Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Hiễn Linh
Lm. Jude Siciliano, OP
06:21 30/12/2021
LỄ HIỄN LINH
Isaia 60: 1-6; Tvịnh 71; êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12
Bạn có thể đã nghe được điều tôi đã đọc trong lời mở đầu của ngôn sứ Isaia hôm nay không? "Hãy vùng đứng. Hãy bừng sáng! Hởi Giêrusalem, Này đây ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi". Tôi nghe thấy một tiếng thở dài nhẹ nhỏm và còn nghe cả một từ đi kèm với tiếng thở dài "Cuối cùng!". Khi tôi viết bài này, tôi đang ngồi ở phi trường Dallas đợi giờ ra cổng máy bay. Khi nó đến đã trễ rồi! Và tôi thở phào nhẹ nhõm tự nhủ “Cuối cùng!” Khi tôi ngồi trong phòng chờ đợi của bác sỉ, vì bác sỉ đến muộn. và khi bác sỉ đến tôi cũng tự nhủ "Cuối cùng!"
Những lời thở phào nhẹ nhỏm của ngôn sứ Isaia còn sâu sắc hơn nhiều. Dân chúng sau những năm bị lưu đày ở Babylon, cuối cùng đã được trở về. Giờ đây, họ đang đối mặt với những khó khăn đó là xây dựng lại nền kinh tế, chính trị và tôn giáo mà họ cần để trở nên một quốc gia thống nhất và hòa hợp. Họ không thể tự họ hoàn thành những chương trình này. Công việc còn ở phía trước sẽ rất lâu và gian khổ. Ngôn sứ Isaia đang khuyến khích cho người dân viễn ảnh một Giêrusalem tráng lệ sẽ như thế nào. Nó chưa đến ngay bây giờ, nhưng một ngày nào đó nó sẽ tới. Viễn ảnh này sẽ giúp họ gắng sức làm việc đôi khi nhiệm vụ có vẻ như không thể thực hiện được.
Ngôn sứ hứa là thành phố sẽ trở nên toả sáng trong một thế gian u tối. Ánh sáng đó sẽ thu hút những người khác đến thành thánh Giêrusalem và đến với Thiên Chúa của họ. "Họ sẽ lập thành đoàn đi về phía ngươi". Nói một cách khác, sau một thời gian dài chờ đợi, đau khổ và gian nan, sự thanh thản nhẹ nhõm sẽ đến với mọi người khi viễn ảnh của họ đã được thực hiện. Họ sẽ thở ra nhẹ nhõm và nói "Cuối cùng rồi!"
Nhưng, tất cả các điều đó không phải là kết quả của những cố gắng của họ. Nếu họ muốn chiếu tỏa một thứ ánh sáng nào để thu hút mọi người khác về Thành Phố Thánh Thiện, đó là việc của Thiên Chúa làm – Chính Ngài sẽ thu hút họ, kéo họ ra khỏi cảnh lưu đày nô lệ, và dẫn đưa họ về quê hương của họ. Phải rất khó khăn để chờ đợi khi thời gian rất giới hạn cho một kết quả tốt đẹp trong khi không có một dấu chỉ nào cho biết cuộc đấu tranh hiện nay sẽ kết thúc. Điều gì giúp dân chúng đang khi họ tranh đấu để xây dựng một quốc gia công bình trong lâu dài? Ngôn sứ hứa rằng chính Thiên Chúa sẽ giúp họ.
Thật ra, ngôn sứ nói với dân chúng là Thiên Chúa đang đưa đến sự thay đổi như lời đã hứa, bất chấp những bóng tối đang bao trùm họ. Chúng ta tin rằng viễn cảnh của ngôn sứ sẽ được ứng nghiệm qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô. Bóng tối của tội lỗi, của phá hoại và chia rẻ giữa mọi người đã bị ánh sáng của Chúa Kitô chiếu qua. Qua phép Rữa tội của chúng ta, chúng ta sẽ là những người mang ánh sáng và ánh sáng đó đã sẵn sàng rọi chiếu cho thế gian thông qua đời sống của những người mang danh phận là môn đệ Chúa Kitô trong đời sống của cộng đoàn Giáo hội.
Câu chuyện nói về sự Giáng sinh của Chúa Kitô là một câu chuyện tuyệt vời. Trong khi các gia đình bước vào nhà thờ, trong mùa Giáng Sinh, con trẻ sẽ nắm tay cha mẹ hân hoan bước ngay đến cảnh trang trí Giáng Sinh bên cạnh bàn thờ, chúng và cha mẹ chúng cũng đã bị thu hút bởi Đức Kitô hài đồng. Câu chuyện các Đạo sĩ từ phương Đông đi theo ánh sáng của một ngôi sao để mang quà tìm đến thờ kính một hài nhi còn hơn cả sự tuyệt vời. Câu chuyện này làm chúng ta ấm lòng khi nghĩ đến những kỷ niệm ấm cúng của tuổi thơ chúng ta. Câu chuyện về Chúa Hài Nhi của thánh Mátthêu cho thấy Chúa Kitô như là một Môsê mới. Vì như Môsê, đời sống của đứa bé sẽ bị đe dọa bởi một vị bạo chúa khác. Vua Hêrôđê không có ý định tìm đến một Hài Nhi để tôn kính. Sau đó ông Philatô sẽ tuyên án xử tử Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã che chở ông Môsê và Thiên Chúa cũng sẽ che chở cho đứa bé. Nhưng, sau đó quyền lực của tối tăm sẽ chiến thắng - Nhưng chỉ là tạm thời. Cũng như Môsê là người đã dẫn đường cho dân Israel đang bị lưu đày rời khỏi Ai Cập, Chúa Giêsu, qua sự chết và sự sống lại của Ngài sẽ giải cứu chúng ta thoát khỏi bóng tối của tội lỗi và đưa chúng ta vào vùng ánh sáng của một sự sống mới.
Các nhà Đạo sĩ không lấy đồ đạc trên lạc đà xuống. Họ đã sa thải các người giúp việc của họ, và họ tự đến Bêlem để tiếp tục tỏ lòng tôn kính Đức Kitô Hài Nhi. Thánh Mátthêu diễn tả như thế là để bày tỏ sự tôn kính của các đạo sĩ đối với Đức Kitô Hài Nhi, rồi họ vội vàng đứng dậy ra đi. Có thể họ về nhà để kể với gia đình và bạn bè về chuyến đi của họ và về ngôi sao đã giúp dẫn đường cho họ trong đêm tối. Chúng ta không thể nhìn thấy các ngôi sao khi bầu trời sáng. Có lẽ chúng ta không nên sợ hãi bóng tối của thế giới và cuộc sống đang bao quanh chúng ta. Vì nếu một Thiên Chúa thật sẽ tạo ra ánh sáng, và ánh sáng đó sẽ chiếu soi trong bóng tối và giúp chúng ta cùng nhau đi đúng đường lối của Ngài.
Chúng ta không biết điều gì nơi Hài nhi Giêsu đã làm cho ba Đạo sĩ thay đổi lối sống của họ như thế nào. Chắc là họ sẽ ngẫm suy theo kinh nghiệm của họ và điều chỉnh đời sống theo điều gì họ đã thấy và đã học được trong chuyến đi của họ. Và chúng ta cũng thế. Không ai có thể cho chúng ta biết chính xác đời sống của các môn đệ của Chúa sẽ hình thành như thế nào. Chúng ta chỉ biết rằng; chúng ta không tự bản thân mình để tìm đến Chúa Kitô được. Thánh Phaolô thường nhắc chúng ta là chúng ta trước kia đang ở trong bóng tối đến khi Thiên Chúa chiếu rọi ánh sáng của Chúa Giêsu vào tâm hồn chúng ta. Chúng ta thực hiện cuộc hành trình đức tin đến Ngài và bây giờ chúng ta trở lại cuộc hành trình "bằng một con đường khác".
Khi chúng ta rời nhà thờ ra về và rời khỏi cảnh trí Giáng Sinh hôm nay, chúng ta tin chắc là không có bóng tối nào mà chúng ta phải gặp có thể dập tắt được ánh sáng đang rực cháy từ trong chúng ta. Hãy nghe lời ngôn sứ Isaia hứa "Rồi các ngươi sẽ chiếu ánh sáng bởi những điều các ngươi đã thấy. Và trái tim của các ngươi sẽ đập mạnh và chiếu lòa". Liệu chúng ta có quyết tâm tiếp tục hướng về ánh sáng mà chúng ta đã thấy. Cúi đầu thờ lạy và sau đó đem ánh sáng trở lại cho thế gian hay không?
Nhiệm vụ của ba Đạo sĩ nhắc chúng ta nhớ rằng trong suốt cuộc đời chúng ta, chúng ta vẩn luôn tiếp tục tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng ta không bao giờ có thể yên ổn tại vị an nhàn tự mãn chỉ với lòng mộ đạo, mặc dù chúng ta cảm thấy mình đã “tìm được Thiên Chúa”. Còn nhiều điều phía trước, hãy lên đường và tiếp tục tìm kiếm.
Chúng ta cũng cần phải tôn trọng hành trình tìm kiếm của những người chân thành khác, mặc dù họ đi khác đường của chúng ta. Sự thật quá lớn lao cho bất kỳ ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng mình đã tìm được tất cả. Vì không thể nắm giử hoàn toàn Thiên Chúa với đôi tay nhỏ bé của mình được. Vậy, hôm nay chúng ta hãy quỳ xuống bái lạy Đấng Thánh Toàn Năng và chỉ có một Đấng đó đến với chúng ta trong thân hình một Hài Nhi bé nhỏ. Nhưng sau đó sẽ lớn lên và sẽ mời gọi chúng ta đi theo Đấng mà chúng ta gọi là Ánh Sáng của thế gian.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE EPIPHANY
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12
Can you hear what I hear in the opening lines of Isaiah today? "Rise up in splendor Jerusalem! Your light has come, the glory of the Lord shines upon you." I hear a sigh of relief and even a word to accompany the sigh, "Finally!" As I write this I am sitting in the Dallas airport waiting for my plane to pull up to the gate. It is late! When it comes I too will give a sigh of relief and say to myself, "Finally!" When I sit in a doctor’s office waiting for a doctor who is late and he or she finally arrives, I say to myself, "Finally!"
But the relief Isaiah stirs is much more profound. The people have finally returned from years of exile in Babylon. Now they face the difficult task of rebuilding the economic, political and religious structures they will need to become a unified nation. They cannot accomplish these tasks on their own, the labors ahead of them will be long and arduous. Isaiah is promoting a vision for the people of what Jerusalem will be – not yet, but someday. The vision will help sustain them when their tasks seem impossible to accomplish.
The prophet promises that the city will be a light in an otherwise dark world. That light will draw other people to the city and to their God. "They will gather and come to you." In other words, after their long wait, suffering and confusion, relief will come to the people when the vision they are being given is fulfilled. The they will be able to breathe a sign of relief and say "Finally,"
But all that will not be a result of their own efforts. If they are to shine a light that will draw others to the Holy City it will be God’s doing – the God who will draw them out of slavery and lead them to their homeland. It is difficult to wait when the times are difficult and there are no signs that the present struggle will end well. What will sustain the people as they struggle to build a just and lasting nation? The prophet promises God will be their sustenance.
Indeed, the prophet is telling the people God is already bringing about the promised transformation despite the surrounding darkness. We believe that the prophet’s vision is fulfilled through Christ’s life, death and resurrection. The darkness of sin, disruption and alienation among people has been pierced by his light. Through our baptism we are bearers of the light and that light is available to the world through the lives of Christ’s disciples in the community of the Church.
The narrative of Christ’s birth is a lovely story. As families enter the church during the Christmas season children will tug at their parents’ hands anxious to go directly to the Nativity scene at the side of the altar. And so is should be, even children are drawn to the Christ child. The story of the gift-bearing magi from the East, who followed the light of the star to do homage to the child is more than a lovely, heart warming tale to evoke cozy memories of our childhood. The subsequent, fuller infancy narrative is Matthew’s way of showing Christ as the new Moses. For like Moses, the life of the child will be threatened by another tyrant. Herod has no plans to go and do homage to the child. Later Pilate will bring about Jesus’ execution. God protected Moses and God will protect the child. But later the powers of darkness will seem to triumph – but only temporally. Like Moses, who led the enslaved Israelites out of Egypt, Jesus, by his death and resurrection will deliver us from the darkness of sin and bring us into the light of new life.
The Magi did not unload their camels, dismiss their porters and settle down in Bethlehem to continue their homage to the Christ child. Matthew makes it sound as if they did homage to the child, quickly got up off their knees and then moved on. Maybe they went home to tell their families and friends about their journey and how the star guided them through the nights – you can’t see stars when there is plenty of light. Maybe we shouldn’t be terrified by the darkness in our world and our lives because, if God is true to form, a light will appear in the dark and keep us on track as we travel together.
We don’t know what changes discovering Jesus made in the Magi’s lives. They would have to reflect on their experience and adjust their lives to what they saw and learned from their journey. And so do we. No one can tell us exactly what shape our Christian discipleship should take. We do know that we did not take it upon ourselves to get up to go to Christ. Paul frequently reminds us – we were in darkness until God shone the light of Jesus into our hearts. We make the faith journey to him and now we travel "by another way."
As we leave church and the crib scene today we have confidence that no darkness we face can put out the light that burns within us. Hear Isaiah’s promise, "Then you shall be radiant at what you see, your heart shall throb and overflow." Shall we resolve to continually turn toward the light we have seen, bow down to worship and then carry the light again into the world?
The Magi’s quest reminds us that throughout our lives we are continually searching for God. We can never settle back into a comfortable piety and complacency, even though we feel we have "found God." There is more up ahead – pack up and keep searching.
We need to also respect the journey of sincere others; even when their way differ from ours. The truth is too big for any of us to claim to have it all. God can not be grasped totally in my two hands, no matter how big they are. Let’s kneel and do homage today to the eternal and holy One who comes to us in the form of a child, but then grows into adulthood and invites us to follow the One we call, the Light of the World.
Bình An – Hạnh Phúc
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:20 30/12/2021
Bình An – Hạnh Phúc
(Lễ Mẹ Thiên Chúa 01-01)
Một năm mới lại về. Dù dịch bệnh vẫn hoành hành, virus biến thể Omicron đang lan rộng, nhưng chắc chắn đèn đưốc và pháo hoa vẫn rực sáng đó đây dù rằng có phần kém “hoành tráng”. Người người chúc nhau hạnh phúc. Happy New Year! Ôi hai từ hạnh phúc, ngươi mãi cứ xa vời hay chỉ tồn tại trong lời chúc! Hạnh phúc là gì? Người đời cho rằng hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. J. A. Hardon quan niệm rằng đó là tình trạng được hưởng trọn vẹn điều tốt hoàn hảo và mọi ước vọng của mình được thỏa mãn tràn trề. Ý nguyện hay ước vọng của con người thì kể làm sao cho xuể, chưa kể nhiều khi lại đối nghịch nhau như chuyện hai con thuyền đi đang ngược chiều trên cùng dòng sông.
Xin được có một cái nhìn về sự hạnh phúc, dĩ nhiên là hạnh phúc của con người. Đó là tình trạng được nhìn nhận, được đón nhận, tiếp nhận như mình là. Và đây chính là sự bình an đích thực của kiếp con người, xét như là hữu thể biết phản tỉnh trong tính liên vị. Khi được tha nhân đón nhận như mình đang là, thì phẩm vị của mình được nhìn nhận, và mình sẽ được bình an. Rất có thể dù chưa được thành công mặt mày hay chưa làm được việc kia nhưng khi đã có bình an là có hạnh phúc.
Khởi đầu năm mới, Giáo Hội vừa cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới, vừa tôn vinh Mẹ Maria với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và kỷ niệm việc cắt bì, đặt tên cho Chúa Hài Nhi. Những việc này thoạt xem ra độc lập, không liên hệ gì đến nhau, thế nhưng lại có mối liên hệ hỗ tương chặt chẽ.
Khi Công Đồng Êphêsô (431) tuyên bố tín điều Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, đoàn tín hữu lúc bấy giờ đã hân hoan vui mừng, reo hò suốt cả đêm. Niềm vui thánh thiện ấy trào dâng không nguyên vì Mẹ Maria được tôn vinh mà còn hơn thế nữa vì Đấng mà Mẹ đã sinh ra chính là Thiên Chúa thật, trong một Ngôi Vị duy nhất. Đây chính là trọng tâm của tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa với bản tính thần linh đã nhận lấy bản tính loài người với linh hồn và thân xác nhân loại trong mầu nhiệm Ngôi Hiệp.
Cái hơi thở của thuở ban đầu buổi sáng tạo làm cho con người thành người nay được nên hoàn hảo, trọn vẹn với mầu nhiệm Ngôi Hiệp. Loài người, loài được dựng nên, tất cả đều được nhận làm con của Đấng Tạo Thành trong Người Con Nhập Thể làm người. Qua mầu nhiệm Ngôi hiệp, Thiên Chúa đã ban cho cho loài người được quyền năng cao cả (x.Mt 9,8) và phẩm vị xứng là “thần thánh” (x.Ga 10,31-39). Mầu nhiệm Chúa về trời càng khẳng định thêm chân lý này. Những gì thuộc bản tính nhân loại đã được Đấng Làm Người đưa vào vinh quang bất diệt.
Dù là một bào thai dị tật trong dạ mẹ, dù là một trẻ bé mồ côi không nơi nương tựa, dù là một người thấp cổ kém phận, dù là bất cứ ai đi nữa, thảy đều là con người. Đã có nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, các nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu tập thể này nọ lên tiếng bênh vực cho nhân vị, nhân quyền. Thế nhưng phẩm vị con người vẫn bị chà đạp, quyền lợi của con người vẫn bị tước đoạt ở nhiều nơi trên thế giới. Vẫn còn đó nhiều người sống chưa ra con người và khi chết số phận cũng không hơn gì loài vật. Chỉ trong Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người thì phẩm vị của con người, của từng người mới được nhìn nhận và tôn trọng.
Khi loại trừ Thiên Chúa và chối từ Đấng Cứu Độ, Đấng là Vua Hòa Bình thì tha nhân chỉ còn là loài lang sói, là kẻ cạnh tranh sinh tồn với ta mà thôi. Nhìn nhận, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá của con người của từng người đó là cách thế tôn vinh Mẹ Maria với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Tuyên xưng và đón nhận Đấng Mẹ sinh ra là Thiên Chúa thật chính là cách thế xây dựng nền hòa bình cách hữu hiệu và qua đó chúng ta sẽ được hạnh phúc.
Bình an và hạnh phúc là hai phạm trù luôn sánh đôi. Với cả tấm lòng, góp một chút công sức để giúp tha nhân, giúp người cận kề chúng ta được sống và sống như con người trong trạng thái an bình hết sức có thể thì đó là lời cầu chúc “Happy New Year!” đích thực. Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của loài người, xin cầu cho chúng con biết sống như anh chị em một nhà trên thuận dưới hòa trong tình yêu của Thiên Chúa với Người Anh Cả mà Mẹ đã sinh cho đời là Đức Giêsu Kitô.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Mẹ Thiên Chúa 01-01)
Một năm mới lại về. Dù dịch bệnh vẫn hoành hành, virus biến thể Omicron đang lan rộng, nhưng chắc chắn đèn đưốc và pháo hoa vẫn rực sáng đó đây dù rằng có phần kém “hoành tráng”. Người người chúc nhau hạnh phúc. Happy New Year! Ôi hai từ hạnh phúc, ngươi mãi cứ xa vời hay chỉ tồn tại trong lời chúc! Hạnh phúc là gì? Người đời cho rằng hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. J. A. Hardon quan niệm rằng đó là tình trạng được hưởng trọn vẹn điều tốt hoàn hảo và mọi ước vọng của mình được thỏa mãn tràn trề. Ý nguyện hay ước vọng của con người thì kể làm sao cho xuể, chưa kể nhiều khi lại đối nghịch nhau như chuyện hai con thuyền đi đang ngược chiều trên cùng dòng sông.
Xin được có một cái nhìn về sự hạnh phúc, dĩ nhiên là hạnh phúc của con người. Đó là tình trạng được nhìn nhận, được đón nhận, tiếp nhận như mình là. Và đây chính là sự bình an đích thực của kiếp con người, xét như là hữu thể biết phản tỉnh trong tính liên vị. Khi được tha nhân đón nhận như mình đang là, thì phẩm vị của mình được nhìn nhận, và mình sẽ được bình an. Rất có thể dù chưa được thành công mặt mày hay chưa làm được việc kia nhưng khi đã có bình an là có hạnh phúc.
Khởi đầu năm mới, Giáo Hội vừa cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới, vừa tôn vinh Mẹ Maria với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và kỷ niệm việc cắt bì, đặt tên cho Chúa Hài Nhi. Những việc này thoạt xem ra độc lập, không liên hệ gì đến nhau, thế nhưng lại có mối liên hệ hỗ tương chặt chẽ.
Khi Công Đồng Êphêsô (431) tuyên bố tín điều Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, đoàn tín hữu lúc bấy giờ đã hân hoan vui mừng, reo hò suốt cả đêm. Niềm vui thánh thiện ấy trào dâng không nguyên vì Mẹ Maria được tôn vinh mà còn hơn thế nữa vì Đấng mà Mẹ đã sinh ra chính là Thiên Chúa thật, trong một Ngôi Vị duy nhất. Đây chính là trọng tâm của tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa với bản tính thần linh đã nhận lấy bản tính loài người với linh hồn và thân xác nhân loại trong mầu nhiệm Ngôi Hiệp.
Cái hơi thở của thuở ban đầu buổi sáng tạo làm cho con người thành người nay được nên hoàn hảo, trọn vẹn với mầu nhiệm Ngôi Hiệp. Loài người, loài được dựng nên, tất cả đều được nhận làm con của Đấng Tạo Thành trong Người Con Nhập Thể làm người. Qua mầu nhiệm Ngôi hiệp, Thiên Chúa đã ban cho cho loài người được quyền năng cao cả (x.Mt 9,8) và phẩm vị xứng là “thần thánh” (x.Ga 10,31-39). Mầu nhiệm Chúa về trời càng khẳng định thêm chân lý này. Những gì thuộc bản tính nhân loại đã được Đấng Làm Người đưa vào vinh quang bất diệt.
Dù là một bào thai dị tật trong dạ mẹ, dù là một trẻ bé mồ côi không nơi nương tựa, dù là một người thấp cổ kém phận, dù là bất cứ ai đi nữa, thảy đều là con người. Đã có nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, các nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu tập thể này nọ lên tiếng bênh vực cho nhân vị, nhân quyền. Thế nhưng phẩm vị con người vẫn bị chà đạp, quyền lợi của con người vẫn bị tước đoạt ở nhiều nơi trên thế giới. Vẫn còn đó nhiều người sống chưa ra con người và khi chết số phận cũng không hơn gì loài vật. Chỉ trong Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người thì phẩm vị của con người, của từng người mới được nhìn nhận và tôn trọng.
Khi loại trừ Thiên Chúa và chối từ Đấng Cứu Độ, Đấng là Vua Hòa Bình thì tha nhân chỉ còn là loài lang sói, là kẻ cạnh tranh sinh tồn với ta mà thôi. Nhìn nhận, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá của con người của từng người đó là cách thế tôn vinh Mẹ Maria với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Tuyên xưng và đón nhận Đấng Mẹ sinh ra là Thiên Chúa thật chính là cách thế xây dựng nền hòa bình cách hữu hiệu và qua đó chúng ta sẽ được hạnh phúc.
Bình an và hạnh phúc là hai phạm trù luôn sánh đôi. Với cả tấm lòng, góp một chút công sức để giúp tha nhân, giúp người cận kề chúng ta được sống và sống như con người trong trạng thái an bình hết sức có thể thì đó là lời cầu chúc “Happy New Year!” đích thực. Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của loài người, xin cầu cho chúng con biết sống như anh chị em một nhà trên thuận dưới hòa trong tình yêu của Thiên Chúa với Người Anh Cả mà Mẹ đã sinh cho đời là Đức Giêsu Kitô.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Suy niệm lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
10:23 30/12/2021
Suy niệm lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1
Câu chuyện dẫn giảng:
Geogre Washington, một trong những vị anh hùng của nền độc lập Hoa kỳ, thường được đề cao như người con chí hiếu đối với mẹ. Sau những trận chiến cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông lại tìm cách về nhà để thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với bà mẹ già.
Một hôm, ngạc nhiên vì sự gắn bó của con trai đối với mình, bà mẹ đã hỏi: “Tại sao con lại chịu khó mất hàng giờ đồng hồ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?” Vị tổng thống đầu tiên của Nước Mỹ đã trả lời như sau: “Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói đâu phải là một việc mất thì giờ! Bởi vì, chính sự bình thản và lòng từ ái tốt lành của mẹ luôn dạy con còn muốn sống cho xứng đáng hơn!
Kính thưa,
Hôm nay cùng toàn thể Hội Thánh mừng trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan thầy của Giáo họ chúng ta. Một tước hiệu vô cùng cao trọng và có giá trị đời đối với Đức Maria và đối với chúng ta. Tại sao vậy? Tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa xuất phát từ đâu? Tại sao Một Thiên Chúa lại để cho một người nữ trần gian sinh ra mình? Kinh Thánh đã nói gì? Hội Thánh đã nói gì về tước hiệu này? Và Đức Maria đã để lại mẫu gương gì cho chúng ta trong đời sống đức tin?
Kính thưa,
Chúng ta đang hoan hỉ và vui sướng trong những ngày này vì Con Chúa đã giáng trần. Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy Một Hài Nhi Giê-su đang giang rộng cánh tay như đang chào đón cũng như muốn ôm trọn mọi người chúng ta trong bàn tay đầy nhân ái của Ngài. Bên cạnh Ngài, chúng ta quan sát thấy có Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Quả thật, kính thưa, Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan, khi muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, Ngài đã sai Con mình tới. Bằng cách nào? Người đã cho Đức Giê-su nhập thể trong lòng Đức Trinh nữ Ma-ri-a bởi phép Chúa Thánh Thần (Lc 1, 26-38). Ngay từ lời thưa Xin vâng của Đức Ma-ri-a trong ngày truyền tin, Đức Giê-su đã nhập thể trong lòng Mẹ Ma-ri-a. Vì thế, Mẹ Ma-ri-a chính là Mẹ Chúa Giê-su. Một tước hiệu vô cùng cao trọng cho Đức Mẹ và cho chúng ta, vì nhờ Mẹ mà từ nay chúng ta không còn sợ đau khổ, sợ cái chết nữa. Ngày xưa vì Adam – Eva không vâng lời Thiên Chúa mà chúng ta phải đau khổ, phải chết muôn đời, thì nay nhờ tiếng xin vâng Đức Maria, Con của Mẹ là Đức Giê-su, Adam mới đến cứu chúng ta và đem lại cho chúng ta được sống dồi dào.
Kính thưa, không những Kinh Thánh khẳng định Đức Maria là Mẹ của Đức Giê-su, Mẹ Thiên Chúa, mà chính giáo huấn của Giáo Hội muốn nhấn mạnh, thông qua Công đồng Ê-phê-xô năm 431, rằng Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu ấy trước hết nhằm khẳng định Thần tính của Chúa Giê-su, nhưng đồng thời cũng là một lời tôn vinh Đức Mẹ: một người phụ nữ giữa muôn người mà lại được phúc cưu mang và sinh hạ chính Con Thiên Chúa.
Để xứng đáng với ơn gọi cao quý ấy, Đức Ma-ri-a đã được Thiên Chúa đổ “tràn đầy ân sủng” : Mẹ được ơn Vô nhiễm nguyên tội; Trong suốt cuộc đời, Mẹ không hề mang vết nhơ tội nào: Mẹ là Đấng toàn thánh; Mẹ trọn đời đồng trinh; Mẹ được đưa lên trời cả hồn lẫn xác.
Quả thật, từ nay chúng ta hãy xác tín hơn về tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta cùng xem Đức Maria đã đem lại cho chúng ta những mẫu gương nào để chúng ta là con Mẹ noi gương bắt chước.
Kính thưa,
Trong hàng ngũ các vị thánh, thánh Gio-an Bốt-cô sáng chói về kinh nghiệm giáo dục giới trẻ, thánh I-Nhã nổi tiếng về kinh nghiệm nhận định ý Chúa. Nhắc đến thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng là nhắc đến con đường thơ ấu thiêng liêng, thánh Phan-xi-cô là con đường của hoà bình, con đường của nghèo khó,… Vâng, mỗi vị thánh nổi bật về một vài khía cạnh, chỉ riêng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được coi là tấm gương toàn diện cho Hội Thánh và cho từng người chúng ta, vì Mẹ là hình ảnh tuyệt hảo về đức tin và đức ái mà Hội Thánh phải thể hiện.
Cụ thể, thứ nhất, Mẹ là mẫu gương về đời sống đức tin: trong ngày lễ Truyền tin, Mẹ đã khiêm tốn thưa vâng với Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa làm chủ và hướng dẫn đời mình với trọn niềm phó thác, cậy trông và yêu mến. Trong từng biến cố lớn nhỏ, Mẹ đã luôn chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa và trung thành làm theo ý Thiên Chúa (Lc 1, 38; Mc 3,31-35; Lc 11, 28; GH 56. 61. 63).
Đặc biệt, Mẹ luôn yêu mến và gắn bó với Chúa Giê-su, lòng yêu mến đó đã được thể hiện sâu đậm trong những giờ phút đau khổ ở dưới chân Thánh giá (Lc 1,41-52; Ga 19,25-27)
Thứ đến, Mẹ Ma-ri-a là mẫu gương sống đức ái:
Qua việc đi thăm bà Ê-li-sa-bét và nhất là trong tiệc cưới Ca-na, Mẹ đã để lại một tấm gương bác ái sống động: quan tâm đến từng người một cách tế nhị và mau mắn giúp đỡ (Lc 1,39. 56; Ga 2,1-12).
Kính thưa, ngày xưa dưới chân thánh giá, Chúa Giê-su đã trao Đức Maria cho Gioan “Này là Mẹ con”. Và Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình để có Mẹ ở cùng trong mọi ngày sống. Chúng ta cũng vậy, Chúa Giê-su cũng muốn trao Đức Mẹ cho mỗi người chúng ta để từ nay trong mỗi giây phút của cuộc đời, chúng ta luôn có Mẹ chở che và đỡ nâng. Quả thật, Mẹ là máng thông ơn, là người cầu bầu đắc lực, là người quyền thế trước mặt Chúa để chuyển ơn từ Chúa cho chúng ta và đưa những nhu cầu, ước nguyện của chúng ta lên cùng Chúa. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy yêu mến Mẹ, hãy năng chạy đến với Mẹ qua việc Lần Chuỗi Mân Côi để cùng với Mẹ ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta hãy mau tâm sự với Mẹ những niềm vui lẫn những nỗi buồn, như câu chuyện mà tôi vừa kể trên của Tổng Thống WC gần gũi người mẹ già. Hơn nữa, chúng ta hãy biết mau mắn trao phó cho Mẹ mọi nỗi âu lo, những khó khăn và cả những yếu đuối của ta để xin Mẹ nâng đỡ, phù trì.
Kính thưa,
Mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong dịp đầu năm mới Dương lịch, chúng ta được mời gọi hãy nhìn lại những điều thiếu sót trong năm để xin lỗi Mẹ và xin lỗi Chúa, đồng thời, qua Mẹ, chúng ta quyết tâm dâng hết mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm trong năm mới này cho Chúa để Ngài chúc lành cho chúng ta ngõ hầu chúng ta xứng đáng là con yêu dấu của Mẹ Maria và là người em của Anh Cả Giê-su. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Câu chuyện dẫn giảng:
Geogre Washington, một trong những vị anh hùng của nền độc lập Hoa kỳ, thường được đề cao như người con chí hiếu đối với mẹ. Sau những trận chiến cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông lại tìm cách về nhà để thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với bà mẹ già.
Một hôm, ngạc nhiên vì sự gắn bó của con trai đối với mình, bà mẹ đã hỏi: “Tại sao con lại chịu khó mất hàng giờ đồng hồ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?” Vị tổng thống đầu tiên của Nước Mỹ đã trả lời như sau: “Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói đâu phải là một việc mất thì giờ! Bởi vì, chính sự bình thản và lòng từ ái tốt lành của mẹ luôn dạy con còn muốn sống cho xứng đáng hơn!
Kính thưa,
Hôm nay cùng toàn thể Hội Thánh mừng trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan thầy của Giáo họ chúng ta. Một tước hiệu vô cùng cao trọng và có giá trị đời đối với Đức Maria và đối với chúng ta. Tại sao vậy? Tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa xuất phát từ đâu? Tại sao Một Thiên Chúa lại để cho một người nữ trần gian sinh ra mình? Kinh Thánh đã nói gì? Hội Thánh đã nói gì về tước hiệu này? Và Đức Maria đã để lại mẫu gương gì cho chúng ta trong đời sống đức tin?
Kính thưa,
Chúng ta đang hoan hỉ và vui sướng trong những ngày này vì Con Chúa đã giáng trần. Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy Một Hài Nhi Giê-su đang giang rộng cánh tay như đang chào đón cũng như muốn ôm trọn mọi người chúng ta trong bàn tay đầy nhân ái của Ngài. Bên cạnh Ngài, chúng ta quan sát thấy có Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Quả thật, kính thưa, Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan, khi muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, Ngài đã sai Con mình tới. Bằng cách nào? Người đã cho Đức Giê-su nhập thể trong lòng Đức Trinh nữ Ma-ri-a bởi phép Chúa Thánh Thần (Lc 1, 26-38). Ngay từ lời thưa Xin vâng của Đức Ma-ri-a trong ngày truyền tin, Đức Giê-su đã nhập thể trong lòng Mẹ Ma-ri-a. Vì thế, Mẹ Ma-ri-a chính là Mẹ Chúa Giê-su. Một tước hiệu vô cùng cao trọng cho Đức Mẹ và cho chúng ta, vì nhờ Mẹ mà từ nay chúng ta không còn sợ đau khổ, sợ cái chết nữa. Ngày xưa vì Adam – Eva không vâng lời Thiên Chúa mà chúng ta phải đau khổ, phải chết muôn đời, thì nay nhờ tiếng xin vâng Đức Maria, Con của Mẹ là Đức Giê-su, Adam mới đến cứu chúng ta và đem lại cho chúng ta được sống dồi dào.
Kính thưa, không những Kinh Thánh khẳng định Đức Maria là Mẹ của Đức Giê-su, Mẹ Thiên Chúa, mà chính giáo huấn của Giáo Hội muốn nhấn mạnh, thông qua Công đồng Ê-phê-xô năm 431, rằng Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu ấy trước hết nhằm khẳng định Thần tính của Chúa Giê-su, nhưng đồng thời cũng là một lời tôn vinh Đức Mẹ: một người phụ nữ giữa muôn người mà lại được phúc cưu mang và sinh hạ chính Con Thiên Chúa.
Để xứng đáng với ơn gọi cao quý ấy, Đức Ma-ri-a đã được Thiên Chúa đổ “tràn đầy ân sủng” : Mẹ được ơn Vô nhiễm nguyên tội; Trong suốt cuộc đời, Mẹ không hề mang vết nhơ tội nào: Mẹ là Đấng toàn thánh; Mẹ trọn đời đồng trinh; Mẹ được đưa lên trời cả hồn lẫn xác.
Quả thật, từ nay chúng ta hãy xác tín hơn về tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta cùng xem Đức Maria đã đem lại cho chúng ta những mẫu gương nào để chúng ta là con Mẹ noi gương bắt chước.
Kính thưa,
Trong hàng ngũ các vị thánh, thánh Gio-an Bốt-cô sáng chói về kinh nghiệm giáo dục giới trẻ, thánh I-Nhã nổi tiếng về kinh nghiệm nhận định ý Chúa. Nhắc đến thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng là nhắc đến con đường thơ ấu thiêng liêng, thánh Phan-xi-cô là con đường của hoà bình, con đường của nghèo khó,… Vâng, mỗi vị thánh nổi bật về một vài khía cạnh, chỉ riêng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được coi là tấm gương toàn diện cho Hội Thánh và cho từng người chúng ta, vì Mẹ là hình ảnh tuyệt hảo về đức tin và đức ái mà Hội Thánh phải thể hiện.
Cụ thể, thứ nhất, Mẹ là mẫu gương về đời sống đức tin: trong ngày lễ Truyền tin, Mẹ đã khiêm tốn thưa vâng với Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa làm chủ và hướng dẫn đời mình với trọn niềm phó thác, cậy trông và yêu mến. Trong từng biến cố lớn nhỏ, Mẹ đã luôn chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa và trung thành làm theo ý Thiên Chúa (Lc 1, 38; Mc 3,31-35; Lc 11, 28; GH 56. 61. 63).
Đặc biệt, Mẹ luôn yêu mến và gắn bó với Chúa Giê-su, lòng yêu mến đó đã được thể hiện sâu đậm trong những giờ phút đau khổ ở dưới chân Thánh giá (Lc 1,41-52; Ga 19,25-27)
Thứ đến, Mẹ Ma-ri-a là mẫu gương sống đức ái:
Qua việc đi thăm bà Ê-li-sa-bét và nhất là trong tiệc cưới Ca-na, Mẹ đã để lại một tấm gương bác ái sống động: quan tâm đến từng người một cách tế nhị và mau mắn giúp đỡ (Lc 1,39. 56; Ga 2,1-12).
Kính thưa, ngày xưa dưới chân thánh giá, Chúa Giê-su đã trao Đức Maria cho Gioan “Này là Mẹ con”. Và Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình để có Mẹ ở cùng trong mọi ngày sống. Chúng ta cũng vậy, Chúa Giê-su cũng muốn trao Đức Mẹ cho mỗi người chúng ta để từ nay trong mỗi giây phút của cuộc đời, chúng ta luôn có Mẹ chở che và đỡ nâng. Quả thật, Mẹ là máng thông ơn, là người cầu bầu đắc lực, là người quyền thế trước mặt Chúa để chuyển ơn từ Chúa cho chúng ta và đưa những nhu cầu, ước nguyện của chúng ta lên cùng Chúa. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy yêu mến Mẹ, hãy năng chạy đến với Mẹ qua việc Lần Chuỗi Mân Côi để cùng với Mẹ ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta hãy mau tâm sự với Mẹ những niềm vui lẫn những nỗi buồn, như câu chuyện mà tôi vừa kể trên của Tổng Thống WC gần gũi người mẹ già. Hơn nữa, chúng ta hãy biết mau mắn trao phó cho Mẹ mọi nỗi âu lo, những khó khăn và cả những yếu đuối của ta để xin Mẹ nâng đỡ, phù trì.
Kính thưa,
Mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong dịp đầu năm mới Dương lịch, chúng ta được mời gọi hãy nhìn lại những điều thiếu sót trong năm để xin lỗi Mẹ và xin lỗi Chúa, đồng thời, qua Mẹ, chúng ta quyết tâm dâng hết mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm trong năm mới này cho Chúa để Ngài chúc lành cho chúng ta ngõ hầu chúng ta xứng đáng là con yêu dấu của Mẹ Maria và là người em của Anh Cả Giê-su. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Tính Phổ Quát Của Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:24 30/12/2021
Tính Phổ Quát Của Ơn Cứu Độ
Lễ Hiển Linh
Kế hoạch của Thiên Chúa là muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ (x.1Tm 2,3-4). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định về tính phổ quát của ơn cứu độ rằng: “Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Eph 3,5-6). Họp mừng lễ Hiển linh hay là lễ Chúa tỏ mình cho muôn dân, Hội Thánh muốn khẳng định với chúng ta rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người, mọi thời, mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo chúng tránh xa thái độ cao ngạo độc quyền chân lý, và mặt khác dạy chúng ta cần tích cực sẻ chia cho tha nhân kho tàng ân sủng mình đã lãnh nhận theo khả năng và hoàn cảnh của mình.
Ơn cứu độ là dành cho tất cả mọi người. Ngôn sứ Isaia loan báo cảnh huy hoàng rực rỡ của Giêrusalem và chư dân Đông Tây, sẽ tay bế tay bồng dìu nhau đến thờ lạy, ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa (x.Is 60,3-5). Thiên Chúa là Đấng công bình và đầy tình lân ái. Người tỏ mình cho mỗi người mỗi cách khác nhau tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ. Chúa công bình vì Người tỏ mình cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Chúa lân ái nên Chúa tỏ mình bằng nhiều cách thế để mỗi người theo mỗi hoàn cảnh có thể gặp được Người.
Với những người chăn chiên cừu, vốn ít học nhưng đơn sơ chất phác, thì lời loan báo của vị Thiên Sứ cùng với tiếng hát của đoàn cơ binh Thiên Thần trong ánh sáng huy hoàng quả là một sứ điệp không gì bằng. Dòng lịch sử minh chứng cho ta sự thật này: Chúa Kitô, Mẹ Maria thường hiện ra với những người thôn quê, nghèo hèn nhiều hơn là với những người trí thức, học cao, hiểu rộng hay chốn thị thành. Với các nhà đạo sĩ Đông phương, thì sự xuất hiện một ánh sao lạ trên bầu trời hẳn là một lời mời gọi thiết thực với những “chuyên gia thiên văn”. Còn với các kinh sư, các Thượng tế Do thái giáo, thì thử hỏi có gì quan trọng cho bằng Thánh Kinh. Chúng ta chớ quên việc họ thường mang Lời Chúa được ghi trên các dải vải đính ở tay áo. Thế thì một duyên cớ để họ đọc lại lời của Ngôn sứ Mikêa: “Phần người, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mk 5,1), quả là một lời mời gọi hay nói cách khác, là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách tuyệt vời cho họ. Rồi với Vua Hêrôđê, một vị vua trần thế vốn tham quyền cố vị, thì câu hỏi của các nhà đạo sĩ Đông phương: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu?” đúng là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách đúng đối tượng.
Thiên Chúa luôn tỏ mình ra với mọi người theo cách thức Người chọn, phù hợp với từng người theo từng hoàn cảnh, số phận khác nhau của họ. Như thế, ta có thể nói là bất cứ ai cũng đều có thể tìm gặp chân lý, đều có thể tìm đến cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu theo khả năng, hoàn cảnh của mình. Giáo lý Công Giáo khẳng định rằng ngoài phép rửa bằng nước còn có phép rửa bằng máu và bằng lòng mến. Thánh Công đồng Vatican II dạy chúng ta: “Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh cứu độ của Đức Kitô, tham dự bằng cách nào thì chỉ có Chúa biết mà thôi” (MV số 20). Ơn cứu độ là dành cho muôn dân, vì thế chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận như tất yếu như sau:
Không được phép độc quyền chân lý: Chân lý không thuộc riêng một ai, một tập thể nào. Khi ta độc quyền chân lý cách này cách khác là khi ta tự biến mình thành ngẫu tượng. Cần phải bỏ dần thái độ cao ngạo tự tôn của một thời quá khứ khi ta đồng hoá mọi niềm tin, tôn giáo khác ta đều là lầm lạc, là ma quỷ, bụt thần… Cần phải minh định rằng “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô” (x.Ga 14,6). Tuy nhiên cũng cần cảnh giác thái độ tự tôn cho rằng “ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ”, một thái độ thiếu tôn trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng “muốn thổi đâu thì thổi” (x.Ga 3,8). Khi ta có thái độ độc quyền chân lý là lúc ta tưởng như mình đã nắm trọn vẹn chân lý và hữu ý hay vô tình ta đã rơi vào chước cám dỗ của Satan ngày xưa khi cám dỗ tổ tiên loài người: Cứ ăn trái cấm này đi thì hai ông bà sẽ nên như Thiên Chúa, biết được điều lành điều dữ (x. St 3,5).
“Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” (Ga 6,45). Thiên Chúa tỏ mình cho mỗi người mỗi cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa, phần phía con người cũng cần có sự đáp trả cân xứng. Một vài thái độ đáp trả cần có đó là:
Một tâm hồn biết lắng nghe: đây là thái độ khiêm nhu chân thành, luôn khao khát tìm về chân, thiện, mỹ. Người có tâm hồn biết lắng nghe là người có tấm lòng thành trước những những gì là chính đáng, là phải đạo. Các nhà đạo sĩ Đông phương và những người mục tử thôn dã lúc bấy giờ là những người có tấm lòng thành. Tấm lòng thành ở đây được hiểu như là sự hướng thượng và hướng thiện. Quân vương Hêrôđê chắc chắn không có tấm lòng thành. Các thượng tế, kinh sư ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ thì ta không dám quả quyết nhưng chắc chắn họ thiếu động thái lên đường, ra đi.
Một động thái lên đường, ra đi: Khi đã nhận ra tiếng nói của chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu, thì cần phải lên đường, ra đi. Chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu đòi hỏi chúng phải ra đi khỏi cái vị thế hiện tại. Không một ai ở trần gian này có thể nắm được tình yêu vĩnh cửu hay chân lý toàn thiện. Tất thảy đều ở phía trước, chính vì thế cần phải lên đường, ra đi. Các thượng tế và kinh sư ở thành Giêrusalem năm nào dù đã thoáng nhận ra Ánh Sáng cứu độ nhưng vì họ đã không lên đường nên không thể gặp được Đấng Cứu Thế. Trái lại khi nhận được dấu chỉ mời gọi, các đạo sĩ Đông phương và các mục tử đã biết lên đường, ra đi. Ra đi là chấp nhận từ bỏ. Lên đường là chấp nhận hy sinh và gian khó. Có một cái khó mà không dễ gì vượt qua hay từ bỏ, đó là những tập tục hay truyền thống mang tính nhân loại. Chúng dễ nhận ra sự thật này nơi nhiều người biệt phái, luật sĩ, tư tế thời Chúa Giêsu, khi Người công khai rao giảng tin mừng.
Chân lý đã thực sự hoàn hảo và đầy đủ nơi Chúa Kitô, Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (x.Col 1,15; Dt 1,1-2). Nhưng chúng ta, dù là giáo dân hay giáo sĩ, dù là thần học gia hay “xứng với bậc tông đồ” thì cũng chỉ nhận biết chân lý kiểu như thấy trong tấm gương đồng. “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1.Cor 13,12).
Ra khỏi tháp ngà tự mãn cho rằng đã nắm được trọn vẹn chân lý, ra khỏi tháp ngà độc quyền chân lý là cách thế tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Hiển linh, Chúa tỏ mình cho muôn dân cách thiết thực, hữu hiệu và khả tín. Không ngừng kiếm tìm và đón nhận chân lý là một thái độ khiêm nhu vừa có tính giải thoát và tính truyền giáo. Sự thật không chỉ giải thoát chúng ta, mà còn có sức cuốn hút những tâm hồn thiện chí. Và như thế sự thật sẽ làm cho chúng ta xích lại gần nhau, làm cho chúng ta nên một bằng cách thánh hiến chúng ta, nghĩa là làm cho chung ta thuộc về Thiên Chúa (x.Ga 17,17).
Mừng mầu nhiệm Chúa Hiển Linh, ước gì chúng ta mãi luôn nuôi dưỡng cái tấm lòng thành nơi chúng ta bằng thái độ khiêm nhu biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần không chỉ trong Thánh Kinh, trong các cử hành Phụng vụ, trong lời dạy của Hội Thánh…mà còn trong các biến cố lịch sử, trong các nét đẹp thánh thiêng nơi các niềm tin, tôn giáo ngoài Công Giáo, nơi các nghĩa cử cao đẹp của những người chưa tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa. Lắng nghe không phải để đứng nhìn mà để can đảm lên đường tìm kiếm và đón nhận chân lý. Sự thật toàn vẹn luôn ở phía trước, vì có đó nhiều điều ngay các Tông đồ vẫn chưa thấu hiểu. Chính Thánh Thần là Đấng sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,12-13). Người là Đấng đang mãi hoạt động cho đến ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Không ai có thể trao ban điều mình không có. Tích cực tìm kiếm và đón nhận chân lý là tiền đề tất yếu để ta chia sẻ cho tha nhân hồng ân cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lễ Hiển Linh
Kế hoạch của Thiên Chúa là muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ (x.1Tm 2,3-4). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định về tính phổ quát của ơn cứu độ rằng: “Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Eph 3,5-6). Họp mừng lễ Hiển linh hay là lễ Chúa tỏ mình cho muôn dân, Hội Thánh muốn khẳng định với chúng ta rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người, mọi thời, mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo chúng tránh xa thái độ cao ngạo độc quyền chân lý, và mặt khác dạy chúng ta cần tích cực sẻ chia cho tha nhân kho tàng ân sủng mình đã lãnh nhận theo khả năng và hoàn cảnh của mình.
Ơn cứu độ là dành cho tất cả mọi người. Ngôn sứ Isaia loan báo cảnh huy hoàng rực rỡ của Giêrusalem và chư dân Đông Tây, sẽ tay bế tay bồng dìu nhau đến thờ lạy, ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa (x.Is 60,3-5). Thiên Chúa là Đấng công bình và đầy tình lân ái. Người tỏ mình cho mỗi người mỗi cách khác nhau tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ. Chúa công bình vì Người tỏ mình cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Chúa lân ái nên Chúa tỏ mình bằng nhiều cách thế để mỗi người theo mỗi hoàn cảnh có thể gặp được Người.
Với những người chăn chiên cừu, vốn ít học nhưng đơn sơ chất phác, thì lời loan báo của vị Thiên Sứ cùng với tiếng hát của đoàn cơ binh Thiên Thần trong ánh sáng huy hoàng quả là một sứ điệp không gì bằng. Dòng lịch sử minh chứng cho ta sự thật này: Chúa Kitô, Mẹ Maria thường hiện ra với những người thôn quê, nghèo hèn nhiều hơn là với những người trí thức, học cao, hiểu rộng hay chốn thị thành. Với các nhà đạo sĩ Đông phương, thì sự xuất hiện một ánh sao lạ trên bầu trời hẳn là một lời mời gọi thiết thực với những “chuyên gia thiên văn”. Còn với các kinh sư, các Thượng tế Do thái giáo, thì thử hỏi có gì quan trọng cho bằng Thánh Kinh. Chúng ta chớ quên việc họ thường mang Lời Chúa được ghi trên các dải vải đính ở tay áo. Thế thì một duyên cớ để họ đọc lại lời của Ngôn sứ Mikêa: “Phần người, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mk 5,1), quả là một lời mời gọi hay nói cách khác, là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách tuyệt vời cho họ. Rồi với Vua Hêrôđê, một vị vua trần thế vốn tham quyền cố vị, thì câu hỏi của các nhà đạo sĩ Đông phương: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu?” đúng là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách đúng đối tượng.
Thiên Chúa luôn tỏ mình ra với mọi người theo cách thức Người chọn, phù hợp với từng người theo từng hoàn cảnh, số phận khác nhau của họ. Như thế, ta có thể nói là bất cứ ai cũng đều có thể tìm gặp chân lý, đều có thể tìm đến cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu theo khả năng, hoàn cảnh của mình. Giáo lý Công Giáo khẳng định rằng ngoài phép rửa bằng nước còn có phép rửa bằng máu và bằng lòng mến. Thánh Công đồng Vatican II dạy chúng ta: “Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh cứu độ của Đức Kitô, tham dự bằng cách nào thì chỉ có Chúa biết mà thôi” (MV số 20). Ơn cứu độ là dành cho muôn dân, vì thế chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận như tất yếu như sau:
Không được phép độc quyền chân lý: Chân lý không thuộc riêng một ai, một tập thể nào. Khi ta độc quyền chân lý cách này cách khác là khi ta tự biến mình thành ngẫu tượng. Cần phải bỏ dần thái độ cao ngạo tự tôn của một thời quá khứ khi ta đồng hoá mọi niềm tin, tôn giáo khác ta đều là lầm lạc, là ma quỷ, bụt thần… Cần phải minh định rằng “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô” (x.Ga 14,6). Tuy nhiên cũng cần cảnh giác thái độ tự tôn cho rằng “ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ”, một thái độ thiếu tôn trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng “muốn thổi đâu thì thổi” (x.Ga 3,8). Khi ta có thái độ độc quyền chân lý là lúc ta tưởng như mình đã nắm trọn vẹn chân lý và hữu ý hay vô tình ta đã rơi vào chước cám dỗ của Satan ngày xưa khi cám dỗ tổ tiên loài người: Cứ ăn trái cấm này đi thì hai ông bà sẽ nên như Thiên Chúa, biết được điều lành điều dữ (x. St 3,5).
“Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” (Ga 6,45). Thiên Chúa tỏ mình cho mỗi người mỗi cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa, phần phía con người cũng cần có sự đáp trả cân xứng. Một vài thái độ đáp trả cần có đó là:
Một tâm hồn biết lắng nghe: đây là thái độ khiêm nhu chân thành, luôn khao khát tìm về chân, thiện, mỹ. Người có tâm hồn biết lắng nghe là người có tấm lòng thành trước những những gì là chính đáng, là phải đạo. Các nhà đạo sĩ Đông phương và những người mục tử thôn dã lúc bấy giờ là những người có tấm lòng thành. Tấm lòng thành ở đây được hiểu như là sự hướng thượng và hướng thiện. Quân vương Hêrôđê chắc chắn không có tấm lòng thành. Các thượng tế, kinh sư ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ thì ta không dám quả quyết nhưng chắc chắn họ thiếu động thái lên đường, ra đi.
Một động thái lên đường, ra đi: Khi đã nhận ra tiếng nói của chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu, thì cần phải lên đường, ra đi. Chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu đòi hỏi chúng phải ra đi khỏi cái vị thế hiện tại. Không một ai ở trần gian này có thể nắm được tình yêu vĩnh cửu hay chân lý toàn thiện. Tất thảy đều ở phía trước, chính vì thế cần phải lên đường, ra đi. Các thượng tế và kinh sư ở thành Giêrusalem năm nào dù đã thoáng nhận ra Ánh Sáng cứu độ nhưng vì họ đã không lên đường nên không thể gặp được Đấng Cứu Thế. Trái lại khi nhận được dấu chỉ mời gọi, các đạo sĩ Đông phương và các mục tử đã biết lên đường, ra đi. Ra đi là chấp nhận từ bỏ. Lên đường là chấp nhận hy sinh và gian khó. Có một cái khó mà không dễ gì vượt qua hay từ bỏ, đó là những tập tục hay truyền thống mang tính nhân loại. Chúng dễ nhận ra sự thật này nơi nhiều người biệt phái, luật sĩ, tư tế thời Chúa Giêsu, khi Người công khai rao giảng tin mừng.
Chân lý đã thực sự hoàn hảo và đầy đủ nơi Chúa Kitô, Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (x.Col 1,15; Dt 1,1-2). Nhưng chúng ta, dù là giáo dân hay giáo sĩ, dù là thần học gia hay “xứng với bậc tông đồ” thì cũng chỉ nhận biết chân lý kiểu như thấy trong tấm gương đồng. “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1.Cor 13,12).
Ra khỏi tháp ngà tự mãn cho rằng đã nắm được trọn vẹn chân lý, ra khỏi tháp ngà độc quyền chân lý là cách thế tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Hiển linh, Chúa tỏ mình cho muôn dân cách thiết thực, hữu hiệu và khả tín. Không ngừng kiếm tìm và đón nhận chân lý là một thái độ khiêm nhu vừa có tính giải thoát và tính truyền giáo. Sự thật không chỉ giải thoát chúng ta, mà còn có sức cuốn hút những tâm hồn thiện chí. Và như thế sự thật sẽ làm cho chúng ta xích lại gần nhau, làm cho chúng ta nên một bằng cách thánh hiến chúng ta, nghĩa là làm cho chung ta thuộc về Thiên Chúa (x.Ga 17,17).
Mừng mầu nhiệm Chúa Hiển Linh, ước gì chúng ta mãi luôn nuôi dưỡng cái tấm lòng thành nơi chúng ta bằng thái độ khiêm nhu biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần không chỉ trong Thánh Kinh, trong các cử hành Phụng vụ, trong lời dạy của Hội Thánh…mà còn trong các biến cố lịch sử, trong các nét đẹp thánh thiêng nơi các niềm tin, tôn giáo ngoài Công Giáo, nơi các nghĩa cử cao đẹp của những người chưa tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa. Lắng nghe không phải để đứng nhìn mà để can đảm lên đường tìm kiếm và đón nhận chân lý. Sự thật toàn vẹn luôn ở phía trước, vì có đó nhiều điều ngay các Tông đồ vẫn chưa thấu hiểu. Chính Thánh Thần là Đấng sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,12-13). Người là Đấng đang mãi hoạt động cho đến ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Không ai có thể trao ban điều mình không có. Tích cực tìm kiếm và đón nhận chân lý là tiền đề tất yếu để ta chia sẻ cho tha nhân hồng ân cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Cái Đẹp trong Phụng Vụ
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
17:21 30/12/2021
Cái Đẹp trong Phụng Vụ
Phụng Vụ có Cái Đẹp. Đó là Cái Đẹp tổng thể bao gồm nội dung và hình thức. Nội dung là ý nghĩa, còn hình thức là mẫu mã. Vì thế cái đẹp thì chung hơn là vẻ đẹp hay nét đẹp.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả câm nín.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Phụng Vụ có Cái Đẹp. Đó là Cái Đẹp tổng thể bao gồm nội dung và hình thức. Nội dung là ý nghĩa, còn hình thức là mẫu mã. Vì thế cái đẹp thì chung hơn là vẻ đẹp hay nét đẹp.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả câm nín.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
8 Giờ Tối 31/12: Hiệp thông với Đền Thờ Thánh Phêrô cầu cho quê hương, và bình an trong Năm Mới 2022
Giáo Hội Năm Châu
18:03 30/12/2021
Thắp lên một ngọn nến
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:52 30/12/2021
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a hôm nay được vang lên như một thôi thúc, kêu gọi chúng ta phải toả sáng: “Hãy đứng lên, bừng sáng lên! … Kìa bóng tối bao trùm mặt đất và mây mù phủ lấp chư dân…” (Is 60,1-6).
Hôm xưa, Thiên Chúa đã nhờ ngôi sao lạ để soi đường dẫn lối cho các nhà chiêm tinh ngoại giáo đến thờ lạy Chúa hài nhi tại Bê-lem, thì hôm nay, Ngài cũng cậy nhờ chúng ta như những ánh sao Bê-lem mới để dẫn đưa muôn dân về với Chúa (Mát-thêu 2, 1-12). Chúa Giê-su dạy: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian... Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,14.16).
Và thánh Phao-lô kêu gọi: “Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ… anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Philip 2,15).
Nếu chúng ta không thể là “ánh sáng cho trần gian” như lời Chúa Giê-su truyền dạy hoặc không thể là “ngôi sao trên vòm trời” như lời thánh Phao-lô mời gọi, thì ít nữa, chúng ta cũng phải là một “ngọn nến” nhỏ trong gia đình, trong khu xóm của chúng ta.
Cùng nhau thắp nến
Một ngọn nến nhỏ không toả sáng nhiều, nhưng nhiều ngọn nến được đốt lên sẽ làm sáng tỏ cả một không gian rộng lớn. Việc tốt của một người chưa có ảnh hưởng bao nhiêu, nhưng việc tốt của nhiều người sẽ mang lại ảnh hưởng lớn.
Trong đêm vọng phục sinh, sau nghi thức làm phép lửa và nến phục sinh, đang khi cả nhà thờ chìm trong bóng tối… ánh nến phục sinh trong tay linh mục chủ tế từ cuối nhà thờ từ từ tiến lên, tiến lên… Ánh lửa này được thắp cho vài cây nến nhỏ của các em lễ sinh và các ngọn lửa từ tay lễ sinh lại truyền qua cho những người kế cận... Thế rồi chỉ trong chốc lát, cả nhà thờ bừng sáng trước hàng trăm ngọn nến lung linh.
Nếu chúng ta để cho ánh lửa của yêu thương và việc tốt bừng cháy lên trong đời mình, và để cho lửa ấy tiếp tục lan sang những người kế cận… thì hy vọng một ngày không xa, cả phố phường làng mạc sẽ bừng sáng.
Mỗi ngày làm một việc tốt
Hằng ngày, các phương tiện truyền thông như báo chí, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình… đề cập đến nhiều thứ “bóng tối” đang bao trùm xã hội. Đó là những tệ nạn lan tràn khắp nơi.
Trước tình hình đó, người thì quy trách cho các nhà giáo dục; người khác thì đổ lỗi cho thế lực này, cho tổ chức kia… Thế rồi người ta đua nhau nguyền rủa “bóng tối” mà không chịu thắp lên một ngọn đèn. Làm như thế thì “bóng tối” ngày càng lan rộng, càng dày đặc thêm.
Tại sao chúng ta không thắp lên một “ngọn nến nhỏ” cho gia đình hay thôn xóm mình mà lại ngồi khoanh tay nguyền rủa “bóng tối”? Mỗi người hãy cố gắng thắp lên nơi mình một ngọn nến ngay từ hôm nay.
Mỗi ngày hãy thắp ngọn nến của mình lên bằng cách làm một việc tốt, như mỉm cười chào hỏi người hàng xóm khó thương, ủi an người gặp khó khăn gian khổ, thăm người già yếu bệnh tật... Nay một việc tốt, mai một việc tốt, mỗi tháng có đến 30 việc tốt, mỗi năm có 365 việc tốt thì thật tuyệt vời!
Nếu chúng ta nhẫn nại thắp nến hằng ngày như thế, chắc chắn, bóng tối sẽ bị đẩy lùi, ánh sáng sẽ toả lan, gia đình và làng xóm sẽ an vui hạnh phúc.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin giúp mỗi người chúng con quyết tâm làm một việc tốt mỗi ngày. Đó là bổn phận của người tín hữu vốn là ánh sáng trần gian. Đó là lễ vật cao đẹp mà Chúa ưa thích và chờ đợi nơi chúng con mỗi ngày. Đó cũng là ánh nến nhỏ mà chúng con cần phải thắp lên để đẩy lùi bóng tối đang bao phủ phố phường, thôn xóm chúng con. Amen.
Ngày 31/12: Nhận biết Thiên Chúa qua Đức Giêsu. Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển
Giáo Hội Năm Châu
03:19 30/12/2021
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến,
tên là Gio-an.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,
để mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là ánh sáng,
nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.
Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,
thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa.
Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người,
vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,
là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố :
“Đây là Đấng mà tôi đã nói :
Người đến sau tôi,
nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.”
Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,
còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;
nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa
và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,
chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
Đó là lời Chúa
Khởi đi từ trời cao
Lm. Minh Anh
23:46 30/12/2021
KHỞI ĐI TỪ TRỜI CAO
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa”; “Ngài cư ngụ giữa chúng ta”.
John Hannah nói, “Không ai từng ở trong địa ngục sẽ có thể nói với Chúa, “Ngài đã đặt tôi ở đây!”; cũng không ai ở trên thiên đàng sẽ có thể nói, “Tôi đã đặt mình ở đây!”. Có gì ở dưới thế, được gì ở trên trời, là do chính Con Thiên Chúa, Đấng ‘khởi đi từ trời cao’ ban tặng cho chúng ta!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một điều gì đó ‘khởi đi từ trời cao’. Đang khi gia phả tổ tông được tác giả Sáng Thế bắt đầu với Ađam; gia phả của Giêsu, con Đavít được Matthêu bắt đầu với Abraham, thì gia phả của Ađam mới, Con Thiên Chúa, được Gioan khởi đi từ cung lòng Chúa Cha! Đang khi Tin Mừng nhất lãm khởi đi từ đất thấp, thì Tin Mừng thứ tư lại ‘khởi đi từ trời cao’, cụ thể là Lời Tựa của Gioan hôm nay, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa”; “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, Ngài cư ngụ giữa chúng ta”.
Đang khi mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại được Luca trình bày từ biến cố truyền tin cho Đức Maria, đến việc ra đời của Chúa Giêsu tại Bêlem; thì với Gioan, biến cố này được giới thiệu gãy gọn trong mầu nhiệm Ngôi Lời làm người, “Ngài cư ngụ giữa chúng ta”. Trên thực tế, câu chuyện Giáng Sinh của Luca và Lời Tựa của Gioan bổ sung và làm phong phú lẫn nhau; cả hai nói lên một thông điệp, “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài!”.
Lời Tựa của Gioan là một áng văn có một không hai của Tân Ước; phân đoạn tuyệt vời này cung cấp một mở đầu mạnh mẽ cho Phúc Âm thứ tư, đưa ra các chủ đề chính của Gioan: Sự Sống, Sự Sáng, Sự Thật, Thế Gian, Chứng Tích và tiền Hiện Hữu của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Ngài là Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng bày tỏ Thiên Chúa là Cha cho chúng ta. Tất cả nói lên mối quan hệ đặc biệt của Ngôi Hai với Thiên Chúa, Cha của Ngài. Lời Tựa của Gioan khác nào những lời đầu tiên trong Cựu Ước, “Lúc khởi đầu…”; nhưng đang khi Sáng Thế nói về sự khởi đầu của vũ trụ thì Gioan lại đi xa hơn, tận sự khởi đầu vô cực của chính Thiên Chúa; một sự ‘khởi đi từ trời cao’. Và trong những khởi đầu đó, Ngôi Lời đã tồn tại vốn cũng đã quan hệ mật thiết với Thiên Chúa Cha và có cùng một bản chất với Ngài. Ngôi Lời đó đến và “cư ngụ giữa chúng ta”.
Trong đêm Giáng Sinh, nếu Luca cho biết, “Hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”, thì Gioan lại tâm sự, “Ngài đã đến nhà các gia nhân Ngài, và các gia nhân Ngài đã không tiếp nhận Ngài”. Và nếu vinh quang Chúa chiếu toả khung trời Bêlem, khiến mục đồng kinh sợ; để sau đó, sứ thần bảo họ, “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, là tin mừng cho toàn dân; hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em!”, thì trong Lời Tựa, Gioan lại xác tín, “Chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Ngài, vinh quang Ngài nhận được bởi Chúa Cha!”.
Anh Chị em,
“Ngài cư ngụ giữa chúng ta”. Từ nguồn sống, nguồn sung mãn ‘khởi đi từ trời cao’, Con Thiên Chúa ban cho chúng ta những gì phát xuất từ nguồn cội ấy, tức là những gì vĩ đại và vô biên nhất nơi Thiên Chúa; không đến từ đất, Ngài không tặng chúng ta những gì thuộc về đất, vốn sẽ rất hạn hẹp, ít ỏi. Trái lại, Ngài đến từ trời, “Từ nguồn sung mãn của Thiên Chúa, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”. Hôm nay, ngày cuối năm Dương lịch, một năm biến động, bão tố, nhưng chúng ta vẫn đang sống; không những sống dồi dào sự sống thể lý mà cả sự sống thần linh với bao ân huệ thiêng liêng khác. Đó là tất cả những gì chúng ta nhận được do Đấng từ trời ban tặng; nhờ Ngài, chúng ta được ngụp lặn trong Đấng Vô Biên. Hãy đến với Chúa Giêsu, Đấng đang ở giữa chúng ta, trong Lời Chúa, trong Thánh Thể và trong Hội Thánh, để múc lấy mạch sống vô biên; đồng thời, đem chia sẻ cho anh chị em chung quanh quà tặng ân sủng Giêsu này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước chi mỗi ngày, mọi lời, mọi việc, và cả mọi suy tưởng của con cũng đều ‘khởi đi từ trời cao’. Được như thế, con sẽ bớt lệt đệt la đà dưới đất thấp và sẽ sớm nên thánh!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Edmundo Valenzuela gây chưng hửng cho giáo dân trong thông điệp Giáng sinh
Đặng Tự Do
04:09 30/12/2021
Đức Tổng Giám Mục Edmundo Valenzuela, 77 tuổi, của tổng giáo phận Asunción, Venezuela đã gây chưng hửng cho anh chị em giáo dân khi bất ngờ cho biết thông điệp Giáng sinh 2021 là thông điệp Giáng sinh cuối cùng ngài viết cho họ.
Khi đến tuổi 75, theo luật định, Đức Cha Valenzuela đã nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài lãnh đạo tổng giáo phận thêm 2 năm nữa. Thời hạn 2 năm này đến nay là chấm dứt.
Đức Cha Valenzuela, đã có đôi lời từ biệt trong thông điệp nhân dịp Giáng sinh. Ngài viết: “Tôi biết ơn về những năm phục vụ này trong Tổng Giáo phận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tôi luôn muốn trở thành một người phục vụ, với phương châm Qua Chúa Kitô, đến với Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần. Khi tôi chào tạm biệt anh chị em, hãy biết rằng tôi đã đánh giá cao và tìm kiếm trong tất cả sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa.”
Đức Cha Valenzuela cho biết ngài đã đệ đơn từ chức vào năm 2019 ở tuổi 75, theo quy định của Giáo luật. Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu ngài tiếp tục trong 2 năm nữa, và thời hạn đó đã chấm dứt vào tháng 11 vừa qua.
Một trong những vị có nhiều khả năng thay thế ngài là Đức Cha Adalberto Martínez. Ngài là người Venezuela nhưng làm mục vụ tại Paraguay và hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Paraguay (CEP) và là giám mục của giáo phận Villarrica. Ngoài ra, một ứng cử viên khác sẽ là Đức Cha Francisco Javier Pistilli, giám mục của Encarnación, Venezuela.
Source:rdn.com.py
Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức của giám mục Chí Lợi, người đã kêu gọi bất tuân dân sự chống lại lockdown
Đặng Tự Do
04:10 30/12/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Bernardo Bastres Giám mục giáo phận Punta Arenas với công thức nunc pro tunc. Trong Giáo Hội Công Giáo, công thức nunc pro tunc có nghĩa là việc từ chức sẽ có hiệu lực ngay lập tức, nhưng đương sự vẫn ở nguyên vị trí vì Đức Thánh Cha cần thời gian để bổ nhiệm người kế vị.
Tòa Sứ thần Tòa Thánh đã ban hành một tuyên bố chi tiết cho biết việc từ chức đã được thông báo vào trưa Thứ Tư tuần này tại Rôma (8 giờ sáng theo giờ Chí Lợi).
Đức Cha Bastres đã ra một tuyên bố trong đó ngài cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì đã tin tưởng, thông cảm và chấp nhận yêu cầu từ chức đã được đệ trình. Đức Cha giải thích rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức giám mục của tôi với tư cách là giám mục của giáo phận, theo thể thức ‘Nunc pro tunc’, nói một cách đơn giản có nghĩa là trong khi chờ vị giám mục mới đến, tôi vẫn tiếp tục lãnh đạo Giáo phận. Vì lý do này, tôi biết ơn sự tin tưởng mà Đức Thánh Cha đã dành cho tôi”.
“Cách đây một thời gian, tôi đã suy tư, đánh giá và cầu nguyện trước Thiên Chúa, công việc của tôi với tư cách là mục tử của Giáo phận thân yêu này, và với sự tin tưởng của một người con, tôi đã trình bày với Đức Thánh Cha, đơn từ chức của tôi khỏi công việc mục vụ của Giáo phận, vì lý do cá nhân thuần tuý. Vì điều này, tôi biết ơn Đức Giáo Hoàng, vì sự hiểu biết và thông cảm của ngài”.
Vị linh mục chỉ rõ rằng trong số những lý do mà ông có thể chia sẻ “là tất cả những sự kiện mà chúng tôi đã trải qua trong những năm này và chúng không chỉ ảnh hưởng đến Giáo hội của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến cá nhân tôi như thế nào. Tôi đã phải lên tiếng vì chúng xứng đáng được đối mặt và làm rõ”.
Vào tháng 3 năm nay, một đoạn video ghi lại một nghi lễ tôn giáo đã được phổ biến trong đó Đức Cha Bastres kêu gọi “bất tuân luật” dân sự trước lệnh cấm tụ tập đông người để quản lý đại dịch coronavirus. Vị linh mục sau đó đã xin lỗi “những người đã bị xúc phạm” bởi lời nói của mình.
Trong một diễn biến không mấy lạc quan, Gabriel Boric, 35 tuổi, một chính trị gia cánh tả, là người đã nổi lên như một nhân vật cầm đầu hàng loạt các cuộc biểu tình của sinh viên, đã được bầu làm tổng thống mới của Chí Lợi vào hôm Chúa Nhật, đánh bại đối thủ Công Giáo Jose Antonio Kast với hơn 10% số phiếu bầu.
Dưới sự hô hào của Gabriel Boric, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra, trong đó nhiều nhà thờ Công Giáo đã bị đốt phá, nhiều tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh bị lôi ra khỏi các nhà thờ, đập tan tành trên các đường phố. Trong nhiều lần và nhiều dịp khác nhau Gabriel Boric tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo là một một định chế cần phải bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Chí Lợi.
Source:latercera.com
Giáo Hội tại Indonesia được bình an trong Mùa Giáng Sinh năm nay
Đặng Tự Do
04:10 30/12/2021
Gần 180,000 cảnh sát Indonesia đã canh gác các nhà thờ và các địa điểm công cộng trên khắp đất nước trong lễ Giáng Sinh năm nay để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
Tất cả các nhà thờ được mở cửa trong thời gian Giáng Sinh để cho phép các Kitô Hữu tham dự các thánh lễ và các nghi lễ tôn giáo khác bất chấp mối đe dọa do biến thể omicron rất dễ lây lan của coronavirus và các cuộc tấn công có thể xảy ra bởi những kẻ cực đoan, ucanews.com đưa tin.
Theo Bộ Tôn giáo nước này, Indonesia có hơn 11,000 nhà thờ Tin lành và Công Giáo.
Hàng chục thành viên bị tình nghi của Jemaah Islamiyah, một nhóm Hồi giáo, đã bị cảnh sát bắt giữ trên khắp đất nước trong những tuần trước lễ Giáng Sinh.
Các nhà chức trách cho biết họ không muốn thấy lặp lại các vụ tấn công khủng bố, trong đó hàng chục nhà thờ ở Sumatra, Java và Tây Nusa Tenggara bị nhóm khủng bố tấn công vào đêm Giáng Sinh năm 2000, khiến 18 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Cảnh sát dày đặc đã có mặt tại các nhà thờ đã bị tấn công trước đó, bao gồm Nhà thờ Công Giáo Santa Maria và hai nhà thờ Tin lành ở Surabaya, Đông Java, là mục tiêu của những kẻ đánh bom tự sát giết chết 19 người vào tháng 5 năm 2018.
Cảnh sát cũng đã bảo vệ chặt chẽ 31 nhà thờ, trong đó có Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Makassar thuộc tỉnh Nam Sulawesi, nơi bị tấn công vào Chủ nhật Lễ Lá năm nay.
“Chúng tôi sẽ triển khai 177,212 cảnh sát trong dịp Giáng Sinh năm nay,” Imam Sugianto, trợ lý giám đốc phụ trách các hoạt động của Cảnh sát Quốc gia Indonesia, cho biết hôm 21 tháng 12.
Sugianto cho biết các nhân viên cảnh sát sẽ canh gác các nhà thờ, trung tâm mua sắm và các địa điểm du lịch.
Ông nói: “Các nhà thờ Công Giáo và Tin lành trên khắp Indonesia sẽ được bảo vệ bởi ít nhất 43,000 viên chức an ninh”.
Cảnh sát sẽ được quân đội giúp đỡ trong chiến dịch kéo dài từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 1, ông nói thêm.
Cha Antonius Suyadi, chủ tịch Ủy ban các vấn đề liên tôn và đại kết của Tổng giáo phận Jakarta, cho biết các viên chức Giáo Hội đang phối hợp với cảnh sát Jakarta về các vấn đề an ninh.
Cha Suyadi nói với ucanews.com: “Chúng tôi đã yêu cầu những người Công Giáo trong giáo xứ hợp tác với cảnh sát, các nhóm liên tôn và chính quyền địa phương trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ngài bày tỏ hy vọng người Công Giáo sẽ làm theo hướng dẫn của các linh mục, các quan chức an ninh địa phương và cảnh sát để mọi người có thể đón Giáng Sinh an toàn.
Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Jakarta và một số nhà thờ khác ở thủ đô Indonesia nằm trong số các nhà thờ bị nhắm mục tiêu vào năm 2000.
Source:Crux
Chủ nhân Công Giáo ở Sri Lanka trả lại 6 tháng tiền lương cho nhân viên vì đại dịch Covid 19
Nguyễn long Thao
12:10 30/12/2021
Colombo (AsiaNews) - Ông Shantha Herbert, một doanh nhân Công Giáo 58 tuổi, người Sri Lanka đã cắt giảm phần lớn số lương của nhân viên trong công ty để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra.
Tuy nhiên, vào dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, ông đã hối hận về quyết định cắt giảm tiền lương nên đã trả lại mỗi người sáu tháng tiền lương.
Ông Herbert sống trong Tổng giáo phận Colombo, Tích Lan, là chủ nhân của một công ty với lực lượng lao động là 75 người.
Không lâu trước lễ Giáng sinh, ông nhận được một email do một trong những nhân viên của ông gửi.
Thư do một nữ công nhân viết. Bà nói: " Tôi phải khổ sở đối phó với vật giá leo thang đến chóng mặt ở Sri Lanka trong lúc mức lương của tôi bị cắt đi một nửa."
Lá thư bà viết tiếp: “ Công nhân chúng tôi đã hy sinh mọi thứ cho công ty, chúng tôi đã hỗ trợ công ty trong lúc công ty gặp khó khăn do đại dịch gây ra. Nhưng, chúng tôi đã bị ông quên đi những đóng góp của chúng tôi một cách oan uổng
Ông Shantha Herbert nói với thông tấn xã Asia News: “Lời lẽ trong lá thư quả là một thách thức đối với tôi. Tôi tự hỏi: Tôi có thực sự là người Công Giáo không? Tôi muốn giữ tình hình tài chính của công ty được ổn định, nhưng để làm được điều đó tôi đã hy sinh nhân viên của tôi ”.
Ông Herbert nói tiếp với Asia News:
“Lá thư đánh động tâm hồn tôi, tôi đã đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Sri Lanka ở Tewatta để xin Đức Mẹ soi sáng. Sau khi cầu nguyện, tôi quyết định trả lại các công nhân sáu tháng tiền lương như một món quà Giáng sinh. Tôi đã bảo kế toán viên trả lại tiền lương cho họ.”
Nguyễn Long Thao
Tuy nhiên, vào dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, ông đã hối hận về quyết định cắt giảm tiền lương nên đã trả lại mỗi người sáu tháng tiền lương.
Ông Herbert sống trong Tổng giáo phận Colombo, Tích Lan, là chủ nhân của một công ty với lực lượng lao động là 75 người.
Không lâu trước lễ Giáng sinh, ông nhận được một email do một trong những nhân viên của ông gửi.
Thư do một nữ công nhân viết. Bà nói: " Tôi phải khổ sở đối phó với vật giá leo thang đến chóng mặt ở Sri Lanka trong lúc mức lương của tôi bị cắt đi một nửa."
Lá thư bà viết tiếp: “ Công nhân chúng tôi đã hy sinh mọi thứ cho công ty, chúng tôi đã hỗ trợ công ty trong lúc công ty gặp khó khăn do đại dịch gây ra. Nhưng, chúng tôi đã bị ông quên đi những đóng góp của chúng tôi một cách oan uổng
Ông Shantha Herbert nói với thông tấn xã Asia News: “Lời lẽ trong lá thư quả là một thách thức đối với tôi. Tôi tự hỏi: Tôi có thực sự là người Công Giáo không? Tôi muốn giữ tình hình tài chính của công ty được ổn định, nhưng để làm được điều đó tôi đã hy sinh nhân viên của tôi ”.
Ông Herbert nói tiếp với Asia News:
“Lá thư đánh động tâm hồn tôi, tôi đã đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Sri Lanka ở Tewatta để xin Đức Mẹ soi sáng. Sau khi cầu nguyện, tôi quyết định trả lại các công nhân sáu tháng tiền lương như một món quà Giáng sinh. Tôi đã bảo kế toán viên trả lại tiền lương cho họ.”
Nguyễn Long Thao
Biến thể Omicron lây lan quá nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thờ phượng
Đặng Tự Do
16:19 30/12/2021
Biến thể Omicron đang lây lan rất nhanh tại Úc Đại Lợi đe dọa các sinh hoạt tôn giáo. Từ trung bình vài trăm trường hợp nhiễm bệnh một ngày, New South Wales ghi nhận 11,201 trường hợp nhiễm bệnh mới trong một ngày duy nhất vào hôm thứ Ba 28 tháng 12, và ba trường hợp tử vong. Chỉ riêng tại tiểu bang này, số ca nhập viện đã tăng lên 625 ca, tức là tăng từ 557 ca trong kỳ báo cáo trước đó. Hiện có 61 bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt.
Hơn 157,000 cuộc thử nghiệm COVID-19 đã được tiến hành vào hôm thứ Ba, tại New South Wales.
Vấn đề nghiêm trọng hiện nay là định nghĩa thế nào là “close contact” hay “tiếp xúc gần gũi”. Chẳng hạn như khi một người đến nhà thờ dự lễ được phát hiện đã nhiễm coronavirus, tất cả những ai tham dự cùng thánh lễ ấy đều phải đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm này là bắt buộc. Nhiều người cho biết đã xếp hàng từ 10 giờ tối và đến 6g sáng hôm sau mới về đến nhà. Có trường hợp thê thảm đến mức xếp hàng từ 4g sáng đến 9g tối mới đến lượt mình chỉ để được thông báo rằng ngày mai trở lại vì các nhân viên y tế đã kiệt sức. Chính vì thế, trong khi các nhà thờ vẫn tiếp tục được mở cửa, nhiều người đã quyết định ở nhà dự lễ online vì sợ phiền phức.
Trong ngày thứ Năm 30 tháng 12, các nhà lãnh đạo của quốc gia nhóm họp để thảo luận về một định nghĩa mới thế nào “tiếp xúc gần gũi”, để tìm cách giảm bớt áp lực lên các hệ thống y tế và cơ sở xét nghiệm trên toàn quốc.
Thủ tướng Scott Morrison đã triệu tập cuộc họp nội các quốc gia nhanh chóng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ biến thể Omicron COVID-19 có khả năng lây truyền cao, số ca bệnh tăng vọt và hàng chờ đợi quá lớn để xét nghiệm PCR.
Các chuyên gia y tế cho rằng người được cho là “tiếp xúc gần gũi” là người đã trải qua ít nhất là bốn giờ trở lên trong bối cảnh trong nhà. Nếu định nghĩa này được thông qua, may ra các sinh hoạt tôn giáo mới có thể bình thường trở lại.
Source:ABC News
Nicaragua chiếm tài sản hiến cho Giáo Hội Công Giáo để trao cho Trung Quốc
Đặng Tự Do
16:20 30/12/2021
Thông tấn xã AP có bài tường thuật nhan đề “Nicaragua seizes former Taiwan embassy to give it to China”, nghĩa là “Nicaragua chiếm đại sứ quán cũ của Đài Loan để trao cho Trung Quốc”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Nhà cầm quyền Nicaragua đã chiếm giữ đại sứ quán và các văn phòng ngoại giao trước đây thuộc về Đài Loan, nói rằng chúng thuộc về Trung Quốc.
Chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan trong tháng này, và nói rằng họ sẽ chỉ công nhận chính phủ đại lục.
Trước khi ra đi, các nhà ngoại giao Đài Loan đã cố gắng tặng tài sản cho Tổng giáo phận Công Giáo Managua.
Nhưng chính phủ của Ortega cho biết vào cuối ngày Chúa Nhật rằng bất kỳ khoản quyên tặng như thế là không hợp lệ và tòa nhà trong một khu phố cao cấp của Managua thuộc về Trung Quốc.
Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp cho biết trong một tuyên bố rằng nỗ lực quyên tặng này là một “sự thao túng và lươn lẹo để lấy đi những gì không thuộc về họ.”
Bộ Ngoại giao Đài Loan lên án “các hành động phi pháp nghiêm trọng của chế độ Ortega”, nói rằng chính phủ Nicaragua đã vi phạm các quy trình tiêu chuẩn khi cho các nhà ngoại giao Đài Loan chỉ có hai tuần để rời khỏi đất nước.
Bộ Ngoại giao cho biết Đài Loan “cũng lên án sự ngăn cản tùy tiện của chính phủ Nicaragua đối với việc bán tượng trưng tài sản của họ cho Giáo Hội Công Giáo Nicaragua.”
Đức Ông Carlos Avilés, tổng đại diện của tổng giáo phận Managua, nói với tờ La Prensa rằng một nhà ngoại giao Đài Loan đã đề nghị hiến tặng cho Giáo Hội tài sản này, “Tôi đã nói với ông ấy rằng không có vấn đề gì, nhưng việc chuyển nhượng vẫn đang trong quá trình pháp lý.”
Vào đầu tháng 12, quốc gia Trung Mỹ cho biết sẽ chính thức chỉ công nhận Trung Quốc, là quốc gia tuyên bố rằng quốc đảo tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.
Chính phủ Nicaragua cho biết: “Chỉ có một Trung Quốc”. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, và Đài Loan là một phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của Trung Quốc”.
Động thái này làm gia tăng sự cô lập về mặt ngoại giao của Đài Loan trên trường quốc tế, ngay cả khi hòn đảo này đã tăng cường trao đổi chính thức với các quốc gia như Litva và Slovakia, là những quốc gia không chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia. Giờ đây, Đài Loan còn lại 14 đồng minh ngoại giao chính thức.
Trung Quốc đã săn trộm các đồng minh ngoại giao của Đài Loan trong vài năm qua, làm giảm số lượng quốc gia công nhận hòn đảo dân chủ là một quốc gia có chủ quyền. Trung Quốc chống lại việc Đài Loan có mặt trên các diễn đàn toàn cầu hoặc trong lĩnh vực ngoại giao. Quần đảo Solomon đã chọn công nhận Trung Quốc vào năm 2019, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Đài Loan tự mô tả mình là người bảo vệ nền dân chủ, trong khi Ortega được bầu lại vào tháng 11 vừa qua trong một cuộc bầu cử mà Tòa Bạch Ốc gọi là “vở kịch câm bầu cử”.
“Việc bỏ tù tùy tiện gần 40 nhân vật đối lập kể từ tháng 5, trong đó có 7 ứng cử viên tổng thống, và việc ngăn chặn các đảng phái chính trị tham gia đã tác động xấu đến kết quả trước ngày bầu cử”, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố vào tháng 11.
Nicaragua thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào những năm 1990, khi Tổng thống Violeta Chamorro lên nắm quyền sau khi đánh bại phong trào Sandinista của Ortega trong các cuộc bỏ phiếu. Ortega, người được bầu trở lại nắm quyền vào năm 2007, đã duy trì quan hệ với Đài Bắc cho đến nay.
Source:Crux
Thương vong của các nhà truyền giáo trong gần 9 năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:21 30/12/2021
Theo thông lệ, vào những ngày cuối năm, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra những con số thống kê về các nhân viên mục vụ bị giết trong năm 2021.
Trong gần chín năm triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, tức là từ tháng Ba 2013 đến nay đã có 227 nhân viên mục vụ bị giết bao gồm các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân: phó tế, giáo lý viên và những giáo dân truyền giáo. Phần lớn các nạn nhân là các linh mục.
Nếu tính từ năm 1980, hơn 1,000 nhân viên mục vụ đã bị giết trên thế giới.
Năm 2013, có 23 vị.
Năm 2014, có 26 vị.
Năm 2015, có 22 vị.
Năm 2016, có 28 vị.
Năm 2017, có 23 vị.
Năm 2018, có 40 vị.
Năm 2019, có 29 vị.
Năm 2020, có 20 vị.
Năm 2021, có 22 vị.
Tổng cộng là 233 vị..
Người bị giết mới nhất là Cha Luke Adeleke, 38 tuổi, đã bị bắn chết bởi một tay súng vẫn chưa được xác định vào đêm Giáng Sinh, trong khi trở về sau khi dâng thánh lễ.
Các phương tiện truyền thông địa phương cho rằng các tay súng đã phục kích vị linh mục Công Giáo tại Khu vực Ogunmakin Obafemi Owode của bang Ogun, phía tây Nam Nigeria.
Fides lưu ý rằng những con số này chỉ là bề mặt của một tảng băng trôi trong cuộc khủng bố toàn cầu nhắm vào các Kitô hữu. Isis, Boko Haram, Fulani, và sự phân biệt đối xử ở các nước khác nhau, nơi nhà nước ngang nhiên xen mình vào nội bộ các tôn giáo, gây khó khăn cho việc gia nhập Kitô Giáo và biến cuộc sống các Kitô hữu trở nên khó khăn đến mức phải rất anh hùng mới có thể sống niềm tin Kitô của mình, hay thậm chí ở nhiều nơi, họ còn phải chịu các cuộc tấn công và tàn sát.
Với hồ sơ này và những thông tin kịp thời về cuộc đàn áp đang diễn ra trên thế giới, thông tấn xã Fides của chúng tôi muốn đưa ra ánh sáng những thảm kịch của nhân loại, nhằm khơi dậy lương tâm của tất cả mọi người thiện chí để xây dựng một xã hội công bằng và biết nâng đỡ nhau hơn.
Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết đã chết trong những vụ mưu toan cướp của, và trong một số trường hợp các ngài bị tấn công rất dã man. Đó là một dấu chỉ của một tình trạng suy đồi về đạo đức, nghèo nàn về kinh tế và văn hóa, gây ra bạo lực và sự coi thường tính mạng con người.
Tất cả các vị bị giết đều sống trong những bối cảnh nhân sinh và xã hội bình thường, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ em mồ côi và người nghiện ma túy, cổ võ và đôn đốc các dự án phát triển hoặc đơn giản là mở tung cửa ngôi nhà của mình cho bất cứ ai. Và một số đã bị sát hại bởi chính những người họ từng giúp đỡ.
Hiện vẫn còn nhiều quan ngại về số phận của nhân viên chăm sóc mục vụ khác bị bắt cóc hoặc đã biến mất, trong đó chúng tôi không có bất kỳ tin tức, chẳng hạn như ba linh mục dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời bị bắt cóc ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 10 năm 2012; linh mục Dòng Tên người Ý Paolo Dall’Oglio, bị bắt cóc ở Syria vào năm 2013. Tin tức mới nhất mà chúng tôi có vào tháng Hai, 2019 là Cha Paolo Dall’Oglio vẫn còn sống tại Dier ez-Zor của Syria.
Chúng tôi tin tưởng rằng, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, bóng tối của cái ác lúc nào cũng xuất hiện. Nhưng ánh sáng vẫn còn mạnh mẽ hơn. Ánh sáng của tình yêu vẫn có thể vượt qua sự thù hận và khai mở một thế giới mới.
Source:Sismografo
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xét nghiệm dương tính với COVID-19
Đặng Tự Do
16:21 30/12/2021
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew đang hồi phục sức khỏe tốt tại một bệnh viện trung tâm ở Constantinople sau khi xét nghiệm dương tính với COVID - 19 trong một cuộc kiểm tra định kỳ tại Phanar dành cho các nhân viên của Tòa Thượng Phụ hai ngày trước Lễ Giáng Sinh. Đức Thượng Phụ đã gặp phải các triệu chứng nhẹ và đã được đưa vào Bệnh viện với mục đích phòng ngừa và cũng được các bác sĩ chăm sóc liên tục.
Tờ National Herald cho biết các bác sĩ người Mỹ gốc Hy Lạp thực hiện thủ thuật đặt ống nong để thông tim, mà từ chuyên môn gọi là stent, cho Đức Thượng phụ dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ George Dangas đã yêu cầu các đồng nghiệp của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt đối với Đức Thượng phụ.
Tờ National Herald nói thêm rằng mọi việc diễn ra tốt đẹp, Đức Thượng Phụ đang ở trong tình trạng tốt, ngài làm việc chăm chú trong bệnh viện trên nhiều tài liệu và thư từ được mang đến cho ngài từ Phanar. Ngài cũng liên lạc qua điện thoại với các cộng sự thân cận nhất của mình và Phanar và hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Đại kết.
Đức Thượng Phụ sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi hết thời gian cách ly cần thiết như các giao thức của COVID - 10 quy định. Ngài dự trù sẽ xuất viện trong ngày thứ Năm, 30 tháng 12. Đức Thượng Phụ ban đầu được tiêm vắc-xin Trung Quốc, là loại vắc-xin duy nhất có ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó, nhưng sau đó ngài đã được tiêm đầy đủ vắc-xin Pfizer.
Ngay sau khi Tổ phụ được xét nghiệm dương tính với COVID - 19 Phanar đã đưa ra thông báo chính thức thông báo cho thế giới về tình trạng của Đức Thượng Phụ.
Thông báo nêu rõ như sau: “Đức Thượng Phụ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào hôm thứ Sáu, ngày 24 tháng 12”
“Ngài đã được tiêm chủng đầy đủ. Hiện ngài đang có các triệu chứng nhẹ và tình trạng chung của ngài là tốt”.
“Ngay sau khi được chẩn đoán, ngài đến Bệnh viện Trung ương Constantinople để kiểm tra thêm như một biện pháp phòng ngừa”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cảm ơn tất cả những ai đã bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng sức khỏe của ngài và kêu gọi, một lần nữa, tất cả hãy làm theo khuyến cáo của các bác sĩ. Đối với những người chưa được tiêm phòng, ngài kêu gọi họ làm điều đó vì lợi ích của bản thân và xã hội nói chung. Nhân dịp này, ngài chúc mọi người một Giáng Sinh An lành và Hạnh phúc”.
Đức Tổng Giám Mục Emmanuel của tổng giáo phận Chacledon đã đảm nhận các trách nhiệm của Đức Thượng Phụ và chủ sự Lễ Giáng Sinh tại nhà thờ Thánh George của Tòa Thượng Phụ ở Phanar.
Source:National Herald
Các bài Giáo Lý trong năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:22 30/12/2021
Lúc 9 giờ sáng thứ Tư 29 tháng 12, Đức Thánh Cha đã trình bày bài giáo lý cuối cùng năm 2021, là bài giáo lý thứ 43 tính từ đầu năm đến nay. Trong năm 2021 sắp kết thúc, Đức Giáo Hoàng đã nói về Lời Cầu Nguyện, về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát và về Thánh Giuse.
Buổi Tiếp kiến Chung đầu năm 2021 đã diễn ra vào Thứ Tư ngày 13 tháng Giêng, trong đó Đức Thánh Cha trình bày bài thứ 21 trong loạt bài về Cầu nguyện mà Đức Thánh Cha đã bắt đầu vào năm 2020. Sau 38 bài, Đức Phanxicô đã kết thúc những suy tư về cầu nguyện vào ngày 16 tháng Sáu và tuần sau đó, Thứ Tư 23 tháng Sáu, ngài bắt đầu các bài giáo lý về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Ngày 10 tháng Mười Một, sau 15 bài, ngài đã kết thúc chủ đề này. Chủ đề hiện đang được thực hiện, từ ngày 17 tháng 11 đến nay, tập trung vào hình ảnh của Thánh Giuse.
Các bài Giáo lý hàng tuần của các vị Giáo hoàng bắt đầu từ Thứ Tư ngày 26 tháng 4 năm 1939 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII dành những lời dạy của mình cho các cặp vợ chồng. Như thế các bài Giáo lý hàng tuần của các vị Giáo hoàng đã diễn ra gần 83 năm và qua bảy triều đại giáo hoàng Piô thứ 12, Gioan 23, Phaolô Đệ Lục, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô 16 và Phanxicô.
Source:Il Sismografo
Đức Thánh Cha gửi lời chào mừng đến giới trẻ Taizé
Thanh Quảng sdb
17:18 30/12/2021
Đức Thánh Cha gửi lời chào mừng đến giới trẻ Taizé
Đức Hồng Y Parolin viết trong một thông điệp chuyển tải những lời chào thăm và lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho những người trẻ của Cộng đồng Taizé: “Thánh Linh của Thiên Chúa không ngừng hoạt động và làm dấy nên những người xây dựng tình huynh đệ, đoàn kết và hiệp nhất.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Một cuộc gặp mặt của giới trẻ châu Âu đã được giới trẻ chờ mong, do Cộng đồng Taizé tổ chức, lại một lần nữa bị hoãn lại vì đại dịch covid-19 đang lây lan, nay cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/2022 tại Turin.
“Đức Thánh Cha cầu nguyện cho ý định này,” Đức Hồng Y Thánh Bộ Ngoại giao Pietro Parolin viết như trên, nhưng hiện tại, “ĐTC đang hiệp nhất trong tâm tình cầu nguyện với tất cả các bạn trẻ đang liên đới với nhau qua trang mạng, và ĐTC gửi đến các bạn trẻ những lời chào thăm nồng nhiệt nhất.”
Trong thông điệp cũng nói lên sự gần gũi của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Parolin khen ngợi giới trẻ Taizé đã không “khư khư bám vúi vào chủ nghĩa bảo vệ”, mà thay vào đó dám đối diện với những vấn nạn khó khăn, luôn cầu nguyện và để cho lời Chúa “soi dẫn làm sáng tỏ những cái phức tạp nhất của tình huống con người.”
Thánh Linh kích hoạt khi chúng ta ở bên nhau
Nhắc lại các sự kiện của Lễ Hiện Xuống, Đức Hồng Y Parolin lưu ý rằng vào ngày đó, các môn đồ “ở cùng nhau” - và ngài nhắc nhở cho những người trẻ rằng “chính khi chúng ta ở cùng nhau, Thánh Linh của Thiên Chúa soi dẫn chúng ta một cách đặc biệt.” ĐHY tiếp tục giải thích rằng “với thượng hội đồng hiện tại, Giáo hội cũng đang tìm cách cởi mở hơn trước ơn Thánh Linh bằng cách mời gọi các môn đồ của Chúa Kitô khám phá ra chúng ta cần đến nhau đến mức nào”.
Đức Hồng Y nói với những người trẻ rằng bằng cách lựa chọn hiện diện cùng nhau, chia sẻ “những đau khổ của phận người và những tình huống cấp thiết hiện nay,” họ có “cơ hội để tham cứu các giải đáp với nhau.” Mặc dù có nhiều lý do để lo lắng, nhưng ĐHY cho rằng điều đó đúng, nhưng “Thánh Thần Thiên Chúa không bao giờ ngừng hoạt động và thúc đẩy những người xây dựng tình huynh đệ, đoàn kết và hiệp nhất”. Ngài bảo đảm với họ rằng bằng cách mở lòng “đón nhận sự hiện diện của Chúa Kitô Phục sinh,” để Ngài liên kết tâm hồn họ, và Ngài đang hiện diện giữa họ.
Đức Hồng Y Parolin kết thúc bức điện thư của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Đức Thánh Cha cầu xin Chúa Thánh Thần ban phước lành cho các bạn, những người trẻ Công Giáo, Chính thống và Tin lành đang tham gia cuộc họp mặt trực tuyến tại châu Âu này trong tinh thần suy tư và cầu nguyện, và ngài giao phó các bạn trẻ cho sự bảo vệ chở che của Đức nữ Maria.”
Đức Hồng Y Parolin viết trong một thông điệp chuyển tải những lời chào thăm và lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho những người trẻ của Cộng đồng Taizé: “Thánh Linh của Thiên Chúa không ngừng hoạt động và làm dấy nên những người xây dựng tình huynh đệ, đoàn kết và hiệp nhất.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Một cuộc gặp mặt của giới trẻ châu Âu đã được giới trẻ chờ mong, do Cộng đồng Taizé tổ chức, lại một lần nữa bị hoãn lại vì đại dịch covid-19 đang lây lan, nay cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/2022 tại Turin.
“Đức Thánh Cha cầu nguyện cho ý định này,” Đức Hồng Y Thánh Bộ Ngoại giao Pietro Parolin viết như trên, nhưng hiện tại, “ĐTC đang hiệp nhất trong tâm tình cầu nguyện với tất cả các bạn trẻ đang liên đới với nhau qua trang mạng, và ĐTC gửi đến các bạn trẻ những lời chào thăm nồng nhiệt nhất.”
Trong thông điệp cũng nói lên sự gần gũi của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Parolin khen ngợi giới trẻ Taizé đã không “khư khư bám vúi vào chủ nghĩa bảo vệ”, mà thay vào đó dám đối diện với những vấn nạn khó khăn, luôn cầu nguyện và để cho lời Chúa “soi dẫn làm sáng tỏ những cái phức tạp nhất của tình huống con người.”
Thánh Linh kích hoạt khi chúng ta ở bên nhau
Nhắc lại các sự kiện của Lễ Hiện Xuống, Đức Hồng Y Parolin lưu ý rằng vào ngày đó, các môn đồ “ở cùng nhau” - và ngài nhắc nhở cho những người trẻ rằng “chính khi chúng ta ở cùng nhau, Thánh Linh của Thiên Chúa soi dẫn chúng ta một cách đặc biệt.” ĐHY tiếp tục giải thích rằng “với thượng hội đồng hiện tại, Giáo hội cũng đang tìm cách cởi mở hơn trước ơn Thánh Linh bằng cách mời gọi các môn đồ của Chúa Kitô khám phá ra chúng ta cần đến nhau đến mức nào”.
Đức Hồng Y nói với những người trẻ rằng bằng cách lựa chọn hiện diện cùng nhau, chia sẻ “những đau khổ của phận người và những tình huống cấp thiết hiện nay,” họ có “cơ hội để tham cứu các giải đáp với nhau.” Mặc dù có nhiều lý do để lo lắng, nhưng ĐHY cho rằng điều đó đúng, nhưng “Thánh Thần Thiên Chúa không bao giờ ngừng hoạt động và thúc đẩy những người xây dựng tình huynh đệ, đoàn kết và hiệp nhất”. Ngài bảo đảm với họ rằng bằng cách mở lòng “đón nhận sự hiện diện của Chúa Kitô Phục sinh,” để Ngài liên kết tâm hồn họ, và Ngài đang hiện diện giữa họ.
Đức Hồng Y Parolin kết thúc bức điện thư của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Đức Thánh Cha cầu xin Chúa Thánh Thần ban phước lành cho các bạn, những người trẻ Công Giáo, Chính thống và Tin lành đang tham gia cuộc họp mặt trực tuyến tại châu Âu này trong tinh thần suy tư và cầu nguyện, và ngài giao phó các bạn trẻ cho sự bảo vệ chở che của Đức nữ Maria.”
Các biến cố và con người tạo tin trong năm 2021
Vũ Văn An
22:24 30/12/2021
Theo Christine Rousselle của CNA, người tạo tin đầu tiên trong năm 2021 là Joe Biden, Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ và là Tổng thống Công Giáo thứ hai của nước này. Từ khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, ông ta đương đầu với nhiều chỉ trích cả từ phía hữu lẫn phía tả về nhiều lập trường khác nhau, cũng như việc ông tiếp tục rước lễ. Trong tư cách tổng thống, ông ta bãi bỏ nhiều chính sách phò sinh thời Tổng thống Trump. Ông ta yết kiến Đức Phanxicô cuối tháng 10, dường như có bàn đến việc rước lễ này.
Người thứ hai tạo tin trong năm 2021 là Đức Hồng Y Robert Sarah, gốc Guinea, từ chức Bộ trưởng Bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích hồi tháng 2 năm 2021. Ngài là giáo phẩm Phi Châu cao cấp nhất tại Vatican, được Đức Phanxicô cử đứng đầu bộ phụng vụ tháng 11 năm 2014. Trước đó, ngài từng là Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum và Tổng Thư ký của Bộ Phúc âm hóa Các Dân tộc.
Tiếp đến là hai vị Giám Mục Anh Giáo hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Trước nhất là Đức Cha Jonathan Goodall, vốn là Giám Mục Anh giáo của Giáo phận Ebbsfleet, người vào ngày 3 tháng 9, tuyên bố sẽ từ chức Giám Mục Anh giáo để hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Ngày 3 tháng 9 khá có ý nghĩa vì đúng vào ngày này, Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả phát động sứ vụ truyền giáo cho nước Anh lúc đó chưa biết Kitô giáo.
Goodall, chính thức được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo ngày 8 tháng 9, cho hay quyết định của ngài diễn ra sau “một thời kỳ lâu dài cầu nguyện, một thời kỳ vốn nhiều thử thách nhất trong đời tôi”. Ngài nói rằng ngài “biết ơn lâu dài tất cả những ai đã quảng đại nâng đỡ Sarah và tôi trong các năm qua nhất là hàng ngũ giáo dân và giáo sĩ của Tòa Ebbsfleet, những người vốn là tiêu điểm và niềm vui trong thừa tác vụ và sự tận tụy của tôi từ ngày trở thành Giám Mục năm 2013” và quả là “một đặc ân to lớn” được làm Giám Mục.
Chỉ ít tuần sau, nay là Cha Michael Nazir-Ali cũng đã tuyên bố ngài sẽ hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Nazir-Ali, cựu Giám Mục Anhh giáo của Rochester, hiệp thông trọn vẹn với Tòa Rôma trong Giáo phận Tòng nhân Đức Bà Walsingham vào ngày 29 tháng 9. Ngài được phong phó tế ngày 28 tháng 10, sau đó phong linh mục ngày 30 tháng 10.
Không như Goodall, người xuất thân từ một bối cảnh Anh giáo bảo thủ, Nazir-Ali tự mô tả ngài như thuộc phái “Ngũ tuần” của Anh giáo. Có lúc, ngài được coi như một Tổng Giám Mục Canterbury trong tương lai, tức nhà lãnh đạo của 85 triệu tín hữu Anh Giáo khắp thế giới.
Người ta cũng không quên Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone, đấng bản quyền của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Hai nhân vật này đều là người Công Giáo nhưng là những người Công Giáo khá khác nhau. Pelosi, một đảng viên Dân Chủ đầy dấn thân, luôn ta thán rằng việc các cử tri phò sinh ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump là một vấn đề “làm tôi rất đau lòng như một người Công Giáo". Pelosi đưa ra nhận địn này ngày 18 tháng 1 với cựu nghị sĩ và ứng viên Tổng thống Hilary Clinton.
"Tôi nghĩ Donald Trump là Tổng thống vì vấn đề quyền phụ nữ được lựa chọn” Pelosi nói thế, hàm ý các cử tri phò sinh đã gia tăng chiến thắng của Trump năm 2016. Mụ nói thêm các cử tri này “sẵn lòng bán trọn nền dân chủ xuống sông đổi lấy vấn đề duy nhất ấy”.
Cordileone chỉ trích Pelosi trong một tuyên bố chỉ sau đó ít ngày. Ngài viết rằng, "không người Công Giáo nào có lương tâm trong sáng lại có thể ủng hộ phá thai” và “lãnh thổ chúng ta đẫm máu trẻ vô tội, và việc này phải chấm dứt”.
Vị Tổng Giám Mục này cũng cổ vũ chiến dịch “một cánh hồng và một Chuỗi Mân côi cho Nancy Pelosi” thu hút hơn 16,000 người liên tiếp cầu nguyện cho Pelosi thay đổi cõi lòng đối với các vấn đề sự sống.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City kết thúc nhiệm kỳ 3 năm đứng đầu tiểu ban phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 2021. Ngày 13 tháng hai, 2021, ngài lên tiếng chỉ trích chính sách phò phá thai của Joe Biden trong cuộc phỏng vấn của Catholic World Report.
Câu tuyên bố đáng nhớ của ngài dịp đó là “Tổng thống nên chấm dứt việc tự định nghĩa mình là người Công Giáo sùng đạo và thừa nhận rằng quan điểm của ông về phá thai đi ngược lại giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Sẽ là một phương thức trung thực hơn về phần ông khi nói rằng ông bất đồng ý kiến với Giáo Hội về vấn đề quan trọng này và ông hành động trái với giáo huấn của Giáo Hội. Khi ông nói ông là người Công Giáo sùng đạo, các Giám Mục chúng tôi có trách nhiệm sửa sai ông. Mặc dù người ta trao cho tổng thống này quyền lực và thẩm quyền, nhưng ông không thể định nghĩa làm người Công Giáo phải như thế nào và giáo huấn luân lý Công Giáo phải ra sao”. Ngài kêu gọi các Giám Mục “sửa sai” tổng thống, vì “tổng thống hành động mâu thuẫn với đức tin Công Giáo”.
Bước qua lãnh vực đại dịch, 1 đại dịch giết hàng trăm ngàn người, người tạo tin năm 2021 là Nữ tu Lucile André Randon, người đã thắng Covid-19 ở tuổi 117. Ngay trước khi mừng sinh nhật thứ 117 của nữ tu, coronavirus tấn công nhà dưỡng lão Thánh Catherine Labouré ở Toulon, miền nam nước Pháp, nơi nữ tu an dưỡng. 81 trong số 88 cư dân của nhà dưỡng lão bị xét nghiệm dương tính vào tháng Giêng năm nay và 10 người đã qua đời.
May mắn, Nử tu Randon không cho thấy triệu chứng chi và đã bình phục kịp thời để mừng sinh nhật lần thứ 117 vào ngày 11 tháng hai.
Đươc hỏi bà có sợ COVID không, bà nói với đài truyền hình BFM, “Không, tôi không sợ vì tôi đâu có sợ chết... Tôi sung sướng được ở với các ông, nhưng tôi rất thích được ở một nơi khác, được gặp anh cả tôi cũng như ông tôi và bà tôi”.
Nói về các quốc gia, gần đây Phi Luật Tân bỗng được nhắc đến nhiều. Sau Đức Hồng Y Tagle được cử đứng đầu một trong những thánh bộ hàng đầu của Vatican là Thánh bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc, nước này còn được vinh dự là quê hương của người được giải thưởng Nobel Hòa bình trong năm 2021, Maria Ressa. Nhưng đáng kể hơn cả phải là Hidilyn Diaz, người Phi Luật Tân đầu tiên đoạt huy chương vàng tại Thế Vận Hội Tokyo 2021, về ngành cử tạ: bà đoạt kỷ lục cử trọng lượng kết hợp 224 kg, gợi hứng cho toàn bộ quốc gia về đức tin, lòng gan dạ và sự kiên trì. Nhất là đức tin: sau khi kết thúc cố gắng sau cùng trong một cuộc đua tài sít sao, Diaz ôm mặt, bật khóc và nắm chặt Mẫu Ảnh Đức Mẹ đeo ở cổ. Sau đó, trên bục lãnh huy chương, Diaz chỉ tay lên trời sau khi hát quốc ca Phi Luật Tân, rồi làm dấu Thánh Giá trước khi bước khỏi bục lễ nghi, miệng hô to: “Mabuhay ang Pilipinas!” (“Phi Luật Tân Vạn Tuế!”)
Người thứ hai tạo tin trong năm 2021 là Đức Hồng Y Robert Sarah, gốc Guinea, từ chức Bộ trưởng Bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích hồi tháng 2 năm 2021. Ngài là giáo phẩm Phi Châu cao cấp nhất tại Vatican, được Đức Phanxicô cử đứng đầu bộ phụng vụ tháng 11 năm 2014. Trước đó, ngài từng là Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum và Tổng Thư ký của Bộ Phúc âm hóa Các Dân tộc.
Tiếp đến là hai vị Giám Mục Anh Giáo hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Trước nhất là Đức Cha Jonathan Goodall, vốn là Giám Mục Anh giáo của Giáo phận Ebbsfleet, người vào ngày 3 tháng 9, tuyên bố sẽ từ chức Giám Mục Anh giáo để hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Ngày 3 tháng 9 khá có ý nghĩa vì đúng vào ngày này, Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả phát động sứ vụ truyền giáo cho nước Anh lúc đó chưa biết Kitô giáo.
Goodall, chính thức được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo ngày 8 tháng 9, cho hay quyết định của ngài diễn ra sau “một thời kỳ lâu dài cầu nguyện, một thời kỳ vốn nhiều thử thách nhất trong đời tôi”. Ngài nói rằng ngài “biết ơn lâu dài tất cả những ai đã quảng đại nâng đỡ Sarah và tôi trong các năm qua nhất là hàng ngũ giáo dân và giáo sĩ của Tòa Ebbsfleet, những người vốn là tiêu điểm và niềm vui trong thừa tác vụ và sự tận tụy của tôi từ ngày trở thành Giám Mục năm 2013” và quả là “một đặc ân to lớn” được làm Giám Mục.
Chỉ ít tuần sau, nay là Cha Michael Nazir-Ali cũng đã tuyên bố ngài sẽ hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Nazir-Ali, cựu Giám Mục Anhh giáo của Rochester, hiệp thông trọn vẹn với Tòa Rôma trong Giáo phận Tòng nhân Đức Bà Walsingham vào ngày 29 tháng 9. Ngài được phong phó tế ngày 28 tháng 10, sau đó phong linh mục ngày 30 tháng 10.
Không như Goodall, người xuất thân từ một bối cảnh Anh giáo bảo thủ, Nazir-Ali tự mô tả ngài như thuộc phái “Ngũ tuần” của Anh giáo. Có lúc, ngài được coi như một Tổng Giám Mục Canterbury trong tương lai, tức nhà lãnh đạo của 85 triệu tín hữu Anh Giáo khắp thế giới.
Người ta cũng không quên Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone, đấng bản quyền của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Hai nhân vật này đều là người Công Giáo nhưng là những người Công Giáo khá khác nhau. Pelosi, một đảng viên Dân Chủ đầy dấn thân, luôn ta thán rằng việc các cử tri phò sinh ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump là một vấn đề “làm tôi rất đau lòng như một người Công Giáo". Pelosi đưa ra nhận địn này ngày 18 tháng 1 với cựu nghị sĩ và ứng viên Tổng thống Hilary Clinton.
"Tôi nghĩ Donald Trump là Tổng thống vì vấn đề quyền phụ nữ được lựa chọn” Pelosi nói thế, hàm ý các cử tri phò sinh đã gia tăng chiến thắng của Trump năm 2016. Mụ nói thêm các cử tri này “sẵn lòng bán trọn nền dân chủ xuống sông đổi lấy vấn đề duy nhất ấy”.
Cordileone chỉ trích Pelosi trong một tuyên bố chỉ sau đó ít ngày. Ngài viết rằng, "không người Công Giáo nào có lương tâm trong sáng lại có thể ủng hộ phá thai” và “lãnh thổ chúng ta đẫm máu trẻ vô tội, và việc này phải chấm dứt”.
Vị Tổng Giám Mục này cũng cổ vũ chiến dịch “một cánh hồng và một Chuỗi Mân côi cho Nancy Pelosi” thu hút hơn 16,000 người liên tiếp cầu nguyện cho Pelosi thay đổi cõi lòng đối với các vấn đề sự sống.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City kết thúc nhiệm kỳ 3 năm đứng đầu tiểu ban phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 2021. Ngày 13 tháng hai, 2021, ngài lên tiếng chỉ trích chính sách phò phá thai của Joe Biden trong cuộc phỏng vấn của Catholic World Report.
Câu tuyên bố đáng nhớ của ngài dịp đó là “Tổng thống nên chấm dứt việc tự định nghĩa mình là người Công Giáo sùng đạo và thừa nhận rằng quan điểm của ông về phá thai đi ngược lại giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Sẽ là một phương thức trung thực hơn về phần ông khi nói rằng ông bất đồng ý kiến với Giáo Hội về vấn đề quan trọng này và ông hành động trái với giáo huấn của Giáo Hội. Khi ông nói ông là người Công Giáo sùng đạo, các Giám Mục chúng tôi có trách nhiệm sửa sai ông. Mặc dù người ta trao cho tổng thống này quyền lực và thẩm quyền, nhưng ông không thể định nghĩa làm người Công Giáo phải như thế nào và giáo huấn luân lý Công Giáo phải ra sao”. Ngài kêu gọi các Giám Mục “sửa sai” tổng thống, vì “tổng thống hành động mâu thuẫn với đức tin Công Giáo”.
Bước qua lãnh vực đại dịch, 1 đại dịch giết hàng trăm ngàn người, người tạo tin năm 2021 là Nữ tu Lucile André Randon, người đã thắng Covid-19 ở tuổi 117. Ngay trước khi mừng sinh nhật thứ 117 của nữ tu, coronavirus tấn công nhà dưỡng lão Thánh Catherine Labouré ở Toulon, miền nam nước Pháp, nơi nữ tu an dưỡng. 81 trong số 88 cư dân của nhà dưỡng lão bị xét nghiệm dương tính vào tháng Giêng năm nay và 10 người đã qua đời.
May mắn, Nử tu Randon không cho thấy triệu chứng chi và đã bình phục kịp thời để mừng sinh nhật lần thứ 117 vào ngày 11 tháng hai.
Đươc hỏi bà có sợ COVID không, bà nói với đài truyền hình BFM, “Không, tôi không sợ vì tôi đâu có sợ chết... Tôi sung sướng được ở với các ông, nhưng tôi rất thích được ở một nơi khác, được gặp anh cả tôi cũng như ông tôi và bà tôi”.
Nói về các quốc gia, gần đây Phi Luật Tân bỗng được nhắc đến nhiều. Sau Đức Hồng Y Tagle được cử đứng đầu một trong những thánh bộ hàng đầu của Vatican là Thánh bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc, nước này còn được vinh dự là quê hương của người được giải thưởng Nobel Hòa bình trong năm 2021, Maria Ressa. Nhưng đáng kể hơn cả phải là Hidilyn Diaz, người Phi Luật Tân đầu tiên đoạt huy chương vàng tại Thế Vận Hội Tokyo 2021, về ngành cử tạ: bà đoạt kỷ lục cử trọng lượng kết hợp 224 kg, gợi hứng cho toàn bộ quốc gia về đức tin, lòng gan dạ và sự kiên trì. Nhất là đức tin: sau khi kết thúc cố gắng sau cùng trong một cuộc đua tài sít sao, Diaz ôm mặt, bật khóc và nắm chặt Mẫu Ảnh Đức Mẹ đeo ở cổ. Sau đó, trên bục lãnh huy chương, Diaz chỉ tay lên trời sau khi hát quốc ca Phi Luật Tân, rồi làm dấu Thánh Giá trước khi bước khỏi bục lễ nghi, miệng hô to: “Mabuhay ang Pilipinas!” (“Phi Luật Tân Vạn Tuế!”)
VietCatholic TV
Hai vị Giám Mục xin nghỉ, khiến giáo dân chưng hửng. GH tại Indonesia trong Mùa Giáng Sinh này
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:08 30/12/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Edmundo Valenzuela gây chưng hửng cho giáo dân trong thông điệp Giáng sinh
Đức Tổng Giám Mục Edmundo Valenzuela, 77 tuổi, của tổng giáo phận Asunción, Venezuela đã gây chưng hửng cho anh chị em giáo dân khi bất ngờ cho biết thông điệp Giáng sinh 2021 là thông điệp Giáng sinh cuối cùng ngài viết cho họ.
Khi đến tuổi 75, theo luật định, Đức Cha Valenzuela đã nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài lãnh đạo tổng giáo phận thêm 2 năm nữa. Thời hạn 2 năm này đến nay là chấm dứt.
Đức Cha Valenzuela, đã có đôi lời từ biệt trong thông điệp nhân dịp Giáng sinh. Ngài viết: “Tôi biết ơn về những năm phục vụ này trong Tổng Giáo phận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tôi luôn muốn trở thành một người phục vụ, với phương châm Qua Chúa Kitô, đến với Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần. Khi tôi chào tạm biệt anh chị em, hãy biết rằng tôi đã đánh giá cao và tìm kiếm trong tất cả sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa.”
Đức Cha Valenzuela cho biết ngài đã đệ đơn từ chức vào năm 2019 ở tuổi 75, theo quy định của Giáo luật. Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu ngài tiếp tục trong 2 năm nữa, và thời hạn đó đã chấm dứt vào tháng 11 vừa qua.
Một trong những vị có nhiều khả năng thay thế ngài là Đức Cha Adalberto Martínez. Ngài là người Venezuela nhưng làm mục vụ tại Paraguay và hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Paraguay (CEP) và là giám mục của giáo phận Villarrica. Ngoài ra, một ứng cử viên khác sẽ là Đức Cha Francisco Javier Pistilli, giám mục của Encarnación, Venezuela.
Source:rdn.com.py
2. Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức của giám mục Chí Lợi, người đã kêu gọi bất tuân dân sự chống lại lockdown
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Bernardo Bastres Giám mục giáo phận Punta Arenas với công thức nunc pro tunc. Trong Giáo Hội Công Giáo, công thức nunc pro tunc có nghĩa là việc từ chức sẽ có hiệu lực ngay lập tức, nhưng đương sự vẫn ở nguyên vị trí vì Đức Thánh Cha cần thời gian để bổ nhiệm người kế vị.
Tòa Sứ thần Tòa Thánh đã ban hành một tuyên bố chi tiết cho biết việc từ chức đã được thông báo vào trưa Thứ Tư tuần này tại Rôma (8 giờ sáng theo giờ Chí Lợi).
Đức Cha Bastres đã ra một tuyên bố trong đó ngài cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì đã tin tưởng, thông cảm và chấp nhận yêu cầu từ chức đã được đệ trình. Đức Cha giải thích rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức giám mục của tôi với tư cách là giám mục của giáo phận, theo thể thức ‘Nunc pro tunc’, nói một cách đơn giản có nghĩa là trong khi chờ vị giám mục mới đến, tôi vẫn tiếp tục lãnh đạo Giáo phận. Vì lý do này, tôi biết ơn sự tin tưởng mà Đức Thánh Cha đã dành cho tôi”.
“Cách đây một thời gian, tôi đã suy tư, đánh giá và cầu nguyện trước Thiên Chúa, công việc của tôi với tư cách là mục tử của Giáo phận thân yêu này, và với sự tin tưởng của một người con, tôi đã trình bày với Đức Thánh Cha, đơn từ chức của tôi khỏi công việc mục vụ của Giáo phận, vì lý do cá nhân thuần tuý. Vì điều này, tôi biết ơn Đức Giáo Hoàng, vì sự hiểu biết và thông cảm của ngài”.
Vị linh mục chỉ rõ rằng trong số những lý do mà ông có thể chia sẻ “là tất cả những sự kiện mà chúng tôi đã trải qua trong những năm này và chúng không chỉ ảnh hưởng đến Giáo hội của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến cá nhân tôi như thế nào. Tôi đã phải lên tiếng vì chúng xứng đáng được đối mặt và làm rõ”.
Vào tháng 3 năm nay, một đoạn video ghi lại một nghi lễ tôn giáo đã được phổ biến trong đó Đức Cha Bastres kêu gọi “bất tuân luật” dân sự trước lệnh cấm tụ tập đông người để quản lý đại dịch coronavirus. Vị linh mục sau đó đã xin lỗi “những người đã bị xúc phạm” bởi lời nói của mình.
Trong một diễn biến không mấy lạc quan, Gabriel Boric, 35 tuổi, một chính trị gia cánh tả, là người đã nổi lên như một nhân vật cầm đầu hàng loạt các cuộc biểu tình của sinh viên, đã được bầu làm tổng thống mới của Chí Lợi vào hôm Chúa Nhật, đánh bại đối thủ Công Giáo Jose Antonio Kast với hơn 10% số phiếu bầu.
Dưới sự hô hào của Gabriel Boric, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra, trong đó nhiều nhà thờ Công Giáo đã bị đốt phá, nhiều tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh bị lôi ra khỏi các nhà thờ, đập tan tành trên các đường phố. Trong nhiều lần và nhiều dịp khác nhau Gabriel Boric tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo là một một định chế cần phải bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Chí Lợi.
Source:latercera.com
3. Giáo Hội tại Indonesia được bình an trong Mùa Giáng Sinh năm nay
Gần 180,000 cảnh sát Indonesia đã canh gác các nhà thờ và các địa điểm công cộng trên khắp đất nước trong lễ Giáng Sinh năm nay để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
Tất cả các nhà thờ được mở cửa trong thời gian Giáng Sinh để cho phép các Kitô Hữu tham dự các thánh lễ và các nghi lễ tôn giáo khác bất chấp mối đe dọa do biến thể omicron rất dễ lây lan của coronavirus và các cuộc tấn công có thể xảy ra bởi những kẻ cực đoan, ucanews.com đưa tin.
Theo Bộ Tôn giáo nước này, Indonesia có hơn 11,000 nhà thờ Tin lành và Công Giáo.
Hàng chục thành viên bị tình nghi của Jemaah Islamiyah, một nhóm Hồi giáo, đã bị cảnh sát bắt giữ trên khắp đất nước trong những tuần trước lễ Giáng Sinh.
Các nhà chức trách cho biết họ không muốn thấy lặp lại các vụ tấn công khủng bố, trong đó hàng chục nhà thờ ở Sumatra, Java và Tây Nusa Tenggara bị nhóm khủng bố tấn công vào đêm Giáng Sinh năm 2000, khiến 18 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Cảnh sát dày đặc đã có mặt tại các nhà thờ đã bị tấn công trước đó, bao gồm Nhà thờ Công Giáo Santa Maria và hai nhà thờ Tin lành ở Surabaya, Đông Java, là mục tiêu của những kẻ đánh bom tự sát giết chết 19 người vào tháng 5 năm 2018.
Cảnh sát cũng đã bảo vệ chặt chẽ 31 nhà thờ, trong đó có Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Makassar thuộc tỉnh Nam Sulawesi, nơi bị tấn công vào Chủ nhật Lễ Lá năm nay.
“Chúng tôi sẽ triển khai 177,212 cảnh sát trong dịp Giáng Sinh năm nay,” Imam Sugianto, trợ lý giám đốc phụ trách các hoạt động của Cảnh sát Quốc gia Indonesia, cho biết hôm 21 tháng 12.
Sugianto cho biết các nhân viên cảnh sát sẽ canh gác các nhà thờ, trung tâm mua sắm và các địa điểm du lịch.
Ông nói: “Các nhà thờ Công Giáo và Tin lành trên khắp Indonesia sẽ được bảo vệ bởi ít nhất 43,000 viên chức an ninh”.
Cảnh sát sẽ được quân đội giúp đỡ trong chiến dịch kéo dài từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 1, ông nói thêm.
Cha Antonius Suyadi, chủ tịch Ủy ban các vấn đề liên tôn và đại kết của Tổng giáo phận Jakarta, cho biết các viên chức Giáo Hội đang phối hợp với cảnh sát Jakarta về các vấn đề an ninh.
Cha Suyadi nói với ucanews.com: “Chúng tôi đã yêu cầu những người Công Giáo trong giáo xứ hợp tác với cảnh sát, các nhóm liên tôn và chính quyền địa phương trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ngài bày tỏ hy vọng người Công Giáo sẽ làm theo hướng dẫn của các linh mục, các quan chức an ninh địa phương và cảnh sát để mọi người có thể đón Giáng Sinh an toàn.
Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Jakarta và một số nhà thờ khác ở thủ đô Indonesia nằm trong số các nhà thờ bị nhắm mục tiêu vào năm 2000.
Source:Crux
Những diễn biến quan trọng hàng đầu tại Vatican trong Năm 2021
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:19 30/12/2021
1. Thánh lễ Latinh
Một trong những quyết định quan trọng mang chữ ký của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là văn kiện năm 2007 “Summorum Pontificum” nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Tối cao” về việc trao quyền tự do cử hành Thánh lễ Latinh, trước Công đồng Vatican II. Quyết định ấy đã bị đảo ngược bởi Tự Sắc “Traditionis Custodes”, nghĩa là “Người bảo vệ truyền thống” của Đức Phanxicô, được ban hành vào tháng 7.
Tự Sắc Traditionis Custodes được đưa ra song song với sự ra đi vào tháng Hai của Đức Hồng Y bảo thủ Robert Sarah với tư cách là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. John Allen của tờ Crux nhận xét rằng “Traditionis Custodes” là bằng chứng cuối cùng cho những người Công Giáo có tư tưởng truyền thống thấy rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là người của họ.
Vatican cũng tỏ ra không chùn bước trước các phản ứng dữ dội từ phe truyền thống. Không lâu sau khi tài liệu được công bố, Đức Tổng Giám Mục người Anh Arthur Roche, người kế vị Đức Hồng Y Sarah, đã trả lời phỏng vấn và về cơ bản cho rằng đã đến lúc toàn thể Giáo hội phải bắt đầu với những cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II và bỏ đi mọi hoài niệm về thời quá khứ. Giáo phận Rôma của chính Đức Giáo Hoàng cũng đã cấm sử dụng các sách phụng vụ cũ cho các cử hành Tuần Thánh.
2. Phiên tòa của thế kỷ
Vào tháng 7, Chưởng lý của Vatican, trên thực tế là công tố viên chính của quốc gia thành Vatican, đã đưa ra một bản cáo trạng liên quan đến 10 cá nhân, bao gồm, lần đầu tiên, một hoàng tử của Giáo hội, Hồng Y người Ý Angelo Becciu, cùng với một số công ty, buộc tội họ tham nhũng, biển thủ và các hình thức tội phạm tài chính khác.
Phiên tòa bắt đầu từ tháng 7 với 10 bị cáo nhưng đến nay vẫn vướng mắc về thủ tục.
Tòa án dân sự của Vatican đã ra lệnh xét xử các bị cáo về các cáo buộc, chủ yếu tập trung vào một thương vụ bất động sản trị giá 400 triệu đô la không thành do Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thực hiện và bao gồm việc mua một nhà kho cũ của Harrods ở khu phố Chelsea sang trọng của London.
Phiên điều trần tiếp theo được ấn định vào ngày 25 tháng Giêng năm tới 2022. Phiên tòa này là một vấn đề nghiêm trọng và có nhiều khả năng có những xuyên tạc làm ngã lòng các tín hữu. Chính vì thế, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, đã tóm tắt và đưa ra 5 điểm chính sau đây:
Vấn đề thứ nhất: Thiệt hại đối với tài chính của Tòa thánh
Vào năm 2019, sau một báo cáo nội bộ, các quan chức tư pháp Vatican đã mở một cuộc điều tra về các điều kiện mua lại một tòa nhà ở London, tọa lạc tại số 60 Đại lộ Sloane, bởi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh - là cơ quan hành chính trung ương của Tòa thánh. Khoản đầu tư, bắt đầu vào năm 2013, được tài trợ bằng tiền từ Quỹ Đồng Điền Thánh Phêrô, tức là tiền quyên góp của các tín hữu. Hoạt động này được giao phó cho một chủ ngân hàng người Anh gốc Ý, tên là Raffaele Mincione, và dường như đã bị chuyển hướng khỏi mục đích ban đầu.
Sau một cuộc điều tra kéo dài, các quan chức của văn phòng Chưởng Lý của Vatican tin rằng từ 76 đến 166 triệu euro đã được tính như là chi phí bổ sung mà Tòa Thánh phải gánh chịu. Mười người đã được tòa án quốc gia thành phố Vatican triệu tập để trả lời về hành động của họ.
Vấn đề thứ hai: Lần đầu tiên một Hồng Y bị xét xử bởi các giáo dân
Khởi nguồn của khoản đầu tư là Hồng Y Angelo Becciu, lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (nhân vật “số 3” của Giáo triều Rôma), trước khi được tấn phong Hồng Y và trở thành Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh vào năm 2018. Hồng Y Angelo Becciu, người Ý, quê ở Sardinia đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô cách chức vào tháng 9 năm 2020, hiện bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và hối lộ.
Trước tiên, Hồng Y Becciu sẽ phải giải thích những điều kiện mà ngài đã cho phép thực hiện hoạt động tài chính này. Ngoài ra còn có vấn đề tuyển dụng Cecilia Marogna, một chuyên gia trong lĩnh vực “ngoại giao không chính thức,” đặt ra nhiều câu hỏi, cũng như khả năng chuyển hướng quỹ sang Sardinia. Mặc dù ngày nay chưa rõ sự liên quan chính xác của vị Hồng Y bị phế truất, nhưng chính bản cáo trạng của ngài đã là một sự kiện lịch sử. Theo kết quả của cuộc cải cách gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài thực sự là vị Hồng Y đầu tiên bị tòa án dân sự xét xử, đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy quá trình cải cách hệ thống tư pháp của Vatican do Đức Giáo Hoàng khởi động.
Vấn đề thứ ba: Sự phơi bày của một hệ thống tham nhũng ở trung tâm của Vatican
Ngoài trường hợp của Đức Hồng Y Becciu, phiên tòa sẽ là một cơ hội để xem xét “Phân Bộ Thường Vụ” hay “Phân bộ thứ nhất” rất kín đáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mà ngài đã đứng đầu trong một thời gian dài. Mauro Carlino và Fabrizio Tirabassi, các thành viên của bộ máy quản trị trung ương tế nhị này, đang bị điều tra. Mối liên hệ của họ với giới kinh doanh Ý, Thụy Sĩ và Anh, cũng như với các cơ quan tài chính của Tòa Thánh, chẳng hạn như Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính, gọi tắt là ASIF, sẽ được điều tra.
Hồ sơ dầy cộm kèm theo lệnh triệu tập của Chưởng Lý đề cập đến một “hệ thống” tham nhũng thực sự ở trung tâm của quốc gia nhỏ nhất thế giới, cho thấy sự kém cỏi nhất định ở cấp cao nhất. Mặc dù chương trình cải cách tài chính Vatican của Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như đã tiên báo phiên tòa này — Ví dụ, Phân bộ thứ nhất đã bị tước bỏ mọi quyền lực kinh tế vào tháng 12 năm ngoái — phiên tòa này dẫu sao cũng sẽ là phiên tòa xét xử phương thức hoạt động của cơ quan quản lý cấp cao này.
Vấn đề thứ tư: Sự trở lại của những con quỷ cũ
Trong khi triều đại của Giáo hoàng Phanxicô được một số người mô tả là một phong trào hiện đại hóa và đổi mới đối Giáo Hội Công Giáo, thì vụ việc liên quan đến tòa nhà ở London nhắc nhở chúng ta về một truyền thống đáng tiếc ở Vatican: đó là các vụ bê bối tài chính. Chúng là một tội ác thường xuyên trong gần 40 năm, từ vụ bê bối ngân hàng Ambrosiano - bị mafia lợi dụng - cho đến việc chủ tịch Viện Giáo Vụ, tức là ngân hàng Vatican, bị kết tội vào tháng Giêng năm ngoái. Những sự việc tưởng chừng đã bị lãng quên này lại tái hiện một cách đột ngột sau bản cáo trạng của Cecilia Marogna. Cuốn sổ địa chỉ của bà cố vấn Cecilia Marogna này, được người Ý gọi một cách tinh quái là “Phu nhân Hồng Y”, chứa tên của những nhân vật khét tiếng, đặc biệt là một số thành viên của nhóm “Nhà nghỉ P2” khét tiếng trong vụ tai tiếng Ambrosiano, và các tay súng của nhóm mafia Cosa Nostra.
Vấn đề thứ năm: Uy tín của Vatican đang bị đe dọa
Phiên tòa hầu chắc sẽ là một thời khắc quyết định đối với uy tín của Giáo Hội Công Giáo và triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trước hết, về mặt tài chính: ngoài những thiệt hại trực tiếp, gây bất lợi cho hoạt động đúng đắn của Tòa thánh đang gặp khó khăn về tài chính, việc sử dụng tiền của các tín hữu vào hoạt động — sau này được Tòa thánh hoàn trả lại— là một tình tiết gia trọng. Vatican sợ rằng giáo dân, do một số vụ bê bối, sẽ ngừng tài trợ cho Tòa thánh… Và trên thực tế, việc giảm các khoản quyên góp đã có thể quan sát được.
Từ một góc độ khác, số phận của Hồng Y Becciu, một người bạn cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặt ra nguy cơ đáng kể cho hành động của ngài trong nỗ lực chống lại “tai ương” của chủ nghĩa giáo sĩ trị, sự cứng nhắc của hàng giáo phẩm trong Giáo hội mà Đức Giáo Hoàng đã không ngừng chống lại.
Sự tín nhiệm đối với việc quản trị Giáo Hội của ngài cũng được đưa ra xem xét rộng rãi, đặc biệt là khi việc ban hành hiến pháp mới để cải cách các phương pháp làm việc của Giáo triều Rôma. Nhưng một cách biểu tượng hơn nữa, và trên hết là uy tín luân lý của Giáo Hội Công Giáo đang bị đe dọa ở đây. Sự mâu thuẫn lớn giữa những lời hô hào của Đức Thánh Cha Phanxicô chống lại nền tài chính toàn cầu hóa và tình huống giống như mafia được quan sát thấy gần với Ngai Tòa Thánh Phêrô dường như khó có thể dung hòa.
3. Biden và các giám mục Hoa Kỳ
Về mặt kỹ thuật, mối quan hệ giữa một nguyên thủ quốc gia và hội đồng giám mục địa phương của người đó không phải là câu chuyện của Vatican. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn rất bất thường được công bố bởi Vatican News trước cuộc bỏ phiếu của các giám mục Hoa Kỳ về tài liệu có tiêu đề “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội”, Đức Hồng Y Roger Mahony, Tổng Giám mục đã nghỉ hưu của Los Angeles, gọi tài liệu này là “hoàn toàn không cần thiết”. Cuộc phỏng vấn này, đã được thực hiện bởi Nữ tu Bernadette M. Reis, người Mỹ thuộc dòng Nữ tử Thánh Phaolô, có tựa đề “Hồng Y Mahony khuyến khích các giám mục Hoa Kỳ thực hiện con đường dẫn đến đối thoại mang tính xây dựng”.
Tờ The Pillar cho biết Hồng Y Mahony đã bị cấm thi hành các thừa tác vụ công khai ở Tổng giáo phận Los Angeles từ năm 2013: thậm chí không được lên tiếng công khai trong các nhà thờ của tổng giáo phận Los Angeles. Chính vì thế mà trong nghi thức khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lavang ở Nhà Thờ Kiếng Garden Grove vừa qua, ngài chỉ được hiện diện như một giáo dân, thậm chí, không được đồng tế!
Cuộc phỏng vấn của Vatican News bao gồm cả việc Hồng Y Mahony tuyên bố bản thân mình “cảm động” trước tuyên bố của 60 thành viên Công Giáo ủng hộ việc phá thai trong Quốc hội, tất cả đều là đảng viên Đảng Dân chủ, trong khi tố cáo cuộc bỏ phiếu của các giám mục Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2021. Cũng chính những đảng viên Dân chủ đó trong vòng vài tháng qua đã tiếp tục thông qua các đạo luật ủng hộ phá thai cực đoan nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thành ra, việc Hồng Y Mahony ca ngợi họ bây giờ là điều cực kỳ quái đản. Nếu ngài có bất kỳ nghi ngờ nào về giá trị của lời kêu gọi “đối thoại” của các đảng viên Dân chủ ở Hạ viện, thì hãy hỏi Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles, là người đã phát biểu vào tháng 6, chỉ ra rằng 60 đảng viên Đảng Dân chủ này thậm chí đã đi xa đến mức không ủng hộ dự luật bảo vệ cuộc sống của những đứa trẻ cách nào đó vẫn sống sót sau một nỗ lực phá thai.
Sự can thiệp bất ngờ và khó hiểu của Đức Hồng Y Roger Mahony có thể đã khiến các Giám Mục Hoa Kỳ phản ứng lại bằng cách bỏ phiếu ủng hộ một cách áp đảo cho tài liệu mà vị Hồng Y đầy tai tiếng này cho là “hoàn toàn không cần thiết”.
Tài liệu được thông qua gần như nhất trí, 222 phiếu thuận và chỉ có 8 phiếu chống.
Cuộc phỏng vấn đã xảy ra, thật kỳ lạ là hoạt động truyền thông của Vatican lại tạo cơ hội cho một vị Hồng Y đã nghỉ hưu tấn công một sáng kiến của Hội Đồng Giám Mục, chính ngay khi người kế nhiệm của Hồng Y Mahony, là Đức Tổng Giám Mục José Gomez, khai mạc phiên khoáng đại.
Rõ ràng là Đức Tổng Giám Mục hiện nay của Los Angeles nắm được nhịp đập của các giám mục anh em mình hơn là người tiền nhiệm của ngài. Hồng Y Mahony giờ đây thấy mình ở vào tình thế khó xử khi tuyên bố tài liệu ấy là một điều ngu xuẩn trong khi gần như tất cả các anh em của ngài đều thấy là cần thiết, bằng một cuộc bỏ phiếu áp đảo.
Source:Crux
Độc tài cướp một tòa nhà đã đến tay GH để tặng cho TQ. Các thừa sai hy sinh trong 9 năm qua
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:18 30/12/2021
1. Biến thể Omicron lây lan quá nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thờ phượng
Biến thể Omicron đang lây lan rất nhanh tại Úc Đại Lợi đe dọa các sinh hoạt tôn giáo. Từ trung bình vài trăm trường hợp nhiễm bệnh một ngày, New South Wales ghi nhận 11,201 trường hợp nhiễm bệnh mới trong một ngày duy nhất vào hôm thứ Ba 28 tháng 12, và ba trường hợp tử vong. Chỉ riêng tại tiểu bang này, số ca nhập viện đã tăng lên 625 ca, tức là tăng từ 557 ca trong kỳ báo cáo trước đó. Hiện có 61 bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt.
Hơn 157,000 cuộc thử nghiệm COVID-19 đã được tiến hành vào hôm thứ Ba, tại New South Wales.
Vấn đề nghiêm trọng hiện nay là định nghĩa thế nào là “close contact” hay “tiếp xúc gần gũi”. Chẳng hạn như khi một người đến nhà thờ dự lễ được phát hiện đã nhiễm coronavirus, tất cả những ai tham dự cùng thánh lễ ấy đều phải đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm này là bắt buộc. Nhiều người cho biết đã xếp hàng từ 10 giờ tối và đến 6g sáng hôm sau mới về đến nhà. Có trường hợp thê thảm đến mức xếp hàng từ 4g sáng đến 9g tối mới đến lượt mình chỉ để được thông báo rằng ngày mai trở lại vì các nhân viên y tế đã kiệt sức. Chính vì thế, trong khi các nhà thờ vẫn tiếp tục được mở cửa, nhiều người đã quyết định ở nhà dự lễ online vì sợ phiền phức.
Trong ngày thứ Năm 30 tháng 12, các nhà lãnh đạo của quốc gia nhóm họp để thảo luận về một định nghĩa mới thế nào “tiếp xúc gần gũi”, để tìm cách giảm bớt áp lực lên các hệ thống y tế và cơ sở xét nghiệm trên toàn quốc.
Thủ tướng Scott Morrison đã triệu tập cuộc họp nội các quốc gia nhanh chóng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ biến thể Omicron COVID-19 có khả năng lây truyền cao, số ca bệnh tăng vọt và hàng chờ đợi quá lớn để xét nghiệm PCR.
Các chuyên gia y tế cho rằng người được cho là “tiếp xúc gần gũi” là người đã trải qua ít nhất là bốn giờ trở lên trong bối cảnh trong nhà. Nếu định nghĩa này được thông qua, may ra các sinh hoạt tôn giáo mới có thể bình thường trở lại.
Source:ABC News
2. Nicaragua chiếm tài sản hiến cho Giáo Hội Công Giáo để trao cho Trung Quốc
Thông tấn xã AP có bài tường thuật nhan đề “Nicaragua seizes former Taiwan embassy to give it to China”, nghĩa là “Nicaragua chiếm đại sứ quán cũ của Đài Loan để trao cho Trung Quốc”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Nhà cầm quyền Nicaragua đã chiếm giữ đại sứ quán và các văn phòng ngoại giao trước đây thuộc về Đài Loan, nói rằng chúng thuộc về Trung Quốc.
Chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan trong tháng này, và nói rằng họ sẽ chỉ công nhận chính phủ đại lục.
Trước khi ra đi, các nhà ngoại giao Đài Loan đã cố gắng tặng tài sản cho Tổng giáo phận Công Giáo Managua.
Nhưng chính phủ của Ortega cho biết vào cuối ngày Chúa Nhật rằng bất kỳ khoản quyên tặng như thế là không hợp lệ và tòa nhà trong một khu phố cao cấp của Managua thuộc về Trung Quốc.
Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp cho biết trong một tuyên bố rằng nỗ lực quyên tặng này là một “sự thao túng và lươn lẹo để lấy đi những gì không thuộc về họ.”
Bộ Ngoại giao Đài Loan lên án “các hành động phi pháp nghiêm trọng của chế độ Ortega”, nói rằng chính phủ Nicaragua đã vi phạm các quy trình tiêu chuẩn khi cho các nhà ngoại giao Đài Loan chỉ có hai tuần để rời khỏi đất nước.
Bộ Ngoại giao cho biết Đài Loan “cũng lên án sự ngăn cản tùy tiện của chính phủ Nicaragua đối với việc bán tượng trưng tài sản của họ cho Giáo Hội Công Giáo Nicaragua.”
Đức Ông Carlos Avilés, tổng đại diện của tổng giáo phận Managua, nói với tờ La Prensa rằng một nhà ngoại giao Đài Loan đã đề nghị hiến tặng cho Giáo Hội tài sản này, “Tôi đã nói với ông ấy rằng không có vấn đề gì, nhưng việc chuyển nhượng vẫn đang trong quá trình pháp lý.”
Vào đầu tháng 12, quốc gia Trung Mỹ cho biết sẽ chính thức chỉ công nhận Trung Quốc, là quốc gia tuyên bố rằng quốc đảo tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.
Chính phủ Nicaragua cho biết: “Chỉ có một Trung Quốc”. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, và Đài Loan là một phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của Trung Quốc”.
Động thái này làm gia tăng sự cô lập về mặt ngoại giao của Đài Loan trên trường quốc tế, ngay cả khi hòn đảo này đã tăng cường trao đổi chính thức với các quốc gia như Litva và Slovakia, là những quốc gia không chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia. Giờ đây, Đài Loan còn lại 14 đồng minh ngoại giao chính thức.
Trung Quốc đã săn trộm các đồng minh ngoại giao của Đài Loan trong vài năm qua, làm giảm số lượng quốc gia công nhận hòn đảo dân chủ là một quốc gia có chủ quyền. Trung Quốc chống lại việc Đài Loan có mặt trên các diễn đàn toàn cầu hoặc trong lĩnh vực ngoại giao. Quần đảo Solomon đã chọn công nhận Trung Quốc vào năm 2019, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Đài Loan tự mô tả mình là người bảo vệ nền dân chủ, trong khi Ortega được bầu lại vào tháng 11 vừa qua trong một cuộc bầu cử mà Tòa Bạch Ốc gọi là “vở kịch câm bầu cử”.
“Việc bỏ tù tùy tiện gần 40 nhân vật đối lập kể từ tháng 5, trong đó có 7 ứng cử viên tổng thống, và việc ngăn chặn các đảng phái chính trị tham gia đã tác động xấu đến kết quả trước ngày bầu cử”, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố vào tháng 11.
Nicaragua thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào những năm 1990, khi Tổng thống Violeta Chamorro lên nắm quyền sau khi đánh bại phong trào Sandinista của Ortega trong các cuộc bỏ phiếu. Ortega, người được bầu trở lại nắm quyền vào năm 2007, đã duy trì quan hệ với Đài Bắc cho đến nay.
Source:Crux
3. Thương vong của các nhà truyền giáo trong gần 9 năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Theo thông lệ, vào những ngày cuối năm, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra những con số thống kê về các nhân viên mục vụ bị giết trong năm 2021.
Trong gần chín năm triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, tức là từ tháng Ba 2013 đến nay đã có 227 nhân viên mục vụ bị giết bao gồm các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân: phó tế, giáo lý viên và những giáo dân truyền giáo. Phần lớn các nạn nhân là các linh mục.
Nếu tính từ năm 1980, hơn 1,000 nhân viên mục vụ đã bị giết trên thế giới.
Năm 2013, có 23 vị.
Năm 2014, có 26 vị.
Năm 2015, có 22 vị.
Năm 2016, có 28 vị.
Năm 2017, có 23 vị.
Năm 2018, có 40 vị.
Năm 2019, có 29 vị.
Năm 2020, có 20 vị.
Năm 2021, có 16 vị tính đến ngày 28 tháng 12 năm 2021.
Tổng cộng là 227.
Người bị giết mới nhất là Cha Luke Adeleke, 38 tuổi, đã bị bắn chết bởi một tay súng vẫn chưa được xác định vào đêm Giáng Sinh, trong khi trở về sau khi dâng thánh lễ.
Các phương tiện truyền thông địa phương cho rằng các tay súng đã phục kích vị linh mục Công Giáo tại Khu vực Ogunmakin Obafemi Owode của bang Ogun, phía tây Nam Nigeria.
Như thế, con số các nhân viên mục vụ bị giết trong năm 2021 là thấp nhất trong 9 năm qua. Tuy nhiên Fides lưu ý rằng những con số này chỉ là bề mặt của một tảng băng trôi trong cuộc khủng bố toàn cầu nhắm vào các Kitô hữu. Isis, Boko Haram, Fulani, và sự phân biệt đối xử ở các nước khác nhau, nơi nhà nước ngang nhiên xen mình vào nội bộ các tôn giáo, gây khó khăn cho việc gia nhập Kitô Giáo và biến cuộc sống các Kitô hữu trở nên khó khăn đến mức phải rất anh hùng mới có thể sống niềm tin Kitô của mình, hay thậm chí ở nhiều nơi, họ còn phải chịu các cuộc tấn công và tàn sát.
Với hồ sơ này và những thông tin kịp thời về cuộc đàn áp đang diễn ra trên thế giới, thông tấn xã Fides của chúng tôi muốn đưa ra ánh sáng những thảm kịch của nhân loại, nhằm khơi dậy lương tâm của tất cả mọi người thiện chí để xây dựng một xã hội công bằng và biết nâng đỡ nhau hơn.
Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết đã chết trong những vụ mưu toan cướp của, và trong một số trường hợp các ngài bị tấn công rất dã man. Đó là một dấu chỉ của một tình trạng suy đồi về đạo đức, nghèo nàn về kinh tế và văn hóa, gây ra bạo lực và sự coi thường tính mạng con người.
Tất cả các vị bị giết đều sống trong những bối cảnh nhân sinh và xã hội bình thường, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ em mồ côi và người nghiện ma túy, cổ võ và đôn đốc các dự án phát triển hoặc đơn giản là mở tung cửa ngôi nhà của mình cho bất cứ ai. Và một số đã bị sát hại bởi chính những người họ từng giúp đỡ.
Hiện vẫn còn nhiều quan ngại về số phận của nhân viên chăm sóc mục vụ khác bị bắt cóc hoặc đã biến mất, trong đó chúng tôi không có bất kỳ tin tức, chẳng hạn như ba linh mục dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời bị bắt cóc ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 10 năm 2012; linh mục Dòng Tên người Ý Paolo Dall’Oglio, bị bắt cóc ở Syria vào năm 2013. Tin tức mới nhất mà chúng tôi có vào tháng Hai, 2019 là Cha Paolo Dall’Oglio vẫn còn sống tại Dier ez-Zor của Syria.
Chúng tôi tin tưởng rằng, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, bóng tối của cái ác lúc nào cũng xuất hiện. Nhưng ánh sáng vẫn còn mạnh mẽ hơn. Ánh sáng của tình yêu vẫn có thể vượt qua sự thù hận và khai mở một thế giới mới.
Source:Sismografo
4. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xét nghiệm dương tính với COVID-19
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew đang hồi phục sức khỏe tốt tại một bệnh viện trung tâm ở Constantinople sau khi xét nghiệm dương tính với COVID - 19 trong một cuộc kiểm tra định kỳ tại Phanar dành cho các nhân viên của Tòa Thượng Phụ hai ngày trước Lễ Giáng Sinh. Đức Thượng Phụ đã gặp phải các triệu chứng nhẹ và đã được đưa vào Bệnh viện với mục đích phòng ngừa và cũng được các bác sĩ chăm sóc liên tục.
Tờ National Herald cho biết các bác sĩ người Mỹ gốc Hy Lạp thực hiện thủ thuật đặt ống nong để thông tim, mà từ chuyên môn gọi là stent, cho Đức Thượng phụ dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ George Dangas đã yêu cầu các đồng nghiệp của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt đối với Đức Thượng phụ.
Tờ National Herald nói thêm rằng mọi việc diễn ra tốt đẹp, Đức Thượng Phụ đang ở trong tình trạng tốt, ngài làm việc chăm chú trong bệnh viện trên nhiều tài liệu và thư từ được mang đến cho ngài từ Phanar. Ngài cũng liên lạc qua điện thoại với các cộng sự thân cận nhất của mình và Phanar và hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Đại kết.
Đức Thượng Phụ sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi hết thời gian cách ly cần thiết như các giao thức của COVID - 10 quy định. Ngài dự trù sẽ xuất viện trong ngày thứ Năm, 30 tháng 12. Đức Thượng Phụ ban đầu được tiêm vắc-xin Trung Quốc, là loại vắc-xin duy nhất có ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó, nhưng sau đó ngài đã được tiêm đầy đủ vắc-xin Pfizer.
Ngay sau khi Tổ phụ được xét nghiệm dương tính với COVID - 19 Phanar đã đưa ra thông báo chính thức thông báo cho thế giới về tình trạng của Đức Thượng Phụ.
Thông báo nêu rõ như sau: “Đức Thượng Phụ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào hôm thứ Sáu, ngày 24 tháng 12”
“Ngài đã được tiêm chủng đầy đủ. Hiện ngài đang có các triệu chứng nhẹ và tình trạng chung của ngài là tốt”.
“Ngay sau khi được chẩn đoán, ngài đến Bệnh viện Trung ương Constantinople để kiểm tra thêm như một biện pháp phòng ngừa”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cảm ơn tất cả những ai đã bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng sức khỏe của ngài và kêu gọi, một lần nữa, tất cả hãy làm theo khuyến cáo của các bác sĩ. Đối với những người chưa được tiêm phòng, ngài kêu gọi họ làm điều đó vì lợi ích của bản thân và xã hội nói chung. Nhân dịp này, ngài chúc mọi người một Giáng Sinh An lành và Hạnh phúc”.
Đức Tổng Giám Mục Emmanuel của tổng giáo phận Chacledon đã đảm nhận các trách nhiệm của Đức Thượng Phụ và chủ sự Lễ Giáng Sinh tại nhà thờ Thánh George của Tòa Thượng Phụ ở Phanar.
Source:National Herald
5. Các bài Giáo Lý trong năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lúc 9 giờ sáng thứ Tư 29 tháng 12, Đức Thánh Cha đã trình bày bài giáo lý cuối cùng năm 2021, là bài giáo lý thứ 43 tính từ đầu năm đến nay. Trong năm 2021 sắp kết thúc, Đức Giáo Hoàng đã nói về Lời Cầu Nguyện, về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát và về Thánh Giuse.
Buổi Tiếp kiến Chung đầu năm 2021 đã diễn ra vào Thứ Tư ngày 13 tháng Giêng, trong đó Đức Thánh Cha trình bày bài thứ 21 trong loạt bài về Cầu nguyện mà Đức Thánh Cha đã bắt đầu vào năm 2020. Sau 38 bài, Đức Phanxicô đã kết thúc những suy tư về cầu nguyện vào ngày 16 tháng Sáu và tuần sau đó, Thứ Tư 23 tháng Sáu, ngài bắt đầu các bài giáo lý về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Ngày 10 tháng Mười Một, sau 15 bài, ngài đã kết thúc chủ đề này. Chủ đề hiện đang được thực hiện, từ ngày 17 tháng 11 đến nay, tập trung vào hình ảnh của Thánh Giuse.
Các bài Giáo lý hàng tuần của các vị Giáo hoàng bắt đầu từ Thứ Tư ngày 26 tháng 4 năm 1939 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII dành những lời dạy của mình cho các cặp vợ chồng. Như thế các bài Giáo lý hàng tuần của các vị Giáo hoàng đã diễn ra gần 83 năm và qua bảy triều đại giáo hoàng Piô thứ 12, Gioan 23, Phaolô Đệ Lục, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô 16 và Phanxicô.
Source:Il Sismografo