'Ngừng bắn, bước đầu tiên cho hòa bình ở Ukraine'
Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, phản hồi về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và cho biết Tòa thánh đang cố gắng dàn xếp các cuộc đàm phán hòa bình. Ngài nói chuyện với các phóng viên bên lề buổi ra mắt cuốn sách của Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro.
(Tin Vatican - Valerio Palombaro)
"Chúng tôi đang cố gắng nỗ lực với tất cả sự sáng tạo của mình" để dàn xếp lại các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine và "bước đầu tiên phải là ngừng bắn."
Điều này đã được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, nhắc lại khi nói chuyện với các nhà báo tại trụ sở của tờ La Civiltà Cattolica bên lề buổi giới thiệu cuốn sách "Atlas của Đức Phanxicô: Vatican và Chính Trị Quốc Tế."
Đức Hồng Y Parolin nhắc nhớ, Tòa Thánh có một tầm nhìn khác với tầm nhìn của từng quốc gia riêng lẻ vì Tòa Thánh có “một tầm nhìn phổ quát” và một cách tiếp cận khác để tìm kiếm hòa bình.
ĐTC mong muốn gặp cả hai tổng thống Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky và cho biết thêm, ngài muốn đến thăm cả Moscow và Kyiv, "bởi vì ĐTC tin rằng việc phục vụ hòa bình chỉ có thể thực hiện được, nếu ĐTC gặp được cả hai vị tổng thống".
Và suy tư về mười năm “rất căng thẳng” của triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô được cử hành cùng ngày, ngài lưu ý rằng “những năm đó đã mang lại cho Giáo hội khả năng lắng nghe nhiều hơn thế giới”.
Rộng mở đón nhận tỵ nạn
Về vấn đề di dân, vốn cũng là chủ đề trong các cuộc gặp song phương giữa Đức Hồng Y Parolin và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni bên lề buổi giới thiệu sách, theo Đức Hồng Y, cần phải “chuyển dịch” những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha thành các chính sách cho các quốc gia.
ĐHY nói: “Người ta đã nhấn mạnh đến các chính sách ngăn chặn, hạn chế như thế nào,” trong khi “chúng tôi đề nghị nên chuyển sang một chính sách mới cởi mở hơn, chào đón hơn”.
Đối thoại với Trung Quốc
Trả lời một câu hỏi khác, Hồng Y Ngoại trưởng nhắc lại tầm quan trọng của thỏa thuận đã đạt được trong triều giáo hoàng này giữa Tòa thánh và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Vatican nêu ra "một hy vọng" và một cuộc đối thoại mà "cả hai bên đều mong muốn tiếp tục". ĐHY tóm tắt: “Chúng tôi chỉ yêu cầu cho người Công Giáo có thể có liên lạc với Giáo hội Hoàn vũ.
Nhận xét về chuyến viếng thăm Bắc Kinh đã được lên kế hoạch vào cuối tháng 4 của Đức Tổng Giám Mục Stephen Chow của Hồng Kông, chuyến thăm đầu tiên sau nhiều năm, Đức Hồng Y Parolin mô tả đây là “sự hiện thực hóa chiều kích điển hình của Giáo hội Hồng Kông là một ‘cầu nối’ giữa Giáo hội Trung Quốc đại lục và Giáo hội hoàn vũ" và do đó mô tả nó là "một hành động tích cực."
Theo Đức Hồng Y, chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mông Cổ “có thể xảy ra, mặc dù cho có một quyết định dứt khoát.”
Con đường đồng nghị ở Đức
Cuối cùng, về cuộc bỏ phiếu của các giám mục Đức, vào cuối quá trình thượng hội đồng, để chấp thuận việc ban phép lành cho các cặp đồng tính, Tòa Thánh đã bày tỏ rõ ràng về vấn đề này, Đức Hồng Y Parolin nói, đồng thời lưu ý rằng một Giáo hội địa phương “không thể đưa ra quyết định như vậy khi một quyết định liên quan đến kỷ luật của Giáo hội toàn cầu."
Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, phản hồi về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và cho biết Tòa thánh đang cố gắng dàn xếp các cuộc đàm phán hòa bình. Ngài nói chuyện với các phóng viên bên lề buổi ra mắt cuốn sách của Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro.
(Tin Vatican - Valerio Palombaro)
"Chúng tôi đang cố gắng nỗ lực với tất cả sự sáng tạo của mình" để dàn xếp lại các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine và "bước đầu tiên phải là ngừng bắn."
Điều này đã được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, nhắc lại khi nói chuyện với các nhà báo tại trụ sở của tờ La Civiltà Cattolica bên lề buổi giới thiệu cuốn sách "Atlas của Đức Phanxicô: Vatican và Chính Trị Quốc Tế."
Đức Hồng Y Parolin nhắc nhớ, Tòa Thánh có một tầm nhìn khác với tầm nhìn của từng quốc gia riêng lẻ vì Tòa Thánh có “một tầm nhìn phổ quát” và một cách tiếp cận khác để tìm kiếm hòa bình.
ĐTC mong muốn gặp cả hai tổng thống Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky và cho biết thêm, ngài muốn đến thăm cả Moscow và Kyiv, "bởi vì ĐTC tin rằng việc phục vụ hòa bình chỉ có thể thực hiện được, nếu ĐTC gặp được cả hai vị tổng thống".
Và suy tư về mười năm “rất căng thẳng” của triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô được cử hành cùng ngày, ngài lưu ý rằng “những năm đó đã mang lại cho Giáo hội khả năng lắng nghe nhiều hơn thế giới”.
Rộng mở đón nhận tỵ nạn
Về vấn đề di dân, vốn cũng là chủ đề trong các cuộc gặp song phương giữa Đức Hồng Y Parolin và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni bên lề buổi giới thiệu sách, theo Đức Hồng Y, cần phải “chuyển dịch” những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha thành các chính sách cho các quốc gia.
ĐHY nói: “Người ta đã nhấn mạnh đến các chính sách ngăn chặn, hạn chế như thế nào,” trong khi “chúng tôi đề nghị nên chuyển sang một chính sách mới cởi mở hơn, chào đón hơn”.
Đối thoại với Trung Quốc
Trả lời một câu hỏi khác, Hồng Y Ngoại trưởng nhắc lại tầm quan trọng của thỏa thuận đã đạt được trong triều giáo hoàng này giữa Tòa thánh và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Vatican nêu ra "một hy vọng" và một cuộc đối thoại mà "cả hai bên đều mong muốn tiếp tục". ĐHY tóm tắt: “Chúng tôi chỉ yêu cầu cho người Công Giáo có thể có liên lạc với Giáo hội Hoàn vũ.
Nhận xét về chuyến viếng thăm Bắc Kinh đã được lên kế hoạch vào cuối tháng 4 của Đức Tổng Giám Mục Stephen Chow của Hồng Kông, chuyến thăm đầu tiên sau nhiều năm, Đức Hồng Y Parolin mô tả đây là “sự hiện thực hóa chiều kích điển hình của Giáo hội Hồng Kông là một ‘cầu nối’ giữa Giáo hội Trung Quốc đại lục và Giáo hội hoàn vũ" và do đó mô tả nó là "một hành động tích cực."
Theo Đức Hồng Y, chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mông Cổ “có thể xảy ra, mặc dù cho có một quyết định dứt khoát.”
Con đường đồng nghị ở Đức
Cuối cùng, về cuộc bỏ phiếu của các giám mục Đức, vào cuối quá trình thượng hội đồng, để chấp thuận việc ban phép lành cho các cặp đồng tính, Tòa Thánh đã bày tỏ rõ ràng về vấn đề này, Đức Hồng Y Parolin nói, đồng thời lưu ý rằng một Giáo hội địa phương “không thể đưa ra quyết định như vậy khi một quyết định liên quan đến kỷ luật của Giáo hội toàn cầu."