Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Phêrô Hồng Phúc
00:13 27/12/2010
BÀI GIẢNG LỄ THÁNH GIA THẤT 2010
Có người nói rằng: “Gia đình là trường dạy thành thực và khiêm tốn”. Bởi vì trong gia đình, nếu không thành thực thì là một cuộc đuổi bắt trong bóng tối, nếu không khiêm tốn thì gia trưởng thành trưởng giả và những hiền mẫu sẽ trở thành một lỗ hổng của gia đình. Như vậy, gia đình là nơi được ấm áp bằng tình yêu thương, được nhân lên bằng tinh thần phục vụ, được đo bằng tinh thần trách nhiệm và trong gia đình người ta nói với nhau bằng bác ái, chia sẻ với nhau bằng ngôn ngữ của trái tim, ứng xử với nhau qua sự tinh tế của cái nhìn thông cảm.
Chúng ta muốn có một gia đình gương mẫu để trả lời cho những gì chúng ta vừa đặt ra thì nhìn vào Gia đình Thánh Gia. Ở nơi đó thánh Giuse âm thầm thực hiện nghĩa vụ của một người cha, ân cần, tận tâm và công chính. Ân cần là bởi vì đức bác ái dạy thánh Giuse lên đường dẫu là ban đêm và ban đêm lên đường đi ra ngoại quốc chứ không phải chỉ là chuyện chuyển từ phố này qua phố kia, làng này qua làng khác. Một cuộc di cư được khởi sự từ giữa ban đêm. Đó thực sự là một cuộc tị nạn. Không kêu ca, không đòi hỏi, tất cả là yêu thương là chân thành, là phục vụ. Nói tóm lại là ân cần, là tận tâm. Cũng ở trong gia đình thánh Giuse là người đã thi hành tất cả trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của một người cha bảo vệ một người vợ và một người con. Người cha ấy bảo vệ trách nhiệm của mình trong khiêm tốn, trong yêu thương. Chúng ta cũng học được ở nơi đây một sự lắng nghe tiếng Chúa. Giuse đã hoàn toàn sống theo tiếng gọi của Thiên Chúa, được thiên thần Chúa báo qua những giấc mộng. Giấc mộng từ ban đầu hãy nhận Maria về nhà làm vợ mình vì Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần; giấc mộng báo Giuse tỉnh dạy trốn sang Ai Cập vì Herode đang tìm cách lùng giết Hài Nhi; rồi lại cũng giấc mộng báo cho Giuse từ Ai Cập trở về. Và ngay khi trở về, Giuse lại trở về Nazareth để ứng nghiệm về Đức Giêsu được gọi là người Nazareth khiến cho chúng ta mường tượng tới Giuse – tổ phụ ngày xưa – mà các anh em gọi là “Thằng mơ mộng đang đến kia rồi!” vì Giuse luôn luôn có những giấc mộng báo trước về tương lai. Giuse tổ phụ đã thực hiện giấc mộng ấy bên đất nước Ai Cập mà sau này chúng ta thấy hình bóng đã trở nên hiện thực. Chính Giuse cha nuôi Con Thiên Chúa đã tránh sang bên Ai Cập rồi lại trở về. Tất cả điều đó đều thực hiện trong những giấc mộng để cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa can thiệp và Giuse là người đạo đức công chính biết luôn luôn lắng nghe.
Chúng ta học được ở Đức Maria, một Trinh Nữ nhưng đã trở thành thiên chức làm mẹ và là một người mẹ yêu thương. Người mẹ dành tất cả cho con và dành tất cả cho người bạn của mình, sự yêu thương chăm sóc dịu dàng. Đức Maria không một lời ca thán khi nửa đêm thức dạy đi ra nước ngoài. Nếu như một trong hai người có những ý kiến khác, có những cằn nhằn thì hành trình nặng nhọc gấp mười, gấp trăm và có thể không thực hiện được. Không thực hiện được là đồng nghĩa với cái chết vì Herode đang lùng bắt Hài Nhi. Hình ảnh dịu dàng của Đức Maria, hình ảnh công chính của thánh Giuse đã làm nên những hành trình trong đêm tối đi về với ánh sáng và thậm chí từ nơi đất Ai Cập xa xôi trở về, lại có thể đến Nazareth dẫu khó nghèo âm thầm nhưng lại là hạt giống mọc lên, trở thành cây to đến nỗi chim trời nương náu nơi đây. Tất cả được diễn ra trong sự im lặng và tất cả được diễn ra trong sự sắp đặt của Thiên Chúa qua sứ thần hoặc là qua chính Thánh Thần đến bao phủ Đức Trinh Nữ Maria. Gia đình ấy là gia đình Thánh Gia vì có những con người thánh. Giuse công chính, Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, còn Giêsu thì sao? Một người con vâng lời đến nỗi cả ba mươi năm được tóm tắt trong một dòng ngắn: “Người trở về Nazareth hằng vâng phục ông bà. Con trẻ lớn lên càng khôn ngoan càng mạnh mẽ trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người” (Lc 2,21). Như vậy có nghĩa là trẻ Giêsu đã viết lên cả một sự nghiệp ba mươi năm trong âm thầm bằng những dòng ngắn ngủi là vâng phục cha mẹ mình. Trẻ Giêsu đã cho chúng ta thấy, nung nấu ba mươi năm để giảng dạy ba năm. Con số ấy cho chúng ta thấy ý nghĩa này: Ngày nay, người ta nói mười mà người ta chỉ làm một. Còn Đức Giê su, thì ngược lại,Người đã làm mười mà chỉ nói một. Thiên Chúa đã thực hiện qua một trẻ thơ bé, một trẻ thơ Giêsu nhưng là trẻ thơ mang trong mình cả một sứ mệnh của thế giới, cả vũ trụ. Vậy mà con trẻ ấy âm thầm lớn lên trong mái nhà Nazareth và tóm gọn cuộc đời ba mươi năm bằng hai chữ vâng lời. Những điều trên cho chúng ta thấy những người con hôm nay đã đi quá hướng đường của Giêsu. Những người con hôm nay đã bức xúc, thao thức, ích kỷ đã lên đường với đam mê và dục vọng để ra đi khỏi mái ấm gia đình, để chôn vùi sự thầm lặng của gia đình Nazareth và làm tan đi mái ấm của gia đình. Không! Ngàn lần không! Đức Giê su Nazareth đã cho chúng ta thấy hình ảnh của một gia đình yêu thương và hạnh phúc, thánh thiện và công chính. Ánh sáng tỏa lan tưng bừng trong hang đá Bethlem, trong ngôi nhà Nazareth. Tất cả là khó nghèo, tất cả là thầm lặng nhưng ánh sáng lại tỏa lan tưng bừng, ánh sáng ấy không phải là ánh sáng của sự tự mãn. Ánh sáng ấy không phải là những cao ngạo và hư vinh nhưng ánh sáng trong khiêm tốn và ẩn dật, trong yêu thương và phục vụ, trong sự ẩn mình với tiếng nói của con tim.
Ngày hôm nay, các gia đình của chúng ta hãy coi đây là gương mẫu để chúng ta thầm lặng, suy tư và hành động. Ngày hôm nay, các gia đình hãy đến bên máng cỏ để suy niệm về một gia đình mà những con người thánh ở bất kỳ nơi đâu thì nơi đấy sẽ trở thành thánh. Hang đá kia có gì đâu nhưng hôm nay đã trở thành trung tâm cho cả thế giới là lắng nghe, học hỏi, làm nhân lên bao nhiêu cảm hứng cho nghệ thuật, cho tất cả những sáng tác, là bởi vì có sự hiện diện của thánh Giuse, của Đức Mẹ, của Chúa Giêsu. Nếu không, mãi mãi Bethlem bị chôn vùi, mãi mãi chỉ là bóng đêm và bóng đêm sợ hãi. Thế đó, gia đình thánh gia ở đâu thì ở đó viết lên những trang sử của ơn phúc. Ở Bethlem thì trở thành đề tài chiêm niệm; ở gia đình Nazareth thì trở nên mô phạm cho toàn thế giới. Nếu Thánh Gia hôm nay có mặt trong gia đình của chúng ta, có mặt trong những giờ suy tư, đọc kinh cũng như giáo dục của chúng ta. Hãy tin rằng, những người cha trở thành những gia trưởng gương mẫu. Hãy tin rằng, những hiền mẫu trở nên mô phạm, dịu dàng, thánh thiện cho các gia đình để gìn giữ mái ấm gia đình bền vững. Hãy tin rằng, những người con trong gia đình sẽ khôn ngoan, đầy sức mạnh trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người.
Vâng! Gia đình Thánh Gia mãi mãi đi vào thế giới, đi vào các gia đình không phải bằng những công việc lớn lao lừng lẫy, không phải bằng những gì phô trương quyền thế nhưng Thánh Gia vẫn tiếp tục đi vào các gia đình trong thầm lặng và tin yêu, trong phục vụ và phó thác, trong khiêm tốn và ẩn dật và trong ơn thánh của Nước Trời.
Lạy Thánh Gia,
Xin cho các gia đình Kitô hữu chúng con hôm nay
làm sưởi ấm lên tinh thần yêu thương và phục vụ.
Mỗi ngày chúng con bù đắp lại trong công bằng và bác ái
vốn bị sói mòn bởi những tục lệ trần gian.
Xin cho chúng con làm lại mái yêu thương,
đắp lại thành lũy của tinh thần trách nhiệm cho thật tốt
để cùng với Thánh Gia và nhờ Thánh Gia
chúng con gìn giữ ơn thánh lâu bền trong gia đình
vì Nước Trời đã đến và ở giữa chúng con.
Xin cho gia đình chúng con hôm nay được sống như gia đình Thánh Gia
để Nước Trời đến giữa gia đình chúng con. Amen.
Có người nói rằng: “Gia đình là trường dạy thành thực và khiêm tốn”. Bởi vì trong gia đình, nếu không thành thực thì là một cuộc đuổi bắt trong bóng tối, nếu không khiêm tốn thì gia trưởng thành trưởng giả và những hiền mẫu sẽ trở thành một lỗ hổng của gia đình. Như vậy, gia đình là nơi được ấm áp bằng tình yêu thương, được nhân lên bằng tinh thần phục vụ, được đo bằng tinh thần trách nhiệm và trong gia đình người ta nói với nhau bằng bác ái, chia sẻ với nhau bằng ngôn ngữ của trái tim, ứng xử với nhau qua sự tinh tế của cái nhìn thông cảm.
Chúng ta muốn có một gia đình gương mẫu để trả lời cho những gì chúng ta vừa đặt ra thì nhìn vào Gia đình Thánh Gia. Ở nơi đó thánh Giuse âm thầm thực hiện nghĩa vụ của một người cha, ân cần, tận tâm và công chính. Ân cần là bởi vì đức bác ái dạy thánh Giuse lên đường dẫu là ban đêm và ban đêm lên đường đi ra ngoại quốc chứ không phải chỉ là chuyện chuyển từ phố này qua phố kia, làng này qua làng khác. Một cuộc di cư được khởi sự từ giữa ban đêm. Đó thực sự là một cuộc tị nạn. Không kêu ca, không đòi hỏi, tất cả là yêu thương là chân thành, là phục vụ. Nói tóm lại là ân cần, là tận tâm. Cũng ở trong gia đình thánh Giuse là người đã thi hành tất cả trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của một người cha bảo vệ một người vợ và một người con. Người cha ấy bảo vệ trách nhiệm của mình trong khiêm tốn, trong yêu thương. Chúng ta cũng học được ở nơi đây một sự lắng nghe tiếng Chúa. Giuse đã hoàn toàn sống theo tiếng gọi của Thiên Chúa, được thiên thần Chúa báo qua những giấc mộng. Giấc mộng từ ban đầu hãy nhận Maria về nhà làm vợ mình vì Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần; giấc mộng báo Giuse tỉnh dạy trốn sang Ai Cập vì Herode đang tìm cách lùng giết Hài Nhi; rồi lại cũng giấc mộng báo cho Giuse từ Ai Cập trở về. Và ngay khi trở về, Giuse lại trở về Nazareth để ứng nghiệm về Đức Giêsu được gọi là người Nazareth khiến cho chúng ta mường tượng tới Giuse – tổ phụ ngày xưa – mà các anh em gọi là “Thằng mơ mộng đang đến kia rồi!” vì Giuse luôn luôn có những giấc mộng báo trước về tương lai. Giuse tổ phụ đã thực hiện giấc mộng ấy bên đất nước Ai Cập mà sau này chúng ta thấy hình bóng đã trở nên hiện thực. Chính Giuse cha nuôi Con Thiên Chúa đã tránh sang bên Ai Cập rồi lại trở về. Tất cả điều đó đều thực hiện trong những giấc mộng để cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa can thiệp và Giuse là người đạo đức công chính biết luôn luôn lắng nghe.
Chúng ta học được ở Đức Maria, một Trinh Nữ nhưng đã trở thành thiên chức làm mẹ và là một người mẹ yêu thương. Người mẹ dành tất cả cho con và dành tất cả cho người bạn của mình, sự yêu thương chăm sóc dịu dàng. Đức Maria không một lời ca thán khi nửa đêm thức dạy đi ra nước ngoài. Nếu như một trong hai người có những ý kiến khác, có những cằn nhằn thì hành trình nặng nhọc gấp mười, gấp trăm và có thể không thực hiện được. Không thực hiện được là đồng nghĩa với cái chết vì Herode đang lùng bắt Hài Nhi. Hình ảnh dịu dàng của Đức Maria, hình ảnh công chính của thánh Giuse đã làm nên những hành trình trong đêm tối đi về với ánh sáng và thậm chí từ nơi đất Ai Cập xa xôi trở về, lại có thể đến Nazareth dẫu khó nghèo âm thầm nhưng lại là hạt giống mọc lên, trở thành cây to đến nỗi chim trời nương náu nơi đây. Tất cả được diễn ra trong sự im lặng và tất cả được diễn ra trong sự sắp đặt của Thiên Chúa qua sứ thần hoặc là qua chính Thánh Thần đến bao phủ Đức Trinh Nữ Maria. Gia đình ấy là gia đình Thánh Gia vì có những con người thánh. Giuse công chính, Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, còn Giêsu thì sao? Một người con vâng lời đến nỗi cả ba mươi năm được tóm tắt trong một dòng ngắn: “Người trở về Nazareth hằng vâng phục ông bà. Con trẻ lớn lên càng khôn ngoan càng mạnh mẽ trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người” (Lc 2,21). Như vậy có nghĩa là trẻ Giêsu đã viết lên cả một sự nghiệp ba mươi năm trong âm thầm bằng những dòng ngắn ngủi là vâng phục cha mẹ mình. Trẻ Giêsu đã cho chúng ta thấy, nung nấu ba mươi năm để giảng dạy ba năm. Con số ấy cho chúng ta thấy ý nghĩa này: Ngày nay, người ta nói mười mà người ta chỉ làm một. Còn Đức Giê su, thì ngược lại,Người đã làm mười mà chỉ nói một. Thiên Chúa đã thực hiện qua một trẻ thơ bé, một trẻ thơ Giêsu nhưng là trẻ thơ mang trong mình cả một sứ mệnh của thế giới, cả vũ trụ. Vậy mà con trẻ ấy âm thầm lớn lên trong mái nhà Nazareth và tóm gọn cuộc đời ba mươi năm bằng hai chữ vâng lời. Những điều trên cho chúng ta thấy những người con hôm nay đã đi quá hướng đường của Giêsu. Những người con hôm nay đã bức xúc, thao thức, ích kỷ đã lên đường với đam mê và dục vọng để ra đi khỏi mái ấm gia đình, để chôn vùi sự thầm lặng của gia đình Nazareth và làm tan đi mái ấm của gia đình. Không! Ngàn lần không! Đức Giê su Nazareth đã cho chúng ta thấy hình ảnh của một gia đình yêu thương và hạnh phúc, thánh thiện và công chính. Ánh sáng tỏa lan tưng bừng trong hang đá Bethlem, trong ngôi nhà Nazareth. Tất cả là khó nghèo, tất cả là thầm lặng nhưng ánh sáng lại tỏa lan tưng bừng, ánh sáng ấy không phải là ánh sáng của sự tự mãn. Ánh sáng ấy không phải là những cao ngạo và hư vinh nhưng ánh sáng trong khiêm tốn và ẩn dật, trong yêu thương và phục vụ, trong sự ẩn mình với tiếng nói của con tim.
Ngày hôm nay, các gia đình của chúng ta hãy coi đây là gương mẫu để chúng ta thầm lặng, suy tư và hành động. Ngày hôm nay, các gia đình hãy đến bên máng cỏ để suy niệm về một gia đình mà những con người thánh ở bất kỳ nơi đâu thì nơi đấy sẽ trở thành thánh. Hang đá kia có gì đâu nhưng hôm nay đã trở thành trung tâm cho cả thế giới là lắng nghe, học hỏi, làm nhân lên bao nhiêu cảm hứng cho nghệ thuật, cho tất cả những sáng tác, là bởi vì có sự hiện diện của thánh Giuse, của Đức Mẹ, của Chúa Giêsu. Nếu không, mãi mãi Bethlem bị chôn vùi, mãi mãi chỉ là bóng đêm và bóng đêm sợ hãi. Thế đó, gia đình thánh gia ở đâu thì ở đó viết lên những trang sử của ơn phúc. Ở Bethlem thì trở thành đề tài chiêm niệm; ở gia đình Nazareth thì trở nên mô phạm cho toàn thế giới. Nếu Thánh Gia hôm nay có mặt trong gia đình của chúng ta, có mặt trong những giờ suy tư, đọc kinh cũng như giáo dục của chúng ta. Hãy tin rằng, những người cha trở thành những gia trưởng gương mẫu. Hãy tin rằng, những hiền mẫu trở nên mô phạm, dịu dàng, thánh thiện cho các gia đình để gìn giữ mái ấm gia đình bền vững. Hãy tin rằng, những người con trong gia đình sẽ khôn ngoan, đầy sức mạnh trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người.
Vâng! Gia đình Thánh Gia mãi mãi đi vào thế giới, đi vào các gia đình không phải bằng những công việc lớn lao lừng lẫy, không phải bằng những gì phô trương quyền thế nhưng Thánh Gia vẫn tiếp tục đi vào các gia đình trong thầm lặng và tin yêu, trong phục vụ và phó thác, trong khiêm tốn và ẩn dật và trong ơn thánh của Nước Trời.
Lạy Thánh Gia,
Xin cho các gia đình Kitô hữu chúng con hôm nay
làm sưởi ấm lên tinh thần yêu thương và phục vụ.
Mỗi ngày chúng con bù đắp lại trong công bằng và bác ái
vốn bị sói mòn bởi những tục lệ trần gian.
Xin cho chúng con làm lại mái yêu thương,
đắp lại thành lũy của tinh thần trách nhiệm cho thật tốt
để cùng với Thánh Gia và nhờ Thánh Gia
chúng con gìn giữ ơn thánh lâu bền trong gia đình
vì Nước Trời đã đến và ở giữa chúng con.
Xin cho gia đình chúng con hôm nay được sống như gia đình Thánh Gia
để Nước Trời đến giữa gia đình chúng con. Amen.
Tình Yêu dành cho con cái vô điều kiện
Tuyết Mai
13:07 27/12/2010
Quả thật Chúa từng thương yêu con cái nhân loại quá đỗi! Vì quá khứ vàng son của nhiều người đã chứng minh cho thấy điều đó!. Như kinh nghiệm cho tôi thấy thì đàn ông hay đàn bà khi có tất cả, đỉnh cao danh vọng, tiền tài, tình cảm nhất thời, đều có (vấn đề) problems; nhỏ hay lớn. Nhưng có lẽ cũng vì những điều tốt mà chúng ta vô tình hay cố gắng làm trước đây hay ngay cả bây giờ, cho nên Thiên Chúa vẫn ở cùng với chúng ta và yêu thương chúng ta rất mực. Đó là những gì Chúa đang trao ban cho chúng ta bây giờ; được có công ăn việc làm; được trở lại nhà trường; được bận rộn với con với cháu; được Chúa nuôi từ thân xác cho đến tinh thần. Còn có con có cháu là nguồn an ủi để một năm có cơ hội trở về quê nhà thăm con cháu, trường cũ, bạn bè, cùng những người thân quen.
Tình yêu cha mẹ thì như biển trời. Chúng ta cũng đừng để tâm khi con cái chúng làm phật lòng cha mẹ. Đối với chúng dù lớn hay già như thế nào, cũng vẫn là con nít của cha mẹ vậy!. Ăn thua mình cố gắng sống trọn lòng trọn tình với chúng; ít nhất thì chúng ta đã làm gương cho chúng để dậy dỗ các con của chúng mà!. Nước mắt thì luôn chảy xuôi, và cảm ơn Chúa vì chúng ta có được cơ hội ở bên mỹ này, mở tầm nhìn để thấy được cuộc sống của cả hai phong tục âu á khác nhau như thế nào!. Điều hay thì khuyên chúng ta nên bắt chước; điều dở thì xin được tránh và tập bỏ đi. Hội nhập được lối sống âu mỹ, là mỗi người ai cũng có cho mình một căn buồng (room) riêng, tôn trọng cách sống riêng của mỗi người; và không cần phải nhờ vả hay làm phiền đến con cái. Điều mà tôi luôn khuyên ông xã của tôi; sống được ngày nào thì ráng cố gắng dậy dỗ các con, dành nhiều thời giờ cho chúng, vì tình cảm mới là quan trọng hơn hết thảy cho cuộc sống của chúng!. Chúng ta có sống hy sinh thì chúng ta cũng sẽ gặt hái được những hoa quả của chúng cho sau này; tuy dù có thể chúng ta không được hưởng; nhưng con cái của chúng sẽ nên con người tốt, cho chúng, gia đình, và cho xã hội.
Con có hư đó là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ vì đã không làm tròn bổn phận của mình. Theo thống kê cho biết con cái chúng rất cần cha mẹ hơn lúc nào cả khi mà chúng còn ở tuổi rất thơ trẻ. Khi chúng cần, mình đã không cho, thì làm sao chúng lớn lên để biết học cách cho ngược lại mình cơ chứ!?. Còn nếu thật tình số của mình không được hưởng từ nơi con cái, thì cũng cảm tạ Chúa mình còn tự lo cho mình được!. Theo kinh nghiệm cho tôi biết và thấy thì nhà nào cũng có chỗ dột!. Có khác nhau là nhà dột ít hay nhiều mà thôi! Ăn thua mình biết cách làm cho dảm bớt cái dột mà sống cho qua cơn mưa lũ là hay lắm rồi!. Vì dù sao mái ấm cũng từ đấy mà ra!. Chúng ta đã sanh ra chúng thì chúng ta phải thương yêu chúng; phải có trách nhiệm và bổn phận; là lẽ tất nhiên và là phải đạo mà thôi!. Có phải ý muốn được sanh ra đời là chúng ta hết thảy được sự lựa chọn?. Mà không là thánh ý Chúa!?. Cho nên nếu chúng ta đều đổ mọi lỗi lầm lên trên đầu của cha mẹ là tôi đâu có muốn ra đời mà ông bà sanh ra tôi làm chi?. Mà không cho tôi vào nơi giầu có để ấm cái tấm thân tôi?. Chỉ có bấy nhiêu cũng cho chúng ta sự suy xét rất rành mạch và tỏ tường là sự sanh ra của chúng ta, tất cả đều do ý muốn của Chúa. Vì trần gian là một cuộc hành trình đầy dẫy những thử thách và chông gai. Ai vượt qua được con đường chông gai mà Chúa đã xây sẵn, dành cho tất cả những ai có sự cố gắng, thì sẽ được tưởng thưởng. Thử thách này không khác mấy với những ai đi thi toàn quốc chạy đường trường mà hằng năm chúng ta được theo dõi trên màn ảnh của TV. Hay bất cứ một loại thể thao nào khác đòi hỏi sự dẻo dai và bền tâm chí.
Có phải muốn chiếm được cái Cup vẻ vang và lẫy lừng ấy dễ dàng như thò trong túi để lấy được?. Mà không do lòng quyết tâm của từng người cộng sự cố gắng tập luyện vô cùng khó, để hy vọng, và chỉ để hy vọng mà thôi!. Làm sao chúng ta có thể tự kiêu để nói rằng cái Cup vinh dự ấy là thuộc về chúng ta?. Khi có phải một mình mình thi đâu, mà trong cuộc thi ấy chúng ta chỉ là một trong mấy chục ngàn người đều muốn ghi danh dự thi?. Vâng, con đường về Quê Trời cũng giống như thế thưa anh chị em! Chỉ có khác là chúng ta có sự cố gắng muốn được trở về cùng Người Cha Yêu Dấu, muôn đời đang chờ đợi chúng ta. Ngài biết chúng ta rất yếu đuối cho nên Ngài luôn ban cho chúng ta những vũ khí rất hữu dụng để chống trả ba thù và những sự dữ vô hình, luôn rình rập để lấy linh hồn của chúng ta. Sự khác biệt giữa đạo và đời ở chỗ là Thiên Chúa luôn vực chúng ta dậy, khi chúng ta kiệt sức và ngã quỵ giữa đường thi. Chúa cho chúng ta thời gian để bồi dưỡng sức khỏe. Chúa chữa lành cho chúng ta và băng bó mọi vết thương trước khi Ngài trả lại chúng ta trên đoạn đường mà chúng ta đang bỏ dở. Ngài thêm sức mạnh cho chúng ta những ai luôn cầu xin đến Ngài. Vì cha mẹ trần gian còn làm thế, thì huống gì Ngài là Thiên Chúa của những con người yếu đuối và bệnh tật.
Bởi Ngài xuống thế gian là để chữa những con người bệnh tật. Tìm kiếm những con chiên lạc. Ban cho nhân loại tình yêu của Ngài là chính bản thân mình. Được treo lên cao để nhắc nhở mọi người hãy đi theo con đường Thập Giá của Ngài, sẽ chiếm được cái Cup mà giá trị không phải là cái Cup bằng vàng bằng bạc mà mỗi 4 năm, một trong những nước trên thế giới chiếm giữ được. Cái cup trần gian sao có thể so sánh bằng cái Triều Thiên và Nước Trời mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho chúng ta; những ai cả đời cố gắng sống trong sự dậy dỗ của Ngài, là Lời Chúa Hằng Sống, là giữ Giới Răn và Luật Lệ của Ngài. Qua Hội Thánh rất vững mạnh và tiếng tăm của Ngài, đại diện Chúa đứng đầu là Thánh Phêrô Tông Đồ, kế đến là Đức Giáo Hoàng, cùng mọi phẩm trật, và toàn thể hàng giáo sỹ.
Hầu hết con cái chúng ta, chúng còn trẻ người non dạ lắm! Rất nhiều lúc chúng làm cho cha mẹ buồn lòng vì chúng, vì thật ra chúng vẫn chưa thấu đáo việc hiếu đễ là gì!. Có chăng thì chúng chỉ biết hiếu đễ với cha mẹ là vâng lời cha mẹ và giữ đạo, còn những thứ mà chúng ta người lớn thường đòi hỏi (expect) nơi chúng trẻ, thì không có được. Nhưng sự quan trọng và thiết yếu nhất của cha mẹ đối với các con là cho chúng tình yêu thương; dậy chúng biết cách ăn ở và sử xự sao cho đúng cách, phải đạo làm người. Dạy con không nên sống ích kỷ chỉ biết đến mình là điều sai và cuộc đời của chúng sẽ không bao giờ được toại nguyện. Còn ai lạ gì về lòng tham của con người!. Bao nhiêu cho đủ cho vừa nếu chúng không biết chia sẻ cho những người cùng khổ và thua thiệt hơn chúng?. Tôi luôn ao ước và dâng các con của tôi lên cho Chúa, nhưng nếu đó không phải là thánh ý Chúa, thì xin cho chúng luôn biết nghĩ đến gia đình và người khó nghèo. Tiền của chỉ là phương tiện; không dậy các con tích lũy. Tiền là bạc; là làm cho gia đình xích mích, ra tan tác, và tan nát lòng đau; là xa cách nhau; và xa cả Thiên Chúa.
Nhân ngày Lễ Thánh Gia Thất, ước mong mọi nhà được sống trong thuận hòa trong an vui và hạnh phúc trong tình yêu thương của Thiên Chúa, cùng người thân, bằng hữu, và bạn tri kỷ. Sự mẫu mực của Gia Đình Thánh Gia luôn là gương soi cho toàn thể con cái nhân loại. Gương ấy gồm có đức Tin, Cậy, Mến vào Ba Ngôi Thiên Chúa là trọng tâm. Kế đến là thương yêu anh chị em như yêu chính mình vậy. Amen.
Tình yêu cha mẹ thì như biển trời. Chúng ta cũng đừng để tâm khi con cái chúng làm phật lòng cha mẹ. Đối với chúng dù lớn hay già như thế nào, cũng vẫn là con nít của cha mẹ vậy!. Ăn thua mình cố gắng sống trọn lòng trọn tình với chúng; ít nhất thì chúng ta đã làm gương cho chúng để dậy dỗ các con của chúng mà!. Nước mắt thì luôn chảy xuôi, và cảm ơn Chúa vì chúng ta có được cơ hội ở bên mỹ này, mở tầm nhìn để thấy được cuộc sống của cả hai phong tục âu á khác nhau như thế nào!. Điều hay thì khuyên chúng ta nên bắt chước; điều dở thì xin được tránh và tập bỏ đi. Hội nhập được lối sống âu mỹ, là mỗi người ai cũng có cho mình một căn buồng (room) riêng, tôn trọng cách sống riêng của mỗi người; và không cần phải nhờ vả hay làm phiền đến con cái. Điều mà tôi luôn khuyên ông xã của tôi; sống được ngày nào thì ráng cố gắng dậy dỗ các con, dành nhiều thời giờ cho chúng, vì tình cảm mới là quan trọng hơn hết thảy cho cuộc sống của chúng!. Chúng ta có sống hy sinh thì chúng ta cũng sẽ gặt hái được những hoa quả của chúng cho sau này; tuy dù có thể chúng ta không được hưởng; nhưng con cái của chúng sẽ nên con người tốt, cho chúng, gia đình, và cho xã hội.
Con có hư đó là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ vì đã không làm tròn bổn phận của mình. Theo thống kê cho biết con cái chúng rất cần cha mẹ hơn lúc nào cả khi mà chúng còn ở tuổi rất thơ trẻ. Khi chúng cần, mình đã không cho, thì làm sao chúng lớn lên để biết học cách cho ngược lại mình cơ chứ!?. Còn nếu thật tình số của mình không được hưởng từ nơi con cái, thì cũng cảm tạ Chúa mình còn tự lo cho mình được!. Theo kinh nghiệm cho tôi biết và thấy thì nhà nào cũng có chỗ dột!. Có khác nhau là nhà dột ít hay nhiều mà thôi! Ăn thua mình biết cách làm cho dảm bớt cái dột mà sống cho qua cơn mưa lũ là hay lắm rồi!. Vì dù sao mái ấm cũng từ đấy mà ra!. Chúng ta đã sanh ra chúng thì chúng ta phải thương yêu chúng; phải có trách nhiệm và bổn phận; là lẽ tất nhiên và là phải đạo mà thôi!. Có phải ý muốn được sanh ra đời là chúng ta hết thảy được sự lựa chọn?. Mà không là thánh ý Chúa!?. Cho nên nếu chúng ta đều đổ mọi lỗi lầm lên trên đầu của cha mẹ là tôi đâu có muốn ra đời mà ông bà sanh ra tôi làm chi?. Mà không cho tôi vào nơi giầu có để ấm cái tấm thân tôi?. Chỉ có bấy nhiêu cũng cho chúng ta sự suy xét rất rành mạch và tỏ tường là sự sanh ra của chúng ta, tất cả đều do ý muốn của Chúa. Vì trần gian là một cuộc hành trình đầy dẫy những thử thách và chông gai. Ai vượt qua được con đường chông gai mà Chúa đã xây sẵn, dành cho tất cả những ai có sự cố gắng, thì sẽ được tưởng thưởng. Thử thách này không khác mấy với những ai đi thi toàn quốc chạy đường trường mà hằng năm chúng ta được theo dõi trên màn ảnh của TV. Hay bất cứ một loại thể thao nào khác đòi hỏi sự dẻo dai và bền tâm chí.
Có phải muốn chiếm được cái Cup vẻ vang và lẫy lừng ấy dễ dàng như thò trong túi để lấy được?. Mà không do lòng quyết tâm của từng người cộng sự cố gắng tập luyện vô cùng khó, để hy vọng, và chỉ để hy vọng mà thôi!. Làm sao chúng ta có thể tự kiêu để nói rằng cái Cup vinh dự ấy là thuộc về chúng ta?. Khi có phải một mình mình thi đâu, mà trong cuộc thi ấy chúng ta chỉ là một trong mấy chục ngàn người đều muốn ghi danh dự thi?. Vâng, con đường về Quê Trời cũng giống như thế thưa anh chị em! Chỉ có khác là chúng ta có sự cố gắng muốn được trở về cùng Người Cha Yêu Dấu, muôn đời đang chờ đợi chúng ta. Ngài biết chúng ta rất yếu đuối cho nên Ngài luôn ban cho chúng ta những vũ khí rất hữu dụng để chống trả ba thù và những sự dữ vô hình, luôn rình rập để lấy linh hồn của chúng ta. Sự khác biệt giữa đạo và đời ở chỗ là Thiên Chúa luôn vực chúng ta dậy, khi chúng ta kiệt sức và ngã quỵ giữa đường thi. Chúa cho chúng ta thời gian để bồi dưỡng sức khỏe. Chúa chữa lành cho chúng ta và băng bó mọi vết thương trước khi Ngài trả lại chúng ta trên đoạn đường mà chúng ta đang bỏ dở. Ngài thêm sức mạnh cho chúng ta những ai luôn cầu xin đến Ngài. Vì cha mẹ trần gian còn làm thế, thì huống gì Ngài là Thiên Chúa của những con người yếu đuối và bệnh tật.
Bởi Ngài xuống thế gian là để chữa những con người bệnh tật. Tìm kiếm những con chiên lạc. Ban cho nhân loại tình yêu của Ngài là chính bản thân mình. Được treo lên cao để nhắc nhở mọi người hãy đi theo con đường Thập Giá của Ngài, sẽ chiếm được cái Cup mà giá trị không phải là cái Cup bằng vàng bằng bạc mà mỗi 4 năm, một trong những nước trên thế giới chiếm giữ được. Cái cup trần gian sao có thể so sánh bằng cái Triều Thiên và Nước Trời mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho chúng ta; những ai cả đời cố gắng sống trong sự dậy dỗ của Ngài, là Lời Chúa Hằng Sống, là giữ Giới Răn và Luật Lệ của Ngài. Qua Hội Thánh rất vững mạnh và tiếng tăm của Ngài, đại diện Chúa đứng đầu là Thánh Phêrô Tông Đồ, kế đến là Đức Giáo Hoàng, cùng mọi phẩm trật, và toàn thể hàng giáo sỹ.
Hầu hết con cái chúng ta, chúng còn trẻ người non dạ lắm! Rất nhiều lúc chúng làm cho cha mẹ buồn lòng vì chúng, vì thật ra chúng vẫn chưa thấu đáo việc hiếu đễ là gì!. Có chăng thì chúng chỉ biết hiếu đễ với cha mẹ là vâng lời cha mẹ và giữ đạo, còn những thứ mà chúng ta người lớn thường đòi hỏi (expect) nơi chúng trẻ, thì không có được. Nhưng sự quan trọng và thiết yếu nhất của cha mẹ đối với các con là cho chúng tình yêu thương; dậy chúng biết cách ăn ở và sử xự sao cho đúng cách, phải đạo làm người. Dạy con không nên sống ích kỷ chỉ biết đến mình là điều sai và cuộc đời của chúng sẽ không bao giờ được toại nguyện. Còn ai lạ gì về lòng tham của con người!. Bao nhiêu cho đủ cho vừa nếu chúng không biết chia sẻ cho những người cùng khổ và thua thiệt hơn chúng?. Tôi luôn ao ước và dâng các con của tôi lên cho Chúa, nhưng nếu đó không phải là thánh ý Chúa, thì xin cho chúng luôn biết nghĩ đến gia đình và người khó nghèo. Tiền của chỉ là phương tiện; không dậy các con tích lũy. Tiền là bạc; là làm cho gia đình xích mích, ra tan tác, và tan nát lòng đau; là xa cách nhau; và xa cả Thiên Chúa.
Nhân ngày Lễ Thánh Gia Thất, ước mong mọi nhà được sống trong thuận hòa trong an vui và hạnh phúc trong tình yêu thương của Thiên Chúa, cùng người thân, bằng hữu, và bạn tri kỷ. Sự mẫu mực của Gia Đình Thánh Gia luôn là gương soi cho toàn thể con cái nhân loại. Gương ấy gồm có đức Tin, Cậy, Mến vào Ba Ngôi Thiên Chúa là trọng tâm. Kế đến là thương yêu anh chị em như yêu chính mình vậy. Amen.
Vị Thánh Lễ Giáng Sinh Nicholas
Jos, Tú Nạc, NMS
13:15 27/12/2010
“Vào đêm vọng Giáng Sinh,
Khi mọi vật trong nhà
Im lìm và bất động,
Ngay cả chú chuột nhà.
Những chiếc vớ treo trên
Ống khói thật kỹ càng,
Hy vọng Thánh Nicholas
Sẽ đến đó lẹ làng.”
(It was the night before Christmas,
When all through the house
No creature was moving, not even a mouse.
The stockings was hung by the chimney with care,
In hope that Saint Nicholas soon would be there.)
Đó là đoạn đầu của bài thơ Giáng Sinh nổi tiếng với tựa đề “A visit from Saint Nicholas”. Nhiều người cho rằng tác giả của bài thơ này là Clement C. Moore. Bài thơ đã mô tả một ngôi nhà vào đêm trước Lễ Giáng Sinh. Mọi vật đều im lìm bất động thậm chí cả chú chuột nhắt nâu cũng vậy. Mọi nhà đã treo những đôi vớ bên cạnh lò sưởi. Họ luôn luôn mang vớ dưới chân mình. Nhưng đêm nay, họ hy vọng rằng Thánh Nicholas sẽ đến với những thức ăn thức uống ngọt ngào và những món quà. Bài thơ đã kể một câu chuyện về một ông bố người mà đã thấy Thánh Nicholas mang những món quà đến nhà ông trong đêm.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những câu chuyện về Thánh Nicholas. Chúng đã được đóng góp bởi nhiều thế hệ con người. Những câu chuyện này là những truyền thuyết. Nó dựa trên cơ sở một người có thật tên là Thánh Nicholas. Vượt dòng thời gian, những chi tiết của những câu chuyện này biến đổi. Những câu chuyện này thường giải thích về những truyền thống Giáng Sinh. Nhưng nó không còn là những câu chuyện có thật từ lịch sử. Hôm nay, chúng ta tiếp tục những truyền thuyết và những câu chuyện có thực về Thánh Nicholas.
Thánh Nicholas được sinh ra vào thế kỷ thứ ba tại một ngôi làng gần Myra, mà bây giờ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Cha mẹ ngài đã tận hiến con trai mình cho Thiên Chúa. Lúc Nicholas còn niên thiếu, cha mẹ ngài đã qua đời vì bệnh tật. Nhưng ông luôn khắc ghi những giá trị mà cha mẹ đã dạy dỗ mình.
Chăm sóc những người nghèo và bệnh tật là sự giáo huấn đặc biệt quan trọng mà ngài ghi nhớ. Trong Kinh Thánh Ki-tô giáo, Chúa Gie-su đã nói với các môn đệ của Người rằng, “Hãy bán mọi thứ của các con và đem cho nguời nghèo khó.” Nicholas đã xúc động mãnh liệt về những lời này. Nên ngài đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa. Ngài đã cho người nghèo hết tiền bạc của mình. Và ngài đã giúp đỡ những người gặp bệnh tật hoặc khổ đau. Đã có nhiều câu chuyện kể về cách cho bí mật của ngài. Nó không được rõ ràng nếu đó là những câu chuyện có thật. Nhưng tất cả đã chứng minh ngài chăm sóc người nghèo tận tình như thế nào. Nhà sản xuất Courtney Schutt đã đóng góp một trong những chuyện này như sau.
“Một người đàn ông nọ có ba cô con gái. Thời đó, có một phong tục hôn nhân rất đặc biệt – của hồi môn cô dâu phải đem về nhà chồng. Người bố phải nạp một món quà cho người muốn cưới con gái mình. Nhưng người đàn ông này lại rất nghèo. Ông không có đủ tiền để đáp ứng phong tục này. Nên ông có ý định bán một trong ba cô con gái. Ông nghĩ, nếu ông thực hiện điều này thì ông có thể lo lắng cho nhưng cô con gái khác của ông.
Thánh Nicholas đã nghe được vấn đề phức tạp của người đàn ông nghèo khó này. Ngài đã đến nhà người đàn ông này đêm hôm trước mà gười con gái sẽ được đem bán. Nicholas đã ném một gói vàng nhỏ vào nhà người đàn ông này. Rồi ngài ra đi. Vào buồi sáng, người đàn ông này đã thấy gói vàng. Với món quà này, ông không còn phải bán đứa con gái của ông nữa. Trong vòng một năm, vào lúc mà đứa con gái kế cũng lập gia đình. Nhưng ông vẫn nghèo. Một lần nữa, Nicholas đến nhà người đàn ông này vào một đêm. Và ngài lại ném một gói vàng vào trong nhà.
Cuối cùng, vào lúc mà đứa con gái thứ ba chuẩn bị kết hôn, Người đàn ông này chờ đợi. Ông muốn biết người chu cấp cho gia đình mình là ai. Và lần cuối cùng, một gói vàng đã được ném qua cửa sổ vào lúc nửa đêm. Lần này, người đàn này đã chuẩn bị sẵn sàng. Ông chạy ra khỏi nhà và thấy người mang gói vàng này. Người mà ông nhìn thấy là Nicholas. Nhưng Nicholas yêu cầu ông rằng hãy giữ kín bí mật đừng bật mí.”
Nhiều quốc gia đã tạo ra những truyền thuyết và phong tục về người cho quà bí mật này. Thường chúng dành cho trẻ em. Nicholas đã cân nhắc hành vi của những trẻ em cư xử suốt năm. Rồi ngài cho những món quà xinh đẹp cho những trẻ cư xử ngoan ngoãn và những món quà xấu cho những trẻ cư xử xấu. Thường những câu chuyện này giải thích về những truyền thống Giáng Sinh. Chẳng hạn ở nhiều quốc gia Âu châu, trẻ em để đôi giày của mình ra ngoài cho Thánh Nicholas. Chúng hy vọng rằng chúng sẽ được đầy đôi giày của chúng với những món quà như chuyện kể. Ở nhiều quốc gia đã kỷ niệm Ngày Thánh Nicholas, ngày này thường diễn ra vào ngày 6 tháng Mười Hai. Ở những quốc gia khác, ngày này diễn ra vào ngày Giáng Sinh.
Cũng có nhiều truyền thuyết khác nói về Thánh Nicholas. Ở Hy lạp, ngài không phải là người cho quà bí mật. Tay vào đó, ngài là thánh bảo vệ những thủy thủ. Những câu chuyện này không được phổ biến cho lắm. Những chi tiết của những câu chuyện này cũng không tương tự. Nhưng nó được kể rằng khi thời tiết xấu, những thủy thủ cầu nguyện Thánh Nicholas. Rồi ngài xuất hiện với họ như một giấc mơ. Ngài hướng dẫn họ đến nơi an toàn. Trong một số câu chuyện, thậm chí những cơn bão nguy hiểm đã bị quét sạch.
Không biết đích xác Thánh Nicholas mất vào thời gian nào. Nhưng người ta tin rằng ngài qua đời vào năm 343 trước Công Nguyên. Sau đó ngài được mai táng ở thành phố Myra. Vì lòng từ tâm của ngài, nhiều người nhiệt thành đã đến nơi ngài được chôn cất. Nhưng vào thế kỷ thứ 11, chiến tranh xảy ra ở khu vực Myra. Một nhóm thủy thủ mạo hiểm tham chiến để bí mật lấy xương của Thánh Nicholas. Họ mang xương của ngài đến Bary ở Ý. Đó là nơi an nghỉ của Thánh Nicholas ngày nay.
Nếu bạn tin những câu chuyện này, vậy con người hảo tâm này là vị thánh Lễ Giáng Sinh. Ngài là người mà những truyền thống Giáng Sinh khác được đặt nền tảng. Nhiều quốc gia Âu châu, ngài được biết đến duy nhất là Thánh Nicholas. Ở Ý, ngài là San Nicola. Ở Hòa Lan, họ kỷ niệm Sinterklaas. Người cho quà giống Thánh Nicholas. Ở Hoa Kỳ, ngài là Santa Claus. Và ở Anh, ngài là Father Christmas. Ngài có nhiều tên gọi. Nhưng ý tưởng về con người này thì giống nhau. Ngài là người tặng quà, người mà đem niềm vui anh lành vào lúc Lễ Giáng Sinh.
Nhưng Thánh Nicholas lại tin vào một sự khác nhau về món quà Lễ Giáng Sinh. Ngài tin rằng Lễ Giáng Sinh là lúc để tưởng niệm món quà về sự ra đời của chúa Giê-su. Những Ki-tô hữu chúng ta tin rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng người xuống thế là một hài nhi sống như một con người. Chúng ta tin rằng Người thông suốt những nhức nhối và khổ đau, những hân hoan và hạnh phúc mà tất cả con người trải qua. Vì đường lối này, sự khai sinh của Chúa Giê-su mang hy vọng đến cho thế giới đổ nát này. Đối với Thánh Nicholas, Chúa Giê-su Ki-tô là món quà đích thực của Đại Lễ Giáng Sinh.
Khi mọi vật trong nhà
Im lìm và bất động,
Ngay cả chú chuột nhà.
Những chiếc vớ treo trên
Ống khói thật kỹ càng,
Hy vọng Thánh Nicholas
Sẽ đến đó lẹ làng.”
(It was the night before Christmas,
When all through the house
No creature was moving, not even a mouse.
The stockings was hung by the chimney with care,
In hope that Saint Nicholas soon would be there.)
Đó là đoạn đầu của bài thơ Giáng Sinh nổi tiếng với tựa đề “A visit from Saint Nicholas”. Nhiều người cho rằng tác giả của bài thơ này là Clement C. Moore. Bài thơ đã mô tả một ngôi nhà vào đêm trước Lễ Giáng Sinh. Mọi vật đều im lìm bất động thậm chí cả chú chuột nhắt nâu cũng vậy. Mọi nhà đã treo những đôi vớ bên cạnh lò sưởi. Họ luôn luôn mang vớ dưới chân mình. Nhưng đêm nay, họ hy vọng rằng Thánh Nicholas sẽ đến với những thức ăn thức uống ngọt ngào và những món quà. Bài thơ đã kể một câu chuyện về một ông bố người mà đã thấy Thánh Nicholas mang những món quà đến nhà ông trong đêm.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những câu chuyện về Thánh Nicholas. Chúng đã được đóng góp bởi nhiều thế hệ con người. Những câu chuyện này là những truyền thuyết. Nó dựa trên cơ sở một người có thật tên là Thánh Nicholas. Vượt dòng thời gian, những chi tiết của những câu chuyện này biến đổi. Những câu chuyện này thường giải thích về những truyền thống Giáng Sinh. Nhưng nó không còn là những câu chuyện có thật từ lịch sử. Hôm nay, chúng ta tiếp tục những truyền thuyết và những câu chuyện có thực về Thánh Nicholas.
Thánh Nicholas được sinh ra vào thế kỷ thứ ba tại một ngôi làng gần Myra, mà bây giờ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Cha mẹ ngài đã tận hiến con trai mình cho Thiên Chúa. Lúc Nicholas còn niên thiếu, cha mẹ ngài đã qua đời vì bệnh tật. Nhưng ông luôn khắc ghi những giá trị mà cha mẹ đã dạy dỗ mình.
Chăm sóc những người nghèo và bệnh tật là sự giáo huấn đặc biệt quan trọng mà ngài ghi nhớ. Trong Kinh Thánh Ki-tô giáo, Chúa Gie-su đã nói với các môn đệ của Người rằng, “Hãy bán mọi thứ của các con và đem cho nguời nghèo khó.” Nicholas đã xúc động mãnh liệt về những lời này. Nên ngài đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa. Ngài đã cho người nghèo hết tiền bạc của mình. Và ngài đã giúp đỡ những người gặp bệnh tật hoặc khổ đau. Đã có nhiều câu chuyện kể về cách cho bí mật của ngài. Nó không được rõ ràng nếu đó là những câu chuyện có thật. Nhưng tất cả đã chứng minh ngài chăm sóc người nghèo tận tình như thế nào. Nhà sản xuất Courtney Schutt đã đóng góp một trong những chuyện này như sau.
“Một người đàn ông nọ có ba cô con gái. Thời đó, có một phong tục hôn nhân rất đặc biệt – của hồi môn cô dâu phải đem về nhà chồng. Người bố phải nạp một món quà cho người muốn cưới con gái mình. Nhưng người đàn ông này lại rất nghèo. Ông không có đủ tiền để đáp ứng phong tục này. Nên ông có ý định bán một trong ba cô con gái. Ông nghĩ, nếu ông thực hiện điều này thì ông có thể lo lắng cho nhưng cô con gái khác của ông.
Thánh Nicholas đã nghe được vấn đề phức tạp của người đàn ông nghèo khó này. Ngài đã đến nhà người đàn ông này đêm hôm trước mà gười con gái sẽ được đem bán. Nicholas đã ném một gói vàng nhỏ vào nhà người đàn ông này. Rồi ngài ra đi. Vào buồi sáng, người đàn ông này đã thấy gói vàng. Với món quà này, ông không còn phải bán đứa con gái của ông nữa. Trong vòng một năm, vào lúc mà đứa con gái kế cũng lập gia đình. Nhưng ông vẫn nghèo. Một lần nữa, Nicholas đến nhà người đàn ông này vào một đêm. Và ngài lại ném một gói vàng vào trong nhà.
Cuối cùng, vào lúc mà đứa con gái thứ ba chuẩn bị kết hôn, Người đàn ông này chờ đợi. Ông muốn biết người chu cấp cho gia đình mình là ai. Và lần cuối cùng, một gói vàng đã được ném qua cửa sổ vào lúc nửa đêm. Lần này, người đàn này đã chuẩn bị sẵn sàng. Ông chạy ra khỏi nhà và thấy người mang gói vàng này. Người mà ông nhìn thấy là Nicholas. Nhưng Nicholas yêu cầu ông rằng hãy giữ kín bí mật đừng bật mí.”
Nhiều quốc gia đã tạo ra những truyền thuyết và phong tục về người cho quà bí mật này. Thường chúng dành cho trẻ em. Nicholas đã cân nhắc hành vi của những trẻ em cư xử suốt năm. Rồi ngài cho những món quà xinh đẹp cho những trẻ cư xử ngoan ngoãn và những món quà xấu cho những trẻ cư xử xấu. Thường những câu chuyện này giải thích về những truyền thống Giáng Sinh. Chẳng hạn ở nhiều quốc gia Âu châu, trẻ em để đôi giày của mình ra ngoài cho Thánh Nicholas. Chúng hy vọng rằng chúng sẽ được đầy đôi giày của chúng với những món quà như chuyện kể. Ở nhiều quốc gia đã kỷ niệm Ngày Thánh Nicholas, ngày này thường diễn ra vào ngày 6 tháng Mười Hai. Ở những quốc gia khác, ngày này diễn ra vào ngày Giáng Sinh.
Cũng có nhiều truyền thuyết khác nói về Thánh Nicholas. Ở Hy lạp, ngài không phải là người cho quà bí mật. Tay vào đó, ngài là thánh bảo vệ những thủy thủ. Những câu chuyện này không được phổ biến cho lắm. Những chi tiết của những câu chuyện này cũng không tương tự. Nhưng nó được kể rằng khi thời tiết xấu, những thủy thủ cầu nguyện Thánh Nicholas. Rồi ngài xuất hiện với họ như một giấc mơ. Ngài hướng dẫn họ đến nơi an toàn. Trong một số câu chuyện, thậm chí những cơn bão nguy hiểm đã bị quét sạch.
Không biết đích xác Thánh Nicholas mất vào thời gian nào. Nhưng người ta tin rằng ngài qua đời vào năm 343 trước Công Nguyên. Sau đó ngài được mai táng ở thành phố Myra. Vì lòng từ tâm của ngài, nhiều người nhiệt thành đã đến nơi ngài được chôn cất. Nhưng vào thế kỷ thứ 11, chiến tranh xảy ra ở khu vực Myra. Một nhóm thủy thủ mạo hiểm tham chiến để bí mật lấy xương của Thánh Nicholas. Họ mang xương của ngài đến Bary ở Ý. Đó là nơi an nghỉ của Thánh Nicholas ngày nay.
Nếu bạn tin những câu chuyện này, vậy con người hảo tâm này là vị thánh Lễ Giáng Sinh. Ngài là người mà những truyền thống Giáng Sinh khác được đặt nền tảng. Nhiều quốc gia Âu châu, ngài được biết đến duy nhất là Thánh Nicholas. Ở Ý, ngài là San Nicola. Ở Hòa Lan, họ kỷ niệm Sinterklaas. Người cho quà giống Thánh Nicholas. Ở Hoa Kỳ, ngài là Santa Claus. Và ở Anh, ngài là Father Christmas. Ngài có nhiều tên gọi. Nhưng ý tưởng về con người này thì giống nhau. Ngài là người tặng quà, người mà đem niềm vui anh lành vào lúc Lễ Giáng Sinh.
Nhưng Thánh Nicholas lại tin vào một sự khác nhau về món quà Lễ Giáng Sinh. Ngài tin rằng Lễ Giáng Sinh là lúc để tưởng niệm món quà về sự ra đời của chúa Giê-su. Những Ki-tô hữu chúng ta tin rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng người xuống thế là một hài nhi sống như một con người. Chúng ta tin rằng Người thông suốt những nhức nhối và khổ đau, những hân hoan và hạnh phúc mà tất cả con người trải qua. Vì đường lối này, sự khai sinh của Chúa Giê-su mang hy vọng đến cho thế giới đổ nát này. Đối với Thánh Nicholas, Chúa Giê-su Ki-tô là món quà đích thực của Đại Lễ Giáng Sinh.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:24 27/12/2010
NGUYÊN TIÊU
Từ xa xưa gọi ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch), nửa tháng giêng và trăng rằm là nguyên tiêu, từ đời nhà Tùy trở về sau thì gọi là nguyên tịch hoặc là nguyên tiêu. Đến năm đầu của nhà Đường, bị ảnh hưởng của đạo Lão nên gọi là thượng nguyên, và đến cuối đời nhà Đường, vì mỗi năm lần thứ nhất mặt trăng tròn, do đó mà ngẫu nhiên có người gọi là nguyên tiêu, từ đời nhà Tống về sau gọi là đăng tịch, đến đời nhà Thanh thì gọi là đăng tiết.
Ngoài ra, có người cho rằng tập tục thưởng thức hoa đăng ngày tết nguyên tiêu là đã có từ thời nhà Hán. Hoàng đế Hán triều mỗi năm vào ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch) trong việc tế trời và các thần tiên thì “thái nhất chi thần” là cao trọng nhất, nghi thức rất là long trọng, các lễ nghi đều cử hành vào ban đêm nên cần phải thắp đèn sáng từ hoàng hôn chiếu sáng cho đến sáng hôm sau, diễn biến này tồn tại cho đến ngày hôm nay, trở thành hội hoa đăng ban đêm.
(Sử ký, lạc thư)
Suy tư:
Lễ hội là những hoạt động vui chơi có tính cách cổ truyền, để thư giản sau một năm lao động mệt nhọc, để mọi người có dịp hàn huyên uống trà nâng cốc rượu nồng.v.v...
Tết nguyên tiêu là một trong bốn loại tết của người Trung Quốc: tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ và tết Trung Thu. Tất cả các loại tết ấy đều mang tính cách cổ truyền và lễ hội của họ, trong các ngày tết ấy người ta đổ xô nhau đi đến các chùa miếu để cầu trời khấn Phật, cầu may cầu phước và cầu bằng an.
Trong phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng có năm (5) mùa theo niên lịch chu kỳ phụng vụ của Giáo Hội: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa thường niên, mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Mỗi mùa đều có ý nghĩa riêng của nó, và toàn thể Giáo Hội đều theo các mùa phụng vụ ấy để hướng lòng mình lên cùng Chúa, nhất là mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay và mùa Phục Sinh, bởi vì trong các mùa ấy có tính cách tưởng nhớ và thờ lạy Chúa Giê-su Ki-tô Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu chết và sống lại, lên trời để cứu chuộc nhân loại...
Các lễ hội của dân gian người ta cùng nhau tổ chức ôn lại truyền thống của dân tộc mình, thì mùa Phụng Vụ của Giáo Hội cũng làm cho tâm hồn của người Ki-tô hữu hướng lên với Thiên Chúa như thế, tưởng nhớ lại mầu nhiệm giáng thế và cứu chuộc của Chúa Giê-su Ki-tô.
Người Ki-tô hữu khi tham dự các lễ nghi phụng vụ thì cần phải nghiêm trang sốt sắng, bởi vì phụng vụ chính là hành động và thái độ công khai của Giáo Hội trong việc thờ kính Thiên Chúa, ai coi thường các lễ nghi phụng vụ là coi thường và khinh dễ Chúa Giê-su Ki-tô.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Từ xa xưa gọi ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch), nửa tháng giêng và trăng rằm là nguyên tiêu, từ đời nhà Tùy trở về sau thì gọi là nguyên tịch hoặc là nguyên tiêu. Đến năm đầu của nhà Đường, bị ảnh hưởng của đạo Lão nên gọi là thượng nguyên, và đến cuối đời nhà Đường, vì mỗi năm lần thứ nhất mặt trăng tròn, do đó mà ngẫu nhiên có người gọi là nguyên tiêu, từ đời nhà Tống về sau gọi là đăng tịch, đến đời nhà Thanh thì gọi là đăng tiết.
Ngoài ra, có người cho rằng tập tục thưởng thức hoa đăng ngày tết nguyên tiêu là đã có từ thời nhà Hán. Hoàng đế Hán triều mỗi năm vào ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch) trong việc tế trời và các thần tiên thì “thái nhất chi thần” là cao trọng nhất, nghi thức rất là long trọng, các lễ nghi đều cử hành vào ban đêm nên cần phải thắp đèn sáng từ hoàng hôn chiếu sáng cho đến sáng hôm sau, diễn biến này tồn tại cho đến ngày hôm nay, trở thành hội hoa đăng ban đêm.
(Sử ký, lạc thư)
Suy tư:
Lễ hội là những hoạt động vui chơi có tính cách cổ truyền, để thư giản sau một năm lao động mệt nhọc, để mọi người có dịp hàn huyên uống trà nâng cốc rượu nồng.v.v...
Tết nguyên tiêu là một trong bốn loại tết của người Trung Quốc: tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ và tết Trung Thu. Tất cả các loại tết ấy đều mang tính cách cổ truyền và lễ hội của họ, trong các ngày tết ấy người ta đổ xô nhau đi đến các chùa miếu để cầu trời khấn Phật, cầu may cầu phước và cầu bằng an.
Trong phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng có năm (5) mùa theo niên lịch chu kỳ phụng vụ của Giáo Hội: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa thường niên, mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Mỗi mùa đều có ý nghĩa riêng của nó, và toàn thể Giáo Hội đều theo các mùa phụng vụ ấy để hướng lòng mình lên cùng Chúa, nhất là mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay và mùa Phục Sinh, bởi vì trong các mùa ấy có tính cách tưởng nhớ và thờ lạy Chúa Giê-su Ki-tô Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu chết và sống lại, lên trời để cứu chuộc nhân loại...
Các lễ hội của dân gian người ta cùng nhau tổ chức ôn lại truyền thống của dân tộc mình, thì mùa Phụng Vụ của Giáo Hội cũng làm cho tâm hồn của người Ki-tô hữu hướng lên với Thiên Chúa như thế, tưởng nhớ lại mầu nhiệm giáng thế và cứu chuộc của Chúa Giê-su Ki-tô.
Người Ki-tô hữu khi tham dự các lễ nghi phụng vụ thì cần phải nghiêm trang sốt sắng, bởi vì phụng vụ chính là hành động và thái độ công khai của Giáo Hội trong việc thờ kính Thiên Chúa, ai coi thường các lễ nghi phụng vụ là coi thường và khinh dễ Chúa Giê-su Ki-tô.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:26 27/12/2010
N2T |
10. Con phải lấy tinh thần để kiểm thảo mình, có nghĩa là nói: con nên để tinh thần chú ý, không phải việc của con, cũng không phải hoàn cảnh chúng quanh con, nhưng là trong tâm hồn cô quạnh của con.
(Thánh Basil)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đối với Đức Thánh Cha, Giáng Sinh là một thực tại có nhiều người chứng kiến
Bùi Hữu Thư
15:57 27/12/2010
Thiên Chúa không ở xa, Người rất gần, Người có một gương mặt, gương mặt của Giêsu
ROME, 25 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trong thông điệp Giáng Sinh gửi thế giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng việc Chúa Giêsu giáng sinh là một sự kiện lịch sử, “có nhiều nhân chứng đáng tin cậy đã thấy.”
Nói với hàng vạn khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô và hàng triệu người theo dõi trực tiếp qua các đài truyền hình, truyền thanh hay mạng lưới toàn cầu, Đức Thánh Cha đã dùng lời cầu chúc Giáng Sinh cho thế giới để giải thích mầu nhiệm cao cả cuả đạo Thiên Chúa.
Ngài khẳng định: “Anh chị em thân mến, đang nghe tôi tại Rôma và trên khắp thế giới, tôi hân hoan công bố sứ điệp Giáng Sinh: Thiên Chúa làm người, ở giữa chúng ta. Thiên Chúa không ở xa; Người rất gần, hơn nữa, Người là “Emmanuen”, là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Người không vô danh: nhưng có một gương mặt, gương mặt của Chúa Giêsu”.
Đức Thánh Cha tiếp: “Đây là một sứ điệp luôn luôn mới mẻ, luôn luôn kỳ diệu, vì vượt quá những ước vọng táo bạo nhất của chúng ta.”
Ngài tiếp: “Trên hết vì đây không phải chỉ là một lời công bố: nhưng là một biến cố, một sự kiện, đã có các nhân chứng xem thấy, nghe được, và cảm nhận được nơi Ngôi Lời Chúa Giêsu thành Nazareth! Họ có mặt bên Người, quan sát các hành động và lắng nghe lời Người, họ đã công nhận Người là Đấng Thiên Sai; khi thấy Người sống lại, sau khi bị đóng đanh, họ đã xác tín rằng Người, chính là một con người thật, nhưng cũng là Thiên Chúa thật, là Con duy nhất đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý.”
Sau đó Đức Thánh Cha đã đặt câu hỏi: Làm sao Ngôi Lời có thể trở thành nhục thể? “Làm sao Ngôi Lời hằng sống và toàn năng lại có thể trở nên một con người mỏng dòn và dễ chết?”
Đức Thánh Cha tiếp: “Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tình Yêu.”
Ngài giải thích: “Kẻ nào yêu thương thì muốn chia sẻ với người mình yêu, muốn được kết hiệp với người ấy, và Thánh Kinh thực sự đã trình bầy lịch sử cao trọng của tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Người, đã đạt tới tột đỉnh nơi Chúa Giêsu Kitô.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Chỉ có những ai mở lòng cho tình yêu mới được bao trùm bởi ánh sáng Giáng Sinh. Điều này đã xẩy ra trong đêm Bê Lem, và vẫn còn xẩy ra như vậy ngày nay.”
Ngài khẳng định: “Nếu chân lý chỉ là một công thức toán học, thì theo một ý nghĩa nào đó phải là hiển nhiên. Nếu trái lại, Chân Lý là Tình Yêu, thì chân lý đòi hỏi đức tin, và lời “xin vâng của trái tim chúng ta.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Lời công bố Giáng Sinh cũng là ánh sáng cho mọi dân nước. Y như “men của nhân loại”, như “quyền năng giúp cho thực hiện những phát triển chân chính,” và như “động lực thúc đẩy việc hợp tác cho lợi ích chung, để phục vụ nhưng không cho tha nhân, để tranh đấu cách an hòa cho công lý.”
ROME, 25 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trong thông điệp Giáng Sinh gửi thế giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng việc Chúa Giêsu giáng sinh là một sự kiện lịch sử, “có nhiều nhân chứng đáng tin cậy đã thấy.”
Nói với hàng vạn khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô và hàng triệu người theo dõi trực tiếp qua các đài truyền hình, truyền thanh hay mạng lưới toàn cầu, Đức Thánh Cha đã dùng lời cầu chúc Giáng Sinh cho thế giới để giải thích mầu nhiệm cao cả cuả đạo Thiên Chúa.
Ngài khẳng định: “Anh chị em thân mến, đang nghe tôi tại Rôma và trên khắp thế giới, tôi hân hoan công bố sứ điệp Giáng Sinh: Thiên Chúa làm người, ở giữa chúng ta. Thiên Chúa không ở xa; Người rất gần, hơn nữa, Người là “Emmanuen”, là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Người không vô danh: nhưng có một gương mặt, gương mặt của Chúa Giêsu”.
Đức Thánh Cha tiếp: “Đây là một sứ điệp luôn luôn mới mẻ, luôn luôn kỳ diệu, vì vượt quá những ước vọng táo bạo nhất của chúng ta.”
Ngài tiếp: “Trên hết vì đây không phải chỉ là một lời công bố: nhưng là một biến cố, một sự kiện, đã có các nhân chứng xem thấy, nghe được, và cảm nhận được nơi Ngôi Lời Chúa Giêsu thành Nazareth! Họ có mặt bên Người, quan sát các hành động và lắng nghe lời Người, họ đã công nhận Người là Đấng Thiên Sai; khi thấy Người sống lại, sau khi bị đóng đanh, họ đã xác tín rằng Người, chính là một con người thật, nhưng cũng là Thiên Chúa thật, là Con duy nhất đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý.”
Sau đó Đức Thánh Cha đã đặt câu hỏi: Làm sao Ngôi Lời có thể trở thành nhục thể? “Làm sao Ngôi Lời hằng sống và toàn năng lại có thể trở nên một con người mỏng dòn và dễ chết?”
Đức Thánh Cha tiếp: “Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tình Yêu.”
Ngài giải thích: “Kẻ nào yêu thương thì muốn chia sẻ với người mình yêu, muốn được kết hiệp với người ấy, và Thánh Kinh thực sự đã trình bầy lịch sử cao trọng của tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Người, đã đạt tới tột đỉnh nơi Chúa Giêsu Kitô.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Chỉ có những ai mở lòng cho tình yêu mới được bao trùm bởi ánh sáng Giáng Sinh. Điều này đã xẩy ra trong đêm Bê Lem, và vẫn còn xẩy ra như vậy ngày nay.”
Ngài khẳng định: “Nếu chân lý chỉ là một công thức toán học, thì theo một ý nghĩa nào đó phải là hiển nhiên. Nếu trái lại, Chân Lý là Tình Yêu, thì chân lý đòi hỏi đức tin, và lời “xin vâng của trái tim chúng ta.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Lời công bố Giáng Sinh cũng là ánh sáng cho mọi dân nước. Y như “men của nhân loại”, như “quyền năng giúp cho thực hiện những phát triển chân chính,” và như “động lực thúc đẩy việc hợp tác cho lợi ích chung, để phục vụ nhưng không cho tha nhân, để tranh đấu cách an hòa cho công lý.”
Top Stories
Proibita al vescovo di Kontum la messa di Natale coi montagnard
Asia-News
05:21 27/12/2010
In precedenza il governo aveva assicurato il permesso. Le autorità sono preoccupate per la grande ondata di conversioni nella diocesi: 50 mila negli ultimi due anni. La polizia ha cercato anche di ritirare la patente agli autisti del “vescovo vagabondo” che percorre centinaia di chilometri per il suo lavoro pastorale.
Hanoi (AsiaNews) – Le autorità vietnamite hanno proibito a mons. Michael Hoang Duc Oanh, vescovo di Kontum di celebrare la messa di Natale con i fedeli del villaggio di Son Lang nella contea di K’Bang (Vietnam centrale), nella zona dei montagnard. Il divieto è avvenuto nonostante che il governo fosse stato informato dell’evento.
Nella sua lettera pastorale del 22 dicembre, mons. Hoang afferma che egli ha discusso con le autorità se avrebbe potuto svolgere il suo lavoro pastorale come vescovo della diocesi, senza ostacoli da parte del governo locale. “Le autorità a diversi livelli – egli scrive – mi hanno assicurato che avrei potuto farlo”.
E invece, alle 10 del mattino del 25 dicembre, le autorità di Son Lang, insieme a poliziotti e picchiatori gli hanno proibito di celebrare la messa. “Se vuoi celebrare la messa – gli hanno detto – puoi farlo, ma non qui e non per tutti. Devi andare nelle famiglie ad una ad una e ogni messa che celebri non deve durare più di un’ora”. Il vescovo ha allora benedetto l’assemblea e ha cancellato la messa in segno di protesta.
Fra i possibili motivi del divieto vi è il tentativo di ostacolare l’opera evangelizzatrice del prelato, che sta avendo un enorme successo. Mons. Hoang, che conosce francese, inglese e diverse lingue delle etnie montagnard locali (Bana, Jarai, Sedang…), dal giorno del suo insediamento nell’agosto 2003, è testimone di una grande ondata di conversioni: 30 mila montagnard si sono convertiti al cattolicesimo nel 2008 e altri 20 mila nel 2009.
Il gran numero di convertiti ha generato preoccupazione nel governo che cerca di impedirle in tutti i modi. Molti sacerdoti diocesani e decine di religiosi - impegnati nel lavoro pastorale per gli oltre 216 mila cattolici – hanno ricevuto diverse proibizioni.
Alla vigilia di Natale, il vescovo ha potuto celebrare messa nel villaggio di An Trung (contea di Kon Chro). Egli doveva poi recarsi in un convento vicino per cenare e passare la notte. La polizia è andata al convento per sequestrare le patenti di guida degli autisti del vescovo, ma non l’hanno trovato. Per strada egli aveva incontrato una ragazza che voleva suicidarsi e l’ha accompagnata all’ospedale. Dopo aver dormito all’aperto, mons. Hoang ha potuto celebrare un’altra messa a Yang Trung, al mattino presto, prima di essere bloccato a Son Lang.
Mons. Hoang viene definito dai suoi amici “il vescovo vagabondo (itinerante)” per i molti chilometri che macina in macchina per andare a visitare le sue comunità. Sebbene ostacolato, non perde il suo humor. Commentando le sue dormite all’aperto, sotto il cielo stellato, dice: “Io dormo in un hotel da un milione di stelle”.
La diocesi di Kontum, con 25.758 chilometri quadrati è una delle più estese del Vietnam.
Hanoi (AsiaNews) – Le autorità vietnamite hanno proibito a mons. Michael Hoang Duc Oanh, vescovo di Kontum di celebrare la messa di Natale con i fedeli del villaggio di Son Lang nella contea di K’Bang (Vietnam centrale), nella zona dei montagnard. Il divieto è avvenuto nonostante che il governo fosse stato informato dell’evento.
Il Vescovo Michael Hoang con il suo gregge alla vigilia di Natale a An Trung |
E invece, alle 10 del mattino del 25 dicembre, le autorità di Son Lang, insieme a poliziotti e picchiatori gli hanno proibito di celebrare la messa. “Se vuoi celebrare la messa – gli hanno detto – puoi farlo, ma non qui e non per tutti. Devi andare nelle famiglie ad una ad una e ogni messa che celebri non deve durare più di un’ora”. Il vescovo ha allora benedetto l’assemblea e ha cancellato la messa in segno di protesta.
Fra i possibili motivi del divieto vi è il tentativo di ostacolare l’opera evangelizzatrice del prelato, che sta avendo un enorme successo. Mons. Hoang, che conosce francese, inglese e diverse lingue delle etnie montagnard locali (Bana, Jarai, Sedang…), dal giorno del suo insediamento nell’agosto 2003, è testimone di una grande ondata di conversioni: 30 mila montagnard si sono convertiti al cattolicesimo nel 2008 e altri 20 mila nel 2009.
Il gran numero di convertiti ha generato preoccupazione nel governo che cerca di impedirle in tutti i modi. Molti sacerdoti diocesani e decine di religiosi - impegnati nel lavoro pastorale per gli oltre 216 mila cattolici – hanno ricevuto diverse proibizioni.
Alla vigilia di Natale, il vescovo ha potuto celebrare messa nel villaggio di An Trung (contea di Kon Chro). Egli doveva poi recarsi in un convento vicino per cenare e passare la notte. La polizia è andata al convento per sequestrare le patenti di guida degli autisti del vescovo, ma non l’hanno trovato. Per strada egli aveva incontrato una ragazza che voleva suicidarsi e l’ha accompagnata all’ospedale. Dopo aver dormito all’aperto, mons. Hoang ha potuto celebrare un’altra messa a Yang Trung, al mattino presto, prima di essere bloccato a Son Lang.
Mons. Hoang viene definito dai suoi amici “il vescovo vagabondo (itinerante)” per i molti chilometri che macina in macchina per andare a visitare le sue comunità. Sebbene ostacolato, non perde il suo humor. Commentando le sue dormite all’aperto, sotto il cielo stellato, dice: “Io dormo in un hotel da un milione di stelle”.
La diocesi di Kontum, con 25.758 chilometri quadrati è una delle più estese del Vietnam.
Bishop of Kontum banned from celebrating Christmas Mass with Montagnards
Asia-News
05:22 27/12/2010
Previously the government had granted permission. The authorities are alarmed by the great wave of conversions in the diocese: 50 thousand in the last two years. The police has also sought to withdraw the license of the drivers of the “vagabond bishop", who travel hundreds of kilometers for his pastoral work.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese authorities have banned Mgr. Michael Hoang Duc Oanh, Bishop of Kontum from celebrating Christmas mass with the faithful of the village of Son Lang in K'Bang county (central Vietnam), the region of the Montagnards. The ban was imposed despite the fact that the government had been informed of the event.
In a pastoral letter dated Dec. 22, Mgr. Michael Hoang stated that he had discussed with Vietnam government if he, as the ordinary bishop of the diocese, could carry out his pastoral duties during this Christmas period without any obstacles from the local government. “Authorities at various levels assured me I could do so,” he wrote.
However, at 10 am on Christmas Day, local officials at Son Lang backed by police and militia banned him from celebrating the Mass. “If you want to celebrate your Mass you can do so, but not for everyone here. You have to go to each family and each Mass cannot last for more than one hour,” he was told. He gave his blessings to the congregation and cancelled the Mass as a gesture of protest.
Among the possible reasons for the ban is an attempt to hamper the prelate’s hugely successful evangelization work. Bishop Hoang, who speaks French, English and the local languages of ethnic Montagnards (Bana, Jarai, Sedang... ), since the day of his installation in August 2003, has witnessed a great wave of conversions: 30 000 Montagnards converted to Catholicism in 2008 and another 20 thousand in 2009.
This large number of conversions has generated concern in the government which is trying to prevent it in every possible way. Many diocesan priests and dozens of men - engaged in pastoral work for over 216 thousand Catholics - have been meted out a number of prohibitions.
On Christmas Eve, the Bishop was able to celebrate mass in the village of Trung An (Kon Chro county). He then had to go to a nearby convent to dine and spend the night. The police went to the convent to seize the licenses of the drivers of the bishop, but did not find him there. On the way he had encountered a young woman who wanted to commit suicide and had accompanied her to hospital. After sleeping outdoors, Mgr. Hoang was celebrate another Mass, early in the morning, at Yang Trung, before being stopped in Son Lang
Mgr. Hoang is known as "the vagabond bishop" among his friends for many miles he travels up and down his diocese to visit his community. Although hampered, he has not lost his sense of humor. Commenting on his sleeping outdoors under the stars he says: "I sleep in a hotel with a million stars."
The Diocese of Kontum, which covers 25,758 square km is one of the largest in Vietnam.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese authorities have banned Mgr. Michael Hoang Duc Oanh, Bishop of Kontum from celebrating Christmas mass with the faithful of the village of Son Lang in K'Bang county (central Vietnam), the region of the Montagnards. The ban was imposed despite the fact that the government had been informed of the event.
Bishop Michael Hoang with his flock at An Trung on Christmas Eve |
However, at 10 am on Christmas Day, local officials at Son Lang backed by police and militia banned him from celebrating the Mass. “If you want to celebrate your Mass you can do so, but not for everyone here. You have to go to each family and each Mass cannot last for more than one hour,” he was told. He gave his blessings to the congregation and cancelled the Mass as a gesture of protest.
Among the possible reasons for the ban is an attempt to hamper the prelate’s hugely successful evangelization work. Bishop Hoang, who speaks French, English and the local languages of ethnic Montagnards (Bana, Jarai, Sedang... ), since the day of his installation in August 2003, has witnessed a great wave of conversions: 30 000 Montagnards converted to Catholicism in 2008 and another 20 thousand in 2009.
This large number of conversions has generated concern in the government which is trying to prevent it in every possible way. Many diocesan priests and dozens of men - engaged in pastoral work for over 216 thousand Catholics - have been meted out a number of prohibitions.
On Christmas Eve, the Bishop was able to celebrate mass in the village of Trung An (Kon Chro county). He then had to go to a nearby convent to dine and spend the night. The police went to the convent to seize the licenses of the drivers of the bishop, but did not find him there. On the way he had encountered a young woman who wanted to commit suicide and had accompanied her to hospital. After sleeping outdoors, Mgr. Hoang was celebrate another Mass, early in the morning, at Yang Trung, before being stopped in Son Lang
Mgr. Hoang is known as "the vagabond bishop" among his friends for many miles he travels up and down his diocese to visit his community. Although hampered, he has not lost his sense of humor. Commenting on his sleeping outdoors under the stars he says: "I sleep in a hotel with a million stars."
The Diocese of Kontum, which covers 25,758 square km is one of the largest in Vietnam.
爱国」越南人以教会名义寄送圣诞卡
Asia-News
05:28 27/12/2010
政府印制圣诞卡,以当地文化色彩表达讯息,表明了亲政府的天主教徒监控教会。赎世主会士抗议当局接管大叻修院。
胡志明市(亚洲新闻)由政府刊印的圣诞贺卡,以天主教会名义签署,是「越南天主教团结委员会」倡议做的。该会一直试图建立一个全国教会。
目前,河内试图用一新举措加强控制教会。有一封以「越南天主教团结委员会和天主教教会在越南」名义签署的信,引起天主教徒注意。
目前,它对修会团体的攻击不停止。一封由丁华顺神父,他是赎世主会省秘书处负责人,12月20日发出,他不满中部高地的大叻修院,被林同省将改造为生物研究机构。该些会士指出,政府违反第25条第5段,有关土地,违反了我们的权利。
政府占用了修院几十年,一如其他教会房产的拥有权富争议,一直维持没有改动,但政府忽然要拆掉。这遭赎世主会士反对政府在中部高原开发铝土矿矿床。有二千多名知识分子签署,他们挑战这项目,当地没有矿物,以确保环境不受破坏和酸的侵蚀。
丁神父说:「在世界各地,人们准备庆祝圣诞节,在这里我们仍然在在耶稣受难日前一样。」
教会当局容忍表现,却令教会失去团结,甚至违反教会法。
胡志明市(亚洲新闻)由政府刊印的圣诞贺卡,以天主教会名义签署,是「越南天主教团结委员会」倡议做的。该会一直试图建立一个全国教会。
目前,河内试图用一新举措加强控制教会。有一封以「越南天主教团结委员会和天主教教会在越南」名义签署的信,引起天主教徒注意。
目前,它对修会团体的攻击不停止。一封由丁华顺神父,他是赎世主会省秘书处负责人,12月20日发出,他不满中部高地的大叻修院,被林同省将改造为生物研究机构。该些会士指出,政府违反第25条第5段,有关土地,违反了我们的权利。
政府占用了修院几十年,一如其他教会房产的拥有权富争议,一直维持没有改动,但政府忽然要拆掉。这遭赎世主会士反对政府在中部高原开发铝土矿矿床。有二千多名知识分子签署,他们挑战这项目,当地没有矿物,以确保环境不受破坏和酸的侵蚀。
丁神父说:「在世界各地,人们准备庆祝圣诞节,在这里我们仍然在在耶稣受难日前一样。」
教会当局容忍表现,却令教会失去团结,甚至违反教会法。
Pope hosts lunch for poor, denounces church attacks in Philippines, Nigeria
AP
10:55 27/12/2010
VATICAN CITY—Lasagna, veal and cake were on the menu on Sunday as Pope Benedict XVI invited about 250 poor people to join him for a post-Christmas lunch and denounced as “absurd” new attacks on the faithful around the globe.
Also joining the Pope and his guests were 250 nuns, seminarians and priests of Mother Teresa’s Missionaries of Charity order, which runs soup kitchens around Rome.
Last year, Benedict traveled to a Rome soup kitchen to join the poor for lunch after Christmas. This year he wanted to invite them to his home and to pay homage to Mother Teresa, whose birth centenary is being celebrated this year.
During the lunch, held inside the Vatican’s main audience hall, Benedict told his guests about the virtues of Mother Teresa, who dedicated her life to serving the sick and poor.
“To those who ask why Mother Teresa was famous, the answer is easy: she lived her life in a humble and hidden way, for the love of God and in love with God,” Benedict said.
The feast included lasagna with homemade Bolognese sauce, veal chunks with roasted potatoes, traditional yellow Christmas cake with chocolate bits and Chantilly cream, and coffee.
Before the meal, Benedict delivered his traditional on Sunday blessing from his studio window, denouncing Christmas Day attacks on the faithful in the Philippines and Nigeria and a suicide bombing in Pakistan that killed 45 people at an aid center.
“Once again, the earth is stained by blood,” he lamented.
A bomb exploded during Christmas Mass at a police camp chapel in the southern Philippines, wounding a priest and 10 churchgoers. Also Saturday, six people died in attacks by Muslim sect members on two churches in northern Nigeria.
“I express my heartfelt condolences to the victims of this absurd violence and once again repeat my appeal to abandon ways of hatred and find peaceful solutions to conflicts” so that people can live in peace and security, he said.
Benedict noted that the Sunday after Christmas traditionally celebrates the family, taking the birth of Jesus as its cue. Underlining his rejection of gay marriage and abortion, the pope stressed that every child deserves a mother and a father who will love them and welcome them as a gift.
“This is what gives children security and, as they grow, lets them discover the sense of life,” he said. (AP)
Last year, Benedict traveled to a Rome soup kitchen to join the poor for lunch after Christmas. This year he wanted to invite them to his home and to pay homage to Mother Teresa, whose birth centenary is being celebrated this year.
During the lunch, held inside the Vatican’s main audience hall, Benedict told his guests about the virtues of Mother Teresa, who dedicated her life to serving the sick and poor.
“To those who ask why Mother Teresa was famous, the answer is easy: she lived her life in a humble and hidden way, for the love of God and in love with God,” Benedict said.
The feast included lasagna with homemade Bolognese sauce, veal chunks with roasted potatoes, traditional yellow Christmas cake with chocolate bits and Chantilly cream, and coffee.
Before the meal, Benedict delivered his traditional on Sunday blessing from his studio window, denouncing Christmas Day attacks on the faithful in the Philippines and Nigeria and a suicide bombing in Pakistan that killed 45 people at an aid center.
“Once again, the earth is stained by blood,” he lamented.
A bomb exploded during Christmas Mass at a police camp chapel in the southern Philippines, wounding a priest and 10 churchgoers. Also Saturday, six people died in attacks by Muslim sect members on two churches in northern Nigeria.
“I express my heartfelt condolences to the victims of this absurd violence and once again repeat my appeal to abandon ways of hatred and find peaceful solutions to conflicts” so that people can live in peace and security, he said.
Benedict noted that the Sunday after Christmas traditionally celebrates the family, taking the birth of Jesus as its cue. Underlining his rejection of gay marriage and abortion, the pope stressed that every child deserves a mother and a father who will love them and welcome them as a gift.
“This is what gives children security and, as they grow, lets them discover the sense of life,” he said. (AP)
Vietnam: Christmas marked with violent crackdowns
Joseph Dang
18:07 27/12/2010
Beatings, Church raids, arrests, forbidding Christmas Mass, bulldozing monasteries – are some of the violent incidents inflicted on Christians by authorities in Vietnam in a disturbed Christmas.
An estimate of 2000 Protestants were locked out of a Christmas celebration supposed to take place at the National Convention Centre in the Tu Liem district of Hanoi on Sunday Dec. 19. The organisers had rented the auditorium but at the last minutes the managers of the state-owned facility unitarily terminated the contract.
Deeply disappointed to see the door locked and hundreds of uniformed and plainclothes yelled at them, chasing them away, the Christians began singing and praying in the square in front of the building. Police called for reinforcements and started punching some Christians. Some were struck hard with night sticks. Late police reinforcements carrying electric cattle prods attacked more violently against the crowd which eventually left the site, but not before at least six people including Rev. Nguyen Huu Bao, the scheduled speaker at the event, had been arrested.
Similar stoppages took place simultaneously in Thanh Hoa, Nghe An, and Da Nang.
Earlier, on two consecutive days of Dec. 8 and 9, local officials interrupted scheduled liturgical celebrations and ongoing Christmas preparations at the Church of Our Lady of Perpetual Help in Saigon, belonging to the Redemptorist order. Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the provincial superior, was taken in for questioning where the Redemptorists were accused of preaching anti-government sentiment, instigating disorder, inciting riots and violating social media codes.
Two weeks later, Redemptorists in Vietnam faced another trouble. In an urgent protest letter published on Dec. 20, Father Joseph Dinh Huu Thoai, chief of the secretariat of the local Redemptorist province, cried out that the Redemptorist monastery in Dalat city had just been ruled by the local government of Lam Dong to be converted into a regional biological research institute.
In a similar incident, Sr. Philippe Dinh Thi Nhung, the provincial superior of the Sisters of Providence of Portieux, accused the local government of Soc Trang Province of bulldozing illegally the order’s monastery in Soc Trang City. “The government ‘borrowed’ in a coercive condition part of our monastery on June 25, 1976,” wrote the superior in her urgent protest letter dated Dec. 21.
“Recently, for the safety of our sisters, we need to renovate our house. We ask them to return the other part. But they refused and started bulldozing it,” lamented the nun who still kept all documents in which the government had stated that it would return to the order if requested.
Right on the Christmas Day, local officials at Son Lang village, K'Bang County, Kontum backed by police and militia banned Mgr. Michael Hoang Duc Oanh, Bishop of Kontum from celebrating the Mass. “If you want to celebrate your Mass you can do so, but not for everyone here. You have to go to each family and each Mass cannot last for more than one hour,” he was told. The prelate gave his blessings to the congregation and cancelled the Mass as a gesture of protest.
The escalation of violence crackdowns of the government, happening simultaneously on a large scale, sparks a growing concern among Catholics over a new policy of repression against Christians. The fear has been reinforced by bustling activities of ‘patriotic’ Catholics.
State-owned newspapers reported that in a conference of the “Hanoi’s Committee for Catholic Solidarity” on Dec. 21, Pham Huy Thong, vice-chairman of the committee had launched the campaign “Each Catholic in the capital is a good citizen” which would be carried out throughout the year 2011.
The phrase "a good Catholic is a good citizen" is taken from the June 27, 2009 speech of Benedict XVI to the bishops of Vietnam, on the occasion of their ad Limina visit. Removed from its context, it is understood and used by state media to demand complete and unconditional submission to civil authorities from Catholics.
In the light of what had happened in the Eighth Assembly of the representatives of Chinese Catholics, and recent events in Vietnam, in an article published on Dec. 27, Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a biblical scholar in Saigon, warned that Vietnam government has been carrying out a strategy to transform Catholicism in Vietnam into a “religion of festivals and rituals”, “a decoration for the regime’s self-promotion” in order to hide its notorious human rights record.
“There’s no autonomous Church in Vietnam, literally,” he stated, adding that: “History proves that once recognising its failure to destroy a particular religion, Vietnam communist government accepts it as a reality, but at the same time employs all measures and strategies to corrupt the religious leaders so as they themself drive their religion into the direction of the Party.”
Catholic activists in Vietnam have questioned the bishops for their unwillingness to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government, particularly on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church. Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, the vice President of the episcopal conference, admitted that the public criticism is “an unprecedented phenomenon in the history of the Church in Vietnam.”
“The Jubilee Year in Vietnam is coming to the end with the great closing ceremony at La Vang in the presence of Cardinal Dias, the prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, and the Pope’s special envoy to the celebration. He will witness the grandeur of a great festival, the devotion of the faithful, their respect towards their shepherds, their loyalty to the Pope to whom he represents. Does he know that if the Catholic Church in Vietnam is still the Church of Jesus Christ when she cannot perform her prophetic mission, becomes indifferent and insensitive to the suffering of people and the future of the country, and turns her back against the poor, or she has already transformed herself to a Church of festivals and rituals?” asked the biblical scholar.
An estimate of 2000 Protestants were locked out of a Christmas celebration supposed to take place at the National Convention Centre in the Tu Liem district of Hanoi on Sunday Dec. 19. The organisers had rented the auditorium but at the last minutes the managers of the state-owned facility unitarily terminated the contract.
Deeply disappointed to see the door locked and hundreds of uniformed and plainclothes yelled at them, chasing them away, the Christians began singing and praying in the square in front of the building. Police called for reinforcements and started punching some Christians. Some were struck hard with night sticks. Late police reinforcements carrying electric cattle prods attacked more violently against the crowd which eventually left the site, but not before at least six people including Rev. Nguyen Huu Bao, the scheduled speaker at the event, had been arrested.
Protestants protest at the gate of the National Convention Centre |
Excessive violence employs |
Launch the campain "Each Catholic in Hanoi is a good citizen" |
Earlier, on two consecutive days of Dec. 8 and 9, local officials interrupted scheduled liturgical celebrations and ongoing Christmas preparations at the Church of Our Lady of Perpetual Help in Saigon, belonging to the Redemptorist order. Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the provincial superior, was taken in for questioning where the Redemptorists were accused of preaching anti-government sentiment, instigating disorder, inciting riots and violating social media codes.
Two weeks later, Redemptorists in Vietnam faced another trouble. In an urgent protest letter published on Dec. 20, Father Joseph Dinh Huu Thoai, chief of the secretariat of the local Redemptorist province, cried out that the Redemptorist monastery in Dalat city had just been ruled by the local government of Lam Dong to be converted into a regional biological research institute.
In a similar incident, Sr. Philippe Dinh Thi Nhung, the provincial superior of the Sisters of Providence of Portieux, accused the local government of Soc Trang Province of bulldozing illegally the order’s monastery in Soc Trang City. “The government ‘borrowed’ in a coercive condition part of our monastery on June 25, 1976,” wrote the superior in her urgent protest letter dated Dec. 21.
“Recently, for the safety of our sisters, we need to renovate our house. We ask them to return the other part. But they refused and started bulldozing it,” lamented the nun who still kept all documents in which the government had stated that it would return to the order if requested.
Right on the Christmas Day, local officials at Son Lang village, K'Bang County, Kontum backed by police and militia banned Mgr. Michael Hoang Duc Oanh, Bishop of Kontum from celebrating the Mass. “If you want to celebrate your Mass you can do so, but not for everyone here. You have to go to each family and each Mass cannot last for more than one hour,” he was told. The prelate gave his blessings to the congregation and cancelled the Mass as a gesture of protest.
The escalation of violence crackdowns of the government, happening simultaneously on a large scale, sparks a growing concern among Catholics over a new policy of repression against Christians. The fear has been reinforced by bustling activities of ‘patriotic’ Catholics.
State-owned newspapers reported that in a conference of the “Hanoi’s Committee for Catholic Solidarity” on Dec. 21, Pham Huy Thong, vice-chairman of the committee had launched the campaign “Each Catholic in the capital is a good citizen” which would be carried out throughout the year 2011.
The phrase "a good Catholic is a good citizen" is taken from the June 27, 2009 speech of Benedict XVI to the bishops of Vietnam, on the occasion of their ad Limina visit. Removed from its context, it is understood and used by state media to demand complete and unconditional submission to civil authorities from Catholics.
In the light of what had happened in the Eighth Assembly of the representatives of Chinese Catholics, and recent events in Vietnam, in an article published on Dec. 27, Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a biblical scholar in Saigon, warned that Vietnam government has been carrying out a strategy to transform Catholicism in Vietnam into a “religion of festivals and rituals”, “a decoration for the regime’s self-promotion” in order to hide its notorious human rights record.
“There’s no autonomous Church in Vietnam, literally,” he stated, adding that: “History proves that once recognising its failure to destroy a particular religion, Vietnam communist government accepts it as a reality, but at the same time employs all measures and strategies to corrupt the religious leaders so as they themself drive their religion into the direction of the Party.”
Catholic activists in Vietnam have questioned the bishops for their unwillingness to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government, particularly on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church. Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, the vice President of the episcopal conference, admitted that the public criticism is “an unprecedented phenomenon in the history of the Church in Vietnam.”
“The Jubilee Year in Vietnam is coming to the end with the great closing ceremony at La Vang in the presence of Cardinal Dias, the prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, and the Pope’s special envoy to the celebration. He will witness the grandeur of a great festival, the devotion of the faithful, their respect towards their shepherds, their loyalty to the Pope to whom he represents. Does he know that if the Catholic Church in Vietnam is still the Church of Jesus Christ when she cannot perform her prophetic mission, becomes indifferent and insensitive to the suffering of people and the future of the country, and turns her back against the poor, or she has already transformed herself to a Church of festivals and rituals?” asked the biblical scholar.
Chinese newspaper warns pope over attacks on state
Clifford Coonan
19:55 27/12/2010
WHILE THERE has been no official response from the communist government to Pope Benedict XVI’s criticism of China in his Christmas message for limiting freedom of religion, a state newspaper came out yesterday with a strongly worded editorial warning the Vatican to stop meddling in Beijing’s business.
“The pontiff sounded more like a western politician than a religious leader. . . before the pope attacks China’s internal affairs, he may want to rethink the Vatican’s so-called role as a protector of religious freedom,” said the Global Times, the English-language edition of the People’s Daily.
“China has large numbers of Catholics, other Christians, Muslims, Buddhists and Taoists. Were they all to report to certain foreign power centres, China would not be complete,” it said.
Relations between Beijing and the Holy See have been poor since the communists kicked foreign clergy out in the 1950s and severed ties with the Vatican. China’s officially atheist government requires that Christians of all denominations worship in state-registered churches. Since the years after the revolution in 1949, the communists have refused to allow Catholics to recognise the authority of the pope; instead they have to join the official Chinese Catholic Patriotic Association, which has five million members.
The Vatican estimates about eight million Chinese Catholics worship secretly in underground churches not recognised by the government.
The Vatican is one of the few states in the world that give diplomatic recognition to Taiwan, which China considers a renegade province. This is a key irritant to relations between the Holy See and Beijing.
There are ongoing talks about switching diplomatic recognition from Taipei to Beijing. However, there are many hurdles, not least Beijing’s demand to have a veto over whom the Vatican appoints as a bishop.
In recent years under Pope Benedict, relations have improved. Disputes over appointments in China’s official church have been avoided by quietly conferring candidates, which means that most state-approved bishops have a Vatican blessing, but occasionally Beijing appoints bishops who do not meet Vatican approval.
Recently this has led to a deterioration in relations, prompting the pontiff’s remarks, and possibly signalling a tougher approach by the Vatican.
“Benedict’s remarks are nothing new. Chinese Catholic priests held a conference lately and elected their own leaders without the pope’s recognition, as they have always done.
“This irritated the pope, who wants to lord over all Catholic believers in the world. Sooner or later, Vatican will have to adjust its China policy,” the editorial stated.
(Source: http://www.irishtimes.com/newspaper/world/2010/1228/1224286364915.html)
“The pontiff sounded more like a western politician than a religious leader. . . before the pope attacks China’s internal affairs, he may want to rethink the Vatican’s so-called role as a protector of religious freedom,” said the Global Times, the English-language edition of the People’s Daily.
“China has large numbers of Catholics, other Christians, Muslims, Buddhists and Taoists. Were they all to report to certain foreign power centres, China would not be complete,” it said.
Relations between Beijing and the Holy See have been poor since the communists kicked foreign clergy out in the 1950s and severed ties with the Vatican. China’s officially atheist government requires that Christians of all denominations worship in state-registered churches. Since the years after the revolution in 1949, the communists have refused to allow Catholics to recognise the authority of the pope; instead they have to join the official Chinese Catholic Patriotic Association, which has five million members.
The Vatican estimates about eight million Chinese Catholics worship secretly in underground churches not recognised by the government.
The Vatican is one of the few states in the world that give diplomatic recognition to Taiwan, which China considers a renegade province. This is a key irritant to relations between the Holy See and Beijing.
There are ongoing talks about switching diplomatic recognition from Taipei to Beijing. However, there are many hurdles, not least Beijing’s demand to have a veto over whom the Vatican appoints as a bishop.
In recent years under Pope Benedict, relations have improved. Disputes over appointments in China’s official church have been avoided by quietly conferring candidates, which means that most state-approved bishops have a Vatican blessing, but occasionally Beijing appoints bishops who do not meet Vatican approval.
Recently this has led to a deterioration in relations, prompting the pontiff’s remarks, and possibly signalling a tougher approach by the Vatican.
“Benedict’s remarks are nothing new. Chinese Catholic priests held a conference lately and elected their own leaders without the pope’s recognition, as they have always done.
“This irritated the pope, who wants to lord over all Catholic believers in the world. Sooner or later, Vatican will have to adjust its China policy,” the editorial stated.
(Source: http://www.irishtimes.com/newspaper/world/2010/1228/1224286364915.html)
3 Religious Leaders Make 2010 Most Admired List
Jennifer Riley
19:59 27/12/2010
Three religious leaders made it onto the 2010 Top 10 Most Admired Man list, marking an increase over last year.
The Rev. Billy Graham (ranked sixth, tied), Pope Benedict XVI (ranked sixth, tied), and the Dalai Lama (ranked tenth) were named by Americans as the men they most admired in the annual open-ended poll conducted by USA Today/Gallup.
Last year, Graham and Benedict were the only two religious figures on the list. Graham, who has been in the top 10 list every year since 1955, was ranked sixth while Benedict was fifth in 2009.
President Barack Obama again topped the list this year as the most admired man, taking 22 percent of the votes. He has held that title since 2008, the year he was elected. It is common for sitting presidents to top Gallup’s Most Admired Man poll; they have ranked first 52 out of the 64 times Gallup has asked the question.
While Obama maintained the No. 1 spot this year, fewer Americans named him as the man they most admired in the world compared to the previous year. Twenty-two percent of Americans named him in 2010, down from 30 percent in 2009 and 32 percent in 2008.
Trailing in second this year is former President George W. Bush, who garnered five percent of the votes. Other former U.S. presidents who made it on the list include Bill Clinton (ranked third), and Jimmy Carter (ranked eighth, tied with Glenn Beck).
Former South African president Nelson Mandela and billionaire Bill Gates also made it onto the Most Admired Man List.
Among women, Hillary Clinton continued to dominate the Most Admired Woman list. This is her ninth consecutive year at No. 1 and her fifteenth year at the top since her first appearance on the list in 1992 as first lady.
It is typical for first ladies to make it on the list, but not many have continued to be popular after their husband’s presidency. For Clinton, her dominance on the list is most likely due to her own political career.
The order of the top six women in the Top 10 list this year is identical to that of 2009: Clinton, Sarah Palin, Oprah Winfrey, Michelle Obama, Condoleezza Rice, and Queen Elizabeth.
Results for the USA Today/Gallup poll are based on telephone interviews conducted Dec. 10-12, 2010, with a random sample of 1,019 adults, living in the continental U.S.
(Source: http://www.christianpost.com/article/20101227/3-religious-leaders-make-2010-most-admired-list/)
The Rev. Billy Graham (ranked sixth, tied), Pope Benedict XVI (ranked sixth, tied), and the Dalai Lama (ranked tenth) were named by Americans as the men they most admired in the annual open-ended poll conducted by USA Today/Gallup.
Last year, Graham and Benedict were the only two religious figures on the list. Graham, who has been in the top 10 list every year since 1955, was ranked sixth while Benedict was fifth in 2009.
President Barack Obama again topped the list this year as the most admired man, taking 22 percent of the votes. He has held that title since 2008, the year he was elected. It is common for sitting presidents to top Gallup’s Most Admired Man poll; they have ranked first 52 out of the 64 times Gallup has asked the question.
While Obama maintained the No. 1 spot this year, fewer Americans named him as the man they most admired in the world compared to the previous year. Twenty-two percent of Americans named him in 2010, down from 30 percent in 2009 and 32 percent in 2008.
Trailing in second this year is former President George W. Bush, who garnered five percent of the votes. Other former U.S. presidents who made it on the list include Bill Clinton (ranked third), and Jimmy Carter (ranked eighth, tied with Glenn Beck).
Former South African president Nelson Mandela and billionaire Bill Gates also made it onto the Most Admired Man List.
Among women, Hillary Clinton continued to dominate the Most Admired Woman list. This is her ninth consecutive year at No. 1 and her fifteenth year at the top since her first appearance on the list in 1992 as first lady.
It is typical for first ladies to make it on the list, but not many have continued to be popular after their husband’s presidency. For Clinton, her dominance on the list is most likely due to her own political career.
The order of the top six women in the Top 10 list this year is identical to that of 2009: Clinton, Sarah Palin, Oprah Winfrey, Michelle Obama, Condoleezza Rice, and Queen Elizabeth.
Results for the USA Today/Gallup poll are based on telephone interviews conducted Dec. 10-12, 2010, with a random sample of 1,019 adults, living in the continental U.S.
(Source: http://www.christianpost.com/article/20101227/3-religious-leaders-make-2010-most-admired-list/)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi họp mặt của Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh đang du học tại Hoa Kỳ tại Houston 31/12--5/1
Peter Nguyễn
06:42 27/12/2010
BUỔI HỌP MẮT THƯỜNG NIÊN CỦA LINH MỤC, TU SĨ, VÀ CHỦNG SINH VIỆT NAM
ĐANG DU HỌC TẠI HOA KỲ -
HỌP TẠI HOUSTON, TEXAS từ 31/12/2010 đến 5/1/2011
Theo truyền thống tốt đẹp hàng năm và cũng trong bầu khí hân hoan đón mừng Năm Mới. Nhóm Tu Sĩ đang du học tại Hoa Hỳ sẽ về họp mặt từ ngày 31/12 đến ngày 1/5/2001 để gặp gỡ, trao đổi với nhau tại Houston, TX với gần 100 Nam Nữ tu sĩ đến từ Ba Miền của đất nước Việt Nam, Bắc Trung xum họp một nhà trong tinh thần anh em huynh đệ tương thân tương ái. Đây là một cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa, mỗi người mang một niềm vui và một tâm trạng khác nhau, nhưng cách chung là họ đã trở về mái ấm với một con tim đầy nhiệt huyết và một hoài bão muốn xây dựng gia đình tu sĩ Việt Nam nơi đất khách quê người. Chính nơi đây không những giúp cho nhóm tu sĩ thư giãn sau những ngày bận rộn với việc học hành, mà còn giúp cho họ được học hỏi và đào sâu hơn về đời sống Thánh Hiến. Ngoài ra họ còn được chia sẻ kinh nghiệm từ nghững người đi trước, được cổ vũ tinh thần để cố gắng hơn.
Những anh chị em tu sĩ này là những người con thân yêu của Giáo Hội Việt Nam, họ được sai đi trong tinh thần vâng lời và phó thác vào tình yêu thương của Chúa quan phòng. Dẫu biết rằng trên đường học vấn sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng lòng yêu mến Chúa và yêu mến Giáo Hội Việt Nam thúc đẩy họ không ngừng cố gắng và trau dồi kiến thức với hy vọng sau này có thể phục vụ Giáo Hội Việt Nam một cách hữu hiệu hơn.
Trong tinh thần chia sẻ và gắn bó, nhóm tu sĩ sẽ tổ chức một buổi Hát Thánh Ca vào tối ngày 31/12/2010 tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức tại Houston, Texas. Mỗi Miền đều có những nét văn hóa khác nhau, cùng chung dâng lên những điệu múa dịu dàng, những bài ca du dương, những làn điệu Thánh Ca thiết tha và lời ca vọng cổ ngọt ngào với mục đích tạ ơn Chúa và nói lên tâm tình tri ân đến Qúy ân nhân đã luôn cầu nguyện, nâng đỡ, và động viên cho nhóm tu sĩ. Đây cũng là dịp nhằm giới thiệu nhóm đến Qúy Khách gần xa được biết thêm về nhóm, và tiếp tục cầu nguyện cho nhóm tu sĩ.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho buổi họp mặt của nhóm tu sĩ được diễn ra tốt đẹp. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, họ kín múc được nhiều ơn lành của Chúa, và thu lượm được nhiều bài học qúy giá, để sau khi trở về nơi học tập của mình, họ có thể áp dụng và thực hành những điều đã được học hỏi trong đời sống thiêng liêng, cũng như trong cách sống thường ngày và việc học tập.
ĐANG DU HỌC TẠI HOA KỲ -
HỌP TẠI HOUSTON, TEXAS từ 31/12/2010 đến 5/1/2011
Những anh chị em tu sĩ này là những người con thân yêu của Giáo Hội Việt Nam, họ được sai đi trong tinh thần vâng lời và phó thác vào tình yêu thương của Chúa quan phòng. Dẫu biết rằng trên đường học vấn sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng lòng yêu mến Chúa và yêu mến Giáo Hội Việt Nam thúc đẩy họ không ngừng cố gắng và trau dồi kiến thức với hy vọng sau này có thể phục vụ Giáo Hội Việt Nam một cách hữu hiệu hơn.
Trong tinh thần chia sẻ và gắn bó, nhóm tu sĩ sẽ tổ chức một buổi Hát Thánh Ca vào tối ngày 31/12/2010 tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức tại Houston, Texas. Mỗi Miền đều có những nét văn hóa khác nhau, cùng chung dâng lên những điệu múa dịu dàng, những bài ca du dương, những làn điệu Thánh Ca thiết tha và lời ca vọng cổ ngọt ngào với mục đích tạ ơn Chúa và nói lên tâm tình tri ân đến Qúy ân nhân đã luôn cầu nguyện, nâng đỡ, và động viên cho nhóm tu sĩ. Đây cũng là dịp nhằm giới thiệu nhóm đến Qúy Khách gần xa được biết thêm về nhóm, và tiếp tục cầu nguyện cho nhóm tu sĩ.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho buổi họp mặt của nhóm tu sĩ được diễn ra tốt đẹp. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, họ kín múc được nhiều ơn lành của Chúa, và thu lượm được nhiều bài học qúy giá, để sau khi trở về nơi học tập của mình, họ có thể áp dụng và thực hành những điều đã được học hỏi trong đời sống thiêng liêng, cũng như trong cách sống thường ngày và việc học tập.
Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh tại Nhà thờ SơnThủy và hai Giáo họ Quảng Ngạn và Thị trấn A Lưới
Phan Tấn Hồ
19:51 27/12/2010
Huế - Tạm gác bút nghiên theo chương trình nghĩ lễ Giáng Sinh của Đại Chủng Viện Huế, tôi cùng em Thỉnh sinh Antôn Phạm Văn Thành, vượt đường xa lên tham dự Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh tại Nhà Thờ SơnThủy và hai Giáo họ Quảng Ngạn và Thị trấn A Lưới.
Xem hình ảnh
Sau hơn hai giờ đồng hồ trên chiếc môtô, chúng tôi đến được Nhà thờ Sơn Thủy, A Lưới an toàn. Dừng xe trước Công trường Nhà Thờ Giáo xứ Sơn Thủy, dẫu còn bề bộn gạch vữa, nhưng Hang Đá, băng rôn MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và Thánh Giá được trang trí bằng đèn nêon vút cao trên bầu trời đang thắp sáng, phần nào cũng lấn át đi những nỗi niềm của Ngôi Thánh Đường đang thi công dang dỡ.
Vì Nhà Thờ chưa xây dựng xong, nên Nhà xứ và Nhà Giáo lý cũng chưa được thành hình; do đó, thay vì trang điểm cho các “diễn viên” nơi kín đáo, thì ngay giữa trời đông, Quí Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đã hối hả giúp trang điểm cho các cháu nhỏ, tham gia chương trình diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh.
Dẫu chưa đến giờ qui định, nhưng niềm vui Giáng Sinh trên rẽo cao A Lưới, một Thị trấn vùng biên cương của Tổ Quốc, cũng đã đông người.
Đúng 19g30, mở đầu Đêm canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh, Linh mục Quản xứ G.E. Đỗ Minh Liên, chào cộng đoàn tín hữu, các anh em Tôn giáo bạn, anh em lương dân và Quí vị Nhà chức trách đang âm thầm lo trật tự an ninh cho bà con Giáo dân và đông đảo nhân dân về chung vui Lễ Chúa Giáng Sinh. Cha Minh Liên diễn giải đôi điều về chương trình diễn nguyện: không phải là chương trình văn nghệ thuần túy của xã hội, nhưng đây là chương trình diễn nguyện canh thức tôn giáo, để diễn tả niềm tin, với những cung bậc cảm xúc tâm linh hết sức thánh thiêng, nên chúng ta chỉ hiệp tâm hiệp trí cùng với cả và triều thần thánh, cùng những nhân vật lịch sử mà các “diễn viên” đang nhập vai trên cung thánh đây, để chuẩn bị tâm hồn, đón nhận niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).
Tham dự suốt cả chương trình diễn nguyện, tôi thầm thán phục các cháu nhỏ trên Giáo xứ Sơn Thủy, A Lưới này, đã diễn nguyện thật tài tình và giàu cảm xúc thánh thiêng; đủ sức níu chân và làm thổn thức bao tâm hồn anh em lương dân đang hiện diện. Ngoài những cố gắng của các cháu đang tuổi đến trường, mãi bận chuyện bài vở, thi cử, thì những đóng góp về việc tổ chức, điều khiển chương trình, cũng như phần kỷ thuật cho Đêm diễn nguyện của các anh em trong các Ban ngành của Giáo xứ cũng đáng nễ phục.
Thay vì để trong lòng niềm cảm phục, tôi lại nói ra lời khen, nên anh Quang tâm sự: “Tất cả trang phục, máy chiếu, cánh thiêng thần... không phải của Giáo xứ đâu thầy, chúng con phải mượn nhiều nơi mới được”. Ồ ra vậy! Hy vọng sau này khi Nhà Thờ xây dựng xong, thì việc mua sắm các vật dụng cần thiết, sẽ dễ dàng hơn; lúc đó, anh Quang và các anh chị trong các ban ngành sẽ khỏi phải chạy vạy đó đây để mượn. Bí quá, tôi nhanh miệng chống chế.
Kết thúc phần diễn nguyện canh thức trên tầng lầu của Công trường Nhà Thờ SơnThủy, A Lưới, tất cả cộng đoàn tín hữu và anh em lương dân cùng xuống hội trường để chuẩn bị đi vào Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Mở đầu Thánh lễ Đêm, Linh mục Đặc trách Giáo xứ, Giuse Dương Bảo Tịnh mời gọi cộng đoàn tín hữu và mọi người đang hiện diện, cùng hiệp nhau trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Ngài từ trời cao đã hiển ngự giữa muôn dân, để chúng ta được Thiên Chúa ở cùng...
Kết thúc Thánh Lễ, Linh mục Quản xứ Quản xứ G.E. Đỗ Minh Liên, chúc mừng niềm vui Giáng Sinh đến mọi thành phần dân Chúa, anh em lương dân đang hiện diện, và ngài không quên chuyển lời chúc mừng Giáng Sinh của Đại diện chính quyền các cấp của huyện A Lưới; của xã Sơn Thủy; cùng đại diện của các Tôn giáo bạn, đến bà con Giáo dân Giáo xứ Sơn Thủy trong dịp Đại Lễ Giáng Sinh năm nay.
Sau thánh lễ, các anh chị Giáo lý viên tổ chức cho các em nhỏ trong Giáo xứ sinh hoạt vui Giáng Sinh và chia sẽ quà Sinh Nhật Chúa cho nhau. Dịp Giáng Sinh này, Cha Tịnh nhận được nhiều phần quà gồm: áo quần, dầu ăn, mì gói, bột nêm... của các vị ân nhân gần xa gởi đến, nhờ đó, Giáo xứ cũng đã chia sẽ đến các gia đình nghèo Giáo dân, cũng như Lương dân và bà con Dân tộc.
Qua Đêm Giáng Sinh linh thánh tại Nhà Thờ Giáo xứ Sơn Thủy – A Lưới, sáng sớm hôm sau, chúng tôi lại lên đường, ra đi trong mù sương đậm đặc của núi rừng, để cùng với Cha Quản xứ G.E. Đỗ Minh Liên, và Cha Giuse Dương Bảo Tịnh, đến dâng thánh lễ Giáng Sinh cho bà con Giáo dân tại hai Giáo họ Quảng Ngạn và Giáo họ Thị trấn A Lưới.
Xem hình ảnh
Sau hơn hai giờ đồng hồ trên chiếc môtô, chúng tôi đến được Nhà thờ Sơn Thủy, A Lưới an toàn. Dừng xe trước Công trường Nhà Thờ Giáo xứ Sơn Thủy, dẫu còn bề bộn gạch vữa, nhưng Hang Đá, băng rôn MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và Thánh Giá được trang trí bằng đèn nêon vút cao trên bầu trời đang thắp sáng, phần nào cũng lấn át đi những nỗi niềm của Ngôi Thánh Đường đang thi công dang dỡ.
Vì Nhà Thờ chưa xây dựng xong, nên Nhà xứ và Nhà Giáo lý cũng chưa được thành hình; do đó, thay vì trang điểm cho các “diễn viên” nơi kín đáo, thì ngay giữa trời đông, Quí Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đã hối hả giúp trang điểm cho các cháu nhỏ, tham gia chương trình diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh.
Dẫu chưa đến giờ qui định, nhưng niềm vui Giáng Sinh trên rẽo cao A Lưới, một Thị trấn vùng biên cương của Tổ Quốc, cũng đã đông người.
Đúng 19g30, mở đầu Đêm canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh, Linh mục Quản xứ G.E. Đỗ Minh Liên, chào cộng đoàn tín hữu, các anh em Tôn giáo bạn, anh em lương dân và Quí vị Nhà chức trách đang âm thầm lo trật tự an ninh cho bà con Giáo dân và đông đảo nhân dân về chung vui Lễ Chúa Giáng Sinh. Cha Minh Liên diễn giải đôi điều về chương trình diễn nguyện: không phải là chương trình văn nghệ thuần túy của xã hội, nhưng đây là chương trình diễn nguyện canh thức tôn giáo, để diễn tả niềm tin, với những cung bậc cảm xúc tâm linh hết sức thánh thiêng, nên chúng ta chỉ hiệp tâm hiệp trí cùng với cả và triều thần thánh, cùng những nhân vật lịch sử mà các “diễn viên” đang nhập vai trên cung thánh đây, để chuẩn bị tâm hồn, đón nhận niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).
Tham dự suốt cả chương trình diễn nguyện, tôi thầm thán phục các cháu nhỏ trên Giáo xứ Sơn Thủy, A Lưới này, đã diễn nguyện thật tài tình và giàu cảm xúc thánh thiêng; đủ sức níu chân và làm thổn thức bao tâm hồn anh em lương dân đang hiện diện. Ngoài những cố gắng của các cháu đang tuổi đến trường, mãi bận chuyện bài vở, thi cử, thì những đóng góp về việc tổ chức, điều khiển chương trình, cũng như phần kỷ thuật cho Đêm diễn nguyện của các anh em trong các Ban ngành của Giáo xứ cũng đáng nễ phục.
Thay vì để trong lòng niềm cảm phục, tôi lại nói ra lời khen, nên anh Quang tâm sự: “Tất cả trang phục, máy chiếu, cánh thiêng thần... không phải của Giáo xứ đâu thầy, chúng con phải mượn nhiều nơi mới được”. Ồ ra vậy! Hy vọng sau này khi Nhà Thờ xây dựng xong, thì việc mua sắm các vật dụng cần thiết, sẽ dễ dàng hơn; lúc đó, anh Quang và các anh chị trong các ban ngành sẽ khỏi phải chạy vạy đó đây để mượn. Bí quá, tôi nhanh miệng chống chế.
Kết thúc phần diễn nguyện canh thức trên tầng lầu của Công trường Nhà Thờ SơnThủy, A Lưới, tất cả cộng đoàn tín hữu và anh em lương dân cùng xuống hội trường để chuẩn bị đi vào Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Mở đầu Thánh lễ Đêm, Linh mục Đặc trách Giáo xứ, Giuse Dương Bảo Tịnh mời gọi cộng đoàn tín hữu và mọi người đang hiện diện, cùng hiệp nhau trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Ngài từ trời cao đã hiển ngự giữa muôn dân, để chúng ta được Thiên Chúa ở cùng...
Kết thúc Thánh Lễ, Linh mục Quản xứ Quản xứ G.E. Đỗ Minh Liên, chúc mừng niềm vui Giáng Sinh đến mọi thành phần dân Chúa, anh em lương dân đang hiện diện, và ngài không quên chuyển lời chúc mừng Giáng Sinh của Đại diện chính quyền các cấp của huyện A Lưới; của xã Sơn Thủy; cùng đại diện của các Tôn giáo bạn, đến bà con Giáo dân Giáo xứ Sơn Thủy trong dịp Đại Lễ Giáng Sinh năm nay.
Sau thánh lễ, các anh chị Giáo lý viên tổ chức cho các em nhỏ trong Giáo xứ sinh hoạt vui Giáng Sinh và chia sẽ quà Sinh Nhật Chúa cho nhau. Dịp Giáng Sinh này, Cha Tịnh nhận được nhiều phần quà gồm: áo quần, dầu ăn, mì gói, bột nêm... của các vị ân nhân gần xa gởi đến, nhờ đó, Giáo xứ cũng đã chia sẽ đến các gia đình nghèo Giáo dân, cũng như Lương dân và bà con Dân tộc.
Qua Đêm Giáng Sinh linh thánh tại Nhà Thờ Giáo xứ Sơn Thủy – A Lưới, sáng sớm hôm sau, chúng tôi lại lên đường, ra đi trong mù sương đậm đặc của núi rừng, để cùng với Cha Quản xứ G.E. Đỗ Minh Liên, và Cha Giuse Dương Bảo Tịnh, đến dâng thánh lễ Giáng Sinh cho bà con Giáo dân tại hai Giáo họ Quảng Ngạn và Giáo họ Thị trấn A Lưới.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính quyền Việt Nam “đối thoại” với DCCT Việt Nam trong vụ Tu viện DCCT Đà Lạt
Lm Đinh Hữu Thoại
17:11 27/12/2010
Chính quyền Việt Nam “đối thoại” với DCCT Việt Nam trong vụ Tu viện DCCT Đà Lạt
PHẦN 1: TỪ KHỞI SỰ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH 208/QĐ-UBND
Tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam đã tạo lập được một sở đất mang Bằng khoán số 34-A có diện tích 35 hecta, tọa lạc tại Cam Ly, Đà Lạt, và xây dựng một Tu viện vào năm 1950. Vào những năm kế tiếp, Nhà Dòng đã thành lập trang trại trong khu vực này gọi là “Trại gà Scala” và một trường Trung học mang tên Minh Đức.
Sau năm 1975 chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã chiếm dụng hầu hết các cơ sở này của DCCT mà không có một căn cứ pháp luật nào đúng đắn và rõ ràng. Họ đã dùng Tu viện của chúng tôi làm Viện sinh học Tây nguyên (Tu viện DCCT Đà Lạt), trường THPT Đống Đa (trường Minh Đức cũ) và Công ty Cổ phần chăn nuôi gà Đà Lạt (trại gà Scala cũ),… Đã từ rất lâu, DCCT liên tục lên tiếng đề nghị chính quyền trao trả lại các cơ sở trên để nhà Dòng có nơi phục vụ việc tu học của các tu sĩ của Dòng và phục vụ giáo dân, nhưng chính quyền không thèm đếm xỉa đến những nhu cầu ấy mà luôn luôn chỉ có một câu trả lời “không có cơ sở giải quyết”.
DCCT Việt Nam đã tiến hành đối thoại với chính quyền tỉnh Lâm Đồng từ rất lâu, nhưng nếu nói về sự ‘đối thoại liên tục’ thì có thể nói là bắt đầu từ năm 2007. Tôi xin tóm tắt lại quá trình đối thoại này để chúng ta có những thông tin thật sự đúng đắn về những con người có quyền lực trong tay nhưng lại thiếu sự lương thiện đáng phải có.
-- Ngày 8/11/2007 Linh mục Cao Đình Trị, lúc ấy là Giám tỉnh DCCT Việt Nam đã gửi cho UBND tỉnh Lâm Đồng văn thư VT/GT/063/07 đề nghị trao lại cho DCCT Tu Viện Đà Lạt và các phần đất liên quan.
-- Ngày 21/11/2007 UBND tỉnh Lâm Đồng gửi cho Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng văn thư số 8134/UBND với nội dung: “chuyển Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu đề xuất giải quyết theo quy định”. Chúng tôi chờ đợi mất mấy tháng mà không có tin gì.
-- Thế nhưng ngày 6/3/2008 chúng tôi lại nhận được giấy của Ban Đền bù giải phóng mặt bằng của UBND TP. Đà Lạt đòi "bổ sung hồ sơ" để "tính toán bồi thường" cho chúng tôi, vì nhà nước muốn lấy một phần đất của chúng tôi với diện tích là 470m2 "để xây dựng Nhà giao dịch kết hợp với Trạm viễn thông của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng".
Chúng tôi cần chỗ để phục vụ giáo dân hơn cần tiền, vì thế Hội Đồng Quản Trị Dòng Chúa Cứu Thế đã đề nghị họ ngưng tiến hành việc thu hồi giải tỏa. Hơn nữa, lúc ấy đang trong thời gian chờ đợi giải quyết việc trao lại Tu viện và đất. Đất đai Lâm Đồng bao la, chẳng lẽ không còn chỗ nào khác xây bưu điện hay sao? Và họ đã tạm ngưng việc làm này.
-- Hơn 5 tháng sau không thấy Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng hồi đáp theo đề nghị của văn thư 8134/UBND, ngày 19/5/2008 DCCT VN đã gửi văn thư VTGT/110/08 để nhắc họ đừng quên sự việc.
Hơn một năm rưỡi sau, ngày 5/1/2010 DCCT VN gửi văn thư VTGT/001/10 cho UBND tỉnh Lâm Đồng để tiếp tục nhắc họ thực thi pháp luật, vì xét về luật pháp Việt Nam, thời hạn mà chúng tôi chờ đợi như vậy là không thể chấp nhận được!
-- Ngày 18/1/2010 UBND tỉnh Lâm Đồng gửi cho Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng (Ban Tôn giáo nằm trong Sở này) văn thư số 325/UBND với nội dung: “Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét có ý kiến”.
Quyết định số 208/QĐ-UBND
Ngày 1/2/2010 Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Hoàng Sĩ Sơn đã ký Quyết định số 208/QĐ-UBND (Quyết định 208) với nội dung tóm tắt như sau: không chấp nhận đơn của DCCT đòi lại 3 cơ sở, vì:
+ Tu Viện đã được TGM (Tòa Giám mục) Đà Lạt giao toàn bộ để sử dụng theo yêu cầu chung của Nhà Nước
+ Trại gà Scala đã được Lm Lê Viết Phục giao cho chính quyền cách mạng Đà Lạt quản lý
+ Trường Đống Đa đã được công lập hóa, theo văn thư số 576/VP-75 ngày 7/10/1975 của Đức Tổng giám mục Giáo phận Saigon
Ngoài ra, chính quyền cũng không chấp nhận việc đòi lại 470 mét vuông trong phần đất của trường Đống Đa và vẫn “thu hồi, giao cho Bưu điện Tỉnh làm Trạm Viễn thông cũng là sử dụng vào mục đích công cộng”.
Quyết định 208 này còn có một điều khoản không khác gì hợp thức hóa việc chiếm đoạt cơ sở tôn giáo. Điều khoản đó viết rằng: “Giao cho Sở Xây dựng hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với nhà, đất của trường Đống Đa theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định”.
-- Ngày 23/2/2010 DCCT VN gửi Đơn Khiếu nại Quyết định số 208/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng, vì Quyết định này không phù hợp quy định pháp luật cả về hình thức lẫn nội dung. Cụ thể:
1. Về hình thức: Quyết định số 208 không phù hợp quy định pháp luật:
(i) Trước hết, trong quá trình giải quyết khiếu nại, UBND tỉnh Lâm Đồng đã không thông báo bằng văn bản cho chúng tôi về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại theo đúng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 18 Luật khiếu nại, tố cáo.
(ii) Căn cứ điều 2 của Quyết định 208 thì đây là Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu như vậy, Quyết định 208 đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục giải quyết khiếu nại. Cụ thể, theo Điều 37 Luật Khiếu nại - Tố cáo, và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ ("Nghị định số 136/2006/NĐ-CP"): “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại”. Thế mà UBND tỉnh Lâm Đồng chưa gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với DCCT mà đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại. Mặt khác, còn tước bỏ quyền được nhờ Luật sư giúp đỡ, tham gia giải quyết khiếu nại của chúng tôi.
(iii) Quyết định 208 được ban hành quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo. Cụ thể: Quyết định 208 ban hành sau khi có Đơn khiếu nại nhiều năm và sau văn bản ngày 18/03/2008 của người đại diện DCCT là Linh mục Phạm Trung Thành, trong khi Luật quy định chỉ: "... không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết". Điều 36 Luật Khiếu nại, Tố cáo còn quy định rõ: "Trong thời hạn quy định này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật...".
2. Về nội dung:
Quyết định 208 có nhiều nội dung không đúng pháp luật. Cụ thể:
(i) Như trên chúng tôi đã nêu, UBND tỉnh Lâm Đồng đã không gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với Đại diện DCCT để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của DCCT và hướng giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 37 Luật khiếu nại, tố cáo và khoản 1 Điều 9 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006. Đáng chú ý là, khoản 5 Điều 9 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: “Kết quả việc gặp gỡ, đối thoại là một trong các căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại”. UBND tỉnh Lâm Đồng đã không trực tiếp gặp gỡ đối thoại với DCCT thì không thể có kết quả việc gặp gỡ, đối thoại. Như vậy, UBND tỉnh Lâm Đồng lấy căn cứ gì để ra Quyết định giải quyết khiếu nại? Trong khi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải căn cứ... vào kết quả gặp gỡ, đối thoại... để ban hành Quyết định.
Cần lưu ý là việc gặp gỡ, đối thoại theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP "phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị xã hội tham dự..." và "...phải được lập thành Biên bản".
Rõ ràng, Quyết định 208 ban hành không theo trình tự, thủ tục pháp luật. Đây là việc làm chẳng những xem thường pháp luật mà còn không tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp tối thiểu của người dân.
(ii) Tu viện DCCT tại Đà Lạt thuộc quyền sở hữu của DCCT Việt Nam. Tòa Giám Mục Đà Lạt không phải là chủ sở hữu nên không có quyền chuyển giao Tu viện DCCT cho Nhà nước như Quyết định 208 nêu ra.
(iii) Cũng vậy, Linh mục Lê Viết Phục - là tu sĩ của DCCT và chỉ là người quản lý - không phải là chủ sở hữu của cơ sở nuôi gà Scala nên cũng không có quyền chuyển giao cơ sở này cho Chính quyền Cách mạng Đà Lạt quản lý như Quyết định 208 nêu.
Và ngay cả những tình tiết giao và chuyển giao này - nếu đúng - cũng là không phù hợp pháp luật. Cụ thể: Quyết định số 434/TTg ngày 30/10/1976 của Phủ Thủ tướng về chủ trương đối với việc tư nhân xin hiến tài sản cho nhà nước có quy định:
“1. Có thể chấp nhận cho hiến tài sản đối với những trường hợp sau đây:
...
d) Một số cơ sở kinh doanh của các tổ chức tôn giáo xin hiến cho Nhà nước.
...
3. Người hoặc tổ chức xin hiến tài sản (nói ở điểm 1) phải tự giác kê khai rõ và đầy đủ toàn bộ tư liệu sản xuất xin hiến (bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh; nhà cho thuê, kho tàng, ngân phiếu, tiền gửi ngân hàng, vàng bạc, kim cương, đá quý dùng làm vốn dự trữ kinh doanh…); tài sản xin hiến cho Nhà nước phải là tài sản có giá trị sử dụng nhất định và cần cho sản xuất. Nhà nước chủ trương không nhận hiến các tư liệu sinh hoạt, kể cả đồ trang sức bằng vàng bạc, v.v...
Như vậy, theo quy định pháp luật thời điểm ấy, "Tu viện DCCT tại Phường 4 (nay là Phường 7) TP. Đà Lạt "không phải là cơ sở kinh doanh của tổ chức tôn giáo nên có hiến cũng không được chấp thuận cho hiến. Còn "cơ sở trại gà Scala" nếu hiến, thì phải có văn bản của DCCT tự giác kê khai rõ và đầy đủ toàn bộ tư liệu sản xuất xin hiến. Cũng như việc UBND cấp tỉnh xét và chấp nhận cho hiến đối với các cơ sở trên theo đúng quy định pháp luật. Nếu không có những văn bản này, việc chuyển giao, giao là trái pháp luật.
(iv) Còn về cơ sở Trường Đống Đa, chính Quyết định 208 xác định rõ là "theo văn thư số 576/VP-75 ngày 07/10/1975 của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Sài Gòn" thì rõ ràng không thể áp đặt cho giáo phận Đà Lạt được. Vì lẽ, "Tòa GM Đà Lạt..." với "Đức Tổng GM Giáo phận Sài Gòn..." thuộc 2 giáo phận khác nhau. Văn thư số 576/VP-75 hay Thông cáo chung ngày 15/10/1975 ở Sài Gòn không thể sử dụng cho Cơ sở trường Đống Đa của DCCT tại Đà Lạt được.
Cũng cần nhấn mạnh, văn thư số 576/VP-75 ngày 07/10/1975 của Đức Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn chỉ "sẵn sàng để nhà nước sử dụng các cơ sở của tư thục Công giáo" và "trong Giáo phận Sài Gòn..." như Quyết định 208 trích dẫn. Rõ ràng việc sử dụng với sở hữu là khác nhau hoàn toàn (Điều 164 Bộ luật Dân sự định nghĩa: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản). Đức Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn chỉ - như Quyết định 208 trích dẫn, "sẵn sàng để nhà nước sử dụng... vào công tác giáo dục..." và chỉ "trong giáo phận Sài Gòn" mà thôi.
Luật của Giáo hội và Luật riêng của DCCT
Nhân dịp đó, chúng tôi cũng đã thông tin rõ đến chính quyền về quy định của Giáo hội đối với người có quyền sở hữu trên tài sản: thứ nhất, theo Bộ Giáo luật 1983 của Giáo hội Công giáo thì "Bề trên cao cấp là những ai lãnh đạo toàn thể Hội đồng, hay một Tỉnh dòng..." (Điều 620) như Tỉnh DCCT tại Việt Nam có Bề trên cao cấp là linh mục Giám tỉnh.
Điều 634 Bộ Giáo luật quy định: "Các Tỉnh Dòng có khả năng sở hữu, sử dụng và chuyển nhượng các tài sản trần thế" và Điều 638 # 3 quy định "Để thành sự, việc di nhượng và bất cứ việc gì... cần phải có phép trên giấy tờ của Bề trên có thẩm quyền với sự đồng ý của Hội đồng của ngài...".
Thứ hai, Điều 0190, Đoạn IV “Hiến pháp và quy luật DCCT” quy định: “Bề trên cao cấp giữ quyền can thiệp và quản trị tài sản của Dòng, thể theo quy định của Bộ Giáo luật và nhất là Quy luật số 0191: b2o và 0192. Và "Khi nào trong việc quản lý cần tuân giữ Luật Dân sự, thì các hóa đơn cùng các giấy tờ biên nhận phải theo đúng pháp luật..." (Điều 0204).
Cụ thể ở đây, vào thời điểm năm 1978 đến 1981, Linh mục Lê Trung Nghĩa là Giám tỉnh (tức Bề trên cao cấp) của tỉnh DCCT Việt Nam. Theo các quy định dẫn ở trên, nếu không có văn bản (giấy tờ) của Linh mục Lê Trung Nghĩa - người đại diện chủ sở hữu các tài sản của DCCT - mọi sự chuyển dịch tài sản của DCCT đều không có giá trị.
Các quy định của Giáo hội kể trên cũng phù hợp với quy định về quyền sở hữu của Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam thời điểm này. Cụ thể:
+ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của Công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở các thứ vật dụng riêng khác (Điều 17 Hiến pháp 1959);
+ Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân. Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên, vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu (Điều 12 và Điều 13 Sắc lệnh số 97.SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật).
Nghị quyết 23/2003/QH11 và Chỉ thị 1940/CT-TTg
Quyết định 208 căn cứ vào Điều 1 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 để không chấp nhận đơn của DCCT là không phù hợp với Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến Tôn giáo. Vì lẽ:
Khoản 3 Điểm a của Chỉ thị 1940 quy định: "Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ...; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tùy từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật;"
Như vậy, phần diện tích đất 470 m2 đã đề cập ở trên không thể trở thành Trạm Viễn thông của Bưu điện tỉnh với mục đích kinh doanh được. Và nay, với nhu cầu chính đáng sử dụng các cơ sở của DCCT tại Đà Lạt là Tu viện, cơ sở Scala, trường Đống Đa vào mục đích tôn giáo như thờ tự, truyền đạo, đào tạo tu sĩ, giáo dục, cơ sở sản xuất tự túc... phải được UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét thấu tình, đạt lý. UBND tỉnh Lâm Đồng không thể vội vàng, dễ dãi, vi phạm pháp luật và xem thường quyền lợi người dân như kể trên.
Cuối Đơn khiếu nại, chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Xây dựng:
- Yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 01/02/2010 và giải quyết cho DCCT được nhận lại Tu viện DCCT Đà Lạt, trại gà Scala theo đúng quy định pháp luật; cùng với 470 m2 đất thuộc thửa 896, tờ bản đồ số 21, phường 7, thành phố Đà Lạt (chúng tôi vẫn sử dụng cơ sở này liên tục từ trước tới nay và hiện vẫn đang sử dụng).
- Trước mắt, cho ngừng ngay các công trình xây dựng mới trên các cơ sở này để chờ Quyết định giải quyết của các cấp có thẩm quyền.
(Xin xem tiếp phần 2: Quyết định số 668/QĐ-BXD và...)
LM. Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R.
--
TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
THE REDEMPTORIST PROVINCE OF VIET NAM
38 Kỳ Đồng, quận 3, TP. HCM
ĐT: (848) 3931 6322 or 3931 1645 or 3843 7715 ext 105
Fax: (848) 3843 8559
Websites: http://dcctvn.net
http://chuacuuthe.com
http://ducme.tv
PHẦN 1: TỪ KHỞI SỰ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH 208/QĐ-UBND
Sau năm 1975 chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã chiếm dụng hầu hết các cơ sở này của DCCT mà không có một căn cứ pháp luật nào đúng đắn và rõ ràng. Họ đã dùng Tu viện của chúng tôi làm Viện sinh học Tây nguyên (Tu viện DCCT Đà Lạt), trường THPT Đống Đa (trường Minh Đức cũ) và Công ty Cổ phần chăn nuôi gà Đà Lạt (trại gà Scala cũ),… Đã từ rất lâu, DCCT liên tục lên tiếng đề nghị chính quyền trao trả lại các cơ sở trên để nhà Dòng có nơi phục vụ việc tu học của các tu sĩ của Dòng và phục vụ giáo dân, nhưng chính quyền không thèm đếm xỉa đến những nhu cầu ấy mà luôn luôn chỉ có một câu trả lời “không có cơ sở giải quyết”.
DCCT Việt Nam đã tiến hành đối thoại với chính quyền tỉnh Lâm Đồng từ rất lâu, nhưng nếu nói về sự ‘đối thoại liên tục’ thì có thể nói là bắt đầu từ năm 2007. Tôi xin tóm tắt lại quá trình đối thoại này để chúng ta có những thông tin thật sự đúng đắn về những con người có quyền lực trong tay nhưng lại thiếu sự lương thiện đáng phải có.
-- Ngày 21/11/2007 UBND tỉnh Lâm Đồng gửi cho Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng văn thư số 8134/UBND với nội dung: “chuyển Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu đề xuất giải quyết theo quy định”. Chúng tôi chờ đợi mất mấy tháng mà không có tin gì.
-- Thế nhưng ngày 6/3/2008 chúng tôi lại nhận được giấy của Ban Đền bù giải phóng mặt bằng của UBND TP. Đà Lạt đòi "bổ sung hồ sơ" để "tính toán bồi thường" cho chúng tôi, vì nhà nước muốn lấy một phần đất của chúng tôi với diện tích là 470m2 "để xây dựng Nhà giao dịch kết hợp với Trạm viễn thông của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng".
Chúng tôi cần chỗ để phục vụ giáo dân hơn cần tiền, vì thế Hội Đồng Quản Trị Dòng Chúa Cứu Thế đã đề nghị họ ngưng tiến hành việc thu hồi giải tỏa. Hơn nữa, lúc ấy đang trong thời gian chờ đợi giải quyết việc trao lại Tu viện và đất. Đất đai Lâm Đồng bao la, chẳng lẽ không còn chỗ nào khác xây bưu điện hay sao? Và họ đã tạm ngưng việc làm này.
-- Hơn 5 tháng sau không thấy Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng hồi đáp theo đề nghị của văn thư 8134/UBND, ngày 19/5/2008 DCCT VN đã gửi văn thư VTGT/110/08 để nhắc họ đừng quên sự việc.
Hơn một năm rưỡi sau, ngày 5/1/2010 DCCT VN gửi văn thư VTGT/001/10 cho UBND tỉnh Lâm Đồng để tiếp tục nhắc họ thực thi pháp luật, vì xét về luật pháp Việt Nam, thời hạn mà chúng tôi chờ đợi như vậy là không thể chấp nhận được!
-- Ngày 18/1/2010 UBND tỉnh Lâm Đồng gửi cho Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng (Ban Tôn giáo nằm trong Sở này) văn thư số 325/UBND với nội dung: “Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét có ý kiến”.
Quyết định số 208/QĐ-UBND
Ngày 1/2/2010 Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Hoàng Sĩ Sơn đã ký Quyết định số 208/QĐ-UBND (Quyết định 208) với nội dung tóm tắt như sau: không chấp nhận đơn của DCCT đòi lại 3 cơ sở, vì:
+ Tu Viện đã được TGM (Tòa Giám mục) Đà Lạt giao toàn bộ để sử dụng theo yêu cầu chung của Nhà Nước
+ Trại gà Scala đã được Lm Lê Viết Phục giao cho chính quyền cách mạng Đà Lạt quản lý
+ Trường Đống Đa đã được công lập hóa, theo văn thư số 576/VP-75 ngày 7/10/1975 của Đức Tổng giám mục Giáo phận Saigon
Ngoài ra, chính quyền cũng không chấp nhận việc đòi lại 470 mét vuông trong phần đất của trường Đống Đa và vẫn “thu hồi, giao cho Bưu điện Tỉnh làm Trạm Viễn thông cũng là sử dụng vào mục đích công cộng”.
Quyết định 208 này còn có một điều khoản không khác gì hợp thức hóa việc chiếm đoạt cơ sở tôn giáo. Điều khoản đó viết rằng: “Giao cho Sở Xây dựng hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với nhà, đất của trường Đống Đa theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định”.
-- Ngày 23/2/2010 DCCT VN gửi Đơn Khiếu nại Quyết định số 208/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng, vì Quyết định này không phù hợp quy định pháp luật cả về hình thức lẫn nội dung. Cụ thể:
1. Về hình thức: Quyết định số 208 không phù hợp quy định pháp luật:
(i) Trước hết, trong quá trình giải quyết khiếu nại, UBND tỉnh Lâm Đồng đã không thông báo bằng văn bản cho chúng tôi về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại theo đúng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 18 Luật khiếu nại, tố cáo.
(ii) Căn cứ điều 2 của Quyết định 208 thì đây là Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu như vậy, Quyết định 208 đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục giải quyết khiếu nại. Cụ thể, theo Điều 37 Luật Khiếu nại - Tố cáo, và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ ("Nghị định số 136/2006/NĐ-CP"): “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại”. Thế mà UBND tỉnh Lâm Đồng chưa gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với DCCT mà đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại. Mặt khác, còn tước bỏ quyền được nhờ Luật sư giúp đỡ, tham gia giải quyết khiếu nại của chúng tôi.
(iii) Quyết định 208 được ban hành quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo. Cụ thể: Quyết định 208 ban hành sau khi có Đơn khiếu nại nhiều năm và sau văn bản ngày 18/03/2008 của người đại diện DCCT là Linh mục Phạm Trung Thành, trong khi Luật quy định chỉ: "... không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết". Điều 36 Luật Khiếu nại, Tố cáo còn quy định rõ: "Trong thời hạn quy định này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật...".
2. Về nội dung:
Quyết định 208 có nhiều nội dung không đúng pháp luật. Cụ thể:
(i) Như trên chúng tôi đã nêu, UBND tỉnh Lâm Đồng đã không gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với Đại diện DCCT để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của DCCT và hướng giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 37 Luật khiếu nại, tố cáo và khoản 1 Điều 9 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006. Đáng chú ý là, khoản 5 Điều 9 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: “Kết quả việc gặp gỡ, đối thoại là một trong các căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại”. UBND tỉnh Lâm Đồng đã không trực tiếp gặp gỡ đối thoại với DCCT thì không thể có kết quả việc gặp gỡ, đối thoại. Như vậy, UBND tỉnh Lâm Đồng lấy căn cứ gì để ra Quyết định giải quyết khiếu nại? Trong khi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải căn cứ... vào kết quả gặp gỡ, đối thoại... để ban hành Quyết định.
Cần lưu ý là việc gặp gỡ, đối thoại theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP "phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị xã hội tham dự..." và "...phải được lập thành Biên bản".
Rõ ràng, Quyết định 208 ban hành không theo trình tự, thủ tục pháp luật. Đây là việc làm chẳng những xem thường pháp luật mà còn không tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp tối thiểu của người dân.
(ii) Tu viện DCCT tại Đà Lạt thuộc quyền sở hữu của DCCT Việt Nam. Tòa Giám Mục Đà Lạt không phải là chủ sở hữu nên không có quyền chuyển giao Tu viện DCCT cho Nhà nước như Quyết định 208 nêu ra.
(iii) Cũng vậy, Linh mục Lê Viết Phục - là tu sĩ của DCCT và chỉ là người quản lý - không phải là chủ sở hữu của cơ sở nuôi gà Scala nên cũng không có quyền chuyển giao cơ sở này cho Chính quyền Cách mạng Đà Lạt quản lý như Quyết định 208 nêu.
Và ngay cả những tình tiết giao và chuyển giao này - nếu đúng - cũng là không phù hợp pháp luật. Cụ thể: Quyết định số 434/TTg ngày 30/10/1976 của Phủ Thủ tướng về chủ trương đối với việc tư nhân xin hiến tài sản cho nhà nước có quy định:
“1. Có thể chấp nhận cho hiến tài sản đối với những trường hợp sau đây:
...
d) Một số cơ sở kinh doanh của các tổ chức tôn giáo xin hiến cho Nhà nước.
...
3. Người hoặc tổ chức xin hiến tài sản (nói ở điểm 1) phải tự giác kê khai rõ và đầy đủ toàn bộ tư liệu sản xuất xin hiến (bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh; nhà cho thuê, kho tàng, ngân phiếu, tiền gửi ngân hàng, vàng bạc, kim cương, đá quý dùng làm vốn dự trữ kinh doanh…); tài sản xin hiến cho Nhà nước phải là tài sản có giá trị sử dụng nhất định và cần cho sản xuất. Nhà nước chủ trương không nhận hiến các tư liệu sinh hoạt, kể cả đồ trang sức bằng vàng bạc, v.v...
Như vậy, theo quy định pháp luật thời điểm ấy, "Tu viện DCCT tại Phường 4 (nay là Phường 7) TP. Đà Lạt "không phải là cơ sở kinh doanh của tổ chức tôn giáo nên có hiến cũng không được chấp thuận cho hiến. Còn "cơ sở trại gà Scala" nếu hiến, thì phải có văn bản của DCCT tự giác kê khai rõ và đầy đủ toàn bộ tư liệu sản xuất xin hiến. Cũng như việc UBND cấp tỉnh xét và chấp nhận cho hiến đối với các cơ sở trên theo đúng quy định pháp luật. Nếu không có những văn bản này, việc chuyển giao, giao là trái pháp luật.
(iv) Còn về cơ sở Trường Đống Đa, chính Quyết định 208 xác định rõ là "theo văn thư số 576/VP-75 ngày 07/10/1975 của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Sài Gòn" thì rõ ràng không thể áp đặt cho giáo phận Đà Lạt được. Vì lẽ, "Tòa GM Đà Lạt..." với "Đức Tổng GM Giáo phận Sài Gòn..." thuộc 2 giáo phận khác nhau. Văn thư số 576/VP-75 hay Thông cáo chung ngày 15/10/1975 ở Sài Gòn không thể sử dụng cho Cơ sở trường Đống Đa của DCCT tại Đà Lạt được.
Cũng cần nhấn mạnh, văn thư số 576/VP-75 ngày 07/10/1975 của Đức Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn chỉ "sẵn sàng để nhà nước sử dụng các cơ sở của tư thục Công giáo" và "trong Giáo phận Sài Gòn..." như Quyết định 208 trích dẫn. Rõ ràng việc sử dụng với sở hữu là khác nhau hoàn toàn (Điều 164 Bộ luật Dân sự định nghĩa: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản). Đức Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn chỉ - như Quyết định 208 trích dẫn, "sẵn sàng để nhà nước sử dụng... vào công tác giáo dục..." và chỉ "trong giáo phận Sài Gòn" mà thôi.
Luật của Giáo hội và Luật riêng của DCCT
Nhân dịp đó, chúng tôi cũng đã thông tin rõ đến chính quyền về quy định của Giáo hội đối với người có quyền sở hữu trên tài sản: thứ nhất, theo Bộ Giáo luật 1983 của Giáo hội Công giáo thì "Bề trên cao cấp là những ai lãnh đạo toàn thể Hội đồng, hay một Tỉnh dòng..." (Điều 620) như Tỉnh DCCT tại Việt Nam có Bề trên cao cấp là linh mục Giám tỉnh.
Điều 634 Bộ Giáo luật quy định: "Các Tỉnh Dòng có khả năng sở hữu, sử dụng và chuyển nhượng các tài sản trần thế" và Điều 638 # 3 quy định "Để thành sự, việc di nhượng và bất cứ việc gì... cần phải có phép trên giấy tờ của Bề trên có thẩm quyền với sự đồng ý của Hội đồng của ngài...".
Thứ hai, Điều 0190, Đoạn IV “Hiến pháp và quy luật DCCT” quy định: “Bề trên cao cấp giữ quyền can thiệp và quản trị tài sản của Dòng, thể theo quy định của Bộ Giáo luật và nhất là Quy luật số 0191: b2o và 0192. Và "Khi nào trong việc quản lý cần tuân giữ Luật Dân sự, thì các hóa đơn cùng các giấy tờ biên nhận phải theo đúng pháp luật..." (Điều 0204).
Cụ thể ở đây, vào thời điểm năm 1978 đến 1981, Linh mục Lê Trung Nghĩa là Giám tỉnh (tức Bề trên cao cấp) của tỉnh DCCT Việt Nam. Theo các quy định dẫn ở trên, nếu không có văn bản (giấy tờ) của Linh mục Lê Trung Nghĩa - người đại diện chủ sở hữu các tài sản của DCCT - mọi sự chuyển dịch tài sản của DCCT đều không có giá trị.
Các quy định của Giáo hội kể trên cũng phù hợp với quy định về quyền sở hữu của Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam thời điểm này. Cụ thể:
+ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của Công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở các thứ vật dụng riêng khác (Điều 17 Hiến pháp 1959);
+ Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân. Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên, vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu (Điều 12 và Điều 13 Sắc lệnh số 97.SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật).
Nghị quyết 23/2003/QH11 và Chỉ thị 1940/CT-TTg
Quyết định 208 căn cứ vào Điều 1 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 để không chấp nhận đơn của DCCT là không phù hợp với Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến Tôn giáo. Vì lẽ:
Khoản 3 Điểm a của Chỉ thị 1940 quy định: "Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ...; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tùy từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật;"
Như vậy, phần diện tích đất 470 m2 đã đề cập ở trên không thể trở thành Trạm Viễn thông của Bưu điện tỉnh với mục đích kinh doanh được. Và nay, với nhu cầu chính đáng sử dụng các cơ sở của DCCT tại Đà Lạt là Tu viện, cơ sở Scala, trường Đống Đa vào mục đích tôn giáo như thờ tự, truyền đạo, đào tạo tu sĩ, giáo dục, cơ sở sản xuất tự túc... phải được UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét thấu tình, đạt lý. UBND tỉnh Lâm Đồng không thể vội vàng, dễ dãi, vi phạm pháp luật và xem thường quyền lợi người dân như kể trên.
Cuối Đơn khiếu nại, chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Xây dựng:
- Yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 01/02/2010 và giải quyết cho DCCT được nhận lại Tu viện DCCT Đà Lạt, trại gà Scala theo đúng quy định pháp luật; cùng với 470 m2 đất thuộc thửa 896, tờ bản đồ số 21, phường 7, thành phố Đà Lạt (chúng tôi vẫn sử dụng cơ sở này liên tục từ trước tới nay và hiện vẫn đang sử dụng).
- Trước mắt, cho ngừng ngay các công trình xây dựng mới trên các cơ sở này để chờ Quyết định giải quyết của các cấp có thẩm quyền.
(Xin xem tiếp phần 2: Quyết định số 668/QĐ-BXD và...)
LM. Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R.
--
TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
THE REDEMPTORIST PROVINCE OF VIET NAM
38 Kỳ Đồng, quận 3, TP. HCM
ĐT: (848) 3931 6322 or 3931 1645 or 3843 7715 ext 105
Fax: (848) 3843 8559
Websites: http://dcctvn.net
http://chuacuuthe.com
http://ducme.tv
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giao Hòa Đất Trời
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
21:46 27/12/2010
GIAO HÒA ĐẤT TRỜI
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
Đêm nay
đất nối với trời,
Yêu thương vời vợi
giao hòa từ đây.
(Nguyễn Trung Tây, SVD)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
Đêm nay
đất nối với trời,
Yêu thương vời vợi
giao hòa từ đây.
(Nguyễn Trung Tây, SVD)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền