YÊN BÁI, Việt Nam – Lần đầu tiên, 100 em học sinh dân tộc thiểu số Hmông vùng cao tỉnh Yên Bái, miền núi phía bắc Việt Nam được nhận tiền học bổng trợ cấp của hội Enfans du Mékong (EDM) trong năm học 2007-2008 nhằm giúp các em có điều kiện duy trì học tập không bỏ học và học tốt hơn, đặc biệt là các em học sinh nữ nghèo trong các gia đình đông con.
Trong số 100 em học sinh được nhận trợ cấp học bổng EDM, thì có 30 em được nhận học bổng chính mỗi em nhận 250.000 đồng một tháng, còn lại 70 em được nhận học bổng phụ mỗi em 60.000 đồng một tháng, các em có độ tuổi từ 6 đến 14 đang học từ lớp 1 đến 7 tại các trường trong xã, trong làng và ở trường Dân tộc nội trú huyện nữa, trong đó chiếm hai phần ba là học sinh nữ, chiếm một phần ba là học sinh không Công giáo. Học bổng EDM được triển khai lần đầu tiên tại làng Hồng Ca kể từ tháng 8 năm 2007 đến nay, và sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tới.
Hồng Ca là một xã vùng cao miền núi đặc biệt khó khăn về kinh tế nơi chung sống của các dân tộc H’mông, Tày, Mường và Kinh tổng cộng khoảng 3000 người thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 220 km về phía tây bắc, chiếm một nửa trong đó là người H’mông kể cả 750 người H’Mông Công giáo thuộc giáo xứ Yên Bái, giáo phận Hưng Hoá, một giáo phận rộng nhất Việt Nam về mặt diện tích dưới sự chăn dắt của Đức Giám mục Antôn Vũ Huy Chương.
Nhân dịp kết thúc năm học hôm 31 tháng 5 năm 2008, không chỉ các em học sinh được nhận học bổng trong một năm qua vui mừng mà còn làm cho cả dân làng vui mừng nữa. Trong niềm vui mừng đó các em cùng cha mẹ đã có những chia sẻ nói lên sự biết ơn và cảm kích của mình.
Maria Sùng Thị Dinh 14 tuổi, đang học lớp 7, một trong số 30 em học sinh người H’mông làng Hồng Ca được nhận học bổng chính, cho biết nhân ngày phát học bổng cuối năm học: “Em cảm thấy rất sung sướng vì được cùng với các bạn khác trong làng được nhận tiền trợ cấp học bổng hang tháng liên tiếp trong một năm qua, với số tiền 250,000 đồng một tháng, đó là số tiền quá lớn đối với em và gia đình, em đã và sẽ dùng số tiền này để mua thêm quần áo ấm, sách vở để duy trì học tập, còn lại sẽ mua thêm gạo muối giúp cha mẹ và các anh chị emcó bữa ăn no hàng ngày.”
Dinh là con thứ 3 trong gia đình có 6 người con, nói thêm: “ Mặc dù theo phong tục truyền thống từ lâu đời của dân tộc H’mông, người con gái thường phải lấy chồng từ rất sớm có khi 14 hay 15 tuổi đã bị bắt về làm vợ người ta rồi, nhưng với sự trợ giúp học bổng của hội EDM hàng tháng, em hứa quyết tâm sẽ cố gắng học hết cấp iii và ước mơ học sư phạm để trở thành cô giáo trở về làng dạy học cho các em học sinh trong bản làng của mình được biết cái chữ.”
Maria Hờ Thị Chi, 12 tuổi, học sinh lớp 6, là con thứ 5 trong gia đình có 9 người con, nói: “Tiền trơ cấp học bổng đến với em như một chiếc phao cứu sinh vậy, vì nó giúp em có cơ hội học hết phổ thông, còn nếu không em sẽ phải nghỉ học sớm để đi làm nương rẫy với cha mẹ để kiếm cơm gạo cho một gia đình lúc nào cũng đông người ăn.”
Chi nói thêm: “Em vui nhất là những người điều hành chương trình học bổng đã đến nhà thăm và thuyết phục được cha mẹ đồng ý để em đi học lâu dài, như vậy những em gái H’mông như em ở bản này có hy vọng đổi đời và ngẩng cao đầu và có cơ hội làm cô giáo, làm y tá hay bác sĩ khi học xong, chứ không chỉ biết thêu áo váy bên bếp lửa và suốt ngày lầm lũi cắm mặt vào làm nương rẫy và lấy củi.”
Bà Maria Hờ THị Sua, mẹ của Chi, cho biết: “Vì nhà đông con quá mà hai vợ chồng tôi lại mù chữ nên cũng chẳng thiết tha gì cho con cái học hành, nhưng thấy hội bảo trợ giúp tiền cho con học sau này được nâng cao kiến thức, được đổi đời không phải sống mãi trong cảnh nghèo đói, thất họng mù chữ nữa, thấy vậy hai vợ chồng mừng lắm nhất định sẽ để con gái học hết mới thôi, chứ mù chữ như bố mẹ nó khổ lắm, mỗi khi phải ký tên chứng thực giấy tờ gì thì chỉ còn cách bôi mực vào ngón tay điềm chỉ hay nhờ người biết chữ cầm tay ký hộ.”
Giuse Sùng A Chơ, 14 tuổi, học sinh lớp 6, là con thứ 5 trong gia đình có 10 người con: “Cám ơn Chúa và hội đã giúp tiền cho em tiếp tục học tập, em sẽ cố gắng học thật giỏi để phụ lòng mọi người giúp đỡ.”
Chơ nuối tiếc kể: “Em được sung sướng bao nhiêu thì nghĩ thương các anh chị của mình bấy nhiêu, giá như hội đến sớm hơn thì họ đã không phải bò học sớm, vì gia đình đông người hàng năm đói kém không có đủ gạo ăn, nên các anh chị lần lượt bỏ học hết để theo cha mẹ đi kiếm sống, không ai học hết được cấp i, giờ đây em phải học bù lại cho anh chị em.”
Ông Giuse Sùng TRồng Tu, bố của Chơ, cho biết: “Nhà tôi đông con quá, tất cả có 12 người ăn, trong khi mỗi năm ruộng nương thu được khoảng 2,000 kg thóc và ngô, chỉ đủ ăn được nửa năm, còn thiếu đói 6 tháng, nên không thể có đủ cơm ăn, áo mặc cho con cái tới trường, nhưng nay nhờ hội giúp đỡ tôi sẽ cố gắng để Chơ học hết cái chữ.”
Chị Margaud, 25 tuổi, người Pháp là điều phối viên chương trình học bổng EDM tại các nước Đông Nam Á như Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, phát biểu với dân làng khi chị tới thăm chương trình: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi triển khai một chương trình học bổng giúp cho các em học sinh người dân tộc H’mông ở tỉnh miền núi Yên Bái.”
Chị giải thích lý do quyết định cấp học bổng tại bản H’mông này là vì: “Trong quá trình khảo sát tại đây vào hồi giữa năm 2007 để mở dự án học bổng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến thấy người dân tộc trong bản ở trong tình trạng nghèo đói thiếu ăn từ 6 đến 9 tháng trong năm, và rất đông con trung bình một gia đình có từ 5 đến 9 con, thậm chí có những nhà có trên 10 đứa con, hầu hết phụ nữ đều mù chữ thậm chí không biết ký tên mình, các em thì trong tình trạng bỏ học cao, đặc biệt các em nữ vì không có học nên lấy chồng sớm để làm việc kiếm sống, vì những vấn đề trên nên hội đã quyết định mở dự án học bổng nhằm giúp họ dần dần thoát khỏi tình trạng tồi tệ này, bước đầu là giúp các em học sinh còn đang học duy trì học tập không phải bỏ học giữa chừng, trong đó ưu tiên chọn các em học sinh nữ.”
Theo chi Margaud, EDM la một tổ chức phi chính phủ và mục tiêu của hội là trợ giúp học bổng giúp cho các em học sinh nghèo được tới trường không phân biệt tôn giáo.
Anh Giuse Hờ A Tính, trưởng thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca, là người Hmông Công giáo mới có 27 tuổi nhưng đã có 4 đứa con, cho biết, dân tộc của tôi đang sống dưới mức nghèo khổ do tình trạng gia đình nào cũng đông con, ruộng, nương ít lại không có nghề nghiệp gì nên thiếu đói quanh năm, con cái thì thất học.
Anh liệt kê ra trong tổng số hơn 100 gia đình Công giáo Hmông trong xã vùng cao này thì chiếm hơn một nửa gia đình có từ 4 đến 6 con, số còn lại có từ 7 đến 9 con, cũng có một số gia đình ngoại lệ có trên 10 người con, nhưng vẫn chưa dừng ở đó, các mẹ các chị vẫn tiếp tục đẻ chưa biết khi nào dừng, vì từ xưa đến nay ở đây không ai có thói quen áp dụng phương pháp ngừa thai nào cả, mà cứ “sinh sản theo tự nhiên” thôi, vì vậy các bà mẹ cứ đẻ đều đều 3 năm hai đứa, thậm chí mỗi năm một đứa.
Anh nói: “Việc có quá nhiều con vừa là một hồng ân của Chúa, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn lao cho dân tộc chúng tôi trong cuộc sống, đó là tình trạng trẻ em thất học tăng cao, tức không đi học hay chỉ học tới lớp hai, lớp ba chưa biết rõ mặt chữ đã phải nghỉ học rồi, con số trẻ em trong độ tuổi học sinh bị thất học, bỏ học hiện nay trong làng chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số khoảng 500 trẻ em, thiếu niên trong làng, hiện nay con số học sinh còn đến trường chỉ có 25 em cấp ii, 3 em cấp iii, một em trung cấp và 100 em học sinh cấp i và mẫu giáo, không có ai học đại học, trường cấp ii cách xa làng 7 km, trường cấp 3 cách 15 km và trường dân tộc nội trú của huyện thì cách 50 km.
Anh cũng xác nhận, mặc dù học sinh người dân tộc thiểu số khi đi học đóng góp học phí không đáng kể thậm chí đựoc miễn nhưng các em vẫn hay bỏ học, một phần vì kinh tế khó khăn, phần vì cha mẹ mù chữ thì cũng không quan tâm đến con cái học hành ra sao. Anh hy vọng với chương trình trợ giúp học bổng này lâu dài cho dân tộc anh sẽ cải thiện được tình hình.
Anh giải thích, vì gia cảnh thiếu đói, nên thường thì các gia đình đông con chỉ ưu tiên cho một hoặc hai đứa con đi học, thường là con trai đầu lòng, con út, trong khi những người con khác phải ở nhà giúp cha mẹ làm việc kiếm sống như làm ruộng, làm nương rẫy trồng ngô, sắn, đi săn bắn thú rừng, hái măng rừng, hay xuống các bản làng người Kinh để làm thuê kiếm tiền mua gạo, muối.
Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng, quản xứ Yên Bái, người được hội giao điều hành chương trình học bổng EDM tại Hồng Ca, vui mừng nói: “Tôi cảm thấy rất vui và hy vọng về chương trình trợ giúp học bổng đầu tiên này cho các em học sinh dân tộc H’mông, để các em có cơ hội nâng cao kiến thức, học vấn để sau này có cơ hội tìm việc làm ổn định cuộc sống, chứ không chỉ mù chữ lầm lũi như cha ông họ mãi vậy, đặc biệt là các em học sinh nữ, đây quả là một cơ hội hiếm có nhằm thúc đẩy nâng cao dân trí cho người dân tộc thiểu số nói chung, và người phụ nữ nói riêng được nâng cao vị thế và bình đẳng giới của mình.”
Cha Dưỡng, cho biết thêm: “Tôi mới về coi sóc mục vụ Yên Bái chưa được hai năm, nhưng khi đến viếng thăm mục vụ bà con người H’mông ở Hồng Ca tôi không khỏi xúc động khi thấy họ ở trong những ngôi nhà giống những túp lều được che chắn tạm bợ bằng tre, nứa rừng lợp lá thì đúng hơn, trong nhà không có gì đáng giá ngoài hai ba cái giường tre và mấy cái nồi méo mó, con cái thì đông đúc, thiếu ăn.”
Trong số 100 em học sinh được nhận trợ cấp học bổng EDM, thì có 30 em được nhận học bổng chính mỗi em nhận 250.000 đồng một tháng, còn lại 70 em được nhận học bổng phụ mỗi em 60.000 đồng một tháng, các em có độ tuổi từ 6 đến 14 đang học từ lớp 1 đến 7 tại các trường trong xã, trong làng và ở trường Dân tộc nội trú huyện nữa, trong đó chiếm hai phần ba là học sinh nữ, chiếm một phần ba là học sinh không Công giáo. Học bổng EDM được triển khai lần đầu tiên tại làng Hồng Ca kể từ tháng 8 năm 2007 đến nay, và sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tới.
Hồng Ca là một xã vùng cao miền núi đặc biệt khó khăn về kinh tế nơi chung sống của các dân tộc H’mông, Tày, Mường và Kinh tổng cộng khoảng 3000 người thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 220 km về phía tây bắc, chiếm một nửa trong đó là người H’mông kể cả 750 người H’Mông Công giáo thuộc giáo xứ Yên Bái, giáo phận Hưng Hoá, một giáo phận rộng nhất Việt Nam về mặt diện tích dưới sự chăn dắt của Đức Giám mục Antôn Vũ Huy Chương.
Nhân dịp kết thúc năm học hôm 31 tháng 5 năm 2008, không chỉ các em học sinh được nhận học bổng trong một năm qua vui mừng mà còn làm cho cả dân làng vui mừng nữa. Trong niềm vui mừng đó các em cùng cha mẹ đã có những chia sẻ nói lên sự biết ơn và cảm kích của mình.
Maria Sùng Thị Dinh 14 tuổi, đang học lớp 7, một trong số 30 em học sinh người H’mông làng Hồng Ca được nhận học bổng chính, cho biết nhân ngày phát học bổng cuối năm học: “Em cảm thấy rất sung sướng vì được cùng với các bạn khác trong làng được nhận tiền trợ cấp học bổng hang tháng liên tiếp trong một năm qua, với số tiền 250,000 đồng một tháng, đó là số tiền quá lớn đối với em và gia đình, em đã và sẽ dùng số tiền này để mua thêm quần áo ấm, sách vở để duy trì học tập, còn lại sẽ mua thêm gạo muối giúp cha mẹ và các anh chị emcó bữa ăn no hàng ngày.”
Dinh là con thứ 3 trong gia đình có 6 người con, nói thêm: “ Mặc dù theo phong tục truyền thống từ lâu đời của dân tộc H’mông, người con gái thường phải lấy chồng từ rất sớm có khi 14 hay 15 tuổi đã bị bắt về làm vợ người ta rồi, nhưng với sự trợ giúp học bổng của hội EDM hàng tháng, em hứa quyết tâm sẽ cố gắng học hết cấp iii và ước mơ học sư phạm để trở thành cô giáo trở về làng dạy học cho các em học sinh trong bản làng của mình được biết cái chữ.”
Maria Hờ Thị Chi, 12 tuổi, học sinh lớp 6, là con thứ 5 trong gia đình có 9 người con, nói: “Tiền trơ cấp học bổng đến với em như một chiếc phao cứu sinh vậy, vì nó giúp em có cơ hội học hết phổ thông, còn nếu không em sẽ phải nghỉ học sớm để đi làm nương rẫy với cha mẹ để kiếm cơm gạo cho một gia đình lúc nào cũng đông người ăn.”
Chi nói thêm: “Em vui nhất là những người điều hành chương trình học bổng đã đến nhà thăm và thuyết phục được cha mẹ đồng ý để em đi học lâu dài, như vậy những em gái H’mông như em ở bản này có hy vọng đổi đời và ngẩng cao đầu và có cơ hội làm cô giáo, làm y tá hay bác sĩ khi học xong, chứ không chỉ biết thêu áo váy bên bếp lửa và suốt ngày lầm lũi cắm mặt vào làm nương rẫy và lấy củi.”
Bà Maria Hờ THị Sua, mẹ của Chi, cho biết: “Vì nhà đông con quá mà hai vợ chồng tôi lại mù chữ nên cũng chẳng thiết tha gì cho con cái học hành, nhưng thấy hội bảo trợ giúp tiền cho con học sau này được nâng cao kiến thức, được đổi đời không phải sống mãi trong cảnh nghèo đói, thất họng mù chữ nữa, thấy vậy hai vợ chồng mừng lắm nhất định sẽ để con gái học hết mới thôi, chứ mù chữ như bố mẹ nó khổ lắm, mỗi khi phải ký tên chứng thực giấy tờ gì thì chỉ còn cách bôi mực vào ngón tay điềm chỉ hay nhờ người biết chữ cầm tay ký hộ.”
Giuse Sùng A Chơ, 14 tuổi, học sinh lớp 6, là con thứ 5 trong gia đình có 10 người con: “Cám ơn Chúa và hội đã giúp tiền cho em tiếp tục học tập, em sẽ cố gắng học thật giỏi để phụ lòng mọi người giúp đỡ.”
Chơ nuối tiếc kể: “Em được sung sướng bao nhiêu thì nghĩ thương các anh chị của mình bấy nhiêu, giá như hội đến sớm hơn thì họ đã không phải bò học sớm, vì gia đình đông người hàng năm đói kém không có đủ gạo ăn, nên các anh chị lần lượt bỏ học hết để theo cha mẹ đi kiếm sống, không ai học hết được cấp i, giờ đây em phải học bù lại cho anh chị em.”
Ông Giuse Sùng TRồng Tu, bố của Chơ, cho biết: “Nhà tôi đông con quá, tất cả có 12 người ăn, trong khi mỗi năm ruộng nương thu được khoảng 2,000 kg thóc và ngô, chỉ đủ ăn được nửa năm, còn thiếu đói 6 tháng, nên không thể có đủ cơm ăn, áo mặc cho con cái tới trường, nhưng nay nhờ hội giúp đỡ tôi sẽ cố gắng để Chơ học hết cái chữ.”
Chị Margaud, 25 tuổi, người Pháp là điều phối viên chương trình học bổng EDM tại các nước Đông Nam Á như Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, phát biểu với dân làng khi chị tới thăm chương trình: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi triển khai một chương trình học bổng giúp cho các em học sinh người dân tộc H’mông ở tỉnh miền núi Yên Bái.”
Chị giải thích lý do quyết định cấp học bổng tại bản H’mông này là vì: “Trong quá trình khảo sát tại đây vào hồi giữa năm 2007 để mở dự án học bổng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến thấy người dân tộc trong bản ở trong tình trạng nghèo đói thiếu ăn từ 6 đến 9 tháng trong năm, và rất đông con trung bình một gia đình có từ 5 đến 9 con, thậm chí có những nhà có trên 10 đứa con, hầu hết phụ nữ đều mù chữ thậm chí không biết ký tên mình, các em thì trong tình trạng bỏ học cao, đặc biệt các em nữ vì không có học nên lấy chồng sớm để làm việc kiếm sống, vì những vấn đề trên nên hội đã quyết định mở dự án học bổng nhằm giúp họ dần dần thoát khỏi tình trạng tồi tệ này, bước đầu là giúp các em học sinh còn đang học duy trì học tập không phải bỏ học giữa chừng, trong đó ưu tiên chọn các em học sinh nữ.”
Theo chi Margaud, EDM la một tổ chức phi chính phủ và mục tiêu của hội là trợ giúp học bổng giúp cho các em học sinh nghèo được tới trường không phân biệt tôn giáo.
Anh Giuse Hờ A Tính, trưởng thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca, là người Hmông Công giáo mới có 27 tuổi nhưng đã có 4 đứa con, cho biết, dân tộc của tôi đang sống dưới mức nghèo khổ do tình trạng gia đình nào cũng đông con, ruộng, nương ít lại không có nghề nghiệp gì nên thiếu đói quanh năm, con cái thì thất học.
Anh liệt kê ra trong tổng số hơn 100 gia đình Công giáo Hmông trong xã vùng cao này thì chiếm hơn một nửa gia đình có từ 4 đến 6 con, số còn lại có từ 7 đến 9 con, cũng có một số gia đình ngoại lệ có trên 10 người con, nhưng vẫn chưa dừng ở đó, các mẹ các chị vẫn tiếp tục đẻ chưa biết khi nào dừng, vì từ xưa đến nay ở đây không ai có thói quen áp dụng phương pháp ngừa thai nào cả, mà cứ “sinh sản theo tự nhiên” thôi, vì vậy các bà mẹ cứ đẻ đều đều 3 năm hai đứa, thậm chí mỗi năm một đứa.
Anh nói: “Việc có quá nhiều con vừa là một hồng ân của Chúa, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn lao cho dân tộc chúng tôi trong cuộc sống, đó là tình trạng trẻ em thất học tăng cao, tức không đi học hay chỉ học tới lớp hai, lớp ba chưa biết rõ mặt chữ đã phải nghỉ học rồi, con số trẻ em trong độ tuổi học sinh bị thất học, bỏ học hiện nay trong làng chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số khoảng 500 trẻ em, thiếu niên trong làng, hiện nay con số học sinh còn đến trường chỉ có 25 em cấp ii, 3 em cấp iii, một em trung cấp và 100 em học sinh cấp i và mẫu giáo, không có ai học đại học, trường cấp ii cách xa làng 7 km, trường cấp 3 cách 15 km và trường dân tộc nội trú của huyện thì cách 50 km.
Anh cũng xác nhận, mặc dù học sinh người dân tộc thiểu số khi đi học đóng góp học phí không đáng kể thậm chí đựoc miễn nhưng các em vẫn hay bỏ học, một phần vì kinh tế khó khăn, phần vì cha mẹ mù chữ thì cũng không quan tâm đến con cái học hành ra sao. Anh hy vọng với chương trình trợ giúp học bổng này lâu dài cho dân tộc anh sẽ cải thiện được tình hình.
Anh giải thích, vì gia cảnh thiếu đói, nên thường thì các gia đình đông con chỉ ưu tiên cho một hoặc hai đứa con đi học, thường là con trai đầu lòng, con út, trong khi những người con khác phải ở nhà giúp cha mẹ làm việc kiếm sống như làm ruộng, làm nương rẫy trồng ngô, sắn, đi săn bắn thú rừng, hái măng rừng, hay xuống các bản làng người Kinh để làm thuê kiếm tiền mua gạo, muối.
Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng, quản xứ Yên Bái, người được hội giao điều hành chương trình học bổng EDM tại Hồng Ca, vui mừng nói: “Tôi cảm thấy rất vui và hy vọng về chương trình trợ giúp học bổng đầu tiên này cho các em học sinh dân tộc H’mông, để các em có cơ hội nâng cao kiến thức, học vấn để sau này có cơ hội tìm việc làm ổn định cuộc sống, chứ không chỉ mù chữ lầm lũi như cha ông họ mãi vậy, đặc biệt là các em học sinh nữ, đây quả là một cơ hội hiếm có nhằm thúc đẩy nâng cao dân trí cho người dân tộc thiểu số nói chung, và người phụ nữ nói riêng được nâng cao vị thế và bình đẳng giới của mình.”
Cha Dưỡng, cho biết thêm: “Tôi mới về coi sóc mục vụ Yên Bái chưa được hai năm, nhưng khi đến viếng thăm mục vụ bà con người H’mông ở Hồng Ca tôi không khỏi xúc động khi thấy họ ở trong những ngôi nhà giống những túp lều được che chắn tạm bợ bằng tre, nứa rừng lợp lá thì đúng hơn, trong nhà không có gì đáng giá ngoài hai ba cái giường tre và mấy cái nồi méo mó, con cái thì đông đúc, thiếu ăn.”