Ngày 07-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:34 07/12/2013
CHÂM.
N2T

Có một vị thánh có tài nói được tiếng của loài kiến, một hôm ông ta đi tới gần một con kiến giống như một học giả bèn hỏi nó: “Đấng tối cao toàn năng giống cái gì nào? Dáng vẻ của Ngài với loài kiến giống nhau chăng ?”
Vị học giả kiến ấy trả lời: “Đấng tối cao toàn năng đương nhiên không giống với loài kiến, ngài coi, chúng tôi chi có một cái (kim) châm, nhưng Ngài có những hai cái lận !”

Suy tư:
Con kiến chứng minh là Thiên Chúa không giống chúng nó, vì kiến chỉ có một cái kim, còn Thiên Chúa thì có những hai cái kim châm, không giống tức là nhận có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ, xét cho cùng thì con kiến vẫn có kiến thức hơn những người phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ.
Thiên Chúa không có hai cái kim châm như con kiến suy nghĩ, nhưng Thiên Chúa có Lời của Ngài, lời của Ngài không như kim châm, nhưng như là con dao hai lưỡi sắc bén hơn cả đao kiếm, một lưỡi để cứu sống linh hồn và một lưỡi để giết chết linh hồn.
Ai có tai thì nghe, ai có học hỏi Lời Chúa thì hiểu…
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:36 07/12/2013
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG

Tin mừng : Mt 3, 1-12
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”.


Anh chị em thân mến,
Thánh Mát-thêu viết Tin Mừng cho người Do Thái tin vào Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trích dẫn câu nói của tiên tri I-sai-a để chứng minh cho sứ vụ của thánh Gioan Tiền Hô: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” . Và thánh Gioan Tiền Hô đã đến, đến một cách công khai, kêu gọi mọi người chuẩn bị đường sá sạch sẽ đẹp đẽ để chờ đón Đức Chúa Giê-su đến.

1. Càng danh vọng càng sám hối ?
Tất cả mọi người đều phải sám hối vì trước mặt Thiên Chúa không ai là người công chính.

Người ta thường cho rằng, người cần sám hối là những người tội lỗi ngập đầu ngập cổ, điều này rất đúng, đó là chuyện đương nhiên, nhưng người cần sám hối và tỉnh thức trước hết là những người lãnh nhận quá nhiều ân sủng của Thiên Chúa, tức là những người được gọi là công chính, những người được hưởng những ơn lành cao quý của Thiên Chúa qua thiên chức linh mục và ơn gọi tu sĩ. Những người này cần phải tỉnh thức và đấm ngực sám hối luôn luôn, bởi vì nếu không sám hối, nếu không tỉnh thức, thì họ sẽ ngủ mê trong quyền cao chức trọng, ngủ mê trong những thỏa mãn của mình.

Thánh Gioan Tiền Hô đã nghiêm khắc cảnh cáo những người Pha-ri-siêu và Sa-đốc là những người quyền cao chức trọng thời bấy giờ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối...” ngài đã kêu gọi tất cả mọi người hãy sám hối, nhưng cách đặc biệt mời gọi và chỉ trích thái độ kiêu căng tự cho mình là thầy dạy thiên hạ mà không chịu sám hối của người Pha-ri-siêu và Sa-đốc. Sám hối để được tha tội, và sám hối để được trở nên những người mong chờ ngày Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang.

Thủ lãnh thế gian không cần và không muốn sám hối vì họ không muốn chờ đón ngày Đức Chúa Giê-su đến, nhưng những thủ lãnh của cộng đoàn dân Thiên Chúa thì cần phải sám hối và chuẩn bị luôn, bởi vì một mục tử biết sám hối thì cả cộng đoàn dân Thiên Chúa được hưởng ơn tha thứ và ơn thánh của Thiên Chúa, đó chính là hoa quả của lòng sám hối vậy.

2. Sám hối là chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa đến.

Con đường, tự nó là sự kết nối giữa điểm nầy với điểm khác, nó cũng là sự hy vọng cho những người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần với nhau. Chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa đến cũng là chuẩn bị cho mình một con đường đến với Thiên Chúa ngay tại trần gian này, đó là con đường của sự sám hối noi gương của Đức Chúa Giê-su trong hoang địa: ăn chay, cầu nguyện và luôn kết hợp với Cha trên trời.

Sám hối là quyết tâm sửa đổi những tính hư tật xấu của mình để phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su dạy; sám hối là quét sạch những kiêu căng, ghen ghét, ích kỷ, giận hờn trong tâm hồn chúng ta, bởi vì đó chính là những rác rưởi dơ bẩn cản ngăn ân sủng của Thiên Chúa đến với chúng ta...

Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta đều có sám hối và mỗi ngày chúng ta đều có phạm tội làm mất lòng Thiên Chúa, chính những tội lỗi ấy đã ngăn cản không cho người anh em chị em chúng ta đến với Thiên Chúa, và cũng làm cản trở bước chân của chúng ta đến với Ngài trong cuộc sống hôm nay.

Thánh Gioan Tiền Hô đã mời gọi chúng ta -tất cả mọi thành phần dân Thiên Chúa- phải sám hối không miễn trừ một ai, bởi vì chỉ có sám hối và quyết tâm hối cải, chúng ta mới đón nhận được ơn sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó chính là chuẩn bị con đường để Thiên Chúa đến vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:45 07/12/2013
VĂN NGHỆ GIÁNG SINH
Cha sở và lớp học Kính Thánh của ngài đang vừa nhảy múa vừa hát ca khúc giáng sinh trên sân khấu, giáo dân vỗ tay rất lớn, vui vẻ nói:
- “Cha sở vui quá, dễ thương quá, cha múa cũng đẹp và hòa đồng với mọi người.”
Cha sở trong lòng vui mừng vì phá vỡ được sự e ngại của giáo dân khi tiếp xúc với ngài.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội :Trong thung lũng đêm tối tội lỗi
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
11:52 07/12/2013
Lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội :Trong thung lũng đêm tối tội lỗi

Kinh Thánh thuật lại biến cố Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà phạm tội lỗi luật vâng lời Thiên Chúa,. Ông Bà vì nghe con rắn ma qủi cám dỗ ăn trái cấm, nên bị luận phạt phải sống cảnh lang thang bên ngoài khu vườn địa đàng, khả năng tâm trí cùng thân xác bị giới hạn, phải chịu đựng đau khổ làm ăn lam lũ, bị dục vọng xâm chiếm đề nặng đời sống, phải chịu cảnh bệnh tật và sau cùng phải chết.

Án phạt này không chỉ cho riêng Ông Bà, nhưng cho mọi thế hệ con cháu của Ông Bà từ ngày đó. Án phạt hồi môn này là „tội tổ tông.“.

Tội lỗi đã xâm nhập vào trần gian nơi con người. Tội tổ tông là hậu qủa của sự thiếu lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, mà Ông Bà nguyên tổ đã sống. Vì Ông Bà nghe lời con rắn ma qủi dụ dỗ muốn được như Thiên Chúa. Và xưa nay mọi tôn giáo cũng đều nhận biết tội tổ tông, dù gọi bằng tên khác nhau, và câu trả lời định nghĩa cũng khác nhau.

Đức tin Công Giáo trả lời về tội tổ tông như sau:

Có một người được Thiên Chúa tuyển chọn cho thoát khỏi vòng liên lụy tội tổ tông. Đó là đức mẹ Maria. Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ sinh thành Chúa Giêu Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người đem ơn cứu chuộc cho toàn thể con người khỏi án hình phạt tội tổ tông Adong Evà.

Ngày 08.12.1954 Hội Thánh Công gíao xác nhận trong tín điều đức mẹ Maria không vướng mắc tội tổ tông: Rất thánh đức đức mẹ đồng trinh Maria ngay từ thuở ban đầu lúc thánh hình sự sống trong cung lòng mẹ đã được ân đức của Thiên Chúa ban cho thoát khỏi mọi vết tỳ ố của tội tổ tông truyền lại nơi con người.

Thiên Chúa muốn công trình tạo dựng của Người đã bị tội tổ tông làm cho hoen ố được làm mới lại bằng một khởi đầu mới nơi đức mẹ Maria. Vì thế Maria được Thiên Chúa tuyển chọn ban ân đức không bị vướng mắc tội tổ tông ngay từ giây phút thụ thai đầu tiên thành hình sự sống trong cung lòng mẹ.

Maria là một con người như bao loài thụ tạo trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Nhưng Maria là người đã đặt lòng tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Ngày lễ mừng kính này có tên là lễ Đức mẹ Maria không vướng mắc tội nguyên tổ trong Giáo Hội Công Giáo.

Lễ Đức mẹ Maria không vướng mắc tội tổ tông hằng năm được mừng kính vào ngày 08.tháng 12. ngay trong giữa mùa Vọng, làm nổi bật rõ nét về bóng tội tội lỗi.

Bóng tối ngoài thiên nhiên của mùa Đông bao phủ làm cho đêm dài thêm ra, ngày ngắn lại và ánh sáng mặt trời chiếu soi ít đi là hình ảnh về bóng tối tội lỗi đè nặng tâm hồn con người chúng ta.

Con người chúng ta muốn một thế giới tốt lành. Nhưng lại vẫn có cảnh tượng hỗn loạn như vô nhân đạo và thường hay bị bỏ rơi chà đạp diễn ra đối diện.

Con người chúng ta mong muốn có đời sống hòa bình an ninh trật tự. Nhưng lại phải nhìn thấy cảnh chiến tranh bạo lực ngày càng trên đà thắng thế.

Con người chúng ta muốn xây dựng tổ chức sự phân chia đồng đều nguồn thực phẩm đem lại sự sống cho mọi người. Nhưng trong khi đó lại vẫn diễn ra sự bất công chênh lệch trong việc xử dụng nguồn thiên nhiên và phân chia.

Thế giới yêu cầu tôn trọng bảo vệ nhân vị quyền con người. Nhưng người ta vẫn luôn khám phá ra những xâm phạm trong lãnh vực này như trầm trọng thêm ra.

Con người chúng ta nói rao giảng bác ái sự tha thứ làm hòa, nhưng lại tìm mọi cách dựa vào luật lệ, sự đề phòng để ràng buộc đưa đến xích mích hận thù nhau.

Như thế, ánh sáng soi vào đêm tối tội lỗi đến từ đâu?

Chúng ta nhớ lại, lịch sử dân Thiên Chúa đã phải trải qua những chặng đường dài, phải sống trải qua những bóng tối, mà nhiều người trong họ mất niềm hy vọng đã buông xuôi bỏ cuộc. Nhưng Thiên Chúa vẫn cứu thoát họ đưa về đất Chúa hứa ban.

Chúng ta nhớ lại, Chúa Giêsu trong bóng tối đêm đen tội lỗi này đã sinh ra làm người, và qua đó ngài mang ánh sáng vào trong trần gian. Nhờ thế chúng ta nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa. Tình yêu thương đó chỉ cho ta thấy con người không bị bơ vơ trao nộp cho sức mạnh bóng tối.

Chúa Giêsu và đức mẹ Maria mang đến cho con người niềm hy vọng được cứu độ. Con người chúng ta sống trong vòng của sức mạnh bóng tối. Nhưng không phải là tận cùng không có viễn tượng tương lai.

Thiên Chúa qua tình yêu thương thực hiện một khởi đầu mới cho con người từ nơi Đức Mẹ maria vô nhiễm nguyên tội.

Lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, 08.12.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long





 
Thế giới luôn cần những con đường đầy hoa
LM. Giuse Trương Đình Hiền
10:22 07/12/2013
THẾ GIỚI LUÔN CẦN NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẦY HOA

(Chút suy tư và cảm nhận về sứ điệp Lời Chúa của CN II MV năm A)

Mùa Vọng thường gợi lên hình ảnh những con đường : con đường về Núi Thánh Sion, con đường hồi hương tái thiết lại Sa Lem, con đường trong hoang mạc, con đường gồ ghề, con đường cong queo…cùng với những nỗ lực để có những con đường đẹp, con đường thẳng như “bạt thấp nổng đồi”, “lấp đầy hố sâu”, “uốn thẳng con quẹo…”.

Và tất cả những cuộc hành trình đó, những con đường đó chỉ là hình ảnh, biểu trưng để dẫn dắt chúng ta biến thời gian cử hành Mùa Vọng thành một cuộc “lên đường”, một cuộc tiến bước trên “lộ trình” hướng đến và gặp gỡ Thiên Chúa. Và trong cuộc lên đường để gặp gỡ Thiên Chúa không chỉ phải “bạt xuống nhưng đồi núi của kiêu căng, hợm hĩnh, của tham vọng ngông cuồng”, mà còn phải “lấp đi những hố sâu của hận thù chia rẽ, ghen ghét giận hờn, đố kỵ, cách ngăn”. Có nghĩa là để đón nhận Đức Kitô và sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên Chúa, phải sửa dọn con đường thích hợp, con đường ăn năn sám hối (metanoia), con đường từ bỏ hy sinh, con đường yêu thương thuận hòa…. Chúng ta cần sửa dọn “con đường tâm hồn” ta, “con đường cuộc sống” ta. Chúng ta cần sửa dọn những con đường đến với anh em, những con đường là các tương quan người với người trong gia đình, trong cộng đoàn, trong môi trường xã hội quanh ta…

Câu chuyện “con đường giữa hai cái hang” sau đây có thể là một minh họa rõ nét cho câu chuyện “dọn đường, sửa đường đón Chúa” mà chúng ta chia sẻ với nhau hôm nay :

Tại một vùng núi nọ, người ta truyền tụng cho nhau câu chuyện nầy : Ngày xưa, có hai thầy dòng quyết tâm nên thánh bằng cách chọn con đường ẩn tu. Để thực hiện việc nầy, cả hai thầy lên núi, tìm hai hang động cách xa nhau làm chỗ dung thân để qua hết cuôc đời trong thinh lặng và kết hợp với Chúa. Để cuôc sống ẩn tu đạt kết quả cao, và để khỏi bận tâm, chia trí về những "sự thế gian", cả hai quyết định, hang ai nấy ở, mỗi người môt không gian riêng, một thế giới riêng, không liên hệ, không giao tiếp với nhau và với mọi người… Rồi năm tháng qua đi. Cả hai chết lúc nào không ai biết. Hai hang động trở thành hoang phế, như nhai chiếc mồ hoang lạnh giữa rừng sâu. Thời gian sau đó, có hai tên cướp bị săn đuổi, đã thay tên, đổi họ, lần mò trốn lên núi nầy để ẩn danh tìm chút bình an cho cuộc sống thừa. Gặp được hai cái hang hoang lạnh của người xưa, cả hai nẩy sinh sáng kiến : chọn nơi đây làm chốn dừng chân để sám hối và làm lại cuộc đời. Thế là cả hai dọn sạch hang cũ và bắt đầu cuộc sống mới của những người "ẩn tu bất đắc dĩ." Chỉ khác với hai thầy dòng trước một điều là cả hai quyết định làm một con đường nối liền hai hang để thường xuyên qua lại, thăm viếng, giúp đỡ, ủi an …Dần dà, dọc theo con đường nối hai hang đã mọc đầy hoa, xung quanh hang động cảnh trí phô đầy sức sống và vẻ đẹp. Hai tên cướp năm nào giờ đây đã trở thành hai vị ẩn tu hiền lành, thánh thiện, đến nổi hương thơm thánh đức lan toả khắp vùng khiến nhiều người cất công lên núi để xin "Hai Thầy" cầu nguyện và hưóng dẫn đạo đức. Từ đó, phát xuất phát từ hai cái hang đó, đã có nhiều lối đi, nhiều con đường dẫn đến các khu dân cư, và trên các lối đi đó cùng mọc đầy hoa tươi thắm…Và rồi, hai "thầy tướng cướp ẩn tu" đó qua đời. Vì đời sống thánh thiện và vì có những phép lạ xảy ra cho một số người lên núi cầu xin, nên dân chúng vùng đó "tự động" phong thánh cho hai "thầy cướp ẩn tu" nầy…

Con đường đến với Thiên Chúa và đến với anh em của mỗi người chúng ta trong Mùa Vọng nầy cũng phải được phát quang và trồng đầy hoa như thế. Và chỉ có những con đường “hiệp thông, chia sẻ, bác ái, khoan dung, quảng đại, tha thứ…như thế mới có thể biến những “hang đá tâm hồn” lạnh lẽo hiu quạnh của những tên cướp trở thành thánh nhân, mới biến chúng ta trở nên những Kitô hữu đích thực, mới biến thế giới quanh ta trở thành an vui hòa bình, và đặc biệt, biến Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh năm nay trở thành một “Tin Vui đích thực” cho chính chúng ta và cho mọi người quanh ta. Quả thật trong thế giới nầy, trong cuộc đời nầy, cần thiết biết bao những con đường đầy hoa như thế. Amen.

LM. Giuse Trương Đình Hiền
 
Thanh khiết vẹn tuyền
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:40 07/12/2013
Lễ Mẹ Vô Nhiễm

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội năm nay trùng vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, mang một ý nghĩa đặc biệt. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Đức Maria đã “lọt vào mắt xanh Thiên Chúa”, được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, được giữ gìn trong tình trạng thánh đức ngay từ khi bắt đầu hiện diện trong đời. Nhờ Ơn Vô Nhiễm, cung lòng của Mẹ Maria đã trở nên cao sang, thanh khiết, vẹn tuyền, trở nên ngôi đền thờ Thiên Chúa ngự qua biến cố Truyền Tin.

Trong Kinh Tiền Tụng, Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa bằng những lời vui mừng và hy vọng cho nhân loại: “Cha đã gìn giữ Ðức Trinh Nữ Maria khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Cha đã cho Người được đầy ơn sủng để Người xứng đáng làm Mẹ của Con Cha. Nơi Người, Cha đã phác hoạ hình ảnh một Hội Thánh rất xinh đẹp, không tỳ ố, không vết nhăn, là Hiền Thê của Ðức Kitô. Thật vậy, Ðức Trinh Nữ rất thanh khiết sẽ sinh hạ cho nhân loại một người con là chiên vẹn toàn, Ðấng xóa tội trần gian. Cha đã chọn Người giữa muôn một, để Người chuyển cầu và nêu gương thánh thiện cho dân Cha.”

Giáo Hội ca tụng Đức Maria: được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, đầy ân sủng, Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Giáo Hội, xinh đẹp, trinh khiết, trạng sư ân sủng, mẫu mực thánh thiện. Nhờ đặc ân này, Mẹ Maria luôn được Thiên Chúa đoái thương và yêu mến nên Mẹ khiết trinh vẹn sạch và được vinh thăng nơi thiên quốc.

Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950).

Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”,và cuối cùng, với công trình Nhập Thể-Cứu Chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.

Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin Dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng Thánh Kinh và Thánh Truyền.

Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, “địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ”. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.

Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ”. Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm: “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.

Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của Dân Chúa. Đặc Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.

Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ai năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854. Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Sứ Thần cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. “Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. “Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ” vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa. Những nét đẹp ấy kết tinh trong trong lời “xin vâng”. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời. Một lần thưa lên là ngàn lần răm rắp thực thi khít khao không sai chạy, dù trên đỉnh vinh quang hay dưới vực đau thương quay quắt. Một lời vừa biểu lộ sự hiến dâng cộng tác tích cực, vừa thể hiện niềm yêu mến tin tưởng phó thác.

Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người”, như sách Giáo Lý chung của Hội Thánh đã viết: “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria chính là kết quả đi trước của cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách giáo lý xác tín: “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô: Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, Đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong kinh Tiền Tụng lễ Mẹ Vô Nhiễm hôm nay: “Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.

Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ. Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ: “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”

Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).

Giáo Hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.

Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội dẫu chỉ một mình Mẹ hưởng nhận, nhưng hiệu quả của đặc ân ấy con cái Mẹ tất cả đều được hưởng nhờ.

Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sữa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với ân sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu. Xin Mẹ cũng giúp chúng ta chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh với tâm tình yêu mến như Mẹ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 07/12/2013
N2T

6. Phẫn nộ có thể dạy con người nhẫn nại, kiêu ngạo không thể dạy con người khiêm tốn, đức hạnh không phải do tật xấu dạy dỗ.

(Thánh Bonaventura)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Ủy ban Thần Học quốc Tế
Lm. Trần Đức Anh OP
11:54 07/12/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 6-12-2013, dành cho Ủy ban thần học quốc tế, ĐTC tái khẳng định rằng không thể sử dụng bạo lực nhân danh Thiên Chúa.

30 nhà thần học quốc tế nhóm khóa họp thường niên trong tuần này tại Vatican từ 2 đến 6-12-2013, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Điều hợp khóa họp là LM Tổng thư ký Serge-Thomas Bonino, Dòng Đaminh người Pháp.

Trong 5 ngày họp, 30 nhà thần học quốc tế tiếp tục nghiên cứu 3 đề tài quan trọng: trước tiên là độc thần giáo, tiếp đến là ý nghĩa đạo lý xã hội của Hội Thánh trong bối cảnh rộng lớn hơn của đạo lý Kitô; sau cùng là vấn đề sensus fidei, cảm thức đức tin.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC đề cập đến đề tài thứ I được Ủy ban thần học quốc tế bàn tới là ”tương quan giữa tôn giáo độc thần và bạo lực”, và ngài khẳng định rằng ”Thiên Chúa không phải là một đe dọa cho con người! Niềm tin nơi Thiên Chúa và Ba Ngôi Chí Thánh không phải và không bao giờ có thể sinh ra bạo lực và bất bao dung. Trái lại, đặc tính hợp lý trí mang lại cho đức tin một chiều kích đại đồng, có khả năng liên kết những người thiện chí với nhau. Đàng khác mạc khải chung kết của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô khiến cho từ nay không thể nại đến bạo lực nào 'nhân danh Thiên Chúa'. Chính vì từ chối bạo lực, và đã chiến thắng sự ác bằng sự thiện, bằng máu đổ ra trên thập giá của Ngài, nên Chúa Giêsu đã hòa giải con ngừơi với Thiên Chúa và với nhau”.

Về đề tài thứ hai của Ủy ban thần học là đạo lý xã hội của Hội Thánh, ĐTC nhận xét rằng đạo lý này nhắm diễn tả cụ thể trong đời sống xã hội tình thương của Thiên Chúa đối với con người được biểu lộ trong Đức Giêsu Kitô... Giáo Hội phải sống trước tiên sứ điệp xã hội mà mình mang đến cho thế giới. Các tương quan huynh đệ giữa các tín hữu, quyền bính như một công tác phục vụ, sự chia sẻ với người nghèo, tất cả những đặc điểm đó vốn có từ đầu trong đời sống Giáo Hội, có thể và phải trở thanh một mẫu gương sống động và có sức thu hút đối với các cộng đoàn khác của con người, từ gia đình cho đến xã hội dân sự”.

Sau cùng về đề tài cảm thức đức tin (sensus fidei), ĐTC nhắc nhở đừng lẫn lộn cảm thức này với thực tại xã hội học là ý kiến của đa số. Và ngài nói: ”Anh em có nghĩa vụ quan trọng là phải đề ra những tiêu chuẩn giúp phân định những sự diễn tả đích thực cảm thức của các tín hữu”

ĐTC không quên cảnh giác các nhà thần học trước những cám dỗ: tâm hồn trở nên khô cằn, kiêu ngạo, và thậm chí cả tham vọng nữa. Ngài nói: ”Thánh Phanxicô Assisi có lần đã gửi một thư ngắn cho thầy Antonio thành Padova, trong đó ngài viết: ”Tôi muốn thầy dạy thánh khoa thần học cho anh em, miễn là trong việc nghiên cứu, thầy không dập tắt tinh thần nguyện gẫm và sùng mộ”. (SD 6-12-2013)
 
Đức Thánh Cha là ông Già Noel thời đại mới?
Têrêsa Thu Lan
11:56 07/12/2013


Một cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, vị quan Phát Chẩn cuả Toà Thánh, đã gây ra một tin đồn nóng bỏng mới nhất ở Vatican.

Đức Tổng Krajewski nói nhỡ ra rằng Đức Giáo Hoàng thường xuyên đòi đi theo vào những đêm bố thí chung quanh thành phố.

Như vậy thì có thể rằng Đức Thánh Cha đã lẻn ra ngoài Vatican nhiều đêm để phát chẩn cho người nghèo trên đường phố Roma chăng?

"Mỗi khi tôi thưa với Ngài rằng tôi sẽ ra phố tối nay, thì tôi luôn lo ngại rằng Ngài sẽ đòi đi chung, " là lời Đức Tổng Krajewski buột miệng nói.

Được hỏi trực tiếp là Đức Thánh Cha đã từng đi chung lần nào chưa, đức Tổng vội vã tránh né câu hỏi bằng cách mời một phóng viên khác đặt câu hỏi mới "xin cho câu hỏi tiếp theo" ("Next question please").



Nhiều người coi đây là một sự thừa nhận mặc nhiên đã có các chuyến đi bí mật của Đức Thánh Cha vào ban đêm.



"Đội cận vệ Thụy Sĩ xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng từng đã mạo hiểm đi ra ngoài ban đêm, cải trang như một linh mục thường, để gặp gỡ những người vô gia cư, đàn ông cũng như phụ nữ ", theo tin cuả tờ báo Huffington Post (Mỹ ) kể lại từ một nguồn tin riêng ở Vatican.

Giáo Hội Công Giáo hiện đang trải qua một kinh nghiệm lịch sử gọi là "Hiệu quả Phanxicô", với một mức tăng trưởng đột xuất là 20 phần trăm trong các giáo đoàn ở bên Anh Quốc, đồng thời nhiều nơi khác trên Thế Giới cũng báo cáo có một sự tăng trưởng tương tự.

Những việc như Đức Thánh Cha đội thử lên đầu chiếc mũ cứu hỏa, cho phép một cậu bé ôm chân mình trước quần chúng, gọi điện thoại cho nhiều người, đã thu hút sự chú ý đặc biệt trong nhiều tháng qua.

Tin đồn mới nhất này xảy ra một tuần sau khi Đức Thánh Cha ôm hôn một người bị biến dạng tại quảng trường Thánh Phêrô, và trong bối cảnh có nhiều câu chuyện bật mí rằng Ngài đã đích thân gửi tiền để giúp đỡ những người về hưu và những người di cư túng thiếu.



Khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha đã thường đi ra ngoài vào ban đêm, để gặp gỡ người khác, nói chuyện, làm bạn và đôi khi mua đồ ăn chung với họ.

Và nếu có thật như vậy, thì đây cũng sẽ không phải là lần đầu tiên mà một vị Giáo Hoàng đã lén ra khỏi Vatican vào ban đêm.

Vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, ĐTC Benedict đã bất ngờ đi thăm cuộc triển lãm "Sức Mạnh cuả ơn Sủng: Các Thánh Quan Thầy cuả âu Châu" ("The Power and the Grace: The Patron Saints of Europe," ) trong ngày cuối cùng cuả cuộc triển lãm dài 4 tháng.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ít ra là hàng trăm lần đi leo núi bên ngoài thành Roma, nhiều khi lẻn đi mà không cho đội cận vệ Thụy Sĩ biết.

Đức Giáo Hoàng Gioan XIII thường lén ra ngoài để thăm người nghèo và thưởng thức vẻ đẹp ban đêm của thành phố Roma và. ..

Đức Giáo Hoàng Piô XII trong Thế chiến II đã giả dạng là một thầy tu Phanxicô để giúp đưa những người Do Thái trốn thoát khỏi Roma, tránh né các mạng lưới truy lùng cuả Đức Quốc Xã.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân
Lm. Trần Đức Anh OP
11:45 07/12/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, sáng ngày 7-12-2013, ĐTC Phanxicô khích lệ các tín hữu linh hoạt sự hiện diện của Giáo Hội trong lãnh vực truyền thông, theo tinh thần Tin Mừng.

Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm họp trong 3 ngày qua về đề tài ”Loan báo Chúa Kitô trong thời đại kỹ thuật số”, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Stanislaw Rylko người Ba Lan. Trong số các tham dự viên có 12 HY, hơn 20 giáo dân thành viên cùng với một số chuyên gia cố vấn.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến truyền thống của Giáo Hội ngay từ những thế kỷ đầu tiên vẫn quan tâm đến vấn đề đức tin và văn hóa: tìm hiểu, đối thoại với nền văn hóa xung quanh, đón nhận và thăng hoa những yếu tố tích cực. Đó cũng là điều các giáo Phụ đã làm, đứng trước các nền triết học sâu xa. Các vị đã không thỏa hiệp với một số ý tưởng trái ngược với đức tin, nhưng biết nhìn nhận và hấp tục những ý niệm cao cả nhất, biến đổi chúng từ bên trong dưới ánh sáng Lời Chúa.

Cũng vậy đối với văn hóa truyền thông và kỹ thuật tân tiến ngày nay. ĐTC nói: ”Giữa những cơ may và nguy hiểm của các mạng internet, cần thẩm định giá trị của mọi sự, với ý thức rằng chắc chắn chúng ta sẽ thấy trong đó những 'đồng tiền giả', những ảo tưởng nguy hiểm và những cạm bẫy cần tránh. Nhưng được Thánh Linh hướng dẫn, chúng ta cũng sẽ khám phá những cơ may quí giá để dẫn đưa con người tới tôn nhan rạng ngời của Chúa”.
ĐTC nhận định rằng ”Trong số những khả thể mà ngành truyền thông kỹ thuật số cống hiến, điều quan trọng nhất liên hệ tới việc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, thủ đắc những khả năng chuyên môn mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn cần gặp gỡ những con người nam nữ thực sự, nhiều khi bị thương tổn và ngỡ ngàng lạc hướng, để cống hiến cho họ những lý lẽ hy vọng chân thực. Việc loan báo còn phải có những quan hệ chân chính giữa con người với nhau và nhắm đến một cuộc gặp gỡ với Chúa.”

Vì thế, - ĐTC nói- Internet mà thôi thì chưa đủ, kỹ thuật cũng không đủ.. Cần làm sao để Giáo Hội hiện diện trên Internet với lối sống Tin Mừng; cần hiện diện trong các môi trường mà đối với bao nhiêu người, nhất là người trẻ, đó là một thứ môi trường sống của họ, để khơi dậy những thắc mắc không thể dồn nén được của con tim về ý nghĩa của cuộc sống, và chỉ dẫn con đường dẫn tới Đấng là câu trả lời, là Lòng Từ Bi Chúa nhập thể, là chính Chúa Giêsu Kitô” (SD 7-12-2013)
 
Đức Thánh Cha tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
12:13 07/12/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Vọng đầu tiên vào sáng thứ Sáu mùng 6 tháng 12, tại Nhà nguyện Redemptoris Mater. Cha Raniero Cantalamessa thuộc dòng Phanxicô, và là giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày những suy tư về những cống hiến mà đời sống và sứ điệp của Thánh Phanxicô có thể mang lại cho Giáo Hội, đặc biệt là trong dịp Giáng sinh .

Chủ đề bài giảng của ngài là “Hướng tới biến cố Giáng sinh với sự đồng hành của Thánh Phanxicô thành Assisi”

Cantalamessa nói rằng việc cải cách của Giáo Hội phải được thực hiện thông qua con đường thánh thiện. Ngài cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự khiêm nhường trong cung cách sống của Thánh Phanxicô thành Assisi. Sau khi hoán cải, ngài dành toàn tâm toàn trí phục sự Chúa và Giáo Hội.
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu LM Bùi lâm Sơn và LM Bùi Quang Đại vừa tạ thế
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
18:57 07/12/2013

PHÂN ƯU:
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa nhận được tin:
Bà Cố Theresa Bùi Thị Ngát
đã về an nghỉ trong Chúa ngày 4 tháng 12 năm 2013
tại Las Vegas, Nevada.
Hưởng Thọ 81 tuổi

Bà Cố Theresa là thân mẫu của:
Linh mục Bùi Lâm Sơn, Cha Sở St Louis the King, Giáo Phận Phoenix
Linh mục Anthony Bùi Quang Đại, Phó Xứ Thánh Francis of Asisi, Giáo Phận San Bernadino
Sr Maria Bùi Thi Kim Tuyến, Phụ Trách Cộng Đoàn Mến Thánh Giá Phát Diệm,Gò Vấp tại Las Vegas
Sr Theresa Bùi Thị Kim Hiền, Dòng Thánh Phaolô

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
xin hiệp thông cầu nguyện với
Cha Bùi Lâm Sơn, Cha Anthony, Sr Maria, Sr Theresa và Tang Quyến

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Sáu, ngày 13 tháng 12, 2013

tại Palm Eastern Mortuary, 7600 S. Eastern Avenue, Las Vegas, NV 89123
2:00 pm: Gia Đình Tang Quyến
3:00 pm- 7:00pm: Cầu Nguyện, Thăm Viếng và Nghi Thức Làm Phép Tang

Thứ Bảy, ngày 14 tháng 12, 2013
Thánh Lễ An Táng Lúc 10:00 am tại Đền Thánh Đức Mẹ La Vang
4835 S Pearl Street, Las Vegas, Nevada 89121

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Bà Cố Theresa Bùi Thị Ngát
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành Kính Phân Ưu
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Tin Đáng Chú Ý
Hôi của : Chuyện không của riêng ai tại VN
Anmai, CSsR
20:51 07/12/2013
HÔI CỦA : CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI TẠI VN

Có lẽ đến chết, bác tài H (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) sẽ không quên được cái ngày 4 tháng 12 năm 2013.

Buổi chiều đẹp trời hôm ấy, tay ôm vô lăng chở theo hàng ngàn két bia vừa nhận ở kho từ Sài Gòn đi Phan Thiết. Xe chạy đến vòng xoay Tam Hiệp, khi ôm cua vòng xoay, vì người đông nên anh lấy trái sang đường để tránh va chạm. Cú lấy trái khá gắt hay sao đó để rồi chiếc xe chở đầy bia mà anh đang điều khiển đó bị lật.

Dĩ nhiên sau khi xa lật thì hàng ngàn két bia Tiger trên thùng xe đã đổ xuống đường. Khi tai nạn, không xảy ra thiệt mạng người nào nhưng khi tai nạn qua rồi thì nhiều mạng người hôm khi đi ngang tai nạn ấy "thiệt mạng". Những người đó đã nhắm mắt làm ngơ trước tai nạn, trước nỗi đau của anh tài xế lam lũ kiếm sống và tệ hơn nữa là còn làm cho anh thêm phần đau khổ bởi sau tai nạn, số bia còn lại chỉ khoảng 10%.

Chuyện những người lấy bia ngày hôm ấy người ta gọi là "hôi của".

Chuyện "hôi của" sau những tai nạn như thế này không phải là chuyện mới.

Vào ngày 16/6, người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh (Q.5, TP.HCM) thì bị 2 tên cướp từ phía sau giật giỏ xách. Nhờ nhanh trí người này đã giữ được túi nhưng vì giằng co mạnh khiến túi bị rách và tiền 50 triệu bay ra đường.

Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, nhiều người dân ào ra giữa đường lượm số tiền bị rơi ra trước sự thẫn thờ và bất lực của nạn nhân.

Trưa 2/7, xe tải BKS 54Z... do tài xế S cầm lái chở đầy bia chai nhãn hiệu Saigon đỏ lưu thông trên quốc lộ 1A. Khi đi đến cầu vượt Tân Thới Nhất (P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) do tài xế điều khiển xe với tốc độ khá cao đã khiến nhiều két bia đổ xuống đường. Trong lúc tài xế chưa kịp thu dọn lại hàng hóa thì hàng chục người đi đường bất chấp những mảnh vỡ thủy tinh mang bao tải lao vào “hôi của” mang bia về uống.

Ngày 12/8/2012, một xe tải chở hơn 20 tấn thức ăn hỗn hợp dành cho vịt khi di chuyển trên quốc lộ 1A đã bị lật nhào xuống ruộng tại tỉnh Bình Định. Sau khi tai nạn xảy ra, nhiều người dân địa phương xông vào mang thức ăn cho vịt về nhà.

Chiều 12/9/2013, trước cửa UBND Q.Ba Đình (Hà Nội), Đại sứ quán Hà Lan tổ chức phát tặng 3.000 chiếc áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu.

Khi đại biểu chưa nói hết nội dung thì hàng trăm người đã đổ xô lên sân khấu “cướp" áo mưa từ tay ban tổ chức. Nhiều người khoe: “Tôi đã lấy được 5 - 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”.

Qua những lần như thế, nhiều người, trong đó có cả ta, ta sẽ phê phán, ta sẽ biểu môi, ta sẽ dèm pha chỉ trích ... Dĩ nhiên, phê phán, chỉ trích lòng tham, lối sống bất công đó là quyền tự do của mỗi người. Không ai ngăn cản người ta phê bình chỉ trích trước cái xấu, trước cái bất công nhưng đây cũng là dịp cảnh tỉnh, dịp nhắc nhớ ta sau những chuyện hôi của như thế này.

Có thể, bất chợt, lòng tham của những người đi đường nổi lên trong lòng họ và thế là tiếng nói của lương tri, tiếng nói của của công bằng, của tình người tắt tiếng. Khi lòng tham nổi lên thì họ quên đi tình đồng loại, quên đi hoạn nạn của người khác và cứ thế mà lấy được cái gì cũng lấy như ta đã thấy.

Những người ôm bia, những người lấy thức ăn, những người hôi của đó đã được người khác gi hình lại, đã được người khác thấy nhưng trong đời thường có nhiều và rất nhiều người cũng hôi của của người khác nhưng không ai thấy để ghi hình, để chỉ trích.

Hôi của xuất phát tự trong tâm của những người thiếu công bằng, thiếu tình người. Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống, ta cũng sống thiếu công bằng, thiếu tình người với anh chị em đồng loại nhưng ta giỏi lấp liếm, ta giỏi nói, ta giỏi che đậy để rồi khó có ai nhận ra ta là người như thế. Giản đơn là trong đời thường, có những anh chị em đồng loại của ta vì lỡ lầm, vì yếu đuối để rồi làm nên tội. Đứng trước những mảnh đời như thế, ta có tha thứ, ta có yêu thương và ta có nâng đỡ họ hay không hay là ta đứng đó nhìn hoặc là bàng quang như người đi đường không hề để ý hoặc là ta hùa theo đám đông tha hồ ném đá.

Công bằng trong cuộc sống là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Có thể ta hô hào thật to chuyện công bằng đó nhưng thật sự ta có sống công bằng hay không mới là chuyện khác.

Vẫn là thái độ, vẫn là sự giằng co trong nội tâm của mỗi người như Thánh Phaolô đã từng bộc bạch rằng điều mà tôi biết là tốt tôi không làm nhưng điều tôi biết là không tốt tôi lại làm.

Trong những ngày sống đợi chờ của mùa Vọng, Thánh Phaolô đã mời gọi mỗi người chúng ta : "Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu". (Rm 11, 12)

Thật sự phải chiến đấu thật nhiều. Cuộc chiến đấu lớn nhất và cam go nhất vẫn là chiến đấu với chính bản thân của mỗi người chúng ta.

Những ngày trong mùa Vọng, lời Thánh Vịnh 72 câu 7 văng vẳng bên tai của ta :

Triều đại Người, đua nở hoa công lý

và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.

Triều đại của Thiên Chúa là triều đại của công lý, của hòa bình và của tình thương.

Viễn cảnh này đã được ngôn sứ Isaia loan báo :

Đai thắt ngang lưng là đức công chính,

giải buộc bên sườn là đức tín thành.

Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.

Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau,

một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.

Bò cái kết thân cùng gấu cái,

con của chúng nằm chung một chỗ,

sư tử cũng ăn rơm như bò.

Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục,

trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.

Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá

trên khắp núi thánh của Ta,

vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này,

cũng như nước lấp đầy lòng biển. (Is 11, 5-9)

Cùng với những tâm tình đó và thực tại cuộc sống, một lần nữa ta nhìn lại lối sống công bằng trong ta. Ta duyệt lại đức công bằng trong ta đang có.

Có khi ta không hôi của cách công khai để người khác nhưng ta đang hôi của âm thầm và kín đáo.

Có khi ta không hôi của về vật chất nhưng ta hôi của về tinh thần và danh dự của anh chị em đồng loại.

Xin cho ta công bằng từ trong lời nói đến việc làm để ta hành xử công bằng với anh chị em đồng loại, cách riêng những người sống bên cạnh ta, sống chung mái nhà của ta và nhất là anh chị em ruột thịt của ta.

Khi ta sống công bằng thật sự thì ta sẽ có một chỗ trong đất nước luôn đua nở hoa công lý và nơi đó thái bình thịnh trị sẽ tồn tại mãi.

Anmai, CSsR

 
VietCatholic TV
Truyền thống Giáng Sinh trên thế giới.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:19 07/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáng Sinh tại Thánh Địa

Đối với nhiều người Palestine, mùa Giáng Sinh là mùa đầy hy vọng nhất trong một năm mặc dù bầu khí lễ hội vẫn chưa được tưng bừng như trong thời gian trước cuộc nổi dậy Intifida lần thứ hai của người Palestine kéo dài từ tháng 9 năm 2000 đến năm 2005.

Mùa hy vọng này được bắt đầu cả tháng trước lễ Giáng Sinh, tức là vào ngày lễ Thánh Catherine thành Alexadria hôm 25 tháng 11, khi các khách hành hương bắt đầu kéo đến Bethlehem đông đảo mang theo nguồn lợi tức đáng kể cho dân chúng địa phương.

Dịp lễ Phục Sinh cũng là một thời gian có đông khách hành hương. Tuy nhiên, các nghi thức chỉ tập trung tại nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem và nhà thờ Emmau. Trong thời gian này cũng diễn ra Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vì lý do an ninh, nên trong dịp đó sự di chuyển của người Palestine và của các du khách gặp nhiều phiền toái.

Bethlehem thuộc vùng Tây Ngạn cách Jerusalem 10km về phía Nam. Sau cuộc chiến 6 ngày hồi năm 1967, Israel đã đơn phương sát nhập khu vực đông Jerusalem vào lãnh thổ của mình. Cho nên, tuy chỉ cách 10km nhưng Bethlehem thuộc về lãnh thổ của Palestine, trong khi Jerusalem thuộc Israel.

Vào buổi chiều Lễ Vọng Giáng sinh, một cuộc diễu hành đông đảo với những tiếng kèn truyền thống của người Anh. Lý do giải thích sự hiện diện của loại kèn này là vì quân đội Anh đã chiếm đóng khu vực này từ năm 1920 cho đến năm 1948.

Đỉnh cao trong đêm cực thánh là Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh do Đức Thượng Phụ Thành Jerusalem chủ sự cùng với các hiệp sĩ Thánh Mộ tại nhà thờ Bethlehem được xây dựng ngay tại địa điểm Chúa Giêsu được sinh ra.

Theo hiệp ước Nguyên Trạng, Giáo Hội Công Giáo Rôma, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền cùng quản lý ngôi nhà thờ này. Tuy nhiên, thánh lễ Vọng Giáng Sinh sẽ diễn ra với đầy đủ các nghi thức và kéo dài bao lâu cũng được vì Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền cử hành lễ Vọng Giáng Sinh vào ngày 6 tháng Giêng vì họ tính các ngày lễ theo lịch Julian trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng lịch Gregorian.

Sau thánh lễ, mọi người lại kéo nhau hát mừng Giáng Sinh tại quảng trường Máng Cỏ ngay bên cạnh nhà thờ.

2. Giáng Sinh tại Italia

Thưa quý vị và anh chị em,

Mùa Giáng Sinh ở Ý thường kéo dài trong ba tuần, bắt đầu từ 8 ngày trước lễ Giáng Sinh tức là ngày 16 tháng 12. Thời gian này được biết đến với tên gọi là Novena, nghĩa là Tuần Bát Nhật. Hình ảnh quý vị đang thấy đây là cuộc diễn hành khổng lồ của các ông già và cả những bà già Noel tại Riccione một thành phố thuộc tỉnh Rimini ở phía Bắc nước Ý, nơi đã phải gánh chịu một trận động đất lên đến 5.8 độc Richter hôm 29 tháng 5 vừa qua.

Trong Tuần Bát Nhật mừng Chúa Giáng Sinh này, trẻ em đi từ nhà này sang nhà khác đọc các bài thơ và hát ca khúc Giáng Sinh.

24 tiếng đồng hồ trước lễ Giáng Sinh, các tín hữu thường ăn uống nhiệm nhặt các loại bánh ngọt và chololate cho qua bữa. Sau khi đi nhà thờ dự lễ Nửa Đêm về, món ăn truyền thống mừng Lễ Giáng Sinh thường được đi kèm với món thịt lươn.

Trong thời gian cận kề ngày lễ Giáng Sinh, dân số tại Rôma đông đảo hẳn lên với các khách hành hương đổ về Vatican để tham dự Thánh Lễ Nửa Đêm với Đức Giáo Hoàng.

Vào buổi sáng ngày Giáng Sinh, đông đảo các tín hữu Italia và khách hành hương sẽ tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để nhận phép lành kèm theo ơn Toàn Xá của Đức Thánh Cha và lắng nghe ngài đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi: gởi dân thành Rôma và thế giới.

3. Giáng Sinh tại Á Căn Đình

Giáng Sinh tại Á Căn Đình quê hương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ghi đậm nét với thánh lễ Nửa Đêm trong đó các thành viên của gia đình đi dự lễ chung với nhau.

Vào lúc nửa đêm, cả nhà quây quần ăn tối với nhau. Thức ăn truyền thống là bánh mì nướng, gà tây và những thức ăn ngọt như rượu táo và nước trái cây. Hàng tháng trước ngày lễ Giáng Sinh, các bà nội trợ bận rộn làm món rượu táo để trong buổi tối Giáng Sinh các loại trái cây tươi sẽ được cắt thành miếng trộn với rượu táo và nước trái cây. Bên cạnh đó các bà còn chuẩn bị những món như cà chua nhồi, và bánh nướng thịt băm.

Sau bữa ăn tối, những người trẻ tuổi kéo nhau đi xem pháo hoa mừng Chúa Giáng Sinh.

4. Giáng Sinh tại Pakistan

Nếu như tại Đức và may mắn thay là tại nhiều nơi khác nữa trên thế giới Mùa Giáng Sinh được xem là Mùa An Bình, vui tươi và hy vọng thì vẫn còn nhiều vùng trên thế giới, cảm nhận này không có nơi các Kitô hữu. Pakistan là một ví dụ điển hình.

Tại Pakistan từ đầu tháng 12, không khí lễ hội và nghỉ ngơi cũng có thể cảm nhận được dễ dàng trong xã hội, cả ở thành thị lẫn nông thôn. Tuy nhiên, không phải người ta chào đón Giáng Sinh. Tháng 12 và tháng Giêng là mùa cưới tại Pakistan. Quý vị và anh chị em đang theo dõi cảnh một đám cưới truyền thống tại Pakistan.

Ngày 25 tháng 12 là ngày quốc lễ của Pakistan. Nhưng mà không phải vì là ngày lễ Giáng Sinh. Đó là ngày sinh của Muhammad Ali Jinnah người được coi là cha già dân tộc. Ông là một luật sư danh tiếng sinh ngày 25 tháng 12 năm 1876 và qua đời ngày 11 tháng 9 năm 1948 sau khi đã là Tổng Toàn Quyền đầu tiên của nước Pakistan độc lập.

Đối với người Kitô hữu mùa Giáng Sinh thường là mùa của âu lo trước những cuộc tấn công khủng bố của những người Hồi Giáo quá khích: nhà thờ bị đặt bom, bị ném lựu đạn khi đang dâng thánh lễ, và các thiếu nữ bị hãm hiếp trên đường đến nhà thờ cũng như sau thánh lễ. Thánh lễ Giáng Sinh, do đó, thường được tổ chức từ 6 giờ tối và khoảng 7 giờ tối đêm 24 các nhà thờ đều đã đóng cửa tắt đèn.

Đây là câu chuyện về một thiếu nữ Công Giáo. Cô bị 4 tên côn đồ quá khích hãm hiếp. Người ta khuyên cô nếu là thiếu nữ nết na thì nên câm miệng lại cam chịu trước nỗi bất hạnh của mình. Không chịu khuất phục, cô thưa những tên côn đồ ra trước tòa. Không một tên nào chịu bất cứ hình phạt nào của pháp luật. Ngược lại, cha và anh cô lần lượt bị giết.

Tuy nhiên, đồng tiền có hai mặt. Cũng có những tín hiệu tích cực từ những giới trẻ Hồi Giáo, những người có ăn học. Các bạn trẻ này đang giúp thu dọn những đổ nát và họ mang theo bích chương đòi hỏi sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cho các tín hữu không Hồi Giáo.

5. Giáng Sinh tại Đức

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tại Đức việc chuẩn bị Giáng sinh thường được bắt đầu từ đầu tháng 12. Mọi người thường dành riêng các buổi tối cho việc nướng bánh ngọt có tẩm gia vị và bánh bích quy, làm quà tặng và đồ trang trí. Quà tặng truyền thống của Giáng sinh thường là những con búp bê và trái cây. Người Đức thường thích các loại bánh ngọt hình cây Giáng sinh, được gọi là Christbaumgeback, làm từ một loại bột trắng có thể được đúc thành các hình dạng khác nhau trước khi đem nướng rồi trưng ở trên cây thông Giáng Sinh.

Truyền thống văn hóa Đức tin rằng Chúa Hài Đồng sẽ gửi một sứ giả đến trong đêm Giáng sinh. Vị này sẽ hiện ra dưới dạng một thiên thần trong một chiếc áo choàng trắng, đeo vương miện và đem theo quà tặng. Thiên thần này được gọi là Christkind.

Trẻ em thường để thư trên cửa sổ cho Christkind. Đôi khi chữ nghĩa trên thư được trang trí với keo có rắc đường để làm lá thư lóng lánh.

Bên cạnh Christkind, người Đức cũng có ông già Noel gọi là Weihnachtsmann.

Những ai không có nhiều giờ làm bánh và chuẩn bị các loại quà tặng thì có thể mua tại các chợ đặc biệt chỉ nhóm trong dịp lễ Giáng Sinh.

Một vài gia đình người Đức có tới vài cây Giáng sinh, và ở khắp các thị trấn trên toàn nước Đức mọi người có thể nhìn thấy những cây này lấp lánh và toả sáng. Người Đức thường đặt trên bàn vòng hoa mùa vọng có bốn cây nến đỏ nằm chính giữa. Họ đốt một cây nến cho mỗi ngày Chúa Nhật và cây cuối cùng được thắp vào đêm trước ngày Giáng sinh. Trẻ em thường đếm từng ngày cho đến ngày Giáng sinh bằng cách sử dụng một lịch Mùa Vọng. Mỗi ngày có một hình ảnh Giáng Sinh bên trong.

Vào lễ Hiển Linh, trẻ em ăn mặc như Ba Vua đến từ nhà để hát gây qũy cho các chương trình bác ái của Giáo Hội Đức.

6. Giáng Sinh tại Trung quốc

Nếu như tại Pakistan, Hội Thánh Chúa bị đàn áp thẳng tay thì tại Trung Hoa ngày nay tình hình có phần tế nhị hơn.

Ngày 25 tháng 12 năm 2011, trên tờ báo trực tuyến China Daily cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, người ta nhìn thấy một hàng chữ thật to Merry Christmas. Trong khi những người vô thần Trung Quốc Merry Christmas thật to như thế thì trên trang chủ Google, người ta đọc được hàng chữ Happy Holiday. Thật là đáng buồn khi thế giới tự do với căn cội Kitô Giáo giờ đây né tránh không dám đề cập đến biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người và cư ngụ giữa chúng ta.

Khắp đường phố Bắc Kinh cũng trăng đèn kết hoa không thua gì New York hay các thành phố Tây phương.

Tuy nhiên, các tín hữu tại Trung Hoa chỉ xem những hình thức bề ngoài này là “ảo ảnh cuộc đời”

Thật vậy, sau 58 năm bách hại đạo thánh Chúa, trên trang nhất số ra ngày 24/12/2007, tờ Daily News ấn bản Anh ngữ hàng ngày của cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung quốc, là một hàng chữ đậm, to “Merry Christmas”. Đó là một chuyện lạ.

Reinhard Krause, phóng viên Reuters, còn ghi nhận một sự kiện lạ khác.Tại một nhà thờ nhỏ trong làng Cao Gia Bảo gần thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây, Reinhard Krause chứng kiến 20 trẻ em từ mới sinh cho đến 10 tuổi đã được rửa tội trong Đêm Giáng Sinh 24/12/2007.

Trước thánh lễ, Reinhard Krause còn có cả một buổi trình diễn văn nghệ Mừng Chúa Giáng Sinh bên ngoài nhà thờ với sự tham dự của đông đảo người lớn và trẻ con trong làng. Đa số trong họ không phải là Công Giáo.

Thậm chí, sau lễ người ta còn bắn pháo bông chào mừng lễ Giáng Sinh nữa.

Các tín hữu và cả nhiều linh mục bắt đầu tin rằng có tự do tôn giáo rồi. Nhiều linh mục hầm trú bắt đầu kéo nhau ra trình diện đăng ký xin giấy phép hành nghề linh mục.

Vì dễ tin như thế nên số linh mục bị bắt trong năm 2008 bằng với tổng số tất cả các vị mục tử bị bắt trong vòng một phần tư thế kỷ trước đó.