Phụng Vụ - Mục Vụ
Đánh mất cơ hội ngàn vàng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
03:48 22/12/2021
Có một thái tử vào rừng săn bắn, tình cờ gặp một cô gái quê đang kiếm củi một mình. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà hai con người có địa vị cách biệt quá xa lại tỏ ra tâm đầu ý hợp và hai bên lại yêu nhau tha thiết ngay từ phút gặp mặt đầu tiên.
Sau đó, hoàng tử quay về triều như kẻ mất hồn, ngày đêm tương tư cô gái nghèo mà anh đã đem lòng thương mến. Thế rồi, do lòng yêu thương thúc đẩy, anh khẩn khoản nài xin vua cha cưới nàng cho bằng được.
Để tìm hiểu xem cô gái có thực sự yêu thương con trai mình bằng tình yêu chân thực, hay chỉ yêu vì gia tài, địa vị, quyền thế của chàng, vua cha truyền dạy hoàng tử cải trang làm nông dân để thử lòng cô gái.
Thế là vị hoàng tử quyền quý, hoá trang thật khéo, y hệt người nông dân quê mùa chất phác, đến dựng lều gần nhà cô gái, ngày ngày vác cuốc ra đồng làm lụng, làn da cháy nắng, đôi tay chai sần. Anh lân la làm quen với cô gái trong hình hài nông dân.
Mặc dù cô gái vẫn thầm yêu và khát mong được kết hôn với vị hoàng tử mà cô đã gặp trong rừng, nhưng trớ trêu thay, cô ta không nhận ra vị hoàng tử nầy trong hình hài người nông dân nghèo khổ nên đã đối xử với anh rất lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh đi, trong khi lòng cô vẫn thổn thức nhớ thương chàng hoàng tử hào hoa mà cô đã gặp trong rừng!
Tiếc thay, cô đã đánh mất cơ hội vô cùng quý báu: mất một người yêu lý tưởng, mất luôn cả vinh dự trở thành công nương, thành hoàng hậu tương lại.
Như vị hoàng tử rời khỏi hoàng cung, hoá thân thành nông dân đến dựng lều bên cạnh nhà cô gái, Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ bỏ ngai trời, hoá thân thành người phàm và đến ở giữa chúng ta. Ngài là Em-ma-nu-en, là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài tự đồng hoá mình với những người láng giềng đang sống quanh ta.
Chúa Giê-su khẳng định rằng mỗi người đang sống chung quanh ta cũng chính là Ngài. Những ai cho người đói khát cơm ăn, áo mặc thì Ngài nói là họ đang cho Ngài ăn, mặc. Những ai chăm sóc người đau bệnh là đang chăm sóc Chúa. Tóm lại, bất cứ điều gì chúng ta làm cho người chung quanh là làm cho chính Chúa… Vì những người đó là phần thân thể của Chúa Giê-su (Mt 25, 34 - 40).
Thật trớ trêu, đang khi chúng ta vẫn yêu mến, suy tôn chúc tụng Thiên Chúa ngự trên cõi trời cao hoặc cung kính bái lạy tượng ảnh Ngài trên bàn thờ, thì chúng ta lại tỏ ra thờ ơ hờ hững và thậm chí còn đối xử tồi tệ với tha nhân là những chi thể sống động của Ngài, là hiện thân của Ngài đang hiện diện chung quanh.
Hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đóng vai người nông dân, người cùng khổ, người láng giềng, người bạn đồng nghiệp và cả những người nhà, để sống với chúng ta. Thế nhưng chúng ta không nhận ra Chúa nơi những người đó, nên chúng ta thường đối xử tệ bạc với họ. Thế là bi kịch cô gái nghèo hết lòng yêu thương chàng hoàng tử hào hoa nhưng lại phụ bạc anh ta dưới lốt nông dân nghèo khổ vẫn còn đang tiếp diễn từng ngày. Thế là "Ngài đã đến nhà của Ngài mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài" (Gioan 1, 11).
Thật vô cùng đáng tiếc cho cô gái trong câu chuyện trên đây vì đã đánh mất cơ hội ngàn vàng: Cơ hội trở thành công nương chốn cung đình, cơ hội được hạnh phúc trăm năm bên hoàng tử giàu sang phú quý!
Và cũng vô cùng đáng tiếc cho chúng ta khi chúng ta tiếp tục lặp lại bi kịch ấy trong cuộc đời mình.
Lạy Chúa Giê-su,
Thánh Phanxicô Assisi nhận ra người phong cùi là một phần chi thể đang bị ung nhọt của Chúa nên ngài đã ôm hôn người phong ấy với tình yêu thắm thiết.
Mẹ thánh Tê-rê-xa Calcutta cũng đã nhận ra những người bệnh tật, hấp hối là những phần chi thể bị tổn thương của Chúa Giê-su nên mẹ đã dành phần lớn đời mình yêu thương chăm sóc họ.
Xin soi sáng cho chúng con biết rằng Chúa và những con người mà chúng con gặp gỡ hằng ngày chỉ là một, để rồi chúng con biết tôn trọng, yêu thương và phục vụ Chúa nơi những anh chị em đó.
Rất đỗi ưu ái
Lm. Minh Anh
05:13 22/12/2021
RẤT ĐỖI ƯU ÁI
“Vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa”.
“Điều duy nhất nơi tôi khiến tôi hãnh diện, là tôi thấy nơi tôi chẳng có gì để hãnh diện!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi thấy nơi tôi chẳng có gì để hãnh diện!”. Lời của chị thánh Catherine Genoa đưa chúng ta về với kinh Magnificat của bà Anna, mẹ Samuel và của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu qua Lời Chúa hôm nay. Có thể nói, Magnificat, và toàn bộ lịch sử cứu độ, được tóm tắt trong cụm từ này, ‘rất đỗi ưu ái!’. “Ưu ái” là động cơ thực sự của Giáng Sinh; Thiên Chúa ưu ái con người!
Nhiều lần, chúng ta xem đời sống thiêng liêng của mình như một nỗ lực bản thân, để mỗi người có thể trở nên đẹp lòng Chúa; và từ đó, kéo xuống các ân phúc của Ngài. Điều này có nghĩa một cách nào đó, rằng, nên thánh là việc tự sức của chúng ta. Thực ra, không phải thế! Thiên Chúa không mắc nợ ai. Không bao giờ, Ngài buộc phải ban cho ai ân điển này, phúc lộc kia. Không! Chúng ta không xứng đáng với bất cứ ân tứ nào từ Ngài. Đời sống thiêng liêng của chúng ta cần được xem xét một cách trần trụi trước mặt Chúa như tình trạng thực sự của mỗi người, tình trạng của một tội nhân! Đặt những yếu đuối của mình trước sự toàn năng của Thiên Chúa, chúng ta nhìn nhận lòng từ tâm đầy ưu ái của Ngài; chính Ngài nâng chúng ta lên khỏi cảnh khốn cùng, nhận chúng ta làm con cái. Đây cũng là điều đã xảy ra với bà Anna và Mẹ Maria, “Vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa”. Từ đó, hai người phụ nữ được ưu ái này có thể cất lên, “Tâm hồn con hỷ hoan vì Chúa, là Đấng cứu độ con!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Để chứng tỏ tình yêu Ngài dành cho chúng ta, Thiên Chúa đã hiến thân cho chúng ta; vì ‘rất đỗi ưu ái’, Ngài đã trở thành một trong chúng ta. Tình yêu khiến người ta tìm cách trở nên giống người mình yêu hơn. Làm sao Thiên Chúa có thể trở nên một tạo vật dấu yêu của Ngài hơn? Không cách nào khác, Ngài không chỉ chọn cách trở thành người, mà còn chia sẻ thân phận của người nghèo nhất trong số những người nghèo. Rất ít người, ngay cả trong những người cùng cực, phải sinh ra trong chuồng súc vật, chính xác là một máng lừa ăn. Dù giàu có, Ngài trở nên nghèo khó, để chúng ta giàu hơn. Những ngày Mùa Vọng còn lại, chúng ta cần tự hỏi, tôi đang làm gì để nên giống những người tôi yêu thương hơn; tôi đang làm gì để noi gương Chúa Kitô trong sự tự hiến của Ngài? Chúng ta đã học cách gạt bỏ những ý tưởng bất chợt và ảo tưởng sang một bên để làm điều đẹp lòng người phối ngẫu, con cái, cha mẹ, hoặc anh chị em trong cộng đoàn tu trì của mình chưa? Đây là những cách chuẩn bị cho bản thân đón mừng một lễ Giáng Sinh tràn đầy.
Anh Chị em,
“Tôi thấy nơi tôi chẳng có gì để hãnh diện!”. Không lẽ tôi lại hãnh diện về những hèn yếu tội lỗi của tôi? Điều tôi hãnh diện là những gì thuộc về Chúa. Phần còn lại của Magnificat là tôn vinh Thiên Chúa, ghi nhận những ân huệ Ngài ban, “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và danh Ngài là thánh”. Thực sự, có rất nhiều điều đáng để chúng ta biết ơn. Thách đố trong đời sống Kitô hữu là lưu tâm đến các phúc lành của Chúa và tìm cách tri ân Ngài, từ những của ăn phần xác đến tinh thần; từ Lời Chúa, các Bí tích, những con người, các thầy dạy, những gương sáng, một cuốn sách hay… Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Ngài bằng cách trở nên giống Chúa Giêsu. Được như thế, đến lượt mình, chúng ta cũng được những người khác gọi là “có phước”, bởi thái độ hiếu thảo của chúng ta đã mở ra cánh cửa cho Thiên Chúa bước vào; Ngài sẽ làm nhiều điều tốt lành hơn qua chúng ta. Nhờ đó, lòng thương xót của Thiên Chúa cũng có thể chạm đến tâm hồn những con người chúng ta phục vụ, và ân sủng Ngài cũng chạm được họ; hầu họ cũng có thể cảm nhận một Thiên Chúa “rất đỗi ưu ái”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để chuẩn bị tâm hồn cho Chúa Giáng Sinh, con mời Chúa bước vào ngôi nhà khiêm tốn của con. Xin đừng đi ngang qua mà không ban phước lành cho linh hồn tội nghiệp của con. Con cần sự ‘ưu ái’ của Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Mừng cho toàn dân
Lm. Thái Nguyên
05:19 22/12/2021
SUY NIỆM VÀ CAU NGUYỆN ĐÊM GIÁNG SINH
https://www.youtube.com/watch?v=GnYtJTkh4vQ&t=739s
TIN MỪNG CHO TOÀN DÂN
Ngày 24 tháng 12. Lễ Đêm Giáng Sinh: Lc 2, 1-14
Suy niệm
Quang cảnh Lễ Giáng Sinh năm nay thật lặng lẽ và buồn tẻ, vì đại địch Covid-19 vẫn bùng phát, số người nhiễm bệnh và chết vẫn gia tăng, khiến ai cũng phập phồng lo sợ, không biết khi nào tới phiên mình. Trong bối cảnh đó, người ta cảm nhận rõ hơn sự mong manh yếu đuối của phận người. Bối cảnh trên cũng là dịp để chúng ta nhìn lại cách cụ thể và sống động hơn sự kiện Hài Nhi Giêsu giáng sinh tại Bêlem.
Thời nay là thời kinh tế thị trường, nên mọi thứ sinh hoạt đều được định hình theo hướng phát triển bên ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người. Từ đó mà lễ Giáng Sinh cũng đã bị tục hóa và thương mại hóa, trở thành mùa mua sắm và hưởng thụ. Thế nhưng thực tế ngày Chúa Giêsu giáng trần hoàn toàn khác, đó là một “trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Còn gì mong manh yếu ớt bằng trẻ sơ sinh, cha mẹ lại nghèo khổ đến độ phải sinh con ngoài đồng vắng, đặt nằm trong máng cỏ? Thiên Chúa đã làm người như thế đấy! Rất đỗi mong manh. Rất đỗi nhỏ bé. Để làm gì? Để làm sáng lên ý nghĩa Emmanuel – Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta. Chúa ở cùng chúng ta, trong hoàn cảnh nghèo nàn nhất, khó khăn nhất, bi ai nhất.
Như thế, sứ điệp lớn nhất của lễ Giáng Sinh là sứ điệp tình thương. Sứ điệp ấy được chính các thiên thần loan báo cho toàn thế giới, nhưng trước tiên là cho những người nghèo, những người chăn chiên, đang sống vất vưởng nơi đồng hoang đêm vắng: “Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em”. Họ thức dậy giữa đêm khuya, vui mừng hớn hở đến hang Bêlem gặp Chúa Hài Nhi, Đấng cũng sinh ra trong cảnh nghèo như họ, và còn nghèo hơn họ, không nhà không cửa, không ai cho trọ, cô đơn giá rét giữa mùa đông, ở trong hang lừa hôi tanh, nơi dành cho súc vật chứ không phải cho con người.
Chúa giáng sinh làm người là cho và vì chúng ta, do đó các Kitô hữu tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Ngài đã từ trời xuống thế”. Lạ lùng thay cách thức Con Thiên Chúa làm người! Ngài muốn như thế để đồng cảm với biết bao con người cùng khốn, không nơi nương tựa, sống trong cảnh lầm than đói rách, không cửa không nhà, trước sự vô tâm và khép kín của những kẻ giàu có. Quả thật, tình thương Thiên Chúa đã chan hòa khắp mặt đất từ khi Ngôi Hai xuống thế làm người, như lời hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Liệu chúng ta có thể cảm nhận sứ điệp tình thương trong những lúc gian nan thử thách không?
Anh José Feliciano sinh ra trong một gia đình nghèo, lại bị mù, tương lai thật tăm tối. Không ai ngờ sau này anh lại trở thành nhạc sĩ lừng danh, một trong những bài nổi tiếng nhất của anh ta là bài Feliz Navidad, phát hành năm 1970, đã khiến cả thế giới biết đến anh. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của tờ National Catholic Register ngày 15/12/2020, anh nói: “Nhìn lại đời mình, tôi thấy Chúa thương tôi nên để tôi sinh ra trong cảnh nghèo, lại bị mù”. Thật lạ lùng, vừa nghèo vừa bị mù, mà lại nói là Chúa thương tôi! Dù sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nhưng anh vẫn cảm nhận tình thương tràn đầy của Chúa, và từ cảm nhận đó, ca khúc Giáng Sinh của anh tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.
Ước gì mỗi người chúng ta cảm nhận và xác tín mình là người được Chúa thương, và mỗi ngày trở nên dễ thương hơn đối với mọi người. Đó là một tình thương biết quên mình, sẵn sàng cho đi và cũng sẵn sàng đón nhận, như thánh Giuse và Đức Maria. Đó chính là tâm tình và cách thế để niềm vui Chúa Giáng Sinh được gieo rắc bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Nhưng trước tiên hãy bắt đầu từ chính gia đình mình là nôi ấm của tình thương, để ta được vui hưởng trước tiên sự bình an mà Chúa Giáng Sinh đã đem đến cho cuộc trần này.
Cho dù phận người mong manh và yếu đuối, nay còn mai mất, nhưng định hướng sống của con người là vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã làm người và đem lại ơn cứu độ cho con người. Tin vào Đức Giêsu Kitô. chính là sức mạnh để chúng ta vượt phóng lên chính mình, hầu đạt đến chính Thiên Chúa, là cội nguồn sự sống và hạnh phúc của chúng ta mãi mãi. Nhờ đó mà chúng ta chí thú sống cuộc đời Kitô hữu hôm nay.
Cầu nguyện
Ôi! Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người,
mầu nhiệm yêu thương quá thẳm sâu,
trí phàm nhân chẳng sao hiểu thấu,
chỉ lặng chìm chiêm ngắm Chúa thôi.
Con hoan hỷ tôn thờ và chúc tụng,
Đấng sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn,
lớn lên trong thân phận thấp hèn,
hoàn tất đời mình như một kẻ mọn hèn.
Nhìn máng cỏ,
con bùi ngùi xúc động,
vì đối diện với một tình yêu quá bao la,
một tình yêu của Thiên Chúa không lùi bước,
trước sự vô tâm và từ khước của con người.
Nơi máng cỏ,
con chiêm ngắm một tình yêu khiêm hạ,
Thiên Chúa cúi mình và trao tặng cho con,
là chính Ngài chứ không phải điều gì khác.
Qua máng cỏ,
Chúa đã lặng lẽ đi vào đời con,
đã nhẹ nhàng bước xuống lòng con,
và âm thầm sống cuộc đời con.
Con muốn chọn cách sống Chúa đã chọn,
con muốn sống cuộc đời Chúa đã sống,
Chúa đã trở nên giống như con,
xin cho con được trở nên giống như Chúa.
Xin cho con biết ẩn mình trong Chúa,
như Chúa đang ẩn mình trong con,
để cuộc sống con được tiến đến vẹn tròn,
là chính Chúa Đấng làm con nên trọn. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=GnYtJTkh4vQ&t=739s
TIN MỪNG CHO TOÀN DÂN
Ngày 24 tháng 12. Lễ Đêm Giáng Sinh: Lc 2, 1-14
Suy niệm
Quang cảnh Lễ Giáng Sinh năm nay thật lặng lẽ và buồn tẻ, vì đại địch Covid-19 vẫn bùng phát, số người nhiễm bệnh và chết vẫn gia tăng, khiến ai cũng phập phồng lo sợ, không biết khi nào tới phiên mình. Trong bối cảnh đó, người ta cảm nhận rõ hơn sự mong manh yếu đuối của phận người. Bối cảnh trên cũng là dịp để chúng ta nhìn lại cách cụ thể và sống động hơn sự kiện Hài Nhi Giêsu giáng sinh tại Bêlem.
Thời nay là thời kinh tế thị trường, nên mọi thứ sinh hoạt đều được định hình theo hướng phát triển bên ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người. Từ đó mà lễ Giáng Sinh cũng đã bị tục hóa và thương mại hóa, trở thành mùa mua sắm và hưởng thụ. Thế nhưng thực tế ngày Chúa Giêsu giáng trần hoàn toàn khác, đó là một “trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Còn gì mong manh yếu ớt bằng trẻ sơ sinh, cha mẹ lại nghèo khổ đến độ phải sinh con ngoài đồng vắng, đặt nằm trong máng cỏ? Thiên Chúa đã làm người như thế đấy! Rất đỗi mong manh. Rất đỗi nhỏ bé. Để làm gì? Để làm sáng lên ý nghĩa Emmanuel – Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta. Chúa ở cùng chúng ta, trong hoàn cảnh nghèo nàn nhất, khó khăn nhất, bi ai nhất.
Như thế, sứ điệp lớn nhất của lễ Giáng Sinh là sứ điệp tình thương. Sứ điệp ấy được chính các thiên thần loan báo cho toàn thế giới, nhưng trước tiên là cho những người nghèo, những người chăn chiên, đang sống vất vưởng nơi đồng hoang đêm vắng: “Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em”. Họ thức dậy giữa đêm khuya, vui mừng hớn hở đến hang Bêlem gặp Chúa Hài Nhi, Đấng cũng sinh ra trong cảnh nghèo như họ, và còn nghèo hơn họ, không nhà không cửa, không ai cho trọ, cô đơn giá rét giữa mùa đông, ở trong hang lừa hôi tanh, nơi dành cho súc vật chứ không phải cho con người.
Chúa giáng sinh làm người là cho và vì chúng ta, do đó các Kitô hữu tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Ngài đã từ trời xuống thế”. Lạ lùng thay cách thức Con Thiên Chúa làm người! Ngài muốn như thế để đồng cảm với biết bao con người cùng khốn, không nơi nương tựa, sống trong cảnh lầm than đói rách, không cửa không nhà, trước sự vô tâm và khép kín của những kẻ giàu có. Quả thật, tình thương Thiên Chúa đã chan hòa khắp mặt đất từ khi Ngôi Hai xuống thế làm người, như lời hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Liệu chúng ta có thể cảm nhận sứ điệp tình thương trong những lúc gian nan thử thách không?
Anh José Feliciano sinh ra trong một gia đình nghèo, lại bị mù, tương lai thật tăm tối. Không ai ngờ sau này anh lại trở thành nhạc sĩ lừng danh, một trong những bài nổi tiếng nhất của anh ta là bài Feliz Navidad, phát hành năm 1970, đã khiến cả thế giới biết đến anh. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của tờ National Catholic Register ngày 15/12/2020, anh nói: “Nhìn lại đời mình, tôi thấy Chúa thương tôi nên để tôi sinh ra trong cảnh nghèo, lại bị mù”. Thật lạ lùng, vừa nghèo vừa bị mù, mà lại nói là Chúa thương tôi! Dù sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nhưng anh vẫn cảm nhận tình thương tràn đầy của Chúa, và từ cảm nhận đó, ca khúc Giáng Sinh của anh tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.
Ước gì mỗi người chúng ta cảm nhận và xác tín mình là người được Chúa thương, và mỗi ngày trở nên dễ thương hơn đối với mọi người. Đó là một tình thương biết quên mình, sẵn sàng cho đi và cũng sẵn sàng đón nhận, như thánh Giuse và Đức Maria. Đó chính là tâm tình và cách thế để niềm vui Chúa Giáng Sinh được gieo rắc bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Nhưng trước tiên hãy bắt đầu từ chính gia đình mình là nôi ấm của tình thương, để ta được vui hưởng trước tiên sự bình an mà Chúa Giáng Sinh đã đem đến cho cuộc trần này.
Cho dù phận người mong manh và yếu đuối, nay còn mai mất, nhưng định hướng sống của con người là vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã làm người và đem lại ơn cứu độ cho con người. Tin vào Đức Giêsu Kitô. chính là sức mạnh để chúng ta vượt phóng lên chính mình, hầu đạt đến chính Thiên Chúa, là cội nguồn sự sống và hạnh phúc của chúng ta mãi mãi. Nhờ đó mà chúng ta chí thú sống cuộc đời Kitô hữu hôm nay.
Cầu nguyện
Ôi! Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người,
mầu nhiệm yêu thương quá thẳm sâu,
trí phàm nhân chẳng sao hiểu thấu,
chỉ lặng chìm chiêm ngắm Chúa thôi.
Con hoan hỷ tôn thờ và chúc tụng,
Đấng sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn,
lớn lên trong thân phận thấp hèn,
hoàn tất đời mình như một kẻ mọn hèn.
Nhìn máng cỏ,
con bùi ngùi xúc động,
vì đối diện với một tình yêu quá bao la,
một tình yêu của Thiên Chúa không lùi bước,
trước sự vô tâm và từ khước của con người.
Nơi máng cỏ,
con chiêm ngắm một tình yêu khiêm hạ,
Thiên Chúa cúi mình và trao tặng cho con,
là chính Ngài chứ không phải điều gì khác.
Qua máng cỏ,
Chúa đã lặng lẽ đi vào đời con,
đã nhẹ nhàng bước xuống lòng con,
và âm thầm sống cuộc đời con.
Con muốn chọn cách sống Chúa đã chọn,
con muốn sống cuộc đời Chúa đã sống,
Chúa đã trở nên giống như con,
xin cho con được trở nên giống như Chúa.
Xin cho con biết ẩn mình trong Chúa,
như Chúa đang ẩn mình trong con,
để cuộc sống con được tiến đến vẹn tròn,
là chính Chúa Đấng làm con nên trọn. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:04 22/12/2021
20. Khi con đang căm giận than trách thì con vẫn còn đang thuận theo dục tình, không khắc trị tình cảm lệch lạc và lòng đầy tư dục.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:10 22/12/2021
45. NGHÊ THÁI CƯỜI NHAU
Một hôm, Nghê Tử Mộc nói với Thái Bổ Đình:
- “Tại sao Chu Hy (1) lại viết chú giải như thế này: ‘Thái là con rùa lớn?”
Thái Bổ Đình nói:
- “Cái đó có gì là lạ chứ, cũng giống như ông ta viết nơi mục chú giải “Nghê là thằng con nít” đó sao”.
(Minh Tề Tiểu Thức)
Suy tư 45:
Thời xưa cũng như thời nay, có những lúc người ta lấy tên của nhau ra để chế nhạo nhau, và có khi đâm chém nhau cũng chỉ vì đối phương lấy tên húy của cha mẹ ra mà chửi, mà nhạo báng.
Có người nghe đến tên của người khác thì tức tối trong lòng, đó là những người có tâm hồn ghen ghét; có người nghe đến tên của thần tượng mình, thì vui mừng hớn hở và nói thao thao về người ấy cho mọi người nghe; lại có người ngày đêm mơ tưởng đến tên của người mình yêu.v.v...
Tất cả những cái tên của con người không làm cho người khác được sống lâu trường thọ, cũng không cứu thoát con người khỏi tội lỗi và cơn cám dỗ của ma quỷ. Chỉ có tên của Đức Chúa Giê-su Ki-tô mới làm cho thế gian được cứu độ, chỉ có tên của Đức Chúa Giê-su Ki-tô mới làm cho những ai tin vào Ngài được sự bình an và sự sống đời đời...
Vậy mà có một vài người Ki-tô hữu coi tên của Đức Chúa Giê-su như là củ sắn củ khoai, dùng tên của Ngài để thề thốt, để chửi nhau, để vu oan giá họa cho người khác. Tội phạm thánh này sẽ làm cho họ dần dần mất đức tin vào ơn cứu độ của Ngài.
Hãy cung kính cúi đầu khi nghe danh thánh “Giê-su Ki-tô”.
(1) Đại sư Nho học đời Tống.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, Nghê Tử Mộc nói với Thái Bổ Đình:
- “Tại sao Chu Hy (1) lại viết chú giải như thế này: ‘Thái là con rùa lớn?”
Thái Bổ Đình nói:
- “Cái đó có gì là lạ chứ, cũng giống như ông ta viết nơi mục chú giải “Nghê là thằng con nít” đó sao”.
(Minh Tề Tiểu Thức)
Suy tư 45:
Thời xưa cũng như thời nay, có những lúc người ta lấy tên của nhau ra để chế nhạo nhau, và có khi đâm chém nhau cũng chỉ vì đối phương lấy tên húy của cha mẹ ra mà chửi, mà nhạo báng.
Có người nghe đến tên của người khác thì tức tối trong lòng, đó là những người có tâm hồn ghen ghét; có người nghe đến tên của thần tượng mình, thì vui mừng hớn hở và nói thao thao về người ấy cho mọi người nghe; lại có người ngày đêm mơ tưởng đến tên của người mình yêu.v.v...
Tất cả những cái tên của con người không làm cho người khác được sống lâu trường thọ, cũng không cứu thoát con người khỏi tội lỗi và cơn cám dỗ của ma quỷ. Chỉ có tên của Đức Chúa Giê-su Ki-tô mới làm cho thế gian được cứu độ, chỉ có tên của Đức Chúa Giê-su Ki-tô mới làm cho những ai tin vào Ngài được sự bình an và sự sống đời đời...
Vậy mà có một vài người Ki-tô hữu coi tên của Đức Chúa Giê-su như là củ sắn củ khoai, dùng tên của Ngài để thề thốt, để chửi nhau, để vu oan giá họa cho người khác. Tội phạm thánh này sẽ làm cho họ dần dần mất đức tin vào ơn cứu độ của Ngài.
Hãy cung kính cúi đầu khi nghe danh thánh “Giê-su Ki-tô”.
(1) Đại sư Nho học đời Tống.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Vọng Giáng Sinh (Năm C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:17 22/12/2021
LỄ GIÁNG SINH
(Lễ vọng năm C)
Tin Mừng: Lc 2, 1-14
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”
Bạn thân mến,
Hôm nay, toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan mừng lễ giáng sinh của Đức Chúa Giê-su Ki-tô –vị cứu tinh nhân loại- ngày nhân loại đợi chờ đã đến, Ngài đã đến trong hang đá Bê-lem nghèo nàn, với những con người nghèo nàn chất phác là các mục đồng chăn chiên...
Hôm nay, tất cả mọi dân nước trên địa cầu cất tiếng hoan ca mừng ngày Con Thiên Chúa giáng trần, với những cung điệu vang vang vui tai và thánh thiện...
Hôm nay, trên mọi nẻo đường trong thành phố nhộn nhịp hơn mọi khi, người người tuôn đến nơi những thánh đường để hát mừng Con Thiên Chúa làm người, với tất cả tâm tình hân hoan, hạnh phúc trong tâm hồn...
Hôm nay, trong thành phố có những con đường không ánh điện, không nhạc mừng, không hoan ca, bởi vì nơi đó còn có rất nhiều người bất hạnh đang co ro trong cái rét của mùa đông của trời đất, mùa đông của xã hội và mùa đông của tâm hồn...
Hôm nay, bên cạnh những mâm cỗ thịnh soạn được chuẩn bị cho ngày Chúa giáng sinh trong gia đình, thì bên ngoài đường vẫn còn có những Hài Nhi Giê-su nho nhỏ đang đứng nhìn người qua lại, bụng đói meo và hi vọng nơi lòng bố thí của mọi người đang tuôn đến nhà thờ...
Bạn thân mến,
Lời của các thiên thần loan báo cho các mục đồng mà chúng ta vừa đang nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” vẫn mãi mãi là điệp khúc nhắc nhở chúng ta rằng: Đấng Cứu Độ đã đến, đang đứng ngoài cửa nhà co ro vì lạnh đang chờ chúng ta mời vào nhà, cùng chia vui với niềm vui chung của nhân loại trong đêm huyền nhiệm này.
Đấng Cứu Thế đã sinh ra để chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng và phục vụ Ngài, Ngài đang hóa thân làm em bé mồ côi đang nằm bên hiên nhà bên vệ đường, Ngài đang hóa thân làm người hành khất, âm thầm trong đêm tối trở về căn nhà vắng lặng vì không đủ tiền để trả tiền điện, Ngài đến rồi, đang đứng đó bên cổng nhà thờ, bên gốc cây tủi nhục, nơi xó chợ hôi tanh...
Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy nổi bật lên những ánh đèn điện chớp nháy vui mắt đẹp đẽ, những cây thông thật và giả với muôn vẻ màu sắc của dây kim tuyến lấp lánh, lòng chúng ta rộn lên niềm vui ngày Chúa giáng trần. Nhưng niềm vui ấy sẽ dâng đầy nếu đêm nay chúng ta tự nguyện trở thành một thiên thần, đem vật chất và tinh thần đến phân phát cho những Giê-su Hài Nhi mồ côi, những Ma-ri-a và Giu-se nghèo khổ bên cạnh chúng ta...
Xin Chúa Hài Nhi ban muôn phúc lành cho chúng ta trong đêm thánh này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Lễ vọng năm C)
Tin Mừng: Lc 2, 1-14
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”
Bạn thân mến,
Hôm nay, toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan mừng lễ giáng sinh của Đức Chúa Giê-su Ki-tô –vị cứu tinh nhân loại- ngày nhân loại đợi chờ đã đến, Ngài đã đến trong hang đá Bê-lem nghèo nàn, với những con người nghèo nàn chất phác là các mục đồng chăn chiên...
Hôm nay, tất cả mọi dân nước trên địa cầu cất tiếng hoan ca mừng ngày Con Thiên Chúa giáng trần, với những cung điệu vang vang vui tai và thánh thiện...
Hôm nay, trên mọi nẻo đường trong thành phố nhộn nhịp hơn mọi khi, người người tuôn đến nơi những thánh đường để hát mừng Con Thiên Chúa làm người, với tất cả tâm tình hân hoan, hạnh phúc trong tâm hồn...
Hôm nay, trong thành phố có những con đường không ánh điện, không nhạc mừng, không hoan ca, bởi vì nơi đó còn có rất nhiều người bất hạnh đang co ro trong cái rét của mùa đông của trời đất, mùa đông của xã hội và mùa đông của tâm hồn...
Hôm nay, bên cạnh những mâm cỗ thịnh soạn được chuẩn bị cho ngày Chúa giáng sinh trong gia đình, thì bên ngoài đường vẫn còn có những Hài Nhi Giê-su nho nhỏ đang đứng nhìn người qua lại, bụng đói meo và hi vọng nơi lòng bố thí của mọi người đang tuôn đến nhà thờ...
Bạn thân mến,
Lời của các thiên thần loan báo cho các mục đồng mà chúng ta vừa đang nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” vẫn mãi mãi là điệp khúc nhắc nhở chúng ta rằng: Đấng Cứu Độ đã đến, đang đứng ngoài cửa nhà co ro vì lạnh đang chờ chúng ta mời vào nhà, cùng chia vui với niềm vui chung của nhân loại trong đêm huyền nhiệm này.
Đấng Cứu Thế đã sinh ra để chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng và phục vụ Ngài, Ngài đang hóa thân làm em bé mồ côi đang nằm bên hiên nhà bên vệ đường, Ngài đang hóa thân làm người hành khất, âm thầm trong đêm tối trở về căn nhà vắng lặng vì không đủ tiền để trả tiền điện, Ngài đến rồi, đang đứng đó bên cổng nhà thờ, bên gốc cây tủi nhục, nơi xó chợ hôi tanh...
Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy nổi bật lên những ánh đèn điện chớp nháy vui mắt đẹp đẽ, những cây thông thật và giả với muôn vẻ màu sắc của dây kim tuyến lấp lánh, lòng chúng ta rộn lên niềm vui ngày Chúa giáng trần. Nhưng niềm vui ấy sẽ dâng đầy nếu đêm nay chúng ta tự nguyện trở thành một thiên thần, đem vật chất và tinh thần đến phân phát cho những Giê-su Hài Nhi mồ côi, những Ma-ri-a và Giu-se nghèo khổ bên cạnh chúng ta...
Xin Chúa Hài Nhi ban muôn phúc lành cho chúng ta trong đêm thánh này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Emmanuel: Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:11 22/12/2021
Emmanuel: Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta
(Noel 2021)
Đã từng hỏi bà con rằng sao Thiên Chúa không thể hiện tình yêu đối với nhân loại bằng cách ở trên cao tuôn đổ hồng ân là đủ, hoặc như kiểu thời đại kỹ thuật số là dùng online để tỏ bày chính mình và thánh ý cho muôn dân mà lại chọn con đường nhập thể giáng sinh làm người? Rất nhiều câu trả lời khá ý vị. Nào là lúc bấy giờ chưa có internet hay wifi; nào là vùng xa xôi quê nghèo này may ra chỉ có điện thoại “cục gạch” không on không ơ được gì hết; nào là lỡ có vùng nào đó bị chặn sóng hay bị kiểm duyệt thì sao?...
Kitô hữu chúng ta tin nhận một nội hàm của mầu nhiệm Giáng Sinh là Emmanuel, Thiên Chúa làm người là để ở cùng nhân loại chúng ta. Chúa ở cùng chúng ta trong thân phận con người là để liên đới với phần phúc của từng người của toàn thể nhân loại. Và sự liên đới này được thể hiện rõ nét của hình hài của một bé thơ đặt nằm trong máng cỏ, loại vật dụng chứa thức ăn của loài vật.
Nhiều thánh giáo phụ đã nhận ra ý nghĩa này và khẳng định niềm tin của mình. Thiên Chúa giáng trần là để cho chúng ta “ăn” Người. Động từ “ăn” là tượng hình cho sự tiếp nhận. Chính Đấng làm người phút giây sắp chịu khổ hình đã khẳng định rằng: “Tôi là vua, Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lý. Ai yêu mến chân lý thì nghe tiếng Tôi”(x.Ga 18,37). Tiếp nhận Đấng giáng sinh là tin nhận chân lý Người truyền dạy. Và chính chân lý sẽ giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của thần dữ (x.Ga 8,31).
Đến thế gian này Đấng làm người không chỉ mạc khải chúng ta ánh sáng chân lý mà còn trao ban cho chúng ta tấm lòng của người mục tử nhân lành. Người không quản ngài truân chuyên vất vả để chăm sóc từng con chiên và cả đàn, nhất là những chiên bệnh hoạn tật nguyền cả thể lý cũng như tinh thần, kiên trì rong duổi đó đây để tìm cho được con chiên lạc bầy và nhát là sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên (x.Ga 10,1-19).
Đến thế gian này Đấng làm người đặc biệt trao ban chính sự sống thần linh qua chính tấm thân xác mà Người đón nhận từ Cha trên trời qua Mẹ Maria. “Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Ta. Hãy cầm lấy mà uống, nay là máu Ta, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội ”(x.Mt 26,26-28 ). Người đến để cho nhân loại chúng ta được sống và sống dồi dào, được hạnh phúc viên mãn. Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm Thánh Thể. Khi hiệp thông với Thánh Thể Đấng làm người là chúng ta được thông hiệp với sự sống thần linh Ba Ngôi cực thánh.
Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người. Chân trời hạnh phúc đích thực đã mở ra cho mọi người. Vấn đề là chúng ta có “ăn”, tức là tiếp nhận Người như thế nào. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16), “Ngôi Lời đã làm người. Những ai đón nhận Người tức là tin vào danh Người thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (x.Ga 1,12-14).
Sống cùng nhau là để sống cho nhau và vì hạnh phúc của nhau. Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm trí, cõi lòng, vòng tay và cả hầu bao ra. Trăm năm trong cõi người ta. Ta chỉ thực sự là ta khi biết sống cùng, sống với và sống cho người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Noel 2021)
Đã từng hỏi bà con rằng sao Thiên Chúa không thể hiện tình yêu đối với nhân loại bằng cách ở trên cao tuôn đổ hồng ân là đủ, hoặc như kiểu thời đại kỹ thuật số là dùng online để tỏ bày chính mình và thánh ý cho muôn dân mà lại chọn con đường nhập thể giáng sinh làm người? Rất nhiều câu trả lời khá ý vị. Nào là lúc bấy giờ chưa có internet hay wifi; nào là vùng xa xôi quê nghèo này may ra chỉ có điện thoại “cục gạch” không on không ơ được gì hết; nào là lỡ có vùng nào đó bị chặn sóng hay bị kiểm duyệt thì sao?...
Kitô hữu chúng ta tin nhận một nội hàm của mầu nhiệm Giáng Sinh là Emmanuel, Thiên Chúa làm người là để ở cùng nhân loại chúng ta. Chúa ở cùng chúng ta trong thân phận con người là để liên đới với phần phúc của từng người của toàn thể nhân loại. Và sự liên đới này được thể hiện rõ nét của hình hài của một bé thơ đặt nằm trong máng cỏ, loại vật dụng chứa thức ăn của loài vật.
Nhiều thánh giáo phụ đã nhận ra ý nghĩa này và khẳng định niềm tin của mình. Thiên Chúa giáng trần là để cho chúng ta “ăn” Người. Động từ “ăn” là tượng hình cho sự tiếp nhận. Chính Đấng làm người phút giây sắp chịu khổ hình đã khẳng định rằng: “Tôi là vua, Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lý. Ai yêu mến chân lý thì nghe tiếng Tôi”(x.Ga 18,37). Tiếp nhận Đấng giáng sinh là tin nhận chân lý Người truyền dạy. Và chính chân lý sẽ giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của thần dữ (x.Ga 8,31).
Đến thế gian này Đấng làm người không chỉ mạc khải chúng ta ánh sáng chân lý mà còn trao ban cho chúng ta tấm lòng của người mục tử nhân lành. Người không quản ngài truân chuyên vất vả để chăm sóc từng con chiên và cả đàn, nhất là những chiên bệnh hoạn tật nguyền cả thể lý cũng như tinh thần, kiên trì rong duổi đó đây để tìm cho được con chiên lạc bầy và nhát là sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên (x.Ga 10,1-19).
Đến thế gian này Đấng làm người đặc biệt trao ban chính sự sống thần linh qua chính tấm thân xác mà Người đón nhận từ Cha trên trời qua Mẹ Maria. “Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Ta. Hãy cầm lấy mà uống, nay là máu Ta, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội ”(x.Mt 26,26-28 ). Người đến để cho nhân loại chúng ta được sống và sống dồi dào, được hạnh phúc viên mãn. Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm Thánh Thể. Khi hiệp thông với Thánh Thể Đấng làm người là chúng ta được thông hiệp với sự sống thần linh Ba Ngôi cực thánh.
Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người. Chân trời hạnh phúc đích thực đã mở ra cho mọi người. Vấn đề là chúng ta có “ăn”, tức là tiếp nhận Người như thế nào. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16), “Ngôi Lời đã làm người. Những ai đón nhận Người tức là tin vào danh Người thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (x.Ga 1,12-14).
Sống cùng nhau là để sống cho nhau và vì hạnh phúc của nhau. Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm trí, cõi lòng, vòng tay và cả hầu bao ra. Trăm năm trong cõi người ta. Ta chỉ thực sự là ta khi biết sống cùng, sống với và sống cho người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Quà Tặng Làm Chúa Hài Nhi Mỉm Cười
LM. Trương Đình Hiền
09:13 22/12/2021
Quà Tặng Làm Chúa Hài Nhi Mỉm Cười
(Thánh lễ Đêm GS 2021)
Trong cái thời đại dịch Covid nầy, người ta nghe nhiều nhất nhất những từ sau đây: giản cách xã hội, cách ly tập trung, tự cách ly, khu biệt lập, chốt chặn, giăng dây, F 1, F 0…; và cùng với những từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, ly cách, loại trừ, chết chóc… đó là âm thanh đầy hốt hoảng của tiếng còi xe cấp cứu vang lên mỗi ngày trên mọi nẻo đường thành thị lẫn thôn quê, càng gieo vào tâm thức con người nỗi hoang mang lo sợ.
Vâng, tất cả những điều trên toàn là những “dấu chỉ” ngược lại với những điều thiện hảo tích cực, bình yên của cuộc sống; và nhất là, ngược lại với tiêu đích và ý nghĩa trọng tâm của huyền nhiệm Giáng Sinh mà chúng ta đang cử hành.
Thật vậy, ngày “Chúa Đến”, ngày “Chúa Giáng Sinh”, có mục đích chính là mang hòa bình, hiệp nhất, yêu thương, gần gũi, ấm áp… đến cho loài người, như sứ điệp mà các thiên sứ đã truyền cho các mục đồng thành Bêlem trong đêm Con Chúa Trời giáng thế: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Tuy nhiên, để hiểu được dụng ý của toàn bộ sứ điệp Giáng Sinh mà Lời Chúa muốn chuyển tải trong phụng vụ Lễ Đêm nầy, chúng ta cùng lắng đọng tâm hồn trước các trích đoạn Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe.
Trước hết, hơn 700 năm trước biến cố Chúa Giáng Sinh tại Bêlem, ngôn sứ Isaia đã cho thấy thảm cảnh của dân tộc Do Thái khi vương triều Israel phía Bắc bị đế quốc Assyria xâm chiếm và bắt đi lưu đày: dân Chúa bắt đầu một cuộc đời trong tăm tối, thất vọng: “Dân tộc bước đi trong u tối,… Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức…”.
Thật ra, cái “hiện thực thê thảm” nầy của dân Israel lại là “mẫu số chung” của thân phận loài người kể từ sau “biến cố sa ngã”, khi Ađam, Eva “ăn trái cấm” và bị trục xuất khỏi địa đàng để sống kiếp lưu đày trên nẻo đường thế giới đầy “chông gai thử thách”: Đức Chúa là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai (St 3,23); và cũng từ đó “Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi” (St 3,18).
Thì ra, nhân loại muôn nơi muôn thuở đã gánh chịu chung một “cái ách nặng nề” mà nguyên nhân cốt yếu đó chính là “tội lỗi” (Rm 5,12); tội của Tổ Tông loài người hay tội của muôn thế hệ con người trong lịch sử mà trong đó chắc chắn có tội của mỗi người chúng ta. Vì thế, những “bước đi trong u tối” của dân Israel nô lệ ngày xưa hay những tháng ngày đau thương chết chóc trong các trại tập trung của dân Do Thái thời đệ nhị thế chiến, những thảm cảnh của chiến tranh, khủng bố, bạo lực, độc tài đó đây trên khắp thế giới…, hoặc đại dịch “Covid tang thương” trong những ngày này…, chắc chắn không đi ngoài cái nguyên do chết tiệc “tội lỗi” đó !
Và cái kinh nghiệm mang “chiều kích lịch sử cứu độ” nầy, nếu đem soi chiếu vào đời sống của mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta, nào chúng ta không nhận ra một sự thật tương hợp đó sao? Thật vậy, nếu không có sự phản bội và ích kỷ trong tình yêu thì làm gì có cái chết đau thương của cô gái Trần Thị Triều Tiên bị người yêu thiêu chết ngay trong đêm Giáng Sinh 25.12.2013 tại Đà Nẵng. Cũng vậy, nếu không vì tham lam và hận thù tranh chấp đất đai quyền lợi… thì làm gì cụ Lê Đình Kình, một cụ già khả kính có công Cách Mạng, phải thiệt thân trong “biến động Đồng Sênh” ngày 9.1.2020…; và thế giới vẫn đang hồ nghi rằng, sở dĩ tồn tại cái con virus Covid chết tiệc đang làm thế giới điêu linh, chết chóc nầy cũng là tại con người âm mưu triệt hạ lẫn nhau, để giành quyền bá chủ thế giới…
Nhưng Thiên Chúa lại không là “Thiên Chúa của những kẻ chết” (Mt 22,32); và như Lời kinh Nguyện Thánh Thể Thứ IV: “Và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết. Thật vậy, Cha đã thương cứu giúp mọi người, để những ai tìm Cha đều gặp Cha”. Vâng, đó là điều mà chính ngôn sứ Isaia với ơn linh hứng đã cảm nhận và dự báo ngay trong cảnh tang thương, chết chóc của buổi lưu đày trước Chúa Cứu Thế 700 năm: “Dân tộc bước đi trong u tối, đã nhìn thấy sự sáng chứa chan. Sự sáng đã bừng lên trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết”. Vị ngôn sứ thi sĩ nầy còn mô tả thật cụ thể, sống động cái cách hành động quyết liệt của Thiên Chúa để minh chứng cho tình thương cứu độ của Ngài: “Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức. Chúa sẽ nghiền nát ra, như trong ngày chiến thắng Mađian. Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi và trở nên mồi nuôi lửa”.
Mới nghe qua điều đó, chúng ta cử tưởng, Thiên Chúa sẽ ra oai thịnh nộ, sẽ dùng vạn mã thiên binh, quyền lực ngút trời… để tái lập thế giới, để xây dựng hòa bình. Hoàn toàn không phải thế mà đó là “một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một người con đã được ban tặng chúng ta. Người đã gánh nhận vương quyền trên vai, và thiên hạ sẽ gọi tên Người là ‘Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Huy Hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình’…”.
Như thế, điều tiếp theo mà Lời Chúa, qua Tin Mừng Luca, đã muốn chuyển tải đó chính là: Nhập Thể-Giáng Sinh là một chọn lựa đầy khiêm tốn, giản dị của tình yêu Thiên Chúa; “giản dị” như cách diễn tả về tình yêu trong ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Phú Quang: “Và ta biết một điều thật giản dị, Càng xa em anh càng thấy yêu em”. Vâng, có gì giản dị hơn, đơn giản hơn, cái dấu chỉ mà thiên thần đã chỉ cho các mục đồng về Đấng Cứu Thế: “Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”.
Và điều gì đã xảy ra sau 2021 năm kể từ “cái dấu chỉ đặc biệt nơi máng cỏ Bêlem”? Vâng, có nhiều điều khác lắm. Giáng Sinh sau 2000 năm đã trở thành một “lễ hội” lớn nhất hành tinh; và nếu có thời khắc nào trái đất từ đông sang tây, từ nam chí bắc,… rực rỡ hoa đăng, nhạc mừng rộn rã nhất đó chính là dịp Giáng Sinh. Cái khung cảnh khiêm tốn, giản đơn, khó nghèo… của hang đá, máng cỏ Bêlem ngày nào chỉ còn là biểu tượng để trang trí với muôn vạn kiểu dáng, hình thể, chất liệu…, được đặt giữa muôn ngàn hạng mục phụ tùy điểm xuyết mà chi phí đầu tư thiết dựng có khi lên hàng triệu đôla. Đó là chưa kể, Giáng Sinh cũng là dịp, đặc biệt với các xã hội phương Tây hay nơi các thành phố lớn, để bán buôn, thương mại, tiêu dùng, hưởng thụ, chơi bời…. Nói cách khác, ý nghĩa trọn vẹn trong từ “Emmanuel” đã bị cắt đi một nữa, một nữa thâm sâu và mang chiều kích đức tin, tinh thần; chỉ còn một nữa của lễ hội mang tính thế tục; vâng, Emmanuel chỉ còn Noel là vậy !
Dĩ nhiên, không thể phủ nhận thái độ và tâm tình trân trọng mà con người dành cho Giáng Sinh. “Hữu ư trung xuất hình ư ngoại” mà ! Nhân loại trân quý Giáng Sinh, yêu mến Giáng Sinh, thích Giáng Sinh… nên mới có những biểu hiện như thế. Tuy nhiên, đối với những người Kitô hữu, cử hành Lễ Giáng Sinh cốt yếu là một cuộc cử hành đức tin, một cuộc tái tuyên xưng về “tình thương cứu độ của Thiên Chúa”, về mầu nhiệm Nhập Thể làm người của Đấng Emmanuel, như chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính mỗi ngày Chúa Nhật: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng ta Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”. Nhất là, sứ điệp Giáng Sinh còn muốn chúng ta đi xa hơn nữa chứ không dừng lại ở những lời “chót lưỡi đầu môi”. Phải là những người “không sợ hải, thức dậy, đứng lên…” mang Tin Vui Giáng Sinh gieo rắc trên muôn nẻo đường thế giới, như các thiên sứ ngày xưa báo tin cho các mục đồng, thành Bêlem: Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: “Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít”.
Năm nay, Giáng Sinh trở về trong khung cảnh của mùa đại dịch Covid đang “phủ sóng” âu lo và chết chóc trên khắp hành tinh. Dĩ nhiên, mọi sự lộng lẫy bên ngoài tự động bị hạn chế, giảm thiểu đến mức thấp nhất. Riêng với những người Kitô hữu, phải chăng đây là một “Giáng Sinh” đặc biệt để trở về nguồn, để tái khám phá và sống “chiều kích khiêm hạ khó nghèo của Hài Nhi Giêsu, của hang đá, máng cỏ”, của từ bỏ hy sinh chấp nhận thánh ý Chúa Cha; và của sẻ chia “đồng hành”, bác ái, hy sinh phục vụ cho anh chị em đồng loại. Nói cách khác, sống và cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh đúng nghĩa đó là “nói không với gian tà, dục vọng; nói có với công minh đạo đức”; hay giản đơn, đó là “nhiệt tâm làm việc thiện”, như lời khuyến dụ trong Thư Thánh Phaolô gởi cho đồ đệ Titô: “Đấng Cứu Độ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người, dạy chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh và đạo đức… Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt tâm làm việc thiện” (Bđ 2). Và dĩ nhiên, “những việc thiện” mang “dáng đứng Giáng Sinh” đó chính là những “hành vi nho nhỏ” nhưng đong đầy tình yêu, như “những nụ hôn nồng nàn trong chiếc hộp rỗng” của một cô bé tặng quà Giáng Sinh cho bố, hay như những tiếng trống tum của chú bé mục đồng mang đến dâng tặng Chúa Hài nhi Giêsu được minh họa nơi bài hát “The Little Drummer Boy” của nữ nhạc sĩ người Mỹ Catherine Kennicott Davis; hoặc những đóa hoa hồng tuyết (Christmas rose) bằng những giọt nước mắt đễ thương của cô bé chăn chiên nghèo nàn ở Bêlem dâng Chúa Hài Đồng…
Nếu Chúa Cha đã không thích của lễ chiên bò hy tế nhưng đã làm nên một thân xác Hài Nhi bé bỏng (Dt 10,5-6) để trở nên của lễ tinh tuyền thánh thiện là thực thi Thánh ý Ngài, thì đến phiên Hài Nhi Giêsu, chắc chắn, Ngài sẽ mỉm cười với chú bé và chiếc trống của bé; cũng vậy, Ngài sẽ mỉm cười và ôm chặt những đóa hồng tuyết của cô bé chăn chiên nghèo; vì đó là những món quà đơn sơ bé nhỏ làm vui lòng Ngài. Amen.
LM. Trương Đình Hiền (GS 2021)
(Thánh lễ Đêm GS 2021)
Trong cái thời đại dịch Covid nầy, người ta nghe nhiều nhất nhất những từ sau đây: giản cách xã hội, cách ly tập trung, tự cách ly, khu biệt lập, chốt chặn, giăng dây, F 1, F 0…; và cùng với những từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, ly cách, loại trừ, chết chóc… đó là âm thanh đầy hốt hoảng của tiếng còi xe cấp cứu vang lên mỗi ngày trên mọi nẻo đường thành thị lẫn thôn quê, càng gieo vào tâm thức con người nỗi hoang mang lo sợ.
Vâng, tất cả những điều trên toàn là những “dấu chỉ” ngược lại với những điều thiện hảo tích cực, bình yên của cuộc sống; và nhất là, ngược lại với tiêu đích và ý nghĩa trọng tâm của huyền nhiệm Giáng Sinh mà chúng ta đang cử hành.
Thật vậy, ngày “Chúa Đến”, ngày “Chúa Giáng Sinh”, có mục đích chính là mang hòa bình, hiệp nhất, yêu thương, gần gũi, ấm áp… đến cho loài người, như sứ điệp mà các thiên sứ đã truyền cho các mục đồng thành Bêlem trong đêm Con Chúa Trời giáng thế: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Tuy nhiên, để hiểu được dụng ý của toàn bộ sứ điệp Giáng Sinh mà Lời Chúa muốn chuyển tải trong phụng vụ Lễ Đêm nầy, chúng ta cùng lắng đọng tâm hồn trước các trích đoạn Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe.
Trước hết, hơn 700 năm trước biến cố Chúa Giáng Sinh tại Bêlem, ngôn sứ Isaia đã cho thấy thảm cảnh của dân tộc Do Thái khi vương triều Israel phía Bắc bị đế quốc Assyria xâm chiếm và bắt đi lưu đày: dân Chúa bắt đầu một cuộc đời trong tăm tối, thất vọng: “Dân tộc bước đi trong u tối,… Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức…”.
Thật ra, cái “hiện thực thê thảm” nầy của dân Israel lại là “mẫu số chung” của thân phận loài người kể từ sau “biến cố sa ngã”, khi Ađam, Eva “ăn trái cấm” và bị trục xuất khỏi địa đàng để sống kiếp lưu đày trên nẻo đường thế giới đầy “chông gai thử thách”: Đức Chúa là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai (St 3,23); và cũng từ đó “Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi” (St 3,18).
Thì ra, nhân loại muôn nơi muôn thuở đã gánh chịu chung một “cái ách nặng nề” mà nguyên nhân cốt yếu đó chính là “tội lỗi” (Rm 5,12); tội của Tổ Tông loài người hay tội của muôn thế hệ con người trong lịch sử mà trong đó chắc chắn có tội của mỗi người chúng ta. Vì thế, những “bước đi trong u tối” của dân Israel nô lệ ngày xưa hay những tháng ngày đau thương chết chóc trong các trại tập trung của dân Do Thái thời đệ nhị thế chiến, những thảm cảnh của chiến tranh, khủng bố, bạo lực, độc tài đó đây trên khắp thế giới…, hoặc đại dịch “Covid tang thương” trong những ngày này…, chắc chắn không đi ngoài cái nguyên do chết tiệc “tội lỗi” đó !
Và cái kinh nghiệm mang “chiều kích lịch sử cứu độ” nầy, nếu đem soi chiếu vào đời sống của mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta, nào chúng ta không nhận ra một sự thật tương hợp đó sao? Thật vậy, nếu không có sự phản bội và ích kỷ trong tình yêu thì làm gì có cái chết đau thương của cô gái Trần Thị Triều Tiên bị người yêu thiêu chết ngay trong đêm Giáng Sinh 25.12.2013 tại Đà Nẵng. Cũng vậy, nếu không vì tham lam và hận thù tranh chấp đất đai quyền lợi… thì làm gì cụ Lê Đình Kình, một cụ già khả kính có công Cách Mạng, phải thiệt thân trong “biến động Đồng Sênh” ngày 9.1.2020…; và thế giới vẫn đang hồ nghi rằng, sở dĩ tồn tại cái con virus Covid chết tiệc đang làm thế giới điêu linh, chết chóc nầy cũng là tại con người âm mưu triệt hạ lẫn nhau, để giành quyền bá chủ thế giới…
Nhưng Thiên Chúa lại không là “Thiên Chúa của những kẻ chết” (Mt 22,32); và như Lời kinh Nguyện Thánh Thể Thứ IV: “Và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết. Thật vậy, Cha đã thương cứu giúp mọi người, để những ai tìm Cha đều gặp Cha”. Vâng, đó là điều mà chính ngôn sứ Isaia với ơn linh hứng đã cảm nhận và dự báo ngay trong cảnh tang thương, chết chóc của buổi lưu đày trước Chúa Cứu Thế 700 năm: “Dân tộc bước đi trong u tối, đã nhìn thấy sự sáng chứa chan. Sự sáng đã bừng lên trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết”. Vị ngôn sứ thi sĩ nầy còn mô tả thật cụ thể, sống động cái cách hành động quyết liệt của Thiên Chúa để minh chứng cho tình thương cứu độ của Ngài: “Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức. Chúa sẽ nghiền nát ra, như trong ngày chiến thắng Mađian. Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi và trở nên mồi nuôi lửa”.
Mới nghe qua điều đó, chúng ta cử tưởng, Thiên Chúa sẽ ra oai thịnh nộ, sẽ dùng vạn mã thiên binh, quyền lực ngút trời… để tái lập thế giới, để xây dựng hòa bình. Hoàn toàn không phải thế mà đó là “một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một người con đã được ban tặng chúng ta. Người đã gánh nhận vương quyền trên vai, và thiên hạ sẽ gọi tên Người là ‘Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Huy Hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình’…”.
Như thế, điều tiếp theo mà Lời Chúa, qua Tin Mừng Luca, đã muốn chuyển tải đó chính là: Nhập Thể-Giáng Sinh là một chọn lựa đầy khiêm tốn, giản dị của tình yêu Thiên Chúa; “giản dị” như cách diễn tả về tình yêu trong ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Phú Quang: “Và ta biết một điều thật giản dị, Càng xa em anh càng thấy yêu em”. Vâng, có gì giản dị hơn, đơn giản hơn, cái dấu chỉ mà thiên thần đã chỉ cho các mục đồng về Đấng Cứu Thế: “Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”.
Và điều gì đã xảy ra sau 2021 năm kể từ “cái dấu chỉ đặc biệt nơi máng cỏ Bêlem”? Vâng, có nhiều điều khác lắm. Giáng Sinh sau 2000 năm đã trở thành một “lễ hội” lớn nhất hành tinh; và nếu có thời khắc nào trái đất từ đông sang tây, từ nam chí bắc,… rực rỡ hoa đăng, nhạc mừng rộn rã nhất đó chính là dịp Giáng Sinh. Cái khung cảnh khiêm tốn, giản đơn, khó nghèo… của hang đá, máng cỏ Bêlem ngày nào chỉ còn là biểu tượng để trang trí với muôn vạn kiểu dáng, hình thể, chất liệu…, được đặt giữa muôn ngàn hạng mục phụ tùy điểm xuyết mà chi phí đầu tư thiết dựng có khi lên hàng triệu đôla. Đó là chưa kể, Giáng Sinh cũng là dịp, đặc biệt với các xã hội phương Tây hay nơi các thành phố lớn, để bán buôn, thương mại, tiêu dùng, hưởng thụ, chơi bời…. Nói cách khác, ý nghĩa trọn vẹn trong từ “Emmanuel” đã bị cắt đi một nữa, một nữa thâm sâu và mang chiều kích đức tin, tinh thần; chỉ còn một nữa của lễ hội mang tính thế tục; vâng, Emmanuel chỉ còn Noel là vậy !
Dĩ nhiên, không thể phủ nhận thái độ và tâm tình trân trọng mà con người dành cho Giáng Sinh. “Hữu ư trung xuất hình ư ngoại” mà ! Nhân loại trân quý Giáng Sinh, yêu mến Giáng Sinh, thích Giáng Sinh… nên mới có những biểu hiện như thế. Tuy nhiên, đối với những người Kitô hữu, cử hành Lễ Giáng Sinh cốt yếu là một cuộc cử hành đức tin, một cuộc tái tuyên xưng về “tình thương cứu độ của Thiên Chúa”, về mầu nhiệm Nhập Thể làm người của Đấng Emmanuel, như chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính mỗi ngày Chúa Nhật: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng ta Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”. Nhất là, sứ điệp Giáng Sinh còn muốn chúng ta đi xa hơn nữa chứ không dừng lại ở những lời “chót lưỡi đầu môi”. Phải là những người “không sợ hải, thức dậy, đứng lên…” mang Tin Vui Giáng Sinh gieo rắc trên muôn nẻo đường thế giới, như các thiên sứ ngày xưa báo tin cho các mục đồng, thành Bêlem: Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: “Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít”.
Năm nay, Giáng Sinh trở về trong khung cảnh của mùa đại dịch Covid đang “phủ sóng” âu lo và chết chóc trên khắp hành tinh. Dĩ nhiên, mọi sự lộng lẫy bên ngoài tự động bị hạn chế, giảm thiểu đến mức thấp nhất. Riêng với những người Kitô hữu, phải chăng đây là một “Giáng Sinh” đặc biệt để trở về nguồn, để tái khám phá và sống “chiều kích khiêm hạ khó nghèo của Hài Nhi Giêsu, của hang đá, máng cỏ”, của từ bỏ hy sinh chấp nhận thánh ý Chúa Cha; và của sẻ chia “đồng hành”, bác ái, hy sinh phục vụ cho anh chị em đồng loại. Nói cách khác, sống và cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh đúng nghĩa đó là “nói không với gian tà, dục vọng; nói có với công minh đạo đức”; hay giản đơn, đó là “nhiệt tâm làm việc thiện”, như lời khuyến dụ trong Thư Thánh Phaolô gởi cho đồ đệ Titô: “Đấng Cứu Độ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người, dạy chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh và đạo đức… Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt tâm làm việc thiện” (Bđ 2). Và dĩ nhiên, “những việc thiện” mang “dáng đứng Giáng Sinh” đó chính là những “hành vi nho nhỏ” nhưng đong đầy tình yêu, như “những nụ hôn nồng nàn trong chiếc hộp rỗng” của một cô bé tặng quà Giáng Sinh cho bố, hay như những tiếng trống tum của chú bé mục đồng mang đến dâng tặng Chúa Hài nhi Giêsu được minh họa nơi bài hát “The Little Drummer Boy” của nữ nhạc sĩ người Mỹ Catherine Kennicott Davis; hoặc những đóa hoa hồng tuyết (Christmas rose) bằng những giọt nước mắt đễ thương của cô bé chăn chiên nghèo nàn ở Bêlem dâng Chúa Hài Đồng…
Nếu Chúa Cha đã không thích của lễ chiên bò hy tế nhưng đã làm nên một thân xác Hài Nhi bé bỏng (Dt 10,5-6) để trở nên của lễ tinh tuyền thánh thiện là thực thi Thánh ý Ngài, thì đến phiên Hài Nhi Giêsu, chắc chắn, Ngài sẽ mỉm cười với chú bé và chiếc trống của bé; cũng vậy, Ngài sẽ mỉm cười và ôm chặt những đóa hồng tuyết của cô bé chăn chiên nghèo; vì đó là những món quà đơn sơ bé nhỏ làm vui lòng Ngài. Amen.
LM. Trương Đình Hiền (GS 2021)
Gia Đình Xum Họp
Lm Vũđình Tường
17:19 22/12/2021
Giáng Sinh là ngày gia đình xum họp. Truyền thống này bắt đầu từ thời Đức Kitô Giáng Sinh, bởi trước đó chưa có Giáng Sinh. Đức Kitô sinh nơi hoang vắng, đồng không, hoang dã, giữa chốn không người. Ngài sinh ra trong lúc gia đình di tản về quê nơi cha mẹ Ngài sinh ra để làm sổ kiểm tra dân số theo lệnh hoàng đế Hêrôđê. Đây là lần kiểm tra đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Trước đó chưa từng xảy ra bao giờ.Trong khi đi dọc đường Đức Trinh Nữ hạ sinh Đấng Cứu Thế, và đặt tên là Giêsu theo lời sứ thần phán dậy Lc 1,31.
Với những người không tin thì việc Đức Sinh Nữ sanh hạ trên đường di chuyển là chuyện bình thường, không có chi lạ. Đây chỉ là sự việc bất thường xảy ra trên đường đi. Với những người có niềm tin, sự việc Đức Trinh Nữ sanh con nơi đồng cỏ hoang vắng không phải là một ngẫu nhiên bình thường, mà chính là do í định của Thiên Chúa. Ngài sinh xuống trần gian hoàn thành lời Thiên Chúa hứa ngàn năm trước. Kinh Thánh ghi lại Thiên Chúa tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria và người bà con là đức Elizabeth cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Luca tường thuật lời sứ thần phán cùng bà Maria,
'Bà Maria, đừng sợ, bà sống đẹp lòng Thiên Chúa.. bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao ' Lc 1,31
Gần bảy trăm năm trước đó, tiên tri Isaiah tiên tri điều đó như sau:
'Này đây, người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel' Is 7,14.
Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng dân Ngài. Kinh Thánh còn nhắc đến lời ngôn sứ tiên đoán về nguồn gốc Đức Kitô. Lời tiên đoán ứng nghiệm khi Đức Kitô di tản từ Ai Cập, không về lại Giudea mà về sống tại miền Nazareth, nên Ngài được gọi là người Nazareth Mt 2,23. Chính điều này nhắc lại việc gia đình ông bà Giuse- Maria về quê ghi sổ kiểm tra dân số theo lệnh hoàng đế Hêrôđê.
Ngày nay mùa Giáng Sinh là thời gian gia đình đoàn tụ, xum họp. Người ta di chuyển khắp muôn phương về cùng gia đình; kẻ khác đi gần, người khác đi xa, có khi sang cả nước khác. Thời kì dịch bệnh Covid- 19 hầu hết di chuyển gần nơi đang cứ trú tránh cảnh chực chờ kiểm soát giấy tờ nơi các trạm kiểm tra. Đại đa số cùng gia đình đi biển, lên rừng hoặc về miền quê hoang dã. Mỗi gia đình dù tin hay không tin Đức Kitô đều tìm cách gặp gỡ nhau. Vì thế Giáng Sinh chính là thời gian gia đình xum họp.
Kitô hữu nào cũng có hai gia đình. Một là gia đình mình hiện đang sống; hai là gia đình cộng đoàn, gia đình tâm linh. Mắt thường hoàn toàn không nhìn thấy di chuyển, sinh hoạt của gia đình tâm linh, bởi đó là những biến đổi trong tâm hồn. Hàng năm Giáo Hội dành riêng bốn tuần lễ kêu gọi con cái mình chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Bốn tuần lễ chuẩn bị đó gọi là Mùa Vọng. Vọng đây có nghĩa là mong chờ, chuẩn bị cho ngày đó đến. Như thế chuẩn bị cách tích cực, làm cho tâm hồn biến đổi, chuyển hướng, hướng về gần Thiên Chúa để đó nhận Ngài sinh vào tâm hồn mình, gia đình mình.
Tin Đức Kitô sinh ra nơi trần thế tạo nên hai nguồn tin. Một vui, một buồn. Là tin vui cho toàn thể vũ trụ, cho những ai thành tâm mong chờ Chúa thực hiện điều Chúa hứa xưa. Thiên Chúa thực hiện Giao Ước Ngài hứa ban Đấng Cứu Thế cho dân Ngài. Vì thế họ vui mừng đón nhận, những ngày mong chờ đã qua, bây giờ là thời gian gặp gỡ. Đức Kitô xuống trần gian là tin buồn cho Hêrôđê bởi ông bị quyền thế và vật chất đánh lừa. Ông tin là Đức Kitô sinh ra trở thành vua và như thế ngai vàng của ông lung lay, nên ông ra lệnh giết con trai mới sinh trong xứ ông cai trị. Hành động tàn ác, dã tâm trên cho thấy ông hoàn toàn bị quyền thế, vật chất phỉnh gạt, làm mờ tâm linh ông. Tai ông không nghe tiếng than khóc nức nở khắp nước vì cha mẹ mất con dưới các lệnh tàn ác, vô nhân, giết trẻ thơ của ông.
Mừng Giáng Sinh năm nay một số gia đình không may mắn, nhà cửa bị thiên tai phá huỷ. Gia đình xum họp trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhiều tiện nghi. Trên mặt đất chúng ta có sông ngòi, dưới biển sâu có giòng nước nổi, giòng nước chìm. Trên trời cao mây và gió cũng có đường đi riêng của chúng. Những toà nhà cao tầng mọc khắp nơi. Điều này ngăn đường, chắn lối mây gió thường di chuyển vì thế có tình trạng chúng tàn phá những gì ngăn đường gió, cản đường chúng di chuyển, ngay cả khi chúng hướng rẽ tàn phá những gì ngăn đường mây trôi, gió thổi. Một số gia đình không may xây dựng ngay trên đường đi của chúng và trở thành nạn nhân của thiên nhiên, mưa bão.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng mất niềm tin. Nên tin tưởng hơn, xin ơn sức mạnh và ơn cam đảm. Xin ơn can đảm để bắt đầu lại cuộc sống. Ơn sức mạnh giúp đứng lên tiến bước.
Đức Kitô sinh vào gia đình nhân loại, vì thế Giáng Sinh chính là thời gian gia đình xum họp. Xin ân phúc Giáng Sinh đổ tràn đây tâm hồn và gia đình quí vị. Emmanuel Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
TiengChuong.org
Family celebration
Jesus was born in the middle of nowhere, in the bush. He was born at the time when the whole nation was on the move. Following king Herod's order that everyone had to return to their birth place for the census registration. This was the first kind of census in the entire world. At this moment, Mary gave birth to a boy and she named Him, Jesus, as the angel had told her Lk 1,31. For non-believers, Mary gave birth while on the move was an accident. For believers, the fact that Mary give while on the move was an accident. For believers, the birth of Jesus was not an accident, but God ordained it should happen that way. His birth was the fulfilment of the Promise God had made to God's people. The Bible text made clear that God chose Mary and Elizabeth to execute God's plan. 'Mary, you have won God's favour. Listen! you are to conceive and bear a son, and you must name him Jesus' Lk 1,31. Several centuries before prophet Isaiah had prophesised,
'the maiden is with child and will soon give birth to a son whom she will call Immanuel' Is 7,14.
Immanuel means God is with us. Elsewhere in the Bible, Jesus was known as the Nazarene, 'He will be called a Nazarene' Mt 2,23 indicating of His home town.
Today, Christmas is a time for family gathering. Some are going home to meet other family members; others are going away or even overseas; others again, are travelling to see countryside. Everyone is on the move at Christmas. This is to say, everyone celebrates Christmas in their own way.
For us, Christians, we have double celebrations: like everyone else, beside family gathering; we have another movement, and that is the preparation to meet our loving God. This movement is hidden from naked eyes because it is the movement of the soul. We make ourselves ready to welcome Jesus coming to our hearts, and that what the four weeks of Advent was for: preparing oneself to be ready to celebrate the Holy Season with joy.
At the time of Jesus, His birth brought both hope and fear. King Herod lived in fear because he thought Jesus was born to replace him. He was deceived by wealth and power. That he murdered all boys in his land was evil. The birth of Jesus would bring joy, not limited to a nation, but extended to the entire world to celebrate. His birth brought great hope for those who were longing for the Covenant to happen, that God promised to come to us, to live amongst God's people, to save us from harm and damnation.
Unfortunately, some have no homes for gathering at Christmas, because their homes were destroyed by the forces of nature. There are water ways, and rivers on earth. Deep in the oceans we have visible and invisible currents. I am not a meteorologist, but believe air and wind have their own paths in the sky. We build houses and high- rises and some of them obstruct the air's movements. Nature continues to take its course and destroys things in its way; some of us are the unfortunate victims. Do not lose hope, turn to God for courage and strength; the courage to go on in hope and the strength to stand up to start afresh.
Jesus was born into the world family. Christmas become the time for family celebrations.
May the grace at Christmas fill your heart and your home. Emmanuel.
Với những người không tin thì việc Đức Sinh Nữ sanh hạ trên đường di chuyển là chuyện bình thường, không có chi lạ. Đây chỉ là sự việc bất thường xảy ra trên đường đi. Với những người có niềm tin, sự việc Đức Trinh Nữ sanh con nơi đồng cỏ hoang vắng không phải là một ngẫu nhiên bình thường, mà chính là do í định của Thiên Chúa. Ngài sinh xuống trần gian hoàn thành lời Thiên Chúa hứa ngàn năm trước. Kinh Thánh ghi lại Thiên Chúa tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria và người bà con là đức Elizabeth cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Luca tường thuật lời sứ thần phán cùng bà Maria,
'Bà Maria, đừng sợ, bà sống đẹp lòng Thiên Chúa.. bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao ' Lc 1,31
Gần bảy trăm năm trước đó, tiên tri Isaiah tiên tri điều đó như sau:
'Này đây, người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel' Is 7,14.
Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng dân Ngài. Kinh Thánh còn nhắc đến lời ngôn sứ tiên đoán về nguồn gốc Đức Kitô. Lời tiên đoán ứng nghiệm khi Đức Kitô di tản từ Ai Cập, không về lại Giudea mà về sống tại miền Nazareth, nên Ngài được gọi là người Nazareth Mt 2,23. Chính điều này nhắc lại việc gia đình ông bà Giuse- Maria về quê ghi sổ kiểm tra dân số theo lệnh hoàng đế Hêrôđê.
Ngày nay mùa Giáng Sinh là thời gian gia đình đoàn tụ, xum họp. Người ta di chuyển khắp muôn phương về cùng gia đình; kẻ khác đi gần, người khác đi xa, có khi sang cả nước khác. Thời kì dịch bệnh Covid- 19 hầu hết di chuyển gần nơi đang cứ trú tránh cảnh chực chờ kiểm soát giấy tờ nơi các trạm kiểm tra. Đại đa số cùng gia đình đi biển, lên rừng hoặc về miền quê hoang dã. Mỗi gia đình dù tin hay không tin Đức Kitô đều tìm cách gặp gỡ nhau. Vì thế Giáng Sinh chính là thời gian gia đình xum họp.
Kitô hữu nào cũng có hai gia đình. Một là gia đình mình hiện đang sống; hai là gia đình cộng đoàn, gia đình tâm linh. Mắt thường hoàn toàn không nhìn thấy di chuyển, sinh hoạt của gia đình tâm linh, bởi đó là những biến đổi trong tâm hồn. Hàng năm Giáo Hội dành riêng bốn tuần lễ kêu gọi con cái mình chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Bốn tuần lễ chuẩn bị đó gọi là Mùa Vọng. Vọng đây có nghĩa là mong chờ, chuẩn bị cho ngày đó đến. Như thế chuẩn bị cách tích cực, làm cho tâm hồn biến đổi, chuyển hướng, hướng về gần Thiên Chúa để đó nhận Ngài sinh vào tâm hồn mình, gia đình mình.
Tin Đức Kitô sinh ra nơi trần thế tạo nên hai nguồn tin. Một vui, một buồn. Là tin vui cho toàn thể vũ trụ, cho những ai thành tâm mong chờ Chúa thực hiện điều Chúa hứa xưa. Thiên Chúa thực hiện Giao Ước Ngài hứa ban Đấng Cứu Thế cho dân Ngài. Vì thế họ vui mừng đón nhận, những ngày mong chờ đã qua, bây giờ là thời gian gặp gỡ. Đức Kitô xuống trần gian là tin buồn cho Hêrôđê bởi ông bị quyền thế và vật chất đánh lừa. Ông tin là Đức Kitô sinh ra trở thành vua và như thế ngai vàng của ông lung lay, nên ông ra lệnh giết con trai mới sinh trong xứ ông cai trị. Hành động tàn ác, dã tâm trên cho thấy ông hoàn toàn bị quyền thế, vật chất phỉnh gạt, làm mờ tâm linh ông. Tai ông không nghe tiếng than khóc nức nở khắp nước vì cha mẹ mất con dưới các lệnh tàn ác, vô nhân, giết trẻ thơ của ông.
Mừng Giáng Sinh năm nay một số gia đình không may mắn, nhà cửa bị thiên tai phá huỷ. Gia đình xum họp trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhiều tiện nghi. Trên mặt đất chúng ta có sông ngòi, dưới biển sâu có giòng nước nổi, giòng nước chìm. Trên trời cao mây và gió cũng có đường đi riêng của chúng. Những toà nhà cao tầng mọc khắp nơi. Điều này ngăn đường, chắn lối mây gió thường di chuyển vì thế có tình trạng chúng tàn phá những gì ngăn đường gió, cản đường chúng di chuyển, ngay cả khi chúng hướng rẽ tàn phá những gì ngăn đường mây trôi, gió thổi. Một số gia đình không may xây dựng ngay trên đường đi của chúng và trở thành nạn nhân của thiên nhiên, mưa bão.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng mất niềm tin. Nên tin tưởng hơn, xin ơn sức mạnh và ơn cam đảm. Xin ơn can đảm để bắt đầu lại cuộc sống. Ơn sức mạnh giúp đứng lên tiến bước.
Đức Kitô sinh vào gia đình nhân loại, vì thế Giáng Sinh chính là thời gian gia đình xum họp. Xin ân phúc Giáng Sinh đổ tràn đây tâm hồn và gia đình quí vị. Emmanuel Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
TiengChuong.org
Family celebration
Jesus was born in the middle of nowhere, in the bush. He was born at the time when the whole nation was on the move. Following king Herod's order that everyone had to return to their birth place for the census registration. This was the first kind of census in the entire world. At this moment, Mary gave birth to a boy and she named Him, Jesus, as the angel had told her Lk 1,31. For non-believers, Mary gave birth while on the move was an accident. For believers, the fact that Mary give while on the move was an accident. For believers, the birth of Jesus was not an accident, but God ordained it should happen that way. His birth was the fulfilment of the Promise God had made to God's people. The Bible text made clear that God chose Mary and Elizabeth to execute God's plan. 'Mary, you have won God's favour. Listen! you are to conceive and bear a son, and you must name him Jesus' Lk 1,31. Several centuries before prophet Isaiah had prophesised,
'the maiden is with child and will soon give birth to a son whom she will call Immanuel' Is 7,14.
Immanuel means God is with us. Elsewhere in the Bible, Jesus was known as the Nazarene, 'He will be called a Nazarene' Mt 2,23 indicating of His home town.
Today, Christmas is a time for family gathering. Some are going home to meet other family members; others are going away or even overseas; others again, are travelling to see countryside. Everyone is on the move at Christmas. This is to say, everyone celebrates Christmas in their own way.
For us, Christians, we have double celebrations: like everyone else, beside family gathering; we have another movement, and that is the preparation to meet our loving God. This movement is hidden from naked eyes because it is the movement of the soul. We make ourselves ready to welcome Jesus coming to our hearts, and that what the four weeks of Advent was for: preparing oneself to be ready to celebrate the Holy Season with joy.
At the time of Jesus, His birth brought both hope and fear. King Herod lived in fear because he thought Jesus was born to replace him. He was deceived by wealth and power. That he murdered all boys in his land was evil. The birth of Jesus would bring joy, not limited to a nation, but extended to the entire world to celebrate. His birth brought great hope for those who were longing for the Covenant to happen, that God promised to come to us, to live amongst God's people, to save us from harm and damnation.
Unfortunately, some have no homes for gathering at Christmas, because their homes were destroyed by the forces of nature. There are water ways, and rivers on earth. Deep in the oceans we have visible and invisible currents. I am not a meteorologist, but believe air and wind have their own paths in the sky. We build houses and high- rises and some of them obstruct the air's movements. Nature continues to take its course and destroys things in its way; some of us are the unfortunate victims. Do not lose hope, turn to God for courage and strength; the courage to go on in hope and the strength to stand up to start afresh.
Jesus was born into the world family. Christmas become the time for family celebrations.
May the grace at Christmas fill your heart and your home. Emmanuel.
Nhập thể và tự hiến - Quà tặng vô giá
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:09 22/12/2021
SUY NIỆM MÙA GIÁNG SINH
NHẬP THỂ VÀ TỰ HIẾN - QUÀ TẶNG VÔ GIÁ
Người ta nói, bông hồng tượng trưng cho tình yêu. Vì thế, để bày tỏ lòng yêu thương nhau, người ta thường trao tặng bông hồng. Cũng chính vì thế, ngày Valentine, ngày Tình yêu, bông hồng, tự lúc nào, trở thành biểu tượng mà không cần giấy mực ký nhận, chỉ có lòng người yêu nhau đã hợp thức hoá cho ý nghĩa ấy. Bởi thế, dù chỉ với một cành hồng, tình vẫn có thể nồng nàn hơn cả với bảo ngọc trân châu. Vì với lòng yêu thương chân thật, dù chỉ một cành hồng, tình vẫn đằm thắm, vẫn kiêu sa hơn bảo ngọc trân châu mà lòng người đầy tính toán, vụ lợi, manh nha chiếm đoạt…
Bông hồng đã đẹp. Bông hồng được trao tặng bằng cả một khối tình, lại là một vẻ đẹp không dễ gì thay thế. Nhưng trước sau, đóa hồng vẫn chỉ là một đóa hồng, giá trị của nó vẫn không bao giờ ví được giá trị của chính bản thân người nhận hoặc người tặng. Còn hơn thế, một đóa hồng, dẫu đẹp, sẽ biến đổi theo thời gian như chính lòng người, hôm nay trong vắt, ngày mai có thể vẫn đục…
Hôm nay, trong tư thế của người được lãnh nhận, mọi Kitô hữu đang háo hức chuẩn bị mừng ngày Chúa Giáng sinh. Nói rằng “trong tư thế của người được lãnh nhận” khi chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, là nói đến một ân ban tuyệt diệu mà mầu nhiệm Nhập Thể đã và vẫn tuôn tràn như một dòng chảy không ngơi nghỉ, không suy yếu.
Nếu bông hồng là biểu trưng của tình yêu nhân loại thì mầu nhiệm Nhập Thể, một đóa hồng thánh thiện không chỉ là biểu trưng, cũng không đứng chung hàng với tình yêu nhân loại, nhưng là chính Tình Yêu Thiên Chúa, một tặng phẩm vượt trên giá trị của chính bản thân người nhận là toàn thể nhân loại này.
Và nếu gọi Tình Yêu phát xuất từ Thiên Chúa là đóa hồng, thì đó chính là đóa hồng vĩnh cửu, đóa hồng mầu nhiệm không bao giờ có thể tàn phai.
Đó còn là một Tình Yêu làm điểm đối chiếu cho mọi tình yêu của nhân loại. Nhân loại hãy nhìn vào Tình Yêu trong mầu nhiệm Nhập Thể để học lấy cho mình bài học quý giá: Thiên Chúa đã phó mình cho trần gian. Vì nơi Thiên Chúa, yêu là tự hiến, là hủy mình.
Có hiểu hết sự tự hiến và hủy mình vì yêu trong mầu nhiệm Nhập Thể, ta mới có thể hiểu được làm sao một vì Thiên Chúa cao sang là thế, uy quyền là thế, mạnh mẽ và lớn lao khôn cùng, lại có thể hóa thân nên một con người bé nhỏ, yếu ớt, mong manh.
Có hiểu được một tình yêu tự hiến đến mức hủy mình, ta mới hiểu được làm sao một Thiên Chúa lại trở nên trần trụi và nghèo nàn đến thế.
Nếu mỗi người trong chúng ta có nghèo, nghèo lắm, khi sinh ra chắc không ai thiếu thốn, ngay cả một tấm áo che thân, một cái chõng tre, dù cũ kỹ, cũng không có. Khi sinh ra, nếu tệ lắm, có lẽ ta cũng nằm trong một căn chòi…
Nhưng Tình Yêu của Đấng làm người đã tự hủy đến mức không những không đòi cho mình bất cứ một điều gì, ngược lại còn trút bỏ hoàn toàn, trút bỏ cho đến mức chối từ cả những điều kiện vật chất căn bản nhất, cần thiết nhất của một con người, đến nỗi sinh ra không phải trong một căn chòi, nhưng còn tệ hơn, sinh ra trong nơi trú ngụ của loài cầm thú; không nằm trong một chiếc nôi, nhưng lại là máng cỏ; không sinh ra trên một chiếc giường nhưng chỉ có cỏ rơm làm chiếu…
Mầu nhiệm Nhập Thể không dừng lại ở sự kiện giáng sinh. Thiên Chúa làm người còn tiếp tục tự hủy đến giây phút cuối đời.
Người đã chấp nhận một cái chết thương đau và ô nhục: bị hành hình như một tên tử tội: chết trần trụi, treo giữa trời, giữa đất, giữa những tên tội phạm, thân thể thâm bầm, đầy thương tích…
Thiên Chúa là Thiên Chúa giàu có. Thiên Chúa quyền năng và mạnh mẽ. Vũ trụ và mọi sự trên trời dưới đất là của Ngài, thuộc về Ngài.
Một Thiên Chúa giàu có là thế, nhưng khi làm người, đã hiến dâng hoàn toàn, như không còn giữ lại gì cho riêng mình, hiến dâng cả mạng sống. Một Thiên Chúa giàu có đã trở nên nghèo khó đến độ chỉ còn có Tình Yêu.
Như vậy, ngang qua mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kitô, Thiên Chúa bày tỏ cho trần gian lòng yêu thương vô cùng của Ngài. Đó là một Tình Yêu mà ngàn đời, nhân loại cứ kiếm tìm, cứ khám phá, vẫn chưa bao giờ đạt tới, vẫn không hiểu thấu...
Nơi biến cố nhập thể, một mặt chính Tình Yêu và trong Tình Yêu, Thiên Chúa đã trao ban cả một mầu nhiệm vĩ đại. Mặt khác, chính Tình Yêu đã làm cho Đấng Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã hiến dâng lên Thiên Chúa lời “xin vâng” tuyệt hảo, chấp nhận sự tự hủy mình cho trần gian.
Lòng vâng phục và sự tự hủy ấy chính là lý do ca ngợi Chúa Kitô của thư Dothái: “Dù là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (5, 8-9).
Để nối lại hình ảnh quà tặng bông hồng với ý nghĩa lớn lao của mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta cần hiểu rằng, tình yêu chỉ quý giá bởi người yêu dám hiến mình trao dâng, dám tự hủy chính bản thân vì người mình yêu, chứ không phải bởi món quà có thể cầm nắm, dẫu món quà đó là một cành hồng tươi hương thắm sắc.
Nói cách khác, quà tặng làm cho tình yêu nên giá trị lộng lẫy và sang trọng, chỉ có thể là quà quà của sự tự hiến đến hủy mình vì người mình yêu.
Và nếu bông hồng chỉ nói thay cho lời yêu chứ không là chính tình yêu, thì Chúa Kitô hiến mình trong mầu nhiệm Nhập Thể là chính Tình Yêu xuất phát từ Thiên Chúa trao tặng loài người. Đó mới chính là Đóa Hồng vĩnh cửu, Đóa Hồng không bao giờ tàn phai: Một quà tặng vô giá, quà tặng của mọi quà tặng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Sự ra đời của Chúa Giêsu.
Vũ Văn An
13:59 22/12/2021
Theo tin Tòa Thành, hôm qua, Thứ Tư ngày 22 tháng 12, trong buổi yết kiến chung tại Hội Trường Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dạy giáo lý về việc Chúa Giêsu giáng sinh. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay, chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh, tôi muốn cùng anh chị em nhớ lại sự kiện lịch sử không thể không kể đến: sự ra đời của Chúa Giêsu.
Để tuân hành sắc lệnh của Hoàng đế Cesar Augustus ra lệnh cho các ngài phải về nơi xuất xứ của mình để đăng ký, Thánh Giuse và Đức Maria đã từ Nadarét xuống Bêlem. Ngay khi đến nơi, các ngài lập tức tìm chỗ ở vì thời điểm Đức Maria sinh con sắp diễn ra. Thật không may, họ đã không tìm thấy bất cứ điều gì. Vì vậy, Đức Maria buộc phải sinh con trong một chuồng bò (xem Lc. 2: 1-7).
Anh chị em hãy nghĩ xem: Đấng tạo ra vũ trụ… Người không được ban cho một nơi để sinh ra! Có lẽ đây là một dự ứng về những gì thánh sử Gioan sẽ nói: “Người đã đến nhà riêng của mình, nhưng dân riêng của Người không đón nhận Người” (1:11); và những gì chính Chúa Giêsu sẽ nói: “Cáo có hang, chim trời có tổ; nhưng Con người không có nơi để đặt đầu”(Lc 9:58).
Chính một thiên thần đã thông báo về sự ra đời của Chúa Giêsu, và ngài đã làm như vậy với một số người chăn chiên thấp hèn. Và chính một ngôi sao đã chỉ đường cho các đạo sĩ đến Bêlem (x. Mt 2:1, 9,10). Thiên thần là sứ giả của Thiên Chúa. Ngôi sao nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo ra ánh sáng (St 1: 3) và Hài nhi là “ánh sáng thế gian”, như chính Người đã định nghĩa (x. Ga 8:12, 46), là “ánh sáng đích thực soi sáng cho mọi người ”(Ga 1: 9), “soi sáng trong bóng tối, và bóng tối không khuất phục được ”(c. 5).
Các người chăn chiên nhân cách hóa những người nghèo của Israel, những người thấp hèn sống mà ý thức rõ các thiếu thốn của chính mình. Chính vì lý do này, họ tín thác vào Thiên Chúa hơn những người khác. Họ là những người đầu tiên được thấy Con Thiên Chúa làm người, và cuộc gặp gỡ này đã thay đổi họ sâu xa. Tin Mừng ghi nhận rằng họ trở về “tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa về tất cả những gì họ đã nghe và đã thấy” (Lc 2:20).
Các đạo sĩ cũng ở bên cạnh Chúa Giêsu mới sinh (x. Mt 2:1-12). Các sách Tin Mừng không cho chúng ta biết những vị vua này là ai, cũng không cho biết có bao nhiêu vị, cũng như tên của các vị là gì. Điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn là các vị đến từ một quốc gia xa xôi ở phương Đông (có lẽ từ Babylonia, hoặc Ả Rập, hoặc Ba Tư thời đó), các vị bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm Vua của người Do Thái, người mà các vị đồng nhất hóa với Thiên Chúa trong lòng các vị bởi vì các vị nói các vị muốn tôn thờ Người. Các đạo sĩ đại diện cho các dân tộc ngoại giáo, đặc biệt là tất cả những người đã tìm kiếm Thiên Chúa qua các thời đại, và những người bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm Người. Họ cũng đại diện cho những người giàu có và quyền thế, nhưng chỉ những người không làm nô lệ cho của cải, những người không bị "sở hữu" bởi những thứ họ tin rằng họ sở hữu.
Thông điệp của các sách Tin Mừng rất rõ ràng: sự ra đời của Chúa Giêsu là một sự kiện phổ quát liên quan đến toàn thể nhân loại.
Anh chị em thân mến, khiêm nhường là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đồng thời, nhất là vì nó dẫn chúng ta đến với Người, nên sự khiêm nhường cũng dẫn chúng ta đến những điều cốt yếu của cuộc sống, đến ý nghĩa chân thật nhất của nó, đến lý do đáng tin cậy nhất để giải thích tại sao cuộc sống thực sự đáng sống.
Chỉ có sự khiêm tốn mới mở ra cho chúng ta kinh nghiệm sự thật, niềm vui đích thực, biết điều gì quan trọng. Nếu không có sự khiêm nhường, chúng ta bị “cắt đứt”, chúng ta bị cắt đứt khỏi sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự hiểu biết về chính mình. Khiêm tốn là cần thiết để hiểu bản thân mình, và càng như thế để hiểu rõ Thiên Chúa. Các đạo sĩ thậm chí có thể vĩ đại theo luận lý của thế giới, nhưng họ tự cho mình là thấp hèn, khiêm tốn và chính vì điều này mà họ đã thành công trong việc tìm thấy Chúa Giêsu và nhận ra Người. Họ chấp nhận sự khiêm tốn của việc tìm kiếm, bắt đầu một cuộc hành trình, lên tiếng hỏi, chấp nhận rủi ro, phạm sai lầm.
Mỗi người, trong sâu thẳm trái tim mình, được mời gọi tìm kiếm Thiên Chúa: tất cả chúng ta đều có sự bồn chồn đó. Công việc của chúng ta không phải để loại bỏ sự bồn chồn đó, nhưng để cho nó phát triển bởi vì chính sự bồn chồn đó tìm kiếm Thiên Chúa; và, với ân sủng của chính Người, có thể tìm thấy Người. Chúng ta có thể biến lời cầu nguyện này của Thánh Anselm (1033-1109) thành của riêng chúng ta: “Lạy Chúa, xin dạy con tìm kiếm Chúa và tỏ Chúa ra cho con khi con tìm kiếm, bởi vì con không thể tìm kiếm Chúa nếu Chúa không dạy con cách thức và cũng không tìm thấy Chúa trừ khi Chúa tự mạc khải Chúa ra. Xin Chúa cho con tìm kiếm Chúa trong sự khao khát Chúa; xin cho con khao khát Chúa trong việc tìm kiếm Chúa; xin cho con tìm thấy Chúa trong tình yêu Chúa; xin cho con yêu Chúa trong việc tìm thấy Chúa" (Proslogion, 1).
Anh chị em thân mến, tôi muốn mời mọi người nam nữ đến chuồng bò Bêlem để tôn thờ Con Thiên Chúa làm người. Xin cho mỗi người chúng ta đến gần máng cỏ trong nhà của chúng ta hoặc trong nhà thờ hoặc ở một nơi khác, và cố gắng thực hiện một hành động tôn thờ, bên trong: “Con tin Chúa là Thiên Chúa, em bé này là Thiên Chúa. Xin ban cho con ơn khiêm tốn để hiểu biết”.
Khi đến gần và cầu nguyện bên máng cỏ, tôi muốn đặt người nghèo ở hàng ghế đầu, những người mà - như Thánh Phaolô VI đã từng khuyến khích - “chúng ta phải yêu mến vì một cách nào đó, họ là bí tích của Chúa Kitô; trong họ - trong người đói, người khát, người lưu đày, người trần truồng, người bệnh, tù nhân – Người muốn được đồng nhất hóa một cách huyền bí. Chúng ta phải giúp đỡ họ, cùng đau khổ với họ, và cũng theo chân họ vì nghèo khó là con đường an toàn nhất để chiếm hữu Nước Thiên Chúa một cách sung mãn ”(Bài giảng, ngày 1 tháng 5 năm 1969). Vì lý do này, chúng ta phải cầu xin ơn khiêm nhường: “Lạy Chúa, để con đừng kiêu căng, con đừng lấy mình làm đủ, con đừng tin rằng con là trung tâm của vũ trụ. Xin Chúa làm cho con khiêm tốn. Xin Chúa ban ơn khiêm nhường cho con. Và với sự khiêm nhường này, xin cho con tìm thấy Chúa”. Đó là cách duy nhất; không có sự khiêm nhường chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy Thiên Chúa: chúng ta sẽ chỉ tìm thấy chính mình. Lý do là người không khiêm tốn không có chân trời phía trước họ. Họ chỉ có một tấm gương để soi mình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa đập vỡ tấm gương này để chúng ta có thể nhìn xa hơn, tới chân trời, nơi Người đang ngự. Nhưng Người cần phải làm điều này: ban cho chúng ta ân sủng và niềm vui của đức khiêm nhường để đi con đường này.
Vậy thì, thưa anh chị em, giống như ngôi sao đã làm với các đạo sĩ, tôi muốn đồng hành đến Bêlem với tất cả những ai không có lòng bồn chồn tôn giáo, những người không đặt câu hỏi về Thiên Chúa, hoặc những người thậm chí có thể chống lại tôn giáo, tất cả những ai bị nhận diện không thích đáng là những người vô thần. Tôi muốn nhắc lại với họ thông điệp của Công đồng Vatican II: “Giáo hội chủ trương rằng việc nhìn nhận Thiên Chúa không hề thù địch với phẩm giá của con người, vì phẩm giá này được bắt nguồn và hoàn thiện trong Thiên Chúa. […] Trên hết, Giáo hội biết rằng sứ điệp của mình hòa hợp với những khao khát thầm kín nhất của trái tim con người ”(Gaudium et Spes, 21).
Chúng ta hãy trở về nhà với bài hát của thiên thần: “Hòa bình trên trái đất cho những ai Người hài lòng!” Chúng ta hãy luôn nhớ rằng: “tình yêu hệ ở điều này, không phải vì chúng ta yêu Thiên Chúa nên Người yêu chúng ta […] Người yêu chúng ta trước” (1 Ga 4:10, 19), Người đã tìm kiếm chúng ta. Chúng ta đừng quên điều này.
Đây là lý do để chúng ta vui mừng: chúng ta được yêu thương, chúng ta được tìm kiếm, Chúa tìm kiếm chúng ta để thấy chúng ta, để yêu chúng ta nhiều hơn. Đây là lý do của niềm vui: biết rằng chúng ta được yêu thương mà không cần bất cứ công trạng gì, chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương trước hết, với một tình yêu cụ thể đến nỗi Người đã mặc lấy xác phàm và đến sống giữa chúng ta, trong Hài nhi mà chúng ta thấy trong đó trong máng cỏ. Tình yêu này có một cái tên và một khuôn mặt: Chúa Giêsu là tên và khuôn mặt của tình yêu - đây là nền tảng của niềm vui của chúng ta.
Anh chị em thân mến, tôi xin kính chúc anh chị em một mùa Giáng sinh hân hoan, hạnh phúc và thánh thiện. Và tôi muốn rằng - vâng, có những lời chúc tốt lành, những cuộc đoàn tụ gia đình, điều này luôn rất tươi đẹp - nhưng ước mong cũng nên ý thức rằng Chúa đến “vì tôi”. Mọi người hãy nói điều này: Chúa đến vì tôi. Cần ý thức rằng muốn tìm kiếm Thiên Chúa, muốn gặp Thiên Chúa, muốn chấp nhận Thiên Chúa, thì cần phải khiêm nhường: khiêm nhường tìm kiếm ơn đâp gẫy tấm gương phù phiếm, kiêu căng, ngắm nhìn mình. Ngắm nhìn Chúa Giêsu, nhìn về phía chân trời, nhìn Thiên Chúa, Đấng đến với chúng ta và Đấng chạm đến trái tim chúng ta với sự bồn chồn mang hy vọng đến cho chúng ta. Chúc anh em chị em một lễ Giáng sinh vui vẻ và thánh thiện!
Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng bạo lực gia đình có sắc mầu Satan vì nạn nhân không có khả năng tự vệ
Đặng Tự Do
17:29 22/12/2021
Đức Phanxicô kêu gọi tất cả những phụ nữ bị bạo hành hãy nhớ rằng họ đã phải chịu đựng sự sỉ nhục, nhưng phẩm giá của họ vẫn còn và luôn nguyên vẹn.
“Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ có sắc mầu Satan”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một chương trình Giáng Sinh dành riêng cho những người “vô hình” trong xã hội ngày nay, được đài truyền hình Mediaset của Ý phát sóng vào ngày 19 tháng 12 năm 2021. Ngài than thở rằng “Số lượng phụ nữ bị đánh đập, ở nhà, ngay cả bởi chồng họ là quá lớn”.
Trong gần một giờ, chương trình cho thấy Đức Thánh Cha đối thoại với bốn “người vô hình” được chào đón vào nhà ngài tại Nhà trọ Thánh Mátta ở Vatican. Trong số đó có một tù nhân bị kết án chung thân, một sinh viên trẻ mất tinh thần vì đại dịch, một phụ nữ vô gia cư, và một người mẹ.
Trong cuộc trò chuyện giữa Đức Giáo Hoàng và các vị khách của ngài, người mẹ kể về việc mất việc và mất nhà để bảo vệ bản thân và các con khỏi sự bạo hành của người chồng. Quay sang Đức Giáo Hoàng, cô ấy hỏi làm cách nào để có thể lấy lại phẩm giá của mình. “Thật nhục nhã, rất nhục nhã,” nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo thừa nhận và bảo đảm với cô rằng cô vẫn giữ được tất cả phẩm giá của mình.
Ngài nói: “Đối với tôi, bạo hành trong gia đình có sắc mầu Satan vì nó lạm dụng một người không thể tự vệ, người chỉ có thể cố gắng đỡ đòn”
Gương mẫu từ tác phẩm Pietà
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra cho cô ấy một tấm gương từ tác phẩm điêu khắc Pietà, hay Đức Mẹ Sầu Bi, nổi tiếng của Raphael về Đức Trinh Nữ Maria. Đức Thánh Cha chỉ ra rằng Đức Maria đang ở dưới chân Thánh giá, “hoàn toàn bị sỉ nhục,” ôm thi hài của con trai mình trên tay.
“Nhưng Mẹ không bị mất phẩm giá của mình,” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, và thúc giục những phụ nữ đau khổ và cảm thấy bị sỉ nhục hãy chiêm ngưỡng “hình ảnh can đảm” của Đức Mẹ.
“Đừng bao giờ tát vào mặt đứa trẻ”
Đức Thánh Cha cũng nói về việc đối xử trong niềm tôn trọng nhân phẩm của trẻ em.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Thật là nhục nhã khi một người cha hoặc người mẹ tát vào mặt một đứa trẻ. Đừng bao giờ tát vào mặt một đứa trẻ, bởi vì nhân phẩm thể hiện trên khuôn mặt.”
Source:Aleteia
Miến Điện: Giáng Sinh trong im lặng, cầu nguyện, đoàn kết
Đặng Tự Do
17:31 22/12/2021
Giáng Sinh 2021 tại Miến Điện sẽ là một Giáng Sinh không có cử hành, chỉ được thực hiện bằng sự im lặng, cầu nguyện và liên đới với những người nghèo, những người bệnh tật, những người nghèo khổ. Người Công Giáo ở Miến Điện sẽ phải sống ngày lễ Thiên Chúa Nhập thể trong khi đất nước của họ bị tàn phá bởi chiến tranh du kích, bạo lực, giết người, đau khổ, và trong khi những người tản cư tiếp tục chạy trốn vào rừng do xung đột dân sự đang hoành hành.
Theo các báo cáo, các thư mục vụ và thông điệp Giáng Sinh gởi các tín hữu - được gửi đến Fides – từ các Giám mục Yangon, Mandalay, Pathein và Pyay, Giáng Sinh năm 2021 sẽ được cử hành trong “tinh thần gần gũi với những người đau khổ”, lấy cảm hứng từ thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu Rôma “vui với những người vui và khóc với những người đang khóc” (Rm 12:15).
Đức Cha Alexander Pyone Cho là Giám Mục của giáo phận Pyay, bao gồm bang Rakhine, nơi người dân tộc thiểu số Rohingya đang sống trong các khu vực được bảo vệ và không thể tiếp cận. Cộng đồng Công Giáo của bang - cũng giống như các bang khác của Miến Điện nơi các Kitô hữu chiếm đa số hoặc tạo thành một nhóm thiểu số đáng kể - sẽ sống Giáng Sinh này về cơ bản thông qua Thánh lễ trực tuyến kỷ niệm sự hiện diện của Emmanuel, “Chúa ở cùng chúng ta”.
Thư mục vụ của ngài kêu gọi hạn chế tất cả các sự kiện xã hội khác, bao gồm các bữa tiệc đường phố, đám rước… và tất cả các hoạt động mua sắm vật liệu không thực sự cần thiết. Các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân được khuyến khích sử dụng các nguồn lực tối thiểu hiện có để giúp đỡ và an ủi “cho những người đã rời bỏ nhà cửa, tìm nơi trú ẩn trong rừng và đang đau khổ, do cuộc đảo chánh quân sự ở Miến Điện gây ra”.
Ở những bang mà người Miến Điện theo Kitô Giáo chiếm đa số, chẳng hạn như bang Chin, ở phía tây của đất nước và bang Kayah ở phía đông, hàng nghìn người sẽ đón Giáng Sinh trong rừng hoặc trong các trại được dựng lên làm những nơi trú ẩn tạm thời sau khi họ bỏ nhà chạy trốn vì chiến dịch quân sự do quân đội tiến hành, đã san bằng các ngôi làng thành bình địa.
Một số giáo xứ ở giáo phận Loikaw, thuộc bang Kayah, đã bị bỏ hoang do chiến sự gia tăng trong sáu tháng qua. Các nguồn tin địa phương của Fides cho biết bốn giáo phận Hakha, Kalay, Loikaw và Pekhon đã bị ảnh hưởng nặng nề và nhiều người Công Giáo phải sống trong đau khổ vô cùng, trong những điều kiện hoàn toàn bấp bênh
Source:Fides
Vatican ban hành luật về Nghi thức Cũ
Đặng Tự Do
17:31 22/12/2021
Vatican đã ban hành các hạn chế hơn nữa đối với nghi thức tiền Công Đồng quy định rằng không được cử hành Nghi thức Cũ trong các thánh lễ Truyền Chức Thánh và Thêm Sức. Đồng thời nhấn mạnh rằng các linh mục mới được thụ phong phải nhận được “sự cho phép” chính thức từ Tòa thánh nếu các ngài muốn cử hành Thánh lễ trước Công đồng Vatican II.
Các hướng dẫn mới, được phát hành dưới dạng hỏi đáp, hạn chế rất nhiều việc cử hành tất cả các bí tích trong Nghi thức Cũ và nhấn mạnh rằng một linh mục quản xứ hoặc tuyên úy không nên cử hành một Thánh lễ Latinh truyền thống nếu các ngài đã cử hành một thánh lễ bình thường trong ngày hôm đó. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng tuyên bố rằng bất kỳ linh mục nào từ chối đồng tế Thánh lễ với các linh mục khác không được sử dụng Nghi thức Cũ.
Phán quyết đặt một dấu hỏi về tương lai của các dòng truyền thống, là những dòng tìm cách thu hút chủng sinh trên cơ sở các tân chức sẽ chỉ cử hành các bí tích theo hình thức cũ. Các dòng này cũng thường từ chối đồng tế theo hình thức bình thường của Thánh lễ.
Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng những cải cách đối với việc thờ phượng diễn ra sau Công đồng Vatican II kéo dài từ 1962 đến 1965 là “không thể đảo ngược”, và vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, ngài đã ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes, áp đặt lại những hạn chế đối với phụng vụ tiền Công Đồng.
Nghi thức Cũ yêu cầu các linh mục phải nói những lời cầu nguyện trong Thánh lễ bằng tiếng Latinh, thường khó nghe được vì các ngài quay lưng về phía giáo dân. Mặc dù nhiều người bị thu hút bởi phong cách chiêm niệm, như từ một thế giới khác, phụng vụ Latinh cũng đã trở thành một điểm tập hợp cho những người bất đồng quan điểm với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và phản đối Công đồng Vatican II.
Chính sách của Tòa Thánh đối với nghi thức cũ là nó có thể được cử hành như một sự nhượng bộ ngoại lệ, nhưng không thể được trình bày như một hình thức thay thế hoặc cao cấp hơn phụng vụ bình thường. Vấn đề không nằm ở việc sử dụng tiếng Latinh, mà là sự hỗ trợ cho tầm nhìn của Công đồng Vatican II về Giáo hội.
Các hướng dẫn mới nhất, do Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ban hành, được thiết kế để giúp các giám mục trên toàn thế giới thực hiện Tự Sắc của Đức Phanxicô.
Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI dỡ bỏ những hạn chế đối với nghi thức cũ để giúp mang lại “sự hòa hợp và thống nhất” trong Giáo hội. Tuy nhiên, Đức Phanxicô, sau một cuộc tham vấn các giám mục trên toàn thế giới chưa được công khai, cho biết những nhượng bộ này đã bị những người theo chủ nghĩa truyền thống lợi dụng để “làm tổn thương Giáo hội… và khiến Giáo hội gặp nguy cơ chia rẽ”.
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, viết trong một lá thư đính kèm với thông báo cho biết:
“Thật đáng buồn khi thấy mối dây hiệp nhất sâu sắc nhất, sự chia sẻ trong tấm Bánh duy nhất là Mình Thánh Chúa được ban để tất cả nên một, lại trở thành một nguyên nhân gây ra sự chia rẽ”
“Một sự thật không thể phủ nhận: Các Nghị Phụ của Công đồng Vatican II nhận thấy nhu cầu cấp bách về một cuộc cải cách để chân lý đức tin như đã được ca tụng có thể xuất hiện hơn bao giờ hết trong vẻ đẹp của nó, và Dân Thiên Chúa có thể phát triển đầy đủ, năng động, tham gia có ý thức vào việc cử hành phụng vụ”.
Các hướng dẫn mới nhất dường như được đưa ra để giải quyết xu hướng ở một số chủng viện nơi các ứng viên cho chức linh mục được đào tạo nhằm hướng tới việc cử hành phụng vụ trước Công đồng Vatican II.
Tuyên bố của Đức Cha Arthur Roche nêu rõ: “Tất cả các nhà đào tạo chủng viện, đang cố gắng đi theo hướng dẫn dắt của Đức Thánh Cha Phanxicô, được khuyến khích đồng hành cùng các Phó tế và các Linh mục tương lai để hiểu và kinh nghiệm về sự phong phú của cải cách phụng vụ mà Công đồng Vatican II kêu gọi”.
Bất kỳ linh mục nào được thụ phong sau Traditionis Custodes đều cần “sự ủy quyền cần thiết do Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích trao cho Giám mục giáo phận” để có thể cử hành Nghi thức Cũ.
Source:The Tablet
Đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công việc là trọng tâm của thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Thánh Cha
Thanh Quảng sdb
20:23 22/12/2021
Đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công việc là trọng tâm của thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Thánh Cha
Trong thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 55 vào ngày 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra ba con đường để xây dựng một nền hòa bình lâu dài: đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công ăn việc làm.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới hàng năm của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả những người nam nữ có thiện chí, các nhà lãnh đạo chính phủ và những người ra quyết định cùng nhau bước đi với lòng can đảm, sự sáng tạo bằng con đường đối thoại, giáo dục và công ăn việc làm.
Giới thiệu thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng con đường hòa bình vẫn còn “xa cách đáng buồn với cuộc sống thực tại của nhiều người”.
ĐTC nói: Với sự gia tăng chiến tranh và xung đột, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, mô hình kinh tế chủ nghĩa cá nhân và tác động của đại dịch Covid-19, là “tiếng kêu của người nghèo và tiếng gào của trái đất, họ không ngừng cầu xin công lý và hòa bình được hiển trị.”
Nhưng, ĐTC nêu lên, “trong mọi thời đại, mà hòa bình vừa là món quà từ trời cao vừa là hoa trái của sự cam kết sẻ chia”, và Ngài nêu ra ba con đường để xây dựng hòa bình lâu dài.
Đối thoại giữa các thế hệ
Đức Thánh Cha nói, cuộc đối thoại đầu tiên là “cuộc đối thoại giữa các thế hệ để thực hiện các dự án chung”, đặc biệt quan trọng, trong một thế giới vẫn bị bao trùm bởi đại dịch đã khiến rất nhiều người phải co coắp trong thế giới nhỏ bé của mình hoặc phản ứng với nó với một thái độ tiêu cực.
Đối thoại, Đức Thánh Cha lưu ý, đòi hỏi phải có sự tin tưởng giữa những người tham gia, cần lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ quan điểm khác nhau, để đạt được thỏa thuận và cùng nhau tiến tới. ĐTC nói đặc biệt rất quan trọng là giữa các thế hệ: “giữa những người lưu giữ ký ức - những người già - và những người làm lên lịch sử - những người trẻ tuổi”.
ĐTC nói: “Mặc dù sự phát triển công nghệ và kinh tế có xu hướng tạo ra sự chia rẽ giữa các thế hệ,” các cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta cho thấy nhu cầu cấp thiết là quan hệ đối tác giữa các thế hệ” mời gọi chúng ta hãy quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta và sác tín rằng môi trường “là cho mọi từng thế hệ, từ ế hệ này chuyển giao cho thế hệ kế tiếp..."
Giáo dục: yếu tố tự do, trách nhiệm và phát triển
Con đường thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong việc theo đuổi hòa bình là giáo dục: một phương tiện chính để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. ĐTC nói, nó làm cho các cá nhân tự do hơn và có trách nhiệm hơn, và nó rất cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình.
Sau đó, Đức Thánh Cha dành hai đoạn nói về sự gia tăng toàn cầu trong chi tiêu quân sự và nói rằng “đã đến lúc các chính phủ phát triển các chính sách kinh tế nhằm đảo ngược tỷ lệ ngân quỹ công dành cho giáo dục và vũ khí”.
Bày tỏ hy vọng rằng đầu tư vào giáo dục cũng sẽ đi kèm với những nỗ lực lớn hơn để phát triển văn hóa, Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một mô hình văn hóa mới thông qua một “hiệp ước toàn cầu về giáo dục cho và với các thế hệ tương lai”, một hiệp ước cam kết tất cả các bên liên quan đến việc bảo vệ hệ sinh thái được toàn vẹn và một mô hình hòa bình, phát triển và bền vững lấy tình huynh đệ làm trung tâm và giao ước giữa con người và môi trường.
Công việc: một phương tiện để đề cao phẩm giá con người
Con đường thứ ba mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra là con đường dựa trên niềm tin rằng công việc là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình.
Thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Thánh Cha nói: "Mọi người đều có vai trò sáng tạo trong việc xây dựng hòa bình"
Nêu ra những tác động tàn phá mà đại dịch Covid-19 đã gây ra đối với công ăn việc làm, khiến các hoạt động kinh tế và sản xuất lụn bại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Đức Thánh Cha nói rằng công việc, người lao động và quyền của họ là nền tảng để xây dựng công bằng và đoàn kết trong mọi cộng đồng.
Quan điểm của ĐTC có hai mặt: một mặt, công việc là một điều cần thiết, một phần ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường để trưởng thành, hoàn thiện bản thân và cơ hội đóng góp cho xã hội. Mặt khác, “việc thúc đẩy các điều kiện làm việc nâng cao phẩm giá cho người lao động và khuyến khích các sáng kiến kinh doanh trong đó lợi nhuận không phải là tiêu chí chỉ đạo duy nhất” cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người hãy ý thức vai trò của mình trong xã hội, làm việc và vươn lên sự hoàn thiện ở những nơi mà phẩm giá con người được tôn trọng, để trở thành những nghệ nhân của hòa bình, cùng nhau bước trên con đường đối thoại, giáo dục và làm việc giữa các thế hệ: ba yếu tố trên không thể thiếu để có thể tạo ra một giao ước xã hội mà nếu không có giao ước hòa bình thì mọi dự án hòa bình đều trở nên vô nghĩa.
Trong thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 55 vào ngày 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra ba con đường để xây dựng một nền hòa bình lâu dài: đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công ăn việc làm.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới hàng năm của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả những người nam nữ có thiện chí, các nhà lãnh đạo chính phủ và những người ra quyết định cùng nhau bước đi với lòng can đảm, sự sáng tạo bằng con đường đối thoại, giáo dục và công ăn việc làm.
Giới thiệu thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng con đường hòa bình vẫn còn “xa cách đáng buồn với cuộc sống thực tại của nhiều người”.
ĐTC nói: Với sự gia tăng chiến tranh và xung đột, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, mô hình kinh tế chủ nghĩa cá nhân và tác động của đại dịch Covid-19, là “tiếng kêu của người nghèo và tiếng gào của trái đất, họ không ngừng cầu xin công lý và hòa bình được hiển trị.”
Nhưng, ĐTC nêu lên, “trong mọi thời đại, mà hòa bình vừa là món quà từ trời cao vừa là hoa trái của sự cam kết sẻ chia”, và Ngài nêu ra ba con đường để xây dựng hòa bình lâu dài.
Đối thoại giữa các thế hệ
Đức Thánh Cha nói, cuộc đối thoại đầu tiên là “cuộc đối thoại giữa các thế hệ để thực hiện các dự án chung”, đặc biệt quan trọng, trong một thế giới vẫn bị bao trùm bởi đại dịch đã khiến rất nhiều người phải co coắp trong thế giới nhỏ bé của mình hoặc phản ứng với nó với một thái độ tiêu cực.
Đối thoại, Đức Thánh Cha lưu ý, đòi hỏi phải có sự tin tưởng giữa những người tham gia, cần lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ quan điểm khác nhau, để đạt được thỏa thuận và cùng nhau tiến tới. ĐTC nói đặc biệt rất quan trọng là giữa các thế hệ: “giữa những người lưu giữ ký ức - những người già - và những người làm lên lịch sử - những người trẻ tuổi”.
ĐTC nói: “Mặc dù sự phát triển công nghệ và kinh tế có xu hướng tạo ra sự chia rẽ giữa các thế hệ,” các cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta cho thấy nhu cầu cấp thiết là quan hệ đối tác giữa các thế hệ” mời gọi chúng ta hãy quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta và sác tín rằng môi trường “là cho mọi từng thế hệ, từ ế hệ này chuyển giao cho thế hệ kế tiếp..."
Giáo dục: yếu tố tự do, trách nhiệm và phát triển
Con đường thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong việc theo đuổi hòa bình là giáo dục: một phương tiện chính để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. ĐTC nói, nó làm cho các cá nhân tự do hơn và có trách nhiệm hơn, và nó rất cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình.
Sau đó, Đức Thánh Cha dành hai đoạn nói về sự gia tăng toàn cầu trong chi tiêu quân sự và nói rằng “đã đến lúc các chính phủ phát triển các chính sách kinh tế nhằm đảo ngược tỷ lệ ngân quỹ công dành cho giáo dục và vũ khí”.
Bày tỏ hy vọng rằng đầu tư vào giáo dục cũng sẽ đi kèm với những nỗ lực lớn hơn để phát triển văn hóa, Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một mô hình văn hóa mới thông qua một “hiệp ước toàn cầu về giáo dục cho và với các thế hệ tương lai”, một hiệp ước cam kết tất cả các bên liên quan đến việc bảo vệ hệ sinh thái được toàn vẹn và một mô hình hòa bình, phát triển và bền vững lấy tình huynh đệ làm trung tâm và giao ước giữa con người và môi trường.
Công việc: một phương tiện để đề cao phẩm giá con người
Con đường thứ ba mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra là con đường dựa trên niềm tin rằng công việc là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình.
Thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Thánh Cha nói: "Mọi người đều có vai trò sáng tạo trong việc xây dựng hòa bình"
Nêu ra những tác động tàn phá mà đại dịch Covid-19 đã gây ra đối với công ăn việc làm, khiến các hoạt động kinh tế và sản xuất lụn bại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Đức Thánh Cha nói rằng công việc, người lao động và quyền của họ là nền tảng để xây dựng công bằng và đoàn kết trong mọi cộng đồng.
Quan điểm của ĐTC có hai mặt: một mặt, công việc là một điều cần thiết, một phần ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường để trưởng thành, hoàn thiện bản thân và cơ hội đóng góp cho xã hội. Mặt khác, “việc thúc đẩy các điều kiện làm việc nâng cao phẩm giá cho người lao động và khuyến khích các sáng kiến kinh doanh trong đó lợi nhuận không phải là tiêu chí chỉ đạo duy nhất” cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người hãy ý thức vai trò của mình trong xã hội, làm việc và vươn lên sự hoàn thiện ở những nơi mà phẩm giá con người được tôn trọng, để trở thành những nghệ nhân của hòa bình, cùng nhau bước trên con đường đối thoại, giáo dục và làm việc giữa các thế hệ: ba yếu tố trên không thể thiếu để có thể tạo ra một giao ước xã hội mà nếu không có giao ước hòa bình thì mọi dự án hòa bình đều trở nên vô nghĩa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh mục đồng đêm Chúa sinh ra
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:15 22/12/2021
Hình ảnh người mục đồng đêm Chúa sinh ra
Bầu trời đêm hài nhi Giêsu sinh ra, như phúc âm thuật lại, chan hòa ánh sáng chiếu tỏa, rồi có cả đoàn các Thiên Thần xuất hiện ca hát mừng hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa mở mắt chào đời trên trần gian.
Nhưng khán giả giữa khung cảnh biến cố huy hoàng tưng bừng đó lại hoàn toàn trái ngược. Khán giả trong đêm biến cố trời đất đó không ai hơn là các người chăn chiên cừu, hay quen gọi là các mục đồng chăn giữ các con thú vật, ngoài cánh đồng.
Các người mục đồng sinh sống nay đây mai đó với đàn thú vật trên cánh đồng có cỏ xanh tươi cho thú vật ăn. Đời sống của họ từ quần áo ăn mặc, thức ăn hằng ngày cho tới đồ dùng, nền học vấn rất thấp hay mù chữ nữa, không gì khác hơn là nghèo nàn, đơn giản thô thiển cùng cũ kỹ lạc hậu, có khi dơ bẩn nữa. Không mấy người trong xã hội muốn tiếp xúc hay gần gũi với họ. Đời sống của họ được nhìn đánh giá thấp. Họ được kể là những người sống bên cạnh lề đời sống xã hội.
Nhưng họ đã trở thành những khán gỉa trong đêm hài nhi Giêsu sinh ra làm người trên trần gian. Hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa, đã chào đời ngay trong hang hầm, mà họ đã sửa dọn cho xúc vật trú ngụ vào ban đêm.
Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược chiều nhau: Giêsu, đấng Thánh cao cả toàn năng giầu sang sinh ra giữa các người mục đồng nghèo hèn.
Vẻ huy hoàng của ánh sáng chiếu soi cùng lời ca hát của các Thiên Thần vang dậy khắp bầu trời chỉ có các người mục đồng vừa nghèo lại vừa ít học kém văn hóa chứng kiến theo dõi.
Như thế, ngoài Mẹ Maria và Thánh Giuse ra, chỉ có các người mục đồng thức đêm canh giữ đàn xúc vật là những người đầu tiên được Thiên Thần báo cho biết tin mừng Chúa Giêsu sinh ra giữa họ, và chỉ có họ đã chứng kiến biến cố thần thánh đó.
Họ là những người nghèo sống cực khổ hầu như bên cạnh đời sống xã hội, có khi bị khinh thường. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra giữa họ nhấn mạnh nói lên sự liên đới, sự an ủi cho họ, những người nghèo khổ cùng bị khinh thường. Biến cố thần thánh Vị Cứu Thế sinh ra giữa họ muốn mang đến cho họ sứ điệp được giải thoát khỏi sự mặc cảm bị coi thường khinh dể.
Vì họ cũng là con người, công trình do Thiên Chúa sinh thành nuôi dưỡnng như mọi người, mọi công trình tạo dựng trong thiên nhiên.
Dù hình ảnh về đời sống các người mục đồng trong xã hội bị nhìn dưới con mắt tiêu cực, nhưng cũng có cái nhìn mang tính tích cực về họ nữa.
Trong kinh thánh các vị Tổ phụ ngày xưa là những người mục đồng, như thánh tiên tri Mose, Vua David. Nơi Thánh vịnh 23, Thiên Chúa được ca ngợi là vị mục đồng chăn dắt đàn chiên. Ngôn sứ Micha thuật lại Thiên Chúa hứa ban cho dân của Ngài đấng cứu tinh sinh ra là một người mục đồng chăn dắt nuôi dưỡng họ.
Trong văn hóa Hylạp có suy luận, mục đồng là những người đã khám phá ra nơi trẻ sơ sinh thuộc hàng vua chúa thần thánh, cùng cho rằng Thiên Chúa, đã mặc khải cho các mục đồng những bí ẩn nhiệm mầu. Origines dựa trên suy luận đó đã tin rằng các Thiên Thần trước hết đã loan báo tin vui mừng cho các người mục đồng. Vì họ là những người nghèo, nhưng tâm hồn đơn sơ nhạy bén cho lời của Thiên Chúa thần thánh.
Trong nhiều nền văn hóa nhân loại hình ảnh người mục đồng tựa như hình ảnh một người cha có tầm nhìn bao quát cùng lo lắng săn sóc của người mang trách nhiệm lo cho người khác.
Người mục đồng lo cho sức khoẻ đàn xúc vật của mình. Họ đẫn đưa chúng đến nơi có cỏ ăn, có nước uống, canh giữ bảo vệ chúng ban ngày cũng như ban đêm trước những nguy cơ hiểm nghèo, như trước các thú dữ đe dọa đến cắn thương tích hay xâu xé ăn thịt…
Chúa Giêsu sinh ra giữa các người mục đồng, và sau này ra đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cũng đã tự nhận mình là người mục đồng nhân lành, lo cho đời sống đàn chiên. (Ga 10, 11-14).
Mừng lễ Chúa giánh sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bầu trời đêm hài nhi Giêsu sinh ra, như phúc âm thuật lại, chan hòa ánh sáng chiếu tỏa, rồi có cả đoàn các Thiên Thần xuất hiện ca hát mừng hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa mở mắt chào đời trên trần gian.
Nhưng khán giả giữa khung cảnh biến cố huy hoàng tưng bừng đó lại hoàn toàn trái ngược. Khán giả trong đêm biến cố trời đất đó không ai hơn là các người chăn chiên cừu, hay quen gọi là các mục đồng chăn giữ các con thú vật, ngoài cánh đồng.
Các người mục đồng sinh sống nay đây mai đó với đàn thú vật trên cánh đồng có cỏ xanh tươi cho thú vật ăn. Đời sống của họ từ quần áo ăn mặc, thức ăn hằng ngày cho tới đồ dùng, nền học vấn rất thấp hay mù chữ nữa, không gì khác hơn là nghèo nàn, đơn giản thô thiển cùng cũ kỹ lạc hậu, có khi dơ bẩn nữa. Không mấy người trong xã hội muốn tiếp xúc hay gần gũi với họ. Đời sống của họ được nhìn đánh giá thấp. Họ được kể là những người sống bên cạnh lề đời sống xã hội.
Nhưng họ đã trở thành những khán gỉa trong đêm hài nhi Giêsu sinh ra làm người trên trần gian. Hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa, đã chào đời ngay trong hang hầm, mà họ đã sửa dọn cho xúc vật trú ngụ vào ban đêm.
Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược chiều nhau: Giêsu, đấng Thánh cao cả toàn năng giầu sang sinh ra giữa các người mục đồng nghèo hèn.
Vẻ huy hoàng của ánh sáng chiếu soi cùng lời ca hát của các Thiên Thần vang dậy khắp bầu trời chỉ có các người mục đồng vừa nghèo lại vừa ít học kém văn hóa chứng kiến theo dõi.
Như thế, ngoài Mẹ Maria và Thánh Giuse ra, chỉ có các người mục đồng thức đêm canh giữ đàn xúc vật là những người đầu tiên được Thiên Thần báo cho biết tin mừng Chúa Giêsu sinh ra giữa họ, và chỉ có họ đã chứng kiến biến cố thần thánh đó.
Họ là những người nghèo sống cực khổ hầu như bên cạnh đời sống xã hội, có khi bị khinh thường. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra giữa họ nhấn mạnh nói lên sự liên đới, sự an ủi cho họ, những người nghèo khổ cùng bị khinh thường. Biến cố thần thánh Vị Cứu Thế sinh ra giữa họ muốn mang đến cho họ sứ điệp được giải thoát khỏi sự mặc cảm bị coi thường khinh dể.
Vì họ cũng là con người, công trình do Thiên Chúa sinh thành nuôi dưỡnng như mọi người, mọi công trình tạo dựng trong thiên nhiên.
Dù hình ảnh về đời sống các người mục đồng trong xã hội bị nhìn dưới con mắt tiêu cực, nhưng cũng có cái nhìn mang tính tích cực về họ nữa.
Trong kinh thánh các vị Tổ phụ ngày xưa là những người mục đồng, như thánh tiên tri Mose, Vua David. Nơi Thánh vịnh 23, Thiên Chúa được ca ngợi là vị mục đồng chăn dắt đàn chiên. Ngôn sứ Micha thuật lại Thiên Chúa hứa ban cho dân của Ngài đấng cứu tinh sinh ra là một người mục đồng chăn dắt nuôi dưỡng họ.
Trong văn hóa Hylạp có suy luận, mục đồng là những người đã khám phá ra nơi trẻ sơ sinh thuộc hàng vua chúa thần thánh, cùng cho rằng Thiên Chúa, đã mặc khải cho các mục đồng những bí ẩn nhiệm mầu. Origines dựa trên suy luận đó đã tin rằng các Thiên Thần trước hết đã loan báo tin vui mừng cho các người mục đồng. Vì họ là những người nghèo, nhưng tâm hồn đơn sơ nhạy bén cho lời của Thiên Chúa thần thánh.
Trong nhiều nền văn hóa nhân loại hình ảnh người mục đồng tựa như hình ảnh một người cha có tầm nhìn bao quát cùng lo lắng săn sóc của người mang trách nhiệm lo cho người khác.
Người mục đồng lo cho sức khoẻ đàn xúc vật của mình. Họ đẫn đưa chúng đến nơi có cỏ ăn, có nước uống, canh giữ bảo vệ chúng ban ngày cũng như ban đêm trước những nguy cơ hiểm nghèo, như trước các thú dữ đe dọa đến cắn thương tích hay xâu xé ăn thịt…
Chúa Giêsu sinh ra giữa các người mục đồng, và sau này ra đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cũng đã tự nhận mình là người mục đồng nhân lành, lo cho đời sống đàn chiên. (Ga 10, 11-14).
Mừng lễ Chúa giánh sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Lời Chúc Giáng Sinh và Năm Mới của Ban Giám Đốc VietCatholic
Ban Giám Đốc VietCatholic
03:42 22/12/2021
Văn Hóa
Đêm Nghịch Lý - The Night of Paradox
Lm Nguyễn Trung Tây
11:02 22/12/2021
□ LM Nguyễn Trung Tây
Đêm Nghịch Lý
Đêm Giáng Sinh,
đêm đó hài nhi hạ sinh
và thân mẫu đặt ngài nằm trong máng cỏ,
đêm đó đêm của những nghịch lý,
bởi đêm đó đêm nghèo nàn!
và đêm đó đêm cực thánh!
Đêm đó Bethlehem phố nhỏ chật chội bởi lệnh kiểm tra dân số, ký bởi Caesar Augustus, màu mực đỏ còn tươi trên giấy mầu nâu lá cọ.
Đêm đó, chẳng ai ngó ai, không ai muốn bị ai làm phiền. Dân phố Bethlehem bận rộn với đời cơm áo thường nhật. Bận lắm, chẳng ai có thì giờ để mà đứng thở! Như những chú kiến thợ bận rộn, dân phố nhanh nhanh tìm kiếm bánh mì, sữa dê, dầu oliu, và rượu vang đỏ cho tổ ấm gia đình! Trăm ngàn thứ lo toan suy tính cho cuộc sống! Mà cuộc đời bao giờ cũng vậy, nếu chậm chân thì chỉ có mà húp cháo loãng lõng bõng mấy hạt gạo hẩm, mốc đen!
Đêm đó, trời mùa đông phố Bethlehem lạnh cắt thịt da. Tối khuya, gió thổi lạnh buốt đông cứng tâm hồn và thể xác. Người người nhanh nhanh những bước chân cuống quýt. Đá sỏi trên đường bị những bàn chân dân phố dẫm đạp đau đớn kêu vang! Dân Bethlehem, dân bốn phương, ai nấy đều vội vàng, ngoại trừ đôi vợ chồng thợ mộc tuổi hai mươi phố Nazareth của Galilee đang chầm chậm từng bước…
Anh thợ mộc Giuse gõ cửa nhiều căn nhà trọ, nhiều lắm! Nhưng những cánh cửa vẫn đóng băng lạnh giá. Thật sự ra cũng có những cánh cửa đã mở ra, chỉ để hé lộ khuôn mặt khó chịu, ánh mắt không vui, đôi môi khô khốc lạnh lùng nhắc nhở nhà này tim người chật cứng hoặc đã chết thối chôn trong mộ!
Cuối cùng Maria hạ sinh con trai đầu lòng và đặt hài nhi nằm trong máng cỏ.
Có thể bạn hỏi tại sao hài nhi Giêsu lại được mẹ đặt nằm trong máng cỏ! Đơn giản thôi, bởi phố nhỏ Bethlehem chật chột xác người và chật cả tấm lòng, không lạ chi nhà trọ không còn chỗ trống. Đôi vợ chồng quê nghèo nàn từ xóm nhỏ phương Bắc không còn chọn lựa nào khác ngoài túp lều có máng cỏ cho chiên ăn của những người mục đồng.
Đêm đó, giờ phút hài nhi Giêsu cất tiếng khóc chào đời, ngoài trừ tiếng hát thiên thần rộn ràng một cõi không trung, người Bethlehem vẫn ngủ say, những tiếng ngáy rền vang một góc trời. Ngoài trời gió rét vẫn thổi buốt lạnh. Đêm đó (có thể) tuyết đổ trắng bôi xóa đường lộ đá sỏi thôn nhỏ Bethlehem. Đêm đó mục đồng nghèo nàn trong vùng nhanh nhanh bước tới chiêm ngưỡng hoàng tử Hòa Bình hạ sinh trong túp lều hôi mùi người nghèo và chiên.
Đêm đó, đêm cơ hàn và cũng chính là đêm cực thánh,
đêm trời cao giao hòa đất thấp,
đêm giàu có phú hộ sở hữu kim cương đếm mỏi tay gặp gỡ phận hèn thằng mõ tay cầm trơ trọi cái mõ,
đêm cỏ hôi bát ngát hương thơm thiên đàng tinh khiết,
đêm đơn sơ chuyển mình hóa ra ngọc ngà, rực rỡ ngàn cõi thế gian. Từ những ngày đầu tiên của vũ trụ tối đen hỗn loạn cho tới ngày trần gian chấm hết những vòng quay thường nhật, chưa đêm nào cực thánh nhưng lại nghèo nàn như đêm hoàng tử Bình An hạ sinh.
Đêm của những nghịch lý!
Đêm của những điều tầm thường và những điều lạ lùng!
Đêm bóng tối dầy đặc và đêm hào quang rực rỡ.
Đêm của những người nghèo hàn trong bậc thang xã hội quần áo rẻ rách nhanh nhanh ghé vào kính viếng Hoàng Tử, và giới quý tộc giàu có quần áo lụa yến tiệc linh đình chẳng hề hay biết Đấng Thiên Sai họ đang mong đợi từ bao lâu nay giờ này hạ sinh ở phố nhỏ Bethlehem, đúng như sách ngôn sứ Micah đã từng tiên đoán.
Đêm của bận rộn lo toan và đêm bình an thanh thản!
Đêm của người người không nhìn mặt nhau, sẵn sàng tung lựu đạn nổ xé rách tung thịt da, và đêm của tặng ban không tính toán với những lời chúc thật thà!
Đêm của hờn giận và đêm của thứ tha!
Đêm của tính toán, quyền lực, chính trị, phô trương biểu lộ qua lệnh kiểm tra dân số, và đêm bình an, yếu đuối, thật thà, đơn sơ hiện thân qua hài nhi nhỏ bé sinh ra nằm trong máng cỏ, ánh mắt ngây thơ mở lớn nhìn thế giới rồi nhanh chóng nhắm chặt lại, ngủ say giấc ngủ trẻ thơ!
Đêm của coi thường những người khác miền, khác giọng nói (vợ chồng anh chàng thợ mộc dân Nazareth nói tiếng Aramaic với âm giọng bắc); đêm của dân Judea phân biệt dân Galilee (bởi người Galilee thuộc vùng dân ngoại, dưới quyền bảo hộ của nhà nước La Mã); và đêm Hoàng Tử vương quốc thiên đàng kính trọng mọi sắc dân.
Đêm đó, Hoàng Tử của văn hóa thiên đàng hội nhập văn hóa địa cầu, và ngài kính trọng văn hóa trần gian. Ngài không hề bịt mũi, cất tiếng chê bai nước mắm, nhưng ngài ngồi với người nghèo trong lều tranh chấm cà pháo với mắm tôm. Ngài không hề mở miệng lên tiếng bình phẩm mầu sắc của những làn da… Đối với ngài nâu, đen, trắng bạch hoặc trắng ngà đều là màu sắc của đẹp, bởi Thiên Chúa đã tạo dựng sắc mầu và chủng tộc vào ngày thứ Sáu trong tuần Sáng Thế Ký.
Đêm đó, văn hóa thiên đàng gặp gỡ văn hóa trần gian. Hai nền văn hóa rõ ràng khác biệt. Nếu phải so sánh chiếu trên chiếu dưới, văn hóa thiên đàng chói ngời tựa dải Ngân Hà lấp lánh triệu triệu ngôi sao. Và văn hóa trần gian hôi tựa vũng nước bùn. Nhưng Hoàng Tử nhập thế gian làm người. Và ngài yêu mến văn hóa mắm tôm, nước mắm!
Đêm của rộn ràng ánh sao trời và đêm của mẹ hài nhi yên lặng chiêm niệm mầu nhiệm nhập thể, Con Thiên Đàng sinh ra làm người tầm thường nhỏ bé giờ này hiện thân nhỏ bé!
Đêm đó, đêm nghịch lý cũng bởi Trời Cao hiện thân làm người đất thấp.
Đêm đó, đêm nghịch lý cũng bởi Trời Cao một lòng chung thủy yêu thương con người dù con người đắm đuối hương cám dỗ của đêm đen tội lỗi.
Đêm đó, đêm nghịch lý, đêm minh họa thực thể thiên đàng trong nét trần gian: “Một trẻ thơ sinh ra và mẹ ngài đặt hài nhi nằm trong máng cỏ.”
Đêm đó, đêm nghèo nàn!
Đêm đó, đêm cực thánh!□
□ The Night of Paradox
The first Christmas night,
the night that an infant was born,
and his mother placed him in a manger,
was the night of paradox,
for that night was the night of destitution,
and also of sacredness!
That night the little town Bethlehem was crowded due to the census decreed by Caesar Augustus. The red ink of his seal was still fresh on the papyrus scroll.
That night no one paid attention to no one; actually no one wanted to be bothered by anyone. The citizens of the town Bethlehem were totally preoccupied with daily chores. They were so busy that no one among them could spare even a short break for their weary souls! Just like the working ants, they were quickly collecting fresh bread, goat milk, olive oil, and red wine, for their families! They had to be mindful of a hundred and one concerns items they had to be mindful of before the sun disappeared into the horizon! Well! That is life. If you were slow, certainly you would have only for yourself a bowl of congee cooked with a few rotten grains of rice!
That night the freezing wind of Bethlehem sharply pierced through human flesh. The winter wind certainly quickened the process of freezing the human heart and soul.
That night the people of Bethlehem hastened the normal pace. Both, the local denizens of Bethlehem and visitors from neighboring places were busy… except a young couple from the town Nazareth of Galilee!
The husband walked slowly, step by step. He kept knocking on the many doors of several inns in town. No one answered the poor couple’s plea for lodging. All the owners behind these doors seemed deaf, indifferent, or simply uncaring.
While some doors opened, the couple were greeted only with cranky faces, sleepy eyes, and unfriendly voices.
After all efforts failed… Mary finally gave birth to her firstborn son in a manger.
But why a manger?
Simply because the people of Bethlehem were heartless.
That night when the infant Jesus gave his first cry, except for the multitude of the angels who suddenly appeared in the sky to sing the heavenly carols, the people of Bethlehem fell deeply into their sleep; people all over the world could hear the snoring sound… The freezing winter wind was blowing and perhaps the snow whitened the rocky roads of Bethlehem. That night the poor shepherds were in haste to pay their respects to the Prince of Peace who was just born amidst the animals shelter.
That night, the night of destitution and the night of sacredness,
The night heaven reconciled with the earth,
The night the wealthiest man encountered the poorest man who remained empty-handed from the first day of creation,
The night the stench of the rotten grass in the manger was transformed into a heavenly fragrance,
The night destitution was transformed into the most precious diamond that glowed with everlasting light. From the first day of the creation week until the last day when the earth ceases completely its spin, there is no other night destitute and yet holy like the night the Prince of Peace was born.
The night of a plethora of paradoxes!
The night of normality and supernaturality!
The night full of darkness and full of light!
The night of the voiceless in society who wore rags, hastening to visit the Prince; but the elites, who were in their best attires enjoying the luxurious banquets, were unaware of the birth of the Messiah whom they awaited. This was an event was foretold by the prophet Micah.
The night of the anxious mind and peaceful heart!
The night people reject the differences. They are willing to throw grenades to burst human flesh of other ethnics into pieces, and the night of giving out without calculating and exchanging honest wishes!
The night of hurting and the night of forgiving!
The night of hidden agendas, power, politics, pride, illustrated through the census; and the night of peace, weakness, honesty, and simplicity, displayed through the little infant, who opened his innocent eyes to enjoy the world for the first time.
The night of looking down on those people of different cultures and accents, for the carpenter couple were local people of Nazareth who spoke Aramaic with the northern accent; the night the Judeans showed prejudice against the Galileans, for Galilee was the district of the Jews living among the gentiles and under the protection of the Romans; and the night the Prince of the Kingdom of heaven honoured the people of different ethnicities.
That night, the Prince of heaven was incarnated into the earthly culture. He did not voice his opinion to condemn the fish sauce, but rather sit among the poor in the shabby hut to enjoy fermented pickles and shrimp sauce. He never raised his voice to criticize people of different colour… In his eyes, all the colours, brown, black, and white, are splendid, for the Lord God created people of different colours and ethnicities on the sixth day of creation week.
That night, heaven met earth like light encountered darkness. To compare them, the heaven realm is resplendent as the Milky Way sparkling in the sky with countless million stars whereas the human culture smelled like a stagnant pond. Nevertheless, the Prince of Peace was willing to incarnate in human form. Obviously, the Prince loved the earthly culture, the culture of shrimp and fish sauce.
That night was the night of paradox because God’s Son was incarnated in lowly human form. That night was the night of paradox because God loves the people of the earth even though they prefer to be lured by the darkness of sin.
That night was the night of paradox which illustrated a heavenly reality manifested in human form: “An innocent child is born and his mother placed him in a manger.”
That night was the night of destitution!
That night was the night of sacredness!□
(Trích Suy Niệm LỜI KINH THẬT THÀ sắp xuất bản)
Đêm Nghịch Lý
Đêm Giáng Sinh,
đêm đó hài nhi hạ sinh
và thân mẫu đặt ngài nằm trong máng cỏ,
đêm đó đêm của những nghịch lý,
bởi đêm đó đêm nghèo nàn!
và đêm đó đêm cực thánh!
Đêm đó Bethlehem phố nhỏ chật chội bởi lệnh kiểm tra dân số, ký bởi Caesar Augustus, màu mực đỏ còn tươi trên giấy mầu nâu lá cọ.
Đêm đó, chẳng ai ngó ai, không ai muốn bị ai làm phiền. Dân phố Bethlehem bận rộn với đời cơm áo thường nhật. Bận lắm, chẳng ai có thì giờ để mà đứng thở! Như những chú kiến thợ bận rộn, dân phố nhanh nhanh tìm kiếm bánh mì, sữa dê, dầu oliu, và rượu vang đỏ cho tổ ấm gia đình! Trăm ngàn thứ lo toan suy tính cho cuộc sống! Mà cuộc đời bao giờ cũng vậy, nếu chậm chân thì chỉ có mà húp cháo loãng lõng bõng mấy hạt gạo hẩm, mốc đen!
Đêm đó, trời mùa đông phố Bethlehem lạnh cắt thịt da. Tối khuya, gió thổi lạnh buốt đông cứng tâm hồn và thể xác. Người người nhanh nhanh những bước chân cuống quýt. Đá sỏi trên đường bị những bàn chân dân phố dẫm đạp đau đớn kêu vang! Dân Bethlehem, dân bốn phương, ai nấy đều vội vàng, ngoại trừ đôi vợ chồng thợ mộc tuổi hai mươi phố Nazareth của Galilee đang chầm chậm từng bước…
Anh thợ mộc Giuse gõ cửa nhiều căn nhà trọ, nhiều lắm! Nhưng những cánh cửa vẫn đóng băng lạnh giá. Thật sự ra cũng có những cánh cửa đã mở ra, chỉ để hé lộ khuôn mặt khó chịu, ánh mắt không vui, đôi môi khô khốc lạnh lùng nhắc nhở nhà này tim người chật cứng hoặc đã chết thối chôn trong mộ!
Cuối cùng Maria hạ sinh con trai đầu lòng và đặt hài nhi nằm trong máng cỏ.
Có thể bạn hỏi tại sao hài nhi Giêsu lại được mẹ đặt nằm trong máng cỏ! Đơn giản thôi, bởi phố nhỏ Bethlehem chật chột xác người và chật cả tấm lòng, không lạ chi nhà trọ không còn chỗ trống. Đôi vợ chồng quê nghèo nàn từ xóm nhỏ phương Bắc không còn chọn lựa nào khác ngoài túp lều có máng cỏ cho chiên ăn của những người mục đồng.
Đêm đó, giờ phút hài nhi Giêsu cất tiếng khóc chào đời, ngoài trừ tiếng hát thiên thần rộn ràng một cõi không trung, người Bethlehem vẫn ngủ say, những tiếng ngáy rền vang một góc trời. Ngoài trời gió rét vẫn thổi buốt lạnh. Đêm đó (có thể) tuyết đổ trắng bôi xóa đường lộ đá sỏi thôn nhỏ Bethlehem. Đêm đó mục đồng nghèo nàn trong vùng nhanh nhanh bước tới chiêm ngưỡng hoàng tử Hòa Bình hạ sinh trong túp lều hôi mùi người nghèo và chiên.
Đêm đó, đêm cơ hàn và cũng chính là đêm cực thánh,
đêm trời cao giao hòa đất thấp,
đêm giàu có phú hộ sở hữu kim cương đếm mỏi tay gặp gỡ phận hèn thằng mõ tay cầm trơ trọi cái mõ,
đêm cỏ hôi bát ngát hương thơm thiên đàng tinh khiết,
đêm đơn sơ chuyển mình hóa ra ngọc ngà, rực rỡ ngàn cõi thế gian. Từ những ngày đầu tiên của vũ trụ tối đen hỗn loạn cho tới ngày trần gian chấm hết những vòng quay thường nhật, chưa đêm nào cực thánh nhưng lại nghèo nàn như đêm hoàng tử Bình An hạ sinh.
Đêm của những nghịch lý!
Đêm của những điều tầm thường và những điều lạ lùng!
Đêm bóng tối dầy đặc và đêm hào quang rực rỡ.
Đêm của những người nghèo hàn trong bậc thang xã hội quần áo rẻ rách nhanh nhanh ghé vào kính viếng Hoàng Tử, và giới quý tộc giàu có quần áo lụa yến tiệc linh đình chẳng hề hay biết Đấng Thiên Sai họ đang mong đợi từ bao lâu nay giờ này hạ sinh ở phố nhỏ Bethlehem, đúng như sách ngôn sứ Micah đã từng tiên đoán.
Đêm của bận rộn lo toan và đêm bình an thanh thản!
Đêm của người người không nhìn mặt nhau, sẵn sàng tung lựu đạn nổ xé rách tung thịt da, và đêm của tặng ban không tính toán với những lời chúc thật thà!
Đêm của hờn giận và đêm của thứ tha!
Đêm của tính toán, quyền lực, chính trị, phô trương biểu lộ qua lệnh kiểm tra dân số, và đêm bình an, yếu đuối, thật thà, đơn sơ hiện thân qua hài nhi nhỏ bé sinh ra nằm trong máng cỏ, ánh mắt ngây thơ mở lớn nhìn thế giới rồi nhanh chóng nhắm chặt lại, ngủ say giấc ngủ trẻ thơ!
Đêm của coi thường những người khác miền, khác giọng nói (vợ chồng anh chàng thợ mộc dân Nazareth nói tiếng Aramaic với âm giọng bắc); đêm của dân Judea phân biệt dân Galilee (bởi người Galilee thuộc vùng dân ngoại, dưới quyền bảo hộ của nhà nước La Mã); và đêm Hoàng Tử vương quốc thiên đàng kính trọng mọi sắc dân.
Đêm đó, Hoàng Tử của văn hóa thiên đàng hội nhập văn hóa địa cầu, và ngài kính trọng văn hóa trần gian. Ngài không hề bịt mũi, cất tiếng chê bai nước mắm, nhưng ngài ngồi với người nghèo trong lều tranh chấm cà pháo với mắm tôm. Ngài không hề mở miệng lên tiếng bình phẩm mầu sắc của những làn da… Đối với ngài nâu, đen, trắng bạch hoặc trắng ngà đều là màu sắc của đẹp, bởi Thiên Chúa đã tạo dựng sắc mầu và chủng tộc vào ngày thứ Sáu trong tuần Sáng Thế Ký.
Đêm đó, văn hóa thiên đàng gặp gỡ văn hóa trần gian. Hai nền văn hóa rõ ràng khác biệt. Nếu phải so sánh chiếu trên chiếu dưới, văn hóa thiên đàng chói ngời tựa dải Ngân Hà lấp lánh triệu triệu ngôi sao. Và văn hóa trần gian hôi tựa vũng nước bùn. Nhưng Hoàng Tử nhập thế gian làm người. Và ngài yêu mến văn hóa mắm tôm, nước mắm!
Đêm của rộn ràng ánh sao trời và đêm của mẹ hài nhi yên lặng chiêm niệm mầu nhiệm nhập thể, Con Thiên Đàng sinh ra làm người tầm thường nhỏ bé giờ này hiện thân nhỏ bé!
Đêm đó, đêm nghịch lý cũng bởi Trời Cao hiện thân làm người đất thấp.
Đêm đó, đêm nghịch lý cũng bởi Trời Cao một lòng chung thủy yêu thương con người dù con người đắm đuối hương cám dỗ của đêm đen tội lỗi.
Đêm đó, đêm nghịch lý, đêm minh họa thực thể thiên đàng trong nét trần gian: “Một trẻ thơ sinh ra và mẹ ngài đặt hài nhi nằm trong máng cỏ.”
Đêm đó, đêm nghèo nàn!
Đêm đó, đêm cực thánh!□
□ The Night of Paradox
The first Christmas night,
the night that an infant was born,
and his mother placed him in a manger,
was the night of paradox,
for that night was the night of destitution,
and also of sacredness!
That night the little town Bethlehem was crowded due to the census decreed by Caesar Augustus. The red ink of his seal was still fresh on the papyrus scroll.
That night no one paid attention to no one; actually no one wanted to be bothered by anyone. The citizens of the town Bethlehem were totally preoccupied with daily chores. They were so busy that no one among them could spare even a short break for their weary souls! Just like the working ants, they were quickly collecting fresh bread, goat milk, olive oil, and red wine, for their families! They had to be mindful of a hundred and one concerns items they had to be mindful of before the sun disappeared into the horizon! Well! That is life. If you were slow, certainly you would have only for yourself a bowl of congee cooked with a few rotten grains of rice!
That night the freezing wind of Bethlehem sharply pierced through human flesh. The winter wind certainly quickened the process of freezing the human heart and soul.
That night the people of Bethlehem hastened the normal pace. Both, the local denizens of Bethlehem and visitors from neighboring places were busy… except a young couple from the town Nazareth of Galilee!
The husband walked slowly, step by step. He kept knocking on the many doors of several inns in town. No one answered the poor couple’s plea for lodging. All the owners behind these doors seemed deaf, indifferent, or simply uncaring.
While some doors opened, the couple were greeted only with cranky faces, sleepy eyes, and unfriendly voices.
After all efforts failed… Mary finally gave birth to her firstborn son in a manger.
But why a manger?
Simply because the people of Bethlehem were heartless.
That night when the infant Jesus gave his first cry, except for the multitude of the angels who suddenly appeared in the sky to sing the heavenly carols, the people of Bethlehem fell deeply into their sleep; people all over the world could hear the snoring sound… The freezing winter wind was blowing and perhaps the snow whitened the rocky roads of Bethlehem. That night the poor shepherds were in haste to pay their respects to the Prince of Peace who was just born amidst the animals shelter.
That night, the night of destitution and the night of sacredness,
The night heaven reconciled with the earth,
The night the wealthiest man encountered the poorest man who remained empty-handed from the first day of creation,
The night the stench of the rotten grass in the manger was transformed into a heavenly fragrance,
The night destitution was transformed into the most precious diamond that glowed with everlasting light. From the first day of the creation week until the last day when the earth ceases completely its spin, there is no other night destitute and yet holy like the night the Prince of Peace was born.
The night of a plethora of paradoxes!
The night of normality and supernaturality!
The night full of darkness and full of light!
The night of the voiceless in society who wore rags, hastening to visit the Prince; but the elites, who were in their best attires enjoying the luxurious banquets, were unaware of the birth of the Messiah whom they awaited. This was an event was foretold by the prophet Micah.
The night of the anxious mind and peaceful heart!
The night people reject the differences. They are willing to throw grenades to burst human flesh of other ethnics into pieces, and the night of giving out without calculating and exchanging honest wishes!
The night of hurting and the night of forgiving!
The night of hidden agendas, power, politics, pride, illustrated through the census; and the night of peace, weakness, honesty, and simplicity, displayed through the little infant, who opened his innocent eyes to enjoy the world for the first time.
The night of looking down on those people of different cultures and accents, for the carpenter couple were local people of Nazareth who spoke Aramaic with the northern accent; the night the Judeans showed prejudice against the Galileans, for Galilee was the district of the Jews living among the gentiles and under the protection of the Romans; and the night the Prince of the Kingdom of heaven honoured the people of different ethnicities.
That night, the Prince of heaven was incarnated into the earthly culture. He did not voice his opinion to condemn the fish sauce, but rather sit among the poor in the shabby hut to enjoy fermented pickles and shrimp sauce. He never raised his voice to criticize people of different colour… In his eyes, all the colours, brown, black, and white, are splendid, for the Lord God created people of different colours and ethnicities on the sixth day of creation week.
That night, heaven met earth like light encountered darkness. To compare them, the heaven realm is resplendent as the Milky Way sparkling in the sky with countless million stars whereas the human culture smelled like a stagnant pond. Nevertheless, the Prince of Peace was willing to incarnate in human form. Obviously, the Prince loved the earthly culture, the culture of shrimp and fish sauce.
That night was the night of paradox because God’s Son was incarnated in lowly human form. That night was the night of paradox because God loves the people of the earth even though they prefer to be lured by the darkness of sin.
That night was the night of paradox which illustrated a heavenly reality manifested in human form: “An innocent child is born and his mother placed him in a manger.”
That night was the night of destitution!
That night was the night of sacredness!□
(Trích Suy Niệm LỜI KINH THẬT THÀ sắp xuất bản)
VietCatholic TV
Khôi hài: Sau khi thông qua nhiều nghị quyết chống lại kỷ luật GH, quá nửa tham dự viên bỏ trốn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:46 22/12/2021
1. Nhìn lại năm 2021: Các Giám Mục Hoa Kỳ bỏ phiếu áp đảo thông qua văn kiện về bí tích Thánh Thể
Hôm Thứ Tư 17 tháng 11, các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã biểu quyết áp đảo để thông qua một văn kiện mới về Thánh Thể nêu bật vai trò không thể thiếu của Tiệc Thánh trong đời sống của Giáo Hội.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong khuôn khổ phiên khoáng đại mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ ở Baltimore, với tỷ số 222 phiếu thuận, 8 phiếu chống, và 3 phiếu trắng.
Việc bỏ phiếu được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín và được thực hiện bằng phương thức điện tử. Chỉ cần hai phần ba là cần thiết để thông qua tài liệu.
Trong một cuộc phỏng vấn bất thường được công bố bởi Vatican News trước cuộc bỏ phiếu của các giám mục Hoa Kỳ về tài liệu có tiêu đề “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội”, Đức Hồng Y Roger Mahony, Tổng Giám mục đã nghỉ hưu của Los Angeles, gọi tài liệu này là “hoàn toàn không cần thiết”. Cuộc phỏng vấn này, đã được thực hiện bởi Nữ tu Bernadette M. Reis, người Mỹ thuộc dòng Nữ tử Thánh Phaolô, có tựa đề “Hồng Y Mahony khuyến khích các giám mục Hoa Kỳ thực hiện con đường dẫn đến đối thoại mang tính xây dựng”.
Tờ The Pillar cho biết Hồng Y Mahony đã bị cấm thi hành các thừa tác vụ công khai ở Tổng giáo phận Los Angeles từ năm 2013: thậm chí không được lên tiếng công khai trong các nhà thờ của tổng giáo phận Los Angeles. Chính vì thế mà trong nghi thức khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lavang ở Nhà Thờ Kiếng Garden Grove vừa qua, ngài chỉ được hiện diện như một giáo dân, thậm chí, không được đồng tế!
Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada, cho rằng sự can thiệp bất ngờ và khó hiểu của Đức Hồng Y Roger Mahony có thể đã khiến các Giám Mục Hoa Kỳ phản ứng lại bằng cách bỏ phiếu ủng hộ một cách áp đảo cho tài liệu mà vị Hồng Y đầy tai tiếng này cho là “hoàn toàn không cần thiết”.
Cha de Souza nhận xét rằng:
Mọi giám mục Mỹ đều biết rằng có một thỏa thuận không chính thức từ các phương tiện truyền thông hàng đầu. Chấp nhận một số quan điểm chính trị cấp tiến, lờ đi các giáo lý chống lại trào lưu thế tục, tuyên bố bản thân “cảm động” với các chính trị gia Đảng Dân chủ - và bạn sẽ được xí xoá cho các trường hợp lạm dụng tình dục. Đó là lý do tại sao Hồng Y Mahony đã thoát hiểm một cách tương đối bình yên trước tòa án dư luận so với Đức Hồng Y Bernard Law.
Tuy nhiên, ngài không thể thoát khỏi mọi hậu quả, và các giám mục anh em của Hồng Y Mahony có lẽ không ngạc nhiên khi thấy ngài cố gắng trở lại tâm điểm bằng cách ca ngợi những đảng viên Dân chủ ủng hộ phá thai, những người thường xuyên là đồng minh của ngài.
Các giám mục không chút ấn tượng nào về chuyện đó.
Tại cuộc họp tiếp theo của các đảng viên Đảng Dân chủ ở Hạ viện, Hồng Y Mahony chắc chắn sẽ được chào đón. Ngài thậm chí có thể được ca tụng. Nếu có bất kỳ nghị quyết liên quan nào được mang ra xem xét ở Hạ Viện, quan điểm của ngài chắc chắn sẽ nhận được hơn tám phiếu bầu.
2. Nhìn lại năm 2021: Tiến Trình Công Nghị của Đức
Sau khi thông qua một số tuyên bố thách thức giáo lý Công Giáo, phiên họp khoáng đại Tiến Trình Công Nghị của các giám mục và giáo dân Đức đã bất ngờ bị bế mạc vào ngày 2 tháng 10 khi Giám mục Georg Bätzing, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, nhận thấy rằng cuộc họp không còn đủ túc số nữa.
Cuộc họp Tiến Trình Công Nghị đã thông qua hàng tá tuyên bố, bao gồm lời kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng giới, và một tuyên bố xem ra đặt vấn đề về sự cần thiết của chức linh mục được truyền chức. Lời kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng giới bác bỏ một cách rõ ràng những cảnh báo của Vatican. Việc đặt vấn đề về sự cần thiết của chức linh mục được truyền chức thậm chí thách thức ngay cả bí tích truyền chức thánh được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly.
Cuộc bỏ phiếu về các tuyên bố được đề xuất bất ngờ bị kết thúc khi Giám Mục Bätzing nhận thấy rằng nhiều tham dự viên đã bỏ về nhà trước khi cuộc họp chính thức khép lại sau ba ngày thảo luận. Túc số 2/3 đại diện không còn có thể đạt được; vì thế Bätzing đưa ra ý kiến kết thúc sớm cuộc họp.
Tuy nhiên, sau đó Giám mục Bätzing thông báo rằng thời hạn cho Tiến Trình Công Nghị sẽ được kéo dài. Ban đầu dự kiến kết thúc vào tháng này, tiến trình này - bắt đầu vào tháng 12 năm 2019 – sẽ được kéo dài đến đầu năm 2022 vì dịch Covid. Bây giờ nó sẽ tiếp tục đến năm 2023.
Việc các giám mục Đức chấp nhận Tiến Trình Công Nghị đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng cả trong Hội Đồng Giám Mục, vì một số ít giám mục Đức đã phản đối mạnh mẽ các sáng kiến cấp tiến, và trong Giáo hội hoàn vũ, vì sự ủng hộ của Đức đối với những thay đổi triệt để trong giáo lý và thực hành Công Giáo ngày một gia tăng, kéo theo nguy cơ ly khai hoàn toàn.
Các nhà lãnh đạo trong hàng giáo phẩm Đức cho rằng Tiến Trình Công Nghị là một bước cần thiết để phục hồi Giáo hội sau sự tàn phá do vụ tai tiếng lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, những người chỉ trích Tiến Trình Công Nghị lập luận rằng hàng giáo phẩm Đức không được trang bị đầy đủ để có khả năng lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ — một lập luận được củng cố bởi số liệu thống kê cho thấy hơn 700,000 người Công Giáo Đức đã bỏ đạo trong ba năm qua.
Bây giờ lại có một sự mỉa mai đầy ấn tượng, cách mà Bätzing và các Giám Mục cấp tiến khác tìm kiếm ấn tượng cho Tiến Trình Công Nghị Đức đã thất bại. Trong nhiều năm nay, khi bắt đầu Tiến Trình Công Nghị các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức đã chứng kiến một cuộc ra đi ồ ạt của anh chị em giáo dân, với hàng trăm nghìn giáo dân đã rời bỏ Giáo Hội. Bây giờ họ lại bị buộc phải gia hạn thêm thời hạn cho Tiến Trình Công Nghị, bởi vì hàng chục người trong chính cái Thượng Hội Đồng của họ đã đứng dậy ra về trước khi kết thúc.
3. Tình hình ở Đức trong năm tới sẽ rất phức tạp
Các thành viên của Ủy ban Trung ương những người Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, đã bầu Irme Stetter-Karp làm chủ tịch mới của họ vào ngày 19 tháng 11 với 149 phiếu thuận trong tổng số 190 phiếu tại một hội nghị toàn thể ở thủ đô Berlin của Đức.
Người đàn bà 65 tuổi này sẽ kế nhiệm Thomas Sternberg, 69 tuổi, là người đã quyết định không ra tranh cử nữa sau sáu năm tại vị.
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo rằng trong bài phát biểu vận động tranh cử của mình, Stetter-Karp nói rằng bà muốn làm việc “nhiệt tình” cho sự đoàn kết trong xã hội và những thay đổi trong Giáo hội đã được đề xuất từ “50 năm trước”.
“Cải cách là tất yếu và đã quá lâu. Nếu các cải cách ấy thành công, ít nhất chúng ta sẽ có cơ hội xây dựng lại niềm tin đã mất,” bà ta nói.
Bà nói thêm rằng bà ấy đại diện cho một “Giáo hội tác vụ, cho sự công nhận quyền con người và sự công nhận tính đa dạng.”
Stetter-Karp dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh Tiến Trình Công Nghị gây tranh cãi của Đức đến chỗ thành công.
Tiến Trình Công Nghị là một quá trình kéo dài nhiều năm, quy tụ các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Quá trình này đã được ZdK và Hội Đồng Giám Mục Đức đồng khởi động vào tháng 12 năm 2019 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2023.
Hội đồng Công Nghị, cơ quan ra quyết định tối cao cho Tiến Trình Công Nghị, bao gồm 230 thành viên, bao gồm các giám mục Đức, 69 thành viên của Zdk, và đại diện của các bộ phận khác trong Giáo hội ở Đức.
Stetter-Karp đã tham gia vào diễn đàn dành riêng cho “Cuộc sống trong các mối quan hệ thành công - Tình yêu sống động trong Tình dục và Quan hệ Đối tác”.
Trong vai trò mới của mình, cô có khả năng hợp tác chặt chẽ với Beate Gilles, người được bầu làm nữ tổng thư ký đầu tiên của Hội Đồng Giám Mục Đức vào tháng 2, kế nhiệm Cha Hans Langendörfer, linh mục dòng Tên đã giữ chức vụ này khá lâu.
Sinh ra ở Ellwangen, tây nam nước Đức, Stetter-Karp được đào tạo như một nhà giáo dục và nhân viên xã hội. Bà là người mẹ hai con đã kết hôn, lãnh đạo Caritas của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart trước khi nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2020.
Người tiền nhiệm của bà, Thomas Sternberg, đã là một người có tầm ảnh hưởng cao sau cuộc bầu cử của ông vào năm 2015. Ông ta là một trong những gương mặt nổi bật nhất của Tiến Trình Công Nghị, cùng với Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục.
Vào tháng 3 năm nay, Sternberg đã chỉ trích việc Vatican từ chối việc chúc phúc cho các kết hiệp đồng giới.
Vào tháng 5, ông đã gây tranh cãi khi rước lễ trong một buổi lễ tại một nhà thờ Tin lành trong một sự kiện đại kết lớn.
Đức Cha Bätzing chúc mừng người kế nhiệm Sternberg vào ngày 19 tháng 11, bày tỏ lòng biết ơn về “mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả” giữa ZdK và Hội Đồng Giám Mục.
Ông viết: “Chúng ta đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất của Giáo hội ở Đức, nhưng chúng tôi không nản lòng.
“Đó chính xác là điều mà Tiến Trình Công Nghị muốn làm: là góp phần vào việc đổi mới Giáo hội vượt ngoài Phúc âm, để góp phần tạo nên uy tín và sự tin cậy mới.”
ZdK bắt nguồn từ năm 1848, khi Charles, Hoàng tử của Löwenstein-Wertheim-Rosenberg, thành lập Hiệp hội Công Giáo Đức. Hội được đổi tên thành Ủy ban Trung ương của những người Công Giáo Đức vào năm 1952.
Tình trạng sức khoẻ của ĐTC và xu hướng đồn đoán càng ngày càng táo bạo khi ngài qua tuổi 85
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:18 22/12/2021
1. Nhìn lại năm 2021: Đức Thánh Cha phải vào bệnh viện phẫu thuật đại tràng
Đức Thánh Cha đã được đưa đến Bệnh viện Gemelli của Rôma vào chiều ngày 4 tháng 7 để tiến hành ca phẫu thuật theo một kế hoạch đã được dự trù trước, và do bác sĩ Sergio Alfieri thực hiện. Ba bác sĩ phẫu thuật khác hỗ trợ và ba bác sĩ phụ trách việc tiêm thuốc mê.
Hai bác sĩ khác, bao gồm cả bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng, cũng có mặt trong phòng phẫu thuật. Hẹp ruột già, từ chuyên môn gọi là stenosis, là tình trạng một phần của ruột già trở nên hẹp hơn bình thường. Nó có thể trở nên nguy hiểm nếu nó quá hẹp khiến thức ăn không thể đi qua một cách an toàn. Viêm túi thừa, một tình trạng phổ biến liên quan đến sự hình thành các khối phồng trên thành đại tràng, có thể gây ra chứng hẹp ruột già.
Lần cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô phải trải qua một cuộc phẫu thuật là vào năm 2019, vì bệnh đục thủy tinh thể.
Đầu năm nay, vị Giáo Hoàng 84 tuổi đã buộc phải hủy bỏ một số sự kiện công cộng do cơn đau thần kinh tọa tái phát vào cuối năm 2020.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải chịu đựng tình trạng đau đớn trong nhiều năm.
Trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng đã hủy một số buổi tiếp kiến chung của mình do bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nhìn chung, ngài khỏe mạnh, ít đau yếu.
Chỉ một tuần sau khi được đưa vào bệnh viện, lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 11 tháng 7, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trước công chúng sau cuộc giải phẩu, để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật. Ngài trông có vẻ mệt nhọc nhưng vẫn rất linh hoạt.
Vài ngày sau đó, hôm thứ Tư 14 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời bệnh viện Gemelli vào lúc 10g 30 sáng thứ Tư, để trở về Vatican. Trên đường về Đức Thánh Cha đã đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ trước khi trở về Vatican ngay trước 12 giờ trưa.
Tại Đền Thờ Đức Bà Cả, ngài bày tỏ lòng biết ơn về sự thành công của ca phẫu thuật và dâng lời cầu nguyện cho tất cả những bệnh nhân, đặc biệt là những người ngài đã gặp trong thời gian nằm viện.
2. Năm 2021 rộ lên các tin đồn cho rằng Giáo Hội sẽ có Tân Giáo Hoàng mới
Sau cuộc giải phẫu của Đức Thánh Cha, các phương tiện truyền thông đã rộ lên tin đồn Đức Thánh Cha sắp từ chức và nêu đích danh một số vị Hồng Y được cho rằng sẽ là Tân Giáo Hoàng.
Trong cuộc phỏng vấn dài 90 phút dành cho ký giả Herrera của đài phát thanh COPE của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha hôm 30 tháng 8, Đức Thánh Cha nói ngài biết bên ngoài người ta đang đồn đoán những gì.
Nhà báo Carlos Herrera, một trong những ký giả có uy tín nhất ở Tây Ban Nha, thừa nhận rằng cuộc phỏng vấn đã được dàn xếp bởi Eva Fernandez, phóng viên đài Vatican.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha đã nêu đích danh cô Eva Fernandez. Ngài nói là “nhờ Eva” ngài đã phát hiện ra rằng những tin đồn về việc thoái vị của ngài đã tạo nên những vấn đề nghiêm trọng ở quê hương Á Căn Đình của ngài.
“Cô ấy đã cho tôi biết điều đó với một biểu hiện rất dễ thương của người Á Căn Đình, và tôi nói với cô ấy rằng tôi không có ý kiến gì vì tôi chỉ đọc duy nhất một tờ báo ở đây vào buổi sáng, tờ báo của Rôma”. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Tôi không xem tivi. Và tôi nhận được báo cáo về một số tin tức trong ngày, nhưng tôi phát hiện ra sau đó, vài ngày sau đó, có điều gì đó về việc tôi thoái vị. Bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”
Trong khi bác bỏ khả thể ngài sẽ từ chức, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến cách ngài muốn được người đời ghi nhớ sau khi qua đời. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngắn gọn và đi vào trọng tâm, khi đề cập đến văn bia của ngài: “Về việc tôi là ai: Thưa: Một tội nhân cố gắng làm điều tốt”.
3. Nhìn lại năm 2021: Xu hướng đồn đoán càng ngày càng quyết liệt hơn
Sau cuộc phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng với đài phát thanh COPE, nhiều người nghĩ rằng các tin đồn cho rằng Giáo Hội sắp có Tân Giáo Hoàng mới sẽ nhanh chóng tan biến. Tuy nhiên, xu hướng đồn đoán càng ngày càng tỏ ra quyết liệt hơn.
Một trong những thí dụ là bài báo trên Newsmax của John Gizzi.
John Gizzi là ai?
John Gizzi, là người phụ trách chuyên mục chính trị của Newsmax và là phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. Với thế giá này anh ta vừa tung ra một bài báo có nhan đề “Vatican Preps for Conclave as 'Pope Is Dying'“ nghĩa là “Vatican chuẩn bị cho Cơ Mật Viện vì ‘Đức Giáo Hoàng sắp qua đời’”
John Gizzi, cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô nghiêm trọng đến mức những người thân cận ngài không tin rằng ngài sẽ sống qua năm sau. Trích dẫn các liên hệ đáng tin cậy tại Vatican như một nguồn, bao gồm “thư ký của một trong những Hồng Y quyền lực nhất của Vatican”, anh ta quả quyết là Vatican đang chuẩn bị cho Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.
Anh ta cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trải qua cuộc phẫu thuật do bệnh viêm đại tràng, một chứng rối loạn ở thành ruột kết, vào tháng 7, và có vẻ như ở tuổi gần 85, “thể chất và tinh thần đều không tốt”.
Trích dẫn một nhân vật tên Luis Badiolla Morales, được Gizzi quảng cáo là một nhân vật thân thiết với Đức Giáo Hoàng, anh ta quả quyết Đức Giáo Hoàng bị ung thư, và tình trạng thể lực và tinh thần của ngài trầm trọng hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo.
Câu chuyện online của anh ta không cung cấp thông tin dễ tiếp cận. Nó đứng đằng sau một paywall, tức là bức tường lệ phí, tức là người coi phải trả một lệ phí để có thể vào xem. Trong trường hợp này, những ai muốn vào xem bài báo của Gizzi phải trả cho Newsmax một đô la.
ĐGH cảnh báo các gia đình: Chớ tát vào mặt con, chớ đánh vợ. Sa tan đứng sau bạo lực vợ chồng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:28 22/12/2021
1. Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng bạo lực gia đình 'có sắc mầu Satan' vì nạn nhân không có khả năng tự vệ
Đức Phanxicô kêu gọi tất cả những phụ nữ bị bạo hành hãy nhớ rằng họ đã phải chịu đựng sự sỉ nhục, nhưng phẩm giá của họ vẫn còn và luôn nguyên vẹn.
“Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ có sắc mầu Satan”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một chương trình Giáng Sinh dành riêng cho những người “vô hình” trong xã hội ngày nay, được đài truyền hình Mediaset của Ý phát sóng vào ngày 19 tháng 12 năm 2021. Ngài than thở rằng “Số lượng phụ nữ bị đánh đập, ở nhà, ngay cả bởi chồng họ là quá lớn”.
Trong gần một giờ, chương trình cho thấy Đức Thánh Cha đối thoại với bốn “người vô hình” được chào đón vào nhà ngài tại Nhà trọ Thánh Mátta ở Vatican. Trong số đó có một tù nhân bị kết án chung thân, một sinh viên trẻ mất tinh thần vì đại dịch, một phụ nữ vô gia cư, và một người mẹ.
Trong cuộc trò chuyện giữa Đức Giáo Hoàng và các vị khách của ngài, người mẹ kể về việc mất việc và mất nhà để bảo vệ bản thân và các con khỏi sự bạo hành của người chồng. Quay sang Đức Giáo Hoàng, cô ấy hỏi làm cách nào để có thể lấy lại phẩm giá của mình. “Thật nhục nhã, rất nhục nhã,” nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo thừa nhận và bảo đảm với cô rằng cô vẫn giữ được tất cả phẩm giá của mình.
Ngài nói: “Đối với tôi, bạo hành trong gia đình có sắc mầu Satan vì nó lạm dụng một người không thể tự vệ, người chỉ có thể cố gắng đỡ đòn”
Gương mẫu từ tác phẩm Pietà
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra cho cô ấy một tấm gương từ tác phẩm điêu khắc Pietà, hay Đức Mẹ Sầu Bi, nổi tiếng của Raphael về Đức Trinh Nữ Maria. Đức Thánh Cha chỉ ra rằng Đức Maria đang ở dưới chân Thánh giá, “hoàn toàn bị sỉ nhục,” ôm thi hài của con trai mình trên tay.
“Nhưng Mẹ không bị mất phẩm giá của mình,” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, và thúc giục những phụ nữ đau khổ và cảm thấy bị sỉ nhục hãy chiêm ngưỡng “hình ảnh can đảm” của Đức Mẹ.
“Đừng bao giờ tát vào mặt đứa trẻ”
Đức Thánh Cha cũng nói về việc đối xử trong niềm tôn trọng nhân phẩm của trẻ em.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Thật là nhục nhã khi một người cha hoặc người mẹ tát vào mặt một đứa trẻ. Đừng bao giờ tát vào mặt một đứa trẻ, bởi vì nhân phẩm thể hiện trên khuôn mặt.”
Source:Aleteia
2. Miến Điện: Giáng Sinh trong im lặng, cầu nguyện, đoàn kết
Giáng Sinh 2021 tại Miến Điện sẽ là một Giáng Sinh không có cử hành, chỉ được thực hiện bằng sự im lặng, cầu nguyện và liên đới với những người nghèo, những người bệnh tật, những người nghèo khổ. Người Công Giáo ở Miến Điện sẽ phải sống ngày lễ Thiên Chúa Nhập thể trong khi đất nước của họ bị tàn phá bởi chiến tranh du kích, bạo lực, giết người, đau khổ, và trong khi những người tản cư tiếp tục chạy trốn vào rừng do xung đột dân sự đang hoành hành.
Theo các báo cáo, các thư mục vụ và thông điệp Giáng Sinh gởi các tín hữu - được gửi đến Fides – từ các Giám mục Yangon, Mandalay, Pathein và Pyay, Giáng Sinh năm 2021 sẽ được cử hành trong “tinh thần gần gũi với những người đau khổ”, lấy cảm hứng từ thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu Rôma “vui với những người vui và khóc với những người đang khóc” (Rm 12:15).
Đức Cha Alexander Pyone Cho là Giám Mục của giáo phận Pyay, bao gồm bang Rakhine, nơi người dân tộc thiểu số Rohingya đang sống trong các khu vực được bảo vệ và không thể tiếp cận. Cộng đồng Công Giáo của bang - cũng giống như các bang khác của Miến Điện nơi các Kitô hữu chiếm đa số hoặc tạo thành một nhóm thiểu số đáng kể - sẽ sống Giáng Sinh này về cơ bản thông qua Thánh lễ trực tuyến kỷ niệm sự hiện diện của Emmanuel, “Chúa ở cùng chúng ta”.
Thư mục vụ của ngài kêu gọi hạn chế tất cả các sự kiện xã hội khác, bao gồm các bữa tiệc đường phố, đám rước… và tất cả các hoạt động mua sắm vật liệu không thực sự cần thiết. Các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân được khuyến khích sử dụng các nguồn lực tối thiểu hiện có để giúp đỡ và an ủi “cho những người đã rời bỏ nhà cửa, tìm nơi trú ẩn trong rừng và đang đau khổ, do cuộc đảo chánh quân sự ở Miến Điện gây ra”.
Ở những bang mà người Miến Điện theo Kitô Giáo chiếm đa số, chẳng hạn như bang Chin, ở phía tây của đất nước và bang Kayah ở phía đông, hàng nghìn người sẽ đón Giáng Sinh trong rừng hoặc trong các trại được dựng lên làm những nơi trú ẩn tạm thời sau khi họ bỏ nhà chạy trốn vì chiến dịch quân sự do quân đội tiến hành, đã san bằng các ngôi làng thành bình địa.
Một số giáo xứ ở giáo phận Loikaw, thuộc bang Kayah, đã bị bỏ hoang do chiến sự gia tăng trong sáu tháng qua. Các nguồn tin địa phương của Fides cho biết bốn giáo phận Hakha, Kalay, Loikaw và Pekhon đã bị ảnh hưởng nặng nề và nhiều người Công Giáo phải sống trong đau khổ vô cùng, trong những điều kiện hoàn toàn bấp bênh
Source:Fides
3. Vatican ban hành luật về Nghi thức Cũ
Vatican đã ban hành các hạn chế hơn nữa đối với nghi thức tiền Công Đồng quy định rằng không được cử hành Nghi thức Cũ trong các thánh lễ Truyền Chức Thánh và Thêm Sức. Đồng thời nhấn mạnh rằng các linh mục mới được thụ phong phải nhận được “sự cho phép” chính thức từ Tòa thánh nếu các ngài muốn cử hành Thánh lễ trước Công đồng Vatican II.
Các hướng dẫn mới, được phát hành dưới dạng hỏi đáp, hạn chế rất nhiều việc cử hành tất cả các bí tích trong Nghi thức Cũ và nhấn mạnh rằng một linh mục quản xứ hoặc tuyên úy không nên cử hành một Thánh lễ Latinh truyền thống nếu các ngài đã cử hành một thánh lễ bình thường trong ngày hôm đó. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng tuyên bố rằng bất kỳ linh mục nào từ chối đồng tế Thánh lễ với các linh mục khác không được sử dụng Nghi thức Cũ.
Phán quyết đặt một dấu hỏi về tương lai của các dòng truyền thống, là những dòng tìm cách thu hút chủng sinh trên cơ sở các tân chức sẽ chỉ cử hành các bí tích theo hình thức cũ. Các dòng này cũng thường từ chối đồng tế theo hình thức bình thường của Thánh lễ.
Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng những cải cách đối với việc thờ phượng diễn ra sau Công đồng Vatican II kéo dài từ 1962 đến 1965 là “không thể đảo ngược”, và vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, ngài đã ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes, áp đặt lại những hạn chế đối với phụng vụ tiền Công Đồng.
Nghi thức Cũ yêu cầu các linh mục phải nói những lời cầu nguyện trong Thánh lễ bằng tiếng Latinh, thường khó nghe được vì các ngài quay lưng về phía giáo dân. Mặc dù nhiều người bị thu hút bởi phong cách chiêm niệm, như từ một thế giới khác, phụng vụ Latinh cũng đã trở thành một điểm tập hợp cho những người bất đồng quan điểm với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và phản đối Công đồng Vatican II.
Chính sách của Tòa Thánh đối với nghi thức cũ là nó có thể được cử hành như một sự nhượng bộ ngoại lệ, nhưng không thể được trình bày như một hình thức thay thế hoặc cao cấp hơn phụng vụ bình thường. Vấn đề không nằm ở việc sử dụng tiếng Latinh, mà là sự hỗ trợ cho tầm nhìn của Công đồng Vatican II về Giáo hội.
Các hướng dẫn mới nhất, do Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ban hành, được thiết kế để giúp các giám mục trên toàn thế giới thực hiện Tự Sắc của Đức Phanxicô.
Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI dỡ bỏ những hạn chế đối với nghi thức cũ để giúp mang lại “sự hòa hợp và thống nhất” trong Giáo hội. Tuy nhiên, Đức Phanxicô, sau một cuộc tham vấn các giám mục trên toàn thế giới chưa được công khai, cho biết những nhượng bộ này đã bị những người theo chủ nghĩa truyền thống lợi dụng để “làm tổn thương Giáo hội… và khiến Giáo hội gặp nguy cơ chia rẽ”.
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, viết trong một lá thư đính kèm với thông báo cho biết:
“Thật đáng buồn khi thấy mối dây hiệp nhất sâu sắc nhất, sự chia sẻ trong tấm Bánh duy nhất là Mình Thánh Chúa được ban để tất cả nên một, lại trở thành một nguyên nhân gây ra sự chia rẽ”
“Một sự thật không thể phủ nhận: Các Nghị Phụ của Công đồng Vatican II nhận thấy nhu cầu cấp bách về một cuộc cải cách để chân lý đức tin như đã được ca tụng có thể xuất hiện hơn bao giờ hết trong vẻ đẹp của nó, và Dân Thiên Chúa có thể phát triển đầy đủ, năng động, tham gia có ý thức vào việc cử hành phụng vụ”.
Các hướng dẫn mới nhất dường như được đưa ra để giải quyết xu hướng ở một số chủng viện nơi các ứng viên cho chức linh mục được đào tạo nhằm hướng tới việc cử hành phụng vụ trước Công đồng Vatican II.
Tuyên bố của Đức Cha Arthur Roche nêu rõ: “Tất cả các nhà đào tạo chủng viện, đang cố gắng đi theo hướng dẫn dắt của Đức Thánh Cha Phanxicô, được khuyến khích đồng hành cùng các Phó tế và các Linh mục tương lai để hiểu và kinh nghiệm về sự phong phú của cải cách phụng vụ mà Công đồng Vatican II kêu gọi”.
Bất kỳ linh mục nào được thụ phong sau Traditionis Custodes đều cần “sự ủy quyền cần thiết do Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích trao cho Giám mục giáo phận” để có thể cử hành Nghi thức Cũ.
Source:The Tablet