Dụ ngôn có hai phần: phần đầu nói về người chủ đất nhân lành và công nhân chủ thuê làm việc trong vườn nho; phần hai nói về lòng nhân lành của chủ. Điều này vượt ra khỏi mọi tiên đoán, hiểu biết về lòng bác ái chủ dành cho công nhân. Công nhân được thuê ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Đây không phải vì chủ cần thợ đến độ gặp ai cũng thuê, cũng mướn mà chính là lòng nhân ái, phát xuất từ con tim nhân hậu, yêu mến tha nhân nơi chủ.
Nhóm thợ thuê đầu tiên trong ngày đồng í làm việc với mức lương xác định, một đồng cho một ngày công. Nhóm thợ thuê sau vào giữa buổi sáng, sau trưa và ngay cả xế chiều đều không biết chủ trả công ra sao bởi chủ hứa với họ là sẽ trả công cách 'sòng phẳng'. Chủ không xác định rõ 'sòng phẳng' như thế nào nhưng thợ đặt trọn niềm tin vào chủ và vui lòng, hăng hái bắt tay vào công việc. Dụ ngôn diễn tả tâm tình, lòng rộng lượng, từ ái của chủ phỏng theo điều tiên tri Isaiah mặc khải trong bài đọc một. Tiên tri viết như sau:
'Hãy tìm Đức Chúa khi Ngài còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên.... Tư tưởng của Ta không phải tư tưởng của ngươi, đường lối ngươi không phải đường lối Ta'. Is 55, 6-9
Dụ ngôn cũng diễn tả sự khác biệt liên quan đến cách xử thế giữa chủ và công nhân. Khác với kinh tế thị trường, chủ luôn đặt lợi nhuận lên trên. Dụ ngôn này xác định rõ lập trường của chủ là không tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình, trái lại ông chú trọng, quan tâm đến hạnh phúc, niềm vui, của công nhân. Ông coi niềm vui, hạnh phúc của công nhân như là niềm vui, hạnh phúc của chính ông. Như thế ông đặt niềm vui, hạnh phúc của công nhân lên hàng cao nhất trong cách làm việc của ông.
Khi hỏi sao các ông không làm việc mà lại đứng đây suốt ngày? Công nhân thưa: Bởi không ai thuê mướn chúng tôi. Chạnh lòng thương, chủ vườn nói với họ. Nếu thế thì các ông đến làm việc trong vườn nho của tôi. Họ vui mừng, hớn hở đến làm việc cho chủ. Điều này bộc lộ tâm tình yêu mến chủ dành cho mọi người. Cuối ngày ông nói với quản lí trả lương cho công nhân, bắt đầu từ nhóm thợ làm việc sau hết và kết thúc với nhóm thợ làm việc đầu tiên. Bất kể làm nhiều giờ hay ít giờ, tất cả đều lãnh một đồng, đồng đều nhau. Điều này cho thấy chủ rất rộng lượng với mọi người, và cũng là nguyên nhân gây nên phàn nàn giữa thợ và chủ. Công lí đối với chủ không phải là số thời gian làm việc mà là tâm tình, tấm lòng ông dành cho công nhân. Tấm lòng này phát xuất từ tâm tình yêu mến người khác.
Dụ ngôn nói lên tâm tình của chủ vườn nho là Thiên Chúa chúng ta. Tất cả đều được mời gọi làm việc trong vườn nho và Ngài yêu mến mọi người như nhau. Chúng ta xác định thời gian, sớm, muộn bởi chúng ta là con người hữu hạn, có đầu, có cuối, có trước, có sau; Thiên Chúa là Đấng vô hạn, không khởi sự, cũng không có kết cục nên thời gian không ảnh hưởng đến Thiên Chúa và cách trả lương của Thiên Chúa. Việc nói đến thời điểm khác nhau khi thuê mướn thợ là giúp ta hiểu được sự khác biệt khi chủ mời gọi nhưng đến khi trả công thì thời gian khác biệt đó không được tính tới. Về phương diện tâm linh, cuối ngày trả lương chính là phần thưởng vào Thiên quốc. Kẻ tin theo Đức Kitô từ thuở mới sinh và kẻ tin theo vào phút chót đều được hưởng gia tài vĩnh cửu trong vương quốc Thiên Chúa. Kẻ tin từ tấm bé cũng như kẻ mới tin theo, tất cả đều là con cái Thiên Chúa và đều đồng hưởng thừa tự của con cái.
Kinh tế thị trường phân biệt công nhân lao động trí óc văn phòng và công nhân lao động hãng xưởng, chân tay. Có sự phân biệt lương cao thấp khác nhau giữa công nhân lãnh đạo và công nhân sản xuất, phục vụ. Điều này gây nên giai cấp khác biệt, chia rẽ trong xã hội.
Dụ ngôn hôm nay cho thấy không phải thời gian, kinh nghiệm làm việc, mà chính là tâm tình, con tim yêu mến là quan trọng hơn cả. Điều này bộc lộ qua lời phàn nàn của nhóm công nhân đầu. Họ đồng í làm việc một đồng cho một ngày công, nhưng khi thấy người khác nhận cùng mức lương với họ, họ lên tiếng phàn nàn. Chính lời phàn nàn này bộc lộ con tim thiếu chân thành, yêu mến, nơi họ. Ganh tị, tham lam, gian lận, bóc lột, bất công, xảy ra khi cá nhân đó nghĩ đến mình, quyền lợi mình mà quên nhu cầu sống của tha nhân. Trái với chủ, ông nghĩ đến nhu cầu của tha nhân, đến hoàn cảnh sống của họ, đến sự an toàn, hạnh phúc của gia đình, nên ông rộng lượng ban phát điều họ cần.
Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi ơn lành. Ngài toàn quyền ban cho ai món quà nào, bao nhiêu, tuỳ í Ngài. Dụ ngôn cho thấy ngay cả công việc ta đang có cũng là món quà Thiên Chúa ban. Lời bộc lộ của công nhân cho biết: 'Không ai thuê chúng tôi'. nói lên điều đó.
Đừng quên, Đức Kitô là chủ nhân, nhân lành, Ngài ban phát công việc cho mọi người. Nên nhớ, nếu Thiên Chúa không ban cho bạn tài năng, khả năng, sức khoẻ, trí nhớ, thông minh, liệu bạn có thể nắm vững công việc hiện đang có, hay sẽ bị tước đi. Tất cả những thứ đó đều là quà tặng Chúa ban.
Dâng lời cảm tạ Thiên Chúa cho những gì bạ đang có là việc làm chính đáng, việc cần làm mỗi ngày.
Điểm cuối, nhóm thợ đầu ngày phàn nàn là họ làm việc vất vả dưới nắng. Ai tránh khỏi thời tiết thay đổi. Họ không biết họ may mắn hơn những người khác. Họ đứng chờ cho có người thuê mướn, cũng đứng dưới nắng, mong mỏi từng phút giây. Mỗi giờ qua đi hy vọng của họ giảm xuống và đến xế chiều hy vọng mang thức ăn về nuôi gia đình tiêu tan. Lo lắng, đợi chờ, trông ngóng có việc làm đều là những đau thương họ phải chịu. Xem thế ai khổ hơn ai, ai sầu muộn hơn ai, ai lo lắng cho cuộc sống gia đình hơn ai? Được chủ kêu gọi làm việc vào phút chót là một ân sủng đặc biệt. Chủ mời gọi họ mang lại niềm hy vọng đang chết trong họ, bởi họ mong ít nhiều cũng được chủ trả lương có tiền mua thực phẩm nuôi gia đình. Họ mang ơn chủ vô vàn vì ông mang lại cho họ niềm hy vọng, tin yêu.
TiengChuong.org
God's Generosity
The parable can be divided into two parts: the first one is not about a manager, but the landlord himself, who hires workers to work in his vineyard; and the second part is about the generosity of the landlord, which is beyond all workers' expectation. Workers are hired at various times of the day. The first group begins at dawn, and during the day, more groups are employed at different times, and the last one begins late in the afternoon. Except for the first group of workers who agreed to work for one denarius for a day's work, the workers laboured with trust, and hope in the landlord, who promised them a 'fair wage'. No one knows what is the 'fair wage' because the landowner didn't specify the amount, and yet all the late ones are grateful for being employed at the late hours. The parable corresponds to Isaiah's teaching about the mystery of God's love and generosity. The prophet says:
'Our God is rich in forgiving, my ways not your ways... Yes, the heavens are as high above earth as my thoughts above your thoughts'. Is. 55,9.
The parable demonstrates the differences in terms of human relationships and interactions between the landowner and the workers. For the landowner, it is not his own benefit, but the happiness of the workers that is his first priority. He sees the workers' happiness as his own. He employs workers at different times of the day simply because 'No one hires us'. This phrase reveals the generosity of his heart.' No one hires us', then come to me. He pays the same wages, regardless of their working hours, because he is generous. He pays the last arrivals first and the first arrivals last to reveal the heart of man. His justice is not based on the hours worked, but his love for the workers. His freedom of choice is beyond everyone's expectations.
The parable highlights the generosity of God. All are welcome to work for God and God loves them all equally. Our chronology makes no sense in the lord's vineyard, because our time frame reference for time applies to us, to the finite, not to the infinite. It is impossible to define first or second in infinity. The mention of employment at different times of the day is negated in the time of the payment. What counts is not when someone started, but their desire to respond to the call, and their willingness to work in the Lord's vineyard. We value workers differently in our modern society, and that divides the workers into different classes: blue-colour workers and white-colour workers. There is a huge difference in payment between the CEO and an ordinary worker, and that divides, not unites. The parable seems to say that greatness comes through service, and unity, not the hour nor the quantity of labour.
The workers complain on the ground that those who work only a few hours would receive the same wage as those who labour all day long. This complaint reveals the heart of God and of man; the former is a generous heart, and the latter is in contrast, the wicked heart. God takes control of what to give, how much and to whom. The wicket heart thinks of himself, one's own benefit, regardless of the pain and suffering of others. Complaining about working under the heat of the day makes no sense; because all endure to the same weather. People who have no employment suffered even more, simply their hope of being employed has faded away along with the day. Their worry about what to feed their hungry family increases hour by hour. The employment at the last hour is their saving grace. It enlightens their hope of earning something for their family members, and they are grateful to the landowner.
Nhóm thợ thuê đầu tiên trong ngày đồng í làm việc với mức lương xác định, một đồng cho một ngày công. Nhóm thợ thuê sau vào giữa buổi sáng, sau trưa và ngay cả xế chiều đều không biết chủ trả công ra sao bởi chủ hứa với họ là sẽ trả công cách 'sòng phẳng'. Chủ không xác định rõ 'sòng phẳng' như thế nào nhưng thợ đặt trọn niềm tin vào chủ và vui lòng, hăng hái bắt tay vào công việc. Dụ ngôn diễn tả tâm tình, lòng rộng lượng, từ ái của chủ phỏng theo điều tiên tri Isaiah mặc khải trong bài đọc một. Tiên tri viết như sau:
'Hãy tìm Đức Chúa khi Ngài còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên.... Tư tưởng của Ta không phải tư tưởng của ngươi, đường lối ngươi không phải đường lối Ta'. Is 55, 6-9
Dụ ngôn cũng diễn tả sự khác biệt liên quan đến cách xử thế giữa chủ và công nhân. Khác với kinh tế thị trường, chủ luôn đặt lợi nhuận lên trên. Dụ ngôn này xác định rõ lập trường của chủ là không tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình, trái lại ông chú trọng, quan tâm đến hạnh phúc, niềm vui, của công nhân. Ông coi niềm vui, hạnh phúc của công nhân như là niềm vui, hạnh phúc của chính ông. Như thế ông đặt niềm vui, hạnh phúc của công nhân lên hàng cao nhất trong cách làm việc của ông.
Khi hỏi sao các ông không làm việc mà lại đứng đây suốt ngày? Công nhân thưa: Bởi không ai thuê mướn chúng tôi. Chạnh lòng thương, chủ vườn nói với họ. Nếu thế thì các ông đến làm việc trong vườn nho của tôi. Họ vui mừng, hớn hở đến làm việc cho chủ. Điều này bộc lộ tâm tình yêu mến chủ dành cho mọi người. Cuối ngày ông nói với quản lí trả lương cho công nhân, bắt đầu từ nhóm thợ làm việc sau hết và kết thúc với nhóm thợ làm việc đầu tiên. Bất kể làm nhiều giờ hay ít giờ, tất cả đều lãnh một đồng, đồng đều nhau. Điều này cho thấy chủ rất rộng lượng với mọi người, và cũng là nguyên nhân gây nên phàn nàn giữa thợ và chủ. Công lí đối với chủ không phải là số thời gian làm việc mà là tâm tình, tấm lòng ông dành cho công nhân. Tấm lòng này phát xuất từ tâm tình yêu mến người khác.
Dụ ngôn nói lên tâm tình của chủ vườn nho là Thiên Chúa chúng ta. Tất cả đều được mời gọi làm việc trong vườn nho và Ngài yêu mến mọi người như nhau. Chúng ta xác định thời gian, sớm, muộn bởi chúng ta là con người hữu hạn, có đầu, có cuối, có trước, có sau; Thiên Chúa là Đấng vô hạn, không khởi sự, cũng không có kết cục nên thời gian không ảnh hưởng đến Thiên Chúa và cách trả lương của Thiên Chúa. Việc nói đến thời điểm khác nhau khi thuê mướn thợ là giúp ta hiểu được sự khác biệt khi chủ mời gọi nhưng đến khi trả công thì thời gian khác biệt đó không được tính tới. Về phương diện tâm linh, cuối ngày trả lương chính là phần thưởng vào Thiên quốc. Kẻ tin theo Đức Kitô từ thuở mới sinh và kẻ tin theo vào phút chót đều được hưởng gia tài vĩnh cửu trong vương quốc Thiên Chúa. Kẻ tin từ tấm bé cũng như kẻ mới tin theo, tất cả đều là con cái Thiên Chúa và đều đồng hưởng thừa tự của con cái.
Kinh tế thị trường phân biệt công nhân lao động trí óc văn phòng và công nhân lao động hãng xưởng, chân tay. Có sự phân biệt lương cao thấp khác nhau giữa công nhân lãnh đạo và công nhân sản xuất, phục vụ. Điều này gây nên giai cấp khác biệt, chia rẽ trong xã hội.
Dụ ngôn hôm nay cho thấy không phải thời gian, kinh nghiệm làm việc, mà chính là tâm tình, con tim yêu mến là quan trọng hơn cả. Điều này bộc lộ qua lời phàn nàn của nhóm công nhân đầu. Họ đồng í làm việc một đồng cho một ngày công, nhưng khi thấy người khác nhận cùng mức lương với họ, họ lên tiếng phàn nàn. Chính lời phàn nàn này bộc lộ con tim thiếu chân thành, yêu mến, nơi họ. Ganh tị, tham lam, gian lận, bóc lột, bất công, xảy ra khi cá nhân đó nghĩ đến mình, quyền lợi mình mà quên nhu cầu sống của tha nhân. Trái với chủ, ông nghĩ đến nhu cầu của tha nhân, đến hoàn cảnh sống của họ, đến sự an toàn, hạnh phúc của gia đình, nên ông rộng lượng ban phát điều họ cần.
Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi ơn lành. Ngài toàn quyền ban cho ai món quà nào, bao nhiêu, tuỳ í Ngài. Dụ ngôn cho thấy ngay cả công việc ta đang có cũng là món quà Thiên Chúa ban. Lời bộc lộ của công nhân cho biết: 'Không ai thuê chúng tôi'. nói lên điều đó.
Đừng quên, Đức Kitô là chủ nhân, nhân lành, Ngài ban phát công việc cho mọi người. Nên nhớ, nếu Thiên Chúa không ban cho bạn tài năng, khả năng, sức khoẻ, trí nhớ, thông minh, liệu bạn có thể nắm vững công việc hiện đang có, hay sẽ bị tước đi. Tất cả những thứ đó đều là quà tặng Chúa ban.
Dâng lời cảm tạ Thiên Chúa cho những gì bạ đang có là việc làm chính đáng, việc cần làm mỗi ngày.
Điểm cuối, nhóm thợ đầu ngày phàn nàn là họ làm việc vất vả dưới nắng. Ai tránh khỏi thời tiết thay đổi. Họ không biết họ may mắn hơn những người khác. Họ đứng chờ cho có người thuê mướn, cũng đứng dưới nắng, mong mỏi từng phút giây. Mỗi giờ qua đi hy vọng của họ giảm xuống và đến xế chiều hy vọng mang thức ăn về nuôi gia đình tiêu tan. Lo lắng, đợi chờ, trông ngóng có việc làm đều là những đau thương họ phải chịu. Xem thế ai khổ hơn ai, ai sầu muộn hơn ai, ai lo lắng cho cuộc sống gia đình hơn ai? Được chủ kêu gọi làm việc vào phút chót là một ân sủng đặc biệt. Chủ mời gọi họ mang lại niềm hy vọng đang chết trong họ, bởi họ mong ít nhiều cũng được chủ trả lương có tiền mua thực phẩm nuôi gia đình. Họ mang ơn chủ vô vàn vì ông mang lại cho họ niềm hy vọng, tin yêu.
TiengChuong.org
God's Generosity
The parable can be divided into two parts: the first one is not about a manager, but the landlord himself, who hires workers to work in his vineyard; and the second part is about the generosity of the landlord, which is beyond all workers' expectation. Workers are hired at various times of the day. The first group begins at dawn, and during the day, more groups are employed at different times, and the last one begins late in the afternoon. Except for the first group of workers who agreed to work for one denarius for a day's work, the workers laboured with trust, and hope in the landlord, who promised them a 'fair wage'. No one knows what is the 'fair wage' because the landowner didn't specify the amount, and yet all the late ones are grateful for being employed at the late hours. The parable corresponds to Isaiah's teaching about the mystery of God's love and generosity. The prophet says:
'Our God is rich in forgiving, my ways not your ways... Yes, the heavens are as high above earth as my thoughts above your thoughts'. Is. 55,9.
The parable demonstrates the differences in terms of human relationships and interactions between the landowner and the workers. For the landowner, it is not his own benefit, but the happiness of the workers that is his first priority. He sees the workers' happiness as his own. He employs workers at different times of the day simply because 'No one hires us'. This phrase reveals the generosity of his heart.' No one hires us', then come to me. He pays the same wages, regardless of their working hours, because he is generous. He pays the last arrivals first and the first arrivals last to reveal the heart of man. His justice is not based on the hours worked, but his love for the workers. His freedom of choice is beyond everyone's expectations.
The parable highlights the generosity of God. All are welcome to work for God and God loves them all equally. Our chronology makes no sense in the lord's vineyard, because our time frame reference for time applies to us, to the finite, not to the infinite. It is impossible to define first or second in infinity. The mention of employment at different times of the day is negated in the time of the payment. What counts is not when someone started, but their desire to respond to the call, and their willingness to work in the Lord's vineyard. We value workers differently in our modern society, and that divides the workers into different classes: blue-colour workers and white-colour workers. There is a huge difference in payment between the CEO and an ordinary worker, and that divides, not unites. The parable seems to say that greatness comes through service, and unity, not the hour nor the quantity of labour.
The workers complain on the ground that those who work only a few hours would receive the same wage as those who labour all day long. This complaint reveals the heart of God and of man; the former is a generous heart, and the latter is in contrast, the wicked heart. God takes control of what to give, how much and to whom. The wicket heart thinks of himself, one's own benefit, regardless of the pain and suffering of others. Complaining about working under the heat of the day makes no sense; because all endure to the same weather. People who have no employment suffered even more, simply their hope of being employed has faded away along with the day. Their worry about what to feed their hungry family increases hour by hour. The employment at the last hour is their saving grace. It enlightens their hope of earning something for their family members, and they are grateful to the landowner.