Vẽ tranh cho tình Huynh đệ Nhân bản: một bức chân dung chung sống hòa bình


Câu truyện từ Vatican lần này là của Francesca Merlo viết từ Dubai về chủ đề Tình Huynh đệ Nhân bản, một văn kiện Đức Phanxicô ký với Sheikh Ahmed el-Tayeb, Đại Imam của Al-Azhar năm 2019. Văn kiện này đã gợi hứng cho việc phát sinh ra Ngày Quốc Tế Huynh đệ Nhân bản. Cô tường trình:

Trước Ngày Quốc tế về Tình huynh đệ nhân bản, những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới tụ tập về để vẽ những kiệt tác nổi tiếng, cảm thấy đoàn kết bởi cảm giác tự do chung khi mỗi người giải thích màu sắc theo cách riêng của họ.

Vẽ tranh sống như một bức chân dung mô tả lòng khoan dung và chung sống hòa bình. Đây là khái niệm đứng đằng sau một phiên họp do Bộ Khoan dung và Chung sống tổ chức, phối hợp với "Chúng tôi yêu Nghệ thuật" tại gian hàng của tiểu vương quốc tại cuộc triển lãm 2020 Expo ở Dubai.

Đây là một trong nhiều sự kiện diễn ra trong Lễ hội do Bộ và Tổng Ủy Tình Huynh đệ Nhân bản tổ chức trước Ngày Quốc tế Tình Huynh đệ Nhân bản, được đánh dấu vào ngày 4 tháng Hai.

Từ nhìn đến vẽ

Khoảng 20 người trẻ tuổi đã tụ tập để vẽ lại các phiên bản của chính họ trong ba tác phẩm nghệ thuật giống y hệt.

Zahra Khalifa, từ Bộ Khoan dung cho biết, cả ba đều là những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, và do đó tất cả đều hợp nhất. Người ta đi du lịch từ khắp nơi trên thế giới để viếng bức Mona Lisa tại Louvre thế nào, thì người ta cũng từ khắp nơi trên thế giới tụ tập về đây để vẽ về nàng như thế vào chiều thứ Tư.

Nghệ thuật như một ngôn ngữ phổ quát

Denise Schmitz đến từ Hoà Lan, người sáng lập ra "We Love Art", đã tư vấn cho một số nghệ sĩ về cách tạo chiều sâu hơn cho nụ cười của Mona và giải thích nghệ thuật đóng vai trò làm cầu nối ra sao giữa các nền văn hóa.

“Màu sắc kết nối chúng ta! Và nó làm cho chúng ta tự do, phá vỡ cho chúng ta mọi ranh giới và các quy tắc tự áp đặt. Nó không biết tôn giáo hay giới tính. Khi chúng ta vẽ, tất cả chúng ta đều giống nhau và sự khác biệt của chúng ta là thế mạnh của chúng ta”.

Zahra nhấn mạnh rằng “nghệ thuật là một ngôn ngữ phổ quát” và qua buổi vẽ tranh trực tiếp này, họ đã hướng đến việc “mở rộng lòng khoan dung cho mọi hữu thể sống động”.

Vẽ tranh cho nhân loại


"Vẽ tranh trực tiếp cho tình huynh đệ nhân bản" là tên của biến cố, với hạn từ Ả Rập "lamasat" (chạm vào) làm khẩu hiệu của nó. Zahra giải thích, điều này có nghĩa là tiếp xúc và cảm nhận nhau, “và ở đây chúng ta làm điều này qua nghệ thuật.”

Văn kiện về tình huynh đệ nhân bản

Buổi vẽ tranh trực tiếp trên thực tế đã thúc đẩy các chủ đề được công bố trong Văn kiện về tình Huynh đệ Nhân bản, được ký vào ngày 4 tháng 2, 2019 bởi Đại Imam của Al-Azhar và Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hòa bình, tự do tín ngưỡng, lòng khoan dung, đạo đức, bảo vệ nơi thờ phượng, và nhiều hơn nữa.

Lễ hội đang diễn ra, với công việc của những người trẻ thuộc các tôn giáo khác nhau, tìm cách hiện thân và minh họa khái niệm Tình Huynh đệ và Lòng Khoan dung Nhân bản.

Denise Schmitz


Ý nghĩa thực sự của lòng khoan dung

Nhưng, Zahra giải thích, khoan dung không phải là khả năng coi trọng một điều bạn không đồng ý. Nó đồng nghĩa với tình huynh đệ và khả năng mô phỏng người khoan dung để chấp nhận, và phát triển sự quan tâm đến các nền văn hóa xung quanh bạn.

“Đó là cách duy nhất để thế giới có thể tiến lên”, và nó chỉ có thể thực hiện được “nếu chúng ta hợp lực”.

Cô cho biết “Có một số quy tắc trong nghệ thuật, và các nghệ sĩ vĩ đại vốn dạy chúng ta rằng ngay cả những quy tắc đó cũng phải có đó để bị phá vỡ".

Zahra và Denise