CN 19 B
Lương Thực Ði Ðường
Những ngày qua, từng đoàn người hối hả rời những thành phố tâm dịch covid để về quê, cuộc hồi hương vào “Mùa hè đỏ dịch”. Nhìn những bức ảnh "tháo chạy về quê", thật xót cho thân phận người dân nghèo lao động. Ly hương ra thành phố với hy vọng đổi đời, nay thành phố đại dịch, họ không tiền bạc, tứ cố vô thân, phải tháo chạy. Quê hương, hai chữ sao vừa ấm áp lại vừa đắng cay. Sài Gòn “miền đất hứa”, bao dung và cưu mang biết bao thế hệ, biết bao cuộc đời. Sài Gòn ôm cả tình người mênh mông, nơi gặp gỡ những dòng người từ mọi miền đất nước...! Nhưng những ngày qua, bao tang thương, bao mất mát đã làm cho Sài Gòn như tê liệt quỵ ngã, và không ai nghĩ rằng Sài Gòn sẽ có một cuộc tháo chạy như những ngày này!
May mắn thay, trên đường hồi hương, họ được đồng bào tiếp tế lương thực trên mọi nẻo đường “hành trình vạn dặm” như cơm, bánh mì, trái cây, nước, xăng, tiền bạc đến vá bơm sửa xe... Dân thương dân, dân đùm bọc lấy dân qua cơn khốn khó. Khi nhiều người an lành trốn dịch trong nhà, hãy nhớ ngoài kia còn biết bao mảnh đời bất hạnh, còn biết bao số phận không may, còn biết bao người đang thiếu ăn và khổ đau vì đại dịch. Và thật đẹp, nghĩa đồng bào, ứa nước mắt vì tình cảm đồng bào giúp nhau, tự trái tim, tự tình yêu, dọc suốt chặng đường hàng trăm, hàng ngàn cây số, ở đâu cũng có những tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ người về. Như “manna” từ trời rơi xuống trong sa mạc nuôi dân Do thái, nay “lương thực đi đường” từ những người hảo tâm đã tiếp thêm sức lực và yêu thương cho bà con trên đường trở về quê nhà.
Bài đọc 1 hôm nay thuật lại cuộc hành trình của ngôn sứ Êlia trong sa mạc tiến đến núi Khôrép. Êlia chạy trốn trước sự trả thù bách hại của hoàng hậu Ideven, người đỡ đầu tà giáo trong nước. Trên đường đi, Êlia đói lã và chán nản thất vọng. Sứ thần Chúa mang đến cho ông bánh nước và thúc dục: “Dậy mà ăn, vì ngươi còn phải đi đường xa”. “Ông dậy ăn bánh và uống nước. Rồi nhờ lương thực bổ dưỡng ấy, ông đi suốt 40 ngày, 40 đêm tới Khôrép là núi của Thiên Chúa”. Tại Khôrep, ông được gặp Đức Giavê. Ông lấy lại được niềm tin và tiếp tục sứ mệnh tái lập một Israel đích thực.
1. Bánh nuôi ngôn sứ Êlia lên núi Khôrep
Sau khi vua Salomon băng hà, đất nước Israel chia đôi: vương quốc Israel, phương Bắc, vương quốc Giuđa phương nam (1V 12). Tại Israel, vua Omri (885-874 tcn) đã lập một dòng vua mới và đặt kinh đô tại Samari. Con của Omri là vua Akháp (875 – 853 tcn) xây cất thành lũy và cung điện. Israel dưới thời Akháp khá thịnh vượng. Công việc thương mại tạo nên những tương quan thuận lợi với các nước lân bang, nhưng đồng thời cũng gây nên một tiêm nhiễm văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Điển hình của việc suy đồi tôn giáo là cuộc hôn nhân của vua Akháp với Ideven, con gái vua Xiđôn (1V 16,29-34). Ideven du nhập đạo ngoại vào Israel, xây dựng đền thờ thần Baan tại Samari, tổ chức cộng đồng các Ngôn sứ thần Baan. Đạo Giavê bị bách hại. Chính trong hoàn cảnh đó, sách các Vua nói đến hoạt động của hai Ngôn sứ Êlia và Êlisê (1V17; 2V 13).
Ngay từ khi Israel đặt chân lên Canaan, tôn giáo Canaan và việc thờ thần Baan đã là mối ưu tư và nguy hiểm cho niềm tin vào Giavê. Mối nguy hiểm cũng như sự tiêm nhiễm đạo ngoại lai ấy ngày càng gia tăng qua sự phát triển kinh tế, tương quan thương mại với các dân tộc lân bang và đạt tới cao điểm vào thời Akháp. Đây không phải là việc từ bỏ đức tin truyền thống của cha ông vào Thiên Chúa Giavê, nhưng đúng hơn là sự pha trộn đạo Giavê với tôn giáo Canaan. Baan là vị thần của mưa gió, của sức mạnh thiên nhiên, của phú túc. Đối với dân, đây quả là vị thần lý tưởng cho cuộc sống chủ yếu là nông nghiệp thời bấy giờ. Êlia xuất hiện như vị anh hùng bảo vệ đạo Giavê, chống lại mọi pha trộn, mọi thỏa hiệp. Ông quả là người hùng của Thiên Chúa duy nhất và chân thật của Israel. Cuộc so tài trên núi Carmen giữa Êlia và các ngôn sứ thần Baan được hoàng hậu Ideven bảo trợ, có mục đích cho dân nhận định rõ ai là Chúa thật tại Israel: Giavê hay Baan. Các ngôn sứ Baan làm mọi cách: kêu cầu, nhảy múa, rạch mình, nhưng không có hiệu quả. Êlia kêu cầu Thiên Chúa. Giavê trả lời bằng một phép lạ chứng tỏ Ngài là Chúa các năng lực thiên nhiên. Người chính là Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ (1V 18,17 - 40).
Êlia chưa kịp vui hưởng thành quả thì đã phải tất tưởi ra đi, hướng thẳng về sa mạc để tránh sự trả thù của hoàng hậu Ideven. Êlia đi mãi cho đến khi mỏi gối chùn chân. Gặp được một bóng cây ở giữa sa mạc hoang vu, ông nằm vật xuống, chán nản ê chề. Sống làm gì nữa, ông nghĩ vậy? Và ông xin Chúa cất lấy linh hồn ông, để ông chết đi cho rồi. Êlia thất vọng, chán nản, mệt nhọc, Ông muốn đầu hàng trước tử thần. Nhưng một thần sứ đến lay Êlia dậy: "Ăn đi để còn lên đường". Và nhờ thức ăn bồi dưỡng này, Êlia đã đi trọn 40 đêm ngày và tới Núi Thánh của Thiên Chúa.
Tác giả Kinh Thánh dùng con số 40 để ám chỉ cuộc hành trình của dân Chúa nơi sa mạc từ khi ra khỏi Aicập tới ngày vào Hứa địa là 40 năm. Nó đã trở thành biểu tượng của thời gian con người hành trình ở trần gian này. Và đối với chúng ta, nó nói lên thời gian sống ơn gọi làm con cái Chúa ở trần gian, từ ngày rửa tội tới khi về thiên đàng. Các Giáo phụ nhìn 40 ngày hành trình của Êlia như gợi lại cuộc hành trình của Israel trong hoang địa tiến về đất hứa,40 ngày chay tịnh của Môisê (Xh 34,28), tiên trưng việc Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày trươc khi thi hành sứ vụ công khai. Các Giáo phụ cũng nhìn thấy nơi những chiếc bánh mà sứ thần trao cho Êlia là hình ảnh tiên báo phép Thánh Thể nuôi dưỡng tín hữu trên đường dương thế tiến về quê trời. Lương thực nuôi dưỡng Êlia trở thành biểu tượng cho của ăn đi đường cho Kitô hữu trong suốt cuộc hành trình trần gian. Các thế hệ Kitô hữu đã xem Êlia như võ sĩ vô địch về đức tin. Các đan viện, các dòng tu nhìn Êlia như vị tiền phong của mọi nỗ lực từ bỏ nếp sống trần tục để đi vào trong thinh lặng và nội tâm, tìm kiếm Thiên Chúa. Ðó là con đường đầy thử thách, nhưng chắc chắn sẽ gặp thần lương đi đường cho những ai có thiện chí.
2. Bánh Hằng Sống nuôi tín hữu lữ hành về quê trời.
Chúa Giêsu Kitô là Bánh Hằng Sống, Bánh bởi Trời, Bánh ban sự sống cho cả nhân loại. Nhưng làm sao mà con người có thể lãnh hội được ngay mạc khải quan trọng ấy. Vì thế, đã có tiếng xầm xì to nhỏ: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Người Do thái có đủ lý do để nghi ngờ những lời nói của Chúa Giêsu: Ngài đang sống ở giữa họ như một người giữa mọi người vậy mà Ngài bất ngờ tuyên bố mình từ trời xuống. Chúa Giêsu đòi hỏi họ hãy tin vì Ngài là Đấng ban sự sống và Ngài từ Chúa Cha mà đến. Ngài là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa Cha. Gặp gỡ Ngài là gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống. Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Bánh Hằng Sống. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, ai ăn thì khỏi phải chết”. Chúa Giêsu tuyên bố: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Thánh Thể được mạc khải một cách minh nhiên ngay từ bây giờ với điểm nhấn trên hy tế cứu độ trong mầu nhiệm thập giá. Sự sống vĩnh cửu hàm chứa trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Cho tới Bữa Tiệc Ly và Hy Tế Thập Giá, khi Chúa Kitô tự nguyện nộp mình, như hạt lúa bị nghiền nát để trở nên tấm bánh cứu độ cho tất cả nhân loại, người ta mới hiểu và tin vào lời mạc khải về Bánh Hằng Sống.
Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép; nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại.
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí Tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá.
Thánh Thể, Tấm Bánh Chúa Kitô bẻ ra cho sự sống thế giới; Thánh Thể Mình Máu Chúa Kitô trao ban cho cả nhân loại; Thánh Thể tình yêu đã trở nên thực phẩm vun bồi sự sống cho hôm nay trên đường dương thế và cho mai sau trong hạnh phúc Nước Trời.
Trong cuộc hành trình tiến tới sự sống viên mãn với Thiên Chúa là Cha, chính Chúa Giêsu là lương thực bổ dưỡng cho con người.
3. Bánh Hằng Sống chính là bí tích Thánh Thể
Câu nói “Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử Nạn Thập Giá và Phục Sinh.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu Thế bị giết chết trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục Sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống,chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều gói trọn trong Bí tích Thánh thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang. Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha nên mới ban Bí tích Thánh thể làm lương thực thần thiêng cho chúng ta được kết hợp với Người. Bí tích Thánh thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể. Từ Thập giá-Phục sinh đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh Thể. Hiểu như thế để khi dâng thánh lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta hãy tham dự tích cực linh động với tất cả trí lòng tin yêu.
Chúng ta đang lữ hành tiến về vĩnh cửu nên cũng có “lương thực đi đường”, không phải là manna từ trời rơi xuống và nước chảy ra từ tảng đá, hay chiếc bánh lùi và bình nước của thiên thần, nhưng là thần lương cao quý: Mình Máu Chúa Kitô trong Thánh Thể.
Để được ăn bánh Chúa ban, mỗi người phải chấp nhận sự thay đổi hoàn toàn: từ con người cũ thành con người mới; từ suy nghĩ, hành động cũ trở thành con người mới với suy nghĩ và hành động mới theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô trong bài đọc 2 đã gợi ý cụ thể: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần, đừng bao giờ chua cay, gắt gỏng, hờn giận, la lối, chửi rủa, gian ác, nhưng phải đối xử tốt với nhau và có lòng thương xót, biết tha thứ cho nhau. Hãy theo gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình vì chúng ta”.
“Muốn tin, phải nuôi mình bằng Thánh Thể, vì Thánh Thể chứa đựng “mầu nhiệm Đức Tin,” và ban sức mạnh đức tin cho con.” (Đường Hy Vọng, số 373).
Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày có “lương thực đi đường” là được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.
Lương Thực Ði Ðường
Những ngày qua, từng đoàn người hối hả rời những thành phố tâm dịch covid để về quê, cuộc hồi hương vào “Mùa hè đỏ dịch”. Nhìn những bức ảnh "tháo chạy về quê", thật xót cho thân phận người dân nghèo lao động. Ly hương ra thành phố với hy vọng đổi đời, nay thành phố đại dịch, họ không tiền bạc, tứ cố vô thân, phải tháo chạy. Quê hương, hai chữ sao vừa ấm áp lại vừa đắng cay. Sài Gòn “miền đất hứa”, bao dung và cưu mang biết bao thế hệ, biết bao cuộc đời. Sài Gòn ôm cả tình người mênh mông, nơi gặp gỡ những dòng người từ mọi miền đất nước...! Nhưng những ngày qua, bao tang thương, bao mất mát đã làm cho Sài Gòn như tê liệt quỵ ngã, và không ai nghĩ rằng Sài Gòn sẽ có một cuộc tháo chạy như những ngày này!
May mắn thay, trên đường hồi hương, họ được đồng bào tiếp tế lương thực trên mọi nẻo đường “hành trình vạn dặm” như cơm, bánh mì, trái cây, nước, xăng, tiền bạc đến vá bơm sửa xe... Dân thương dân, dân đùm bọc lấy dân qua cơn khốn khó. Khi nhiều người an lành trốn dịch trong nhà, hãy nhớ ngoài kia còn biết bao mảnh đời bất hạnh, còn biết bao số phận không may, còn biết bao người đang thiếu ăn và khổ đau vì đại dịch. Và thật đẹp, nghĩa đồng bào, ứa nước mắt vì tình cảm đồng bào giúp nhau, tự trái tim, tự tình yêu, dọc suốt chặng đường hàng trăm, hàng ngàn cây số, ở đâu cũng có những tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ người về. Như “manna” từ trời rơi xuống trong sa mạc nuôi dân Do thái, nay “lương thực đi đường” từ những người hảo tâm đã tiếp thêm sức lực và yêu thương cho bà con trên đường trở về quê nhà.
Bài đọc 1 hôm nay thuật lại cuộc hành trình của ngôn sứ Êlia trong sa mạc tiến đến núi Khôrép. Êlia chạy trốn trước sự trả thù bách hại của hoàng hậu Ideven, người đỡ đầu tà giáo trong nước. Trên đường đi, Êlia đói lã và chán nản thất vọng. Sứ thần Chúa mang đến cho ông bánh nước và thúc dục: “Dậy mà ăn, vì ngươi còn phải đi đường xa”. “Ông dậy ăn bánh và uống nước. Rồi nhờ lương thực bổ dưỡng ấy, ông đi suốt 40 ngày, 40 đêm tới Khôrép là núi của Thiên Chúa”. Tại Khôrep, ông được gặp Đức Giavê. Ông lấy lại được niềm tin và tiếp tục sứ mệnh tái lập một Israel đích thực.
1. Bánh nuôi ngôn sứ Êlia lên núi Khôrep
Sau khi vua Salomon băng hà, đất nước Israel chia đôi: vương quốc Israel, phương Bắc, vương quốc Giuđa phương nam (1V 12). Tại Israel, vua Omri (885-874 tcn) đã lập một dòng vua mới và đặt kinh đô tại Samari. Con của Omri là vua Akháp (875 – 853 tcn) xây cất thành lũy và cung điện. Israel dưới thời Akháp khá thịnh vượng. Công việc thương mại tạo nên những tương quan thuận lợi với các nước lân bang, nhưng đồng thời cũng gây nên một tiêm nhiễm văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Điển hình của việc suy đồi tôn giáo là cuộc hôn nhân của vua Akháp với Ideven, con gái vua Xiđôn (1V 16,29-34). Ideven du nhập đạo ngoại vào Israel, xây dựng đền thờ thần Baan tại Samari, tổ chức cộng đồng các Ngôn sứ thần Baan. Đạo Giavê bị bách hại. Chính trong hoàn cảnh đó, sách các Vua nói đến hoạt động của hai Ngôn sứ Êlia và Êlisê (1V17; 2V 13).
Ngay từ khi Israel đặt chân lên Canaan, tôn giáo Canaan và việc thờ thần Baan đã là mối ưu tư và nguy hiểm cho niềm tin vào Giavê. Mối nguy hiểm cũng như sự tiêm nhiễm đạo ngoại lai ấy ngày càng gia tăng qua sự phát triển kinh tế, tương quan thương mại với các dân tộc lân bang và đạt tới cao điểm vào thời Akháp. Đây không phải là việc từ bỏ đức tin truyền thống của cha ông vào Thiên Chúa Giavê, nhưng đúng hơn là sự pha trộn đạo Giavê với tôn giáo Canaan. Baan là vị thần của mưa gió, của sức mạnh thiên nhiên, của phú túc. Đối với dân, đây quả là vị thần lý tưởng cho cuộc sống chủ yếu là nông nghiệp thời bấy giờ. Êlia xuất hiện như vị anh hùng bảo vệ đạo Giavê, chống lại mọi pha trộn, mọi thỏa hiệp. Ông quả là người hùng của Thiên Chúa duy nhất và chân thật của Israel. Cuộc so tài trên núi Carmen giữa Êlia và các ngôn sứ thần Baan được hoàng hậu Ideven bảo trợ, có mục đích cho dân nhận định rõ ai là Chúa thật tại Israel: Giavê hay Baan. Các ngôn sứ Baan làm mọi cách: kêu cầu, nhảy múa, rạch mình, nhưng không có hiệu quả. Êlia kêu cầu Thiên Chúa. Giavê trả lời bằng một phép lạ chứng tỏ Ngài là Chúa các năng lực thiên nhiên. Người chính là Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ (1V 18,17 - 40).
Êlia chưa kịp vui hưởng thành quả thì đã phải tất tưởi ra đi, hướng thẳng về sa mạc để tránh sự trả thù của hoàng hậu Ideven. Êlia đi mãi cho đến khi mỏi gối chùn chân. Gặp được một bóng cây ở giữa sa mạc hoang vu, ông nằm vật xuống, chán nản ê chề. Sống làm gì nữa, ông nghĩ vậy? Và ông xin Chúa cất lấy linh hồn ông, để ông chết đi cho rồi. Êlia thất vọng, chán nản, mệt nhọc, Ông muốn đầu hàng trước tử thần. Nhưng một thần sứ đến lay Êlia dậy: "Ăn đi để còn lên đường". Và nhờ thức ăn bồi dưỡng này, Êlia đã đi trọn 40 đêm ngày và tới Núi Thánh của Thiên Chúa.
Tác giả Kinh Thánh dùng con số 40 để ám chỉ cuộc hành trình của dân Chúa nơi sa mạc từ khi ra khỏi Aicập tới ngày vào Hứa địa là 40 năm. Nó đã trở thành biểu tượng của thời gian con người hành trình ở trần gian này. Và đối với chúng ta, nó nói lên thời gian sống ơn gọi làm con cái Chúa ở trần gian, từ ngày rửa tội tới khi về thiên đàng. Các Giáo phụ nhìn 40 ngày hành trình của Êlia như gợi lại cuộc hành trình của Israel trong hoang địa tiến về đất hứa,40 ngày chay tịnh của Môisê (Xh 34,28), tiên trưng việc Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày trươc khi thi hành sứ vụ công khai. Các Giáo phụ cũng nhìn thấy nơi những chiếc bánh mà sứ thần trao cho Êlia là hình ảnh tiên báo phép Thánh Thể nuôi dưỡng tín hữu trên đường dương thế tiến về quê trời. Lương thực nuôi dưỡng Êlia trở thành biểu tượng cho của ăn đi đường cho Kitô hữu trong suốt cuộc hành trình trần gian. Các thế hệ Kitô hữu đã xem Êlia như võ sĩ vô địch về đức tin. Các đan viện, các dòng tu nhìn Êlia như vị tiền phong của mọi nỗ lực từ bỏ nếp sống trần tục để đi vào trong thinh lặng và nội tâm, tìm kiếm Thiên Chúa. Ðó là con đường đầy thử thách, nhưng chắc chắn sẽ gặp thần lương đi đường cho những ai có thiện chí.
2. Bánh Hằng Sống nuôi tín hữu lữ hành về quê trời.
Chúa Giêsu Kitô là Bánh Hằng Sống, Bánh bởi Trời, Bánh ban sự sống cho cả nhân loại. Nhưng làm sao mà con người có thể lãnh hội được ngay mạc khải quan trọng ấy. Vì thế, đã có tiếng xầm xì to nhỏ: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Người Do thái có đủ lý do để nghi ngờ những lời nói của Chúa Giêsu: Ngài đang sống ở giữa họ như một người giữa mọi người vậy mà Ngài bất ngờ tuyên bố mình từ trời xuống. Chúa Giêsu đòi hỏi họ hãy tin vì Ngài là Đấng ban sự sống và Ngài từ Chúa Cha mà đến. Ngài là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa Cha. Gặp gỡ Ngài là gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống. Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Bánh Hằng Sống. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, ai ăn thì khỏi phải chết”. Chúa Giêsu tuyên bố: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Thánh Thể được mạc khải một cách minh nhiên ngay từ bây giờ với điểm nhấn trên hy tế cứu độ trong mầu nhiệm thập giá. Sự sống vĩnh cửu hàm chứa trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Cho tới Bữa Tiệc Ly và Hy Tế Thập Giá, khi Chúa Kitô tự nguyện nộp mình, như hạt lúa bị nghiền nát để trở nên tấm bánh cứu độ cho tất cả nhân loại, người ta mới hiểu và tin vào lời mạc khải về Bánh Hằng Sống.
Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép; nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại.
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí Tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá.
Thánh Thể, Tấm Bánh Chúa Kitô bẻ ra cho sự sống thế giới; Thánh Thể Mình Máu Chúa Kitô trao ban cho cả nhân loại; Thánh Thể tình yêu đã trở nên thực phẩm vun bồi sự sống cho hôm nay trên đường dương thế và cho mai sau trong hạnh phúc Nước Trời.
Trong cuộc hành trình tiến tới sự sống viên mãn với Thiên Chúa là Cha, chính Chúa Giêsu là lương thực bổ dưỡng cho con người.
3. Bánh Hằng Sống chính là bí tích Thánh Thể
Câu nói “Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử Nạn Thập Giá và Phục Sinh.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu Thế bị giết chết trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục Sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống,chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều gói trọn trong Bí tích Thánh thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang. Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha nên mới ban Bí tích Thánh thể làm lương thực thần thiêng cho chúng ta được kết hợp với Người. Bí tích Thánh thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể. Từ Thập giá-Phục sinh đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh Thể. Hiểu như thế để khi dâng thánh lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta hãy tham dự tích cực linh động với tất cả trí lòng tin yêu.
Chúng ta đang lữ hành tiến về vĩnh cửu nên cũng có “lương thực đi đường”, không phải là manna từ trời rơi xuống và nước chảy ra từ tảng đá, hay chiếc bánh lùi và bình nước của thiên thần, nhưng là thần lương cao quý: Mình Máu Chúa Kitô trong Thánh Thể.
Để được ăn bánh Chúa ban, mỗi người phải chấp nhận sự thay đổi hoàn toàn: từ con người cũ thành con người mới; từ suy nghĩ, hành động cũ trở thành con người mới với suy nghĩ và hành động mới theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô trong bài đọc 2 đã gợi ý cụ thể: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần, đừng bao giờ chua cay, gắt gỏng, hờn giận, la lối, chửi rủa, gian ác, nhưng phải đối xử tốt với nhau và có lòng thương xót, biết tha thứ cho nhau. Hãy theo gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình vì chúng ta”.
“Muốn tin, phải nuôi mình bằng Thánh Thể, vì Thánh Thể chứa đựng “mầu nhiệm Đức Tin,” và ban sức mạnh đức tin cho con.” (Đường Hy Vọng, số 373).
Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày có “lương thực đi đường” là được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.