SUY NIỆM CHỦ NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN: Kỷ niệm Biến Cố 11-9 ở New York
(Mt 18, 15-20)
Khi bài Tin Mừng hôm nay được công bố (8.9.2002) thì toàn thể nước Mỹ đang đón đợi ngày kỷ niệm lần thứ nhất biến cố khủng bố tòa tháp đôi và Lầu năm góc (11.9.2001). Gợi lại ký ức đau đớn của buổi sáng hôm ấy là mở cửa bước vào những mảnh đất thiêng liêng của thành phố New- York và Washington D.C: Sự sống bị nổ tung, các mơ ước tan tác, hỗn loạn, sợ hãi và”vâng, hy vọng. Hy vọng vào lòng tốt tự phát của con người.
Chắc chắn sẽ có nhiều sinh hoạt tưởng niệm trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Nhưng dù cho chúng được tổ chức ra sao đi nữa, thì tựu trung vẫn là thương tiếc những con người đã khuất. Sau đó, mọi chú ý sẽ dồn về những người lính cứu hỏa can đảm và các cảnh sát viên đã từng lăn lộn trên hiện trường, cũng như ngàn vạn dân thường tốt bụng đã vội vàng tuôn đến địa điểm để cứu hộ, cứu nạn. Kẻ hiến máu, người nhanh tay giúp đỡ bất cứ công việc gì cần đến họ. Bây giờ thì ý kiến chia đôi. Một số để tâm theo dõi chiến tranh ở Afghanistan. Số khác tự hỏi: “Phải chăng còn con đường nào khác ngoài hận thù và trả đũa?” Mường tượng lại tình đoàn kết nhất trí và liên đới hiệp lực trên toàn thể đất nước để vượt qua thương đau, chúng ta có thể tìm được câu trả lời cho vấn nạn: “Các gia đình đoàn kết vì ngày mai hòa bình.” Thành viên là những người đã mất thân nhân trong khủng bố. Lúc này là thời điểm toàn bộ thế giới đồng thuận, vừa tưởng niệm những nạn nhân đã chết, vừa phát huy sáng kiến kiến tạo ngày mai hòa bình. Mọi người có thể cùng nhau hô lớn: “Một thế giới khác là điều khả thi” cho nhân loại! Lời mời gọi đã vang lên trong mọi trái tim. Xin hãy lắng nghe và cùng nhau tìm ra thế giới đó.
Nội dung bài Tin Mừng theo thánh Matthêu hôm nay cũng âm hưởng cùng ước vọng. Sự thực thì Ngài quan tâm đến các bất đồng của cộng đoàn địa phương. Cộng đoàn này phần đông là người Do Thái, nhưng cũng đang thâu nhận nhiều tín hữu gốc dân ngoại. Vì thế, nổi lên nhiều khác biệt, chia rẽ, bè phái, kình địch, mất đoàn kết. Điều đó là tất nhiên. Nhưng thánh nhân cảm thấy sai trái, phải tìm ra những chỉ dẫn để hàn gắn các bất hòa đó, và phục hồi những giao hảo cũ. Ông trông thấy lời giải đáp trong giáo lý của Chúa Giêsu và đã thu xếp các điều Chúa giảng dạy về mục tiêu này. Bước đầu tiên Chúa chỉ giáo trong tiến trình hòa giải là phải lắng nghe (xem thêm phần ghi chú). Ngài động viên Giáo hội dùng mọi phương cách có được để sửa chữa những sai lầm và phục hồi lòng tin cậy lẫn nhau, sau là chữa lành và tha thứ. Nếu như hội ý với một hay hai nhân chứng mà vẫn thất bại thì dùng đến sự khôn ngoan của cộng đoàn, vạn bất đắc dĩ mới khai trừ. Khuynh hướng chung của các Phúc âm là “được lợi” người anh em. Đây là gương sáng của Chúa Giêsu khi Ngài dễ dãi tiếp xúc với người tội lỗi, như thu thuế, đĩ điếm, kẻ không thanh sạch hay bị xã hội loại trử, ô uế”
Bài Tin Mừng hôm nay thách thức lòng nhân ái của cộng đoàn tín hữu Hoa Kỳ trước kinh nghiệm đau thương hiện thời. Là một cộng đoàn, chúng ta biết và ý thức rõ ràng mình thuộc về một thế giới toàn cầu và lệ thuộc lẫn nhau. Nhưng phương tiện để giải quyết những xung đột quyền lợi lại ngày càng trở nên hung hãn, bạo tàn và chiến tranh. Một bộ mặt thế giới khác, hiền hòa hơn, có thể thực hiện được không? Chỉ ít tuần sau biến cố 11.9 nhà sư Phật giáo người Việt Nam, ông Thích Nhất Hạnh đã viết: “căn nguyên của khủng bố là hiểu lầm, hận thù và bạo động. Sức mạnh quân sự không thể bứng rễ được nó. Bom đạn và tên lửa không bay tới được, nói chi phá hủy nó! Nó chỉ có thể được cải hóa và xóa bỏ bằng cảm thông và thương yêu. Nhân loại cần thức tỉnh tập thể để chặn đứng tiến trình tự tiêu diệt này.
Điều đáng lưu ý là ngay sau khi đưa ra giáo huấn hòa giải, Chúa Giêsu dạy dỗ về sức mạnh của việc cùng nhau cầu nguyện: “ Ở đâu có hai hoặc ba người cầu nguyện nhân danh Ta, thì Ta ở giữa họ.” (Mt 18,19). Như vậy, chúng ta không đơn độc: Chúa ở với chúng ta. Thần khí Thiên Chúa luôn ngự giữa nhân loại. Thượng Đế của kẻ sống luôn lôi kéo loài người đến với Ngài. Ngài là Đấng nâng đỡ sức sống mọi người, cho nên vào thời điểm đen tối nhất của cuộc đời, hy vọng vẫn không bao giờ tắt. Khi chúng ta quay về với trung tâm sâu thẳm của cõi lòng, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi nối kết mọi người, nơi trái tim được cải hóa, thì hy vọng bừng lên tràn trề. Đó là đức tin của các tín hữu. Chúng ta kiếm tìm sự khôn ngoan và thượng trí của Đức Chúa Trời, thì Đức Giêsu Kitô là thượng trí, làkhôn ngoan đó. Khôn ngoan đã hóa thành nhục thể, cho nên không phải nhát đảm, sợ hãi. Thiên Chúa luôn có mặt bên chúng ta.
Bài đọc hai hôm nay, thánh Phaolô rao giảng cho người Roma điều răn tóm tắt lề luật và các tiên tri. Ngài nhắc lời Môsê và huấn dụ riêng của Chúa Giêsu “Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình”. Rồi thánh nhân khai triển thêm: “Tình yêu là điều duy nhất không làm hại đồng loại. Đó là câu trả lời cho từng giới răn”. (bản dịch kinh thánh Giêrusalem). Nhiều lần Chúa Giêsu nhắc lại lệnh truyền này bằng nhiều hình thức khác nhau. Cuối cùng trong đêm bị trao nộp, trước khi đi chịu chết, Ngài lại phán lần nữa: “Đây là giới răn Thầy truyền cho anh em là hãy yêu thương nhau”.
Đức Dalai Lama của Tây Tạng một lần phát biểu: “ Điều quí vị muốn kinh nghiệm, thì phải lo liệu cho người khác cùng được chia sẻ” truyền thống đạo đức của mọi tôn giáo đều đồng ý như vậy. Nhưng ai là láng giềng của tôi? Câu hỏi đã được Phúc âm thánh Luca trả lời (Lc 10,29). Tuy nhiên ít ai hiểu được ý nghĩa, và ít hơn nữa những linh hồn đủ can đảm để đem lời dạy của Chúa Giêsu ra thực hành. Thực tế, chúng ta phải nhìn qua ranh giới của gia đình mình, xứ đạo, tôn giáo, văn hóa dân tộc, khuynh hướng chính trị” thì mới nhận ra được người lân cận, những anh em, chị em mình để mà thương yêu. Chúng ta phải đấu tranh thực sự với bản thân, các thành kiến, định kiến, não trạng cục bộ, bè phái, thói xấu, vũ lực, lời nói độc địa, chanh chua, cay đắng thì mới có khả năng thương yêu người khác. Ngoài ra là nói dối.
Một thế giới khác, hiền hòa hơn, có thể thực hiện được không? Dưới ánh sáng Tin Mừng, câu trả lời: được lắm. Miễn là cộng đồng các quốc gia, dân tộc, biết đến với nhau, đoàn kết chặt chẽ để làm nảy sinh hòa giải, hòa hợp, phục hồi điều thiện, kính trọng nhân phẩm, quyền lợi của nhau, quan tâm đến những quốc gia nhỏ bé, san bằng hố ngăn cách giàu nghèo, để mọi người, mọi dân tộc đều được chung hưởng tài nguyên phong phú của trái đất, ân huệ tuyệt vời của Thiên Chúa. Một vị tử đạo dòng Tên ở El Salvador, cha Rutilio Grande, đã để lại cho chúng ta những dòng như sau: “Thế giới vật chất này là dành cho mọi người, không có biên giới, bàn tiệc của Thiên Chúa là bàn tiệc chung, đủ rộng để ai nấy cũng có chỗ, bất cứ ai muốn cũng có thể đến ăn.” Linh mục Rutilio đã chết cho niềm tin của mình.
Có phải đó chỉ là một giấc mơ? Thế thì chúng ta ăn chay, cầu nguyện để làm gì? Tôi thiết nghĩ, mục tiêu là để mọi người đều có chỗ trong bàn tiệc Thiên Chúa. Kinh nguyện thánh thể II về hòa giải có đoạn như sau: “Xin Thần Khí Chúa thay đổi tâm trí chúng con, để rằng các kẻ thù nghịch tìm đến đối thoại với nhau, những người chia rẽ nắm tay nhau vui tình bạn hữu và và các quốc gia thấy được con đường hòa bình. Xin Thần Khí Chúa hoạt động để mọi người thông cảm nhau, để ngọn lửa hận thù bị dập tắt bằng lòng thương xót và tha thứ.” Amen.
Ghi chú thêm: chương thứ nhất của sách Sáng thế mô tả Thiên Chúa khởi sự dựng nên trời đất. Ngài nói: “hãy có ánh sáng” thụ tạo đã lắng nghe lời Thiên Chúa, rồi trả lời rất thích đáng: “và liền có ánh sáng.” Mấy lời mở đầu này cho chúng ta ý niệm căn bản về sự tương giao giữa Thiên Chúa và thụ tạo là Truyền Thông: Thiên Chúa khởi sự cuộc đối thoại, tạo vật lắng nghe và đáp lại. Bất cứ bộ phận nào không chú ý lắng nghe và đáp lại thích đáng, bộ phận đó không còn trong tương giao với Đức Chúa Trời và với chính mình. Bản tính của chúng ta là lắng nghe lời Thượng Đế và đáp lại. Vì vậy Truyền Thông là nòng cốt của sự tương giao giữa Thượng Đế và thụ tạo. Nó cũng là trung tâm trong gia đình nhân loại nếu như muốn coi nhau là anh chị em, con cái của Thiên Chúa. Khiếm khuyết hoặc thất bại trong truyền thông đưa đến xa cách nhau. Từ đó nảy sinh đau khổ. Ngược lai liên lạc yêu thương là phương tiện hữu hiệu để gần nhau, hòa giải và hối cải trở về. Vậy thì chú ý lắng nghe nhau và cùng nhau lắng nghe Thiên Chúa làm mọi người đoàn kết được với nhau. Lúc ấy nhân loại làm tròn Kinh Thánh và ước muốn của Đức Chúa Trời. Lúc ấy, chúng ta học sống với nhau trong bình an, hòa hợp và hiệp nhất với Thiên Chúa cùng đồng loại.( trích Rượu Mới, cơ quan truyền thông Đaminh quốc tế trang 35).
(Mt 18, 15-20)
Khi bài Tin Mừng hôm nay được công bố (8.9.2002) thì toàn thể nước Mỹ đang đón đợi ngày kỷ niệm lần thứ nhất biến cố khủng bố tòa tháp đôi và Lầu năm góc (11.9.2001). Gợi lại ký ức đau đớn của buổi sáng hôm ấy là mở cửa bước vào những mảnh đất thiêng liêng của thành phố New- York và Washington D.C: Sự sống bị nổ tung, các mơ ước tan tác, hỗn loạn, sợ hãi và”vâng, hy vọng. Hy vọng vào lòng tốt tự phát của con người.
Chắc chắn sẽ có nhiều sinh hoạt tưởng niệm trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Nhưng dù cho chúng được tổ chức ra sao đi nữa, thì tựu trung vẫn là thương tiếc những con người đã khuất. Sau đó, mọi chú ý sẽ dồn về những người lính cứu hỏa can đảm và các cảnh sát viên đã từng lăn lộn trên hiện trường, cũng như ngàn vạn dân thường tốt bụng đã vội vàng tuôn đến địa điểm để cứu hộ, cứu nạn. Kẻ hiến máu, người nhanh tay giúp đỡ bất cứ công việc gì cần đến họ. Bây giờ thì ý kiến chia đôi. Một số để tâm theo dõi chiến tranh ở Afghanistan. Số khác tự hỏi: “Phải chăng còn con đường nào khác ngoài hận thù và trả đũa?” Mường tượng lại tình đoàn kết nhất trí và liên đới hiệp lực trên toàn thể đất nước để vượt qua thương đau, chúng ta có thể tìm được câu trả lời cho vấn nạn: “Các gia đình đoàn kết vì ngày mai hòa bình.” Thành viên là những người đã mất thân nhân trong khủng bố. Lúc này là thời điểm toàn bộ thế giới đồng thuận, vừa tưởng niệm những nạn nhân đã chết, vừa phát huy sáng kiến kiến tạo ngày mai hòa bình. Mọi người có thể cùng nhau hô lớn: “Một thế giới khác là điều khả thi” cho nhân loại! Lời mời gọi đã vang lên trong mọi trái tim. Xin hãy lắng nghe và cùng nhau tìm ra thế giới đó.
Nội dung bài Tin Mừng theo thánh Matthêu hôm nay cũng âm hưởng cùng ước vọng. Sự thực thì Ngài quan tâm đến các bất đồng của cộng đoàn địa phương. Cộng đoàn này phần đông là người Do Thái, nhưng cũng đang thâu nhận nhiều tín hữu gốc dân ngoại. Vì thế, nổi lên nhiều khác biệt, chia rẽ, bè phái, kình địch, mất đoàn kết. Điều đó là tất nhiên. Nhưng thánh nhân cảm thấy sai trái, phải tìm ra những chỉ dẫn để hàn gắn các bất hòa đó, và phục hồi những giao hảo cũ. Ông trông thấy lời giải đáp trong giáo lý của Chúa Giêsu và đã thu xếp các điều Chúa giảng dạy về mục tiêu này. Bước đầu tiên Chúa chỉ giáo trong tiến trình hòa giải là phải lắng nghe (xem thêm phần ghi chú). Ngài động viên Giáo hội dùng mọi phương cách có được để sửa chữa những sai lầm và phục hồi lòng tin cậy lẫn nhau, sau là chữa lành và tha thứ. Nếu như hội ý với một hay hai nhân chứng mà vẫn thất bại thì dùng đến sự khôn ngoan của cộng đoàn, vạn bất đắc dĩ mới khai trừ. Khuynh hướng chung của các Phúc âm là “được lợi” người anh em. Đây là gương sáng của Chúa Giêsu khi Ngài dễ dãi tiếp xúc với người tội lỗi, như thu thuế, đĩ điếm, kẻ không thanh sạch hay bị xã hội loại trử, ô uế”
Bài Tin Mừng hôm nay thách thức lòng nhân ái của cộng đoàn tín hữu Hoa Kỳ trước kinh nghiệm đau thương hiện thời. Là một cộng đoàn, chúng ta biết và ý thức rõ ràng mình thuộc về một thế giới toàn cầu và lệ thuộc lẫn nhau. Nhưng phương tiện để giải quyết những xung đột quyền lợi lại ngày càng trở nên hung hãn, bạo tàn và chiến tranh. Một bộ mặt thế giới khác, hiền hòa hơn, có thể thực hiện được không? Chỉ ít tuần sau biến cố 11.9 nhà sư Phật giáo người Việt Nam, ông Thích Nhất Hạnh đã viết: “căn nguyên của khủng bố là hiểu lầm, hận thù và bạo động. Sức mạnh quân sự không thể bứng rễ được nó. Bom đạn và tên lửa không bay tới được, nói chi phá hủy nó! Nó chỉ có thể được cải hóa và xóa bỏ bằng cảm thông và thương yêu. Nhân loại cần thức tỉnh tập thể để chặn đứng tiến trình tự tiêu diệt này.
Điều đáng lưu ý là ngay sau khi đưa ra giáo huấn hòa giải, Chúa Giêsu dạy dỗ về sức mạnh của việc cùng nhau cầu nguyện: “ Ở đâu có hai hoặc ba người cầu nguyện nhân danh Ta, thì Ta ở giữa họ.” (Mt 18,19). Như vậy, chúng ta không đơn độc: Chúa ở với chúng ta. Thần khí Thiên Chúa luôn ngự giữa nhân loại. Thượng Đế của kẻ sống luôn lôi kéo loài người đến với Ngài. Ngài là Đấng nâng đỡ sức sống mọi người, cho nên vào thời điểm đen tối nhất của cuộc đời, hy vọng vẫn không bao giờ tắt. Khi chúng ta quay về với trung tâm sâu thẳm của cõi lòng, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi nối kết mọi người, nơi trái tim được cải hóa, thì hy vọng bừng lên tràn trề. Đó là đức tin của các tín hữu. Chúng ta kiếm tìm sự khôn ngoan và thượng trí của Đức Chúa Trời, thì Đức Giêsu Kitô là thượng trí, làkhôn ngoan đó. Khôn ngoan đã hóa thành nhục thể, cho nên không phải nhát đảm, sợ hãi. Thiên Chúa luôn có mặt bên chúng ta.
Bài đọc hai hôm nay, thánh Phaolô rao giảng cho người Roma điều răn tóm tắt lề luật và các tiên tri. Ngài nhắc lời Môsê và huấn dụ riêng của Chúa Giêsu “Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình”. Rồi thánh nhân khai triển thêm: “Tình yêu là điều duy nhất không làm hại đồng loại. Đó là câu trả lời cho từng giới răn”. (bản dịch kinh thánh Giêrusalem). Nhiều lần Chúa Giêsu nhắc lại lệnh truyền này bằng nhiều hình thức khác nhau. Cuối cùng trong đêm bị trao nộp, trước khi đi chịu chết, Ngài lại phán lần nữa: “Đây là giới răn Thầy truyền cho anh em là hãy yêu thương nhau”.
Đức Dalai Lama của Tây Tạng một lần phát biểu: “ Điều quí vị muốn kinh nghiệm, thì phải lo liệu cho người khác cùng được chia sẻ” truyền thống đạo đức của mọi tôn giáo đều đồng ý như vậy. Nhưng ai là láng giềng của tôi? Câu hỏi đã được Phúc âm thánh Luca trả lời (Lc 10,29). Tuy nhiên ít ai hiểu được ý nghĩa, và ít hơn nữa những linh hồn đủ can đảm để đem lời dạy của Chúa Giêsu ra thực hành. Thực tế, chúng ta phải nhìn qua ranh giới của gia đình mình, xứ đạo, tôn giáo, văn hóa dân tộc, khuynh hướng chính trị” thì mới nhận ra được người lân cận, những anh em, chị em mình để mà thương yêu. Chúng ta phải đấu tranh thực sự với bản thân, các thành kiến, định kiến, não trạng cục bộ, bè phái, thói xấu, vũ lực, lời nói độc địa, chanh chua, cay đắng thì mới có khả năng thương yêu người khác. Ngoài ra là nói dối.
Một thế giới khác, hiền hòa hơn, có thể thực hiện được không? Dưới ánh sáng Tin Mừng, câu trả lời: được lắm. Miễn là cộng đồng các quốc gia, dân tộc, biết đến với nhau, đoàn kết chặt chẽ để làm nảy sinh hòa giải, hòa hợp, phục hồi điều thiện, kính trọng nhân phẩm, quyền lợi của nhau, quan tâm đến những quốc gia nhỏ bé, san bằng hố ngăn cách giàu nghèo, để mọi người, mọi dân tộc đều được chung hưởng tài nguyên phong phú của trái đất, ân huệ tuyệt vời của Thiên Chúa. Một vị tử đạo dòng Tên ở El Salvador, cha Rutilio Grande, đã để lại cho chúng ta những dòng như sau: “Thế giới vật chất này là dành cho mọi người, không có biên giới, bàn tiệc của Thiên Chúa là bàn tiệc chung, đủ rộng để ai nấy cũng có chỗ, bất cứ ai muốn cũng có thể đến ăn.” Linh mục Rutilio đã chết cho niềm tin của mình.
Có phải đó chỉ là một giấc mơ? Thế thì chúng ta ăn chay, cầu nguyện để làm gì? Tôi thiết nghĩ, mục tiêu là để mọi người đều có chỗ trong bàn tiệc Thiên Chúa. Kinh nguyện thánh thể II về hòa giải có đoạn như sau: “Xin Thần Khí Chúa thay đổi tâm trí chúng con, để rằng các kẻ thù nghịch tìm đến đối thoại với nhau, những người chia rẽ nắm tay nhau vui tình bạn hữu và và các quốc gia thấy được con đường hòa bình. Xin Thần Khí Chúa hoạt động để mọi người thông cảm nhau, để ngọn lửa hận thù bị dập tắt bằng lòng thương xót và tha thứ.” Amen.
Ghi chú thêm: chương thứ nhất của sách Sáng thế mô tả Thiên Chúa khởi sự dựng nên trời đất. Ngài nói: “hãy có ánh sáng” thụ tạo đã lắng nghe lời Thiên Chúa, rồi trả lời rất thích đáng: “và liền có ánh sáng.” Mấy lời mở đầu này cho chúng ta ý niệm căn bản về sự tương giao giữa Thiên Chúa và thụ tạo là Truyền Thông: Thiên Chúa khởi sự cuộc đối thoại, tạo vật lắng nghe và đáp lại. Bất cứ bộ phận nào không chú ý lắng nghe và đáp lại thích đáng, bộ phận đó không còn trong tương giao với Đức Chúa Trời và với chính mình. Bản tính của chúng ta là lắng nghe lời Thượng Đế và đáp lại. Vì vậy Truyền Thông là nòng cốt của sự tương giao giữa Thượng Đế và thụ tạo. Nó cũng là trung tâm trong gia đình nhân loại nếu như muốn coi nhau là anh chị em, con cái của Thiên Chúa. Khiếm khuyết hoặc thất bại trong truyền thông đưa đến xa cách nhau. Từ đó nảy sinh đau khổ. Ngược lai liên lạc yêu thương là phương tiện hữu hiệu để gần nhau, hòa giải và hối cải trở về. Vậy thì chú ý lắng nghe nhau và cùng nhau lắng nghe Thiên Chúa làm mọi người đoàn kết được với nhau. Lúc ấy nhân loại làm tròn Kinh Thánh và ước muốn của Đức Chúa Trời. Lúc ấy, chúng ta học sống với nhau trong bình an, hòa hợp và hiệp nhất với Thiên Chúa cùng đồng loại.( trích Rượu Mới, cơ quan truyền thông Đaminh quốc tế trang 35).