1. Đại Tướng Tư Lệnh Không Quân của Nga cũng phải ra đi

Ngày 25 tháng 2, chỉ một ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine, thi thể của Alexander Tyulakov, 61 tuổi, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và an ninh của Gazprom, công ty khí đốt lớn nhất của Nga đã được người tình của ông ta phát hiện.

Cổ anh ta bị thắt bởi một chiếc thòng lọng trong ngôi nhà trị giá 500.000 bảng Anh.

Sau cái chết của Tyulakov, lại xảy ra thêm bốn vụ “tự sát” gần đây của các giám đốc điều hành ngành khí đốt có liên quan đến bạo chúa Putin.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Anh, gọi tắt là MoD, cho biết Putin dường như nghi ngờ có những âm mưu loại dần phe cánh của ông ta. Trong bối cảnh đó, nhiều tướng lãnh không thực sự được Putin tin cậy đã lần lượt ra đi.

Đại Tướng Alexandr Dvornikov, Tư Lệnh Quân đội Nga tại Ukraine, đã bị thay thế bởi Đại Tướng Gennady Zhidko.

Trong khi đó Tư Lệnh Không Quân Andrei Serdyukov bị thay thế bởi Sergei Surovikin - người khét tiếng là tham nhũng và tàn bạo trong sự nghiệp 30 năm của mình.

Andrei Serdyukov sinh ngày 4 tháng Ba, 1962. Ông ta gia nhập không quân Nga và leo lên đến chức Đại Tướng sau khi đã tham gia các trận chiến tại Kosovo, Chechnya. Ông ta đã từng là Tư Lệnh chiến trường Crimea vào năm 2014 và Donbas năm 2015.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2022 Serdyukov được tờ Financial Times đồn đại là chỉ huy quân đội Nga sẽ được cử đến Ukraine, nếu một hành động xâm lược như vậy được thực hiện.

Vào ngày 19 tháng 6 năm 2022, phát ngôn viên quân sự của Odessa, Serhiy Bratchuk cho biết Vladimir Putin đã thanh trừng Serdyukov vì vai trò của ông ta trong một nỗ lực cam go nhằm chiếm lấy sân bay Hostomel. Nỗ lực này thất bại và chỉ có một số ít quân Nga sống sót. Điều này vừa được các báo cáo truyền thông Nga xác nhận.

2. Nga cáo buộc Ukraine tấn công một dàn khoan

Hãng thông tấn Tass của Nga dẫn lời các quan chức địa phương cho biết hôm Chúa Nhật đã tấn công một giàn khoan ở Hắc Hải thuộc sở hữu của một công ty dầu khí Crimea.

Reuters tường thuật rằng giàn khoan này được vận hành bởi Chernomorneftegaz, mà các quan chức do Nga hậu thuẫn đã chiếm đoạt từ nhà điều hành khí đốt quốc gia của Ukraine Naftogaz trong quá trình sáp nhập bán đảo của Mạc Tư Khoa vào năm 2014.

Tass dẫn lời một thành viên của các dịch vụ khẩn cấp của Crimea cho biết: “Đó là cuộc pháo kích của các lực lượng vũ trang Ukraine, không có thương vong”.

Thứ Hai tuần trước, các quan chức Crimea cho biết 3 người bị thương và 7 người mất tích sau một cuộc tấn công của Ukraine buộc 3 giàn khoan phải đình chỉ công việc khai thác. Chernomorneftegaz đang bị Mỹ và Liên minh Âu Châu trừng phạt.

3. Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 tiếp tục ủng hộ Ukraine

Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 đừng “bỏ rơi” Ukraine khi ông cam kết hỗ trợ tài chính bổ sung cho Ukraine khi nước này nỗ lực chống lại sự xâm lược của Nga.

“Ukraine có thể thắng và sẽ thắng. Nhưng họ cần sự hỗ trợ của chúng ta để làm như vậy. Bây giờ không phải là lúc để bỏ rơi Ukraine,” Thủ tướng Johnson nói.

Anh sẵn sàng cung cấp thêm khoản khoản vay trị giá 525 triệu USD, thông báo từ Downing Street cho biết, đồng thời cảnh báo rằng chính phủ Ukraine lo ngại nước này có thể cạn kiệt tiền mặt vào mùa thu nếu không có tiền mới bơm vào.

Cam kết này nâng tổng số viện trợ tài chính và nhân đạo của Anh cho Ukraine trong năm nay lên khoảng 1,8 tỷ USD.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu trước các nhà lãnh đạo G7 vào thứ Hai và theo Downing Street, Thủ tướng Johnson sẽ thúc giục các đồng minh hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.

Thủ tướng Johnson nhấn mạnh rằng:

“Bất kỳ dấu hiệu mệt mỏi hoặc dao động nào trong sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin”

Johnson cho biết khi chiến sự đang diễn ra, sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine cần phải bước vào “một giai đoạn mới” và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trợ giúp tốt nhất cho Ukraine.

Đó là những gì Thủ tướng Johnson sẽ yêu cầu tại các hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO khi ông khuyến khích các nhà lãnh đạo đồng cấp của mình tăng cường hỗ trợ kinh tế, quân sự và chính trị cho Ukraine

“Song song, chúng ta phải tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Putin và những người thân cận của ông ta, bảo đảm rằng họ cảm thấy cái giá phải trả cho sự man rợ của mình”.

4. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, nhận định về cuộc pháo kích vào thủ đô Kyiv

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cho biết các cuộc tấn công của Nga vào các tòa nhà dân cư ở Kyiv cho thấy tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế trong việc hỗ trợ Ukraine

Phát biểu sau khi chủ trì phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7, ông Scholz nhấn mạnh sự thống nhất của G7 về vấn đề Ukraine. Ông nói:

Có thể khẳng định chắc chắn rằng Putin đã không tính đến sự ủng hộ to lớn của quốc tế đối với Ukraine và điều đó vẫn đang khiến ông phải đau đầu, bên cạnh đó tất nhiên còn có ý chí và sự dũng cảm của người Ukraine trong việc bảo vệ đất nước của họ.

Trước một cuộc chiến tàn khốc mà Putin đang tiến hành, giờ đây chúng ta đã một lần nữa chứng kiến những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các ngôi nhà ở Kyiv - điều đó cho thấy rằng chúng ta phải cùng nhau quyết tâm sát cánh và hỗ trợ người Ukraine bảo vệ đất nước, nền dân chủ, tự do của họ.

Scholz nói rằng ông và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhất trí về những gì cần phải làm.

Scholz, người đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong và ngoài nước vì nhận thấy sự miễn cưỡng trong việc gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine, nói rằng “Đức và Mỹ sẽ luôn hành động cùng nhau khi đề cập đến vấn đề an ninh của Ukraine”.

5. Thủ tướng Johnson yêu cầu có các hành động khẩn cấp đối với ngũ cốc Ukraine tại G7

Thủ tướng Anh, Boris Johnson đã sử dụng phiên họp hôm thứ Hai tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức để kêu gọi các cường quốc có hành động khẩn cấp để giúp đưa nguồn cung cấp ngũ cốc quan trọng ra khỏi các cảng bị phong tỏa của Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế của đất nước này và giảm bớt tình trạng thiếu hụt trên khắp thế giới

Việc phong tỏa các cảng lớn của Ukraine như Odesa, các cuộc tấn công vào các trang trại và nhà kho và ảnh hưởng rộng hơn từ cuộc xâm lược của Nga đã làm tăng thêm vấn đề lương thực từ nước này, cả thị trường toàn cầu cũng đang phải đối mặt.

Ukraine trước đây cung cấp 10% lượng lúa mì cho thế giới, 17% lượng ngô trên thế giới và một nửa lượng dầu hướng dương của thế giới. Khoảng 25 triệu tấn ngô và lúa mì hiện có nguy cơ bị thối rữa trong các hầm chứa của Ukraine.

Ông Johnson đã kêu gọi một giải pháp quốc tế cho cuộc khủng hoảng, bao gồm việc tìm kiếm các tuyến đường bộ cho nguồn cung cấp ngũ cốc để đánh bại cuộc phong tỏa của Nga, với 10 triệu vật liệu và thiết bị để sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt bị hư hỏng. Vương quốc Anh cũng đang thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia kiểm soát việc tiếp cận Hắc Hải, làm nhiều hơn nữa để đưa nguồn cung ngũ cốc ra ngoài bằng tàu.

Thủ tướng sẽ nói với các nhà lãnh đạo G7 vào thứ Hai:

“Những hành động của Putin ở Ukraine đang tạo ra những dư chấn khủng khiếp trên toàn thế giới, đẩy giá năng lượng và lương thực lên cao khi hàng triệu người đang đứng trước bờ vực của nạn đói. Chỉ có Putin mới có thể chấm dứt cuộc chiến vô ích và không cần thiết này.”

“Nhưng các nhà lãnh đạo toàn cầu cần phải tập hợp lại và sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị kết hợp của họ để giúp Ukraine và làm cho cuộc sống của các gia đình trên toàn thế giới trở nên dễ dàng hơn. Đây là một vấn đề cấp bách không có gì phải bàn”.

6. Putin hứa cung cấp cho Alexander Lukashenko các hệ thống hỏa tiễn có khả năng hạt nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko rằng Nga sẽ cung cấp cho Belarus các hệ thống hỏa tiễn có khả năng hạt nhân.

Theo Reuters, trong cuộc gặp tại St.Petersburg, Nga, ông Lukashenko đã nêu quan ngại về các hành động “gây hấn” và “đối đầu” của các nước láng giềng như Ba Lan và Lithuania. Ông cũng thảo luận về các chuyến bay có trang bị vũ khí hạt nhân gần biên giới Belarus đang được thực hiện bởi liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu và được tường trình là đã yêu cầu Putin giúp đỡ Belarus có khả năng đưa ra một “phản ứng cân xứng”.

Theo Reuters, ông Putin nói rằng một phản ứng như vậy là không cần thiết, nhưng đất nước của ông sẽ chuyển giao “hệ thống hỏa tiễn chiến thuật Iskander-M cho Belarus, có thể sử dụng cả hỏa tiễn hành trình và đạn đạo, cả ở phiên bản hạt nhân và thông thường”.

Tháng trước, Tổng thống Nga đã bán hỏa tiễn Iskander có khả năng hạt nhân và hệ thống hỏa tiễn S-400 cho Belarus.

“Chúng tôi đã thực hiện một thỏa thuận với Putin. Chúng tôi đã mua từ bạn một số Iskanders và S-400 mà chúng tôi cần, và trang bị cho Quân đội của chúng tôi,” Lukashenko nói vào thời điểm đó. “Bây giờ chúng tôi có một đội quân hoàn toàn khác với những vũ khí như vậy. Ít nhất, loại vũ khí này có thể gây ra sát thương khổng lồ”.

Belarus là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai.

Hôm thứ Bảy, các quan chức tình báo Ukraine tuyên bố rằng Nga đã bắn hỏa tiễn từ Belarus trong nỗ lực “lôi kéo” đồng minh của mình vào cuộc chiến.

“Đây là trường hợp đầu tiên xảy ra một cuộc không kích trên khắp Ukraine trực tiếp từ lãnh thổ của Belarus. Vụ pháo kích hôm nay liên quan trực tiếp đến những nỗ lực của chính quyền Điện Cẩm Linh nhằm lôi kéo Belarus vào cuộc chiến ở Ukraine với tư cách là bên tham gia trực tiếp”, Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố.

Tuần trước, Mark Voyger thuộc Chương trình Quốc phòng và An ninh Xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Âu Châu, lưu ý rằng quân đội Belarus dự kiến tổ chức các cuộc tập trận ở biên giới Ukraine vào cuối tháng này cũng như trong tháng tới, điều này đã làm dấy lên lo ngại.

“Mối quan tâm là Putin đang cố gắng gây áp lực lên Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và buộc ông ấy phải có lập trường tích cực hơn để thực hiện các hành động gây hấn hơn với Ukraine, có sự tham gia của quân đội Belarus,” Voyger nói với Express UK.

“Cho đến nay, chúng tôi đã thấy quân đội Nga tiến vào Belarus và sau đó vào tháng 2, họ đã tấn công Ukraine từ phía Bắc. Nhưng trong trường hợp này, Nga đang bị thiếu binh sĩ nên bất kỳ binh sĩ nào bổ sung sẽ thêm rất nhiều so với tiềm năng của họ,” ông nói thêm.

7. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi người Belarus đoàn kết với Ukraine.

Trong một video phát biểu trước người Belarus, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi người dân Belarus đoàn kết với Ukraine.

“Ban lãnh đạo Nga muốn kéo các bạn vào cuộc chiến Ukraine-Nga vì họ không quan tâm đến tính mạng của các bạn. Nhưng bạn không phải nô lệ và có thể tự mình quyết định số phận của mình,” Ông Zelenskiy nói.

Bài phát biểu của ông được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng Belarus có thể đứng hẳn về phía Nga và trực tiếp xâm lược Ukraine.

Đầu tuần này, Nga tuyên bố sẽ cung cấp hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Belarus trong những tháng tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết khi tiếp lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko.

Ông Putin đã nhiều lần đề cập đến vũ khí hạt nhân kể từ khi đất nước ông tiến hành một chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2, là điều mà phương Tây coi là lời cảnh báo không nên can thiệp vào cuộc chiến tại Ukraine. Ông Lukashenko hồi tháng trước cho biết đất nước ông đã mua hỏa tiễn hạt nhân Iskander và hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 từ Nga.