Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:57 25/12/2008
NƠI NÀO KHÔNG CÓ CỎ THƠM
Đại sư thường ngăn cản một số người muốn đến ở trong chùa, và ông ta sẽ nói với họ: “Cho dù ông muốn được ích lợi từ trong sách, thì cũng không cần phải ở trong thư viện.”
Thậm chí, ông ta còn nói: “Dù cho ông từ trước đến nay không bước chân vào thư viện nhưng vẫn có thể đọc được sách; cũng vậy, người muốn tu hành cũng không nhất thiết cần phải bước vào trong chùa.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ai đã đi về miền quê lúc mùa lúa trổ thì sẽ nghe thơm ngát mùi hương lúa trổ đòng đòng; ai đã từng đi vào trong rừng vào buổi sớm mai thì sẽ nghe được hương thơm của hoa rừng cỏ dại...
Có người vì làm ăn thua lỗ nên muốn đến tĩnh tâm trong tu viện một thời gian để lắng đọng tâm hồn, nhưng không gian càng yên tĩnh thì lòng họ càng rối bời lo lắng nhiều việc; có người vì cuộc sống quá xô bồ nên muốn tìm một tu viện nào đó thanh vắng để cầu nguyện, nhưng càng cố gắng quên đi mọi thứ ở bên ngoài xã hội, thì lòng dạ càng nhớ từng chi tiết tham sân si của người này người nọ, thế là tâm không được bình an để cầu nguyện.
Cỏ dại và hoa thơm thì nơi nào cũng có, ân sủng của Thiên Chúa thì lúc nào cũng tuôn đổ xuống cho những người thành tâm cầu xin Ngài, cho nên Chúa Giê-su dạy chúng ta phải cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Không cần phải vào trong tu viện để cầu nguyện nếu lòng chúng ta chưa được bình an; cũng không cần phải vào trong rừng sâu để cầu nguyện, bởi vì khi tâm hồn chúng ta đầy dẫy những lo toan tính toán những việc ở thế gian.
Hể có lòng thành tâm yêu mến Chúa và thực tâm cầu nguyện, thì bất kỳ ở đâu cũng đều có hương thơm ân sủng của Thiên Chúa.
N2T |
Đại sư thường ngăn cản một số người muốn đến ở trong chùa, và ông ta sẽ nói với họ: “Cho dù ông muốn được ích lợi từ trong sách, thì cũng không cần phải ở trong thư viện.”
Thậm chí, ông ta còn nói: “Dù cho ông từ trước đến nay không bước chân vào thư viện nhưng vẫn có thể đọc được sách; cũng vậy, người muốn tu hành cũng không nhất thiết cần phải bước vào trong chùa.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ai đã đi về miền quê lúc mùa lúa trổ thì sẽ nghe thơm ngát mùi hương lúa trổ đòng đòng; ai đã từng đi vào trong rừng vào buổi sớm mai thì sẽ nghe được hương thơm của hoa rừng cỏ dại...
Có người vì làm ăn thua lỗ nên muốn đến tĩnh tâm trong tu viện một thời gian để lắng đọng tâm hồn, nhưng không gian càng yên tĩnh thì lòng họ càng rối bời lo lắng nhiều việc; có người vì cuộc sống quá xô bồ nên muốn tìm một tu viện nào đó thanh vắng để cầu nguyện, nhưng càng cố gắng quên đi mọi thứ ở bên ngoài xã hội, thì lòng dạ càng nhớ từng chi tiết tham sân si của người này người nọ, thế là tâm không được bình an để cầu nguyện.
Cỏ dại và hoa thơm thì nơi nào cũng có, ân sủng của Thiên Chúa thì lúc nào cũng tuôn đổ xuống cho những người thành tâm cầu xin Ngài, cho nên Chúa Giê-su dạy chúng ta phải cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Không cần phải vào trong tu viện để cầu nguyện nếu lòng chúng ta chưa được bình an; cũng không cần phải vào trong rừng sâu để cầu nguyện, bởi vì khi tâm hồn chúng ta đầy dẫy những lo toan tính toán những việc ở thế gian.
Hể có lòng thành tâm yêu mến Chúa và thực tâm cầu nguyện, thì bất kỳ ở đâu cũng đều có hương thơm ân sủng của Thiên Chúa.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:59 25/12/2008
N2T |
47. Ghi nhớ cảm tạ hồng ân cũ, thì chính là được hồng ân mới.
(Thánh Gregory)Con Thiên Chúa trở thành quà tặng cho nhân loại
Ngọc Nga
02:36 25/12/2008
Suy Niệm: (Lc 2, 1-14)
Một bà mẹ, người Mã lai, có cậu con trai, cha mất sớm nên mẹ yêu quí con lắm; chỉ có điều, bà mẹ chỉ có một con mắt. Đứa con đang học Trung học, cảm thấy xấu hổ vì mẹ xấu xí và lại chỉ có một mắt, nên cậu nói với mẹ: “Mẹ đừng đi đón con ở trường nữa. Con có thể đón xe buýt về với bạn con được. Có mẹ, chúng bạn chọc con hoài.” Nghe con nói, bà mẹ chỉ âm thầm rơi lệ… Rồi sau đó, người con đổ đạc cao, có gia đình làm việc ở Singapore, lại có 2 con. Bà mẹ lúc này một mình bên Mã lai, không rõ con thế nào. Bà rất muốn đi thăm con, nhưng sợ con không vui. Nghe nói con đã có hai cháu, bà rất muốn được bồng bế. Thế rồi bà quyết định sang Singapore thăm con, dù chỉ một lần thôi. Khi tới nơi theo người ta chỉ, bà đứng tần ngần ngoài rào trước tòa nhà cao. Bất ngờ người con trai bắt gặp mẹ đứng trước cổng. Đứa con xua đuổi mẹ. Bà mẹ nói: “Mẹ chỉ xin được nói chuyện vài câu với con lần này thôi.” Sau đó bà mẹ ra về, bị đụng xe, bị thương nặng. Người ta đưa vào bệnh viện. Người con được báo tin. Khi đến nơi, bà mẹ đã mất, nhưng để lại lá thư. Trong thư, kể lại lúc 8 tuổi, đứa con mất một mắt; bà mẹ đã tặng cho con, chính con mắt phải của mẹ. Hiểu được điều này đứa con khóc đến cạn nước mắt, nhưng mẹ cũng đã mất rồi… Bà mẹ tặng cho con chính con mắt của mình, thật quí biết bao. Trong lễ giáng sinh, Thiên Chúa tặng cho con người chính Con yêu của mình, cái đó còn quí hơn nhiều. Kính mời anh chị em cùng suy niệm.
a. Phong tục lễ Giáng sinh:
Ngày nay, nói đến Noel là nói đến quà tặng, thiệp chúc mừng. Bên cạnh lễ giáng sinh là lễ nghi riêng của người công giáo, qua bao thế kỷ, có những tập tục được các thế hệ thêm vào: thiệp Giáng Sinh – quà Giáng Sinh – cây thông Noel – máng cỏ - ăn réveillon Giáng Sinh. Các tập tục này ngày hôm nay, không riêng là của người công giáo, không chỉ bên tây mà cả bên đông ngoại giáo nữa, người ta vẫn thích những tập tục này. Trong bài này chỉ chú trọng đến: quà Giáng Sinh và thiệp Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết, thánh Giám mục thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ (279 sau Công Nguyên) nổi tiếng vì các hoạt động bác ái và tinh thần yêu thương trẻ em. Người ta gọi ngài là ông già Noel (Père de Noel, Santa Clauss). Lúc còn sống, giám mục Myra đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có ai dòm ngó, vì gia đình nghèo quá. Những đồng tiền vàng rơi từ trên ống khói xuống, đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất (vớ) cạnh lò sưởi để nhận quà của ông Noel.
Các thế kỷ trước, cuối năm là dịp trẻ em đi quanh các nhà ca hát, chúc mừng các gia đình. Để thưởng công, người lớn phát quà cho các em. Tập tục này bắt đầu là của giới quý tộc, sau đó lan rộng đến mọi giới. Bên Âu Mỹ hôm nay, dịp lễ Giáng Sinh, ai ai cũng tặng thiệp cho nhau, với những lời chúc tốt đẹp trong mùa Giáng Sinh. Từng món quà xinh xinh đuợc gói trong giấy hoa đủ màu, đủ loại, để gởi tặng đến những ân nhân, những nguời thân, những bạn bè quen biết.
b. Chúa Hài nhi chính là quà tặng tình thương:
Như trên đã nói, nói đến lễ Giáng sinh là nói đến quà tặng, nói đến thiệp chúc mừng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến một món quà quí nhất của nhân loại, quí hơn cả con mắt của bà mẹ ruột tặng cho con mình, như câu chuyện đã kể ở đầu bài suy niệm này. Quà tặng trần gian, có thể dùng tiền để mua được, có thể dùng tình cảm con người đổi lấy được, nhưng quà tặng Tình Thương trong mầu nhiệm Giáng Sinh này, không gì có thể trao đổi, mua bán được. Quà tặng đó chính là Con Thiên Chúa, sinh ra làm người, để cho con người được ơn tha thứ, nhất là được sống lại trong Tình yêu của Thiên Chúa. Đây là một thứ quà tặng bất cân xứng: một bên là Thiên Chúa, đấng quá tốt lành; một bên là con người chẳng có công trạng, chẳng đáng chút nào cả với quà tặng đó. Vậy mà Thiên Chúa vẫn hứa, và vẫn tặng, như lời Thánh Gioan (1, 11): “Người đã đến trong nhà mình, nhưng người nhà không chịu đón nhận.” Thực tế, Con Thiên Chúa được ban tặng cho nhân loại, nhưng không phải ai cũng đón nhận cả; nhưng ai đón nhận sẽ được Chúa cho quyền làm con Thiên Chúa. Câu chuyện sau đây sẽ minh chứng con người sẳn sàng đón nhận quà tặng vô giá là Con Thiên Chúa, nhưng họ cũng sẳn sàng là quà tặng cho nhau:
Maria Cristina Cella Mocellin (1969-1995), một người mẹ trẻ anh dũng, êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 22-10-1995, để lại 3 con thơ, lúc lên 26 tuổi. Cái bướu ung thư ác tính nơi tử cung mắc phải năm 18 tuổi, tưởng đã chữa lành, nào ngờ lại xuất hiện. Nàng đã có hai con một trai một gái: Francesco, 4 tuổi và Lucia 2 tuổi. Cristina có thai, đang đợi đứa con thứ ba. Khi bác sĩ báo hung tin: bà có khối u ung thư ác tính! Cristina im lặng một giây, nhưng vẫn thẳng thắn trả lời: “Tôi đang mang thai, bác sĩ ạ!” Ông bác sĩ hiểu ngay: nàng không chấp nhận trị liệu hóa học, vì sẽ giết chết bào thai! Bà Cristina sinh hạ Riccardo vào tháng 8 năm 1995. Ngay sau đó, nàng bắt đầu các phương pháp trị liệu hóa học, nhưng quá trễ, bướu ung thư đã ăn sâu nơi nội tạng. Người Mẹ trẻ anh dũng êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 22-10-1995, để lại 3 con thơ.
Một tháng trước khi chết, Cristina đã viết bức thư để lại cho đứa con trai Riccardo như sau: “Con yêu quý, con là một hồng ân của Thiên Chúa. Con nên biết rằng con được sinh ra không phải tình cờ, mà là do Thiên Chúa muốn cho con sinh ra….. Mẹ nhớ như in ngày bác sĩ nói với Mẹ: “Bà đang bị ung thư nơi tử cung.” Mẹ đã trả lời ngay: nhưng tôi đang có thai, bác sĩ ạ! Để thắng nỗi sợ hải lúc đó, Mẹ được ban cho sức mạnh khác thường là ước muốn có con. Mẹ mạnh mẽ chống đối việc khai trừ con, mạnh đến nỗi vị bác sĩ hiểu ngay là không nên nói thêm gì cả.
Riccardo, con là một hồng ân cho Ba Mẹ…..Trên đời, thật đáng chịu đau khổ để có được một đứa con!” Chỉ mình THIÊN CHÚA biết rõ rằng Ba Mẹ mong muốn có những đứa con khác… Con xin tạ ơn Chúa.” 22.09.1995. Maria Cristina.
Thật là một bà mẹ can đãm, mạnh mẻ trong đức tin yêu mến Thiên Chúa; bà cũng là một bà mẹ luôn ý thức đem quà tặng của Thiên Chúa, tặng lại cho chính con mình…
c. Gợi ý sống và chia sẻ:
Tham dự thánh lễ hôm nay, chính là mừng kính Con Thiên Chúa sinh làm người, đã trở nên quà tặng cho chúng ta. Điều này có đánh động tâm hồn chúng ta không? Ta có nhận ra quà tặng này là vô giá, quà tặng tiền bạc vật chất không có của nào để so sánh không? Bao lâu nay, ta đã chuẩn bị tâm hồn mình thế nào để lãnh nhận qùa tặng này? Khi nhận rồi, ta có sung sướng đem quà tặng này, tặng lại cho những anh chị em đang rất cần đến nó không?
Một bà mẹ, người Mã lai, có cậu con trai, cha mất sớm nên mẹ yêu quí con lắm; chỉ có điều, bà mẹ chỉ có một con mắt. Đứa con đang học Trung học, cảm thấy xấu hổ vì mẹ xấu xí và lại chỉ có một mắt, nên cậu nói với mẹ: “Mẹ đừng đi đón con ở trường nữa. Con có thể đón xe buýt về với bạn con được. Có mẹ, chúng bạn chọc con hoài.” Nghe con nói, bà mẹ chỉ âm thầm rơi lệ… Rồi sau đó, người con đổ đạc cao, có gia đình làm việc ở Singapore, lại có 2 con. Bà mẹ lúc này một mình bên Mã lai, không rõ con thế nào. Bà rất muốn đi thăm con, nhưng sợ con không vui. Nghe nói con đã có hai cháu, bà rất muốn được bồng bế. Thế rồi bà quyết định sang Singapore thăm con, dù chỉ một lần thôi. Khi tới nơi theo người ta chỉ, bà đứng tần ngần ngoài rào trước tòa nhà cao. Bất ngờ người con trai bắt gặp mẹ đứng trước cổng. Đứa con xua đuổi mẹ. Bà mẹ nói: “Mẹ chỉ xin được nói chuyện vài câu với con lần này thôi.” Sau đó bà mẹ ra về, bị đụng xe, bị thương nặng. Người ta đưa vào bệnh viện. Người con được báo tin. Khi đến nơi, bà mẹ đã mất, nhưng để lại lá thư. Trong thư, kể lại lúc 8 tuổi, đứa con mất một mắt; bà mẹ đã tặng cho con, chính con mắt phải của mẹ. Hiểu được điều này đứa con khóc đến cạn nước mắt, nhưng mẹ cũng đã mất rồi… Bà mẹ tặng cho con chính con mắt của mình, thật quí biết bao. Trong lễ giáng sinh, Thiên Chúa tặng cho con người chính Con yêu của mình, cái đó còn quí hơn nhiều. Kính mời anh chị em cùng suy niệm.
a. Phong tục lễ Giáng sinh:
Ngày nay, nói đến Noel là nói đến quà tặng, thiệp chúc mừng. Bên cạnh lễ giáng sinh là lễ nghi riêng của người công giáo, qua bao thế kỷ, có những tập tục được các thế hệ thêm vào: thiệp Giáng Sinh – quà Giáng Sinh – cây thông Noel – máng cỏ - ăn réveillon Giáng Sinh. Các tập tục này ngày hôm nay, không riêng là của người công giáo, không chỉ bên tây mà cả bên đông ngoại giáo nữa, người ta vẫn thích những tập tục này. Trong bài này chỉ chú trọng đến: quà Giáng Sinh và thiệp Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết, thánh Giám mục thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ (279 sau Công Nguyên) nổi tiếng vì các hoạt động bác ái và tinh thần yêu thương trẻ em. Người ta gọi ngài là ông già Noel (Père de Noel, Santa Clauss). Lúc còn sống, giám mục Myra đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có ai dòm ngó, vì gia đình nghèo quá. Những đồng tiền vàng rơi từ trên ống khói xuống, đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất (vớ) cạnh lò sưởi để nhận quà của ông Noel.
Các thế kỷ trước, cuối năm là dịp trẻ em đi quanh các nhà ca hát, chúc mừng các gia đình. Để thưởng công, người lớn phát quà cho các em. Tập tục này bắt đầu là của giới quý tộc, sau đó lan rộng đến mọi giới. Bên Âu Mỹ hôm nay, dịp lễ Giáng Sinh, ai ai cũng tặng thiệp cho nhau, với những lời chúc tốt đẹp trong mùa Giáng Sinh. Từng món quà xinh xinh đuợc gói trong giấy hoa đủ màu, đủ loại, để gởi tặng đến những ân nhân, những nguời thân, những bạn bè quen biết.
b. Chúa Hài nhi chính là quà tặng tình thương:
Như trên đã nói, nói đến lễ Giáng sinh là nói đến quà tặng, nói đến thiệp chúc mừng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến một món quà quí nhất của nhân loại, quí hơn cả con mắt của bà mẹ ruột tặng cho con mình, như câu chuyện đã kể ở đầu bài suy niệm này. Quà tặng trần gian, có thể dùng tiền để mua được, có thể dùng tình cảm con người đổi lấy được, nhưng quà tặng Tình Thương trong mầu nhiệm Giáng Sinh này, không gì có thể trao đổi, mua bán được. Quà tặng đó chính là Con Thiên Chúa, sinh ra làm người, để cho con người được ơn tha thứ, nhất là được sống lại trong Tình yêu của Thiên Chúa. Đây là một thứ quà tặng bất cân xứng: một bên là Thiên Chúa, đấng quá tốt lành; một bên là con người chẳng có công trạng, chẳng đáng chút nào cả với quà tặng đó. Vậy mà Thiên Chúa vẫn hứa, và vẫn tặng, như lời Thánh Gioan (1, 11): “Người đã đến trong nhà mình, nhưng người nhà không chịu đón nhận.” Thực tế, Con Thiên Chúa được ban tặng cho nhân loại, nhưng không phải ai cũng đón nhận cả; nhưng ai đón nhận sẽ được Chúa cho quyền làm con Thiên Chúa. Câu chuyện sau đây sẽ minh chứng con người sẳn sàng đón nhận quà tặng vô giá là Con Thiên Chúa, nhưng họ cũng sẳn sàng là quà tặng cho nhau:
Maria Cristina Cella Mocellin (1969-1995), một người mẹ trẻ anh dũng, êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 22-10-1995, để lại 3 con thơ, lúc lên 26 tuổi. Cái bướu ung thư ác tính nơi tử cung mắc phải năm 18 tuổi, tưởng đã chữa lành, nào ngờ lại xuất hiện. Nàng đã có hai con một trai một gái: Francesco, 4 tuổi và Lucia 2 tuổi. Cristina có thai, đang đợi đứa con thứ ba. Khi bác sĩ báo hung tin: bà có khối u ung thư ác tính! Cristina im lặng một giây, nhưng vẫn thẳng thắn trả lời: “Tôi đang mang thai, bác sĩ ạ!” Ông bác sĩ hiểu ngay: nàng không chấp nhận trị liệu hóa học, vì sẽ giết chết bào thai! Bà Cristina sinh hạ Riccardo vào tháng 8 năm 1995. Ngay sau đó, nàng bắt đầu các phương pháp trị liệu hóa học, nhưng quá trễ, bướu ung thư đã ăn sâu nơi nội tạng. Người Mẹ trẻ anh dũng êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 22-10-1995, để lại 3 con thơ.
Một tháng trước khi chết, Cristina đã viết bức thư để lại cho đứa con trai Riccardo như sau: “Con yêu quý, con là một hồng ân của Thiên Chúa. Con nên biết rằng con được sinh ra không phải tình cờ, mà là do Thiên Chúa muốn cho con sinh ra….. Mẹ nhớ như in ngày bác sĩ nói với Mẹ: “Bà đang bị ung thư nơi tử cung.” Mẹ đã trả lời ngay: nhưng tôi đang có thai, bác sĩ ạ! Để thắng nỗi sợ hải lúc đó, Mẹ được ban cho sức mạnh khác thường là ước muốn có con. Mẹ mạnh mẽ chống đối việc khai trừ con, mạnh đến nỗi vị bác sĩ hiểu ngay là không nên nói thêm gì cả.
Riccardo, con là một hồng ân cho Ba Mẹ…..Trên đời, thật đáng chịu đau khổ để có được một đứa con!” Chỉ mình THIÊN CHÚA biết rõ rằng Ba Mẹ mong muốn có những đứa con khác… Con xin tạ ơn Chúa.” 22.09.1995. Maria Cristina.
Thật là một bà mẹ can đãm, mạnh mẻ trong đức tin yêu mến Thiên Chúa; bà cũng là một bà mẹ luôn ý thức đem quà tặng của Thiên Chúa, tặng lại cho chính con mình…
c. Gợi ý sống và chia sẻ:
Tham dự thánh lễ hôm nay, chính là mừng kính Con Thiên Chúa sinh làm người, đã trở nên quà tặng cho chúng ta. Điều này có đánh động tâm hồn chúng ta không? Ta có nhận ra quà tặng này là vô giá, quà tặng tiền bạc vật chất không có của nào để so sánh không? Bao lâu nay, ta đã chuẩn bị tâm hồn mình thế nào để lãnh nhận qùa tặng này? Khi nhận rồi, ta có sung sướng đem quà tặng này, tặng lại cho những anh chị em đang rất cần đến nó không?
Hài nhi Giêsu: tiếng nói của những người nghèo
+TGM. Ngô Quang Kiệt
09:31 25/12/2008
HÀI NHI GIÊSU, TIẾNG NÓI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng. Chúa Hài Đồng là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương muốn ngỏ lời với nhân loại. Hài nhi Giêsu chưa có tiếng nói. Nhưng bản thân và cuộc đời của Người chính là Lời Thiên Chúa nói với nhân loại. Từ trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang nói với ta. Ta hãy lắng nghe tiếng nói âm thầm của Người.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang rét run trong tiết trời lạnh giá. Không chăn chiếu màn mùng, phải nằm trên máng cỏ, Người đang lên tiếng thay cho những nạn nhân thiên tai và nhân tai. Trận lụt vừa qua đã cuốn trôi bao nhiêu sinh mạng. Có những người cha người mẹ là lao động chính trong gia đình đã bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi khi đang trên đường công tác. Có những trẻ em đang tuổi lớn khôn bị thiệt mạng trên đường đến trường học tập. Và trong những vụ sập cầu, sập nhà, những tại nạn giao thông, biết bao gia đình lâm vào cảnh tang tóc, biết bao người vợ dại, con thơ thiếu nơi nương tựa, biết bao mảnh đời lâm vào bế tắc. Tất cả những nạn nhân đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về trách nhiệm và tình liên đới.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang bị bạo chúa Hêrôđê đe dọa giết chết. Vừa chào đời, Người đã hứng chịu áp bức bất công. Để bảo vệ ngai vàng, Hêrôđê không ngần ngại tàn sát tất cả các trẻ em tại Bêlem. Là nạn nhân của áp bức bất công, Hài nhi Giêsu đang lên tiếng thay cho những nạn nhân này. Hôm nay biết bao trẻ thơ không được cất tiếng khóc chào đời. Biết bao trẻ thơ bị cướp mất quyền sống. Biết bao người vẫn còn chịu áp bức bất công. Biết bao người bị các thế lực đen tối đe dọa, bạo hành. Biết bao người lao động không được trả lương đúng mức. Biết bao người lấy vợ lấy chồng nước ngoài không được cư xử xứng đáng là một người vợ, người chồng. Biết bao người thấp cổ bé miệng bị chèn ép, bóc lột. Biết bao vụ án oan sai. Tất cả những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng, đang chất vấn chúng ta về quyền làm người, quyền được tự do và hạnh phúc.
Không chỉ lên tiếng thay cho các nạn nhân, Chúa Giêsu còn chia sẻ nỗi niềm với họ. Người đã sống như một người nghèo, không nhà không cửa, “không có cả chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Người đồng hành với các nạn nhân thiên tai khi ở trên thuyền trong cơn bão (x.Mt 8, 23-26), chịu đói khát đến bên cây vả mà không tìm được quả nào (x.Mc 11,12-14), và các môn đệ đi theo Người phải tuốt lúa ăn đỡ dạ (x.Mt 12,1). Người đứng trong hàng ngũ các nạn nhân của bất công khi chịu xét xử trước tòa Philatô. Người vô tội mà bị kết án tử hình trong khi kẻ trộm cướp là Baraba lại được trắng án (x. Mt, 27, 11-26).
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta quảng đại chia sẻ với những người đói khát thiếu thốn. Tiếng khóc đó hướng tâm hồn chúng ta đến tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Nhưng trên hết, lễ Giáng sinh cho ta được niềm vui đón nhận Đấng Cứu Thế. Người không đến như một ông quan xa cách quần chúng, nhưng như một người anh em thân tình đến chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Người đồng hành với chúng ta trong những khó khăn vất vả của cuộc sống hằng ngày. Người ban cho chúng ta niềm vui lớn lao được diễm phúc đón tiếp Thiên Chúa. Người mở ra cho ta chân trời hi vọng khi xuống thế làm người để cho ta được làm con Thiên Chúa. Biến đổi thân phận con người, Người khai thông những bế tắc của kiếp người, mở ra cho ta chân trời hạnh phúc trong Nước Chúa. Giải quyết rốt ráo những vấn đề của con người, Người đưa ta ra khỏi miền tối tăm, dẫn ta vào nguồn ánh sáng huy hoàng của Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu Hài đồng, con cảm tạ tình thương bao la của Chúa. Xin cho con biết lắng nghe tiếng Chúa, để biết quan tâm yêu mến, kính trọng và chia sẻ với Chúa hiện thân trong những anh chị em nghèo khổ, đang gặp hoạn nạn và đang bị chà đạp.
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng. Chúa Hài Đồng là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương muốn ngỏ lời với nhân loại. Hài nhi Giêsu chưa có tiếng nói. Nhưng bản thân và cuộc đời của Người chính là Lời Thiên Chúa nói với nhân loại. Từ trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang nói với ta. Ta hãy lắng nghe tiếng nói âm thầm của Người.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang rét run trong tiết trời lạnh giá. Không chăn chiếu màn mùng, phải nằm trên máng cỏ, Người đang lên tiếng thay cho những nạn nhân thiên tai và nhân tai. Trận lụt vừa qua đã cuốn trôi bao nhiêu sinh mạng. Có những người cha người mẹ là lao động chính trong gia đình đã bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi khi đang trên đường công tác. Có những trẻ em đang tuổi lớn khôn bị thiệt mạng trên đường đến trường học tập. Và trong những vụ sập cầu, sập nhà, những tại nạn giao thông, biết bao gia đình lâm vào cảnh tang tóc, biết bao người vợ dại, con thơ thiếu nơi nương tựa, biết bao mảnh đời lâm vào bế tắc. Tất cả những nạn nhân đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về trách nhiệm và tình liên đới.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang bị bạo chúa Hêrôđê đe dọa giết chết. Vừa chào đời, Người đã hứng chịu áp bức bất công. Để bảo vệ ngai vàng, Hêrôđê không ngần ngại tàn sát tất cả các trẻ em tại Bêlem. Là nạn nhân của áp bức bất công, Hài nhi Giêsu đang lên tiếng thay cho những nạn nhân này. Hôm nay biết bao trẻ thơ không được cất tiếng khóc chào đời. Biết bao trẻ thơ bị cướp mất quyền sống. Biết bao người vẫn còn chịu áp bức bất công. Biết bao người bị các thế lực đen tối đe dọa, bạo hành. Biết bao người lao động không được trả lương đúng mức. Biết bao người lấy vợ lấy chồng nước ngoài không được cư xử xứng đáng là một người vợ, người chồng. Biết bao người thấp cổ bé miệng bị chèn ép, bóc lột. Biết bao vụ án oan sai. Tất cả những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng, đang chất vấn chúng ta về quyền làm người, quyền được tự do và hạnh phúc.
Không chỉ lên tiếng thay cho các nạn nhân, Chúa Giêsu còn chia sẻ nỗi niềm với họ. Người đã sống như một người nghèo, không nhà không cửa, “không có cả chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Người đồng hành với các nạn nhân thiên tai khi ở trên thuyền trong cơn bão (x.Mt 8, 23-26), chịu đói khát đến bên cây vả mà không tìm được quả nào (x.Mc 11,12-14), và các môn đệ đi theo Người phải tuốt lúa ăn đỡ dạ (x.Mt 12,1). Người đứng trong hàng ngũ các nạn nhân của bất công khi chịu xét xử trước tòa Philatô. Người vô tội mà bị kết án tử hình trong khi kẻ trộm cướp là Baraba lại được trắng án (x. Mt, 27, 11-26).
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta quảng đại chia sẻ với những người đói khát thiếu thốn. Tiếng khóc đó hướng tâm hồn chúng ta đến tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Nhưng trên hết, lễ Giáng sinh cho ta được niềm vui đón nhận Đấng Cứu Thế. Người không đến như một ông quan xa cách quần chúng, nhưng như một người anh em thân tình đến chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Người đồng hành với chúng ta trong những khó khăn vất vả của cuộc sống hằng ngày. Người ban cho chúng ta niềm vui lớn lao được diễm phúc đón tiếp Thiên Chúa. Người mở ra cho ta chân trời hi vọng khi xuống thế làm người để cho ta được làm con Thiên Chúa. Biến đổi thân phận con người, Người khai thông những bế tắc của kiếp người, mở ra cho ta chân trời hạnh phúc trong Nước Chúa. Giải quyết rốt ráo những vấn đề của con người, Người đưa ta ra khỏi miền tối tăm, dẫn ta vào nguồn ánh sáng huy hoàng của Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu Hài đồng, con cảm tạ tình thương bao la của Chúa. Xin cho con biết lắng nghe tiếng Chúa, để biết quan tâm yêu mến, kính trọng và chia sẻ với Chúa hiện thân trong những anh chị em nghèo khổ, đang gặp hoạn nạn và đang bị chà đạp.
Có người lữ khách phương xa
Phanxicô Xaviê
13:22 25/12/2008
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm buổi sáng nay,
Trong tiếng reo vui ngày nắng mới,
Cho đời thêm sắc thắm mùa xuân.
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm buổi trưa hè,
Mang gió theo sau mùi nắng cháy,
Cho đời tỉnh giấc những u mê.
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm một buổi chiều,
Trong gió hoàng hôn tàn lá úa,
Cho đời vơi bớt những quạnh hiu.
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm trao nghĩa tình,
Khi gió thu qua mùa đông tới,
Cho đời hơi ấm mong hồi sinh.
Và người lữ khách phương xa ấy,
Từ chối thiên thai xuống làm người,
Vì yêu nhân thế, cùng nhân thế,
Làm người lữ khách chờ tương lai.
Về đây ghé thăm buổi sáng nay,
Trong tiếng reo vui ngày nắng mới,
Cho đời thêm sắc thắm mùa xuân.
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm buổi trưa hè,
Mang gió theo sau mùi nắng cháy,
Cho đời tỉnh giấc những u mê.
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm một buổi chiều,
Trong gió hoàng hôn tàn lá úa,
Cho đời vơi bớt những quạnh hiu.
Có người lữ khách phương xa ấy,
Về đây ghé thăm trao nghĩa tình,
Khi gió thu qua mùa đông tới,
Cho đời hơi ấm mong hồi sinh.
Và người lữ khách phương xa ấy,
Từ chối thiên thai xuống làm người,
Vì yêu nhân thế, cùng nhân thế,
Làm người lữ khách chờ tương lai.
Lời Thiên Chúa Thành Người
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
16:19 25/12/2008
Trong diện tích hai mét vuông!
Thuyết Tiến Hóa cho rằng hình dạng con người biến đổi qua nhiều giai đoạn từ loài động vật nào đó thành con người như bây giờ, đã trải qua theo dòng thời gian, cùng không gian địa lý và khí hậu thay đổi khác nhau!
Có đúng như thế không? Đây mới chỉ là gỉa thuyết đặt ra thôi, chứ không gì làm bằng chứng rõ ràng.
Kinh Thánh thuật lại: Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài.( St 1,27). Nơi đoạn khác còn chi tiết hơn:; Thiên Chúa lấy bùn đất nặn thành hình dạng con người. Rồi Ngài thổi hơi vào, nó liền có sự sống! ( St 2,7 )
Và trong Phúc âm cũng như kinh Tin Kính nói lên điều xác tín: Thiên Chúa đã làm người ở giữa chúng ta. Mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh, thắc mắc đặt ra: Thiên Chúa trở thành người như chúng ta thế nào?
Văn hóa chăm sóc thân thể
Thân thể mỗi con người có bề mặt diện tích trung bình cộng lại khít khao hai mét vuông.
Trong khoảng diện tích này rất nhiều ý nghĩ, nhiều biến cố diễn ra hằng ngày suốt dọc đời sống. Cung cách văn hóa trau dồi thân xác như càng ngày càng tiển nở mở rộng: thể dục thẩm mỹ, thể thao luyện cho thân xác dẻo dai cường tráng, phương pháp bảo vệ sức khỏe, huân chương mề đai thể thao… Vào những dịp kỷ niệm mừng ngày sinh ra chào đời, dịp mừng Năm Mới Dương lịch hay Âm lịch, mọi người đều thường chúc nhau: khỏe mạnh!
Thân xác cần phải được chăm sóc sao cho có thứ tự hoàn hảo: không có vết thẹo nhăn nheo, không có vết thương lồi lõm hằn ghi lại, không có dấu vết sự dơ bẩn...Ngày nay khắp nơi trên những kênh truyền hình, báo chí hình ảnh đều có những quảng cáo về cách chăm sóc thân xác làm sao cho thân thể cân đối đẹp tới mức hoàn hảo, bộ diện bên ngoài dễ coi hấp dẫn.
Nhiều người vẫn chưa bằng lòng với bộ diện thân xác của mình. Vì thế họ tìm cách trang điểm sao cho có một bộ dạng hình thể mới lạ hấp dẫn. Con người tin rằng họ phải làm thế nào, để thân xác mình khi xuất hiên gây chú ý thu hút người khác.
Dựa vào tâm lý đó, những tạp chí in những hình ảnh thân thể cường tráng, kiều diễm trang điểm lộng lẫy có sức quyến rũ thu hút người đọc khi nhìn vào thấy ngay được. Ngày nay có nhiều người, nhất là giới trẻ, thích vẽ chạm khắc hình mầu sắc trên làn da thân thể mình cho bộ diện chiếu tỏa vẻ mới lạ hấp dẫn.
Như vậy phải chăng vẻ đẹp hấp dẫn bên ngoài của thân xác nói lên tất cả những gì là con người rồi sao? Phải chăng bộ diện bên ngoài nhìn thấy được là nội dung bản chất một con người rồi sao? Một bộ diện thân xác hấp dẫn giúp làm cho tâm hồn đời sống khô cứng thiếu vắng niềm vui hạnh phúc được không?
May mắn cho con người chúng ta ở vào mọi thời đại cùng mọi hoàn cảnh, điều đó không phải là như vậy. Con người còn có nhiều bí ẩn, có nhiều hơn những điều chỉ xuất hiện ra bên ngoài. Chiều kích con người còn to, còn cao sâu hơn thế nữa. Nơi mỗi con người còn ẩn hiện yếu tố linh thiêng thần thánh nữa.
Người ta có thể có một thân xác vẻ đẹp quyến rũ hấp dẫn vương gỉa quý phái, nhưng lại có một cuộc sống thiếu hạnh phúc sâu xa. Người ta có thể đạt được nhiều huy chương thành tích thể thao hạng nhất vượt trội, nhưng vẫn cảm thấy sống trong cô đơn. Người ta có thể đạt leo lên tới địa vị cao sang có thể làm gì theo mình nghĩ ước muốn, tuy vậy cũng vẫn cảm thấy mất mát qúa nhiều.
Thiên Chúa trở thành người
Tin mừng ngày lễ Chúa giáng sinh không chỉ loan báo sứ điệp tình yêu, sứ điệp hòa bình của Thiên Chúa cho trần gian, nhưng còn nhấn cạnh đến khía cạnh cụ thể nhiều hơn: Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã sinh ra là người phàm và cư ngụ sinh sống giữa con người trần gian ( Ga 1,14).
Thiên Chúa qua Hài nhi Giêsu sinh ra làm người trong hang đá chuồng súc vật không phải là điều gì trừu tượng khó hiểu ẩn hiện trong tâm trí, nhưng đã thành người với thân xác máu thịt như bao người đi vào sống giữa trần gian.
Thiên Chúa trở thành con người không chỉ với bộ diện bên ngoài một phần tư, một nửa, nhưng trọn vẹn tất cả. Và đó là điều mầu nhiệm của lễ Chúa giáng sinh.
Là những người tin theo Chúa Giêsu không chỉ căn cứ vào yếu tố tốt đẹp bề ngoài; cũng không chỉ chạy theo sự thay đổi lúc nhiều lúc ít nhất là về nếp sống luân lý. Trái lại đời sống Kitô hữu bắt đầu ngay từ đức tin vào Ngôi Lời của Thiên Chúa đã thành người có thân xác ở giữa chúng ta, vào tình yêu của Thiên Chúa trong thân xác con người cụ thể Chúa Giêsu.
Từ thế kỷ thứ bốn sau Chúa Giáng sinh, Giáo Hội Công giáo đã viết soạn lời tuyên xưng đức tin, mà chúng ta đọc hằng tuần: „Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành; đồng bản thể với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì lòai người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người.“.
Tình liên đới giữa lòng thế giới
Mỗi con người có kích thước bề mặt diện tích khít khao hai mét vuông. Và điều này cũng diễn tả ý nghĩa ngày lễ Chúa giáng sinh: Thiên Chúa tuy là Đấng to lớn cao cả, đã thu gọn mình trong vòng diện tích bề mặt hai mét vuông này thôi như bao con người khác. Vì Ngài đã làm người. Ngài là Thiên Chúa sống làm người như thế, để con người không phải chỉ biết sống trên bề mặt bên ngoài.
Thiên Chúa đã thành người với đầy đủ thân xác giữa lòng trần gian. Thân xác con người do Thiên Chúa tạo dựng tuy không là tất cả, cùng không mãi mãi trường cửu, nhưng sự sống tinh thần, linh hồn bên trong thân xác làm cho thân xác trở nên cao qúy, mang yếu tố có thần thánh ngự trị.
Mỗi khi mừng kính hay tiếp nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, Đấng đã trở nên thân xác con người, là lương thực cho tâm hồn đức tin, Ngôi Lời Thiên Chúa sinh lại trong tâm hồn người tín hữu.
Chúng ta cùng mang lấy Ngôi Lời Thiên Chúa đã thành người vào trong diện tích hai mét vuông của mình trong đời sống xã hội với mọi người.
Bề mặt diện tích khít khao hai mét vuông của thân xác con người không là tất cả, nhưng diện tích hai mét vuông thân xác này ẩn chứa mang chiều kích thần thiêng thánh đức của sự sống tinh thần bên trong. Và yếu tố này làm cho diện tích hai mét vuông của thân xác có gía trị cao trọng thiêng liêng.
Mừng Lễ Chúa Giáng sinh 25.12. 2008
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Thuyết Tiến Hóa cho rằng hình dạng con người biến đổi qua nhiều giai đoạn từ loài động vật nào đó thành con người như bây giờ, đã trải qua theo dòng thời gian, cùng không gian địa lý và khí hậu thay đổi khác nhau!
Có đúng như thế không? Đây mới chỉ là gỉa thuyết đặt ra thôi, chứ không gì làm bằng chứng rõ ràng.
Kinh Thánh thuật lại: Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài.( St 1,27). Nơi đoạn khác còn chi tiết hơn:; Thiên Chúa lấy bùn đất nặn thành hình dạng con người. Rồi Ngài thổi hơi vào, nó liền có sự sống! ( St 2,7 )
Và trong Phúc âm cũng như kinh Tin Kính nói lên điều xác tín: Thiên Chúa đã làm người ở giữa chúng ta. Mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh, thắc mắc đặt ra: Thiên Chúa trở thành người như chúng ta thế nào?
Văn hóa chăm sóc thân thể
Thân thể mỗi con người có bề mặt diện tích trung bình cộng lại khít khao hai mét vuông.
Trong khoảng diện tích này rất nhiều ý nghĩ, nhiều biến cố diễn ra hằng ngày suốt dọc đời sống. Cung cách văn hóa trau dồi thân xác như càng ngày càng tiển nở mở rộng: thể dục thẩm mỹ, thể thao luyện cho thân xác dẻo dai cường tráng, phương pháp bảo vệ sức khỏe, huân chương mề đai thể thao… Vào những dịp kỷ niệm mừng ngày sinh ra chào đời, dịp mừng Năm Mới Dương lịch hay Âm lịch, mọi người đều thường chúc nhau: khỏe mạnh!
Thân xác cần phải được chăm sóc sao cho có thứ tự hoàn hảo: không có vết thẹo nhăn nheo, không có vết thương lồi lõm hằn ghi lại, không có dấu vết sự dơ bẩn...Ngày nay khắp nơi trên những kênh truyền hình, báo chí hình ảnh đều có những quảng cáo về cách chăm sóc thân xác làm sao cho thân thể cân đối đẹp tới mức hoàn hảo, bộ diện bên ngoài dễ coi hấp dẫn.
Nhiều người vẫn chưa bằng lòng với bộ diện thân xác của mình. Vì thế họ tìm cách trang điểm sao cho có một bộ dạng hình thể mới lạ hấp dẫn. Con người tin rằng họ phải làm thế nào, để thân xác mình khi xuất hiên gây chú ý thu hút người khác.
Dựa vào tâm lý đó, những tạp chí in những hình ảnh thân thể cường tráng, kiều diễm trang điểm lộng lẫy có sức quyến rũ thu hút người đọc khi nhìn vào thấy ngay được. Ngày nay có nhiều người, nhất là giới trẻ, thích vẽ chạm khắc hình mầu sắc trên làn da thân thể mình cho bộ diện chiếu tỏa vẻ mới lạ hấp dẫn.
Như vậy phải chăng vẻ đẹp hấp dẫn bên ngoài của thân xác nói lên tất cả những gì là con người rồi sao? Phải chăng bộ diện bên ngoài nhìn thấy được là nội dung bản chất một con người rồi sao? Một bộ diện thân xác hấp dẫn giúp làm cho tâm hồn đời sống khô cứng thiếu vắng niềm vui hạnh phúc được không?
May mắn cho con người chúng ta ở vào mọi thời đại cùng mọi hoàn cảnh, điều đó không phải là như vậy. Con người còn có nhiều bí ẩn, có nhiều hơn những điều chỉ xuất hiện ra bên ngoài. Chiều kích con người còn to, còn cao sâu hơn thế nữa. Nơi mỗi con người còn ẩn hiện yếu tố linh thiêng thần thánh nữa.
Người ta có thể có một thân xác vẻ đẹp quyến rũ hấp dẫn vương gỉa quý phái, nhưng lại có một cuộc sống thiếu hạnh phúc sâu xa. Người ta có thể đạt được nhiều huy chương thành tích thể thao hạng nhất vượt trội, nhưng vẫn cảm thấy sống trong cô đơn. Người ta có thể đạt leo lên tới địa vị cao sang có thể làm gì theo mình nghĩ ước muốn, tuy vậy cũng vẫn cảm thấy mất mát qúa nhiều.
Thiên Chúa trở thành người
Tin mừng ngày lễ Chúa giáng sinh không chỉ loan báo sứ điệp tình yêu, sứ điệp hòa bình của Thiên Chúa cho trần gian, nhưng còn nhấn cạnh đến khía cạnh cụ thể nhiều hơn: Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã sinh ra là người phàm và cư ngụ sinh sống giữa con người trần gian ( Ga 1,14).
Thiên Chúa qua Hài nhi Giêsu sinh ra làm người trong hang đá chuồng súc vật không phải là điều gì trừu tượng khó hiểu ẩn hiện trong tâm trí, nhưng đã thành người với thân xác máu thịt như bao người đi vào sống giữa trần gian.
Thiên Chúa trở thành con người không chỉ với bộ diện bên ngoài một phần tư, một nửa, nhưng trọn vẹn tất cả. Và đó là điều mầu nhiệm của lễ Chúa giáng sinh.
Là những người tin theo Chúa Giêsu không chỉ căn cứ vào yếu tố tốt đẹp bề ngoài; cũng không chỉ chạy theo sự thay đổi lúc nhiều lúc ít nhất là về nếp sống luân lý. Trái lại đời sống Kitô hữu bắt đầu ngay từ đức tin vào Ngôi Lời của Thiên Chúa đã thành người có thân xác ở giữa chúng ta, vào tình yêu của Thiên Chúa trong thân xác con người cụ thể Chúa Giêsu.
Từ thế kỷ thứ bốn sau Chúa Giáng sinh, Giáo Hội Công giáo đã viết soạn lời tuyên xưng đức tin, mà chúng ta đọc hằng tuần: „Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành; đồng bản thể với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì lòai người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người.“.
Tình liên đới giữa lòng thế giới
Mỗi con người có kích thước bề mặt diện tích khít khao hai mét vuông. Và điều này cũng diễn tả ý nghĩa ngày lễ Chúa giáng sinh: Thiên Chúa tuy là Đấng to lớn cao cả, đã thu gọn mình trong vòng diện tích bề mặt hai mét vuông này thôi như bao con người khác. Vì Ngài đã làm người. Ngài là Thiên Chúa sống làm người như thế, để con người không phải chỉ biết sống trên bề mặt bên ngoài.
Thiên Chúa đã thành người với đầy đủ thân xác giữa lòng trần gian. Thân xác con người do Thiên Chúa tạo dựng tuy không là tất cả, cùng không mãi mãi trường cửu, nhưng sự sống tinh thần, linh hồn bên trong thân xác làm cho thân xác trở nên cao qúy, mang yếu tố có thần thánh ngự trị.
Mỗi khi mừng kính hay tiếp nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, Đấng đã trở nên thân xác con người, là lương thực cho tâm hồn đức tin, Ngôi Lời Thiên Chúa sinh lại trong tâm hồn người tín hữu.
Chúng ta cùng mang lấy Ngôi Lời Thiên Chúa đã thành người vào trong diện tích hai mét vuông của mình trong đời sống xã hội với mọi người.
Bề mặt diện tích khít khao hai mét vuông của thân xác con người không là tất cả, nhưng diện tích hai mét vuông thân xác này ẩn chứa mang chiều kích thần thiêng thánh đức của sự sống tinh thần bên trong. Và yếu tố này làm cho diện tích hai mét vuông của thân xác có gía trị cao trọng thiêng liêng.
Mừng Lễ Chúa Giáng sinh 25.12. 2008
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Lễ Dâng Chúa trong Đền Thánh
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
20:57 25/12/2008
DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH
(Luca 2,22-40 – Lễ Thánh Gia - B)
1.- Ngữ cảnh
Chương 1-2 của Tin Mừng Luca có ý tưởng chủ đạo là sự hoàn tất lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Mêsia. Các truyện kết cấu nhịp nhàng và đạt tới đỉnh điểm khi Đức Giêsu được dâng trong Đền Thờ. Trong biến cố này, tác giả đã nhìn thấy Đức Giêsu tỏ mình công khai. Ngài diễn tả được điều đó khi dùng Đanien 9-10 trong các lời loan báo cho Đức Maria và Dacaria, cũng như khi dùng Malakhi 3 trong lời loan báo cho Dacaria, trong bài ca “Chúc Tụng” (Benedictus) và trong truyện Dâng con trong Đền Thờ. Được quy tụ lại quanh khái niệm “sự hoàn tất các ngày” (= đã mãn: 1,23.57; 2,6.21-22), các bản văn thiên sai này nêu bật ý tưởng là thời thiên sai đã đến. Vậy các chương này thuộc lịch sử tôn giáo được viết theo ngôn ngữ Kinh thánh.
Lc 1,5–2,22 là một chuỗi các thời điểm. Tác giả đã muốn nối kết biến cố sứ thần Gabriel hiện ra ở Đền Thờ với việc Đức Giêsu tỏ mình ra cũng tại đấy bằng một con số huyền bí (70 tuần 7 ngày):
- 6 tháng (Lc 1,26.36) kể từ khi Dacaria được báo tin tới khi Đức Maria được báo tin:
30 ngày x 6 = 180 ngày
- 9 tháng kể từ khi Đức Maria được truyền tin đến khi Đức Giêsu chào đời:
30 ngày x 9 = 270 ngày
- 40 ngày kể từ khi Đức Giêsu chào đời cho đến khi được tiến dâng:
= 40 ngày
Tổng cộng: = 490 ngày
= 70 tuần 7 ngày.
Thế mà theo lời sấm Đn 9,21-24, sau 70 tuần, Israel sẽ được thanh tẩy khỏi các tội và Đền Thờ Giêrusalem sẽ được tái cung hiến (thời vua Antiôkhô IV Êpiphanê / Giuđa Macabê). Tác giả Lc muốn cho thấy rằng việc Đức Giêsu được tiến dâng trong Đền Thờ đã khởi sự việc “Vinh quang” của Thiên Chúa (x. cụ Simêôn gọi Đức Giêsu là “vinh quang của Israel”) đến cư ngụ vào thời cánh chung để thanh tẩy Đền Thờ và Israel. Việc này cũng làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Ml (3,1).
2.- Bố cục
Đúng ra phải khởi sự bản văn này từ câu 21, để duy trì được sự song đối giữa Gioan và Đức Giêsu. Do đó, chúng tôi xác định bố cục có cả c. 21. Đoạn này gồm hai phần chính và một kết luận:
1) Hai khúc dạo đầu (2,21-24):
- cắt bì và đặt tên (c. 21),
- thanh tẩy Đức Maria và dâng Đức Giêsu (cc. 22-24).
2) Hai cuộc tỏ mình (2,25-38):
- tỏ mình cho cụ Simêôn (cc. 25-35),
- tỏ mình cho bà Anna (cc. 36-38).
3) Kết: Nhắc lại điệp khúc của bài tường thuật về Thời thơ ấu (2,39-40).
3.- Vài ghi chú về chú giải
- Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài (22): “Các ngài” là Đức Maria và Giuse? hay là Đức Maria và Đức Giêsu? Luật không buộc thanh tẩy người chồng hoặc đứa con trai sơ sinh. Tuy vậy, “các ngài” phải được hiểu là quy về Giuse và Đức Maria, bởi vì các ngài là chủ từ của động từ “đem [con] lên”. Các nhà chú giải nhìn nhận rằng tác giả Lc, vì không phải là một Kitô hữu gốc Do-thái Paléttina, nên đã không được hiểu biết chính xác về tập tục thanh tẩy một phụ nữ sau khi sinh con. Và đây cũng là một dấu cho thấy rằng thông tin ngài có được không phát xuất từ những kỷ niệm hay ghi nhớ của Đức Maria.
- theo Luật Môsê(22): Theo Lêvi 12,2-8, một phụ nữ sinh một con trai bị coi là ô uế trong vòng 40 ngày: sau 7 ngày, đứa bé phải được cắt bì (vào ngày thứ tám), và người mẹ còn phải chờ ở nhà 33 ngày nữa, “cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của bà” (Lv 12,4), trước khi bà được đụng chạm vào bất cứ vật thánh nào hoặc vào các sân Đền Thờ. Sau ngày thứ bốn mươi (hoặc thứ tám mươi), bà phải đem đến cho vị tư tế phục dịch tuần ấy tại Lều Hội Ngộ hay Đền Thờ một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu và một bồ câu non hay một chim gáy làm lễ tạ tội. Nếu không thể dâng con chiên, bà phải dâng hai chim gáy hoặc hai bồ câu non.
- để tiến dâng cho Chúa (22): Chi tiết này mô phỏng truyện bà Anna dâng Samuel ở 1 Sm 1,22-24. Tuy vậy, đến câu sau, Lc nối kết việc dâng Đức Giêsu với luật về đứa con đầu lòng. Đức Giêsu được gọi là “con trai đầu lòng” ở 2,7, và việc chuộc lại Người là nhiệm vụ của cha mẹ Người. Trong Xh 13,1-2, chúng ta đọc: “Đức Chúa phán với ông Môsê: ‘Hãy thánh hiến cho Ta mọi con so, mọi con đầu lòng trong số con cái Israel, dù là người hay là thú vật: nó thuộc về Ta”. Sự thánh hiến này sẽ bảo đảm phúc lành cho những đứa con đến sau. Đứa con đầu lòng được chuộc lại bằng cách trả năm sê-ken (= mười lăm chỉ bạc), tính theo đơn vị đo lường của thánh điện (Ds 3,47-48; 18,15-16), nộp cho một thành viên của gia đình tư tế, khi đứa bé đã được một tháng. Lc không nhắc gì đến việc trả số bạc; thay vào đó, ngài diễn tả việc chuộc con như là việc dâng con vào Đền Thờ Giêrusalem, một tập tục không có chỗ nào trong Cựu Ước hoặc sách Mishnah nói cả.
- để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền (24): Hy lễ không phải là cho việc chuộc con đầu lòng, nhưng là cho việc thanh tẩy bà mẹ.
- công chính và sùng đạo (25): Các chi tiết mô tả cụ Simêôn đã đặt ông cùng với Dacaria và Êlisabét, Giuse và Đức Maria, và bà Anna, vào số những đại diện của những người Do-thái trung thành đang sống tại Paléttina vào thời gian sát ngay trước khi Đức Giêsu chào đời.
- niềm an ủi của Ít-ra-en (25): Ta hiểu đây là niềm hy vọng hậu Lưu đày: dân trông chờ Thiên Chúa khôi phục lại chế độ thần quyền tại Israel (x. Is 40,1; 61,2).
- ra đi (29): Ông Simêôn dùng ngôn ngữ của người canh đêm, sau khi đã hoàn tất công việc, xin được nghỉ ngơi.
- một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà (35): Có những tác giả cho rằng “thanh gươm” đây là nỗi ngờ vực về chân tính sâu xa của Con mà Mẹ sẽ cảm nghiệm khi nhìn Đức Giêsu bị đóng đinh (chẳng hạn Origiênê, Reuss, Bleek…). Cách giải thích này không tương ứng với TM Lc, và có vẻ là một cách giải thích theo tâm lý không có cơ sở. Cách giải thích truyền thống (kể từ Paulin de Nole và thánh Âutinh) đã coi “thanh gươm” này là nỗi đau đớn đồng cảm Mẹ cảm nhận khi chứng kiến Con mình bị đóng đinh. Tuy nhiên, cách giải thích này cũng không phù hợp với TM Lc, bởi vì Đức Maria chỉ xuất hiện dưới chân thập giá trong TM Ga mà thôi (Ga 19,25-27) và cũng chỉ trong Ga, cạnh sườn của Đức Giêsu mới bị một ngọn giáo đâm thâu (Ga 19,34). TM Lc không bao giờ nói rằng Đức Maria ở trong số các phụ nữ đã đi theo Người từ Galilê (Lc 23,49.55; 24,10). Cách giải thích này lại cắt ngang chuyển động của bản văn và dường như đưa vào đó một ngoặc đơn (x. bản dịch Bible de Jérusalem, CGKPV) hơi lạ. Cách giải thích này cũng giới hạn quá đáng vào cá nhân Đức Maria, điều này dường như trái với cái nhìn của tác giả Lc: đối với ngài cũng như đối với tất cả các tác giả Tân Ước, tâm lý của các nhân vật không đáng kể bằng vai trò của họ trong Lịch sử cứu độ (ta thấy điều này trong các bản văn về Thời thơ ấu: Đức Maria chỉ luôn đóng một vai trò lệ thuộc vào vai trò của Đức Giêsu). Đã thế, lối giải thích này lại chỉ ưu tiên chú ý đến Núi Sọ. Cần phải tìm ý nghĩa của lời này của ông Simêôn trong nhãn quan của tác giả Lc về Đức Maria.
(1) Ở trong Cựu Ước, hình ảnh “thanh gươm” là biểu tượng của sự “chia rẽ” và “mâu thuẫn" (x. Ed 12; 14;...). Ở Is 49,2, Thiên Chúa đã làm cho miệng lưỡi người Tôi Trung nên như một “lưỡi gươm sắc bén”. Sách Khải huyền đã lấy lại hình ảnh này và áp dụng cho Đức Kitô (1,16; 2,12.16; 19,15.21). Khi ta thấy rằng viên Kỵ sĩ trong Kh được gọi là “Lời của Thiên Chúa” và “từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén” (Kh 19,13.15), đàng khác, ta lại nhận thấy rằng Is 49,2 chỉ đi trước Is 49,6 một chút, trong đó người Tôi Trung được gọi là “ánh sáng muôn dân”, tức khắc ta nghĩ rằng hai câu này hiện diện trong tâm trí tác giả Lc khi ngài viết cc. 32.35a, và thanh gươm phân rẽ giữa lòng Israel chính là Lời mạc khải của Thiên Chúa là chính Đức Giêsu, Lời mang lại ơn cứu độ, nhưng cũng là Lời sẽ phán xét (x. Dt 4,12). Thế mà dọc theo hai chương đầu, ta thấy Luca giới thiệu Đức Maria như là Thiếu nữ Sion, nghĩa là Israel được nhân-cách-hóa (đọc Lc 1,28 dưới ánh sáng của Xp 3,14-15 và Dcr 2,14). Theo hướng này, ta hiểu tác giả đang vận dụng một kiểu nhân-cách-hóa tiên trưng để trình bày hoạt cảnh Dâng Con trong Đền Thờ, và như vậy, ngài đã đặt vào miệng ông Simêôn c. 35a để ngỏ lời với Đức Maria trong tư cách là Thiếu nữ Sion: nơi Mẹ, chính là Israel sẽ bị thanh gươm của Đức Chúa đâm thâu.
Cách giải thích này (được gợi ý bởi Sahlin, Black, Laurentin, Boismard, Benoýt…) có điểm thuận lợi là làm cho c. 35a ăn khớp hài hòa với ngữ cảnh. Thay vì đưa vào đó một ngoặc đơn, chi câu này trở thành một mắt xích của một phần triển khai, trong đó tư tưởng trước được nối tiếp và tư tưởng sau được chuẩn bị. Các câu 34 và 35a mô tả cuộc khủng hoảng gây ra nơi Israel bởi “dấu hiệu gây chống báng” được ngôn sứ Êdêkien coi như một thanh gươm của Thiên Chúa đâm thâu tâm hồn dân Chúa; còn c. 35b là kết luận: sự thử thách gây ra bởi việc Đức Giêsu đến, do việc đòi hỏi phải chọn lựa theo hay chống Người, sẽ đưa tới chỗ thâm tâm của người ta phải lộ ra.
Hiểu như thế, cc. 34-35 hoàn toàn di theo và minh họa cc. 30-32. Lời sấm của ông Simêôn được phân phối thành hai cánh của một bức tranh bộ đôi: một cánh thì cho thấy Dân Ngoại được ánh sáng soi đường và muôn dân được cứu độ, và đây phải là vinh quang cho Israel; cánh kia cho thấy khủng hoảng của chính Israel này, khiến nhiều con cái của Dân Chúa chọn phải vấp ngã. Vậy đây chính là toàn thể tấn bi kịch của Lịch sử cứu độ được ông Simêôn trình bày cô đọng, và sẽ được tác giả Luca tiếp tục trình bày trong Tin Mừng cũng như trong Công vụ.
(2) Có một cách giải thích khác cũng có thể chấp nhận như một tầng ý nghĩa khác của câu này, và như một cách chứng minh kiểu tiêu cực cho cách trên đây. Trong Ed 14,17 (hy-lạp), có nối kết “thanh gươm” với “đâm thâu (= xuyên qua)”. Theo hình ảnh này, thanh gươm phân biệt ra (chọn ra) một số người để bị tiêu diệt và một số người để được cứu độ (x. Ed 5,1-2; 6,8-9). Trong ngữ cảnh của Lc, hình ảnh này phát xuất từ ý tưởng nói rằng vai trò của Đức Giêsu là làm duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Đức Maria, là thành viên của Israel, cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng. Trong Lc, chính Đức Giêsu sẽ được mô tả như một người gây chia rẽ trong các gia đình (12,51-53). Như vậy, với hình ảnh thanh gươm đâm thâu Đức Maria, ông Simêôn gợi đến khó khăn mà Mẹ sẽ gặp thì mới học ra rằng việc vâng phục Lời Thiên Chúa phải vượt lên trên cả những dây liên hệ gia đình (x. 8,21; 11,27-28).
4.- Ý nghĩa bản văn
* Hai khúc dạo đầu (21-24)
Cũng như việc cắt bì và đặt tên cho Gioan là cơ hội để con trẻ tỏ mình ra và để Dacaria nói lên một lời sấm, ở đây cũng vậy, việc cắt bì và đạt tên cho Đức Giêsu là cơ hội để Người tỏ mình ra. Cũng như Gioan, Đức Giêsu được ghi dấu ấn là dấu chỉ của giao ước (St 17,11) và tháp nhập vào Israel (x. Gs 5,2-9). Ngài cũng được đặt tên là Giêsu, một tên được chính Thiên Chúa ban cho. Bản văn nhấn mạnh trên việc đặt tên hơn là trên việc cắt bì.
Trong cc. 22-24, có hai biến cố được kể lại nhân dịp Đức Giêsu tỏ mình ra: (a) việc thanh tẩy Đức Maria, 40 ngày sau khi sinh Đức Giêsu (cc. 22a.24); và (b) việc chuộc lại Đức Giêsu, một tháng sau khi sinh (cc. 22b.23). Dường như Luca đã mô phỏng truyện dâng Samuel (1 Sm 1,22-24) mà tả cảnh này. Bản văn nhấn mạnh trên sự trung thành của Đức Maria và ông Giuse, như là những người Do-thái đạo đức, khi thi hành những điều buộc của Luật Môsê. Trong các câu này, Luật được nhắc đến 3 lần (cc. 22a.23a.24a) và trong truyện tỏ mình ra cho ông Simêôn (c. 27) và trong phần kết (c. 39). Hình thái cứu độ mới của Thiên Chúa đến với việc vâng phục Luật này.
* Hai cuộc tỏ mình (25-38)
Hình ảnh ông Simêôn gợi nhớ đến tư tế Êli trong 1 Sm 1–2 cũng như Dacaria trong truyện Gioan Tẩy Giả. Cũng như Dacaria đã tiên báo sự cao cả của Gioan Tẩy Giả trong bài ca “Chúc tụng”, nay sự cao cả của Đức Giêsu được ông Simêôn ca tụng. Do có sự song đối như thế, đến đây ông Simêôn nói hai lời tuyên bố, một là bài thánh ca ở cc. 29-32 và một là lời sấm ở cc. 34-35. Bài thánh ca công bố hình thái cứu độ mới của Thiên Chúa. Lời sấm được ngỏ với Đức Maria để nói về sứ mạng của Đức Giêsu và thân phận của Mẹ.
Tác giả luôn luôn viết một truyện về phái nam đi song song với một truyện về phái nữ, ở đây cũng vậy: bà Anna song đối với ông Simêôn. Sự cao cả của Gioan được Dacaria công bố trong bài ca của ông; nhưng sự cao cả của Đức Giêsu lại không chỉ được ông Simêôn công bố mà được cả bà Anna giới thiệu nữa. Tuy nhiên, bà Anna không nói một tuyên bố nào; vai trò của bà là phổ biến tin mừng về hài nhi mà ông Simêôn đã nhận biết.
* Nhắc lại điệp khúc của bài tường thuật về Thời thơ ấu (39-40)
Hai câu kết làm vọng lại điệp khúc đã có trong bài tường thuật về Thời thơ ấu (1,80; 2,52). Câu này nhắc lại từng chữ bản mô tả Gioan (1,80). Toàn c. 40 gợi lại truyện Samuel, nhất là 1 Sm 2,21c.26.
+ Kết luận
Câu truyện này là một lễ mừng các cuộc gặp gỡ trong niềm vui. Truyện được kể cho chúng ta ở đây cho thấy nhiều tương quan khác nhau. Chúng ta thấy Đức Giêsu trong dây liên hệ có một không hai với Thiên Chúa. Chúng ta cũng thấy cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và ông Simêôn, Đức Maria và bà Anna. Gặp gỡ Đức Giêsu đưa lại niềm vui vô biên, nhưng cũng tạo nên một quan hệ buộc người ta phải rảo qua trọn con đường với Người và phải luôn luôn ở gần kề với Người.
5.- Bài học
1. Hôm nay, trong bản thân hài nhi Giêsu, chính Thiên Chúa trở lại với thánh điện của Ngài lâu nay bị bỏ hoang. Cho dù tọi lỗi của Israel có thế nào, Thiên Chúa vẫn trung thành giữ những lời đã hứa. Vào dịp chúng ta chịu phép rửa tội, Thiên Chúa đã nhận chúng ta làm con. Cho dù chúng ta có bất trung thế nào, Ngài vẫn không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Cho dù các tội lỗi của chúng ta đã xua đuổi Ngài ra khỏi thánh điện là trái tim chúng ta, Ngài vẫn tìm mọi cách để đưa chúng ta đến chỗ hoán cải. Hãy mở rộng thánh điện tâm hồn mà đón Đức Kitô.
2. Chúa Thánh Thần luôn luôn có mặt và làm việc. Chúng ta cũng có thể sống thường xuyên dưới tác động của Ngài nếu chúng ta ở trong ơn nghĩa với Thiên Chúa và chăm chú đi theo những gợi ý của Ngài trong lòng. Khi đó, Chúa Thánh Thần có thể trở thành một nguồn ánh sáng giúp chúng ta hiểu niềm tin của chúng ta rõ hơn cũng như hiểu bổn phận của chúng ta chính xác hơn, một nguồn sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta can đảm sống đời môn đệ của Đức Kitô, một nguồn gợi hứng trong khi chúng ta cầu nguyện cũng như sống nếp sống hằng ngày.
3. Ông Simêôn và bà Anna là gương mẫu cho chúng ta về cách sống hy vọng và trung thành. Sự trung thành của họ đã được ban thưởng. Mỗi khi chúng ta rước lễ, chúng ta cũng được nhận ân huệ ấy. Do đó, cần chuẩn bị với thái độ chờ đợi trung thành và nhận Thánh Thể với những tâm tình biết ơn.
4. Tất cả cuộc sống của Đức Maria và Giuse tập trung vào Đức Giêsu, trong khi Người lớn lên bình thường như mọi trẻ em khác. Nhưng “ơn nghĩa của Thiên Chúa vẫn ở trên Đức Giêsu” (c. 40) đã tạo nên trong gia đình này một bầu khí hiệp nhất, êm đềm, yêu thương. Bí quyết của hạnh phúc đơn giản và siêu nhiên ấy, chính là sự hiện diện phong phú của Đức Giêsu. Đây là điển hình hoàn hảo cho mọi gia đình Kitô hữu. Nếu Đức Kitô thật là trung tâm của gia đình, thì mặc dù có những thử thách của cuộc đời, chúng ta vẫn sẽ cảm nhận được hạnh phúc lớn lao là được yêu thương người khác và được người khác yêu thương, dưới cái nhìn của Thiên Chúa.
5. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã đi vào Đền Thờ của Ngài. “Đó mãi mãi là cách Thiên Chúa đến viếng thăm…: sự thinh lặng, sự bất ngờ dưới mắt thế gian, mặc dù có những lời tiên báo mà mọi người đều biết … Không thể khác được. Các lưu ý của Thiên Chúa thì rõ ràng, nhưng thế giới vẫn tiếp tục dòng lưu chuyển của nó; khi đã dấn thân vào các hoạt động của họ, loài người không biết biện phân ra ý nghĩa của lịch sử. Họ coi các biến cố lớn là những sự kiện không quan trọng và do lường giá trị các thực tại theo một tầm nhìn hoàn toàn loài người… Thế giới vẫn mù lòa, nhưng sự Quan phòng ẩn tàng của Thiên Chúa thì tự thể hiện ngày qua ngày” (Hông Y John Henry Newman, 1801-1890).
(Luca 2,22-40 – Lễ Thánh Gia - B)
1.- Ngữ cảnh
Chương 1-2 của Tin Mừng Luca có ý tưởng chủ đạo là sự hoàn tất lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Mêsia. Các truyện kết cấu nhịp nhàng và đạt tới đỉnh điểm khi Đức Giêsu được dâng trong Đền Thờ. Trong biến cố này, tác giả đã nhìn thấy Đức Giêsu tỏ mình công khai. Ngài diễn tả được điều đó khi dùng Đanien 9-10 trong các lời loan báo cho Đức Maria và Dacaria, cũng như khi dùng Malakhi 3 trong lời loan báo cho Dacaria, trong bài ca “Chúc Tụng” (Benedictus) và trong truyện Dâng con trong Đền Thờ. Được quy tụ lại quanh khái niệm “sự hoàn tất các ngày” (= đã mãn: 1,23.57; 2,6.21-22), các bản văn thiên sai này nêu bật ý tưởng là thời thiên sai đã đến. Vậy các chương này thuộc lịch sử tôn giáo được viết theo ngôn ngữ Kinh thánh.
Lc 1,5–2,22 là một chuỗi các thời điểm. Tác giả đã muốn nối kết biến cố sứ thần Gabriel hiện ra ở Đền Thờ với việc Đức Giêsu tỏ mình ra cũng tại đấy bằng một con số huyền bí (70 tuần 7 ngày):
- 6 tháng (Lc 1,26.36) kể từ khi Dacaria được báo tin tới khi Đức Maria được báo tin:
30 ngày x 6 = 180 ngày
- 9 tháng kể từ khi Đức Maria được truyền tin đến khi Đức Giêsu chào đời:
30 ngày x 9 = 270 ngày
- 40 ngày kể từ khi Đức Giêsu chào đời cho đến khi được tiến dâng:
= 40 ngày
Tổng cộng: = 490 ngày
= 70 tuần 7 ngày.
Thế mà theo lời sấm Đn 9,21-24, sau 70 tuần, Israel sẽ được thanh tẩy khỏi các tội và Đền Thờ Giêrusalem sẽ được tái cung hiến (thời vua Antiôkhô IV Êpiphanê / Giuđa Macabê). Tác giả Lc muốn cho thấy rằng việc Đức Giêsu được tiến dâng trong Đền Thờ đã khởi sự việc “Vinh quang” của Thiên Chúa (x. cụ Simêôn gọi Đức Giêsu là “vinh quang của Israel”) đến cư ngụ vào thời cánh chung để thanh tẩy Đền Thờ và Israel. Việc này cũng làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Ml (3,1).
2.- Bố cục
Đúng ra phải khởi sự bản văn này từ câu 21, để duy trì được sự song đối giữa Gioan và Đức Giêsu. Do đó, chúng tôi xác định bố cục có cả c. 21. Đoạn này gồm hai phần chính và một kết luận:
1) Hai khúc dạo đầu (2,21-24):
- cắt bì và đặt tên (c. 21),
- thanh tẩy Đức Maria và dâng Đức Giêsu (cc. 22-24).
2) Hai cuộc tỏ mình (2,25-38):
- tỏ mình cho cụ Simêôn (cc. 25-35),
- tỏ mình cho bà Anna (cc. 36-38).
3) Kết: Nhắc lại điệp khúc của bài tường thuật về Thời thơ ấu (2,39-40).
3.- Vài ghi chú về chú giải
- Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài (22): “Các ngài” là Đức Maria và Giuse? hay là Đức Maria và Đức Giêsu? Luật không buộc thanh tẩy người chồng hoặc đứa con trai sơ sinh. Tuy vậy, “các ngài” phải được hiểu là quy về Giuse và Đức Maria, bởi vì các ngài là chủ từ của động từ “đem [con] lên”. Các nhà chú giải nhìn nhận rằng tác giả Lc, vì không phải là một Kitô hữu gốc Do-thái Paléttina, nên đã không được hiểu biết chính xác về tập tục thanh tẩy một phụ nữ sau khi sinh con. Và đây cũng là một dấu cho thấy rằng thông tin ngài có được không phát xuất từ những kỷ niệm hay ghi nhớ của Đức Maria.
- theo Luật Môsê(22): Theo Lêvi 12,2-8, một phụ nữ sinh một con trai bị coi là ô uế trong vòng 40 ngày: sau 7 ngày, đứa bé phải được cắt bì (vào ngày thứ tám), và người mẹ còn phải chờ ở nhà 33 ngày nữa, “cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của bà” (Lv 12,4), trước khi bà được đụng chạm vào bất cứ vật thánh nào hoặc vào các sân Đền Thờ. Sau ngày thứ bốn mươi (hoặc thứ tám mươi), bà phải đem đến cho vị tư tế phục dịch tuần ấy tại Lều Hội Ngộ hay Đền Thờ một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu và một bồ câu non hay một chim gáy làm lễ tạ tội. Nếu không thể dâng con chiên, bà phải dâng hai chim gáy hoặc hai bồ câu non.
- để tiến dâng cho Chúa (22): Chi tiết này mô phỏng truyện bà Anna dâng Samuel ở 1 Sm 1,22-24. Tuy vậy, đến câu sau, Lc nối kết việc dâng Đức Giêsu với luật về đứa con đầu lòng. Đức Giêsu được gọi là “con trai đầu lòng” ở 2,7, và việc chuộc lại Người là nhiệm vụ của cha mẹ Người. Trong Xh 13,1-2, chúng ta đọc: “Đức Chúa phán với ông Môsê: ‘Hãy thánh hiến cho Ta mọi con so, mọi con đầu lòng trong số con cái Israel, dù là người hay là thú vật: nó thuộc về Ta”. Sự thánh hiến này sẽ bảo đảm phúc lành cho những đứa con đến sau. Đứa con đầu lòng được chuộc lại bằng cách trả năm sê-ken (= mười lăm chỉ bạc), tính theo đơn vị đo lường của thánh điện (Ds 3,47-48; 18,15-16), nộp cho một thành viên của gia đình tư tế, khi đứa bé đã được một tháng. Lc không nhắc gì đến việc trả số bạc; thay vào đó, ngài diễn tả việc chuộc con như là việc dâng con vào Đền Thờ Giêrusalem, một tập tục không có chỗ nào trong Cựu Ước hoặc sách Mishnah nói cả.
- để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền (24): Hy lễ không phải là cho việc chuộc con đầu lòng, nhưng là cho việc thanh tẩy bà mẹ.
- công chính và sùng đạo (25): Các chi tiết mô tả cụ Simêôn đã đặt ông cùng với Dacaria và Êlisabét, Giuse và Đức Maria, và bà Anna, vào số những đại diện của những người Do-thái trung thành đang sống tại Paléttina vào thời gian sát ngay trước khi Đức Giêsu chào đời.
- niềm an ủi của Ít-ra-en (25): Ta hiểu đây là niềm hy vọng hậu Lưu đày: dân trông chờ Thiên Chúa khôi phục lại chế độ thần quyền tại Israel (x. Is 40,1; 61,2).
- ra đi (29): Ông Simêôn dùng ngôn ngữ của người canh đêm, sau khi đã hoàn tất công việc, xin được nghỉ ngơi.
- một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà (35): Có những tác giả cho rằng “thanh gươm” đây là nỗi ngờ vực về chân tính sâu xa của Con mà Mẹ sẽ cảm nghiệm khi nhìn Đức Giêsu bị đóng đinh (chẳng hạn Origiênê, Reuss, Bleek…). Cách giải thích này không tương ứng với TM Lc, và có vẻ là một cách giải thích theo tâm lý không có cơ sở. Cách giải thích truyền thống (kể từ Paulin de Nole và thánh Âutinh) đã coi “thanh gươm” này là nỗi đau đớn đồng cảm Mẹ cảm nhận khi chứng kiến Con mình bị đóng đinh. Tuy nhiên, cách giải thích này cũng không phù hợp với TM Lc, bởi vì Đức Maria chỉ xuất hiện dưới chân thập giá trong TM Ga mà thôi (Ga 19,25-27) và cũng chỉ trong Ga, cạnh sườn của Đức Giêsu mới bị một ngọn giáo đâm thâu (Ga 19,34). TM Lc không bao giờ nói rằng Đức Maria ở trong số các phụ nữ đã đi theo Người từ Galilê (Lc 23,49.55; 24,10). Cách giải thích này lại cắt ngang chuyển động của bản văn và dường như đưa vào đó một ngoặc đơn (x. bản dịch Bible de Jérusalem, CGKPV) hơi lạ. Cách giải thích này cũng giới hạn quá đáng vào cá nhân Đức Maria, điều này dường như trái với cái nhìn của tác giả Lc: đối với ngài cũng như đối với tất cả các tác giả Tân Ước, tâm lý của các nhân vật không đáng kể bằng vai trò của họ trong Lịch sử cứu độ (ta thấy điều này trong các bản văn về Thời thơ ấu: Đức Maria chỉ luôn đóng một vai trò lệ thuộc vào vai trò của Đức Giêsu). Đã thế, lối giải thích này lại chỉ ưu tiên chú ý đến Núi Sọ. Cần phải tìm ý nghĩa của lời này của ông Simêôn trong nhãn quan của tác giả Lc về Đức Maria.
(1) Ở trong Cựu Ước, hình ảnh “thanh gươm” là biểu tượng của sự “chia rẽ” và “mâu thuẫn" (x. Ed 12; 14;...). Ở Is 49,2, Thiên Chúa đã làm cho miệng lưỡi người Tôi Trung nên như một “lưỡi gươm sắc bén”. Sách Khải huyền đã lấy lại hình ảnh này và áp dụng cho Đức Kitô (1,16; 2,12.16; 19,15.21). Khi ta thấy rằng viên Kỵ sĩ trong Kh được gọi là “Lời của Thiên Chúa” và “từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén” (Kh 19,13.15), đàng khác, ta lại nhận thấy rằng Is 49,2 chỉ đi trước Is 49,6 một chút, trong đó người Tôi Trung được gọi là “ánh sáng muôn dân”, tức khắc ta nghĩ rằng hai câu này hiện diện trong tâm trí tác giả Lc khi ngài viết cc. 32.35a, và thanh gươm phân rẽ giữa lòng Israel chính là Lời mạc khải của Thiên Chúa là chính Đức Giêsu, Lời mang lại ơn cứu độ, nhưng cũng là Lời sẽ phán xét (x. Dt 4,12). Thế mà dọc theo hai chương đầu, ta thấy Luca giới thiệu Đức Maria như là Thiếu nữ Sion, nghĩa là Israel được nhân-cách-hóa (đọc Lc 1,28 dưới ánh sáng của Xp 3,14-15 và Dcr 2,14). Theo hướng này, ta hiểu tác giả đang vận dụng một kiểu nhân-cách-hóa tiên trưng để trình bày hoạt cảnh Dâng Con trong Đền Thờ, và như vậy, ngài đã đặt vào miệng ông Simêôn c. 35a để ngỏ lời với Đức Maria trong tư cách là Thiếu nữ Sion: nơi Mẹ, chính là Israel sẽ bị thanh gươm của Đức Chúa đâm thâu.
Cách giải thích này (được gợi ý bởi Sahlin, Black, Laurentin, Boismard, Benoýt…) có điểm thuận lợi là làm cho c. 35a ăn khớp hài hòa với ngữ cảnh. Thay vì đưa vào đó một ngoặc đơn, chi câu này trở thành một mắt xích của một phần triển khai, trong đó tư tưởng trước được nối tiếp và tư tưởng sau được chuẩn bị. Các câu 34 và 35a mô tả cuộc khủng hoảng gây ra nơi Israel bởi “dấu hiệu gây chống báng” được ngôn sứ Êdêkien coi như một thanh gươm của Thiên Chúa đâm thâu tâm hồn dân Chúa; còn c. 35b là kết luận: sự thử thách gây ra bởi việc Đức Giêsu đến, do việc đòi hỏi phải chọn lựa theo hay chống Người, sẽ đưa tới chỗ thâm tâm của người ta phải lộ ra.
Hiểu như thế, cc. 34-35 hoàn toàn di theo và minh họa cc. 30-32. Lời sấm của ông Simêôn được phân phối thành hai cánh của một bức tranh bộ đôi: một cánh thì cho thấy Dân Ngoại được ánh sáng soi đường và muôn dân được cứu độ, và đây phải là vinh quang cho Israel; cánh kia cho thấy khủng hoảng của chính Israel này, khiến nhiều con cái của Dân Chúa chọn phải vấp ngã. Vậy đây chính là toàn thể tấn bi kịch của Lịch sử cứu độ được ông Simêôn trình bày cô đọng, và sẽ được tác giả Luca tiếp tục trình bày trong Tin Mừng cũng như trong Công vụ.
(2) Có một cách giải thích khác cũng có thể chấp nhận như một tầng ý nghĩa khác của câu này, và như một cách chứng minh kiểu tiêu cực cho cách trên đây. Trong Ed 14,17 (hy-lạp), có nối kết “thanh gươm” với “đâm thâu (= xuyên qua)”. Theo hình ảnh này, thanh gươm phân biệt ra (chọn ra) một số người để bị tiêu diệt và một số người để được cứu độ (x. Ed 5,1-2; 6,8-9). Trong ngữ cảnh của Lc, hình ảnh này phát xuất từ ý tưởng nói rằng vai trò của Đức Giêsu là làm duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Đức Maria, là thành viên của Israel, cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng. Trong Lc, chính Đức Giêsu sẽ được mô tả như một người gây chia rẽ trong các gia đình (12,51-53). Như vậy, với hình ảnh thanh gươm đâm thâu Đức Maria, ông Simêôn gợi đến khó khăn mà Mẹ sẽ gặp thì mới học ra rằng việc vâng phục Lời Thiên Chúa phải vượt lên trên cả những dây liên hệ gia đình (x. 8,21; 11,27-28).
4.- Ý nghĩa bản văn
* Hai khúc dạo đầu (21-24)
Cũng như việc cắt bì và đặt tên cho Gioan là cơ hội để con trẻ tỏ mình ra và để Dacaria nói lên một lời sấm, ở đây cũng vậy, việc cắt bì và đạt tên cho Đức Giêsu là cơ hội để Người tỏ mình ra. Cũng như Gioan, Đức Giêsu được ghi dấu ấn là dấu chỉ của giao ước (St 17,11) và tháp nhập vào Israel (x. Gs 5,2-9). Ngài cũng được đặt tên là Giêsu, một tên được chính Thiên Chúa ban cho. Bản văn nhấn mạnh trên việc đặt tên hơn là trên việc cắt bì.
Trong cc. 22-24, có hai biến cố được kể lại nhân dịp Đức Giêsu tỏ mình ra: (a) việc thanh tẩy Đức Maria, 40 ngày sau khi sinh Đức Giêsu (cc. 22a.24); và (b) việc chuộc lại Đức Giêsu, một tháng sau khi sinh (cc. 22b.23). Dường như Luca đã mô phỏng truyện dâng Samuel (1 Sm 1,22-24) mà tả cảnh này. Bản văn nhấn mạnh trên sự trung thành của Đức Maria và ông Giuse, như là những người Do-thái đạo đức, khi thi hành những điều buộc của Luật Môsê. Trong các câu này, Luật được nhắc đến 3 lần (cc. 22a.23a.24a) và trong truyện tỏ mình ra cho ông Simêôn (c. 27) và trong phần kết (c. 39). Hình thái cứu độ mới của Thiên Chúa đến với việc vâng phục Luật này.
* Hai cuộc tỏ mình (25-38)
Hình ảnh ông Simêôn gợi nhớ đến tư tế Êli trong 1 Sm 1–2 cũng như Dacaria trong truyện Gioan Tẩy Giả. Cũng như Dacaria đã tiên báo sự cao cả của Gioan Tẩy Giả trong bài ca “Chúc tụng”, nay sự cao cả của Đức Giêsu được ông Simêôn ca tụng. Do có sự song đối như thế, đến đây ông Simêôn nói hai lời tuyên bố, một là bài thánh ca ở cc. 29-32 và một là lời sấm ở cc. 34-35. Bài thánh ca công bố hình thái cứu độ mới của Thiên Chúa. Lời sấm được ngỏ với Đức Maria để nói về sứ mạng của Đức Giêsu và thân phận của Mẹ.
Tác giả luôn luôn viết một truyện về phái nam đi song song với một truyện về phái nữ, ở đây cũng vậy: bà Anna song đối với ông Simêôn. Sự cao cả của Gioan được Dacaria công bố trong bài ca của ông; nhưng sự cao cả của Đức Giêsu lại không chỉ được ông Simêôn công bố mà được cả bà Anna giới thiệu nữa. Tuy nhiên, bà Anna không nói một tuyên bố nào; vai trò của bà là phổ biến tin mừng về hài nhi mà ông Simêôn đã nhận biết.
* Nhắc lại điệp khúc của bài tường thuật về Thời thơ ấu (39-40)
Hai câu kết làm vọng lại điệp khúc đã có trong bài tường thuật về Thời thơ ấu (1,80; 2,52). Câu này nhắc lại từng chữ bản mô tả Gioan (1,80). Toàn c. 40 gợi lại truyện Samuel, nhất là 1 Sm 2,21c.26.
+ Kết luận
Câu truyện này là một lễ mừng các cuộc gặp gỡ trong niềm vui. Truyện được kể cho chúng ta ở đây cho thấy nhiều tương quan khác nhau. Chúng ta thấy Đức Giêsu trong dây liên hệ có một không hai với Thiên Chúa. Chúng ta cũng thấy cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và ông Simêôn, Đức Maria và bà Anna. Gặp gỡ Đức Giêsu đưa lại niềm vui vô biên, nhưng cũng tạo nên một quan hệ buộc người ta phải rảo qua trọn con đường với Người và phải luôn luôn ở gần kề với Người.
5.- Bài học
1. Hôm nay, trong bản thân hài nhi Giêsu, chính Thiên Chúa trở lại với thánh điện của Ngài lâu nay bị bỏ hoang. Cho dù tọi lỗi của Israel có thế nào, Thiên Chúa vẫn trung thành giữ những lời đã hứa. Vào dịp chúng ta chịu phép rửa tội, Thiên Chúa đã nhận chúng ta làm con. Cho dù chúng ta có bất trung thế nào, Ngài vẫn không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Cho dù các tội lỗi của chúng ta đã xua đuổi Ngài ra khỏi thánh điện là trái tim chúng ta, Ngài vẫn tìm mọi cách để đưa chúng ta đến chỗ hoán cải. Hãy mở rộng thánh điện tâm hồn mà đón Đức Kitô.
2. Chúa Thánh Thần luôn luôn có mặt và làm việc. Chúng ta cũng có thể sống thường xuyên dưới tác động của Ngài nếu chúng ta ở trong ơn nghĩa với Thiên Chúa và chăm chú đi theo những gợi ý của Ngài trong lòng. Khi đó, Chúa Thánh Thần có thể trở thành một nguồn ánh sáng giúp chúng ta hiểu niềm tin của chúng ta rõ hơn cũng như hiểu bổn phận của chúng ta chính xác hơn, một nguồn sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta can đảm sống đời môn đệ của Đức Kitô, một nguồn gợi hứng trong khi chúng ta cầu nguyện cũng như sống nếp sống hằng ngày.
3. Ông Simêôn và bà Anna là gương mẫu cho chúng ta về cách sống hy vọng và trung thành. Sự trung thành của họ đã được ban thưởng. Mỗi khi chúng ta rước lễ, chúng ta cũng được nhận ân huệ ấy. Do đó, cần chuẩn bị với thái độ chờ đợi trung thành và nhận Thánh Thể với những tâm tình biết ơn.
4. Tất cả cuộc sống của Đức Maria và Giuse tập trung vào Đức Giêsu, trong khi Người lớn lên bình thường như mọi trẻ em khác. Nhưng “ơn nghĩa của Thiên Chúa vẫn ở trên Đức Giêsu” (c. 40) đã tạo nên trong gia đình này một bầu khí hiệp nhất, êm đềm, yêu thương. Bí quyết của hạnh phúc đơn giản và siêu nhiên ấy, chính là sự hiện diện phong phú của Đức Giêsu. Đây là điển hình hoàn hảo cho mọi gia đình Kitô hữu. Nếu Đức Kitô thật là trung tâm của gia đình, thì mặc dù có những thử thách của cuộc đời, chúng ta vẫn sẽ cảm nhận được hạnh phúc lớn lao là được yêu thương người khác và được người khác yêu thương, dưới cái nhìn của Thiên Chúa.
5. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã đi vào Đền Thờ của Ngài. “Đó mãi mãi là cách Thiên Chúa đến viếng thăm…: sự thinh lặng, sự bất ngờ dưới mắt thế gian, mặc dù có những lời tiên báo mà mọi người đều biết … Không thể khác được. Các lưu ý của Thiên Chúa thì rõ ràng, nhưng thế giới vẫn tiếp tục dòng lưu chuyển của nó; khi đã dấn thân vào các hoạt động của họ, loài người không biết biện phân ra ý nghĩa của lịch sử. Họ coi các biến cố lớn là những sự kiện không quan trọng và do lường giá trị các thực tại theo một tầm nhìn hoàn toàn loài người… Thế giới vẫn mù lòa, nhưng sự Quan phòng ẩn tàng của Thiên Chúa thì tự thể hiện ngày qua ngày” (Hông Y John Henry Newman, 1801-1890).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha thắp lên ngọn nến mừng Giáng Sinh
Đặng Tự Do
00:03 25/12/2008
ĐTC thắp ngọn nến Giáng Sinh |
Hang đá tại quảng trường Thánh Phêrô |
Trước khi Đức Thánh Cha thắp ngọn nến từ cửa sổ phòng làm việc của ngài hướng xuống quảng trường Thánh Phêrô, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh giải thích với giới báo chí rằng cử chỉ thắp nến của Đức Thánh Cha là lời mời gọi tất cả hãy cầu nguyện chi hòa bình và hãy nhớ đến những ai kém may mắn.
Đức Hồng Y nói: “Tôi muốn nói với những ai đang lắng tai nghe, anh chị em hãy thắp lên ngọn nến hòa bình trong lòng anh chị em, hãy thắp lên của chào đón và hiểu biết lẫn nhau để giúp cho anh chị em lắng nghe và chia sẻ tiếng kêu của người nghèo và của những ai phải đau khổ.”
Buổi chiều ngày 24/12, Tòa Thánh đã khai mạc hang đá Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô với những tượng còn lớn hơn cả người thật. Cây thông Giáng Sinh năm nay được xem là cây thông Giáng Sinh lớn nhất và cao nhất chưa từng có.
Trẻ em với những chiếc nón đỏ trắng của ông già Noel đã hát thánh ca tại quảng trường Thánh Phêrô với sự phụ họa của ban nhạc Tòa Thánh Gendarmeria.
Trong khi đó, trên các đường phố Rôma, quân nhạc quân đội Italia cũng giúp vui với những cuộc hòa nhạc Mừng Giáng Sinh.
Khánh thành hang đá máng cỏ tại Quảng trường Thánh Phêrô
G. Trần Đức Anh OP
00:17 25/12/2008
VATICAN. Chiều 24-12-2008, hang đá máng cỏ khổng lồ tại Quảng trường thánh Phêrô đã được khánh thành sau 1 tháng rưỡi kiến thiết.
Cạnh hang đá là cây thông cao 33 mét do chính quyền miền hạ Áo tặng và được trang trí với hơn 2 ngàn quả châu và đèn điện. Gần đó là ban nhạc của đoàn Hiến binh Vatican gồm 105 người đảm nhận phần thánh ca và âm nhạc trong buổi lễ.
Truyền thống dựng háng đá máng cỏ cạnh cây thông cao ở giữa Quảng trường Thánh Phêrô, gần cây tháp bút đã có từ năm 1982 theo ý muốn của Đức Gioan Phaolô 2.
Hang đá khổng lồ rộng 400 mét vuông, mặt tiền dài 25 mét và cao 9 mét, và từ mọi góc ở Quảng trường, người ta đều có thể nhìn rõ quang cảnh trong hang đá. Hang đá năm ngoài có quang cảnh cuộc sống Thánh Gia ở Nazareth, nhưng năm nay có khung cảnh ở Bethlehem theo truyền thống.
Trong số 17 pho tượng được bố trí trong hang đá, có 9 tượng cổ kính từ năm 1842, tức là từ thời thánh Vincenzo Pallotti trưng bày tại Nhà thờ thánh Anrê della Valle ở Roma. 8 tượng còn lại đều cao bằng người thật, được thêm vào qua dòng thời gian để quang cảnh thêm phong phú.
ĐHY Giovanni Lajolo, Thống Đốc Quốc gia thành Vatican khánh thành. ĐTC cũng tham dự: từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, ngài đã thắp lên ngọn nến hòa bình và chào thăm các tín hữu hiện diện.
Trong bài suy niệm tại buổi canh thức cầu nguyện tiếp đó, ĐHY Bertone nói đến ý nghĩa lễ Giáng Sinh, một đại lễ cho tất cả mọi người, đại lễ hồng ân sự sống. Tuy nhiên, ĐHY nói, như ĐTC đã cảnh giác, lễ này có nguy cơ bị mất ý nghĩa thiêng liêng và trở thành một dịp thương mại, mua sắm quà cáp và trao đổi quà tặng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay trên thế giới có thể là một khích lệ tái khám phá hơi ấm của sự đơn sơ, tình thân hữu và liên đới tiêu biểu của lễ Giáng Sinh. Sau khi được gột bỏ khỏi những sắch thái duy tiêu thụ và duy vật, lễ Giáng Sinh trở thành cơ hội để đón nhận sứ điệp hy vọng như một món quà xuất phát từ mầu nhiệm Chúa Kitô giáng sinh”. (SD 24-12-2008)
Cạnh hang đá là cây thông cao 33 mét do chính quyền miền hạ Áo tặng và được trang trí với hơn 2 ngàn quả châu và đèn điện. Gần đó là ban nhạc của đoàn Hiến binh Vatican gồm 105 người đảm nhận phần thánh ca và âm nhạc trong buổi lễ.
Truyền thống dựng háng đá máng cỏ cạnh cây thông cao ở giữa Quảng trường Thánh Phêrô, gần cây tháp bút đã có từ năm 1982 theo ý muốn của Đức Gioan Phaolô 2.
Hang đá khổng lồ rộng 400 mét vuông, mặt tiền dài 25 mét và cao 9 mét, và từ mọi góc ở Quảng trường, người ta đều có thể nhìn rõ quang cảnh trong hang đá. Hang đá năm ngoài có quang cảnh cuộc sống Thánh Gia ở Nazareth, nhưng năm nay có khung cảnh ở Bethlehem theo truyền thống.
Trong số 17 pho tượng được bố trí trong hang đá, có 9 tượng cổ kính từ năm 1842, tức là từ thời thánh Vincenzo Pallotti trưng bày tại Nhà thờ thánh Anrê della Valle ở Roma. 8 tượng còn lại đều cao bằng người thật, được thêm vào qua dòng thời gian để quang cảnh thêm phong phú.
ĐHY Giovanni Lajolo, Thống Đốc Quốc gia thành Vatican khánh thành. ĐTC cũng tham dự: từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, ngài đã thắp lên ngọn nến hòa bình và chào thăm các tín hữu hiện diện.
Trong bài suy niệm tại buổi canh thức cầu nguyện tiếp đó, ĐHY Bertone nói đến ý nghĩa lễ Giáng Sinh, một đại lễ cho tất cả mọi người, đại lễ hồng ân sự sống. Tuy nhiên, ĐHY nói, như ĐTC đã cảnh giác, lễ này có nguy cơ bị mất ý nghĩa thiêng liêng và trở thành một dịp thương mại, mua sắm quà cáp và trao đổi quà tặng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay trên thế giới có thể là một khích lệ tái khám phá hơi ấm của sự đơn sơ, tình thân hữu và liên đới tiêu biểu của lễ Giáng Sinh. Sau khi được gột bỏ khỏi những sắch thái duy tiêu thụ và duy vật, lễ Giáng Sinh trở thành cơ hội để đón nhận sứ điệp hy vọng như một món quà xuất phát từ mầu nhiệm Chúa Kitô giáng sinh”. (SD 24-12-2008)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hồng y đoàn và các chức sắc Tòa Thánh
G. Trần Đức Anh OP
00:19 25/12/2008
VATICAN. Sáng 22-12-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Hồng y đoàn và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng sinh và năm mới.
Hiện diện tại sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa có lối 60 HY và 50 GM cùng với một số giám chức khác.
Ngỏ lời với mọi người sau lời chúc mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC nhắc đến một số biến cố nổi bật trong năm sắp kết thúc, như kỷ niệm 50 năm Đức Piô 12 qua đời và 50 năm Đức Gioan 23 được bầu làm Giáo Hoàng, 40 năm công bố thông điệp Humanae vitae, Sự Sống con người, của Đức Phaolô 6 và 30 năm Người qua đời. ĐTC cũng nhắc đến lễ khai mạc Năm Thánh Phaolô chiều ngày 28-6 tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành và nhận định rằng: ”Đối với chúng ta thánh Phaolô không phải là một nhân vật quá khứ. Qua các thư, thánh nhân tiếp tục nói với chúng ta.. Năm Thánh Phaolô là năm hành hương, không những theo nghĩa một cuộc hành trình tới các nơi ghi vết tích của thánh nhân, nhưng nhất là cuộc hành hương nội tâm, cùng với thánh Phaolô, tiến về Chúa Giêsu Kitô. Xét cho cùng, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, Đầu và Thân mình không thể tách rời nhau và không thể yêu mến Chúa Kitô mà lại không yêu mến Giáo Hội của Chúa và cộng đoàn sinh động của Chúa”.
ĐTC đặc biệt nhắc đến đại lễ đức tin là Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Úc với sự tham dự của hơn 200 ngàn bạn trẻ đến từ các nơi trên thế giới. Ngoài ra, có hai cuộc viếng thăm ngài thực hiện tại Hoa Kỳ và Pháp, qua đó Giáo Hội trở nên hữu hình trước mặt thế giới và cho thế giới như một lực lượng tinh thần chỉ dẫn hành trình sự sống, và mang ánh sáng cho thế giới qua chứng tá đức tin”.
ĐTC đề cao một biến cố quan trọng khác trong năm nay là Thượng HĐGM thế giới về Lời Chúa hồi tháng 10 năm nay tại Roma và nhận định rằng: ”Điều mà trong cuộc sống thường nhật chúng ta coi là quá thường, chúng ta đã tái đón nhận trong sự cao cả của Lời Chúa: sự kiện Thiên Chúa nói, Chúa trả lời cho những câu hỏi của chúng ta, sự kiện Ngài đích nhân nói với chúng ta và chúng ta có thể nghe Chúa, dù là trong những lời của người phàm, và khi nghe Chúa, chúng ta học cách nhận ra và hiểu Chúa.. Nói cho cùng, Thiên Chúa luôn nói trong hiện tại và chúng ta chỉ lắng nghe Kinh Thánh trọn vẹn nếu chúng ta khám phá ra 'hiện tại' này của Chúa Chúa, Đấng đang gọi chúng ta”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Chúng ta hy vọng những kinh nghiệm và kết quả của Thượng HĐGM sẽ ảnh hưởng hữu hiệu trên đời sống của Giáo Hội, trên quan hệ của mỗi người đối với Kinh Thánh, việc giải thích Kinh Thánh trong phụng vụ và trong việc giảng dạy giáo lý cũng như trong việc nghiên cứu khoa học, để Lời Chúa không phải chỉ là một lời quá khứ, nhưng sự sinh động và thời sự tính của Lời Chúa được đọc và mở ra trong rất nhiều ý nghĩa thuộc các chiều kích khác nhau”.
ĐTC dành phần còn lại trong bài huấn dụ của ngài để trình bày những suy tư của ngài về những liên hệ giữa Thánh Linh và Lời Chúa, đi từ kinh nghiệm Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Úc với chủ đề về Chúa Thánh Linh, qua 4 chiều kích khác nhau, đó là Thánh Linh sáng tạo được biểu lộ qua vũ trụ bao la; tiếp đến là Thánh Linh Đấng nói qua Kinh Thánh; thứ ba là liên hệ không thể tách rời; sau cùng là liên hệ giữa Thánh Linh và Giáo Hội.
Khi bàn về quan hệ giữa Thánh Linh và công trình sáng tạo, ĐTC khẳng định rằng trong niềm tin của chúng ta về sự sáng tạo có nền tảng tối hậu trách nhiệm của chúng ta đối với trái đất. Trái đất không phải là tài sản chúng ta có thể tùy tiện khai thác theo sở thích và quyền lợi của chúng ta. Trái lại trái đất là một món quà của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã đề ra cho chúng một trật tự nội tại, và qua đó, Chúa cho chúng ta những dấu hiệu định hướng mà chúng ta phải theo trong tư cách là những người quản lý công trình sáng tạo của Chúa.”.. Theo chiều hướng này, ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội không thể và không được tự giới hạn vào việc thông truyền cho các tín hữu sứ điệp cứu độ mà thôi. Giáo Hội còn có trách nhiệm đio với thiên nhiên và phải nêu bật trách nhiệm này trước công chúng. Khi làm như vậy, không những Giáo Hội phải bảo vệ trái đất, nước và không khi như món quà của Chúa ban cho mọi người, nhưng Giáo Hội còn phải bảo vệ con người chống lại sự tự hủy hoại chính mình”, nếu bản tính con người, trong tư cách là người nam và người nữ không được tôn trọng. ĐTC phê bình ly thuyết gọi là ”gender” theo đó hữu thể người không được xác định theo phái tính và thuyết này chủ trương sự tự giải thoát con người khỏi thiên nhiên và Đấng Tạo Hóa” (SD 22-12-2008)
Hiện diện tại sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa có lối 60 HY và 50 GM cùng với một số giám chức khác.
Ngỏ lời với mọi người sau lời chúc mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC nhắc đến một số biến cố nổi bật trong năm sắp kết thúc, như kỷ niệm 50 năm Đức Piô 12 qua đời và 50 năm Đức Gioan 23 được bầu làm Giáo Hoàng, 40 năm công bố thông điệp Humanae vitae, Sự Sống con người, của Đức Phaolô 6 và 30 năm Người qua đời. ĐTC cũng nhắc đến lễ khai mạc Năm Thánh Phaolô chiều ngày 28-6 tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành và nhận định rằng: ”Đối với chúng ta thánh Phaolô không phải là một nhân vật quá khứ. Qua các thư, thánh nhân tiếp tục nói với chúng ta.. Năm Thánh Phaolô là năm hành hương, không những theo nghĩa một cuộc hành trình tới các nơi ghi vết tích của thánh nhân, nhưng nhất là cuộc hành hương nội tâm, cùng với thánh Phaolô, tiến về Chúa Giêsu Kitô. Xét cho cùng, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, Đầu và Thân mình không thể tách rời nhau và không thể yêu mến Chúa Kitô mà lại không yêu mến Giáo Hội của Chúa và cộng đoàn sinh động của Chúa”.
ĐTC đặc biệt nhắc đến đại lễ đức tin là Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Úc với sự tham dự của hơn 200 ngàn bạn trẻ đến từ các nơi trên thế giới. Ngoài ra, có hai cuộc viếng thăm ngài thực hiện tại Hoa Kỳ và Pháp, qua đó Giáo Hội trở nên hữu hình trước mặt thế giới và cho thế giới như một lực lượng tinh thần chỉ dẫn hành trình sự sống, và mang ánh sáng cho thế giới qua chứng tá đức tin”.
ĐTC đề cao một biến cố quan trọng khác trong năm nay là Thượng HĐGM thế giới về Lời Chúa hồi tháng 10 năm nay tại Roma và nhận định rằng: ”Điều mà trong cuộc sống thường nhật chúng ta coi là quá thường, chúng ta đã tái đón nhận trong sự cao cả của Lời Chúa: sự kiện Thiên Chúa nói, Chúa trả lời cho những câu hỏi của chúng ta, sự kiện Ngài đích nhân nói với chúng ta và chúng ta có thể nghe Chúa, dù là trong những lời của người phàm, và khi nghe Chúa, chúng ta học cách nhận ra và hiểu Chúa.. Nói cho cùng, Thiên Chúa luôn nói trong hiện tại và chúng ta chỉ lắng nghe Kinh Thánh trọn vẹn nếu chúng ta khám phá ra 'hiện tại' này của Chúa Chúa, Đấng đang gọi chúng ta”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Chúng ta hy vọng những kinh nghiệm và kết quả của Thượng HĐGM sẽ ảnh hưởng hữu hiệu trên đời sống của Giáo Hội, trên quan hệ của mỗi người đối với Kinh Thánh, việc giải thích Kinh Thánh trong phụng vụ và trong việc giảng dạy giáo lý cũng như trong việc nghiên cứu khoa học, để Lời Chúa không phải chỉ là một lời quá khứ, nhưng sự sinh động và thời sự tính của Lời Chúa được đọc và mở ra trong rất nhiều ý nghĩa thuộc các chiều kích khác nhau”.
ĐTC dành phần còn lại trong bài huấn dụ của ngài để trình bày những suy tư của ngài về những liên hệ giữa Thánh Linh và Lời Chúa, đi từ kinh nghiệm Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Úc với chủ đề về Chúa Thánh Linh, qua 4 chiều kích khác nhau, đó là Thánh Linh sáng tạo được biểu lộ qua vũ trụ bao la; tiếp đến là Thánh Linh Đấng nói qua Kinh Thánh; thứ ba là liên hệ không thể tách rời; sau cùng là liên hệ giữa Thánh Linh và Giáo Hội.
Khi bàn về quan hệ giữa Thánh Linh và công trình sáng tạo, ĐTC khẳng định rằng trong niềm tin của chúng ta về sự sáng tạo có nền tảng tối hậu trách nhiệm của chúng ta đối với trái đất. Trái đất không phải là tài sản chúng ta có thể tùy tiện khai thác theo sở thích và quyền lợi của chúng ta. Trái lại trái đất là một món quà của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã đề ra cho chúng một trật tự nội tại, và qua đó, Chúa cho chúng ta những dấu hiệu định hướng mà chúng ta phải theo trong tư cách là những người quản lý công trình sáng tạo của Chúa.”.. Theo chiều hướng này, ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội không thể và không được tự giới hạn vào việc thông truyền cho các tín hữu sứ điệp cứu độ mà thôi. Giáo Hội còn có trách nhiệm đio với thiên nhiên và phải nêu bật trách nhiệm này trước công chúng. Khi làm như vậy, không những Giáo Hội phải bảo vệ trái đất, nước và không khi như món quà của Chúa ban cho mọi người, nhưng Giáo Hội còn phải bảo vệ con người chống lại sự tự hủy hoại chính mình”, nếu bản tính con người, trong tư cách là người nam và người nữ không được tôn trọng. ĐTC phê bình ly thuyết gọi là ”gender” theo đó hữu thể người không được xác định theo phái tính và thuyết này chủ trương sự tự giải thoát con người khỏi thiên nhiên và Đấng Tạo Hóa” (SD 22-12-2008)
Niềm hy vọng Giáng Sinh đã thấy có bình minh tại Iraq
Bùi Hữu Thư
00:34 25/12/2008
Niềm hy vọng Giáng Sinh đã thấy có bình minh tại Iraq
BAGHDAD, ngày 24, tháng 12, 2008 (Zenit.org).- Các giám mục Iraq đang chào mừng những dấu hiệu về tình thân hữu được gửi đến các kitô hữu tại quốc gia này nhân dịp Giáng Sinh.
Các giám mục nói, các cử chỉ và thái độ của chính quyền và các nhà lãnh đạo tôn giáo là dấu hiệu về những nỗ lực mạnh mẽ hơn để chấm dứt việc kỳ thị Kitô giáo tại quốc gia này. Họ cho cơ quan truyền thông Á Châu AsiaNews hay là các chử chỉ này là “một dấu hiệu nhỏ cho thấy có niềm hy vọng”, là mọi sự có thể thay đổi cho cộng đồng Kitô giáo.
Thí dụ, ngày thứ bẩy vừa qua, một vị lãnh đạo dân sự Iraq tại Baghdad đã tổ chức một tiệc mừng Giáng Sinh công cộng để biểu lộ sự yểm trợ các Kitô hữu. Bữa tiệc này có đầy đủ cây Giáng Sinh, Santa Claus, hình tượng của Mẹ Maria, Hài Nhi Giêsu và một quốc kỳ Iraq.
Bữa tiệc được tổ chức để ghi nhận công trình của những người đã đóng góp đáng kể trong việc đối thoại liên tôn, và là một điệp văn gửi cho hàng ngàn Kitô hữu đã di cư để cho họ biết họ được mời gọi trở về nhà.
Trên cùng một chiều hướng, Đức Giám Mục Rabban Al Qas tại Amadiya cho hay đài truyền hình Kurdish trong vùng đã tuyên bố là Thánh lễ Giáng Sinh năm nay sẽ được trực tiếp truyền hình.
Và Tổng Giám Mục Louis Sako tại Kirkuk khẳng định rằng ngài đã nhận được sự viếng thăm của các phái đoàn của các nhóm khác nhau – kể cả Hồi Giáo và Kurd – để chúc mừng cộng đồng Kitô giáo nhân dịp Giáng Sinh."
Ngài nói, "Ngay cả giữa bao nhiêu sự đàn áp, chúng tôi vẫn có thể cảm nhận một bầu khí hợp quần lớn hơn."
Đức Thánh Cha: Một bữa tiệc có thể được tổ chức, nhưng niềm hoan lạc là một quà tặng
Bùi Hữu Thư
05:27 25/12/2008
Đức Thánh Cha: Một bữa tiệc có thể được tổ chức, nhưng niềm hoan lạc là một quà tặng
VATICAN 24 tháng 12, 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói hoan lạc là một quà tặng, một hoa quả của Chúa Thánh Thần, và trong quà tặng này, tất cả các quà tặng khác đều được tổng hợp.
Đây là một trong những suy niệm của ĐTC hôm thứ hai khi ngài tiếp kiến thành viên của giáo triều Rôma và các chức sắc khác để trao đổi theo truyền thống những lời cầu chúc Giáng Sinh.
ĐTC khẳng định, "Một bữa tiệc là một thành phần cần thiết của hoan lạc. Một bữa tiệc có thể được tổ chức, nhưng hoan lạc không thể được.”
"Hoan lạc chỉ có thể được ban cho như một quà tặng; và thực vậy, đã được ban cho thật dồi dào. Chính vì vậy mà chúng ta cảm thấy biết ơn.”
ĐTC nhắc lại cách Thánh Phaolô liệt kê hoan lạc trong số các hoa quả của Chúa Thánh Thần, và cũng theo cách đó, Thánh Gioan kết hiệp Thần Khí với hoan lạc.
Vị Giám Mục thành Rôma khẳng định, "Hoan lạc là quà tặng trong đó tất cả các quà tặng khác được tổng hợp. Đó là sự thể hiện niềm hạnh phúc, sự hòa điệu với chính mình, một điều chỉ có thể có được khi hòa điệu với Thiên Chúa và tạo vật của Người. "
Và ngài tiếp, “một phần bản tính của hoan lạc là tự nó lan tràn, và phải được truyền thông."
ĐTC giải thích, “Sứ mệnh của Giáo Hội không gì hơn là thúc đẩy sự truyền thông hoan lạc đã được ban cho chúng ta. Chớ gì niềm hoan lạc ấy luôn sống động trong chúng ta, và nhờ đó có thể chiếu tỏa trên thế giới với tất cả những khó khăn thử thách: đây là lời cầu chúc của tôi vào cuối niên lịch này.”
Sứ điệp Giáng sinh của Đức Thánh Cha Urbi et Orbi
+ Pope Benedict XVI - Bình Hòa dịch
21:44 25/12/2008
Cũng như những năm trước, vào dịp lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ nửa đêm tại đền thánh Phêrô, rồi đến 12 giờ trưa, ngài đã đọc sứ điệp Giáng sinh tại bao lơn chính giữa đền thờ hưóng ra quảng trường, kết thúc với phép lành Toàn xá ban cho thành phố Rôma và toàn thế giới. Một chi tiết thay đổi là năm nay, ngài không mặc phẩm phục phụng vụ, với mũ gậy của giám mục, nhưng chỉ xuất hiện trong y phục như trong các buổi tiếp kiến. Đề tài của sứ điệp năm nay dựa theo tư tưởng của bài đọc thứ hai của thánh lễ nửa đêm, trích từ thư của thánh Phaolô gửi ông Titô: “ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu độ chúng ta đã tỏ hiện cho hết mọi người”. Biến cố Chúa Giáng sinh được thánh Phaolô giải thích như là sự xuất hiện của ân sủng cứu độ dành cho tất cả mọi người. Sự xuất hiện này được so sánh như tia sáng chiếu tỏa xuống nhân loại. Ngày hôm nay, thế giới vẫn còn mong được chiếu sáng, không những tại những vùng đất đang bị chiến tranh tàn phá, hoặc những nơi mà nhân quyền bị chà đạp, hay những người đang thiếu ăn thiếu mặc, mà cả những nước kỹ nghệ đang lo lắng cho tương lai bấp bênh. Nguyện xin Chúa Kitô mang lại ánh sáng của hy vọng và hoà bình, và làm thay đổi con tìm của chúng ta, để chúng ta biết liên đới với anh chị em của mình. Sau đây là nguyên văn sứ điệp.
Anh chị em thân mến, với những lời của thánh Phaolô tôi muốn lặp lại lời loan báo vui mừng của lễ Chúa Giáng sinh. Quả thật, hôm nay “ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu độ chúng ta đã xuất hiện cho hết mọi người”. (Tt 2,11)
Đã xuất hiện! Đây là điều mà ngày hôm nay Giáo hội cử hành. Ân sủng của Chúa, giàu lòng lân tuất và ưu ái, không còn giấu kín nữa, nhưng đã được biểu lộ, đã được tỏ hiện nơi xác phàm, đã bày tỏ khuôn mặt của mình. Ở đâu? Ở Bêlem. Hồi nào? Dưới thời hoàng đế Cesar Augustus, vào dịp kiểm tra dân số lần đầu tiên, theo như thánh sử Luca thuật lại. Ai là người biểu lộ? Một trẻ thơ, người Con của đức Trinh nữ Maria. Nơi trẻ thơ đó, ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu độ chúng ta đã xuất hiện. Vì thế hài nhi được đặt tên là Jehoshua, Giêsu, có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ.
Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện; vì thế lễ Giáng sinh là lễ của ánh sáng. Không phải ánh sáng rực rỡ tựa như luồng sáng bao trùm vạn vật vào chính ngọ, nhưng như tia sáng bật lên giữa đêm khuya và chiếu toả ra từ một điểm xác định của vũ trụ: từ hang đá Belem, nơi mà thánh nhi đã chào đời. Thực ra, chính Người là ánh sáng lan toả, như những bức hoạ Giáng sinh đã trình bày, Người là ánh sáng, khi xuất hiện đã phá vỡ bóng đen, xua đuổi đêm tối, và cho phép chúng ta được hiểu ý nghĩa và giá trị của cuộc sống và của lịch sử. Mỗi hang đá là một lời mời gọi đơn sơ và hùng hồn hãy mở cửa lòng trí đến mầu nhiệm sự sống. Đây là một cuộc gặp gỡ với Sự sống bất diệt, nay đã mang lấy thân phận hay chết trong quang cảnh huyền nhiệm của lễ Giáng sinh, một quang cảnh mà chúng ta có thể chiêm ngắm ngay tại quảng trường thánh Phêrô, cũng như trong trăm ngàn nhà thờ trên khắp thế giới và trong mọi căn nhà kính tôn danh thánh Chúa Giêsu.
Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện cho tất cả mọi người. Phải, Chúa Giêsu, dung nhan của Thiên Chúa Đấng Cứu độ, đã xuất hiện không chỉ cho một vài người, một số người, nhưng cho hết mọi người. Thật vậy, trong căn nhà tồi tàn ở Bêlem, chỉ ít người đến gặp Chúa, nhưng Chúa đã đến cho tất cả mọi người: Do thái và dân ngoại, người giàu và người nghèo, người gần người xa, người có tín ngưỡng và người vô tín ngưỡng.. hết mọi người. Ân sủng siêu phàm, theo ý định của Thiên Chúa, được dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, con người cần tiếp nhận ân sủng, cần đáp lại “xin vâng”, như đức Maria, ngõ hầu con tim được soi chiếu bởi ánh sáng Thiên Chúa. Vào đêm ấy, để đón tiếp Ngôi Lời nhập thể, có Đức Maria và thánh Giuse đang trông chờ Người với lòng yêu mến, có các mục đồng canh giữ đàn chiên (xc. Lc 2,1-20). Thực là một nhóm nhỏ đã đến thờ lạy Hài nhi Giêsu; một cộng đoàn bé nhỏ tượng trưng cho Hội thánh và tất cả những người lòng ngay. Ngày hôm nay cũng vậy, những ai đang trông chờ và tìm kiếm Người đều gặp thấy Thiên Chúa vì yêu thương đã trở nên người anh em của chúng ta; những ai hướng lòng lên với Người, ước ao nhận biết dung nhan Người và góp phần kiến tạo vương quốc của Người. Chúa Giêsu sẽ nói trong bài giảng: đó là những người có tinh thần nghèo khó, những kẻ sầu muộn, những kẻ hiền lành, những người khao khát công lý, những người lân tuất, những người có tâm hồn thanh tịnh, những kẻ xây dựng hòa bình, những kẻ bị bách hại vì công lý (xc. Mt 5,3-10). Những người này nhận biết nơi đức Giêsu khuôn mặt của Thiên Chúa, và trở về nhà với con tim được đổi mới nhờ niềm vui của tình thương, giống như các mục đồng Belem.
Thưa anh chị em đang nghe tôi nói. Trọng tâm của sứ điệp Giáng sinh là lời loan báo hy vọng dành cho tất cả mọi người. Đức Giêsu đã sinh ra cho hết mọi người, và cũng như tại Belem, Mẹ Maria đã giới thiệu Người cho các mục đồng, thì ngày hôm nay, Hội thánh cũng giới thiệu Người cho toàn thể nhân loại, ngõ hầu mỗi người và mỗi hoàn cảnh đều có thể cảm nghiệm quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Duy chỉ ân sủng Thiên Chúa mới có thể thay đổi trái tim của con người và biến nó nên hoa viên của hoà bình.
Mong sao cho các dân tộc còn đang sống trong đêm đen và bóng tối của sự chết được cảm nghiệm quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Mong sao cho ánh sáng thiên linh của Belem được lan rộng sang thánh địa, nơi mà chân trời xem ra tối sầm lại cho người Do thái và người Palestin. Xin ánh sáng ấy tăng sức mạnh cho những kẻ không chịu khuất phục con đường phi lý của đụng độ và vũ lực, đối lại họ đang gắng tìm con đường đối thoại và thương thuyết để giải quyết những căng thẳng giữa các dân tộc và tìm những giải pháp công bằng và bền bỉ cho những cuộc xung đột đang xảy ra trong vùng.Các dân tộc Zimbabwe bên Phi châu, từ lâu đã bị đè bẹp bởi những khủng hoảng chính trị và xã hội đang tiếp tục gia tăng, cũng như nhân dân Cộng hoà dân chủ Congo, đặc biệt người dân miền Kivu, Darfur, người dân Somalia, đang hứng chịu những sự đau khổ do hậu quả của tình trạng thiếu yên ổn và thiếu hoà bình: họ đang trông ngóng Ánh sáng ấy đến để canh tân đổi mới. Nhất là các nhi đồng ở các quốc gia vừa kể và thuộc các quốc gia đang gặp khó khăn cũng mong chờ Ánh sáng đó, để chúng được trả lại niềm hy vọng vào tương lai.
Nơi nào phẩm giá và quyền lợi của con người bị chà đạp; nơi nào tính ích kỷ cá nhân hay tập thể đang lấn át công ích, nơi nào cảnh huynh đệ tương tàn và cảnh khai thác bóc lột con người có nguy cơ trở thành thói quen; nơi nào những cuộc nội chiến đã chia rẽ các bộ tộc và phá tan cuộc chung sống; nơi nào thiếu thốn lương thực cần thiết để sống; nơi nào người ta đang lo ngại khi nhìn về tương lai bấp bênh: ước mong cho ánh sáng lễ Giáng sinh hãy chiếu sáng, và khuyến khích mỗi người hãy góp phần của mình trong tinh thần liên đới. Nếu mỗi người chỉ nghĩ tới ích lợi riêng tư của mình, thì thế giới sẽ đi tới chỗ diệt vong mà thôi.
Anh chị em thân mến. “Ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu độ đã xuất hiện”, trong thế giới chúng ta, mang theo những tiềm năng cũng như khuyết điểm. Hôm nay, ánh sáng của đức Giêsu Kitô, Con của Đấng Tối Cao và con của đức Trinh nữ Maria đã bừng sáng. Người là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Vì loài người chúng ta và vì phần rỗi chúng ta Người đã từ trời xuống thế”. Ngày hôm nay, trên khắp mọi nơi trên địa cầu, chúng ta thờ lạy Người, được vấn trong tấm khăn và đặt nằm trong máng cỏ khó nghèo. Chúng ta thờ lạy Người trong thinh lặng, đang khi mà Người, tuy còn bé nhỏ, xem ra đang nói lời khích lệ chúng ta: “Đừng sợ, Ta là Thiên Chúa, không còn ai khác nữa” (Is 45,22). Hết mọi người, hãy đến với ta, hết tất cả mọi dân mọi nước, hãy đến với ta, đừng sợ; ta đến để mang lại tình thương của Chúa Cha, để chỉ cho các bạn con đường của hòa bình.
Vì thế, anh chị em thân mến. Chúng ta hãy vội vã lên đường, giống như các mục đồng trong đêm Belem. Thiên Chúa đã đến gặp chúng ta và đã tỏ cho chúng ta dung nhan của Người, đầy ân sủng và tình thương. Mong sao cho việc Chúa đến không trở nên uổng công đối với chúng ta! Chúng ta hãy đi tìm Chúa Giêsu, hãy để cho ánh sáng của Người thu hút chúng ta, xoá tan sự buồn phiền và sợ hãi khỏi con tìm của ta. Nào ta hãy tin tưởng đến gần Người, khiêm tốn thờ lạy Người. Chúc mùng lễ Giáng sinh đến hết mọi người.
Sau bài sứ điệp Đức thánh cha đọc lời chúc mừng với 64 ngôn ngữ khác nhau và ban phép lành ban Tòan xá Urbi et Orbi, cho thành phố Rôma và cho tòan thế giới
Anh chị em thân mến, với những lời của thánh Phaolô tôi muốn lặp lại lời loan báo vui mừng của lễ Chúa Giáng sinh. Quả thật, hôm nay “ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu độ chúng ta đã xuất hiện cho hết mọi người”. (Tt 2,11)
Đã xuất hiện! Đây là điều mà ngày hôm nay Giáo hội cử hành. Ân sủng của Chúa, giàu lòng lân tuất và ưu ái, không còn giấu kín nữa, nhưng đã được biểu lộ, đã được tỏ hiện nơi xác phàm, đã bày tỏ khuôn mặt của mình. Ở đâu? Ở Bêlem. Hồi nào? Dưới thời hoàng đế Cesar Augustus, vào dịp kiểm tra dân số lần đầu tiên, theo như thánh sử Luca thuật lại. Ai là người biểu lộ? Một trẻ thơ, người Con của đức Trinh nữ Maria. Nơi trẻ thơ đó, ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu độ chúng ta đã xuất hiện. Vì thế hài nhi được đặt tên là Jehoshua, Giêsu, có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ.
Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện; vì thế lễ Giáng sinh là lễ của ánh sáng. Không phải ánh sáng rực rỡ tựa như luồng sáng bao trùm vạn vật vào chính ngọ, nhưng như tia sáng bật lên giữa đêm khuya và chiếu toả ra từ một điểm xác định của vũ trụ: từ hang đá Belem, nơi mà thánh nhi đã chào đời. Thực ra, chính Người là ánh sáng lan toả, như những bức hoạ Giáng sinh đã trình bày, Người là ánh sáng, khi xuất hiện đã phá vỡ bóng đen, xua đuổi đêm tối, và cho phép chúng ta được hiểu ý nghĩa và giá trị của cuộc sống và của lịch sử. Mỗi hang đá là một lời mời gọi đơn sơ và hùng hồn hãy mở cửa lòng trí đến mầu nhiệm sự sống. Đây là một cuộc gặp gỡ với Sự sống bất diệt, nay đã mang lấy thân phận hay chết trong quang cảnh huyền nhiệm của lễ Giáng sinh, một quang cảnh mà chúng ta có thể chiêm ngắm ngay tại quảng trường thánh Phêrô, cũng như trong trăm ngàn nhà thờ trên khắp thế giới và trong mọi căn nhà kính tôn danh thánh Chúa Giêsu.
Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện cho tất cả mọi người. Phải, Chúa Giêsu, dung nhan của Thiên Chúa Đấng Cứu độ, đã xuất hiện không chỉ cho một vài người, một số người, nhưng cho hết mọi người. Thật vậy, trong căn nhà tồi tàn ở Bêlem, chỉ ít người đến gặp Chúa, nhưng Chúa đã đến cho tất cả mọi người: Do thái và dân ngoại, người giàu và người nghèo, người gần người xa, người có tín ngưỡng và người vô tín ngưỡng.. hết mọi người. Ân sủng siêu phàm, theo ý định của Thiên Chúa, được dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, con người cần tiếp nhận ân sủng, cần đáp lại “xin vâng”, như đức Maria, ngõ hầu con tim được soi chiếu bởi ánh sáng Thiên Chúa. Vào đêm ấy, để đón tiếp Ngôi Lời nhập thể, có Đức Maria và thánh Giuse đang trông chờ Người với lòng yêu mến, có các mục đồng canh giữ đàn chiên (xc. Lc 2,1-20). Thực là một nhóm nhỏ đã đến thờ lạy Hài nhi Giêsu; một cộng đoàn bé nhỏ tượng trưng cho Hội thánh và tất cả những người lòng ngay. Ngày hôm nay cũng vậy, những ai đang trông chờ và tìm kiếm Người đều gặp thấy Thiên Chúa vì yêu thương đã trở nên người anh em của chúng ta; những ai hướng lòng lên với Người, ước ao nhận biết dung nhan Người và góp phần kiến tạo vương quốc của Người. Chúa Giêsu sẽ nói trong bài giảng: đó là những người có tinh thần nghèo khó, những kẻ sầu muộn, những kẻ hiền lành, những người khao khát công lý, những người lân tuất, những người có tâm hồn thanh tịnh, những kẻ xây dựng hòa bình, những kẻ bị bách hại vì công lý (xc. Mt 5,3-10). Những người này nhận biết nơi đức Giêsu khuôn mặt của Thiên Chúa, và trở về nhà với con tim được đổi mới nhờ niềm vui của tình thương, giống như các mục đồng Belem.
Thưa anh chị em đang nghe tôi nói. Trọng tâm của sứ điệp Giáng sinh là lời loan báo hy vọng dành cho tất cả mọi người. Đức Giêsu đã sinh ra cho hết mọi người, và cũng như tại Belem, Mẹ Maria đã giới thiệu Người cho các mục đồng, thì ngày hôm nay, Hội thánh cũng giới thiệu Người cho toàn thể nhân loại, ngõ hầu mỗi người và mỗi hoàn cảnh đều có thể cảm nghiệm quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Duy chỉ ân sủng Thiên Chúa mới có thể thay đổi trái tim của con người và biến nó nên hoa viên của hoà bình.
Mong sao cho các dân tộc còn đang sống trong đêm đen và bóng tối của sự chết được cảm nghiệm quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Mong sao cho ánh sáng thiên linh của Belem được lan rộng sang thánh địa, nơi mà chân trời xem ra tối sầm lại cho người Do thái và người Palestin. Xin ánh sáng ấy tăng sức mạnh cho những kẻ không chịu khuất phục con đường phi lý của đụng độ và vũ lực, đối lại họ đang gắng tìm con đường đối thoại và thương thuyết để giải quyết những căng thẳng giữa các dân tộc và tìm những giải pháp công bằng và bền bỉ cho những cuộc xung đột đang xảy ra trong vùng.Các dân tộc Zimbabwe bên Phi châu, từ lâu đã bị đè bẹp bởi những khủng hoảng chính trị và xã hội đang tiếp tục gia tăng, cũng như nhân dân Cộng hoà dân chủ Congo, đặc biệt người dân miền Kivu, Darfur, người dân Somalia, đang hứng chịu những sự đau khổ do hậu quả của tình trạng thiếu yên ổn và thiếu hoà bình: họ đang trông ngóng Ánh sáng ấy đến để canh tân đổi mới. Nhất là các nhi đồng ở các quốc gia vừa kể và thuộc các quốc gia đang gặp khó khăn cũng mong chờ Ánh sáng đó, để chúng được trả lại niềm hy vọng vào tương lai.
Nơi nào phẩm giá và quyền lợi của con người bị chà đạp; nơi nào tính ích kỷ cá nhân hay tập thể đang lấn át công ích, nơi nào cảnh huynh đệ tương tàn và cảnh khai thác bóc lột con người có nguy cơ trở thành thói quen; nơi nào những cuộc nội chiến đã chia rẽ các bộ tộc và phá tan cuộc chung sống; nơi nào thiếu thốn lương thực cần thiết để sống; nơi nào người ta đang lo ngại khi nhìn về tương lai bấp bênh: ước mong cho ánh sáng lễ Giáng sinh hãy chiếu sáng, và khuyến khích mỗi người hãy góp phần của mình trong tinh thần liên đới. Nếu mỗi người chỉ nghĩ tới ích lợi riêng tư của mình, thì thế giới sẽ đi tới chỗ diệt vong mà thôi.
Anh chị em thân mến. “Ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu độ đã xuất hiện”, trong thế giới chúng ta, mang theo những tiềm năng cũng như khuyết điểm. Hôm nay, ánh sáng của đức Giêsu Kitô, Con của Đấng Tối Cao và con của đức Trinh nữ Maria đã bừng sáng. Người là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Vì loài người chúng ta và vì phần rỗi chúng ta Người đã từ trời xuống thế”. Ngày hôm nay, trên khắp mọi nơi trên địa cầu, chúng ta thờ lạy Người, được vấn trong tấm khăn và đặt nằm trong máng cỏ khó nghèo. Chúng ta thờ lạy Người trong thinh lặng, đang khi mà Người, tuy còn bé nhỏ, xem ra đang nói lời khích lệ chúng ta: “Đừng sợ, Ta là Thiên Chúa, không còn ai khác nữa” (Is 45,22). Hết mọi người, hãy đến với ta, hết tất cả mọi dân mọi nước, hãy đến với ta, đừng sợ; ta đến để mang lại tình thương của Chúa Cha, để chỉ cho các bạn con đường của hòa bình.
Vì thế, anh chị em thân mến. Chúng ta hãy vội vã lên đường, giống như các mục đồng trong đêm Belem. Thiên Chúa đã đến gặp chúng ta và đã tỏ cho chúng ta dung nhan của Người, đầy ân sủng và tình thương. Mong sao cho việc Chúa đến không trở nên uổng công đối với chúng ta! Chúng ta hãy đi tìm Chúa Giêsu, hãy để cho ánh sáng của Người thu hút chúng ta, xoá tan sự buồn phiền và sợ hãi khỏi con tìm của ta. Nào ta hãy tin tưởng đến gần Người, khiêm tốn thờ lạy Người. Chúc mùng lễ Giáng sinh đến hết mọi người.
Sau bài sứ điệp Đức thánh cha đọc lời chúc mừng với 64 ngôn ngữ khác nhau và ban phép lành ban Tòan xá Urbi et Orbi, cho thành phố Rôma và cho tòan thế giới
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ đêm Giáng Sinh
G. Trần Đức Anh OP
21:54 25/12/2008
Máng Cỏ Giáng Sinh |
Đức Thánh Cha dâng lời nguyện |
Trẻ em dâng lễ |
Hàng ngàn tín hữu khác tham dự Thánh lễ qua các màn hình khổng lồ đặt tại Quảng trường thánh Phêrô bên ngoài vì bên trong thánh đường không còn chỗ. Ngoài ra thánh lễ cũng được hàng trăm đài truyền hình tại hơn 60 nước trên thế giới truyền đi.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giảng mầu nhiệm Thiên Chúa cúi mình, hạ mình xuống như một trẻ thơ lầm than trong máng cỏ, biểu tượng của mọi nhu cầu và tình trạng bị bỏ rơi của con người. Thiên Chúa trở thành một trẻ thơ và ở trong tình trạng bị lệ thuộc hoàn toàn. Đấng Tạo Hóa vốn nắm mọi sự trong tay và tất cả chúng ta đều lệ thuộc Ngài, nay trở nên bé nhỏ và cần đến tình yêu của con người. Thiên Chúa ở trong hang bò lừa”.
ĐTC cũng nhận định rằng: ”Trên mỗi trẻ em có phản ánh Hài Nhi Bethlehem. Mỗi trẻ em đang cần đến tình thương của chúng ta. Trong đêm nay chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến các trẻ em không được cha mẹ thương yêu, các trẻ em bụi đời không được hồng ân một mái ấm gia đình, các trẻ em bị lạm dụng như binh sĩ và trở thành dụng cụ bạo lực, thay vì là người mang lại hòa giải và hòa bình, các trẻ em bị dùng trong kỹ nghệ dâm ô và các hình thức lạm dụng đáng kinh tởm khác, bị thương tổn sâu xa trong tâm hồn. Hài đồng Bethlehem là lời tái kêu gọi gửi đến tất cả chúng ta, hãy làm tất cả những gì có thể để chấm dứt tình trạng đau buồn của các trẻ em ấy; hãy làm tất cả để ánh sáng Bethlehem đánh động tâm hồn con người. Chỉ nhờ sự hoán cải nội tâm, chỉ nhờ sự thay đổi trong sâu thẳm con người, ta mới có thể vượt thắng nguyên do gây nên tất cả những sự ác vừa nói và quyền lực của thần dữ mới bị chiến bại. Chỉ khi nào con người thay đổi thì thế giới mới thay đổi, và để thay đổi thì con người cần ánh sáng đến từ Thiên CHuá, ánh sáng đã đột ngột đi vào đêm của chúng ta”.
ĐTC nhắc đến tình cảnh Bethlehem còn thiếu hòa bình và nói rằng: 'Nói đến Hài Nhi Bethlehem, chúng ta cũng nghĩ đến nơi mang danh hiệu này; chúng ta nghĩ đến đất nước nơi Chúa Giêsu đã sống và Ngài tận tình yêu thương. Và chúng ta hãy cầu nguyện để hòa bình được kiến tạo tại đó, cho oán thù và bạo lực chấm dứt. Sự cảm thông lẫn nhau được khơi lên, có sự cởi mở tâm hồn để mở rộng các biên giới. Ước gì hòa bình mà các thiên thần ca hát trong đêm ấy được ban xuống”
Cuối thánh lễ, có nghi thức 6 em bé nam nữ thuộc 3 nước Phi luật tân, Ấn độ và Peru đến dâng hoa cho Chúa Hài Đồng, và ĐTC cũng dừng lại kính viếng trước tượng Chúa.
Top Stories
In Ho Chi Minh City children sing Christmas carols, say prayers for justice and peace
Asia-News
02:19 25/12/2008
Children from a local parish take to the streets every evening, surrounded by people. A survey weighs the importance the family and the environment have on young people’s upbringing. For the bishop of Vinh Long “power seems to prevail over justice and one’s conscience,” exerting its negative influence.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Every evening during the Christmas break hundreds of children aged 8 to 12 from Ho Chi Minh City’s Binh An Thuong parish walk down Pham The Hien Street, singing Christmas carols and praying for peace, justice and truth in Vietnam, surrounded by large crowds, mostly Buddhists or ancestor worshippers.
In the Ho Chi Minh City parents are faced today with the challenge of their children’s moral upbringing. Mr Le, a high school teacher, told AsiaNews that a survey on parents’ education and the environment’s effect on children in the city, showed that 26 per cent of respondents live in peaceful areas compared to 21.7 per cent who reside in noisy quarrel-prone areas; at the same time, 32.6 per cent said that adults take care of their children compared to 19.6 who said they did not. The sample included some 150 participants. A child’s environment is thus crucial for his or her upbringing.
About 52.2 per cent of parents believe that if children are raised in a good environment, they will grow up well. If not children will end up picking up the bad habits of adults and the wider environment, habits like lying, unfairness, cheating (on exams or forged degrees, for example), etc.
“We are concerned about the moral education of our children and the impact of their environment, said Ms Hang, who took part in a parenthood counselling class offered by the Archdiocese of Saigon. “Caring for our children is only one aspect of reality. There are also bad influences like bad friends, unfairness in life and lies that shape children’s developmental process,” she said.
“Perhaps I am but a ‘voice in the desert’ (Mt, 3:3), ‘tieng keu trong sa mac’ in Vietnamese, said Mgr Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long as he, too, contemplated the apparent loss of meaning in today’s life.
“Today power seems to prevail over justice and one’s conscience, especially at a time when materialism overwhelms morality, charity and justice,” he said. “Still I must raise my voice so that future generations will not condemn us as those who had eyes but could not see, had ears but did not hear and had a mouth but dared not to speak.”
Around the world everyone is beginning to celebrate Christmas but many in Vietnam are experiencing anxiety, feeling threatened and enduring discrimination in their environment.
Let us pray fir instance for the sisters, priests and parishioners of Thai Ha as well as the parents and children of the Church of Vietnam.
Let us pray for the Sisters of the Congregation of Saint Paul who had their house torn down by the authorities in Vinh Long to give way to a hotel, thrown out even though they worked, prayed and provided social and pastoral assistance to orphans.
The authorities have failed to understand the sisters and have instead condemned them, claiming that “for 31 years they have educated unlucky children to be a counterrevolutionary force opposed to the Revolution and the country’s freedom.”
Yet it is not so. Vietnamese Catholics have worked and contributed to the overall development of children and teenagers as well as of the country as a whole.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Every evening during the Christmas break hundreds of children aged 8 to 12 from Ho Chi Minh City’s Binh An Thuong parish walk down Pham The Hien Street, singing Christmas carols and praying for peace, justice and truth in Vietnam, surrounded by large crowds, mostly Buddhists or ancestor worshippers.
In the Ho Chi Minh City parents are faced today with the challenge of their children’s moral upbringing. Mr Le, a high school teacher, told AsiaNews that a survey on parents’ education and the environment’s effect on children in the city, showed that 26 per cent of respondents live in peaceful areas compared to 21.7 per cent who reside in noisy quarrel-prone areas; at the same time, 32.6 per cent said that adults take care of their children compared to 19.6 who said they did not. The sample included some 150 participants. A child’s environment is thus crucial for his or her upbringing.
About 52.2 per cent of parents believe that if children are raised in a good environment, they will grow up well. If not children will end up picking up the bad habits of adults and the wider environment, habits like lying, unfairness, cheating (on exams or forged degrees, for example), etc.
“We are concerned about the moral education of our children and the impact of their environment, said Ms Hang, who took part in a parenthood counselling class offered by the Archdiocese of Saigon. “Caring for our children is only one aspect of reality. There are also bad influences like bad friends, unfairness in life and lies that shape children’s developmental process,” she said.
“Perhaps I am but a ‘voice in the desert’ (Mt, 3:3), ‘tieng keu trong sa mac’ in Vietnamese, said Mgr Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long as he, too, contemplated the apparent loss of meaning in today’s life.
“Today power seems to prevail over justice and one’s conscience, especially at a time when materialism overwhelms morality, charity and justice,” he said. “Still I must raise my voice so that future generations will not condemn us as those who had eyes but could not see, had ears but did not hear and had a mouth but dared not to speak.”
Around the world everyone is beginning to celebrate Christmas but many in Vietnam are experiencing anxiety, feeling threatened and enduring discrimination in their environment.
Let us pray fir instance for the sisters, priests and parishioners of Thai Ha as well as the parents and children of the Church of Vietnam.
Let us pray for the Sisters of the Congregation of Saint Paul who had their house torn down by the authorities in Vinh Long to give way to a hotel, thrown out even though they worked, prayed and provided social and pastoral assistance to orphans.
The authorities have failed to understand the sisters and have instead condemned them, claiming that “for 31 years they have educated unlucky children to be a counterrevolutionary force opposed to the Revolution and the country’s freedom.”
Yet it is not so. Vietnamese Catholics have worked and contributed to the overall development of children and teenagers as well as of the country as a whole.
Canti natalizi e preghiere per la giustizia e la pace dei bambini di Ho Chi Minh City
Asia-News
02:20 25/12/2008
Ogni sera i piccoli di una parrocchie percorrono le vie, circondati dalla folla. Uno studio sul peso che famiglia e ambiente hanno nella formazione dei giovani. L’influenza negativa di una società ove “la voce del potere sembra prevalere su quella della giustizia e della coscienza”, come ha scritto il vescovo di Vinh Long.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Ogni sera, nel tempo di Natale, centinaia di bambini tra gli 8 ed i 12 anni della parrocchia di Binh An Thuong, a Ho Chi Minh City, percorrono la Pham The Hien Street cantando melodie natalizie e pregando per la pace, la giustizia e la verità in Vietnam. Intorno a loro tanta gente, per lo più buddisti e animisti.
Di questi tempi, a Ho Chi Minh City i genitori affrontano il problema della educazione morale dei figli. Citando uno studio su “genitori ed effetti del’ambiente sui bambini in città”, Le, un insegnante delle superiori, dice ad AsiaNews che “su 150 intervistati, il 26% dice che le loro famiglie vivono in zone pacifiche, il 21,7% che sono in zone chiassose e litigiose; il 32,6% degli adulti si cura dei figli, il 19,6% che non se ne occupa. Così è l’ambiente di vita che ha molto peso nell’educazione dei bambini. L’opinione del 52,2% dei genitori è che se crescono in un ambiente buono, avranno migliore educazione. In caso contrario, i bambini sono colpiti dalle cattive abitudini degli adulti e dell’ambiente, come dire bugie, non comportarsi secondo giustizia, imbrogliare agli esami, usare titoli falsi, eccetera”.
“Abbiamo avuto – dice Hang, che è una consulente per genitori nell’arcidiocesi di Saigon - molte preoccupazioni per l’educazione morale dei nostri bambini nell’‘ambiente’. La nostra cura per i nostri bambini è solo un aspetto della realtà, le altre sono l’influenza delle cattive amicizie, i mali sociali, i cattivi esempi degli adulti, l’ingiustizia nella vita e le menzogne, che influiscono sul processo di sviluppo dei bambini”.
Questo, nel Vietnam di oggi, sembra non avere senso, se il vescovo di Vinh Long, mons. Nguyen Van Tan, dice “forse la mia voce oggi è solo 'tieng keu trong sa mac’ (‘una voce che grida nel deserto’, Mt 3:3), quando la voce del potere sembra prevalere su quella della giustizia e della coscienza, specialmente in un tempo nel quale le cose materiali rendono superate la moralità, la carità e la giustizia. Comunque, io debbo alzare la mia voce, così che le generazioni future non ci condannino come coloro che hanno occhi, ma non vedono, orecchie, ma non ascoltano, bocca, ma non osano parlare”.
Intanto, il tempo di Natale sta arrivando in tutto il mondo e per tutti, ma ci sono ancora molti, in Vietnam, che vivono tra ansie, minacce e discriminazioni dell’“ambiente”. Preghiamo per le sorelle, i preti i parrocchiani di Thai Ha, i genitori e i bambini della Chiesa vietnamita. Preghiamo per la casa delle sorelle della Congregazione di San Paolo, demolita dalle autorità di Vinh Long, che vogliono costruire un albergo. Le hanno cacciate, malgrado le suore lavorassero, pregassero e svolgessero attività sociale e pastorale a favore dei bambini orfani. Le autorità non hanno capito ed hanno giudicato male il lavoro delle suore, affermando che “per 31 anni hanno educato una generazione di giovani sfortunati ad essere una forza antirivoluzionaria da opporre alla rivoluzione per la liberazione del Paese”. Ma non è così. I cattolici vietnamiti lavorano e contribuiscono al pieno sviluppo umano dei bambini e dei giovani e per il Paese.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Ogni sera, nel tempo di Natale, centinaia di bambini tra gli 8 ed i 12 anni della parrocchia di Binh An Thuong, a Ho Chi Minh City, percorrono la Pham The Hien Street cantando melodie natalizie e pregando per la pace, la giustizia e la verità in Vietnam. Intorno a loro tanta gente, per lo più buddisti e animisti.
Di questi tempi, a Ho Chi Minh City i genitori affrontano il problema della educazione morale dei figli. Citando uno studio su “genitori ed effetti del’ambiente sui bambini in città”, Le, un insegnante delle superiori, dice ad AsiaNews che “su 150 intervistati, il 26% dice che le loro famiglie vivono in zone pacifiche, il 21,7% che sono in zone chiassose e litigiose; il 32,6% degli adulti si cura dei figli, il 19,6% che non se ne occupa. Così è l’ambiente di vita che ha molto peso nell’educazione dei bambini. L’opinione del 52,2% dei genitori è che se crescono in un ambiente buono, avranno migliore educazione. In caso contrario, i bambini sono colpiti dalle cattive abitudini degli adulti e dell’ambiente, come dire bugie, non comportarsi secondo giustizia, imbrogliare agli esami, usare titoli falsi, eccetera”.
“Abbiamo avuto – dice Hang, che è una consulente per genitori nell’arcidiocesi di Saigon - molte preoccupazioni per l’educazione morale dei nostri bambini nell’‘ambiente’. La nostra cura per i nostri bambini è solo un aspetto della realtà, le altre sono l’influenza delle cattive amicizie, i mali sociali, i cattivi esempi degli adulti, l’ingiustizia nella vita e le menzogne, che influiscono sul processo di sviluppo dei bambini”.
Questo, nel Vietnam di oggi, sembra non avere senso, se il vescovo di Vinh Long, mons. Nguyen Van Tan, dice “forse la mia voce oggi è solo 'tieng keu trong sa mac’ (‘una voce che grida nel deserto’, Mt 3:3), quando la voce del potere sembra prevalere su quella della giustizia e della coscienza, specialmente in un tempo nel quale le cose materiali rendono superate la moralità, la carità e la giustizia. Comunque, io debbo alzare la mia voce, così che le generazioni future non ci condannino come coloro che hanno occhi, ma non vedono, orecchie, ma non ascoltano, bocca, ma non osano parlare”.
Intanto, il tempo di Natale sta arrivando in tutto il mondo e per tutti, ma ci sono ancora molti, in Vietnam, che vivono tra ansie, minacce e discriminazioni dell’“ambiente”. Preghiamo per le sorelle, i preti i parrocchiani di Thai Ha, i genitori e i bambini della Chiesa vietnamita. Preghiamo per la casa delle sorelle della Congregazione di San Paolo, demolita dalle autorità di Vinh Long, che vogliono costruire un albergo. Le hanno cacciate, malgrado le suore lavorassero, pregassero e svolgessero attività sociale e pastorale a favore dei bambini orfani. Le autorità non hanno capito ed hanno giudicato male il lavoro delle suore, affermando che “per 31 anni hanno educato una generazione di giovani sfortunati ad essere una forza antirivoluzionaria da opporre alla rivoluzione per la liberazione del Paese”. Ma non è così. I cattolici vietnamiti lavorano e contribuiscono al pieno sviluppo umano dei bambini e dei giovani e per il Paese.
Pope's Midnight Mass Homily
+ Pope Benedict XVI
04:31 25/12/2008
Dear Brothers and Sisters,
"Who is like the Lord our God, who is seated on high, who looks far down upon the heavens and the earth?" This is what Israel sings in one of the Psalms (113 (112), 5ff.), praising God's grandeur as well as his loving closeness to humanity. God dwells on high, yet he stoops down to us God is infinitely great, and far, far above us. This is our first experience of him. The distance seems infinite. The Creator of the universe, the one who guides all things, is very far from us: or so he seems at the beginning. But then comes the surprising realization: The One who has no equal, who "is seated on high," looks down upon us. He stoops down. He sees us, and he sees me. God's looking down is much more than simply seeing from above. God's looking is active. The fact that he sees me, that he looks at me, transforms me and the world around me. The Psalm tells us this in the following verse: "He raises the poor from the dust" In looking down, he raises me up, he takes me gently by the hand and helps me to rise from depths towards the heights. "God stoops down." This is a prophetic word. That night in Bethlehem, it took on a completely new meaning. God's stooping down became real in a way previously inconceivable. He stoops down he himself comes down as a child to the lowly stable, the symbol of all humanity's neediness and forsakenness. God truly comes down. He becomes a child and puts himself in the state of complete dependence typical of a newborn child. The Creator who holds all things in his hands, on whom we all depend, makes himself small and in need of human love. God is in the stable. In the Old Testament the Temple was considered almost as God's footstool; the sacred ark was the place in which he was mysteriously present in the midst of men and women. Above the temple, hidden, stood the cloud of God's glory. Now it stands above the stable. God is in the cloud of the poverty of a homeless child: an impenetrable cloud, and yet a cloud of glory! How, indeed, could his love for humanity, his solicitude for us, have appeared greater and more pure? The cloud of hiddenness, the cloud of the poverty of a child totally in need of love, is at the same time the cloud of glory. For nothing can be more sublime, nothing greater than the love which thus stoops down, descends, becomes dependent. The glory of the true God becomes visible when the eyes of our hearts are opened before the stable of Bethlehem.
Saint Luke's account of the Christmas story, which we have just heard in the Gospel, tells us that God first raised the veil of his hiddenness to people of very lowly status, people who were looked down upon by society at large to shepherds looking after their flocks in the fields around Bethlehem. Luke tells us that they were "keeping watch." This phrase reminds us of a central theme of Jesus's message, which insistently bids us to keep watch, even to the Agony in the Garden the command to stay awake, to recognize the Lord's coming, and to be prepared.
Here too the expression seems to imply more than simply being physically awake during the night hour. The shepherds were truly "watchful" people, with a lively sense of God and of his closeness. They were waiting for God, and were not resigned to his apparent remoteness from their everyday lives. To a watchful heart, the news of great joy can be proclaimed: for you this night the Saviour is born. Only a watchful heart is able to believe the message. Only a watchful heart can instil the courage to set out to find God in the form of a baby in a stable. Let us ask the Lord to help us, too, to become a "watchful" people.
Saint Luke tells us, moreover, that the shepherds themselves were "surrounded" by the glory of God, by the cloud of light. They found themselves caught up in the glory that shone around them. Enveloped by the holy cloud, they heard the angels' song of praise: "Glory to God in the highest heavens and peace on earth to people of his good will." And who are these people of his good will if not the poor, the watchful, the expectant, those who hope in God's goodness and seek him, looking to him from afar?
The Fathers of the Church offer a remarkable commentary on the song that the angels sang to greet the Redeemer. Until that moment the Fathers say the angels had known God in the grandeur of the universe, in the reason and the beauty of the cosmos that come from him and are a reflection of him. They had heard, so to speak, creation's silent song of praise and had transformed it into celestial music. But now something new had happened, something that astounded them. The One of whom the universe speaks, the God who sustains all things and bears them in his hands he himself had entered into human history, he had become someone who acts and suffers within history. From the joyful amazement that this unimaginable event called forth, from God's new and further way of making himself known say the Fathers a new song was born, one verse of which the Christmas Gospel has preserved for us: "Glory to God in the highest heavens and peace to his people on earth." We might say that, following the structure of Hebrew poetry, the two halves of this double verse say essentially the same thing, but from a different perspective. God's glory is in the highest heavens, but his high state is now found in the stable what was lowly has now become sublime. God's glory is on the earth, it is the glory of humility and love. And even more: the glory of God is peace. Wherever he is, there is peace. He is present wherever human beings do not attempt, apart from him, and even violently, to turn earth into heaven. He is with those of watchful hearts; with the humble and those who meet him at the level of his own "height," the height of humility and love. To these people he gives his peace, so that through them, peace can enter this world.
The medieval theologian William of Saint Thierry once said that God from the time of Adam saw that his grandeur provoked resistance in man, that we felt limited in our own being and threatened in our freedom. Therefore God chose a new way. He became a child. He made himself dependent and weak, in need of our love. Now this God who has become a child says to us you can no longer fear me, you can only love me.
With these thoughts, we draw near this night to the child of Bethlehem to the God who for our sake chose to become a child. In every child we see something of the Child of Bethlehem. Every child asks for our love. This night, then, let us think especially of those children who are denied the love of their parents. Let us think of those street children who do not have the blessing of a family home, of those children who are brutally exploited as soldiers and made instruments of violence, instead of messengers of reconciliation and peace. Let us think of those children who are victims of the industry of pornography and every other appalling form of abuse, and thus are traumatized in the depths of their soul. The Child of Bethlehem summons us once again to do everything in our power to put an end to the suffering of these children; to do everything possible to make the light of Bethlehem touch the heart of every man and woman.
Only through the conversion of hearts, only through a change in the depths of our hearts can the cause of all this evil be overcome, only thus can the power of the evil one be defeated. Only if people change will the world change; and in order to change, people need the light that comes from God, the light which so unexpectedly entered into our night.
And speaking of the Child of Bethlehem, let us think also of the place named Bethlehem, of the land in which Jesus lived, and which he loved so deeply. And let us pray that peace will be established there, that hatred and violence will cease. Let us pray for mutual understanding, that hearts will be opened, so that borders can be opened. Let us pray that peace will descend there, the peace of which the angels sang that night.
In Psalm 96 (95), Israel, and the Church, praises God's grandeur manifested in creation. All creatures are called to join in this song of praise, and so the Psalm also contains the invitation: "Let all the trees of the wood sing for joy before the Lord, for he comes" (v. 12ff.). The Church reads this Psalm as a prophecy and also as a task. The coming of God to Bethlehem took place in silence. Only the shepherds keeping watch were, for a moment, surrounded by the light-filled radiance of his presence and could listen to something of that new song, born of the wonder and joy of the angels at God's coming. This silent coming of God's glory continues throughout the centuries. Wherever there is faith, wherever his word is proclaimed and heard, there God gathers people together and gives himself to them in his Body; he makes them his Body. God "comes." And in this way our hearts are awakened. The new song of the angels becomes the song of all those who, throughout the centuries, sing ever anew of God's coming as a child and rejoice deep in their hearts. And the trees of the wood go out to him and exult. The tree in Saint Peter's Square speaks of him, it wants to reflect his splendour and to say: Yes, he has come, and the trees of the wood acclaim him. The trees in the cities and in our homes should be something more than a festive custom: they point to the One who is the reason for our joy the God who for our sake became a child. In the end, this song of praise, at the deepest level, speaks of him who is the very tree of new-found life. Through faith in him we receive life. In the Sacrament of the Eucharist he gives himself to us he gives us a life that reaches into eternity. At this hour we join in creation's song of praise, and our praise is at the same time a prayer: Yes, Lord, help us to see something of the splendour of your glory. And grant peace on earth. Make us men and women of your peace. Amen.
"Who is like the Lord our God, who is seated on high, who looks far down upon the heavens and the earth?" This is what Israel sings in one of the Psalms (113 (112), 5ff.), praising God's grandeur as well as his loving closeness to humanity. God dwells on high, yet he stoops down to us God is infinitely great, and far, far above us. This is our first experience of him. The distance seems infinite. The Creator of the universe, the one who guides all things, is very far from us: or so he seems at the beginning. But then comes the surprising realization: The One who has no equal, who "is seated on high," looks down upon us. He stoops down. He sees us, and he sees me. God's looking down is much more than simply seeing from above. God's looking is active. The fact that he sees me, that he looks at me, transforms me and the world around me. The Psalm tells us this in the following verse: "He raises the poor from the dust" In looking down, he raises me up, he takes me gently by the hand and helps me to rise from depths towards the heights. "God stoops down." This is a prophetic word. That night in Bethlehem, it took on a completely new meaning. God's stooping down became real in a way previously inconceivable. He stoops down he himself comes down as a child to the lowly stable, the symbol of all humanity's neediness and forsakenness. God truly comes down. He becomes a child and puts himself in the state of complete dependence typical of a newborn child. The Creator who holds all things in his hands, on whom we all depend, makes himself small and in need of human love. God is in the stable. In the Old Testament the Temple was considered almost as God's footstool; the sacred ark was the place in which he was mysteriously present in the midst of men and women. Above the temple, hidden, stood the cloud of God's glory. Now it stands above the stable. God is in the cloud of the poverty of a homeless child: an impenetrable cloud, and yet a cloud of glory! How, indeed, could his love for humanity, his solicitude for us, have appeared greater and more pure? The cloud of hiddenness, the cloud of the poverty of a child totally in need of love, is at the same time the cloud of glory. For nothing can be more sublime, nothing greater than the love which thus stoops down, descends, becomes dependent. The glory of the true God becomes visible when the eyes of our hearts are opened before the stable of Bethlehem.
Saint Luke's account of the Christmas story, which we have just heard in the Gospel, tells us that God first raised the veil of his hiddenness to people of very lowly status, people who were looked down upon by society at large to shepherds looking after their flocks in the fields around Bethlehem. Luke tells us that they were "keeping watch." This phrase reminds us of a central theme of Jesus's message, which insistently bids us to keep watch, even to the Agony in the Garden the command to stay awake, to recognize the Lord's coming, and to be prepared.
Here too the expression seems to imply more than simply being physically awake during the night hour. The shepherds were truly "watchful" people, with a lively sense of God and of his closeness. They were waiting for God, and were not resigned to his apparent remoteness from their everyday lives. To a watchful heart, the news of great joy can be proclaimed: for you this night the Saviour is born. Only a watchful heart is able to believe the message. Only a watchful heart can instil the courage to set out to find God in the form of a baby in a stable. Let us ask the Lord to help us, too, to become a "watchful" people.
Saint Luke tells us, moreover, that the shepherds themselves were "surrounded" by the glory of God, by the cloud of light. They found themselves caught up in the glory that shone around them. Enveloped by the holy cloud, they heard the angels' song of praise: "Glory to God in the highest heavens and peace on earth to people of his good will." And who are these people of his good will if not the poor, the watchful, the expectant, those who hope in God's goodness and seek him, looking to him from afar?
The Fathers of the Church offer a remarkable commentary on the song that the angels sang to greet the Redeemer. Until that moment the Fathers say the angels had known God in the grandeur of the universe, in the reason and the beauty of the cosmos that come from him and are a reflection of him. They had heard, so to speak, creation's silent song of praise and had transformed it into celestial music. But now something new had happened, something that astounded them. The One of whom the universe speaks, the God who sustains all things and bears them in his hands he himself had entered into human history, he had become someone who acts and suffers within history. From the joyful amazement that this unimaginable event called forth, from God's new and further way of making himself known say the Fathers a new song was born, one verse of which the Christmas Gospel has preserved for us: "Glory to God in the highest heavens and peace to his people on earth." We might say that, following the structure of Hebrew poetry, the two halves of this double verse say essentially the same thing, but from a different perspective. God's glory is in the highest heavens, but his high state is now found in the stable what was lowly has now become sublime. God's glory is on the earth, it is the glory of humility and love. And even more: the glory of God is peace. Wherever he is, there is peace. He is present wherever human beings do not attempt, apart from him, and even violently, to turn earth into heaven. He is with those of watchful hearts; with the humble and those who meet him at the level of his own "height," the height of humility and love. To these people he gives his peace, so that through them, peace can enter this world.
The medieval theologian William of Saint Thierry once said that God from the time of Adam saw that his grandeur provoked resistance in man, that we felt limited in our own being and threatened in our freedom. Therefore God chose a new way. He became a child. He made himself dependent and weak, in need of our love. Now this God who has become a child says to us you can no longer fear me, you can only love me.
With these thoughts, we draw near this night to the child of Bethlehem to the God who for our sake chose to become a child. In every child we see something of the Child of Bethlehem. Every child asks for our love. This night, then, let us think especially of those children who are denied the love of their parents. Let us think of those street children who do not have the blessing of a family home, of those children who are brutally exploited as soldiers and made instruments of violence, instead of messengers of reconciliation and peace. Let us think of those children who are victims of the industry of pornography and every other appalling form of abuse, and thus are traumatized in the depths of their soul. The Child of Bethlehem summons us once again to do everything in our power to put an end to the suffering of these children; to do everything possible to make the light of Bethlehem touch the heart of every man and woman.
Only through the conversion of hearts, only through a change in the depths of our hearts can the cause of all this evil be overcome, only thus can the power of the evil one be defeated. Only if people change will the world change; and in order to change, people need the light that comes from God, the light which so unexpectedly entered into our night.
And speaking of the Child of Bethlehem, let us think also of the place named Bethlehem, of the land in which Jesus lived, and which he loved so deeply. And let us pray that peace will be established there, that hatred and violence will cease. Let us pray for mutual understanding, that hearts will be opened, so that borders can be opened. Let us pray that peace will descend there, the peace of which the angels sang that night.
In Psalm 96 (95), Israel, and the Church, praises God's grandeur manifested in creation. All creatures are called to join in this song of praise, and so the Psalm also contains the invitation: "Let all the trees of the wood sing for joy before the Lord, for he comes" (v. 12ff.). The Church reads this Psalm as a prophecy and also as a task. The coming of God to Bethlehem took place in silence. Only the shepherds keeping watch were, for a moment, surrounded by the light-filled radiance of his presence and could listen to something of that new song, born of the wonder and joy of the angels at God's coming. This silent coming of God's glory continues throughout the centuries. Wherever there is faith, wherever his word is proclaimed and heard, there God gathers people together and gives himself to them in his Body; he makes them his Body. God "comes." And in this way our hearts are awakened. The new song of the angels becomes the song of all those who, throughout the centuries, sing ever anew of God's coming as a child and rejoice deep in their hearts. And the trees of the wood go out to him and exult. The tree in Saint Peter's Square speaks of him, it wants to reflect his splendour and to say: Yes, he has come, and the trees of the wood acclaim him. The trees in the cities and in our homes should be something more than a festive custom: they point to the One who is the reason for our joy the God who for our sake became a child. In the end, this song of praise, at the deepest level, speaks of him who is the very tree of new-found life. Through faith in him we receive life. In the Sacrament of the Eucharist he gives himself to us he gives us a life that reaches into eternity. At this hour we join in creation's song of praise, and our praise is at the same time a prayer: Yes, Lord, help us to see something of the splendour of your glory. And grant peace on earth. Make us men and women of your peace. Amen.
Urbi et Orbi Message
+ Pope Benedict XVI
14:46 25/12/2008
"The grace of God our Saviour has appeared to all" (Tit 2:11, Vulg.)
Dear brothers and sisters, in the words of the Apostle Paul, I once more joyfully proclaim Christ’s Birth. Today "the grace of God our Saviour" has truly "appeared to all"!
It appeared! This is what the Church celebrates today. The grace of God, rich in goodness and love, is no longer hidden. It "appeared", it was manifested in the flesh, it showed its face. Where? In Bethlehem. When? Under Caesar Augustus, during the first census, which the Evangelist Luke also mentions. And who is the One who reveals it? A newborn Child, the Son of the Virgin Mary. In him the grace of God our Saviour has appeared. And so that Child is called Jehoshua, Jesus, which means: "God saves".
The grace of God has appeared. That is why Christmas is a feast of light. Not like the full daylight which illumines everything, but a glimmer beginning in the night and spreading out from a precise point in the universe: from the stable of Bethlehem, where the divine Child was born. Indeed, he is the light itself, which begins to radiate, as portrayed in so many paintings of the Nativity. He is the light whose appearance breaks through the gloom, dispels the darkness and enables us to understand the meaning and the value of our own lives and of all history. Every Christmas crib is a simple yet eloquent invitation to open our hearts and minds to the mystery of life. It is an encounter with the immortal Life which became mortal in the mystic scene of the Nativity: a scene which we can admire here too, in this Square, as in countless churches and chapels throughout the world, and in every house where the name of Jesus is adored.
The grace of God has appeared to all. Jesus – the face of the "God who saves", did not show himself only for a certain few, but for everyone. Although it is true that in the simple and lowly dwelling of Bethlehem few persons encountered him, still he came for all: Jews and Gentiles, rich and poor, those near and those far away, believers and non-believers… for everyone. Supernatural grace, by God’s will, is meant for every creature. Yet each human person needs to accept that grace, to utter his or her own "yes", like Mary, so that his or her heart can be illumined by a ray of that divine light. It was Mary and Joseph, who that night welcomed the incarnate Word, awaiting it with love, along with the shepherds who kept watch over their flocks (cf. Lk 2:1-20). A small community, in other words, which made haste to adore the Child Jesus; a tiny community which represents the Church and all people of good will. Today too those who await him, who seek him in their lives, encounter the God who out of love became our brother – all those who turn their hearts to him, who yearn to see his face and to contribute to the coming of his Kingdom. Jesus himself would say this in his preaching: these are the poor in spirit; those who mourn, the meek, those who thirst for justice; the merciful, the pure of heart, the peacemakers, and those persecuted for righteousness’ sake (cf. Mt 5:3-10). They are the ones who see in Jesus the face of God and then set out again, like the shepherds of Bethlehem, renewed in heart by the joy of his love.
Brothers and sisters, all you who are listening to my words: this proclamation of hope – the heart of the Christmas message - is meant for all men and women. Jesus was born for everyone, and just as Mary, in Bethlehem, offered him to the shepherds, so on this day the Church presents him to all humanity, so that each person and every human situation may come to know the power of God’s saving grace, which alone can transform evil into good, which alone can change human hearts, making them oases of peace.
May the many people who continue to dwell in darkness and the shadow of death (cf. Lk 1:79) come to know the power of God’s saving grace! May the divine Light of Bethlehem radiate throughout the Holy Land, where the horizon seems once again bleak for Israelis and Palestinians. May it spread throughout Lebanon, Iraq and the whole Middle East. May it bring forth rich fruit from the efforts of all those who, rather than resigning themselves to the twisted logic of conflict and violence, prefer instead the path of dialogue and negotiation as the means of resolving tensions within each country and finding just and lasting solutions to the conflicts troubling the region. This light, which brings transformation and renewal, is besought by the people of Zimbabwe, in Africa, trapped for all too long in a political and social crisis which, sadly, keeps worsening, as well as the men and women of the Democratic Republic of Congo, especially in the war-torn region of Kivu, Darfur, in Sudan, and Somalia, whose interminable sufferings are the tragic consequence of the lack of stability and peace. This light is awaited especially by the children living in those countries, and the children of all countries experiencing troubles, so that their future can once more be filled with hope.
Wherever the dignity and rights of the human person are trampled upon; wherever the selfishness of individuals and groups prevails over the common good; wherever fratricidal hatred and the exploitation of man by man risk being taken for granted; wherever internecine conflicts divide ethnic and social groups and disrupt peaceful coexistence; wherever terrorism continues to strike; wherever the basics needed for survival are lacking; wherever an increasingly uncertain future is regarded with apprehension, even in affluent nations: in each of these places may the Light of Christmas shine forth and encourage all people to do their part in a spirit of authentic solidarity. If people look only to their own interests, our world will certainly fall apart.
Dear brothers and sisters, today, "the grace of God our Saviour has appeared" (cf. Tit 2:11) in this world of ours, with all its potential and its frailty, its advances and crises, its hopes and travails. Today, there shines forth the light of Jesus Christ, the Son of the Most High and the son of the Virgin Mary: "God from God, light from light, true God from true God. For us men, and for our salvation, he came down from heaven". Let us adore him, this very day, in every corner of the world, wrapped in swaddling clothes and laid in a lowly manger. Let us adore him in silence, while he, still a mere infant, seems to comfort us by saying: Do not be afraid, "I am God, and there is no other" (Is 45:22). Come to me, men and women, peoples and nations, come to me. Do not be afraid: I have come to bring you the love of the Father, and to show you the way of peace.
Let us go, then, brothers and sisters! Let us make haste, like the shepherds on that Bethlehem night. God has come to meet us; he has shown us his face, full of grace and mercy! May his coming to us not be in vain! Let us seek Jesus, let us be drawn to his light which dispels sadness and fear from every human heart. Let us draw near to him with confidence, and bow down in humility to adore him. Merry Christmas to all!
Dear brothers and sisters, in the words of the Apostle Paul, I once more joyfully proclaim Christ’s Birth. Today "the grace of God our Saviour" has truly "appeared to all"!
It appeared! This is what the Church celebrates today. The grace of God, rich in goodness and love, is no longer hidden. It "appeared", it was manifested in the flesh, it showed its face. Where? In Bethlehem. When? Under Caesar Augustus, during the first census, which the Evangelist Luke also mentions. And who is the One who reveals it? A newborn Child, the Son of the Virgin Mary. In him the grace of God our Saviour has appeared. And so that Child is called Jehoshua, Jesus, which means: "God saves".
The grace of God has appeared. That is why Christmas is a feast of light. Not like the full daylight which illumines everything, but a glimmer beginning in the night and spreading out from a precise point in the universe: from the stable of Bethlehem, where the divine Child was born. Indeed, he is the light itself, which begins to radiate, as portrayed in so many paintings of the Nativity. He is the light whose appearance breaks through the gloom, dispels the darkness and enables us to understand the meaning and the value of our own lives and of all history. Every Christmas crib is a simple yet eloquent invitation to open our hearts and minds to the mystery of life. It is an encounter with the immortal Life which became mortal in the mystic scene of the Nativity: a scene which we can admire here too, in this Square, as in countless churches and chapels throughout the world, and in every house where the name of Jesus is adored.
The grace of God has appeared to all. Jesus – the face of the "God who saves", did not show himself only for a certain few, but for everyone. Although it is true that in the simple and lowly dwelling of Bethlehem few persons encountered him, still he came for all: Jews and Gentiles, rich and poor, those near and those far away, believers and non-believers… for everyone. Supernatural grace, by God’s will, is meant for every creature. Yet each human person needs to accept that grace, to utter his or her own "yes", like Mary, so that his or her heart can be illumined by a ray of that divine light. It was Mary and Joseph, who that night welcomed the incarnate Word, awaiting it with love, along with the shepherds who kept watch over their flocks (cf. Lk 2:1-20). A small community, in other words, which made haste to adore the Child Jesus; a tiny community which represents the Church and all people of good will. Today too those who await him, who seek him in their lives, encounter the God who out of love became our brother – all those who turn their hearts to him, who yearn to see his face and to contribute to the coming of his Kingdom. Jesus himself would say this in his preaching: these are the poor in spirit; those who mourn, the meek, those who thirst for justice; the merciful, the pure of heart, the peacemakers, and those persecuted for righteousness’ sake (cf. Mt 5:3-10). They are the ones who see in Jesus the face of God and then set out again, like the shepherds of Bethlehem, renewed in heart by the joy of his love.
Brothers and sisters, all you who are listening to my words: this proclamation of hope – the heart of the Christmas message - is meant for all men and women. Jesus was born for everyone, and just as Mary, in Bethlehem, offered him to the shepherds, so on this day the Church presents him to all humanity, so that each person and every human situation may come to know the power of God’s saving grace, which alone can transform evil into good, which alone can change human hearts, making them oases of peace.
May the many people who continue to dwell in darkness and the shadow of death (cf. Lk 1:79) come to know the power of God’s saving grace! May the divine Light of Bethlehem radiate throughout the Holy Land, where the horizon seems once again bleak for Israelis and Palestinians. May it spread throughout Lebanon, Iraq and the whole Middle East. May it bring forth rich fruit from the efforts of all those who, rather than resigning themselves to the twisted logic of conflict and violence, prefer instead the path of dialogue and negotiation as the means of resolving tensions within each country and finding just and lasting solutions to the conflicts troubling the region. This light, which brings transformation and renewal, is besought by the people of Zimbabwe, in Africa, trapped for all too long in a political and social crisis which, sadly, keeps worsening, as well as the men and women of the Democratic Republic of Congo, especially in the war-torn region of Kivu, Darfur, in Sudan, and Somalia, whose interminable sufferings are the tragic consequence of the lack of stability and peace. This light is awaited especially by the children living in those countries, and the children of all countries experiencing troubles, so that their future can once more be filled with hope.
Wherever the dignity and rights of the human person are trampled upon; wherever the selfishness of individuals and groups prevails over the common good; wherever fratricidal hatred and the exploitation of man by man risk being taken for granted; wherever internecine conflicts divide ethnic and social groups and disrupt peaceful coexistence; wherever terrorism continues to strike; wherever the basics needed for survival are lacking; wherever an increasingly uncertain future is regarded with apprehension, even in affluent nations: in each of these places may the Light of Christmas shine forth and encourage all people to do their part in a spirit of authentic solidarity. If people look only to their own interests, our world will certainly fall apart.
Dear brothers and sisters, today, "the grace of God our Saviour has appeared" (cf. Tit 2:11) in this world of ours, with all its potential and its frailty, its advances and crises, its hopes and travails. Today, there shines forth the light of Jesus Christ, the Son of the Most High and the son of the Virgin Mary: "God from God, light from light, true God from true God. For us men, and for our salvation, he came down from heaven". Let us adore him, this very day, in every corner of the world, wrapped in swaddling clothes and laid in a lowly manger. Let us adore him in silence, while he, still a mere infant, seems to comfort us by saying: Do not be afraid, "I am God, and there is no other" (Is 45:22). Come to me, men and women, peoples and nations, come to me. Do not be afraid: I have come to bring you the love of the Father, and to show you the way of peace.
Let us go, then, brothers and sisters! Let us make haste, like the shepherds on that Bethlehem night. God has come to meet us; he has shown us his face, full of grace and mercy! May his coming to us not be in vain! Let us seek Jesus, let us be drawn to his light which dispels sadness and fear from every human heart. Let us draw near to him with confidence, and bow down in humility to adore him. Merry Christmas to all!
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN TGP Sydney Mừng Đại Lễ Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
01:33 25/12/2008
SYDNEY - Tối thứ Tư 24/12/2008 thời tiết Sydney bổng dưng thay đổi nhiệt độ xuống thấp trời trở nên hơi lạnh, khác hẳn với mọi năm trời nóng bức. Tại công viên Paul Keating Park Bankstown có khoảng trên 6000 người kể cả những người không Công Giáo đến tham dự Đại Lễ Vọng Giáng Sinh do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức.
7 giờ 30 Thắp Sáng Hát Mừng Giáng Sinh do Cha Paul Văn Chi điều hợp cùng với Ca Đoàn KiTô Vua Lakemba và các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong vai những Thiên Thần và Mục Đồng cùng hát những bài Thánh Ca Giáng Sinh: Tiếng Hát Thiên Thần, Cao Cung Lên, Đêm Thánh Vô Cùng, Chuông Vang Vang, Hang Bê Lem v..v..và tất cả mọi người cùng thắp sáng ngọn nến trong tay giơ cao hát mừng Chúa Giáng Sinh. chúc mừng Thiên Chúa giáng trần. Hàng ngàn ngọn nến giơ cao hòa trong tiếng hát ngân vang tạo bầu khí linh thiêng và phấn khởi trong đêm Giáng Sinh.
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh. Tất cả mọi người cùng tham dự Thánh lễ Vọng Giáng Sinh với nghi thức rước Chúa Hài Nhi từ cuối công viên lên Hang Đá trên Lễ đài, mọi người cùng với Ca đoàn đồng hát lên bài Trời cao hãy đổ sương xuống và Hang Belem...để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Đoàn rước rất long trọng với Thánh Giá nến cao, Thừa Tác Viên Thánh Thể, Thiếu Nhi Cung Thánh, Thiên Thần, Mục Đồng, Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi, Thánh Cả Giuse và quý Cha với phẩm phục màu Vàng.
Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương hang đá và ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người và Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Mai Văn Thịnh từ Melbourne, Cha Tâm Dòng Ngôi Lời.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Giang Văn Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, và tất cả mọi người.
Ông cũng kêu gọi mọi người nhân dịp mừng Chúa Giáng Sinh, hãy dâng lên Chúa Hài Đồng một món quà Giáng Sinh mà chắc chắn Chúa Hài Đồng sẽ đón nhận, đó là món qùa bác ái từ thiện xin mọi người hãy đóng góp trợ giúp những nạn nhân bị lũ lụt ở Hà Nội vừa qua. Sau đó Cha Tuyên uý Trưởng ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người an lành trong ơn Thiên Chúa. Đặc biệt Cha cám ơn các vị thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney các Hội đoàn, Đoàn thể đã đóng góp xây dựng Cộng Đồng được phát triển và Cha cũng cám ơn các thiện nguyện viên đã âm thầm đóng góp giúp giữ gìn trật tự cho buổi Lễ được hoàn mỹ tốt đẹp trong đêm mừng Chúa Giáng Sinh.Sau đó Thánh lễ kết thúc vào lúc 10pm.
7 giờ 30 Thắp Sáng Hát Mừng Giáng Sinh do Cha Paul Văn Chi điều hợp cùng với Ca Đoàn KiTô Vua Lakemba và các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong vai những Thiên Thần và Mục Đồng cùng hát những bài Thánh Ca Giáng Sinh: Tiếng Hát Thiên Thần, Cao Cung Lên, Đêm Thánh Vô Cùng, Chuông Vang Vang, Hang Bê Lem v..v..và tất cả mọi người cùng thắp sáng ngọn nến trong tay giơ cao hát mừng Chúa Giáng Sinh. chúc mừng Thiên Chúa giáng trần. Hàng ngàn ngọn nến giơ cao hòa trong tiếng hát ngân vang tạo bầu khí linh thiêng và phấn khởi trong đêm Giáng Sinh.
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh. Tất cả mọi người cùng tham dự Thánh lễ Vọng Giáng Sinh với nghi thức rước Chúa Hài Nhi từ cuối công viên lên Hang Đá trên Lễ đài, mọi người cùng với Ca đoàn đồng hát lên bài Trời cao hãy đổ sương xuống và Hang Belem...để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Đoàn rước rất long trọng với Thánh Giá nến cao, Thừa Tác Viên Thánh Thể, Thiếu Nhi Cung Thánh, Thiên Thần, Mục Đồng, Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi, Thánh Cả Giuse và quý Cha với phẩm phục màu Vàng.
Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương hang đá và ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người và Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Mai Văn Thịnh từ Melbourne, Cha Tâm Dòng Ngôi Lời.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Giang Văn Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, và tất cả mọi người.
Ông cũng kêu gọi mọi người nhân dịp mừng Chúa Giáng Sinh, hãy dâng lên Chúa Hài Đồng một món quà Giáng Sinh mà chắc chắn Chúa Hài Đồng sẽ đón nhận, đó là món qùa bác ái từ thiện xin mọi người hãy đóng góp trợ giúp những nạn nhân bị lũ lụt ở Hà Nội vừa qua. Sau đó Cha Tuyên uý Trưởng ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người an lành trong ơn Thiên Chúa. Đặc biệt Cha cám ơn các vị thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney các Hội đoàn, Đoàn thể đã đóng góp xây dựng Cộng Đồng được phát triển và Cha cũng cám ơn các thiện nguyện viên đã âm thầm đóng góp giúp giữ gìn trật tự cho buổi Lễ được hoàn mỹ tốt đẹp trong đêm mừng Chúa Giáng Sinh.Sau đó Thánh lễ kết thúc vào lúc 10pm.
Giáng Sinh nghèo nơi vùng sơn cước
Giuse Trần Ngọc Huấn
07:42 25/12/2008
HÒA BÌNH - Xuyên qua màn sương đêm và bóng tối dày đặc bao phủ khắp núi rừng Hòa Bình, đoàn xe của Đức Tổng Giám Mục Giuse đã đến với một giáo xứ nhỏ bé nghèo nàn với ngôi nhà thờ đang xây dựng dở dang – giáo xứ Gò Mu. Có thể nói, đây là một Lễ Giáng Sinh đặc biệt nhất từ trước đến nay của bà con giáo dân nơi đây bởi có sự hiện diện của chính vị chủ chăn giáo phận – “Đấng nhân danh Chúa mà đến” - ở giữa họ để cùng chia sẻ niềm vui và đón mừng Chúa Giáng Sinh.
Giáo xứ Gò Mu – một địa danh chẳng được mấy người biết đến – bởi nó nằm giữa một vùng rừng núi khô cằn, xa xôi của tỉnh Hòa Bình. Nơi đây chủ yếu là người dân tộc Mường. Tuy chỉ nằm cách Tòa TGM khoảng 70km và rất gần thủ đô nhưng đời sống người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế của họ gắn với những thửa ruộng bạc màu, những ngọn núi phủ đầy giá lạnh… Khi chúng tôi đến đây, cả vùng gần như chìm trong màn đêm dày đặc và thời tiết lạnh giá, thấp thoáng đây đó những ánh đèn điện le lói chập chờn không đủ làm ấm lòng người mà trái lại càng khiến không gian thêm cô tịch, vắng vẻ.
Hiện nay, giáo xứ Gò Mu có khoảng 1.600 giáo dân với 4 giáo họ, nằm rải rác trên một địa bàn khá rộng. Tuy nhiên ở giáo họ nhà xứ Gò Mu giờ chỉ còn 6 giáo dân, lại toàn là người già, giáo dân trước đây cũng khá đông nhưng do hoàn cảnh lâu năm không có có người coi sóc dạy dỗ, không có linh mục thường xuyên đến nên đã dần không còn giữ đạo. Vấn đề tái truyền giáo và rao giảng Tin Mừng cho vùng núi Hòa Bình nói chung và Gò Mu nói riêng là rất cấp bách và quan trọng. Do đó, có thể nói, chuyến viếng thăm của Đức TGM vào dịp thật trọng đại này đã trở nên một niềm động viên, khích lệ to lớn cho giáo dân nơi đây, để cùng với họ Đem Chúa đến cho mọi người.
Cùng đi với Đức Tổng Giám mục đến với Gò Mu còn có đoàn khoảng 20 bạn sinh viên thuộc Hội sinh viên Công giáo của TGP Hà Nội và nhiều giáo dân của các xứ trong nội thành Hà nội. Có thể nói, họ là những người đã đồng hành cùng vị chủ chăn của mình trong một dịp thật đặc biệt để thực thi một nghĩa cử thật cao cả. Hy sinh những vui thú ồn ào nơi phồn hoa đô thị, ra khỏi căn nhà ấp áp, tiện nghi của mình, họ đến với những người nghèo nơi vùng núi hoang sơ để cùng với vị chủ chăn tổng giáo phận chung chia niềm vui, cùng đón Giáng Sinh với họ.
Thánh lễ được cử hành vào 20h00. Ngôi nhà thờ còn dang dở của giáo xứ Gò Mu hôm nay trở nên ấm áp lạ thường, niềm hân hoan trào dâng trong lòng mỗi người. Những tiếng cồng chiêng – một nét văn hóa đặc sắc của vùng núi Hòa Bình – hòa với lời thánh ca vang lên trong đêm Thánh mừng Chúa đến, càng thêm làm bầu không khí thêm trang nghiêm, thiêng thánh và cảm động.
Cuộc gặp gỡ ý nghĩa này đã trở nên dấu chỉ hữu hiệu nhất cho tinh thần hiệp thông và yêu thương trong đêm mừng Chúa đến. Giữa nơi rừng núi lạnh lẽo giờ bừng lên một ánh sáng mới, một niềm hân hoan mới và một tinh thần mới. Xưa kia Hài Nhi Giêsu giáng sinh trong cảnh nghèo nàn tăm tối nơi hang đá bò lừa, hôm nay dân của Ngài cũng đang quây quần bên vị chủ chăn giáo phận nơi một vùng sơn cước để mừng Ngài đến, để chung chia niềm vui và tình yêu Giáng Sinh của Ngài.
Giáo xứ Gò Mu – một địa danh chẳng được mấy người biết đến – bởi nó nằm giữa một vùng rừng núi khô cằn, xa xôi của tỉnh Hòa Bình. Nơi đây chủ yếu là người dân tộc Mường. Tuy chỉ nằm cách Tòa TGM khoảng 70km và rất gần thủ đô nhưng đời sống người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế của họ gắn với những thửa ruộng bạc màu, những ngọn núi phủ đầy giá lạnh… Khi chúng tôi đến đây, cả vùng gần như chìm trong màn đêm dày đặc và thời tiết lạnh giá, thấp thoáng đây đó những ánh đèn điện le lói chập chờn không đủ làm ấm lòng người mà trái lại càng khiến không gian thêm cô tịch, vắng vẻ.
Hiện nay, giáo xứ Gò Mu có khoảng 1.600 giáo dân với 4 giáo họ, nằm rải rác trên một địa bàn khá rộng. Tuy nhiên ở giáo họ nhà xứ Gò Mu giờ chỉ còn 6 giáo dân, lại toàn là người già, giáo dân trước đây cũng khá đông nhưng do hoàn cảnh lâu năm không có có người coi sóc dạy dỗ, không có linh mục thường xuyên đến nên đã dần không còn giữ đạo. Vấn đề tái truyền giáo và rao giảng Tin Mừng cho vùng núi Hòa Bình nói chung và Gò Mu nói riêng là rất cấp bách và quan trọng. Do đó, có thể nói, chuyến viếng thăm của Đức TGM vào dịp thật trọng đại này đã trở nên một niềm động viên, khích lệ to lớn cho giáo dân nơi đây, để cùng với họ Đem Chúa đến cho mọi người.
Cùng đi với Đức Tổng Giám mục đến với Gò Mu còn có đoàn khoảng 20 bạn sinh viên thuộc Hội sinh viên Công giáo của TGP Hà Nội và nhiều giáo dân của các xứ trong nội thành Hà nội. Có thể nói, họ là những người đã đồng hành cùng vị chủ chăn của mình trong một dịp thật đặc biệt để thực thi một nghĩa cử thật cao cả. Hy sinh những vui thú ồn ào nơi phồn hoa đô thị, ra khỏi căn nhà ấp áp, tiện nghi của mình, họ đến với những người nghèo nơi vùng núi hoang sơ để cùng với vị chủ chăn tổng giáo phận chung chia niềm vui, cùng đón Giáng Sinh với họ.
Thánh lễ được cử hành vào 20h00. Ngôi nhà thờ còn dang dở của giáo xứ Gò Mu hôm nay trở nên ấm áp lạ thường, niềm hân hoan trào dâng trong lòng mỗi người. Những tiếng cồng chiêng – một nét văn hóa đặc sắc của vùng núi Hòa Bình – hòa với lời thánh ca vang lên trong đêm Thánh mừng Chúa đến, càng thêm làm bầu không khí thêm trang nghiêm, thiêng thánh và cảm động.
Cuộc gặp gỡ ý nghĩa này đã trở nên dấu chỉ hữu hiệu nhất cho tinh thần hiệp thông và yêu thương trong đêm mừng Chúa đến. Giữa nơi rừng núi lạnh lẽo giờ bừng lên một ánh sáng mới, một niềm hân hoan mới và một tinh thần mới. Xưa kia Hài Nhi Giêsu giáng sinh trong cảnh nghèo nàn tăm tối nơi hang đá bò lừa, hôm nay dân của Ngài cũng đang quây quần bên vị chủ chăn giáo phận nơi một vùng sơn cước để mừng Ngài đến, để chung chia niềm vui và tình yêu Giáng Sinh của Ngài.
15 năm hiện diện: Giáo điểm Truyền giáo An Thới Đông - Cần Giờ
Phanxicô Xaviê
13:42 25/12/2008
CẦN GIỜ - Mỗi một giáo xứ, giáo điểm đều có nét đặc trưng riêng của vùng ấy. Giáo điểm truyền giáo An Thới Đông cũng vậy, An Thới Đông mang nơi mình một đặc trưng hiếm thấy nơi những giáo xứ, giáo điểm khác. Như Belem ngày xưa, dưới con mắt của người đời chẳng có gì lạ nhưng lạ làm sao là Hài Nhi Giêsu đã đến, đã hiện diện ở Belem. Để rồi trải qua bao năm tháng, bao thăng trầm của lịch sử, bao tranh chấp … Belem mãi mãi vẫn ghi dấu sự hiện diện của Đấng Cứu Độ trần gian. An Thới Đông cũng vậy, rồi cũng sẽ trải qua biết bao nhiêu khủng hoảng, biết bao nhiêu thử thách, An Thới Đông vẫn không thể nào xoá nhoà sự hiện diện của Thiên Chúa Tình Yêu.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà đã 15 năm giáo điểm truyền giáo An Thới Đông đã hiện diện trên bản đồ địa phận Sài Gòn.
Sự hiện diện ấy như một mầu nhiệm. Mầu nhiệm ấy cả những người có đạo cũng khó hiểu và những người không có đạo hay nói đúng hơn là những người vô thần càng không hiểu.
Chắc có lẽ nhiều người thân quen với Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn trong và ngoài nước đều khó quên kỷ niệm năm 1990 nơi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thân yêu. Sau 3 bài giảng “mời gọi” Nhà Nước “sám hối” cha già Stêphanô Chân Tín đã được Nhà Nước “mời” về Cần Thạnh - Cần Giờ để “sám hối”. Trong 3 năm “được” quản thúc ở Cần Thạnh, Cha già Tín không được cử hành Thánh Lễ cũng như gỉng lễ. Nói chung là Cha già về Cần Thạnh để “nghỉ ngơi” trong lúc tuổi già sức yếu (năm 1990 – Cha già Tín được 74 cái “xuân xanh”). Chẳng biết ai đúng ai sai nhưng thực tế là Cha già Tín đã “được sám hối”. Điều kỳ diệu là sau 3 năm “sám hối” ấy Cha già Tín đã gọi được 13 người đầu tiên của xã An Thới Đông “sám hối” với Cha già.
Thời gian đầu nghe theo Cha già Tín để được “sám hối” anh chị em ấy phải vất vả lắm để theo học lớp giáo lý. Có những lúc bị hoàn cảnh này ngăn trở khác anh chị em đã phải lên tận Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp để học giáo lý. Có lúc khó khăn, một số phải nhận phép Thanh Tẩy tại Đền của Mẹ vì An Thới Đông khi ấy chưa được cử hành phụng vụ công khai.
Nhớ đến thời gian này, chắc có lẽ giáo điểm truyền giáo An Thới Đông cũng không thể nào quên được hình ảnh của Cha già Stêphanô Chân Tín, bên cạnh Cha già còn có các cha: Cha Giuse Phạm Kim Điệp, Cha F.X. Nguyễn Hữu Hoà, Cha Phanxicô Átxidi Hoàng Minh Đức, Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm,, Cha Giuse Nguyễn Bá Long, Cha G.B Nguyễn Văn Đồng (về nhà Cha tháng 7 - 2008), Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung, Cha Tôma A. Phạm Phú Lộc, Cha Giuse Phạm Cao Thanh Sơn, Cha G.B Nguyễn Bình Định… và nhiều lớp các thầy học Viện Dòng Chúa Cứu Thế … Bên cạnh đó còn có các hội đoàn Lêgiô thuộc các xứ Xóm Chiếu, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng … Để cử hành Thánh Lễ tại An Thới Đông, các cha phải “linh động” một chút.
Đến thời kỳ bình ổn thì có sự cộng tác của các sơ Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán cũng như nhiều hội đoàn, nhiều giáo xứ khác như Xóm Chiếu, Huyện Sỹ …
Kẻ có công, người có của cộng với lòng thành tâm của những con người nghèo mà An Thới Đông đã có cơ may được biết Chúa. Từ 13 người “sám hối tiên khởi” của An Thới Đông nay đã lan rộng ra ngót nghét trên dưới 500 người.
500 người “sám hối” để trở về với đạo Công Giáo phải chăng là một mầu nhiệm mà Thiên Chúa tỏ hiện ở An Thới Đông ? Quá sức là mầu nhiệm vì lẽ từ ngày con người đặt chân lên vùng đất An Thới Đông thì chưa có một ai biết Chúa, chưa một ai biết đạo Công Giáo.
Nếu biết cụ già Chân Tín “sám hối” để rồi có hơn 500 người “sám hối” đời mình để theo Chúa như vậy thì những người ký quyết định cho Ngài về Cần Giờ sẽ chẳng bao giờ ký cả. Bây giờ có nuối tiếc e rằng cũng là muộn vì lẽ 500 con người “sám hối” đã nhận phép Thanh Tẩy để trở thành con cái Chúa và Giáo Hội. Trong cái rủi nó có cái may ! Rủi là Cha già “được” quản thúc nhưng may là lại thêm có người biết Chúa, có người theo đạo.
15 năm qua, từ ngày An Thới Đông có “tên tuổi” trên bản đồ Giáo phận với biết bao nhiêu thăng trầm của phận người. Những người đến với An Thới Đông này đa phần là dân từ Tân Tập - Vĩnh Đông - Cần Giuộc (Long An), Bến Tre chuyển đến, gần nhất là dân quận 4, quận 7 dắt díu nhau về dọn …
Cùng trong dòng chảy của cuộc đời, vùng truyền giáo An Thới Đông cũng không thoát khỏi những khó khăn của dòng chảy ấy.
Với đặc tính là dân nhập cư như vậy nên chuyện đạo nghĩa quả là khó khăn với miền truyền giáo An Thới Đông. Có những lúc dâng trào như biển động nhưng có những lúc lặng lẽ như những buổi chiều mưa phùn rã rích. Có những lúc đời sống kinh tế tạm ổn thì bà con giáo dân lại mạnh mẽ và hăng say. Có những lúc hay lam hay làm và bôn ba vật lộn với miếng cơm manh áo thì lại vơi đi. Đó là tình trạng chung của con người chứ chẳng phải riêng gì với vùng đất nghèo. Cái nghèo cứ như ôm chầm mãi người dân An Thới Đông ấy vậy mà họ theo Chúa quả là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho vùng đất nghèo này. Chỉ mong cuộc sống bớt đi cơ cực để bổn đạo có giờ thờ phụng Chúa hơn.
Với sự quan tâm, cố gắng của nhiều người, từ vị Chủ Chăn của Giáo Phận là Đức Hồng Y G.B đến Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, quý cha quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế, quý tu sĩ nam nữ của các Hội Dòng và của nhiều và rất nhiều ân nhân trong và ngoài nước An Thới Đông đã có ngôi nguyện đường Gioan – Phêrô – Phaolô. Ngôi nguyện đường khang trang hiện diện nơi vùng biển mặn Cần Giờ phải chăng đó không phải là mầu nhiệm và ơn Chúa ?
Dẫu có những lúc thăng trầm nhưng nhìn lại chặng đường 15 năm, tất cả được gói ghém trong hai chữ “Hồng Ân”. Hồng ân bao la mà Thiên Chúa tuôn đổ trên mảnh đất nghèo An Thới Đông này chỉ có những ai đến nơi mới cảm nhận được.
15 năm qua đi cũng chỉ là những bước đi chập chững của một vùng truyền giáo nghèo. An Thới Đông lại tiếp tục lên đường trong sự tín thác vào vòng bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. An Thới Đông lại tiếp tục mở lòng ra để đón nhận tình yêu thương, lòng bác ái của những xứ đạo lâu năm, xứ đạo có bề dày lịch sử.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà đã 15 năm giáo điểm truyền giáo An Thới Đông đã hiện diện trên bản đồ địa phận Sài Gòn.
Sự hiện diện ấy như một mầu nhiệm. Mầu nhiệm ấy cả những người có đạo cũng khó hiểu và những người không có đạo hay nói đúng hơn là những người vô thần càng không hiểu.
Chắc có lẽ nhiều người thân quen với Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn trong và ngoài nước đều khó quên kỷ niệm năm 1990 nơi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thân yêu. Sau 3 bài giảng “mời gọi” Nhà Nước “sám hối” cha già Stêphanô Chân Tín đã được Nhà Nước “mời” về Cần Thạnh - Cần Giờ để “sám hối”. Trong 3 năm “được” quản thúc ở Cần Thạnh, Cha già Tín không được cử hành Thánh Lễ cũng như gỉng lễ. Nói chung là Cha già về Cần Thạnh để “nghỉ ngơi” trong lúc tuổi già sức yếu (năm 1990 – Cha già Tín được 74 cái “xuân xanh”). Chẳng biết ai đúng ai sai nhưng thực tế là Cha già Tín đã “được sám hối”. Điều kỳ diệu là sau 3 năm “sám hối” ấy Cha già Tín đã gọi được 13 người đầu tiên của xã An Thới Đông “sám hối” với Cha già.
Thời gian đầu nghe theo Cha già Tín để được “sám hối” anh chị em ấy phải vất vả lắm để theo học lớp giáo lý. Có những lúc bị hoàn cảnh này ngăn trở khác anh chị em đã phải lên tận Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp để học giáo lý. Có lúc khó khăn, một số phải nhận phép Thanh Tẩy tại Đền của Mẹ vì An Thới Đông khi ấy chưa được cử hành phụng vụ công khai.
Nhớ đến thời gian này, chắc có lẽ giáo điểm truyền giáo An Thới Đông cũng không thể nào quên được hình ảnh của Cha già Stêphanô Chân Tín, bên cạnh Cha già còn có các cha: Cha Giuse Phạm Kim Điệp, Cha F.X. Nguyễn Hữu Hoà, Cha Phanxicô Átxidi Hoàng Minh Đức, Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm,, Cha Giuse Nguyễn Bá Long, Cha G.B Nguyễn Văn Đồng (về nhà Cha tháng 7 - 2008), Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung, Cha Tôma A. Phạm Phú Lộc, Cha Giuse Phạm Cao Thanh Sơn, Cha G.B Nguyễn Bình Định… và nhiều lớp các thầy học Viện Dòng Chúa Cứu Thế … Bên cạnh đó còn có các hội đoàn Lêgiô thuộc các xứ Xóm Chiếu, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng … Để cử hành Thánh Lễ tại An Thới Đông, các cha phải “linh động” một chút.
Đến thời kỳ bình ổn thì có sự cộng tác của các sơ Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán cũng như nhiều hội đoàn, nhiều giáo xứ khác như Xóm Chiếu, Huyện Sỹ …
Kẻ có công, người có của cộng với lòng thành tâm của những con người nghèo mà An Thới Đông đã có cơ may được biết Chúa. Từ 13 người “sám hối tiên khởi” của An Thới Đông nay đã lan rộng ra ngót nghét trên dưới 500 người.
500 người “sám hối” để trở về với đạo Công Giáo phải chăng là một mầu nhiệm mà Thiên Chúa tỏ hiện ở An Thới Đông ? Quá sức là mầu nhiệm vì lẽ từ ngày con người đặt chân lên vùng đất An Thới Đông thì chưa có một ai biết Chúa, chưa một ai biết đạo Công Giáo.
Nếu biết cụ già Chân Tín “sám hối” để rồi có hơn 500 người “sám hối” đời mình để theo Chúa như vậy thì những người ký quyết định cho Ngài về Cần Giờ sẽ chẳng bao giờ ký cả. Bây giờ có nuối tiếc e rằng cũng là muộn vì lẽ 500 con người “sám hối” đã nhận phép Thanh Tẩy để trở thành con cái Chúa và Giáo Hội. Trong cái rủi nó có cái may ! Rủi là Cha già “được” quản thúc nhưng may là lại thêm có người biết Chúa, có người theo đạo.
15 năm qua, từ ngày An Thới Đông có “tên tuổi” trên bản đồ Giáo phận với biết bao nhiêu thăng trầm của phận người. Những người đến với An Thới Đông này đa phần là dân từ Tân Tập - Vĩnh Đông - Cần Giuộc (Long An), Bến Tre chuyển đến, gần nhất là dân quận 4, quận 7 dắt díu nhau về dọn …
Cùng trong dòng chảy của cuộc đời, vùng truyền giáo An Thới Đông cũng không thoát khỏi những khó khăn của dòng chảy ấy.
Với đặc tính là dân nhập cư như vậy nên chuyện đạo nghĩa quả là khó khăn với miền truyền giáo An Thới Đông. Có những lúc dâng trào như biển động nhưng có những lúc lặng lẽ như những buổi chiều mưa phùn rã rích. Có những lúc đời sống kinh tế tạm ổn thì bà con giáo dân lại mạnh mẽ và hăng say. Có những lúc hay lam hay làm và bôn ba vật lộn với miếng cơm manh áo thì lại vơi đi. Đó là tình trạng chung của con người chứ chẳng phải riêng gì với vùng đất nghèo. Cái nghèo cứ như ôm chầm mãi người dân An Thới Đông ấy vậy mà họ theo Chúa quả là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho vùng đất nghèo này. Chỉ mong cuộc sống bớt đi cơ cực để bổn đạo có giờ thờ phụng Chúa hơn.
Với sự quan tâm, cố gắng của nhiều người, từ vị Chủ Chăn của Giáo Phận là Đức Hồng Y G.B đến Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, quý cha quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế, quý tu sĩ nam nữ của các Hội Dòng và của nhiều và rất nhiều ân nhân trong và ngoài nước An Thới Đông đã có ngôi nguyện đường Gioan – Phêrô – Phaolô. Ngôi nguyện đường khang trang hiện diện nơi vùng biển mặn Cần Giờ phải chăng đó không phải là mầu nhiệm và ơn Chúa ?
Dẫu có những lúc thăng trầm nhưng nhìn lại chặng đường 15 năm, tất cả được gói ghém trong hai chữ “Hồng Ân”. Hồng ân bao la mà Thiên Chúa tuôn đổ trên mảnh đất nghèo An Thới Đông này chỉ có những ai đến nơi mới cảm nhận được.
15 năm qua đi cũng chỉ là những bước đi chập chững của một vùng truyền giáo nghèo. An Thới Đông lại tiếp tục lên đường trong sự tín thác vào vòng bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. An Thới Đông lại tiếp tục mở lòng ra để đón nhận tình yêu thương, lòng bác ái của những xứ đạo lâu năm, xứ đạo có bề dày lịch sử.
Giáo xứ Bắc Hải - Hố Nai, mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
13:46 25/12/2008
XUÂN LỘC - Gần một trăm ngôi Thánh Đường trong vùng Hố Nai, từ nội ô Thành phố Biên Hòa đến các xứ đạo xa xôi như Gia Kiệm, Túc Trưng, Tân Phú … không khí Giáng Sinh thật rộn ràng vui tươi, các con đường qua lại trong xóm, các tổ ấm gia đình trong nhà ngoài ngõ, nhất là các ngôi Thánh Đường, đèn sao, hang đá Belem trang hoàng lộng lẫy, xanh đỏ tím vàng nhấp nháy đủ mọi mầu sắc.
Từ nhiều năm, bà con giáo dân xứ Bắc Hải có truyền thống tổ chức lễ hội, nhất là mùa Noel thật sinh động, nơi Thánh Đường, ngôi nhà Đức Tin của Giáo Xứ, các việc làm được chuẩn bị công phu trước cả chục ngày như: ngôi sao, hang đá, các hoạt cảnh giáng sinh …
Dù bận rộn với công việc chuẩn bị đại tu Thánh Đường, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải, Cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên, hai Cha đã giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giáng Sinh, trong những ngày mùa vọng, sáng chiều, có những ngày cao điểm đến 9 giờ đêm hai Cha vẫn miệt mài ngồi tòa giải tội giúp anh chị em đến xưng tội với Chúa.
Ngoài việc trang trí, dọn tâm hồn, năm nay giáo xứ phát quà giáng sinh 166 gia đình khó khăn không phân biệt lương giáo trong ngoài xứ, mỗi phần quà là 20 ký gạo thơm kèm theo phong bì 100 nghìn đồng, và giúp các em khuyết tật do cộng đoàn Betania chăm sóc nuôi dưỡng.
Trước lễ đêm Giáng Sinh, là chương trình hoạt cảnh, phụ diễn bằng công nghệ thông tin, các em thiếu nhi đã diễn tả cách sinh động chương trình cứu độ Ngôi Lời Nhập Thể.
Bắt đầu lễ đêm là 9 giờ30 phút, bỗng dưng trời lác đác mưa, những hạt mưa xóa tan bụi bặm, làm cho không khí mát mẻ dễ chịu, nhưng một cộng đoàn đông đảo, tham dự lễ với những chiếc dù trên tay, giữ cho buổi lễ hết sức nghiêm trang trật tự.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án, Ngài dâng lời chào mừng Qúy Cha, quý Tu sỹ, và cộng đoàn, Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp từ địa phương đến thành phố Biên Hòa đã gởi thư chúc mừng Noel 2008 và năm mới 2009.
Lời chào mừng vừa kết thúc là tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn, thể hiện niềm vui chào chúc nhau trong đêm mừng Chúa giáng sinh.
Ngài hướng ý lễ: Ngôi lời Thiên Chúa đến giữa lòng nhân loại, ở với nhân loại và cắm lều giữa lòng nhân loại. Ngày đó, Người hiện diện trong lều tạm, đó là dấu chỉ cho thấy Giave Thiên Chúa luôn ở cùng nhân loại. Ngày nay, Thiên Chúa ở giữa dân Người một cách gần gũi và thân mật.
Thiên Chúa hiện diện, dưới hình hài một Hài Nhi trong ngày Giáng Sinh. Người hiện diện mặc lấy xác phàm hữu hình để ở giữa loài người, đồng hành với con người hầu đưa con người về với Thiên Chúa.
Trong dịp vui mừng này, cộng đoàn chúng ta hãy sốt sáng cầu nguyện cho quê hương đất nước, cho xứ đạo, xóm làng, cho mọi người, cho tất cả các gia đình, hưởng tràn đầy niềm vui ơn Thánh Chúa Hài Đồng GieSu. Cách đặc biệt ! chúng ta xin Chúa giúp cho việc đại tu Ngôi Thánh Đường từ khởi sự cho đến hoàn thành được mọi điều tốt đẹp.
Trước khi kết thúc Thánh lễ Cha xứ một lần nữa cảm ơn và Chúc Mừng Giáng Sinh đến quý Cha, quý Tu sỹ, quý chức, quý cụ ông bà anh chị em các gia đình, nhân dịp này Ngài xin gởi lời chúc đến qúy bà con gốc Bắc Hải hiện đang sinh sống khắp nơi trong Nước cũng như Hải Ngoại, Mùa Giáng Sinh An Lành và Năm Mới An Khang Thịnh Vượng Hạnh Phúc.
Phục vụ trong Thánh Lễ, Ca Đoàn xứ đã cống hiến cho cộng đoàn những bản Thánh Ca quen thuộc thánh thiện, du dương bằng chất giọng điệu luyện dễ đi vào lòng người.
Sau lễ, vẫn trong phẩm phục, Cha xứ đến bên cộng đoàn, Ngài niềm nở tươi vui bắt tay và trao gởi Lời Chúc Giáng Sinh thân ái đến từng người.
Từ nhiều năm, bà con giáo dân xứ Bắc Hải có truyền thống tổ chức lễ hội, nhất là mùa Noel thật sinh động, nơi Thánh Đường, ngôi nhà Đức Tin của Giáo Xứ, các việc làm được chuẩn bị công phu trước cả chục ngày như: ngôi sao, hang đá, các hoạt cảnh giáng sinh …
Dù bận rộn với công việc chuẩn bị đại tu Thánh Đường, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải, Cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên, hai Cha đã giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giáng Sinh, trong những ngày mùa vọng, sáng chiều, có những ngày cao điểm đến 9 giờ đêm hai Cha vẫn miệt mài ngồi tòa giải tội giúp anh chị em đến xưng tội với Chúa.
Ngoài việc trang trí, dọn tâm hồn, năm nay giáo xứ phát quà giáng sinh 166 gia đình khó khăn không phân biệt lương giáo trong ngoài xứ, mỗi phần quà là 20 ký gạo thơm kèm theo phong bì 100 nghìn đồng, và giúp các em khuyết tật do cộng đoàn Betania chăm sóc nuôi dưỡng.
Trước lễ đêm Giáng Sinh, là chương trình hoạt cảnh, phụ diễn bằng công nghệ thông tin, các em thiếu nhi đã diễn tả cách sinh động chương trình cứu độ Ngôi Lời Nhập Thể.
Bắt đầu lễ đêm là 9 giờ30 phút, bỗng dưng trời lác đác mưa, những hạt mưa xóa tan bụi bặm, làm cho không khí mát mẻ dễ chịu, nhưng một cộng đoàn đông đảo, tham dự lễ với những chiếc dù trên tay, giữ cho buổi lễ hết sức nghiêm trang trật tự.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án, Ngài dâng lời chào mừng Qúy Cha, quý Tu sỹ, và cộng đoàn, Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp từ địa phương đến thành phố Biên Hòa đã gởi thư chúc mừng Noel 2008 và năm mới 2009.
Lời chào mừng vừa kết thúc là tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn, thể hiện niềm vui chào chúc nhau trong đêm mừng Chúa giáng sinh.
Ngài hướng ý lễ: Ngôi lời Thiên Chúa đến giữa lòng nhân loại, ở với nhân loại và cắm lều giữa lòng nhân loại. Ngày đó, Người hiện diện trong lều tạm, đó là dấu chỉ cho thấy Giave Thiên Chúa luôn ở cùng nhân loại. Ngày nay, Thiên Chúa ở giữa dân Người một cách gần gũi và thân mật.
Thiên Chúa hiện diện, dưới hình hài một Hài Nhi trong ngày Giáng Sinh. Người hiện diện mặc lấy xác phàm hữu hình để ở giữa loài người, đồng hành với con người hầu đưa con người về với Thiên Chúa.
Trong dịp vui mừng này, cộng đoàn chúng ta hãy sốt sáng cầu nguyện cho quê hương đất nước, cho xứ đạo, xóm làng, cho mọi người, cho tất cả các gia đình, hưởng tràn đầy niềm vui ơn Thánh Chúa Hài Đồng GieSu. Cách đặc biệt ! chúng ta xin Chúa giúp cho việc đại tu Ngôi Thánh Đường từ khởi sự cho đến hoàn thành được mọi điều tốt đẹp.
Trước khi kết thúc Thánh lễ Cha xứ một lần nữa cảm ơn và Chúc Mừng Giáng Sinh đến quý Cha, quý Tu sỹ, quý chức, quý cụ ông bà anh chị em các gia đình, nhân dịp này Ngài xin gởi lời chúc đến qúy bà con gốc Bắc Hải hiện đang sinh sống khắp nơi trong Nước cũng như Hải Ngoại, Mùa Giáng Sinh An Lành và Năm Mới An Khang Thịnh Vượng Hạnh Phúc.
Phục vụ trong Thánh Lễ, Ca Đoàn xứ đã cống hiến cho cộng đoàn những bản Thánh Ca quen thuộc thánh thiện, du dương bằng chất giọng điệu luyện dễ đi vào lòng người.
Sau lễ, vẫn trong phẩm phục, Cha xứ đến bên cộng đoàn, Ngài niềm nở tươi vui bắt tay và trao gởi Lời Chúc Giáng Sinh thân ái đến từng người.
Hài Nhi Giêsu, tiếng nói của những người nghèo
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
14:42 25/12/2008
Bài giảng Lễ Giáng Sinh 2008 của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội
HÀI NHI GIÊSU, TIẾNG NÓI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng. Chúa Hài Đồng là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương muốn ngỏ lời với nhân loại. Hài nhi Giêsu chưa có tiếng nói. Nhưng bản thân và cuộc đời của Người chính là Lời Thiên Chúa nói với nhân loại. Từ trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang nói với ta. Ta hãy lắng nghe tiếng nói âm thầm của Người.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang rét run trong tiết trời lạnh giá. Không chăn chiếu màn mùng, phải nằm trên máng cỏ, Người đang lên tiếng thay cho những nạn nhân thiên tai và nhân tai. Trận lụt vừa qua đã cuốn trôi bao nhiêu sinh mạng. Có những người cha người mẹ là lao động chính trong gia đình đã bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi khi đang trên đường công tác. Có những trẻ em đang tuổi lớn khôn bị thiệt mạng trên đường đến trường học tập. Và trong những vụ sập cầu, sập nhà, những tại nạn giao thông, biết bao gia đình lâm vào cảnh tang tóc, biết bao người vợ dại, con thơ thiếu nơi nương tựa, biết bao mảnh đời lâm vào bế tắc. Tất cả những nạn nhân đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về trách nhiệm và tình liên đới.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang bị bạo chúa Hêrôđê đe dọa giết chết. Vừa chào đời, Người đã hứng chịu áp bức bất công. Để bảo vệ ngai vàng, Hêrôđê không ngần ngại tàn sát tất cả các trẻ em tại Bêlem. Là nạn nhân của áp bức bất công, Hài nhi Giêsu đang lên tiếng thay cho những nạn nhân này. Hôm nay biết bao trẻ thơ không được cất tiếng khóc chào đời. Biết bao trẻ thơ bị cướp mất quyền sống. Biết bao người vẫn còn chịu áp bức bất công. Biết bao người bị các thế lực đen tối đe dọa, bạo hành. Biết bao người lao động không được trả lương đúng mức. Biết bao người lấy vợ lấy chồng nước ngoài không được cư xử xứng đáng là một người vợ, người chồng. Biết bao người thấp cổ bé miệng bị chèn ép, bóc lột. Biết bao vụ án oan sai. Tất cả những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng, đang chất vấn chúng ta về quyền làm người, quyền được tự do và hạnh phúc.
Không chỉ lên tiếng thay cho các nạn nhân, Chúa Giêsu còn chia sẻ nỗi niềm với họ. Người đã sống như một người nghèo, không nhà không cửa, “không có cả chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Người đồng hành với các nạn nhân thiên tai khi ở trên thuyền trong cơn bão (x.Mt 8, 23-26), chịu đói khát đến bên cây vả mà không tìm được quả nào (x.Mc 11,12-14), và các môn đệ đi theo Người phải tuốt lúa ăn đỡ dạ (x.Mt 12,1). Người đứng trong hàng ngũ các nạn nhân của bất công khi chịu xét xử trước tòa Philatô. Người vô tội mà bị kết án tử hình trong khi kẻ trộm cướp là Baraba lại được trắng án (x. Mt, 27, 11-26).
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta quảng đại chia sẻ với những người đói khát thiếu thốn. Tiếng khóc đó hướng tâm hồn chúng ta đến tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Nhưng trên hết, lễ Giáng sinh cho ta được niềm vui đón nhận Đấng Cứu Thế. Người không đến như một ông quan xa cách quần chúng, nhưng như một người anh em thân tình đến chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Người đồng hành với chúng ta trong những khó khăn vất vả của cuộc sống hằng ngày. Người ban cho chúng ta niềm vui lớn lao được diễm phúc đón tiếp Thiên Chúa. Người mở ra cho ta chân trời hi vọng khi xuống thế làm người để cho ta được làm con Thiên Chúa. Biến đổi thân phận con người, Người khai thông những bế tắc của kiếp người, mở ra cho ta chân trời hạnh phúc trong Nước Chúa. Giải quyết rốt ráo những vấn đề của con người, Người đưa ta ra khỏi miền tối tăm, dẫn ta vào nguồn ánh sáng huy hoàng của Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu Hài đồng, con cảm tạ tình thương bao la của Chúa. Xin cho con biết lắng nghe tiếng Chúa, để biết quan tâm yêu mến, kính trọng và chia sẻ với Chúa hiện thân trong những anh chị em nghèo khổ, đang gặp hoạn nạn và đang bị chà đạp.
HÀI NHI GIÊSU, TIẾNG NÓI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng. Chúa Hài Đồng là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương muốn ngỏ lời với nhân loại. Hài nhi Giêsu chưa có tiếng nói. Nhưng bản thân và cuộc đời của Người chính là Lời Thiên Chúa nói với nhân loại. Từ trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang nói với ta. Ta hãy lắng nghe tiếng nói âm thầm của Người.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang rét run trong tiết trời lạnh giá. Không chăn chiếu màn mùng, phải nằm trên máng cỏ, Người đang lên tiếng thay cho những nạn nhân thiên tai và nhân tai. Trận lụt vừa qua đã cuốn trôi bao nhiêu sinh mạng. Có những người cha người mẹ là lao động chính trong gia đình đã bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi khi đang trên đường công tác. Có những trẻ em đang tuổi lớn khôn bị thiệt mạng trên đường đến trường học tập. Và trong những vụ sập cầu, sập nhà, những tại nạn giao thông, biết bao gia đình lâm vào cảnh tang tóc, biết bao người vợ dại, con thơ thiếu nơi nương tựa, biết bao mảnh đời lâm vào bế tắc. Tất cả những nạn nhân đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về trách nhiệm và tình liên đới.
Trong hang đá Bêlem, Hài nhi Giêsu đang bị bạo chúa Hêrôđê đe dọa giết chết. Vừa chào đời, Người đã hứng chịu áp bức bất công. Để bảo vệ ngai vàng, Hêrôđê không ngần ngại tàn sát tất cả các trẻ em tại Bêlem. Là nạn nhân của áp bức bất công, Hài nhi Giêsu đang lên tiếng thay cho những nạn nhân này. Hôm nay biết bao trẻ thơ không được cất tiếng khóc chào đời. Biết bao trẻ thơ bị cướp mất quyền sống. Biết bao người vẫn còn chịu áp bức bất công. Biết bao người bị các thế lực đen tối đe dọa, bạo hành. Biết bao người lao động không được trả lương đúng mức. Biết bao người lấy vợ lấy chồng nước ngoài không được cư xử xứng đáng là một người vợ, người chồng. Biết bao người thấp cổ bé miệng bị chèn ép, bóc lột. Biết bao vụ án oan sai. Tất cả những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng, đang chất vấn chúng ta về quyền làm người, quyền được tự do và hạnh phúc.
Không chỉ lên tiếng thay cho các nạn nhân, Chúa Giêsu còn chia sẻ nỗi niềm với họ. Người đã sống như một người nghèo, không nhà không cửa, “không có cả chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Người đồng hành với các nạn nhân thiên tai khi ở trên thuyền trong cơn bão (x.Mt 8, 23-26), chịu đói khát đến bên cây vả mà không tìm được quả nào (x.Mc 11,12-14), và các môn đệ đi theo Người phải tuốt lúa ăn đỡ dạ (x.Mt 12,1). Người đứng trong hàng ngũ các nạn nhân của bất công khi chịu xét xử trước tòa Philatô. Người vô tội mà bị kết án tử hình trong khi kẻ trộm cướp là Baraba lại được trắng án (x. Mt, 27, 11-26).
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta quảng đại chia sẻ với những người đói khát thiếu thốn. Tiếng khóc đó hướng tâm hồn chúng ta đến tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Nhưng trên hết, lễ Giáng sinh cho ta được niềm vui đón nhận Đấng Cứu Thế. Người không đến như một ông quan xa cách quần chúng, nhưng như một người anh em thân tình đến chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Người đồng hành với chúng ta trong những khó khăn vất vả của cuộc sống hằng ngày. Người ban cho chúng ta niềm vui lớn lao được diễm phúc đón tiếp Thiên Chúa. Người mở ra cho ta chân trời hi vọng khi xuống thế làm người để cho ta được làm con Thiên Chúa. Biến đổi thân phận con người, Người khai thông những bế tắc của kiếp người, mở ra cho ta chân trời hạnh phúc trong Nước Chúa. Giải quyết rốt ráo những vấn đề của con người, Người đưa ta ra khỏi miền tối tăm, dẫn ta vào nguồn ánh sáng huy hoàng của Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu Hài đồng, con cảm tạ tình thương bao la của Chúa. Xin cho con biết lắng nghe tiếng Chúa, để biết quan tâm yêu mến, kính trọng và chia sẻ với Chúa hiện thân trong những anh chị em nghèo khổ, đang gặp hoạn nạn và đang bị chà đạp.
Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh tại Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu
Phạm Cảnh Đáng
14:56 25/12/2008
TRÀ KIỆU - Thời tiết Quảng Nam – Đà Nẵng lúc này thật thất thường. Những cơn mưa cuối đông cứ lởn vởn, chập chờn như chưa muốn dứt.
Mãi đến hôm nay, ngày 24-12-2008, trời mới có phần dễ chịu, những cơn nắng hồng yếu ớt đã xuất hiện, mưa đã ngớt, tôi quyết định về tham dự lễ Giáng sinh với GX Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.
Mới có sáu giờ chiều mà quang cảnh 2 bên đường, từ nhà thờ Núi lên nhà thờ chính, đã lung linh, rực rỡ ánh đèn, với nhiều hang đá lộ thiên, nhiều đèn, cờ hoa phất phới. Anh chị em lương dân các vùng lân cận đã lần lượt đổ về Trà Kiệu. Những bãi giữ xe tự phát đã bắt đầu làm việc. Anh chị em gởi xe để thả bộ ngắm xem cờ hoa, hang đá, lồng đèn theo các ngã đường dẫn về nhà thờ chính. Khán đài đại lễ được thiết lập lộ thiên trong khuôn viên sân nhà thờ. Điều làm cho mọi người lo lắng là sợ mưa ập đến.
Đúng bảy giờ, chương trình canh thức chính thức bắt đầu. Các hoạt cảnh đã tái hiện lại khung cảnh thơ mộng, êm đềm của vườn địa đàng thưở xưa, nhưng rồi tội lỗi xâm nhập, thế giới đảo điên, con người bất tín, tội ác, chiến tranh..., cho đến một ngày Đấng Cứu tinh xuất hiện. Kết thúc đêm canh thức là cuộc cung nghinh Thánh tượng Hài Đồng do cha quản xứ Đoàn Quang Dân chủ lễ, cùng đồng tế có cha phó xứ.
Sau đó thì Thánh lễ bắt đầu. Ca đoàn Tổng hợp Trà Kiều hát lễ. Thánh lễ được diễn tiến một cách trang nghiêm sốt sắng, bầu trời tuy u ám, nặng nề nhưng không có mưa. Cám ơn Chúa. Mọi người hân hoan, sung sướng, đón nhận phép lành Chúa Giáng sinh 2008 trước khi ra về bình an.
Và rồi cơn mưa lại bắt đầu lất phất đổ xuống...
Mãi đến hôm nay, ngày 24-12-2008, trời mới có phần dễ chịu, những cơn nắng hồng yếu ớt đã xuất hiện, mưa đã ngớt, tôi quyết định về tham dự lễ Giáng sinh với GX Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.
Mới có sáu giờ chiều mà quang cảnh 2 bên đường, từ nhà thờ Núi lên nhà thờ chính, đã lung linh, rực rỡ ánh đèn, với nhiều hang đá lộ thiên, nhiều đèn, cờ hoa phất phới. Anh chị em lương dân các vùng lân cận đã lần lượt đổ về Trà Kiệu. Những bãi giữ xe tự phát đã bắt đầu làm việc. Anh chị em gởi xe để thả bộ ngắm xem cờ hoa, hang đá, lồng đèn theo các ngã đường dẫn về nhà thờ chính. Khán đài đại lễ được thiết lập lộ thiên trong khuôn viên sân nhà thờ. Điều làm cho mọi người lo lắng là sợ mưa ập đến.
Đúng bảy giờ, chương trình canh thức chính thức bắt đầu. Các hoạt cảnh đã tái hiện lại khung cảnh thơ mộng, êm đềm của vườn địa đàng thưở xưa, nhưng rồi tội lỗi xâm nhập, thế giới đảo điên, con người bất tín, tội ác, chiến tranh..., cho đến một ngày Đấng Cứu tinh xuất hiện. Kết thúc đêm canh thức là cuộc cung nghinh Thánh tượng Hài Đồng do cha quản xứ Đoàn Quang Dân chủ lễ, cùng đồng tế có cha phó xứ.
Sau đó thì Thánh lễ bắt đầu. Ca đoàn Tổng hợp Trà Kiều hát lễ. Thánh lễ được diễn tiến một cách trang nghiêm sốt sắng, bầu trời tuy u ám, nặng nề nhưng không có mưa. Cám ơn Chúa. Mọi người hân hoan, sung sướng, đón nhận phép lành Chúa Giáng sinh 2008 trước khi ra về bình an.
Và rồi cơn mưa lại bắt đầu lất phất đổ xuống...
Hội diễn văn nghệ Thánh ca Giáng Sinh tại giáo phận Lạng Sơn
Dominic Vu
16:54 25/12/2008
Hội diễn văn nghệ Thánh ca Giáng Sinh tại giáo phận Lạng Sơn
LẠNG SƠN - Trong tiết trời lạnh buốt của mùa đông vùng núi cực Bắc, tại giáo xứ Thất Khê giao điểm giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng chiều tối 21 tháng 12 đã diễn ra buổi giao lưu và hội diễn Thánh Ca Giáng Sinh của các bạn trẻ giáo phận Lạng Sơn. Chính sức trẻ và sự năng động của những người trẻ đã làm cho cả một vùng không gian mùa đông được ấm lên; sức sống và âm vang của những bài thánh ca Giáng Sinh đã phần nào phá tan sự tĩnh mịch cô quạnh của một giáo phận được coi là nhỏ bé và hoang sơ nhất của Hội Thánh tại Việt Nam.
Buổi giao lưu bắt đầu từ 14 giờ 30 với các điệu múa và băng reo khởi động. Tiếp đó là những tràng pháo tay và các bạn trẻ đồng loạt đứng lên hân hoan chào đón vị cha chung của mình đến chia sẻ niềm vui gặp gỡ cũng như bày tỏ sự quan tâm và tình thương của người mục tử đối với mầm non của giáo phận. Trong lời khai mạc, Đức cha Giuse, không giấu được niềm vui và sự cảm động, đã bày tỏ tâm tình và cám ơn các bạn trẻ đã đến với buổi giao lưu và hội diễn. Đến lượt mình, các bạn trẻ cũng bày tỏ sự năng động và khát vọng cao đẹp qua “workshop” với chủ đề “quà tặng dâng Chúa Hài Đồng” để rồi trong Thánh Lễ, đỉnh cao của buổi gặp gỡ, tất cả đồng lòng hiệp ý dâng những ước mơ và khát vọng lên Đấng Chí Tôn. Những ước nguyện đã được đại diện của từng giáo xứ trong giáo phận dâng lên Cha Nhân Lành thật thiết thực và gần gũi.
Phần dài nhất và được chờ đợi nhất là hội diễn văn nghệ Thánh ca Giáng Sinh. Gần 20 tiết mục được các bạn trẻ và ca đoàn của các giáo xứ trong giáo phận dàn dựng và trình diễn thật công phu. Đan xen những bài hợp xướng của các ca đoàn là những điệu múa của các bạn trẻ và các em thiếu nhi; tất cả đã góp phần làm cho hội diễn thêm sinh động và đa dạng. Dù không hoành tráng và chuyên nghiệp, nhưng buổi hội diễn thực sự đã để lại những dấu ấn đẹp và ấn tượng khó phai không chỉ với bà con giáo dân mà còn cả với những bà con lương dân xung quanh.
Rồi cũng đến lúc các bạn trẻ phải nói lời chia tay để lại quay về với giáo xứ, với bổn phận học hành của mình. Nhìn lại buổi giao lưu và hội diễn Thánh Ca, các bạn trẻ thấy mình nhận được nhiều lắm. Hơi ấm của tình Chúa và hơi ấm của tình người được lan tỏa khi mọi thành viên trong giáo phận chung tay cộng tác và sẻ chia cho nhau những giá trị cao đẹp của niềm tin Kitô. Nói như Đức cha Giuse, sức sống và những khát vọng cao quý của các bạn trẻ đã đánh dấu và nói lên một khởi đầu mới trong hành trình trẻ hóa và thăng tiến giáo phận Lạng Sơn.
LẠNG SƠN - Trong tiết trời lạnh buốt của mùa đông vùng núi cực Bắc, tại giáo xứ Thất Khê giao điểm giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng chiều tối 21 tháng 12 đã diễn ra buổi giao lưu và hội diễn Thánh Ca Giáng Sinh của các bạn trẻ giáo phận Lạng Sơn. Chính sức trẻ và sự năng động của những người trẻ đã làm cho cả một vùng không gian mùa đông được ấm lên; sức sống và âm vang của những bài thánh ca Giáng Sinh đã phần nào phá tan sự tĩnh mịch cô quạnh của một giáo phận được coi là nhỏ bé và hoang sơ nhất của Hội Thánh tại Việt Nam.
Buổi giao lưu bắt đầu từ 14 giờ 30 với các điệu múa và băng reo khởi động. Tiếp đó là những tràng pháo tay và các bạn trẻ đồng loạt đứng lên hân hoan chào đón vị cha chung của mình đến chia sẻ niềm vui gặp gỡ cũng như bày tỏ sự quan tâm và tình thương của người mục tử đối với mầm non của giáo phận. Trong lời khai mạc, Đức cha Giuse, không giấu được niềm vui và sự cảm động, đã bày tỏ tâm tình và cám ơn các bạn trẻ đã đến với buổi giao lưu và hội diễn. Đến lượt mình, các bạn trẻ cũng bày tỏ sự năng động và khát vọng cao đẹp qua “workshop” với chủ đề “quà tặng dâng Chúa Hài Đồng” để rồi trong Thánh Lễ, đỉnh cao của buổi gặp gỡ, tất cả đồng lòng hiệp ý dâng những ước mơ và khát vọng lên Đấng Chí Tôn. Những ước nguyện đã được đại diện của từng giáo xứ trong giáo phận dâng lên Cha Nhân Lành thật thiết thực và gần gũi.
Phần dài nhất và được chờ đợi nhất là hội diễn văn nghệ Thánh ca Giáng Sinh. Gần 20 tiết mục được các bạn trẻ và ca đoàn của các giáo xứ trong giáo phận dàn dựng và trình diễn thật công phu. Đan xen những bài hợp xướng của các ca đoàn là những điệu múa của các bạn trẻ và các em thiếu nhi; tất cả đã góp phần làm cho hội diễn thêm sinh động và đa dạng. Dù không hoành tráng và chuyên nghiệp, nhưng buổi hội diễn thực sự đã để lại những dấu ấn đẹp và ấn tượng khó phai không chỉ với bà con giáo dân mà còn cả với những bà con lương dân xung quanh.
Rồi cũng đến lúc các bạn trẻ phải nói lời chia tay để lại quay về với giáo xứ, với bổn phận học hành của mình. Nhìn lại buổi giao lưu và hội diễn Thánh Ca, các bạn trẻ thấy mình nhận được nhiều lắm. Hơi ấm của tình Chúa và hơi ấm của tình người được lan tỏa khi mọi thành viên trong giáo phận chung tay cộng tác và sẻ chia cho nhau những giá trị cao đẹp của niềm tin Kitô. Nói như Đức cha Giuse, sức sống và những khát vọng cao quý của các bạn trẻ đã đánh dấu và nói lên một khởi đầu mới trong hành trình trẻ hóa và thăng tiến giáo phận Lạng Sơn.
Một mùa Giáng Sinh đến với An Thạnh, Trường Long và các em tại bệnh viện Nhi đồng
Maria Vũ Loan
20:02 25/12/2008
Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến trên quê hương Việt Nam. Được sự trợ giúp của quí độc giả Vietcatholic, ông già Noel của nhóm Bông Hồng Xanh lại cất bước lên đường về miền Cần Thơ sông nước và được lái taxi đến bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn để chia quà cho các cháu thiếu nhi, chia vui với người già và an ủi gia đình bất hạnh.
Thăm giáo xứ An Thạnh
Chiếc xe “Mẹc” 16 chỗ ngồi đưa chúng tôi hướng về miền tây. Đi được 100 km, tôi bứt đầu vò tai nhớ ra đã để quên bộ râu ở nhà. Nếu không có râu, ông già Noel của chúng tôi chỉ là chàng thanh niên mặc áo đỏ mà thôi; nhưng anh tài xế trẻ đã trấn an khi hứa cho chúng tôi vào trung tâm thương mại Cái Khế để mua râu.
Phà Cần Thơ sạch đẹp, chúng tôi giảm stress khi phóng tầm mắt ngắm cảnh sông nước. Sau mấy giờ đồng hồ, đi qua 170 km, chúng tôi đến trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi có những con đường cũng náo nhiệt như ở Sài Gòn, rồi đi thẳng vào nhà thờ An Thạnh.
Cha xứ có dáng người cao to (tôi nghĩ vui, là linh mục thì có cần dáng cao, đẹp tướng không nhỉ, hay chỉ cần vui vẻ và phục vụ tốt là đủ) tiếp đón chúng tôi vui vẻ. Cha dành cho chúng tôi hai phòng. Phòng khách của cha đơn sơ nhưng quang cảnh giáo xứ chuẩn bị đón Giáng Sinh thì thật là “hoành tráng”. Cha khuyên chúng tôi nghỉ ngơi một chút trước khi sinh hoạt với một số thiếu nhi nhà nghèo ở đây.
Giáo xứ An Thạnh chỉ có hơn 1500 giáo dân nhưng sinh hoạt của các đoàn thể thật phong phú. Thật bất ngờ khi tôi được biết cha chánh xứ Phanxicô Xavier Phan Văn Triêm lại là linh mục trưởng Ban Bác Ái của giáo phận - dù cha không hề nói với chúng tôi điều đó – thế nên các kế hoạch bác ái trong giáo xứ rất sinh động, liên kết với nhiều nơi.
Thiếu nhi ở đây trông rất ngoan. Từ khi Nhà Nước cứ nhắc nhở “mỗi gia đình chỉ có hai con” thế nên trẻ con vắng vẻ hẳn đi, mà vùng thôn quê cũng chẳng giàu lên nhiều chút nào. Trước đây, nơi này là vùng ven thành phố, nay đang được đô thị hóa, còn khá nhiều người đi bán vé số và chạy xe ôm. Khi được phát quà, các cháu thích chọn áo trắng hơn là áo pull nhiều màu vì vừa mặc đi lễ vừa mặc đi học.
Chiều thứ bảy nhà thờ có đông người dự lễ, ai cũng ăn mặc lịch sự. Giọng nói của ai cũng dễ nghe, chắc là nhờ “gạo trắng nước trong”! Cũng chiều hôm đó, mấy vị trong giáo xứ dẫn chúng tôi đến thăm một gia đình sống trên ghe, có một cháu bé mà nỗi bất hạnh vừa ập đến trên cuộc đời.
Một cháu bé bất hạnh
Đi vòng qua sau lưng nhà thờ An Thạnh là con sông Hậu Giang chạy dài, có chợ Tầm Vu ở ven sông. Một chiếc ghe nhỏ neo ở đó là của một gia đình đông con, mà cậu bé 6 tuổi đã trở thành người tàn tật sau một tai nạn.
Tai nạn xảy ra lúc 14 giờ 15 ngày 20/8/2008 trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều; khi cháu Tô Thanh Phương cùng hai anh trai của mình đem số cua mò được ra chợ bán, vừa đi đến địa điểm trên thì một hố ga nổ làm em bị hất văng khỏi mặt đất, lọt xuống hố ga, bàn tay trái bị đứt gần lìa. Thế là em trở thành người tàn tật. Tội nghiệp hơn nữa là khi thời điểm chúng tôi đến, bàn tay còn lại của em cũng không nắm được đồ vật, giọng nói của em ngọng ngịu và đôi chân phải đi khập khiễng.
Tiếp xúc với cha mẹ của cháu Phương, chúng tôi thấy nguyện vọng của họ là mong mua được miếng đất để lên bờ, làm cái túp lều nhỏ cũng được, không cần xây cất. Miếng đất ở đây giá gần 3.000 USD. Một nguyện vọng chính đáng nhưng vào thời điểm này chúng tôi không dám gửi email riêng cho quí ân nhân mà thầm mong trong lòng: nếu có 50 vị hảo tâm, chỉ cần mỗi vị giúp chúng tôi 50 USD và chúng tôi xuất quĩ 400 USD là có thể thực hiện công trình này.
Còn bây giờ, cho gia đình một túi quà và một số tiền thì chẳng thể làm tốt hơn cho cuộc đời cậu bé bất hạnh đó. Trước đây, mẹ tôi có khuyên rằng, đối với người nghèo, đừng hứa hẹn gì cả, khi nào có tiền thì giúp ngay mà thôi, thế nên chúng tôi từ giã gia đình này mà tôi không hề nói gì về những ý định của mình.
Chia quà ở nhà thờ Trường Long
Sáng sớm ngày Chúa nhật, chúng tôi ra chợ nổi Cái Răng. Đến Cần Thơ mà không dạo quanh chợ nổi thì thiếu xót biết bao! Mỗi ghe là một món hàng, ghe nào có nhiều thứ thì người ta xâu những thứ đó lên một cây tre để người khác biết mà áp ghe đến gần trao đổi, mua bán. Nào là ghe quýt, ghe bưởi, bí ngô, hành tỏi…trông đẹp mắt và tạo thành nét riêng trên vùng sông nước này. Chúng tôi mừng húm khi nhìn thấy ghe bán bánh mì thịt nhưng không thể mua cà phê khi nhìn thấy ghe bán thức uống vì ghe dừng lại khá khó khăn, không như xe gắn máy trên đất liền.
Từ nhỏ đến lớn sống ở Sài Gòn nên được đi ghe trên chợ nổi, các bạn trẻ thích quá, tánh tình ai có vẻ “chảnh” thì khiêm tốn hơn vì thấy mình nhỏ bé trên chiếc ghe luôn chòng chành trước sức mạnh của nước.
Nhìn ra một góc chợ nổi có Đại Chủng Viện Thánh Quý. Nhờ nói năng lễ phép và ngọt ngào nên anh bảo vệ cho chúng tôi vào “tham quan”. Tôi định bụng nếu anh ta khó tánh quá thì tôi sẽ nói dối là có quen với cháu của cha giám đốc. Cái tội “nói dối trong ứng xử” chắc là chỉ đền tội vài ngày!
Nơi đào tạo những chàng trai trẻ trở thành linh mục của vùng sông nước này có không gian thoáng đãng, thanh tịnh nhưng đầy ắp sự lao nhọc trong học tập vì tương lai của Giáo hội; chỉ cách một con đường là mấp mé bờ sông, nơi những chiếc ghe, mái chèo của người dân cũng đang tần tảo kiếm sống một cách lương thiện.
Sau đó chúng tôi lên chiếc ghe du lịch đậu ở gần nhà hưu dưỡng các linh mục để lên đò vào ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền với quãng đường 20 km. Dọc con sông, chúng tôi gặp khá nhiều ghe nhỏ lưới cá theo kiểu “thủ công”, có cả ghe cào cá. Ai cũng có vẻ vui khi nhìn thấy ông già Noel, chúng tôi trao gói bánh và kẹo cho những đứa bé theo ghe cha mẹ buôn bán trên sông, nhiều khách du lịch nước ngoài vẫy tay chào, quay phim đoàn chúng tôi.
Có một anh bác sĩ để tóc đầu đinh, mặc cái áo pull vàng, được cha xứ “đặc cách” đi với đoàn chúng tôi. Dù mới quen anh đã làm chúng tôi cười bể bụng khi kể chuyện về tên địa danh vùng này nào là Cái Chanh, Cái Tắc, Cái Khế. Anh nói rằng, sở dĩ người ta gọi là Cái Răng, Cái Mơn là vì ngày xưa, nơi này hoang vu, có nhiều thú dữ. Có một gia đình kia, người vợ đi kiếm củi dọc bờ sông bị một con cá sấu tấn công rồi ăn thịt. Người chồng đau đớn uất hận đi tìm cá sấu để trả thù. Cầm con dao bén dài, gặp con cá sấu nào anh cũng chém thành nhiều mảnh, cá sấu chết nhe răng ra, nhiều cái đầu trôi dạt vào vùng này nên có địa danh là Cái Răng. Còn phần mông và đuôi cá sấu trôi đi xa hơn tạo thành địa danh Cái Mơn vì người địa phương đọc trại “cái mông” thành “cái mơn”!!
Đáp lễ câu chuyện huyền thoại đó, chúng tôi cũng “tự hào” vì đã từng đến Cần Giờ, Cần Giuộc, Cần Đước, Cần Thơ, nhưng muốn đến những vùng đó thì chúng tôi “cần tiền”! Đang cười ngặt ngoẻo thì bên bờ sông chúng tôi nhìn thấy một tháp chuông nhà thờ. Anh bác sĩ nói:
- Đó là nhà thờ Rau Răm.
- Rau răm để ăn với hột vịt lộn đó hả?
- Chính xác! Chỉ tiếc rằng không hiểu vì sao lại có tên là nhà thờ Rau Răm.
Nhà thờ Trường Long cao, to rộng đẹp. Các em thiếu nhi từ nhiều ngõ ngách đổ về. Còn người lớn thì chờ ở trước cửa nhà cha từ bao giờ. Chúng tôi và những vị thuộc giáo xứ An Thạnh chia làm hai tốp để phát quà cho trẻ em và phát tiền cho người lớn, còn ông già Noel thì chạy qua chạy lại.
Cha sở nhà thờ Trường Long trông phúc hậu, cha mặc cái áo sơ mi trắng và cái quần đen trông rất “Nam bộ”. Cha và hai ông “biện”(ông trùm xứ đạo) xin mấy cái áo pull để cho các cháu vắng mặt.
Khi nắng lên cao, cả người lớn lẫn trẻ con đều ra về vui vẻ.
Lời cảm ơn của ông già Noel
Được sự yêu thương của Đức Maria, chúng tôi đã nhận được quà của quí vị dành cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Mỗi người cho một cách, này nhé, anh John Hiền gửi sớm từ ngày lễ các thánh; chúng tôi không biết một tí gì về anh, chỉ đoán non đoán già hình như “anh” là linh mục hay tu sĩ gì đó. Có một người, cách đây mấy năm tự xưng là “gã lãng du phương bắc”. Đọc từ “gã” thì tôi đoán chắc là phải có vợ và bốn năm con, còn từ “lãng du” là lãng mạn và phiêu du thì chắc là không “chung thủy”nên chúng tôi cũng không mặn mà lắm. Đùng một cái, tình cờ tôi được biết rằng “gã’ này chính là một vị linh mục nhân từ, hằng năm giúp nhóm Bông Hồng Xanh. Ui cha, xúc động quá, chắc là cả nhóm sẽ xin phép Chúa cho phép “tương tư” gã lãng du phương bắc này hai lần trong năm quá ! Còn linh mục “quiet man” thì đã đổi sang nhà thờ mới và trở thành “busy man” mà vẫn cho quà.
Ông xin chân thành cảm ơn:
Anh John Hiền 300 USD
LM Joseph Nguyễn Kim Long 300 USD
LM Nguyễn Duy Hùng 200 USD
Bạn Nguyễn Kim Anh 200 USD
Cô Lý Mỹ Hạnh 150 USD
Bạn Mỹ Linh (USA, trước ở Gx Vinh Sơn) 2.000.000 VND
Sau “show” thứ nhất, ông thực hiện “show” thứ hai với 300 phần quà tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Sài Gòn. Mời quí vị cùng xem hình ảnh nhé!
KÍNH CHÚC
CHA GIÁM ĐỐC VIETCATHOLIC
QUÍ ANH CHỊ BAN BIÊN TẬP
QUÍ CHA VÀ QUÍ ÂN NHÂN
CÙNG QUÍ VỊ ĐỘC GIẢ
MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH - MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC
Thăm giáo xứ An Thạnh
Chiếc xe “Mẹc” 16 chỗ ngồi đưa chúng tôi hướng về miền tây. Đi được 100 km, tôi bứt đầu vò tai nhớ ra đã để quên bộ râu ở nhà. Nếu không có râu, ông già Noel của chúng tôi chỉ là chàng thanh niên mặc áo đỏ mà thôi; nhưng anh tài xế trẻ đã trấn an khi hứa cho chúng tôi vào trung tâm thương mại Cái Khế để mua râu.
Phà Cần Thơ sạch đẹp, chúng tôi giảm stress khi phóng tầm mắt ngắm cảnh sông nước. Sau mấy giờ đồng hồ, đi qua 170 km, chúng tôi đến trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi có những con đường cũng náo nhiệt như ở Sài Gòn, rồi đi thẳng vào nhà thờ An Thạnh.
Cha xứ có dáng người cao to (tôi nghĩ vui, là linh mục thì có cần dáng cao, đẹp tướng không nhỉ, hay chỉ cần vui vẻ và phục vụ tốt là đủ) tiếp đón chúng tôi vui vẻ. Cha dành cho chúng tôi hai phòng. Phòng khách của cha đơn sơ nhưng quang cảnh giáo xứ chuẩn bị đón Giáng Sinh thì thật là “hoành tráng”. Cha khuyên chúng tôi nghỉ ngơi một chút trước khi sinh hoạt với một số thiếu nhi nhà nghèo ở đây.
Giáo xứ An Thạnh chỉ có hơn 1500 giáo dân nhưng sinh hoạt của các đoàn thể thật phong phú. Thật bất ngờ khi tôi được biết cha chánh xứ Phanxicô Xavier Phan Văn Triêm lại là linh mục trưởng Ban Bác Ái của giáo phận - dù cha không hề nói với chúng tôi điều đó – thế nên các kế hoạch bác ái trong giáo xứ rất sinh động, liên kết với nhiều nơi.
Thiếu nhi ở đây trông rất ngoan. Từ khi Nhà Nước cứ nhắc nhở “mỗi gia đình chỉ có hai con” thế nên trẻ con vắng vẻ hẳn đi, mà vùng thôn quê cũng chẳng giàu lên nhiều chút nào. Trước đây, nơi này là vùng ven thành phố, nay đang được đô thị hóa, còn khá nhiều người đi bán vé số và chạy xe ôm. Khi được phát quà, các cháu thích chọn áo trắng hơn là áo pull nhiều màu vì vừa mặc đi lễ vừa mặc đi học.
Chiều thứ bảy nhà thờ có đông người dự lễ, ai cũng ăn mặc lịch sự. Giọng nói của ai cũng dễ nghe, chắc là nhờ “gạo trắng nước trong”! Cũng chiều hôm đó, mấy vị trong giáo xứ dẫn chúng tôi đến thăm một gia đình sống trên ghe, có một cháu bé mà nỗi bất hạnh vừa ập đến trên cuộc đời.
Một cháu bé bất hạnh
Đi vòng qua sau lưng nhà thờ An Thạnh là con sông Hậu Giang chạy dài, có chợ Tầm Vu ở ven sông. Một chiếc ghe nhỏ neo ở đó là của một gia đình đông con, mà cậu bé 6 tuổi đã trở thành người tàn tật sau một tai nạn.
Tai nạn xảy ra lúc 14 giờ 15 ngày 20/8/2008 trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều; khi cháu Tô Thanh Phương cùng hai anh trai của mình đem số cua mò được ra chợ bán, vừa đi đến địa điểm trên thì một hố ga nổ làm em bị hất văng khỏi mặt đất, lọt xuống hố ga, bàn tay trái bị đứt gần lìa. Thế là em trở thành người tàn tật. Tội nghiệp hơn nữa là khi thời điểm chúng tôi đến, bàn tay còn lại của em cũng không nắm được đồ vật, giọng nói của em ngọng ngịu và đôi chân phải đi khập khiễng.
Tiếp xúc với cha mẹ của cháu Phương, chúng tôi thấy nguyện vọng của họ là mong mua được miếng đất để lên bờ, làm cái túp lều nhỏ cũng được, không cần xây cất. Miếng đất ở đây giá gần 3.000 USD. Một nguyện vọng chính đáng nhưng vào thời điểm này chúng tôi không dám gửi email riêng cho quí ân nhân mà thầm mong trong lòng: nếu có 50 vị hảo tâm, chỉ cần mỗi vị giúp chúng tôi 50 USD và chúng tôi xuất quĩ 400 USD là có thể thực hiện công trình này.
Còn bây giờ, cho gia đình một túi quà và một số tiền thì chẳng thể làm tốt hơn cho cuộc đời cậu bé bất hạnh đó. Trước đây, mẹ tôi có khuyên rằng, đối với người nghèo, đừng hứa hẹn gì cả, khi nào có tiền thì giúp ngay mà thôi, thế nên chúng tôi từ giã gia đình này mà tôi không hề nói gì về những ý định của mình.
Chia quà ở nhà thờ Trường Long
Sáng sớm ngày Chúa nhật, chúng tôi ra chợ nổi Cái Răng. Đến Cần Thơ mà không dạo quanh chợ nổi thì thiếu xót biết bao! Mỗi ghe là một món hàng, ghe nào có nhiều thứ thì người ta xâu những thứ đó lên một cây tre để người khác biết mà áp ghe đến gần trao đổi, mua bán. Nào là ghe quýt, ghe bưởi, bí ngô, hành tỏi…trông đẹp mắt và tạo thành nét riêng trên vùng sông nước này. Chúng tôi mừng húm khi nhìn thấy ghe bán bánh mì thịt nhưng không thể mua cà phê khi nhìn thấy ghe bán thức uống vì ghe dừng lại khá khó khăn, không như xe gắn máy trên đất liền.
Từ nhỏ đến lớn sống ở Sài Gòn nên được đi ghe trên chợ nổi, các bạn trẻ thích quá, tánh tình ai có vẻ “chảnh” thì khiêm tốn hơn vì thấy mình nhỏ bé trên chiếc ghe luôn chòng chành trước sức mạnh của nước.
Nhìn ra một góc chợ nổi có Đại Chủng Viện Thánh Quý. Nhờ nói năng lễ phép và ngọt ngào nên anh bảo vệ cho chúng tôi vào “tham quan”. Tôi định bụng nếu anh ta khó tánh quá thì tôi sẽ nói dối là có quen với cháu của cha giám đốc. Cái tội “nói dối trong ứng xử” chắc là chỉ đền tội vài ngày!
Nơi đào tạo những chàng trai trẻ trở thành linh mục của vùng sông nước này có không gian thoáng đãng, thanh tịnh nhưng đầy ắp sự lao nhọc trong học tập vì tương lai của Giáo hội; chỉ cách một con đường là mấp mé bờ sông, nơi những chiếc ghe, mái chèo của người dân cũng đang tần tảo kiếm sống một cách lương thiện.
Sau đó chúng tôi lên chiếc ghe du lịch đậu ở gần nhà hưu dưỡng các linh mục để lên đò vào ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền với quãng đường 20 km. Dọc con sông, chúng tôi gặp khá nhiều ghe nhỏ lưới cá theo kiểu “thủ công”, có cả ghe cào cá. Ai cũng có vẻ vui khi nhìn thấy ông già Noel, chúng tôi trao gói bánh và kẹo cho những đứa bé theo ghe cha mẹ buôn bán trên sông, nhiều khách du lịch nước ngoài vẫy tay chào, quay phim đoàn chúng tôi.
Có một anh bác sĩ để tóc đầu đinh, mặc cái áo pull vàng, được cha xứ “đặc cách” đi với đoàn chúng tôi. Dù mới quen anh đã làm chúng tôi cười bể bụng khi kể chuyện về tên địa danh vùng này nào là Cái Chanh, Cái Tắc, Cái Khế. Anh nói rằng, sở dĩ người ta gọi là Cái Răng, Cái Mơn là vì ngày xưa, nơi này hoang vu, có nhiều thú dữ. Có một gia đình kia, người vợ đi kiếm củi dọc bờ sông bị một con cá sấu tấn công rồi ăn thịt. Người chồng đau đớn uất hận đi tìm cá sấu để trả thù. Cầm con dao bén dài, gặp con cá sấu nào anh cũng chém thành nhiều mảnh, cá sấu chết nhe răng ra, nhiều cái đầu trôi dạt vào vùng này nên có địa danh là Cái Răng. Còn phần mông và đuôi cá sấu trôi đi xa hơn tạo thành địa danh Cái Mơn vì người địa phương đọc trại “cái mông” thành “cái mơn”!!
Đáp lễ câu chuyện huyền thoại đó, chúng tôi cũng “tự hào” vì đã từng đến Cần Giờ, Cần Giuộc, Cần Đước, Cần Thơ, nhưng muốn đến những vùng đó thì chúng tôi “cần tiền”! Đang cười ngặt ngoẻo thì bên bờ sông chúng tôi nhìn thấy một tháp chuông nhà thờ. Anh bác sĩ nói:
- Đó là nhà thờ Rau Răm.
- Rau răm để ăn với hột vịt lộn đó hả?
- Chính xác! Chỉ tiếc rằng không hiểu vì sao lại có tên là nhà thờ Rau Răm.
Nhà thờ Trường Long cao, to rộng đẹp. Các em thiếu nhi từ nhiều ngõ ngách đổ về. Còn người lớn thì chờ ở trước cửa nhà cha từ bao giờ. Chúng tôi và những vị thuộc giáo xứ An Thạnh chia làm hai tốp để phát quà cho trẻ em và phát tiền cho người lớn, còn ông già Noel thì chạy qua chạy lại.
Cha sở nhà thờ Trường Long trông phúc hậu, cha mặc cái áo sơ mi trắng và cái quần đen trông rất “Nam bộ”. Cha và hai ông “biện”(ông trùm xứ đạo) xin mấy cái áo pull để cho các cháu vắng mặt.
Khi nắng lên cao, cả người lớn lẫn trẻ con đều ra về vui vẻ.
Lời cảm ơn của ông già Noel
Được sự yêu thương của Đức Maria, chúng tôi đã nhận được quà của quí vị dành cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Mỗi người cho một cách, này nhé, anh John Hiền gửi sớm từ ngày lễ các thánh; chúng tôi không biết một tí gì về anh, chỉ đoán non đoán già hình như “anh” là linh mục hay tu sĩ gì đó. Có một người, cách đây mấy năm tự xưng là “gã lãng du phương bắc”. Đọc từ “gã” thì tôi đoán chắc là phải có vợ và bốn năm con, còn từ “lãng du” là lãng mạn và phiêu du thì chắc là không “chung thủy”nên chúng tôi cũng không mặn mà lắm. Đùng một cái, tình cờ tôi được biết rằng “gã’ này chính là một vị linh mục nhân từ, hằng năm giúp nhóm Bông Hồng Xanh. Ui cha, xúc động quá, chắc là cả nhóm sẽ xin phép Chúa cho phép “tương tư” gã lãng du phương bắc này hai lần trong năm quá ! Còn linh mục “quiet man” thì đã đổi sang nhà thờ mới và trở thành “busy man” mà vẫn cho quà.
Ông xin chân thành cảm ơn:
Anh John Hiền 300 USD
LM Joseph Nguyễn Kim Long 300 USD
LM Nguyễn Duy Hùng 200 USD
Bạn Nguyễn Kim Anh 200 USD
Cô Lý Mỹ Hạnh 150 USD
Bạn Mỹ Linh (USA, trước ở Gx Vinh Sơn) 2.000.000 VND
Sau “show” thứ nhất, ông thực hiện “show” thứ hai với 300 phần quà tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Sài Gòn. Mời quí vị cùng xem hình ảnh nhé!
KÍNH CHÚC
CHA GIÁM ĐỐC VIETCATHOLIC
QUÍ ANH CHỊ BAN BIÊN TẬP
QUÍ CHA VÀ QUÍ ÂN NHÂN
CÙNG QUÍ VỊ ĐỘC GIẢ
MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH - MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC
Giáo xứ Xuân Hiệp hạt Thủ Đức đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Francesco Đức Thịnh
20:12 25/12/2008
THỦ ĐỨC - Đúng như bài huấn từ trong buổi triều yết chung ngày 17/12/2008 tại Đại Sảnh Phaolô VI của Đức Thánh Cha Benedictô XVI: “Bầu không khí của Lễ Giáng Sing rất đặc biệt, đó là một ngày hội chung, ngay cả những người không nhận mình là tín hữu cũng coi ngày lễ hàng năm này của Kitô giáo là điều gì phi thường và siêu việt, là điều gì nói với họ tận đáy tâm hồn”.
Vâng đêm hôm qua 24/12/2008 đêm vọng mừng Chúa Giáng Sinh, tại Giáo Xứ Xuân Hiệp hạt Thủ Đức Giáo Phận Thành Phố Saigòn, chúng tôi ước tính đã có tới 5000 người kể cả Công giáo lẫn không công giáo đã tuôn nhau tiến vào khuôn viên Trụ Sở của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco và cũng là Giáo Xứ Xuân Hiệp để tham dự đêm canh thức và Thánh Lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh. Ngay từ chập tối, dòng người đã tấp nập kéo tới khu vực Giáo Xứ Xuân Hiệp, trên khuôn mặt của mọi người ai ai cũng đều ánh lên niềm vui tươi của ngày lễ, nhiều phụ huynh dẫn hoặc bế theo những em bé với bộ quần áo ông già Noel thật dễ thương, trên khuôn mặt các em lộ ra nét vui tươi hồn nhiên, có những em tay cầm những trái bóng màu với những hàng chữ Vui Noel, Merry Christmas vv…..
Đúng 20 giờ phần canh thức đêm vọng mừng Chúa Giáng Sinh bắt đầu, với những hoạt cảnh, bài múa của các thiên thần, những bài hợp xướng vv…. do các em vàthiếu nhi, các Giáo Lý Viên và các Anh Chị Công nhân di dân thuộc Giáo Xứ cũng thực hiện, phần cnah thức kéo dài 50 phút, mọi người giáo dân của Giáo Xứ cũng như những người thuộc các tôn giáo khác ngồi tham dự rất trật tự và nghiêm trang. Sau phần canh thức, Ban Mục Vụ Hội Đồng Giáo Xứ đã nhanh nhẹn chuẩn bị Bàn Thờ cho việc Cử hành Thánh Lễ đêm vọng Giáng Sinh. Cha Giuse Trần Hòa Hưng Phó Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Salêdiêng (chủ tịch Liên Tu Sỹ Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh) đã chủ sự Thánh Lễ cùng với Cha Phêrô Nguyễn Tiến Hùng Chánh Xứ Giáo Xứ Xuân Hiệp, cùng đồng tế còn có các linh mục thuộc cộng đoàn Don Bosco Xuân Hiệp – Thủ Đức, khi đoàn đồng tế tiến lên lễ đài, số lượng người kéo vào khuôn viên để tham dự Thánh Lễ cũng còn rất đông. Trong Bài Giảng Cha chủ tế đã chia sẻ với mọi thành phần dân Chúa niềm vui mừng của ngày lễ đón mừng Con Chúa Giáng Sinh, Ngôi Hai đã xuống thế làm người và mang thân phận giống như con người để cảm thông, để chia sẻ với con người những vất vả lao nhọc của cuộc sống, và đồng thời khi Ngài đến Ngài cũng đã mang đến cho loài người Hạnh Phúc, Niềm Vui, Sự Bình An Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Lễ Giáng Sinh mà Giáo Hội cử hành hằng năm chính là việc Giáo Hội củ hành biến cố lịch sử, ngày Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể để cứu chộc nhân loại. Niềm vui mừng của Lễ Giáng Sinh cần được trao ban cho người khác, để mọi người cùng thắp lên ánh sáng của niềm hy vọng, của niềm vui và của niềm mong chờ ơn cứu độ được ban cho con người.
Thánh Lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ, theo chúng tôi được biết có khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ tuy thuộc các tôn giáo khác, nhưng họ cũng đứng rất nghiêm trang cùng với những người công giáo để tham dự Thánh Lễ từ đầu tới cuối. Nhất là trong bài giảng lễ, các bạn trẻ này rất chú tâm tới những chia sẻ của Cha chủ tế. Ước mong rằng Sứ điệp Giáng Sinh và những tâm tình, niềm vui của Lễ Giáng Sinh sẽ mang lại là điều gì đó nói với họ tận đáy tâm hồn như lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói.
Sau Thánh Lễ, cả cộng đoàn hàng ngàn người hiện diện đã cùng nhau hát vang bài hát Mừng Chúa Giáng Sinh thật cảm động và sốt sáng, mọi người như cùng cùng hòa với đất trời trong lời hoan ca đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh mang ơn cứu độ đến cho nhân trần. Ai nấy lớn nhỏ ra về trong trật tự, và trên khuôn mặt rạng rỡ niềm vui của ngày Lễ lớn. Phía ngoài trục lộ giao thông trước Nhà thờ, các nhân viên giữ gìn trật tự giao thông cũng hăng hái giúp mọi người ra về và bảo đảm an toàn giao thông cho mọi người đến mừng lễ.
Vâng đêm hôm qua 24/12/2008 đêm vọng mừng Chúa Giáng Sinh, tại Giáo Xứ Xuân Hiệp hạt Thủ Đức Giáo Phận Thành Phố Saigòn, chúng tôi ước tính đã có tới 5000 người kể cả Công giáo lẫn không công giáo đã tuôn nhau tiến vào khuôn viên Trụ Sở của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco và cũng là Giáo Xứ Xuân Hiệp để tham dự đêm canh thức và Thánh Lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh. Ngay từ chập tối, dòng người đã tấp nập kéo tới khu vực Giáo Xứ Xuân Hiệp, trên khuôn mặt của mọi người ai ai cũng đều ánh lên niềm vui tươi của ngày lễ, nhiều phụ huynh dẫn hoặc bế theo những em bé với bộ quần áo ông già Noel thật dễ thương, trên khuôn mặt các em lộ ra nét vui tươi hồn nhiên, có những em tay cầm những trái bóng màu với những hàng chữ Vui Noel, Merry Christmas vv…..
Đúng 20 giờ phần canh thức đêm vọng mừng Chúa Giáng Sinh bắt đầu, với những hoạt cảnh, bài múa của các thiên thần, những bài hợp xướng vv…. do các em vàthiếu nhi, các Giáo Lý Viên và các Anh Chị Công nhân di dân thuộc Giáo Xứ cũng thực hiện, phần cnah thức kéo dài 50 phút, mọi người giáo dân của Giáo Xứ cũng như những người thuộc các tôn giáo khác ngồi tham dự rất trật tự và nghiêm trang. Sau phần canh thức, Ban Mục Vụ Hội Đồng Giáo Xứ đã nhanh nhẹn chuẩn bị Bàn Thờ cho việc Cử hành Thánh Lễ đêm vọng Giáng Sinh. Cha Giuse Trần Hòa Hưng Phó Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Salêdiêng (chủ tịch Liên Tu Sỹ Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh) đã chủ sự Thánh Lễ cùng với Cha Phêrô Nguyễn Tiến Hùng Chánh Xứ Giáo Xứ Xuân Hiệp, cùng đồng tế còn có các linh mục thuộc cộng đoàn Don Bosco Xuân Hiệp – Thủ Đức, khi đoàn đồng tế tiến lên lễ đài, số lượng người kéo vào khuôn viên để tham dự Thánh Lễ cũng còn rất đông. Trong Bài Giảng Cha chủ tế đã chia sẻ với mọi thành phần dân Chúa niềm vui mừng của ngày lễ đón mừng Con Chúa Giáng Sinh, Ngôi Hai đã xuống thế làm người và mang thân phận giống như con người để cảm thông, để chia sẻ với con người những vất vả lao nhọc của cuộc sống, và đồng thời khi Ngài đến Ngài cũng đã mang đến cho loài người Hạnh Phúc, Niềm Vui, Sự Bình An Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Lễ Giáng Sinh mà Giáo Hội cử hành hằng năm chính là việc Giáo Hội củ hành biến cố lịch sử, ngày Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể để cứu chộc nhân loại. Niềm vui mừng của Lễ Giáng Sinh cần được trao ban cho người khác, để mọi người cùng thắp lên ánh sáng của niềm hy vọng, của niềm vui và của niềm mong chờ ơn cứu độ được ban cho con người.
Thánh Lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ, theo chúng tôi được biết có khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ tuy thuộc các tôn giáo khác, nhưng họ cũng đứng rất nghiêm trang cùng với những người công giáo để tham dự Thánh Lễ từ đầu tới cuối. Nhất là trong bài giảng lễ, các bạn trẻ này rất chú tâm tới những chia sẻ của Cha chủ tế. Ước mong rằng Sứ điệp Giáng Sinh và những tâm tình, niềm vui của Lễ Giáng Sinh sẽ mang lại là điều gì đó nói với họ tận đáy tâm hồn như lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói.
Sau Thánh Lễ, cả cộng đoàn hàng ngàn người hiện diện đã cùng nhau hát vang bài hát Mừng Chúa Giáng Sinh thật cảm động và sốt sáng, mọi người như cùng cùng hòa với đất trời trong lời hoan ca đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh mang ơn cứu độ đến cho nhân trần. Ai nấy lớn nhỏ ra về trong trật tự, và trên khuôn mặt rạng rỡ niềm vui của ngày Lễ lớn. Phía ngoài trục lộ giao thông trước Nhà thờ, các nhân viên giữ gìn trật tự giao thông cũng hăng hái giúp mọi người ra về và bảo đảm an toàn giao thông cho mọi người đến mừng lễ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lễ Giáng Sinh nơi trại tù cải tạo cộng sản
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
00:21 25/12/2008
Tại Cộng Hòa Slovak, khoảng thời gian từ 1950 đến 1967 là thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị chính quyền cộng sản vô thần bách hại dữ dội nhất. Hầu hết các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân nhiệt thành đều bị bắt giam. Năm 1950, có khoảng 2 ngàn Linh Mục và hơn 10 ngàn Nữ Tu bị đưa hàng loạt vào các trại cải tạo. Thế nhưng, chính trong gian khổ, các tín hữu Công Giáo mới có dịp tỏ lộ Đức Tin kiên vững và lòng trung thành anh dũng của mình.
Nơi một trại lao động khổ sai nằm gần Pardubice, thuộc miền Boémia, có hàng trăm phụ nữ bị giam giữ. Họ thuộc đủ các thành phần: phạm pháp, mãi dâm, tù nhân chính trị và Nữ Tu.
Vào một ngày, nhằm chính Lễ Giáng Sinh, các viên công an canh tù, với dụng ý thâm độc, tìm đủ cách để tẩy xóa mọi dấu vết ngày Lễ linh thiêng trọng đại. Ban giám đốc trại ra chỉ thị cho tất cả các nữ tù nhân phải làm nhiều công việc hết sức nặng nề.
Riêng nhóm Nữ Tu, ban giám đốc buộc các chị phải quét dọn, lau chùi một căn phòng rộng lớn, có sàn nhà bằng gỗ. Các chị phải dùng mảnh chai để cạo sạch vết dơ ở sàn nhà. Chưa hết, các Nữ Tu phải nhồi đầy 50 tấm nệm bằng rơm. Và mọi công việc phải hoàn tất vào lúc 9 giờ tối. . Cứ sự thường thì đây là chuyện không làm được. Nó là mệnh lệnh hoàn toàn vô lý và bất nhân, bởi vì các Nữ Tu đa số cao tuổi và đau yếu. Một số các nữ tù nhân khác tự nguyện giúp các Nữ Tu, nhưng ban giám đốc trại cương quyết từ chối.
Thế là vào chính ngày Lễ Giáng Sinh, các Nữ Tu phải ra tay làm việc cực như trâu. Một điều không ai ngờ, đó là các chị hoàn thành công tác đúng như mệnh lệnh ban ra. Các nữ tù nhân khác vô cùng bỡ ngỡ và thán phục. Họ tò mò theo dõi điều gì sẽ xảy ra vào buổi tối hôm ấy.
Đúng 9 giờ tối, viên công an chỉ huy trại gầm gầm nét mặt, đến kiểm soát công việc các Nữ Tu làm. Ông dẫn theo một con chó dữ tợn (chó nghiệp-vụ). Khi đến ngưỡng cửa, viên công an ra lệnh cho con chó:
- Hãy nhảy vào cắn xé tan tành các bà già này. Họ có chết thì xã hội cũng chả mất mát gì!
Nhưng con-chó nghiệp-vụ đứng im không nhúc nhích, y như thể nó đang bị vật lạ thôi miên. Trong khi đó, các Nữ Tu vẫn điềm tĩnh quỳ yên bên cạnh chiếc giường ngủ, đầu cúi xuống. Các chị đang cầu nguyện. Không một ai ngước nhìn viên chỉ huy trại. Ông tức giận, nhảy bổ vào đứng giữa phòng và quát lớn:
- Mấy bà già không nghe thấy gì sao? Mấy bà không biết vị giám đốc trại giam đang có mặt ở đây sao? Một người trong các bà hãy ra trình diện và làm bản báo cáo!
Chị Bernadette - phụ trách nhóm các Nữ Tu - vẫn quỳ yên, tiếp tục cầu nguyện. Sau mấy phút dài, chị đứng lên và đến trước mặt viên chỉ huy. Chị từ tốn nói:
- Thưa ông giám đốc, chúng tôi đang cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA, Đấng cao trọng hơn ông gấp ngàn lần. Xin ông thứ lỗi cho chúng tôi.
Nghe thế, viên chỉ huy giận thâm mặt. Nhưng ông không đáp lại lời nào.
Chị Bernadette nói tiếp:
- Thưa ông giám đốc, hôm nay là Lễ Giáng Sinh, Ngày Lễ của Tình Thương. Nhưng rất tiếc ông không biết ý nghĩa của ngày lễ. Ông kích thích một con chó dữ để nó nhảy vào cắn xé chúng tôi, như thể chúng tôi là kẻ trộm cướp hoặc sát nhân. Nhưng chúng tôi tha thứ cho ông và chúc ông một Lễ Giáng Sinh vui vẻ. Chốc nữa đây, khi ông ngồi vào bàn ăn gia đình, bên cạnh vợ con, xin ông hãy nhớ rằng, có hàng ngàn bà mẹ vô tội, đang úp mặt trong chăn, lặng lẽ khóc nơi các trại lao động khổ sai, vì nhớ đến đàn con thơ vắng bóng mẹ hiền! Chúng tôi cũng thế. Chúng tôi nhớ đến các trẻ mồ côi, các cụ già và các em bé mà chúng tôi dưỡng dục trong các viện của chúng tôi. . Chúng tôi hết lòng cầu chúc cho điều tốt đẹp được xảy ra. Chúng tôi cầu xin Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng sưởi nóng tâm lòng ông và nhắc ông nhớ rằng: ông là một con người!
Viên chỉ huy trại thực sự kích động trước lời lẽ tuy nhỏ nhẹ nhưng đâm thấu tận tim gan cật ruột! Ông giận dữ vừa nện gót giày vừa bước những bước thật dài, đi đi lại lại trong phòng giam các nữ tù nhân. Sau cùng, ông cất tiếng nói:
- Hỡi các bà, tôi luôn tin rằng có ngày tôi sẽ tẩy rửa được não bộ của các bà. Nhưng lúc này đây, chính các bà đang thay đổi đầu óc tôi!
Nói xong, ông bước ra khỏi phòng và đóng ập cửa lại! Và câu chuyện Ngày Lễ Giáng Sinh của các Nữ Tu tù nhân Slovak kết thúc êm đẹp. Viên chỉ huy trại từ đó không còn tìm cách sách nhiễu hành hạ các Nữ Tu cách thâm độc nữa!
... Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: ”Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay, Một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng KITÔ THIÊN CHÚA. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen THIÊN CHÚA rằng: ”Vinh danh THIÊN CHÚA trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Luca 2,8-14).
(Cyril Slovák e Jozef Inovecký, ”Héros. . ou Traitres?”, Editions Saggi ed Esperienze, 1976, trang 198-200)
Nơi một trại lao động khổ sai nằm gần Pardubice, thuộc miền Boémia, có hàng trăm phụ nữ bị giam giữ. Họ thuộc đủ các thành phần: phạm pháp, mãi dâm, tù nhân chính trị và Nữ Tu.
Vào một ngày, nhằm chính Lễ Giáng Sinh, các viên công an canh tù, với dụng ý thâm độc, tìm đủ cách để tẩy xóa mọi dấu vết ngày Lễ linh thiêng trọng đại. Ban giám đốc trại ra chỉ thị cho tất cả các nữ tù nhân phải làm nhiều công việc hết sức nặng nề.
Riêng nhóm Nữ Tu, ban giám đốc buộc các chị phải quét dọn, lau chùi một căn phòng rộng lớn, có sàn nhà bằng gỗ. Các chị phải dùng mảnh chai để cạo sạch vết dơ ở sàn nhà. Chưa hết, các Nữ Tu phải nhồi đầy 50 tấm nệm bằng rơm. Và mọi công việc phải hoàn tất vào lúc 9 giờ tối. . Cứ sự thường thì đây là chuyện không làm được. Nó là mệnh lệnh hoàn toàn vô lý và bất nhân, bởi vì các Nữ Tu đa số cao tuổi và đau yếu. Một số các nữ tù nhân khác tự nguyện giúp các Nữ Tu, nhưng ban giám đốc trại cương quyết từ chối.
Thế là vào chính ngày Lễ Giáng Sinh, các Nữ Tu phải ra tay làm việc cực như trâu. Một điều không ai ngờ, đó là các chị hoàn thành công tác đúng như mệnh lệnh ban ra. Các nữ tù nhân khác vô cùng bỡ ngỡ và thán phục. Họ tò mò theo dõi điều gì sẽ xảy ra vào buổi tối hôm ấy.
Đúng 9 giờ tối, viên công an chỉ huy trại gầm gầm nét mặt, đến kiểm soát công việc các Nữ Tu làm. Ông dẫn theo một con chó dữ tợn (chó nghiệp-vụ). Khi đến ngưỡng cửa, viên công an ra lệnh cho con chó:
- Hãy nhảy vào cắn xé tan tành các bà già này. Họ có chết thì xã hội cũng chả mất mát gì!
Nhưng con-chó nghiệp-vụ đứng im không nhúc nhích, y như thể nó đang bị vật lạ thôi miên. Trong khi đó, các Nữ Tu vẫn điềm tĩnh quỳ yên bên cạnh chiếc giường ngủ, đầu cúi xuống. Các chị đang cầu nguyện. Không một ai ngước nhìn viên chỉ huy trại. Ông tức giận, nhảy bổ vào đứng giữa phòng và quát lớn:
- Mấy bà già không nghe thấy gì sao? Mấy bà không biết vị giám đốc trại giam đang có mặt ở đây sao? Một người trong các bà hãy ra trình diện và làm bản báo cáo!
Chị Bernadette - phụ trách nhóm các Nữ Tu - vẫn quỳ yên, tiếp tục cầu nguyện. Sau mấy phút dài, chị đứng lên và đến trước mặt viên chỉ huy. Chị từ tốn nói:
- Thưa ông giám đốc, chúng tôi đang cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA, Đấng cao trọng hơn ông gấp ngàn lần. Xin ông thứ lỗi cho chúng tôi.
Nghe thế, viên chỉ huy giận thâm mặt. Nhưng ông không đáp lại lời nào.
Chị Bernadette nói tiếp:
- Thưa ông giám đốc, hôm nay là Lễ Giáng Sinh, Ngày Lễ của Tình Thương. Nhưng rất tiếc ông không biết ý nghĩa của ngày lễ. Ông kích thích một con chó dữ để nó nhảy vào cắn xé chúng tôi, như thể chúng tôi là kẻ trộm cướp hoặc sát nhân. Nhưng chúng tôi tha thứ cho ông và chúc ông một Lễ Giáng Sinh vui vẻ. Chốc nữa đây, khi ông ngồi vào bàn ăn gia đình, bên cạnh vợ con, xin ông hãy nhớ rằng, có hàng ngàn bà mẹ vô tội, đang úp mặt trong chăn, lặng lẽ khóc nơi các trại lao động khổ sai, vì nhớ đến đàn con thơ vắng bóng mẹ hiền! Chúng tôi cũng thế. Chúng tôi nhớ đến các trẻ mồ côi, các cụ già và các em bé mà chúng tôi dưỡng dục trong các viện của chúng tôi. . Chúng tôi hết lòng cầu chúc cho điều tốt đẹp được xảy ra. Chúng tôi cầu xin Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng sưởi nóng tâm lòng ông và nhắc ông nhớ rằng: ông là một con người!
Viên chỉ huy trại thực sự kích động trước lời lẽ tuy nhỏ nhẹ nhưng đâm thấu tận tim gan cật ruột! Ông giận dữ vừa nện gót giày vừa bước những bước thật dài, đi đi lại lại trong phòng giam các nữ tù nhân. Sau cùng, ông cất tiếng nói:
- Hỡi các bà, tôi luôn tin rằng có ngày tôi sẽ tẩy rửa được não bộ của các bà. Nhưng lúc này đây, chính các bà đang thay đổi đầu óc tôi!
Nói xong, ông bước ra khỏi phòng và đóng ập cửa lại! Và câu chuyện Ngày Lễ Giáng Sinh của các Nữ Tu tù nhân Slovak kết thúc êm đẹp. Viên chỉ huy trại từ đó không còn tìm cách sách nhiễu hành hạ các Nữ Tu cách thâm độc nữa!
... Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: ”Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay, Một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng KITÔ THIÊN CHÚA. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen THIÊN CHÚA rằng: ”Vinh danh THIÊN CHÚA trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Luca 2,8-14).
(Cyril Slovák e Jozef Inovecký, ”Héros. . ou Traitres?”, Editions Saggi ed Esperienze, 1976, trang 198-200)
Cảm nhận đêm Giáng sinh Hà nội
Ngày Mới
17:20 25/12/2008
Cảm nhận đêm Giáng sinh Hà nội
Đêm nay, Giáng sinh về giữa lòng Hà nội, tiếng ly rượu chúc tụng của những dự án vừa trúng thầu, tiếng gầm rú của những chiếc xe đắt tiền đang say sưa chiến thắng cá độ, tiếng từ miệng của những con người miệng có gang, có thép đang oang oang giữa phố phường. Đường phố sáng choang nhưng vẫn vẩn sau môt mầu u tối, mùi hôi thối của những bất công của bóng tối vẫn rình rập há chiếc miệng đỏ lom nhằm nuốt chửng Hài nhi Công lý Hòa bình sắp sinh ra cho chúng ta.
Tôi đã nhiều lần tham dự Giáng sinh tại Hà nội, nhưng năm nay khi Giáng sinh về, trong lòng Hà nội có gì đó lao xao bất ổn, không khí giáng sinh thật ảm đạm, dòng người ngược xuôi nháo nhác như vừa đánh mất một cái gì rất thiêng liêng. Có phải cái linh hồn của lễ Giáng sinh năm nay đang bị thế lực bóng tối nào đe dọa, cướp mất để lại sau lưng một vết đen, một mùi hôi tánh của loài quỷ dữ bảy đầu mười sừng đang nhăm nhe chiếm nuốt vị hoàng tử hòa bình mà người đàn bà vừa mới sinh ra cho nhân loại.
7 giờ, tôi lên xe đi lòng vòng phố phường Hà nội, xe cộ ngược xuôi, tiếng còi thi nhau inh ỏi, qua siêu thị Tràng Tiền bên hè phố, trước cửa vào siêu thị, một biểu tượng của Giáng sinh với mục đích kinh doanh. Một hang đá nhỏ, chiếc xe tuần lộc lớn đang chở đầy những hàng hóa của một hãng Bopby, xung quang hang đá cũng toàn Bopby, máng cỏ cũng bopby, mái hang đá cũng bốp bopby… thật đúng với cái thương hiệu tã lót dành cho trẻ nhỏ mới sinh. Nhưng đáng tiếc Hài nhi Giêsu thì chẳng bao giờ sài loại sang như thế.
Qua mấy chục bước, tôi tiến về phía bờ hồ, nước hồ Gươm hôm nay cũng có gì đó bất ổn, màu sám xanh, sóng vỗ bì bọp gợi lên trong tôi cảm giác hoang vắng cô đơn giữa một thủ đô đang được mệnh danh là “Thành phố vì hòa bình, phồn hoa sung túc”. Bỗng dưng tôi cảm thấy ớn lạnh. Nhìn lên phía trước, chiếc đồng hồ đếm thời gian ngược cho biết còn 616 ngày nữa là kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long, không biết đất văn vật này đón chờ ngày ấy là điềm lành hay điềm dữ, nhưng cứ như mấy thằng mất dậy nào đó nói: “Còn mấy trăm ngày nữa là kỷ niệm Thăng Long nghìn năm ôn vật” Không biết mấy thằng khốn nạn đó được giáo dục ở chế độ nào mà dám sỉ nhục dân tộc như thế?
Tôi vòng qua bờ hồ, góc tượng đài Đắclộ cũ mà bây giờ là góc quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đó, có một sân khấu dựng khá công phu, với các trang thiết bị hiện đại,trên sân khấu có biểu tượng ông già Noel bằng cao su bơm hơi, đèn xịt khói mù, một nhóm người đang tất bật chuẩn bị chạy lên chạy xuống, trên phông thấy duy nhất một con số: 2008 không đầu không cuối, không nội dung chương trình. Tôi không biết đây đang định tổ chức cái chương trình gì mà chẳng có chủ đề, hỏi ra mới biết năm nay nhà thờ không tổ chức Giáng sinh nên nhà nước “quan tâm tới tình hình tôn giáo nên đứng lên để tổ chức”, tôi hỏi một người đang đứng lại xem với tôi: Tổ chức giáng sinh sao không có chủ đề về giáng sinh? Anh ta nói: Không được, nếu đề chữ Mừng Chúa Giáng sinh 2008 thì mọi người Việt nam tưởng mấy bác chóp bu Hà nội theo đạo Chúa mà rồi bỏ đảng bác theo đạo Chúa thì chết, nên tốt nhất cứ đề trống không 2008, vả lại nói trống không là nghề của các bác ấy, thì viết trống không cũng có sao đâu?tôi gật gù chớm hiểu.
Tôi vòng sang phố Hàng trống, đi về phía nhà thờ lớn Hà nội, một cảnh tượng tôi không thể tin nổi là hôm nay lễ Giáng sinh mà nhà thờ vắng như Chùa Bà Đanh vậy, không đèn, không cờ quạt, không băng dôn, không pano áp phích, tôi tiến lại gần thì thấy những nhóm bạn trẻ đi ra vào cổng nhà thờ qua một lối mở hé được buộc bàng sợi xích sắt chỉ độ hai người đi vừa, mấy anh bảo vệ nhà thờ đang đứng ở đó hình như đang canh chừng một nhóm nào đỏ mà nhác trông đã thấy lo âu, đề phòng cảnh giác,tôi hỏi: sao lại khóa cửa thế này anh? Anh ta trả lời: Đề phòng bọn “quần chúng tự phát ban đêm hay đi quấy phá như hơn hai tháng trước ở nhà thờ thái hà va tòa Khâm sứ”tôi khẽ nói, À, ra là thế!. Tôi nhìn sang phía bên trái mặt tiền nhà thờ, thì có một nhóm rất đông dân phong đi lại, tay cầm cả dùi cui, đang săn bắt tìm kiếm ai đó, một anh trông mặt hung tợn chạy đuổi một người nào đó, mà người đó lại là đàn bà hình như bị què, chị ta chạy luôn vào ngách cổng trong nhà thờ, rồi ngồi nép mình sợ hãi, anh dân phong hung tợn chạy lại rồi dừng lại ngoài cổng nhà thờ tay cầm dùi cui chỉ vào mặt người đàn bà đó nói: mày khôn đấy con ạ, mày chạy vào đây chứ mày mà còn ở bên ngoài cổng nhà thờ thì tao gô cổ mày lên xe thùng tống sang bên Đông Anh rồi, hết tết tây lại ra. Tôi đến gần, trông mặt chị ta thì thấy sợ nhưng rất thương, vì chị ta có một cái biếu to bẳng 2 cái đầu của chị dính vào cổ, hỏi ra mới biết cứ vào độ Giáng sinh và năm mới, thì có chỉ đạo từ trên xuống dưới phải làm vệ sinh môi trường đường phố, là hót sạch bọn ăn xin, lang thang đánh giầy, ăn mày ăn xin ra khỏi thành phố cho “ xanh, sạch, đẹp” để bộ mặt thủ đô sạch sẽ dễ bề tiếp các phái đoàn ngoại quốc. Nghĩ về người đàn bà dị tật ăn xin vừa rồi, tôi cảm nhận đêm nay Chúa Hai Đồng lại cứu chị một lần nữa.
Đi sâu vào phía trong nhà thờ, qua nhà xứ Chính tòa, đến hang đá, có mấy người đang chụp hình bên hang đá, có tiếng to nhỏ với nhau, sao năm nay Giáng sinh buồn đến thế? có tiếng đáp lại: Đức Mẹ Maria bị bắt đi mấy tháng trước, bị cầm tù và không ai biết giam Mẹ ở đâu thì làm sao biết chuyện sinh đẻ để mà mừng Giáng sinh nên không buồn làm sao được!!!dòng người lại lặng lẽ ra đi.
Tôi bước sang bên Tòa Giám mục, cũng không đèn không nhạc không đăng ten trang trí, phía sân Chủng viện có một sân khấu vừa dựng lên, trên sân khấu một tượng Chúa chịu đóng đanh có một vòng hoa bằng gai trắng vấn từ trên xuống dưới, cô quạnh một mình, nhìn xuống phía dưới những hàng ghế được xếp thăng băng đã thấm lớp sương nhẹ hơi ướt, đâu đấy thỉnh thoảng cất lên tiếng con chim lạc tổ cất lên kẹc kẹc, trên nhà nguyện chủng viện các thầy đang hát thánh vịnh kinh chiều một lễ Giáng sinh, lời thánh vịnh du dương nhẹ nhàng lúc trầm lúc bổng đã đưa tôi trở về với kinh nguyện lúc nào không biết, miệng tôi cũng hát thánh vịnh: Người làm cho đàn bà son sẻ thành mẹ đông con vui cửa vui nhà. Trong tất cả cho tôi thấy rằng, trong mầu nhiệm Giáng sinh đã thấp thoáng hình ảnh của thập giá.
Sang hang đá Tòa Giám mục, tôi càng thấy lạ lùng hơn nữa, một hình ảnh xúc động đạp vào mắt tôi. Trên cao Chúa Trời tuyên phán tạo dựng bằng Lời, rồi đến hình ảnh Tổ phụ Adam và Eva phạm tội xa xa hình Đức mẹ chắp tay đứng lặng lẽ, phía dưới là một túp lều sơ sài trong đó có một cặp vợ chồng trẻ hình như người vợ mới sinh con, nhưng khốn thay sinh vào lúc lụt lớn, cứ nhìn mặt người đàn ông thì biết được sự lo âu, phía bên kia, một tòa nhà cao tầng hoành tráng bên cạnh mấy ngôi nhà lụp sụp, có đâu đấy đứa trẻ đánh giầy đang len lỏi giữa tòa nhà cao tầng mặt mày lấm lét, vài đứa khác tay cầm giầy, ty sách quần vì sợ cảnh sát. Mấy đứa bán báo thì tay cầm tờ báo Hà Nội Mới và An ninh Thủ đô, đây là hai số báo được xuất ra nhiều nhất trong vài tháng vừa qua để dọn đường cho việc xây dựng hai công viên, tôi nghĩ bọn trẻ này lưu manh hơn ta tưởng, bán báo để dọn đường xây dựng công viên là để ban đêm chúng có chỗ mà ngủ, chứ chẳng phải mấy ông tổng biên tập các báo đó biết ơn nó mà cho nó ngủ tại tòa soạn báo đâu. Lưu manh nhưng không lại với mấy tay mõ báo! Hình ảnh làm tôi xúc động nhất là hình ảnh những chiếc thuyền đang lướt trên phố Hà nội, hình ảnh em bé đang bị tụt xuống hố thoát nước đang giơ bàn tay lên kêu cứu, bàn tay tinh khiết và nhỏ bé như bàn tay của Chúa Hài Đồng, bàn tay nói lên sự vô tội của trẻ thơ, nói lên cái ngây thơ của tuổi học trò nhưng lại phải gánh gánh nặng của xã hội, cái hố nước sâu và dòng nước xoáy mà em đang bị cuốn xuống dưới là hình ảnh sâu sắc của những bất công xã hội, những hành động đê hèn của nhưng tên sát nhân ăn hiếp, tham ô, hối lộ, của sự giả dối…Ai sẽ cứu những thế hệ trẻ bây giờ, Chúa hài đồng ơi! Từ trong những hình ảnh đó, tôi nghe tiếng khóc, tiếng khóc của ai sao giống tiếng khóc của trẻ thơ, tôi giật mình nhận ra tiếng khóc đó, tiếng khóc của Chúa Hài đồng hôm nay. Tôi lững thững ra về, đi bộ chứ không dám nổ xe máy, vì tôi sợ bước chân của tôi, tiếng xe máy của tôi, tiếng sột soạt của chiếc áo da đắt tiền của tôi, tiếng giầy đinh lộp cộp của tôi… sẽ át đi tiếng khóc của Chúa mà bấy lâu tôi đã vô tình đã không còn nghe được tiếng khóc ấy- Tiếng khóc của Chúa Hài đồng trong xã hội hôm nay.
Đêm nay, Giáng sinh về giữa lòng Hà nội, tiếng ly rượu chúc tụng của những dự án vừa trúng thầu, tiếng gầm rú của những chiếc xe đắt tiền đang say sưa chiến thắng cá độ, tiếng từ miệng của những con người miệng có gang, có thép đang oang oang giữa phố phường. đường phố sáng choang nhưng vẫn vẩn sau môt mầu u tối, mùi hôi thối của những bất công của bóng tối vẫn rình rập há chiếc miệng đỏ lom nhằm nuốt chửng Hài nhi Công lý Hòa bình sắp sinh ra cho chúng ta.
Đêm nay, Giáng sinh về giữa lòng Hà nội, tiếng ly rượu chúc tụng của những dự án vừa trúng thầu, tiếng gầm rú của những chiếc xe đắt tiền đang say sưa chiến thắng cá độ, tiếng từ miệng của những con người miệng có gang, có thép đang oang oang giữa phố phường. Đường phố sáng choang nhưng vẫn vẩn sau môt mầu u tối, mùi hôi thối của những bất công của bóng tối vẫn rình rập há chiếc miệng đỏ lom nhằm nuốt chửng Hài nhi Công lý Hòa bình sắp sinh ra cho chúng ta.
Tôi đã nhiều lần tham dự Giáng sinh tại Hà nội, nhưng năm nay khi Giáng sinh về, trong lòng Hà nội có gì đó lao xao bất ổn, không khí giáng sinh thật ảm đạm, dòng người ngược xuôi nháo nhác như vừa đánh mất một cái gì rất thiêng liêng. Có phải cái linh hồn của lễ Giáng sinh năm nay đang bị thế lực bóng tối nào đe dọa, cướp mất để lại sau lưng một vết đen, một mùi hôi tánh của loài quỷ dữ bảy đầu mười sừng đang nhăm nhe chiếm nuốt vị hoàng tử hòa bình mà người đàn bà vừa mới sinh ra cho nhân loại.
7 giờ, tôi lên xe đi lòng vòng phố phường Hà nội, xe cộ ngược xuôi, tiếng còi thi nhau inh ỏi, qua siêu thị Tràng Tiền bên hè phố, trước cửa vào siêu thị, một biểu tượng của Giáng sinh với mục đích kinh doanh. Một hang đá nhỏ, chiếc xe tuần lộc lớn đang chở đầy những hàng hóa của một hãng Bopby, xung quang hang đá cũng toàn Bopby, máng cỏ cũng bopby, mái hang đá cũng bốp bopby… thật đúng với cái thương hiệu tã lót dành cho trẻ nhỏ mới sinh. Nhưng đáng tiếc Hài nhi Giêsu thì chẳng bao giờ sài loại sang như thế.
Qua mấy chục bước, tôi tiến về phía bờ hồ, nước hồ Gươm hôm nay cũng có gì đó bất ổn, màu sám xanh, sóng vỗ bì bọp gợi lên trong tôi cảm giác hoang vắng cô đơn giữa một thủ đô đang được mệnh danh là “Thành phố vì hòa bình, phồn hoa sung túc”. Bỗng dưng tôi cảm thấy ớn lạnh. Nhìn lên phía trước, chiếc đồng hồ đếm thời gian ngược cho biết còn 616 ngày nữa là kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long, không biết đất văn vật này đón chờ ngày ấy là điềm lành hay điềm dữ, nhưng cứ như mấy thằng mất dậy nào đó nói: “Còn mấy trăm ngày nữa là kỷ niệm Thăng Long nghìn năm ôn vật” Không biết mấy thằng khốn nạn đó được giáo dục ở chế độ nào mà dám sỉ nhục dân tộc như thế?
Tôi vòng qua bờ hồ, góc tượng đài Đắclộ cũ mà bây giờ là góc quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đó, có một sân khấu dựng khá công phu, với các trang thiết bị hiện đại,trên sân khấu có biểu tượng ông già Noel bằng cao su bơm hơi, đèn xịt khói mù, một nhóm người đang tất bật chuẩn bị chạy lên chạy xuống, trên phông thấy duy nhất một con số: 2008 không đầu không cuối, không nội dung chương trình. Tôi không biết đây đang định tổ chức cái chương trình gì mà chẳng có chủ đề, hỏi ra mới biết năm nay nhà thờ không tổ chức Giáng sinh nên nhà nước “quan tâm tới tình hình tôn giáo nên đứng lên để tổ chức”, tôi hỏi một người đang đứng lại xem với tôi: Tổ chức giáng sinh sao không có chủ đề về giáng sinh? Anh ta nói: Không được, nếu đề chữ Mừng Chúa Giáng sinh 2008 thì mọi người Việt nam tưởng mấy bác chóp bu Hà nội theo đạo Chúa mà rồi bỏ đảng bác theo đạo Chúa thì chết, nên tốt nhất cứ đề trống không 2008, vả lại nói trống không là nghề của các bác ấy, thì viết trống không cũng có sao đâu?tôi gật gù chớm hiểu.
Tôi vòng sang phố Hàng trống, đi về phía nhà thờ lớn Hà nội, một cảnh tượng tôi không thể tin nổi là hôm nay lễ Giáng sinh mà nhà thờ vắng như Chùa Bà Đanh vậy, không đèn, không cờ quạt, không băng dôn, không pano áp phích, tôi tiến lại gần thì thấy những nhóm bạn trẻ đi ra vào cổng nhà thờ qua một lối mở hé được buộc bàng sợi xích sắt chỉ độ hai người đi vừa, mấy anh bảo vệ nhà thờ đang đứng ở đó hình như đang canh chừng một nhóm nào đỏ mà nhác trông đã thấy lo âu, đề phòng cảnh giác,tôi hỏi: sao lại khóa cửa thế này anh? Anh ta trả lời: Đề phòng bọn “quần chúng tự phát ban đêm hay đi quấy phá như hơn hai tháng trước ở nhà thờ thái hà va tòa Khâm sứ”tôi khẽ nói, À, ra là thế!. Tôi nhìn sang phía bên trái mặt tiền nhà thờ, thì có một nhóm rất đông dân phong đi lại, tay cầm cả dùi cui, đang săn bắt tìm kiếm ai đó, một anh trông mặt hung tợn chạy đuổi một người nào đó, mà người đó lại là đàn bà hình như bị què, chị ta chạy luôn vào ngách cổng trong nhà thờ, rồi ngồi nép mình sợ hãi, anh dân phong hung tợn chạy lại rồi dừng lại ngoài cổng nhà thờ tay cầm dùi cui chỉ vào mặt người đàn bà đó nói: mày khôn đấy con ạ, mày chạy vào đây chứ mày mà còn ở bên ngoài cổng nhà thờ thì tao gô cổ mày lên xe thùng tống sang bên Đông Anh rồi, hết tết tây lại ra. Tôi đến gần, trông mặt chị ta thì thấy sợ nhưng rất thương, vì chị ta có một cái biếu to bẳng 2 cái đầu của chị dính vào cổ, hỏi ra mới biết cứ vào độ Giáng sinh và năm mới, thì có chỉ đạo từ trên xuống dưới phải làm vệ sinh môi trường đường phố, là hót sạch bọn ăn xin, lang thang đánh giầy, ăn mày ăn xin ra khỏi thành phố cho “ xanh, sạch, đẹp” để bộ mặt thủ đô sạch sẽ dễ bề tiếp các phái đoàn ngoại quốc. Nghĩ về người đàn bà dị tật ăn xin vừa rồi, tôi cảm nhận đêm nay Chúa Hai Đồng lại cứu chị một lần nữa.
Đi sâu vào phía trong nhà thờ, qua nhà xứ Chính tòa, đến hang đá, có mấy người đang chụp hình bên hang đá, có tiếng to nhỏ với nhau, sao năm nay Giáng sinh buồn đến thế? có tiếng đáp lại: Đức Mẹ Maria bị bắt đi mấy tháng trước, bị cầm tù và không ai biết giam Mẹ ở đâu thì làm sao biết chuyện sinh đẻ để mà mừng Giáng sinh nên không buồn làm sao được!!!dòng người lại lặng lẽ ra đi.
Tôi bước sang bên Tòa Giám mục, cũng không đèn không nhạc không đăng ten trang trí, phía sân Chủng viện có một sân khấu vừa dựng lên, trên sân khấu một tượng Chúa chịu đóng đanh có một vòng hoa bằng gai trắng vấn từ trên xuống dưới, cô quạnh một mình, nhìn xuống phía dưới những hàng ghế được xếp thăng băng đã thấm lớp sương nhẹ hơi ướt, đâu đấy thỉnh thoảng cất lên tiếng con chim lạc tổ cất lên kẹc kẹc, trên nhà nguyện chủng viện các thầy đang hát thánh vịnh kinh chiều một lễ Giáng sinh, lời thánh vịnh du dương nhẹ nhàng lúc trầm lúc bổng đã đưa tôi trở về với kinh nguyện lúc nào không biết, miệng tôi cũng hát thánh vịnh: Người làm cho đàn bà son sẻ thành mẹ đông con vui cửa vui nhà. Trong tất cả cho tôi thấy rằng, trong mầu nhiệm Giáng sinh đã thấp thoáng hình ảnh của thập giá.
Sang hang đá Tòa Giám mục, tôi càng thấy lạ lùng hơn nữa, một hình ảnh xúc động đạp vào mắt tôi. Trên cao Chúa Trời tuyên phán tạo dựng bằng Lời, rồi đến hình ảnh Tổ phụ Adam và Eva phạm tội xa xa hình Đức mẹ chắp tay đứng lặng lẽ, phía dưới là một túp lều sơ sài trong đó có một cặp vợ chồng trẻ hình như người vợ mới sinh con, nhưng khốn thay sinh vào lúc lụt lớn, cứ nhìn mặt người đàn ông thì biết được sự lo âu, phía bên kia, một tòa nhà cao tầng hoành tráng bên cạnh mấy ngôi nhà lụp sụp, có đâu đấy đứa trẻ đánh giầy đang len lỏi giữa tòa nhà cao tầng mặt mày lấm lét, vài đứa khác tay cầm giầy, ty sách quần vì sợ cảnh sát. Mấy đứa bán báo thì tay cầm tờ báo Hà Nội Mới và An ninh Thủ đô, đây là hai số báo được xuất ra nhiều nhất trong vài tháng vừa qua để dọn đường cho việc xây dựng hai công viên, tôi nghĩ bọn trẻ này lưu manh hơn ta tưởng, bán báo để dọn đường xây dựng công viên là để ban đêm chúng có chỗ mà ngủ, chứ chẳng phải mấy ông tổng biên tập các báo đó biết ơn nó mà cho nó ngủ tại tòa soạn báo đâu. Lưu manh nhưng không lại với mấy tay mõ báo! Hình ảnh làm tôi xúc động nhất là hình ảnh những chiếc thuyền đang lướt trên phố Hà nội, hình ảnh em bé đang bị tụt xuống hố thoát nước đang giơ bàn tay lên kêu cứu, bàn tay tinh khiết và nhỏ bé như bàn tay của Chúa Hài Đồng, bàn tay nói lên sự vô tội của trẻ thơ, nói lên cái ngây thơ của tuổi học trò nhưng lại phải gánh gánh nặng của xã hội, cái hố nước sâu và dòng nước xoáy mà em đang bị cuốn xuống dưới là hình ảnh sâu sắc của những bất công xã hội, những hành động đê hèn của nhưng tên sát nhân ăn hiếp, tham ô, hối lộ, của sự giả dối…Ai sẽ cứu những thế hệ trẻ bây giờ, Chúa hài đồng ơi! Từ trong những hình ảnh đó, tôi nghe tiếng khóc, tiếng khóc của ai sao giống tiếng khóc của trẻ thơ, tôi giật mình nhận ra tiếng khóc đó, tiếng khóc của Chúa Hài đồng hôm nay. Tôi lững thững ra về, đi bộ chứ không dám nổ xe máy, vì tôi sợ bước chân của tôi, tiếng xe máy của tôi, tiếng sột soạt của chiếc áo da đắt tiền của tôi, tiếng giầy đinh lộp cộp của tôi… sẽ át đi tiếng khóc của Chúa mà bấy lâu tôi đã vô tình đã không còn nghe được tiếng khóc ấy- Tiếng khóc của Chúa Hài đồng trong xã hội hôm nay.
Đêm nay, Giáng sinh về giữa lòng Hà nội, tiếng ly rượu chúc tụng của những dự án vừa trúng thầu, tiếng gầm rú của những chiếc xe đắt tiền đang say sưa chiến thắng cá độ, tiếng từ miệng của những con người miệng có gang, có thép đang oang oang giữa phố phường. đường phố sáng choang nhưng vẫn vẩn sau môt mầu u tối, mùi hôi thối của những bất công của bóng tối vẫn rình rập há chiếc miệng đỏ lom nhằm nuốt chửng Hài nhi Công lý Hòa bình sắp sinh ra cho chúng ta.
Noel buồn trong lòng một dân tộc bị lừa dối
Lê Sáng
20:51 25/12/2008
Khởi đầu của một đời người là một hài nhi. Sự ra đời của một hài nhi dù trong một gia đình nghèo khó hay trong một gia tộc giầu sang… Đều được đón nhân hân hoan. Không ai lại có thể ghét bỏ một hài nhi, bởi tính thánh thiện, sự ấp ủ tương lai nhân loại đương nhiên mang trong hài nhi đó. Con trẻ chính là sự sống kéo dài của những thế hệ già nua, chắc chắn sẽ phải ra đi khỏi cuộc đời này. Đó chân lý vĩnh cửu, không ai có thể đánh tráo cũng như không ai có thể làm giả một hài nhi.
Khởi đầu của một chế độ bạo tàn là sự lừa dối. Bởi sự bạo tàn luôn làm người ta kinh hãi, nếu không lừa dối, con người sẽ nhận diện và tiêu diệt mầm mống cái ác vì chính sự an nguy của mình… Không ai lại có thể chấp nhận sự bạo tàn với mình, bởi bạo tàn chắc chắn sẽ đưa vật chủ đến chỗ diệt vong. Không cần phải có bằng cấp, nếu muốn kẻ có lòng gian là có thể lừa dối…
Khởi đầu của nhà nước cộng sản là chủ thuyết cộng sản. Nó được ra đời trong sự ngộ nhận, mơ tưởng về một cuộc sống tốt đẹp. Từ những suy tưởng trong những căn phòng êm ấm, các lý thuyết gia cộng sản cho ra đời một chủ thuyết mà nếu họ được chứng kiến hậu quả của nó đến ngày hôm nay, chắc chắn họ sẽ kinh hãi hơn ai hết. Chính lý thuyết gia cộng sản đã lừa dối mình, đánh tráo chân lý nếu không vì mù loà thì cũng là vì "danh" mà thôi. Tựu chung lại cũng là lừa dối, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.
Khởi đầu của giai đoạn lịch sử đau thương dân tộc Việt Nam kể từ khi một nhóm người tự xưng là vô sản đại diện cho nhân dân lao động rước chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam. Mặc dù họ nhận chỉ thị, súng đạn từ cái tổ chức gọi là quốc tế cộng sản - Một tổ chức khi ra đời còn chưa biết nước Việt Nam ở đâu. Nhưng họ luôn rêu rao rằng họ đại diện cho dân tộc Việt Nam - Kẻ thực hành lừa dối gớm ghiếc nhất trong lịch sử nhân loại.
Lich sử dân tộc Việt mấy ngàn năm, chưa từng có thế lực chính trị nào lại công khai bán đất bán nước cho ngoại bang một cách hèn hạ như Việt gian Cộng sản. Đất đai của tổ tiên được những kẻ tự xưng đại diện cho dân tộc Việt Nam ký công hàm giao cho đồng chí Cộng sản Trung hoa. Đường biên giới trên bộ trên biển được chúng ký hiệp định lùi sâu vào nội điạ Việt Nam. Hiệp định ký công khai, nhưng chưa được công bố vì đang bảo mật. Bản chất của hành vi "bảo mật" này là để lừa dối công luận.
Mấy vuông đất của Tổng Giáo Phận Hà Nội - Sao một nguyên thủ quốc gia mà phải lừa dối? phải hứa lèo? phải ăn không nói có? CSVN cũng thừa biết nếu Công Giáo có đòi lại được cũng chẳng thành của riêng ai. Suy cho cùng vẫn là của dân tộc Việt. Nhưng CSVN không trả, mà gửi tín hiệu ra bên ngoài rằng: Công Giáo Làm thủ tục xin đất thì sẽ cấp. Đòi đất thì không bao giờ trả. Tại sao lại thế? Cuối cùng thì vẫn có trao đất cho Công Giáo mà? CSVN phải làm thế để lừa dối dư luận, tránh việc dân oan đồng loạt đòi đất, tiến tới đòi lại công lý. Bản chất của vấn đề là có chấp nhận sự lừa dối của cộng sản hay không. Nếu chấp nhận, Công Giáo sẽ có đất.
Noel vốn là ngày lễ lớn của Đạo Thiên Chúa Giáo với gần 2 tỉ tín đồ, nay lễ Noel là một ngày lễ của cả nhân loại. Noel giờ là ngày lễ mừng tương lai nhân loại trong biểu tượng một hài nhi. Nhưng Noel năm nay ở Tổng Giáo Phận Hà Nội buồn trong không khí tang tóc. Cộng sản Việt nam tuyên chiến với tôn giáo và đưa giáo dân ra toà. Không chỉ thế, chúng còn đang lăm le tấn công, hạ độc, thủ tiêu không chỉ với người Công Giáo, mà với bất cứ ai dám đến gần, đứng cạnh người Công Giáo.
Trong khi đón Noel, lại đang có những dấu hiệu cho thấy Cộng sản Việt nam ngấm ngầm tổ chức lại một cách qui mô hơn những "đội đặc nhiệm nhân dân" chuyên hành động trong bóng đêm, ngoài luật pháp, nhưng theo ý của những người cộng sản. Cái đội quân phi nghĩa chúng gọi là quần chúng nhân dân đó, từ cải cách ruộng đất, đến cải tạo XHCN, và gần đây nhất là vụ Toà Khâm và Thái Hà đã gây ra bao nhiêu tội ác, bao nhiêu máu người vô tội, mà có lẽ không bản án nào có thể tương xứng được với hành vi của nó.
Thật là kinh hãi khi mà hệ thống Nhà nước Cộng sản đã tan rã, khi mà chính mồm người cộng sản còn sống sót nói ra rằng phải hội nhập, phải sửa đổi dần luật pháp cho phù hợp với thế giới văn minh mới có thể tồn tại… Vậy mà xảy ra vụ Tổng Giáo Phận Hà Nội, nó không ngần ngại dùng các thủ đoạn đê hèn vô luật pháp, chà đạp lên chính luật lệ nó ban hành… Rồi lại thói vừa đánh trống vừa la làng vừa ăn cướp của thời cải cách ruộng đất… Bất chấp tất cả…
Càng kinh hãi hơn khi nghe chính quyền cộng sản chính thức tuyên bố với quốc tế về cái đội quân này, và dùng nó để de doạ hai dân biểu Âu Châu rằng: Nếu Marco Perduca và Marco Pannella sang Việt Nam sẽ làm dấy lên một cuộc phản đối của quần chúng Việt Nam, của các hội đoàn, của các nhà dân chủ, v.v… Vì "những kẻ thù của Việt Nam" sắp tới... "Vì an ninh của quý ông xin quý ông đừng tới Việt Nam". (*) Bản chất của hành động lưu manh này là để lừa dối - Lừa dối dư luận quốc tế.
Noel buồn trong lòng một dân tộc bị lừa dối. Noel buồn trong lòng một dân tộc có nhiều kẻ lừa dối. Noel buồn trong lòng một dân tộc không ít người tự lừa dối. Đâu là căn nguyên? Xin không xét đến các nguyên nhân từ phía người cộng sản, bởi bản chất họ đã phơi bày. Chỉ xét các nguyên nhân từ phía thế giới văn minh, và dân nghèo Việt Nam, nạn nhân của cộng sản đương thời - Gọi chung là nạn nhân cộng sản. Đâu là nguyên nhân từ phía nạn nhân cộng sản?
Về Cộng sản Việt nam - Không chỉ đối với các dân tộc khác trên thế giới, mà ngay cả người dân Việt, đứng trước bạo quyền cộng sản không ít người cho rằng: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào" – "Thôi để cho Trời phân xử nó" – "Không dây với hủi" – "Chắc nó chừa mình ra" – "Ác giả ác báo" – "Thế nào nó cũng chết" – "Ngày tàn bạo chúa sắp điểm" – "Kẻ giết người sắp phải đền mạng" – Sắp… sắp… sắp… Nói chung là thời tương lai của Cộng sản Việt nam rất xấu…
Nhưng như thế thì có nghĩa gì? Có phải là AQ tự uống thuốc an thần để ngủ qua tối - Sống qua ngày chăng? Cộng sản Việt nam nó sẵn sàng cấp thuốc an thần miễn phí. Nếu ai muốn nhận không cần phải đăng ký trước, cứ đến văn phòng các mặt trận tổ quốc, các uỷ ban đoàn kết ABC, các uỷ ban người Việt ở nước ngoài, các "hợp tác xã tôn giáo"… Gặp đồng chí X, linh mục Y, hoà thượng Z … Sẽ được niềm nở đón tiếp và thoả mãn nhu cầu…
Hỡi ôi ! Người dân nước Việt còn bị cộng sản lường gạt đến bao giờ mà vẫn đứng ở bên đường, xem cộng sản giết người rồi bán tín bán nghi "Chắc nó chừa mình ra"? Vẫn còn phiêu bạt tận những phương trời xa, mơ một ngày ai đó giúp mình dọn sạch bóng cộng sản trên quê hương thì về? Chính sự lừa dối đã giết chết nhiều người chúng ta. Chính sự tự lừa dối mình mới là nền tảng cho sự lừa dối của cộng sản trổ hoa độc tàn phá quốc gia dân tộc Việt Nam.
(*) Xin xem thêm:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Two-european-parliament-members-invite...
Khởi đầu của một chế độ bạo tàn là sự lừa dối. Bởi sự bạo tàn luôn làm người ta kinh hãi, nếu không lừa dối, con người sẽ nhận diện và tiêu diệt mầm mống cái ác vì chính sự an nguy của mình… Không ai lại có thể chấp nhận sự bạo tàn với mình, bởi bạo tàn chắc chắn sẽ đưa vật chủ đến chỗ diệt vong. Không cần phải có bằng cấp, nếu muốn kẻ có lòng gian là có thể lừa dối…
Khởi đầu của nhà nước cộng sản là chủ thuyết cộng sản. Nó được ra đời trong sự ngộ nhận, mơ tưởng về một cuộc sống tốt đẹp. Từ những suy tưởng trong những căn phòng êm ấm, các lý thuyết gia cộng sản cho ra đời một chủ thuyết mà nếu họ được chứng kiến hậu quả của nó đến ngày hôm nay, chắc chắn họ sẽ kinh hãi hơn ai hết. Chính lý thuyết gia cộng sản đã lừa dối mình, đánh tráo chân lý nếu không vì mù loà thì cũng là vì "danh" mà thôi. Tựu chung lại cũng là lừa dối, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.
Khởi đầu của giai đoạn lịch sử đau thương dân tộc Việt Nam kể từ khi một nhóm người tự xưng là vô sản đại diện cho nhân dân lao động rước chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam. Mặc dù họ nhận chỉ thị, súng đạn từ cái tổ chức gọi là quốc tế cộng sản - Một tổ chức khi ra đời còn chưa biết nước Việt Nam ở đâu. Nhưng họ luôn rêu rao rằng họ đại diện cho dân tộc Việt Nam - Kẻ thực hành lừa dối gớm ghiếc nhất trong lịch sử nhân loại.
Lich sử dân tộc Việt mấy ngàn năm, chưa từng có thế lực chính trị nào lại công khai bán đất bán nước cho ngoại bang một cách hèn hạ như Việt gian Cộng sản. Đất đai của tổ tiên được những kẻ tự xưng đại diện cho dân tộc Việt Nam ký công hàm giao cho đồng chí Cộng sản Trung hoa. Đường biên giới trên bộ trên biển được chúng ký hiệp định lùi sâu vào nội điạ Việt Nam. Hiệp định ký công khai, nhưng chưa được công bố vì đang bảo mật. Bản chất của hành vi "bảo mật" này là để lừa dối công luận.
Mấy vuông đất của Tổng Giáo Phận Hà Nội - Sao một nguyên thủ quốc gia mà phải lừa dối? phải hứa lèo? phải ăn không nói có? CSVN cũng thừa biết nếu Công Giáo có đòi lại được cũng chẳng thành của riêng ai. Suy cho cùng vẫn là của dân tộc Việt. Nhưng CSVN không trả, mà gửi tín hiệu ra bên ngoài rằng: Công Giáo Làm thủ tục xin đất thì sẽ cấp. Đòi đất thì không bao giờ trả. Tại sao lại thế? Cuối cùng thì vẫn có trao đất cho Công Giáo mà? CSVN phải làm thế để lừa dối dư luận, tránh việc dân oan đồng loạt đòi đất, tiến tới đòi lại công lý. Bản chất của vấn đề là có chấp nhận sự lừa dối của cộng sản hay không. Nếu chấp nhận, Công Giáo sẽ có đất.
Noel vốn là ngày lễ lớn của Đạo Thiên Chúa Giáo với gần 2 tỉ tín đồ, nay lễ Noel là một ngày lễ của cả nhân loại. Noel giờ là ngày lễ mừng tương lai nhân loại trong biểu tượng một hài nhi. Nhưng Noel năm nay ở Tổng Giáo Phận Hà Nội buồn trong không khí tang tóc. Cộng sản Việt nam tuyên chiến với tôn giáo và đưa giáo dân ra toà. Không chỉ thế, chúng còn đang lăm le tấn công, hạ độc, thủ tiêu không chỉ với người Công Giáo, mà với bất cứ ai dám đến gần, đứng cạnh người Công Giáo.
Trong khi đón Noel, lại đang có những dấu hiệu cho thấy Cộng sản Việt nam ngấm ngầm tổ chức lại một cách qui mô hơn những "đội đặc nhiệm nhân dân" chuyên hành động trong bóng đêm, ngoài luật pháp, nhưng theo ý của những người cộng sản. Cái đội quân phi nghĩa chúng gọi là quần chúng nhân dân đó, từ cải cách ruộng đất, đến cải tạo XHCN, và gần đây nhất là vụ Toà Khâm và Thái Hà đã gây ra bao nhiêu tội ác, bao nhiêu máu người vô tội, mà có lẽ không bản án nào có thể tương xứng được với hành vi của nó.
Thật là kinh hãi khi mà hệ thống Nhà nước Cộng sản đã tan rã, khi mà chính mồm người cộng sản còn sống sót nói ra rằng phải hội nhập, phải sửa đổi dần luật pháp cho phù hợp với thế giới văn minh mới có thể tồn tại… Vậy mà xảy ra vụ Tổng Giáo Phận Hà Nội, nó không ngần ngại dùng các thủ đoạn đê hèn vô luật pháp, chà đạp lên chính luật lệ nó ban hành… Rồi lại thói vừa đánh trống vừa la làng vừa ăn cướp của thời cải cách ruộng đất… Bất chấp tất cả…
Càng kinh hãi hơn khi nghe chính quyền cộng sản chính thức tuyên bố với quốc tế về cái đội quân này, và dùng nó để de doạ hai dân biểu Âu Châu rằng: Nếu Marco Perduca và Marco Pannella sang Việt Nam sẽ làm dấy lên một cuộc phản đối của quần chúng Việt Nam, của các hội đoàn, của các nhà dân chủ, v.v… Vì "những kẻ thù của Việt Nam" sắp tới... "Vì an ninh của quý ông xin quý ông đừng tới Việt Nam". (*) Bản chất của hành động lưu manh này là để lừa dối - Lừa dối dư luận quốc tế.
Noel buồn trong lòng một dân tộc bị lừa dối. Noel buồn trong lòng một dân tộc có nhiều kẻ lừa dối. Noel buồn trong lòng một dân tộc không ít người tự lừa dối. Đâu là căn nguyên? Xin không xét đến các nguyên nhân từ phía người cộng sản, bởi bản chất họ đã phơi bày. Chỉ xét các nguyên nhân từ phía thế giới văn minh, và dân nghèo Việt Nam, nạn nhân của cộng sản đương thời - Gọi chung là nạn nhân cộng sản. Đâu là nguyên nhân từ phía nạn nhân cộng sản?
Về Cộng sản Việt nam - Không chỉ đối với các dân tộc khác trên thế giới, mà ngay cả người dân Việt, đứng trước bạo quyền cộng sản không ít người cho rằng: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào" – "Thôi để cho Trời phân xử nó" – "Không dây với hủi" – "Chắc nó chừa mình ra" – "Ác giả ác báo" – "Thế nào nó cũng chết" – "Ngày tàn bạo chúa sắp điểm" – "Kẻ giết người sắp phải đền mạng" – Sắp… sắp… sắp… Nói chung là thời tương lai của Cộng sản Việt nam rất xấu…
Nhưng như thế thì có nghĩa gì? Có phải là AQ tự uống thuốc an thần để ngủ qua tối - Sống qua ngày chăng? Cộng sản Việt nam nó sẵn sàng cấp thuốc an thần miễn phí. Nếu ai muốn nhận không cần phải đăng ký trước, cứ đến văn phòng các mặt trận tổ quốc, các uỷ ban đoàn kết ABC, các uỷ ban người Việt ở nước ngoài, các "hợp tác xã tôn giáo"… Gặp đồng chí X, linh mục Y, hoà thượng Z … Sẽ được niềm nở đón tiếp và thoả mãn nhu cầu…
Hỡi ôi ! Người dân nước Việt còn bị cộng sản lường gạt đến bao giờ mà vẫn đứng ở bên đường, xem cộng sản giết người rồi bán tín bán nghi "Chắc nó chừa mình ra"? Vẫn còn phiêu bạt tận những phương trời xa, mơ một ngày ai đó giúp mình dọn sạch bóng cộng sản trên quê hương thì về? Chính sự lừa dối đã giết chết nhiều người chúng ta. Chính sự tự lừa dối mình mới là nền tảng cho sự lừa dối của cộng sản trổ hoa độc tàn phá quốc gia dân tộc Việt Nam.
(*) Xin xem thêm:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Two-european-parliament-members-invite...
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (7): Người và Tôn Giáo Canaan
Vũ Văn An
11:26 25/12/2008
Tư Liệu Thánh Kinh: người và tôn giáo Canaan
Trên Núi Xi-nai, Chúa truyền cho dân Ít-ra-en không được thờ chúa nào khác ngoài Ngài. Vì thế khi vào đất Ca-na-an, người Ít-ra-en phải tránh mọi tiếp xúc với tôn giáo bản địa. Nhưng trước cả lúc họ vào đất Ca-na-an, người Ít-ra-en đã thờ thần Ba-an, vốn là thần của dân Ca-na-an, rồi. Khi họ định cư xong tại Ðất Hứa, Ba-an trở thành địch thủ nghiêm trọng đối với Thiên Chúa của Ít-ra-en.
Sách Thủ Lãnh miêu tả những rắc rối do việc trên tạo nên và cho thấy những người như Ghít-ôn đã chống đối việc thờ ngẫu thần Ba-an ra sao. Mặc dầu việc thờ ấy ít được nhắc đến dưới thời Đa-vít và Sa-lô-môn, nhưng sau đó, dưới thời A-kháp trị vì vương quốc Ít-ra-en ở phía Bắc, thì Ba-an gần như loại hẳn Thiên Chúa của Ít-ra-en qua một bên. Ðó là do công trình của I-de-ven, vợ A-kháp, người vốn xuất thân từ thành Xi-đôn của Ca-na-an và mang theo nhiều giáo sĩ Ba-an với mình. Xh 20:3; 23:23, 24. 1V 16:29 và các chương kế tiếp.
Các thần Ca-na-an: Các thần nam và nữ của Ca-na-an đều là những sức mạnh trong thiên nhiên được bản vị hóa. Ba-an, có nghĩa là ‘chúa’, chính là tước hiệu của Ha-đát, thần khí hậu (tên này có âm gần giống như sấm sét). Hắn kiểm soát mưa, sương mù, và sương sa, và do đó, giữ chìa khóa mùa màng là điều cốt yếu sinh tồn của dân Ca-na-an. Vợ của Ba-an là Astarte, cũng có tên là Anat, nữ thần tình yêu và chiến tranh. Cha của Ba-an là El, chúa tể các thần, nhưng đến thời dân Ít-ra-en vào đất Ca-na-an, hắn chỉ còn hư vị. Vợ của El là Át-sê-ra, nữ thần mẹ và là nữ thần biển cả. Cả Át-sê-ra lẫn Astarte đôi khi được gọi là ‘Bà Chúa’ (Ba-anat).
Các thần hàng đầu khác là Shamash, mặt trời; Reshef, thần chiến tranh và âm phủ; Dagon, lúa; và nhiều thần nhỏ khác tạo thành gia đình và triều đình các thần lớn hơn. Bức tranh tổng quát này thay đổi từ nơi này qua nơi khác vì mỗi thị trấn đều có thần hộ mệnh hay thần sùng kính riêng, cũng được gọi là “chúa’ hay ‘bà chúa’ riêng của họ.
Sự tích các thần: Sự tích các thần nam, thần nữ được các nguồn Ca-na-an và ngoại quốc cung cấp. Tất cả đều tàn bạo, khát máu, thích đấm đá lẫn nhau, và thoả mãn nhục dục hoang dâm vô độ với nhau. Các thần này can thiệp vào thế sự chỉ là vì tính ngông cuồng đùa nghịch của họ mà thôi, không hề để ý đến những hậu quả đau khổ gây nên.
Dĩ nhiên những câu truyện trên gây nhiều tác dụng trên việc thờ phượng của người Ca-na-an. Những hội hè tôn giáo trở thành những cử hành hạ cấp, thoả mãn khía cạnh thú vật trong bản chất con người. Ngay các nhà văn Hy Lạp và La Mã cũng ngỡ ngàng trước những sự việc người Ca-na-an thực hiện nhân danh tôn giáo. Bởi thế không lạ gì khi Thánh Kinh hoàn toàn lên án các tội ác của họ. Ðnl 18:9; 1V 14:22-24; Hs 4:12-14.
Ðền thờ và giáo sĩ: Các thần quan trọng được dâng kính những đền thờ nguy nga tại các thành phố lớn, có đủ giáo sĩ, ca đoàn và gia nhân phục dịch. Vào những ngày lễ thánh, vua chúa xếp hàng dâng hy lễ. Một số được toàn thiêu; một số chừa lại phân phối cho dân. Vào những dịp lễ trọng, người dân thường cũng được gia nhập đoàn rước hay chứng kiến đoàn rước từ xa. Nhưng chính đền thờ thì không lớn, nên chỉ một số nhỏ vào được bên trong.
Vấn đề danh dự khiến ông vua nào cũng muốn làm cho đền thờ càng tráng lệ bao nhiêu càng hay, lát tượng thần cũng như các bức tường của đền thánh bằng đủ thứ qúy kim, và cung cấp những chén dĩa bằng vàng để đựng thức ăn cho các thần. Ngoài tượng thần, hay một con vật biểu tượng cho vị thần ấy (Ba-an được biểu tượng bằng con bò đực, Át-sê-ra bằng con sư tử), còn có bàn thờ để dâng lễ, bàn thờ để niệm hương, và vô số trụ đá nữa. Những cột này vốn được tin là nơi ngự của các thần. Cũng có những trụ đá, bàn thờ, và cột gỗ hay thân cây dựng tại những ngôi đền trống mái để thường dân có thể tới đó dễ dàng mà dâng lễ vật hay cầu khấn. Trụ thường biểu tượng cho Ba-an, còn cột tượng trưng cho Át-sê-ra (xem Ðnl 12:3). Khi dâng của lễ, giáo sĩ thường quan sát bộ lòng của con vật để tiên đoán vận hên sui cho người thờ phượng (xem Tôn giáo Át-sua và Tôn giáo Ba-by-lon). Những cách bói toán khác là ngắm các vì sao, liên lạc với người chết, và thôi miên. Các giáo sĩ cũng được yêu cầu chữa bệnh bằng cầu khấn hay niệm thần chú.
Của lễ: Của lễ dâng cho các thần thường là thú vật hay thực phẩm. Sự kiện Ít-ra-en được truyền phải tránh lấy người làm hy lễ, và sau này tư liệu từ các văn bản Hy Lạp cũng như La Mã, chứng tỏ việc này có xẩy ra, nhưng không rõ có xẩy ra thường xuyên hay không. Có lẽ hình thức dâng lễ ấy chỉ xẩy ra trong những hoàn cảnh bất thường mà thôi, như giải pháp cuối cùng để có thể được thần thương đoái. Thần Molech, vị được nêu danh khi hình thức hy lễ này được nhắc tới hình như là vị thần của âm phủ.
Ngôn ngữ Ca-na-an và ngôn ngữ Hi-bá-lai có một số từ ngữ chung chỉ về hy lễ, giáo sĩ, và những vấn đề tôn giáo khác. Ngoài ra còn có những thuật ngữ khác giống nhau nữa. Hiển nhiên hai ngôn ngữ này đều có một kho từ ngữ chung; nhưng các ý niệm được chúng biểu hiệu thì khác nhau tùy theo nơi và tín ngưỡng. Lv 18:21; Ðnl 12:31; 2V 3:27.
Tôn giáo Ít-ra-en và tôn giáo Ca-na-an: Tôn giáo của người Ca-na-an hoàn toàn khác tôn giáo của người Ít-ra-en. Trong tôn giáo Ca-na-an, không có chứng cớ gì về một bộ luật điều hướng đức hạnh con người như Mười Giới Răn. Cũng không thấy nhắc đến tình yêu đối với bất cứ vị thần nào và xem ra chẳng có niềm vui cũng như niềm hạnh phúc nào trong việc thờ phượng của người Ca-na-an. Mặt khác, tư liệu của chúng ta khá giới hạn, và cần nên nhớ rằng người ta chờ mong vua phải chăm sóc kẻ nghèo, các quả phụ và cô nhi.
Những người Ít-ra-en đến xâm nhập dễ bị cám dỗ trong việc tôn kính các thần hiện đang được tôn kính tại mảnh đất này và chịu trách nhiệm về sự mầu mỡ phì nhiêu của nó. Song song với điều trên, việc thờ phượng các thần Ca-na-an quả không có những đòi hỏi gắt gao như luật lệ và nghi thức của It-ra-en. Nên nhiều người Do Thái đã không cưỡng lại được cơn cám dỗ trên. Kết quả dần dần họ đã tuột dốc rớt xuống những thảm hoạ được kể lại trong Sách Các Vua. Chúa của Ít-ra-en đòi người ta phải tuyệt đối trung thành.
Người Ca-na-an
Khoảng năm 1330 Trước CN, ‘Ca-na-an’ là một tỉnh của Ai Cập gồm Li-băng, Xi-ri và vùng đất sau này trở thành lãnh thổ Ít-ra-en. Ðịa danh này đầu tiên rất có thể chỉ đồng bằng duyên hải, sau đó mới nới rộng để bao gồm luôn các bộ tộc sống tại vùng rừng núi, tức người E-mô-ri (xem Ds 13:29; 35:10; Gs 5:1). Ngoài hai sắc dân Ca-na-an và E-mô-ri, còn có những sắc dân khác sống tại vùng này. Ðnl 7:1 liệt kê 5 sắc dân ấy. Nên hạn từ ‘người Ca-na-an’ được dùng để chỉ nhiều nhóm dân hỗp hợp.
Thương mãi: Những người sống dọc theo duyên hải phần lớn là thương nhân. Thực vậy, thương mãi là sinh hoạt quan yếu trong cuộc sống người Ca-na-an đến nỗi hạn từ ‘người Ca-na-an’ đồng nghĩa với ‘lái buôn’ trong ngôn ngữ Hi-bá-lai (như trong Châm ngôn 31:24). Các hải cảng chính là Tia, Xi-đôn, Beirut và Byblos. Từ những hải cảng này, gỗ tuyết tùng, những thùng dầu, rượu và những hàng hóa khác đã được xuất khẩu qua Ai Cập, Cơ-rết-ta và Hy Lạp. Ngược lại, những hàng xa xỉ và giấy viết của Ai Cập, đồ gốm của Hy Lạp, và quặng sắt đã được nhập cảng qua các hải cảng trên. Bên kia biên giới Ca-na-an, là thành phố lớn Ugarit (gần Latakiya ngày nay), vốn có nhiều đặc điểm chung với người Ca-na-an. Thành này cũng phồn thịnh về thương mại.
Vị thế của Ca-na-an như chiếc cầu nối giữa Tiểu Á và Ai Cập cũng như các sinh hoạt thương mãi của nó đã giúp người Ca-na-an tiếp thu ảnh hưởng văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Các dinh thự và đền đài có thể được xây theo kiểu Ai Cập cho một tổng trấn địa phương hay cho một trại quân tại thành này. Nhưng tại thành khác, rất có thể lại theo kiểu Xy-ri. Tượng bọ hung và đồ châu báu theo kiểu Ai Cập khác rất thịnh hành, song song với những con triện hình tròn của Ba-by-lon và những đồ bằng vàng của người Khết nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các ảnh hưởng này thấy rõ trong việc người Ca-na-an sử dụng cả lối viết của Ai Cập (tượng hình) và Ba-by-lon (hình nêm).
Mẫu tự: Di sản lớn lao người Ca-na-an để lại cho thế giới chắc chắn là mẫu tự, được họ sáng chế khoảng giữa các năm 2000 và 1600 trước CN. Ảnh hưởng của Ai Cập dẫn đến việc dùng giấy sậy (papyrus) làm chất liệu để viết. Nhưng mẫu tự này nay đã không còn, chỉ còn lại hiếm hoi một vài mẫu thô sơ, được tìm thấy nơi những chiếc ly tách còn sót lại.
Thành thị và Các nhà cai trị: Các thành của người Ca-na-an được bao bọc bằng những bức tường phòng thủ làm bằng đất và đá để chống cướp bóc và thú dữ. Bên trong những bức tường ấy, nhà cửa chen chúc với nhau, giống như các thành phố cổ của Cận Ðông ngày nay. Người dân bình thường tự làm lụng lấy cho mình trên những mảnh đất nhỏ, hay một số nghề thủ công, hoặc làm công cho vua, địa chủ, và thương nhân. Bên ngoài các thành phố, có những căn làng rải rác của nông dân hay chăn nuôi.
Các nhà cai trị các thành thường hay tranh chấp và gây chiến lẫn nhau không ngừng. Ðôi khi họ cũng bị những tên cướp hoặc những kẻ phạm pháp khác ẩn núp trong rừng tấn công. Tài liệu tựa là Các Thư Amarna, tìm thấy tại Ai Cập, diễn tả tình trạng trên vào khoảng năm 1360 trước CN. Và các Sách Thánh Kinh Giô-suê và Thủ Lãnh cho thấy cùng một tình trạng ấy xẩy ra một hay hai thế kỷ sau đó. Ðiều ấy giúp cho cuộc chinh phục của người Ít-ra-en trở nên dễ dàng hơn. Một Ca-na-an đoàn kết tất nhiên sẽ khó cho họ chinh phục hơn nhiều (xem danh sách các vua trong Gs 10 và 12).
Người Ca-na-an và người Ít-ra-en: Ngôn ngữ của người Ca-na-an có liên hệ gần gũi với tiếng Hi-bá-lai, có khi còn như nhau nữa. Sinh hoạt của người nông dân Ca-na-an không khác lắm so với sinh hoạt của người Ít-ra-en tại Ai Cập trước thời nô lệ. Bởi thế, người Ít-ra-en đã có thể định cư tại Ðất Hứa cách dễ dàng. Và họ cũng dễ rơi vào các tập tục khác của Ca-na-an. Nhưng tôn giáo của Ca-na-an thì khác xa tình yêu Thiên Chúa và sự tuân phục lề luật luân lý rõ rệt của Ngài. Bởi thế, người Ít-ra-en bị cấm không được trà trộn và kết hôn với người Ca-na-an.
Trên Núi Xi-nai, Chúa truyền cho dân Ít-ra-en không được thờ chúa nào khác ngoài Ngài. Vì thế khi vào đất Ca-na-an, người Ít-ra-en phải tránh mọi tiếp xúc với tôn giáo bản địa. Nhưng trước cả lúc họ vào đất Ca-na-an, người Ít-ra-en đã thờ thần Ba-an, vốn là thần của dân Ca-na-an, rồi. Khi họ định cư xong tại Ðất Hứa, Ba-an trở thành địch thủ nghiêm trọng đối với Thiên Chúa của Ít-ra-en.
Sách Thủ Lãnh miêu tả những rắc rối do việc trên tạo nên và cho thấy những người như Ghít-ôn đã chống đối việc thờ ngẫu thần Ba-an ra sao. Mặc dầu việc thờ ấy ít được nhắc đến dưới thời Đa-vít và Sa-lô-môn, nhưng sau đó, dưới thời A-kháp trị vì vương quốc Ít-ra-en ở phía Bắc, thì Ba-an gần như loại hẳn Thiên Chúa của Ít-ra-en qua một bên. Ðó là do công trình của I-de-ven, vợ A-kháp, người vốn xuất thân từ thành Xi-đôn của Ca-na-an và mang theo nhiều giáo sĩ Ba-an với mình. Xh 20:3; 23:23, 24. 1V 16:29 và các chương kế tiếp.
Các thần Ca-na-an: Các thần nam và nữ của Ca-na-an đều là những sức mạnh trong thiên nhiên được bản vị hóa. Ba-an, có nghĩa là ‘chúa’, chính là tước hiệu của Ha-đát, thần khí hậu (tên này có âm gần giống như sấm sét). Hắn kiểm soát mưa, sương mù, và sương sa, và do đó, giữ chìa khóa mùa màng là điều cốt yếu sinh tồn của dân Ca-na-an. Vợ của Ba-an là Astarte, cũng có tên là Anat, nữ thần tình yêu và chiến tranh. Cha của Ba-an là El, chúa tể các thần, nhưng đến thời dân Ít-ra-en vào đất Ca-na-an, hắn chỉ còn hư vị. Vợ của El là Át-sê-ra, nữ thần mẹ và là nữ thần biển cả. Cả Át-sê-ra lẫn Astarte đôi khi được gọi là ‘Bà Chúa’ (Ba-anat).
Các thần hàng đầu khác là Shamash, mặt trời; Reshef, thần chiến tranh và âm phủ; Dagon, lúa; và nhiều thần nhỏ khác tạo thành gia đình và triều đình các thần lớn hơn. Bức tranh tổng quát này thay đổi từ nơi này qua nơi khác vì mỗi thị trấn đều có thần hộ mệnh hay thần sùng kính riêng, cũng được gọi là “chúa’ hay ‘bà chúa’ riêng của họ.
Sự tích các thần: Sự tích các thần nam, thần nữ được các nguồn Ca-na-an và ngoại quốc cung cấp. Tất cả đều tàn bạo, khát máu, thích đấm đá lẫn nhau, và thoả mãn nhục dục hoang dâm vô độ với nhau. Các thần này can thiệp vào thế sự chỉ là vì tính ngông cuồng đùa nghịch của họ mà thôi, không hề để ý đến những hậu quả đau khổ gây nên.
Dĩ nhiên những câu truyện trên gây nhiều tác dụng trên việc thờ phượng của người Ca-na-an. Những hội hè tôn giáo trở thành những cử hành hạ cấp, thoả mãn khía cạnh thú vật trong bản chất con người. Ngay các nhà văn Hy Lạp và La Mã cũng ngỡ ngàng trước những sự việc người Ca-na-an thực hiện nhân danh tôn giáo. Bởi thế không lạ gì khi Thánh Kinh hoàn toàn lên án các tội ác của họ. Ðnl 18:9; 1V 14:22-24; Hs 4:12-14.
Ðền thờ và giáo sĩ: Các thần quan trọng được dâng kính những đền thờ nguy nga tại các thành phố lớn, có đủ giáo sĩ, ca đoàn và gia nhân phục dịch. Vào những ngày lễ thánh, vua chúa xếp hàng dâng hy lễ. Một số được toàn thiêu; một số chừa lại phân phối cho dân. Vào những dịp lễ trọng, người dân thường cũng được gia nhập đoàn rước hay chứng kiến đoàn rước từ xa. Nhưng chính đền thờ thì không lớn, nên chỉ một số nhỏ vào được bên trong.
Vấn đề danh dự khiến ông vua nào cũng muốn làm cho đền thờ càng tráng lệ bao nhiêu càng hay, lát tượng thần cũng như các bức tường của đền thánh bằng đủ thứ qúy kim, và cung cấp những chén dĩa bằng vàng để đựng thức ăn cho các thần. Ngoài tượng thần, hay một con vật biểu tượng cho vị thần ấy (Ba-an được biểu tượng bằng con bò đực, Át-sê-ra bằng con sư tử), còn có bàn thờ để dâng lễ, bàn thờ để niệm hương, và vô số trụ đá nữa. Những cột này vốn được tin là nơi ngự của các thần. Cũng có những trụ đá, bàn thờ, và cột gỗ hay thân cây dựng tại những ngôi đền trống mái để thường dân có thể tới đó dễ dàng mà dâng lễ vật hay cầu khấn. Trụ thường biểu tượng cho Ba-an, còn cột tượng trưng cho Át-sê-ra (xem Ðnl 12:3). Khi dâng của lễ, giáo sĩ thường quan sát bộ lòng của con vật để tiên đoán vận hên sui cho người thờ phượng (xem Tôn giáo Át-sua và Tôn giáo Ba-by-lon). Những cách bói toán khác là ngắm các vì sao, liên lạc với người chết, và thôi miên. Các giáo sĩ cũng được yêu cầu chữa bệnh bằng cầu khấn hay niệm thần chú.
Của lễ: Của lễ dâng cho các thần thường là thú vật hay thực phẩm. Sự kiện Ít-ra-en được truyền phải tránh lấy người làm hy lễ, và sau này tư liệu từ các văn bản Hy Lạp cũng như La Mã, chứng tỏ việc này có xẩy ra, nhưng không rõ có xẩy ra thường xuyên hay không. Có lẽ hình thức dâng lễ ấy chỉ xẩy ra trong những hoàn cảnh bất thường mà thôi, như giải pháp cuối cùng để có thể được thần thương đoái. Thần Molech, vị được nêu danh khi hình thức hy lễ này được nhắc tới hình như là vị thần của âm phủ.
Ngôn ngữ Ca-na-an và ngôn ngữ Hi-bá-lai có một số từ ngữ chung chỉ về hy lễ, giáo sĩ, và những vấn đề tôn giáo khác. Ngoài ra còn có những thuật ngữ khác giống nhau nữa. Hiển nhiên hai ngôn ngữ này đều có một kho từ ngữ chung; nhưng các ý niệm được chúng biểu hiệu thì khác nhau tùy theo nơi và tín ngưỡng. Lv 18:21; Ðnl 12:31; 2V 3:27.
Tôn giáo Ít-ra-en và tôn giáo Ca-na-an: Tôn giáo của người Ca-na-an hoàn toàn khác tôn giáo của người Ít-ra-en. Trong tôn giáo Ca-na-an, không có chứng cớ gì về một bộ luật điều hướng đức hạnh con người như Mười Giới Răn. Cũng không thấy nhắc đến tình yêu đối với bất cứ vị thần nào và xem ra chẳng có niềm vui cũng như niềm hạnh phúc nào trong việc thờ phượng của người Ca-na-an. Mặt khác, tư liệu của chúng ta khá giới hạn, và cần nên nhớ rằng người ta chờ mong vua phải chăm sóc kẻ nghèo, các quả phụ và cô nhi.
Những người Ít-ra-en đến xâm nhập dễ bị cám dỗ trong việc tôn kính các thần hiện đang được tôn kính tại mảnh đất này và chịu trách nhiệm về sự mầu mỡ phì nhiêu của nó. Song song với điều trên, việc thờ phượng các thần Ca-na-an quả không có những đòi hỏi gắt gao như luật lệ và nghi thức của It-ra-en. Nên nhiều người Do Thái đã không cưỡng lại được cơn cám dỗ trên. Kết quả dần dần họ đã tuột dốc rớt xuống những thảm hoạ được kể lại trong Sách Các Vua. Chúa của Ít-ra-en đòi người ta phải tuyệt đối trung thành.
Người Ca-na-an
Khoảng năm 1330 Trước CN, ‘Ca-na-an’ là một tỉnh của Ai Cập gồm Li-băng, Xi-ri và vùng đất sau này trở thành lãnh thổ Ít-ra-en. Ðịa danh này đầu tiên rất có thể chỉ đồng bằng duyên hải, sau đó mới nới rộng để bao gồm luôn các bộ tộc sống tại vùng rừng núi, tức người E-mô-ri (xem Ds 13:29; 35:10; Gs 5:1). Ngoài hai sắc dân Ca-na-an và E-mô-ri, còn có những sắc dân khác sống tại vùng này. Ðnl 7:1 liệt kê 5 sắc dân ấy. Nên hạn từ ‘người Ca-na-an’ được dùng để chỉ nhiều nhóm dân hỗp hợp.
Thương mãi: Những người sống dọc theo duyên hải phần lớn là thương nhân. Thực vậy, thương mãi là sinh hoạt quan yếu trong cuộc sống người Ca-na-an đến nỗi hạn từ ‘người Ca-na-an’ đồng nghĩa với ‘lái buôn’ trong ngôn ngữ Hi-bá-lai (như trong Châm ngôn 31:24). Các hải cảng chính là Tia, Xi-đôn, Beirut và Byblos. Từ những hải cảng này, gỗ tuyết tùng, những thùng dầu, rượu và những hàng hóa khác đã được xuất khẩu qua Ai Cập, Cơ-rết-ta và Hy Lạp. Ngược lại, những hàng xa xỉ và giấy viết của Ai Cập, đồ gốm của Hy Lạp, và quặng sắt đã được nhập cảng qua các hải cảng trên. Bên kia biên giới Ca-na-an, là thành phố lớn Ugarit (gần Latakiya ngày nay), vốn có nhiều đặc điểm chung với người Ca-na-an. Thành này cũng phồn thịnh về thương mại.
Vị thế của Ca-na-an như chiếc cầu nối giữa Tiểu Á và Ai Cập cũng như các sinh hoạt thương mãi của nó đã giúp người Ca-na-an tiếp thu ảnh hưởng văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Các dinh thự và đền đài có thể được xây theo kiểu Ai Cập cho một tổng trấn địa phương hay cho một trại quân tại thành này. Nhưng tại thành khác, rất có thể lại theo kiểu Xy-ri. Tượng bọ hung và đồ châu báu theo kiểu Ai Cập khác rất thịnh hành, song song với những con triện hình tròn của Ba-by-lon và những đồ bằng vàng của người Khết nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các ảnh hưởng này thấy rõ trong việc người Ca-na-an sử dụng cả lối viết của Ai Cập (tượng hình) và Ba-by-lon (hình nêm).
Mẫu tự: Di sản lớn lao người Ca-na-an để lại cho thế giới chắc chắn là mẫu tự, được họ sáng chế khoảng giữa các năm 2000 và 1600 trước CN. Ảnh hưởng của Ai Cập dẫn đến việc dùng giấy sậy (papyrus) làm chất liệu để viết. Nhưng mẫu tự này nay đã không còn, chỉ còn lại hiếm hoi một vài mẫu thô sơ, được tìm thấy nơi những chiếc ly tách còn sót lại.
Thành thị và Các nhà cai trị: Các thành của người Ca-na-an được bao bọc bằng những bức tường phòng thủ làm bằng đất và đá để chống cướp bóc và thú dữ. Bên trong những bức tường ấy, nhà cửa chen chúc với nhau, giống như các thành phố cổ của Cận Ðông ngày nay. Người dân bình thường tự làm lụng lấy cho mình trên những mảnh đất nhỏ, hay một số nghề thủ công, hoặc làm công cho vua, địa chủ, và thương nhân. Bên ngoài các thành phố, có những căn làng rải rác của nông dân hay chăn nuôi.
Các nhà cai trị các thành thường hay tranh chấp và gây chiến lẫn nhau không ngừng. Ðôi khi họ cũng bị những tên cướp hoặc những kẻ phạm pháp khác ẩn núp trong rừng tấn công. Tài liệu tựa là Các Thư Amarna, tìm thấy tại Ai Cập, diễn tả tình trạng trên vào khoảng năm 1360 trước CN. Và các Sách Thánh Kinh Giô-suê và Thủ Lãnh cho thấy cùng một tình trạng ấy xẩy ra một hay hai thế kỷ sau đó. Ðiều ấy giúp cho cuộc chinh phục của người Ít-ra-en trở nên dễ dàng hơn. Một Ca-na-an đoàn kết tất nhiên sẽ khó cho họ chinh phục hơn nhiều (xem danh sách các vua trong Gs 10 và 12).
Người Ca-na-an và người Ít-ra-en: Ngôn ngữ của người Ca-na-an có liên hệ gần gũi với tiếng Hi-bá-lai, có khi còn như nhau nữa. Sinh hoạt của người nông dân Ca-na-an không khác lắm so với sinh hoạt của người Ít-ra-en tại Ai Cập trước thời nô lệ. Bởi thế, người Ít-ra-en đã có thể định cư tại Ðất Hứa cách dễ dàng. Và họ cũng dễ rơi vào các tập tục khác của Ca-na-an. Nhưng tôn giáo của Ca-na-an thì khác xa tình yêu Thiên Chúa và sự tuân phục lề luật luân lý rõ rệt của Ngài. Bởi thế, người Ít-ra-en bị cấm không được trà trộn và kết hôn với người Ca-na-an.
Thông Báo
Lời tri ân của VietCatholic với các mạnh thường quân đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn tài chính
VietCatholic
13:02 25/12/2008
VietCatholic chân thành cám ơn quý cha, quý tu sĩ và quý anh chị em độc giả đã quảng đại đóng góp để VietCatholic vượt qua những khó khăn tài chính trong năm 2008 và hướng đến việc mở rộng phạm vi hoạt động.
Lời chân thành cám ơn cũng xin được gởi đến quý cha, quý tu sĩ và quý anh chị em độc giả đã âm thầm cầu nguyện cho công việc truyền thông của VietCatholic.
VietCatholic cũng xin cáo lỗi vì đã không thể đăng ngay danh sách các ân nhân vì phải di chuyển server nên một số chương trình không hoạt động như bình thường và phải thảo chương lại. Xin quý cha, quý tu sĩ và quý anh chị em độc giả miễn thứ.
Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang ban muôn hồng ân và phép lành cho quý vị và toàn gia quyến và xin tiếp tục cầu nguyện và ủng hộ chúng tôi để chúng ta cùng nhau làm trọn trách nhiệm Truyền Giáo và Truyền Thông cho Sự Thật, Lẽ Phải và nền Công Lý và Hòa Bình cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Để đóng góp tài chính cho VietCatholic, xin viết chèque cho VietCatholic, và xin gửi về địa chỉ:
VietCatholic
P.O.Box 1408
Claremont, CA 91711
Nếu muốn dùng Credit Cards, PayPal, etc... Xin vào trang:
http://vietcatholic.net/News/Html/donation.htm
Tại Úc, quý vị có thể gởi vào Trương Mục Báo Dân Chúa Úc Châu:
DAN CHUA MAGAZINE
Bank Account # 083373: 66671 1925
NATIONAL BANK
(Xin ghi rõ là gởi cho VietCatholic.)
Danh sách I: Các vị gởi qua Paypal
Tổng Cộng: USD 4781.48
Danh sách II: Các vị gởi qua bưu điện
Tổng Cộng: USD 4315
Danh sách III: Các vị gởi qua Trương Mục Báo Dân Chúa Úc Châu
Tổng Cộng: AUD 5070
Danh sách này chưa kể số tiền của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc. Xin chân thành cám ơn cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy, quý cha trong Ban Tuyên Úy, quý anh chị em trong Ban Thường Vụ và anh chị em giáo dân Tây Úc.
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Lời chân thành cám ơn cũng xin được gởi đến quý cha, quý tu sĩ và quý anh chị em độc giả đã âm thầm cầu nguyện cho công việc truyền thông của VietCatholic.
VietCatholic cũng xin cáo lỗi vì đã không thể đăng ngay danh sách các ân nhân vì phải di chuyển server nên một số chương trình không hoạt động như bình thường và phải thảo chương lại. Xin quý cha, quý tu sĩ và quý anh chị em độc giả miễn thứ.
Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang ban muôn hồng ân và phép lành cho quý vị và toàn gia quyến và xin tiếp tục cầu nguyện và ủng hộ chúng tôi để chúng ta cùng nhau làm trọn trách nhiệm Truyền Giáo và Truyền Thông cho Sự Thật, Lẽ Phải và nền Công Lý và Hòa Bình cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Để đóng góp tài chính cho VietCatholic, xin viết chèque cho VietCatholic, và xin gửi về địa chỉ:
VietCatholic
P.O.Box 1408
Claremont, CA 91711
Nếu muốn dùng Credit Cards, PayPal, etc... Xin vào trang:
http://vietcatholic.net/News/Html/donation.htm
Tại Úc, quý vị có thể gởi vào Trương Mục Báo Dân Chúa Úc Châu:
DAN CHUA MAGAZINE
Bank Account # 083373: 66671 1925
NATIONAL BANK
(Xin ghi rõ là gởi cho VietCatholic.)
Danh sách I: Các vị gởi qua Paypal
Quý Danh | Địa Chỉ | Số Tiền |
GIAO NGUYEN | MONTREAL, CANADA | 50 |
OANH TRAN | FRISCO, TX 75034, USA | 50 |
NHÓM TIN YÊU | BRISBANE, QUEENSLAND, AUSTRALIA | 200 |
MICHAEL NGUYEN | HUNTINGTON BEACH, CA 92648, USA | 100 |
ANH THU HOANG | SANTA ANA, CA 92705 USA | 50 |
BEBE TRUONG | SPRING, TX 77386 USA | 20 |
CHAU DANG | MORROW, GA 30260 USA | 50 |
CHINH DINH | PHILADELPHIA, PA 19145-2227 USA | 100 |
CHUNG NGUYEN | EULESS, TX 76039 USA | 50 |
CUONG PHAM | FOREST HILLS, NY 11375 USA | 100 |
DON VU | KANSAS CITY, MO 64119 USA | 50 |
DUYEN LE | MAPLE RIDGE BRITISH COLUMBIA V2X3T8 CANADA | 100 |
FATHER BAO THAI | WESTMINSTER, CA 92683 USA | 100 |
HAI NGUYEN | IRVING, TX 75062 USA | 50 |
HAO DUONG | SIMI VALLEY, CA 93065-2412 USA | 50 |
HIEN NGUYEN | BROOKLYN CENTER, MN 55429 USA | 50 |
HIEU NINH | LINCOLN, NE 68516 USA | 14.43 |
HOANG TRINH | ARLINGTON, TX 76017 USA | 30 |
HUNG VAN VU | CLOVERDALE PERTH WESTERN AUSTRALIA 6105 | 50 |
HUY NGUYEN | LEWIS CENTER, OH 43035 USA | 50 |
JEAN PIERRE PHAM | 77200 TORCY FRANCE | 50 |
JENNIFER THOMPSON | IRON RIDGE, WI 53035 USA | 100 |
JOHN VU | PEORIA, AZ 85381 USA | 20 |
KHIET NGUYEN | COLUMBIA, SC 29229 USA | 100 |
KHOA N TRINH | SAN JOSE, CA 95136 USA | 25 |
LAWRENCE NGUYEN | PEARLAND, TX 77584 USA | 100 |
LOI MA | PHILADELPHIA, PA 19149 USA | 20 |
LUC NGUYEN | CALGARY ALBERTA T2A7N8 CANDADA | 50 |
MICHAEL NGUYEN | ELK GROVE, CA 95624 USA | 20 |
MICHAEL NGUYEN NGUYEN | HUNTINGTON BEACH, CA 92648 USA | 100 |
MINH PHUOC NGUYEN | SPRINGVALE SOUTH VICTORIA 3172 AUSTRALIA | 50 |
MINH-HANH NGUYEN | ORANGE, CA 92865 USA | 50 |
NAM NGUYEN | NEW ORLEANS, LA 70129 USA | 100 |
NGUYEN VAN TUONG | 96360 MONTMAGNY ÎLE-DE-FRANCE FRANCE | 50 |
PETER NGUYEN | STANTON, CA 90680 USA | 50 |
PHONG NGUYEN | PORT MOODY BRITISH COLUMBIA V3H 4T9 CANADA | 82.05 |
QUANG DINH | KENT, WA 98042 USA | 50 |
QUE NGUYEN | HUMBLE, TX 77396 USA | 50 |
TAM NGUYEN NHOM TIN YEU | CORINDA QUEENSLAND 4075 AUSTRALIA | 200 |
TAM THANH NGUYEN | VICTORIA BRITISH COLUMBIA V8Z 1H9 CANDADA | 80 |
TANN NGUYEN | HOUSTON, TX 77083 USA | 100 |
THANHSON DINH | HIGHLANDS RANCH, CO 80130 USA | 50 |
THIEN LE | SACRAMENTO, CA 95822 USA | 100 |
THIEN PHAM | KANATA ONTARIO K2K 3B9 CANADA | 50 |
ẨN DANH | FOUNTAIN VALLEY, CA 92708 USA | 1000 |
THUY M VU | MILPITAS, CA 95035 USA | 50 |
THUY PHAM | ANNANDALE, VA 22003 USA | 50 |
TINH HA | SAN LEANDRO, CA 94579 USA | 100 |
TUAN HAI TRUONG | 2730 HERLEV - COPENHAGEN DENMARK | 20 |
TUNG NGUYEN | SAN JOSE, CA 95121 USA | 100 |
TUYEN VU | PUYALLUP, WA 98371-5594 USA | 100 |
VAN CAO NGUYEN | HESTEHAUGEN 1A SANDVIKA NORWAY | 100 |
VON LE | FREDERICK, MD 21704 USA | 100 |
VU PHAM | LOUISVILLE, KY 40214 USA | 100 |
XUAN CANH PHAM | CH-1092 BELMONT-SUR-LAUSANNE, SWITZERLAND | 100 |
Tổng Cộng: USD 4781.48
Danh sách II: Các vị gởi qua bưu điện
Quý Danh | Địa Chỉ | Số Tiền |
LM Nguyễn Q. Tuấn | Stockton, CA 95204, USA | 200 |
Ẩn Danh | Garden Grove, CA 92643, USA | 100 |
Mai Thanh Tuấn | Forest Park, GA 30297, USA | 50 |
Ẩn Danh | Escondido, CA 92026, USA | 100 |
Ẩn Danh | Cornwall, Ontario, Canada | 300 |
Anh Trần & Nhóm CĐ Bernadette, | Randolph, MA 02186, USA | 350 |
Anthony Phạm Chí Công | Forth Worth, TX 76103, USA | 150 |
Bùi Đắc Hiếu | Edmond, WA 98026, USA | 200 |
Bùi Ngọc Tuấn & Trang | Arlington, TX 76016, USA | 100 |
Bui Van Le | Hurst TX 78054, USA | 50 |
Dau Thi Luu | Faairfax, VA, USA | 50 |
Đinh Nguyen | Germantown, MD 20874, USA | 35 |
Đức ông (Ẩn Danh) | CA 92708, USA | 100 |
Dương Bỉnh | Montreal, Quebec, Canada | 200 |
Hanh Tran | Houston, TX 77066, USA | 50 |
Hạnh Trần | Phoenix, AZ 85062, USA | 50 |
James N Bùi | San Diego, CA 92127, USA | 100 |
Lại Thế Lãng | Burlington, VT 05401, USA | 100 |
Lana Nguyễn | Prior Lake, MN 55372, USA | 200 |
Lê Dân Việt | Antelope, CA 95843, USA | 50 |
Lê Thiên Đốc | Van Buren, AR 72956, USA | 50 |
LM Đỗ Bá Công | Carthage, MO 64836, USA | 100 |
LM Nguyễn Ngọc Bảo | Okalahoma City, OK 73123 | 100 |
LM Nguyễn Thanh Liêm | Toccoa, GA 30577, USA | 200 |
LM Trần Bình Trọng | Annandale, VA 22003, USA | 200 |
Lyly Lưu | Houston, Texas 77040, USA | 50 |
Mrs Liên Nguyễn | Baltimore, MD21213, USA | 50 |
Nguyễn Hoàng Như Mây | Toronto, Ontario, Canada | 100 |
Nguyen Thinh | Sunnyvale, CA 94087, USA | 100 |
Nguyen Van Thuan | Lowell, MA 01852, USA | 100 |
Theresa Phạm | Santa ana, CA 92704, USA | 50 |
Thu Ha Tran | Lincoln, NE 68512, USA | 20 |
Trach Xuan Mai | Pearland, TX 77584, USA | 100 |
Trần Mỹ Vân & Định | Cutter Bay, FL 33157, USA | 50 |
Trần Trọng Phúc | Chicago, IL 60645, USA | 100 |
Tri Nguyen | Rex, GA 30273, USA | 50 |
Trinh Hong Van | Lakeland, FL 33813, USA | 100 |
Trung Pham | Toronto, Ontario, CANADA | 100 |
Trương Phú Thứ | Seattle, WA 98133, USA | 100 |
Tuan Van Le | FOREST HILLS, NY 11375 USA | 100 |
Vũ Văn Lý | Mesa, AZ 85213, USA | 10 |
Vu Huyen Tran | Austin, TX 78754, USA | 100 |
Tổng Cộng: USD 4315
Danh sách III: Các vị gởi qua Trương Mục Báo Dân Chúa Úc Châu
Quý Danh | Địa Chỉ | Số Tiền |
Cháu Phạm Andrew | City Beach - Perth - Australia | AUD 200 |
AC. Tạ Xuân Bình | Belmont - Perth - Australia | AUD 150 |
Ẩn Danh | Dianella - Perth - Australia | AUD 100 |
Ẩn Danh | Dianella - Perth - Australia | AUD 100 |
Nhạc Sĩ Thanh Thiên Giang | Báo Dân Chúa Úc Châu | AUD 150 |
AC. Nguyễn Hiệp | Kingsley - Perth - Australia | AUD 20 |
AC. Tạ Viết Hóa | Ballajura - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Đinh Thị Thúy Hồng | Dianella - Perth - Australia | AUD 500 |
AC. Nguyễn Bá Hùng | Dianella - Perth - Australia | AUD 50 |
AC. Nguyễn Phi Hùng | OceanReaf - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Nguyễn Văn Kết | Manjura - Perth - Australia | AUD 100 |
ÔB. Nguyễn Văn Khoát | Dianella - Perth - Australia | AUD 300 |
AC. Đồng Kim Loan | Morley - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Vương Mai Ly | Ballajura - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Nguyễn Hoàng Phi | Dianella - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Nguyễn Thiện Quang | Belmont - Perth - Australia | AUD 300 |
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng | Báo Dân Chúa Úc Châu | AUD 1000 |
Nha Sĩ Nguyễn Đức Tài | North Perth - Perth - Australia | AUD 500 |
AC. Nguyễn Văn Thanh | Dianella - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Đinh Hoàng Thành | Sterling - Perth - Australia | AUD 500 |
AC. Nguyễn Văn Thiện | Dianella - Perth - Australia | AUD 500 |
AC. Hoàng Văn Tiêm | North Perth - Perth - Australia | AUD 100 |
AC. Trần Bá Tịnh | Ballajura - Perth - Australia | AUD 100 |
Tổng Cộng: AUD 5070
Danh sách này chưa kể số tiền của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc. Xin chân thành cám ơn cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy, quý cha trong Ban Tuyên Úy, quý anh chị em trong Ban Thường Vụ và anh chị em giáo dân Tây Úc.
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Tin Đáng Chú Ý
Laị thêm nỗi nhục: Cộng Hòa Czech ngừng cấp thẻ xanh cho người Việt
BBC
16:47 25/12/2008
Ngừng cấp thẻ xanh cho người Việt
Việt Nam là cộng đồng nước ngoài lớn thứ ba tại Czech, sau người Slovakia và Ukraina
Cộng hòa Czech, nước sắp làm chủ tịch luân phiên của Liên hiệp châu Âu, lại nêu vấn đề người Việt nhập cư bằng quyết định không cho họ quyền nhận thẻ xanh.
Theo hãng thông tấn CTK của Czech hôm 23/12/2008, công dân Việt Nam và Mông Cổ sẽ không được quyền cư trú theo dạng thẻ xanh sau khi đã vào Czech lao động.
Quy định mới, theo CTK, đã được Bộ trưởng Nội vụ Ivan Langer ký và sẽ có hiệu lực từ 29/12/2008.
Chính quyền Czech lấy lý do khó khăn kinh tế để loại Việt Nam và Mông Cổ ra khỏi nhóm các nước có lao động nhập cư vào Czech.
Theo phát ngôn viên Bộ Lao động Jiri Sezemsky, việc loại trừ người Việt Nam và Mông Cổ sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể đến thị trường lao động Cộng hòa Czech.
CTK nói ông Marcel Winter, Chủ tịch Hội hữu nghị Czech-Việt Nam, phê phán quy định mới này.
Căng thẳng
Từ 2009, thẻ xanh sẽ được cấp cho ngoại kiều theo một sửa đổi trong luật lao động.
Thẻ xanh cho họ quyền cư trú và cả quyền lao động mà trước đây được cấp riêng rẽ.
Hồi tháng 10, truyền thông Czech nói về khả năng không cho người Ukraina và Việt Nam được hưởng quyền xin thẻ xanh.
Nhưng nay hóa ra chỉ có người Việt và Mông Cổ bị rơi vào nhóm người nước ngoài không được hưởng quyền theo quy định mới.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Czech tăng lên đặc biệt trong năm 2008 khi nước Trung Âu quyết định ngưng cấp thị thực nhập cảnh cho người Việt.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đó, chính phủ trung hữu CH Czech có vẻ như tin vào một phần dư luận và truyền thông nước rằng 'các tội phạm trong cộng đồng Việt' là một vấn đề nghiêm trọng.
Cộng hòa Czech sẽ làm chủ tịch EU trong vòng sáu tháng từ tháng 1/2009 trong một giai đoạn Liên hiệp châu Âu khó khăn về kinh tế.
Thái độ khá mạnh mẽ của Praha với người nhập cư Việt Nam có thể có tác động đến nghị trình chung về người nhập cư của EU và phần nào là quan hệ với Hà Nội.
Việt Nam là cộng đồng nước ngoài lớn thứ ba tại Czech, sau người Slovakia và Ukraina
Cộng hòa Czech, nước sắp làm chủ tịch luân phiên của Liên hiệp châu Âu, lại nêu vấn đề người Việt nhập cư bằng quyết định không cho họ quyền nhận thẻ xanh.
Theo hãng thông tấn CTK của Czech hôm 23/12/2008, công dân Việt Nam và Mông Cổ sẽ không được quyền cư trú theo dạng thẻ xanh sau khi đã vào Czech lao động.
Quy định mới, theo CTK, đã được Bộ trưởng Nội vụ Ivan Langer ký và sẽ có hiệu lực từ 29/12/2008.
Chính quyền Czech lấy lý do khó khăn kinh tế để loại Việt Nam và Mông Cổ ra khỏi nhóm các nước có lao động nhập cư vào Czech.
Theo phát ngôn viên Bộ Lao động Jiri Sezemsky, việc loại trừ người Việt Nam và Mông Cổ sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể đến thị trường lao động Cộng hòa Czech.
CTK nói ông Marcel Winter, Chủ tịch Hội hữu nghị Czech-Việt Nam, phê phán quy định mới này.
Căng thẳng
Từ 2009, thẻ xanh sẽ được cấp cho ngoại kiều theo một sửa đổi trong luật lao động.
Thẻ xanh cho họ quyền cư trú và cả quyền lao động mà trước đây được cấp riêng rẽ.
Hồi tháng 10, truyền thông Czech nói về khả năng không cho người Ukraina và Việt Nam được hưởng quyền xin thẻ xanh.
Nhưng nay hóa ra chỉ có người Việt và Mông Cổ bị rơi vào nhóm người nước ngoài không được hưởng quyền theo quy định mới.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Czech tăng lên đặc biệt trong năm 2008 khi nước Trung Âu quyết định ngưng cấp thị thực nhập cảnh cho người Việt.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đó, chính phủ trung hữu CH Czech có vẻ như tin vào một phần dư luận và truyền thông nước rằng 'các tội phạm trong cộng đồng Việt' là một vấn đề nghiêm trọng.
Cộng hòa Czech sẽ làm chủ tịch EU trong vòng sáu tháng từ tháng 1/2009 trong một giai đoạn Liên hiệp châu Âu khó khăn về kinh tế.
Thái độ khá mạnh mẽ của Praha với người nhập cư Việt Nam có thể có tác động đến nghị trình chung về người nhập cư của EU và phần nào là quan hệ với Hà Nội.
Văn Hóa
Tưởng niệm Hải Linh—Danh Tài Thánh Nhạc Việt Nam
TRẦN HIẾU
16:22 25/12/2008
Tưởng niệm Hải Linh—Danh Tài Thánh Nhạc Việt Nam
Hải Linh |
"Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa..." (Hang Bê-Lem, 1945) Trên nửa thế kỷ nay, mỗi độ Noel về, những dòng ca đó được cất lên khắp nơi, giữa những thánh đường chốn thành thị, hoặc nơi các lều tranh của miền thôn dã. Bản thánh ca đã trở thành bất hủ, tương tự như các tác phẩm Silent Night, White Christmas, Jingle Bells... của Âu Tây. Hải Linh, người sáng tác bản nhạc lúc ở tuổi 25, từ đó đã cống hiến đời mình cho âm nhạc, đặc biệt là thánh ca Việt Nam. Từ khi qua đời cách đây 21 năm, ông thường xuyên được bằng hữu, môn sinh và giáo hữu khắp nơi thương mến tưởng niệm vào những tuần đầu của năm dương lịch. Tại San Jose, môn sinh của ông là nhạc sư Phạm Đức Huyến, cũng âm thầm xin lễ cho ngài tại các nhà thờ Việt Nam. “Tôi đã vô cùng xúc động nhớ đến thầy Hải Linh khi điều khiển ca đoàn hợp tấu bài Hang Bê Lem tuần qua”, nhạc sư Phạm Đức Huyến phát biểu. Ông vừa trở về trong chuyến dạy nhạc tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, Washington D.C.
Theo lời linh mục nhạc sĩ Kim Long, Hải Linh là “danh tài của thánh nhạc Việt Nam, đặc biệt trong lãnh vực hợp xướng”. Ngoài hơn ba trăm tác phẩm, với nhiều bản hợp xướng bất hủ, Hải Linh là một trong những người tiên phong gầy dựng phong trào hợp ca của nền thánh nhạc Việt Nam. Ông đã để lại vốn liếng trên một ngàn môn sinh ca trưởng do ông đào tạo hiện đang sống và phục vụ khắp nơi trên thế giới. Kim Long, tác giả của hơn hai nghìn bản thánh ca rất phổ thông, là giảng sư của Phân Khoa Âm Nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt do Hải Linh làm Phân Khoa Trưởng trong những năm 1973 đến 1975.
Hải Linh, tên thật là Trần Văn Linh, người làng Ưng Luật, Phát Diệm (Ninh Bình), sinh ngày 4-10-1920, nhằm lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi. Ông là người con thứ hai trong một gia đình 7 người con, bốn trai ba gái. Người em trai út là linh mục Trần Đức Hoan. Thân phụ làm nghề đắp tượng và thân mẫu là một bà “quản” phụ trách việc dâng hoa, ngắm lễ, dạy kinh, tập hát... tại nhà thờ Lưu Phương, Phát Diệm. Kể từ lúc lên 11 tuổi, Hải Linh dâng mình cho Chúa, sau đó nhập chủng viện Bùi Chu.
Trong những năm ở chủng viện, Hải Linh tỏ ra rất say mê và có năng khiếu về âm nhạc. Ông đã sáng tác bài “Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam” vào năm 1945, và mùa Giáng Sinh năm đó ông đã dệt nên bài “Hang Bêlem”. Chính ông là người đầu tiên điều khiển hợp xướng bản nhạc nầy trong thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Nhà Thờ Chính Toà Phát Diệm. Mọi người hiện diện đã nồng nhiệt tán thưởng, và linh mục Phạm Ngọc Chi, giám đốc chủng viện, ngợi khen bài ca là “một tuyệt tác” và bắt đầu lưu tâm đến tác gỉa.
Vào năm 1950, sau khi trở thành giám mục, đức cha Chi đã cử Hải Linh đi học về âm nhạc tại Rôma. Nhưng ông ở Rôma chỉ một thời gian ngắn, rồi trẩy đi Pháp, thụ huấn âm nhạc tại nhạc viện Cesar Franck và đến năm 1956 tốt nghiệp với luận án “Mầu sắc nhạc Việt trong bình ca”. Trong thời gian nầy, ông bắt đầu sáng tác trường ca Ave Maria, phổ thơ Hàn Mạc Tử: “Như sóng lộc triều nguyên ơn phước cả Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng Thơm tho bay cho tới cõi Thiên Đàng Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể...” Trở về Việt Nam, ông dạy về hợp ca tại Âm Nhạc Viện Sài Gòn từ năm 1956 đến 1960. Thời gian nầy, ông thành lập ca đoàn Hồn Nước, và cho ra đời một số tác phẩm nổi tiếng “Nữ Vương Hoà Bình”, “Tiếng Nhạc Oai Hùng”, “Đà Lạt Trăng Mờ”, “Duyên Kỳ Ngộ”, “Tiếng Thu”, “Hò Non Nước”, “Nhạc Việt”, “Cóc Quân”, “Chinh Phụ Ngâm”, “Cung Đàn Bạc Mệnh”, “Lòng Mẹ.”... Y Vân, tác giả bài “Lòng Mẹ”, đã chấp thuận cho Hải Linh chuyển lời dệt nên bản hợp tấu nhiều bè:
“Bao la, chập chùng, biển bao la, Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...” Vào năm 1961, Hải Linh đi Hoa Kỳ cùng với gia đình. Trong khi người vợ lo việc đèn sách, Hải Linh đi làm nuôi gia đình và săn sóc hai cháu nhỏ, Cecil Dung và Joel Đức. Thời gian ở Athens, Ohio, Hải Linh đã viết các soạn phẩm hoà tấu cho ban Hợp Tấu Đại Học Ohio trình diễn. Vì nhu cầu của gia đình, ông di chuyển đến California, cư ngụ tại Sacramento một thời gian rồi đến Monterey để dạy tiếng Việt tại trường ngôn ngữ Đông Phương. Nhưng cung điệu trào dâng trong lòng người nghệ sĩ, khiến ông quyết tâm trở lại Ba Lê để nghiên cứu thêm về âm nhạc. Ước mơ toại nguyện, từ năm 1968 đến 1970, ông trở lại kinh thành ánh sáng lần thứ hai. Nơi đây ông cư ngụ cùng với linh mục nhạc sĩ Ngô Duy Linh và hoàn tất chương trình nghiên cứu sau hai năm học tập. Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng—là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.
Vào năm 1975, khi Hải Linh xách vali bước ra khỏi cửa để chuẩn bị di tản vì gia đình đang ở Hoa Kỳ, thì người em của ông hỏi, “Anh đi thật đấy à?” Nghe câu đó, Hải Linh có cảm tưởng như là câu hỏi của cả Giáo Hội Việt Nam đặt ra với ông. Sau vài phút định tâm, ông đã quay vào nhà và quyết định ở lại. Ông nói, “Ngày xưa Giáo Hội Việt Nam đã đưa tôi đi du học để tôi có được kiến thức như ngày nay, tôi có bổn phận phải trao lại cho người khác. Món nợ nầy tôi trả cả đời cũng chưa đủ!” Từ đó cho đến năm 1986, Hải Linh tiếp tục dạy sáng tác và luyện ca trưởng tại tư gia. Châm ngôn các hoạt động của ông là, “Tôn vinh Thiên Chúa và tán tụng quê hương”. Ông cũng đã thực hiện một số nhạc phẩm hợp xướng nổi danh: “Tán Tụng Hồng An”, “Vinh Danh Thiên Chúa”, “Khúc Ca Mặt Trời”, “Trường Ca Các Tạo Vật”...
Ngày 19-5-1986, sau khi hoàn tất các thủ tục đoàn tụ, ông đã đến định cư tại Hoa Kỳ. Trong gần hai năm, Hải Linh đã thực hiện 15 chuyến đi khắp các nơi để mở các lớp huấn luyện ca trưởng, điều khiển các buổi hợp xướng, và tiếp tục sáng tác. Để chuẩn bị cho lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma, ông đã soạn các bài “Kính Mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”, “Khải Hoàn Ca”: “Tiếng nhạc oai hùng, vang trên khắp cõi trời Việt Nam!...” Trong khi đang đi đó đây để chuẩn bị tập dượt cho buổi đại lễ, nhạc sư Hải Linh, sau một cơn đau tim bất ngờ, đã từ trần tại Nam Cali vào ngày 6-1-1988, hưởng thọ 67 tuổi.
Nhiều môn sinh của ông hiện đang theo vết chân của thầy mình trong các nổ lực sáng tác và huấn luyện ca trưởng. Ở San Jose, Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, môn sinh và là cháu của Hải Linh, từ khi đến định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1990, đã huấn luyện được 88 lớp ca trưởng với khoảng gần hai ngàn người thụ huấn. Trong năm 2007 và 2008, theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, ông đã về Hà Nội hai lần để dạy nhạc cho các đại chủng sinh và các ca trưởng trong tổng giáo phận. Ông nói, “Hải Linh là con người có tâm hồn rộng mở, sống cô đơn, xa vợ con, nhưng không cô độc, vì có nhiều học trò và ai cũng quyến luyến, thương yêu”. Ông tiếp, “Tưởng niệm thầy Hải Linh, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình qua việc tiếp nối các công việc thầy đã làm. Tôi thấy như thầy đang hiện diện và khuyến khích chúng tôi mở rộng vòng tay càng ngày càng lớn ra, để phục vụ cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và xã hội”.- TRẦN HIẾU
Giáng Sinh Úc châu
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:33 25/12/2008
Giáng Sinh Úc châu
...Giáng Sinh Úc Châu, nếu địa phương hóa theo tinh thần Vatican II, sẽ có cây gum thổ sản của sa mạc Úc Châu, dưới chân cây gum là Hài Nhi Thánh, Thánh Giuse, Mẹ Maria... và đồi núi mang đậm nét thổ của châu Úc.
Giáng Sinh Úc châu, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Nhìn tấm hình Giáng Sinh Úc Châu, người đàn ông cự nự,
— Ở đâu lại ra cái “của” này.
— Ơ cái bác này… Ăn nói lạ chửa! Ở đâu ra? Chụp thì “nó” ra chứ ở đâu mà ra. Cái này là hình Giáng Sinh Úc châu, bộ bác mắt toét hay sao mà nom không ra?
— (Chép miệng) Giời ạ! Cái “của” này mà cũng gọi là hình Giáng Sinh.
— (Gân cổ cãi) Sao lại không? Cũng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ, thánh Giuse, rồi mấy chú chiên bé tí ti kia kià...
— Biết, nhưng cây thông với tuyết trắng đâu mất tiêu rồi? (Mắng) Ông là chỉ được cái ưa tán hươu tán vượn.
— Ơ, cái bác này… Vậy chứ em hỏi bác, bây giờ mình đang ở đâu?
— Ở đâu là ở đâu?
— Thì bác với em đang sống ở đâu?
— (Nghi ngờ) Thì ở Úc.
— Vậy chứ em hỏi bác, tháng Mười Hai Giáng Sinh, Úc đang là mùa gì?
— Thì…mùa hè…
Giáng Sinh mùa hè 2008 lại về với Nam Bán Cầu Úc Châu. Hai bên phố xá, đèn xanh đèn đỏ trên những mái nhà thị dân Úc Châu đêm đêm tiếp tục chớp tắt. Ngập tràn trong thương xá và nơi công cộng là những cây thông xanh ngăn ngắt dựng cao ngất với nơ đo đỏ, kẹo sọc đỏ, giây kim tuyến. Trong thương xá vẫn là những ông già Noel râu bạc trắng như tơ mặc áo đỏ ngồi trên ghế chụp hình Giáng Sinh với trẻ em.
Nhưng không giống như mùa Giáng Sinh Bắc Bán Cầu, Giáng Sinh Nam Bán Cầu Úc Châu không có tuyết trắng đổ, không có bầu không khí lành lạnh; cho nên những bài thánh ca với những câu, “I’m dreaming of a white Christmas”, hay “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” không còn thích hợp với cư dân Úc Châu nữa. Bây giờ Giáng Sinh Úc Châu đang là “I’m dreaming of a hot Christmas”, hay “Đêm hè trời nóng Chúa sinh ra đời”. Bởi thế, không lạ chi nếu trên những tấm thiệp Giáng Sinh Úc Châu, không ai thấy tuyết trắng bám trắng cây thông xanh. Giáng Sinh Úc Châu, nếu địa phương hóa theo tinh thần Vatican II, sẽ có cây gum thổ sản Úc Châu, dưới chân cây gum xuất hiện Hài Nhi Thánh, Thánh Giuse, Mẹ Maria và chú chiên bé tí ti. Xa xa là cây cỏ, đất đỏ, và đồi núi mang đậm nét thổ của châu Úc.
Hồi xưa Chúa ở trên cao “sống” nền văn hóa khác với văn hóa cõi trần. Văn hóa nhân gian là văn hóa địa cầu. Người địa cầu nói tiếng Việt, nói tiếng Anh, nói tiếng thổ dân Úc, và nhiều tiếng khác. Người trần gian ăn cơm uống trà xanh như người Việt, hoặc ăn meatpie uống beer chai Victoria Bitter như người Úc, hoặc ăn thịt uống nước suối như thổ dân Úc. Nhưng văn hóa thiên đàng thì sao? Nét nào là nét đặc trưng văn hóa thiên đàng?
Một cách ngắn gọn, tác giả có thể liệt kê một nét đặc trưng về văn hóa thiên đàng, đó là, thiên đàng không có thể xác như trần gian. Chính bởi thế,
(1). Văn hóa thiên đàng không có tiếng nói như tiếng nói của con người.
(2). Văn hóa thiên đàng không phải là văn hóa ẩm thực như văn hóa trần gian.
Nhưng bởi thương con người vất vả lao đao với cực nhọc bùn đen tội lỗi, Con Chúa bỏ văn hóa thiên đàng khoác vào thiên thể thân xác của văn hóa trần gian. Và bởi Con Trời nhập thể làm người, ngài nói tiếng Do Thái, ăn bánh mì, và uống rượu y như tất cả mọi người Do Thái khác. Đó là lý do thánh Phaolô đã nói,
Đức Giêsu Kitô, Tuy là Thiên Chúa, nhưng không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,nhưng đã hoàn toàntrút bỏ vinh quang,mặc lấy thân phận nô lệtrở nên giống phàm nhân,sống như người trần thế (Phil 2:6-7).
Nếu Đức Giêsu không từ bỏ văn hóa thiên đàng, khoác vào người văn hóa trần gian, con người sẽ không bao giờ cảm nghiệm được tình yêu bao la trời cao dành riêng cho con người.
Trong tinh thần hòa nhập đó, mầu nhiệm vĩ đại trong lịch sử ơn cứu độ đã xảy ra cách đây hai ngàn năm tại phố nhỏ Bethlehem, “Ngôi Lời đã làm người, và định cư giữa chúng ta” (Jn 1:14). Trong tinh thần địa phương hóa đó, công đồng Vatican II kêu gọi người tín hữu tiếp tục duy trì và phát huy đức tin Kitô trong nét độc đáo có một không hai của từng địa phương.
Trong tinh thần hòa nhập của mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và địa phương hóa của Vatican II, hình Giáng Sinh Úc Châu bước đi vào đời.
— Bác đã rõ chửa?
— Rõ cái gì?
— Ơ, cái bác này, đến là hay. Người ta nói suốt từ nãy đến giờ, khô cả miệng...
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Thánh Từ Phan Rang
Hồng Lam
06:29 25/12/2008
ĐÊM THÁNH TỪ PHAN RANG
Ảnh của Hồng Lam – Hội Nhiếp Ảnh Phan Rang
Nhà thờ Tháp Chàm - Phan Rang
đêm 24-12-2008
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giáng Sinh Nhìn Tự Không Gian - Merry Christmas From Above
Nguyễn Đức Cung
06:35 25/12/2008
GIÁNG SINH NHÌN TỪ KHÔNG GIAN – Merry Christmas From Above !
Ảnh của Nguyễn Đức Cung phối hợp với ảnh của trung tâm NASA.
Từ không gian cao vút nhìn về Địa cầu cùng lời ca
“Vinh danh Chúa Cả trên trời
Bình an dưới thế cho người thiên tâm”
Trong giây phút nhiệm mầu ấy, Gia Đình Trang Ảnh Nghệ thuật Chiêm/Niệm/Thiền
Xin kính chúc quí vị độc giả và qúi quyến:
- Mùa Lễ Giáng Sinh tràn đầy an lành hạnh phúc.
-Năm mới 2009 Thịnh Vượng và muôn vàn như ý.
Trân trọng,
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền