TỪ BI VÀ HAY THƯƠNG XÓT
“Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”.
Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, được coi là nhân vật văn học vĩ đại nhất của Đức ở thời kỳ hiện đại; ông là bạn, đã cùng làm việc với sử gia và triết gia Friedrich Schiller. Goethe từng nói, “Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tán dương, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”; đặc biệt, phần cuối của thư Côrintô, thánh Phaolô cũng xác nhận điều đó, “Thiên Chúa, Đấng không hề biết đến tội lỗi; Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta, để trong Đức Kitô, chúng ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa”. Mẹ Maria, hiện thân của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa, vì qua Mẹ, lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa được thể hiện. Tại sao? Bởi Mẹ đã trao trọn trái tim của Mẹ cho Thiên Chúa; Mẹ đã yêu mến Ngài hết trái tim, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Chính Chúa Thánh Thần hoạt động trong Mẹ cũng như trong chúng ta để giúp Mẹ con chúng ta trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Vậy nhờ đâu, Mẹ Maria trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa? Câu trả lời nằm ở chỗ, Mẹ toàn tâm, toàn ý thuộc trọn về Thiên Chúa. Nhiều lần, Thánh Kinh cho thấy, Mẹ hằng “Ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”. Việc đó là việc gì? Mẹ liên lỉ suy gẫm những mầu nhiệm lớn lao trên cuộc đời Chúa Giêsu, Con mình, khi thiên tính của Ngài dần dần tỏ lộ trước mắt Mẹ.
Chẳng hạn qua Tin Mừng hôm nay, Mẹ trải nghiệm nỗi đau mất Con trong đền thờ, nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho nỗi đau lớn hơn nhiều mà Mẹ phải chịu đựng dưới chân thập giá. Luca cho thấy, cả khi tìm được Con trong Đền thờ, Mẹ vẫn tiếp tục cảm thấy mất mát; câu trả lời của Chúa Giêsu đã nói lên điều đó, “Cha mẹ không biết, con phải lo công việc của Cha con ư?”. Mẹ Maria bắt đầu hiểu, con mình không thuộc về mình theo cách mà bất kỳ đứa con nào khác sẽ thuộc về cha mẹ nó. Có một sự thuộc về căn bản hơn nhiều trong cuộc sống của Chúa Giêsu, và đó là thuộc về Chúa Cha. Chúa Giêsu có một con đường riêng mà Mẹ Maria không thể hiểu và điều này, hẳn phải làm Mẹ đau khổ. Tuy nhiên, Mẹ vẫn tiếp tục yêu Chúa Giêsu và trân trọng tất cả những gì Chúa Cha muốn Ngài làm. Mẹ yêu con mình mà không cần phải chiếm hữu Ngài. Bằng cách này, Mẹ cho thấy, bản chất của một tình yêu đích thực, là luôn tôn trọng sự khác biệt của người chúng ta yêu. Mẹ thôi thúc chúng ta tiếp tục dâng trái tim mình cho Thiên Chúa trong tình yêu cả khi điều đó dẫn chúng ta đi trên con đường thập giá.
Anh Chị em,
Như chúng ta, Mẹ Maria không có một kiến thức đầy đủ về mọi thực tại thiêng liêng, hoặc bao kế hoạch của Thiên Chúa; thế nhưng, Mẹ đã suy gẫm, “ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng” và dâng cho Ngài một tình yêu trong sáng và trọn vẹn, tình yêu này khiến Mẹ phải kinh ngạc. Tình yêu này cũng là một bài học cho chính Mẹ; Mẹ liên tục đào sâu kiến thức của mình về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa; và vị Thiên Chúa này, Đấng Cứu Độ của Mẹ, cũng là chính người Con Mẹ cưu mang. Vì thế, Mẹ luôn ở trong trạng thái kính sợ thánh thiện khi tiếp xúc với Con mình. Phần chúng ta, bắt chước Mẹ, chúng ta cũng hãy năng suy gẫm về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. “Trong Chúa Kitô, chúng ta không thiếu một ơn nào”; như Mẹ, chúng ta cũng hiến dâng cho Thiên Chúa trái tim mình, dẫu trái tim của chúng ta không được như trái tim Mẹ, bằng một tình yêu hiến dâng trọn vẹn; nhờ đó, như Mẹ, chúng ta cũng sẽ nên thánh, trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin lấp đầy con bằng tình yêu mà Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu; xin dạy con luôn gẫm suy lòng ‘từ bi và hay thương xót’ Thiên Chúa dành cho con; nhờ đó, con được biến đổi để thuộc trọn về Chúa, để ai gặp con, họ cũng nhận ra sự công chính và nhân lành của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”.
Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, được coi là nhân vật văn học vĩ đại nhất của Đức ở thời kỳ hiện đại; ông là bạn, đã cùng làm việc với sử gia và triết gia Friedrich Schiller. Goethe từng nói, “Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”.
Hôm qua, Hội Thánh kính trọng thể Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta ‘quỳ gối’; hôm nay, Hội Thánh kính nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, chúng ta ‘cúi đầu’. Trái Tim Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho con người; Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ tỏ bày tình yêu trọn vẹn con người dành cho Thiên Chúa.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tán dương, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”; đặc biệt, phần cuối của thư Côrintô, thánh Phaolô cũng xác nhận điều đó, “Thiên Chúa, Đấng không hề biết đến tội lỗi; Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta, để trong Đức Kitô, chúng ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa”. Mẹ Maria, hiện thân của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa, vì qua Mẹ, lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa được thể hiện. Tại sao? Bởi Mẹ đã trao trọn trái tim của Mẹ cho Thiên Chúa; Mẹ đã yêu mến Ngài hết trái tim, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Chính Chúa Thánh Thần hoạt động trong Mẹ cũng như trong chúng ta để giúp Mẹ con chúng ta trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Vậy nhờ đâu, Mẹ Maria trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa? Câu trả lời nằm ở chỗ, Mẹ toàn tâm, toàn ý thuộc trọn về Thiên Chúa. Nhiều lần, Thánh Kinh cho thấy, Mẹ hằng “Ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”. Việc đó là việc gì? Mẹ liên lỉ suy gẫm những mầu nhiệm lớn lao trên cuộc đời Chúa Giêsu, Con mình, khi thiên tính của Ngài dần dần tỏ lộ trước mắt Mẹ.
Chẳng hạn qua Tin Mừng hôm nay, Mẹ trải nghiệm nỗi đau mất Con trong đền thờ, nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho nỗi đau lớn hơn nhiều mà Mẹ phải chịu đựng dưới chân thập giá. Luca cho thấy, cả khi tìm được Con trong Đền thờ, Mẹ vẫn tiếp tục cảm thấy mất mát; câu trả lời của Chúa Giêsu đã nói lên điều đó, “Cha mẹ không biết, con phải lo công việc của Cha con ư?”. Mẹ Maria bắt đầu hiểu, con mình không thuộc về mình theo cách mà bất kỳ đứa con nào khác sẽ thuộc về cha mẹ nó. Có một sự thuộc về căn bản hơn nhiều trong cuộc sống của Chúa Giêsu, và đó là thuộc về Chúa Cha. Chúa Giêsu có một con đường riêng mà Mẹ Maria không thể hiểu và điều này, hẳn phải làm Mẹ đau khổ. Tuy nhiên, Mẹ vẫn tiếp tục yêu Chúa Giêsu và trân trọng tất cả những gì Chúa Cha muốn Ngài làm. Mẹ yêu con mình mà không cần phải chiếm hữu Ngài. Bằng cách này, Mẹ cho thấy, bản chất của một tình yêu đích thực, là luôn tôn trọng sự khác biệt của người chúng ta yêu. Mẹ thôi thúc chúng ta tiếp tục dâng trái tim mình cho Thiên Chúa trong tình yêu cả khi điều đó dẫn chúng ta đi trên con đường thập giá.
Anh Chị em,
Như chúng ta, Mẹ Maria không có một kiến thức đầy đủ về mọi thực tại thiêng liêng, hoặc bao kế hoạch của Thiên Chúa; thế nhưng, Mẹ đã suy gẫm, “ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng” và dâng cho Ngài một tình yêu trong sáng và trọn vẹn, tình yêu này khiến Mẹ phải kinh ngạc. Tình yêu này cũng là một bài học cho chính Mẹ; Mẹ liên tục đào sâu kiến thức của mình về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa; và vị Thiên Chúa này, Đấng Cứu Độ của Mẹ, cũng là chính người Con Mẹ cưu mang. Vì thế, Mẹ luôn ở trong trạng thái kính sợ thánh thiện khi tiếp xúc với Con mình. Phần chúng ta, bắt chước Mẹ, chúng ta cũng hãy năng suy gẫm về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. “Trong Chúa Kitô, chúng ta không thiếu một ơn nào”; như Mẹ, chúng ta cũng hiến dâng cho Thiên Chúa trái tim mình, dẫu trái tim của chúng ta không được như trái tim Mẹ, bằng một tình yêu hiến dâng trọn vẹn; nhờ đó, như Mẹ, chúng ta cũng sẽ nên thánh, trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin lấp đầy con bằng tình yêu mà Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu; xin dạy con luôn gẫm suy lòng ‘từ bi và hay thương xót’ Thiên Chúa dành cho con; nhờ đó, con được biến đổi để thuộc trọn về Chúa, để ai gặp con, họ cũng nhận ra sự công chính và nhân lành của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)