Cộng đoàn Công Giáo người Việt ở Hawaii: Yêu thương và hiệp nhất
HONOLULU, Hawaii (NV) – Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chỉ có khoảng 500 trong số 10,000 giáo dân Công Giáo gốc Việt ở ở Honolulu, Hawaii, nhưng mọi người sống và sinh hoạt với nhau như một “tiểu gia đình.”
Thánh Lễ chiều Chủ Nhật, 11 Tháng Mười, lẽ ra sẽ chật cứng người, nhưng vì vẫn còn dịch bệnh, nên mọi người phải ngồi cách xa một hàng ghế, trong khi nhiều người khác tham dự trực tuyến từ nhà.
Sống ấm áp như khí hậu Hawaii
Tuy đã được “vào nhà thờ” trong sáu tháng qua, nhưng cứ mỗi lần đi lễ, giáo dân ở đây lại ríu ra ríu rít như lâu lắm mới gặp nhau vậy.
Ông Thành Nguyễn, một thành viên cộng đoàn, cầm bao rau đắng, khoe: “Tôi mới được mọi người cho ít rau nè. Ở đây mọi người thương yêu nhau lắm, có gì cũng đều chia sẻ.”
Ông Huân Nguyễn, người chứng kiến sự hình thành cộng đồng người Việt ở Hawaii hơn 45 năm qua. (Hình: Đoan Trang/Người Việt)
Ông Thành, người sinh hoạt ở cộng đồng người Việt tại thủ phủ Honolulu này hơn 40 năm, cho biết “tất tần tật” ai cần gì, người khác đều chung tay tương trợ.
Biến cố 1975 đưa những người Việt Nam đầu tiên tới định cư tại những hải đảo ở Hawaii.
Trong số đó, có gia đình ông Huân Nguyễn, người chứng kiến sự hình thành của cộng đồng người Việt ở Honolulu.
(*) Xem thêm video: Có một ‘tiểu gia đình’ Công Giáo người Việt ở Honolulu
“Cộng đồng Công Giáo ở đây có từ năm 1975, do Linh Mục Trương Cao Kỷ sáng lập,” ông Huân nói. “Có lẽ được sống tại tiểu bang Hawaii thừa hưởng tinh thần Aloha và khí hậu nhiệt đới ấm áp, nên cộng đồng người Việt ở đây sống bằng tình cảm là chính, chúng tôi gắn bó với nhau như trong một nhà vậy.”
Vui nhất là những dịp Xuân về, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thường tổ chức gói bánh chưng, bánh tét, những món ăn không thể thiếu vào những ngày đầu năm mới. Trẻ con rất thích thú khi được khoác lên mình những chiếc áo dài truyền thống Việt, hay những bộ bà ba “rặt” nông dân.
Theo Thầy Phó Tế Lâm Lưỡng Thắng, người đang làm công tác mục vụ tại cộng đoàn, trước đại dịch COVID-19, hằng tháng ít nhất một lần, mọi người tụ tập nấu cơm và đến phát tận nơi cho người vô gia cư.
“Có một thời gian, người vô gia cư ở Hawaii nhiều lắm,” Thầy Phó Tế Thắng nói. “Họ ở những nơi khác dồn về Hawaii vì khí hậu nơi đây quanh năm ấm áp. Khi đó, cộng đoàn thành lập Ban Xã Hội, nấu cơm, chia thức ăn cho người nghèo, người vô gia cư trong cộng đồng.”
“Người vô gia cư ở Hawaii rất thích món ăn Việt. Họ nói, chỉ mong tới ngày để được thưởng thức các món ăn do người Việt nấu. Nhưng trong thời gian dịch bệnh, người vô gia cư tản mát đi khắp nơi, mà cộng đoàn cũng chưa có điều kiện để trở lại công việc này, vì những quy định giãn cách vẫn còn phải thực hiện,” ông Thắng nói tiếp.
Không chỉ giúp người “trong nhà,” Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu còn là “cánh tay nối dài” giúp đỡ những người vô gia cư trong cộng đồng và cả đồng bào ruột thịt ở trong nước, ở những vùng bão lũ, hay ngay thời đại dịch COVID-19.
Tre già đang chờ măng mọc
Tại thủ phủ của quần đảo Hawaii, người Công Giáo chỉ chiếm hơn 22%, và những người không thuộc giáo hội nào chiếm tới trên 50%.
Người Việt sinh sống đông nhất ở thủ phủ Honolulu trên đảo O’ahu.
Nhưng thật bất ngờ, khi giáo dân chỉ có vài trăm người, mà ca đoàn Theresa Honolulu, hát lễ cho cộng đoàn, lại có đến hơn 50 ca viên. Tất cả ca viên ở mọi lứa tuổi đều có giọng véo von, thánh thót, khi cất tiếng hát những bài Thánh Ca tuyệt vời.
Bà Hồng Trần, giáo dân Giáo Xứ Tân Việt và Giáo Xứ Tân Phú thuộc quận Tân Bình của 30 năm về trước, nay là trưởng Ca Đoàn Theresa Honolulu, cho biết dịch bệnh cướp đi mạng sống của rất nhiều người, “nhưng tạ ơn Chúa, mọi thành viên trong ca đoàn chúng tôi đều bình an.”
Từng là ca trưởng của các nhà thờ tại San Jose và Sacramento ở California, ông Phạm Lý chỉ mới sang Hawaii được hơn năm năm, nhận xét: “Đây là xứ nhỏ, nên chúng tôi cảm thấy rất ấm cúng. Nếu 500 giáo dân ở đây là một ‘đại gia đình’ thì ca đoàn 50 người chúng tôi như một ‘tiểu gia đình,’ luôn gần gũi, thương yêu nhau thắm thiết.”
Nhiều người bày tỏ sự e ngại về một cộng đoàn dân Chúa “nhiều tuổi,” khi “tre già,” liệu có “măng mọc?”
Ông Huân Nguyễn, cũng là người dạy tiếng Việt cho trẻ em trong cộng đoàn, cho biết: “Chúng tôi hiện giờ hân hoan có tới 150 thiếu nhi Thánh Thể. Các em được dạy không những đạo giáo mà còn được học tiếng Việt, văn hóa Việt Nam nữa.”
“Trong chiều hướng đạo giáo và nhân bản, kể cả các vấn đề liên quan đến chính trị, chúng tôi luôn giữ sự đoàn kết trong cộng đồng dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của người Việt,” ông Huân Nguyễn nói thêm.
Dù không lớn mạnh như nhiều cộng đoàn Công Giáo người Việt ở nơi khác, nhưng Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu cũng đã điểm một nét son trong vườn hoa Công Giáo Việt Nam trên đất Mỹ, và quan trọng hơn nữa, họ đã sống không chỉ “tốt đạo” mà luôn “đẹp đời” trong tâm tình Aloha của người Hawaii. [kn]
HONOLULU, Hawaii (NV) – Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chỉ có khoảng 500 trong số 10,000 giáo dân Công Giáo gốc Việt ở ở Honolulu, Hawaii, nhưng mọi người sống và sinh hoạt với nhau như một “tiểu gia đình.”
Quang cảnh một Thánh Lễ của Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Honolulu. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)
Thánh Lễ chiều Chủ Nhật, 11 Tháng Mười, lẽ ra sẽ chật cứng người, nhưng vì vẫn còn dịch bệnh, nên mọi người phải ngồi cách xa một hàng ghế, trong khi nhiều người khác tham dự trực tuyến từ nhà.
Sống ấm áp như khí hậu Hawaii
Tuy đã được “vào nhà thờ” trong sáu tháng qua, nhưng cứ mỗi lần đi lễ, giáo dân ở đây lại ríu ra ríu rít như lâu lắm mới gặp nhau vậy.
Ông Thành Nguyễn, một thành viên cộng đoàn, cầm bao rau đắng, khoe: “Tôi mới được mọi người cho ít rau nè. Ở đây mọi người thương yêu nhau lắm, có gì cũng đều chia sẻ.”
Ông Huân Nguyễn, người chứng kiến sự hình thành cộng đồng người Việt ở Hawaii hơn 45 năm qua. (Hình: Đoan Trang/Người Việt)
Ông Thành, người sinh hoạt ở cộng đồng người Việt tại thủ phủ Honolulu này hơn 40 năm, cho biết “tất tần tật” ai cần gì, người khác đều chung tay tương trợ.
Biến cố 1975 đưa những người Việt Nam đầu tiên tới định cư tại những hải đảo ở Hawaii.
Trong số đó, có gia đình ông Huân Nguyễn, người chứng kiến sự hình thành của cộng đồng người Việt ở Honolulu.
(*) Xem thêm video: Có một ‘tiểu gia đình’ Công Giáo người Việt ở Honolulu
“Cộng đồng Công Giáo ở đây có từ năm 1975, do Linh Mục Trương Cao Kỷ sáng lập,” ông Huân nói. “Có lẽ được sống tại tiểu bang Hawaii thừa hưởng tinh thần Aloha và khí hậu nhiệt đới ấm áp, nên cộng đồng người Việt ở đây sống bằng tình cảm là chính, chúng tôi gắn bó với nhau như trong một nhà vậy.”
Vui nhất là những dịp Xuân về, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thường tổ chức gói bánh chưng, bánh tét, những món ăn không thể thiếu vào những ngày đầu năm mới. Trẻ con rất thích thú khi được khoác lên mình những chiếc áo dài truyền thống Việt, hay những bộ bà ba “rặt” nông dân.
Theo Thầy Phó Tế Lâm Lưỡng Thắng, người đang làm công tác mục vụ tại cộng đoàn, trước đại dịch COVID-19, hằng tháng ít nhất một lần, mọi người tụ tập nấu cơm và đến phát tận nơi cho người vô gia cư.
“Có một thời gian, người vô gia cư ở Hawaii nhiều lắm,” Thầy Phó Tế Thắng nói. “Họ ở những nơi khác dồn về Hawaii vì khí hậu nơi đây quanh năm ấm áp. Khi đó, cộng đoàn thành lập Ban Xã Hội, nấu cơm, chia thức ăn cho người nghèo, người vô gia cư trong cộng đồng.”
“Người vô gia cư ở Hawaii rất thích món ăn Việt. Họ nói, chỉ mong tới ngày để được thưởng thức các món ăn do người Việt nấu. Nhưng trong thời gian dịch bệnh, người vô gia cư tản mát đi khắp nơi, mà cộng đoàn cũng chưa có điều kiện để trở lại công việc này, vì những quy định giãn cách vẫn còn phải thực hiện,” ông Thắng nói tiếp.
Không chỉ giúp người “trong nhà,” Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu còn là “cánh tay nối dài” giúp đỡ những người vô gia cư trong cộng đồng và cả đồng bào ruột thịt ở trong nước, ở những vùng bão lũ, hay ngay thời đại dịch COVID-19.
Tre già đang chờ măng mọc
Tại thủ phủ của quần đảo Hawaii, người Công Giáo chỉ chiếm hơn 22%, và những người không thuộc giáo hội nào chiếm tới trên 50%.
Người Việt sinh sống đông nhất ở thủ phủ Honolulu trên đảo O’ahu.
Tuy đã hình thành hơn 40 năm, nhưng cho đến nay cộng đoàn vẫn chưa có nhà thờ riêng cho mình, mà phải thuê nhà thờ Saint Theresa Cathedral, nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Honolulu, để tổ chức các Thánh Lễ.
Nhưng thật bất ngờ, khi giáo dân chỉ có vài trăm người, mà ca đoàn Theresa Honolulu, hát lễ cho cộng đoàn, lại có đến hơn 50 ca viên. Tất cả ca viên ở mọi lứa tuổi đều có giọng véo von, thánh thót, khi cất tiếng hát những bài Thánh Ca tuyệt vời.
Bà Hồng Trần, giáo dân Giáo Xứ Tân Việt và Giáo Xứ Tân Phú thuộc quận Tân Bình của 30 năm về trước, nay là trưởng Ca Đoàn Theresa Honolulu, cho biết dịch bệnh cướp đi mạng sống của rất nhiều người, “nhưng tạ ơn Chúa, mọi thành viên trong ca đoàn chúng tôi đều bình an.”
Từng là ca trưởng của các nhà thờ tại San Jose và Sacramento ở California, ông Phạm Lý chỉ mới sang Hawaii được hơn năm năm, nhận xét: “Đây là xứ nhỏ, nên chúng tôi cảm thấy rất ấm cúng. Nếu 500 giáo dân ở đây là một ‘đại gia đình’ thì ca đoàn 50 người chúng tôi như một ‘tiểu gia đình,’ luôn gần gũi, thương yêu nhau thắm thiết.”
Nhiều người bày tỏ sự e ngại về một cộng đoàn dân Chúa “nhiều tuổi,” khi “tre già,” liệu có “măng mọc?”
Ông Huân Nguyễn, cũng là người dạy tiếng Việt cho trẻ em trong cộng đoàn, cho biết: “Chúng tôi hiện giờ hân hoan có tới 150 thiếu nhi Thánh Thể. Các em được dạy không những đạo giáo mà còn được học tiếng Việt, văn hóa Việt Nam nữa.”
“Con số 150, đối với các giáo xứ trong đất liền là rất ít, nhưng lại là những ‘mầm xanh’ rất quý đối với hải đảo chúng tôi,” Thầy Phó Tế Thắng cho biết. “Nuôi dưỡng mầm mống cho một thế hệ giáo dân tương lai là điều chúng tôi luôn nghĩ tới. Chúng tôi đang chuẩn bị để kêu gọi các huynh trưởng và dần dần mời phụ huynh đưa các em trở lại.”
“Trong chiều hướng đạo giáo và nhân bản, kể cả các vấn đề liên quan đến chính trị, chúng tôi luôn giữ sự đoàn kết trong cộng đồng dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của người Việt,” ông Huân Nguyễn nói thêm.
Dù không lớn mạnh như nhiều cộng đoàn Công Giáo người Việt ở nơi khác, nhưng Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu cũng đã điểm một nét son trong vườn hoa Công Giáo Việt Nam trên đất Mỹ, và quan trọng hơn nữa, họ đã sống không chỉ “tốt đạo” mà luôn “đẹp đời” trong tâm tình Aloha của người Hawaii. [kn]