ĐỌC KINH MÂN CÔI TẠI CÁC TRUNG TÂM THÁNH MẪU VIỆT NAM

Giáo Hội Việt Nam trưởng thành và vững mạnh là nhờ Kinh Mân Côi. Ngày ngày giáo dân đọc kinh Mân Côi tại các Trung Tâm Thánh Mẫu. Hầu hết các nhà thờ đều có hang đá hay bàn thờ cạnh có Thánh Tượng Đức Mẹ. Sau Thánh lễ là kéo đế hang đá hay qua bàn thờ cạnh lâm râm một mình hay với con cái: Kính Mừng Maria Đầy Ơn Phúc…Kỳ này về VN, nhất định:

Đến Thánh Địa La Vang

Đc Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (Phát Diệm,1868-1949) đã viết trong báo Lời Thăm: Từ ngày tôi ra Huế lần thứ nhất dự lễ phong chức Đức Cha Lý (Allys) cho đến nay là 16 năm, nay tôi lại ra lần thứ hai, tôi thấy khác xa nhiều lắm… Đền thánh La Vang danh đồn khắp xứ. Mỗi lần kiệu ảnh trọng thể dường nào, cả VN đều lừng lẫy…

Đc Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (1876-1948) giảng lễ trong đại hội La Vang, 1928, trưng dẫn câu ‘Visitasti terram et inebriasti eam: Mẹ xuống viếng thăm đất này và làm cho say sưa’. Ngài nói:

Không say, sao bỏ cửa bỏ nhà, tuôn nhau háng vạn người ở chốn rừng núi xa xôi này?

Không say, sao mà sang hèn, giàu khó đều ngồi nằm 1ăn giữa đất giữa trời

Không say, sao mà quên ăn quên ngủ, đọc kinh cầu nguyện cả ngày thâu đêm

Phải say thật. Song là say lòng trìu mến, cậy trông hết lòng tin tưởng vào Mẹ nhân lành

Đức Cha kể lại về giặc Văn Thân (48): Sau khi thiêu sát họ Cổ Vưu, qua 8.9.1988, Văn Thân kéo vào La Vang. Chúng thấy vườn không nhà trống, vì mấy gia đình Công Giáo ở La Vang chạy trốn thoát lên núi. Chúng vơ vét hết của cải và đốt hết nhà cửa, nhưng chúng không dám phóng lửa nhà thờ Đức Mẹ. Vì chúng nghe tiếng Đức Mẹ La Vang linh thiêng. Nên chúng kéo nhau đi. Đến trưa 9.9, một người lương ngụ tại làng Phú Long, xóm Bốc tên là Thơ, con ông Mẹo, đến linh địa La Vang. Nó thấy nhà cửa của đồng bào Công Giáo thành đống tro tàn, chỉ còn nhà tranh nhỏ bé của Đức Mẹ mà thôi, nó bèn châm lửa đốt đi.

Đc nói về La Vang. Trong bài diễn thuyết (1955) về Đức Mẹ La Vang, Đc đã nói: Ban đêm phường La Vang không có sự thinh lặng. Ban đêm người ta la lối om sòm. Họ đánh mõ, đánh thùng rộ¬n ràng để đuổi các thú dữ như heo rừng, voi, cọp... từ rừng rú xanh um tùm ra phá khoai, sắn, lúa…nên người ta gọi là La Vang. (Tư Liệu. Các Vĩ Nhân nói về La Vang)

Cùng Đọc Kinh Tại Trà Kiệu

Ngày 1.9.1885, quân lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu, toàn tòng Công Giáo. Cha sở La Bruyère kêu gọi giáo dân chống lại. Bên Công Giáo chỉ có 5 khẩu súng và 40 viên đạn. Bên địch gấp 10 lần, vũ khí đầy đủ. Bên Công Giáo cầm cự trong 21 ngày. Cầu xin không cho chiến thắng mà cho khỏi bị tiêu diệt. Đến 5.9.1885, lính Công Giáo can đảm hơn sẵn sàng lâm

chìeg.(Kinh Mân Côi. tr.189)

Xuống Bến Tre

Năm 1930, cha Lucas Sách thành lập họ Sơn Đốc, xa Bến Tre, 28 cs,

Ngày 2.2.1950, các gia đình chạy lọan vì chiến tranh. Ngày 5.5.1950, gia đình Cao Đài, chị Võ Thị Liễng (hay Liềng), đi mò cua, tình cờ vớt được khung có bức Ảnh ĐM HCG đã vàng úa. Chạy loạn, con trai ông Thành vất vội bức ảnh xuống rạch…bỏ bẵng 3 năm.

(Theo Youtube. 5.6.2023)

Ngày nay, rãnh nước nông cụt và Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Gíup còn trưng kính trên bàn thờ cạnh bên trái, nhang khói, tại nhà thờ Bến Tre. Bên ngoài, tay trái có hang đá Lộ Đức, người người đến khấn xin.

Nhất định vào tận Tapao, Phan Thiết.

Tà Pao là đồi cao 800 mét, ở tỉnh Bình Thuận, thuộc giáo phận Phan Thiết. Tượng (xi măng, chắp tay) cao 3m, đặt trên bệ cao 2m và được làm phép vào lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8.12.1959, do Đc Nha Trang, Marcel Piquet (Lợi). Theo tài liệu, lễ Mông Triệu 1999, 4 em học sinh chơi trước sân trường ‘thấy’’ Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng hiện ra trong đám mây hồng. Sau một lúc, Đức Mẹ đi về hướng Tà Pao và đi vào tượng đài. Sau đó, 5 người ‘thấy’’ rõ, đi vào rừng sâu, theo hướng ngôi sao chỉ, thì thấy tượng Đức Mẹ để hoang phế, bị b¡n lủng thảm thương, một cây tróc gốc đè lên vai. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm cùng năm, đông người ‘’thấy’’ Đức Mẹ hiện ra, Mẹ xoay quanh xoay lại, hồi lâu, rồi nhập vào tượng đài, rồi ở đó. Người ta gọi ‘‘Ánh mặt trời chiếu có hình Đức Mẹ ’’ và ‘‘Thánh tượng Đức Mẹ xoay qua xoay lại’’. Từ 1989 đến 2007, Thánh Tượng Đức Mẹ chắp tay, đeo chuỗi, được 11 người và nhà làm tượng Phaolo Lê Phát, Xuân Lộc trùng tu, đặt trên đồi cao, 450 bậc thang bộ. Từ 1999, đoàn hành hương tuấn về.

Được biết, 1960, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ra chỉ thị cho Phủ Tổng Ủy Dinh Điền đặt tại 5 đặc khu Thánh Tượng Đức Mẹ: Tà Pao, Daklak, Phước Long, Pleiku, Phan Rang. (Lược sử Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao. Phan Thiết. 2009)

Không bao giờ quên Fatima Bình Triệu, QuqA1

Năm 1962, khi (Sđd.tr.169)

Thăm Quê Hương Phát Diệm theo vết chân Cha Trần Lục đọc kinh Mân Côi.

Năm 1857, Đc Jeantet phong chức Sáu cho cha Trần Lục. Cha có lòng sùng kính Đức Mẹ. Năm 1881, khi xây cất nhà thờ chính tòa Mân Côi, thành niên trai tráng cột dây kéo cột lim lên, thì Cha và các bà, con gái chắp tay đọc kinh Mân Côi cho tới khi 50 cây cột đặt trên tảng đá, an toàn, không tai nạn. Giáo dân cho là phép lạ. (Sđd.tr.160)

Kết luận bằng bài thơ ‘KINH MÂN CÔI’ của Gs Phx Lê Đình Thông

Vườn hồng thắm thơm nhiệm lạ (1)

Suốt bốn mùa: xuân hạ thu đông

Mùa xuân có những đóa hồng

Truyền Tin: Trinh Nữ đồng cứu đời

Sang mùa hạ: sáng ngời Phép rửa

Là Giêsu Cứu Chúa thương tình

Thu vàng: Thương khó cực hình

Mùa Đông giá lạnh, Phục sinh khải hoàn

Bốn mầu nhiệm hiện toàn lịch sử

Là hành trình sứ vụ vang lừng

Tứ thư trình thuật Tin Mừng

Ngôi Hai xuống thế sống cùng phạm nhân

Khi lần chuỗi ta dâng lên Chúa

Lòng kính Tin từ thuở tạo thiên

Lạy Cha ở giữa chốn linh thiêng

Sáng danh Tam Vị khởi nguyên đời đời

Lời kinh nguyện Chúa Trời chỉ lối

Xin thứ tha tội lỗi chúng sinh

Nhân gian thoát khỏi ngục hình

Oan hồn luyện tội, tội tình tù lao

Năm Mươi Một (2) binh đao hồi giáo

Dùng biển người táo bạo xâm lăng

Giáo dân lần chuỗi siêng năng

Tháng Mười ngày Bảy (3) tham tàn chịu thua

Năm 17 trời mưa nặng hạt (4)

Đến giữa trưa nắng gắt mặt trời

Mười Ba trong tháng Mân Côi

Trời quang mây tạnh, da trời biển thiên

Năm 17 đảo điên bão tố (5)

Bên nước Nga nhuộm đỏ một thời

Nhờ ơn Đức Mẹ Mân Côi

Liên sô sụp đổ, cộng nô suy tàn

Kinh Mân Côi: vô vàn phép lạ

Từ gia đình đến cả cộng đoàn

Nào cùng lần chuỗi siêng năng

Mẹ ơi thương đến Việt Nam khôn cùng.

LÊ ĐÌNH THÔNG

(1) Rosarium: vườn hồng

(2) Năm 1511, dưới giáo triều Pio V

(3) Ngày 07.10.1511

(4) Ngày 13.10.1017

(5) Cách mạng Nga (10.1917)