Phương pháp Tâm Vận Động
1.3. Phương Pháp Tâm Vận Động Aucouturier và những ứng dụng trong lãnh vực giáo dục
Phương pháp Tâm vận động nhằm mục tiêu phát triển con người toàn diện của trẻ em, ở vào giai đoạn và cấp độ tăng trưởng từ 10 tháng đến 6-7 tuổi. Nền tảng của Phương Pháp bao gồm những quan niệm cơ bản đã được khảo sát và trình bày trên đây. Thêm vào đó, còn có nhiều tin tức và dữ kiện khác sẽ được lần lượt trình bày, trong những chương tiếp theo.
Để có thể sử dụng một cách đứng đắn Phương Pháp nầy, chúng ta cần có những hành trang vững chắc về bộ môn tâm lý phát triển của trẻ em. Chính vì lý do nầy, tôi có xu thế lặp đi lặp lại nhiều lần một số dữ kiện quan trọng. Tuy nhiên, cách làm ấy có một lợi điễm thiết thực là cung ứng cho chúng ta một lối nhìn toàn diện bao gồm những kiến thức ăn khớp với nhau một cách mật thiết và năng động.
Ngoài những kiến thức lý thuyết ấy, điều kiện thiết yếu thứ hai, cần có mặt trong hành trang của người chuyên viên Tâm Vận Động, là một số thái độ cần được tôi luyện, đến độ thấm thấu và nhuần nhuyễn, mỗi khi chúng ta tiếp xúc và sinh hoạt với trẻ em.
Điều kiện thứ ba là thể thức tổ chức một khung gian sinh hoạt thích hợp và một số dụng cụ đặc biệt cần thiết bị.
Ngoài ra, người chuyên viên Tâm Vận Động cần tôn trọng, một cách nghiêm túc, một số nguyên tắc hành động. Thiếu điều kiện nầy, Phương Pháp Tâm Vận Động sẽ mất hết hiệu năng và ý nghĩa cơ bản.
Hẳn thực, nếu Phương Pháp nầy không giúp được trẻ em thực thi những bước tiến bộ rõ rệt, vì một vài nguyên nhân đang còn thoát khỏi tầm kiểm soát và nghiên cứu của chúng ta, ÍT NHẤT nó mang lại cho trẻ em những giờ phút giải trí, vui đùa và thư giản…Nó cũng không làm tổn hại cho những trẻ em có tư chất mong manh, tế nhị hay là « dễ vỡ ».
Nói tóm lại, Phương Pháp Tâm Vận Động Aucouturier nhắm mục đích là phát triển trẻ em, về mặt tâm lý, bằng cách tác động trên lãnh vực cơ thể, vận động. Chúng ta sử dụng phương pháp nầy, để tiếp cận trẻ em, và giúp trẻ em phát triển, trên nhiều bình diện khác nhau, thuộc đời sống làm người của mình như : sinh hoạt vận động, sinh hoạt tình cảm và sinh hoạt tư duy.
Thêm vào đó, không những chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy đời sống tâm lý của trẻ em, bằng con đường vận động và thể lý, Phương Pháp nầy còn có hiệu năng giải tỏa, khai phóng vấn đề tiếp xúc, trao đổi và thông đạt, cũng như vấn đề sáng tạo, kiến dựng bản thân. Nhờ vào hai khả năng nầy, là kết dệt những quan hệ và sáng tạo cuộc đời, trẻ em sẽ từ từ thoát ra khỏi chiếc vỏ « tự kỷ », không còn coi mình là « trung tâm của vũ trụ ». Đồng thời, về mặt tích cực, trẻ em sẽ thực hiện những bước tiến bộ trong năm lãnh vực khác nhau sau đây : xúc động, tưởng tượng, hình tượng, tri thức và suy luận.
Chính vì bao nhiêu lý do vừa được quảng khai và nhấn mạnh, tác giả M. BOUVART ( 1995 ) đã khẳng định :
« Không có Phương Pháp Tâm Vận Động, nếu trẻ em không có khả năng diễn tả đời sống vận động, đời sống xúc động và đời sống vô thức của mình một cách dễ dàng và thanh thoát.
« Cũng vậy, sẽ không có Phương Pháp Tâm Vận Động, nếu trẻ em không có khả năng tổng hợp mọi phương diện rời rạc khác nhau trong con người của mình, thành một thực thể đồng nhất và năng động ».
Trong thực tế tổ chức và sinh hoạt, Phương Pháp Tâm Vận Động Aucouturier được ứng dụng ở ba mức độ khác nhau :
Ở vào mức độ NHÓM TRỊ LIỆU CÁ NHÂN, trẻ em đang cần sự có mặt của người lớn, hoạt động như một phối nhân hình tượng trong các trò chơi, mới có thể dần dần tiến tới khả năng tiếp xúc, trao đổi với bạn bè cùng trang lứa, trong tương lai. Sở dĩ như vậy, vì loại trẻ em nầy, trong hiện tại, đang có những năng động, những ký hiệu, cũng như những hình thức diễn tả và nỗi niềm khổ đau quá riêng biệt, đặc thù. Chúng nó CHƯA có gì làm « mẫu số chung » với những trẻ em khác. Không có sự giúp đỡ của một chuyên viên có kinh nghiệm, chúng nó không thể nào hóa giải bao nhiêu vấn đề khó khăn trầm trọng của mình. Người chuyên viên Tâm Vận Động đặc trách loại trẻ em nầy, cần được đào tạo một cách kỹ càng, mới có thể đi vào thế giới xa lạ, âm u, bít kín của các trẻ em nầy. Trên cơ sở đó, họ sẽ cho phép các trẻ em nầy PHÓNG NGOẠI - nghĩa là tống xuất ra ngoài, một cách tối đa - lịch sử cá nhân của mình.
1.3. Phương Pháp Tâm Vận Động Aucouturier và những ứng dụng trong lãnh vực giáo dục
Phương pháp Tâm vận động nhằm mục tiêu phát triển con người toàn diện của trẻ em, ở vào giai đoạn và cấp độ tăng trưởng từ 10 tháng đến 6-7 tuổi. Nền tảng của Phương Pháp bao gồm những quan niệm cơ bản đã được khảo sát và trình bày trên đây. Thêm vào đó, còn có nhiều tin tức và dữ kiện khác sẽ được lần lượt trình bày, trong những chương tiếp theo.
Để có thể sử dụng một cách đứng đắn Phương Pháp nầy, chúng ta cần có những hành trang vững chắc về bộ môn tâm lý phát triển của trẻ em. Chính vì lý do nầy, tôi có xu thế lặp đi lặp lại nhiều lần một số dữ kiện quan trọng. Tuy nhiên, cách làm ấy có một lợi điễm thiết thực là cung ứng cho chúng ta một lối nhìn toàn diện bao gồm những kiến thức ăn khớp với nhau một cách mật thiết và năng động.
Ngoài những kiến thức lý thuyết ấy, điều kiện thiết yếu thứ hai, cần có mặt trong hành trang của người chuyên viên Tâm Vận Động, là một số thái độ cần được tôi luyện, đến độ thấm thấu và nhuần nhuyễn, mỗi khi chúng ta tiếp xúc và sinh hoạt với trẻ em.
Điều kiện thứ ba là thể thức tổ chức một khung gian sinh hoạt thích hợp và một số dụng cụ đặc biệt cần thiết bị.
Ngoài ra, người chuyên viên Tâm Vận Động cần tôn trọng, một cách nghiêm túc, một số nguyên tắc hành động. Thiếu điều kiện nầy, Phương Pháp Tâm Vận Động sẽ mất hết hiệu năng và ý nghĩa cơ bản.
Hẳn thực, nếu Phương Pháp nầy không giúp được trẻ em thực thi những bước tiến bộ rõ rệt, vì một vài nguyên nhân đang còn thoát khỏi tầm kiểm soát và nghiên cứu của chúng ta, ÍT NHẤT nó mang lại cho trẻ em những giờ phút giải trí, vui đùa và thư giản…Nó cũng không làm tổn hại cho những trẻ em có tư chất mong manh, tế nhị hay là « dễ vỡ ».
Nói tóm lại, Phương Pháp Tâm Vận Động Aucouturier nhắm mục đích là phát triển trẻ em, về mặt tâm lý, bằng cách tác động trên lãnh vực cơ thể, vận động. Chúng ta sử dụng phương pháp nầy, để tiếp cận trẻ em, và giúp trẻ em phát triển, trên nhiều bình diện khác nhau, thuộc đời sống làm người của mình như : sinh hoạt vận động, sinh hoạt tình cảm và sinh hoạt tư duy.
Thêm vào đó, không những chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy đời sống tâm lý của trẻ em, bằng con đường vận động và thể lý, Phương Pháp nầy còn có hiệu năng giải tỏa, khai phóng vấn đề tiếp xúc, trao đổi và thông đạt, cũng như vấn đề sáng tạo, kiến dựng bản thân. Nhờ vào hai khả năng nầy, là kết dệt những quan hệ và sáng tạo cuộc đời, trẻ em sẽ từ từ thoát ra khỏi chiếc vỏ « tự kỷ », không còn coi mình là « trung tâm của vũ trụ ». Đồng thời, về mặt tích cực, trẻ em sẽ thực hiện những bước tiến bộ trong năm lãnh vực khác nhau sau đây : xúc động, tưởng tượng, hình tượng, tri thức và suy luận.
Chính vì bao nhiêu lý do vừa được quảng khai và nhấn mạnh, tác giả M. BOUVART ( 1995 ) đã khẳng định :
« Không có Phương Pháp Tâm Vận Động, nếu trẻ em không có khả năng diễn tả đời sống vận động, đời sống xúc động và đời sống vô thức của mình một cách dễ dàng và thanh thoát.
« Cũng vậy, sẽ không có Phương Pháp Tâm Vận Động, nếu trẻ em không có khả năng tổng hợp mọi phương diện rời rạc khác nhau trong con người của mình, thành một thực thể đồng nhất và năng động ».
Trong thực tế tổ chức và sinh hoạt, Phương Pháp Tâm Vận Động Aucouturier được ứng dụng ở ba mức độ khác nhau :
- Mức độ thứ nhất mang tên là giáo dục Tâm Vận Động được khảo sát và trình bày trong toàn bộ tác phẩm nầy.
- Mức độ thứ hai mang tên là Can Thiệp Tâm Vận Động được tổ chức cho các nhóm hạn chế, gồm có từ 3 đến 4 em có vấn đề trong lãnh vực phát triển, với sự có mặt của hai chuyên đã kết thúc chu kỳ đào tạo của mình.
- Mức độ thứ ba mang tên là Trị Liệu Tâm Vận Động dành cho mỗi trường hợp cá nhân. Thông thường, đây là những em đang có những rối loạn tiếp xúc trầm trọng, thuộc diện ô-ti-xơm, có nghĩa là có đời sống tự bế, bít kính mình.
Ở vào mức độ NHÓM TRỊ LIỆU CÁ NHÂN, trẻ em đang cần sự có mặt của người lớn, hoạt động như một phối nhân hình tượng trong các trò chơi, mới có thể dần dần tiến tới khả năng tiếp xúc, trao đổi với bạn bè cùng trang lứa, trong tương lai. Sở dĩ như vậy, vì loại trẻ em nầy, trong hiện tại, đang có những năng động, những ký hiệu, cũng như những hình thức diễn tả và nỗi niềm khổ đau quá riêng biệt, đặc thù. Chúng nó CHƯA có gì làm « mẫu số chung » với những trẻ em khác. Không có sự giúp đỡ của một chuyên viên có kinh nghiệm, chúng nó không thể nào hóa giải bao nhiêu vấn đề khó khăn trầm trọng của mình. Người chuyên viên Tâm Vận Động đặc trách loại trẻ em nầy, cần được đào tạo một cách kỹ càng, mới có thể đi vào thế giới xa lạ, âm u, bít kín của các trẻ em nầy. Trên cơ sở đó, họ sẽ cho phép các trẻ em nầy PHÓNG NGOẠI - nghĩa là tống xuất ra ngoài, một cách tối đa - lịch sử cá nhân của mình.