Với cường quyền
Ở trên đã nói về thái độ của Đức Cha Tạo đối với các chiên ghẻ. Chữ “chiên ghẻ” này chính ngài sử dụng. Còn chữ “cường quyền” dĩ nhiên ngài không dùng tới. Nhưng thái độ của ngài đối với chế độ Hà Nội chứng tỏ ngài coi chế độ ấy đúng là chế độ cường quyền hay bạo quyền.
Những ngày đầu vận động về Bắc Ninh và Hải Phòng của ngài phần nào đã nói lên bản chất chế độ này. Những năm tháng ngày giờ sau đó, dĩ nhiên, càng nói lên bản chất ấy hơn nữa.
Phi giai cấp
Trước nhất, cần nhấn mạnh: Đức Cha Tạo tuân hành mọi chỉ thị của chính quyền thành phố, quận huyện, xã thôn. Ngài chỉ về nhận chức tại hai giáo phận Bắc Ninh và Hải Phòng, sau khi đã có giấy cho phép của các nhà cầm quyền liên hệ. Việc ngài đi “kinh lược” cũng tôn trọng các qui định của họ. Đến đâu, ngài cũng lịch thiệp đến chào nhà cầm quyền địa phương.
Ngày đến nhậm chức tại hai giáo phận, ngài đều lên tiếng khuyên giáo hữu yêu người, yêu nước làm điều lợi dân ích nước, không hơn, chí ít cũng bằng người khác.
Chỉ có điều đã nói sự thật thì ngài nói sự thật đầy đủ, không phải thứ sự thật nửa vời hay trá nguỵ. Vì yêu nước mình không có nghĩa phải ghét nước khác. Yêu người vì họ là đồng bào của mình đã đành, nhưng còn là vì họ là người như mình nữa. Mà đã là người là mình phải yêu, bất chấp giai cấp của họ.
Khổ một điều lúc ấy là lúc cao điểm của đấu tranh giai cấp, một chiêu bài để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tô bóng chế độ, tô bóng chủ nghĩa ngoại lai họ vốn bám vào như lá chắn, như mặt nạ. Nên người Cộng Sản không thể dung thứ cho vị giám mục này được.
Bởi thế, như đã nói, ngày 19-4-1956, Ủy ban Hành chính Bắc Ninh đã cho gọi ngài tới để đả kích chủ trương phi giai cấp của ngài: “Tối hôm tới đây cụ có hô hào đoàn kết bất phân biệt giai cấp đang lúc Chính phủ đấu tranh giai cấp địa chủ?”.
Ngài dõng dạc trả lời: “Những người địa chủ có bóc lột cả đâu mà lên án người ta” Ngài cho rằng phần lớn do chịu khó làm ăn, chắt bóp mà “nên giầu có". Vả chăng họ giầu “lúc chưa có Chính phủ, lúc Chính phủ còn ở đâu đâu ấy, nay lại kết án cho người ta có tội. Giả sử Chánh phủ ban bố Hiến Pháp định rõ từ rày ai làm thế này thế nọ sẽ phạm pháp, dầu vậy, dân vẫn lỗi, làm trái pháp luật, bấy giờ người ta mới đáng tội, không oan. Chứ luật nào cũng chỉ có hiệu lực từ ngày ban bố về sau; chứ chẳng đời nào có giá trị đối với dĩ vãng, với quá khứ. Chánh phủ trước cho phép, Chánh phủ sau bắt tội. Ai khỏi tội được”.
Ngài nhấn mạnh thêm: “Cho rằng địa chủ có tội đi nữa, sau khi chịu phạt rồi nào họ không đáng thương ư? Trong gia đình có người lỗi, cha mẹ phạt đoạn, nào anh chị em có từ bỏ cắt đứt nhau ư?”
Trước phản biện như thế, họ chỉ còn biết đáp lại: “Điều đó cũ quá rồi! Không hợp chính sách, Chính phủ không cho đoàn kết với địa chủ!”
Về Hải Phòng cũng thế, tại Mặt Trận Tổ Quốc khu Tả Ngạn [gồm Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình ngày nay], ngài bị phê phán: chủ trương trả của cho địa chủ, gọi Linh Mục Vũ Xuân Kỷ, chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công Giáo toàn quốc, là Luxiphe, đi đâu cũng không nói chi đến lòng yêu nước.
Ngài không ngần ngại cho họ hay: “đạo Công Giáo chúng tôi dậy không được [lấy] của ai, khi người ta không bằng lòng cho. Hẳn Chính phủ cũng bảo thế chứ, hay là Chính phủ cho phép lấy của người ta khi người ta không cho? Mặt trận, Chính phủ nào lại cho cướp của người ta như thế? Chúng tôi không dậy người với nguyên tắc đó. Ai lấy của, bất cứ thuộc quyền ai phải [trả] cho người ấy, dù người đó là địa chủ hay chăng không can chi”.
Tiện đây, xin nói về việc kết tội địa chủ một số linh mục, trong khi ai cũng biết, tài sản ở giáo xứ không thuộc sở hữu riêng các ngài. Cha già Đa Minh Lương ở Nam Am bị đấu tố vì tội này không rõ vào ngày nào, nhưng ngài chết rũ trong nhà tù ngày 10-7-1956 vì bị bỏ đói. Hơn ba tháng sau, tức ngày 30-10-1956, Đức Cha Tạo về “kinh lược” xứ đạo này, trách cứ giáo dân ở đây về biến cố ấy như sau: “họ nào cũng kêu đó là một số cá nhân gây nên sự việc đó. Người ta là cá nhân, mấy người là cá nhân, còn bao nhiêu người trong xứ là gì, là tôm nhân, cứ co cổ vào như con tôm ấy ư?”.
Tuy nhiên, nhờ thái độ kiên quyết của Đức Cha trước cường quyền, các giáo dân Nam Am đã “đến... xưng tội trống: Tối nào cũng có một số người đứng lên trước mặt mọi người, ngoài số giáo hữu ít ra mỗi tối độ 4.000.00 (bốn nghìn) còn cán bộ, bộ đội cốt cán cũng đến hằng nghìn con người, họ đến xem, đến nghe, đến trinh sát. Người nào cũng muốn thú tội mình trước cho xong mình, an tâm, có lúc đồng thời 2, 3, 4, đứng lên nói một trật, nên cha xứ lại bảo họ để một người nói đã, rồi lại đến người khác, kẻo tranh nhau nói, sinh ra mất trật tự. Công thức họ bắt chước người đầu tiên mà nói thế này:
“ ‘Lạy Đức Chúa Giời Ba Ngôi, lạy Đức Cha, các cha, các thày, thưa các ông các bà cùng anh chị em giáo hữu trong 7 xứ con là mỗ (ở đây họ kể tên thánh, tên gọi, chức phận và người họ nào) trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, con đã trót dại mà đấu cha xứ con. Thằng Đội Cải Cách nó ở nhà con, nó bắt con gọi cha xứ con là “thằng”, con dám vu khống [cha xứ] con đi đón Tây về đóng bốt... Con đổ oan cho cha xứ con bóc lột, cho con cấy ruộng nhà xứ mà thu tô lấy 2/3 số lúa gặt được... Con dám vu cho cha xứ con hủ hoá với con... Bây giờ thú tội con trước mặt Chúa, Đức Mẹ, Đức Cha, các cha, các thày, các ông bà, các anh chị em nhớn bé xin tha cho con, đừng ai dại dột nghe quân gian ác bắt chước con nữa, con xin hứa dốc lòng chừa cho đến chết, dầu phải máu chảy đầu rơi, con cũng quyết tâm không bao giờ dại như thế nữa’".
Và Đức Cha nhận định: “Nếu tôi có ở đấy nửa tháng, hẳn tối nào cũng có một số mấy người xưng tội trống như vậy”.
Còn về Linh mục Vũ Xuân Kỷ, Đức Cha cho họ hay ngài “không phí lời mà nói như vậy. Chỉ mong quý Ban điều tra cho chính xác thôi. Có thuê tiền tôi cũng không hơi đâu thốt ra những câu như vậy kẻo mắc tiếng ‘hàm huyết phún nhân tiên ô tự khẩu’” (những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình). Ngài cho hay: “Chúng tôi... Chỉ ghét cái khuyết điểm chớ không ghét người có khuyết điểm, chỉ giúp cho họ hết khuyết [điểm] mà trở nên con người thiện hảo thôi”.
Lòng yêu nước chân chính
Còn về lòng yêu nước, Đức Cha quả quyết: “Chúng tôi dám cương quyết rằng: chúng tôi luôn luôn giảng yêu nước đến nỗi, ai ngăn cản chúng tôi thi hành sứ mạng này hãy chặt đầu chúng tôi đi đã, chứ bao lâu còn mang đầu trên vai, chúng tôi còn giảng yêu nước. Chúng tôi khuyến khích đồng bào Công Giáo hãy tích cực yêu nước, nêu gương cho đồng bào không Công Giáo. Một khi thấy rõ sự gì ích nước lợi dân, giáo hữu hãy cố gắng làm theo kịp người, chẳng hơn ai thì chớ, ít nữa là bằng, đừng chịu thua mà mang tiếng mà hổ mặt”.
Nhưng yêu nước không có nghĩa là bài ngoại: “yêu nước mình chớ không được ghét nước người. Phải yêu nước khác nữa. Yêu nước mình trước nước khác, yêu nước mình hơn nước khác. Tôi ước sao nước Viêt Nam chúng ta giống như nước Thuỵ Sĩ ấy. Các nước có việc quốc tế thường đến họp ở đấy. Người nước nào đến đấy cũng được tay bắt mặt mừng. Người ở đấy đi đến đâu cũng được tiếp đón niềm nở. Chớ chi nước Việt Nam chúng ta chóng nên giống như thế, tất nhiên lợi về chính trị, kinh tế nữa”.
Giọng điệu đanh thép của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sau này sao mà giống thế! Và cái “nước” đáng yêu hơn cả chứ không được ghét bỏ chính là Miền Nam Việt Nam. Đức Cha dõng dạc nói với họ: “Chúng tôi thấy... nước Viêt Nam chúng ta ngày nay Bắc nói xấu Nam, Nam bêu xấu Bắc. Chúng tôi làm người dân đâm bi quan thất vọng cuộc thống nhất... Người ngoài nghe thấy Nam Bắc chỉ toàn xấu, cả nước chẳng có gì hay thế này bao giờ bình an”.
Đức Cha rất quan tâm đến các biến cố diễn ra ở chính trường miền Nam như tin đồn Phật Giáo Miền Nam bị “chế độ Ngô Đình Diệm” đàn áp và “Ngày 1-11-1963 lễ Các Thánh. Miền Nam đảo chính. Trung tướng Dương Văn Minh lên nắm chính quyền, ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cả 2 anh em đều bị giết chết”.
Nhưng ngài không theo Mỹ. Thực vậy, ngày 17-9-1964, tại sở Công An Hải Phòng, khi bị tố cáo “không khích lệ đồng bào đứng lên chống Mỹ”, Đức Cha lớn tiếng cho họ hay: “... người Công Giáo chúng tôi làm được sự phải làm là cầu cho tổ quốc nhất là cho các nhà cầm quyền Bắc Nam sáng suốt vô tư, vô tư, vô tư, không ích kỷ, tư lợi, gia đình... (e xúc phạm lòng tự ái, Đức Cha không đụng chạm đến chủ nghĩa, đảng phái)”. Đức Cha tiếp: “Thưa các vị, có phải Nam cũng là đồng bào, Bắc cũng là đồng bào chứ? Về điểm này, các vị có đồng ý với chúng tôi chứ?... chúng tôi không thể trọng Bắc, khinh Nam. Ví như trong gia đình có 3 anh em, anh cả với em út không bình tình với nhau, anh thứ hai muốn dàn xếp, lẽ tất nhiên không thể nghiêng về anh hay về em, kẻo anh lại cho là mình đi với em, em lại coi mình bênh anh, thành thử chỉ thêm khó khăn hơn thôi. Phần tôi chưa gặp người Mỹ nào, nói chuyện với người Mỹ nào bao giờ”.
Với chính trị và nhà cầm quyền
Như đã thưa trên đây, Đức Cha Tạo luôn tỏ lòng tôn trọng các nhà cầm quyền, không hề có một nhận xét hay nhận định sai lệch, có tính tuyên truyền nào chống đối họ; ngài coi họ là nhà cầm quyền của ngài. Thậm chí, ngài chấp nhận quyết định “bất công” của nhà cầm quyền Hải Phòng, khi từ tháng Tư năm 1959 trở đi, “Nhà Chung không nhận số tiền nhà do Uỷ ban quản lý tài sản vẫn đưa trước đây, vì chính quyền nói Nhà Chung không đủ giấy tờ, tuy nhiên ai ai cũng vẫn biết các nhà đó là của Nhà Chung. Chính lý ra thì là của giáo sĩ Tây Ban Nha, theo Quốc tế Công pháp giáo sỹ Tây Ban Nha có đòi, Chính phủ phải trả cho họ. Lúc nào Nhà Chung có đủ giấy tờ hợp pháp, chốc ấy Chánh phủ sẽ trao cho Nhà Chung".
Tuy nhiên, họ luôn chỉ trích, coi ngài như người chống đối họ, qua việc không mời họ tham dự các lễ nghi tôn giáo, nhất là dịp Lễ Giáng Sinh, dù Ủy ban Hành chánh tỉnh Phúc Yên có ngỏ ý muốn tham dự. Trong cuộc gặp gỡ Ủy ban này ngày 23-12-1956, ngài giải thích “không dám mời” vì mấy duyên cớ sau đây:
“ 1. Vì tôn trọng tự do của các vị. Các vị vô thần, chúng tôi tin thờ Thiên Chúa. Mời, các vị không đến, tất nhiên chúng tôi không được hài lòng. Phía các vị, không tin thờ Thiên Chúa, hễ đến dự là chung góp phần vào việc phụng sự, như thế mất tự do của các vị”.
“2. Cuộc lễ nghi thường kéo dài lâu giờ, mà trầu không được ăn, thuốc không hút, rượu không được uống, chuyện không được nói. Quả là phiền”.
“3. Đã mời các vị không nhẽ xếp để các vị ở chỗ sau mọi người, hẳn phải để các vị lên hàng danh dự, hàng đầu. Có lúc ngồi, có lúc quỳ, có lúc đứng. Gặp chỗ đứng, các vị lại ngồi, gặp lúc quỳ các vị tự bảo mình: ‘Tôi có tin thờ chi đâu sao lại quỳ thờ lạy’ nên các vị cứ đứng hoặc cứ ngồi, gây thắc mắc phân tâm cho giáo hữu. Thế có phải bất tiện chăng?”
“4. Các cuộc lễ nghi Công Giáo, quen có bài giảng (diễn thuyết). Khi nói dẫn đến tín điều, đến bổn phận người Công Giáo, tin có thiên đàng, hoả ngục, ai theo giữ đạo, được lên thiên đàng, chẳng vậy phải sa hoả ngục. Các vị lại đánh giá cho rằng mời mình đến để mạt sát bảo mình phải sa hoả ngục. Như thế quả kính không bõ phiền!”
Còn về chính trị, ngày 29-12-1956, trước lời phê phán của Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Ninh “các ông giảng cấm giáo dân gia nhập đoàn thể chính trị”, Đức Cha Tạo đã tuyên bố rằng: “Tôi cũng đã nói rõ, giáo dân có quyền tham gia hoạt động chính trị; hơn nữa về lợi ích của Tổ quốc, của Giáo hội, có trường hợp bó buộc phải tham gia nữa kia đấy. Nhưng nên nhớ, người Công Giáo lấy tư cách công dân, cá nhân mình mà hoạt động chính trị, mình gánh hoàn toàn trách nhiệm, chứ không phải mình đại diện cho Giáo hội. Giáo hội không liên quan gì, không gánh tý trách nhiệm nào về hoạt đông chính trị của họ. Lại nữa họ phải theo tôn chỉ Phúc Âm, ngược lại đó là lỗi luật Công Giáo. Hành vi hoạt động nào bất công vô nhân đạo là không được phép. Họ phải sáng suốt kẻo hại dân hại nước, hại đạo. Họ có bổn phận mưu ích nước lợi dân vinh danh Thiên Chúa cùng Giáo hội, mới tròn nhiệm vụ”.
Đức Cha Tạo ít khi nói đến chủ nghĩa Cộng Sản. Ngài chỉ đề cập đến nó khi bị cật vấn. Như hôm 7-1-1957, trước Ủy ban Hành chính Hải Phòng, được cật vấn, ngài xác nhận: “Có điểm này là lúc tiếp xúc với giáo dân, người ta có trình hỏi về cộng sản vô thần là thể nào? Chúng tôi giải thích cho họ rõ: Công sản không tin có thần thánh linh hồn thiêng liêng, chỉ nhận có vật chất thôi... là duy vật sử quan, duy vật biện chứng... Tôi không giảng bảo giáo dân rằng: ‘Cộng sản cấm đạo, Chính phủ cấm đạo, mà cho rằng có cấm đạo nữa chăng, bao lâu còn đầu trên vai, tôi còn giữ đạo, còn giảng đạo”.
Mấy năm sau, ngày 11-2-1964, trước Ủy ban Hành chính Hải Phòng, trước lời tố cáo “các cụ cứ cho là cộng sản, các cụ không cần nói tới chứ gì”, Đức Cha quả quyết: “Chúng tôi không hề có thành kiến thế đâu, chúng tôi chỉ nhận thức chính quyền bất cứ chính quyền ở trong tay ai. Xưa kia chính quyền có phải Công Giáo đâu, có khi các nhà cầm quyền là vua quan Phật giáo, Khổng giáo, Tam điểm; chúng tôi vẫn tôn trọng như người Công Giáo nắm chính quyền vậy chứ có kém chi”.
Tuy nhiên, chỉ mấy tuần lễ sau, ngày 18-4-1964, nhân nói với luật sư bào chữa cho cậu Hiển về tội lưu hành Thông Điệp Mẫu Sư (Mater et Magistra), sách báo tài liệu Công Giáo, Đức Cha Tạo không ngần ngại nói rõ: “Công Giáo tin có Thượng đế có thần linh, người Cộng sản không tin gì cả, chỉ nhận vật chất thôi; lẽ tất nhiên, ai là Công Giáo thời không là Cộng sản được, một người không thể vừa là Công Giáo vừa là cộng sản”.
Ra tòa
Người như Đức Cha Tạo không thể nào không ra tòa “công lý” của cộng sản, ngoài các hạch hỏi liên tục của Ủy ban Hành chính và Mặt trận Tổ quốc cũng như Công an Thành Phố.
“Ngày 16-8-1957, đúng 2 giờ chiều (14 giờ) tôi phải ra Toà Án Nhân dân thành phố Hải Phòng chịu tra hỏi về việc in văn bằng, bằng khen và tờ tuyên xưng đức tin” mà không xin phép.
Liên tiếp trong 3 ngày 16, 17 và 18, Đức Cha liên tục tự bào chữa: không xin phép “vì đó chẳng phải sách báo bán cho mọi người ai mua cũng được”. Không thấy Tòa kết án chi.
Tuy thế, ngày 24-8-1957, ngài lại đến Toà Án Nhân dân Hải Phòng một lần nữa. Lần này họ hạch hỏi về quyết nghị của các Bề Trên địa phận và Đức Khâm Sứ Toà Thánh ký ngày 12-3-1955 và việc Đức Cha nhận được bản sao ngày 16-9-1956. Đây là các văn kiện nói về Ủy ban Liên lạc Công Giáo.
Ngài xác nhận có nhận được các văn kiện trên và tống đạt cho thi hành. Nhưng không phải “dùng thần quyền ức nạt ai cả! Đạo chúng tôi hoàn toàn tự do, sáng người ta đi đạo, chiều người ta bỏ đạo cũng mặc. Chúng tôi không làm gì hại họ đâu. Ai theo đạo tức phải thi hành tôn chỉ đạo mới được quyền hưởng ân huệ của đạo, có tùng phục chúng tôi mới được đòi chúng tôi tác phúc cho. Ngược lại không tuân luật đạo, không phục tùng chúng tôi, chúng tôi sẽ không còn quyền chi với họ, không làm gì cho họ được ích nữa. Chúng tôi có làm chi chăng nữa họ cũng chẳng được hưởng thụ kết quả tới bởi việc chúng tôi làm theo ý họ”.
Đức Cha cho rằng việc ấy, trong một chế độ tự do tín ngưỡng, không có tội gì. Vì ngài có phạm đến tự do của ai đâu: “ai tin theo thì phải giữ đạo, không giữ đạo, tôi phải theo quyền tự do tín ngưỡng của tôi mà thi hành với người ấy”.
Ngài vặn hỏi: “Chính phủ có bảo vệ tự do tín ngưỡng của tôi không?”. Tòa trả lời: Có. Vậy thì “sao lúc tôi dùng quyền tự do tín ngưỡng của tôi để thi hành nhiệm vụ, chính quyền lại kết án cho tôi là lỗi?”
Ngoài ra, Đức Cha còn dựa vào nguyên tắc bất hồi tố của Luật để bác bỏ luận điểm của Tòa Án Nhân Dân Hải Phòng: “Lại nữa, văn kiện của tôi có trước sắc lệnh tự do hội họp. Quyết nghị các Bề Trên được ký từ 12-3-1955 mãi đến 14-6-1955 mới ban hành sắc lệnh ‘Tự do tín ngưỡng’. Quý toà thông cảm cho. Luật không bao giờ có giá trị lộn ngược (la loi n’a jamais la valeur rétrograde). Những quyết nghị đó không do tôi tạo ra, bèn đã ban bố trước, tôi có nhiệm vụ thi hành thôi”.
Cũng không thấy Tòa tuyên phán ra sao, chỉ thấy ngài ghi: “Quãng 11 giờ, người trong toà án đưa tôi đi lối cửa nách, không ra cửa chính”.
Và sau đây là phản ứng của “nhân dân” cả lương lẫn giáo: “Vừa trông thấy tôi, giáo hữu cùng với mọi người bên lương ở trước sân toà án hoặc những ai ngược xuôi qua gần đấy cùng chạy xô đến. Tôi phải dừng lại cho mấy người hôn nhẫn. Mọi người dân có đạo dù không đều quỳ giữa phố để tôi giơ tay làm phép cho.
“Thì ra được tin Toà Án đòi tôi, giáo hữu gần xa bỏ cửa nhà từ 10 cây số họ đến trước sân của toà án nghe xem sự việc ra sao. Lúc đó có nhân viên Uỷ Ban Quốc Tế Giám Sát Kiểm sát xem cùng chụp hình nhưng có công an đến can ngăn không cho chụp...”
Thực ra Đức Cha chỉ chống Ủy ban Liên lạc Công Giáo vì họ lạm dụng danh nghĩa Công Giáo mà thôi, chứ thực ra, ngài cho Trần Xuân Bách, Trưởng Ban Tôn giáo Trung ương ở Thủ tướng phủ, hay: “Uỷ ban Liên lạc Công Giáo cứ đứng lập đạo riêng ra là yên truyện, chúng tôi không đả động chi”.
Ngài cho biết thêm: “Ngày 3-11-1957, Ông Trần Xuân Bách phái ông Nguyễn Ngọc Thanh đem thư Latinh gửi cho tôi đại ý nói hãy tin tưởng ở ông... Tôi đáp lại bằng Latinh: tôi chỉ mong làm người công dân tốt, ước mối quan hệ giữa Giáo hội với chính quyền tốt thêm lên”.
Nhưng nào có yên. “Ngày 3-12-1957, tôi lại bị giấy Toà Án đòi phải có mặt 7 giờ 30 ngày hôm sau 4-12-1957... Lần này tôi đến, cũng bị hỏi qua loa, chỉ nhấn mạnh hỏi tôi có chống lại Chính phủ và có nhận rằng quyết nghị của các Đấng Bề Trên địa phận có Đức Khâm Sứ là trái với sắc lệnh của Chánh phủ. Tôi trả lời không chống đối gì. Còn quý toà cho tôi là chống đối, mà xử thế nào tôi cũng vui lòng. Nếu tự do tín ngưỡng thời quyết nghị đó không trái, bằng chẳng vậy nó có trái nhưng nó có trước, còn sắc lệnh Chánh phủ ban bố sau. Không lý luận tội trước khi có luật...”
Phá thai, giáo dục, tuyên úy
Những phạm vi khác dĩ nhiên cũng đã được Đức Cha Tạo lưu ý. Lễ giáng sinh 1962, ngài đề cập tới nạn phá thai hợp pháp ở Việt Nam: “phong trào huỷ thai, nó vô nhân đạo, ác dữ hơn lang sói. Lang sói không giết con nó, cha mẹ giết con còn trong lòng, nó là con của ruột thịt mình, nó là của mình yêu đương lại đem giết đi. Chi ác dữ vô nhân bằng!”.
Người ngoại giáo khi nghe lời giảng ấy, đã phát biểu như sau: “Ông cụ đạo thế nào có ngày bị đưa ra Toà án chẳng khỏi. Người khác nói: Thế mới biết nhà đạo người ta hành động vì nhân dân, ngoài ra chỉ vì danh lợi ích kỷ thôi, chứ chả bảo làm cách mạng vì dân vì nước gì cả đâu; cách mạng thành công là tranh nhau ăn trên ngồi trốc cưỡi đầu cưỡi cổ người khác. Đàng này nhà đạo, ông cụ già đi tu, nói lên điều hữu ích cho dân nước, ông ấy chẳng được gì, nhưng có bị nạn chỉ mình ông ấy chịu thôi, ai biết đấy là đâu, ai ơn nghĩa chi trả cho ông ấy đâu. Đời thuở nào lại ủng hộ, kích thích huỷ diệt con trong bụng. Nào không phải cha mẹ tự giết con mình đấy ư?”
Về việc giáo dục ngày 29-12-1962, Mặt Trận Tổ Quốc hỏi “Sao trước kia trường nhà đạo, theo chương trình Chánh phủ, bây giờ lại không theo? Để nhân viên Chánh phủ dạy Sử và Khoa Học, sao Nhà Chung không muốn?.
Đức Cha đáp: Thực ra Chủng Viện trước đây không dậy theo chương trình Chính phủ. Chỉ ai muốn đi thi mới tự động học theo chương trình của Chánh phủ thôi. Còn việc “dạy chữ, dạy khoa học, nếu không gặp nhời giải thích, chỉ thuần tuý, chốc ấy ai biết mà dạy cũng tốt cả thôi. Linh mục dạy hay vị khác dạy cũng không có gì trở ngại. Nhưng góp ý kiến, giải thích, phê bình nó có lúc ngược lại với nhau đến 180 độ. Đơn cử như thuyết người bởi khỉ”.
Tại sở Công An Hải phòng ngày 17-9-1964, ngài được Sở cho nghe “bản thông tin 393 nói về sự mở trường tư thục phải theo chương trình nhà Nước: mở trường đào tạo người hoạt động trừ những môn riêng về tôn giáo, còn các môn khác phải theo sự chỉ đạo của Bộ quốc gia Giáo dục. Dạy giáo lý ngắn kỳ, kinh bổn phải xin phép. Cấm phòng không phải xin phép song phải báo với chính quyền trước. Thông tư này do phó thủ tướng Phan Kế Toại ký 10-12-1957. Rồi đọc đến thông tư bổ sung do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký 116-1964 tuyển học sinh vào trường tôn giáo phải được nhân dân nhận xét cho phép. Chịu chức phải có chính quyền xét duyệt tuỳ hoạt động nơi huyện, tỉnh hay khu gồm nhiều tỉnh, phải được huyện, tỉnh khu xét duyệt”.
Về vấn đề tuyên úy quân đội trước đây mà người ta vốn tố cáo là “quan ba, quan tư” đeo súng sát hại nhân dân mà vẫn được choàng áo làm lễ, Đức Cha cho biết: thực ra các ngài vào làm tuyên úy quân đội là để lo việc “phần hồn” cho các binh sĩ và gia đình họ, không hề cầm súng bắn giết ai. Nay nếu chính phủ cần người để lo cho phần hồn các binh sĩ và gia đình họ, các linh mục Công Giáo sẽ sẵn sàng đáp ứng, còn “lon lá” là điều phụ thuộc, không cần thiết. Ngài còn nhấn mạnh: Chính Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng từng làm tuyên úy quân đội.
Người ta cũng xa gần nói đến biến cố “theo tây” của Đức Cha Tạo khi bị người Pháp buộc phải về Tu Vũ với họ. Thậm chí có kẻ còn cho là ngài lập bót, sát hại đồng bào. Việc này dường như đè khá nặng lên tâm hồn Đức Cha, đến nỗi, nhân việc Lê Minh, Trưởng Công An Hải Phòng, ngày 17-9-1964, hứa sẽ cho phép một số linh mục ở giáo phận khác về làm giáo sư chủng viện Hải Phong “miễn là linh mục nào được đề nghị đến đây phải là linh mục tốt, chứ không phải những người đã đứng lập bốt, nợ máu phải trả nợ trước nhân dân", Đức Cha Tạo nhận định: " (nói đến đây, Đức Cha Tạo nghĩ đến cái thành kiến, nhiều lần người ta coi như Đức Cha Tạo, đã theo quân đội Liên Hiệp Pháp đi ở bốt Tu Vũ). Đức Cha làm thinh không thanh minh gì”.
Nhưng sau đó, ngài đã dành phần lớn chương 18 để nói về biến cố này. Và chương 18 là chương chót của cuốn “Chứng Từ Của Một Mục Tử”. Rất có thể ngài còn tiếp tục viết nữa, nhưng hiện nay, không biết những phần tiếp tục này đang lưu lạc phương nao.
Lời hứa hẹn của Lê Minh chỉ là một bánh vẽ vì những vị linh mục mà ngài muốn mời về giảng dạy cho các chủng sinh Hải Phòng chắc chắn sẽ không được hắn cho về. Cha Nguyễn Hân Quynh là một bằng chứng hùng hồn: quản chế hết 3 năm lại tiếp tục thêm 3 năm nữa vì không có “tiến bộ” nào.
Nói tóm lại cường quyền cộng sản luôn tìm cách gây trở ngại để ngài không thi hành được sứ mệnh. Việc họ xúi bẩy người của Ủy ban Liên lạc Công Giáo đến quấy phá Đức Cha và các cha tại tòa Giám Mục đã được chính những người này nói rõ. Thực vậy, ngày 18-1-1961, quấy phá không xong, bọn này nói với nhau “Thôi, hay là chúng ta kêu với chính quyền để chúng ta về nhà sản xuất vậy”. Và Đức Cha nhận định: “(Câu này chứng tỏ họ biết việc chính quyền làm và việc họ làm không phải họ tự động)”. Trước đó, ngày 19-1-1960, thấy đuối lý trước các giải thích của Đức Cha, một người trong bọn nói: “Ở nhà học như thế mà đến đây làm hỏng cả”.
Ngoài việc dùng Ủy ban Liên lạc Công Giáo để liên tiếp quấy rối, gây trở ngại, họ liên tục bắt ngài và các cộng sự ra Ủy Ban Hành Chánh, Mặt Trận Tổ Quốc, Sở công an Thành Phố Hải Phòng để hạch hỏi quanh quẩn cùng những vấn đề đã được ngài giải thích cặn kẽ. Ngoài ra, nơi ở của ngài cũng bị lục lọi, kiểm soát không ngừng. Có tháng đến hai ba lần. Khám phá một vi phạm nhỏ là phạt hành chánh thường là bắt nộp gạo, khiến nhiều ngày Đức Cha phải ăn cháo.
Tóm lại, họ “đánh” Đức Cha Tạo bằng nhiều đòn: chặt đứt “tay chân” bằng cách bắt giam người cộng sự thông minh, năng nổ; tấn công gân não qua các cuộc liên tiếp hạch hỏi, quấy phá nhằm làm kiệt quệ tinh thần và cả thể xác qua việc tước mất phiếu mua gạo trong một xã hội lấy gạo làm thước đo, như lời Thi Sơn, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Hải Phòng, nói với Cha Chính Hiệp trong bữa tiệc đãi phái đoàn Tiệp Khắc “Cụ sơi khoẻ đi, bữa hôm nay tiêu chuẩn mỗi người chúng ta 25 cân gạo đấy”. Đức Cha nhận xét: “Năm 1961, 1962, chúng tôi mỗi tháng được đong 13 cân vừa gạo, vừa ngô (bắp). Một bữa của mỗi vị dự tiệc bằng tiêu chuẩn mỗi người chúng tôi ăn được 2 tháng”.
Nhưng lẽ dĩ nhiên, Đức Cha Tạo vẫn vững tay lái điều khiển con thuyền Giáo Phận Hải Phòng, dù “quý toà cho là có tội, xử lý làm sao, tôi chịu vui lòng cả”.
Kỳ tới: Tấm lòng Mục tử
Ở trên đã nói về thái độ của Đức Cha Tạo đối với các chiên ghẻ. Chữ “chiên ghẻ” này chính ngài sử dụng. Còn chữ “cường quyền” dĩ nhiên ngài không dùng tới. Nhưng thái độ của ngài đối với chế độ Hà Nội chứng tỏ ngài coi chế độ ấy đúng là chế độ cường quyền hay bạo quyền.
Những ngày đầu vận động về Bắc Ninh và Hải Phòng của ngài phần nào đã nói lên bản chất chế độ này. Những năm tháng ngày giờ sau đó, dĩ nhiên, càng nói lên bản chất ấy hơn nữa.
Phi giai cấp
Trước nhất, cần nhấn mạnh: Đức Cha Tạo tuân hành mọi chỉ thị của chính quyền thành phố, quận huyện, xã thôn. Ngài chỉ về nhận chức tại hai giáo phận Bắc Ninh và Hải Phòng, sau khi đã có giấy cho phép của các nhà cầm quyền liên hệ. Việc ngài đi “kinh lược” cũng tôn trọng các qui định của họ. Đến đâu, ngài cũng lịch thiệp đến chào nhà cầm quyền địa phương.
Ngày đến nhậm chức tại hai giáo phận, ngài đều lên tiếng khuyên giáo hữu yêu người, yêu nước làm điều lợi dân ích nước, không hơn, chí ít cũng bằng người khác.
Chỉ có điều đã nói sự thật thì ngài nói sự thật đầy đủ, không phải thứ sự thật nửa vời hay trá nguỵ. Vì yêu nước mình không có nghĩa phải ghét nước khác. Yêu người vì họ là đồng bào của mình đã đành, nhưng còn là vì họ là người như mình nữa. Mà đã là người là mình phải yêu, bất chấp giai cấp của họ.
Khổ một điều lúc ấy là lúc cao điểm của đấu tranh giai cấp, một chiêu bài để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tô bóng chế độ, tô bóng chủ nghĩa ngoại lai họ vốn bám vào như lá chắn, như mặt nạ. Nên người Cộng Sản không thể dung thứ cho vị giám mục này được.
Bởi thế, như đã nói, ngày 19-4-1956, Ủy ban Hành chính Bắc Ninh đã cho gọi ngài tới để đả kích chủ trương phi giai cấp của ngài: “Tối hôm tới đây cụ có hô hào đoàn kết bất phân biệt giai cấp đang lúc Chính phủ đấu tranh giai cấp địa chủ?”.
Ngài dõng dạc trả lời: “Những người địa chủ có bóc lột cả đâu mà lên án người ta” Ngài cho rằng phần lớn do chịu khó làm ăn, chắt bóp mà “nên giầu có". Vả chăng họ giầu “lúc chưa có Chính phủ, lúc Chính phủ còn ở đâu đâu ấy, nay lại kết án cho người ta có tội. Giả sử Chánh phủ ban bố Hiến Pháp định rõ từ rày ai làm thế này thế nọ sẽ phạm pháp, dầu vậy, dân vẫn lỗi, làm trái pháp luật, bấy giờ người ta mới đáng tội, không oan. Chứ luật nào cũng chỉ có hiệu lực từ ngày ban bố về sau; chứ chẳng đời nào có giá trị đối với dĩ vãng, với quá khứ. Chánh phủ trước cho phép, Chánh phủ sau bắt tội. Ai khỏi tội được”.
Ngài nhấn mạnh thêm: “Cho rằng địa chủ có tội đi nữa, sau khi chịu phạt rồi nào họ không đáng thương ư? Trong gia đình có người lỗi, cha mẹ phạt đoạn, nào anh chị em có từ bỏ cắt đứt nhau ư?”
Trước phản biện như thế, họ chỉ còn biết đáp lại: “Điều đó cũ quá rồi! Không hợp chính sách, Chính phủ không cho đoàn kết với địa chủ!”
Về Hải Phòng cũng thế, tại Mặt Trận Tổ Quốc khu Tả Ngạn [gồm Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình ngày nay], ngài bị phê phán: chủ trương trả của cho địa chủ, gọi Linh Mục Vũ Xuân Kỷ, chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công Giáo toàn quốc, là Luxiphe, đi đâu cũng không nói chi đến lòng yêu nước.
Ngài không ngần ngại cho họ hay: “đạo Công Giáo chúng tôi dậy không được [lấy] của ai, khi người ta không bằng lòng cho. Hẳn Chính phủ cũng bảo thế chứ, hay là Chính phủ cho phép lấy của người ta khi người ta không cho? Mặt trận, Chính phủ nào lại cho cướp của người ta như thế? Chúng tôi không dậy người với nguyên tắc đó. Ai lấy của, bất cứ thuộc quyền ai phải [trả] cho người ấy, dù người đó là địa chủ hay chăng không can chi”.
Tiện đây, xin nói về việc kết tội địa chủ một số linh mục, trong khi ai cũng biết, tài sản ở giáo xứ không thuộc sở hữu riêng các ngài. Cha già Đa Minh Lương ở Nam Am bị đấu tố vì tội này không rõ vào ngày nào, nhưng ngài chết rũ trong nhà tù ngày 10-7-1956 vì bị bỏ đói. Hơn ba tháng sau, tức ngày 30-10-1956, Đức Cha Tạo về “kinh lược” xứ đạo này, trách cứ giáo dân ở đây về biến cố ấy như sau: “họ nào cũng kêu đó là một số cá nhân gây nên sự việc đó. Người ta là cá nhân, mấy người là cá nhân, còn bao nhiêu người trong xứ là gì, là tôm nhân, cứ co cổ vào như con tôm ấy ư?”.
Tuy nhiên, nhờ thái độ kiên quyết của Đức Cha trước cường quyền, các giáo dân Nam Am đã “đến... xưng tội trống: Tối nào cũng có một số người đứng lên trước mặt mọi người, ngoài số giáo hữu ít ra mỗi tối độ 4.000.00 (bốn nghìn) còn cán bộ, bộ đội cốt cán cũng đến hằng nghìn con người, họ đến xem, đến nghe, đến trinh sát. Người nào cũng muốn thú tội mình trước cho xong mình, an tâm, có lúc đồng thời 2, 3, 4, đứng lên nói một trật, nên cha xứ lại bảo họ để một người nói đã, rồi lại đến người khác, kẻo tranh nhau nói, sinh ra mất trật tự. Công thức họ bắt chước người đầu tiên mà nói thế này:
“ ‘Lạy Đức Chúa Giời Ba Ngôi, lạy Đức Cha, các cha, các thày, thưa các ông các bà cùng anh chị em giáo hữu trong 7 xứ con là mỗ (ở đây họ kể tên thánh, tên gọi, chức phận và người họ nào) trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, con đã trót dại mà đấu cha xứ con. Thằng Đội Cải Cách nó ở nhà con, nó bắt con gọi cha xứ con là “thằng”, con dám vu khống [cha xứ] con đi đón Tây về đóng bốt... Con đổ oan cho cha xứ con bóc lột, cho con cấy ruộng nhà xứ mà thu tô lấy 2/3 số lúa gặt được... Con dám vu cho cha xứ con hủ hoá với con... Bây giờ thú tội con trước mặt Chúa, Đức Mẹ, Đức Cha, các cha, các thày, các ông bà, các anh chị em nhớn bé xin tha cho con, đừng ai dại dột nghe quân gian ác bắt chước con nữa, con xin hứa dốc lòng chừa cho đến chết, dầu phải máu chảy đầu rơi, con cũng quyết tâm không bao giờ dại như thế nữa’".
Và Đức Cha nhận định: “Nếu tôi có ở đấy nửa tháng, hẳn tối nào cũng có một số mấy người xưng tội trống như vậy”.
Còn về Linh mục Vũ Xuân Kỷ, Đức Cha cho họ hay ngài “không phí lời mà nói như vậy. Chỉ mong quý Ban điều tra cho chính xác thôi. Có thuê tiền tôi cũng không hơi đâu thốt ra những câu như vậy kẻo mắc tiếng ‘hàm huyết phún nhân tiên ô tự khẩu’” (những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình). Ngài cho hay: “Chúng tôi... Chỉ ghét cái khuyết điểm chớ không ghét người có khuyết điểm, chỉ giúp cho họ hết khuyết [điểm] mà trở nên con người thiện hảo thôi”.
Lòng yêu nước chân chính
Còn về lòng yêu nước, Đức Cha quả quyết: “Chúng tôi dám cương quyết rằng: chúng tôi luôn luôn giảng yêu nước đến nỗi, ai ngăn cản chúng tôi thi hành sứ mạng này hãy chặt đầu chúng tôi đi đã, chứ bao lâu còn mang đầu trên vai, chúng tôi còn giảng yêu nước. Chúng tôi khuyến khích đồng bào Công Giáo hãy tích cực yêu nước, nêu gương cho đồng bào không Công Giáo. Một khi thấy rõ sự gì ích nước lợi dân, giáo hữu hãy cố gắng làm theo kịp người, chẳng hơn ai thì chớ, ít nữa là bằng, đừng chịu thua mà mang tiếng mà hổ mặt”.
Nhưng yêu nước không có nghĩa là bài ngoại: “yêu nước mình chớ không được ghét nước người. Phải yêu nước khác nữa. Yêu nước mình trước nước khác, yêu nước mình hơn nước khác. Tôi ước sao nước Viêt Nam chúng ta giống như nước Thuỵ Sĩ ấy. Các nước có việc quốc tế thường đến họp ở đấy. Người nước nào đến đấy cũng được tay bắt mặt mừng. Người ở đấy đi đến đâu cũng được tiếp đón niềm nở. Chớ chi nước Việt Nam chúng ta chóng nên giống như thế, tất nhiên lợi về chính trị, kinh tế nữa”.
Giọng điệu đanh thép của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sau này sao mà giống thế! Và cái “nước” đáng yêu hơn cả chứ không được ghét bỏ chính là Miền Nam Việt Nam. Đức Cha dõng dạc nói với họ: “Chúng tôi thấy... nước Viêt Nam chúng ta ngày nay Bắc nói xấu Nam, Nam bêu xấu Bắc. Chúng tôi làm người dân đâm bi quan thất vọng cuộc thống nhất... Người ngoài nghe thấy Nam Bắc chỉ toàn xấu, cả nước chẳng có gì hay thế này bao giờ bình an”.
Đức Cha rất quan tâm đến các biến cố diễn ra ở chính trường miền Nam như tin đồn Phật Giáo Miền Nam bị “chế độ Ngô Đình Diệm” đàn áp và “Ngày 1-11-1963 lễ Các Thánh. Miền Nam đảo chính. Trung tướng Dương Văn Minh lên nắm chính quyền, ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cả 2 anh em đều bị giết chết”.
Nhưng ngài không theo Mỹ. Thực vậy, ngày 17-9-1964, tại sở Công An Hải Phòng, khi bị tố cáo “không khích lệ đồng bào đứng lên chống Mỹ”, Đức Cha lớn tiếng cho họ hay: “... người Công Giáo chúng tôi làm được sự phải làm là cầu cho tổ quốc nhất là cho các nhà cầm quyền Bắc Nam sáng suốt vô tư, vô tư, vô tư, không ích kỷ, tư lợi, gia đình... (e xúc phạm lòng tự ái, Đức Cha không đụng chạm đến chủ nghĩa, đảng phái)”. Đức Cha tiếp: “Thưa các vị, có phải Nam cũng là đồng bào, Bắc cũng là đồng bào chứ? Về điểm này, các vị có đồng ý với chúng tôi chứ?... chúng tôi không thể trọng Bắc, khinh Nam. Ví như trong gia đình có 3 anh em, anh cả với em út không bình tình với nhau, anh thứ hai muốn dàn xếp, lẽ tất nhiên không thể nghiêng về anh hay về em, kẻo anh lại cho là mình đi với em, em lại coi mình bênh anh, thành thử chỉ thêm khó khăn hơn thôi. Phần tôi chưa gặp người Mỹ nào, nói chuyện với người Mỹ nào bao giờ”.
Với chính trị và nhà cầm quyền
Như đã thưa trên đây, Đức Cha Tạo luôn tỏ lòng tôn trọng các nhà cầm quyền, không hề có một nhận xét hay nhận định sai lệch, có tính tuyên truyền nào chống đối họ; ngài coi họ là nhà cầm quyền của ngài. Thậm chí, ngài chấp nhận quyết định “bất công” của nhà cầm quyền Hải Phòng, khi từ tháng Tư năm 1959 trở đi, “Nhà Chung không nhận số tiền nhà do Uỷ ban quản lý tài sản vẫn đưa trước đây, vì chính quyền nói Nhà Chung không đủ giấy tờ, tuy nhiên ai ai cũng vẫn biết các nhà đó là của Nhà Chung. Chính lý ra thì là của giáo sĩ Tây Ban Nha, theo Quốc tế Công pháp giáo sỹ Tây Ban Nha có đòi, Chính phủ phải trả cho họ. Lúc nào Nhà Chung có đủ giấy tờ hợp pháp, chốc ấy Chánh phủ sẽ trao cho Nhà Chung".
Tuy nhiên, họ luôn chỉ trích, coi ngài như người chống đối họ, qua việc không mời họ tham dự các lễ nghi tôn giáo, nhất là dịp Lễ Giáng Sinh, dù Ủy ban Hành chánh tỉnh Phúc Yên có ngỏ ý muốn tham dự. Trong cuộc gặp gỡ Ủy ban này ngày 23-12-1956, ngài giải thích “không dám mời” vì mấy duyên cớ sau đây:
“ 1. Vì tôn trọng tự do của các vị. Các vị vô thần, chúng tôi tin thờ Thiên Chúa. Mời, các vị không đến, tất nhiên chúng tôi không được hài lòng. Phía các vị, không tin thờ Thiên Chúa, hễ đến dự là chung góp phần vào việc phụng sự, như thế mất tự do của các vị”.
“2. Cuộc lễ nghi thường kéo dài lâu giờ, mà trầu không được ăn, thuốc không hút, rượu không được uống, chuyện không được nói. Quả là phiền”.
“3. Đã mời các vị không nhẽ xếp để các vị ở chỗ sau mọi người, hẳn phải để các vị lên hàng danh dự, hàng đầu. Có lúc ngồi, có lúc quỳ, có lúc đứng. Gặp chỗ đứng, các vị lại ngồi, gặp lúc quỳ các vị tự bảo mình: ‘Tôi có tin thờ chi đâu sao lại quỳ thờ lạy’ nên các vị cứ đứng hoặc cứ ngồi, gây thắc mắc phân tâm cho giáo hữu. Thế có phải bất tiện chăng?”
“4. Các cuộc lễ nghi Công Giáo, quen có bài giảng (diễn thuyết). Khi nói dẫn đến tín điều, đến bổn phận người Công Giáo, tin có thiên đàng, hoả ngục, ai theo giữ đạo, được lên thiên đàng, chẳng vậy phải sa hoả ngục. Các vị lại đánh giá cho rằng mời mình đến để mạt sát bảo mình phải sa hoả ngục. Như thế quả kính không bõ phiền!”
Còn về chính trị, ngày 29-12-1956, trước lời phê phán của Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Ninh “các ông giảng cấm giáo dân gia nhập đoàn thể chính trị”, Đức Cha Tạo đã tuyên bố rằng: “Tôi cũng đã nói rõ, giáo dân có quyền tham gia hoạt động chính trị; hơn nữa về lợi ích của Tổ quốc, của Giáo hội, có trường hợp bó buộc phải tham gia nữa kia đấy. Nhưng nên nhớ, người Công Giáo lấy tư cách công dân, cá nhân mình mà hoạt động chính trị, mình gánh hoàn toàn trách nhiệm, chứ không phải mình đại diện cho Giáo hội. Giáo hội không liên quan gì, không gánh tý trách nhiệm nào về hoạt đông chính trị của họ. Lại nữa họ phải theo tôn chỉ Phúc Âm, ngược lại đó là lỗi luật Công Giáo. Hành vi hoạt động nào bất công vô nhân đạo là không được phép. Họ phải sáng suốt kẻo hại dân hại nước, hại đạo. Họ có bổn phận mưu ích nước lợi dân vinh danh Thiên Chúa cùng Giáo hội, mới tròn nhiệm vụ”.
Đức Cha Tạo ít khi nói đến chủ nghĩa Cộng Sản. Ngài chỉ đề cập đến nó khi bị cật vấn. Như hôm 7-1-1957, trước Ủy ban Hành chính Hải Phòng, được cật vấn, ngài xác nhận: “Có điểm này là lúc tiếp xúc với giáo dân, người ta có trình hỏi về cộng sản vô thần là thể nào? Chúng tôi giải thích cho họ rõ: Công sản không tin có thần thánh linh hồn thiêng liêng, chỉ nhận có vật chất thôi... là duy vật sử quan, duy vật biện chứng... Tôi không giảng bảo giáo dân rằng: ‘Cộng sản cấm đạo, Chính phủ cấm đạo, mà cho rằng có cấm đạo nữa chăng, bao lâu còn đầu trên vai, tôi còn giữ đạo, còn giảng đạo”.
Mấy năm sau, ngày 11-2-1964, trước Ủy ban Hành chính Hải Phòng, trước lời tố cáo “các cụ cứ cho là cộng sản, các cụ không cần nói tới chứ gì”, Đức Cha quả quyết: “Chúng tôi không hề có thành kiến thế đâu, chúng tôi chỉ nhận thức chính quyền bất cứ chính quyền ở trong tay ai. Xưa kia chính quyền có phải Công Giáo đâu, có khi các nhà cầm quyền là vua quan Phật giáo, Khổng giáo, Tam điểm; chúng tôi vẫn tôn trọng như người Công Giáo nắm chính quyền vậy chứ có kém chi”.
Tuy nhiên, chỉ mấy tuần lễ sau, ngày 18-4-1964, nhân nói với luật sư bào chữa cho cậu Hiển về tội lưu hành Thông Điệp Mẫu Sư (Mater et Magistra), sách báo tài liệu Công Giáo, Đức Cha Tạo không ngần ngại nói rõ: “Công Giáo tin có Thượng đế có thần linh, người Cộng sản không tin gì cả, chỉ nhận vật chất thôi; lẽ tất nhiên, ai là Công Giáo thời không là Cộng sản được, một người không thể vừa là Công Giáo vừa là cộng sản”.
Ra tòa
Người như Đức Cha Tạo không thể nào không ra tòa “công lý” của cộng sản, ngoài các hạch hỏi liên tục của Ủy ban Hành chính và Mặt trận Tổ quốc cũng như Công an Thành Phố.
“Ngày 16-8-1957, đúng 2 giờ chiều (14 giờ) tôi phải ra Toà Án Nhân dân thành phố Hải Phòng chịu tra hỏi về việc in văn bằng, bằng khen và tờ tuyên xưng đức tin” mà không xin phép.
Liên tiếp trong 3 ngày 16, 17 và 18, Đức Cha liên tục tự bào chữa: không xin phép “vì đó chẳng phải sách báo bán cho mọi người ai mua cũng được”. Không thấy Tòa kết án chi.
Tuy thế, ngày 24-8-1957, ngài lại đến Toà Án Nhân dân Hải Phòng một lần nữa. Lần này họ hạch hỏi về quyết nghị của các Bề Trên địa phận và Đức Khâm Sứ Toà Thánh ký ngày 12-3-1955 và việc Đức Cha nhận được bản sao ngày 16-9-1956. Đây là các văn kiện nói về Ủy ban Liên lạc Công Giáo.
Ngài xác nhận có nhận được các văn kiện trên và tống đạt cho thi hành. Nhưng không phải “dùng thần quyền ức nạt ai cả! Đạo chúng tôi hoàn toàn tự do, sáng người ta đi đạo, chiều người ta bỏ đạo cũng mặc. Chúng tôi không làm gì hại họ đâu. Ai theo đạo tức phải thi hành tôn chỉ đạo mới được quyền hưởng ân huệ của đạo, có tùng phục chúng tôi mới được đòi chúng tôi tác phúc cho. Ngược lại không tuân luật đạo, không phục tùng chúng tôi, chúng tôi sẽ không còn quyền chi với họ, không làm gì cho họ được ích nữa. Chúng tôi có làm chi chăng nữa họ cũng chẳng được hưởng thụ kết quả tới bởi việc chúng tôi làm theo ý họ”.
Đức Cha cho rằng việc ấy, trong một chế độ tự do tín ngưỡng, không có tội gì. Vì ngài có phạm đến tự do của ai đâu: “ai tin theo thì phải giữ đạo, không giữ đạo, tôi phải theo quyền tự do tín ngưỡng của tôi mà thi hành với người ấy”.
Ngài vặn hỏi: “Chính phủ có bảo vệ tự do tín ngưỡng của tôi không?”. Tòa trả lời: Có. Vậy thì “sao lúc tôi dùng quyền tự do tín ngưỡng của tôi để thi hành nhiệm vụ, chính quyền lại kết án cho tôi là lỗi?”
Ngoài ra, Đức Cha còn dựa vào nguyên tắc bất hồi tố của Luật để bác bỏ luận điểm của Tòa Án Nhân Dân Hải Phòng: “Lại nữa, văn kiện của tôi có trước sắc lệnh tự do hội họp. Quyết nghị các Bề Trên được ký từ 12-3-1955 mãi đến 14-6-1955 mới ban hành sắc lệnh ‘Tự do tín ngưỡng’. Quý toà thông cảm cho. Luật không bao giờ có giá trị lộn ngược (la loi n’a jamais la valeur rétrograde). Những quyết nghị đó không do tôi tạo ra, bèn đã ban bố trước, tôi có nhiệm vụ thi hành thôi”.
Cũng không thấy Tòa tuyên phán ra sao, chỉ thấy ngài ghi: “Quãng 11 giờ, người trong toà án đưa tôi đi lối cửa nách, không ra cửa chính”.
Và sau đây là phản ứng của “nhân dân” cả lương lẫn giáo: “Vừa trông thấy tôi, giáo hữu cùng với mọi người bên lương ở trước sân toà án hoặc những ai ngược xuôi qua gần đấy cùng chạy xô đến. Tôi phải dừng lại cho mấy người hôn nhẫn. Mọi người dân có đạo dù không đều quỳ giữa phố để tôi giơ tay làm phép cho.
“Thì ra được tin Toà Án đòi tôi, giáo hữu gần xa bỏ cửa nhà từ 10 cây số họ đến trước sân của toà án nghe xem sự việc ra sao. Lúc đó có nhân viên Uỷ Ban Quốc Tế Giám Sát Kiểm sát xem cùng chụp hình nhưng có công an đến can ngăn không cho chụp...”
Thực ra Đức Cha chỉ chống Ủy ban Liên lạc Công Giáo vì họ lạm dụng danh nghĩa Công Giáo mà thôi, chứ thực ra, ngài cho Trần Xuân Bách, Trưởng Ban Tôn giáo Trung ương ở Thủ tướng phủ, hay: “Uỷ ban Liên lạc Công Giáo cứ đứng lập đạo riêng ra là yên truyện, chúng tôi không đả động chi”.
Ngài cho biết thêm: “Ngày 3-11-1957, Ông Trần Xuân Bách phái ông Nguyễn Ngọc Thanh đem thư Latinh gửi cho tôi đại ý nói hãy tin tưởng ở ông... Tôi đáp lại bằng Latinh: tôi chỉ mong làm người công dân tốt, ước mối quan hệ giữa Giáo hội với chính quyền tốt thêm lên”.
Nhưng nào có yên. “Ngày 3-12-1957, tôi lại bị giấy Toà Án đòi phải có mặt 7 giờ 30 ngày hôm sau 4-12-1957... Lần này tôi đến, cũng bị hỏi qua loa, chỉ nhấn mạnh hỏi tôi có chống lại Chính phủ và có nhận rằng quyết nghị của các Đấng Bề Trên địa phận có Đức Khâm Sứ là trái với sắc lệnh của Chánh phủ. Tôi trả lời không chống đối gì. Còn quý toà cho tôi là chống đối, mà xử thế nào tôi cũng vui lòng. Nếu tự do tín ngưỡng thời quyết nghị đó không trái, bằng chẳng vậy nó có trái nhưng nó có trước, còn sắc lệnh Chánh phủ ban bố sau. Không lý luận tội trước khi có luật...”
Phá thai, giáo dục, tuyên úy
Những phạm vi khác dĩ nhiên cũng đã được Đức Cha Tạo lưu ý. Lễ giáng sinh 1962, ngài đề cập tới nạn phá thai hợp pháp ở Việt Nam: “phong trào huỷ thai, nó vô nhân đạo, ác dữ hơn lang sói. Lang sói không giết con nó, cha mẹ giết con còn trong lòng, nó là con của ruột thịt mình, nó là của mình yêu đương lại đem giết đi. Chi ác dữ vô nhân bằng!”.
Người ngoại giáo khi nghe lời giảng ấy, đã phát biểu như sau: “Ông cụ đạo thế nào có ngày bị đưa ra Toà án chẳng khỏi. Người khác nói: Thế mới biết nhà đạo người ta hành động vì nhân dân, ngoài ra chỉ vì danh lợi ích kỷ thôi, chứ chả bảo làm cách mạng vì dân vì nước gì cả đâu; cách mạng thành công là tranh nhau ăn trên ngồi trốc cưỡi đầu cưỡi cổ người khác. Đàng này nhà đạo, ông cụ già đi tu, nói lên điều hữu ích cho dân nước, ông ấy chẳng được gì, nhưng có bị nạn chỉ mình ông ấy chịu thôi, ai biết đấy là đâu, ai ơn nghĩa chi trả cho ông ấy đâu. Đời thuở nào lại ủng hộ, kích thích huỷ diệt con trong bụng. Nào không phải cha mẹ tự giết con mình đấy ư?”
Về việc giáo dục ngày 29-12-1962, Mặt Trận Tổ Quốc hỏi “Sao trước kia trường nhà đạo, theo chương trình Chánh phủ, bây giờ lại không theo? Để nhân viên Chánh phủ dạy Sử và Khoa Học, sao Nhà Chung không muốn?.
Đức Cha đáp: Thực ra Chủng Viện trước đây không dậy theo chương trình Chính phủ. Chỉ ai muốn đi thi mới tự động học theo chương trình của Chánh phủ thôi. Còn việc “dạy chữ, dạy khoa học, nếu không gặp nhời giải thích, chỉ thuần tuý, chốc ấy ai biết mà dạy cũng tốt cả thôi. Linh mục dạy hay vị khác dạy cũng không có gì trở ngại. Nhưng góp ý kiến, giải thích, phê bình nó có lúc ngược lại với nhau đến 180 độ. Đơn cử như thuyết người bởi khỉ”.
Tại sở Công An Hải phòng ngày 17-9-1964, ngài được Sở cho nghe “bản thông tin 393 nói về sự mở trường tư thục phải theo chương trình nhà Nước: mở trường đào tạo người hoạt động trừ những môn riêng về tôn giáo, còn các môn khác phải theo sự chỉ đạo của Bộ quốc gia Giáo dục. Dạy giáo lý ngắn kỳ, kinh bổn phải xin phép. Cấm phòng không phải xin phép song phải báo với chính quyền trước. Thông tư này do phó thủ tướng Phan Kế Toại ký 10-12-1957. Rồi đọc đến thông tư bổ sung do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký 116-1964 tuyển học sinh vào trường tôn giáo phải được nhân dân nhận xét cho phép. Chịu chức phải có chính quyền xét duyệt tuỳ hoạt động nơi huyện, tỉnh hay khu gồm nhiều tỉnh, phải được huyện, tỉnh khu xét duyệt”.
Về vấn đề tuyên úy quân đội trước đây mà người ta vốn tố cáo là “quan ba, quan tư” đeo súng sát hại nhân dân mà vẫn được choàng áo làm lễ, Đức Cha cho biết: thực ra các ngài vào làm tuyên úy quân đội là để lo việc “phần hồn” cho các binh sĩ và gia đình họ, không hề cầm súng bắn giết ai. Nay nếu chính phủ cần người để lo cho phần hồn các binh sĩ và gia đình họ, các linh mục Công Giáo sẽ sẵn sàng đáp ứng, còn “lon lá” là điều phụ thuộc, không cần thiết. Ngài còn nhấn mạnh: Chính Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng từng làm tuyên úy quân đội.
Người ta cũng xa gần nói đến biến cố “theo tây” của Đức Cha Tạo khi bị người Pháp buộc phải về Tu Vũ với họ. Thậm chí có kẻ còn cho là ngài lập bót, sát hại đồng bào. Việc này dường như đè khá nặng lên tâm hồn Đức Cha, đến nỗi, nhân việc Lê Minh, Trưởng Công An Hải Phòng, ngày 17-9-1964, hứa sẽ cho phép một số linh mục ở giáo phận khác về làm giáo sư chủng viện Hải Phong “miễn là linh mục nào được đề nghị đến đây phải là linh mục tốt, chứ không phải những người đã đứng lập bốt, nợ máu phải trả nợ trước nhân dân", Đức Cha Tạo nhận định: " (nói đến đây, Đức Cha Tạo nghĩ đến cái thành kiến, nhiều lần người ta coi như Đức Cha Tạo, đã theo quân đội Liên Hiệp Pháp đi ở bốt Tu Vũ). Đức Cha làm thinh không thanh minh gì”.
Nhưng sau đó, ngài đã dành phần lớn chương 18 để nói về biến cố này. Và chương 18 là chương chót của cuốn “Chứng Từ Của Một Mục Tử”. Rất có thể ngài còn tiếp tục viết nữa, nhưng hiện nay, không biết những phần tiếp tục này đang lưu lạc phương nao.
Lời hứa hẹn của Lê Minh chỉ là một bánh vẽ vì những vị linh mục mà ngài muốn mời về giảng dạy cho các chủng sinh Hải Phòng chắc chắn sẽ không được hắn cho về. Cha Nguyễn Hân Quynh là một bằng chứng hùng hồn: quản chế hết 3 năm lại tiếp tục thêm 3 năm nữa vì không có “tiến bộ” nào.
Nói tóm lại cường quyền cộng sản luôn tìm cách gây trở ngại để ngài không thi hành được sứ mệnh. Việc họ xúi bẩy người của Ủy ban Liên lạc Công Giáo đến quấy phá Đức Cha và các cha tại tòa Giám Mục đã được chính những người này nói rõ. Thực vậy, ngày 18-1-1961, quấy phá không xong, bọn này nói với nhau “Thôi, hay là chúng ta kêu với chính quyền để chúng ta về nhà sản xuất vậy”. Và Đức Cha nhận định: “(Câu này chứng tỏ họ biết việc chính quyền làm và việc họ làm không phải họ tự động)”. Trước đó, ngày 19-1-1960, thấy đuối lý trước các giải thích của Đức Cha, một người trong bọn nói: “Ở nhà học như thế mà đến đây làm hỏng cả”.
Ngoài việc dùng Ủy ban Liên lạc Công Giáo để liên tiếp quấy rối, gây trở ngại, họ liên tục bắt ngài và các cộng sự ra Ủy Ban Hành Chánh, Mặt Trận Tổ Quốc, Sở công an Thành Phố Hải Phòng để hạch hỏi quanh quẩn cùng những vấn đề đã được ngài giải thích cặn kẽ. Ngoài ra, nơi ở của ngài cũng bị lục lọi, kiểm soát không ngừng. Có tháng đến hai ba lần. Khám phá một vi phạm nhỏ là phạt hành chánh thường là bắt nộp gạo, khiến nhiều ngày Đức Cha phải ăn cháo.
Tóm lại, họ “đánh” Đức Cha Tạo bằng nhiều đòn: chặt đứt “tay chân” bằng cách bắt giam người cộng sự thông minh, năng nổ; tấn công gân não qua các cuộc liên tiếp hạch hỏi, quấy phá nhằm làm kiệt quệ tinh thần và cả thể xác qua việc tước mất phiếu mua gạo trong một xã hội lấy gạo làm thước đo, như lời Thi Sơn, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Hải Phòng, nói với Cha Chính Hiệp trong bữa tiệc đãi phái đoàn Tiệp Khắc “Cụ sơi khoẻ đi, bữa hôm nay tiêu chuẩn mỗi người chúng ta 25 cân gạo đấy”. Đức Cha nhận xét: “Năm 1961, 1962, chúng tôi mỗi tháng được đong 13 cân vừa gạo, vừa ngô (bắp). Một bữa của mỗi vị dự tiệc bằng tiêu chuẩn mỗi người chúng tôi ăn được 2 tháng”.
Nhưng lẽ dĩ nhiên, Đức Cha Tạo vẫn vững tay lái điều khiển con thuyền Giáo Phận Hải Phòng, dù “quý toà cho là có tội, xử lý làm sao, tôi chịu vui lòng cả”.
Kỳ tới: Tấm lòng Mục tử