Tôi xem đến phút chót cuốn video dài hơn 3 tiếng đồng hồ tường thuật Thánh Lễ an táng và các nghi thức sau cùng cho Cha Gioan Trần Công Nghị nghĩa là cho đến lúc nhân viên nhà đòn hoàn tất công việc của họ trước sự chứng kiến của một vài người tham dự. Đến lúc đó, tôi mới chắc mẩm là Cha Gioan thực sự rời bỏ mọi người để về cùng Đấng thương yêu ngài từ những thuở đời đời. Và một nỗi buồn não nuột tràn ngập tôi. Cha Nghị đi thật rồi. Cả chiếc quan tài mang hình hài ngài cũng không còn nữa. Tất cả đi vào lòng đất.
Trong thâm tâm, tôi biết điều này không ổn, nhưng vì các ngài trích dẫn Thánh Phaolô, nên tôi không dám nói gì, định khi trở lại Sydney, sẽ tìm hiểu vấn đề xem sao. Và tôi đã tìm hiểu thật, mới hay Phép Rửa kiểu này đã có từ thời Giáo Hội Sơ Khai nơi các nhóm lạc giáo, và tất cả đã bị hai công đồng Hippo năm 393 và công đồng Carthage lần thứ 3 trong các năm 393-424 chính thức kết án. Nhưng 14 thế kỷ sau, nó lại tái xuất hiện, với một nghĩa triệt để hơn và với phạm vi áp dụng “rộng rãi” hơn nhiều, trong chủ trương của Đạo Mormons do Joseph Smith sáng lập. Hiện nay, những người theo phái Mormons là gần 400,000 người, phần lớn ở tại Tiểu Bang Utah. Tuy nhiên, con số các “giáo hữu” Mormons thì gần như vô số kể, gồm luôn những người sống trước xa thời ông Smith như Christopher Columbus (1446-1506), người tìm ra Mỹ Châu, thậm chí cả Maimonides (1135-1204), nhà thần học Do Thái Giáo nổi tiếng của Tây Ban Nha.
Tất cả nhờ chủ trương rửa tội thế cho người chết của ông Smith, bất luận người chết ấy, theo tôn giáo nào, tín ngưỡng lúc còn sống ra sao. Chính vì thế mà Đạo Mormons là đạo hết sức “chuyên nghiệp” trong việc sưu tầm gia phả mọi người trên thế gian, đến nỗi đã lập ra cả một Danh Bộ Gia Phả Quốc Tế (International Genealogical Index). Khiến ngày nay, Thư Viện Lịch Sử Gia Đình tại Salt-Lake City có hơn 2 tỉ tên người trên rất nhiều hồ sơ khác nhau, hơn 700,000 hồ sơ vi phiếu, và gần 2 triệu cuộn hồ sơ vi phim gồm từ các gia phả của Triều Tiên đến các hồ sơ của giáo hội Tô Cách Lan cũng như danh bộ tử của Cơ Quan An Sinh Xã Hội Mỹ.
Phải nói ngay rằng theo Giáo Lý Công Giáo, sau khi chết, mỗi người chúng ta (kể cả những người ngoài Thiên Chúa Giáo) đều được phán xét riêng: ai có ơn nghĩa với Chúa thì được lên thiên đàng, ai không có ơn nghĩa với Chúa, thì xuống hoả ngục, ai tuy có ơn nghĩa với Chúa, nhưng còn vướng mắc đôi chút thì được thanh luyện trong luyện ngục, trước khi được về với Chúa trên thiên đàng. Ngoài ba tình trạng ấy ra, may lắm còn “ngục tổ tông”, nhưng ngục này đã không còn khi Chúa Kitô xuống đó giải thoát hết các thánh của Cựu Ước, trước khi Người sống lại; và “lâm bô”, nơi trước đây, người ta bảo để giam các linh hồn trẻ thơ chết lúc chưa được chịu phép rửa tội, nhưng nay Giáo Hội đã nhận ra cái vô lý của nó nên đã không còn nhắc đến.
Vậy thì các người chết nhập vào người sống trên đây ở đâu sau khi chết? Ở thiên đàng thì đâu cần rửa tội. Ở hỏa ngục lại càng không cần hơn. Còn ở luyện ngục, rửa tội không thêm gì, vì họ đã được ơn nghĩa của Chúa rồi, chỉ vướng mắc một hai điều phải đền trả nữa thôi, hết thời thanh luyện sẽ được kết hiệp trọn vẹn với Chúa. Rửa tội bao giờ cũng bao hàm ơn tái sinh, từ chết (không ơn nghĩa) tới sống thiêng liêng (có ơn nghĩa).
Còn lời Kinh Thánh thì sao? Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Côrintô, chương 15 câu 29, viết, “Chẳng vậy, những người chịu phép rửa thế cho kẻ chết thì được gì? Nếu tuyệt nhiên kẻ chết không chỗi dậy, thì tại sao người ta lại chịu phép rửa thế cho kẻ chết”. Câu này được Ông Smith trưng dẫn trong thư gửi cho một phái bộ Mormons ở Anh năm 1840.
Câu trên không dễ giải thích nên đã có tới 200 lối giải thích khác nhau. Tựu trung, việc rửa tội thế cho người chết không phải là chủ trương của thánh Phaolô hay của cộng đồng Kitô giáo ban đầu mà là chủ trương của các lạc giáo, vì trong mạch văn khi nói tới tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô luôn dùng hạn từ “anh em”, và nói về ngài dùng hạn từ “chúng tôi”, nhưng đến câu này, ngài dùng hạn từ “họ”, người ngoài: Ngài dùng ngay thực hành của họ để chứng minh sự phục sinh.
Các điều tìm thấy được tôi trình bầy trong một bài viết tựa là “Truyện Vùng Sâu vùng xa”, tính sẽ đăng trên nguyệt san dân Chúa Úc Châu là tờ báo thỉnh thoảng tôi có đóng góp bài vở. Nhưng nghĩ ở Việt Nam làm gì có dân Chúa Úc Châu để đọc, nên tôi nghĩ tới Vietcahtolic.
Cha Nghị cho đăng bài trên ngày 24 tháng 4 năm 2007. Từ đó, tôi có duyên với VietCatholic. Sau một vài bài nữa, Cha Nghị đề nghị tôi cộng tác thường xuyên với trang mạng, cấp thẻ “ký giả”, đúng hơn phương tiện để tôi tự do trực tiếp đăng tải bài lên trang mạng bất cứ lúc nào, không cần gửi bài qua ngài nữa.
Chỉ có thế, Cha Nghị và tôi không hề quen biết trước đó. Tôi chỉ được diện kiến ngài lần đầu năm 2015 khi ngài ghé Sydney vừa để phát động chiến dịch làm video cho Vietcatholic vừa để lên tầu chu du vùng nam Thái Bình Dương trong tư cách tuyên úy của tầu. Lần thứ hai, 1 năm sau đó, tại Garden Grove, nơi ngài gọi là Trụ Sở Vietcatholic, nhưng nay được nhận diện là tư gia của ngài.
Dịp gặp nhau tại Sydney để lại trong tôi ấn tượng hết sức sâu sắc về Cha, nhất là lúc này, khi nhìn lại. Cha Phaolô Chu Văn Chi, tôi và một số anh em dự trù tham gia chương trình làm video của Cha hẹn gặp Cha tại Nhà Hàng Mỹ Cảnh ở Bankstown, một thị trấn tây nam Sydney. Chúng tôi ra đón Cha tận Carpark của thành phố, điều đập vào mắt tôi là nụ cười hiền hòa của Cha Nghị, rất tự nhiên, cởi mở, chân tình, thân thiện, ngay lần đầu gặp nhau.
Nhưng không phải chỉ có thế. Suốt từ ngày Cha chưa qua đời và nhất là từ ngày ngài qua đời đến nay, tôi xem mọi videos, đọc mọi thông báo, tiều sử, lời phát biểu, tâm sự, diễn văn, điếu văn đăng tải trên Vietcatholic.net, không sót một nét, không bỏ một chữ. Nhờ thế mà biết rất nhiều về Cha Nghị, sự vĩ đại đầy ngạc nhiên, đảm nhiệm thành công bất cứ nhiệm vụ nào do mình khởi sướng (không ít) hay do cấp trên chỉ định (rất nhiều). Đúng như Cha Châu nói trong bài giảng Thánh Lễ An Táng Cha Nghị: khó có thể kể hết ở đây mọi công trình của Cha Gioan!
Nhưng, suốt trong buổi gặp Cha lần đầu ở nhà hàng Mỹ Cảnh, không nghe cha nói lời nào về các thành tựu của mình, không lời nào cả, kể cả thành tựu Vietcatholic. Có chăng Cha cho hay: buổi đầu, mình chỉ muốn có phương tiện để đăng tải Kinh Thánh. May quá, nhờ Đặng Minh An, mà mình chưa hề quen biết, Vietcatholic dần dà có bề thế. Và điều bất ngờ, ngài quay qua tôi và bô bô nói: và nhờ anh, nhờ anh nhiều lắm.
Tôi vẫn nghĩ điều Cha Nghị nói về Đặng Minh An thì đúng, điều ngài nói về tôi là một cách xã giao. Vì những gì tôi viết, đúng hơn cung cấp, qua phần lớn các bản dịch không có giá trị đến tạo nên uy tín cho Vietcatholic. Nhưng dù đúng hay sai, các nhận định ấy nói lên đức khiêm nhường triệt để nơi Cha Trần Công Nghị: chỉ biết ca ngợi các cộng sự viên, nhìn nhận phần đóng góp của họ, không bao giờ nói về mình.
Chính đức khiêm nhường trên, theo tôi, đã tạo nơi Cha Nghị một đức tính qúy giá khác là sự điềm tĩnh trong những lúc gặp gian nan thử thách, một điều, hình như ít ai nhắc đến. Làm truyền thông là đi vào con đường cạnh tranh, đôi lúc rất bẩn thỉu, từ phía địch đã đành mà còn từ phía bạn nữa. Người ta sẵn sàng dùng đòn hiểm để đánh gục mình khi thấy mình trồi lên lấn át họ. Như qúy độc giả đã biết bước sang đầu thiên niên kỷ thứ ba, Giáo Hội Công Giáo trở thành tiêu điểm để người ta tố cáo việc giáo sĩ lạm dụng tình dục. Không cần biết đúng sai và động cơ của người tố cáo là gì, hễ có lời tố cáo là người ta tin người tố cáo, không thèm nghe biện bạch của người bị tố cáo.
Giữa bầu khí nhiễm độc ấy, năm 2002, cùng năm với việc Đức Hồng Y Bernard Law của Boston phải từ chức vì bị tố cáo che đậy các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục, Cha Nghị đã bị một phụ nữ Việt Nam, người từng chịu ơn cha, đưa ra tòa vì tội danh hiếp dâm. Người tố cáo cha tuyên bố mình chắc chắn sẽ thắng kiện, cha sẽ bị kết án, dù họ biết lời tố cáo ấy chỉ là để giáng họa cho một người bị họ coi là không vừa ý.
Trước lời tố cáo rùng rợn chết người ấy, cha Nghị vẫn điềm tĩnh, suốt trong 3 năm trời, không hề dùng phương tiện truyền thông của mình để biện minh chi cả. Cha âm thầm nhờ chính công lý Hoa Kỳ biện minh. Và rất may cho Cha, nền công lý ấy đã minh oan cho cha và bắt người tố cáo bồi thường danh dự cho cha bằng khoản tiền lên tới hơn 100,000 dollars. Khoản tiền này, cha không bao giờ nhận được, vì người tố cáo 3 lần tuyên bố phá sản, tiền đâu để đưa cho Cha.
Điều đáng nói ở đây là một số cơ quan truyền thông tiếng Việt sẵn sàng tin lời tố cáo, vào hùa với nhau để hạ nhục thêm Cha Nghị. Và dù Cha được công lý biện minh, họ vẫn duy trì luận điệu cũ, không hề đưa tin Cha trắng án hay lên tiếng xin lỗi, thanh minh. Có điều, sau lần họp báo duy nhất để tường trình vụ việc, Cha Nghị không bao giờ dùng phương tiện của mình chống lại họ. Phải có một tinh thần đại lượng to lớn mới có thể có được sự điềm tĩnh ấy.
Tôi biết Cha Nghị còn nhiều người khác không có thiện cảm với cha, ra mặt chống đối Cha. Nhưng thái độ của cha vẫn là thái độ điềm tĩnh, không bao giờ lạm dụng phương tiện của mình để chống đối ai, tôn trọng nguyên tắc của Trang Mạng là không đả kích cá nhân.
Trong bữa ăn thân mật hôm ấy ở Nhà Hàng Mỹ Cảnh, Cha Nghị ít nói về hiện tại cũng như quá khứ, mà nói nhiều về tương lai: chương trình truyền hình cho VietCatholic và các chuyến viễn du đại dương trong tư cách tuyên úy cho các chuyến viễn du này. Chương trình truyền hình dĩ nhiên là cần thiết cho việc truyền giảng Tin Mừng. Còn viễn du? Tôi không nắm chắc tính chính đáng của nó. Nhưng cả hai nói lên con người thực của Cha Nghị: không bằng lòng với hiện tại, luôn dự kiến tương lai. Đó chính là nguyên lý tạo nên sự nghiệp hết sức đồ sộ của Cha Gioan Trần Công Nghị. Một sự đồ sộ mà tiếng kèn của người học trò cũ của Cha trong lễ hạ huyệt không quên nhắc nhở nguyên nhân: “You raise me up to more than I can be”. Nhưng vẫn không sánh bằng hạnh phúc triền miên Cha đang được hưởng trong sự hữu muôn đời của Thiên Chúa.
Tôi quen biết với Cha Nghị thật ít. Gia nhập đại gia đình Vietcatholic cũng không hẳn vì ngài, mà vì hai vị linh mục khác. Hai vị linh mục Việt Nam tại một họ đạo xa xôi hẻo lánh Vùng Sóc Trăng, xa xôi đến nỗi từ giáo xứ Đại Hải, chỉ có thể tới bằng xem honda ôm hay thuyền máy. Hôm ấy, cách nay 14 năm, nghĩa là năm 2007, chúng tôi dùng thuyền máy, vượt qua một khu dân cư thật thưa thớt mới tới họ đạo của hai cha. Hai cha tiếp đón bọn tôi hết sức niềm nở, cho dùng cả tiết canh dê và cho bưởi quí mang về. Nhưng, các cha làm tôi lo lắng quá vì các ngài tin vào phép rửa tội trên người sống thế cho những người đã chết. Các cha ghi chép các biến cố đã diễn ra liên quan đến việc này, kể cả các lời người chết nhập vào người sống cầu cứu để được rửa tội. Điều đáng lưu ý hơn nữa là các cha trích dẫn cả thánh Phaolô để biện minh cho việc này.
Trong thâm tâm, tôi biết điều này không ổn, nhưng vì các ngài trích dẫn Thánh Phaolô, nên tôi không dám nói gì, định khi trở lại Sydney, sẽ tìm hiểu vấn đề xem sao. Và tôi đã tìm hiểu thật, mới hay Phép Rửa kiểu này đã có từ thời Giáo Hội Sơ Khai nơi các nhóm lạc giáo, và tất cả đã bị hai công đồng Hippo năm 393 và công đồng Carthage lần thứ 3 trong các năm 393-424 chính thức kết án. Nhưng 14 thế kỷ sau, nó lại tái xuất hiện, với một nghĩa triệt để hơn và với phạm vi áp dụng “rộng rãi” hơn nhiều, trong chủ trương của Đạo Mormons do Joseph Smith sáng lập. Hiện nay, những người theo phái Mormons là gần 400,000 người, phần lớn ở tại Tiểu Bang Utah. Tuy nhiên, con số các “giáo hữu” Mormons thì gần như vô số kể, gồm luôn những người sống trước xa thời ông Smith như Christopher Columbus (1446-1506), người tìm ra Mỹ Châu, thậm chí cả Maimonides (1135-1204), nhà thần học Do Thái Giáo nổi tiếng của Tây Ban Nha.
Tất cả nhờ chủ trương rửa tội thế cho người chết của ông Smith, bất luận người chết ấy, theo tôn giáo nào, tín ngưỡng lúc còn sống ra sao. Chính vì thế mà Đạo Mormons là đạo hết sức “chuyên nghiệp” trong việc sưu tầm gia phả mọi người trên thế gian, đến nỗi đã lập ra cả một Danh Bộ Gia Phả Quốc Tế (International Genealogical Index). Khiến ngày nay, Thư Viện Lịch Sử Gia Đình tại Salt-Lake City có hơn 2 tỉ tên người trên rất nhiều hồ sơ khác nhau, hơn 700,000 hồ sơ vi phiếu, và gần 2 triệu cuộn hồ sơ vi phim gồm từ các gia phả của Triều Tiên đến các hồ sơ của giáo hội Tô Cách Lan cũng như danh bộ tử của Cơ Quan An Sinh Xã Hội Mỹ.
Phải nói ngay rằng theo Giáo Lý Công Giáo, sau khi chết, mỗi người chúng ta (kể cả những người ngoài Thiên Chúa Giáo) đều được phán xét riêng: ai có ơn nghĩa với Chúa thì được lên thiên đàng, ai không có ơn nghĩa với Chúa, thì xuống hoả ngục, ai tuy có ơn nghĩa với Chúa, nhưng còn vướng mắc đôi chút thì được thanh luyện trong luyện ngục, trước khi được về với Chúa trên thiên đàng. Ngoài ba tình trạng ấy ra, may lắm còn “ngục tổ tông”, nhưng ngục này đã không còn khi Chúa Kitô xuống đó giải thoát hết các thánh của Cựu Ước, trước khi Người sống lại; và “lâm bô”, nơi trước đây, người ta bảo để giam các linh hồn trẻ thơ chết lúc chưa được chịu phép rửa tội, nhưng nay Giáo Hội đã nhận ra cái vô lý của nó nên đã không còn nhắc đến.
Vậy thì các người chết nhập vào người sống trên đây ở đâu sau khi chết? Ở thiên đàng thì đâu cần rửa tội. Ở hỏa ngục lại càng không cần hơn. Còn ở luyện ngục, rửa tội không thêm gì, vì họ đã được ơn nghĩa của Chúa rồi, chỉ vướng mắc một hai điều phải đền trả nữa thôi, hết thời thanh luyện sẽ được kết hiệp trọn vẹn với Chúa. Rửa tội bao giờ cũng bao hàm ơn tái sinh, từ chết (không ơn nghĩa) tới sống thiêng liêng (có ơn nghĩa).
Còn lời Kinh Thánh thì sao? Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Côrintô, chương 15 câu 29, viết, “Chẳng vậy, những người chịu phép rửa thế cho kẻ chết thì được gì? Nếu tuyệt nhiên kẻ chết không chỗi dậy, thì tại sao người ta lại chịu phép rửa thế cho kẻ chết”. Câu này được Ông Smith trưng dẫn trong thư gửi cho một phái bộ Mormons ở Anh năm 1840.
Câu trên không dễ giải thích nên đã có tới 200 lối giải thích khác nhau. Tựu trung, việc rửa tội thế cho người chết không phải là chủ trương của thánh Phaolô hay của cộng đồng Kitô giáo ban đầu mà là chủ trương của các lạc giáo, vì trong mạch văn khi nói tới tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô luôn dùng hạn từ “anh em”, và nói về ngài dùng hạn từ “chúng tôi”, nhưng đến câu này, ngài dùng hạn từ “họ”, người ngoài: Ngài dùng ngay thực hành của họ để chứng minh sự phục sinh.
Các điều tìm thấy được tôi trình bầy trong một bài viết tựa là “Truyện Vùng Sâu vùng xa”, tính sẽ đăng trên nguyệt san dân Chúa Úc Châu là tờ báo thỉnh thoảng tôi có đóng góp bài vở. Nhưng nghĩ ở Việt Nam làm gì có dân Chúa Úc Châu để đọc, nên tôi nghĩ tới Vietcahtolic.
Cha Nghị cho đăng bài trên ngày 24 tháng 4 năm 2007. Từ đó, tôi có duyên với VietCatholic. Sau một vài bài nữa, Cha Nghị đề nghị tôi cộng tác thường xuyên với trang mạng, cấp thẻ “ký giả”, đúng hơn phương tiện để tôi tự do trực tiếp đăng tải bài lên trang mạng bất cứ lúc nào, không cần gửi bài qua ngài nữa.
Chỉ có thế, Cha Nghị và tôi không hề quen biết trước đó. Tôi chỉ được diện kiến ngài lần đầu năm 2015 khi ngài ghé Sydney vừa để phát động chiến dịch làm video cho Vietcatholic vừa để lên tầu chu du vùng nam Thái Bình Dương trong tư cách tuyên úy của tầu. Lần thứ hai, 1 năm sau đó, tại Garden Grove, nơi ngài gọi là Trụ Sở Vietcatholic, nhưng nay được nhận diện là tư gia của ngài.
Dịp gặp nhau tại Sydney để lại trong tôi ấn tượng hết sức sâu sắc về Cha, nhất là lúc này, khi nhìn lại. Cha Phaolô Chu Văn Chi, tôi và một số anh em dự trù tham gia chương trình làm video của Cha hẹn gặp Cha tại Nhà Hàng Mỹ Cảnh ở Bankstown, một thị trấn tây nam Sydney. Chúng tôi ra đón Cha tận Carpark của thành phố, điều đập vào mắt tôi là nụ cười hiền hòa của Cha Nghị, rất tự nhiên, cởi mở, chân tình, thân thiện, ngay lần đầu gặp nhau.
Nhưng không phải chỉ có thế. Suốt từ ngày Cha chưa qua đời và nhất là từ ngày ngài qua đời đến nay, tôi xem mọi videos, đọc mọi thông báo, tiều sử, lời phát biểu, tâm sự, diễn văn, điếu văn đăng tải trên Vietcatholic.net, không sót một nét, không bỏ một chữ. Nhờ thế mà biết rất nhiều về Cha Nghị, sự vĩ đại đầy ngạc nhiên, đảm nhiệm thành công bất cứ nhiệm vụ nào do mình khởi sướng (không ít) hay do cấp trên chỉ định (rất nhiều). Đúng như Cha Châu nói trong bài giảng Thánh Lễ An Táng Cha Nghị: khó có thể kể hết ở đây mọi công trình của Cha Gioan!
Nhưng, suốt trong buổi gặp Cha lần đầu ở nhà hàng Mỹ Cảnh, không nghe cha nói lời nào về các thành tựu của mình, không lời nào cả, kể cả thành tựu Vietcatholic. Có chăng Cha cho hay: buổi đầu, mình chỉ muốn có phương tiện để đăng tải Kinh Thánh. May quá, nhờ Đặng Minh An, mà mình chưa hề quen biết, Vietcatholic dần dà có bề thế. Và điều bất ngờ, ngài quay qua tôi và bô bô nói: và nhờ anh, nhờ anh nhiều lắm.
Tôi vẫn nghĩ điều Cha Nghị nói về Đặng Minh An thì đúng, điều ngài nói về tôi là một cách xã giao. Vì những gì tôi viết, đúng hơn cung cấp, qua phần lớn các bản dịch không có giá trị đến tạo nên uy tín cho Vietcatholic. Nhưng dù đúng hay sai, các nhận định ấy nói lên đức khiêm nhường triệt để nơi Cha Trần Công Nghị: chỉ biết ca ngợi các cộng sự viên, nhìn nhận phần đóng góp của họ, không bao giờ nói về mình.
Chính đức khiêm nhường trên, theo tôi, đã tạo nơi Cha Nghị một đức tính qúy giá khác là sự điềm tĩnh trong những lúc gặp gian nan thử thách, một điều, hình như ít ai nhắc đến. Làm truyền thông là đi vào con đường cạnh tranh, đôi lúc rất bẩn thỉu, từ phía địch đã đành mà còn từ phía bạn nữa. Người ta sẵn sàng dùng đòn hiểm để đánh gục mình khi thấy mình trồi lên lấn át họ. Như qúy độc giả đã biết bước sang đầu thiên niên kỷ thứ ba, Giáo Hội Công Giáo trở thành tiêu điểm để người ta tố cáo việc giáo sĩ lạm dụng tình dục. Không cần biết đúng sai và động cơ của người tố cáo là gì, hễ có lời tố cáo là người ta tin người tố cáo, không thèm nghe biện bạch của người bị tố cáo.
Giữa bầu khí nhiễm độc ấy, năm 2002, cùng năm với việc Đức Hồng Y Bernard Law của Boston phải từ chức vì bị tố cáo che đậy các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục, Cha Nghị đã bị một phụ nữ Việt Nam, người từng chịu ơn cha, đưa ra tòa vì tội danh hiếp dâm. Người tố cáo cha tuyên bố mình chắc chắn sẽ thắng kiện, cha sẽ bị kết án, dù họ biết lời tố cáo ấy chỉ là để giáng họa cho một người bị họ coi là không vừa ý.
Trước lời tố cáo rùng rợn chết người ấy, cha Nghị vẫn điềm tĩnh, suốt trong 3 năm trời, không hề dùng phương tiện truyền thông của mình để biện minh chi cả. Cha âm thầm nhờ chính công lý Hoa Kỳ biện minh. Và rất may cho Cha, nền công lý ấy đã minh oan cho cha và bắt người tố cáo bồi thường danh dự cho cha bằng khoản tiền lên tới hơn 100,000 dollars. Khoản tiền này, cha không bao giờ nhận được, vì người tố cáo 3 lần tuyên bố phá sản, tiền đâu để đưa cho Cha.
Điều đáng nói ở đây là một số cơ quan truyền thông tiếng Việt sẵn sàng tin lời tố cáo, vào hùa với nhau để hạ nhục thêm Cha Nghị. Và dù Cha được công lý biện minh, họ vẫn duy trì luận điệu cũ, không hề đưa tin Cha trắng án hay lên tiếng xin lỗi, thanh minh. Có điều, sau lần họp báo duy nhất để tường trình vụ việc, Cha Nghị không bao giờ dùng phương tiện của mình chống lại họ. Phải có một tinh thần đại lượng to lớn mới có thể có được sự điềm tĩnh ấy.
Tôi biết Cha Nghị còn nhiều người khác không có thiện cảm với cha, ra mặt chống đối Cha. Nhưng thái độ của cha vẫn là thái độ điềm tĩnh, không bao giờ lạm dụng phương tiện của mình để chống đối ai, tôn trọng nguyên tắc của Trang Mạng là không đả kích cá nhân.
Trong bữa ăn thân mật hôm ấy ở Nhà Hàng Mỹ Cảnh, Cha Nghị ít nói về hiện tại cũng như quá khứ, mà nói nhiều về tương lai: chương trình truyền hình cho VietCatholic và các chuyến viễn du đại dương trong tư cách tuyên úy cho các chuyến viễn du này. Chương trình truyền hình dĩ nhiên là cần thiết cho việc truyền giảng Tin Mừng. Còn viễn du? Tôi không nắm chắc tính chính đáng của nó. Nhưng cả hai nói lên con người thực của Cha Nghị: không bằng lòng với hiện tại, luôn dự kiến tương lai. Đó chính là nguyên lý tạo nên sự nghiệp hết sức đồ sộ của Cha Gioan Trần Công Nghị. Một sự đồ sộ mà tiếng kèn của người học trò cũ của Cha trong lễ hạ huyệt không quên nhắc nhở nguyên nhân: “You raise me up to more than I can be”. Nhưng vẫn không sánh bằng hạnh phúc triền miên Cha đang được hưởng trong sự hữu muôn đời của Thiên Chúa.