CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI
(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An)
Một nụ mỉm cười biến đổi
Lạy Thiên Chúa, Chúa càng nhìn
Chúa càng thành ảnh thánh.
Chúa Kitô ở giữa đời bạn
Có thể tỏa mọi tia sáng của Người.
Hãy để bạn được thuần hóa
Bởi cái nhìn của Đấng Thương Yêu
Người chỉ có đôi mắt dành cho cái đẹp
Của một trái tim Người đến hiển dung !
Hãy quay nhìn Chúa Giêsu
Đôi mắt Người biết biến đổi bạn
Như người trộm lành xúc động
Thấy Chúa Giêsu tha thứ cho ông !
Chúa Giêsu sống lại
Tự đoán định Người trong các phản chiếu
Của đôi mắt bạn như người được cứu rỗi.
Vì là hình ảnh Thiên Chúa
Bạn hãy trở thành người tha thứ
Như Chúa Giêsu chịu lăng nhục !
Hãy để Chúa Giêsu trong bạn
Là Chúa Giêsu cho chính bạn !
Bạn càng chiêm ngắm Thánh Nhan Người
Chúa Giêsu càng đổ đầy ơn thánh trên bạn.
Marie Baudouin-Croix
II. Một nụ mỉm cười biến đổi
Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
Tv 34:6
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
Tv 34:6
1.Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa biến đổi trái tim con
Dành thì giờ để Chúa Kitô nhìn ta, vui hưởng ý nghĩ Người đang nhìn chúng ta, đó là cách cầu nguyện tuyệt vời và điều này làm Người rất vui.
Nhưng việc cầu nguyện của ta nẩy sinh tươi đẹp hơn khi ta nghĩ tới ảnh hưởng phi thường mà nụ mỉm cười này đã tạo ra nơi chúng ta. Nếu ta chịu ở lâu trong nó, Người sẽ biến đổ cõi lòng ta. Người như tia laser có khả năng chữa các thương tích sâu hoắm nhất trong hữu thể ta.
Ảnh hưởng ấy sâu sắc hơn ảnh hưởng mà một cái nhìn đầy tình âu yếm chúng ta bỗng cảm thấy hướng về chúng ta có thể tạo ra. Đây là cảm nghiệm được François Mauriac gợi lại trong «khúc cuộn hổ mang » (le noeud de vipères):
« Khám phá tuyệt diệu này mà anh đã tìm ra: có khả năng lưu tâm, làm vui lòng, gây xúc động [...]. Anh tự phản chiếu mình trong một hữu thể khác, và hình ảnh anh được phản ảnh như thế không cung ứng bất cứ điều gì gớm ghiếc cả. Anh nhớ lại toàn diện hữu thể anh tan giá dưới cái nhìn của em, những cảm xúc nẩy sinh này, những nguồn được giải thoát này » (24).
Sự biến đổi mà cái nhìn của Chúa Kitô thực hiện nơi chúng ta thuộc một trật tự khác. Không chỉ có cảm giới của chúng ta bị đánh động, mà là điều Kinh Thánh gọi là « trái tim », phần bí mật nhất và thâm hậu nhất của hữu thể ta.
Niềm hy vọng được biến đổi bởi việc chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Kitô gợi hứng cho mọi họa sĩ vẽ ảnh thánh, nhất là khi họ sáng tác ảnh thánh Hiển Dung, ảnh thánh tuyệt hảo, ảnh thánh người ta tuyệt đối cần « viết ra » trước khi thánh hiến khoa vẽ ảnh thánh.
Sau khi phủ nền bức tranh bằng các mầu tối, họ làm nó sáng từ từ và kết thúc bằng cách vẽ tà áo Chúa Kitô. Và mỗi lần cọ vẽ của họ đặt một nét trắng mới lên tà áo, họ cầu xin Chúa cho trái tim họ cũng biến đổi theo hình ảnh của Người.
Tóm lại, họ ước ao thể hiện nơi họ điều Thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô: «Tất cả chúng ta, mặt không màn che, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn” (2Cr 3:18).
Đúng, Cái nhìn của Chúa quả là “sáng như chớp”. Đó là “Bụi Gai Bốc Lửa” có khả năng thiêu đốt hết mọi dơ dáy của ta. Đó là điều một thánh ca phụng vụ xưa vốn ca hát: “Jesu, labentes respice et, nos videndo, corrige” (Chúa Giêsu nhìn những kẻ vấp ngã và, khi nhìn chúng con, xin hãy sửa chữa chúng con)! Người ta tìm lại cũng một niềm hy vọng này trong một thánh ca hiện đại (Thứ sáu, tuần thứ hai, kinh chiều): “xin cũng soi sáng mặt trái tâm hồn nơi tội lỗi phủ lên hình ảnh Chúa một mặt nạ xấu xa”. Đúng, cái nhìn của Chúa làm rơi các mặt nạ của chúng ta.
Phô mình ra hứng các tia thần thiêng!
Tôn giáo Ai Cập có một nghi thức phần nào báo trước việc biến đổi diễn ra trong các tâm hồn, khi họ phô mình ra hứng cái nhìn của Chúa.
Mỗi năm, người ta đem bức tượng bằng vàng của thần Horus lên sân thượng của đền thờ để phô tượng ra hứng các tia nắng của Ra, thần mặt trời, và nhờ thế hút đầy được sinh lực. Khi việc lãnh xạ (irradiation) đã xong, người ta lại đem tượng cất vào nơi tối tăm của đền thờ.
Nhiều Kitô hữu coi việc đó như hiệu quả của “những lúc mạnh” trong đời sống thiêng liêng của họ. Sau khi được lãnh xạ từ Chúa Kitô, họ hân hoan trở về với những khó khăn và đen tối của cuộc sống hàng ngày của họ, hy vọng sẽ sống chúng với chính sức mạnh của Chúa.
Tôn giáo Ai Cập có một nghi thức phần nào báo trước việc biến đổi diễn ra trong các tâm hồn, khi họ phô mình ra hứng cái nhìn của Chúa.
Mỗi năm, người ta đem bức tượng bằng vàng của thần Horus lên sân thượng của đền thờ để phô tượng ra hứng các tia nắng của Ra, thần mặt trời, và nhờ thế hút đầy được sinh lực. Khi việc lãnh xạ (irradiation) đã xong, người ta lại đem tượng cất vào nơi tối tăm của đền thờ.
Nhiều Kitô hữu coi việc đó như hiệu quả của “những lúc mạnh” trong đời sống thiêng liêng của họ. Sau khi được lãnh xạ từ Chúa Kitô, họ hân hoan trở về với những khó khăn và đen tối của cuộc sống hàng ngày của họ, hy vọng sẽ sống chúng với chính sức mạnh của Chúa.
Nếu Thánh Têrêxa thành Lisieux mãi được thanh thản như thế khi từ từ khám phá ra các nhược điểm của mình, thì chính là vì cùng một lúc, ngài nhận được ơn thánh để hiểu rõ đến mức nào, Chúa là « ngọn lửa hỏa hào ». Một tư tưởng của Thánh Gioan Thập Gía làm ngài vui mừng một cách đặc biệt hơn nữa: « Tình Yêu biết lợi dụng cả điều xấu lẫn điều tốt Người tìm thấy nơi ta » (25). Một tư tuởng trong cuốn La Glose sur le divin (Luận bàn về Đấng Thần Thiêng), một bản văn được Thánh Têrêxa soạn thành thơ dịp khấn dòng của nữ tu Marie de la Trinité:
«Tình yêu, tôi từng cảm nghiệm
Điều tốt, điều xấu Người thấy trong tôi,
Đều biết lợi dụng – một cách mạnh mẽ xiết bao –
Người biến đổi linh hồn tôi ngay trong nó.
Ngọn lửa này cháy rực trong tôi
Thấu tận trái tim tôi không trở lại
Cũng trong ngọn lửa đáng yêu của Người
Tôi sẽ suy mòn tôi bằng Tình Yêu » (26).
Ước chi cái nhìn của Chúa Giêsu là Ngọn Lửa Thiêu Hủy, Thánh Têrêxa phát biểu như thế một năm trước đó trong Kinh hiến dâng cho Tình Yêu thương xót: « Nếu, vì yếu đuối, con có thỉnh thoảng vấp ngã, ước chi ngay lập tức Cái Nhìn Thần Thiêng của Chúa thanh tẩy linh hồn con, thiêu hủy mọi bất toàn của con, như ngọn lửa biến đổi mọi sự trong chính nó » (27).
Thánh Têrêxa thực sự không muốn giống như cây liễu khóc lóc, luôn ở thế than vãn về các nhược điểm của mình. Chỉ một cái nhìn của Chúa Giẹsu đủ thanh tẩy ngài. Ý tưởng này, ngài đã từng phát biểu dịp Lễ Giáng Sinh năm 1894, khi đứng trước hang đá, thánh nữ đã, qua thiên thần Thánh Nhan, thưa rằng « Con sống trong những linh hồn đã tận hiến cho Chúa. Những linh hồn hết sức đẹp đẽ sống trong thân xác tử sinh và đôi khi việc họ bay bổng tới Chúa bị châm lại [...] Nhưng ngay khi họ đến nấp dưới bí ẩn Thánh Nhan Thần Thánh của Chúa, luôn khẩn cầu danh thánh Chúa, Ôi Chúa Gisêsu, xin Chúa đoái thương, bằng một cái nhìn của Chúa thôi, biến họ thành sáng láng hơn các sao trời » (28).
Nữ tu Maria Chúa Ba Ngôi nhập tâm rất tốt bài học của giám tập. Thoát cơn cúm nguy hiểm đến tính mạng, hồi tháng Giêng năm 1929, chị viết cho mẹ Agnès: « Vâng, chính cái nhìn của Chúa Giêsu, Phu Quân Thần Thánh của con, đã chuẩn bị để con sẵn sàng xuất hiện trước Người lòng đầy tự tin... Do đó, con không sợ ngước đôi mắt con lên, đôi mắt đầy yêu thương biết ơn, hướng về đôi mắt của Người, đôi mắt quá trong sáng, đôi mắt sẽ thanh tẩy con, chỉ bằng một cái nhìn, và sẽ làm con nên giống Người » (29).
« Nấp dưới bí ẩn Thánh Nhan Chúa Giêsu » đó quả là chuyển dịch có tính yếu tính trong lối cầu nguyện của Thánh Têrêxa. Nhông những thánh nữ, theo gương Chúa, « bị người ta làm ngơ và kể như không », mà ngài còn muốn được không ngừng thanh tẩy trong Chúa « bằng một cái nhìn của Người mà thôi », để cho Chúa mình in lên mặt mình hình ảnh rất giống Thánh Nhan Người:
« Thánh Nhan Chúa là sự giầu có duy nhất của con
Con không xin bất cứ điều gì khác.
Trong nó, con nấp mình không thôi.
Lạy Chúa Giêsu, con sẽ nên giống Chúa...
Hãy để lại trong con dấu in Thần Thánh của Chúa
Những nét đầy dịu dàng của Chúa » (30).
Các thánh thường ca hát vẻ đẹp được Phu Quân thần thánh in vào tâm hồn hiền thê Người, không gì ngoài việc nhìn ngắm họ:
« Đừng khinh bỉ con
Con thú nhận, nước da con nâu sẫm,
Tuy nhiên, Chúa có thể nhìn con,
Vì Chúa vốn đã nhìn con,
và nhờ đó đã đặt nơi con ơn thánh, vẻ đẹp » (31).
Thánh Têrêxa đặc biệt thích đoạn trên. Để hiểu nó, cần phải nhớ rằng vào thời Kinh Thánh, tiêu chuẩn về vẻ đẹp phụ nữ không giống tiêu chuẩn ngày nay. Lý tưởng là giữ mầu da mặt luôn trắng, chứ không làm cho ra nâu dưới nắng mặt trời như những người làm việc không ngừng ờ ngoài đồng. Ước muốn không nhuốm nâu vẫn còn là ước muốn của các mệnh phụ thế kỷ 19, những người bắt đầu đi tắm biển ở Etretat hay Trouville: các bà đội những chiếc nón cói vành rất rộng và mặc những ống tay áo rất dài để tránh bị cháy nắng hóa nâu!
Người ta cũng tìm thấy cùng một niềm hy vọng như thế trong các vần thơ của chân phúc (được phong hiển thánh năm 2016, ghi chú của người dịch) Elisabeth Chúa Ba Ngôi:
« À này, ta hãy dừng lại ở đấy hoàn toàn thinh lặng,
Rõi nhìn Vẻ đẹp Bất Tận !
Cái nhìn của Chúa Kitô chúng ta thanh tẩy
Bằng cách in sự tinh trong Thiên Chúa.
Này chị, ta hãy ngụ cư, để Người thần hóa ta,
Linh hồn trong linh hồn Người và đôi mắt trong đôi mắt Người » (32)
« Bông hoa nhỏ thân mến của thửa vườn huyền nhiệm,
Ồ, hãy luôn ở lại dưới cái nhìn thần thánh,
Hãy để ngươi được in ấn, để không gì xóa được
Thánh Nhan rạng rỡ của Chúa Kitô được thờ lạy » (33).
Sự biến hình trái tim trên tỏa một cách tuyệt diệu ra cả khuôn mặt: chẳng hạn, ta hãy nhìn sự biến hình đã thực hiện vào cuối dòng đời trên khuôn mặt của Cha de Foucauld (được phong á thánh năm 2005 và sẽ được phong thánh nay mai, ghi chú của người dịch), trở thành hình tượng đích thực sự dịu dàng của Thiên Chúa.
Olivier Clément đã dứt khoát bước vào đức tin Kitô giáo nhờ bỗng khám phá ra, nhân một buổi giảng thuyết, sự biến hóa hoàn toàn thể hiện trên khuôn mặt thầy Charles: « Con heo » của Saumur (trường lục quân Pháp, chú thích của người dịch), như các bạn đồng khóa thường gọi thầy, đã trở nên ẩn sĩ của Tamanrasset (một thành phố ốc đảo và thủ phủ của Tỉnh Tamanrasset của miền nam Algeria) với khuôn mặt trắng muốt. « Tôi té ngửa hoàn toàn. [...] Sự biến đổi tôi từng thấy sự chết đạt được trên một số khuôn mặt đã thể hiện ở đây một cách tỏ tường. [...] Những hình chụp này trong đó xác thịt được thay thế bằng cục than hồng đối với tôi là một dẫn khởi đi vào một ảnh thánh » (34).
Khi tôi tởm gớm đối với tác phong hay khuôn mặt ai, tôi đều được Chúa mời nghĩ tới sự biến đổi triệt để sẽ phát khởi trong họ khi họ để hơi thở của Chúa Thánh Thần xâm chiếm. Chiếc mặt nạ mà hôm nay làm khuôn mặt họ ra méo mó lúc đó sẽ nổ tung thành hàng nghìn mảnh và bắt đầu chói lọi trên đó ánh sáng của Đấng Phục Sinh.
Bao lâu một người sống xa Thiên Chúa, họ giống như các kính mầu kia không hề phản chiếu tia sáng mặt trời; nhưng từ lúc họ phô mình cho ánh sáng Thiên Chúa, họ trở nên tuyệt diệu.
Tôi nghĩ đến người phụ nữ ly dị kia, người có chồng cư xử đúng như một « rác rưởi » nhưng ông vẫn giữ trong cõi lòng niềm hy vọng ngớ ngẩn là một ngày kia được té ngửa bởi hình ảnh Thánh Nhan như chính nàng bị té ngửa trong một cuộc tĩnh tâm. Nàng biết Thiên Chúa có khả năng biến rác rưởi thánh vàng ròng !
Dưới đống tro hoàn toàn đen của anh chị em ta có thể ủ ấp một cục than hồng nóng sáng có khả năng, một ngày kia, trở thành đám lửa lớn, một lò lửa rự rỡ niềm vui và trìu mến.
Kỳ tới: 2. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa làm chúng con dễ nhìn đối với đôi mắt Chúa