16. LỆCH THÌ KHÔNG TỐT LÀNH
Tiếng địa phương của người nước Ngô và nước Sở gọi người chết là “không ở nhà”.
Có một người ở giữa nước Ngô và nước Sở lần đầu tiên đi lên kinh thành để thăm một nhà giàu có phú quý, người gác cổng nói:
- “Lão gia không ở nhà”
Người ấy nói:
- “Ái dà, nói như thế thì không tốt lành, chi bằng nói là “đi khỏi” dễ nghe hơn không."
Người gác cổng trả lời:
- “Lão gia của tôi không sợ chết, không sợ đi khỏi”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 16:
Mỗi địa phương có một vài câu nói, hay một vài thói quen tập tục mà các địa phương khác không có, cho nên nếu không tinh ý và tế nhị thì sẽ dễ gây ra hiểu lầm đáng tiếc.
Thói quen của cá nhân cũng như thế, không thể đem thói quen của mình để “quảng bá” nơi công cộng, nhất là khi thói quen ấy nó “không giống ai”; càng không nên đem cái “tục lệ” của cá nhân mình để phê phán thói quen tập quán của người khác, bởi vì như thế thì chúng ta không thấy hết được giá trị tập tục của người khác cũng như của mình vậy.
Có những lời nói theo thói quen không phù hợp với người tu hành, nhất là các linh mục và các nam tu sĩ: thói quen chửi thề khi nói chuyện, dù không cố ý; thói quen nói tục “đệm” theo câu đối thoại, dù không cố ý, nhưng nó vẫn cứ tác động đến những người chung quanh, bởi vì dù là người Ki-tô hữu hoặc không phải là người Ki-tô hữu thì người ta vẫn cứ biết rằng linh mục và các tu sĩ không thể nói tục chửi thề...
Cái gì mà lệch nghiêng thì đều không đẹp, không tốt lành, chửi thề nói tục dù là không cố ý vẫn cứ là không hay không tốt, nhất là những người đã dâng mình làm tôi Chúa cũng như những người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiếng địa phương của người nước Ngô và nước Sở gọi người chết là “không ở nhà”.
Có một người ở giữa nước Ngô và nước Sở lần đầu tiên đi lên kinh thành để thăm một nhà giàu có phú quý, người gác cổng nói:
- “Lão gia không ở nhà”
Người ấy nói:
- “Ái dà, nói như thế thì không tốt lành, chi bằng nói là “đi khỏi” dễ nghe hơn không."
Người gác cổng trả lời:
- “Lão gia của tôi không sợ chết, không sợ đi khỏi”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 16:
Mỗi địa phương có một vài câu nói, hay một vài thói quen tập tục mà các địa phương khác không có, cho nên nếu không tinh ý và tế nhị thì sẽ dễ gây ra hiểu lầm đáng tiếc.
Thói quen của cá nhân cũng như thế, không thể đem thói quen của mình để “quảng bá” nơi công cộng, nhất là khi thói quen ấy nó “không giống ai”; càng không nên đem cái “tục lệ” của cá nhân mình để phê phán thói quen tập quán của người khác, bởi vì như thế thì chúng ta không thấy hết được giá trị tập tục của người khác cũng như của mình vậy.
Có những lời nói theo thói quen không phù hợp với người tu hành, nhất là các linh mục và các nam tu sĩ: thói quen chửi thề khi nói chuyện, dù không cố ý; thói quen nói tục “đệm” theo câu đối thoại, dù không cố ý, nhưng nó vẫn cứ tác động đến những người chung quanh, bởi vì dù là người Ki-tô hữu hoặc không phải là người Ki-tô hữu thì người ta vẫn cứ biết rằng linh mục và các tu sĩ không thể nói tục chửi thề...
Cái gì mà lệch nghiêng thì đều không đẹp, không tốt lành, chửi thề nói tục dù là không cố ý vẫn cứ là không hay không tốt, nhất là những người đã dâng mình làm tôi Chúa cũng như những người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info