"Các con biết rằng đối với cha, hôm nay khác với những ngày trước đó: cha không còn là Giám Mục Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo nữa: cho tới 8 giờ tối nay, cha sẽ im lặng, và rồi không còn nữa. Cha chỉ còn là một người hành hương bắt đầu đoạn chót cuộc hành trình trên dương thế của mình”.
Ngày 28 tháng Hai, 2013: một ngày không thể nào quên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Rôma. Sau một cuộc trực thăng vận vắn vỏi tới Tông Điện tại Castel Gandolfo và chào hỏi hàng ngàn tín hữu, triều đại giáo hoàng của “người lao công khiêm hạ trong vườn nho Chúa” chấm dứt vào lúc 8 giờ tối.
Đức Bênêđíctô XVI làm cả thế giới ngỡ ngàng vào ngày 11 tháng Hai năm đó, khi tuyên bố ngài sẽ không còn điều khiển con thuyền của Thánh Phêrô nữa và trong 17 ngày, các vị Hồng Y của Giáo Hội sẽ bắt đầu công việc chọn người thay thế ngài.
Thế giới như điên cuồng, cố gắng tìm hiểu cho được lý do tại sao vị giáo hoàng này lại quyết định trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm trong hơn 500 năm qua. Dù Đức Bênêđíctô cho biết chỉ vì lý tuổi già của ngài, nhưng đối với nhiều người, điều ấy không đủ để giải thích.
Vì gương can đảm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhất định tiếp tục cai quản Giáo Hội dù mắc chứng Parkinson trầm trọng, nên nhiều người nghĩ rằng việc từ nhiệm của vị kế nhiệm chắc hẳn vì sự căng thẳng trong Giáo Hội, bị rúng động bởi tai tiếng, lạm dụng, phản bội, và nói thẳng, là quá sức chịu đựng. Nói cách khác, ngài thấy mình yếu đuối, cần phải rút lui.
Nhưng ngược lại, theo nhận định của Junno Arocho Esteves, sự yếu đuối biểu kiến kia chính là giờ phút chói sáng cho thấy sức mạnh tuyệt đối của ngài.
Đức Bênêđíctô XVI đã làm điều rất ít nhà lãnh đạo nào dám làm: đặt lợi ích của Giáo Hội lên trước nhất, lên trên điều nhiều người cho là “quyền lực”. Ngài đã sống đúng tước hiệu của các Giám Mục Rôma: Servus Servorum Dei (Tôi tớ các tôi tớ Chúa).
Cho tới nay, nhiều người vẫn còn lý luận rằng ngài là người độc đoán. Lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đảm nhiệm công việc khó khăn bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội chống lại các trào lưu vũ bão của thuyết duy tương đối và thuyết duy tục khắp trên thế giới. Tuy đảm nhiệm chức vụ ít được lòng mọi người nhất, nhưng ngài đã thi hành nó không những một cách đầy thế giá mà còn với tình yêu nữa. Có thể nói suốt triều giáo hoàng của ngài, cái bản năng yêu thương này vẫn tiếp tục tỏa sáng.
Hai năm sau, có người vẫn tự hỏi, thậm chí còn hy vọng nữa rằng Đức Bênêđíctô XVI sẽ ra khỏi cảnh ẩn dật để giải quyết giây phút khẩn trương trong lịch sử Giáo Hội này. Có thể vững tâm mà nói rằng họ không nên nín hơi chờ đợi vô ích. Ngoài lòng tôn trọng và tôn kính hiển nhiên đối với vị kế nhiệm, ngài đã minh xác: sứ mệnh của ngài hiện nay là phục vụ Giáo Hội trong im lặng và cầu nguyện.
Ngài tiếp tục làm thế, ẩn mình ngay tại trung tâm Thị Quốc Vatican, trong Tu Viện Mater Ecclesiae. Và chính vì thế, và hơn thế nữa, ta chỉ còn biết thưa với người hành hương tầm thường này rằng: Cám ơn Đức Thánh Cha!
Ngày 28 tháng Hai, 2013: một ngày không thể nào quên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Rôma. Sau một cuộc trực thăng vận vắn vỏi tới Tông Điện tại Castel Gandolfo và chào hỏi hàng ngàn tín hữu, triều đại giáo hoàng của “người lao công khiêm hạ trong vườn nho Chúa” chấm dứt vào lúc 8 giờ tối.
Đức Bênêđíctô XVI làm cả thế giới ngỡ ngàng vào ngày 11 tháng Hai năm đó, khi tuyên bố ngài sẽ không còn điều khiển con thuyền của Thánh Phêrô nữa và trong 17 ngày, các vị Hồng Y của Giáo Hội sẽ bắt đầu công việc chọn người thay thế ngài.
Thế giới như điên cuồng, cố gắng tìm hiểu cho được lý do tại sao vị giáo hoàng này lại quyết định trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm trong hơn 500 năm qua. Dù Đức Bênêđíctô cho biết chỉ vì lý tuổi già của ngài, nhưng đối với nhiều người, điều ấy không đủ để giải thích.
Vì gương can đảm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhất định tiếp tục cai quản Giáo Hội dù mắc chứng Parkinson trầm trọng, nên nhiều người nghĩ rằng việc từ nhiệm của vị kế nhiệm chắc hẳn vì sự căng thẳng trong Giáo Hội, bị rúng động bởi tai tiếng, lạm dụng, phản bội, và nói thẳng, là quá sức chịu đựng. Nói cách khác, ngài thấy mình yếu đuối, cần phải rút lui.
Nhưng ngược lại, theo nhận định của Junno Arocho Esteves, sự yếu đuối biểu kiến kia chính là giờ phút chói sáng cho thấy sức mạnh tuyệt đối của ngài.
Đức Bênêđíctô XVI đã làm điều rất ít nhà lãnh đạo nào dám làm: đặt lợi ích của Giáo Hội lên trước nhất, lên trên điều nhiều người cho là “quyền lực”. Ngài đã sống đúng tước hiệu của các Giám Mục Rôma: Servus Servorum Dei (Tôi tớ các tôi tớ Chúa).
Cho tới nay, nhiều người vẫn còn lý luận rằng ngài là người độc đoán. Lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đảm nhiệm công việc khó khăn bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội chống lại các trào lưu vũ bão của thuyết duy tương đối và thuyết duy tục khắp trên thế giới. Tuy đảm nhiệm chức vụ ít được lòng mọi người nhất, nhưng ngài đã thi hành nó không những một cách đầy thế giá mà còn với tình yêu nữa. Có thể nói suốt triều giáo hoàng của ngài, cái bản năng yêu thương này vẫn tiếp tục tỏa sáng.
Hai năm sau, có người vẫn tự hỏi, thậm chí còn hy vọng nữa rằng Đức Bênêđíctô XVI sẽ ra khỏi cảnh ẩn dật để giải quyết giây phút khẩn trương trong lịch sử Giáo Hội này. Có thể vững tâm mà nói rằng họ không nên nín hơi chờ đợi vô ích. Ngoài lòng tôn trọng và tôn kính hiển nhiên đối với vị kế nhiệm, ngài đã minh xác: sứ mệnh của ngài hiện nay là phục vụ Giáo Hội trong im lặng và cầu nguyện.
Ngài tiếp tục làm thế, ẩn mình ngay tại trung tâm Thị Quốc Vatican, trong Tu Viện Mater Ecclesiae. Và chính vì thế, và hơn thế nữa, ta chỉ còn biết thưa với người hành hương tầm thường này rằng: Cám ơn Đức Thánh Cha!