Vết thương của Chúa Giêsu là “giá” mà Ngài đã phải trả cho Giáo Hội được hiệp nhất mãi mãi với Ngài và với Chúa Cha. Kitô hữu ngày nay được kêu gọi để xin ơn hiệp nhất và chiến đấu chống lại tất cả “tinh thần chia rẽ, chiến tranh, và ghen tị.”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng Thứ Năm 21 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “lời cầu nguyện lớn của Đức Giêsu” là Giáo Hội được hiệp nhất - là các Kitô hữu được “nên một” như Chúa Giêsu với Chúa Cha. Trình bày những suy tư của ngài trên các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa cộng đoàn trở lại không khí của bữa tiệc ly - không lâu trước khi Đức Kitô trao ban cho chính Ngài trong cuộc Thương Khó. Nhắc lại lời nói nghiêm trọng mà Đức Kitô ủy thác cho các Tông Đồ, Đức Thánh Cha cảnh báo chúng ta chống lại các chước cám dỗ của thế gian là sấp mình thờ lạy “người cha khác” là ma quỷ, là đứa gian trá và gây chia rẽ.
Giá của sự hiệp nhất
Đức Thánh Cha nhận xét rằng thật an ủi khi nghe Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha rằng Ngài không muốn chỉ cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài mà thôi nhưng còn cho cả những ai sẽ tin vào Ngài “thông qua lời của các môn đệ” Ngài. Đó là một cụm từ quen thuộc, nhưng Đức Giáo Hoàng nhận định rằng lời ấy có một giá trị đặc biệt đáng chú ý đến.
“Có lẽ, chúng ta không chú ý đủ đến những lời này: Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho tôi! Điều này thực sự là một nguồn mạch đem lại sự tự tin cho chúng ta. Người cầu nguyện cho tôi, Người cầu nguyện cho tôi. .. Tôi tưởng tượng ra hình ảnh khi Chúa Giêsu đứng trước mặt Chúa Cha trên Thiên Đàng. Ngài cầu nguyện cho chúng ta, Ngài cầu nguyện cho tôi và những gì Chúa Cha thấy là vết thương, là giá Chúa Giêsu đã phải trả cho chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi với những vết thương của Ngài, và với trái tim đầy thương tích của Ngài và Ngài sẽ tiếp tục làm như vậy.”
Các khuôn mặt của sự chia rẽ
Chúa Giêsu cầu nguyện “cho sự hiệp nhất của dân Ngài, cho Giáo Hội.” Nhưng Chúa Giêsu biết rằng “tinh thần của thế gian” là “tinh thần của chia rẽ, chiến tranh, ghen tị, ganh ghét ngay cả trong gia đình, ngay cả trong cộng đoàn tôn giáo, thậm chí trong các giáo phận trong toàn thể Giáo Hội: đó là sự cám dỗ lớn. “Đó là điều dẫn chúng ta đến với ngồi lê đôi mách, gán cho nhau những nhãn hiệu, chụp mũ người khác. Đó là những thái độ và hành vi mà chúng ta được mời gọi để xa lánh”
“Chúng ta phải nên một, chỉ được là một mà thôi, như Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Điều này chính xác là một thách thức đối với tất cả các Kitô hữu chúng ta: đó là không chiều theo sự chia rẽ giữa chúng ta, không để cho tinh thần chia rẽ, cho ma quỷ là cha của mọi điều dối trá hiện diện giữa chúng ta. Hãy tiếp tục tìm kiếm sự hiệp nhất. Tất cả mọi người đều có những khác biệt với người khác, nhưng chúng ta phải cố gắng để sống trong tình hiệp nhất. Chúa Giêsu có tha thứ cho anh chị em không? Ngài tha thứ cho tất cả mọi người. Sao chúng ta không tha thứ cho nhau? Chúa Giêsu cầu nguyện để chúng ta hiệp nhất, nên một. Và Giáo Hội có nhu cầu rất lớn cho lời cầu nguyện hiệp nhất này”
Đoàn kết là ân sủng, không phải là “chất keo”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa rằng một Giáo Hội được gắn kết lại với nhau bằng “chất keo” đơn giản là không tồn tại - Bởi vì sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta “là một ân sủng của Thiên Chúa” và là “một cuộc đấu tranh” vất vả để giành được chiến thắng trên trái đất này. “Chúng ta phải có chỗ cho Chúa Thánh Thần, để chúng ta được biến đổi để nên một như Chúa Cha trong Chúa Con”
“Một lời khuyên khác Chúa Giêsu đã trối lại trước khi Ngài lìa xa các môn đệ là hãy ở lại trong Ngài” Và Ngài xin cho chúng ta ân sủng là tất cả chúng ta ở lại trong Ngài. Và này đây Ngài chỉ cho chúng ta thấy tại sao: ‘Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con’ nghĩa là ở mãi với Chúa Giêsu, trong thế giới của Ngài, luôn ở lại trong Ngài ‘để họ được chiêm ngưỡng vinh quang của con’”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “lời cầu nguyện lớn của Đức Giêsu” là Giáo Hội được hiệp nhất - là các Kitô hữu được “nên một” như Chúa Giêsu với Chúa Cha. Trình bày những suy tư của ngài trên các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa cộng đoàn trở lại không khí của bữa tiệc ly - không lâu trước khi Đức Kitô trao ban cho chính Ngài trong cuộc Thương Khó. Nhắc lại lời nói nghiêm trọng mà Đức Kitô ủy thác cho các Tông Đồ, Đức Thánh Cha cảnh báo chúng ta chống lại các chước cám dỗ của thế gian là sấp mình thờ lạy “người cha khác” là ma quỷ, là đứa gian trá và gây chia rẽ.
Giá của sự hiệp nhất
Đức Thánh Cha nhận xét rằng thật an ủi khi nghe Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha rằng Ngài không muốn chỉ cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài mà thôi nhưng còn cho cả những ai sẽ tin vào Ngài “thông qua lời của các môn đệ” Ngài. Đó là một cụm từ quen thuộc, nhưng Đức Giáo Hoàng nhận định rằng lời ấy có một giá trị đặc biệt đáng chú ý đến.
“Có lẽ, chúng ta không chú ý đủ đến những lời này: Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho tôi! Điều này thực sự là một nguồn mạch đem lại sự tự tin cho chúng ta. Người cầu nguyện cho tôi, Người cầu nguyện cho tôi. .. Tôi tưởng tượng ra hình ảnh khi Chúa Giêsu đứng trước mặt Chúa Cha trên Thiên Đàng. Ngài cầu nguyện cho chúng ta, Ngài cầu nguyện cho tôi và những gì Chúa Cha thấy là vết thương, là giá Chúa Giêsu đã phải trả cho chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi với những vết thương của Ngài, và với trái tim đầy thương tích của Ngài và Ngài sẽ tiếp tục làm như vậy.”
Các khuôn mặt của sự chia rẽ
Chúa Giêsu cầu nguyện “cho sự hiệp nhất của dân Ngài, cho Giáo Hội.” Nhưng Chúa Giêsu biết rằng “tinh thần của thế gian” là “tinh thần của chia rẽ, chiến tranh, ghen tị, ganh ghét ngay cả trong gia đình, ngay cả trong cộng đoàn tôn giáo, thậm chí trong các giáo phận trong toàn thể Giáo Hội: đó là sự cám dỗ lớn. “Đó là điều dẫn chúng ta đến với ngồi lê đôi mách, gán cho nhau những nhãn hiệu, chụp mũ người khác. Đó là những thái độ và hành vi mà chúng ta được mời gọi để xa lánh”
“Chúng ta phải nên một, chỉ được là một mà thôi, như Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Điều này chính xác là một thách thức đối với tất cả các Kitô hữu chúng ta: đó là không chiều theo sự chia rẽ giữa chúng ta, không để cho tinh thần chia rẽ, cho ma quỷ là cha của mọi điều dối trá hiện diện giữa chúng ta. Hãy tiếp tục tìm kiếm sự hiệp nhất. Tất cả mọi người đều có những khác biệt với người khác, nhưng chúng ta phải cố gắng để sống trong tình hiệp nhất. Chúa Giêsu có tha thứ cho anh chị em không? Ngài tha thứ cho tất cả mọi người. Sao chúng ta không tha thứ cho nhau? Chúa Giêsu cầu nguyện để chúng ta hiệp nhất, nên một. Và Giáo Hội có nhu cầu rất lớn cho lời cầu nguyện hiệp nhất này”
Đoàn kết là ân sủng, không phải là “chất keo”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa rằng một Giáo Hội được gắn kết lại với nhau bằng “chất keo” đơn giản là không tồn tại - Bởi vì sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta “là một ân sủng của Thiên Chúa” và là “một cuộc đấu tranh” vất vả để giành được chiến thắng trên trái đất này. “Chúng ta phải có chỗ cho Chúa Thánh Thần, để chúng ta được biến đổi để nên một như Chúa Cha trong Chúa Con”
“Một lời khuyên khác Chúa Giêsu đã trối lại trước khi Ngài lìa xa các môn đệ là hãy ở lại trong Ngài” Và Ngài xin cho chúng ta ân sủng là tất cả chúng ta ở lại trong Ngài. Và này đây Ngài chỉ cho chúng ta thấy tại sao: ‘Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con’ nghĩa là ở mãi với Chúa Giêsu, trong thế giới của Ngài, luôn ở lại trong Ngài ‘để họ được chiêm ngưỡng vinh quang của con’”