Liên Hiệp Quốc báo động: Đại dịch có thể gây tổn hại trầm trọng tại Châu Phi
Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các biện pháp khẩn cấp hầu chuẩn bị những gì cần thiết giúp Châu Phi tránh bị lây lan coronavirus. Ông cho hay, Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hiểm họa tệ hại nhất.
(Tin Vatican)
Trong cuộc họp trực tuyến bằng video với các đại sứ của Châu Phi tại Liên Hợp Quốc ở New York vào thứ Tư tuần qua, ông Tổng thư ký LHQ đã cảnh báo điều đó.
Chuẩn bị cho sự lây lan của coronavirus ở Châu Phi
Ông Guterres nói Covid-19 không phát xuất từ Châu Phi, nhưng Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hậu quả tồi tệ nhất.
Ông Tổng thư ký cho hay: Tất cả các nỗ lực hiện nay tập chung vào kẻ thù chung, và chúng ta phải chuẩn bị đừng để đại dịch này lây lan ra Châu Phi. Cơn đại dịch không khởi phát từ Châu Phi! Nhưng cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, lục địa Châu Phi luôn luôn phải hứng chịu những hậu quả khốc liệt tồi tệ nhất!
Chuẩn bị người dân chống lại sự lây lan virus.
Ông Guterres cho biết Liên Hợp Quốc và các nước châu Phi đang hợp tác với nhau một cách chặt chẽ trong việc phòng chống đại dịch. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc khen ngợi các quốc gia đã áp dụng các sáng kiến để giảm bớt tác động của Covid-19; đặc biệt đối với những người dân nghèo khổ ở Châu Phi, cũng như những người ở các vùng nông thôn hẻo lánh...
Trước những thử thách này, tôi hoàn toàn hỗ trợ các bạn, trong vai trò lãnh đạo và hành động của Chính phủ của các bạn, khi khởi xướng các việc: ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Covid-19; chuẩn bị người dân và kinh tế trong đất nước các bạn hầu đáp ứng lại các tác động của nó.
Ví dụ như: Nước Uganda đang mời gọi các doanh nghiệp đóng góp vào quỹ an sinh xã hội; tại Namibia đang góp vào quỹ trợ cấp hầu nâng đỡ những người bị mất việc làm; tại Cabo Verde đang thâu góp ngân quỹ dành cho thực phẩm; còn tại Ai Cập, chính phủ đã giảm thuế cho các xí nghiệp và miễn thuế cho nông nghiệp, và phổ biến một chương trình rộng lớn cho lãnh vực an sinh xã hội. Rõ ràng đây là những nỗ lực tích cực được rút ra từ những bài học thương đau của cơn đại dịch Ebola trước đây.
Công việc của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) ở Châu Phi
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng thừa nhận một số công việc mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực hiện ở Châu Phi.
Ông Guterres chia sẻ với các nhà ngoại giao của Châu Phi rằng: Các nhân viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang giúp các Chính phủ Phi Châu có thể sớm phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Covid-19!
Trước khi cơn dịch sẽ bùng phát, chỉ có hai quốc gia trong số 47 quốc gia ở Châu Phi có phương tiện thử nghiệm vi khuẩn Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cung cấp việc giáo dục phòng ngừa mà các cơ quan y tế tại nhiều quốc gia đã sử dụng để tránh sự nhiễm và lây lan dịch bệnh! Và Tổ chức cũng cung cấp cho các chính quyền địa phương những phương tiện giúp cho công chúng hiểu được các phương pháp phòng chống này một đầy đủ…
Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các biện pháp khẩn cấp hầu chuẩn bị những gì cần thiết giúp Châu Phi tránh bị lây lan coronavirus. Ông cho hay, Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hiểm họa tệ hại nhất.
(Tin Vatican)
Trong cuộc họp trực tuyến bằng video với các đại sứ của Châu Phi tại Liên Hợp Quốc ở New York vào thứ Tư tuần qua, ông Tổng thư ký LHQ đã cảnh báo điều đó.
Chuẩn bị cho sự lây lan của coronavirus ở Châu Phi
Ông Guterres nói Covid-19 không phát xuất từ Châu Phi, nhưng Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hậu quả tồi tệ nhất.
Ông Tổng thư ký cho hay: Tất cả các nỗ lực hiện nay tập chung vào kẻ thù chung, và chúng ta phải chuẩn bị đừng để đại dịch này lây lan ra Châu Phi. Cơn đại dịch không khởi phát từ Châu Phi! Nhưng cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, lục địa Châu Phi luôn luôn phải hứng chịu những hậu quả khốc liệt tồi tệ nhất!
Chuẩn bị người dân chống lại sự lây lan virus.
Ông Guterres cho biết Liên Hợp Quốc và các nước châu Phi đang hợp tác với nhau một cách chặt chẽ trong việc phòng chống đại dịch. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc khen ngợi các quốc gia đã áp dụng các sáng kiến để giảm bớt tác động của Covid-19; đặc biệt đối với những người dân nghèo khổ ở Châu Phi, cũng như những người ở các vùng nông thôn hẻo lánh...
Trước những thử thách này, tôi hoàn toàn hỗ trợ các bạn, trong vai trò lãnh đạo và hành động của Chính phủ của các bạn, khi khởi xướng các việc: ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Covid-19; chuẩn bị người dân và kinh tế trong đất nước các bạn hầu đáp ứng lại các tác động của nó.
Ví dụ như: Nước Uganda đang mời gọi các doanh nghiệp đóng góp vào quỹ an sinh xã hội; tại Namibia đang góp vào quỹ trợ cấp hầu nâng đỡ những người bị mất việc làm; tại Cabo Verde đang thâu góp ngân quỹ dành cho thực phẩm; còn tại Ai Cập, chính phủ đã giảm thuế cho các xí nghiệp và miễn thuế cho nông nghiệp, và phổ biến một chương trình rộng lớn cho lãnh vực an sinh xã hội. Rõ ràng đây là những nỗ lực tích cực được rút ra từ những bài học thương đau của cơn đại dịch Ebola trước đây.
Công việc của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) ở Châu Phi
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng thừa nhận một số công việc mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực hiện ở Châu Phi.
Ông Guterres chia sẻ với các nhà ngoại giao của Châu Phi rằng: Các nhân viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang giúp các Chính phủ Phi Châu có thể sớm phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Covid-19!
Trước khi cơn dịch sẽ bùng phát, chỉ có hai quốc gia trong số 47 quốc gia ở Châu Phi có phương tiện thử nghiệm vi khuẩn Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cung cấp việc giáo dục phòng ngừa mà các cơ quan y tế tại nhiều quốc gia đã sử dụng để tránh sự nhiễm và lây lan dịch bệnh! Và Tổ chức cũng cung cấp cho các chính quyền địa phương những phương tiện giúp cho công chúng hiểu được các phương pháp phòng chống này một đầy đủ…