55. KIỆU PHU RA GIÁ
Có một lão đại gia bỏ tiền ra để mua một chức quan nhỏ, rồi từ chức đạo viên (1) thăng lên đến chức quan lớn ở địa phương, đều là do công lao sức mạnh của nén bạc đồng tiền mà được như thế.
Một hôm, ông ta thuê được người khiêng kiệu mới, hỏi hắn ta tiền công một tháng là bao nhiêu, người ấy đáp:
- “Nếu chỉ có khiêng đại nhân mà đại nhân mặc quần áo thường phục, thì tiền công không cần so đo. Nếu khiêng đại nhân mặc đại nhân mặc áo nhà quan để đi thăm bạn bè khách khứa, thì mỗi tháng phải là mười lượng bạc.”
Đại quan không hiểu gì cả nên tạm thời lưu dụng hắn.
Có người hỏi người khiêng kiệu: -
- “Áo thường và áo quan thì có gì là khác biệt?”
Người khiêng kiệu trả lời:
- “Xương của ông ta thì nhẹ, nếu mặc áo thường, tôi khiêng ông ta nhẹ hều à, cho nên tiền công không cần so đo. Nếu ông ta mặc áo quan, thì sức nặng của cái mão chuồn chuồn, của hoa đuôi (đồ trang sức trên đầu), trân châu của ông ta, lại còn có rất nhiều bạc nén tiền đồng mà tôi chưa biết nữa, đó không phải là tôi khiêng một kiệu tiền bạc hay sao? Nếu số lượng này đè trên vai tôi, thì tại sao không đòi ông ta trả mười lượng bạc tiền công?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 55:
Ở đời cái gì cũng có cái giá của nó.
1. Có những cái giá như sau:
Giá của người bị bán làm nô lệ, giá của người bị bán làm vợ người nước ngoài, giá của trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục, giá của người bán thân nuôi miệng.v.v...các loại giá này cao thấp thì tùy mặt hàng, nhưng chắc chắn là rẽ hơn con chó kiểng, con mèo kiểng của người giàu có.
2. Cái giá của người giàu có như sau:
Giá của việc ăn chơi trác táng: mang bệnh vào thân.
Giá của việc có vợ bé bồ nhí: gia đình tan hoang.
Giá của việc thích chơi trội chơi nổi: mất danh dự.
Giá của việc tham nhũng: ở tù...
Giá của việc bốc lột dân nghèo: mất cả tính người.
Tất cả những cái giá trên đây đều phải trả một lần và đời đời trong hỏa ngục. Ai có tai thì hãy nghe, để tự mình sửa đổi giá lại, bằng không thì hối không kịp đấy.
(1) Thời nhà Thanh một tỉnh chia ra nhiều đạo, đạo viên là một viên chức nhỏ của chính phủ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một lão đại gia bỏ tiền ra để mua một chức quan nhỏ, rồi từ chức đạo viên (1) thăng lên đến chức quan lớn ở địa phương, đều là do công lao sức mạnh của nén bạc đồng tiền mà được như thế.
Một hôm, ông ta thuê được người khiêng kiệu mới, hỏi hắn ta tiền công một tháng là bao nhiêu, người ấy đáp:
- “Nếu chỉ có khiêng đại nhân mà đại nhân mặc quần áo thường phục, thì tiền công không cần so đo. Nếu khiêng đại nhân mặc đại nhân mặc áo nhà quan để đi thăm bạn bè khách khứa, thì mỗi tháng phải là mười lượng bạc.”
Đại quan không hiểu gì cả nên tạm thời lưu dụng hắn.
Có người hỏi người khiêng kiệu: -
- “Áo thường và áo quan thì có gì là khác biệt?”
Người khiêng kiệu trả lời:
- “Xương của ông ta thì nhẹ, nếu mặc áo thường, tôi khiêng ông ta nhẹ hều à, cho nên tiền công không cần so đo. Nếu ông ta mặc áo quan, thì sức nặng của cái mão chuồn chuồn, của hoa đuôi (đồ trang sức trên đầu), trân châu của ông ta, lại còn có rất nhiều bạc nén tiền đồng mà tôi chưa biết nữa, đó không phải là tôi khiêng một kiệu tiền bạc hay sao? Nếu số lượng này đè trên vai tôi, thì tại sao không đòi ông ta trả mười lượng bạc tiền công?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 55:
Ở đời cái gì cũng có cái giá của nó.
1. Có những cái giá như sau:
Giá của người bị bán làm nô lệ, giá của người bị bán làm vợ người nước ngoài, giá của trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục, giá của người bán thân nuôi miệng.v.v...các loại giá này cao thấp thì tùy mặt hàng, nhưng chắc chắn là rẽ hơn con chó kiểng, con mèo kiểng của người giàu có.
2. Cái giá của người giàu có như sau:
Giá của việc ăn chơi trác táng: mang bệnh vào thân.
Giá của việc có vợ bé bồ nhí: gia đình tan hoang.
Giá của việc thích chơi trội chơi nổi: mất danh dự.
Giá của việc tham nhũng: ở tù...
Giá của việc bốc lột dân nghèo: mất cả tính người.
Tất cả những cái giá trên đây đều phải trả một lần và đời đời trong hỏa ngục. Ai có tai thì hãy nghe, để tự mình sửa đổi giá lại, bằng không thì hối không kịp đấy.
(1) Thời nhà Thanh một tỉnh chia ra nhiều đạo, đạo viên là một viên chức nhỏ của chính phủ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info