CN 22A. Con người có hai bộ mặt
Người ta thướng nói đồng tiền có hai mặt. Tấm huy chương nào cũng có hai phía. Những kiểu nói đó là một suy tư nhân học, tức là từ sự việc, sự vật, suy tư về sinh hoạt con người. Nếu một đồng tiền có 2 mặt, một khối vuông có 6 mặt, một viên kim cương có thể có tới 64 mặt, thì con người lại còn hơn thế : có muôn mặt !
Muôn mặt đó tóm về “hai này mà chớ” : một mặt tốt và một mặt xấu.
Bài Phúc âm chúng ta vừa nghe hôm nay : “Satan hãy xéo đi” và lùi lại 7 ngày– Phúc Âm Chúa nhật tuần trước ta đọc : “Con là Đá…” Hai lời đó đều được Chúa Giêsu nói cho cùng một con người : Phêrô. Phêrô trong bài Phúc âm tuần trước là phát ngôn viên của Thiên Chúa khi tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” – Hôm nay, Phêrô lại là khí cụ của Satan : “Hỡi Satan hãy xéo đi !”
Vậy điểm thứ nhất, chúng ta cùng nhìn vào đó là : mỗi con người chúng ta có ít là 2 bộ mặt, 2 động cơ.
1. Mỗi người có ít là hai bộ mặt
-Như chúng ta thấy nơi Phêrô : một bộ mặt của Thiên Chúa, một của quỉ vương.
-Thánh Phaolô trong thư Rôma (7, 15) tâm sự : “Thật tôi không hiểu việc tôi làm chi hết, vì điều tôi ưng muốn, tôi không làm; điều tôi chê ghét, tôi lại cứ làm”.
-Hoa hậu áo dài Việt Nam 1989 Đỗ thị Kiều Khanh trước và có lẽ sau khi trở thành hoa hậu, (có hình in trên nhiều tờ lịch) là một con chiên ngoan đạo – cô đọc sách thánh trong thánh lễ hàng tuần.
-Những diễn viên, những minh tinh, những hoa hậu có một bộ mặt trình diễn, nhưng cũng có thể có một bộ mặt hướng thiên.
-Xem bộ phim “Con bạch tuộc” vào những tập cuối, chúng ta thấy một khuôn mặt lạnh như tiền, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đầu chải láng… Đó là Tanô, người làm công và rồi trở thành ông chủ. Khi trở thành ông chủ giàu có, Tanô vẫn giữ trong tủ kính con ngựa gỗ què một chân, kỷ niệm của thời kỳ nghèo khổ. Rồi một tối áp Noel, ông chở cả một xe đồ chơi đến trại mồ côi của một linh mục để phát quà cho các em.
Trong mỗi con người dù ác đến đâu, cũng có một chút gì đó hiền dịu. Một em bé phá phách nghịch ngợm cứng đầu cứng cổ đến mấy, thế nào cũng có lúc mềm lòng chảy nước mắt. Đó cũng là nguyên tắc của giáo dục. Hãy nhìn giới trẻ có mặt sáng và mặt tối, có giả dối mà cũng có chân thành, có thiện tâm mà cũng có ác độc… để không thất vọng về một em nào.
2. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
-Nếu bài Phúc âm hôm nay Chúa chê trách Phêrô, được đọc cách bài Phúc Âm Chúa khen Phêrô, đúng 7 ngày, thì trong sách, 2 bài này chỉ cách nhau có một câu. Điều đó có thể được hiểu, trong con người Phêrô 2 bộ mặt : một xướng ngôn viên của Thiên Chúa, một là khí cụ của Satan, thay nhau làm chủ. Vừa được đặt làm đá để xây Hội thánh – thì bị ngay câu la : ngươi trở thành đá vấp phạm (giống như viên đá có thể để xây nhà, nhưng viên đá cũng có thể làm người ta vấp té).
Rõ rệt hơn có lẽ là lần Phêrô vừa mạnh dạn tuyên bố sẵn sàng chết với Thầy, thì mấy giờ sau đó đã chối Thầy đến 3 lần. Hai bộ măt thay nhau ngự trị trong một con người.
-Báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/90, khi điểm vở diễn mới mang tên “Cõi tình” hoặc “Phút giao thừa” đã đặt đề tựa phụ : “Tội ác mang gương mặt tình yêu.”
Câu chuyện kể, một người chồng đâm xe vào một người phu quét rác. Tưởng họ chết, nên bỏ chạy luôn. Theo lẽ phải thông thường: ra trình diện nhận trách nhiệm về mình. Nhưng nếu vậy thì: việc đi học nước ngoài, ghế thủ trưởng được hứa hẹn, tương lai tươi sáng đó sẽ đen xịt. Thế là những toan tính xuất hiện và tình yêu bị lợi dụng như một con bài để chạy tội. Cuối cùng là : đổ hết tội cho người vợ và ngang nhiên nhìn vợ như một phạm nhân. May thay, người phu quét rác không chết. Kịch bản vô nhân tính ấy không được thực hiện, vì người phu thấy rõ ai là người lái xe: nam hay nữ. Người vợ phẫn nộ nhận ra sự thật đáng sợ về con người lâu nay mình vẫn tin yêu. Người chồng bẽ bàng trước sự tráo trở của mình. Và tác giả bài điểm báo là Trường Sa đã viết câu này : “Cái kết thúc bi hài như một lời nhắc nhở : ma quỉ vẫn thường lẩn khuất ở trong chúng ta, chỉ cần một chút yếu lòng, nó sẽ biến ta thành nô lệ.”
-Không phải tập được một lần đức khiêm nhợng là không bao giờ kiêu ngạo nữa. Chỉ cần nửa giây (từ ngữ nhà Phật là sadna) là có thể đã kiêu căng. Không phải có được lòng tin rồi là không bao giờ nghi ngờ nữa. Chỉ cần một cơ hội nào đó là quỉ “phân vân” sẽ tấn công. Không phải tập được tính dịu hiền là không bao giờ to tiếng nữa. Ma quỉ vẫn lẩn khuất bên ta, chỉ một phút lơ đãng là ta bị hạ gục ngay.
-Nhiều lúc chúng ta đã từng thú nhận : không ngờ mình nóng đến như thế. Không ngờ mình nhẫn tâm đến như vậy. Cái nóng đã lên ngôi làm chủ thay cho hiền dịu. Cái nhẫn tâm đã chỉ huy thay cho lòng tốt. Hai bộ mặt thay nhau ngự trị con người. Đó là điểm thứ hai.
Mỗi con người có ít là 2 bộ mặt. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
3. Tại sao lại như vậy
Tại sao lại như vậy? Tại sao trong con người lại có thiện và ác. Có xấu thật xấu mà cũng có tốt như thế. Câu trả lời có vẻ giáo khoa, thần học là : vì tội nguyên tổ, vì tội chúng ta.
Nhưng đọc trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta có thể trả lời tại sao vậy bằng : để thử thách, để thanh luyện chúng ta. Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình… (= bỏ mình là bỏ những cái xấu của mình); vác thập giá : phải tập luyện nhân đức để theo Chúa.
Như thế mới công trạng, như câu cuối bài Tin Mừng hôm nay : Khi Con Người đến trong vinh quang sẽ trả cho ai nấy theo cách ăn nết ở của họ. Nếu cuộc sống không phải chiến đấu giữa thiện và ác, thì thành quả chẳng vẻ vang gì. Chiến đấu không gian nan, thì vinh quang sao hiển hách được. Lựa chọn không vất vả – thành quả chẳng có giá.
Để kết luận : Chúng ta trả lời vấn nạn : giữa hai thế lực như vậy, làm sao chúng ta đứng vững. Câu trả lời sẽ là câu nói của Chúa cho Phêrô : Này Simon, Satan đã đòi sàng anh như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh, để lòng tin của anh không biến mất. Trong lời kinh chính Chúa dạy ta, Ngài cũng đã nói với chúng ta hãy cầu nguyện như sau : Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ – nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Lời cầu xin sẽ giúp ta đứng vững. Nói đổi lời – chính ơn Chúa trợ giúp chúng ta. Nhưng trước khi xin – phải tin. Tôi tin kính.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Người ta thướng nói đồng tiền có hai mặt. Tấm huy chương nào cũng có hai phía. Những kiểu nói đó là một suy tư nhân học, tức là từ sự việc, sự vật, suy tư về sinh hoạt con người. Nếu một đồng tiền có 2 mặt, một khối vuông có 6 mặt, một viên kim cương có thể có tới 64 mặt, thì con người lại còn hơn thế : có muôn mặt !
Muôn mặt đó tóm về “hai này mà chớ” : một mặt tốt và một mặt xấu.
Bài Phúc âm chúng ta vừa nghe hôm nay : “Satan hãy xéo đi” và lùi lại 7 ngày– Phúc Âm Chúa nhật tuần trước ta đọc : “Con là Đá…” Hai lời đó đều được Chúa Giêsu nói cho cùng một con người : Phêrô. Phêrô trong bài Phúc âm tuần trước là phát ngôn viên của Thiên Chúa khi tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” – Hôm nay, Phêrô lại là khí cụ của Satan : “Hỡi Satan hãy xéo đi !”
Vậy điểm thứ nhất, chúng ta cùng nhìn vào đó là : mỗi con người chúng ta có ít là 2 bộ mặt, 2 động cơ.
1. Mỗi người có ít là hai bộ mặt
-Như chúng ta thấy nơi Phêrô : một bộ mặt của Thiên Chúa, một của quỉ vương.
-Thánh Phaolô trong thư Rôma (7, 15) tâm sự : “Thật tôi không hiểu việc tôi làm chi hết, vì điều tôi ưng muốn, tôi không làm; điều tôi chê ghét, tôi lại cứ làm”.
-Hoa hậu áo dài Việt Nam 1989 Đỗ thị Kiều Khanh trước và có lẽ sau khi trở thành hoa hậu, (có hình in trên nhiều tờ lịch) là một con chiên ngoan đạo – cô đọc sách thánh trong thánh lễ hàng tuần.
-Những diễn viên, những minh tinh, những hoa hậu có một bộ mặt trình diễn, nhưng cũng có thể có một bộ mặt hướng thiên.
-Xem bộ phim “Con bạch tuộc” vào những tập cuối, chúng ta thấy một khuôn mặt lạnh như tiền, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đầu chải láng… Đó là Tanô, người làm công và rồi trở thành ông chủ. Khi trở thành ông chủ giàu có, Tanô vẫn giữ trong tủ kính con ngựa gỗ què một chân, kỷ niệm của thời kỳ nghèo khổ. Rồi một tối áp Noel, ông chở cả một xe đồ chơi đến trại mồ côi của một linh mục để phát quà cho các em.
Trong mỗi con người dù ác đến đâu, cũng có một chút gì đó hiền dịu. Một em bé phá phách nghịch ngợm cứng đầu cứng cổ đến mấy, thế nào cũng có lúc mềm lòng chảy nước mắt. Đó cũng là nguyên tắc của giáo dục. Hãy nhìn giới trẻ có mặt sáng và mặt tối, có giả dối mà cũng có chân thành, có thiện tâm mà cũng có ác độc… để không thất vọng về một em nào.
2. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
-Nếu bài Phúc âm hôm nay Chúa chê trách Phêrô, được đọc cách bài Phúc Âm Chúa khen Phêrô, đúng 7 ngày, thì trong sách, 2 bài này chỉ cách nhau có một câu. Điều đó có thể được hiểu, trong con người Phêrô 2 bộ mặt : một xướng ngôn viên của Thiên Chúa, một là khí cụ của Satan, thay nhau làm chủ. Vừa được đặt làm đá để xây Hội thánh – thì bị ngay câu la : ngươi trở thành đá vấp phạm (giống như viên đá có thể để xây nhà, nhưng viên đá cũng có thể làm người ta vấp té).
Rõ rệt hơn có lẽ là lần Phêrô vừa mạnh dạn tuyên bố sẵn sàng chết với Thầy, thì mấy giờ sau đó đã chối Thầy đến 3 lần. Hai bộ măt thay nhau ngự trị trong một con người.
-Báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/90, khi điểm vở diễn mới mang tên “Cõi tình” hoặc “Phút giao thừa” đã đặt đề tựa phụ : “Tội ác mang gương mặt tình yêu.”
Câu chuyện kể, một người chồng đâm xe vào một người phu quét rác. Tưởng họ chết, nên bỏ chạy luôn. Theo lẽ phải thông thường: ra trình diện nhận trách nhiệm về mình. Nhưng nếu vậy thì: việc đi học nước ngoài, ghế thủ trưởng được hứa hẹn, tương lai tươi sáng đó sẽ đen xịt. Thế là những toan tính xuất hiện và tình yêu bị lợi dụng như một con bài để chạy tội. Cuối cùng là : đổ hết tội cho người vợ và ngang nhiên nhìn vợ như một phạm nhân. May thay, người phu quét rác không chết. Kịch bản vô nhân tính ấy không được thực hiện, vì người phu thấy rõ ai là người lái xe: nam hay nữ. Người vợ phẫn nộ nhận ra sự thật đáng sợ về con người lâu nay mình vẫn tin yêu. Người chồng bẽ bàng trước sự tráo trở của mình. Và tác giả bài điểm báo là Trường Sa đã viết câu này : “Cái kết thúc bi hài như một lời nhắc nhở : ma quỉ vẫn thường lẩn khuất ở trong chúng ta, chỉ cần một chút yếu lòng, nó sẽ biến ta thành nô lệ.”
-Không phải tập được một lần đức khiêm nhợng là không bao giờ kiêu ngạo nữa. Chỉ cần nửa giây (từ ngữ nhà Phật là sadna) là có thể đã kiêu căng. Không phải có được lòng tin rồi là không bao giờ nghi ngờ nữa. Chỉ cần một cơ hội nào đó là quỉ “phân vân” sẽ tấn công. Không phải tập được tính dịu hiền là không bao giờ to tiếng nữa. Ma quỉ vẫn lẩn khuất bên ta, chỉ một phút lơ đãng là ta bị hạ gục ngay.
-Nhiều lúc chúng ta đã từng thú nhận : không ngờ mình nóng đến như thế. Không ngờ mình nhẫn tâm đến như vậy. Cái nóng đã lên ngôi làm chủ thay cho hiền dịu. Cái nhẫn tâm đã chỉ huy thay cho lòng tốt. Hai bộ mặt thay nhau ngự trị con người. Đó là điểm thứ hai.
Mỗi con người có ít là 2 bộ mặt. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
3. Tại sao lại như vậy
Tại sao lại như vậy? Tại sao trong con người lại có thiện và ác. Có xấu thật xấu mà cũng có tốt như thế. Câu trả lời có vẻ giáo khoa, thần học là : vì tội nguyên tổ, vì tội chúng ta.
Nhưng đọc trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta có thể trả lời tại sao vậy bằng : để thử thách, để thanh luyện chúng ta. Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình… (= bỏ mình là bỏ những cái xấu của mình); vác thập giá : phải tập luyện nhân đức để theo Chúa.
Như thế mới công trạng, như câu cuối bài Tin Mừng hôm nay : Khi Con Người đến trong vinh quang sẽ trả cho ai nấy theo cách ăn nết ở của họ. Nếu cuộc sống không phải chiến đấu giữa thiện và ác, thì thành quả chẳng vẻ vang gì. Chiến đấu không gian nan, thì vinh quang sao hiển hách được. Lựa chọn không vất vả – thành quả chẳng có giá.
Để kết luận : Chúng ta trả lời vấn nạn : giữa hai thế lực như vậy, làm sao chúng ta đứng vững. Câu trả lời sẽ là câu nói của Chúa cho Phêrô : Này Simon, Satan đã đòi sàng anh như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh, để lòng tin của anh không biến mất. Trong lời kinh chính Chúa dạy ta, Ngài cũng đã nói với chúng ta hãy cầu nguyện như sau : Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ – nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Lời cầu xin sẽ giúp ta đứng vững. Nói đổi lời – chính ơn Chúa trợ giúp chúng ta. Nhưng trước khi xin – phải tin. Tôi tin kính.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm