Lượng người di cư tăng - Đức Giáo Hoàng kêu gọi hợp tác quốc tế
Vatican city (CNS – 24 tháng 9, 2013, ký giả Francis X. Rocca) Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi sự hợp tác quốc tế lớn hơn để cải thiện điều kiện sống cho lượng người di cư đang tăng lên trên thế giới và kêu gọi các phương tiện truyền thông chống lại các thành kiến khiến cho người nhập cư không được tiếp đón tại các quốc gia mới của họ.
Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trong sứ điệp hàng năm nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn sẽ được tổ chức ngày 19 tháng 01 năm 2014. Thông điệp đã được Vatican công bố vào ngày 24 tháng 9 .
Đức Giáo Hoàng viết: “Phong trào di cư đương thời là điển hình cho phong trào lớn nhất của các cá nhân, nếu không nói là của các dân tộc, theo lịch sử”.
Theo Liên Hiệp Quốc, 232 triệu người, chiếm 3,2 phần trăm dân số thế giới hiện đang là người nhập cư quốc tế, tăng lên từ 175 triệu trong năm 2000 và 154 triệu trong năm 1990. Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã liệt kê Mexico là nguồn di dân lớn nhất thế giới và Mỹ là điểm đến nhập cư phổ biến nhất.
Cần lưu ý rằng nhiều di dân nếm mùi “bị từ chối, phân biệt đối xử, buôn bán và khai thác, đau khổ và cái chết”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, sự di cư “cần được tiếp cận và quản lý theo một cách mới, công bằng và hiệu quả”, đánh dấu bằng “sự hợp tác quốc tế và tinh thần đoàn kết sâu sắc và lòng từ bi”.
Quan hệ song phương giữa các quốc gia có nguồn di dân và điểm đến, cũng như các chuẩn mực quốc tế về quyền của người di cư và nước sở tại, có thể giúp các chính phủ “đối đầu với sự mất cân bằng kinh tế xã hội và toàn cầu hóa không kiểm soát được, một trong số những nguyên nhân của các phong trào di cư, mà trong đó mỗi cá nhân là nạn nhân hơn là người chủ đạo”.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nước “tạo điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn tại quê hương, như vậy việc di cư sẽ không là lựa chọn duy nhất cho những người tìm kiếm hòa bình, an ninh và tôn trọng trọn vẹn nhân phẩm của họ”.
Nhiều công dân của các nước sở tại đối xử với người di cư bằng “sự nghi ngờ và thù địch”. “Có một nỗi lo sợ rằng xã hội sẽ trở nên kém an toàn hơn, rằng bản sắc và văn hóa sẽ bị mất, rằng sự cạnh tranh cho công việc sẽ trở nên khó khăn hơn và thậm chí là hoạt động tội phạm cũng sẽ tăng lên”.
Đáp lại, Đức Giáo Hoàng viết, các phương tiện truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt để “phá vỡ định kiến và đưa ra thông tin chính xác trong các bản tin về các sai lầm của một số ít cũng như sự trung thực, ngay thẳng và tốt lành của đại đa số.
Đức Thánh Cha dẫn chứng kinh nghiệm di cư của Thánh Gia trong chuyến trốn chạy qua Ai Cập như nguồn động viên các di dân.
Mặc dù buộc phải chạy trốn để bảo vệ Chúa Giêsu Hài Nhi khỏi chết dưới bàn tay của vua Hê-rốt, Mẹ Maria và Thánh Giuse “luôn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với họ”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Nhờ lời cầu bầu của họ, cầu mong sự trung kiên chắc chắn giống như vậy ngụ trong trái tim của mọi người di cư và người tị nạn”.
Anthony Đông Thái
Vatican city (CNS – 24 tháng 9, 2013, ký giả Francis X. Rocca) Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi sự hợp tác quốc tế lớn hơn để cải thiện điều kiện sống cho lượng người di cư đang tăng lên trên thế giới và kêu gọi các phương tiện truyền thông chống lại các thành kiến khiến cho người nhập cư không được tiếp đón tại các quốc gia mới của họ.
Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trong sứ điệp hàng năm nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn sẽ được tổ chức ngày 19 tháng 01 năm 2014. Thông điệp đã được Vatican công bố vào ngày 24 tháng 9 .
Đức Giáo Hoàng viết: “Phong trào di cư đương thời là điển hình cho phong trào lớn nhất của các cá nhân, nếu không nói là của các dân tộc, theo lịch sử”.
Theo Liên Hiệp Quốc, 232 triệu người, chiếm 3,2 phần trăm dân số thế giới hiện đang là người nhập cư quốc tế, tăng lên từ 175 triệu trong năm 2000 và 154 triệu trong năm 1990. Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã liệt kê Mexico là nguồn di dân lớn nhất thế giới và Mỹ là điểm đến nhập cư phổ biến nhất.
Cần lưu ý rằng nhiều di dân nếm mùi “bị từ chối, phân biệt đối xử, buôn bán và khai thác, đau khổ và cái chết”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, sự di cư “cần được tiếp cận và quản lý theo một cách mới, công bằng và hiệu quả”, đánh dấu bằng “sự hợp tác quốc tế và tinh thần đoàn kết sâu sắc và lòng từ bi”.
Quan hệ song phương giữa các quốc gia có nguồn di dân và điểm đến, cũng như các chuẩn mực quốc tế về quyền của người di cư và nước sở tại, có thể giúp các chính phủ “đối đầu với sự mất cân bằng kinh tế xã hội và toàn cầu hóa không kiểm soát được, một trong số những nguyên nhân của các phong trào di cư, mà trong đó mỗi cá nhân là nạn nhân hơn là người chủ đạo”.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nước “tạo điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn tại quê hương, như vậy việc di cư sẽ không là lựa chọn duy nhất cho những người tìm kiếm hòa bình, an ninh và tôn trọng trọn vẹn nhân phẩm của họ”.
Nhiều công dân của các nước sở tại đối xử với người di cư bằng “sự nghi ngờ và thù địch”. “Có một nỗi lo sợ rằng xã hội sẽ trở nên kém an toàn hơn, rằng bản sắc và văn hóa sẽ bị mất, rằng sự cạnh tranh cho công việc sẽ trở nên khó khăn hơn và thậm chí là hoạt động tội phạm cũng sẽ tăng lên”.
Đáp lại, Đức Giáo Hoàng viết, các phương tiện truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt để “phá vỡ định kiến và đưa ra thông tin chính xác trong các bản tin về các sai lầm của một số ít cũng như sự trung thực, ngay thẳng và tốt lành của đại đa số.
Đức Thánh Cha dẫn chứng kinh nghiệm di cư của Thánh Gia trong chuyến trốn chạy qua Ai Cập như nguồn động viên các di dân.
Mặc dù buộc phải chạy trốn để bảo vệ Chúa Giêsu Hài Nhi khỏi chết dưới bàn tay của vua Hê-rốt, Mẹ Maria và Thánh Giuse “luôn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với họ”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Nhờ lời cầu bầu của họ, cầu mong sự trung kiên chắc chắn giống như vậy ngụ trong trái tim của mọi người di cư và người tị nạn”.
Anthony Đông Thái