Một số tín hữu cho AsiaNews biết rằng ngoài các kinh đọc hàng ngày, họ còn chuẩn bị tinh thần bằng những 'cuả ăn' là những kinh nguyện từ uỷ ban phụng phân phối tới các giáo xứ qua những thẻ (card) dành riêng cho dịp này.
Sumi Gomes là một bà nội trợ ở Dhaka và là giáo dân cuả xứ Tejgaon, nói: "mỗi ngày tôi đọc thêm một kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh vào buổi cầu nguyện hàng ngày của tôi. Chúng tôi dùng thẻ cầu nguyện để gia tăng sự hòa hợp và hòa bình ở Bangladesh. Chúng tôi cầu nguyện cho người Bangladesh có thể khắc phục được tất cả các thảm họa phát xuất ra từ thiên nhiên hoặc do nhân tạo. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để Ngài hướng dẫn Kitô hữu và các quốc gia tiến tới sự hài hòa, nhân đạo và hòa bình."
Theo ông Khokon Vincent Corraya, một văn sĩ Công Giáo, thì "chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Bangladesh là một cơ hội tuyệt vời." "Nhờ có ngài - ông Corraya nói - Đức tin Công Giáo sẽ mạnh mẽ hơn nữa" trong một đất nước mà hơn 90% dân số (trên tổng số hơn 160 triệu người) là người Hồi giáo thì người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 380.000 tức là 0,2%.
Một giáo dân tên là Dipok Sangma, một người dân tộc bộ lạc, đưa ra nhận xét rằng "chỉ mới có tin là Đức Giáo Hoàng sẽ đến mà thôi thì cũng đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực rồi."
Kể từ ngày 21 tháng 10, tất cả các nhà thờ ở Bangladesh sẽ lần chuỗi Mân Côi. Những ngày sau, là nhiều chương trình phụng vụ.
Để giúp tổ chức các sự kiện, người Công Giáo Bangladesh đã đóng góp tất cả những gì họ có thể. Một tín đồ (vô danh) đã đóng vào quĩ 5.000 taka (52 Euro) và tuyên bố: "Đây là trách nhiệm của chúng tôi để góp vào những chương trình của giáo hội."