Ngày 23-12-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một khoảng im lặng cần thiết
Lm. Minh Anh
00:18 23/12/2020
MỘT KHOẢNG LẶNG CẦN THIẾT
“Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta trầm mình vào ‘một khoảng lặng cần thiết’ khi chỉ còn hơn một ngày, Giáo Hội và thế giới đón mừng đại lễ Giáng Sinh. Malakia nói Êlia sẽ đến trước, chuẩn bị dân Chúa đón Người; Luca nói về ngày chào đời của Gioan, một Êlia mới.

Qua Malakia, Thiên Chúa phán, “Này Ta sai ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi. Người sẽ hoán cải lòng cha ông về lại với con cháu, và lòng con cháu trở về cùng cha ông”; đó là ‘một khoảng lặng cần thiết’ để dân Chúa hồi tâm. Gioan Tẩy Giả sẽ mặc lấy thần khí của Êlia để làm công việc chuẩn bị này. Thú vị thay, người được chuẩn bị trước nhất lại chính là cha của vị tiền hô, Zacaria, vốn đã phải câm vì không tin việc con mình chào đời. Nhưng đó là sự thật, Gioan ra đời và ngày đặt tên cho nó, Zacaria được tháo cởi, “Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa”. Những lời này tiết lộ hậu kết vui mừng cho sự thất bại ban đầu của Zacaria. Chín tháng trước, khi đang hoàn thành nghĩa vụ trong thánh điện, ông được sứ thần hiện ra, báo cho một tin vui rằng, vợ ông sẽ thụ thai và đứa trẻ sẽ là người dọn đường cho vị Cứu Chúa. Một đặc ân đáng kinh ngạc! Vậy mà Zacaria không tin. Kết quả là Tổng lãnh thiên thần đã đánh ông câm lặng trong chín tháng, ‘một khoảng lặng cần thiết’, cũng là khoảng thời gian vợ ông trải qua thai kỳ.

Thế nhưng, hình phạt của Thiên Chúa luôn là quà tặng của ân sủng Người. Zacaria không bị trừng phạt vì bất tuân hoặc vì những lý do mang tính trừng phạt; đúng hơn, hình phạt này được xem như việc đền tội. Ông được trao một việc đền tội khá nhẹ khi phải lặng thinh chín tháng vì một lý do chính đáng. Dường như Thiên Chúa biết, Zacaria cần có ‘một khoảng lặng cần thiết’ để suy gẫm về điều sứ thần đã nói với ông; ông cần chín tháng lặng thinh để suy gẫm việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm khi cho vợ ông mang thai ở tuổi xế chiều; ông cũng cần chín tháng lặng thinh để suy nghĩ về đứa bé và việc Chúa làm trên nó. Và chín tháng lặng thinh đó đã tạo ra một sự khác biệt đáng mong ước, một sự chuyển đổi hoàn toàn của con tim; chín tháng đó cũng đủ cho người đương thời biết phải nín lặng để sau đó, họ mở miệng ca tụng Thiên Chúa như ông.

Đứa trẻ ra đời, theo dự kiến sẽ mang tên của cha là Zacaria; nhưng đó không phải là tên sứ thần đã nói với ông, thay vào đó, nó phải được gọi là Gioan. Vì vậy, ngày thứ tám, khi đứa trẻ chịu cắt bì, Zacaria viết trên tấm bảng, “Tên cháu là Gioan”. Đây là sự mềm mỏng của một con tim hoán cải, một hành động của đức tin và là một dấu hiệu cho thấy, sau ‘một khoảng lặng cần thiết’ chín tháng, nay tâm hồn Zacaria đã hoàn toàn chuyển dịch từ ngờ vực sang tin tưởng, từ coi thường sang trân trọng, từ bất kính đến tôn kính. Hành động đức tin này đã xoá mọi nghi ngờ trước đó.

Tại một buổi lễ trang trọng, nhà thơ Ý, Dante Alighieri, chìm đắm thẳm sâu trong chiêm ngắm đến nỗi ông đã không quỳ gối vào thời điểm thích hợp. Những kẻ ghét ông vội vã đến chỗ giám mục, yêu cầu ngài trừng phạt Dante vì tội phạm thượng. Dante tự bảo vệ mình bằng cách nói, “Nếu những người buộc tội tôi đã có ‘một khoảng lặng cần thiết’ để đôi mắt và tâm trí họ chỉ biết ngắm nhìn và tập trung vào một mình Thiên Chúa như tôi đã làm, họ sẽ không còn nhìn thấy những gì chung quanh, và cũng không cần phải nhìn thấy những gì tôi làm”.

Anh Chị em,

Như Dante nói, dường như tâm trí và đôi mắt của chúng ta chưa tập trung đủ vào chính Thiên Chúa nên chúng ta thất bại trong việc tin và nhìn thấy mọi sự ở một cấp độ sâu sắc nhất. Đó chính là điều đã xảy ra với Zacaria khi ông chỉ nhìn vào bản thân, tài lực, sức khoẻ, tuổi tác của mình mà không quy về Thiên Chúa; chỉ sau ‘một khoảng lặng cần thiết’ một khoảng lặng của ân sủng, ông đã tin và vâng phục. Thiên Chúa cũng đang mong chờ chúng ta có ‘một khoảng lặng cần thiết’ trong tâm hồn để bớt quy về mình mà hướng về Người, vào quyền năng, tình yêu, lòng thương xót của Người hầu cũng có thể hành động trong đức tin. Bởi lẽ Thiên Chúa đang tiếp tục hoạt động, sinh hạ và cứu độ chúng ta. Vấn đề là chúng ta phải biết lặng thinh đủ để nghe Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con ‘một khoảng lặng cần thiết’ cấp bách hơn trong ngày cuối cùng này để ‘khoảng lặng’ ấy được ‘lặng hơn’ khi con thực lòng sám hối và trở nên thanh khiết, hầu có thể đón nhận “Hài Đồng là Lời mà thẳm lặng” vào lòng con; nhờ đó, niềm vui nơi con sẽ vỡ oà như đã oà vỡ nơi Zacaria; đó cũng là sự khác biệt lớn lao như một quà tặng cho con trong mùa Giáng Sinh này”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Năm 24/12: Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
00:58 23/12/2020


Tin Mừng Mt 1, 18-25

Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
 
Lễ Chúa Giáng Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
02:56 23/12/2020
LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Isaia 52: 7-10; Do Thái 1: 1-6; Gioan 1: 1-18

Bạn đã nghe câu chuyện này chưa? Một nhóm bạn bè tụ tập ăn cơm chiều. Bà mẹ đứng dậy rời bàn ăn dẫn đứa con gái 3 tuổi lên phòng ngủ rồi trở lại bàn ăn. Trời bắt đầu tối dần, rồi thời tiết bên ngoài thay đổi. Trời bắt đầu có gió lớn, cây cây cối gảy đổ. Nhiều cành cây gãy rơi xuống bên hông nhà. Rồi đến mưa lớn có cả mưa đá đập mạnh xuống trên mái nhà. Mọi người vội đứng bật dậy đóng các cửa sổ và nhìn bên ngoài thấy có sấm chớp rực sáng cả bầu trời. Những người lớn có vẻ thích thú cảnh tượng này.

Nhưng, đứa bé gái trên lầu sợ quá nên khóc. Bà mẹ vội chay lên phòng em bé để an ủi. Rồi trước khi ra khỏi phóng bà ta nói với em bé "Con đừng bao giờ sợ cả. Thiên Chúa luôn ở bên con”. Em bé trả lời "Dạ con biết Thiên Chúa luôn ở bên con. Nhưng con muốn có người bằng da thịt ở với con".

Đó là điều thánh Gioan loan báo hôm nay. Chúng ta có thể dùng lời người lớn để giải thich. Nhưng, điều đứa bé muốn nói chính là "người thật". Có nghĩa "nhà thần học” ba tuổi muốn nói là “một người có da thịt" Đó là điều Thiên Chúa đã làm, Ngài đã mặc lấy da thịt cho chúng ta.

Thánh Gioan, một số nhà thần học khác diển tả điều đó bằng cách này "Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được thấy vinh quang của người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật". Một cách dịch khác gần vời lời văn Hy lạp hơn như sau: "Và Ngôi Lời nhập thể và đã dựng liều của Ngưới ở giữa chúng ta". Tôi thích lời dịch này hơn. Lời dịch này nói về kinh nghiệm của người Israel với Thiên Chúa. Dân Israel nguồn gốc là sắc dân du mục, đi lang thang trong sa mạc. Cuộc sống của họ phải luôn luôn di chuyển. Thiên Chúa không ở cố định trên bàn thờ trong ngôi đền thờ có vị trí địa lý xác thực để họ phải đến thờ phượng và ở trước sự hiện diện của Thiên Chúa, Trái lại, theo như thánh Gioan viết, Thiên Chúa đã dựng liều ở giữa chúng ta.

Vậy, chúng ta chẳng phải là dân du mục hay sao? Dường như năm nay có nhấn mạnh đến điều đó cho chúng ta hay sao? Cũng như tổ tiên Israel của chúng ta, chúng ta đã đi trên một sa mạc khắc nghiệt, cằn cỗi và nguy hiểm đã dõi theo chúng ta từng giờ và từng ngày một, ngay cả khi chúng ta không bao giờ ra khỏi nhà mình. Những ngày qua đã làm cho chúng ta mất phương hướng và đầy thất vọng. Dù vậy, theo sự nhận xét của dân chúng, và bạn tin vào điều nói về gói quà và nhận quà trong cơn đại dịch covid: Đó là quà của sự cầu nguyện, sự thinh lặng, sự kết nối với gia đình và bạn bè ở xa, rộng lượng với láng giềng, những hành động dũng cảm phi thường của các nhân viên y tế, sự chia sẻ các nguồn lợi với kẻ khác v v...

Không đâu, chúng ta, những người du mục vì cơn dịch covid không còn phải cất bước đi đến một ngôi đền trên núi, hay ở một thánh địa xa xôi nào đó để được ở gần Thiên Chúa. Thay vào đó, "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta". Chúng ta có thể nói thêm vào đó là Ngài cùng đi với chúng ta, và cùng dừng lại từng chặng đường với chúng ta, ở nơi nào chúng ta gặp một thế giới đầy mới lạ mà chúng ta đi qua.

Hôm nay, chúng ta không chỉ mừng ngày Giáng sinh của Chúa Giêsu, từ một thế giới và một nền văn hóa khác. Không như cách chúng ta mừng những nhân vật vĩ đại khác trong lịch sử xã hội. Thật ra chúng ta tuyên nhận và tuyên xưng đức tin của chúng ta vào sự nhập thể liên tục của Chúa Giêsu ở giữa và ở trong mỗi người chúng ta. Khi chúng ta di chuyển, Ngài cùng đi với chúng ta. Khi chúng ta dừng lại, Ngài cũng dừng với chúng ta.

Hãy nhớ đến câu chuyện đứa bé 3 tuổi muốn có Thiên Chúa bằng da thịt. Đó là quà lễ Giáng Sinh hôm nay. Thiên Chúa bằng da thịt dành cho chúng ta. Thiên Chúa, Đấng tặng quà lễ Giáng Sinh, và chúng ta là những người cần và vui mừng đón nhận sự an lành tràn đầy của Thiên Chúa. Chúng ta không thể mua quà đó được. Nhưng, cũng như khi chúng ta chọn "món quà tuyệt đối" cho một người nào chúng ta yêu thương, thì Thiên Chúa đã làm như vậy cho chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta và ban cho chúng ta món quà lễ Giáng Sinh "tuyệt đối đó" Chẳng lẻ bạn không muốn la lớn lên một cách vui mừng: "thật là món quà tuyệt hảo, đúng như tôi cần".

Lễ Giáng Sinh nhắc chúng ta nhớ một món quà Thiên Chúa ban cho chúng ta quanh năm. Hôm nay chúng ta cảm tạ, Thiên Chúa là Đấng không ngừng trao ban quà cho chúng ta. Lễ hôm nay, không phải chỉ nói về một đứa bé đang lớn lên, rồi bị đóng đinh trên cây thập giá để cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Từ lúc đứa bé sinh ra, sự nhập thể mặc khải là Thiên Chúa đã hòa hợp với người phàm chúng ta. Cũng như người ta nói Ngài đã "tiếp cận và riêng tư".

Vậy chúng ta sẽ làm gì với món quà quý báu và vô giá mà chúng ta đã nhận lãnh? Lẽ cố nhiên là chia sẻ với người khác. Hãy cho người khác quà Thiên Chúa theo cách Ngài đã ban cho chúng ta. Hãy trao quà miễn phí. Quà được trao là: tha thứ, yêu thương và thông cảm. Một món quà không bao giờ ngừng trao tặng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


CHRISTMAS DAY
Isaiah 52: 7-10; Hebrews 1: 1-6; John 1: 1-18

Have you heard this a story? A group of friends gathered for a dinner. The mother leaves the table to put her three-year-old daughter to bed and then returns to the dinner. As night progressed the weather outside changed. It started with a strong wind, the trees snapped back and forth, Branches crashed to the ground alongside the house. Then heavy rain came with some hail pounding the roof. Everyone jumped up to close the windows and look out at the lightening fireworks. The adults were fascinated.

But the little girl upstairs began crying with fright. Her mother rushed upstairs to comfort her and before leaving the child’s room said, "You should never be afraid dear, God is always with you." The child responded, "Yes, I know God is with me. But I want someone with skin on."

That is what St. John is proclaiming to us today. We can use bigger words to explain it, but what "incarnation" means is what the three year old "theologian" wanted, "Someone with skin on." That is what God has done: God has "put skin on for us."

St. John, another theologian, describes it this way, "The Word became flesh and made his dwelling among us, and we have seen his glory: the glory of an only Son coming from the Father with enduring love." Another translation, staying close to the original Greek, puts it this way, "And the Word became flesh and pitched his tent among us." I like that wording, it harkens back to the Israelites’ experience of God. They started as nomads, wanderers in the desert. For them, always on the move, God wasn’t fixed on an altar in a temple somewhere you had to travel to in order to worship and be in God’s presence. Instead, as John puts it, God has pitched a tent among us.

Aren’t we all nomads? Hasn’t this year underlined that for us? Like our Israelite ancestors we have been traveling a harsh, demanding and deadly desert – day after testing day – even if we have never left our homes. The days have been very disorienting and disappointing to the max. Still, people acknowledge, if you can believe it, giving and receiving gifts during the pandemic: gifts of quiet, prayer, connections with distant family and friends, generosity of neighbors, extraordinary acts of bravery and courage by healthcare workers, sharing of resources, etc.

No, we pandemic nomads have not had to journey to a mountain shrine, or distant holy place to be close to our God. Instead, "The Word became flesh and pitched his tent among us." We could add: and picks up his tent to travel with us and pitches it again and again among us at each place we have found ourselves in this new, unfamiliar world we are now passing through.

Today we celebrate not just the birth of Jesus years ago, from another world and culture, the way we celebrate other great figures in history. Rather, we acknowledge and profess our faith in his continuing incarnation among and in each of us. When we move, he moves with us. When we stop, so does he.

Remember the child who wanted a God with skin on? That’s our Christmas gift today: God in the flesh for us. God is the Christmas gift giver and we are the needy and exuberant receivers of God’s bounty. We could not buy this gift. But just as we choose the "perfect gift" for someone we love, so God has done for us – loved us and given us the perfect Christmas gift. Don’t you just want to shout with glee, "What a perfect gift, just what I’ve always needed!"

Christmas reminds us of the gift God is giving us all year round. Today we give thanks to our non-stop, gift-giving God. This feast is not only about the child who will grow up, be crucified and free us from sin. From the moment of his birth the incarnation reveals that God has entered into a permanent union with us humans. As they say, "Up close and personal."

What shall we do with this precious, invaluable gift we have received? Share it, of course. Give to others the way God has given to us. Give free of charge – mercy, forgiveness, love and compassion – a gift that never stops giving.
 
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Jude Siciliano, OP
02:59 23/12/2020
LỄ THÁNH GIA THẤT
Sáng Thế15: 1-6; 21:1-3; Tvịnh 104; Do Thái 11: 8, 11-12, 17-19; Luca 2: 22-40

Trong lúc này các rạp chiếu phim, và những tụ điểm trình diển ca nhạc đều trống vắng. Tuy vậy, các thể loại nhạc ca mừng Giáng Sinh như nhạc vũ "The Nutcracker" và nhạc kịch "Christmas Carol" của Charles Dickens vẫn được phát trực tuyến cho nhiều nơi. Vậy có phải do đã được định dạng từ quá khứ, hay do vì những trình diễn đầy ngẫu hứng vẫn còn hoành tráng và nhiều ấn tượng? Trái lại, bài phúc âm hôm nay đưa ra một tiểu phẩm, không có ánh đèn chiếu vào các nhân vật chính. Ai lại chiếu ánh sáng vào một đôi vợ chồng nghèo với một đứa con, và 2 người già trong Đền Thờ như Simeon và Anna? Chúng ta, những người đọc Kinh Thánh biết câu trả lời câu hỏi đó: Chính Thiên Chúa sẽ làm.

Nều tục truyền đúng thì ông Simeon là một người cao niên, và bà Anna được mô tả là đã lớn theo từng năm tháng. Cả hai người sống trong Đền Thờ có đức tin mạnh và lâu năm. Văn hóa của thế giới thời ấy hầu như không để ý đến người già. Thông thường, khi nói với người già, chúng ta thường nói lớn với cung cách như nói với trẻ con. Điều này gây khó chịu và bất bình cho dân chúng ở các nước như ở Phi Châu, Á Châu và các nước nghèo vì họ không thể chấp nhận điều này. Ở các nước đó người cao niên rất được kính trọng. Cha mẹ và ông bà rất được kính mến và được xem là có nhiều khôn ngoan. Nhưng, ở đây, với văn hóa của chúng ta hiện nay, nếu chúng ta có câu hỏi thì chúng ta sẽ truy cập Google trên máy vi tính để tìm câu trả lời, nhưng, liệu chúng ta có nhận được sự khôn ngoan và kinh nghiệm từ những thông tin này hay không?

Dù vậy các vị cao niên trong Kinh Thánh có thể không đủ khôn ngoan như các góa phụ, hay những người không có con chăm sóc. Kinh Thánh thường trình bày những người đó là hình mẫu đức tin dễ bị tổn thương cho tất cả chúng ta. Ông Simeon và bà Anna phải chờ đợi rất lâu để được gặp “Đấng Kitô”. Điều gì đã khiến cho họ trung thành với đức tin trong bao nhiêu năm tháng đó? Họ được Chúa Thánh Thần nâng đở - Đấng Tối Cao luôn bênh vực kẻ thấp hèn, và nâng đỡ họ trong khi họ chờ đợi "Đấng an ủi của Israel". Câu chuyện cho thấy Thiên Chúa không phụ lòng những ai tin cậy Thiên Chúa. Như chúng ta nghe sứ thần Gabriel nói với Dức Maria trong Chúa Nhật vừa qua "Đối với Thiên Chúa, không có gì là Ngài không làm được". Bởi thế, tôi muốn tự hỏi: Tôi đang chờ đợi Thiên Chúa mạc khải điều gì? Tôi chờ đợi ở đâu và bằng cách nào? Điều gì là dấu chỉ cho tôi biết Thiên Chúa đã đến thăm tôi trong lúc tôi chờ đợi?

Tôi đã thấy bà Anna và ông Simeon hai người cao niên trung thành, còn bạn thì sao? (trong lúc tôi càng ngày càng lớn tuổi, tôi hy vọng sẽ được như họ là cao tuổi và trung thành với đức tin). Trước khi có cơn đại covid bùng phát, tôi đang xếp hàng dài chờ đợi tại hiệu thuốc để trả tiền mua thuốc. Một bà lớn tuổi đứng trước quầy thu ngân đang chậm rãi đếm tiền lẻ đổ trong ví ra. Những người đứng sau bà ấy chờ đợi mãi và Tôi rất vui vì không ai có cử chỉ thiếu kiên nhẫn hay lẩm bẩm “sao mà lâu thế!?" Tôi nghĩ đời sống của bà này thường trở nên một bài kiểm tra trong việc thử thách tính kiên nhẫn của nhiều người đứng xung quanh bà ở nhà hay ở các cửa hàng. Trong lúc bà ta đi qua tôi để ý thấy có một cuốn Kinh Thanh lấp ló trong túi đi chợ của bà ấy. Tôi nghĩ, “tốt quá” thật “bà ta không sống đơn độc, bà ta có sự giúp đở giúp cho bà thêm can đảm và chịu đựng qua những ngày dài này”. Chúa Thánh Thần sẽ ở với bà ta khi cuộc sống đòi hỏi sự kiên nhẫn và tin tưởng, Với chúng ta cũng đúng như thế.

Rồi nữa, trước cơn đại dịch covid, tôi có dịp nói chuyện với một ông lão 80 tuổi đang quản lý một kho thực phẩm cho người nghèo thuộc giáo xứ Vincent de Paul, ông ta nói với tôi là trong suốt 35 năm ông dạy học tại trường, ông thường "góp một ít vào kho thực phẩm" Nhưng, bây giờ ông đã nghỉ hưu, và ông đã tủm tỉm cười nói với tôi: “trong 10 năm vừa qua tôi làm chủ ở đây!", Ông chào đón người nghèo một cách niềm nở lắng nghe họ nói về các vấn đề của họ như giúp họ trả tiền nhà, tiền điện, hay giúp họ tìm chỗ ở lúc nguy cấp và cho họ thức ăn từ kho thực phẩm. Ông ấy đã làm việc ở đó đã lâu, chờ đợi người nghèo cần được giúp đở đến. Ông ta là "chủ" thật sự, nhưng, không có sự giúp đở của Chúa Thánh Thần như bà Anna và ông Simeon, nhìn nhận Chúa Giêsu trong số những người nghèo mà ông ta phục vụ.

Ông Simeon và bà Anna có thể không nổi bật trong khung cảnh của thế giới, nhưng họ là những người rất quan trọng trong phúc âm thánh Luca. Mặc dù họ không phải là nhân vật chính của câu chuyện. Họ không phải là những người lãnh đạo tôn giáo thật sự, trong số những người lãnh đạo tôn giáo chống đối Chúa Giêsu và sau đó từ chối Chúa Giêsu và lên án tử hình Ngài. Họ không nhận biết được Đấng Mêsia khi Ngài đến. Thì làm sao họ "nhận biết" được Chúa Giêsu?

Đối với ông Simeon và bà Anna, lòng tin vào lời Thiên Chúa hứa đã giúp họ luôn trung thành và tỉnh thức, để khi Thiên Chúa đến trong đời họ, nhờ tỉnh thức nên họ dễ chấp nhận điều gì mới và đầy bất ngờ. Thiên Chúa hiện diện theo những cách thức rất lạ lùng đối với những ai có tâm tình luôn rộng mở, những người luôn tỉnh thức và sống trong hy vọng. Những ai đặt hy vọng vào Thiên Chúa phải luôn kiên trì và nhận ra Đấng Mêsia khi Ngài đến trong cuộc sống của họ, ngay cả khi Ngài ngụy trang dưới hình dáng của những kẻ yếu hèn và bé mọn.

Ông Simeon có nói một lời tiên tri quan trọng cho cha mẹ đứa bé và cho chúng ta. Chúa Giêsu xuất hiện và ông Simeon nói lời cuối cùng về Chúa Giêsu mà chúng ta sẽ nghe trong Đền Thờ - thánh Luca đã thiết kế một sân khấu đầy kịch tính cho điều ông Simeon sẽ nói "Thiên Chúa đã đặt đứa bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã, hay được trỗi dậy". Ở đây, một lần nữa, thánh Luca loan báo một cách chắc chắn về một "em bé" với thị kiến. Chúa Giêsu sẽ đi ngược lại cách suy đoán của thế gian giống như bài Magnificat mà đức Maria loan báo. "Thiên Chúa hạ bệ những kẻ quyền thế. Người nâng cao kẻ khiêm nhường"(1:52) Khi tất cả mọi sự đã được nói và làm xong, Thiên Chúa trở nên đối nghịch với quyền lực của thế gian và làm cho họ không hiểu biết sự khôn ngoan của người bé mọn và hiền hậu như bà Anna, ông Simeon, đức Maria, và thánh Giuse và Chúa Giêsu. Nhưng, trên hành trình của đức tin vẫn có sự đau khổ, và ông Simeon nói tiên tri là ngay cả đức Maria cũng không tránh khỏi.

Chúng ta không bỏ qua vai trò của bà Anna. Bà ta nhận ra danh tính của Chúa Giêsu và "dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và nói về đứa bé cho tất cả những ai đang chờ đợi sự cứu rỗi của Giêrusalem". Bà Anna chỉ là một phụ nữ duy nhất trong phúc âm được gọi là ngôn sứ. Nhưng, tại sao thánh Luca không nói cho chúng ta biết bà Anna đã nói gì trong lời "cảm tạ Thiên Chúa" của bà? Thánh Luca thường dành cho phụ nữ những địa vị thầm lặng trong phúc âm của ông ta. Phụ nữ thường là những người lắng nghe, và thánh Luca không bao giờ gọi phụ nữ là "môn đệ", hay “sứ đồ”. Phụ nữ "phục vụ" trong phúc âm thánh Luca, và đã có lần chữa lành bệnh tật, nhưng họ không được giao phó nhiệm vụ và năng quyền như các môn đệ nam của Chúa Giêsu để báo tin mừng cho người khác. Mặc dù phụ nữ có phần việc thấp kém trong phúc âm thánh Luca, họ là những người ở với Chúa Giêsu trong những lúc quan trọng, trong những năm Ngài đi rao giảng, trong khi Ngài chịu đau khổ và cả lúc Ngài được mai táng trong mộ trống. Và trong sách Công Vụ Tông Đồ, quyển thứ hai của thánh Luca, chắc chắn là có phụ nữ ở đó khi Chúa Kitô hiên ra “cho 11 môn đệ và những người đang tụ họp ở đó (Lc 24: 33).

Thánh Luca, trong thời ông ta, ông ta không biết rõ, một thời khi phụ nữ trong đất nước Lamã bị bắt bớ với vài điều riêng biệt. Luca diển tả phụ nữ cho thấy một ít cởi mở giải phóng phụ nữ trong giáo hội tiên khỏi với cử chỉ hơi rộng rải đối với phụ nữ hơn là với thế giới xung quanh họ. Có thể là Luca cho dịa vị của những nam nhân quan trọng hơn và để cho Hội thánh đầy ánh sáng trong thế giới của người ngoại xung quanh ông ta.

Hôm nay là lễ Thánh Gia Thất, chúng ta chảng phải chú trọng đến thánh gia và cuộc sốnggia đình hay sao? Thật thế, nhưng gia đình này không phải là một gia đình riêng biệt, được che chắn khỏi những vui buồn của thế gian. Trong khi thánh Giuse và Đức Maria đem người con về lại làng Nadarét để dạy dổ người con trong khung cảnh gia đình, giúp con "ngày càng khôn lớn. và được sức mạnh và thêm khôn ngoan". Dù vậy họ không thể che chở những điều gì sẽ xãy đến cho người con sau đó. Như ông Simeon nói tiên tri "người con sẽ là duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp phạm”.

Phúc âm có thể nói với chúng ta về những năm đầu tiên của Chúa Giêsu, nhưng, chúng ta không nói vể đứa trẻ sơ sinh hay đứa trẻ Giêsu trong trong đức tin của chúng ta phải không? Chúng ta đã được mời gọi cùng với ông Simeon nói tiên tri về Chúa Giêsu là Đấng Cứu rỗi của Thiên Chúa. Và cùng với bà Anna khi nói về đứa bé "cho tất cả những ai đang chờ đợi sự cứu rỗi cho Giêrusalem" (hay cho Luân Đôn, cho Nữu Ước, cho Thượng Hải, cho Baghdad v.v...)

Tôi nghe thấy một triếu đại hoàn toàn mới đang đến với chúng ta, Thiên Chúa đẫ đến và đang làm sự bày tỏ là "làm việc thánh thiện" mạc khải cho một ít người trung tín còn sót lại một tin mừng đã được trông đợi từ lâu. Tôi cũng nghe thánh Luca mời gọi nhẹ nhàng cho chúng ta chấp nhận Đấng Mesia, nhất là trong những cách sẽ thay đổi thế giới và lập ra một triều đại mới theo đường lối Thiên Chúa và những ơn huệ không ngờ trước được.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


THE HOLY FAMILY (B)
Gen. 15: 1-6; 21:1-3; Psalm 105; Hebrews 11: 8, 11-12, 17-19; Luke 2: 22-40

The local theaters and concert halls are mostly empty these days. Still, productions of Christmas music, "The Nutcracker," and Dickens’ "A Christmas Carol," are being live-streamed. Is it just memories from the past, or do these improvised presentation still look big and impressive? Today’s gospel, in contrast, is small-size drama with no spotlights shining on the lead actors. Who would put a spotlight on a poor couple with their infant and two old, temple characters like Simeon and Anna anyhow? We bible readers know the answer to that question – God would!

If tradition is correct, Simeon is an old man. Anna is described as "advanced in years." Both are devout and they have had a long-weathered faith. Our first world culture barely notices the aged. Often, when the elderly are addressed we adopt a tone of voice that sounds like we are talking to children – only louder. This shocks people from other lands like Africa, Asia and many poorer nations, who still hold their elderly in high regard. Their parents and grandparents are treated with respect and are sought for their wisdom. Here in our culture, if we have a question we go to Google for our answer. We might get an answer; but do we get wisdom honed by experience?

Still, elderly people in the bible can be at risk if they are widowed, or without children to care for them. The scriptures often present such vulnerable ones as models of faith for the rest of us. Simeon and Anna have waited a long time to see "the Christ of the Lord." What kept them faithful for so many years? They were sustained by the Holy Spirit – the strong One who takes the side of the lowly and upholds them in prayer as they wait for "the consolation of Israel." The story shows that God does not disappoint those who trust in God. As we heard the angel Gabriel tell Mary last Sunday, "Nothing is impossible for God." So, I want to ask myself: What revelation from God am I waiting for? Where and how am I waiting? What will be the signs to me that will tell me God has visited me in my waiting?

I have seen the faithful and elderly Anna and Simeon many times, haven’t you? (As I am advancing in years I hope I can be described like them, "faithful and elderly!") Before the pandemic lockdown, I was on a long line at a drugstore. A senior woman was at the cashier slowly counting out her money from a change purse. Those of us in line behind her waited and watched. I was delighted that no one made an impatient gesture, or muttered, "What’s taking so long?" I imagine the woman’s life must be a frequent test on her patience, as well as on the patience of those around her at home and in other stores. As she passed I noticed a bible sticking out of her cloth shopping bag. "Oh good," I thought, "she’s not alone, she’s got help to give her courage and endurance over the long days." The Spirit will be with her when life asks patience and trust of her. The same is true for us.

Again, before the pandemic, I was chatting with an 80 year old man who manages a parish St. Vincent de Paul food pantry for the poor. He told me that during the 35 years he taught school he used to "help out a bit at the pantry." But he is retired now and he said, with a twinkle, "For the past 10 years, I have been the boss here!" He greets the poor cordially; listens to their problems; helps them pay for rent, electric bills, or emergency shelter and he gives them food from the pantry. He has been at it for a long time, waiting for poor people in need to come. He is the "boss" alright – but not without a lot of sustenance from the Holy Spirit who helps him, like Anna and Simeon, recognize Jesus in the poor he serves.

Simeon and Anna may not stand in the spotlight on the world’s stage, but they are very important people in Luke’s gospel, even though they are only "on stage" for this one scene. They are not among the official religious leadership, some of whom were antagonistic to Jesus and later rejected and had him executed. They didn’t know, or recognize the messiah when he came. How does one get to "know" Jesus?

For Simeon and Anna, faith in God’s promises kept them faithful and vigilant, so that when God entered their lives, they were wide awake and receptive to something new and unexpected. God is present in surprising ways for those with open minds and hearts who are vigilant and live in hope. Those who have put their hope in God will persevere and recognize the messiah when at last he does come into their lives, even if disguised among the least and vulnerable.

Simeon has a significant message for the child’s parents – and us. Jesus appears and Simeon speaks the last words we will hear in the Temple about Jesus. Luke has set a dramatic stage for what Simeon has to say, "Behold, this child is destined for the fall and rise of many in Israel and to be a sign that is contradicted." There is it again: Luke’s gospel in a nutshell, announced this time by one of the "little ones" with vision. Jesus will contradict the world’s way of reckoning, just as Mary proclaimed in her "Magnificat" – "God has deposed the mighty from their thrones and raised the lowly to high places" (1:52). When all is said and done, God contradicts the worldly powers and confounds them by the wisdom of the meek and gentle: like Anna, Simeon, Mary and Joseph – and Jesus. But there is pain along the journey of faith and Simeon says that even Mary will not be spared.

Let’s not diminish Anna’s role. She is conscious of Jesus’ identity and "gave thanks to God and spoke about the child to all who were awaiting the redemption of Jerusalem." Anna is the only woman in this gospel to be called a prophet. But why doesn’t Luke tell us what Anna said in her "thanks to God?" Luke does tend to give silent roles to the women of his gospel; they are more listeners and he never calls them "disciples," or "apostles." Women "serve" in Luke’s gospel and are healed of infirmities; but they aren’t commissioned, as Jesus’ male disciples were, to tell others the good news. Though they have a subservient role in this gospel, women are with Jesus during key moments: during his years of ministry; his execution and at both his burial and the empty tomb. And in Acts, Luke’s second volume, certainly women were there when Christ appeared to "the Eleven and the rest of the company assembled " (24: 33).

Luke seems to be locked in his times, a period when women in his Roman world were, with a few exceptions, repressed. His depiction of women does show some emancipation and early Christians were more liberal in their attitudes towards women than the world around them. Perhaps Luke has men in more significant roles so as to put Christianity in a better light in his surrounding pagan world.

This is the feast of the Holy Family – aren’t we supposed to focus on them and family life? Yes, but this family isn’t a separate unit unto itself, protected in a cocoon from the joys and sorrows of the world. While Joseph and Mary will take the child back to their town of Nazareth to provide him with the kind of familiar setting which will enable him to grow and "become strong, filled with wisdom" – still, they cannot prevent what will befall him later. He will, as Simeon foretold, be a "sign that will be contradicted."

The gospel may be telling us about Jesus’ earliest years, but we are not dealing with the infant, or child Jesus in our faith – are we? We are already begin invited to join Simeon in proclaiming Jesus as God’s salvation and also Anna, in her speaking about the child, "to all who were awaiting the redemption of Jerusalem" (or, London, New York, Baghdad, Shanghai, etc).

I hear a whole new reign bursting in on us. God has come and is doing the usual "divine thing" – revealing to a faithful remnant a long-awaited message. I also hear Luke’s subtle invitation to accept this messiah, especially in ways that will undo our world and build a new kingdom based on God’s ways and God’s surprising gifts
 
Loan báo Tin Mừng trọng đại cho thế giới hôm nay
Lm. Đan Vinh
05:48 23/12/2020
LỄ ĐÊM GIÁNG SINH ABC
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.

LOAN BÁO TIN MỪNG TRỌNG ĐẠI CHO THẾ GIỚI HÔM NAY

1. LỜI CHÚA:

“Này tôi báo cho anh em một Tin mừng trọng đại, cũng là Tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHÚA CỨU THẾ ĐÃ GIÁNG SINH CHO CHÚNG TA:

Ở nước Nga thời trung cổ, có một hoàng tử tên là A-lếch-xích (Alexis) có lòng bác ái yêu thương những người nghèo khổ bệnh tật. Mỗi ngày hoàng tử dành nhiều thời giờ đến thăm hỏi và sẵn sàng rộng tay giúp đỡ những ai cần được trợ giúp. Có điều lạ là hoàng tử thấy dân chúng lại tỏ vẻ dửng dưng và thờ ơ khi thấy chàng đến thăm. Về sau hoàng tử được biết sở dĩ dân chúng không mấy phấn khởi khi gặp chàng vì chàng không đáp ứng được các nhu cầu thực tế của họ. Từ đó hoàng tử A-lếch-xích tìm cách giúp dân chúng cách thiết thực hơn.
Sau một thời gian, một hôm dân chúng lại thấy một người ăn mặc đơn sơ đến thăm họ. Anh ta thuê một túp lều trong hẻm sâu làm nơi trú ngụ. Hàng ngày anh đến từng nhà và khám bệnh bốc thuốc miễn phí cho các người nghèo. Chẳng bao lâu sau, anh ta gây được thiện cảm của mọi người chung quanh. Uy tín anh ngày một gia tăng khiến nhiều người nghe tiếng đã tìm đến nhờ anh giúp đỡ giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Hôm nay anh dàn xếp được một cuộc tranh chấp đất đai giữa hai gia đình. Hôm sau, anh lại làm cho một đôi vợ chồng sắp ly hôn làm hòa với nhau và yêu thương nhau như trước. Anh động viên mọi người tương trợ lẫn nhau và nhờ đó ai cũng yêu mến anh vì anh đã hy sinh tận tình giúp đỡ cho họ.
Thật ra ông thầy lang ấy chính là hoàng tử A-lếch-xít. Hoàng tử đã rời bỏ cung điện phú quí, đến sống giữa đám dân nghèo đói dốt nát, và hòa mình với họ. Về sau khi biết được ông thầy lang chính là hòang tử A-lếch-xít hóa thân thì dân chúng lại càng quý trọng hòang tử gấp bội.

Hoàng tử A-lếch-xít trong câu chuyện trên là hình ảnh của Đức Giê-su Đấng Cứu Thế. Người đã giáng sinh trong cảnh nghèo hèn để chia sẻ cảnh nghèo khổ với lòai người chúng ta. Người đã yêu thương chúng ta và tình nguyện xuống trần gian để ban lại cho chúng ta sự sống đời đời.

2) THỰC THI CÔNG LÝ BẰNG TÌNH THƯƠNG:

Vào một ngày mùa đông lạnh giá, viên thị trưởng thành phố New York vẫn đã phải chủ tọa một phiên tòa như thường lệ. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão áo quân rách nát. Người này bị tố cáo là đã ăn cắp một ổ bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà ông này đưa ra là: “Vì gia đình tôi đang sắp chết đói”.

Nghe xong lời cáo tội của chủ cửa hàng bánh và lời biện bạch của ông lão, viên thị trưởng đã đưa ra phán quyết như sau: “Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi ra lệnh trừng phạt tội ăn cắp của người này là nộp 10 đôla trả lại cho chủ quán”. Sau khi tuyên án, viên thị trưởng liền rút trong túi ra 10 đôla thi hành án lệnh. Sau khi trao cho người ăn cắp 10 đôla để nộp phạt, ông thị trưởng quay xuống cử tọa nói tiếp: “Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp”. Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền và trao tất cả cho ông lão. Khi chiếc mũ đã được chuyền một vòng, người ta đếm được 47 đôla 50 xu. Ông thị trưởng trao tất cả cho ông lão. (Trích từ “Lẽ Sống”).

Qua đó, viên thị trưởng cùng một lúc vừa thực thi công lý lại vừa biểu lộ tình thương. Nói cách khác: Ông đã thi hành công lý bằng lòng từ bi thương xót. Thiên Chúa là vị Thẩm phán tối cao đòi loài người phải đền tội kiêu ngạo bất tuân là bị chết theo phép công bình. Nhưng Thiên Chúa lại thực thi công lý với lòng từ bi thương xót qua mầu nhiệm Giáng Sinh và mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giê-su.

Đàng khác, có bao giờ chúng ta nhận thấy mình cũng có trách nhiệm về những tội ác xảy ra hằng ngày chung quanh chúng ta không? Biết đâu vì chúng ta dửng dưng vô cảm, thiếu liên đới chia sẻ, nên mới xảy ra biết bao tội ác trong xã hội! Nếu chúng ta ý thức về trách nhiệm liên đới, chia sẻ, thực sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ góp phần giảm bớt cảnh đói khổ, và như thế tội ác trên thế giới cũng sẽ giảm đi. Thế giới không thiếu thực phẩm, không thiếu tài nguyên. Chỉ tại thiếu lòng thương xót.

3) NGƯỜI VỐN DĨ VÔ TỘI NHƯNG ĐÃ TRỞ THÀNH TỘI NHÂN VÌ CHÚNG TA:

Một vị quan lớn gửi thiệp mời các người thân quen đến dự tiệc mừng sinh nhật thất tuần của ông. Tất cả quan khách đến dự buổi liên hoan đều ăn mặc sang trọng và có xe ngựa sang trọng đưa rước. Một vị quan cao tuổi là bạn chí thân của quan chủ tiệc cũng đến dự. Do già yếu nên khi bước xuống xe, chẳng may ông bị trượt chân té xuống một vũng nước dơ khiến các gia nhân gần đó đều cười ồ lên. Trước tình trạng quần áo bị hoen ố nước dơ, vị quan cảm thấy xấu hổ trước trăm con mắt đang nhạo cười mình và quyết định lên xe ra về. Viên quản gia hiện diện đã đến năn nỉ hết cách mà vị quan kia nhất định không vào trong nhà dự tiệc. Bấy giờ chủ nhà được gia nhân cấp báo liền vội vàng chạy tới. Khi ngang qua vũng nước, ông lại cố tình té ngã vào vũng nước và quần áo ông cũng vấy bẩn không khác vị quan khách kia bao nhiêu. Lần này bọn gia nhân không ai còn dám cười nữa. Sau đó chủ nhà đã nắm tay vị khách quý mời vào phòng dự tiệc, và ông này không còn viện lý do gì để từ chối nữa.

Việc làm của chủ nhà trong câu chuyện trên là hành động tế nhị và đầy tình người, khiến chúng ta hiểu được phần nào lý do tại sao Đức Giê-su vốn là Con Thiên Chúa nhưng lại hạ mình xuống làm một phàm nhân. Người đã trở nên giống như chúng ta để ban ơn cứu độ cho chúng ta.

3. SUY NIỆM:

1) ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG:

- Vào dịp lễ Giáng Sinh, chúng ta lại được nghe những bài hát du dương thánh thót có khả năng lay động lòng người, nhất là bài SAI-LÂN NAI, HÔ-LI NAI (Silent Night, Holy Night), lời Việt là “Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng”. Quả thực, đêm Giáng Sinh thật là một Đêm thiêng liêng, vì là giờ phút linh thiêng, đất trời hòa hợp nhờ việc Con Thiên Chúa giáng sinh làm người. Mùa Vọng là thời gian trông mong Đấng Cứu Thế đến. Hôm nay, Thiên Chúa đã đáp lại sự mong mỏi của nhân loại bằng việc sai Con Một xuống thế làm người, đầu thai trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a, trở thành một con người “giống như chúng ta mọi đàng, chỉ trừ không có tội” (Dt 4,15).

- Làm sao hiểu được chuyện đó? Làm sao Thiên Chúa lại trở thành một phàm nhân yếu đuối nghèo nàn? Làm sao Đấng vô cùng lại có thể trở thành một con người hữu hạn? Làm sao Đấng siêu thời gian lại đi vào trong thời gian và chịu sự chi phối của thời gian? Làm sao Đấng Tạo Hóa hằng sống lại phải trở thành một loài thụ tạo hay chết? Tóm lại: Tại sao Thiên Chúa lại giáng sinh làm người? Chúng ta chỉ có thể trả lời rằng: Tất cả là do Tinh Thương.

2) GIÁNG SINH- LỄ CỦA TÌNH THƯƠNG:

- Vì yêu thương loài người và vì muốn cứu độ chúng ta, Con Thiên Chúa đã xuống thế để ở cùng chúng ta, để dạy loài người chúng ta nhận biết Đấng tạo dựng nên mình và mở ra cho loài người một con đường sống, để về trời hưởng hạnh phúc với Chúa Cha. Chúa Giê-su đã thể hiện tình thương của Thiên Chúa bằng việc thiết lập một Nước Trời là Hội Thánh, và đã chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho loài người, rồi sống lại để trả lại sự sống cho loài người. Tóm lại đêm nay kỷ niệm “Con Thiên Chúa giáng trần làm con loài người, để con loài người được nên Con Thiên Chúa”.
- Như thế, lễ Giáng Sinh là lễ của tình thương. Tin mừng trong ngày lễ Giáng Sinh hôm nay công bố sứ điệp: Thiên Chúa yêu thương loài người nên đã sai Con Một xuống thế để công bố cho loài người biết tình thương bao la của Thiên Chúa. Người muốn chúng ta đáp lại tình thương của Ngài bằng việc yêu mến Ngài và yêu thương nhau.

3) DẤU CHỈ ĐỂ NHẬN BIẾT ĐẤNG THIÊN SAI LÀ SỰ NGHÈO KHÓ:

- Chúa Giáng Sinh là một Tin mừng cho mọi người thiện tâm trên trần gian. Dấu chỉ để các mục đồng nhận ra Người là “Một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.
- Các mục đồng sau khi được thiên thần báo tin đã lập tức lên đường tìm kiếm Hài Nhi và cuối cùng đã gặp được Người. Rồi họ lại đi loan Tin mừng cho kẻ khác.

4) THỰC THI BÁC ÁI ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG:

Ngày nay Chúa Giê-su vẫn tiếp tục đến với chúng ta qua những dấu chỉ khiêm tốn và nghèo hèn. Người trở thành một tấm bánh với vẻ bề ngoài tầm thường, Người hiện thân trong những kẻ tàn tật què quặt đui mù, Người đến trong những người nghèo khó bị người đời hắt hủi bỏ rơi.

- Trước dấu chỉ nghèo khó này, các chủ quán giàu có ở Bê-lem đã xua đuổi hai ông bà Giu-se Ma-ri-a khỏi nhà trọ của họ đang khi các mục đồng nghèo hèn lại vui mừng đón nhận Tin mừng Giáng Sinh của Người. Còn chúng ta sẽ đối xử thế nào đối với người nghèo là hiện thân của Chúa Giê-su?
- Qua cách ứng xử với tha nhân mà chúng ta nhận biết mình thuộc hạng người nào: Là chủ quán giàu có ở Be-lem khi thiếu lòng từ tâm xua đuổi người nghèo ra đường giữa đêm khuya? Hay là các mục đồng nghèo khó, sẵn sàng đón nhận Tin mừng Chúa Giáng Sinh và giới thiệu Chúa là Tin Mừng Cứu Độ cho họ?

4. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cách đây hơn 20 thế kỷ, Chúa đã giáng sinh làm người trong âm thầm lặng lẽ giữa đêm khuya. Chúa đã đến với chúng con để ban ơn cứu độ cho chúng con. Chúa đến để dạy loài người con đường lên trời là đường chật hẹp, gai chông và ít người chịu đi, nhưng lại là đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời. Chúa đến để nối kết mọi người trên trần gian lại với nhau, trở thành anh chị em của nhau vì cùng có một Cha Chung trên trời. Hôm nay mùa Giáng Sinh lại đến: Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người nô nức mừng Chúa giáng sinh trong những bữa tiệc vui vẻ sang trọng. Xin cho chúng con biết nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó, những cụ già neo đơn không người chăm sóc, những trẻ em mồ côi bụi đời… để chúng con ân cần thăm hỏi và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ nên môn đệ đích thực và chứng nhân của Chúa.- AMEN.
 
Chúng ta đi tìm con Chúa ra đời
Lm. Đan Vinh
05:54 23/12/2020
LỄ GIÁNG SINH ABC
THÁNH LỄ RẠNG ĐÔNG - Lc 2,15-20

CHÚNG TA ĐI TÌM CON CHÚA RA ĐỜI

1. LỜI CHÚA:

“Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hai Nhi này” (Lc 2,16-17).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HANG BE-LEM MÙA GIÁNG SINH:

Trong Mùa Giáng Sinh này, chúng ta thường thấy nhiều hang đá tại nhà thờ hay tư gia. Trong hang có Hài Nhi Giê-su đang nằm trong máng cỏ, bên cạnh là Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se quì thờ lạy. Cũng có mấy con bò và lừa đang quì gần bên thở hơi ấm cho Hài Nhi mới sinh. Việc dựng các hang đá như trên đã có từ thế kỷ thế 13. Vào năm 1223, thánh Phan-xi-cô khó khăn, lúc đó đang là bề trên một tu viện bên Ý. Ngài cho dọn một hang đá trong vườn cây ở gần Gờ-réc-xi-ô. Bên trong hang đá, ngài đặt tượng Hài Nhi Giê-su nằm trên máng cỏ, bên cạnh là một con bò và một con lừa. Vào đêm khuya hôm lễ Giáng Sinh, thánh Phan-xi-cô cùng các tu sĩ và dân chúng lân cận kéo nhau đến đứng chung quanh hang đá. Bên cạnh hang có đặt một bàn thờ, và thánh lễ đã được cử hành trang nghiêm. Từ đó, việc trưng bày hang đá tại nhà thờ và tư gia càng ngày càng phổ biến trở thành tập tục chung của cả thế giới.

2) ÔNG GIÀ NO-EN SỨ GIẢ CỦA TÌNH THƯƠNG LUÔN SỐNG MÃI :

Tháng 9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Vir-gi-ni-a đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già No-en. Câu hỏi của cô bé là: Ông già No-en có thật không? Hôm sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: "Vir-gi-ni-a yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già No-en. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không có gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được… Chỉ có đức tin, chỉ có tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới của chúng ta.”

Lá thư gửi cho cô bé Vir-gi-ni-a trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ là một Em Bé. Một Em Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ra trên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm vui và hy vọng cho tất cả mọi người. Cùng với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa Giáng Sinh. Bầu khí Giáng Sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất cả đều hướng về các em nhi đồng... Người cho đã vui mà người nhận còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người còn có thể mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già No-en của hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em và không biết bao nhiêu người sầu khổ.

3) CHÚA GIÁNG TRẦN ĐEM NIỀM VUI VÀ TÌNH THƯƠNG CHO NGƯỜI NGHÈO:

Nhật báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 24/12/1995 đăng lời chứng của Nữ tu Emmanuel như sau:

“Tại một khu ổ chuột ở thủ đô Cairô (Ai Cập), người ta không cử hành lễ Giáng sinh được vì quá nghèo. Tôi đến gặp Đức thượng phụ Sinođa xin Ngài cho một linh mục đến dâng lễ tại đó. Tin vui loan ra, mọi người đều hăng hái quét dọn, vài miếng vải sáng màu được giăng lên, không có đèn điện, chỉ một vài cây nến sáng. Đêm khuya, tiếng hát mừng Chúa giáng sinh đã vang lên, mọi vật trong khu ổ chuột đều thức giấc: Lũ lừa kêu be be, gà thì gáy o o, mấy chú chó sủa lên inh ỏi… Thật là một bản nhạc giao hưởng mừng Chúa Giáng Sinh vô cùng độc đáo. Vị linh mục hôm ấy đã không giảng nhiều, Ngài chỉ vắn tắt vài lời: “Nếu Chúa Giáng trần một lần nữa, chắc chắn Người sẽ sinh ra tại nơi đây để trao ban tình thương cho anh chị em, chia sẻ nỗi đau buồn nghèo đói và đồng hành với anh chị em trong khu ổ chuột này”. Lễ xong, tôi phát cho mỗi người một quả quýt và một chiếc bánh No-en nhỏ. Mọi người chúc mừng nhau rồi ra về trong niềm vui hân hoan.”

Niềm vui giáng sinh đâu có nhất thiết đòi phải có bữa tiệc linh đình trong cảnh huy hoàng giàu sang, nhưng chủ yếu đến từ những tấm lòng đơn sơ nghèo hèn, chứa đầy tình Chúa tình người.

3. SUY NIỆM:

1) GIÁNG SINH LÀ MẦU NHIỆM “THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA”:

Vì yêu thương nhân loại và muốn ban ơn cứu độ cho loài người chúng ta mà Con Thiên Chúa đã từ trời cao xuống nhập thể làm người. Người sinh ra trong cảnh nghèo hèn tại Be-lem, sống ba mươi năm ản dật tại Na-da-rét trong thân phận một người lao động vất vả trước khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Người đã trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Quả thật: “Con Thiên Chúa đã trở nên loài người, để làm cho con loài người trở nên Con Thiên Chúa”.

2) TỪ NHẬP THỂ VÀ GIÁNG SINH ĐẾN TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH:

Giáng Sinh là cách Thiên Chúa bày tỏ tình thương lớn lao của Ngài đối với nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm người, trở nên giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không có tội. Chúa Giê-su đã yêu thương nhân loại đến cùng, và biểu lộ tình yêu của Người bằng việc đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, lựa chọn và huấn luyện các tông đồ, lập các Bí Tích và cuối cùng chấp nhận đi con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” theo thánh ý Chúa Cha, chấp nhận chịu chết nhục nhã trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta, và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Người đã mở ra con đường lên trời cho loài người chúng ta, là con đường yêu thương, quên mình và hiến thân phục vụ. Người mời gọi chúng ta “bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà đi theo Người”. Nếu chúng ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống lại với Người, và sau này sẽ được về trời hưởng hạnh phúc với Người.

3) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU? :

Sau khi được sứ thần loan báo tin vui, các mục đồng đã vội vã lên đường đi Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế. Sau khi gặp Người, họ đã thuật lại những gì mắt thấy tai nghe. Trong những ngày Mùa Giáng Sinh này mỗi người chúng ta phải làm gì để loan báo Tin Mừng Đấng Cứu Thế Giáng Sinh cho các bạn bè và những người chưa nhận biết Chúa: Một sự quan tâm người bên cạnh, một nụ cười làm quen và cái bắt tay thân ái, một lời động viên và một món quà giúp đỡ người bất hạnh…

4. LỜI NGUYỆN:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã ban ơn cứu độ cho trần gian. Nhưng loài người chúng con chỉ đón nhận được ơn cứu độ của Chúa nếu biết thành tâm đi tìm kiếm Chúa. Chúa luôn phát ra tín hiệu để mời gọi và không ngừng chờ mong chúng con đáp trả. Xin cho chúng con biết noi gương các mục đồng: hối hả rủ nhau sang Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế mới sinh mà họ mới được báo tin.

Trong mùa Giáng Sinh này, xin cho chúng con trở thành những ông già No-en đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng đến với những người bất bạnh để chia sẻ tình thương cho họ. Ước gì niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh không dừng lại ở những trang trí hình thức bên ngoài, nhưng ở tình người được nhân lên mãi, được nối kết thành vòng tay lớn, xây dựng một thế giới ngày một bình an thịnh vượng và đầy tràn hạnh phúc theo thánh ý Chúa.- AMEN.
 
Là Ánh Sáng chiếu soi cho mọi người trên trần thế
Lm. Đan Vinh
06:00 23/12/2020
LỄ BAN NGÀY GIÁNG SINH
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18

LÀ ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CHO MỌI NGƯỜI TRÊN TRẦN THẾ

1. LỜI CHÚA: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người… Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,9.14).

2. CÂU CHUYỆN:

1) NGUỒN GỐC LỄ GIÁNG SINH:

Ngày nay cả thế giới đều mừng lễ No-en để kỷ niệm việc Đức Giê-su sinh ra vào ngày 25 tháng 12 hằng năm. Nhưng Chúa thực sự sinh ra vào ngày nào thì đến nay không ai có thể xác định được. Từ năm 300, Hội Thánh Rô-ma đã chọn ngày 25 tháng 12 làm ngày lễ mừng Chúa Giáng sinh. Lý do như sau :

Ngày xưa, khi nhân loại chưa khám phá ra lửa, mùa đông rất dài và rất tối, bởi vì trong mùa này mặt trời như đi vắng. Tuy nhiên người ta biết rằng tới một ngày nào đó mặt trời sẽ trở lại và cảnh vật sẽ lại tươi sáng. Thế là người ta đặt ra một Lễ để mừng ngày đó, gọi là lễ kính “Thần Mặt Trời chiến thắng”.

Để thánh hóa ngày lễ ngoại giáo này, Hội Thánh đã chọn ngày 25 tháng 12 kính Thần Mặt Trời Chiến Thắng làm ngày kỷ niệm Chúa Giê-su Giáng sinh, hầu ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm : “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng”. Chính Chúa Giê-su cũng khẳng định: “Tôi là ánh sáng thế gian”.

Thực vậy, nếu Đức Giê-su không đến thì thế giới sẽ ở trong bóng tối triền miên. Những lời Chúa dạy chính là nguồn sáng cho những ai sẵn sàng đón nhận. Những việc Chúa làm giúp nhân loại ra khỏi tình trạng tối tăm để bước vào ánh sáng của Thiên Chúa.

Ánh sáng Chúa Giê-su không chỉ loé lên một lần ở Bê-lem rồi bị tắt ngúm. Vì không giống như mặt trời chỉ chiếu sáng trong một khoảng thời gian nhất định, ánh sáng Chúa Ki-tô sẽ chiếu sáng luôn mãi trong tâm hồn những tin và đi theo Người.

2) ĐÓN MỪNG ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CHO TRẦN GIAN:

Trong suốt 500 năm, mỗi năm cứ vào đêm Giáng Sinh, dân chúng tại một thành phố kia đều tập trung, không phải để mừng lễ Chúa Giáng Sinh, nhưng để cùng nhau đón chờ Chúa quang lâm. Trước nửa đêm, họ đốt đèn, hát thánh ca, rồi cùng nhau đi rước đến tập trung tại một giáo đường đổ nát. Tại đây, họ dựng nên một hang đá và quỳ gối cầu nguyện xin Chúa đến. Chính những ánh nến trên tay và những bài thánh ca đã có sức mạnh xua đuổi cái lạnh của đêm đông Giáng Sinh. Ngoại trừ một số ít người đau liệt ở nhà, còn hầu như mọi người trong thành đều hiện diện ở đây; Họ đều tin rằng: nếu tất cả mọi người đều thành tín cầu nguyện, thì vào lúc nửa đêm, Đức Ki-tô Giê-su sẽ tái lâm như Người đã hứa trong Tin Mừng. Nhưng rồi trong thực tế, ngày tận thế mọi người mong đợi vẫn chưa khi nào xảy ra. Khi được hỏi: “Bạn có thực sự tin rằng Đức Ki-tô sẽ trở lại vào đêm Giáng Sinh này tại thành phố của bạn không?” thì nhân vật chính của câu chuyện trả lời: “Không, tôi không tin như thế!” Rồi một câu hỏi khác lại được nêu lên: “Vậy, tại sao bạn cứ phải cùng đoàn người đến đây hằng năm vào lễ Giáng Sinh như thế?” Người nầy mỉm cười trả lời: “Tôi cần phải hiện diện mỗi năm, vì có thể các năm vừa qua Chúa Ki-tô chưa đến. Nhưng nếu như năm nay Người đến, thì chẳng lẽ tôi lại là nguời duy nhất vắng mặt ở đây hay sao?”.

3) ÁNH SÁNG TIN YÊU SẼ GIÚP NGƯỜI ĐỜI NHẬN BIẾT CHÚA:

Vào một đêm kia, nhà văn người Anh là John Ruskin nhìn thấy những người thợ đi thắp đèn đường trong thành phố (lúc đó chưa có điện đường). Họ phải cầm trên tay một ngọn đuốc để đi châm lửa các cây đèn dọc theo các con đường trong thành phố.

Trong đêm tối, Ruskin không nhìn thấy người thắp đèn, ông chỉ nhìn thấy bó đuốc của người ấy và một vệt dài ánh sáng mà người ấy để lại đàng sau mình. Qua hình ảnh đó, Ruskin đưa ra một nhận định hết sức thâm thúy: “Đây là một minh họa tuyệt đẹp về người tín hữu. Có thể người ta chẳng bao giờ nhận biết người ấy, cũng chẳng bao giờ gặp gỡ anh ta, nhưng mọi người đều biết là anh ta đã đi qua thế giới của họ nhờ vào chuỗi ánh sáng mà anh đã để lại phía sau mình”.

Hài Nhi Giêsu chính là ánh sáng rạng ngời, đã chiếu soi trần gian trong đêm u tối, như Tin Mừng Gioan viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9).

Chúng ta hãy cảm tạ Hài Nhi Giêsu đã đem ánh sáng huy hoàng của Người đến trong trần gian vào trong tâm hồn chúng ta, và vào lòng mọi người.

Chúng ta cũng bắt chước Gioan Tẩy Giả để làm chứng cho Ánh Sáng: trở thành chiếc đèn soi đường cho thế gian, là ngọn đuốc chỉ lối cho mọi người nhận biết Thiên Chúa.
Làm chứng cho Ánh Sáng bằng việc thực thi bác ái. Vì “ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách” (Ga 3,20).

4) NGƯỜI KHÁCH CUỐI CÙNG VIẾNG THĂM HANG ĐÁ:

Sau khi đám mục đồng đến thăm viếng Hài Nhi Giê-su trở về nhà, cánh đồng Be-lem vẫn còn chìm trong bóng tối và Hài nhi Giê-su đang thiếp ngủ trong máng cỏ. Bỗng cửa hang mở ra và một bà lão xuất hiện. Bà có thân hình gầy guộc với đầu tóc bạc phơ, da mặt nhăn nheo và áo quần cũ rách. Bấy giờ Mẹ Ma-ri-a đang ngồi bên máng cỏ chăm sóc Hài Nhi Giê-su, thấy bà lão xuất hiện, mẹ đưa cặp mắt lo sợ nhìn bà lão bấy giờ đang đến gần máng cỏ nơi Hài Nhi nằm. Con trẻ Giê-su liền mở mắt ra nhìn bà lão và nhoẻn miệng cười thật tươi khiến bà lão cũng mỉm cười theo. Rôi bà lão thò tay vào túi áo lấy ra một vật đặt xuống bên Hài nhi Giê-su. Sau khi ngồi một lúc, bà đứng dậy và ra ngoài cửa hang đi về. Ra đến ngoài, như được tăng thêm sức mạnh, bà trở nên nhanh nhẹn sải bước mau và khuất sau một ngã quẹo. Bấy giờ Mẹ Ma-ri-a mới nhìn vào vật bà lão vừa để lại và kêu lên: ”Ôi, một quả táo vàng!”

Bà lão ấy không ai khác hơn là E-và, nguyên tổ của loài người khi xưa đã phạm tội ăn quả cây trái cấm và mang lại án phạt cho nhân loại. Giờ đây bà đến trao tặng Hài nhi Cứu Thế Giê-su quả táo năm xưa mang hình quả cầu nhỏ, như một lời nhắc nhở Hài Nhi về sứ mạng cứu thế của Người là phải tái tạo một “Trời Mới Đất Mới” đầy tràn tình yêu, công bình và hạnh phúc của Thiên Chúa.

Hài nhi Giê-su chính là A-đam Mới, đến trần gian với sứ mạng xóa bỏ tội lỗi và giải thoát loài người khỏi bị chết, được trở nên con Thiên Chúa và được hưởng sự sống đời đời. Trong lễ Giáng Sinh hôm nay, chúng ta hân hoan vui mừng đón Đấng Cứu Thế đến mở ra một kỷ nguyên vui mừng và hy vọng, thiết lập một Nước Trời tràn đầy sự thật, ân sủng và bình an.

3. SUY NIỆM:

1) Vì yêu thương Ngôi Lời đã hóa thành người phàm và cư ngụ giữa chúng ta:

Trong hang đá Be-lem, một trẻ mới sinh được đặt nằm trong máng cỏ. Qua đó Thiên Chúa đã muốn nói với chúng ta tình yêu của Ngài bằng ngôn ngữ của loài người. Vì yêu thương Thiên Chúa đã vượt khoảng cách xa ngàn trùng để đến chia sẻ kiếp người với chúng ta. Ngài thể hiện tình thương bằng việc đến cắm lều ở giữa loài người và hiến thân mạng sống vì chúng ta. Thân xác bé thơ hôm nay đang rét run trong làn gió lạnh trong hang đá Be-lem, thì mai ngày sẽ run rẩy dưới những đòn roi, và chết nhục nhã trên cây thập giá. Tất cả đều nói lên tình yêu tột đỉnh của Thiên Chúa đối với chúng ta như lời Chúa phán: Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).

2) Ngôi Lời Thiên Chúa là Lời ban Ơn Cứu Độ:

Tình yêu của Thiên Chúa không chỉ là cảm tính nhất thời, nhưng là một chương trình dài hạn. Lời Thiên Chúa nói với loài người không phải để làm vui tai, nhưng là mang lại ơn cứu độ. Chúa xuống thế làm người chính là chấp nhận nên bé nhỏ để chúng ta được lớn mạnh, chấp nhận nên nghèo khó để chúng ta được giàu có. Chúa nhập thể làm người để chúng ta được làm con Thiên Chúa.

3) Lời của Thiên Chúa là Ánh Sáng chiếu soi vào trần gian u tối:

Tội lỗi là bóng tối bao phủ khiến loài người chúng ta bị mất phương hướng, mất ý nghĩa cuộc sống. Lời Thiên Chúa đã xuống thế làm người, mặc lấy xác phàm nhân loại để làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa. Ngài đã từ trời xuống thế để mở con đường về trời cho nhân loại chúng ta. Ngài đã chiếu ánh sáng vào đêm tối trần gian để ai đi theo Người sẽ không đi trong tăm tối nhưng có ánh sáng ban sự sống đời đời.

4) Cần làm gì để chiếu ánh sáng tin yêu trong Mùa Giáng Sinh năm nay?:

- Ánh Sáng của Chúa Ki-tô đã chiếu soi vào trần gian u tối, nhưng hiện vẫn còn biết bao người chưa nhận biết Chúa hay chưa muốn tin nhận Người là Ánh Sáng đích thực từ trời đến ban ơn cứu độ. Trong thế giới hôm nay, quyền lực tối tăm của ma quỷ vẫn đang hoành hành. Bao tội lỗi và thói hư vẫn đang tồn tại và gia tăng, làm băng hoại nền luân lý tốt đẹp của nhân loại. Biết bao tín hữu đã đánh mất ý thức về tội: Họ coi việc phá thai, ly hôn, làm hôn thú giả, kết hôn giả… là những việc bình thường mà họ có quyền làm khi cần để đạt được mục đích, không cần biết các việc đó có phù hợp với giới răn của Chúa và lề luật Hội Thánh không?
- Chia sẻ đức tin bằng việc làm bác ái là chiếu sáng tình thương của Chúa cho tha nhân: Mỗi người hãy tự hỏi: Trong lễ Giáng Sinh năm nay, tôi có chia sẻ niềm vui Giáng Sinh cho ai không? Ngoài gia đình và bạn bè, tôi đã trao tặng được món quà nào cho những người bệnh tật, đau khổ và bất hạnh là hiện thân của Chúa không?

4. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU HÀI ĐỒNG. Giữa giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, xin cho con biết đi tìm Chúa nơi những anh chị em nghèo khó không nhà, không cơm ăn áo mặc, phải ở nơi đầu đường xó chợ… để con chia sẻ tình thương với họ, bằng sự quan tâm giúp đỡ cụ thể. Xin cho con biết đón nhận tình thương của Chúa khi gặp những điều may lành vừa ý và cả những lúc gặp điều trái ý cực lòng. Để con sẵn sàng cảm thông với những người nghèo khổ, là hiện thân của Chúa đang bị bỏ rơi trên cây thập giá năm xưa, để con làm theo ý Chúa Cha như Chúa đã cầu nguyện với Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: "Lạy Cha, nếu có thể được, thì xin cho Con khỏi uống chén nầy. Nhưng xin đừng theo ý Con, một xin vâng Ý Cha" (Lc 22,41).- AMEN.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Vọng Giáng Sinh Năm B.24.12.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:19 23/12/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Cứu Chuộc 2020.

Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt. Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay. Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh làm người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại: Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải. Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ. Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình. Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài Nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh chị em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương. Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.

Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2020 với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối: Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần mà chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ hằng năm.

TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.




LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Cộng Đồng dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường. Xin cho chúng ta, cũng biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn. Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẻ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể qua nhiều cách thế khác nhau để góp phần tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình, trong sự chia sẻ trách nhiệm đối với Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19… xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói. Hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam đang khao khát Công Lý và Hoà Bình. Xin Chúa ban cho Thế Giới và Quê Hương Việt Nam được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Giáng Sinh Năm B.25.12.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:26 23/12/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta gặp gỡ nhau, để dâng lên Thiên Chúa - Ngày Con Chúa Giáng Sinh Làm Người, bằng những tâm tình biết ơn và cầu xin những ơn cần thiết cho chính mình, hay Gia Đình hoặc Cộng Đoàn Xứ Đạo.

Thánh lễ của Ngày Sinh Nhật hôm nay là âm vang của Tin Mừng Giáng Sinh đêm qua. Chúng ta tiếp tục dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ vì Chúa đang ở giữa nhân loại. Cám ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài đã ban xuống cho nhân loại, cho cá nhân hay gia đình.

Trong niềm vui chứa chan của Ngày Lễ Sinh Nhật năm 2020, chúng ta cùng chung tiếng xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh mà Isaia loan báo về những sứ giả đi rao truyền Tin Mừng và sự bình an, đó không ai khác hơn là chân dung của Đấng Thiên Sai.

TRƯỚC BÀI II:
Trước thời Chúa Kitô ra đời, Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến nhắc nhở dân chúng kiên tâm chờ đợi ngày Chúa hứa. Khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Ngài giáng trần để đem Tin Mừng Cúu độ cho nhân loại.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và đã làm người, và hiện đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài là Đấng mang ánh sáng chiếu soi vào thế gian u tối.





LỜi NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày đặc biệt hôm nay, chúng ta đặt hết niềm ước vọng vào đôi tay Chúa Hài Đồng, qua sự cầu bầu của Mẹ Thánh Maria và Dưỡng Phụ Giuse của Ngài, những tâm tình sau đây:

1. Chúng ta dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ, của toàn thể cộng đoàn-xứ đạo, vì Chúa đã ban cho chúng ta vui trọn niềm vui Giáng Sinh. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những ai đã đóng góp công sức tổ chức Đêm Canh Thức và ngày lễ Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Qua những chủ đề và chiến dịch mà cộng đoàn xứ đạo đã phát động trong Mùa Vọng cũng như Mùa Giáng Sinh, sẽ đem lại cho mỗi gia đình hay cá nhân tâm tình huynh đệ, mỗi ngày thêm thân thiện trong giao tế hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được sáng suốt, để các ngài dẫn đưa thế giới đi đúng tinh thần của sứ điệp của Con Chúa Xuống thế làm người đã đem đến trần gian, vì, Lễ Giánh Sinh là lễ của Sự An Bình. Xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn kíêm tìm một giải pháp hữu hiệu để mang lai Công Lý và Hoà Bình cho Quê Hương Dân Tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta đã nghe tiếng thiên thần hoan chúc: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Xin cho lời chúc nầy đến với mỗi người, mỗi gia đình, để tất cả chúng ta được an vui và bình yên. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin ban sự cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời sự yên nghỉ bình an trong nhà Chúa muôn đời… đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, những nạn nhân của Covid-19 trên toàn thế giới… Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đã đón mừng sứ điệp Chúa làm người. Xin cho tinh thần của ngày lễ hôm nay thấm nhập vào tâm hồn chúng con qua những cách thức thực thi Tin Mừng Giáng Sinh trong cuộc sống thực tế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Giáng Sinh Tình Chúa Cứu Độ
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:23 23/12/2020
GIÁNG SINH TÌNH CHÚA CỨU ĐỘ

Chúa Giáng Sinh đem Niềm Vui, Bình An và Hy Vọng tới cho mọi người, mọi nhà. Chúng ta được An Vui là do Chúa yêu thương cứu độ bằng cách ở cùng chúng ta.

1.CỨU ĐỘ. Chúa cứu độ là cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết. Vì tội con người lẽ ra phải chết, nhưng Chúa đã cứu sống con người. Giáng sinh năm nay thế giới vẫn đang vật lộn trong đại dịch Covid-19 gây nhiều chết chóc, thì sự kiện Chúa xuống thế để cứu con người khỏi chết do tội lỗi gây nên làm cho ta càng thấy giá trị cao cả của Cứu độ, càng cảm nghiệm rõ hơn niềm vui được cứu độ của Tin Mừng GiángSsinh mà các Thiên Thần đã loan báo năm xưa: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một Tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa.”

2.Ở CÙNG. Thiên Chúa là Tình Yêu. Mà yêu thì luôn muốn ở gần nhau. Thế nên, Thiên Chúa đã cứu độ con người bằng cách ở cùng với nhân loại như lời thánh Gioan công bố: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Đại dịch Covid-19 khiến hàng tỷ người phải cách ly xa cách, thì Thiên Chúa Giáng Sinh lại ở cùng con người, nối kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Tội lỗi và dịch bệnh gây chia rẽ cách ly đau buồn thì Tình Thương Thiên Chúa lại nối kết gắn bó nhân loại hưởng Niềm Vui Hạnh Phúc.

Thiên Chúa Giáng Sinh làm người để Cứu Độ, để ở cùng con người, nhờ đó Chúa tái tạo lại phẩm giá cao cả của con người đã bị đánh mất do tội lỗi. Từ nay, Thiên Chúa xuống ở với gia đình con người, để con người được nâng lên ở trong gia đình Thiên Chúa chan hòa Yêu Thương Hạnh Phúc. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 23/12/2020
Chương 32:

THỐNG HỐI



“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”.

(Lc 5, 32)

1. Con người ta nếu khi phạm tội mà trong lòng buồn bực thống hối, khiêm tốn nhẫn nhục chịu đựng, thì Thiên Chúa lập tức trở lại với họ.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 23/12/2020
16. LỆCH THÌ KHÔNG TỐT LÀNH

Tiếng địa phương của người nước Ngô (1) và nước Sở (2) gọi người chết là “không ở nhà”.

Có một người ở giữa nước Ngô và nước Sở lần đầu tiên đi lên kinh thành để thăm một nhà giàu có phú quý, người gác cổng nói:

- “Lão gia không ở nhà”.

Người ấy nói:

- “Ái dà, nói như thế thì không tốt lành, chi bằng nói là “đi khỏi” dễ nghe hơn không.

Người gác cổng trả lời:

- “Lão gia của tôi không sợ chết, không sợ đi khỏi”.

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 16:

Mỗi địa phương có một vài câu nói, hay một vài thói quen tập tục mà các địa phương khác không có, cho nên nếu không tinh ý và tế nhị thì sẽ dễ gây ra hiểu lầm đáng tiếc.

Thói quen của cá nhân mỗi người cũng như thế, không thể đem thói quen của mình để “quảng bá” nơi công cộng, nhất là khi thói quen ấy nó không giống ai; càng không nên đem cái “tục lệ” của cá nhân mình để phê phán thói quen tập quán của người khác, bởi vì như thế thì chúng ta không thấy hết được giá trị tập tục của người khác cũng như của mình vậy.

Có những lời nói theo thói quen không phù hợp với người tu hành, nhất là các linh mục và các nam tu sĩ: thói quen chửi thề khi nói chuyện, dù không cố ý; thói quen nói tục “đệm” theo câu đối thoại, dù không cố ý, nhưng nó vẫn cứ tác động đến những người chung quanh, bởi vì dù là người Ki-tô hữu hoặc không phải là người Ki-tô hữu thì người ta vẫn cứ biết rằng linh mục và các tu sĩ không thể nói tục chửi thề...

Cái gì mà lệch nghiêng thì đều không đẹp, không tốt lành, chửi thề nói tục dù là không cố ý vẫn cứ là không hay không tốt, nhất là những người đã dâng mình làm tôi Chúa cũng như những người Ki-tô hữu.

(1) Bây giờ là tỉnh Tô Châu và tỉnh Triết Giang -Trung Quốc

(2) Bây giờ là tỉnh Hà Bắc và Hà Nam-Trung Quốc.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Giáng Sinh (Lễ Đêm)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:32 23/12/2020
LỄ GIÁNG SINH

(Thánh lễ Ban Đêm)

Tin mừng: Lc 2, 1-14.

“Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”


Bạn thân mến,

Thánh Lu-ca rất chi tiết khi kể lại hoàn cảnh Đức Chúa Giê-su sinh ra nơi hang đá Bê-lem: từ vị vua đang trị vì, Đức Mẹ Ma-ri-a mang thai đến ngày sinh, các thiên thần hiện ra ca hát mừng vui, và các mục đồng chăn chiên ở trong vùng cũng đến thờ lạy Hài Nhi mới sinh ra...

Đêm nay, sau hơn hai ngàn năm Chúa Giê-su sinh ra, nhân loại nô nức đón mừng kỷ niệm trọng đại ấy, khắp nơi đều long trọng tổ chức ngày Chúa sinh ra theo truyền thống của dân tộc mình, bởi vì Đức Chúa Giê-su giáng trần, không phải chỉ cho một dân tộc Do Thái mà thôi, nhưng là con cho cả nhân loại trên địa cầu, từ nguyên tổ A-dong cho đến ngày tận thế, Ngài đến để đem ơn cứu độ cho mọi người, trả lại cho con người ơn làm con Thiên Chúa và mở cửa thiên đàng cho những người có lòng ngay.

Đêm nay, bạn và tôi cũng nô nức trong lòng nhập vào dòng người như đi trẩy hội đến nhà thờ, để thờ lạy Con Thiên Chúa làm người trong hang lừa máng cỏ. Bạn và tôi ngắm nhìn Chúa Hài Nhi đang nằm đó để cầu nguyện và suy tư đến tình yêu nhiệm mầu của Chúa dành cho bạn cho tôi và cho nhân loại, đó chính là mầu nhiệm được giấu kín từ thưở đời đời nơi Chúa Cha, mà nay đã được khải thị nơi Chúa Hài Nhi.

Đêm nay, có rất nhiều người vui mừng tổ chức lễ Chúa giáng sinh cách long trọng và hạnh phúc, nhưng đêm nay cũng có rất nhiều người mừng Chúa Giê-su giáng sinh trong âm thầm lặng lẽ và nghèo nàn như chính Ngài vậy, bạn có thấy như thế không? Họ mừng lễ Giáng Sinh trong lo âu vì con cái bị bệnh không tiền đi bác sĩ, họ mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh trong nỗi buồn vì ngày mai không có tiền mua gạo. Đêm nay, có những tụ điểm lợi dụng ngày lễ Giáng Sinh để ăn chơi trác táng, để đua nhau phạm tội, để vung tiền không tiếc...

Bạn thân mến,

Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, Ngài là Đấng cứu độ mà muôn dân trông đợi. Ngài đến để nối lại tình yêu đất trời -mà nguyên tổ chúng ta đã cắt đứt vì kiêu ngạo không muốn nghe lời của Thiên Chúa- để tuôn đổ hồng phúc bình an hạnh phúc cho nhân loại.

Bạn và tôi cũng là những sứ giả loan báo Tin Mừng của Ngài, không như các thiên thần xưa kia hát khúc ca vui mừng Đấng cứu độ, cũng không như các mục đồng xưa kia đem lễ vật chiên bò đến dâng cho Ngài nơi hang lừa, nhưng là như một bản sao cách sống của Ngài giữa anh chị em của mình, bản sao đó chính là yêu thương và phục vụ, bởi vì Đức Chúa Giê-su xuống thế gian cũng đã làm như thế để loan báo tin mừng Nước Trời cho mọi người.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Giáng Sinh (Lễ ban ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:36 23/12/2020
LỄ CHÚA GIÁNG SINH

(Thánh lễ ban ngày)

Tin mừng: Ga 1, 1-18.

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.”


Bạn thân mến,

Hôm nay là ngày lễ Giáng Sinh, là ngày mà Giáo Hội Công Giáo hân hoan mừng ơn cứu độ đến giữa loài người, như lời của thánh Gioan tông đồ đã loan báo: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Bạn có thấy Ngài đang hiện diện giữa thế gian không, bạn đã có lần nào gặp Ngài chưa?

Đức Chúa Giê-su đã trở nên người phàm như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, một người phàm thật sự khi sinh ra nơi hang lừa ngoài thành Bê lem, chứ không phải sinh hạ trong cung điện nhà vua; Ngài thật sự trở nên một con người như chúng ta, không phải thần thoại hoang đường, cũng không phải là tiểu thuyết, nhưng là một sự thực mà cho đến hôm nay -cứ mỗi năm- toàn thể nhân loại đều hân hoan mừng ngày giáng sinh của Ngài, Ngài là nhân vật trung tâm của lịch sử nhân loại.

Bây giờ thì bạn đã thấy Ngài rồi đó.

Thấy Ngài đang nằm trong hang đá nghèo hèn, và thấy Ngài đang hiện diện trên bàn thờ qua bí tích Thánh Thể. Hang đá Bê lem là nhà tạm thứ nhất mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã chọn khi xuống thế làm người, và đã trở thành anh em của chúng ta cách hiện thực mà như thánh Gioan tông đồ đã nói:

“Điểu từ thưở ban đầu đã có,

điều chúng tôi đã từng nghe,

điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt,

điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời sự sống.” (Ga 1, 1)


Bí tích Thánh Thể là phương cách cao siêu mà Ngài đã chọn để ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, và hơn thế nữa, nơi bí tích Thánh Thể này, Ngài đã trở thành lương thực hằng sống nuôi sống linh hồn chúng ta, như Ngài nói:

“Bánh sự sống chính là Ta, ai đến với ta sẽ không hề đói, và kẻ tin vào ta sẽ không hề khát bao giờ.”(Ga 6, 35)

Bạn thân mến,

Khi bạn và tôi mừng kỷ niệm lễ giáng sinh của Đức Chúa Giê-su, thì đồng thời chúng ta cũng chuẩn bị tâm hồn chờ đợi ngày Ngài lại đến trong vinh quang, đó chính là ý nghĩa quan trọng trong việc mừng đại lễ giáng sinh của Ngài, bởi vì lần thứ nhất xuống thế làm người, Chúa Giê-su không đến với uy quyền của vị vua cả trời đất, nhưng lần đến thứ hai Ngài sẽ đến với uy quyền của một vị Thiên Chúa toàn năng phán xét người lành kẻ dữ.

Ngôi Lời đã làm người và đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài đang ở giữa chúng ta qua người hành khất bên vệ đường, Ngài đang ở giữa chúng ta qua người bất hạnh, Ngài đang ở giữa chúng ta mà –có khi- chúng ta làm ngơ không biết Ngài. Và đó cũng là để tài mà Đức Chúa Giê-su sẽ xét xử chúng ta trong lần xuống thế thứ hai của Ngài vậy: yêu thương tha nhân như chính mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Giáng Sinh - Ơn cứu độ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:43 23/12/2020
LỄ GIÁNG SINH - ƠN CỨU ĐỘ (Is 52,7-10; Dt 1.1-6; Ga 1,1-18)

Hãy vui mừng, hãy cùng nhau ca ngợi, vì Chúa đã an ủi dân Người. Chúa đã xuống trần gian đem tin vui cứu độ. Tiên tri Isaia kêu gọi toàn dân hãy vui mừng lên, vì Chúa sẽ đến cứu chuộc Giêrusalem. Chúng ta có thể tưởng tượng khung cảnh của 2500 năm trước, từ Babylon dân Chúa bị lưu đầy được trở về xứ sở. Miền đất hứa đã trở thành miền đất sa mạc hoang sơ và mọi sự đều phải khởi lại từ đầu. Đất đai, làng mạc, nhà cửa và ruộng vườn đều bị bỏ hoang. Trong cảnh tiêu điều của miền đất hứa năm xưa quạnh hiu vắng lạnh, tiên tri Isaia đã xuất hiện để khơi dậy trong lòng dân ngọn lửa tin yêu và hy vọng vì Chúa sẽ đến an ủi dân Người.

Các tiên tri được Thiên Chúa sai đến với dân để loan báo về ơn cứu độ cả ngàn năm trước khi Đấng Cứu Thế xuất hiện. Những lời tiên tri đã dần dần được thực hiện cụ thể trong thời gian và không gian. Chúa Cứu Thế đã giáng trần trong lịch sử của nhân loại. Đây là một sự thật hoàn toàn trong lịch sử. Có rất nhiều nhân chứng đã sống chết vì Danh Thánh Chúa Giêsu. Một trong những vị thánh sử là Gioan. Thánh Gioan là một người đánh cá bên hồ, đã được Chúa Giêsu gọi và chọn làm tông đồ. Gioan được Chúa yêu thương dẫn đưa vào mầu nhiệm Nước trời. Lời đầu trong Phúc âm của thánh Gioan đã mạc khải một kho tàng thiêng liêng sâu thẳm nhất: Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Đây là lời mạc khải xác tín quan trọng về nguồn gốc của Con Thiên Chúa. Ngôi Lời hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta.

Thánh Gioan viết: Mọi vật đều do Người làm nên và không có Người, thì chẳng vật chi được tác thành. Người chính là nguyên lý và cùng đích của mọi tạo vật. Người chính là nguồn của sự sống và sự sáng. Sự sáng đã chiếu soi vào miền u tối của thế gian. Ánh sáng này chính là Mặt Trời Công Chính đang đẩy lùi đêm đen. Ai tiếp nhận sự sáng sẽ được lãnh nhận ơn cứu rỗi. Đã hai ngàn năm trôi qua, chúng ta nhận biết rằng ngày nay còn hơn hai phần ba nhân loại chưa được nhận biết Chúa. Nhiều người chưa bao giờ được nghe giảng Tin Mừng cứu độ. Nhưng cũng không thiếu số người dửng dưng khi nghe nói đến danh Chúa Giêsu Kitô. Và trong thời buổi văn minh kỹ thuật và xã hội tục hóa, nhiều người còn chối từ, nhạo báng và khinh dể danh Chúa.

Tác giả của thơ Do-thái đã diễn tả: Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dậy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết, Ngài phán dậy chúng ta qua người Con. Khi thời gian đã mãn, Thiên Chúa sai chính Con Một của Ngài xuống thế gian. Lời mạc khải qua thơ gởi tín hữu Do-thái: Tất cả các thiên thần Chúa hãy thờ lạy Ngài. Vậy chính Ngài là Thái Tử của Thiên Chúa Cha. Con Thiên Chúa đã giáng trần để mang ơn cứu độ và dẫn đưa chúng ta về cùng Chúa Cha. Mỗi Kitô hữu được tháp nhập trong nhiệm thể của Chúa Kitô. Chúng ta được hưởng nhờ ơn cứu độ, được gọi là con và được chung hưởng hạnh phúc đời sau. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Độ.

Mừng Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu. Chúa đã trao ban tình yêu giao hòa, tình yêu hiến dâng, tình yêu tha thứ, tình yêu xót thương và tình yêu nối kết. Vì yêu nhân loại, Chúa Giêsu Kitô đã chấp nhận hóa thân làm người để cùng đồng hành với con người. Chúa Giêsu đã sống và rao giảng qua lời nói và việc làm. Ngài thực hiện các phép lạ ngoại thường, xua trừ ma quỷ, cứu chữa các bệnh nhân và cho kẻ chết sống lại. Cuối cùng, Ngài đã chấp nhận mọi cay đắng, ghen ghét, thù hành, tẩy chay và giết bỏ để hiến thân làm của lễ đền tội cho nhân loại.

Lạy Chúa, đã bao lần chúng con thờ ơ, nhắm mắt, bịt tai và khóa hồn không nhận biết ân sủng của Chúa. Xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng con và ban ơn cứu độ. Xin cho chúng con biết rộng mở tâm hồn đón mừng Chúa. Chúng con cùng chung tiếng hát: Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúc mừng Lễ Chúa Giáng Sinh.
 
Thánh Giuse: mạnh mẽ và tĩnh lặng
Regis Martin, Phêrô Phạm Văn Trung
16:49 23/12/2020
THÁNH GIUSE: MẠNH MẼ VÀ TĨNH LẶNG

“Những linh hồn có phần số phong phú này, hơn tất cả những linh hồn khác, thoát khỏi mọi loại thuyết định mệnh: họ phát tỏa, chiếu sáng với một sự tự do chói lọi.”

~ George Bernanos, “Những người bạn của chúng ta, những vị thánh”

Viết về sự thánh thiện thì không dễ dàng gì. Cũng đừng có ai mong muốn điều đó như vậy, bởi vì sự lưu loát là điều cuối cùng chúng ta cần khi giáp mặt với những mầu nhiệm của ân sủng. Đặc biệt điều này xảy ra khi bản thân tác giả có rất ít sự thánh thiện để khoác lác về sự thánh thiện. Nhưng, thế thì, ngay cả nhà văn lớn Bernanos, là người đã cất tiếng thể hiện linh hồn của nước Pháp Công Giáo, đã có thể thoát khỏi những giới hạn do thực tế đó áp đặt. Khi được mời thuyết trình cho một nhóm các nữ tu - tất cả những nữ tử của Cha Charles de Foucauld tử vì đạo - về chủ đề sự thánh thiện, Bernanos đã thú nhận sự bất xứng hoàn toàn của mình, ông nói với khán giả rằng ông “liều lĩnh” biết chừng nào khi “dám nói về một đất nước mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến… ” Và theo sự mạo muội của chính mình, mặc dù ông nhận mình là “một lữ khách dày dạn kinh nghiệm” đi dọc theo nhiều nẻo đường của thế giới Công Giáo, nhưng ông sẵn sàng thừa nhận rằng ông “chưa bao giờ gặp một cư dân thực sự nào của đất nước này, dù chì là một người bản địa, cũng không…. ”

Tất nhiên, sự liều lĩnh dám tỏ ra mình là người hoàn toàn nực cười, nhận ra bản thân mình hoàn toàn không có khả năng, thậm chí càng rõ ràng lố lăng hơn trong trường hợp nói về những gương mẫu thực sự thánh thiện phi thường này. Ví dụ, sự thánh thiện tuyệt đối trong cuộc đời Thánh Giuse mà chúng ta đánh giá một cách đúng đắn là cao hơn bất kỳ một phàm nhân hay chết nào khác. Chắc chắn là ngoại trừ Chúa Kitô của chúng ta và Mẹ Cực Thánh Vô Nhiễm của Ngài, là Đấng đã được đầy ơn phúc hơn nhiều so với những gì thánh Giuse có thể khao khát trở thành. Điều đó hẳn thật gây bối rối cho người đàn ông tội nghiệp, ngày này qua ngày khác, thấy mình “phải sống” giữa Ngôi Lời Nhập Thể và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội! Có gì ngạc nhiên đâu khi thánh Giuse không nói lên được lời nào? Phải chăng sự trầm lặng đó vẫn là tấm danh thiếp của ngài?

Mặt khác, Thánh Giuse có bao giờ là một người nói huyên thuyên không? Sự im lặng chắc chắn là hành trang mạnh mẽ của ngài trong suốt cuộc đời. Ngay cả sau khi thiên thần hiện ra trong giấc mơ để khuyên ngài đừng từ chối cho phép Đức Maria sống trong nhà của ngài, bởi vì đứa trẻ mà Mẹ sinh ra là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã từ trời xuống để “cứu dân Ngài khỏi tội lỗi” (Mátthêu 1:21). Giuse vẫn không nói lời nào. Thay vào đó ngài hành động, với một sự nhanh nhạy đáng ngưỡng mộ và đáng kinh ngạc nhất. Nhưng đó khó có thể là một điều dễ dàng đối với ngài. Tuy nhiên, khi nhẫn nhục chịu đựng cụ thể như thế, ngài đã bộc lộ một trái tim chính trực và kiên quyết nhất. Thật vậy, khi sẵn sàng phục vụ người phụ nữ mình yêu thương, thay vì đưa cô ấy ra trước pháp luật, chúng ta thấy sự vĩ đại của người đàn ông, mà cuộc đời của ông héo mòn trong nỗi nhớ về một lời hứa xa xưa được ban cho dân Thiên Chúa, mà ngài với tư cách là một người con đích thực của dòng dõi Đavít đang khao khát được thấy điều đó hoàn thành. Và giữa những chi tiết chán ngấy nhất của một cuộc sống hoàn toàn bình thường, bị che giấu suốt những năm tháng ở Nadarét, ai sẽ sớm được thấy tất cả những gì đã được Thiên Chúa hứa hẹn giữa Mẹ và Con của Mẹ — những người mà ông, Giuse, đang được yêu cầu gìn giữ và bảo vệ bằng chính cuộc sống của mình?

Tại sao Giáo Hội lại áp dụng tất cả các tước hiệu đó cho một người không tiếng tăm gì và khiêm tốn như Giuse? Không có vị thánh nào khác nơi thiên đàng bảo trợ cho cả Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ. Cũng không có vị thánh nào mà những người lao động, hoặc những người sắp chết, có thể chạy đến kêu cầu với sự tin tưởng tuyệt đối, vì Ngài là đấng bảo trợ của họ? Chỉ có Thánh Giuse là người mà Giáo hội yêu cầu chúng ta tôn vinh như là hình mẫu của sự dũng cảm chịu đựng và sự hoàn thiện, và được coi như là Cha của tất cả những ai kêu cầu Ngài.

Tuy nhiên, đối với tất cả điều đó, trong câu chuyện đáng kinh ngạc về ơn cứu độ của chúng ta, phần riêng của Ngài được tỏ hiện ra rất nhiều, dù lờ mờ, trong câu chuyện kể, nhưng chính ngài lại không kể nó. Chứng tỏ sự khiêm tốn thì hùng hồn hơn cả lời nói. Tôi tự hỏi, điều gì đã đưa Ngài đến sự dâng hiến cực độ như thế, trong sự dâng hiến đó, tất cả cuộc đời và từng khoảnh khắc cuộc đời của Ngài là sự tận tụy hoàn hảo và không ngưng nghỉ đối với Mẹ Maria và Hài nhi mầu nhiệm mà Mẹ cưu mang? Một sự thuận phục mặc nhiên, chúng ta đừng quên, mà ngài không buộc phải gánh chịu, dù bằng bất cứ cách nào?

Cha Jacques Philippe, trong một cuốn sách nhỏ tuyệt vời mang tên Tự do Nội tâm [1], nhắc nhở chúng ta rằng kinh nghiệm về tự do đích thực rất thường xuyên đòi hỏi phải chấp nhận điều mà chúng ta không thể thay đổi. Cha gọi đó là “quy luật nghịch lý của cuộc sống con người”, phát triển từ sự thừa nhận rằng “người ta không thể thực sự tự do trừ khi người ta chấp nhận không phải lúc nào cũng được tự do”. Nói cách khác, những khoảnh khắc mà chúng ta có nhiều khả năng trưởng thành trong tư cách một con người – nghĩa là mở rộng tầm thánh thiện của chính mình, như nó vốn có - chính xác lại là những thời điểm mà chúng ta không còn cơ hội để thao túng và làm chủ tình hình. Nhưng vì cuộc sống chủ yếu là một ân huệ, vậy tại sao chuyện chúng ta không thể cai quản mọi thứ lại trở nên quan trọng?

Ánh sáng của nghịch lý đó đổ trên cuộc đời của Thánh Giuse buốt thấu như thế nào. Chẳng hạn, liệu chừng ngài có thể đã hình dung ra được một tình huống nào khác mà trong đó, xét theo bề ngoài, Ngài mất tự do hơn tình huống xuất phát từ việc vị hôn thê của Ngài sinh cho Ngài một đứa con không thuộc về Ngài không? Để cam chịu một tình huống không phải chính mình gây ra? Phải nói những dòng thoại của một kịch bản mà không phải do chính Ngài viết? Phải chăng Ngài không có lựa chọn nào khác? Cha Philippe nói với chúng ta rằng khi đối mặt với những hoàn cảnh mà chúng ta không lựa chọn, đặc biệt là khi những hoàn cảnh đó có vẻ nguy hiểm và xâm phạm, có ba khả năng xẩy ra với chúng ta. Trước hết, là sự lựa chọn nổi loạn, từ chối thẳng thừng và nổi loạn khi đối mặt với lệnh triệu tập mà chúng ta không yêu cầu và không hoan nghênh. Cha Philippe nói, rút lui khỏi thực tế trước mắt chúng ta “thường là phản ứng đầu tiên, tự phát, của chúng ta trước khó khăn hoặc đau khổ. Nhưng điều đó không bao giờ giải quyết được chuyện gì”.

Sau đó là chọn lựa từ chức, có nghĩa như “một lời tuyên bố về việc không còn quyền hạn gì nữa, không đi đến đâu. Đó có thể là một giai đoạn cần thiết,” Cha nói thêm, “nhưng nếu dừng lại ở đó thì cũng chỉ là vô ích.”

Điều đó để lại một lựa chọn thứ ba, đó là một thái độ tiếp thu dẫn đến sự đồng ý thực sự và lâu dài. “Chúng ta đồng ý với một thực tế mà ban đầu chúng ta coi là tiêu cực, bởi vì chúng ta nhận ra rằng điều gì đó tích cực có thể nảy sinh từ đó”. Và phẩm chất của niềm hy vọng ẩn giấu trong cử chỉ, cũng như trong việc Thánh Giuse sẵn sàng mở rộng lòng tín thác, trở thành ân sủng, cuối cùng đem lại ơn cứu rỗi. Cha Philippe xác quyết mạnh mẽ nhất về quan điểm này và đảm bảo với chúng ta rằng “điều quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta không phải là những gì chúng ta có thể làm được mà là nhường chỗ cho những gì Thiên Chúa có thể làm. Bí quyết lớn lao của tất cả hoa trái và tăng trưởng thiêng liêng là học biết cách để cho Thiên Chúa hành động.”

Đường học hành trong cuộc đời của Thánh Giuse rất dốc đứng và nhanh vội biết chừng nào. Ngài phải học cách buông bỏ cuộc sống của mình để cho Thiên Chúa đảm trách cuộc sống đó. Và Ngài phải làm điều đó ngay lập tức; rồi thì, cứ như thế lặp đi lặp lại. Không có nhiều người sẵn sàng buông bỏ con người mình nhiều như vậy. Thay vào đó, giống như Eliot's Prufrock [2], họ thích một cuộc sống “được đong đếm bằng từng thìa cà phê”. Thánh Giuse không như vậy. Cuộc sống của ngài là dấu hiệu thực sự của sự thánh thiện. Cương quyết dốc đổ mọi thứ, bởi vì không có gì ít ỏi hơn mà lại làm được việc. “Hầu hết mọi người”, Bernanos nói, “chỉ cam kết phần ít ỏi nhất của bản thân trong cuộc đời, một phần bé xíu đến nực cười trong con người họ, giống như những người giàu có bủn xỉn chỉ tiêu xài tiền lãi trên khoản thu nhập mà họ kiếm được. Một vị thánh không sống dựa trên lợi tức của thu nhập của mình, hoặc ngay cả trên thu nhập của mình; vị ấy sống bằng vốn liếng của mình, vị ấy cống hiến tất cả tâm hồn của mình… Cam kết tất cả tâm hồn của mình! Ồ, đó không chỉ đơn thuần là một hình tượng văn học.”

Và vì vậy, thánh Giuse, được nâng đỡ bởi đức tin do Thiên Chúa ban cho, sẽ ra khơi trong bóng tối hoàn toàn. Và trong khi Ngài không thể nhìn thấy bến cảng nơi mà sự ấm áp và an toàn đang vẫy gọi Ngài, Ngài vẫn không bị chìm, nhờ ân sủng của sự cậy trông, trong niềm khao khát lớn lao của mình đến được bến bờ bên kia. Giống như giọng nói trong Four Quartets [3] của Eliot, Ngài sẽ nói với linh hồn mình, "Hãy tĩnh lặng... / Vì... vẫn còn niềm tin”

Nhưng niềm tin, hy vọng và tình yêu tất cả đều ở trong sự chờ đợi.
Hãy chờ đợi không ý kiến, vì bạn chưa sẵn sàng để suy nghĩ:
Như thế, bóng tối sẽ thành ánh sáng, và sự tĩnh lặng sẽ thành điệu múa.

Chú thích của người dịch:
[1] Trải nghiệm sự tự do của những người con của Thiên Chúa, cuốn Tự do Nội tâm khiến người ta khám phá ra rằng ngay cả trong những hoàn cảnh bên ngoài bất lợi nhất, chúng ta vẫn sở hữu trong mình một không gian tự do mà không ai có thể lấy đi được, bởi vì Thiên Chúa là nguồn gốc và bảo đảm của nó. Nếu không có khám phá này, chúng ta sẽ luôn bị hạn chế theo một cách nào đó và sẽ không bao giờ nếm được hạnh phúc thực sự. Tác giả Jacques Philippe phát triển một chủ đề đơn giản nhưng quan trọng: chúng ta có được quyền tự do trong lòng mình tỷ lệ thuận với sự phát triển của chúng ta trong đức tin, đức cậy và đức mến. Tác giả giải thích rằng sự năng động giữa ba nhân đức đối thần này là trọng tâm của đời sống thiêng liêng, và ông nhấn mạnh vai trò then chốt của nhân đức hy vọng (đức cậy) trong sự trưởng thành nội tâm của chúng ta. Được viết theo phong cách đơn giản và hấp dẫn, cuốn Tự do nội tâm tìm cách giải thoát cõi lòng và trí não để sống tự do thực sự mà Chúa mời gọi mỗi người.

[2] Bản tình ca của J. Alfred Prufrock, thường được gọi là Prufrock, là một bài thơ của nhà thơ người Mỹ T.S. Eliot, bắt đầu viết từ tháng 2 năm 1910, viết xong năm 1911 và in lần đầu ở tạp chí Poetry (Chicago) bốn năm sau đó (tháng 6 năm1915). Bản tình ca... là một vở kịch về "nỗi đau đớn của văn học," nó thể hiện ở dạng một độc thoại đầy kịch tính, và đánh dấu sự bắt đầu sự nghiệp văn học Eliot như là một nhà thơ có ảnh hưởng. Với vẻ chán nản, hối tiếc và sự khát khao nhận thức, một mặt nào đó cũng giống như vở kịch Hamlet với "to be, or not to be" (tồn tại hay không tồn tại). Chủ đề của Bản tình ca… là không thể yêu. Từ không thể yêu đến không thể sống cũng chẳng xa xôi gì, và bài thơ kết thúc bằng lời "ta chết chìm" (we drown).

[3] Bốn khúc tứ tấu (tiếng Anh: Four Quartets) – là một trường ca gồm 4 phần: Burnt Norton (1935), East Coker (1940), The Dry Salvages (1941) và Little Gidding (1942) của nhà thơ Mỹ đoạt giải Nobel Văn học năm 1948 T. S. Eliot. Đây là tác phẩm thể hiện quan niệm thơ ca và triết học của Eliot được hình thành trong những thập niên 20, 30, (thế kỷ XX) tiêu biểu là tác phẩm Ngày thứ tư lễ tro. Eliot kết hợp ở đây khái niệm về linh hồn bất tử của Kitô giáo với cách giải thích khoa học những phạm trù như thời gian, nơi chốn, sự vô tận, sự chuyển hoá liên tục thành những hình thái khác nhau của đời sống…

Regis Martin là Giáo sư Thần học và Phó Khoa của Trung tâm Veritas về Đạo đức trong Đời sống Cộng đồng tại Đại học Phanxicô Steubenville. Ông có bằng cử nhân và tiến sĩ thần học tại Đại học Giáo hoàng Thánh To6ma Aquinô ở Rôma. Martin là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm Still Point: Loss, Longing, and Our Search for God (2012) và The Beggar's Banquet (Đường Emmaus). Cuốn sách gần đây nhất của ông, cũng được xuất bản bởi Emmaus Road, có tên là Witness to Wonder: The World of Catholic Sacrament.

(Nguồn: https://www.crisismagazine.com/2016/saint-joseph-strong-and-silent)
 
Giáng Sinh gây ngạc nhiên
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:41 23/12/2020
LỄ GIÁNG SINH (LỄ ĐÊM)
Giáng Sinh gây ngạc nhiên
Is 9, 2-4. 6-7; Tt 2, 11-14; Lc 2, 1-14

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy ra làm chúng ta phải ngạc nhiên. Có những ngạc nhiên làm chúng ta bối rối thắc mắc. Có những ngạc nhiên làm chúng ta thất vọng. Nhưng cũng có những ngạc nhiên đưa chúng ta tới một chân trời mới để khám phá những điều mới mẻ và kỳ diệu. Kinh nghiệm đó giúp chúng ta hiểu phần nào mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu nhân độ thế.

1- Ngạc nhiên từ mầu nhiệm Nhập Thể

Biến cố Nhập Thể là một biến cố gây bất ngờ và không thể hiểu được đối với lý trí loài người. Thánh Luca kể lại: “Khi ấy, Thiên Chúa sai sứ thần Gápbrien đến một thành miền Galiê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria” (Lc 1,26-38).

Điều làm chúng ta bất ngờ đó là Thiên Chúa không sai thiên thần đến với một công chúa trong cung điện cao sang, cũng không đến với một cô hoa hậu hay một thiên tài nổi tiếng, nhưng đến với một trinh nữ miền quê, bình dị tại một làng quê nhỏ bé cách xa Giêrusalem khoảng 150 km. Từ làng Nadarét làm sao có gì hay (x. Ga 1,45-46). Cô gái đó chính là Đức Maria, người được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ Con Thiên Chúa.

Chính Đức Maria cũng ngạc nhiên khi nghe lời chào: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng trinh nữ.” Đức Maria được thiên thần đặt cho một tên gọi mới là “Đấng đầy ơn phúc.” Tên gọi đó gắn liền với sứ mạng: Mẹ được đầy ơn phúc, để xứng đáng cho Con Chúa ngự.

Trong biến cố truyền tin, thông điệp gây ngạc nhiên lớn nhất là lời thiên thần nói: “Thưa Bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,30-33).

Khi nghe lời đó, Đức Maria thắc mắc: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Đức Maria có lý khi thắc mắc như thế, làm sao có thể mang thai nếu không có việc sinh hoạt vợ chồng. Nhưng thiên thần giải thích: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Như thế, việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người là do quyền năng của Chúa Thánh Thần thực hiện. Với khả năng lý trí, chúng ta không thể hiểu. Nhưng đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được. Người làm được mọi sự.

Trong bài thờ Ave Maria, nhà thơ Hàn Mặc Tử diễn tả giây phút truyền tin là giây phút cả vũ hoàn ngạc nhiên xôn xao chờ đợi: “Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gápbrien/ Khi người xuống truyền tin cho Thánh Nữ/ Người có nghe xôn xao muôn tinh tú?/ Người có nghe náo động cả muôn trời?”

2- Ngạc nhiên từ mầu nhiệm Giáng Sinh

Nếu biến cố Nhập Thể là biến cố gây ngạc nhiên cho con người mọi thời, thì biến cố Con Chúa Giáng Sinh lại càng gây ngạc nhiên hơn. Quả thật, làm sao không thể không gây ngạc nhiên và hoang mang khi một Thiên Chúa vô hình mà Cựu Ước diễn tả nếu ai nhìn thấy Người đều phải chết (x. Xh 33,20), lại trở thành Thiên Chúa hữu hình, có thể nhìn thấy, có thể tới gần, nắm bắt và đụng chạm được như chạm đến bất cứ con người nào khác; một Thiên Chúa được tuyên xưng là Đấng bất biến, là Vua, là Chúa tể trời đất, lại trở thành hữu hạn, bị lệ thuộc, bị giới hạn bởi không gian, thời gian và hoàn cảnh sống của con người; một Thiên Chúa đầy quyền năng, đầy sức mạnh và đầy vinh quang lại trở thành một em bé Giêsu yếu ớt, khó nghèo và mặc lấy “thân phận tôi đòi” (Pl 2,7) mà con người có thể làm nhục, xúc phạm và có thể giết chết được Người.

Quả thế, Thiên Chúa làm người là điều gây ngạc nhiên đối với con người qua mọi thời! Biến cố này trở thành cớ vấp phạm cho suy tư và niềm tin tôn giáo của con người nhưng lại là điểm độc đáo của Kitô giáo. Kitô giáo không phải là một học thuyết tư tưởng, cũng không phải là một hệ thống luân lý. Xét cho cùng Kitô giáo là một biến cố, biến cố độc nhất vô nhị: Thiên Chúa đã đến trong lịch sử, Thiên Chúa làm người. Thế nên, đức tin Kitô giáo căn bản là cuộc gặp gỡ, gắn bó và bước theo một Con Người cụ thể – là Chúa Giêsu thành Nadarét.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “Đức Tin Kitô Giáo – Hôm Qua Và Hôm Nay” đã diễn tả rất ý nghĩa Giáng Sinh như sau: “Thiên Chúa đã đến quá gần đến nổi chúng ta có thể giết chết được Người, và vì thế, Người dường như không còn là Thiên Chúa của chúng ta. Trước một mạc khải theo đức tin Kitô như thế chúng ta quả hết sức bối rối và hoang mang, nhất là khi đứng trước lòng đạo đức của người Á Đông. Chúng ta tự nhủ: Hay cứ tin tưởng, ngưỡng vọng và phó thác vào một Đấng Đời Đời Ẩn Dấu như người Châu Á có phải đơn giản hơn không? Thiên Chúa cứ ở cách xa chúng ta muôn trùng có phải hơn không? Hãy nếu ta cứ ở trần thế mà an tâm ngước lên Đấng đời đời huyền nhiệm không thể thấu hiểu thì có phải đỡ phức tạp hơn là tin vào tính hiện thực của niềm tin Kitô, phó thác mình cho một khuôn mặt duy nhất, và như thế có thể nói là treo sự cứu rỗi của con người và thế giới vào một điểm tình cờ duy nhất? Một Thiên Chúa bị bó rọ trong một điểm nhỏ nhoi như thế có khác nào là tự chuốc lấy hủy diệt, nhất là khi con người ngày càng ý thức được tính chất tương đối của mình cũng như của lịch sử nhân loại, tất cả chỉ là hạt cát trong Toàn Thể mênh mông?”

Tóm lại, câu trả lời cho can đảm của Thiên Chúa chính là tình yêu cứu độ đối với loài người. Thánh Gioan mô tả tình yêu này như sau: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì... được sống muôn đời” (Ga 3,16). Tình yêu luôn hàm ẩn sự rủi ro và mất mát. Tình yêu luôn tạo sự ngạc nhiên cho người mình yêu.

3. Thái độ mừng lễ Giáng Sinh

Đêm nay chúng ta đang cử ngày biến cố Con Thiên Chúa giáng sinh. Đêm giáng sinh là đêm thánh vô cùng, đêm đất trời giao duyên, đêm gây bao ngạc nhiên! Bên hang đá Bêlem, suy ngắm mầu nhiệm Chúa làm người, chúng ta được mời gọi học biết để ngạc nhiên, sững sờ, chiêm ngắm và tạ ơn trước mầu nhiệm lớn lao này để khám phá tình yêu Thiên Chúa dành cho loài người và cho mỗi chúng ta.

Trước mầu nhiệm Giáng Sinh mà lý trí loài người không tìm được lời lý giải, thì câu hát của bài thánh ca Giáng Sinh diễn tả thật ý vị: “Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính, Chúa Con sinh ra trong máng cỏ hang lừa!” Như thế, ngạc nhiên, chiêm ngắm, sững sờ và tạ ơn trước mầu nhiệm lớn lao của Thiên Chúa là thái độ căn bản và phù hợp nhất để cử hành Mùa Giáng Sinh đang đến. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Những lần sinh hạ của Con Thiên Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:51 23/12/2020
LỄ GIÁNG SINH (LỄ NGÀY)
Những lần sinh hạ của Con Thiên Chúa
Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-18

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Biến cố Con Thiên Chúa giáng trần là tin mừng trọng đại, là niềm vui lớn lao cho toàn thể nhân loại. Ngay cả các tầng trời và địa cầu đều mừng rỡ hân hoan. Bởi vì, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho chúng ta. Xét về nguồn gốc, lai lịch cũng như sứ vụ, Đức Giêsu là một nhân vật đặc biệt có một không hai trong lịch sử. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về những lần sinh hạ của Con Thiên Chúa để hiểu Người là ai và Người có liên hệ gì với chúng ta không?

1- Chúa sinh hạ lần thứ nhất

Khác với mỗi con người, Chúa Giêsu có nguồn gốc thần linh rất sâu xa, Người đã tiền hữu từ đời đời, Người là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi. Đây là lần sinh ra từ đời đời của Ngôi Lời.

Chúng ta tìm thấy nền tảng Kinh Thánh cho những điều vừa nói ở trên nơi bài Tin Mừng hôm nay. Các tác giả Tin Mừng khác thích trình bày nguồn gốc nhân loại của Chúa Giêsu, còn thánh Gioan trong Lời Tựa, trình bày nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu với những lời rất sâu sắc: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa… Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).

Dựa trên mạc khải, đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng: trong mầu nhiệm Thiên Chúa, có ba Ngôi Vị: Cha, Con và Thánh Thần. Chúa Cha sinh ra Chúa Con từ đời đời, trước khi có thời gian và vũ trụ này. Người được sinh ra chứ không phải được tạo thành. Người đồng bản thể và ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nên Người cũng là Thiên Chúa và cũng được phụng thờ cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Điều này muốn nhắc nhở rằng khi nhìn vào Hài Nhi Giêsu, chúng ta tin nhận Người không chỉ là một con người, nhưng còn là Con Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta biết tôn thờ và yêu mến Người.

2- Chúa sinh hạ lần thứ hai

Con Thiên Chúa được sinh ra lần thứ hai trong thời gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đây là biến cố nhập thể làm người của Ngôi Hai, một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Nhờ quyền năng Thánh Thần, Ngôi Lời xuống thế làm người, kết hợp với bản tính nhân loại trong cung lòng Đức Maria, trở nên người thật mà vẫn là Thiên Chúa thật (x. Lc 1,26-45). Người được Đức Maria sinh ra và được đặt tên là Giêsu. Thánh Ignatio thành Antiokia gọi Chúa Giêsu vừa là Con của Đức Maria vừa là Con Thiên Chúa.

Mục đích của việc sinh hạ lần thứ hai là để cứu độ loài người, như Kinh Tin Kính tuyên xưng: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người.”

Vì thế, ngày sinh nhật của Chúa Giêsu là ngày tràn đầy niềm vui cho hoàn vũ và mọi người. Vì Đấng Cứu Độ đã được sinh ra cho chúng ta. Niềm vui đó được cử hành từ hơn hai mươi thế kỷ qua. Mỗi dịp lễ Giáng Sinh về, khắp nơi từ thành phố đến thôn quê, người ta trang trí hang đá, đèn điện, cây thông, văn nghệ, tiệc mừng, tặng quà cho nhau… để đón mừng Chúa Giáng Sinh. Tất cả để chia sẻ niềm vui cứu độ mà Con Thiên Chúa mang đến khi làm người. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không được biến lễ Giáng Sinh thành một lễ hội với những niềm vui trần tục mà chúng ta lại quên mất ý nghĩa đích thực và nhân vật chính là Chúa Giêsu. Nghĩa là chúng ta chỉ chạy theo việc tổ chức bên ngoài, mà không có thời gian và những tâm tình xứng hợp để đến tôn thờ Chúa Hài Đồng Giêsu nơi hang đá.

3- Chúa sinh hạ lần thứ ba

Theo nghĩa thiêng liêng hoặc thần bí, Chúa Giêsu có một lần sinh ra nữa nơi các tín hữu nhờ đức tin. Thánh Ambrôsiô thắc mắc: “Vậy Chúa Kitô sinh ra ở đâu?” Ngài trả lời: “Theo một ý nghĩa sâu sắc nhất, Chúa sinh ra trong trái tim và trong tâm hồn bạn và tôi.” Như thế, Chúa Giêsu không chỉ sinh ra “cho chúng ta” nhưng còn sinh ra “trong chúng ta.”

Quả thế, người Kitô hữu tự bản chất là người cưu mang Chúa, người có Chúa ở trong lòng. Chúa Giêsu phải được tiếp tục đầu thai trong lòng chúng ta khi chúng ta “nên đồng hình đồng dạng với Người” (x. Gl 4,9; Rm 13,14; Ep 3,17), khi chúng ta mặc lấy Chúa Kitô và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô. Hay nói cách khác, như Phaolô, không phải tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi (Gl 2,20). Nghĩa là Chúa Kitô trở thành trung tâm điểm đời sống chúng ta, biến đổi chúng ta từ con người cũ trở thành con người mới, có nếp sống mới nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Như thế, việc thụ thai Chúa Kitô đã thực hiện!

Theo ý nghĩa này, mỗi Kitô hữu nắm giữ vai trò là “mẹ” của Chúa Kitô. Chức năng làm mẹ của người Kitô hữu hệ tại trong lời quả quyết của Chúa Giêsu: “Mẹ ta và anh em ta là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21). Với tư cách này, chúng ta có bổn phận phải sinh hạ Chúa Giêsu cho cuộc đời và cho tha nhân để họ cũng nhận biết và tin nhận Chúa Kitô.

Bởi thế, các bậc thầy tu đức và tiến sỹ Hội Thánh dạy chúng ta rằng: “Chúa Kitô có giáng sinh cả ngàn lần ở Bêlem cũng không có ý nghĩa gì nếu Người không có giáng sinh một lần trong lòng chúng ta.”

Như thế, khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta được nhắc nhở về nguồn gốc thần linh từ đời đời và nguồn gốc nhân loại của Chúa Giêsu, đồng thời lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta ý thức về mối tương quan mật thiết giữa Chúa Kitô với mỗi người chúng ta.
Với tất cả ý nghĩa ấy, tôi kính chúc quý anh chị em một mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức, và một năm mới tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tuổi già là quà tặng Thiên Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:54 23/12/2020
CHÚA NHẬT I GIÁNG SINH
LỄ THÁNH GIA
Tuổi già là quà tặng Thiên Chúa
St 15,1-6;21,1-3; Hr 11,8.11-12.17-19; Lc 2,22-40

Sau Chúa Nhật Giáng Sinh, phụng vụ cử hành lễ Thánh Gia. Chúa Giêsu đã muốn sinh ra trong lòng một gia đình nhân loại, nhờ công trình của Chúa Thánh Thần và sự cộng tác của Mẹ Đồng Trinh.

Gia đình được thiết lập bởi một tổng thể các mối tương quan. Trước hết, đó là tương quan giữa chồng và vợ; rồi đến tương quan giữa cha mẹ và con cái. Đó là mẫu gia đình cơ bản. Còn có những tương quan khác rộng hơn như tương quan ông bà với con cháu, giữa người già và người trẻ, là một phần của mọi gia đình bình thường.

Năm nay, các bài đọc cho chúng ta cơ hội để suy niệm về nhân tố sau cùng của gia đình, đó là những người già. Họ là những nhân vật chính trong các bài đọc: mỗi bài giới thiệu một cặp đôi bạn già: bài đọc I và II nói về vợ chồng già Ápraham và Xara; bài Tin Mừng nói ông cặp đôi Simêon và bà Anna.

Thật vậy, ngày này, những người già sống một hoàn cảnh mới của thế giới; họ là những người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi chóng mặt của xã hội hiện đại. Có hai dữ kiện đã đóng góp vào sự thay đổi tận căn về vai trò của những người già. Trước hết là do việc tổ chức hiện đại về việc làm. Xã hội ưu tiên cho việc cập nhật và hiểu biết những kỷ thuật tân tiến, hơn là kinh nghiệm, và vì thế, người ta thích dùng người trẻ; nhiều người già không thể cập nhật với thời đại, nên phải bỏ nghề của mình và nghỉ hưu.

Ở những nước phát triển, một sự kiện khác là người ta quan niệm gia đình theo hình thức “đơn bào – monocelle” nghĩa là chỉ có chồng, vợ và con cái. Thậm chí còn bị giảm thiểu chỉ vợ - chồng mà thôi. Những người già không còn cơ hội sống chung với con cái và cháu chắt. Họ phải sống trong các viện dưỡng lão.

Tất cả những điều này tạo ra những vấn đề như chúng ta chứng kiến: sự cô đơn, sự loại trừ, đau khổ trong đời sống gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, ông bà là những nhân vật quan trọng trong việc giáo dục họ nên người.

Truyền thống từ xa xưa thì không như thế. Trong Kinh Thánh, nói chung, trong xã hội ngày xưa, những người già được coi là cột trụ đích thực cho gia đình và xã hội. Tuổi già là đáng kính trọng. Người ta gọi họ là các “cụ” (signore) để diễn tả sự kính trọng. Ngày xưa, các linh mục cũng được gọi là “các cụ” theo nghĩa kính trọng đó.

Tìm hiểu điều này không phải để tò mò, nhưng là giúp những người già tìm lại ý tưởng đúng đắn của chính mình và khám phá hồng ân mà Thiên Chúa phú ban trong tuổi già.

Chúng ta nói về thời gian hưu dưỡng trong tuổi già. Hưu dưỡng và dưỡng lão đích thực không phải là bị tách khỏi cuộc sống đích thực. Nhiều người sau một thời gian dài lao động, xây dựng gia đình, giáo dục con cái thành người, giờ đây là lúc họ được nghỉ ngơi, họ có thể dành toàn bộ thời gian và tự do để hun đúc tinh thần đạo đức, tâm linh cho họ. Tuổi già là thời gian để lo phần rỗi linh hồn của mình và để hoạt động tông đồ. Nhiều người già đã nhiệt tâm cộng tác trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, họ cộng tác vào các hoạt động bác ái của giáo xứ và phục vụ cộng đoàn. Họ là những người đang thực hiện điều mà Thánh Vịnh nói: “Già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá vẫn xanh rờn” (Tv 92,15).

Chúa Giêsu nói đến điều này, trong dụ ngôn về người làm thuê vào giờ thứ mười một, họ vẫn nhận được chính đồng lương bằng những người đến làm vào giờ đầu tiên. Người muốn nói rằng không có gì là quá muộn. Chúng ta nghĩ tới những người, vì cuộc sống khó khăn, hay vì quá lo kiếm sống mà lơ là đời sống đức tin của mình, không còn thời giờ để đón nhận các bí tích. Tuy nhiên, Thiên Chúa cho họ một khả năng mới khi họ về già, đó là lúc họ dành thời gian lo phần hồn của mình. Như một người không bao giờ đóng góp gì cả, nhưng ông chủ vẫn ban cho họ chính số lương hưu cao nhất. Rất nhiều người được vào thiên đàng nhờ những năm về già họ đã sống thánh thiện.

Kinh Thánh cũng phác họa những đường nét cho một nền tu đức của người già, đó là các nhân đức phù hợp với đời sống của họ: “Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại. Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh, không nói xấu, không rượu chè say sưa, nhưng biết dạy bảo điều lành. Như vậy, họ sẽ dạy cho người vợ trẻ biết yêu chồng, thương con” (Tt 2,2-4).

Đây là những điều căn bản để giúp người lớn tuổi trở thành một người tốt lành, thánh thiện. Trong tuổi già, các ông các bà trước hết phải chứng tỏ một sự bình thản, đạo đức, quân bình, để họ thực sự là cột trụ và nơi nương tựa cho người trẻ trong gia đình. Người già mang lại trật tự, bình an, hiệp thông trong gia đình. Nếu có sự cãi vã, bất hòa giữa những người trẻ, người già phải là người giúp họ hòa giải với nhau. Người già cũng có thể giúp người trẻ có những quyết định đúng đắn cho cuộc sống của họ nhờ kinh nghiệm từng trải của mình. Với những người phụ nữ già, họ được mời gọi “giúp những người vợ trẻ biết yêu thương chồng con.”

Một nhân đức khác mời gọi người già sống là cởi mở với thế hệ trẻ. Điều này mời gọi người già cần có khả năng cập nhật với thời đại đã thay đổi, đón nhận những sự mới mẻ, những giá trị tích cực mà người trẻ hôm nay mang lại. Một trong những sai lầm là những người già luôn chê bai những người trẻ nhưng lại cứ ca ngợi về những gì họ đã làm trong quá khứ. Khuyết điểm này nhiều lúc cũng xảy ra nơi các linh mục, giám mục già, khi đối diện với những thay đổi trong Giáo Hội...

Có những hướng dẫn khác quý báu cho tuổi già mà bài đọc II hôm nay nói tới: đó là mẫu gương của Ápraham và Xara. Họ là những mẫu gương tuyệt vời về đức tin: “Nhờ đức tin, ông Ápraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi..., và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu (Hr 11,8).

“Nhờ đức tin, cả bà Xara vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín” (Hr 11,11). Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Ápraham đã hiến tế Ixaác” (Hr 11,17).

Ápraham có một người con duy nhất là Ixaác khi đã về già, như là quà tặng quý nhất của Thiên Chúa. Đó là tất cả đối với ông. Đến một ngày Thiên Chúa yêu cầu ông mang nó lên núi đế hiến tế cho Thiên Chúa. Chúng ta hình dung được nỗi đau của một người cha già. Điều này làm cho tôi nghĩ đến những cha mẹ già đã phải theo con tới mộ của chúng, cả khi đó là người con duy nhất, và tôi không biết phải an ủi họ thế nào cả. Họ đau khổ lắm!

Chúng ta biết rằng nhờ đức tin, Ápraham nhận lại người con còn sống; Thiên Chúa chỉ muốn thử thách sự vâng phục của ông. Tôi cũng muốn nói với các bậc cha mẹ phải tuyệt vọng khi đã mất những người con yêu quý: họ cũng sẽ có những người con đang sống, không phải trong một thời gian nào đó, nhưng là sống mãi, nếu chúng ta có đức tin vào Thiên Chúa. Vì chỉ có đức tin làm cho chúng ta biết rằng họ đang sống bên cạnh với Thiên Chúa.

Từ nhân vật Simêôn và bà Anna, cặp đôi bạn già của Tin Mừng, chúng ta học được một nhân đức khác nền tảng cho người già: đó là niềm hy vọng. Ông Simêon đã hy vọng suốt cả đời để được thấy Đấng Mêsia. Khi cuộc đời đã xế chiều, mọi sự xem ra như kết thúc; ông tiếp tục hy vọng, và vào một ngày ông đã có niềm vui khi được bồng ẳm trên tay Hài Nhi Giêsu. Ai biết được có những người già ở giữa chúng ta mà cả đời họ có một ước mơ như là được nhìn thấy con trai mình làm linh mục và dâng lễ trên bàn thờ, hay được thấy con mình có ngày ra trường, có việc làm, có gia đình... hay có rất nhiều người mẹ suốt đời chỉ mong đứa con mình trở về xưng tội và rước lễ với Giáo Hội... Đôi lúc chỉ là đêm tối với họ, nhưng một ngày nào đó, giấc mơ của họ được hiện thực. Đó là việc Chúa làm vì họ biết hy vọng!

Chúng ta hãy học nơi ông Simêôn và bà Anna luôn biết hy vọng và cầu nguyện. Hy vọng là bài thuốc đích thực cho sự trẻ trung vĩnh cửu. Như người ta nói: “Còn sống là còn hy vọng.” Chúng ta có thể đảo lại: “Còn hy vọng là còn sống.”

Trong Thánh Vịnh, chúng ta tìm thấy một lời cầu nguyện rất cảm động của một người già mà tất cả chúng ta có thể làm thành của mình:
“Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng, chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn. Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã được Ngài thương dạy dỗ... Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc, lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con” (Tv 71,9.17-18). Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Theotokos, tước hiệu cao cả nhất
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:57 23/12/2020
LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA 01/01
Theotokos, tước hiệu cao cả nhất
Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Hôm nay Giáo Hội cử hành trọng thể lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Trong bài đọc II, thánh Phaolô loan báo mầu nhiệm này như sau: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5).

Với những lời này, tính mẫu tử thần linh của Đức Maria được đưa vào trung tâm của mầu nhiệm Kitô giáo. Và việc chúng ta được làm con Thiên Chúa được gắn liền với nó như chúng ta thấy ở đây. Khi định nghĩa Đức Maria là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa, các Giáo Phụ trong Công Đồng Êphêsô 431 đã không sai lầm khi gán cho tước hiệu này một tầm quan trọng quyết định cho tất cả suy tư thần học Kitô giáo. Theo đó, tước hiệu này nói với chúng ta về Chúa Giêsu, về Thiên Chúa và về chính Đức Maria.

1- Theotokos nói về Chúa Giêsu là con người thật

Trước hết, tước hiệu này nói với chúng ta về Chúa Giêsu. Hơn nữa, nó là con đường tốt nhất để khám phá ý nghĩa đích thực của Giáng Sinh. Xét về nguồn gốc, Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu liên quan đến Chúa Giêsu nhiều hơn là Đức Maria. Về Chúa Giêsu, trước hết, nó minh chứng rằng Người là một con người thực sự: “Tại sao chúng ta nói rằng Đức Kitô là con người, nếu không phải Người được sinh bởi Đức Maria, là một con người?” Tertullianô đã nói như thế. Người không chỉ là con người theo bản tính, nhưng còn là người theo cách thế hiện hữu, bởi vì Người đã muốn chia sẻ với con người không chỉ một bản tính chung chung, nhưng cả kinh nghiệm. Người đã sống cuộc sống nhân loại trong mọi hoàn cảnh cụ thể. Một khía cạnh khó khăn nhất để chấp nhận Đức Giêsu trở nên giống với loài người là trước hết phải được thụ thai và sinh bởi một người phụ nữ. Nhóm Ngộ Đạo thuyết phủ nhận ý tưởng về một Thiên Chúa “nhập thể trong bào thai, được sinh ra trong đau đớn, được chăm sóc và cho bú mớm.” Tertullianô trả lời: “Chính Đức Kitô đã yêu thương loài người, và với con người, Người cũng đã yêu cả cách thức để đến trong thế gian. Sự sinh ra của một con người và việc người phụ nữ đau đớn khi sinh con là đối tượng rất tự nhiên đáng được tôn trọng. Bạn khinh thường điều đó; thế bạn đã được sinh ra như thế nào?”

Về Chúa Giêsu, trong nghĩa thứ hai, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa chứng thực rằng Người là Thiên Chúa thật. Ở đây, Chúa Giêsu không chỉ được nhìn như một con người đơn thuần, một tiên tri lớn nhất, nhưng còn là Thiên Chúa, vì thế, Đức Maria mới có thể gọi là “Mẹ Thiên Chúa.”

Nếu không, chúng ta chỉ gọi là Mẹ của Chúa Giêsu, hoặc Mẹ của Chúa Kitô, mà không phải là Mẹ Thiên Chúa. Như thế, tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa như là người bảo vệ và lính canh: nó canh giữ cho tước hiệu “Thiên Chúa” của Đức Giêsu không rơi vào sai lạc của lạc giáo. Như vậy, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa không chỉ chứng thực nhưng không ngừng giúp con người nhận biết trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã làm người.

2- Theotokos minh chứng Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật

Tiếp đến, về Chúa Giêsu, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa minh chứng rằng Người là Thiên Chúa và là con người trong một ngôi vị duy nhất. Đây là mục đích mà các nghị phụ Công Đồng Êphêsô đã chọn tước hiệu này. Nó nói với chúng ta về sự hiệp nhất sâu thẳm giữa Thiên Chúa và con người được thực hiện trong Chúa Giêsu; Thiên Chúa đã gắn bó với con người và đã hiệp nhất nên một trong sự hiệp nhất sâu thẳm nhất trong thế giới này, đó là sự hiệp nhất ngôi vị. Các giáo phụ nói về “cung lòng” Đức Maria là “hoan trường” diễn ra tiệc cưới của Thiên Chúa với loài người, và là “căn phòng” ở đó sự kết hợp của Thiên Chúa và con người được thực hiện.

Nếu trong Chúa Giêsu, nhân loại và thần linh chỉ được hiệp nhất ở phạm vi luân lý, và không phải là ngôi vị, như những người lạc giáo nghĩ và bị Công Đồng Êphêsô kết án, thì Đức Maria không còn được gọi là Mẹ Thiên Chúa, nhưng chỉ là Mẹ Chúa Kitô. Thánh Cirillô thành Alexandria viết: “Các Giáo Phụ không nghi ngờ khi gọi Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, không phải vì bản tính của Ngôi Lời hoặc thần tính phát xuất từ Mẹ, nhưng bởi vì Người được sinh ra từ Mẹ, thân xác thánh thiện được ban cho một linh hồn có lý trí, từ đó, Ngôi Lời kết hợp để trở thành một ngôi vị.” Đức Maria là Đấng đã tin tưởng vào Thiên Chúa khi ở trần gian và tin vào nhân loại; với tính mẫu tử thần linh và rất nhân loại, Mẹ đã làm cho Thiên Chúa trở thành Đấng Emmanuen - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Mẹ đã làm cho Chúa Kitô trở thành người Anh Cả của chúng ta.

Ngoài việc nói về Chúa Kitô, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa nói với chúng ta về Thiên Chúa. Trước hết, nó nói với chúng ta về sự khiêm hạ của Người. Thiên Chúa đã muốn có một người mẹ!

Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này trong sự phát triển của suy tư nhân loại. Có những nhà tư tưởng cảm thấy ngạc nhiên và khó chịu với việc một con người phải có một người mẹ, bởi vì, như thế có nghĩa là người đó phải phụ thuộc hoàn toàn vào một người, mà không hiện hữu tự mình, không có thể tự mình hiện hữu.

Con người luôn tìm kiếm Thiên Chúa từ trên cao. Con người cố gắng tạo ra một kiểu “kim tự tháp” bằng những cố gắng khổ chế, suy tư, khi cho rằng theo chiều “trên xuống,” họ sẽ tìm thấy Thiên Chúa, hoặc một cách tương tự, trong một số tôn giáo đó là Vô Vi. Người ta không nghĩ rằng Thiên Chúa đã đi xuống, và đã phá đổ “kiểu kim tự tháp đó,” Người đặt mình ở chỗ thấp, để mang vào mình tất cả và mọi người. Thiên Chúa đã hiện diện một cách âm thầm trong bụng dạ của một người nữ.

Khác với Thiên Chúa của các triết gia khi nghĩ Thiên Chúa luôn ở trên cao nên làm cho con người dễ kiêu ngạo, Thiên Chúa Kitô giáo mời gọi con người khiêm tốn. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã đi xuống trong lòng của vật chất, bởi vì từ “mater - mẹ” phá xuất từ “materia - vật chất,” theo nghĩa đẹp nhất, nó muốn nói đến sự cụ thể, thực tại hay mét, sự đo lường. Thiên Chúa nhập thể trong lòng một người nữ cũng có nghĩa là Người hiện diện trong lòng vật chất của thế giới, trong bí tích Thánh Thể. Đó là nhiệm cục cứu độ duy nhất và là cách thế độc đáo nhất. Thánh Irênê có lý khi nói rằng “ai không hiểu việc sinh ra của Thiên Chúa bởi Đức Maria thì không hiểu về bí tích Thánh Thể.”

Khi chọn lựa con đường mẫu tử để bày tỏ mình với chúng ta, Thiên Chúa đã mạc khải phẩm giá người phụ nữ theo hình thức mà thánh Phaolô nói với chúng ta thế này: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình, sinh bởi người phụ nữ.” Nếu ngài nói rằng: “Sinh bởi Đức Maria,” có lẽ ngài chỉ nói một chi tiết về tiểu sử, nhưng nói “sinh bởi người phụ nữ.” Như thế, ngài đã đưa ra một sự khẳng định về sự cưu mang hoàn vũ và rộng lớn. Theo đó, mỗi người phụ nữ đều được đề cao trong Đức Maria, với sự cao cả không thể tin được. Ở đây Đức Maria là một người phụ nữ trong số các phụ nữ. Ngày hôm nay, người ta nói nhiều về sự thăng tiến người phụ nữ, đó là một trong những “dấu chỉ thời đại” rất đẹp đẽ và đáng cổ võ. Nhưng chúng ta thường chậm trễ hơn so với Thiên Chúa! Người đã đi trước tất cả chúng ta. Người đã dành cho người phụ nữ một danh dự cao trọng như thế khiến chúng ta phải im tiếng.

3- Theotokos nói về chính Đức Maria

Cuối cùng, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đương nhiên nói với chúng ta về Đức Maria. Mẹ là người duy nhất trong vũ trụ có thể nói với Chúa Giêsu, điều Chúa Cha nói với Người: “Con là con yêu dấu của Ta; hôm nay Ta đã sinh ra con!” Thánh Ignatio thành Antiochia nói với tất cả sự đơn sơ rằng Chúa Giêsu “từ Thiên Chúa và từ Đức Maria.” Giống như chúng ta nói về một người là Con Thiên Chúa và con Đức Maria. Dante Alighieri đã đúc kết hai tước hiệu của Đức Maria là “Trinh Nữ, Mẹ” và “Mẹ, Con Gái,” trong một câu: “Mẹ Trinh Nữ, Con Gái, Con Ngài.”

Tự thân tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đủ để thiết lập sự vĩ đại của Đức Maria và xác định danh hiệu dành cho Mẹ. Nhiều lúc, người ta phê bình người Công Giáo đã đi quá xa trong việc tôn kính và quá nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đức Maria. Đôi khi chúng ta cũng phải nhìn nhận sự phê bình này là xác thực như đã xảy ra trong lịch sử. Nhưng người ta không bao giờ nghĩ rằng Thiên Chúa đã làm điều đó trước. Thiên Chúa đã dành cho Mẹ sự tôn kính đó khi chọn ngài là Mẹ Thiên Chúa, mà không ai có thể nói điều gì cao cả hơn; cả chính Luthêrô cũng từng nói: “Khi gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, tước hiệu chứa đựng tất cả sự tôn kính; không ai có thể nói điều gì cao cả hơn về Mẹ, dầu có nói ra bao nhiêu ngôn từ khác nữa chỉ là như lá cây, như sao trên bầu trời, như cát dưới biển. Lòng trí chúng ta phải suy tư ý nghĩa Mẹ Thiên Chúa là gì.”

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đặt Đức Maria trong tương quan duy nhất với từng Ngôi Vị trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong lời cầu nguyện mình, thánh Phanxicô Assisi diễn tả thế này: “Lạy Đức Thánh Trinh Nữ Maria, không có ai được như Mẹ, Mẹ được sinh ra trong thế gian, giữa những người phụ nữ, là con gái và là nữ tử của Vua tối cao Cha trên trời, là mẹ Chúa Giêsu Kitô rất thánh, là hiền thê của Chúa Thánh Thần... xin cầu cho chúng con, cùng Con yêu dấu chí thánh của Mẹ, là Chúa và Thầy chúng con.”

Ngày nay, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là điểm gặp gỡ và là nền tảng cho mọi Kitô hữu, để từ đó tìm kiếm sự hiểu biết về địa vị của Đức Maria trong đức tin. Nó cũng là tước hiệu duy nhất cho việc đại kết, không chỉ là điều luật, nhưng còn là dữ kiện được toàn thể Giáo Hội nhìn nhận, bởi vì nó được định tín trong một Công Đồng đại kết. Chúng ta đã nghe điều Luthêrô nghĩ. Trong một lần khác, ông viết: “Tín khoản khẳng định rằng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa có mặt trong Giáo Hội từ thời đầu và Công Đồng Êphêsô đã không định tín nó như là điều mới mẻ. Bởi vì, đó là chân lý đã được quả quyết trong Tin Mừng và trong Kinh Thánh... Những lời của Luca 1,32 và của thư Galata 4,4, đã nhấn mạnh bằng sự chắc chắn rằng Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu này được đưa vào công thức đức tin sau cái chết của ngài. Chúng ta tin, dạy và tuyên xưng rằng Đức Maria được gọi cách đúng đắn là Mẹ Thiên Chúa và thực sự là thế.”

Như thế, Mẹ Thiên Chúa, Theotokos là một tước hiệu cần phải luôn nhắc đến, để phân biệt với tất cả các chuỗi tước hiệu và danh xưng khác của Đức Maria. Nếu nó được toàn thể Giáo Hội dùng một cách chính thống và đã được đánh giá như là một dữ kiện hơn là một điều luật trong phạm vi tín lý, thì nó đủ để tạo ra một sự hiệp nhất nền tảng xung quanh Đức Maria và nếu Mẹ là nguyên nhân của sự hiệp nhất các tín hữu, sau Chúa Thánh Thần, thì tước hiệu này trở thành dự kiện quan trọng nhất cho hiệp nhất đại kết, vì Mẹ là người giúp “tái lập sự hiệp nhất của tất cả con cái Thiên Chúa đang tản mát khắp nơi” (x. Ga 11,52).

Trong quá trình diễn ra Công Đồng Êphêsô, có một giám mục mà trong bài giảng, ngỏ với các Nghị Phụ Công Đồng những lời này: “Chúng ta không được loại bỏ việc tôn kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã cưu mang mầu nhiệm nhập thể. Thật là ngớ ngẩn khi tại các bàn thờ Chúa Kitô, chúng ta ca ngợi thập giá đã gìn giữ và làm cho Mẹ tỏa sáng trên khuôn mặt của Giáo Hội, và rồi sau đó loại bỏ sự tôn kính Mẹ Thiên Chúa, Đấng vì nhìn đến lợi ích lớn lao đã đón nhận thần tính sao?”

Sau khi suy tư về sự cao cả trỗi vượt mà tước hiệu Mẹ Thiên Chúa minh chứng về Đức Maria, chúng ta hiểu tại sao Dante có thể cảm tác trong lời cầu nguyện rất đẹp đẽ về Đức Maria: “Hỡi bà, Đấng rất cao cả và thánh thiện. Rằng ai muốn được ơn phúc mà không chạy đến với, là như muốn bay lên mà không có cánh.”

Tước hiệu này là một dữ kiện để giúp chúng ta có sự tin tưởng vào sự chuyển cầu hiệu lực của Đức Maria. Một bản văn cổ Kitô giáo trong đó Đức Maria được xưng là Mẹ Thiên Chúa, đây là lời cầu nguyện tuyệt vời về niềm tin vào Đức Maria: Sub Tuum Praesdium, một kinh có trước Công Đồng Êphêsô. Chúng ta kết thúc suy tư hôm nay về Mẹ với kinh này: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện, trong con gian nan khố khó, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng, hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ.” Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Những dạng thức tỏ mình của Thiên Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:59 23/12/2020
CHÚA NHẬT HIỂN LINH
Những dạng thức tỏ mình của Thiên Chúa
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “Lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” Trong tiếng Hy Lạp lễ Hiển Linh được gọi là Epifania, có nghĩa là Thiên Chúa tỏ mình, hay bày tỏ vinh quang cho loài người. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về những con đường hay những hình thức Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta:

1- Thiên Chúa tỏ mình qua công trình tạo thành

Thiên Chúa tỏ mình ra qua công trình của Người, đó là công trình tạo thành. Chúng ta có thể nhận biết quyền năng và vinh quang Thiên Chúa qua công trình tạo dựng. Quả thế, thiên nhiên là cuốn sách không ngừng nói về Thiên Chúa: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới. Đêm này kể lại với đêm kia” (Tv 19,2-3). Vũ trụ này là kiệt tác của Thiên Chúa. Nhìn ngắm công trình Tạo Hóa, khiến phàm nhân phải tác lưỡi:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu.
Mặt trời sáng chói trăng sao.
Ai khôn đem dán nơi cao chín tầng.
Bò dê và các thú rừng.
Chim bay cá lội vẫy vùng đó đây.
Cỏ cây bông trái tùy thời.
Ai là kẻ có biệt tài dựng nên?
Thưa rằng ấy chính Hoàng Thiên,

Gọi là Tạo Hóa, chính tên Chúa Trời.”
Bởi thế, Newton, một nhà thiên văn vĩ đại, khi nghiên cứu các hành tinh đã quả quyết: “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ống kính viễn vọng của tôi.”

Hơn nữa, thiên nhiên là cuốn sách sống động không ngừng nói về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mọi loài. Mỗi tạo vật dù là nhỏ bé đều là đối tượng được Thiên Chúa quan phòng che chở. Văn hào Dante cho rằng: “Tình yêu Thiên Chúa làm chuyển động mặt trời và các ngôi sao.”

Thế giới này là món quà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta để giúp chúng ta sống tốt và sống hạnh phúc. Đồng thời, Thiên Chúa trao phó cho con người có trách nhiểm bảo vệ, gìn giữ và phát triển công trình tạo thành. Môi trường là ngôi nhà chung của mỗi người. Mẹ trái đất bao bọc và nuôi dưỡng chúng ta. Nếu hủy hoại môi trường là hủy hoại con người. Môi trường sống, con người sống, môi trường chết, con người sẽ chết.

Gần đây, chúng ta chứng kiến thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, đã làm cho người dân Miền Trung phải điêu đứng. Đó là hậu quả của tội phá hoại môi trường và cái giá quá đắt của chủ trương phát triển kinh tế bằng mọi giá!

Trước vấn đề ô nhiễm môi trường, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quả quyết trong Thông Điệp Laudato Sí rằng: “Tội chống lại tự nhiên cũng là tội chống lại chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa.”

Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát triển môi trường thiên nhiên luôn xanh sạch đẹp theo chương trình của Thiên Chúa.

Như thế, Qua cuốn sách này, Thiên Chúa bày tỏ vẻ đẹp, quyền năng và sự khôn ngoan của Người. Nhờ đó, chúng ta nhận biết có Thiên Chúa hiện hữu, quan phòng và tài tình xếp đặt mọi thứ được trật tự và ổn định hài hòa.

2- Thiên Chúa tỏ mình qua Lời

Thiên Chúa còn bày tỏ chính mình cho chúng ta biết qua Lời Chúa, tức là qua Kinh Thánh. Lời Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh, được các tác giả Kinh Thánh chép lại bằng ngôn ngữ loài người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là Lời Thiên Chúa nói với con người qua các tiên tri và các tác giả Sách Thánh. Tác giả thư Hípri quả quyết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Hr 1,1).

Cũng như đối với con người, qua lời nói ta biết được ý muốn, suy nghĩ, tâm tình của người nói. Cũng thế, Kinh Thánh là cuốn sách mạc khải cho chúng ta biết về chính Thiên Chúa là ai, về ý muốn và tư tưởng của Người. Lời Chúa mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa, về con người và thế giới. Lời Chúa còn có vai trò hướng dẫn đời sống mỗi người chúng ta, như Thánh Vịnh nói: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105). Bởi thế, khi cử hành phụng vụ, chúng ta đọc Lời Chúa, suy gẫm Lời Chúa. Lời Chúa là lương thực tâm linh nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Lời Chúa mang lại sự sống đời đời. Nên chúng ta cần phải học hỏi Kinh Thánh để hiểu biết về Thiên Chúa. Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô như thánh Giêrônimô quả quyết.

3- Thiên Chúa tỏ mình qua Ngôi Lời

Con đường thứ ba, Thiên Chúa tỏ mình qua Người Con là Ngôi Lời nhập thể. Đây là sự tỏ mình, sự mạc khải lớn nhất!

Thư gửi tín hữu Hípri đã có những lời đầy ý nghĩa về mạc khải này: “Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Hr 1,2-3). Theo đó, Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa vô hình trở thành hữu hình. Ngôi Lời tiền hữu đã đi vào lịch sử. Biến cố này gây ngạc nhiên, làm “xôn xao” vũ trụ và khắp nơi. Thiên Chúa bày tỏ mình qua Người Con là Đức Giêsu. Việc Con Chúa sinh ra là sự hiển linh vĩ đại cho loài người. Thánh Phaolô nói: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo” (Cl 1,15). Sau này, chính Chúa Giêsu quả quyết: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9), “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Người là ánh sáng huy hoàng bừng lên chiếu rọi những ai ngồi trong bóng tối (x. Is 60,1-6). Cho nên, biến cố Nhập Thể hay Giáng Sinh là biến cố Thiên Chúa hiển linh, nơi đó Thiên Chúa tỏ mình cho hết mọi người, cho người Do Thái cũng như dân ngoại, cho người cao trọng cũng như người mọn hèn.

Vì thế, mừng biến cố Con Chúa Giáng Sinh và Hiển Linh, chúng ta được mời luôn biết tìm kiếm Thiên Chúa qua ba con đường mà Người đã mở ra cho chúng ta. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mặt Trời Công Chính Bừng Sáng Giữa Đêm Đông
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:50 23/12/2020
Mặt Trời Công Chính Bừng Sáng Giữa Đêm Đông

Trong đêm cực thánh này, đêm mà cả vũ hoàn đều hân hoan mừng kính mầu nhiệm Con Thiên Chúa giáng trần. Không riêng gì các Kitô hữu mà bà con lương dân, anh chị khác niềm tin, tôn giáo đều cảm nhận một niềm vui nào đó từ đáy tâm hồn, dù cho cung bậc và sự thiêng thánh dĩ nhiên là có khác nhau. Rất có thể với nhiều người Giáng Sinh về chỉ là một dịp lễ hội lớn để vui chơi và thậm chí là cơ hội thuận lợi để kinh doanh buôn bán. Dẫu sao đi nữa thì thực tiển cho thấy hằng năm khi Giáng Sinh về thì tình người lại nở hoa và với Kitô hữu thì tình trời lại chan hòa muôn sắc muôn màu. Mừng sinh nhật Đấng Cứu Thế, Kitô hữu chúng ta tuyên xưng rằng Hài Nhi giáng sinh trong hang đá lạnh lẽo năm xưa chính là Ánh Sáng thế gian. Mặt Trời công chính đã bứng sáng giữa đêm đông.

Ánh sáng có ra là để cho mọi vật mọi loài và các hiện tượng được thấy rõ ràng, được hiện hữu và tỏ bày ra đúng thực như chúng là gì. Công chính hóa (Justificatio – Justifier – Justify) là làm cho ai đó, sự gì đó trở nên công bằng, ngay thẳng với đủ đầy lý do chính đáng và hợp lý. Và chúng ta có thể nói cách nôm na dễ hiểu là làm cho “cái gì ra cái nấy”.

Hài Nhi Giêsu bé bỏng trong hang đá nói với chúng ta những gì? Mặt trời công chính soi sáng cho chúng ta thấy điều chi? Hẳn có rất nhiều điều được tỏ bày, tuy nhiên dưới ánh sáng của mầu nhiệm Giáng Sinh, đêm nay chúng ta cùng chiêm ngắm ba sự thật nền tảng liên quan đến loài người như sau:

Sự thật thứ nhất: Giêsu Kitô là Đấng không được tạo thành đã được sinh ra từ đời đời và được sinh ra trong kiếp người cách đây hơn hai ngàn năm. Chính Người trong thân phận Hài Nhi bé bỏng nói với nhân loại rằng mọi vật mọi loài đều là tạo vật và loài người chúng ta là loài vừa được sinh ra vừa được tạo thành. Vì là loài thọ tạo, con người phải hiện hữu và sống theo thánh ý Đấng tác thành nên muôn vật. Nói theo thánh tông đồ dân ngoại là không ai sống cho mình và chết cho mình, nhưng chúng ta sống và chết là cho Thiên Chúa, nghĩa là theo thánh ý Đấng tạo dựng nên chúng ta (x.Rm 14,7-8). Quả thật lời Sách Thánh đã minh họa sự thật này: Chiếc bình sành phải uốn mình theo bản tay của người thợ gốm chứ không bao giờ ngược lại (x.Gr 18,1-12; Rm 9,19-24). Chước cám dỗ cho mình là toàn năng, là bất diệt đã khiến cho tội lỗi xuất hiện và đau khổ lan tràn.

Sự thật thứ hai: Sự xuất hiện của các Thiên thần và các con vật ở cánh đồng Bê Lem năm xưa khi Chúa Giêsu hạ sinh là một lời mạc khải như nhận định của triết gia Blaise Pascal rằng con người không phải là Thiên Thần mà cũng chẳng phải là loài vật. Không phải là Thiên Thần vì con người được dựng nên có linh hồn và thể xác. Khi chiều theo chước cám dỗ làm muốn làm thiên thần thì có thể rơi xuống hàng loài vật. Và trái lại nếu chỉ biết sống vì vật chất thì không xứng với phẩm giá con người. “Con người sống không nguyên bởi bánh mà còn do bởi mọi Lời Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Chúa Kitô đã từng chỉ dạy chúng ta phải thờ phượng Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết cả trí khôn, và khi yêu thương nhau như chính bản thân mình thì cũng phải biết yêu thương nhau với cả tấm lòng và hành vi cụ thể, thiết thực như người Samaritanô nhân hậu (x.Lc 10,25-37).

Sự thật thứ ba: Hài Nhi Giêsu bé bỏng nằm giữa mẹ Mẹ Maria và thánh Giuse là một lời tỏ bày rằng con người chúng ta được tạo thành và được sinh ra nhờ tình yêu và bởi tình yêu. Và để tồn tại và phát triển thì con người cũng phải cần đến tình yêu và công ơn nhiều người, dĩ nhiên trên hết là ân huệ của Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành. Chúng ta hiện hữu, tồn tại, phát triển và hưởng hạnh phúc là nhờ và bởi tình yêu thì chúng ta phải biết sống với, sống cùng và sống cho Thiên Chúa và cho tha nhân. “Không ai là một hòn đảo”. “Con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Sống ích kỷ, chỉ biết vì bản thân mình thì không xứng với phận vị loài người là hình ảnh của Thiên Chúa.

Mừng Chúa Giáng Sinh, mong sao Kitô hữu chúng ta và cả bà con lương dân, anh chị em khác tôn giáo đón nhận được Ánh Sáng Sự Thật để rồi chúng ta biết đúng phẩm giá cao quý của mình là tạo vật cao trọng nhất trong các loài hữu hình. Chính Chúa Giêsu trước khi giả từ trần gian đã minh nhiên trước Philatô rằng: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng Tôi” (Ga 18,37).

Một Mùa Giáng Sinh trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn đang hoành hành đó đây trên thế giới một lần nữa hiệp lòng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúng ta nghĩ đến tính dễ bị thương tổn của con người và tính hữu hạn của các định chế xã hội lẫn tôn giáo. Mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ có tình yêu mới tồn tại mãi mãi. Khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, mong sao chúng ta biết hướng lòng lên trời cao để rồi biết nắm lấy tay nhau sống tình huynh đệ liên đới tương thân và tinh thần trách nhiệm.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Attachments area
 
Tâm hồn được biến đổi
Lm. Minh Anh
22:34 23/12/2020
TÂM HỒN ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
“Zacaria, cha của Gioan, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri”.

Kính thưa Anh Chị em,

Câu chuyện ra đời của Gioan Tiền Hô kết thúc với bài ngợi khen Zacaria cất lên, sau khi lưỡi ông được nới lỏng nhờ sự biến đổi nơi tâm hồn ông, một sự biến đổi của đức tin. Zacaria đã đi từ ngờ vực sang vững tin, từ lần lữa sang vâng phục, để sau đó, đặt tên cho con là “Gioan” như sứ thần dạy. Ông là kiểu mẫu cho những người thiếu đức tin và hậu quả của việc cứng tin là ngậm miệng; thế nhưng, hôm nay, miệng ông mở ra, vì tâm hồn ông là một ‘tâm hồn được biến đổi’.

Một minh họa khác hôm nay, thậm chí còn đầy đủ hơn về những gì sẽ xảy ra nơi một ‘tâm hồn được biến đổi’. Cho dù trong quá khứ, chúng ta đã nghi ngờ sâu sắc bao nhiêu hoặc đã quay lưng lại với Thiên Chúa bao xa; thế nhưng, một khi hết lòng quay về với Người, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm những gì Zacaria trải nghiệm. Trước hết, Zacaria được “đầy Thánh Thần”; và hậu kết tất yếu là ông đã “nói tiên tri”. Hai tiết lộ này mang thật nhiều ý nghĩa.

Chuẩn bị cho đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy ước ao cho mình có một ‘tâm hồn được biến đổi’, “đầy Thánh Thần” để cũng có thể “nói tiên tri” như Zacaria. Dẫu Giáng Sinh nói về Ngôi Hai, nhưng Thánh Thần Ngôi Ba vẫn đóng một vai trò quan trọng không kém trong sự kiện trọng đại này. Chính Chúa Thánh Thần đã che phủ Đức Maria để Mẹ được thụ thai; chính Chúa Thánh Thần đã cho phép Zacaria công bố sự vĩ đại của Thiên Chúa và công trình cứu độ của Người; cũng thế, hôm nay, phải là Chúa Thánh Thần, Đấng tràn đầy nơi chúng ta, giúp chúng ta loan báo Chân Lý và Tin Mừng Con Chúa làm người.

Trong thời đại hôm nay, nhiều nơi trên thế giới, Giáng Sinh trở nên rất thế tục; không ít người đón mừng một lễ Giáng Sinh không có Chúa; người ta mừng sinh nhật của một người mà không biết người ấy là ai! Ngoài các nhà thờ và những gia đình con cái Chúa, hoa đèn giăng khắp phố phường nhưng đố ai tìm được một chữ “Giêsu”! Rất ít người dành thời gian này để thực sự cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa vì tất cả những gì Người làm; càng rất ít người công bố sứ điệp yêu thương của mầu nhiệm Nhập Thể cho gia đình và bạn bè mình trong dịp lễ trọng đại này. Hôm nay, Chúa muốn chúng ta trở thành những ‘tiên tri’ thực sự; Thánh Thần cần được dẫy đầy nơi chúng ta như đã đầy dẫy nơi Zacaria; tâm hồn chúng ta phải là một ‘tâm hồn được biến đổi’ như tâm hồn ông; từ đó, chúng ta mới có thể nói cho người khác lý do đích thực của đại lễ.

Một người vô thần phàn nàn với một người bạn rằng, người Công Giáo có những ngày lễ đặc biệt như Giáng Sinh, Phục Sinh và những ngày tương tự; cũng thế, người Do Thái có các đại lễ quốc gia là lễ Vượt Qua, lễ Xá Tội. Ông nói, “Chúng tôi là những người vô thần, chúng tôi không có lấy một ngày lễ cấp quốc gia nào được công nhận. Đó là sự phân biệt đối xử không công bằng”. Bạn ông trả lời, “Tại sao các anh không mừng ngày Cá Tháng Tư, ngày người ta có thể nói dối?”.

Anh Chị em,

Hôm nay, bao người không tin cũng như không biết ý nghĩa của ngày Giáng Sinh như người vô thần kia! Bổn phận của chúng ta là nói cho họ chân lý “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để ai tin vào Người Con ấy thì được sự sống đời đời”. Hãy xin Chúa Thánh Thần đổi mới tâm hồn chúng ta, hầu nó trở nên một ‘tâm hồn được biến đổi’; xin Ngài soi dẫn, củng cố và ban cho chúng ta sự khôn ngoan cần thiết để trở thành người phát ngôn về Quà Tặng Cứu Độ Thế Giới nhân dịp Giáng Sinh này. Không có quà tặng nào có thể quan trọng hơn để trao cho người khác hơn quà tặng về sự thật và tình yêu này.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin hãy lấp đầy con bằng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần; xin cho con trở nên một công cụ, một ‘tâm hồn được biến đổi’ mà qua đó, những người khác có thể đọc được ý nghĩa đúng đắn của lễ Giáng Sinh và tin nhận Đấng yêu thương, cũng là Đấng đến cứu độ họ”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ qua đời vì COVID-19
Đặng Tự Do
14:47 23/12/2020
Hôm thứ Tư 23 tháng 12, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Đức Cha Rubén Tierrablanca González, Giám Quản Tông Tòa của Istanbul và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, đã qua đời hôm thứ Hai do các biến chứng liên quan đến COVID-19. Vị Giám Mục 68 tuổi này đã phải nhập viện ba tuần trước và phải dùng đến máy trợ thở.

Đây là một tin rất buồn cho Giáo Hội tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi việc bổ nhiệm một Giám Mục rất khó khăn vì chính sách chèn ép đến mức bách hại thẳng tay của chính quyền Hồi Giáo.

Ngài là “Một người cống hiến cho đối thoại giữa các tôn giáo, đặc biệt là với những người Hồi giáo Sufi mà ngài đã phát triển mối quan hệ thân thiết,” Đức Cha Paolo Bizzetti, Giám Quản Tông Tòa của Anatolia và là chủ tịch Caritas Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

“Trong nhiều năm, ngài là cha tổng đại diện của Đức cha Louis Pelâtre, vì vậy ngài nhận thức rõ rằng Giáo hội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một tôn giáo thiểu số rất nhỏ, không được pháp luật công nhận, nhưng có giá trị lớn. Ngài thích ở đất nước này, mặc dù anh ấy biết giới hạn của nó”.

Chính Đức Cha Bizzeti cũng bị bệnh nặng với COVID-19 nhưng hiện đang hồi phục. Ngài cho biết đã “luôn được thông báo về tình trạng của Đức Cha Tierrablanca.”

“Thật không may, tình trạng hôn mê kéo dài về mặt y tế không phải là một dấu hiệu tích cực. Chúng tôi đã hy vọng những phản ứng thuận lợi sau khi ngài nhận được một loại thuốc thử nghiệm mới vào tuần trước”; nhưng thay vào đó, “cơ thể của ngài đã không chịu nổi”. Virus đã thắng thế.

Đức Cha Bizetti nói: “Chúng tôi là bạn của nhau. Khi tôi đến Istanbul, tôi đã đến ở với ngài. Ngài là một mục tử, nhưng trên hết ngài là một người trầm tính, tốt bụng và luôn chào đón. Tôi chưa bao giờ thấy ngài tức giận hay lo lắng; ngài biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khiêm tốn, ngay cả khi là chủ tịch Hội đồng Giám mục... Ngài thật là một người đàn ông đáng yêu! “

“Ngài thích sự đa dạng văn hóa, lịch sử, tôn giáo cổ đại của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài đã đến Istanbul với một kế hoạch do các tu sĩ dòng Phanxicô lập, đặc biệt tập trung vào đối thoại giữa các tôn giáo, mà ngài đã dẫn đầu. Đồng thời, ngài không bao giờ quên những khó khăn mà các Kitô hữu phải đối mặt với tư cách là thiểu số tại đất nước này. Quan trọng hơn, ngài không phải là một người chùn bước khi đối mặt với vấn đề hoặc khó khăn.”

Đức Cha Rubén Tierrablanca González sinh ngày 24 tháng 8 năm 1952 tại Cortazar, miền trung Mễ Tây Cơ. Ngài sang Thổ Nhĩ Kỳ truyền giáo vào năm 2003 và vào năm 2016, ngài trở thành Giám Quản Tông Tòa tại thủ đô kinh doanh của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giám quản tông tòa tại Constantinople cho người Hy Lạp. Năm 2018, ngài được bầu làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ.

Thời trẻ, ngài theo học tại tiểu chủng viện dòng Phanxicô và nhập tập viện ngày 22 tháng 8 năm 1970. Ngài khấn trọn vào ngày 2 tháng 8 năm 1977, sau đó được thụ phong linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn vào năm sau.

Vị đại diện tông tòa của Istanbul “là một người theo chủ nghĩa hiện thực; ngài không có ảo tưởng và chọn những vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của Giáo hội địa phương. Trước hết, điều này đòi hỏi phải thúc đẩy đời sống giáo phận, bao gồm nhiều nam nữ tu sĩ từ nước ngoài, đặc biệt là từ Âu châu và phương Tây.” Vì lý do này, “ngài đã dấn thân xây dựng cộng đồng địa phương, tìm người để phục vụ miền Giám Quản Tông Tòa Istanbul.”

‘Đối với các tín hữu, sự mất mát này là một nỗi buồn lớn. Đồng thời, chúng ta biết rằng ngài này đã đến thiên đường vào đêm trước Giáng sinh “.

Đối với vị Giám Quản Tông Tòa của Anatolia và là chủ tịch Caritas Thổ Nhĩ Kỳ, “ba khía cạnh trong sứ mệnh của Đức Cha Tierrablanca sẽ vẫn là: con người của đối thoại và cộng tác, ngay cả ở mức đồng nghị; liên tục tìm kiếm đối thoại với các tôn giáo khác, dựa trên sự tôn trọng và chấp nhận; và mong muốn xây dựng Giáo hội Thổ Nhĩ Kỳ ở cấp giáo phận bằng cách gia tăng trách nhiệm và chăm sóc mục vụ.”


Source:Asia News
 
Trung Quốc tấn phong một Giám Mục mới
Đặng Tự Do
15:35 23/12/2020
Cha Phêrô Lưu Căn Châu (Liu Genzhu, 刘根珠) được tấn phong làm giám mục giáo phận Hồng Đông – Lâm Phần (Hongdong-Linfen, 洪东-临汾) thuộc tỉnh Sơn Tây vào sáng thứ Ba 22 tháng 12. Việc bổ nhiệm của ông đã được Tòa thánh và bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận.

Cha Lưu Căn Châu đã trở thành tổng đại diện của giáo phận Lâm Phần từ năm 2010. Giáo phận đã trống tòa kể từ năm 2006, sau cái chết của Đức Cha Tôn Nguyên Mặc (Sun Yuanmo, 孙元墨). Mặc dù cha Lưu là ứng viên được Tòa thánh xem xét trong một thời gian dài, Tòa Thánh đã không có ý muốn bổ nhiệm ngài làm Giám Mục vì thấy ngài đi nước đôi. Bọn cầm quyền Bắc Kinh cũng tỏ ra nghi ngờ ngài.

Lễ tấn phong giám mục này là lần thứ hai sau khi thỏa thuận Trung Quốc-Vatican được gia hạn vào tháng 10 vừa qua. Đầu tiên là lễ tấn phong Giám Mục cho linh mục Tôma Trần Thiên Hào (Chen Tianhao, 陈天豪) 58 tuổi, được tấn phong giám mục cho giáo phận Thanh Đảo (Qingdao,青岛), tỉnh Sơn Đông (Shandong, 山东).

Tin tức về việc tấn phong Giám Mục cho Cha Lưu Căn Châu ngay lập tức được Hiệp hội Yêu nước và Hội đồng Giám mục Trung Quốc đưa tin. Tòa Thánh, cho đến nay, vẫn giữ im lặng về buổi lễ này.

Cả hai linh mục Phêrô Lưu Căn Châu và Tôma Trần Thiên Hào đều là các chủ tịch hay phó chủ tịch của Hiệp hội Yêu nước địa phương.

Chủ phong trong lễ tấn phong Giám Mục cho cha Lưu Căn Châu là Đức Cha Phaolô Mạnh Ninh Hữu (Meng Ningyou, 孟宁友) giám mục Thái Nguyên (Taiyuan, 太原) và là Chủ tịch Hiệp hội Yêu nước tỉnh Sơn Tây. Những người phụ phong gồm có Đức Cha Vũ Tuấn Vĩ (Wu Junwei, 武俊伟) của giáo phận Vận Thành (Yuncheng, 运城); Đức Cha Đinh Linh Bân (Ding Lingbin, 丁灵斌)của Giáo phận Trường Trị (Changzhi, 长治). Đồng tế trong thánh lễ có Đức Cha Phaolô Mã Tồn Quốc (Ma Cunguo - 馬存國) Giám Mục Sóc Châu (Shouzhou -朔州).

Đức Cha Phaolô Mạnh Ninh Hữu là một trong 7 Giám Mục Trung Quốc được tha vạ tuyệt thông sau khi hiệp định Vatican - Trung Quốc được ký kết ngày 22 tháng 9, 2018.

Hồi tháng 7 vừa qua, Đức Cha Mã Tồn Quốc đã là Giám Mục thầm lặng thứ ba ra “hồi chánh” với bọn cầm quyền chỉ trong vòng hơn một tháng. Hai “hồi chánh viên” khác là Đức Cha Phêrô Lý Huệ Nguyên (Li Huiyuan - 李慧源) của giáo phận Phượng Tường (Fengxiang - 凤翔) và Đức Cha Lâm Gia Thiện (Lin Jiashan - 林家善) của giáo phận Phúc Châu (Fuzhou -福州).

Linh mục Dương Tức (Yang Yu, 杨玉), Phó tổng thư ký Hội đồng Giám mục Trung Quốc, đã công bố nhiệm vụ mà cơ chế này giao cho vị tân giám mục, thay mặt cho tất cả các giám mục Trung Quốc, trong đó có các nhiệm vụ cơ bản là “hướng dẫn các linh mục và tín hữu của giáo phận tôn trọng Hiến pháp, bảo vệ sự thống nhất của đất nước và sự hòa hợp xã hội, yêu đất nước và Giáo hội, theo phương châm Trung Quốc Hóa Công Giáo, góp phần hiện thực hóa Giấc mơ Trung Hoa.”

Tân Giám mục Lưu Căn Châu sinh ngày 12 tháng 10 năm 1966 tại huyện Hồng Đông tỉnh Sơn Tây. Năm 1991, ông hoàn thành chương trình học tại chủng viện tỉnh Thiểm Tây và được thụ phong linh mục cùng năm. Tháng 6 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Tổng đại diện giáo phận Lâm Phần. Ông là thành viên của Hiệp hội Yêu nước Trung Quốc, và là phó chủ tịch của Hiệp hội Yêu nước của tỉnh Sơn Tây.

Theo thống kê mới nhất được thực hiện vào năm 2014, giáo phận Hồng Đông – Lâm Phần có khoảng 40 ngàn tín hữu, với 16 giáo xứ và một trăm nhà nguyện; khoảng 50 linh mục đang tham gia vào công việc mục vụ ở đó; một hội dòng các nữ tu trong giáo phận hoạt động trong việc dạy giáo lý và chăm sóc y tế.


Source:Asia News
 
Tuyên bố vào giờ chót của Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh ở Giêrusalem
Đặng Tự Do
15:57 23/12/2020
Hôm 15 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, 55 tuổi, là Tân Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 10 vừa qua, cho biết ngài và 5 vị khác trong Tòa Thượng Phụ đã nhiễm coronavirus.

Trong bối cảnh như thế, Tòa Thượng Phụ đã không thể đưa ra một chương trình lễ Giáng Sinh cho mãi đến đầu tuần này sau khi Bộ Y Tế Israel xác nhận ngài đã vượt qua được virus Tầu độc địa.

Thông báo của Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh ở Giêrusalem cho biết như sau:

Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa muốn cho mọi người biết rằng, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và sau khi đã đáp ứng các hạn chế theo quy định, hôm nay, ngày 22 tháng 12 năm 2020, Ngài đã nhận được xác nhận chính thức từ Bộ Y tế Israel rằng Ngài có thể tự do đi lại, không cần cách ly nữa. Do đó, ngài sẽ chủ sự các cử hành Giáng sinh ở Bethlehem.

Nhân dịp này, ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tất cả những ai, bằng nhiều cách khác nhau, đã bày tỏ tình đoàn kết và cầu nguyện cho ngài trong thời kỳ này.

Trong một thông báo khác, chính quyền Palestine cho biết là theo truyền thống, vào chiều ngày 24 tháng 12, các thiếu nhi tại Bethlehem sẽ chào đón Đức Thượng Phụ đến từ Giêrusalem. Tuy nhiên, năm nay chính quyền Palestine hạn chế chỉ cho các thiếu nhi ở địa phương tham gia vào cuộc rước này. Các thiếu nhi ở các thành phố lân cận không được phép tham gia.

Đúng nửa đêm, Đức Thượng Phụ, cùng với các Giám Mục Phụ Tá của ngài sẽ cử hành thánh lễ tại đền thờ Giáng Sinh trên quảng trường Máng Cỏ. Trong thánh lễ này, ngoài một số linh mục, và tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Mộ, không giáo dân nào được phép tham gia.

Cách hang đá Bethlehem 2.5km về phía đông, tại nhà nguyện Cánh Đồng Chăn Chiên, nơi theo truyền thống thiên thần đã hiện ra với các mục đồng, các linh mục dòng Phanxicô sẽ cử hành một thánh lễ khác cho anh chị em giáo dân trong vùng, và cũng được cử hành đúng vào nửa đêm.


Source:Latin Patriarchate of Jerusalem
 
Giáng sinh, cầu mong Chúa Giêsu tái sinh trong chúng ta, để chúng ta có thể mang lại niềm vui và hy vọng mới cho tất cả mọi người ngay trong chính cuộc đời của chúng ta.
Thanh Quảng sdb
17:54 23/12/2020
“Giáng sinh, cầu mong Chúa Giêsu tái sinh trong chúng ta, để chúng ta có thể mang lại niềm vui và hy vọng mới cho tất cả mọi người ngay trong chính cuộc đời của chúng ta.”

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Tiếp kiến Chung ngày 23 tháng 12, được phát trực tuyến từ Thư viện của Cung điện Tông đồ, vì sự bùng phát của đại dịch, đã không cho phép các cuộc tụ họp công cộng trong nước hiện nay.

Trong lúc chuẩn bị mừng kỷ niệm ngày giáng sinh của Chúa Giêsu, cho nên bài giáo lý của Đức Thánh Cha tuần này cũng tập chú vào lễ Giáng sinh.

Nhắc lại thông điệp vui mừng mà các thiên thần loan báo cho các mục đồng ở Bếtlêhem: “Đừng sợ; vì đây, Ta đem đến cho anh em một tin mừng… Hôm nay Đấng Cứu Thế, là Đức Kitô, Cứu Chúa đã sinh ra cho thế gian” (Lc 2: 10-12). Đức Thánh Cha sánh ví giống như các mục đồng xưa, chúng ta cũng được kêu gọi thực hiện một cuộc hành trình tâm linh đến Bethlehem để tìm kiếm và chiêm bái Hài Nhi Giêsu.

Lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở và mời gọi chúng ta vượt qua một tâm thức trần tục nào đó, đã làm mù quáng chúng ta trước điều cốt lõi đức tin của chúng ta.

Thực vậy ‘Ngôi Lời mặc lấy xác thân ở giữa chúng ta,’ Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha muốn giao hòa với lịch sử loài người chúng ta và mở ra một con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Hãy ôm lấy niềm hy vọng do Chúa Hài nhi Giêsu thơ bé dành cho chúng ta

Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Năm nay, giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, lễ Giáng sinh có thể giúp chúng ta nhìn về phía trước và đón nhận niềm hy vọng mà Chúa Giêsu giáng sinh mang đến cho chúng ta”.

Đức Thánh Cha kết luận bằng mời gọi chúng ta hãy suy tư và cầu nguyện trước lễ Giáng sinh rằng: “chúng ta cần ý thức hơn về sự gần gũi và tình yêu dịu hiền của Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy xác thân loài người để cứu chuộc chúng ta.”

Sau đây là toàn văn bản của Đức Thánh Cha:

Bài giáo lý về lễ Giáng sinh


Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Trong bài giáo lý tuần này, lúc chúng ta sửa soạn mừng Lễ Giáng Sinh, Cha muốn đưa ra một số thức ăn để chúng ta cùng suy nghĩ và chuẩn bị cho việc cử hành Lễ Giáng Sinh. Trong phụng vụ Thánh Lễ lúc nửa đêm, lời Thiên thần loan báo cho các Mục đồng: “Đừng sợ; vì nầy, ta đem đến cho các ngươi Tin mừng, một tin vui lớn lao cho muôn dân; hôm nay trong thành vua Davít, đã sinh ra một Đấng Cứu Thế, là Đức Kitô, Chúa muôn dân.” (Lc 2, 10-12).

Bắt chước những người chăn chiên, chúng ta cũng hãy tiến về Bếtlêhem, nơi Đức Maria đã hạ sinh Hài nhi, đặt nằm trong máng cỏ, “vì không có chỗ cho họ trong quán trọ” (2: 7). Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ phổ biến, ngay cho cả những người không tin cũng cảm nhận được cái bầu khí nhộn nhịp tưng bừng của đại lễ này. Tuy nhiên, người theo đạo Thiên Chúa cần ý thức rằng Lễ Giáng sinh là một sự kiện quyết liệt, một ngọn lửa vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã nhóm lên cho thế gian, và không được nhầm lẫn với những thứ phù vân vật chất bề ngoài. Điều quan trọng là đừng biến nó thành một lễ hội bề ngoài, chỉ thuần túy mua sắm hưởng thụ mà thôi!

Chủ nhật tuần trước, Cha có đề cập tới vấn đề này, chủ nghĩa tiêu dùng đã chiếm đoạt Giáng sinh. Không! Lễ Giáng Sinh không được giản lược vào một lễ hội bề ngoài hay tiêu xài, mua sắm quà cáp và gửi đi những lời cầu chúc tốt đẹp bề ngoài mà lại thiếu chiều sâu của niềm tin Kitô giáo, và nghèo nàn về tình người. Vì vậy, cần phải kiềm chế một tâm thức trần tục nào đó, làm suy giảm đi cái cốt lõi đức tin của chúng ta là: “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta, đây là hồng ân và sự thật; chúng ta đã được chiêm ngưỡng vinh quang của Người, vinh quang của một người Con, được phát sinh từ Chúa Cha ”(Ga 1,14). Và đây là nhân tố cốt lõi của Giáng sinh; đúng hơn, đó là sự thật của Giáng sinh, không có gì khác thay thế được.

Một mặt, Lễ Giáng sinh mời gọi chúng ta nhìn lại thảm trạng của lịch sử, trong đó những người nam nữ đã bị tổn thương vì tội lỗi, không ngừng đi tìm kiếm chân lý, tìm kiếm lòng thương xót và tìm kiếm ơn cứu chuộc; và mặt khác, về lòng nhân từ của Thiên Chúa, Đấng đã đến với chúng ta để truyền đạt cho chúng ta Chân lý cứu rỗi và làm cho chúng ta được chia sẻ vào tình bằng hữu và sự sống của Ngài. Và món quà cuộc sống này là hồng ân nhưng không, không phải do công đức của chúng ta.

Có một vị Cha chung đã nói: “Hãy nhìn ở đằng kia, hãy tìm kiếm điều công chính và bạn sẽ không tìm kiếm được cái gì khác ngoài ân sủng Chúa”. Mọi sự đều là hồng ân, là quà tặng của ân sủng. Và món quà ân sủng này, chúng ta nhận được thông qua sự đơn nghèo và huyền thể của Giáng sinh, và nó có thể loại trừ khỏi trái tim và tâm trí chúng ta sự bi quan yếm thế của ngày nay trước cơn đại dịch. Chúng ta có thể vượt qua cảm giác hoang mang chán chường đó, không để mình bị choáng ngợp bởi những thảm bại và thất bại, khi nhận ra và tái khám phá ra rằng Hài Nhi khiêm hạ và mỏng manh, ẩn mình nhỏ bé, là chính Thiên Chúa, đã làm người vì chúng ta.

Công đồng Vatican II, trong một đoạn văn nổi tiếng được trích từ Hiến chế Giáo hội trong Thế giới ngày nay, nói cho chúng ta rằng sự kiện này liên quan đến mỗi người chúng ta: “Vì sự nhập thể của Ngài, Con Thiên Chúa đã kết hợp chính Ngài theo một cách nào đó với mọi người. Ngài hoạt động qua bàn tay con người, Ngài suy nghĩ bằng trái tim con người, hành động bằng sự lựa chọn của con người và yêu bằng trái tim con người. Được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, Ngài đã thực sự trở nên một người trong chúng ta, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi ”(Hiến chế Mục vụ Vui Mừng và hy Vọng (Gaudium et Spes) 22). Nhưng Chúa Giêsu đã được sinh ra từ hai ngàn năm trước, điều này có liên quan gì đến Cha? Nó ảnh hưởng đến bạn và Cha, đến mỗi người trong chúng ta. Chúa Giêsu là một người trong chúng ta: Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu, là một trong chúng ta.

Thực tế này mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui và quả đảm. Thiên Chúa đã không bỏ mặc chúng ta, từ xa xưa, Ngài đã không bỏ rơi chúng ta, Ngài không bỏ mặc sự khốn khổ của chúng ta, Ngài đã tự hạ, quên đi thân phận một vì Thiên Chúa để hoàn toàn mặc lấy bản chất và thân phận con người chúng ta. Ngài trọn vẹn là con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi: điều duy nhất mà Ngài không có. Toàn thể nhân loại được tháp nhập vào Ngài. Đây là điều cơ bản để thấu hiểu niềm tin Kitô giáo.

Thánh Augustinô, khi suy tư về hành trình trở về của mình, thánh nhân đã viết trong cuốn “Tự Thú” của mình: “Vì tôi đã không khư khư giữ mình cho Chúa Giêsu Kitô, Chúa tôi, nhưng tôi đã hạ mình, cho Đấng Khiêm nhường; Tôi cũng không biết sự khổ đau của Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta đi về đâu ”(Lời thú tội VII, 8). Và “sự yếu đuối” của Chúa Giêsu là gì? Sự “yếu đuối” của Chúa Giêsu là một “lời dạy bảo”! Bởi vì nó bày tỏ cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa. Lễ Giáng sinh là lễ của Tình yêu nhập thể, của tình yêu được sinh ra cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng của nhân loại chiếu trong u tối, mang lại ý nghĩa cho sự hiện hữu của con người và cho toàn bộ lịch sử.

Anh chị em thân mến, những suy tư ngắn gọn này có thể giúp chúng ta đón nhận lễ Giáng sinh với ý thức sâu xa hơn. Nhưng có một cách khác nó chuẩn bị, mà Cha muốn nhắc nhớ các bạn và cha, và nó nằm trong tầm tay của mọi người: suy ngẫm một chút, trong im lặng, trước máng cỏ Chúa. Hoạt cảnh Chúa giáng sinh là một bài giáo lý về thực tại này, về những gì đã được thực hiện vào thuở xua, ngày đó, mà chúng ta nghe lại trong Phúc âm. Vì vậy, năm ngoái Cha đã viết một lá thư, mà cha nghĩ rất tốt cho chúng ta, nếu chúng ta đọc lại. Đó là thông điệp mang tên là "Admirabile signum", "Một Dấu hiệu huyền nhiệm". Trong trường học của Thánh Phanxicô Assisi, chúng ta có thể trở nên như một trẻ thơ bằng dừng đứng lại để chiêm ngưỡng cảnh trí Chúa Giáng Sinh, và mở lòng cho sự kỳ diệu về cảnh trí “kỳ diệu” mà Chúa muốn tái sinh lại trong chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin hồng ân của sự ngạc nhiên này: trước mầu nhiệm nhập thể, một thực tại thật dịu dàng, thật đẹp đẽ, thật gần gũi trong trái tim chúng ta, để Chúa ban cho chúng ta hồng ân sửng sốt được gặp gỡ Ngài, được tiếp cận, gần gũi với Chúa hơn và gần gũi hơn với tất cả mọi người. Điều này sẽ làm sống lại sự trìu mến và thương cảm nơi chúng ta.

Trước đây, khi trao đổi với một số nhà khoa học, chúng tôi đã nói về trí thức nhân tạo và người máy rô-bốt… có những rô-bốt được lập trình làm được các công việc như con người, làm được mọi thứ, và ngành công nghệ này đang được tiếp tục phát triển. Và Cha nói với các khoa học gia, "Những gì robot sẽ không bao giờ làm được?" Họ đã nghĩ về điều đó, và đưa ra những đề xuất, mà cuối cùng họ đều đồng ý về một điều: sự dịu dàng, lòng thương xót. Robot sẽ không bao giờ có khả năng này. Và đây là điều mà Thiên Chúa ban chúng ta, ngày nay: một niềm vui tuyệt vời mà Thiên Chúa mong muốn mang vào trong thế giới, và điều này làm sống lại sự dịu dàng, yêu thương trong chúng ta, một sự dịu dàng làm cho con người giống Thiên Chúa. Và hôm nay chúng ta đang rất cần đến sự dịu dàng, lòng thương xót, chúng ta cần tới nó trong giao tiếp con người, khi đối diện với quá nhiều đau khổ! Nếu đại dịch buộc chúng ta phải xa nhau, thì trong nôi hèn nơi Chúa sinh ra, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách dịu dàng thương cảm để gần nhau, sống nhân bản con người hơn. Hãy làm cho chúng ta bước đi trên con đường này. Chúc anh chị em một lễ Giáng sinh vui vẻ!

Lời chào đặc biệt

Cha thân ái chào các tín hữu nói tiếng Anh. Trong những ngày cuối năm này trước lễ Giáng sinh, cha cầu chúc anh chị em và gia đình nhiều niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu. Xin Thiên Chúa phù giúp anh chị em!

(Tin Vatican - Libreria Editrice)
 
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Giáng Sinh là Ngày Lễ Tình Yêu Nhập Thể
Vũ Văn An
19:51 23/12/2020


Theo Hãng tin CNA, ngày 23 tháng 12, từ Thư Viện Tông Tòa trong Nội Thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trực tuyến nói chuyện với các tín hữu, trong buổi yết kiến “ảo” vì đại dịch Vũ Hán. Thay vì chủ đề cầu nguyện như thường lệ, hôm nay ngài nhấn mạnh tới ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, một ngày đem vui mừng và sức mạnh đến xua tan tính yếm thế đang lan tràn trong tâm hồn con người và là kết quả của đại dịch coronavirus.

Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Vì chúng ta tiến gần đến Lễ Giáng Sinh, trong bài giáo lý này, tôi muốn đưa ra một số điều để suy nghĩ chuẩn bị cho việc cử hành Lễ Giáng Sinh. Trong phụng vụ Thánh Lễ lúc nửa đêm, lời Thiên thần công bố với các Mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa”(Lc 2: 10-12).

Bắt chước những người chăn chiên, chúng ta cũng hãy tiến về Bết-lê-hem cách thiêng liêng, nơi Đức Maria đã hạ sinh Hài nhi trong chuồng ngựa, “vì không có chỗ cho họ ở quán trọ” (2: 7). Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ phổ biến, và ngay cả những người không tin cũng cảm nhận được sức hấp dẫn của dịp này. Tuy nhiên, các Kitô hữu biết rằng Lễ Giáng sinh là một biến cố có tính quyết định, một ngọn lửa vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã nhóm lên trên thế giới, và không được nhầm lẫn với những thứ phù du. Điều quan trọng là nó không nên bị giản lược trở thành một lễ hội chỉ có tính xúc cảm hoặc duy tiêu thụ. Chúa nhật tuần trước, tôi đã lưu ý đến vấn đề này, nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tiêu thụ đã chiếm đoạt Lễ Giáng sinh. Không: Lễ Giáng Sinh không được giản lược thành một lễ chỉ có tính xúc cảm hay duy tiêu thụ, đầy những quà tặng và những lời chúc tốt đẹp nhưng lại nghèo đức tin Kitô giáo, và cũng nghèo nàn về tình người. Vì vậy, cần phải kiềm chế não trạng trần tục đó, một não trạng không có khả năng nắm bắt được cốt lõi chói sáng của đức tin chúng ta; cốt lõi ấy là: “Và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1:14). Và đó là phần cốt lõi của Lễ Giáng sinh; đúng hơn, đó là sự thật của Lễ Giáng sinh, không có sự thật nào khác.

Một mặt, Lễ Giáng sinh mời gọi chúng ta suy gẫm về bi kịch của lịch sử, trong đó những người đàn ông và đàn bà, bị tổn thương bởi tội lỗi, không ngừng tìm kiếm sự thật, tìm kiếm lòng thương xót và tìm kiếm sự cứu chuộc; và mặt khác, suy gẫm về sự nhân từ của Thiên Chúa, Đấng đã đến với chúng ta để truyền đạt cho chúng ta Sự Thật cứu rỗi và làm chúng ta trở thành những người chia sẻ tình bạn và sự sống của Người. Và hồng phúc sự sống này: đây là ơn thánh thuần túy, không phải do bất cứ công lao nào của chúng ta. Có một Đức Thánh Cha đã nói: “Nhưng hãy nhìn ở đằng kia, ở đằng kia, ở đàng kia nữa: hãy tìm kiếm công lao của bạn và bạn sẽ không thấy gì khác hơn là ơn thánh”. Mọi thứ đều là ơn thánh, một hồng phúc của ơn thánh. Và hồng phúc ơn thánh này, chúng ta nhận được nhờ sự đơn giản và tình người của Lễ Giáng sinh, và nó có thể đánh tan khỏi tâm trí chúng ta nỗi yếm thế hiện đang lan tràn hơn bao giờ hết do hậu quả của đại dịch. Chúng ta có thể vượt qua cảm thức hoang mang chán nản đó, không để mình bị tràn ngập bởi thua cuộc và thất bại, khi tái nhận thức được rằng Con Trẻ khiêm nhường và nghèo nàn, ẩn mình và bất lực này, là chính Thiên Chúa, trở thành người vì chúng ta. Công đồng Vatican II, trong một đoạn văn nổi tiếng của Hiến chế về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, nói với chúng ta rằng biến cố này liên quan đến mỗi người chúng ta: “Vì nhờ việc nhập thể của Người, Con Thiên Chúa đã kết hợp chính Người cách nào đó với mọi người. Người làm việc bằng đôi tay con người, Người suy nghĩ bằng trái tim con người, hành động bằng sự lựa chọn của con người và yêu bằng trái tim con người. Được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, Người đã thực sự trở nên một trong chúng ta, giống như chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi ”(Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22). Nhưng Chúa Giêsu đã sinh ra từ hai ngàn năm trước, điều này có liên quan gì đến tôi? Nó ảnh hưởng đến anh chị em và đến tôi, mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu là một người giữa chúng ta: Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu, là một người trong chúng ta.

Thực tại này mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui và can đảm. Thiên Chúa đã không coi thường chúng ta, từ xa, Người không đi ngang qua chúng ta, Người không bị sự khốn khổ của chúng ta đẩy lui, Người không mặc cho chính Người một thân thể cách hời hợt, nhưng hoàn toàn mặc lấy bản tính và thân phận con người của chúng ta. Người không bỏ qua điều gì ngoại trừ tội lỗi: điều duy nhất Người không có. Trọn nhân tính ở trong Người. Chúng ta có thế nào, Người mang lấy tất cả những gì chúng ta có thế ấy. Đây là điều chủ yếu để hiểu đức tin Kitô giáo. Khi suy tư về hành trình hoán cải của mình, Thánh Augustinô viết trong cuốn Tự Thú của ngài: “Con chưa có đủ sự khiêm nhường để chiếm hữu Thiên Chúa của con, Chúa Giêsu khiêm nhường, và con chưa biết các giáo huấn về sự yếu đuối của Người sẽ dẫn chúng con tới đâu” (Tự Thú VII, 8). Và “sự yếu đuối” của Chúa Giêsu này là gì? Sự “yếu đuối” của Chúa Giêsu là một “giáo huấn”! Bởi vì nó mạc khải cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa.

Lễ Giáng sinh là lễ của Tình yêu nhập thể, của tình yêu được sinh ra cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng của nhân loại chiếu sáng trong bóng tối, mang lại ý nghĩa cho nhân sinh và cho toàn bộ lịch sử.

Anh chị em thân mến, ước mong các suy tư ngắn gọn này có thể giúp chúng ta cử hành Lễ Giáng sinh với một ý thức sâu sắc hơn. Nhưng có một cách khác để chuẩn bị, mà tôi muốn nhắc nhở anh chị em và tôi, và cách này nằm trong tầm tay của mọi người: suy gẫm một chút, trong im lặng, trước máng cỏ. Cảnh Hang Đá Giáng Sinh vốn là một bài giáo lý về thực tại này, về những gì đã diễn ra năm đó, ngày đó, mà chúng ta đã nghe trong Sách Tin Mừng. Vì vậy, năm ngoái tôi đã viết một lá thư, mà chúng ta nên đọc lại. Nó có tựa là "Admirabile signum", "Hình ảnh Kỳ diệu". Trong trường học của Thánh Phanxicô Assisi, chúng ta có thể trở nên giống như những em nhỏ bằng cách ngừng lại để chiêm ngưỡng cảnh Chúa giáng sinh, và để cho điều kỳ diệu trong cách “kỳ diệu” trong đó Thiên Chúa muốn tái sinh trong chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin được ơn biết ngạc nhiên: trước mầu nhiệm này, một thực tại thật dịu dàng, thật đẹp đẽ, thật gần gũi với trái tim chúng ta, để Chúa ban cho chúng ta ơn biết ngạc nhiên, gặp gỡ Người, đến gần Người hơn, gần với tất cả chúng ta hơn. Điều này sẽ làm sống lại sự dịu dàng trong chúng ta. Hôm trước, trong khi nói chuyện với một số nhà khoa học, chúng tôi đã nói về trí tuệ nhân tạo và rô bốt… có những rô bốt được lập trình cho mọi người và mọi thứ, và điều này tiếp tục phát triển. Và tôi nói với họ, "Nhưng các rô bốt sẽ không bao giờ có thể làm được những gì?" Họ suy nghĩ về điều đó, họ đưa ra các gợi ý, nhưng cuối cùng họ đều đồng ý về một điều: sự dịu dàng. Rô bốt sẽ không bao giờ có khả năng này. Và đây là điều mà Thiên Chúa mang đến cho chúng ta, hôm nay: một cách tuyệt vời trong đó Thiên Chúa muốn bước vào trần gian, và điều này làm sống lại sự dịu dàng trong chúng ta, sự dịu dàng của con người gần gũi với sự dịu dàng của Thiên Chúa. Và ngày nay chúng ta đang rất cần sự dịu dàng, chúng ta đang rất cần sự tiếp xúc của con người, trước quá nhiều khốn khổ! Nếu đại dịch buộc chúng ta phải xa cách nhau hơn, thì trong máng cỏ, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách dịu dàng để gần nhau, để làm người. Chúng ta hãy đi theo con đường này. Chúc anh chị em một Lễ Giáng sinh vui vẻ!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới
VietCatholic Network
17:46 23/12/2020
Chúc Mừng Giáng Sinh Và Năm Mới 2021:



Quý Đức Tổng Giám Mục và Quý Đức Giám Mục Tại Hoa Kỳ
Quý Đức Tổng Giám Mục và Quý Đức Giám Mục Việt Nam
Quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Quý Tu Sĩ Nam Nữ Việt Nam
Quý Vị Trong Ban Điều Hành, các Ký Giả, các Cộng Tác Viên của VietCatholic
Qúy Vị Độc Giả VietCatholic và Toàn Thể Cộng Đoàn dân Chúa Việt Nam Trên Toàn Thế Giới.

Nguyện Xin Thiên Chúa Hài Đồng
Qua Mầu Nhiệm Giáng Sinh
Ban Tràn Đầy Tình Yêu Thương, Hy Vọng, Bình An
Trên Qúy Vị Trong Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2021.


Thay Mặt Ban Giám Đốc và Các Ký Giả VietCatholic
Linh Mục Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc VietCatholic
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sinh ra trong hang động nơi lòng đất
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:54 23/12/2020
Biến cố lịch sử Chúa Giêsu giáng sinh làm người đã được Thánh sử Luca viết tường thuật lại có chi tiết: „Maria sinh con, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ. Vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ - et peperit filium suum primogenitum et pannis eum involvit et reclinavit eum in praesepio quia non erat eis locus in diversorio.“ ( Lc 2,7).

Ngay từ thế kỷ thứ 2. và thứ 3., Thánh tử đạo Justin ( +150 sau Chúa giáng sinh) và thánh giáo phụ Origenes ( + ca. 254 sau Chúa giáng sinh) đã thuật lại tương truyền nói về nơi sinh ra của Chúa Giêsu trong một hang động ở vùng Palestina.

Đế quốc Roma khi sang xâm chiếm đô hộ nước Do Thái đã đuổi người Do Thái ra khỏi vùng đất thánh vào thế kỷ 2., và đã biến đổi hang động nơi thờ phượng tôn giáo thành nơi thờ kính thần Tammuz Adonis. Và như thế muốn bài trừ xóa bỏ nơi thờ phượng của người Kitô giáo, vừa chứng nhận đã có từ trước, và cũng vừa nói lên sự đánh gía trị cao qúi nơi thờ phượng tôn kính trong hang động.

Và những nguồn sử liệu bản vẽ địa phương khả tín của Kitô giáo thuật lại cũng nói đến điều này. Như vậy theo truyền tụng địa phương vùng Bethlehem, nơi có thánh đường Chúa Giêsu sinh ra (trong một hang động dưới lòng đất) là điều rất đáng tin cậy. ( Joseph Ratzinger, BENEDIKT XVI., JESUS von Nazareth,Prolog die Kindheitsgeschichten, tr. 77.).

Tượng hình ảnh (Ikonen) về Chúa giáng sinh của Chính Thống giáo Hylạp và Chính Thống giáo Nga vẽ khắc Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động.

Bên Giáo Hội Tây phương Roma trái lại, cho rằng Mẹ Maria đặt hài nhi Giesu in praesepio. ( Peter Stuhlmacher, Die Geburt des Immanuel, die Weihnachtsgeschichten aus dem Lukas- und Matthaeusevangelium, tr. 52). Và xưa nay bên Giáo Hội Công Giáo Roma thường hiểu làm hang đá Chúa Giêsu giáng sinh với máng cỏ là nôi giường hài nhi Giêsu nằm khi mở mắt chào đời, như Đức Thánh Cha Phanxicô có suy tư:

„Cảnh Giáng Sinh được biết đến ở Ý như một presepe, từ chữ praesepium trong tiếng Latinh, có nghĩa là “máng cỏ”.( Đức Thánh Cha Phanxicô, Tông thư Admirabile signum, số 2.).

Nôi giường hài nhi Giêsu là chiếc máng đựng rơm rạ thức ăn cho đàn súc vật ở trong chuồng nuôi chúng. Và chuồng súc vật bên vùng Bethlehem thường ở trong hang động dưới lòng đất.

Hình ảnh hang động nơi Chúa Giêsu sinh ra, diễn tả chiều sâu đời sống con người rất sâu đậm.

Trước hết cung lòng mẹ Maria là hình ảnh dấu chỉ nói về hình ảnh trái tim của lòng đất. Xuống trần gian làm người của Thiên Chúa khởi đầu với sự hạ mình của Chúa Giêsu đi xuống bên dưới lòng đất, đi xuống vùng tối tăm nơi một hang động.

Khi Thiên Chúa sinh ra từ trong lòng đất, toàn thể vũ trụ được biến đổi và sức sống được thể hiện tròn đầy.

Các Thánh giáo phụ có hình ảnh so sánh cung lòng trinh nữ Maria như hang động với vườn địa đàng ngày xưa. Từ nơi đó nẩy sinh cây sự sống. Rồi từ cây sự sống hoa trái thần linh phát triển sinh sản ra. Hoa trái thần linh chúng ta được phép ăn và không như Adong phải chết.

Ikonen giáng sinh bên Giáo hội Đông phương trình bày Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động dưới lòng đất tất nhiên dựa theo thần thoại về những vị Thần thời cổ đại trong dân gian sinh ra trong hang động. Như truyện các Thần Zeus, Dionysius và Mithas sinh ra trong hang động. Người Hylạp cho rằng, hang động là hình ảnh nói lên sự xa vắng Thần Thánh. Chúa Giêsu sinh ra trong hang động mang ánh sáng thần linh chiếu soi vào nơi đó.

Hang động là nơi chốn nguy hiểm, nơi ma qủi thần dữ trú ngụ. Khi Chúa Giêsu,, Đấng là ánh sáng, đi vào trong hang động, biến đổi nơi đó có nguồn ơn chữa lành được phát sinh, không còn tối tăm nguy hiểm bao trùm như sự mường tượng của người Hylạp đã nói trước đó.

Hình ảnh Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động dưới lòng đất cũng nói lên chính nơi mỗi người cũng là một hang động, một cung lòng mẹ, nơi đó Chúa Giêsu Kitô muốn được sinh ra. Trong thâm tâm mỗi người là một không gian căn phòng ngôi nhà, nơi đó Thiên Chúa bí ẩn nhiệm mầu ngự trị. Trong hang động trái tim tâm hồn mỗi người là quê hương của họ, vì có chính Chúa Giêsu Kitô ngự trị.

Theo thần thoại chỉ vạch ra, trong hang động có thể là nơi chốn của ma qủi thần dữ, rắn độc, sư tử, thần chết…Khi Chúa Giêsu Kitô sinh ra trong hang động trái tim tâm hồn con người, ngài xua đuổi chúng ra khỏi hang động tâm hồn con người. Để sự sống, sự tốt lành thánh thiện bừng phát lên.

Những điạ điểm hành hương thường hay được xây dựng trong một hang động, như bên Lourdes nước Pháp, bên Banneux nước Bỉ…Khách hành hương thường kín múc nước chảy vọt ra từ nơi hang động suối nước đó. Vì ngày xưa khi hiện ra với Thánh nữ Bernadette 1854, với cô bé Becco 1933, Đức Mẹ Maria đã nói với họ: Đây là dòng suối nước chẩy vọt ra từ lòng đất có sức nhiệm mầu mang lại ơn chữa lành cho con người!

Hình ảnh đó nói lên đất là quê hương ngôi nhà của con người. Vì đất nuôi dưỡng con người. Và từ lòng đất trào vọt lên nguồn nước thánh đức có sức nhiệm mầu thánh tẩy rửa sạch và mang lại sức sống.

Chúa Giêsu Kitô, mà ngày xưa Đức Mẹ Maria đã hạ sinh trong hang động dưới lòng đất, để toàn thể vũ trụ được chúc phúc lành, trái đất có sức sống thần linh trở nên phong phú sinh hoa kết trái, và là quê hương ơn cứu rỗi cho con người.

Mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh 2020

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Lời Cầu Nuyện của Mùa Giáng Sinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:51 23/12/2020
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MÙA GIÁNG SINH

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.
Chúa là Ánh sáng trần gian,
xin tuôn đổ ánh sáng Thần Linh
vào tâm hồn chúng con,
để Người hướng dẫn chúng con
trong mọi việc chúng con làm,
mọi lời chúng con nói,
mọi điều chúng con suy tưởng.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến
tuôn đổ trong chúng con ánh sáng Thần Linh Chúa.
Và nhờ Người hướng dẫn,
chúng con sẽ hiểu rằng:

Thủ đô tráng lệ như Giêrusalem
không sánh nỗi Bêlem quê mùa, hẻo lánh;

Cung điện lộng lẫy như đền vua Hêrôđê
không sánh nỗi một máng cỏ của cầm thú;

Quyền lực lớn lao như vương quyền Hêrôđê
không bằng sự tầm thường của mục đồng chăn thú;

Trí thức, sự hiểu biết của giáo trưởng và luật sĩ
vẫn kém một ánh sao chẳng biết suy nghĩ, chẳng nói thành lời.

Giêrusalem và cả đất Giuđa không xa lạ gì với Bêlem
Vẫn không gần gũi bằng tâm hồn khiêm cung của các đạo sĩ phương Đông.

Lạy Chúa Giêsu,
trong mầu nhiệm Nhập thể và Giáng sinh,
Chúa đã làm đảo ngược mọi trật tự
mà loài người xây dựng,

Chúa vẫn làm đảo ngược mọi trật tự ấy,
nên những gì là lộng lẫy, sang giàu, mạnh mẽ
lại không có chỗ chứa đựng Đức Chúa,
Đấng được tuyên xưng là Vua các vua.
 
Giọt Nước Mắt Và Đoá Hoa Hồng Tuyết
Sơn Ca Linh
10:46 23/12/2020
Huyền thoại “Christmas-rose”

Ngày xưa có cô bé mục đồng,
Bêlem quê nghèo buốt giá đông.
Một ngày bé gặp ba đạo sĩ,
Hoang mang lạc đường giữa mênh mông…

Thì ra… đạo sĩ đến từ xa,
Dõi ánh sao rua rực sáng loà,
Rũ nhau lên đường tìm Cứu Chúa,
Rong ruổi đường dài đã đi qua.

Bé bỏ đàn chiên bé dẫn đường,
Gót hồng bé bỏng thật đáng thương,
Trời đông tuyết lạnh manh áo mỏng,
Dài đường đói mệt vẫn đảm đương.

Địa chỉ sao trời đưa đã tới,
Máng cỏ hồng lên ánh sáng tươi.
Ấm hơi chiên bò rơm đồng nội,
Hài Nhi bé nhỏ rạng môi cười.

Hạnh phúc ngập tràn ba Đạo sĩ,
Sấp mình phủ phục kính Quân Vương,
Lần lượt tiến dâng lên phẩm lễ,
Vàng ròng, mộc dược với nhũ hương.

Khép nép bên hang bé nghẹn ngào,
Chẳng quà chẳng lễ…biết làm sao?
Thân phận mục đồng nghèo quá thể,
Rưng rưng dòng lệ bé tuôn trào !

Rồi bé đi tìm quanh khắp cõi,
Bêlem đồng vắng truyết dâng đầy,
Một cánh hoa thôi mà chẳng thấy,
Trở về với giọt lệ thơ ngây…!

Có ngài thiên sứ ở trên cao,
Cảm động tình thương bé dạt dào,
Nên biến giọt lệ hồng trên tuyết,
Hoa hồng tuyết trắng đẹp làm sao !

Biết nói làm sao ôi hạnh phúc,
Ô hay, quà tặng bé đây rồi.
Rưng rưng ngắt cánh hoa hồng tuyết,
Bé quỳ dâng tặng Chúa Giêsu.

Đức Mẹ, Thánh Giuse, Chúa mỉm cười,
Chút quà đơn mọn, đoá hoa tươi,
Gom cả con tim, lòng hiếu thảo,
Của lễ tình yêu thật mĩ miều !

Bêlem kể từ mùa đông ấy,
Đường quê, hóc đá tuyết ngập đầy.
Người ta bỗng thấy hoa hồng tuyết,
Cánh trắng nhuỵ vàng khắp đó đây…

Sơn Ca Linh (GS 2020)





 
Tặng phẩm Giáng Sinh
Lm. Xuân Hy Vọng
16:51 23/12/2020
TẶNG PHẨM GIÁNG SINH

Giáng Sinh về rồi bạn ơi
Hân hoan mừng Chúa xuống đời thế nhân.
Vốn là Thiên Chúa thánh ân,
Mà Ngài mặc lấy xác thân con người.
Sinh ra giữa đêm sáng ngời
Ngôi sao lạ chiếu rạng khơi tâm hồn.
Mục đồng thờ lạy kính tôn
Ba Vua tiến bước đến ‘nguồn Yêu Thương’.
Ngôi Hai từ chốn thiên đường
Đơn sơ hạ thế, dặm trường Bê-lem
Giữa nơi hoang vắng êm đềm
Nằm trong khăn vải thay mền gối chăn!
Chiên, bò, lừa quá ân cần
Quay quanh sưởi ấm muôn lần rét căm.
Mẹ Ma-ri-a âm thầm
Nghiêng nhìn Con trẻ đang nằm lim dim
Giu-se Thánh Cả lặng im
Hài Nhi nhỏ bé, đắm chìm giấc say.
Ôi tình yêu Chúa lạ thay
Trao ban sự sống tháng ngày đời con!
Chẳng chê bỏ tấm lòng son
Khoan dung nhận lấy hồn con đơn hèn.
Lạy Chúa, làm sao đáp đền
Món quà vô giá vượt trên vũ hoàn,
Bao la trìu mến trao ban
Ngôi Hai xuống thế, bình an muôn đời.

Lm. Xuân Hy Vọng
21/11/2020 Xứ Sở Lưu Cầu
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúc Mừng Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
15:43 23/12/2020
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Gia đình Trang Ảnh Nghệ Thuật
Kính chúc quí độc giả
Lễ Giáng Sinh tràn đầy Hồng Ân
của Chúa Hài Đồng.
Năm mới 2021 bình an và xin Chúa
cứu thế giới qua khỏi đại dịch hiểm nghèo.

Trân trọng;
 
VietCatholic TV
Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin: Vắc-xin COVID-19 có phù hợp với luân lý Công Giáo hay không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:35 23/12/2020


Bản dịch của Vũ Văn An

Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa cho công bố bản nhận định về tính hợp luân của việc sử dụng một số vắcxin được chế tạo từ các dòng tế bào của bào thai người bị phá đã lâu, nếu không có các vắxin khác và trong tình huống lây lan cỡ đại dịch. Thánh Bộ, tuy nhiên, nhấn mạnh rằng điều này không hề hàm nghĩa ủng hộ việc phá thai, một sự ác mà ta luôn phải chống đối. Sau đây là nguyên văn Bản Nhận Định:



Vấn đề sử dụng vắc-xin nói chung thường nằm ở tâm điểm tranh cãi trên các diễn đàn công luận. Trong những tháng gần đây, Thánh Bộ này đã nhận được một số yêu cầu xin hướng dẫn về việc sử dụng vắc-xin chống vi-rút SARS-CoV-2 gây ra Covid-19, mà trong diễn trình nghiên cứu và sản xuất, đã sử dụng các dòng tế bào lấy từ các mô thu được từ hai cuộc phá thai diễn ra trong thế kỷ trước. Đồng thời, các tuyên bố đa dạng và đôi khi mâu thuẫn nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng của các giám mục, hiệp hội Công Giáo và các chuyên gia đã nêu ra câu hỏi về tính hợp luân của việc sử dụng các loại vắc xin này.

Đã có một tuyên bố quan trọng của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống về vấn đề này, mang tên “Những suy tư luân lý về vắc-xin được điều chế từ các tế bào lấy từ bào thai người bị phá bỏ” (5 tháng 6 năm 2005). Hơn nữa, Thánh bộ này đã phát biểu về vấn đề này với Huấn thị Dignitas Personae (ngày 8 tháng 9 năm 2008, xem các số 34 và 35). Năm 2017, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã quay trở lại chủ đề này bằng một Nhận Định. Các tài liệu này đã đưa ra một số tiêu chuẩn chỉ đạo tổng quát.

Vì vắc-xin đầu tiên chống lại Covid-19 đã có sẵn để phân phối và quản lý ở nhiều quốc gia khác nhau, Thánh Bộ này mong muốn đưa ra một số chỉ dẫn để làm rõ vấn đề này. Chúng tôi không có ý định đánh giá tính an toàn và hiệu năng của các vắc xin này, mặc dù có liên quan và cần thiết về mặt đạo đức, vì việc đánh giá này là trách nhiệm của các nhà nghiên cứu y sinh và các cơ quan dược phẩm. Ở đây, mục tiêu của chúng tôi chỉ là xem xét các khía cạnh luân lý của việc sử dụng vắc-xin chống lại Covid-19 vốn được khai triển từ các dòng tế bào có nguồn gốc từ các mô thu được từ hai bào thai không bị phá cách tự nhiên.

1.Như Chỉ Thị Dignitas Personae tuyên bố, trong trường hợp các tế bào từ bào thai bị phá được sử dụng để tạo ra các dòng tế bào dùng trong nghiên cứu khoa học, “có những mức độ trách nhiệm khác nhau” [1] trong việc hợp tác vào sự ác. Thí dụ, “trong các tổ chức nơi các dòng tế bào có nguồn gốc bất hợp pháp đang được sử dụng, trách nhiệm của những người đưa ra quyết định sử dụng chúng không giống như trách nhiệm của những người không có tiếng nói trong quyết định đó” [2].

2. Theo nghĩa này, khi vắc xin Covid-19 không thể bị khiển trách về mặt đạo đức không có sẵn (thí dụ: ở các quốc gia nơi các vắc xin không có vấn đề về đạo đức không có sẵn cho các bác sĩ và bệnh nhân, hoặc nơi đó, việc phân phối chúng khó khăn hơn do điều kiện bảo quản và vận chuyển chuyên biệt, hoặc khi các loại vắc-xin khác nhau được phân phối trong cùng một quốc gia nhưng cơ quan y tế không cho phép người dân lựa chọn vắc-xin để chủng ngừa) thì việc tiếp nhận vắc-xin Covid-19 đã sử dụng dòng tế bào từ bào thai bị phá trong diễn trình nghiên cứu và sản xuất của họ là điều có thể chấp nhận được về mặt đạo đức.

3. Lý do căn bản để coi việc sử dụng các loại vắc xin này phù hợp về mặt đạo đức là: kiểu hợp tác vào sự ác (hợp tác chất thể thụ động), vào hoạt động phá thai được cung cấp mà từ đó các dòng tế bào này bắt nguồn, khá xa xôi đối với những người sử dụng vắc xin phát xuất từ đó. Nghĩa vụ luân lý phải tránh việc hợp tác chất thể thụ động như vậy là không bắt buộc nếu có nguy cơ nghiêm trọng, chẳng hạn như sự lây lan không thể kiểm soát được cách khác của một tác nhân bệnh lý nghiêm trọng [3] - trong trường hợp này là sự lây lan có tính đại dịch của virút SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra Covid-19. Do đó, cần phải xem xét điều này: trong trường hợp như thế, tất cả các loại vắc xin được công nhận là an toàn và hữu hiệu về mặt lâm sàng đều có thể được sử dụng bởi một lương tâm tốt vì phần nào biết rằng việc sử dụng các loại vắc xin như thế không cấu thành sự hợp tác mô thức vào việc phá thai mà từ đó tế bào đã được sử dụng để sản xuất vắc xin. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng việc sử dụng các loại vắc-xin này một cách hợp luân, trong những điều kiện đặc thù vốn làm nó trở nên như vậy, tự nó không cấu thành việc hợp pháp hóa, dù là gián tiếp, cho việc thực hành phá thai, và nhất thiết phải chống lại thực hành này của những người làm ra việc sử dụng các loại vắc xin này.

4. Thực thế, việc sử dụng hợp lệ các loại vắc-xin như vậy không và không nên hàm nghĩa bất cứ cách nào rằng ở đây, có sự chứng thực về luân lý việc sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá. [4] Do đó, cả các công ty dược phẩm lẫn các cơ quan y tế chính phủ đều được khuyến khích sản xuất, phê chuẩn, phân phối và cung cấp các loại vắc xin được chấp nhận về mặt đạo đức mà không gây ra vấn đề lương tâm cho cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lẫn những người được tiêm chủng.

5. Đồng thời, lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng việc tiêm chủng, như một quy luật, không phải là một nghĩa vụ luân lý và do đó, nó phải có tính tự nguyện. Dù sao, theo quan điểm đạo đức, tính hợp luân của việc tiêm chủng không chỉ phụ thuộc vào nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe của bản thân, mà còn là nghĩa vụ theo đuổi ích chung. Trong trường hợp không có các biện pháp khác để ngăn chặn hoặc thậm chí ngăn ngừa dịch bệnh, ích chung có thể khuyến nghị việc tiêm chủng, đặc biệt là để bảo vệ những người yếu nhất và dễ bị phơi nhiễm nhất. Tuy nhiên, vì lý do lương tâm, những người từ chối loại vắc-xin được sản xuất bằng dòng tế bào từ bào thai bị phá, phải cố gắng hết sức để tránh, bằng các phương tiện dự phòng khác và hành vi thích hợp, trở thành phương tiện lây truyền tác nhân truyền nhiễm. Đặc biệt, họ phải tránh mọi rủi ro cho sức khỏe của những người không thể tiêm chủng vì lý do y tế hoặc các lý do khác, và những người dễ bị tổn thương nhất.

6. Cuối cùng, kỹ nghệ dược phẩm, các chính phủ và các tổ chức quốc tế cũng có mệnh lệnh luân lý phải bảo đảm rằng các loại vắc xin, hữu hiệu và an toàn theo quan điểm y tế, cũng như được chấp nhận về mặt đạo đức, cũng sẵn sàng có đó nơi các nước nghèo nhất ở một cách không tốn kém cho họ. Nếu không, việc không có sẵn vắc-xin sẽ trở thành một dấu hiệu khác nữa của kỳ thị và bất công khiến các nước nghèo tiếp tục sống trong tình trạng nghèo khó về sức khỏe, kinh tế và xã hội. [5]

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại buổi Tiếp kiến dành cho Bộ trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin ký tên dưới đây, vào ngày 17 tháng 12 năm 2020, đã xem xét Nhận Định này và ra lệnh công bố.

Rôma, từ Văn phòng của Bộ Giáo lý Đức tin, vào ngày 21 tháng 12 năm 2020, Lễ kính Thánh Peter Canisius.

Luis F. Card. Ladaria, S.I.

Bộ Trưởng

+ S.E. Mons. Giacomo Morandi

Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cerveteri

Tổng thư ký

____________________________________________________________________________

[1] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Chỉ thị Dignitas Personae (8 Tháng 12, 2008), n. 35; AAS (100), 884.

[2] Ibid, 885.

[3] Xem Hàn lâm viện Giáo Hoàng về Sự sống, “Những suy tư luân lý về vắc-xin được điều chế từ các tế bào lấy từ bào thai người bị phá bỏ”, 5, tháng 6, 2005.

[4] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Chỉ thị Dignitas Personae , n. 35:

“Khi hành động bất hợp pháp được các luật quy định về chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu khoa chấp thuận, thì cần phải tách mình ra khỏi các khía cạnh xấu xa của hệ thống đó để không tạo ấn tượng mình dung túng cách nào đó hoặc chấp nhận ngầm các hành động vốn bất chính cách nghiêm trọng. Bất cứ vẻ chấp nhận nào, trên thực tế, đều góp phần vào sự thờ ơ ngày càng gia tăng, nếu không phải là sự chấp thuận, đối với các hành động như vậy trong một số giới y tế và chính trị ”.

[5] Xem Đức Phanxicô, Diễn từ với cac thành viên của Quỹ "Banco Farmaceutico", 19 Tháng 9, 2020.
 
Tổng thống Donald Trump và phu nhân thắp sáng cây thông Giáng Sinh mừng Chúa ra đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:58 23/12/2020


Theo một truyền thống liên quan đến lễ Giáng Sinh tại Tòa Bạch Ốc, tối 22 tháng 12, hai ngày trước Đêm Giáng Sinh, Tổng thống Trump và phu nhân đã thắp sáng cây thông Giáng Sinh.

Tổng thống Trump nói:

Cảm ơn rất nhiều. Cầu chúc cho tất cả mọi người một mùa Giáng Sinh hạnh phúc. Cầu xin cho chúng ta có một năm mới tuyệt vời. Đêm nay chúng tôi rất vinh dự được tiếp tục buổi lễ có truyền thống gần 100 năm là thắp sáng cây thông Giáng Sinh quốc gia. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ban tổ chức công viên quốc gia, dịch vụ Công viên Quốc gia và các học sinh từ khắp nơi trên cả nước, những người đã thực sự giúp đỡ chúng tôi. Với một cái cây tuyệt đẹp như vậy các em đã trang hoàng nó. Các em đặt lên các đồ trang trí và những thứ rất đặc biệt. Đệ nhất phu nhân sẽ thực hiện một vinh dự rất đặc biệt ngay bây giờ là thắp sáng cây thông Giáng Sinh quốc gia và xin hãy tham gia cùng tôi từ nhà của các bạn và trên khắp đất nước. Thật ra là trên toàn thế giới khi chúng tôi thắp sáng cây thông Giáng Sinh vĩ đại này của chúng ta. Nào bắt đầu năm bốn ba hai một.

Trước đó, trong ngày thứ Ba, bà Melania Trump đã hướng dẫn các học sinh tham quan Tòa Bạch Ốc được trang trí lộng lẫy với các cây thông Giáng Sinh.

Trong tuần qua, con gái Tổng thống Trump là cô Ivanka Trump đã ghé qua nhiều địa phương ở tiểu bang Virginia. Cảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là tại Christ Chapel ở Woodbridge. Cô tham gia vào một việc bác ái là giao những hộp thực phẩm trong khuôn khổ Chương trình thực phẩm Nông dân cho Gia đình. Chương trình này cung cấp các sản phẩm và bữa ăn cho người dân nghèo trên khắp đất nước với tất cả các mặt hàng có nguồn gốc từ các trang trại địa phương.

Cô Ivanka Trump là cố vấn của tổng thống đã tự mình giúp phát các thùng thực phẩm và xếp các thùng này vào xe hơi giữa thời tiết mưa gió. Cô cũng mang các thùng thực phẩm đến cho những người già cả neo đơn.


Source:The White House
 
Đáng lo: Hai Hồng Y thân cận với Đức Thánh Cha nhiễm phải vi rút Tầu độc địa. Một vị vào nhà thương
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 23/12/2020

1. Đức Thánh Cha tỏ ra không hài lòng với cảnh Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô năm nay

Phân tích những phát biểu của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, thông tấn xã Reuters cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô xem ra chán ngán cảnh Chúa Giáng Sinh theo phong cách thời đại không gian ở quảng trường Thánh Phêrô trong đó có một phi hành gia và một nhân vật gợi nhớ đến nhân vật phản diện Darth Vader của Stars Wars.

Trong ngày Chúa Nhật 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, nhưng ngài không hề đề cập một lời nào đến cảnh Giáng Sinh bằng đồ gốm với phong cách thời đại không gian, hoàn toàn đoạn tuyệt với cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống mà Đức Thánh Cha rất trân trọng đến mức ngài đã dành hẳn một tông thư để nhấn mạnh. Đó là Tông thư Admirabile Signum - Dấu Chỉ Tuyệt Vời về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh,

Ngài nói hôm Chúa Nhật 20 tháng 12: “Chủ nghĩa tiêu dùng đã bắt cóc lễ Giáng Sinh, và nói thêm rằng không có chủ nghĩa tiêu dùng trong máng cỏ ở Bethlehem”.

“Những gì ở đó,” ngài nói, “là thực tế, nghèo đói và tình yêu”.

Vatican sử dụng một cảnh Chúa Giáng Sinh khác nhau mỗi năm, do một chính quyền thành phố nào đó của Ý tặng. Trên thực tế, chính quyền thành phố đó lựa chọn, và việc lựa chọn đó thường do các nghệ sĩ có ảnh hưởng trong thành phố quyết định.

Cảnh Chúa Giáng Sinh năm nay tại quảng trường Thánh Phêrô, đến từ thành phố Castelli, thuộc giáo phận Teramo của tỉnh Abruzzo ở miền trung nước Ý, đã nhận được những lời phê bình gay gắt trên các phương tiện truyền thông và từ những du khách đến thăm quảng trường.

Phản ứng thông thường trước cảnh Chúa Giáng Sinh là một thái độ chiêm ngắm, tôn thờ. Người ta không thấy những thái độ như thế đối với cảnh Chúa Giáng Sinh năm nay tại Vatican. Reuters ghi nhận rằng nhẹ nhàng nhất là người ta bày tỏ sự ngỡ ngàng bối rối trước cảnh này. Nặng hơn thì bày tỏ sự khinh miệt.


Source:Reuters


2. Hai vị Hồng Y thân cận với Đức Thánh Cha nhiễm coronavirus

Hai vị Hồng Y hàng đầu của Vatican, trong đó có một vị được nhìn thấy nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và đang ở bệnh viện, chống chọi với triệu chứng viêm phổi.

Hôm thứ Hai 21 tháng 12, Đức Hồng Y người Ba Lan Konrad Krajewski, 57 tuổi, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng ở thành phố Rôma, đã đến trung tâm y tế của Vatican với các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Ngài được đưa ngay đến bệnh viện Gemelli ở Rôma.

Đức Hồng Y người Ý Giuseppe Bertello, 78 tuổi, thống đốc quốc gia thành Vatican, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Những diễn biến này gây âu lo cho nhiều người vì hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với đông đảo các vị trong Hồng Y Đoàn và Giáo triều Rôma nhân dịp chúc mừng Giáng Sinh vào lúc 10g30. Sau đó, lúc 12 giờ, ngài có một cuộc gặp gỡ khác với đông đảo các nhân viên làm việc tại quốc gia thành Vatican.

Hôm thứ Ba 22 tháng 12, Vatican thông báo rằng tất cả những ai tiếp xúc với Đức Hồng Y Krajewski trong vài ngày qua đang được kiểm tra, nhưng chưa rõ liệu việc kiểm tra này có bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô hay không. Hai vị đã nói chuyện với nhau trong buổi suy niệm Mùa Vọng cuối cùng, hôm thứ Sáu ngày 18 tháng 12. Dịp này, nhân danh những người vô gia cư ở Rome, vị Hồng Y người Ba Lan đã gửi tặng Đức Giáo Hoàng những bông hoa hướng dương nhân ngày sinh nhật của ngài.

Cùng ngày, Đức Hồng Y thay mặt Đức Thánh Cha đã phân phát khẩu trang và các vật dụng y tế cơ bản cho những người nghèo trong thành phố.

Đức Hồng Y Krajewski - được biết đến ở Vatican với cái tên “Don Corrado” - là quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, một chức vụ có niên đại ít nhất 800 năm, phụ trách các hoạt động bác ái ở thành phố Rôma thay mặt cho Giáo hoàng.

Đức Hồng Y Krajewski được nhiều người xem là một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng.

Đại dịch coronavirus đã gây ảnh hưởng nặng nề đến Ý: Gần 70,000 người đã chết trong cuộc khủng hoảng, và đường cong lây nhiễm một lần nữa đang tăng lên, do đó chính phủ phải áp dụng lệnh giới nghiêm ngay cả đối với Đêm Giáng sinh và Đêm Giao thừa.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, vị Hồng Y không chỉ được giao nhiệm vụ giúp đỡ người vô gia cư và người nghèo ở Ý, mà còn trên khắp thế giới, cung cấp khẩu trang y tế có huy hiệu của Đức Giáo Hoàng ở những nơi cần nhất, bao gồm cả ở Syria, Brazil và Venezuela.

Hồi tháng ba, Đức Hồng Y đã lái xe hàng trăm km mỗi ngày để cung cấp thực phẩm quyên góp bởi các công ty, xí nghiệp cho người nghèo ở Rôma. Trong công việc này ngài đã được thử nghiệm COVID-19 thường xuyên và kết quả luôn là âm tính.

Giải thích về việc liên tục thử nghiệm COVID-19, vị Hồng Y giải thích:

“Tôi làm điều đó vì lợi ích của người nghèo và những người làm việc với tôi - họ cần được an toàn”.

Bác sĩ Andrea Arcangeli, người đứng đầu văn phòng Vệ sinh và Y tế của Vatican, đã thông báo vào tuần trước rằng Vatican có kế hoạch tiêm phòng cho nhân viên của mình và công dân của thành phố, cũng như gia đình của các nhân viên giáo dân. Mặc dù Vatican vẫn chưa xác nhận liệu Đức Giáo Hoàng có tiêm vắc xin hay không, nhưng mọi người đều hiểu rằng ngài sẽ cần được tiêm phòng trước chuyến đi dự kiến từ ngày 5 đến 8 tháng 3 tới Iraq.


Source:Crux
 
VietCatholic News Chúc mừng Giáng Sinh quý vị và anh chị em
Giáo Hội Năm Châu
22:24 23/12/2020
 
Thánh Ca
Kinh Cầu Giáng Sinh – Trình bày: Phương Thảo và Đình Trinh
Giáo Hội Năm Châu
01:32 23/12/2020

 
Giáng Sinh: Xin Chúa thấu lòng con - Ca sĩ Thanh Lan
Nguyễn Văn Đông
10:40 23/12/2020
 
Ave Maria - ca sĩ Thanh Thảo
Franz Schubert
16:59 23/12/2020
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News