Bài đọc Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng có chủ đề 'Mừng Vui Lên'. Mừng vui lên trong hy vọng đón chờ ngày Chúa Giáng Sinh. Niềm vui này không chỉ bùng lên như lửa cháy rồi tàn lụi. Niềm vui Giáng Sinh bừng lên ánh sáng, như sao sáng từ trời cao dẫn đường cho ba Vua Phương Đông tìm đến bái kiến, thờ lậy Ấu Chúa. Niềm vui Giáng sinh bừng sáng tuôn trào, kéo dài mang hy vọng cho mọi tâm hồn thiện tâm như lời ca vang từ trời cao. Tiên tri Isaiah 35:1-6,10 cho biết niềm vui mong chờ Chúa Giáng Sinh không chỉ dành riêng cho người thiện tâm mà còn cho toàn thế giới thiên nhiên Chúa dựng nên. Mọi tạo vật Chúa dựng nên, lớn nhỏ, đều hân hoan, vui mừng, đón chờ ngày Giáng Sinh.
'Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò' Is. 35: 1-2
Tiên tri Isaiah cho biết niềm vui Giáng Sinh sẽ chấm dứt khi nào cây không còn nở hoa; đất không còn đâm chồi non, cỏ mọc; suối rừng không còn tiếng thác đổ reo vui; biển không còn sóng vỗ và gió ngừng lay chuyển lá cây. Tiên tri Zephaniah chú trọng đến niềm vui Giáng Sinh của thế giới thiên nhiên ít hơn, nhưng lại chú trọng vào cõi lòng, tâm hồn con người. Tiên tri kêu gọi mọi tâm hồn hãy reo vui, hò vang, nức lòng ca múa vì
'Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi... Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương mà đổi mới ngươi' Xp 3:14-18
Trong tinh thần mừng vui chào mừng đón Chúa Giáng Sinh, thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Philiphê kêu gọi Kitô hữu hảy vui lên, không vui vì tiệc tùng, thịt ngon, rượu quí; cũng không vui vì mắt mơ màng nhìn cảnh đèn màu xanh đỏ chớp sáng màn đêm nhưng vui trong Chúa.
'Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em. Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà, rộng rãi, Chúa đã đến gần' Pl 4:2
Niềm vui Giáng Sinh tuần này nhắc đến niềm vui bà Elizabeth và hài nhi Gioan dù chưa ra đời, đang còn trong dạ mẹ, khi nghe tiếng Đức Trinh Nữ chào, cả hai đều nhảy mừng, reo vui. Cả hai mẹ con đều cảm thấy được chúc phúc hơn mọi người, bà lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa.
'Tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em' Lc 1:44.
Kitô hữu không có niềm vui thụ động. Mọi niềm vui đều chủ động, đều hoạt động. Ngay cả niềm vui đợi chờ cũng đợi chờ trong hoạt động. Chờ đợi trong Kitô giáo luôn đi chung với cầu nguyện. Cầu nguyện để tâm hồn không trống vắng nhưng luôn hướng về Chúa. Vì thế niềm vui đợi chờ trong cầu nguyện trở nên vui hơn, tin tưởng mãnh liệt hơn và sẵn sàng hơn. Để có bữa tiệc vui, cần có người tổ chức, người phục vụ. Không phải chỉ khách dự tiệc mới vui mà người phục vụ vui trước, vui khi làm việc, phục vụ, thấy thực phẩm, công lao khó nhọc được thực khách vui mừng thưởng thức. Niềm vui tạo nên niềm vui. Đã vui càng vui hơn. Để có niềm vui nội tâm, cần chuẩn bị tâm hồn đón nhận niềm vui Giáng Sinh vì thế Giáo Hội có bốn tuần Mùa Vọng với mục đích mời gọi Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa đến trần gian, đến trong gia đình và trong tâm hồn mỗi Kitô hữu. Đây mới chính là niềm vui thật sự, thật sự vui. Thiếu chuẩn bị nội tâm, Giáng Sinh mang lại niềm vui bề ngoài; thoáng qua, mau hết. Vui được nghỉ ngơi thoải mái, vui được ăn uống lu bù, vui được nhìn ngắm cảnh hang đá trầm trồ khen ngợi, nhưng niềm vui thực sự không có bởi thiếu chuẩn bị tâm hồn đón nhận niềm vui thực Chúa Giáng Sinh mang đến. Thánh Gioan Tiền Hô kêu gọi mọi người đến nghe ông giảng hãy hoán cải cách cư xử, canh tân cuộc sống, đổi mới tâm hồn. Tất cả những đổi thay nhìn thấy đó đều là dấu chỉ của canh tân nội tâm, thay đổi thâm sâu từ tâm hồn được thể hiện qua hành động cụ thể, rõ ràng.
Niềm vui hài nhi Giêsu mang đến không phải chỉ dành riêng cho người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng cảm nhận được niềm vui đến từ trời cao đó. Thánh Gioan, chưa chào đời đã nhảy mừng khi nghe tiếng Đức Trinh Nữ chào. Điều này cho biết chính con người hài nhi Giêsu là niềm vui bất tận. Trong thời kì rao giảng, Đức Kitô loan báo Tin Mừng cho toàn thể nhân loại. Cuộc khổ nạn của Ngài cho biết đau khổ trần thế không giết chết Tin Mừng. Sự sống lại vinh hiển của Ngài cho biết Tin Mừng mạnh hơn sự chết.
Mừng Chúa Giáng Sinh chính là vui mừng, cảm tạ Chúa ban Tin Mừng cho chúng ta.
TiengChuong.org
'Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò' Is. 35: 1-2
Tiên tri Isaiah cho biết niềm vui Giáng Sinh sẽ chấm dứt khi nào cây không còn nở hoa; đất không còn đâm chồi non, cỏ mọc; suối rừng không còn tiếng thác đổ reo vui; biển không còn sóng vỗ và gió ngừng lay chuyển lá cây. Tiên tri Zephaniah chú trọng đến niềm vui Giáng Sinh của thế giới thiên nhiên ít hơn, nhưng lại chú trọng vào cõi lòng, tâm hồn con người. Tiên tri kêu gọi mọi tâm hồn hãy reo vui, hò vang, nức lòng ca múa vì
'Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi... Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương mà đổi mới ngươi' Xp 3:14-18
Trong tinh thần mừng vui chào mừng đón Chúa Giáng Sinh, thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Philiphê kêu gọi Kitô hữu hảy vui lên, không vui vì tiệc tùng, thịt ngon, rượu quí; cũng không vui vì mắt mơ màng nhìn cảnh đèn màu xanh đỏ chớp sáng màn đêm nhưng vui trong Chúa.
'Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em. Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà, rộng rãi, Chúa đã đến gần' Pl 4:2
Niềm vui Giáng Sinh tuần này nhắc đến niềm vui bà Elizabeth và hài nhi Gioan dù chưa ra đời, đang còn trong dạ mẹ, khi nghe tiếng Đức Trinh Nữ chào, cả hai đều nhảy mừng, reo vui. Cả hai mẹ con đều cảm thấy được chúc phúc hơn mọi người, bà lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa.
'Tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em' Lc 1:44.
Kitô hữu không có niềm vui thụ động. Mọi niềm vui đều chủ động, đều hoạt động. Ngay cả niềm vui đợi chờ cũng đợi chờ trong hoạt động. Chờ đợi trong Kitô giáo luôn đi chung với cầu nguyện. Cầu nguyện để tâm hồn không trống vắng nhưng luôn hướng về Chúa. Vì thế niềm vui đợi chờ trong cầu nguyện trở nên vui hơn, tin tưởng mãnh liệt hơn và sẵn sàng hơn. Để có bữa tiệc vui, cần có người tổ chức, người phục vụ. Không phải chỉ khách dự tiệc mới vui mà người phục vụ vui trước, vui khi làm việc, phục vụ, thấy thực phẩm, công lao khó nhọc được thực khách vui mừng thưởng thức. Niềm vui tạo nên niềm vui. Đã vui càng vui hơn. Để có niềm vui nội tâm, cần chuẩn bị tâm hồn đón nhận niềm vui Giáng Sinh vì thế Giáo Hội có bốn tuần Mùa Vọng với mục đích mời gọi Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa đến trần gian, đến trong gia đình và trong tâm hồn mỗi Kitô hữu. Đây mới chính là niềm vui thật sự, thật sự vui. Thiếu chuẩn bị nội tâm, Giáng Sinh mang lại niềm vui bề ngoài; thoáng qua, mau hết. Vui được nghỉ ngơi thoải mái, vui được ăn uống lu bù, vui được nhìn ngắm cảnh hang đá trầm trồ khen ngợi, nhưng niềm vui thực sự không có bởi thiếu chuẩn bị tâm hồn đón nhận niềm vui thực Chúa Giáng Sinh mang đến. Thánh Gioan Tiền Hô kêu gọi mọi người đến nghe ông giảng hãy hoán cải cách cư xử, canh tân cuộc sống, đổi mới tâm hồn. Tất cả những đổi thay nhìn thấy đó đều là dấu chỉ của canh tân nội tâm, thay đổi thâm sâu từ tâm hồn được thể hiện qua hành động cụ thể, rõ ràng.
Niềm vui hài nhi Giêsu mang đến không phải chỉ dành riêng cho người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng cảm nhận được niềm vui đến từ trời cao đó. Thánh Gioan, chưa chào đời đã nhảy mừng khi nghe tiếng Đức Trinh Nữ chào. Điều này cho biết chính con người hài nhi Giêsu là niềm vui bất tận. Trong thời kì rao giảng, Đức Kitô loan báo Tin Mừng cho toàn thể nhân loại. Cuộc khổ nạn của Ngài cho biết đau khổ trần thế không giết chết Tin Mừng. Sự sống lại vinh hiển của Ngài cho biết Tin Mừng mạnh hơn sự chết.
Mừng Chúa Giáng Sinh chính là vui mừng, cảm tạ Chúa ban Tin Mừng cho chúng ta.
TiengChuong.org