bê lem là nhà tạm thứ nhất mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã chọn khi xuống thế làm người, và đã trở thành anh em của chúng ta cách hiện thực mà như thánh Gioan tông đồ đã nói:

“Điểu từ thưở ban đầu đã có,

điều chúng tôi đã từng nghe,

điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt,

điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời sự sống.” (1 Ga 1, 1)


Bí tích Thánh Thể là phương cách cao siêu mà Ngài đã chọn để ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, và hơn thế nữa, nơi bí tích Thánh Thể này, Ngài đã trở thành lương thực hằng sống nuôi sống linh hồn chúng ta, như Ngài nói:

“Bánh sự sống chính là Ta, ai đến với ta sẽ không hề đói, và kẻ tin vào ta sẽ không hề khát bao giờ.”(Ga 6, 35),

Bạn thân mến,

Khi bạn và tôi mừng kỷ niệm lễ giáng sinh của Chúa Giê-su, thì đồng thời chúng ta cũng chuẩn bị tâm hồn chờ đợi ngày Ngài lại đến trong vinh quang, đó chính là ý nghĩa quan trọng trong việc mừng đại lễ giáng sinh của Ngài, bởi vì lần thứ nhất xuống thế làm người, Chúa Giê-su không đến với uy quyền của vị vua cả trời đất, nhưng lần đến thứ hai Ngài sẽ đến với uy quyền của một vị Thiên Chúa toàn năng phán xét người lành kẻ dữ.

Ngôi Lời đã làm người và đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài đang ở giữa chúng ta qua người hành khất bên vệ đường, Ngài đang ở giữa chúng ta qua người bất hạnh, Ngài đang ở giữa chúng ta mà –có khi- chúng ta làm ngơ không biết Ngài. Và đó cũng là để tài mà Chúa Giê-su sẽ xét xử chúng ta trong lần xuống thế thứ hai của Ngài vậy: yêu thương tha nhân như chính mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:25 22/12/2008
N2T


45. Xét cho cùng thì con người có bao nhiêu đức hạnh, duy chỉ có trong hoàn cảnh nghịch mới nghiệm được mà có.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Noel chia sẻ
+TGM. Ngô Quang Kiệt
17:11 22/12/2008
Lễ Chúa Giáng sinh

(Lễ nửa đêm)

NOEL CHIA SẺ



Mt 1, 1-25

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa; Phares sinh (bởi bà Thamar) và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.

Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.

Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.

Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:

"Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta".

Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu


II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Mỗi dịp Noel, tôi thừơng đứng trước máng cỏ, nhìn ngắm Đức Giê su bé thơ và hỏi xem Người muốn nhắn gửi điều gì nhân ngày lễ Giáng sinh trong tình hình xã hội hiện tại. Năm nay, khi nhìn ngắm Người rét run giữa mùa đông lạnh giá, tôi chợt thấy tái hiện cảnh những đồng bào nạn nhân bão lụt trong năm qua. Và tôi nghe tiếng Người mời gọi “ CHIA SẺ”

Chia sẻ không phải là bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi những gì chính bản thân cần thiết. Hiểu như thế, Đức Giê su chính là mẫu gương chia sẻ. Đức Giê su là Thiên Chúa, Người có thể ngự trên trời, dùng quyền năng mà cứu độ nhân loại. Nhưng vì muốn chia sẻ với nhân loại, nên Người đã xuống thế làm người để ở với nhân loại. Sự chia sẻ của Người đạt đến tột đỉnh vì Người không chỉ chia sẻ một phần nhưng đã tặng ban tất cả bản thân cho nhân loại. Vì muốn chia sẻ, Người đã tự huỷ mình khỏi thân phận Thiên Chúa. Vì muốn chia sẻ, Người đã không ngần ngại chọn xuống chỗ bé nhỏ rốt cùng của thân phận con người. Vì muốn chia sẻ, nên Người đã tự nguyện nếm cảm hết những đau khổ mà con người có thể gặp. Ta đau khổ vì cảnh nghèo ư ? Chính Người cùng chia sẻ với ta cảnh khó nghèo, đói khát, lạnh lẽo. Ta đã chịu nhiều đau khổ ư ? Chính Người chia sẻ với ta trong những thất bại, bị phản bội, bị hành hạ và chết cô đơn nhục nhã. Người chia sẻ với mọi người dù ở những hoàn cảnh khốn cùng, khắc nghiệt nhất của cuộc sống.

Nằm trong hang đá nghèo hèn, với bầy chiên bò, giữa đêm đông giá rét, Đức Giê su trở nên một lời mời gọi chia sẻ. Giờ đây, Người chỉ là một em bé sơ sinh yếu ớt cần đến sự giúp đỡ của ta. Đêm đông lạnh lẽo, Người cần cả đến hơi thở của con bò để sưởi ấm tấm thân. Khi trốn sang Ai cập, Người cần nhờ con lừa chở đi. Khi còn thơ bé, Người cần bàn tay săn sóc nâng niu của Đức Mẹ và thánh Giu se. Khi đi rao giảng, Người cần có bạn bè giúp đỡ. Khi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, Người bộc bạch nỗi buồn mong được các môn đệ an ủi. Khi vác thánh giá, Người yếu nhược phải nhờ đến ông Simon giúp sức. Người hoá thân làm một con người yếu ớt nhất, túng thiếu nhất, khốn cùng nhất, đau khổ nhất, để mời gọi ta biết mở rộng tâm hồn chia sẻ. Người sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ, dù rất bé nhỏ, kể cả của súc vật, để mời gọi ta quảng đại.

Hôm nay, lời mời gọi chia sẻ ấy vẫn vang lên rất thiết tha, rất khẩn cấp. Đức Giê su vẫn đang lên tiếng kêu cứu qua những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, không những không được chăm sóc, không có cơ hội đến trường, mà còn bị hất hủi, bị lạm dụng, bị xâm hại. Đức Giê su vẫn đang âm thầm nhẫn nhục trong số phận hẩm hiu của những người bị quên lãng. Đức Giê su vẫn đang oằn vai gánh nặng trong kiếp lầm than của những người nghèo nàn, vất vả vật lộn với cuộc sống. Đức Giê su vẫn đang quằn quại trong những tấm thân gầy mòn bị cơn bệnh nan y gặm nhấm. Đức Giê su vẫn đang tức tưởi trong những người thất bại, không tìm thấy tia sáng hy vọng cho tương lai.

Trong năm nay, nhiều thiên tai trên thế giới đang làm xuất hiện những khuôn mặt mới của Đức Giê su với những lời kêu cứu khẩn cấp. Đây Đức Giê su bé thơ với khuôn mặt tái xanh vì đói vì lạnh. Kia Đức Giê su bị đóng đinh vào mái nhà chết chìm dưới dòng nước lũ. Đó Đức Giê su hốt hoảng nhìn những người thân yêu bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi. Tất cả là một hang đá Bê lem, trong đó Đức Giê su đang cất lời mời gọi chia sẻ.

Hãy mở rộng tâm hồn để chia sẻ, Vì khi mở rộng tâm hồn chia sẻ, ta đón nhận ơn Chúa. Chính khi mở rộng tâm hồn để chia sẻ, ta đáp lại lời mời gọi của Đức Giê su bé thơ trong hang đá Bê lem.

Lạy Chúa Giêsu bé thơ, xin dạy con biết sống trọn vẹn mầu nhiệm giáng sinh bằng mở lòng ra chia sẻ với mọi người.
 
“Emmanuel, Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
22:13 22/12/2008
“Emmanuel, Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”

Lễ Noel là lễ của chia sẻ, lễ của bác ái. Chia sẻ không chỉ cơm bánh, gạo tiền cho anh em nghèo khó mà còn chia sẻ tình người cho anh em đang sống chung quanh chúng ta. Vì con người sống cần cơm bánh để lớn lên và cũng rất cần tình thương để tồn tại. Chính vì lẽ đó, mà khi nhập thể làm người Chúa Giêsu đã không chọn sinh ra trong cung điện nguy nga, trong hoàng thân quốc thích. Ngài đã sinh ra trong cơ hàn, trong một gia đình lao động bình thường giữa chúng sinh. Ngài còn đồng hoá mình với những con người nghèo đói cơ hàn, những con người bị ngược đãi, bị bỏ rơi. Chính Ngài đã từng nói rằng: “Hỡi những kẻ được cha Ta chúc phúc hãy vào hưởng Nước Trời là gia nghiệp đã dành sẵn cho các ngươi, vì khi ta đói, ta khát, ta trần truồng, bị bỏ rơi, tù đầy, ngược đãi các ngươi đã cho ăn, cho uống và tiếp đón ân cần”. Ngài đã đồng hoá mình với những người khổ đau để con người biết vì Ngài mà biết thương nhau, biết vì Ngài mà phục vụ lẫn nhau, biết vì Ngài mà hy sinh cho nhau, mà đón nhận lẫn nhau trong yêu thương và tha thứ.

Thế nhưng, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những con người bị loại trừ, vẫn còn đó những ánh mắt thiếu cảm thông, những cái nhìn tẩy chay của con người dành cho nhau. Xem ra Thiên Chúa vẫn bị khước từ. Ai cũng biết rằng Thiên Chúa là Emanuel đang ở cùng chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cố tình loại trừ lẫn nhau, vẫn đang tìm cách xua đuổi anh em của mình một cách bất khoan dung. Ai cũng biết rằng xúc phạm đến nhau là xúc phạm đến Chúa, thế nhưng, có mấy ai đã vì Chúa mà nhịn nhục lẫn nhau, đã vì Chúa mà sống khoan dung, tha thứ cho nhau. Đôi khi, chính cách đối xử bất khoan dung đó đã khiến anh em không có cơ hội để sửa đổi và làm lại cuộc đời.

Người ta kể rằng: Trong một xóm đạo nhỏ ở một miền quê hẻo lánh, có một thanh niên nổi tiếng ăn chơi, trộm cắp được người đời đặt cho biệt hiệu: “Hiền bụi đời”. Với thành tích, trộm cắp và gây mất trật tự thôn xóm, anh đã bị tập trung cải tạo. Thời gian anh cải tạo là thời gian xóm làng bình an. Người ta cảm thấy hạnh phúc khi không có anh. Cho đến khi nghe tin Hiền bụi đời sắp trở về xóm nhỏ này sau thời gian dài trong trại giam. Người dân xem ra chẳng vui mừng mà còn lo sợ. Lâu lâu người ta lại nghe tiếng búa, tiếng đục cửa của một nhà nào đó đang sửa lại cửa nẻo để chống trộm. Hôm ấy, hắn trở với khuân mặt rạng rỡ của kẻ chuẩn bị bước vào một cuộc sống mới để cải tà quy chính, một cuộc sống lương thiện như bao người khác. Đối với hắn, dường như mọi thứ đều thay đổi trong mắt hắn. Vui vui, hắn tiến về phía Dì Năm hủ tiếu, nơi đang diễn ra câu chuyện sôi nổi của những người dân trong xóm. Nhưng rồi nụ cười của hắn chưa kịp nở đã vội tắt ngấm. Mọi người im bặt khi hắn tới. Những ánh mắt dè chừng, những nụ cười ngượng gạo, cáo lui. Không lâu sau đó, hắn lại bị bắt vì một vụ cướp của. Trong khẩu cung, hắn khai: “Vì muốn trả thù đời”.

Vâng, Hiền bụi đời đã tiếp tục cuộc sống trộm cắp vì sự loại trừ của đồng loại. Anh không được đón nhận trong cuộc đoàn. Anh bị khước từ bởi lầm lỗi quá khứ. Chính thái độ bất khoan dung của thôn xóm đã tạo nên một Hiền bụi đời để trả thù đời.

Hôm nay ngày lễ giáng sinh, là dịp để chúng ta nhắc lại với nhau, Con Thiên Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta. Ngài đang cần chúng ta yêu thương. Ngài đang cần chúng ta giúp đỡ. Ngài đang cần chúng ta đón nhân. Ngài đang cần chúng ta dành cho Ngài cái nôi đón nhận trong sâu thẳm lòng mình. Ngài đang cần chúng ta dành cho Ngài những cọng rơm hy sinh của nhịn nhục, của bác ái vị tha làm ấm áp lòng Ngài. Ngài đang cần chúng ta dành cho Ngài hơi ấm của tình thương chia sẻ với tấm lòng quảng đại, nhiệt thành như các mục đồng năm xưa.

Nguyện xin Đấng Emanuel chúc lành cho những nghĩa cử yêu thương cùa chúng ta. Nguyện xin Ngài đón nhận những hy sinh nhịn nhục và bác ái vị tha của chúng ta dành cho nhau như là dành cho chính Ngài. Và cầu chúc cho mỗi người chúng ta biết đón nhận nhau như là đón nhận Đấng Emmanuel ở cùng chúng ta để nhờ đó mà chúng ta biết trao cho nhau những nghĩa cử ấm áp tình người và chan hoà tình nhân ái bao dung. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói: ''Đức ái là món quà cho nền dân chủ''
Nguyễn Toàn Tâm
02:17 22/12/2008
ĐTC ghi nhận sự đóng góp của Kitô Giáo đối với quốc gia Băng Đảo

Vatican, ngày 19 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói: "Một nền dân chủ trưởng thành vốn cỗ võ cho sự khoan dung, sự đón nhận, đối thoại và hợp tác sẽ càng trở nên phong phú hơn nhờ đức ái Kitô giáo."

ĐTC đã nói điều này vào hôm thứ năm trong buổi tiếp kiến với ông Elín Flygenring, tân đại sứ của Băng Đảo ở Tòa Thánh. Trong buổi nói chuyện với vị tân đại sứ, ĐTC nhắc lại rằng Kitô giáo đã chính thức được công nhận ở Băng Đảo cách đây hơn 1000 năm.

Ngài nói các Kitô hữu ở quốc gia này "có thể nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn vào giây phút ấy và có thể nhớ lại những sự thật, những nguyên tắc và những giá trị được lưu giữ trong các định chế xã hội, các luật lệ và phong tục vốn tiếp tục nuôi dưỡng và giáo dục người dân."

ĐTC nói thêm: "Tôi tha thiết hy vọng rằng người dân Băng Đảo, xét từng cá nhân và toàn bộ quốc gia, sẽ tiếp tục nhận được cảm hứng từ truyền thống phong phú này. Tôi cầu mong truyền thống ấy sẽ khai sáng cho họ khi họ bảo vệ và thăng tiến nhân quyền ở trong nước và ở ngoại quốc trong khi cổ võ sự tôn trọng đối với tất cả các tôn giáo và sự thao luyện tự do cách hợp pháp."

ĐTC tiếp tục: "Những nền dân chủ trưởng thành nhắm tới việc giáo dục người dân về sự khoan dung và đón nhận lẫn nhau, về đối thoại với niềm kính trọng và sự hợp tác cho lợi ích chung. Những hiệu quả tích cực của môi trường xã hội và chính trị này trở nên phong phú khi các Kitô hữu đón nhận là thực hành món quà đức ái vốn được diễn tả ngang qua đối thoại và hợp tác thực tiễn."

"Tôi tin tưởng rằng trong quốc gia các bạn, các thành viên của Giáo Hội Công Giáo và tất cả những ai tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô Giáo và lợi ích xã hội lớn lao hơn sẽ tiếp tục trưởng thành trong sự hiểu biết, tôn trọng và hợp tác lẫn nhau."

ĐTC Benedict XVI nói rằng Giáo Hội cũng qu‎ý trọng sự nghiệp mà Băng Đảo đã gầy dựng nhằm làm thăng tiến hòa bình, chống lại nghèo đói và sự nghệp bảo vệ môi trường: "Kinh nghiệm và sự tinh thông khoa học kỹ thuật của quốc gia các bạn về việc sử dụng những năng lượng thay thế có thể mang lại lợi ích to lớn cho các dân tộc khác và đóng góp cho khao khát của nhân loại muốn trở thành những người đầy tớ trong công trính sáng tạo của Thiên Chúa.

"Thật vậy, tôi không thể quên trao phó mối bận tâm của quốc gia Băng Đảo cho những ai chịu đựng những hậu quả của chiến tranh và sự kém phát triển vốn đã và đang làm cho người dân của các bạn rộng lượng cởi mở đón nhận những người tị nạn và trong số những sáng kiến khác, đó là việc háo hức nhìn thấy thương mại toàn cầu được thiết lập trên nền tảng hợp tình hợp lý hơn."

Xét đến sự suy sụp tài chính toàn cầu hiện nay, ĐTC Benedict XVI nói rằng nhiều người quan sát với sự thấu hiểu thời điểm bất ổn kinh tế toàn cầu hiện nay."

Ngài nói: "Tòa Thánh lấy làm quan ngại đối với những hậu quả tiêu cực trên các quốc gia và cho mỗi cá nhân, và Tòa Thánh theo dõi với sự lưu tâm đặc biệt những đề xuất nhằm củng cố các định chế tài chính quốc tế trên những nền tảng có trách nhiệm về luân lý và có tính cẩn trọng hơn."

ĐTC nói thêm: "Tôi cầu mong rằng các nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị sẽ dùng sự khôn ngoan để đưa ra những quyết định nhằm hướng dẫn đất nước, có cái nhìn tiên liệu và có sự thấu hiểu về công ích."
 
Kinh Truyền Tin được coi như nhắc nhở lời “Xin Vâng của Mẹ Maria
Bùi Hữu Thư
04:12 22/12/2008

Kinh Truyền Tin được coi như nhắc nhở lời “Xin Vâng của Mẹ Maria



Đức Thánh Cha suy niệm về Kinh Đức Mẹ

VATICAN 21, tháng 12, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, khi cầu nguyện với Kinh Truyền Tin, chúng ta sống lại lúc Đức Maria nói “Xin Vâng.”

Hôm nay Đức Thánh Cha suy niệm về Kinh Truyền Tin trước khi đọc kinh Kính Mừng cùng với cử tọa tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Ngài ghi nhận là Phúc Âm hôm nay là lời tường thuật của Thánh Luca về việc Truyền Tin, “một mầu nhiệm chúng ta tưởng nhớ mỗi ngày khi đọc kinh Truyền Tin.”

Đức Thánh Cha nói, "Kinh nguyện này giúp chúng ta sống lại giây phút quyết định khi Thiên Chúa gõ cửa con tim của Mẹ Maria, và sau khi đã nhận được lời ‘xin vâng’ của Mẹ, bắt đầu nhập thể trong Mẹ và từ Mẹ.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng ghi nhận là kinh nguyện trong Thánh Lễ hôm nay cũng là kinh nguyện đọc vào phần cuối của Kinh Truyền Tin: “Lạy Chúa xin đồ tràn tình yêu Chúa trong lòng chúng con, và như Chúa đã mạc khải cho chúng con qua một thiên thần việc Con Người sẽ xuống thế làm người, xin dẫn đưa chúng con qua cuộc khổ nạn và cái chết của Người đến vinh quang phục sinh của Người."

Trong khi Giáng Sinh gần kề, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “chiêm ngắm mầu nhiệm không thể mô tả nổi về Đấng Mẹ Maria đã cưu mang chín tháng trong lòng trinh nữ: mầu nhiệm Thiên Chúa trở nên người phàm.”

Ngài cũng kêu gọi sự chiêm ngắm “Đức Mẹ và Thánh Giuse, chờ đợi Chúa Giêsu giáng sinh, và học hỏi nơi hai vị bí quyết của việc suy niệm để được nếm nguồn vui Giáng Sinh. "

Ngài tiếp, "Chúng ta hãy chuẩn bị để đón mừng với đức tin Đấng Cứu Thế đến ở với chúng ta: Tình Yêu của Ngôi Lời Thiên Chúa dành cho nhân loại trong mọi thời đại.”
 
Giáng Sinh 2008: Nhân vị là trọng tâm của Hòa bình
LM Giuse Nguyễn Hữu An
12:49 22/12/2008
Vương quốc Fanxica là một đất nước thanh bình, thịnh vượng. Nhà vua và hoàng hậu diễm phúc sinh được hai hoàng tử khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, có khí phách của bậc anh hùng. Hai hoàng tử thương yêu hoà hợp với nhau.

Vương quốc láng giềng Faroux có nhà vua nham hiểm ác độc. Ông nuôi mối thù truyền kiếp với vua Fanxica. Lòng căm thù càng dâng cao khi thấy vua Fanxica có hai hoàng tử khôi ngô tuấn tú mà mình không có lấy một mụn con. Vì thế, ông rắp tâm sát hại hai hoàng tử cho bằng được.

Vua Faroux biết hai hoàng tử thường vào rừng săn bắn nên đã cho mai phục. Bẫy giăng ra và hoàng tử em Faram bị bắt. Hay tin em trai mất tích trong rừng, hoàng tử anh một mình một ngựa xông vào rừng tìm em. Cái bẫy đựoc giăng ra, người anh cũng bị bắt.

Tên vua độc ác giam hai anh em vào hai ngục tối biệt lập nên họ không hay biết gì về nhau.

Theo thông lệ hàng năm, vào dịp sinh nhật của mình, vua cho tổ chức những cuộc quyết đấu giữa những con ác thú để chúng phân thây xé xác nhau làm trò vui cho quan quân và dân chúng.

Năm nay, thay vì cho ác thú đấu nhau, nhà vua ác độc bắt hai tù nhân vạm vỡ khỏe mạnh, mỗi người mang một da sư tử trên mình, đeo thêm mặt nạ sư tử và buộc họ phải quyết đấu cho đến khi một trong hai người phải chết. Ai sống sót sẽ được trả tự do.

Cả đấu trường hò la vang dậy khi quân lính dẫn hai đấu thủ mặc lốt sư tử bước ra. Với thanh mã tấu trên tay, hai con người lốt sư tử xông vào nhau chiến đấu vô cùng ác liệt như hai ác thú say mồi. Đám đông cổ võ hò la vang trời dậy đất.

Cuộc chiến kéo dài hơn cả giờ mà vẫn bất phân thắng bại. Cả hai đấu thủ mệt nhoài, mình họ đầy thương tích máu me. Không ai nhường ai. Mỗi người đều dốc toàn lực để hạ đối thủ, để dành sự sống, để được tự do.. Chỉ có chiến thắng hoặc chết. Cuối cùng bằng sức mạnh và khéo léo, đấu thủ cao người hơn đã vung đao chém xoạc mặt đối phương làm rơi mặt nạ sư tử để lộ một khuôn mặt rất thân quen. Anh kinh hoàng tột độ. Thanh mã tấu trên tay rơi xuống. Anh giật bỏ mặt nạ của mình ra. Hai người ồ lên kinh ngạc. Họ bàng hoàng nhận ra nhau. Không ai xa lạ, họ là hai anh em ruột thịt, hai hoàng tử con vua Fanxica bị vua Faroux bắt cóc. Họ lao vào nhau, ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Họ đâu ngờ rằng đối thủ mà họ quyết tâm tiêu diệt cho bằng được lại là người anh em rất thân yêu.

Nước mặt tuôn tràn hoà chung với máu. Hai con người bầm dập, mình đầy thương tích ôm nhau khóc tức tưởi. Khóc vì đã coi nhau như kẻ thù, đã đấu nhau như ác thú. Khóc vì đã gây cho nhau bao thương đau. Họ vẫn đứng đó, ôm nhau mà khóc nghẹn ngào trước hàng ngàn cặp mắt bàng hoảng kinh ngạc của mọi người.

Hình ảnh hai anh em ruột thịt giao đấu với nhau một mất một còn trong câu chuyện là một minh hoạ cho tấn thảm kịch đau thương vẫn diễn ra hàng ngày giữa cộng đồng nhân loại từ xưa đến nay.

Chính ma quỹ là kẻ cầm đầu và gây ra sự dữ. Giống như ông vua độc ác Faroux, ma quỹ đã trùm lên con người lốt sư tử, lốt chó sói, khiến con người không còn nhận ra nhau là anh em mà trái lại còn khiến con người xem nhau như thù địch, như những con ác thú cần phải tiêu diệt đến cùng. (Lm Ignatio Trần Ngà).

Trước thảm trạng đó, mọi cố gắng xây dựng hoà bình của con người, mọi nổ lực hoà giải của các tổ chức quốc tế trong dòng lịch sử không thể dập tắt hận thù và chiến tranh. Nhân loại luôn khao khát hoà bình. Ngôn sứ Isaia ước mơ về một thời đại lý tưởng: “ Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” ( Is 2,4).

Trong sứ điệp hoà bình năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã chọn chủ đề: nhân vị là trọng tâm của hoà bình. Ngài viết: tôi xác tín rằng sự tôn trọng con người sẽ phát triển hoà bình (số 1). Ngài còn xác định: một nền hoà bình đích thực và bền vững đòi phải có sự tôn trọng những quyền con người (Số 12.). Vì vậy: yếu tố nền tảng để xây dựng hoà bình là nhìn nhận sự bình đẳng thiết yếu giữa mọi người xuất phát từ phẩm giá siêu việt chung. (số 6). Trong Chúa Kitô chúng ta chúng ta có thể tìm thấy lý do tối hậu để trở nên những người quyết tâm bảo vệ phẩm giá con người và là những người dũng cảm xây dựng hoà bình (số 16).

Thật vậy, chỉ trong Chúa Kitô, Thiên Chúa nhập thể làm người, nhân loại mới có hoà bình. Một giải pháp duy nhất mang lại hoà bình. Đó là tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận, lòng tham lam, tính kiêu căng, khai hoá cho đôi bên hiểu mình là anh em ruột thịt với nhau.

Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chọn chủ đề “Chống Nghèo đói để Xây dựng Hòa bình”. Thông điệp nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hòa bình thế giới và sự phát triển kinh tế.

Trong số 6, Đức Thánh Cha viết: Như vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô 6, đã quả quyết chí lý “Phát triển chính là danh xưng mới của hòa bình”. Như vậy giữa hòa bình và cuộc chiến chống nghèo đói liên hệ với nhau mật thiết. Đức Thánh Cha đưa ra nhận xét là nghèo đói có thể vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của chiến tranh “Nghèo đói thường là nhân tố góp phần hoặc là yếu tố thành phẩm trong các cuộc xung đột, kể cả những cuộc xung đột võ trang. Đến lượt mình, những cuộc xung đột này lại gây ra những hoàn cảnh đói nghèo bi thảm hơn.”. Đức Thánh Cha minh xác rằng khi viết về vấn đề nghèo đói, ngài không chỉ quan ngại đến sự thiếu thốn về vật chất, nhưng còn về những chỉ dấu khác của sự nghèo khổ. Ngài nhận thấy “trong các xã hội giàu và tiến bộ, có bằng chứng rõ rệt về việc phân lề, cũng như sự nghèo nàn về tinh thần, luân lý đạo đức và tình cảm, thấy được nơi những con người mà cuộc sống nội tâm bị mất hướng, những người trải qua nhiều hình thức chán chường mặc dầu họ có được sự phồn vinh về kinh tế.” Ngài cho rằng sự “siêu phát triển” về kinh tế đã làm gia tăng những hiểm họa “kém phát triển về luân lý”. Nguyên nhân nghèo đói là do thiếu tôn trọng phẩm giá con người: “Dầu sao đi nữa, điều rất đúng là mỗi hình thức nghèo đói đều có căn cội là sự thiếu tôn trọng phẩm giá siêu việt của nhân vị. Khi con người không được coi trọng trong ơn gọi toàn diện của họ và khi người ta không tôn trọng những đòi hỏi của một nền ”sinh thái học về con người” (số 2). Vì không tôn trọng phẩm giá siêu việt của nhân vị nên “người ta dùng cả những phương pháp không tôn trọng phẩm giá của phụ nữ. Sự tiêu diệt hàng triệu hài nhi chưa sinh ra, nhân danh cuộc chiến chống nghèo đói, trong thực tế, đó là một sự loại trừ những người nghèo nhất trong nhân loại các bệnh truyền nhiễm lan rộng, chẳng hạn bệnh sốt rét ngã nước, lao phổi và Sida. Tình trạng nghèo đói của các trẻ em. Khi gia đình lâm vào tình trạng nghèo đói, thì các trẻ em là những nạn nhân dễ bị thương tổn nhất: hầu như một nửa những người sống trong nghèo đói cùng cực ngày nay là trẻ em” (Số 3-5).

Chúa Giêsu đến thế gian để phục hồi phẩm giá siêu việt của con người. Ngài không đến để tước bỏ khí giới nhưng tước bỏ lòng hận thù. Ngài đến lột mặt nạ ác thú ra khỏi con người để họ nhận ra nhau là anh em con một Cha, một người Cha là Thiên Chúa nhân lành. Ngài trở thành Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta, trở thành một em bé, trở thành một người nghèo để chia sẽ thân phận với những người nghèo và nâng họ lên cao với phẩm giá làm con Thiên Chúa. Giáo lý quan trọng nhất của Chúa Giêsu: Thiên Chúa là Cha rất mực nhân hậu yêu thương và mọi người là con cái của Người và là anh em ruột thịt với nhau. Duy chỉ có giáo lý cao đẹp này mới có thể giải thoát nhân loại khỏi hận thù chiến tranh và nghèo đói vật chất cũng như tinh thần.

Mừng lễ Giáng Sinh là cùng nhau nhắc lại giáo lý cao đẹp đó.

Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi, đều vui tươi mừng lễ.

Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang….Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương"’
(Lc 2,14)

Giáng sinh, Thiên Chúa gởi tặng nhân loại quà tặng thần linh là Hài Nhi Giêsu.

Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.

Thiên Chúa làm người, đó là niềm vui vĩ đại như lời Sứ thần nói với các mục đồng: Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân. Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit. Người là Đấng Kitô là Đức Chúa.

Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa là nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại tình thương của Người bằng việc yêu mến Người và yêu thương nhau.

Thiên Chúa làm người vì thế giới loài người vẫn còn quá nhiều người không được sống cho ra người. Vẫn còn biết bao triệu người không có nhà ở, không có việc làm, không được học hành, không được tôn trọng phẩm giá, bị bốc lột sức lao động, bị tước đoạt phẩm giá làm người. Sứ điệp hoà bình 2008 nhắc tới những sự dữ trong thế giới hôm nay “ ngoài những nạn nhân do các cuộc xung đột vũ trang, do chủ nghĩa khủng bố và những hình thức bạo lực khác nhau, còn có những cái chết âm thầm do nghèo đói, phá thai, thử nghiệm phôi người và chết êm dịu (số 5).

Thông điệp hoà bình thế giới 2009 đề cập đến các lãnh vực chi phí quân sự, khủng hoảng lương thực làm gia tăng sự nghèo đói: Mức độ chi phí quân sự hiện nay trên thế giới đang gây lo âu. Như tôi đã có dịp nhấn mạnh, hiện nay ”những tài nguyên lớn lao về vật chất và nhân sự đang được sử dụng cho những chi phí quân sự và cho việc võ trang. Thực tế là các tài nguyên đó bị rút từ các dự án phát triển các dân tộc, nhất là những dân nghèo túng nhất cần được giúp đỡ. Và đây là trái ngược với Hiến Chương Liên Hợp Quốc (số 6); Cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, đang gây nguy hiểm trầm trọng cho việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Cuộc khủng hoảng này không phải vì thiếu lương thực cho bằng vì những khó khăn trong việc kiếm được lương thực và vì những hiện tượng đầu cơ, và vì thiếu những tổ chức chính trị và kinh tế có khả năng đương đầu với các nhu cầu và tình trạng khẩn cấp. Nạn suy dinh dưỡng cũng có thể gây ra những thiệt hại nặng nề về tâm vật lý cho dân chúng, khiến cho nhiều người không có năng lực cần thiết để ra khỏi cảnh nghèo đói, nếu không được trợ giúp đặc biệt. Và điều này góp phần làm cho sự chênh lệch thêm sâu rộng, tạo nên những phản ứng có nguy cơ trở thành bạo lực. Các dữ kiện về nạn nghèo đói trong những thập niên gần đây cho thấy hố chia cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu rộng (số 7)

Thiên Chúa làm trẻ thơ vì trong thế giới loài người vẫn còn biết bao trẻ thơ không có tuổi thơ. Chiến tranh, thiên tai, đói nghèo khiến bao trẻ thơ không có niềm vui trẻ thơ.

Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ mang một ý nghĩa hiện sinh và sâu sắc. Thiên Chúa trở nên một người nghèo, một trẻ thơ. Thiên Chúa đứng về phía người nghèo.

Lễ Giáng Sinh là lời tuyên dương giá trị linh thánh và bất khả xâm phạm của con người trong tư cách là người. Thiên Chúa làm người để biến đổi thế giới tội lỗi thành thánh thiện, biến đổi lòng gian tham thành yêu thương chia sẻ, mang những giá trị tinh thần cao cả cho thế gian đang đam mê hưởng thụ vật chất.

Niềm vui Giáng Sinh là một niềm vui thánh thiện, niềm vui linh thiêng, niềm vui làm cho chúng ta sống và sống dồi dào, niềm vui làm cho chúng ta hạnh phúc.

Khởi đầu năm 2009, Đức Thánh Cha nhắc lại sự quan tâm của Giáo Hội: Đạo lý xã hội của Hội Thánh vẫn luôn quan tâm đến người nghèo. Vào thời Thông điệp ”Rerum novarum” (Tân Sự), người nghèo thường là những công nhân trong một xã hội mới được công nghệ hóa; giáo huấn xã hội của Đức Piô 11, Piô 12, Gioan 23, Phaolô 6 và Gioan Phaolô 2, đã làm nổi bật trước ánh sáng những nạn nghèo mới khi chân trời của vấn đề xã hội dần dần mở rộng thêm, đến mức độ có những chiều kích hoàn vũ. Ngài tha thiết mời gọi: Tôi nồng nhiệt mời gọi mỗi môn đệ Chúa Kitô, cũng như mỗi người thiện chí, vào đầu năm mới này, hãy mở rộng con tim đối với những nhu cầu của người nghèo và làm những gì cụ thể có thể giúp đỡ họ. Thực vậy, châm ngôn này vẫn luôn đúng, đó là ”bài trừ nghèo đói chính là xây dựng hòa bình”.(Số 15).

Xin hãy cùng nguyện cầu với Đức Thánh Cha trong Đại lễ Giáng sinh năm nay: “ước mong mỗi người tín hữu hãy kiên cường góp phần vào việc phát huy một nền nhân bản toàn diện đích thực phù hợp với những giáo huấn của các Thông Điệp Populorum Progressio và Sollicitudo Rei Socialis, mà chúng ta chuẩn bị cử hành ngày kỉ niệm lần thứ bốn mươi và thứ hai mươi trong năm nay. Vào đầu năm 2008, tôi tha thiết dâng lời cầu nguyện cho toàn thể nhân loại lên Nữ Vương Hoà Bình, Thân Mẫu Chúa Giêsu Kitô, “hoà bình của chúng ta” (Ep 2, 14), mà chúng ta đang cùng nhau hướng tới với lòng tràn đầy hi vọng, dẫu biết bao hiểm nguy và khó khăn vẫn đang vây quanh chúng ta. Xin Mẹ Maria chỉ cho chúng ta, trong Con của Mẹ, con đường dẫn đến hoà bình và soi sáng con mắt chúng ta để chúng ta có thể nhận ra dung mạo Chúa Kitô trong khuôn mặt của mỗi con người, là trọng tâm của hoà bình!” (Sứ điệp 2008, số 17).
 
Sứ điệp của Giáng Sinh là khó nghèo và thanh đạm
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:53 22/12/2008
Sứ điệp của Giáng Sinh là khó nghèo và thanh đạm

Hong Kong (AsiaNews) - Trong tinh thần "khó nghèo" và "thanh đạm", Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục của Hồng Kông, đã gửi một bức thư đến các tín hữu nhân dịp Giáng Sinh. Phân tích tình hình tài chính toàn cầu, vốn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Đức Hồng y mời gọi các tín hữu bỏ sang một bên những bữa ăn xa hoa và những món quà đắt tiền - trên nguyên tắc ngài không phản đối - để sống ý nghĩa sâu xa của ngài đại lễ.

Đấng Cứu Độ được sinh ra trong máng cỏ, được sưởi ấm bằng sự ôm ấp của người mẹ và lòng trung tín với trách nhiệm được trao phó của người cha Giuse. Theo nhận định của Đức Giám mục của Hồng Kông thì "tinh thần khó nghèo" và "nhân đức thanh đạm" mang ý nghĩa để "đánh bại đói nghèo" và đối mặt với tình hình khủng hoảng hiện nay.

Dưới đây là bức thư của Đức Hồng y Giuse gửi cho các tín hữu trong giáo phận của ngài:

Thư mục vụ Giáng Sinh từ vị Giám Mục của chúng ta.

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,

Nếu tôi hành động phù hợp với chính sách cứu nguy thị trường tức là chi tiêu nhiều hơn nữa, thì tôi sẽ khuyến khích các tín hữu tự do chi tiêu nhẵn ví của họ, mua những món quà Giáng sinh đắt tiền và thưởng thức một bữa ăn Giáng Sinh xa hoa với gia đình. Nhưng những gì tôi sẽ nói về Giáng Sinh này là hoàn toàn khác, vì tôi nghĩ rằng những gì Lễ Giáng Sinh mạc khải là khó nghèo và thanh đạm. Tôi không phản đối mua những món quà đắt tiền hay không cho phép những bữa ăn xa hoa, nhưng năm nay, như chúng ta nhớ về Chúa Kitô, người được sinh ra trong máng cỏ, chúng ta hãy suy tư về căn nguyên của cơn sóng thần tài chính hiện nay là gì. Phải chăng là do tiêu dùng quá mức, hám lợi vì kiếm tiền dễ dàng, tắc trách trong quản lý tài chính, các quan chức chính phủ từ chối trả lời cho người dân hoặc nhận trách nhiệm của họ trong việc kiểm soát thị trường tài chính?

Tiêu dùng quá mức: Nhiều người tiêu tiền trước khi kiếm được nó và chi phí của họ vượt quá thu nhập của họ.

Hám lợi vì kiếm tiền dễ dàng: Rất khó để nói về sự khác biệt giữa đầu tư và cờ bạc. Các công dân bình thường sử dụng đồng tiền dành dụm của họ để mua cổ phiếu, nhưng dĩ nhiên, tiền lãi cao luôn luôn đi đôi với rủi ro cao.

Quản lý tài chính không còn là một cơ chế để củng cố nền kinh tế đích thực. Những người vận hành cẩu thả tạo ra những sản phẩm độc hại. Chính quyền lại đi cộng tác với giới kinh doanh. Thị trường nhanh chóng trở thành chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh tột độ. Sớm muộn gì thì bong bóng tài chính cũng sẽ nổ tung một cách bất ngờ, chúng ta khám phá ra rằng sự thịnh vượng chỉ là một ảo tưởng. Các hệ thống tài chính đã sụp đổ và người dân đã mất tự tin, bằng việc tất cả mọi người cố tự cứu mình.

Trong tình hình này, người rất giàu có thể nắm giữ cổ phiếu giảm giá trị của họ và chờ đợi cơ hội khác để kiếm tiền. Nhưng thực sự nền kinh tế đã bị thiệt hại. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị loại khỏi môi trường kinh doanh. Người dân bình thường đã bị mất công ăn việc làm của mình và có thể không trả được các khoản vay thế chấp của họ hoặc thậm chí không thể nuôi sống gia đình của họ.

Sứ điệp của Giáng Sinh là khó nghèo và thanh đạm.

Chúa Kitô khuyến khích chúng ta quên mình, để quan tâm đến anh chị em nghèo khó của chúng ta và để tất cả mọi người có một Giáng sinh đầm ấm và thanh bình. Nhưng Chúa Kitô cũng ban cho chúng ta một bí quyết căn bản để thoát khỏi nghèo đói vĩnh viễn: Đó là tinh thần khó nghèo, nhân đức thanh đạm.

Không có chỗ trọ cho Thánh Giuse và người vợ đang mang thai của ngài, khi giờ sinh nở cận kề. Hài nhi Giêsu được sinh ra trong một máng cỏ, nhưng Ngài vẫn mĩm cười với mẹ mình. Với vòng tay ôm ấp của người mẹ, Ngài cảm thấy như mình chưa bao giờ rời khỏi Thiên Cung. Tính nhân hậu và trung thực của Thánh Giuse đã làm cho hài nhi Giêsu một cảm giác an toàn, có sức mạnh hơn nhiều so với sự che chở của hàng ngàn cơ binh thiên thần. Ấm áp và triều mến là tình cảm hạnh phúc cao cả nhất.

Thánh Phaolô, trong thư gửi cho người môn đệ dấu yêu Titô, ngài đã viết: "Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này" (Tt 2,11-12).

Con người quý giá hơn sự giàu có. Đấng Cứu Độ được sinh ra cho tất cả mọi người, cho tôi, cho anh em và ít nhất là cho anh em đồng đạo của chúng ta.

Hãy vui lên! Hãy vui mừng hoan hỉ!

+ Hồng y Giuse Trần Nhật Quân

2008
 
Trung Cộng dùng luận điệu cũ để đặt điều kiện đối thoại với Tòa Thánh
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:54 22/12/2008
Bắc Kinh (AsiaNews) – Bằng một điệp khúc đã được lặp đi lặp lại trong nhiều thập kỷ qua, hôm 19/12 Trung Quốc lại đề cập đến điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đối thoại nào với Tòa Thánh: không can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, thậm chí ngay cả khía cạnh tôn giáo (bao gồm cả việc bổ nhiệm các giám mục); cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Hai nguyên tắc này đã được Ông Đỗ Thanh Lâm (Du Qinglin), Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắc lại: "Vatican không được can thiệp vào nội bộ chính trị của Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước chúng tôi"; Vatican phải cắt đứt "cái gọi là quan hệ ngoại giao" với Đài Loan và công nhận chính quyền Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là chính quyền hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc; "chỉ trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản này mới có thể làm cho cả hai phía đối thoại mang tính xây dựng, khắc phục những khó khăn, thu hẹp các khác biệt và mang đến tiến bộ thực sự theo hướng cải thiện mối quan hệ".

Tuyên bố này đưa ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm nhà cầm quyền Trung Quốc lập Giáo hội tự trị, có liên quan đến việc bổ nhiệm và tấn phong giám mục. Độc lập trong thực hiện việc bổ nhiệm và tấn phong giám mục bắt đầu từ năm 1958, do Mao Trạch Đông dựng nên nhằm tạo ra một Giáo Hội độc lập tách khỏi Rôma.

Khoảng 300 nhân vật, trong đó có 45 giám mục đã tham gia vào lễ kỷ niệm được tổ chức trong Đại hội đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn. Hiện diện trong buổi lễ có Diệp Tiểu Văn (Ye Xiaowen), Vụ Trưởng Vụ Quản lý Nhà nước về Tôn giáo, và Tian Congming, người đứng đầu về người thiểu số và tôn giáo. Cũng có sự hiện hiện của giám mục yêu nước Mã Anh Lâm (Ma Yinglin) của Côn Minh, được tấn phong vào năm 2006 mà không có sự chấp thuận của Tòa Thánh. Giám Mục Mã, hiện là thư ký của Hội đồng Giám mục Trung Quốc, cũng đã phát biểu tại cuộc họp mặt. Theo nhận định của các quan sát viên, Giám Mục Mã Anh Lâm – người hiện đang trong tình trạng bị vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae) - đang được chính quyền chuẩn bị đưa lên làm Chủ tịch của Hiệp hội Yêu nước, một cơ quan của nhà nước nhằm kiểm soát Giáo Hội, nhằm mục đích xây dựng một Giáo Hội độc lập với Tòa Thánh.

Trưởng ban họ Đỗ đã nhấn mạnh rằng 50 năm qua, các giám mục, linh mục và giáo dân "đã giương cao ngọn cờ yêu nước và yêu Giáo Hội" và rằng đảng "đã không thất vọng" về công việc của họ.

Ông Đỗ cũng nhắc lại rằng hơn 170 Giám mục đã được tấn phong trong những năm qua. Trong vài thập kỷ qua, nhiều người trong số họ, mặc dù họ đã được phong chức theo cơ chế "tự trị", đã bí mật thỉnh cầu sự phê chuẩn của Tòa Thánh; những người khác đã không chấp nhận sự tấn phong cho đến khi đã được sự công nhận từ Rôma. Bằng cách này, trong số khoảng 60 giám mục Giáo hội chính thức, đã có hơn 80% trong số họ hiệp thông với Đức Thánh Cha.

Trong suốt ba năm qua, đã có những dấu hiệu của sự đối thoại và gặp gỡ giữa các nhân vật của Tòa Thánh Vatican và Trung Quốc, dẫn đến hy vọng cho một kỷ nguyên mới trong quan hệ. Phát biểu theo đường lối cứng rắn của họ Đỗ và việc cử hành kỷ niệm 50 năm cho giám mục tự trị đã đe dọa dập tắt hy vọng này. Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố một bức thư gửi tới Giáo Hội Trung Quốc, trong đó ngài lặp lại rằng việc bổ nhiệm các giám mục là trách nhiệm của Tòa Thánh, và đó là một giá trị tôn giáo, hơn là giá trị về chính trị.

Theo nhận định của một số nhân vật Vatican, phát biểu của Đỗ Thanh Lâm "hoàn toàn là những khẩu hiệu cũ kỹ, và những điều kiện tiên quyết cũ kỹ" và chứng minh sự thiếu chuẩn bị của đảng để đối mặt với những vấn đề về tự do tôn giáo và việc tấn phong giám mục. Cho đến nay, chưa có phản hồi chính thức từ chính quyền Trung Quốc về bức thư của Đức Thánh Cha.
 
Tòa Thánh dè dặt về tuyên ngôn đồng tính luyến ái
LM Trần Đức Anh, OP
17:22 22/12/2008
VATICAN - Tòa Thánh tuyên bố đồng ý chống mọi hình thức kỳ thị xu hướng phái tính nhưng đồng thời bày tỏ dè dặt vì những lời lẽ dùng trong tuyên ngôn vừa được trình bày tại LHQ về vấn đề này.

Dự thảo tuyên ngôn do chính phủ Pháp đệ trình nhắm bài trừ mọi hình thức kỳ thị và bạo hành chống người đồng tính luyến ái. Hôm 19-12-2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng: ”Tòa Thánh đánh giá cao toan tính trong ” Tuyên ngôn về các quyền con người, xu hướng phái tính và căn tính về giống ” được trình bày tại Đại Hội đồng LHQ ngày 18-12-2008, để lên án mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái cũng như kêu gọi các quốc gia hãy đưa ra những biện pháp cần thiết để chấm dứt mọi hình phạt hình sự đối với người đồng tính luyến ái”. Đồng thời, Tòa Thánh nhận thấy rằng những từ ngữ dùng trong Tuyên ngôn này đi xa hơn chủ ý vừa nói trên đây và được nhiều người đồng thuận.

Đặc biệt những từ ngữ ”xu hướng tính dục” (sexual orientation) và “căn tính về giống” (gender identity) dùng trong bản văn, không được công nhận và không được định nghĩa một cách đồng thuận trong công pháp quốc tế. Nếu người ta phải theo các từ ấy trong việc công bố và áp dụng các quyền căn bản, thì chúng sẽ tạo nên một tình trạng bấp bênh trầm trọng trong các luật pháp và làm thương tổn khả năng của các quốc gia trong việc đề ra và áp dụng các hiệp ước và các tiêu chuẩn nhân quyền mới và các hiệp ước đang có.”

Tuyên ngôn của Tòa Thánh khẳng định thêm rằng: ”Mặc dù sự kiện tuyên ngôn lên án và bảo vệ chống lại mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái là điều đúng, nhưng Văn kiện này, nếu xét trong toàn bộ, đi xa hơn mục đích ấy và trái lại, nó tạo ra tình trạng không chắc chắn trong luật pháp và tạo nên những thách đố đới với các qui luật hiện hành về nhân quyền.”

”Tòa Thánh tiếp tục chủ trương rằng cần phải tránh mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với những người đồng tính luyến ái, và kêu gọi các quốc gia hãy loại bỏ mọi hình phạt hình sự chống lại những người ấy”.

LM Tony Anatrella, người Pháp, bác sĩ phân tâm học và là cố vấn Hội đồng Tòa Thánh về gia đình và Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, giải thích rằng Tuyên ngôn do chính phủ Pháp khởi xướng và đệ trình trước Đại hội đồng LHQ không phải chỉ nhắm bãi bỏ việc trừng phạt người đồng tính luyến ái, nhưng còn cổ võ việc nhìn nhận các cặp đồng phái là ”hôn nhân” và quyền của những cặp này trong việc nhận con nuôi. Nếu Tuyên ngôn này được thông qua tại LHQ thì những nước nào không công nhận hôn nhân đồng phái và không cho các cặp này nhận con nuôi, thì sẽ gặp khó khăn và bị tố giác, phải chịu sức ép của quốc tế. Đây là một trò ”ma giáo” trình bày một vấn đề mà mọi người phải đồng ý, để rồi lén buộc phải công nhận những quyền không thích hợp với tình trạng của những người liên hệ”.

Theo Cha Anatrella, vấn đề đồng tính luyến ái ngày nay đang trở thành một lý luận chính trị trong sự mù quáng về nhân loại học của những người có quyền quyết định về chính trị.. Nước Pháp đang trở thành sứ giả của các hội đồng tính luyến ái, và các hội này yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp bênh vực họ trước LHQ.

Tuyên ngôn do chính phủ Pháp đề nghị đã được trình bày tại Đại hội đồng LHQ hôm 18-12 vừa qua và trong số 192 nước thành viên có 66 nước, trong đó có 27 nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, đã ký tên ủng hộ tuyên ngôn này. 60 nước đã trình bày một phản tuyên ngôn, đứng đầu là Ai Cập, còn lại 66 nước không bày tỏ ý kiến. Tòa Thánh không ký tên vào bản phản tuyên ngôn vừa nói (19-12-2009)
 
Đức Thánh cha tiếp kiến các thiếu nhi Công Giáo Tiến Hành Italia
LM Trần Đức Anh, OP
17:26 22/12/2008
VATICAN -. Sáng 20-12-2008, ĐTC đã tiếp kiến 45 em thiếu nhi Công Giáo Tiến Hành Italia, đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng sinh. Ngài khuyến khích các em cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Ngỏ lời tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắn nhủ các em thiếu nhi siêng năng tìm kiếm và cầu nguyện với Chúa Giêsu, và hãy giúp các bạn đồng lứa tuổi đến và ở với Chúa Giêsu. Ngài nói: ”Một thiếu nhi Công Giáo tiến hành là người, khi đến với Chúa Giêsu, cũng thích mang theo mình vài người bạn, vì em muốn cho các bạn được biết Chúa; em không phải chỉ nghĩ đến mình, nhưng em có con tim rộng mở và quan tâm tới người khác”.

ĐTC cũng khuyến khích các em dấn thân giúp đỡ các bạn kém may mắn hơn, và giúp kiến tạo hòa bình. Ngài nói: ”Đúng vậy, các con thân mến, các con có thể cầu xin Chúa thay đổi con tim của những ngừơi chế tạo võ khí, làm cho những kẻ khủng bố hồi tỉnh lại, biến đổi con tim của những người luôn nghĩ đến chiến tranh và giúp nhân loại xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi trẻ em trên thế giới. Cha cũng chắc chắn rằng các con sẽ cầu nguyện cho Cha, và giúp cha trong công tác không dễ dàng mà Chúa đã ủy thác cho cha” (SD 20-12-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Hoàng Học Viện khảo cổ Kitô giáo
LM Trần Đức Anh, OP
17:27 22/12/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 đề cao tầm quan trọng của ngành khảo cổ học Kitô giáo, giúp đào sâu kiến thức về chân lý Tin Mừng và các bậc thầy cũng như các chứng nhân đức tin.

Ngài đưa ra nhận định trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 20-12-2008 dành cho 90 giáo sư và sinh viên Giáo Hoàng Học viện khảo cổ học Kitô ở Roma, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo và cũng là Đại chưởng ấn của Học Viện này.

ĐTC khẳng định rằng: ”Không thể có một cái nhìn đầy đủ về thực tại một cộng đồng Kitô dù là cổ kính hay gần đây, nếu không để ý rằng Giáo Hội gồm có yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh. Chúa Kitô ở trong Giáo Hội và đã muốn Giáo Hội như một “cộng đồng tin, cậy, mến, như một tổ chức hữu hình, qua đó chân lý và ân sủng được thông truyền cho mọi người” (LG 8).

”Tôi nồng nhiệt mong ước rằng nhờ hoạt động của Học Viện anh chị em, công trình nghiên cứu về căn cội Kitô của xã hội chúng ta được tiếp tục và tăng cường thêm. Kinh nghiệm Học viện của anh chị em chứng tỏ rằng việc nghiên cứu khảo cổ học, nhất là các đền đài Kitô cổ, giúp đào sâu kiến thức về chân lý Tin Mừng được truyền lại cho chúng ta, và mang lại cơ hội bước theo các bậc thầy, các chứng nhân đức tin đã đi trước chúng ta. Biết gia sản của các thế hệ Kitô đã qua, giúp cho các thế hệ kế tiếp trung thành với kho tàng đức tin của cộng đồng Kitô tiên khởi và tiếp tục làm vang dội Tin Mừng của Chúa Kitô trong mọi thời đại và mọi nơi” (SD 20-12-2008)
 
ĐTC Beneđictô tuyên bố: Năm 2009 là Năm Thế giới Thiên văn
Bình Hòa
17:28 22/12/2008
Buổi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì đoạn Tin mừng đọc trong thánh lễ thuật lại cảnh thiên sứ truyền tin cho đức Maria, và lời nguyện của thánh lễ chúa nhựt thứ tư Mùa Vọng được dùng làm lời nguyện kết thúc kinh Truyền tin đọc mỗi ngày. Kinh Truyền tin không chỉ nhắc đến mầu nhiệm Nhập thể nhưng cũng nhắc đến mầu nhiệm Vượt qua (cuộc tử nạn và phục sinh nữa): đó là mầu nhiệm cột trụ của kế hoạch Thiên Chúa cứu độ nhân loại.

Đài thiên văn của Vatican ở Roma
Ngoài ra, bài huấn dụ của Đức Thánh Cha còn đề cập đến một điểm mà không ai lường được, đó là câu chuyện thiên văn. Hôm qua ở miền Bắc bán cầu là ngày đông chí, ngày ngắn nhất trong năm. Theo các nhà sử học, lễ Giáng sinh được mừng vào ngày 25 tháng chạp bởi vì giáo hội Rôma muốn thay thế lễ kính thần Mặt trời, được mừng vào dịp này. Dù sao, cột trụ ở giữa quảng trường thánh Phêrô được cất lên với chức năng của đồng hồ tự nhiên, mang tên là meridiana, để chỉ 12 giờ trưa dựa theo bóng mặt trời. Hôm qua, ngày đông chí, bóng của nó dài nhất trong năm. Kinh Truyền tin được đọc vào lúc 12 giờ trưa (cùng với buổi sáng và buổi tối) nói lên sự gắn liền mầu nhiệm nhập thể với thời gian. Điều này mang ý nghĩa đặc biệt khi bước sang năm mới 2009, được dành do thiên văn học, nhân kỷ niệm 400 năm khai trương viễn vọng kính của ông Galileo. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Ống kính quan sát thiên văn của Tòa Thánh
Bài Tin mừng chúa nhựt thứ tư mùa Vọng trình bày cho chúng ta quang cảnh truyền tin (Lc 1,26-38), mầu nhiệm mà chúng ta nhắc đến mỗi ngày khi đọc kinh Truyền tin. Kinh này giúp chúng ta sống lại thời điểm quyết liệt khi Thiên Chúa đến gõ cửa trái tim của đức Maria, và sau khi đã nhận được tiếng “Xin vâng”, đã bắt đầu mặc lấy xác thể ở nơi Người và do Người. Lời nguyện trong thánh lễ hôm nay cũng chính là lời nguyện của kinh Truyền tin: “Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời thánh thiên thần truyền mà biết thật Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây thánh giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển”. Còn vài ngày trước lễ Giáng sinh, chúng ta được mời gọi hãy chiêm ngưỡng mầu nhiệm khôn tả mà Đức Maria đã lưu giữ trong cung lòng trinh khiết của mình suốt 9 tháng trường: mầu nhiệm Thiên Chúa làm người. Đây là cột trụ thứ nhất của công trình cứu chuộc. Cột trụ thứ hai là cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu, và cả hai cột trụ liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một kế hoạch của Thiên Chúa, đó là cứu vớt nhân loại và lịch sử của nó bằng việc mang vào mình thân phận con người cùng với gánh nặng của những sự dữ đè bẹp nhân loại.

Mầu nhiệm cứu độ, ngoài chiều kích thời gian lịch sử, còn mang chiều kích không gian vũ trụ nữa: Chúa Kitô là mặt trời ân sủng, bằng ánh sáng của mình, Người đã “biến đổi và thắp sáng vũ trụ đang chờ mong” (Phụng vụ). Việc xếp đặt lễ Giáng sinh trong phụng vụ được gắn với ngày đông chí, khi mà tại miền bắc bán cầu, ngày bắt đầu dài ra. Nhân tiện, có lẽ không phải ai ai đều biết rằng quảng trường thánh Phêrô cũng là một cái đồng hồ chỉ 12 giờ trưa. Thật vậy, cột trụ nằm giữa quảng trường đã in bóng dọc theo một đường gạch kéo dài cho tới suối nước ở dưới cửa sổ văn phòng của tôi, và vào những ngày này, bóng của nó dài nhất trong năm. Điều này nhắc chúng ta rằng vai trò của thiên văn học trong việc ấn định thời khắc cầu nguyện. Chẳng hạn như kinh Truyền tin được đọc vào buổi sáng, giữa trưa và buổi chiều, và các đồng hồ được điều chỉnh nhờ cột trụ mà người xưa dùng để biết chính xác 12 giờ trưa.

Sự kiện hôm nay là ngày 21 tháng chạp, vào chính giờ này là lúc đông chí, tạo cơ hội cho tôi để gửi lời chào đến hết những ai, bằng cách này hay cách khác, sẽ tham gia vào năm thế giới thiên văn, vào năm 2009, nhân kỷ niệm 400 năm những quan sát đầu tiên của viễn vọng kính của ông Galileo Galilei. Trong hàng những vị tiền nhiệm của tôi, đã có những người chuyên gia trong ngành này, tựa như đức Sylvestro II, một giáo sư trong ngành, đức Grêgôriô XIII, người cải tổ cuốn lịch, thánh Piô X, một người biết làm đồng hồ chạy bằng mặt trời. Nếu theo như lời thánh vịnh (19,2) “tầng trời cao kể lại vinh quang Chúa”, thì những định luật thiên nhiên, mà trải qua dòng lịch sử, biết bao nhiêu nhà khoa học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn, cũng là một động lực lớn lao để chiêm ngưỡng Thiên Chúa với lòng biết ơn.

Giờ đây chúng ta hãy hướng mắt về Đức Mẹ và thánh Giuse, các ngài đang chờ đợi lúc Chúa Giêsu ra đời, và chúng ta hãy học nơi các ngài bí quyết hồi tâm để thưởng thức niềm vui lễ Giáng sinh. Chúng ta hãy chuẩn bị để tiếp đón Đấng Cứu thế đến ở giữa chúng ta, Người là Lời tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người thuộc hết mọi thời đại.
 
Top Stories
Vietnam: Lettre du supérieur des rédemptoristes du Vietnam
Eglises d'Asie
12:11 22/12/2008
[NDLR – Le 12 décembre dernier, le président du Comité populaire de Hanoi, M. Nguyên Thê Thao, dans une lettre adressée à la Conférence épiscopale et au supérieur provincial des religieux rédemptoristes au Vietnam avait émis des accusations graves contre les religieux responsables de la paroisse de Thai Ha et demandé que des sanctions soient prises contre eux, en particulier qu’ils soient déplacés hors du diocèse de Hanoi. Le supérieur provincial, dans une interview à Radio Free Asia (1), avait déjà annoncé qu’il rejetait aussi bien les accusations que les sanctions. Dans une lettre datée du 19 décembre, adressée au maire de Hanoi et diffusée sur le site de la congrégation et sur celui de VietCatholic News, il confirme son refus. La traduction de la lettre est de la rédaction d’Eglises d’Asie.]

à M. Nguyên Thê Thao,
président du Comité populaire de Hanoi

Dans un esprit de respect pour la vérité et de respect mutuel, je vous adresse mes salutations.

Nous avons reçu la lettre N° 3990/UBND-NC datée du 12 décembre 2008. Nous jugeons que, du point de vue de la loi de l’Eglise, des constitutions et du règlement de la congrégation des rédemptoristes comme du point de vue pastoral, les prêtres Vu Khoi Phung, Nguyên Van Thât, Nguyên Van Khai et Nguyên Ngoc Phong n’ont commis aucune infraction pour laquelle ils devraient « être critiqués, frappés d’une mesure éducative, ou déplacés hors du diocèse de Hanoi ».

Nous n’avons pas constaté que ces prêtres aient tenu des propos provocateurs ou calomnieux; au contraire, leurs déclarations ont été entièrement conformes à la vérité. Ils ne se sont jamais opposés à l’Etat pas plus qu’ils n’ont voulu créer la division. Ils se sont simplement opposés à des actions erronées.

Les prêtres Vu Khoi Phung, Nguyên Van Thât, Nguyên Van Khai et Nguyên Ngoc Phong n’ont commis aucun acte erroné. Ils accomplissent au contraire une œuvre louable en se tenant du côté de ceux qui sont injustement traités pour défendre la vérité et la faire connaître.

Si vous jugiez que ces prêtres ont commis des actions en infraction avec la loi, je vous prierais de mettre en œuvre les procédures judiciaires qui s’imposent et de les juger conformément à la loi.

Avec mes salutations respectueuses.

pour le supérieur provincial
de la congrégation des rédemptoristes vietnamiens,
le secrétaire général,
P. Dinh Huu Thoai

(1) Voir la dépêche diffusée par EDA le 18 décembre 2008.

(Source: Eglises d'Asie, 22 décembre 2008)
 
Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul halt protests
Hong Loan
12:17 22/12/2008
Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul in Ho Chi Minh City who have been keeping several day and night vigils in front of their home at 32 Bis Nguyen thi Dieu St trying to put a stop to the government's plan to turn it into a night club have just been told to pack up and withdraw from their post at the order of their provincial superior - sister Justina Tran Thi Tuoi.

The order came as a shock and a disappointment to the mild - mannered, soft spoken but determined nuns who have planned to fight to the end of this long overdue process of demanding their home back. They all broke down and cried in resentment when leaving the premise as reported to VietCatholic News.

32 Bis Nguyen Thi Dieu has long been home to the order since 1959 as a gift from the French Red Cross. After 1975 when Vietnam communist took control of South Vietnam, like the rest of the country, this particular home of theirs had been put under management of Bureau of Education in the Third district of Ho Chi Minh city with the promise made by the government on Oct 15,1975to recognize the ownership of the Sisters of Charity on the house, and they would use it just for educational purposes.

Until this day, the promise remains just a promise. An empty one.

Vietnam government has long been criticized for mishandling the land-use right, causing a wave of resentment and social unrests among people from all walks of life from North to South. Many protests have been organized throughout the country to protest government's appropriation of their land, after the owners had exhausted all efforts to resolve the issue with the government in papers. Some protest turned violent such as the events in Nghe An province several months ago or in Kien Giang province on Dec 19 where farmers were driven into a bloody clash with the police. The Catholic Church was no exception in becoming victimized by the patchy and blurry state policy on land use right.

Like the former Hanoi nunciature and Thai Ha incidents, where parishioners and priests have been fed up with waiting all those years in vain for the government to honor its words in returning land and property to them the rightful owners and eventually had no choice but to go on protesting, the Sisters of Charity’s quest for justice also began years ago in a very peaceful, reasonable manner. But what they got in return was lies and empty promises time after time, when the government kept dodging the issue and gave the sisters false leads to keep them at bay while secretly allowing enterprises to run the house as place for adult entertainment business, a total betrayal of the agreement they made to the sisters on Oct 15, 1975.

Each time the nuns flocked to the site to confirm the report on their house being torn down by some service provider with connection to the government, their mistrust for the government grew bigger until Dec 17, 2008 the day they decided that they were left with no other option than to be at the site 24-7 until their property is safely back in their possession. What has driven them to the edge was despite two agreements the government had signed on Dec15, 2007 and Mar 17, 2008, each promised to keep the condition of the building the same until the dispute between the sisters and local government has been resolved. The sisters though tried their best to be calm and nice, they could not constrain from frustration and resentment each time they came to witness the destruction going on inside the building.

But being the nuns they're bound to their vow of "Chastity, Poverty and Obedience" their determination had faced the toughest challenge so far when their present Superior gave in to the demand of the former superior sister Beatrice Nguyen Thi My, known for her role as Vice chairwomen of City's Catholic Committee for Religion Solidarity and ordered her nuns to withdraw from their posts and wait for the Superiors to start negotiating with the city officials. Ironically, Sister Beatrice was the first nun who filed the petition to the city, asking for their house to be returned.

What the pacific nuns did not do was to stay defiant against the direct order from their superior; they just left the premise in tears.
 
Le gouvernement réaffirme son attachement au principe d’indépendance de l’Eglise catholique de Chine
Eglises d'Asie
17:30 22/12/2008
Chine: A l’occasion du 50ème anniversaire des ordinations épiscopales illicites de 1958, le gouvernement réaffirme son attachement au principe d’indépendance de l’Eglise catholique de Chine

Le 19 décembre dernier, c’est dans le cadre solennel et très officiel de l’Assemblée nationale populaire, à Pékin, que, devant 45 évêques « officiels » et quelque 200 prêtres, religieuses et catholiques convoqués pour l’occasion par le gouvernement, les autorités chinoises ont rappelé les principes qui, selon elles, président à l’organisation de l’Eglise catholique de Chine.

La date correspondait au 50ème anniversaire des ordinations non reconnues par Rome de 1958, lorsque les PP. Bernadine Dong Guangqing et Yuan Wenhua furent ordonnés sans mandat pontifical, respectivement, pour les sièges épiscopaux de Hankou et Wuchang (province du Hubei), consommant ainsi une rupture avec le Saint-Siège entamée sept ans plus tôt par l’expulsion du nonce en Chine et confirmée en 1957 avec la création de l’Association patriotique des catholiques chinois, organisation chargée de mettre en œuvre la politique d’indépendance de l’Eglise de Chine vis-à-vis de l’Eglise universelle.

Dans le discours qu’il a prononcé à cette occasion et qui a été largement repris par la presse officielle, Du Qinglin, directeur du Front uni, l’organisation qui chapeaute les organismes de la société chinoise non directement affiliés au Parti communiste, a fait l’éloge des évêques et des prêtres qui, durant 50 ans, ont « tenu haut la bannière de l’amour de la patrie et de l’Eglise », ajoutant que le Parti « n’avait pas été déçu » par leur travail. Sur la question des relations avec l’Eglise universelle, Du Qinglin a répété la ligne officielle: « Le Vatican ne doit pas s’ingérer dans les affaires politiques intérieures de la Chine, y compris en utilisant la religion pour le faire. » Les deux conditions, bien connues, à l’ouverture d’un dialogue avec le Saint-Siège ont été répétées: rupture des relations diplomatiques avec Taiwan et non-ingérence dans les affaires intérieures de la Chine, en particulier sur la question de la nomination des évêques.

En présence de Ye Xiaowen, directeur de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses (ex-Bureau des Affaires religieuses), c’est Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque de Kunming et secrétaire général de la Conférence des évêques « officiels », qui a prononcé le discours répondant à celui de Du Qinglin. Mgr Ma a été ordonné à l’épiscopat sans mandat pontifical, en 2006, et est systématiquement mis en avant par les autorités chinoises depuis le décès de Mgr Michael Fu Tieshan, évêque « officiel » de Pékin sans mandat pontifical décédé le 20 avril 2007.

Pour les observateurs, la cérémonie organisée à Pékin le 19 décembre est significative à un double titre. Premièrement, des signes concordants montrent que le gouvernement chinois cherche activement à imprimer sa marque sur l’Eglise catholique en Chine, notamment sur les questions relatives aux nominations de candidats pour les nombreux postes épiscopaux aujourd’hui vacants. Deuxièmement, la célébration de ce 50ème anniversaire et l’absence d’ouverture dont témoignent les discours prononcés à cette occasion s’inscrivent dans un contexte où, de son côté, le Saint-Siège tient à réaffirmer les principes mis en exergue par le pape Benoît XVI dans sa lettre aux catholiques chinois de juin 2007. En effet, dans une lettre en date du 22 avril 2008, le cardinal Tarcisio Bertone, secrétaire d’Etat, a écrit à tous les évêques légitimes – i.e. ceux reconnus par le pape – de Chine. Envoyée à 90 évêques, « officiels » ou « clandestins », actifs ou émérites, mais tous en pleine communion avec le pape, la lettre est parvenue à ses destinataires entre mai 2008 et ces dernières semaines, délais dus à ses modalités de distribution (1).

Dans sa lettre, le cardinal Bertone souligne « les principes fondamentaux de la doctrine catholique » et rappelle aux évêques que « le ministère de l’Episcopat » est un ministère de communion. Chacun des 90 évêques, dont, pour la première fois, la liste nominative est donnée, est appelé à assumer « avec courage la mission de Berger » afin de promouvoir la nature catholique de l’Eglise et d’obtenir une plus grande liberté d’action, le tout dans un dialogue direct et respectueux avec les autorités civiles. Plus concrètement, le cardinal enjoint les évêques à « agir ensemble » pour obtenir le droit de se réunir en tant que collège épiscopal et de discuter librement entre eux des sujets qui les intéressent. Sans citer nommément l’Association patriotique des catholiques chinois, le cardinal écrit que c’est en observant les principes décrits dans la lettre du pape en juin 2007 que les évêques chinois trouveront « l’attitude correcte à adopter » face à cette organisation (2). Le secrétaire d’Etat rappelle également aux évêques que les ordinations épiscopales en Chine ne doivent être menées que lorsqu’elles ont reçu « le mandat apostolique ».

La lettre du cardinal Bertone, qui se voulait discrète – elle n’a pas été publiée par Rome –, a été rapidement commentée sur des sites Internet et des blogs catholiques en Chine. Les noms des évêques qui étaient présentés par ordre alphabétique dans la lettre ont été repris par des sites qui les ont classés par province et avec leurs titres épiscopaux complets (3). Sur un site, on trouve même la liste des évêques qui n’ont pas été reconnus par le Saint-Siège. Contacté par l’agence Ucanews, Mgr Peter Fang Jianping, évêque coadjuteur « officiel » de Tangshan, ordonné sans mandat pontifical le 6 janvier 2000 puis légitimé en 2002, estime que l’existence de la liste éliminera les supputations auxquelles les uns et les autres se livrent sur le fait de savoir qui est un évêque légitime et qui ne l’est pas. Un autre évêque, présent sur la liste mais préférant s’exprimer sous le sceau de l’anonymat, dit apprécier l’appel du cardinal Bertone à voir les évêques demander la liberté de se réunir sans surveillance de la part des autorités, mais il ajoute qu’il est peu probable que cet appel se concrétise. Lui-même, dans son diocèse, rencontre de grandes difficultés à obtenir que ses prêtres se réunissent; une réunion au plan national des évêques catholiques lui paraît encore plus difficile à obtenir. Un évêque « clandestin » du nord du pays affirme, quant à lui, sa bonne volonté à « maintenir des relations harmonieuses avec les autorités », mais fait part de sa perplexité face à cet objectif quand le gouvernement n’a de cesse, comme il vient de le faire ce 19 décembre, de réaffirmer les principes d’autonomie de l’Eglise catholique en Chine.

(1) Depuis que la lettre a été signée, en avril 2008, quatre évêques sont décédés et il n’y a pas eu de nouvelles ordinations épiscopales. La liste des évêques reconnus comme tels par le Saint-Siège compte donc désormais 86 noms – une soixantaine d’entre eux appartenant à la partie « officielle » de l’Eglise catholique en Chine, les autres à sa partie « clandestine ».
(2) Le paragraphe de la lettre du pape Benoît XVI auquel le cardinal Bertone fait référence est le suivant: « Même la finalité déclarée desdits organismes de mettre en œuvre ‘les principes d’indépendance et d’autonomie, d’autogestion et d’administration démocratique de l’Eglise’ (36) est inconciliable avec la doctrine catholique qui, depuis les antiques Symboles de foi, professe que l’Eglise est ‘une, sainte, catholique et apostolique’. » La note 36 est libellée ainsi: « (36) Statuts de l’Association patriotique des catholiques chinois (Chinese Catholic Patriotic Association, CCPA), 2004, art. 3. »
(3) Ainsi que l’ont relevé des commentateurs sur les sites Internet catholiques chinois et le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque du diocèse de Hongkong, la liste présente les 90 évêques nommés comme étant des « évêques ». Elle ne précise pas s’ils sont les ordinaires des diocèses auxquels ils se rapportent ou bien s’ils sont coadjuteurs, auxiliaires ou bien encore émérites. A la lecture de la liste, on ne peut donc savoir si tel ou tel évêque est bien responsable de tel ou tel diocèse. La difficulté est que, dans quelques cas, Rome a demandé à tel évêque de se retirer et que celui-ci n’en a rien fait. De plus, la liste ne porte pas les noms des administrateurs apostoliques ou diocésains qui assument la responsabilité des nombreux sièges actuellement vacants de l’Eglise catholique de Chine.

(Source: Eglises d'Asie, 22 décembre 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Đoàn Bankstown TGP Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
12:25 22/12/2008
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 21/12/2008 rất đông đủ Giáo Dân và các quan khách Úc Việt đã đến nhà thời St. Berenan Bankstown Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Việt Nam Simon Phan Đắc Hòa Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Bankstown.

Xem hình ảnh mừng lễ Quan Thầy

Trước khi cử hành Thánh lễ, là phần đọc sơ lược về tiểu sử của Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa, Ngài là một vị lương y và đã từng giúp ích cho mọi người, nhưng Ngài có một niềm tin rất mãnh liệt vào Thiên Chúa, Ngài luôn luôn hướng về Chúa để cầu nguyện và phó thác. Khi Ngài bị bắt và bị ép từ bỏ Đạo, Ngài cương quyết nhất định thà chết chứ không bao giờ bỏ Đạo và Ngài đã chấp nhận cái chết để làm sáng danh Chúa và làm gương lưu truyền cho hậu thế. Sau khi chấm dứt bản sơ lược tiểu sử của Thánh Simon Phan Đắc Hòa. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn Bankstown xuống cuối nhà thờ xông hương tượng Thánh Simon Phan Đắc Hòa và sau 3 hồi chiêng trống, kiệu cung nghinh rước tượng Thánh Phan Đắc Hòa tiến vào nhà và an vị trên cung thánh, và Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn và cùng hiệp dâng Thánh lễ đồng tế với quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Mai Đào Hiền, Cha Mai Văn Thịnh từ Melbourne và Cha Hà Thanh Sơn Quản nhiệm CĐCGVN Wollongong.

Đặc biệt trong Thánh lễ các em Thiếu Nhi Thánh Thể cung nghinh Phúc Âm từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh rất trang nghiêm và long trọng, đồng thời các em cũng dâng lên Thiên Chúa vũ khúc dâng của Lễ rất đặc sắc và ngoạn mục. Trước khi kết thúc Thánh lễ, Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn, 2 Ca đoàn thứ Bảy và Chúa Nhật và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, ông khen ngợi Giáo đoàn cũng đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng trong những công tác phục vụ để xây dựng Cộng Đồng ngày thêm thăng tiến. Sau cùng ông Gioan Baotixita Phạm Thế Thành Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý quan khách trong Ban Thường Vụ và các Giáo đoàn bạn cùng tất cả mọi người đã hiện diện để cùng hiệp dâng Thánh lễ trong dịp mừng kính Thánh Simon Phan Đắc Hòa bổn mạng của Giáo đoàn. Sự có mặt của quý vị là một niềm vinh dự lớn cho Giáo đoàn chúng con, đồng thời nói lên sự quan tâm sâu xa trong tinh thần đoàn kết thân thương trong tình yêu của Chúa Giêsu. Sau hết chúng con cũng chân thành cám ơn quý vị ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Giáo đoàn chúng con tổ chức ngày mừng kính bổn mạng được mọi sự tốt đẹp và cũng nhân dịp Giáng Sinh và Năm Mới 2009, chúng con xin kính chúc quý Cha và toàn thể quý vị một mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân Chúa Hài Đồng và năm mới an khang thịnh vượng.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và qua bên sân trường của nhà thờ tham dự buổi tiệc thân mật đồng thời thưởng lãm văn nghệ giúp vui do Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn với những màn ca vũ hoạt cảnh rất là đặc sắc ngoài ra còn có thêm cuộc xổ số may mắn miễn phí để tạo lên tình thân ái vui tươi trong ngày mừng kính Lễ quan thầy của Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Bankstwon – TGP Sydney. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 10pm.
 
Nhóm ''Nghị Lực Sống'' chia sẻ Yêu Thương với những trẻ em thiếu may mắn
Trần Xã Đoài
12:38 22/12/2008
HÀ NỘI - Noel năm nay, lòng người Công giáo Hà Nội có một chút gì đó trầm lắng lại trước những biến cố của Giáo hội vừa xảy ra trong thời gian gần đây. Nhà Thờ Lớn không trang hoàng rực rỡ, lộng lẫy hay không tổ chức rầm rộ các hoạt động đón mừng như mọi năm nhưng không phải vì thế mà năm nay Giáng sinh mất hết niềm vui thường thấy. Người Công giáo tại Hà Nội dành mùa Giáng sinh 2008 này để hướng về những thân phận cùng cực, bất hạnh trong xã hội hôm nay nhằm đồng cảm, an ủi, sẻ chia gánh nặng của những anh em mình. “Nghị Lực Sống” là một trong những nhóm khuyết tật Vinh đang học tập và làm việc tại đây cũng có chung một tâm tình ấy. Sáng Chúa nhật ngày 21.12.2008, các bạn trẻ trong nhóm đã kết hợp với các thầy trong Đại chủng viện Hà Nội tổ chức một chuyến đi đầy ý nghĩa tới thăm và tặng quà cho các em mồ côi, khuyết tật, bệnh nhân và người nghèo ở nội và ngoại thành Hà Nội.

Ngay từ lúc 7h sáng, sân nhà thờ Lớn Hà Nội đã tràn ngập hình ảnh của những ông già, bà già Noel. Không chỉ ngộ nghĩnh ở chỗ có cả bà già Noel mà còn có cả những ông già Noel “nhí” 7-8 tuổi và một ông già 23 tuổi nhưng chỉ cao có 85 cm, có khuôn mặt trẻ con cực kỳ dễ thương - bạn Nguyễn Việt Thắng, quê xứ Xã Đoài, Giáo phận Vinh. Trên tay những ông bà già Noel là những những bịch quà, kẹo bánh. Những chiếc xe máy đã sẵn sàng để chuẩn bị khởi hành đi về mọi nẻo đường.

Sau khi tặng quà một số cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn ở Nhà thờ Lớn Hà Nội, Đoàn “ông bà già Noel” chia 4 hướng tỏa khắp nội, ngoại thành Hà Nội. Nhóm thứ nhất đi đến Trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang (quận Đống Đa), Trung tâm khuyết tật Quỳnh Hoa (huyện Thanh Trì). Nhóm thứ hai đi cơ sở may Mai Hoa (quận Tây Hồ) và khu người nghèo huyện Gia Lâm. Nhóm thứ ba đi thăm người nghèo ở khu Bãi Giữa sông Hồng và chợ Long Biên. Nhóm thứ 4 đị khu chạy thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai. Mỗi nhóm có khoảng 3-5 thầy Đại Chủng Viện Hà Nội là người bạn từ lâu đã đồng hành với anh chị em ở những địa điểm này với việc sinh hoạt, chia sẽ tình thương yêu vào những ngày Chúa nhật hàng tuần.

Chiều cùng ngày, các bạn Nghị Lực Sống đã có buổi giao lưu chia sẻ niềm vui và tặng quà Giáng sinh tại trường Trung Học Dạy Nghề Estih (quận Đống Đa) nơi có số đông bạn khuyết tật đang theo học. Buổi họp mặt chào đón Giáng sinh sôi động dưới các vũ điệu, khúc hát mừng Chúa Giáng sinh của chủ nhà là các bạn học sinh Estih Đống Đa; các thầy, các bạn trong nhóm Nghị Lực Sống và có cả một nhóm sinh viên giáo phận Bùi Chu tại quận Cầu Giấy. Phải nói rằng, Noel là dịp để mọi người được sống gần gũi trong yêu thương và sẻ chia hơn.

Tổng kết chuyến thăm và tặng quà của các bạn Trung tâm Nghị Lực Sống, hơn 300 suất được trao tặng trị giá 23 triệu đồng. Được biết, số quà trên chủ yếu được đóng góp từ các thành viên trong Trung tâm, các thầy Đại Chủng Viện Hà Nội và sự hảo tâm của một số ân nhân xa gần.
 
Lễ Hội Giáng Sinh của những người có hoàn cảnh đặc biệt
Joseph Phạm
12:46 22/12/2008
SAIGÒN - Liên tiếp trong nhiều năm vào dịp Giáng Sinh, Nhóm Đức Tin & Văn Hóa đã tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh Của Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt. Năm nay, trong ngày 20/12/2008 từ 09g00 đến 21g00 Lễ Hội đã được tổ chức tại Tu viện La-san Mai Thôn với sự tham dự của khoảng 2500 người lớn và thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 300 người phụ trách đến từ hơn 60 đơn vị Nhà mở, Mái ấm, các Trung tâm Hướng nghiệp, Lớp học Tình thương phần lớn đóng trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có đơn vị đến từ Bình Dương, Đồng Nai như Trại phong Bến Sắn, Mái ấm Phao-lô Lái Thiêu. .., cùng với gần 400 tình nguyện viên.

Lễ Hội năm nay cũng còn vinh dự được đón tiếp Đức Giám mục Đa-minh Nguyễn Chu Trinh – Chủ tịch Ủy ban Bác ái xã hội HĐGMVN, Linh mục An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn – Tổng thư ký Ủy ban Bác ái xã hội HĐGMVN và Linh mục Tô-ma Vũ Đình Hiệu – Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đại diện Sở Lao động và Thương binh tỉnh Bình Dương, Ban biên tập đài vô tuyến truyền hình VTV 9, cùng nhiều vị khách quý. Do mặt bằng tổ chức năm nay xa trung tâm thành phố, nhưng lượng khách đến tham quan ủng hộ Lễ Hội cũng lên đến nhiều ngàn lượt người.

Chương trình Lễ Hội năm nay gồm các hoạt động chính như tổ chức các gian hàng bán và giới thiệu sản phẩm, gian hàng ẩm thực phục vụ trong Lễ Hội do các đơn vị tham dự sản xuất thực hiện. Tổ chức trò chơi dân gian có thưởng cho các em thiếu nhi và đặc biệt là chương trình văn nghệ kéo dài từ 17g00 đến 20g00 với MC Yên Thảo và do 12 đơn vị tham gia trình diễn với nhiều tiết mục đặc sắc sen kẽ với sự trình diễn của nhiều ca sĩ như Hiền Thục, Thủy Tiên, Hà Bảo Thu, Gia Ân, Thanh Sử, Ngọc Huy, Xuân Trường, Hoàng Hiệp, đến với chương trình văn nghệ của Lễ Hội còn có Nhóm Múa Sân khấu Idecaf, Nhóm Xiếc Ngọc Viên, ảo thuật Anh Thiên dưới sự chỉ huy của Nhạc sĩ Lê Đức Hùng đã mang lại nhiều niềm vui cho những người tham dự, và đây là lần thứ 8 Nhóm Đức Tin & Văn Hóa tổ chức Lễ Hội.

Như lời phát biểu trong phần khai mạc của Linh mục Phao-lô Nguyễn Thái Hợp (O.P) – Linh hướng Nhóm Đức Tin & Văn Hóa, Lễ Hội năm nay diễn ra trong bối cảnh xã hội gặp nhiều khó khăn về kinh tế với ít nhà tài trợ, khác với nhiều năm trước tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Tp.HCM, năm nay toàn bộ cơ sở hạ tầng như sân khấu, âm thanh, ánh sáng đều do Ban tổ chức thực hiện. Nhưng đứng trước nguyện vọng của nhiều đơn dành cho người lớn, thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, Nhóm Đức Tin & Văn Hóa một lần nữa “can đảm” đứng ra tổ chứ Lễ hội. Nhờ vào ơn trên của Đấng Tối cao, cùng với sự đóng góp và trợ giúp của nhiều thành phần trong Tôn giáo và Xã hội, sự thông cảm của các đơn vị tham dự và đặc biệt sự mở rộng vòng tay của Quý Sư huynh dòng La-san đã hết lòng và hết mình tạo điều kiện để Lễ Hội năm nay được thực hiện tại Tu viện La-san Mai Thôn. Ngoài ra Lễ Hội cũng còn có sự cộng tác của các tình nguyện viên Công-ty Hợp tác Trẻ, Nhóm Ve Chai, Nhóm Đất Việt, Lớp Thần học Giáo dân Gioan-Phaolô II.

Ông Phạm Khắc Thiện, Trưởng Ban tổ chức cũng còn cho biết thêm, toàn bộ chi phí đưa đón các đơn vị đến với Lễ Hội đều do Ban Tổ chức thực hiện theo yêu cầu của các đơn vị tham dự, mỗi người có hoàn cảnh đặc biệt đến với Lễ Hội đều nhận được một phần quà trị giá 50 ngàn đồng trong đó có 15 ngàn tiền mặt và tem phiếu để sử dụng trong Lễ Hội trị giá 15 ngàn, hoạt động trò chơi có thưởng khoảng gần 1.500 em tham dự với số phần thưởng bình quân cho mỗi em 10 ngàn đồng. Những tình nguyện viên và những người phụ trách các đơn vị cũng được Ban tổ chức lo phần ăn uống. Kinh phí tổ chức năm nay lên đến khoảng 200 triệu đồng. Toàn bộ sự đóng góp của những ân nhân và chi tiết của Lễ Hội đều được Ban Tổ chức công bố trên Website của Nhóm Đức Tin & Văn Hóa địa chỉ www.vongtrondongtam.com

Thiết nghĩ, Lễ Hội Giáng Sinh Của Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt do Nhóm Đức Tin & Văn Hóa tổ chức trong nhiều năm qua đã thực sự mang lại niềm vui cho những đối tượng thụ hưởng không phân biệt thành phần Tôn giáo, Xã hội và là hoạt động truyền giáo thiết thực trong mỗi mùa Giáng Sinh, hy vọng hoạt động này của NHóm Đức Tin & Văn Hóa sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năn kế tiếp.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ta còn lạnh hơn con
Nắng Sàigòn
02:05 22/12/2008
TA CÒN LẠNH HƠN CON

Noel lại về trên khắp hoàn vũ, hồng ân mùa giáng sinh đem lại nguồn vui và niềm an bình cho nhân thế, mọi người trên khắp thế giới đang nao nức chuẩn bị đón mừng một mùa Noel hạnh phúc và một năm mới an lành. Ở Việt Nam không khí Noel cũng đã về, ở các thành phố lớn và các phố thị người ta mua sắm và chuẩn bị cho ngày Lễ Giáng Sinh, rảo quanh qua các khu phố chính, những hang đá đủ kiểu được thiết kế công phu có đủ mọi màu sắc tỏa ra từ những ngọn đèn điện sáng choang nhấp nháy, các con đường được giăng đầy đèn điện đã tạo cho bộ mặt phố phường mang một bầu không khí của ngày lễ hội.

Nhưng nếu để ý một chút ta sẽ thấy một hình ảnh rất tương phản, hình ảnh của những em bé, cụ già và những người tàn tật đang ăn xin xen lẫn vào giữa đám đông của những người đang trẩy hội, hình ảnh của những người nghèo khổ từ các tỉnh đổ về mưu sinh bằng tất cả những công việc gì mà mình có thể làm được như buôn bán hàng rong trên các vỉa hè thành phố, và có những con người đang ngồi âm thầm lặng lẽ trên các ghế đá công viên hoặc trên các góc phố hay nơi gầm cầu nào đó đang nếm cảm một nỗi buồn cô quạnh nơi đất lạ quê người. Họ là ai vậy ?

Họ là những con người đến từ những vùng đất khổ đau, quanh năm suốt tháng đất cày lên sỏi đá, họ bấm lòng gạt nhanh những giọt lệ khi từ giã quê nhà, từng đoàn người lũ lượt đổ về các thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Họ là những con người phải ngậm đắng nuốt cay khi mà đất đai, thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình họ bị quy hoạch hóa để trở thành những sân golf, những khu công nghiệp với giá đền bù rẻ mạt, không còn đất canh tác, họ kéo nhau đổ dồn về thành phố kiếm việc làm, nhưng trình độ chuyên môn không có, học vấn thấp, họ phải chấp nhận làm những công việc phổ thông bằng sức lao động của mình, nhưng không phải ai cũng gặp may mắn kiếm được việc làm ổn định, đa số phải chịu sự bóc lột sức lao động bởi các chủ nhân với đồng lương chết đói, dù hết sức tằn tiện cũng không đủ sống mà chỉ sống cầm hơi lây lất qua ngày.

Cuộc sống của những ngày thường đã khổ về miếng cơm manh áo, còn vào những ngày lễ, ngày tết càng làm cho họ tăng thêm những nỗi khổ về tinh thần, làm việc cả năm có khi hai, ba năm cũng chưa có đủ tiền xe để về thăm quê chứ đừng nói chi là giúp đỡ gia đình, đành phải ở lại nơi đất lạ quê người ngắm nhìn thiên hạ vui chơi, đi mua sắm, vui vẻ cùng người thân mà lòng họ quặn thắt, tủi thân.

Mùa Noel năm nay, nơi các thành phố lớn ở Việt Nam có rất nhiều những con người mang trong lòng những mối sầu thương như thế, bao nỗi khắc khoải trong lòng, họ khe khẽ than van …

Con lạnh quá Chúa ơi! Con lạnh quá!
Giữa phố phường nghe khúc hát đêm đông.
Chúa sinh ra giữa muôn ngọn đèn hồng,
Vui như trẩy hội,
Mọi người hân hoan,
Đón mừng Con Chúa Trời giáng thế.

Con lạnh lẽo giữa lòng người nhân thế,
Con bơ vơ như chiên lạc giữa đồng hoang.
Nơi thánh điện cao sang,
Chúa sinh hạ huy hoàng,
Giữa trăm triệu lời ca,
Giữa các buổi Party, Réveillion hoành tráng.

Con lặng lẽ nơi đây, mong một vì sao sáng,
Mong một Vị Cứu Tinh xoa dịu nỗi cô đơn.
Con run rẩy nuốt trôi giọt nước mắt tủi hờn,
Mong người Mục Tử nhân hiền,
Đến ấp ôm con, truyền hơi ấm.
………………..
Đừng trách Ta con ơi! Ta nào ham nhung gấm,
Hang bò lừa hôi hám Ta hạ sinh.
Lạnh lẽo, rét run Ta cũng mong chút ân tình,
Bởi thế sự đảo điên,
Bởi sĩ diện hão huyền,
Con người đã bóp méo,
Và đã biến Ta thành …
thành thứ gì…gì … Ta cũng không biết nữa.

Ta cũng lạnh lẽo cô đơn, cũng đang đi tìm ánh lửa,
Giữa phố thị đông người Ta cũng cảm thấy bơ vơ.
Ta khép mình lặng im trong góc cuối nhà thờ,
Nghe vị đại diện Ta,
Rao giảng về tình yêu,
Sao mà nghe đắng chát.

Ta cúi mặt nghe tim lòng tan nát,
Ta bước lê tìm lại bóng hình Ta.
Nơi kẻ bị bỏ rơi lang thang kiếp không nhà,
Nơi cuối chợ, bến xe, gầm cầu, góc phố.

Ta và con những tâm hồn đau khổ,
Đi tìm nhau cùng sưởi ấm cho nhau.
Ta đến bên con,
Ngực Ta đây, con ơi hãy nép đầu,
Con hãy hiểu và đừng trách hờn Ta con nhé,
Noel này Ta còn lạnh hơn con.

Thiên Chúa đã làm người và ở cùng chúng ta, Ngài đã đồng hóa mình với những người hèn mọn, đói rách, đau khổ bị bỏ rơi như Ngài đã phán trong ngày chung thẩm: ‘‘Khi các ngươi làm cho các anh em bé mọn của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta’’. Để cho ngày Lễ Giáng Sinh trở nên thật ý nghĩa chúng ta hãy cùng nhau sưởi ấm tâm hồn của những anh chị em nghèo khổ chung quanh chúng ta bằng những hành động bác ái cụ thể, chính những hành động thiết thực này sẽ là những ngọn lửa hồng ấm áp để sưởi ấm Hài Nhi Giêsu trong cái giá lạnh hững hờ của con người hôm nay.

- Mùa Noel 2008
- Nắng Sài Gòn.
 
Cảm nhận trước Noel 2008 ở Hà Nội
J.B Nguyễn Hữu Vinh
02:22 22/12/2008
Ai cũng biết, với mọi Kitô hữu, lễ Giáng sinh là một lễ quan trọng trong năm. Trước đó người ta vui mừng, đón đợi và mong ngóng. Đêm lễ Giáng sinh, tất cả mọi người già, trẻ gái trai nô nức niềm vui mừng Chúa giáng trần. Trên mọi nẻo đường, người dân không phân biệt lương, giáo lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Những bài Thánh ca giáng sinh vang lên trên mọi nẻo đường và mọi nhà, vui mừng, sung sướng, hân hoan… Nhưng, năm nay Hà Nội có một Noel buồn.

Noel buồn ở “Thành phố Hoà bình”

Những ngày đầu tháng 12, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nô nức chờ đón ngày lễ Giáng sinh với muôn vàn lời chúc tụng tốt đẹp, mọi lời cầu mong an bình cho trần thế được chuẩn bị bằng những cánh thiếp Noel đủ màu khoe sắc. Những bài hát mới, rộn ràng, phấn khởi được tung ra. Các cửa hàng, cửa hiệu trang hoàng lộng lẫy với những băng rôn, ông già tuyết, cỗ xe tuần lộc, cây thông Noel…

Noel đã đi vào văn hóa người Việt một cách tự nhiên từ bao giờ chẳng rõ.

Đó là Noel xưa.

Năm nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ 21 được gần một thập kỷ, tại thủ đô Hà Nội, một “Thành phố vì Hòa bình”, người công giáo chuẩn bị đón Noel trong sự ngập ngừng và cảnh giác. Khi những người làm chương trình đêm Noel bắt tay vào chuẩn bị, thì đâu đó có tiếng thì thầm: Hãy cảnh giác, ban đêm là khi mà tử khí, tà thần hay hoạt động và gây hại cho con người.

Những tiếng nói đó đã đem đến cho người Công giáo Hà Nội một cảm giác không yên bình khi buộc phải tiến hành nghi lễ ban đêm, mà lễ Giáng Sinh thì không thể không làm ban đêm.

Giáo dân Hà Nội hẳn còn nhớ khi màn đêm bắt đầu buông xuống, họ đã được nếm mùi của dùi cui, roi điện trên phố Thái Hà vào đêm 28/8.

Họ vẫn nhớ cảm giác của hơi cay xịt vào đám đông thiếu nhi và phụ nữ đang cầu nguyện trong đêm 31/8, mùi của những bãi nước bọt được nhổ lên mặt từ những cái miệng thối tha khi họ đang đọc kinh cầu nguyện cũng như những cú thụi vào cạnh hông khi từ nơi cầu nguyện trở về.

Người công giáo Hà Nội chưa thể quên được những trận đòn hội chợ của đám quần chúng “tự phát” khi có mặt của cán bộ công an và chính quyền đã gào thét, đập phá cổng Đền Giêrađô và gào thét “giết, giết Kiệt, giết Phụng”.

Người công giáo Hà Nội cũng chưa thể quên được những ngày đám quần chúng “tự phát”, đám thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gào thét, chửi bới cũng như những ngày công an dày đặc cùng với chó nghiệp vụ từng đàn để chính quyền mang tượng Đức Mẹ sầu bi ra khỏi nơi Ngài đã ngự.

Giáo dân càng không thể quên được hình ảnh đám mắm tôm và dầu mỡ bẩn thỉu đổ lên tượng đài Đức Mẹ nơi linh địa.

Những kẻ đã có dã tâm làm được điều đó, thì thử hỏi có điều gì mà chúng không thể không làm cho sự ác được thể hiện trọn vẹn hơn?

Toà Tổng Giám mục Hà Nội, dù có nhắm mắt lại vẫn thấy được sự hung dữ, lởm chởm của hàng rào sắt nhọn và đám cảnh sát, cán bộ đủ loại bên dây kẽm gai bao vây luôn đường ra lối vào…

Với những gì đã diễn ra, thì ngay cả người có “gan lim” cũng phải sợ hãi huống chi là giáo dân bình thường, hiền lành và nhẫn nhục. Bởi họ không phải là thành phần xã hội đen hay đỏ, họ không phải là con nghiện, không có vũ khí, và đặc biệt là họ thiếu bản lĩnh của những kẻ vô đạo.

Cũng vì vậy mà tinh thần cảnh giác của giáo dân được nâng lên hơn bao giờ hết, họ sẵn sàng hi sinh không chỉ niềm vui, mà còn là cả những nghi lễ hết sức cần thiết trong tín ngưỡng của mình. Điều đó cũng như sự hi sinh máu thịt của bản thân họ.

Bởi chưa có ai đảm bảo cho họ rằng, những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ năm, thứ sáu và ai dám nói rằng mức độ chỉ có thế khi lòng hận thù đã được thể hiện rõ nét.

Một Noel không thể vui

Nhưng những điều nói trên chưa phải là quan trọng nhất để giáo dân chấp nhận tự tước bỏ niềm vui Giáng sinh. Khi giáo dân đã chấp nhận bước lên, thì những trò hèn hạ, bẩn thỉu kia chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí lấy mất mạng sống của họ, họ cũng sẵn sàng. Những hành động và lòng người qua việc xử các giáo dân Thái Hà trong vụ án “mấy cục gạch” vừa qua đã nói lên điều đó rất rõ ràng.

Điều căn bản mà giáo dân Hà Nội không thể vui Noel, không thể hân hoan vui mừng Giáng Sinh là bức tượng Đức Mẹ sầu bi hiện đang còn lưu lạc trong tay những người ngoại đạo chưa biết nơi nào. Với giáo dân, đó là tất cả những âu lo, những đau đớn, những tủi nhục mà họ đang phải chịu đựng gần như quá sức của họ.

Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi Mẹ Ngài, xác Ngài và Thánh giá – Chiếc giường khổ nạn của Ngài – đã bị mang đi một cách vội vã trước sự thị uy của chó và cảnh sát cùng hàng ngàn những khuôn mặt hằm hè dữ tợn. Hiện nay, Mẹ vẫn chưa được “hưởng chính sách khoan hồng của đảng, nhà nước và pháp luật” để về đoàn tụ với giáo dân trong ngày Noel, vẫn còn lưu lạc đâu đó trong cảnh bị giam giữ, tù đày.

Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi những oan khuất trong cơn điên loạn tập thể gây nên trận đòn hội chợ của giới truyền thông và nhiều quan chức nhà nước đang đổ lên đầu Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, người thay mặt Chúa nơi trần gian để đến với các giáo dân mà họ không thể nào đủ sức để bảo vệ, đành để Chúa phải bị đóng đinh lần thứ 2.

Vui mừng sao được, khi những vị chủ chăn yêu quý của họ đang bị chính quyền bằng cách này cách khác, lần này rồi lần khác, lộ rõ ý định đuổi bằng được ra khỏi trọng trách mà Chúa đã giao cho các vị là dẫn dắt đàn chiên của mình nơi đây. Họ đang đứng trước viễn cảnh của một đàn chiên lạc mà thú dữ có thể ăn thịt họ bất cứ lúc nào khi mất chủ chăn.

Tất cả những điều đó, làm nên một Noel buồn trong Tổng Giáo phận Hà Nội, là điều rất dễ hiểu.

Chiều 21-12-2008, tôi dạo một vòng quanh các giáo xứ, các nhà thờ ở nội thành Hà Nội, tất cả vẫn im lìm. Đâu đó các đoàn giáo dân đến chúc mừng linh mục nhân ngày Giáng sinh. Tất cả đều âm thầm và lặng lẽ. Không có những chùm đèn màu rực rỡ, không có những bản nhạc giáng sinh rộn rã, không hang đá, máng cỏ như mọi năm.

Toà TGM Hà Nội vẫn như mọi ngày, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp từng đoàn sinh viên, giáo dân, linh mục… từ nhiều nơi đến chúc mừng Giáng sinh. Trong các buổi nói chuyện, Ngài luôn nhắc nhở mọi người cần quan tâm đến những người nghèo. Trong xã hội còn quá nhiều những người nghèo, họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn là nghèo về tinh thần, về công lý và sự thật. Tất cả đều đáng được thương yêu và giúp đỡ.

Thời gian qua, kể từ sau nạn lụt lội ở Hà Nội và các tỉnh, Đức TGM hầu như không tuần nào không có vài chuyến đi đến với những người nghèo khổ, đau ốm và cần sự cứu trợ, nâng đỡ, giúp đỡ của Ngài từ miền Vinh đến các tỉnh phía Bắc.

Trước Nhà thờ Chính toà, không một dây đèn, một cây nến, một chùm hoa. Không gian trước nhà thờ vài chiếc xe đậu với hai người là bảo vệ của phường Hàng Trống đứng canh gì đó không rõ.

Tại Nhà thờ Hàm Long, linh mục Giacobe Nguyễn Văn Lý tiếp các chủng sinh. Không gian nhà thờ vắng lặng, hang đá không trang hoàng, chưa có tượng Chúa Hài đồng. Tất cả trong không khí có phần lạnh lẽo của chiều mùa đông.

Tại xứ Kẻ Sét, nhà thờ vẫn im lìm, không hoa, đèn như mọi năm. Phía ngoài, chắc thấy cô quạnh quá nên phường cho chăng một băng rôn qua đường nội dung nói về hạn chế dân số, sinh đẻ kế hoạch gì đó… Trong sân nhà thờ, những chùm chân nến đêm cầu nguyện cho Công lý, Hoà bình đang cháy dở.

Trong câu chuyện với các vị chủ chăn, tôi được biết các Ngài đang hướng cộng đồng đi tới tìm niềm vui trong việc thực hiện ơn cứu độ qua việc chăm sóc những người nghèo khó, thay cho những niềm vui rộn rã trần thế đời thường. Đặc biệt là trong Noel năm nay.

“Đàn két công giáo” - Vui là vui gượng kẻo mà…

Mấy hôm nay, Nhà nước cũng tổ chức cho cái gọi là “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” mừng Giáng Sinh tại Hà Nội để các lãnh đạo đến chúc mừng và vui cười hoan hỉ, rằng như là “chúng tớ vẫn tôn trọng người Công giáo lắm đấy nhé”. Báo nhà nước đưa tin rầm rộ, vẫn có một vị linh mục già nua hớn hở, tươi cười cứ như là đợt này sau khi trục xuất được Tổng Giám mục Kiệt thì nhà nước sẽ phong cho mình được lên chức Tổng Giám mục đến nơi.

Ngoài đường, đoàn xe ô tô chở cây thông giáng sinh và nhạc nhẽo ầm ĩ chạy trên các phố.

Đó là những động thái lạ mà các cơ quan nhà nước làm trong Noel năm nay.

Tại các ngã tư đường phố, từng đoàn người tụ tập quanh những đoàn tuần lộc, ông già Noel… dưới cờ đỏ sao vàng sặc sỡ…

Nhưng, với không khí Noel, những điều đó chưa đủ. Với cả Hà Nội, Noel năm nay là một Noel đặc biệt và khác thường.

Nhiều người dân không công giáo ở Hà Nội ngơ ngác hỏi nhau: “Hình như chưa tới Noel, hay năm nay bên Công giáo hoãn Noel sang ngày khác”? Đúng là họ chưa hiểu, họ cứ nghĩ chuyện chuyển ngày Noel cứ như Quận Đống Đa xử dân Thái Hà dễ dàng vậy. Nhưng khi hiểu ra, họ ngán ngẩm lắc đầu rồi lại gật đầu: “Chắc cũng cần phải như thế, phòng hơn là tránh, bệnh dịch biết khi nào vào nhà”.

Lệ thường hàng năm, người được chúc mừng Noel sớm nhất là các vị đứng đầu giáo phận, các linh mục quản xứ, quản hạt… và báo đài nhà nước tung hô việc này ầm ĩ. Với các đấng bậc, việc các chức sắc nhà nước đến chúc mừng Noel hàng năm, chẳng có mấy ý nghĩa ngoài việc các chức sắc đó muốn quảng cáo cho chính sách của nhà nước và bản thân họ.

Nhưng nay ở Hà Nội, người được chúc mừng, thay vì các giáo chức, giáo sỹ đứng đầu tổ chức Công giáo là Toà Tổng Giám mục, thì đó lại là cái mà giáo dân gọi là “uỷ ban đàn két công giáo”.

Qua đây người ta thấy được một việc khác, đó là mục đích chính của tổ chức này đã lộ rõ: Nó đã được cất nhắc lên thay thế giáo quyền.

Hài hước thay cho những người đã tổ chức nên việc đó, vì mọi người đều hiểu những đại biểu, kể cả những linh mục và tu sĩ trong cái “uỷ ban đàn két” đó đang đại diện cho ai ở đây? Thực chất, họ chỉ đại diện cho cá nhân họ, tính cách họ và những bổng lộc, danh hão mà họ nhận đươc mà thôi.

Nhưng qua đó, cũng đáng thương hại thay cho những người được “trọng dụng” để thay thế chủ mình mà lại lấy làm phấn khởi và hãnh diện? Họ là ai, nhân dân và giáo dân đã biết. Tài ở họ đã không, mà đức lại càng kém. Tài ở họ không có, biểu hiện ở chỗ ngay nơi mình ở, những bất công, chèn ép, những tệ nạn đầy rẫy nhưng họ vẫn ngậm tăm. Cái đức kém rõ ràng nhất ở đây là lòng trung tín, đức vâng lời. Thường thấy, với một con người mà không có lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì xin đừng nói đến chuyện họ có thể tốt với bất cứ ai, trong khi họ đang là con cái Giáo hội, hoăc đã từng là con cái Giáo hội.

Linh mục Nguyễn Công Danh, “con cò đầu đàn” của uỷ ban này đã giải thích rằng tổ chức này không phải là một tổ chức của Giáo hội, không phải là của nhà nước. Tổ chức này là của “giới công giáo” nhưng bầu nó lên không ở nhà thờ, không ở giáo hội mà do uỷ ban địa phương? Uỷ ban thuộc mặt trận, còn mặt trận là của ai thì… không biết. Chỉ biết nó được nuôi dưỡng bằng tiền của mặt trận và ở… trên.

Thật ra, ông thừa biết điều lệ của tổ chức này đã ghi rõ: Người đứng đầu uỷ ban này phải là người được “đảng và nhà nước tín nhiệm” – Nghĩa là phải là của quốc doanh chính hiệu.

Thực tế cho thấy nơi nào có hàng giáo phẩm kiên vững và mạnh mẽ, thì nơi đó cái “uỷ ban” này không có đất sống, hoặc dần dần nó sẽ chết mòn. Nơi nào hàng giáo phẩm thực hiện sách lược theo kiểu phật giáo quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” thì nơi đó, hàng ngũ này được dịp thi thố và phát triển.

Linh mục Dương Phú Oanh, chủ tịch cái uỷ ban này của Hà Nội, hiện đang là linh mục thuộc giáo phận Hưng Hoá, nơi có một “nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La” nhưng chưa khi nào ông lên tiếng cho giáo dân của mình nơi đó? Đó cũng là những ví dụ điển hình.

Nhìn những động thái của cái uỷ ban này mấy ngày qua, tôi chợt nhớ đến câu Kiều của Nguyễn Du mấy trăm năm trước: “Vui là vui gượng kẻo mà/ Ai tri âm đó, mặn mà với ai”.(Kiều – Nguyễn Du).

“Bài Thánh ca buồn” của nhạc sĩ nào đó không chỉ vang trên các phương tiện nghe nhìn, mà thẳm sâu trong tâm hồn người Hà Nội, đặc biệt là giáo dân nói riêng còn có cả những tiếng thầm thì uất nghẹn: “Mùa Giáng sinh buồn” – Giáng sinh 2008.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2008.
 
Thông báo về bài ''Nỗi Đau Nghẹn Ngào Của Các Nữ Tu Bác Ái Vinh Sơn
VietCatholic
06:06 22/12/2008
Kính thưa qúy độc giả

Vụ đòi lại cơ sở số 32 Bis Nguyễn Thị Diệu Sàigòn là một biến cố quan trọng. Bài "Nỗi Đau Nghẹn Ngào Của Các Nữ Tu Bác Ái Vinh Sơn" đã được công bố trên ViệtCatholic trưa nay. Nhưng hiện giờ bài đã được lấy xuống để xác minh và bổ túc thêm một số chi tiết quan trọng. Bài viết sẽ được đưa lại lên mạng VietCatholic trong một vài giờ sắp tới để độc giả biết rõ những gì đang xảy ra tại cơ sở của các chị dòng Nữ Tu Bác Ái Vinh Sơn.

Chúng tôi kính cáo cùng qúy độc giả.
 
Tiếng khóc cứu rỗi
Hiền Thạch
12:30 22/12/2008
Khắp nhà trọ họ chối từ xua đuổi
Bởi đã nghèo còn dạ chửa sắp sinh
Mẹ cam chịu lần tìm vào hang đá
Có tình người của tầng lớp cùng đinh

Chúa nhập thể và nhập thế như thế!
Rất chất người nhận xác tục rêu rong
Ngài đã vạch một lộ trình giải phóng
Từ lớp nghèo: giàu nhân ái bao dung

Tiếng oa oa là thông điệp minh chứng
Ở nơi Ngài ơn cứu độ chứa chan
Ngài hiện diện giữa cõi người hữu hạn
Dầu chính Ngài: Đấng Hằng Hữu vô biên

Và hôm nay giữa thế giới động biến
Biết bao nhiêu đứa trẻ được ra đời
Giữa lọc lừa, nụ cười và nước mắt
Tãi nổi đau nguyên thủy kiếp làm người

Ngài đã khóc: tiếng cội nguồn cứu rỗi
Vì thế gian sự ác càng sinh sôi
Ngài sinh ra chia nỗi đau nhân loại
Và truyền trao một sự sống đời đời. Amen
 
Ơn giải thoát đã đến
Phanxicô Xaviê
12:52 22/12/2008
Đêm đông về, giữa tối tăm lần bước,
Thân liêu xiêu, trong gió lạnh rì rào.
Một đám người, sống trong vùng bóng tối,
Được ánh sáng, chiếu rọi từ trời cao.
Ơn giải thoát, Người ban, niềm hoan hỷ,
Họ vui mừng, ca tụng trước Thánh nhan.
Như thiên hạ mừng vui ngày gặt lúa.
Vì ách đè cổ, gậy đập xuống vai,
Và ngọn roi của những kẻ hà hiếp,
Ngài bẻ gãy, như chiến thắng Ma-đian.
Mọi gót giày, mọi áo choàng đẫm máu,
Ngài thiêu đốt, không còn chút tàn hơi,
Mong chỗi dậy, mà thề gian, nói dối.
Vì một trẻ thơ, sẽ chào đời sớm mai
Một Người Con, được ban từ Thượng Giới,
Người gánh vác quyền bính trên đôi vai,
Danh hiệu Người là Cố Vấn kỳ diệu
Thần Linh dũng mãnh, Thủ Lãnh hòa bình
Nhà Đa-vít, Ngài thương cho mở rộng.
Và trên nền tảng: chính trực công minh
Ngài dựng xây nền công lý vĩnh cửu.
Cho trường tồn đến vạn kiếp nhân sinh,
Một vương quốc Tình Yêu và Sự Thật.

(Dựa theo Is 9, 1-6.
Xin hiệp thông với Dòng Nữ Tử Bác ái Vinh Sơn)
 
Về bài “Nỗi nghẹn ngào của các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn khi phải rút lui vô điều kiện”
Thúy Dung
15:23 22/12/2008
Như đã thưa với quý vị, tin tức về vụ 32 Bis Nguyễn Thị Diệu đang “sôi động” thì ngưng ngang. Trong suốt hai ngày thứ Bẩy và Chúa Nhật, chúng tôi nhận được nhiều thư độc giả liên tục hỏi chúng tôi “chuyện gì xảy ra?”

Là người trực tiếp làm việc với Hồng Loan về bài “Nỗi nghẹn ngào của các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn khi phải rút lui vô điều kiện”, và cũng là người quyết định đưa bài này xuống, cá nhân tôi xin trình bày một vài điểm với quý vị độc giả về vấn đề này.

Trước hết, cần khẳng định ngay những chi tiết mà Hồng Loan tường thuật là đúng sự thật. Chỉ có một chi tiết khác mà cá nhân chúng tôi đã không được biết vào thời điểm đó là nhà cầm quyền địa phương có lập biên bản và cam kết giữ nguyên hiện trạng trước khi các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn rút về nhà dòng chứ không phải là rút vô điều kiện.

Tuy nhiên, đây là lần thứ ba một cam kết như vậy được thực hiện và rồi có lẽ lại sớm bị vi phạm. Cho nên, nói rút lui vô điều kiện cũng không phải là sai. Khi rút về các chị vừa đi vừa khóc. Điều đó cũng cho thấy đối với các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cam kết đó không có nghĩa gì nhiều, có cũng như không có.

Có hai lý do mà cá nhân chúng tôi quyết định đưa xuống. Thứ nhất là cũng sát ngày lễ, thiết tưởng việc phê phán thẳng thắn, nêu đích danh và quyết liệt có thể dời vào một thời điểm khác thuận tiện hơn. Thứ hai là có một số độc giả có lẽ không quen với lối đặt vấn đề thẳng thắn và quyết liệt như vậy nên có bày tỏ những quan ngại mà cá nhân chúng tôi thấy cần phải đả thông vấn đề trước.

Theo thiển ý của cá nhân chúng tôi, Giáo Hội là thánh thiện. Nhưng các thành viên trong Giáo Hội, do tính chất bất toàn của mình, từng nơi, từng lúc cũng có những yếu đuối, sa ngã, lỗi phạm. Những khuyết điểm đó càng chứng minh hoạt động tích cực của Thánh Thần trong lòng Giáo Hội. Thật vậy, nếu không có tác động của Thánh Thần, một Giáo Hội bị bách hại không những bởi những thế lực thù ghét bên ngoài mà cả bởi những thành viên yếu đuối, hay ngây thơ từ bên trong có lẽ đã tiêu tùng từ lâu rồi.

Cho nên, sai lầm và tội lỗi trong Giáo Hội là một điều có thật – không cần phải dấu diếm. Điều quan trọng là Giáo Hội phải thanh tẩy mình qua việc các cá nhân không ngừng cầu nguyện, không ngừng tránh xa những quyến rũ của thế gian để sống mật thiết với Chúa, không ngừng kêu xin lòng thương xót của Ngài. Đồng thời, do tính chất cộng đồng của Giáo Hội, chúng ta cũng phải không ngừng cầu nguyện cho người anh em và sửa lỗi cho họ.

LM Danh nhận hoa từ MTTQVN (Photo: Lao Động 20.12.2008)
Ngay trên đất Hà Nội chỉ mới vài tháng trước, người ta công khai vu cáo Đức Tổng Giám Mục và xỉ nhục ngài hằng ngày trên các phương tiện truyền thông. Bây giờ một linh mục Đoàn Kết Yêu Nước lại nhăn nhở cười đón nhận lẵng hoa và nói những lời tâng bốc chế độ. Những lời ấy là gì nếu không phải là “lời chứng dối trá công khai” cho chế độ.

Những con người như thế, những hình ảnh như thế là những dấu chỉ phản chứng của niềm tin Kitô. Những hình ảnh đó, những lời nói đó được truyền hình, báo chí tung ra ào ạt. Nếu chúng ta không phê phán thì rõ ràng là giáo huấn tinh tuyền của Giáo Hội giờ đây bị pha lẫn bởi những tạp chất đáng sợ. Đừng nói người chưa biết Chúa, những con cái của Giáo Hội cũng hoang mang trước những tín hiệu, những thông điệp được tùy tiện cắt xén, thêm bớt, bóp méo cho vừa lòng chế độ.

Nhiều độc giả trách chúng tôi “bất thần tấn công cá nhân”. Không phải như vậy. Cuối tháng 12/2006, khi nổ ra vụ Tổng Giám Mục Warsaw Stanislaw Wielgus, các cơ quan truyền thông Công Giáo Việt Nam đã đồng loạt cảnh cáo các vị Đoàn Kết Yêu Nước nên rút ra khỏi những tổ chức ấy bằng những lời lẽ rất cứng rắn.

Một số vị có thể đã gia nhập các tổ chức ngoại vi của cộng sản với "ý ngay lành" muốn “có tiếng nói”. Nhưng thực tế đã chứng minh cho thấy mình cần phải biết mình là ai có dám cất lên tiếng nói nào không? Ngay cả tài sản của cộng đoàn mình bị mất bất công như thế mà cũng chẳng làm gì được thì nhào vô những tổ chức ma quỷ ấy làm gì. Cuối cùng chỉ là bị tha hoá, là bị lợi dụng để làm bung xung cho dối trá, lừa gạt, và áp chế; và quay lưng lại với Giáo Hội và Cộng Đoàn của mình.

Sau gần 24 tháng kiên nhẫn chờ đợi, đáng mừng là một số đông các người đã tham gia trong tổ chức Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo của CSVN đã rút ra, nhưng cũng có những người vẫn bất chấp những lời cảnh cáo, cả những lời cảnh cáo của Thiên Chúa.

“Những tiên tri nào nói những điều ta không truyền cho nó nói, thì nó phải chết.”

Quý vị đó nên suy nghĩ kỹ và rút ra đi. Nếu không cộng đoàn dân Chúa hết kiên nhẫn với quý vị và cũng không thể tiếp tục nói chung chung như thế này.
 
Lại đụng với Phó chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo rồi!
Thợ Mộc đi xây
15:40 22/12/2008
Tui đọc mấy dòng tìm hiểu về 32bis Nguyễn Thị Diệu, phần nói về chị cựu Giám Tỉnh, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước Trung Ương mà nghe rụng rời chân tay. Thế là tiêu rồi chị em ơi!

Không có lầm lẫn, thì tui đã biết được đến hai vị Phó cho cái uỷ ban ấy.

Một ngoài bắc ở xứ Thái Hà, giáo dân cốt cán, phó Chủ tịch Uỷ ban nói trên của quận Đống Đa. Ông này là một trong những giáo dân cốt cán được Giám đốc công an thành phố tín nhiệm mời lên làm việc “thay mặt giáo dân” để giải quyết vấn đề đất đai Thái Hà, rồi sau đó thì sao, cướp làm vườn hoa? Thật lẹ làng và đúng sách cộng sản.

Nghe đâu ông còn được lệnh và được thành phố mua vé máy bay cho vô Sài gòn ăn ngủ khách sạn để làm cầu nối - trung gian. Nhưng ai cũng biết ông trung thì ít, mà gian thì nhiều. Hồi trước, ổng còn thường xuyên ngồi cạnh cửa nhà dòng, ngắm, ngẫm và nhớ xem ai đến, ai đi, nói gì và… báo cáo láo.

Hồi vườn hoa khánh thành, ông ta đến mang đầy huy huân chương trên ngực (Không biết thiệt hay dỏm) để dự khánh thành, vui vẻ lắm, hân hoan lắm.

Vậy rồi đến khi Truyền hình Hà Nội muốn có tiếng giáo dân, ông thấy sướng, cởi bỏ huân huy chương trên ngực vào túi áo, rồi nói, rồi trả lời, rồi đại diện giáo dân… đủ cả. Rồi cuối cùng là ký danh sách chắc lãnh thưởng. Vụ đó chắc ông được thưởng khẳm, vì có đủ cả hai suất là khách mời và diễn viên.

Ngược lại ông Chủ tịch cái uỷ ban đó của quận thì kỳ này nghe đâu được đảng và nhà nước cho nghỉ khoẻ vì đã có văn bản đề nghị trả lại đất đó cho nhà thờ Thái Hà. Ông lý luận chắc chắn như… Từ điển rằng “quản lý” chỉ là quản lý thôi, không phải là sở hữu, vì vậy mà chuyện nhà nước cướp đất của Thái Hà là vô lý. (Tất nhiên là ông không nói như cái ông Bộ trưởng nào đó sính chữ mà nói rằng “quản lý là quản … có lý” he he - Bộ trưởng Việt Nam).

Còn cái vụ 32 Bis này, nghe chừng khó. Bà cựu bề trên lại Phó chủ tịt thì hẳn là khó xử rồi! hèn chi chị em dưới trướng không biết đường tiến thoái ra sao. Đảng mà nâng lưng thì còn gì mà phải bàn, đảng có đủ súng, đủ tiền và đủ ghế cho ngồi mà.

Cũng có người trách đến Hồng Y, hàng giáo phẩm đi đâu? Không phải họ trách vì các vị ấy không có ý muốn giúp đỡ và quan tâm đến việc đòi hỏi công lý của các nữ tu. Nhưng họ trách các vị giáo quyền ở đó mà để có cái ổ “uỷ ban đoàn kết” trâng tráo kia ngang nhiên hoạt động mạo danh công giáo mãi mãi để lừa bịp. Cái uỷ ban mất đoàn kết ấy thì đại diện được ai?

Về phía nhà Dòng nữ tử Bác Ái dù nay có thêm cái văn bản giữ nguyên hiện trạng thì đó chỉ là cái cớ để cho các quan quyền hoãn binh tìm mưu khác mà thôi. Nhớ rằng ở Thái Hà có cả đống biên bản kiểu đó, rồi đập giáo dân te tua, rồi xịt hơi cay, đàn áp… rồi làm vườn hoa cái rụp, vậy là xong.

Đến lúc rồi, các vị chủ chăn trong các giáo phận phải lên tiếng đề phòng cho đoàn chiên của mình biết những “tiên tri giả”, “ngôn sứ giả” và những “con sói đội lốt chiên” làm tan tác đàn chiên của mình, bằng không có ngày đàn chiên sẽ bị tiêu diệt không chừng!

Mấy lời sơ qua của anh chàng thợ mộc nay đi làm thợ xây, ngôn từ mộc mạc nhưng lòng thành, xin góp ý.
 
Đất nước và Nhân dân
Đào Hiếu - BBC
17:47 22/12/2008

Đất nước và Nhân dân



Nhà văn Đào Hiếu
Về tác giả:Nhà văn Đào Hiếu, sinh năm 1946 ở tỉnh Bình Định, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1968. Tham gia phong trào sinh viên miền Nam chống Mỹ, ông sau năm 1975 làm việc tại báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ TP. HCM. Năm 2008, ông công bố trên mạng hồi ký Lạc Đường, gây nhiều tranh luận.

Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.

Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.

Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”.

Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.

Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.

1

Từ thuở bé, con người đã gắn liền với đất nước mình qua lũy tre làng, dòng sông, bến đò, những bờ biển thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh…tất cả, góp phần tạo ra tâm hồn, tính cách và tình yêu của mỗi người, từ đó hình thành những mối dây ràng buộc, nhờ thế mà khi có ngoại xâm thì cả dân tộc cùng đứng lên, đồng lòng đánh đuổi chúng, giành lại từng tấc đất, từng ngọn rau…

Đó là những điều có thật. Đã từng xảy ra. Những tấm lòng yêu nước, những hy sinh vì tổ quốc, những anh hùng dân tộc… tất cả đều có thật.

Duy chỉ một điều nghịch lý, đó là: trong lịch sử nhân loại CHƯA BAO GIỜ ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN.

Ngày xưa, khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù.

Chỉ có Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, cùng nhau lên núi Thú Dương, hái rau độ nhật.

Sau, có người đến bảo: “Nhà Chu đã trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, ăn rau núi này chẳng phải ăn rau nhà Chu ư?”

Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.

Rõ ràng thời ấy người ta quan niệm sông núi, kể cả rau rừng đều “của nhà Chu” nào phải của nhân dân.

Ngay cả hạt thóc là do mồ hôi nước mắt của nông dân làm nên mà cũng được gọi là “thóc nhà Chu” thì nhân dân còn lại gì?

Trong bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý khi ông viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì thật sự cũng đã “xí phần” cho triều đình hết rồi, còn gì cho đám dân đen nữa?!

Thời phong kiến, đất nước là của nhà vua nên mới có cha truyền con nối, nên trung quân và ái quốc mới gộp làm một.

2

Ngày nay người ta nói nhiều đến dân chủ.

Có vẻ như đất nước không còn là của “nhà Chu” nữa, có vẻ như “Nam quốc sơn hà” không còn của “Nam đế” nữa.

Vậy chắc là của nhân dân rồi!

Thử xem có phải vậy không?

Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?

Tại sao?

Sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất?

Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân?

Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản…chỉ để kiếm chưa đến một trăm đô la mỗi tháng?

Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp?

Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới… để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản…và hàng ngàn vụ khác?

Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu?

Nếu đất nước là của nhân dân sao lại chỉ có một nhúm các tập đoản tài phiệt phất lên nhờ kinh doanh rừng, biển, đất đai và lúa gạo… trong khi nhân dân thì bị cướp đất, rừng thì bị phá, thóc lúa thì bị thương lái ép giá, đẩy nông dân vào kiếp sống bần cùng?

3

Có quá nhiều bằng chứng để nói rằng trong lịch sử chưa bao giờ đất nước là của nhân dân.

Đất nước chỉ là của nhân dân trong các học thuyết, trong văn thơ, trong âm nhạc.

Không phải của nhân dân

Đất nước chỉ là của nhân dân trong hoài niệm tuổi thơ, trong tâm tình chôn nhau cắt rún.

Trên thực tế đất nước bao giờ cũng là tài sản riêng của giai cấp cầm quyền.

Ngày xưa thì đất nước là của vua chúa, ngày nay đất nước là của các chính quyền.

Còn nhân dân?

Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, đại đa số nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương…chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu.

Những nhà hàng, những khách sạn sang trọng, những vũ trường xa hoa, những cửa hàng lộng lẫy kia không phải của nhân dân.

Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia… không bao giờ là của nhân dân.

Những mỏ bô-xit, mỏ than, mỏ dầu trị giá hàng ngàn tỉ đô la kia, những lâm sản, hải sản vô tận kia…chưa bao giờ là của nhân dân.

Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày.

Nhân dân không biết nghe nhạc giao hưởng, không biết hát Opera, nhân dân chỉ biết rao: “Cháo huyết đây!” Bánh mì nóng giòn đây!” Báo mới đây!” “Mài dao mài kéo đây!”…

Nhân dân không có vé vào xem thi hoa hậu hoàn vũ hay xem trình diễn thời trang, nhân dân chỉ có năm ngàn đồng đủ trả một cuốc xe ra đứng đầu đường Huyền Trân Công Chúa và gọi: “Đi chơi không anh?”.

Nhân dân không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố.”

Trong thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵng sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” “thánh chiến” “vệ quốc”…

Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “đồng hương” chuyên nghề vơ vét.

Đất nước đã bị cưỡng đoạt.

Giờ đây, đối với nhân dân Việt Nam, nếu đất nước có còn được chút ý nghĩa, chính là vì nó đang ôm giữ trong lòng nó xương cốt của những người thân đã chết vì một lý tưởng hoang đường và một ước mơ không bao giờ có thật.

4

Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa.

Vài trăm người biểu tình bị đàn áp, bị bắt, bị đe dọa.

Nhiều người hỏi tôi: “Sao không thấy ông viết về Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ viết về nhân quyền, về dân chủ?”

Chẳng lẽ tôi lại phải trả lời như thế này:

“Vì hai hòn đảo ấy người ta đã dâng cho Tàu rồi. Ai đòi lại được? Mà nếu như có đòi được thì cái lãnh thổ giàu tài nguyên ấy cũng đâu phải của nhân dân. Hai hòn đảo ấy cũng sẽ là tài sản của những kẻ cầm quyền và bọn tài phiệt, cũng sẽ bị chúng chia chác nhau mà ăn thôi.”

Nguồn: BBC
 
Ăn nói sao với thế hệ mai sau?
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm
17:49 22/12/2008
ĂN NÓI SAO VỚI THẾ HỆ MAI SAU ?

Kính gửi: Đức Cha Tô-ma Nguyễn Văn Tân
Giám mục Giáo phận Vĩnh Long
(Nhờ VietCatholic kính chuyển. Đạ tạ)

Kính thưa Đức Cha,

Bé cái lầm

Lá thư Đức Cha gửi các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo phận Vĩnh Long đề ngày 18-12-2008 được đưa lên mạng VietCatholic kèm theo hình ảnh của Đức Cha suốt hai ba ngày liền. Con không đọc ngay, vì cứ nghĩ chung quy thì Đức Cha cũng chỉ ghi lại vài sự việc với mấy lời an ủi các Nữ Tu Dòng Thánh Phao-lô. Nhưng đến khi đọc hết lá thư của Đức Cha, con biết con đã lầm.

Nỗi đau không tình cờ

Trước hết, lá thư của Đức Cha cho thấy Đức Cha cảm thông sâu sắc với các Nữ Tu không chỉ mất nhà mất cửa, mà còn mất cả danh dự nữa vì bị kết tội là đã góp phần đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng giải phóng dân tộc (sic). Chuyện này thì chẳng có gì lạ. Con còn nhớ được nghe các Cha Dòng Châu Sơn kể chuyện trước 1975, ban đêm, thỉnh thoảng các anh du kích vào đan viện xin thuốc, xin gạo: không cho vì lòng bác ái thì cũng phải cho để được yên thân. Nhưng đừng tưởng cách mạng đến, các cha sẽ được đền ơn đáp nghĩa. Sau 1975, khi nhà dòng thấy cứ bị canh chừng, bị hạch hỏi, bị làm khó dễ đủ điều và đặt câu hỏi tại sao, thì được nghe trả lời: “Ngày xưa các anh giúp chúng tôi được, thì hôm nay các anh cũng giúp Fulrô được.” Ơn nghĩa như vậy đó !

Niềm vui bất ngờ

Nhưng khi đọc tiếp lá thư của Đức Cha, con đã được một niềm vui bất ngờ. Đức Cha viết: Có thể tiếng nói của tôi hôm nay cũng sẽ là “tiếng kêu trong sa mạc” (Mát-thêu 3,3). Xem ra tiếng nói quyền lực đã lấn át tiếng nói của công lý, của lương tâm, nhất là trong thời đại mà người ta coi trọng vật chất hơn đạo đức, hơn nhân nghĩa. Nhưng tôi cần phải nói lên, để các thế hệ mai sau được biết và không cười nhạo chúng tôi là hạng người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có miệng mà không nói” . Những lời lẽ của Đức Cha cho thấy Đức Cha không thể ngậm miệng làm thinh trước bao nhiêu bất công, gian dối. Đức Cha cũng không còn ngán thứ quyền lực chỉ bô bô “Vì dân, cho dân”, nhưng cuối cùng chỉ là những lời nói ở đầu môi chót lưỡi. Đức Cha mạnh mẽ lên tiếng, có thể Đức Cha sẽ gặp khó khăn: không được đi nước ngoài (đồng nghĩa với không có tiền viện trợ), không được cấp phép xây dựng, không được tổ chức những cuộc lễ linh đình… Nhưng nếu đó là cái giá phải trả để ta được hoàn toàn tự do phụng sự Chúa và phục vụ Hội Thánh, để ta được thật sự đồng hành với dân tộc, thì con nghĩ cái giá đó đáng cho chúng ta chấp nhận. Với lại suy cho cùng: có những cuộc rước xách linh đình, rầm rộ, có những cơ sở tổ chảng chưa hẳn đã đáng cho ta mừng vui, nếu thay vì đào tạo được những mục tử theo tinh thần Chúa Ki-tô, ta chỉ sản xuất ra được những quan chức thạo việc hành chính.

Sợ cái đáng sợ

Nhưng cái đáng sợ là trả lời sao đây cho các thế hệ mai sau khi họ nhìn lại lịch sử để thấy lãnh đạo của mình, như lời Đức Cha nói: có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có miệng mà không nói. Đâu phải tình cờ mà trong mỗi năm phụng vụ, trong Giờ Kinh Sách, ròng rã suốt 2 tuần lễ (tuần XXIV và XXV Thường Niên), Hội Thánh mời chúng ta suy gẫm những đoạn sách Ê-dê-ki-en trong đó có một đoạn cảnh cáo các mục tử (tuần XXV, Thứ Hai, Bài đọc 1, Ed 34,1-6.11-16.23-31). Có vẻ như phụng vụ dùng cơ hội này để bắt ta đọc suốt 2 tuần lễ những đoạn trích thư thánh Âu-tinh về các mục tử. Con xin phép trích ra mấy câu mà con nghĩ là đáng đặc biệt lưu ý:

– Anh em thấy không, im lặng nguy hiểm biết chừng nào !... Bởi thế nhiệm vụ của chúng tôi là không được im lặng (Tuần XXV, Thứ Tư, cuốn 2, trang 573-574).

– Xét theo bản thân họ (mục tử) thì họ cũng chỉ là con người thôi. Nhưng khi trọng kính họ hơn người khác, thì chẳng qua cũng như bạn che phủ cái yếu đuối của họ (Tuần XXIV, Thứ Tư, cuốn 2, trang 545).

– Vậy tất cả các mục tử hãy ở trong Vị Mục Tử duy nhất, hãy nói lên một tiếng nói duy nhất của Vị Mục Tử đó, để đàn chiên nghe và đi theo Vị Mục Tử của mình. Ước gì nơi Vị Mục Tử duy nhất này, mọi người chỉ nói một tiếng nói, chứ không nói những tiếng khác nhau (Tuần XXV, Thứ Sáu, cuốn 2, trang 581-582).

Con không còn nhớ ở một chỗ nào đó, khi nói đến mục tử làm thinh không lên tiếng lúc cần phải lên tiếng, thánh Âu-tinh đã gọi các mục tử là những con chó câm.

Cỗ máy chưa vận hành

Khi Đức Cha tự ví mình như tiếng kêu trong sa mạc, con cảm nhận được nỗi cô đơn của Đức Cha. Có điều con nhớ cách đây một hai năm gì đó, Uỷ Ban Truyền Thông của HĐGM ra mắt khá rầm rộ. Nhưng xem ra đây chỉ là một cỗ máy có thể rất tốt, nhưng coi như chưa vận hành. Giá mà tiếng nói của Đức Cha được Uỷ Ban này tiếp sức, để đến được với cộng đồng dân Chúa không những trong nước nhưng còn ở nước ngoài, chắc chắn Đức Cha sẽ được một sự hỗ trợ rất lớn.

Chia để trị

Ngày xưa người ta hay nói đến sách lược “chia để trị” của thực dân Pháp. Xem ra sách lược đó đang được Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam sử dụng cách tuyệt vời. Về phía các Dòng Tu, thì chẳng hạn Dòng Phan-xi-cô ở Thủ Đức, Dòng Đa-minh ở đường Nguyễn Thông, và mới đây nhất là Dòng Tên ở đường Lý Chính Thắng: các cơ sở nhà dòng đã được trả lại toàn bộ hay một phần. Và “bánh ít đi, bánh quy lại”, các Dòng đó có lẽ cảm thấy mang ơn Nhà Nước rồi, nên cũng phải ứng xử với đối tác sao cho coi được, có thể cũng vì vậy mà không muốn dây mình vào việc của người khác. Và thế là đất đai tài sản các dòng cứ từ từ bị gặm nhắm: Hết Thiên An ở Huế, đến Saint Paul Sài Gòn, rồi Saint Paul Vĩnh Long, và hôm nay đến các chị Nữ Tử Bác Ái Sài Gòn. Đất đai các giáo phận cũng chung một cảnh ngộ như thế.

Tiếng nói chung: Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình

Câu hỏi đặt ra là tại sao đến giờ này, Giáo Hội Việt Nam không có được một tiếng nói chung. Ta đang hướng đến việc phong chân phước cho đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Uỷ Ban Công Lý & Hoà Bình của Toà Thánh. Tất cả các HĐGM trên thế giới và hình như tất cả các Dòng lớn đều có Uỷ Ban này, chỉ trừ Việt Nam. Cách đây mươi mười lăm năm, không ai dám nghĩ đến chuyện này. Nhưng thời thế đã thay đổi. Nếu hôm nay Giáo Hội Việt Nam không đặt vấn đề thì đâu có lý do để đổ lỗi cho Nhà Nước. Còn nếu đặt vấn đề mà Nhà Nước từ chối không cho lặp Uỷ Ban Công Lý & Hoà Bình, thì thế giới sẽ thấy, mọi người sẽ thấy. Và khi đó, câu hỏi đặt ra, không riêng gì cho người Công Giáo, nhưng là cho hết mọi người Việt Nam: Một chính quyền sợ công lý, không muốn có công lý, không muốn thực thi công lý, liệu chính quyền đó có còn đáng tồn tại nữa không.

Kính thưa Đức Cha,

Con vốn quê Nghệ An, không phải là người khéo ăn khéo nói, có thể đã có điều làm Đức Cha phiền lòng, xin Đức Cha tha lỗi. Mong khi thư này đến với Đức Cha nơi sa mạc, Đức Cha bớt cảm thấy cô đơn, và trong cuộc đấu tranh đòi công lý, con mong được làm một đồng minh của Đức Cha, một đồng minh trung thành.

Kính thư,

Sài-gòn, ngày 22 tháng 12 năm 2008
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (6): Việc Phiên Dịch Thánh Kinh
Vũ Văn An
07:39 22/12/2008
Tư Liệu Thánh Kinh: Việc Phiên Dịch Thánh Kinh

Đối với nhiều Ki-tô hữu thế kỷ thứ nhất, ‘Thánh Kinh’ có nghĩa là bản dịch Hy Lạp bộ Cựu Ước [tức bản Bẩy Mươi] đã khởi sự trong thế kỷ thứ 3 trước CN. Việc dịch thuật Tân Ước đã khởi đầu ngay sau khi bộ này được hoàn tất. Dịch bản đầu hết có lẽ là bản La-tinh. Vì đó là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc Rô-ma, dù tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trong các cộng đoàn Ki-tô hữu, kể cả tại Ý Đại Lợi. Tiếng Hy Lạp là tiếng được sử dụng tại hầu hết các giáo hội.

Từ thế kỷ thứ hai trở đi, có khá nhiều bản dịch địa phương. Nhưng tín hữu cảm thấy cần phải có bản văn tiêu chuẩn được mọi người nhìn nhận và sử dụng. Bởi thế, vào khoảng năm 384, Đức GH Đa-ma-sô chỉ thị cho thư ký của mình phải duyệt lại bản Tân Ước bằng tiếng La-tinh. Vị thư ký đó chính là thánh Giê-rôm. Ngài là dịch giả Thánh Kinh đầu tiên mà tên tuổi được truyền đến chúng ta [ta cũng biết một số học giả Do Thái trước đó vốn duyệt lại bản dịch Thánh Kinh qua tiếng Hy Lạp]. Bản dịch La-tinh của ngài, gọi là Bản Phổ Thông [Vulgate], được coi là bản tiêu chuẩn được sử dụng trong Giáo hội Công giáo La Mã từ đó. Một số khá đông các bản dịch khác đã căn cứ vào bản dịch của ngài, trong đó có cả những bản dịch đầu tiên qua tiếng Anh.

Thánh Giê-rôm là một học giả đứng đắn và ngài đã thực hiện tốt bản dịch của mình. Để dịch Cựu Ước, ngài đã học tiếng Hi-bá-lai, sống nhiều năm tại Bê-lem. Nhờ công trình của ngài, được sao chép bằng tay tại nhiều phần đất, lời Chúa đã đem hy vọng và sự sống mới đến rất nhiều người không thể kể hết được.

Thế kỷ thứ hai, các dịch giả bắt đầu dịch ra tiếng Xi-ri-ác, một thổ ngữ thuộc ngôn ngữ A-ram, là ngôn ngữ của chính Chúa Giê-su. Dù tiếng Xi-ri-ác cổ không còn ai nói nữa, nhưng ngày nay, bản dịch thế kỷ thứ tư [biết dưới tên Peshitta] vẫn còn được sử dụng trong phụng vụ nơi các giáo hội Ki-tô giáo thuộc hệ phái Nét-tô-ri-ô và Xy-ri tại Xy-ri, I-ran, Ấn Độ và nhiều nơi khác.

Tại Ai Cập, khởi đầu Giáo hội sử dụng tiếng Hy Lạp. Nhưng khi Ki-tô giáo phát triển xuống phía nam, người ta cần một bản dịch Ai Cập. Việc dịch thuật ấy khởi sự trong thế kỷ thứ ba. Ngày nay, bản dịch Cốp-tíc vẫn còn được dùng trong phụng vụ.

Sau khi Hoàng đế Rô-ma là Công-tăng-ti-nô trở lại [năm 312], Ki-tô giáo phát triển rất nhanh, do đó nhiều bản dịch mới được cần tới. Người Gốt (Goths), những kẻ xâm lăng Đế Quốc tại đồng bằng Sông Danube, nhận được gần như toàn bộ Thánh Kinh bằng ngôn ngữ của họ qua công trình dịch thuật của nhà truyền giáo Ulfilas. Phần lớn bản văn vẫn tồn tại dưới dạng thủ bản dù ngôn ngữ này đã thành tử ngữ từ lâu. Thánh Mesrop đã tạo ra mẫu tự cho người Ác-mê-ni, nước Ki-tô giáo đầu tiên trên thế giới, và cho họ bản Thánh Kinh bằng ngôn ngữ của họ trong thế kỷ thứ 5. Bản này vẫn còn là bản tiêu chuẩn của Giáo Hội Cổ Ác-mê-ni, cả tại chính cộng hòa Ác-mê-ni lẫn tại các nơi khác có người Ác-mê-ni cư ngụ. Các bản dịch Thánh Kinh của người Ge’ez và Georgia, vẫn còn được các giáo hội tại Ethiopia và Georgia sử dụng ngày nay, có thể cũng đã có từ thế kỷ thứ 5. Sau đó, có bản dịch sang tiếng Slavonic Cổ, là ngôn ngữ của Bulgaria, Serbia và miền nam nước Nga trong thế kỷ thứ 9, khi các bộ lạc Slavic trở lại Ki-tô giáo nhờ công trình của Thánh Cyril. Ngài tạo ra mẫu tự Cyrillic và chẳng bao lâu sau Thánh Kinh được dịch ra ngôn ngữ ấy. Bản dịch này vẫn còn là bản chính thức của Giáo Hội Chính Thống Nga. Ngoài các bản dịch này, ta còn biết ít nhất có một bản dịch ‘truyền giáo’ được hoàn tất trước khi một giáo hội được thiết lập. Vào khoảng năm 640 CN, một nhà truyền giáo Nét-tô-ri-ô nói tiếng Xi-ri-ác, đã dịch các Phúc Âm sang tiếng Trung Hoa cho hoàng đế Tai Tsung.

Thời Đen Tối [Dark Ages]: Trong những thế kỷ tiếp theo sự tan vỡ của Đế Quốc Rô-ma tại Phương Tây, Ki-tô giáo càng phát triển nhanh chóng, nhất là tại Bắc và Đông Âu. Giáo hội càng tăng triển, càng có nhiều bản dịch Thánh Kinh sang nhiều ngôn ngữ mới. Bản dịch thực sự xưa nhất tại Anh là bản dịch Thánh Vịnh của Aldhelm. Ngài là giám mục của Sherborne, thuộc miền Nam nước Anh, vào năm 700 CN. Cũng vào thời gian này, tại phía Bắc nước Anh, nhà sử học vĩ đại là Bede đang ưu tư về khả năng học vấn của hàng linh mục là những người biết rất ít, thậm chí còn không biết chút gì, về tiếng La-tinh và do đó không đọc được Thánh Kinh. Bởi thế ông bắt đầu dịch toàn bộ Thánh Kinh sang tiếng Anglo-Saxon. Chẳng may ông qua đời năm 735 CN, lúc còn đang dịch Phúc Âm Gio-an. Điều đáng tiếc hơn nữa là cả hai thủ bản của Aldhem lẫn Bede đều mất tích. Vua Alfred của Anh [871-901 CN] cũng là một dịch giả Thánh Kinh, đem lại cho dân ông bản dịch sách Xuất Hành, sách Thánh Vịnh và Tông Đồ Công Vụ bằng ngôn ngữ riêng của họ. Các linh mục có học cũng thực hiện những công trình dịch thuật riêng. Sau cuộc chinh phục của người Norman, một số sách Thánh Kinh đã được dịch sang Anh ngữ và một số thổ ngữ địa phương.

Những bản dịch không chính thức khác, phần lớn dành riêng cho các nhà lãnh đạo giáo hội và thường là bằng văn vần, được thực hiện bằng các ngôn ngữ khác. Bản dịch Phúc Âm Mát-thiêu qua tiếng Frank [tiếng Đức sơ khởi], thực hiện năm 758 CN, nay vẫn còn. Những bản dịch xưa nhất sang tiếng Pháp có niên biểu từ thế kỷ 12; sang tiếng Ý từ thế kỷ 14. Bản dịch đầu hết sang tiếng Ả-rập có lẽ đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, dù từ thế kỷ thứ 4, đã có những Ki-tô hữu sống trong thế giới Ả-rập.

Tiền phong của Cải Cách: Cuối thời Trung Cổ, một số bản dịch mới xuất hiện. Đó là những bản dịch nhằm phục vụ các Ki-tô hữu tầm thường và là công trình được phe chỉ trích các nhà lãnh đạo chính thức của Giáo hội. Khoảng năm 1170, một thương gia tại Lyons, tên là Peter Waldo, khám phá ra mục tiêu mới cho cuộc sống qua việc đọc Tân Ước. Ông sắp xếp để Thánh Kinh được dịch ra tiếng Provencal [tiếng miền nam nước Pháp]. Những người theo ông lập thành Giáo Hội Waldensian, từng bị bách hại trong nhiều thế kỷ.

Gần 200 năm sau, một nhà thần học của Oxford là John Wycliffe cũng nghiên cứu Thánh Kinh. Ông xác tín rằng Thánh Kinh cần có trong tay mọi người. Bởi thế, đến năm 1384, bản Phổ Thông La-tinh đã được dịch sang tiếng Anh. Nicholas quê Hereford, John Purvey và một số người khác là dịch giả thực sự của hầu hết bộ Thánh Kinh này. Họ theo xát bản La-tinh, ngay cả trong thứ tự các chữ dù chẳng hợp chút nào với tiếng Anh! Tới năm 1395, Purvey mới duyệt lại công trình trên bằng một thứ tiếng Anh tốt và rõ ràng hơn.

Một số bản chép chứa những ghi chú nói lên quan điểm bất đồng của nhóm Lollards [tên gọi những người theo Wycliffe]. Năm 1408, một công đồng của giáo hội họp tại Oxford đã cấm không cho sao chép, lưu hành hay học hỏi các bản dịch tiếng Anh này. Nhưng sự hấp dẫn của các bản dịch này quá lớn. Hàng trăm bản dịch vẫn tiếp tục được lưu hành mãi cho đến thời những cuốn Thánh Kinh đầu tiên được in ra khoảng một trăm năm sau. Một phong trào tương tự xẩy ra tại Bohemia [Tiệp Khắc]. Jan Hus, Viện trưởng Đại học Prague, chịu ảnh hưởng giáo huấn của Wycliffe. Năm 1415, ông bị thiêu sống, nhưng các người theo ông khởi diễn việc dịch Thánh Kinh. Tân Ước bằng tiếng Tiệp, in năm 1475, chính là kết quả cố gắng trên.

Việc in ấn và phong trào Cải Cách: Khỏang năm 1450, tại Mainz, thuộc Đức, Johann Gutenberg đã sáng chế ra kỹ thuật in bằng kiểu chữ rời kim loại. Công trình của ông đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử sách vở, và với chúng, là Thánh Kinh. Thực thế, công trình ấn loát quan trọng đầu tiên chính là bộ Thánh Kinh bằng tiếng La-tinh, thực hiện năm 1456. Mười năm sau, nó được in tại Strasburg, bằng tiếng Đức, từ một bản dịch thế kỷ thứ 14, không rõ tác giả. Năm 1471, Thánh kinh lần đầu được in bằng tiếng Ý, và sau đó không lâu, bộ Tân Ước được in bằng tiếng Pháp. Bộ Thánh Kinh bằng tiếng Hòa Lan được in lần đầu năm 1477, sau đó là bộ bằng tiếng Catalan [Tây Ban Nha], được in năm 1478.

Tất cả các ấn bản trên đều dựa theo các bản chép tay hiện có lúc đó và đều được dịch từ tiếng La-tinh. Nhưng với việc phục hưng việc học, các bản văn bằng nguyên ngữ bắt đầu được nghiên cứu. Các học giả Do Thái vốn gìn giữ được bộ Thánh Kinh bằng tiếng Hi-bá-lai, nên đã cho in nó tại Ý năm 1488. Nhà bác học Hoà Lan, Erasmus, đã cho in bộ Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp năm 1516. Dù không phải là một dịch giả, Erasmus thích Thánh Kinh được dịch ra ngôn ngữ bình dân. Ông viết như sau: “Tôi muốn Thánh Kinh được dịch ra mọi ngôn ngữ để không những chỉ người Tô Cách Lan và người Ái Nhĩ Lan, mà cả người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hồi Giáo cũng có thể đọc và hiểu được. Tôi mong sao người dân cầy cũng có thể ngâm ngợi được Thánh Kinh khi đang cầy bừa, người dệt cửi cũng âm ê được khi đưa thoi, người lữ hành cũng qua được cơn buồn chán của chuyến đi nhờ những sự tích trong đó”.

Trong khí đó, tại Đức, một thầy dòng trẻ tuổi là Martin Luther cũng đang nghiên cứu bộ Thánh Kinh bằng tiếng La-tinh. Trong khi đang nghiên cứu như thế, ông bị thu hút bởi lời Thánh Phao-lô trong thư Rô-ma 1:17: “Phúc Âm cho thấy Chúa đã làm con người ra công chính ra sao đối với Ngài. Đó là nhờ đức tin từ đầu đến cuối”. Ông kể lại sự nhẹ nhõm và tự do xiết bao khi đọc những lời trên. “Tôi thấy mình được tái sinh hoàn toàn… Tình yêu của tôi dành cho thuật ngữ dịu ngọt ‘sự công chính của Thiên Chúa’ từ đây trở đi cũng lớn như lòng thù ghét của tôi dành cho nó từ trước đến nay. Bởi thế, đoạn văn trên đây của Thánh Phao-lô thực sự là cánh cửa đưa tôi vào Thiên Đàng…”.

Luther lúc ấy là một giảng sư tại đại học Wittenberg. Ông tuyên xưng đoạn văn trên và chuyên tâm nghiên cứu bộ Cựu Ước bằng tiếng Hi-bá-lai và bộ Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp của Erasmus. Rồi ông tự đặt cho mình nhiệm vụ dịch toàn bộ Thánh Kinh sang tiếng Đức, một thứ tiếng Đức thật rõ ràng sáng sủa. Bộ Tân Ứơc ra đời năm 1522, và toàn bộ Thánh Kinh được hoàn thành năm 1532. Nó trở thành bộ Thánh Kinh bằng tiếng Đức thời danh nhất từ đó.

Thánh Kinh bằng Tiếng Anh: Cũng cùng thời gian này, William Tyndale, một học giả tại Cambridge sau Erasmus không bao lâu và chịu ảnh hưởng của ông này, bắt đầu dịch Tân Ước sang tiếng Anh. Giáo quyền lúc đó không hề khuyến khích việc này. Nên ông phải qua Đức để hoàn tất công việc của mình. Bộ Tân Ước bằng tiếng Anh đầu tiên được xuất bản tại Worms năm 1526. Một số bản được phổ biến tại Anh ngay sau đó và được học hỏi say mê. Tuy nhiên chúng bị giới chức trách lên án và Giám mục Luân Đôn ra lệnh thu mua một số lớn và đốt đi. Phản ứng của Tyndale là cho công bố một bản dịch tốt hơn! Ông duyệt lại bản dịch hai lần và cho đến năm 1566, nó được in đi in lại 40 lần. Ông còn viết nhiều sách khác và bắt đầu dịch một phần Cựu Ước. Nhưng Tân Ước là gia bảo lớn nhất của ông đối với thế giới nói tiếng Anh, vì bản dịch của Vua James, xuất hiện năm 1611, theo chân bản dịch của ông rất xát.

Năm 1535, Myles Coverdale cho công bố bản Thánh Kinh toàn bộ đầu tiên bằng tiếng Anh. Bộ này được in ở ngoại quốc, nhưng sau đó không lâu, đã tìm được đường nhập vào Anh. Năm 1533, các giáo sĩ thuộc tỉnh hạt Canterbury đã xin Vua Henry VIII công bố một bản dịch chính thức cho Thánh Kinh. Họ muốn bản dịch đó ‘được trao tận tay dân chúng để giáo huấn họ’. Chính vì thế lời dâng tặng nhà vua đã được thêm vào bộ Thánh Kinh của Coverdale. Hình như vì các học giả đảm bảo với nhà vua là bộ này không có điểm gì lạc giáo cả, nên Henry mới cho phép nó được phổ biến rộng rãi.

Coverdale không dựa vào nguyên bản Hy Lạp và Hi-bá-lai, mà dựa vào công trình của Tyndale, của Martin Luther và bản La-tinh. Bản dịch của ông ngày nay vẫn còn được sử dụng, trong phần Thánh Vịnh của Sách Cầu Nguyện Chung. Ông là người đầu tiên đưa vào các phần tóm lược mỗi chương, giống như Bản Vua James, và tách phần Ngụy Thư ra khỏi các sách Cựu Ước. Trong các dịch bản có trước, ngụy thư được trình bày y hệt như bản Bẩy Mươi bằng tiếng Hy Lạp.

Năm 1537, lần đầu tiên Thánh Kinh được in ngay tại Anh, do Thomas Matthew thực hiện. Đây là bút hiệu của John Rogers, người cùng làm việc với Tyndale. Phần lớn bộ này bao gồm bản dịch của Tyndale, kể cả các sách từ Giô-suê tới Sử Biên, trước đây chưa được công bố, và rất nhiều các tài liệu phụ dưới hình thức thư mục và ghi chú. Nó cũng là bộ Thánh Kinh đầu tiên được công bố ‘Với phép lớn của Vua’, một đặc ân sau đó cũng đã được ban cho bộ của Coverdale, trong cùng một năm.

Năm 1538, một pháp lệnh được công bố dưới thẩm quyền của nhà Vua truyền cho các giáo sĩ phải trưng bày ‘một cuốn sách toàn bộ Thánh Kinh, có khổ lớn nhất tại Anh, ở một nơi thuận tiện trong nhà thờ để giáo dân trong xứ có thể chạy tới mà đọc được… Nó chính là Lời hằng sống của Thiên Chúa mà mỗi Ki-tô hữu buộc phải chấp nhận, tin tưởng và tuân theo nếu muốn được cứu độ’.

Sách mà Nhà Vua muốn ám chỉ chính là Thánh Kinh Vĩ Đại, bản của Coverdale hiệu chính bản của Matthew. Nó được công bố năm 1539. Trong lần tái bản, nó được Tổng Giám Mục Cranmer đặt lời nói đầu. Ông khuyến khích mọi người đọc Thánh Kinh. Nó có lời ghi chú như sau: ‘Đây là bộ Thánh Kinh được ấn định dùng trong Giáo hội’. Một trong hai giám mục từng thay mặt Nhà Vua khảo sát bộ này chính là Tonstall, giám mục Luân Đôn, người từng đốt bộ Tân Ước của Tyndale. Mọi ghi chú xem ra có thể gây tranh cãi đều bị loại bỏ. Trước khi Henry qua đời năm 1547, các bản dịch của Tyndale và Coverdale đều bị cấm và một số lớn bị tiêu hủy. Nhưng cuốn Thánh Kinh Vĩ Đại tiếp tục được giáo hội sử dụng suốt thời Edward VI và ngay cả dưới thời Nữ Hoàng Công Giáo Mary [1553-1558], mặc dù phụng vụ của giáo hội đã dùng tiếng La-tinh trở lại.

Trong khi đó, tại Geneva, các học giả Anh sống ở đất khách bắt tay vào việc hiệu đính. Và công trình của họ được công bố năm 1560 và được đề tặng Nữ Hoàng Elizabeth I. Nó bao gồm bản dịch đầu tiên các sách từ Ezra đến Malachi trực tiếp từ tiếng Hi-bá-lai. Nếu có thể, các thành ngữ Hi-bá-lai được giữ nguyên cả trong Tân Ước lẫn Cựu Ước. Phần ngụy thư cũng được giữ lại với các ghi chú cho biết giá trị của nó. Bộ này cũng gồm một ít ghi chú về ý nghĩa. Nó trở thành bộ Thánh Kinh rất phổ thông. Dưới triều Elizabeth I, nó được in đi in lại 70 lần cả ở Anh lẫn Geneva. Tại Tô-Cách-Lan, nó được chính thức đọc trong các nhà thờ và tiếp tục được sử dụng trong một thời gian sau khi bộ Thánh Kinh Vua James đã được công bố. Đôi khi người ta gọi nó là bộ Thánh Kinh Quần Ống Túm [Breeches Bible] vì trong bản dịch sách Sáng Thế, có nói rằng A-đam và Evà tự tạo cho mình quần ống túm để che thân.

Trong khi ấy, bộ Thánh Kinh Vĩ Đại vẫn đang được hiệu đính. Phần lớn là công trình của các giám mục, dưới sự lãnh đạo của Tổng giám mục Parker. Vì vậy mà bản dịch mới, xuất hiện năm 1568, được gọi là Thánh Kinh Của Các Giám Mục. Các hiệu đính viên cố gắng cải tiến sự chính xác của bản văn, thay đổi các lối nói không phù hợp với sự thưởng ngoạn của công chúng và tránh các ghi chú và giải thích gây tranh cãi. Nhưng kết quả không được tốt như bộ Geneva. Dù được dùng trong các nhà thờ, nó bị coi là kém phổ thông.

Bản Vua James: Khi lên ngôi năm 1603, James I của Anh [Đệ Tứ đối với Tô Cách Lan] chấp nhận một cuộc hiệu đính mới. Chính ông tham dự vào việc tổ chức công việc, vốn được giao phó cho 6 nhóm học giả. Khi các nhóm hoàn tất công việc của nhóm mình, hai học giả của mỗi nhóm duyệt lại toàn bộ Thánh Kinh trước khi cho in. Công việc của họ dựa trên bộ Thánh Kinh Của Các Giám Mục, nhưng sử dụng nguyên ngữ Hy Lạp và Hi-bá-lai. Các tên được gọi theo lối đã quen thuộc và các từ ngữ quen thuộc chỉ về giáo hội như ‘church’, ‘bishop’ được giữ lại. Các ghi chú bên lề được dùng để cắt nghĩa các từ Hy Lạp và Hi-bá-lai cũng như liên kết với các đoạn văn song hành. Các chữ được thêm vào cho đầy đủ nghĩa được in bằng kiểu chữ khác. Bản tóm tắt chương mới được đưa vào. Bản dịch này được hết sức đề cao suốt hơn 350 năm qua. Lý do chính có lẽ vì vẻ đẹp và nhịp điệu trong ngôn ngữ của nó.

Bản Dịch Douai: Một năm trước bản Vua James, bản dịch tiêu chuẩn của Giáo Hội Công giáo Rô-ma, tức bộ Thánh Kinh Douai, được công bố. Đây là công trình của Gregory Martin và một số người khác thuộc Học Viện Anh Quốc tại Douai, bên Pháp. Bộ Tân Ước của ông được ra đời năm 1582 khi học viện còn ở Rheims. Ông ráng dịch bộ Phổ Thông từng chữ, đôi khi thật tối nghĩa đối với tiếng Anh. Một vài từ lấy nguyên văn từ tiếng La-tinh được giải thích trong phần ngữ vựng. Nhiều ghi chú đầy đủ được dùng để giải thích bản văn và các điểm học lý.

Nhiều người thấy các từ ngữ trong bộ này rất khó hiểu, nên đến năm 1772, giám mục Chalonner đã thực hiện hai cuộc hiệu đính cho bộ Cựu Ước và năm cuộc hiệu đính cho bộ Tân Ước, dựa nhiều vào bản Vua James. Bản hiệu đính cuối cùng của ngài được chính thức nhìn nhận là bản tiêu chuẩn của Công giáo, thay thế cho bản Douai.

Những Bản Dịch Truyền Giáo Tiên Phong: Khi việc truyền giáo được tái tục vào thời Trung Cổ, người Công giáo Rô-ma là những người đầu tiên phiên dịch sách đạo sang tiếng địa phương. Thường là họ bắt đầu với Mười Giới Răn, Kinh Lạy Cha và những phần chọn lọc của Phúc Âm cũng như các sách sử ký của Thánh Kinh và sách giáo lý. Nhưng đến năm 1613, các nhà truyền giáo Dòng Tên đã cho công bố toàn bộ Tân Ước bằng tiếng Nhật.

Bản dịch đầu tiên của Tin Lành là bản Mã Lai, do các công nhân của Công Ty Đông Ấn Hòa Lan thực hiện. Toàn bộ Thánh Kinh được dịch ra tiếng bản quốc lần đầu tiên là bản của John Eliot công bố năm 1663 tại Massachusetts. Nó là bản tiếng Người Da Đỏ Mỹ hết sức phức tạp, có những từ dài đến 15-20 mẫu tự. Tại Ấn Độ, việc dịch Thánh Kinh được các nhà truyền giáo Lutherô người Đan Mạch đảm nhiệm. Bộ Tân Ước bằng tiếng Tamil của Ziegenbalg xuất hiện năm 1711, còn bộ Cựu Ước được Schultze thêm vào năm 1728. Nhưng một thời đại mới đã bắt đầu khi nhà truyền giáo đầu tiên người Anh là William Carey qua Ấn Ðộ năm 1793. Ông dành 40 năm làm việc tại Serampore, bang Bengal, với hai cộng sự viên và nhiều người Ấn giúp việc. Khi ông qua đời, nhà in của ông đã xuất bản các bản dịch toàn bộ Thánh Kinh hay Tân Ước bằng 37 thứ tiếng hay thổ ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Miến Ðiện và Trung Hoa. Ông cũng còn sưu tầm nhiều sách văn phạm và từ điển. Quả là một thành tựu kỳ diệu.

Các Hội Thánh Kinh: Năm 1804, Hội Thánh Kinh Anh và ngoại quốc được thành lập ‘cho Wales, cho vương quốc, cho thế giới’. Khởi đầu, nó cho phổ biến các bản dịch Thánh Kinh hiện có. Nhưng không bao lâu sau, các thành viên của Hội lưu ý đến việc đưa ra các bản dịch mới. Họ cho ra đời bản Tân Ước bằng tiếng Hindustan (Urdu), do nhà truyền giáo tiên phong Henry Martyn thực hiện năm 1812 và bản dịch đầu tiên sang tiếng Bullom, dành cho Sierra Leone (Phi Châu), năm 1816. Từ đó trở đi, đã có tới 480 bản dịch sang các tiếng Phi Châu. Ki-tô hữu là những người đầu tiên sử dụng chữ viết của các ngôn ngữ này, dựa vào vần La-tinh. Bản Tân Ước trọn bộ đầu tiên cho Phi Châu là bằng tiếng Amharic, dành cho Ethiopia, năm 1829. Thánh Kinh toàn bộ đầu tiên bằng ngôn ngữ Phi Châu là tiếng Malagasy xuất hiện năm 1835.

Một diễn trình tương tự xẩy ra tại Thái Bình Dương ( với bản Tahiti năm 1818) và tại Châu Mỹ La-tinh (với bản bằng tiếng Aymara cho người Bolivia năm 1829).

Ðến lúc đó, các hội khác bắt đầu hoạt động. Hội Thánh Kinh Hoà Lan, Hội Thánh Kinh Mỹ và Hội Thánh Kinh Quốc Gia Tô-cách-lan đều khởi công dịch Thánh Kinh. Tại Ấn Ðộ, Phi Châu và các xứ Ả Rập, các nhà Truyền giáo Công Giáo Rô-ma cũng bắt tay dịch Thánh Kinh.

Phong trào truyền giáo lên cao suốt thế kỷ 19, và đến năm 1939, việc phiên dịch đạt được những bước tiến lớn lao. Trên thực tế, mọi hiệp hội truyền giáo đều có phần trong đó. Những nhà dịch thuật chính phần lớn là các nhà truyền giáo, dù vẫn có những người địa phương tham dự vào. Một số đóng những vai trò quan yếu. Như giám mục Samuel Crowther, sinh trưởng tại Nigeria, đã dịch Thánh Kinh ra tiếng Yoruba năm 1862, và Pandita Ramabai dịch Thánh Kinh sang tiếng Marathi năm 1912. Các Hội Thánh Kinh giúp tổ chức việc phiên dịch, cung cấp tiền bạc khi cần, in và phân phối các bản dịch cũng như giúp đỡ các vấn đề cần thiết khác. Duy nhất chỉ có Hội Thánh Kinh Hòa Lan là huấn luyện các nhà ngôn ngữ riêng của mình rồi phái đi làm thông dịch viên.

Việc Phiên Dịch Thánh Kinh Truyền Giáo Ngày Nay: Từ Thế Chiến II, có nhiều thay đổi lớn trong việc phiên dịch Thánh Kinh.

Hội Các Nhà Phiên Dịch Thánh Kinh Wycliffe được thành lập năm 1934 nhằm đem đến cho người ta Thánh Kinh bằng chính ngôn ngữ của họ. Hàng ngàn ngôn ngữ vẫn chưa có Thánh Kinh. Nhóm này nay đã phát triển thành một hội truyền giáo lớn nhất thế giới với hơn 3000 nhà truyền giáo, thực hiện những chương trình được tổ chức cẩn thận bằng 700 ngôn ngữ khác nhau.

Mỗi nhà phiên dịch trước hết được huấn luyện thành nhà ngữ học. Vì thường thường họ có nhiệm vụ phải đem lại chữ viết cho một ngôn ngữ. Nhiệm vụ này không dễ chút nào, nhất là khi ngôn ngữ ấy có những âm lạ đối với người Âu Châu. Sau đó, nhà phiên dịch còn phải soạn văn phạm và danh sách các chữ được dùng. Thường thường họ được sự giúp đỡ của một người bản xứ cùng biết chung một ngôn ngữ. Nhiều khi cả mấy năm trường trôi qua, mà đến những dòng đầu của phiên dịch cũng chưa bắt đầu được. Bởi phiên dịch làm chi trước khi dân bộ lạc được học để biết đọc! Rồi bản dịch còn phải được thử đi thử lại xem dân bộ lạc có hiểu hay không.

Một chương trình còn lớn hơn nữa bao trùm những ngôn ngữ chính trên thế giới (Ấn, Trung Hoa, Ả Rập) hiện đã và đang được thực hiện bởi Hiệp Hội Thống Nhất Thánh Kinh (the United Bible Societies). Tổ chức này thống nhất khoảng 60 hội Thánh Kinh quốc gia trên khắp thế giới. Cả Công giáo lẫn Thệ phản đều cộng tác vào chương trình này. Công đồng Vatican II khuyến khích người Công Giáo Rô-ma cung cấp Thánh Kinh bằng chính ngôn ngữ người đọc.

Những cuộc tham khảo rộng rãi đang được tổ chức để ủng hộ những công trình phiên dịch mới. Nhiều người có khuynh hướng ghét bất cứ sự thay đổi nào đối với cuốn Thánh Kinh đã trở thành quen thuộc với họ ngay từ thời ấu thơ, nên quan điểm của họ cần được xem sét. Nếu một quyết định phải có một bản dịch mới đã đạt được, thì phải chọn các nhà phiên dịch và huấn luyện họ. Họ sẽ soạn ra một bản nháp, trao đổi quan điểm giữa họ với nhau và ghi nhận các lời phê bình. Rồi bản nháp đã được nhất trí kia phải được đệ trình lên một nhóm chuyên gia về Thánh Kinh và ngôn ngữ. Các chuyên gia này sẽ phúc đáp cho biết các nhận định của họ. Nếu các nhà phiên dịch không chấp nhận, các nhận định này sẽ được đem ra tranh luận trong một cuộc họp của các nhà chuyên môn. Các vị lãnh đạo giáo hội cũng nhận được các bản nháp kia, để khi công trình hoàn tất, các ngài sẽ ủng hộ nó và giúp giáo hội tiếp nhận nó. Một viên chức phụ trách việc phiên dịch của Hội Thánh Kinh có nhiệm vụ liên lạc thường xuyên với những dự án như thế. Ông sẽ thực hiện những cuộc thăm viếng thường xuyên, đưa ra các ý kiến và đề nghị và đôi lúc phải giàn xếp các vụ tranh luận.

Ngày nay, hàng ngàn người đang cố gắng làm việc giúp cho Thánh Kinh trở nên rõ nghĩa đối với những người tầm thường. Hiện vẫn còn rất nhiều nhóm ngôn ngữ chưa có bản dịch Thánh Kinh để đáp ứng nhu cầu của họ. Vả lại ngôn ngữ luôn thay đổi. Bởi thế các học giả của Hiệp Hội Thống Nhất Thánh Kinh tin rằng, để đương đầu với những thay đổi này, cứ 30 năm, các bản dịch Thánh Kinh phải được hiệu đính một lần, nếu không muốn nói là cần phải có một bản dịch mới. Chắc chắn một điều, còn rất nhiều công việc phải làm và các nhà phiên dịch Thánh Kinh sẽ còn phải bận bịu rất nhiều trong việc đem Lời Chúa đến với mọi người trong chính ngôn ngữ của họ.

Những Bản Dịch Anh Ngữ Hiện Ðại: Trước nhất là Bản Hiệu Ðính (Revised Version). Năm 1870, Giáo Hội Anh đưa ra nghị quyết lịch sử chuẩn bị cho việc hiệu đính Bản Dịch Vua James, với đường hướng chỉ thực hiện những thay đổi cần thiết mà thôi. Các nhóm học giả về Cựu và Tân Ước được cử nhiệm, và các học giả thuộc Giáo Hội Tô-Cách-Lan cũng như thuộc Giáo hội Tự Do (Free Church) cũng được mời tham gia. Họ có nhiệm vụ thực hiện ‘càng ít thay đổi càng hay’ trong ‘ngôn ngữ Bản Vua James’. Không một thay đổi nào trong bản văn Hy Lạp và Hi-bá-lai sẽ được chấp thuận nếu không hội đủ đa số 2/3 ủng hộ. Hai nhóm song song được thành lập tại Mỹ để đưa ra các đề nghị cũng như phê bình.

Bản Hiệu Ðính Tân Ước, in năm 1881 và được điện tín qua Chicago, đã tạo nên chú ý lớn. Nó được dựa trên bản văn Hy Lạp xưa hơn bản Vua James, chủ yếu căn cứ vào hai qui điển Vatican và Xi-nai có từ thế kỷ thứ tư. Nhiều ghi chú bên lề nhắc đến nguồn gốc bản văn gốc. Khá nhiều từ ngữ và nhóm câu quen thuộc của Bản Vua James bị loại trừ vì không có trong các bản chép tay nổi danh. Ðiều ấy khiến nhiều người phản đối kịch liệt, dù chẳng có lý do chính đáng. Tuy nhiên bản dịch này nhiều chỗ quá chiểu tự hay mô phạm. Nhưng bản dịch Cựu Ước (1885) thì tiến bộ nhiều so với Bản Vua James. Nhiều đoạn tối nghĩa nay đã trở nên trong sáng nhờ kiến thức mới về tiếng Hi-bá-lai; những đoạn thi ca được trình bầy như những bài thơ; các phân đoạn được sử dụng; và một hệ thống tham chiếu được đưa vào năm 1898.

Bản Hiệu Ðính Tiêu Chuẩn (Revised Standard Version): Năm 1901, các học giả Mỹ từng tham dự công trình hoàn thành Bản Hiệu Ðính trên đã cho ra đời Bản Tiêu Chuẩn Mỹ (the American Standard Version). Năm 1937, Hội đồng giữ bản quyền của Bản này quyết định hiệu đính nó. Phần Tân Ước xuất hiện năm 1946, và phần Cựu Ước xuất hiện năm 1952. Ngôn ngữ của bản này là một thoả hiệp giữa ngôn ngữ lỗi thời nhưng đã trở thành quen thuộc của Bản Vua James, và ngôn ngữ hiện đại của tiếng Anh. Phần lớn, nhưng không phải tất cả, các kiểu nói lỗi thời đã được thay thế. Các dấu trích dẫn được dùng khi nhắc lại các lời nói trực thoại. Riêng sách I-sai-a đã có nhiều thay đổi do kết quả từ các Sách Cuộn Biển Chết (Dea Sea Scrolls) đưa lại. Năm 1973, một ấn bản mới, được mọi người biết đến dưới tên Thánh Kinh Chung (the Common Bible) đã được phát hành. Nó được cả Giáo quyền Công giáo Rô-ma lẫn Ủy ban Hiệu Ðính Tiêu Chuẩn phê chuẩn.

Các Bản Thánh Kinh Mới Bằng Tiếng Anh: Năm 1946, Giáo Hội Tô Cách Lan liên lạc với các giáo hội chính tại Anh và đề nghị ra một bản dịch hoàn toàn mới. Ý kiến này được hoan nghênh và lập tức ba ủy ban học giả được thành lập. Sau đó thêm ủy ban thứ bốn lo cố vấn về văn phong. Tiến sĩ C.H. Dodd là tổng giám đốc của dự án này. Phần Tân Ước ra đời năm 1961, còn phần Cựu Ước phải chờ đến năm 1970. Ðấy là bản dịch liên giáo hội đầu tiên xẩy ra tại Anh và là bản dịch quan trọng thứ nhất thoát khỏi truyền thống của hai bản Tyndale và Vua James.

Bản Tân Thánh Kinh Anh Ngữ đã tiếp nhận các khảo cứu mới nhất. Ai cũng biết thời đó, các Sách Cuộn Biển Chết đang đưa lại nhiều soi sáng mới cho các bản văn Cựu Ước. Nhiều tài liệu mới tìm ra viết bằng những ngôn ngữ có liên hệ đến Hi-bá-lai đã đem lại những ý nghĩa mới cho các từ ngữ khó hiểu. Chúng được dịch sang thứ tiếng Anh hiện đại, thay thế hẳn các từ người ta vốn cho là có giọng Thánh Kinh nay đã lỗi thời của bản Vua James. Tuy nhiên vẫn còn vang vọng những thứ từ lỗi thời kia vì nhiều từ dài và khó hiểu không tìm được đối tác trong các thành ngữ hiện đại.

Bộ Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem (the Jerusalem Bible): Năm 1966, các dịch giả Công giáo Rô-ma cho công bố bộ Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem. Ðây là bản dịch mới dựa vào các bản nguyên ngữ. Nó tương tự như bản Bible de Jérusalem của Pháp, và bao gồm các phần dẫn nhập và ghi chú lấy từ bản tiếng Pháp. Bản dịch này được cả các giới Tin Lành cũng như Công Giáo sử dụng rộng rãi. Nhờ ngôn ngữ của nó sinh động và hiện đại hơn bản Bản Hiệu Ðính Tiêu Chuẩn.

Bộ Thánh Kinh Tin Mừng (the Good News Bible) hay còn gọi là Bản Thánh Kinh Tiếng Anh Ngày Nay (Today’s English Version): được Hội Thánh Kinh Mỹ xuất bản (Tân Ước năm 1966, Cựu Ước năm 1976), Bộ này có nhiều tiến bộ. Mục tiêu của nó là đem lại một bản dịch đáng tin cậy và chính xác, sử dụng một thứ ngôn ngữ trong sáng ai cũng hiểu được, kể cả những người không có một chút quá trình Ki-tô giáo nào, hay không có học vấn hoặc nói tiếng Anh như ngôn ngữ phụ. Nó dựa vào việc thận trọng nghiên cứu ngữ học và đưa ra một khuôn thước cho việc dịch thuật trong nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Nó nhắm cung cấp bằng tiếng Anh cái nghĩa tự nhiên gần gũi nhất từ các nguyên ngữ. Mục đích thứ hai cũng quan trọng là trình độ ngôn ngữ. Những từ có tính bác học, thi ca hay chuyên môn tôn giáo đều không được sử dụng. Các cụm từ nói lóng cũng thế. Kết quả là một thứ “ngôn ngữ đại chúng”, rõ ràng và được mọi người nói tiếng Anh chấp nhận.

( Về các bản dịch Thánh Kinh qua tiếng Việt, xin xem 90 NĂM DỊCH THÁNH KINH SANG TIẾNG VIỆT, VietCatholic News - 19/12/2003, Lm. A.Trần Phúc Nhân)
 
Thông Báo
Tin Vui: Lễ Truyền chức Phó tế và Linh mục tại New Orleans
Tu đoàn Nhà Chúa
07:58 22/12/2008
Trong niềm tri ân và ngợi khen Thiên Chúa
Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa
Trân trọng báo tin và kính mời Qúy vị đến tham dự Thánh Lễ truyền chức:
Phó Tế cho thầy

Giuse Nguyễn Văn Minh, S.D.D.


chức Linh Mục cho thầy Phó Tế

Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, S.D.D.


do sự đặt tay của Đức Cha John H. Ricard, S.S.J.,
Giám Mục Giáo Phận Pensacola – Tallahassee
Lúc 10 giờ sáng, thứ bảy, ngày 10 tháng 01 năm 2009
tại nhà thờ Resurrection of Our Lord
9701 Hammond Street, New Orleans, Lousiana 70127

Tân Linh Mục Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, S.D.D.
sẽ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 10 giờ sáng, Chúa Nhật, ngày 25.1.2009
tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange
1538 N. Century Blvd., Santa Ana, CA 92703
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngôi Sao Giáng Sinh Lạ
Sen K.
06:18 22/12/2008

NGÔI SAO GIÁNG SINH LẠ



Ảnh của Sen K. – Philippines

“Khi ta đói các ngươi cho ta ăn, Ta khát các ngươi cho Ta uống,

Ta trần truồng các ngươi cho Ta mặc,

Ta bệnh các ngươi viếng thăm Ta.”

(Mt 25:35-36)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền