Sinh thời và lúc vừa nằm xuống hồi tháng 5 năm 2019, Jean Vanier được mọi người hết lòng ca tụng, không những vì những gì ông làm cho những người khuyết tật về tri thức khắp thế giới mà còn về niềm tin, chứng tá, giáo huấn và lối sống gương mẫu của ông.
Vốn xuất thân từ một gia đình nổi tiếng trong ngành ngoại giao Gia Nã Đại, thiếu thời đã gia nhập Hải Quân Hoàng Gia Anh, sau đó, theo đuổi giáo dục đại học và giảng dạy tại trình độ này, Jean Vanier năm 1964 đã thành lập L’Arche, một mạng lưới hiện gồm trên 150 cộng đồng rải rác gần khắp 40 quốc gia trên thế giới, chuyên chào đón các người khuyết tật tri thức. Song song với công trình này, ông còn viết vào khoảng 30 tác phẩm nhấn mạnh tới nền thần học khuyết tật, gợi hứng cho rất nhiều người. Việc làm của ông, tất nhiên, được nhiều người truyền tụng và ca ngợi. Ông được trao tặng nhiều huy chương quốc tế: Companion of the Order of Canada (1986), Grand Officer of the National Order of Quebec (1992), Legion of Honour (2003), Community of Christ International Peace Award (2003), Pacem in Terris Peace and Freedom Award (2013), và Templeton Prize (2015). Cuộc đời ông, năm 2017, cũng đã được trình chiếu trên phim ảnh (“Summer in the Forest” của Randall Wright).
Rất nhiều người coi ông như thánh sống cùng tầm cỡ với Mẹ Têrêsa Canquýtta. Khi ông qua đời hồi tháng 5 năm 2019, không báo chí thế giới nào không ca tụng ông. Lời ca ngợi đáng lưu ý nhất là của Đức Phanxicô, phát biểu trong cuộc họp báo trên không, trên đường từ Bắc Macedonia trở về Rôma: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với chứng tá của ông. Ông là một con người có khả năng đọc thấy ơn gọi Kitô giáo trong mầu nhiệm sự chết, thập giá, bệnh tật, mầu nhiệm của những người bị khinh miệt và vứt bỏ”, nhất là ông sẵn sàng đứng lên vì những người “có nguy cơ bị án tử ngay trước khi được sinh ra đời. Nói một cách đơn giản, tôi muốn cám ơn ông và cám ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta con người này với một chứng tá vĩ đại đến thế”.
Ấy thế mà chưa đầy một năm sau, chính Hệ Thống Nhà Tầu (L’Arche) Thế Giới, hệ thống do ông sáng lập, đã công bố phúc trình cho thấy lời của 6 phụ nữ tố cáo ông lạm dụng họ về tình dục là có cơ sở và lên tiếng chính thức nhận trách nhiệm và xin lỗi.
Tin ấy làm cả thế giới sững sờ, khiến những người vốn ngưỡng mộ ông gãi đầu gãi tai không thể nào hiểu nổi và họ bắt đầu tìm cách giải thích hiện tượng đầy nghịch lý này.
Phúc trình của L’Arche Quốc tế
Tuy nhiên, trước khi xem xét các giải thích nói trên, tưởng nên biết qua bản tóm lược Phúc Trình điều tra của L’Arche Quốc Tế vừa công bố ngày 22 tháng 2 vừa qua. Bản tóm lược này lướt qua bối cảnh cuộc điều tra: Năm 2014, nhân cuộc điều tra theo giáo luật đối với các lời tố cáo Cha Thomas Philippe, người cha tinh thần và cùng hoạt động với Jean Vanier tại L’Arche từ những ngày mới thành lập, lạm dụng tình dục một số phụ nữ được Cha hướng dẫn linh đạo, một cuộc điều tra đưa đến phán kết: vị linh mục này quả đã dùng thủ thuật linh đạo để xâm phạm tình dục các phụ nữ, câu hỏi được nêu ra là: Jean Vanier biết gì về những lời tố cáo này.
Chính L’Arche Quốc Tế đã nêu thẳng câu hỏi ấy với Jean Vanier và được Jean Vanier trả lời liên tiếp trong hai thư hồi tháng 5 năm 2015 và tháng 10 năm 2016, đại ý: ông không biết gì về các hành vi tội lỗi của Cha Philippe. Rồi năm 2016, L’Arche nhận được lời tố cáo của 1 phụ nữ về tác phong của chính Jean Vanier. Ông thừa nhận nhưng cho hay liên hệ này là “thuận tình”. Nhưng đến tháng 3 năm 2019, chỉ 2 tháng trước khi Jean Vanier qua đời, L’Arche lại nhận được môt lời tố cáo tương tự và họ quyết định mở cuộc điều tra độc lập.
Ngay tháng 4 năm đó, L’Arche thuê công ty tham vấn GCPS, một công ty có trụ sở ở Anh, chuyên về phòng ngừa việc khai thác tình dục, để tiến hành cuộc điều tra. Đồng thời họ thành lập Ủy Ban Giám Sát Độc Lập gồm hai nhân vật từng giữ các chức vụ cao cấp trong chính phủ Pháp để duyệt xét tính trung thực và đáng tin cậy trong các khám phá của GCPS. Chính Ủy Ban này, ngày 11 tháng 2 năm 2020 đã thừa nhận giá trị các khám phá của GCPS và coi các kết luận của họ là có cơ sở vững chãi.
Phúc trình đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có mối liên hệ giữa Jean Vanier và cha thiêng liêng của ông là Thomas Philippe, nhưng chúng tôi chỉ xem xét phần trực tiếp nói đến các sai phạm của Jean Vanier. Sau đây là nội dung một số khám phá:
Các liên hệ cho là có giữa Jean Vanier và một số phụ nữ
Ngoài những người nghi vấn tác phong của Jean Vanier, các phụ nữ khác cũng đã được phỏng vấn, coi như một phần của cuộc điều tra. Tất cả những người này đều mô tả các mối liên hệ của họ với Jean Vanier. Trong khi một số người nói một cách tích cực, những người khác nói tới tác phong lạm dụng, qua đó, họ đã đặt niềm tin của họ vào Jean Vanier và ông đã dùng quyền của mình trên họ để lợi dụng họ bằng nhiều loại tác phong tình dục khác nhau.
Nhóm điều tra đã điều tra một số lời tố cáo tấn công tình dục tất cả đều phát xuất từ những phụ nữ đã trưởng thành và không có khuyết tật. Các liên hệ này liên quan đến nhiều loại tác phong tình dục đa dạng thường được nối kết bằng điều gọi là các biện minh “huyền nhiệm và linh đạo” đối với tác phong này. Các liên hệ được cho là đã diễn ra trong các điều kiện được nhóm điều tra gọi là “cầm tù tâm lý” (psychological hold) và được mô tả là lạm dụng về xúc cảm và có đặc tính bất cân bằng đáng kể về quyền lực, qua đó, các người bị coi là nạn nhân cảm thấy bị tước hết ý chí tự do của họ và do đó, sinh hoạt tình dục là cưỡng ép và diễn ra trong các điều kiện thúc bách. Trong đó, có các lời tố cáo cho rằng một số sinh hoạt tình dục diễn ra trong bối cảnh đồng hành linh đạo trong đó, Jean Vanier là người có quyền lực và thẩm quyền đáng kể cung cấp hướng dẫn cho một số phụ tá ông chọn để đồng hành. Một số phụ nữ quả quyết rằng họ dễ bị thương tổn vào lúc ấy và Jean Vanier biết điều đó.
Nhóm điều tra nhận được những trình thuật đáng tin và được kiểm chứng (corroborating) bao trùm một thời kỳ hơn 30 năm (1970 tới 2005), từ nhiều người được coi là nạn nhân. Họ thuộc nhiều bối cảnh khác nhau (độc thân, có gia đình, khấn giữ độc thân) và khung thời gian này được các tuyên bố của họ bao trùm. Tuy nhiên, tất cả mọi người trong số họ đều mô tả các biến cố giống nhau, cung cấp các chứng cớ đầy đủ để thiết lập điều này: Jean Vanier can dự vào các mối liên hệ có tính thao túng tình dục với ít nhất 6 phụ nữ trưởng thành (không khuyết tật). Con cố này không giả thiết không có những trường hợp khác nhưng có bao trùm chứng từ nhận được một cách tự phát.
Khám phá này cũng được sự hỗ trợ của nhiều chứng cớ tài liệu và ngôn từ cho thấy Jean Vanier biết rõ về và cũng biểu lộ cùng một tác phong bất xứng về tình dục như của Cha Thomas Philippe. Chứng cớ cho thấy:
• Giống như Cha Thomas Philippe, Jean Vanier đã vượt ranh giới vốn được chờ mong và cần thiết khi người ta đang ở trong một liên hệ tin cậy, thí dụ được đồng hành về linh đạo bởi hoặc một linh mục hoặc một người có thẩm quyền.
• Jean Vanier đã có các mối liên hệ với các phụ nữ, một số liên hệ ấy ít nhất không thích đáng và được hình thành dưới điều kiện của một cuộc cầm tù tâm lý.
• Đối với một số phụ nữ, các liên hệ này được cảm nghiệm một cách ép buộc và không thuận tình từ trong bản chất.
• Mọi phụ nữ đều diễn tả tác phong gây tác động tiêu cực lâu dài đối với cuộc sống bản thân, liên ngã cũng như các liên hệ vợ chồng của họ.
• Phần lớn các phụ nữ nhận được sự hỗ trợ tâm lý trong nhiều năm để vượt qua các hậu quả bị lạm dụng được họ mô tả.
Tất cả các người cho là nạn nhân đã mô tả tính dễ bị tổn thương của họ vào lúc xẩy ra các biến cố, đôi khi phát xuất từ các bối cảnh khó khăn của gia đình hay muốn tìm khuôn mặt của người cha, hoặc tìm cách được ca tụng hay nhìn nhận hoặc tìm sự hướng dẫn thiêng liêng. Họ cũng mô tả các ngăn trở đáng kể, không cho họ nêu vấn đề, vì nhân cách đầy lôi cuốn của Jean Vanier và vị trí nổi bật của ông trong L’Arche.
Phúc trình ghi lại một số chứng từ của các nạn nhân, trong đó, có lời thuật lại rằng trong những lần lạm dụng, chính Jean Vanier nói với một người đàn bà ông với Chúa Giêsu là một và hành động của ông là hành động của Chính Chúa Giêsu.
Kết án
Nếu đúng như trên thì sự sai phạm của Jean Vanier nghiêm trọng đến mức độc nhất vô nhị, một sự phạm thượng không biết phải dùng ngôn từ nào để lên án.
Những người đầu tiên lên tiếng kết án ông chính là Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch của L’Arche International, Stephan Posner và Stacy Cates-Carney. Trong lá thư đề ngày 22 tháng 2 năm 2020 gửi cho tất cả các cộng đồng của L’Arche khắp thế giới, hai người này viết rằng “chúng tôi ngỡ ngàng trước các khám phá này và không ngần ngại lên án các hành động ấy, chúng hoàn toàn mâu thuẫn với các giá trị mà Jean, về mặt khác, vốn chủ trương và bất tương hợp với các qui luật căn bản về việc tôn trọng và tính liêm chính của con người, và trái với các nguyên tắc nền tảng mà L’Arche vốn dựa vào”.
Ngỏ lời với các nạn nhân, hai nhân vật trên viết “Vì các biến cố này diễn ra trong bối cảnh L’Arche và một số được gây ra bởi người sáng lập của chúng tôi; với tất cả các bạn, chúng tôi xin sự tha thứ”.
Nhưng L’Arche International vẫn không thể quên được những mặt tích cực của Jean Vanier. Lá thư viết “Đối với nhiều người chúng ta, Jean là một trong những người chúng ta yêu mến và kính trọng nhất. Jean gợi hứng và khích lệ nhiều người trên khắp thế giới, cả trong lẫn ngoài L’Arche... Những điều tốt đẹp hết sức đáng kể ông đã thực hiện trong đời ông không hề bị nghi vấn...”.
Lá thư cũng nhấn mạnh chính vì sự lưỡng nghĩa này, “sẽ cần nhiều thời gian và việc làm nữa, với sự giúp đỡ từ bên ngoài L’Arche, để cố gắng hiểu được... cội rễ các tác phong này”. L’Arche vì thế hy vọng sẽ có thêm thông tri để hiểu rõ các biến cố này. Họ hứa sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tri cho các cộng đồng thành viên các khám phá tìm được.
Lá thư cũng ngầm cho hiểu Jean Vanier và L’Arche là hai thực thể riêng biệt. Nên tai tiếng của ông chỉ có thể giúp “tương lai của L’Arche với nhiều công lý, thông sáng và tự do hơn” mà thôi.
Lá thư viết tiếp “Nếu lời lẽ của những người làm chứng mang ra ánh sáng cái phần rắc rối của lịch sử chúng ta, thì các cố gắng của họ đem lại cho L’Arche một cơ may để tiếp tục cuộc hành trình của mình, trở nên ý thức được lịch sử của chúng ta nhiều hơn, và, sau cùng, có nhiều khả năng hơn để đương đầu với các thách đố thời nay. Chúng ta hiểu đây cũng là ý hướng của họ, và chúng ta biết ơn vì điều đó".
Ký giả Jamie Manson của National Catholic Reporter (xem No, Jean Vanier is not 'like all of us' , Feb 25, 2020) dường như dứt khoát hơn trong việc lên án Jean Vanier và cả L’Arche nữa. Ký giả này cho rằng “Vanier vốn không phải là người tôi trông mong để được gợi hứng thiêng liêng” và tuy Vanier không phải là một linh mục nhưng ông vẫn coi ông ta thuộc nhóm “giáo sĩ trị” và ông vốn không ưa khuynh hướng của người Công Giáo hay tôn thờ những đấng anh hùng, nhất là những người đàn ông cao niên xuất chúng.
Ký giả này cũng xếp Vanier vào loại “cult leader” (trưởng tà phái) chuyên dụ dỗ đàn bà để lạm dụng tình dục: “Loại lạm dụng tình dục này thường được rao bán như một cách để được gần gũi hơn với thần thánh. Nó được trình bầy với tín đồ như không hề là ái tình lăng nhăng (“sex”), mà là một hình thức thực hành tâm linh”.
Tệ hơn nữa, theo Manson, Vanier còn có cả hàng thế kỷ học thuyết Công Giáo để chống đỡ tác phong của ông ta. Manson muốn nói đến cơ cấu lãnh đạo và nền thần học hoàn toàn có tính tộc trưởng (patriarchal) vốn nằm ở gốc rễ phần lớn các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.
Thực vậy, theo Manson, trong chế độ tộc trưởng, những người đàn ông quyền thế thống trị phụ nữ, trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương. Điều này có thật, nhưng Manson hơi quá đáng khi cho rằng mọi trường hợp lạm dụng và che đậy lạm dụng trong Giáo Hội gần đây đều có mẫu số chung: niềm tin tộc trưởng cho rằng loại người tâm linh đặc biệt có quyền sử dụng đàn bà, trẻ em và các người đàn ông dễ bị tổn thương khác để thoả mãn tình dục của họ.
Ký giả này còn cho rằng “Khi hệ thống tộc trưởng này được phối hợp với ý niệm thần học về tính bổ túc giới tính (gender complimentarity), một ý niệm cho rằng Thiên Chúa mời gọi người đàn ông lãnh đạo, còn người đàn bà thì phải tùng phục, nó đã tạo nên mảnh đất ươm trồng hoàn hảo loại lạm dụng ta thấy trong vụ Vanier.
Manson bác bỏ hoàn toàn điều người ta bàn tán về Jean Vanier, coi ông ta giống mọi người chúng ta, có cả thiện lẫn ác. Vì một lẽ đơn giản là “phần lớn chúng ta không hành động theo lối hành động của Vanier, lạm dụng quyền lực thiêng liêng của mình, bóp méo thần học để ép buộc phụ nữ vào việc lạm dụng tình dục theo nghi thức...”.
Giải thích
Cũng căn cứ vào học thuyết Công Giáo để giải thích trường hợp lưỡng nghĩa của Jean Vanier, Cha Dwight Longenecker, một linh mục từ Anh Giáo trở lại Công Giáo, đi theo con đường khác với Manson (xem Jean Vanier and total Depravity). Cha không dựa vào chủ nghĩa giáo sĩ trị cũng như tính bổ túc nam nữ mà dựa vào học thuyết “hoàn toàn đồi trụy” (total depravity) vốn là nền tảng của Phái Thệ Phản Calvin, một học thuyết quả có đứng đàng sau các nhận định của Manson về Jean Vanier. Theo học thuyết này, không những “không có ai công chính cả, không một ai” (Rm 3:10-12) mà “mọi sự công chính của các ngươi chỉ là giẻ rách hôi thối” (Is 64:6).
Luther vốn bảo con người chỉ là đống phân, may mắn lắm, đống phân này được phủ tuyết trắng tức ơn thánh Thiên Chúa, nhưng tận đáy hữu thể, con người chỉ là đống giẻ rách hôi thối. Ngược với quan điểm này là quan điểm tự do cấp tiến của xã hội đương thời coi mọi sự và mọi người đều tốt lành. Cả hai, theo Cha Longenecker, đều không nhìn ra thực tại nên khi thấy Vanier, hay bất cứ người anh hùng nào, sai phạm một là họ coi như chuyện đương nhiên hai là họ ngã lòng, thất vọng. Đến độ hoàn toàn kết án họ, ném họ xuống bùn, tuyệt thông họ hoàn toàn.
Trái lại quan điểm Công Giáo có tính duy thực (realist): bản chất con người không hoàn toàn đồi trụy như Phái Calvin dạy cũng không tốt lành hoàn toàn đến nỗi không ai phải xuống hỏa ngục như chủ nghĩa cấp tiến hiện đại vốn nghĩ. Con người có cái tốt và cái xấu của họ. Nhờ thế khi thấy những người như Jean Vanier sai phạm, ta không ngạc nhiên và thất vọng đến độ lên án họ không thương tiếc. Vì ta biết ngay từ đầu rằng không ai trong chúng ta chỉ bị định nghĩa bằng những điều xấu ta làm.
Theo Cha Longenecker, “người ta có thể phạm những hành vi khủng khiếp... nhưng cùng một lúc rất có thể làm nhiều điều tốt lành và là người tốt lành hơn ta tưởng”.
Cha Raymond J. de Souza (xem The Great Fruit of L’Arche Came Despite Jean Vanier’s Sins) coi tai tiếng của Jean Vanier là một trong các tai tiếng tình dục tồi tệ nhất trong Giáo Hội, dù tai tiếng này không liên quan tới các vị thành niên hay người khuyết tật”.
Theo Cha de Souza, trong suốt cuộc hiện hữu của L’Arche, người sáng lập ra nó sống trong tình trạng tội trọng. Khó có thể nói rằng ông không biết điều đó, cho nên không mắc tội vì không biết. Cũng khó có thể nói ông hoang tưởng, mắc chứng tâm thần nào đó.
Dù sao, thì với trường hợp Vanier, quan điểm thông thường trong Giáo Hội vẫn coi tính sinh hoa trái của một sứ vụ bắt nguồn từ sự thánh thiện của vị sáng lập, quan điểm ấy không đúng chút nào. Tính sinh hoa trái dồi dào của L’Arche phát sinh bất chấp tội lỗi và bất trung thực của Vanier. Theo Cha, Giáo Hội hiện chưa có các phạm trù thỏa đáng để giải thích hiện tượng này: tính sinh hoa trái muc vụ đồng hiện hữu với việc thiếu liêm chính bản thân.
Ông có phải là một tội nhân thống hối ăn năn, một tội nhân đang chiến đấu, một người có đời sống phần lớn chính trực nhưng có những lần sa ngã phạm tội nặng? Chỉ những ai biết linh hồn ông từ bên trong mới có thể trả lời được. Nhìn từ bên ngoài khó mà trả lời tích cực vì đây là “một con người trong một thời gian dài dẹp bỏ sự thật về chính mình và bác bỏ sự thật về người khác”.
Có điều, theo Cha de Souza, Vanier phần lớn được cử tọa thế tục ca ngợi. Điều này phần lớn vì, không như Mẹ Têrêxa, ông quyết định không nói đến các vấn đề gây tranh cãi về luân lý. Thánh Têrêxa thành Canquýtta nói về phá thai khi nhận Giải Nobel và về ngừa thai tại Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Toàn Quốc tại Washington. Vanier phần lớn tránh các chủ đề ấy và thích nói đến các vấn đề tan nát và bé bỏng cùng bị thương tích, và việc học cách yêu thương từ những người, trong chính sự yếu đouối của họ, tùy thuộc hoàn toàn vào những người họ tin tưởng. Dù bắt nguồn sâu xa từ truyền thống Công Giáo, ông tự phát biểu một cách rất dễ nuốt đối với phe tả văn hóa”.
Nhưng không ai chối cãi sự tốt lành của L’Arche, của các cuốn sách ông viết, những buổi nói chuyện của ông, hàng chục ngàn người được ông gợi hứng. “Con người rõ ràng thiếu liêm chính, nhưng các công trình tốt đẹp của ông thì còn đó và là công trình của ông”.
Thành thử theo Cha de Souza, có thể ví Vanier với Mục sư Martin Luther King Jr. Các tiết lộ sau khi Mục sư qua đời về đạo văn và hàng loạt các vụ ngoại tình đã làm danh tiếng của ông như một mẫu mực gương sáng mất đi khá nhiều, nhưng không gây hại chi tới khuôn mặt chính trị có ảnh hưởng của ông. Cuộc sống hai mặt của mục sư có thể khiến danh tính đệ nhất đẳng của ông, tức mục sư của Giáo Hội Baptist, bị hạ thấp nhưng hoạt động dân quyền của ông được nhấn mạnh thêm.
Có lẽ đã đến lúc coi Vanier cách đó, một con người khai phá đường lối mới để tôn trọng phẩm giá các người khuyết tật về tri thức và gợi hứng cho hàng ngàn người sống liên đới với họ. Nhưng ông không còn được coi như một người thánh thiện, một ông thánh, mà, đúng hơn, một con người có tì vết đã làm nhiều điều thánh thiện và gợi hứng nhiều người khác sống thánh thiện.
Vốn xuất thân từ một gia đình nổi tiếng trong ngành ngoại giao Gia Nã Đại, thiếu thời đã gia nhập Hải Quân Hoàng Gia Anh, sau đó, theo đuổi giáo dục đại học và giảng dạy tại trình độ này, Jean Vanier năm 1964 đã thành lập L’Arche, một mạng lưới hiện gồm trên 150 cộng đồng rải rác gần khắp 40 quốc gia trên thế giới, chuyên chào đón các người khuyết tật tri thức. Song song với công trình này, ông còn viết vào khoảng 30 tác phẩm nhấn mạnh tới nền thần học khuyết tật, gợi hứng cho rất nhiều người. Việc làm của ông, tất nhiên, được nhiều người truyền tụng và ca ngợi. Ông được trao tặng nhiều huy chương quốc tế: Companion of the Order of Canada (1986), Grand Officer of the National Order of Quebec (1992), Legion of Honour (2003), Community of Christ International Peace Award (2003), Pacem in Terris Peace and Freedom Award (2013), và Templeton Prize (2015). Cuộc đời ông, năm 2017, cũng đã được trình chiếu trên phim ảnh (“Summer in the Forest” của Randall Wright).
Rất nhiều người coi ông như thánh sống cùng tầm cỡ với Mẹ Têrêsa Canquýtta. Khi ông qua đời hồi tháng 5 năm 2019, không báo chí thế giới nào không ca tụng ông. Lời ca ngợi đáng lưu ý nhất là của Đức Phanxicô, phát biểu trong cuộc họp báo trên không, trên đường từ Bắc Macedonia trở về Rôma: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với chứng tá của ông. Ông là một con người có khả năng đọc thấy ơn gọi Kitô giáo trong mầu nhiệm sự chết, thập giá, bệnh tật, mầu nhiệm của những người bị khinh miệt và vứt bỏ”, nhất là ông sẵn sàng đứng lên vì những người “có nguy cơ bị án tử ngay trước khi được sinh ra đời. Nói một cách đơn giản, tôi muốn cám ơn ông và cám ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta con người này với một chứng tá vĩ đại đến thế”.
Ấy thế mà chưa đầy một năm sau, chính Hệ Thống Nhà Tầu (L’Arche) Thế Giới, hệ thống do ông sáng lập, đã công bố phúc trình cho thấy lời của 6 phụ nữ tố cáo ông lạm dụng họ về tình dục là có cơ sở và lên tiếng chính thức nhận trách nhiệm và xin lỗi.
Tin ấy làm cả thế giới sững sờ, khiến những người vốn ngưỡng mộ ông gãi đầu gãi tai không thể nào hiểu nổi và họ bắt đầu tìm cách giải thích hiện tượng đầy nghịch lý này.
Phúc trình của L’Arche Quốc tế
Tuy nhiên, trước khi xem xét các giải thích nói trên, tưởng nên biết qua bản tóm lược Phúc Trình điều tra của L’Arche Quốc Tế vừa công bố ngày 22 tháng 2 vừa qua. Bản tóm lược này lướt qua bối cảnh cuộc điều tra: Năm 2014, nhân cuộc điều tra theo giáo luật đối với các lời tố cáo Cha Thomas Philippe, người cha tinh thần và cùng hoạt động với Jean Vanier tại L’Arche từ những ngày mới thành lập, lạm dụng tình dục một số phụ nữ được Cha hướng dẫn linh đạo, một cuộc điều tra đưa đến phán kết: vị linh mục này quả đã dùng thủ thuật linh đạo để xâm phạm tình dục các phụ nữ, câu hỏi được nêu ra là: Jean Vanier biết gì về những lời tố cáo này.
Chính L’Arche Quốc Tế đã nêu thẳng câu hỏi ấy với Jean Vanier và được Jean Vanier trả lời liên tiếp trong hai thư hồi tháng 5 năm 2015 và tháng 10 năm 2016, đại ý: ông không biết gì về các hành vi tội lỗi của Cha Philippe. Rồi năm 2016, L’Arche nhận được lời tố cáo của 1 phụ nữ về tác phong của chính Jean Vanier. Ông thừa nhận nhưng cho hay liên hệ này là “thuận tình”. Nhưng đến tháng 3 năm 2019, chỉ 2 tháng trước khi Jean Vanier qua đời, L’Arche lại nhận được môt lời tố cáo tương tự và họ quyết định mở cuộc điều tra độc lập.
Ngay tháng 4 năm đó, L’Arche thuê công ty tham vấn GCPS, một công ty có trụ sở ở Anh, chuyên về phòng ngừa việc khai thác tình dục, để tiến hành cuộc điều tra. Đồng thời họ thành lập Ủy Ban Giám Sát Độc Lập gồm hai nhân vật từng giữ các chức vụ cao cấp trong chính phủ Pháp để duyệt xét tính trung thực và đáng tin cậy trong các khám phá của GCPS. Chính Ủy Ban này, ngày 11 tháng 2 năm 2020 đã thừa nhận giá trị các khám phá của GCPS và coi các kết luận của họ là có cơ sở vững chãi.
Phúc trình đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có mối liên hệ giữa Jean Vanier và cha thiêng liêng của ông là Thomas Philippe, nhưng chúng tôi chỉ xem xét phần trực tiếp nói đến các sai phạm của Jean Vanier. Sau đây là nội dung một số khám phá:
Các liên hệ cho là có giữa Jean Vanier và một số phụ nữ
Ngoài những người nghi vấn tác phong của Jean Vanier, các phụ nữ khác cũng đã được phỏng vấn, coi như một phần của cuộc điều tra. Tất cả những người này đều mô tả các mối liên hệ của họ với Jean Vanier. Trong khi một số người nói một cách tích cực, những người khác nói tới tác phong lạm dụng, qua đó, họ đã đặt niềm tin của họ vào Jean Vanier và ông đã dùng quyền của mình trên họ để lợi dụng họ bằng nhiều loại tác phong tình dục khác nhau.
Nhóm điều tra đã điều tra một số lời tố cáo tấn công tình dục tất cả đều phát xuất từ những phụ nữ đã trưởng thành và không có khuyết tật. Các liên hệ này liên quan đến nhiều loại tác phong tình dục đa dạng thường được nối kết bằng điều gọi là các biện minh “huyền nhiệm và linh đạo” đối với tác phong này. Các liên hệ được cho là đã diễn ra trong các điều kiện được nhóm điều tra gọi là “cầm tù tâm lý” (psychological hold) và được mô tả là lạm dụng về xúc cảm và có đặc tính bất cân bằng đáng kể về quyền lực, qua đó, các người bị coi là nạn nhân cảm thấy bị tước hết ý chí tự do của họ và do đó, sinh hoạt tình dục là cưỡng ép và diễn ra trong các điều kiện thúc bách. Trong đó, có các lời tố cáo cho rằng một số sinh hoạt tình dục diễn ra trong bối cảnh đồng hành linh đạo trong đó, Jean Vanier là người có quyền lực và thẩm quyền đáng kể cung cấp hướng dẫn cho một số phụ tá ông chọn để đồng hành. Một số phụ nữ quả quyết rằng họ dễ bị thương tổn vào lúc ấy và Jean Vanier biết điều đó.
Nhóm điều tra nhận được những trình thuật đáng tin và được kiểm chứng (corroborating) bao trùm một thời kỳ hơn 30 năm (1970 tới 2005), từ nhiều người được coi là nạn nhân. Họ thuộc nhiều bối cảnh khác nhau (độc thân, có gia đình, khấn giữ độc thân) và khung thời gian này được các tuyên bố của họ bao trùm. Tuy nhiên, tất cả mọi người trong số họ đều mô tả các biến cố giống nhau, cung cấp các chứng cớ đầy đủ để thiết lập điều này: Jean Vanier can dự vào các mối liên hệ có tính thao túng tình dục với ít nhất 6 phụ nữ trưởng thành (không khuyết tật). Con cố này không giả thiết không có những trường hợp khác nhưng có bao trùm chứng từ nhận được một cách tự phát.
Khám phá này cũng được sự hỗ trợ của nhiều chứng cớ tài liệu và ngôn từ cho thấy Jean Vanier biết rõ về và cũng biểu lộ cùng một tác phong bất xứng về tình dục như của Cha Thomas Philippe. Chứng cớ cho thấy:
• Giống như Cha Thomas Philippe, Jean Vanier đã vượt ranh giới vốn được chờ mong và cần thiết khi người ta đang ở trong một liên hệ tin cậy, thí dụ được đồng hành về linh đạo bởi hoặc một linh mục hoặc một người có thẩm quyền.
• Jean Vanier đã có các mối liên hệ với các phụ nữ, một số liên hệ ấy ít nhất không thích đáng và được hình thành dưới điều kiện của một cuộc cầm tù tâm lý.
• Đối với một số phụ nữ, các liên hệ này được cảm nghiệm một cách ép buộc và không thuận tình từ trong bản chất.
• Mọi phụ nữ đều diễn tả tác phong gây tác động tiêu cực lâu dài đối với cuộc sống bản thân, liên ngã cũng như các liên hệ vợ chồng của họ.
• Phần lớn các phụ nữ nhận được sự hỗ trợ tâm lý trong nhiều năm để vượt qua các hậu quả bị lạm dụng được họ mô tả.
Tất cả các người cho là nạn nhân đã mô tả tính dễ bị tổn thương của họ vào lúc xẩy ra các biến cố, đôi khi phát xuất từ các bối cảnh khó khăn của gia đình hay muốn tìm khuôn mặt của người cha, hoặc tìm cách được ca tụng hay nhìn nhận hoặc tìm sự hướng dẫn thiêng liêng. Họ cũng mô tả các ngăn trở đáng kể, không cho họ nêu vấn đề, vì nhân cách đầy lôi cuốn của Jean Vanier và vị trí nổi bật của ông trong L’Arche.
Phúc trình ghi lại một số chứng từ của các nạn nhân, trong đó, có lời thuật lại rằng trong những lần lạm dụng, chính Jean Vanier nói với một người đàn bà ông với Chúa Giêsu là một và hành động của ông là hành động của Chính Chúa Giêsu.
Kết án
Nếu đúng như trên thì sự sai phạm của Jean Vanier nghiêm trọng đến mức độc nhất vô nhị, một sự phạm thượng không biết phải dùng ngôn từ nào để lên án.
Những người đầu tiên lên tiếng kết án ông chính là Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch của L’Arche International, Stephan Posner và Stacy Cates-Carney. Trong lá thư đề ngày 22 tháng 2 năm 2020 gửi cho tất cả các cộng đồng của L’Arche khắp thế giới, hai người này viết rằng “chúng tôi ngỡ ngàng trước các khám phá này và không ngần ngại lên án các hành động ấy, chúng hoàn toàn mâu thuẫn với các giá trị mà Jean, về mặt khác, vốn chủ trương và bất tương hợp với các qui luật căn bản về việc tôn trọng và tính liêm chính của con người, và trái với các nguyên tắc nền tảng mà L’Arche vốn dựa vào”.
Ngỏ lời với các nạn nhân, hai nhân vật trên viết “Vì các biến cố này diễn ra trong bối cảnh L’Arche và một số được gây ra bởi người sáng lập của chúng tôi; với tất cả các bạn, chúng tôi xin sự tha thứ”.
Nhưng L’Arche International vẫn không thể quên được những mặt tích cực của Jean Vanier. Lá thư viết “Đối với nhiều người chúng ta, Jean là một trong những người chúng ta yêu mến và kính trọng nhất. Jean gợi hứng và khích lệ nhiều người trên khắp thế giới, cả trong lẫn ngoài L’Arche... Những điều tốt đẹp hết sức đáng kể ông đã thực hiện trong đời ông không hề bị nghi vấn...”.
Lá thư cũng nhấn mạnh chính vì sự lưỡng nghĩa này, “sẽ cần nhiều thời gian và việc làm nữa, với sự giúp đỡ từ bên ngoài L’Arche, để cố gắng hiểu được... cội rễ các tác phong này”. L’Arche vì thế hy vọng sẽ có thêm thông tri để hiểu rõ các biến cố này. Họ hứa sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tri cho các cộng đồng thành viên các khám phá tìm được.
Lá thư cũng ngầm cho hiểu Jean Vanier và L’Arche là hai thực thể riêng biệt. Nên tai tiếng của ông chỉ có thể giúp “tương lai của L’Arche với nhiều công lý, thông sáng và tự do hơn” mà thôi.
Lá thư viết tiếp “Nếu lời lẽ của những người làm chứng mang ra ánh sáng cái phần rắc rối của lịch sử chúng ta, thì các cố gắng của họ đem lại cho L’Arche một cơ may để tiếp tục cuộc hành trình của mình, trở nên ý thức được lịch sử của chúng ta nhiều hơn, và, sau cùng, có nhiều khả năng hơn để đương đầu với các thách đố thời nay. Chúng ta hiểu đây cũng là ý hướng của họ, và chúng ta biết ơn vì điều đó".
Ký giả Jamie Manson của National Catholic Reporter (xem No, Jean Vanier is not 'like all of us' , Feb 25, 2020) dường như dứt khoát hơn trong việc lên án Jean Vanier và cả L’Arche nữa. Ký giả này cho rằng “Vanier vốn không phải là người tôi trông mong để được gợi hứng thiêng liêng” và tuy Vanier không phải là một linh mục nhưng ông vẫn coi ông ta thuộc nhóm “giáo sĩ trị” và ông vốn không ưa khuynh hướng của người Công Giáo hay tôn thờ những đấng anh hùng, nhất là những người đàn ông cao niên xuất chúng.
Ký giả này cũng xếp Vanier vào loại “cult leader” (trưởng tà phái) chuyên dụ dỗ đàn bà để lạm dụng tình dục: “Loại lạm dụng tình dục này thường được rao bán như một cách để được gần gũi hơn với thần thánh. Nó được trình bầy với tín đồ như không hề là ái tình lăng nhăng (“sex”), mà là một hình thức thực hành tâm linh”.
Tệ hơn nữa, theo Manson, Vanier còn có cả hàng thế kỷ học thuyết Công Giáo để chống đỡ tác phong của ông ta. Manson muốn nói đến cơ cấu lãnh đạo và nền thần học hoàn toàn có tính tộc trưởng (patriarchal) vốn nằm ở gốc rễ phần lớn các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.
Thực vậy, theo Manson, trong chế độ tộc trưởng, những người đàn ông quyền thế thống trị phụ nữ, trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương. Điều này có thật, nhưng Manson hơi quá đáng khi cho rằng mọi trường hợp lạm dụng và che đậy lạm dụng trong Giáo Hội gần đây đều có mẫu số chung: niềm tin tộc trưởng cho rằng loại người tâm linh đặc biệt có quyền sử dụng đàn bà, trẻ em và các người đàn ông dễ bị tổn thương khác để thoả mãn tình dục của họ.
Ký giả này còn cho rằng “Khi hệ thống tộc trưởng này được phối hợp với ý niệm thần học về tính bổ túc giới tính (gender complimentarity), một ý niệm cho rằng Thiên Chúa mời gọi người đàn ông lãnh đạo, còn người đàn bà thì phải tùng phục, nó đã tạo nên mảnh đất ươm trồng hoàn hảo loại lạm dụng ta thấy trong vụ Vanier.
Manson bác bỏ hoàn toàn điều người ta bàn tán về Jean Vanier, coi ông ta giống mọi người chúng ta, có cả thiện lẫn ác. Vì một lẽ đơn giản là “phần lớn chúng ta không hành động theo lối hành động của Vanier, lạm dụng quyền lực thiêng liêng của mình, bóp méo thần học để ép buộc phụ nữ vào việc lạm dụng tình dục theo nghi thức...”.
Giải thích
Cũng căn cứ vào học thuyết Công Giáo để giải thích trường hợp lưỡng nghĩa của Jean Vanier, Cha Dwight Longenecker, một linh mục từ Anh Giáo trở lại Công Giáo, đi theo con đường khác với Manson (xem Jean Vanier and total Depravity). Cha không dựa vào chủ nghĩa giáo sĩ trị cũng như tính bổ túc nam nữ mà dựa vào học thuyết “hoàn toàn đồi trụy” (total depravity) vốn là nền tảng của Phái Thệ Phản Calvin, một học thuyết quả có đứng đàng sau các nhận định của Manson về Jean Vanier. Theo học thuyết này, không những “không có ai công chính cả, không một ai” (Rm 3:10-12) mà “mọi sự công chính của các ngươi chỉ là giẻ rách hôi thối” (Is 64:6).
Luther vốn bảo con người chỉ là đống phân, may mắn lắm, đống phân này được phủ tuyết trắng tức ơn thánh Thiên Chúa, nhưng tận đáy hữu thể, con người chỉ là đống giẻ rách hôi thối. Ngược với quan điểm này là quan điểm tự do cấp tiến của xã hội đương thời coi mọi sự và mọi người đều tốt lành. Cả hai, theo Cha Longenecker, đều không nhìn ra thực tại nên khi thấy Vanier, hay bất cứ người anh hùng nào, sai phạm một là họ coi như chuyện đương nhiên hai là họ ngã lòng, thất vọng. Đến độ hoàn toàn kết án họ, ném họ xuống bùn, tuyệt thông họ hoàn toàn.
Trái lại quan điểm Công Giáo có tính duy thực (realist): bản chất con người không hoàn toàn đồi trụy như Phái Calvin dạy cũng không tốt lành hoàn toàn đến nỗi không ai phải xuống hỏa ngục như chủ nghĩa cấp tiến hiện đại vốn nghĩ. Con người có cái tốt và cái xấu của họ. Nhờ thế khi thấy những người như Jean Vanier sai phạm, ta không ngạc nhiên và thất vọng đến độ lên án họ không thương tiếc. Vì ta biết ngay từ đầu rằng không ai trong chúng ta chỉ bị định nghĩa bằng những điều xấu ta làm.
Theo Cha Longenecker, “người ta có thể phạm những hành vi khủng khiếp... nhưng cùng một lúc rất có thể làm nhiều điều tốt lành và là người tốt lành hơn ta tưởng”.
Cha Raymond J. de Souza (xem The Great Fruit of L’Arche Came Despite Jean Vanier’s Sins) coi tai tiếng của Jean Vanier là một trong các tai tiếng tình dục tồi tệ nhất trong Giáo Hội, dù tai tiếng này không liên quan tới các vị thành niên hay người khuyết tật”.
Theo Cha de Souza, trong suốt cuộc hiện hữu của L’Arche, người sáng lập ra nó sống trong tình trạng tội trọng. Khó có thể nói rằng ông không biết điều đó, cho nên không mắc tội vì không biết. Cũng khó có thể nói ông hoang tưởng, mắc chứng tâm thần nào đó.
Dù sao, thì với trường hợp Vanier, quan điểm thông thường trong Giáo Hội vẫn coi tính sinh hoa trái của một sứ vụ bắt nguồn từ sự thánh thiện của vị sáng lập, quan điểm ấy không đúng chút nào. Tính sinh hoa trái dồi dào của L’Arche phát sinh bất chấp tội lỗi và bất trung thực của Vanier. Theo Cha, Giáo Hội hiện chưa có các phạm trù thỏa đáng để giải thích hiện tượng này: tính sinh hoa trái muc vụ đồng hiện hữu với việc thiếu liêm chính bản thân.
Ông có phải là một tội nhân thống hối ăn năn, một tội nhân đang chiến đấu, một người có đời sống phần lớn chính trực nhưng có những lần sa ngã phạm tội nặng? Chỉ những ai biết linh hồn ông từ bên trong mới có thể trả lời được. Nhìn từ bên ngoài khó mà trả lời tích cực vì đây là “một con người trong một thời gian dài dẹp bỏ sự thật về chính mình và bác bỏ sự thật về người khác”.
Có điều, theo Cha de Souza, Vanier phần lớn được cử tọa thế tục ca ngợi. Điều này phần lớn vì, không như Mẹ Têrêxa, ông quyết định không nói đến các vấn đề gây tranh cãi về luân lý. Thánh Têrêxa thành Canquýtta nói về phá thai khi nhận Giải Nobel và về ngừa thai tại Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Toàn Quốc tại Washington. Vanier phần lớn tránh các chủ đề ấy và thích nói đến các vấn đề tan nát và bé bỏng cùng bị thương tích, và việc học cách yêu thương từ những người, trong chính sự yếu đouối của họ, tùy thuộc hoàn toàn vào những người họ tin tưởng. Dù bắt nguồn sâu xa từ truyền thống Công Giáo, ông tự phát biểu một cách rất dễ nuốt đối với phe tả văn hóa”.
Nhưng không ai chối cãi sự tốt lành của L’Arche, của các cuốn sách ông viết, những buổi nói chuyện của ông, hàng chục ngàn người được ông gợi hứng. “Con người rõ ràng thiếu liêm chính, nhưng các công trình tốt đẹp của ông thì còn đó và là công trình của ông”.
Thành thử theo Cha de Souza, có thể ví Vanier với Mục sư Martin Luther King Jr. Các tiết lộ sau khi Mục sư qua đời về đạo văn và hàng loạt các vụ ngoại tình đã làm danh tiếng của ông như một mẫu mực gương sáng mất đi khá nhiều, nhưng không gây hại chi tới khuôn mặt chính trị có ảnh hưởng của ông. Cuộc sống hai mặt của mục sư có thể khiến danh tính đệ nhất đẳng của ông, tức mục sư của Giáo Hội Baptist, bị hạ thấp nhưng hoạt động dân quyền của ông được nhấn mạnh thêm.
Có lẽ đã đến lúc coi Vanier cách đó, một con người khai phá đường lối mới để tôn trọng phẩm giá các người khuyết tật về tri thức và gợi hứng cho hàng ngàn người sống liên đới với họ. Nhưng ông không còn được coi như một người thánh thiện, một ông thánh, mà, đúng hơn, một con người có tì vết đã làm nhiều điều thánh thiện và gợi hứng nhiều người khác sống thánh thiện.