Tại Bethlehem, đúng nửa đêm, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Jerusalem, cùng với các Giám Mục Phụ Tá của ngài đã cử hành thánh lễ tại đền thờ Giáng Sinh trên quảng trường Máng Cỏ.
Trước đó, hôm thứ Bẩy 30 tháng 11, thành phố Giêrusalem đã chào đón một thánh tích nhỏ bằng gỗ từ chiếc nôi nơi Chúa Giêsu được đặt sau khi sinh ra. Đó là một món quà từ Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu sự khởi đầu của mùa Giáng Sinh.
Thánh tích đã quay lại với thành phố này khoảng 1,400 năm sau khi giã từ Thánh địa để được đưa sang Italia. Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa nói với những người tham dự cuộc rước là máng cỏ Giáng Sinh cùng với chiếc nôi, nơi Chúa Giêsu được Đức Mẹ đặt vào, đã được Thánh Sophronius, lúc ấy là Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh của Giêrusalem, tặng cho Đức Giáo Hoàng Theodore vào thế kỷ thứ bảy.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho mượn toàn bộ máng cỏ, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định gửi tặng một phần nhỏ của chiếc nôi để ở lại vĩnh viễn tại Bethlehem. Cha Francesco Patton, nói với Associated Press.
Toàn bộ máng cỏ vẫn được lưu giữ tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.
Thánh tích này chỉ bằng cỡ ngón tay cái đã được trưng bày tại nhà thờ Đức Bà ở Giêrusalem và đang được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Catherine, của các tu sĩ dòng Phanxicô, bên cạnh Nhà thờ Giáng Sinh nổi tiếng, theo truyền thống được tin là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Đây là nơi các tín hữu Kitô trên thế giới đều ước ao được một lần trong đời đón mừng Chúa Giáng Sinh tại chính nơi thánh thiêng này. Tuy nhiên, đến được nơi đây không phải là dễ vì phải vượt qua vô số các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái. Đó là chưa kể bạo lực có thể bùng lên bất cứ lúc nào và trong những ngày đầy biến động này, nhiều người sợ mình bị kẹt giữa hai lằn đạn.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, một người Hồi giáo, cũng tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, sau khi giải thích ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh khi Ngôi Hai Thiên Chúa vốn dĩ là Thiên Chúa đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói:
“Chúa Giêsu đến sống ở thành phố của chúng ta “
Thưa Tổng thống,
Quý vị đại diện chính quyền,
Anh em đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến, các tín hữu yêu dấu của giáo phận Giêrusalem, những người hành hương thân yêu đến từ khắp nơi trên thế giới và tất cả những người, trong đêm thánh này, đang kết nối với chúng ta thông qua nhiều phương tiện truyền thông: mỗi người chúng ta, tập trung tại nơi này, cảm thấy được mời gọi đến Bêlem, thành phố nơi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, là Chúa Kitô của chúng ta, đã được sinh ra!
“Chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem” (Mt 2: 1): Đây không chỉ là một dấu chỉ của lịch sử hay địa lý nhưng là một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chào đời ở đây, ở một nơi đặc thù này, trong một thành phố của miền đất này là điều mà Chúa luôn mong muốn, vì Ngài yêu mến thành phố của chúng ta. Kinh thánh đã bắt đầu từ một Khu vườn, và đã kết thúc ở một thành phố, là thành thánh Giêrusalem. Và chính cuộc đời của Chúa Kitô, bắt đầu từ đây, từ khi chào đời cho đến chết, là một cuộc hành trình liên tục qua các thành phố và làng mạc. Sa mạc, đối với Ngài, là một sự tạm dừng cần thiết, nhưng không phải là điểm chung cuộc.
Bethlehem, Nazareth, Cana, Capernaum, Giêrusalem là những cái tên thân yêu đối với trái tim chúng ta, bởi vì chúng là tên của những thành phố mà Chúa Giêsu yêu thích. Và sau Ngài, các Tông đồ tiếp tục đi qua nhiều nơi khác: Côrinhtô, Êphêsô, Têsalônica, Antiôkia, và Rôma. Đó là một cuộc hành trình vẫn tiếp tục diễn ra ở các thành phố của chúng ta ngày hôm nay, được bảo vệ và linh hứng bởi sự hiện diện của Ngài: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20).
Thiên Chúa của chúng ta là một vị thần của các thành phố, của những người sống trong các thành phố bởi vì Ngài là Thiên Chúa ở cùng con người, Emmanuel; Lời của Ngài không giới hạn trong một đề nghị tôn giáo riêng tư hoặc cá vị. Ngài muốn tìm kiếm, chiếm giữ và hoán cải các con đường, các ngôi nhà, và thành phố. Bất cứ ai muốn giới hạn Tin Mừng hoặc sự hiện diện của các Kitô hữu trong chiều kích riêng tư hoặc cá nhân, đều không hiểu được mong muốn của Thiên Chúa. Con Thiên Chúa xuống thế làm người để trở thành một loại men, một loại men được tiền định để phát triển và pha trộn tất cả các thành phần, nghĩa là toàn bộ thực tại của con người, vũ trụ và lịch sử, cuộc sống và thành phố.
Do đó, sự ra đời của Chúa Kitô tại Bêlem là một bước của Thiên Chúa hướng đến vùng đất và thành phố của chúng ta; và lời mời gọi đến Bêlem, đã được gửi đến các mục đồng và các nhà đạo sĩ, cũng được lặp lại cho chúng ta ngày hôm nay, và cho tất cả những ai trên khắp cùng bờ cõi trái đất này. Chúa ra đời trong thành phố của chúng ta như muốn đốt cháy trong chúng ta một loại “đam mê chính trị”, đánh thức trách nhiệm chăm sóc cho thành phố và vùng đất nơi chúng ta đang sống. Không phải để sở hữu hoặc chiếm giữ nó, nhưng là chuyển hóa nó từ một khu vực đô thị đơn giản gồm các dịch vụ tư nhân và các lợi ích cá nhân, thành một khu vực và một nơi có thể đưa ra những trải nghiệm về tình hiệp thông, hòa bình, những mối quan hệ huynh đệ và chia sẻ.
Tối nay, xin cho phép tôi, có một cái nhìn tích cực và tập trung vào các thành phố của chúng ta và cách chúng ta sinh sống trong những thành phố này. Trong ánh sáng của Ngôi Lời Hằng Sống, là Đấng đã đến và cư ngụ giữa chúng ta, tôi muốn dừng lại với bạn trong những suy tư về việc “cư ngụ của Thiên Chúa,” để chào đón, để chuyển đổi và nâng đỡ việc “cư ngụ của con người”.
Chúa Kitô cư ngụ giữa chúng ta, trên hết, là một hành động của tình yêu. Ngài đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta trong tất cả mọi thứ ngoại trừ tội lỗi (xem Dt 4:15). Ngài “đi khắp nơi thi ân giáng phúc và chữa lành” (Cv 10:38): Ngài bước vào nhà của chúng ta, đồng bàn cùng chúng ta, rảo bước qua các đường phố của chúng ta, chơi đùa với con em chúng ta, vui mừng trước niềm vui và nhỏ lệ trước tang tóc của chúng ta. Ngài không chọn sự tách biệt và xa cách, Ngài cũng không thích sự cô lập và cô đơn. Ngài có một phong cách chia sẻ và hiệp thông, tham gia và hiện diện. Chúng ta, là các Kitô hữu, là các môn đệ của Ngài, không thể không đi theo bước chân của Ngài. Đúng là trên đời này, chúng ta không có thành trì bền vững, nhưng đang tìm kiếm thành trì tương lai (x Dt 13:14), nhưng cũng có một sự thật là chúng ta được yêu cầu hãy ở lại trong thành (Lc 24: 49) để mở ra từ đây các nẻo đường dẫn đến Nước Trời.
Trong đêm nay, khi kỷ niệm Chúa Kitô chào đời tại Bêlem, chúng ta tuyên bố, cùng với các thiên thần, tình yêu dành cho vùng đất này, dành cho các thành phố của nó; chúng ta muốn đáp lại ơn gọi đã nhận được là có mặt ở đây với tư cách là các kiến trúc sư của hòa bình, các nhà tiên tri của hy vọng, các nhân chứng đáng tin và đầy thuyết phục về sự chia sẻ và đối thoại.
Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta muốn sống trên vùng đất này, chứ không muốn từ bỏ nó để ra đi. Chúng ta muốn chia sẻ những nỗi đau và nỗi thống khổ, niềm vui và hy vọng; và tất cả cùng nhau bước đi trên con đường cứu rỗi. Chúng ta tuyên bố mình đã chuẩn bị cho mọi nỗ lực, mọi cam kết và bất kỳ sáng kiến nào để làm cho các thành phố của chúng ta cởi mở và hiếu khách, nơi mọi người có thể tìm thấy một ngôi nhà, một công việc, một cuộc sống xứng đáng và tốt đẹp. Chúng ta cầu xin Hài Nhi Bêlem và song thân Ngài là những người đến đây để tìm một nhà trọ, giúp chúng ta ở lại được trong thành phố này. Chúng ta cầu xin Thánh Gia để chúng ta có thể tiếp tục, giống như các Ngài, là sự hiện diện của hòa bình ở vùng đất này. Bởi vì các thành phố của chúng ta sẽ càng nghèo nàn hơn nữa nếu không còn sự hiện diện của các Kitô hữu; và các Kitô hữu của chúng ta một khi đánh mất đi các thành phố này có nguy cơ lầm đường lạc lối.
Chúng ta nhận ra rằng trong cùng thành phố này, Thánh Gia đã trải qua sự từ chối, những cánh cửa đóng kín và bạo lực mù quáng của Hêrôdê. Luôn luôn có thể xảy ra là dân Chúa không nhận ra Chúa Giêsu và không tiếp nhận Ngài (x. Ga 1, 11). Khi đến để cư ngụ giữa chúng ta, Chúa cũng mạc khải cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn (x. Lc 2:34) trong thái độ thờ ơ và thường xuyên hống hách của chúng ta. Thành phố yêu dấu này cũng là thành phố khiến Ngài rơi lệ (x. Lc 19:41) và là nơi những con đường Chúa khải hoàn vào thành nhanh chóng biến thành những con đường Ngài vác thập giá, những con đường thương khó. Các thành phố con người sinh sống chung với nhau có thể bị biến thành những bãi chiến trường, thành những nơi đối đầu và áp bức, bất công và bạo lực. Tiếng nói của Ngài và, thậm chí còn hơn thế, Cuộc sống của Ngài, ngày nay, yêu cầu và đưa ra một khả năng thay đổi không phải là thông qua những con đường phản kháng vô ích hay những chống đối bạo lực, nhưng đề xuất và làm chứng cho chúng ta những phương thế phục vụ khiêm nhường và cụ thể. Chúng ta muốn thấy điều đó trong các quảng trường, thị trấn và gia cư của chúng ta, qua các bài phát biểu và chứng tá của chúng ta, để Tin Mừng có thể tiếp tục chuyển hóa cuộc sống chung của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta, những lựa chọn của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cầu mong Lời Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta được lắng nghe trong trái tim của những người nắm giữ quyền lực chính trị và xã hội. Chúng ta không muốn phải khóc vì bị từ chối, nghèo đói cùng cực và những đau khổ ảnh hưởng đến người dân chúng ta. Chúng ta muốn qua ý chí tốt đẹp của tất cả mọi người, Thiên Chúa có thể tiếp tục sống trong các thành phố của chúng ta.
Và do đó, chúng ta hy vọng rằng các thành phố của chúng ta thực sự là thánh thiện, sự thánh thiện ấy không chỉ giới hạn và tập trung trong các viên đá ghi khắc các ký ức thân yêu nhất trong các thành phố của chúng ta, nhưng chính là nơi những cuộc sống trong các thành phố đó. Chúa, được sinh ra giữa chúng ta, đã đặt sự khởi đầu của Vương quốc Người trên trái đất và sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài một cách viên mãn trên Giêrusalem Thiên quốc. Lễ Giáng sinh của chúng ta không phải đơn thuần là một kỷ niệm, nhưng là lời thông báo rằng những gì bắt đầu từ đây trong ngày sinh của Chúa Kitô sẽ tìm thấy sự viên mãn khi Ngài trở lại.
Trong sự mong đợi Ngài sẽ đến, chúng ta hãy xây dựng các thành phố của chúng ta. Sẽ thật là tốt nếu các thành phố của chúng ta không phải là những biểu hiện của quyền lực hay yêu sách như Babel, nhưng là một ngôi nhà cầu nguyện và gặp gỡ cho tất cả các dân tộc, ngay từ bây giờ (x Is 56: 7). Chúng ta muốn canh thức cùng với các mục đồng, để chúng ta có thể đạt được lời hứa ơn Cứu rỗi và tiến bước trên con đường công chính. Như các nhà đạo sĩ, chúng ta muốn nhìn vào những ngôi sao của Bêlem và được chào đón ân sủng và tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa của chúng ta và trở về thành phố của chúng ta qua “các con đường khác” (Mt 2:12), là những con đường mới nhằm canh tân cuộc sống của chúng ta. Tối nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô Chúa chúng ta, sinh ra tại Bêlem, ban cho chúng ta ân sủng và sức mạnh để biến các thành phố của chúng ta thành Vương quốc của Ngài, và xin cho chúng ta đi cùng với Ngài trên con đường cổ kính nhưng luôn mới mẻ của đức tin, tình yêu và hy vọng cho đến khi từ thiên đàng, thành phố mới sẽ hiện xuống, nơi Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta và chúng ta ở cùng Người mãi mãi. Amen!
Trước đó, hôm thứ Bẩy 30 tháng 11, thành phố Giêrusalem đã chào đón một thánh tích nhỏ bằng gỗ từ chiếc nôi nơi Chúa Giêsu được đặt sau khi sinh ra. Đó là một món quà từ Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu sự khởi đầu của mùa Giáng Sinh.
Thánh tích đã quay lại với thành phố này khoảng 1,400 năm sau khi giã từ Thánh địa để được đưa sang Italia. Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa nói với những người tham dự cuộc rước là máng cỏ Giáng Sinh cùng với chiếc nôi, nơi Chúa Giêsu được Đức Mẹ đặt vào, đã được Thánh Sophronius, lúc ấy là Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh của Giêrusalem, tặng cho Đức Giáo Hoàng Theodore vào thế kỷ thứ bảy.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho mượn toàn bộ máng cỏ, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định gửi tặng một phần nhỏ của chiếc nôi để ở lại vĩnh viễn tại Bethlehem. Cha Francesco Patton, nói với Associated Press.
Toàn bộ máng cỏ vẫn được lưu giữ tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.
Thánh tích này chỉ bằng cỡ ngón tay cái đã được trưng bày tại nhà thờ Đức Bà ở Giêrusalem và đang được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Catherine, của các tu sĩ dòng Phanxicô, bên cạnh Nhà thờ Giáng Sinh nổi tiếng, theo truyền thống được tin là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Đây là nơi các tín hữu Kitô trên thế giới đều ước ao được một lần trong đời đón mừng Chúa Giáng Sinh tại chính nơi thánh thiêng này. Tuy nhiên, đến được nơi đây không phải là dễ vì phải vượt qua vô số các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái. Đó là chưa kể bạo lực có thể bùng lên bất cứ lúc nào và trong những ngày đầy biến động này, nhiều người sợ mình bị kẹt giữa hai lằn đạn.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, một người Hồi giáo, cũng tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, sau khi giải thích ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh khi Ngôi Hai Thiên Chúa vốn dĩ là Thiên Chúa đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói:
“Chúa Giêsu đến sống ở thành phố của chúng ta “
Thưa Tổng thống,
Quý vị đại diện chính quyền,
Anh em đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến, các tín hữu yêu dấu của giáo phận Giêrusalem, những người hành hương thân yêu đến từ khắp nơi trên thế giới và tất cả những người, trong đêm thánh này, đang kết nối với chúng ta thông qua nhiều phương tiện truyền thông: mỗi người chúng ta, tập trung tại nơi này, cảm thấy được mời gọi đến Bêlem, thành phố nơi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, là Chúa Kitô của chúng ta, đã được sinh ra!
“Chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem” (Mt 2: 1): Đây không chỉ là một dấu chỉ của lịch sử hay địa lý nhưng là một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chào đời ở đây, ở một nơi đặc thù này, trong một thành phố của miền đất này là điều mà Chúa luôn mong muốn, vì Ngài yêu mến thành phố của chúng ta. Kinh thánh đã bắt đầu từ một Khu vườn, và đã kết thúc ở một thành phố, là thành thánh Giêrusalem. Và chính cuộc đời của Chúa Kitô, bắt đầu từ đây, từ khi chào đời cho đến chết, là một cuộc hành trình liên tục qua các thành phố và làng mạc. Sa mạc, đối với Ngài, là một sự tạm dừng cần thiết, nhưng không phải là điểm chung cuộc.
Bethlehem, Nazareth, Cana, Capernaum, Giêrusalem là những cái tên thân yêu đối với trái tim chúng ta, bởi vì chúng là tên của những thành phố mà Chúa Giêsu yêu thích. Và sau Ngài, các Tông đồ tiếp tục đi qua nhiều nơi khác: Côrinhtô, Êphêsô, Têsalônica, Antiôkia, và Rôma. Đó là một cuộc hành trình vẫn tiếp tục diễn ra ở các thành phố của chúng ta ngày hôm nay, được bảo vệ và linh hứng bởi sự hiện diện của Ngài: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20).
Thiên Chúa của chúng ta là một vị thần của các thành phố, của những người sống trong các thành phố bởi vì Ngài là Thiên Chúa ở cùng con người, Emmanuel; Lời của Ngài không giới hạn trong một đề nghị tôn giáo riêng tư hoặc cá vị. Ngài muốn tìm kiếm, chiếm giữ và hoán cải các con đường, các ngôi nhà, và thành phố. Bất cứ ai muốn giới hạn Tin Mừng hoặc sự hiện diện của các Kitô hữu trong chiều kích riêng tư hoặc cá nhân, đều không hiểu được mong muốn của Thiên Chúa. Con Thiên Chúa xuống thế làm người để trở thành một loại men, một loại men được tiền định để phát triển và pha trộn tất cả các thành phần, nghĩa là toàn bộ thực tại của con người, vũ trụ và lịch sử, cuộc sống và thành phố.
Do đó, sự ra đời của Chúa Kitô tại Bêlem là một bước của Thiên Chúa hướng đến vùng đất và thành phố của chúng ta; và lời mời gọi đến Bêlem, đã được gửi đến các mục đồng và các nhà đạo sĩ, cũng được lặp lại cho chúng ta ngày hôm nay, và cho tất cả những ai trên khắp cùng bờ cõi trái đất này. Chúa ra đời trong thành phố của chúng ta như muốn đốt cháy trong chúng ta một loại “đam mê chính trị”, đánh thức trách nhiệm chăm sóc cho thành phố và vùng đất nơi chúng ta đang sống. Không phải để sở hữu hoặc chiếm giữ nó, nhưng là chuyển hóa nó từ một khu vực đô thị đơn giản gồm các dịch vụ tư nhân và các lợi ích cá nhân, thành một khu vực và một nơi có thể đưa ra những trải nghiệm về tình hiệp thông, hòa bình, những mối quan hệ huynh đệ và chia sẻ.
Tối nay, xin cho phép tôi, có một cái nhìn tích cực và tập trung vào các thành phố của chúng ta và cách chúng ta sinh sống trong những thành phố này. Trong ánh sáng của Ngôi Lời Hằng Sống, là Đấng đã đến và cư ngụ giữa chúng ta, tôi muốn dừng lại với bạn trong những suy tư về việc “cư ngụ của Thiên Chúa,” để chào đón, để chuyển đổi và nâng đỡ việc “cư ngụ của con người”.
Chúa Kitô cư ngụ giữa chúng ta, trên hết, là một hành động của tình yêu. Ngài đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta trong tất cả mọi thứ ngoại trừ tội lỗi (xem Dt 4:15). Ngài “đi khắp nơi thi ân giáng phúc và chữa lành” (Cv 10:38): Ngài bước vào nhà của chúng ta, đồng bàn cùng chúng ta, rảo bước qua các đường phố của chúng ta, chơi đùa với con em chúng ta, vui mừng trước niềm vui và nhỏ lệ trước tang tóc của chúng ta. Ngài không chọn sự tách biệt và xa cách, Ngài cũng không thích sự cô lập và cô đơn. Ngài có một phong cách chia sẻ và hiệp thông, tham gia và hiện diện. Chúng ta, là các Kitô hữu, là các môn đệ của Ngài, không thể không đi theo bước chân của Ngài. Đúng là trên đời này, chúng ta không có thành trì bền vững, nhưng đang tìm kiếm thành trì tương lai (x Dt 13:14), nhưng cũng có một sự thật là chúng ta được yêu cầu hãy ở lại trong thành (Lc 24: 49) để mở ra từ đây các nẻo đường dẫn đến Nước Trời.
Trong đêm nay, khi kỷ niệm Chúa Kitô chào đời tại Bêlem, chúng ta tuyên bố, cùng với các thiên thần, tình yêu dành cho vùng đất này, dành cho các thành phố của nó; chúng ta muốn đáp lại ơn gọi đã nhận được là có mặt ở đây với tư cách là các kiến trúc sư của hòa bình, các nhà tiên tri của hy vọng, các nhân chứng đáng tin và đầy thuyết phục về sự chia sẻ và đối thoại.
Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta muốn sống trên vùng đất này, chứ không muốn từ bỏ nó để ra đi. Chúng ta muốn chia sẻ những nỗi đau và nỗi thống khổ, niềm vui và hy vọng; và tất cả cùng nhau bước đi trên con đường cứu rỗi. Chúng ta tuyên bố mình đã chuẩn bị cho mọi nỗ lực, mọi cam kết và bất kỳ sáng kiến nào để làm cho các thành phố của chúng ta cởi mở và hiếu khách, nơi mọi người có thể tìm thấy một ngôi nhà, một công việc, một cuộc sống xứng đáng và tốt đẹp. Chúng ta cầu xin Hài Nhi Bêlem và song thân Ngài là những người đến đây để tìm một nhà trọ, giúp chúng ta ở lại được trong thành phố này. Chúng ta cầu xin Thánh Gia để chúng ta có thể tiếp tục, giống như các Ngài, là sự hiện diện của hòa bình ở vùng đất này. Bởi vì các thành phố của chúng ta sẽ càng nghèo nàn hơn nữa nếu không còn sự hiện diện của các Kitô hữu; và các Kitô hữu của chúng ta một khi đánh mất đi các thành phố này có nguy cơ lầm đường lạc lối.
Chúng ta nhận ra rằng trong cùng thành phố này, Thánh Gia đã trải qua sự từ chối, những cánh cửa đóng kín và bạo lực mù quáng của Hêrôdê. Luôn luôn có thể xảy ra là dân Chúa không nhận ra Chúa Giêsu và không tiếp nhận Ngài (x. Ga 1, 11). Khi đến để cư ngụ giữa chúng ta, Chúa cũng mạc khải cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn (x. Lc 2:34) trong thái độ thờ ơ và thường xuyên hống hách của chúng ta. Thành phố yêu dấu này cũng là thành phố khiến Ngài rơi lệ (x. Lc 19:41) và là nơi những con đường Chúa khải hoàn vào thành nhanh chóng biến thành những con đường Ngài vác thập giá, những con đường thương khó. Các thành phố con người sinh sống chung với nhau có thể bị biến thành những bãi chiến trường, thành những nơi đối đầu và áp bức, bất công và bạo lực. Tiếng nói của Ngài và, thậm chí còn hơn thế, Cuộc sống của Ngài, ngày nay, yêu cầu và đưa ra một khả năng thay đổi không phải là thông qua những con đường phản kháng vô ích hay những chống đối bạo lực, nhưng đề xuất và làm chứng cho chúng ta những phương thế phục vụ khiêm nhường và cụ thể. Chúng ta muốn thấy điều đó trong các quảng trường, thị trấn và gia cư của chúng ta, qua các bài phát biểu và chứng tá của chúng ta, để Tin Mừng có thể tiếp tục chuyển hóa cuộc sống chung của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta, những lựa chọn của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cầu mong Lời Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta được lắng nghe trong trái tim của những người nắm giữ quyền lực chính trị và xã hội. Chúng ta không muốn phải khóc vì bị từ chối, nghèo đói cùng cực và những đau khổ ảnh hưởng đến người dân chúng ta. Chúng ta muốn qua ý chí tốt đẹp của tất cả mọi người, Thiên Chúa có thể tiếp tục sống trong các thành phố của chúng ta.
Và do đó, chúng ta hy vọng rằng các thành phố của chúng ta thực sự là thánh thiện, sự thánh thiện ấy không chỉ giới hạn và tập trung trong các viên đá ghi khắc các ký ức thân yêu nhất trong các thành phố của chúng ta, nhưng chính là nơi những cuộc sống trong các thành phố đó. Chúa, được sinh ra giữa chúng ta, đã đặt sự khởi đầu của Vương quốc Người trên trái đất và sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài một cách viên mãn trên Giêrusalem Thiên quốc. Lễ Giáng sinh của chúng ta không phải đơn thuần là một kỷ niệm, nhưng là lời thông báo rằng những gì bắt đầu từ đây trong ngày sinh của Chúa Kitô sẽ tìm thấy sự viên mãn khi Ngài trở lại.
Trong sự mong đợi Ngài sẽ đến, chúng ta hãy xây dựng các thành phố của chúng ta. Sẽ thật là tốt nếu các thành phố của chúng ta không phải là những biểu hiện của quyền lực hay yêu sách như Babel, nhưng là một ngôi nhà cầu nguyện và gặp gỡ cho tất cả các dân tộc, ngay từ bây giờ (x Is 56: 7). Chúng ta muốn canh thức cùng với các mục đồng, để chúng ta có thể đạt được lời hứa ơn Cứu rỗi và tiến bước trên con đường công chính. Như các nhà đạo sĩ, chúng ta muốn nhìn vào những ngôi sao của Bêlem và được chào đón ân sủng và tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa của chúng ta và trở về thành phố của chúng ta qua “các con đường khác” (Mt 2:12), là những con đường mới nhằm canh tân cuộc sống của chúng ta. Tối nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô Chúa chúng ta, sinh ra tại Bêlem, ban cho chúng ta ân sủng và sức mạnh để biến các thành phố của chúng ta thành Vương quốc của Ngài, và xin cho chúng ta đi cùng với Ngài trên con đường cổ kính nhưng luôn mới mẻ của đức tin, tình yêu và hy vọng cho đến khi từ thiên đàng, thành phố mới sẽ hiện xuống, nơi Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta và chúng ta ở cùng Người mãi mãi. Amen!